Long Xuyên Hải Ngoại

Dù số phận mang tới điều gì,

hãy can đảm tranh đấu cho quê hương tự do

Tin khắp nơi – 30/11/2019

Thứ Bảy, 30 tháng 11, 2019 20:14 // ,

Tin khắp nơi – 30/11/2019

Đàm phán Mỹ – Trung khó thấy chân trời

Bất chấp hy vọng của Trump về đàm phán thương mại giai đoạn hai với Trung Quốc, giới chức và chuyên gia đánh giá điều này rất khó xảy ra.
Tháng trước, trong cuộc họp báo với Phó thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc tại Nhà Trắng, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết ông muốn nhanh chóng đi sâu vào giai đoạn đàm phán thứ hai ngay khi hoàn thành thỏa thuận thương mại giai đoạn một giữa hai nước.
Giai đoạn hai sẽ tập trung vào sở hữu trí tuệ, vấn đề được cho là nguyên nhân khiến Trump tuyên chiến thương mại với Trung Quốc. Washington nhiều lần cáo buộc Bắc Kinh ăn cắp tài sản trí tuệ của họ bằng cách ép các công ty Mỹ chuyển giao công nghệ để đổi lấy quyền tiếp cận thị trường, nhưng Bắc Kinh phủ nhận.
Tuy nhiên, thỏa thuận giai đoạn một tới nay vẫn chưa được ký kết và vấp phải một loạt rào cản. Trump nhấn mạnh chỉ chấp nhận thỏa thuận khiến ông “vừa lòng”, còn Trung Quốc dường như lo lắng khi Tổng thống Mỹ không rút lại các đòn thuế, điều mà họ từng nghĩ đã được nhất trí về nguyên tắc. Nguồn tin của Reuters hôm 20/11 tiết lộ việc ký kết có thể phải chuyển sang năm tới, do hai bên bất đồng về việc Bắc Kinh yêu cầu rút lại các đòn thuế trên quy mô rộng hơn.
Thêm vào đó, các nguồn tin từ giới chức Bắc Kinh cho biết họ không có ý định ngồi vào bàn đàm phán để thảo luận thỏa thuận giai đoạn hai trước cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vào tháng 11/2020, một phần vì muốn chờ xem Trump có tái đắc cử hay không.
“Trump mới là người muốn ký các thỏa thuận, không phải chúng tôi. Chúng tôi có thể chờ”, một quan chức Trung Quốc giấu tên nói. Hạ nghị sĩ bang California Jim Costa, thành viên hai ủy ban quan trọng về nông nghiệp, tuần trước cũng cho hay các nguồn tin “thực tế” từ Trung Quốc đã nói với ông điều tương tự.
Theo một quan chức giấu tên trong chính quyền Trump, ưu tiên hiện nay của ông chủ Nhà Trắng là ký kết thỏa thuận giai đoạn một, nhằm đảm bảo Trung Quốc sẽ mua số lượng lớn nông sản Mỹ. Kết quả này có thể được Trump ca ngợi như một chiến thắng quan trọng trong các cuộc vận động tái tranh cử của mình để xoa dịu cử tri, giữa bối cảnh nhiều doanh nghiệp và nông dân Mỹ lao đao vì cuộc chiến thương mại kéo dài 18 tháng qua.
Quan chức này nói thêm rằng sau khi hai bên đạt thỏa thuận giai đoạn một, Trump có thể sẽ bớt chú ý tới Trung Quốc hơn do phải tập trung vào các vấn đề trong nước. Những tranh cãi khác với Trung Quốc như sở hữu trí tuệ, Biển Đông và nhân quyền có khả năng được bàn giao cho các trợ lý cấp cao.
Nhà Trắng ban đầu đề ra các kế hoạch đầy tham vọng nhằm tái cấu trúc quan hệ Mỹ – Trung, bao gồm giải quyết một cuộc điều tra hồi năm 2018, khi Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ kết luận Trung Quốc có những hoạt động “không công bằng, vô lý và làm méo mó thị trường”, như gián điệp kinh tế, tấn công mạng, ép chuyển giao công nghệ và bán phá giá hàng hóa nhờ sự trợ giúp đắc lực từ chính phủ.
Lưỡng đảng đã hợp sức với Trump một cách rộng rãi để buộc Trung Quốc phải chịu trách nhiệm. Tuy nhiên, những mối lo ngại trên không nằm trong thỏa thuận giai đoạn một, khi hai bên chỉ thống nhất các nội dung về dịch vụ tài chính, tiền tệ, rút thuế quan, mua nông sản và một số cam kết sở hữu trí tuệ.
“Mấy việc đó đều dễ dàng”, hạ nghị sĩ Costa đề cập tới thỏa thuận giai đoạn một, nói thêm rằng những vấn đề khó khăn hơn là “gián điệp, bản quyền, riêng tư và bảo mật”.
Washington còn rơi vào tình thế “tiến thoái lưỡng nan” khi nhóm cố vấn kinh tế của Trump bị chia rẽ. Một số người khuyên Tổng thống nhanh chóng chấp nhận thỏa thuận giai đoạn một để xoa dịu thị trường và giới kinh doanh, trong khi phần còn lại muốn ông thúc đẩy một thỏa thuận toàn diện hơn. Trong khi đó, giới chức Trung Quốc vẫn cố gắng tìm mọi cách để tránh rơi vào thế “chiếu dưới” và phục vụ lợi ích của Mỹ.
Theo cựu quan chức Mỹ Matthew Goodman, chuyên gia thương mại tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS), thỏa thuận thương mại giai đoạn một sẽ đạt được, do lãnh đạo Trung Quốc và Mỹ rõ ràng đều muốn sớm hoàn thành nó để ổn định thị trường và “hạ nhiệt” lo ngại về chính sách trong nước, dù Bắc Kinh hiện nay vẫn chưa sẵn sàng tuân thủ các điều khoản.
Tuy nhiên, Goodman cho rằng hai bên khó có thể đạt được thỏa thuận nào khác trước cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vào năm sau, xuất phát từ nguyên nhân quan trọng là Washington thiếu chiến lược hợp tác chặt chẽ với nước khác để đối phó Bắc Kinh. Josh Kallmer, cựu quan chức Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ, cũng đồng tình khi nhận định việc đàm phán giai đoạn hai vào năm sau là điều “khó tưởng tượng”.
Giới chuyên gia và cựu quan chức đánh giá Mỹ cần tăng cường hợp tác với các đồng minh để gây áp lực lên Trung Quốc, buộc nước này khẩn trương tiến hành những thay đổi cần thiết về mặt cấu trúc, bao gồm chấm dứt tình trạng ép chuyển giao công nghệ và bảo vệ sở hữu trí tuệ tốt hơn.
Châu Âu và các đồng minh khác của Mỹ tỏ ra e dè trong việc tham gia chiến dịch gây áp lực lên Trung Quốc dường như do thất vọng với lối hành động đơn độc của chính quyền Trump, thêm vào đó là sự phụ thuộc của họ vào đầu tư Trung Quốc.
“Chúng ta cần tới một liên minh quốc tế để có thể bắt đầu đàm phán thương mại giai đoạn hai”, Kellie Meiman Hock, chuyên gia tại McLarty Associates, một nhóm tư vấn thương mại tại Washington, nhận định.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/31756-dam-phan-my-trung-kho-thay-chan-troi.html

