Long Xuyên Hải Ngoại

Dù số phận mang tới điều gì,

hãy can đảm tranh đấu cho quê hương tự do

Tin Biển Đông – 28/02/2019

Thứ Năm, 28 tháng 2, 2019 19:19 // ,


Nhóm tác chiến tàu sân bay USS Stennis

đang có mặt ở Biển Đông


Trong khi Tổng thống Donald Trump đang gặp các nhà lãnh đạo Việt Nam tại Hà Nội, trước khi hội đàm với lãnh tụ Bắc Hàn Kim Jong Un,  hàng không Tin Biển Đông – 28/02/2019mẫu hạm Mỹ USS John C. Stennis đang có những hoạt động an ninh ở khu vực Biển Đông sau khi tham gia cuộc tập trận thường niên Hổ Mang Vàng tại Thái Lan.
Tin cho biết hàng không mẫu hạm USS Stennis đang hoạt động ngoài khơi bờ biển Việt Nam.
Sự hiện diện của hải quân Mỹ trong Biển Đông đã tăng lên trong thời gian vài năm qua với các cuộc tuần tra trên biển trong khuôn khổ chiến dịch tự do hàng hải nhằm thách thức sự đòi hỏi chủ quyền gần toàn bộ Biển Đông của Trung Quốc.
Một hàng không mẫu hạm của Mỹ cũng đã lần đầu tiên thăm Việt Nam vào năm ngoái là chiếc USS Carl Vinson đến cảng Tiên Sa, Đà Nẵng.

