Tin Việt Nam – 30/08/2019
Thứ Sáu, 30 tháng 8, 2019
18:11
//
- Tin Việt Nam
,
Slider
Cảnh sát điều tra viết thêm vào biên bản hỏi cung:
nguồn cơn án oan?
Khởi tố cảnh sát điều tra
Trong bản tin loan đi ngày 29/08/19, Báo mạng Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh, cho biết Cơ quan Điều tra Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao vừa tống đạt quyết định khởi tố bị can đối với Trung tá Nguyễn Việt Cường, 43 tuổi, cựu điều tra viên thuộc Công an thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên theo khoản 2, Điều 375 Bộ luật Hình sự năm 2015.
Trung tá Nguyễn Việt Cường bị buộc tội làm sai lệch hồ sơ vụ án, do tự ý viết thêm nội dung vào biên bản hỏi cung một vụ án hình sự liên quan vận chuyển và mua bán trái phép chất ma túy hồi tháng 7 năm 2012.
Tại thời điểm đó, Trung tá Nguyễn Việt Cường, được giao trách nhiệm thụ lý điều tra vụ án trong vai trò là Đội trưởng Đội Cảnh sát Điều tra tội phạm ma túy Công an thành phố Tuy Hòa.
Báo mạng Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh cho biết rõ rằng vụ án vừa nêu được đưa ra xét xử sơ thẩm hồi tháng 3 năm 2014 và phúc thẩm vào tháng 9 cùng năm.
Tại phiên phúc thẩm, Tòa án Nhân dân tỉnh Phú Yên hủy bản án sơ thẩm đối với Nguyễn Hồng Ngọc Anh, một trong các bị cáo của vụ án để điều tra lại. Và trong quá trình điều tra lại vụ án, Viện Kiểm sát Nhân dân thành phố Tuy Hòa đã phát hiện Trung tá Nguyễn Việt Cường tự ý viết thêm nhiều nội dung vào các bản cung có tính chất buộc tội đối với bị can, làm sai lệch hồ sơ vụ án. Viện Kiểm sát Nhân dân thành phố Tuy Hòa đề nghị giám định các biên bản hỏi cung này.
Ở Việt Nam, việc bức cung, dùng nhục hình và làm sai lệch hồ sơ điều tra thì xảy ra rất nhiều. Trong thời gian đi tù và nghe bạn tù nói về nhiều việc như bị tra tấn, bị bức cung nhục hình và bị bắt ký vào những tờ biên bản để trống. Gần đây nhất là trường hợp tù nhân lương tâm Nguyễn Văn Hóa bị lập biên bản và bị bắt ký vào những biên bản vẫn còn khoảng trống. Hóa đã không chịu ký thì bị đánh
-Blogger Điếu Cày-Nguyễn Văn Hải
-Blogger Điếu Cày-Nguyễn Văn Hải
Kết quả, cảnh sát điều tra Nguyễn Việt Cường bị đình chỉ chức Trưởng Công an phường Phú Thạnh, thành phố Tuy Hòa và bị tạm đình chỉ công tác để phục vụ điều tra trước khi nhận được quyết định khởi tố của Cơ quan Điều tra Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao.
Không phải là trường hợp cá biệt
Vào tối ngày 29 tháng 8, Luật sư Phạm Công Út lên tiếng với RFA rằng theo ghi nhận của ông thì trường hợp Trung tá Cảnh sát Điều tra Nguyễn Việt Cường tự ý viết thêm vào bản cung không phải là trường hợp cá biệt:
“Theo kinh nghiệm, tôi thấy hiện tượng đó là nhiều. Thậm chí là rất nhiều. Việc (cảnh sát điều tra) viết thêm, điền thêm diễn ra rất nhiều bởi vì khi lấy lời khai của bị can hoặc của người bị tình nghi thì các bản cung không có khóa cái đuôi, tức là phần cuối cùng của bản cung thường để trống và cảnh sát điều tra kêu bị can, người bị tình nghi hay người bị tố giác ký tên vào. Những người bị điều tra thường lâm vào tình trạng mệt mỏi do làm việc mấy tiếng đồng hồ liên tục, mà đa số họ không để ý phần cuối cùng để trống còn lại là phải gạch chéo, phải khóa đuôi do đó sau khi ký tên rồi thì phía điều tra viên có thể thêm, bớt. Thậm chí có những bản cung không có chữ mà bị can vẫn phải ký tên vô vì người ta sợ hãi mà ký vào. Chúng tôi chứng kiến một số vụ án khi ra tòa, bị cáo nói là phần này họ không khai nhưng chữ ký thì đúng là chữ ký của bị cáo. Phần viết thêm đó gọi là là phần bất lợi nhất trong toàn bộ bản cung, dựa vào phần cuối của bản cung để kết tội.”
Cựu tù nhân lương tâm, Blogger Điếu Cày-Nguyễn Văn Hải cũng xác nhận tình trạng này với RFA:
“Ở Việt Nam, việc bức cung, dùng nhục hình và làm sai lệch hồ sơ điều tra thì xảy ra rất nhiều. Trong thời gian đi tù và nghe bạn tù nói về nhiều việc như bị tra tấn, bị bức cung nhục hình và bị bắt ký vào những tờ biên bản để trống. Gần đây nhất là trường hợp tù nhân lương tâm Nguyễn Văn Hóa bị lập biên bản và bị bắt ký vào những biên bản vẫn còn khoảng trống. Hóa đã không chịu ký thì bị đánh.”
Qua trao đổi với Luật sư Phạm Công Út, chúng tôi được biết tình trạng cảnh sát điều tra tại Việt Nam thường tự ý viết vào bản cung là do phía nhân viên điều tra bị áp lực về thời hạn tố tụng, tức là thời gian điều tra bị giới hạn và họ phải nhanh chóng hoàn tất hồ sơ điều tra để đạt thành tích thi đua. Bên cạnh đó cũng không thể không bỏ sót vì mục đích tư lợi của nhân viên điều tra mà họ thay đổi thêm, bớt nội dung trong bản hỏi cung.
Một số luật sư còn nhấn mạnh với RFA rằng mặc dù tại các phiên tòa, bị cáo nói rằng họ không cung khai theo như trong bản cung và dù luật sư và hội đồng xét xử có thể nghi ngờ, thế nhưng hội đồng xét xử phó mặc số phận của bị cáo mà họ chỉ tuyên theo hồ sơ điều tra và do đó hậu quả là có rất nhiều oán oan tại Việt Nam.
Đài Á Châu Tự Do nêu vấn đề với Luật sư Phạm Công Út, rằng có phải trường hợp hiếm hoi của Trung tá Nguyễn Việt Cường bị phát hiện và bị khởi tố bởi vì hồ sơ vụ án được yêu cầu điều tra lại hay không, và được ông trả lời:
“Việc trả hồ sơ để điều tra bổ sung thì theo Luật Tố tụng quy định là điều tra viên không bị thay đổi trong trường hợp trả hồ sơ điều tra bổ sung hoặc án bị hủy; vẫn là điều tra viên đó. Cho dù đầu tiên do điều tra viên làm sau đó đưa ra xử sơ thẩm, rồi xong việc. Sau đó đưa ra xử phúc thẩm, xử xong rồi hủy và quay lại thì không thay đổi điều tra viên và kiểm sát viên. Hai chủ thế đó không bị thay đổi. Chỉ có chủ thể hội đồng xét xử bị thay đổi, tức là đã tham gia xét xử rồi thì không được xét xử nữa. Tức là đã tiến hành tố tụng rồi thì không được tiến hành tố tụng nữa. Còn riêng điều tra viên, kiểm sát viên thì không bị rơi vào ‘vùng cấm’ đó do đó họ vẫn tiếp tục điều tra và họ phải bảo vệ cái sai trước đó của họ.”
