Long Xuyên Hải Ngoại

Dù số phận mang tới điều gì,

hãy can đảm tranh đấu cho quê hương tự do

Tin khắp nơi – 28/02/2019

Thứ Năm, 28 tháng 2, 2019 19:16 // ,


Tin khắp nơi – 28/02/2019

Michael Cohen khai Tổng thống Trump chỉ đạo ông nói dối

Michael Cohen, cựu luật sư của Tổng thống Trump khai ông Trump muốn ông nói dối về một thương vụ bất động sản ở Moscow trong chiến dịch tranh cử Tổng thống Mỹ.
Trong lời khai trước Quốc hội Mỹ, Cohen cho biết ông Trump chỉ đạo các kế hoạch bí mật để xây tòa tháp Trump chọc trời ở Moscow trong khi lại phủ nhận có bất kỳ hoạt động kinh doanh nào ở Nga.
Ông Cohen cũng nói rằng ông Trump biết việc các email của Ủy ban Quốc gia đảng Dân chủ (DNC) bị rò rỉ, và gọi ông Trump là “kẻ kỳ thị chủng tộc”, “dối trá” và “gian lận”.
Ông Trump đáp trả: “Ông ta đang nói dối để giảm thời gian ngồi tù”.
Cohen đổ lỗi cho ‘hành động bẩn thỉu’ của Trump
Mueller nói tin của Buzzfeed về Trump không chuẩn
Trump phủ nhận ông từng làm việc cho Nga
Điều tra Trump-Nga: Cohen đưa Mueller vào trong thế giới của Trump
Tổng thống Mỹ đã dành thời gian chuẩn bị gặp ông Kim Jong-un tại Hà Nội, Việt Nam, vào thứ Tư để viết một tweet đả kích cựu luật sư của mình.
Ông Cohen, 52 tuổi, sẽ bắt đầu án tù ba năm vào tháng Năm vì vi phạm luật tài chính trong chiến dịch tranh cử Tổng thống Mỹ của ông Trump, gồm chi trả mờ ám cho một trong những người tình ‘tin đồn’ của ông Trump, trốn thuế và nói dối trước Quốc hội.
Cohen nói gì về dự án Moscow?
Trong lời khai công khai trước Ủy ban Giám sát của Hạ viện hôm thứ Tư, ông Cohen nói ông Trump “biết và chỉ đạo” các kế hoạch xây dựng Tháp Trump ở Moscow trong khi tuyên bố công khai rằng ông không có giao dịch ở Nga.
“Trong khi đó thì tôi đang tích cực đàm phán ở Nga cho ông ta,” Cohen nói, “ông ta nhìn thẳng vào mắt tôi và nói với tôi rằng không có giao dịch nào ở Nga và sau đó đi ra ngoài và nói dối với người dân Mỹ điều tương tự. Theo cách của ông ấy, ông ấy đã chỉ đạo tôi nói dối. “
“Ông ta muốn tôi nói dối”, ông Cohen nói thêm.
Tuy nhiên, ông Cohen đã bị kết án nói dối trước Quốc hội khi làm chứng vào năm 2017 rằng những nỗ lực xây dựng Tháp Trump ở Moscow đã dừng lại vào tháng 1/2016.
Kể từ đó, ông Cohen đã thừa nhận các cuộc đàm phán thực sự tiếp tục cho đến tháng 6/2016 ngay giữa chiến dịch bầu cử, mặc dù dự án bất động sản này cuối cùng đã không được triển khai.
Cohen xin lỗi hôm thứ Tư 27/2 vì những lời khai không đúng sự thật trước đó trước Quốc hội, mà ông nói là “được xem xét và chỉnh sửa” bởi các luật sư của ông Trump.
Jay Sekulow, cố vấn của Tổng thống Trump, nói trong một thông cáo sau phiên điều trần: “Lời khai hôm nay của Michael Cohen rằng luật sư của tổng thống đã chỉnh sửa lời chứng của ông ta trước Quốc hội nhằm thay đổi thời gian đàm phán Tháp Trump tại Moscow là hoàn toàn sai.”
Ông Cohen cũng đề nghị các công tố viên liên bang ở New York điều tra một số tội danh không xác định liên quan đến Trump.
Cohen nói gì về vụ rò rỉ email?
Cohen cho biết ông đã ở trong văn phòng của ông Trump vào tháng 7/2016 khi Roger Stone, một cố vấn chính trị lâu năm, gọi điện cho ông Trump – người khi đó là ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng hòa.
Ông Cohen nói rằng ông Stone đã gọi ông Trump để nói rằng đã nói chuyện với người sáng lập Wikileaks, Julian Assange và được cho biết sẽ có một “số lượng lớn” email trong vài ngày tới sẽ khiến chính phủ của Hillary Clinton bối rối về mặt chính trị.
Cohen cho biết ông Trump đã trả lời “không thể tuyệt hơn thế”.
Ông Trump phủ nhận việc ông biết trước vụ Wikileaks làm lộ các email của Ủy ban Quốc gia đảng Dân chủ (DNC) trong thời gian bầu cử.
Những email này – mà chính quyền Mỹ cho rằng đã bị tình báo Nga hack – đã gây tổn hại cho đảng Dân chủ khi tiết lộ rằng thành viên đảng này ưa thích bà Clinton hơn đối thủ Bernie Sanders.
Ông Stone, một người tự xưng là kẻ lừa đảo chính trị bẩn thỉu, hiện đang phải đối mặt với cáo buộc nói dối Quốc hội về việc liên lạc với Wikileaks và làm lung lạc nhân chứng.
Dùng gót giày, chứ không phải cái rìu
Paul Wood, World Affairs Correspondent, BBC News
Bất cứ ai gặp Michael Cohen gần đây cũng sẽ nói với bạn rằng ông ta đang hết sức giận dữ khi phải chịu trách nhiệm về những tội mà ông ta nói đã bị Trump xúi giục.
Có vẻ như ông ta đã dành nhiều tuần để được các luật sư chuẩn bị kỹ lưỡng cho thời điểm này và dự định sẽ gây thiệt hại nặng nề cho Tổng thống.
Các quan điểm chính của Nhà Trắng – được trang bị cho những người thay thế như Donald Trump Jr – bao gồm ông Cohen là “kẻ nói dối bị thất sủng” và “kẻ khai man bị kết án”.
Cohen chắc chắn biết ông ta hiện có – như ông ta nói trong lời khai của mình – vấn đề về uy tín cá nhân.
Đó là lý do tại sao ông ta cố gắng sử dụng ‘gót giầy’, chứ không vung rìu. Mỗi cáo buộc được hỗ trợ bởi cái mà ông ta gọi là “tài liệu không thể bác bỏ” – ví dụ việc cung cấp một tấm séc rõ ràng được Trump ký (khoản tiền được cho là đã trả cho Stormy Daniels).
Ông Cohen không nói nhiều về việc chiến dịch tranh cử của Trump có thông đồng với Nga hay không. Trên thực tế, ông nói rằng ông không trực tiếp biết về việc thông đồng này.
Tuy nhiên, ông Conhen nói đã chứng kiến ông Trump nói chuyện điện thoại, trong thời điểm giữa chiến dịch tranh cử, cho thấy ông Trump biết trước Wikileaks sắp tung ra các email của đảng Dân chủ bị hack – bởi Nga.
Điều đó, nếu đúng sự thật, sẽ có ý nghĩa rất quan trọng. Trump luôn phủ nhận điều đó.
Ông Cohen nói gì khác về Nga?
Cohen khai rằng, trái với những tuyên bố lặp đi lặp lại của ông Trump, ông ta dường như biết rất rõ về cuộc họp tại Tháp Trump ở Manhattan giữa các trợ lý chiến dịch tranh cử và một luật sư người Nga hứa hẹn “những trò bẩn thỉu” với bà Clinton.
Cuộc họp tháng 6/2016 đã bị công tố viên đặc biệt Robert Mueller điều tra. Ông Mueller là người đang tiến hành cuộc điều tra của bộ Tư pháp kéo dài 21 tháng về việc có phải Trump thông đồng với điện Kremlin nhằm gây tác động đến cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2016 hay không.
Cohen nói về việc khi con trai của ông Trump, Donald Jr, tiến đến sau bàn làm việc của cha mình và nói nhỏ với ông ta: “Cuộc họp đã hoàn tất.”
Ông Trump, Cohen nói tại phiên điều trần, trả lời: “Tốt, hãy cập nhật tin cho bố.”
Điều quan trọng là Cohen cũng thề rằng mình không có bằng chứng trực tiếp về việc ông Trump hoặc chiến dịch của ông Trump thông đồng với Nga.
“Tôi không có,” ông Cohen nói. “Tôi muốn rõ ràng. Nhưng tôi có những nghi ngờ của mình.”
Còn những cáo buộc kỳ thị chủng tộc thì sao?
Cohen nói với các nhà lập pháp rằng ông Trump là một kẻ kỳ thị chủng tộc.
Ông Cohen nói: “Có lần ông ta hỏi liệu tôi có thể nêu tên một quốc gia được điều hành bởi một người da đen mà không phải là ‘hố phân’ hay không.
“Đó là khi Barack Obama là Tổng thống Hoa Kỳ.
“Trong khi chúng tôi lái xe qua một khu phố nghèo ở Chicago, ông ta nhận xét rằng chỉ những người da đen mới có thể sống theo cách đó.
“Và ông ta nói với tôi rằng những người da đen sẽ không bao giờ bỏ phiếu cho ông ta vì họ quá ngu ngốc. Vậy mà tôi vẫn tiếp tục làm việc cho ông ấy.”
Ông Cohen nói gì về khoản tiền ‘bịt miệng’?
Cohen cung cấp những gì ông nói là bằng chứng về tiền bồi hoàn mà ông nhận được từ tổng thống cho khoản tiền mờ ám mà ông Cohen thừa nhận là đã dùng để trả một ngôi sao khiêu dâm – người nói rằng đã ngoại tình với ông Trump.
Ông Cohen đệ trình lên Ủy ban Giám sát một bản sao chuyển khoản trị giá 130.000 đôla cho Stormy Daniels để bà này giữ im lặng – một khoản thanh toán dẫn đến việc ông Cohen bị kết án vì vi phạm về tài chính trong chiến dịch tranh cử tổng thống Mỹ của ông Trump.
Ông Cohen cũng đưa cho ban hội thẩm một bản sao tờ séc trị giá 35.000 đôla k‎ý vào tháng 8/2017 – một trong hàng loạt séc mà ông Trump đã ký để trả tiền cho ông Cohen.
Ông Trump nói khoản tiền trả cho việc giữ im lặng là việc làm hợp pháp.
“Nói dối đệ nhất phu nhân là một trong những điều hối tiếc lớn nhất của tôi”, Cohen nói. “Bà ấy là một người tốt. Tôi rất tôn trọng bà ấy – và bà ấy không đáng phải hứng chịu điều đó.”
Các thành viên Ủy ban đã trả lời như thế nào?
Trong phiên điều trần, các đảng viên Cộng hòa đã chỉ trích Ủy ban Giám sát của đảng Dân chủ về việc mời một người từng bị kết tội nói dối đến để điều trần trước Quốc hội.
Jim Jordan ở Ohio gọi Cohen – người mất giấy phép hành nghề luật sư vào thứ Ba 26/2 – là một “kẻ lừa đảo” và “gian lận”.
Nhưng chủ tịch Ủy ban Giám sát Elijah Cummings, một đảng viên Dân chủ ở Maryland, bảo vệ quyết định trao cho Cohen một cơ hội trình bày trước công luận, và cho rằng công việc của ban hội thẩm là tìm ra sự thật.
Sau phiên điều trần, khi được hỏi liệu Tổng thống có phạm tội khi đương chức hay không, Chủ tịch Cummings nói: “Có vẻ như ông đã phạm tội”.
Ông không đưa ra bất kỳ chi tiết nào thêm về những tội danh mà ông nghĩ ông Trump đã phạm phải.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-47397819

Cựu luật sư tiết lộ

lý do TT Trump không công bố hồ sơ thuế

Cựu luật sư của Tổng thống Donald Trump Michael Cohen hôm 27/2 nói rằng nhà lãnh đạo Mỹ không công bố hồ sơ hoàn thuế vì sợ rằng sự soi xét của công chúng sẽ dẫn tới việc ông bị kiểm toán cũng như các hình phạt về thuế.
Theo Reuters, cuộc điều trần tại quốc hội Mỹ này có thể góp phần vào nỗ lực của phe Dân chủ tại Hạ viện nhằm có được hồ sơ hoàn thuế của ông Trump.
Ông Cohen cho biết rằng ông không tin là tổng thống đang bị kiểm toán, dù ông Trump từng nhiều lần tuyên bố rằng ông không thể công bố hồ sơ hoàn thuế vì đang bị kiểm toán bởi Sở Thuế vụ.
XEM THÊM:
Cựu luật sư Cohen lên án Trump là ‘kẻ lừa đảo,’ tỏ ra ăn năn
Khi làm ứng viên tổng thống năm 2016, ông Trump đã phá vỡ truyền thống kéo dài nhiều thập kỷ là phải công bố hồ sơ hoàn thuế và tới nay vẫn từ chối làm vậy trên cương vị tổng thống.
Reuters dẫn lời ông Cohen nói tại Hạ viện: “Điều ông ấy không muốn đó là có một nhóm các trung tâm nghiên cứu với các chuyên gia về thuế xem xét hồ sơ hoàn thuế của ông và rồi bắt đầu lên án, khiến ông bị kiểm toán và rồi rốt cuộc chịu các hệ quả về thuế, các hình phạt, vân vân”.
https://www.voatiengviet.com/a/c%E1%BB%B1u-lu%E1%BA%ADt-s%C6%B0-ti%E1%BA%BFt-l%E1%BB%99-l%C3%BD-do-tt-trump-kh%C3%B4ng-c%C3%B4ng-b%E1%BB%91-h%E1%BB%93-s%C6%A1-ho%C3%A0n-thu%E1%BA%BF/4807238.html

