Tin khắp nơi – 20/09/2019
Thứ Sáu, 20 tháng 9, 2019
20:15
//
Slider
,
Tin khắp nơi
Mỹ lại dọa tăng thuế gấp đôi
đánh vào hàng hóa Trung Quốc
Trọng ThànhVào lúc vòng thương thuyết Mỹ -Trung thứ 13 để tìm kiếm một thỏa thuận chấm dứt cuộc chiến thương mại sắp mở ra, Washington bắn tin có thể tăng thuế đến 100% đối với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc, nếu Bắc Kinh không khẩn trương đi đến một thỏa thuận.
Tung ra đe dọa nói trên là ông Michael Pillsbury, cố vấn về Trung Quốc, người được coi là có ảnh hưởng hàng đầu đối với tổng thống Mỹ Donald Trump. Trong cuộc trả lời phỏng vấn báo Hồng Kông South China Morning Post, đăng tải hôm qua, 19/09/2019, cố vấn Michael Pillsbury khẳng định : Tổng thống Donald Trump có nhiều biện pháp trong tay để gây áp lực với Bắc Kinh, trong đó có việc tăng thuế lên rất cao đối với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc, đến mức 50%, và thậm chí là 100%. Washington cũng sẵn sàng cho một cuộc chiến tranh thương mại toàn diện với Trung Quốc.
Đích nhắm của cố vấn Mỹ là « thế lực cứng rắn » trong nội bộ chính quyền Trung Quốc. Theo ông Michael Pillsbury, Washington và Bắc Kinh tưởng như đã gần đạt được một thỏa thuận hồi tháng 05/2019. Phe cứng rắn trong chính quyền Trung Quốc chỉ được biết đến văn bản dự thảo thỏa thuận 150 trang vào tháng 4/2019, và họ đã can thiệp. Kết quả là phía Trung Quốc bất ngờ bác bỏ dự thảo thỏa thuận.
Viên cố vấn của tổng thống Donald Trump nhấn mạnh, nếu chính quyền Tập Cận Bình trở lại với bản dự thảo 150 trang này, thì hai bên « sẽ có thể thực sự đạt được những kết quả quan trọng ». Cố vấn Michael Pillsbury ca ngợi mối quan hệ cá nhân tốt đẹp giữa tổng thống Donald Trump và chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Hai bên đã trao đổi qua điện thoại gần 30 lần, mỗi lần ít nhất một tiếng đồng hồ, để cố gắng tìm kiếm các thỏa hiệp.
Michael Pillsbury – tác giả cuốn The Hundred-Year Marathon (Cuộc đua marathon thế kỷ) – chủ trương một đường lối cứng rắn với Bắc Kinh. « The Hundred-Year Marathon » tố cáo tham vọng của Trung Quốc vươn lên soán ngôi siêu cường số một thế giới của Mỹ, đặc biệt thông qua việc đánh cắp công nghệ.
Trong cuộc trả lời phỏng vấn South China Morning Post, Michael Pillsbury cũng quy trách nhiệm cho Bắc Kinh : Việc không đạt được thỏa thuận sẽ khiến Hoa Kỳ và Trung Quốc rơi vào một cuộc Chiến tranh Lạnh mới (« cold war 2.0 »).
http://vi.rfi.fr/chau-a/20190920-tt-trump-doa-tang-thue-gap-doi-neu-bac-kinh-khong-nhanh-chong-chap-nhan-mot-thoa-th-0
Tổng thống Donald Trump
sắp gặp các nguyên thủ ở New York
Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ gặp một số lãnh đạo nước ngoài, nhân dịp họ đến New York dự họp Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc từ tuần sau.‘Lò vẫn cháy’ trong một tháng TBT Trọng vắng mặt
Bà Đầm Xòe: ‘Tôi không tin ông Trọng sẽ đi Mỹ’
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi sẽ có hai buổi gặp ông Trump.
Ông Modi bay tới Houston, Texas thứ Bảy 21/9. Một ngày sau, ông Trump sẽ cùng ông Modi dự một sự kiện của 50.000 người Mỹ gốc Ấn tại đó.
Sang tuần sau, hai nhà lãnh đạo lại gặp nhau lần nữa tại New York bên lề cuộc họp của Liên Hiệp Quốc.
Các cuộc gặp
Ông Trump cũng xác nhận ông sẽ gặp Thủ tướng Pakistan Imran Khan, nhân cuộc họp của Liên Hiệp Quốc.
Căng thẳng giữa Pakistan và Ấn Độ đã tăng lên, sau khi hai nước hạ cấp quan hệ ngoại giao gần đây.
Còn Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long sẽ gặp ông Trump cũng tại New York.
Đây là lần đầu tiên ông Lý đi dự và phát biểu ở phiên họp Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc, kể từ khi ông thành thủ tướng năm 2004.
Ông Lý lần cuối thăm Mỹ là tháng 10/2017, nhân khi được ông Trump mời.
Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern sẽ có cuộc gặp chính thức đầu tiên với ông Donald Trump tại New York thứ Hai tuần sau.
Còn tân tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky sẽ đến Mỹ từ 23/9 để dự cuộc họp Liên Hiệp Quốc.
Tại New York, ông Zelensky cũng sẽ gặp ông Trump.
Còn ở Việt Nam, đang có dự đoán Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng sẽ đi thăm Mỹ và gặp ông Donald Trump.
Tuy vậy, hiện đây mới chỉ là đồn đoán mà không có xác nhận chính thức về thời gian chuyến đi Mỹ của ông Nguyễn Phú Trọng.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-49742407
Hoa Kỳ xây dựng liên minh
sau cuộc tấn công dầu mỏ Saudi Arabia
Vào hôm Thứ Năm (19/9), Hoa Kỳ cho biết họ đang xây dựng một liên minh để ngăn chặn các mối đe dọa của Iran, sau một cuộc tấn công cuối tuần vào các cơ sở dầu mỏ của Saudi Arabia.Iran cảnh báo Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump về việc bị kéo vào một cuộc chiến ở Trung Đông, tuyên bố rằng họ sẽ quyết liệt đáp trả bất kỳ hành động tấn công nào. Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo cho biết tổng thống Trump ra lệnh áp dụng thêm nhiều lệnh trừng phạt đối với Iran, muốn đạt được một giải pháp hòa bình cho cuộc khủng hoảng này.
Ông Pompeo đưa ra phát biểu này sau cuộc hội đàm với các nhà lãnh đạo của Saudi và Tiểu vương quốc về cuộc tấn công mà Washington và Riyadh đổ lỗi cho Tehran. Iran phủ nhận việc có liên quan đến vụ tấn công ngày 14 tháng 9. Cuộc tấn công này làm giảm một nửa sản lượng dầu của Saudi, và ông Pompeo gọi đó là một “hành động khiêu chiến” chống lại nhà xuất cảng dầu lớn nhất thế giới. Vào hôm thứ Năm (19/9), ông Pompeo đưa ra giọng điệu ôn hòa hơn sau cuộc hội đàm với thái tử của Abu Dhabi, của Tiểu vương quốc Arab Thống nhất, một đồng minh chính của Riyadh. Ông không đưa ra thông tin chi tiết về liên minh này. Tuy nhiên, Hoa Kỳ đang cố gắng tạo ra một liên minh an ninh hàng hải toàn cầu trong thời gian qua, kể từ các cuộc tấn công vào tàu chở dầu ở vùng biển vùng Vịnh, mà Washington cũng đổ lỗi cho Iran. (Mộc Miên)
https://www.sbtn.tv/hoa-ky-xay-dung-lien-minh-sau-cuoc-tan-cong-dau-mo-saudi/
Hoa Kỳ trục xuất
hai nhà ngoại giao Liên Hiệp Quốc của Cuba
Vào hôm thứ Năm (19/9), chính quyền Trump ra lệnh trục xuất khỏi Hoa Kỳ đối với hai thành viên của phái đoàn Cuba tại Liên Hiệp Quốc, và hạn chế việc đi lại của các thành viên còn lại trong phái đoàn đến Manhattan.Trong một thông báo chỉ vài ngày trước khi các nhà lãnh đạo thế giới tập trung vào Đại hội đồng thường niên của Liên Hiệp Quốc, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cáo buộc hai nhà ngoại giao Cuba về hành vi cố gắng thực hiện “các hoạt động gây ảnh hưởng” có hại cho an ninh quốc gia Hoa Kỳ, nhưng lại không nêu rõ các cáo buộc hoặc tiết lộ tên của họ.
Đây là dấu hiệu mới nhất cho thấy mối quan hệ của Hoa Kỳ với Cuba đang tiếp tục suy thoái. Đặc biệt khi Havana hỗ trợ cho cho tổng thống xã hội chủ nghĩa Venezuela Nicolas Maduro. Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Cuba Bruno Rodriguez tuyên bố rằng các hành động của Hoa Kỳ là “không chính đáng”.
Phát ngôn viên Morgan Ortagus của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho biết việc di chuyển của các thành viên khác trong phái đoàn Cuba “chủ yếu” sẽ bị giới hạn ở Manhattan. Theo thỏa thuận trụ sở của Liên Hiệp Quốc năm 1947, Hoa Kỳ cung cấp visa đến tòa nhà Liên Hiệp Quốc ở New York cho các nhà ngoại giao nước ngoài. Nhưng Washington tuyên bố họ có thể từ chối visa vì lý do “an ninh, khủng bố và chính sách đối ngoại”. (Mộc Miên)
https://www.sbtn.tv/hoa-ky-truc-xuat-hai-nha-ngoai-giao-lien-hiep-quoc-cua-cuba/
Giới hoạt động dân chủ Hong Kong
cùng lãnh đạo Hạ Viện Hoa Kỳ tố cáo Trung Cộng
Tin từ Washington. D.C. — Vào Thứ Năm (ngày 19 tháng 9), tại một cuộc họp báo, Dân Biểu Michael McCaul, Dân Biểu Eliot Engel, Chủ Tịch Hạ Viện Nancy Pelosi và các thành viên lưỡng đảng khác của Quốc hội cùng các nhà hoạt động dân chủ Hong Kong (bao gồm Joshua Wong, Dennise Ho), đã đưa ra tuyên bố rằng Ủy ban Đối ngoại Hạ viện sẽ hoàn thành Đạo Luật H.R.3289 (gọi là Đạo Luật Nhân quyền và Dân chủ Hồng Kông 2019) vào tuần sau.Đạo luật này sẽ xem xét lại hằng năm những đặc quyền mà Hoa Kỳ dành cho Hong Kong về thương mại, đầu tư. Đạo luật cũng cảnh báo chính quyền Trung Cộng và chính quyền Hong Kong nguy cơ bị cậm vận nếu làm xói mòn quyền tự trị của Hong Kong.
Bên cạnh những lãnh đạo Hạ Viện nói trên, buổi họp báo còn có sự tham gia của dân biểu Chris Smith, Chủ Tịch Ủy ban Quốc hội về Trung Cộng Jim McGocate, và các nhà hoạt động dân chủ đến từ Hồng Kông như Joshua Wong, Nathan Law và Denise Ho.
Đây là kết quả vận động của hai nhà đấu tranh dân chủ Joshua Wong và Denise Ho. Joshua Wong đã gặp gỡ chủ tịch Hạ Viện Nancy Pelosi, và tuyên bố trước Hạ Viện Hoa Kỳ: “Hong Kong không đơn độc”. (Mộc Miên)
https://www.sbtn.tv/gioi-hoat-dong-dan-chu-hong-kong-cung-lanh-dao-ha-vien-hoa-ky-to-cao-trung-cong/
Hoa Kỳ tiếp tục tìm kiếm
1.246 người Mỹ mất tích tại Việt Nam
Chính phủ Hoa Kỳ sẽ tiếp tục nỗ lực tìm kiếm 1.246 trường hợp quân nhân Mỹ vẫn còn mất tích tại Việt Nam, theo thông tin từ Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội.Nhân Ngày Tưởng niệm Tù binh và Người mất tích (POW/MIA) hôm 20/09 tại Hà Nội, Đại sứ Hoa Kỳ Daniel Kritenbrink phát biểu: “Chính phủ Hoa Kỳ cam kết mạnh mẽ với nhiệm vụ kiểm kê một cách đầy đủ nhất có thể những quân nhân Mỹ hiện còn mất tích… và nỗ lực đó đang được thể hiện trọn vẹn tại Việt Nam và các nước khác trên thế giới.”
Trong hơn 30 năm qua, chính phủ Hoa Kỳ và Việt Nam đã duy trì sự hợp tác mạnh mẽ nhằm kiểm kê đầy đủ nhất có thể những người Mỹ còn mất tích từ cuộc chiến tranh tại Đông Nam Á.
XEM THÊM:
Chiến tranh Việt Nam: Con đón cha ‘về nhà’ sau nửa thế kỷ
Khi chiến tranh Việt Nam kết thúc, có 1.973 quân nhân và công dân Mỹ mất tích tại Việt Nam. Kể từ đó đến nay, hài cốt của 727 người đã được xác định và trao lại cho người thân của họ.
Cơ quan Tìm kiếm Tù binh và Người mất tích (DPAA) thuộc Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ và Cơ quan Việt Nam Tìm kiếm Người mất tích (VNOSMP) thuộc Bộ Quốc phòng Việt Nam đang tiếp tục nỗ lực để kiểm kê 1.246 trường hợp còn lại, theo thông của Đại sứ quán Hoa Kỳ.
Đại sứ Kritenbrink phát biểu thêm: “Tôi đã chứng kiến sự tận tụy và hợp tác giữa các đội ngũ của Mỹ và Việt Nam, họ đã cùng nhau vượt qua những điều kiện khó khăn nhất để trao trả cho chúng tôi những quân nhân đã hy sinh.”
Trước đó, hôm 17/9, trong buổi lễ hồi hương hài cốt quân nhân Hoa Kỳ lần thứ 151 tại sân bay Đà Nẵng, phía Việt Nam đã trao trả 2 bộ hài cốt của quân nhân Hoa Kỳ mất tích trong chiến tranh Việt Nam, theo Cổng thông tin Chính phủ.
XEM THÊM:
Hoa Kỳ muốn thắt chặt quan hệ quốc phòng mạnh hơn với Việt Nam
Hằng năm vào ngày 20/09, Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ chủ trì buổi lễ thường niên kỷ niệm Ngày Tưởng niệm Tù binh và Người mất tích tại trụ sở Bộ Quốc phòng nhằm tôn vinh những quân nhân mất tích và gia đình của họ.
Ngoài ra, đội ngũ nhân viên thuộc DPAA sẽ tham gia các sự kiện tương tự tại nhiều địa điểm khác trong và ngoài nước Mỹ. Trên thế giới, DPAA tập trung vào công tác nghiên cứu, điều tra, tìm kiếm và xác định những quân nhân mất tích trong các cuộc xung đột từ Chiến tranh Thế giới II đến Chiến tranh Iraq.
https://www.voatiengviet.com/a/hoa-ky-tiep-tuc-tim-kiem-1246-nguoi-my-mat-tich-tai-vietnam/5091861.html
Ngoại trưởng Mỹ tuyên bố
ưu tiên giải pháp hòa bình với Iran
Trọng NghĩaCông du vùng Vịnh để tìm cách thành lập một liên minh đối phó với Iran, ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo hôm 19/09/2019 vẫn cam đoan rằng Washington ưu tiên cho một “giải pháp hòa bình” trong cuộc khủng hoảng với Teheran. Tuy nhiên, ngoại trưởng Mỹ vẫn cáo buộc Iran đứng sau cuộc tấn công gần đây vào các cơ sở dầu hỏa của Ả Rập Xê Út.
Trong khuôn khổ vòng công du tìm trợ thủ, ông Pompeo cùng ngày đã gặp thái tử đầy quyền lực Mohammed bin Zayed Al-Nahyan của vương quốc Abu Dhabi. Phát biểu với báo chí sau cuộc gặp, ngoại trưởng Mỹ khẳng định rằng đã có một « sự đồng thuận » ở vùng Vịnh về trách nhiệm của Iran trong vụ tấn công.
Trước khi lên máy bay về nước, ngoại trưởng Pompeo cho rằng mục tiêu chuyến thăm vùng Vịnh của ông là xây dựng một liên minh « nhằm tiến tới hòa bình và đạt được một giải pháp hòa bình ». Ông hy vọng rằng Iran cũng sẽ có quan điểm tương tự.
