Long Xuyên Hải Ngoại

Dù số phận mang tới điều gì,

hãy can đảm tranh đấu cho quê hương tự do

Tin Việt Nam – 08/08/2019

Thứ Năm, 8 tháng 8, 2019 16:51 // ,

Tin Việt Nam – 08/08/2019

Cô giáo quỳ gối dâng đơn

và cơ chế “xin-cho” nơi công quyền ở Việt Nam

Quỳ gối để dâng đơn
Truyền thông trong nước vào ngày 6 tháng 8 đăng tải thông tin cô giáo Nguyễn Thị Hoa Anh đã quỳ gối trong sáng cùng ngày tại Ủy ban Nhân dân (UBND) tỉnh Đắk Lắk để xin được gặp lãnh đạo tỉnh và gửi đơn trình bày vụ việc của cô.
Cô giáo Nguyễn Thị Hoa Anh được Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam dẫn lời cho biết cô cùng với một giáo viên khác mang đơn đến Văn phòng đăng ký tiếp công dân tỉnh Đắk Lắk, nhưng cán bộ tiếp dân không cho hai cô đăng ký gặp lãnh đạo tỉnh với lý do “UBND thành phố đã ra quyết định nên cứ chấp hành theo quyết định”.
Không đồng ý với cách từ chối trên, hai cô giáo tiếp tục đến trụ sở Ủy ban tỉnh Đắk Lắk vào tầm 9 giờ sáng và đã chờ ở đây khá lâu nhưng vẫn không được cán bộ ra nhận đơn.
Trong lúc ngồi chờ, hai cô giáo nhìn thấy một cán bộ ở Văn phòng đăng ký tiếp công dân chạy đến nói với bảo vệ đuổi hai cô ra bên ngoài. Người bảo vệ lên tiếng với hai cô giáo rằng hãy trở lại Văn phòng đăng ký tiếp công dân và sẽ được cho làm thủ tục đăng ký gặp lãnh đạo tỉnh. Tuy nhiên hai cô giáo đã không đồng ý và đến khoảng 11 giờ trưa, cô giáo Nguyễn Thị Hoa Anh quyết định quỳ gối để xin được gặp lãnh đạo tỉnh Đắk Lắk xem xét, giải quyết trường hợp “oan ức” của mình.
Vụ việc cô giáo Nguyễn Thị Hoa Anh quỳ gối tại Ủy ban tỉnh Đắk Lắk vào sáng ngày 6 tháng 8 được ghi hình lại trong một clip video và trong clip có sự xuất hiện của nhiều cảnh sát khi cô giáo Nguyễn Thị Hoa Anh có hành động quỳ gối xin dâng đơn lên cán bộ tỉnh.
Sau khi đoạn clip ghi hình cô giáo Nguyễn Thị Hoa Anh quỳ gối yêu cầu cán bộ Ủy ban tỉnh nhận đơn của cô theo quy định luật pháp được lan truyền, Báo Điện tử Giáo Dục vào chiều cùng ngày đã được ông Bùi Hồng Quý, Chánh Văn phòng Ủy ban tỉnh Đắk Lắk xác nhận cô giáo Nguyễn Thị Hoa Anh có đến văn phòng của Ủy ban để trình bày nộp đơn và đã ra về sau khi được cán bộ giải thích, hướng dẫn thực hiện theo quy định của pháp luật. Ông Bùi Hồng Quý còn khẳng định, cô giáo Nguyễn Thị Hoa Anh không có quỳ tại trụ sở Ủy ban tỉnh Đắk Lắk mặc dù clip của cô Hoa Anh quỳ gối đã tràn lan trên mạng xã hội.
Đài RFA ghi nhận mặc dù chưa rõ thực hư sự tình vụ việc như thế nào, nhưng dự luận đặc biệt quan tâm đoạn clip ghi hình cô giáo Nguyễn Thị Hoa Anh quỳ gối nơi trụ sở Ủy ban tỉnh Đắk Lắk để xin dâng đơn tố cáo. Qua các ý kiến trên trang fanpage của truyền thông Nhà nước và trên mạng xã hội, rất nhiều người chỉ trích và lên án cách hành xử tiếp công dân của cán bộ ở văn phòng Ủy ban tỉnh Đắk Lắk. Bên cạnh đó, cũng không ít ý kiến cho rằng việc quỳ gối của cô giáo Nguyễn Thị Hoa Anh là không nên và hành động quỳ gối đó sẽ ảnh hưởng đến nhiều thế hệ học sinh.
Thầy giáo Đỗ Việt Khoa, một thầy giáo được cộng đồng biết đến là một tấm gương đấu tranh chống tiêu cực trong ngành giáo dục, qua trang Facebook cá nhân cũng đã chia sẻ thông tin về trường hợp của cô Hoa Anh.
Tôi cho rằng đây là do sự uất ức tột cùng của cô giáo buộc cô phải chọn giải pháp quỳ gối tại trụ sở ủy ban. Một số người phê phán cô giáo quỳ gối như thế là thể hiện sự khuất phục, khiếp nhược, không ngẩng cao đầu. Quan điểm đấy cũng có lý. Nhưng đối với một phụ nữ chân yếu tay mềm thì việc đó phải ngẩng cao đầu ở Việt Nam thì rất là khó. Tôi đây chưa bao giờ khuất phục mà tôi cũng bị vùi dập trong khi tôi là đàn ông. Phải chịu một áp lực rất lớn thì mới có thể trụ vững được
-Thầy giáo Đỗ Việt Khoa

Thầy giáo Đỗ Việt Khoa cho biết cô giáo Nguyễn Thị Hoa Anh vốn là một giáo viên giỏi, từng dạy học nhiều năm ở vùng sâu vùng xa (tại trường Buôn Ky –phần đông học sinh là con em đồng bào dân tộc Ê-đê-pv) và cô bị quyết định lại phải chuyển trường đi xa do vi phạm “dạy thêm” trong khi cô chỉ ôn bài, kiến thức cho một nhóm em nhỏ là cháu trong gia đình và con của đồng nghiệp mà không thu tiền học phí.
Thầy giáo Đỗ Việt Khoa lên tiếng với RFA vào tối ngày 7 tháng 8:
“Tôi cho rằng đây là do sự uất ức tột cùng của cô giáo buộc cô phải chọn giải pháp quỳ gối tại trụ sở ủy ban. Một số người phê phán cô giáo quỳ gối như thế là thể hiện sự khuất phục, khiếp nhược, không ngẩng cao đầu. Quan điểm đấy cũng có lý. Nhưng đối với một phụ nữ chân yếu tay mềm thì việc đó phải ngẩng cao đầu ở Việt Nam thì rất là khó. Tôi đây chưa bao giờ khuất phục mà tôi cũng bị vùi dập trong khi tôi là đàn ông. Phải chịu một áp lực rất lớn thì mới có thể trụ vững được. Thế thì phải thông cảm cho cô ấy vì bị uất ức quá, chưa kể một thời gian dài trước đó cô ấy bị ốm, đau gần như điên loạn thần kinh sau khi bị tỉnh ra quyết định như vậy.”
Trong cùng ngày 7 tháng 8, câu chuyện oan ức của cô giáo Nguyễn Thị Hoa Anh đều được báo giới trong nước đưa tin.
Theo đó, nữ giáo viên Nguyễn Thị Hoa Anh với tâm huyết dạy học trong nhiều năm bị điều động từ Trường Tiểu học Võ Thị Sáu sang trường Tiểu học Đinh Bộ Lĩnh theo quyết định của Chủ tịch UBND thành phố Buôn Ma Thuộc ký ngày 17/08/18, với lý do “Điều chuyển giáo viên trường thừa sang trường thiếu”. Sau khi nộp đơn khiếu nại, UBND thành phố Buôn Ma Thuột vào ngày 23/10/18 cho biết nguyên nhân điều trường là do giáo viên vi phạm dạy thêm. Bởi vì các nguyên nhân điều trường mà Chính quyền thành phố Buôn Ma Thuộc đưa ra không đồng nhất, cô giáo Nguyễn Thị Hoa Anh làm đơn khiếu nại nhiều lần lên các cơ quan của thành phố Buôn Ma Thuột và tỉnh Đắc Lắk nhưng không được giải quyết.
Cô giáo Nguyễn Thị Hoa Anh quyết định làm đơn tố cáo Chủ tịch UBND thành phố Buôn Ma Thuột và dẫn đến vụ việc cô phải quỳ gối vào sáng ngày 6 tháng 8.
Bởi tại Cơ chế “xin cho”?
Một số người theo dõi vụ việc của cô giáo Nguyễn Thị Hoa Anh chia sẻ với RFA rằng họ tin vào cô giáo hơn là Chính quyền tỉnh Đắc Lắk, qua viện dẫn trường hợp của tử tù nông dân Đặng Văn Hiến, buộc phải có những hành vi tự bảo vệ công lý cho mình trước sự thờ ơ, cửa quyền của chính quyền địa phương trong tỉnh Đắk Lắk.
Không chỉ riêng tỉnh Đắc Lắk mà còn có ý kiến cho rằng tình trạng quan chức, cán bộ cơ quan công quyền của Nhà nước trên khắp Việt Nam đều hành xử với dân theo kiểu cách “xin-cho”, chứ không theo luật pháp. Ông Nguyễn Khắc Mai, nguyên Vụ trưởng Ban Dân vận Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam lý giải có một sự bất hạnh cho người dân Việt Nam khi làm việc với các cơ quan công quyền là do một nhà nước dân chủ “của dân-do dân-vì dân” đã không ra đời sau tháng 8 năm 1945 như lời tuyên truyền, hô hào trước đó. Ông Nguyễn Khắc Mai nhấn mạnh:
Đó là một nhà nước phong kiến, Đảng Cộng sản Việt Nam phải là vua và ông tổng bí thư đứng đầu Đảng là ‘siêu’ vua. Tất cả luật lệ đều áp đặt cho dân, còn dân thì không có quyền hành gì. Bi kịch lớn là ở chỗ đó. Cho nên từ cơ chế đấy, quyền của người dân không còn và các quan chức, công chức, nhân viên…tự biến họ thành một người có quyền ban phát, có quyền cho và họ buộc người dân phải xin. Đấy là chuyện dài
-Ông Nguyễn Khắc Mai
“Đó là một nhà nước phong kiến, Đảng Cộng sản Việt Nam phải là vua và ông tổng bí thư đứng đầu Đảng là ‘siêu’ vua. Tất cả luật lệ đều áp đặt cho dân, còn dân thì không có quyền hành gì. Bi kịch lớn là ở chỗ đó. Cho nên từ cơ chế đấy, quyền của người dân không còn và các quan chức, công chức, nhân viên…tự biến họ thành một người có quyền ban phát, có quyền cho và họ buộc người dân phải xin. Đấy là chuyện dài.”
Trong một lần trao đổi với Đài Á Châu Tự Do, Luật sư Lê Công Định cho rằng bộ máy công quyền tại Việt Nam không tuân thủ những quy định về quyền và trách nhiệm của cán bộ, công chức mà chỉ hoàn toàn hành xử theo cái mà họ nghĩ rằng được trao quyền bởi Đảng Cộng sản lãnh đạo.
Thể theo nhận định của các nhà quan sát tình hình Việt Nam như ông Nguyễn Khắc Mai và Luật sư Lê Công Định thì tình trạng người dân buộc phải quỳ gối nơi cơ quan công quyền sẽ có thể vẫn còn tiếp diễn cũng như việc tiếp công dân của cán bộ cơ quan nhà nước là tùy thuộc vào việc “họ muốn hay không”. Có thể điểm lại thông tin từ  kết luận thanh tra của Thanh tra Chính phủ được công bố hồi đầu tháng 9 năm 2018 rằng, các giám đốc Sở Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn, Sở Văn hóa-Thể thao & Du lịch, Sở Nội vụ, Cục thuế tỉnh Đồng Tháp đã không tiếp công dân trong suốt hơn 5 năm.
https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/teacher-on-knees-at-a-governmental-office-n-the-vn-administrative-system-08072019130613.html

Hai người lừa làm quốc tịch Mỹ cho Vũ “nhôm”

bị truy tố

Cơ quan Cảnh sát Điều Tra Bộ Công an đề nghị Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao truy tố hai bị can Hoàng Hữu Châu và Thanh Minh Hùng (cùng ngụ tại TPHCM) về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” trong vụ lừa làm quốc tịch Mỹ cho Vũ “nhôm”. Báo trong nước loan tin trên vào ngày 8 tháng 8.
Theo kết luận điều tra của Bộ Công an thì hai ông đã nhận 700.000 USD của Vũ “nhôm” để làm hộ chiếu và quốc tịch Anh hoặc Mỹ cho Vũ và vợ con xuất cảnh đi nước ngoài.
Cụ thể, từ năm 2010, Vũ “nhôm” đã ngỏ ý nhờ Châu làm cách nào để có được hộ chiếu quốc tịch Anh hoặc Mỹ và Châu đã nhận lời. Năm 2014, Châu quen biết với Thanh Minh Hùng. Hùng khoe có “cửa” làm được hộ chiếu có quốc tịch Mỹ cho người Việt Nam trong một tháng với giá 700.000 USD và phải đặt cọc trước 50%.
Theo đường dây của Hùng, Châu hứa với Vũ “nhôm” đến tháng 8/2018 sẽ giao hộ chiếu và thu nốt số tiền còn lại nhưng Châu khất lần và nêu ra nhiều lý do để trì hoãn.
Ngày 21/12/2017, Vũ dùng hộ chiếu mang tên Lê Văn Sáu xuất cảnh từ Việt Nam sang Campuchia. Hôm sau Vũ nhập cảnh vào Singapore từ Campuchia để gặp Châu.
Một ngày sau, Bộ Công an phát lệnh truy nã Vũ “Nhôm” và bắt tạm giam vào tháng 1/2018 sau khi Vũ bị Singapore trục xuất về Việt Nam. Ngày 30/7/2018, Vũ ‘nhôm’ bị Tòa án Nhân dân Hà Nội tuyên án 9 năm tù giam với cáo buộc ‘Cố ý làm lộ bí mật nhà nước.’
Sau khi nhận tiền, nhóm này hẹn Vũ sang Singapore lấy hộ chiếu, nhưng cuối cùng Vũ bị bắt giữ. Sau đó, Vũ đã làm đơn tố giác nhóm này lừa đảo.
Cơ quan điều tra cho rằng mặc dù Vũ “nhôm” tố cáo Châu chiếm đoạt số tiền 700.000 USD, nhưng theo kết quả điều tra và các tài liệu thu thập được, các bị can Hoàng Hữu Châu và Thanh Minh Hùng chỉ chiếm đoạt của Vũ số tiền 150.000 USD. Trong đó, Châu chiếm đoạt 145.000 USD, còn Hùng chiếm đoạt 5.000 USD.
Vũ “Nhôm” tên thật là Phan Văn Anh Vũ, 43 tuổi, là một cựu sĩ quan tình báo của cơ quan An ninh Việt Nam, mang hàm thượng tá và từng kinh doanh nhôm kính nên có biệt danh Vũ “Nhôm”.
Vào ngày 13/6/2019, Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội đã tuyên phạt Phan Văn Anh Vũ tự Vũ nhôm 15 năm tù về tội “lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ”; cộng với hai bản án trước là 25 năm tù, cuối cùng tổng hình phạt chung là 30 năm tù.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/two-men-cheating-vu-nhom-for-us-visa-accused-08082019084650.html

