Long Xuyên Hải Ngoại

Dù số phận mang tới điều gì,

hãy can đảm tranh đấu cho quê hương tự do

Tin khắp nơi – 26/10/2019

Thứ Bảy, 26 tháng 10, 2019 20:50 // ,

Tin khắp nơi – 26/10/2019

Bộ trưởng Quốc phòng Esper:

Mỹ sẽ để lại quân ở Syria để bảo vệ các mỏ dầu

Bộ trưởng Quốc phòng Mark Espers nói hôm 25/10 rằng Mỹ sẽ giữ lại các lực lượng của mình ở Syria để bảo vệ các mỏ dầu và giữ cho chúng không bị rơi vào tay Nhà nước Hồi giáo, theo The Washington Post.
Thông báo này cho thấy có sự đảo ngược đột ngột một phần quyết định của Tổng thống Trump về rút quân nhanh chóng ra khỏi Syria. Thông báo cũng là kết quả của một cuộc họp gồm các bộ trưởng quốc phòng NATO, trong đó một số thành viên liên minh đã tức giận dữ dội đối với Thổ Nhĩ Kỳ về quyết định đưa quân vào Syria, theo tờ báo có trụ sở ở thủ đô Washington.
Động thái này được đưa ra một ngày sau khi ông Trump nói rằng Mỹ sẽ ngăn Nhà nước Hồi giáo giành lại quyền kiểm soát các mỏ dầu ở miền đông Syria và cho thấy sự tập trung ngày càng tăng của Mỹ vào tài các sản năng lượng của Syria.
“Chúng tôi cũng đang xem xét làm thế nào chúng tôi có thể tái bố trí các lực lượng trong khu vực để đảm bảo rằng chúng tôi giữ được an toàn cho các mỏ dầu”, Bộ trưởng Esper được The Washington Post trích lời nói. “Hiện tại chúng tôi đang thực hiện một số hành động. Tôi sẽ không đi vào chi tiết.”
Ông Esper cho hay việc triển khai quân của Mỹ “sẽ bao gồm một số lực lượng cơ giới”, bao gồm cả xe tăng, nhưng ông từ chối bình luận về các tin tức nói rằng kế hoạch của Lầu Năm Góc muốn có xe tăng và lực lượng hỗ trợ. Mục đích của việc tái bố trí quân là để “đảm bảo rằng chúng ta có thể ngăn chặn sự tiếp cận của ISIS tới các mỏ dầu”, ông Exper nói, sử dụng tên gọi viết tắt của Nhà nước Hồi giáo.
Bộ trưởng Esper nói rằng về tổng thể việc rút quân của Mỹ khỏi Syria sẽ vẫn tiếp tục.
https://www.voatiengviet.com/a/bo-truong-quoc-phong-esper-my-se-de-lai-quan-o-syria-de-bao-ve-cac-mo-dau/5139652.html

Đối thủ ‘khó nhằn’ hơn cả TQ của ông Trump

Có rất nhiều lý do khiến tiến trình đàm phán thương mại Mỹ-Liên minh châu Âu (EU) sẽ khó khăn hơn rất nhiều so với thỏa thuận thương mại Mỹ-Trung.
Washington đã tốn 3 năm để đạt được thỏa thuận thương mại với Bắc Kinh, nhằm giảm đáng kể thiệt hại của việc thặng dư thương mại quá mức của Trung Quốc đối với tăng trưởng kinh tế, vấn đề tạo việc làm và sản lượng sản xuất của nước Mỹ. Qua đó, chính quyền Trump đã chấm dứt tình cảnh Mỹ thua lỗ hàng ngàn tỷ USD, nợ nước ngoài tăng vọt và tài sản trí tuệ Mỹ bị buộc phải chuyển giao đã kéo dài nhiều thập kỷ qua.
Tiến triển thương mại với Trung Quốc là một tin tốt. Việc nhà lãnh đạo của hai nền kinh tế hàng đầu thế giới có thể sẽ ký thỏa thuận thương mại bên lề Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC) trong chưa đầy một tháng nữa, sẽ là một trong những trang sáng nhất trong mối quan hệ giữa Mỹ-Trung.
Tuy nhiên, vấn đề thương mại chính hiện nay với Mỹ lại là về EU. Dù Mỹ là đồng minh và là bạn của EU, nhưng giới truyền thông EU đang liên tục dè bỉu lẫn công kích Washington, vì bất cứ lý do gì theo nghĩa đen. Bởi họ đang rất tức giận, khi tổ trọng tài thuộc Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đã ‘bật đèn xanh’ cho Mỹ áp dụng các mức thuế quan nhằm vào các khoản trợ cấp của EU đối với các xí nghiệp sản xuất máy bay.
Và rõ ràng EU không thể chờ đợi việc trả đũa bằng các mức thuế của họ nhằm vào hàng hóa Mỹ, trừ việc phạt hàng tỷ Euro nhằm vào các tập đoàn công nghệ thông tin của Mỹ. Tờ CNBC đã nêu ra một số lý do khiến tiến trình đàm phán thương mại Mỹ-EU sẽ khó khăn hơn rất nhiều so với thỏa thuận thương mại Mỹ-Trung.
Thứ nhất, các vấn đề an ninh, chính trị và kinh tế của Mỹ với Trung Quốc rất là rõ ràng. Trong khi đó, những vấn đề này của Mỹ với EU là hoàn toàn mịt mờ. Cụ thể, Mỹ đang phải đối mặt với một bức tường hải quan được thể chế hóa, và cần có sự đàm phán đồng thuận của 27 nước châu Âu (khi nước Anh sắp rời khối EU). Trong khi đó phía Trung Quốc lại rất linh hoạt, khi Chu tịch Trung Quốc Tập Cận Bình là người quyết định tất cả.
Thứ hai, thương mại Mỹ-EU khó khăn gấp bội so với Trung Quốc. Có một sự thâm hụt thương mại và cơ cấu lớn của Mỹ với EU bởi các mức thuế quan và hành vi thương mại sai lệch, và đó là các vấn đề đầu tiên khiến Washington phải chú ý. Ngoài ra, các chính sách kinh tế của EU cũng đang khiến nhiều thị trường ở châu Âu đi xuống, vốn là điểm đến của 25% hàng xuất khẩu từ Mỹ.
Cụ thể, những chính sách kinh tế của EU là kiên quyết từ chối ngân sách và nhiều nước thặng dư thương mại, nhằm kích thích nhu cầu nội địa. Bởi họ muốn kiếm được lợi nhuận từ việc xuất khẩu hàng sang Mỹ và nhiều nước khác trên thế giới.
Đối thủ ‘khó nhằn’ hơn cả TQ của ông Trump
Thăng dư thương mại EU-Mỹ năm 2018 lên tới 139 tỷ Euro (Màu xanh là kim ngạch xuất khẩu của EU sang Mỹ, màu đỏ là kim ngạch nhập khẩu) Ảnh: EC.Europa
Thứ ba, đầu tàu EU là nước Đức, lại là một trở ngại với Mỹ. CNBC cho rằng, Washington nên nhằm vào ngành công nghiệp sản xuất của Berlin với các thuế quan thương mại, hơn là nhằm vào các mặt hàng nông sản như rượu nho và phô mai. Bởi đánh thuế những mặt hàng này sẽ ảnh hưởng tới Pháp, Italia và Tây Ban Nha, những nước vốn đã là nạn nhân của các nước thặng dư thương mại trong EU khác.
Trên thực tế, nước Đức sẽ là tâm điểm của vòng đàm phán thương mại EU-Mỹ, bởi nước này không chỉ điều hành tăng thặng dư thương mại với Mỹ một cách có hệ thống, mà còn có thể gây ra thiệt hại cho nền kinh tế Mỹ bằng cách ngăn chặn sự phát triển kinh tế của các thị trường châu Âu, vốn là nơi tiêu thụ 25% hàng hóa Mỹ xuất khẩu.
Bởi vậy, tờ CNBC trích nhận định của chuyên gia kinh tế Michael Ivanovitch cho rằng, nếu Mỹ muốn tiếp cận với EU về thương mại theo một cách cứng rắn và không khoan nhượng, thì cần phải có trình tự. Cụ thể, các đòn thuế quan của Washington nhằm vào Berlin sẽ có thể được các nước EU, vốn chịu kìm hãm bởi các chiến lược tăng trưởng theo định hướng xuất khẩu của Berlin, hoan nghênh.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/31078-doi-thu-kho-nhan-hon-ca-tq-cua-ong-trump.html