Cựu luật sư Cohen lên án Trump là ‘kẻ lừa đảo,’ tỏ ra ăn năn

Cựu luật sư cá nhân của Tổng thống Mỹ Donald Trump, Michael Cohen, cáo buộc ông phạm pháp trong khi tại nhiệm và lần đầu tiên nói rằng ông Trump đã biết trước về vụ WikiLeaks sẽ tung những email bị đánh cắp nhằm gây tổn hại cho đối thủ tranh cử năm 2016 của ông, Hillary Clinton.
Trong phiên điều trần đầy kịch tính tại Quốc hội được truyền hình trực tiếp hôm thứ Tư, ông Cohen nói ông Trump đã chấp thuận các khoản tiền bịt miệng nhằm che đậy các mối quan hệ tình dục ngoài hôn nhân, một hành vi vi phạm luật tài chính vận động tranh cử, và đã đích thân kí chi phiếu 35.000 đôla vào năm 2017 để hoàn trả ông Cohen ít nhất là một trong những khoản tiền đó.
Ông Cohen, 52 tuổi, là một phụ tá thân cận của ông Trump trong nhiều năm và lời khai chứng của ông có thể gia tăng áp lực pháp lí và chính trị đối với tổng thống của Đảng Cộng hòa, nhưng ông dường như không tiết lộ bằng chứng mà có thể hạ bệ ông chủ cũ của mình.
Ông Cohen nói với một ủy ban của Hạ viện Hoa Kỳ rằng ông không có bằng chứng trực tiếp nào cho thấy ông Trump hoặc ban vận động của ông thông đồng với Moscow trong chiến dịch tranh cử.
Sự thông đồng khả dĩ là một chủ đề chính của cuộc điều tra Nga của Công tố viên Đặc biệt Robert Mueller, vốn đã đeo bám tổng thống suốt hai năm cầm quyền. Ông Trump đã nhiều lần phủ nhận cáo buộc và Điện Kremlin cũng vậy.
Lên án tổng thống là một “kẻ lừa đảo” và một “tên bịp bợm,” ông Cohen nói rằng ông Trump biết trước về vụ công bố những email của WikiLeaks vào năm 2016 làm suy yếu nỗ lực tranh cử tổng thống của ứng cử viên Đảng Dân chủ Clinton.
Ông cũng nói ông Trump chỉ đạo các cuộc thương thuyết cho một dự án bất động sản ở Moscow trong cuộc đua vào Nhà Trắng ngay cả khi ông công khai nói rằng ông không có lợi ích kinh doanh nào ở Nga.
“Tôi sẽ không dùng từ thông đồng,” ông Cohen nói về những giao dịch của ông Trump với Nga, và nói thêm rằng có “điều gì đó bất thường” về mối quan hệ hữu hảo giữa ông Trump với Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Nhà Trắng không có bình luận nào về lời khai chứng của ông Cohen nhưng ông Trump trước đó hôm thứ Tư cáo buộc nhân viên cũ của ông nói dối.
Các nhà lập pháp Đảng Cộng hòa tại phiên điều trần tìm cách miêu tả ông Cohen là một kẻ nói dối không thể hoàn lương, người đã hưởng lợi từ các tội tài chính mà ông ta đã thú nhận phạm phải vào năm ngoái, và nói rằng phiên điều trần là một nỗ lực của phe Dân chủ để luận tội ông Trump.
Ông Cohen tỏ ra bình tĩnh và ăn năn trước những câu hỏi gay gắt từ phe Cộng hòa, và cảnh báo họ đừng phạm sai lầm giống như ông vì bảo vệ ông Trump.
“Tôi đã làm điều giống hệt những gì quý vị đang làm vào lúc này, trong 10 năm. Tôi đã bảo vệ ông Trump trong 10 năm,” ông Cohen nói trong phiên điều trần của ủy ban. “Những người theo ông Trump như tôi đã từng theo một cách mù quáng sẽ phải chịu những hậu quả giống như tôi đang phải chịu.”
Ông Cohen từng là một trong những phụ tá thân cận nhất và là một trong những người bênh vực ông Trump kịch liệt nhất. Ông Cohen giúp dàn xếp các thỏa thuận kinh doanh và cá nhân trong một thập niên.
Nhưng ông trở mặt với ông Trump vào năm ngoái và đang hợp tác với các công tố viên sau khi nhận tội trốn thuế, gian lận ngân hàng và vi phạm luật tài chính vận động tranh cử. Phe Dân chủ nắm quyền kiểm soát Hạ viện sau cuộc bầu cử giữa kì năm ngoái và gọi ông Cohen ra khai chứng.
“Tôi cảm thấy xấu hổ vì tôi biết ông Trump là người thế nào. Ông ấy là người kì thị chủng tộc. Ông ấy là kẻ lừa đảo. Ông ấy là một kẻ bịp bợm” ông Cohen nói.
Ông nói ông đã được ông Trump chỉ đạo chi trả 130.000 đôla cho ngôi sao phim người lớn Stormy Daniels vào năm 2016 để che đậy một vụ ngoại tình.
Khoản tiền này có thể bị xem là một khoản đóng góp phi pháp của ông Cohen cho chiến dịch tranh cử vì nó vượt quá giới hạn đóng góp và không được tiết lộ trong các báo cáo tài chính của ban vận động Trump.
Ông Trump đã phủ nhận có quan hệ tình dục với cô Daniels và nói rằng các khoản thanh toán cho cô và một người phụ nữ khác cũng tuyên bố ông ngoại tình không phải là bất hợp pháp.
Ông Cohen đã chuyển cho ủy ban một bản sao chi phiếu trị giá 35.000 đôla mà ông Trump đã kí vào ngày 1 tháng 8 năm 2017, một trong một loạt những chi phiếu mà ông nói là tiền hoàn trả cho ông vì đã tự trả tiền bịt miệng cô Daniels sau khi ông Trump nhậm chức.
Ông Cohen cho biết con trai cả của ông Trump, Donald Trump Jr., cũng kí một chi phiếu khác, một lần nữa với trị giá 35.000 đôla.
Những tuyên bố nhắm vào ông Trump, xuất phát từ người từng nói rằng ông sẽ đỡ đạn cho ông chủ của mình, được đưa ra khi Công tố viên Đặc biệt Mueller dường như sắp hoàn tất cuộc điều tra về sự thông đồng khả dĩ giữa ban vận động Trump và những nỗ lực của Nga nhằm xoay chuyển cuộc bầu cử.
Ông Trump vẫn gọi cuộc điều tra của ông Mueller là “săn lùng phù thủy” với hàm ý ông bị truy bức chính trị.
https://www.voatiengviet.com/a/cuu-luat-su-cohen-len-an-trump-le-ke-lua-dao-to-ra-an-nan/4806827.html

Mỹ và Bắc Hàn không đạt được

thỏa thuận tại Thượng đỉnh lần hai

Đàm phán giữa Mỹ và Bắc Hàn tại Thượng đỉnh lần hai ở Hà Nội hôm 28/2 đã thất bại khi lãnh đạo hai nước không đạt được một thỏa thuận nào và phải cắt ngắn chương trình đàm phán theo dự kiến, nhưng Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump vẫn nói cuộc đàm phán diễn ra thân thiện.
Nói với báo giới tại buổi họp báo vào chiều ngày 28/2, Tổng thống Hoa Kỳ cho biết ông đã có thể ký một thỏa thuận với Bắc Hàn nhưng điều này sẽ không hợp lý và vì vậy ông đã quyết định không làm vào lúc này.
Lý do thất bại của đàm phán lần này được Tổng thống Donald Trump đưa ra là do phía Bắc Hàn yêu cầu Hoa Kỳ gỡ bỏ toàn bộ các cấm vận trong khi chỉ chấp nhận phi hạt nhân hóa một phần, không đúng với ý của Mỹ. “Họ sẵn sàng tiến hành phi hạt nhân hóa một phần lớn những khu vực mà chúng tôi muốn nhưng chúng tôi không thể bỏ các cấm vấn để đổi lại điều này”, Tổng thống Donald Trump nói tại cuộc họp báo.
Trước thượng đỉnh, nhiều người hy vọng Chủ tịch Bắc Hàn sẽ sớm cho thanh sát viên quốc tế vào nước này xác nhận Bắc Hàn đã phá bỏ một cách không thể đảo ngược cơ sở thử nghiệm hạt nhân Punggye-ri và khu thử nghiệm động cơ tên lửa Tongchang-ri. Ngoài ra, quan trọng hơn cả là việc Mỹ muốn Bắc Hàn ngừng hoạt động của trung tâm nghiên cứu hạt nhân Yongbyon.
Khi được hỏi về khả năng hai nước sẽ có một thượng đỉnh tiếp theo, Tổng thống Trump nói: “có thể sẽ sớm có một thượng đỉnh tới mà cũng có thể sẽ còn rất lâu nữa”.
Như vậy những dự đoán và trông đợi của một số nhà quan sát quốc tế cho rằng Hoa Kỳ sẽ tuyên bố hòa bình trên bán đảo Triều Tiên để kết thúc tình trạng chiến tranh kể từ sau chiến tranh Triều Tiên 1950 – 1953, đã không xảy ra.
Trước khi bước vào đàm phán ngày hôm nay, cả Tổng thống Donald Trump và Chủ tịch Kim Jong Un đều bày tỏ tin tưởng hai bên sẽ đạt được kết quả. Chủ tịch Bắc Hàn khi được hỏi là ông đã sẵn sàng hay chưa đã trả lời là nếu không sẵn sàng thì ông đã không có mặt ở đây.
Tổng thống Trump trước đó cũng nói ông không vội vàng trong đàm phán miễn là các bên làm điều đúng, và điều đúng theo ông là việc Bắc Hàn ngưng thử vũ khí hạt nhân và tên lửa, điều mà nước này đã thực hiện được hơn 1 năm qua.
Như vậy so với thượng đỉnh lần trước tại Singapore hồi năm 2018, thượng đỉnh lần này đã không có một thỏa thuận nào. Trong thỏa thuận tại thượng đỉnh lần 1, Bắc Hàn cam kết sẽ làm việc để hướng tới phi hạt nhân hóa bán đảo triều tiên. Mặc dù vậy hai bên không đưa ra một mức thời gian cụ thể nào. Các nhà phân tích quốc tế trước thượng đỉnh cũng cho rằng vấn đề phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên khó có thể giải quyết trong thời gian ngắn
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/us-nk-failed-to-reach-agreement-02282019043122.html

Tổng thống Trump tiết lộ

lý do rời khỏi thỏa thuận với Triều Tiên

Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump nói rằng hội nghị thượng đỉnh giữa ông với lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un kết thúc hôm 28/2 mà không có được thỏa thuận là vì chia rẽ trong vấn đề dỡ bỏ lệnh trừng phạt của Mỹ.
“Về cơ bản, họ muốn chế tài được dỡ bỏ hoàn toàn và chúng tôi không thể làm điều đó”, ông Trump nói với các phóng viên tại cuộc họp báo ở thủ đô Hà Nội, nơi diễn ra cuộc hội đàm. “Họ sẵn sàng giải giáp phần lớn những khu vực mà chúng tôi muốn, nhưng chúng tôi không thể bỏ hoàn toàn các biện pháp trừng phạt vì điều đó”.
Tổng thống Hoa Kỳ cho biết cả hai đã thảo luận về việc tháo dỡ cơ sở hạt nhân chính của Triều Tiên ở Yongbyon, và ông Kim hứa với ông rằng Triều Tiên sẽ không tiến hành các vụ thử tên lửa hạt nhân nữa.
Cuộc họp hôm thứ Năm đã kết thúc sớm hơn dự kiến, và hai nhà lãnh đạo đã bỏ bữa ăn trưa và lễ ký kết theo kế hoạch trước đó.
Ông Trump mô tả các cuộc đàm phán là “hữu ích” và nói rằng ông nghĩ hai bên cuối cùng rồi cũng sẽ đạt được thỏa thuận về việc phi hạt nhân hóa Triều Tiên, nhưng cần thời gian. Ông cho biết hai bên hiện vẫn chưa xác định về một hội nghị thượng đỉnh thứ ba.
Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo nói ông hy vọng các cuộc đàm phán giữa hai nước sẽ sớm được nối lại.
Hàn Quốc nói kết quả của hội nghị thượng đỉnh là “không may”, nhưng cũng có những bước đi tích cực, và “dường như các cuộc thảo luận có nhiều tiến bộ hơn bao giờ hết”.
Người phát ngôn của Nhà Xanh Kim Eui-kyeom nói trong một tuyên bố rằng: “Việc Tổng thống Trump tuyên bố công khai ý định xóa bỏ hoặc giảm nhẹ các biện pháp trừng phạt liên quan đến các biện pháp phi hạt nhân hóa Triều Tiên là một dấu hiệu cho thấy mức độ thảo luận giữa Triều Tiên và Hoa Kỳ đã tiến triển”.
Trước đó cùng ngày, cả ông Trump và ông Kim đều bày tỏ lạc quan về các cuộc thảo luận của họ về chương trình hạt nhân của Triều Tiên, và ông Trump nói rằng ông nghĩ mối quan hệ giữa Mỹ và Triều Tiên đang tốt hơn bao giờ hết.
Trong khi một số quan chức Mỹ cố gắng hạ thấp kỳ vọng về kết quả của hội nghị thượng đỉnh lần thứ hai, ông Trump đã chịu áp lực phải đưa ra được một kết quả cụ thể vượt khỏi cam kết mơ hồ với ông Kim hồi tháng 6 năm ngoái tại Singapore, trong đó ông Kim cam kết từ bỏ vũ khí hạt nhân và tên lửa đạn đạo để đổi lấy việc dỡ bỏ các lệnh trừng phạt quốc tế đang đè nặng lên quốc gia nghèo khó.
Hội nghị thượng đỉnh ở Singapore được ca ngợi là một sự kiện lịch sử vì Washington và Bình Nhưỡng chưa bao giờ có quan hệ ngoại giao.
Khi ông Trump nhậm chức, đã có những lo ngại về một cuộc chiến mới với Triều Tiên khi Tổng thống Mỹ đe dọa sẽ tung ra “lửa và thịnh nộ mà thế giới chưa từng thấy” trên quốc gia Đông Bắc Á để đáp lại mối đe dọa từ Triều Tiên đối với Mỹ và các đồng minh.
Trong cuộc hội đàm hôm thứ Năm, cả ông Trump và ông Kim đều bày tỏ quan điểm thuận lợi về khả năng Triều Tiên sẽ cho phép Mỹ mở văn phòng tại Bình Nhưỡng.
Các quan chức tình báo Hoa Kỳ vẫn hoài nghi rằng Bình Nhưỡng sẽ tuân thủ cam kết phi hạt nhân hóa của ông Kim tại Singapore.
Giám đốc Cơ quan Tình báo Quốc gia Hoa Kỳ Dan Coats nói với một ủy ban quốc hội vào tháng trước rằng Triều Tiên “đã tạm dừng hành vi khiêu khích” bằng cách kiềm chế các vụ thử tên lửa và hạt nhân trong hơn một năm qua. “Đồng thời, ông Kim Jong Un tiếp tục thể hiện sự cởi mở đối với việc phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên”.
Mặc dù kết thúc thử nghiệm, nhưng ông Coats cảnh báo rằng “chúng tôi hiện đang đánh giá việc Triều Tiên sẽ hạn chế khả năng đó (về vũ khí hủy diệt hàng loạt) của mình và khó có thể từ bỏ hoàn toàn vũ khí hạt nhân và khả năng sản xuất nó”.
https://www.voatiengviet.com/a/trump-thuong-dinh-trieu-tien/4807456.html