Bộ trưởng quốc phòng Mỹ ủng hộ mạnh mẽ Việt Nam

trên vấn đề Biển Đông

Ông Mark Esper thăm chính thức Việt Nam trên cương vị Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ từ ngày 19 -21/11/2019. Trong chuyến công du châu Á lần thứ 2 kể từ khi nhận chức Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, Ông Mark Esper thăm Việt Nam 3 ngày, dài nhất trong 4 nước đến thăm lần này.
Ngay tại Hà Nội, Bộ trưởng Mark Esper lên án Trung Quốc cưỡng ép và đe doạ các quốc gia châu Á nhỏ hơn nhằm áp đặt yêu sách của mình trên Biển Đông; đồng thời kêu gọi Việt Nam và các nước khác trong khu vực hãy mạnh mẽ “đẩy lùi” những hành vi này.
Ngày 20/11/2019, ông Mark Esper đãcó bài phát biểu tại Học viện Ngoại giao Việt Nam trước hàng trăm những nhà ngoại giao tương lai và nhiều quan chức Việt Nam với những lời lẽ lên án mạnh mẽ hành vi xâm lấn của Trung Quốc ở Biển Đông.
Trong bài phát biểu của mình Người đứng đầu Lầu năm góc Esper nhấn mạnh: “Chúng tôi (Mỹ) sẽ không chấp nhận những âm mưu khẳng định yêu sách hàng hải bất hợp pháp trên sự bất lợi của các quốc gia tuân thủ luật pháp khác”; “Mỹ kiên quyết phản đối hành vi đe dọa của bất kỳ bên nào nhằm khẳng định yêu sách chủ quyền của mình, và chúng tôi kêu gọi chấm dứt các hoạt động bất hợp pháp và bắt nạt”.
Tại cuộc gặp Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc và cuộc gặp với Đại diện Đảng Cộng sản Việt Nam, ông Trần Quốc Vượng, Bộ trưởng Mark Esper khẳng định rằng Mỹ “cực lực phản đối hành vi vi phạm luật pháp quốc tế của Trung Quốc và yêu sách chủ quyền quá mức” của nước này; đồng thời,công bố Mỹ sẽ cung cấp thêm cho Việt Nam một tàu tuần tra hàng hải vào năm 2020 khi hai nước kỷ niệm 25 năm thiết lập quan hệ ngoại giao.
Năm 2017, Mỹ đã cung cấp cho Việt Nam một tàu tuần duyên Morgenthau thuộc Lực lượng Tuần duyên Mỹ để giúp nâng cao năng lực của lực lượng quản lý biển Việt Nam. Đây là tàu thuộc lớp Hamilton thứ 8 được đóng tại nhà máy Avondale, New Orleans, bang Louisiana, Mỹ. Chiếc tàu đã được bàn giao cho Cảnh sát biển Việt Nam hồi tháng 5/2017 và được Cảnh sát biển Vùng 3, thuộc Bộ Tư lệnh cảnh sát biển Việt Nam tổ chức lễ tiếp nhận ngày 16/12/2017, tại tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.Hiện đây được coi là chiếc tàu tuần tra lớn nhất của lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam.
Việc Bộ trưởng Mark Esper công bố cung cấp cho Việt Nam chiếc tàu thứ hai nằm trong khuôn khổ hợp tác quốc phòng giữa hai nước mà Mỹ đã nhiều lần khẳng định hỗ trợ Việt Nam nâng cao năng lực kiểm soát biển để đối phó với những thách thức từ Trung Quốc. Sau gần 1/4 Thế kỷ thiết lập quan hệ ngoại giao, quan hệ Việt – Mỹ đã có sự phát triển mạnh mẽ trên tất cả các lĩnh vực, bao gồm quan hệ quốc phòng, nhất là hợp tác trên biển.
Các nhà quan sát hết sức quan tâm đến chuyến thăm Việt Nam lần này của ông Chủ Lầu năm góc, bởi lẽ nó diễn ra ngay sau khi Trung Quốc cho tàu khảo sát Hải Dương 08 cùng nhiều tàu hải cảnh, tàu dân quân biển hoạt động bất hợp pháp trong vùng biển Việt Nam, đe dọa các hoạt động dầu khí lâu nay của Việt Nam suốt từ đầu tháng 7 đến cuối tháng 10/2019.
Quốc hội và Chính quyền Mỹ, kể cả Bộ Quốc phòng Mỹ đã lên tiếng chỉ trích mạnh mẽ hành vi xâm lấn này của Trung Quốc, song Trung Quốc đều làm ngơ và tỏ ra ngày càng hiếu chiến hơn, hung hăng hơn. Các nhà phân tích cho rằng chuyến thăm Việt Nam 3 ngày của Bộ trưởng Mark Esper hàm chứa nhiều ý nghĩa, thể hiện sự ủng hộ mạnh mẽ của Mỹ đối với Việt Nam trên vấn đề Biển Đông, nhất là khi ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước chưa thể tiến hành chuyến thăm Mỹ như kế hoạch trước đây.
Những phát biểu của ông Bộ trưởng Mark Esper với tông điệu hết sức mạnh mẽ về Biển Đông trong chuyến thăm Việt Nam cũng như tại Hội nghị quốc phòng mở rộng ASEAN – Mỹ ở Thái Lan và khi ông Esper ghé thăm Philippines trước đó cho thấy rõ quyết tâm của Mỹ trong việc phối hợp cùng các nước ngăn chặn sự bành trướng của Bắc Kinh ở Biển Đông.
Việt Nam là nước có nhiều tranh chấp nhất với Trung Quốc ở Biển Đông và là nước tỏ thái độ kiên quyết nhất trước các hành vi xâm lấn của Trung Quốc, được Mỹ coi là đối tác quan trọng nhất để Mỹ thực hiện chiến lược kiềm chế, ngăn chặn Trung Quốc ở Biển Đông và xa hơn nữa là thực hiện chiến
lược Ấn Độ dương – Thái Bình dương tự do, rộng mở được Tổng thống Mỹ D. Trump nêu ra tại Diễn đàn APEC năm 2017 ở Đà Nẵng, Việt Nam.
Mỹ đã nhiều lần tuyên bố mạnh mẽ bác bỏ yêu sách ‘đường lưỡi bò” của Trung Quốc ở Biển Đông mà gần đây nhất là trong Báo cáo của Bộ Ngoại giao Mỹ về “Một khu vực Ấn Độ dương – Thái Bình dương tự do, rộng mở: Thúc đẩy một tầm nhìn chung” hôm 04/11/2019. Cùng với Mỹ nhiều nước đồng minh của Mỹ như Anh, Pháp, Nhật, Úc… cũng lên án Bắc Kinh cưỡng ép, bắt nạt các nước láng giềng nhỏ yếu ven Biển Đông, bành trướng chà đạp luật pháp quốc tế.
Cùng với việc lên án mạnh mẽ các hành vi gây hấn của Trung Quốc, ông MarkEspertái khẳng định cam kết của Mỹ trong quan hệ quốc phòng đối với Việt Nam và ủng hộ một nước Việt Nam vững mạnh, thịnh vượng, độc lập, giúp ích cho an ninh quốc tế và an ninh khu vực. Điều này cho thấy rõ ràng Mỹ đang đứng về phía Việt Nam trong cuộc đối đầu với Trung Quốc ở Biển Đông.
Nhiều chuyên gia về Biển Đông đã đưa ra những đánh giá, cho rằng chuyến thăm Việt Nam của Bộ trưởng Quốc phòng Mark Esper sẽ giúp tăng cường hơn nữa sức mạnh cho phía Việt Nam để có thể bảo vệ một cách đầy đủ và hiệu quả các quyền và lợi ích hợp pháp của mình ở Biển Đông trước những hoạt động gây hấn của Trung Quốc.
Trong bối cảnh Trung Quốc đang chĩa mũi nhọn vào Việt Nam hòng buộc Việt Nam phải khuất phục trên vấn đề Biển Đông thì việc tăng cường hơn nữa quan hệ quốc phòng Việt – Mỹ cũng là một cách có thể giúp cho Việt Nam có khả năng tự vệ để chống lại những vi phạm có thể xảy ra trong hiện tại và trong tương lai ở Biển Đông. Quan hệ Việt Nam – Mỹ ngày càng phát triển không chỉ có lợi cho Việt
Nam, cho Mỹ, mà còn có lợi cho khu vực và quốc tế vì hòa bình, ổn định, tự do an toàn hàng hải, hàng không và bảo vệ trật tự dựa trên luật lệ ở Biển Đông là lợi ích chung của cả cộng đồng quốc tế.
Một số nhà nghiên cứu cho rằng chuyến thăm Việt Nam của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper còn để thể hiện sự ủng hộ của Mỹ đối với Việt Nam khi đảm nhiệm chức Chủ tịch ASEAN và Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc vào năm 2020. Hơn thế nữa, ngay tại Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN 35 đầu tháng 11/2019, Mỹ đã gửi thư của Tổng thống Mỹ D. Trump mời lãnh đạo các nước ASEAN sang Mỹ tham dự Hội nghị thượng đỉnh đặc biệt giữa Mỹ và ASEAN trong quý I năm 2020, mở đầu cho năm Việt Nam làm Chủ tịch ASEAN.
Từ góc độ này có thể thấy Mỹ tìm nhiều cách để ủng hộ Việt Nam đảm đương thành công năm Chủ tịch ASEAN nói riêng và phát huy vai trò quan trọng trong ASEAN nói chung. Với cách tiếp cận này, các nhà phân tích nhận định rằng Mỹ sẽ hỗ trợ Việt Nam lên tiếng mạnh mẽ về vấn đề Biển Đông và đóng vai trò trong việc tạo tiếng nói chung của ASEAN trên vấn đề Biển Đông trong năm 2020 khi Việt Nam là nước chủ nhà.
Việt Nam sẽ đứng trước những thách thức do việc Trung Quốc phân hóa, chia rẽ, lôi kéo các thành viên ASEAN trên vấn đề Biển Đông, song sự hậu thuẫn của Mỹ và cùng với đó là của các đồng minh của Mỹ sẽ là một thuận lợi không nhỏ của Việt Nam đưa vấn đề Biển Đông thành nội dung quan trọng trong chương trình nghị sự của các cuộc họp trong khuôn khổ ASEAN năm 2020.
Việc Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper công khai kêu gọi các quốc gia ASEAN chống lại những hành vi gây hấn của Trung Quốc và không để cho Bắc Kinh thao túng Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC) hiện đang được đàm phán giữa ASEAN và Trung Quốc, khi ông tham dự Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng mở rộng ASEAN – Mỹ, là một minh chứng cho việc Mỹ sẽ thúc đẩy các nước ASEAN có tiếng nói chung mạnh mẽ hơn trước hành vi hung hăng của Trung Quốc ở Biển Đông.
Qua những phân tích trên cho thấy Mỹ ngày càng thể hiện hành động nhằm ngăn Trung Quốc trên Biển Đông và đảm bảo thực thi luật pháp quốc tế.
http://biendong.net/bien-dong/31819-bo-truong-quoc-phong-my-ung-ho-manh-me-viet-nam-tren-van-de-bien-dong.html

Amazon thuê thêm 200 ngàn nhân viên

cho mùa lễ mua sắm bận rộn

Amazon đang lên kế hoạch tuyển thêm 200,000 người cho mùa lễ mua sắm bận rộn, gấp đôi so với số lượng nhân viên được thuê cùng thời kỳ năm ngoái. Số lượng người được thuê là dấu hiệu cho thấy nhà cung cấp dịch vụ mua sắm trực tuyến đang phát triển nhanh như thế nào.
Để theo kịp các đơn đặt hàng trực tuyến, Amazon đã mở thêm kho, trung tâm phân loại gói hàng và trạm giao hàng. Họ cũng thúc đẩy tốc độ giao hàng cho các thành viên Prime xuống còn một ngày so với hai ngày trước đây. Các nhà bán lẻ khác có kế hoạch thuê với số lượng nhỏ hơn. Target cho biết họ sẽ thuê 130,000 người trong năm nay, tăng 4% so với năm ngoái. Và Kohl, đã lên kế hoạch thuê 90,000 người, tương đương năm 2018. Trong năm ngoái, Amazon cho biết họ đã thăng chức khoảng 19,000 công nhân đóng gói lên quản trị viên hoặc giám sát viên. Amazon, Walmart và các nhà bán lẻ khác đã hứa sẽ giao nhiều đơn hàng hơn trong vòng 24 giờ kể từ khi khách hàng bấm vào nút “Mua”. Những tuần tới sẽ là bài kiểm tra đầu tiên cho họ về khả năng thực hiện điều đó trong mùa mua sắm bận rộn, khi các đơn đặt hàng và thời tiết xấu có thể gây trì hoãn cho cả những mặt hàng đơn giản nhất.
Thử thách lần này không chỉ đòi hỏi thêm phi cơ và xe cộ, mà còn cả thêm nhiều nhân viên và dữ kiện để giúp các nhà bán lẻ chuẩn bị và dự đoán những gì người mua sắm sẽ mua. Một đơn hàng giao trễ có thể làm tổn hại danh tiếng của nhà bán lẻ, vì người mua hàng có xu hướng đổ lỗi cho họ, ngay cả khi việc đến muộn là lỗi của công ty giao hàng.
Mộc Miên
https://www.sbtn.tv/amazon-thue-them-200-ngan-nhan-vien-cho-mua-le-mua-sam-ban-ron/

