Tin khắp nơi – 07/08/2019
Thứ Tư, 7 tháng 8, 2019
13:17
//
Slider
,
Tin khắp nơi
Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung đang xấu đi
Cuộc chiến thương mại của Tổng thống Mỹ Donald Trump trở nên phức tạp hơn – và chưa có gì rõ ràng là liệu ông có chiến thắng và đạt được thỏa thuận với Trung Quốc trước khi cử tri Mỹ đi bỏ phiếu bầu tổng thống vào tháng 11 năm tới hay không.Ông Trump gây bất ngờ cho cả Trung Quốc lẫn các nhà đầu tư hồi tuần trước khi đe dọa sẽ áp thuế 10% đối với hàng hóa Trung Quốc trị giá 300 tỷ đô la vào ngày 1/9 tới, và sau đó nhanh chóng liệt Trung Quốc vào hàng “nước thao túng tiền tệ” vào hôm 5/8 để trả đũa cho việc Bắc Kinh tuyên bố sẽ ngừng mua nông sản của Mỹ và cho phá giá đồng nhân dân tệ.
Giờ đây, thách thức chính trị đối với ông Trump là phải giữ lời hứa hồi tranh cử năm 2016 về đánh bại Trung Quốc, trong khi đó, thực hiện điều này lại có nguy cơ làm suy yếu nền kinh tế và thị trường chứng khoán tăng điểm kỷ lục trong nhiệm kỳ của ông, vẫn thường được ông thích thú đưa ra để tính điểm cho nhiệm kỳ tổng thống của mình.
“Ông ấy hiện phải đối mặt với vấn đề tiến thoái lưỡng nan này, đó là những hành động chống Trung Quốc, và cả các đối tác khác, thì có hại cho nền kinh tế Mỹ, hại đến kinh tế toàn cầu”, ông David Dollar, cựu quan chức Bộ Tài chính Mỹ hiện làm ở Viện Brookings, nói.
“Mọi chuyện có thể trở nên tồi tệ hơn nhiều và điều đó ảnh hưởng lớn đến triển vọng tái tranh cử của một tổng thống đương nhiệm. Nhưng ông ấy đã hứa là sẽ rất rắn với Trung Quốc mất rồi”, ông Dollar nói.
Goldman Sachs – tập đoàn chuyên về ngân hàng, đầu tư, chứng khoán – cảnh báo khách hàng trong tuần này rằng việc Mỹ, Trung đạt thỏa thuận thương mại “giờ đây có vẻ xa vời” vì các quan chức ở Washington và Bắc Kinh hiện “đang có đường lối cứng rắn hơn”.
Chiến lược mạnh tay của ông Trump nhằm thu về nhiều tỷ đô la qua thuế quan để gây sức ép, buộc Trung Quốc đi đến bàn đàm phán, đến nay đã có dấu hiệu làm cho kinh tế Mỹ phát triển chậm lại, và cũng có tác động tương tự trên khắp thế giới, khi các doanh nghiệp chần chừ không muốn đầu tư và mua bán vì sự bất định kéo dài.
Mặc dù vậy, các nhà kinh tế nhận định rằng tổng thống Mỹ dường như đặt cược vào việc ông có sự bảo đảm ở mức độ nào đó là Cục Dự trữ Liên bang sẽ tiếp tục cắt giảm lãi suất để tránh chuyện nền kinh tế phát triển chậm chạp, và một thỏa thuận ngân sách cho hai năm sẽ đẩy mạnh chi tiêu đáng kể, giúp kích thích nền kinh tế Mỹ cùng lúc ông Trump bước vào cuộc bầu cử năm 2020.
“Ông ấy đang rất mạo hiểm”, ông Maurice Obstfeld, giáo sư kinh tế tại Đại học Berkeley, nói. “Ông ấy đặt cược là nền kinh tế đủ mạnh và Cục Fed sẽ phản ứng đủ nhanh nhạy để ông ấy có thể cưỡi trên sóng của những cuộc chiến thương mại và tiền tệ này, và trở thành người chiến thắng mà không làm tổn hại nền kinh tế quá nhiều, nhưng có lẽ ông ấy đang phỉnh phờ chính bản thân mình”.
Đến nay, Trung Quốc dường như sẵn sàng chịu đựng những tổn hại kinh tế hơn là tỏ ra khuất phục trước yêu cầu của ông Trump, vì có vẻ như Trung Quốc có chiến lược “đánh lâu dài” mà nhiều khả năng sẽ kéo dài hơn cả nhiệm kỳ tổng thống thứ hai của người từng là ông trùm bất động sản New York.
“Ông ấy [Tổng thống Trump] hoàn toàn đúng khi nói rằng phía Trung Quốc đang cố gắng trì hoãn cho đến sau cuộc bầu cử”, ông Derek Scissors, một chuyên gia về Trung Quốc tại Viện American Enterprise, nói. Chuyên gia này đã có một số dịp tư vấn cho chính quyền của ông Trump.
Ông Scissors nói thêm: “Họ [người Trung Quốc] không ngần ngại nói về điều đó trong các cuộc trao đổi riêng”.
Ông Trump đã nhiều lần gạt sang một bên các phương pháp mang tính bài bản, sách vở thường có của Washington, và thích áp dụng cách tiếp cận không chính thống hơn khi xây dựng, thực hiện chính sách kinh tế của ông, đặc biệt là về thương mại.
“Những gì ông ấy đang làm là cố tạo ra hình ảnh một Tổng thống đang chiến đấu với kẻ thù nước ngoài để bảo vệ nền kinh tế Mỹ, đặc biệt là lĩnh vực sản xuất thương mại”, ông Obstfeld nhận xét. “Hình ảnh chiến binh trên mặt trận thương mại củng cố cho tính cách chính trị của ông ấy”, giáo sư kinh tế tại Đại học Berkeley nói.
(CNN, Washington Post)
https://www.voatiengviet.com/a/cuoc-chien-thuong-mai-my-trung-dang-xau-di/5032434.html
Tàu USS Ronald Reagan đến Philippines
vào lúc Biển Đông đang căng thẳng
Tàu sân bay USS Ronald Reagan của Hoa Kỳ tới Philippines hôm 6/8 trong bối cảnh đang có xung đột trên biển giữa Trung Quốc và ba nước khác trong khu vực, trong đó có Việt Nam.Trong thời gian tàu ghé thăm Philippines, Hải quân Hoa Kỳ mời một nhóm nhỏ các tướng lĩnh và quan chức Philippines cùng giới báo chí lên tàu xem máy bay chiến đấu hạ cánh và cất cánh bằng máy phóng.
Carl Thayer: ‘Tam giác ngoại giao giữa TQ, VN và Mỹ sẽ còn căng’
Bãi Tư Chính: “Đã đến lúc VN kiện TQ ra tòa quốc tế”?
Hàng không mẫu hạm Mỹ tại Đà Nẵng
Tàu sân bay Ronald Reagan chạy bằng năng lượng hạt nhân, mang theo khoảng 70 máy bay phản lực F/ A-18 siêu thanh, máy bay do thám và máy bay trực thăng, đang có chuyến ghé thăm cảng Manila.
Các tàu tuần dương có vũ trang được bố trí cách tàu sân bay Ronald Reagan vài kilomet.
‘Hòa bình thông qua sức mạnh’
Khẩu hiệu của hàng không mẫu hạm Ronald Reagan là hòa bình thông qua sức mạnh, Chuẩn Đô đốc Karl Thomas, chỉ huy Lực lượng 70 thuộc Nhóm Tác chiến Tàu Sân bay 5, nói với các nhà báo.
Ông nói rằng sự hiện diện của quân đội Mỹ giúp cung cấp an ninh và ổn định, thúc đẩy các cuộc đàm phán ngoại giao giữa các quốc gia trong khu vực liên quan tới vấn đề Biển Đông.
Ông đưa ra nhận xét khi được hỏi sự hiện diện của tàu sân bay USS Ronald Reagan gửi đi thông điệp gì giữa lúc căng thẳng mới bùng phát liên quan đến Trung Quốc và các nước gồm Việt Nam, Malaysia và Philippines trên các vùng lãnh thổ tranh chấp kéo dài.
“Chuyến ghé thăm này là sự phản ánh trực tiếp mối quan hệ dài lâu giữa Hoa Kỳ và Philippines, và nhấn mạnh sự ủng hộ mạnh mẽ của chúng tôi đối với hòa bình, ổn định ở vùng Ấn Độ – Thái Bình Dương,” Chuẩn Đô đốc Thomas nói.
“Chúng tôi nghĩ rằng mọi người cần tuân thủ luật pháp quốc tế, và sự hiện diện của chúng tôi cho phép chúng tôi cung cấp sự an toàn, ổn định để các cuộc thảo luận đó có thể diễn ra.”
Sự hiện diện của các lực lượng Hoa Kỳ tại Philippines diễn ra một lần nữa cho thấy sự củng cố quan hệ giữa hai nước vào thời điểm căng thẳng dâng cao tại Biển Đông.
Trước khi tới Philippines, tàu sân bay USS Ronald Reagan đã ghé thăm một cảng của Úc.
Một quan chức quân sự được trang Manila Bulletin dẫn lời, nói tàu đã đi qua vùng biển có tranh chấp khi từ Úc tới Manila.
Người gốc Việt trên tàu USS Ronald Reagan
Trong số các gương mặt đáng chú ý của thủy thủ đoàn USS Ronald Reagan có một phụ nữ gốc Việt.
Người đặc trách truyền thông của tàu, bà Erica Bechard, có mẹ là người Việt Nam.
Trả lời phỏng vấn tại chỗ của Ben Ngô từ BBC Tiếng Việt trên tàu, bà nói bà “tự hào mang dòng máu Việt Nam và mong một ngày được về thăm quê mẹ ở Quy Nhơn”.
“Tôi trở thành binh sĩ hải quân vì mong muốn của mẹ tôi – một người mẹ đơn thân,” bà Erica Bechard nói thêm.
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-49260291
Mỹ cảnh cáo Trung Quốc và Nga
sau khi gia tăng áp lực lên Venezuela
Thụy MyHoa Kỳ hôm 06/08/2019 cảnh cáo Trung Quốc và Nga không nên làm ăn với chế độ của tổng thống Nicolas Maduro, trong bối cảnh 60 nước họp tại Lima để ủng hộ nhà đối lập Venezuela, Juan Guaido.
Cố vấn an ninh Mỹ John Bolton tuyên bố : « Chúng tôi đã cảnh báo các bên thứ ba muốn giao dịch với chế độ Maduro là phải vô cùng thận trọng. Không nên vì mục đích lợi dụng một chế độ tham nhũng và sắp chết, mà làm thiệt hại đến những lợi ích kinh tế với Hoa Kỳ ».
Ông Bolton cảnh cáo Nga « không nên tăng gấp đôi tiền cược vào một ván bài xấu », và nói với Trung Quốc rằng «con đường ngắn nhất để thu hồi số nợ ở Venezuela là ủng hộ một chính quyền hợp pháp».
Tối thứ Hai, tổng thống Mỹ Donald Trump đã ra lệnh phong tỏa toàn bộ tài sản của Venezuela tại Hoa Kỳ, và cấm mọi giao dịch với chính quyền Caracas. Đây là lần đầu tiên kể từ 30 năm qua biện pháp mạnh này được áp dụng với một chính phủ châu Mỹ la-tinh, khiến từ nay Venezuela chịu chung số phận với các nước như Bắc Triều Tiên, Iran, Syria, Cuba. Caracas tố cáo Washington « khủng bố kinh tế » và tìm cách làm gián đoạn đối thoại với phe đối lập.
Quyết định trên của Mỹ được đưa ra sau khi các biện pháp trừng phạt từ đầu năm chưa mang lại kết quả rõ rệt, và sự ủng hộ đối lập Venezuela có phần giảm sút.
Tham gia hội nghị hôm qua tại Lima, thủ đô Peru, có khoảng 60 quốc ủng hộ đối lập Venezuela, trong đó có Anh, Pháp, Đức, 18 nước châu Mỹ La-tinh, Hàn Quốc… Nước chủ nhà Pêru kêu gọi gia tăng hỗ trợ tổng thống tự phong Juan Guaido. Từ Quito, thông tín viên tại châu Mỹ La-tinh Eric Samson tường trình :
« Thời điểm quyết định đã đến », ngoại trưởng Pêru nhấn mạnh. Đối với ông Nestor Popolizio, « cộng đồng quốc tế không còn có thể dửng dưng ». Ông cho rằng cần phải gia tăng áp lực lên chế độ Nicolas Maduro.
Ngoại trưởng Pêru nói : « Các biện pháp trừng phạt chế độ độc tài không phải là nguyên nhân của tình hình, mà chính là do chế độ bất hợp pháp của Maduro đã hoàn toàn bất lực trong việc lãnh đạo đất nước, nên đã dẫn đến thảm họa. Cộng đồng quốc tế cần phải hỗ trợ cho những nỗ lực của tổng thống lâm thời Juan Guaido, để tái lập nền dân chủ Venezuela và vực dậy nền kinh tế ».
Nổi bật trong số khoảng 60 đại biểu quốc tế hiện diện tại Lima, các đại diện của Mỹ đã biện minh cho việc phong tỏa các tài sản của chế độ Venezuela tại Hoa Kỳ. Cho dù trong cuộc họp báo, cố vấn an ninh quốc gia Mỹ John Bolton đã nói rằng bất đắc dĩ Washington phải làm việc này, nhưng ông cũng mở ra một lối thoát cho Nicolas Maduro.
John Bolton nói : « Để bảo đảm cho sự thay đổi người đứng đầu nhà nước, có thể hình dung ra ông Maduro trong một biệt thự xinh đẹp ở một nơi nào đó bên bờ biển, về hưu một cách an nhàn, nhưng chỉ khi nào ông ta rời Venezuela ».
Tuyên bố này được coi như một lời cảnh báo, thậm chí là đe dọa, đã bị Caracas và các đồng minh bác bỏ ».
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190807-my-canh-cao-trung-quoc-va-nga-sau-khi-gia-tang-ap-luc-len-venezuela
Cố vấn an ninh Mỹ
nhắc Triều Tiên tuân thủ cam kết
Cố vấn an ninh quốc gia Hoa Kỳ John Bolton ngày 6/8 nhắc nhở TriềuTiên về cam kết của họ với Tổng thống Donald Trump rằng sẽ không táitục phóng thử các phi đạn xuyên lục địa.Phát biểu của ông Bolton được đưa ra sau khi Bình Nhưỡng tiến hành vụphóng thử phi đạn tầm ngắn lần thứ tư trong vòng chưa tới nửa thángkèm theo lời cảnh báo có thể sẽ đi theo một hướng mới.
Chính quyền Trump hạ giảm tầm quan trọng của những đợt phóng thử từhôm 25/7 tới nay và Bộ trưởng Quốc phòng Mark Esper hôm 6/8 tuyênbố Mỹ sẽ không phản ứng thái quá cũng như vẫn mở ngỏ cho các cuộcđàm phán.
Ông Bolton nói với Kênh tin tức Fox News rằng các vụ phóng thử vừaqua dường như có mục đích đảm bảo rằng các phi đạn tầm ngắn có khảnăng hoạt động toàn phần và rằng Tổng thống Trump đang theo dõi sátcác diễn tiến.
“Tổng thống và ông Kim Jong Un đều hiểu rằng Kim Jong Un sẽ khôngphóng thử phi đạn đạn đạo tầm xuyên lục địa, cho nên tôi cho rằng Tổngthống đang theo dõi chuyện này hết sức cẩn trọng.”
Bình Nhưỡng hôm 6/8 phóng phi đạn tầm ngắn xuống biển ngoài khơiduyên hải phía Đông của họ lần thứ tư rong vòng chưa đầy hai tuầntrong khi chỉ trích các cuộc tập trận chung Mỹ-Hàn và việc triển khai các võ khí công nghệ cao.
Thông tấn xã trung ương Triều Tiên loan tin lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un đích thân thanh sát vụ phóng các phi đạn chiến thuật mới hôm6/8 và ông tuyên bố rằng hành động quân sự này là lời cảnh cáo tới cáccuộc tập trận chung đang diễn ra giữa Hoa Kỳ và Hàn Quốc.
Bộ Ngoại giao Triều Tiên cùng ngày loan báo vẫn giữ cam kết vớiđường ngoại giao và rằng Bình Nhưỡng cho Washington thời hạn chóttới cuối năm nay phải ‘hạ nhiệt’ chính sách chế tài và áp lực chính trị đòiông Kim phải từ bỏ võ khí hạt nhân và phi đạn đạn đạo.
Một thông cáo từ người phát ngôn Bộ Ngoại giao Triều Tiên hôm 6/8 nói rằng các cuộc tập trận Mỹ-Hàn vi phạm cam kết của ông Trump vớiông Kim, đồng thời khuyến cáo nếu Washington và Seoul coi thườngnhững khuyến cáo của Bình Nhưỡng thì “chúng tôi sẽ buộc họ phải trảgiá đắt.”
Bình Nhưỡng “sẽ buộc phải tìm một con đường mới như chúng tôi từngnói” nếu Hàn Quốc và Mỹ tiếp tục các động thái quân sự thù nghịch, người phát ngôn nhấn mạnh.