Cà Mau truy bắt 2 người tạt xăng

đốt cán bộ cưỡng chế đất

Công an huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau hiện đang khám nghiệm hiện trường, lấy lời khai những người trong gia đình ông Phạm Hoàng Kiếm và truy bắt 2 người bỏ trốn vì gia đình ông Kiếm đã tạt xăng đốt các cán bộ cưỡng chế đất nhà ông vào sáng ngày 7/8.
Truyền thông trong nước loan tin tối cùng ngày, trích nội dung công văn Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau gửi các đơn cơ quan chức năng tỉnh.
Theo đó, Giám đốc công an phải khẩn trương điều tra 6 người trong gia đình ông Kiếm. Đồng thời tiếp tục kiên quyết cưỡng chế theo kế hoạch đã đề ra.
Tin cho biết, khi công bố quyết định cưỡng chế đất của gia đình ông Phạm Hoàng Kiếm và bà Phạm Thị Hiến tại ấp Sở Tại, xã Thạnh Phú, huyện Cái Nước, gia đình ông Kiếm đã không đồng ý. Tuy nhiên, đoàn cán bộ vẫn tiếp tục thực hiện công tác cưỡng chế theo kế hoạch và trình tự quy định của pháp luật.
Trao đổi với báo Thanh Niên từ Bệnh viện đa khoa Cà Mau, anh Lê Minh Tiến, một người trong đoàn cưỡng chế, cho biết để phản đối, gia đình ông Kiếm đã cố thủ trong phòng ngủ. Đến khi ông Đặng Văn Vũ, Chi cục phó Chi cục thi hành án huyện Cái Nước đọc quyết định thi hành án thì anh Bé – con rể ông Kiếm đã hất thau xăng vào người đoàn cưỡng chế, còn Phạm Văn Nguyên – con trai ông Kiếm đã bật lửa đốt.
Sau đó 2 người này đã bỏ trốn, hiện đang bị truy bắt.
Theo báo cáo của Văn phòng UBND huyện Cái Nước, có 7 người thi hành công vụ đã nhập viện sau khi bị tạt xăng đốt.
Tuy nhiên, Bệnh viện đa khoa Cà Mau lại cho biết đã tiếp nhận cùng lúc đến 10 bệnh nhân bị bỏng xăng, gồm 5 cán bộ công an, 3 cán bộ thi hành án, và 2 cán bộ xã.
Những người này bị bỏng ở mức độ 1 và 2, tức từ 8-10% cơ thể. Riêng ông Giang Minh Thạnh, Phó trưởng công an huyện Cái Nước bị bỏng gần như toàn bộ khuôn mặt nên được chuyển lên Sài Gòn điều trị. Hiện sức khỏe 10 người đã ổn định nhưng vẫn cần ở bệnh viện theo dõi.
Sự việc xảy ra khi ông Lê Vũ Khi, em trai bà Phạm Thị Hiến đã tự ý bán hơn 4.600m2 diện tích đất, bao gồm cả căn nhà bà Hiến và ông Kiếm trên phần đất này.
Theo bà Hiến, ba mẹ bà lúc còn sống đã để lại cho bà 3.000m2 trong phần đất này nhưng chỉ làm giấy tay, không tách thử trong sổ đỏ của ông Khi. Do đó, bà nhất quyết không di dời.
Đến khi chủ đất mới khởi kiện, Tòa án nhân dân huyện Cái Nước tuyên án buộc gia đình ông Kiếm bà Hiến phải di dời nhà cửa, trả lại đất cho chủ mới nhưng nhà ông bà vẫn kiên quyết không dọn, nên bị cưỡng chế thu hồi đất vào ngày 7/8.
Hiện cơ quan chức năng tỉnh Cà Mau đang khẩn trương điều tra theo công văn được Chủ tịch UBND tỉnh ban hành.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/looking-for-2ppl-who-impregnated-petrol-burnt-land-enforcement-officers-08082019084636.html

Tố cáo Thiếu tướng Công an

vụ Trần Bắc Hà với mục đích gì?

Diễm Thi, RFA
Bị can Trần Bắc Hà, cựu chủ tịch Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) tử vong bất ngờ hôm 18/7/2019 với nguyên nhân được báo chí trong nước loan là tử vong do mắc bệnh hiểm nghèo về gan. Sau đó trên mạng xã hội xuất hiện những bài viết cho rằng ông Trần Bắc Hà chết do tuyệt thực và đơn tố cáo Thiếu tướng công an Nguyễn Duy Ngọc là một tác nhân gây ra cái chết cho ông Trần Bắc Hà. RFA phỏng vấn ông Phạm Chí Dũng, người từng có thời gian 30 năm làm việc trong quân đội, chính quyền và khối đảng.
Diễm Thi: Thưa ông Phạm Chí Dũng, đây là lần đầu tiên có một bức thư tố cáo có tên tuổi rõ ràng được gửi tới các cấp lãnh đạo tố cáo một thiếu tướng công an. Theo ông thì vì sao lại có chuyện này? Bao nhiêu phần trăm ông tin vụ tố cáo này là đúng? Ông có nghĩ rằng “tố cáo” do tư thù cá nhân hoặc phe –nhóm “đánh” nhau vì quyền lợi?
Phạm Chí Dũng: Nói một cách chính xác thì có thể nói đây là một trong những lần hiếm hoi có đơn thư tố cáo mà có địa chỉ, tên tuổi và số điện thoại di động rõ ràng và được công khai lên mạng xã hội. Điều nầy nhắc chúng ta trở lại thời tiền Đại hội XII vào năm 2015 để chuẩn bị cho Đại hội XII của  đảng Cộng sản Việt Nam  thì lúc đó cũng có khá nhiều đơn thư tố cáo. Và trong đó có một ít đơn thư tố cáo trong nội bộ đã đưa lên mạng xã hội. Vấn đề hiện nay, thư tố cáo này tố cáo trực tiếp Thiếu tướng Nguyễn Duy Ngọc, Cục trưởng Cục 3 của Bộ Công an về vấn đề để cho Trần Bắc Hà chết trong trại giam.
Tôi thấy vấn đề nầy rất không bình thường. Thứ nhất, Trần Bắc Hà chết trong trại giam 771 là của quân đội nhưng thư tố cáo lại tố cáo Thiếu tướng Nguyễn Duy Ngọc của Bộ Công an. Theo một bài viết đưa lên mạng xã hội về sự thật cái chết của Trần Bắc Hà thì cho là ông nầy đã được di chuyển từ trại T16 của Bộ Công an sang trại 771 của quân đội. Như vậy, nếu như Trần Bắc Hà chết trong trại giam nào thì cơ quan quản lý trại giam đó phải chịu trách nhiệm chứ tại sao lại tố cáo Nguyễn Duy Ngọc? Như vậy Bộ Công an có vai trò gì trong cái chết của Trần Bắc Hà? Trong khi đó, lại không tố cáo Bộ Quốc phòng hay một quan chức nào đó thuộc Bộ nầy vì trại giam 771 là của Cục Điều tra hình sự thuộc Bộ Quốc phòng. Đó là một ẩn số lớn.
Theo tôi, nó có vẻ liên quan đến nội bộ của công an. Bên cạnh đó, cũng cần ráp nối với một thông tin nữa là sau Đại hội Trung ương X vào tháng 5, 2019 thì bắt đầu sắp xếp cơ bản phần nhân sự các cấp Ủy viên Trung ương để sau đó tiến tới sắp xếp phần nhân sự của cấp Ủy viên Bộ Chính trị vào cuối năm 2019, đầu năm 2020. Tôi nghe nói, trong danh sách Ủy viên Trung ương có Nguyễn Duy Ngọc, Thiếu tướng của Bộ Công an; Còn có thông tin nữa là Nguyễn Duy Ngọc là một trong những ứng cử viên cho chức Thứ trưởng Bộ Công an tại Đại hội XIII.
Như vậy, phải chăng đây là đòn đánh trong nội bộ nhân cái chết của Trần Bắc Hà rồi tung ra những vụ giống như “scandal” liên quan đến các nhân vật lãnh đạo và đơn thư tố cáo những nhân vật đó?
Vấn đề thứ hai, tôi đang tự tìm hiểu thì ngoài bài viết “Sự thật về cái chết của Trần Bắc Hà” thì đã có một đơn thư tố cáo ký tên là Nguyễn Tất Thắng, cán bộ trại giam 771. Trại giam 771 là của Bộ Quốc phòng. Do vậy, cán bộ trại giam 771 cũng là quân nhân Bộ Quốc phòng chứ không phải là sĩ quan công an. Như vậy,  trường hợp xảy ra là người bên quân đội tố cáo người bên công an; Có cái gì đó không hợp lý lắm vì lẽ ra phải tố cáo Cục điều  tra hình sự của Bộ Quốc phòng, cơ quan quản lý trại giam. Thêm nữa, lá thư tố cáo này được gởi đến nhiều cấp lãnh đạo nhưng chưa làm rõ được Trần Bắc Hà chết vì cái gì.
Tóm lại, theo tôi nhận xét, có một số điểm rất tương đồng với nhau giữa bài viết “Sự thật về cái chết của Trần Bắc Hà” ở trên mạng xã hội và trong đơn tố cáo mà người ký tên là Nguyễn Tất Thắng, cán bộ trại giam 771. Tôi cho rằng nó xuất phát từ một người hoặc một nhóm người, thậm chí là một thế lực chính trị. Nó logic luôn cả chuyện đưa thông tin từ trong nội bộ ra và cũng chính nhóm người đó hoặc tác giả đó đã chuyển thông tin từ trong nội bộ về cái chết của Trần Bắc Hà vào ngày 18 tháng 7 thì báo chí nhà nước mới có tin để đăng. Nguồn tin này phải từ trong nội bộ, còn độ chính xác như thế nào thì tất nhiên chúng ta không thể kiểm chứng được vì chúng ta cũng chỉ là những người bên ngoài. Kinh nghiệm trước nay cho thấy chỉ vì mục đích tranh giành quyền lực, đấu đá nội bộ thì tin tức nội bộ được tuồn ra.
Diễm Thi: Ngày 1/8, trả lời báo chí về quá trình làm rõ vụ việc bị can Trần Bắc Hà, Trung tướng Lương Tam Quang, Chánh văn phòng Bộ Công an, cho biết cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đang phối hợp với Cục điều tra hình sự Bộ Quốc phòng chủ trì khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi để xác định nguyên nhân cái chết của bị can Trần Bắc Hà. Theo ông thì điều này có bình thường không khi ông Hà chết từ ngày 18/7?
Phạm Chí Dũng: Chúng ta cần chú ý là Trung tướng Lương Tam Quang cho biết hôm 1/8 là đang khám nghiệm tử thi, tức là sự việc đang diễn ra và theo ông Quang thì cơ quan khám nghiệm tử thi không phải là Bộ Cng an mà là Cục điều tra hình sự Bộ Quốc phòng chủ trì. Như vậy rõ ràng đây có một sự không bình thường, tức là Trần Bắc Hà được thông báo chết vào ngày 18/7 và sau đó đưa về gia đình chôn cất, có thông tin là đã chôn cất mà đến cuối tháng 7 đầu tháng 8 mới khám nghiệm tử thi. Có nghĩa là lôi xác Trần Bắc Hà lên và khám nghiệm tử thi. Tại sao cơ quan pháp y lại không khám nghiệm tử thi ngay lúc Trần Bắc Hà chết tại bệnh viện 105 của quân đội, đơn giản và dễ dàng hơn nhiều?
Việc khám nghiệm tử thi như vậy phải chăng cho thấy một số quan chức nào đó hay một cơ quan nào đó không tin Trần Bắc Hà chết một cách bình thường?
Diễm Thi: Theo báo chí nhà nước thì ông Trần Bắc Hà chết do bệnh. Theo những bài viết trên mạng xã hội thì ông Hà chết do tuyệt thực, bây giờ lại đang khám nghiệm tử thi. Ông có cho rằng sẽ ra một kết quả khác với hai kết quả trên không ạ?
Phạm Chí Dũng: Tôi nghĩ sẽ khó hoặc không bao giờ cơ quan điều tra công bố kết quả khám nghiệm tử thi ông Trần Bắc Hà, vì đó là việc họ không mong muốn. Thứ nhất kết quả khám nghiệm tử thi được xem là một trong những nội dung được bảo mật của bên công an và quân đội. Thứ hai là khó có thông tin Trần Bắc Hà chết được tung lên trên báo chí nhà nước, tôi nghĩ rằng có một số quan chức trong Bộ công an hoặc trong Bộ quốc phòng hoặc cả bộ này không hài lòng, vì họ hoàn toàn không muốn lộ ra thông tin về cái chết của Trần Bắc Hà.
Diễm Thi: Ông đánh giá phe cánh của ông Trần Bắc Hà (hay còn nói là phe của 3X –Ba Dũng) hiện nay ra sao sau cái chết của ông Trần Bắc Hà?
Phạm Chí Dũng: Có nhiều dư luận về thực lực của phe cánh này. Có dư luận cho rằng họ tan tác từ năm 2016 tức sau đại hội XII, nhưng cũng có dư luận cho rằng phe này cũng đang ngấm ngầm có sự vận động hậu thuẫn và tập hợp ở khu vực miền Nam để chống lại chiến dịch đốt lò của ông Nguyễn Phú Trọng.
Có điều tôi biết rõ là có một “vướng cản” đủ lớn mà chiến dịch đốt lò từ năm 2016 tới giờ chưa rớ được tới cửa nhà Nguyễn Tấn Dũng, thậm chí chưa đến được cửa nhà Lê Thanh Hải.
Phe nhóm này đến nay chắc chắn còn tồn tại nhưng thực lực của nó có đủ mạnh để chống chiến dịch đốt lò lâu dài hay không thì lại là vấn đề khác, vì thực ra trước Trần Bắc Hà đã có một đại gia ngân hàng trong nhóm Nguyễn Tấn Dũng là Trầm Bê bị bắt vào tháng 8/2017.
Phải nói đâylà vụ đình đám. Là đòn giáng khá mạnh vào phe nhóm của Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Thanh Phượng con gái ông Dũng. Có thể nói đến khi Trần Bắc Hà bị bắt thì phe nhóm Nguyễn Tấn Dũng về cơ bản là tan rã.
Diễm Thi: Trong thư tố cáo Thiếu tướng Trần Duy Ngọc có đề cập tin con trai ông Trần Bắc Hà đang trốn ở Lào, ông nghĩ gì về điều này?
Phạm Chí Dũng: Vụ này làm chúng ta nhớ lại vụ Bùi Quang Huy – Giám đốc công ty Nhật Cường cũng được Bộ  Công an cho biết đã bắt, nhưng tới nay vẫn không bắt được và Bùi Quang Huy đã trốn biệt.
Như vậy trong thời gian gần đây đã có ít nhất hai hiện tượng xáo xào trong nội bộ của Bộ Công an.
Hiện tượng thứ nhất liên quan tới Nguyễn Đức Chung bị đánh vì có thông tin Nguyễn Đức Chung có thể trở lại Bộ Công an và làm Bộ trưởng, ngồi ghế Ủy viên Bộ chính trị cho nên bị đánh. Vụ thứ hai là Thiếu tướng Nguyễn Duy Ngọc với đồn đoán có thể nhận ghế Thứ trưởng Bộ công an tại đại hội XIII. Cho nên tổng hợp vụ Nhật Cường, Chung con và vụ Trần Bắc Hà thì thấy trong nội bộ Bộ Công an một lần nữa xáo xào trước đại hội XII.
Diễm Thi: Là một nhà báo, ông dự đoán truyền thông chính thống sẽ đối phó như thế nào với những bài viết về cái chết Trần Bắc Hà lan truyền trên mạng xã hội như vừa qua?
Phạm Chí Dũng: Nói về truyền thông nhà nước thì thực ra nó là một thể hỗn tương đầy mâu thuẫn không thống nhất, vì từ khi phát sinh những nhóm lợi ích và những nhóm quyền lực, sau đó là những nhóm quyền lực  – lợi ích xen cài với nhau, thì truyền thông nhà nước trở nên cát cứ và phân hóa dữ dội.
Một số ủng hộ phe phái này, một số ủng hộ phe phái kia. Các phe phái không chỉ mượn mạng xã hội mà còn mượn luôn truyền thông nhà nước để tấn công nhau, đấu đá, tranh giành lẫn nhau.
Liên quan đến cái chết của Trần Bắc Hà thì tôi không nghĩ rằng sẽ có những bài viết thống nhất của nhà nước át vụ này đi hoặc mở tung vụ này ra, mà sẽ có một số tờ báo chủ yếu bên công an, quân đội, lực lượng vũ trang sẽ lên tiếng và cho rằng cái chết của ông Hà là do bệnh tật, trong khi đó sẽ có những tờ báo khác muốn khui vụ này ra.
Diễm Thi: Cảm ơn ông Phạm Chí Dũng đã dành thời gian cho RFA.
https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/what-is-the-purpose-of-denouncing-major-general-tran-duy-ngoc-dt-08072019142218.html

