Tội ác Nguyễn Hòa Bình
Thứ Sáu, 29 tháng 5, 2020
16:58
//
Slider
,
Tội ác csvn
Lê Liêu Minh
9-5-2020
I. Nguyễn Hòa Bình “3 trong 1”
Từ ngày 6-8/5/2020, ông Nguyễn Hòa Bình ngồi ghế Chánh án Tòa Giám đốc thẩm để tuyên tội chết cho Hồ Duy Hải: Lại thêm một tội ác mới.
Dư luận hiện nay đã nói quá nhiều về quá trình điều tra, xét xử sơ thẩm, phúc thẩm đã vi phạm nghiêm trọng pháp luật về tố tụng hình sự. Và đặc biệt là vai trò Nguyễn Hòa Bình, đặc trưng “3 trong 1”.
Nguyễn Hòa Bình “3 trong 1”. Ảnh trên mạng
1.- Là phó giáo sư, tiến sỹ luật, thiếu tướng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát, Phó thủ trưởng Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an: Nguyễn Hòa Bình đã đào tạo, hướng dẫn, chỉ đạo nghiệp vụ điều tra cho công an.
2.- Là Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, ngày 24/10/2011 Nguyễn Hòa Bình ban hành quyết định không kháng nghị vụ án Hồ Duy Hải
3.- Là Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Chủ tọa phiên tòa giám đốc thẩm vụ án: Nguyễn Hòa Bình, tuyên bác kháng nghị, giữ nguyên án tử hình Hồ Duy Hải.
Nguyễn Hòa Bình với 3 vai trò là điều tra, công tố, thẩm phán – trong 1 tư cách đảng viên.
Vì Đảng tính, 17 con người quyền lực tán tận lương tâm buộc một con người vào chỗ chết trong khi chưa có chứng cứ chắc chắn, có khả năng xảy ra oan trái là một tội ác.
Còn ông Nguyễn Hòa Bình không xúc động lương tâm. Bởi cách đây 4 năm, ông Nguyễn Hòa Bình đã gián tiếp gây ra tội ác man rợ khi bảo kê cho một đàn em là Lê Viết Chữ ở Quảng Ngãi cũng gây ra một tội ác.
II. Câu chuyện về một tội ác
Năm 2015, ở Quảng Ngãi có một vụ kiện dân sự về tranh chấp đất đai rất đơn giản:
1.- Bà Phạm Thị Lê thừa kế khoảng 5000 m2 đất của ông nội, đã viết giấy tay đổi cho bà Mễ 0,2 sào (không phẩy hai sào) để làm nhà. Sào Trung bộ là 500m2, nên 0,2 sào = 100 m2.
2.- Sau này bà Mễ viết giấy bán nhà cho ông Thạch Cảnh Phổ, trong giấy bán không ghi rõ diện tích nhưng có kèm theo giấy đổi đất. Ông Thạch Cảnh Phổ lấn dần đất bà Mễ từ 100 m2 lên 1075 m2.
3.- Ông Thạch Cảnh Phổ là cán bộ xã Phổ Nhơn và bố vợ ông Phổ là cựu Chủ tịch UBND huyện Đức Phổ. Mà huyện Đức Phổ là quê của bà Cao Thị Hồng là vợ của Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Lê Viết Chữ.
Gia đình bà Hồng đang gom đất lúa để chuyển thành vườn, nhờ huyện Đức Phổ (đang lên Thị xã) giải quyết thủ tục.
Lâu đài Hoa Hồng của bố vợ Lê Viết Chữ
4.- Bà Phạm Thị Lê khiếu nại UBND huyện, rồi tới UBND tỉnh về việc ông Thạch Cảnh Phổ lấn chiếm đất. Vợ chồng bà Hồng, ông Chữ giúp cho ông Thạch Cảnh Phổ thắng.
Đổi lại, UBND Thị xã Đức Phổ đồng ý cho bố bà Hồng chuyển mục đích đất lúa sang đất ở và xây dựng lâu đài Hoa Hồng (xem ảnh trên).
5.- Được sự giúp đỡ của Luật sư Nguyễn Khả Thành ở Phú Yên, bà Phạm Thị Lê khởi kiện ra tòa. Vậy là vợ chồng Lê Viết Chữ – Cao Thị Hồng nhờ đến Nguyễn Hòa Bình, lúc này là Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao và Nguyễn Hòa Bình đồng ý giúp đỡ.