Trên đường tới Nhật, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper cho báogiới biết các phi đạn Triều Tiên phóng hôm 6/8 là tầm ngắn và cho hay ông sẽ thảo luận vấn đề Triều Tiên với Bộ trưởng Quốc phòng Nhật, Hàn.
https://www.voatiengviet.com/a/co-van-an-ninh-quoc-gia-my-nhac-trieu-tien-tuan-thu-cam-ket/5031664.html
Mỹ: Tiến trình trục xuất nhanh bị kiện
Các nhóm vận động ngày 6/8 kiện chính quyền của Tổng thống Donald Trump để ngăn chặn một quy định hồi tháng trước mà qua đó mở rộng số di dân có thể bị trục xuất ‘cấp tốc’ không phải chờ ra tòa di trú.Quy định đăng tải hôm 23/7 mở rộng diện ‘trục xuất cấp tốc’ đối với bất kỳ ai vào Mỹ bất hợp pháp bị bắt tại bất kỳ nơi nào trên lãnh thổ Hoa Kỳ mà không chứng minh được là đã liên tục cư trú ở Mỹ ít nhất hai năm.
Trước đây, chỉ những di dân bị bắt trong phạm vi 100 dặm xung quanh biên giới Mỹ và có mặt trên lãnh thổ Hoa Kỳ dưới 2 tuần mới rơi vào diện trục xuất nhanh.
Với diện trục xuất cấp tốc, di dân không được tiếp cận luật sư và cũng không được ra tòa di trú để xin cơ hội được cứu xét.
Đơn kiện do các tổ chức bảo vệ dân quyền và quyền lợi của di dân nói chính quyền đã không theo đúng thủ tục hợp lý khi ra quy định mới và rằng chính quyền đã vi phạm quyền được xét xử công bằng cũng như vi phạm luật di trú Mỹ.
Gần 300 ngàn trong số xấp xỉ 11 triệu di dân bất hợp pháp tại Mỹ có thể bị trục xuất cấp tốc theo quy định mới, theo Viện Chính sách Di cư. .
Chính quyền nói tăng tốc trục xuất nhanh sẽ giảm tải cho các trung tâm tạm giữ di dân cũng như bớt gánh nặng cho các tòa án di trú hiện đang bị tồn đọng hơn 900 ngàn hồ sơ.
Theo Bộ An ninh Nội địa Mỹ, thường thời gian giam giữ của các di dân bị trục xuất nhanh chỉ trên dưới 11 ngày trước khi bị tống xuất ra khỏi nước Mỹ.
https://www.voatiengviet.com/a/tien-trinh-truc-xuat-nhanh-tai-my-bi-kien-/5031658.html
Thương chiến Mỹ-Trung:
Trump hứa hỗ trợ nông dân Mỹ
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 6/8 hứa bảo vệ nông dân Mỹ với những chỉ dấu cung cấp thêm trợ cấp một ngày sau khi các công ty Trung Quốc ngưng mua hàng nông phẩm và Bắc Kinh dọa đánh thuế thêm các sản phẩm nông nghiệp của Mỹ.Ông Trump viết trên Twitter rằng “Các nông gia vĩ đại của Mỹ biết rằng Trung Quốc không thể hại họ và rằng Tổng thống đã sát cánh và đã làm những gì mà không một Tổng thống nào khác có thể làm – Tôi sẽ làm như thế một lần nữa vào năm tới nếu cần!”
Nông dân Mỹ nằm trong danh sách bị ảnh hưởng nhiều nhất trong thương chiến Mỹ-Trung.
Từ khi chiến tranh thương mại khởi sự năm ngoái, chính quyền Trump đã dành 28 tỷ đô la cho viện trợ cấp liên bang và Bộ Nông nghiệp tới nay đã chi viện trợ trực tiếp cho nông dân tổng cộng 8,6 tỷ đô la.
Giám đốc Hội đồng Kinh tế Quốc gia Larry Kudlow củng cố lời cam kết của Tổng thống với loan báo rằng chính quyền Trump sẽ hỗ trợ nông dân thêm nếu cần.
“Chắc chắn rằng chúng ta sẽ hỗ trợ họ hết sức. Chúng ta sẽ hỗ trợ thêm nếu cần và chờ xem các cuộc đàm phán thương mại tiến triển tới đâu,” ông Kudlow nói.
https://www.voatiengviet.com/a/thuong-chien-my-trung-trump-hua-ho-tro-nong-dan-my-/5031655.html
Hàng hóa Mỹ vào Việt Nam tăng mạnh
giữa lúc Trung Quốc siết đầu vào
Thống kê của Tổng cục Hải quan cho thấy hàng hóa từ Mỹ nhập khẩu vào Việt Nam tăng mạnh trong nửa đầu năm nay, trong bối cảnh Trung Quốc ngừng nhập hàng nông sản Mỹ giữa lúc thương chiến ngày càng căng thẳng.Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan Việt Nam, hàng hóa xuất xứ từ thị trường Mỹ nhập khẩu vào Việt Nam trong 6 tháng đầu năm nay đạt 6,9 tỷ USD, tăng 14,3% so với cùng kỳ năm ngoái.
Mỹ là một trong những thị trường dẫn đầu cho các mặt hàng máy tính và điện tử nhập vào Việt Nam. So với cùng kỳ năm 2018, lượng nhập khẩu mặt hàng này của Mỹ vào Việt Nam tăng 49%, đạt 2,2 tỷ USD và chiếm 32% trong tổng kim ngạch. Hàn Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam trong lĩnh vực này với mức kim ngạch đạt hơn 8,6 tỷ USD.
Ôtô nguyên chiếc từ Mỹ nhập vào Việt Nam tăng tới 107%, đạt trên 24 triệu USD và việc nhập khẩu linh kiện, phụ tùng ôtô tăng 95%, đạt 8,8 triệu USD, theo số liệu thống kê được trích dẫn trên VnExpress và Một Thế Giới.
Thống kê của Tổng cục Hải quan còn cho thấy, hàng rau quả từ Mỹ vào Việt Nam trong nửa đầu năm tăng tới 70%, đạt hơn 116 triệu USD. Lượng hàng thủy sản nhập khẩu cũng tăng 67%, đạt 47 triệu USD.
Trong tổng số hàng nhập khẩu từ Mỹ, có tới 14 nhóm hàng đạt kim ngạch 100 triệu USD trở lên, theo VnExpress và Một Thế Giới.
Theo đánh giá của giới chuyên gia được Một Thế Giới trích dẫn, nguyên nhân khiến nông, thủy sản… của Mỹ vào Việt Nam thời gian gần đây tăng mạnh với giá rẻ hơn là vì các mặt hàng này khó vào thị trường Trung Quốc do chiến tranh thương mại giữa hai nước ngày càng leo thang.
Giá hàng hóa Mỹ nhập khẩu vào Việt Nam thời gian qua giảm khá mạnh, theo VnExpress, tập trung vào nông, thủy sản, linh kiện điện tử. Hiện tại, tôm hùm, cua huỳnh đế, thịt heo, đậu tương của Mỹ về Việt Nam có mức giá giảm 15-50% so với năm ngoái.
Đầu tuần này, Bộ Thương mại Trung Quốc thông báo ngừng mua nông sản Mỹ nhằm đáp trả việc Tổng thống Trump áp thuế 10% lên 300 tỷ USD hàng hóa nhập từ Trung Quốc. Đây sẽ là động thái khiến cho giá các mặt hàng nông sản của Mỹ tiếp tục đi xuống trong thời gian tới, theo nhận định của VnExpress. Do đó, trang mạng này cho biết rằng, các doanh nghiệp nhập khẩu dự báo nông sản của Mỹ này sẽ đổ về Việt Nam trong nửa cuối năm nay.
Mặc dù hàng hóa từ Mỹ đang được nhập khẩu nhiều hơn vào Việt Nam, nhưng số liệu của Tổng cục Hải quan cũng cho thấy hàng Việt Nam xuất sang Mỹ cũng tăng 27,3%, đạt 27,3 tỷ trong 6 tháng đầu năm nay, một phần vì thương chiến Mỹ-Trung.
Việt Nam nằm trong số các quốc gia có mức thặng dư thương mại lớn với Mỹ, và điều này khiến Tổng thống Donald Trump gần đây cáo buộc Việt Nam là nước “lạm dụng” thương mại “tồi tệ” hơn cả Trung Quốc.
Thống kê của Cơ quan Đại diện Thương mại Hoa Kỳ cho thấy thâm hụt thương mại giữa Mỹ và Việt Nam đạt gần 40 tỷ USD trong năm 2018, tăng 3,1% so với năm trước đó.
Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer cuối tháng trước cảnh báo Việt Nam phải có biện pháp cắt giảm thặng dư thương mại trong bối cảnh chính quyền Trump tiếp tục tăng cường áp lực lên quốc gia Đông Nam Á để cân bằng cán cân thương mại với Mỹ.
https://www.voatiengviet.com/a/hang-hoa-my-vao-viet-nam-tang-manh-giua-luc-trung-quoc-siet-dau-vao/5032687.html
Báo cáo của Lầu Năm Góc:
ISIS đang ‘trỗi dậy ở Syria’
Lực lượng Nhà nước Hồi giáo ở Irag và Syria (ISIS) đang “trỗi dậy” ở Syria chỉ chưa đầy 5 tháng sau khi Tổng thống Donald Trump tuyên bố các phiến quân của nhóm khủng bố đã bị đánh bại 100%, CNN hôm 7/8 trích báo cáo mới nhất của Tổng thanh tra Lầu Năm Góc về cuộc chiến chống ISIS, cho biết.“Mặc dù mất lãnh thổ, nhưng các lực lượng ISIS đã củng cố khả năng nổi dậy ở Iraq và đang trỗi dậy ở Syria”, báo cáo được công bố hôm 6/8 đưa ra lời cảnh báo.
CNN cho biết báo cáo này đánh giá các sự kiện liên quan đến chiến dịch chống ISIS trong thời gian từ ngày 1/4 đến 30/6 năm 2019.
“Việc giảm lực lượng Mỹ đã làm giảm sự hỗ trợ dành cho các lực lượng đối tác Syria vào thời điểm lực lượng của họ cần được đào tạo và cần được trang bị nhiều hơn để đáp trả sự trỗi dậy trở lại của ISIS”, ông Glenn Fine, Phó Tổng thanh tra, viết cho CNN trong thư gửi kèm bản báo cáo.
Trang Daily Mail của Anh cho biết báo cáo của cơ quan thanh tra Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ nêu lên tình hình đáng báo động rằng số lượng phiến quân ISIS đang gia tăng trong khi Mỹ tiếp tục rút lực lượng quân sự ra khỏi Syria.
Báo cáo còn cảnh báo rằng ISIS đang có âm mưu tiến hành chiến tranh du kích hoặc một cuộc nổi dậy lớn ở Syria, nơi mà so với hồi đầu năm nay, ISIS chỉ có khả năng chiếm giữ một vài vùng lãnh thổ, cũng theo Daily Mail.
https://www.voatiengviet.com/a/bao-cao-cua-lau-nam-goc-isis-dang-troi-day-o-syria/5032741.html
Kế hoạch dẹp bạo lực súng của Trump có hợp lý?
Anthony ZurcherPhóng viên BBC Bắc MỹHai ngày sau khi cả nước Mỹ bị sốc bởi vụ xả súng hàng loạt ở El Paso, Texas và Dayton, Ohio, tổng thống Trump đưa ra tuyên bố công khai đầu tiên về các vụ tấn công.
Trong bài phát biểu tại Nhà Trắng kéo dài 10 phút, ông Trump gửi lời chia buồn, ca ngợi việc thực thi pháp luật và lên án “sự phân biệt chủng tộc, sự cố chấp và thái độ da trắng siêu đẳng”, mà ông nói đã thúc đẩy Patrick Crusias, người xả súng tại El Paso.
“Bệnh tâm thần bóp cò, chứ không phải súng” – năm giải pháp của Trump để chống lại các vụ xả súng hàng loạt.
“Hệ tư tưởng độc ác phải bị đánh bại,” Trump nói. “Thù ghét không có chỗ trong quốc gia của chúng ta.”
Mỹ: Hai vụ xả súng cùng ngày – liệu sẽ có gì thay đổi?
Bao giờ mới hết xả súng tại Mỹ?
Mỹ: hai vụ xả súng chết người trong 24 giờ
Những người từ lâu đã đòi hỏi tổng thống phải lên án chủ nghĩa da trắng siêu đẳng cuối cùng đã được đáp ứng.
Nhưng giới phê bình từng kêu cầu ông phải giải quyết việc những lời lẽ chống nhập cư của chính mình có thể đã làm phát sinh phong trào dân tộc da trắng đó sẽ thất vọng.
Và những người nghĩ rằng tổng thống đã đưa ra một bản nháp của bài phát biểu của mình trong các tweet sáng nay sẽ bối rối.
Trên Twitter, Trump liên kết việc hỗ trợ kiểm tra lý lịch mở rộng đối với những người mua súng (điều mà đảng Dân chủ muốn và đã thông qua tại Hạ viện) với cải cách nhập cư của ông (điều mà đảng Cộng hòa muốn).
Thế nhưng, bài phát biểu của ông lại đưa ra các tham chiếu mơ hồ về “luật pháp vĩ đại” và kêu gọi chấm dứt “sự phá hoại của tinh thần đảng phái” sau khi phác thảo một loạt 5đề xuất ở những mức độ chi tiết và thực tiễn khác nhau.
Hãy duyệt qua 5 điểm ông Trump đề nghị, và xét xem chúng có hợp lý và khả thi không.
1) Tạo công cụ có thể phát hiện sát thủ qua mạng internet
Sau khi cam kết sẽ cung cấp cho FBI “tất cả các nguồn lực cần thiết để điều tra và phá vỡ các tội ác căm thù và khủng bố trong nước”, tổng thống chuyển sự chú ý của mình sang một lĩnh vực mà sự ghét bỏ và bạo lực như vậy thường có thể sinh sôi nảy nở – internet.
“Tôi đang chỉ đạo Bộ Tư pháp hợp tác với các cơ quan nhà nước và liên bang địa phương cũng như các công ty truyền thông xã hội để phát triển các công cụ có thể phát hiện các tay sát thủ trước khi họ tấn công”, ông nói.
‘Hãy làm gì đó đi!’ Những người tham dự buổi cầu nguyện ở Dayton đòi hỏi ông Trump phải có hành động
Tay súng Crusias bị cáo buộc đã đăng một bản tuyên ngôn đầy thù hận lên trang web 8chan trước khi ông ta tấn công – điều mà những kẻ giết người hàng loạt ở New Zealand và Poway, California, đã làm vào đầu năm nay.
“8chan là một trang mạng nơi những người tham gia đều ẩn danh, từ lâu đã trở thành nơi để những kẻ theo chủ nghĩa da trắng siêu đẳng dùng để lôi kéo những người khác – đa là những thanh niên da trắng – theo quan điểm đầy thù ghét của họ,” April Glaser viết trên Slate.
Nhưng làm sao để chế ra một ”công cụ” có thể phát hiện ra những cuộc xả súng hàng loạt sắp xảy ra, để cài vào những diễn đàn như 8chan là câu hỏi chính. Vào internet để đưa ra những lời thù ghét rất dễ; xây dựng các quy tắc để điều chỉnh diễn ngôn trực tuyến trong một quốc gia bao gồm tự do ngôn luận trong hiến pháp của mình là điều khó hơn nhiều.
Tháng trước, ông Trump tổ chức một “hội nghị thượng đỉnh truyền thông xã hội” tại Nhà Trắng, nơi ông gặp gỡ các nhà hoạt động và bình luận trực tuyến, một số trong họ từng bị buộc tội khuấy động lòng căm thù và phẫn nộ chủng tộc – và đã phàn nàn về việc bị các công ty công nghệ làm lu mờ thông điệp của mình.
Một tổng thống có quan điểm phản đối việc ông cho là bị kiểm duyệt trên internet có thể sẽ không dễ thúc đẩy các công cụ có thể làm cho việc kiểm duyệt như vậy dễ dàng hơn.
2) Chấm dứt ‘tôn vinh bạo lực’ trong các trò chơi video
Cảnh báo về sự nguy hiểm của các trò chơi video bạo lực là một lập luận đã có từ sau vụ xả súng Columbus năm 1999, khi hành động của hai thiếu niên giết chết 12 bạn cùng lớp và một giáo viên được cho là do mô phỏng bắn súng góc nhìn thứ nhất và video âm nhạc Marilyn Manson.
Một Manson 50 tuổi có thể không còn là cái tên quen thuộc, nhưng những vị dân cử của đảng Cộng hòa vẫn nhấn mạnh đến một trò chơi video được tay súng nghi can trong vụ El Paso nhắc tới ngay cả trước khi bài diễn văn sáng thứ Hai của ông Trump.
Ông Trump không phác thảo bất kỳ hành động cụ thể nào để kiểm soát trò chơi video – và cũng không có bằng chứng thuyết phục nào cho thấy chơi trò chơi bạo lực tạo ra những vụ xả súng – nhưng bất kỳ nỗ lực lập pháp nào để điều chỉnh việc bán trò chơi video sẽ đụng vào phán quyết của Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ năm 2011, qua đó tòa bác bỏ một đạo luật hình sự hóa việc bán các trò chơi bạo lực cho trẻ em dưới 18 tuổi của tiểu bang California.