Kêu gọi minh bạch trong tư pháp
Đài RFA ghi nhận có thể nói vụ việc Trung tá Cảnh sát Điều tra Nguyễn Việt Cường là trường hợp lần đầu tiên được truyền thông nhà nước loan tin kể từ sau khi Ủy ban Chống Tra tấn của Liên Hiệp Quốc đưa ra các khuyến nghị cho Việt Nam cần thực hiện theo Công ước Chống tra tấn, sau phiên họp định kỳ lần thứ 65 của Ủy ban Chống tra tấn của Liên Hiệp Quốc diễn ra hồi trung tuần tháng 11 năm 2018 cũng như các tổ chức nhân quyền và chính phủ trên thế giới kêu gọi Việt Nam cải tổ hệ thống tư pháp minh bạch hơn.
Theo Luật Tố tụng quy định là điều tra viên không bị thay đổi trong trường hợp trả hồ sơ điều tra bổ sung hoặc án bị hủy; vẫn là điều tra viên đó. Cho dù đầu tiên do điều tra viên làm sau đó đưa ra xử sơ thẩm, rồi xong việc. Sau đó đưa ra xử phúc thẩm, xử xong rồi hủy và quay lại thì không thay đổi điều tra viên và kiểm sát viên. Hai chủ thế đó không bị thay đổi. Chỉ có chủ thể hội đồng xét xử bị thay đổi, tức là đã tham gia xét xử rồi thì không được xét xử nữa. Tức là đã tiến hành tố tụng rồi thì không được tiến hành tố tụng nữa. Còn riêng điều tra viên, kiểm sát viên thì không bị rơi vào ‘vùng cấm’ đó do đó họ vẫn tiếp tục điều tra và họ phải bảo vệ cái sai trước đó của họ-
Luật sư Phạm Công Út
Blogger Điếu Cày-Nguyễn Văn Hải lưu ý mặc dù quy định pháp luật của Việt Nam ghi rõ phải có sự tham gia của luật sư trong quá trình điều tra, tuy nhiên trên thực tế hầu hết các cuộc điều tra của cảnh sát điều tra đều không có mặt của luật sư cũng như không có sự giám sát nào để bảo vệ cho người bị điều tra. Blogger Điếu Cày-Nguyễn Văn Hải khẳng định rằng ở Việt Nam, công an luôn bắt người trước rồi mới điều tra sau với động cơ để buộc tội, chứ không phải điều tra để chứng minh người bị bắt vô tội. Và, theo nhận định của Blogger Điếu Cày-Nguyễn Văn Hải thì giới luật sư và người dân phải vận dụng quy định của pháp luật cũng như có sự vào cuộc của truyền thông thì những vụ việc như của nhân viên điều tra-Trung tá Nguyễn Việt Cường mới bị phơi bày và mang ra ánh sáng.
Luật sư Phạm Công Út cho rằng trường hợp Trung tá Cảnh sát Điều tra ở tỉnh Phú Yên bị phát hiện và bị khởi tố là vì đã vượt ra khỏi tầm kiểm soát của địa phương và do Cơ quan Điều tra Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao thụ lý. Luật sư Phạm Công Út lý giải ngày càng nhiều người dân được giới luật sư hỗ trợ về kiến thức pháp luật nên những trường hợp như thế bị phanh phui và tố cáo trực tiếp lên cấp Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao để giải quyết.
Luật sư Phạm Công Út và một số luật sư mà Đài RFA tiếp xúc mong muốn truyền thông nhà nước tích cực hơn nữa trong việc phổ biến kiến thức pháp luật rộng rãi đến dân chúng để họ nhận biết thế nào là nhóm tội “xâm phạm hoạt động tư pháp”, như trường hợp nhân viên điều tra tự ý viết thêm vào bản cung, để người dân có thể chủ động tố cáo theo đúng thủ tục và trình tự pháp lý đến Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao nhằm góp phần hạn chế những bản án oan sai tại Việt Nam.
VN sẽ tuy tố công dân Australia gốc Việt
với cáo buộc khủng bố
Công dân Australia gốc Việt Châu Văn Khảm sẽ bị Việt Nam truy tố với cáo buộc khủng bố sau khi bị bắt giam đến nay hơn 7 tháng.
Mạng báo ABC loan tin ngày 30 tháng 8 theo thông cáo của Vụ Báo chí của Bộ Ngoại giao Việt Nam như vừa nêu đưa ra với báo này vào tối ngày 29 tháng 8.
Theo thông cáo của Vụ Báo Chí thuộc Bộ Ngoại Giao Việt Nam thì vào ngày 29 tháng 7 cơ quan điều tra đã công bố quyết định khởi tố ông Châu Văn Khảm về những hoạt động khủng bố chống lại chính quyền Việt Nam.
Cũng theo quyết định của cơ quan điều tra thì hoạt động của ông Châu Văn Khảm dính líu đến việc sử dụng các giấy tờ giả mạo. Cụ thể theo cơ quan điều tra Việt Nam, ông Châu Văn Khảm nhập cảnh Việt Nam qua ngã Campuchia bằng giấy tờ giả mạo.
Tin cho biết ông Châu Văn Khảm đã bị điều tra theo Điều 109, Bộ Luật Hình Sự Việt Nam 2015. Điều luật này qui định rằng người nào tham gia một tổ chức chống lại chính quyền Việt Nam sẽ bị phạt tù từ 12 đến 20 năm , tù chung thân hay tử hình.
Ông Châu Văn Khảm, 70 tuổi, được cho biết là một nhà hoạt động nhân quyền tích cực trong cộng đồng người gốc Việt ở Australia. Ông bị bắt tại Thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 13 tháng 1 vừa qua khi đang gặp một thành viên của tổ chức xã hội dân sự độc lập ‘Hội Anh Em Dân Chủ, ông Nguyễn Văn Viễn.
Tin tức về việc sắp xét xử vụ ông Châu Văn Khảm được đưa ra chỉ một ngày sau cuộc đối thoại nhân quyền Việt Nam- Australia lần thứ 16 diễn ra ở Canberra hôm ngày 29 tháng 8.
Nhân dịp đối thoại nhân quyền Australia- Việt Nam lần thứ 16 cũng như chuyến thăm Việt Nam của thủ tướng Scott Morrison, Tổ chức theo dõi Nhân quyền Human Rights Watch, ra thông cáo báo chí kêu gọi chính phủ Canberra thúc ép Hà Nội cải thiện thành tích nhân quyền tồi tệ của Việt Nam lâu nay.
Dân cư Hà Nội bị ảnh hưởng độc hại như thế nào
sau vụ cháy ở Công ty Rạng Đông?
Chính quyền phường Hạ Đình thu hồi văn bản cảnh báo về nguy cơ độc hại từ vụ cháy ở Công ty Rạng Đông chỉ sau một ngày ban hành.
Nhanh chóng ban hành khuyến cáo
Ngay sau khi xảy ra vụ cháy nhà máy Bóng đèn Phích nước Rạng Đông vào hôm 28/08/19, Ủy ban Nhân dân (UBND) phường Hạ Đình ra thông báo khuyến nghị người dân không sử dụng thực phẩm rau, hoa quả, gia cầm, cá, lợn được nuôi trong vòng bán kính 1 km tính từ tâm của đám cháy trong vòng 21 ngày. Người dân cũng được khuyến cáo không nên sử dụng nước ở các bể chứa trong bán kính 1 km từ tâm của đám cháy.