(Nguyễn Hòa Bình cùng huyện Nghĩa Hành với Lê Viết Chữ. Thời gian Nguyễn Hòa Bình làm Bí thư ở Quảng Ngãi, đưa con trai vào kiếm được hàng ngàn tỷ qua các dự án bất động sản, xem “Chân dung quyền lực” đã viết chi tiết về chuyện này).
Nguyễn Hòa Bình và Lê Viết Chữ cùng huyện Nghĩa Hành, Bí thư Quảng Ngãi
6.- Ông Nguyễn Hòa Bình chỉ đạo đàn em tính toán thời gian hợp lý để mở các phiên tòa bỏ túi sơ thẩm, phúc thẩm, sau các kỳ họp quốc hội:
– Sau kỳ họp của Quốc hội khóa 13, nhiệm kỳ 2011-2016, ngày 08/04/2016 bầu ông Nguyễn Hòa Bình làm Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao, thì Phiên tòa Sơ thẩm ngày 27/5/2016 xử bà Phạm Thị Lê thua.
– Sau kỳ họp của Quốc hội khóa 14, nhiệm kỳ 2016-2021, ngày 27/7/2016 bầu ông Nguyễn Hòa Bình làm Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao, thì Phiên tòa Phúc thẩm ngày 16/9/2016 lại tiếp tục xử bà Phạm Thị Lê thua.
***
Cơ sở để Nguyễn Hòa Bình chỉ đạo đàn em xử bà Phạm Thị Lê thua là căn cứ vào:
Quyết định số 436/QĐ-UBND của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi Lê Viết Chữ ký ngày 02/04/2015, Về việc giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất giữa bà Phạm Thị Lê với ông Thạch Cảnh Phổ, cùng thường trú tại thôn An Lợi, xã Phổ Nhơn, huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi.
Trong đó có câu: “0,2 sào có nghĩa là không mẫu hai sào chứ không phải là 0,2 sào (tương đương 100m2)”. Theo đó cho phép tòa án phát quyết một cách ngu xuẩn: “0,2 sào = hai sào = 1000 m2” (1 sào Trung bộ = 500 m2).
“0,2 sào có nghĩa là không mẫu hai sào”
Còn về truyền thông thì Lê Viết Chữ nhờ Võ Văn Thưởng chỉ đạo báo chí không đưa tin về các phiên tòa.
7.- Sau khi có Quyết định tòa phúc thẩm, huyện Đức Phổ thực hiện cưỡng chế lấy đất bà Phạm Thị Lê giao cho ông Thạch Cảnh Phổ.
Quá uất ức vì ngang trái, bà Phạm Thị Lê đã tự thiêu. Nhiều tờ báo lớn trong nước, trong đó có báo Dân Trí đã đưa tin về vụ này: Quảng Ngãi: Một phụ nữ tự thiêu để phản đối cưỡng chế đất.
Bà Phạm Thị Lê tự thiêu. Ảnh cắt từ clip https://www.youtube.com/watch?v=OKKzYqTE8PU)
May mắn, bà Phạm Thị Lê chuyển ra Hà Nội được cứu sống, nhưng trong mình mang nhiều thương tật.
III. Tội ác Nguyễn Hòa Bình khi nào phải trả?
Đến nay lãnh chúa Lê Viết Chữ của Quảng Ngãi đã bị Ủy ban Kiểm tra Trung ương xác định có vi phạm đến mức phải xem xét kỷ luật, nhưng còn những người bao che, bảo kê cho Lê Viết Chữ như Nguyễn Hòa Bình thì sao? Kẻ đã hưởng lợi từ quê hương Quảng Ngãi hàng ngàn tỷ; hàng năm nhận bổng lộc triều cống từ lãnh chúa Quảng Ngãi, khi nào trả giá?
Khối tài sản của ông “bao công” Nguyễn Hòa Bình lên đến hàng ngàn tỷ, nhà cửa quá nhiều mà ông Nguyễn Phú Trọng có biết không? Ông có muốn người dân Quảng Ngãi chỉ cho biết không?
Còn vì tiền, vì quyền ông Nguyễn Hòa Bình đã phạm tội ác giết người, dùng quyền lực đẩy người dân oan ức vào chỗ chết thì sao? Từ Phạm Thị Lê ở Quảng Ngãi năm 2016, đến Hồ Duy Hải ở Long An năm 2020?
Ông Nguyễn Hòa Bình phải trả giá cho tội ác, nếu không, thì chế độ dung dưỡng ông Nguyễn Hòa Bình phải trả giá – đó là quy luật!
Tham khảo:
0 nhận xét