Long Xuyên Hải Ngoại

Dù số phận mang tới điều gì,

hãy can đảm tranh đấu cho quê hương tự do

Tin khắp nơi – 27/03/2019

Thứ Tư, 27 tháng 3, 2019 20:32 // ,

Tin khắp nơi – 27/03/2019

Tranh cãi về tình trạng khẩn cấp quốc gia:

Hạ viện không vô hiệu hóa được phủ quyết của Trump

Hạ viện Mỹ do đảng Dân chủ kiểm soát ngày 26/3 không quy tụ đủ phiếu để vô hiệu hóa phủ quyết đầu tiên của Tổng thống Donald Trump, trao thắng lợi cho kế hoạch của ông Trump muốn chi thêm hàng tỷ đô la để xây dựng rào chắn dọc theo biên giới Mỹ-Mexico nhiều hơn ngân khoản mà Quốc hội chuẩn chi.
Cuộc biểu quyết của Hạ viện về việc bãi bỏ phủ quyết của Tổng thống kết thúc với tỷ lệ 248-181, không đạt đa số 2/3 cần có.
Kết quả này mở đường cho ông Trump xúc tiến lời hứa thời tranh cử về ‘bức tường biên giới.’
Tháng này, Quốc hội gửi cho Tổng thống một nghị quyết bác tuyên bố về tình trạng khẩn cấp quốc gia do ông Trump đưa ra mà qua đó ông có thể vượt qua Quốc hội có được ngân khoản cần thiết xây tường thành.
Nghị quyết này ngay lập tức bị Tổng thống Trump phủ quyết.
Cuộc biểu quyết ở Hạ viện là ‘nước cờ’ lập pháp cuối cùng trong ‘ván bài’ gay cấn kéo dài nhiều tháng qua. Thượng viện sẽ khỏi bỏ phiếu về vụ này nữa, và lệnh phủ quyết của ông Trump được giữ nguyên.
Dù là sự phủ quyết của Tổng thống không bị đảo ngược, nhưng ông Trump sẽ không thể nhanh chóng chi ngân quỹ cho hàng rào biên giới vì các vụ kiện có thể mất nhiều năm mới giải quyết xong.
https://www.voatiengviet.com/a/ha-vien-khong-vo-hieu-hoa-duoc-phu-quyet-cua-trump-/4849355.html

