Long Xuyên Hải Ngoại

Dù số phận mang tới điều gì,

hãy can đảm tranh đấu cho quê hương tự do

Tin khắp nơi – 18/09/2019

Thứ Tư, 18 tháng 9, 2019 15:51 // ,

Tin khắp nơi – 18/09/2019

USD chiếm 88% giao dịch tiền tệ

còn yuan mới đạt 4,3%

Vào năm 2018, giới phân tích tài chính tin rằng đồng yuan chuyển đổi của Trung Quốc sẽ trở thành ngoại tệ quan trọng trên thế giới, theo trang CNBC.
Thậm chí có dự báo đồng tiền Trung Quốc sẽ “thoán ngôi” của đồng đô la Mỹ.
Nhưng đến nay, đồng tiền của Trung Quốc chỉ nhích lên một chút, đạt 4,3% kinh doanh tiền tệ toàn cầu, theo cuộc điều tra Bank for International Settlements.
5 điều cần biết về tiền Trung Quốc
Có đáng học Trung Quốc về kinh tế ban đêm?
Đồng nhân dân tệ sụt giá gây ảnh hưởng thế nào?
‘Cả đời tôi chỉ mong Việt Nam hãy tỉnh ngủ’
Bài trên South China Morning Post (17/09/2019), trích đăng lại nguồn trên nói dù tăng lên từ 4% năm 2016, đến nay tiền Trung Quốc còn thua xa cả đồng bảng Anh (12,8%), yen của Nhật Bản (17̀%), và euro (32̀%) trong giao dịch quốc tế.
Hiện mới đứng thứ tám trong số đồng tiền được dùng trong giao dịch quốc tế, dưới cả đô la Úc, đô la Canada và franc Thụy Sĩ, đồng yuan “khó có khả năng mau chóng vượt qua đồng đô la Mỹ”, theo bài báo.
Đồng USD hiện vẫn là ngoại tệ được giao dụch nhiều nhất thế giới, dùng trong 88% của mọi giao dịch tiền tệ.
Hiện nay, giao dịch bằng yuan hàng ngày đạt 284 tỷ USD, so với tiền USD là 5,82 nghìn tỷ USD.
Tuy thế, có ý kiến cho rằng nhiều vùng ở châu Á đang giao dịch bằng tiềng Trung Quốc ngoài luồng tài chính toàn cầu, nên tỷ lệ giao dịch thực tế có thể đặt yuan vào vị trí thứ năm thế giới.
Ba loại mã tiền của Trung Quốc
Khi nói đến đồng yuan trong giao dịch quốc tế, chúng ta cần phân biệt nó với đồng nội tệ của Trung Quốc là Nhân dân tệ, viết tắt là RMB (reminbi).
Trong giao dịch quốc tế , Trung Quốc quy định dùng ¥ – Yuan cho mã ISO, còn gọi là nhân dân tệ hải ngoại.
Ngoài ra, Hong Kong, thuộc Trung Quốc nhưng lại có chế độ thanh toán tiền Trung Quốc riêng, bên ngoài Hoa Lục, với CNH (China Offshore Spot, Hong Kong).
Tính đến tháng 8/2018 có chừng 60 nước chính thức dùng tiền Trung Quốc trong dự trữ ngoại hối.
Sau Hong Kong, đến lượt Singapore, Đài Loan và London đều mở thị trường tiền nhân dân tệ hải ngoại.
Theo một số nhà quan sát thị trường tài chính, chính phủ Trung Quốc dùng sáng kiến Vành đai và Con đường để “toàn cầu hóa” đồng tiền của họ.
Hàng tỷ nhân dân tệ được dùng vào đầu tư cơ sở hạ tầng trên thế giới và các điều khoản cho vay để xây cất đều được quy đổi ra yuan.
Điều này dẫn tới một vấn đề khá lớn của Trung Quốc là không để yuan phá giá.
Vành đai và Con đường sẽ thất bại nếu thị trường không tin tưởng vào sự ổn định của đồng tiền TQ, theo Reid Kirchenbauer viết trên InvestAsia.com.
Mặt khác, nếu cố giữ giá đồng yuan thấp và dựa vào lợi thế nhân công rẻ, Trung Quốc sẽ không thay đổi được cơ cấu kinh tế để tiến lên một tầm cao hơn.
Điều này càng nghiêm trọng trong cuộc thương chiến Mỹ – Trung.
Ngay từ bây giờ, các nước châu Á khác như Việt Nam, đã hưởng lợi nhờ thương chiến của Trung Quốc với Hoa Kỳ và vì đồng yuan rẻ không còn giúp Trung Quốc có lợi thế về lâu dài, theo ông Kirchenbauer.
https://www.bbc.com/vietnamese/business-49743775

Hoa Kỳ sẽ đối đầu với Trung Cộng

về vấn đề người Duy Ngô Nhĩ tại Liên Hiệp Quốc

Tin từ Liên Hiệp Quốc/ Bắc Kinh – Theo tin từ Reuters, Hoa Kỳ đang xem xét cách đối đầu với Trung Cộng trong cuộc họp mặt hàng năm của các nhà lãnh đạo thế giới tại Liên Hiệp Quốc vào tuần tới, về việc Trung Cộng bắt giữ khoảng 1 triệu người Hồi giáo ở Tân Cương.
Một số nhà ngoại giao cảnh báo rằng vai trò lãnh đạo của Hoa Kỳ trong các tổ chức toàn cầu đang suy yếu, và tầm ảnh hưởng của Trung Cộng đang gia tăng. Dù Hoa Kỳ là nước đóng góp tài chính lớn nhất cho Liên Hiệp Quốc, nhưng Tổng thống Trump lại nghi ngờ giá trị của chủ nghĩa đa phương, khi ông tập trung vào chính sách “America First”, và đề cao việc bảo vệ chủ quyền của Hoa Kỳ.
Đặc phái viên Liên Hiệp Quốc đầu tiên của tổng thống Trump, bà Nikki Haley, từ chức vào cuối năm 2018. Người  thay thế là bà Kelly Craft, người kém hơn về kinh nghiệm đối ngoại so với những người cùng cấp từ Nga, Trung Cộng, Pháp và Anh Quốc trong Hội đồng Bảo an.
Trong cuộc họp cấp cao của Liên Hiệp Quốc vào tuần tới, Ngoại trưởng Mike Pompeo tuyên bố Hoa Kỳ sẽ tìm kiếm sự hỗ trợ trong việc chỉ trích chính sách giam giữ của Trung Cộng tại Tân Cương, nơi Liên Hiệp Quốc cho biết ít nhất 1 triệu người Duy Ngô Nhĩ và những người Hồi giáo khác bị giam giữ. Phát biểu tại một hội nghị quốc tế ở Washington hồi tháng 7, ông Pompeo gọi cách Trung Cộng đối xử với người Duy Ngô Nhĩ là “vết nhơ của thế kỷ”, đồng thời tuyên bố rằng Trung Cộng là “đất nước của một trong những cuộc khủng hoảng nhân quyền tồi tệ nhất trong thời đại hiện nay”. (Mộc Miên)
https://www.sbtn.tv/hoa-ky-se-doi-dau-voi-trung-cong-ve-van-de-nguoi-duy-ngo-nhi-tai-lien-hiep-quoc/

Hoa Kỳ bắt giữ

nhân viên chính phủ Trung Cộng vì gian lận visa

Tin New York City – Một nhân viên chính phủ Trung Cộng đã bị bắt tại Hoa Kỳ và đã ra tòa liên bang tại New York, về tội âm mưu gian lận để lấy visa cho các nhân viên Trung Cộng khác, là những người đang cố gắng chiêu dụ các nhà khoa học Hoa Kỳ.
Bộ Tư Pháp cho biết, bị cáo Liu Zhongsan, 57 tuổi, là thành viên của một âm mưu nhằm đưa các nhân viên của Bắc Kinh sang Hoa Kỳ dưới danh nghĩa là các nhà nghiên cứu, sau đó tìm cách chiêu dụ các kỹ sư và các nhà khoa học hàng đầu của Hoa Kỳ, để sử dụng các kiến thức và tài năng của họ cho lợi ích quốc gia của Trung Cộng.
Vụ án xảy ra giữa lúc các kỹ sư và học giả người Mỹ gốc Hoa đang ngày càng bị nhiều cơ quan an ninh nghi ngờ về tội gián điệp và đánh cắp bí mật thương mại. Bộ Tư Pháp cho biết bị cáo Liu bị bắt tại Fort Lee, New Jersey, vào thứ Hai, 16 tháng 9. Theo cáo trạng, Liu đã thực hiện nhiều vụ gian lận visa từ năm 2017 đến nay, trong tư cách là chủ tịch chi nhánh New York của Hiệp hội trao đổi nhân sự quốc tế Trung Cộng. Liu đã trợ giúp để xin visa J-1, tức visa giành cho các học giả và các nhà nghiên cứu, cho một số nhân viên tại văn phòng ở New York. Thay vì làm việc tại các cơ sở nghiên cứu, viện bảo tàng, hay các trường đại học, đúng như mục đích của visa, các nhân viên Trung Cộng này trên thực tế lại tìm cách lôi kéo các nhà khoa học và học giả Hoa Kỳ về làm việc cho Trung Cộng.
Với tội gian lận visa, bị cáo Liu sẽ đối mặt với hình phạt tối đa là 5 năm tù. (Ngô Bảo)
https://www.sbtn.tv/hoa-ky-bat-giu-nhan-vien-chinh-phu-trung-cong-vi-gian-lan-visa/

Lửa cháy ở Trung Đông, Mỹ bất ngờ

được trao cơ hội vàng: TQ đang “toát mồ hôi hột”

trước viễn cảnh tồi tệ nhất?

Một cuộc chiến nổ ra ở Trung Đông sẽ là cơn ác mộng tồi tệ nhất đối với Trung Quốc, cây viết của OilPrice bình luận.
Thiệt hại của Ả Rập Saudi là cơ hội “vàng” của Mỹ?
Nếu như các vụ tấn công bằng thiết bị bay không người lái (UAV) nhằm vào các cơ sở dầu mỏ Abqaiq và Khurais hôm 14/9 vừa qua là thiệt hại lớn đối với Ả Rập Saudi, thì đối với Tổng thống Mỹ Donald Trump, đó lại là lợi thế “vàng” trong cuộc chiến thương mại với Trung Quốc, Forbes nhận định.
Đầu tháng này, Trung Quốc đã áp 5% thuế bổ sung đối với 75 tỉ USD hàng hóa Mỹ, trong đó bao gồm dầu mỏ. Theo số liệu của Cơ Quan Quản Lý Thông Tin Năng Lượng (EIA), chỉ tính riêng trong tháng 6, Mỹ đã xuất khẩu sang Trung Quốc 8,7 triệu thùng dầu thô.
Con số trên tuy không đáng kể đối với nhà nhập khẩu dầu lớn nhất thế giới như Trung Quốc, tuy nhiên các công ty xuất khẩu dầu của Mỹ mới chỉ ở giai đoạn chập chững bước vào thị trường năng lượng, do đó việc mất đi một vị khách “sộp” như Trung Quốc sẽ là thiệt hại không nhỏ đối với họ.
Thực tế, sau khi các lệnh trừng phạt của Mỹ và Trung Quốc áp đặt lên đối phương chính thức có hiệu lực vào ngày 1/9 vừa qua, Unipec, một nhánh của tập đoàn dầu khí Trung Quốc Sinopec, đã nhanh chóng tìm cách bán lại số dầu nhập khẩu từ Mỹ, đồng thời tuyên bố ngừng nhập dầu thô của Mỹ.
Tuy nhiên, sau vụ tấn công nhằm vào hai cơ sở dầu mỏ trọng yếu của Ả Rập Saudi gần đây, Trung Quốc lại phải tìm đến dầu mỏ của Mỹ.
Theo Forbes, vụ tấn công nhằm vào các cơ sở của Aramco đã ảnh hưởng nhiều nhất tới nguồn cung dầu thô nhẹ. Ả Rập Saudi đã đề nghị các khách hàng của mình lựa chọn những loại dầu thô khác, tuy nhiên một số Trung Quốc đã quyết định tìm kiếm các đối tác thay thể để mua được đúng loại dầu thô nhẹ họ cần.
Hãng thông tấn Reuters cho biết mới đây Unipec – công ty từng vội vàng bán tháo dầu thô nhập khẩu Mỹ khi thương chiến tăng nhiệt – đã “cuống cuồng” đặt hàng ít nhất 4 tàu dầu của Mỹ bất chấp thuế quan, sau vụ việc hôm 14/9 và trong bối cảnh cuộc thương chiến giữa hai nước Mỹ-Trung có dấu hiệu tạm thời hạ nhiệt trước thềm cuộc đàm phán của các quan chức hai nước vào ngày 19/9 tới.
Rõ ràng lợi thế đang nghiêng về phía ông Trump, Forbes kết luận.
Cuộc chiến ở Trung Đông sẽ là cơn ác mộng tồi tệ nhất với Trung Quốc
Sau khi Tổng thống Trump hôm Chủ nhật (15/9) vừa qua tuyên bố rằng Mỹ đã “khóa chặt mục tiêu và lên đạn sẵn sàng” để trả đũa thủ phạm tấn công hai cơ sở khai thác dầu của Ả Rập Saudi, rất nhiều người đã “ngửi” thấy mùi chiến tranh, cây viết của OilPrice bình luận.
Mặc dù chỉ một ngày sau đó, Tổng thống Trump đã đính chính lại rằng ông không muốn chiến tranh nổ ra, nhưng mối lo ngại về tình trạng căng thẳng leo thang ở Trung Đông thì vẫn còn nguyên đó. Và Trung Quốc sẽ là một trong những quốc gia chịu thiệt hại nặng nề nếu cuộc chiến ấy nổ ra.
Sau các cuộc tấn công hôm 14/9, giá dầu Brent đã nhanh chóng tăng vọt lên hơn 70 USD/thùng trước khi giảm xuống mức 68 USD/thùng. Tại Trung Quốc, giá dầu thô và các sản phẩm tinh chế cũng tăng vọt trong ngày hôm qua (17/9), khi các công ty đổ xô mua dự trữ.
Theo công ty nghiên cứu thị trường JLC, mỗi lần giá dầu Brent tăng 5 USD sẽ khiến chi phí dầu thô nhập khẩu đội lên khoảng 40 USD/tấn. Đó sẽ là một cú sốc khá lớn trên thị trường dầu mỏ, và thậm chí tình hình có thể còn trở nên tồi tệ hơn nữa.
Trung Quốc đã kí hợp đồng đầu tư 400 tỉ USD vào các cơ sở hạ tầng năng lượng, khí đốt và dầu mỏ, cũng như ngành giao thông vận tải của Iran trong vòng 25 năm tới. Cam kết lớn này được thực hiện nhằm đảm bảo một nguồn cung dầu khí rất cần thiết đối với Trung Quốc trong tương lai, nơi có ngành sản xuất đang tăng trưởng và luôn “khát” năng lượng. Còn đối với Iran, thì đây là một cách để nước này tiếp tục kiếm tiền từ dầu mỏ bất chấp các lệnh trừng phạt của Mỹ.
Tuy nhiên, sau vụ việc hôm 14/9, Mỹ và Ả Rập Saudi đã lần lượt chỉ đích danh Iran là thủ phạm, và rất có thể hai nước này sẽ quyết định trả đũa Tehran vì điều đó.
Cho dù chỉ là tạm thời, nhưng việc thiếu hụt 12 triệu thùng dầu có thể sẽ khiến thị trường dầu mỏ chao đảo và giá dầu tăng cao. Nhưng đối với Trung Quốc, việc thiếu nguồn cung dầu mỏ không đáng lo ngại bằng nguy cơ chiến tranh nổ ra ở Trung Đông.
“Nếu một cuộc chiến giữa [Mỹ, Ả Rập Saudi và Iran] nổ ra, thì khoản đầu tư khổng lồ của Trung Quốc [vào Iran] sẽ gặp nguy”, cây viết Kenneth Rapoza của báo Forbes phân tích.
Không chỉ dùng hỏa lực để trả đũa, mà Mỹ còn có thể siết chặt hơn các lệnh trừng phạt đối với Iran, khiến Trung Quốc cũng bị “vạ lây” khi đầu tư cho đồng minh này.
Trung Quốc có lẽ là chủ nợ lớn nhất của Iran trong thời điểm hiện tại. Nước này sẽ thu lợi được nhiều nhất nếu Mỹ gỡ bỏ trừng phạt Iran, nhưng ngược lại sẽ thiệt hại lớn nhất nếu áp lực đối với Iran gia tăng.
http://biendong.net/doc-bao-viet/30465-lua-chay-o-trung-dong-my-bat-ngo-duoc-trao-co-hoi-vang-tq-dang-toat-mo-hoi-hot-truoc-vien-canh-toi-te-nhat.html

TT Trump: ‘Có lệnh trừng phạt mới đối với Iran’

Hôm 18/9, Tổng thống Donald Trump cho biết ông đã ra lệnh trừng phạt mới đối với Iran, đây là sự leo thang căng thẳng mới nhất giữa hai nước sau vụ tấn công vào các cơ sở dầu mỏ của Ảrập Xêut cuối tuần qua, theo CNN.
“Tôi vừa chỉ thị cho Bộ trưởng Tài chính gia tăng đáng kể các lệnh trừng phạt đối với đất nước Iran!” ông Trump thông báo trên Twitter.
Ông Trump vẫn chưa dứt khoát tuyên bố rằng Iran đứng đằng sau cuộc tấn công vào các cơ sở dầu mỏ của Ảrập Xêut, nhưng những quan chức khác trong chính quyền của ông đổ lỗi cho Tehran. Tuy nhiên, Iran phủ nhận cáo buộc này.
Hiện vẫn chưa rõ Tổng thống Trump chỉ đạo Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin thực hiện những gì. Cả Bộ Tài chính, Nhà Trắng và Bộ Ngoại giao vẫn chưa không phản hồi các yêu cầu bình luận của CNBC.
Hôm 17/9, ông Trump nói trên chuyên cơ Đệ nhất Không lực rằng ông không có ý định gặp Tổng thống Iran Hassan Rouhani tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc ở New York vào tuần tới.
https://www.voatiengviet.com/a/tt-trump-co-lenh-trung-phat-moi-doi-voi-iran/5088594.html