Hàng triệu người mua hàng dịp Black Friday

sẽ tiết kiệm được nhiều hơn

trong khung cảnh mua sắm ít hỗn loạn

Trong suốt 5 ngày giãm giá tới đây, bắt đầu từ ngày Lễ Tạ ơn đến ngày Thứ Hai Điện tử (Cyber Monday), có hơn 165 triệu người Hoa Kỳ dự kiến sẽ mua sắm và săn lùng hàng giãm giá. CBS News cho biết hàng triệu người đã thức dậy sớm vào ngày Thứ Sáu Đen (Black Friday­) để xếp hàng chờ bên ngoài các cửa hàng mua sắm khắp Hoa Kỳ.
Khi các cửa hàng chính thức mở cửa vào ngày Lễ Tạ ơn, những người mua sắm chỉ có một suy nghĩ: đó là tiết kiệm càng nhiều càng tốt. Lâu nay, dịp Thứ Sáu Đen nào cũng là cảnh hỗn loạn, nhưng năm nay khung cảnh bớt hỗn loạn hơn. Phóng viên của Wall Street Journal, Sarah Nassauer cho biết nhiều người đang chọn cách mua hàng trực tuyến. Lần đầu tiên trong lịch sử, có đến 54% người tiêu dùng Hoa Kỳ cho biết dịp lễ năm nay họ sẽ mua sắm trực tuyến. Chỉ 36% cho biết họ sẽ mua sắm vào ngày Thứ Sáu Đen năm nay, so với 51% hồi 2016. Cô Nassauer khuyên rằng dù mua sắm bằng cách nào thì cũng nên bắt đầu với việc lập danh sách mua hàng và bám theo danh sách đó, và nếu tình cờ có mặt hàng nào tốt với mức giá hợp lý thì người tiêu dùng vẫn nên chi tiền.
Nhiều cuộc tranh luận cho rằng ngày Thứ Hai Điện tử (Cyber Monday) có thể đánh bại doanh số của Thứ Sáu Đen, với doanh thu ước tính 7 tỷ Mỹ kim. Adobe Analytics dự báo doanh thu của ngày Thứ Hai Điện tử sẽ đạt 9.4 tỷ Mỹ kim, cao hơn 20% so với năm 2018.
Mộc Miên
https://www.sbtn.tv/hang-trieu-nguoi-mua-hang-dip-black-friday-se-tiet-kiem-duoc-nhieu-hon-trong-khung-canh-mua-sam-it-hon-loan/

Chứng khoán châu Âu giảm

do lo ngại căng thẳng Mỹ-Trung

Chỉ số chứng khoán toàn châu Âu Stoxx 600 đã cắt lỗ sớm và trở lại đà sụt giảm trong phiên giao dịch buổi chiều hôm 29/11. Nhóm cổ phiếu tài nguyên cơ bản giảm hơn 1%, đứng đầu nhóm mất giá, trong khi cổ phiếu công nghệ tăng 0,2%.
Tâm lý nhà đầu tư đã trở nên bi quan trước sự leo thang mới đây trong căng thẳng giữa Washington và Bắc Kinh sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump ký ban hành luật ủng hộ người biểu tình Hong Kong. Bộ Ngoại giao Trung Quốc lên án Mỹ có ‘ý đồ xấu xa’.
Cổ phiếu ở châu Á cũng đã giảm do lo ngại rằng tin tức này có thể làm giảm cơ hội đạt được thỏa thuận thương mại ‘giai đoạn một’ giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới. Chỉ số bao trùm nhất của cổ phiếu châu Á-Thái Bình Dương, MSCI, trừ Nhật Bản đã giảm 1%.
Còn ở châu Âu, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron một lần nữa lại chỉ trích NATO hôm 28/11 trong khi biện hộ cho tuyên bố của ông rằng liên minh quân sự này đang bị ‘sống thực vật’.
Tuần tới sẽ là một tuần bận rộn về địa chính trị khi các lãnh đạo NATO sẽ họp thượng đỉnh và Tổng thống Mỹ Donald Trump chuẩn bị hội kiến Nữ hoàng Elizabeth đệ nhị tại London.
Về mặt dữ liệu, số liệu của Anh công bố hôm 29/11 cho thấy lòng tin của người tiêu dùngvào tháng 11vẫn đang ở mức thấp nhất kể từ năm 2013, trong bối cảnh có những bất trắc về cuộc tổng tuyển cử ngày 12/12.
Trong khi đó, GDP của Pháp tăng 0,3% trong quý 3. Kết quả này nhất quán với ước tính ban đầu.
Siêu thị trực tuyến Ocado của Anh là công ty có giá cổ phiếu gia tăng nhiều nhất với mức tăng 10,2% sau khi hãng này bước chân vào thị trường châu Á với việc ký kết hợp tác công nghệ với Aeon của Nhật Bản.
Ở đầu giảm của chỉ số Stoxx 600, cổ phiếu DNB, hãng dịch vụ tài chính của Na Uy, đã giảm 5,6% sau khi cảnh sát Na Uy công bố một cuộc điều tra đối với ngân hàng này về các cáo buộc rửa tiền của Iceland.
Cổ phiếu của hãng Aak của Thụy Điển giảm 3,6% trong khi cổ phiếu của St. James’s Place nhóm tư vấn tài chính Anh, giảm 3,1%.
https://www.voatiengviet.com/a/ch%E1%BB%A9ng-kho%C3%A1n-ch%C3%A2u-%C3%A2u-gi%E1%BA%A3m-do-lo-ng%E1%BA%A1i-c%C4%83ng-th%E1%BA%B3ng-m%E1%BB%B9-trung/5186646.html

Kẻ tấn công ở London

 từng được cho ra tù sau khi bị kết tội khủng bố

Người đàn ông Anh 28 tuổi đâm chết hai người trên Cầu London trước khi cảnh sát bắn chết anh ta từng được thả ra khỏi tù vào năm ngoái sau khi bị tuyên phạm các tội khủng bố.
Mặc áo đánh bom giả và cầm dao, Usman Khan nổi cơn cuồng sát vào chiều ngày thứ Sáu tại một hội nghị về cải tạo tội phạm bên cạnh Cầu London. Anh ta bị những người đi đường vật xuống đất và sau đó bị cảnh sát bắn chết.
Thủ tướng Boris Johnson, người đang đối mặt với một cuộc bầu cử chóng vánh vào ngày 12 tháng 12, nói rằng đó là một vụ tấn công khủng bố và tuyên bố sẽ chấm dứt tập tục mà theo đó những người phạm trọng tội có thể tự động được thả ra khỏi tù trước hạn, trong khi phe đối lập công kích chính sách này.
Khan, có gia đình đến từ vùng Kashmir do Pakistan kiểm soát, bị kết án vào năm 2012 vì tham gia vào một âm mưu lấy ý tưởng từ al-Qaeda để đánh bom Sở Giao dịch Chứng khoán London. Anh ta được phóng thích vào tháng 12 năm 2018 với những điều kiện nhất định.
“Người này đã được nhà chức trách biết tới vì đã bị tuyên phạm các tội khủng bố vào năm 2012,” Neil Basu, quan chức chống khủng bố hàng đầu của Anh, nói trong một phát biểu. “Rõ ràng, một hướng điều tra quan trọng bây giờ là xác lập quá trình mà anh ta đã trải qua để thực hiện cuộc tấn công này.”
Hai người – một người đàn ông và một người phụ nữ – thiệt mạng trong vụ tấn công, diễn ra vài ngày trước khi London tổ chức một hội nghị của NATO có sự tham dự của Tổng thống Mỹ Donald Trump. Một người đàn ông và hai người phụ nữ bị thương và hiện vẫn nằm viện, ông Basu cho biết.
Cảnh sát đã lục soát một địa chỉ ở thành phố Stafford, miền trung của Anh, trong khi họ tiếp tục cuộc điều tra.
Trong chiến dịch bầu cử năm 2017, Cầu London là hiện trường của một vụ tấn công khủng bố khi ba kẻ chủ chiến tông xe van vào người đi bộ và sau đó tấn công người dân ở khu vực xung quanh, làm 8 người chết và ít nhất 48 người bị thương.
Nhà nước Hồi giáo nói các chiến binh của họ chịu trách nhiệm về vụ tấn công, nhưng nhà chức trách Anh vẫn hoài nghi về những tuyên bố đó.
Vụ tấn công ngày thứ Sáu, chỉ 13 ngày trước một cuộc bầu cử có thể định đoạt việc Anh rời khỏi Liên minh Châu Âu, đã khiến các nhà lãnh đạo chính trị giảm cường độ chiến dịch vận động bầu cử.
Chiến dịch cho đến nay tập trung vào Brexit và dịch vụ y tế nhưng có thể bao gồm tội phạm trong những ngày tới khi Đảng Bảo thủ tìm cách giảm thiểu tác động nảy sinh từ vụ tấn công này.
Nữ hoàng Elizabeth đã gửi lời cảm thông đến những người bị ảnh hưởng bởi vụ tấn công và ca ngợi những người ra tay can thiệp để ngăn chặn kẻ tấn công.
https://www.voatiengviet.com/a/ke-tan-cong-o-london-tung-duoc-cho-ra-tu-sau-khi-bi-ket-toi-khung-bo/5187568.html

Cảnh sát Anh bắn chết nghi phạm

đâm chết hai người ở London

Cảnh sát Anh hôm thứ Sáu bắn chết một người đàn ông đâm chết hai người ở London và làm bị thương thêm ba người trước khi ông ta bị người đi đường vật xuống đất, trong một vụ việc mà nhà chức trách gọi là tấn công khủng bố.
Kẻ tấn công động thủ ngay trước 2 giờ chiều (1400 GMT), nhắm mục tiêu vào những người tại tòa nhà Fishmongers’ Hall gần Cầu London trong khu tài chính nằm ở trung tâm thành phố. Nơi này từng là hiện trường vụ tấn công chết người do những kẻ chủ chiến Hồi giáo cực đoan thực hiện hai năm trước.
Ngoài đường, sáu người đi đường đã vật nghi phạm xuống đất và giật lấy con dao của ông ta.
Một video được đăng trên Twitter cho thấy cảnh sát kéo một người đàn ông rời xa khỏi nghi phạm trước khi một viên cảnh sát cẩn thận nhắm bắn. Hai phát súng vang lên. Người đàn ông không cử động nữa.
Thủ tướng Boris Johnson ca ngợi sự dũng cảm của những người đã đương đầu với người đàn ông và nói rằng nước Anh sẽ không bao giờ nhụt chí.
Ông nói vụ việc hiện được cho là đã được khống chế và tuyên bố bất kì ai khác dính líu sẽ bị truy lùng.
Viên chức chống khủng bố hàng đầu của Anh, Neil Basu, cho biết các viên chức vũ trang chuyên nghiệp thuộc lực lượng cảnh sát thành phố London đã bắn chết nghi phạm tại hiện trường. Ông nói một thiết bị nổ giả tạo buộc vào cơ thể nghi phạm.
Trước đây trong năm 2017, London đã chứng kiến một số vụ tấn công khủng bố, trong đó có vụ ba kẻ chủ chiến tông xe van vào người đi bộ và sau đó tấn công người dân ở khu vực xung quanh, giết chết 8 người và làm bị thương ít nhất 48 người.
Nhà nước Hồi giáo nói các chiến binh của họ chịu trách nhiệm về vụ tấn công đó, nhưng nhà chức trách Anh vẫn hoài nghi tuyên bố này.
Một tháng trước đó, một kẻ đánh bom tự sát giết chết 22 trẻ em và người lớn và làm 59 người bị thương tại một nhà hát chật kín ở thành phố Manchester của Anh, khi đám đông bắt đầu rời khỏi nhạc hội của ca sĩ Mỹ Ariana Grande.
Vào tháng 3 cùng năm, một kẻ tấn công đâm chết một cảnh sát gần tòa nhà nghị viện ở London sau khi một chiếc xe hơi tông vào người đi bộ trên cầu Westminster gần đó.
Sáu người chết, bao gồm cả kẻ tấn công và viên cảnh sát bị ông ta đâm, và ít nhất 20 người bị thương.
Đầu tháng này, Anh đã hạ mức đe dọa khủng bố quốc gia xuống mức “đáng kể” từ mức “nghiêm trọng,” là mức thấp nhất kể từ năm 2014.
https://www.voatiengviet.com/a/c%E1%BA%A3nh-s%C3%A1t-b%E1%BA%AFn-k%E1%BA%BB-d%C3%B9ng-dao-%C4%91%C3%A2m-ng%C6%B0%E1%BB%9Di-%E1%BB%9F-c%E1%BA%A7u-london/5186453.html