Ủy ban Hạ viện đồng lòng yêu cầu

giao hồ sơ điều tra của FBI nhắm vào Trump

Ủy ban Tư pháp Hạ viện Hoa Kỳ hôm 26/3 nhất trí phê chuẩn một nghị quyết chỉ thị Bộ Tư pháp phải trao cho Quốc hội tất cả các hồ sơ về các cuộc điều tra cản trở công lí hoặc phản gián nhắm vào Tổng thống Donald Trump.
Các nghị sĩ Dân chủ và Cộng hòa trong Ủy ban Tư pháp Hạ viện (Ủy ban này do phe Dân chủ lãnh đạo) biểu quyết với tỉ lệ 22-0 để đưa nghị quyết ra biểu quyết trước toàn bộ Hạ viện, vài ngày sau khi Bộ trưởng Tư pháp William Barr nói với Quốc hội rằng ông không thấy có lập luận vững chắc củng cố tuyên bố ông Trump cản trở ông lí.
Nếu toàn bộ Hạ viện chấp thuận nghị quyết, ông Barr có 14 ngày để tuân thủ yêu cầu giao nộp tất cả hồ sơ và thông tin liên quan đến các cuộc điều tra của FBI về ông Trump, cũng như bất kì cuộc thảo luận nào trong Bộ Tư pháp về việc bí mật ghi âm Tổng thống hoặc tìm cách thay thế ông bằng việc viện dẫn tu chính án thứ 25 của Hiến pháp Hoa Kỳ. Tu chính án đó
vạch ra những thủ tục cho việc thay thế Tổng thống hoặc Phó Tổng thống trong trường hợp tử vong, bị truất quyền, từ chức hoặc mất năng lực làm việc.
Các nhà lập pháp đang xem xét cụ thể các cuộc điều tra cản trở công lí và phản gián mà cựu Giám đốc FBI Andrew McCabe nói ông đã khởi động sau khi ông Trump sa thải người tiền nhiệm James Comey vào tháng 5 năm 2017.
Nỗ lực đó sau đó đã được chuyển qua cho Công tố viên Đặc biệt Hoa Kỳ Robert Mueller, người tuần rồi vừa khép lại cuộc điều tra về sự can thiệp của Nga trong bầu cử Tổng thống Mỹ 2016. Theo bản tóm tắt của ông Barr, ông Mueller không tìm thấy bằng chứng nào cho thấy ban vận động Trump âm mưu với Nga nhưng cũng không nói rằng Tổng thống không phạm tội về vấn đề cản trở công lí.
Ông McCabe từng nói Phó Bộ trưởng Tư pháp Rod Rosenstein đã cân nhắc đeo thiết bị nghe lén để bí mật ghi lại các cuộc nói chuyện với ông Trump, một tuyên bố mà Rosenstein đã bác bỏ. Ông McCabe cũng cho biết đã có các cuộc thảo luận tại Bộ Tư pháp về việc liệu các thành viên Nội các có thể bãi nhiệm Tổng thống theo tu chính án thứ 25 hay không.
Một quan chức Bộ Tư pháp từ chối bình luận với Reuters, còn ông McCabe thì chưa hồi đáp.
https://www.voatiengviet.com/a/uy-ban-ha-vien-dong-long-yeu-cau-giao-ho-so-dieu-tra-cua-fbi-nham-vao-trump/4849348.html

Chính quyền Trump đẩy mạnh tấn công Obamacare

Chính quyền của Tổng thống Donald Trump bắt đầu đẩy mạnh nỗ lực tấn công luật chăm sóc y tế Obamacare khi nói với tòa phúc thẩm liên bang họ đồng ý với phán quyết của một thẩm phán liên bang ở Texas rằng toàn bộ đạo luật này vi hiến và nên bị bãi bỏ.
Bộ Tư pháp, trong một lá thư vỏn vẹn hai câu gửi đến Tòa án Phúc thẩm Liên bang Khu vực 5 đệ trình đầu tuần này, cho biết họ ủng hộ phán quyết của Thẩm phán Liên bang Reed O’Connor hồi tháng 12 ở Fort Forth rằng Đạo luật Chăm sóc Y tế Giá Phải chăng Obamacare vi phạm Hiến pháp Hoa Kỳ vì nó bắt người dân phải mua bảo hiểm y tế.
Bức thư nói Bộ Tư pháp sẽ nộp một bản giải thích pháp lí trình bày kĩ hơn sau đó.
Trước đây, chính quyền Trump đã nói rằng một số phần của Obamacare nên bị bãi bỏ và những phần khác nên giữ lại, bao gồm việc mở rộng bảo hiểm y tế Medicaid cho người nghèo do các bang quyết định. Ông Trump đã nói rằng ông sẽ không bỏ khía cạnh đó khi ông vận động vào Nhà Trắng, song đề xuất ngân sách năm 2020 của ông cắt giảm nguồn ngân quỹ của chương trình này.
Thẩm phán O’Connor đưa ra phán quyết trong một vụ kiện đệ trình bởi liên minh gồm 20 bang do phe Cộng hòa lãnh đạo bao gồm Texas, Alabama và Florida nói rằng sự thay đổi được ông Trump ủng hộ đối với luật thuế của Mỹ đã khiến luật này trở nên vi hiến.
Luật y tế năm 2010, được coi là thành tựu đối nội mang dấu ấn của Tổng thống tiền nhiệm Đảng Dân chủ, Barack Obama, trở thành vấn đề gây tranh cãi dữ dội trên chính trường Mỹ kể từ khi được thông qua. Phe Cộng hòa, gồm cả ông Trump, đã nhiều lần tìm cách bãi bỏ.
Phe Dân chủ đã đưa việc bảo vệ luật này lên thành thông điệp tranh cử hữu hiệu trước cuộc bầu cử tháng 11 năm ngoái, khi mà các cuộc khảo sát dư luận cho thấy 8 trên 10 người Mỹ muốn duy trì những điều khoản được ưa thích nhất, bao gồm bảo vệ bảo hiểm dành cho những người vốn có bệnh từ trước. Chiến lược này đã đem tới thành công, và phe Dân chủ giành được thế đa số nhỉnh hơn 38 ghế tại Hạ viện Hoa Kỳ.
https://www.voatiengviet.com/a/chinh-quyen-trump-day-manh-tan-cong-obamacare/4849345.html