Quan chức Mỹ: ‘Vụ tấn công cơ sở dầu mỏ Ảrập Xêút

 đến từ tây nam Iran’

Hoa Kỳ tin rằng các cuộc tấn công làm tê liệt các cơ sở dầu mỏ của Ảrập Xêút vào cuối tuần trước xuất phát từ phía tây nam Iran, một quan chức Hoa Kỳ nói với Reuters hôm 18/9.
Liên quan đến vụ này, ba quan chức Hoa Kỳ, yêu cầu không nêu danh tính, cho Reuters biết rằng các vụ tấn công bằng tên lửa hành trình và máy bay không người lái cho thấy chúng có mức độ phức tạp và tinh vi hơn hẳn so với ước lượng ban đầu.
Tuy nhiên, các quan chức không đưa ra bằng chứng, cũng không giải thích là tình báo Hoa Kỳ sử dụng các dữ liệu gì để đi đến các đánh giá này. Các thông tin tình báo như vậy, nếu được chia sẻ công khai, có thể gây áp lực hơn nữa buộc Washington, Riyadh và những bên khác phải có hành động đáp trả, có thể là bằng quân sự, vẫn theo Reuters.
Phía Ảrập Xêút cho biết họ sẽ đưa ra bằng chứng vào ngày 18/9 lên án Iran đã một thực hiện cuộc tấn công chưa từng có vào ngành công nghiệp dầu mỏ của nước này, theo Reuters.
Hôm 18/9, Thái tử Ảrập Xêút Mohammed bin Salman cho biết trong một cuộc điện đàm với nhà lãnh đạo Hàn Quốc, rằng cuộc tấn công này là “một phép thử thực sự về ý chí toàn cầu” về việc đối đầu với kẻ muốn lật đổ sự ổn định quốc tế, Reuters dẫn truyền thông nhà nước Ảrập Xêút đưa tin.
Trong khi đó, Iran phủ nhận việc có liên quan đến các cuộc tấn công này. Nhưng phong trào Houthi, đồng minh của Iran trong cuộc nội chiến Yemen, đã nhận trách nhiệm, nói rằng họ tấn công các nhà máy bằng máy bay không người lái, trong đó bao gồm cả một số chiếc có động cơ phản lực.
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump hôm 16/9 cho biết dường như Iran đứng đằng sau các cuộc tấn công này.
Ông Trump nói rằng ông không muốn gây chiến tranh, và chưa “vội vàng” để tấn công trả đũa. Ông cho biết thêm rằng hiện đang có sự phối hợp với các quốc gia vùng Vịnh và Châu Âu về vụ này.
https://www.voatiengviet.com/a/quan-chuc-my-vu-tan-cong-co-so-dau-mo-arap-xeut/5088274.html

TT Trump bổ nhiệm tân cố vấn an ninh quốc gia,

thay John Bolton

Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump tuyên bố sáng 18/9 rằng ông Robert C. O’Brien sẽ được bổ nhiệm làm Cố vấn An ninh Quốc gia, theo CNN và NBC.
Ông O’Brien, đặc phái viên của tổng thống về các vấn đề con tin tại Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, sẽ thay thế ông John Bolton. Ông Bolton bị miễn nhiệm mới đây sau khi bất đồng với Tổng thống Trump về các chính sách.
Theo Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, trước khi làm việc với các gia đình con tin người Mỹ, ông O’Brien từng là đồng chủ tịch Cục Hợp tác Công-Tư về Cải cách Tư pháp ở Afghanistan thuộc Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, dưới thời các Ngoại trưởng Condoleezza Rice và Hillary Clinton.
Ông O’Brien từng làm trong nhóm cố vấn về chính sách đối ngoại và an ninh quốc gia cho ông Mitt Romney, ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng hòa năm 2012. Ông tiếp tục làm cố vấn chính sách đối ngoại và an ninh quốc gia cho cựu Thống đốc Scott Walker, bang Wisconsin, hồi năm 2015.
Ngoài ra, ông O’Brien và cựu Thẩm phán liên bang Stephen Larson vào năm 2016 đã thành lập công ty Larson O’Brien LLP, một công ty luật có trụ sở tại Los Angeles.
Tổng thống Trump đã từng cân nhắc cho ông O’Brien làm Bộ trưởng Hải quân vào năm 2017, nhưng thay vào đó lại bổ nhiệm ông làm Đặc sứ của Tổng thống chuyên trách vấn đề con tin Mỹ ở Bộ Ngoại giao.
https://www.voatiengviet.com/a/tt-trump-bo-nhiem-tan-co-van-an-ninh-quoc-gia/5088532.html

Cựu trợ lý của TT Trump

 làm hỗn loạn phiên điều trần luận tội

Ông Corey Lewandowski liên tục từ chối trả lời các câu hỏi trong phiên điều trần luận tội căng thẳng dần dà đã trở thành một trận la hét tại Hạ viện.
Một nhà lập pháp Dân chủ sau đó hô hào việc buộc ông Lewandowski tội khinh miệt quá trình tố tụng.
Tổng thống Donald Trump ca ngợi những phát biểu “hay tuyệt” của ông Lewandowski.
Trợ lý của Trump ‘ngẫu nhiên bị theo dõi’
Vụ bê bối liên quan trợ lý cũ của Trump
Liệu ông Trump có bị luận tội?
Ông Lewandowski ra trước Ủy ban Tư pháp Hạ viện hôm thứ Ba, sau khi nhận một lệnh triệu tập hợp pháp, tức trát đòi hầu tòa, để trả lời những câu hỏi của Ủy ban.
Trong các cuộc trao đổi căng thẳng với đảng Dân chủ, ông Lewandowski nói ông không thể trả lời bất kỳ câu hỏi nào về các cuộc trò chuyện với tổng thống.
Trước thềm phiên điều trần, Nhà Trắng đã chỉ thị cho ông Lewandowski không được tiết lộ các cuộc thảo luận với ông Trump.
Các luật sư của Nhà Trắng ngồi phía sau ông Lewandowski trong buổi điều trần.
Ông Lewandowski bị ông Trump sa thải vào tháng 6 năm 2016 và không bao giờ làm việc trong Nhà Trắng, nhưng vẫn là một người ủng hộ trung thành của tổng thống.
Các thành viên đảng Cộng hòa, phe của tổng thống chỉ trích phiên điều trần của Ủy ban Tư pháp do đảng Dân chủ kiểm soát là không công bằng, nhưng đã không thành công trong việc giải tán cuộc họp.
Doug Collins, thành viên hàng đầu của đảng Cộng hòa, tweet: “Trong bối cảnh không có đủ số phiếu thích hợp cho một cuộc điều tra luận tội, cuộc điều trần hôm nay chỉ là một phiên họp giám sát thường xuyên, giả dạng như điều trần luận tội để xoa dịu một số cử tri cấp tiến”.
Ông Lewandowski được hỏi về lời khai của ông hồi tháng 7 năm ngoái với cựu Công tố viên đặc biệt Robert Mueller, người lãnh đạo cuộc điều tra tổng thống.Báo cáo của Mueller không xác định rằng
ông Trump đã âm mưu với Nga để ảnh hưởng cuộc bầu cử Hoa Kỳ năm 2016, nhưng đưa ra bằng chứng cho thấy tổng thống đã tìm cách ngăn cản cuộc điều tra của bộ tư pháp.
Các nhà điều tra của công tố viên đặc biệt nêu chi tiết tỉ mỉ cách ông Trump, vào mùa Hè năm 2017, đã yêu cầu ông Lewandowski gặp bộ trưởng tư pháp lúc đó, và chỉ đạo cho ông ta hạn chế cuộc điều tra về sự dính líu của Nga, và nói ông sẽ bị sa thải nếu không tuân thủ.
Nhưng ông Lewandowski nói với ủy ban hôm thứ Ba rằng ông đã đi chơi biển cùng gia đình và vì vậy không thể thực hiện mệnh lệnh của tổng thống.
Ông Lewandowski cũng nói với ủy ban rằng ông không tin tổng thống đã yêu cầu ông làm bất cứ điều gì bất hợp pháp.
Khi đảng ông Hank Johnson, thành viên đảng Dân chủ nói là ông Lewandowski đã “chết nhát”, ông trả lời: “Tôi đã đi nghỉ mát”.
Nghị sĩ Eric Swalwell liên tục yêu cầu ông Lewandowski đọc to lời khai của mình cho ông Mueller, nhưng nhân chứng từ chối.
“Ông thấy xấu hổ về những gì đã viết ra hay sao?” Ông Swalwell, một đảng viên Dân chủ tiểu bang California, người gần đây đã rút lui khỏi cuộc đua vào Nhà Trắng gạn hỏi.
Ông Lewandowski chế giễu gọi nhà lập pháp là “Tổng thống Swalwell”, và nói rằng ông ta nên tự đọc đoạn văn ấy.
Ông Lewandowski – người đang cân nhắc việc ra tranh cử một ghế Thượng viện Hoa Kỳ tại New Hampshire – đã cáo buộc các nhà lập pháp là lan man và không đặt câu hỏi thích hợp.
Trong tuyên bố mở đầu, ông Lewandowski kêu gọi đảng Dân chủ ngừng tập trung vào “chính trị nhỏ nhặt và cá nhân” và đi đến chỗ “trở thành quái đản”.
Ông cũng tấn công cuộc điều tra của Công tố viên đặc biệt Mueller là “do những người ghét Trump có chương trình nghị sự riêng của họ, tìm cách hạ bệ một Tổng thống được bầu hợp lệ”.
Theo dõi buổi điều trần trên Air Force One, ông Trump đã ca ngợi cựu cố vấn chiến dịch của mình trên Twitter.
Hai cựu trợ lý Nhà Trắng khác, Rick Dearborn và Rob Porter, đã làm theo lời khuyên của Nhà Trắng, không xuất hiện tại phiên điều trần hôm thứ Ba.
Ủy ban Tư pháp cho biết họ hy vọng sẽ có quyết định nên đề nghị luận tội tổng thống hay không và tường trình với toàn thể Quốc hội vào cuối năm nay.
Tuy nhiên, phe đối nghịch của tổng thống không có đủ cơ bắp chính trị trong Quốc hội để loại ông khỏi chức vụ.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-49737465

Tổng thống Trump đối mặt với biểu tình

trong chuyến đi gây quỹ

đến vùng vịnh, Los Angeles, San Diego

Tin từ California – Theo tin từ KTLA, Tổng thống Trump đang thực hiện một chuyến thăm hiếm hoi tới California, một thành trì của đảng Dân chủ dự kiến sẽ giúp tổng thống kiếm được hàng triệu Mỹ kim từ các cuộc gây quỹ cho nỗ lực tái tranh cử, và gần như chắc chắn sẽ gặp phải các cuộc biểu tình.
Tổng thống Trump đã thường xuyên chế giễu California về sự tự do trong văn hóa, chính sách và chính trị. Chuyến thăm của ông vào thứ Ba (17 tháng 9) và thứ Tư  (18 tháng 9) báo hiệu rằng mặc dù chính quyền tiểu bang quyết định theo cánh tả trong những năm gần đây, vẫn có rất nhiều đảng viên Cộng Hòa giàu có ủng hộ ông.
California từ lâu đã là một điểm nóng gây quỹ quan trọng cho các chính trị gia của cả hai đảng, họ đã dựa vào ngành công nghiệp giải trí và những người đứng đầu ngành công nghiệp giàu có để tài trợ cho tham vọng chính trị của họ. Nhưng dưới thời Tổng thống Trump, chuyến đi gây quỹ diễn ra theo chiều hướng phức tạp. Sự chỉ trích gay gắt của ông về mọi thứ, từ luật di trú của chính quyền California, đến các hoạt động cai quản rừng dẫn đến vụ cháy rừng nghiêm trọng.
Tổng thống Trump đã đề cập California vài lần trong các bài phát biểu nhưng đều không có ý tốt. Chính quyền của Tổng thống đang bất hòa với chính quyền California về tiêu chuẩn tiết kiệm nhiên liệu cho xe hơi. Hôm tối thứ Hai, tổng thống đã bảy tỏ mong muốn tái thiết lập tiêu chuẩn tiết kiệm
nhiên liệu của California. Ông muốn những chiếc xe phải nặng hơn vì chúng an toàn và rẻ hơn, mặc dù ít tiết kiệm nhiên liệu hơn. Tổng thống cũng nói đùa về việc sẽ di chuyển một phần bức tường biên giới ở San Diego đến nơi nó sẽ được trân trọng hơn. (Mộc Miên)
https://www.sbtn.tv/tong-thong-trump-se-doi-mat-voi-nguoi-bieu-tinh-trong-chuyen-di-gay-quy-den-vung-vinh-los-angeles-san-diego/

Ngũ Giác Đài tạm dừng dự án bức tường biên giới

ở California và Arizona vì không đủ tiền

Trong hồ sơ tòa án công bố hôm thứ Hai (17 tháng 9), Bộ Quốc Phòng quyết định không tiến hành ba dự án bức tường biên giới ở California và Arizona với lý do không đủ tiền.
Hành động này thể hiện sự thất bại của Tổng thống Trump, người từng gây ra tranh cãi về việc tác động vào các quỹ của Ngũ Giác Đài để xây dựng bức tường biên giới. Những quyết định tác động vào các quỹ của Ngũ Giác Đài cho bức tường gặp khó khăn về mặt pháp lý bởi các nhóm vận động và Hạ viện.
Hồi tháng 7, Tối Cao Pháp Viện đã dọn đường cho chính quyền tổng thống Trump sử dụng 2.5 tỷ Mỹ kim từ Bộ Quốc Phòng để xây dựng các phần của bức tường dọc biên giới Tây Nam, mà chính phủ cho là cần thiết để bảo vệ an ninh quốc gia. Quyết định này cho phép tiền của Bộ Quốc Phòng được sử dụng ngay bây giờ, trong khi tranh cãi diễn ra ở tòa án về việc chính phủ có thẩm quyền để chuyển các khoản tiền không dùng cho bức tường hay không. Chính quyền đang sử dụng các khoản tiền dùng cho bức tường, cũng như tiền quỹ của Bộ Quốc Phòng để thực hiện cam kết dựng những hàng rào mới dọc biên giới phía Nam của Tổng thống.
Theo Cơ quan Quan Thuế và Bảo vệ biên giới và Lục quân Hoa Kỳ, tính đến ngày 23/08, chính quyền đã dựng thêm khoảng 60 dặm bức tường ở biên giới Hoa Kỳ-Mexico. Theo các viên chức, các hoạt động xây dựng tường mới trong khu vực thung lũng Rio Grande đang được tiến hành. (Mộc Miên)
https://www.sbtn.tv/ngu-giac-dai-tam-dung-du-an-buc-tuong-bien-gioi-o-california-va-arizona-vi-khong-du-tien/

Hoa Kỳ kiện Edward Snowden vi phạm thỏa thuận

 bảo mật thông tin khi xuất bản sách mới

Vào thứ ba (ngày 17 tháng 9), Chính quyền Tổng Thống Trump đã đệ đơn kiện dân sự để thu giữ toàn bộ số tiền bán quyển sách mới của ông Edward Snowden, cho rằng ông Snowden đã vi phạm các thỏa thuận bảo mật thông tin mà ông đã ký trong thời gian làm việc cho các cơ quan tình báo Hoa Kỳ.
Ông Snowden từng làm việc tại Cơ quan Tình báo Trung ương (CIA) và là nhân viên hợp đồng tại Cơ Quan An Ninh Quốc Gia (NSA) trước khi ông bị buộc phải bỏ trốn đến Nga vào năm 2013 do rò rỉ những thông tin tuyệt mật của chính phủ Hoa Kỳ cho báo chí. Vào thứ ba, Bộ Tư Pháp cho biết ông Snowden đã phát hành cuốn hồi ký mang tên Permanent Record mà không đưa qua bất kỳ cơ quan nào để kiểm duyệt. Đơn kiện chống lại ông Snowden còn cáo buộc ông đã vi phạm thỏa thuận bảo mật thông tin. Vụ kiện nói trên đại diện cho chương mới nhất của cuộc đấu tranh pháp lý giữa ông Snowden và chính quyền, với cáo buộc ông đã gây nguy hiểm cho an ninh quốc gia khi để lộ những thông tin tuyệt mật của chính phủ. Trước đó vào thứ hai (ngày 16 tháng 9), trong một cuộc phỏng vấn trên chương trình “CBS This Morning”, ông Snowden cho biết ông muốn trở về Hoa Kỳ nếu chính phủ cho phép ông được xét xử một cách công bằng tại tòa án. Bên cạnh đó, ông đã phủ nhận các cáo buộc cho rằng ông đã vi phạm các thỏa thuận bảo mật thông tin, lập luận rằng việc này là cần thiết để vạch  trần những hành động sai trái của chính phủ. (Mộc Miên)
https://www.sbtn.tv/hoa-ky-kien-edward-snowden-vi-pham-thoa-thuan-bao-mat-thong-tin-khi-xuat-ban-sach-moi/

