Long Xuyên Hải Ngoại

Dù số phận mang tới điều gì,

hãy can đảm tranh đấu cho quê hương tự do

Tin khắp nơi – 01/09/2019

Chủ Nhật, 1 tháng 9, 2019 17:39 // ,

Tin khắp nơi – 01/09/2019

Cuộc chiến thương mại: Mỹ sắp áp

đợt thuế mới với Trung Quốc vào tháng Chín

Từ Chủ nhật 1/9, Hoa Kỳ sẽ áp đặt mức thuế quan mới đối với 112 tỷ đô la hàng hóa Trung Quốc.
Nó đánh dấu sự leo thang mạnh mẽ của cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Động thái này là giai đoạn đầu tiên trong kế hoạch áp thuế 15% đối với 300 tỷ USD hàng nhập khẩu của Trung Quốc từ giờ đến cuối năm nay của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Bắc Kinh nói rằng họ có “dư cách” để trả đũa, đồng thời kêu gọi cả hai bên tiếp tục đàm phán thương mại.
Liệu Mỹ có còn là siêu cường quân sự duy nhất ở châu Á?
Thương chiến Mỹ – Trung trong 400 từ
7 cách truyền thông TQ khống chế tin tức về Hong Kong
TQ yêu cầu Mỹ dừng thỏa thuận bán vũ khí cho Đài Loan
Kế hoạch của ông Trump dự kiến sẽ áp đặt thuế lên gần như tất cả hàng nhập khẩu của Trung Quốc, trị giá khoảng 550 tỷ đô la.
Vốn ban đầu là một tranh chấp về các hoạt động thương mại không công bằng của Trung Quốc, giờ cuộc chiến này ngày càng được xem là một cuộc đấu tranh quyền lực địa chính trị.
Cho đến nay, Washington đã áp thuế đối với khoảng 250 tỷ đô la hàng hóa Trung Quốc, trong khi Bắc Kinh đã trả đũa bằng thuế quan đối với 110 tỷ đô la hàng hóa của Mỹ.
Các doanh nghiệp đang ngày càng khó khăn tìm hướng phát triển trong tình thế không chắc chắn vì tranh chấp thương mại kéo dài.
Các nhà phân tích nói với sự leo thang mới nhất, triển vọng cho một giải pháp có vẻ khá ảm đạm.
“Thật khó khăn trong giai đoạn này để có thể có một thỏa thuận hoặc ít nhất là một thỏa thuận tốt”, Julian Evans-Pritchard, một nhà kinh tế cấp cao của Trung Quốc tại Capital econom, nói với BBC.
“Kể từ khi các cuộc đàm phán bị phá vỡ hồi tháng Năm, vị thế của cả hai bên đã trở nên cứng rắn hơn và đã có những sự phức tạp khác, cụ thể là lệnh cấm Huawei và các cuộc biểu tình ở Hong Kong, khiến cho việc thu hẹp khoảng cách thậm chí còn khó khăn hơn.”
Chính phủ Mỹ đã đưa Huawei vào danh sách đen thương mại vào tháng 5, trong khi Tổng thống Trump đã đưa vấn đề biểu tình ở Hong Kong vào việc đàm phán thỏa thuận thương mại với Trung Quốc.
Chuyện gì dự kiến sẽ xảy ra vào 1 tháng 9?
Hoa Kỳ sẽ áp dụng mức thuế 15% đối với hàng hóa trị giá 300 tỷ đô la của Trung Quốc vào cuối năm nay trong hai giai đoạn.
Giai đoạn đánh thuế đầu tiên dự kiến ​​sẽ đi vào hiệu lực 1/9 và các nhà phân tích dự đoán những mức thuế này sẽ nhắm vào số hàng nhập khẩu trị giá khoảng 150 tỷ đô la.
Văn phòng Đại diện Thương mại Hoa Kỳ không công bố giá trị của số hàng hóa bị áp thuế trong tháng này.
Các sản phẩm dự kiến bị đánh thuế trong tháng Chín, gồm nhiều sản phẩm từ thịt và pho mát đến bút và nhạc cụ.
Đợt thuế quan này khác gì với các đợt trước?
Katie Prescott, Phóng viên kinh doanh của BBC
Đó chính là người tiêu dùng Mỹ, những người sẽ bị ảnh hưởng nặng nhất với các mức thuế mới này, không giống như các đợt trước đó, vốn tác động mạnh đến lĩnh vực sản xuất.
Tã lót, máy rửa chén, giày dép, quần áo, thực phẩm, nhìn qua danh sách 122 trang sản phẩm, thật khó để tìm thấy thứ gì đó không có trên đó.
Nhiều nhà bán lẻ nói rằng họ có ít sự lựa chọn ngoài việc đổ chi phí lên người tiêu dùng.
Chủ tịch Hiệp hội May mặc và Giày dép Hoa Kỳ, Rick Helfenbein, mô tả các mức thuế như “trừng phạt con gái bạn vì điều gì đó mà con trai bạn đã làm. Thật vô nghĩa”.
Đợt đánh thuế tiếp theo sẽ là mặt hàng quần áo và các mặt hàng lớn như máy tính xách tay và iPhone, dự kiến sẽ đi vào hiệu lực vào tháng 12.
Donald Trump nói rằng điều này sẽ giúp bảo vệ chi tiêu trong mùa Giáng sinh.
Đến cuối năm nay, Mỹ dự kiến sẽ đánh thuế trên hầu hết tất cả 550 tỷ đô la hàng hóa mà Mỹ mua hàng năm từ Trung Quốc.
Và điều đó có nghĩa chi tiêu trung bình hàng năm của hộ gia đình sẽ tăng 800 đô la, theo Katheryn Russ từ Đại học California.
Ngành công nghiệp đã phản ứng như thế nào?
Ông Trump đã nhiều lần lập luận rằng Trung Quốc sẽ phải trả số tiền thuế này, nhưng nhiều công ty Mỹ đã bác bỏ tuyên bố đó.
Hơn 200 công ty giày dép, bao gồm Nike và Converse, cho biết mức thuế sẽ khiến mức thuế hiện tại tăng lên tới 67% đối với một số loại giày, khiến chi phí cho người tiêu dùng sẽ tăng lên 4 tỷ đô la mỗi năm.
Họ nói rằng thuế quan đối với giày dép “cũng có nghĩa là những khoản tăng thuế khổng lồ này sẽ tác động đến hàng chục triệu người Mỹ khi họ mua giày trong mùa lễ”.
Phòng Thương mại Mỹ tại Trung Quốc cũng lên tiếng lo ngại sau khi Mỹ cho biết họ sẽ đi trước với mức thuế mới.
“Các thành viên của chúng tôi từ lâu đã nói rõ rằng thuế quan sẽ do chính người tiêu dùng chịu và nó sẽ gây tổn hại cho doanh nghiệp,” tuyên bố của văn phòng.
“Chúng tôi kêu gọi … rằng cả hai bên đều hướng tới một thỏa thuận bền vững càng sớm càng tốt để giải quyết các vấn đề cơ bản, cơ cấu mà các doanh nghiệp nước ngoài phải đối mặt từ lâu ở Trung Quốc.”
Điều gì tiếp theo?
Kể từ 15/12, giai đoạn thứ hai của mức thuế quan 15% sẽ được đi vào hiệu lực đối với phần hàng hóa còn lại Trung Quốc.
Điều này bao gồm các sản phẩm công nghệ như điện thoại và máy tính mà Tổng thống Trump đã tìm cách bảo vệ cho đến bây giờ.
Ngoài ra, chính quyền Trump có kế hoạch tăng các mức thuế hiện tại từ 25% lên 30% vào ngày 1/10.
Ông Evans-Pritchard từ Capital Economics cho biết tỷ lệ này có thể còn tăng hơn nữa.
“Thuế suất có thể lên tới 45%”, ông nói. “Đối với những hàng hóa gây thiệt hại nhiều nhất cho Trung Quốc và thiệt hại tài sản thế chấp ít nhất đối với Mỹ.”

“Cuộc chiến thương mại toàn diện, cùng với sự trả đũa của Trung Quốc, có thể làm giảm mức tăng trưởng GDP tiềm năng của Mỹ xuống gần 1%”, Gary Hufbauer thuộc Viện Kinh tế Quốc tế Peterson có trụ sở tại Washington nói.
“Tác động đối với Trung Quốc thì sẽ lớn hơn, tới 5%.”
https://www.bbc.com/vietnamese/business-49540881

Mỹ-Trung: Tăng thuế hơn 200 tỉ đô la hàng hóa

từ 01/09/2019

Thu Hằng
Hoa Kỳ và Trung Quốc chính thức tăng thêm thuế đối với tổng cộng hơn 200 tỉ đô la hàng hóa của nhau, bắt đầu từ ngày 01/09/2019. Cuộc chiến thương mại giữa hai cường quốc gia tăng cường độ, dù gần đây cả hai bên cố thể hiện mong muốn hạ nhiệt.
Phía Trung Quốc sẽ tăng thuế đối với khoảng 75 tỉ đô la hàng nhập khẩu Mỹ, từ 5% đến 10% tùy theo chủng loại. Hoa Kỳ tăng 15% thuế đối với hơn 125 tỉ đô la trên tổng số 300 tỉ đô la sản phẩm của Trung Quốc chưa bị áp thuế. Mức thuế 15% được tổng thống Mỹ công bố cách đây 8 ngày, tăng thêm 5 điểm so với mức thuế 10% hiện nay. Quyết định tăng thêm 5 điểm là để đáp trả các biện pháp tăng thuế hàng Mỹ của Bắc Kinh.
Theo Reuters, trong số những mặt hàng Trung Quốc bị tăng thuế từ ngày 01/09 có đồng hồ nối mạng, tai nghe Bluetooth, hàng may mặc, thực phẩm, dụng cụ thể thao… Phần 175 tỉ đô la hàng hóa Trung Quốc còn lại sẽ dần bị tăng thuế cho đến ngày 15/12/2019, trong đó có hàng điện tử như điện thoại di động, máy tính xách tay và trò chơi điện tử…
Tờ Nhân Dân Nhật Báo của Trung Quốc khẳng định mức thuế mới của Mỹ sẽ không cản trở được sự phát triển của Trung Quốc. Còn Tân Hoa Xã cho rằng « Hoa Kỳ nên học cách hành xử như một cường quốc thế giới có trách nhiệm và ngừng cư xử như một ‘kẻ ngổ ngáo’ ».
Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung và hiệu ứng domino
Ngoài Trung Quốc và Hoa Kỳ bị tác động trong cuộc chiến thương mại, nhưng rất nhiều nước trên thế giới cũng bị « vạ lây », theo giải thích với RFI của giáo sư Mary-Françoise Renard, đại học Clermont-Auvergne, phụ trách Viện Nghiên cứu về Kinh tế Trung Quốc ở CERDI :
« Một cuộc chiến thương mại gây tốn kém cho tất cả các nước. Trước tiên là Trung Quốc, vì các doanh nghiệp nước này bị mất đầu ra. Họ xuất khẩu ít hơn sang thị trường Mỹ vì sản phẩm của họ trở nên đắt hơn. Mặt khác, đối với hàng hóa nhập từ Mỹ và bị Trung Quốc đánh thuế, thì chính người tiêu dùng phải chịu chi phí.
Ngoài ra còn phải chú ý đến chuỗi giá trị, có nghĩa là cùng một sản phẩm nhưng được sản xuất ở nhiều nước khác nhau. Ví dụ, Úc xuất khẩu len sang Trung Quốc. Các công ty Trung Quốc chế biến len cho hàng dệt may, rồi xuất khẩu sang Mỹ. Vì Mỹ muốn đánh thuế hàng may mặc Trung Quốc nên dĩ nhiên, ngành công nghiệp dệt may Trung Quốc bị tác động, vì bán ít hàng hóa hơn trên thị trường Mỹ. Nhưng chính ngành công nghiệp dệt may Úc cũng bị ảnh hưởng vì họ bán được ít len hơn.
Tất cả các nước liên quan đều bị tác động vì các biện pháp tăng thuế. Tổng thống Trump không ngừng tăng thuế và Trung Quốc cũng tăng thuế trả đũa. Tuy nhiên, Bắc Kinh đang có một lợi thế, đó là chủ tịch Tập Cận Bình không phải chuẩn bị cho bầu cử, mà tổng thống Trump mới phải lo vấn đề này ».
http://vi.rfi.fr/chau-a/20190901-my-trung-loat-thue-moi-chinh-thuc-co-hieu-luc