Nữ điệp viên Nga bị trục xuất khỏi Hoa Kỳ

sau khi được thả khỏi nhà tù

Tin từ WASHINGTON, DC – Vào hôm thứ Sáu (25/10), điệp viên người Nga Maria Butina được thả khỏi nhà tù ở Florida, sau khi thụ án 18 tháng vì tội âm mưu gây ảnh hưởng đến các nhà hoạt động bảo thủ của Hoa Kỳ, và xâm nhập vào một nhóm ủng hộ quyền sử dụng súng, và bị trục xuất về nước.
Luật sư Robert Driscoll của cô cho biết, theo kế hoạch, cô Butina, 31 tuổi, sẽ được thả khỏi nhà tù an ninh ở Tallahassee vào đầu tháng 11. Nhưng một thay đổi trong luật liên bang đã đẩy nhanh ngày ra tù của cô, dựa vào hành vi tốt trong tù. Một viên chức nhà tù xác nhận cô được thả vào sáng hôm thứ Sáu, và bị các viên chức của Cơ quan Di trú và Quan Thuế Hoa Kỳ (ICE) bắt giam. ICE cho biết cô rời phi trường quốc tế Miami trên chuyến bay thẳng đến Moscow vào khoảng 6 giờ chiều (2200 GMT).
Trước đó, tổng thống Nga Vladimir Putin bày tỏ sự phẫn nộ đối với án tù của cô Butina, đồng thời cho biết rằng cô không thực hiện bất kỳ mệnh lệnh nào từ các dịch vụ an ninh của Nga. Cô Butina, cựu sinh viên học bằng thạc sĩ tại Đại học Hoa Kỳ ở Washington, người công khai ủng hộ quyền sử dụng súng, nhận tội vào tháng 12 về việc âm mưu làm điệp viên nước ngoài và đồng ý hợp tác với các công tố viên. Maria Butina  thừa nhận việc âm mưu với một viên chức Nga và hai người Mỹ để xâm nhập vào Hiệp hội Súng trường Quốc gia – NRA.
NRA là nhóm liên kết chặt chẽ với những người bảo thủ và các chính trị gia Cộng hòa, bao gồm Tổng thống Donald Trump. NRA tạo ra các đường dây liên lạc không chính thức, nhằm cố gắng định hình chính sách của Washington về phía Moscow. (Mộc Miên)
https://www.sbtn.tv/nu-diep-vien-nga-bi-truc-xuat-khoi-hoa-ky-sau-khi-duoc-tha-khoi-nha-tu/

Nghị sỹ đảng Dân chủ ủng hộ Tổng thống Trump

đối đầu thương mại với TQ

Một thượng nghị sỹ thuộc đảng Dân chủ đã lên tiếng ủng hộ cuộc đối đầu thương mại với Trung Quốc của Tổng thống Trump, đồng thời ông cũng chỉ trích các công ty Mỹ đã hy sinh “giá trị của họ” nhằm thỏa hiệp với chính quyền Trung Quốc.
Hôm 22/10, Thượng nghị sĩ Mark Warner nói với CNBC rằng ông ủng hộ Tổng thống Trump vì đã đối đầu với chính quyền Trung Quốc trong các vấn đề liên quan đến thương mại. Ông Warner ca ngợi Tổng thống Trump vì đã nhận ra mối đe dọa của Huawei, tập đoàn viễn thông đa quốc gia của Trung Quốc đối với thị trường quốc tế. Chính quyền Trump, cũng như một số nước phương Tây khác, đã trừng phạt tập đoàn này do nghi ngờ sự liên kết của nó với chính phủ Trung Quốc và lo ngại rằng thiết bị do Huawei sản xuất có thể được chính quyền Trung Quốc sử dụng để làm gián điệp.
Ông Warner cũng nói về sự lo ngại của ông đối với vấn đề nhân quyền ở Trung Quốc, trong đó bao gồm cả việc chính quyền Trung Quốc đã giam giữ hơn một triệu người Duy Ngô Nhĩ và người Hồi giáo khác cùng với tình hình ở Hồng Kông.
Tuy nhiên, ông Warner cũng lên tiếng chỉ trích các công ty Mỹ đã thỏa hiệp với chính quyền Trung Quốc khi có tin tức vào hôm 18/10 của hãng tin Reuters rằng Huawei đang trong giai đoạn đầu đàm phán với các công ty Mỹ về việc cấp phép cho mạng 5G.
“Tôi nghĩ các công ty Mỹ và, trong vấn đề này, kể cả các công ty phương Tây, trong nhiều năm đã sẵn sàng hy sinh các giá trị, nguyên tắc của họ để tiếp cận thị trường Trung Quốc”, ông Warner nói. “Tôi nghĩ điều này bắt đầu sẽ quay trở lại làm tổn thương họ ngay bây giờ”.
“Đây là trường hợp không chỉ các công ty Mỹ mà cả các công ty phương Tây hoạt động theo luật pháp cần phải thống nhất với nhau rằng họ sẽ không chấp nhận các đề xuất khôn lỏi của Trung Quốc, thẳng thắn mà nói, Trung Quốc là kẻ chơi sai tất cả các quy tắc”, ông nói.
http://biendong.net/bi-n-nong/32-sukien/31076-nghi-sy-dang-dan-chu-ung-ho-tong-thong-trump-doi-dau-thuong-mai-voi-tq.html

Mặt trái của phát triển kinh tế:

thâm thủng ngân sách Hoa Kỳ tăng kỷ lục

tới 984 tỷ mỹ kim

Mặt trái của tình hình kinh tế phát triển hiện nay mà tổng thống Trump không muốn nhắc tới: thâm hụt ngân sách liên bang Hoa Kỳ năm 2019 tăng lên 984.4 tỷ Mỹ kim, cao nhất trong vòng 7 năm qua, và được dự đoán sẽ chạm mốc 1 ngàn tỷ Mỹ kim trong những năm tới.
Mức tăng 26% từ thâm hụt ngân sách 779 tỷ Mỹ kim năm 2018 được chính phủ báo cáo hôm thứ Sáu (25 tháng 10), phản ánh ảnh hưởng từ việc tổng thống Trump giảm thuế hồi 2017, và các chi tiêu hàng tỷ Mỹ kim cho các dự án quân sự trong và ngoài nước. Chính quyền tổng thống Trump và Văn phòng Ngân sách Quốc hội (CBO) dự báo mức thâm hụt sẽ chạm mốc 1 ngàn tỷ Mỹ kim trong năm tình chính hiện tại và kéo dài qua thập kỷ sau.
Báo cáo tài chính cho thấy doanh thu ngân sách đã tăng 4% trong năm 2019, nhưng tốc độ chi tiêu cao gấp đôi, chủ yếu do các dự án quốc phòng và phúc lợi cho người cao niên, an sinh xã hội và chăm sóc y tế.
Bộ trưởng Bộ Tài chính Steven Mnuchin khẳng định chương trình kinh tế của tổng thống Trump vẫn hoạt động hiệu quả, giữ tỷ lệ thất nghiệp ở mức thấp nhất trong gần 50 năm trở lại. Ông cho rằng để giữ ngân sách bền vững, Quốc hội phải đưa ra các giải pháp cắt giảm chi tiêu lãng phí và vô trách nhiệm.
Tuy nhiên, đến hiện tại vẫn không đảng nào quan tâm đến việc cắt giảm thâm hụt.  Tổng thống Trump và đảng Cộng Hòa vẫn hài lòng với chính sách thuế của họ, nhưng không có khả năng cắt giảm chi tiêu chính phủ. Trong khi đảng Dân chủ lại có kế hoạch chi tiêu đắt đỏ, đặc biệt là chương trình chăm sóc y tế cho mọi người. Các ứng cử viên đảng Dân chủ vừa cam kết bảo vệ an sinh xã hội và nhiều chương trình lợi ích khác, vừa tuyên bố sẽ đẩy lùi chính sách giảm thuế cho người giàu của tổng thống Trump, để bắt các công ty trả tiền cho các chương trình của họ.
Thâm hụt ngân sách đang trên đà phát triển khiến nợ quốc gia ở mức cao nhất kể từ khi kết thúc Thế chiến II, trong thời điểm tỷ lệ thất nghiệp thấp nhất lịch sử, và tăng trưởng kinh tế 11 năm liên tiếp.
Tổng thống Trump đang dùng thành tựu kinh tế là điểm nhấn trong chiến dịch tái tranh cử của mình, sau khi những chính sách đối ngoại của ông hầu như không có kết quả sau 3 năm: Bắc Triều Tiên, Venezuela, Syria, Afghanistan, Palestine… (Mộc Miên)
https://www.sbtn.tv/mat-trai-cua-phat-trien-kinh-te-tham-thung-ngan-sach-hoa-ky-tang-ky-luc-toi-984-ty-my-kim/

Rao bán khách sạn Trump International

ở Washington D.C

Hiện nay, khách sạn mang tên tổng thống Trump gây nhiều tranh cãi ở trện đại lộ Pennsylvania cách  Tòa Bạch Ốc vài dãy nhà, đang được chào bán quyền xử dụng với giá 500 triệu Mỹ kim.
Hôm thứ Sáu (25 tháng 10) giám đốc tiếp thị của khách sạn Trump International ở Washington D.C, Patricia Tang đã xác nhận với CBS News rằng: công ty bất động sản Jones Lang LaSalle đã được thuê để rao bán quyền xử dụng khách sạn hạng sang này. Bà cũng xác nhận tổ chức Trump Organization đang hy vọng sẽ thu được 500 triệu Mỹ kim từ việc nhượng quyền cho thuê 100 năm, tương đương khoảng 2 triệu Mỹ kim mỗi phòng. Trump Organization nói với AP việc rao bán nhằm tránh chỉ trích về mâu thuẫn lợi ích của tổng thống Trump.
Khách sạn Trump International khai trương vào cuối năm 2016 ngay trước khi tổng thống Trump đắc cử, đã trở thành thỏi nam châm các nhà vận động hanh lang và các nhà ngoại giao muốn giành sự ưu ái của chính quyền. Theo báo cáo tài chính công khai của tổng thống Trump, tổng thống kiếm được hơn 100 triệu Mỹ kim từ tài sản của ông trong năm 2018, trong đó có gần 41 triệu Mỹ kim từ khách sạn này ở Washington vào năm ngoái.
Các cơ quan giám sát của chính phủ nói rằng quyền sở hữu khách sạn của tổng thống Trump có thể tạo ra mâu thuẫn lợi ích. Ví dụ, một bài báo của Washington Post từng tìm thấy một công ty vận động hành lang có mối quan hệ với chính phủ Saudi, đã trả 270,000 Mỹ kim cho khách sạn Trump International ở Washington trong khoảng thời gian từ tháng 10/2016 đến 03/2017.
Tin tức về việc rao bán quyền xử dụng khách sạn ở Washington xuất hiện khi tổ chức Trump Organization đang có những bước đi tách rời hoạt động kinh doanh với tên của tổ chức.
Kathleen Clark, một chuyên gia về quy định của chính phủ và nhà phê bình tổng thống Trump, cho biết Trump Organization có thể muốn bán khách sạn ngay, vì lo lắng lợi nhuận sẽ giảm nếu tổng thống không tái đắc cử. (Mộc Miên)
https://www.sbtn.tv/rao-ban-khach-san-trump-international-o-washington-d-c/