Phụ nữ TQ nhận tội điều hành

đường dây du lịch sinh con lấy quốc tịch Mỹ

Dongyuan Li, một phụ nữ Trung Quốc điều hành một đường dây đưa khách du lịch để sinh con mang quốc tịch Mỹ ở miền nam California, hôm 17/9 nhận tội có mưu đồ lừa đảo về nhập cảnh, theo AP.
Cùng ngày, bà Li, là người của thành phố Irvine, cũng nhận tội gian lận thị thực liên bang Hoa Kỳ.
Các công tố viên cho biết bà Li, quốc tịch Trung Quốc, nằm trong số 19 người bị buộc tội điều hành một công ty giúp công dân Trung Quốc giàu có, và thậm chí là các quan chức chính phủ, sinh con ở Mỹ và nhờ vậy con cái họ trở thành công dân Hoa Kỳ.
https://www.voatiengviet.com/a/phu-nu-tq-nhan-toi-dieu-hanh-duong-day-du-lich-sinh-con-lay-quoc-tich-my/5088321.html

Một phụ nữ Trung Hoa ở Canada bị bắt

vì hối lộ 400,000 USD để con trai vào UCLA

Vào Thứ Ba (ngày 17 tháng 9), một bản cáo trạng vừa được công bố cho biết một người phụ nữ Trung Hoa đã bị cáo buộc trả một khoản tiền 400,000 mỹ kim để con trai được vào học tại đại học University of California, Los Angeles (UCLA).
Bà là người thứ 52 trong số những phụ huynh bị buộc tội đã hối lộ trong kỳ thì tuyển sinh đại học tại Hoa Kỳ. Bà Xiaizing Sui- 48 tuổi, người Hoa ở Surrey, British Columbia, Canada- bị buộc tội với một tội danh âm mưu và lừa đảo duy nhất trong bản cáo trạng. Các nhà chức trách cho biết bà đã bị bắt ở Tây Ban Nha vào tối thứ Hai (ngày 16 tháng 9) và đang bị tạm giam tại đó trong khi chính quyền tìm cách dẫn độ bà về Hoa Kỳ.
Cuộc điều tra về gian lận trong quá trình tuyển sinh bắt đầu vào tháng 3, khi chính quyền các tiểu bang phát hiện ra việc các phụ huynh hối lộ cho nhà cố vấn tuyển sinh William Singer để được nhận vào các trường đại học. Các công tố viên cho biết bà Sui đã chuyển 400,000 mỹ kim cho một quỹ từ thiện  của ông Singer như một phần trong kế hoạch để con trai bà được nhận vào trường UCLA, với tư cách là một thành viên  của đội túc cầu của nhà trường. Bà Sui bị buộc tội đã cung cấp bảng điểm của con trai bà cho ông Singer cũng như những hình ảnh có liên quan khác. Ông Singer cùng bà Laura Janke đã tạo ra một bộ hồ sơ giả, cho thấy con trai bà Sui là một cầu thủ hàng đầu của hai câu lạc bộ túc cầu tư nhận ở Canada.
Các công tố viên đã không giải thích tại sao bà Sui không thuộc nhóm phụ huynh bị buộc tội trước đó vào tháng ba. Trong số 51 người bị buộc tội trước đó, 23 người đã nhận tội, trong đó có nữ tải tử Felicity Huffman, người đã trả 15,000 mỹ kim để gian lận điểm thi SAT của con gái mình. Nữ tài tử đã bị kết án vào tuần trước với bản án 14 ngày tù, 250 giờ phục vụ công ích và nộp phạt 30,000 mỹ kim. (Mộc Miên)
https://www.sbtn.tv/mot-phu-nu-trung-hoa-o-canada-bi-bat-vi-hoi-lo-400000-usd-de-con-trai-vao-ucla/

Dân biểu đối lập cáo buộc

chính quyền Venezuela bắt cóc

Edgar Zambrano, phó lãnh đạo bên cạnh thủ lĩnh đối lập Juan Guaidó, sau khi được trả tự do đã chỉ trích gay gắt chính phủ của Tổng thống Nicolás Maduro.
Ông Zambrano bị bắt hồi tháng Năm với nghi vấn phản quốc ngay sau cuộc nổi dậy bất thành chống lại Tổng thống Maduro, do ông Guaidó tổ chức.
Tổng thống Venezuela đàm phán với Mỹ
Mỹ áp lệnh trừng phạt nặng lên Venezuela
Venezuela lại chìm trong tăm tối do mất điện
Ông nói việc bắt giam ông giống như một vụ “bắt cóc”.
Chính quyền nói ông được thả để tiếp tục “tồn tại hòa bình”.
Ông Edgar Zambrano là ai?
Là luật sư, năm nay 64 tuổi, ông là dân biểu trong Quốc hội Venezuela, cơ quan do phe đối lập kiểm soát. Ông là thành viên Đảng Hành động Dân chủ.
Kể từ tháng Giêng, ông làm phó cho Chủ tịch Quốc hội, ông Juan Guaidó.
Ông Guaidó tự tuyên bố mình là tổng thống lâm thời hồi tháng Giêng, và nói rằng việc Tổng thống Maduro được tái bầu hồi 2018 là gian lận. Ông Guaidó được hơn 50 quốc gia công nhận là lãnh đạo hợp pháp của Venezuela.
Ông Zambrano là một trong những phụ tá chủ chốt của ông Guiadó trong quá trình ông Guaidó tìm cách hạ bệ Tổng thống Maduro.
Vì sao bị bắt giam?
Ông Zambrano bị bắt ngay sau khi ông Guaidó tìm cách thuyết phục quân đội trở cờ để ủng hộ ông thay vì Tổng thống Maduro.
Venezuela: Vladimir Padrino lên làm bộ trưởng Quốc phòng
Máy bay quân sự Nga ‘đáp ở Venezuela’
Người Venezuela chạy sang Peru trước khi có luật mới
Hôm 30/4, ông Guaidó xuất hiện tại một căn cứ không quân ở thủ đô Caracas, vây quanh là 30 người mặc đồng phục, kêu gọi người dân xuống đường chấm dứt “sự tiếm quyền” của Tổng thống Maduro.
Ông Edgar Zambrano trong một đoạn băng hình được ghi sau đó vài tiếng xuất hiện bên cạnh ông Guaidó trên cây cầu gần căn cứ không quân, khi tình thế đã rõ rằng nỗ lực nổi dậy đã thất bại.
Đoạn băng hình này khiến ông Zambrano bị cáo buộc tội mưu phản.
Tám ngày sau cuộc nổi dậy bất thành, lực lượng an ninh mật của Venezuela đã chặn đường khi ông Zambrano rời trụ sở đảng trên xe hơi riêng.
Họ buộc ông ra khỏi xe, và khi từ chối, xe ông đã bị kéo đến nhà tù trong lúc ông vẫn còn ngồi bên trong.
Vì sao được trả tự do?
Tổng Chưởng lý Tarek William Saab nói đơn xin thả ông đã được chấp thuận sau khi “các thỏa thuận từng phần đạt được giữa chính phủ và các bộ phận của phe đối lập, nhằm tạo ra sự cùng tồn tại một cách hòa bình giữa các công dân”.
Ông Saab không cho biết liệu cáo buộc mưu phản đối với ông Zambrano có bị hủy bỏ hay không.
Ông Zambrano nói gì?
Ông Zambrano nói với các phóng viên ngay sau khi được thả rằng vụ bắt giữ ông là bất hợp pháp.
Ông nói ông đã không được cho gặp vợ trong suốt 34 ngày đầu bị giam giữ, và nói ông không được gặp luật sư trong suốt hơn hai tháng.
Ông kêu gọi giới chức thả “toàn bộ các tù nhân chính trị”. Theo nhóm Foro Penal, một nhóm hoạt động tại nước này, thì hiện có 478 tù chính trị tại Venezuela.
Ông Zambrano cũng nói ông sẽ gặp ông Juan Guaidó vào cuối ngày thứ Tư và nhanh chóng lấy lại ghế của mình trong Quốc hội.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-49745186

Liên Hợp Quốc bị tố cáo

cản trở Đơn khiếu nại chống TQ

Liên Hợp Quốc hiện đối mặt với sự chỉ trích toàn cầu vì đã kiểm duyệt một đơn khiếu nại, lên án Trung Quốc giam giữ hàng loạt người Duy Ngô Nhĩ tại các trại cải tạo, theo phóng viên Alex Newman trên tờ The New American.
Liên Hợp Quốc (LHQ) cũng bị chỉ trích sau khi họ cố gắng che đậy sự thật về việc họ đã cung cấp cho Bắc Kinh danh sách những người dám đứng lên tố cáo tội ác của chính quyền Trung Quốc.
Tờ ‘The New American’ cho đăng bài viết của nhà báo Alex Newman về việc Liên Hợp Quốc kiểm duyệt Đơn khiếu nại về các Trại cải tạo của chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc (Ảnh chụp màn hình).
Được đệ trình bởi 125 tổ chức phi chính phủ từ khắp nơi trên thế giới, đơn khiếu nại mới nhất đã yêu cầu các nhà lãnh đạo và các cơ quan LHQ lên án “những hành động leo thang” của Bắc Kinh nhằm ngăn chặn các cuộc thảo luận trong LHQ về tình trạng vi phạm nhân quyền khủng khiếp tại Trung Quốc. Tuy nhiên, các nhà lãnh đạo LHQ không hành động theo yêu cầu, trái lại còn giúp đỡ chính quyền của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) che giấu các vụ bê bối, theo The New American.
Câu chuyện bắt đầu vào tháng 3/2019 khi ông Hillel Neuer, người đứng đầu UN Watch (một tổ chức phi chính phủ với nhiệm vụ theo dõi các hoạt động của LHQ), lên tiếng về những hành động ngược đãi của ĐCSTQ đối với người Duy Ngô Nhĩ ở tỉnh Tân Cương, phía tây Trung Quốc. Nhưng trong cuộc họp đó, các đại diện của Bắc Kinh đã liên tục ngắt lời ông Neuer. Họ đập bàn và gây huyên náo nhằm ngăn cản ông Neuer trình bày bằng chứng đáng xấu hổ và kinh hoàng về những hành động ngược đãi chính quyền Trung Quốc.
Chủ tịch Hội đồng Nhân quyền LHQ Coly Seck của Sénégal được cho là đã nhắc nhở ông Neuer “bám sát chủ đề của chương trình nghị sự”, với ngụ ý rằng cuộc thảo luận về cuộc đàn áp dã man của Bắc Kinh không phù hợp trong một diễn đàn về “phân biệt chủng tộc”. Tuy nhiên, ông Seck sau đó cũng yêu cầu phái đoàn Trung Quốc, không được phá đám cuộc thảo luận.
Trước đó, LHQ từng đưa ra báo cáo cho biết chính quyền Trung Quốc đang giam giữ hơn một triệu người Duy Ngô Nhĩ tại những nơi mà họ gọi là “Trung tâm chống cực đoan. Toàn bộ khu vực Tân Cương hiện nay giống như một trại giam khổng lồ, theo The New American.
Tại sao người đàn ông Duy Ngô Nhĩ phải đau khổ thốt lên- Tôi thà bắn mẹ và vợ mình còn hơn
Theo phóng viên Newman, không chỉ những người Hồi giáo phải đối mặt với tình trạng “khủng bố nhà nước” do Bắc Kinh kiểm soát, chính quyền Trung Quốc còn đàn áp tàn nhẫn các tín đồ Cơ Đốc giáo, các học viên Pháp Luân Công, các nhà bất đồng chính kiến, những ông bố, bà mẹ lỡ sinh con quá số quy định, và những người khác. Thậm chí, theo kết quả của một số cuộc điều tra, các nạn nhân có thể bị cướp mổ nội tạng trái phép. Trong số những tội ác man rợ khác, chính quyền Trung Quốc cũng tham gia vào cuộc diệt chủng văn hóa đang diễn ra ở Tây Tạng
Theo các nhà phê bình, hành vi của chính quyền Trung Quốc – ở trong nước và tại LHQ – vượt xa hành vi của một quốc gia bất hảo. Nhưng giờ đây, LHQ cũng đồng lõa với Bắc Kinh. Khi tổ chức UN Watch có trụ sở tại Thụy Sĩ và 125 tổ chức phi chính phủ khác được LHQ công nhận, nộp đơn khiếu nại lên Hội đồng Nhân quyền LHQ, chỉ trích những vi phạm của chính quyền Trung Quốc, thì tổ chức bị Trung Quốc khống chế này đã từ chối công bố đơn khiếu nại đó.
“Trong suốt 15 năm đệ trình những báo cáo bằng văn bản lên LHQ để công bố, đây là lần đầu tiên tôi bị kiểm duyệt trắng trợn, nặng nề và bất hợp lý như vậy”, ông Neuer cho biết trong một tuyên bố ngày 6/9/2019, không quên nói thêm rằng các bài viết chống Do Thái được đệ trình bởi những người khác, vẫn được LHQ xuất bản thường xuyên.
Chính quyền Trump: Thảm họa nhân quyền Trung Quốc là ‘vết nhơ thế kỷ’
Vị giám đốc UN Watch nói: “Bằng cách thực hiện kiểm duyệt độc đoán, LHQ cũng vi phạm quyền tự do ngôn luận của chúng tôi, vốn được bảo đảm theo Điều 19 của Công ước Quốc tế về các Quyền dân sự và chính trị”.
Ông Newman cho hay các nhà phê bình khác còn đi xa hơn nữa. Một số người cáo buộc LHQ giúp đỡ và tiếp tay cho các tội ác xảy ra đối với người Duy Ngô Nhĩ. Việc LHQ cử “đặc phái viên chống khủng bố” cấp cao đến Tân Cương vào giữa tháng 6/2019 trong một chuyến viếng thăm chính thức, theo yêu cầu của Bắc Kinh, chính là ngầm xác nhận các trại cải tạo là một biện pháp được cho là để đối phó với “chủ nghĩa cực đoan”, và thậm chí là “chủ nghĩa khủng bố”.
“Thật đáng xấu hổ cho LHQ khi Phó tổng thư ký LHQ phụ trách chống khủng bố Vladimir Voronkov đã đến thăm Tân Cương và Trung Quốc tại thời điểm mà có khoảng 3 triệu người Duy Ngô Nhĩ đang bị nhốt trong các trại tập trung của Trung Quốc trong hơn 2 năm qua”, Chủ tịch Hội người Duy Ngô Nhĩ thế giới, ông Dolkun Isa lên án, và gọi đó là “một sai lầm không thể chối cãi” của LHQ.
Ông Dolkun Isa, chủ tịch Hội Người Duy Ngô Nhĩ Thế giới, một tổ chức quốc tế cho người Duy Ngô Nhĩ lưu vong. (Ảnh AFP).
Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA) cũng bị vạch trần tại Nghị viện Mỹ, về việc giúp quan chức ĐCSTQ “kiểm soát dân số” Trung Quốc, bằng cách tiến hành các vụ phá thai bắt buộc.
Theo phóng viên Newman, một vụ bê bối lớn khác mà cả LHQ và Bắc Kinh đều đang cố gắng che giấu, đều có liên quan đến cả 2 phía. Như tạp chí The New American đưa tin vào đầu năm 2017, nhân viên kiểm soát LHQ Emma Reilly tiết lộ rằng một quan chức cấp cao trong “tổ chức Nhân quyền” của LHQ đã đưa cho Trung Quốc tên của các nhà bất đồng chính kiến sẽ làm chứng chống lại Bắc Kinh tại một phiên điều trần của LHQ. Do đó một số cá nhân đã bị sát hại hoặc biến mất trước khi họ có thể tới phiên điều trần. Đáp lại, LHQ đã có hành động trừng phạt bà Reilly, vì đã tố giác vụ việc.
UN Watch và các tổ chức khác đã cố gắng đệ trình một bản kiến nghị, yêu cầu Hội đồng Nhân quyền LHQ dừng ngay hành động đó. Nhưng một lần nữa, LHQ đã chọn cách không hành động, thậm chí kiểm duyệt và ngăn chặn việc xuất bản cũng như phân phát bản kiến nghị.
Ông Neuer bình luận rằng “tầm ảnh hưởng ngày càng gia tăng và nguy hại” của Bắc Kinh trong LHQ là “đáng báo động”, rằng xã hội dân sự phải được phép lên tiếng, thay mặt cho các nạn nhân của chế độ này.
Một nạn nhân khác của sự kiểm duyệt của LHQ là Inner City Press (ICP), một tờ báo đã tiết lộ các mối liên hệ giữa chủ tịch Hội đồng LHQ António Guterres và các đặc vụ Trung Quốc với Ủy ban Quỹ Năng lượng Trung Quốc. Ủy ban này bị buộc tội liên quan đến các vụ bê bối, có sự tham gia của LHQ. Đáp lại những cáo buộc này, biên tập viên Matthew Lee của tờ ICP, đã bị thu hồi thẻ báo chí LHQ sau khi bị các vệ sĩ của LHQ đối xử thô bạo.
Hầu như không có cơ quan truyền thông nào đưa tin về sự kiểm duyệt mới nhất của LHQ, để bảo vệ Bắc Kinh. Trong khi đó, khi tờ ‘New American’ đưa ra dẫn chứng rộng rãi, thì chính quyền Trung Quốc tiếp tục giành quyền kiểm soát ngày càng nhiều hơn đối với LHQ. Ví dụ, gần đây nhất, chính quyền Trung Quốc đã sử dụng hối lộ và các lời đe dọa, để giành quyền kiểm soát Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp LHQ (FAO) hùng mạnh.
“Đây là lúc để thực hiện các biện pháp cứng rắn. Rõ ràng, cải cách là không thể. Chính phủ Mỹ nên từ bỏ việc hợp pháp hóa và tài trợ cho những điều phi lý của LHQ, thông qua tư cách thành viên. Bất cứ điều gì cũng là một sự tán thành đối với chủ nghĩa cực đoan leo thang của LHQ, làm cho người Mỹ trở thành đồng lõa với tất cả”, ông Newman kêu gọi.
Tháng 6/2018, chính quyền Tổng thống Trump đã tuyên bố rút Hoa Kỳ ra khỏi Hội đồng Nhân quyền của LHQ, vì tổ chức này đang “hợp pháp hóa” các hành vi vi phạm nhân quyền của các nước thành viên bị cáo buộc vi phạm nhân quyền như Trung Quốc, Cuba và Venezuela.
http://biendong.net/bi-n-nong/32-sukien/30459-lien-hop-quoc-bi-to-cao-can-tro-don-khieu-nai-chong-tq.html