Phản ứng của Nhật, Hàn, Nga về thất bại Trump Kim

Hàn Quốc cho biết họ lấy làm tiếc vì thượng đỉnh Trump- Kim không có được thỏa thuận cụ thể nào.
Tuy nhiên theo thông báo của Phủ Tổng thống Hàn Quốc, thì Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump và Chủ tịch Kim Jong-Un đạt được những tiến bộ có ý nghĩa chưa từng thấy, và ý muốn tiếp tục đối thoại của Tổng thống Trump là niềm hy vọng cho một cuộc gặp gỡ mới sau này.
Trước khi thượng đỉnh diễn ra ở Hà Nội, một viên chức cao cấp của Bắc Hàn đào thoát sang Hàn Quốc có nói rằng nếu ông Trump không bắt được ông Kim giải giáp hạt nhân thì đó là một thất bại lớn.
Trong khi đó thì người phát ngôn của Điện Kremlin bên nước Nga nói rằng chuyện Bắc Hàn không thể giải quyết một cách chớp nhoáng được. Điện Kremlin nói rằng đó là một tiến trình cần những sự mềm dẻo, nhân nhượng, những thỏa thuận nhỏ từng bước một.
Kremlin cũng cho rằng Bình Nhưỡng và Washington nên gặp tiếp tục gặp nhau.
Nga cùng Trung Quốc là hai quốc gia trước đây thường xuyên phủ quyết chống lại những nghị quyết trừng trị Bắc Hàn vì những hoạt động hạt nhân, quân sự, hay vi phạm nhân quyền của Bình Nhưỡng.
Thủ tướng Nhật Bản, Shinzo Abe vào ngày 28 tháng 2 lên tiếng rằng ông hoàn toàn ủng hộ quyết định không có thỏa thuận nào của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump với Chủ tịch Bắc Hàn Kim Jong-Un tại thượng đỉnh lần thứ 2 diễn ra ở Hà Nội.
Bản thân ông Shinzo Abe muốn có cuộc gặp với chủ tịch họ Kim và cho biết tại thượng đỉnh ở Hà Nội, Tổng thống Trump đã nêu vấn đề Bắc Hàn bắt cóc công dân Nhật Bản.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/s-korea-russia-japan-reactions-02282019073346.html

Thất bại của thượng đỉnh Hà Nội không có gì là bất ngờ

Thanh Phương
Cuộc họp thượng đỉnh lần thứ hai giữa tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump với lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un đã kết thúc sớm hơn dự kiến mà không đạt được một thỏa thuận này, trái với kỳ vọng của cộng đồng quốc tế. Thất bại còn ê chề đối với Mỹ ở chỗ Nhà Trắng đã chuẩn bị một lễ ký kết tuyên bố chung của hai lãnh đạo, thế mà hai phái đoàn đã rời khỏi khách sạn Metropole không kèn không trống, bỏ cả ăn trưa.
Những hứa hẹn của tổng thống Trump về một tương lai « tươi sáng » cho Bắc Triều Tiên, nếu nước này từ bỏ vũ khí hạt nhân, rốt cuộc vẫn không thuyết phục được lãnh đạo họ Kim.
Theo các chuyên gia được hãng tin AFP trích dẫn hôm nay, thất bại của thượng đỉnh Hà Nội thật ra không có gì là bất ngờ. Trên mạng Twitter hôm nay, ông Joe Cirincione, chủ tịch Quỹ Ploughshares, một tổ chức vì hòa bình và an ninh thế giới của Mỹ, nhận định đây là một « thất bại lớn », và nó cho thấy hạn chế của các cuộc họp thượng đỉnh, như ở Hà Nội, do cả hai bên đều không đủ thời gian và nhân lực để soạn thảo một thỏa thuận.
Cũng trên mạng Twitter, chuyên gia Ankit Panda, thuộc Liên đoàn các nhà khoa học Mỹ, cảnh báo rằng Nhà Trắng hy vọng sẽ có các cuộc đàm phán kế tiếp, nhưng phía Bắc Triều Tiên lại không nghĩ như vậy. Theo nhận xét của ông Panda, do quá bực bội, có thể là ông Kim Jong Un sẽ không muốn tiếp tục đàm phán.
Còn theo nhà phân tích Adam Mount của Liên đoàn các nhà khoa học Mỹ, đây là thất bại của đàm phán theo kiểu « được ăn cả, ngã về không ». Nhà phân tích này nói : « Trong khi Bình Nhưỡng vẫn chống lại các biện pháp giải trừ vũ khí, ông Donald Trump lại không có phương tiện để đạt các thỏa thuận từng bước, nhằm tạo đà cho tiến trình đàm phán. Chính sách « được ăn cả, ngã về không » chẳng đi đến đâu. »
Thật ra thì bản thân tổng thống Trump trước khi gặp lại lãnh đạo họ Kim đã nhiều lần nhấn mạnh là không nên chờ đợi một bước đột phá ngoại giao từ thượng đỉnh Hà Nội và ông sẽ không vội vã ký kết một thỏa thuận, khi nào mà Bình Nhưỡng tiếp tục tạm ngưng thử hạt nhân và tên lửa.
Đối với ông Harry Kazianis, Giám đốc Nghiên cứu Triều Tiên tại Trung tâm vì Lợi ích Quốc gia (Hoa Kỳ), thà không có thỏa thuận còn hơn là đạt một thỏa thuận tồi. Ông nói : « Mối đe dọa vũ khí hạt nhân của Bắc Triều Tiên nay đã là một thực tế. Nếu đạt một thỏa thuận mà không giải tỏa được mối đe dọa này, thì còn tệ hơn nhiều so với một thỏa thuận không hoàn hảo. »
Dầu sau, thì việc thượng đỉnh Hà Nội không đạt được thỏa thuận nào là một vố đau đối với tổng thống Trump, vào lúc ông đang phải đối phó với những áp lực trong nước, do cuộc điều tra về nghi án Nga can thiệp bầu cử Mỹ và do dự án xây tường biên giới Mêhicô của ông đang bị chống đối ở Quốc Hội.
Thượng đỉnh lần này lại diễn ra đúng vào lúc cựu luật sư Michael Cohen ra điều trần trước Hạ Viện, tố cáo tổng thống Trump là một kẻ dối trá, lừa đảo. Chủ nhân Nhà Trắng đã hy vọng sẽ giành được một thắng lợi ngoại giao từ thượng đỉnh Hà Nội để dư luận ở Hoa Kỳ bớt chú ý đến những tuyên bố của ông Cohen. Thế mà ông đã trở về Washington tay không, thậm chí không chắc là sẽ gặp lại lãnh đạo Bắc Triều Tiên.
http://vi.rfi.fr/viet-nam/20190228-that-bai-cua-thuong-dinh-ha-noi-khong-co-gi-la-bat-ngo

Venezuela chuyển 8 tấn vàng khỏi ngân hàng trung ương

Ít nhất 8 tấn vàng tuần trước đã được chuyển khỏi ngân hàng trung ương Venezuela, Reuters dẫn các nguồn tin cho biết hôm 27/2.
Hãng tin Anh nhận định thêm rằng đây là dấu hiệu mới nhất cho thấy Tổng thống Nicolas Maduro đang chật vật tìm cách có ngoại tệ trong khi tiếp tục vấp phải các biện pháp trừng phạt.
Dân biểu đối lập Angel Alvarado và ba nguồn tin chính phủ được trích lời nói rằng vàng đã được chuyển đi trên các chiếc xe của chính phủ trong khoảng thời gian từ thứ Tư tới thứ Sáu tuần trước, khi không có sự diện diện của nhân viên an ninh tại ngân hàng.
XEM THÊM:
Thủ lĩnh đối lập Venezuela về nước, thách thức TT Maduro
Reuters dẫn lời ông Alvarado nói rằng “họ tính bán chúng trái phép ở nước ngoài”.
Tuy nhiên, dân biểu này và các nguồn tin giấu tên không cho biết rằng số vàng đó đã được đưa đi đâu.
Họ nói rằng việc vận chuyển trên được thực hiện khi người đứng đầu ngân hàng trung ương Calixto Ortega đang đi công tác nước ngoài.
Theo Reuters, khoảng 20 tấn vàng đã được chuyển khỏi ngân hàng trung ương Venezuela năm 2018, khiến hiện chỉ còn 140 tấn, mức dự trữ thấp nhất trong vòng 75 năm.
https://www.voatiengviet.com/a/venezuela-chuy%E1%BB%83n-8-t%E1%BA%A5n-v%C3%A0ng-kh%E1%BB%8Fi-ng%C3%A2n-h%C3%A0ng-trung-%C6%B0%C6%A1ng/4807249.html

Hội Đồng Bảo An xem xét

2 dự thảo nghị quyết đối nghịch về Venezuela

Trọng Nghĩa
Các thành viên Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc vào hôm nay, 28/02/2019 được yêu cầu bỏ phiếu về hai bản dự thảo nghị quyết về Venezuela, một bản của Nga, bênh vực chế độ Maduro, và một bản của Mỹ, đòi tổ chức một bầu cử tổng thống mới tại quốc gia Nam Mỹ này. Theo giới quan sát, cả hai dự thảo nói trên đều khó được thông qua.
Bản dự thảo do Mỹ đệ trình kêu gọi “khôi phục nền dân chủ một cách hòa bình” ở Venezuela và tổ chức một bầu cử tổng thống “tự do, công bằng, đáng tin cậy”, cũng như cho phân phát hàng cứu trợ nhân đạo “mà không được cản trở”.
Ngay sau khi Mỹ tung ra dự thảo nghị quyết của mình, Nga cũng cho lưu hành một dự thảo nghị quyết có nội dung đối kháng, chống lại việc dùng vũ lực chống chính quyền Venezuela và can thiệp vào công việc nội bộ của nước này.
Dự thảo của Nga rõ ràng nhằm bảo vệ chế độ của tổng thống Maduro, trong lúc văn kiện của Mỹ thể hiện là hậu thuẫn cho lãnh đạo đối lập, tổng thống lâm thời Juan Guaido.
Tuy nhiên, do việc cả Nga lẫn Mỹ đều có quyền phủ quyết tại Hội Đồng Bảo An, giới quan sát cho rằng sẽ không có dự thảo nào được thông qua.
Ông Guaido qua Brazil gặp đồng minh Bolsonaro
Còn tại chỗ, lãnh đạo phe đối lập Venezuela Juan Guaido, người được khoảng 50 quốc gia công nhận là tổng thống lâm thời, đã tới Brazil vào sáng hôm nay, 28/02/2017 và chiều nay sẽ được tổng thống Brazil Jair Bolsonaro tiếp kiến.
Ngay từ đầu, chính phủ thân Mỹ của tổng thống Brazil cánh hữu Jair Bolsonaro đã coi đương kim tổng thống Venezuela Nicolas Maduro là “kẻ độc tài”, và đã hỗ trợ tích cực cho phong trào đối lập mà ông Juan Guaido là biểu tượng.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190228-hoi-dong-bao-an-xem-xet-2-du-thao-nghi-quyet-doi-nghich-ve-venezuela

Tây Ban Nha điều tra vụ đột nhập đại sứ quán Triều Tiên

Một nhóm đàn ông không rõ danh tính đã ập vào đại sứ quán Triều Tiên ở Madrid cuối tuần trước, trói tay và bịt miệng nhân viên rồi tẩu thoát bốn giờ sau đó, mang theo các máy tính.
Theo Reuters, trang El Confidencial đưa tin về vụ này và sau đó một nguồn tin từ Bộ Ngoại giao Tây Ban Nha hôm 27/2 đã xác nhận vụ việc.
Bộ Nội vụ nước này nói rằng cảnh sát đang điều tra, nhưng không công bố bất kỳ chi tiết nào, ngoài việc nói rằng một công dân Bắc Hàn đã bị thương và không ai làm đơn phản ánh sự vụ.
El Confidencial đưa tin rằng một trong số các nhân viên đã trốn thoát và hét lên bằng tiếng Triều Tiên để báo động cho hàng xóm.
Trang tin này còn nói rằng những kẻ tấn công đã lấy đi các máy tính của nhiều nhân viên và cảnh sát đang tìm hiểu xem các máy tính đó chứa thông tin gì và đại sứ quán còn mất gì khác nữa hay không.
https://www.voatiengviet.com/a/t%C3%A2y-ban-nha-%C4%91i%E1%BB%81u-tra-v%E1%BB%A5-%C4%91%E1%BB%99t-nh%E1%BA%ADp-%C4%91%E1%BA%A1i-s%E1%BB%A9-qu%C3%A1n-tri%E1%BB%81u-ti%C3%AAn/4807343.html

