Tin khắp nơi – 15/09/2019
Chủ Nhật, 15 tháng 9, 2019
19:32
//
Slider
,
Tin khắp nơi
Hoa Kỳ cáo buộc Iran đứng đằng sau
các vụ tấn công Saudi Arabia
Tin từ Washington, D.C – Vào hôm thứ bảy (14 tháng 9), Hoa Kỳ đã lên án các vụ tấn công hai nhà máy quan trọng của ngành công nghiệp dầu mỏ tại Saudi Arabia, là một trong những nhà máy là cơ sở chế biến dầu mỏ lớn nhất thế giới.Tổng thống Trump tuyên bố Tòa Bạch Ốc sẵn sàng hợp tác với vương quốc này để bảo đảm an ninh. Bộ Năng lượng Hoa Kỳ cũng cho biết họ đã sẵn sàng mở kho dự trữ dầu mỏ chiến lược nếu cần thiết.
Ngoại Trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo cáo buộc Iran dẫn đầu các cuộc tấn công nhằm vào hai nhà máy dầu ở Saudi Arabia, làm giảm một nửa sản lượng dầu của vương quốc này. Phiến quân Houthi tại Yemen đã nhận trách nhiệm về vụ tấn công. Theo ông Pompeo, hoàn toàn không có bằng chứng cho thấy cuộc tấn công đến từ Yemen.
Giữa lúc cộng đồng quốc tế kêu gọi hạ nhiệt căng thẳng, thì Iran giờ đây lại tiến hành một vụ tấn công bất ngờ vào nguồn cung cấp dầu mỏ cho thế giới. Ông Pompeo đã cáo buộc Tổng thống Iran Hassan Rouhani và Bộ trưởng Ngoại giao Mohammed Javad Zarif “giả vờ” tham gia ngoại giao. Ông Pompeo đã đưa ra lời khuyến cáo rằng chính quyền Tổng Thống Trump sẽ hợp tác với các đồng minh để “buộc Iran phải chịu trách nhiệm về hành vi gây hấn của họ.”
Những bình luận của ông Pompeo cho thấy Washington đã có một lập trường cứng rắn hơn đối với Tehran, mặc dù mối quan hệ của hai nước đã dần tốt lên sau nhiều tháng căng thẳng.
Năm ngoái, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã rút Hoa Kỳ khỏi một hiệp ước năm 2015 nhằm kiềm chế tham vọng nguyên tử của Tehran, và đã áp dụng một loạt các biện pháp trừng phạt làm tê liệt nền kinh tế Iran. Nhưng trong những tuần gần đây, Tổng Thống Trump đã nói rằng ông sẽ sẵn sàng gặp gỡ với Tổng Thống Rouhani, có lẽ bên lề Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc ở New York vào cuối tháng này, mà không có bất kỳ điều kiện tiên quyết nào. Tuy nhiên, Tổng Thống Rouhani lại khẳng định rằng hai nước sẽ không có bất kỳ cuộc đàm phán nào cho đến khi Hoa Kỳ dỡ bỏ các lệnh trừng phạt. (Mộc Miên)
https://www.sbtn.tv/hoa-ky-cao-buoc-iran-dung-dang-sau-cac-vu-tan-cong-saudi-arabia/
Mỹ có thể sử dụng Nguồn Dự trữ Dầu mỏ Chiến lược
Cố vấn Nhà Trắng Kellyanne Conway hôm 15/9 cho biết rằng nếu cần, Bộ Năng lượng Mỹ chuẩn bị sẵn sàng sử dụng Nguồn dự trữ Dầu mỏ Chiến lược để ổn định nguồn cung ứng năng lượng toàn cầu, sau khi xảy ra các vụ tấn công vào các cơ sở dầu khí của Ảrập Xêút, theo Reuters.Trong cuộc phỏng vấn trên chương trình “Fox News Sunday”, bà Conway không loại trừ khả năng diễn ra một cuộc gặp giữa Tổng thống Donald Trump và nhà lãnh đạo Iran bên lề kỳ họp Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc ở New York.
XEM THÊM:
Iran bác bỏ cáo buộc của Mỹ, tuyên bố sẵn sàng cho chiến tranh
Tuy nhiên, theo Reuters, nữ cố vấn nói rằng vụ tấn công “không giúp ích” cho triển vọng gặp gỡ giữa lãnh đạo hai nước.
Hoa Kỳ đã đổ lỗi cho Iran gây ra các vụ tấn công hôm 14/9.
Iran sau đó đã bác bỏ cáo buộc của Mỹ rằng Tehran đứng sau các vụ tấn công vào cơ sở dầu khí của Ảrập Xêút, đồng thời cảnh báo rằng các căn cứ cũng như hàng không mẫu hạm của Mỹ ở khu vực nằm trong tầm ngắm của tên lửa Iran, theo Reuters.
https://www.voatiengviet.com/a/m%E1%BB%B9-c%C3%B3-th%E1%BB%83-s%E1%BB%AD-d%E1%BB%A5ng-ngu%E1%BB%93n-d%E1%BB%B1-tr%E1%BB%AF-d%E1%BA%A7u-m%E1%BB%8F-chi%E1%BA%BFn-l%C6%B0%E1%BB%A3c/5084420.html
Quan hệ Mỹ – Trung: Cuộc chiến ngoại giao
Chính quyền của Tổng thống Trump luôn nhất quán rằng mối quan hệ với Bắc Kinh phải đi kèm với các giá trị về tự do và quyền con người. Đây cũng là mâu thuẫn bản chất và khó khăn nhất trong quan hệ giao thương giữa Mỹ với Trung Quốc.Thực trạng và tham vọng của hai bên
Trung Quốc
Với các nước phát triển, Bắc Kinh dùng quy mô thị trường tiêu thụ và đầu tư Đại Lục làm sức mạnh trong quan hệ ngoại giao.
Với các nước nhỏ và đang phát triển theo thể chế tự do, Bắc Kinh dùng sức mua và khả năng đầu tư trực tiếp, đầu tư tín dụng để lôi kéo và gây sức ép.
Với các nước nhỏ đang phát triển nhưng theo thể chế độc tài, Bắc Kinh sử dụng thêm vũ khí “lợi ích cá nhân” cho quan chức và đặc biệt là người đứng đầu nhằm điều khiển cả chính quyền nước đó.
Trong quan hệ với Mỹ, Trung Quốc thường sử dụng con bài “vấn đề vũ khí hạt nhân ở Triều Tiên” để trao đổi và đàm phán.
Đài Loan cũng được dùng đến trong đối ngoại với Mỹ và trong cả đối nội với người dân Trung Quốc.
Bắc Kinh còn còn dùng quyền lợi tại Trung Quốc để gây sức ép với các cá nhân và tổ chức có tiếng nói.
Mỹ
Thiết lập quan hệ với Bắc Kinh thay vì Đài Bắc từ đầu những năm 1970 khi nhận định Liên Xô là đối thủ chính trong chiến tranh lạnh.
Sau sự kiện Thiên An Môn, Mỹ và phương Tây cấm vận Bắc Kinh nhưng rồi lại sớm thiết lập lại quan hệ.
Sau khi Liên Xô và các nước Đông Âu sụp đổ, chính giới Mỹ cho rằng, tiếp tục quan hệ kinh tế sâu rộng sẽ đẩy Bắc Kinh đi theo con đường tự do.
Mỹ áp dụng quy chế Tối huệ quốc vĩnh viễn (MFN/NTR) với Trung Quốc từ năm 1999 sau 20 năm cân nhắc áp dụng hàng năm.
Mỹ đưa Trung Quốc vào WTO năm 2001, nhưng sau đó lại phải chạy theo trong các mối quan hệ với Bắc Kinh.
Các vấn đề nhân quyền luôn được Mỹ đề cập đến trong quan hệ với Trung Quốc, nhưng lại không ổn định qua các đời tổng thống.
Quan hệ Mỹ – Trung và trật tự thế giới mới
Việc thiết lập quan hệ với Bắc Kinh là một trong những chủ đề ngoại giao gây tranh cãi nhất tại Mỹ. Câu chuyện bắt đầu từ năm 1970, khi Mao Trạch Đông chủ động muốn quan hệ với Mỹ vì mâu thuẫn Trung – Xô đã lên cao. Chính giới Mỹ thường xem đối thủ chính là Liên Xô, nên mục tiêu trong quan
hệ với Trung Quốc là nhằm để tăng sức nặng trong đối đầu với Liên Xô. Đến khi Liên Xô xụp đổ vào năm 1991, quan hệ Mỹ – Trung đã đạt mức độ đáng kể về cả kinh tế và ngoại giao.
Quan điểm chung của Washington trong quan hệ ngoại giao là phải luôn kèm theo yếu tố tự do và quyền con người. Lập luận của chính phủ Mỹ giai đoạn này, nói như cựu Tổng thống Clinton là quan hệ kinh tế bình thường với Trung Quốc “sẽ đưa Đại Lục gắn bó thêm vào nền kinh tế toàn cầu, rồi sẽ làm vững mạnh những người thuộc phe cải tổ có khuynh hướng kinh tế thị trường tại Trung Quốc”.
Quy chế tối huệ quốc (MFN/NTR) được áp dụng hàng năm từ năm 1980, đã được chuyển thành áp dụng vĩnh viễn từ năm 1999.
Về phía Bắc Kinh, quan hệ với Mỹ đã mở ra cho họ một cơ hội to lớn về mọi mặt. Sức mạnh của đất nước Trung Quốc như được bùng phát sau một thời gian dài o bế. Tất cả đều đã thay đổi, chỉ có bản chất của chính quyền Bắc Kinh thì không. Chính quyền Bắc Kinh sẵn sàng chấp nhận rủi ro về ngoại giao và kinh tế để đổi lấy sự kiểm soát tuyệt đối đất nước và con người Trung Quốc. Sau thảm sát Thiên An Môn năm 1989, mặc dù suýt chút nữa đã bị phương Tây tuyệt giao, nhưng đặc tính chuyên chế và thậm chí các thủ đoạn trong quan hệ đối nội và đối ngoại không những không đổi mà còn trở nên tinh vi hơn.
Lịch sử che giấu tội ác của chính quyền Trung Quốc
Một trong những phương cách ngoại giao đó là, lấy lợi ích của đối thủ trong quan hệ với Trung Quốc làm mặc cả với thái độ cứng rắn nhất. Cũng bằng cách sử dụng lợi ích, thay vì mặc cả, Bắc Kinh còn ban tặng cho những người đứng đầu. Kết quả là hầu hết các chính phủ không thể biểu đạt thái độ như mong muốn trong quan hệ với Trung Quốc. Các chính phủ chuyên chế thậm chí đều dễ dàng ủng hộ các hành động của chính quyền Bắc Kinh. Ngay cả Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden cũng vướng vào một vụ lùm xùm, khi công ty của con trai ông đã nhận được một khoản đầu tư trị giá 1,5 tỉ USD từ một công ty Nhà nước Trung Quốc chỉ 10 ngày sau chuyến công du quan trọng của ông tới Bắc Kinh.