Thẩm phán liên bang phán quyết

cuộc điều tra luận tội Trump là hợp pháp

Một thẩm phán tòa án liên bang Hoa Kỳ hôm thứ Sáu xác nhận tính hợp pháp của cuộc điều tra luận tội do các nghị sĩ Đảng Dân chủ lãnh đạo nhắm vào Tổng thống Donald Trump và ra lệnh cho chính quyền của ông giao nộp bản báo cáo không bị bôi đen thông tin do cựu công tố viên đặc biệt Robert Mueller soạn thảo liên quan tới việc Nga can thiệp vào cuộc bầu cử năm 2016.
Thẩm phán khu vực liên bang ở Beryl Howell trao một chiến thắng quan trọng cho Hạ viện do phe Dân chủ lãnh đạo và làm suy yếu một lập luận mà các nghị sĩ Cộng hòa đồng đảng của ông Trump đã đưa ra khi tấn công cuộc điều tra luận tội. Thẩm phán nói Hạ viện không cần chuẩn thuận một nghị quyết để chính thức khởi xướng nỗ lực này.
Hiến pháp Hoa Kỳ cho Hạ viện thẩm quyền rộng lớn trong việc tiến hành các thủ tục luận tội. Phe Dân khởi động cuộc điều tra mà không đưa một nghị quyết như vậy ra để biểu quyết.
Thẩm phán cho Bộ Tư pháp Mỹ hạn chót là đến thứ Tư tuần sau phải cung cấp thông tin bị bôi đen trong bản báo cáo của ông Mueller, vốn đã được Ủy ban Tư pháp Hạ viện ra trát buộc giao nộp.
“Thực tế là DOJ và Nhà Trắng đã công khai bất hợp tác với những nỗ lực của Hạ viện để thu thập thông tin bằng trát và bằng thỏa thuận, và Nhà Trắng đã tuyên bố thẳng thừng rằng Chính quyền sẽ không hợp tác với các yêu cầu cung cấp thông tin của Quốc hội,” thẩm phán viết, sử dụng từ viết tắt của Bộ Tư pháp.
Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi gọi phán quyết là “một cú giáng nữa vào nỗ lực của Tổng thống Trump đặt mình lên trên luật pháp.”
Bộ Tư pháp lập luận rằng các thông tin bị bôi đen không thể được tiết lộ bởi vì nó chứa tư liệu từ các thủ tục đại bồi thẩm đoàn mà theo quy định phải được giữ bí mật, nhưng thẩm phán không đồng ý.
“Việc ngăn chặn tiếp cận các bằng chứng được thu thập bởi một đại bồi thẩm đoàn có liên quan đến một cuộc điều tra luận tội, như DOJ lập luận, làm suy yếu khả năng của Hạ viện thực hiện trách nhiệm hiến định của mình với sự cẩn trọng hợp lí,” thẩm phán nói thêm.
Phe Dân chủ đã tìm cách tiếp cận các tài liệu được bôi đen như một phần trong nỗ lực của họ củng cố luận cứ để truất quyền ông Trump.
Bà Howell phán quyết ủy ban “đã đưa ra bằng chứng đầy đủ cho thấy cuộc điều tra của họ có mục đích sơ khởi là xác định xem có nên đề xuất các cáo trạng (luận tội) hay không,” nhắc tới các cáo buộc chính thức mà Hạ viện có thể phê chuẩn mà sẽ kích hoạt một phiên xét xử tại Thượng viện về việc có nên bãi nhiệm ông Trump hay không.
Một nghị quyết của phe Cộng hòa được giới thiệu tại Thượng viện hôm thứ Năm chỉ trích quá trình mà phe Dân chủ Hạ viện đang sử dụng trong cuộc điều tra luận tội. Họ lập luận rằng cần phải có một nghị quyết để bắt đầu một cuộc điều tra như vậy. Thẩm phán không đồng ý.
“Ngay cả trong các trường hợp luận tội tổng thống, thực tế là chưa bao giờ bắt buộc phải có một nghị quyết của Hạ viện để bắt đầu một cuộc điều tra luận tội,” thẩm phán viết.
Kerri Kupec, phát ngôn viên của Bộ Tư Pháp, nói bộ đang xem lại phán quyết này, Reuters cho biết.
Chính quyền của ông Trump đã từ chối tuân thủ trát buộc khai chứng và giao nộp tài liệu từ các ủy ban Hạ viện trong cuộc điều tra luận tội. Nhưng một số quan chức đương nhiệm và tiền nhiệm của chính quyền đã thách thức Nhà Trắng và ra khai chứng trong cuộc điều tra luận tội.
Cuộc điều tra luận tội không tập trung vào bản báo cáo Mueller mà tập trung vào việc ông Trump thúc giục Ukraine điều tra một đối thủ chính trị của ông là cựu Phó Tổng thống Đảng Dân chủ Joe Biden.
https://www.voatiengviet.com/a/tham-phan-lien-bang-phan-quyet-cuoc-dieu-tra-luan-toi-trump-la-hop-phap/5140533.html

Boeing hứa thay đổi phần mềm 737 Max

sau vụ tai nạn của Lion Air

Boeing hôm 25/10 cho biết rằng họ đang giải quyết các khuyến nghị an toàn được các nhà điều tra Indonesia đưa ra về máy bay 737 Max của hãng để đảm bảo rằng một vụ tai nạn nghiêm trọng “không bao giờ xảy ra nữa”, theo CNN.
Lời hứa này là một phần trong bài phản hồi dài của Boeing đối với báo cáo cuối cùng từ Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia Indonesia về vụ tai nạn máy bay của hãng Lion Air năm ngoái. Các nhà điều tra chỉ trích lỗi thiết kế kém của Max và sự thiếu giám sát theo quy định của Cục Hàng không Liên bang Mỹ, cùng với lỗi của các phi hành đoàn.
Cơ quan này có kế hoạch công bố báo cáo vào ngày 25/10, khoảng một năm sau khi máy bay 737 Max 8 rơi xuống Biển Java. Tất cả 189 người trên khoang đều thiệt mạng. Trước khi công bố báo cáo, các nhà điều tra đã tổ chức họp báo ở Jakarta.
Một bản tóm tắt của báo cáo cho rằng vụ rơi máy bay là do có “các giả định” sai trong quá trình thiết kế và chứng nhận của 737 Max về cách các phi công sẽ phản ứng với các sự cố của Hệ thống tăng cường tính năng điều khiển bay (MCAS). Đầu tuần này, CNN đã được xem một bản trình bày tóm tắt. Một thông cáo báo chí cung cấp chi tiết những phát hiện của báo cáo cũng đã được công bố hôm 25/10.
Các nhà điều tra cho biết hệ thống MCAS làm mũi máy bay chúi xuống khi máy bay nhận được thông tin là nó đang bay quá chậm hoặc bay lên quá dốc và có nguy cơ thất tốc. Hệ thống này rất dễ sai sót vì nó hoạt động dựa vào một cảm biến góc tấn (AOA).
Cảm biến AOA của máy bay Lion Air gặp nạn đã từng gặp các sự cố trên các chuyến bay trước đó và đã được thay thế. Nhưng các phi hành đoàn và các nhóm bảo trì của hãng hàng không này không thể xác định được vấn đề cụ thể là gì, vì một trong những tính năng an toàn của máy bay – Bộ cảnh báo Không đồng ý AOA – đã không được “bật lên đúng cách trong quá trình phát triển Boeing 737-8 (Max)”, theo lời các nhà điều tra, được CNN trích dẫn.
Boeing đã thừa nhận rằng tính năng này đáng lẽ phải là trang bị tiêu chuẩn, nhưng thay vào đó, nó chỉ được bật lên cho các hãng hàng không đã mua một bản nâng cấp tùy chọn. Nhà sản xuất máy bay hàng đầu của Mỹ nói họ sẽ khắc phục vấn đề này.
https://www.voatiengviet.com/a/boeing-hua-thay-doi-phan-mem-737-max-sau-vu-tai-nan-cua-lion-air/5139678.html