Tổng thống Trump: TQ ‘xỏ mũi’ Mỹ như với con nít

Tổng thống Mỹ Donald Trump bình luận rằng Trung Quốc đã “bóc lột hàng tỉ đô la” của Mỹ như “lấy tiền của con nít”, tố cả chính quyền các đời Tổng thống trước đều bị lừa.
Trong buổi phỏng vấn trên kênh phát thanh của Fox ngày 29-8, ông Trump đã tuyên bố rằng “Trung Quốc muốn có thỏa thuận” thương mại vì nước này đang lấy đi “hàng triệu và hàng triệu việc làm”.
Tổng thống Mỹ nhắc lại luận điệu cứng rắn của Mỹ về vấn đề thương mại với Trung Quốc.
“Trung Quốc đã bóc lột hàng tỉ và hàng tỉ đô la từ chúng ta như lấy của con nít, cả Obama, Bush và Clinton trước đây đều bị bóc lột. Tôi đang làm điều phải làm”, ông Trump nhấn mạnh.
Tổng thống Trump trước đây không ít lần chỉ trích các đời tổng thống trước đã để cho Trung Quốc đe dọa vị thế cường quốc hàng đầu thế giới của Mỹ.
Trong một bài phỏng vấn với Fox News ngày 20-5, ông Trump từng tuyên bố sẽ không để điều đó xảy ra với cương vị tổng thống của mình.
Ngoài ra, ông Trump còn cho biết chất fentanyl cũng sẽ là một phần trong thỏa thuận của mình với Trung Quốc. Fentanyl được Trung Quốc dùng để sản xuất thuốc giảm đau. Tuy nhiên, khi bào chế bất hợp pháp, nó sẽ trở thành một loại ma túy cực mạnh.
Mỹ đã yêu cầu Trung Quốc đưa fentanyl vào danh mục chất bị kiểm soát, nhằm đối phó với trận đại dịch ma túy đang hoành hành.
“Tôi nói với Chủ tịch Tập (tức Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình), một lãnh đạo rất mạnh mẽ, rằng ông ấy phải loại bỏ fentanyl. Fentanyl là một phần trong thỏa thuận thương mại của chúng ta, dù ai đó có thích nó hay không”, ông Trump khẳng định.
Bên cạnh đó, ông Trump còn úp mở về các cuộc đối thoại “ở nhiều cấp khác nhau” với Trung Quốc được lên lịch trong ngày 29-8, theo giờ Mỹ. Ông cũng hứa hẹn sẽ còn nhiều cuộc đối thoại hơn nữa đang được sắp xếp.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/30122-tong-thong-trump-tq-xo-mui-my-nhu-voi-con-nit.html

Chiến đấu cơ Mỹ bay ngang eo biển Đài Loan

Một chiến đấu cơ Mỹ ngày 29-8 bay ngang eo biển Đài Loan chỉ vài ngày sau khi một tàu hải quân của Washington cũng đi ngang khu vực này, theo Channel News Asia.
Người đứng đầu cơ quan quốc phòng của Đài Loan phát biểu trong tuyên bố mới nhất rằng chiến đấu cơ trên đã bay theo hướng nam, dọc đường trung tuyến eo biển này.
Đường trung tuyến eo biển Đài Loan được xem là đường phân chia giữa Đài Loan và Trung Quốc đại lục, theo Channel News Asia.
Trước đó, một tàu vận tải USS đã đi ngang eo biển trên ngày 23-8, chỉ vài ngày sau khi Bộ Ngoại giao Mỹ chính thức thông qua thương vụ bán 66 tiêm kích F-16 trị giá 8 tỉ USD cho Đài Loan.
Trung Quốc đã lên tiếng phản đối thỏa thuận đó, đồng thời đe dọa sẽ trừng phạt các doanh nghiệp liên quan đến thương vụ mua bán. Tình hình quan hệ ngoại giao giữa Mỹ và Trung Quốc vẫn đang căng thẳng vì chiến tranh thương mại.
Bắc Kinh xem Đài Loan là một phần lãnh thổ không thể tách rời của Trung Quốc và nhiều lần khẳng định không loại trừ phương án dùng vũ lực để thu hồi hòn đảo này.
Sách trắng quốc phòng được Trung Quốc công bố ngày 24-7 cho biết Bắc Kinh sẽ dùng mọi biện pháp quân sự cần thiết để đánh bại “phe ly khai” Đài Loan.
http://biendong.net/bi-n-nong/30121-chien-dau-co-my-bay-ngang-eo-bien-dai-loan.html

Mỹ xoay trục chiến lược, tìm lại ánh hào quang?

Bộ Quốc phòng Mỹ khẳng định, thách thức từ Trung Quốc và Nga buộc Mỹ phải đề ra chiến lược đối phó ở khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương.
Xoay trục
Mới đây, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper cho biết, Lầu Năm Góc đang xem xét các phương án mở rộng hiện diện quân sự ở khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, bao gồm tăng cường thực thi các chiến dịch bảo đảm tự do hàng hải và thiết lập căn cứ mới.
Thông tin trên được Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper công bố trong một buổi nói chuyện với các sinh viên ĐH Hải chiến Mỹ. Ông Esper khẳng định các thách thức từ Trung Quốc và Nga buộc Mỹ phải đề ra chiến lược đối phó mới ở khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương.
“Chúng ta phải hiện diện trong khu vực này, không phải ở tất cả mọi nơi mà là ở những điểm trọng yếu. Điều đó có nghĩa chúng ta sẽ xem xét sẽ phải mở các căn cứ mới ở đâu, cũng như đầu tư thêm thời gian và tài nguyên vào những khu vực chúng ta chưa có mặt trong quá khứ.
Điều đó cũng có nghĩa là chúng ta sẽ tiếp tục tuần tra đến hoạt động ở bất cứ đâu luật pháp quốc tế cho phép để bảo vệ quyền tự do hàng hải cho cả hoạt động thương mại lẫn quân sự, dù là qua eo biển Hormuz hay eo biển Malacca”, Bộ trưởng Esper chia sẻ.
Ngoài ra, ông Mark Esper cũng cho biết sở dĩ ông chọn Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương làm điểm đến trong chuyến công du đầu tiên trên cương vị bộ trưởng Quốc phòng là vì tầm quan trọng chiến lược của khu vực này. Đây là khu vực tập trung hơn nửa dân số thế giới, sáu cường quốc hạt nhân và bảy trong số các lực lượng quân đội lớn nhất của thế giới.
Nhắn nhủ với các sinh viên tham dự, Bộ trưởng Mark Esper hy vọng họ sẽ tìm ra chiến lược để đối phó với Nga và Trung Quốc. Ông cảnh báo cả hai nước này đều muốn thay đổi trật tự toàn cầu mà phương Tây thiết lập nhiều thập kỷ nay và thách thức vị thế lãnh đạo thế giới của Mỹ.
Mất vị thế
Giới quan sát cho rằng, chính sách của Mỹ từ các đời tổng thống trước cũng đã chú trọng đến khu vực này, cựu tổng thống Barack Obama với chính sách “Xoay trục châu Á – Thái Bình Dương” và các đối sách này trở nên rõ ràng hơn dưới thời tổng thống Donald Trump.
Việc Washington xoay trục sang khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương một bước đi hợp lý, nhất là trong bối cảnh cuộc thương chiến Mỹ – Trung đang diễn ra vô cùng căng thẳng.
Trung tâm Nghiên cứu Mỹ thuộc trường Đại học Sydney ở Australia vừa ra báo cáo đánh giá chiến lược quốc phòng của Mỹ ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương “đang ở bờ vực của một cuộc khủng hoảng chưa từng có”. Theo đó, Washington có thể sẽ phải chật vật để bảo vệ các đồng minh chống lại Trung Quốc.
“Quân đội Mỹ không còn duy trì được sự thống trị ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương và khả năng duy trì sự cân bằng quyền lực mang lại thuận lợi cho Washington ngày càng trở nên không chắc chắn”, báo cáo nêu rõ.
Kho vũ khí tên lửa của Bắc Kinh có thể đe dọa các căn cứ quan trọng của Mỹ và các đồng minh. Những căn cứ này có thể bị vô hiệu hóa bởi các cuộc tấn công chính xác chỉ trong những giờ đầu tiên của một cuộc xung đột.
“Các hệ thống chống can thiệp của Trung Quốc sẽ làm suy yếu khả năng của Mỹ trong việc đưa lực lượng vào khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, làm tăng nguy cơ Trung Quốc có thể sử dụng một lượng vũ lực hạn chế để giành chiến thắng trước khi Mỹ có thể đáp trả, thách thức sự đảm bảo an ninh của Mỹ”, nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu Mỹ thuộc trường Đại học Sydney viết.
Hành động nóng
Để đảm bảo vị thế của mình tại khu vực này, Mỹ buộc phải có những bước đi chính xác và mạnh mẽ. Hồi đầu tháng 8, Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết, nước này muốn triển khai hệ thống tên lửa tầm trung ở khu vực châu Á trong vài tháng tới.
“Chúng tôi muốn triển khai năng lực đó nhanh nhất có thể. Tôi thậm chí muốn công việc đó được thực hiện càng sớm càng tốt, có lẽ nên tính bằng thời gian theo tháng. Tuy nhiên, chúng tôi sẽ triển khai những loại vũ khí hiện đại hơn với hỏa lực ấn tượng hơn, vì thế, có lẽ nó sẽ mất một khoảng thời gian không thể nói trước”, ông Mark Esper cho biết.
Ông Esper cũng nhận định rằng, Trung Quốc không nên ngạc nhiên hay tức giận về các hành động triển khai quân sự của Mỹ tại châu Á.
“Hơn 80% kho tên lửa của họ là các hệ thống tầm trung, do đó, họ không nên giận dữ khi chúng tôi muốn sở hữu một kho vũ khí tương tự với họ. Washington chỉ muốn thực hiện các biện pháp chủ động để nâng cao năng lực phòng thủ cho khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương”, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ nhấn mạnh.
Thời chiến tranh lạnh Mỹ đã triển khai một vành đai tên lửa khắp châu Âu hướng vào Nga.
Còn ở châu Á, họ đã mang vũ khí đến Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc,… Tên lửa Mỹ tại căn cứ ở Nhật Bản có tầm bắn tới tận vùng phía Đông nước Nga. Tại Hàn Quốc, tất nhiên tên lửa của Mỹ được cho rằng dùng để kiềm chế Trung Quốc.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/30114-my-xoay-truc-chien-luoc-tim-lai-anh-hao-quang.html

Cơ Quan Di Trú Và Biên Phòng Bắt Giữ

9 Sinh Viên Trung Cộng của Arizona State University

Theo tin từ CBS News, một nhóm sinh viên Đại học Arizona State University (ASU) quốc tịch Trung Cộng vừa bị giam giữ tại phi trường quốc tế Los Angeles bởi Cơ quan di trú và Bảo vệ Biên giới (CBP).
Đài truyền hình KPHO cho biết hiện nhà trường đang điều tra vì sao nhóm sinh viên bị giam giữ và gửi trả về nước. Vào ngày 29 tháng 8, hiệu trưởng của đại học ASU Michael M. Crow đã gửi một bức thư đến Bộ Nội An và Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, nhắc đến một sự kiện liên quan đến việc một sinh viên năm thứ nhất người Lebanon tại Harvard bị bắt giữ sau khi hạ cánh đến Boston, bị thu hồi visa và sau đó trả về nước. Ông Crow đã đặt ra 4 câu hỏi chi tiết cho cả hai cơ quan, bao gồm một câu hỏi về “tiến trình chuẩn” của quá trình kiểm tra sinh viên quốc tế, cũng như một “bản tóm tắt về số lượng và nguyên nhân của những sinh viên không được phép vào Hoa Kỳ.”
ASU xác nhận việc 9 sinh viên Trung Cộng bị giam giữ, nhưng CBP đã không cung cấp cho nhà trường thông tin về chuyện gì đã xảy ra dẫn đến vụ bắt giữ. ASU cho biết nhà trường đã cố gắng nói chuyện với tất cả các cấp chính quyền liên bang trong tuần qua”, nhưng vẫn chưa nhận được trả lời.
Một phát ngôn viên của nhà trường nói với đài CBS rằng một trong những sinh viên bị bắt sắp tốt nghiệp và một số sinh viên sẽ tiếp tục việc học trên mạng. ASU cho biết họ vẫn giữ liên lạc với tất cả 9 sinh viên. (Mộc Miên)
https://www.sbtn.tv/co-quan-di-tru-va-bien-phong-bat-giu-9-sinh-vien-trung-cong-cua-arizona-state-university/