Nếu ngoại trưởng Mỹ có lời lẽ ôn hòa, thì ngược lại đồng nhiệm Ả Rập Xê Út, ông Adel al-Jubeir, đã có thái độ gay gắt khi cảnh báo trên Twitter rằng bất kỳ một sự dung túng nào đối với Iran sẽ khuyến khích Teheran « tiến hành thêm các hành vi khủng bố và phá hoại trong vùng Vịnh ».
Iran đe dọa chiến tranh toàn diện
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã phái ngoại trưởng Pompeo tới Jeddah từ hôm 17/09 để bàn thảo cách phản ứng chống Iran trước các cuộc tấn công nhắm vào Ả Rập Xê Út, đồng minh của Mỹ trong khu vực.
Trong lúc Hoa Kỳ có lời lẽ tương đối hòa hoãn, thì Iran vẫn có những tuyên bố cứng rắn. Trả lời phỏng vấn của đài truyền hình Mỹ CNN, ngoại trưởng Iran Mohammad Javad Zarif không ngần ngại dọa rằng một cuộc tấn công của Mỹ hoặc Ả Rập Xê Út vào Iran sẽ dẫn đến « một cuộc chiến tranh toàn diện », và đất nước của ông, dù không muốn « chiến tranh », nhưng sẽ không run sợ nếu là phải « tự vệ ».
Ả Rập Xê Út trả đũa lực lượng Huthi ở Yemen
Vào lúc các thủ đô Washington, Ryad và Teheran tiếp tục khẩu chiến, thì trên thực địa, liên quân do Ả Rập Xê Út cầm đầu cho biết là họ đã mở chiến dịch tấn công vào lực lượng phiến quân người Huthi ở Yemen, phá hủy được 4 cứ điểm ở phía bắc thành phố cảng Hodeida (miền tây Yemen). Đây là cuộc tấn công đầu tiên mà Ả Rập Xê Út tiến hành nhắm vào lực lượng Huthi, từ sau khi lực lượng này tự nhận là đã tấn công phá hoại các cơ sở dầu hỏa của Ả Rập Xê Út.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190920-ngoai-truong-my-giai-phap-hoa-binh-iran
Quốc Hội Mỹ nghi ngờ về nội dung đàm thoại
giữa TT Trump và lãnh đạo nước ngoài
Trọng ThànhMột trao đổi giữa ông Donald Trump và một lãnh đạo nước ngoài đang là tâm điểm của cuộc đối đầu mới giữa hành pháp Mỹ và Quốc Hội. Ủy Ban Tình Báo Hạ Viện đã triệu lãnh đạo cơ quan thanh tra của tình báo Mỹ lên để thẩm định.
Tuy nhiên, sau buổi họp kín hôm qua, 19/09/2019, tại Quốc Hội, lãnh đạo Ủy Ban Tình Báo cho biết quan chức nói trên không được bộ Tư Pháp và Cơ Quan Tình Báo Quốc Gia (DNI) cho phép tiết lộ thông tin về vụ việc.
Thông tín viên Anne Corpet tường trình từ Washington :
« Người đưa ra tín hiệu báo động – một thành viên cơ quan tình báo Mỹ – hồi tháng 8/2019 vừa qua đã báo cáo với cấp trên nỗi nghi ngờ của ông về một hứa hẹn mà tổng thống Donald Trump đã đưa ra trong cuộc nói chuyện với một lãnh đạo nước ngoài. Khiếu nại của nhân viên tình báo này đã được bộ phận tổng thanh tra của tình báo Mỹ đánh giá là nghiêm túc, và vấn đề này cần được khẩn cấp trình ra trước Quốc Hội. Tuy nhiên, dự định nói trên đã bị giám đốc Cơ Quan Tình Báo Quốc Gia – DNI (cơ quan phụ trách điều phối toàn bộ các nhánh của ngành tình báo Hoa Kỳ) phản đối.
Ủy Ban Tình Báo của Hạ Viện đã triệu tập tổng thanh tra của tình báo Mỹ, ông Michael Atkinson, thế nhưng quan chức này đã không thể thông tin được điều gì, vì bị bộ Tư Pháp ngăn chặn.
Ông Adam Schiff, nghị sĩ Dân Chủ và chủ tịch Ủy Ban Tình Báo Hạ Viện, nhận định : ‘‘Chúng tôi biết rằng bộ Tư Pháp can dự vào quyết định không cho phép thông báo về vụ việc này cho Quốc Hội. Chúng tôi không biết rằng Nhà Trắng có tham gia vào nỗ lực ngăn cản thông tin đến với Quốc Hội hay không. Chúng tôi cũng không biết nội dung của bản thân khiếu nại này. Tuy nhiên, điều mà tôi hiểu là : Nếu như một khiếu nại như vậy mà bị bóp nghẹt, hoặc bị che giấu với Quốc Hội, thì điều đó có nghĩa là toàn bộ hệ thống chính quyền hiện nay đang lâm vào tình trạng sụp đổ tan hoang’’.
Về phần mình, tổng thống Donald Trump đặt câu hỏi trên Twitter : Liệu người ta có ngu xuẩn đến mức tin tưởng là tôi nói ra một điều gì đó đáng tiếc với một lãnh đạo nước ngoài không ?. Tiếp theo đó, ông Trump lên án tình trạng tổng thống bị quấy rối. Còn theo báo New York Times, trên thực tế, không phải là một cuộc trò chuyện riêng giữa tổng thống với lãnh đạo nước ngoài, mà là nhiều sự cố khác khiến các cơ quan tình báo Mỹ lo ngại ».
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190920-quoc-hoi-my-tinh-nghi-tt-trump-di-dem-lanh-dao-nuoc-ngoai
Thẩm phán liên bang ngăn chận
buộc ứng cử viên tổng thống
phải trình bản khai thuế của California
Tin từ California – vào Thứ Năm (19/09/2019), một thẩm phán liên bang đã phán quyết Tổng thống Trump chiến thắng trong nỗ lực giữ bí mật thông tin tài chính của ông, ngăn chặn đạo luật bắt buộc đưa ra bản thuế của California.Phán quyết của thẩm phán Morrison England Jr được đưa ra khi tổng thống đang đối mặt với nhiều áp lực phải khai đưa ra bản thuế từ phía Đảng Dân chủ. Hôm thứ Năm (19/09/2019), tổng thống Trump cũng khởi kiện để ngăn các công tố viên New York tiếp cận các bản thuế của ông như một phần của cuộc điều tra hình sự. Ông England có kế hoạch đưa ra phán quyết bằng văn bản vào ngày 01/10, và California dự kiến sẽ kháng cáo.
Đạo luật được ký bởi Thống đốc California, Gavin Newsom vào tháng 7, yêu cầu các ứng cử viên tổng thống phải công khai bản thuế trong vòng 5 năm để vận động tranh cử ở California, dự kiến diễn ra
vào tháng 3/2020. Biện lý của tổng thống Trump và Đảng Cộng hòa cho rằng đạo luật vi phạm Hiến pháp Hoa Kỳ khi thêm một yêu cầu bổ sung để vận động tranh cử tổng thống. Các nhà lập pháp Đảng Dân chủ cho rằng bản thuế sẽ cung cấp thông tin quan trọng cho cử tri chẳng hạn thỏa thuận tài chính, lãi suất kinh doanh và quỹ từ thiện.
Cựu Thống đốc Jerry Brown của Đảng Dân chủ đã phủ quyết luật khai bản thuế tương tự vào năm 2017, vì cho rằng nó tạo sự khó khăn khi đặt thêm yêu cầu cho các ứng cử viên tổng thống.
Tất cả các ứng cử viên tổng thống của đảng Dân Chủ đã công khai bản thuế. Đạo luật của California cũng áp dụng cho các ứng cử viên thống đốc California. (Mộc Miên)
https://www.sbtn.tv/tham-phan-lien-bang-ngan-chan-buoc-ung-cu-vien-tong-thong-phai-trinh-ban-khai-thue-cua-california/
Chính quyền Trump khôi phục chính sách di dân
bị bệnh không bị trục xuất sau nhiều chỉ trích
Tin từ Washington – Vào thứ Năm (19/09/2019), chính quyền tổng thống Trump thông báo sẽ khôi phục chương trình tạm thời cho phép người di dân bị bệnh đe dọa tính mạng sẽ không bị trục xuất, ngược lại với quyết định bị lên án rộng rãi trước đó.Bộ trưởng Bộ Nội An, Kevin McAleenan đã thông báo với Quốc hội việc đã chỉ thị Sở Di trú và Nhập tịch Hoa Kỳ (USCIS) tiếp tục xem xét tất cả đơn xin hoãn sau khi quyết định được tuyên bố. Một chính sách đã âm thầm được thông qua hôm 07/08/2019, quyết định ngừng cấp phép cho các yêu cầu xin hoãn trục xuất mà không thông báo cho công chúng hay Quốc hội.
Thông báo hôm thứ Năm (19/09/2019) cho biết họ sẽ đảo ngược hoàn toàn quyết định, với việc USCIS xác nhận sẽ xem xét các đơn xin hoãn từ 06/08/2019, và sẽ xem xét trở lại khoảng 400 đề nghị đã bị từ chối trong mùa hè.
Sự phản đối về quyết định này bắt đầu sau khi các biện lý đại diện cho trẻ em và gia đình trải qua chăm sóc y tế ở Hoa Kỳ bắt đầu nhận được thông báo từ chối từ USCIS, cho biết cơ quan này không còn xem xét đơn xin hoãn. Trước đây Đảng Dân chủ đã chỉ trích gay gắt quyết định của chính quyền, hiện tại họ hoan nghênh quyết định đảo ngược chính sách. Vào cuối tháng trước, trong một lá thư gửi các viên chức cấp cao của Bộ Nội An, hơn 100 thành viên đảng Dân chủ tại Quốc hội nói rằng họ lo lắng về việc USCIS đã ủy quyền trục xuất cho ICE, cơ quan này là nỗi khiếp sợ của người di dân không có giấy tờ hợp pháp. (Mộc Miên)
https://www.sbtn.tv/chinh-quyen-trump-khoi-phuc-chinh-sach-di-dan-bi-benh-khong-bi-truc-xuat-sau-nhieu-chi-trich/
Hơn 1,000 người được giải cứu
do bão Imelda gây lũ lụt ở Texas
Vào thứ Năm (19/09/2019), bão Imelda đi qua mười ba quận ở Đông Nam Texas, trở thành thảm họa với sáu triệu người dân ở đây.Cơn bão đã đổ hơn 40 inches lượng mưa ở một số khu vực. Bão Imelda cũng tạo ra những cơn lốc xoáy và nửa triệu lần sét đánh, trong đó có một vụ sét đánh chết một người đàn ông. Khi những cơn mưa trút xuống hôm thứ Năm (19/09/2019), hơn 1,000 người đã được giải cứu khỏi những ngôi nhà và con đường bị ngập lụt trong khi hàng trăm người vẫn còn mắc kẹt.
Tại Beaumont, Texas, mưa trút rất nhanh với hơn ba feet chỉ trong 24 giờ khiến nhiều người không còn nơi nào để đi. Phóng viên của CBS News, Janet Shamlian cũng bị mắc kẹt, khi nước lũ dâng lên gần khách sạn cô đang ở. Xa lộ Liên tiểu bang 10 phải ngừng hoạt động vì cơn bão và các tài xế bị mắc kẹt trong hơn chín giờ.
Houston cũng chịu cảnh tương tự khi người dân phải lội qua vùng nước sâu đến thắt lưng, xe hơi bị nhấn chìm, phi trường phải đóng cửa, nhà cửa bị ngập lụt khắp nơi. Một số người nói Imelda còn tồi tệ hơn cơn bão Harvey nhấn chìm phía đông nam Texas hai năm trước.
Winnie, Texas, là một trong những khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất trong cơn bão Harvey. Phóng viên của CBS News, Mireya Villarreal báo cáo 80% diện tích Winnie bị ngập lụt lên đến 43
inch nước và vẫn còn tăng lên. Hơn 300 người mắc kẹt trong xe hơi và nhà cửa phải được giải cứu bằng thuyền và xe quân sự. Một khu vực của Winnie được gọi là Teacherville vì có rất nhiều giáo viên làm việc trong khu vực sống ở đó. Rất nhiều ngôi nhà bị ngập trong cơn bão Harvey, một số người vừa trở về nhà thì phải đối diện với bão Imelda. (Mộc Miên)
https://www.sbtn.tv/hon-1000-nguoi-duoc-giai-cuu-do-bao-imelda-gay-lu-lut-o-texas/
Hãng Colt ngừng sản xuất súng trường AR-15
Theo tin từ CBS News, nhà sản xuất súng Colt vừa thông báo tạm ngừng sản xuất súng trường cho thị trường dân sự, trong đó có khẩu AR-15 rất phổ biến.Trong thông báo, giám đốc điều hành của Colt, Dennis Veilleux cho biết công ty không ngừng bán vĩnh viễn các dòng súng bán tự động, và tin rằng trên thị trường vẫn còn đủ nguồn cung cho loại súng đó. Súng trường bán tự động AR-15 hay những khẩu súng cùng loại đã được dùng trong những vụ nổ súng hàng loạt những năm gần đây, bao gồm một nhà thờ Hồi giáo ở Christchurch, New Zealand hồi tháng 3, một giáo đường ở California hồi tháng 4, một buổi hòa nhạc ở Las Vegas năm 2017, một trường trung học ở Parkland, Florida năm ngoái và trường tiểu học Sandy Hook ở Connecticut năm 2012.
Thay vào đó, Colt sẽ tập trung vào việc hoàn thành các hợp đồng sản xuất vũ khí cho việc cơ quan pháp luật và quân đội. Ông Veilleux cho biết công ty đã nhận được rất nhiều hợp đồng như vậy.
Công ty Colt có trụ sở tại West Hartford, Connecticut. Colt đã nhận chỉ trích từ những người ủng hộ quyền sử dụng súng vì rút khỏi thị trường dân sự. Ông Veilleux cho biết công ty vẫn thực hiện cam kết với Tu Chính Án Thứ Hai, và đang thích ứng với nhu cầu của người tiêu dùng.
Các cuộc tranh luận về kiểm soát súng chủ yếu tập trung vào khả năng tiếp cận với AR-15 và các loại súng trường khác, vì chúng được sử dụng trong các vụ nổ súng hàng loạt. Hồi tháng 8, giám đốc điều hành Walmart, Doug McMillon đã kêu gọi các nhà lập pháp xem xét khôi phục lệnh cấm liên bang đối với súng tấn công, cùng tuyên bố sẽ ngừng bán hai loại đạn. Tuyên bố được đưa ra sau hai vụ xả súng tại các cửa hàng Walmart đầu năm nay khiến 22 người thiệt mạng. Công ty đã ngừng bán súng tấn công từ năm 2015.
Lệnh cấm vũ khí tấn công được thông qua vào năm 1994 trong thời tổng thống Bill Cliton, nhưng được rút lại một thập kỷ sau đó trong thời tổng thống Bush. (Mộc Miên)
https://www.sbtn.tv/hang-colt-ngung-san-xuat-sung-truong-ar-15/
Một thợ máy bị cáo buộc phá hoại máy bay
của American Airlines có quan hệ với ISIS
Vào hôm thứ tư (18 tháng 9), một công nhân bảo trì máy bay, người được cho là phá hoại một máy bay của hãng American Airlines vào mùa hè, được cho là có quan hệ với Nhà Nước Hồi Giáo ISIS.Các công tố viên cho biết nghi can nói trên là ông Abdul-Majeed Marouf Ahmed Alani, 60 tuổi, đang bị giam giữ mà không được tại ngoại. Theo phụ tá Biện Lý Hoa Kỳ Maria Medetis, các công tố viên đã tìm thấy thông tin tuyên truyền của ISIS trên điện thoại của Alani, gồm các video nhiều người bị xử tử bằng súng. Ông Alani bị cáo buộc đã gửi những đoạn video này tới một người nào đó cùng tin nhắn “Chúa Allah sẽ trả thù những người phi Hồi giáo.”
Một trong các đồng nghiệp của Alani tại hãng American Airlines cho biết, nghi can này từng nói rằng ông có em trai là một người lính trong ISIS. Tuy nhiên, bạn cùng phòng của ông Alani lại nói rằng em trai của ông đã bị ISIS bắt cóc. Các cảnh sát điều tra không tìm thấy bằng chứng trên điện thoại của ông Alani cho thấy em trai ông bị bắt cóc, và họ cũng không cung cấp bằng chứng về cáo buộc em trai ông là một thành viên ISIS.