Dùng côn đồ đòi nợ thuê – biết sai vẫn phạm!

Bất tuân pháp luật
Theo truyền thông Việt Nam đưa tin từ ngày 12 đến 31/7 quán phở Hòa tại thành phố Hồ Chí Minh 8 lần bị nhóm người lạ ném mắm tôm, sơn, chất bẩn, bỏ côn trùng vào phở để hạ uy tín của quán và để “khủng bố” tinh thần chủ quán, khách hàng với mục đích buộc chủ quán trả nợ thay cho một thành viên trong gia đình đã mắc nợ gần 3 tỷ đồng nhưng đã bỏ trốn.
Tương tự, một vụ việc cũng được truyền thông loan tin là vào ngày 3/8, công an huyện Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng cho biết trên địa bàn xảy ra một vụ chém người từ nhóm đòi nợ khiến một phụ nữ bị thương nặng phải đi cấp cứu. Được biết người phụ nữ này là chị của con nợ đã bỏ trốn…Đó chỉ là 2 trong rất nhiều vụ đòi nợ dạng “khủng bố” được truyền thông trong nước vừa nêu gần đây, để thấy rằng, việc sử dụng côn đồ tại các công ty đòi nợ thuê đang bị biến tướng, giống cách hành xử của xã hội đen hơn là của nhân viên công ty đòi nợ thuê…
Thượng tá Nguyễn Đăng Nam trưởng phòng cảnh sát hình sự công an thành phố Hồ Chí Minh (PC02) xác nhận với báo giới tại buổi họp báo liên quan vụ quán phở Hòa bị khủng bố cho biết, chỉ riêng tại TpHCM có 67 công ty thu hồi nợ, trong đó có 46 công ty được cấp giấy phép. Tuy nhiên, đến 99% các công ty thu hồi nợ này khi đi vào hoạt động đều làm sai nguyên tắc và sai giấy phép quy định đăng ký nhân viên thu hồi nợ.
“Khi các công ty đăng ký danh sách nhân viên thu hồi nợ thì đều là những người có học thức, trình độ nhưng thực tế khi tiến hành công việc đòi nợ các công ty này lại sử dụng toàn thanh niên xăm trổ, đầu trọc, nhiều tiền án, tiền sự”(trích lời của Thượng tá Nam tại buổi họp báo ngày 5/8/2019-nguồn zing.vn)
Nhà báo Võ Văn Tạo từ Nha Trang, từng giữ vị trí Hội Thẩm Nhân Dân thành phố nhiều năm cho biết, vấn nạn đòi nợ thuê theo kiểu xã hội đen như vậy là điều nhức nhối của xã hội và đã xảy ra hàng chục năm qua.
“Hơn chục năm nay ở Việt Nam xuất hiện loại hình đòi nợ thuê, có phần khách quan chỗ này về nợ có nhiều người mất khả năng thanh toán thật mà đòi chết thì sẽ làm như thế nào, cũng có nhiều anh lì nợ, chây lì ra thì phía chủ nợ người ta buộc lòng sử dụng biện pháp nhờ đến các công ty đòi nợ thuê. Còn kiện thưa ra tòa thì Việt Nam hiện nay thủ tục pháp lý kiện thưa đòi nợ ấy thì vô cùng phức tạp, ranh giới giữa tội danh lừa đảo và không lừa đảo (mất khả năng thanh toán) thì rất khó phân biệt. Rất nhiều trường hợp bên công an hay bên xử án đã sai lầm trong việc kết tội người ta trong chuyện này.”
Ngoài ra, nhà báo Võ Văn Tạo còn cho biết, hệ thống luật pháp Việt Nam tuy nhiều nhưng chưa hoàn hảo, chưa kể con người thực thi pháp luật như công an, viện kiểm sát… vẫn còn không giỏi pháp luật nên việc “bát nháo”, biến tướng trong các công ty đòi nợ thuê là vấn nạn nhức nhối của xã hôi.
Với sự việc nêu trên, Luật sư Nguyễn Khả Thành – thuộc đoàn luật sư tỉnh Phú Yên có nhận định rằng:
“Sự thật chính quyền muốn những công ty đòi nợ đó phải tuân thủ pháp luật nhưng thực tế nó khó kiểm soát nên chính vì lợi dụng việc này nên các công ty sử dụng các thanh niên có tiền án tiền sự nhằm hù dọa người ta trả tiền. Nếu những người đó trực tiếp gây án thì giám đốc công ty đó là chịu nặng nhất, chẳng qua họ chỉ đe dọa người ta thôi chứ gây án là người chủ mưu bị nặng hơn.”
Đồng ý với luật sư Thành, luật sư Nguyễn Văn Hậu, phó chủ tịch hội luật gia thành phố Hồ Chí Minh nói thêm rằng: thẳng thắng mà nói, lực lượng công an Việt Nam đang tập trung nhiều vào việc đấu tranh chống hoạt động tín dụng đen, tuy nhiên:
“Hoạt động tín dụng đen nó biến tướng phức tạp trong thời gian qua do nhiều nguyên nhân nhưng nguyên nhân cốt lõi do quy định pháp luật có nhiều bất cập, không đồng bộ khiến cơ quan thi hành pháp luật khó áp dụng, ví dụ như việc chế tài rất là khó khăn. Bộ luật hình sự Việt Nam để kết tội đối tượng cho vay nặng lãi thì phải chứng minh lãi xuất cho vay gấp nhiều lần so với luật định và thu lợi bất chính từ 30 triệu đồng trở lên. Tuy nhiên băng nhóm hoạt động tín dụng đen này đòi nợ, đe dọa, uy hiếp, ném mắm tôm như vụ Phở Hòa vừa rồi, bắt người trái phép rồi thả ra, rồi hủy hoại tài sản thì trước đây rất khó xử lý.”
Xử lý như thế nào?
Dịch vụ đòi nợ thuê được quy định trong Nghị định 104/2007 của Chính phủ nhưng chưa quy định cụ trể trách nhiệm quản lý của Bộ Công an. Do đó vào tháng 8 năm 2018, Bô Tài chính công bố dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều về việc kinh doanh dịch vụ đòi nợ thuê, trong đó đề xuất Bộ Công an áp dụng các biện pháp nghiệp vụ cần thiết để phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý tội phạm và phải chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về an ninh, trật tự đối với hoạt động kinh doanh dịch vụ đòi nợ thuê.
Tại buổi họp báo liên quan vụ quán phở Hòa bị tấn công khủng bố, Trưởng phòng Cảnh sát hình sự Công an TPHCM cho biết đã bắt 7 đối tượng “khủng bố” liên quan băng nhóm đòi nợ thuê. Tuy nhiên, để giúp công an có đủ chứng cứ để bắt người hợp pháp, công an cũng khuyến cáo người dân, khi nhân viên công ty thu hồi nợ xuống thông báo thì phải xem xét thành phần thu hồi nợ có đúng là nhân viên của công ty hay không. Đồng thời, công an cũng nhắc người dân hãy lên tiếng tố cáo những hoạt động sai trái của các công ty thu hồi nợ để cơ quan chức năng thành phố kiểm tra và xử lý.
Luật sư Nguyễn Văn Hậu khẳng định, phải tố cáo hành vi vi phạm pháp luật vì nếu họ không tố cáo thì các cơ quan pháp luật, công an họ không thể làm gì được.
“Phải có đơn tố cáo và trên cơ sở đó thì họ (Công an-pv) mới vào cuộc. Mình nói với công ty đòi nợ thuê là họ xâm phạm vi phạm pháp luật thì cơ quan công an sẽ coi đó là chứng cớ để làm việc, nó mới đúng luật. Còn không nói không tố cáo ai mà biết được. Người dân cần báo cáo với cơ quan chức năng những công ty đòi nợ thuê mà họ vi phạm pháp luật để cơ quan người ta xử lý.”
Một bạn hiện đang sống tại Sài Gòn không muốn nêu tên và cũng từng là một trong những con nợ bị các công ty đòi nợ thuê lùng sục chia sẻ với chúng tôi rằng;
“Mình nghĩ họ sẽ không tố cáo đâu bởi vì như thế nào là đúng mà đi tố cáo, ví dụ em đi vay tiền người ta mà em không trả thì em sai mà nên không biết đi tố cáo em có bị đi tù không nữa. Giờ đi báo công an để công an nó ôm cổ lại à, chủ nợ còn mong mày báo công an đi để tao đến bắt mày luôn cho đỡ phải đi lùng.”
Nhà báo Võ Văn Tạo lý giải nguyên nhân vì sao người dân ít tố cáo vụ việc với cơ quan chức năng. Ông nói, thứ nhất, lực lượng công quyền được tuyển không nghiêm túc, lương nhà nước thì thấp không thể sống bằng lương và không chỉ riêng ngành công an mà còn nhiều ngành nghề khác nữa, bắt buộc họ xoay sở cách này cách kia để tồn tại.
“Thứ hai là khi xảy ra sự việc như đâm chém giết người này kia, những tội phạm hình sự nó liều mạng lắm nên họ làm việc thật sự hết mình thì có khi họ chết mất mạng oan thì đơn vị cấp trên làm lễ truy liệu nó hoành tráng rồi tặng danh hiệu này danh hiệu khác, thăng quân hàm cho nó vui vẻ vậy thôi chứ thăng quân hàm có được lãnh lương đâu mà bản thân vợ con họ là những người lãnh hậu quả. Thì những trường hợp đó nên làm cho ngành công an nản lòng can thiệp vào những chuyện mà họ nghĩ họ né được thì họ né.”
Ngoài ra, ông Võ Văn Tạo còn cho biết, ngay cả việc nếu người dân bị mất tài sản báo cho lực lượng công an thì không phải họ không tìm ra mà nếu người dân biết luật chơi của xã hội tức là “thưởng” theo phần trăm khi kiếm được tài sản đã mất thì chắc chắn lực lượng công an mới tích cực làm việc, còn không họ sẽ lãng và làm ngơ như không biết chuyện gì đang xảy ra!
https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/use-thugs-to-ask-for-debt-to-hire-the-bad-still-exists-08072019151146.html