Tổng thống Trump biện hộ cho hành động

twitter hình ảnh tình báo tuyệt mật về Iran

Tin từ WASHINGTON, DC – Vào hôm Thứ Sáu (30/8), tổng thống Trump đăng trên Twitter một bức ảnh về nơi diễn ra vụ phóng vệ tinh thất bại của Iran. Sự việc này đặt ra nghi vấn về việc tổng thống có tiết lộ bí mật giám sát của Hoa Kỳ hay không.
Ông Patrick Eddington, một nhà cựu phân tích hình ảnh vệ tinh của CIA, cho biết bức ảnh được tổng thống Donald Trump đăng tải có vẻ là một hình ảnh tuyệt mật do một vệ tinh gián điệp của Hoa Kỳ chụp. Khi trả lời phỏng vấn với CNBC, một viên chức quốc phòng Hoa Kỳ cho biết rằng bức ảnh này được đưa vào một cuộc họp tình báo vào hôm thứ Sáu (30/8).
Bức ảnh đen trắng này cho thấy địa điểm phóng vệ tinh với dấu vết cháy nổ tại một trung tâm không gian ở miền bắc Iran, bao gồm một trụ điện bị hư hại và một dàn phóng di động bị rơi. Trong bài đăng trên Twitter, tổng thống Trump trích dẫn vị trí cụ thể của khu vực này, và cho biết rằng Hoa Kỳ không liên quan đến “vụ tai nạn thảm khốc trong các bước chuẩn bị cuối cùng để phóng vệ tinh Safir SLV tại Semnan Launch Site One ở Iran”.
Sau đó, khi trò chuyện với các phóng viên tại Tòa Bạch Ốc vào hôm thứ Sáu (30/8), tổng thống Trump đã tự biện hộ cho hành động đăng ảnh của ông, và nhắc lại rằng Hoa Kỳ hoàn toàn không có liên quan đến sự việc này. Phía Hoa Kỳ cho rằng Iran thất bại trong việc phóng vệ tinh.
Một viên chức Iran cho biết hỏa tiễn này phát nổ trên dàn phóng vào hôm thứ Năm (29/8). (Mộc Miên)
https://www.sbtn.tv/tong-thong-trump-bien-ho-cho-hanh-dong-twitter-hinh-anh-tinh-bao-tuyet-mat-ve-iran/

Diễn hành Straight Pride Parade Boston

 gặp phản đối của người biểu tình

Theo tin từ CBS News, vào hôm Thứ Bảy (31 tháng 8), cuộc diễn hành ” Straight Pride Parade”  (Tự Hào Dị Tính) đầu tiên ở Boston gặp phải sự phản đối của người biểu tình tại Tòa Thị Chính.
Cuộc diễn hành bắt đầu tại Copley Square và kết thúc bằng một bài diễn thuyết vào chiều thứ Bảy 31/08 tại Tòa thị chính. Đài CBS cho biết những nhà tổ chức đã được cấp giấy phép diễn hành bắt đầu từ buổi trưa, và lực lượng cảnh sát cho biết họ dự đoán số lượng người biểu tình sẽ đông đảo hơn số lượng người tham gia diễn hành. Theo đài CBS Boston, hàng trăm người biểu tình đã tập trung tại Tòa thị chính. Trước đó, có Ít nhất hai người đã bị bắt dọc theo tuyến đường diễn hành ngay khi nó vừa bắt đầu.  Sở Cảnh Sát Boston cho biết tổng cộng đã có 36 người bị bắt và 4 cảnh sát đã bị thương nhẹ trong suốt cuộc diễn hành.
Một người biểu tình cho biết ban tổ chức của cuộc diễn hành “Straight Pride Parade” là những người theo chủ nghĩa thượng tôn da trắng và ủng hộ các phong trào chống di dân.
Tổ chức Super Happy Fun America, những người đã lên kế hoạch cho sự kiện, cho biết cuộc diễn hành này được tổ chức nhằm thay mặt cộng đồng dị tính của Hoa Kỳ kêu gọi tôn trọng và nhận thức của mọi người đối với những vấn đề mà cộng đồng dị tính phải đối mặt. (Mộc Miên)
https://www.sbtn.tv/dien-hanh-straight-pride-parade-boston-gap-phan-doi-cua-nguoi-bieu-tinh/

“Ghét” Macron, Bolsonaro “ghét” cả bút bi Bic của Pháp

Thu HằngĐăng ngày 01-09-2019 Sửa đổi ngày 01-09-2019 09:59
« Thương ai thương cả đường đi, ghét ai ghét cả tông chi họ hàng », tổng thống Brazil Jair Bolsonaro đang đi theo hướng này khi tuyên bố hôm 30/08/2019 rằng ông sẽ ngừng sử dụng bút bi Bic, một thương hiệu của Pháp.
Mỗi khi thể hiện là một tổng thống bình dị, khác với những người tiền nhiệm, ông Bolsonaro thường xuyên giơ chiếc bút bi Bic rẻ tiền trước ống kính camera khi kí vào các tài liệu chính thức.
Và để phản đối việc tổng thống Pháp « can thiệp » vào chủ quyền của Brazil, ông Bolsonaro khẳng định : « Một chiếc bút Compactor (thương hiệu của Brazil), thay thế cho chiếc Bic, sẽ hay hơn ». Trước đó, trên mạng Facebook hôm 29/08, tổng thống Brazil viết : « Bây giờ sẽ là Compactor, vì Bic là của Pháp ». Phủ tổng thống Brazil không muốn « bình luận về việc này »khi được AFP đặt câu hỏi về tuyên bố của ông Bolsonaro.
Là thương hiệu của Pháp, nhưng khoảng 95% bút bi Bic được bán trên thị trường Brazil được sản xuất tại Manaus ở bang Amazon, một trong 9 bang Brazil có rừng Amazon. Theo người phụ trách báo chí của Bic, tập đoàn Pháp sử dụng khoảng 1.000 nhân viên trong các nhà máy ở Manaus và Rio de Jareiro.
Tổng thống Brazil bất bình và liên tục chỉ trích tổng thống Pháp Emmanuel Macron khi đưa cháy rừng Amazon vào chương trình làm việc của thượng đỉnh G7 tại Biarritz và đánh giá đây là một « cuộc khủng hoảng quốc tế ». Ông cũng từ chối khoản hỗ trợ 20 triệu đô la của khối G7 và tuyên bố chỉ chấp nhận với điều kiện tổng thống Pháp rút lại tuyên bố.
http://vi.rfi.fr/phap/20190831-ghet-macron-bolsonaro-ghet-ca-but-bi-bic-cua-phap

Hàng ngàn người biểu tình

chống thủ tướng Anh đình chỉ quốc hội

Tin từ London, Anh Quốc — Vào hôm thứ Bảy (31/8), hàng ngàn người trên khắp nước Anh và Bắc Ireland biểu tình chống lại quyết định đình chỉ quốc hội của Thủ tướng Boris Johnson, khi chỉ còn một tháng trước thời hạn Anh rời EU.
Theo Reuters, thủ tướng Johnson cam kết đưa Anh Quốc ra khỏi EU vào ngày 31/10 sắp tới, bất chấp có hoặc không có thỏa thuận về mối quan hệ trong tương lai với khối EU. Việc đình chỉ quốc hội trong khoảng một tháng trước đó sẽ cản trở nỗ lực của phe phản đối Brexit  muốn ngăn chặn ông.
Hôm Thứ Bảy, khoảng 2,000 người tụ tập bên ngoài văn phòng thủ tướng ở phố Downing để biểu tình phản đối. Các nhà phê bình nhận định rằng việc đình chỉ quốc hội của thủ tướng kéo dài một cách bất thường. Họ cho rằng hành động này là một nỗ lực kín đáo, nhằm rút ngắn thời gian mà các nhà lập pháp có thể tranh luận trước khi Anh rời EU vào cuối tháng 10 năm nay. Các nhà lập pháp phe đối lập muốn ngăn chặn việc đình chỉ quốc hội, và thông qua luật pháp để ngăn chặn việc Anh rời EU mà không có thỏa thuận nào. Dự kiến họ sẽ quay lại làm việc sau kỳ nghỉ hè vào hôm thứ Ba (3/9).
Cũng như London, những cuộc biểu tình khác cũng diễn ra ở các thành phố lớn trong bốn quốc gia của Vương quốc Anh bao gồm Anh, Scotland, Wales và Bắc Ireland. Khoảng 100 người biểu tình bên ngoài tòa thị chính ở Belfast, thủ đô Bắc Ireland. Nơi đây trở thành trọng tâm đặc biệt trong các cuộc đàm phán Brexit vì nó là vùng đất liền giáp biên giới EU duy nhất của Vương quốc Anh. (Mộc Miên)
https://www.sbtn.tv/hang-ngan-nguoi-bieu-tinh-chong-thu-tuong-anh-dinh-chi-quoc-hoi/

Thụy Điển đánh thuế các ngân hàng

để chi cho quốc phòng

Minh Anh
Chính quyền Thụy Điển ngày 31/08/2019 cho biết sẽ đánh thuế các ngân hàng để có nguồn tài trợ cho mức tăng ngân sách quốc phòng, trong bối cảnh căng thẳng với Nga.
« Các ngân hàng giờ phải tham gia vào việc tăng cường năng lực quốc phòng của đất nước », bộ trưởng Quốc Phòng, Peter Hultqvist đã có tuyên bố như trên, nhưng không nêu rõ chi tiết các phương thức đánh thuế như thế nào trong một buổi họp báo. Vẫn theo bộ trưởng Quốc Phòng, « bốn ngân hàng lớn nhất trong năm 2018 đã thu lãi đến 112 tỷ krona (tương đương 10, 4 tỉ euro) ».
Theo AFP, những năm gần đây, Stockholm nhận thấy Matxcơva có nhiều hành động quân sự đáng quan ngại : Sáp nhập bán đảo Crimée vào Nga, chiến đấu cơ Nga tiến gần không phận của nhiều nước Bắc Âu, gây nhiễu sóng ra-đa dân sự, một tầu ngầm lạ xuất hiện trong vùng lãnh hải Thụy Điển mà chính quyền Stockholm nghi ngờ là của Nga…
Trong bối cảnh này, Thụy Điển buộc phải tăng cường các năng lực quốc phòng, bị suy giảm mạnh kể từ cuối Đệ Nhị Thế Chiến. Tháng 7/2019, Thụy Điển triển khai một hệ thống phòng không mới trên đảo Gotland, tiền đồn của nước Bắc Âu này tại vùng biển Baltic. Trước đó, năm 2015, nước này đã từng quyết định gởi lại binh sĩ đến hòn đảo này, sau 10 năm giải thể một binh đoàn tại đây.
Chính quyền Stockholm dự tính tăng cường năng lực truy tầm của đội tầu ngầm và cải thiện trang thiết bị cho quân đội. Do vậy, ngân sách cho quân sự từ đây đến năm 2022 dự kiến sẽ phải tăng thêm 5 tỷ krona (tương đương 463 triệu euro). Và trong giai đoạn 2022-2025, ngân sách quốc phòng sẽ phải tăng thêm 5 tỷ krona mỗi năm, theo như thông báo của chính phủ Thụy Điển.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190901-thuy-dien-danh-thue-ngan-hang-quoc-phong