Vào đầu tháng này, ông Alani đã bị buộc tội với tội cố ý làm hư hỏng, phá hủy, và vô hiệu hóa một chiếc máy bay sau khi phá hoại hệ thống thu thập dữ kiện bay của một máy bay. Theo lời khai của một trung tướng không quân lúc bấy giờ, ông Alani đã phá hoại chiếc máy bay với hy vọng nhận tiền làm thêm giờ. Ông Christian Dunham, luật sư liên bang đại diện cho ông Alani, cho biết ông là một thợ máy kỳ cựu, và không hề có ý khiến hành khách gặp nguy hiểm, vì việc phá hoại hệ thống nói trên là không ảnh hưởng đến chuyến bay. (Mộc Miên)
https://www.sbtn.tv/mot-tho-may-bi-cao-buoc-pha-hoai-may-bay-cua-hang-american-airlines-co-quan-he-voi-isis/
Áp thấp nhiệt đới gây lũ lụt tại thành phố Houston
Theo CNN đưa tin, phi trường quốc tế George Bush phải dừng các chuyến bay trong thời tiết xấu khi một cơn giông lớn từ tàn dư của áp thấp nhiệt đới Imelda tấn công Houston.Bên cạnh đó, các viên chức tại quận Jefferson nhận được thông tin rằng, tình hình của con đập Green Pond Gulley đang dần trở nên xấu đi và có thể vỡ bất cứ lúc nào. Do đó, văn phòng cảnh sát trưởng ban hành lệnh di tản ngay lập tức khu vực Gilbert Lake Estates.
Hôm Thứ Năm (19/9), áp thấp nhiệt đới Imelda gây ra lũ lụt nghiêm trọng ở các vùng phía đông nam tiểu bang Texas. Cơn áp thấp nhiệt đới này khiến các con đường bị ngập, nhiều người mắc kẹt trong xe và trong nhà. Do đó, các nhân viên cấp cứu được điều động đến những nơi cần thiết nhất. Tình trạng lũ lụt xảy ra nghiêm trọng nhất ở phía bắc và phía đông Houston, bao gồm thành phố Beaumont. Ngoài ra, áp thấp Imelda mang mưa lớn cho miền đông nam tiểu bang Texas kể từ khi đổ bộ vào hôm Thứ Ba (17/9). Lượng mưa tại một số nơi lên đến hơn 30 inch, và tăng thêm từ 5 đến 10 inch vào Thứ Năm.
Cơ quan thời tiết quốc gia ban hành một thông báo khẩn cấp vào sáng Thứ Năm cho cư dân của bốn quận ở Houston, yêu cầu họ nên ở trong nhà vì lũ lụt. (Mộc Miên)
https://www.sbtn.tv/ap-thap-nhiet-doi-gay-lu-lut-tai-thanh-pho-houston/
Nổ súng ở thủ đô Washington:
Ít nhất 1 người chết, 8 bị thương
Cảnh sát vùng thủ đô Washington của Hoa Kỳ đang truy lùng 2 người đàn ông vũ trang sở hữu một khẩu súng kiểu AK đang lẩn trốn sau khi nổ súng vào sân của một chung cư ở Washington DC, làm ít nhất 1 người thiệt mạng và 8 người bị thương, đài CNN trích nguồn tin cảnh sát loan tin.Nguồn tin này cho hay vụ nổ xảy ra tại dãy phố 1300 đường Columbia vào 10g đêm thứ Năm 19/9.
Reuters dẫn lời chỉ huy trưởng cảnh sát thủ đô Stuart Emerman cho biết các nạn nhân đang đứng trong sân của tòa chung cư ở khu phố Columbia Heights, chỉ cách Toà Bạch Ốc chưa đầy 3 km, khi vụ xả súng xảy ra.
Một người đàn ông bị thiệt mạng, và ít nhất có hai người trong tình trạng nguy kịch.
Theo một thông báo của cảnh sát, hai nghi can được trông thấy trong một chiếc xe Nissan sedan màu sáng, và sử dụng một khẩu súng ‘loại AK’.
Ông Emerman cho biết nhân viên điều tra của cảnh sát đang thẩm vấn các nhân chứng, và xem xét các camera an ninh.
Hai hung thủ vẫn đang tại đào.
Đài truyền hình WJLA thuộc hệ thống ABC chiếu cảnh nhiều xe cứu thương đưa nạn nhân ra khỏi hiện trường, và sự hiện diện đông đảo của cảnh sát tại ngã tư đường 14 và đường Colombia.
Trong bối cảnh các vụ xả súng bừa bãi cũng như bạo động súng ống diễn ra thường xuyên trong xã hội Mỹ, vấn đề sử dụng súng ống đã được tranh luận sôi nổi trong cuộc vận động bầu cử Tổng thống Mỹ.
Ứng cử viên Beto O’Rourke, một cựu dân biểu, tuyên bố tại một cuộc tranh luận của Đảng Dân chủ rằng ông sẽ tịch thu các loại súng sát thương.
Vấn đề sử dụng súng ống đã trở thành một trọng tâm của chiến dịch vận động tranh cử của ông O’Rouke từ khi xảy ra vụ nổ súng bừa bãi tại El Paso, Texas, thị trấn nhà của ông, khi 22 người bị sát hại trong một cửa hàng Walmart
Nhưng vấn đề sử dụng súng ống là một đề tài gây nhiều chia rẽ trong giới chính khách Mỹ. Nhiều đảng viên Đảng Cộng hoà và Hội Súng Trường Quốc gia – NRA đầy thế lực cực lực chống đối mọi biện pháp siết chặt quyền sử dụng súng.
Phó Tổng thống Mike Pence, một đảng viên Đảng Cộng hoà, đã lên án lập trường đòi kiểm soát súng ống và tố cáo phe Dân chủ là theo một “nghị trình cực đoan.”
https://www.voatiengviet.com/a/no-sung-o-washington-dc-1-chet-8-bi-thuong/5091762.html
Hội Đồng Bảo An: Nga và Trung Quốc
phủ quyết đề nghị ngừng bắn tại Syria
Mai VânNgày 19/09/2019, Trung Quốc và Nga đã phủ quyết một văn kiện của Đức, Bỉ và Koweit muốn áp đặt ngưng bắn tại vùng Idled ở Syria. Văn kiện này đã được 12 trên 15 quốc gia thành viên của Hội Đồng Bảo An tán đồng. Sự kiện này một lần nữa minh họa cho bất đồng dai dẳng trong nội bộ Hội Đồng Bảo An trên hồ sơ Syria.
Thông tín viên RFI tại New York, Carie Nooten giải thích:
Đây là lần thứ 13 mà Nga dùng quyền phủ quyết để bác bỏ một dự thảo nghị quyết về Syria kể từ khi nội chiến Syria bùng lên năm 2011. Điều đó có nghĩa là 3 triệu dân tỉnh Idleb ở Syria sẽ tiếp tục sống dưới bom đạn.
Koweit, Đức và Bỉ đã yêu cầu ngưng bắn ngay, kể từ ngày 21/09 và đã được phần lớn các quốc gia trong Hội Đồng Bảo An hưởng ứng, nhưng không đạt được đồng thuận chung.
Văn kiện đã được thảo luận sôi nổi từ tháng 8 vừa qua: Nga đã yêu cầu việc ngưng bắn phải có những trường hợp ngoại lệ như đối với các vụ tấn công khủng bố. Thế nhưng điều này có nguy cơ dẫn đến nhiều diễn giải khác nhau vì lợi ích riêng tư, và ba tác giả của văn kiện đã từ chối.
Phía Nga đã tố cáo liên minh quốc tế về cơn sốt nhân đạo vào lúc mà chính quyền Syria đang thắng lợi, đồng thời cáo buộc liên minh che chở quân khủng bố bằng cách gọi đó là thành phần đối lập với chế độ Damas.
Về phần các nước ủng bộ văn bản, nỗi lo ngại gia tăng. Đại diện nước Pháp tại Liên Hiệp Quốc đã lấy làm tiếc là lại có thêm một ngày đau buồn đối với Syria. Đối với ông, tất cả những ai oanh kích không ngơi nghỉ vào Idleb và những người phản đối ngưng bắn, sẽ phải chịu trách nhiệm.
Và sẽ phải chi trả cho công cuộc tái thiết, mà chi phí trước mắt được ước tính 400 tỷ đô la.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190920-hdba-lhq-de-nghi-ngung-ban-o-syria-lai-bi-nga-va-trung-quoc-phu-quyet
Hồng Kông: Ân Xá Quốc Tế lên án bạo lực cảnh sát
Mai VânTổ chức Ân Xá Quốc Tế ngày 20/08/2019 tố cáo cảnh sát Hồng Kông sử dụng vũ lực một cách quá đáng đối với người biểu tình mong muốn dân chủ. Amnesty International lên án những « chiến thuật điên rồ và phi pháp ». Tổ chức nói đến cả các hành vi « tra tấn ».
Trong một bản báo cáo dựa trên lời chứng của khoảng 20 người biểu tình mà một số được đưa vào bệnh viện sau khi bị bắt, tổ chức bảo vệ nhân quyền, khẳng định là cảnh sát Hồng Kông thường xuyên sử dụng vũ lực quá mức luật pháp cho phép tại đặc khu và luật pháp quốc tế.
Ông Nicolas Bequelin, giám đốc đặc trách Đông Á của Ân Xá Quốc Tế đã tố cáo : « Trong cơn khát trả đũa thấy rõ, lực lượng an ninh Hồng Kông cho thấy xu hướng đáng ngại là sử dụng các chiến thuật điên rồ và phi pháp chống lại người dân trong các cuộc biểu tình ».
Ông Bequelin nêu lên « những vụ bắt giữ tùy tiện, bạo hành trả đũa đối với những người bị giam giữ với một số hành vi không khác gì tra tấn ».
Tổ chức Ân Xá Quốc Tế yêu cầu thành lập một ủy ban điều tra độc lập, đây cũng là yêu cầu của những người biểu tình mà chính quyền luôn bác bỏ.
Cảnh sát Hồng Kông hoàn toàn phủ nhận báo cáo của Ân Xá Quốc Tế.
Trong một thông cáo công bố hôm nay, họ cho rằng nhân viên công lực Hồng Kông đã « luôn luôn hết sức tự kềm chế trong việc sử dụng vũ lực ».
Tuy nhiên, theo hãng tin Pháp AFP, nhiều đoạn video lan truyền trên mạng cho thấy những cảnh cảnh sát tấn công vào người biểu tình, đánh đập thô bạo bằng dùi cui.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20190920-hong-kong-an-xa-quoc-te-len-an-bao-luc-canh-sat
Biển Đông với châu Âu
Chỉ một ngày sau, ba nước Anh, Pháp, Đức cũng ra tuyên bố chung về vấn đề này. Tuyên bố còn nêu cụ thể rằng, sự quan tâm của họ đối với tình hình biển Đông với tư cách là bên tham gia Công ước LHQ về Luật Biển (UNCLOS).Anh, Pháp, Đưc ra tuyên bố về vấn đề biển Đông
Ngày 29/9, người phát ngôn của Ủy ban châu Âu phụ trách vấn đề ngoại giao và chính sách an ninh, bà Maja Kocijancic, đã ra tuyên bố về diễn biến trên Biển Đông.
Tuyên bố nhấn mạnh, các hành động đơn phương những tuần qua ở Biển Đông dẫn đến căng thẳng gia tăng và làm xói mòn môi trường an ninh hàng hải, là mối đe dọa nghiêm trọng với sự phát triển kinh tế hòa bình của khu vực.
Chỉ một ngày sau, ba nước Anh, Pháp, Đức cũng ra tuyên bố chung về vấn đề này. Tuyên bố còn nêu cụ thể rằng, sự quan tâm của họ đối với tình hình biển Đông với tư cách là bên tham gia Công ước LHQ về Luật Biển (UNCLOS) mà họ đã được bảo đảm rằng, thỏa thuận này được áp dụng toàn diện.
Việc bày tỏ thái độ, quan điểm khá rõ ràng, cụ thể của Ủy ban Châu Âu và ba cường quốc Tây Âu là điều khiến dư luận đặc biệt chú ý.
Một số câu hỏi được dư luận đặt ra: Tại sao hai tuyên bố lại đưa ra cùng thời điểm ? Phải chăng, châu Âu đã nhận ra rằng ngoài vấn đề tự do hàng hải trên biển Đông, khu vực này còn là nhân tố không thể bỏ qua trong xử lý các quan hệ chính trị giữa châu Âu với Mỹ và TQ ? Ra tuyên bố chung về vấn đề này, phải chăng, Anh, Pháp, Đức muốn thể hiện cụ thể hơn vai trò cường quốc của mình trong vấn đề biển Đông ?
Đối với câu hỏi thứ nhất, câu trả lời có lẽ không quá khó. Sự quá quắt của TQ ai cũng biết. Không chỉ tới vụ gây hấn với VN trong khu vực bãi Tư Chính gần đây, mà trước đó, TQ từng có nhiều hành vi quấy nhiễu một cách hệ thống với VN, PLP, Malaysia. Nhưng, vụ việc đang diễn ra tại khu vực bãi Tư Chính là điển hình cho thấy TQ hung hăng, quyết đoán, ngang ngược, côn đồ như thế nào trong tham vọng độc chiếm biển Đông với tính chất, hành vi ngày càng trắng trợn. Vì lẽ đó, tiếng nói phê phán TQ, trong thời điểm này, được coi là cần thiết nếu muốn thể hiện rằng mình là quốc gia văn minh, luôn đề cao và tôn trọng công pháp quốc tế.
Đối với câu hỏi thứ hai ? Trong bối cảnh hiện nay, nhất là khi các cường quốc châu Âu và Mỹ đang gia tăng các xung đột thương mại, việc thờ ơ với các vấn đề liên quan khu vực Đông Á, nhất là vấn đề biển Đông, chắc chắn không còn là điều thích hợp.
Do vậy, thể hiện quan điểm, hoặc tốt nhất là hiện diện hải quân ở khu vực này, có thể là một trong những giải pháp thích hợp để giúp Tây Âu thoát khỏi “thế kẹt” về chính trị từ tác động phức tạp của quan hệ Mỹ-Trung hiện nay.
Đó là chưa kể, về thương mại, cũng đã có những dấu hiệu gia tăng căng thẳng giữa Tây Âu và Mỹ.
Chẳng thế mà ngày 12/9 vừa qua, khi có thông báo của Ngân hàng Trung ương châu Âu về gói cắt giảm lãi suất và kích thích kinh tế trong 3 năm, đã khiến Tổng thống Mỹ Donald Trump nổi giận, viết trên Twitter: “Họ đang cố gắng giảm giá đồng euro so với đồng USD rất mạnh, làm tổn thương đến xuất khẩu của Mỹ”. Thángtrước, ông Trump đã chỉ trích chính phủ Pháp về thuế dịch vụ kỹ thuật số mà theo ông là nhằm vào các công ty công nghệ của Mỹ và tuyên bố sẽ trả đũa bằng cách đánh thuế vào rượu vang Pháp.
Nói cách khác, dù xa, dù gần, vấn đề biển Đông, hóa ra, liên quan đến lợi ích của tất cả các nước lớn.
Còn câu hỏi thứ ba ? Đương nhiên, dù bất thành văn, nhưng địa vị một nước được coi là lớn, là cường quốc, trong thế giới ngày nay, không thể không thể hiện trong việc có được một tiếng nói trọng lượng giải quyết vấn đề quan trọng tầm quốc tế.
Xét về tiêu chí đó, biển Đông – tuyến hàng hải với lượng hàng hóa khổng lồ trị giá hơn 4.000 tỷ USD đi qua hằng năm sao có thể là nhỏ ?
Chẳng thế mà ông Siemon Wezeman, nhà nghiên cứu cao cấp thuộc chương trình chuyển giao vũ khí và chi tiêu quân sự SIPRI ở Thụy Điển đã nói: “Một sự cố nhỏ ở biển Đông chắc chắn có thể ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động của các ngành công nghiệp châu Âu.”