TQ tập trận tác chiến phi pháp ở Biển Đông

Tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP) đưa tin, Hải quân, không quân, đơn vị tên lửa Trung Quốc vừa kết thúc 34 ngày tập trận trên Biển Đông cùng khu vực Tây và Trung Thái Bình Dương.
Theo SCMP, từ 16/1 đến nay, Trung Quốc đã tiến hành hơn 20 cuộc tập trận lớn nhỏ. Hạm đội Nam Hải đã điều nhiều tàu chiến tối tân như khu trục hạm trang bị tên lửa dẫn đường Type 52D Hợp Phì, tàu hộ vệ trang bị tên lửa dẫn đường Vận Thành, tàu đổ bộ Trường Bạch Sơn, tàu tiếp liệu Hồng Hồ tham gia tập trận. Ngoài ra, Trung Quốc còn cử một nhóm liên lạc trực thuộc đơn vị tên lửa cùng với lực lượng đồn trú trên các đảo, đá đang bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép tham gia tập trận. Để mô phỏng tình huống chiến tranh thực tế, quân đội Trung Quốc không xây dựng kịch bản tập trận và cũng chẳng thông báo trước. Các hoạt động huấn luyện khác còn có đánh trả tàu tấn công, giải cứu, tập trận bắn đạn thật.
Được biết, tàu khu trục Type 052D có lượng giãn nước đầy khoảng 7.000 tấn, lắp radar mảng pha quét điện tử chủ động, so với mặt radar hình cung của Type 052C, mặt radar của tàu Type 052D được cải tiến thành mặt phẳng, hệ thống làm mát từ “gió” đổi sang làm mát bằng nước. Hệ thống bắn thẳng đứng có 64 ống bắn, với các khoang hình vuông tương tự MK-41 Mỹ, có thể lắp nhiều loại tên lửa như tên lửa hạm đối không HHQ-9B, tên lửa hành trình và tên lửa chống hạm kết hợp siêu âm-cận âm YJ-18, tên lửa săn ngầm. Tàu khu trục Type 052D đã lắp pháo cỡ lớn 130 mm mới nhất của Trung Quốc, 1 khẩu pháo phòng thủ gần đa nòng 30 mm, 1 hệ thống tên lửa phòng không tầm gần HQ-10.
Trung Quốc đã trở thành quốc gia sở hữu tàu khu trục Aegis nhiều nhất ngoài Mỹ. Hải quân Mỹ sở hữu 84 tàu Aegis gồm 22 tàu tuần dương tên lửa và 62 tàu khu trục tên lửa. Theo tiến độ chế tạo đã biết hiện nay, đến năm 2020, Trung Quốc sẽ sở hữu 18 tàu Aegis Trung Hoa (6 tàu khu trục Type 052C và 12 tàu khu trục Type 052D), cùng với 11 tàu khu trục đa năng cỡ lớn như Type 051B/C/052/052B/lớp Sovremenny và hơn 30 tàu hộ vệ biển xa Type 054A/B.
SCMP dẫn lời một số chuyên gia quân sự nhận định đợt tập trận lặng lẽ này cho thấy quân đội Trung Quốc muốn thử nghiệm hệ thống chỉ huy thời chiến cũng như củng cố năng lực phòng thủ tên lửa trên Biển Đông. Nhà phân tích Tống Trung Bình phân tích Bắc Kinh muốn thông qua tập trận giúp đơn vị tên lửa phối hợp tác chiến tốt hơn với Chiến khu miền Nam. Theo ông Tống, việc sử dụng sức mạnh tên lửa hạt nhân của đơn vị tên lửa thuộc quyền hạn Quân ủy Trung ương, nhưng trách nhiệm điều động tên lửa thông thường sẽ được chuyển giao cho Chiến khu miền Nam khi chiến tranh nổ ra. Đợt tập trận nhằm mục đích thử nghiệm chỉ huy lực lượng kết hợp.
Việc Trung Quốc tiến hành tập trận ở Biển Đông không chỉ đi ngược lại luật pháp quốc tế mà còn xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.
Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trên thực tế là một bộ phận không thể tách rời của Việt Nam đã được luật pháp và đông đảo cộng đồng quốc tế công nhận. Việc Trung Quốc đơn phương sử dụng vũ lực xâm chiếm các đảo, đá thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam là vi phạm UCNLOS. Vì vậy, các hoạt động của Trung Quốc tại khu vực này mà chưa được phía Việt Nam cho phép đều là vi phạm chủ
quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, vi phạm quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, những hành động này đe dọa nghiêm trọng đối với an ninh quốc gia của Việt Nam cũng như hòa bình, ổn định của khu vực.
Hành động của Trung Quốc cũng đi ngược lại Khoản 4 DOC, theo đó, “các bên cam kết kiềm chế không tiến hành các hoạt động có thể làm phức tạp thêm hoặc gia tăng tranh chấp và ảnh hưởng đến hòa bình và ổn định của khu vực”. Những hoạt động trên của Trung Quốc làm phức tạp thêm các tranh chấp chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, gây ảnh hưởng đến hoạt động tự do hàng hải trong khu vực.
Ngoài ra, việc Trung Quốc tập trận phi pháp ở Biển Đông cũng đi ngược lại nhận thức chung của Lãnh đạo Cấp cao Việt Nam – Trung Quốc ký kết vào ngày 11/10/2011 giữa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Hồ Cẩm Đào. Theo đó, Trung Quốc đã vi phạm Khoản 1 của nhận thức chung quy định: Lấy đại cục quan hệ hai nước làm trọng, xuất phát từ tầm cao chiến lược và toàn cục, dưới sự chỉ đạo của phương châm “láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” và tinh thần “láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt”, kiên trì thông qua hiệp thương hữu nghị, xử lý và giải quyết thỏa đáng vấn đề trên biển, làm cho Biển Đông trở thành vùng biển hòa bình, hữu nghị, hợp tác, đóng góp vào việc phát triển quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Trung Quốc, góp phần duy trì hòa bình và ổn định trong khu vực.
Để bảo đảm hòa bình, ổn định trong khu vực, an ninh và tự do hàng hải không bị cản trở cũng như việc xây dựng lòng tin giữa các nước nhằm dần tiến tới việc giải quyết các tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông thông qua các biện pháp hòa bình, trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS và các tuyên bố, nhận thức chung giữa các bên liên quan, Trung Quốc cần chấm dứt ngay các hành động đơn phương làm leo thang căng thẳng. Những hành động trên của Bắc Kinh (tập trận bắn đạn thật, triển khai phi pháp các loại khí tài quân sự trong khu vực thuộc chủ quyền của Việt Nam) không chỉ vi phạm luật pháp quốc tế mà còn vi phạm chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam. Hành động này sẽ khiến không chỉ Việt Nam mà cả cộng đồng quốc tế phản đối, quan ngại sâu sắc. Trên cương vị là nước lớn, thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, Trung Quốc cần đi đầu, làm gương cho các nước trong việc tuân thủ luật pháp quốc tế và đóng góp tích cực cho việc đảm bảo hòa bình và ổn định của khu vực, không nên có các hành động khiêu khích, chạy đua vũ trang hay đe dọa an ninh của các nước trong khu vực.