Chính quyền Trung Quốc lâu nay sử dụng vấn đề hạt nhân Triều Tiên như một con bài trong quan hệ với Mỹ. Một mặt hỗ trợ Triều Tiên phát triển vũ khí hạt nhân và chi phối hầu hết các quan hệ thương mại, mặt khác kiểm soát quan hệ ngoại giao của quốc gia này với bên ngoài, đặc biệt là với Mỹ. Chính quyền Tổng thống Trump một mặt dùng quan hệ kinh tế, thương mại với Trung Quốc để ép Bắc Kinh tác động tích cực hơn tới Triều Tiên (mà thực chất là “nhả” bớt khống chế).
Mặt khác, Mỹ vẫn sử dụng hết mức các công cụ cấm vận kinh tế và áp lực quân sự lên chế độ Triều Tiên, ép Kim Jong Un ngồi vào bàn đàm phán. Ông Trump đã bỏ qua các thông lệ ngoại giao cứng nhắc, tiến tới gặp mặt trực tiếp các cá nhân người đứng đầu. Tất cả những yếu tố này đã dẫn tới cuộc gặp thượng đỉnh Trump – Kim lịch sử, thậm chí là 3 lần chỉ trong vòng 1 năm. Sau đó ông Trump đã chủ động duy trì mối liên hệ cá nhân đặc biệt với Kim Jong Un, trong khi áp lực lên Trung Quốc và Triều Tiên ở cấp quốc gia vẫn không đổi.
Chiến lược này đã dần vô hiệu hoá được khống chế của Trung Quốc với Triều Tiên, tháo bỏ một con bài nhức nhối mà chính quyền Trung Quốc thường sử dụng trong quan hệ với Mỹ nhiều năm qua.
Những người đẹp lên tiếng về hai người bạn ‘ngưu tầm ngưu’ từng lãnh đạo Trung Quốc và Triều Tiên
Đối với các vấn đề về Đài Loan và Biển Đông, chính quyền Trung Quốc vẫn có thái độ và phương thức cũ, tỏ ra cứng rắn như một người chủ sở hữu. Chủ tịch Tập Cận Bình trong bài phát biểu đầu năm 2019 đã khẳng định sẽ không loại trừ vũ lực để tái thống nhất Đài Loan. Về phía Tổng thống Trump, ngoại trừ cuộc điện đàm với Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn ngay sau khi đắc cử, cá nhân ông không tỏ thái độ gì đặc biệt. Nhưng về thực chất, quan hệ giữ Mỹ với Đài Loan lại có những sự thay đổi lớn.
Ngày 7/5/2019, Hạ Viện Mỹ thông qua một dự luật tái khẳng định cam kết ủng hộ Đài Loan. Tàu chiến Mỹ liên tục đi quan eo biển Đài Loan. Tổng thống Thái Anh Văn “quá cảnh” tại Mỹ 2 lần chỉ trong vòng 1 năm như một hình thức thăm ngoại giao. Năm 2019, Mỹ bán cho Đài Loan 2,2 tỉ USD vũ khí, hai bên tổ chức cuộc gặp cố vấn anh ninh quốc gia lần đầu tiên sau 40 năm, Lầu năm góc đưa Đài Loan như một quốc gia vào danh sách trong báo cáo quốc phòng mới nhất, được nói là đã hiểu chỉnh cẩn thận. Có thể nói, về vấn đề Đài Loan, ông Trump đã sử dụng chiến thuật không lớn tiếng tuyên bố, nhưng thực chất lại thực hiện rất nhiều thay đổi.
Ông Trump quyết bán lô vũ khí 8 tỷ đô cho Đài Loan chống Trung Quốc
Riêng với Biển Đông, trong vài năm gần đây Trung Quốc đã có nhiều hành động, như xây hàng loạt đảo nhân tạo với sân bay và tên lửa, tổ chức tập trận thường xuyên, xâm phạm lãnh hải của Việt Nam, Philippines, tổ chức số lượng lớn tàu đánh bắt cá có trang bị vũ khí… Trong khi phía Mỹ chủ yếu mới thực hiện cam kết duy trì tự do hàng hải ở Biển Đông, bằng cách đưa tàu chiến thường xuyên đi qua.
Chính quyền Trung Quốc một mặt thực hiện quân sự hoá biển Đông, mặt khác lại dùng nhiều cách chi phối chính giới 2 nước có tranh chấp chủ yếu là Việt Nam và Philippines. Do vậy các hành động của Mỹ rất khó thực hiện để ngăn cản chính quyền Trung Quốc khi chính các quốc gia có tranh chấp không thể hiện rõ thái độ. Cũng vậy, nếu chính quyền Đài Loan không thể hiện thái độ sẵn sàng thì Mỹ cũng khó có thể làm gì với Đài Loan.
ASEAN: Hành động của Trung Quốc ở Biển Đông làm ‘xói mòn lòng tin’
Về vấn đề Iran, chính quyền Trung Quốc có lẽ đã rút kinh nghiệm việc nhả Triều Tiên ra quá sớm. Thái độ của chính quyền Trung Quốc luôn là phản ứng quyết liệt và chấp nhận rủi ro khi lén lút mua dầu và trợ giúp công nghệ cho chính quyền Iran. Chính quyền Mỹ tiếp tục duy trì phương thức gây sức ép tối đa với Iran bằng cả cấm vận kinh tế và quân sự, đồng thời rút khỏi thoả thuận hạt nhân JPOA.
Có thể nói, các chính quyền chuyên chế như Nga, Thổ Nhĩ Kì và Venezuela… thường bị chính quyền Trung Quốc chi phối hoặc lôi kéo nhằm tạo đối trọng trong quan hệ với Mỹ. Nhưng vấn đề hóc búa nhất là Triều Tiên đã được ông Trump ưu tiên giải quyết, trước khi chính quyền Trung Quốc “bắt bài” và đề phòng. Nó cũng cho thấy, chính vấn đề Trung Quốc mới là trọng tâm duy nhất trong quan hệ đối ngoại của chính quyền Mỹ hiện nay.
Thực tế cho thấy, cách thức ngoại giao của chính quyền Trung Quốc vẫn tiếp tục được áp dụng với chính quyền Mỹ, nhưng dường như đều tỏ ra không hiệu quả. Trong khi chiến lược ngoại giao của chính quyền Donald Trump có thể nói là đang thiết lập lại một trật tự thế giới mới. Với các nước đồng minh, ông Trump đa số đều đàm phán lại các thoả thuận về cả kinh tế và quân sự.
Với riêng Trung Quốc, chiến thuật ngoại giao của ông Trump là vừa nhất quán, vừa uyển chuyển. Mặc dù luôn tỏ ra cứng rắn trong thái độ với chính quyền Trung Quốc, nhưng ông Trump lại chủ động tạo mối quan hệ có vẻ hết sức thân thiện với chủ tịch Tập Cận Bình. Trong một thể chế độc tài cao độ, phương thức ngoại giao này vừa giúp mối quan hệ ngoại giao không đi xuống dưới mức tối thiểu, vừa giúp xu hướng phản đối cá nhân Tổng thống Trump không dễ dàng trở nên cực đoan bên trong Trung Quốc. Nó đã giúp quá trình đàm phán giữa hai chính phủ có nhiều không gian hơn, cũng đồng thời làm cho chính quyền Trung Quốc đã nhiều lần không thể lường trước được động thái của ông Trump.
Trung Quốc điêu đứng dưới thời cảnh sát quốc tế Donald Trump
Một ví dụ là sau tuyên bố đầy bất ngờ về việc áp dụng thuế với hàng Trung Quốc nhập khẩu vào Mỹ, nhiều học giả Trung Quốc đã phát biểu rằng, lúc đó họ chỉ nghĩ đó là lời nói đùa. Trước cuộc gặp Trump – Tập tại Osaka, khi thương chiến Mỹ Trung đang căng thẳng thì ông Tập đã bất ngờ đi thăm Triều Tiên. Dư luận đều cho rằng Trung Quốc đang cố gắng củng cố lá bài Triều Tiên trong đàm phán thượng đỉnh Trump – Tập. Người ta cũng không biết ông Trump sẽ sử trí ra sao để duy trì được mối liên hệ với Triều Tiên như đã đạt được. Nhưng chỉ một ngày sau cuộc gặp thượng đỉnh với ông Tập, ông Trump đã bất ngờ gửi lời mời và thực hiện cuộc gặp lịch sử với Kim Jong Un ngay tại biên giới Hàn – Triều.
Tính thống nhất cao trong quan điểm cứng rắn với Trung Quốc là điểm dễ nhận thấy trong nhân sự của chính quyền Trump. Trường hợp có sự thay đổi giữa chừng nhân sự cấp cao, thì người đến sau thường thể hiện thái độ còn cứng rắn hơn nữa. Các bài phát biểu của Phó Tổng thống Mike Pence cho thấy dường như ông còn được phân công đóng vai “bad cop – ông ác” trong thái độ với Trung Quốc, tức là thậm chí còn thể hiện cứng rắn hơn nữa so với Tổng thống Trump. Như vậy ông Trump sẽ còn nhiều khoảng trống để thăm dò phản ứng và thể hiện thái độ với đối thủ hơn.
Mỹ có dấu hiệu sẵn sàng trừng phạt Trung Quốc vì nhân quyền
Đối với các cá nhân và tổ chức trên thế giới, chính quyền Trung Quốc dùng lợi ích kinh doanh tại thị trường Đại Lục hoặc trực tiếp chi tiền để chi phối hoạt động của họ. Nếu họ động đến mặt trái của chính quyền Trung Quốc, như một bài báo về hoạt động gián điệp đánh cắp công nghệ Hoa Kỳ, hay một phát biểu bảo vệ cho các nạn nhân bị bức hại tại Trung Quốc,… thì lập tức sự tình sẽ khác. Chính quyền Trung Quốc thường sử dụng tất cả các công cụ về ngoại giao, lợi ích, truyền thông, thậm chí cả xã hội đen để gây sức ép lên đối tượng. Nếu cá nhân đó có người thân sinh sống tại Trung Quốc, thì thậm chí người thân của họ cũng bị tác động hay gây khó dễ.
Trong các quan hệ, nước Mỹ thường thể hiện quan điểm về tự do và quyền con người, nhưng riêng với Trung Quốc, diễn biến quan hệ từ năm 1970 khá phức tạp. Mặc dù quan điểm của Mỹ vẫn luôn được chính giới đề cập, nhưng các yếu tố có tính chiến lược hay quy mô kinh tế cũng tác động rất lớn. Bên cạnh đó là sự giảo hoạt của chính quyền Bắc Kinh mà nhiều chính trị gia của Mỹ cũng khó có thể tưởng tượng được. Bởi vậy, dù Mỹ là quốc gia có quan điểm mạnh mẽ nhất về tự do và quyền con người, thì cho đến ngay nay nó vẫn là khoảng tối trong lịch sử ngoại giao Mỹ với Trung Quốc (chúng tôi sẽ đề cập chi tiết hơn trong các phần sau).