“Trí thức Việt” thời loạn văn bằng…

Sự việc Đại học Đông Đô tại Hà Nội buôn bán văn bằng giả hiện đang gây xôn xao dư luận những ngày gần đây.
Cần bằng cấp hơn năng lực
Cơ quan an ninh điều tra Bộ Công an đã quyết đinh khởi tố bị can, bắt tạm giam, cấm đi khỏi nơi cư trú và khám xét chỗ ở của 4 thành viên trường Đại học Đông Đô về tội ‘Giả mạo trong công tác’. Những người này bao gồm Hiệu trưởng Dương Văn Hòa; Phó trưởng phòng đào tạo và quản lý sinh viên – ông Trần Ngọc Quang; cùng 2 cán bộ là bà Lê Thị Lương và Phạm Vân Thùy.
Theo truyền thông trong nước, bốn người nêu trên đã cung cấp bằng đại học chính quy nhưng không cần tham gia học cho những người cần văn bằng, chứng chỉ ngoại ngữ để hoàn thiện hồ sơ cán bộ như nâng lương, nâng ngạch, thăng hạng, thi vào biên chế…
Ở Việt Nam quá chuộng bằng cấp nên người ta bằng mọi giá phải có được bằng cấp mà không có thước đo chuẩn mực năng lực thật sự liên quan đến bằng cấp ấy.  - Dương Trung Quốc
Đáng tiếc là hàng ngàn người đang sử dụng những tấm bằng giả của Đại học Đông Đô lại đang có mặt đâu đó trong hệ thống công quyền Việt Nam. Và không chừng, ngay trong bộ máy quan chức hiện nay cũng có thể có những tiến sĩ, giáo sư được thăng hàm nhờ những bằng cấp giả đó. Trong khi đó, tại Hội nghị tổng kết năm học 2018-2019, triển khai nhiệm vụ năm học 2019-2020 của ngành giáo dục
vừa được diễn ra hôm 6 tháng 8, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã phát biểu: “Muốn chuyển biến đất nước, phát triển ngành, địa phương một cách bền vững thì giáo dục và đào tạo phải đi trước”.
Trao đổi với Đài Á Châu Tự Do, thầy giáo Đỗ Việt Khoa nói rằng, không riêng gì trường Đông Đô mà nhiều trường khác cũng có hình thức liên kết đào tạo đại học tại chức, cấp phát bằng hết sức dễ dãi, đại bộ phận là văn bằng 2, văn bằng tại chức, thậm chí đi học qua loa vài buổi rồi cấp bằng. Tình trạng này rất nghiêm trọng ở Việt Nam, ảnh hưởng nhiều đến nền giáo dục, xã hội.
Còn theo Đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc, người đứng đầu trường đại học đã có những việc làm phi pháp như vậy thì giáo dục còn gì để bàn. Ông giải thích, sự việc trường Đại học Đông Đô bị phanh phui không phải là mới, nhưng đã phản ảnh phần nào đến tình trạng lạm dụng bằng cấp, được xem là rất cần thiết trong việc đào tạo nguồn nhân lực cho xã hội.
“Ở Việt Nam quá chuộng bằng cấp nên người ta bằng mọi giá phải có được bằng cấp mà không có thước đo chuẩn mực năng lực thật sự liên quan đến bằng cấp ấy. Gần như cơ quan nào cũng muốn đánh giá cán bộ của mình chủ yếu thông qua hệ thống bằng cấp, mà không quan trọng năng lực phục vụ xã hội thế nào. Vấn đề này nằm trong bộ máy công chức.”
Theo thông tin đăng tải trên trang điện tử của báo Công an nhân dân, hiện những người đang sử dụng văn bằng 2 của trường Đại học Đông Đô có 5 trường hợp nộp vào các đơn vị đào tạo như Học viện Báo chí – Tuyên truyền, Học Viện Khoa học Xã hội, có những người là cán bộ chủ chốt trong các cơ quan ở Hà Nội… Hầu hết những người này đều có học vị thạc sĩ và nghiên cứu sinh.
Đáng chú ý, nhiều người còn làm trong bộ máy nhân sự của trung ương, nơi cung cấp các nhân viên cho hệ thống lãnh đạo cấp phường, xã…
Từ góc nhìn của một người dân, anh Minh hiện đang sống ở Sài Gòn nói với truyền thống rằng, cứ theo kiểu ‘cha truyền con nối’, ‘con ông cháu cha’ và sử dụng các mối quan hệ để thăng tiến trong bộ máy nhà nước như hiện nay thì cán bộ chẳng dại gì tốn công ngồi trong lớp học như những người chính quy đàng hoàng. Họ chỉ cần lo lót bằng giả là xong, và nghiễm nhiên vị trí lãnh đạo sẽ thuộc về họ. Dù biết thực trạng như vậy, nhưng anh vẫn bày tỏ sự thất vọng:
“Chính những người không có bằng cấp lãnh đạo như vậy nên Việt Nam biết bao nhiêu vụ giờ phanh phui ra nhiều. Nói chung kể về vấn đề này rất dài dòng, bức xúc. Nói tóm lại anh thấy những ông chủ chốt ở Việt Nam toàn nhờ gì đâu đi lên, chứ thực tài ít người, hiếm, cũng có nhưng chỉ đếm trên đầu ngón tay, nên phát biểu gì đa số bị (dân) chửi.”
Xác nhận thực tế này, thầy Đỗ Việt Khoa nói rõ:
“Nhiều lãnh đạo tại các địa phương đa số là đại học tại chức hoặc sau đó đi học thêm bằng lý luận chính trị cao cấp xong rồi làm lãnh đạo. Còn những người giỏi thật sự đã không vào được cấp đó. Không thấy Chủ tịch tỉnh, Bí thư tỉnh nào ở nước này có bằng chính quy, có trình độ đại học. Đây là một thực trạng ở Việt Nam, mua bán bằng, hợp pháp hóa bằng.
Nghiêm trọng nhất là gần đây chính phủ có những chính sách công nhận bằng tại chức và bằng chính quy có giá trị như nhau, bổ túc và trung học phổ thông cũng có giá trị bằng nhau. Đấy là một cách có lẽ những đối tượng quan chức được hưởng lợi sẽ có lợi vô cùng để họ hợp pháp hóa. Tình hình cho thấy trình độ lãnh đạo của Việt Nam thấp, không thể chối cãi được.”
Đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc lý giải việc để cho những người không có thực tài đứng đầu cơ quan công quyền sẽ gây ra phản ứng dây chuyền:
“Những người lãnh đạo không những trình độ thấp mà phẩm chất đạo đức xấu thì tất nhiên người ta sẽ sử dụng những loại người như thế. Dẫn đến phản ứng dây chuyền tạo ra một chuỗi các tác động tiêu cực trong xã hội.”
Dân trí cao là vấn đề hãnh diện của một đất nước nhưng tại Việt Nam theo thống kê mới được công bố hôm 6 tháng 8 thì tỉ lệ người học đại học ở Việt Nam là 28,3%, thấp hơn nhiều so với Thái Lan (49,3%); Nhật Bản (63,3%), Hàn Quốc (93,8%) hay Mỹ (88,8%).
Thực dụng hay thực tài?
Đối với những sai phạm trong việc cung cấp văn bằng giả của trường Đại học Đông Đô, Luật sư Nguyễn Văn Hậu, Phó Chú tịch Hội Luật gia thành phố Hồ Chí Minh nhận định cần phải xử lý nghiêm các cán bộ quan chức có hành vi vi phạm pháp luật mua bằng giả của trường đại học này.
Với kinh nghiệm luật sư lâu năm, ông Hậu cho rằng 4 nhân viên trường Đại học Đông Đô sẽ bị xử phạt từ 10 năm trở xuống, tùy theo tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội:
“Làm giả tài liệu và con dấu của cơ quan tổ chức bị phạt 100 triệu và phạt từ từ 6 tháng – 2 năm. Đó là khung thứ nhất. Nếu hoạt động có tổ chức thì khung hình phạt có thể từ 2-5 năm tù. Riêng với các đồng phạm cũng có thể bị xử lý về mặt hình sự với vai trò như một người giúp sức để thực hiện hành vi đó thì pháp luật Việt Nam, đặc biệt là Bộ Luật hình sự cũng xử phạt tương ứng với mức hình phạt như vậy.”
Những ông chủ chốt ở Việt Nam toàn nhờ gì đâu đi lên, chứ thực tài ít người, hiếm, cũng có nhưng chỉ đếm trên đầu ngón tay, nên phát biểu gì đa số bị (dân) chửi. - Minh
Bên cạnh đó, những người mua bằng giả nếu bị bắt thì cũng bị xử lý theo pháp luật Việt Nam hiện nay:
“Nếu lừa dối các cơ quan, tổ chức khác, làm giả tài liệu, con dấu, với vai trò của họ thì thấp nhất là 6 tháng – 3 năm tù, mức thứ hai là từ 2-5 năm tù. Người phạm tội này sẽ bị cấm đảm nhiệm chức vụ trong lĩnh vực họ làm, tịch thu toàn bộ tang vật, phương tiện nếu vi phạm hành chính, bị cấm làm nhiệm vụ từ 1-5 năm.”
Theo Đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc, việc tuyển chọn nhân sự tại Việt Nam rất dễ gặp vấn đề với văn bằng giả. Ví dụ trường hợp những nghề không cần đến ngoại ngữ nhưng người ta đưa ra yếu tố phải có ngoại ngữ, hay những bằng cấp liên quan đến ngành nghề mang tính thực tiễn rất thấp như lý luận… tạo ra một nhu cầu giả, dẫn đến chất lượng giả.
“Bên cạnh việc rà soát hệ thống giáo dục, cần xây dựng hệ thống giá trị tuyển chọn, thường xuyên giám sát kiểm tra, thẩm tra chất lượng xem những đầu tư vào việc học ấy có cần thiết phục vụ trực tiếp mà người đó đảm nhận hay không, nhất là hệ thống công chức.”
Do đó, ông Dương Trung Quốc cho rằng các cơ quan tuyển dụng cần lấy thực tiễn làm thước đo, không nên quá chú tâm vào bằng cấp. Vì để kéo đủ tiêu chuẩn theo quy định, người ta sẵn sàng đi mua bằng hoặc bằng giả, chất lượng không có. Cuối cùng, Việt Nam có một đội ngũ có rất nhiều học hàm, học vị, bằng cấp nhưng chất lượng phục vụ, chất lượng thực hành rất kém.
https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/dong-do-uni-sell-fake-degree-08072019144010.html

Thủ tướng VN yêu cầu thu hồi

toàn bộ đất quốc phòng hoạt động sai phạm

Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu Bộ Quốc phòng thu hồi toàn bộ các hợp đồng đất quốc phòng sai phạm, không hiệu quả. Truyền thông trong nước hôm 8 tháng 8 loan tin cho biết như vừa nêu.
Thủ tướng Phúc nói tại buổi làm việc với Bộ Quốc phòng về công tác quản lý, sử dụng đất quốc phòng trong hoạt động sản xuất, xây dựng kinh tế gắn với thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng. Theo đó, Thủ tướng đã yêu cầu Quân ủy Trung ương Bộ Quốc phòng kiên quyết thanh lý, thu hồi toàn bộ các hợp đồng đất quốc phòng hết thời hạn, sai phạm và sử dụng không hiệu quả, tiếp thu các ý kiến tham gia, hoàn chỉnh các văn bản để trình Bộ Chính trị xem xét và quyết định.
Đồng thời, Thủ tướng yêu cầu Bộ Quốc phòng phải làm mẫu mực về việc cổ phần hóa, thoái vốn, bàn giao đất của các doanh nghiệp về xây dựng, thương mại, dịch vụ và các doanh nghiệp ít liên quan đến nhiệm vụ quân sự, quốc phòng giao cho địa phương để phát triển kinh tế- xã hội và quản lý theo luật định; nghiên cứu, đề xuất phương hướng, giải pháp hiệu quả trong việc sử dụng đất quốc phòng và cả nhiệm vụ quốc phòng, nhiệm vụ quân đội không để lãng phí nguồn lực.
Quân ủy Trung ương Bộ Quốc phòng thừa nhận đến nay qua kiểm tra rà soát khu đất của Bộ Quốc phòng có sai phạm trong sử dụng, còn một số thiếu sót, khuyết điểm. Do đó sẽ kiểm điểm và xử lý kỷ luật nghiêm đối với tổ chức, cá nhân sai phạm và không có vùng cấm. Xử lý công khai, minh bạch và thông tin rõ ràng cho báo chí.
Trong cuộc họp này, Quân ủy Trung ương Bộ Quốc phòng không đề cập đến đất sân golf trong sân bay Tân Sơn Nhất mà trước đây Thượng tướng Trần Đơn, ủy viên thường vụ Quân ủy Trung ương -Thứ trưởng Bộ Quốc Phòng đã từng nói rằng đất sân golf trong sân bay Tân Sơn Nhất là đất quốc phòng nên bất cứ khi nào Bộ cũng có thể thu hồi để giao lại cho Chính Phủ, Bộ giao thông để làm đường băng. Thứ trưởng Bộ quốc phòng cũng thừa nhận rằng hiện tại việc quản lý đất quốc phòng cho mục đích kinh tế tại khu vực sân bay Tân Sơn Nhất còn nhiều bất cập, gây lãng phí đất đai. Ông Trần Đơn nói rằng trong thời gian tới quân đội không được ký kết hợp đồng cho thuê đất mới nào tại khu vực sân bay Tân Sơn Nhất mà tập trung vào việc quy hoach lại.
Đất quốc phòng tại sân bay Tân Sơn nhất có diện tích khá lớn, khoảng 1.060 ha, trong đó 489 ha là đất quốc phòng đang quản lý, 107 ha là đất hàng không dân dụng và 464 ha là đất dùng chung.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/pm-phuc-asks-for-all-wrong-doings-in-defense-landuse-be-corrected-08082019095236.html