Bộ trưởng GD Mỹ bị kết tội coi thường tòa án

trong vụ thu nợ học sinh

Bộ trưởng Giáo dục Mỹ Betsy DeVos bị kết tội coi thường tòa án và Bộ Giáo dục phải nộp phạt 100.000 USD sau khi một thẩm phán liên bang ra phán quyết rằng bộ này đã không thi hành lệnh ngừng thu các khoản vay của sinh viên tại một trường đại học mà giờ không còn tồn tại.
Quyết định hiếm hoi này được đưa ra sau khi Thẩm phán Liên bang Sallie Kim “kinh ngạc” phát hiện ra rằng bà DeVos và Bộ Giáo dục của bà hồi đầu tháng này vẫn tìm cách thu hồi tiền vay của hơn 16.000 cựu sinh viên của trường Corinthian College Inc. ở California, hiện đã bị phá sản, vì các khoản tiền đó được cho là các khoản nợ mặc dù đã có lệnh dừng thu từ năm 2018.
Thẩm phán Kim thậm chí còn đe dọa bà DeVos về khả năng ngồi tù sau tiết lộ gây sốc – được mô tả là “sơ suất thô thiển” và “cố tình lờ đi” lệnh của tòa án – nhưng vị thẩm phán liên bang của San Francisco đã giải quyết bằng án phạt và kết tội coi thường tòa án trong một phiên nghị án hôm 24/10.
Trong một cuộc phỏng vấn với Newsweek trước phiên nghị án tuần này, luật sư của Đại học Harvard Toby Merrill nói rằng đương nhiên sẽ có kết luận như vậy vì “không nghi ngờ” gì là bà DeVos đã vi phạm lệnh tòa ban ra năm 2018.
Bà Merrill là giám đốc của một dự án nhằm ngăn chặn gian lận trong việc cho sinh viên vay tiền (Project on Predatory Student Lending) tại Đại học Harvard. Bà đã thay mặt 80.000 sinh viên bị ảnh hưởng tiến hành vụ kiện chống lại Bộ Giáo dục.
Bên cạnh việc liên lạc “không đàng hoàng” với các cựu sinh viên về các khoản nợ đáng lẽ phải được bỏ qua, Bộ Giáo dục còn cưỡng chế thu hồi tiền từ 1.800 sinh viên và tự nguyện nhận lại tiền từ hơn 3.200 sinh viên mà đáng ra họ không phải nộp. Vụ việc này làm ảnh hưởng đến xếp hạng tín dụng của gần 1.000 sinh viên.
Các cựu sinh viên giờ phải được nhận lại khoản tiền mà họ đã nộp, và thẩm phán Kim yêu cầu rằng khoản tiền phạt mà Bộ Giáo dục phải trả sẽ được đóng vào một quỹ của dự án kể trên của Đại học Harvard để giúp khắc phục các thiệt hại và chi phí liên quan đến việc thu nợ không đúng. Một báo cáo hàng tháng cũng sẽ phải được nộp cho các tòa án.
Sau phiên nghị án, Bộ Giáo dục nói “Chúng tôi thất vọng về phán quyết của tòa án” trong một ý kiến đăng trên Twitter.
Trong một tuyên bố bằng video đăng kèm, giám đốc điều hành Văn phòng Hỗ trợ Sinh viên Liên bang của Bộ Giáo dục, Mark Brown, nói rằng các khoản nợ đã được “thu nhầm”.
https://www.voatiengviet.com/a/bo-truong-gd-my-bi-ket-toi-coi-thuong-toa-an/5139596.html

Một triệu người Chile diễn hành ở Santiago

Tin từ SANTIAGO, Chile – Vào hôm thứ Sáu (25/10), khoảng một triệu người Chile biểu tình ôn hòa tại thủ đô Santiago cho đến tối, trong các cuộc biểu tình lớn nhất kể từ khi tình trạng bạo lực nổ ra cách đây một tuần vì sự bất bình đẳng ở quốc gia Nam Mỹ này.
Theo tin từ Reuters, những người biểu tình vẫy cờ quốc gia, nhảy múa, gõ chậu nồi với thìa gỗ. Họ mang biểu ngữ yêu cầu thay đổi chính trị và xã hội kéo qua các đường phố, đi bộ hàng km từ khắp nơi tại Santiago. Tình hình giao thông trên đường bị cản trở bởi những tài xế xe vận tải và xe taxi phản đối lệ phí đường bộ và kẹt xe ở Santiago. Đám đông tràn ra các đại lộ lớn và dịch vụ giao thông công cộng phải  đóng cửa sớm trước các cuộc diễn hành diễn ra trong suốt buổi tối. Đến giữa buổi tối, hầu hết người dân trở về nhà trong bóng tối trước lệnh giới nghiêm 11 giờ đêm.
Người biểu tình cũng  xuống đường ở những thành phố lớn khác của Chile.
Một số nhà bình luận địa phương ước tính cuộc biểu tình ở Santiago vượt qua mức một triệu người (5% dân số), mô tả đây là cuộc diễn hành lớn nhất kể từ những năm tàn của chế độ độc tài Augusto Pinochet.
Tình hình bất ổn của Chile là sự việc mới nhất trong các cuộc biểu tình bùng nổ ở Nam Mỹ và trên toàn thế giới – từ Beirut đến Barcelona, Hong Kong, Lebanon… Mỗi nơi có các nguyên nhân địa phương khác nhau, nhưng  có cùng chung sự phẫn nộ tiềm ẩn đối với sự chênh lệch xã hội và giới cầm quyền. (Mộc Miên)
https://www.sbtn.tv/mot-trieu-nguoi-chile-dien-hanh-o-santiago/

Irak : Biểu tình chống chính phủ lan rộng,

ít nhất 40 người chết

Thanh Hà
Tại Irak, phong trào biểu tình chống chính quyền tham ô và bất mãn vì các dịch vụ công xuống cấp bị đàn áp đẫm máu. Chỉ trong ngày 25/10/2019, ít nhất 40 người thiệt mạng, hơn 2.000 người bị cảnh sát đả thương.
Ngày 26/10, hàng trăm người tiếp tục biểu tình tại thủ đô Bagdad. Quốc Hội mở phiên họp bất thường xem xét yêu sách của người biểu tình.
Công phẫn trong xã hội Irak bùng lên từ đầu tháng vì tình trạng kinh tế đất nước kiệt quệ, giới lãnh đạo vơ vét tài sản quốc gia. Chính phủ đã vội vã đề xuất một số biện pháp nhằm xoa dịu tình hình (tăng trợ cấp cho người nghèo, hỗ trợ người thất nghiệp…) nhưng người biểu tình đòi thủ tướng Adel Abdoul Madhi từ chức, thay thế toàn bộ một guồng máy lãnh tham ô.
Thông tín viên RFI Lucile Wasserman tường thuật từ thủ đô Bagdad về bạo động trong ngày biểu tình 25/10 :
“Cuộc xuống đường đã được chờ đợi từ 10 ngày qua, phong trào được đông đảo người dân ở thủ đô Bagdad hưởng ứng hôm Thứ Sáu (25/10).
Trên đường phố thủ đô Irak, cho đến tận đêm khuya, hàng ngàn người biểu tình một lần nữa đòi chính phủ từ chức, đòi “lật đổ chế độ”. Tại Quảng trường Tahrir, tâm điểm của phong trào phản kháng, nhiều vụ đụng độ đã nhanh chóng xảy ra ngay từ buổi trưa. Lực lượng an ninh phóng hơi cay và lựu đạn về phía người biểu tình, ngăn cản số này tràn vào Khu Vực Xanh ở bên kia sông Tigre. Cảnh sát ném thẳng lựu đạn vào mặt người biểu tình, khiến nhiều người thiệt mạng, theo lời kể của một số nhân chứng tại chỗ mà chúng tôi chưa thể kiểm chứng được.
Các cuộc biểu tình tự phát này và thu hút đông đảo quần chúng, từ những ngày qua, đã được lãnh đạo hệ phái Hồi Giáo Shia tại Irak, là ông Moqtada Sadr ủng hộ. Tuy nhiên, phe này không bước lên tuyến đầu, không chủ trương bảo vệ người tuần hành, hay tham gia một cách tích cực hơn.
Tương tự như các đợt nổi dậy trước đây, về mặt chính trị, phong trào phản kháng Irak không có lãnh đạo và tình trạng này có thể sẽ tiếp tục kéo dài trong những ngày sắp tới”.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20191026-irak-bieu-tinh-chong-chinh-phu-lan-rong-it-nhat-40-nguoi-chet

Các nhân viên y tế Hồng Kông

tham gia biểu tình chống “bạo chúa”