Song song với văn bản khuyến nghị của UBND phường Hạ Đình, cơ quan chức năng cũng khuyến cáo sơ tán trẻ nhỏ, người già và người bệnh ra khỏi khu vực chịu ảnh hưởng từ đám cháy trong thời gian từ 1 đến 10 ngày và nếu như người dân có dấu hiện bất thường thì nên đến cơ sở y tế kiểm tra.
Một số chuyên gia khoa học lên tiếng với truyền thông quốc nội rằng cảnh báo của UBND phường Hạ Đình về nguy cơ nhiễm độc và kêu gọi người dân cần chú ý phòng nhiễm độc, sau vụ cháy ở nhà máy Công ty Rạng Đông, là cần thiết.
Phó Giáo sư Trần Hồng Côn, thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội được Báo mạng Người Lao Động Online, vào ngày 30 tháng 8 dẫn lời cho rằng thông báo của phường Hạ Đình “không dùng thực phẩm nuôi trồng trong bán kính 1km tính từ vụ cháy” là phù hợp, với lời giải thích rằng chất thủy ngân và bột huỳnh quang được sử dụng để sản xuất bóng đèn bị nung trong nhiệt độ cao sẽ thành thể hơi, hòa vào không khí và phát tán với nồng độ cao sẽ gây hại sức khỏe con người.
Lập tức thu hồi cảnh báo
Thế nhưng chỉ sau 1 ngày ban hành thông báo, UBND phường Hạ Đình ra quyết định thu hồi khuyến nghị qua viện dẫn “không đúng thẩm quyền và chưa đủ cơ sở”.
Bản thân những người làm công tác quản lý nên người ta không hiểu biết về khoa học, do đó trước hết phải để các nhà khoa học lên tiếng và căn cứ vào phân tích của các nhà khoa học để đưa ra cảnh báo kịp thời và thiết thực đối với người dân. Họ đã đưa ra thông báo thì căn cứ vào cái gì để khuyến nghị về độc hại? Và khi rút lại thì ít nhất họ cũng phải căn cứ vào một cơ sở nào đó để họ trấn an người dân yên tâm. Vả lại không thể nói ảnh hưởng trong thời gian ngắn được, mà phải có những nghiên cứu, điều tra và đánh giá của các nhà khoa học
-Cư dân Hà Nội
Chánh văn phòng UBND quận Thanh Xuân, bà Vương Thị Vân Khánh, vào sáng ngày 30 tháng 8, cũng chính thức thông báo quyết định thu hồi khuyến nghị của UBND phường Hạ Đình.
Đài RFA ghi nhận việc nhanh chóng ban hành khuyến nghị của chính quyền địa phương phường Hạ Đình về nguy cơ độc hại sau vụ cháy ở nhà máy Công ty Rạng Đông và ngay sau đó thu hồi đã làm dấy lên sự quan ngại trong dư luận, trong đó có dân chúng thủ đô. Cô Bích Phượng, từ Hà Nội, vào tối ngày 30 tháng 8 cho biết cô rất lo ngại xoay quanh việc thông báo của chính quyền địa phương:
“Bản thân những người làm công tác quản lý nên người ta không hiểu biết về khoa học, do đó trước hết phải để các nhà khoa học lên tiếng và căn cứ vào phân tích của các nhà khoa học để đưa ra cảnh báo kịp thời và thiết thực đối với người dân. Họ đã đưa ra thông báo thì căn cứ vào cái gì để khuyến nghị về độc hại? Và khi rút lại thì ít nhất họ cũng phải căn cứ vào một cơ sở nào đó để họ trấn an người dân yên tâm. Vả lại không thể nói ảnh hưởng trong thời gian ngắn được, mà phải có những nghiên cứu, điều tra và đánh giá của các nhà khoa học.”
Báo mạng VnExpress, vào ngày 30 tháng 8 còn trích lời của Tiến sĩ Hoàng Dương Tùng, nguyên Phó Tổng cục Môi trường, Chủ tịch Mạng lưới Không khí sạch Việt Nam bày tỏ rằng ông “rất bất ngờ” trước quyết định thu hồi văn bản cảnh báo của UBND phường Hạ Đình.
Trong khi đó, vào tối cùng ngày 30 tháng 8, Tiến sĩ Khoa học Nguyễn Văn Khải lại khẳng định với RFA rằng quyết định thu hồi cảnh báo về độc hại của Chính quyền phường Hạ Đình là việc làm đúng:
‘Hoan nghênh UBND quận Thanh Xuân đã thu hồi cảnh báo của phường Hạ Đình. Đấy là thông báo phản khoa học. Tại sao lại lấy mốc 21 ngày mà không phải 20 hay 22 ngày? Dựa vào cơ sở nào và ai chứng minh điều đó được? Bây giờ hỏi một câu rằng tại sao cho trẻ em và người già sơ tán từ 1 đến 10 ngày? Từ nhà máy bị cháy thì khói bụi sẽ theo hướng gió thổi, thế thì tại sao lại chỉ khoanh vùng trong 1 km?”
Giải quyết hậu quả ra sao?
UBND quận Thanh Xuân cho biết nhiều cơ quan chuyên môn vào sáng ngày 30 tháng 8 đến hiện trường đám cháy để kiểm tra an toàn môi trường, tiến hành khảo sát và quan trắc, lấy mẫu xét nghiệm đất, nước, không khí tại khu vực xảy ra cháy và các khu vực lân cận.
Báo Thanh Niên Online cho biết kết quả phân tích nhanh vào chiều cùng ngày cho thấy các thông số như vi khí hậu, nhiệt độ, bụi…ở mức độ bình thường và các chỉ số của thủy ngân, chì, kim loại nặng đều trong ngưỡng cho phép an toàn đối với người dân; đồng thời các mẫu xét nghiệm thu thập được sẽ được xét nghiệm lần cuối cùng tại phòng thí nghiệm của Viện Sức khỏe Nghề nghiệp và Môi trường. Kết quả sẽ được gửi về Sở Y tế Hà Nội và UBND quận Thanh Xuân.