Tập trung các vấn đề đối nội, Nga vẫn chưa thể

can dự vào vấn đề Biển Đông trong năm 2019

Hôm 20/2, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đọc Thông điệp Liên bang năm 2019, vạch ra phương hướng chủ yếu trong chính sách đối nội và đối ngoại của Nga, trong đó tập trung nêu bật các vấn đề liên quan tới phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng và an ninh quốc tế. Tuy nhiên, do vẫn giữ cách tiếp cận hiện tại nên Nga sẽ chưa can dự nhiều và thể hiện tiếng nói rõ ràng hơn trong vấn đề Biển Đông trong năm 2019.
Nga tập trung chủ yếu vào vấn đề đối nội và ưu tiên đối với khu vực có lợi ích chiến lược
Nếu như bản Thông điệp liên bang năm 2018 được xem là bản cương lĩnh tranh cử của ông Putin trong cuộc bầu cử Tổng thống diễn ra cùng năm, thì bản Thông điệp liên bang năm nay lại mang những nét mới và được chia làm 2 phần nội dung chính. Phần thứ nhất là các vấn đề liên quan tới phát triển kinh tế – xã hội, nhân khẩu học, giáo dục, y tế trong khi phần còn lại đề cập tới lĩnh vực quốc phòng và an ninh quốc tế với nhiều nội dung đáng chú ý. Mở đầu Thông điệp liên bang, Tổng thống Putin nhấn mạnh chính phủ Nga cần ưu tiên cho các vấn đề xã hội, đồng thời đề ra mục tiêu khôi phục mức tăng dân số tự nhiên vào năm 2023-2024. Bên cạnh đó, nhà lãnh đạo Nga cũng đưa ra giải pháp cho vấn đề này thông qua đề xuất tăng các khoản chi trả cho các hộ gia đình sinh con thứ 1 và thứ 2, bắt đầu từ ngày 01/01/2020. Trong bản Thông điệp liên bang, ông Putin kêu gọi xây dựng thêm 90.000 trường mẫu giáo vào năm 2019 và con số này cần vượt ngưỡng 270.000 trường mẫu giáo trong vòng 3 năm tới.
1. Trong lĩnh vực văn hóa – giáo dục, Tổng thống Putin đề ra mục tiêu đến cuối năm 2021, tất cả các trường học tại Nga phải được trang bị internet tốc độ cao. Bên cạnh việc ghi nhận những thành công và tiến bộ mà lĩnh vực giáo dục đã đạt được trong những năm qua, Tổng thống Putin cũng chỉ ra một thực tế rằng, vấn còn nhiều trường học không có hệ thống sưởi ấm hoặc đang trong quá trình sửa chữa. Nhà lãnh đạo Nga nhấn mạnh rằng những vấn đề cần thiết này cần phải được giải quyết trong vòng 2 năm tới. Tổng thống Putin tin tưởng rằng, chương trình Giáo viên Zemsky mà ông đưa ra sẽ được triển khai vào năm 2020, nhằm khuyến khích các giáo viên làm việc tại các làng và các thị trấn nhỏ trên toàn quốc. Ngoài ra, nhà lãnh đạo Nga cũng đề cập tới những khoản tiền lên tới hàng tỷ rúp, phân bổ cho các hoạt động xây dựng và tái thiết các trung tâm cộng đồng nông thôn và trung tâm văn hóa địa phương, với mục tiêu thúc đẩy phát triển văn hóa ở các vùng miền xa xôi của đất nước… Trong bản Thông điệp liên bang dài 1 tiếng 27 phút, Tổng thống Putin đã dành một thời lượng đáng kể để đề cập tới cuộc chiến chống đói nghèo cũng như những biện pháp phát triển kinh tế – xã hội của nước Nga trong thời gian tới. Tổng thống Putin đề ra tiêu chí cụ thể đó là nước Nga cần đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế hơn 3% vào năm 2021 để có thể xóa bỏ tình trạng nghèo đói.
Trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, Tổng thống Putin kêu gọi đầu tư ít nhất 1 nghìn tỷ rúp cho cuộc chiến chống ung thư trong vòng 6 năm tới, đồng thời nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc “phòng ngừa sớm” căn bệnh nguy hiểm này. Nhà lãnh đạo này cam kết, các dịch vụ chăm sóc y tế sẽ được phổ cập trên khắp lãnh thổ Nga vào cuối năm 2020 và sẽ có hơn 1.900 trung tâm chăm sóc y tế được xây dựng, hiện đại hóa trong giai đoạn 2019-2020 nhằm cải thiện từ 66-75% tình trạng người dân phải chờ đợi khi khám chữa bệnh. Đề cập tới các biện pháp bảo vệ hệ sinh thái, Tổng thống Putin kêu gọi thành lập một thương hiệu sản xuất các sản phẩm thân thiện với môi trường, hoạt động dựa trên các công nghệ an toàn cho sức khỏe con người. Nhà lãnh đạo Nga đề ra mục tiêu đến năm 2024, tất cả các bãi rác lớn trong nước sẽ được dọn dẹp sạch. Tỷ lệ tái chế rác thải cũng sẽ được tăng từ 8-9% lên mức 60% trong giai đoạn này.
2. Về phát triển kinh tế, ông Putin khẳng định nước Nga đang có một “vùng đệm an toàn tài chính mạnh mẽ”. Bên cạnh đó, nhà lãnh đạo Nga cũng chỉ thị chính phủ cần tạo điều kiện thuận lợi nhất cho những hoạt động khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghệ cao. Ông Putin kêu gọi Ngân hàng Trung ương, các cơ
quan hành pháp của Nga cần hành động để “làm trong sạch” lĩnh vực cho vay vi mô, đồng thời hối thúc thực hiện việc nới lỏng hạn chế thị thực cho khách du lịch và mở rộng việc cấp thị thực điện tử. Nhà lãnh đạo Nga chỉ thị chính phủ và Ngân hàng Trung ương điều chỉnh các mục tiêu lạm phát, đồng thời kêu gọi giới chức Nga ưu tiên các mục tiêu tăng trưởng kinh tế, trong đó cần giải quyết những vấn đề mang tính hệ thống như: bảo đảm tăng trưởng nhanh năng suất lao động, cải thiện môi trường kinh doanh, cải thiện cơ sở hạ tầng để phát triển kinh tế và tạo ra một lực lượng lao động chất lượng.
3. Về lĩnh vực ngoại giao và chính sách đối ngoại, Tổng thống Putin cho rằng, dù Hiệp ước các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) cho tới nay đã lỗi thời, song Mỹ không nên đưa ra những lập luận “phù phiếm” để cáo buộc Nga vi phạm Hiệp ước này. Nhà lãnh đạo Nga cáo buộc Mỹ đã có hành động vi phạm nghiêm trọng tinh thần của INF thông qua việc triển khai các bệ phóng tên lửa ở Romania và Ba Lan. Đề cập tới mối quan hệ nhiều sóng gió giữa Nga và Liên minh châu Âu (EU), Tổng thống Putin hy vọng rằng các nước EU sẽ có những bước đi thực tế nhằm khôi phục các mối quan hệ kinh tế và chính trị bình thường với Moscow. Bên cạnh đó, ông Putin cũng khẳng định Nga đang “lưu tâm đặc biệt” tới các mối quan hệ với Ấn Độ và Trung Quốc.  “Nga sẽ không còn là một quốc gia nếu không có chủ quyền. Một số quốc gia có thể làm được điều này, song Nga thì không… Xây dựng mối quan hệ với Moscow có nghĩa là cùng tìm giải pháp chung cho các vấn đề khó khăn nhất, và không cố gắng đưa ra mệnh lệnh” – ông Putin nêu rõ.
4. Trong lĩnh vực khoa học và công nghệ, ông Putin chỉ thị cho các quan chức chính phủ và Cơ quan hàng không vũ trụ Roscosmos cùng phối hợp để mở một Trung tâm vũ trụ quốc gia ở thủ đô Moscow. Nhà lãnh đạo này đề ra mục tiêu đưa Nga trở thành một trong những nước dẫn đầu về gen và công nghệ thông tin vào năm 2025. Ông Putin khẳng định khoa học và công nghệ đóng vai trò là các ưu tiên chủ chốt của Nga, đồng thời tin tưởng rằng, thông qua sự chung tay từ phía nhà nước, doanh nghiệp và các cộng đồng khoa học, giáo dục thì các mục tiêu này sẽ trở thành sự thật. Bên cạnh đó, ông Putin cũng chỉ thị chính phủ bảo đảm tiếp cận internet tốc độ cao ở mọi nơi và bắt đầu vận hành thế hệ mạng di động thứ 5 (5G) trong vài năm tới.
5. Về năng lực quân sự và phòng thủ, Tổng thống Putin cảnh báo Nga sẽ đưa ra các biện pháp đáp trả tương xứng nếu Mỹ triển khai tên lửa tầm trung và tầm ngắn ở châu Âu. Nhà lãnh đạo Nga cho biết, tất cả các hệ thống lazer chiến đấu Peresvet vốn đang trong công đoạn vận hành thử nghiệm cho các lực lượng vũ trang Nga, sẽ được đưa vào sứ mệnh chiến đấu từ tháng 12/2019. Ngoài ra, tên lửa siêu thanh tối tân Tsirkon có khả năng đạt tốc độ lên tới Mach 9 (tức gấp 9 lần tốc độ âm thanh) đang được phát triển thành công và sẽ hoàn thành đúng hạn. Nga sẽ tiếp tục xây dựng các lực lượng vũ trang, song song với việc nâng cao chất lượng đào tạo chiến đấu, dựa trên những kinh nghiệm từ chiến dịch chống khủng bố ở Syria. Tổng thống Putin tuyên bố Moscow sẽ không gõ cánh cửa mà Washington đang khép kín để tiến hành thảo luận về vấn đề giải trừ vũ khí. “Chúng tôi sẵn sàng đối thoại về giải trừ vũ khí (với Mỹ), tuy nhiên, chúng tôi sẽ không tiếp tục gõ cánh cửa còn đang đóng kín… Chúng tôi sẽ chờ đợi cho tới khi nào các đối tác của chúng tôi sẵn sàng và nhận ra tính cần thiết của việc đối thoại về vấn đề này dựa trên cơ sở bình đẳng”- nhà lãnh đạo Nga nêu rõ. Như thông lệ, trong Thông điệp Liên bang, mỗi Tổng thống sẽ đưa ra đánh giá về các vấn đề của đất nước và vạch ra phương hướng chủ yếu trong chính sách đối nội và đối ngoại của đất nước. Đây là một nhiệm vụ của người đứng đầu nhà nước đã được quy định trong Hiến pháp Liên bang Nga.
Nga vẫn chưa can dự đáng kể nào vào vấn đề Biển Đông
Có nhiều nguyên nhân khiến Nga chưa có nhiều can dự vào vấn đề Biển Đông, như bao gồm sự ưu tiên về chiến lược, lịch sử mối quan hệ của Nga đối với các nước và mối quan hệ với Trung Quốc: (i) Địa bàn ưu tiên chiến lược của Nga vẫn là châu Âu, khu vực Trung Á và các nước SNG. Trên thực tế từ trước đến nay Đông Nam Á chưa bao giờ là địa bàn ưu tiên trong chính sách đối ngoại của Nga. Chính sách đối với châu Á của Nga phần lớn tập trung vào Trung Quốc và phần lớn tập trung vào Trung Quốc và một phần quan hệ truyền thống với Việt Nam. Thực tế thì Nga chưa đủ nguồn lực và sự chú trọng để đẩy mạnh quan hệ với Đông Nam Á và xa hơn là đối với các vấn đề an ninh nóng bỏng của các nước khu vực này. Năm 2010, Nga chính thức công bố chính sách hướng Đông nhằm mục đích giảm bớt sự phụ thuộc kinh tế vào các nước phương Tây, đồng thời tận dụng tiềm năng to lớn từ các nền kinh tế đang lớn mạnh của châu Á, trong đó phải kể đến các nước thuộc khu vực ASEAN. (ii) Quan hệ Nga với các nước ASEAN được tạo dựng trên cơ sở kinh tế và chính trị không đủ mạnh. Hiện Nga chỉ đứng thứ 14 trong tổng số các đối tác thương mại lớn của ASEAN, chiếm chưa đến 1% tổng số kim ngạch thương mại của các nước ASEAN. Năm 2015, kim ngạch thương mại của Nga đối với ASEAN còn giảm xuống còn 13 tỷ USD, so với 345 tỷ USD kim ngạch thương mại của Trung Quốc đối với
ASEAN. Đầu tư của Nga vào ASEAN rất thấp, chỉ khoảng 700 triệu USD (2014), tương đương 0,2% FDI của Nga ra nước ngoài. Như vậy chúng ta thấy rõ sự quan tâm và mức độ ưu tiên của Nga đối với ASEAN dừng ở mức nào. Về mặt chính trị, Nga cũng chưa cho thấy những dấu hiệu về quan tâm và dành ưu tiên cho khu vực này. (iii) Do mối quan hệ chiến lược không thể bỏ qua của Nga đối với Trung Quốc, nước gây ra tranh chấp chủ quyền chủ yếu với các nước ASEAN ở Biển Đông. Nga và Trung Quốc hiện là đối tác đối thoại chủ chốt của ASEAN và muốn cùng ASEAN xây dựng chương trình nghị sự cũng như định hình cấu trúc an ninh tương lai tại khu vực. Đây được coi là thay đổi đáng mừng đối với sự phát triển kinh tế và an ninh tại khu vực. Nga và Trung Quốc đang tham gia sâu hơn vào châu Á, nơi chiến lược tái cân bằng của Mỹ đã có động lực với sự ủng hộ quan điểm chung của ASEAN về Biển Đông. Sau khi Washington tham gia Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác Đông Nam Á năm 2009, tiếng nói và vị thế của Mỹ tại khu vực cũng nhận được sự quan tâm chú ý nhiều hơn. Tại Thượng đỉnh Đông Á (EAS) ở Brunei trong tháng 10/2013, Nga và Trung Quốc dự kiến sẽ hợp tác cùng nhau và đưa ra kế hoạch chung để củng cố vị thế và hy vọng nhận được sự ủng hộ của ASEAN. Cả hai nước đều ủng hộ vai trò lãnh đạo của ASEAN trong chương trình nghị sự của với 6 lĩnh vực ưu tiên chính là môi trường và năng lượng, giáo dục, tài chính, các vấn đề sức khỏe toàn cầu và bệnh dịch, giảm thiểu thiên tai và kết nối ASEAN. Điều khiến Nga và Trung Quốc xích lại gần nhau chính là mục tiêu chung trong giảm thiểu cái mà cả hai nước nhận thức một nước Mỹ bá quyền. Hai bên đều muốn bảo đảm rằng các đồng minh an ninh của Mỹ và chiến lược tái cân bằng không làm suy yếu sự hiện diện và ảnh hưởng của Trung – Nga tại châu Á. Xét tới căng thẳng hiện nay về tranh chấp biển tại Hoa Đông và Biển Đông, Nga và Trung Quốc đã nhận thức được nhu cầu tăng cường hợp tác an ninh biển. Những cuộc diễn tập hải quân Nga và Trung Quốc gần đây đã diễn ra dọc bờ biển Trung Quốc và truyền thông Trung Quốc đã ca ngợi quan hệ đối tác chiến lược toàn diện của hai nước láng giềng này. (iv) Do sự xa cách về mặt địa lý và lịch sử quan hệ giữa Nga với Đông Nam Á, Nga còn quá xa lạ với ASEAN so với các nước khác như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Pháp, Anh, Ấn Độ. Đối với ASEAN, Nga chỉ là một nước thường xuyên bán vũ khí và phương tiện quân sự hoặc là đối tác hợp tác năng lượng với một số nước. Năm 2012, Tập đoàn Năng lượng nguyên tử nhà nước Rosatom thuộc sở hữu nhà nước của Nga đã giành được hợp đồng cung cấp cho Việt Nam hai nhà máy năng lượng hạt nhân đầu tiên của nước này dự kiến được hoàn thành vào năm 2023 – 2024. Nga cũng nỗ lực mở rộng xuất khẩu các loại vũ khí, thiết bị quân sự và các hoạt động bảo dưỡng, đa dạng hóa nguồn cung các sản phẩm quốc phòng. Nhìn chung, với Nga Biển Đông không quá quan trọng. Các lợi ích sống còn của Nga hiện đang nằm ở khu vực châu Âu, khu vực Trung Á và các nước SNG. Vì vậy, sự quan tâm của Nga đối với vấn đề này chỉ dừng lại ở mức hạn chế để nhường chỗ cho những lợi ích khi thúc đẩy hợp tác với Trung Quốc.
http://biendong.net/bien-dong/26549-tap-trung-cac-van-de-doi-noi-nga-van-chua-the-can-du-vao-van-de-bien-dong-trong-nam-2019.html

Liệu Bắc Hàn có thể trở thành một Việt Nam khác?