Tin từ HỒNG KÔNG – Vào hôm thứ Bảy (26/10), các nhân viên y tế Hồng Kông chuẩn bị kế hoạch tập trung tại trung tâm tài chính của thành phố, do phẫn nộ trước sự tàn bạo của cảnh sát trong hơn bốn tháng biểu tình bạo lực chống chính phủ.
Các nhà hoạt động dân chủ tấn công cảnh sát bằng bom xăng, đá và chiếu laser vào mắt họ. Cảnh sát đáp trả bằng hơi cay, vòi rồng, đạn cao su và đôi khi là đạn thật, làm bị thương nhiều người biểu tình, nhiều người trong số đó được các nhân viên y tế tình nguyện điều trị bên lề đường.
Theo kế hoạch, cuộc biểu tình “chống bạo chúa” vào hôm Thứ Bảy sẽ diễn ra vào lúc 7 giờ tối Hong Kong. (1100 GMT).  Người biểu tình phẫn nộ về sự can thiệp của Trung Cộng vào Hồng Kông, thành phố mà Anh Quốc trao trả cho Trung Cộng vào năm 1997 dưới công thức “một quốc gia, hai hệ thống” nhằm bảo đảm các quyền tự do không được hưởng tại đại lục.
Trung Cộng phủ nhận mọi hành vi can thiệp vào Hong Kong. Họ cáo buộc các chính phủ nước ngoài, bao gồm cả Hoa Kỳ và Anh Quốc về việc gây ra tình trạng bất ổn. (Mộc Miên)
https://www.sbtn.tv/cac-nhan-vien-y-te-hong-kong-tham-gia-bieu-tinh-chong-bao-chua/

Hồng Kông :

Tư pháp cấm phổ biến ảnh và thông tin của cảnh sát

Thanh Hà
Tòa án Tối cao Hồng Kông ngày 26/10/2019 ra phán quyết tạm cấm tiết lộ ảnh, thông tin cá nhân và các chi tiết liên quan đến gia đình các nhân viên cảnh sát tại đặc khu hành chính. Mục tiêu đề ra nhằm ngăn ngừa các vụ người biểu tình trả thù nhân viên an ninh Hồng Kông.
Trong cuộc khủng hoảng chính trị tại Hồng Kông kéo dài từ năm tháng qua, các hành vi trấn áp thô bạo của cảnh sát khiến công luận bất bình. Sở cảnh sát Hồng Kông thông báo nhiều dữ liệu cá nhân của nhân viên an ninh và gia đình họ được phổ biến trên mạng, khiến những người này và thân nhân bị sách nhiễu. Những thông tin bị rò rỉ bao gồm từ tên tuổi, địa chỉ đến tài khoản cá nhân trên mạng xã hội của nhân viên cảnh sát Hồng Kông.
Phán quyết của tư pháp Hồng Kông ngày 26/10 cấm đăng tải tất cả những thông tin trên lên các mạng xã hội. Lệnh cấm tạm thời có hiệu lực trong 14 ngày. Văn bản nói trên còn quy định rõ : cấm mọi hành vi nhằm “uy hiếp, đe dọa hay sách nhiễu” nhân viên cảnh sát và gia đình họ.
Hãng tin Pháp AFP lưu ý, lệnh cấm được áp dụng cả với báo giới. Luật gia Antony Dapiran, tác giả một cuốn sách về phong trào dân chủ Hồng Kông cho rằng, phán quyết vừa được ban hành là một dấu hiệu mới đe dọa “quyền tự do ngôn luận”. Hiệp hội các phóng viên Hồng Kông “quan ngại sâu sắc trước một hành vi nhằm giới hạn quyền tự do thông tin”. Một số ý kiến khác cho rằng biện pháp này nhằm tránh để nhận diện cảnh sát có thể là từ Hoa Lục được điều sang.
Về tình hình tại chỗ, lần đầu tiên nhân viên y tế Hồng Kông cho biết sẽ tham gia các cuộc tuần hành vào tối 26/10. Hành động này nhằm phản đối cảnh sát đàn áp thô bạo các cuộc xuống đường vì dân chủ.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20191026-hong-kong-tu-phap-cam-pho-bien-anh-va-thong-tin-cua-canh-sat

Đáy mới của đạo đức chính quyền TQ:

Nhân dân Đại lục lâm nguy

Trung Quốc là một quốc gia vừa rộng lớn vừa có tiềm lực kinh tế mạnh, tuy nhiên phẩm chất quốc gia không thể hiện ở những điều đó. Khi ứng xử trong mâu thuẫn với quốc gia khác hoặc với chính dân chúng của mình, chính quyền Trung Quốc đã định nghĩa bản thân hoàn toàn khác.
Chăm lo cho đời sống nhân dân, trong đó có việc duy trì đạo đức, định hướng phát triển văn hóa là một mục đích tồn tại của các chính quyền. Nhưng khi quyền lực cao nhất của một quốc gia lại hỗ trợ, cổ vũ thậm chí thi hành những hành vi phi đạo đức, thì có khác gì cả quốc gia đang bị bắt làm con tin bởi chính quyền đó. Người dân bị con dao hủy diệt nhân tính kề vào cổ từng giờ mà không thể nhận ra, cuối cùng đi đến chỗ hành xử quái đản, dị hợm bởi đã đi ngược lại với những giá trị phổ quát của nhân loại.
Trong 70 năm cầm quyền, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã liên tục “chấn chỉnh”, răn đe và uy hiếp người dân để họ sợ phải nói ra sự thật, sợ phải nói lên tiếng nói và nguyện vọng của mình. Các phong trào như Cải cách ruộng đất, Cách mạng văn hóa, Chiến dịch Tam phản, Chiến dịch Ngũ phản, đàn áp các tín ngưỡng… đã luôn phản ánh chủ trương “đấu tranh tàn bạo và triệt hạ tàn nhẫn” của ĐCSTQ.
Qua mỗi một “phong trào” như vậy, chính quyền Trung Quốc lại xác lập một cái đáy mới của đạo đức xã hội, dần dần kéo người Trung Quốc chìm sâu so với những tiêu chuẩn đạo đức cao thượng đã từng làm nền tảng văn hóa cho phương Đông của mảnh đất Thần Châu 5.000 năm văn hiến.
Trong lịch sử cai trị của mình, ĐCSTQ đã làm ra biết bao “phong trào” khủng bố người dân. Tờ Washingtonpost trích tài liệu được cho là từ Viện cải cách hệ thống Trung Quốc, lưu tại Đại học Princeton cho biết, có khoảng 80 triệu người Trung Quốc đã bị chết bất thường sau thời kỳ Đại Nhảy vọt.
Gần đây nhất, sau một hành động làm chấn động người dân Hồng Kông, có người đã phải bình luận rằng: “Chúng ta lỗi thời rồi, không làm sao mà theo kịp tư duy man rợ của ĐCSTQ”.
Khen thưởng kẻ sát nhân
Ngày 6/10 vừa qua, khi người biểu tình Hồng Kông đang tập trung trên đường Trương Sa Loan để tiếp tục yêu cầu chính quyền thực thi 5 yêu sách của họ, thì khoảng 4 giờ chiều, một chiếc xe taxi đã lao vào đám đông khiến một cô gái bị gẫy cả 2 chân và một vài người khác bị thương. Lái xe sau đó được xác
định là Henry Trịnh, 59 tuổi. Đám đông giận dữ vây quanh Trịnh và đánh anh ta cho đến khi xe cứu thương đưa cả người bị thương và anh này đến bệnh viện. Người biểu tình cho rằng Trịnh đã cố tình đâm họ khi không có dấu hiệu của tai nạn.
Sau đó, vào ngày 8/10, các chính trị gia thân Bắc Kinh đã có một động thái đáng kinh ngạc. Tờ Văn Hối Báo đưa tin, Kennedy Wong (Hoàng Anh Hào) – thành viên của Uỷ ban Quốc gia Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc và Stanley Ng. (Ngô Thu Bắc) – một đại biểu Hồng Kông của Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc Trung Quốc đã đến bệnh viện Princess Margaret để thăm tài xế taxi.
Trước đó, vào ngày 7/10, Đại Liên minh Bảo an Hồng Kông, một liên minh thân chính phủ Trung Quốc, cũng đã khởi xướng gây quỹ nội bộ để hỗ trợ tài xế và hứa sẽ hỗ trợ số tiền đến hơn 520.000 đô la Hồng Kông (tức 66.305 đô la Mỹ). Điều này làm cho dân chúng càng thêm phẫn nộ.
Có người Hồng Kông bình luận rằng: “Trọng thưởng cho người rắp tâm giết người sao? Chúng ta lỗi thời rồi, không làm sao mà theo kịp tư duy man rợ của ĐCSTQ”, “Quả thực là cú đâm thứ hai vào cô gái bị gãy hai chân kia, máu lạnh! Vô nhân tính!”.
Cứ cho rằng Trịnh không cố ý đâm người biểu tình, mặc dù video hiện trường cho thấy anh ta không hề nao núng khi lao xe vào đám đông và chiếc xe chỉ dừng lại khi gặp vật cản. Nhưng hành động “khen thưởng” của các nhân vật thân Bắc Kinh đã nói lên tất cả, rằng họ “ghi nhận chiến công” làm tổn thương, dằn mặt người biểu tình Hồng Kông của tài xế họ Trịnh.
Khen thưởng cho hành động sát nhân thay vì truy cứu trách nhiệm hình sự, đó là bước tiến nữa của ĐCSTQ trong việc hủy hoại đạo đức của người dân.
Chính quyền Trung Quốc không hiểu thế nào là chính trị?
Khổng Tử – Bậc thầy của muôn đời mà người Trung Quốc kính ngưỡng, tự hào đã nói:
“…Thiên hạ có đạo thì người thường dân không bàn việc chính trị”, có nghĩa là khi quốc gia ổn định (có đạo), dân chúng yên ổn làm ăn, ấm no hạnh phúc thì dân chúng không việc gì phải bàn đến việc chính trị. Chỉ khi chính trị hư nát, đất nước hỗn loạn, người dân so sánh được ra tốt xấu của chính quyền thì mới lo lắng, bàn bạc về việc chính trị.
Nếu là chính quyền thực sự vì dân, thấu hiểu đạo nghĩa của tổ tiên, thì khi thấy dân Hồng Kông phải xuống đường gần 4 tháng trời, bất chấp nguy hiểm để nói về chính trị, đáng lẽ chính quyền Trung Quốc phải hiểu rằng chính thể này đã sai ở đâu rồi. Có lẽ họ vẫn hiểu, nhưng họ đã chọn cách tiếp tục nhấn chìm tiếng nói của dân bằng cách phớt lờ và công khai khen thưởng kẻ chống lại người biểu tình, thì chỉ có thể hiểu rằng mục đích lãnh đạo của họ không phải vì người dân.
Trong bốn điều cần trừ bỏ để có thể làm được việc chính trị, Khổng Tử nêu hai điều đầu tiên là: “Không dạy bảo mà giết, gọi là ác nghiệt. Không răn đe lại muốn thấy thành tựu, gọi là tàn bạo…” – (Tứ thư bình giải).
Nhưng trong lịch sử 70 năm của mình, ĐCSTQ cho thấy họ luôn đi ngược lại khi lấy giết chóc, áp bức làm phương tiện để dẫn dắt dân chúng. Ngay từ những ngày đầu thành lập, họ tiến hành Cải cách ruộng đất, tiêu diệt giai cấp địa chủ. Sau đó là Cải cách công thương, tiêu diệt giai cấp tư sản. Cuộc đàn áp các phần tử bị coi là phản động và cải cách ruộng đất chủ yếu là nhằm vào các khu vực nông thôn, còn Chiến dịch Tam Phản và Chiến dịch Ngũ Phản sau đó có thể được coi là sự diệt chủng tương tự ở thành thị.
Tiếp đó là Phong trào chống cánh hữu, lừa đảo nhân sĩ bước ra nói lên tiếng nói phản biện, giúp Đảng chỉnh đốn, rồi cuối cùng khi đã tóm chắc họ là những ai thì lại khởi động Phong trào chống cánh hữu nhắm vào những người này.
Tiếp đến, ĐCSTQ tiến hành Cách mạng Văn hóa, đã giết chết bao người. Nhà văn Tần Mục viết về Cách mạng Văn hóa như sau: “Nó thực sự là một tai họa chưa từng thấy. ĐCSTQ đã bỏ tù hàng triệu người chỉ vì họ là thân nhân của một vài người (là mục tiêu khủng bố của đảng), giết chết hàng triệu người, làm tan vỡ bao nhiêu gia đình, biến bao nhiêu trẻ em thành lưu manh côn đồ, đốt sách, đánh sập những ngôi nhà cổ, và phá hủy phần mộ của những trí thức thời xưa, gây ra mọi loại tội ác dưới danh nghĩa cách mạng”.
Chẳng phải ĐCSTQ đã “không dạy bảo mà giết”, “không răn đe lại muốn thấy thành tựu” hay sao?
Với cái ý nghĩa của chính trị là “chính giả chính dã” (Chính trị là làm cho trở nên chính đáng), ĐCSTQ đã hoàn toàn đi ngược lại với ý nghĩa gốc ban đầu của từ “chính trị” trong văn hóa của Trung Hoa khi xưa.
Theo Đức Khổng, làm chính trị phải dựa trên ba mục tiêu: Thứ, Phú, Giáo. Trong đó Thứ là làm cho dân phát triển đông đúc. Phú là làm cho dân giàu có của cải, đầy đủ tiện nghi. Và Giáo là dạy bảo dân về đạo đức lễ nghĩa, điều chỉnh phong tục cho tốt đẹp. ĐCSTQ trên bề mặt có thể đã đạt được Thứ và Phú, nhưng lịch sử tồn tại của họ đã chứng minh, họ không làm được Giáo mà còn hủy hoại văn hóa
Trung Hoa. Bằng những lý luận như “Chúng ta cần nhiều bạo lực hơn nữa”, “Quyền lực chính trị lớn lên từ nòng súng” (Mao Trạch Đông), “Giết chết 200 nghìn người để đổi lấy 20 năm ổn định” (Đặng Tiểu Bình), “Hủy hoại thân thể , bôi nhọ thanh danh, vắt kiệt tài chính (các học viên Pháp Luân Công)” (Giang Trạch Dân), bạo lực và tranh đấu đã hình thành trong văn hóa của người Trung Quốc lớn đến mức dần thay thế những Nhân Nghĩa của 5.000 năm.
Đảng Công Sản Trung Quốc như một chính thể tà ác được hình thành từ các triết lý đấu tranh.
“Triết lý” rùng mình của ĐCSTQ
Có thể thấy, so với khái niệm về làm chính trị là gì, và những mục tiêu của người làm chính trị trong văn hóa Trung Hoa xưa, ĐCSTQ ngày nay đều không làm đúng được điểm nào. Vậy mục đích họ làm chính trị là để làm gì nếu không phải vì dân? Hơn nữa còn ra sức hủy hoại đạo đức khi gây ra những tội ác kinh thiên động địa như mổ cướp nội tạng học viên Pháp Luân Công và người Duy Ngô Nhĩ mà tòa án quốc tế đã lên án.
ĐCSTQ không chỉ giết người mà còn khuyến khích nhân dân chém giết lẫn nhau, khiến họ trở nên thờ ơ lãnh đạm với nỗi đau khổ của người khác. Cứ khoảng chục năm lại có một “phong trào” truy và diệt một nhóm người nào đó do ĐCSTQ phát động. Người dân bị bao vây trong giết chóc liên miên, sẽ tê liệt khi thường xuyên phải đối mặt với những sự tàn ác vô nhân đạo, và hình thành một tâm lý rằng “được yên ổn mà sống là tốt lắm rồi”, “không bị đàn áp là tốt lắm rồi”. Từ đó cho phép ĐCSTQ duy trì được quyền thống trị lâu dài.
Giải mã thất bại của Trung Quốc khi che giấu sự thật về Pháp Luân Công
Việc khen thưởng cho hành vi sát nhân gần đây, chỉ vì nó chống lại “kẻ thù” hiện tại của ĐCSTQ – người biểu tình Hồng Kông, một lần nữa chứng minh “lý luận” rùng mình này của ĐCSTQ. Họ không hề giấu giếm thứ triết học kinh hoàng của mình, lời bài hát ca ngợi ĐCSTQ đã đường hoàng xướng lên: “Xã hội cũ (trước năm 1949) biến người thành ma, xã hội mới biến ma thành người”.
Hơn 1,4 tỷ dân Trung Quốc, chẳng phải đang trở thành con tin trong tay ĐCSTQ, bị dẫn dắt bởi triết học thù hận mà mất dần nhân tính đó sao? Người dân đại lục chẳng phải đang lâm nguy, noi theo tấm gương xấu từ các hành động của chính quyền mà hình thành thứ văn hóa kỳ dị khiến người nước ngoài không sao thấu hiểu nổi đó sao?
http://biendong.net/goc-nhin-moi/31077-day-moi-cua-dao-duc-chinh-quyen-tq-nhan-dan-dai-luc-lam-nguy.html

Vì sao Trung Quốc gây hấn với Việt Nam ở Biển Đông?