Tình trạng đàn áp tự do và vi phạm các quyền con người của chính quyền Trung Quốc chưa bao giờ ngừng nghỉ, thậm chí sau khi có thêm sức mạnh trong quan hệ với Mỹ và thế giới, nó còn sử dụng các quan hệ ấy để truyền bá các giá trị phi nhân tính ra toàn thế giới.
Hầu hết các chính quyền chuyên chế, các hoạt động vi phạm tự do và quyền con người trên thế giới hiện nay đều có liên hệ với chính quyền Bắc Kinh. Ngay trong lòng nước Mỹ, sự tác động của chính quyền Trung Quốc cũng đã trở nên sâu rộng và hầu hết người Mỹ cũng không thể tượng tưởng nổi.
Sự xâm nhập âm thầm của Đảng Cộng sản Trung Quốc dưới danh nghĩa Khổng Tử
Các chính quyền Mỹ trước đây, trong hàng mấy chục năm, hoặc là bị qua mặt, hoặc là thậm chí còn ủng hộ cho chính quyền Trung Quốc vi phạm các giá trị mà người Mỹ vẫn theo đuổi. Giờ đây, mặc dù
tình thế khó khăn, nhưng thái độ của chính quyền Tổng thống Trump vẫn luôn nhất quán, đó là mối quan hệ với Trung Quốc phải đi kèm với các giá trị về tự do và quyền con người.
Mặc dù trong những diễn biến cụ thể, người ta không dễ nhận thấy điều đó, nhưng nhìn tổng thể và đi sâu vào những khía cạnh cốt yếu, thì các giá trị chân chính này mới là điều mà ông Trump ưu tiên.
Tất nhiên, nó cũng là mâu thuẫn bản chất nhất và khó khăn nhất trong mối quan hệ giữa hai bên. Nó có lẽ cũng là phần đáng chú ý nhất trong diễn biến quan hệ Mỹ – Trung trong thời gian tới.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/30383-quan-he-my-trung-cuoc-chien-ngoai-giao.html
Súc vật, điệp viên CIA của Mỹ ?
Thanh HàTình báo Hoa Kỳ từng dùng súc vật để dọ thám. Chó, mèo, quạ hay chim bồ câu, cáo heo… từng được CIA đào tạo để trở thành các điệp viên của Mỹ để dọ thám Liên Xô. Trên đây là nội dung hồ sơ được cơ quan tình báo Mỹ CIA giải mật ngày 12/09/2019.
Không phải dự án nào cũng thành công. Đầu năm 1974 CIA đã tập luyện rất kỹ cho con quạ Do Da để trở thành một điệp viên “ngoại hạng” của cơ quan tình báo Mỹ. Các nhà đào tạo còn nhận thấy rằng “áp lực càng lớn, quạ Do Da thi hành nhiệm vụ càng tốt”. Con vật này biết đánh hỏa mù khi bị tấn công và có sức “vác nặng” khác thường. Thế nhưng trong ngày “thi tốt nghiệp”, quạ đen Do Da bị đồng loại dồn dập tấn công và rồi Do Da “mất tích” luôn từ đó.
CIA khai thác nhiều tính năng của các loài chim để dọ thám Liên Xô, từ bồ câu đến ó, cú, hay quạ. Washington thậm chí đã mời nhiều chuyên gia nghiên cứu về các loài chim đến để có vấn cho CIA. Thí dụ như để biết giống chim nào có thói quen đi trốn lạnh ở đâu. CIA muốn biết loài chim nào có thói quen tìm đến thành phố Chikhany, ở phía đông nam thủ đô Matxcơva hàng năm. Mỹ quan tâm đến Chikhany vì đó là nơi có nhiều nhà máy chế tạo vũ khí nguyên tử của Liên Xô.
Cơ quan tình báo Mỹ có hàng trăm con chim bồ câu. Qua nhiều cuộc tập dợt, con nào thông minh nhất, được trang bị máy camera với nhiệm vụ “theo dõi khu đóng tàu tại Leningrad (Saint Petersboug) nơi Liên Xô chế tạo tàu ngầm nguyên tử”. Nhưng rồi kế hoạch cũng không được như ý. Nhiều con chim đã bay đi mất cùng với những chiếc máy thu hình mini rất đắt tiền.
CIA ngoài ra còn có dự án cấy vào não chó để có thể điều khiển con vật này từ xa, nhưng dự án không thành. Các điệp viên Mỹ cũng muốn biến những con mèo thành những máy nghe di động, bằng cách cấy vào da của chúng một loại bọ điện tử cho phép tình báo Mỹ bắt được những tín hiệu và nghe trộm thông tin.
Không chỉ có chim, hay chó mèo. Cơ quan tình báo Hoa Kỳ còn đặc biệt muốn chú ý đến loài cá heo. Hai chương trình Oxygas và Chirilogy đề hẳn ra mục tiêu dùng cá heo thay thế cho người nhái nhằm dọ thám, phá hoại tàu ngầm nguyên tử của Liên Xô. Chung cuộc các dự án này đều bị bỏ dở.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190915-suc-vat-cac-diep-vien-cia-cua-my
Tổng thống Trump dự kiến
sẽ công bố luật kiểm soát súng mới vào tuần tới
Theo tin từ CBS News, chính quyền Tổng Thống Trump dự kiến sẽ công bố dự luật nhằm kiềm chế bạo lực súng đạn vào tuần tới.
Sau nhiều cuộc tranh luận căng thẳng với đảng Dân chủ về kiểm soát súng, hiện vẫn chưa rõ dự luật nói trên sẽ bao gồm những điều khoản như thế nào. Theo đài CBS, Tòa Bạch Ốc đã nói chuyện với ba nhà lập pháp: Chris Murphy thuộc đảng dân chủ và Joe Manchin và Pat Toomey thuộc đảng cộng hòa, và cả 3 người đều hỗ trợ thắt chặt quá trình kiểm tra lý lịch của người mua súng.
Sau những vụ xả súng hàng loạt tại thành Dayton, Ohio và El Paso, Texas, Tổng Thống Trump đã kêu gọi một bộ luật kiểm soát súng mới. Nhưng ông đã rút lại những tuyên bố này sau khi nói chuyện với Hiệp hội Súng trường NRA. Kể từ đó, Tổng Thống Trump đã đổ lỗi cho sức khỏe tâm thần là nguyên nhân chính của các vụ nổ súng hàng loạt, và đồng thời chỉ trích đảng Dân chủ đã “quá nhiệt tình” về vấn đề này.
Tòa Bạch Ốc muốn Tổng Thống Trump công khai thực hiện một số hành động về kiểm soát súng để nhận được sự ủng hộ của các cử tri. Vì hầu hết người Hoa Kỳ đều ủng hộ những điều luật kiểm soát súng cứng rắn hơn. Nhưng những nhà tài trợ của Tổng Thống không ủng hộ điều này, và tổng thống không muốn chọc giận họ trước khi bước vào một năm bầu cử mới. Xem ra việc tăng cường kiểm soát súng ở Hoa Kỳ sẽ còn nhiều trở ngại. (Mộc Miên)
https://www.sbtn.tv/tong-thong-trump-du-kien-se-cong-bo-luat-kiem-soat-sung-moi-vao-tuan-toi/
Donald Trump thông báo
con trai Ben Laden đã bị tiêu diệt
Thanh HàTrong thông cáo ngày 14/09/2019 tổng thống Mỹ xác nhận Hamza Ben Laden, con trai “cưng” của trùm khủng bố Oussama Ben Laden, đã chết trong một chiến dịch chống khủng bố do quân đội Hoa Kỳ tiến hành trong khu vực hai nước Afghanistan và Pakistan. Tin trên được đưa ra ba ngày sau khi nước Mỹ tưởng niệm các nạn nhân loạt tấn công khủng bố 11 tháng 9 năm 2001.
Nguyên thủ Mỹ không nói rõ về thời điểm chiến dịch truy lùng con trai trùm khủng bố Ben Laden. Từ cuối tháng 7/2019 báo chí Hoa Kỳ đã đưa tin về cái chết của Hamza, người từng được Oussama Ben Laden chọn để kế nghiệp, đứng đầu tổ chức khủng bố Al Qaida.
Giới chuyên gia không biết rõ về vai trò của Hamza trong các hoạt động khủng bố, nhưng theo lời tổng thống Trump thì nhân vật này đã “lên kế hoạch và cộng tác với nhiều nhóm khủng bố”. Tới nay, tổ chức Al Qaida vẫn chưa lên tiếng về cái chết của Hamza.
Về thân thế nhân vật này, theo các nguồn tin thông thạo, anh là người thứ 15 trong số 20 người con của Oussama Ben Laden. Mẹ của Hamza là vợ ba của trùm Al Qaida. Hamza sinh năm 1989 tại Djeddah, Ả Rập Xê Út. Tháng 3/2019 Riyad đã tước quốc tịch Ả Rập Xê Út của Hamaz. Tháng 2/2019 Washington treo tiền thưởng 1 triệu đô la cho những ai có thông tin về Hamza Ben Laden.
Nhiều chuyên gia về khủng bố quốc tế cho rằng, cái chết của nhân vật này có thể mở đường cho những “lãnh đạo khủng bố trẻ hơn và cực đoan hơn” lên thay thế.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190915-donald-trump-thong-bao-con-trai-ben-laden-da-bi-tieu-diet
Hàng ngàn bào thai được bảo quản
tìm thấy trong nhà bác sĩ Ulrich Klopfer vừa qua đời
Tin từ Indiana.– Theo tuyên bố của Văn Phòng Cảnh Sát Trưởng Quận Will, họ tìm thấy hơn 2,200 bảo thai được bảo quản tại một căn nhà ở tiểu bang Illinois của một bác sĩ chuyên phá thai, vừa qua đời gần đây.Theo Reuters, luật sư và gia đình của bác sĩ Ulrich Klopfer đã liên lạc với văn phòng điều tra pháp y tại đia phương, sau khi phát hiện tổng cộng 2,246 bào thai được bảo quản vào hôm Thứ Năm (ngày 12 tháng 9), khi họ dọn dẹp tại nhà riêng của bác sĩ này, người vừa qua đời vào ngày 3 tháng 9. Văn phòng điều tra pháp y hiện đã tịch thu các bảo thai và một cuộc điều tra đang được tiến hành.
Ông Klopfer từng thực hiện các dịch vụ phá thai tại 3 phòng khám khác nhau ở Indiana. Tuy nhiên, theo tờ South Bend Tribune, giấy phép hành nghề của ông từng bị thu hồi bởi hội đồng y tế của tiểu
bang vào năm 2016, vì không giấy tờ minh bạch, và hành nghề y một cách thiếu trách nhiệm. (Mộc Miên)
https://www.sbtn.tv/hang-ngan-bao-thai-duoc-bao-quan-tim-thay-trong-nha-bac-si-ulrich-klopfer-vua-qua-doi/
Edward Snowden nói hi vọng được Pháp bảo hộ tị nạn
Cựu nhân viên hợp đồng làm việc cho cơ quan gián điệp Mỹ Edward Snowden hi vọng Pháp sẽ cấp cho anh tư cách bảo hộ tị nạn, theo một cuộc phỏng vấn trên đài phát thanh France Inter sẽ được phát vào ngày thứ Hai.Trong các trích đoạn được đăng trên tài khoản Twitter của đài, Snowden nói rằng anh “muốn nhìn thấy” Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đưa ra một cử chỉ cho phép anh sống ở nước này.