Giới lập pháp Mỹ giới thiệu

dự luật tăng quan hệ với Đài Loan

Các nhà lập pháp Hoa Kỳ thuộc đảng Cộng hòa và Dân chủ đưa ra dự luật nhằm tăng cường quan hệ Washington với Đài Bắc giữa lúc điều này có thể làm gia tăng căng thẳng với Bắc Kinh.
Theo Reuters, Thượng nghị sĩ Bob Menendez, quan chức cao cấp của đảng Dân chủ trong Ủy ban Đối ngoại, cùng với Thượng nghị sĩ Cộng hòa Tom Cotton và Ted Cruz, Thượng nghị sĩ Dân chủ Catherine Cortez Masto và Chris Coons đưa ra “Đạo luật Bảo đảm Đài Loan”.
Đài Loan mất thêm đồng minh ngoại giao
Đài Bắc muốn tăng trao đổi quân sự với Mỹ
TQ hân hoan trước cơn địa chấn chính trị Đài Loan
Thái Anh Văn thua nặng, xu hướng thân Bắc Kinh thắng thế?
Ông Michael McCaul, quan chức đảng Cộng hòa trong Ủy ban Đối ngoại Hạ viện, có kế hoạch giới thiệu một dự luật đồng hành tại Hạ viện.
Ngoài ra, dự luật sẽ yêu cầu Tổng thống Donald Trump xem xét các hướng dẫn của Bộ Ngoại giao về quan hệ với Đài Loan, chỉ đạo Bộ Quốc phòng nỗ lực đưa Đài Loan vào các cuộc tập trận quân sự và bày tỏ sự ủng hộ của Quốc hội đối với việc Mỹ bán vũ khí định kỳ cho Đài Loan.
“Dự luật này sẽ làm sâu sắc thêm quan hệ an ninh, kinh tế và văn hóa song phương, đồng thời gửi thông điệp rằng hành vi hung hăng vượt eo biển Đài Loan của Trung Quốc sẽ không được dung thứ,” thông cáo dẫn lời ông Cotton.
Để trở thành luật, dự luật sẽ phải thông qua Thượng viện và Hạ viện và được Trump phê duyệt. Việc thông qua luật này được dự báo sẽ chọc giận Bắc Kinh trong lúc Hoa Kỳ và Trung Quốc đang tiến tới một thỏa thuận nhằm giảm bớt tranh chấp thuế quan kéo dài nhiều tháng.
Đài Loan là một trong những điểm nóng ngày càng tăng trong mối quan hệ Hoa Kỳ-Trung Quốc, gồm chiến tranh thương mại, các lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ và việc phô trương sức mạnh quân sự ngày càng tăng của Trung Quốc ở Biển Đông, nơi các tàu Hoa Kỳ đang tiến hành tuần tra tự do hàng hải.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-47716187