Vậy nên, khi đã là vấn đề lớn, mang tính toàn cầu, thì chẳng một nước lớn nào có thể bỏ qua.
http://biendong.net/dam-luan/30510-bien-dong-voi-chau-au.html
Thụy Điển và Na Uy tham gia
nhóm Sáng Kiến Can Thiệp Châu Âu
Mai VânVào hôm nay, 20/09/2019, bộ trưởng Quốc Phòng 10 nước châu Âu tham gia nhóm Sáng Kiến Can Thiệp Châu Âu (IEI) họp lại Hà Lan. Theo hãng tin Pháp AFP, nhân dịp này, khối IEI sẽ có thêm hai thành viên mới là Na Uy và Thụy Điển.
Nhóm IEI ra đời cách đây một năm dưới sự thôi thúc của tổng thống Pháp Emmanuel Macron, với mục tiêu phát triển « ý thức chia sẻ chiến lược » và « tăng cường khả năng của Châu Âu cùng nhau hành động ». Nhóm này hiện tập hợp 10 nước : Pháp, Bỉ, Đức, Anh, Đan Mạch, Hà Lan, Estonia, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, và Phần Lan.
Phát ngôn viên bộ Quân Lực Pháp, Yasmine Eva Fares Emery, cho biết là hai quốc gia Bắc Âu sẽ tham gia cuộc họp bộ trưởng Quốc Phòng hôm nay, nhưng không nêu rõ nước nào. Tuy nhiên một nguồn thạo tin cho biết đó là Thụy Điển và Na Uy.
Tháng 8 vừa qua, tổng thống Pháp còn cho biết có một quốc gia khác muốn tham gia, đó là Hy Lạp.
Việc IEI mở rộng diễn ra vào lúc mà tổng thống Macron tìm cách thuyết phục các đối tác châu Âu đưa quân đến vùng Sahel ở châu Phi để hỗ trợ chiến dịch chống thánh chiến của Pháp mang tên là Barkhane, huy động đến 4.500 quân.
Trong chiến dịch Barkhane hiện nay, ngoài Pháp, còn có 50 lính của Estonia, trong lúc Anh Quốc hỗ trợ bằng trực thăng chuyên chở Chinook.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190920-thuy-dien-va-na-uy-sap-tham-gia-nhom-sang-kien-can-thiep-chau-au
Pháp : Cắm rễ địa phương,
thách đố lớn đối với đảng cầm quyền
Thanh PhươngTrong vòng khoảng 6 tháng nữa, tháng 03/2020, cử tri tại Pháp sẽ đi bỏ phiếu cho cuộc bầu cử hội đồng thành phố. Cuộc bầu cử này được coi là có tính chất quyết định cho tương lai của đảng cầm quyền, đảng Cộng Hòa Tiến Bước của tổng thống Emmanuel Macron.
Sau khi ông Macron đắc cử tổng thống vào năm 2017, đảng Cộng Hòa Tiến Bước đã giành luôn chiến thắng trong cuộc bầu cử Quốc Hội ngay sau đó, chiếm đa số tuyệt đối trong nghị viện mới. Thế nhưng, do còn quá trẻ, đảng này không có một cơ sở vững chắc tại các địa phương. Cho nên, cuộc bầu cử hội đồng thành phố sắp tới sẽ là dịp để Cộng Hòa Tiến Bước tìm cách cắm rễ vào các địa phương. Tuy nhiên, đây là một thách đố rất cam go đối với một đảng đang bị chia rẽ ngày càng nặng nề.
Đảng Cộng Hòa Tiến Bước tranh cử hội đồng thành phố trong bối cảnh không khí xã hội đang ngày càng nóng lên. Tiếp nối phong trào biểu tình của những người Áo Vàng, là phong trào đình công trong ngành chuyên chở công cộng ở Paris phản đối kế hoạch cải tổ hưu trí, kéo theo những ngành khác tham gia. Ấy là chưa kể phong trào của các bác sĩ, y tá khoa cấp cứu ở các bệnh viện, đòi có thêm nhân lực và phương tiện tài chính để hoạt động.
Dân biểu và cũng là tổng đại diện của đảng Cộng Hòa Tiến Bước, ông Stanislas Guerini, cho rằng để giải tỏa những áp lực xã hội đó, họ phải làm sao thu phục được người dân ở cấp độ địa phương, nhân cuộc bầu cử sắp tới :
« Từ hai năm qua, chúng tôi đã tiến hành các cải tổ mà theo lẻ đã phải được thực hiện từ mấy thập niên trước. Tôi hoàn toàn tin rằng chúng tôi đang đưa đất nước đi theo đúng hướng, với những kết quả về tăng trưởng, về việc làm, về sức mua. Tôi vui mừng về điều đó. Nhưng cuộc sống thường nhật của người dân đã thay đổi đủ chưa ? Chưa.
Nếu chúng ta không đáp ứng thành công thách đố đó, nước Pháp sẽ tiếp tục là một quốc gia bị phân thành hai cực. Để thành công, chúng ra phải đáp ứng thách đố đó ở cấp độ địa phương. Tôi vẫn nói rằng kilômét cuối cùng của cải tổ mới là bước quan trọng nhất ».
Nhưng đảng của tổng thống Macron chuẩn bị cho cuộc bầu cử sắp tới trong sự chia rẻ, thể hiện qua việc bầu chọn các ứng cử viên, nhất là tại Paris, một địa phương có tầm quan trọng đặc biệt đối với toàn bộ các chính đảng tại Pháp.
Với tỷ lệ phiếu lên tới 33% tại Paris trong cuộc bầu cử Nghị Viện Châu Âu vừa qua, đảng Cộng Hòa Tiến Bước hy vọng vào năm tới sẽ giành được chiếc ghế đô trưởng từ tay bà Anne Hidalgo, Đảng Xã Hội. Đảng của tổng thống Macron vào tháng 7 vừa qua đã chọn cựu phát ngôn viên chính phủ Benjamin Griveaux là ứng cử viên. Nhưng vì bất bình với cách chức bầu chọn ứng cử viên, cho nên dân biểu Cédric Villani, một nhà toán học rất được nhiều người mến mộ, đã quyết định tự ra ứng cử.
Hậu quả là lá phiếu dành cho đảng Cộng Hòa Tiến Bước có nguy cơ bị phân tán. Trước mắt, theo kết quả một cuộc thăm dò, trong vòng đầu bầu cử hội đồng thành phố Paris, ông Griveaux và Villani sẽ thu được số phiếu ngang ngửa nhau, tức là 17% và 15%, và như vậy là bà Hidalgo có nhiều cơ may giữ được chiếc ghế đô trưởng, vì bà sẽ thu được đến 24%. Hiện giờ cả hai ông Griveaux và Villani đều không hề có ý định hy sinh cá nhân vì lợi ích của đảng, thậm chí sẳn sàng lao vào một cuộc chiến huynh đệ tương tàn ở Paris.
Bên phía cánh tả, đảng Cộng sản dĩ nhiên rất vui mừng trước sự chia rẽ của đảng Cộng Hòa Tiến Bước trong cuộc bầu cử tại Paris. Trả lời RFI ngày 10/09, ông Ian Brossat, phát ngôn viên đảng Cộng sản nói :
« Thật là lạ lùng khi thấy một đảng ra đời chỉ mới cách đây 3 năm mà đã có những ứng cử viên ly khai. Đây là một thực tế mà tôi nghi nhận, nhưng tôi nghĩ là chẳng bao lâu nữa người ta sẽ thấy André Villani, tuy là một nhân vật rất quyến rũ, rất thú vị, trên thực tế vẫn là một ứng cử viên của Macron, là một dân biểu đã bỏ phiếu thuận cho toàn bộ các luật do chính phủ này đưa ra từ hai năm nay. Ông phải đảm nhận trách nhiệm của mình về những kết quả đó.
Đối diện với cánh tả chúng tôi là một đảng bị chia rẽ, vì đảng này có đến hai ứng cử viên trong cuộc bầu cử hội đồng thành phố Paris. Điều này cũng cho thấy Benjamin Griveaux là một nhân vật bị nhiều người ghét bỏ, đến mức không thể tập hợp được toàn bộ phe của mình. »
Mặt khác, do là một lực lượng quy tụ quá nhiều xu hướng chính trị khác nhau, từ tả sang hữu, cho nên mới xảy ra chuyện một dân biểu thuộc đảng Cộng Hòa Tiến Bước, Aurélien Taché, sẽ đến dự cái gọi là « đại hội cánh hữu » của những người thân cận với Marion Maréchal, cựu dân biểu đảng cực hữu Mặt Trận Quốc Gia, sẽ tổ chức vào ngày 28/09 tới đây. Ông Taché là một nhân vật vẫn nói cần phải đấu tranh trực diện với quan điểm của những người như Marion. Những người ủng hộ Taché phản ứng như thế nào về hành động này của ông. Trả lời RFI ban Pháp ngữ ngày 13/09, dân biểu Taché nói :
« Nhiều bạn bè và đồng nghiệp nói với tôi rằng tôi có lý, rằng dù sao thì cũng không thể chối cãi một thực tế : họ nay là đối thủ chính trị chủ yếu của chúng tôi. Tôi nhận thấy rằng cựu chủ tịch đảng Laurent Wauquiez đã từng mời Eric Zemmour ( nhà viết tiểu luận xu hướng cực hữu) đến một cuộc hội thảo của đảng cánh hữu Những Người Cộng Hòa. Tôi cũng ghi nhận trong đảng Những Người Cộng Hòa có một xu hướng gồm những người muốn liên kết với Marion Maréchal. Tôi cũng biết là Guillaume Larrrivé, ứng cử viên chủ tịch đảng Những Người Cộng Hòa, chủ trương bỏ nguyên tắc quyền nơi sinh ( droit du sol ). Tôi không ngây thơ, vì tôi biết tương lai của cánh hữu là nằm ở chổ đó. Chúng ta phải đối đầu với xu hướng cực kỳ bảo thủ này, vì chắc chắn đó sẽ là đối thủ chủ yếu trước xu hướng cấp tiến. »
Đúng là trong cuộc đua giành các chiếc ghế dân biểu địa phương, đối thủ chủ yếu của đảng Cộng Hòa Tiến Bước chính là đảng cực hữu Tập Hợp Quốc Gia của bà Marine Le Pen. Theo kết quả một cuộc thăm dò của viện Elabe, được công bố ngày 11/09/2019, Tập Hợp Quốc Gia được xem là đảng mang tính đại diện nhất cho phe đối lập. Đảng này đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Nghị Viện Châu Âu. Tuy vậy, Tập Hợp Quốc Gia tranh cử hội đồng thành phố lần này trong tư thế không mấy thuận lợi, họ không có tham vọng áp đảo các đảng khác, mà chỉ hy vọng nâng con số các thành phố mà đảng này kiểm soát, sau khi đã giành được khoảng 10 thành phố trong cuộc bầu cử lần trước vào năm 2014.
Để có thể thật sự đóng vai trò đảng đối lập chính, Tập Hợp Quốc Gia đang có tham vọng lôi kéo mọi thành phần từ cánh tả đến cánh hữu, làm giống như đảng của tổng thống Macron, bởi vì hiện nay đúng là lằn ranh tả hữu trên chính trường nước Pháp hầu như không còn nữa. Đây chính là lý do vì sao các đảng truyền thống bên cánh hữu như đảng Những Người Cộng Hòa lẫn bên cánh tả như Đảng Xã Hội đều đang gặp khó khăn.
Đảng Những Người Cộng Hòa phải cố gắng giữ được càng nhiều càng tốt trong số gần 70 thành phố lớn giành được từ tay cánh tả vào năm 2014. Nhưng sau thất bại trong cuộc bầu cử Nghị Viện Châu Âu, đảng cánh hữu này có nguy cơ bùng nổ, vì một số dân biểu địa phương ngả theo đảng Cộng Hòa Tiến Bước, số khác thì chạy sang đảng cực hữu. Về Đảng Xã Hội thì tương lai còn u ám hơn, vì đảng này phải bằng mọi giá giữ được các cứ địa của họ như Paris, Lille, Rennes, Nantes, duy trì sự hiện diện hiện nay ở địa phương, nếu không, thì sự tồn tại của đảng này sẽ bị đe dọa. Thật ra thì nguy cơ của Đảng Xã Hội đến từ đảng Xanh. Sau khi thu được đến 13,5% số phiếu trong cuộc bầu cử Nghị Viện Châu Âu, đảng Xanh đang muốn nắm vai trò lãnh đạo cánh tả.
Nhưng vì thấy là không thể cạnh tranh với đảng cực hữu Tập Hợp Quốc Gia trong tư thế đối lập, đảng Xanh tìm một con đường khác để đối đầu với đảng của tổng thống Macron, như lời ông David Cormand, thư ký toàn quốc đảng Xanh, kiêm nghị sĩ châu Âu :
« Tôi không phải là lãnh đạo của một đảng chỉ đối lập, mà là lãnh đạo một đảng đưa ra các đề nghị. Tôi không muốn tham gia vào cuộc thi xem ai là người chống đối mãnh mẽ nhất với Emmanuel Macron. Ai cũng biết là chúng tôi không đồng ý với chính sách của chính phủ này, nhưng vấn đề ở đây không phải là chiếc cúp vô địch về chống Macron. Chơi cái trò đó thì kẻ thắng cuộc chắc chắn sẽ là phe cực hữu, mà tôi thì không muốn chạy đua với cực hữu.
Tình hình chính trị hiện nay ở Pháp là như thế nào ? Đó là xu hướng tự do theo kiểu Macron đang thống trị và hiện chỉ có một lực lượng chính trị thay thế, đó là cực hữu, bên phía bóng tối. Chúng tôi muốn là lực lượng bên phía ánh sáng thay thế cho cả xu hướng tự do lẫn xu hướng cực hữu bên phía bóng tối. »
Trong cuộc chạy đua giành ghế dân biểu địa phương, ngoài các đảng đối lập nói trên, đảng Cộng Hòa Tiến Bước còn sẽ đụng với nhiều đối thủ khác, đặc biệt phải kể đến đảng bảo vệ súc vật ( Parti animaliste ). Sau khi bất ngờ giành được 2,2% trong cuộc bầu cử Nghị Viện Châu Âu năm nay, đảng này vào tuần trước vừa thông báo sẽ đưa ra một danh sách tranh cử độc lập, chứ không liên kết với đảng Xanh. Tuy nhiên, đảng bảo vệ súc vật không loại trừ khả năng liên kết với các ứng cử viên nào ủng hộ đường lối của họ.
Một đảng khác chắc là cũng sẽ gây khó khăn phần nào cho đảng Cộng Hòa Tiến Bước, đó là đảng những người Áo Vàng. Ngày 09/09 vừa qua, tập hợp mang tên « Tập hợp công dân Áo Vàng » thông báo là họ muốn tranh cử hội đồng thành phố Paris với một danh sách riêng.
http://vi.rfi.fr/phap/20190920-phap-cam-re-dia-phuong-thach-do-lon-doi-voi-dang-cam-quyen
“Động binh” quy mô lớn với TQ,
Nga tung tín hiệu gì tới phương Tây?
Nga đang tiến hành một loạt các cuộc tập trận quy mô lớn với Trung Quốc, Ấn Độ và Pakistan.Đây là động thái mà các chuyên gia tin rằng Moscow đang cố gắng gửi đi một thông điệp mạnh mẽ tới phương Tây.
Tsentr là cuộc tập trận quân sự diễn ra thường niên nhưng Nga đã tăng sức mạnh cho hoạt động này trong năm nay bằng cách mời các lực lượng từ Trung Quốc, Ấn Độ và Pakistan (cùng với Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan và Uzbekistan) tham gia cuộc tập trận.
Cuộc tập trận Tsentr năm nay có sự tham gia của 128.000 binh lính, hơn 20.000 vũ khí và thiết bị quân sự, khoảng 600 máy bay và có tới 15 tàu và tàu hỗ trợ, theo Bộ Quốc phòng Nga.
Nội dung cuộc tập trận này là để kiểm tra khả năng sẵn sàng chiến đấu của bộ chỉ huy quân đội và các lực lượng thuộc quân khu trung tâm của Nga và cũng sẽ là cơ hội để đánh giá năng lực quân sự của Nga ở Bắc Cực.
Mùa tập trận Tsentr đã diễn ra từ tháng 6 nhưng tuần này được coi là đỉnh với những cuộc diễn tập chỉ huy chiến lược quan trọng nhất – giai đoạn được các chuyên gia gọi là hết sức nóng bỏng.
Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu khẳng định hồi đầu tháng 9 rằng các cuộc tập trận chiến lược này không nhằm vào các quốc gia khác mà thay vào đó tập trung vào việc chống lại mối đe dọa từ khủng bố quốc tế.