Vẫn chưa rõ ngay tức thì cuộc phỏng vấn diễn ra và lúc nào và ở đâu.
Snowden đã sống ở Nga từ năm 2013 sau khi anh tiết lộ những chi tiết về các chương trình do thám bí mật của các cơ quan tình báo Mỹ.
Nhiều nhà hoạt động quyền dân sự xem anh như một anh hùng, nhưng tại Mỹ chính quyền muốn đưa anh ra tòa xét xử về tội gián điệp.
https://www.voatiengviet.com/a/edward-snowden-noi-hi-vong-duoc-phap-bao-ho-ti-nan/5083820.html
Ý cho phép tàu « Océan Viking »
đưa người tị nạn vào Lampedusa
Chính phủ Ý đã cho phép con tàu Ocean Viking cập cảng đảo Lampedusa để đưa người tị nạn vào đất liền. Con tàu cứu trợ nhân đạo với 82 người được cứu vớt ngoài khơi Libya, từ chiều hôm, 14/09/2019, đã vào bờ an toàn. Để đi đến quyết định này sau 14 tháng đóng cửa với thuyền nhân tị nạn, chính phủ mới của Ý đã phải mất 6 ngày thương lượng với Bruxelles để có được bảo đảm của châu Âu về việc phân bổ di dân.Thông tín viên Anne Tréca tại Roma
Đây là quyết định hành động đầu tiên của tân chính phủ Ý. Con tàu của các tổ chức Y sĩ Không biên giới (MSF) và SOS Méditerranée có thể cho người tị nạn vào bờ một cách an toàn.
Họ gồm 58 đàn ông, 6 phụ nữ, 17 trẻ vị thành niên và một em nhỏ 1 tuổi, sẽ được ngủ trên đất liền từ tối ngày 14/09. Một phụ nữ mang thai cùng chồng đã được chuyển vào bờ từ hôm thứ Tư (11/09).
Bộ trưởng Ngoại Giao Ý Louigi Di Maio nói rõ là nếu như Ý mở lại cảng Lampedusa cho các tổ chức phi chính phủ là bởi vì đã nhận được cam đoan không phải một mình gánh vác trách nhiệm đón nhận những người tị nạn mới đến.
Đức và Pháp đã cam kết mỗi nước sẽ đón nhận ¼ số người tị nạn nói trên. Một số nước khác cũng tình nguyện. Đó là các nước như Bồ Đào Nha, Ailen hay Luxembourg…Ý sẽ chỉ phải giữ lại 10% số người được đưa vào bờ.
Ngay sau khi nắm quyền lãnh đạo chính phủ mới tuần này, ông Giuseppe Conte đã bay tới Bruxelles để bàn về việc cứu người tị nạn trên Địa Trung Hải.
Ở Ý, việc cùng gánh trách nhiệm tập thể đối với những người trên tàu Océan Viking được nhìn nhận như là một hành động đầu tiên của cơ chế phân bổ người tị nạn trên Địa Trung Hải. Cơ chế trong tương lai sẽ được đặt dưới sự điều phối của Ủy Ban Châu Âu sắp tới.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190915-y-tau-%C2%AB-ocean-viking-%C2%BB-duoc-phep-dua-nguoi-ti-nan-cap-cang-lampedusa
Thế Chiến 2:
Số phận hàng vạn quân Ba Lan trong Wehrmacht
Nguyễn Giangbbcvietnamese.comTháng Chín năm nay, toàn châu Âu làm lễ tưởng niệm các nạn nhân Thế Chiến 2, xảy ra 80 năm về trước khi nước Đức phát-xít tấn công CH Ba Lan.
Hôm 1/09, ở Warsaw, Tổng thống Đức, Frank-Walter Steinmeier đã dự lễ cùng người tương nhiệm Ba Lan Andrzej Duda.
Phát biểu bằng tiếng Đức và Ba Lan, ông Steinmeiner đã xin Ba Lan tha thứ cho tội ác của ‘chế độ bạo chúa từ nước Đức’ gây ra cho nước láng giềng.
Đức ‘nợ Ba Lan’ 850 tỷ USD vì tàn phá thời chiến?
Sách ‘Mein Kampf’ của Hitler bán chạy
So sánh hai nguyên soái Zhukov và Rokossovsky
Các vụ đốt sách nói gì về ‘tâm hồn Đức’?
Đây là sự thay đổi lớn về ngôn từ.
Trước đây, người ta chỉ nói đến ‘tội ác của quân Hitler (Hitlerowcy)’ ở Ba Lan và Đông Âu.
Nay ông Steinmeier công khai nói đó là ‘tội ác Đức’, một dấu hiệu mạnh mẽ về hối cải và sự dũng cảm nhìn vào quá khứ dân tộc mình.
Tuy thế, có những phái ở Ba Lan muốn Đức phải làm nhiều hơn nữa.
Theo Adam Easton viết cho BBC News từ Warsaw, một ủy ban Quốc hội Ba Lan đang xúc tiến việc kiểm kê lại thiệt hại khủng khiếp Đức gây ra trong Thế Chiến 2.
Họ nêu ra con số 5 triệu công dân Ba Lan, gồm nhiều người Do Thái và đủ các sắc tộc khác, bị thiệt mạng vì quân Đức bắn giết họ và vì chế độ chiếm đóng tàn bạo.
Hàng vạn làng mạc, hàng chục thành phố Ba Lan bị san phẳng.
Con số 850 tỷ USD bồi thường được nêu ra tuy chưa rõ chính phủ cánh hữu ở Ba Lan có nêu yêu sách tới Berlin một lúc nào đó hay là không.
Nhưng vấn đề Ba Lan – Đức phức tạp hơn thế.
Người Ba Lan là nạn nhân trực tiếp của cuộc chiến xâm lăng do Đế chế Nazi gây ra, nhưng làm nạn nhân cũng không đơn giản.
Lính Ba Lan trong quân đội Đức
Một con số đông đảo công dân CH Ba Lan đã bị cưỡng bức vào quân đội Đức và thành tác nhân giúp Hitler đánh sang Liên Xô và chiếm đóng châu Âu.
Các tài liệu Phương Tây ước tính con số ‘lính Đức nói tiếng Ba Lan’ có thể lên tới 200 nghìn, nhưng sách của Ba Lan cho rằng số thực có thể tới nửa triệu.
Cuốn ‘Người Ba Lan trong quân đội phát-xít Đức’ (Polacy w Wehrmachcie - Poles in the Wehrmacht) cùa GS Ryszard Kaczmarek đã nói về hiện tượng này.
Theo ông, việc đưa thanh niên Ba Lan nhập ngũ vào quân đội Đức có lý do từ nhu cầu tuyển quân của Hitler và tùy vào chính sách sắc tộc thời phát-xít.
GS Kaczmarek cho biết ngay sau khi xóa sổ nền Cộng hòa II của Ba Lan, các tỉnh phía Tây và Tây Bắc, vùng Đông Phổ (East Prussia) vùng núi Silesia phía Tây Nam bị sáp nhập ngay vào Đức.
Cho đến khi giành lại độc lập năm 1918, Ba Lan bị chia cắt và chiếm đóng bởi Đức, Áo-Hung và Nga trong 123 năm.
Hitler quyết định “cho hồi hương” nhiều tỉnh của Ba Lan từng thuộc đế chế Đức hoặc Áo Hung.
Nhưng hàng triệu dân sống ở các vùng này không phải là người thiểu số Đức dù có chịu ảnh hưởng của ngôn ngữ, văn hóa Đức.
Vì tính đến 1939, người sắc tộc Đức ở Ba Lan chỉ chiếm 2,3% tổng dân số 36 triệu.
Thanh lọc sắc tộc
Chiếm Ba Lan, Hitler đặt ra danh sách ‘thiểu số Đức’ (Deutsche Volksliste – DVL) với bốn tiêu chuẩn về sự gắn bó với Đức, qua dòng máu (mẹ, cha, ông bà) hoặc liên hệ văn hóa (biết tiếng Đức).
Ai được coi là có gắn bó với cộng đồng sắc tộc Đức (deutsche Volksgemeinschaft) thì nhận được các ưu đãi nhất định, cùng trách nhiệm phục vụ chế độ Hitler.
Ngay từ tháng 3/1940, Đức lập ra ủy ban Wehrbezirkskommando để tuyển quân ở vùng chiếm đóng tại Ba Lan.
Ban đầu tiêu chuẩn này rất khắt khe, và số nhập tịch hoặc hồi tịch Đức không nhiều.
Nhưng đến năm 1942 thì tiêu chuẩn được nới ra, và vài triệu dân Ba Lan được cấp quốc tịch Đức với giá trị 10 năm, dạng thử thách, theo GS Kaczmarek.
Còn tại liệu của Wojciech Zmyślony thì cho rằng nhiều đợt tuyển quân của Đức đã không xem xét đến lý lịch, nhận cả các cựu hạ sỹ quan quân đội Ba Lan, thành viên các cuộc khởi nghĩa chống Đức ở Wielkopolska và Silesia.
Có một câu chuyện lạ là Hitler, trong cơn mơ mộng về chủng tộc thượng đẳng Ayan, đã coi dân miền núi Silesia (Slask – Schlesien) là cùng ‘chủng tộc’ với Đức.
Vì người vùng núi Thượng Silesia (Gornoslazacy) thờ đại bàng, giống hình đại bàng đen trên quốc huy Đức, và ở núi cao nên được cho là ít ‘nhiễm văn hóa Ba Lan’.
Họ cùng dân Kaszub sống gần vùng biển Gdansk, được Hitler coi là một các dân tộc khác và ‘thượng đẳng’ hơn Ba Lan, điều hoàn toàn không có cơ sở khoa học.
Những nhóm này cũng đóng góp đông đảo quân lính cho Bộ binh Wehrmacht của Hitler.
Mở rộng bắt lính
Sau trận thua ở Stalingrad (1942), Đức thiếu quân nên nới rộng tiếp tiêu chuẩn ‘sắc tộc’ không chỉ với Ba Lan mà cả dân Ukraine ở Galicia từng thuộc Áo- Hung.
Hitler cho lập ra sư đoàn số 14, ‘SS-Freiwilligen Division Galizien‘ toàn dân Ukraine.
Đức cũng lập cả các sư đoàn SS người Hồi giáo ở Bosnia, từng bị coi là ‘thua kém’ về văn hóa, chủng tộc, miễn là họ có tinh thần chống Bolshevik.