Chính quyền Trung Quốc tối thứ Ba (3/9) đã đưa một tàu cần cẩu khổng lồ xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam ở Biển Đông, chỉ cách bờ biển Quảng Ngãi khoảng 90 km.
Các nhà quan sát khu vực cho biết sự hiện diện của con tàu ở vị trí rất gần với bờ biển Việt Nam cho thấy Trung Quốc sẵn sàng tăng cường đối đầu với Việt Nam ở Biển Đông.
Vụ việc xảy ra không lâu sau khi tàu Trung Quốc xâm nhập trái phép vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam ở Bãi Tư Chính thuộc quần đảo Trường Sa, dẫn đến cuộc đối mặt của lực lượng hải quân hai nước.
Vì sao Trung Quốc liên tiếp gây hấn với Việt Nam về chủ quyền ở Biển Đông? Các chuyên gia cho rằng cuộc đối đầu hiện tại với Việt Nam có thể phục vụ nhiều mục đích của Trung Quốc.
Ngăn chặn lợi ích của Việt Nam
Trong bài báo ngày 5/9 của Asia Times, ông Derek Grossman, một nhà phân tích quốc phòng cấp cao của tập đoàn RAND, một nhóm chuyên gia có trụ sở tại Washington, lập luận rằng nếu Trung Quốc tiến hành một cuộc tấn công quân sự ở Biển Đông, thì đối thủ tiềm năng nhất sẽ là Việt Nam.
Trước khi xảy ra vụ đối mặt ở Bãi Tư Chính, ông Grossman viết rằng Trung Quốc sẽ muốn chọn Việt Nam nếu họ cần có một “cuộc chiến mang tính chất khởi động” để chuẩn bị cho trường hợp xung đột với Mỹ, và Bắc Kinh biết rằng lực lượng của Việt Nam có “sức mạnh cỡ trung bình mà có thể dễ dàng bị đánh bại” bởi quân đội Trung Quốc.
Mặc dù xung đột vẫn chưa xảy ra, nhưng Bắc Kinh một lần nữa đã tăng cường thái độ gây hấn và “ngoại giao pháo hạm” để gây sức ép buộc Hà Nội chấm dứt các hoạt động thăm dò dầu khí ở Biển Đông, theo Asia Times.
Chữa ‘căn bệnh hòa bình’
Giới lãnh đạo Trung Quốc gần đây bày tỏ quan ngại về cái gọi là “căn bệnh hòa bình” của quân đội Trung Quốc khi binh lính không có cuộc chiến nào kể từ chiến tranh biên giới với Việt Nam năm 1979.
Theo Asia Times, tình trạng bất an này là yếu tố khiến Trung Quốc tìm kiếm một đối thủ khả thi để tạo ra một cuộc chiến nào đó, nhằm xốc lại khả năng chiến đấu của binh lính. Nhà phân tích Grossman cho rằng, nếu Trung Quốc chiến đấu với Ấn Độ trên đất liền, ở cao nguyên Hymalaya, thì điều đó không đem lại nhiều lợi ích cho quân đội trong trường hợp xảy ra chiến tranh trên biển. Nếu chiến tranh ở khu vực bán đảo Triều Tiên, thì khả năng cuộc chiến sẽ trở nên quá bạo lực và quá gần Trung Quốc đại lục.
Việc đánh nhau với Nhật Bản, Philippines hay Hàn Quốc đều sẽ liên quan đến quân đội Mỹ, vì mỗi quốc gia đều là đồng minh an ninh với Hoa Kỳ. Việc gây chiến với Đài Loan cũng không mấy khả thi, vì Đạo luật Quan hệ Đài Loan yêu cầu Washington phải đến trợ giúp Đài Bắc trong trường hợp quân đội Trung Quốc xâm lược.
Asia Times cho biết, nhà phân tích Dennis Blasko, nhận định rằng Bắc Kinh sẽ muốn có một cuộc xung đột mà họ có thể chiến thắng và “Việt Nam về cơ bản không có khả năng duy trì các hoạt động ngang tầm với Trung Quốc do thiếu hụt về năng lực, đào tạo và nhân lực”.
Dù vậy, Việt Nam được đánh giá là có lập trường cứng rắn với Trung Quốc về Biển Đông.
Philippines đã chọn cách xoa dịu Bắc Kinh, mặc dù họ đã thắng kiện tại tòa án quốc tế nhằm chống lại tuyên bố chủ quyền đường 9 đoạn của Trung Quốc ở Biển Đông vào năm 2016.
Mặt khác, Malaysia và Việt Nam, đã đứng lên phản đối yêu sách chủ quyền của Trung Quốc. Hải quân Hoàng gia Malaysia đã tiến hành các cuộc tập trận để thể hiện sức mạnh tên lửa của mình gần khu vực hàng hải đang tranh chấp.
Việt Nam còn đi xa hơn thế, lên tiếng bác bỏ nhiều diễn biến liên tiếp của Trung Quốc tại Biển Đông, bao gồm xây dựng các đảo nhân tạo, phong tỏa và triển khai vũ khí tấn công. Việt Nam còn hợp tác với gã khổng lồ dầu mỏ Rosneft của Nga để tìm kiếm dầu ở những khu vực bị Trung Quốc tranh chấp.
Khác với lập trường mềm yếu của Philippines, chiến lược cứng rắn của Việt Nam dường như đã có hiệu quả, theo giáo sư Panos Mourdoukoutas của đại học LIU Post và đại học Clombia (Mỹ), đăng trên Forbes ngày 7/9. Tháng trước, tàu khảo sát của Trung Quốc đã phải rời khỏi vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, sau một tháng đối mặt với các tàu hải quân Việt Nam ở Bãi Tư Chính.
Nhưng giờ đây, Việt Nam lại trở thành mục tiêu của Bắc Kinh một lần nữa khi chiếc tàu cần cẩu khổng lồ tiến vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam tối 3/9, ngay sau ngày Quốc khánh của Việt Nam.
Rõ ràng, Bắc Kinh muốn để mắt đến mối quan hệ Việt-Nga và việc Hà Nội tái khẳng định quyền sở hữu Biển Đông của mình, giáo sư Panos nhận định.
Ông cho rằng hiện chưa rõ lập trường cứng rắn chống lại Bắc Kinh trong thời gian này sẽ có tác dụng hay không, nhưng một điều rõ ràng là: Việt Nam sẽ tiếp tục là mục tiêu của Trung Quốc, khi Bắc Kinh cố gắng thúc đẩy chương trình nghị sự ở Biển Đông.
Trung Quốc đang cố gắng thúc đẩy yêu sách ở vùng biển chiến lược này nhằm phục vụ một mục tiêu kín đáo hơn:
Phân tán sự bất mãn của người dân
Chính quyền Trung Quốc đang lâm vào tình thế khủng hoảng chưa từng có, sau gần hai năm bị Tổng thống Mỹ Donald Trump nhắm tới trong cuộc chiến thương mại không khoan nhượng. Nhiều yếu tố cho thấy Trung Quốc có nguy cơ sụp đổ kinh tế. Cách chỉ số tăng trưởng kinh tế thấp nhất trong hàng chục năm. Hàng loạt doanh nghiệp nước ngoài, và cả doanh nghiệp Trung Quốc đang di chuyển hoạt động sản xuất ra khỏi đại lục để tránh trở thành mục tiêu đánh thuế của chính quyền Trump…
Những yếu tố đó làm trầm trọng thêm sự thất vọng của người dân, trong khi những vấn nạn mang tính chất kinh niên không có dấu hiệu được giải quyết, như tình trạng cửa quyền, tham nhũng tràn lan, khoảng cách giàu nghèo giữa các nhóm dân, giữa thành thị và nông thôn, hàng giả, thuốc giả và thực phẩm độc hại, ô nhiễm môi trường ở mức đáng báo động…
Sự bất mãn gia tăng của người dân là mối lo ngại trực tiếp đối với quyền thống trị của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) ở đất nước đông dân nhất thế giới.
Các cuộc biểu tình vì dân chủ ở Hồng Kông đang bị chính quyền Trung Quốc lợi dụng cho mục đích đó, theo nhận định của Giáo sư Deana Rohlinger, Đại học bang Florida (Mỹ), đăng trên The Conversation ngày 26/8. Sau nhiều năm sống trong tuyên truyền, nhiều người Trung Quốc không hiểu rằng phong trào dân chủ ở Hồng Kông là nhằm phản đối sự thao túng của ĐCSTQ chứ không phải phản đối dân tộc Trung Hoa. Vì vậy, thế giới đã chứng kiến những người đại lục sẵn sàng gây rối, nói tục và
có những hành vi kém văn minh khác để chống lại những người ủng hộ Hồng Kông, cứ như thể phong trào dân chủ ở Hồng Kông làm tổn hại đến quyền lợi của người dân đại lục.
Biển Đông cũng là một lựa chọn khả thi mà Bắc Kinh có thể dễ dàng lợi dụng, khiến người dân tạm gác những bức xúc ở trong nước và tập trung vào lý tưởng bảo vệ chủ quyền. Sau nhiều năm bị tuyên truyền bằng những tư liệu giả dối về lịch sử chủ quyền ở Biển Đông, người Trung Quốc thật sự tin rằng họ có chủ quyền ở vùng biển và phải chiến đấu vì điều đó.
Điều gì sẽ xảy ra tiếp theo?
Phùng cửu tất loạn – lời dự ngôn này dường như vẫn linh ứng tại Trung Quốc kể từ khi đảng cộng sản lên nắm quyền vào năm 1949. Cứ đến năm có đuôi 9, chính quyền của Đảng Cộng sản Trung Quốc sẽ gặp phải, hoặc cố tình tạo ra một “đại loạn” nào đó để xốc lại không khí “thời chiến”, từ đó củng cố sự ủng hộ của người dân nhằm duy trì “sự ổn định” cho đảng cầm quyền.
Ông David Kilgour, nguyên Quốc vụ khanh Canada phụ trách khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, cũng nhận ra quy luật này vào mỗi thập niên kết thúc bằng số 9. “Bạo lực và tham nhũng là chế độ ở Trung Quốc. Cứ khoảng 10 năm, ĐCSTQ lại tiến hành một cuộc đàn áp nhắm vào một nhóm người thiểu số, tôi nghĩ đó chủ yếu là để gieo rắc nỗi sợ hãi trong lòng dân chúng”, ông Kilgour phát biểu tại diễn đàn TEDxMünchen năm 2015.
Lịch sử che giấu tội ác của chính quyền Trung Quốc
Sau chiến tranh biên giới năm 1979 với Việt Nam, ĐCSTQ đã ra lệnh cho quân đội thảm sát sinh viên trên Quảng trường Thiên An Môn năm 1989, sau đó huy động toàn bộ hệ thống an ninh vào năm 1999 để bức hại hàng triệu người tập Pháp Luân Công, môn khí công theo nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn có mặt tại nhiều quốc gia. Mười năm sau, chính quyền lại dùng quân đội và cảnh sát để dập tắt cuộc biểu tình của người dân tộc Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương.
Vậy năm 2019, điều gì sẽ xảy ra? Khi Trung Quốc đang khủng hoảng tứ bế, “đại loạn” có thể nổ ra ở bất kỳ lĩnh vực nào. Trong tình huống đó, Bắc Kinh có khả năng sẽ cố tình gây loạn ở bên ngoài để giảm bớt sự bất mãn của người dân về tình trạng rối loạn ở bên trong.
Người biểu tình ở Hồng Kông đang khiến thế giới phải thán phục về cách biểu đạt ý chí một cách thông minh và ôn hòa. Chính quyền không cho họ tụ tập thì họ “đi dạo” trên đường phố, không cho họ xuống đường thì họ cùng nhau ra đảo để cầu nguyện. Hình ảnh các thanh niên trở lại địa điểm biểu tình vào nửa đêm để nhặt rác, hay hàng ngàn người nhanh chóng nhường lối cho xe cứu thương, hay một chàng trai lực lưỡng đứng bảo vệ thông điệp hòa bình – bị đấm vào mặt nhiều lần nhưng không hề đáp trả,… những điều đó đã khiến thế giới xúc động.
Ông Trump: Nếu Trung Quốc muốn thỏa thuận, ‘hãy hạ nhiệt ở Hồng Kông’
Về Biển Đông, Việt Nam trực tiếp là nạn nhân bị Trung Quốc xâm phạm chủ quyền và là mục tiêu tiềm năng mà Bắc Kinh có thể gây ra một cuộc chiến để chữa “căn bệnh hòa bình”.
Theo Asia Times, hầu hết các nhà phân tích đều cho rằng, với tình trạng bất cân xứng về lực lượng quân sự, Việt Nam chỉ có thể lựa chọn chiến lược phòng thủ trong trường hợp xảy ra xung đột với Trung Quốc.
Các chuyên gia cũng nhận định khả năng răn đe lớn nhất của Việt Nam đối với Trung Quốc là thông qua quan hệ đối tác quốc tế. Thực tế là Hà Nội đã tăng cường mở rộng quan hệ với các nước. Chẳng hạn, tháng trước, Việt Nam đã đồng ý mở rộng quan hệ quốc phòng với Nam Phi, trong khi Thủ tướng Úc Scott Morrison tái khẳng định hợp tác quốc phòng với Việt Nam trong chuyến thăm Hà Nội.
Việt Nam cũng đã ký kết các thỏa thuận quốc phòng mới với Liên minh châu Âu và Nhật Bản trong năm nay.
Điều này có thể đạt được, vì Tổng thống Trump từng ngỏ ý giúp Việt Nam trong vấn đề Biển Đông khi ông thăm Hà Nội vào tháng 11/2017.
Mới đây, Tổng thống Trump đã bày tỏ lập trường rõ ràng rằng chính quyền của ông sẽ chỉ giúp đỡ các nước là bạn bè với nước Mỹ, và chấm dứt viện trợ cho các nước ủng hộ Trung Quốc. Động thái của ông Trump cho thấy khả năng các nước, trong đó có Việt Nam, sẽ sớm phải thể hiện rõ ràng lập trường của mình trong mối quan hệ với hai nền kinh tế lớn nhất thế giới – Hoa Kỳ và Trung Quốc.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/31075-vi-sao-trung-quoc-gay-han-voi-viet-nam-o-bien-dong.html