Tổng thống Pháp thăm Ý

để lật sang chương mới trong quan hệ

Thụy My
Lật sang một trang mới, làm hòa dịu mối quan hệ luôn căng thẳng trong những tháng gần đây, đó là mục tiêu chuyến công du Roma hôm nay 18/09/2019 của tổng thống Pháp Emmanuel Macron.
Ông Macron trước hết được tổng thống Sergio Mattarella tiếp đón, cùng cập nhật hiệp ước Quirinal về hợp tác về chính trị, kỹ nghệ và văn hóa giữa Pháp và Ý. Sau đó tổng thống Pháp sẽ ăn tối với thủ tướng Ý Giuseppe Conte, để bàn về các vấn đề kinh tế và di dân.
Thông tín viên Anastasia Becchio tại Roma cho biết, từ sau khi bộ trưởng Nội Vụ cực hữu Matteo Salvini ra đi, bối cảnh đã thuận lợi hơn rất nhiều.
Ông Emmanuel Macron là nguyên thủ nước ngoài đầu tiên đến Roma kể từ khi chính phủ Conte II được thành lập. Tổng thống Pháp đã nhiều lần bị ông Matteo Salvini cáo buộc là « ngạo mạn » và « đạo đức giả » về vấn đề nhập cư. Trên chủ đề luôn gây bất đồng này, giờ đây dường như đã có những bước tiến.
Với sự ủng hộ của Pháp, nước Ý mong muốn áp đặt một hệ thống phân bổ tự động những người tị nạn được cứu vớt trên Đại Tây Dương. Vấn đề này sẽ được các bộ trưởng Nội Vụ trong Liên Hiệp Châu Âu xem xét vào thứ Hai tới ở Malta. Cơ chế này mang tính tạm thời, trong khi chờ đợi tái thương lượng về quy định châu Âu Dublin II về tị nạn, từ nhiều năm qua vẫn được Roma đòi hỏi.
Dấu hiệu cho sự mềm mỏng hơn trong chính sách của Ý về vấn đề này là một chiếc tàu nhân đạo chở 82 di dân đã được cho phép cập cảng trên đảo Lampedusa vào cuối tuần qua. Với sự ra đi của cựu bộ trưởng Nội Vụ cực hữu Matteo Salvini, chủ đề luôn gây xung khắc giữa Paris và Roma có thể thúc đẩy hai bên tìm ra một giải pháp chung.
Một đề tài khác mà hai nước có thể xích lại gần nhau là thâm hụt ngân sách. Hai ông Emmanuel Macron và Giuseppe Conte có thể cùng chung sức để đòi hỏi nhữngnước có chủ trương nghiêm khắc về vấn đề này tỏ ra linh hoạt hơn ».
http://vi.rfi.fr/phap/20190918-tong-thong-phap-tham-y-de-lat-sang-chuong-moi-trong-quan-he

Tây Ban Nha lại bầu Quốc Hội trước thời hạn

Mai Vân
Theo AFP, trả lời cuộc họp báo vào tối hôm qua, 17/09/2019, thủ tướng Tây Ban Nha, Pedro Sanchez thông báo sẽ tổ chức một cuộc bầu cử Quốc Hội mới vào ngày 10/11 tới đây.
Thông báo trên được đưa ra sau khi quốc vương Felipe VI tiếp xúc với lãnh đạo các đảng phái, và không ai tập hợp đủ đa số ở Quốc Hội hiện thời để thành lập chính phủ.
Chính trường Tây Ban Nha đã lâm vào bế tắc từ khi đảng Xã Hội Tây Ban Nha PSOE về đầu trong cuộc bầu cử Quốc Hội tháng Tư vừa qua, nhưng không tập hợp đủ đa số để thành lập chính phủ trong một nghị viện xé nhỏ và đảng cực hữu đã giành được ghế dân biểu.
Lãnh đạo đảng Xã Hội Pedro Sanchez đã thất bại trong 2 lần vận động để được Quốc Hội tín nhiệm.
Vào hôm qua, ông giải thích với báo chí : « Không có đa số nào ở Quốc Hội có thể bảo đảm việc thành lập một chính phủ, vì thế chúng ta phải tổ chức lại bầu cử vào ngày 10 tháng 11 này. »
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190918-tay-ban-nha-se%CC%83-bau-quoc-hoi-truoc-thoi-han

Nga bắt giữ 80 ngư dân Triều Tiên

sau cuộc đụng độ trên biển

Lực lượng bảo vệ bờ biển Nga cho biết họ đã bắt giữ hai tàu thuyền của Triều Tiên và hơn 80 ngư dân Triều Tiên bị cáo buộc đánh bắt cá bất hợp pháp trong vùng biển của Nga.
Theo BBC, một trong hai chiếc tàu đã “tấn công có vũ trang” đối với lực lượng bờ biển Nga, khiến hai người lính biên phòng bị thương trong cuộc đụng độ.
Người phát ngôn của Cơ quan An ninh Liên bang Nga (FSB) hôm thứ Ba (17/9) cho biết hai chiếc tàu đã đi cùng 11 chiếc xuồng máy và bị phát hiện săn trộm trong khu vực biển nằm giữa bán đảo Triều Tiên, Nga và Nhật Bản.
FSB sau đó nói với hãng thông tấn nhà nước TASS của Nga rằng cả hai chiếc tàu và thủy thủ đoàn đã bị bắt giữ và đang được kéo về Nga.
Bộ Ngoại giao Nga cho biết họ sẽ triệu tập đại diện ngoại giao hàng đầu của Triều Tiên tại Moscow để bày tỏ “mối quan ngại nghiêm trọng” về vụ việc.
Theo Independent, quan hệ của Nga – Triều Tiên thường khá thân mật, và rất hiếm khi xảy ra xung đột về biên giới.
Tuy nhiên, một sự cố khác đã diễn ra vào tuần trước, liên quan đến ngư dân Triều Tiên tại vùng biển của Nga, trong đó lính biên phòng đã bắt giữ 16 chiếc thuyền và hơn 250 người câu trộm mực.
Vào tháng 7, Triều Tiên đã thả một tàu đánh cá của Nga với thủy thủ đoàn gồm 15 người Nga và 2 người Hàn Quốc, sau khi chiếc tàu bị giam giữ vì vi phạm quy định nhập cảnh, theo AFP
Năm 2016, một lính biên phòng Nga đã giết chết một ngư dân Triều Tiên và làm 8 người khác bị thương sau khi nổ súng vào một tàu cá ở biển Nhật Bản, theo hãng tin RT.
http://biendong.net/bi-n-nong/32-sukien/30457-nga-bat-giu-80-ngu-dan-trieu-tien-sau-cuoc-dung-do-tren-bien.html

Hệ thống phòng thủ tốn kém của Saudi Arabia

không thể ngăn chặn

máy bay không người lái và hỏa tiễn

Theo tin từ RIYADH/DUBAI – Theo tin từ Reuters, hàng tỷ mỹ kim được Saudi Arabia chi cho các hệ thống quân sự của Hoa Kỳ và phương Tây đã  không thể ngăn được máy bay không người lái và hỏa tiễn hành trình, được sử dụng trong một cuộc tấn công làm tê liệt ngành công nghiệp dầu mỏ khổng lồ của họ.
Cuộc tấn công trong hôm Thứ Bảy vào các cơ sở dầu mỏ của Saudi Arabia làm giảm một nửa sản lượng dầu quốc gia. Nó cũng cho thấy sự thiếu chuẩn bị của quốc gia này để tự vệ, bất kể các cuộc tấn công liên tiếp vào các tài sản quan trọng trong 4 năm rưỡi tham chiến ở Yemen.
Saudi Arabia và Hoa Kỳ tin rằng Iran đứng sau cuộc tấn công này. Vào hôm Thứ Ba (17/9), một viên chức Hoa Kỳ cho biết Washington tin rằng cuộc tấn công này bắt nguồn từ phía tây nam Iran. Phía Hoa Kỳ cho biết sự việc này có liên quan đến cả hỏa tiễn hành trình và máy bay không người lái.
Phía Tehran bác bỏ những cáo buộc này, đồng thời cho biết rằng người Yemen chống đối các lực lượng do Saudi dẫn đầu chính là thủ phạm thực hiện vụ tấn công. Phong trào Houthi liên kết với Iran của Yemen là bên duy nhất nhận trách nhiệm trong sự việc vừa qua.
Theo viện chính sách CSIS, Iran đang duy trì khả năng hỏa tiễn đạn đạo và hành trình lớn nhất ở Trung Đông, và có thể áp đảo hầu như bất kỳ hệ thống phòng thủ hỏa tiễn nào của Saudi, nếu xét đến vị trí địa lý của Tehran và các lực lượng ủy nhiệm của họ trong khu vực. (Mộc Miên)
https://www.sbtn.tv/he-thong-phong-thu-ton-kem-cua-saudi-arabia-khong-the-ngan-chan-may-bay-khong-nguoi-lai-va-hoa-tien/

Cơ sở dầu Ả Rập Xê Út bị tấn công :

Ngoại trưởng Mỹ sang Riyad tìm giải pháp trả đũa

Tú Anh
« Dù không muốn chiến tranh nhưng Hoa Kỳ đã sẵn sàng ». Phó tổng thống Mike Pence tuyên bố như trên ngày hôm qua, 17/09/2019 và cho biết thêm ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã bay sang Ả Rập Xê Út « thảo luận một biện pháp chung » trả đũa vụ oanh kích các trung tâm lọc dầu khí chiến lược của đồng minh tại vùng Vịnh.
Theo thông báo của bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, ngoại trưởng Mike Pompeo và thái tử nối ngôi Mohammed Ben Salman gặp nhau tại Jeddah, thành phố cảng bên bờ Hồng Hải vào thứ Tư 18/09/2019, để « phối hợp nỗ lực chống lại hành động gây hấn của Iran ».
Trong diễn văn đọc tại Washington, phó tổng thống Mỹ cũng xác nhận mục tiêu này, nhắc lại quan điểm của tổng thống Donald Trump « không muốn chiến tranh » nhưng Hoa Kỳ « luôn chuẩn bị ».
Về mặt chính thức, Washington không khẳng định Iran là thủ phạm vụ tấn công hôm 14/09/2019. Cho đến ngày 17/09, tổng thống Donald Trump vẫn giữ thái độ thận trọng. Nhưng qua tuyên bố của những viên chức ẩn danh và thượng nghị sĩ có thế lực thì drone cũng như tên lửa đã « từ hướng Iran » bay sang Ả Rập Xê Út.
Một viên chức cao cấp xin giấu tên tuyên bố với AFP là tình báo Mỹ « định vị » một cách chính xác tên lửa phóng đi từ đâu và Iran đã sử dụng cả tên lửa hành trình. Hồ sơ này sẽ được Washington trình Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc để thuyết phục cộng đồng quốc tế nhất là châu Âu, vào tuần tới.
Được xem là tai mắt của chủ nhân Nhà Trắng, thượng nghị sĩ Cộng hòa Lindsey Graham cũng thẩm định là với các loại vũ khí tối tân như thế, không thể không có bàn tay can thiệp « trực tiếp hoặc gián tiếp của Iran». Ông kêu gọi « tái lập các biện pháp răn đe ». Thượng nghị sĩ Marco Rubio cũng như nhiều nghị sĩ khác cũng có cùng quan điểm.
Trái lại, chủ tịch Ủy Ban Ngoại Giao Thượng Viện Jim Risch thận trọng hơn. Ông cho rằng chưa thể kết luận vội trong khi chờ đợi kết quả « phân tích ».
Phản ứng của Châu Âu
Về phản ứng của châu Âu : Luân Đôn và Berlin, sau cuộc hội ý giữa thủ tướng Anh và Đức, kêu gọi quốc tế phối hợp hành động chung. Điện Elysée cho biết tổng thống Emmanuel Macron cũng đã gọi điện tới thái tử Ả Rập Xê Út khẳng định ủng hộ Ryad. Một phái bộ chuyên gia Pháp sắp được gửi sang Ả Rập Xê Út để giúp điều tra.
Sáng nay, Iran, qua tổng thống Rohani một lần nữa khẳng định chính phe Houthi ở Yemen ra tay và gọi vụ oanh kích 14/09 là đòn cảnh cáo Ả Rập Xê Út.
Giá dầu hỏa trở lại bình thường từ hôm qua, 17/09 sau một vài ngày tăng vọt.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190918-vung-vinh-ngoai-truong-my-sang-a-rap-xe-ut-tim-giai-phap-tra-dua-vu-tan-cong

Đối đầu với Teheran, Ả Rập Xê Út đơn độc

Tú Anh
Vụ trung tâm lọc dầu và khu mỏ dầu hỏa lớn nhất của Ả Rập Xê Út bị oanh kích là một đòn đau cho quân đội hoàng gia và thái tử nối ngôi Mohammed Ben Salman, người mang tham vọng lãnh đạo hệ phái Suni « giải phóng » Iran khỏi chế độ giáo quyền Shia bằng sức mạnh quân sự.
Với biệt danh « MBS », thái tử Mohammed Ben Salman « nổi tiếng » trên thế giới sau vụ nhà báo đối lập Jamal Khashoggi bị ám sát và thủ tiêu thi thể trong toà lãnh sự của Ả Rập Xê Út tại Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ, hồi tháng 10/2018.
Nhưng trước khi uy tín bị sụp đổ vì nghi án này, MBS được Tây phương kỳ vọng là một nhà lãnh đạo thuộc thế hệ mới, là đồng minh đáng tin cậy trong khu vực.
Một năm trước đó, 2017, MBS cho thực hiện một cuốn phim tuyên truyền về uy lực của quân đội hoàng gia. Cũng tương tự như Kim Jong Un biểu dương lực lượng trên màn ảnh nhỏ tấn công vào Washington và Nhà Trắng, đoạn phim video của Ả Rập Xê Út bắt đầu bằng tuyên bố hùng dũng của thái tử nối ngôi : « Chúng ta không chờ chiến tranh lan tới Ả Rập Xê Út, chúng ta sẽ đánh trên đất Iran ». Hình ảnh tiếp theo là quân đội hoàng gia phản công, ngăn chận từng tên lửa của Vệ Binh Cách Mạng trên không, đánh tan từng hạm đội của Iran trên biển, ồ ạt đổ bộ phản công đến tận thủ đô Teheran, chế độ giáo quyền tháo chạy trong tiếng hò reo vui mừng của người dân Iran.
21 tháng sau, những gì xảy ra ở trung tâm lọc dầu Abqaiq và khu mỏ dầu Khourais gần đó là một cú đấm thôi sơn vào uy tín của quân đội Ả Rập Xê Út. Hệ thống phòng không để lọt lưới hàng chục máy bay tự hành và tên lửa gây thiệt hại nặng 50% cho con gà đẻ trứng vàng của vương quốc số một tại vùng Vịnh. Một doanh nhân nước ngoài chia sẻ nhận xét như trên với báo Le Monde. Tuy phe Huthi nổi dậy ở Yemen do Iran hỗ trợ lên tiếng nhận chiến công, nhưng Washington cũng như Riyad đoan chắc chính Iran là thủ phạm.
Đây là cơ hội bằng vàng để Riyad phản công khai chiến với Teheran.
Thế nhưng, thái tử MBS tỏ ra kín đáo không chỉ đích danh Iran, cho dù trong triều đình không ai nghĩ khác.
MBSđơn thương độc mã
Trong bài « MBS bất lực », nhật báo độc lập của Pháp đưa ra một số lý do. Trước hết, theo một nhà báo Ả Rập Xê Út xin được giấu tên, vương quốc của ông đã bị « Iran sỉ nhục một cách nặng nề », thế mà không có phản ứng : bởi vì thái tử Mohammed Ben Salman lâm vào thế « đơn thương độc mã » đối diện với Iran.
Ngoài thái độ do dự của tổng thống Mỹ Donald Trump, Ả Rập Xê Út cũng mất điểm tựa ở đồng minh thân cận nhất là Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất. Từ sau loạt tàu dầu bị tấn công ở vịnh Ba Tư, Abou Dhabi không tích cực ủng hộ chính sách « gây áp lực tối đa » của trục Washington-Riyad.
Nước Pháp, đồng minh quan trọng khác của Ả Rập Xê Út, đang đóng vai trò trung gian hòa giải Mỹ-Iran, cũng chọn thái độ thận trọng. Cho dù tổng thống Macron gọi điện ủng hộ vương triều, nhưng theo nhà phân tích Yasmine Farouk, viện nghiên cứu Carnegie, thì không một nước nào sẵn sàng khai chiến với Iran.
Trong bối cảnh này, một giải pháp quân sự, oanh kích ồ ạt Iran, được xem là « ít có xác suất » xảy ra. Riyad vừa lúng túng về chiến lược vừa không được hậu thuẫn chính trị quốc tế.
Mặc khác, trả đũa bằng quân sự sẽ đưa cả khu vực vào một cuộc xung đột không lối thóat và thế giới rơi vào một cuộc khủng hoảng năng lượng tương tự như năm 1979 vì cuộc cách mạng Iran và chiến tranh Iran-Irak.
Phản ứng trả đũa tối đa là « phản công mạng, phong toả hệ thống vi tính của chính quyền Iran » hay là mua thêm tên lửa phòng không.
Không ít nhà phân tích còn suy đoán nhân cơ hội này, quốc vương Salman sẽ thay thế hay răn đe người con được trao quá nhiều quyền lực. MBS biết đâu sẽ là nạn nhân « bị vạ lây » trong vụ oanh kích 14/09.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190918-doi-dau-voi-teheran-a-rap-xe-ut-don-doc

