Tin khắp nơi – 21/12/2019
Thứ Bảy, 21 tháng 12, 2019
15:37
//
Slider
,
Tin khắp nơi
Trump sẽ đọc Thông điệp Liên bang giữa bão luận tội
Chủ tịch Hạ viện, Nancy Pelosi, đã gửi thư cho Tổng thống Trump mời ông đọc Thông điệp Liên bang vào ngày 4/2, giữa cuộc chiến luận tội của hai đảng.Thông điệp hàng năm có thể được đưa ra trong hoặc ngay sau phiên tòa ở Thượng viện, nơi ông Trump có khả năng được tha bổng.
Trump trở thành tổng thống Mỹ thứ ba bị luận tội
Luật sư Mỹ gốc Việt: Cuộc luận tội Trump ‘là một tính toán chính trị’
Đảng Dân chủ nói Trump là ‘mối nguy cho nền dân chủ’
Ông Trump đã chính thức bị Hạ viện luận tội hôm thứ Tư.
Chủ tịch Hạ viện Pelosi nói với hãng tin AP rằng ông Trump sẽ bị “luận tội mãi mãi, bất kể Thượng viện làm gì”.
Cuộc bỏ phiếu luận tội do Hạ viện cầm trịch diễn ra cách đây hai ngày đã chia rẽ hầu như hoàn toàn đường lối của hai đảng.
Đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa chưa thỏa thuận được khi nào thì phiên tòa của Thượng viện sẽ diễn ra.
Thư của bà Pelosi viết gì?
Bức thư bà Pelosi gửi ông Trump hôm thứ Sáu bắt đầu với lời nhắc nhở ông Trump về sự “phân chia quyền lực” được ghi trong Hiến pháp Mỹ.
Ba nhánh – tư pháp, hành pháp, và lập pháp -”là các nhánh đồng đẳng đóng vai trò kiểm tra lẫn nhau”, bà nói.
“Trên tinh thần tôn trọng Hiến pháp của chúng ta, tôi mời ông đọc Thông điệp Liên bang,” bà viết, thêm rằng: “Cảm ơn ông đã quan tâm tới vấn đề này.”
Người phát ngôn Nhà Trắng Hogan Gidley nói rằng ông Trump đã chấp nhận lời mời.
Thượng nghị sỹ Cộng hòa bang Taxas John Cornyn, phản ứng với lời mời bằng hashtag #quánhiềutínhiệulẫnlộn (“#somanymixedsignals”).
“Đoán là bà ấy cho rằng ông ấy vẫn sẽ giữ được chức.”Ông Trump đối mặt với hai cáo buộc, hoặc hai điều khoản luận tội: lạm dụng quyền lực bằng cách yêu cầu Ukraine điều tra đối thủ chính trị của ông
với mục đích giành lợi thế chính trị; và cản trở Quốc hội bằng cách không hợp tác với cuộc điều tra luận tội.
Cáo buộc thứ hai được đưa ra sau khi ông Trump từ chối cho phép các nhân viên Nhà Trắng ra làm chứng, và giữ lại các tài liệu chứng cứ. Đảng Dân chủ buộc tội rằng hành vi vi phạm hiến pháp này đòi hỏi Quốc hội phải giám sát nhánh hành pháp của Nhà Trắng.
Ông Trump nói gì?
Luận tội và phế truất Tổng thống Trump: Dễ hay khó?
Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa đang tranh cãi về việc phiên tòa Thượng viện nên được tiến hành như thế nào, gây hoài nghi về thời gian nó sẽ diễn ra.
Việc này khiến Tổng thống Trump đăng hàng loạt tweet hôm thứ Năm, cáo buộc rằng đảng Dân chủ không muốn bắt đầu phiên tòa này bởi vì “vụ của họ quá tồi tệ” và yêu cầu phiên tòa bắt đầu ngay lập tức.
Ông Trump viết: “Vậy là sau khi đảng Dân chủ cho tôi không Thủ tục Tố tụng hợp pháp, không luật sư, không nhân chứng, chẳng có bất cứ thứ gì, bây giờ họ muốn bảo Thượng viện mở phiên tòa của họ như thế nào. Thực tế là, họ chẳng có bằng chứng nào, họ sẽ thậm chí không xuất hiện. Họ muốn bỏ cuộc. Tôi muốn một phiên xử ngay lập tức!”
“Tầm thường hóa quá trình luận tội,” ông Trump nói trước một buổi vận động
Tổng thống Trump nói rằng đảng Dân chủ đã không muốn nghị sỹ Quốc hội Adam Schiff, người lãnh đạo quá trình luận tội, cha con Biden và người tố giác của CIA – người châm ngòi cho cuộc điều tra luận tội – ra làm chứng.
Đảng Dân chủ lập luận rằng chính đảng Cộng hòa của ông Trump đã chùn bước trước sự xuất hiện của các nhân chứng. Hạ viện cũng mời tổng thống làm chứng trước các nhà điều tra nhưng ông từ chối không tham dự.
Điều gì nữa sẽ diễn ra đầu tháng Hai?
Bài phát biểu vào đêm thứ Ba sẽ diễn ra chỉ một ngày sau khi đảng Dân chủ tổ chức cuộc bỏ phiếu đầu tiên để bầu ra ứng cử viên cho cuộc tranh cử tổng thống 2020.
Bài phát biểu sẽ diễn ra hai ngày sau một sự kiện quan trọng khác. Super Bowl Sunday – cúp vô địch bóng đá Mỹ – sự kiện được xem trên truyền hình nhiều nhất tại Mỹ hàng năm.
Cuối tuần đó, vào thứ Sáu, đảng Dân chủ sẽ tổ chức một cuộc tranh luận ở New Hampshire – một bang bỏ phiếu sớm khác.
Phiên tòa luận tội của Thượng viện lúc đó có thể đã bắt đầu, hoặc đã xong rồi, khi ông Trump đọc bài phát biểu, nhưng ngày chính thức thì chưa được đưa ra trong bối cảnh các nhà hành pháp đang bế tắc.
Tại sao phiên tòa Thượng viện bế tắc?
Để bắt đầu bước tiếp theo, Quốc hội do đảng Dân chủ kiểm soát phải gửi điều khoản luận tội cho Thượng viện.
Nhưng Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi từ chối làm vậy cho tới khi các quy tắc của phiên tòa Thượng viện được đảng Dân chủ nhấp nhận.
Lãnh đạo Thượng viện thuộc phe Cộng hòa, ông Mitch McConnell, sẽ quyết định các điều khoản quy định cho phiên xét xử và đảng Dân chủ muốn ông này cung cấp chi tiết về các nhân chứng và lời chứng nào sẽ được cho phép.
Ông này cho tới nay đã từ chối làm vậy. “Chúng tôi vẫn đang bế tắc,” ông nói, sau một cuộc họp ngắn với lãnh đạo thiểu số thượng viện của phe Dân chủ, ông Chuck Schumer.
Ông McConnell lãnh đạo phe đa số trong Thượng viện, với 53 thành viên Cộng hòa trong 100 ghế.
Mitch McConnell, người sẽ quyết định các điều khoản của phiên tòa, lên án “cuộc điều tra luận tội không công bằng”
Ông McConnell đã gọi quá trình luận tội là “vội vàng, cẩu thả và không công bằng nhất” trong lịch sử.
Đảng Dân chủ hi vọng việc trì hoãn này sẽ khiến dư luận ủng hộ một phiên tòa đầy đủ hơn và phủ nhận việc ông Trump – tổng thống Mỹ thứ ba bị luận tội – được tha bổng nhanh chóng.
Đảng Dân chủ muốn ít nhất bốn trợ lý Nhà Trắng hiện tại và trước đây, những người nắm rõ vụ việc Ukraine, sẽ ra làm chứng.
Họ nói phiên tòa cần phải công bằng, các thượng nghị sỹ phải đóng vai trò thẩm phán công tâm, và rằng bình luận của ông McConnell chỉ ra rằng ông này không có kế hoạch để làm vậy. Ông này trước đó nói rằng các thượng nghị sỹ Cộng hòa sẽ “cộng tác triệt để” với nhóm của tổng thống.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-50876309
Giới lập pháp rời thủ đô nghỉ lễ,
chưa đồng thuận thủ tục luận tội Tổng Thống
Các nhà lập pháp Mỹ đang nắm trong tay vận mệnh của Tổng thống Donald Trump hôm thứ Sáu 20/12 đã rời thủ đô Washington để đi nghỉ lễ mà không đạt thỏa thuận nào về cách tiến hành phiên tòa tại Thượng viện vào tháng 1 năm tới để xét các điều khoản luận tội ông Trump.Khó xảy ra việc ông Trump bị Thượng viện -do đảng Cộng hòa kiểm soát, kết án và truất phế. Thượng viện sẽ xét xử hai điều khoản luận tội được Hạ viện – do Đảng Dân chủ lãnh đạo, thông qua trong cuộc biểu quyết lịch sử hôm thứ Tư 18/12.
Đảng Cộng hòa và Dân chủ đang đối đầu nhau về cách thức tiến hành phiên xét xử tại Thượng viện. Đảng Dân chủ muốn mời nhân chứng gồm các trợ lý hàng đầu của Tổng thống Trump ra điều trần, và Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi vẫn chưa gửi hồ sơ luận tội lên Thượng viện trong một nỗ lực nhằm tăng áp lực đối với phe Cộng Hòa.
Nhiều nhà lập pháp đảng Cộng hòa muốn phiên tòa diễn ra nhanh chóng để bỏ lại vụ việc sau lưng, và lãnh đạo Đảng Cộng hòa tại Thượng viện Mitch McConnell bác bỏ đề nghị gọi nhân chứng.
Bất kể kết quả ra sao, đảng Dân chủ đã bảo đảm rằng ông Trump sẽ đi vào lịch sử như một trong chỉ có 3 tổng thống Mỹ bị luận tội, ông Andrew Johnson vào năm 1868 và ông Bill Clinton năm 1998. Riêng Tổng thống Richard Nixon đã từ chức năm 1974 trước khi đối mặt với biểu quyết luận tội.
Ngoài tội lạm dụng quyền lực, ông Trump, 73 tuổi, còn bị buộc cản trở Quốc hội vì đã ra lệnh các quan chức chính quyền và các cơ quan không hợp tác với cuộc điều tra luận tội.
TT Trump bác bỏ biểu quyết luận tội của Hạ Viện như một ‘trò lừa bịp’ có tính phe phái để lật ngược chiến thắng bất ngờ của ông trong cuộc bầu cử Tổng thống năm 2016. Ông khẳng định rằng ông không làm điều gì sai.