Mỹ: Dân chủ được món quà Obamacare

từ Donald Trump

Anthony ZurcherPhóng viên BBC, Bắc Mỹ
Tháng 12 năm ngoái, một thẩm phán liên bang đã đưa một cái rìu vào toàn bộ Đạo luật Obamacare (Chăm sóc Sức khỏe Giá phải chăng), phán quyết rằng nó vi hiến, đang chờ kết quả kháng cáo.
Giờ đây, chính quyền Trump sẽ tập trung vào những gì sẽ được xem là một đòn chí tử với Obamacare, việc làm một số người bảo thủ thích thú, nhưng cũng tiếp thêm sinh lực cho đảng Dân chủ.
Mặc dù Obamacare cuối cùng có thể sẽ được duy trì, nhưng động thái này tạo ra tình cảnh hàng trăm ngàn người Mỹ có thể sẽ mất bảo hiểm y tế – có lẽ vào khoảng thời gian của cuộc bầu cử tổng thống năm 2020 – và chính quyền Trump sẽ là một phần lý do.
Điều này có thể trở thành một món quà lớn cho đảng Dân chủ, những người đang tìm cách sử dùng vấn đề chăm sóc sức khỏe vào năm 2020 để hạ bệ Donald Trump và giữ lấy đa số mới có của họ tại Hạ viện.
Hy vọng của một số người cánh tả đã tan vỡ sau khi cuộc điều tra Mueller Russia kết thúc vào cuối tuần này mà không có thêm truy tố hình sự mới, nhưng giới chiến lược gia hàng đầu của đảng – trong các chiến dịch tranh cử tổng thống và Quốc hội – luôn xem các vấn đề cơm áo, bao gồm cả việc người dân có bảo hiểm y tế giá nhẹ, như là chìa khóa cho vịêc tiếp tục thành công.
Việc Bộ Tư pháp hoàn toàn hỗ trợ cho quyết định của tòa án khu vực trong quá trình kháng cáo đánh dấu một thay đổi so với vị trí trước đó, chủ trương chỉ loại bỏ một phần của luật cải cách y tế mang tính bước ngoặt của đảng Dân chủ, do Tổng thống Barack Obama ký năm 2010.
Tuy nhiên, tiến triển này không phải là một bất ngờ lớn, vì Donald Trump đã ăn mừng phán quyết của tòa án địa phương khi nó được công bố.
“Như tôi đã dự đoán từ trước, Obamacare đã bị phán quyết là một thảm họa VI HIẾN!” Trump viết.
“Giờ đây Quốc hội phải thông qua một đạo luật mạnh mẽ cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe tuyệt vời và bảo vệ [điều luật các hãng bảo hiểm phải chữa trị] những bệnh có từ trước [khi bệnh nhân mua bảo hiểm].”
Ông Trump từng công bố rõ ràng về chiến lược chính trị đằng sau những nỗ lực hợp pháp để hủy bỏ Obamacare này. Ông đã nhiều lần gọi luật này là vi hiến và nói rằng nếu tòa án huỷ bỏ nó, đảng Dân chủ sẽ buộc phải đàm phán với đảng Cộng hòa để cải cách y tế mới theo ý thích của những người bảo thủ.
Trump chọn bổ nhiệm bộ trưởng y tế
Obamacare đang trên đường bị ‘bãi bỏ’
Sự việc có thể không diễn tiến theo cách đó.