Yêu cầu Chính quyền Hà Nội khẩn trương lo nhanh một là đo thành phần trong không khí, hai là thành phần trong nước ngầm. Quan trọng nhất là hiện nay, sau khi bị cháy như thế, thì còn rất nhiều loại khác nên phải chặn lại nguồn nước ở nhà máy của công ty đó. Tất cả kim loại nặng lắng đọng chảy vào hố thì không cho chảy vào mương, ống và mạch nước ngầm. Tức là phải xem xét về nguồn nước. Ở đó có nhà máy nước Hạ Đình sử dụng nước ngầm. Thế thì phải kiểm tra mạch nước ngầm có bị nhiễm độc không? Nếu bị nhiễm độc thì phải xử lý. Và cuối cùng là phải triệt để tạo điều kiện cho việc thu dọn nhựa bị cháy ở nhà máy Rạng Đông
-TS. Nguyễn Văn Khải
Trong cùng ngày 30 tháng 8, Công ty Rạng Đông lên tiếng trên truyền thông rằng công ty không sử dụng thủy ngân làm bóng đèn, mà chỉ sử dụng loại amalgam để sản xuất thay thế cho thủy ngân lỏng từ năm 2016, cho nên không gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
Mặc dù vậy, giới chuyên gia cũng kêu gọi Chính quyền Hà Nội cần nhanh chóng tiến hành những biện pháp nhằm ngăn chặn nguy cơ độc hại từ nguồn nước và nhựa bị cháy. Tiến sĩ Nguyễn Văn Khải nhấn mạnh với RFA:
“Yêu cầu Chính quyền Hà Nội khẩn trương lo nhanh một là đo thành phần trong không khí, hai là thành phần trong nước ngầm. Quan trọng nhất là hiện nay, sau khi bị cháy như thế, thì còn rất nhiều loại khác nên phải chặn lại nguồn nước ở nhà máy của công ty đó. Tất cả kim loại nặng lắng đọng chảy vào hố thì không cho chảy vào mương, ống và mạch nước ngầm. Tức là phải xem xét về nguồn nước. Ở đó có nhà máy nước Hạ Đình sử dụng nước ngầm. Thế thì phải kiểm tra mạch nước ngầm có bị nhiễm độc không? Nếu bị nhiễm độc thì phải xử lý. Và cuối cùng là phải triệt để tạo điều kiện cho việc thu dọn nhựa bị cháy ở nhà máy Rạng Đông.”
Còn Tiến sĩ Lê Huy Bá, nguyên viện trưởng Viện Khoa học Công nghệ và Quản lý Môi trường nói với Báo mạng Zing.vn rằng để khắc phục sự cố sau vụ cháy thì Công ty Rạng Đông cần xác định chất độc trong đất, nước và không khí; đồng thời phải thông báo ngay đến cơ quan chức năng, đặc biệt là phải chú ý ngoài các chất độc thông thường thì nhà quản lý còn phải đo mức độ phóng xạ trong không khí để đảm bảo an toàn cho sức khỏe người dân.
Các hãng hàng không đồng loạt từ chối
bán vé cho nữ công an đại náo sân bay
Các hãng hàng không chính của Việt Nam như Vietnam Airlines, Bamboo Airways, Vietjet… đã đồng loạt gửi văn bản cho các đại lý, yêu cầu không bán vé cho nữ đại úy công an Lê Thị Hiền, người đã trở nên “nổi tiếng” sau vụ “đại náo” sân bay Tân Sơn Nhất gần đây.
Trước đó, vào chiều 11/8, bà Lê Thị Hiền đi cùng chồng và con đến làm thủ tục bay tại sân bay Tân Sơn Nhất để về Hà Nội. Khi bị nhân viên Vietnam Airlines từ chối miễn cước hành lý cho kiện hành lý thứ 5 (mà theo quy định chỉ được miễn cước đến 4 kiện), nữ đại úy công an không những dùng lời lẽ thô tục, lớn tiếng đe dọa, mà còn nắm tóc, hành hung các nhân viên hàng không.
Những đoạn video ghi lại cảnh gây hấn của bà Hiền đã gây xôn xao mạng xã hội vào tuần trước, khiến Cục hàng không Việt Nam sau đó ra quyết định cấm bay 1 năm đối với bà Hiền, bắt đầu từ ngày 27/8/2019 – 26/8/2020.
Sau thời gian bị cấm bay, bà Lê Thị Hiền còn phải chịu sự kiểm tra trực quan bắt buộc trong 1 năm tiếp theo nếu có nhu cầu đi lại bằng đường hàng không.
Hiện các hãng hàng không như Vietnam Airlines, Jestar Pacific, Bamboo Airways… đã gửi ra thông báo trên toàn hệ thống, yêu cầu “kịp thời phát hiện” và “ngăn chặn”, từ chối bán vé máy bay, không cung cấp dịch vụ bay cho bà Hiền, theo tường thuật của truyền thông trong nước ngày 30/8.
Vụ nữ đại úy công an 36 tuổi “đại náo” sân bay đã trở thành tâm điểm thổi bùng bức xúc xã hội trong suốt tuần qua về cách hành xử của giới công quyền, đặc biệt sau khi đồn công an Cảng hàng không Tân Sơn Nhất ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính 200.000 đồng đối với bà Hiền, một mức phạt mà công luận cho rằng tiêu biểu cho sự bất công trong vấn đề xử phạt tại Việt Nam.
Chính quyền phường Hạ Đình thu hồi khuyến cáo
nguy cơ độc hại sau vụ cháy ở Công ty Rạng Đông
Chủ tịch Ủy ban Nhân dân (UBND) phường Hạ Đình ra quyết định thu hồi văn bản khuyến cáo nguy cơ nhiễm độc đối với người dân sau khi nhà máy Bóng đèn Phích nước Rạng Đông bị cháy vào ngày 28 tháng 8.
Truyền thông trong nước vào ngày 30 tháng 8 dẫn lời của Chủ tịch UBND phường Hạ Đình cho biết quyết định thu hồi vừa nêu được ban hành vào hôm 29 tháng 8, với lý do là “không đúng thẩm quyền và chưa đủ cơ sở”.
Chánh văn phòng UBND quận Thanh Xuân, bà Vương Thị Vân Khánh chính thức thông báo vào sáng ngày 30 tháng 8, đồng thời cho biết quận Thanh Xuân đang phối hợp với các cơ quan chức năng để giải quyết hậu quả vụ cháy và sẽ công khai khi có kết quả.
Ngay sau khi xảy ra vụ cháy nhà máy Bóng đèn Phích nước Rạng Đông ở phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội xảy ra, UBND phường Hạ Đình ra thông báo khuyến nghị người dân không sử dụng thực phẩm rau, hoa quả, gia cầm, cá, lợn được nuôi trong vòng bán kính 1 km tính từ tâm của đám cháy trong vòng 21 ngày. Người dân cũng được khuyến cáo không sử dụng nước ở các bể chứa trong bán kính 1 km từ tâm của đám cháy.
Song song với văn bản khuyến nghị của UBND phường Hạ Đình, cơ quan chức năng cũng khuyến cáo sơ tán trẻ nhỏ, người già và người bệnh ra khỏi khu vực chịu ảnh hưởng từ đám cháy trong thời gian từ 1 đến 10 ngày và nếu như người dân thấy có biểu hiện bất thường thì cần đến cơ sở y tế kiểm tra.
Trong cùng ngày 30 tháng 8, cơ quan chức năng cho báo giới biết đã tiến hành đo quan trắc, lấy mẫu không khí tại khu vực bị cháy và dự kiến sẽ có kết quả trong vòng 2 tuần lễ.
Phía Công ty Rạng Đông lên tiếng trên truyền thông rằng công ty không sử dụng thủy ngân làm bóng đèn, mà chỉ sử dụng loại amalgam để sản xuất thay thế cho thủy ngân lỏng từ năm 2016, cho nên không gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
Vụ cháy Nhà máy Bóng đèn Phích nước Rạng Đông hôm 28 tháng 8 gây thiệt hại cho công ty này ước tính lên đến 150 tỷ đồng và công ty đang điều tra nguyên nhân gây ra vụ cháy.
Kiểm điểm bí thư Sơn La
về vụ gian lận thi cử trước khi về hưu
Ông Hoàng Văn Chất, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Sơn La bị kỷ luật khiển tránh về vụ gian lận thi cử trong kỳ thi Trung học Phổ Thông vào năm ngoái tại tỉnh này. Biện pháp kỷ luật được đưa ra chỉ một tháng trước khi ông về nghỉ hưu vào ngày 1/9 tới đây.