Cuộc bầu cử của Israel vẫn bất phân thắng bại

Vào sáng hôm thứ Tư (18/9), cuộc bầu cử của Israel vẫn bất phân thắng bại, với các đài truyền hình công bố kết quả không chính thức cho thấy Thủ tướng Benjamin Netanyahu cầm hòa với đối thủ chính của ông, cựu chỉ huy quân sự Benny Gantz.
Vẫn còn vài giờ hoặc vài ngày nữa trước khi cuộc kiểm phiếu chính thức diễn ra. Nhưng kết quả dường như không nằm ngoài dự kiến – khối cánh hữu do ông Netanyahu dẫn đầu vẫn cầm hòa với khối trung tả của ông Gantz.  Khi Quốc hội 120 ghế của Israel vẫn chưa có đảng nào chiếm phần đa số, nhiều tuần đàm phán liên minh rất có thể sẽ diễn ra trước khi một chính phủ mới được thành lập.
Nhân tố khó đoán của cuộc bầu cử, cựu Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Avigdor Lieberman, với cương vị là người đứng đầu đảng Yisrael Beitothy cánh hữu cực đoan. Ông Lieberman thúc đẩy một chính phủ đoàn kết gồm các đảng lớn nhất. Ông từ chối ủng hộ ông Netanyahu trong việc thành lập một liên minh tôn giáo và cánh hữu sau một cuộc bầu cử vào tháng Tư, và góp phần dẫn đến cuộc bỏ phiếu lại chưa từng có vào hôm Thứ Ba (17/9).
Khi phát biểu trước các thành viên của đảng Likud, ông Netanyahu thường xuyên uống nước và nói với giọng khàn. Ông không hề tuyên bố chiến thắng hay nhận phần thua, và chỉ cho biết rằng ông đang chờ kết quả kiểm phiếu. Diện mạo của ông trong đêm khuya khác xa với bài phát biểu chiến thắng của ông hồi năm tháng trước.
Trong khi đó, ông Gantz lại có vẻ lạc quan hơn, và tuyên bố trước cuộc tập họp của đảng Blue and White rằng họ đã hoàn thành nhiệm vụ, đồng thời đưa ra cam kết về việc nỗ lực thành lập một chính phủ đoàn kết. (Mộc Miên)
https://www.sbtn.tv/cuoc-bau-cu-cua-israel-van-bat-phan-thang-bai/

Đài Loan cáo buộc TQ can thiệp bầu cử

Reuters thông tin, hôm thứ Hai (16/9), Đài Loan đã cáo buộc Trung Quốc cố gây ảnh hưởng đến cuộc bầu cử sắp tới ở hòn đảo tự trị sau khi Solomon cắt đứt quan hệ với Đài Bắc.
Phát biểu trước các phóng viên ở Đài Bắc, Tổng thống Thái Anh Văn cho biết, Đài Loan sẽ không khuất phục trước sức ép từ Trung Quốc. Bà mô tả quyết định của Quần đảo Solomon là bằng chứng mới cho thấy Bắc Kinh đang cố gắng can thiệp vào cuộc bầu cử tháng 1/2020.
“Trong vài năm qua, Trung Quốc liên tục sử dụng áp lực tài chính và chính trị để kìm hãm không gian quốc tế của Đài Loan”, bà Thái nói và gọi hành động của Trung Quốc “gây tổn hại cho trật tự quốc tế”.
Bà Thái phát biểu thêm “Tôi muốn nhấn mạnh rằng, Đài Loan sẽ không tham gia ngoại giao đồng đô la với Trung Quốc để đáp ứng những yêu sách vô lý”.
Lãnh đạo cơ quan ngoại giao Đài Loan, ông Ngô Chiêu Tiếp (Joseph Wu) cũng tuyên bố cắt đứt quan hệ với Quần đảo Solomon, lập tức đóng cửa cơ quan đại diện và triệu hồi tất cả quan chức ngoại giao ở nước này. Ông tuyên bố “Trung Quốc đã tấn công Đài Loan một cách có chủ đích trước các cuộc bầu cử lãnh đạo và cơ quan lập pháp, rõ ràng là nhằm mục đích can thiệp vào phiếu bầu”. Ông Ngô cho biết thêm, Đài Loan “lên án mạnh mẽ” hành động này.
Solomon là quốc gia thứ 6 chấm dứt quan hệ với Đài Loan này kể từ khi bà Thái lên nắm quyền vào năm 2016. Hiện tại, Đài Loan chỉ còn duy trì quan hệ ngoại giao với 16 nước, trong đó có nhiều quốc gia nhỏ, kém phát triển ở Trung Mỹ và Thái Bình Dương.
Trung Quốc luôn coi Đài Loan là một phần lãnh thổ của mình và tuyên bố, hòn đảo không được phép có quan hệ chính thức với bất kỳ quốc gia nào. Quan hệ hai bờ eo biển trở nên căng thẳng kể từ khi bà Thái, người phản đối chính sách “Một Trung Quốc” và ủng hộ dân chủ lên nhậm chức.
http://biendong.net/bi-n-nong/30458-dai-loan-cao-buoc-tq-can-thiep-bau-cu.html

Đến QH Mỹ,

Joshua Wong kêu gọi thông qua dự luật Hong Kong

Joshua Wong cùng các nhà hoạt động dân chủ Hong Kong kêu gọi Quốc hội Mỹ thông qua dự luật Dân Chủ và Nhân Quyền Hong Kong để chống lại hành động vi phạm nhân quyền của Trung Quốc tại thành phố này, theo Reuters.
Trong phiên điều trần trước Ủy ban Trung Quốc của Quốc hội Mỹ hôm 17/9, các nhà hoạt động Hong Kong đồng thời bác bỏ ý kiến cho rằng dự luật này có thể không phù hợp vì sẽ khiến Hoa Kỳ can thiệp vào công việc nội bộ của Trung Quốc.
“Đây không phải là một lời biện hộ cho cái gọi là can thiệp nước ngoài. Đây là một lời biện hộ cho nền dân chủ,” ca sĩ, nhà hoạt động xã hội Denise Ho nói tại phiên điều trần.
Các công ty PR từ chối ‘xây dựng lại hình ảnh’ cho Hong Kong
Joshua Wong kêu gọi Mỹ ủng hộ biểu tình
Biểu tình HK: lại có bom xăng và vòi rồng
Hội đồng nhân chứng cũng kêu gọi các thành viên của Ủy ban Trung Quốc phải có hành động có thể tác động đến nền kinh tế Hong Kong.
“Bắc Kinh không thể có cả hai, gặt hái tất cả những lợi ích kinh tế từ vị thế của Hong Kong trên trường quốc tế trong khi xóa bỏ bản sắc xã hội chính trị của thành phố,” Joshua Wong, Tổng thư ký đảng Demosisto của Hong Kong, phát biểu.
Các thành viên của Quốc hội tại phiên điều trần cũng thúc đẩy việc xem xét vị thế thương mại đặc biệt của Hong Kong.
“Hoa Kỳ và các quốc gia khác có lựa chọn chính xác vì Bắc Kinh được hưởng lợi từ vị thế đặc biệt của Hong Kong – một vị thế đặc biệt đã biến Hong Kong thành một trung tâm tài chính quốc tế được xây dựng dựa trên những hứa hẹn của Trung Quốc trước thế giới mà họ đang tìm cách phá vỡ,” Thượng nghị sĩ Marco Rubio, thành viên đảng Cộng Hòa, đồng chủ tịch ủy ban Trung Quốc của Quốc hội Mỹ cho hay.
Hong Kong rơi vào khủng hoảng chính trị suốt hơn ba tháng qua khi người biểu tình phản đối chính phủ đụng độ dữ dội với cảnh sát do họ tức giận về can thiệp thô bạo của Bắc Kinh trong các vấn đề Hong Kong, bất chấp lời hứa tự trị.
Dự luật này đã được trình bày tại Thượng viện và Hạ viện Hoa Kỳ vào đầu năm nay. Phiên điều trần cũng xem xét một đề xuất vị trí đặc biệt mà Mỹ trao cho Hong Kong, bao gồm các đặc quyền thương mại và kinh doanh.
Đạo luật Nhân quyền và Dân chủ Hong Kong cũng sẽ khiến giới chức Trung Quốc và Hong Kong, những người làm xói mòn quyền tự trị của thành phố, dễ bị Mỹ trừng phạt.
Một dự luật khác đã được trình bày tại Quốc hội Mỹ tuần trước với sự ủng hộ của Đảng Cộng hòa và Dân chủ, là “Đạo luật Bảo vệ Hong Kong”, sẽ cấm xuất khẩu thương mại một số hàng hóa dùng để kiểm soát đám đông cho lực lượng cảnh sát Hong Kong.
Dự luật này chưa được bỏ phiếu nhưng ủy ban Đối ngoại của Thượng viện và Ủy ban Ngoại giao của Hạ viện đều dự kiến tổ chức các phiên điều trần trong tuần này để bàn cách giải quyết các vấn đề liên quan đến Trung Quốc, trong đó có vấn đề Hong Kong.
Tổng thống Donald Trump, người khởi sự cuộc chiến thuế quan ăn miếng trả miếng với Trung Quốc trong hơn một năm qua, đã đề nghị Trung Quốc nên giải quyết vấn đề này một cách ‘nhân văn’ trước khi đạt được thỏa thuận thương mại.
Một số người lo ngại rằng các dự luật này có thể đe dọa các cuộc đàm phán thương mại vốn mong manh.
“Hy vọng chúng ta sẽ có thể thông qua dự luật này để nói rõ với Bắc Kinh rằng dân chủ là một giá trị quan trọng,” Thượng nghị sĩ độc lập Angus King thuộc đảng Dân chủ cho biết.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-49737565

Chính quyền Hong Kong

không thể thuê công ty PR xây dựng lại hình ảnh

Chính phủ Hong Kong đã liên lạc với tám công ty quan hệ công chúng (PR) để cố gắng xây dựng lại hình ảnh của thành phố đang bị phân tranh, nhưng tất cả các công ty này đều từ chối.
Thành phố đã chứng kiến ​​nhiều tháng bất ổn gây ra bởi một dự luật dẫn độ. Nhà lãnh đạo Hong Kong Carrie Lam và chính phủ của bà đã bị chỉ trích mạnh mẽ vì cách phản ứng của họ đối với người biểu tình.
Các công ty PR nói rằng “thời điểm này chưa phù hợp” để khôi phục lại danh tiếng của thành phố này, bà Lam nói với các phóng viên.
“Tại một thời điểm, chúng tôi đã có ý tưởng tiếp cận một số công ty PR quốc tế để xin một số lời khuyên,” bà nói trong một cuộc họp báo vào thứ Ba.
Joshua Wong kêu gọi Mỹ ủng hộ biểu tình
Biểu tình HK: lại có bom xăng và vòi rồng
Hong Kong: Người biểu tình chế diễu quốc ca Trung Quốc
“Lời khuyên mà chúng tôi nhận được là thời điểm này vẫn chưa phù hợp, bởi vì chúng ta vẫn ở trong tình trạng bất ổn xã hội, xáo trộn và các hành động bạo lực và phá hoại thường xuyên xảy ra.
“Đây có lẽ không phải là cách hiệu quả nhất để sử dụng nguồn lực của chính phủ để khởi động bất kỳ chiến dịch nào nhằm xây dựng lại danh tiếng của Hong Kong. Nhưng sớm hay muộn chúng tôi sẽ phải làm điều đó, bởi vì tôi tin tưởng vào các nguyên tắc cơ bản của Hong Kong.”
Chuyện gì đã xảy ra?
Hãng tin Reuters phát hiện một văn bản dành cho giới doanh nhân hồi tháng 8 bị rò rỉ ra ngoài. Trong văn bản đó, bà Lam nói rằng bốn trong số tám công ty PR đã từ chối ngay lập tức.
Bốn công ty khác sau đó đã được mời đến một cuộc họp giao ban với chính phủ.
Theo tờ The Holmes Report, tờ báo của giới PR , chính phủ Hong Kong muốn một công ty “có thể giải quyết cái nhìn tiêu cực ở các thị trường trọng điểm ở nước ngoài để duy trì niềm tin vào Hong Kong” và “nhấn mạnh những điểm mạnh và sự khác biệt của Hong Kong so với các thành phố khác trong khu vực và đã đem lại sự thành công của hệ thống một quốc gia, hai chế độ”.
Không công ty còn lại nào chịu đấu thầu hợp đồng này.
Trả lời tờ The Holmes Report, đại diện của một trong những công ty PR này chỉ trích chính phủ vì đã cố gắng tạo ra một chiến lược PR “trong khi đường phố vẫn đang bốc cháy”.
Tình hình ở Hong Kong
Các cuộc biểu tình vẫn tiếp diễn kể từ tháng 6 để phản đối dự luật có thể khiến người dân ở Hong Kong bị dẫn độ về Trung Quốc đại lục. Dự luật đã được chính thức rút bỏ nhưng thất bại trong việc dập tắt sự tức giận của người biểu tình.
Phong trào biểu tình đã trở thành một phong trào kêu gọi cho một nền dân chủ đầy đủ và đòi hỏi một cuộc điều tra về các cáo buộc về sự tàn bạo của cảnh sát trong các cuộc biểu tình, cùng một số yêu cầu khác.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-49737505

Chính quyền Hong Kong sẽ không nhượng bộ thêm

đối với người biểu tình

Theo một cố vấn hàng đầu của nhà lãnh đạo Carrie Lam, chính quyền Hong Kong không thấy có bất kỳ lợi ích nào khi nhượng bộ thêm đối với các yêu sách của người biểu tình, và ông này nói rằng các cuộc biểu tình ngày càng mang tính bạo lực khó có thể sớm dừng lại, tin của Bloomberg hôm 18/9 cho hay.
Ông Bernard Chan, cố vấn trưởng trong Hội đồng quản trị thành phố Hong Kong, nói với trang Bloomberg rằng những người biểu tình cấp tiến – một số người đã ném bom xăng vào cảnh sát và phá hoại các ga tàu điện ngầm trong những tuần gần đây – sẽ không ngừng đấu tranh ngay cả khi chính quyền đáp ứng tất cả các yêu sách của họ.
Ông Chan nói thêm rằng trong khi những người biểu tình ôn hòa hơn có thể dao động trước các động thái nhằm giải quyết bất bình đẳng xã hội, nhưng những người biểu tình cứng rắn hơn lại khó có thể từ bỏ.
“Không ai dại gì mà nghĩ rằng những kẻ bạo lực hơn, cực đoan hơn sẽ giải tán sớm – tôi sợ rằng điều này có thể kéo dài trong một thời gian”, ông Chan nói trong một cuộc phỏng vấn với Bloomberg trong tuần này.
“Họ tạo ra ấn tượng là họ có 5 yêu sách, và nếu được đáp ứng thì họ sẽ thôi. Không có chuyện đó đâu, chúng ta đều biết rằng điều đó không đúng. Năm yêu cầu đó có thể chỉ là sự khởi đầu. Các vấn đề này còn dính tới các vấn đề xã hội khác mà chúng tôi phải đối mặt ở Hong Kong”, ông nói thêm với Bloomberg.
Tạp chí Australian Financial Review dẫn lời ông Bernard Chan, một doanh nhân và chính trị gia nổi tiếng, người được cho là sẽ kế nhiệm Trưởng Đặc khu Hong Kong Carrie Lam, cho biết các nhà lãnh đạo của thành phố đang làm việc để “tìm lối thoát” sau bốn tháng biểu tình bạo lực đã làm tê liệt niềm tin vào kinh tế của thành phố.
Trong một cuộc phỏng vấn với Australian Financial Review, ông Chan nhấn mạnh rằng ông tin tưởng Hong Kong có thể sẽ chấm dứt tình trạng bất ổn mà không cần sự can thiệp trực tiếp của Bắc Kinh.
“Không ai, kể cả Bắc Kinh, muốn thấy Giải phóng quân Nhân dân [can thiệp]”, ông nói.
https://www.voatiengviet.com/a/chinh-quyen-hong-kong-se-khong-nhuong-bo/5088499.html

Hồng Kông :