Thủ tướng Johnson

xin Trump đừng xen vào bầu cử ở Anh

Thủ tướng Anh Boris Johnson hôm thứ Sáu nói “tốt nhất” là Tổng thống Mỹ Donald Trump đừng can dự vào cuộc bầu cử ở Anh khi ông tới London để dự hội nghị thượng đỉnh NATO vào tuần sau.
Ông Trump vào tháng 10 đã lên tiếng về cuộc bầu cử bằng cách nói rằng lãnh đạo Đảng Lao động đối lập Jeremy Corbyn sẽ là người “rất tệ” cho nước Anh và rằng ông Johnson nên đồng ý bắt tay với lãnh đạo Đảng Brexit Nigel Farage.
Nhưng những nhân vật cao cấp trong Đảng Bảo thủ lo lắng rằng ông Trump có thể làm đảo lộn chiến dịch vận động bầu cử khi ông ở London, chỉ hơn một tuần trước cuộc bầu cử ngày 12 tháng 12 mà các cuộc khảo sát cho thấy ông Johnson đang trên đường giành chiến thắng.
“Theo truyền thống điều mà chúng ta, trong tư cách những đồng minh và bạn thân ái, không làm là xem vào vào các chiến dịch bầu cử của nhau,” ông Johnson, 55 tuổi, nói với đài phát thanh LBC.
“Khi bạn có những người bạn và đồng minh thân thiết như Mỹ và Vương quốc Anh, tốt nhất là không bên nào xen vào cuộc bầu cử của bên kia.”
Ông Johnson nói rằng nếu ông giữ được quyền lực, ông sẽ thực hiện Brexit trước ngày 31 tháng 1 — sau gần bốn năm khủng hoảng chính trị theo sau cuộc trưng cầu dân ý năm 2016 mà trong đó người Anh bỏ phiếu đồng ý rời khỏi Liên minh Châu Âu.
Tổng thống Mỹ, sẽ đến Anh vào ngày thứ Hai, đã mô tả ông Johnson là “Trump của nước Anh” và trong chuyến thăm trước đó đã chỉ trích người tiền nhiệm của ông Johnson, Theresa May, về chính sách Brexit của bà.
Lãnh đạo Đảng Lao động Corbyn nói ông Johnson sẽ bán đi một phần dịch vụ chăm sóc y tế vốn được trân quý của Anh cho các doanh nghiệp Mỹ sau Brexit, nhưng ông Johnson phủ nhận điều này. Ông Trump trước đây đã nói tất cả mọi thứ bao gồm cả dịch vụ chăm sóc y tế nên được đưa lên bàn đàm phán thương mại, dù sau đó ông rút lại phát biểu của mình.
https://www.voatiengviet.com/a/thu-tuong-johnson-xin-trump-dung-xen-vao-bau-cu-o-anh/5186972.html

Đan Mạch nói nghiên cứu của TQ ở Bắc Cực

 có mục đích quân sự

Quân đội Trung Quốc đang ngày càng sử dụng nghiên cứu khoa học ở Bắc Cực như một cách để đi vào khu vực này, một cơ quan tình báo của Đan Mạch cho biết hôm thứ Sáu, trong khi họ cảnh báo về cạnh tranh địa chính trị gia tăng ở vùng này.
Trung Quốc, tự nhận mình là một “nước gần Bắc Cực,” có tham vọng mở rộng sự tiếp cận đối với tài nguyên chưa và vận chuyển hàng hóa nhanh hơn thông qua Tuyến đường Biển phía Bắc.
Năm 2017, Bắc Kinh đưa các tuyến đường biển Bắc Cực vào kế hoạch được gọi là Sáng kiến Vành đai và Con đường, nhằm tìm cách củng cố mối quan hệ Trung Quốc với phần còn lại của thế giới thông qua các dự án cơ sở hạ tầng và nghiên cứu.
Trung Quốc trong những năm gần đây đã đầu tư rất nhiều vào nghiên cứu Bắc Cực. Nhưng người đứng đầu Cơ quan Tình báo Quốc phòng Đan Mạch Lars Findsen cho biết hôm thứ Sáu rằng các cuộc thám hiểm nghiên cứu của Trung Quốc ở Bắc Cực không chỉ là vấn đề khoa học mà còn phục vụ “mục đích kép.”
“Chúng tôi đã xem xét các hoạt động nghiên cứu của Trung Quốc ở Bắc Cực, và thấy rằng quân đội Trung Quốc cho thấy họ ngày càng quan tâm tới việc dự phần ở đó,” ông nói.
Ông Findsen từ chối nêu cụ thể các cuộc thám hiểm nghiên cứu có dính dáng tới quân đội Trung Quốc, nhưng cho biết các ví dụ trong những năm gần đây báo hiệu một diễn biến mới.
Đan Mạch đã đặt ưu tiên là giữ gìn Bắc Cực như một khu vực hợp tác quốc tế và giải quyết mọi vấn đề tiềm năng thông qua các cuộc đàm phán chính trị giữa các quốc gia có lãnh thổ Bắc Cực. Greenland, một hòn đảo rộng lớn nằm giữa Bắc Đại Tây Dương và Bắc Băng Dương, là một lãnh thổ tự trị của Đan Mạch.
Nhưng mục tiêu của Đan Mạch đã trở nên khó đạt được hơn khi Nga nói riêng đang tăng cường khả năng quân sự ở đó, báo cáo tình báo cho biết.
“Đây là một động lực thiết yếu cho một số quốc gia ven biển Bắc Cực khác bắt đầu tăng cường khả năng quân sự trong khu vực (của riêng họ),” báo cáo nói.
Báo cáo cũng cho biết một chiến lược Bắc Cực mới của Mỹ được công bố vào tháng 6 năm nay cộng thêm các phát biểu công khai từ các quan chức chính phủ và quốc phòng cao cấp, cũng góp phần làm gia tăng căng thẳng trong khu vực.
Sự quan tâm của Mỹ đối với Bắc Cực đã trở nên rõ ràng vào tháng 8 khi Tổng thống Donald Trump đề nghị mua Greenland từ Đan Mạch, một ý tưởng nhanh chóng bị chính phủ Đan Mạch và chính phủ khu vực Greenland bác bỏ.
https://www.voatiengviet.com/a/dan-mach-noi-nghien-cuu-cua-trung-quoc-o-bac-cuc-co-muc-dich-quan-su/5186968.html

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ :

Nguyên thủ Pháp « chết não, nghiệp dư »

Thùy Dương
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan hôm qua 29/11/2019 đã chỉ trích thô bạo đồng nhiệm Pháp Emmanuel Macron, cho rằng nguyên thủ Pháp đang « trong tình trạng chết não ».
Erdogan đặc biệt tức giận vì tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã chỉ trích việc chính quyền Ankara tấn công lực lượng Kurdistan tại Syria. Nguyên thủ Thổ Nhĩ Kỳ thậm chí còn chê bai đồng nhiệm Pháp là « nghiệp dư » và « không có kinh nghiệm » về chống khủng bố.
Phát biểu của Erdogan bị chính quyền Pháp coi là mang tính lăng nhục. Paris đã triệu mời đại sứ Thổ Nhĩ Kỳ đến bộ Ngoại Giao Pháp và yêu cầu quan chức này giải thích. Tuy nhiên, nhìn từ Thổ Nhĩ Kỳ, những phát biểu của tổng thống Erdogan nhắm vào tổng thống Pháp Macron, cho dù có cay độc đến mấy đi chăng nữa, thì cũng không có gì thực sự gây ngạc nhiên.
Từ Istanbul, thông tín viên RFI Anne Andlauer giải thích :
« Trong những tháng gần đây, qua những câu từ khi trả lời phỏng vấn hoặc tuyên bố trên diễn đàn, người ta cảm nhận được là tổng thống Erdogan ngày càng oán giận và bực tức đồng nhiệm Pháp, người mà ông Erdogan đã từng hy vọng sẽ  quan hệ chặt chẽ hơn gần gũi khi mới được bầu lên.
Vào tháng trước, tổng thống Recep Tayyip Erdogan khẳng định đã nói với đồng nhiệm Pháp Emmanuel Macron là nên « tự soi mình trong gương » sau khi chủ nhân điện Elysée chỉ trích chính quyền Ankara về chiến dịch tấn công lực lượng Kurdistan tại Syria.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ không hài lòng chút nào với đồng nhiệm Pháp, vì khác lãnh đạo các nước châu Âu khác, ông Macron không chỉ phản đối Ankara bằng lời nói, mà còn mời đại diện lực lượng Kurdistan đến thăm điện Elysée để bày tỏ sự ủng hộ.
Trong một số hồ sơ khác, chẳng hạn như về vị trí của Thổ Nhĩ Kỳ tại Liên Minh Quân Sự Bắc Đại Tây Dương (NATO), quan hệ của Ankara với Liên Hiệp Châu Âu, hay việc khai thác khí đốt trên vùng biển của Chrypre, ông Tayyip Erdogan cho rằng điện Elysée đều có quan điểm bài Thổ Nhĩ Kỳ.
Đương nhiên là khi công khai trước công luận mối oán giận ông Macron thay vì trao đổi riêng với nguyên thủ Pháp, tổng thống Recep Tayyip Erdogan chủ yếu nhắm tới công chúng Thổ Nhĩ Kỳ. Erdogan đang xây dựng hình ảnh một vị lãnh đạo đối đầu với phương Tây ».
http://vi.rfi.fr/ph%C3%A1p/20191130-t%E1%BB%95ng-th%E1%BB%91ng-th%E1%BB%95-nh%C4%A9-k%E1%BB%B3-nguy%C3%AAn-th%E1%BB%A7-ph%C3%A1p-ch%E1%BA%BFt-n%C3%A3o-nghi%E1%BB%87p-d%C6%B0