Syria: Nga lên án Mỹ vi phạm

lệnh ngừng bắn tại Idleb

Thu Hằng
Ngày 01/09/2019, Matxcơva cáo buộc Washington đã vi phạm lệnh ngừng bắn ở tỉnh Idleb, tây bắc Syria, sau khi Mỹ oanh kích nơi trú ẩn của nhóm thủ lĩnh thánh chiến ở gần thành phố Idleb hôm 31/08.
Nga lên án Mỹ « sử dụng mù quáng không quân » khi tấn công khu vực trên mà « không thông báo trước cho Nga và Thổ Nhĩ Kỳ », hai nước có lực lượng đồn trú tại chỗ.
Theo tổ chức Đài Quan Sát Nhân Quyền Syria, được AFP trích dẫn, có ít nhất 40 chỉ huy thánh chiến bị chết trong đợt oanh kích của Mỹ. Cuộc tấn công diễn ra đúng ngày thỏa thuận hưu chiến, do Nga và chính quyền Damas ban hành, bắt đầu có hiệu lực 31/08.
Trên thực địa, tình hình khá yên tĩnh vào sáng 01/09, « máy bay của chế độ Damas và của Nga ngừng hoạt động từ khi lệnh hưu chiến có hiệu lực ». Trước đó, vào tháng 08/2019, một lệnh hưu chiến đã bị đổ vỡ chỉ vài ngày sau khi được ban hành.
« Đao phủ Raqqa » người Bỉ bị bắt
Trong khi đó, một chiến binh thánh chiến gốc Bỉ đã bị bắt tại Syria. Được mệnh danh là « đao phủ Raqqa », Anouar Haddouchi, 35 tuổi, một thành viên quan trọng của tổ chức Nhà Nước Hồi Giáo, bị cáo buộc liên quan đến các vụ khủng bố ở Paris (13/11/2015) và Bruxelles (22/03/2016).
Theo truyền thông Bỉ, nhân vật này bị bắt vào tháng Ba. Tuy nhiên, ngày 31/08, một phát ngôn viên của Lực lượng Dân chủ Syria (FDS), chính thức xác nhận Anouar Haddouchi « mới » bị bắt ở vùng Deir Ezzor, cách biên giới Irak khoảng 100 km, nhưng không nêu ngày cụ thể.
Theo trang Le Parisien, « đao phủ Raqqa » được cho là đã hành quyết 100 người ở một khu chợ ở thành phố Raqqa nơi Daech đóng trụ sở.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190901-syria-nga-len-an-my-vi-pham-lenh-ngung-ban-tai-idleb

Nga: Đối lập biểu tình ở Matxcơva

phản đối ”trấn áp chính trị”

Thu Hằng
Ngày 31/08/2019, thêm một ngày thứ Bẩy kể từ tháng 07/2019, hàng trăm người dân Nga lại xuống đường ở trung tâm Matxcơva để phản đối « trấn áp chính trị ». Cuộc tuần hành theo lời kêu gọi của phe đối lập đã diễn ra trong trật tự.
Thông tín viên RFI Etienne Bouche tại Matxcơva cho biết, dù số người tham gia giảm bớt, nhưng phong trào vẫn tiếp diễn :
« Khi trải bước trên những đại lộ ở thủ đô Matxcơva bất chấp lệnh cấm, người biểu tình không chỉ phản đối việc các ứng viên đối lập bị loại khỏi cuộc bầu cử Chủ Nhật ngày 08/09. Đối với bà Elena, 59 tuổi, việc loại các ứng viên này là giọt nước làm tràn ly.
Bà cho biết : « Chuyện đang diễn ra ở nước chúng tôi, đúng là không chấp nhận được. Không còn tòa án theo đúng nghĩa, không có luật sư, người dân không được bảo vệ, họ thường xuyên bị nhổ vào mặt, và đây cũng là điều đang xảy ra với các cuộc bầu cử, chúng tôi không thể lựa chọn. Điều kinh khủng là không còn gì tùy thuộc vào chúng tôi cả ».
Rouslan, 25 tuổi, chưa từng quan tâm đến chính trị, nhưng anh cho rằng khó có thể khoanh tay đứng nhìn. Rouslan không ảo tưởng. Theo anh, cuộc tuần hành này sẽ không tác động đến nhà cầm quyền, nhưng ít nhất nó cũng kích thích ý thức của người dân.
Rouslan nói : « Khi người dân hiểu rằng phải xuống đường, thay đổi nội tình đất nước, thay đổi đội ngũ lãnh đạo, thì tình hình sẽ thay đổi. Nhưng hiện giờ, chúng tôi mới chỉ đang ở bước bắt đầu ».
Đa số những thủ lĩnh đối lập lần lượt bị ngồi tù trong thời gian ngắn, nhưng điều này không đập tan được phong trào phản kháng. Riêng Quỹ chống tham nhũng của nhà đối lập Alexei Navalny hiện bị điều tra về tội ‘rửa tiền’ ».
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190901-nga-doi-lap-bieu-tinh-o-matxcova-phan-doi-tran-ap-chinh-tri

Ba Lan tưởng niệm 80 năm Thế Chiến II,

Đức xin lỗi nạn nhân chế độ phát xít

Thu Hằng
Cách đây đúng 80 năm, ngày 01/09/1939, Chiến tranh Thế giới thứ hai bùng nổ. Thành phố Wielun ở Ba Lan trở thành nạn nhân đầu tiên trong loạt bom của quân phát xít Đức. Ngày 01/09/2019, tổng thống Đức và Ba Lan đã có mặt tại thành phố nhỏ này để tưởng niệm 80 năm Thế Chiến II bùng nổ.
Tại buổi lễ, tổng thống Đức Frank-Walter Steinmeier đã xin lỗi các nạn nhân của « sự bạo tàn phát xít Đức » vì « Chính người Đức đã phạm tội ác chống nhân loại ở Ba Lan ». Ông nhấn mạnh : « Chúng tôi sẽ không quên. Chúng tôi muốn nhớ và sẽ nhớ » đến sự kiện này.
Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda cũng lên án « hành động tàn bạo » và « tội ác chiến tranh », đã khơi mào Thế Chiến II ở Wielun ngày 01/09/1939.
Tổng thống Donald Trump vắng mặt tại lễ kỉ niệm, vì bão Dorian chuẩn bị đổ vào Mỹ. Thay ông là phó tổng thống Mike Pence, đến Vacxava từ ngày 31/08. Trưa ngày 01/09, ông Mike Pence đọc diễn văn trước Mộ người lính vô danh ở Quảng trường Pilsudski, Vacxava.
Vụ oanh kích của phát xít Đức diễn ra một tuần sau thỏa thuận Ribbentrop-Molotov, được bí mật ký với Liên Bang Xô Viết về việc phân chia châu Âu. Khoảng 40 đến 60 triệu người, trong đó có 6 triệu người Ba Lan, đã chết trong Thế Chiến II. Đến ngày 03/09/1939, Pháp và Anh, đồng minh của Ba Lan, tuyên chiến với nước Đức, nhưng không tiến hành chiến dịch quan trọng nào. Ngày 17/09/1939, Liên Xô tấn công miền đông Ba Lan.
Phát xít Đức và Liên Xô chấm dứt cộng tác khi quân Hitler tấn công Liên Xô ngày 22/06/1941. Cuộc chiến tiếp diễn cho đến năm 1945 giữa trục Đức-Ý-Nhật  và quân Đồng Minh, với sự tham gia của Mỹ và Liên Xô sau đó.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190901-ba-lan-ki-niem-80-nam-bung-no-the-chien-ii

Afghanistan: Mỹ thông báo

sắp đạt thỏa thuận hòa bình với Taliban

Minh Anh
Vòng thương thuyết giữa Mỹ và Taliban diễn ra tại Doha trong ngày hôm qua, 31/08/2019, đã có những tiến triển. Đặc sứ Hoa Kỳ, Zalmay Khalizad, hôm nay 01/09/2019 cho biết sắp đúc kết được một thỏa thuận hòa bình với Taliban nhằm chấm dứt 18 năm xung đột tại Afghanistan.
Thế nhưng, thông báo này được đưa ra trong bối cảnh, quân nổi dậy Taliban, trong ngày thứ Bảy, 31/08, đã mở một đợt tấn công dữ dội nhằm vào thành phố Kunduz, một thành phố chiến lược ở phía bắc Afghanistan. Từ Kabul, thông tín viên Sonia Ghezali cho biết thêm :
« Trong vòng có vài giờ, Kunduz đã không còn một bóng người. Nhiều người dân ở đây bỏ chạy ngay từ những giây phút đầu tiên của trận đánh, nổ ra vào khoảng 1 giờ 30 phút sáng ngày thứ Bảy (31/08). Thành phố không còn điện và nước nữa. Các đường dây điện thoại cũng không còn hoạt động. Đạn pháo giao tranh nổ rền tại thành phố ma trong khi đến cuối ngày lực lượng đặc nhiệm mới đến.
Phe nổi dậy Taliban đóng quân tại nhiều khu ngoại thành Kunduz. Nhưng ngay chính giữa tâm thành phố, một kẻ tấn công đã tự phát nổ gần một nhóm binh sĩ giữ gìn an ninh, giết chết 10 người. Phát ngôn viên cảnh sát nằm trong số các nạn nhân. Lãnh đạo cảnh sát Kunduz cũng bị thương.
Tổng thống Ashraf Ghani, thông qua lời phát ngôn viên, chỉ trích mạnh mẽ cho rằng vụ tấn công này của Taliban nhắm vào Kunduz sẽ gây trở ngại cho cuộc đàm phán hòa bình tại Doha. Ông Zalmay Khalizad, đặc sứ Hoa Kỳ hiện đang có mặt tại Doha cho vòng đàm phán thứ 9 giữa Mỹ với Taliban, khẳng định trong một dòng tweet, rằng chủ đề này đã được đề cập đến trong cuộc thương thuyết hôm thứ Bảy. Ông nói : Kiểu hành động bạo lực này phải chấm dứt.
Thế nhưng, trên thực địa, các đợt tấn công này chưa bao giờ ngừng cả kể từ khi các cuộc đàm phán hòa bình bắt đầu cách nay hơn 10 tháng. »
http://vi.rfi.fr/chau-a/20190901-afghanistan-taliban-kunduz-dam-phan-my-hoa-binh

Triều Tiên bác bỏ cáo buộc đánh cắp 2 tỷ đôla

Triều Tiên hôm 1/9 bác bỏ cáo cáo buộc rằng nước này đã đánh cắp 2 tỷ đôla trong các vụ tấn công mạng nhắm vào các ngân hàng và các giao dịch tiền mã hóa, theo Reuters.
Bình Nhưỡng cũng lên tiếng chỉ trích Mỹ đã tung tin đồn như vậy.
Theo hãng tin Anh, một báo cáo của Liên Hợp Quốc tháng trước nói rằng Triều Tiên đã thực hiện các vụ tấn công mạng “tinh vi” để đánh cắp khoảng 2 tỷ đôla từ các ngân hàng cũng như các giao dịch tiền mã hóa để phục vụ cho các chương trình vũ khí hủy diệt hàng loạt.
XEM THÊM:
Triều Tiên chỉ trích ngoại trưởng Mỹ, nói hi vọng đàm phán mờ dần
“Hoa Kỳ và các thế lực thù địch khác giờ đang tung các tin đồn thất thiệt”, hãng tin nhà nước KCNA đưa tin, trích tuyên bố của phát ngôn viên của một cơ quan chống rửa tiền và chống tài trợ cho khủng bố.
Theo Reuters, tuyên bố này nói thêm rằng việc này nhằm “làm xấu hình ảnh” của Triều Tiên cũng như để lấy cớ thực hiện “chiến dịch gây áp lực và trừng phạt” đối với Bình Nhưỡng.
Washington vẫn chưa đạt được nhiều tiến bộ nhằm buộc Triều Tiên từ bỏ chương trình vũ khí hạt nhân, dù từng có ba cuộc gặp giữa Tổng thống Donald Trump và lãnh tụ Triều Tiên Kim Jong Un.
https://www.voatiengviet.com/a/tri%E1%BB%81u-ti%C3%AAn-b%C3%A1c-b%E1%BB%8F-c%C3%A1o-bu%E1%BB%99c-%C4%91%C3%A1nh-c%E1%BA%AFp-2-t%E1%BB%B7-%C4%91%C3%B4la/5065220.html