Nhưng các chuyên gia cho biết các cuộc tập trận này cũng được xây dựng để thể hiện sức mạnh và khả năng quân sự của Nga, phô diễn các loại vũ khí họ có để phục vụ mục đích thương mại và quan trọng nhất là nhằm gửi một thông điệp rõ ràng đến phương Tây, theo CNBC.
“Đây là một thông điệp đối phó với Mỹ, một thông điệp đối phó với phương Tây để cho thấy rằng Nga không bị cô lập và Nga có thể phối hợp với một đối thủ tiềm tàng. Bởi vì Trung Quốc đang được coi vừa là bạn, là đối thủ và cũng là một thế lực cạnh tranh tiềm tàng với lợi ích của Nga trong tương lai”, Mathieu Boulegue, một thành viên nghiên cứu trong Chương trình Nga và Á Âu tại Chatham House, cho biết trong một cuộc họp cung cấp thông tin trước các cuộc tập trận của Nga.
“Thông điệp là khá rõ ràng khi đề cập đến Nga. Họ muốn thể hiện rằng ‘chúng tôi không đơn độc, chúng tôi có rất nhiều đối tác, chúng tôi không bị cô lập nên dù có bất cứ nỗ lực nào mà phương Tây đang cố gắng thực hiện để chống lại chúng tôi, chúng tôi vẫn có thể có liên minh quân sự mạnh mẽ với Trung Quốc, Ấn Độ và Pakistan’,” chuyên gia này cho hay.
Liệu chỉ để phô diễn thực lực?
Các chuyên gia như Boulegue nhìn nhận cuộc tập trận quân sự hàng năm này với sự hoài nghi, đặc biệt là khi nói đến số lượng binh lính tham gia và các thiết bị quân sự được huy động.
“Thành thật mà nói, đừng tin vào những con số. Chúng được đưa ra để thể hiện sức mạnh của quân đội Nga”, ông cho biết và lưu ý rằng bất kỳ cuộc tập trận quân sự nào diễn ra ở Nga trong bốn tháng qua đều có thể được coi là một phần của Tsentr, do đó làm tăng quy mô của cuộc tập trận này.
Bất cứ ai chú ý tới Tsentr 2019 nên dự kiến được là sẽ thấy một cảnh tượng quân sự được biên đạo kỹ lưỡng, Boulegue nói. Và với sự tham gia của Trung Quốc (năm ngoái cũng vậy), Nga sẽ muốn tránh những rủi ro có thể gây bối rối cho Bộ Quốc phòng Nga.
Ví dụ như trong cuộc tập trận quân sự năm 2017, một chiếc trực thăng được quay phim vô tình bắn một tên lửa vào một chiếc xe chở vật tư.
Những cuộc tập trận như vậy cũng là một cách để Nga giới thiệu các khí tài quân sự của mình cho những người mua vũ khí tiềm năng, mặc dù yếu tố quan trọng nhất của khóa huấn luyện năm nay là sự tham gia của Trung Quốc, Boulegue nói.
Ông nói thêm rằng điều này không nên được coi là một dấu hiệu của một liên minh chiến lược mới giữa hai quốc gia đang tìm cách xây dựng mối quan hệ ổn định để đối mặt với một cường quốc ngày càng khó lường hơn như Hoa Kỳ, trong khi họ vẫn là đối thủ tiềm tàng về kinh tế và chính trị.
“Điều Nga thực sự đang làm gì ở đây đang thể hiện vị thế và cho các bên trên trường quốc tế thấy mối liên kết với Trung Quốc mà họ đang cố gắng xây dựng trong lĩnh vực an ninh”, ông Boulegue nói, nhấn mạnh rằng “đây không phải là một liên minh chiến lược, không có gì chiến lược về quan hệ Trung Quốc – Nga ngay lúc này. Những điều đang được thể hiện chỉ là một mối quan hệ đối tác an ninh và quốc phòng có giá trị”.
http://biendong.net/doc-bao-viet/30507-dong-binh-quy-mo-lon-voi-tq-nga-tung-tin-hieu-gi-toi-phuong-tay.html
“Siêu tên lửa” của Nga: Thực hư thế nào?
Minh AnhBáo Le Figaro ngày 16/09/2019 có câu hỏi lớn: Có nên sợ những “siêu tên lửa” của Vladimir Putin? Bởi vì, trong năm 2018, tổng thống Nga, Vladimir Putin thông báo về việc phát triển một loạt tên lửa thế hệ mới, được cho là khó bị phá hủy. Một chiêu đánh lừa hay đó là sự thật?
Giới chuyên gia nghi ngờ về bản chất của chương trình này. Theo họ, dường như đây chỉ là cách nước Nga muốn phô trương thế mạnh của mình trong trường hợp nối lại đối thoại chiến lược với Mỹ, hiện đang ở mức thấp nhất. RFI Tiếng Việt xin giới thiệu bài viết.
Đâu là bối cảnh chiến lược?
Cơ cấu an ninh được tạo dựng từ thời hậu Chiến Tranh Lạnh giờ bắt đầu trở nên lỗi thời. Việc kiểm soát vũ khí, vốn dĩ dựa trên một chuỗi các thỏa thuận, đang tan rã. Năm 2018, Nga và Mỹ lần lượt rút ra khỏi hiệp ước kiểm soát tên lửa hạt nhân tầm trung (INF), được ký giữa Ronald Reagan và Mikhail Gorbatchev năm 1987. Hiệp ước này quy định đôi bên hủy bỏ việc sử dụng các loại tên lửa thông thường và hạt nhân có tầm bắn từ 500 – 5.000 km. Một cột trụ khác, Hiệp ước New Start, sắp hết hạn vào năm 2021, cũng đang bị đe dọa.
Theo các chuyên gia, tình trạng xuống cấp nghiêm trọng này đi kèm với một dạng thông đồng ngầm giữa hai tác nhân chính, theo đó, kể từ giờ họ rảnh tay theo đuổi các chương trình vũ khí của riêng mình. Ngày 18/08/2019, Hoa Kỳ tiến hành đợt thử tên lửa tầm trung đầu tiên kể từ sau chiến tranh lạnh.
Một nước thứ ba quan trọng cũng bước vào cuộc chơi này, đó là Trung Quốc, vốn sở hữu đến hơn 2.600 tên lửa tầm trung. Một kho vũ khí có thể gây khó khăn cho sự thống trị của Mỹ tại Thái Bình Dương, đồng thời cũng có thể nhắm đến sườn phía đông của Nga.
Tại Matxcơva, các cuộc tranh cãi đang diễn ra giữa một bên là ủng hộ việc kiểm soát vũ khí và bên kia là kêu gọi tái vũ trang. Trong những cuộc tranh luận này, giới công nghiệp quốc phòng Nga và các định chế quân sự ra sức gây áp lực đối với chính quyền. Và từ lâu họ đã tìm được một người lắng nghe họ.
Từ năm 2002, việc Hoa Kỳ rút ra khỏi hiệp ước ABM (chống tên lửa đạn đạo) liên quan đến việc giới hạn hệ thống phòng không, đã là một cú sốc đối với ông Putin. Và sự kiện này đã trở thành một cột mốc. Ông Petr Topychkanov, chuyên gia về giải trừ vũ khí Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế (Sipri) nhấn mạnh: “Khi tổng thống Nga giới thiệu các hệ thống tên lửa mới năm 2018, ông ấy nhấn mạnh
đến khả năng vượt qua được hệ thống phòng không của đối phương. Hầu hết các hệ thống này đều có từ thời cuộc khủng hoảng về phòng thủ chống tên lửa giữa Nga và Mỹ”.
Đó là những loại vũ khí nào?
Ngày 01/03/2018, nguyên thủ Nga trong bài phát biểu hàng năm, đã dành một chương dài nói về tình hình phát triển các loại tên lửa mới. Vài ngày trước kỳ bầu cử tổng thống Nga, đây cũng là một thông điệp kép, vừa đối nội, vừa đối ngoại. Trong bài diễn văn này, ông Putin tiết lộ một bộ vũ khí mới tưởng chừng chỉ có trong bộ phim viễn tưởng Star Wars.
Trong số 6 loại vũ khí chiến lược được nhắc đến, có ngư lôi hạt nhân “Poseidon”, có thể bắn đi dưới biển với vận tốc 200km/giờ nhờ vào một thiết bị đẩy hạt nhân được thu nhỏ và mang theo một quả bom nguyên tử có khả năng tạo ra một cơn sóng thần phóng xạ để phá hủy các cơ sở cảng biển và căn cứ hải quân.
Một vũ khí đáng gờm khác của Nga là chiếc tầu lượn siêu âm “Avangard”, có trang bị các đầu đạn thông thường và hạt nhân, có thể được phóng đi từ một tên lửa hành trình. Tiếp đến là “Peresvet” (một nhân vật anh hùng của trận chiến Koulikovo nổi tiếng chống quân Mông Cổ năm 1380), một loại vũ khí laser có khả năng “vô hiệu hóa” các hệ thống điện tử hoàn hảo nhất. Hay như “Kinzhal” (dao găm), tên lửa siêu thanh có độ chính xác cao, có thể đạt tới Mach 10 (nhanh gấp 10 lần tốc độ âm thanh) và được phóng đi từ chiến đấu cơ MiG-31K.
Nhưng đáng chú ý nhất là Bourevestnik (một loài chim hải âu nhỏ, có khả năng kháng cự với giông bão), một loại tên lửa hạt nhân cận âm, có lực đẩy bằng hạt nhân giống chiếc “Poseidon”, nhưng có khả năng bay rất thấp, từ 50 – 100 mét, khó có thể phát hiện, có khả năng tránh được các hệ thống chống tên lửa và có tầm bắn hầu như vô hạn.
Với ông Putin, đây là một loại vũ khí “bất khả chiến bại”. Theo giải thích của đại tá Viktor Mourakhovski, tổng biên tập tạp chí Kho Vũ khí của Tổ quốc, “bạn nghĩ là tên lửa sẽ đến từ Nga, nhưng chúng có thể đến từ phía tây sau khi đã bay quanh một vòng Trái Đất”.
Vẫn theo ông Mourakhovski, bộ vũ khí “mới” này chỉ là một trong số hàng chục chương trình được phát triển vào những năm 1980 để đối phó với “Chiến tranh giữa các vì sao” do tổng thống Mỹ Ronald Reagan (1981 – 1989) phát động.
Tuy nhiên, ông Dmitry Stefanovich, chuyên gia Viện Nghiên cứu Hòa bình và chính sách an ninh (IFSH), đại học Hambourg, tại Đức, hoài nghi cho rằng: “Các thông số kỹ thuật của những loại vũ khí này không được công bố, nhưng tôi cho rằng chúng không có một sự đột phá về công nghệ và chiến lược. Đó chẳng qua là vì những thứ vũ khí này khai thác được một cách tốt nhất các khái niệm và khả năng hiện có, được tối ưu hóa nhờ vào những chất liệu mới và khả năng thu nhỏ”.
Khi nào thì những loại tên lửa này có thể đưa vào hoạt động?
Chưa ai biết rõ các loại vũ khí này, mà tên gọi đã được chọn thông qua một cuộc thăm dò trên mạng Internet. Nhiều chuyên gia cho rằng giới công nghiệp và quân sự Nga đã ra sức biến những tên lửa này thành hiện thực để có thể triển khai chúng.
Liệu rằng những hệ thống này một ngày nào đó có sẽ được đưa vào hoạt động hay không? Hay chúng chỉ là một chiến dịch “đầu độc” đánh lừa như đã từng xẩy ra nhiều lần trong lịch sử “trò chơi” chiến lược lớn? Một chuyên gia tiết lộ là tên lửa Avangard dường như sẽ được đưa vào hoạt động và rất có khả năng sẽ được triển khai trong năm 2019, với mục tiêu là có từ 10 – 12 chiếc vào năm 2027.
Chiếc “Sarmat” rất có thể phải được bay thử nghiệm trong năm 2019 (dự trù phải có từ 3-5 chiếc trong giai đoạn 2021 – 2022). Ngư lôi “Poseidon” có thể sẽ được thử, nhưng chiếc tầu mang ngư lôi hiện vẫn đang trong quá trình chế tạo.
Về phần chiếc “Bourevestnik”, Nga tuyên bố chiếc tên lửa có lực đẩy hạt nhân này đã được thử nghiệm thành công. Tuy nhiên, phía Mỹ lại cho rằng năm vụ thử đã được tiến hành, nhưng tất cả đều thất bại. Vậy phải chăng vụ nổ ngày 08/08/2019 tại bãi thử ở phía bắc nước Nga, làm nhiều người chết và gia tăng nồng độ phóng xạ, có liên quan đến “9M730” (mật mã của Bourevestnik)?
Về điểm này, nhiều chuyên gia tỏ ra hoài nghi. Ông Dmitry Stefanovich, cảnh báo: “Các vũ khí này, được thiết kế như là một loại vũ khí trả đũa, có lẽ không nên được sản xuất hàng loạt và thậm chí, nếu có thể, không nên được triển khai.” Chuyên gia Stefanovich không loại trừ khả năng chiếc Bourevestnik một ngày nào đó được đưa vào hoạt động, nhưng ông lưu ý thêm là “chiếc tên lửa này trước hết vẫn sẽ là một sự phô trương công nghệ bởi vì tên lửa này chỉ có tác dụng nếu phải đối mặt với những loại vũ khí kém tinh vi hơn”.
Liệu nước Nga có muốn tái khởi động cuộc chạy đua vũ trang?
Về điểm này, chuyên gia Stefanovich nêu rõ: “Tôi không nói về chạy đua vũ trang trong bối cảnh hiện nay, mà là sự cạnh tranh giữa các nền công nghệ quân sự. Mục tiêu là phải đạt được những lợi thế công nghệ có hạn, chứ không phải là một sự thống trị toàn diện trên chiến trường”.
Còn theo đại tá Viktor Mourakhovski, “cuộc đua chưa bao giờ ngừng cả, chỉ có điều lần này chất thay cho lượng”. Theo giới quan sát, bất chấp việc quân sự hóa chính sách đối ngoại, Nga cũng không có đủ phương tiện để tái khởi động một cuộc đua chiến lược trên diện rộng. Trong số các lý do, chính vấn đề hạn hẹp ngân sách nên Nga mới quan tâm đến việc kiểm soát vũ khí “với điều kiện điều này phục vụ cho lợi ích của Nga”, một chuyên gia về giải trừ vũ khí giải thích.
Trong tình cảnh này, lập trường chính thức của Nga như sau: Xem xét khả năng mở ra các cuộc thương thuyết trong tương lai – nhưng tránh đưa ra đề nghị trước – tỏ thái độ kềm chế về việc triển khai tên lửa chừng nào Hoa Kỳ vẫn tuân thủ luật chơi này. Do vậy, theo đánh giá của đại tá Mourakhovski, “quyết định có đưa những « siêu tên lửa » này vào hoạt động hay không sẽ phụ thuộc vào các cuộc thương lượng với Hoa Kỳ về việc giới hạn các hệ thống phòng chống tên lửa”. Theo ông, những loại vũ khí mới này, chủ yếu giống như là những “ luận điểm để đàm phán”.
Cuối cùng, Le Figaro trích nhận định của ông Igor Delanoe, thuộc Đài Quan sát Pháp – Nga cho rằng: “Nước Nga đúng ra là đang trong một lôgic đối thoại có tính toán với Hoa Kỳ. Vấn đề không chỉ là tái khởi động một cuộc chạy đua vũ trang bằng cách chế tạo hàng triệu chiến xa, mà còn chứng tỏ với Hoa Kỳ rằng Nga có thể tránh né được hệ thống phòng không của Mỹ và mọi nỗ lực của Hoa Kỳ để củng cố hệ thống này chỉ tốn công vô sức mà thôi”.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190920-sieu-ten-lua-nga-thuc-hu-the-nao
Dựa thế TQ để phá vòng kiềm tỏa, Iran cần thận trọng
trước mối họa khó lường: “Chơi dao có ngày đứt tay”?
Thắt chặt mối quan hệ với Trung Quốc đồng nghĩa với việc Iran sẽ khép lại cánh cửa với phương Tây và buộc phải tham gia lâu dài những chương trình mang lại lợi ích của Trung Quốc.Đối tác chiến lược
Khi đương đầu với cuộc khủng hoảng kinh tế lớn gây ra bởi cấm vận của Mỹ, Iran sẽ sớm phải thay đổi chính sách và bắt tay với Trung Quốc nhiều hơn trên nhiều lĩnh vực. Gần đây, Iran đã bổ sung thêm một số điều trong hiệp ước đối tác chiến lược 25 năm kí kết với Bắc Kinh vào năm 2016. Có thể thấy, Tehran đã thực sự quay trở lại chính sách Hướng Đông của nước này.
