Long Xuyên Hải Ngoại

Dù số phận mang tới điều gì,

hãy can đảm tranh đấu cho quê hương tự do

Biểu tình Hong Kong: Các ứng dụng hỗ trợ cuộc biểu tình ‘không lãnh đạo’ thế nào? – Theo BBCViet

Thứ Tư, 7 tháng 8, 2019 13:13 // ,

Danny Vincent BBC News, Hong Kong


A protester holds a mobile phoneBản quyền hình ảnhGETTY IMAGES

Trong một căn phòng nhỏ ở rìa một khu phức hợp có một người lặng lẽ tham gia phong trào phản kháng của Hong Kong. Ngồi trước màn hình máy tính , Tony (tên giả) theo dõi điểm số của các nhóm trên ứng dụng nhắn tin riêng Telegram và các diễn đàn trực tuyến.
Các nhà tổ chức cho biết những tình nguyện viên như Tony điều hành hàng trăm nhóm Telegram đang tạo sức mạnh cho cuộc biểu tình của Hong Kong và nó thành một chiến dịch bất tuân dân sự. Họ tuyên bố rằng hơn hai triệu người đã xuống đường trong những tuần gần đây để bày tỏ sự phản đối với đạo luật dẫn độ gây tranh cãi.
Hong Kong đã trải qua một loạt các cuộc biểu tình rầm rộ chống lại dự luật mà các nhà chỉ trích lo ngại có thể chấm dứt sự độc lập tư pháp của vùng đất này. Người biểu tình mong đợi một bước ngoặt lớn vào 1/7, ngày kỷ niệm Hong Kong trở lại Trung Quốc.
Hong Kong 1/7: Người biểu tình đổ máu

Bỏ phiếu trực tuyến

Nhiều lời kêu gọi phản đối được thực hiện ẩn danh, trên bảng tin và trò chuyện nhóm trong các ứng dụng nhắn tin được mã hóa.
Một số nhóm có tới 70.000 người tham gia hoạt động, chiếm khoảng 1% dân số Hong Kong. Nhiều người cung cấp thông tin cập nhật và báo cáo trực tiếp tin tức liên quan đến các cuộc biểu tình, trong khi những người khác hành động như một nhóm chuyên viên theo dõi cảnh sát, cảnh báo người biểu tình về hoạt động gần đó.
Ngoài ra còn có các nhóm nhỏ hơn bao gồm các luật sư, hỗ trợ y tế. Họ cung cấp tư vấn pháp lý và đồ dùng cho người biểu tình đứng ở hàng đầu.
Những người biểu tình nói rằng việc phối hợp biểu tình trực tuyến giúp họ tiếp cận thông tin nhanh và tiện. Các nhóm trò chuyện cũng cho phép người tham gia bỏ phiếu – trong thời gian thực – để quyết định những bước tiếp theo.
Bỏ phiếu được tổ chức trong các nhóm Telegram ẩn danh. Trong lần này, 61% đã bỏ phiếu để "quay lại" và 39% chọn "đồn cảnh sát"
Image caption

Bỏ phiếu được tổ chức trong các nhóm Telegram ẩn danh. Trong lần này, 61% đã bỏ phiếu để “quay lại” và 39% chọn “đồn cảnh sát”
Tony giải thích: “Bỏ phiếu thường chỉ hiệu quả khi có ít lựa chọn hay rõ ràng, chẳng hạn như trong việc quyết định giữa có và không”.
Tối 21/06, gần 4.000 người biểu tình đã bỏ phiếu trong một nhóm Telegram để xác định xem đám đông sẽ trở về nhà vào buổi tối hay tiếp tục biểu tình bên ngoài trụ sở cảnh sát Hong Kong. Chỉ 39% đã bỏ phiếu để đưa các cuộc biểu tình đến trụ sở cảnh sát – nhưng tuy thế vẫn tạo nên kết quả còn một cuộc bao vây tòa nhà kéo dài sáu giờ đồng hồ. Người biểu tình cũng dùng các công nghệ khác giúp tổ chức hoạt động của họ.
Ở các khu vực công cộng, áp phích và biểu ngữ quảng cáo các sự kiện sắp tới được truyền qua Airdrop, cho phép mọi người chia sẻ hình ảnh trực tiếp tới các máy iPhone và iPad xung quanh.
Tuần này, một nhóm các nhà hoạt động ẩn danh đã huy động được hơn nửa triệu đôla trên một trang web gây quỹ. Họ dự định đặt quảng cáo trên các tờ báo quốc tế kêu gọi dự luật dẫn độ của Hong Kong sẽ được thảo luận tại hội nghị G20. Những người biểu tình nói rằng công nghệ đã biến cuộc biểu tình này thành một phong trào phản kháng không lãnh đạo.