Việt Nam xem xét nhập khẩu than đá từ Mỹ

do thiếu than chạy điện

Việt Nam đang xem xét việc nhập khẩu than đá từ Hoa Kỳ để đáp ứng nhu cầu về than cho sản xuất điện, trong bối cảnh Hà Nội có kế hoạch xây thêm nhiều nhà máy nhiệt điện than.
Reuters, vào ngày 6 tháng 8, dẫn nguồn Báo Đầu Tư cho biết Tập đoàn Công nghiệp Than-Khoáng sản Việt Nam-Vinacomin (TKV) và Tập đoàn Xcoal Energy & Resources, có trụ sở ở bang Pennsylvania, Mỹ đã gặp nhau hồi tuần trước tại Hà Nội để thương thảo về khả năng bán than đá cho Việt Nam.
Theo dự báo của Bộ Công thương Việt Nam thì đến năm 2030 điện than sẽ chiếm khỏang gần 43% công suất nguồn điện ở Việt Nam, so với mức hơn 38% ở thời điểm hiện tại. Đồng thời, Bộ Công thương còn cho biết Việt Nam phải đối mặt với tình trạng thiếu điện nghiêm trọng từ năm 2021 trở đi vì nhu cầu sử dụng điện tăng trưởng nhanh hơn tốc độ xây dựng các nhà máy điện mới và Việt Nam sẽ phải nhập 680 triệu tấn than đá cho nhu cầu chạy các nhà máy nhiệt điện trong giai đoạn 2016-2030.
Hiện Vinacomin sản xuất hàng năm khoảng 40 triệu tấn than từ các mỏ trong nước và Việt Nam gần đây trở thành nhà nhập khẩu than, mà hầu hết nguồn hàng mua của Australia và Indonesia.
Truyền thông quốc nội ghi nhận giá than nhập khẩu cao hơn giá than bán trong thị trường nội địa.
Theo Reuters, Việt Nam cũng đang muốn nhập khẩu thêm hàng hóa từ Hoa Kỳ nhằm thu hẹp thặng dư thương mại, sau khi Tổng thống Donald Trump tuyên bố sẽ áp thuế lên các hàng hóa của Việt Nam trong bối cảnh chiến tranh thương mại Mỹ-Trung.
Trong động thái nhằm giảm thặng dư thương mại với Hoa Kỳ, Công ty Cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn trong tháng 7 cho biết sẽ nhập từ 2 đến 3 triệu thùng dầu thô của Mỹ trong 6 tháng cuối năm 2019 cho Nhà máy lọc dầu Dung Quất. Trước đó hồi tháng 6, Chính phủ Việt Nam cũng cho biết Bộ Công thương Việt Nam và Bộ Năng lượng Hoa kỳ sẽ sớm ký kết một bản ghi nhớ về nhập khẩu khí hóa lỏng (LNG).
Thặng dư thương mại của Việt Nam với Mỹ trong vòng nửa đầu năm ngoái là 15,55 tỷ đô la Mỹ (USD) và đã gia tăng lên đến 20, 59 tỷ USD trong 6 tháng đầu năm 2019, theo số liệu thống kê của Cục Hải quan Việt Nam.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/vn-mulls-importingus-coal-for-power-generation-08082019091517.html

Công ty cổ phần tư nhân Navis Capital

sẽ rút vốn đầu tư khỏi Bệnh Viện Pháp Hà Nội

Theo tin từ Nikkei Asian Review, Navis Capital Partners, một công ty đầu tư vốn cổ phần tư nhân châu Á đang tìm cách rút vốn đầu tư khỏi Bệnh viện Pháp Hà Nội. Dự kiến quá trình này sẽ chính thức diễn ra vào năm 2020.
Công ty Navis Capital từng mua một số cổ phần tại Bệnh viện Pháp Hà Nội vào tháng 6 năm 2016 từ  Công Ty TNHH Thiết Bị Và Vật Tư Y Tế Đông Dương. Tuy nhiên, công ty không công bố chính thức mua bao nhiêu cổ phần. Được thành lập vào năm 1996, Bệnh viện Pháp Hà Nội là một bệnh viện tư nhân với hơn 50 bác sĩ làm việc toàn thời gian. Bệnh viện có khoảng 75 giường và đang có kế hoạch tăng số lượng giường lên 150  vào năm 2021.
Việc định giá Bệnh viện Pháp Hà Nội sẽ được dựa trên chỉ số giá trị công ty trung bình của các chi nhánh trên khắp các quốc gia Đông Nam Á. Hiện tại, doanh thu hàng năm của Bệnh viện Pháp Hà Nội được ghi nhận ở mức khoảng 30 triệu Mỹ kim.Theo báo cáo của Trung tâm Ken Research công bố vào tháng 3 năm 2018, từ năm 2012 đến 2017, thị trường bệnh viện tại Việt Nam ghi nhận tỷ lệ tăng trưởng hàng năm là 7.8%.
Quỹ Navis Capital được thành lập vào năm 1998, cai quản một số quỹ đầu tư công cộng và tư nhân với tổng số tiền là 5 tỷ Mỹ kim. (BBT)
https://www.sbtn.tv/cong-ty-co-phan-tu-nhan-navis-capital-se-rut-von-dau-tu-khoi-benh-vien-phap-ha-noi/

Việt Nam không nên phá giá đồng tiền

trong lúc này

Thanh Trúc
Việt Nam, hiện nằm trong danh sách một trong 21 nước đang bị Mỹ theo dõi về việc thao túng tiền tệ, do đó Việt Nam không nên phá giá đồng bạc để bị Hoa Kỳ gán nhãn thao túng tiền tệ như Trung Quốc, là kết luận bài nghiên cứu mới nhất của tiến sĩ Cấn Văn Lực cùng nhóm tác giả Viện Đào Tạo Và Nghiên Cứu Ngân Hàng BIDV ở trong nước.
Trao đổi với đài Á Châu Tự Do, chuyên gia kinh tế tài chính Cấn Văn Lực giải thích trước hết  về khái niệm thao túng tiền tệ:
Thao túng tiền tệ, currency manipulation, có nghĩa là một quốc gia nào đó tận dụng chính sách về tỷ giá hối đoái để tạo cái lợi thế có thể nói là thiếu công bằng, không công bằng trong quan hệ thương mại với một hoặc nhiều nước khác. Ví dụ như là nước đó giảm giá (devalue) cái đồng tiền của mình một cách có chủ ý nhằm tạo lợi thế cho hàng hóa xuất khẩu sang nước khác với cường độ liên tục gây bất lợi cho nước khác. Thế thì quan điểm của Mỹ cũng như các nước thì đó là hiện tượng thao túng tiền tệ, tạo cạnh tranh không công bằng trong quan hệ thương mại.
Thanh Trúc: Thưa tiến sĩ Cấn Văn Lực, với chủ đề Trung Quốc vừa bị Mỹ gắn mác thao túng tiền tệ (ngày 5/8/2019) thì Việt Nam nên làm gì? Được biết, ông và nhóm tác giả Viện Đào Tạo Và Nghiên Cứu Ngân Hàng BIDV đã khẳng định Việt Nam không nên phá giá đồng tiền, xin cho biết lý do?
TS. Cấn Văn Lực: Có 3 lý do. Thứ nhất là mỗi khi Việt Nam cũng như các nước khác điều chỉnh tỷ giá thì cũng cần quan tâm đến nhiều mặt, không chỉ riêng xuất khẩu. Khi mà đồng tiền của một quốc gia yếu đi thì có thể lợi thế cho xuất khẩu nhưng lại thiệt hại cho nhập khẩu, rồi phải cân nhắc đến cả yếu tố vay nợ nước ngoài, cân nhắc liệu việc đó có làm tăng lạm phát hay không.
Lý do thứ hai không nên phá giá vì nếu phá giá thì chẳng vô hình chung Việt Nam bị xoáy vào vòng xoáy của cuộc chiến tiền tệ, có thể bị kết luận là nước thao túng tiền tệ và như vậy là bất lợi cho Việt Nam.
Lý do thứ ba, qua nghiên cứu chúng tôi thấy rằng quan hệ giữa gọi là giảm giá tiền đồng Việt Nam với xuất nhập khẩu của Việt Nam thì nó quan hệ rất thấp. Bởi vì cấu trúc của nền kinh tế Việt Nam hiện nay là càng xuất khẩu nhiều thì càng nhập khẩu nhiều do công nghiệp phụ trợ trong nước phát triển chưa tốt, cũng như xuất khẩu ở đây chủ yếu đến 70% là do các doanh nghiệp FDI đang thực hiện. .
Thanh Trúc: Liên quan chuyện Trung Quốc phá giá đồng Nhân Dân Tệ và bị Hoa Kỳ quy kết thao túng tiền tệ, thì cái nhìn của ông và nhóm nghiên cứu BIDV về vấn đề này như thế nào?
TS. Cấn Văn Lực: Đó là một động thái có chủ ý của Trung Quốc. tuy nhiên nó chưa đến mức  được cho là thao túng tiền tệ bởi vì cái mức mà Ngân Hàng Trung Ương Trung Quốc cho phép đồng Nhân Dân Tệ ngày hôm kia giảm giá ở mức tầm 1,4% . Mức này thứ nhất cũng đâu đó phản ánh cái yêu cầu hay cái diễn biến trên thị trường trong bối cảnh kinh tế Trung Quốc đã và đang ở mức độ không thuận lợi hay là yếu kém hơn so với trước đây.
Ý thứ hai là sự rủi ro về chiến tranh thương mại Mỹ Trung, đặc biệt sau khi tổng thống Donald Trump tuyên bố vào ngày 1 tháng Tám sẽ áp thêm thuế đối với hàng hóa nhập từ Trung Quốc, vì vậy thị trường cũng có nhiều phản ứng tiêu cực đối với kinh tế Trung Quốc nói chung và tiền tệ Trung Quốc nói riêng.
Tuy nhiên vì sao phía Mỹ lại cho rằng đó là thao túng tiền tệ, bởi vì đây là lần đồng Nhân Dân Tệ giảm giá  rất mạnh, 1,4% trong một ngày, vượt qua con sô 7 gọi là “ranh giới đỏ red line” mà chưa hề bị vượt qua trong vòng 11 năm qua. Cái thứ ba là nó lại xảy ra ở thời điểm sau khi tổng thống Trump tuyên bố là sẽ áp thuế tiếp từ ngày 1 tháng Chín. Đấy là những nguyên nhân để Mỹ quyết định Trung Quốc đã thao túng tiền tệ.
Thanh Trúc: Việt Nam là một trong 21 quốc gia đang thuộc diện theo dõi của Mỹ trong việc thao túng tiền tệ. Theo ông, với tình trạng kinh tế như hiện nay, khi VN đã chạm 2 ngưỡng cán cân thương mại với Mỹ, thặng dư trên 20 tỉ USD, ông nghĩ liệu  Việt Nam sẽ là quốc gia sẽ có thể bị quy kết “thao túng tiền tệ”?
TS. Cấn Văn Lực: Như đã biết trong báo cáo hồi tháng Năm vừa qua thì Mỹ cũng đã công bố Việt Nam đã chạm 2 ngưỡng trong số 30 ngưỡng đối với một quốc gia theo cái nhìn của Mỹ được cho là thao túng tiền tệ. Thế thì đối với hướng thứ ba hiện nay của Việt Nam chính là có liên quan đến can thiệp thị trường ngoại hối liên tục. ví dụ mua ròng ngoại tệ liên tục trong vòng 6 tháng, mức mua đó vượt quá 2% GDP của Việt Nam thì như vậy đã chạm 3 cái ngưỡng.
Đấy là cái rủi ro và thách thức, tuy nhiên tôi nghĩ rằng Việt Nam sẽ điều hành chính sách tỷ giá cũng như chính sách thương mại để làm sao mà Mỹ không thể kết luận là Việt Nma thao túng tiền tệ. Lấy ví dụ như đối với cán cân thương mại với Mỹ chắc chắn Việt Nam sẽ cố gắng để cân bằng hơn, tức là giảm bớt đi mức độ thặng dư đối với Mỹ. Tât nhiên không thể ngày một ngày hai nhưng đó sẽ là đó không phải là câu chuyện trong một vài năm tới.
Ý thứ hai là Việt Nam vẫn phải tiếp tục mua ngoại tệ bởi vì dự trữ ngoại hối của Việt Nam dù đã tăng khá là nhiều trong thời gian qua nhưng cái mức của nó vẫn là thấp theo khuyến nghị của INF Quĩ Tiền Tệ Quốc T. Chính vì thế Việt Nam phải tiếp tục mua ngoại tệ để tăng ngoại hối. Tuy nhiên thì Việt Nam sẽ thực hiện chính sách linh hoạt tỷ giá hối đoái và thực hiện động thái có mua có bán ngoại tệ. Tức là không phải một chiều mà là hai chiều và chỉ can thiệp những trường hợp cần thiết. Thứ ba là sẽ trao đổi với phía Mỹ một cách công khai, minh bạch, kể cả những bằng chứng để chứng minh với phía Mỹ rằng Việt Nam không hề giảm giá đồng tiền của mình một cách quá đáng, một cách chủ ý, và phía Mỹ không thể kết luận Việt Nam thao túng tiền tệ.
Thanh Trúc: Thưa ông, Việt Nam thời gian qua đã liên tiếp có nhiều vụ tham nhũng kinh tế bị phanh phui, cho thấy thiệt hại ngân sách nhà nước hàng ngàn tỉ USD, chưa kể đến khả năng ngân sách Nhà Nước phải bù lỗ cho hàng loạt dự án hạ tầng hàng ngàn tỷ đồng khác nữa. Thực trạng kinh tế như vậy theo ông có được coi là sáng sủa và khả quan không?
TS. Cấn Văn Lực: Thực ra thì vấn đề tham nhũng không chỉ xảy ra ở Việt Nam mà xảy ra ở nhiều nước, nhất là những nước đang phát triển như Việt Nam. Nhưng cái tích cực của Việt Nam ở đây chính là chính phủ và nhà nước Việt Nam đang rất quyết liệt chống tham nhũng, thứ hai là cũng đang quyết liệt cải thiện môi trường đầu tư và môi trường kinh doanh. Chính vì vậy ta thấy niềm tin từ các nhà đầu tư, kể cả những tổ chức xếp hạng tín nhiệm như Moody’s, S&P hoặc Fitch đều đã nâng xếp hạng tín nhiệm cho Việt Nam năm ngoái và tháng Tư, tháng Năm năm nay.
Cái thứ hai là dòng vốn đầu tư vào Việt Nam nó liên tục tăngtrong thời gian qua, đặc biệt khi mà chiến tranh thương mại Mỹ Trung đang diễn ra và leo thang thì trong 7 tháng đầu năm vừa qua sự dịch chuyển dòng vốn đầu tư, từ Trung Quốc, từ Hồng Kông, của các doanh nghiệp nước ngoài ở Trung Quốc ở Hồng  Kông đã và đang dịch chuyển một phần về Việt Nam. Điều đó thể hiện Việt Nam đang đi đúng hướng, trong cả môi trường kinh doanh cũng như chống tham nhũng.
Thanh Trúc: Thưa tiến sĩ Cấn Văn Lực, Việt Nam nên làm gì trong lúc này nhằm cân bằng cán cân thương mại, ổn định tiềm lực kinh tế để không bị chuyển sang nhóm quốc gia thao túng tiền tệ vào đợt kiểm tra kế tiếp của Mỹ vào tháng 9/2019 này?  Nếu bây giờ bắt đầu chuyển động thì liệu có kịp không?
TS. Cấn Văn Lực: Trước hết ta nên thấy có sự đối chiếu với 3 ngưỡng hoặc 3 điều kiện để phía Mỹ có thể kết luận một quốc gia nào đó thao túng tiền tệ. Thứ nhất, đối với cân bằng thương mại, tôi hiểu chính phủ cũng đang khuyến khích các doanh nghiệp Việt Nam nhập khẩu nhiều hơn hàng hóa thiết bị từ phía Mỹ, thí dụ máy bay, lương thực thực phẩm, thiết bị y tế, thuốc men…từ Mỹ. Chúng tôi quan sát thấy nhập khẩu hàng hóa từ Mỹ về Việt Nam cũng tăng khá là mạnh những tháng đầu năm vừa qua.
Hy vọng với đà này, cộng thêm việc tận dụng những FTA Hiệp Định Tự Do Thương Mại đã ký kết với EU và với nhiều nước khác, Việt Nam cũng có thể đa dạng hóa thị trường xuất khẩu của mình, cũng là cách giảm bớt thặng dư thương mại với Mỹ.
Thứ hai, Việt Nam cần phải cập nhật và trao đổi thông tin với phía Mỹ, để chứng minh rằng mua hay làm tăng dự trữ ngoại hối, cái đặc thù của kinh tế Việt Nam  là do dự trữ ngoại hối còn thấp, rằng Việt Nam can thiệp thị trường ngoại tệ cả hai chiều, đồng thời cũng minh bạch hóa những hoạt động can thiệp thị trường ngoại hối để Mỹ thấy rằng đó là những hoạt động hoàn toàn công khai minh bạch và không phải là thao túng tiền tệ.
Thứ ba là cần phải kiên quyết chống những hiện tương gọi là gian lận thương mại, đột lốt nhãn mác “Made In Vietnam” để xuất khẩu sang Mỹ nhằm mục đích trốn thuế. Chính phủ Việt Nam cũng đã có một đề án rất rõ, ban hành tháng Sáu vừa qua, để chống gian lận thương mại cũng như chống gian lận xuất xứ.
Tôi nghĩ với những cách làm như vậy thì chắc là Việt Nam đã thể hiện thiện chí và hoàn toàn có đủ cơ sở để không bị kết luận là thao túng tiền tệ.
Thanh Trúc: Tóm lại những biện pháp cấp thiết nào mà các nhà hoạch định chính sách kinh tế nên vạch ra và tư vấn cho chính phủ trong thời gian ngắn và dài?
TS. Cấn Văn Lực: Trước mắt thì rõ ràng cần phải hết sức bình tĩnh và tỉnh táo để không bị xoáy vào vòng xoáy về chiến tranh tiền tệ, cố gắng cân bằng hơn về quan hệ thương mại với Mỹ, tiếp tục duy trì chính sách tỷ giá linh hoạt và chủ động như trong thời gian qua.
Thứ hai là cải thiện mạnh môi trường kinh doanh để thu hút thêm dòng vốn đầu tư nước ngoài cả trực tiếp và gián tiếp. Cũng cần phải có tiêu chí để sàng lọc tốt hơn những dự án đầu tư nước ngoài, đặc biệt những dụ án gắn với công nghệ cao, gắn với thân thiện môi trường.
Thứ ba, những vấn đề liên quan đến thể chế, pháp lý để tạo môi trường kinh doanh hấp dẫn hầu thu hút giới đầu tư trong và ngoài nước.
Thanh Trúc: Xin cảm ơn chuyên gia kinh tế tài chính Cấn Văn Lực đã dành cho đài Á Châu Tự Do bài phỏng vấn này.
https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/vietnam-shouldnot-devalue-currency-08082019102132.html