Khủng hoảng chính trị làm lụn bại kinh tế

Phong trào biểu tình đòi dân chủ ở Hồng Kông từ đầu mùa hè đến nay đã kéo dài gần 4 tháng. Không có dấu hiệu cho thấy lối thoát cuộc khủng hoảng trong khi cái giá mà đặc khu hành chính này phải trả đã thấy rõ. Du lịch bị tác động nặng nề, hoạt động buôn bán đình đốn, các doanh nghiệp sa thải hàng loạt nhân viên.
Những hình ảnh hàng vạn người dân Hồng Kông biểu tình trên đường phố, các vụ đụng độ dữ dội giữa người biểu tình với cảnh sát hay với các nhóm chống biểu tình lan truyền khắp thế giới trong suốt nhiều tháng qua. Du khách cũng như các doanh nhân không còn muốn đến vùng đất vốn được coi trung tâm tài chính và du lịch của thế giới.
Không một dấu hiệu nào cho thấy người biểu tình hay chính quyền lùi bước. Người ta lo ngại cuộc khủng hoảng trầm trọng này sẽ còn kéo dài. Chính quyền đặc khu hành chính đã nhiều lần đưa ra những con số báo động, quy trách nhiệm cho người biểu tình về những thiệt hại kinh tế.
Tháng trước, trưởng đặc khu Lâm Trịnh Nguyệt Nga (Carrie Lam) đã cảnh báo các hậu quả tàn phá nền kinh tế Hồng Kông có thể còn tồi tệ hơn cả vụ dịch viêm phổi cấp SARS năm 2003 và « cơn bão tài chính » năm 2008 và Hồng Kông sẽ phải rất lâu mới hồi phục được.
Vịnh Đồng La (Causeway Bay) là một trong những khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi các cuộc biểu tình. Khu phố tập trung rất đông các cửa hiệu hạng sang này bình thường vẫn là trung tâm mua sắm đông người nhất thành phố. Giờ đây những ngày cuối tuần, thay vì hình ảnh mọi người đến mua sắm tấp nập là cảnh tượng đụng độ giữa cảnh sát và người biểu tình.
Một dược sĩ có cửa hàng trong vịnh Đồng La, tên Chiu cho AFP biết, người nước ngoài chiếm một nửa số khách của cửa hàng, từ đầu phong trào biểu tình đến giờ, doanh thu của ông đã giảm thê thảm. Ông đã không biết bao nhiêu lần phải đóng cửa hàng và doanh thu của cửa hàng đã giảm từ 40 đến 50%. Ngay cả khách hàng địa phương cũng giảm đi rất nhiều. So với cuộc khủng hoảng phong trào Dù Vàng phong tỏa thành phố suốt 79 ngày hồi năm 2014, cửa hàng của ông bị thất thu hơn nhiều.
Đó là trường hợp của doanh nghiệp nhỏ. Du lịch mới là ngành chịu thiệt hại trực tiếp và nặng nề. Các con số thống kê trong tháng 7 và tháng 8 cho thấy tỷ lệ đặt phòng khách sạn cũng như lượng du khách giảm tới 50%. Ông Edward Yau, lãnh đạo thương mại và phát triển của chính quyền Hồng Kông cảnh báo : « Những gì đang diễn ra ở Hồng Kông những tháng qua đang đặt kinh tế và dân cư địa phương trong tình trạng đáng lo ngại, thậm chí đến mức nguy cấp ».
Một quan chức khác phụ trách tài chính của thành phố, ông Paul Chan cho AFP biết số lượng du khách đến Hồng Kông đã giảm so với năm trước 40% tính đến tháng trước.
Bầu không khí xã hội căng thẳng hiện nay ở Hồng Kông khiến nhiều nước như Mỹ, Úc và Nhật bản đã lên tiếng cảnh báo các công dân của mình không nên đến Hồng Kông. Trong tháng 8, hãng hàng không lớn nhất Hồng Kông, Cathay Pacific cũng lâm vào khó khăn khi phải hủy hàng loạt chuyến bay trong vụ phi trường bị người biểu tình phong tỏa suốt nhiều ngày và tổng đình công. Lượng khách vận chuyển của Cathay Pacific trong tháng 8 giảm 11%.
Sân bay Hồng Kông, sân bay đứng hàng thứ 8 thế giới về lưu lượng khách qua lại, cũng ghi nhận giảm 12,4% lượng hành khách, tức khoảng 850 nghìn người. Khách du lịch đến từ Hoa Lục giảm đến 90% so với cùng thời kỳ này năm trước. Trước tháng 6, lượng khách Trung Quốc chiếm 80% du khách tới Hồng Kông.
Nhiều sự kiện văn hóa, thể thao cũng đã bị hủy bỏ. Trung tâm giải trí Disneyland Hồng Kông cũng bị dính đòn. Tổng giám đốc của Disney, Bob Iger ghi nhận là các cuộc biểu tình khiến lượng khách của công viên giải trí giảm đi nhiều, kinh doanh của công ty trong quý này chắc chắn sẽ bị sụt giảm mạnh.
Lĩnh vực bán lẻ, nhà hàng cũng bị thất thu nặng nề. Điều đáng lo ngại là đến nay không hề có dấu hiệu tình hình khủng hoảng được cải thiện. Ông nói : « Tôi không biết chúng tôi có thể tồn tại thế nào ».
Các chuyên gia khẳng định cuộc khủng hoảng chính trị hiện nay sẽ làm trầm trọng thêm các khó khăn kinh tế mà Hồng Kông đang phải hứng chịu từ cuộc thương chiến Mỹ-Trung. Trước khi nổ ra phong trào phản kháng, kinh tế Hồng Kông đã giảm từ 4,6% xuống còn 0,6% trong quý đầu năm. Xuất khẩu của Hồng Kông trong quý đầu đã giảm sụt 5,7%. Những chỉ số thống kê của quý 3 sẽ còn tồi tệ hơn. Mục tiêu tăng trưởng năm nay từ 2 đến 3% mà chính quyền đặc khu đặt ra xem ra quá xa vời.
Nhiều cửa hiệu buôn bán nhỏ ở Hồng Kông cho AFP hay là tình hình tài chính của họ rất tồi tệ từ khi có phong trào phản kháng đòi dân chủ và tự do ở đặc khu hành chính. Hoạt động đình đốn, họ đã phải sa thải hàng loạt số nhân viên của mình từ đầu các cuộc biểu tình đến nay. Tại khu Wan Chai, chủ một cửa hiệu đồng hồ cho biết ông đã phải sa thải một nửa nhân viên. Ông nói : « Nếu các vị đi trên phố sẽ
thấy nhiều cửa hàng bán đồng hồ đã đóng cửa ». Các chủ cửa hàng, cửa hiệu nhỏ đều tỏ ra bi quan, không biết có tồn tại được cho đến cuối năm hay không.
Khu cảng Mongkok, khu phố bình dân luôn nhộn nhịp các hoạt động mua bán từ sáng sớm về tận đêm khuya. Tại trung tâm bán lẻ của hòn đảo, nhiều cửa hiệu, cửa hàng phải thường xuyên đóng cửa hàng sớm vì lo sợ các vụ xô xát, đập phá. Bên một sạp hàng chợ ngoài trời mở đêm, một phụ nữ bán túi xách tay giả hàng hiệu cho biết doanh thu bán hàng của bà giảm mất 5 lần so với hồi đầu năm.
Phong trào phản kháng không có chiều hướng dịu xuống, giờ đây ngay cả những tiểu thương ủng hộ phong trào dân chủ cũng cảm thấy giằng xé. Dược sĩ Chiu nói : « Tôi ủng hộ cuộc đấu tranh của trẻ thế nhưng tôi cũng còn phải lo công việc làm ăn của mình nữa chứ ».
http://vi.rfi.fr/chau-a/20190918-hong-kong-khung-hoang-chinh-tri-lam-lui-bai-kinh-te

TQ: vừa ăn cướp vừa la làng

Trong khi Việt Nam và các nước trên thế giới như Mỹ, Nhật, ấn độ, Anh, Pháp, Đức … lên tiếng mạnh mẽ chỉ trích những hành động xâm phạm vùng biển của các nước, bắt nạt các nước trong khu vực Biển Đông, vi phạm trắng trợn luật pháp quốc tế nhưng Trung Quốc vẫn phớt lờ và tiếp tục duy trì hoạt động của nhóm tàu khảo sát Hải Dương 8 trong vùng biển của Việt Nam.
Truyền thông Trung Quốc cũng hùa theo với việc liên tiếp đăng các bài viết với nội dung sai trái, vu cáo Việt Nam xâm phạm chủ quyền lãnh thổ Trung Quốc, kích động tư tưởng dân tộc cực đoan, có thể chuẩn bị cho những hành động mới của họ.
Hôm 21/7, trang báo mạng Sohu đã đăng bài viết với tiêu đề kiểu la làng: “Không thể chịu nổi! Nước ta thăm dò dầu khí hợp lý, bị Việt Nam cưỡng ép ngăn cản, hiện tàu thuyền Trung – Việt đã đối đầu mấy tuần ở Nam Hải (Biển Đông)”. Trong đó viết: “Hồi đầu tháng này, tàu thăm dò địa chất 8 HaiyangDizhi Ba hao (Hải Dương 8) của nước ta được mấy tàu hải cảnh cỡ vạn tấn hộ tống đã tiến vào quần đảo Nam Sa (Trường Sa) và bãi Vạn An (tức bãi Tư Chính) triển khai hoạt động thăm dò dầu khí. Trong lúc các hạm tàu nước ta triển khai hoạt động, Cảnh sát biển Việt Nam đột nhiên cho nhiều tàu tiến lại gần tàu của ta và đối đầu. Dư luận bên ngoài đang bàn tán xôn xao về vụ việc này”. Thực tế, tàu hải cảnh của Trung Quốc gây hấn, phun vòi rồng vào tàu Việt Nam khi đang thực thi pháp luật một cách hợp pháp trong khu vực có đầy đủ quyền chủ quyền và quyền tài phán của mình.
Bài viết này còn đề cập đến hàng loạt chi tiết đổi trắng thay đen không thể chấp nhận, chẳng hạn: “Sau khi Việt Nam đóng quân ở bãi Vạn An (bãi Tư Chính) còn tự coi là có chủ quyền lãnh thổ, cản hành động của nước ta ở bãi Vạn An. Việc này khiến hợp đồng khai thác dầu khí “Vạn An Bắc 21″ của Trung Quốc với công ty Mỹ không thể thực hiện được. Lần này tàu thuyền Trung – Việt đối đầu ở bãi Vạn An có thể nói hoàn toàn là do Việt Nam gây ra”.
Hay trong một chi tiết khác: “Trong khi Trung Quốc ra sức giúp đỡ, Việt Nam lại thường gây phiền phức cho chúng ta trong tranh chấp trên biển, chống lại các hoạt động hải dương hợp pháp của nước ta, hành vi này thật sự khiến người ta tức giận. Vì vậy hy vọng Việt Nam hãy nhận rõ hiện thực, đừng làm cho cục diện trở nên phức tạp”.
Cần thiết phải nói rằng đó là những lập luận và thông tin rất lố bịch. Tác giả đã cố tình vờ không biết một sự thực không thể chối cãi, rằng khu vực mà nhóm tàu của Trung Quốc xâm phạm nằm hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam theo quy định của Công ước Liên hợp quốc về luật Biển 1982 (UNCLOS 1982) mà cả Việt Nam và Trung Quốc đều là các quốc gia thành viên tham gia; Trung Quốc không thể đòi hỏi chủ quyền đối với vùng biển của nước khác, cũng như không có quyền thăm dò, khai thác tài nguyên ở đó.
Vậy mà một số bài viết của trang Sohu còn dẫn cả phát ngôn nực cười và phi lý của Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng: “Chúng tôi rất hy vọng phía Việt Nam thiết thực tôn trọng chủ quyền vùng biển và quyền tài phán của phía Trung Quốc, không có các hành động làm phức tạp thêm tình hình”.
Ông Cảnh Sảng yêu cầu bên liên quan tôn trọng chủ quyền của Trung Quốc tại khu vực này là một luận điệu xuyên tạc trắng trợn. Đã vào nhà người ta ăn cướp, ăn trộm còn đòi người ta tôn trọng mình. Phải chăng Bắc Kinh đang muốn biến khu vực không tranh chấp thành khu vực có tranh chấp để thuận tiện cho việc ăn cướp.
Nên nhớ, tất cả các lập luận về cái gọi là “chủ quyền và quyền chủ quyền của Trung Quốc” mà từ ông Cảnh Sảng cho đến tác giả bài báo đưa ra đều chỉ dựa trên căn cứ duy nhất là yêu sách đòi hỏi chủ quyền đối với vùng nước bên trong cái gọi là “Đường lưỡi bò” mà họ tùy tiện vạch ra không có kinh
độ, vĩ độ cụ thể, chiếm tới 80% diện tích toàn bộ Biển Đông. Năm 2009, khi Trung Quốc đưa ra yêu sách phi lý “Đường lưỡi bò”, ngay lập tức đã bị các nước liên quan bác bỏ và gần đây Phán quyết của Tòa trọng tài quốc tế Hague năm 2016 đối với vụ Philippines kiện Trung Quốc đã bác bỏ, khẳng định nó không có hiệu lực vì không có cơ sở pháp lý nào cả, trái với luật pháp quốc tế.
Trên thực tế, vùng biển mà tàu Hải Dương 8 và các tàu hộ tống của Trung Quốc hoạt động từ đầu tháng 7 tới nay đều trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý và thềm lục địa Việt Nam theo UNCLOS 1982. Vì vậy, Việt Nam hoàn toàn có cơ sở pháp lý để đưa các tàu thực thi pháp luật trên biển ra ngăn chặn hoạt động khảo sát của Trung Quốc. Việc tác giả bài báo nói tàu Việt Nam cưỡng ép cản trở tàu Trung Quốc thật nực cười. Đây rõ ràng là hành động “vừa ăn cướp vừa la làng”.
Ngày 6/8 vừa qua, Sohu lại đăng bài “Vùng biển phía Nam căng thẳng, kế điệu Hổ ly sơn của Việt Nam thất bại, hơn 80 tàu hội sư ở bãi Vạn An” có chứa nội dung “Phía Việt Nam đã ngang nhiên khai thác dầu mỏ tại đây, không chỉ gây tổn hại cho lợi ích của Trung Quốc, mà thậm chí còn đưa cảnh sát biển đến quấy rối các hoạt động của ngư dân. Trước đó, tàu Hải Dương 8 của chúng ta đã đến vùng biển gần bãi Vạn An để thăm dò và đã bị các tàu cảnh sát biển Việt Nam cản trở”.
Dẫn phân tích của các chuyên gia có liên quan, bài báo nêu đánh giá: “Điều Việt Nam lo ngại nhất là nguồn tài nguyên dầu mỏ và khí đốt tự nhiên gần bãi Vạn An bị ta phát hiện. Nguồn tài nguyên ở đây rất phong phú; ngoài dầu mỏ, khí thiên nhiên còn có băng cháy. Tàu nghiên cứu khoa học của chúng ta đang thăm dò phân tích trữ lượng ở đây. Tuy nhiên, Việt Nam đã hạ đặt các giàn khoan khai thác dầu ở vùng biển này, tuyên bố rằng đây là lãnh thổ của họ”.
Bài báo này thể hiện rõ nét kiểu tuyên truyền đổi trắng thay đen, gắp lửa bỏ tay người. Tác giả bất chấp luật pháp quốc tế nhận bừa bãi Tư Chính hoàn toàn nằm trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam là lãnh thổ Trung Quốc; gọi hành động hợp pháp của Việt Nam trên vùng biển của mình là “khoan trộm” trong khi hoạt động kinh tế hợp pháp của Việt Nam tại khu vực này đã tiến hành gần 20 năm nay.
Hành động đưa 80 tàu các loại ồ ạt kéo xuống vùng biển Tư Chính như bài viết nêu ra rõ ràng là hành động xâm phạm quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam theo kiểu “lấy thịt đè người” đáng lên án và không thể chấp nhận.
Điều đáng chú ý, thời gia quan Trung Quốc còn đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền như, phát hành bộ sách giáo khoa lịch sử trung học mới bổ sung nội dung bịa đặt, xuyên tạc về chủ quyền của Trung Quốc đối với Biển Đông và sự xuất hiện khá dày đặc những bài báo kiểu này; từ ngày 15/7 đến 21/7 Trung Quốc đã cho chiếu bộ phim tài liệu 7 tập “Nam Hải, Nam Hải” trên kênh “Xã hội và pháp luật” của Đài truyền hình trung ương Trung Quốc (CCTV) vào khung giờ buổi tối, gây tác động tiêu cực tới dư luận xã hội. Đây là bộ phim do CCTV kết hợp với Ban Tuyên truyền tỉnh ủy Hải Nam và một số đơn vị khác làm với chủ đề “Nam Hải, vườn nhà chúng ta”, nội dung tuyên truyền những luận điểm sai trái về “cơ sở pháp lý chủ quyền của Trung Quốc” trên Biển Đông như “Trung Quốc đã quản lý Biển Đông từ thời nhà Hán đến nay”, nhằm cố chứng minh cho luận điểm “các đảo trên Biển Đông từ cổ xưa đến nay đã thuộc về Trung Quốc” và cổ xúy cho yêu sách chủ quyền của Trung Quốc đối với vùng biển nằm trên cái gọi là “Đường lưỡi bò”. Trong phim có nhiều hình ảnh cùng lời bình công kích Việt Nam “chiếm giữ lãnh thổ”, “khai thác tài nguyên” của Trung Quốc.
Những luận điểm này của Trung Quốc không có gì mới và đã bị nhiều bài viết, công trình nghiên cứu không chỉ của Việt Nam mà còn của nhiều học giả trên thế giới bác bỏ. Tuy nhiên, những hành động trên được triển khai bài bản, dồn dập, cho thấy Trung Quốc đang có những động thái chuẩn bị dư luận theo chiến thuật “tam chủng chiến pháp” để tiếp tục những bước đi mới liều lĩnh, hiện thực hóa âm mưu độc chiếm Biển Đông, gây nên tình hình bất ổn trên Biển Đông và trong khu vực.
http://biendong.net/bien-dong/30476-tq-vua-an-cuop-vua-la-lang.html