Người dân Irak tiếp tục biểu tình

dù thủ tướng muốn từ chức

Thụy My
Sau khi thủ tướng Adel Abdel Mahdi loan báo ý định từ chức, hôm nay 30/11/2019 người dân Irak tiếp tục biểu tình tại Bagdak và ở miền nam, khẳng định sẽ tiếp tục phong tỏa các ngả đường cho đến khi « tất cả những kẻ tham nhũng » ra đi.
Thủ tướng Mahdi, một chính khách không đảng phái, hôm qua đã nhượng bộ sau hai tháng biểu tình đã làm cho trên 420 người chết và 15.000 người bị thương. Từ Bagdad, thông tín viên Lucien Wassemann tường trình :
« Đó là chiến thắng đầu tiên của người biểu tình, nhưng chiến thắng này vẫn chưa hoàn chỉnh. Thủ tướng Irak chưa chính thức từ chức, chỉ mới đề nghị với Quốc Hội, vài tiếng đồng hồ sau lời kêu gọi của giáo chủ Ali Sistani. Hiện giờ loan báo này chỉ chứng tỏ một điều, đó là ảnh hưởng của giới lãnh đạo Hồi giáo Shia lên chính trường Irak.
Từ nay một giai đoạn bất định đã mở ra, trước hết, cho đến khi Quốc Hội họp lại và có quyết định về đề nghị từ chức trên đây. Có nhiều khả năng Quốc Hội sẽ thông qua. Nhưng vấn đề lớn mà người biểu tình lo ngại hơn cả, là những bước tiếp theo sẽ như thế nào.
Họ muốn Quốc Hội nhanh chóng thông qua một luật bầu cử mới, và tổ chức các cuộc bầu cử trước thời hạn. Tuy vậy tại Irak không thể biết được việc thương lượng sẽ kéo dài bao lâu, có thể là vô tận. Và trong giai đoạn bất ổn chính trị hiện nay, có nguy cơ cuộc khủng hoảng sẽ trở nên trầm trọng hơn ».
Ông Adel Bakawan, giám đốc trung tâm xã hội học Irak (CSI) nhận xét : « Điều duy nhất chắc chắn, là chẳng có gì chắc chắn cả ». Để chọn ra thủ tướng, cần có sự đồng thuận của bốn đảng Sunni chính, hai đảng Kurdistan chính, và cả sự đồng ý của Iran, Hoa Kỳ.
http://vi.rfi.fr/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20191130-ng%C6%B0%E1%BB%9Di-d%C3%A2n-irak-ti%E1%BA%BFp-t%E1%BB%A5c-bi%E1%BB%83u-t%C3%ACnh-d%C3%B9-th%E1%BB%A7-t%C6%B0%E1%BB%9Bng-mu%E1%BB%91n-t%E1%BB%AB-ch%E1%BB%A9c

Tổng thống Hàn Quốc nhờ Việt Nam

thúc đẩy hòa bình trên bán đảo Triều Tiên

Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In cảm ơn Việt Nam đã tổ chức hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều lần 2 và tin rằng với vai trò lẫn vị thế mới trên trường quốc tế, Việt Nam sẽ góp phần quan trọng thúc đẩy hòa bình giữa hai miền Triều Tiên.
Theo Hãng thông tấn Yonhap của Hàn Quốc, các đề nghị được ông Moon đưa ra trong cuộc hội đàm kín với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại Seoul ngày 27-11.
“Tôi tin rằng sẽ có nhiều lĩnh vực chúng ta có thể hợp tác cùng nhau trên trường quốc tế”, ông Moon nhấn mạnh.
Tổng thống Hàn Quốc đã thông báo cụ thể với Thủ tướng Việt Nam 3 nguyên tắc của Seoul đối với Bình Nhưỡng trong hội đàm kín. Đó là nói không với chiến tranh, đảm bảo an ninh lẫn nhau và cùng thịnh vượng.
Trên cơ sở đó, ông Moon đề nghị Việt Nam đóng “vai trò xây dựng” đối với vấn đề Triều Tiên vì Việt Nam ​​sẽ đảm nhận chức chủ tịch luân phiên ASEAN vào năm 2020 và trở thành thành viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc năm 2021.
Tổng thống Hàn Quốc cũng cảm ơn Việt Nam đã tổ chức hội nghị thượng đỉnh lần 2 giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un hồi tháng 2 năm nay tại Hà Nội. Ông Moon khẳng định có sự giao thoa giữa mục tiêu trở thành nước công nghiệp của Việt Nam và Chính sách Hướng Nam mới của Hàn Quốc.
Tổng thống Hàn Quốc nhờ Việt Nam thúc đẩy hòa bình trên bán đảo Triều Tiên – Ảnh 2.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Tổng thống Moon Jae In hội đàm ngày 27-11 – Ảnh: REUTERS
Theo nhà lãnh đạo Hàn Quốc, quan hệ giữa hai nước đang vô cùng tốt đẹp và chứng kiến nhiều thành tựu hợp tác nổi bật trong thời gian qua.
Chẳng hạn, theo ông Moon, đội tuyển bóng đá Việt Nam dưới sự dẫn dắt của huấn luyện viên Park Hang Seo đã giành được nhiều thành tích cao trong 2 năm qua.
Số cặp vợ chồng Hàn – Việt đang ở con số 60.000 – một điều mà ông Moon cho rằng là minh chứng rõ nhất cho thấy “hai nước đã trở thành một gia đình”.
Đáp lại, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định Việt Nam hết sức coi trọng quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược giữa hai nước, sẽ hợp tác chặt chẽ với Hàn Quốc trong việc đưa mối quan hệ đó tiếp tục phát triển mạnh mẽ, sâu rộng và hiệu quả hơn nữa trong những năm tới.
Thủ tướng cũng mời Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In dự các hội nghị cấp cao liên quan của ASEAN tổ chức tại Việt Nam trong năm 2020. Ông Moon đã cảm ơn và vui vẻ nhận lời mời.
Ngay sau hội đàm, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in đã chứng kiến lễ ký các văn kiện hợp tác giữa hai bên.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/31793-tong-thong-han-quoc-nho-viet-nam-thuc-day-hoa-binh-tren-ban-dao-trieu-tien.html

Báo Pháp:

Ngày mà “Bác Tập” bị Hồng Kông làm mất mặt

Mai Vân
Trên tuần báo Le Point số ghi ngày 28/11/2019, nhà bình luậnLuc de Barochez đã phân tích tác động của tình hình Hồng Kông trên Trung Quốc trong một bài phân tích dài mang tựa đề “Ngày mà “Bác Tập” bị mất mặt” và ghi nhận rằng uy quyền của nhân vật số 1 Trung Quốc Tập Cận Bình đã bị thách thức nghiêm trọng sau gần sáu tháng biểu tình ở Hồng Kông, và nhất là sau chiến thắng áp đảo của phe dân chủ trong cuộc bầu cử cấp huyện ngày 24/11.
Theo Le Point, sự bất lực của ông Tập Cận Bình trong việc áp đặt quyền khống chế của Bắc Kinh trên vùng lãnh thổ bán tự trị này khiến ông có nguy cơ không hoàn thành được những mục tiêu đề ra.
Hồng Kông là thất bại đầu tiên của ông Tập từ khi lên nắm quyền năm 2012. Giấc mơ của ông về sự “hồi sinh vĩ đại của đất nước Trung Hoa” đã bị lu mờ, thậm chí bất thành. Đối với nhà bình luận của Le Point, “Bác Tâp”, như ông thích người ta gọi ông, đã bị rơi xuống khỏi tượng đài của mình.
Bầu cử cấp huyện tại Hồng Kông: Cái tát chưa từng thấy
Tác giả bài viết nhắc lại khá gay gắt: Vào đầu năm 2017, lãnh đạo Trung Quốc được hoan nghênh ở Diễn Đàn Kinh Tế Davos, Thụy Sĩ, được chào đón như một cột trụ của trật tự quốc tế, có năng lực giúp
giảm nhẹ cú sốc sau cơn “địa chấn” phát sinh từ cuộc bầu cử tổng thống Mỹ với thắng lợi của ông Trump.
Thế nhưng không đầy 3 năm sau thì người dân Hồng Kông đã giáng cho ông một cái tát tai chưa từng thấy khi ồ ạt bỏ phiếu cho phe đối lập hôm 24/11. Hệ quả chính trị của sự kiên này chỉ giới hạn thôi vì đó chỉ là một cuộc bầu cử địa phương, ở một vùng lãnh thổ đã trở về dưới trướng Trung Quốc từ 22 năm nay. Nhưng giá trị biểu tượng của sự kiện thì rất to lớn.
Chuyên gia Pháp Philippe le Corre mà bài viết trích dẫn, đã nhận định như sau: “Khi người ta cho dân chúng quyền được phát biểu, thì họ bỏ phiếu chống chính quyền trung ương. Đa số ứng cử viên của Bắc Kinh đều bị mất ghế và gần 3 triệu người Hồng Kông đi bỏ phiếu: Quả là điều chưa từng thấy. Kết quả này cho thấy thế mong manh của guồng máy Tập Cận Bình tại các vùng phiên trấn của Trung Quốc”.
Các cuộc biểu tình liên tục tại Hồng Kông đã làm xấu đi hình ảnh của Trung Quốc trên thế giới, không kém gì chính sách bành trướng mọi mặt của Tập Cận Bình, cũng như việc kiểm soát dân chúng và chính sách đồng hóa “không thương tiếc” nhắm vào thiểu số Hồi Giáo ở Tân Cương.
Bài viết nhắc rằng đề án lớn của Tập Cận Bình là hoàn toàn hòa nhập Hồng Kông và Macao, mở màn cho việc kéo Đài Loan về dưới trướng Trung Quốc chậm lắm là nhân kỷ niệm 100 năm ngày thành lập Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa, tức vào năm 2049.
Tại Đại Hội Đảng vào tháng 10/2017, chủ tịch Trung Quốc đã khoe rằng: Từ khi Hồng Kông và Macao trở về với Tổ Quốc, việc áp dụng nguyên tắc “một đất nước hai chế độ” ở hai vùng lãnh thổ này là một thành công vang dội.”
Le Point nhận thấy là thực tế đã phủ nhận những lời này. Người dân Hông Kông, trên đường phố và bằng lá phiếu, đã cho thấy là sự tự do chính trị của họ quý báu hơn là việc sát nhập với Hoa Lục. Và nếu đảng Cộng Sản Trung Quốc không nắm được Hồng Kông thì làm sao có thể một ngày nào đó thôn tính được Đài Loan và số 24 triệu dân tại đó, trừ phi là dùng đến vũ lực ?
Hồng Kông củng cố quan điểm của Đài Loan
Khủng hoảng ở Hồng Kông càng làm cho người Đài Loan cảm nhận rằng họ có bản sắc riêng biệt, đồng thời thêm củi thêm lửa cho những người muốn độc lập như tổng thống Thái Anh Văn đang ra tranh cử một nhiệm kỳ thứ hai. Theo chuyên gia Philippe Le Corre, những gì đang xẩy ra rất thuận lợi cho bà Thái Anh Văn.
Bắc Kinh thì ngược lại đang ở trong một tình thế rất tế nhị. Bài học có thể rút ra được từ các diễn biến ở Hồng Kông, là nước Trung Quốc của ông Tập Cận Bình không còn làm ai mơ tưởng nữa, kể cả những người dân của Trung Quốc.
Trước tình hình này chọn lựa của Bắc Kinh khá giới hạn. Chính quyền trung ương không muốn rơi vào vết xe đổ của vụ thảm sát Thiên An Môn, cách đây 30 năm, đã làm cả thế giới phẫn nộ. Hậu thuẫn của Quốc Hội Mỹ dành cho sinh viên Hồng Kông có trọng lượng trên bàn cân cho dù ông Trump có tính khí khó lường và Châu Âu thì im hơi lặng tiếng.
Ngoài ra, sự phồn thịnh của kinh tế Trung Quốc cũng dựa vào sức khỏe của Hồng Kông, nơi tiếp xúc giữa Trung Quốc và phần còn lại của thế giới. Gần một nửa đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Trung Quốc năm 2018, là qua ngã Hồng Kông. Cho nên Bắc Kinh phải thận trọng. Thế nhưng, mặt khác, chính quyền trung ương không thể cho virus dân chủ lan qua Hoa Lục.
Bài báo cho là Tập Cận Bình nên đọc lại Tôn Tử, thế kỷ III trước công nguyên, thời Chiến Quốc, vốn đã viết rằng: “Vua là thuyền, dân là nước. Nước nâng thuyền lên nhưng cũng có thể làm lật thuyền”.
Và nhà bình luận của Le Point kết luận: Kể từ giờ, chính quyền Trung Quốc đang đi vào vùng sóng to gió lớn.
http://vi.rfi.fr/ch%C3%A2u-%C3%A1/20191130-b%C3%A1o-ph%C3%A1p-ng%C3%A0y-m%C3%A0-b%C3%A1c-t%E1%BA%ADp-bi%CC%A3-h%E1%BB%93ng-k%C3%B4ng-l%C3%A0m-m%E1%BA%A5t-m%E1%BA%B7t