Ở Ba Lan, các chỉ huy cấp địa phương (gauleiter) ở vùng biển Pomerania và Silesia, trước sức ép tuyển quân từ Berlin, đã vứt bỏ luôn tiêu chuẩn ‘chủng tộc Đức’.
Từ 1943, rất nhiều người Ba Lan thuần tuý nhất cũng bị cưỡng bức vào quân đội Đức.
Phản kháng lại có thể bị tử hình, hoặc hình phạt là cho cả nhà vào trại tập trung.
Tuy thế, các sử gia Ba Lan nay nêu lại nhiều vụ việc ‘bất thường’ cuối Thế Chiến 2, khi mà lễ ra quân của quân đội Đức ở nhiều vùng của Ba Lan bị chiếm đóng được tổ chức với ban nhạc Đức, và lời hát hùng tráng…bằng tiếng Ba Lan.
Đơn giản vì rất nhiều tân binh không hề biết tiếng Đức.
Con số không nhỏ, theo ông Wojciech Zmyślony, đã dùng tên Đức thay cho tên Ba Lan khi nhập ngũ: Henryk trở thành Heinrich, Karol – Karl, Kazimierz – Kasimir, Pawel – Paul. Đôi khi họ Ba Lan như Kaczmarek được ghi theo tiếng Đức là Katschmarek.
Vì nước Ba Lan đã bị xóa sổ, quân đội Đức không công nhận trong hàng ngũ của họ có người Ba Lan.
Trái lại, Đức dùng tên các vùng đất từng thuộc Ba Lan để xác định lý lịch quân lính, ví dụ, Schlesier (Silesia); Westpreußen (vùng biển Pomorze); aus Wartheland (Wielkopolska)…
Trong Thế Chiến 2 đã có nhiều trường hợp người Ba Lan trong quân đội Đức khi về phép đã mang theo súng và bỏ trốn, gia nhập các nhóm du kích chống Đức.
Tuy vậy, con số đông đảo sống chết với quân ngũ, bị thương, bị giết trong các chiến trường, ở cả ba quân binh chủng Bộ binh, Hải quân và Không quân của Đức.
Chia rẽ và chia cắt sau chiến tranh
Về quân đội Ba Lan, sau khi thua trận năm 1939, lực lượng này rút sang Liên Xô và Romania.
Nhóm ở Liên Xô bị bắt giữ và hơn 20 nghìn sỹ quan bị đặc vụ Stalin thảm sát ở Katyn.
Số còn lại bị bỏ tù đến tháng 9/1941 rồi được Stalin thả ra để gia nhập Lực lượng Vũ trang Ba Lan ở Liên Xô do tướng Wladyslaw Anders chỉ huy.
Theo một thỏa thuận của chính phủ Ba Lan đóng tại London với Stalin, tướng Anders được tiếp nhận tù binh người Ba Lan bị Liên Xô bắt.
Nhờ thế, đến cuối năm 1942, lực lượng Ba Lan tại Liên Xô có tới 77 nghìn quân, gồm con số đáng kể là tù binh từ quân đội Đức nhưng là người Ba Lan.
Czeslaw Knopp, một quân nhân như thế đã viết lại cuốn sách ‘Từ Stalingrad đến đội quân Anders’.
Ông mô tả hành trình từ trận Stalingrad khi ông còn mang quân phục Đức, tới chỗ gia nhập quân của Tướng Anders, rời Liên Xô sang Iran và đến Tây Âu.
Như thế, người Ba Lan trong Wehrmacht đã có mặt cả ở hai chiến trường Đông và Tây.
Tài liệu của Anh nói từ 1940 đến 1945, quân Đồng Minh đã bắt được 68 nghìn tù binh Đức nói tiếng Ba Lan.
Trên 50 nghìn đã nhanh chóng xin gia nhập quân đội Cộng hòa Ba Lan (không cộng sản) bên cạnh quân Pháp, Anh, và Mỹ ở Tây Âu để đánh Đức.
Thế Chiến 2 kết thúc lại tạo ra một bước ngoặt nữa trong cuộc đời những người này.
Đài Deutsche Welle cho hay sau khi Đức thua trận, hàng vạn lính Wehrmacht gốc Ba Lan đã chạy sang Tây Đức tìm cách định cư.
Họ sợ trở về quê cũ hoặc rớt lại ở vùng Liên Xô chiếm đóng sẽ bị trả thù tàn khốc.
Cùng họ, ước tính có tới 12 triệu dân thường (có nguồn nêu 15 triệu) là người thiểu số Đức hoặc ủng hộ Hitler, đã bỏ chạy hoặc bị trục xuất khỏi Đông Âu.
Đế chế Hitler tan rã và nhưng bi kịch mất quê hương của dân ‘Volksdeutche’ mới bắt đầu, bất kể họ nhiệt tình theo chế độ Nazi hay chỉ là nạn nhân của thời cuộc.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-49555207
Tunisia : Bầu cử tổng thống với nhiều bất định
Tú Anh7 triệu cử tri Tunisia được mời bỏ phiếu bầu người thay thế cố tổng thống Beji Caid Essebsi, từ trần hồi tháng 7. Tám năm sau cách mạng Hoa lài, chiếc nôi của phong trào Mùa Xuân Ả Rập, Tunisia là nước duy nhất sang trang chế độ độc tài Ben Ali. Tuy nhiên, trong bối cảnh kinh tế khủng hoảng, nền dân chủ còn non trẻ và mong manh đứng trước nhiều bất trắc.
Từ Tunis, thông tín viên Bineta Diagne phân tích :
Đây là cuộc bầu cử tổng thống lần thứ hai được tổ chức một cách tự do tại Tunisia tính từ năm 2014. Nhưng lần này thiếu vắng bầu không khí hưng phấn của làn gió Mùa Xuân Ả Rập. Kết quả bầu cử khó có thể dự báo. Một phần vì số ứng cử viên quá đông và nhất là nhiều chính đảng bị phân hóa chia phe chia phái. Mỗi phe lại có hai, ba ứng cử viên kình chống nhau.
Vào năm 2014, bầu cử tổng thống xoay quanh giữa hai xu hướng đối nghịch rõ rệt : Phe hồi giáo và phe cải cách. Lần này, bầu cử diễn ra trong bối cảnh kinh tế và xã hội bị khủng hoảng. Hàng loạt ứng cử viên tự cho là « chống chế độ » lao vào chính trường, tìm cách quyến rũ cử tri cảm thấy bị nhà nước bỏ rơi.
Một yếu tố khó lường khác là liệu thành phần cử tri thất vọng này có đi bầu hay không ?
Cuối cùng là tình trạng bất cập của cuộc bầu cử tổng thống đã được dự trù vào tháng 12, sau bầu cử quốc hội vào ngày 06 tháng 10 nếu không có chuyện ngoài dự liệu. Tổng thống Beji Caid Essebsi từ trần hồi tháng 07 làm cho chương trình bầu cử bị đảo lộn.
Tunisia phải khẩn cấp bầu tổng thống trước kỳ hạn. Do vậy, các đảng phái phải gấp rút chỉ định ứng cử viên cho cuộc bầu cử mà kết quả có thể làm thay đổi cục diện chính trường.
Theo Reuters, bộ ba có thể về đầu gồm đương kim thủ tướng Youssef Chahed nhưng cũng có thể là đại diện của đảng Hồi giáo Ennahda. Người thứ ba có thể gây bất ngờ là doanh nhân Nabil Karoui, chủ nhân của nhiều cơ quan truyền thông, hiện đang bị tạm giam với lý do trốn thuế.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190915-tunisia-bau-cu-tong-thong-voi-nhieu-bat-dinh
Vụ tấn công vào nhà máy dầu mỏ Saudi
làm thiệt hại một nửa nguồn cung cấp
Tin từ Riyadh, Dubai – Vào hôm Thứ Bảy (14/09/2019), nhóm vũ trang có liên hệ với Iran, Houthi từ Yemen thừa nhận đã tấn công hai nhà máy của công ty dầu mỏ lớn nhất Saudi Arabia ở Abqaiq bằng máy bay không người lái. Cuộc tấn công đã làm thiệt hại một nửa sản lượng của Vương quốc, hành động này có thể đẩy giá dầu thế giới tăng vọt, và leo thang căng thẳng ở Trung Đông.Theo thông báo của công ty dầu mỏ Saudi Aramco, vụ tấn công sẽ khiến sản lượng giảm còn 5.7 triệu thùng/ngày (tương đương hơn 5% nguồn cung cấp toàn cầu). Saudi Arabia là nhà xuất cảng dầu mỏ lớn nhất thế giới với hơn 7 triệu thùng/ngày.
Giám đốc điều hành Aramco, Amin Nasser cho biết không có thương vong từ các vụ tấn công. Bộ trưởng Năng lượng Saudi Arabia, Hoàng tử Abdulaziz bin Salman cho biết Aramco sẽ đưa thêm thông tin trong vòng 48 giờ, và họ sẽ rút dầu trong kho để bù đắp cho tổn thất. Aramco đang trong quá trình lập kế hoạch, dự kiến đây sẽ là đợt chào bán công khai lớn nhất thế giới. Giám đốc điều hành Aramco cũng tuyên bố rằng họ đã kiểm soát được tình hình. Một nhân chứng của Reuters cho biết đám cháy ở Abqaiq được dập tắt vào lúc gần tối. (Mộc Miên)
https://www.sbtn.tv/vu-tan-cong-vao-nha-may-dau-mo-saudi-lam-thiet-hai-mot-nua-nguon-cung-cap/
Iran bác bỏ cáo buộc của Mỹ,
tuyên bố sẵn sàng cho chiến tranh
Iran đã bác bỏ cáo buộc của Mỹ rằng Tehran đứng sau các vụ tấn công vào cơ sở dầu khí của Ảrập Xêút, đồng thời cảnh báo rằng các căn cứ cũng như hàng không mẫu hạm của Mỹ ở khu vực nằm trong tầm ngắm của tên lửa Iran, theo Reuters.Nhóm Houthi của Yemen đã tuyên bố nhận trách nhiệm gây ra các vụ tấn công, làm ảnh hưởng tới hơn một nửa sản lượng dầu mỏ của Ảrập Xêút hoặc hơn 5% nguồn cung ứng toàn cầu, nhưng Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo nói rằng vụ tấn công là sản phẩm của Iran, một đồng minh của Houthi.
Các vụ tấn công bằng máy bay không người lái vào các nhà máy nằm ở trung tâm của ngành dầu mỏ của Ảrập Xêút, gồm cả một cơ sở chế biến dầu lớn nhất thế giới, dự kiến sẽ đẩy giá dầu tăng từ 5 tới 10 đôla một thùng vào ngày 16/9, trong bối cảnh căng thẳng dâng cao ở Trung Đông, theo Reuters.
Trên truyền hình nhà nước, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Iran phản bác cáo buộc “vô nghĩa” của Mỹ.
Tin cho hay, một chỉ huy cấp cao của Lực lượng Vệ binh Cách mạng Iran cảnh báo rằng Iran đã sẵn sàng cho một cuộc chiến “toàn diện”.