VN: ‘Bãi Tư Chính’ và Cơ hội thoát Trung

PGS. TS. Phạm Quý ThọGửi cho BBC News Tiếng Việt từ Hà Nội
Thoát Trung là sự phản ứng hoà bình, thể hiện sự không hài lòng của dân chúng về quan điểm và thái độ của đảng và nhà nước trong quan hệ với Trung Quốc, đặc biệt trước một số các sự kiện nóng liên quan đến việc Trung Quốc đe doạ và xâm lấn chủ quyền quốc gia của Việt Nam.
Về thực chất sâu xa thoát Trung vừa biểu thị tinh thần độc lập dân tộc, vừa là khẩu hiệu, lời kêu gọi thoát khỏi sự lệ thuộc vào Trung Quốc. Tuy nhiên ‘ý đảng’ và ‘lòng dân’ có những khoảng cách, cho nên thoát Trung trở thành vấn đề phức tạp, không thể trở thành công khai.
Một hình thức tiêu biểu là các hoạt động trao đổi, thảo luận không chính thức do một bộ phận tri thức khởi xướng và đề xuất những kiến nghị với lãnh đạo đảng và nhà nước.
Bàn tròn BBC: Áp lực với TQ “từ chiến tranh tiền tệ” với Mỹ tới Biển Đông
Quan hệ Việt – Trung: Bãi Tư Chính là thời điểm thay đổi với VN?
Carl Thayer: ‘Tam giác ngoại giao VN, TQ và Mỹ sẽ còn căng’
Biểu tình nhỏ ở Hà Nội về Bãi Tư Chính
VN ‘quá rụt rè trước TQ’ trong vấn đề Biển Đông
Bãi Tư Chính: Asean vẫn chia rẽ, người dân VN ‘sẽ không manh động’
‘Sự kiện Bãi Tư Chính’ đang diễn ra – sự xâm nhập của các tàu Trung Quốc vào chủ quyền lãnh hải Việt Nam, lại làm nóng lên cơ hội thoát Trung.
Thoát trung là sự phản ứng hoà bình, thể hiện sự không hài lòng của dân chúng về quan điểm và thái độ của đảng và nhà nước trong quan hệ với Trung Quốc, đặc biệt trước một số các sự kiện nóng liên quan đến việc Trung Quốc đe doạ và xâm lấn chủ quyền quốc gia của Việt Nam.
Ngộ nhận mô hình
Sự phức tạp của vấn đề thoát trung được lý giải là Việt Nam và Trung Quốc tương đồng về chế độ đảng cộng sản toàn trị với mô hình phát triển đặc thù: đảng cộng sản vận hành kinh tế thị trường. Tuy nhiên, đó là sự ngộ nhận.
Khi bức tường Berlin sụp đổ năm 1989, chiến tranh lạnh kết thúc, quá trình chuyển đổi thể chế nhà nước nước chủ nghĩa xã hội theo chủ thuyết Marx – Lenin đã diễn ra. Ở Liên Xô cũ và Đông Âu việc cải cách ‘từ trên xuống’, nghĩa là thay đổi bản chất nhà nước, đa đảng và bầu cử trực tiếp, trong khi Trung Quốc và Việt Nam duy trì chế độ độc đảng cộng sản, mở cửa và cải cách chuyển đổi nền kinh tế theo hướng thị trường.
Vấn đề đảng cộng sản lãnh đạo kinh tế thị trường chứa đựng mâu thuẫn cơ bản giữa hai hệ tư tưởng cộng sản với chế độ tập thể dựa trên học thuyết Marx – Lenin và hệ tư tưởng tư sản với sở hữu tư nhân là nền tảng cho kinh tế thị trường. Sự tồn vong của chế độ độc đảng toàn trị phụ thuộc vào tăng trưởng kinh tế nhờ thị trường. Khi dư địa tăng trưởng không còn mâu thuẫn này ngày càng bộc lộ gay gắt, kinh tế – xã hội khủng hoảng và sự bất ổn thể chế là không tránh khỏi. Sự thay đổi là cần thiết trong quá trình phát triển.
Mở cửa hội nhập với kinh tế khu vực và thế giới, đặc biệt trong bối cảnh toàn cầu hoá, khuyến khích đầu tư và tăng cường thương mại đã thúc đẩy tăng trưởng kinh tế là yếu tố quan trọng ‘dung hoà’ tạm thời mâu thuẫn trên. Nhà nước cộng sản độc đảng được hưởng lợi từ bản chất ‘tham lam’ kiếm lời của
các tập đoàn xuyên quốc gia, của các nhà đầu tư nước ngoài. Trung Quốc ‘hấp thụ ngoại lực’ khá thành công để trở thành ‘công xưởng của thế giới’, thúc đẩy tăng trưởng cao trong hơn một phần ba thế kỷ.
Ngoài ra, nhiều đời Tổng thống Mỹ trước Donald Trump tin rằng tăng trưởng kinh tế sẽ thúc đẩy dân chủ ở Trung Quốc, nên có nhiều nhượng bộ để các nhà đầu tư nước ngoài có thể thâm nhập thị trường hơn 1 tỷ dân này.
Quan niệm thay đổi
Nay, khi Tập Cận Bình bỏ phương châm ‘giấu mình, chờ thời’ vốn được Đặng Tiểu Bình chủ trương, ông ta thâu tóm quyền lực đảng và nhà nước không giới hạn về nhiệm kỳ với tham vọng thay đổi trật tự thế giới bằng sức mạnh kinh tế và quân sự, cạnh tranh vị trí dẫn đầu với Mỹ.
Giải pháp nào cho tranh chấp Tư Chính?
Bãi Tư Chính: “Đã đến lúc VN kiện TQ ra tòa quốc tế”?
Bãi Tư Chính: TQ ‘đẩy vấn đề’ tinh vi hơn
Quan niệm trên của Hoa Kỳ đã thay đổi khi Tổng thống D. Trump phát động cuộc thương chiến với Trung Quốc khi cho rằng sự cạnh tranh giữa hai quốc gia là không bình đẳng khi cán cân thương mại có lợi cho Trung Quốc. Hơn thế, Trung Quốc còn ép buộc các nhà đâu tư nước ngoài chuyển giao công nghệ, đánh cắp sở hữu trí tuệ, vi phạm cam kết WTO về chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường…
D. Trump đã đánh thuế từ 10 đến 25% trên hơn 500 tỷ giá trị hàng hoá nhập vào Mỹ từ Trung Quốc. Tập Cận Bình đã có những phản ứng đáp trả. Cuộc thương chiến Mỹ – Trung ngày càng căng thẳng. Các vấn đề an ninh hàng hải, an ninh không gian điện toán, viễn thông và an ninh quốc gia được đặt ra khi Trung Quốc vi phạm luật quốc tế về biển, vạch ranh giới ‘đường lưỡi bò’ tại biển Đông và quân sự hoá các đảo tại đó.
Các nhà phân tích cho rằng đó là sự đối đầu Mỹ – Trung đã vượt khỏi giới hạn cuộc thương chiến, mà là đối đầu giữa hai hệ thống chính trị khác biệt về tư tưởng. Hơn thế, cuộc chiến tranh lạnh tiếp theo có thể sẽ diễn ra.
Tăng trưởng GDP của Trung Quốc đang giảm tốc, hiện còn 6,2%, thấp nhất trong hai mươi năm. Ngoài các vấn đề kinh tế như nợ công cao, mất cân đối, xuất khẩu giảm, các nhà đầu tư nước ngoài giảm đi, thì sự ô nhiễm môi sinh, già hoá dân số, đô thị ‘ma’, ‘trại huấn luyện nghề’ cho người Duy Ngô nhĩ ở Tân Cương, tôn giáo ở Tây Tạng, biểu tình ở Hồng Kông… khiến cho các kịch bản Trung Quốc ‘hạ cánh cứng’ được đặt ra.
Một mô hình phát triển không bền vững, đang suy yếu và dự báo có thể sụp đổ khiến Việt Nam phải đánh giá lại liệu nó có là chỗ dựa tin cậy.
‘Thái độ thay đổi’
Do yếu tố địa chính trị và lịch sử Việt Nam luôn ‘cảnh giác’ trước sự xâm lăng của Trung Quốc. Bởi vậy, Việt Nam luôn duy trì chính sách quan hệ hữu hảo giữa hai nước sao cho tránh được chiến tranh. ‘Cương, nhu’ là sách lược ứng xử của Việt Nam với Trung Quốc linh hoạt tuỳ tình huống và bối cảnh lịch sử. Nhà cầm quyền lãnh xứ mệnh này.
Bãi Tư Chính và lô 06-01: Rõ hơn về tàu Trung Quốc ‘quấy nhiễu’ Việt Nam
Bình luận chuyện báo VN ‘im’ về vụ bãi Tư Chính
Thái độ cương quyết, nhưng ôn hoà và những động thái bảo vệ chủ quyền của chính quyền Việt Nam được nhiều nước đồng tình, ủng hộ được đánh giá là sự thay đổi quan trọng trong quan hệ với Trung QuốcPGS. TS. Phạm Quý Thọ
“Đối đầu” giữa các tàu TQ và VN lại xảy ra ở Biển Đông
Những năm gần đây, sau một loạt các sự kiện Trung Quốc gây hấn, xâm chiếm và đe doạ chủ quyền của Việt Nam như chiến tranh biên giới phía Bắc năm 1979, chiếm Đảo Gạc Ma 1988, quân sự hoá Hoàng Sa và một số đảo ở Trường Sa, nơi có tranh chấp chủ quyền theo luật biển quốc tế… quan hệ giữa hai nước đã trở nên căng thẳng. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn thể hiện những phản ứng yếu ớt và không công khai.
Có những đồn đoán rằng đằng sau thái độ ‘cam chịu’ của Việt Nam trước Trung Quốc là mật ước Thành Đô, sự cam kết giữa hai Đảng cộng sản của hai nước, là sự phụ thuộc về kinh tế.
Thái độ ‘kiềm chế’ của nhà cầm quyền khiến cho người dân không hài lòng. Người dân đã đổ xuống đường biểu tình, bày tỏ thái độ phản kháng mạnh mẽ, có phần manh động trước những sự kiện nóng xảy ra gần đây như giàn khoan HD 981 của Trung Quốc vi phạm lãnh hải Việt Nam năm 2014 và phản đối biểu quyết thông qua dự luật Đặc khu hành chính – kinh tế Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc năm 2016 được cho là có yếu tố Trung Quốc.
Từ đầu tháng 7/2019 chính quyền Trung Quốc đưa tàu khảo sát Hải Dương 8, được các tàu hải cảnh và dân binh hộ tống xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, tiến hành các hoạt động trái phép.
Khác với trước đây, Việt Nam đã có thái độ cứng rắn, phản đối công khai theo đường ngoại giao và trên diễn đàn Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 52 từ 31/7 đến 3/8 được tổ chức tại Bangkok, Thái Lan.
Thái độ cương quyết, nhưng ôn hoà và những động thái bảo vệ chủ quyền của chính quyền Việt Nam được nhiều nước đồng tình, ủng hộ được đánh giá là sự thay đổi quan trọng trong quan hệ với Trung Quốc.
‘Tinh thần không đổi’
Tuy nhiên thái độ của người dân cũng ‘khác trước’ với thái độ ‘im lặng chờ đợi’. Điều đó gây nên những bình luận trái chiều trên mạng xã hội. Những ý kiến tích cực cho rằng người dân có ý thức hơn, ‘bình tĩnh hơn’ khi theo dõi sự kiện và các động thái của giới lãnh đạo với sự đồng tình. Cách tiếp cận ‘trung lập hơn’ cho rằng trước kia người dân biểu tình có một lý do vì chính quyền đã không thể hiện ‘lòng dân’. Cách nhìn bi quan hơn rằng người dân ‘để mặc’ chính quyền, coi đó là việc của giới lãnh đạo vì đã ngăn chặn các cuộc biểu tình, thậm chí đã bỏ tù một số người…
Theo tôi, tinh thần ‘thoát Trung’ của người dân là không thay đổi. Những động thái hiện nay của chính quyền là đúng đắn trong quan hệ quốc tế của của một quốc gia có chủ quyền và tôn trọng luật pháp quốc tế. Việc mà chính quyền cần làm là thay đổi thái độ đối với người dân để có được sự tin tưởng.
‘Sự kiện Bãi Tư Chính’ là phép thử đồng thời là cơ hội khởi đầu một chiến lược thoát Trung chủ động, bài bản. Đây là cơ hội để chính quyền ‘vượt qua chính mình’, sáp lại gần dân, một mặt, có thể tạo nên sức mạnh của tinh thần độc lập, yêu nước – vốn là một truyền thống quý báu của dân tộc. Mặt khác, cần tránh tư tưởng cực đoan và ‘bài’ Trung.
Hơn thế, cơ hội thoát Trung tạo ra niềm hy vọng lớn hơn về tầm nhìn và sự thay đổi mô hình phát triển tự cường.
Nhà sử học Yuval Noah Harari nói rằng ‘suy nghĩ về hiện tại giúp xác định tương lai. Các chính trị gia của chúng ta không làm việc này một cách đầy đủ’.
Việt Nam trong quan hệ với Trung Quốc: tương lai cần một sự nâng cấp.
Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả, nguyên Chủ nhiệm Khoa Chính sách Công, Học viện Chính sách và Phát triển, Bộ Kế hoạch & Đầu tư, Việt Nam.
https://www.bbc.com/vietnamese/forum-49277039