Nhiệm kỳ Tổng thống của ông Trump đã phân cực Hoa Kỳ, chia rẽ các gia đình và bạn bè, gây khó khăn cho các chính khách ở Washington trong việc mưu tìm một lập trường trung dung khi họ phải đương đầu với những thách thức như sự trỗi dậy của Trung Quốc và hiện tượng biến đổi khí hậu.
Christianity Today, một tạp chí được thành lập bởi Billy Graham, nhà truyền giáo nổi tiếng nhất Hoa Kỳ, hôm thứ Năm kêu gọi truất phế TT Trump trong một bài xã luận trong đó viết rằng nỗ lực của ông Trump áp lực Ukraine điều tra cựu Phó TT Joe Biden là hành động “vô đạo đức”.
Ông Trump đánh dấu hỏi về lời kêu gọi của tạp chí đó .
“Không có tổng thống nào làm nhiều hơn cho cộng đồng truyền bá Phúc Âm như tôi”, ông Trump viết trên Twitter.
Đáp lại, biên tập viên của tạp chí Christianity Today, ông Mark Galli, nói cách hành xử của ông Trump là một mối quan tâm cấp bách.
Trong một cuộc phỏng vấn dành cho CNN, ông Galli nói:
“Chúng tôi hiếm khi bình luận về chính trị, trừ phi chúng tôi cảm thấy vấn đề đã leo thang tới tầm cỡ quan tâm quốc gia, thực sự quan trọng. Tình huống hiên nay là một trường hợp như thế”.
https://www.voatiengviet.com/a/luan-toi-tt-cac-nha-lap-phap-roi-washington-nghi-le-chua-dong-thuan-ve-thu-tuc-xet-xu/5214327.html
Đảng Dân Chủ thu gọn số lượng ứng cử viên tổng thống
trong cuộc tranh luận tại California
Tin Los Angeles, California – Vào tối thứ Năm, các ứng cử viên tổng thống của đảng Dân Chủ đã trải qua vòng tranh luận thứ 6 tại đại học Loyola Marymouth ở Los Angeles, California. Vòng tranh luận lần này chỉ có 7 ứng cử viên tham dự, cũng là số người thấp nhất kể từ khi các đợt tranh luận bắt đầu vào mùa hè năm nay.Bà Elizabeth Warren đã chỉ trích ông Pete Buttigieg là nhượng bộ các nhà tài trợ giàu có và không minh bạch về tiền vận động tranh cử. Đáp lại, ông Buttigieg nói rằng bà Warren trước đây cũng thường xuyên nhận các khoản tiền tài trợ hào phóng khi bà vận động tranh cử thượng nghị sĩ. Trong khi đó, cựu Phó Tổng Thống Joe Biden được đánh giá là đã có buổi tranh luận tốt nhất từ trước đến nay, từ đầu cho đến khi sự kiện kết thúc. Ông Biden không chỉ đứng ngoài quan sát bà Warren và ông Buttigieg tranh cãi, mà còn trả lời được một số chủ đề quan trọng. Cựu phó tổng thống nói ông không muốn chấp nhận tư tưởng rằng đảng Dân Chủ sẽ không bao giờ hợp tác với đảng Cộng Hòa, vì như vậy, Hoa Kỳ sẽ là một quốc gia thất bại. Ông Biden khẳng định hai đảng cần xây dựng sự đồng thuận, dù ông là người có lý
do hơn ai hết để tức giận với đảng Cộng Hòa, dựa trên sự tấn công của đảng này nhắm vào gia đình ông. Ứng cử viên Andrew Yang cũng được coi là 1 trong những người thành công trong buổi tranh luận tối thứ Năm, khi lấy được cảm tình của dư luận nhờ khẳng định nền chính trị Hoa Kỳ cần thêm nhiều phụ nữ.
Trong cuộc thăm dò dư luận gần nhất của đài NBC News và Wall Street Journal, 48% cử tri ghi danh nói rằng họ chắc chắn sẽ bỏ phiếu chống lại Tổng Thống Trump, 34% khẳng định bỏ phiếu cho tổng thống, và 18% chỉ quyết định sau khi đảng Dân Chủ chọn được ứng cử viên sau cùng.
Mộc Miên
https://www.sbtn.tv/dang-dan-chu-thu-gon-so-luong-ung-cu-vien-tong-thong-trong-cuoc-tranh-luan-tai-california/
Facebook gỡ hàng loạt tài khoản giả
‘chống cộng, phò Trump’ của Đại Kỷ Nguyên
Facebook mới đây công bố đã xóa hơn 900 tài khoản, nhóm và trang nội dung trên Facebook và Instagram mà họ cho là sử dụng tài khoản giả để tạo ra các chiến dịch bóp méo thông tin ở quy mô lớn, bao gồm việc đăng các ảnh đại diện giả được tạo ra bằng trí tuệ nhân tạo.Theo New York Times, những người đứng sau mạng lưới này gồm 610 tài khoản Facebook, 89 trang Facebook, 156 nhóm và 72 tài khoản Instagram đăng các tin tức về chính trị Mỹ, bao gồm luận tội Tổng thống Trump, tư tưởng bảo thủ, ứng cử viên chính trị, thương mại và tôn giáo.
Forbes dẫn lời Facebook, rằng các tài khoản, nhóm và trang nội dung này liên quan đến một mạng được gọi là Vẻ đẹp Cuộc sống (The Beauty of Life – BL). “Các tài khoản đáng ngờ này thường thúc đẩy một thông điệp chống cộng, ủng hộ Trump trên hàng trăm tài khoản và trang nội dung,” Forbes viết.
Facebook thắt chặt truy cập nhiều nội dung ở Việt Nam
Facebook bị chất vấn về chính sách kiểm tra nội dung
Facebook ở Việt Nam: Cần thay đổi thái độ với người dùng?
Việt Nam liên tục có các phiên tòa ‘tuyên truyền chống nhà nước’
Theo đó, Facebook cho biết điều tra của họ cho thấy BL là một nhánh của nhà cung cấp nội dung Đại Kỷ Nguyên (The Epoch Times) có trụ sở tại Hoa Kỳ với các cá nhân tại Việt Nam đang làm việc thay mặt cho họ.
Facebook nói rằng họ đã làm việc với các nhà nghiên cứu độc lập của nhóm nghiên cứu Graphika và Phòng thí nghiệm nghiên cứu pháp y kỹ thuật số (DFRLab) của Hội đồng Đại Tây Dương trước khi có biện pháp mạnh tay với mạng lưới người dùng, trang và nhóm giả mạo này.
Báo cáo chung dài 39 trang của Facebook và nhóm nhà nghiên cứu nói trên được công bố hôm 20/12, cho hay: “Việc tập trung mạnh vào ủng hộ Tổng thống Trump từ các trang được quản lý tại Việt Nam cũng có thể cho thấy mong muốn đẩy mạnh các thông điệp ủng hộ Trump trong suốt cuộc bầu cử năm 2020″.
Facebook cho biết Tập đoàn truyền thông Epoch, chủ của Đại Kỷ Nguyên, đã chi 9,5 triệu đô la cho quảng cáo truyền bá nội dung thông qua các trang tin và nhóm hiện đang bị cấm hoạt động trên Facebook. Tập đoàn này phủ nhận mọi cáo buộc.
“Tập đoàn truyền thông Epoch không có liên hệ gì với trang web BL,” chủ tịch tập đoàn, ông Stephen Gregory cho biết trong một tuyên bố vào thứ Sáu. “Đại Kỷ Nguyên và các công ty truyền thông BL không liên kết với nhau. BL được lập ra bởi một nhân viên cũ và sử dụng một số nhân viên cũ của chúng tôi.”
Nghiên cứu nói gì?
Một trong số các điểm chính mà nghiên cứu của Facebook và các nhà khoa học chỉ ra bao gồm việc nhiều nhóm (trên Facebook và Instagram) tập trung vào chính trị Mỹ nhưng một phần hoặc chủ yếu được quản lý từ Việt Nam.
Vẻ đẹp Cuộc sống (BL) là một nhà cung cấp nội dung online mà họ tự mô tả là tập trung vào sứ mệnh “mang tới thế giới những khía cạnh tươi đẹp nhất của cuộc sống” với ba trang chính bằng tiếng Anh trên Facebook, ngoài ra còn có các trang bằng tiếng Trung, Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha.
Nội dung ở mạng lưới này khá đa dạng, trong đó có một số trang BL tập trung hơn và chính trị, Trung Quốc và Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Các nội dung chống Trung Quốc được đưa tin rộng rãi bằng nhiều thứ tiếng. Trong khi các trang bằng tiếng Anh thì nặng về đưa tin ủng hộ Trump và lôi kéo gần 100 nhóm có các tên gọi ủng hộ Trump.
Các trang này cũng đưa tin có nội dung tấn công các đối thủ và những người phản đối Trump.
Facebook cho hay họ có ‘động thái’ với BL không phải vì các nội dung đăng tải trên trang này, mà vì các hành vi liên kết không trung thực.
Và theo một cách nào đó, sự kết hợp giữa nội dung ‘phò Trump, chống cộng’ này rất phù hợp với đường lối của Tập đoàn Truyền thông Epoch, chủ của Đại Kỷ Nguyên, nghiên cứu cho hay. BL và Tập đoàn Truyền thông Epoch cũng có sự tương đồng về nhân sự và kỹ thuật.
Cả Đại Kỷ Nguyen và BL đều phủ nhận có liên quan đến nhau, nhưng Facebook cho hay: Mặc dù những người đứng sau mạng lưới này đã cố gắng che giấu danh tính và sự phối hợp của họ, điều tra của chúng tôi đã kết nối hoạt động này với Epoch Media Group, một tổ chức truyền thông có trụ sở tại Hoa Kỳ và các cá nhân ở Việt Nam làm việc thay mặt họ.
Đại Kỷ Nguyên Việt Nam
Facebook đã gỡ hàng loạt trang tiếng Việt trực tiếp liên kết với Thời báo Đại Kỷ Nguyên. Trong đó có một trang gần 9 triệu người theo dõi được gọi là Đại Kỷ Nguyên – EpochTimes Việt Nam; một trang khác, 12,6 triệu người theo dõi, được gọi là Đại Kỷ Nguyên. Một trang nữa là Đại Kỷ Nguyên Văn hóa.
Các trang này đều liên kết với Epoch Times (tiếng Anh) và BL.
Các trang bằng tiếng Việt này đưa thông tin với nội dung phong phú từ văn hóa, thể thao tới chính trị. Với những bài về chính trị Mỹ, khi được dịch ra, ngôn ngữ được sử dụng trên các trang này có vẻ trung lập, cố gắng không đứng về phe nào. Nhưng bài báo mà các nội dung này liên kết đến thì vô cùng thiên lệch, mang nặng tính đảng phái, nghiên cứu của Facebook cho hay.