Tập đoàn Saudi Aramco của nhà nước Ảrập Xêút nói rằng vụ tấn công cắt giảm sản lượng 5,7 triệu thùng mỗi ngày, trong bối cảnh Aramco đang chuẩn bị cho điều được coi là đợt bán cổ phần lớn nhất thế giới, theo Reuters.
https://www.voatiengviet.com/a/iran-b%C3%A1c-b%E1%BB%8F-c%C3%A1o-bu%E1%BB%99c-c%E1%BB%A7a-m%E1%BB%B9-tuy%C3%AAn-b%E1%BB%91-s%E1%BA%B5n-s%C3%A0ng-cho-chi%E1%BA%BFn-tranh/5084389.html
Phản ứng của Mỹ, TQ, Hàn Quốc
sau khi Nhật Bản cải tổ Nội các
Chính trường Nhật Bản hôm qua (11/9) đã chứng kiến cuộc cải tổ nội các lớn nhất của Thủ tướng Shinzo Abe kể từ khi ông quay lại cầm quyền năm 2012.Sự kiện trên đã gây chú ý và nhanh chóng nhận được sự phản ứng các nước. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Doanh hôm qua (11/9) cho biết với danh sách cải tổ nội các lần này của Nhật Bản, Trung Quốc hy vọng hai nước sẽ xây dựng mối quan hệ phù hợp với thời đại mới theo quan điểm chung của các nhà lãnh đạo.
Đồng thời hoan nghênh việc bổ nhiệm ông Toshimitsu Motegi làm Bộ trưởng Ngoại giao và đánh giá cao những nỗ lực của cựu Ngoại trưởng Taro Kono trong việc cải thiện quan hệ Trung Quốc-Nhật Bản.
Chính phủ Hàn Quốc cũng đã bày tỏ hy vọng các vị trí mới của chính phủ Nhật Bản sẽ hoạt động tích cực để phát triển quan hệ song phương một cách hòa bình, ổn định. Hãng thông tấn Yonhap nhận định Thủ tướng Abe đã chọn những người có quan điểm cứng rắn về các vấn đề liên quan đến lịch sử và lãnh thổ và có những lo ngại rằng mối quan hệ hiện đang lạnh nhạt có thể xấu đi hơn nữa.
Phía Bộ Ngoại giao Mỹ khẳng định sẽ duy trì và tăng cường hợp tác chặt chẽ với Chính phủ Nhật Bản để đảm bảo hòa bình và thịnh vượng ở châu Á và trên toàn thế giới. Quan hệ liên minh Mỹ-Nhật đang mạnh hơn bao giờ hết và Mỹ mong muốn tăng cường nỗ lực hợp tác với Nhật Bản
Việc cải tổ nội các lần này được giới phân tích cho rằng là bước đi có phần “táo bạo” của Thủ tướng Abe khi ông chỉ giữ lại 2 vị trí chủ chốt và thay thế hoặc thuyên chuyển 17 vị trí khác. Có tới 13 người mới lần đầu tiên được bổ nhiệm vào vị trí bộ trưởng trong Nội các
http://biendong.net/bi-n-nong/32-sukien/30380-phan-ung-cua-my-tq-han-quoc-sau-khi-nhat-ban-cai-to-noi-cac.html
Biểu tình Hong Kong: bom xăng và vòi rồng lại xuất hiện
Cảnh sát Hong Kong đã phun vòi rồng và xịt hơi cay vào những người biểu tình ném bom xăng và gạch đá gần vào các văn phòng chính phủ trong thành phố.Bạo lực xảy ra sau khi hàng ngàn người xuống đường biểu tình bất chấp lệnh cấm của cảnh sát.
Trước đó, hàng trăm người biểu tình tập trung trước cửa Lãnh sự quán Anh yêu cầu Anh Quốc gây sức ép với Trung Quốc để duy trì các quyền tự do đã được thỏa thuận khi thành phố được trao trả năm 1997.
Họ hát bài quốc ca Anh God Save the Queen (Thượng đế hãy phù hộ cho Nữ Hoàng) và vẫy cờ Anh.
Joshua Wong kêu gọi Mỹ ủng hộ biểu tình
Người biểu tình: ‘Ông Trump hãy cứu lấy Hong Kong’Trung Quốc cảnh báo các quốc gia khác không được can thiệp, và tuyên bố tình hình ở Hong Kong hoàn toàn là vấn đề nội bộ của nước này,
Anh Quốc nói họ có trách nhiệm pháp lý để đảm bảo Trung Quốc tuân thủ nguyên tắc “một quốc gia hai chế độ” được hai bên nhất trí trước khi Hong Kong được trao trả cho Trung Quốc.
Người biểu tình giành một thắng lợi lớn hồi đầu tháng khi dự luật dẫn độ, điều châm ngòi cho các cuộc biểu tình, được xóa bỏ.
Vinh quang cho Hong Kong: người biểu tình cùng cất tiếng hát
Nhưng việc xóa bỏ luật dẫn độ chưa đủ để chấm dứt tình trạng bất ổn khi những người biểu tình tiếp tục kêu gọi dân chủ và yêu cầu mở cuộc điều tra cáo buộc cảnh sát dùng vũ lực.
Chuyện gì xảy ra trong các vụ xung đột?
Tin cho hay một số người biểu tình ném gạch đá vào cảnh sát ngay bên ngoài doanh trại của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc, nằm gần các văn phòng của chính phủ và quốc hội Hong Kong.
Họ cũng đốt một biểu ngữ tuyên bố lễ kỷ niệm 70 năm ngày ra đời của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, hãng tin Anh Reuters đưa tin.
Một xe vòi rồng bốc cháy sau khi một trái bom xăng rơi vào, theo Reuters.
Một trong các vài rồng phun nước màu xanh, biện pháp được sử dụng ở nhiều nơi trên thế giới để nhận dạng người biểu tình sau đó.
Đây là tuần thứ hai liên tiếp, một số người mang cờ Mỹ và kêu gọi Tổng thống Donald Trump “giải phóng” Hong Kong.
Hồi đầu tháng, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper nói Trung Quốc nay nên thể hiện “sự kiềm chế.” Ông kêu gọi chính quyền Trung Quốc thay vì đàn áp, hãy “ngồi xuống và đàm phán với những người biểu tình và giải quyết những bất đồng.”
Vì sao lại có biểu tình tại Lãnh sự quán Anh?
Mặc dù Hong Kong là một phần của Trung Quốc, cam kết “một quốc gia hai chế độ” cho Hong Kong có mức độ tự trị cao và bảo vệ các quyền như tự do hội họp và tự do ngôn luận.
Nhưng người biểu tình bên ngoài Lãnh sự quán Anh hộ to “Một quốc gia, hai chế độ đã chết” và “Trả tự do cho Hong Kong”.
“Chúng tôi được hứa hẹn là người Hong Kong sẽ được hưởng những quyền con người cơ bản và được bảo vệ,” một người biểu tình nói với BBC.
“Chúng tôi tin rằng chính phủ Anh có quyền pháp lý và bổn phận đạo lý để bảo vệ người dân Hong Kong,” anh nói thêm.
Trung Quốc vẫn khăng khăng nói rằng họ thực hiện cam kết này.
Hong Kong: Bà Carrie Lam tuyên bố rút dự luật dẫn độ
Hong Kong: Vào Đền Quan Công tìm hiểu biểu tình phi lãnh tụ
Một số người biểu tình cũng muốn Anh thay đổi trạng thái cho những người giữ hộ chiếu Công dân Anh (ở nước ngoài), được cấp cho dân cư Hong Kong trước ngày trao trả 1997.
Loại hộ chiếu này cho phép người giữ hộ chiếu được thăm Anh sáu tháng nhưng không bao gồm quyền tự động được sống hay làm việc ở Anh.
Năm 2017, có khoảng 60.000 người giữ hộ chiếu Công dân Anh (ở nước ngoài) tại Hong Kong, theo tờ Bưu điện Hoa Nam. Nhưng bất kỳ ai có hộ chiếu đã hết hạn có thể xin ra hạn, theo tờ báo này.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-49707170
Hong Kong: Joshua Wong kêu gọi
Mỹ ủng hộ các cuộc biểu tình
Nhà hoạt động dân chủ Hong Kong Joshua Wong kêu gọi các nhà lập pháp Hoa Kỳ giúp đỡ những người biểu tình của anh tại quê nhà, những người vốn đã dẫn đầu nhiều tháng biểu tình trên đường phố, bao gồm kêu gọi bầu cử tự do, theo Reuters.Hôm thứ Bảy, Wong đã có cuộc phỏng vấn với Reuters ở New York trước chuyến thăm đến Washington theo kế hoạch.
Joshua Wong (Hoàng Chi Phong) được biết đến là một trong những sinh viên lãnh đạo phong trào Dù vàng ủng hộ Dân chủ ở Hong Kong năm 2014.
Người biểu tình: ‘Ông Trump hãy cứu lấy Hong Kong’
Joshua Wong đến Đức nói về nhân quyền
Joshua Wong gây ‘ấn tượng đẹp’ cho chính quyền Đức
Nhưng các cuộc biểu tình gần đây nhất ở Hong Kong, bắt nguồn từ một dự luật dẫn độ, phần lớn đầu không cần người dẫn đầu.
Dự luật hiện đã bị rút bỏ nhưng đòi hỏi của người biểu tình đã tăng lên trở thành sự yêu cầu cho một nền dân chủ lớn hơn và độc lập khỏi Trung Quốc đại lục.
“Chúng tôi hy vọng … sẽ có được sự ủng hộ của lưỡng đảng,” Joshua Wong nói về chuyến đi sắp tới ở Washington, và rằng các nhà lập pháp Hoa Kỳ nên đưa thêm một điều khoản về nhân quyền trong các cuộc đàm phán thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc.
Wong cũng hi vọng Quốc hội Mỹ sẽ thông qua Dự luật Nhân quyền và Dân chủ Hong Kong, vốn sẽ yêu cầu chính quyền Hong Kong phải lý giải vì sao nó xứng đáng được Washington đối xử đặc biệt trong nhiều thập kỷ qua, bao gồm các đặc quyền thương mại và kinh doanh.
Dự luật cũng có nghĩa là các quan chức ở Trung Quốc và Hong Kongg, những người xem nhẹ quyền tự trị của thành phố có thể phải đối mặt với các lệnh trừng phạt.
Thượng nghị sĩ Dân chủ Hoa Kỳ Chuck Schumer cho biết hồi đầu tháng rằng đó sẽ là ưu tiên hàng đầu của Đảng Dân chủ tại Thượng viện Hoa Kỳ trong phiên họp mới, bắt đầu vào thứ Hai.
Trong khi đó Trung Quốc đã cáo buộc các cường quốc nước ngoài, đặc biệt là Hoa Kỳ và Anh, đã thúc đẩy tình trạng bất ổn.
Các cuộc biểu tình mới nhất, thường liên quan đến các cuộc đụng độ bạo lực với cảnh sát, đã làm sôi sục Hong Kong hơn ba tháng qua. Hàng triệu người đã xuống đường, sân bay thậm chí phải đóng cửa trong hai ngày.