Thăm tàu USS Ronald Reagan

trong một ngày mưa dầm

Ben NgôBBC Tiếng Việt
Phóng viên BBC Tiếng Việt ghi vội trải nghiệm “hiếm có” khi đặt chân lên hàng không mẫu hạm USS Ronald Reagan neo đậu ở cảng tại Manila, Philippines, hôm 7/8.
Chiến hạm của Mỹ ghé thăm cảng ở Philippines sau khi tàu này cùng một số tàu tuần dương của Hoa Kỳ tiến vào Biển Đông trong bối cảnh căng thẳng tại Bãi Tư Chính vẫn đang tiếp diễn.
Chiến hạm này được đặt theo tên của vị tổng thống Hoa Kỳ thứ 40. Vào buổi lễ hạ thủy năm 2001, đây là tàu chiến đầu tiên được đặt theo tên của một vị cựu tổng thống Mỹ vẫn còn sống ở thời điểm đó.
Khẩu hiệu của hàng không mẫu hạm USS Ronald Reagan là “hòa bình thông qua sức mạnh”, một thông điệp nhiều ý nghĩa trong bối cảnh người dân Việt đang ngóng đợi các tin tức mới nhất về Bãi Tư Chính cũng như các diễn biến khác tại Biển Đông.
Thủy thủ đoàn trên tàu chiến này được ghi nhận lên đến 5.000 người, trong đó có khoảng 300 người là người Mỹ gốc Phi.
Tàu sân bay USS Ronald Reagan vào Manila, Philippines
Tại sao VN tiếp đón hàng không mẫu hạm Mỹ?
Phương Tây gửi mẫu hạm đến Biển Đông, đối phó TQ
Carl Thayer: ‘Tam giác ngoại giao VN, TQ và Mỹ sẽ còn căng’
Phải chăng với đa số người Việt, hình ảnh và sự hiện diện của một chiếc tàu chiến Mỹ dễ đem lại sự tin tưởng và an tâm vì sứ mệnh của họ là “giúp mang lại an ninh và ổn định trong khu vực”.
Với một người Việt, ngay cả trong giới làm báo, quả là không dễ có cơ hội được đặt chân lên một tàu chiến của Mỹ, nhất là USS Ronald Reagan (CVN-76), chiếc hàng không mẫu hạm chạy bằng năng
lượng hạt nhân của Hạm đội 7 Hoa Kỳ, chở theo hơn 70 chiếc tiêm kích F/A-18, trực thăng và máy bay do thám.
Vào cuối ngày 6/8, khi yêu cầu tháp tùng phái đoàn báo chí lên thăm tàu được chấp thuận, tôi và một đồng nghiệp lập tức lấy chuyến bay cuối cùng trong ngày đến Manila.
Khi xuống sân bay Manila vào lúc gần 4:00 sáng hôm 7/8, tôi có chút e ngại khi dự báo thời tiết báo hiệu sẽ mưa dầm cả ngày, trong lúc sẽ phải ra bến cảng để lên tàu trung chuyển ra USS Ronald Reagan.
Buổi trưa cùng ngày, khoảng hơn 20 phóng viên quốc tế đã tập trung ở bến cảng, với vẻ phấn khích, dù thời điểm đó, trời mây vần vũ, báo hiệu một chuyến hải trình không mấy êm đềm.
Ngay khi các phóng viên vừa lên tàu trung chuyển, trời đổ mưa to.
Những con sóng lớn vỗ hai bên mạn tàu khiến cho chặng đường này dự định khoảng 36 phút đã kéo dài hơn một giờ.
Rồi thì cuối cùng tôi đã thấy bóng dáng USS Ronald Reagan uy nghi, sừng sững hiện ra trong tầm mắt.
Cảm giác thật khó tả, bất giác tôi nhớ đến chuyện hồi tháng 3/2018, người dân Đà Nẵng cũng như dân Việt Nam từng háo hứng đón hàng không mẫu hạm USS Carl Vinson, sự hiện diện quân sự quy mô nhất của Mỹ tại Việt Nam kể từ năm 1975.
Ấn tượng đầu tiên là việc đón tiếp giới truyền thông diễn ra khá trang trọng, các sĩ quan, binh sĩ và nhân viên đứng hai bên chào đón phóng viên từ cầu thang dẫn lên chiến hạm đến nơi tổ chức họp báo.
Do các lối đi trên chiếc tàu này khá chật hẹp, cầu thang giữa các tầng khá dốc nên phóng viên đã được báo trước là hạn chế mang theo hành lý, vật dụng cồng kềnh.
Không ngoài dự đoán, cuộc họp báo của Chỉ huy tàu USS Ronald Reagan diễn ra với các câu hỏi xoay quanh chủ đề căng thẳng ở Biển Đông và sự hiện diện của quân đội Mỹ tại khu vực này.
Chuẩn Đô đốc Karl Thomas, chỉ huy Lực lượng 70 thuộc Nhóm Tác chiến Tàu Sân bay 5 nói với các phóng viên rằng sự hiện diện của quân đội Mỹ giúp đem lại an ninh và ổn định, cũng như thúc đẩy các cuộc đàm phán ngoại giao giữa các quốc gia đang có yêu sách tại Biển Đông.
Trả lời câu hỏi của BBC Tiếng Việt, Chuẩn Đô đốc Karl Thomas nói ông hy vọng “một ngày không xa”, USS Ronald Reagan sẽ ghé thăm Việt Nam.
Ông cũng xác nhận với các phóng viên: “Các tàu chiến của Trung Quốc lảng vảng quanh USS Ronald Reagan hôm 6/8. Chúng tôi tiến hành hoạt động hàng hải này một cách ôn hòa và chuyên nghiệp, và kỳ vọng các bên khác cũng thế.”
Với câu hỏi nếu gặp hải quân nước khác trên vùng biển này USS Ronald Reagan sẽ xử lý ra sao, Chuẩn Đô đốc Karl Thomas nói:
”Tôi có thể trả lời rằng rằng nhiệm vụ của một tàu chiến là phải biết được có những gì xung quanh mình. Chúng tôi luôn phải xác định, từ khoảng cách xa nhất có thể, những tàu cũng đang di chuyển trong vùng biển quốc tế cùng với chúng tôi.”
”Chúng tôi có nhiều phương pháp để xác định những việc khác. Chúng tôi muốn sử dụng tất cả các phương tiện đang có để có nhận thức rõ ràng về không gian xung quanh.”
Hàng không mẫu hạm Mỹ tại Đà Nẵng
TQ ‘không vui’ với chuyến thăm VN của USS Carl Vinson?
Đà Nẵng và các bước ngoặt chiến lược của Mỹ
Do chuyến đi này khá gấp gáp, một giới chức của USS Ronald Reagan nói với tôi rằng việc sắp đặt cho cuộc phỏng vấn người gốc Việt đang phục vụ trên trên tàu “là bất khả thi”.
Trong lúc tôi hơi thất vọng, bất chợt một giọng nói vang lên bằng tiếng Anh: “Này anh phóng viên, tôi là người gốc Việt nè, mẹ tôi là người Việt.”
Quả là hay không bằng hên.
Cô Erica Bechard, đặc trách truyền thông của USS Ronald Reagan, nói với tôi rằng cô có người mẹ đơn thân quê ở Quy Nhơn. Bà mong muốn con gái toại nguyện với giấc mơ được phục vụ trong Hải quân Hoa Kỳ.
Cô đã lên tàu từ tháng 10/2018.
“Tôi luôn cố gắng cho giấc mơ của mình. Tôi tự hào là người Mỹ gốc Việt và cũng mong muốn có lần về thăm quê hương.”
Cô tâm sự là không biết nhiều tiếng Việt do chủ yếu chỉ nói chuyện với mẹ bằng tiếng Anh.
Khi được yêu cầu nói tiếng Việt, cô gái cười rất tươi và nói trước ống kính: “Mẹ ơi, con cám ơn mẹ!”.
Các phóng viên chỉ có khoảng hơn một giờ dự họp báo và thực hiện phỏng vấn chớp nhoáng trên tàu.
Một ấn tượng khác với tôi là quầy bán đồ lưu niệm khá bắt mắt, nhưng có vẻ không thu hút người mua.
Nhìn quầy này, tôi chợt nhớ đến chuyện hồi hàng không mẫu hạm USS Carl Vinson ghé Đà Nẵng, khoảng 1.500 chiếc bật lửa Zippo in chữ USS Carl Vinson CVN 70 và “Gold Eagle” (Đại bàng Vàng) kèm theo hình ảnh con chim được chọn làm biểu tượng của tàu sân bay đã được những người tới thăm “mua sạch”.
Sau đó, người ta thấy rất nhiều mẩu rao bán lại với giá cao sản phẩm này trên mạng.
Còn trong chuyến thăm tàu USS Ronald Reagan, các phóng viên nhìn chung có vẻ “hờ hững” với mặt hàng có thể là “bán được giá hời” ở Việt Nam.
Trong cuộc đời làm báo của mình, tôi chắc rằng mình sẽ nhớ mãi chuyến thăm tàu này, dù hành trình khá vội vã.
Một số bạn của tôi trên mạng xã hội cũng trầm trồ khi biết tôi có dịp được đặt chân lên chiến hạm Mỹ trong lúc hình ảnh của nó đang được mọi người chia sẻ nhiều.
Phải chăng với đa số người Việt, hình ảnh và sự hiện diện của một chiếc tàu chiến Mỹ dễ đem lại sự tin tưởng và an tâm vì sứ mệnh của họ là “giúp mang lại an ninh và ổn định trong khu vực”.
Nhất là trong bối cảnh có nhiều quan ngại của người dân về tình hình tại bãi Tư Chính cũng như tại Biển Đông.
Kết thúc chuyến đi, bất chợt tôi ao ước một ngày không xa, tôi sẽ lại đặt chân lên USS Ronald Reagan hoặc một hàng không mẫu hạm khác của Hoa Kỳ, trên hải phận Việt Nam.
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-49274419

‘Lãnh đạo VN nên chính thức

tổ chức biểu tình phản đối TQ’