Tát nhà hoạt động Anh khi tranh luận về Hong Kong,

 phóng viên TQ bị kết án

Phóng viên nữ người Trung Quốc Khổng Lâm Lâm bị kết án tát một nhà hoạt động thuộc đảng Bảo thủ của Anh.
Tòa án Anh ra lệnh bắt phóng viên truyền hình TQ hành xử bạo lực
Trung Quốc kiểm duyệt video ‘châm biếm’
‘Trùm kiểm duyệt Trung Quốc’ bị án 14 năm tù, tịch thu gia sản
Bà Khổng Lâm Lâm, 49 tuổi, là phóng viên của kênh truyền hình quốc gia Trung Quốc CCTV, đã tát ông Enoch Lieu tại một sự kiện bên lề Hội nghị của Đảng Bảo thủ ở thành phố Birmingham vào ngày 30/9/2018.
Một thẩm phán cho biết bà Khổng đã “đánh mất sự chuyên nghiệp điềm tĩnh vào thời điểm nóng bỏng”.
Tờ SCMP cho biết thêm rằng bà Khổng tát ông Lieu khi hai bên đang tranh luận về Hong Kong.
Bà Khổng, ở King Cross, London, đã phủ nhận việc tấn công ông Enoch Lieu, tuyên bố rằng bà đã bị tấn công trước.
Ông Lieu, một thành viên của đảng Bảo thủ ở Newcastle, đã nói với Tòa án ở Birmingham rằng phóng viên Khổng đã tát ông và sau đó đánh vào khuỷu tay ông sau khi bà cáo buộc những thành viên ban tổ chức hội nghị cố gắng “chia rẽ” Trung Quốc.
Cái tát được thực hiện với một lực khiến một đại biểu khác ngồi cách đó tám ghế cũng nghe thấy vào ngày 30/9/2018, tòa án cho hay.
Ông Lieu yêu cầu bà Khổng rời khỏi Trung tâm Hội nghị Quốc tế của thành phố Birmingham sau khi bà nổi điên.
Bà Khổng cũng bị cáo buộc đã gọi các thành viên ban tổ chức là “con rối”.
Ông Lieu phủ nhận việc chạm vào bà Khổng, thay vào đó nói với tòa án rằng ông đã hỏi bà ta “bằng giọng trung lập” rằng bà có thể “làm ơn rời đi”.
Đưa ra phán quyết, Thẩm phán quận Shamim Qureshi nói với phóng viên rằng bà Khổng đã phản ứng theo hai cách.
“Đầu tiên là bằng cách tát ông Lieu, và lần thứ hai sau đó là đẩy tay ông ta ra,” ông nói.
“Hành động đầu tiên rõ ràng là một vụ tấn công hình sự, nhưng lần thứ hai thì không.
“Theo quan điểm của tôi, đó là thời điểm nóng bỏng mà bị cáo mất đi sự chuyên nghiệp điềm tĩnh của mình với tư cách là một nhà báo và thay vào đó trở thành một người chất vấn quá khích.”
Bà Khổng đã được cho tại ngoại có điều kiện 12 tháng và được yêu cầu phải trả chi phí, phụ phí cho nạn nhân và bồi thường 100 bảng, tổng cộng là 2.115 bảng.
Luật sư của bà Khổng, Timothy Raggatt QC, nói với thẩm phán rằng bà sẽ kháng cáo.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-50611991

Trung Quốc triệu Đại sứ Mỹ

phản đối Dự luật Nhân quyền Hồng Kông

Hôm thứ Hai (25/11), Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã triệu tập đại sứ Hoa Kỳ tại Trung Quốc để phản đối Luật Nhân quyền và Dân chủ ở Hồng Kông được Lưỡng viện Hoa Kỳ thông qua trước đó, theo Epoch Times (26/11).
Thứ trưởng Ngoại giao Trịnh Trạch Quang triệu tập Đại sứ Hoa Kỳ tại Trung Quốc Terry Edward Branstad, yêu cầu Washington ngừng can thiệp vào công việc nội bộ của Bắc Kinh. Ông Trịnh gọi Mỹ can thiệp việc nội bộ của Trung Quốc “ngay lập tức sửa chữa sai lầm và ngăn chặn việc thông qua dự luật. Nếu không, Mỹ phải gánh chịu mọi hậu quả”, theo Epoch Times.
Vào tối hôm 19/11, toàn thể thành viên Thượng viện Mỹ đã thông qua “Dự luật Nhân quyền và Dân chủ Hồng Kông”.
Người khởi xướng dự luật, Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ Marco Rubio, trong một cuộc phỏng vấn với Đài truyền hình NTD, nói rằng: “Chúng tôi làm việc này không liên quan đến việc can thiệp vào các vấn đề nội bộ của Trung Quốc, bởi vì Luật Nhân quyền và Dân chủ Hồng Kông vừa được thông qua là luật trong nước của Hoa Kỳ. Đây là cách chúng tôi giải quyết các vấn đề nội bộ của chính mình, cho nên đây không phải là can thiệp vào các vấn đề nội bộ của Trung Quốc”.
Dự luật Nhân quyền và Dân chủ Hồng Kông đã trải qua bốn lần chỉnh lý kể từ khi được đề xuất vào tháng 11/ 2014 và đệ trình lên Nghị viện vào tháng 9/ 2019.
Đạo luật Chính sách Hoa Kỳ – Hồng Kông có hiệu lực từ năm 1997, theo đó, những chính sách đối ngoại của Hồng Kông như xuất khẩu thương mại và kiểm soát kinh tế, là được Nghị viện Hoa Kỳ soạn thảo. Do đó, Luật Nhân quyền và Dân chủ Hồng Kông là luật nội địa của Hoa Kỳ, và thuộc về các vấn đề đối nội của Hoa Kỳ. Nội dung chính của luật là yêu cầu Ngoại trưởng Mỹ nộp báo cáo thường niên lên Nghị viện để xem xét liệu Hồng Kông có còn đủ quyền tự quản để hưởng đãi ngộ đặc biệt do Hoa Kỳ cấp hay không, bao gồm việc tiếp tục xem Hồng Kông là Khu thuế quan độc lập.
http://biendong.net/bi-n-nong/32-sukien/31764-trung-quoc-trieu-dai-su-my-phan-doi-du-luat-nhan-quyen-hong-kong.html