Triều Tiên chỉ trích ngoại trưởng Mỹ,

nói hi vọng đàm phán mờ dần

Một nhà ngoại giao cao cấp của Triều Tiên hôm thứ Bảy chỉ trích Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo về những phát biểu của ông mô tả hành vi của Triều Tiên là “lưu manh” và cảnh báo rằng hi vọng của Bình Nhưỡng cho các cuộc đàm phán với Washington đang mờ dần.
Trong một phát biểu được đăng tải trên truyền thông nhà nước, Phó Bộ trưởng Ngoại giao thứ nhất của Triều Tiên Choe Son Hui nói những phát biểu “thiếu suy nghĩ” của ông Pompeo làm gia tăng sự thù ghét của người dân Triều Tiên đối với người Mỹ và khiến cho các cuộc đối thoại hạt nhân ở cấp làm việc giữa hai nước trở nên khó khăn hơn.
“Những kì vọng của chúng tôi về đối thoại với Hoa Kỳ đang dần biến mất và chúng tôi đang buộc phải xem xét lại tất cả các biện pháp mà chúng tôi đã đưa ra cho đến nay,” bà Choe nói trong phát biểu được Thông tấn xã Trung ương Triều Tiên (KCNA) đăng tải.
“Chúng tôi rất tò mò về bối cảnh của những phát biểu thiếu suy nghĩ của nhà ngoại giao hàng đầu của Mỹ và chúng tôi sẽ xem những tính toán của ông ta là gì,” bà nói. “Mỹ đừng nên thử thách sự kiên nhẫn của chúng tôi thêm nữa bằng những phát biểu gây khó chịu như vậy nếu họ không muốn sau này sẽ tiếc nuối cay đắng.”
Trong một bài phát biểu trước các cựu chiến binh Mỹ ở bang Indiana hôm thứ Ba, ông Pompeo nói rằng chính quyền Trump đã nhận ra rằng “không thể phớt lờ hành vi lưu manh của Triều Tiên” trong khi đề cao cách tiếp cận của Mỹ trong chính sách đối ngoại.
Các cuộc đàm phán hạt nhân đã bị đình trệ kể từ khi hội nghị thượng đỉnh hồi tháng 2 giữa Tổng thống Donald Trump và lãnh tụ Triều Tiên Kim Jong Un tại Việt Nam sụp đổ, sau khi Mỹ bác bỏ yêu sách của Triều Tiên đòi giảm bớt nhiều chế tài để đổi lấy việc họ từ bỏ năng lực hạt nhân.
Kể từ khi hội nghị sụp đổ tại Hà Nội, Triều Tiên đã nhiều lần yêu cầu Washington loại ông Pompeo khỏi các cuộc đàm phán hạt nhân, cáo buộc ông duy trì lập trường cứng rắn trong các chế tài và xuyên tạc các phát biểu của Bình Nhưỡng, trong khi tránh chỉ trích trực tiếp ông Trump.
https://www.voatiengviet.com/a/trieu-tien-chi-trich-ngoai-truong-my-noi-hi-vong-dam-phan-mo-dan/5064637.html

Người biểu tình Hong Kong chặn cao tốc đến sân bay

Những người biểu tình ủng hộ dân chủ lên kế hoạch chặn các tuyến đường đến sân bay quốc tế Hong Kong vào Chủ Nhật 1/9, theo Reuters.
Các nhà tổ chức biểu tình đã kêu gọi công chúng các tuyến đường bộ và đường sắt đến sân bay, một trong những nhà ga bận rộn nhất thế giới vào Chủ nhật và thứ Hai và có khả năng làm gián đoạn các chuyến bay.
Mục đích là để gây thêm sự chú ý của cộng đồng quốc tế về cuộc đấu tranh cho một nền dân chủ ở thành pho6o1 đang rơi vào khủng hoảng chính trị lớn nhất trong nhiều thập kỷ.
Hong Kong: Vào Đền Quan Công tìm hiểu biểu tình phi lãnh tụ
Hong Kong biểu tình bất chấp lệnh cấm
Joshua Wong và Agnes Chow vừa được tại ngoại hầu tra
Telegram giúp người biểu tình Hong Kong ‘trốn’ an ninh TQ
Sân bay đã đóng cửa một trong những bãi đậu xe và khuyên hành khách sử dụng phương tiện giao thông công cộng, mà không đưa ra lý do.
Một thử nghiệm được gọi là “thử nghiệm căng thẳng” diễn ra vào tuần trước tại sân bay đã không thành công.
Ba tuần trước, một số chuyến bay đã bị trì hoãn hoặc hủy bỏ sau khi người biểu tình tràn vào sân bay.
Vào cuối ngày thứ Bảy, 31/8 và vào đầu giờ sáng Chủ nhật, cảnh sát đã bắn hơi cay, vòi rồng và đạn cao su trong khi người biểu tình thì ném bom xăng.
Đụng độ leo thang đã khiến trung tâm tài chính châu Á rơi vào khủng hoảng chính trị tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ.
Khi máy bay trực thăng của chính phủ bay trên đầu, những người biểu tình đã đốt lửa trên đường phố và ném gạch vào cảnh sát gần văn phòng chính phủ và trụ sở quân đội Trung Quốc.
Cảnh sát đã bắn hai phát súng chỉ thiên cảnh cáo để hù dọa một nhóm người biểu tình đã bao vây họ và đang cố gắng cướp súng lục của họ, cảnh sát cho biết.
Đây là lần thứ hai đạn thật được sử dụng trong hơn ba tháng bất ổn.
Cảnh sát đã phun vòi rồng với nước tẩm nhuộm màu xanh để dễ nhận biết người biểu tình.
Hệ thống tàu điện ngầm cũng bị dừng lại khi các cuộc giao tranh lan sang tàu điện ngầm.
Truyền hình cho thấy hình ảnh của những người bị đánh đập khi họ co rúm trên sàn phía sau những chiếc ô.
Cảnh sát cho biết họ đã bắt giữ 40 ​​người bên trong ga tàu điện ngầm Prince Edward vì nghi ngờ cản trở các sĩ quan, bố ráp bất hợp pháp và gây thiệt hại hình sự.
Ba trạm tàu đã phải đóng cửa vào Chủ nhật.
“Một nhóm lớn người biểu tình đã tham gia tụ tập bất hợp pháp ở nhiều quận khác nhau kể từ hôm qua, bất chấp sự phản đối và cảnh báo của cảnh sát.”
“Mức độ bạo lực đang leo thang nhanh chóng và các hành vi phi pháp của họ coi thường luật pháp của Hong Kong,” theo một tuyên bố của cảnh sát.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-49540890

Hồng Kông: Cảnh sát bị lên án

vì các hành động bạo lực trong tầu điện ngầm

Minh Anh
Sau một ngày xuống đường phản đối bạo lực, hôm nay, 01/09/2019, những người biểu tình ủng hộ dân chủ tại Hồng Kông kêu gọi một cuộc « tọa kháng » tại sân bay. Trong khi đó, cảnh sát Hồng Kông bị lên án có những hành động bạo lực trong tầu điện ngầm.
Trong ngày hôm qua, hàng chục nghìn người đã xuống đường bất chấp lệnh cấm biểu tình. Theo tường trình của đặc phái viên đài RFI Stéphane Lagarde, tại Hồng Kông, bạo lực giữa những người biểu tình với lực lượng cảnh sát đã gia tăng thêm một nấc.
« Cột chỉ đường bị nhổ bật, chấn song la liệt trên nền đường và nhiều chướng ngại vật còn lại ngổn ngang trên các con lộ lớn của trung tâm thành phố, Hồng Kông thức dậy Chủ Nhật này với những dấu vết bạo lực còn lại của ngày hôm trước. Trên báo chí cũng như trên các trang mạng xã hội, lan truyền những hình ảnh, các đoạn video với mức độ bạo lực hiếm có, cho thấy các đội cảnh sát đặc nhiệm ập xuống tầu điện ngầm.
Lúc ấy chưa tới nửa đêm thứ Bảy, khi hàng chục người mặc quân phục mầu đen thuộc lực lượng chống bạo động « raptor » tràn xuống các cầu thang cuốn ở trạm metro Prince-Edwards. Dùi cui, bình khí ga hơi cay trong tay, những nhân viên an ninh chạy ùa về phía các cánh cửa tầu điện ngầm đang đóng lại.
Hỗn loạn xảy ra trong các dãy hành lang, tiếng loa phóng thanh yêu cầu hành khách rời địa điểm. Rồi cánh cửa mở ra. Những cú đánh tới tấp, tiếng la thét của những người trẻ tuổi ngồi bệt xuống sàn nhà, tay che đầu để tự vệ… Những hình ảnh do các nhân chứng và các nhà báo Hồng Kông ghi lại cho thấy những hành động cực kỳ bạo lực.
Theo phát ngôn viên cảnh sát Hồng Kông hôm nay, hành động can thiệp này là « phù hợp ». Đó là nhằm bảo vệ hành khách, dường như đã bị nhiều người biểu tình che mặt hành hung vài phút trước đó. Nhiều tài sản công đã bị phá hủy. Bốn mươi người bị câu lưu trong tầu điện ngầm. Ngược lại, nhiều nhân chứng tố cáo việc sử dụng vũ lực bị cho là « thái quá » của cảnh sát. »
« Airport Express » ngưng phục vụ
Nhà quản lý « Airport Express », tầu siêu tốc nối cảng hàng không quốc tế lớn hàng thứ 8 trên thế giới, hôm nay thông báo ngưng phục vụ, nhưng không nêu rõ lý do.
Tuy nhiên, theo ghi nhận của AFP, nhiều người biểu tình mặc áo mầu đen, đeo khẩu trang và núp sau những chiếc dù, để tránh camera giám sát, đã dựng nhiều rào cản tại trạm cuối của tuyến xe buýt chở khách đến sân bay.
Số khác thì tìm cách thực hiện một chiến dịch « nối đuôi » chạy chậm trên đoạn xa lộ dẫn đến các khu nhà ga sân bay nằm trên đảo Lantau. Hiện tại, các hoạt động hàng không vẫn diễn ra bình thường, nhưng cảnh sát chống bạo động cũng đã được triển khai tại sân bay.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20190901-canh-sat-hong-kong-bi-to-bao-luc-trong-tau-dien-ngam