Khoảng 210 triệu người Mỹ chơi trò chơi điện tử. Thương hiệu Call of Duty, mà bị cáo Crusias trích dẫn trong tuyên ngôn của mình, đã bán được gần 300 triệu bản.
Nếu có bất kỳ mối quan hệ nào giữa bạo lực, thù hận, phân biệt chủng tộc với trò chơi điện tử và chơi trò chơi video, thì điều đó là kết quả của tương tác của những thanh niên da trắng tức giận nói về chơi game trên các diễn đàn internet như 8chan, chứ không phải trong các trò chơi.
3) Cải cách luật sức khỏe tâm thần
Trong hai thập niên 1960 và 1970, giới ủng hộ cải cách sức khỏe tâm thần đã thúc đẩy cơ quan lập pháp đến một sự thay đổi đáng kể là không thể chế hóa bệnh tâm thần đưa ngược lại ý muốn của bệnh nhân, thay vào đó tập trung sự điều trị vào sức khỏe cộng đồng. Trong thập niên 2000, số người Mỹ trong viện tâm thần đã giảm xuống còn 55.000 – giảm 90% so với thập niên 1960.
Trong bài phát biểu hôm thứ Hai, ông Trump nói rằng “sự giam cầm không tự nguyện” có thể cần thiết trong một số trường hợp với những người được xác định là bị khủng hoảng tinh thần và dễ sinh ra bạo lực.
Hiện giờ các tiểu bang có một loạt các quy tắc chi phối quá trình này, mặc dù có rất ít bằng chứng khoa học cho thấy bệnh tâm thần lâm sàng đứng sau hầu hết các trường hợp bạo lực súng đạn.
Những bình luận của ông Trump lặp lại những nhận xét của ông hôm Chủ Nhật rằng những vụ xả súng hàng loạt này, cốt lõi là một cuộc khủng hoảng sức khỏe tâm thần.
Tay súng ở Dayton đã có tới 250 viên đạn – cảnh sát trưởng thành phố nói rằng sở hữu súng có hỏa lực như vậy là một vấn đề.
Điểm mấu chốt trong cuộc thảo luận của ông Trump về bệnh tâm thần hôm thứ Hai là khi ông nói rằng “bệnh tâm thần và sự thù hận bóp cò – chứ không phải là khẩu súng”.
Đó là một lặp lại thiếu thuyết phục quan điểm về quyền súng phổ biến rằng “súng không giết người; mọi người giết nhau”.
Tổng thống có thể thúc đẩy cải cách luật sức khỏe tâm thần, nhưng có lẽ những gì ông thực sự báo hiệu là việc ông từ chối hỗ trợ cải cách sâu rộng luật sở hữu súng.
4) Dự luật Kiểm soát Súng (Red flag laws)
Tổng thống đi gần nhất tới một dự luật kiểm soát súng trong bài phát biểu hôm thứ Hai 6/8 là khi ông kêu gọi những người “bị đánh giá là có nguy cơ ảnh hưởng nghiêm trọng đến an toàn công cộng” không được tiếp cận với súng và nếu họ sở hữu chúng, hãy nhanh chóng “thúc đẩy quá trình thực thi pháp luật để đưa họ đi”.
Dự luật kiểm soát súng đã được ủng hộ từ một số nhà đấu tranh đòi kiểm soát súng, mặc dù chúng chỉ được xem là một một phần của giải pháp. Mặt khác, các nhóm ủng hộ sở hữu súng rất hoài nghi về một quy trình cho phép các quan chức thực thi pháp luật đơn phương đình chỉ những gì họ tin là một quyền tự do hiến pháp không bị ngăn cản.
Một cảnh sát trưởng Hoa Kỳ vận động cho cái gọi là luật kiểm soát súng – một người khác từ chối thi hành chúng.
Một số nhà hoạt động vì sức khỏe tâm thần cũng cảnh giác rằng luật này có thể ngăn cản bệnh nhân tìm cách điều trị và tiếp tục bêu xấu những người có vấn đề về sức khỏe tâm thần.
Một số thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa bày tỏ sự quan tâm trong việc ủng hộ dự luật kiểm soát súng liên bang, điều này cho thấy Quốc Hội Mỹ có thể có một số hành động.
Mười lăm tiểu bang hiện có một số luật liên quan đến kiểm soát súng. Luật Colorado, được đảng Dân chủ thông qua vào tháng Tư, đã gây ra sự phẫn nộ lan rộng trong cộng đồng bảo thủ của tiểu bang, tuy nhiên, bao gồm những lời hứa từ một số quan chức địa phương rằng không thực thi các điều khoản này khi chúng có hiệu lực vào năm tới.
Có thể tự tin mà nói rằng luật liên bang sẽ thúc đẩy sự phản đối quyết liệt tương tự.
5) Án tử hình cho kẻ khủng bố và giết người hàng loạt
Hai tuần trước, Bộ trưởng Tư pháp William Barr tuyên bố rằng chính phủ liên bang sẽ tiếp tục xử tử các tội phạm lần đầu tiên sau 16 năm. Hôm thứ Hai 5/8, ông Trump kêu gọi thực hiện hình phạt tử hình đối với những kẻ bị kết án trong vụ xả súng hàng loạt và “phạm tội vì thù ghét”.
Án tử hình có thể dần dần không còn phổ biến và ít được sử dụng ở Mỹ, nhưng các cuộc thăm dò cho thấy nó vẫn được đa số người Mỹ ủng hộ đối với những tội ác đặc biệt nghiêm trọng.
Tổng thống Trump, người đã chỉ trích những gì ông coi là đối xử khoan hồng và các quy trình kháng cáo kéo dài đối với những kẻ bị kết án, có thể coi đây là một đề xuất nhằm gạt các đối thủ của ông ra khỏi ý chí chung của công chúng.
Nhưng việc sử dụng hình phạt tử hình có tác dụng răn đe nào không trong các vụ xả súng hàng loạt – vốn thường kết thúc bằng việc kẻ xả súng tự vẫn – lại là một câu hỏi hoàn toàn khác.
Một số người bảo thủ xem án tử hình cho những đối tượng “phạm tội vì căm thù”, ngay cả trong trường hợp không bị xử nặng như thế là một hạn chế tự do ngôn luận và tạo ra một lớp nạn nhân đặc biệt dựa trên “trạng thái tâm lý” của thủ phạm.
Nói cách khác, bộ tư pháp của Trump có thể đưa ra luật mới, nó thậm chí có thể phổ biến trong các bài phát biểu, nhưng có lẽ sẽ không có nhiều người trong Quốc Hội đấu tranh để biến nó thành luật.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-49246169
Nancy Pelosi: Hong Kong ‘dũng cảm’
trước một ‘chính phủ hèn nhát’
Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi hôm 6/8 tuyên bố ủng hộ các cuộc biểu tình dân chủ ở Hong Kong, nói những người biểu tình “dũng cảm” so với một “chính phủ hèn nhát”.Nhà lãnh đạo thuộc đảng Dân chủ đưa ra tuyên bố trên ít ngày sau khi Tổng thống Donald Trump nói “Hong Kong là của Trung Quốc, họ sẽ tự giải quyết lấy.”
Trump: Bắc Kinh sẽ tự giải quyết ‘bạo loạn’ ở Hong Kong
Hong Kong: Hôm nay 4/8 có biểu tình quy mô
Biểu tình Hong Kong: Công nghệ hỗ trợ biểu tình như thế nào?
Hong Kong: Hàng vạn người biểu tình
Trong khi đó, Bắc Kinh nói người biểu tình Hong Kong “đừng đùa với lửa”.
Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi nói gì?
“Như họ đã làm thế suốt cả mùa Hè, hôm nay người dân Hong Kong đang gửi một thông điệp khuấy động thế giới: những giấc mơ về tự do, công bằng và dân chủ không bao giờ có thể bị dập tắt bởi sự bất công và đe dọa,” bài tuyên bố hôm 6/8 của bà mở đầu.
“Sự trỗi dậy phi thường của lòng dũng cảm từ người dân Hong Kong trái ngược hoàn toàn với một chính phủ hèn nhát không chịu tôn trọng pháp quyền hay sống theo chế độ “một quốc gia, hai chế độ” như đã được bảo đảm hơn hai thập kỷ trước.
Bà Pelosi nhắc lại lời yêu cầu của người biểu tình và nói Hội đồng Lập pháp Hong Kong “phải rút hoàn toàn và ngay lập tức rút dự luật dẫn độ”.
Bà nhấn mạnh Đảng Dân chủ và Cộng hòa trong Quốc hội Hoa Kỳ thống nhất với việc người dân Hong Kong đòi hỏi một tương lai hy vọng, tự do và dân chủ và kêu gọi ủng hộ dự luật lưỡng đảng Đạo Luật Nhân quyền và Dân chủ của Hong Kong.
Dự luật này do Thượng nghị sĩ Marco Rubio đảng Cộng hòa, Dân biểu Jim McGovern đảng Dân chủ và Dân biểu Chris Smith đảng Cộng hòa đã đề xuất hồi tháng Sáu.
Nếu được thông qua, dự luật này sẽ đình chỉ việc bán đạn dược và thiết bị kiểm soát đám đông trong tương lai cho lực lượng cảnh sát Hong Kong.
Phản ứng của Trung Quốc
Bắc Kinh ngay lập tức phản ứng, đại diện văn phòng Hong Kong và Macao trả lời báo chí nói các chính trị gia Hoa Kỳ nên “ngừng ngay việc thông đồng với những kẻ ly khai ở Hong Kong”.
Dương Quang, phát ngôn viên của Văn phòng Hong Kong và Macao (HKMAO) còn cảnh báo người biểu tình “không nên đùa với lửa và nó sẽ phản tác dụng”.
“Các cuộc biểu tình cực đoan” đã đẩy Hong Kong “đến bờ vực của một tình huống rất nguy hiểm”.
Nỗ lực buộc bà Lam từ chức “sẽ không dẫn tới đâu”, và các cuộc biểu tình đang “tác động nghiêm trọng” đến nền kinh tế Hồng Kông.
Đây là một trong những cảnh báo mạnh mẽ nhất mà Bắc Kinh đã đưa ra đối với các cuộc biểu tình cho đến nay, theo Reuters.
HKMAO hiếm khi tổ chức các cuộc họp báo về Hong Kong – nhưng đây là cuộc họp ngắn thứ hai trong hai tuần.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-49260612
Đảng Cộng Hòa kiện California vì điều luật yêu cầu
ứng cử viên tổng thống công bố bản khai thuế
Vào thứ Ba (6 tháng 8), nhóm tranh cử của Tổng thống Donald Trump và Đảng Cộng hòa đã kiện tiểu bang California, vì đã thông qua điều luật yêu cầu các ứng cử viên tổng thống phải công bố bản khai thuế để tranh cử sơ bộ trong tiểu bang.Theo lập luận của đảng Cộng Hòa tại một trong hai vụ kiện ở Sacramento, luật pháp của California là “một cuộc tấn công chính trị chống lại Tổng thống Hoa Kỳ đương nhiệm”.
Vào tuần trước, Thống đốc Dân chủ Gavin Newsom đã ký thông qua điều luật yêu cầu các ứng cử viên tranh cử tổng thống và thống đốc phải công bố bản khai thuế năm năm, trước khi tham gia cuộc tranh cử sơ bộ của tiểu bang. Trước đó, Tổng thống Trump đã từ chối tiết lộ tờ khai thuế cá nhân với lý do Tổng thống đang chờ kiểm toán.
Bên khởi kiện cho rằng điều luật này vi phạm Hiến pháp Hoa Kỳ, vì đã bổ sung điều kiện tranh cử tổng thống, và tước đi quyền tham gia bầu cử cho các ứng cử viên được chọn. Theo quy định của Hiến pháp, một cá nhân sẽ có quyền tranh cử nếu đáp ứng ba điều kiện: họ là công dân sinh ra ở Hoa Kỳ, có độ tuổi từ 35 tuổi trở lên, và là công dân Hoa Kỳ trong ít nhất 14 năm.
California là tiểu bang đầu tiên thông qua điều luật trên, dù trước đó nhiều tiểu bang do đảng Dân Chủ kiểm soát đã cố gắng thông qua luật này, kể từ khi Tổng thống Trump nhậm chức. Tiểu bang California sẽ tổ chức bầu cử sơ bộ vào ngày 3 tháng 3. Nếu không có đối thủ cạnh tranh trong đảng Cộng hòa, Tổng thống Trump có thể sẽ bỏ qua cuộc tranh cử sơ bộ ở tiểu bang mà vẫn giành được đề cử. Nhưng đảng Cộng Hòa cho rằng điều luận sẽ “cản trở trực tiếp” khả năng nắm giữ đề cử của Tổng thống, trong khi tiểu bang California yêu cầu ứng cử viên phải có 14% số đại biểu cần thiết để giành được đề cử của đảng. (Mộc Miên)
https://www.sbtn.tv/dang-cong-hoa-kien-california-vi-dieu-luat-yeu-cau-ung-cu-vien-tong-thong-cong-bo-ban-khai-thue/
Đảng Dân Chủ kêu gọi nhóm họp
để kiểm soát súng- Cộng Hòa phớt lờ
Theo tin từ NBC News, Đảng Dân chủ đã kêu gọi Lãnh Đạo Đa Số Thượng Viện Mitch McConnell tập hợp những nhà lập pháp Thượng Viện đang trong kỳ nghỉ hè để đưa ra luật nhằm thắt chặt kiểm tra lý lịch của người sử dụng súng sau những vụ nổ súng hàng loạt vào cuối tuần tại Hoa Kỳ qua khiến ít nhất 31 người thiệt mạng ở El Paso, Texas và Dayton, Ohio.Vào thứ hai (ngày 5 tháng 8), Ông McConnell cho biết Đảng Cộng hòa đã chuẩn bị “hợp tác với Đảng Dân Chủ để giải quyết các vụ nổ súng hàng loạt gần đây đã gây chấn động quốc gia”, nhưng tuyên bố của ông không đề cập đến bất kỳ mốc thời gian nào về việc thực hiện điều này. Và ông cũng không hề cập đến từ “súng” (gun).
Cũng vào hôm thứ hai, Tổng Thống Trump viết trên Twitter rằng Đảng Dân Chủ và Đảng Cộng Hòa phải hợp tác để thắt chặt kiểm tra lý lịch đối với người sử dụng súng. Chiều cùng ngày, ông McConnell đã đưa ra một tuyên bố cho biết Đảng Cộng Hòa “đã sẵn sàng”, nhưng ông cũng cho thấy họ không cần vội vàng về vấn đề này. Ông McConnell cho biết ông đã nói chuyện với người đứng đầu của ba ủy ban Thượng viện khác nhau, và yêu cầu họ phản ánh về các chủ đề mà tổng thống nêu ra trong phạm vi quyền hạn của họ. Ông khuyến khích họ tham gia các cuộc thảo luận lưỡng đảng về các giải pháp để giúp bảo vệ cộng đồng người Hoa Kỳ, mà không vị phạm hiến pháp (ám chỉ Tu Chính Án số 2 về quyền sở hữu súng).
Bên cạnh đó, vị Lãnh Đạo Đa Số Thượng Viện còn chỉ trích hai dự luật trước đó của Hạ Viện về luật kiểm soát súng, cho biết “chỉ những nỗ lực, lưỡng đảng, mới có thể được thông qua tại Thượng viện, Hạ Viện và được tổng thống phê chuẩn.”
Lãnh đạo thiểu số Thượng viện Chuck Schumer đã đáp trả lại tuyên bố của ông McConnell, nói rằng tuyên bố của ông hoàn toàn không đề cập đến yếu tố quan trọng nhất, đó là “súng.” (gun)
Có thể nhận thấy rất rõ lập trường của hai đảng. Phe Cộng Hòa không muốn thảo luận về việc kiểm soát súng, trong khi đảng Dân Chủ quyết tâm làm điều này. Tổng thống Trump – người đã 2 lần đọc diễn văn tại hội nghị của Hiệp Hội Súng Hoa Kỳ trong 3 năm qua – cũng có thể sẽ không thông qua bất cứ đạo luật nào muốn kiểm soát súng. (Mộc Miên)
https://www.sbtn.tv/dang-dan-chu-keu-goi-nhom-hop-de-kiem-soat-sung-cong-hoa-phot-lo/
TT Trump thăm 2 thành phố
xảy ra xả súng làm 31 người chết
Hôm 7/8, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump có kế hoạch thăm thành phố Dayton, bang Ohio, và thành phố El Paso, bang Texas, hai nơi có tổng cộng 31 người bị giết chết trong các vụ xả súng hàng loạt vào cuối tuần trước.Các quan chức Nhà Trắng cho biết các chuyến thăm này của ông Trump sẽ tương tự như những chuyến thăm trước đây, khi ông và Đệ nhất phu nhân đến để chia sẻ nỗi đau của các gia đình, cộng đồng, và động viên các nhân viên cứu hộ sau các vụ xả súng hàng loạt ở thành phố Parkland, bang Florida, và thành phố Las Vegas.
“Điều tổng thống muốn làm là đến với những cộng đồng này và chia sẻ sự mất mát, cầu nguyện, gửi lời chia buồn, và trực tiếp cảm ơn những nhân viên cảnh sát, cứu hộ đã không màng đến sinh mạng của chính mình để nhanh chóng triệt hạ kẻ xả súng”, phát ngôn viên Nhà Trắng Hogan Gidley nói hôm 6/8.