Tin từ trong nước vào ngày 30 tháng 8 dẫn thông báo tại phiên họp toàn thể lần thứ 39, UBND tỉnh Sơn La khóa XIV nhiệm kỳ 2016-2021, về quyết định cho ông Hoàng Văn Chất nghỉ hưu.
Trong vụ gian lận thi cử tại kỳ thi trung học phổ thông quốc gia năm 2018, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị Ban Bí thư xem xét, yêu cầu Ban Thường vụ Tỉnh ủy Sơn La và Bí thư Hoàng Văn Chất kiểm điểm, rút kinh nghiệm sâu sắc.
Bên cạnh đó, Ủy ban Kiểm tra Trung ương xem xét, kết luận dấu hiệu vi phạm đối với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Sơn La như không chấp hành nghiêm nguyên tắc tập trung dân chủ và quy chế làm việc, thiếu lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát, để xảy ra một số vi phạm, khuyết điểm trong công tác cán bộ, thực hiện một số dự án đầu tư xây dựng.
Ông Hoàng Văn Chất sinh năm 1959, quê quán xã Trực Tĩnh, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định.
Ông Hoàng Văn Chất được bầu giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Sơn La khóa XIII nhiệm kỳ 2010-2015. Trước đó ông là Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Sơn La.
Nhà báo Phạm Đoan Trang được đề cử
Giải thưởng Tự do báo chí thế giới 2019
Cô Phạm Đoan Trang, một nhà báo bất đồng chính kiến ở Việt Nam vừa được tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới RSF đề cử cho Giải thưởng Tự do báo chí thế giới ở hạng mục Tầm ảnh hưởng.
Có 12 tổ chức và cá nhân được tổ chức RSF đề cử cho 3 hạng mục như vinh danh sự can đảm, tính hoạt động độc lập, và tầm ảnh hưởng của họ.
Kết quả chung cuộc sẽ được công bố ngày 12/9/2019 tại thành phố Berlin, thủ đô nước Đức.
Tổ chức hoạt động trong lĩnh vực tự do báo chí giới thiệu về nhà báo của Việt Nam hôm 28/8 như sau:
“Phạm Đoan Trang đến từ Việt Nam – Người sáng lập tạp chí trực tuyến Luật Khoa hiện đang sống ở một trong những quốc gia đàn áp nhất thế giới.
Với các bài viết của mình, cô ấy giúp đồng bào của cô bảo vệ các quyền dân sự của họ.
Cô ấy đồng thời cũng là một nhà vận động mạnh mẽ cho quyền LGBT. Cô đã bị đánh và bắt giam tùy tiện nhiều lần chỉ vì công việc của cô“, RSF viết trên trang web.
Phạm Đoan Trang xuất thân là một nhà báo của tờ VnExpress, năm 2007 cô cho xuất bản sách Chính trị Bình dân ở Việt Nam và thường xuyên là mục tiêu bị sách nhiễu của chính quyền.
Một số sách được cô xuất bản ở Việt Nam không qua kiểm duyệt của nhà nước như: Cẩm nang nuôi tù, Phản kháng phi bạo lực…
Phật viện xuống cấp –Không thể “cứu”
do quy hoạch chưa duyệt
Từng là một trung tâm thiền viện Phật giáo lớn nhất nhì Đông Nam Á và được Thủ tướng Việt Nam công nhận là di tích quốc gia đặc biệt vào năm 2016 nhưng đến nay Phật viện Đồng Dương (nằm ở thôn Đồng Dương, xã Bình Định Bắc, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam) trở nên hoang tàn, đổ nát…chỉ còn lại tháp Sáng nhưng cũng xiêu vẹo, ngã nghiêng.
Phật viện trước đây
Chúng tôi đến nơi đây vào một ngày cuối hè 2019. Ngay phía trước cổng vào Phật viện, có một tấm bảng do chính quyền tỉnh Quảng Nam dựng lên, sơ lược thông tin về di tích quốc gia đặc biệt Phật viện Đồng Dương. Theo nội dung trên tấm bia, thì Phật viện được vua Indravarman II sáng lập vào năm 875, đây cũng là khu trung tâm của kinh đô Indrapura thuộc Vương quốc Chămpa. Theo một số nhà nghiên cứu thì điểm xây dựng kinh đô Indrapura là khu vực làng Đồng Dương ngày nay.
Trải qua nhiều thế kỷ cùng với những biến động của lịch sử, kinh đô Indrapura và Phật viện Đồng Dương bị chìm vào quên lãng. Mãi đến năm 1901, L.Finot, một học giả người Pháp đã công bố việc phát hiện 229 hiện vật ở Đồng Dương, trong đó có một tượng Phật bằng đồng cao 108cm.
Một năm sau đó, một nhà nghiên cứu khác cũng là người Pháp ông H.Parmentier đã khai quật di tích Đồng Dương và đã tìm thấy khu kiến trúc chính của thiền viện cùng với nhiều tác phẩm điêu khắc quý giá. Theo mô tả của H.Parmentier, toàn bộ khu đền thờ chính và các tháp nằm lân cận phân bố trên một trục từ Tây sang Đông dài hơn 1.300m. Khu đền thờ chính nằm trong khu vực hình chữ nhật dài 326m, rộng 155m, chung quanh có tường gạch bao bọc, từ khu đền chính có một con đường dài khoảng 760m, chạy về phía Đông đến một thung lũng hình chữ nhật.
Bộ Văn hóa Thông tin (tên gọi cũ) đã xếp hạng là di tích quốc gia vào ngày 21/9/2000 và đến ngày 22/12/2016, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam công nhận Phật viện Đồng Dương là di tích quốc gia đặc biệt.
Giáo sư Hoàng Đạo Kính đã từng cho biết: “Cứu vãn trùng tu Mỹ Sơn tưởng là công việc khó khăn, thách đố các nhà bảo tồn Việt Nam và quốc tế nhưng với Đồng Dương, xem ra khó khăn gấp bội phần”. GS Kính và các nhà khảo cổ học Việt Nam vào năm 2011 đã đến Đồng Dương để tham gia hội thảo tìm giải pháp bảo tồn di tích Đồng Dương do UBND tỉnh Quảng Nam tổ chức. Tuy nhiên gần 10 năm qua, vẫn chưa có giải pháp nào được áp dụng trong việc trùng tu di tích Phật viện Đồng Dương.
Và, nay…chờ quy hoạch
Theo đánh giá sơ bộ của các nhà chuyên gia di tích thì Phật viện Đồng Dương giờ đã bị xuống cấp hơn 90%, duy chỉ còn sót lại một mảng tường của cổng tháp Sáng. Tuy vậy, thực tế ngay cả cổng tháp Sáng cũng đang xuống cấp, nằm trơ trọi trên một ngọn đồi và xung quanh cỏ cây mọc um tùm.
Theo cụ bà tên Hồng (87 tuổi, thôn Đồng Dương), lúc cụ bà sinh ra thì Phật viện này đã có nhưng do chiến tranh và thiên nhiên tàn phá nên Phật viện ngày nay khác trước rất nhiều.
“Hồi trước thời Pháp thì vẫn còn y nguyên chứ chưa tan nát như bây giờ. Nhưng vì chiến tranh mới tan nát đây.”
“Khác chứ sao không khác. Chừ với ngày trước khác đi mô, chừ tàn phá hư hết, có gì đâu.”
“Hồi trước thời Pháp thì vẫn còn y nguyên chứ chưa tan nát như bây giờ. Nhưng vì chiến tranh mới tan nát đây.”