Biểu tình tại Hồng Kông và “hơi cay” tình yêu

Thu Hằng
Giữa xô xát với cảnh sát, giữa làn khói cay và rào chắn… đã nảy sinh nhiều mối tình trong những cuộc tuần hành, biểu tình ở Hồng Kông.
Abby, 19 tuổi và Nick, 20 tuổi, sinh viên ngữ văn (tên nhân vật đã được thay đổi) gặp nhau ở trường đại học và yêu nhau ngay những ngày đầu tham gia biểu tình hồi đầu tháng 06/2019. Kỳ nghỉ hè của họ là những lần xuống đường, bất chấp đạn cao su và hơi cay của cảnh sát và nguy cơ bị bắt giữ.
Tình yêu của họ sâu đậm dần theo phong trào phản kháng ngày càng lan rộng và khát khao đấu tranh bảo vệ quyền tự do mà người dân Hồng Kông còn được hưởng sau khi được Anh trao lại cho Trung Quốc năm 1997.
Cứ mỗi cuối tuần, thanh niên Hồng Kông lại khoác lên mình bộ đồ đen, trang bị kính lặn và mặt nạ để chống hơi cay của cảnh sát. Khi cảnh sát chống bạo động tiến đến gần, Nick và Abby lùi lại phía sau những người biểu tình cực đoan ném gạch về phía cảnh sát. Nick nói với phóng viên của AFP rằng « nếu sống được lâu hơn, đây sẽ là câu chuyện thú vị để kể lại cho con cháu ».
Mỗi lần cảnh sát đến giải tán, Nick và Abby lại lạc nhau trong đám đông. Nick nói « thường thì tôi không đi cùng cô ấy lên tuyến đầu của đoàn biểu tình. Chúng tôi vẫn lạc nhau khi cảnh sát bắn những viên đạn hơi cay đầu tiên. Và tôi gặp lại được cô ấy trong một trung tâm thương mại ».
Cả hai sinh viên đều yêu cầu chính quyền đặc khu rút hẳn dự luật dẫn độ sang Hoa lục. « Nếu dự luật được thông qua, tôi cũng có nguy cơ bị dẫn độ », Nick tỏ ra lo ngại với AFP, « phong trào của chúng
tôi đã thu hút sự chú ý của chính phủ Bắc Kinh. Vì vậy, hoặc là bây giờ, hoặc không bao giờ cho Hồng Kông ».
Lực lượng quân sự hùng hậu của Trung Quốc vẫn rầm rộ luân chuyển ở biên giới với Hồng Kông, nhưng đôi bạn trẻ không sợ. « Nếu họ giết tôi, và việc đó có ích cho Hồng Kông, thì chẳng sao cả », Abby khẳng định. Còn Nick thú thực : « Chúng tôi kiệt sức. Đối đầu với cảnh sát, bị bắn đạn cao su… lẽ ra không nên để chuyện này xảy ra ».
http://vi.rfi.fr/chau-a/20190831-bieu-tinh-tai-hong-kong-va-hoi-cay-tinh-yeu

Quân đội TQ tuyên bố về Hồng Kông

Ngày 29.8, đơn vị đồn trú của Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) ở Hồng Kông tiến hành đợt luân chuyển quân thường niên lần thứ 22.
Tân Hoa xã trích lời một sĩ quan thuộc đơn vị này tuyên bố quân đội “sẽ tiếp tục đóng góp nhiều hơn nữa trong việc duy trì sự thịnh vượng và ổn định của Hồng Kông”. Giới quan sát ước tính hiện có khoảng 8.000 – 10.000 binh sĩ PLA đồn trú ở Hồng Kông.
Cùng ngày, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Trung Quốc Nhậm Quốc Cường khẳng định đợt luân chuyển binh sĩ lần này “là quy trình bình thường nhằm đáp ứng nhu cầu bảo vệ Hồng Kông”.
Cùng ngày, Tổ chức CHRF, từng tổ chức các cuộc biểu tình lớn ở Hồng Kông thời gian qua, cho hay đã thu hút khoảng 2 triệu người đăng ký tham gia xuống đường vào ngày mai (31.8). Cảnh sát đã từ chối cấp phép cho cuộc tuần hành này nhưng CHRF tuyên bố sẽ kháng cáo.
http://biendong.net/bi-n-nong/32-sukien/30124-quan-doi-tq-tuyen-bo-ve-hong-kong.html

Hé lộ lý do TQ sắp phô diễn hàng loạt tên lửa hạt nhân

Tờ SCMP dẫn lời một nhà phân tích giấu tên cho biết, màn phô diễn năng lực quân sự vào dịp Quốc khánh 1/10 sắp tới của Bắc Kinh sẽ là ‘thông điệp cảnh báo’ gửi tới Washington.
Cụ thể, Bắc Kinh đang lên kế hoạch sử dụng các tên lửa hạt nhân chiến lược, cùng máy bay tối tân làm chủ đạo trong buổi lễ duyệt binh kỷ niệm quốc khánh. Mục đích là nhằm phô diễn những thành tựu quân đội Trung Quốc đã đạt được trong những năm qua. Giới quân sự nhận định, màn trình diễn sức mạnh hạt nhân sắp tới sẽ thể hiện khả năng răn đe của Trung Quốc tới Mỹ.
“Buổi duyệt binh kỷ niệm 70 năm ngày thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa sẽ diễn ra hôm 1/10. Và thông qua buổi lễ, Bắc Kinh sẽ cho toàn thế giới thấy được những thành tựu mà quá trình hiện đại hóa quân đội Trung Quốc đã đạt được dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Tập Cận Bình từ năm 2012”, nguồn tin giấu tên cho biết.
Cũng theo người này, những hệ thống vũ khí như tên lửa đạn đạo liên lục địa DF-41 và tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm JL-2 đã được vận chuyển tới Bắc Kinh. Ngoài ra, một phi đội máy bay tàng hình J-20 cũng đang tập luyện nhằm chuẩn bị cho buổi lễ.
Tên lửa DF-41 có khả năng mang theo nhiều đầu đạn hạt nhân, với tầm bắn ít nhất 12.000km, đồng nghĩa với việc nó có thể tấn công bất kỳ mục tiêu nào trên lãnh thổ nước Mỹ. Trong khi tên lửa JL-2 có tầm bắn ngắn hơn khi chỉ khoảng 7.000km, cũng có thể tấn công nhiều vùng của Mỹ, nếu tên lửa này được phóng trên biển.
Cả hai vũ khí trên đều từng tham gia buổi duyệt binh lớn nhất của Trung Quốc hồi năm 2017, nhân dịp kỷ niệm 90 năm ngày thành lập lực lượng Giải phóng quân Nhân dân Trung Quốc.
Nhà phân tích quân sự Song Zhongping cho biết, dường như Bắc Kinh đang muốn nhân dịp kỷ niệm quốc khánh này để gửi đi “thông điệp” tới Mỹ trong bối cảnh những căng thẳng xảy ra liên tục giữa hai nước trong thời gian gần đây.
“Trung Quốc đã đầu tư rất nhiều nguồn lực vào việc phát triển khoa học kỹ thuật quân sự, nhằm tăng cường khả năng răn đe hạt nhân của nước này trong những năm qua, mà Bắc Kinh tin rằng đó là một biện pháp chiến lược đại diện cho việc chống lại bá quyền quân sự của Mỹ trên toàn cầu”, ông Song nhận định.
http://biendong.net/bi-n-nong/32-sukien/30136-he-lo-ly-do-tq-sap-pho-dien-hang-loat-ten-lua-hat-nhan.html

TQ bất ngờ hy vọng Mỹ bỏ thuế quan

Bộ Thương mại Trung Quốc phát đi hy vọng phía Mỹ hủy bỏ thuế quan bổ sung theo kế hoạch vào ngày 1/9 tới.
Reuters dẫn lời người phát ngôn Bộ Thương mại Trung Quốc Cao Phong ngày 29/8 cho biết, Trung Quốc hy vọng Mỹ có thể hủy bỏ thuế quan bổ sung sẽ áp lên hàng hóa Trung Quốc nhập khẩu vào Mỹ theo kế hoạch.
Trong tuyên bố của mình, Bộ Thương mại Trung Quốc bày tỏ rõ hy vọng Mỹ có thể hủy bỏ thuế quan bổ sung theo kế hoạch để tránh sự leo thang trong cuộc chiến thương mại.
“Điều quan trọng nhất vào lúc này là tạo điều kiện cần thiết cho cả hai bên để tiếp tục đàm phán” – người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói tại một cuộc họp giao ban.
Song, ông Cao Phong cũng không quên cảnh báo Mỹ rằng Trung Quốc có thể sẽ trả đũa Apple nếu cuối cùng Washington quyết định áp dụng thuế quan theo đúng kế hoạch. Tuy nhiên, Trung Quốc sẵn sàng giải quyết vấn đề một cách bình tĩnh.
Hôm thứ Hai, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã dự đoán Mỹ sẽ có một thỏa thuận thương mại với Trung Quốc và tin rằng Trung Quốc sẵn sàng có được thỏa thuận do chịu áp lực kinh tế này càng tăng cũng như tình trạng các doanh nghiệp tháo chạy và người Trung Quốc mất dần việc làm.
Tổng thống Mỹ cũng trích dẫn các tuyên bố có phần tích cực từ Phó Thủ tướng Lưu Hạc nois rằng, Trung Quốc sẵn sàng giải quyết tranh chấp thông qua các cuộc đàm phán một cách bình tĩnh.
Theo các chuyên gia, Trung Quốc dường như đang chuẩn bị cho cuộc chiến dài hơi với Mỹ.
Chuyên gia kinh tế về Trung Quốc Yi Xiong thuộc ngân hàng Deutsche Bank cho rằng, Trung Quốc đang chuẩn bị cho một cuộc chiến dài như chiến tranh thương mại Mỹ- Nhật vào những năm 1980, cuộc chiến kéo dài hơn 1 thập kỷ.
“Chúng tôi cho rằng Trung Quốc hiện tại vừa không muốn nhanh chóng đạt một thỏa thuận thương mại với Mỹ, vừa không muốn đáp trả Mỹ mạnh tới mức mà họ có thể. Chiến lược hiện nay của Trung Quốc có thể mang một tầm nhìn dài, xa hơn thời gian mà chính quyền hiện tại của Mỹ có thể cầm quyền” – chuyên gia Xiong cho biết.
Chuyên gia này nhận định rằng, Trung Quốc vẫn sẽ để ngỏ cánh cửa tiếp tục đàm phán với Mỹ, nhưng khả năng nước này nhượng bộ Mỹ sẽ ngày càng giảm xuống, bởi Trung Quốc đã có những nỗ lực nhằm đa dạng hóa chuỗi cung ứng.
Số ra ngày Chủ nhật vừa rồi của tờ Nhân dân Nhật báo, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc, nói rằng nước này đang đẩy mạnh nỗ lực giảm phụ thuộc vào Mỹ. Theo đó, Trung Quốc đang tăng cường quan hệ với nhiều quốc gia khác, bao gồm Thái Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc và các nước ở khu vực Mỹ Latin.
Ngoài ra, Trung Quốc cũng chú trọng thị trường trong nước. Hội đồng Nhà nước Trung Quốc hôm thứ Ba tuần này vạch ra 20 biện pháp hỗ trợ tiêu dùng nội địa, bao gồm áp dụng công nghệ mới để thúc đẩy lưu hành sản phẩm, cải thiện hạ tầng tại các tuyến phố thương mại, và đẩy mạnh sự phát triển của các cửa hàng tiện ích – hãng thông tấn Tân Hoa Xã cho hay.
Trên thực tế, Trung Quốc chưa hề có dấu hiệu đóng cửa đối với các công ty Mỹ. Hãng bán lẻ Mỹ Costco hôm thứ Ba khai trương một siêu thị lớn ở Thượng Hải. Hãng xe điện Mỹ Tesla đang đẩy nhanh việc xây dựng một nhà máy quy mô lớn ở Thượng Hải.
Theo thời gian, thương chiến Mỹ-Trung đã lan rộng thành một cuộc chiến công nghệ, trong khi thuế quan có vẻ đã trở thành một công cụ để ông Trump gây sức ép lên Mỹ trong các vấn đề khác như tỷ giá Nhân dân tệ và mua hàng hóa nông sản mỹ.
Gần đây, cố vấn thương mại Nhà Trắng Peter Navarro nói rằng vẫn còn có nhiều vấn đề cơ cấu mà Mỹ cần phải giải quyết với Trung Quốc trước khi hai nước có thể đạt một thỏa thuận. Ông Navarro cho biết những vấn đề này bao gồm tấn công mạng, ép buộc chuyển giao công nghệ, đánh cắp tài sản trí tuệ và thao túng tỷ giá.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/30113-tq-bat-ngo-hy-vong-my-bo-thue-quan.html