Những bài về chính trị Mỹ nghiêng về ủng hộ Trump. Ví dụ các tiêu đề bài báo chính ngày 19/12/2019 trên trang là về việc ông Trump gây quỹ 5 triệu đô là vào ngày luận tội ông, sử dùng nguồn tin là trang ủng hộ Trump có tên Breitbart. Đồng thời đăng các tin nhắc đi nhắc lại tweet của ông Trump rằng vụ luận tội là tồi tệ và rằng ông không làm gì sai.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-50876859
Thượng viện Mỹ thông qua
đạo luật quốc phòng hỗ trợ Đài Loan
Thượng viện Mỹ đã thông qua đạo luật ngân sách quốc phòng 738 tỷ USD, bao gồm việc hỗ trợ cho đảo Đài Loan và đánh giá năng lực quân sự của Trung Quốc.Với tỷ lệ ủng hộ 88/8 phiếu, Thượng viện Mỹ ngày 17/12 đã thông qua Đạo luật Ủy quyền Quốc phòng (NDAA) cho năm tài khóa 2020 với mức ngân sách quốc phòng là 738 tỷ USD. Trước đó, Hạ viện Mỹ cũng đã bỏ phiếu thông qua đạo luật này với tỷ lệ 377/48. Tổng thống Donald Trump tuần trước cam kết sẽ “ngay lập tức” ký thông qua đạo luật.
Sau khi được Nhà Trắng phê chuẩn, Đạo luật Ủy quyền Quốc phòng sẽ xác nhận kế hoạch tăng 2,8% trong chi tiêu quân sự của Mỹ, đồng thời đề ra các biện pháp để giúp Washington đối phó với các đối thủ hiện nay như Trung Quốc và Nga.
NDAA cũng yêu cầu phải đưa ra các báo cáo về năng lực quân sự của Trung Quốc, sự đầu tư của Bắc Kinh tại Bắc Cực cũng như những nỗ lực của Trung Quốc đại lục trong việc gây ảnh hưởng tới cuộc bầu cử tại Đài Loan vào tháng tới.
NDAA yêu cầu giám đốc cơ quan tình báo quốc gia Mỹ phải đệ trình báo cáo về các hoạt động gây ảnh hưởng của Trung Quốc đối với cuộc bầu cử sắp tới tại Đài Loan, cũng như động thái của Washington nhằm đối phó với các hoạt động của Bắc Kinh.
Đạo luật NDAA cũng thúc đẩy các chuyến thăm trao đổi cấp cao cả ở cấp độ quân sự và chính quyền giữa Mỹ và Đài Loan, tăng cường mua bán vũ khí với Đài Loan để hỗ trợ chiến lược phòng vệ của hòn đảo, đồng thời báo cáo về các hoạt động an ninh mạng giữa Mỹ và Đài Loan.
Trung Quốc luôn coi Đài Loan là một phần của lãnh thổ và cảnh báo sẽ dùng mọi biện pháp để sáp nhập hòn đảo với đại lục, kể cả phương án quân sự. Bắc Kinh nhiều lần yêu cầu Mỹ tuân thủ nguyên tắc “Một Trung Quốc” và cảnh báo quan hệ giữa 2 nước có thể sẽ bị ảnh hưởng nếu Washington không tuân thủ theo nguyên tắc này.
Hồi tháng 11, Phó trợ lý bộ trưởng quốc phòng Mỹ phụ trách khu vực Đông Á Heino Klinck được cho là đã tới thăm Đài Loan. Ông Klinck là quan chức quốc phòng cấp cao đầu tiên của Mỹ tới thăm hòn đảo kể từ năm 1979, thời điểm Washington thiết lập quan hệ ngoại giao song phương với Bắc Kinh.
Chính quyền Tổng thống Donald Trump hiện vẫn tăng cường hỗ trợ Đài Loan, bao gồm việc phê chuẩn hợp đồng vũ khí trị giá 10 tỷ USD trong năm nay. Cơ quan lập pháp Đài Loan cũng đã thông qua việc chi ngân sách 8,2 tỷ USD để mua 66 máy bay chiến đấu F-16V do nhà thầu Lockheed Martin của Mỹ sản xuất.
Tập đoàn Phát triển công nghiệp hàng không vũ trụ Đài Loan (AIDC) và nhà thầu quốc phòng Lockheed Martin của Mỹ ngày 17/12 đã ký thỏa thuận hợp tác chiến lược, mở đường cho việc xây dựng trung tâm bảo dưỡng máy bay chiến đấu F-16 vào năm 2023. Trung tâm bảo dưỡng F-16 sẽ là cơ sở sữa chữa, bảo dưỡng đầu tiên của dòng máy bay chiến đấu này ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
Máy bay chiến đấu F-16V mà Đài Loan đặt mua của Mỹ là phiên bản F-16 hiện đại nhất thế giới. F-16V được trang bị nhiều công nghệ tối tân như radar mảng pha điện tử chủ động, máy tính và khung thân, buồng lái được nâng cấp.
http://biendong.net/bi-n-nong/32-sukien/32197-thuong-vien-my-thong-qua-dao-luat-quoc-phong-ho-tro-dai-loan.html
Tàu con thoi thử nghiệm của Boeing
thất bại trong nhiệm vụ không gian
Tin Cape Canaveral, Florida – Tàu con thoi thử nghiệm mới của hãng Boeing vào thứ Sáu, 20 tháng 12, đã không đến được quỹ đạo của Trạm không gian quốc tế ISS, theo cơ quan không gian NASA cho biết. Tàu con thoi Starliner không người lái được phóng thành công từ căn cứ Cape Canaveral ở Florida, nhưng một sai sót của đồng hồ tính giờ tự động đã khiến con tàu không vào được quỹ đạo của ISS, vốn là đường dẫn giúp con tàu đi tới trạm không gian này.Chuyến đi lên ISS là một thử nghiệm quan trọng của hãng Boeing, nơi đang cạnh tranh với hãng SpaceX để được nhận thầu thực hiện các nhiệm vụ đưa phi hành gia vào không gian của NASA. Tàu con thoi Crew Dragon của SpaceX đã thực hiện thành công chuyến bay thử nghiệm không người lái đến trạm ISS vào tháng 3. Nhiệm vụ thất bại khiến cổ phiếu Boeing giảm 1% trong phiên giao dịch vào buổi chiều. Vụ trục trặc này cũng diễn ra trong lúc Boeing đang cố khôi phục hình tượng công ty, sau 2 vụ rớt máy bay 737 MAX khiến dòng máy bay này bị cấm bay toàn cầu. Viên chức Boeing nói hiện vẫn còn quá sớm để xác định nguyên nhân sai sót của tàu Starliner, và ảnh hưởng của sự việc đối với toàn dự án vẫn chưa thể đánh giá.
Tuy nhiên, việc Boeing phải thực hiện lại chuyến bay thử nghiệm sẽ làm trì hoãn đáng kể lịch trình của NASA và làm tăng chi phí. Máy bay chở tàu con thoi nay đang quay lại Trái Đất, dự kiến hạ cánh tại White Sand, New Mexico vào Chủ Nhật. Đây là điểm hạ cánh ban đầu được dự định sử dụng sau khi tàu con thoi hoàn thành nhiệm vụ dài 1 tuần trên trạm không gian.
Mộc Miên
https://www.sbtn.tv/tau-con-thoi-thu-nghiem-cua-boeing-that-bai-trong-nhiem-vu-khong-gian/
Thượng Viện Hoa Kỳ thông qua dự luật
chống lại các cuộc gọi tự động Robocall
Hôm thứ năm (19 tháng 12), Thượng viện Hoa Kỳ bỏ phiếu đồng ý phê chuẩn một dự luật, nhằm kiểm soát các cuộc gọi tự động Robocall bất hợp pháp. Dự luật trên được gửi tới Tổng thống Donald Trump để ký. Vào đầu tháng 12/2019, Hạ viện Hoa Kỳ cũng phê chuẩn Đạo luật Răn đe và Cưỡng chế hình sự đối với việc lạm dụng cuộc gọi tự động, hay được gọi tắt là Đạo luật TRACED.Tổng thống Trump được dự kiến sẽ ký đạo luật này trong tuần tới hoặc lâu hơn. Theo ABC News đưa tin, Thượng nghị sĩ John Thune cho biết, không ai muốn nhận những cuộc gọi bất hợp pháp và gây ra
phiền hà cho họ. Dự luật trên thể hiện một nỗ lực lập pháp độc nhất, không chỉ từ phía lưỡng đảng, mà nó còn được ủng hộ bởi phần đa số của Quốc hội. Quan trọng hơn cả, đây là một chiến thắng lớn cho người tiêu dùng trên khắp Hoa Kỳ. Ngoài ra, nó có thể chính thức giúp mọi người chú ý đến những kẻ thực hiện các cuộc gọi tự động bất hợp pháp. Nếu được ký kết để trở thành luật, đạo luật trên sẽ yêu cầu các công ty điện thoại chặn các cuộc gọi tự động mà không tính phí khách hàng.
Bên cạnh đó, các công ty điện thoại cũng cần sử dụng các công nghệ xác thực cuộc gọi, để cho phép các công ty điện thọa xác minh rằng các cuộc gọi đến là hợp pháp trước khi tiếp cận người sử dụng. Theo luật được đề nghị, Ủy ban Truyền thông Liên bang có thể phạt người vi phạm tới 10,000 Mỹ kim cho mỗi cuộc gọi.
Mộc Miên
https://www.sbtn.tv/thuong-vien-hoa-ky-thong-qua-du-luat-chong-lai-cac-cuoc-goi-tu-dong-robocall/
Mỹ – Trung thảo luận về Triều Tiên
Hãng Reuters đưa tin Đặc phái viên Mỹ về Triều Tiên Stephen Biegun sẽ đến Trung Quốc vào hôm nay (19.12) nhằm tìm cách tháo gỡ bế tắc trong đàm phán hạt nhân với CHDCND Triều Tiên, sau chuyến công du đến Hàn Quốc và Nhật Bản.Bộ Ngoại giao Mỹ ra thông cáo cho hay ông Biegun sẽ ở Bắc Kinh trong 2 ngày để thảo luận với các quan chức Trung Quốc về “sự cần thiết duy trì thống nhất quốc tế đối với Triều Tiên”, sau khi Trung Quốc và Nga đề xuất HĐBA LHQ giảm bớt lệnh trừng phạt đối với Bình Nhưỡng.
