Ngài Tổng thống nói đủ mọi giọng
Phát biểu tại Alangalang, Leyte hôm 5/7, Tổng thống Philippines Duterte nói: "Hãy để Mỹ tuyên chiến. Hãy để họ tập hợp tất cả vũ khí của họ trên Biển Đông . Nếu họ khai hỏa phát súng đầu tiên, tôi sẽ vui mừng làm theo".
Ông Duterrte cũng kêu gọi Trung Quốc hãy dừng ngay các hành động bành trướng, bởi Bắc Kinh vẫn tiếp tục cải tạo và quân sự hóa ở vùng biển tranh chấp. Ông nói:
"Tôi hy vọng Trung Quốc không làm quá mọi thứ, bởi vì đằng sau chúng tôi luôn có Mỹ thúc đẩy và kích thích".
Dư luận thế giới đã quá quen với thái độ hai mặt của ông Duterte. Hôm nay ông vừa nói điều ca ngợi Trung Quốc là người bạn tốt, hôm sau đã có thể quay ngoắt 180 độ. Ông nói để tranh thủ Bắc Kinh và tranh thủ cả Mỹ, cũng là để tránh búa rìu dư luận trong nước. Nhưng chính sách ngoại giao thời toàn cầu hóa thì không chấp nhận cái kiểu khôn khéo, tìm cánh tránh né đi giữa hai làn đạn.
Tổng thống Philippines không quên đặt câu hỏi tại sao Washington không hành động khi Bắc Kinh tiếp tục gia tăng các hoạt động quân sự hóa ở biển Đông: "Người Mỹ biết điều đó. Họ có Hạm đội 7 nhưng họ không tới Trường Sa và can gián Trung Quốc: các ông không được phép xây dựng đảo nhân tạo trên biển. Điều này bị cấm theo luật pháp quốc tế và thực tế các ông đang xây dựng nó trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines và những người bạn của Philippines. Mỹ hoàn toàn có thể ngăn chặn điều đó sớm hơn nhưng họ đã không chịu làm như vậy".
Trấn áp dư luận trong nước, ông Duterrter kêu gọi những ai lên án, hay chỉ trích mìnhhãy đứng ra điều hành chính phủ. Ông giải thích, việc thi hành các phán quyết tại Tòa Trọng tài Thường trực The Hague năm 2016 không thể thực hiện bằng cách bật đèn xanh cho các cuộc biểu tình ngoại giao chống Bắc Kinh. Điều đó không đem lại bất cứ lợi ích nào mà chỉ có thể châm ngòi cho chiến tranh.Nếu như quân đội Philippines mang hải quân đến và nói: quân Trung Quốc hãy rời khỏi đây! Thì đó là ngọn lửa châm ngòi sẽ cho chiến tranh.
Ông Duterte từng nhiều lần nói rằng, quân đội nước ông quá nhỏ bé về quân số và vũ khí, không đủ tiềm lực, không có cơ hội để đối đầu với Trung Quốc, bởi đối phươngnắm giữ trong tay hàng loạt khí tài hiện đại. Nếu cuộc chiến trên biển Đông nổ ra họ dễ dàng “bóp chết” chúng ta.
Tổng thống Philippines cũng nhân đó cũng đẩy vấn đề lên, thách thức Mỹ, Anh, Pháp tới biển Đông chống lại Trung Quốc, giúp Manila tuyên bố chủ quyền tại các vùng biển có tranh chấp. Ông cho rằng: "Mỹ, quốc gia duy nhất có đủ tiềm lực để ngăn chặn Trung Quốc không bao giờ nhấc đến một ngón tay. Mỹ thực sự không làm bất cứ điều gì”. Còn Anh hay Pháp tại sao lại không gửi chiếm hạm tới và nói với Trung Quốc rằng đây không phải là lãnh hải của các người!
Dư luận thế giới còn chưa quên trước đó Philippines từng tìm cách rời xa Mỹ ,kết thân với Trung Quốc. Ông Duterter cho rằng, chính quyền Mỹ dưới thời cựu tổng thống Barack Obama đã thiếu quyết tâm trong việc vạch ra "giới hạn đỏ" đối với các hành vi ngang ngược của Trung Quốc trên Biển Đông. Vì vậy, Philippines có quyền hoài nghi về cam kết bảo vệ đồng minh của Washington khi nổ ra xung đột trên vùng biển tranh chấp giữa Manila và Bắc Kinh.
Nhưng rồi Duterter lại đổi giọng khiTổng thống Trump nắm quyền. Rằng, Trump đã chứng minh rằng Mỹ có đủ quyết tâm và năng lực để đối phó với các hành động của Trung Quốc cả trên Biển Đông lẫn trong lĩnh vực thương mại.Sau khi liên tiếp tung đòn áp thuế trong cuộc chiến thương mại khốc liệt với Bắc Kinh, Trump còn ra lệnh tăng cường sự hiện diện quân sự của Mỹ trên Biển Đông. Điều đó thể hiệnquacác chiến dịch tuần tra tự do hàng hải, hàng không bằng tàu khu trục, trinh sát cơ và cả máy bay chiến lược B-52. Vì thế Manila tin vào cam kết của Mỹ trong việc bảo đảm an ninh,an toàn hàng hải trên Biển Đông và chống lại các động thái ngang ngược, trái luật pháp quốc tế của Trung Quốc.
Liệu rồi sắp tới gặp Tập Cận Bình, Duterter sẽ nói gì hay lại quay sang khen Bắc Kinh “bạn tốt”?
Bài nói của ông Duterterhôm 5/7 đã không nói gì tới khả năng tự bảo vệ, khả năng chiến đấu của chính mình. Giang sơn của mình, đảo của mình tại sao lại đi “giao việc” cho Mỹ, rồi cả Anh và Pháp phải “chiến đấu”?
0 nhận xét