Long Xuyên Hải Ngoại

Dù số phận mang tới điều gì,

hãy can đảm tranh đấu cho quê hương tự do

Giành quyền kiểm soát Hong Kong, Trung Quốc ‘ngấm đòn đau’ trên mọi mặt trận

Thứ Ba, 18 tháng 8, 2020 18:04 // ,

NTD Vietnam
Thủy Tiên
18/8/2020



Mỗi đòn trừng phạt như một nhát cắt nhanh gọn, dứt khoát và lạnh lùng nhắm thẳng vào thể chế vốn rất hung hăng và tràn đầy ảo tưởng ĐCS Trung Quốc (Ảnh: NTDVN tổng hợp).
Không chỉ cắt đứt lợi thế độc quyền của Hong Kong vốn khiến Trung Quốc mất mát rất nhiều, Mỹ và đồng minh còn gia tăng trừng phạt Trung Quốc trên mọi mặt trận kinh tế - quân sự - địa chính trị. Trung Quốc đang “ngấm đòn” trừng phạt một cách có hệ thống và bài bản... Mỗi đòn trừng phạt như một nhát cắt nhanh gọn, dứt khoát và lạnh lùng nhắm thẳng vào thể chế vốn rất hung hăng và tràn đầy ảo tưởng này.
Hoa Kỳ từ lâu đã có một mối quan hệ đặc biệt với Hong Kong, bất chấp thực tế rằng cựu thuộc địa của Anh là một phần của Trung Quốc.
Được trao lại cho Trung Quốc vào năm 1997, Bắc Kinh cam kết rằng Hong Kong sẽ giữ mức độ tự chủ cao theo cách “một quốc gia, hai chế độ”. Mặc dù là một phần của Trung Quốc, Hong Kong hoạt động theo luật riêng của mình bao gồm các quyền tự do dân sự và kinh tế, vốn không thể tìm thấy ở Trung Quốc đại lục.
Quy chế đặc biệt mà Washington dành cho Hong Kong đã thừa nhận sự khác biệt này. Theo Đạo luật Chính sách Hoa Kỳ-Hong Kong năm 1992, Hong Kong được luật pháp Hoa Kỳ đối xử khác biệt liên quan đến các giao dịch tài chính, nhập cư và thương mại.
Tình trạng đó đã cho phép thương mại hàng năm giữa hai bên tăng lên khoảng 38 tỷ USD.
Giờ đây, Trung Quốc đang làm điều mà trước đây không thể tưởng tượng được: áp đặt “ý chí” của mình lên Hong Kong theo cách có thể gây thiệt hại vĩnh viễn cho cựu thuộc địa của Anh về mặt kinh tế và chính trị. Khi thúc đẩy một đạo luật an ninh quốc gia mới mà nhiều người lo ngại sẽ hạn chế quyền tự do của thành phố. Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đang tính toán rằng việc kiểm soát và sự ổn định lớn hơn cả những lợi ích mà thành phố này đã từ lâu mang lại.
Vì vậy, chính phủ Trung Quốc đang “chống lại” sự hỗ trợ của Hoa Kỳ đối với Hong Kong và cố gắng đe dọa bất kỳ ai làm việc với Washington để chống lại cuộc đàn áp. Đó là lý do tại sao Hoa Kỳ phải đáp trả.
Thu hồi quy chế thương mại đặc biệt đối với Hong Kong - Nhát cắt sâu nhất vào lợi ích của Bắc Kinh
Tổng thống Trump đã ký một lệnh hành pháp thu hồi quy chế thương mại đặc biệt mà Mỹ đã cung cấp cho Hong Kong kể từ năm 1997, khi nước này trở lại quyền kiểm soát của Trung Quốc theo nguyên tắc đã hứa "Một quốc gia, hai chế độ".