‘Tài liệu nội bộ’ xác nhậnBắc Kinh

vi phạm nhân quyền nghiêm trọng ở Tân Cương

Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo hôm thứ Ba (26/11) cho biết, các tài liệu bị rò rỉ gần đây xác nhận Trung Quốc đang vi phạm nhân quyền nghiêm trọng đối với người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ và hàng loạt các nhóm thiểu số khác, theo Reuter.
Hiệp hội Nhà báo điều tra quốc tế đã công bố các tài liệu “lưu hành nội bộ” của chính quyền Trung Quốc vào Chủ nhật (24/11), mô tả hoạt động đàn áp bên trong các trại cải tạo ở Trung Quốc ở khu vực phía Tây của Tân Cương.
“Những báo cáo này phù hợp với những bằng chứng càng ngày càng rõ nét, cho thấy nhà cầm quyền Trung Quốc đang vi phạm nhân quyền và có những hành động đàn áp dã man với những người bị giam giữ,” ông Pompeo nói trong một cuộc họp báo, kêu gọi Bắc Kinh thả tự do cho tất cả những người Duy Ngô Nhĩ này.
Ông nói các thông tin trong các tài liệu đã xác nhận rằng việc vi phạm nhân quyền rất nghiêm trọng đối với người Hồi giáo tại Tân Cương.
New York Times đã đăng toàn bộ các tài liệu của Hiệp hội Nhà báo Điều tra Quốc tế (ICIJ) vào ngày 16/11, trong đó có nhiều bản báo cáo bí mật tiết lộ chi tiết về chính sách đàn áp của Trung Quốc đối với người Duy Ngô Nhĩ và những người Hồi giáo khác trong khu vực.
Các chuyên gia và nhà hoạt động của Liên Hợp Quốc cho biết, ít nhất 1 triệu người Duy Ngô Nhĩ và các thành viên của các nhóm thiểu số Hồi giáo khác đã bị giam giữ trong các trại ở Tân Cương.
ICIJ cho biết họ đã nhận được một tập tài liệu hướng dẫn nội bộ năm 2017, về “cách hiệu quả để vận hành các trại cải tạo”, như cách ngăn chặn trốn thoát, giữ bí mật về sự tồn tại của trại,’ truyền bá tư tưởng và làm mọi việc đều qua kiểm duyệt và quy định khắt khe.
Các tài liệu khác cho thấy cảnh sát đã được hướng dẫn sử dụng hệ thống thu thập dữ liệu khổng lồ, sử dụng trí thông minh nhân tạo để theo dõi, ghi nhận dữ liệu của toàn bộ các cư dân Tân Cương.
Chính quyền Bắc Kinh phủ nhận mọi hành vi ngược đãi người Duy Ngô Nhĩ hoặc những dân tộc khác ở Tân Cương, nói rằng họ đang đào tạo nghề và dạy các kỹ năng mới, để giúp “dập tắt chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan và ly khai”.
Vụ rò rỉ thông tin xảy ra trong bối cảnh cộng đồng quốc tế đang gia tăng cáo buộc Trung Quốc vi phạm nhân quyền tại Tân Cương. Hơn 30 nước với sự dẫn đầu của Mỹ đã lên án Trung Quốc “đàn áp” người Duy Ngô Nhĩ tại Tân Cương trong một sự kiện bên lề cuộc họp của Đại hội đồng LHQ (UNGA) hồi cuối tháng 9.
http://biendong.net/bi-n-nong/32-sukien/31762-tai-lieu-noi-bo-xac-nhan-bac-kinh-vi-pham-nhan-quyen-nghiem-trong-o-tan-cuong.html

TQ không thể ngăn chặn

Pháp tăng cường hiện diện quân sự ở Biển Đông

Để hạn chế, ngăn chặn Pháp can dự vào vấn đề Biển Đông và lên án, chỉ trích các hoạt động phi pháp của Trung Quốc, Bắc Kinh đã sử dụng chiêu bài hợp tác kinh tế để lôi kéo Pháp, song nước này cũng đưa ra các tuyên bố “răn đe” Paris trong vấn đề Biển Đông. Tuy nhiên, hành động của Trung Quốc chỉ là vô nghĩa.
Trong chuyến thăm gần đây tới Thượng Hải và Bắc Kinh nhằm giúp các doanh nghiệp Pháp giành được những hợp đồng “hậu hĩnh”, đồng thời bảo vệ các lợi ích thương mại của EU trước khi Mỹ và Trung Quốc tìm được giải pháp cho cuộc chiến thương mại, Tổng thống Emmanuel Macron đã thận trọng không công khai chỉ trích chính sách của Trung Quốc trên Biển Đông. Do vậy, không ngạc nhiên khi tuyên bố do Pháp đưa ra sau cuộc gặp giữa Tổng thống Emmanuel Macron và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (6/11) không đề cập tới vấn đề Biển Đông. Trước đó, Trung Quốc đã “cảnh báo” Tổng thống Pháp không nên động chạm tới vấn đề Biển Đông. Phó Vụ trưởng phụ trách các vấn đề châu Âu thuộc Bộ Ngoại giao Trung Quốc Zhu Jing (5/11) cho rằng, Pháp không nên đóng vai trò “gây rối” tại khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương, hoặc đưa tàu chiến tới vùng biển mà Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền.
Trên thực tế, trong những năm gần đây, Pháp đã nhiều lần lên tiếng chỉ trích hành động bành trướng của Trung Quốc trên Biển Đông. Thậm chí, Pháp còn tham gia cuộc chơi ở phía đông kênh đào Suez nhằm kiềm chế Trung Quốc mở rộng tầm ảnh hưởng tương tự như chiến lược Ấn Độ – Thái Bình Dương của Mỹ. Cụ thể, Hải quân Pháp đã điều động các chiến hạm vào Biển Đông trung bình 3 – 4 lần/năm. Ngoài ra, Pháp còn đưa tàu hộ vệ Vendémiaire đi qua eo biển Đài Loan hồi tháng 4/2019. Trung Quốc đã lớn tiếng phản đối sự hiện diện của tàu Vendémiaire. Song Pháp khẳng định các tàu thuyền của nước này chỉ thực hiện hoạt động đi lại thường xuyên trong khu vực nhằm đảm bảo các quy định hàng hải quốc tế được thực thi đầy đủ.
Đối với giới chức Pháp, sự hiện diện của hải quân nước này từ khu vực biển Ả Rập cho tới Vành đai Thái Bình Dương là nhằm duy trì hoạt động tại các vùng biển mở, đảm bảo tự do hàng hải và tôn trọng luật pháp quốc tế. Trong một văn bản chính thức có tên “Pháp và An ninh ở khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương, Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Florence Parly cũng đã nhấn mạnh rằng, “Ấn Độ – Thái Bình Dương hiện là khu vực căng thẳng xuất phát từ những hành động thách thức của một số quốc gia liên quan tới Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển”. Văn bản trên còn viết, “Tại Biển Đông, hoạt động cải tạo quy mô lớn và quân sự hóa trên các thực thể đang xảy ra tranh chấp chủ quyền đã và đang làm thay đổi hiện trạng khu vực cũng như làm gia tăng căng thẳng”. Thậm chí, Pháp còn chỉ đích danh tham vọng bành trướng quân sự của Trung Quốc ở Biển Đông. Cụ thể, trong phiên điều trần trước Hạ viện Pháp hồi tháng Bảy, Tham mưu trưởng hải quân Pháp, Đô đốc Christophe Prazuck cho biết tham vọng của Trung Quốc là mở rộng địa bàn hoạt động tới Ấn Độ Dương. Cũng theo ông Prazuck, những hành động của Trung Quốc ở Biển Đông là vi phạm luật hàng hải quốc tế và các phán quyết của tòa trọng tài. Bên cạnh đó, Pháp còn liên minh với Mỹ để thách thức tầm ảnh hưởng của Trung Quốc. Trong đó, Pháp đã cho nối lại sự kiện Đối thoại An ninh Ấn Độ – Thái Bình Dương với Mỹ. Sự kiện này liên quan tới việc tàu sân bay Charles de Gaulle của Pháp được điều động tới khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương trong năm nay. Ngoài ra, Washington và Paris cũng nhấn mạnh mối quan tâm xây dựng một mạng lưới liên minh và đối tác chiến lược nhằm duy trì khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương tự do và mở cửa.
Hồi tháng 10, Đô đốc Prazuck còn đề xuất tiến hành tuần tra chung ở vùng biển Ấn Độ – Thái Bình Dương giữa hải quân Pháp và Australia. Theo Tướng Prazuck, các chiến hạm của Australia có thể tham gia hộ tống tàu sân bay Charles De Gaulle trong quá trình tàu chiến Pháp hoạt động trong khu vực. Đổi lại, các tàu hộ vệ Pháp có thể hộ tống các tàu đổ bộ của Australia. Ngoài ra, Pháp còn muốn tăng cường khả năng tương tác với quân đội Australia trong lĩnh vực chiến tranh chống ngầm và tấn công đổ bộ. Hồi tháng 5/2019, tàu sân bay Charles de Gaulle của Pháp đã tham gia huấn luyện tại vịnh Bengal với các tàu chiến Nhật Bản, Australia và Mỹ. Sau đó, tàu Charles de Gaulle tiến hành tập trận chống ngầm với hải quân Ấn Độ trong đợt diễn tập thường niên Varuna. Cuối cùng, chiến hạm Pháp hoàn thành sứ mệnh tại khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương khi tới Singapore. Trong năm nay, Pháp cũng sẽ tiếp tục tiến hành những hoạt động chung với Lực lượng Tuần duyên Mỹ tại khu vực Tây Thái Bình Dương.
Bên cạnh hoạt động của hải quân Pháp tại Ấn Độ – Thái Bình Dương, lĩnh vực xuất khẩu quy mô lớn vũ khí của Pháp sang các nước trong khu vực cũng khiến Trung Quốc không khỏi dè chừng. Theo đó, trong giai đoạn từ năm 2008 – 2017, Pháp đã xuất khẩu số vũ khí trị giá 23 tỷ USD sang các nước trong khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương. Trong đó, số vũ khí trị giá 15,5 tỷ USD được Pháp xuất sang Ấn Độ. Đáng nói, Australia cũng đang gia tăng sự phụ thuộc vào các loại vũ khí do Pháp sản xuất. Ngoài ra, Hàn Quốc, Indonesia, Singapore và Malaysia hiện là những khách hàng lớn mua vũ khí của Pháp. Theo SCMP, có thể Pháp sẽ hạ giọng phản đối công khai hoạt động quân sự trái phép của Trung Quốc ở Biển Đông để bảo vệ mối quan hệ thương mại, nhưng việc Pháp dừng bán vũ khí cho các nước láng giềng của Bắc Kinh là điều dường như không thể. Nói cách khác, bán vũ khí chính là trụ cột trong chiến lược của Pháp ở Ấn Độ – Thái Bình Dương, cho dù Trung Quốc có thích hay không.
Đáng chú ý, ngay sau khi Tổng thống Pháp kết thúc chuyến thăm Trung Quốc, giới pháp đã đưa ra các tuyên bố cứng rắn, khẳng định Pháp sẽ không thể lơ là khi ở Biển Đông luật biển bị đe dọa. Phát biểu tại Ấn Độ, Đô đốc Christophe Prazuck, Tư lệnh Hải quân Pháp (18/11) cho rằng, “luật biển quốc tế” đang bị đe dọa ở Biển Đông và điều đó đã thúc đẩy Pháp “thường xuyên đến Biển Đông” vì muốn cổ vũ cho quyền tự do hàng hải. Tư lệnh Hải quân Pháp khẳng định rằng, với tư cách là một quốc gia có vùng đặc quyền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới, nước Pháp không thể lơ là Biển Đông khi luật biển quốc tế đang bị đe dọa ở đây. Đô đốc Prazuck thừa nhận rằng, Trung Quốc đang bành trướng sự hiện diện quân sự trong khu vực, nhưng Pháp cũng là một tác nhân có quyết tâm phát huy một trật tự trên cơ sở tôn trọng luật lệ quốc tế tại Biển Đông. Giải thích thêm về các hoạt động của chiến hạm Pháp trong khu vực, Tư lệnh Hải quân Pháp cho rằng: “Có nhiều cách hành xử khác nhau ở Biển Đông. Trước hết, tại sao chúng tôi lại đến đó 6, 7 lần trong năm? Đó là vì luật biển quốc tế bị đe dọa trong khu vực này của thế giới. Chúng tôi không muốn can dự vào tình hình khu vực liên quan đến các đảo, nhưng chúng tôi đến đó và sẽ tiếp tục, bằng hành động của mình, hậu thuẫn cho việc thực thi quyền tự do hàng hải.”
Lâu nay, Trung Quốc đơn phương tuyên bố chủ quyền trên phần lớn diện tích Biển Đông thông qua cái gọi là bản đồ “đường chín đoạn”. Thậm chí, trong những năm gần đây, Trung Quốc không ngừng cải tạo, xây dựng các hòn đảo nhân tạo và tiến hành quân sự hóa trái phép trên các thực thể này để bảo vệ những tuyên bố chủ quyền phi lý ở Biển Đông. Hành động trên của Trung Quốc đã không chỉ vi phạm luật pháp quốc tế, xâm phạm chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của các nước trong khu vực mà còn vấp phải sự lên án, chỉ trích gay gắt của cộng đồng quốc tế. Từ các nước châu Á, châu Âu, châu Mỹ cho đến châu Phi xa xôi, họ đều cho rằng hành vi của Trung Quốc không chỉ đe dọa hoạt động tự do hàng hải, hàng không ở Biển Đông mà còn đe dọa hòa bình, ổn định trên thế giới.
http://biendong.net/bien-dong/31783-tq-khong-the-ngan-chan-phap-tang-cuong-hien-dien-quan-su-o-bien-dong.html