TQ đối phó chiến thuật khó lường của Mỹ

Đối với Tổng thống Mỹ luôn có sự mâu thuẫn trong phát ngôn, Trung Quốc đã tìm ra được cách thức đàm phán hiệu quả?
Vòng đàm phán thương mại Mỹ- Trung sẽ diễn ra vào tháng 9 tới tại Mỹ với nhiều lạc quan được ông Trump bày tỏ song phía Trung Quốc lại hoàn toàn bình tĩnh. Rất ít thông tin về các cuộc đàm phán hay điện đàm được Bắc Kinh tiết lộ, thay vì công khai rầm rộ trên mạng xã hội và truyền thông như Tổng thống Trump.
Báo Washington Post mới đây dẫn lời ông Wang Huiyao Chủ tịch Trung tâm Toàn cầu hóa và Trung Quốc, đồng thời là cố vấn cho chính phủ Trung Quốc cho rằng Tổng thống Mỹ Donald Trump là người có những tuyên bố “xoay như chong chóng” trong hàng loạt các vấn đề mà thương chiến Mỹ – Trung không phải là ngoại lệ.
Nhưng qua các quá trình đàm phán, người Trung Quốc đã hiểu rõ được chiến thuật này và có cách đối phó cho hiệu quả.
Ông Wang điểm lại những nơi đã diễn ra các cuộc đàm phán cấp cao Mỹ- Trung như ở Argentina, Nhật Bản, Trung Quốc… đều được ông Trump công bố đến từng các chi tiết trên mạng xã hội và trả lời truyền thông. Các tuyên bố lại luôn mâu thuẫn.
“Giống như tàu lượn siêu tốc vậy, Buenos Aires, Osaka, Thượng Hải. Hôm nay ông ấy nói thế này mai lại nói thế khác” – ông Wang nhận định.
Hồi cuối tháng 6, Mỹ – Trung đạt được thỏa thuận “đình chiến” sau khi Tổng thống Mỹ Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình gặp nhau tại hội nghị G20 ở Buenos Aires. Tuy nhiên, sau khi vòng đàm phán Mỹ – Trung thứ 12 ở Thượng Hải không đạt được nhiều kết quả, Trump ngày 1/8 thông báo quyết định áp thuế 10% với 300 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc.
Ông Wang cho rằng, giới lãnh đạo Trung Quốc “càng đối phó nhiều với ông ấy thì càng hiểu” Tổng thống Trump.
Vị chuyên gia Trung Quốc cho rằng, việc có một thỏa thuận thương mại với Mỹ trở thành điều cần thiết bởi những bất đồng trong phát ngôn của ông Trump hơn là những thiệt hại do thuế quan mang lại. Nếu tiếp tục để Tổng thống Mỹ có những bất nhất như vậy, Trung Quốc sẽ “rất phiền phức” chứ không phải là chịu thiệt hại nặng nề gì.
“Giờ đây Trung Quốc đã hiểu ông ấy rất kỹ và biết rằng sự không nhất quán là bản chất của ông ấy. Nếu chúng tôi đạt được thỏa thuận, có khi ông ấy cũng không thực hiện nó nghiêm chỉnh. Nhưng nếu không có thỏa thuận thì ông ấy sẽ lặp đi lặp lại chiến thuật này, như vậy cũng rất phiền phức” – ông Wang nhận định.
Cựu Thứ trưởng thương mại Trung Quốc Ngụy Kiến Quốc cũng có chung quan điểm. Ông nói rằng, ông Trump từng ép các nước khác để có được nhượng bộ và thỏa thuận, như với Canada, Mexico, Nhật Bản. Ông Ngụy cho rằng, cách Mỹ đàm phán đã được Trung Quốc nắm chắc và Bắc Kinh sẽ không để bị Mỹ bóp nghẹt về kinh tế.
“Nếu ông ấy nghĩ rằng ông ấy có thể đảm bảo lợi thế cho Mỹ và bóp nghẹt Trung Quốc  bằng cách gây áp lực tối đa thì ông ấy đã mơ tưởng hão huyền rồi. Điều đó là không thể” – ông Ngụy nói.
Nắm rõ cách đàm phán của ông Trump sẽ giúp Bắc Kinh đưa ra chiến thuật đối phó phù hợp để mang lại lợi ích tốt nhất cho mình.
Mei Xinyu, nhà nghiên cứu từ một tổ chức tư vấn trực thuộc Bộ Thương mại Trung Quốc nhận định, Bắc Kinh tỏ ra sẵn sàng đàm phán thương mại với Washington nhưng lại không vội vã nhượng bộ vì muốn ép Mỹ phải đưa ra các điều khoản tốt hơn.
“Trung Quốc có thể bình tĩnh và kiên nhẫn chờ đợi. Chiến tranh thương mại tác động đến nền kinh tế Trung Quốc ở giai đoạn đầu nhưng sẽ ảnh hưởng với nền kinh tế Mỹ ở giai đoạn cuối” – ông Mei Xinyu nhận xét.
Các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc tin rằng nền kinh tế nước này sẽ không thể bị ảnh hưởng thêm và một cuộc chiến thương mại kéo dài có khả năng trở thành “cơn đau đầu” đối với Tổng thống Trump bởi các đòn thuế sẽ gây tổn thương cho nông dân và người tiêu dùng Mỹ giữa lúc cuộc bầu cử tổng thống sắp diễn ra.
Trong khi đó, theo đánh giá của chuyên gia phương Tây, ông Trump đang thể hiện những tuyên bố mâu thuẫn để đàm phán và điều này gây hại hơn là có lợi cho chính nước Mỹ.
Ông Paul Krugman, chủ nhân giải Nobel Kinh tế năm 2008, viết trong một bài bình luận trên tờ New York Times rằng chủ nghĩa bảo hộ dù tiêu cực đến đâu vẫn có thể xử lý được, nhưng “chủ nghĩa bảo hộ thất thường” là nguồn cơn gây ra tình trạng hỗn loạn và đổ vỡ trên thị trường.
Lập trường thất thường của Trump không chỉ khiến ngành tài chính và công nghiệp mệt mỏi ứng phó mà còn làm méo mó chính sách ngoại giao và gây tổn hại tới lợi ích Mỹ.Tại cuộc họp báo sau khi hội nghị G7 kết thúc ở Pháp, khi được hỏi về lập trường không nhất quán của ông về vấn đề thương mại
với Trung Quốc trong những ngày vừa qua, Tổng thống Trump đã trả lời rằng: “Đó là cách tôi đàm phán. Nó rất hiệu quả đối với tôi trong nhiều năm và nó thậm chí đang có hiệu quả hơn đối với đất nước chúng ta”.
Nhưng theo Kaplan, chiến thuật đàm phán này thực tế không mang lại nhiều hiệu quả đối với Trump trong những năm qua cũng như không có tác dụng trên sân khấu chính trị quốc tế đầy phức tạp.
Theo các chuyên gia, để chiến lược “gây sức ép tối đa” phát huy hiệu quả, Trump phải kiên trì thực hiện quan điểm nhất quán này trong đàm phán. Tuy nhiên, mỗi khi chiến thuật gây sức ép khiến Bắc Kinh lo ngại ở một chừng mực nào đó thì ông Trump lại dịu giọng, xuống thang, giúp họ thấy tình hình không căng thẳng tới vậy và chờ thời gian qua đi. Thời gian ở đây được đo bằng nhiệm kỳ Tổng thống Mỹ của ông Donald Trump.
Trong một bình luận trên mạng xã hội Twitter ngày 23/8, Tổng thống Trump thẳng thừng gọi Chủ tịch Tập Cận Bình là “kẻ địch”. Dòng tweet này được đăng tải ngay sau khi Trung Quốc tuyên bố áp thuế 5-10% đối với 75 tỷ USD hàng hóa Mỹ theo hai đợt, từ ngày 1/9 và 15/12.
Tuy nhiên, hôm 26/8, Tổng thống Trump đã khen ngợi ông Tập Cận Bình, gọi Chủ tịch Trung Quốc là “nhà lãnh đạo vĩ đại, đại diện cho một đất nước vĩ đại”, và là người “thông minh”. Ông Trump còn bày tỏ sự “tôn trọng” dành cho ông Tập. Lời khen ngợi này đưa ra khi ông i ông Trump nói rằng phía Trung Quốc đã gọi điện cho các quan chức thương mại cấp cao của Mỹ để đề nghị nối lại các cuộc đàm phán.
Sau đó, khi phía Bắc Kinh đưa ra tuyên bố không rõ ràng về sự thật cuộc điện đàm, ông Trump tiếp tục mắc sai lầm.
Tổng thống Trump cho biết, Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc đã gọi điện vào lúc nửa đêm, thông báo sẵn sàng ngồi vào bàn đàm phán với Mỹ.
Ông Trump nói phía Mỹ nhận được “nhiều cuộc gọi” từ các quan chức Trung Quốc để đề nghị đàm phán, trong đó có một vài cuộc gọi tới Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin nhưng không nói “cuộc gọi lúc nửa đêm” được ông Lưu Hạc thực hiện với ai. Điều này gây ra hoài nghi về khả năng thực sự đã có một cuộc điện thoại xảy ra.
Chưa hết, ông Trump dường như đã nhầm lẫn về chức vụ của Phó Thủ tướng Lưu Hạc trong hệ thống chính trị của Trung Quốc. Tổng thống Mỹ đã gọi ông Lưu Hạc là “Phó Chủ tịch” và chỉ nắm quyền lớn thứ hai Trung Quốc sau Chủ tịch Tập Cận Bình.
“Vị Phó Chủ tịch Trung Quốc đã lên tiếng, ông ấy nói rằng ông ấy muốn một thỏa thuận thương mại. Phó Chủ tịch Trung Quốc, còn ai cao hơn vị trí đó ngoài Chủ tịch Tập?” – ông Trump nói.
Theo hệ thống chính trị của Trung Quốc, ông Lưu Hạc xếp ở vị trí thứ 8, chứ không phải vị trí thứ 2 như nhận định của ông Trump.
Báo SCMP cho rằng, sự nhầm lẫn về vị trí của ông Lưu Hạc có thể là một trong những nguyên nhân dẫn tới sự dịu giọng của Tổng thống Trump đối với Trung Quốc.
Sự mâu thuẫn trong các phát biểu từ Tổng thống Mỹ rõ ràng đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến thị trường toàn cầu nhưng nắm rõ được chiến thuật này, Trung Quốc cũng sẽ có cách phản ứng “lên, xuống, mềm dẻo, cứng rắn” phù hợp để bẻ lái các cuộc đàm phán theo đúng lộ trình cho năm 2020 của họ.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/30112-tq-doi-pho-chien-thuat-kho-luong-cua-my.html