TQ đánh cắp tri thức và công nghệ Mỹ

Trong quá trình thực hiện cải cách mở cửa để phát triển đất nước Trung Quốc đã tìm cách thu hút được chất xám từ các nước phát triển đặc biệt là từ Mỹ.
Sinh viên, nghiên cứu sinh người Trung Quốc ồ ạt kéo vào Mỹ. Họ đặc biệt học và nghiên cứu ở các ngành mà Trung Quốc đang cần cho các ngành kinh tế, kỹ thuật đặc biệt là khoa học kỹ thuật, công nghệ có liên quan đến việc sản xuất vũ khí.
Với danh nghĩa truyền bé văn hoá Trung Quốc ra các nước, Bắc Kinh đã chi nhiều tiền để xây dựng các Trung tâm Văn hoá Trung Hoa. Ở Mỹ họ xây dựng hàng trăm Trung tâm Khổng Tử, thực chất là
đưa người đến đây với danh nghĩa hoạt động văn hoá để thu thập kỹ thuật và bí quyết có ích cho lợi ích Quốc gia Trung Quốc.
Trung Quốc đã đặt ra kế hoạch “nghìn người tài” nhằm lôi kéo các chuyên gia nước ngoài trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học, cải tiến công nghệ. Ở Mỹ, Bắc Kinh đã cho thành lập “Hiệp hội trao đổi nhân sự Quốc tế Trung Quốc” và đặt văn phòng tại New York. Thông điệp của tổ chức này là gia tăng nền tảng kiến thức Trung Quốc thông qua hoạt động “trao đổi chuyên gia nước ngoài và các dự án huấn luyện trong nước và quốc tế”.
Các hoạt động nêu trên diễn ra rầm rộ trong nhiều năm và được người Mỹ và chào đón. Nhưng gần đây các học giả, kỹ sư người Trung Quốc đang bị nghi ngờ ngày càng gia tăng từ FBI và các cơ quan an ninh khác vì quan ngại họ có các hoạt động nhằm đánh cắp các bí mật kinh tế, quân sự, bí mật kinh doanh thậm chí là hoạt động gián điệp cho các cơ quan của Bắc Kinh.
Ngày 16/9/2019 chính quyền Mỹ đã bắt nhân viên chính phủ Trung Quốc Zhongsan Liu Liu, 57 tuổi và đưa ra Toà án Liên bang New York.
Ông Liu là người đứng đầu văn phòng New York của Hiệp hội trao đổi nhân sự Quốc tế Trung Quốc từ năm 2017 đến nay. Theo Bộ Tư pháp Mỹ, ông Liu bị cáo buộc là một “mắt xích” quan trọng trong đường dây nhằm đưa các quan chức, nhân viên chính phủ Trung Quốc dưới dạng thị thực giả để tuyển dụng nhà khoa học, kỹ sư hàng đầu của Mỹ để họ cung cấp những kỹ thuật và bí mật có ích cho lợi ích của Trung Quốc. Đồng thời họ có nhiệm vụ tuyển mộ, lôi kéo các chuyên gia, học giả Mỹ về làm việc tại Trung Quốc.
Trong cáo trạng còn cho biết ông Liu đã hợp tác chặt chẽ với Đại sứ quán Trung Quốc tại Washington, lãnh sự quán Trung Quốc tại New York, Viện Khổng Tử tại Boston. Nhiều người Trung Quốc đã được đưa vào Mỹ bằng thị thực ngoại giao.
Ông John Demers, trợ lý Bộ trưởng Tư pháp Mỹ phụ trách vấn đề an ninh Quốc gia đã tuyên bố: Chúng tôi sẽ tiếp tục đối đầu với những nỗ lực của Chính phủ Bắc Kinh nhằm phá vỡ luật pháp Mỹ vì lợi ích riêng của họ khi chuyển những nghiên cứu và tri thức từ Mỹ sang Trung Quốc.
Những hoạt động nêu trên của Bắc Kinh tại Mỹ cần phải được lên án. Không thể là nền kinh tế Thứ hai của Thế giới bằng việc đi đánh cắp tri thức và công nghệ của nước khác.
http://biendong.net/dam-luan/30464-tq-danh-cap-tri-thuc-va-cong-nghe-my.html

TQ đã tính toán chiến lược xây đập

trên sông Mekong

Cách duy nhất để tránh một tương lai ảm đạm cho toàn bộ khu vực này là chấm dứt việc xây dựng đơn phương các đập trên toàn bộ sông Mekong, tập trung vào bảo vệ quyền của mỗi quốc gia và yêu cầu họ thực hiện nghĩa vụ của mình đối với người dân, các nước láng giềng và cả hành tinh.
Các dự án xây dựng những đập lớn đã trở thành động thái ưa thích của một số chính phủ, trong đó dẫn đầu là Trung Quốc. Ngoài cách bao biện bằng lý do chống lại hiện tượng thiếu nước, như những người ủng hộ đã hứa hẹn, các đập lớn đang góp phần làm cạn kiệt những dòng sông và làm trầm trọng tình trạng khô hạn. Điều này được nhận thấy rõ tại lưu vực sông Mekong, nơi mực nước của dòng chảy đang ở ngưỡng thấp nhất trong lịch sử.
Được biết đến như “người mẹ nước” tại Lào và Thái Lan, sông Mekong chảy từ cao nguyên Tây Tạng, do phía Trung Quốc kiểm soát, chảy vào Biển Đông, qua Myanmar, Lào, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam. Mỗi năm, những người nông dân ở lưu vực sông Mekong, vựa gạo lớn nhất của châu Á, sản xuất lượng gạo đủ để nuôi sống 300 triệu người. Lưu vực này cũng tự hào là nơi có nghề đánh cá nước ngọt lớn nhất thế giới, chiếm khoảng 25% sản lượng đánh bắt trên toàn cầu.
Tuy nhiên, tuyến đường thủy quan trọng này lại đang bị đe dọa, chủ yếu xuất phát từ một loạt đập lớn của Trung Quốc, được xây dựng gần biên giới cao nguyên Tây Tạng, ngay trước khi sông Mekong chảy vào Đông Nam Á. Hiện 11 đập đang hoạt động, với tổng công suất phát điện lên tới 21.300 MW, lớn hơn công suất thủy điện được lắp đặt tại tất cả các quốc gia phía hạ nguồn. Các đập này đang tàn phá môi trường, kinh tế cũng như địa chính trị.
Do dòng chảy nước ngọt và phù sa bị giảm, những đập khổng lồ này là nguyên nhân gây ra sự “xâm thực” tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Hậu quả là tình trạng “xâm nhập mặn” đã buộc người nông dân trồng lúa phải chuyển sang nuôi tôm hoặc trồng lau sậy.
Ngoài ra, theo một nghiên cứu của Ủy hội sông Mekong, việc phát triển thủy điện đến năm 2040 – bao gồm cả một số đập lớn của Trung Quốc đang được xây dựng hoặc đã được lên kế hoạch – sẽ dẫn tới
trữ lượng cá sẽ giảm 40-80%. Cá sinh sống trên phần lớn lưu vực, hiện đứng thứ hai sau lưu vực Amazon về sự đa dạng loài cá, sẽ dần biến mất.
Các đập cũng làm gián đoạn chu kỳ lũ lụt hàng năm của sông Mekong, vốn giúp đất nông nghiệp tái sinh một cách tự nhiên bằng cách rải phù sa giàu dinh dưỡng và giúp mở rộng các vùng nuôi cá. Đầu mùa Hè năm nay, công tác bảo trì đập thủy điện Cảnh Hồng của Trung Quốc đã dẫn đến việc xả nước, gây lũ lụt tại Thái Lan và Lào, tác động xấu tới mùa màng và hủy hoại quá trình sinh trưởng của cá, gây thiệt hại cho người dân địa phương.
Trung Quốc sau đó lại đổ đầy đập Cảnh Hồng bằng chính nước sông Mekong. Điều đó khiến mực nước tại hạ lưu sụt giảm, cộng với tình trạng khan hiếm nước do lượng mưa giảm 40%. Thay vì tràn đầy nước vào mùa Hè, báo cáo của Ủy hội sông Mekong cho thấy mực nước của dòng sông này đã rơi vào mức thấp kỷ lục, làm cạn kiệt nguồn cá và ảnh hưởng tới năng suất trồng lúa. Tại Thái Lan, tổng lượng nước hồ chứa bề mặt đã giảm 24% trong năm nay, do các đợt hạn hán nghiêm trọng đến mức Chính phủ Thái Lan, do Tướng Prayut Chan-o-cha lãnh đạo, đã buộc phải ra lệnh cho các lực lượng vũ trang hỗ trợ ứng phó.
Bất chấp tất cả, Trung Quốc vẫn không có dấu hiệu nào cho thấy họ sẽ giảm các kế hoạch xây dựng đập. Đối với Chính phủ Trung Quốc, các siêu đập thủy điện là biểu tượng đáng tự hào của năng lực kỹ thuật. Vì vậy, nước này không chỉ vận hành nhiều đập lớn hơn các nước khác trên thế giới gộp lại mà còn sở hữu một đập lớn nhất, đập Tam Hiệp, và có kế hoạch xây dựng một đập to chưa từng thấy, gần khu vực tranh chấp biên giới với Ấn Độ, ở giữa vùng núi Himalaya.
Tuy nhiên, việc xây dựng các đập của Trung Quốc không chỉ là niềm tự hào dân tộc mà khi tình trạng hạn hán đang ngày càng thường xuyên và trầm trọng hơn, mạng lưới đập của Trung Quốc cho phép nước này gia tăng đòn bẩy đối với các quốc gia khác tại vùng hạ lưu sông Mekong. Năm 2016, Trung Quốc đã giải phóng “nguồn nước khẩn cấp” từ một trong các đập mà nước này sở hữu để đối phó với một đợt hạn hán lớn của các nước tại hạ lưu. Hiện nay, một lần nữa, Trung Quốc lại hứa hẹn sẽ xả thêm nước để cứu khô hạn. Đó là một lời nhắc nhở về việc các quốc gia vùng hạ lưu sông Mekong vẫn phải phụ thuộc vào thiện chí của Trung Quốc. Thời gian tới, Trung Quốc rất có thể sẽ yêu cầu các quốc gia cần nước phải đáp lại những thiện chí này bằng một cái giá nào đó. Tóm lại, Trung Quốc có thể sử dụng các đập của họ để vũ khí hóa nguồn nước.
Hơn nữa, mặc dù Trung Quốc là quốc gia xây đập hàng đầu thế giới, với một chương trình chuyển dịch nước sông liên lưu vực tham vọng nhất, nhưng nước này không phải là duy nhất. Lào cũng đang tìm cách xuất khẩu thủy điện, đặc biệt là sang Trung Quốc và Thái Lan, thị trường chính của nền kinh tế Lào. Nước này cũng vừa hoàn thành đập Xayaburi do Thái Lan tài trợ bất chấp sự phản đối của Việt Nam và Campuchia. Đập Xayaburi hiện đang trong quá trình thử nghiệm và sẽ bắt đầu phát điện vào tháng 10 năm nay.
Mặc dù nhỏ hơn các siêu đập của Trung Quốc nhưng Xayaburi vẫn gây ra các tác động. Việc đổ đầy hồ chứa và chạy thử của đập Xayaburi đã gây ảnh hưởng tới dòng chảy tại các nhánh sông Mekong ở vùng hạ lưu Thái Lan, làm trầm trọng thêm tình trạng hạn hán ở đây. Hiệu ứng mà đập này gây ra đã khiến Chính phủ Thái Lan, nước đồng ý mua 95% số điện năng mà đập tạo ra – đã yêu cầu Lào đình chỉ hoạt động thử nghiệm cho tới khi hạn hán giảm bớt.
Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn đóng một vai trò trong đó. Là nhà đầu tư lớn nhất của Lào, Trung Quốc đang tài trợ và xây dựng hơn một nửa các dự án đập lớn trên lãnh thổ của quốc gia này. Tương tự, tại Campuchia, Trung Quốc vừa hoàn thành dự án xây đập thứ bảy và không phải là dự án xây đập cuối cùng.
Các đập có xu hướng tạo ra những người chiến thắng ở thượng nguồn, nơi người dân được tiếp cận với nước và thủy điện nhiều hơn, và những người thua cuộc nằm ở hạ lưu. Tại khu vực sông Mekong, trong ngắn hạn, số lượng người thua cuộc vượt xa con số chiến thắng. Tuy nhiên, về dài hạn, sự hủy hoại môi trường khiến không có người chiến thắng nào. Cách duy nhất để tránh một tương lai ảm đạm cho toàn bộ khu vực này là chấm dứt việc xây dựng đơn phương các đập trên toàn bộ sông Mekong, mở rộng sự phối hợp được thể chế hóa, tập trung vào bảo vệ quyền của mỗi quốc gia và yêu cầu họ thực hiện nghĩa vụ của mình đối với người dân, các nước láng giềng và cả hành tinh.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/30438-tq-da-tinh-toan-chien-luoc-xay-dap-tren-song-mekong.html

TQ ‘sẽ còn gây sức ép’ với các dự án dầu khí VN

Một chuyên gia quan sát tình hình Biển Đông nói sau vụ Bãi Tư Chính và Rosneft sẽ đến lượt dự án của Việt Nam với ExxonMobil bị Trung Quốc gây sức ép.
Hôm 10/9, Giáo sư Carl Thayer, nhà quan sát từ Úc thừa nhận với BBC News Tiếng Việt rằng ông không có thông tin để đánh giá có phải tập đoàn Mỹ ExxonMobil “muốn bán cổ phần trong dự án Cá Voi Xanh”.
Cây bút người Việt nổi tiếng, Huy Đức, hôm 9/9 đăng status trên Facebook: “ExxonMobil (US) bỏ cuộc! Trước sức ép của Tập các siêu cường đều bỏ mặc: UK (BP 2007), Nga 16, TBN (2018)…Xoay trục về đâu.”
Trên trang Facebook chính thức của ExxonMobil Việt Nam, người quản trị trang này viết trong một comment ngày 9/9: “ExonMobil Vietnam xin chào và cảm ơn bạn đã dành sự quan tâm cho Dự án Cá Voi Xanh. Hiện chúng tôi vẫn đang triển khai Dự án Cá Voi Xanh và sẽ không đưa ra ý kiến đối với những nguồn tin không chính thống.”
Trong khi đó, theo ông Carl Thayer, trả lời BBC hôm 10/09/2019 qua điện thư, một quan chức Việt Nam cho ông hay hôm 13/08 rằng sau vụ Tư Chính và Rosneft, sẽ đến lượt dự án Cá Voi Xanh (Blue Whale) bị Trung Quốc để ý đến.
“Rất có khả năng Trung Quốc sẽ theo đuổi chính sách hai mũi. Họ sẽ gây sức ép với Việt Nam bằng cách quấy nhiễu các dự án khai thác dầu khí của Rosneft Vietnam ở lô 06/01. Và họ cũng sẽ gây sức ép để Việt Nam bắt đầu thảo luận về khai thác chung với Trung Quốc.”
“Nếu không thỏa mãn với tiến triển đó, Trung Quốc sẽ gây ra các vụ khiêu khích ở những lô dầu của ExxonMobil ở mỏ Cá Voi Xanh, nằm gần Đường chín đoạn.”
Một nguồn tin gần với giới khai thác dầu khí ở Biển Đông cho BBC hay hôm 10/09 rằng người này mới chỉ nghe “dự án Cá Voi Xanh đang tiếp tục được triển khai” bình thường.
Hôm 9/9, trang Zing.vn đưa tin phó bí thư Đảng ủy PVN Nguyễn Xuân Cảnh cho biết một số dự án dầu khí như Cá Voi Xanh, Lô B vì vướng cơ chế mà chậm trễ, từ đó hiệu quả dự án không còn như trước.
Dự án dầu khí Cá Voi Xanh được ông Nguyễn Xuân Cảnh nhắc đến tại hội nghị Đảng ủy Khối doanh nghiệp Trung ương ngày 9/9.
“Các dự án như Cá Voi Xanh, Lô B như nồi cơm của PVN, nồi cơm của tăng trưởng GDP và thu ngân sách. Nhưng vướng cơ chế nọ, cơ chế kia nên bị chậm trễ hết rồi”, ông Cảnh nói.
Được biết, các việc bán, nhượng lại cổ phần của các tập đoàn dầu khí quốc tế đều diễn ra trong thời gian dài, đi kèm với việc tìm bên mua mới.
Ngoài ra, việc đặt, di chuyển các dàn khoan đều cần thông báo hàng hải quốc tế công bố công khai nhiều tuần trước khi xảy ra.
Do đó, việc một dự án lớn “rút đi”, khỏi vùng biển của Việt Nam hay nước nào khác đều không thể xảy ra tức thời, như một số suy đoán trên mạng xã hội tiếng Việt.
Chuyện không mới nhưng cơ sở hạ tầng của TQ thì mới
Việc Trung Quốc gây sức ép với Việt Nam và đối tác nước ngoài khai thác dầu khí ở Biển Đông không phải là mới.
Hồi tháng 6/2017, trả lời BBC Tiếng Việt, ông Bill Hayton, tác giả cuốn “Biển Đông: Cuộc đấu tranh quyền lực ở châu Á” (2014), hiện ở Anh Quốc, nhận định:
“Trung Quốc quan ngại về hai dự án khai thác ngoài khơi cụ thể của Việt Nam. Đó là dự án Mỏ Cá Voi Xanh của ExxonMobil trong lô 118 ngoài khơi Đà Nẵng, và dự án Cá Rồng Đỏ ở lô 136-03 hợp tác với Talisman.”
Vào thời điểm đó, ông Hayton cho rằng “Trung Quốc không sẵn sàng gây đối đầu vào thời điểm hiện nay, vì sắp diễn ra Đại hội Đảng tại Bắc Kinh [cuối 2017-BBC]“.
Ngoài ra, “các căn cứ đảo nhân tạo của Trung Quốc vẫn chưa hoàn toàn sẵn sàng”, để tạo sự hỗ trợ cho các hoạt động sâu về phía Nam của Biển Đông.
Còn nay, các công trình này đều đã hoàn tất và gần đây nhất, tàu Hải Dương Địa Chất 8 đã dùng căn cứ ở các đảo nhân tạo ở Trường Sa để tiếp liệu trước khi quay lại bãi Tư Chính lần hai.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/30434-tq-se-con-gay-suc-ep-voi-cac-du-an-dau-khi-vn.html