Cựu chủ tịch Hạ viện: Mỹ phải ‘tỉnh dậy’

và nhận ra TQ là gì trước khi quá muộn

Trong nhiều thập niên, người Mỹ nghĩ rằng Trung Quốc cộng sản sẽ phát triển thành một xã hội tự do và cởi mở như nước Mỹ. Nhưng điều đó đã hoàn toàn sai lầm, cựu chủ tịch Hạ viện Mỹ Newt Gingrich nhận định.
Ông Gingrich cho rằng, không như mọi người suy nghĩ, hiện Trung Quốc đã có sự gia tăng đáng kể về kiểm duyệt và giám sát hàng loạt, cũng như suy giảm đáng kể về quyền con người.
“ĐCSTQ đã khởi xướng một hệ thống chấm điểm tín nhiệm xã hội, do đó người dân Trung Quốc liên tục bị theo dõi và bị chấm điểm dựa trên lối sống, lòng trung thành đối với đảng, các tuyên bố công khai và những lời nói cá nhân của họ”, ông Gingrich lưu ý.
Những người có điểm số kém được cho là bị từ chối tiếp cận các phương tiện giao thông công cộng, truy cập Internet, tiếp cận các trường đại học và một loạt các tổ chức xã hội khác. Một số người có điểm rất kém, có thể dễ dàng bị mất tích.
Các trại tù khổng lồ dành cho người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ và các dân tộc thiểu số không phải người Hán khác ở vùng tây bắc Tân Cương, cũng được thành lập mới gần đây. Mặc dù có hơn 1 triệu người đã bị giam giữ trong “các trại cải tạo” do nhà nước lập ra ở Trung Quốc, nhưng thế giới vẫn nhầm Trung Quốc là một nước lớn “đáng coi trọng”.
Theo ông Gingrich, Trung Quốc hiện nay đang phát triển một nhà nước cảnh sát công nghệ cực cao, trong đó các máy quay (camera) hiện đại và trí thông minh nhân tạo nhận dạng khuôn mặt, đang được sử dụng để kiểm soát người dân Trung Quốc theo cách mà trước đây người ta chỉ tưởng tượng trong khoa học viễn tưởng.
Trong đoạn phát thanh của mình vào tuần trước, với tư cách là người dẫn chương trình “Newt’s World”, ông Newt Gingrich đã có dịp trò chuyện với 2 người có kiến thức sâu sắc về nhà nước toàn trị Trung Quốc. Đó là ông Michael Caster và nhà hoạt động nhân quyền, luật sư Trung Quốc Đằng Bưu (Teng Biao).
Cựu chủ tịch Hạ viện Mỹ cảnh báo: “Tôi hy vọng mọi người sẽ lắng nghe cuộc trò chuyện của chúng tôi, bởi vì nếu Mỹ không tỉnh dậy và nhận ra rằng Trung Quốc là do cộng sản cai trị, không phải là một nước láng giềng thân thiện, có lẽ đã quá muộn để ngăn chặn chế độ toàn trị mạnh nhất của thời đại chúng ta”.
http://biendong.net/bi-n-nong/32-sukien/31073-cuu-chu-tich-ha-vien-my-phai-tinh-day-va-nhan-ra-tq-la-gi-truoc-khi-qua-muon.html

Tham vọng án ngữ Nam Thái Bình Dương của TQ

Việc Trung Quốc thuê lại một hòn đảo ở quần đảo Solomon, không chỉ thể hiện tham vọng gây ảnh hưởng kinh tế, mà còn ẩn chứa dấu hiệu án ngữ về quân sự tại Nam Thái Bình Dương.
Vài tuần sau khi phá vỡ quan hệ ngoại giao với Đài Loan, quần đảo Solomon đã ký thỏa thuận với một công ty Trung Quốc để phát triển đảo Tulagi.
Thời báo về kinh tế tài chính Australian Financial Review (AFR) báo cáo rằng tập đoàn China Sam cố gắng thuê hòn đảo Tulagi và những đảo lân cận trong 75 năm. Quần đảo Solomon nằm gần một tuyến đường biển chiến lược, nên bước đi ngoại giao táo bạo này được xem là một phần của ván cờ lớn hơn.
China Sam, với khẩu hiệu làm việc được thể hiện trên trang web của mình “luôn tuân thủ sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc”, là một tập đoàn chuyên kinh doanh về hóa chất, đầu tư và buôn bán. Một mục tin tức trên trang web của công ty cho biết, tập đoàn “đã ký kết thành công thỏa thuận hợp tác chiến lược với chính phủ quần đảo Solomon”.
Các động thái này đã làm Chính phủ Úc lo lắng. Trong khi biết rằng việc đầu tư vào quần đảo Solomon là vấn đề riêng của chính quyền quần đảo Solomon, người phát ngôn của Bộ Ngoại giao và Thương mại cho biết chính phủ Úc coi “việc thành lập bất kỳ căn cứ quân sự nước ngoài nào ở các quốc đảo ở biển Thái Bình Dương là rất đáng quan ngại”.
Lo ngại của Úc không phải là không có căn cứ, bởi Trung Quốc từng có “thành tích” về việc lấy danh nghĩa đầu tư, giao dịch dân sự nhưng thực chất lại phục vụ quân sự. Nhận xét về việc Trung Quốc thuê đảo của Solomon, ông Peter Jennings, Giám đốc Viện Chính sách chiến lược Úc, khẳng định: “Sẽ sai lầm nếu xem đây là thương mại đơn thuần”.
Bên cạnh đó, vào tháng 4.2018, tờ The Sydney Morning Herald đưa tin một đảo quốc Nam Thái Bình Dương khác là Vanuatu đã cho phép Trung Quốc xây dựng căn cứ quân sự tại đây.
Trong con mắt người Mỹ, muốn kiểm soát an ninh Nam Thái Bình Dương thì cần có một đồng minh như Úc và trong huyết mạch hàng hải đến Úc thì Solomon đóng vai trò quan trọng.
Tờ New York Times nói về những động thái của Trung Quốc rằng, “điều này gây lo ngại cho các quan chức Mỹ, những người coi chuỗi đảo Nam Thái Bình Dương là rất quan trọng để bảo vệ các huyết mạch đường biển”.
http://biendong.net/bi-n-nong/31070-tham-vong-an-ngu-nam-thai-binh-duong-cua-tq.html

0 nhận xét

Leave a comment

Được tạo bởi Blogger.