Bà Nan Whaley, Thị trưởng thành phố Dayton, thành viên đảng Dân chủ, nói rằng bà thất vọng với những phát biểu của ông Trump sau vụ xả súng, nhưng dù sao bà cũng sẽ chào đón tổng thống đến thăm thành phố, hy vọng chuyến thăm của ông sẽ làm “tăng thêm giá trị và giúp đỡ cộng đồng của chúng tôi”.
Tại El Paso, một số cư dân và các nhà lập pháp Dân chủ địa phương cho biết tổng thống không được hoan nghênh và kêu gọi ông đừng tới. Ông Beto O’Rourke, một ứng cử viên của đảng Dân chủ tuyên bố tranh cử tổng thống năm 2020, đồng thời là cựu dân biểu liên bang, cho biết những phát biểu của ông Trump trước đây đã trực tiếp đưa đến vụ thảm sát vào ngày 3/8 tuần trước, và kêu gọi ông Trump từ bỏ chuyến đi tới thành phố.
Trong bài phát biểu hôm 5/8 đề cập đến các thảm kịch xả súng, Tổng thống Trump đã viện dẫn nhiều lý do cho các vụ thảm sát này, bao gồm bệnh tâm thần và các trò chơi video bạo lực và kêu gọi thông qua dự luật gọi là “cờ đỏ” theo đó cho phép chính quyền địa phương tịch thu súng của một người bị thẩm phán xem là có nguy cơ bạo lực.
Truyền thông Việt Nam cho biết vào ngày 5/8, Tổng bí thư, Chủ tịch nước Việt Nam Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã gửi điện chia buồn đến Tổng thống Mỹ Donald Trump, sau hai vụ xả súng ở El Paso, bang Texas, và thành phố Dayton, bang Ohio.
Vụ xả súng ở El Paso, Texas, sáng ngày 3/8 giết chết 20 người. Nửa ngày sau đó, vụ xả súng ở Dayton, Ohio, cướp đi 9 sinh mạng.
https://www.voatiengviet.com/a/tt-trump-tham-2-thanh-pho-xay-ra-xa-sung-lam-31-nguoi-chet/5032537.html
Venezuela:
60 nước ủng hộ lãnh đạo đối lập Guaido
Thụy MyĐại diện của khoảng 60 nước đã họp tại Lima hôm 06/08/2019 để ủng hộ nhà đối lập Venezuela, Juan Guaido, trong bối cảnh Washington gia tăng áp lực lên chế độ Nicolas Maduro.
Tham gia hội nghị có Anh, Pháp, Đức, 18 nước châu Mỹ La-tinh, Hàn Quốc… Nước chủ nhà Pêru kêu gọi gia tăng hỗ trợ tổng thống tự phong Juan Guaido. Từ Quito, thông tín viên tại châu Mỹ La-tinh Eric Samson tường trình :
« Thời điểm quyết định đã đến », ngoại trưởng Pêru nhấn mạnh. Đối với ông Nestor Popolizio, « cộng đồng quốc tế không còn có thể dửng dưng ». Ông cho rằng cần phải gia tăng áp lực lên chế độ Nicolas Maduro.
Ngoại trưởng Pêru nói : « Các biện pháp trừng phạt chế độ độc tài không phải là nguyên nhân của tình hình, mà chính là do chế độ bất hợp pháp của Maduro đã hoàn toàn bất lực trong việc lãnh đạo đất nước, nên đã dẫn đến thảm họa. Cộng đồng quốc tế cần phải hỗ trợ cho những nỗ lực của tổng thống lâm thời Juan Guaido, để tái lập nền dân chủ Venezuela và vực dậy nền kinh tế ».
Nổi bật trong số khoảng 60 đại biểu quốc tế hiện diện tại Lima, các đại diện của Mỹ đã biện minh cho việc phong tỏa các tài sản của chế độ Venezuela tại Hoa Kỳ. Cho dù trong cuộc họp báo, cố vấn an ninh quốc gia Mỹ John Bolton đã nói rằng bất đắc dĩ Washington phải làm việc này, nhưng ông cũng mở ra một lối thoát cho Nicolas Maduro.
John Bolton nói : « Để bảo đảm cho sự thay đổi người đứng đầu nhà nước, có thể hình dung ra ông Maduro trong một biệt thự xinh đẹp ở một nơi nào đó bên bờ biển, về hưu một cách an nhàn, nhưng chỉ khi nào ông ta rời Venezuela ».
Tuyên bố này được coi như một lời cảnh báo, thậm chí là đe dọa, đã bị Caracas và các đồng minh bác bỏ ».
Tối thứ Hai 05/08, tổng thống Mỹ Donald Trump đã ra lệnh phong tỏa toàn bộ tài sản của Venezuela tại Hoa Kỳ, và cấm mọi giao dịch với chính quyền Caracas. Đây là lần đầu tiên kể từ 30 năm qua biện pháp mạnh này được áp dụng với một chính phủ châu Mỹ La-tinh, khiến từ nay Venezuela chịu chung số phận với các nước như Bắc Triều Tiên, Iran, Syria, Cuba.
Caracas tố cáo Washington « khủng bố kinh tế » và tìm cách làm gián đoạn đối thoại với phe đối lập.
Quyết định trên của Mỹ được đưa ra sau khi các biện pháp trừng phạt từ đầu năm chưa mang lại kết quả rõ rệt, và sự ủng hộ đối lập Venezuela có phần giảm sút.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190807-my-gia-tang-ap-luc-len-maduro-cac-dong-minh-guaido-keu-goi-ung-ho
Cao ủy EU đối ngoại EU Federica Mogherini:
Biển Đông là vấn đề quan trọng với cộng đồng quốc tế
Trả lời phỏng vấn bên lề Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 52, Cao ủy phụ trách đối ngoại và an ninh của EU Federica Mogherini khẳng định bất cứ chuyện gì xảy ra ở Biển Đông đều là vấn đề quan trọng với EU.Theo bà Federica Mogherini, “những đối tác của chúng tôi tại châu Á ngày càng trông đợi EU hiện diện và can dự vào các vấn đề an ninh tại khu vực. Những gì xảy ra ở bán đảo Triều Tiên hay Biển Đông đều quan trọng với tất cả chúng tôi”; đồng thời khẳng định EU sẽ tăng cường can dự vào các vấn đề an ninh tại châu Á.
Tuy không trực tiếp đề cập đến hành vi của Trung Quốc trên Biển Đông, bà Federica Mogherini nói các vấn đề ninh khu vực là lý do khiến bà thúc đẩy hợp tác giữa EU với châu Á “hơn bao giờ hết” trong 5 năm qua. Sự hợp tác đó có thể thông qua các cơ chế đa phương như Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF) hay song phương với từng nước. Ngoài ra, bà Federica Mogherini còn cho biết: “Tôi kỳ vọng sẽ có thêm nhiều thỏa thuận tương tự với các bạn bè ASEAN, vì nhiệm vụ của chúng tôi không chỉ là phục vụ lợi ích của châu Âu mà trước tiên và trên hết là phục vụ cho hòa bình và an ninh toàn cầu”; nhấn mạnh “con đường của ASEAN cũng rất giống với con đường của EU và tầm nhìn của ASEAN về khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương cũng không phải ngoại lệ” và cho rằng ASEAN muốn xây dựng “một khu vực đối thoại và hợp tác thay vì thù địch”.
Trước đó, nhiều quan chức cấp cao của EU cũng đưa ra những tuyên bố lên án hoạt động phi pháp của Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông và thể hiện sự ủng hộ đối với việc duy trì hòa bình, ổn định, tự do hàng hải, hàng không trong khu vực, cụ thể.
Tháng 5/2013, EU tái khẳng định sự ủng hộ của họ đối với việc tìm kiếm một giải pháp hòa bình cho các cuộc tranh chấp ở Biển Đông phù hợp với luật quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS). EU đã nhấn mạnh việc liên minh này có lợi ích cũng như quan tâm đến hòa bình, an ninh hàng hải, tự do hàng hải và tự do thương mại ở Biển Đông, đồng thời kêu gọi các bên liên quan làm rõ tranh chấp của mình trên cơ sở UNCLOS 1982. Đây là lần đầu tiên EU lên tiếng thể hiện sự ủng hộ đối với biện pháp “tòa án quốc tế tuân theo luật quốc tế”, coi đó là một phương tiện để giải quyết các cuộc tranh chấp lãnh thổ của Trung Quốc trong khu vực với Malaysia, Philippines, Việt Nam, Brunei và Vùng lãnh thổ Đài Loan. Một cơ quan của EU lúc đó là Ủy ban Đối ngoại EU – Trung Quốc đã ra báo cáo trong đó “khẩn thiết kêu gọi tất cả các bên liên quan kiềm chế, không có những hành động chính trị, quân sự đơn phương, hạ giọng trong các tuyên bố và giải quyết tranh chấp ở Biển Đông bằng biện pháp tòa án quốc tế tuân theo luật quốc tế, cụ thể là UNCLOS 1982, nhằm đảm bảo sự ổn định trong khu vực”. Bản báo cáo cũng kêu gọi Trung Quốc “phải cam kết chắc chắn về việc tuân theo Hiến chương Liên Hợp Quốc và luật pháp quốc tế trong quá trình theo đuổi các mục tiêu ở bên ngoài”.
Tháng 5/2014, Người phát ngôn của Cao ủy EU phụ trách chính sách an ninh và đối ngoại Catherine Ashton cho biết EU không đứng về bên nào trong những tranh chấp và tuyên bố chủ quyền trên biển Đông nhưng lại có quan điểm rõ ràng trong việc cần phải làm gì để giải quyết những xung đột và xây dựng niềm tin. EU kêu gọi các bên liên quan tìm ra những giải pháp hòa bình và hợp tác theo đúng luật pháp quốc tế, mà cụ thể là UNCLOS. EU muốn đóng vai trò trung gian trong việc ổn định an ninh khu vực bởi khu vực này có vị trí rất quan trọng về kinh tế, chính trị và chiến lược trên thế giới. Liên quan đến việc Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào sâu trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, EU cho rằng, các hành động đơn phương có thể gây ảnh hưởng đến môi trường an ninh trong khu vực mà cụ thể là việc tàu Trung Quốc đã đâm và dùng vòi rồng tấn công tàu Việt Nam. EU kêu gọi các bên có những biện pháp hạ nhiệt căng thẳng và kiềm chế không có những hành động đơn phương làm tổn hại đến hòa bình và ổn định trong khu vực.
Tháng 10/2015, EU đã lên tiếng ủng hộ việc Mỹ đưa tàu chiến tuần tra gần các đảo Trung Quốc cải tạo phi pháp ở quần đảo Trường Sa trên Biển Đông. Trước đó hôm 27/10 vừa qua, tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường USS Lassen của Mỹ đã đi vào khu vực 12 hải lý của một trong những hòn đảo mà Trung Quốc cải tạo phi pháp ở quần đảo Trường Sa. Bắc Kinh đã lập tức lên tiếng phản ứng mạnh mẽ động thái này của Mỹ. EU tuyên bố “mặc dù không đứng về bên nào trong tranh chấp biển Đông nhưng EU cam kết ủng hộ một trật tự hàng hải dựa trên các nguyên tắc của luật pháp quốc tế, đặc biệt là UNCLOS”. Đây là lập trường thẳng thắn và khách quan của EU dù tổ chức này đã và đang tăng cường quan hệ với Bắc Kinh, với kỳ vọng thu hút các nguồn vốn của Trung Quốc để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của khối và đang đàm phán một thỏa thuận thương mại và đầu tư song phương.
Tháng 3/2016, EU cam kết duy trì trật tự pháp lý đối với các vùng biển và đại dương dựa trên các nguyên tắc của luật pháp quốc tế như được ghi nhận đặc biệt là trong UNCLOS. Việc này bao gồm duy trì an toàn hàng hải, an ninh, và hợp tác, tự do hàng hải và hàng không. Trong khi không đứng về bên nào đối với các tuyên bố chủ quyển đối với các vùng đất và vùng biển tại Biển Đông, EU kêu gọi các bên liên quan giải quyết các tranh chấp thông qua các phương thức ôn hoà, làm rõ cơ sở các tuyên
bố của mình và theo đuổi các tuyên bố đó phù hợp với luật pháp quốc tế bao gồm UNCLOS và các thủ tục phân xử của nó. EU quan ngại về việc triển khai tên lửa tại các hòn đảo trên Biển Đông. Việc triển khai tạm thời hoặc vĩnh viễn các lực lượng hoặc thiết bị quân sự trên các cấu trúc đảo đang có tranh chấp ảnh hưởng tới an ninh khu vực và có thế đe doạ tự do hàng hải và hàng không là một quan ngại lớn. Do vậy EU kêu gọi tất cả các bên kiềm chế việc quân sự hoá trong khu vực, dùng hoặc đe doạ dùng vũ lực và thực hiện các hành động đơn phương. EU khuyến khích những động thái liên qua tới các biện pháp xây dựng lòng tin nhằm tăng cường sự tin cậy và an ninh trong khu vực. EU hoàn toàn ủng hộ các tiến trình khu vực do ASEAN dẫn dắt và kỳ vọng vào việc đạt được kết quả nhanh chóng trong các cuộc đàm phán về Bộ Quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC) giúp ích cho việc đảm bảo tốt hơn một trật tự khu vực và quốc tế dựa trên luật pháp. Liên quan tới vấn đề này, EU tái khẳng định sự sẵn sàng chia sẻ những kinh nghiệm tốt nhất của mình về vấn đề an ninh hàng hải.
Tháng 6/2016, Ủy ban châu Âu (EC), cơ quan hành pháp của Liên minh châu Âu (EU) công bố văn kiện có tên gọi “Các yếu tố về chiến lược mới của EU đối với Trung Quốc”, trong đó kêu gọi bảo đảm quyền tự do hàng hải và quyền bay qua ở Biển Đông và biển Hoa Đông. Văn kiện này, nhằm vạch ra chính sách của EU đối với Trung Quốc trong 5 năm tới, cần phải được các chính phủ của EU thông qua trước khi có hiệu lực. Văn kiện nói rằng EU tiếp tục quan ngại về tình hình ở Biển Đông và Hoa Đông đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giải quyết hòa bình các tranh chấp ở hai khu vực biển này. Hãng tin Reuters cho biết mặc dù không trực tiếp nêu đích danh Trung Quốc nhưng văn kiện ám chỉ đến hoạt động bồi đắp trái phép và quân sự hóa của Trung Quốc ở Biển Đông khi nhấn mạnh rằng “EU phản đối các hành động đơn phương làm thay đổi nguyên trạng và gia tăng căng thẳng ở Biển Đông và biển Hoa Đông”. Văn kiện có đoạn: “Quan điểm của EU là ủng hộ Trung Quốc và các nước khác tuân thủ pháp luật quốc tế trong các tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông. Khu vực biển này có khối lượng lớn của giao thương hàng hải quốc tế đi qua, vì vậy, việc bảo đảm quyền tự do hàng hải và quyền bay qua có tầm quan trọng rất lớn đối với EU. EU khuyến khích Trung Quốc đóng góp mang tính xây dựng đối với sự ổn định khu vực thông qua các biện pháp xây dựng niềm tin và sự ủng hộ đối với trật tự quốc tế dựa trên các quy tắc, đặc biệt là tôn trọng UNCLOS và quy trình phân xử trọng tài của công ước này”.
Tháng 7/2016, Chủ tịch Hội đồng châu Âu (EC) Donald Tusk đã bày tỏ hy vọng phán quyết của Tòa trọng tài được thành lập theo Phụ lục VII theo Công ước Liên hợp quốc về luật biển (PCA) sẽ có ý nghĩa quan trọng tích cực trong việc giải quyết các vấn đề nổi cộm ở vùng biển này. Tuyên bố của ông Donald Tusk được đưa ra ngay tại thủ đô Bắc Kinh (Trung Quốc), trong khuôn khổ chuyến thăm và tham dự hội nghị thượng đỉnh lần thứ 18 giữa Trung Quốc và EU. Chủ tịch Tusk cho biết, giới chức lãnh đạo EU đã thảo luận về vụ kiện của Philippines liên quan đến những hành động của Trung Quốc ở Biển Đông. Ông khẳng định EU “hoàn toàn tin tưởng” vào Tòa Trọng tài quốc tế và tiến trình vụ kiện, đồng thời bày tỏ hy vọng phán quyết trên sẽ được sử dụng để “tạo ra một động lực tích cực” trong nỗ lực tìm kiếm một giải pháp đối với tranh chấp trên Biển Đông. Chủ tịch EC cũng cho biết, EU sẽ tiếp tục ủng hộ việc duy trì luật pháp quốc tế, bao gồm UNCLOS. Trước đó, trong một phát biểu liên quan hôm 12/7, Chủ tịch Tusk kêu gọi Trung Quốc tôn trọng hệ thống quốc tế, bảo vệ “trật tự quốc tế dựa trên quy định”. Ông nhấn mạnh “trật tự quốc tế dựa trên quy định đáp ứng lợi ích chung của chúng ta, vì vậy cả Trung Quốc và EU phải bảo vệ trật tự đó vì lợi ích của người dân”. Trong khi đó, cũng tại Bắc Kinh, Đại diện cấp cao phụ trách chính sách an ninh và đối ngoại của EU, bà Federica Mogherini cho biết EU kêu gọi tất cả các bên tôn trọng những quyết định về luật pháp và ủng hộ UNCLOS, trong đó có tự do hàng hải.