Những yêu cầu của người biểu tình bao gồm một cuộc điều tra độc lập về những gì họ mô tả là sự tàn bạo của cảnh sát và quyền bầu cử phổ quát.
Vào thứ Bảy, 14/9 có xảy ra một số cuộc đụng độ ở khu vực Vịnh Kowloon. Nhưng tình trạng bất ổn là không đáng kể so với những tuần trước khi những người biểu tình tấn công Văn phòng lập pháp, biểu tượng cho sự cai trị của Trung Quốc, phá hoại các trạm tàu điện ngầm và đốt cháy đường phố. Cảnh sát đã đáp trả bằng hơi cay, đạn cao su và vòi rồng.
Trung Quốc rất muốn dập tắt các cuộc biểu tình trước lễ kỷ niệm 70 năm vào ngày Quốc Khánh 1/10, ngày thành lập Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.
Bắc Kinh hiện vẫn chưa ra lệnh cho quân đội can thiệp vào các cuộc biểu tình.
Joshua Wong cho biết người dân Hong Kong sẽ tiếp tục chiến đấu bất chấp ngày Quốc khánh.
“Chúng tôi sẽ tiếp tục biểu tình cho quyền bầu cử tự do. Tôi thấy không có lý do gì để chúng tôi bỏ cuộc và đã đến lúc thế giới phải sát cánh cùng Hong Kong.”
Trong khi đó, Agnes Chow, người bị bắt cùng với Joshua Wong và cũng được tại ngoại, vừa bay sang Đức.
Chow sẽ gặp gỡ các chính khách quốc tế thảo luận về các yếu tố tác động Đài Loan, Hong Kong và Trung Quốc, theo như trên Facebook của cô.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-49658964
Hồng Kông : Biểu tình kêu gọi
Anh Quốc bảo vệ chống Trung Quốc
Tú AnhChủ Nhật 15/09/2019, phong trào dân chủ tổ chức một cuộc biểu tình trước toà lãnh sự Anh tại Hồng Kông yêu cầu Luân Đôn phải hành động tích cực hơn để bảo vệ dân chúng nhượng địa cũ trước chính sách của Bắc Kinh tước đoạt dần các quyền tự do. Đến buổi chiều, hàng chục ngàn người lại xuống đường ở trung tâm thành phố.
Theo AFP, trước cơ quan đại diện ngoại giao Anh Quốc tại Hồng Kông, hàng trăm người dân tập hợp hát quốc ca Anh và giương quốc kỳ Anh Quốc và lá cờ của nhượng địa trước 1997.
Nhiều người biểu tình trách Luân Đôn thiếu cứng rắn với Bắc Kinh, không có hành động tích cực ủng hộ dân Hồng Kông trong cuộc tranh đấu bảo vệ quy chế « một quốc gia hai chế độ » đang bị Bắc Kinh từng bước phủ nhận.
Một biểu ngữ ghi hàng chữ « Tuyên bố chung Trung Quốc-Anh Quốc 1984 đã trở thành vô giá trị » như vừa tố cáo Bắc Kinh nhưng cũng vừa chỉ trích Luân Đôn. Nhiều người biểu tình muốn được cấp quốc tịch Anh hay một quốc gia khác trong khối Thịnh Vượng Chung.
Từ sau 1997 đến nay, hàng trăm ngàn dân Hồng Kông được cấp hộ chiếu dành cho « Công dân Anh ở hải ngoại » gọi tắt là BNO (British National Oversea).
Theo một người biểu tình, quy chế này có thể bảo vệ người dân Hồng Kông đối phó với chính quyền Trung Quốc.
Nguyện vọng này đã được giới dân biểu Anh hưởng ứng. Khoảng 130 dân biểu ký một bức thư ngỏ kêu gọi Liên Hiệp Anh và các nước trong khối Thịnh Vượng Chung tiếp nhận người dân Hồng Kông muốn di cư.
Cũng theo AFP, phong trào dân chủ lại xuống đường trong ngày Chủ Nhật 15/09/2019, bất chấp lệnh cấm của chính quyền Hồng Kông. Cũng xuất phát phát từ Causeway Bay (Đồng La Loan) như vào cuối tuần trước, hàng chục ngàn người kéo về khu Trung Hoàn.
Cũng như những lần trước, những hình ảnh trở thành quen thuộc lại tái diễn. Tuần hành ôn hòa biến thành những trận xung đột giữa cảnh sát và các nhóm cực đoan tìm cách tràn vào trụ sở chính quyền đặc khu. Cảnh sát dùng lựu đạn cay, xe vòi rồng ngăn chận biểu tình, người biểu tình phản kích bằng gạch đá và bom xăng.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20190915-hong-kong-bieu-tinh-keu-goi-anh-quoc-bao-ve-chong-trung-quoc
Hồng Kông : Bắc Kinh quay sang “tấn công”
vua địa ốc Lý Gia Thành
Thanh HàChỉ cần một câu nói của người giàu nhất Hồng Kông khiến Bắc Kinh nổi dóa để Trung Quốc chụp mũ tỷ phú Lý Gia Thành (Li Ka Shing) ủng hộ người biểu tình. Vào lúc phong trào dân chủ tiếp thôi thúc học sinh, sinh viên tại đặc khu hành chính này xuống đường, ông vua địa ốc Hồng Kông tuyên bố « tương lai thuộc về giới trẻ Hồng Kông » và kêu gọi các bên đối thoại.
Bắc Kinh không hài lòng với phát biểu này và tố cáo đại gia họ Lý đẩy giá nhà đất tại Hồng Kông lên cao, gây phẫn nộ trong công luận và dẫn tới làn sóng biểu tình hiện nay.
Từ Hồng Kông thông tín viên Florence de Changy giải thích về mối quan hệ phức tạp giữa chính quyền tại Hoa Lục với nhà tỷ phú giàu nhất tại Hồng Kông.
Lý Gia Thành là nhà tỷ phú tiêu biểu nhất của Hồng Kông : Tay trắng làm nên sự nghiệp. Ông xuất thân từ một người bán hoa nhựa trên đường phố vào những năm 1950 để rồi trở thành một trong những doanh nhân thế lực nhất thế giới.
Giữa tháng 8 vừa qua, ông Lý Gia Thành đã mua nhiều trang báo cả bằng tiếng Hoa lẫn Anh ngữ để bày tỏ quan điểm về khủng hoảng Hồng Kông. Thông điệp của ông khá mập mờ. Không ai dám chắc là đã hiểu rõ ý của nhà tỷ phú này, ngoại trừ việc ông lên án bạo lực trong các cuộc biểu tình. Ông Lý Gia Thành bày tỏ quan điểm nhưng không đứng về phía nào. Bắc Kinh khi đó đã không có phản ứng gì.
Thế nhưng gần đây ông vua địa ốc Hồng Kông lại tuyên bố giới trẻ « là những chủ nhân trong tương lai của Hồng Kông » và ông Lý Gia Thành nhấn mạnh về tầm mức quan trọng của việc tìm ra một ngõ thoát cho Hồng Kông.
Một cơ quan cao cấp tại Bắc Kinh diễn giải tuyên bố này như một lời khuyến khích phe nổi dậy. Và thế là Bắc Kinh tố cáo nhà tài phiệt này là nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng địa ốc tại Hồng Kông.
Ông Lý Gia Thành lấy làm tiếc trước những nhận xét không xác đáng Bắc Kinh, đồng thời cho rằng đã ngoài 90 tuổi đời, ông thường xuyên bị hiểu nhầm.
Bắc Kinh và nhà tỷ phú Hồng Kông có một mối quan hệ phức tạp. Họ Lý có nhiều cơ sở tại Hoa Lục nhưng các đề án đó không hoàn toàn phù hợp với lý tưởng của đảng Cộng Sản Trung Quốc.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20190915-khung-hoang-hong-kong-bac-kinh-chia-mui-dui-vao-ong-vua-dia-oc-ly-gia-thanh
TQ đã xây căn cứ quân sự tại Philippines?
Dân mạng lan truyền một hình ảnh về địa điểm được cho là căn cứ quân sự bí mật của Trung Quốc ở Philippines. Tuy nhiên, sự thật không phải như vậy.Những ngày qua, một hình ảnh được lan truyền trên mạng xã hội Facebook và Twitter, tuyên bố là một căn cứ quân sự bí mật của Trung Quốc ở tỉnh Zambales, tây bắc Philippines. Hình ảnh cho thấy một công trình nhìn giống đường hầm, với một số người xuất hiện bên trong.
Một tài khoản Facebook có tên Ralph Melchor miêu tả: “Trong khi nhiều người Philippines nắm thông tin về việc Trung Quốc xây căn cứ quân sự ở các bãi đá khác nhau trên Biển Đông, họ lại không hay biết chuyện Trung Quốc đã bí mật xây một căn cứ quân sự sâu trong lòng đất ở Zambales, tỉnh gần nhất với bãi cạn Scarborough”.
Tuy nhiên, công trình này không nằm ở Philippines và cũng không phải là căn cứ quân sự của Trung Quốc. Kiểm chứng của trang AFP Fact Check ngày 11-9 cho thấy đây thật ra là đường hầm Gotthard nằm dưới dãy Alps ở Thụy Sĩ.
Hình ảnh này hóa ra đã được đăng cách đây nhiều năm và chỉ được dân mạng moi móc lại. Chẳng hạn, tạp chí Popular Mechanics của Mỹ đã đăng bức ảnh này từ tháng 3-2010.
Theo chú thích ảnh, công trình thời điểm đó đang được xây dựng, với chiều dài hơn 55km. Khi được hoàn thành, đây là đường hầm dài nhất trên thế giới. Việc đào hầm xuyên qua dãy Alps không phải là chuyện dễ. Do đó, thời gian hoàn thành đã được lùi tới vài năm và giá cũng đội lên hàng tỉ euro.
Trong khi đó, câu chuyện về căn cứ quân sự bí mật của Trung Quốc ở Zambales có thể đã được lấy từ một bài viết đăng trên trang achangephilippines.blogspot.com vào ngày 25-7-2016.
Cuối bài viết, trang này chú thích như sau: “Bài viết đặc biệt này đăng một phần vì mục đích giải trí và châm biếm. Các sự kiện không nên được hiểu là sự thật dù những vật thể hữu hình là có thật”.
Như vậy, rõ ràng người dùng mạng xã hội đã không xem xét kĩ lưỡng thông tin trên và đăng tải lên mạng, không rõ vì mục đích gì. Tuy nhiên, giữa bối cảnh quan hệ Trung Quốc – Philippines căng thẳng vì vấn đề Biển Đông gần đây, thông tin này đã nhận được sự quan tâm của người đọc.
Trong khi đó, những người dùng khác không hiểu rõ câu chuyện và chia sẻ vô tội vạ, dẫn tới thông tin sai đôi lúc được lan truyền nhanh và rộng khắp hơn thông tin đúng sự thật.