Được coi là một quốc gia then chốt trong sáng kiến Vành đai Con đường của Trung Quốc, Iran đã được Bắc Kinh tín nhiệm vì vị trí chiến lược và nguồn năng lượng dồi dào. Nhưng khi cấm vận kinh tế tại Iran được gỡ bỏ nhờ vào thỏa thuận hạt nhân Kế hoạch Hành động Toàn diện Chung (JCPOA) vào năm 2015, Iran lại mong muốn hợp tác kinh tế toàn cầu hơn là chỉ với Trung Quốc.
Thay vì theo đuổi chính sách đối ngoại hướng đông vào thời điểm đó, Tehran duy trì thế cân bằng giữa các chương trình hợp tác. Tuy nhiên, từ sau khi Mỹ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân vào tháng 5/2018, châu Âu gặp nhiều khó khăn trong việc đàm phán với Iran. Tháng trước, Ngoại trưởng Iran Mohammad Javad Zarif đã gặp Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị để bổ sung một số điều trong thỏa thuận hợp tác toàn diện 25 năm giữa hai nước.
Không ai nắm rõ chi tiết về những khoản hợp tác và thông tin này cũng không được công khai trước công chúng. Trung Quốc cũng chưa từng công bố toàn bộ các điều khoản của thỏa thuận Vành đai Con đường với các quốc gia khác.
Tuy nhiên, theo các báo cáo mới, những khoản đầu tư ban đầu sẽ được thực hiện trong 5 năm đầu với 280 tỉ USD được đổ vào các ngành hóa dầu của Iran và 120 tỉ USD khác được đầu tư cho cải tiến giao thông vận tải và cơ sở sản xuất, lọc dầu. Trung Quốc sẽ tăng cường nhập khẩu dầu của Iran – với mức giá ưu đãi – và sẽ giúp phát triển cảng Chabahar của Iran.
Với kế hoạch thúc đẩy giao dịch thương mại song phương đạt 600 tỉ USD trong khoảng thời gian 10 năm, Bắc Kinh sẽ tăng cường đầu tư vào những ngành then chốt cho kinh tế Iran như năng lượng và giao thông.
Trung Quốc đã có sự hiện diện rõ rệt tại Iran, cung cấp khoản vay trị giá 10 tỉ USD cho các công ty Trung Quốc để thực hiện các dự án, bao gồm cơ sở hạ tầng đường sắt, các con đập, nhà máy điện. Một số dự án đã hoàn thành hoặc đang trong giai đoạn thi công.
Bằng việc tham gia phát triển ba dự án năng lượng lớn nhất Iran, Trung Quốc đã thay thế vai trò của các hãng năng lượng phương Tây tại Iran.
Mua dầu mỏ và khí đốt với mức giá ưu đãi bằng đồng Nhân dân tệ (NDT) và các loại tiền tệ khác, Trung Quốc cũng được hoãn thanh toán tới 2 năm. Theo tỉ giá quy đổi hiện tại, Trung Quốc có thể được giảm tới 32% khi mua sản phẩm của Iran. Các công ty Trung Quốc cũng sẽ được ưu tiên trong mọi dự án hóa dầu, dù là về mặt công nghệ, hệ thống hay nhân sự.
“Đặc biệt hơn cả, thỏa thuận cũng cho phép 5.000 nhân viên an ninh Trung Quốc tới Iran để bảo vệ các dự án của Trung Quốc. Ngoài ra, có thể sẽ có thêm nhân sự và nguyên liệu để đảm bảo hoạt động vận chuyển dầu, khí đốt và nguồn cung cấp hóa chất từ Iran tới Trung Quốc ở bất kì nơi nào cần thiết, bao gồm thông qua Vịnh Ba Tư,” một nguồn tin Iran tiết lộ cho tạp chí Petroleum Economist.
Theo sáng kiến Vành đai Con đường, thành phố Tabriz sẽ trở thành một điểm quan trọng nối tiếp các tuyến đường cung cấp dầu mỏ và kết nối thành phố Urumqi ở Tân Cương (Trung Quốc) tới Tehran.
Lợi và hại
Tờ Al-Monitor cho rằng, có những điểm lợi thế và bất lợi đối với Iran khi hợp tác cùng Trung Quốc.
Đầu tiên, có thể thấy lợi ích rõ ràng nhất là Iran sẽ có ít nhất 2 phiếu trong số 5 phiếu của thành viên thường trực tại Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc để thoát khỏi lệnh cấm vận của Mỹ. Moskva vẫn ủng hộ Bắc Kinh trong mối quan hệ đối tác chiến lược này.
Thứ hai, Iran có thể tăng cường sản xuất dầu mỏ và khí đốt từ ba mỏ chính và tạo ra ảnh hưởng lớn tới thị trường năng lượng thế giới. Nhờ vào những lợi ích mới, Iran có thể trở lại và “lợi hại gấp nhiều lần” trước đây.
Thứ ba, Trung Quốc có thể tăng cường nhập khẩu dầu mỏ Iran và giúp Tehran thoát khỏi khủng hoảng kinh tế. Tuy nhiên, Bắc Kinh sẽ khó có thể bù đắp khoảng trống kinh tế mà các công ty phương Tây để lại sau khi cấm vận kinh tế bắt đầu có hiệu lực. Một số công ty dầu mỏ Trung Quốc như Sinopec và China National Petroleum đã tới Iran.
Bên cạnh đó, có một số điểm bất lợi cho Iran khi phụ thuộc vào Trung Quốc.
Đầu tiên, Trung Quốc là khách hàng lớn nhất của cả Iran và khối các nước Ả Rập. Điều này sẽ khiến nền công nghiệp năng lượng ở Trung Đông phát triển mạnh bởi Ả Rập Saudi và các nước Ả Rập khác cũng đã hướng đông nhiều hơn trong thời gian gần đây. Trung Quốc và các nền kinh tế châu Á vẫn phải phụ thuộc vào nguồn cung cấp năng lượng từ Trung Đông trong khi Mỹ có thể tự cung cấp còn EU đang thực hiện những chính sách lớn để giảm phác thải cacbon.
Không chỉ có vậy, giao dịch giữa Trung Quốc và các nước Ả Rập đã đạt 244,3 tỉ USD vào năm 2018, trong khi các công ty Trung Quốc kí kết hợp đồng xây dựng trị giá 35.6 tỉ USD với các nước Ả Rập với nguồn đầu tư trực tiếp vào khoảng 1.2 tỉ USD. Do đó, sau khi kết thúc thỏa thuận đối tác 25 năm, Iran sẽ phải “sống chung” cùng các đối thủ Ả Rập và cả hai phía đều sẽ chịu ảnh hưởng lớn từ Trung Quốc.
Thứ hai, Trung Quốc có thể sẽ trì hoãn việc đưa Iran vào Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) cho tới khi cấm vận được dỡ bỏ bởi Bắc Kinh vẫn tuân thủ theo JCPOA.
Kể cả khi Iran vào SCO, Trung Quốc cũng sẽ phải chấp thuận cả Ả Rập Saudi và Các tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) giữa lúc cuộc mâu thuẫn giữa các thành viên như Ấn Độ và Pakistan đã khiến diễn đàn này gặp nhiều khó khăn.
Cuối cùng, thắt chặt mối quan hệ với Trung Quốc đồng nghĩa với việc Iran sẽ khép lại cánh cửa với phương Tây, buộc Tehran phải tham gia lâu dài trong những chương trình mang lại lợi ích của Trung Quốc.
Cam kết với Trung Quốc sẽ hạn chế năng lực thương mại của Iran trong thời gian dài. Trong khi đó, mặc dù Bắc Kinh là đối tác thương mại lớn nhất của Tehran, Trung Quốc vẫn có giao dịch thương mại hàng năm trị giá 650 tỉ USD với Mỹ và EU vẫn là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc.
Mặc cho cấm vận của Mỹ, Trung Quốc tiếp tục mua dầu của Iran, nhưng khối lượng đã ít hơn nhiều so với năm ngoái. Vì vậy, mặc dù Tehran sẽ phải tiếp tục phụ thuộc vào Bắc Kinh, nhưng điều ngược lại sẽ không xảy ra.
Có thể thấy, chính sách Hướng Đông sẽ không dễ dàng đối với Iran. Phụ thuộc vào bất kì quốc gia nào để nhận được sự ủng hộ về an ninh và kinh tế cũng sẽ khiến Tehran suy yếu dù cho việc đó có thể giúp giải quyết những vấn đề hiện thời, tăng cường thương mại và củng cố nền kinh tế Iran. Trước khi kí kết quan hệ đối tác chiến lược 25 năm với Trung Quốc, Iran cần suy nghĩ thấu đáo hơn.
http://biendong.net/doc-bao-viet/30515-dua-the-tq-de-pha-vong-kiem-toa-iran-can-than-trong-truoc-moi-hoa-kho-luong-choi-dao-co-ngay-dut-tay.html
Tây Tạng: Đòn mới của Mỹ
nhắm vào các lợi ích cốt lõi của Trung Quốc
Trọng NghĩaChiến lược gây áp lực toàn diện phải chăng đang được chính quyền của tổng thống Mỹ Donald Trump áp dụng để tấn công Trung Quốc ? Sau các sức ép liên quan đến Biển Đông, Đài Loan và Tân Cương, mới đây, Washington đã bất ngờ chĩa mũi dùi công kích Bắc Kinh trên vấn đề Tây Tạng, cụ thể là cảnh cáo Trung Quốc là không nên áp đặt người thay thế đức Đạt Lai Lạt Ma, lãnh đạo Phật Giáo Tây Tạng.
Theo ghi nhận của hãng tin Pháp AFP, mũi tấn công của Mỹ xuất phát từ cả hành pháp lẫn lập pháp, với lời cảnh báo của một quan chức cao cấp trong bộ Ngoại Giao Mỹ và một dự luật đang được thảo luận ở Quốc Hội Hoa Kỳ, nhằm lưu ý Bắc Kinh rằng họ sẽ phải đối mặt với sự phản đối quốc tế nếu tìm cách áp đặt « tiến trình tái sinh » của đức Đạt Lai Lạt Ma.
Ngày 18/09/2019 vừa qua, phát biểu trong một cuộc điều trần tại Quốc Hội Mỹ, ông David Stilwell, quan chức hàng đầu của bộ Ngoại Giao Mỹ đặc trách Đông Á, đã cam kết là Hoa Kỳ sẽ tiếp tục gây sức ép để cho người dân Tây Tạng được hưởng một « quyền tự trị có ý nghĩa ».
Về vấn đề kế nhiệm đức Đạt Lai Lạt Ma, lãnh tụ tinh thần của người Tây Tạng, mà theo đức tin Tây Tạng, sẽ tái sinh trong cơ thể người thay thế, ông Stilwell đã không ngần ngại chế nhạo việc đảng Cộng Sản Trung Quốc muốn can thiệp vào tiến trình tái sinh này.
Quan chức Mỹ đã tuyên bố nguyên văn như sau : « Thật đáng băn khoăn và mỉa mai thay, đảng (tức là đảng Cộng Sản Trung Quốc) tiếp tục khẳng định vai trò của mình trong tiến trình tái sinh của đức Đạt Lai Lạt Ma, ngay cả khi chủ tịch Tập (tức là ông Tập Cận Bình) luôn thúc giục các đảng viên duy trì “lòng kiên định của những người Mác Xít vô thần” ».
Theo ông Stilwell : « Người Tây Tạng, cũng như tất cả các cộng đồng có đức tin khác, phải có quyền tự do thực hành đức tin của mình, và tự do lựa chọn lãnh đạo của mình mà không bị bên ngoài can thiệp vào ».
Hành pháp Mỹ đã lên tiếng sau khi một nhóm dân biểu tại Hạ Viện Mỹ đệ trình một dự luật quy định việc trừng phạt bất kỳ quan chức lãnh đạo Trung Quốc nào can dự vào các hoạt động nhằm chọn người kế vị lãnh đạo Phật Giáo Tây Tạng.
Bên cạnh đó, dự luật còn cấm Trung Quốc mở thêm lãnh sự quán tại Hoa Kỳ, ngày nào mà Mỹ không có cơ sở ngoại giao của chính mình tại Lhassa, thủ phủ vùng Tây Tạng.
Đức Đạt Lai Lạt Ma đương nhiệm đã 84 tuổi, vấn đề chọn Đạt Lai Lạt Ma kế tiếp càng lúc càng gay gắt. Theo truyền thống, các tu sĩ Tây Tạng chọn Đạt Lai Lạt Ma thông qua một nghi thức có thể kéo dài nhiều năm, với một ủy ban lưu động có trách nhiệm đi khắp nơi tìm kiếm một đứa trẻ có thể là hóa thân tái sinh của nhà lãnh đạo tinh thần đương nhiệm.
Trong thời gian qua, chính quyền Trung Quốc đang ngày càng cho thấy rõ ý muốn tự mình chọn người kế vị đức Đạt Lai Lạt Ma, với hy vọng bổ nhiệm được một lãnh đạo tinh thần Tây Tạng thân Bắc Kinh.
Đức Đạt Lai Lạt Ma hiện thời, đang sống lưu vong ở Ấn Độ sau khi chạy trốn khỏi Tây Tạng vào năm 1959, đã nghĩ đến việc chống lại ý đồ của Trung Quốc bằng cách đề ra những khả năng phi truyền thống để tìm người kế nhiệm, chẳng hạn như chọn ngay người kế nhiệm khi ông đang còn sống, thậm chí chọn một cô gái. Một khả năng nữa là tuyên bố rằng ông là Đạt Lai Lạt Ma cuối cùng.
Đối với giới bảo vệ dân tộc Tây Tạng, sự can thiệp của Mỹ có thể sẽ không làm Bắc Kinh thay đổi ý kiến, nhưng sẽ buộc Bắc Kinh phải cân nhắc lợi hại trước khi hành động.
Dẫu sao thì với hồ sơ Tây Tạng, kể như là Mỹ đã tung đòn gây sức ép trên toàn bộ các vấn đề mà Trung Quốc coi là lợi ích cốt lõi của họ. Bên cạnh ba điểm truyền thống là Tây Tạng, Tân Cương và Đài Loan, còn có Biển Đông mới được Trung Quốc coi là lợi ích cốt lõi trong một vài năm qua. Trong thời gian gần đây, Bắc Kinh đã phải đối phó với áp lực của Washington trên toàn bộ 4 hồ sơ này.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20190920-tay-tang-my-loi-ich-cot-loi-trung-quoc-pt
10 triệu người Bắc Hàn cần cứu đói khẩn cấp
Sản lượng lương thực của Bắc Hàn trong năm nay dự kiến sẽ giảm xuống mức thấp nhất trong 5 năm qua, gây thiếu hụt lương thực nghiêm trọng cho 40% dân số, do khô hạn và thủy lợi kém, Reuters đưa tin theo đánh giá của Liên Hiệp Quốc.Tình trạng này ảnh hưởng nghiêm trọng tới nền kinh tế Bắc Hàn, vốn đang quay cuồng vì các lệnh trừng phạt của quốc tế do nước này phát triển các chương trình vũ khí.
Han Sung-ok: Một người Bắc Hàn ‘chết đói’ ở Nam Hàn?
Lính biên phòng đói và Bắc Hàn lung lay?
Bắc Hàn: 11 triệu người cần cứu trợ nhân đạo
Trong báo cáo về triển vọng và tình hình lương thực hàng quý mới nhất của mình, Tổ chức Nông Lương của Liên Hiệp Quốc (FAO) cho biết thu hoạch chính vụ ở Bắc Hàn rất tồi tệ, chủ yếu mất mùa gạo và ngô, có nghĩa là 10,1 triệu người đang cần hỗ trợ khẩn cấp.
FAO cho biết: “Lượng mưa dưới mức trung bình và khả năng tưới tiêu thấp trong khoảng từ giữa tháng Tư đến giữa tháng Bảy, giai đoạn quan trọng đối với sự phát triển của cây trồng, chủ yếu ảnh hưởng đến chính vụ lúa và ngô.”