Trước đây, dưới quy chế đặc biệt, đồng đô-la Mỹ có thể được trao đổi tự do với đô-la Hong Kong, điều này làm cho thành phố trở thành một địa điểm đặc biệt hấp dẫn đối với các công ty Mỹ đến đây kinh doanh (Ảnh: getty image)
Trước đây, dưới quy chế đặc biệt, đồng đô-la Mỹ có thể được trao đổi tự do với đô-la Hong Kong, điều này làm cho thành phố trở thành một địa điểm đặc biệt hấp dẫn đối với các công ty Mỹ đến đây kinh doanh. Hong Kong được đối xử ưu đãi về thương mại, có nghĩa là “ít hoặc không có thuế quan” hoặc các chi phí khác. Người Mỹ thích du lịch miễn thị thực, điều đó giúp các nhà điều hành doanh nghiệp đến và đi dễ dàng.
Với với sự xóa bỏ quy chế đặc biệt của Hong Kong, tất cả những điều đó đã kết thúc.
Hoa Kỳ sẽ đối xử với Hong Kong giống như cách họ đối xử với bất kỳ thành phố nào khác của Trung Quốc. Điều đó có nghĩa là các mức thuế cao hơn, bao gồm cả những mức thuế được ban hành trong bối cảnh thương chiến giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc. Việc di chuyển giữa hai nơi cũng sẽ bị hạn chế. Nhiều doanh nghiệp Mỹ có thể chọn cách ra đi.
Điều này sẽ đặt Hong Kong dưới sự kiểm soát xuất khẩu đối với công nghệ nhạy cảm mà Hoa Kỳ áp dụng cho các khách hàng Trung Quốc. Chính quyền tổng thống Trump ngày càng hạn chế quyền tiếp cận của các công ty Trung Quốc đối với phần mềm và bí quyết phần cứng của Mỹ vì lý do an ninh quốc gia.
Các công ty Trung Quốc, bao gồm cả các doanh nghiệp nhà nước, sử dụng Hong Kong như một nơi để huy động tiền. Đây là nơi có hệ thống “ống dẫn tài chính” phức tạp nhưng thiết yếu, được sử dụng bởi các công ty và cá nhân Trung Quốc, những người bị hạn chế về số tiền họ có thể chuyển đến và ra khỏi Trung Quốc do các giới hạn chặt chẽ của Bắc Kinh đối với các dòng tài chính qua biên giới. Việc chấm dứt tình trạng đặc biệt của Hong Kong sẽ làm suy yếu nghiêm trọng những lợi ích đó.
Biểu hiện lớn nhất của đòn trừng phạt này là hàng hóa Hong Kong xuất khẩu sang Mỹ phải bị dán nhãn “made in China” sau ngày 25/9, theo một thông báo của chính phủ Hoa Kỳ đăng hôm thứ Ba (11/8).
Thông báo của Cơ quan Hải quan và Bảo vệ Biên giới Hoa Kỳ cho biết, bước mới nhất là các công ty Hong Kong phải chịu mức thuế tương tự trong thương chiến đối với các nhà xuất khẩu Trung Quốc đại lục, nếu họ sản xuất các sản phẩm chịu thuế này.
Được biết 45 ngày sau khi công bố, hàng hóa "phải được đánh dấu để chỉ ra rằng xuất xứ của chúng là… Trung Quốc".
Bước đi này được thực hiện sau khi Hoa Kỳ xác định rằng Hong Kong “không còn đủ tự chủ để biện minh cho sự đối xử khác biệt trong mối quan hệ với Trung Quốc”.
Nhát cắt sắc bén vào thị trường tài chính
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump hôm 14/7 đã ký ban hành Đạo luật Tự trị Hong Kong do Quốc hội Hoa Kỳ thông qua, áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với các ngân hàng Trung Quốc đang làm ăn với các quan chức Trung Quốc đứng sau cuộc đàn áp an ninh của Bắc Kinh đối với Hong Kong.
"Tất cả chúng tôi đã theo dõi những gì xảy ra, đây không phải là một tình huống tốt. Tự do của họ đã bị lấy đi, quyền lợi của họ đã bị lấy đi", Tổng thống Trump nói về công dân Hong Kong.