Trung Quốc tái bác bỏ

phán quyết Biển Đông có lợi cho Philippines

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc mới tái khẳng định quan điểm phản đối phán quyết có lợi cho Philippines của Tòa Trọng tài Thường trực (PCA), trong khi nhiều người Việt vẫn lên tiếng kêu gọi Hà Nội đi theo con đường pháp lý của Manila, nhất là sau khi Bắc Kinh đưa tàu thăm dò vào Vùng Đặc quyền Kinh tế của Việt Nam.
Khi được hỏi về khả năng Tổng thống Philippines Duterte nêu phán quyết năm 2016 của PCA, bác bỏ tuyên bố chủ quyền gần như toàn bộ Biển Đông của Bắc Kinh, trong khi tới thăm Trung Quốc từ ngày 28/8 tới 1/9, ông Cảnh Sảng, người phát ngôn ngoại giao của Trung Quốc, tuyên bố rằng “quan điểm của Trung Quốc về phán quyết Biển Đông vẫn không thay đổi”.
“Thực tế đã chứng minh rằng nếu chúng tôi xử lý phù hợp vấn đề này, nó sẽ là điều tốt cho ổn định và hòa bình khu vực”, ông Cảnh nói hôm 23/8 trong một cuộc họp báo hàng ngày.
XEM THÊM:
Chuyên gia: Việt Nam sẽ không nổ súng trước trong vụ Bãi Tư Chính
Về câu hỏi liên quan tới việc “tàu bè Trung Quốc đi qua vùng lãnh hải của Philippines”, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói rằng ông “muốn nhấn mạnh tới sự sẵn sàng của Trung Quốc nhằm tiến hành đối thoại và trao đổi dựa trên luật pháp quốc tế với nước liên quan nhằm cùng nhau bảo vệ trật tự và an ninh hàng hải”.
Tòa Trọng tài Thường trực ở La Haye ngày 12/7/2016 ra phán quyết có lợi cho Manila trong vụ kiện về “đường lưỡi bò” của Trung Quốc ở Biển Đông.
PCA bác bỏ yêu sách chủ quyền gần như toàn bộ Biển Đông của Trung Quốc và ủng hộ vụ kiện của Philippines do Tổng thống khi đó của nước này, ông Benigno Aquino, khai mào. Tuy nhiên, sau đó, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã nói rằng phán quyết này “vô giá trị” cũng như “không có tính cưỡng hành”.
“Phán quyết không có bất kỳ tác động nào đối với chủ quyền lãnh hải cũng như các quyền lợi của Trung Quốc ở Biển Đông”, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc năm 2016, ông Lục Khảng, nói. “Chúng tôi phản đối và từ chối chấp nhận bất kỳ đề xuất hay hành động nào dựa trên phán quyết”.
Theo giới phân tích, sau khi lên làm tổng thống Philippines, người kế nhiệm ông Aquino, ông Rodrigo Duterte, dường như “làm ngơ” thắng lợi này và “xích lại” gần hơn với Trung Quốc.
Về chuyến thăm kéo dài nhiều ngày tới Trung Quốc của ông Duterte, ông Cảnh Sảng cho biết rằng nhà lãnh đạo Philippines tới quốc gia đông dân nhất thế giới theo lời mời của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Tin cho hay, ông Tập “sẽ hội đàm” với ông Duterte ở Bắc Kinh và hai nhà lãnh đạo cũng sẽ dự lễ khai mạc giải vô địch của Liên đoàn Bóng rổ Quốc tế.
“Philippines là láng giềng hữu nghị của Trung Quốc và là đối tác quan trọng đối với Sáng kiến Vành đai và Con đường. Kể từ khi ông Duterte nhậm chức, quan hệ Trung Quốc và Philippines đã được củng cố và tăng cường”, phát ngôn viên Cảnh Sảng nói.
XEM THÊM:
Trung Quốc và Việt Nam tiếp tục ‘khẩu chiến’ về vụ Bãi Tư Chính
Mới đây, nhiều người việt cũng như thành viên các tổ chức dân sự đã ký vào một tuyên bố kêu gọi Hà Nội kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế vì cho rằng “đất nước đang đứng trước hình hình rất nguy hiểm” trong bối cảnh Bắc Kinh tiếp tục các hoạt động “bất hợp pháp” tại Bãi Tư Chính.
“Tuyên bố Biển Đông” còn kêu gọi chính phủ Việt Nam “khẩn trương mở rộng hợp tác quân sự với Mỹ và các nước có chung quyền lợi với Việt Nam ở Biển Đông nhằm bảo vệ tổ quốc một cách hiệu quả.”
Trong các tuyên bố phản đối vụ tàu thăm dò Hải Dương 8 của Trung Quốc thời gian qua, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng thường nói rằng “các lực lượng chức năng trên biển của Việt Nam tiếp tục thực thi và bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam phù hợp với luật pháp quốc tế và pháp luật của Việt Nam”.
https://www.voatiengviet.com/a/trung-qu%E1%BB%91c-t%C3%A1i-b%C3%A1c-b%E1%BB%8F-ph%C3%A1n-quy%E1%BA%BFt-bi%E1%BB%83n-%C4%91%C3%B4ng-c%C3%B3-l%E1%BB%A3i-cho-philippines/5065116.html

Philippines ‘không khiêu khích’ TQ về Biển Đông

Philippines nhấn mạnh Tổng thống Rodrigo Duterte đến Bắc Kinh không nhằm mục đích áp đặt, khiêu khích Trung Quốc về vấn đề Biển Đông.
Tối 29.8, Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte có cuộc hội đàm kín với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Bắc Kinh về nhiều vấn đề, bao gồm Biển Đông. Nội dung cuộc họp chưa được công bố cụ thể nhưng Tân Hoa xã dẫn lời Chủ tịch Tập tuyên bố: “Hiện tình hình quốc tế và khu vực đang có nhiều thay đổi sâu sắc và phức tạp. Tuy nhiên, hòa bình, phát triển, hợp tác đôi bên đều có lợi vẫn là xu hướng không thể cưỡng lại được của mọi thời đại”. Ông khẳng định sẵn sàng phối hợp với Tổng thống Duterte tăng cường phát triển quan hệ song phương “giúp tạo ra năng lượng tích cực cho ổn định và hòa bình khu vực”.
Trong cuộc họp báo cùng ngày, AFP dẫn lời Đại sứ Philippines tại Trung Quốc Jose Santiago Romana cho hay Tổng thống Duterte trao đổi với Chủ tịch Tập về phán quyết của Tòa trọng tài thường trực hồi năm 2016, bác bỏ tuyên bố chủ quyền phi lý “đường lưỡi bò” của Trung Quốc ở Biển Đông. “Trung
Quốc và Philippines có lập trường khác nhau về phán quyết này, tuy nhiên Tổng thống Duterte không đến đây để áp đặt hoặc khiêu khích Trung Quốc. Tổng thống sẽ thảo luận để tìm hiểu và thu hẹp bất đồng quan điểm. Chúng ta không thể kỳ vọng nhanh chóng giải quyết vấn đề này”, Đại sứ Romana lưu ý. Trong khi đó, Đại sứ Trung Quốc tại Philippines Triệu Giám Hoa trước đó tiếp tục khẳng định Bắc Kinh vẫn giữ quan điểm không công nhận phán quyết, theo Đài GMA.
Trước khi ông Duterte đến Bắc Kinh, phía chủ nhà bất ngờ có hành động bày tỏ thiện chí khi công bố bức thư của chủ tàu cá Trung Quốc gửi lời xin lỗi sau hơn 2 tháng kể từ vụ tàu cá Gem-Ver 1 của Philippines bị đâm chìm trên Biển Đông. “Giới chức Trung Quốc đã bày tỏ hối tiếc thông qua kênh ngoại giao sau khi tiến hành cuộc điều tra. Tuy nhiên, Philippines vẫn muốn lời xin lỗi chính thức bằng văn bản chứ không phải lời nói. Động thái của chủ tàu là bước tiến triển và vấn đề bồi thường cho ngư dân Philippines cần phải tiếp tục được thảo luận”, Đại sứ Romana nói.
Bình luận về kế hoạch thăm dò dầu khí chung gây nhiều quan ngại ở Biển Đông trong đó Trung Quốc đề xuất tỷ lệ ăn chia 60 – 40 nghiêng về phía Philippines, Đại sứ Romana nói ngắn gọn: “Bắc Kinh sẵn sàng uyển chuyển và thực tế”. Bên cạnh đó, còn một khúc mắc khác trong quan hệ song phương là Bắc Kinh yêu cầu Manila ban hành lệnh cấm đánh bạc trực tuyến để ngăn chặn tình trạng công dân Trung Quốc bị lừa đảo ở Philippines. “Nếu Chủ tịch Tập đề cập vấn đề này thì Tổng thống Duterte sẽ khẳng định quan điểm Trung Quốc không thể áp đặt chúng tôi vì cờ bạc trực tuyến là hợp pháp ở Philippines”, tờ The Philippine Star dẫn lời Đại sứ Romana nhấn mạnh. Dù vậy, cảnh sát Philippines tuyên bố sẽ phối hợp với đối tác để ngăn chặn những vụ lừa đảo và bắt cóc công dân Trung Quốc liên quan đến bài bạc.
http://biendong.net/bi-n-nong/30123-philippines-khong-khieu-khich-tq-ve-bien-dong.html

Phó tổng thống Philippines:

Dân đang sợ tổng thống ‘bán mình’ cho TQ

Phó tổng thống Philippines Leni Robredo cho biết người dân lo ngại ông Duterte đang ‘bán mình’ cho Trung Quốc và một ngày nào đó khi nhìn lại, nhiều phần lãnh thổ vốn thuộc về Philippines đã không còn là của nước này.
Phó tổng thống Philippines, bà Leni Robredo mới đây bất ngờ lên tiếng kêu gọi Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte có lập trường cứng rắn hơn để bảo vệ chủ quyền của nước này ở Biển Đông. Bà cho biết dân chúng Philippines lo lắng ông Duterte đang “bán mình” cho Trung Quốc.
“Tôi hiểu được lý do chính quyền mới của chúng ta (Philippines) ngày càng thân thiết hơn với Trung Quốc. Nhưng tôi cho rằng cần có một lằn ranh rõ ràng khi đề cập tới việc bảo vệ lãnh thổ và chủ quyền của chúng ta” – Hãng tin Bloomberg dẫn lời bà Robredo phát biểu trong một cuộc phỏng vấn ngày 13-8.
Bà Robredo đánh giá: “Tổng thống Duterte đã đưa ra nhiều tuyên bố tạo cảm giác chúng ta đang ưng thuận ngầm với những gì Trung Quốc muốn”.
Lời kêu gọi của bà Robredo được đưa ra trong bối cảnh giới quan sát đánh giá chính quyền Tổng thống Duterte ngày càng nhượng bộ Trung Quốc trong nhiều vấn đề để đổi lấy quan hệ hữu hảo và những gói đầu tư khổng lồ từ Bắc Kinh, đặc biệt là phán quyết của Tòa trọng tài thường trực (PCA) ở Hà Lan hồi năm 2016 trong vụ kiện Philippines – Trung Quốc liên quan tới Biển Đông.
Về vấn đề này, bà Robredo nói rằng Tổng thống Duterte đã không tận dụng phán quyết của tòa án quốc tế để bảo vệ chủ quyền của nước này.
“Một ngày nào đó khi chúng ta tỉnh giấc thì nhiều phần lãnh thổ của chúng ta đã không còn thuộc về chúng ta nữa” – bà Robredo nói về lo ngại của người dân Philippines.
Phó tổng thống Philippines: Dân đang sợ tổng thống bán mình cho Trung Quốc – Ảnh 2.
Ảnh chụp ngày 22-7-2019 cho thấy các nhà hoạt động sinh viên Philippines giữ các khẩu hiệu chống lại Trung Quốc trong một cuộc biểu tình ở thủ đô Manila, Philippines – Ảnh: REUTERS
Phó tổng thống Leni Robredo, 54 tuổi, từng được biết tới là một luật sư và là nhà hoạt động xã hội của Philippines. Bà bước vào chính trường Philippines trong vai trò một nữ nghị sĩ hồi năm 2013. Bà hiện để ngỏ nhiều lựa chọn liên quan tới cuộc đua tổng thống Philippines vào năm 2022.
Theo Hãng tin Bloomberg, bà Robredo đang giữ vai trò vừa là phó tổng thống vừa là lãnh đạo phe đối lập chính ở Philippines. Việc bà đưa ra các phát ngôn chỉ trích ông Duterte không được xem là bất thường khi tại Philippines, vị trí tổng thống và phó tổng thống được bầu riêng biệt.
Bà Robredo cho biết sẵn sàng tham gia tranh cử tổng thống, nhưng sẽ cân nhắc liệu tham gia với tư cách ứng viên chính của Đảng Tự do (LP) đối lập trong cuộc bầu cử sắp tới hay không.
Tháng trước, Tổng thống Duterte từng nói ông không muốn bà Robredo kế nhiệm ông. Ông Duterte miêu tả bà Robredo “không có khả năng điều hành đất nước”.
Dân mạng Philippines những ngày qua sôi sục sau thông tin của phó giáo sư Ryan Martinson đến từ Học viện Hải chiến Mỹ cho biết hai tàu khảo sát là Đông Phương Hồng 3 (Dong Fang Hong 3) và Trương Kiển (Zhang Jian) của Trung Quốc đã hoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Philippines từ đầu tháng 8.
Hôm 12-8, Ngoại trưởng Philippines Teodoro Locsin Jr. thông báo sẽ bổ sung Trung Quốc vào danh sách những quốc gia có tàu khảo sát bị cấm hoạt động trong vùng biển Philippines.
http://biendong.net/bi-n-nong/30120-pho-tong-thong-philippines-dan-dang-so-tong-thong-ban-minh-cho-tq.html

0 nhận xét

Leave a comment

Được tạo bởi Blogger.