Cũng trong hôm qua, Hãng Yonhap dẫn lời cố vấn cấp cao Kellyanne Conway của tổng thống Mỹ tuyên bố nếu quá trình phi hạt nhân tại Triều Tiên chưa diễn ra thì lệnh cấm vận của Mỹ lên nước này vẫn giữ nguyên, đồng thời kêu gọi Triều Tiên thực thi thỏa thuận tại Singapore về giải giới hạt nhân.
http://biendong.net/bi-n-nong/32-sukien/32190-my-trung-thao-luan-ve-trieu-tien.html
TT Trump ký luật trừng phạt
công ty tham gia dự án Nord Stream 2 của Nga
Thùy DươngNgày 20/12/2019, tổng thống Mỹ Donald Trump ký ban hành luật trừng phạt các công ty tham gia công trình đường ống dẫn khí đốt Nord Stream 2 của Nga dưới biển Baltic, vốn lâu nay là tâm điểm cuộc chiến kinh tế và địa-chính trị giữa Mỹ và châu Âu.
Các lệnh trừng phạt được tổng thống Mỹ Donald Trump ban hành nằm trong văn bản luật về Ngân sách Quốc phòng Mỹ cho năm tài khóa 2020. Chủ các doanh nghiệp liên quan đến Nord Stream 2 sẽ bị phong tỏa tài sản ở Mỹ và bị thu hồi visa nhập cảnh vào Hoa Kỳ. Bộ Ngoại Giao Mỹ có 60 ngày để thông báo tên của các doanh nghiệp và những nhân vật có liên quan.
Đối với Washington, công trình đường ống dẫn khí đốt của Nga sẽ làm gia tăng sự lệ thuộc của châu Âu vào nguồn nhiên liệu của Nga, như vậy có nghĩa là làm tăng sức ảnh hưởng của Matxcơva. Còn Liên Hiệp Châu Âu thì phản đối mạnh mẽ việc Hoa kỳ can dự vào chính sách năng lượng của Liên Âu.
Một trong những tập đoàn chính bị Mỹ nhắm tới là Allseas, một công ty Thụy Sĩ sở hữu Pioneering Spirit, tàu tải ống lớn nhất thế giới, được tập đoàn Nga Gazprom thuê để xây dựng đường ống dẫn khí dưới biển. AFP cho biết, ngay sau khi Mỹ công bố biện pháp trừng phạt, tập đoàn Thụy Sĩ Allseas ra thông cáo cho biết ngưng việc lắp đặt Nord Stream 2. Về phía Nga, Matxcơva khẳng định sẽ tiếp tục thực hiện dự án, bất chấp lệnh trừng phạt của Mỹ.
Đức là nước được hưởng lợi nhiều nhất từ đường ống dẫn khí đốt Nord Stream 2 của Nga. Trong một thông cáo, phát ngôn viên của thủ tướng Đức Angela Merkel cứng rắn chỉ trích các biện pháp trừng phạt của Mỹ liên quan đến đường ống dẫn khí ga Nord Stream 2 và coi đó là sự can dự vào công việc nội bộ của châu Âu và Đức.
http://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20191221-trump-k%C3%BD-lu%E1%BA%ADt-tr%E1%BB%ABng-ph%E1%BA%A1t-c%C3%A1c-c%C3%B4ng-ty-tham-gia-d%E1%BB%B1-%C3%A1n-nord-stream-2-c%E1%BB%A7a-nga
Tòa Án Hình Sự Quốc Tế
sẽ mở điều tra về tội ác chiến tranh ở Palestine
Thùy DươngNgày 21/12/2019, chưởng lý Tòa Án Hình Sự Quốc Tế (ICC/CPI) Fatou Bansouda cho biết sẽ mở một cuộc điều tra về các tội ác chiến tranh trên các vùng đất của người Palestine bị chiếm đóng. Vào năm 2014, Palestine đã đệ đơn kiện Israel lên tòa CPI.
Sau phát biểu của bà Fatou Bansouda, các lãnh đạo Palestine gọi đây là thông điệp của niềm hy vọng cho nhân dân Palestine và các nạn nhân. Ngược lại, chính quyền Israel chỉ trích một quyết định mang tính chính trị.
Từ La Haye, thông tín viên RFI Stéphanie Maupas cho biết chi tiết :
« Các tội ác chống nhân loại và tội ác chiến tranh đã được thực hiện tại những vùng đất Palestine bị chiếm đóng và ở dải Gaza. Chưởng lý Tòa Án Hình Sự Quốc Tế đã kết luận như trên sau 5 năm điều tra sơ bộ.
Tuy nhiên, các cuộc điều tra cần thiết để giải quyết vụ kiện sắp tới không thể được khởi động ngay lập tức. Chưởng lý yêu cầu là trước hết các thẩm phán phải làm rõ một vấn đề pháp lý : Họ có thẩm quyền đối với những vùng đất nào.
Ngay từ đầu, khi vụ kiện được mở ra theo đề nghị của phía Palestine, Israel luôn phản đối sự can thiệp của tòa CPI. Israel vốn không gia nhập Tòa Án Hình Sự Quốc Tế. Các luật sư của Israel đặc biệt nhấn mạnh Palestine không phải là một Nhà Nước và các vùng đất liên quan, không thể nằm trong phạm vi xét xử của Tòa CPI.
Thủ tướng Israel ngay lập tức có phản ứng về quyết định của chưởng lý Tòa Án Hình Sự Quốc Tế. Ông Benjamin Netanyahou tố cáo là vụ này nhằm gạt bỏ tính chính đáng của Nhà Nước Israel. Trong khi đó, chính quyền Palestine hoan nghênh bước tiến mới của tòa.
Các văn bản của tòa CPI không dự kiến thời hạn để các thẩm phán phải có câu trả lời, nhưng chưởng lý thúc giục các thẩm phán trả lời càng sớm càng tốt, « vì quyền lợi của các nạn nhân và các cộng đồng đang bị ảnh hưởng ». Bà Bensouda còn cho biết thêm là một số nhân chứng có thể cần được bảo vệ ».
http://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20191221-t%C3%B2a-%C3%A1n-h%C3%ACnh-s%E1%BB%B1-qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF-s%E1%BA%BD-m%E1%BB%9F-%C4%91i%E1%BB%81u-tra-v%E1%BB%81-t%E1%BB%99i-%C3%A1c-chi%E1%BA%BFn-tranh-%E1%BB%9F-palestine
Trợ giúp dân thường Syria:
Nga-Trung Quốc phủ quyết dự thảo nghị quyết HĐBA
Thùy DươngNga và Trung Quốc hôm 20/12/2019 đã phủ quyết một dự thảo nghị quyết của Liên Hiệp Quốc về Syria. Dự thảo lần này liên quan đến việc triển hạn việc mở 4 địa điểm ở biên giới Syria với các nước láng giềng để tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển hàng cứu trợ nhân đạo đến thường dân Syria.
QUẢNG CÁO
Quyết định của Nga và Trung Quốc đã khiến Hội Đồng Bảo An giận dữ. Đây là lần thứ 14 kể từ khi nổ ra cuộc chiến Syria, Nga phủ quyết dự thảo nghị quyết liên quan đến quốc gia Trung Đông này.
Từ New York, thông tín viên RFI Carrie Nooten cho biết chi tiết:
« Sau một tuần căng thẳng và bực bội ở New York quanh việc triển hạn 4 cửa khẩu ở biên giới Syria để hàng cứu trợ nhân đạo được vận chuyển qua, sự náo động và nỗi giận dữ lại bao trùm các hành lang trụ sở Liên Hiệp Quốc. Do lá phiếu phủ quyết của Nga và Trung Quốc lần này, hệ thống cho phép vận chuyển thực phẩm và thuốc men mà 4 triệu người Syria phụ thuộc hoàn toàn để duy trì sự sống có thể sẽ phải đưa ra bàn bạc lại sau ngày 10/01/2020.
Đại diện Pháp, bà Anne Gugen, sau cuộc bỏ phiếu, đã coi việc phủ quyết của Nga và Trung Quốc là « một quyết định vô trách nhiệm và tai hại ». Còn đại diện của Mỹ tại Liên Hiệp Quốc, Kelly Craft, đã có bài phát biểu mạnh mẽ nhất kể từ khi bà được cử đến hồi tháng 09/2019.
Bà Kelly Craft cho rằng bất cứ thành viên Hội Đồng Bảo An nào phản đối việc bố trí trợ giúp nhân đạo này đều không thể được dung thứ. Bà phát biểu : « Tôi đứng đây, trước quý vị, ai cũng bàng hoàng. Hậu quả lá phiếu phủ quyết của Nga và Trung Quốc về dự thảo nghị quyết của Hội Đồng Bảo An rất khủng khiếp. Quyết định của hai nước này là thiếu thận trọng, vô trách nhiệm và tàn ác ».
Đại diện Nga thanh minh về việc phủ quyết là năm nay tình hình ở Syria đã thay đổi. Cùng với đại diện của Trung Quốc, quan chức ngoại giao này bảo vệ chủ quyền quốc gia của Syria. Sự nhất trí của các thành viên khác của Hội Đồng Bảo An, cũng như cú điện thoại của tổng thư ký Liên Hiệp Quốc, đều không làm đại diện Nga thay đổi quan điểm. Các nhà ngoại giao có thời gian từ nay đến ngày 10/01 để tìm ra một giải pháp ».
Còn tại Syria, vài chục ngàn dân thường đã phải di tản vì các cuộc oanh kích trong tuần qua của chế độ Bachar Al Assad và đồng minh Nga xuống Idleb, miền tây bắc Syria, thành trì lớn cuối cùng của lực lượng chống Damas. Theo Đài Quan Sát Nhân Quyền Syria, từ hôm thứ Năm 19/12, 80 binh lính của cả hai phe đã thiệt mạng tại Idleb trong các vụ đụng độ, trong đó có 30 binh lính thuộc lực lượng thân chính quyền và 51 tay súng Hồi Giáo cực đoan và chiến binh lực lượng nổi dậy.
http://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20191221-syria-nga-trung-qu%E1%BB%91c-ph%E1%BB%A7-quy%E1%BA%BFt-d%E1%BB%B1-th%E1%BA%A3o-ngh%E1%BB%8B-quy%E1%BA%BFt-h%C4%91ba
Chồng Nữ hoàng Anh vào bệnh viện qua đêm
để theo dõi sức khỏe
Công tước xứ Edinburgh, phu quân của Nữ hoàng Anh đã qua đêm trong bệnh viện sau khi được tiếp nhận nhập viện như một “biện pháp phòng ngừa”.Hoàng tế Philip, 98 tuổi, đã di chuyển từ Sandringham Estate của Nữ hoàng, ở Norfolk, đến Bệnh viện King Edward VII của London vào sáng thứ Sáu, 20/12/2019.
Điện Buckingham nói việc nhập viện là để “theo dõi và điều trị liên quan một tình trạng sức khỏe có sẵn từ trước”.