Một cụ bà khác tên Gặp, là con dâu họ Trà, tức là họ tộc của con cháu người Chămpa hiện sinh sống khá nhiều xung quanh khu di tích Phật viện Đồng Dương, cho biết ngoài bị thiên nhiên, chiến tranh tàn phá thì sau năm 1975, nhiều người dân sinh sống tại điạ phương do hoàn cảnh nghèo khổ quá nên đã đào gạch tại Phật viện về xây dựng nhà cửa. Bà nói:
“Còn yếu tố sau ngày giải phóng về, dân về đây họ nghèo sẵn có gạch dưới ni thì họ đào gạch ấy về xây nhà, giờ hục hục vậy là do họ đào gạch xây nhà đó chứ nói đúng ra cũng không có phá phách gì.”
Ngoài ra, chúng tôi còn ghi nhận thêm là di tích bị bôi bẩn bởi nhiều nét vẽ nguệch ngoạc, phản cảm.
Năm 2012 sau Hội thảo tìm giải pháp trùng tu di tích, tỉnh Quảng Nam đã đầu tư 3 tỷ đồng để khai quật một số khu vực tại Phật viện Đồng Dương. Đồng thời để cổng tháp Sáng không bị sụp đổ, tỉnh cũng đã dựng một hệ thống sắt thép để chống đỡ. Đây là lần chống đỡ thứ hai, trước đó nhiều năm cổng tháp Sáng được chống đỡ bằng hệ thống gỗ nhưng qua thời gian thì hệ thống này hư hỏng.
“Sợ nó ngã cái Tháp, hồi trước họ chống Tháp bằng gỗ nhưng sau gỗ nó mục hư thì họ chống lại bằng sắt.”-Lời của bà Gặp.
Chúng tôi liên lạc với ông Hồ Tấn Cường-Phó Giám đốc sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Nam để hỏi thêm kế hoạch của tỉnh về di tích đặc biệt này. Ông Cường cho biết:
“Giải pháp cho tháp Sáng, anh em bọn tôi đã chống rồi, chống cả chục năm nay rồi nhưng mà cả ngàn năm từ thể kỷ thứ IX đến giờ cho nên nguy cơ sụp đổ là bình thường. Bây giờ mình phải giữ nó lại y nguyên trạng cái đã, cái gì còn thì mình giữ còn cái gì hắn không còn thì mình mới đào lên mình mới biết cái đó là cái chi”
Việc trùng tu, phục dựng và bảo tồn di tích Phật viện Đồng Dương là công việc hết phức tạp, theo chia sẻ của ông Hồ Tấn Cường, UBND tỉnh Quảng Nam và Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh đã từng có chủ trương trùng tu, phục dựng và bảo tồn di tích Phật viện Đồng Dương nhưng từ nhiều năm qua đã gặp khó khăn.
“Có. Nhưng bây giờ đang nhờ một đơn vị tư vấn. Người ta tập trung quy hoạch trở lại và người ta khảo cổ trước khi quy hoạch, trùng tu và phục chế.”
“Việc ni là Ủy ban Tỉnh đã có chủ trương rồi nhưng chưa có người bởi vì họ thấy khó quá. Bởi vì nhà tư vấn họ phải tính toán việc lời lãi nữa chứ không phải mình yêu di sản là mình làm liền. Cái ông làm tư vấn bao giờ cũng tính toán quy hoạch xong rồi tính toán có lời lãi rồi ổng mới làm. Nhưng bây giờ chưa tìm ra nhà tư vấn nào.”
Về phía người dân, thông tin Phật viện Đồng Dương sẽ được chính quyền các cấp vào cuộc trùng tu từ nhiều năm nay nhưng họ chẳng thấy gì ngoài những lời nói giống như hứa hẹn.
“Nghe nói trùng tu miết, có người thì nói trùng tu, có người nói giờ để làm nhà trưng bày rồi mới trùng tu mà có thấy gì đâu. Người dân ở đây cũng chờ mong, ngó mòn mỏi mà có thấy chi đâu.”- Lời của bà Gặp.
“Nói lâu rồi. Nói hồi năm 2000 rồi đến họ hứa năm 2005. Năm 2005 không làm rồi đến năm 2010, đến năm 2015 và giờ đến năm nay 2019 nói là năm 2020. Xã này họ cũng trông nhưng mà sao không làm cũng không biết.
Một phụ nữ ở thôn Đồng Dương tham gia chia sẻ thêm, nguyên do của những lời hứa hẹn mà chưa thấy thực hiện là do chính quyền địa phương không có kinh phí để làm.
“Không biết. Họ cứ hẹn. Họ không có kinh phí. Chưa có kinh phí với lại các nhà đầu tư họ chưa tài trợ về thành ra họ không làm.”
Bà Nở, cư dân thôn Đồng Dương cũng chia sẻ tương tự.
“Dân thì kêu xã, xã thì nói chờ nhà tài trợ biết bao nhiêu năm rồi mà không được đó.”
Tại sao di tích xuống cấp lâu như vậy nhưng Chính phủ, Cục di sản văn hóa thuộc Bộ VH-TT&DL chưa có giải pháp hỗ trợ tỉnh để bảo tồn tổng thể, cứu di tích? Trả lời thắc mắc của chúng tôi, ông Hồ Tấn Cường, Sở VH-TT-DL Quảng Nam cho biết:
“Chưa. Chưa. Mình chưa có kế hoạch, chưa có quy hoạch thì làm răng họ hỗ trợ được.”
Trong khi đó, vào cuối năm 2018, ông Nguyễn Thế Hùng, Cục trưởng Cục di sản văn hóa trả lời trên báo Thanh Niên về di tích Phật viện Đồng Dương rằng, nếu tỉnh Quảng Nam thấy khó khăn thì có ý kiến ra Cục để Cục tư vấn hướng dẫn chuyên môn.
Lại câu chuyện Tỉnh chờ Bộ, Bộ đợi kiến nghị, hết năm này qua năm khác di tích không chờ được đã trở nên hoang tàn nghiêm trọng. Còn người dân thôn Đồng Dương thì chỉ biết ngóng các cấp chính quyền hứa trùng tu di tích trong vô vọng.
“Mong muốn ở đâu cũng như ở quốc tế về làm lại cái Tháp cho nó trang hoàng, cho dân ở đây thấy chút chứ hồi nớ chừ không thấy cái Tháp mà cứ nói Tháp miết rứa đó.” Một cụ bà tên Hồng cho biết.
Theo các chuyên gia bảo tồn di tích thì Phật viện là di tích quốc gia đặc biệt do đó muốn tu bổ phải dựa vào quy hoạch mà quy hoạch thì lại do Thủ tướng phê duyệt (theo Nghị định 70 về tu bổ di tích)….Nếu Thủ tướng chưa duyệt quy hoạch thì khó có đơn vị nào “đụng” vào được!