Tháng 7/2017, tại Cuộc họp các Quan chức cao cấp (SOM) ASEAN và EU tổ chức ở Bangkok, Thái Lan, dù đang phải đối mặt với thách thức cả trong lẫn ngoài châu Âu, EU khẳng định quyết tâm thúc đẩy chủ nghĩa đa phương, liên kết khu vực, trong đó có hợp tác sâu rộng với ASEAN. Phía EU khẳng định tầm quan trọng của việc duy trì an ninh, an toàn hàng hải, hàng không ở Biển Đông, tuyến đường vận tải 40% hàng hóa của EU; đề cao việc giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS 1982 và EU sẵn sàng chia sẻ các kinh nghiệm liên quan lĩnh vực này.
http://biendong.net/bien-dong/29736-cao-uy-eu-doi-ngoai-eu-federica-mogherini-bien-dong-la-van-de-quan-trong-voi-cong-dong-quoc-te.html
Bắc Hàn ‘tấn công mạng,
đánh cắp 2 tỷ đôla cho chương trình vũ khí’
Bắc Hàn đã đánh cắp 2 tỷ đôla để chi cho chương trình vũ khí thông qua các cuộc tấn công mạng, một báo cáo bị rò rỉ của Liên Hiệp Quốc cho biết.Báo cáo mật cho biết Bình Nhưỡng đã nhắm vào các ngân hàng và các giao dịch tiền ảo để thu tiền mặt.
Các nguồn tin xác nhận với BBC rằng Liên Hiệp Quốc đang điều tra 35 vụ tấn công mạng.
Bắc Hàn bắn lại thêm tên lửa
Nam Hàn nói một lính Bắc Hàn vượt qua DMZ
Bắc Hàn ‘bắn thêm hai tên lửa đạn đạo’ trong một tuần
Bắc Hàn đã phóng hai tên lửa vào thứ Ba 6/8, lần phóng tên lửa thứ tư trong vòng chưa đầy hai tuần.
Trong một tuyên bố hôm thứ Tư 7/8, lãnh đạo Bắc Hàn Kim Jong-un nói rằng các vụ phóng tên lửa là lời cảnh báo nhắm vào các cuộc tập trận quân sự chung mà Mỹ và Hàn Quốc đang tiến hành.
Bình Nhưỡng mô tả các cuộc tập trận là vi phạm thỏa thuận hòa bình.
Báo cáo bị rò rỉ, gửi cho ủy ban trừng phạt Bắc Hàn của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, nói rằng Bình Nhưỡng “đã sử dụng không gian mạng để thực hiện các cuộc tấn công ngày càng tinh vi nhằm đánh cắp tiền từ các tổ chức tài chính và từ các giao dịch tiền ảo”.
Các chuyên gia cũng đang điều tra hoạt động khai thác trên mạng được thiết kế để kiếm ngoại tệ.
Báo cáo cho biết thêm rằng các cuộc tấn công của Bắc Hàn trên các sàn giao dịch tiền ảo cho phép nước này “tạo thu nhập theo cách khó theo dõi hơn và chịu sự giám sát và điều tiết của chính phủ ít hơn so với lĩnh vực ngân hàng truyền thống”.
Báo cáo cũng cho biết Bắc Hàn đã vi phạm các lệnh trừng phạt của Liên Hiệp Quốc bằng các biện pháp trao đổi hàng hóa bất hợp pháp giữa các tàu, cũng như việc mua các vật phẩm liên quan đến vũ khí hủy diệt hàng loạt.
Từ năm 2006, Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc đã áp lệnh trừng phạt đối với Bắc Hàn bao gồm cấm xuất khẩu than, sắt, dệt may và hải sản; cấm nhập khẩu dầu thô và các sản phẩm dầu mỏ tinh chế.
Kim Jong-un đã đồng ý trong cuộc gặp thượng đỉnh với Tổng thống Mỹ Donald Trump tại Singapore năm ngoái rằng ông sẽ ngừng thử hạt nhân.
Ông Kim cũng đồng ý rằng Bắc Hàn sẽ không phóng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa nữa.
Hội nghị thượng đỉnh lần thứ hai giữa hai nhà lãnh đạo tại Hà Nội năm 2019 đã kết thúc mà không đạt được thỏa thuận nào.
Kể từ đó, các cuộc đàm phán phi hạt nhân hóa đã bị đình trệ mặc dù cả hai bên đều nói vẫn muốn theo đuổi quan hệ ngoại giao.
Phản hồi báo cáo của Liên Hiệp Quốc, một phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ nói với hãng tin Reuters:
“Chúng tôi kêu gọi tất cả các quốc gia có trách nhiệm hành động để chống lại khả năng Bắc Hàn tiến hành các hoạt động nguy hiểm trên mạng nhằm tạo ra doanh thu để đầu tư cho các chương trình tên lửa đạn đạo, vũ khí và hủy diệt hàng loạt của nước này.”
https://www.bbc.com/vietnamese/world-49260282
Kim Jong Un: Phóng tên lửa
để ‘cảnh báo’ Mỹ và Hàn Quốc
Hôm 7/8, Triều Tiên cho biết lãnh tụ nước này, ông Kim Jong Un, đã giám sát một cuộc phóng tên lửa đạn đạo tầm ngắn vừa được phát triển nhằm gửi cảnh báo tới Mỹ và Hàn Quốc về các cuộc tập trận quân sự chung giữa hai nước này.AP trích thông tin từ hãng Thông tấn Trung ương Triều Tiên (KCNA) cho biết hai tên lửa được phóng từ một sân bay ở miền tây, bay qua khu vực xung quanh thủ đô Bình Nhưỡng, và sau đó đánh trúng mục tiêu trên một hòn đảo ngoài khơi bờ biển phía đông.
KCNA cho biết các vụ phóng vào sáng sớm ngày 7/8 đã xác minh độ tin cậy và khả năng chiến đấu của “các tên lửa điều hướng chiến thuật kiểu mới”. Ông Kim bày tỏ hài lòng và nói rằng các vụ phóng này sẽ gửi một mức cảnh báo thích hợp tới các cuộc tập trận quân sự giữa Mỹ và Hàn Quốc đã bắt đầu hôm 5/8.
Tờ báo chính thức của Triều Tiên, Rodong Sinmun, cũng công bố những bức ảnh cho thấy thứ dường như là một tên lửa bay lên từ một bệ phóng được lắp đặt trên một chiếc xe và ông Kim mỉm cười, cùng với các quan chức quân đội chúc mừng sự kiện này.
Ông Lee Sang-min, phát ngôn viên của Bộ Thống nhất Hàn Quốc, cho biết hoạt động thử nghiệm gần đây của Triều Tiên không giúp nỗ lực ổn định hòa bình và kêu gọi Bình Nhưỡng duy trì thỏa thuận liên Triều đạt được vào năm ngoái, để thành lập ủy ban quân sự chung nhằm thảo luận việc giảm căng thẳng quân sự.
Bản tin của KCNA đưa ra một ngày sau khi quân đội Hàn Quốc cho biết họ đã phát hiện hai vụ phóng vào sáng sớm có khả năng là tên lửa đạn đạo.
Từ trước đến nay, Triều Tiên đã tố cáo Washington và Seoul về các cuộc tập trận quân sự chung của hai nước. Hàn Quốc xác nhận họ đã bắt đầu tập trận hôm 5/8 nhưng chưa ra thông tin chi tiết về cuộc tập trận này.
Hôm 6/8, Bộ Ngoại giao Triều Tiên cho biết cuộc tập trận Mỹ-Hàn đã “buộc” Bình Nhưỡng phải phát triển, thử nghiệm và triển khai các phương tiện vật chất mạnh mẽ cần thiết cho quốc phòng.
https://www.voatiengviet.com/a/kim-jong-un-phong-ten-lua-de-canh-bao-my-va-han-quoc/5032394.html
Eo biển Đài Loan: “Thùng thuốc súng”
có thể nổ bất cứ lúc nào
Trong những ngày qua, diễn biến tình hình eo biển Đài Loan vô cũng căng thẳng, Mỹ, Trung Quốc và Đài Loan liên tục có các hành động răn đe, đáp trả lẫn nhau, khiến khu vực này có thể bùng phát thành xung đột vũ trang bất cứ lúc nào.Mỹ cam kết bảo vệ Đài Loan
Căng thẳng leo thang ở eo biển Đài Loan bị đẩy lên cao từ khi Mỹ chính thức thông qua hợp đồng bán vũ khí trị giá 2,2 tỷ USD cho Đài Loan. Theo hợp đồng trên, Mỹ đã chấp thuận bán 108 xe tăng Abrams M1A2T và những thiết bị liên quan, cùng với 250 tên lửa Stinger cho Đài Loan. Đây là lô thiết bị quân sự lớn đầu tiên Mỹ bán cho Đài Loan trong nhiều thập kỷ. Washington tuyên bố việc bán vũ khí này là chính sách nhất quán của chính quyền Mỹ nhằm góp phần duy trì hòa bình và ổn định trên eo biển Đài Loan.
Trong một động thái liên quan, Hạm đội 7 của Mỹ (24-25/7) đã điều tàu chiến USS Antietam đi qua eo biển Đài Loan nhằm thể hiện cam kết của Mỹ đối với một Thái Bình Dương tự do và rộng mở; đồng thời khẳng định Hải quân Mỹ sẽ tiếp tục bay và đưa tàu đi qua và hoạt động tại bất cứ nơi đâu luật pháp quốc tế cho phép. Được biết, tàu USS Antietam có độ giãn nước tối đa vào khoảng 9.800 tấn, dài 173 m, lườn rộng 16,8 m và mớm nước tối đa 10,2 m. Hỏa lực trên tàu được trang bị bao gồm 122 giếng phóng thẳng đứng Mk 41, 8 ống phóng tên lửa chống hạm Harpoon, 2 pháo 127mm, 2 pháo 25mm, 4 khẩu 12,7mm, 2 pháo cao tốc Phalanx và 2 ống phóng ngư lôi cỡ nhỏ loại 324mm. Ngoài ra tàu cũng có khả năng mang được tối đa 2 trực thăng ở sàn đáp và khoang chứa ở phía sau. Các khu trục hạm lớp Ticonderoga có biên chế đầy đủ bao gồm 300 thủy thủ và 30 sĩ quan chỉ huy.
Trung Quốc đáp trả
Ngay sau khi Mỹ bán vũ khí và đưa tàu chiến qua eo biển Đài Loan, Trung Quốc đã đưa ra nhiều biện pháp đáp trả khác nhau. Về ngoại giao, Trung Quốc lên án hành động của Mỹ, đồng thời cảnh cáo Trung Quốc sẽ sử dụng mọi biện pháp, bao gồm biện pháp quân sự để ngăn chặn Đài Loan độc lập và đáp trả thế lực bên ngoài can thiệp vào tình hình Đài Loan. Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc Ngô Khiêm (24/7) cảnh báo sẵn sàng chiến tranh nếu có bất kỳ động thái nào liên quan đến độc lập Đài Loan, cáo buộc Mỹ phá hoại sự ổn định toàn cầu và chỉ trích việc Mỹ bán vũ khí cho hòn đảo này. Ông Ngô Khiêm tuyên bố: “Chúng tôi phải dứt khoát chỉ ra rằng việc tìm kiếm độc lập cho Đài Loan là chuyện không thể. Nếu có những người dám cố tình chia cắt Đài Loan khỏi đất nước, quân đội Trung Quốc sẵn sàng chiến đấu để kiên quyết bảo vệ chủ quyền quốc gia, sự thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ”.
Về quân sự, Trung Quốc điều máy bay chiến đấu Su-30 tập trận gần eo biển Đài Loan; triển khai máy bay tiêm kích tàng hình J-20, hiện đại nhất của Trung Quốc cho Quân khu Miền Đông. Không những vậy, Trung Quốc cũng điều máy bay không người lái do thám Tường Long tiên tiến của Trung Quốc theo dõi tuần dương hạm Mỹ USS Antietam khi tàu này đi ngang qua eo biển Đài Loan. Máy bay không người lái này có khả năng bay lượn phía trên chiến trường trong thời gian tối đa 10 giờ (đây cũng là khoảng thời gian cần thiết để tàu Antietam đi qua eo biển Đài Loan) ở độ cao 2km. Tường Long được trang bị nhiều thiết bị theo dõi, tương tự như máy bay không người lái RQ4 của Mỹ. Tường Long được sản xuất từ năm 2016 và mới chỉ được bên ngoài nhìn thấy vài lần khi chúng cất cánh làm nhiệm vụ từ ba căn cứ: căn cứ không quân Linh Thủy trên đảo Hải Nam gần Biển Đông; căn cứ không quân Dịch Thuận Đồn gần thành phố Cát Lâm ở Đông Bắc Trung Quốc và cách Triều Tiên khoảng 300km; căn cứ Nhật Khách Tắc ở Tây Tạng, gần cao nguyên Doklam/Đông Lãng đang có tranh chấp giữa Trung Quốc và Ấn Độ. Ngoài ra, Trung Quốc cũng điều các tiêm kích J-11 và Su-30 bám sát tàu USS Antietam khi đi qua eo biển Đài Loan. Đây cũng là lần đầu tiên quân đội Trung Quốc được nói là đã cử chiến đấu cơ đi giám sát một chuyến đi ngang eo biển Đài Loan của tàu chiến Mỹ vào ban đêm.
Đáng chú ý, chỉ vài giờ sau khi Bắc Kinh công bố Sách Trắng quốc phòng, Trung Quốc đã liên tiếp thông báo tiến hành hai cuộc tập trận lớn ở Biển Đông và Hoa Đông ở hai đầu Nam, Bắc của đảo Đài Loan. Cụ thể, theo thông báo “Chiết Hàng Cảnh 0623” của Cục Hải sự tỉnh Chiết Giang ngày 28/7, quân đội Trung Quốc sẽ tiến hành cuộc tập trận kéo dài 5 ngày từ 18 giờ ngày 28/7 đến 18 giờ ngày 1/8 ở khu vực biển Hoa Đông nối liền bởi 4 điểm có tọa độ (1) 30°03’N-123°14’E;(2) 30°03’N – 124°44’E;(3) 28°53’N – 124°44’E;(4) 28°53’N – 123°14’ E. Khu vực tập trận có diện tích khoảng 18.900 km2 nằm cách Đài Loan khoảng 235 hải lý về phía Bắc; nghiêm cấm mọi phương tiện ra vào khu vực này. Trong khi đó, giới chức quân sự Đài Loan cho biết cuộc tập trận gần đảo Đông Sơn này của PLA đã bắt đầu lúc 6 giờ sáng cùng ngày tại vùng biển đối diện ven bờ tỉnh Phúc Kiến và khu vực diễn tập theo thông báo của phía Đại Lục đã vượt quá một phần đường trung tâm (trung tuyến) của biển Đài Loan. Sáng 29/7, Cục Hải sự tỉnh Quảng Đông tiếp tục thông báo về việc tiến hành cuộc tập trận kéo dài 5 ngày từ 29/7 đến 2/8 ở khu vực biển ngoài khơi 2 tỉnh Quảng Đông và Phúc Kiến, nối liền bởi 5 điểm có tọa độ (1) 22° 53’N – 116° 10’E ; (2) 22° 50’N – 116° 10’E; (3) 22° 50’N – 118° 00’E; (4) 24° 00’N – 118° 00’E và (5) 24° 00’N – 117° 48’E. Khu vực tập trận có diện tích khoảng 13.900 km2 này chỉ cách quần đảo Bành Hồ của Đài Loan khoảng 74 hải lý về phía Tây.
Một số phương tiện truyền thông đã suy đoán rằng PLA sẽ tổ chức các cuộc tập trận quân sự cùng một lúc tại hai Chiến khu miền Nam và miền Bắc. Đây là lần hiếm hoi một cuộc tập trận quy mô lớn như thế được tiến hành ở eo biển Đài Loan. Trang tin Đa Chiều viết, có nhiều dấu hiệu cho thấy PLA sẽ tiến hành các cuộc diễn tập quân sự quy mô lớn trong tuần này ở khu vực biển Đông Nam, liên quan đến nhiều Chiến khu và có nhiều đơn vị Hải, Lục, Không quân tham gia. Đáng chú ý, trước đó truyền
thông Trung Quốc cũng đã đăng 3 bản cảnh báo hàng hải của Cục Hải sự tỉnh Liêu Ninh cho thấy từ ngày 26/7 đến 2/8 tại một số khu vực ở Bột Hải và Bắc Hoàng Hải cũng diễn ra hoạt động diễn tập bắn đạn thật.
Đài Loan đáp trả cứng rắn
Bộ Quốc phòng Đài Loan (29/7) cho biết quân đội Đài Loan sẽ tiến hành trinh sát toàn diện và nắm bắt các động thái diễn ra trên biển và không phận quanh eo biển Đài Loan để đảm bảo an ninh của Đài Loan và ổn định trong khu vực; đồng thời kêu gọi dân chúng Đài Loan yên tâm.