Đạo luật áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với các thực thể đang giúp vi phạm quyền tự chủ của Hong Kong và các tổ chức tài chính làm ăn với họ. Nhát cắt này không chỉ làm suy yếu thị trường tài chính Trung Quốc mà còn trực tiếp khẳng định Mỹ và đồng minh không thừa nhận sự tồn tại hợp pháp của chính quyền Bắc Kinh.
Nhát cắt dứt khoát vào tham vọng bành trướng Biển đông hòng chiếm đoạt lợi thế thương mại, tài nguyên và địa chính trị
Mỹ đã bác bỏ tuyên bố của Trung Quốc đối với các nguồn tài nguyên ngoài khơi ở hầu hết Biển Đông là "hoàn toàn trái pháp luật", một lập trường mà Bắc Kinh cho rằng đã làm gia tăng căng thẳng trong khu vực.
Washington từ lâu đã phản đối tuyên bố bành trướng lãnh thổ của Trung Quốc ở Biển Đông và thường xuyên cử tàu chiến đi qua tuyến đường thủy chiến lược nơi có khoảng 3 nghìn tỷ USD thương mại hàng hải đi qua mỗi năm.
Trung Quốc tuyên bố chủ quyền với 90% vùng biển giàu năng lượng, nhưng Brunei, Malaysia, Philippines, Đài Loan và Việt Nam cũng tuyên bố một phần của vùng biển này. Bắc Kinh đã xây dựng các căn cứ trên các đảo san hô trong khu vực với lời nhấn mạnh rằng ý định của họ là hòa bình.
Thông cáo hôm 13/7 của Mỹ nêu rõ: lần đầu tiên Mỹ biểu thị các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc là bất hợp pháp.
Greg Poling, một chuyên gia về Biển Đông tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế của Washington, cho biết việc “biểu thị các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc là bất hợp pháp” đã mở đường cho phản ứng cứng rắn hơn của Mỹ, chẳng hạn như thông qua các lệnh trừng phạt và cũng có thể dẫn đến sự hiện diện nhiều hơn của hải quân Mỹ.
Tại Bắc Kinh, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên đã lên án động thái của Mỹ, cho rằng điều này "phá hủy hòa bình và ổn định của khu vực, và là một hành động vô trách nhiệm".
David Stilwell, trợ lý Bộ trưởng phụ trách Đông Á, cho biết lập trường cứng rắn hơn của Hoa Kỳ có nghĩa là "chúng tôi sẽ không còn nói rằng chúng tôi trung lập trong các vấn đề hàng hải này nữa".
Ông nói: “Khi một giàn khoan của [Trung Quốc] tự đặt trong vùng biển của Việt Nam hoặc Malaysia, chúng tôi sẽ có thể đưa ra một tuyên bố tích cực”. Ông Stilwell đã có một cảnh báo riêng về bãi cạn Scarborough, một phần đá chiến lược trồi lên mặt biển dài 200 km (124 dặm) từ Philippines mà Trung Quốc đã chiếm giữ từ năm 2012 (vốn cùng được Bắc Kinh và Manila tuyên bố chủ quyền).
"Bất kỳ động thái nào của [Trung Quốc] nhằm chiếm đóng, đòi lại hoặc quân sự hóa bãi cạn Scarborough sẽ là một động thái nguy hiểm... và sẽ gây ra hậu quả lâu dài và nghiêm trọng cho mối quan hệ của Trung Quốc với Hoa Kỳ, cũng như toàn bộ khu vực", ông Stilwell nói.
Nhát cắt vô hiệu hoá các “lỗ đen” là doanh nghiệp Trung Quốc hút vốn, công nghệ, gián điệp và làm nhiễm bẩn sự minh bạch của hệ thống tài chính Mỹ
Thêm vào căng thẳng leo thang, Trung Quốc đã công bố các lệnh trừng phạt đối với một nhà sản xuất vũ khí của Mỹ và chính quyền Tổng thống Trump đã tiến tới việc cắt đứt quyền tiếp cận của các công ty Trung Quốc với thị trường vốn của Mỹ.