Có hai “đòn cân não” quanh Bãi Tư Chính
Chiến Thành
Thứ nhất, đó là cuộc đối đầu (stand-off) giữa Trung Quốc và Việt Nam quanh khủng hoảng Bãi Tư Chính, từ nay đang bước sang tháng thứ ba. Thứ hai, đó là một đợt sóng ngầm khác, trầm trầm mà cương quyết không kém “đòn cân não” Trung – Việt, đó là cuộc đối đầu giữa xã hội dân sự Việt Nam với nhà nước cộng sản toàn trị của nó[1]. Hai stand-off này tuy “hai là một”, đang hội tụ một số đặc điểm gợi nhớ lại “cuộc chiến kỳ quặc” (strange war) từ thế kỷ trước[2]
Hai trong một
Cả hai sự đối đầu đều có cùng một xuất phát chung, đó là cuộc đấu trí kỳ lạ đang diễn ra giữa những “người anh em thù địch” Việt – Trung (brother enemy)[3], cũng như giữa những người Việt với nhau. Lịch sử ghi nhận giai đoạn đầu của thế chiến hai (sau khi phát xít Đức xâm lược Ba Lan tháng 9/1939 và trước khi chiếm Pháp tháng 4/1940) là một “cuộc chiến cuội” (phoney war) – “cuộc chiến nhập nhèm” (twilight war). Winston Churchill gọi như thế là để nhấn mạnh sự vắng bóng các hoạt động vũ trang trong một thời điểm kế hoạch xâm lược trên thực tế đã được khai triển.
Lần này cũng vậy! Sau hai tháng dè chừng, quần thảo, thậm chí có lúc rượt đuổi nhau, các tuyển thủ Hà Nội vẫn “vững tay lái”. Phía “bạn vàng” tăng sức ép tối đa và mong sao cho Việt Nam nổ súng. Ngay đến màn diễn “bắt mắt” giữa những vòi rồng khủng phun nước vào nhau hay cậy thế dùng tàu to súng lớn để chèn, húc hoặc va đập vào các tàu cảnh sát biển Việt Nam (như hồi HD-981) chưa thấy xẩy ra. Các quán bia hơi ở thủ đô và các thành phố lớn vẫn chật ních khách nhậu. Ai đó sẽ cười vào mặt người hỏi nếu “nhỡ” nêu vấn đề Biển Đông trong những ngày này. Phải chăng không chỉ quanh Hồ Gươm, mà ngay trong lòng Hà Nội hay xung quanh Hà Nội cũng chẳng mấy ai bàn đến câu chuyện Bãi Tư Chính?
Một số giới tinh hoa từ xã hội dân sự buộc phải thảng thốt: “Tổ quốc có bao giờ nhục như thế này chăng?” Thật ra thì chẳng có gì là nhục nhã cả! “Rất đỗi tự hào” nữa là đằng khác! Đó là “niềm tự hào” không dấu diếm của đảng và nhà nước. Sau bao nhiêu năm, giờ đây chính quyền đã thành công trong việc liên tục “dội” nhiều gáo nước lạnh vào “các bếp than hồng” ủ lòng yêu nước, biến một bộ phận “không nhỏ” các thần dân của mình thành “những người ngoài hành tinh”. Họ dường như đến từ sao Hoả, sao Kim. Chuyện Bãi Tư Chính đã có đảng và nhà nước lo, hơi đâu dây vào cho mệt xác, lại còn bị xếp vào hàng ngũ lực lượng chống đối!
Nhưng xin thưa, quý vị chớ có nhầm! Cái hiện tượng đang đánh lừa cái bản chất đấy. Cả cái vắng lặng lẫn đô hội mà bạn đang cảm nhận, ẩn chứa trong cả hai là sự yên tĩnh trước cơn bão, đồng thời đó cũng là sự sôi sục kìm nén trước giờ phát lệnh. Thậm chí “cơn bão” ngoài Bãi Tư Chính hiện đang tiến rất gần bờ, thậm chí những “vòng xoáy” đầu tiên của bão có thể đổ bộ ngay vào đất liền, nếu đảng và nhà nước tỏ các dấu hiệu “nhường” Tư Chính cho Trung Quốc.
Trên thực tế, nếu như “cuộc chiến kỳ quặc” thứ nhất đang diễn ra giữa hai nhà nước cộng sản với nhau thì trớ trêu thay, “cuộc chiến kỳ quặc” thứ hai lại đang âm ỉ ngay trong lòng xã hội Việt Nam, giữa các tổ chức dân sự với nhà nước toàn trị của nó. Sở dĩ hai “đòn cân não” này thực chất chỉ là một, vì nó đều do chủ nghĩa bành trướng của Trung Quốc gây ra! Có chính quyền nào lại cản phá công dân mình tham gia vào cuộc chiến chống ngoại xâm, bảo vệ chủ quyền biển đảo? Ấy vậy mà VTV1 vừa mở ra một chương trình ngay trong “giờ vàng” để cho các dư luận viên xỉ vả, kể cả bằng thứ ngôn ngữ chợ búa, bôi nhọ các lực lượng dân chủ, lực lượng chống Trung Quốc, tôn vinh sức mạnh và tính ưu việt của quân đội nhà nghề Trung Quốc, với tần suất dữ dội như trong những tuần lễ gần đây[4]. Đến mức một FB đã phải đặt câu hỏi: “Tình báo Hoa Nam đang lãnh đạo báo chí Việt Nam?”[5]
Bước ngoặt lịch sử – Khi nào?
Tâm bão hiện nay nằm ở đâu? Tâm bão đang nằm trên lằn ranh giữa những kẻ rắp tâm đầu hàng Trung Quốc với những con người quyết tâm giữ Bãi Tư Chính. Hẳn nhiên là cả hai lực lượng này đều nằm ở mọi cấp, cả bên trong lẫn bên ngoài quân đội (đặc biệt là hải quân, lực lượng chính được cho là đang trấn giữ biển đảo) và cả ở trong lẫn ở ngoài chính quyền (nhưng đặc biệt là giới hoạch định chính sách). Năm nay khi Trung Quốc leo thang áp chế ép Việt Nam từ bỏ các hoạt động kinh doanh xung quanh Bãi Tư Chính (như các năm 2016 và 2017 Việt Nam đã nhượng bộ), chắc chắn Bắc Kinh theo dõi rất sát cái “hàn thử biểu” đo sức chịu đựng của thần dân đôi bờ lằn ranh ở “thuộc quốc”.
Vào năm 2014 trước đây, Trung Quốc rút giàn khoan khủng HD-981 về nước trước một tháng (so với tuyên bố) không chỉ vì Trung Quốc đã hoàn thành mục tiêu bồi đắp, cơi nới 7 thực thể địa lý trên Biển Đông, mà chủ yếu là vì Trung Quốc “ngợp” trước làn sóng chống Tàu nổi lên dữ dội từ Bắc chí Nam. Trung Quốc buộc phải tổ chức các cuộc phản-biểu tình khá lộ liễu ngay trên đất Việt Nam để vô hiệu hoá những làn sóng yêu nước có thể cuốn phăng mọi thứ, kể cả những kẻ “nằm vùng” trong chính quyền “thân địch”. Hẳn nhiên, Trung Quốc thừa gian hùng để dừng bước trước “khúc quanh ngoặt lịch sử ấy”.
Còn lần này? Cả hai “stand-off” nói trên đang diễn ra trong bối cảnh cùng lúc, Hà Nội vừa phải đối mặt để xử lý các âm mưu tranh giành quyền lực nội bộ (vấn đề thừa kế tại Đại hội 13), vừa phải lo gấp rút cải thiện môi trường quốc tế (thúc đẩy bang giao với Mỹ) để hoá giải cả hai “đòn cân não” nói trên. “Cái khó bó cái khôn”. Trong cả hai trách vụ này, tay chân của Tàu đã thọc quá sâu, nắm giữ quá nhiều “át chủ bài” khiến ông Trọng và phe cánh phải nhìn trước nhìn sau rất lâu trước khi lấy quyết định cuối cùng. Trong khí đó, như người Mỹ từng nhiều lần nhắc nhở: “Thời gian và thuỷ triều chẳng chờ ai cả” (Time and Tide Wait for None).