Bàn tròn BBC: Điểm các sự kiện quốc tế và VN nổi bật 2019
Chồng Nữ hoàng Anh an toàn sau tai nạn xe hơi
Chừng nào chưa rõ vì sao ngài phải nhập viện, suy đoán sẽ tiếp tục – và một câu hỏi quan trọng là liệu Hoàng tế có đủ sức khỏe để tham dự cùng Nữ hoàng tại Sandringham vào Giáng sinh hay khôngSimon Jones, BBC News
Hoàng tế Philip sẽ ngưng các hoạt động giao tế
Nữ hoàng Anh kỷ niệm 70 năm ngày cưới
Simon Jones của BBC cho hay Hoàng gia hy vọng công tước có thể trở lại Sandringham vào Giáng sinh.
Điện Buckingham nói công tước đã đến bệnh viện theo lời khuyên của bác sĩ, nhưng Buckingham từ chối xác nhận hoặc bác bỏ các tin tức nói công tước đã được đưa đến London bằng trực thăng và sau đó được đưa di chuyển tiếp bằng xe hơi cho phần cuối của hành trình.
Công tước đã vào bệnh viện và dự kiến sẽ ở lại đó trong vài ngày.
Khi hoàng tế tới London, Nữ hoàng đang trên đường đến Sandringham để bắt đầu kỳ nghỉ Giáng sinh.
Nữ hoàng đã lên chuyến tàu Great Northern lúc 10:42 (giờ GMT) từ nhà ga xe lửa London’s King’s Cross và sau đó được thấy qua các hình ảnh bước xuống khỏi chiếc tàu ở ga King’s Lynn.
Tại hiện trường
Simon Jones của BBC News có mặt bên ngoài Bệnh viện King Edward VII cho hay:
“Trong lúc Hoàng tế Philip nội trú tại bệnh viện vào sáng thứ Bảy, các đường phố xung quanh có rất nhiều xe truyền hình vệ tinh từ khắp nơi trên thế giới, chờ đợi để phát tin tức mới nhất về tình trạng của ngài.
“Điện Buckingham không đưa ra thêm tuyên bố nào sau một đêm – mặc dù đây là điều được mong đợi. Công tước được biết đến như một người rất kín đáo, không thích ồn ào.
“Buckingham không muốn đưa ra một bình luận cập nhật tức thời về bất kỳ sự điều trị nào mà Hoàng tế có thể nhận được.
“Chừng nào chưa rõ vì sao ngài phải nhập viện, suy đoán sẽ tiếp tục – và một câu hỏi quan trọng là liệu Hoàng tế có đủ sức khỏe để tham dự cùng Nữ hoàng tại Sandringham vào Giáng sinh hay không.
“Mặc dù có lo ngại về tình trạng của công tước, tại điện Buckingham không có cảm giác báo động. Tôi nghĩ chúng ta thấy rằng thực tế là Nữ hoàng đã quyết định tiếp tục với truyền thống Giáng sinh của mình thay vì ở lại tại đây ở London,” vẫn theo Simon Jones của BBC.
Giáng sinh năm ngoái, Hoàng tế Philip đã bỏ lỡ buổi lễ truyền thống tới nhà thờ của hoàng gia vào ngày Giáng sinh.
Vào tháng 02/2019, có thông báo rằng ngài đã từ bỏ giấy phép lái xe của mình. Việc này diễn ra sau khi Hoàng tế có liên hệ với một vụ tai nạn xe hơi khi đụng với một phương tiện giao thông khác gần Sandringham Estate.
Kể từ khi rút khỏi các hoạt động giao tế theo trách vụ hoàng gia vào năm 2017, công tước vẫn xuất hiện trước công chúng cùng với Nữ hoàng và các thành viên khác của Hoàng gia tại nhiều sự kiện và buổi lễ nhà thờ.
Ngài từng được điều trị về tắc động mạch vành vào năm 2011. Năm sau đó, công tước bị nhiễm trùng bàng quang và bị buộc phải bỏ lỡ buổi hòa nhạc Diamond Jubilee của Nữ hoàng.
Ngài cũng được đưa đến bệnh viện để phẫu thuật bụng vào năm 2013; và vào năm 2014 công tước cũng đã trải qua một ca phẫu thuật trên bàn tay phải.
Năm ngoái, Hoàng tế được thực hiện một thủ thuật thay thế hông tại cùng một bệnh viện ở trung tâm London là nơi mà ngài hiện đang nằm viện.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-50879199
Hạ Viện Anh thông qua thỏa thuận Brexit
Sau hơn 3 năm rưỡi dùng dằng, cuối cùng Anh Quốc đã dứt khoát rời khỏi Liên Hiệp Châu Âu vào đúng hạn cuối tháng 01/2020. Thủ tướng Boris Johnson được rảnh tay tiến hành Brexit vì ngày 20/12/2019, tân Hạ Viện đã thông qua thỏa thuận ly hôn sau lần thảo luận thứ hai, với 358 phiếu thuận và 234 phiếu chống.Thông tín viên RFI Muriel Delcroix tường trình từ Luân Đôn :
« Ông Boris Johnson đang từng bước thực hiện gánh nặng mà người tiền nhiệm Theresa May đã không làm được : đưa Brexit vào đúng lộ trình và khởi động bộ máy lập pháp để ra khỏi Liên Hiệp Châu Âu sau 47 năm chung sống đầy sóng gió.
Cuộc ly hôn này sẽ được tiến hành theo hai chặng : trước tiên là áp dụng, vào đúng ngày 31/01/2020, thỏa thuận chia tay đã được hai bên đàm phán và mở ra thời kỳ quá độ đến cuối năm 2020. Nếu đến lúc đó, hai bên không tìm ra được thỏa thuận nào, Anh Quốc vẫn rời khỏi Liên Hiệp Châu Âu.
Thủ tướng Anh đã ghi điều này thành luật, một cách để duy trì sức ép đối với các nhà đàm phán bất chấp những rủi ro của một cuộc chia tay mà không có thỏa thuận về cơ chế bảo đảm (trong giai đoạn chuyển tiếp, Vương Quốc Anh vẫn nằm trong liên minh thuế quan), nếu căn cứ vào những nội dung chỉ được nêu ngắn gọn. Chia tay không thỏa thuận sẽ gây tác động đột ngột cho nền kinh tế Anh Quốc.
Phía Liên Hiệp Châu Âu tuyên bố sẽ làm « tối đa » để đạt được một thỏa thuận nhưng đồng thời cũng cảnh báo rằng một cuộc chia tay « không có thỏa thuận » sẽ tác động nhiều đến Vương Quốc Anh hơn là đối với 27 nước còn lại.
Ông Boris Johnson có thời gian để đổi ý, nhưng quyết tâm cao độ của ông là tín hiệu gửi đến các cử tri Anh, chán nản vì tình trạng tê liệt kéo dài. Luật rút Anh Quốc khỏi Liên Hiệp Châu Âu vừa được thông qua cũng loại bỏ luôn những biện pháp bảo vệ quyền của người lao động, trong khi các đảng đối lập từng đạt được những điều kiện này dưới thời thủ tướng Theresa May. Luật mới cũng trao cho tư pháp Anh Quốc quyền được xem xét lại những quyết định của Tòa Án Công Lý Châu Âu.
Tóm lại, Brexit đã được khởi động, không đảo ngược được. Giống như năm 2016, ông Boris Johnson hứa hẹn một tương lai kinh tế sáng lạn cho Anh Quốc, bỏ xa các nước láng giềng trên lục địa ».
http://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20191221-h%E1%BA%A1-vi%E1%BB%87n-anh-th%C3%B4ng-qua-th%E1%BB%8Fa-thu%E1%BA%ADn-brexit
Giao thông công cộng Pháp đình công mùa Noel :
Kẻ khóc, Người cười
Minh AnhCuộc đình công trong ngành giao thông công cộng tại Pháp, nhất là ở thủ đô và các vùng phụ cận Paris nhằm phản đối dự luật cải cách hưu bổng, bắt đầu từ hôm mồng 05/12/2019 chưa biết hồi nào kết thúc. Hệ quả của cuộc đọ sức giữa các công đoàn và chính phủ này là cuộc sống của người dân Paris và các vùng phụ cận cũng như tại nhiều thành phố lớn của Pháp bị xáo trộn nghiêm trọng.
Noel này con có thể sẽ không được về !
Sau hơn hai tuần lễ « bị làm con tin » trong cuộc đọ sức giữa chính phủ và các nghiệp đoàn, chạy ngược chạy xuôi tìm đường đi làm, người dân tại Paris và một số thành phố lớn giờ còn phải đôn đáo tìm đường về quê ăn Tết cùng gia đình. Sau nhiều ngày thương lượng căng thẳng, một số nghiệp đoàn cấp tiến như CFDT hay UNSA thông báo « tạm hưu chiến », nối lại các tuyến tầu để người dân được về nhà đoàn tụ cùng gia đình.
Tuy nhiên, do nghiệp đoàn cứng rắn CGT vẫn kiên quyết đình công, nên chỉ có 41% số chuyến tầu là được bảo đảm. Trong cuộc đua này, người sử dụng phương tiện công cộng như « bị ép buộc » đánh trò « loto », hên xui may rủi. Có những người may mắn tầu không bị hủy, như thừa nhận của anh Julien Basson với RFI Tiếng Việt khi đang đợi tầu đi Geneve tại Gare de Lyon.
« Tôi thật sự là quá may vì đã có vé sớm từ trước. Cái may thứ hai là tầu của tôi không bị hủy chuyến. Do vậy với tôi mọi việc xem như ổn. Nhưng bạn gái tôi không được như thế. Chuyến tầu của cô ấy bị hủy. Cô ấy phải nhanh chóng tìm một chuyến khác vì họ vừa mới báo cho cô hay. Hiện tại tôi thấy là mình khá may. Tôi không gặp vấn đề gì hết ! »
Về phần cô Betina, cũng đang đợi tầu ở Gare de Lyon, cô lại kém may hơn một chút là chuyến tầu đi bị hủy và cô đành phải chọn một điểm đến khác đợi người nhà đến đón. Cô cho biết để tìm một chiếc vé khác không phải là dễ.
« Không, thật sự là không dễ chút nào. Ban đầu tôi có vé đi Toulouse, nhưng chuyến tầu của tôi bị hủy. Thế là tự tôi phải tìm một chiếc vé khác nhưng chỉ đến được Montpellier thôi. Đã thế tầu còn bị trễ chuyến. Thật là quá đáng ! »
Có bao nhiêu người có được phần may mắn này ?
Tai nạn giao thông tăng vọt
Một hệ quả khác của cuộc đình công là số tai nạn giao thông tăng lên trong hai tuần qua. Do nhiều đường tầu metro bị đóng cửa, rất nhiều người dân vùng Ile-de-France đổ xô dùng xe trượt và xe đạp thuê tự do.