Cùng là quốc gia Cộng sản, cùng có xuất phát điểm bị lệnh trừng phạt quốc tế, liệu kinh tế Bắc Hàn có đi theo cách như Việt Nam đã đi? Từ Seoul, phóng viên BBC Tiếng Hàn Julie Yoon tường thuật.
Từ những kỳ quan thiên nhiên tới những quán ăn vỉa hè sôi động, Việt Nam đã trở thành điểm đến phổ biến cho những người yêu du lịch trên toàn thế giới.
Quan chức Bắc Hàn đến Việt Nam học ‘Đổi Mới’
Bắc Hàn ve vãn TQ nhưng ‘muốn học VN’
Kim Jong-un ‘thích chính sách Đổi Mới’ của VN
Chỉ mới 40 năm trước, tới đây du lịch là việc bị cấm đoán, gần giống tình trạng ở Bắc Hàn.
Việt Nam trở thành quốc gia Cộng Sản kể từ 1958, và là một trong số ít quốc gia Cộng Sản còn sót lại.
Thế nhưng trong vài thập kỷ qua, nước này đã có bước tiến dài trong việc mở cửa nền kinh tế ra với thế giới.
Năm 1986, Đảng Cộng Sản Việt Nam bắt đầu “Đổi Mới”, một chương trình cải cách, hướng tới “thị trường kinh tế định hướng xã hội chủ nghĩa”.
Nước này cần vốn đầu tư nước ngoài và các hiệp định tự do thương mại để đưa người dân thoát khỏi cảnh đói nghèo, nhưng để làm được điều đó, Việt Nam cần bình thường hoá quan hệ với kẻ thù một thời: Hoa Kỳ.
Năm 1995, Tổng thống Hoa Kỳ Bill Clinton tuyên bố bình thường hóa quan hệ với Việt Nam.
Sự kiện này đã mở ra cánh cửa cho nền kinh tế Việt Nam, và rất nhanh chóng sau đó, nguồn vốn từ nước nước ngoài bắt đầu đổ vào.
Với những điểm tương đồng này, nhiều người tin rằng Bắc Hàn sẽ đi theo mô hình Việt Nam.
Tuy nhiên, Việt Nam thời hậu chiến được thế giới tự do vui vẻ đón nhận và sẵn sàng hỗ trợ cho tiến trình cải tổ. Ngược lại, Bắc Triều Tiên ngày nay đang bị coi là một quốc gia quân sự, và đặc biệt, là một kho vũ khí hạt nhân.
Trong lúc đó, Bắc Hàn đã và đang liên tục khiêu khích cộng đồng quốc tế. Bình Nhưỡng coi vũ khí hạt nhân là công cụ đàm phán và là ván cược tốt nhất cho sự tồn vong của mình.
Bắc Hàn giờ đây chú trọng vào sản xuất vũ khí và khai mỏ, còn Việt Nam tập trung phát triển nông nghiệp trong quá trình cải cách.
Tổng thống Trump viết trên Twitter rằng “Bắc Hàn sẽ trở thành một loại Tên lửa khác,” thực sự là “một quả tên lửa kinh tế,” tỏ ý rằng nước này phải bình thường hoá quan hệ với Hoa Kỳ để mở cửa cho thương mại tự do và đầu tư nước ngoài.
Từ Kim Nhật Thành cho tới Kim Chính Nhất, tới Kim Jong Un, liệu Bắc Hàn có thích nghi được như Việt Nam?
https://www.bbc.com/vietnamese/media-47394024

Phái đoàn Bộ Ngoại giao Triều Tiên

lập tức rời Việt Nam đi Trung Quốc

Phái đoàn Triều Tiên do Thứ trưởng Ri Kil-Song dẫn đầu đã rời khỏi Việt Nam đi Trung Quốc ngay sau khi hội nghị thượng đỉnh giữa hai nhà lãnh đạo Mỹ-Triều Tiên kết thúc mà không đạt được thỏa thuận, Reuters dẫn lại nguồn tin từ Thông tấn xã Trung ương Triều Tiên cho biết hôm 28/2.
Sau khi ngày làm việc thứ hai giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un tại Hà Nội, ông Trump nói rằng ông rất vui, miễn là Triều Tiên không còn tiến hành các vụ thử tên lửa đạn đạo liên lục địa hoặc hạt nhân nữa.
Kể từ cuối năm 2017, Triều Tiên đã không còn tiến hành các vụ thử tên lửa như đã làm thường xuyên trước đó.
Tổng thống Trump nói rằng ông Kim hứa với ông là sẽ không tiến hành thử nghiệm tên lửa nữa.
Ông cho biết thêm rằng ông và ông Kim đã thảo luận về việc tháo dỡ cơ sở hạt nhân chính của Triều Tiên tại Yongbyon, là điều mà ông Kim sẵn sàng làm, nhưng lãnh đạo Triều Tiên muốn rằng Hoa Kỳ phải dỡ bỏ các chế tài.
“Chúng tôi đã yêu cầu ông ấy thêm một số điều và ông ấy không sẵn lòng làm điều đó”, Reuters dẫn lời Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Mike Pompeo nói tại cuộc họp báo khi đề cập đến lãnh đạo Triều Tiên.
Tổng thống Trump cho biết Hoa Kỳ có thể kiểm tra một số cơ sở của Triều Tiên nhưng ông không đi sâu vào chi tiết.
Theo tường thuật của Reuters, sau cuộc họp thượng đỉnh, cả ông Trump lẫn ông Kim đều rời khỏi địa điểm đàm phán của họ – khách sạn Metropole có thời thuộc địa Pháp ở Hà Nội – mà không tham dự bữa ăn trưa cùng với nhau như kế hoạch đã định trước đó.
https://www.voatiengviet.com/a/phai-doan-bo-ngoai-giao-trieu-tien-lap-tuc-roi-vn-di-tq/4807414.html

Hàn Quốc tiếc vì Trump-Kim không đạt thỏa thuận

Thùy Dương
Chính quyền Hàn Quốc hôm nay 28/02/2019 lấy làm tiếc là thượng đỉnh Trump-Kim lần hai tại Hà Nội không đạt được thỏa thuận, cho dù trong một thông cáo, phát ngôn viên phủ tổng thống Hàn quốc Kim Eui Kyeom nhận định hai bên đã đạt được những bước tiến quan trọng.
Từ Seoul, thông tín viên RFI Frédéric Ojardias giải thích :
“Thượng đỉnh Trump-Kim không đạt thỏa thuận là một thảm họa đối với Seoul. Một đại diện của chính phủ Hàn Quốc phát biểu trên đài CNN : « Chúng tôi cũng bối rối, lúng túng như phần còn lại của thế giới ». Ông cũng nói thêm : « Cả thế giới mong chờ thượng đỉnh đạt được một thỏa thuận, chúng tôi cũng vậy ».
Chỉ số thị trường chứng khoán Seoul đã sụt giảm 1,8%.
Trước khi diễn ra thượng đỉnh, tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In đã tỏ ra lạc quan. Ông cần hai bên đạt được một thỏa thuận và Washington giảm nhẹ trừng phạt Bình Nhưỡng để Hàn Quốc có thể tiếp tục chiến lược trao đổi kinh tế với Bắc Triều Tiên. Thất bại của thượng đỉnh Hà Nội là một cú đánh mạnh vào chiến lược của tổng thống Moon Jae In.
Sự thất bại này có thể là do ảnh hưởng từ các nhân vật « diều hâu » thân cận với nhà lãnh đạo Kim Jong Un. Họ là những người có quan điểm cứng rắn, mà đại diện là vị tướng Kim Yong Chol vốn rất cố chấp, cũng có mặt tại Việt Nam. Thái độ của phe này, là không chấp nhận nhượng bộ về hạt nhân, rất có thể đã khiến mọi việc bị bế tắc.
Chính phủ Hàn Quốc cũng hy vọng đạt được tuyên bố chấm dứt chiến tranh để chào mừng 100 năm phong trào Giải phóng 01/03, ngày quốc lễ lớn sẽ được tổ chức ngày mai … Nhưng Seoul sẽ phải chờ thêm một thời gian …”
http://vi.rfi.fr/chau-a/20190228-han-quoc-tiec-vi-trump-kim-khong-dat-thoa-thuan

TQ hiện đại hóa hậu cần,

thay đổi cán cân quân sự Thái Bình Dương

Lyle J. Goldstein giáo sư nghiên cứu về Hải quân Trung Quốc tại Trường Chiến tranh Hải quân Hoa Kỳ cho biết: Công thức cổ điển “Những kẻ nghiệp dư nghiên cứu về chiến thuật, những tay chuyên nghiệp thì chú ý tới hậu cần” có một sức mạnh trọng đại khi xét đến cán cân quyền lực đang thay đổi nhanh chóng ở khu vực tây Thái Bình Dương, nhất là với phía Trung Quốc.
Điều này xuất phát từ một thực tế duy nhất không thể thay đổi: Trong mọi kịch bản chiến tranh, Bắc Kinh sẽ tác chiến với những tuyến hậu cần nội địa, trong khi Washington sẽ hoạt động bằng những kênh cung cấp bên ngoài khi xảy ra một cuộc xung đột.
Do đó, Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) sẽ không chỉ nổ súng đầu tiên nhiều hơn trong mỗi cuộc chiến. Quan trọng hơn, họ có thể duy trì được khối lượng hỏa lực khổng lồ. Ngược lại, khi thời gian kéo dài, quân xanh [Hoa Kỳ] sẽ phải tác chiến trong điều kiện phải duy trì những tuyến tiếp tế dài và mong manh.
Trong chiến tranh Triều Tiên, các cuộc tấn công ban đầu của Trung Quốc khá thành công. Nhưng PLA đã vượt quá giới hạn năng lực tiếp tế hậu cần của mình và không thể đẩy lui lực lượng Liên Hợp Quốc khỏi bán đảo. Đây là lí do dẫn đến bế tắc trên vĩ tuyến 38. Trong cuộc xung đột đó, tuyến đường cung cấp hậu cần của PLA không ngừng bị không quân Hoa Kỳ nghiền nát. Điều này khiến quân đội Trung Quốc ở tiền phương phải chịu thiệt hại nặng nề. Cuộc thử lửa đó đã gây ấn tượng sâu sắc với Quân Giải Phóng Nhân dân Trung Quốc về tầm quan trọng của hậu cần quân đội.
Hiện nay, có nhiều lý do để tin tưởng ràng Trung Quốc đã có thể di chuyển lực lượng một cách tinh vi và hiệu quả hơn. Đó không chỉ là bước để Trung Quốc có thể tấn công phủ đầu một cách tốt hơn, mà còn giúp duy trì được sức mạnh chiến đấu. Một bài báo gần đây trong tạp chí Nghiên cứu kinh tế quân sự của Trung Quốc được viết bởi hai giáo sư từ Đại học Quốc Phòng Trung Hoa đã làm rõ: Đây là cánh cửa cho tư duy chiến lược hiện tại về việc chuẩn bị hậu cần của quân đội Trung Quốc.
Bài báo trong tạp chí Nghiên cứu kinh tế quân sự Trung Quốc đề cập đến nghiên cứu về tính cơ động trong hậu cầu của Anh khi Chiến tranh Falklands* nổ ra (người Trung Quốc gọi là Chiến tranh Mã Đảo). Các chiến lược gia Trung Quốc đã nghiên cứu tất cả những khía cạnh của cuộc xung đột Falklands đặc biệt là chiến lược trên không, dưới biển và các cuộc đổ bộ. Bài viết đặc biệt nhấn mạnh tới kích cỡ, sự huy động nhanh chóng và tính hiệu quả của hạm đội tàu buôn đã được tập hợp để sáp nhập vào lực lượng viễn chinh của Hải quân Hoàng gia Anh.
67 tàu buôn đã được cử đi cùng Hạm đội Anh. Con số này gần bằng số lượng tàu chiến được phái đi và chỉ chiếm hơn gấp đôi trọng tải. Các chiến lược gia Trung Quốc rất ấn tượng với lực lượng hạm đội lớn như vậy mà có thể huy động và tổ chức nhanh chóng chỉ trong hai ngày sau khi cuộc chiến nổ ra. Đồng thời, việc nhanh chóng nâng cấp cho các tàu buôn bao gồm việc lắp thêm các bãi đáp trực thăng, thiết bị tiếp tế trên biển, cũng hiện đại hóa các phương thức liên lạc và thiết bị cứu hộ. Theo các nhà phân tích quân sự Trung Quốc, thời gian trung bình cho việc nâng cấp đó chỉ diễn ra trong gần 72 giờ. Hơn 300 doanh nghiệp tư nhân đã được huy động để tham gia công việc mang tính quyết định này.
Các chuyên gia Trung Quốc ngạc nhiên về mọi khía cạnh từ việc chuẩn bị tỉ mỉ các chế phẩm cho đến dịch vụ bữa ăn được chế biến vô cùng công phu bởi hải quân Anh quốc. Các nhà nghiên cứu Trung Hoa cho rằng một phần thành công của kế hoạch hậu cần này là do Anh đã sớm ứng dụng tính toán bằng mô hình máy tính. Lý do khác cho sự thắng lợi của hạm đội Hoàng gia Anh là sự chuẩn bị kĩ lưỡng cho cả những sự kiện bất ngờ. Năm 1978, London đã lập “Kế hoạch quân sự [cho một cuộc chiến giả định] của châu Âu” để huy động một hạm đội gồm 300 tàu buôn cho việc hỗ trợ các nhu cầu của NATO. Hơn nữa, các cuộc tập trận và hệ thống hậu cần của hạm đội Hoàng gia Anh được đánh giá là vô cùng nghiêm ngặt.
Thực tế, các nhà phân tích quân sự Trung Quốc đánh giá cao nhất chất lượng của nhân viên hậu cần Anh, cả về mặt đào tạo tới động lực công việc. Vào thời điểm đó [1978] những nhân viên hậu cần trong hệ thống của Anh đều trực tiếp lấy từ những cựu binh và tình nguyện viên. Không chỉ các cá nhân này tham gia cuộc tập trận 31 ngày/năm, lực lượng tàu buôn cũng được tập hợp để tham gia tập trận với các đơn vị hạm đội.
Các chuyên gia phân tích cũng đưa ra một chi tiết quan trọng khác là: dù không tham gia nghĩa vụ quân sự trực tiếp, nhưng lực lượng tham gia các cuộc tập trận hoặc những chiến dịch quân sự vẫn được nhận lương và trợ cấp. Hơn thế nữa, một cuộc thảo luận cũng được đưa ra để phân tích về một hệ thống có thể huy động nhân viên hậu cần trong vòng 12 giờ, 24 giờ hay 3 ngày khi có cần thiết. Tổng quan, các chuyên gia nhấn mạnh về sự cần thiết tạo ra một hệ thống hiệu quả đáp ứng “yêu cầu triển khai lực lượng khẩn cấp của Bộ Quốc Phòng”.
Một số những cải cách tương tự đã được tiến hành tại Trung Quốc. Trong đó, có bốn khuyến nghị về việc tổ chức hậu cần đang được lưu ý hơn cả. Yếu tố đầu tiên là việc tăng cường tích hợp các yếu tố dân sự và quân sự trong việc xây dựng kế hoạch hậu cần. Tác giả của bài báo trong tạp chí Nghiên cứu kinh tế quân sự Trung Quốc cho rằng, mức độ liên kết dân – quân trong lĩnh vực hậu cần vẫn “thiếu sót, chưa đáp ứng nhu cầu của quân đội hay quan hệ tới thị trường kinh tế”. Họ thúc giục thay đổi quan niệm trong vấn đề này [Thôi tiến tư tưởng quan niệm chuyển biến]. Lực lượng hậu cần quân sự tại Trung Quốc cần được tiếp cận và xây dựng một cách có hệ thống bài bản hơn. Các tác giả cũng kêu gọi Trung Quốc cần tiếp cận và xây dựng hậu cần quân sự một cách có hệ thống và bài bản hơn. Theo quan điểm của họ, Trung Quốc cần kỹ lưỡng hơn và chất lượng hơn với hậu cần quân sự [tế hóa, lượng hóa yếu cần].
Đề xuất thứ ba tập trung sâu vào yếu tố thời gian với việc áp dụng các phương tiện thông tin hiện đại nhằm hỗ trợ và huy động lực lượng nhanh chóng hơn. Không chỉ với các công cụ thông thường như đài phát thanh và truyền hình, mà cả những phương thức như liên lạc qua Wechat hay internet cũng được xem là một nền tảng để “truyền tải nhanh nhất các yêu cầu khẩn thiết của quốc gia”. Điểm cuối cùng là đẩy mạnh các cuộc tập trận của lực lượng dự bị Trung Quốc đối với các nhiệm vụ về cả thời gian, chất lượng và con số các lực lượng tham gia. Tác giả bài báo kêu gọi, cần “trói chặt” lực lượng hậu cần với đội hình tấn công tương tự như mô hình của vương quốc Anh từ trường hợp Falklands.
Ở tây Thái Bình Dương, Trung Quốc có lợi thế chiến lược là quốc gia này sẽ ở gần với bất kỳ cuộc xung đột tiềm tàng nào nào dọc theo lãnh hải của mình. Nên thực tế cơ bản về mặt chiến lược không thể bị các kỹ thuật mới loại bỏ. Với việc Trung Quốc đẩy mạnh hơn khả năng hỗ trợ hậu cần, Bắc Kinh đang có đòn bẩy để phóng chiếu sức mạnh như trong cuộc chiến Falklands, nhất là với các đối thủ yếu hơn.
Càng với khoảng cách địa lý gần, thì Trung Quốc càng có năng lực thiết lập sự thống trị về mặt quân sự. Những nước muốn loại bỏ cam kết quân sự của Mỹ trong khu vực, từ Biển Đông, Đài Loan cho tới Biển Hoa Đông hay bán đảo Triều Tiên, cần lưu tâm tới vấn đề hậu cần thường nhật mang yếu tố quyết định sống còn cũng như những sự chuẩn bị và sự thận trọng cần thiết.
*Chiến tranh Falklands (hay còn được gọi là Xung đột Falklands): Đây là một cuộc chiến kéo dài trong hơn 70 ngày giữa Argentina và Anh Quốc về sự tranh chấp lãnh thổ và quần đảo trên vùng biển phía Nam Đại Tây Dương.
http://biendong.net/bi-n-nong/26556-tq-hien-dai-hoa-hau-can-thay-doi-can-can-quan-su-thai-binh-duong.html