Trong khi đó, Bộ Quốc phòng Đài Loan cũng đã tiến hành các cuộc tập trận bắn tên lửa nhằm đáp trả động thái khiêu khích của Trung Quốc và thể hiện quyết tâm bảo vệ lãnh thổ Đài Bắc. Theo đó, các tiêm kích F-16 của Đài Loan bắn tổng cộng 117 tên lửa tầm trung và tầm xa trong hai ngày 29-30/7. Lee Chao Ming, phát ngôn viên cơ quan quốc phòng Đài Loan, cho biết tên lửa được phóng đi từ căn cứ quân sự Jiupeng vào vùng biển ngoài khơi phía Đông đảo Đài Loan. Các tên lửa đạt tầm bắn khoảng 250 km. Cuộc tập trận gồm 5 loại hình đào tạo khác nhau cho lực lượng quân sự đảo Đài Loan. Được biết, Đài Loan đang tập trung vào việc tăng cường năng lực tự vệ và thông qua việc xây dựng mạng lưới phòng không và phòng thủ bờ biển toàn diện để chống lại mối đe dọa quân sự từ đại lục. Theo nhận định của giới chuyên gia, tên lửa Đài Loan sử dụng vừa qua là tên lửa diệt hạm AGM-84 Harpoon. AGM-84 Harpoon là vũ khí chống hạm phổ biến của Mỹ và nhiều quốc gia trên thế giới. Với đầu đạn có đương lượng nổ 221kg, tên lửaHarpoon có thể đánh chìm những chiến hạm hàng ngàn tấn. Được phát triển từ cuối thập niên 1970, qua nhiều lần nâng cấp, loại tên lửa chống hạm này là một trong những vũ khí diệt hạm nguy hiểm nhất hiện nay.
Trung Quốc luôn xem Đài Loan là một phần lãnh thổ cần thống nhất, kể cả bằng vũ lực. Trung Quốc đã nhiều lần điều máy bay và tàu quân sự lượn quanh đảo trong các cuộc tập trận vài năm qua và tìm cách cô lập Đài Loan, khiến hòn đảo này chỉ còn vài đồng minh ngoại giao. Vấn đề Đài Loan, chiến tranh thương mại, lệnh trừng phạt của Mỹ và đòi hỏi chủ quyền phi lý của Trung Quốc ở Biển Đông là những điểm nóng khiến quan hệ giữa Washington và Bắc Kinh căng thẳng. Cơ quan Tình báo Quân sự Mỹ (DIA) nhận định Đài Loan là động lực chính cho nỗ lực hiện đại hóa quân đội của Trung Quốc. Trong khi đó, giới truyền thông nhận định, việc Mỹ, Trung Quốc và Đài Loan liên tục gia tăng các hoạt động quân sự xung quanh eo biển Đài Loan sẽ khiến tình hình trở nên căng thẳng, dễ mất kiểm soát và hoàn toàn có khả năng xảy ra xung đột quân sự.
http://biendong.net/bien-dong/29740-eo-bien-dai-loan-thung-thuoc-sung-co-the-no-bat-cu-luc-nao.html
TQ cấm điện ảnh đại lục dự giải Kim Mã ở Đài Loan
Cơ quan quản lý điện ảnh Trung Quốc cấm phim và các ‘sao’ nước này tham dự sự kiện trao giải hàng năm vốn được gọi là giải “Oscar của điện ảnh Hoa ngữ”.Cơ quan này không đưa ra bất kỳ lý do gì về việc tại sao họ tẩy chay Giải Kim Mã, được tổ chức tại Đài Loan.
Mỹ chuẩn thuận bán vũ khí cho Đài Loan
TQ giận dữ về cuộc họp an ninh cao cấp Mỹ-Đài
Vì sao Mỹ luôn quyết liệt về Đài Loan?
Quyết định được đưa ra sau sự leo thang căng thẳng gần đây giữa Trung Quốc và Đài Loan.
Trung Quốc đã đòi “hủy bỏ ngay lập tức” việc mua bán vũ khí dự kiến giữa Mỹ và Đài Loan.
Trong tháng Bảy, Trung Quốc chỉ trích Mỹ là đã không tôn trọng chính sách Một Trung Quốc, là chính sách theo đó Mỹ thừa nhận và chỉ có quan hệ chính thức với Trung Quốc chứ không quan hệ với Đài Loan.
Trung Quốc coi Đài Loan là một phần lãnh thổ của mình và cần phải tái thống nhất với phần Trung Hoa lục địa, kể cả bằng vũ lực, nếu cần.
Quyết định cấm việc tham dự giải Kim Mã được coi như bước đi mới nhất của Bắc Kinh trong việc tăng áp lực lên Đài Loan, liên quan tới vụ mua bán vũ khí Mỹ-Đài.
Giải Kim Mã là gì?
Giải Kim Mã là một trong những sự kiện danh giá nhất trong giới Hoa ngữ, năm nay lễ trao giải sẽ được tổ chức vào ngày 23/11, tại thủ đô Đài Bắc của Đài Loan.
Diễn viên và phim từ Trung Hoa đại lục trước đây đã từng tham gia và đoạt giải Kim Mã.
Nhưng kênh truyền hình nhà nước Trung Quốc CCTV hôm thứ Tư tường thuật rằng cơ quan quản lý điện ảnh Trung Quốc đã ngưng việc cho phép các bộ phim và diễn viên nước này tới dự Liên hoan Phim Kim Mã lần thứ 56.
Chính sách “Một Trung Quốc” là gì?
Trump xoay ngược chính sách với TQ?
Trung Quốc cảnh báo Mỹ về Đài Loan
Hồi năm ngoái, giải đã gây tranh cãi sau khi một số người tham dự dùng sự kiện này để thể hiện quan điểm chính trị.
Đạo diễn người Đài Loan Fu Yue, người giành giải phim tài liệu xuất sắc nhất, nói trong bài phát biểu khi nhận giải rằng bà hy vọng Đài Loan sẽ được công nhận “độc lập”.
Tu Men, một diễn viên từ Trung Hoa đại lục, sau đó tiếp lời, nói rằng ông cảm thấy vinh dự được trao giải trong một “Trung Quốc, Đài Loan”.
Phát biểu của ông ngay lập tức khiến Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn lên tiếng. Bà nói rằng Đài Loan “chưa bao giờ chấp nhận cụm từ ‘Trung Quốc, Đài Loan’ và sẽ không bao giờ chấp nhận, bởi Đài Loan là Đài Loan”.
Trên mạng xã hội Weibo của Trung Quốc, một số người dùng tỏ thái độ hân hoan trước lệnh cấm, nói lễ trao giải đã trở thành một “sự kiện chính trị”.
“Nghệ thuật thì không biên giới, nhưng sự kiện này đã không còn là chỉ vì nghệ thuật nữa,” một người bình luận.
Tại sao căng thẳng leo thang trong thời gian gần đây?
Hôm 9/7, Mỹ thông qua việc cho phép bán vũ khí cho Đài Loan trong thương vụ trị giá 2,2 tỷ đô la, khiến Trung Quốc nổi giận.
Hồi tuần trước, Bắc Kinh tuyên bố dừng việc cấp giấy thông hành cá nhân cho các du khách Trung Quốc muốn đi thăm Đài Loan, động thái được coi như cú đánh vào ngành du lịch Đài Loan.
Bộ Du lịch Trung Quốc nói quyết định của họ được đưa ra do “tình thế hiện thời giữa hai bên eo biển”.
Hồi đầu tháng trước, Đài Loan đã tổ chức diễn tập bắn đạn thật vào lúc quân đội Trung Quốc tổ chức diễn tập ngoài khơi, tại khu vực đối diện với Đài Loan, càng làm gia tăng căng thẳng.
Tại sao chủ đề Đài Loan lại nhạy cảm tới vậy?
Đài Loan là một nền dân chủ tự trị và trên thực tế đã hoạt động độc lập kể từ 1950, khi chính phủ theo chủ nghĩa dân tộc tại Trung Quốc bị các lực lượng cộng sản đánh bại và phải chạy từ đại lục ra Đài Loan.
Nhưng Trung Quốc coi hòn đảo này là một tỉnh ly khai chứ không phải là một quốc gia, và một ngày sẽ phải thống nhất trở lại với Trung Quốc, kể cả nếu cần phải dùng tới vũ lực.
Trung Quốc nói các nước khác chỉ có thể có quan hệ ngoại giao với Trung Quốc hoặc Đài Loan chứ không thể với cả hai.
Bắc Kinh nói rằng việc mua bán vũ khí dự kiến giữa Đài Loan và Hoa Kỳ đã vi phạm chính sách này, và nói nó làm xói mòn “chủ quyền của Trung Quốc”.
Mối quan hệ giữa Bắc Kinh và Đài Loan đặc biệt trở nên căng thẳng sau sự kiện Mỹ chuẩn thuận việc bán vũ khí cho Đài Bắc.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-49263815
Đáp trả Đài Bắc: TQ ngừng cấp
giấy thông hành cá nhân cho công dân tới Đài Loan
Từ ngày 1/8/2019, Chính quyền Trung Quốc chính thức ngừng cấp giấy thông hành cá nhân cho công dân 47 thành phố tới Đài Loan du lịch.Bộ Văn hóa và Du lịch Trung Quốc (31/7) thông báo dừng cấp giấy thông hành cá nhân cho công dân 47 thành phố tới Đài Loan từ ngày 1/8. Lý do mà Bộ Văn hóa và Du lịch Trung Quốc đưa ra là “do tình trạng quan hệ giữa hai bên eo biển hiện nay”. Kể từ ngày lệnh cấm có hiệu lực, du khách Trung Quốc muốn sang Đài Loan phải đi theo đoàn. Thông báo không nêu thêm chi tiết.
Đáng chú ý, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh (31/7) khi trả lời câu hỏi của giới phóng viên về thông tin, mục đích và đánh giá về chính sách dừng cấp giấy thông hành cá
nhân cho công dân 47 thành phố tới Đài Loan từ ngày 1/8, bà Hoa Xuân Oánh đã từ chối trả lời và cho răng đây là “vấn đề nội bộ của Trung Quốc, không liên quan vấn đề ngoại giao”.
Được biết, Bộ Văn hóa và Du lịch Trung Quốc từ năm 2011 đã ban hành chính sách cấp giấy thông hành cá nhân cho công dân từ 47 thành phố lớn như Bắc Kinh, Thượng Hải hay Hạ Môn để tới đảo Đài Loan du lịch, thay vì phải xin giấy phép theo đoàn. Tuy nhiên, theo chính sách mới được công bố, bắt đầu từ tháng 8, chương trình này sẽ bị đình chỉ. Quyết định của Bộ Văn hóa và Du lịch Trung Quốc được đưa ra giữa giai đoạn du khách từ đại lục sang Đài Loan đang tăng trở lại, đạt 1,67 triệu lượt khách trong nửa đầu năm 2019 và tăng 28% so với cùng kỳ năm trước.
Trang tin điện tử China Times của Đài Loan dẫn lời ông Kha Mục Châu, Phó chủ tịch Hiệp hội Du lịch Đài Loan, cho biết động thái này của Trung Quốc là “rất không bình thường”. Theo ông Châu, trong trường hợp xấu nhất, lượng khách du lịch từ Trung Quốc tới Đài Loan sẽ giảm 700.000 người trong khoảng thời gian từ tháng 8 năm nay đến tháng 2 năm sau.
Tuy nhiên, mục đích thực sự của Trung Quốc khi dừng cấp giấy thông hành du lịch cá nhân cho người dân là nhằm đáp trả những động thái gần đây của Đài Loan.
Trong những ngày gần đây, Đài Loan liên tục có những hành động mà Trung Quốc coi là khiêu khích và đe dọa “chủ quyền” của Bắc Kinh. Theo đó, Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn liên tục đưa ra các tuyên bố khẳng định không công nhận “Nhận nhận thức chung 1992”, cơ sở chính trị cho nguyên tắc “Một Trung Quốc”. Nhận thức chung 1992 ý chỉ một sự dàn xếp năm 1992, theo đó cả hai bên công nhận sự tồn tại của một đất nước Trung Quốc bao gồm Đài Loan và Trung Quốc đại lục. Hiểu biết này củng cố đối thoại giữa hai bên, cho phép họ xây dựng quan hệ và vượt qua phần nào tình trạng thù hằn bắt nguồn từ sự chia rẽ trong cuộc nội chiến Trung Quốc năm 1949. Không những vậy, Đài Loan còn thúc đẩy hợp tác quân sự, mua sắm nhiều loại trang thiết bị quân sự tiên tiến từ Mỹ, bất chấp sự phản đối và ngăn chặn của Trung Quốc. Ngoài ra, căng thẳng hai bờ eo biển Đài Loan gia tăng thời gian qua sau khi Trung Quốc tiến hành các cuộc tập trận rầm rộ ở Chiết Giang, Phúc Kiến, Quảng Đông nằm đối diện Đài Loan. Để đáp trả các cuộc tập trận của Trung Quốc, Đài Loan đã tiến hành tập trận quân sự bằng đạn thật, triển khai máy bay chiến đấu và bắn 117 quả tên lửa tầm trung và tầm xa trong hai ngày 29 và 30/7. Được biết, tại cuộc tập trận quân sự của Đài Loan có sự tham gia của 5 loại hình đào tạo chiến đấu của lực lượng quân sự, trong đó có 2 chiến đấu cơ F-16 được trang bị tên lửa AGM-84 Harpoon diễn tập cho tình huống mô phỏng chống lại cuộc tấn công nhắm vào bờ biển đông nam của hòn đảo.
Giới truyền thông nhận định, Trung Quốc trước nay có “truyền thống” đáp trả các đối tác bằng các lệnh hạn chế xuất khẩu, du lịch gây “khó dễ” về kinh tế khi có căng thẳng. Điển hình như hạn chế xuất khẩu đất hiếm sang Nhật hay dừng mua chuối từ Philippines. Nay là “đòn” nhắm vào du lịch của Đài Loan.
Việc Trung Quốc dừng cấp giấy thông hành cho người dân tới du lịch ở Đài Loan sẽ có tác động, ảnh hưởng lớn đối với Đài Bắc. Về chính thông, việc Trung Quốc ngăn chặn người dân tới Đài Loan sẽ gây ra sự quan ngại sâu sắc của người dân Trung Quốc, cũng như người dân Đài Loan; tạo tâm lý hoang mang, lo sợ trong người dân về khả năng Trung Quốc sử dụng vũ lực tấn công Đài Loan. Về Kinh tế, hành động trên sẽ tác động phần nào đối với nền kinh tế Đài Loan. Tuy nhiên, sự tác động này không quá lớn so với thu nhập và tiềm năng kinh tế của Đài Loan.
Thời gian tới, Trung Quốc nhiều khả năng sẽ tiếp tục gia tăng các biện pháp đáp trả Đài Loan, nhằm từng bước cô lập Đài Bắc. Có thể Trung Quốc sẽ sử dụng chiều bài kinh tế, ngoại giao và quân sự để lôi kéo, ép buộc một số nước còn có quan hệ ngoại giao với Đài Loan chấm dứt quan hệ với vùng lãnh thổ này. Cũng không loại trừ khả năng Trung Quốc sẽ sử dụng các chiêu bài tấn công trực tiếp vào nền kinh tế của Đài Loan nhằm gây tâm lý hoang mang trong người dân và gây chia rẽ trong nội bộ Đài Loan. Những hành động và việc làm của Trung Quốc chỉ nhằm mục địch “thống nhất với Đài Loan”.
http://biendong.net/bien-dong/29742-dap-tra-dai-bac-tq-ngung-cap-giay-thong-hanh-ca-nhan-cho-cong-dan-toi-dai-loan.html
Kế hoạch xây cảng của Trung Cộng
ở Châu Á Thái Bình Dương tiếp tục gây tranh cãi
Tin từ ASAU, Samoa – Theo tin từ Reuters, khi thủy triều đạt mức thấp nhất từ trước khi mặt trời mọc, tàn dư của một phi đạo cũ của Hoa Kỳ đã xuất hiện tại đảo Savai’i của Samoa, trong tình trạng hư hạo bởi nhiều thập kỷ xói mòn, lốc xoáy và sóng thần. Theo chính phủ Samoa, khu vực Thế chiến thứ 2 ở thành phố Asau hiện đang được xem xét để cho Trung Cộng phát triển một hải cảng mới.
Đề nghị xây dựng một cơ sở có thể biến thành căn cứ quân sự trong thời điểm căng thẳng này đã đánh động Hoa Kỳ và các đồng minh trong khu vực. Hoa Kỳ cùng Nhật Bản, Úc và New Zealand hiện đang tích cực mở rộng các phái đoàn ngoại giao của họ ở Thái Bình Dương, để chống lại tầm ảnh hưởng của Trung Cộng. Họ cảnh báo các quốc đảo rằng các dự án do Bắc Kinh tài trợ cần phải hợp lý về mặt tài chính.
Vào hôm Chủ nhật (4/8), tại Sydney, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ Mark Esper cho biết Trung Cộng đang sử dụng chính sách “kinh tế săn mồi” để gây bất ổn cho Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. Hoa Kỳ đang hợp tác với các đồng minh của họ để giải quyết các nhu cầu an ninh cấp bách của khu vực.