Đa số trong giới chuyên gia pháp lý cho rằng xác suất toàn bộ luật Obamacare bị xem là vi hiến rất thấp. Lập luận của thẩm phán tòa án cấp khu vực dựa trên những thay đổi trong luật cải cách thuế năm 2017 quy định mức phạt đối với người Mỹ không có bảo hiểm y tế bằng không (zero).
Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ trước đó đã giữ nguyên mức tiền phạt, được thiết lập để tránh việc hệ thống chăm sóc sức khỏe của Hoa Kỳ bị lạm dụng , như một thực thi hiến pháp về quyền đánh thuế của chính phủ liên bang.
Vào tháng 12, thẩm phán tòa án cấp khu vực quyết định mức phạt bằng không (zero), không phải là thuế, và do đó làm suy yếu tính hợp hiến của toàn bộ luật.
Phải mất vài tháng nữa trước khi toà phúc thẩm đưa ra phán quyết. Tùy thuộc vào kết quả, Tối cao Pháp viện cuối cùng có thể bước vào và đưa ra phán quyết cuối cùng – với viễn ảnh thủ tục tố tụng sẽ kéo dài nhiều năm trong tương lai.
Trong lúc đó, đảng Dân chủ sẽ cố gắng vẽ lên một hình ảnh là chính quyền – và ông Trump – là khối người ủng hộ việc huỷ bỏ một cải cách đã giúp nhiều người dân có bảo hiểm y tế, và đảm bảo rằng bất kỳ bệnh tật nào trước đó đều được bảo hiểm khi bệnh nhân chuyển đổi công ty làm việc hoặc mất bảo hiểm.
Chăm sóc sức khỏe là đề tài hàng đầu trong cuộc bầu cử giữa kỳ năm ngoái đã đưa đảng Dân chủ lên nắm quyền tại Hạ viện. Đây là một chủ đề các cử tri chính của đảng Dân chủ hết sức quan tâm, trong lúc nhiều ứng cử viên đang mong được đảng đề cử đang quảng bá cách họ sẽ mở rộng phạm vi bảo hiểm y tế. Nhiều người đang ủng hộ vịêc chính phủ thay thế các công ty bảo hiểm tư nhân bằng hệ thống chăm sóc sức khỏe “phổ quát”.
Cuối tuần này, Đảng Dân chủ sẽ giới thiệu gói cải cách y tế mới được thiết kế để mở rộng bảo hiểm sức khỏe dựa trên các cải cách Obamacare hiện đang có.
Đó là một phần trong kế hoạch nhằm đưa sự chú ý ra khỏi cuộc điều tra của Mueller vừa kết thúc, và lập một hồ sơ lập pháp mà họ có thể tranh cử vào năm 2020. Được biết ông Trump cũng quan tâm đến việc ban hành luật nhắm vào giá thuốcTây cao, cũng trong nỗ lực tái tranh cử tổng thống.
“Đảng Cộng hòa sẽ sớm được gọi là đảng của chăm sóc sức khỏe”, tổng thống tuyên bố tại Quốc hội Hoa Kỳ hôm thứ ba.
Trump ‘đổi giọng’ về Obamacare
Mỹ: Đảng viên Dân chủ nào tranh cử năm 2020?
Sự việc này sẽ không được ngã ngũ sớm.
Tuy nhiên quyết định dẹp bỏ hệ thống Obamacare của chính quyền Trump sẽ cho các ứng cử viên năm 2020 của đảng Dân chủ cơ hội để tấn công đảng Cộng hòa, rằng họ muốn dẹp Obamacare mà không có cách nào đảm bảo là những cải tổ y tế tiếp theo sẽ tốt hơn.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-47715791