‘Bàn tay’ TQ làm hỏng thượng đỉnh Mỹ-Triều tại Hà Nội?

Các chuyên gia và nhà quan sát nói với VOA rằng việc Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump và Lãnh tụ Triều Tiên Kim Jong Un không đạt được một thỏa thuận ở Hà Nội hôm 28/2 là một
điều “đáng tiếc,” nhưng không loại trừ khả năng có “bàn tay” Trung Quốc làm hỏng thượng đỉnh Mỹ-Triều.
Tổng thống Donald Trump và Chủ tịch Triều Tiên kết thúc hội nghị thượng đỉnh lần hai tại Hà Nội vào trưa 28/2 mà không đạt được một thỏa thuận chung. Tại buổi họp báo bắt đầu vào lúc 2 giờ chiều, Tổng thống Mỹ cho biết “bất đồng về lệnh cấm vận chính” là lý do hội nghị thượng đỉnh giữa ông và Chủ tịch Triều Tiên không đạt kết quả như mong đợi.
Nhà quan sát chính trị Quang Hữu Minh ở thành phố Hồ Chí Minh trao đổi với VOA:
Trung Quốc không có mặt nhưng Trung Quốc được nhắc đến… Đó là một lời phê bình khéo léo là ông đổ trách nhiệm thất bại trong việc ký kết này là do có sự tham gia của Trung Quốc.
Ông Quang Hữu Minh
“Phát biểu của Tổng thống Donald Trump về việc không ký được thỏa thuận với Triều Tiên nhưng ông lại nhắc đến Trung Quốc. Trung Quốc không có mặt nhưng Trung Quốc được nhắc đến… Đó là một lời phê bình khéo léo là ông đổ trách nhiệm thất bại trong việc ký kết này là do có sự tham gia của Trung Quốc.”
Ông Dương Đại Triều Lâm, nhà báo độc lập ở Việt Nam, cho VOA biết nhận định của ông về sự “bất thành” của thượng đỉnh Mỹ – Triều lần 2.
“Tôi nghĩ có tác động của Trung Quốc trong việc hai nhà lãnh đạo Mỹ-Triều gặp nhau tại Việt Nam trong hai ngày qua. Trung Quốc dựa vào địa chính trị của mình cũng như sự ảnh hưởng của mình đối với Triều Tiên để lồng ghép chương trình hạt nhân của Triều Tiên trong các thỏa thuận về thương mại của họ để mang lại lợi thế cho họ trong các thỏa thuận với phía Hoa Kỳ.
“Tôi nghĩ có bàn tay Trung Quốc trong việc cuộc đàm phán thượng đỉnh của hai bên bị thất bại ngày hôm nay.”
Tôi nghĩ có bàn tay Trung Quốc trong việc cuộc đàm phán thượng đỉnh của hai bên bị thất bại ngày hôm nay.
Ông Dương Đại Triều Lâm
Tại cuộc họp báo tại Hà Nội vào chiều ngày 28/2, Tổng thống Donald Trump nói Trung Quốc có ảnh hưởng rất lớn đối với Triều Tiên:
“Tôi nghĩ Trung Quốc là một nước lớn, cung ứng đến 93% lượng hàng hóa cho Triều Tiên, và do đó đóng vai trò lớn. Nhưng tôi tin rằng Triều Tiên có lập trường riêng của họ. Họ không nhận mệnh lệnh từ bất kỳ ai. Ông ấy (ông Kim) là một người mạnh mẽ và Triều Tiên đã làm được những điều khá kỳ diệu. Nhưng có đến 93% hàng hóa nhập từ Trung Quốc. Trung Quốc có ảnh hưởng lớn và Trung Quốc là một nước đã hỗ trợ nhiều cho Triều Tiên, Nga cũng vậy.”
XEM THÊM:
Tổng thống Trump tiết lộ lý do rời khỏi thỏa thuận với Triều Tiên
Ông Tong Zhao, học giả hạt nhân của Trung Quốc, nói với VOA:
“Tôi nghĩ Trung Quốc không đóng một vai trò trực tiếp nào trong các đàm phán song phương giữa Mỹ và Triều Tiên. Tuy nhiên mối quan hệ thân thiết giữa Triều Tiên và Trung Quốc lại làm cho cộng đồng thế giới nghĩ rằng Triều Tiên nhận được sự hậu thuẫn của Trung Quốc. Tôi nghĩ rằng Triều Tiên đã có chiến lược riêng để thiết lập vị thế của họ trong việc đàm phán với Hoa Kỳ.”
Tôi nghĩ Trung Quốc không đóng một vai trò trực tiếp nào trong các đàm phán song phương giữa Mỹ và Triều Tiên.
Ông Tong Zhao
Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm 28/2 nói rằng họ hy vọng đối thoại và liên lạc giữa Hoa Kỳ và Triều Tiên vẫn có thể tiếp diễn.
Reuters dẫn lời phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng nói trong cuộc họp báo thường kỳ tại Bắc Kinh rằng cả hai bên đều đã thể hiện sự chân thành, sau khi Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un không đạt được thỏa thuận phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên tại hội nghị thượng đỉnh ở Việt Nam.
Tiến sĩ Trần Văn Luyến, chuyên gia điện nguyên tử của Việt Nam, cho VOA biết nhận định của ông về mục tiêu của hai bên đàm phán tại thượng đỉnh Hà Nội:
Việc Triều Tiên có hạt nhân và tên lửa và vấn đề mà Triều Tiên mang ra mặc cả với Mỹ để đổi lấy việc nới bỏ cấm vận.
Ông Trần Văn Luyến
“Việc Triều Tiên có hạt nhân và tên lửa và vấn đề mà Triều Tiên mang ra mặc cả với Mỹ để đổi lấy việc nới bỏ cấm vận. Mỹ cũng có con bài là nếu như ông dẹp bỏ hạt nhân thì chúng tôi mới bỏ cấm vận. Hai bên đang thương lượng chuyện đó. Mỹ luôn luôn đưa ra điều kiên tiên quyết là Triều Tiên phi hạt nhân hóa nhưng phải kiểm chứng được, nghĩa là phải có thanh sát quốc tế hay một phái đoàn nào đó vào để chứng minh được Triều Tiên phi hạt nhân hóa một cách thật tình chứ không chỉ qua lời tuyên bố.”
XEM THÊM:
TT Trump và Chủ tịch Kim ‘không đạt thỏa thuận’ ở Việt Nam
Ông Dương Đại Triều Lâm cho biết:
“Việc ông Trump và ông Kim Jong Un không đạt được một thỏa thuận là một điều đáng tiếc. Thật đáng buồn cho nhân dân Triều Tiên vì nếu không đạt được các thỏa thuận và ông Kim vẫn tiếp tục theo đuổi đường lối chính trị của ông thì người dân Triều Tiên vẫn tiếp tục sống trong nền kinh tế kém phát triển, nghèo đói và lạc hậu. Người Triều Tiên chịu sự thiệt thòi nhiều nhất vì thỏa thuận không được ký kết.”
Ông Quang Hữu Minh nói việc ông Kim đi tàu hỏa đến Trung Quốc rồi mới đến Việt Nam dự thưởng đỉnh cho thấy “thái độ lắng nghe” của Bình Nhưỡng đối với Bắc Kinh.
“Việc Hội nghị thượng đỉnh lần này tổ chức ở Việt Nam, tôi nghĩ phía Trung Quốc cũng không thích lắm. Kim Jong Un đã đi máy bay qua Singapore được thì không có lý do gì để ông không đi máy bay qua Việt Nam được. Vì vậy việc ông đi tàu hỏa qua ngõ Trung Quốc được xem như là một động thái gọi là ông lắng nghe Trung Quốc không chính thức trước khi ông đến Ông Minh phân tích thông điệp của ông Trump sau khi ông cắt ngắn cuộc gặp Mỹ – Triều ở Hà Nội:
“Nếu như gặp nhau mà không ký được thỏa thuận thì ông Trump đi về thôi. Ông gửi ra một thông điệp, không chỉ cho Triều Tiên, mà còn cho Trung Quốc và Nga, là các nước có các vấn đề cần thỏa thuận với Mỹ, đó chính là đối với Tổng thống Mỹ hiện giờ, nếu làm và làm đúng thì ký, còn không làm, không đúng thì không ký. Thế thôi!”
Ông Trump gửi ra một thông điệp, không chỉ cho Triều Tiên, mà còn cho Trung Quốc và Nga, là các nước có các vấn đề cần thỏa thuận với Mỹ, đó chính là đối với Tổng thống Mỹ hiện giờ, nếu làm và làm đúng thì ký, còn không làm, không đúng thì không ký.
Ông Quang Hữu Minh
Truyền thông quốc tế trích lời các chuyên gia cho rằng Washington đã quá “vội vàng” trong việc xúc tiến hội nghị thượng đỉnh lần hai với Triều Tiên.
CNN trích lời ông Joseph Yun, cựu quan chức ngoại giao của Mỹ về Triều Tiên, cho rằng hội nghị thượng đỉnh lần hai tại Hà Nội đã kết thúc đột ngột vì “thiếu sự chuẩn bị.”
https://www.voatiengviet.com/a/ban-tay-tq-lam-hong-thuong-dinh-my-trieu-tai-hanoi/4807730.html

Trung Quốc có vai trò gì với thượng đỉnh Trump – Kim lần 2 ?