Nước cờ mạo hiểm của Philippines

khi đề xuất khai thác dầu khí với TQ tại Biển Đông

Các chuyên gia nhận định Tổng thống Rodrigo Duterte có thể vi phạm hiến pháp khi đề xuất khai thác dầu khí chung với Trung Quốc trên Biển Đông.
Tổng thống Rodrigo Duterte khiến giới phân tích lo ngại và giới chỉ trích “dậy sóng” khi ông thông báo hôm 10/9 rằng, Philippines có thể bỏ qua một bên phán quyết của tòa trọng tài quốc tế về vấn đề Biển Đông để thực hiện dự án khai thác dầu khí chung với Trung Quốc tại vùng biển này.
Các chuyên gia hàng hải trước đó đã cảnh báo Tổng thống Duterte về việc xem nhẹ phán quyết Biển Đông. Các chuyên gia cho rằng việc nhà lãnh đạo Philippines phớt lờ phán quyết sẽ chỉ càng củng cố thêm quyết tâm của Trung Quốc trong việc theo đuổi yêu sách chủ quyền ngang ngược của nước này trên Biển Đông.
Vào tháng 7/2016, tòa trọng tài quốc tế thành lập theo Phụ lục VII của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển năm 1982 (UNCLOS) ở Hà Lan ra phán quyết về vụ Philippines khởi kiện Trung Quốc liên quan tới tranh chấp Biển Đông. Phán quyết này đã vô hiệu hóa yêu sách đơn phương của Trung Quốc dựa trên cái gọi là “đường chín đoạn” đối với hầu hết diện tích Biển Đông. Tuy nhiên, Bắc Kinh cho đến nay vẫn chưa bao giờ chấp nhận phán quyết của tòa.
Nhiều nhà quan sát mô tả động thái mới nhất của Tổng thống Duterte là “quay ngược 180 độ” khi chỉ mới vài tuần trước đó, chính nhà lãnh đạo Philippines đã tuyên bố công khai rằng ông sẽ đề cập tới phán quyết Biển Đông trong cuộc gặp với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nhân chuyến thăm tới Bắc Kinh vừa qua.
Tuy nhiên, hôm 10/9, chỉ vài ngày sau khi chuyến thăm kết thúc, Tổng thống Duterte nói rằng “vùng đặc quyền kinh tế là một phần trong phán quyết mà Philippines sẽ bỏ qua nhằm theo đuổi hoạt động kinh tế với Trung Quốc”. Cũng theo ông Duterte, giới chức Trung Quốc đã nói với ông rằng, họ sẽ để Philippines nắm 60% cổ phần trong bất kỳ thỏa thuận nào về khai thác dầu khí chung.
“Họ chỉ nhận 40% thôi. Đó là cam kết của ông Tập Cận Bình”, ông Duterte nói.
Phản ứng trái chiều
Phát biểu của Tổng thống Duterte đã vấp phải sự phản đối từ dư luận Philippines. Một số chuyên gia, bao gồm cựu nghị sĩ Neri Colmentares, chủ tịch đảng Bayan Muna, nói rằng hiến pháp Philippines không cho phép triển khai các dự án khai thác chung trong vùng đặc quyền kinh tế của nước này. Thay vào đó, Philippines phải kiểm soát toàn bộ hoạt động khai thác hay sử dụng tài nguyên trong vùng đặc quyền kinh tế của nước này.
Tương tự các nghị sĩ Philippines, một số chuyên gia cũng bày tỏ lo ngại về các hoạt động vi phạm hiến pháp nếu Philippines bắt tay với Trung Quốc khai thác dầu khí tại Biển Đông. Chuyên gia hàng hải Jay Batongbacal cho rằng Tổng thống Duterte dường như đã tính đến việc “đồng sở hữu” với Trung Quốc.
“Sự hợp tác của ông Duterte với Trung Quốc sẽ đòi hỏi kiểm soát chung, ra quyết định chung, quản lý chung và lợi ích chung”, chuyên gia Batongbacal, giám đốc Viện nghiên cứu Luật biển và Các vấn đề Hàng hải tại Đại học Philippines, nhận định.
“Vấn đề này chỉ đơn giản là chưa được xem xét theo hiến pháp năm 1987 cũng như luật về dầu khí hiện hành, trong đó quy định rằng các hoạt động phát triển và khai thác dầu khí của Philippines do các tập đoàn tư nhân thực hiện phải tuân thủ hoàn toàn theo chủ quyền và quyền kiểm soát của Philippines”, chuyên gia Batongbacal nói.
Cũng theo ông Batongbacal, khó có thể chấp nhận việc đề xuất hợp tác với Tập đoàn Dầu khí Hải dương Quốc gia Trung Quốc (CNOOC), một tập đoàn thuộc sở hữu và được kiểm soát hoàn toàn bởi nhà nước Trung Quốc, đồng thời hoạt động theo chỉ đạo và sự giám sát của Bắc Kinh.
Tuy nhiên, chuyên gia Batongbacal không cho rằng việc Philippines khai thác dầu khí chung với Trung Quốc là bất hợp pháp. Thay vào đó, để thực hiện dự án, cần phải diễn giải thêm về mặt pháp lý đối với hiến pháp, cần thêm luật hỗ trợ và có thỏa thuận hợp đồng riêng biệt để đảm bảo tính khả thi theo luật pháp Philippines.
Theo Jose Maria Sison, giáo sư khoa học chính trị thời đại học của Tổng thống Duterte và là người sáng lập đảng Cộng sản Philippines, ông Duterte đã “tiếp tục đi trên con đường phản bội quyền chủ quyền và lợi ích của người dân Philippines” khi đưa ra đề xuất khai thác dầu khí chung với Trung Quốc.
Một số nhà phân tích dường như ủng hộ đề xuất của Tổng thống Duterte. Lucio Pitlo III, nhà nghiên cứu tại Quỹ Con đường Phát triển châu Á – Thái Bình Dương, cho rằng đề xuất của ông Duterte vẫn có thể khả thi về mặt pháp lý, song điều đó còn phụ thuộc vào việc đề xuất đó được dàn xếp như thế nào. Theo ông Pitlo, phán quyết của tòa trọng tài không cấm hợp tác về tài nguyên trên thực tế.
“Nếu các công ty Trung Quốc có thể tham gia vào việc phát triển và khai thác năng lượng ngoài biển (trong vùng đặc quyền kinh tế) của Philippines với tư cách là các nhà thầu dịch vụ, đồng thời Bắc Kinh cũng đã tuyên bố với công chúng trong nước rằng đây là một dự án hợp tác năng lượng và phát triển chung, tôi nghĩ đó là tình huống hai bên cùng có lợi”, chuyên gia Pitlo bình luận.
Tuy nhiên, chuyên gia Pitlo cũng thừa nhận nguy cơ dự án phát triển chung với Trung Quốc sẽ “làm suy yếu vị thế” của Philippines trong vấn đề biên giới trên biển.
“Tuy nhiên chúng ta có thể thực thi các biện pháp phòng vệ. Nếu các công ty Trung Quốc hiện diện với tư cách là các nhà đầu tư vào hệ thống hợp đồng dịch vụ của chúng ta, thì không có gì phải lo lắng cả”, chuyên gia Pitlo cho biết.
“Ông Duterte có thể lập luận rằng, ông đang mở ra cho Trung Quốc một lối đi phù hợp và giữ thể diện cho họ khi đề xuất một thỏa thuận phát triển chung theo luật Philippines, khi đó Bắc Kinh cũng kiềm chế trong việc kiểm soát các hoạt động dầu khí của Philippines”, chuyên gia Pitlo cho biết thêm.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/30460-nuoc-co-mao-hiem-cua-philippines-khi-de-xuat-khai-thac-dau-khi-voi-tq-tai-bien-dong.html

Cựu ngoại trưởng Philippines kêu gọi

Manila nêu phán quyết Biển Đông trước LHQ

Mai Vân
Khóa họp thường niên của Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc đã mở ra từ hôm qua, 17/09/2019. Theo dự kiến, ngày 28/09 tới đây, Philippines sẽ có dịp phát biểu.
Trên nhật báo The Philippine Star số ra hôm nay, 18/09, cựu ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario đã cho rằng họp Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc sẽ là một « cơ hội tuyệt vời » để chính quyền Philippines nêu lên phán quyết năm 2016 của Tòa Trọng Tài Thường Trực La Haye về Biển Đông để tìm kiếm sự giúp đỡ của cộng đồng quốc tế buộc Trung Quốc tuân thủ.
Cựu ngoại trưởng của tổng thống Aquino cho rằng : « Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc là một nơi tuyệt vời bởi vì tất cả các quốc gia sẽ lắng nghe và Philippines có thể nêu lên trường hợp của mình để Liên Hiệp Quốc xác nhận lại rằng luật lệ là sức mạnh, và luật pháp phải được tôn trọng ».
Phán quyết năm 2016 của Tòa Trọng Tài Thường Trực đã vô hiệu hóa các yêu sách của Trung Quốc trên Biển Đông và khẳng định lại các quyền trên biển của Philippines, nhưng đã bị Bắc Kinh phủ nhận.
Ông del Rosario đã trích dẫn ví dụ của Nicaragua, nước đã chiến thắng trong vụ kiện đòi Mỹ bồi thường trước Tòa Án Công Lý Quốc Tế của Liên Hiệp Quốc.
Dù Nicaragua đã thắng kiện, nhưng Hoa Kỳ thoạt đầu đã không chấp hành phán quyết. Nicaragua đã nêu vấn đề ra trước Liên Hiệp Quốc, gây được tiếng vang trên trường quốc tế, và được dư luận thế giới ủng hộ. Hoa Kỳ rốt cuộc đã cung cấp một gói viện trợ đáng kể cho Nicaragua.
Về trường hợp của Philippines, cựu ngoại trưởng del Rosario cho rằng phán quyết của Tòa Trọng Tài là một chiến thắng áp đảo không chỉ đối với Philippines mà còn đối với toàn thế giới. Do vậy, theo ông : « Trừ phi Philippines cho phép, Trung Quốc không còn có thể tuyên bố Biển Đông là ao nhà của họ ».
Theo ông del Rosario, nhiều quốc gia đã lên tiếng ủng hộ phán quyết của Tòa Trọng Tài. Liên Hiệp Châu Âu, ASEAN, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Úc và nhiều nước khác đã tỏ tình đoàn kết với Philippines khi nhấn mạnh đến nhu cầu tôn trọng luật pháp và sử dụng các biện pháp hòa bình để giải quyết tranh chấp.
Đối với cựu ngoại trưởng Philippines, Bắc Kinh trong thời gian gần đây không hề coi Manila là bạn, đã có một loạt hành vi xâm phạm trắng trợn vùng đặc quyền kinh tế của Philippines, sách nhiễu ngư dân, đâm chìm tàu cá Philippines, cho tàu bán quân sự đáng sợ tràn ngập vùng quanh bãi Panatag (tức Scarborough), đảo Pagasa (tức đảo Thị Tứ) và khu vực Bãi Cỏ Rong.
Trong tình hình đó, theo ông del Rosario, đã đến lúc Philippines phải thu hút sự chú ý của Liên Hiệp Quốc đối với những hành vi đó vì việc Trung Quốc vi phạm luật pháp quốc tế và không tuân thủ phán quyết hợp pháp của một tòa án quốc tế, đang phá hoại chính nền tảng của ổn định, hòa bình và an ninh của cộng đồng quốc tế.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20190918-cu%CC%A3u-ngoa%CC%A3i-truo%CC%89ng-philippines-keu-go%CC%A3i-manila-neu-pha%CC%81n-quye%CC%81t-bie%CC%89n-dong-truo%CC%81c-l

Rohingya : Aung San Suu Kyi

trong tầm ngắm của Liên Hiệp Quốc

Thụy My
Liệu bà Aung San Suu Kyi có phải chịu trách nhiệm về các tội ác đối với người Rohingya ? Các nhà điều tra của Liên Hiệp Quốc hôm 17/09/2019 khẳng định vai trò của bà, vốn là người đứng đầu chính phủ trên thực tế, là một vấn đề đang được để ngỏ.
Sáu trăm ngàn người Rohingya sống tại Miến Điện đang bị đe dọa diệt chủng, và Liên Hiệp Quốc cảnh báo các quan chức dân sự không còn có thể trốn tránh trách nhiệm.
Từ Genève, thông tín viên Jérémie Lanche gởi về bài tường trình :
« Chỉ trong vòng một năm, danh sách những người bị nghi ngờ là tội phạm chiến tranh, tội phạm chống nhân loại, tội phạm diệt chủng đã nhanh chóng tăng lên. Trong báo cáo gần đây nhất của ủy ban có tên của sáu người, nhưng hôm nay đã lên đến cả trăm. Liên Hiệp Quốc tố cáo quân đội và các tướng lãnh, nhưng mối nghi ngờ ngày càng đè nặng lên bà Aung San Suu Kyi.
Ông Marzuki Darusman, chủ tịch ủy ban điều tra cho biết : Trong báo cáo đầu tiên, chúng tôi cho rằng bà Aung San Suu Kyi không trực tiếp chịu trách nhiệm về các tội ác đối với người Rohingya. Nhưng nhà lãnh đạo không được minh bạch như mong muốn. Vấn đề đặt ra là tìm hiểu xem bà có liên can hay không.
Như vậy Liên Hiệp Quốc đã tỏ ra thận trọng, không muốn chính thức lên án giải Nobel Hòa Bình. Tuy nhiên, nhà lãnh đạo Miến Điện còn bị ràng buộc bởi các nghĩa vụ khác, theo như một thành viên của ủy ban điều tra là Chris Sidoti.
Ông nói : Chính là phía dân sự kiểm soát về giáo dục, nhưng trẻ em Rohingya không được đến trường. Chính là chính quyền dân sự phụ trách về y tế, nhưng người Rohingya tại các trại tạm cư không được chăm sóc sức khỏe. Đảng của bà Aung San Suu Kyi lãnh đạo ngành tư pháp, kiểm soát tất cả các luật lệ chỉ trừ những luật đã ghi trong Hiến Pháp. Thời gian càng trôi qua thì các viên chức dân sự trong chính quyền Miến Điện càng khó thể trốn tránh được trách nhiệm trước một tòa án hình sự quốc tế.
Các nhà điều tra chắc chắn rằng cần phải mất nhiều năm, nhưng các thủ phạm gây ra tội ác tại Miến Điện đến một ngày nào đó sẽ phải bị xét xử. Một cơ chế độc lập sẽ tiếp tục thu thập những bằng chứng có thể được sử dụng trong trường hợp một phiên tòa được mở ra ».
http://vi.rfi.fr/chau-a/20190918-rohingya-aung-san-suu-kyi-trong-tam-ngam-cua-lien-hiep-quoc

Australia ngại chỉ trích TQ về tấn công mạng

Tin tình báo của Australia xác nhận rằng Trung Quốc đã thực hiện một cuộc tấn công mạng vào Quốc hội Australia và ba đảng phái lớn nhất của nước này trước khi diễn ra cuộc tuyển cử vào tháng 5.
Dựa trên nguồn tin từ năm người có hiểu biết trực tiếp về vấn đề này, Reuters cho biết cơ quan tình báo mạng của Australia -Tổng Cục Tín hiệu Australia (ASD) – hồi tháng 3 khẳng định, Bộ An ninh Quốc gia Trung Quốc đã thực hiện cuộc tấn công này. Năm người đưa tin từ chối công khai danh tính vì tính nhạy cảm của vấn đề.
Hai nguồn tin cho biết báo cáo đề nghị giữ bí mật về cuộc điều tra vụ tấn công mạng, nhằm tránh làm tổn hại đến mối quan hệ thương mại với Bắc Kinh.
Theo Reuters, đại diện văn phòng Thủ tướng Úc Scott Morrison đã từ chối bình luận về cuộc tấn công, cuộc điều tra, cũng như câu hỏi rằng liệu Australia có đưa ra vấn đề này với phía Trung Quốc hay không. ASD cũng đã từ chối bình luận. Bộ Ngoại giao Trung Quốc phủ nhận mối liên quan đến bất kỳ hình thức tấn công mạng nào.
Một trong những người cung cấp tin cho Reuters nói rằng, các nhà chức trách Australia cảm thấy “quan ngại cho tương lai của nền kinh tế” nếu công khai cáo buộc Trung Quốc tấn công mạng.
Hồi tháng 2, Australia cũng đã phát hiện một vụ tấn công vào mạng lưới của Quốc hội nước này. Vào thời điểm đó, Thủ tướng Morrison cho biết, cuộc tấn công được thực hiện rất tinh vi và có thể được thực hiện bởi một tổ chức hoặc chính phủ nước ngoài. Nhưng ông không nêu đích danh nước nào bị nghi ngờ là có liên quan.
Hai người trong nhóm cung cấp tin cho biết, cuộc điều tra của ASD đã nhanh chóng xác định được những kẻ tấn công, chúng cũng đã truy cập mạng lưới của Đảng Tự do cầm quyền, cùng liên minh của nó là Đảng Quốc gia và phe đối lập là Đảng Lao động.
Những cuộc tấn công nói trên xảy ra trước cuộc bầu cử tại Úc vào tháng 5. Thực tế này làm dấy lên mối lo ngại về sự can thiệp của nước ngoài đến kết quả bầu cử, nhưng một nguồn tin cho biết không có dấu hiệu nào cho thấy các thông tin bị lấy cắp đã được sử dụng.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/30456-australia-ngai-chi-trich-tq-ve-tan-cong-mang.html

0 nhận xét

Leave a comment

Được tạo bởi Blogger.