Trung Cộng từng tuyên bố rằng sự hỗ trợ của họ đã được hoan nghênh ở Thái Bình Dương. Chủ tịch Trung Cộng Tập Cận Bình đã phát biểu tại một diễn đàn khu vực hồi năm ngoái rằng, các hoạt động cho vay của Bắc Kinh không phải là một “cái bẫy”.(Mộc Miên)
https://www.sbtn.tv/ke-hoach-xay-cang-cua-trung-cong-o-chau-a-thai-binh-duong-tiep-tuc-gay-tranh-cai/
Trung Cộng khuyến cáo những người biểu tình
Hong Kong không nên “đùa với lửa”
Tin từ Bắc Kinh, Trung Cộng — Vào hôm Thứ Ba (6/8), Văn phòng về các vấn đề Hong Kong và Ma Cao của chính phủ Trung Cộng cho hay, những người biểu tình ở Hong Kong không nên “đùa với lửa”, đánh giá sai tình hình, và nhầm lẫn sự kiềm chế của Bắc Kinh là sự yếu kém.Ý kiến này được đưa ra trong một lời khiển trách sắc bén của Trung Cộng về các “đối tượng đứng phía sau” các cuộc biểu tình ở Hong Kong. Trung Cộng hứa hẹn sẽ đưa các đối tượng này ra trước công lý.
Hong Kong đang trải qua các cuộc biểu tình bạo lực kéo dài hàng tuần, bắt đầu với sự phản đối dự luật dẫn độ. Các cuộc biểu tình này dần biến thành một làn sóng phản ứng dữ dội trên quy mô rộng lớn hơn đối với chính phủ. Nhiều người dân lo lắng về việc tự do bị siết chặt dưới sự kiểm soát chặt chẽ của đảng cộng sản.
Theo thông tin của hai viên chức Yang Guang và Xu Luying, một nhóm nhỏ những “kẻ cực đoan bạo lực” đi đầu trong các cuộc biểu tình trên, cùng với sự tham gia của một số công dân tốt bụng lạc lối và bị ép buộc. Tài liệu trên cho rằng các lực lượng chống Trung Cộng chính là những người chủ mưu phía sau, thúc đẩy những người biểu tình. Văn phòng về các vấn đề Hong Kong và Ma Cao cho biết “nhóm tội phạm vô đạo đức, hung bạo và những thế lực xấu xa” cuối cùng cũng sẽ bị trừng phạt.
Trung Cộng còn cho rằng Hoa Kỳ chính là thế lực gây ra tình trạng bất ổn ở Hong Kong, nhằm ngăn chặn sự phát triển của Trung Cộng. Tuy nhiên, họ không đưa bất kỳ bằng chứng cụ thể nào. (Mộc Miên)
https://www.sbtn.tv/trung-cong-khuyen-cao-nhung-nguoi-bieu-tinh-hong-kong-khong-nen-dua-voi-lua/
TQ: ‘Hong Kong đối mặt với khủng hoảng
tồi tệ nhất kể từ khi được trao trả’
Hôm 7/8, lãnh đạo Trung Quốc phụ trách văn phòng về Hồng Kông và Macau nói Hồng Kông đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất kể từ khi vùng lãnh thổ này được chuyển giao từ Anh trở lại cho Trung Quốc vào năm 1997, theo Reuters.“Cuộc khủng hoảng tại Hồng Kông … cho đến nay đã diễn ra tới 60 ngày và ngày càng tồi tệ hơn”, ông Zhang Xiaoming, một trong những quan chức cấp cao nhất của Trung Quốc giám sát các vấn đề Hồng Kông, phát biểu trong một cuộc họp tại thành phố Thâm Quyến hôm 7/8.
“Các hoạt động bạo lực đang gia tăng và ngày càng tác động rộng đến xã hội. Có thể nói rằng Hồng Kông hiện đang phải đối mặt với tình hình nghiêm trọng nhất kể từ khi được bàn giao”, ông Zhang nói.
Hãng tin AP dẫn lời ông Zhang cho biết thêm rằng các quan chức ở Bắc Kinh “rất quan ngại” và đang nghiên cứu tình hình để quyết định các biện pháp cần thực hiện.
Hãng tin AP trích lời Đặc khu trưởng Hồng Kông Carrie Lam phát biểu hôm 7/8 khi dự lễ khai mạc một cuộc triển lãm đánh dấu kỷ niệm 70 năm thành lập nhà nước Cộng sản Trung Quốc:
“Trong những tháng gần đây, điều kiện trong xã hội Hồng Kông cực kỳ không ổn định. Chính quyền đặc khu chắc chắn sẽ cùng với tất cả quý vị giải quyết vấn đề này một cách bình tĩnh, khôi phục trật tự xã hội, bảo vệ luật pháp, với tôn chỉ tôn trọng chính sách ‘một quốc gia, hai hệ thống’”.
https://www.voatiengviet.com/a/tq-hong-khong-doi-mat-voi-khung-hoang-toi-te-nhat/5032614.html
Hồng Kông: Bắc Kinh dọa đàn áp
nhưng ngại tác hại như Thiên An Môn
Trọng NghĩaĐối mặt với một phong trào phản kháng chưa từng thấy tại Hồng Kông từ ngày thu hồi nhượng địa này từ tay Anh Quốc vào năm 1997, sau khi để chính quyền đặc khu tự mình xử lý, chính quyền Bắc Kinh rốt cuộc được cho là đã trực tiếp nắm lấy hồ sơ kể từ ngày 29/07/2019 vừa qua.
Sau một thời gian tương đối kín đáo, trong những ngày gần đây, Trung Quốc liên tiếp lên tiếng tố cáo và đe dọa, cho biết không loại trừ việc cho quân đội can thiệp để tái lập trật tự. Có điều là theo giới quan sát, Bắc Kinh cho đến lúc này vẫn lo ngại trước khả năng diễn ra một Thiên An Môn thứ hai, rất bất lợi cho Trung Quốc.
Khi bùng lên phong trào tại Hồng Kông phản đối dự luật cho phép dẫn độ qua Trung Quốc, thoạt đầu Bắc Kinh có dấu hiệu coi thường, cứ để cho chính quyền đặc khu tự mình xử lý.
Thế nhưng, từ khi người biểu tình tấn công vào Nghị Viện Hồng Kông, đánh vào các biểu tượng của chính quyền trung ương, thì phản ứng của Trung Quốc đã cứng rắn hẳn lên, với một bước ngoặt vào hôm 29/07 vừa qua, khi Văn Phòng Hồng Kông và Macao tại Bắc Kinh – tức là định chế quản lý Hồng Kông của chính quyền Trung Quốc – đã họp báo chính thức về cuộc khủng hoảng.
Là một cơ chế hầu như im hơi lặng tiếng từ năm 1997, chỉ trong một tuần lễ, Văn Phòng này đã liên tiếp họp báo hai lần, với lần thứ hai là hôm 06/08 vừa qua. Đây được coi là dấu hiệu cho thấy là khủng hoảng Hồng Kông bắt đầu được quản lý trực tiếp từ Bắc Kinh, chứ không còn nằm trong tay bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga và chính quyền đặc khu nữa.
Cho đến giờ, đối sách chống khủng hoảng Hồng Kông của Bắc Kinh chủ yếu là hù dọa người biểu tình, đặc biệt là bằng cách phô trương uy lực của quân đội, bắn tin cho biết là Giải Phóng Quân Nhân Dân sẵn sàng hành động. Sau đoạn video dữ dội do chính lực lượng quân đội Trung Quốc tại Hồng Kông công bố, ngày 06/08, đến lượt Hoàn Cầu Thời Báo đăng tải video phô trương cuộc tập trận chống bạo loạn đô thị của 12.000 người trong lực lượng cảnh sát ở Thẩm Quyến.
Trước những động thái hù dọa ngày càng rõ nét đó, câu hỏi đặt ra là phải chăng Bắc Kinh đang chuẩn bị đưa quân đội vào “bình định” Hồng Kông, như họ đã từng làm tại Thiên An Môn vào năm 1989?
Về vấn đề này, hầu hết các chuyên gia đều cho rằng khó có khả năng một kịch bản Thiên An Môn tái diễn tại Hồng Kông, không phải vì Bắc Kinh không dám mạnh tay với người biểu tình, mà là vì họ lo sợ các hậu quả như đã từng xẩy ra sau thảm sát Thiên An Môn.
Đối với nhà nghiên cứu Pháp Jean-Philippe Beja, thuộc Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Quốc gia Pháp CNRS, nếu dùng quân đội để đàn áp phong trào phản kháng tại Hồng Kông, Bắc Kinh “sẽ phải trả giá khá đắt vì chế độ ở Trung Quốc không hề bị đe dọa, trong lúc hậu quả quốc tế sẽ vô cùng mạnh mẽ.”.
Cùng trả lời tuần báo Pháp L’Express, chuyên gia Jean-Pierre Cabestan, cũng thuộc trung tâm CNRS, cho rằng: “Nếu Bắc Kinh dùng quân đội để đàn áp, Mỹ và Châu Âu chắc chắn sẽ đề ra các biện pháp trừng phạt, điều này có thể cô lập gắt gao Trung Quốc về mặt kinh tế”.
Theo ông Cabestan, “Hồng Kông còn là một thị trường kinh tế cực kỳ quan trọng đối với Trung Quốc, nơi có 1300 công ty đa quốc gia đặt trụ sở, vì vậy Bắc Kinh luôn quan tâm đến việc bảo vệ một hình ảnh an toàn và ổn định cho thị trường tài chính có thể cạnh tranh với các thành phố như Singapore”.
Về tình hình Hồng Kông, chuyên gia Pháp ghi nhận là đã có rất nhiều lời lẽ và động thái đe dọa, nhưng khả năng Bắc Kinh đưa quân vào đàn áp phong trào biểu tình Hồng Kông là điều đó khó có thể xảy ra.
Đối với ông Cabestan, trước thái độ kiên cường của người biểu tình Hồng Kông hiện nay, việc cho chiến xa và binh lính đổ bộ lên đặc khu đồng nghĩa với một cuộc thảm sát.. Giáo sư Cabestan kết luận: “Đó sẽ là một sai lầm chính trị to lớn mà ông Tập Cận Bình không dại gì mà phạm phải.”
http://vi.rfi.fr/chau-a/20190807-hong-kong-bac-kinh-doa-dan-ap-nhung-so-tai-dien-thien-an-mon
TT Duterte nói Hoa Kỳ đẩy ông ta
vào vòng tay đợi chờ của Trung Quốc
Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte vào ngày 6 tháng 8 lên tiếng cho rằng Hoa Kỳ phải chịu trách nhiệm về mối quan hệ nồng ấm hơn của Manila với Bắc Kinh.Mạng báo Inquirer loan tin nói rõ phát biểu của ông Rodrigo Duterte được đưa ra với cử tọa là các doanh nhân tại Phủ Tổng thống Malacanang.
Inquirer nhắc lại vào năm 2016, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ ngưng bán chừng 26 ngàn súng trường tấn công cho Cảnh sát Quốc Gia Philippines. Biện pháp này được áp dụng sau khi các nhà lập pháp Mỹ cho biết sẽ chống lại thương vụ đó vì quan ngại về những vi phạm nhân quyền tại Philippines.
Sau đó tổng thống Rodrigo Duterte cho biết chính quyền của ông quyết định tìm nguồn cung cấp khác từ Trung Quốc và ngay cả Nga. Ông nói rằng Nga và Trung Quốc không hề đòi hỏi điều kiện gì để đổi lại việc viện trợ quân sự cho Philippines.
Do chính sách ngoại giao thân thiết hơn hai nước đối thủ của Hoa Kỳ là Trung Quốc và Nga, nên tổng thống Rodrigo Duterte bị chỉ trích gay gắt là thần phục Bắc Kinh về tranh chấp chủ quyền tại Biển Tây Philippines.
Chính quyền tiền nhiệm của ông Duterte từng kiện Trung Quốc ra trước Tòa Trọng Tài Thường Trực Quốc Tế PCA ở La Haye về đường đứt khúc 9 đoạn và thắng qua phán quyết ngày 12 tháng 7 năm 2016. PCA tuyên đường đứt khúc 9 đoạn của Trung Quốc là không có căn cứ cả về pháp lý và lịch sử.
Tuy nhiên từ khi lên nhậm chức, ông Rodrigo Duterte không cương quyết với phía Trung Quốc và đòi hỏi Bắc Kinh phải tôn trọng phán quyết của tòa PCA. Trái lại, ông lại theo đuổi chính sách thân thiện với Trung Quốc và giảm nhẹ những căng thẳng về tranh chấp chủ quyền tại khu vực biển Tây Philippines.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/internationalnews/du-ac-us-pu-cn-08072019103918.html
TT Duterte sẽ nêu phán quyết của PCA ra
với Chủ tịch Tập Cận Bình
Trong tháng này ông Rodrigo Duterte sẽ có chuyến công du lần thứ 5 đến Trung Quốc trong cương vị tổng thống Philippines.Mạng báo Philstar vào ngày 6 tháng 8 loan tin và nói rõ lần này ông Rodrigo Duterte cho là đúng thời điểm để nêu ra với Bắc Kinh về phán quyết của PCA tuyên về đường đứt khúc 9 đoạn vào năm 2016.
Inquirer dẫn lời của ông Salvador Panelo, phát ngôn nhân của tổng thống Philippines rằng theo đúng lời của ông Rodrigo Duterte đưa ra vào lần thứ nhất công du Trung Quốc là sẽ có lúc ông nêu vấn đề phán quyết của PCA ra với Bắc Kinh và nay đã đến lúc.
Tuy vậy phát ngôn nhân Salvador Panelo lại không trả lời báo giới về cách thức mà tổng thống Rodrigo Duterte sẽ nêu vấn đề ra với chủ tịch Tập Cận Bình. Ông này nói rằng đó là cuộc gặp trực tiếp giữa hai người và tùy tổng thống Rodrigo Duterte.
Trong khi đó thì Inquirer dẫn thông báo từ Bộ Chỉ Huy Tây Philippines vào ngày 6 tháng 8 rằng có 4 tàu hải quân Trung Quốc vào tháng 6 vừa rồi đi qua vùng biển Palawan của Philippines mà không hề báo cho cơ quan chức năng nước sở tại đồng thời phớt lờ cảnh báo của quân đội Philippines.
Cũng vào ngày 6 tháng 8 Inquirer dẫn những báo cáo mới cho thấy có hơn 100 tàu cá lại bị phát hiện gần đảo Thị Tứ hiện đang do Philippines quản lý.
Cụ thể vào tuần rồi Cố vấn An ninh Quốc gia Philippones Hermogenes Esperon báo cáo hồi ngày 24 tháng 7 có ít nhất 113 tàu cá Trung Quốc bị phát hiện ở khu vực Thị Tứ.
Đây là sự lặp lại của đợt đưa tàu cá tràn đến khu vực đảo Thị Tứ vào hồi tháng ba năm nay. Tính riêng trong ba tháng đầu năm nay, số tàu cá của Trung Quốc tràn đến vây khu vực Thị Tứ bị cho là tăng bất ngờ lên đến tổng cộng hơn 600 chiếc.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/internationalnews/du–xi-pca-08072019102559.html
Philippines cho đóng dấu bản đồ Biển Đông
lên hộ chiếu khách TQ
Bản đồ quốc gia và vùng đặc quyền kinh tế của Philippines tại Biển Đông sẽ được đóng dấu lên hộ chiếu của du khách Trung Quốc đến thăm nước này.Mạng báo Rappler loan tin và cho biết quyết định vừa nêu được đưa ra vào ngày 5 tháng 8 vừa qua.
Rappler dẫn thông báo của người phát ngôn của tổng thống Philippines rằng chính ngoại trưởng Teodoro Locsin Jr. đưa ra đề xuất đóng dấu visa Philippines lên hộ chiếu của người Trung Quốc muốn nhập cảnh thăm Philippines thay vì đóng dấu vào một tờ rời như hiện nay. Tổng thống Rodrigo Duterte đã chấp nhận đề nghị đó.
Kể từ năm 2012, chính quyền của tổng thống Benigno Aquino ban hành chính sách đóng visa lên đơn xin của công dân Trung Quốc muốn nhập cảnh Philippines, thay vì đóng dấu lên hộ chiếu có đường đứt khúc chín đoạn mà Bắc Kinh đơn phương tuyên bố tại Biển Đông. Manila gọi tên biển này là Biển Tây Philippines.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/internationalnews/phi-stamp-cn-pp-08072019101936.html
Ấn Độ: Hạ Viện thông qua
việc rút quy chế tự trị của vùng Cachemire
Thùy DươngVới đa số phiếu ủng hộ, sau Thượng Viện, tối hôm qua, 06/08/2019, tới lượt Hạ Viện Ấn Độ thông qua việc rút quy chế tự trị của vùng Cachemire, và thành lập một vùng mới được đặt trực tiếp dưới sự lãnh đạo của chính quyền New Delhi.
Đối với đảng cầm quyền của thủ tướng Ấn Độ, đảng Dân tộc chủ nghĩa Hindu BJP, đây là một chiến thắng quan trọng. Từ New Delhi, thông tín viên RFI Sebastien Farcis nhận định quyết định của chính phủ Narendra Modi có thể sẽ gây ra nhiều hậu quả :
« Việc bãi bỏ điều khoản 370, vốn bảo đảm quyền tự trị của vùng Cachemire, là một trong những cam kết lâu đời nhất của đảng Dân tộc chủ nghĩa Hindu BJP, nhưng đây cũng là một trong những cam kết khó thực hiện nhất, đặc biệt là vì những khó khăn về pháp lý và sự phản đối dữ dội của người dân Cachemire trước việc New Delhi đòi sáp nhập vùng này.