Báo cáo, bao gồm thông tin về lượng ngũ cốc cung và cầu trên toàn thế giới và xác định các quốc gia cần viện trợ thực phẩm, không tiết lộ ước tính chi tiết về sản lượng mà Bắc Hàn đạt được.
Bắc Hàn từ lâu đã phải vật lộn với tình trạng thiếu lương thực và hệ thống phân phối nhà nước rối loạn, truyền thông nước này trong những tháng gần đây đã cảnh báo về hạn hán và các hiện tượng bất thường khác.
Mất mùa và thiếu lương thực xảy ra khi Bắc Hàn đang phải vật lộn để ngăn chặn dịch tả lợn châu Phi lây lan, sau khi ghi nhận trường hợp tả lợn đầu tiên vào tháng Năm.
Bệnh này khiến lợn tử vong dù không gây hại cho con người, đã lan sang châu Á – bao gồm cả Hàn Quốc – kể từ lần đầu tiên được phát hiện ở Trung Quốc vào năm ngoái, dẫn đến phải tiêu hủy lợn quy mô lớn và giảm sản xuất thịt lợn, một loại thịt chủ yếu trong khu vực trong đó có Bắc Hàn.
Báo cáo của FAO được công bố sau khi Hoa Kỳ có đánh giá trong năm nay rằng sản lượng lương thực của Bắc Hàn năm ngoái đã giảm xuống mức thấp nhất trong hơn một thập kỷ trong bối cảnh thời tiết ngày càng nắng nóng, bão và lũ lụt kéo dài.
Hàn Quốc đã cam kết cung cấp 50.000 tấn viện trợ gạo cho Bắc Hàn thông qua Chương trình Lương thực thế giới (WFP) của Hoa Kỳ. Nhưng việc giao hàng bị trì hoãn bởi phản ứng lãnh đạm của Bình Nhưỡng trong bối cảnh các cuộc đối thoại phi hạt nhân hóa với Mỹ và đàm phán liên Triều bị đình trệ, giới chức Seoul cho biết.
Vào tháng Bảy, thông tấn xã KCNA của Bắc Hàn cho biết một chiến dịch giảm thiểu tác động của hạn hán đang được tiến hành bằng cách đào kênh và giếng, lắp đặt máy bơm, và sử dụng người và phương tiện để vận chuyển nước.
Nhưng Bắc Hàn nói Liên Hiệp Quốc cắt giảm số lượng nhân viên chương trình viện trợ ở Bắc Hàn, viện dẫn rằng “sự giúp đỡ của Liên HIệp Quốc bị các thế lực thù địch làm cho chính trị hóa”.
Các nạn đói nhỏ lẻ xảy ra khá phổ biến ở Bắc Hàn, nhưng các nhà quan sát cho biết một nạn đói nghiêm trọng trên toàn quốc trong những năm 1990 đã giết chết hàng triệu người.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-49765367
Trung Quốc xả kho thịt lợn dự trữ
vì dịch tả lợn hoành hành
Trung Quốc chuẩn bị xả kho thịt lợn dự trữ trong nỗ lực giải quyết việc thiếu thịt lợn nghiêm trọng và giá cả tăng vọt do dịch tả lợn gây ra.Một cơ quan được nhà nước hậu thuẫn sẽ bán đấu giá 10.000 tấn thịt lợn đông lạnh từ kho dự trữ chiến lược vào thứ Năm 18/9.
Trung Quốc, nhà sản xuất và tiêu thụ thịt lợn lớn nhất thế giới, đã vật lộn để kiểm soát sự lây lan của dịch tả lợn châu Phi.
Việt Nam chống chọi với dịch tả heo châu Phi
Việt Nam: Dịch tả heo châu Phi hoành hành
Trump hoãn tăng thuế lên hàng TQ trước đàm phán
Bắc Kinh đã giết hơn một triệu con lợn trong nỗ lực ngăn chặn virus.
Căn bệnh rất dễ lây lan này không gây nguy hiểm cho con người, nhưng đã tấn công ngành chăn nuôi lợn quan trọng của Trung Quốc và khiến giá cả tăng cao.
Giá thịt lợn đã tăng 46,7% trong tháng Tám so với một năm trước đó, theo số liệu chính thức của Trung Quốc.
Trong nỗ lực bình ổn giá, một nhóm quản lý nguồn thịt lợn dự trữ do chính phủ hậu thuẫn sẽ bán đấu giá thịt lợn đông lạnh nhập khẩu từ các quốc gia bao gồm Đan Mạch, Pháp, Mỹ và Anh.
Chỉ 300 tấn sẽ được bán cho mỗi nhà thầu tại cuộc đấu giá.
Thịt lợn được sử dụng rộng rãi trong các lễ hội của Trung Quốc, và cuộc đấu giá diễn ra khi nước này chuẩn bị kỳ nghỉ lễ dài một tuần Lễ Kỷ niệm 70 năm thành lập Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.
Julian Evans-Pritchard, chuyên gia kinh tế cao cấp tại Capital Economics, cho biết cuộc đấu giá sẽ giải cứu ngành công nghiệp thịt lợn chút ít nhưng sẽ không thay đổi được gì nhiều về giá.
“Bản thân tôi, tôi không nghĩ rằng việc này có thể ngăn giá thịt lợn tăng cao hơn trừ khi họ kiểm soát được căn bệnh này”, ông nói.
Bắc Kinh đã tạo ra kho dự trữ thịt lợn chiến lược vào năm 2007 nhưng quy mô của kho dự trữ không được công bố.
Capital Economics ước tính rằng nhiều lắm thì kho dự trữ này sẽ đủ cung cấp thịt lợn cho Trung Quốc trong bốn ngày.
Dịch tả lợn ảnh hưởng ngành công nghiệp thịt lợn của TQ như thế nào?
Thịt lợn là một trong những mặt hàng thực phẩm chính của Trung Quốc, chiếm hơn 60% lượng thịt được tiêu thụ của nước này. Ngành công nghiệp chăn nuôi lợn của Trung Quốc đã cung cấp gần 54 triệu tấn thịt lợn vào năm ngoái.
Khoảng 1,2 triệu con lợn đã bị tiêu hủy ở Trung Quốc trong nỗ lực ngăn chặn dịch tả lây lan kể từ tháng 8/2018, theo dữ liệu từ Tổ chức Nông Lương, một cơ quan của Liên Hợp Quốc.
Vào tháng Tư, Rabobank ước tính sản lượng thịt lợn của Trung Quốc sẽ giảm tới 35% trong năm nay do dịch tả heo.
Sự thiếu hụt nguồn cung đã khiến giá thịt lợn tăng vọt và đã ảnh hưởng tới thu nhập của các hộ gia đình.
Việc này đặt ra một thách thức mới cho nền kinh tế Trung Quốc, vốn đang phải đối mặt với sự chững lại và cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-49765366
Không thể xuyên tạc lịch sử, bóp méo sự thật!
Có một câu hỏi trở đi trở lại: Vì sao Bắc Kinh phớt lờ sự lên án của các nước trong khu vực và trên thế giới, liên tục có các hành động khiêu khích vũ trang, gia tăng các hoạt động quân sự, bồi đắp các thực thể tại quần đảo Trường Sa của Việt Nam? Câu trả lời bao trùm là, Trung Quốc hướng tới mục tiêu lâu dài là chiếm trọn Biển Đông.Trung quốc muốn biến Biển Đông thành cái “ao nhà” để dễ bề thao túng, bắt các nước khác phải phụ thuộc bởi vì Biển Đông có vị trí trọng yếu. Đây là tuyến đường hàng hải quan trọng bậc nhất đối với kinh tế Trung Quốc. Đây cũng là nơi có giá trị tài nguyên rất lớn, nhất là dầu mỏ và khí thiên nhiên. Không thể phủ nhận việc khai thác và xuất khẩu dầu khí giúp cho kinh Việt Nam, Malaysia, Philippines, Brunei… cất cánh. Ở Việt Nam thời kỳ cao nhất ngành dầu khí đóng góp vào ngân sách nhà nước hơn 30%.
Hầu hết các quốc gia có tranh chấp đều tuyên bố chủ quyền và tiến hành thăm dò, khai thác dầu khí chủ yếu dọc theo bờ biển của mình. Trong khi đó Bắc Kinh tiến hành thăm dò dầu khí ở khu vực quần đảo Trường Sa của Việt Nam lại quá xa bờ biển Trung Quốc. Vì vi phậm luật pháp quốc tế cho nên Trung quốc là đối tượng thường xuyên gây căng thẳng, nói rõ hơn là đối tượng tác chiến của quân đội các nước trong khu vực.
Mới chỉ có các hoạt động thăm dò những Trung Quốc đã nghĩ ra đủ mưu kế để can thiệp, ngăn cản các hoạt động khai thác của Việt Nam và các nước khác. Gần đây nhất là điểm nóng Tư Chính mà Trung Quốc dựng đứng lên là bãi Vạn An của nước này. Lần này thì Hà Nội ra cứng rắn hơn. Họ đã hạ đặt chân đế giàn khoan nặng kỷ lục 14. 000 tấn ngay trước mũi Trung Quốc (cách bãi Tư Chính khoáng 80 km), khiến cho “ông láng giềng tốt” nóng mặt!
Thái độ phản ứng của Trung Quốc là, tiếp tục đưa tàu Hải Dương địa chát 8 và các tàu cảnh lượn lờ, khiêu khích. Bắc Kinh đưa các điều khoản phi lý ngăn cấm sự hiện diện của “các nước bên ngoài khu vực” trong khu vực “đường lưỡi bò” của họ. Hành động xua đuổi, tạo áp lực lên các công ty nước ngoài thuộc các quốc gia không có tranh chấp ở Biển Đông nhưng hợp tác cùng khai thác với các nước trong khu vực thể hiện rõ mưu đồ Trung Quốc không ăn được thì đạp đổ, vừa muốn chiếm tài nguyên và gây áp lực về chính trị.
Để lấp liếm hành động xâm lược của mình, Trung Quốc nêu lên một khái niệm lạ hoắc “vùng Vịnh thứ hai” ở Biển Đông. Theo ông Mikkal E. Herberg, giám đốc nghiên cứu của chương trình an ninh năng lượng thuộc Cục Nghiên cứu năng lượng quốc gia Mỹ (NBR), lượng dầu khí ở Biển Đông không nhiều tới mức có thể thay đổi “sự phụ thuộc đáng kể của châu Á vào dầu khí nhập khẩu từ bên ngoài khu vực”.
Cái mà Trung Quốc thèm muốn là làm chủ tuyến hàng hải huyết mạch cho việc nhập khẩu dầu khí. Theo tính toán của các nhà khoa học, Biển Đông là tuyến đường của 1/3 tổng số các lô hàng vận chuyển đường biển toàn cầu. Đồng thời, Biển Đông cũng là tuyến hàng hải huyết mạch của Trung Quốc về kinh tế. Eo biển Malacca nằm giữa bán đảo Mã Lai (Malaysia) và đảo Sumatra (Indonesia) được coi là huyết mạch của huyết mạch. Eo biển này là tuyến đường nối các đợt chuyển hàng và dầu mỏ từ Trung Đông sang Trung Quốc và các nước khác trong khu vực.
Trước sự kiện xảy ra ở Bãi Tư Chính kéo dài đã ba tháng nay, Hà Nội đã thể hiện những nỗ lực, sáng kiến ngoại giao đáng kể. Cùng với việc hoạt động tích cực tại Hội nghị ngoại trưởng ASEAN (AMM-52) ở Bangkok, Hà Nội đã tranh thủ tổ chức các buổi tiếp Thủ tướng Úc Scott Morrison và Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad. Tại các cuộc gặp bên lề này Hà Nội đã tìm được tiếng nói ủng hộ của các quốc gia trong khu vực. Việt Nam, Úc, Malaysia đều nhất trí thúc đẩy hợp tác, đề cao tầm quan trọng của luật pháp quốc tế, đặc biệt là UNCLOS trong việc duy trì hòa bình và ổn định ở Biển Đông. Cũng trong thời gian này, ngoài Mỹ, Liên minh châu Âu (EU) cũng lên tiếng về tình hình Biển Đông và nhấn mạnh vai trò của UNCLOS.
Qua các sự kiện ngoại giao dày đặc, tại hội nghị cũng như các tiếp xúc song phương đã thông qua nội dung và các tuyên bố chung, là sự hiện diện của Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển (UNCLOS) 1982. Việt Nam hành động dựa trên luật pháp quốc tế, đặc biệt là UNCLOS 1982. Công ước này cũng đóng vai trò quan trọng cho việc cam kết thực hiện Tuyên bố của các bên về ứng xử ở Biển Đông (DOC) cũng như đàm phán Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).
Một sự kiện đáng chú ý là, ba cường quốc Anh, Pháp và Đức đã ra một tuyên bố chung riêng biệt với EU đề cập tới UNCLOS. Đi sau nhưng có vai trò quan trọng, Bộ Ngoại giao Ấn Độ cũng có lập luận tương tự.
Về vấn đề hợp tác khai thác dầu khí vì Việt Nam cũng đã tranh thủ được sự ủng hộ của các nước trong khu vực.Tại cuộc họp báo chung trong chuyến thăm chính thức của Thủ tướng Mahathir, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết Việt Nam và Malaysia nhất trí ủng hộ Tập đoàn Petronas Oil and Gas của Malaysia và Petro Vietnam mở rộng hợp tác khai thác, sản xuất và cung cấp dầu khí. Từ năm 1991 Petro Vietnam và Petronas Malaysia đã hợp tác thăm dò dầu khí, cùng các dịch vụ khác. Hiện tại hai nước đang cùng thực hiện 10 dự án chung.
Tổng giám đốc Tập đoàn SOCO International (Vương quốc Anh) Ed Story cũng đã tích cực triển khai tìm kiếm thăm dò, khai thác dầu khí trên thềm lục địa Việt Nam trong thời gian qua. Tính chung, SOCO đã đầu tư hơn 1 tỉ USD vào lĩnh vực dầu khí Việt Nam trong 19 năm qua.
Những thỏa thuận hợp tác khai thác dầu khí của Việt Nam là câu trả lời xác đáng cho những hành động cản phá của Trung Quốc. Sự thật ở Việt Nam cũng như các nước trong khu vực là sự thật lịch sử. Lãnh thổ, lãnh hải Tổ quốc là thiêng liêng, bất khả xâm phạm. Một quốc gia nào đó vì lợi ích lớn trên Biển Đông mà bất chấp lẽ phải, pháp luật quốc tế, dù dùng đủ mưu ma chước quỷ, trước sau cũng sẽ thất bại.
http://biendong.net/dam-luan/30511-khong-the-xuyen-tac-lich-su-bop-meo-su-that.html
Trung Cộng bắt giữ phi công hãng Fedex,
cựu đại tá không quân Mỹ
Tin Quảng Châu, Trung Cộng – Nhà chức trách Trung Cộng đã bắt giữ một phi công của công ty FedEx tại thành phố Quảng Châu, làm tăng áp lực lên hãng vận chuyển Hoa Kỳ, vốn đã nằm trong tầm ngắm của Bắc Kinh trong bối cảnh chiến tranh thương mại Mỹ – Trung tiếp tục kéo dài.
Người phi công, ông Todd A. Hohn, cựu phi công Không quân Hoa Kỳ, bị bắt vào cuối tuần trước, khi đang chờ lên một chuyến bay thương mại của hãng Cathay Dragon để về nhà ở Hong Kong. Trước đó, ông đã lái nhiều chuyến bay giao hàng đến khắp châu Á từ phi trường Quảng Châu, nơi FedEx đặt một trung tâm phân phối hàng hóa.
Luật sư của gia đình ông Hohn tại Niceville, Florida, xác nhận ông Hohn đang bị tạm giam tại Trung Cộng. Khi bị bắt, ông Hohn đang mang theo nhiều viên đạn nhựa dùng cho súng hơi trong hành lý xách tay. Ông Hohn đã bị thu giữ passport, điện thoại, và các thiết bị liên lạc khác. Chính quyền Trung Cộng cáo buộc ông Hohn vận chuyển đạn trái phép và đã mở cuộc điều tra hình sự. Tương tự như nhiều phi công FedEx khác, ông Hohn sống tại Hong Kong và thường xuyên di chuyển đến Quảng Châu. Cảnh sát biên giới đã tăng cường kiểm tra hành lý của những người di chuyển giữa Hong Kong và đại lục, kể từ khi các cuộc biểu tình tại Hong Kong ngày càng trở nên bạo lực.