Tuy nhiên do lượng xe và các phương tiện di chuyển cá nhân tăng đột biến, rủi ro xảy ra tai nạn cao hơn những ngày bình thường, theo như ghi nhận của một phụ nữ dùng xe đạp với phóng viên đài RFI.
« Đúng là có nhiều người sử dụng xe đạp hơn, đông chưa từng thấy. Khi chúng tôi dừng đèn xanh đèn đỏ, hầu như chúng tôi ở hàng đầu. Nhưng vào một số thời điểm, có nhiều xe ô tô hơn, và họ tỏ ra mất kiên nhẫn nhiều hơn những ngày bình thường khác ».
Nhưng cũng có những người không quen với kiểu di chuyển này, thì cảm thấy khá vất vả trong chuyện đi lại. Một phụ nữ 30 tuổi dùng xe trượt cho biết :
« Thật là phức tạp bởi vì ai cũng dùng đến xe ô tô trong suốt cuộc đình công, sự cố cũng gia tăng theo. Ai cũng căng thẳng, bực dọc, do vậy phải gia tăng đề phòng ».
Thế nhưng, đối với người nhân viên giao hàng này, xe đạp và xe trượt còn làm cho chuyện lưu thông thêm phần phức tạp.
« Xe trượt, xe đạp, còn làm cho mọi việc thêm tồi tệ. Họ đi tứ tung, đi ngược chiều, họ không biết cách đi đường. Chúng tôi buộc phải cẩn thận vì chúng tôi đi giao hàng mà ! »
Kể từ đầu cuộc đình công, ngày 05/12/2019, số vụ tai nạn tại thủ đô có liên quan đến người đi xe đạp hay xe trượt đã tăng thêm 43%.
Thương mại : Tiểu thương ủ dột, Nhà mạng hớn hở !
Trời Paris những ngày cuối thu đầu đông xám nhiều hơn vàng. Cuộc đình công kéo dài của ngành chuyên chở công cộng còn khiến bầu không khí thêm phần ủ dột, nhất là với giới kinh doanh.
Metro đóng cửa, du khách vắng dần, nên hàng quán cũng trở nên vắng vẻ. Không có metro, người dân cũng không thể mua sắm cho mùa lễ Giáng Sinh. Theo thống kê của Tiller, hãng chuyên cung cấp phần mềm cho máy thu tiền, được lắp đặt cho khoảng 8.500 đơn vị kinh doanh, doanh số của các tiểu thương
và hàng ăn trung bình giảm đến 41% tại quận 1, 38% tại quận 4 và 37% tại quận 9, trong khoảng thời gian từ ngày 5-15/12/2019, so với cùng kỳ năm 2018.
Hệ quả là người dân đổ xô mua hàng trên mạng. Năm 2018, khi xảy ra phong trào Áo Vàng, lượng hàng bán trên mạng đã tăng vọt 10%, đạt mức 18,3 tỷ euro tại Pháp. Năm 2019, mức tăng trưởng hàng bán trên mạng là 9%.
Vấn đề duy nhất đáng phải lo là trong bối cảnh đình công hiện nay, liệu hàng mua trên mạng có kịp giao đúng hạn hay không ?
Đình công : Công luận Pháp bị chia rẽ
Bên cạnh cuộc so găng giữa các nghiệp đoàn và chính phủ, một cuộc chiến khác cũng đang diễn ra : Cuộc chiến công luận. Theo thăm dò của OpinionWay-Square Management, thực hiện cho báo Les Echos, tỷ lệ người Pháp ủng hộ và chống cải tổ hưu bổng là xấp xỉ ngang nhau.
Sau 15 ngày đình công liên tục, nước Pháp « bị xẻ làm đôi ». Cuộc thăm dò dư luận của nhật báo kinh tế Les Echos cho thấy 43% số người được hỏi là ủng hộ cải cách và 42% là chống đối. Tỷ lệ ủng hộ này tăng thêm 4 điểm trong vòng một tuần và 8 điểm tính từ ngày 17/11/2019.
Nếu như tỷ lệ phản đối dự luật vẫn ổn định thì cường độ phản đối ngày càng mạnh mẽ hơn. Khoảng 26% số người được hỏi khẳng định « hoàn toàn phản đối » (tăng 3 điểm trong vòng một tuần).
Đổi lại, 55% người Pháp khẳng định không đồng tình với chiến lược này của các nghiệp đoàn. 59% số người được hỏi cho rằng việc tạm ngưng đình công không cản các nghiệp đoàn nối lại các « cuộc chiến » vào tháng Giêng này.
Đình công tại Pháp : Móc túi được mùa !
Nếu như người sử dụng phương tiện công cộng dở khóc dở cười vì chuyện đi lại, cuộc đình công này lại là cơ hội vàng cho những kẻ móc túi. Theo nhật báo Le Parisien, số đơn kiện các vụ móc túi trong bốn tuần đã tăng vọt.
Theo xác nhận của một viên cảnh sát với tờ báo, « từ đầu cuộc đình công đến nay, số người đến khai báo bị đánh cắp đã tăng 30% ». Bình thường mùa Noel đã là mùa làm ăn nhộn nhịp của những tay móc túi, do lượng người dân Pháp và du khách lui tới các cửa hàng để mua sắm cũng tấp nập hơn. Giờ thêm vào đó là cảnh chen chúc, xô đẩy, các cuộc đình công chẳng khác gì dịp trời ban cho các nhóm cướp giật.
Le Parisien tường thuật hôm thứ Sáu 13/12/2019, bốn nhóm chuyên móc túi hoạt động riêng lẻ, mỗi nhóm có từ 2-3 người đã bị bắt tại trận đang giật đồ người đi đường ở Chatelet-les-Halles. Những kẻ tội phạm này là những trẻ vị thành niên.
Vẫn theo nhật báo Paris này, do tất cả các đường metro khác bị đóng cửa, riêng đường số 1 và 14 vì đã được tự động hóa nên vẫn vận hành bình thường nên bị quá tải. Đây chính là dịp để những tên tội phạm ra tay dễ dàng.
Thủ thuật móc túi ngày càng đa dạng hơn. Do vậy, theo lời khuyên một viên chức cảnh sát, « không nên rút điện thoại ra sử dụng nếu như đó là chiếc điện thoại đời mới nhất hay là để trong ngăn túi không có khóa cài. Tương tự cho ví tiền ».
Tháng 10/2019, cơ quan Ile-de-France Mobilités cho biết trong 10 tháng đầu năm 2019, số vụ ăn cắp trong các phương tiện giao thông tăng 60%.
http://www.rfi.fr/vi/ph%C3%A1p/20191221-giao-th%C3%B4ng-c%C3%B4ng-c%E1%BB%99ng-%C4%91%C3%ACnh-c%C3%B4ng-noel-phap
Triều Tiên cảnh báo
Mỹ có thể ‘trả giá đắt’ vì chỉ trích về nhân quyền
Triều Tiên hôm thứ Bảy đả kích lại Mỹ vì những chỉ trích nhắm vào thành tích nhân quyền của nước này, nói rằng “những lời lẽ độc hại” của Washington sẽ chỉ làm gia tăng căng thẳng trên Bán đảo Triều Tiên, thông tấn xã nhà nước KCNA đưa tin.Tuyên bố của KCNA, dẫn lời một người phát ngôn của bộ ngoại giao, cảnh báo rằng nếu Mỹ dám đả phá hệ thống chính quyền của miền Bắc bằng cách dẫn ra các vấn đề nhân quyền, họ sẽ “trả giá đắt.”
Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc hôm thứ Tư lên án các hành vi vi phạm nhân quyền “lâu dài và liên tục” của Triều Tiên trong một nghị quyết hàng năm được bảo trợ bởi hàng chục quốc gia trong đó có Mỹ. Đại sứ của Bình Nhưỡng tại LHQ bác bỏ nghị quyết đó.
Tuyên bố của Bộ Ngoại giao Triều Tiên là tuyên bố đầu tiên kể từ Đặc phái viên Mỹ về Triều Tiên, Stephen Biegun, hôm thứ Hai công khai kêu gọi Bình Nhưỡng quay trở lại bàn đàm phán. Vẫn chưa có phản hồi trực tiếp từ Triều Tiên.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper hôm thứ Sáu cho biết ông vẫn hi vọng Mỹ có thể tái khởi động ngoại giao với Triều Tiên, trong khi sắp đến hạn chót cuối năm mà Triều Tiên đã ấn định để Mỹ đưa ra những nhượng bộ mới trong các cuộc đàm phán về kho vũ khí hạt nhân của nước này.
Triều Tiên đã nhiều lần kêu gọi Mỹ từ bỏ “chính sách thù địch” trước khi có thêm các cuộc đàm phán.
Nhưng căng thẳng gia tăng trong những tuần gần đây trong khi Bình Nhưỡng tiến hành một loạt các cuộc thử nghiệm vũ khí và khẩu chiến qua lại với Tổng thống Donald Trump.
Một số chuyên gia cho rằng Triều Tiên có thể đang chuẩn bị cho một vụ thử phi đạn đạn đạo xuyên lục địa mà có thể đưa nước này trở lại con đường đối đầu với Mỹ.
https://www.voatiengviet.com/a/trieu-tien-canh-bao-my-co-the-tra-gia-dat-vi-chi-trich-ve-nhan-quyen/5215032.html
Hong Kong: Gần Giáng sinh
cảnh sát và người biểu tình vẫn đối đầu
Cảnh sát chống bạo động Hong Kong đã tràn vào một số trung tâm mua sắm hôm thứ Bảy, 21/12/2019, đuổi theo và bắt giữ một số người biểu tình chống chính phủ Hong Kong tụ tập để nhấn mạnh yêu cầu của họ vào cao điểm cuối tuần lễ mua sắm ngay trước Giáng sinh, theo Reuters từ Hong Kong cùng ngày.Trong một trung tâm thương mại ở Yuen Long, sát biên giới Trung Quốc, hàng trăm người biểu tình mặc áo đen đánh dấu năm tháng sự kiện một cuộc tấn công trong nhà ga xe lửa do một đám đông có vũ trang mặc áo phông trắng đánh đập người đi đường và người biểu tình bằng tuýp sắt, thanh kim loại.
Cảnh sát đã bị chỉ trích vì không đáp ứng đủ nhanh lời kêu cứu, và không bắt giữ bất kỳ thủ phạm bị cáo buộc nào tại hiện trường. Sau đó, cảnh sát thực hiện một số vụ bắt giữ và nói rằng những kẻ tấn công có liên kết với các băng đảng tội phạm có tổ chức.