TQ tiếp tục lợi dụng các kết quả nghiên cứu địa hình,

địa chất ở Biển Đông để phục vụ yêu sách chủ quyền

Cùng với những hoạt động quân sự, Trung Quốc hiện đang sử dụng các kết quả nghiên cứu, khỏa sát khoa học địa lý, địa hình để củng cố cho các yêu sách, tuyên bố chủ quyền của nước này ở Biển Đông. Mới đây nhất, chính quyền “thành phố Tam Sa” đã đặt tên cho hố xanh được nước này loan báo  vừa phát hiện tại cụm đá Vĩnh Lạc (Lưỡi Liềm, thuộc quần đảo Hoàng Sa) là “Vĩnh Lạc Tam Sa”.
Mạng Thanh niên Trung Quốc hôm 22/1 vừa qua thông tin gần đây giới chuyên gia Trung Quốc xác nhận đã phát hiện một hố xanh hải dương tại vùng biển gần cụm đá Vĩnh Lạc (nhóm Lưỡi Liềm, thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam), có tọa độ 16031’30’’ vĩ độ Bắc, 111046’05’’ kinh Đông. Hố này có đường kính miệng 130m, đường kính đáy rộng 36 m và chiều sâu hơn 300 m, được xem là sâu nhất trong các hố xanh đại dương trên thế giới từng được phát hiện. Ngay lập tức chính quyền “thành phố Tam Sa” đã đặt tên cho hố xanh này là Vĩnh Lạc Tam Sa.
Trong những năm qua, Trung Quốc thường sử dụng danh nghĩa các hoạt động khảo sát, khảo cổ ở Biển Đông để tạo dư luận và củng cố các tuyên bố chủ quyền. Như việc khảo cổ ở Biển Đông, Trung Quốc luôn cho rằng nơi nào có hiện vật nguồn gốc Trung Hoa, nơi đó là vùng lãnh thổ do người Trung Hoa chiếm cứ và khai thác, bởi họ có ý đồ sẽ hậu thuẫn cho mục tiêu dịch chuyển không gian hàng hải đến toàn bộ dân chúng. Điều đó cho thấy, khảo cổ học dưới nước mang ý nghĩa chính trị trong vấn đề chủ quyền biển đảo quốc gia. Chính vì vậy, mục đích của Trung Quốc tập trung vào khảo cổ học không chỉ là bảo tồn văn hóa, mà quan trọng hơn là nâng cao địa vị cường quốc hải dương của Trung Quốc với thế giới và từng bước độc chiếm Biển Đông. Khảo cổ giúp Trung Quốc tìm kiếm các chứng cứ lịch sử, yêu cầu UNESCO công nhận “Con đường tơ lụa trên biển” của họ là di sản văn hóa thế giới. Nó thực chất là thủ đoạn ngụy tạo những chứng cứ lịch sử về sự hiện diện, khai phá của cư dân Trung Quốc trên các quần đảo. Việc đưa hàng loạt các tàu khảo sát, khảo cổ và thực nghiệm xuống biển Đông
cho thấy, Trung Quốc đang không ngừng đầu tư chế tạo các tàu phục vụ cho hoạt động nghiên cứu lịch sử và khoa học trái phép, nhằm hiện thực hóa âm mưu hết sức nguy hiểm là tranh đoạt chủ quyền lãnh thổ và vơ vét tài nguyên ở 80% diện tích Biển Đông.
Các tàu khảo sát vật lý địa cầu dưới đáy biển này đóng vai trò như những tên “lính tiên phong”, sẽ tiến hành thăm dò, lấy mẫu các tầng đất đá, nghiên cứu cấu tạo các tầng địa chất dưới đáy biển để tìm ra những dấu hiệu cho thấy sự hiện hiện của các mỏ dầu, tạo điều kiện thuận lợi cho các giàn khoan tiến hành thăm dò chất lượng và trữ lượng dầu trong các mỏ ngầm dưới đáy biển. Điều đó cho thấy, chính quyền Bắc Kinh đã lộ rõ chân tướng của một kẻ luôn muốn độc chiếm Biển Đông, nhằm khai thác triệt để nguồn tài nguyên dầu khí phong phú ở vùng biển này, phục vụ cho cơn khát năng lượng của một nền kinh tế hiện đang phát triển quá nóng của Trung Quốc. Đầu năm 2018, Trung Quốc cũng từng đặt tên cho 05 cấu trúc trong vùng biển Benham Rise mà Trung Quốc có được thông qua các hoạt động nghiên cứu, khảo sát sau đó gửi cho Tổ chức Thủy văn quốc tế. Hội đồng Bản đồ và Khoáng sản quốc gia Philippines hôm 26/2/2018 đã phải đề nghị Bộ Ngoại giao Philippines kiến nghị Tổ chức Thủy văn quốc tế hủy các tên gọi do Trung Quốc đặt cho 05 cấu trúc này.