Mặc dù vậy, thủ tướng Narendra Modi đang có thế mạnh. Ông đã dựa vào việc được dân chúng tín nhiệm, nhất là từ khi tái cử thủ tướng hồi tháng 05 vừa qua. Thủ tướng Narendra Modi cũng hưởng lợi từ việc phe đối lập đang suy yếu và bị chia rẽ.
Đối với đảng của thủ tướng và nhất là đối với rất nhiều người Ấn Độ gắn bó với vùng Cachemire, ông Narenda Modi giờ đây được coi là một người anh hùng đang củng cố chủ quyền của Ấn Độ tại vùng đất bất trị này.
Thế nhưng, đối với nhiều luật gia, việc dùng một sắc lệnh của tổng thống để thay đổi phương thức lãnh đạo của chính quyền của một bang là một hành động sai lệch. Chính phủ thậm chí còn không tham khảo ý kiến của chính quyền vùng Cachemire, tức là đã xem thường nguyên tắc cơ bản về quyền tự quyết của một dân tộc.
Một đơn kháng nghị đã được đệ trình lên Tòa Án Tối Cao để hủy bỏ cải cách này. Rất có thể sẽ có một trận chiến pháp lý kéo dài và mang tính sống còn trong những năm tới đây ».
Quyết định của Ấn Độ về việc rút quy chế tự trị của vùng Cachermire cũng vấp phải sự chỉ trích mạnh mẽ của Trung Quốc và Pakistan. Trong một thông cáo, hôm qua, phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh cho rằng hành động của New Delhi là « không thể chấp nhận được » và « sẽ không có bất cứ hiệu lực pháp lý nào ». Bắc Kinh kêu gọi Ấn Độ tuân thủ các thỏa thuận với Pakistan để tránh gây thêm căng thẳng ở khu vực biên giới.
Trong khi đó, tại Pakistan, tướng Qamar Javed Bajwa tuyên bố quân đội Pakistan ủng hộ đến cùng quyền tự trị của người dân Cachemire và đã sẵn sàng để thực hiện điều đó. Lãnh đạo quân đội Pakistan còn dọa sẽ kiến nghị lên Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc và kiện Ấn Độ ra trước Tòa Án Công lý Quốc Tế.
Người biểu tình thiệt mạng đầu tiên
Hôm nay 07/08, một nguồn tin cảnh sát ở vùng Cachemire cho biết, một người dân tham gia biểu tình phản đối quyết định của chính quyền Narendra Modi đã thiệt mạng trong lúc bị cảnh sát truy bắt. Đây là người đầu tiên thiệt mạng kể từ khi thủ tướng Modi ra sắc lệnh rút quy chế tự trị của vùng Cachemire hôm thứ Hai 05/08.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20190807-an-do-ha-vien-thong-qua-viec-rut-quy-che-tu-tri-cua-vung-cachemire
Ấn Độ tước quyền tự trị xứ Cachemire:
Các hệ quả nào ?
Trọng ThànhNgày 05/08/2019, New Delhi bất ngờ thông báo chấm dứt quyền tự trị của vùng Cachemire, thiết quân luật tại xứ này. Quyết định đơn phương của chính phủ Modi bị Pakistan cực lực lên án. Cộng đồng quốc tế lo ngại bạo lực bùng phát ngoài tầm kiểm soát tại vùng đất Nam Á này, có thể tưới thêm dầu vào lửa xung đột tại nhiều nơi trong vùng.
Vùng Cachemire nằm ở đâu và tình hình khu vực này ra sao trước khi có quyết định bất ngờ của chính quyền Modi ?
Vùng Cachemire nằm ở phía bắc tiểu lục địa Ấn Độ, thuộc dãy Himalaya. Sau khi đế quốc Anh Quốc từ bỏ quyền kiểm soát tiểu lục địa Ấn Độ năm 1947, nước Ấn Độ thuộc địa cũ của Anh tách làm hai, một phần thuộc Ấn Độ, phần kia trở thành Pakistan (năm 1971, tỉnh Đông Pakistan giành độc lập, trở thành Bangladesh).
Cachemire vốn là khu vực có đa số dân theo đạo Hồi, người đứng đầu Cachemire – theo Ấn Độ giáo – quyết định tham gia vào liên bang Ấn Độ, với điều kiện vùng đất này được hưởng quyền tự trị rộng rãi. Sau cuộc can thiệp của quân đội Ấn Độ chống lại các lực lượng Pakistan ở Cachemire, năm 1949, vùng đất này tách làm hai, với đường ranh giới tạm thời dài khoảng 1.000 km. Hai phần ba lãnh thổ Cachemire trước đây thuộc Ấn Độ (1), một phần ba thuộc Pakistan.
Liên Hiệp Quốc dự kiến sẽ tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý tại Cachemire về quyền tự quyết của người dân xứ này, nhưng trưng cầu dân ý chưa bao giờ diễn ra. Cả hai bên Ấn Độ và Pakistan đều sợ người dân Cachemire đòi độc lập.
Vùng Cachemire thuộc Ấn Độ hiện nay mang tên Bang Jammu và Cachemire, rộng hơn 200.000 km², với 12,5 triệu dân. Bang này gồm hai khu vực. Khu phía tây đông đúc dân cư, mà đa số theo đạo Hồi, khu phía đông, có sa mạc Ladakh, dân cư thưa thớt, đa số theo đạo Phật.
Vùng Cachemire được hưởng tự trị rộng rãi theo điều 370 Hiến pháp Ấn Độ. Điều khoản này cho phép Bang Jammu và Cachemire có Hiến pháp riêng, quốc kỳ riêng. Đặc biệt là chính quyền liên bang Ấn Độ phải để cho chính quyền Cachemire và Nghị Viện xứ này toàn quyền kiểm soát các công việc nội bộ. Nói một cách khác, luật được New Delhi thông qua sẽ không được áp dụng tại xứ Cachemire, ngoài một số lĩnh vực như quốc phòng, đối ngoại.
Quyết định chấm dứt quyền tự trị của New Delhi có các hệ quả gì đối với khu vực này ?
Hiện thời quyết định của chính phủ Modi đã được Thượng Viện và Hạ Viện phê chuẩn. Tiếp theo đó, Tòa Án Tối Cao sẽ phải xem xét quyết định của chính phủ có hợp lệ hay không. Cho đến nay, về cơ bản, định chế tư pháp tối cao này của Ấn Độ vẫn tỏ ra độc lập, bất chấp các áp lực chính trị, như nhà nghiên cứu Christophe Jaffrelot (Ceri) nhấn mạnh. Tòa Án Tối Cao có thể bác sắc lệnh của thủ tướng Ấn.
Tuy nhiên, nếu sắc lệnh của chính phủ được tư pháp Ấn Độ chấp thuận thì sẽ có hai thay đổi đáng kể. Trước hết, xứ Jammu và Cachemire sẽ không còn là một bang của liên bang Ấn Độ nữa, mà chỉ còn là một vùng lãnh thổ do New Delhi trực tiếp quản lý, lực lượng cảnh sát sẽ do chính quyền trung ương điều động.
Thay đổi lớn thứ hai là các công dân bên ngoài cũng có quyền sở hữu bất động sản tại Cachemire, các chức vụ lãnh đạo chính quyền của xứ này cũng có thể thuộc về công dân Ấn Độ đến từ những nơi
khác. Với thay đổi này, người dân Cachemire đặc biệt lo ngại là chính quyền trung ương sẽ tìm cách đưa dân chúng nơi khác đến Cachemire, làm thay đổi cơ bản thành phần dân số của xứ sở này.
Nhà báo Sébastian Farcis từ New Delhi cho biết nhiều người tại Cachemire coi sắc lệnh của chính phủ Modi là một « sự phản bội tột cùng », bởi điều 370 Hiến pháp – mà chính phủ Modi tuyên bố hủy bỏ – là « mối dây liên hệ duy nhất » giữa chính quyền trung ương và xứ này. Nếu mối liên hệ pháp lý này bị cắt đứt, thì quân đội Ấn Độ hiện diện tại Cachemire sẽ bị xem như là « lực lượng chiếm đóng ». Trong bối cảnh các thế lực ly khai phát triển mạnh trong những năm gần đây, quyết định này sẽ chỉ khiến cho các lực lượng cực đoan – thân Al-Qaida hay các thế lực khác – có nguy cơ sẽ ngày càng được lòng dân hơn.
Tại sao chính quyền Modi lại tước quyền tự trị của vùng Cachemire vào thời điểm này ?
Đã 70 năm nay, các thế lực dân tộc chủ nghĩa tại Ấn Độ muốn chấm dứt quy chế đặc biệt của xứ Cachemire. Đảng cánh hữu dân tộc chủ nghĩa Ấn Độ chưa bao giờ công nhận quy chế tự trị của Cachemire. Chính phủ dân tộc chủ nghĩa của ông Narendra Modi, thủ tướng từ năm 2014, vừa tái đắc cử tháng 5 vừa qua, đã nhiều lần hứa hẹn sẽ chấm dứt quy chế tự trị của Cachemire.
Về tình hình tại chỗ, xứ Cachemire đang trải qua giai đoạn khủng hoảng nội bộ nghiêm trọng từ một năm nay. Nghị Viện Cachemire bị giải thể tháng 11/2018, sau khi liên minh cầm quyền tan vỡ. Kể từ đó Cachemire trực tiếp bị đặt dưới sự điều hành của chính quyền trung ương.
Theo nhiều nhà quan sát, với quyết định chấm dứt quy chế tự trị của Cachemire, chính phủ Modi muốn đánh lạc hướng dư luận. Với hơn 170 triệu người nghèo (theo thống kê năm 2015 của Ngân Hàng Thế Giới), Ấn Độ chiếm đến gần một phần tư dân nghèo thế giới. Thêm vào đó, kinh tế Ấn Độ hiện đang tăng trưởng chậm lại, đầu tư sụt giảm. Theo nhà nghiên cứu Jaffrelot, giờ là lúc chính quyền phải tìm ra một lý do cho phép kéo lạc hướng dư luận, mà không gì đơn giản hơn là sử dụng lá bài dân tộc chủ nghĩa để kích động dân chúng.
Các hệ quả của quyết định này trên phương diện quốc tế ?
Trước hết, về mặt khu vực, quyết định này làm căng thẳng thêm quan hệ Ấn Độ – Pakistan, vốn đã tồi tệ. Islamabad tuyên bố sẽ làm mọi thứ trong khả năng để ngăn chặn quyết định « bất hợp pháp » này. Biểu tình phản đối diễn ra tại thành phố lớn nhất của Pakistan tại xứ Cachemire. Quân đội Pakistan tuyên bố sát cánh với người Cachemire.
Về mặt quốc tế, quyết định bất ngờ của chính quyền New Delhi đặc biệt gây khó khăn cho việc giải quyết khủng hoảng Afghanistan, kéo dài từ 18 năm nay, với việc quân Mỹ triệt thoái. Hoa Kỳ cần đến Pakistan trong vai trò trung gian để đàm phán với phe nổi dậy Taliban. Nếu Mỹ không ủng hộ các lợi ích của Pakistan tại Cachemire, sau quyết định đơn phương của chính phủ Modi, thì Pakistan có thể sẽ không hậu thuẫn Washington trong các đàm phán với Taliban.
Tổng thống Mỹ vừa thông báo sẵn sàng làm môi giới cho các thương lượng về Cachemire giữa New Delhi và Islamabad, nhưng Ấn Độ ngay lập tức bác bỏ, và cho rằng đây là vấn đề thuộc quan hệ song phương.
Báo Le Monde, trong bài tổng thuật về tấn bi kịch Cachemire kéo dài từ hơn 70 năm qua « 5 hồi », nhận xét : hồi thứ 5 của bi kịch đang diễn ra ngay trước mắt chúng ta. Với quyết định điều động quân đội, thiết quân luật và tước quyền tự trị của xứ Cachemire đầu tháng 8 này, chính quyền của ông Modi đang trên đường biến vùng Cachemire, vốn đã căng thẳng, thành một lò thuốc súng « Cận Đông » mới.
Những gì đang diễn ra hiện nay có thể là đỉnh điểm của tấn bi kịch kéo dài từ hơn 70 năm nay với người dân Cachemire. Mô hình Nhà nước đa tôn giáo, đa văn hóa của nước Ấn Độ dân chủ bị thách thức nghiêm trọng. Điều này lại càng nghiêm trọng hơn, khi tại xứ Tân Cương (viễn tây Trung Quốc) và miền tây Miến Điện, hàng triệu người theo đạo Hồi (người Duy Ngô Nhĩ và người Rohingya) đang bị chính quyền các nước này đàn áp khốc liệt.
Ghi chú
1. Năm 1962, sau cuộc chiến biên giới với Ấn Độ, Trung Quốc chiếm khu vực Aksai Chin, với diện tích hơn 37.000 km², ở đông bắc Cachemire.
(Tổng hợp từ Le Monde, Le Figaro, Libération và France Info)
http://vi.rfi.fr/chau-a/20190807-an-do-tuoc-quyen-tu-tri-xu-cachemire-he-qua-gi
Tranh cãi Kashmir:
Pakistan hạ mức quan hệ với Ấn Độ
Cuộc tranh cãi giữa Ấn Độ và Pakistan quanh vùng lãnh thổ có tranh chấp Kashmir trở nên trầm trọng hơn sau khi Islamabad tuyên bố trục xuất nhà ngoại giao hàng đầu của Ấn Độ và ngưng quan hệ thương mại.Vùng Kashmir do Ấn Độ quản lý đã trong tình trạng đóng cửa nghiêm ngặt sau khi chính phủ Ấn Độ hôm thứ Hai, tuyên bố tước bỏ quy chế đặc biệt của vùng này, vốn đã được quy định trong hiến pháp Ấn Độ.
Ấn Độ xóa bỏ quy chế đặc biệt của Kashmir
Ấn Độ-Pakistan thù địch từ ngày lập quốc
Ngôi làng bị biên giới Ấn Độ-Pakistan chia cắt
Các mạng điện thoại và internet bị cắt đứt từ tối Chủ Nhật.
Ấn Độ cho triển khai hàng chục ngàn binh lính trên đường phố.
Vì sao tình hình ở Kashmir căng thẳng?
Cả Ấn Độ và Pakistan đều tuyên bố chủ quyền đối với toàn bộ vùng Kashmir trên dãy Himalaya, nhưng mỗi bên chỉ nắm quyền kiểm soát một phần vùng này.
Tin tức nói đã xảy ra các cuộc biểu tình và ném đá tuy việc liên lạc bị cắt đứt và giới chức đã áp lệnh giới nghiêm.
Lịch sử phân chia Ấn Độ – Pakistan
Các lãnh đạo địa phương cũng đã bị bắt giữ.
Từ lâu nay đã có tình trạng nổi dậy của những người theo chủ nghĩa ly khai ở vùng Kashmir do Ấn Độ kiểm soát, khiến hàng ngàn người thiệt mạng trong ba thập niên qua.
Ấn Độ cáo buộc Pakistan ủng hộ cho những người nổi dậy, nhưng quốc gia láng giềng bác bỏ. Pakistan nói họ chỉ ủng hộ về mặt tinh thần và ngoại giao đối với những người Kashmir muốn giành quyền tự quyết.
Pakistan đang làm gì?
Pakistan nay ngưng toàn bộ quan hệ thương mại giữa hai quốc gia.
Pakistan cũng triệu hồi trưởng đại diện ngoại giao (vị trí tương đương với đại sứ) của mình từ thủ đô Delhi của Ấn Độ về nước, và trục xuất người tương nhiệm khỏi Islamabad.
Một tuyên bố từ chính phủ Pakistan nói Thủ tướng Imran Khan đã “chỉ thị là mọi kênh ngoại giao đều phải hoạt động để phơi bày sự tàn bạo của thể chế Ấn Độ, phân biệt chủng tộc và vi phạm nhân quyền”.
Ông cũng chỉ thị cho các lực lượng có vũ trang phải ở trong tình trạng cảnh giác, bản thông cáo nói.
Theo Điều 370 của Hiến pháp Ấn Độ, bang Jammu và Kashmir có đặc quyền ra luật riêng. Tuy nhiên, chính phủ Ấn Độ nay hủy bỏ hầu hết các nội dung của Điều 370, vốn là cơ sở cho mối quan hệ phức tạp giữa Kashmir với Ấn Độ trong khoảng 70 năm qua.
Pakistan nói sẽ yêu cầu Hội đồng Bảo an LHQ xem xét vụ tranh chấp.
Quốc gia Trung Quốc láng giềng cũng lên tiếng phản đối bước đi của Ấn Độ và gọi đó là việc “không thể chấp nhận”.
Ngay tại chính Kashmir, có các tường thuật nói đã nổ ra lẻ tẻ các cuộc biểu tình và ném đá tuy đường phố tại thủ phủ khu vực là Srinagar vẫn vắng tanh hôm thứ Tư.
Người Kashmir ở các vùng khác của đất nước nói họ không thể liên hệ được với gia đình ở quê nhà.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-49263818
0 nhận xét