TQ hưởng lợi lớn nhất từ phán quyết Biển Đông?

Thẩm phán về hưu Antonio Carpio của Philippines giải thích rằng thực ra Trung Quốc mới là nước hưởng lợi lớn nhất từ phán quyết Biển Đông của tòa The Hague tháng 7-2016 nên phải tuân thủ phán quyết này.
“Dù Trung Quốc có mất gì trong phán quyết Biển Đông, bù lại xét về các nguồn tài nguyên khoáng sản và quyền đánh cá, họ được nhiều hơn tại các vùng biển và đại dương khác trên thế giới” – tờ Inquirer của Philippines dẫn phát biểu của ông Carpio phát biểu trong một sự kiện tại Bộ Ngoại giao Philippines ngày 27-11.
Theo ông Carpio, diễn giải về đảo có thể sinh sống được theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển (UNCLOS) của phán quyết 2016 đã “định hình lại kinh tế và thịnh vượng của các quốc gia ven biển trên khắp thế giới”.
“Điều ngạc nhiên là nước hưởng lợi lớn nhất từ diễn giải này là Trung Quốc” – ông Carpio nói.
“Với sự diễn giải của Tòa trọng tài về một hòn đảo có thể ở được với vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý, các quốc gia ven biển đang có chủ quyền đối với các đảo nhỏ không có người ở trên khắp thế giới không còn có thể tuyên bố vùng đặc quyền kinh tế cho các đảo này” – ông Carpio giải thích.
Điều này sẽ giúp mở rộng các vùng biển cả với quyền tự do đánh cá. Và Trung Quốc với đội tàu cá lớn nhất thế giới rõ ràng là một bên hưởng lợi lớn trong phán quyết này.
Do đó, cựu thẩm phán Philippines kêu gọi Bắc Kinh tôn trọng phán quyết Biển Đông.
“Họ nên bắt đầu bằng việc tôn trọng phán quyết của Tòa trọng tài vì họ thực sự không thua thiệt trong việc đánh bắt cá và thậm chí cả về tài nguyên khoáng sản vì ở vùng biển cả nơi các đảo không có vùng đặc quyền kinh tế… các quốc gia khác có thể thăm dò tài nguyên khoáng sản” – ông nói.
Năm 2016, trong vụ kiện do Philippines thúc đẩy, Tòa trọng tài thành lập theo Phụ lục VII Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển ra phán quyết bác bỏ yêu sách chủ quyền lịch sử của Trung Quốc trên Biển Đông.
Bắc Kinh tuyên bố không công nhận và không thực thi phán quyết này đồng thời tìm cách thúc đẩy chiêu bài “gác tranh chấp cùng khai thác” với các nước xung quanh Biển Đông.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/31758-tq-huong-loi-lon-nhat-tu-phan-quyet-bien-dong.html

Philippines điều tra thông tin ‘TQ đe dọa lưới điện’

Lực lượng vũ trang Philippines cho hay sẽ điều tra về khả năng bị đe dọa khi Trung Quốc đồng sở hữu hệ thống truyền tải điện.
Tuyên bố được đưa ra hôm 27/11 sau khi các thượng nghị sĩ Philippines đệ trình một nghị quyết kêu gọi Thượng viện xem xét 40% cổ phần của Tập đoàn lưới điện Nhà nước Trung Quốc (SGCC), công ty đã thắng thầu năm 2009 để điều hành mạng lưới điện Philippines.
“Tập đoàn lưới điện Quốc gia Philippines (NGCP,) đơn vị đứng ra làm hợp đồng, nắm được các điều khoản trong đó cũng như các biện pháp bảo vệ cần thiết”, Tướng Edgard Arevalo, người phát ngôn của Lực lượng vũ trang Philippines (AFP) cho hay.
Tuy nhiên, ông Arevalo nhấn mạnh điều đó không có nghĩa là quân đội Philippines sẽ không tham gia vào các khía cạnh bảo mật của hệ thống lưới điện quốc gia. “Chúng tôi sẽ tham gia vào các vấn đề liên quan đến năng lực của chúng tôi”, Arevalo nói, đồng thời cho hay AFP hoàn toàn có khả năng tiến hành một cuộc điều tra nếu quốc hội có yêu cầu.
Các thượng nghị sĩ Philippines trước đó đặt ra khả năng rằng Trung Quốc có thể tắt mạng lưới điện Philippines từ xa trong trường hợp hai bên xảy ra xung đột. Thậm chí, có thông tin cho rằng chỉ có các kỹ sư Trung Quốc mới có thể vận hành và điều khiển các thiết bị truyền tải điện của Philippines.
“Chúng ta cần phải biết chắc chắn hệ thống năng lượng và cơ sở hạ tầng của chúng ta hoàn toàn nằm trong sự kiểm soát của Philippines. Nếu không, chúng ta sẽ thực hiện các biện pháp bảo vệ kỹ thuật cần thiết để ngăn chặn sự can thiệp hoặc phá hoại của nước ngoài vào hệ thống lưới điện quốc gia của chúng ta”, thượng nghị sĩ Philippines Risa Hontiveros nói.
Tuy nhiên, Tập đoàn lưới điện Quốc gia Philippines (NGCP) khẳng định những lo lắng này là không có cơ sở. Tại họp báo cùng ngày 27/11, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng cho rằng thông tin Trung Quốc kiểm soát và có thể tắt hệ thống truyền tải điện của Philippines là “hoàn toàn vô căn cứ”.
Ông Cảnh nhấn mạnh rằng lưới điện quốc gia Philippines được vận hành, quản lý và duy trì bởi Manila, đối tác Trung Quốc chỉ hỗ trợ kỹ thuật khi được yêu cầu, đồng thời khẳng định Philippines là “hàng xóm thân thiết và đối tác quan trọng của Trung Quốc”.
http://biendong.net/bi-n-nong/32-sukien/31816-philippines-dieu-tra-thong-tin-tq-de-doa-luoi-dien.html

Tân chính phủ Sri Lanka muốn hủy bỏ

thỏa thuận cho Trung Cộng thuê hải cảng trong 99 năm

Tin từ COLOMBO, Sri Lanka – Tân chính phủ của Sri Lanka do Tổng thống Gotabaya Rajapaksa lãnh đạo muốn hủy bỏ kế hoạch của chính quyền trước đó về việc cho thuê hải cảng Hambantota phía nam cho một liên doanh Trung Cộng, với lý do lợi ích quốc gia.
Theo BLOOMBERG, vào năm 2017, cựu thủ tướng Ranil Wickremeinghe thay đổi các điều khoản, tuyên bố rằng việc chi trả các khoản vay để xây dựng hải cảng sẽ là rất khó khăn. Ông đồng ý cho thuê cảng trong 99 năm cho một liên doanh do công ty China Merchants Port dẫn đầu để đổi lấy 1.1 tỷ mỹ kim. Trong một cuộc phỏng vấn vào năm 2018, cựu thủ tướng Wickremeinghe cho biết hành động này giúp giảm bớt một phần gánh nặng về nợ nần với Trung Cộng để xây dựng cảng. Hải Cảng này là biểu tượng của cuộc tranh cãi về sáng kiến Vành đai và Con đường của Chủ tịch Trung Cộng Tập Cận Bình từ Kenya đến Myanmar, bao gồm các cáo buộc rằng nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đang dụ dỗ các nước nghèo vào bẫy nợ. Tại Sri Lanka, nơi giao dịch cho thuê hải cảng bị đảng của ông Gotabaya Rajapaksa phản đối.
Ông Mahinda Rajapaksa vay các khoản tiền của Trung Cộng trong suốt 10 năm làm tổng thống để xây dựng dự án tại quận nhà của ông. Một nỗ lực để thay đổi giao dịch sẽ giúp tân chính phủ của Sri Lanka thể hiện quyết tâm của họ trong việc thay đổi những hợp đồng được xem là gây tổn hại cho an ninh quốc gia.
Mộc Miên
https://www.sbtn.tv/tan-chinh-phu-sri-lanka-muon-huy-bo-thoa-thuan-cho-trung-cong-thue-hai-cang-trong-99-nam/

0 nhận xét

Leave a comment

Được tạo bởi Blogger.