Tính đến thời điểm hiện tại, Trung Quốc có 54 tàu khảo sát (26 tàu khảo sát xa bờ, 26 tàu khảo sát gần bờ) như: Tàu Tuyết Long, Trung tâm nghiên cứu địa cực Trung Quốc; tàu Đại Dương số 1, thuộc Hiệp hội phát triển nghiên cứu tài nguyên khoáng sản đại dương Trung Quốc; tàu Hướng Dương Đỏ 06, thuộc Chi cục Bắc Hải Cục Hải dương Quốc gia; tàu Phát Hiện, thuộc Đại đội Khảo sát địa chất hải dương số 1, Cục dầu mỏ Hải Dương Thượng Hải; tàu Khảo Cổ 01, thuộcCục Văn vật Quốc gia Trung Quốc; tàu Chiết Hải Khoa 1, Đại học Hải Dương Chiết Giang…
Tàu Khảo Cổ 01 có chiều dài 56 m, chiều rộng 10,8m, chiều cao 4,8 m, độ mớn nước 2,6 m, trọng tải 950 tấn, tốc độ 12 hải lý/h, chịu được sóng gió cấp 8, hành trình liên tục 30 ngày đêm, biên chế 36 người, tàu gồm 5 tầng với 11 phòng, bao gồm phòng công tác chuyên môn, phòng thiết bị khảo cổ, phòng nghỉ… Tàu này được thiết kế với mục đích chuyên thực hiện nhiệm vụ khảo cổ, bảo tồn di chỉ di vật dưới nước tại các khu vực biển duyên hải, bao gồm cả khu vực biển thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Tàu thực nghiệm tổng hợp Lý Tứ Quang: Tàu thực nghiệm tổng hợp do Trung Quốc tự nghiên cứu thiết kế, chế tạo. Nó được khởi đóng năm 2012 và hạ thủy vào tháng 11/2013. Tàu có chiều dài 129,3m, rộng 17m, lượng giãn nước tải đầy 6.086 tấn, được thiết kế với trình độ tự động hóa cao, tính năng kỹ thuật rất ưu việt. Nó được trang bị nhiều loại thiết bị tiên tiến để phục vụ cho hoạt động nghiên cứu biển. Tàu điều tra hải dương 871 là tàu khảo sát tổng hợp biển xa đầu tiên do Phòng 1 – Viện 708 – Tập đoàn công nghiệp đóng tàu Trung Quốc tự thiết kế, Nhà máy đóng tàu Vu Hồ chế tạo và đưa vào hoạt động tháng 8/1998. Tàu được trang bị hệ thống quan trắc, đo đạc biển tầng nước sâu 3 chiều và hệ thống thông tin liên lạc tiên tiến, chuyên thực hiện nhiệm vụ điều tra hải dương, khảo sát biển và kỹ thuật hàng hải. Tàu khảo sát vật lý địa cầu Hải Dương Thạch Du (tàu Hải Dương Thạch Du 720 và tàu Hải Dương Thạch Du 721) có chiều dài 107,4m, chiều rộng 24m, chiều cao 9,6m, độ sâu tác nghiệp đạt 3.000m, tàu được trang bị 12 dây cáp có chiều dài mỗi dây 8000m, có thể tác nghiệp thu thập số liệu địa chất trong điều kiện biển sóng gió cấp 5. Tàu chuyên tiến hành hoạt động khảo sát địa chất, được trang bị nhiều thiết bị công nghệ tối tân nhất nhằm đẩy nhanh tốc độ khảo sát nước sâu, nâng cao hiệu quả thu thập dữ liệu về tài nguyên, tìm nguồn dầu khí hải dương mới tại khu vực Biển Đông cho Trung Quốc. Tàu Đông phương Hồng có trọng lượng rẽ nước hơn 3.000 tấn, là một trong những tàu nghiên cứu khảo sát hiện đại nhất của Trung Quốc, được đưa vào sử dụng từ những năm 1996. Tàu trên có nhiệm vụ phân tích, nghiên cứu nhằm làm rõ quá trình phát triển của Biển Đông cũng như nguồn tài nguyên tự nhiên trong vùng biển.

0 nhận xét

Leave a comment

Được tạo bởi Blogger.