Người biểu tình tham dự một cuộc biểu tình ở Hồng Kông vào ngày 22 tháng 12 năm 2019 để thể hiện sự ủng hộ đối với dân tộc thiểu số Duy Ngô Nhĩ ở Trung Quốc. (Ảnh: Getty image)
Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết chính phủ sẽ áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Lockheed Martin vì dính líu đến thương vụ bán vũ khí mới nhất của Mỹ cho Đài Loan (do Trung Quốc tuyên bố chủ quyền đối với đảo quốc này).
Công ty này là nhà thầu chính cho gói nâng cấp tên lửa đất đối không Patriot trị giá 620 triệu USD cho Đài Loan. Trung Quốc cực lực phản đối mọi hoạt động bán vũ khí của Mỹ cho Đài Loan, khi cho rằng đây là sự can thiệp vào công việc nội bộ của Trung Quốc.
Một quan chức cấp cao của Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết sắp tới, chính quyền tổng thống Trump đã sẵn sàng hủy bỏ thỏa thuận năm 2013 giữa các cơ quan kiểm toán Mỹ và Trung Quốc cho phép các công ty Trung Quốc niêm yết cổ phiếu trên các sàn chứng khoán Mỹ.
Cơ quan giám sát kiểm toán Hoa Kỳ, được gọi là Ban Giám sát Kế toán Công ty Đại chúng, từ lâu đã phàn nàn về việc Trung Quốc không chấp thuận các yêu cầu đánh giá kiểm toán, nghĩa là có rất ít thông tin chi tiết về việc ghi sổ sách của các công ty Trung Quốc.
"Hành động sắp xảy ra đến nơi rồi", ông Keith Krach, Thứ trưởng Hoa Kỳ về tăng trưởng kinh tế, năng lượng và môi trường, cho biết.
"Đây là một vấn đề An ninh Quốc gia vì chúng tôi không thể tiếp tục khiến các cổ đông Mỹ gặp rủi ro, đặt các công ty Mỹ vào tình thế bất lợi và cho phép tính ưu việt của chúng tôi trở thành tiêu chuẩn vàng cho thị trường tài chính bị suy yếu". Ông Krach nói với Reuters trong một phản hồi qua email.
Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ Steven Mnuchin cho biết các công ty từ Trung Quốc và các quốc gia khác không tuân thủ các tiêu chuẩn kế toán của Hoa Kỳ sẽ bị hủy niêm yết trên các sàn giao dịch chứng khoán của Hoa Kỳ từ cuối năm 2021.
Bộ Thương mại Trung Quốc cũng cho biết một "cảnh báo" của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ vào ngày 2/7 đối với các công ty Mỹ về rủi ro khi làm việc ở khu vực phía Tây Tân Cương của Trung Quốc, nơi người Duy Ngô Nhĩ đang bị giam giữ trong các trại tập trung, đã gây bất ổn cho chuỗi cung ứng toàn cầu.
Nhát cắt vào tử huyệt: Áp đặt lệnh trừng phạt đối với các quan chức Hong Kong và Trung Quốc - Mỹ không thừa nhận sự tồn tại hợp pháp của chế độ Bắc Kinh
Washington đã áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Bí thư Đảng Cộng sản khu tự trị Tân Cương Chen Quanguo, một ủy viên Bộ Chính trị quyền lực của Trung Quốc, và ba quan chức khác.
Bắc Kinh mô tả các biện pháp trừng phạt này là "gây bất lợi sâu sắc" cho quan hệ chung giữa hai nước và cảnh báo rằng Trung Quốc sẽ áp đặt các biện pháp “có đi có lại” đối với các quan chức và tổ chức của Mỹ.
Hôm thứ Sáu (7/8), Hoa Kỳ cũng đã trừng phạt 11 quan chức Hong Kong, đóng băng tài sản của Trưởng đặc khu hành chính Hong Kong Carrie Lam và các cảnh sát trưởng hiện tại và trước đây của thành phố, những người này bị cáo buộc là tìm cách hạn chế quyền tự trị của lãnh thổ và "quyền tự do ngôn luận hoặc hội họp" của người dân.
Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin cho biết: “Hoa Kỳ hỗ trợ người dân Hong Kong và chúng tôi sẽ sử dụng các công cụ cũng như các cơ quan chức năng của mình để nhắm mục tiêu vào những kẻ phá hoại quyền tự trị của nước này".
Văn phòng đại diện của chính phủ Trung Quốc tại Hong Kong, mà giám đốc là Luo Huining nằm trong danh sách 11 quan chức bị xử phạt, hôm thứ Bảy (8/8) đã lên án các biện pháp trừng phạt, cho rằng chúng "man rợ và thô bạo".
Song song với động thái không thừa nhận sự tồn tại hợp pháp của chế độ Bắc Kinh, Mỹ nới lỏng quy chế tị nạn cho người Hong Kong
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo nói trong một tuyên bố: “Hoa Kỳ sẽ không đứng yên trong khi Trung Quốc ‘nuốt chửng’ Hong Kong vào vòng xoáy độc tài của mình”.