Ý kiến nói chính phủ VN nên xem lại ‘tình hữu hảo giả tạo với TQ’ và nên tổ chức, hoặc tạo hành lang pháp lý cho người dân biểu tình chống TQ theo quyền Hiến định.
Trong vụ việc căng thẳng tại Bãi Tư Chính làm nóng dư luận trong và ngoài nước hơn một tháng qua, có ý kiến rằng đây là thời điểm thích hợp để Việt Nam hành động mạnh mẽ hơn nhằm ‘tự cứu mình’ thay vì trông chờ vào bất cứ nước nào.
Biểu tình nhỏ ở Hà Nội về Bãi Tư Chính
Bãi Tư Chính: Nhận thức của người dân VN ‘đã cao hơn trước’
Bãi Tư Chính: “Đã đến lúc VN kiện TQ ra tòa quốc tế”?
Tự cứu mình?
Trao đổi với BBC hôm 7/8, luật sư Ngô Anh Tuấn nói:
“Về vấn đề Biển Đông, lâu nay chúng ta vẫn đơn phương, không phải bây giờ. Mấy nước Đông Nam Á thì vẫn tranh chấp về biển đảo với chúng ta. Nga, Mỹ hay các nước lớn khác nếu không có lợi gì cho họ thì họ vẫn cứ dửng dưng. Nếu chúng ta thể hiện thái độ của mình một cách quyết liệt trên bình diện quốc tế (ví dụ kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế) thì chắc chắn chúng ta sẽ không đơn độc, và các nước trên thế giới sẽ ủng hộ nhiều hơn vì tự do hàng hải quốc tế sẽ bị ảnh hưởng nếu Trung Quốc coi Biển Đông là ao nhà của mình. Khi đó, các nước lớn như Nga, Mỹ muốn hay không cũng phải thể hiện chính kiến của mình trong trường hợp cụ thể này chứ không lập lờ như bay giờ…”
“Hơn ai hết, Việt Nam phải tự cứu chính mình, không thể trông chờ vào ai đó cứu mình vì ít ai đi cứu người khác một cách bất vụ lợi cả. Đừng trông chờ vào sự nghĩa hiệp mang tầm quốc tế, nó chỉ có trong sách vở mà thôi, không có gì là miễn phí cả. Hơn thế nữa, một khi đã phụ thuộc vào một ai đó thì chúng ta cũng có thể được đưa lên bàn cân hay đem ra máy tính để tính toán, bán mua hoặc đổi chác khi “được giá.”
Trong khi đó, nhà hoạt động Nguyễn Anh Tuấn viết trên Facebook rằng vụ việc Bãi Tư Chính là “phép thử ý đảng, lòng dân”.
“Làm sao còn có thể hiệu triệu được lòng dân? Chỉ bằng cách thực tâm cải cách chính trị, mở rộng các quyền tự do dân chủ, khiến người dân thực sự cảm thấy đất nước này là của họ, chứ không phải là của riêng một vài cá nhân, gia đình hay bè đảng nào. Mà động thái cần thiết đầu tiên là trả tự do cho tất cả những người đang bị giam cầm chỉ vì yêu nước khác cách của đảng… Bởi lẽ, đến cuối cùng người ta chỉ dám sống dám chết để bảo vệ những gì người ta coi và tin là của mình. Đất nước cũng vậy, chỉ khi người ta thấy mình thực sự có quyền làm chủ thì chẳng cần ai kêu gọi cũng tự nhiên dốc lòng dốc sức, đổ xương đổ máu ra bảo vệ,” ông Tuấn viết.
‘Lãnh đạo nên tổ chức cho dân biểu tình’
Cũng theo luật sư Ngô Anh Tuấn, trong mối quan hệ ‘hữu hảo’ với Việt Nam, Trung Quốc trên thực tế luôn nắm quyền chủ động.
“Người dân lâu nay vẫn huyễn hoặc rằng quan hệ giữa chúng ta và Trung Quốc vẫn tốt đẹp, tình anh em vẫn luôn thắm thiết. Tuy nhiên, chắc rằng không mấy ai tin điều đó. Bản thân người Trung Quốc cũng không coi chúng ta là anh em thân thiết gì. Các bạn có thể vào những trang tiếng Trung Quốc để copy và dịch ra tiếng Anh hoặc tiếng Việt để hiểu đích xác vị trí của mình trong con mắt của “người anh em” là như thế nào. Như vậy, chúng ta cố gắng gìn giữ sự hữu hảo giả tạo với Trung Quốc tới lúc nào? Đại diện chính quyền Việt Nam không kích động bạo lực nhưng cần thể hiện rõ ý chí của cấp cao nhất đối với hành động phi pháp của kẻ thù. Chúng ta cần cho người dân biết một cách thẳng thắn rằng ai là kẻ thù của ta, người dân cần được biết, có được quyền biết và được quyền biểu thị thái độ của họ đối với kẻ thù.”
“Ngay bây giờ, chính quyền có thể đứng ra công khai tổ chức cho người dân biểu tìnhLuật sư Ngô Anh Tuấn
“Hơn thế nữa, cần thể hiện thái độ chuyên nghiệp, rạch ròi giữa chính trị và kinh tế, lên án, phản đối chính sách chính trị của Trung Quốc, nhưng việc giao thương kinh tế vẫn cứ tiến hành vì Trung Quốc cũng hoàn toàn không muốn mất đi một thị trường béo bở như Việt Nam.”
“Ngay bây giờ, chính quyền có thể đứng ra tổ chức cho người dân biểu tình. Điều tôi muốn nói ở đây là sự tổ chức xuống đường một cách công khai từ phía các cơ quan công quyền. Cho tới nay lãnh đạo Việt Nam chưa từng làm điều này. Quốc tế không can thiệp vào công việc nội bộ Việt Nam, luật pháp Việt Nam không cấm, chính quyền Việt Nam hoàn toàn có đủ điều kiện để thực hiện, vấn đề còn lại giờ là ai sẽ dám thực hiện.”
“Tôi tin rằng nếu chính quyền tổ chức cho dân biểu tình ôn hòa, mà không đàn áp, bắt bớ, bỏ tù như đã từng làm, thì chắc chắn người dân sẽ rất ủng hộ và nhiệt tình tham gia. Hơn lúc nào hết, đây là thời điểm quan trọng để những người lãnh đạo đất nước có thể thu phục được nhân tâm, giúp ích cho nước nhà bằng những hành động vô cùng dễ thực hiện.”
“Việc này khó, nhưng không phải là bất khả thi. Nếu không thể trực tiếp xuống đường thì các lãnh đạo có thể cho phép tiến hành dân tiến hành biểu tình ôn hòa, hoặc tạo điều kiện pháp lý để họ thực hiện quyền hiến định của mình. Vậy thì tại sao vẫn chưa thực hiện? Không bây giờ thì bao giờ mới là thời cơ?” ông Tuấn đặt câu hỏi.
Hôm 6/8, có cuộc biểu tình nhỏ trước cổng đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội, nhưng bị cảnh sát dẹp sau đó ít phút. Việc không có biểu tình rầm rộ tại Việt Nam như vụ phản đối dàn khoan Hải Dương 981 của Trung Quốc năm 2014 từng làm dấy lên câu hỏi phải chăng thái độ trấn áp của chính quyền đã làm tổn thương lòng yêu nước của người dân.
Có thể trông đợi quốc tế hay không?
Tàu Hải Dương Địa chất 8 của Trung Quốc đã rời Bãi Tư Chính của Việt Nam hôm 7/8, theo Reuters.
Lý do tàu này rời vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam trên Biển Đông, theo ông Ryan Martinson thuộc Viện Nghiên cứu Hàng Hải Trung Quốc, là “đã hoàn thành cuộc khảo sát.”
Hôm 6/8, Mỹ đã gửi hàng không mẫu hạm USS Ronald Reagan tới Biển Đông.
Trước đó, dường như cũng chỉ có Mỹ là lên tiếng mạnh mẽ nhất khi kêu gọi Trung Quốc ngừng ngay hành động ‘bắt nạt’ nước láng giềng trên Biển Đông.
Tuy nhiên, bản tuyên bố chung của Hội nghị Thượng đỉnh Ngoại trưởng ASEAN tại Bangkok tuần trước có nhắc đến ’sự cố nghiêm trọng’ trên Biển Đông nhưng không hề lên án Trung Quốc.
Giới quan sát trước đó cũng nhận định rằng dù Mỹ đóng vai trò quan trọng với các nước ASEAN và trong vấn đề Biển Đông, vai trò đó cũng chỉ mang tính biểu tượng chứ Mỹ chưa và khó có dấu hiệu sẽ đưa ra được điều luật cụ thể nào để hạn chế sự bành trướng của Trung Quốc trên vùng biển này. Trong khi đó, các nước ASEAN được nhìn nhận là ‘chia rẽ’, không có tiếng nói chung, với một số nước thành viên chịu sự ràng buộc về kinh tế với Trung Quốc như Campuchia, Malaysia, Philippines.
Trong khi đó, một ý kiến khác từ gới quan sát cho hay Việt Nam có thể đang chơi một ván bài thông minh với Trung Quốc, bằng cách hợp tác với Nga trong các dự án dầu khí với tập đoàn Rosneft.
“Sự hiện diện của Nga ở vùng biển tranh chấp có thể là một ván bài mới của Việt Nam. Sẽ vô cùng khó khăn để Bắc Kinh đối đầu với hải quân Nga… Và điều đó có thể làm cắt giảm tham vọng của
Trung Quốc trên Biển Đông, và cứu lấy hòa bình trong khu vực,” tác giả Panos Mourdoukoutas viết trên tạp chí Forbes.
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-49260286

Việt Nam thông báo

tàu khảo sát Trung Quốc đã rời VN

Việt Nam chính thức thông tin nhóm tàu khảo sát Trung Quốc đã rời khỏi vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Truyền thông trong nước đồng loạt dẫn phát biểu của bà Lê Thị Thu Hằng, phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Việt Nam, tại cuộc họp báo thường kỳ vào chiều ngày 8 tháng 8 như vừa nêu.
Theo thông tin từ người phát ngôn Bộ Ngoại Giao Việt Nam, vào chiều ngày 7 tháng 8, nhóm tàu khảo sát Hải Dương 08 của Trung Quốc đã dừng khảo sát địa chấn và rời khỏi vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa phía đông nam Việt Nam.
Mặc dù nhóm tàu này đã rời khỏi vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, nhưng theo lời của người phát ngôn Lê Thị Thu Hằng thì Hà Nội tiếp tục theo dõi hoạt động của nhóm tàu này ở Biển Đông.
Reuters cho biết hãng tin đã liên lạc với Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội để hỏi về thông tin mà phía Bộ Ngoại giao Việt Nam đưa ra nhưng chưa nhận được trả lời.
Từ giữa tháng 6 đến nay, các tàu Cảnh sát biển của Việt Nam đã phải đối đầu với hàng chục tàu Hải cảnh, tàu dân binh và tàu Hải Dương 8 mà Trung Quốc điều xuống khu vực xung quanh và trong Bãi Tư Chính, nằm trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.
Phát biểu tại hội nghị các Bộ trưởng ASEAN hôm 31/7, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã chỉ đích danh Trung Quốc xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.
Theo Sáng Kiến Minh Bạch Hàng Hải (AMTI) thuộc Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Lược CSIS ở Washington DC, Hoa Kỳ, từ giữa tháng 6 và đầu tháng 7, Trung Quốc đã điều các tàu Hải cảnh có trang bị vũ khí hạng nặng, tàu dân binh và tàu khảo sát Hải Dương 8 vào khu vực gần Bãi Tư Chính của Việt Nam. Các tàu Hải cảnh của Trung Quốc đã quấy nhiễu hoạt động khai thác dầu khí ở lô 06.1 trong liên doanh giữa Việt Nam và công ty Rosneft của Nga.
Theo bản đồ dò tìm tàu được Phó giáo Ryan Martinson đưa lên Twitter, đến ngày 1/8, tàu Hải Dương 8 của Trung Quốc vẫn còn quanh quẩn ở khu vực phía bắc Bãi Tư Chính, gần đảo Trường Sa lớn do Việt Nam kiểm soát.
Ngoài phản đối của Bộ Ngoại giao Việt Nam, hai tổ chức gồm Hội Nghề Cá Việt Nam vả Hội Dầu khí Việt Nam cũng lên tiếng phản đối hoạt động của tàu Trung Quốc tại khu vực Bãi Tư Chính nằm trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.
Vào ngày 6 tháng 8, một nhóm với khoảng chục nhà hoạt động Việt Nam bất ngờ đến trước Đại Sứ Quán Trung Quốc ở Hà Nội biểu tình phản đối Trung Quốc xâm phạm vùng biển của Việt Nam như vừa nêu.
Reuters trong bản tin ngày 8 tháng 8 nhắc lại phát biểu của Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Mike Pompeo chỉ trích hành động dọa nạt của Trung Quốc tại khu vực Biển Đông tại hội nghị các Bộ trưởng ASEAN vừa qua.
Trong khi đó, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị vào tuần qua cho rằng các vấn đề trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc chỉ nên để hai phía giải quyết; các nước khác không nên can dự vào.
Cũng tại cuộc họp báo vào chiều ngày 8 tháng 8, khi được hỏi về việc nhóm tác chiến hàng không mẫu hạm Mỹ USS Ronald Reagan đi vào Biển Đông đến thăm Philippines; người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng lặp lại quan điểm tôn trọng quyền tự do hàng hải và hàng không phù hợp với luật pháp quốc tế tại khu vực này.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam nhắc lại việc duy trì hòa bình; ổn định tự do hàng hải, hàng không ở Biển Đông trên tinh thần thượng tôn pháp luật là lợi ích chung của cộng đồng quốc tế; Việt Nam mong muốn các nước có đóng góp thiết thực và có trách nhiệm vào mục tiêu đó.
Liên quan đến Bộ Sách Giáo Khoa lịch sử mới cho cấp phổ thông trung học của Trung Quốc với những thông tin cho rằng Biển Đông là một phần của nước này từ thời cổ đại; người phát ngôn Lê Thị Thu Hằng của Bộ Ngoại giao Việt Nam cũng lặp lại quan điểm lâu nay là Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Phát biểu của bà Lê thị Thu Hằng về vấn đề này được báo chí trong nước thuật lại là ‘việc Trung Quốc tuyên truyền, giáo dục thế hệ trẻ tương lai bằng những thông tin trái với sự thật lịch sử và luật pháp quốc tế không có lợi cho quan hệ hữu nghị giữa hai nước.’
Trung Quốc hoàn tất việc cưỡng chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa do Việt Nam Cộng Hòa quản lý vào tháng giêng năm 1974. Đến năm 1988, Trung Quốc cho chiếm thêm một số đảo đá mà chính quyền Hà Nội quản lý tại quần đảo Trường Sa.
Trong mấy năm qua, Bắc Kinh cho bồi lấp, xây dựng bảy đảo đá tại quần đảo Trường Sa thành những tiền đồn quân sự trong khu vực này.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/vietnam-confirms-china-ship-leaves-eez-08082019093157.html

0 nhận xét

Leave a comment

Được tạo bởi Blogger.