Bàn tròn BBC: Điểm các sự kiện quốc tế và VN nổi bật 2019
Hong Kong: Cơn đau đầu 6 tháng qua của Bắc Kinh
Người chụp hình Thiên An Môn mong dân Hong Kong an toàn
Hong Kong: Giới lập pháp dân chủ đề xuất loại lãnh đạo Carrie Lam
Những người biểu tình đã đòi công lý cho vụ tấn công, hô to các khẩu hiệu: “Tranh đấu vì Tự do” và “Đoàn kết với Hong Kong”.
“Chính phủ đã không làm bất cứ điều gì cho đến nay sau 5 tháng… Tôi xứng đáng nhận được một câu trả lời, một lời giải thích,” một nhân viên văn phòng 30 tuổi có họ là Law được hãng tin Anh trích lời, nói.
“Yuen Long không còn là một nơi an toàn nữa… và tất cả chúng tôi đều sống trong nỗi kinh hoàng của khủng bố trắng khi chúng tôi lúc nào cũng lo sợ liệu mình có bị đánh đập khi mặc đồ đen hay không.”
Khi hàng chục cảnh sát chống bạo động xông vào trung tâm thương mại để xua đuổi người biểu tình, một nhà hàng Sushi đã bị đập vỡ cửa sổ và các cửa hàng buộc phải đóng cửa.
‘Tức giận, phẫn nộ’
Các cuộc biểu tình ở Hong Kong hiện đang ở vào tháng thứ bảy, mặc dù có một thời gian tạm lắng. Các cư dân tức giận với những gì họ thấy khi Trung Quốc can thiệp vào các quyền tự do của thành phố vốn được bảo đảm theo quy chế một quốc gia, hai chế độ, khi Hong Kong trở lại dưới sự cai trị của Trung Quốc vào năm 1997, vẫn theo Reuters.
Nhiều người cũng phẫn nộ vì sự tàn bạo của cảnh sát, và đang yêu cầu một cuộc điều tra độc lập về các cáo buộc về việc sử dụng thái quá bạo lực. Các yêu cầu khác bao gồm trả tự do cho tất cả những người biểu tình bị bắt và vãn hồi dân chủ đầy đủ.
Vào tối thứ Sáu, 20/12, cảnh sát bắt giữ một người đàn ông nổ một phát súng bằng súng lục vào các nhân viên cảnh sát mặc thường phục ở quận Tai Po phía bắc. Không ai bị thương.
Lục soát một căn hộ gần đó đã phát hiện một số vũ khí bao gồm súng trường bán tự động và đạn. Steve Li, một viên chức cảnh sát cấp cao tại hiện trường, nói với các phóng viên rằng cảnh sát có thông tin rằng nghi phạm đã lên kế hoạch sử dụng khẩu súng lục trong một cuộc biểu tình để gây ra hỗn loạn và làm bị thương các cảnh sát.
Tại Tsim Sha Tsui vào thứ Bảy, các nhóm người biểu tình cũng đã tập hợp tại một trung tâm mua sắm nổi tiếng có nhiều người mua sắm xa xỉ đến từ Trung Quốc đại lục.
“Chúng tôi không thể ăn mừng Giáng sinh khi mà thành phố của chúng tôi bị cảnh sát chiếm cứ.
“Khi quí vị nhìn thấy cảnh sát bên ngoài trung tâm thương mại, quí vị có còn cảm thấy muốn mua quà nữa hay không?” Bob, một người biểu tình 17 tuổi, nói với hãng tin của Anh.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-50879201
Quản lý tờ Thời báo Hoàn cầu của TQ
bị từ chối cấp visa đi Mỹ
Một quản lý tại tờ Thời báo Hoàn cầu của Trung Quốc đã bị từ chối cấp visa vào Hoa Kỳ, vài tuần sau khi Hoa Kỳ ban hành Đạo luật Nhân quyền và Dân chủ Hồng Kông.Trong một bài đăng vào ngày 16/12 trên mạng xã hội Weibo của Trung Quốc, ông Hách Quân Thạch (Hao Junshi), người quản lý của bộ phận truyền thông mới tại tờ Thời báo Hoàn cầu cho biết Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Trung Quốc đã từ chối đơn xin cấp visa của ông và đính kèm bức ảnh chụp bức thư của Đại sứ quán.
Bức thư của Đại sứ quán cho biết, ông Thạch “không thể chứng minh các hoạt động mà ông ấy dự định ở Hoa Kỳ phù hợp với tiêu chuẩn cho loại visa mà ông ấy xin cấp” và ông Thạch cũng không cung cấp bằng chứng chứng minh ông sẽ quay về Trung Quốc sau chuyến đi Mỹ.
Bức thư viết rằng ông Thạch sẽ không thể kháng cáo quyết định này, và nếu muốn cấp visa thì sẽ phải nộp đơn đăng ký mới.
Sau khi đăng trên mạng, chỉ trong vài giờ, bài đăng của ông Thạch đã thu hút hơn 10.000 lượt like.
“Không có cơ hội để hít thở không khí tự do rồi”, một người bình luận.
“Nó mới là bất thường khi visa không bị từ chối”, một người khác viết.
Trả lời câu hỏi của tờ The Epoch Times về vấn đề này, người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho biết trong một email rằng họ không thể bình luận về quyết định này với lý do “Hồ sơ thị thực của mọi người được bảo mật theo luật của Hoa Kỳ” và “Cán bộ lãnh sự từ chối đơn xin cấp visa nếu người nộp đơn không đủ điều kiện theo Luật Di trú và Quốc tịch hoặc các quy định khác của luật pháp Hoa Kỳ”.
Việc từ chối visa được đưa ra không lâu sau khi Hoa Kỳ ban hành Đạo luật Nhân quyền và Dân chủ Hồng Kông, một đạo luật ủng hộ những người biểu tình ở Hồng Kông.
Đạo luật này có các điều khoản nhắm vào các cơ quan truyền thông do chính quyền Trung Quốc kiểm soát, bao gồm chỉ đạo Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ xem xét lại việc cấp visa làm việc hoặc đi du lịch cho các nhà báo từ các phương tiện truyền thông đăng thông tin sai lệch hoặc tham gia vào “quấy rối có chủ ý” các nhà hoạt động dân chủ và các nhà ngoại giao nước ngoài.
Luật mới cũng yêu cầu Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ “thông báo rõ đến chính quyền Trung Quốc rằng việc sử dụng các phương tiện truyền thông để truyền bá thông tin sai lệch hoặc để dọa nạt và đe dọa những ai mà họ cho là kẻ thù ở Hồng Kông hoặc ở các nước khác là không thể chấp nhận được”.
Luật cũng đặc biệt nêu tên hai tờ báo ở Hồng Kông tên là Văn Hối (Wen Wei Po) và Đại Công Báo (Ta Kung Pao) là các “tổ chức thuộc kiểm soát” của chính quyền Trung Quốc.
Hai tờ báo này cũng như tờ Thời báo Hoàn cầu đã liên tục mô tả các cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ ở Hồng Kông theo chiều hướng tiêu cực, phù hợp với quan điểm tuyên truyền của Bắc Kinh. Ví như vào ngày 20/11, sau khi Hạ viện Mỹ thông qua dự luật Nhân quyền và Dân chủ Hồng Kông, tờ Thời báo Hoàn cầu đã có một bài bình luận nói rằng dự luật “nên được gọi là đạo luật hỗ trợ bạo lực ở Hồng Kông”. Trong một bài xã luận khác vào ngày 15/11 của tờ Hoàn cầu, đã cáo buộc các nhà lập pháp Hoa Kỳ khuyến khích bạo lực và tài trợ cho đạo luật “phạm tội ác với Hồng Kông”.
Hai tờ Văn Hối và Đại Công Báo thường xuyên chạy các bài viết và quảng cáo trên trang nhất với nội dung nói người biểu tình Hồng Kông là “những kẻ bạo loạn”, một cụm từ thường được chính quyền và truyền thông Trung Quốc sử dụng để mô tả những người biểu tình. Một ngày trước ngày kỷ niệm vụ
khủng bố 11/9 ở Mỹ, tờ Văn Hối đã viết một bài báo nói rằng những người biểu tình đang lên kế hoạch cho một “vụ thảm sát trên toàn Hồng Kông”, và viết rằng những người biểu tình ở Hồng Kông “giống như những kẻ khủng bố có âm mưu tấn công bằng tự sát”.
Tương tự, tờ Đại Công Báo trong tháng 8 đã viết bài báo có đăng bức ảnh chụp nhà ngoại giao Hoa Kỳ, Julie Eadeh đang nói chuyện với các nhà hoạt động nổi tiếng ở Hồng Kông trong một khách sạn cùng với tiêu đề “Các lực lượng nước ngoài độc hại có liên quan đến các vấn đề ở Hồng Kông”.
Đáp lại, người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, Morgan Ortagus vào ngày 9/8 đã đăng trên Twitter: “Báo cáo chính thức của Trung Quốc về các nhà ngoại giao của chúng tôi ở Hồng Kông đã đi từ vô trách nhiệm đến nguy hiểm”.
Một phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ nói với tờ The Epoch Times rằng phong trào biểu tình đang diễn ra ở Hồng Kông là phản ánh tình cảm rộng lớn của người dân Hồng Kông.
“Thật nực cười khi nghĩ rằng hàng triệu người đang bị thao túng sẽ đại diện cho một xã hội tự do và cởi mở”, người phát ngôn của Bộ nói với tờ The Epoch Times trong một email.
http://biendong.net/bi-n-nong/32-sukien/32199-quan-ly-to-thoi-bao-hoan-cau-cua-tq-bi-tu-choi-cap-visa-di-my.html
Nguy cơ các doanh nghiệp TQ vỡ nợ đang cao kỷ lục
Theo tin từ Bloomberg, từ đầu tháng 11, ít nhất 15 vụ vỡ nợ đã diễn ra, nâng tổng quy mô vỡ nợ năm nay lên 120,4 tỷ nhân dân tệ (17,1 tỷ USD). Con số này đã gần bằng kỷ lục năm ngoái 121,9 tỷ nhân dân tệ.Dù số vụ vỡ nợ chỉ chiếm phần nhỏ trong thị trường trái phiếu doanh nghiệp nội địa 4.400 tỷ USD của Trung Quốc, nó cũng làm dấy lên lo ngại tác động lan tràn khi các nhà đầu tư khó đánh giá công ty nào sẽ được chính quyền Trung Quốc hỗ trợ.
Cơ quan xếp hạng tín dụng Fitch Ratings tuần trước cho biết, tỷ lệ vỡ nợ trái phiếu phát hành bởi các doanh nghiệp tư nhân Trung Quốc tăng lên mức cao kỷ lục từ 0,6% trong năm 2014 lên tới 4,9% trong 11 tháng đầu năm 2019.