Ngày 11-9, quân đội Philippines thông báo đã ký một thỏa thuận sơ bộ cho phép nhà mạng Mislatel do tập đoàn China Telecom của Trung Quốc nắm 40% cổ phần lắp các thiết bị viễn thông và trạm thu phát sóng tại các căn cứ quân sự của quân đội Philippines.
Theo Hãng tin Reuters, thỏa thuận này được ký kết bất chấp những cảnh báo từ một số nghị sĩ Philippines cho rằng China Telecom có thể trở thành “con ngựa thành Troy” có khả năng đánh cắp các bí mật quốc gia của Philippines.
http://biendong.net/bi-n-nong/30375-tq-da-xay-can-cu-quan-su-tai-philippines.html
Liệu TQ có bị ảo tưởng khi Mỹ thả mồi?
“Trong cuộc thương chiến hiện nay, Trung Quốc mắc một sai lầm lớn là tự đánh giá bản thân “ngang cơ” với Mỹ”.Mỹ thả mồi trước đàm phán
Ngày 11/9, Tổng thống Mỹ Donald Trump thông báo theo yêu cầu của Bắc Kinh, ông đã nhất trí hoãn 2 tuần kế hoạch tăng thuế lên 30% đối với 250 tỷ USD hàng hóa vốn đã bị áp mức thuế 25%.
Trên Twitter, ông Trump viết: “Chúng tôi đã nhất trí dời thời điểm tăng thuế đối với 250 tỷ USD hàng hóa (từ 25 đến 30%) từ ngày 1/10 sang ngày 15/10, như một cử chỉ thiện chí”.
Theo ông Trump, động thái này được thực hiện theo đề nghị của “Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc và cũng do Trung Quốc sẽ kỷ niệm 70 năm quốc khánh (vào ngày 1/10)”.
Trước đó cùng ngày, Bộ Tài chính Trung Quốc thông báo sẽ miễn áp thuế bổ sung đối với 16 mặt hàng của Mỹ. Đây là lần đầu tiên Trung Quốc rút một số mặt hàng của Mỹ ra khỏi danh sách áp thuế bổ sung mà Bắc Kinh nhằm trả đũa Washington trong bối cảnh căng thẳng thương mại leo thang.
Theo thông báo được Bộ Tài chính Trung Quốc đưa ra trước thềm vòng đàm phán thương mại mới giữa hai nước, danh mục thứ nhất sẽ không bị áp thuế bổ sung bao gồm 12 dòng hàng trong đó thủy sản và thuốc chống ung thư, các dòng hàng này sẽ được hoàn thuế đã áp trong vòng 6 tháng kể từ ngày quyết định có hiệu lực.
Danh mục thứ hai gồm 4 dòng hàng thức ăn cho cá, máy y tế v.v., các mặt hàng này sẽ không bị áp thuế bổ sung song sẽ không được hoàn thuế đã đóng. Dự kiến, quyết định này sẽ có hiệu lực trong một năm, bắt đầu từ ngày 17/9 đến 16/9/2020.
Kể từ khi căng thẳng thương mại Mỹ-Trung leo thang từ tháng 7/2018, hai nước liên tiếp bổ sung các mức thuế áp với hàng hóa trị giá hàng trăm tỷ USD của nhau.
Mới nhất là việc chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump áp thuế 15% đối với các mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc tổng trị giá 125 tỷ USD, gồm loa thông minh, tai nghe bluetooth và nhiều loại giày dép.
Về phía Trung Quốc, Bắc Kinh áp các mức thuế bổ sung 5% và 10% đối với 1.717 mặt hàng của Mỹ. Trung Quốc cũng áp thuế 5% đối với dầu thô của Mỹ.
Theo kế hoạch, Trung Quốc và Mỹ sẽ tiến hành vòng đàm phán thương mại và kinh tế cấp cao lần thứ 13 vào đầu tháng 10 tới tại Washington. Tuy nhiên, giới phân tích cho rằng có rất ít kỳ vọng vào vòng đàm phán này.
Quả bóng dường như nằm trong chân Trung Quốc bởi chỉ có một con đường duy nhất là sự xuống thang từ phía Bắc Kinh.
Bản thân ông Trump từ khi tranh cử tổng thống Mỹ năm 2016, ông đã rất coi trọng việc “điều chỉnh” quan hệ kinh tế giữa Mỹ-Trung mà ông cho rằng Mỹ bị thất thế. Sau khi đắc cử, chính quyền của ông Trump đã thực thi các bước đi cứng rắn hơn về an ninh lẫn kinh tế với Trung Quốc.
Về phía Trung Quốc, giới phân tích nhấn mạnh, Bắc Kinh gần như không thể nhượng bộ trước những đòi hỏi của Mỹ, trong đó bao gồm những vấn đề nhạy cảm như việc đột nhập “không gian mạng” của Mỹ để đánh cắp và phá hoại; bắt buộc doanh nghiệp Mỹ chuyển giao công nghệ; vi phạm quyền sở hữu trí tuệ; trợ cấp các tập đoàn kinh tế nhà nước và gây ra tình trạng cạnh tranh không công bằng; Năm là, bán hàng phá giá vào thị trường Mỹ khiến nhiều doanh nghiệp Mỹ phá sản; thao túng tiền tệ…
Sau 11 vòng đàm phán, hai bên đồng ý về tiến trình giải quyết các vấn đề trong một dự thảo dày hơn 150 trang với từng chi tiết. Đầu tháng 5/2019, Bắc Kinh được cho là bất ngờ “trở mặt”.
Trung Quốc tự tin sai lầm
Theo giới phân tích, trong cuộc thương chiến hiện nay, Trung Quốc mắc một sai lầm lớn là tự đánh giá bản thân “ngang cơ” với Mỹ. Sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế ngày càng lớn giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đã mang lại cho Trung Quốc “một cảm giác giả” rằng họ đã đạt được sự cân bằng về quyền lực với Mỹ. Do đó, giới chức Trung Quốc tự tin có thể đạt được một thỏa thuận “đôi bên cùng có lợi” với Washington.
Hiện có một nhận thức phổ biến là liên kết kinh tế mạnh mẽ, được thể hiện rõ trong thương mại và đầu tư hai chiều trị giá hàng trăm tỷ USD mỗi năm, đã ràng buộc hai đất nước với văn hóa và hệ thống chính trị khác biệt nhau và khiến hai bên không thể rời bỏ nhau.
Tuy nhiên, sự “phụ thuộc lẫn nhau” giữa một nền kinh tế đang trỗi dậy, vốn vẫn phải phụ thuộc vào việc xuất khẩu hàng tiêu dùng và nhập khẩu công nghệ để tăng trưởng, và một quốc gia đã phát triển hoàn thiện, sẽ còn một chặng đường dài để có thể trở thành một sự cân bằng sức mạnh.
Trung Quốc ảo tưởng sức mạnh?
Sự “đoạn tuyệt” giữa hai nước sẽ gây ra một số hậu quả với Mỹ, song với Trung Quốc, những hậu quả còn thảm hại hơn nhiều. Bản thân giới chức Trung Quốc được cho đã quá tự tin khi không chuẩn bị cho tình huống bùng nổ một cuộc chiến thương mại giữa hai nước và biến thành cuộc chiến công nghệ và tiền tệ.
Theo giới phân tích, chỉ khi Bắc Kinh nhận ra họ “không cùng đẳng cấp” sức mạnh với Mỹ, hai bên mới có cơ hội đạt được một thỏa thuận thương mại trong ngắn hạn. Ngay cả trong trường hợp có một thỏa thuận, đây có thể sẽ chỉ là sự đình chiến trong một cuộc chiến kinh tế dai dẳng giữa hai nước.
Người Mỹ có vẻ đã chuẩn bị tinh thần cho tình huống này khi cố vấn kinh tế Nhà Trắng Larry Kudlow hôm 6/9 cho biết Mỹ muốn có những kết quả “trông thấy” từ các cuộc đối thoại thương mại Mỹ-Trung trong tháng 9 và vào tháng 10 tới, song cảnh báo có thể phải mất đến vài năm mới giải quyết được xung đột thương mại này.
Phát biểu trước báo giới ở bên ngoài Nhà Trắng, ông Kudlow cho biết mặc dù Mỹ và Trung Quốc đã đàm phán về thương mại và các vấn đề sở hữu trí tuệ trong 18 tháng qua, song đó cũng chỉ là một khoảng thời gian ngắn nếu so với mức độ nghiêm trọng của vấn đề, và các cuộc đàm phán có thể kéo dài hơn nhiều.
Ông còn so sánh với với cuộc cạnh tranh của Mỹ chống Liên Xô thời Chiến tranh Lạnh: “Với một thỏa thận có tầm quan trọng toàn cầu như thế này, tôi không nghĩ là 18 tháng là một khoảng thời gian dài.
Những được mất là rất lớn, chúng ta phải điều chỉnh đúng đắn, và nếu điều đó có mất đến một thập kỷ thì cũng hợp lý thôi”.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/30372-lieu-tq-co-bi-ao-tuong-khi-my-tha-moi.html
Quốc khánh Trung Quốc:
Cấm diều giấy và bồ câu tại Bắc Kinh
Tú AnhChuẩn bị lễ kỷ niệm 70 năm đảng Cộng sản cầm quyền, chính quyền Trung Quốc cấm thả diều giấy, bồ câu và drone kể từ 15/09/2019 đến hết ngày 01/10/2019.
Theo AP và Tân Hoa xã, mọi hoạt động thả « vật bay » như diều giấy, drone và chim bồ câu, đèn lồng, khí cầu bị cấm triệt để tại 7 trên 16 quận của thủ đô Bắc Kinh. Lệnh cấm có hiêu lực trong vòng hai tuần lễ, kể từ ngày 15 tháng 9 cho đến hết ngày 1 tháng 10.
Quảng trường Thiên An Môn cũng như nhiều ngả đường chung quanh bị phong tỏa suốt hai ngày cuối tuần để các đơn vị chiến xa, quân xa tập dợt chuẩn bị cho ngày lễ đánh dấu 70 năm Mao Trạch Đông thành lập nước Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa.
Thua trận, Tưởng Giới Thạch rút ra đảo Đài Loan và thành lập chính phủ Trung Hoa Dân Quốc, đối đầu với Bắc Kinh cho đến ngày nay.
Ban tổ chức cho biết là so với những lần kỷ niệm 50 năm, 60 năm đảng Cộng sản chiếm chính quyền kể cả cuộc biểu dương lực lượng đánh dấu 70 năm kết thúc Thế chiến hai vào năm 2015, cuộc diễn binh năm nay sẽ « hoành tráng » hơn nhiều.
Ngày 01/10, chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ đọc một bài diễn văn trước 100.000 người tham dự. Tuy nhiên, dân chúng phải đứng cách xa nơi hành lễ ít nhất là một tòa nhà và đằng sau một lớp hàng rào cản.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20190915-trung-quoc-bac-kinh-cam-dieu-giay-va-bo-cau-ngay-quoc-khanh