Vẫn gần 50% người Mỹ cho rằng

TT Trump thông đồng với Nga

Gần phân nửa người Mỹ vẫn tin rằng Tổng thống Donald Trump đã làm việc với Nga để can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống năm 2016, theo cuộc thăm dò của Reuters/Ipsos mới được thực hiện sau khi Công tố viên Đặc biệt Robert Mueller kết luận rằng ông Trump không phạm phải tội trạng đó.
Theo kết quả cuộc thăm dò dư luận Mỹ được công bố hôm 26/3 thì một số người Mỹ có cái nhìn tích cực hơn một chút về ông Trump sau khi biết kết quả của cuộc điều tra kéo dài 22 tháng về cáo buộc là Nga đã can thiệp vào cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ.
Nhưng bản tóm tắt dài 4 trang của Bộ trưởng Tư pháp William Barr về cuộc điều tra của công tố viên Robert Mueller không mấy thay đổi công luận về chuyện tổng thống Trump bị cáo buộc có liên hệ với Nga, và cũng không dập tắt được niềm khát khao trong công chúng, đòi biết thêm thông tin về vụ việc.
Theo bản tóm tắt của ông Barr, được công bố hôm 24/3, ông Mueller không thấy có bằng chứng cho thấy ban vận động tranh cử của ông Trump toa rập với Nga trong cuộc bầu cử năm 2016, tuy nhiên văn bản này không dứt khoát tuyên bố ông Trump vô tội trước cáo buộc cản trở điều tra.
Khi được hỏi cụ thể về các cáo buộc về tội thông đồng và cản trở công lý, 48% số người được hỏi nói họ tin rằng “ông Trump hoặc ai đó trong ban vận động tranh cử của ông đã làm việc với Nga để ảnh hưởng đến cuộc bầu cử năm 2016”, con số này giảm 6 điểm phần trăm so với tuần trước.
33% nói “ông Trump cố tình cản trở các cuộc điều tra về ảnh hưởng của Nga đối với chính quyền của ông”, giảm 2 điểm phần trăm so với tuần trước.
Dư luận bị chia rẽ mạnh mẽ theo đảng phái, với những người của đảng Dân chủ có xu hướng cao hơn người bên đảng Cộng hòa tin rằng ông Trump đã thông đồng với Nga và cản trở công lý.
Cuộc thăm dò do Reuters/Ipsos thực hiện đo lường phản ứng của công chúng ở Hoa Kỳ trong hai ngày 25 và 26/3, sau khi bản tóm tắt kết quả điều tra được công bố, ghi nhận những phản hồi trực tuyến từ 1.003 người lớn, trong đó 948 người cho biết họ đã nghe về kết quả nêu trong bản tóm tắt.
Mức độ tín nhiệm dành cho ông Trump đã tăng nhẹ, với 43% người Mỹ nói họ tán thành cách điều hành của ông, là mức khảo sát cao nhất mà ông Trump nhận được trong năm nay, tăng 4 điểm phần trăm so với cuộc thăm dò tương tự vào tuần trước.
https://www.voatiengviet.com/a/gan-1-nua-nguoi-my-van-cho-rang-tt-trump-thong-dong-voi-nga/4850482.html