Ông Hohn được cho biết là hiện đang sống trong một khách sạn, và bị cấm rời khỏi Trung Cộng cho đến khi cuộc điều tra hoàn tất. Theo trang web của Công đoàn FedEx, ông Hohn nằm trong số 21 phi công gia nhập hãng này vào năm 2017. Trước đó, ông Hohn là đại tá Không quân, chỉ huy phi đội số 97 tại Căn cứ Altus ở Oklahoma. (Mộc Miên)
https://www.sbtn.tv/trung-cong-bat-giu-phi-cong-hang-fedex-cuu-dai-ta-khong-quan-my/
Vì sao ông Duterte quyết thoát Mỹ để thân Trung?
Lập trường bài Mỹ của Tổng thống Philippines, Rodrigo Duterte, cùng với sự mất niềm tin vào vai trò của Mỹ trong khu vực đã khiến cho Manila chọn con đường thoát ly khỏi liên minh với Washington để xây dựng mối quan hệ gần gũi hơn với Bắc Kinh, hãng tin Bloomberg nhận định.Trong bài phân tích có tiêu đề ‘Chiến trường Philippines trong thế ganh đua giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ’, hãng tin này nói: “Ông Duterte có vẻ như không cân bằng, nhưng thật ra ông ấy đang cân bằng lại trật tự địa chính trị ở Biển Đông.”
Hãng tin này cho rằng trường hợp của Philippines dưới sự lãnh đạo của ông Duterte cho chúng ta thấy điều gì xảy ra với các nước nhỏ trên tuyến đầu của trật tự quốc tế (do Mỹ lãnh đạo) đang suy tàn.
Liên minh xói mòn trầm trọng
Ba năm qua đã chứng kiến sự xói mòn trầm trọng trong quan hệ giữa Manila với Washington đồng thời là sự kháng cự ngày càng yếu ớt của Philippines trước sự bành trướng của Trung Quốc trên Biển Đông, Bloomberg nhắc lại.
“Chúng ta có xu hướng đổ lỗi điều này cho sự lập dị và thái quá của Tổng thống Rodrigo Duterte, người đã khua chiêng gióng trống làm bĩ mặt Washington trong khi cố gắng lấy lòng Bắc Kinh. Tuy nhiên việc Manila xác định lại mối quan hệ đồng minh này thực sự thể hiện niềm tin sâu sắc rằng ảnh hưởng của Mỹ đang suy giảm trong khi Trung Quốc đang bắt đầu nổi lên – và đó có thể cho chúng ta thấy trước tương lai u ám trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương,” bài báo viết.
Mỹ và Philippines có hiệp ước phòng thủ tương trợ kể từ năm 1951, và quan hệ giữa hai nước trước đây đã từng trải qua những thăng trầm. Sau Chiến tranh Lạnh, mối quan hệ đồng minh có hiệp ước này rơi vào tình trạng xuống cấp, với tình cảm dân tộc mạnh mẽ ở Philippines khiến Mỹ phải rút quân đội đồn trú. Tuy nhiên, trong gần 20 năm sau đó, các quan chức Mỹ và Philippines đã cùng nhau làm cho mối quan hệ đối tác sống lại.
Theo hãng tin này, mãi cho đến năm 2016, Philippines là trọng tâm trong chiến lược của Mỹ ở đông nam Á. Hai nước lúc đó đang thực thi Hiệp định Hợp tác Quốc phòng Tăng cường (EDCA), vốn cho phép lực lượng Mỹ tiếp cận năm căn cứ quan trọng ở Philippines. Manila có vai trò dẫn đầu trong Sáng kiến An ninh Hàng hải đông nam Á do Mỹ tài trợ. Sáng kiến này ra đời nhằm để các nước trong khu vực thấy rõ hơn và chống lại sự xâm lấn của Trung Quốc. Các quan chức Mỹ và Philippines đã gây áp lực ngoại giao và pháp lý chống lại Bắc Kinh, kiện Trung Quốc trước Tòa Trọng tài Thường trực về hành vi đánh bắt bất hợp pháp và xây đắp đảo nhân tạo ở Biển Đông.
“Tuy nhiên, kể từ đó mọi chuyện đã thay đổi nhiều. Ông Duterte lên nhậm chức tổng thống hồi năm 2016 với tuyên bố ‘phân ly với Mỹ’ để quay sang gần gũi với Trung Quốc và Nga. Ông gọi cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama là ‘đồ khốn nạn’ (son of a whore), sau khi Obama chỉ trích những vi phạm nhân quyền rộng lớn mà ông Duterte khuyến khích trong cuộc chiến chống ma túy đẫm máu,” hãng tin này nhắc lại.
Nhân tố Duterte
Sau khi ông Duterte lên cầm quyền, thỏa thuận quốc phòng với Mỹ bị thực thi chậm lại và các cuộc tập trận quân sự song phương tạm thời bị hạ cấp. Ngay cả sau khi tòa án quốc tế ra phán quyết trao chiến thắng cho Manila trước Trung Quốc hồi tháng 7 năm 2016, ông Duterte vẫn chọn cách làm chiều lòng Bắc Kinh hơn là kháng cự áp lực của họ trên Biển Đông. Ông cũng đã ký các thỏa thuận kinh tế với Bắc Kinh với số tiền lên tới hàng chục tỷ đô la, bao gồm thỏa thuận cho phép một công ty Trung Quốc xây dựng các cơ sở viễn thông then chốt trên các căn cứ quân sự của Philippines, cũng theo hãng tin này.
Nhưng sau đó mọi thứ đã bình ổn lại một chút. Ông Duterte đã lùi bước trong lời đe dọa trước đó của ông là sẽ đuổi các lực lượng Mỹ ra khỏi Philippines, có lẽ vì ông dã nhận ra rằng liên minh quân sự với Mỹ thực sự giúp ông giành được nhượng bộ tốt hơn từ phía Bắc Kinh.
Hợp tác hàng ngày giữa quân đội Mỹ và Philippines vẫn tương đối mạnh mẽ. Đầu năm nay, cuộc tập trận Balikatan hàng năm giữa hai nước đã mô phỏng hành động đẩy lùi cuộc tấn công đổ bộ của một quốc gia không xác định, mặc dù quốc gia xâm lược mà cuộc tập trận này nhắm đến không có gì khó đoán. Các lực lượng Mỹ cũng giúp đẩy lùi cuộc bao vây của Nhà nước Hồi giáo (IS) ở thành phố miền nam Marawi hồi năm 2017. Nhưng Manila rõ ràng đang làm điều mà các nhà nghiên cứu chính trị gọi là phòng ngừa rủi ro: nước này đang tiến gần hơn đến Bắc Kinh trong khi ngày càng cách xa Washington.
Thật vậy, sau khi Washington đưa ra cam kết quan trọng với Philippines vào đầu năm 2019 – chính thức mở rộng phạm vi của Hiệp ước đồng minh tương trợ đến các lực lượng vũ trang của Manila hoạt động ở Biển Đông – Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Delfin Lorenzana đã công khai phàn nàn rằng Mỹ ‘đang cố gắng lôi Philippines vào cuộc chiến với Trung Quốc’.
“Ở một mức độ nào đó, nguyên nhân của sự rối loạn trong mối quan hệ đồng minh là hành vi kỳ quái của ông Duterte. Nếu người khác làm tổng thống thì có lẽ Manila sẽ không thực hiện một chiến dịch đầy bạo lực để quét sạch những kẻ buôn bán và sử dụng ma túy như vậy – vốn khiến cho mối quan hệ đồng minh với Mỹ căng thẳng vì các vấn đề nhân quyền. Nếu người khác làm Tổng thống thì có thể đã không công khai xúc phạm thân mẫu của ông Obama hoặc kheo khoang việc lấy lòng Bắc Kinh,” Bloomberg nhận định.
“Đã có những cáo buộc rằng ông Duterte và cánh hẩu của ông kết thân với Trung Quốc để có cơ hội tham nhũng. Ở một mức độ nào đó, giai đoạn sóng gió này trong quan hệ Mỹ-Philippines có thể chỉ đơn giản phản ánh sự không may và thất thường của nền chính trị dân chủ.”
Niềm tin vào Mỹ lung lay
Tuy nhiên, theo Bloomberg, đây ‘không phải là toàn bộ vấn đề’; sự lung lay của quan hệ đồng minh Mỹ-Philippines ‘không chỉ là vấn đề cá tính của một cá nhân’ mà ‘nó còn phản ánh cán cân quyền lực trong khu vực đang dịch chuyển mạnh như thế nào – và ông Duterte biết điều đó’.
“Duterte và những người khác đang mất lòng tin vào khả năng Mỹ có thể giúp Philippines bảo vệ lợi ích của mình,” bài báo viết.
Cuộc khủng hoảng niềm tin này đã được hình thành trong nhiều năm, ngay cả khi hợp tác song phương vẫn đang tiến triển. Năm 2012, Mỹ thất bại trong việc ngăn Trung Quốc từ giành quyền kiểm soát Bãi cạn Scarborough, vẫn nằm trong phạm vi 200 hải lý từ đảo chính của Philippines là Luzon. Từ năm 2013 cho đến 2015, Mỹ đã làm rất ít để ngăn chặn Trung Quốc xây dựng và quân sự hóa các đảo nhân tạo ở Biển Đông. Sau đó, sau khi Washington khuyến khích Manila kiện Trung Quốc ra tòa ở The Hague, họ không khiến Trung Quốc gánh chịu hậu quả thực sự cho việc phớt lờ phán quyết của tòa án.
Tổng thống Donald Trump sau đó đã rút Mỹ ra khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương, làm dấy lên nghi ngờ về việc Mỹ sẵn sàng cạnh tranh kinh tế với Bắc Kinh. Và mặc dù chính quyền Trump đã thực hiện nhiều cuộc tuần tra bảo vệ tự do hàng hải ở Biển Đông, nhưng họ không đưa ra giải pháp nào cho việc Bắc Kinh đang dần thống trị tuyến hải lộ đó.
Trong khi đó, theo Bloomberg,m lợi thế quân sự của Mỹ đã bị xói mòn. Các quan chức ở Philippines có thể đọc các báo cáo đã được công khai cho thấy Mỹ khó lòng bảo vệ được Đài Loan ngay vào lúc này. Họ có thể hình dung điều này có ý nghĩa gì đối với Philippines trong tương lai.
‘Mỹ đã thua’ trong cuộc chiến giành ảnh hưởng ở châu Á-Thái Bình Dương, ông Duterte đã nói như thế hồi năm 2016. “Nếu như Mỹ không thể kiềm chế được tham vọng thống trị của Trung Quốc trong khu vực thìPhilippines có lập trường cứng rắn chống lại Bắc Kinh làm gì?” hãng tin này lập luận.
“Điều này không có nghĩa là tất cả đã mất hết. Mối quan hệ quân sự giữa hai nước vẫn còn nền tảng vững chắc. Tinh thần chống Mỹ của ông Duterte không được nhiều người dân Philippines đồng tình và người kế nhiệm ông gần như chắc chắn sẽ thân thiện hơn với Washington. Hầu hết người Philippines chắc chắn sẽ không thích sống ở khu vực do Trung Quốc kiểm soát,” bài báo viết.
“Nếu Mỹ cho thấy họ nghiêm túc cạnh tranh với Bắc Kinh – bằng cách có những khoản đầu tư quân sự đang hết sức cần thiết, trừng phạt nghiêm khắc hơn các động thái của Trung Quốc ở Biển Đông, thúc đẩy các lựa chọn thay thế tốt hơn để các nước trong khu vực không phụ thuộc Trung Quốc về kinh tế thì Manila có thể quay trở lại phía Mỹ.”
Tuy nhiên, cũng theo hãng tin này thì mọi việc đã khá muộn. Nếu Mỹ không nhanh chóng nâng cao vị thế của mình ở châu Á-Thái Bình Dương, họ sẽ thấy các nước trong khu vực sẽ ‘phòng ngừa’ nhiều hơn chứ không chỉ có mỗi Philippines.
“Duterte giống như Trump: hành vi quá đáng của ông có thể khiến chúng ta mất tập trung khỏi những gì ông thực sự đại diện. Nếu Mỹ không thuyết phục được các quốc gia trong khu vực rằng họ có thể chống lại Trung Quốc thì có lẽ tương lai sẽ có những Duterte như thế,” bài báo viết.
(Theo Bloomberg)
https://www.voatiengviet.com/a/v%C3%AC-sao-%C3%B4ng-duterte-quy%E1%BA%BFt-tho%C3%A1t-m%E1%BB%B9-%C4%91%E1%BB%83-th%C3%A2n-trung-/5091073.html
Indonesia ban hành luật
cấm quan hệ tình dục ngoài hôn nhân
Tin từ JAKARTA, Indonesia – Theo tin từ Reuters, Indonesia sẵn sàng thông qua một bộ luật hình sự mới, có nội dung cấm quan hệ tình dục có sự đồng thuận ngoài hôn nhân và đưa ra những hình phạt cứng rắn cho hành động xúc phạm nhân phẩm Tổng thống. Hành động này bị các nhóm nhân quyền chỉ trích là một cuộc tấn công xâm phạm vào các quyền tự do cơ bản.Indonesia là quốc gia đa số Hồi giáo đông dân nhất thế giới, và có các nhóm thiểu số Kitô giáo, Ấn Độ giáo và Phật giáo đáng kể. Nhưng gần đây lại xuất hiện một xu hướng sùng đạo và hoạt động Hồi giáo bảo thủ mạnh mẽ hơn. Khi trả lời phỏng vấn với hãng tin Reuters, bốn nghị sĩ cho biết theo dự kiến, bộ luật hình sự mới sẽ được thông qua vào tuần tới, sau khi quốc hội và chính phủ thống nhất về một dự thảo cuối cùng vào hôm Thứ Tư (18/9).
Các nhà lập pháp thông báo với Reuters rằng bộ luật hình sự mới này sẽ thay thế một bộ luật thời thuộc địa Hoà Lan, và là một biểu hiện của nền độc lập và tôn giáo Indonesia. Theo đạo luật được đề ra, các cặp vợ chồng chưa kết hôn “sống chung với nhau như vợ chồng” có thể bị tù 6 tháng hoặc đối mặt với mức phạt tối đa 10 triệu rupiah (710 mỹ kim), là mức lương ba tháng đối với nhiều người Indonesia. (Mộc Miên)
https://www.sbtn.tv/indonesia-ban-hanh-luat-cam-quan-he-tinh-duc-ngoai-hon-nhan/
Ấn Độ âm thầm theo dõi tàu chiến TQ
Hải quân Ấn Độ đã theo dõi 7 tàu chiến Trung Quốc hoạt động trong và xung quanh vùng biển Ấn Độ thông qua máy bay do thám và các thiết bị giám sát khác, theo truyền thông Ấn Độ.Trong các bức ảnh được máy bay do thám P-8I chụp lại, tàu đổ bộ Trung Quốc LPD Tây An-32 đã lặng lẽ băng qua Nam Ấn Độ Dương trước khi di chuyển vào vùng biển Sri Lanka hồi đầu tháng này.
Ngoài tàu đổ bộ LPD, nhóm tàu của Trung Quốc còn bao gồm các tàu hộ tống dự kiến được Trung Quốc triển khai luân chuyển tại Vịnh Aden.
Các tàu chiến Trung Quốc bị theo dõi liên tục khi hiện diện ở Ấn Độ Dương và tiến đến gần vùng đặc quyền kinh tế và lãnh hải Ấn Độ, hãng tin ANI trích dẫn nguồn quân sự giấu tên.
Ấn Độ nhận định hải quân Trung Quốc đang nỗ lực tăng cường sự hiện diện dọc theo các tuyến thương mại quan trọng.
Hải quân Trung Quốc được cho là ngày càng gia tăng sự hiện diện ở Ấn Độ Dương sau khi quân đội Ấn Độ và Trung Quốc tham gia vào một cuộc giao tranh tại Đường kiểm soát thực tế (LAC) – một ranh giới phân tách lãnh thổ do Ấn Độ kiểm soát ở bang Jammu và Kashmir.
Kể từ năm 2018, Ấn Độ tăng cường củng cố vị thế tại khu vực Ấn Độ Dương trong bối cảnh hải quân Trung Quốc không ngừng lớn mạnh.
http://biendong.net/bi-n-nong/30508-an-do-am-tham-theo-doi-tau-chien-tq.html
0 nhận xét