Theo một nguồn tin ngoại giao, Mỹ đã gợi ý với Việt Nam, năm 2019 này cần nâng quan hệ song phương lên cấp “đối tác chiến lược”. Các quan chức Lầu Năm Góc cũng yêu cầu Hà Nội tạo điều kiện cho các chuyến thăm hàng năm của hàng không mẫu hạm nguyên tử của Hải quân Mỹ. Từ 20/8 đến nay, Mỹ đã liên tục nhiều lần lên án mạnh mẽ thái độ bắt nạt và can thiệp của Trung Quốc đối với hoạt động khai thác dầu khí của Việt Nam vốn đã có từ lâu. Nếu ông Trọng thăm Nhà Trắng và gặp Tổng thống Trump vào tháng 10 tới, đấy sẽ là thời điểm thuận lợi cho cả đôi bên đẩy mạnh quan hệ song phương, đặc biệt là hợp tác về an ninh biển[6].
Nếu việc hoá giải cả “hai đòn cân não” nói trên suôn sẻ, Việt Nam chắc chắn sẽ giữ được Bãi Tư Chính. Giữ được Bãi Tư Chính là không chỉ giữ được một trong những “yết hầu” của Hà Nội trên Biển Đông, Việt Nam sẽ có thời cơ tốt hơn để thực hiện một cuộc bẻ lái “con thuyền không bến” hiện nay, một mặt vẫn giữ được an ninh biên giới trên biển và trên bộ với “bạn vàng”, mặt khác, môi trường quốc tế sẽ “hanh thông” hơn nhờ các thoả thuận đa phương mới (với AOIP cũng như với EU) cũng như nhờ các nền tảng song phương vững chắc hơn với khối dân chủ và tiến bộ./.
[1] Khủng hoảng bãi Tư Chính: Bước ngoặt mới cho VN | Nguyễn Quang Dy
[2] Phoney War (Wiki)
[3] Brother Enemy – The War After The War (Anh em Thù địch), Tác giả: Nayan Chanda (nhà báo Ấn Độ), Collier Book, New York, 1986
[5] Tình báo Hoa Nam đang lãnh đạo báo chí Việt Nam? | rfavietnam
[6] Ba khả năng nếu Chủ tịch Trọng thăm Mỹ tới đây
* Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á Châu Tự Do
Vụ học sinh chết ở Gateway:
Bà Quy bị bắt vì nhà trường?
Vụ học sinh sáu tuổi chết trong ngày tới lớp 1 Tokyo của trường khi đó còn tự nhận là quốc tế Gateway ở Hà Nội đã có cái kết đầu tiên. Đó là người đưa đón trẻ Nguyễn Bích Quy, 54 tuổi, bị khởi tố bị can và bắt tạm giam ba tháng. Bà Quy bị buộc tội “vô ý làm chết người”.
Tài xế Doãn Quý Phiến, 53 tuổi, cũng bị cho là “vô ý tự tin và cẩu thả” như bà Quy nhưng hiện giờ ông cũng như chính nhà trường chưa nhận được kết luận gì của cơ quan điều tra. Báo Tuổi Trẻ dẫn lời Viện kiểm sát nhân dân quận Cầu Giấy nói trách nhiệm của trường Gateway sẽ được xét tới trong quá trình điều tra tiếp theo.
Các lãnh đạo và cổ đông của trường Gateway, trong đó có nguồn tin nói rằng bao gồm cả con cái của lãnh đạo cao cấp, đã tự thừa nhận quy trình của họ có vấn đề. Cho tới thời điểm bé Lê Hoàng Long tử vong, nơi đáng ra phải đảm bảo an toàn tối đa cho trẻ em lại trở thành tổ chức vô ý sát nhân.
Cả ngày 6/8 vừa rồi và trong nhiều năm vừa qua chỉ có duy nhất một em chết vì bị bỏ quên trên xe ở Hà Nội. Điều rõ ràng là nếu bố mẹ em Long không chọn Gateway thì em bé bây giờ hàng ngày vẫn đang đến lớp. Vậy có thể khẳng định trường đã góp phần gây ra cái chết của em bé sáu tuổi.
Trong những lời khai đầu tiên của mình, bà Quy nói do bận chăm hai em bé khóc mếu lúc xuống xe nên bà không kiểm tra xe trước khi đóng cửa. Sau này bà thay đổi lời khai và nói bà đã kiểm tra. Nếu bà không kiểm tra như lời khai ban đầu, việc tuyển dụng, đào tạo và hỗ trợ nhân viên của Gateway có vấn đề. Chuyện tài xế không tham gia kiểm tra xe trước khi lái đi cũng là vấn đề nữa của quy trình đón đưa. Tại Anh cả hai con đầu của tôi khi còn nhỏ cũng học trường mang tên Gateway tại vùng Kent. Hầu hết các bậc phụ huynh của trường Gateway nơi tôi sống tự đưa con tới trường hoặc nhờ người đưa tới. Trường không có dịch vụ đưa đón. Có các cơ sở tư nhân đưa đón và tôi thấy chỉ có một lái xe đưa chừng 10 cháu tới các trường khác nhau trong đó có cả Gateway. Trong trường hợp của trường Gateway ở Hà Nội, hai người mang danh của một tổ chức “quốc tế” mà đưa 13 cháu cũng không xong.
Ngoài chuyện tuyển nhân viên được cho là chưa có đồng lao động và chưa qua đào tạo bài bản, Gateway cũng không có sự trợ giúp cần thiết với những người đưa đón chưa có kinh nghiệm như bà Quy. Chỉ sau khi cháu Long qua đời họ mới tăng cường người ra đón các cháu xuống xe. Bà Quy nói trước đó bà tự đưa các cháu vào phòng ăn và lúc ký sổ ghi bao nhiêu cháu đến ngày 6/8 cũng không có giáo viên nào tiếp nhận.
Như vậy hệ thống ghi tên và điểm danh các cháu tới trường mỗi ngày của Gateway cũng có vấn đề. Một là họ không ghi chính xác có bao nhiêu cháu đến trường. Nếu họ có ghi, họ cũng không điểm danh buổi sáng dựa trên danh sách đó vì nếu có người ta đã phát hiện ra bé Long vắng mặt và gọi cho người đưa đón hoặc gọi cho bố mẹ em.
Trường Gateway mà hai con tôi học trước đây ghi rõ họ điểm danh “chính xác” vào 9:00 sáng và 1:15 chiều mỗi ngày các em tới trường. Những ngày tôi đưa các cháu đến trường, các cô giáo chia nhau đón các cháu ở cổng trước và cổng sau. Tôi thường xuyên thấy cô hiệu trưởng tươi cười chào các cháu mỗi sáng. Nếu trường Gateway ở Hà Nội quên điểm danh sáng mà có điểm danh đầu giờ chiều thì có lẽ em Long vẫn có thể được cứu sống.
Cơ quan điều tra còn đang tiếp tục công việc của họ nhưng những lỗ hổng của trường Gateway mà giờ đã tự bỏ hai chữ “quốc tế” trong tên trường bằng tiếng Việt thì không cần phải có nghiệp vụ điều tra mới biết. Chỉ là những lỗ hổng đó do đâu mà có và ai phải chịu trách nhiệm mà thôi.
0 nhận xét