Trọng Thành
Trước thượng đỉnh lần 2 Trump – Kim ở Hà Nội ngày 27 và 28/02/2019, nhằm tìm giải pháp cho khủng hoảng hạt nhân Bắc Triều Tiên, vai trò của Trung Quốc dường như không được chú ý nhiều. Tuy nhiên, thượng đỉnh hôm nay 28/02 bất ngờ khép lại, không theo kịch bản dự kiến. Hai bên không ra được thỏa thuận, tổng thống Mỹ phải về sớm. Ảnh hưởng quan trọng của Bắc Kinh đột ngột được nêu bật trở lại.
Trong cuộc trả lời báo giới trước khi lên đường về nước, ông Donald Trump khẳng định việc lãnh đạo Bắc Triều Tiên không chấp nhận một thỏa thuận với Mỹ, nếu không đạt được việc dỡ bỏ cấm vận hoàn toàn, là hoàn toàn xuất phát từ quyết định của Bình Nhưỡng, « họ không nhận lệnh từ bất cứ ai », tổng thống Mỹ nhấn mạnh. Thế nhưng, tổng thống Trump cũng tái khẳng định vai trò rất lớn của Trung Quốc đối với sự tồn tại của Bắc Triều Tiên, bởi 93% hàng hóa nhập khẩu từ bên ngoài vào nước này là qua biên giới với Trung Quốc.
Trung Quốc có ảnh hưởng thực sự ra sao đối với Bình Nhưỡng trong các thương thuyết nói chung giữa Hoa Kỳ và Bắc Triều Tiên, và đặc biệt là cuộc thượng đỉnh Trump – Kim lần thứ hai ? Hiện tại còn rất ít thông tin có thể giúp giải mã vấn đề này. Tuy nhiên, những người cho rằng Bắc Kinh chỉ đóng một vai trò bên lề trong các thương thuyết về phi hạt nhân hóa và thiết lập hòa bình trên bán đảo Triều Tiên đã không chú ý đến những trao đổi âm thầm, nhưng tấp nập trong hậu trường giữa Bắc Kinh và Bình Nhưỡng, vốn có một vị trí hết sức quan trọng. Trong các đàm phán Mỹ – Bắc Triều Tiên, Trung Quốc là bên thứ ba có ảnh hưởng nhiều nhất. Bà Yun Sun (1), chuyên gia về chính sách đối ngoại Trung Quốc, đã ví Bắc Kinh như một tài xế cùng lái cỗ xe đàm phán Mỹ-Bắc Triều Tiên, nhưng ngồi ở ghế sau.
Sau đây là phần tóm lược các phân tích của chuyên gia Yun Sun, qua bài viết « The Second Trump Kim Summit Where is China ? » (2).
***
Trung Quốc tự tin
Việc Trung Quốc chỉ ngồi ở « ghế sau » trong các đàm phán Mỹ-Bắc Triều Tiên và đàm phán Liên Triều khiến nhiều người cho rằng Bắc Kinh bị gạt sang bên lề trong các thương thuyết đang diễn ra liên quan đến Bắc Triều Tiên. Tuy nhiên, căn cứ trên các tuyên bố và hành động mới đây của Bắc Kinh, Trung Quốc tỏ ra không đặc biệt lo ngại về vị trí « bên lề » hiện tại trong các thương thuyết Mỹ-Bắc Triều Tiên, bao gồm cả thượng đỉnh Trump – Kim lần thứ hai.
Về mặt chính thức, bộ Ngoại Giao và các giới chức chính quyền Trung Quốc liên tục bày tỏ sự ủng hộ đối với thượng đỉnh và hy vọng thượng đỉnh có kết quả tốt. Theo tác giả, nếu như Trung Quốc « thực sự cảm thấy bị loại » ra khỏi tiến trình này, thì Bắc Kinh đã « khó mà giữ được thái độ bình tĩnh và độ lượng đến như vậy ».
Có nhiều lý do giải thích được thái độ bình thản của Trung Quốc trước các thượng đỉnh Mỹ-Bắc Triều Tiên. « Điều quan trọng nhất » là Bình Nhưỡng duy trì các liên lạc và tham vấn mật thiết với Bắc Kinh trong suốt tiến trình, từ khi chuẩn bị mở các đàm phán đầu tiên với Mỹ cho đến trước thềm thượng đỉnh lần thứ hai.
Năm 2018, trước cuộc thượng đỉnh lần thứ nhất tại Singapore, lãnh đạo Bắc Triều Tiên đã hai lần sang Trung Quốc, vào tháng 3 và tháng 5. Nếu như chuyến đi đầu tiên là nhằm để tái lập quan hệ giữa hai bên ở cấp cao nhất, sau 6 năm « quan hệ song phương lạnh lẽo », chuyến đi thứ hai rõ ràng có mục tiêu nhờ cậy đến sự hậu thuẫn của Bắc Kinh đối với thượng đỉnh. Chuyến đi lần thứ hai của Kim Jong Un đến Bắc Kinh diễn ra ngay sau cuộc thượng đỉnh Liên Triều lần thứ nhất và vào thời điểm Bình Nhưỡng đang ráo riết đàm phán với Washington để chuẩn bị thượng đỉnh Trump – Kim tại Singapore.
Người lái ở « ghế sau »
Sự tin cậy hay sự phụ thuộc của lãnh đạo Bắc Triều Tiên vào Trung Quốc cũng thể hiện qua việc Kim Jong Un dùng máy bay của hàng không Trung Quốc để đi Singapore, cũng như việc chỉ một tuần sau cuộc hội kiến với tổng thống Mỹ, lãnh đạo họ Kim đã lại sang Trung Quốc lần thứ ba, để thông báo với Bắc Kinh về tiến trình và các kết quả của hội nghị.
Thượng đỉnh Trump – Kim lần thứ hai tại Hà Nội cũng tương tự. Tháng Giêng 2019, Kim Jong Un đi Bắc Kinh lần thứ tư vào thời điểm mà Bình Nhưỡng và Washington đang thương lượng về cuộc thượng đỉnh này. Rất nhiều khả năng Kim Jong Un sẽ đến Bắc Kinh lần thứ năm, ngay sau cuộc thượng đỉnh với tổng thống Mỹ tại Hà Nội. Việc lãnh đạo Bắc Triều Tiên liên tục sang Trung Quốc tham vấn trước và sau thượng đỉnh với Mỹ là một động thái không chỉ cho thấy « vị trí không thể thay thếđược » của Trung Quốc, với tư cách là bên « thúc đẩy » các đàm phán Mỹ-Bắc Triều Tiên, mà còn để thể hiện với Bắc Kinh là Bình Nhưỡng chỉ có thể thổ lộ những điểm yếu của mình với riêng Trung Quốc, hoàn toàn tin cậy ở Trung Quốc.
Như vậy, có thể nói là, cho dù Bắc Kinh không phải là một bên chính thức tham gia các thượng đỉnh ở Singapore và Hà Nội, Trung Quốc hoàn toàn tin tưởng là các thỏa thuận của Bắc Triều Tiên với Mỹ sẽ không thể gây tác hại đến các lợi ích quốc gia của Trung Quốc, và thậm chí còn có lợi cho các kế hoạch của Trung Quốc.
Ngoài thái độ của chính quyền Bình Nhưỡng, việc Trung Quốc rất tự tin còn dựa trên vào diễn biến thực tế của quan hệ Mỹ-Bắc Triều Tiên, cho thấy tiến trình giải trừ vũ khí hạt nhân Bắc Triều Tiên mà Hoa Kỳ mong muốn hoàn toàn không hề nhanh chóng và đơn giản. Việc hai bên không đạt được các cam kết cụ thể trong thượng đỉnh Singapore, cũng như tiến trình đàm phán song phương chuẩn bị cho thượng đỉnh lần thứ hai tại Việt Nam gây thất vọng, là những điều khiến Bắc Kinh an tâm. Bởi tiến trình « phi hạt nhân hóa » càng kéo dài và theo từng bước một, thì Bắc Kinh càng dễ bề chi phối, càng tạo ra nhiều cơ hội để Trung Quốc gây ảnh hưởng.
Đọc thêm : Thượng đỉnh Mỹ-Triều : Thế nào là thành công đối với Hoa Kỳ ?
Trên thực tế, cho đến nay Washington và Bình Nhưỡng vẫn còn rất nghi kị nhau và đây chính là điều cản trở việc Bắc Triều Tiên chấp nhận phi hạt nhân hóa nhanh chóng. Chừng nào mà Hoa Kỳ vẫn là mối đe dọa với Bình Nhưỡng, thì chừng đó Bắc Kinh vẫn tiếp tục duy trì được vị trí là người bảo đảm an ninh cho Bắc Triều Tiên và qua đó tác động đến các đàm phán.
Lợi thế và giới hạn
Bắc Kinh xem việc Mỹ-Bắc Triều Tiên hai lần tổ chức thượng đỉnh, để tìm kiếm một thỏa thuận về phi hạt nhân hóa và tái lập hòa bình trên bán đảo Triều Tiên, là một điểm sáng hiếm có trong hợp tác Mỹ-Trung trong bối cảnh quan hệ song phương rơi vào tình trạng có thể coi là tồi tệ nhất kể từ khi hai nước bình thường hóa quan hệ.
Bắc Kinh tự cho mình đã đóng góp tích cực bằng cách gây áp lực buộc Bình Nhưỡng ngồi vào bàn đàm phán, với việc « áp dụng nghiêm ngặt » các trừng phạt quốc tế trong năm 2017. Trung Quốc cũng sẵn sàng đứng ra môi giới, nếu đàm phán Washington và Bình Nhưỡng lâm vào bế tắc. Khi cần thiết, Bắc Kinh có thể mô tả là đã giúp Hoa Kỳ trong vấn đề này.
Theo tác giả, gắn liền « phi hạt nhân hóa » Bắc Triều Tiên và tái lập « hòa bình » và « ổn định » trên bán đảo Triều Tiên là một ưu tiên của Trung Quốc. Việc chế độ Bình Nhưỡng quá phụ thuộc vào Trung Quốc là một gánh nặng đối với Bắc Kinh. Một chế độ Kim Jong Un mở ra với bên ngoài được cho là sẽ giảm nhẹ phần « trách nhiệm của Trung Quốc đối với tương lai chính trị, kinh tế cũng như uy tín » của đàn em Đông Bắc Á.
Nhà phân tích Yun Sun cũng đề cập đến các giới hạn trong khả năng can thiệp của Trung Quốc đến lập trường của Bắc Triều Tiên trong đàm phán với Mỹ, một vấn đề tương đối ít được chú ý.
Ít ngày trước thềm thượng đỉnh Kim-Trump lần thứ nhất tháng 6/2018, tổng thống Trump tung ra nhận định là lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un đã thay đổi lập trường, sau cuộc gặp chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Vào thời điểm đó, ông Trump còn đặt cho chủ tịch Trung Quốc biệt danh là « một tay chơi xì phé cỡ thế giới ». Chưa biết điều này có đúng hay không, nhưng ngay sau đó, ngày 23/05, chính quyền Mỹ đã hủy bỏ dự định ký một thỏa thuận không gây chiến tranh thương mại với Trung Quốc, và ngày hôm sau 24/05, quyết định đơn phương đình chỉ thượng đỉnh lần thứ nhất dự kiến, trước khi chấp nhận tổ chức trở lại.
Những ứng xử nói trên của Mỹ mang lại cho Trung Quốc một bài học về những giới hạn cần tránh. Một can thiệp bị coi là « chọc gậy bánh xe » có thể sẽ dẫn đến các phản ứng khó lường, và rất có thể là tiêu cực từ Mỹ, cả về phía quan hệ Hoa Kỳ – Bắc Triều Tiên, cũng như quan hệ song phương Mỹ – Trung.
Quan hệ khó lường
Chuyên gia về chính sách đối ngoại của Trung Quốc Yun Sun khép lại bài phân tích với một nhận định đáng chú ý. Theo bà, có rất nhiều khả năng Washington không hiểu được thực sự mối quan hệ giữa Bắc Triều Tiên và Trung Quốc, các tuyên truyền của chế độ Bình Nhưỡng về một nước Triều Tiên từng là nạn nhân của nhiều cuộc xâm lăng từ Trung Quốc trong suốt chiều dài lịch sử, có thể khiến Hoa Kỳ nuôi hy vọng Bắc Triều Tiên sẽ trở thành một quốc gia thân Mỹ, chống Trung.
Đọc thêm : « Bình Nhưỡng và Bắc Kinh hưởng lợi từ những sai lầm của Mỹ »
Nhà phân tích Yun Sun nhấn mạnh : Việc Hoa Kỳ hoặc Trung Quốc « không hiểu rõ » quan hệ của Bắc Triều Tiên với phía bên kia chắc chắn sẽ dẫn đến các đánh giá sai, và hệ quả là « các tính toán sai lầm nghiêm trọng » trong phương thức đối xử với chế độ Bình Nhưỡng. Cảnh báo của nhà phân tích được đưa ra một hôm trước cuộc thượng đỉnh Trump – Kim, với kết quả như chúng ta đã biết, là Bắc Triều Tiên và Hoa Kỳ khăng khăng quan điểm vốn có, thượng đỉnh không ra được thỏa thuận.
Ghi chú
1. Bà Yun Sun là giám đốc chương trình Trung Quốc tại Trung tâm tư vấn về hòa bình và an ninh thế giới Stimson Center (Washington).
2. Bài đăng tải ngày 26/02/2019 trên trang mạng 38 North (chuyên về Bắc Triều Tiên).
http://vi.rfi.fr/viet-nam/20190228-tq-co-vai-tro-gi-voi-thuong-dinh-trump-kim-lan-2

Pakistan – Ấn Độ sắp chiến tranh?

