Long Xuyên Hải Ngoại

Dù số phận mang tới điều gì,

hãy can đảm tranh đấu cho quê hương tự do

Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa DF-41: Vũ khí mới đe dọa an ninh quốc gia Mỹ

Thứ Hai, 14 tháng 10, 2019 20:09 // ,


Trung Quốc (1/10) chính thức công bố tên lửa đạn đạo xuyên lục địa DF-41 có thể vươn tới mục tiêu ở khoảng cách 15.000 km, vượt trội các đối thủ từ Nga, Mỹ. DF-41 có thể mang theo 10 đầu đạn hồi quyển độc lập (MIRV) và trên lý thuyết có thể tấn công mục tiêu trên lãnh thổ Mỹ chỉ 30 phút sau khi phóng.

Theo truyền thông Trung Quốc, DF-41 là vũ khí chiến lược thế hệ thứ tư của Trung Quốc với tầm bắn xa nhất trong số tên lửa xuyên lục địa hiện có. DF-41 có tầm bắn lên đến 15.000 km, trở thành tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) bắn xa nhất thế giới. Các đối thủ chính của nó gồm tên lửa LGM-30 Minuteman của Mỹ có tầm bắn 13.000 km, còn mẫu RS-24 Yars của Nga có tầm bắn 12.000 km.
Về cấu tạo, DF-41 dài 21 m với đường kính khoảng 2,25 m; trọng lượng 80 tấn, sử dụng nhiên liệu rắn, được phóng từ các hệ thống di động, giúp nó có tính cơ động cao và thời gian phóng ngắn, khiến đối phương khó theo dõi. Một số chuyên gia cho biết DF-41 còn có thể được triển khai tại các giếng phóng ở vùng Đông Bắc Trung Quốc. Nước này có thể đang phát triển bệ phóng chạy trên đường sắt cho DF-41, được ngụy trang dưới dạng toa xe tàu hỏa thông thường. Các tính năng này được cho là giúp tăng tốc độ phản ứng và khả năng sống sót của lực lượng hạt nhân Trung Quốc trước các đợt tấn công phủ đầu của đối phương. Với tải trọng 2,5 tấn, DF-41 có thể mang theo 10 đầu đạn hồi quyển độc lập (MIRV) và trên lý thuyết có thể tấn công mục tiêu trên lãnh thổ Mỹ chỉ 30 phút sau khi phóng. DF-41 còn có thể mang theo mồi nhử và các thiết bị hỗ trợ thâm nhập khác để vượt qua hệ thống phòng thủ tên lửa của đối phương. Tính năng này được phát triển để đối phó các hệ thống chống tên lửa đạn đạo tầm xa như Hệ thống Phòng thủ Tên lửa Đạn đạo (BMDS) của Mỹ.
Giới chuyên gia nhận định, Trung Quốc có thể phát triển DF-41 từ trước năm 2000 và dự án từng bị hoãn lại nhiều lần. Năm 2009, Quân đội Trung Quốc đã khởi động lại chương trình mang tên 41H, tổng cộng có 156 viện nghiên cứu khoa học và doanh nghiệp công nghiệp tham gia. Căn cứ vào đánh giá của nhà phân tích độc lập Nhật Bản, Trung Quốc đã chi tổng cộng 1,1 tỷ USD trong chương trình dài 5 năm, kết quả vào năm 2014 đã truyền đi một thông điệp với thế giới: Bắc Kinh đã bắn thử thành công tên lửa tốc độ siêu cao mới có thể chọc thủng hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ. Như vậy, Trung Quốc trở thành quốc gia thứ ba sở hữu loại vũ khí này, sau Nga và Mỹ. Nó chính là tên lửa đạn đạo xuyên lục địa lắp nhiều đầu đạn độc lập Đông Phong-41, tốc độ bay có thể đạt 6 Mach.
DF-41 được phóng thử ít nhất 8 lần kể từ năm 2012, lần thử mới nhất diễn ra đầu tháng 11/2017 tại vùng sa mạc phía tây nước này, trước khi được biên chế với quy mô hai lữ đoàn vào cuối 2017. Theo tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng, những quả DF-41 đầu tiên sẽ được triển khai tại đại bản doanh Lực lượng Tên lửa mới thành lập của quân đội Trung Quốc ở Tín Dương, Hà Nam, Trung Quốc. Tại Hà Nam, DF-41 sẽ mất nửa giờ để tấn công các mục tiêu trên đất Mỹ nếu bay qua Bắc Cực hoặc Thái Bình Dương. Ngoài ra, phạm vi tấn công của DF-41 bao gồm tất cả các thành phố lớn của Mỹ - từ Washington (11.550 km) và New York (10.991 km), đến Los Angeles (10. 065 km) và San Francisco (9. 506 km). Các khoảng cách trên được tính từ Bắc Kinh tới (các thành phố Mỹ) theo đường chim bay, và nếu tính cự ly từ tỉnh Hắc Long Giang, nơi bố trí một trong những lữ đoàn ICBM của PLA đến các thành phố Mỹ nói trên thì sự khác biệt cũng không lớn, và thêm nữa, không có nhiều ý nghĩa đối với các tên lửa lớp này (ICBM).
Theo các chuyên gia, khả năng của DF-41 sẽ được cải thiện sau năm 2020, khi Trung Quốc hoàn tất hệ thống định vị toàn cầu mang tên Bắc Đẩu. Nó giúp quân đội Trung Quốc giảm sự phụ thuộc vào hệ thống định vị toàn cầu của Mỹ, điều khiến vũ khí của Bắc Kinh có thể bị Washington vô hiệu hóa trong trường hợp hai nước xảy ra xung đột.
Để đáp trả hành vi khiêu khích của Trung Quốc, Hạm đội 7 của Hải quân Mỹ ở châu Á – Thái Bình Dương (1/10) đã bắn thử tên lửa tấn công trên biển (NSM) ở vùng biển ngoài khơi đảo Guam. NSM là loại tên lửa hành trình chống hạm có khả năng tàng hình và rất khó phát hiện trên radar. Ngoài ra, nó có thể cơ động để tránh hệ thống phòng thủ của đối phương, theo Raytheon, nhà thầu chính của tên lửa NSM. Một điểm đáng chú ý là NSM có tầm bắn hơn 185 km, xa hơn 30% so với tên lửa diệt hạm Harpoon hải quân Mỹ sử dụng lâu nay. Tên lửa NSM còn được kết nối với trực thăng không người lái MQ-8B Fire Scout để trinh sát và truy lùng nhiều mục tiêu khác nhau. Chuyên gia Timothy Heath thuộc tổ chức nghiên cứu chính sách Rand Corp cho rằng loại tên lửa mới có thể gửi thông điệp không chỉ cho Trung Quốc mà còn đến những đối tác của Mỹ ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương

0 nhận xét

Leave a comment

Được tạo bởi Blogger.