Ẩn danh

Giáo sư Edmund Cheng, từ Đại học Baptist Hong Kong cho biết: “Nguyên nhân sâu xa hơn là do mất lòng tin với chính quyền”. Ông đề cập đến các cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ trong năm 2014, “nhiều nhà lãnh đạo biểu tình trong Phong trào Dù đã bị truy tố và bỏ tù”.
Vào tháng Tư năm nay, chín nhà lãnh đạo biểu tình đã bị kết tội kích động người khác gây phiền toái cho công chúng.
Tony cho biết mọi người lựa chọn ẩn danh qua các ứng dụng phần mềm do “có khả năng lớn họ sẽ phải đối mặt với các cáo buộc của tòa án nếu tham gia vào một phong trào phản kháng có tổ chức rõ ràng”.
Man with smartphoneBản quyền hình ảnhEPA / GETTY IMAGES

Nhiều người biểu tình ở Hong Kong đã cố gắng hết sức để tránh để lại dấu vết trên mạng.
“Chúng tôi chỉ sử dụng tiền mặt, chúng tôi thậm chí không sử dụng ATM trong cuộc biểu tình”, Johnny, 25 tuổi, người tham dự các cuộc biểu tình cho biết.
Johnny sử dụng điện thoại di động đời cũ và thẻ Sim mới mỗi khi tham gia cuộc biểu tình.
Một quản trị viên khác – những người không muốn bị nêu tên vì sợ bị trả thù – cho BBC biết một số người sử dụng nhiều tài khoản để che giấu dấu vết trực tuyến của họ.
“Một số chúng tôi có ba hoặc bốn điện thoại, iPad, máy tính để bàn và máy tính xách tay. Một người có thể kiểm soát năm hoặc sáu tài khoản. Mọi người sẽ không biết họ là cùng một người và cũng có nhiều người sử dụng một tài khoản”.

Bảo vệ

Tony tin rằng việc ra quyết định thông qua bỏ phiếu nhóm có thể bảo vệ các cá nhân khỏi các cáo buộc. Ông lập luận rằng các quản trị viên nhóm trò chuyện không liên kết với các đảng phái chính trị và không kiểm soát được những gì thành viên đăng trong nhóm của họ.
“Chính phủ sẽ không bắt giữ tất cả những người tham gia phong trào này. Không thể thực hiện được”, ông nói.
Nhưng Tony cũng biết rằng những người thực thi pháp luật sẽ có phương án đối phó khác.
“Họ sẽ chọn nhằm vào các nhân vật có ảnh hưởng để làm gương, cảnh báo những người tham gia khác.”
Hôm 12/06, một quản trị viên của một nhóm Telegram đã bị bắt với cáo buộc âm mưu với những người khác bao vây tòa nhà LegCo Hong Kong và chặn các con đường xung quanh.
“Họ muốn cho người khác biết rằng ngay cả khi bạn trốn trên internet, họ vẫn có thể đến bắt bạn tại nhà”, Bond Ng, một luật sư Hong Kong đại diện cho nhiều người biểu tình bị bắt cho hay.

0 nhận xét

Leave a comment

Được tạo bởi Blogger.