Nếu chỉ là một thành phố như bao thành phố khác của Trung Quốc đại lục, liệu Trung Quốc có nhất thiết phải duy trì đồng đô-la Hong Kong hay không? (Ảnh: Flickr)
Trong một tweet hôm thứ Hai (6/8), thượng nghị sĩ Marco Rubio cho biết thế giới tự do phải phản ứng nhanh chóng với những vụ bắt giữ mới và “cung cấp bến đỗ an toàn cho những người Hong Kong đang gặp rủi ro”. Ông Rubio đã dẫn đầu một nhóm lưỡng đảng gồm các thượng nghị sĩ Hoa Kỳ vào tháng 6, người đã đưa ra Đạo luật Che giấu An toàn của Hong Kong, đạo luật này sẽ xóa bỏ giới hạn về số lượng người Hong Kong có thể xin quy chế tị nạn và giúp những người đã tham gia biểu tình đăng ký tham gia tị nạn chính trị dễ dàng hơn.
Chính quyền Mỹ cũng có quyền cấp “bến cảng an toàn” cho người Hong Kong sử dụng quyền hành pháp. Một mô hình là “Chương trình khuyến khích Chuyên gia Y tế Cuba đào thoát” mà chính quyền tổng thống George W. Bush đã tạo ra để cho phép các bác sĩ Cuba đào tẩu sang Mỹ khi họ ở nước thứ ba. Chương trình được tạo ra theo các quy chế hiện có cho phép Bộ An ninh Nội địa cho phép người nước ngoài nhập cảnh vào Hoa Kỳ trong trường hợp “vì lý do nhân đạo khẩn cấp hoặc lợi ích công quan trọng”.
Sát cánh với Hoa Kỳ, Anh cho biết nước này có thể mở cửa cho ba triệu người Hong Kong, đặt nền tảng cho tình trạng chảy máu chất xám trầm trọng.
Nhưng Bắc Kinh coi vị thế của mình là mạnh mẽ và vẫn đang phục hồi sau đại dịch viêm phổi Vũ Hán, trong khi phần còn lại của thế giới bị chia rẽ. Các quan chức Trung Quốc tin rằng Hoa Kỳ sẽ tự làm tổn thương mình nhiều hơn bằng cách xuống tay cứng rắn chống lại Hong Kong.
Và khi nói đến nền kinh tế toàn cầu, ĐCSTQ đang đánh cược rằng thế giới cần Trung Quốc, dù có hay không có Hong Kong. Ngay cả khi bị phản kháng, hoạt động kinh doanh luôn quay trở lại với Trung Quốc, cho dù sau cuộc đàn áp ở Quảng trường Thiên An Môn năm 1989 hay việc Anh trao trả Hong Kong cho Trung Quốc vào năm 1997.
John L. Thornton, cựu chủ tịch Goldman Sachs, người có quan hệ lâu năm với giới lãnh đạo Trung Quốc, cho biết: “Sẽ có một số người không vui trong một thời gian nào đó. Nhưng ‘chó cứ sủa và đoàn người vẫn cứ đi’. Đó là nhận định chính trị. Họ đã có một lượng lớn bằng chứng thực nghiệm cho thấy những lo ngại sẽ biến mất".
Thuỷ Tiên
Nguồn tham khảo:
----------

0 nhận xét

Leave a comment

Được tạo bởi Blogger.