Trong báo cáo công bố ngày 3/12/2019, Fitch Ratings nhấn mạnh rằng con số mới công bố có thể không nói hết về mức độ vỡ nợ thực sự bởi có khả năng một số bên đi vay tiền dàn xếp kín với các trái chủ chứ không đưa vấn đề ra công chúng hoặc nhiều công ty lại đứng ra bảo lãnh các khoản nợ của nhau.
Các công ty thậm chí không cần phải công bố ra công chúng các khoản nợ này, chính vì vậy nhà đầu tư khó có thể hiểu thực sự công ty nào đang nợ nần và nợ bao nhiêu.
Các dấu hiệu gần đây cho thấy khi 6 công ty tư nhân ở một trong những tỉnh giàu nhất Sơn Đông -Trung Quốc đã không thể trả được các khoản nợ của họ trong vòng 3 tháng qua.
Với tổng số 68,1 tỷ nhân dân tệ tức 9,7 tỷ USD các khoản nợ quá hạn của nhóm các công ty này, tình hình căng thẳng tài chính tại Sơn Đông đã tác động đến tâm lý của rất nhiều nhà đầu tư.
Tại tỉnh Sơn Đông, rủi ro vỡ nợ lan rộng theo nhiều cách. Vào cuối tháng 10/2019, thông tin xấu về một công ty ngô và công ty thép đã kéo giá trái phiếu của ít nhất 2 tỉnh. Công ty sản xuất nhôm Trung Quốc China Hongqiao và công ty phân phối thực phẩm Sơn Đông đã hỗ trợ cho nợ của công ty khác và chính hai công ty này cũng chịu thiệt hại tài chính Tewoo Group – một công ty thương mại lớn tại Thiên Tân có thể trở thành công ty quốc doanh lớn nhất Trung Quốc vỡ nợ trái phiếu quốc tế trong hơn 20 năm qua tại đây. Theo các nhà đầu tư, Tewoo Group có thể vỡ nợ 300 triệu USD trái phiếu đáo hạn ngày 16/12.
Đây là một trong những thách thức mà nhà đầu tư trái phiếu tại Trung Quốc đang đối đầu, quy mô vỡ nợ tại nội địa Trung Quốc tăng từ mức 0 cách đây chỉ vài năm lên 126,7 tỷ nhân dân tệ tức 18 tỷ USD vào năm 2019.
http://biendong.net/bi-n-nong/32-sukien/32198-nguy-co-cac-doanh-nghiep-tq-vo-no-dang-cao-ky-luc.html
Trung Quốc chỉ trích
dự luật quốc phòng của Mỹ là ‘can thiệp’
Cơ quan lập pháp hàng đầu của Trung Quốc ngày thứ Bảy chỉ trích dự luật quốc phòng mà Washington thông qua trong tuần này là “can thiệp” vào việc nội bộ của Trung Quốc, Tân Hoa Xã đưa tin.Vưu Văn Trạch, người phát ngôn của Ủy ban Ngoại vụ của Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc của Trung Quốc, bày tỏ sự “bất mãn mạnh mẽ” đối với Đạo luật Ủy quyền Quốc phòng (NDAA), đã được thông qua tại Thượng viện Hoa Kỳ trong tuần này.
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã hứa sẽ nhanh chóng kí ban hành dự luật có ngân khoản 738 tỉ đôla.
Ông Vưu nói nội dung về Đài Loan của dự luật làm suy yếu hòa bình và ổn định ở hai bờ eo biển Đài Loan. Theo dự luật, Mỹ sẽ nỗ lực hỗ trợ sức mạnh quân sự của Đài Loan, hòn đảo tự trị mà Bắc Kinh xem là lãnh thổ thuộc nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.
Dự luật cũng kêu gọi ủng hộ những người biểu tình ủng hộ dân chủ ở Hong Kong, cũng như yêu cầu một báo cáo về việc đối đãi người Hồi giáo Uighur thiểu số ở Tân Cương.
“Mưu đồ của Mỹ can thiệp vào việc nội bộ của các quốc gia khác dưới vỏ bọc ‘dân chủ’ và ‘nhân quyền’ sẽ không bao giờ thành công,” ông Vưu nói, theo Tân Hoa Xã. “Vấn đề liên quan đến Tân Cương không phải là vấn đề nhân quyền, dân tộc và tôn giáo, mà là vấn đề chống khủng bố và khử cực đoan hóa.”
https://www.voatiengviet.com/a/trung-quoc-chi-trich-du-luat-quoc-phong-cua-my-la-can-thiep/5215069.html
‘Cứ treo cổ tôi đi’,
TT Duterte thách Tòa án Hình sự Quốc tế
Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte hôm 20/12 thách thức Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) bỏ tù hoặc treo cổ ông về các vụ hành quyết ngoài vòng pháp luật trong chiến tranh chống ma túy, nhưng tuyên bố sẽ không hợp tác với người nước ngoài nếu bị đưa ra xét xử, theo Reuters.Đây là tuyên bố mới nhất của ông Duterte chống lại tòa án quốc tế ở The Hague trong khi tòa án này vẫn chưa quyết định có nên điều tra ông Duterte về hàng ngàn cái chết trong chiến dịch bài trừ ma túy của ông, trong đó đã xảy ra nhiều tội ác chống nhân loại, theo các nhà hoạt động.
“Tôi không sợ các ông sẽ tống giam tôi tại Tòa án Hình sự Quốc tế. Tôi sẽ không bao giờ cho phép mình trả lời những kẻ da trắng đó, ông Duterte nói trong một bài phát biểu trước các sinh viên sĩ quan và lính dự bị.
“Tôi sẽ không bao giờ, không bao giờ, không bao giờ trả lời bất kỳ câu hỏi nào của các ông. Toàn chuyện nhảm nhí. Tôi chỉ có trách nhiệm với người Philippines. Người Philippines sẽ phán xét tôi.”
Ông Duterte nói thêm: “Nếu các ông treo cổ tôi vì tất cả những gì tôi đã làm, thì xin cứ việc. Tôi còn mừng là khác.”
Ông Duterte cũng mạnh mẽ đả kích Liên Hiệp Quốc sau khi cơ quan nhân quyền LHQ phê chuẩn một nghị quyết hồi tháng 7 để tiến hành điều tra các tội bị cáo buộc vì xâm phạm nhân quyền ở Philippines.
Ông Duterte, cựu thị trường Davao, đã nhiều lần chế nhạo ICC và còn đe dọa sẽ tát vào mặt, hoặc bắt giữ công tố viên của ICC, người mà vào tháng 2 năm 2018 loan báo sẽ tiến hành điều tra sơ bộ vào các vụ hành quyết diễn ra trong chiến dịch bài trừ ma túy của ông Duterte.
Ông Duterte, 74 tuổi, đáp trả lại bằng cách đơn phương hủy bỏ tư cách thành viên ICC của Philippines một tháng sau đó mà không có sự chấp thuận của các nhà lập pháp nước ông. Ông nói ICC đã tước đi quyền của ông được coi là vô tội cho tới khi bị kết án. Tổ chức Ân xá Quốc tế mô tả hành động của ông Duterte là ‘sai lầm’ và ‘hèn nhát’.
https://www.voatiengviet.com/a/cu-tro-co-toi-di-duterte-thach-icc/5214186.html
Ngoại trưởng Malaysia:
Đường 9 đoạn Trung Quốc là yêu sách “lố bịch”
Trọng NghĩaKhẩu chiến giữa Kuala Lumpur và Bắc Kinh về chủ quyền Biển Đông vừa tăng thêm một mức. Trong một bài trả lời phỏng vấn báo chí ngày 20/12/2019, ngoại trưởng Malaysia Saifuddin Abdullah đã không ngần ngại đánh giá rằng việc Trung Quốc đòi chủ quyền trên hầu như toàn bộ Biển Đông là một yêu sách “lố bịch”.
Tuyên bố của ngoại trưởng Malaysia được cho là nhằm đáp trả lời tố cáo hôm 16/12 của Bắc Kinh, theo đó Kuala Lumpur đã vi phạm chủ quyền “lịch sử” của Trung Quốc ở Biển Đông khi nộp đơn lên Liên Hiệp Quốc xin công nhận thềm lục địa mở rộng.
Theo đài truyền hình Ả Rập Al Jazeera, ngoại trưởng Malaysia đã khẳng định rằng việc nước ông quyết định xin mở rộng vùng thềm lục địa ra ngoài phạm vi 200 hải lý ở Biển Đông nằm trong “quyền chủ quyền” của Malaysia.
Về yêu sách của Trung Quốc trên Biển Đông, ông Saifuddin đã không ngần ngại đánh giá : “Về phần Trung Quốc, việc họ tuyên bố rằng toàn bộ Biển Đông thuộc về họ, theo tôi điều đó thật lố bịch”.
Vào ngày 12/12, Malaysia đã chính thức nộp đơn lên lên Ủy Ban Ranh Giới Thềm Lục Địa (CLCS) của Liên Hiệp Quốc xin công nhận vùng thềm lục địa ở phía bắc Biển Đông nằm ngoài phạm vi 200 hải lý tính từ đường cơ sở của nước này. Đây là yêu cầu của Malaysia đối với phần còn lại của thềm lục địa nước này, vì trước đó, vào năm 2009, Malaysia và Việt Nam đã cùng đệ trình phần thềm lục địa của hai nước ở phía nam Biển Đông.
Động thái mới của Malaysia đã khiến Trung Quốc giận dữ. Phái bộ Trung Quốc tại Liên Hiệp Quốc đã lập tức gởi thơ cho tổng thư ký Liên Hiệp Quốc yêu cầu không xem xét đề nghị của Malaysia, trong lúc bộ Ngoại Giao Trung Quốc gởi công hàm phản đối Malaysia là đã vi phạm chủ quyền của Trung Quốc và “các tiêu chuẩn về quan hệ quốc tế”.
Trung Quốc đã viện ra luật lệ quốc tế để phản đối Malaysia, trong lúc chính Bắc Kinh đã phớt lờ phán quyết năm 2016 của Tòa Trọng Tài Thường Trực La Haye đánh giá rằng các yêu sách chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông nằm bên trong đường chín đoạn hoàn toàn không có cơ sở pháp lý.
http://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20191221-ngo%E1%BA%A1i-tr%C6%B0%E1%BB%9Fng-malaysia-%C4%91%C6%B0%E1%BB%9Dng-9-%C4%91o%E1%BA%A1n-trung-qu%E1%BB%91c-l%C3%A0-y%C3%AAu-s%C3%A1ch-l%E1%BB%91-b%E1%BB%8Bch
0 nhận xét