Hai quốc gia có vũ khí hạt nhân đã không kích qua lại trong 2 ngày qua – diễn biến lần đầu tiên trong lịch sử,
Cộng đồng quốc tế đã thúc giục Pakistan và Ấn Độ kiềm chế sau khi hai bên có hành động quân sự nhằm vào nhau. Mới nhất, quân đội Pakistan tuyên bố đã bắn hạ 2 máy bay của Ấn Độ hôm 27-2. Vụ việc xảy ra một ngày sau khi chiến đấu cơ Ấn Độ tấn công bên trong lãnh thổ Pakistan lần đầu tiên kể từ khi xảy ra chiến tranh năm 1971.
Theo Reuters, hai quốc gia có vũ khí hạt nhân này đã không kích qua lại trong 2 ngày qua – diễn biến lần đầu tiên trong lịch sử. Chưa hết, lực lượng vũ trang hai nước còn đấu súng ở hơn 10 địa điểm trên mặt đất.
Thiếu tướng Asif Ghafoor, phát ngôn viên Lực lượng Vũ trang Pakistan, cho biết các máy bay Không quân Ấn Độ đã xâm nhập không phận Pakistan hôm 27-2 sau khi Pakistan thực hiện 6 cuộc không kích tại khu vực Kashmir do phía Ấn Độ kiểm soát.
Người này cho biết thêm một trong 2 máy bay Ấn Độ bị bắn hạ đã rơi xuống khu vực Kashmir do New Delhi kiểm soát. Chiếc thứ hai rơi ở phần lãnh thổ Kashmir do Pakistan kiểm soát.
Bộ Thông tin Pakistan công bố đoạn video cho thấy một phi công Ấn Độ bị quân đội Pakistan bắt giữ. Phi công này – bị bịt mắt và mặt dường như bê bết máu – tự xưng là trung úy Abhi Nandan. Phía Ấn Độ sau đó xác nhận đã mất một chiến đấu cơ MiG21 trong lúc 1 phi công bị mất tích.
Phía Pakistan cho biết xung đột với Ấn Độ tại đường Ranh giới Kiểm soát (LoC) chia cắt Kashmir khiến ít nhất 4 người thiệt mạng, 7 người bị thương và buộc hàng ngàn người sơ tán, trường học đóng cửa…
Trong khi đó, 5 binh sĩ Ấn Độ bị thương nhẹ trong vụ bắn pháo kết thúc sáng 27-2. Giới chức Ấn Độ nói rằng 3 máy bay Pakistan đã tiến vào không phận Ấn Độ nhưng bị chặn lại và buộc phải quay về. Do căng thẳng với Pakistan, Không quân Ấn Độ đã ra lệnh đóng cửa sân bay chính của Kashmir ở bang Srinagar cùng với ít nhất 3 sân bay khác ở các bang lân cận.
Sau hành động quân sự mới nhất của Pakistan, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã cắt ngắn một bài phát biểu để chủ trì cuộc họp đánh giá tình hình an ninh.
Theo đài BBC, nhà lãnh đạo này không đưa ra bình luận gì nhưng Bộ trưởng Ngoại giao Sushma Swaraj tuyên bố Ấn Độ sẽ hành động “với tinh thần trách nhiệm và kiềm chế”. “Ấn Độ không muốn tình hình leo thang hơn nữa” – bà khẳng định trong cuộc gặp gỡ các bộ trưởng ngoại giao Nga và Trung Quốc.
Trong khi đó, Thủ tướng Pakistan Imran Khan cũng chủ trì cuộc họp của Cơ quan Chỉ huy quốc gia Pakistan (NCA) để bàn cách ứng phó với các vụ không kích của Ấn Độ. Dù vậy, nhà lãnh đạo này kêu gọi 2 nước bình tĩnh và nên đối thoại.
Căng thẳng tại Kashmir đã leo thang từ khi phiến quân Pakistan đánh bom xe tại khu vực Kashmir do Ấn Độ kiểm soát, làm chết ít nhất 40 cảnh sát bán vũ trang địa phương hôm 14-2. Đây là vụ tấn công đẫm máu nhất diễn ra trong suốt 3 thập kỷ qua tại khu vực này.
Nguy cơ xung đột thêm gia tăng hôm 26-2 khi Ấn Độ tiến hành không kích vào vị trí bị xem là căn cứ huấn luyện của Jaish-e-Mohammed (JeM), nhóm phiến quân đã nhận trách nhiệm vụ tấn công tự sát nêu trên, tại thị trấn Balakot, tỉnh Khyber-Pakhtunkhwa của Pakistan.
New Delhi cho biết cuộc tấn công đã tiêu diệt một số lượng lớn tay súng nhưng phía Islamabad khẳng định không có thương vong nào từ vụ không kích.
Theo sau vụ không kích của Ấn Độ, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã lần lượt trao đổi với bộ trưởng ngoại giao Ấn Độ và Pakistan, kêu gọi họ ưu tiên đối thoại và tránh leo thang quân sự. Trung Quốc và Liên minh châu Âu cũng kêu gọi các bên kiềm chế.
Giữa Pakistan và Ấn Độ đã nổ ra 3 cuộc chiến tranh kể từ khi giành độc lập từ Anh năm 1947. Hai nước này suýt bước vào cuộc chiến thứ tư năm 2002 sau khi các tay súng Pakistan tấn công trụ sở quốc hội Ấn Độ.
http://biendong.net/xung-dot-chien-tranh/26561-pakistan-an-do-sap-chien-tranh.html

Ấn Độ bắn hạ chiến đấu cơ F-16 của Pakistan:

Mỹ, TQ đồng loạt lên tiếng

Ngày 27/2, New Delhi thông báo, một máy bay chiến đấu của Pakistan đã bị quân đội nước này bắn hạ trên bầu trời Kashmir.
Báo chí Ấn Độ dẫn lời các quan chức cho biết một máy bay chiến đấu F-16 của Không quân Pakistan đã bị các lực lượng phòng không Ấn Độ bắn hạ tại vùng Rajouri thuộc khu vực Jammu vào sáng cùng ngày.
Theo ANI, phi công đã thoát khỏi máy bay và bung dù trước khi chiếc F-16 rơi. Tuy nhiên, hiện chưa rõ tình hình của viên phi công.
Tin cho hay các chiến đấu cơ của Pakistan đã bay vào không phận Ấn Độ tại các khu vực Poonch và Nowshera thuộc bang Jammu và Kashmir, một ngày sau khi Ấn Độ thực hiện các vụ không kích rạng sáng 26/2 tại khu vực Balakot của Pakistan.
Trước đó cùng ngày, Islamabad cũng tuyên bố đã bắn hạ 2 máy bay của Không quân Ấn Độ (AIF) và bắn giữ 1 phi công. Tuy nhiên, các nguồn tin quốc phòng ở New Delhi khẳng định không có báo cáo về bất cứ máy bay đang làm nhiệm vụ nào của IAF bị thiệt hại do các kẻ thù của Ấn Độ gây ra.
Trước diễn biến căng thẳng trong quan hệ giữa hai bên, Cơ quan hàng không dân dụng Pakistan (CAA) ngày 27/2 đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp hàng không và chính thức đóng cửa không phận nước này cho đến khi có thông báo tiếp theo.
Thông báo trên được đăng trên trang mạng xã hội Twitter. Theo đó, tất cả các chuyến bay thương mại nội địa và quốc tế trên toàn quốc đã bị đình chỉ sau khi tình hình căng thẳng leo thang ngày 27/2 giữa Ấn Độ và Pakistan.
Theo trang FlightRadar, các chuyến bay quốc tế trung chuyển giữa Ấn Độ và Pakistan cũng đã bị ảnh hưởng. Một số chuyến bay phải quay trở về nơi xuất phát trong khi những chuyến khác dường như đang tìm cách thay đổi đường bay.
Bộ trưởng Đường sắt Pakistan Sheikh Rasheed cũng đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp trong hệ thống đường sắt nước này và khẳng định cả nước sẵn sàng đáp trả Ấn Độ. Theo quan chức này, 72 giờ tiếp theo sẽ là khoảng thời gian quan trọng đối với tình hình hiện nay.
Sau khi tình hình căng thẳng leo thang ngày 27/2 giữa Ấn Độ và Pakistan, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã hối thúc Ấn Độ và Pakistan kiềm chế và tránh để tình hình leo thang bằng bất cứ giá nào, sau khi Pakistan tiến hành các cuộc không kích và bắn hạ 2 máy bay Ấn Độ cùng ngày nhằm trả đũa vụ 12 máy bay chiến đấu Ấn Độ oanh tạc các mục tiêu trong lãnh thổ Pakistan lần đầu tiên kể từ cuộc chiến năm 1971.
Trong một tuyên bố, ông Pompeo cho hay đã trao đổi với các Ngoại trưởng của Ấn Độ và Pakistan, và khuyến khích các quan chức này ưu tiên đối thoại trực tiếp cũng như tránh có thêm các hoạt động quân sự.
Cùng ngày, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã nhắc lại lời kêu gọi Ấn Độ và Pakistan hãy kiềm chế. Tuyên bố này do người phát ngôn Lục Khảng đưa ra trong một cuộc họp báo thường kỳ ở Bắc Kinh.
http://biendong.net/xung-dot-chien-tranh/26554-an-do-ban-ha-chien-dau-co-f-16-cua-pakistan-my-tq-dong-loat-len-tieng.html

Pakistan sẽ trả tự do cho phi công Ấn Độ để tỏ thiện chí

Pakistan sẽ trả tự do cho viên phi công Ấn Độ mới bị bắt giữ vào ngày mai (Thứ Sáu 1/3), Thủ Tướng Pakistan Imran Khan cho biết tại một buổi họp lưỡng viện quốc hội Pakistan hôm 28/2, một ngày sau khi căng thăng leo thang giữa hai bên, làm dấy lên lo ngại xung đột có thể bùng nổ giữa hai nước láng giềng đối nghịch ở vùng Nam Á.
Trung Tá Abhinandan Varthaman bị bắt hôm 27/2 sau khi chiến đấu cơ do ông điều khiển bị bắn rơi trong một cuộc không chiến hiếm xảy ra giữ hai nước trên vùng trời Kashmir, lãnh thổ đang trong vòng tranh chấp.
Hãng tin AP trích lời Thủ Tướng Imran Khan nói tại quốc hội Pakistan:
“Chúng tôi sẽ phóng thích phi công Ấn Độ vào ngày mai như một cử chỉ hòa bình.”
Theo bản tin của tờ Economic Times thì vào đêm thứ Tư 27/2 cho tới rạng sáng thứ Năm 28/2, hai nước đối nghịch vẫn tiếp tục chạm súng xuyên qua ranh giới phân cách hai bên ở bang Kashmir, trong khi New Delhi lớn tiếng đòi Islamabad phải trả phi công của họ về nước ‘ngay lập tức’.
Giữa lúc các nhà lãnh đạo thế giới tiếp tục kêu gọi hai nước đều có vũ khí hạt nhân hãy tự chế, một số thành viên của đảng đương quyền ở Ấn Độ kêu gọi nên tăng cường hành động quân sự chống lại Pakistan.
Hoa Kỳ nói nguy cơ một trong hai nước đối nghịch dùng vũ lực quân sự đang ở mức cao “không thế chấp nhận được”.
Nhưng Tổng thống Mỹ tỏ ra lạc quan về triển vọng hòa bình ở Nam Á. Vào lúc mở đầu cuộc họp báo ở Hà nội sau khi hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều kết thúc, Tổng thống Trump nói ông có tin tức tương đối tích cực từ Pakistan và Ấn Độ.
Ông cho biết là Hoa Kỳ đang tìm cách hàn gắn hai nước láng giềng, và ông đã nhận được những tin tức khá lạc quan.
Trước đó trong ngày, Ngoại Trưởng Pakistan Shah Mehmood Qureshi, loan báo Thủ Tướng Imran Khan sẵn sàng đàm thoại với vị đối nhiệm Ấn Độ, Thủ Tướng Narendra Modi, để làm hòa.
Ngoại Trưởng Qureshi nói với Geo News rằng nếu Ấn Độ coi hòa bình là một ưu tiên thì nước ông đã ‘sẵn sàng cho hòa bình’.
Căng thẳng đã tăng cao giữa Ấn Độ và Pakistan kể từ khi xảy ra vụ đánh bom tự sát do các phần tử chủ chiến có căn cứ ở Pakistan thực hiện trên vùng lãnh thổ Kashmir nằm dưới quyền kiểm soát của Ấn Độ, giết chết ít nhất 40 cảnh sát bán quân sự Ấn hôm 14/2.
Nguy cơ xung đột tăng cao hôm 26/2 sau khi Ấn Độ tiến hành một cuộc không kích, tấn công một mục tiêu mà phía Ấn Độ nói là một cơ sở huấn luyện của các phần tử chủ chiến bên trong lãnh thổ Pakistan.
https://www.voatiengviet.com/a/pakistan-se-tra-tu-do-cho-phi-cong-an-do-de-to-thien-chi/4807960.html

Căng thẳng Ấn Độ-Pakistan

tác hại nặng nề đến hàng không Âu-Á

Trọng Nghĩa
Vào lúc quan hệ với Ấn Độ tiếp tục căng thẳng, chính quyền Pakistan hôm qua, 27/02/2019, đã quyết định tạm thời đóng cửa không phận, buộc hàng loạt hãng hàng không nối liền châu Âu và châu Á phải hoãn chuyến bay hoặc thay đổi lộ trình bay. Trong bối cảnh đó, cộng đồng quốc tế cấp tốc kêu gọi New Delhi và Islamabad xuống thang tranh chấp.
Theo ghi nhận của hãng tin Anh Reuters, vào hôm nay 28/02, hàng ngàn hành khách đi châu Âu đã bị mắc kẹt tại phi trường Bangkok (Thái Lan), một trong những điểm trung chuyển chính của những chuyến bay nối liền châu Á với châu Âu. Hãng hàng không Thái Airways xác nhận đã phải hủy bỏ hơn một chục chuyến bay qua châu Âu. Thậm chí có đến ba chuyến bay đang trên đường đi đã phải trở ngược về Bangkok.
Xin nhắc lại là tuyến đường truyền thống nối liền châu Á với hai khu vực châu Âu và Trung Đông đều bay qua không phận Pakistan.
Trong một thông cáo, hãng hàng không Thái Lan còn cho biết thêm là các chuyến bay đến và đi từ Luân Đôn, Munich, Paris, Bruxelles, Milano, Vienna, Stockholm, Zurich, Copenhagen, Oslo, Frankfurt và Roma đã thay đổi đường bay để tránh bay qua không phận Pakistan.
Không chỉ các hãng hàng không Thái Lan là bị tác hại, mà một loạt hãng hàng không khác của các nước châu Á như Việt Nam, Singapore… hay các nước Ả Rập như Emirates, Qatar Airways, Etihad… cũng bị ảnh hưởng. Bị nặng nhất là Air Canada, đã phải hủy nhiều chuyến bay vì không có khả năng tìm tuyến đường thay thế.
Trong tình hình như kể trên, hai nước Ấn Độ và Pakistan vẫn tiếp tục căng thẳng với nhau. Theo hãng AP, vào sáng nay hai bên vẫn đấu pháo dọc theo Đường Ranh Giới Kiểm Soát (LoC) phân định 2 vùng do Ấn Độ và Pakistan kiểm soát ở khu vực tranh chấp Kashmir.
Căng thẳng Ấn Độ-Pakistan gây lo ngại trên thế giới. Vào hôm qua, phát ngôn viên Liên Hiệp Quốc cho biết tổng thư kí Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres sẵn sàng đứng ra làm trung gian hòa giải giữa hai bên, nếu được yêu cầu. Tổng thống Mỹ Donald Trump từ Việt Nam cũng tỏ ý hy vọng là hai bên sẽ bình tĩnh trở lại, và Washington đang giúp hai bên thoát khỏi khủng hoảng. Nga cũng tuyên bố sẵn sàng hòa giải hai bên, trong lúc Trung Quốc kêu gọi xuống thang tranh chấp.
Tại New York, vào hôm qua ba nước Anh, Pháp và Mỹ đã đề nghị Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc trừng phạt thủ lãnh của nhóm Jaish-e-Mohammad ở Pakistan, đã lên tiếng tự nhận là tác giả vụ khủng bố tại Kashmir, châm ngòi nổ cho cuộc xung đột Ấn Độ-Pakistan hiện nay.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20190228-cang-thang-an-do-pakistan-tac-hai-nang-ne-tren-hang-khong-au-a

0 nhận xét

Leave a comment

Được tạo bởi Blogger.