Mỹ công nhận Golan của Israel :

Khối Ả Rập lúng túng, Iran hưởng lợi

Trọng Thành
Việc chính quyền Trump cuối tháng 3/2019, công nhận một phần cao nguyên Golan thuộc chủ quyền của Israel, gây chấn động. Quyết định của Mỹ ảnh hưởng ra sao đến cục diện Trung Cận Đông hiện nay, với tiêu điểm là thế đối đầu giữa Israel và Iran? Theo nhiều chuyên gia, việc Mỹ đứng về phía Israel trong vấn đề Golan gây lúng túng cho nhiều quốc gia Ả Rập, nhưng có lợi cho Iran. Sau đây là tổng hợp một số nhận định của các chuyên gia (1).
Vấn đề cao nguyên Golan bắt nguồn từ đâu ?
Cao nguyên Golan (2) là một vùng đất rộng 1.200 km² nằm ở độ cao khoảng 500 đến 1.000 mét trên mặt nước biển, nằm lọt giữa bốn quốc gia. Israel ở phía tây, Liban ở phía bắc, Syria ở phía đông và Jordani ở phía nam. Cao nguyên Golan thuộc lãnh thổ Syria, khi quốc gia này độc lập với Pháp năm 1946.
Đây là một vùng đất được coi là có ý nghĩa chiến lược sống còn đối với Israel. Trong cuộc chiến Ả Rập-Israel đầu tiên (1948-1949), quân đội Syria đã biến cao nguyên này thành một pháo đài, dùng để tấn công vào các khu vực miền bắc Israel, quốc gia vừa khai sinh, theo một quyết định của Liên Hiệp Quốc tháng 11/1947. Trong cuộc chiến Sáu Ngày tháng 6/1967, với khối Ả Rập, quân đội Israel đã xâm chiếm một phần lớn cao nguyên Golan. Hơn 150.000 người dân Golan buộc phải rời bản quán sau cuộc xâm lược này.
Theo thỏa thuận Genève năm 1974, do Mỹ thảo ra, một vùng đệm phi quân sự được thiết lập tại cao nguyên Golan, được đặt dưới sự kiểm soát của một lực lượng Liên Hiệp Quốc (FNUOD). Bất chấp thỏa thuận này, cao nguyên tranh chấp vẫn là nguồn gốc chính của các căng thẳng giữa Syria và Israel. Kể từ những năm 1960, Israel từ chối rút quân khỏi Golan, với quan điểm không thể để vùng đất này trở thành « mối đe dọa chiến lược thường trực ». Cao nguyên Golan không chỉ quan trọng về quân sự, vùng đất cao này còn cung cấp cho Israel khoảng một phần ba lượng nước ngọt hàng năm, đặc biệt thông qua sông Jourdain và Năm 1981, Nhà nước Do Thái quyết định chính thức sáp nhập cao nguyên Golan. Một quyết
định mà cộng đồng quốc tế chưa bao giờ công nhận. Chính quyền Mỹ vào thời điểm đó đã lên án quyết định của Tel Aviv là vi phạm luật pháp quốc tế, đi ngược lại các nghị quyết của Liên Hiệp Quốc. Ngày 17/12/1981, Hội Đồng Bảo An ra nghị quyết 497 bác bỏ quyết định của chính quyền Israel.
Trong thời gian Syria lâm vào nội chiến từ năm 2011, một số vùng đất Golan chính quyền Syria còn kiểm soát là nơi xảy ra nhiều đụng độ dữ dội giữa các lực lượng nổi dậy và quân đội Damas. Bản thân lực lượng FNUOD của Liên Hiệp Quốc cũng từng bị tấn công. Quân đội Israel cũng thường xuyên trả đũa lại các vụ tấn công từ đất Syria.
Việc Mỹ công nhận cao nguyên Golan là đất của Israel tất nhiên bị các nước Ả Rập ngay lập phản đối. Tuy nhiên câu hỏi đặt ra là phải chăng đằng sau các phản ứng dữ dội là sự lúng túng của khối này ?
Sau quyết định của Mỹ, từ Ả Rập Xê Út, đến Koweit, Jordani, Liban ngay lập tức phản đối. Liên đoàn Ả Rập, với tổng thư ký Ahmed Aboul Gheit, đã coi quyết định của tổng thống Trump là « vô giá trị cả về hình thức, lẫn nội dung ».
Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia, phản ứng đồng loạt lên án quyết định công nhận của Mỹ – điều cho thấy tính chất « thống nhất trên bề mặt » của nhóm các quốc gia Ả Rập – khó lòng che khuất được sự khó xử của nhóm này trước lập trường của đồng minh Hoa Kỳ. Trả lời AFP, nhà nghiên cứu Karim Bitar, Viện IRIS, nhận xét : Các đồng minh Ả Rập của nước Mỹ là « lúng túng nhất », bởi cho dù các quốc gia này đã hết sức nỗ lực để xích lại gần với tổng thống Trump và nỗ lực chứng minh với tổng thống Mỹ là họ thuộc về cùng một phe, nhưng trên thực tế các nước Ả Rập bị đặt trước một sự đã rồi.
Nhà nghiên cứu Fawaz Gerges, giáo sư về quan hệ quốc tế tại London School of Economics, cho rằng sắc lệnh của tổng thống Mỹ là « một món quà » đối với Iran, đang cố gắng lợi dụng các hệ quả của quyết định này để lấn tới, trong bối cảnh thế giới Ả Rập vốn đã hoàn toàn không có được một cơ chế lãnh đạo thống nhất.
Còn theo chuyên gia về các nước vùng Vịnh Neil Partrick, trong bối cảnh Ả Rập Xê Út và nhiều quốc gia vùng Vịnh vốn đã rất khó khăn trong việc tìm kiếm liên minh với Israel nhằm lập mặt trận chung để đối đầu với Iran, thì quyết định của tổng thống Trump càng gây trở ngại hơn cho các nỗ lực này. Chuyên gia London School of Economics, Fawaz Gerges, nhấn mạnh là : Việc Hoa Kỳ công nhận Jerusalem là thủ đô Israel đã bị khối Ả Rập phản đối mạnh mẽ trong hai năm 2017-2018, tuy nhiên các phát biểu lên án chính thức của các nước Ả Rập trên thực tế không có nhiều trọng lượng. Bản thân khối các nước Ả Rập cũng đã không tìm được một tiếng nói chung có trọng lượng để giải quyết cuộc khủng hoảng Syria – một quốc gia cùng trong khối Ả Rập (Syria bị đình chỉ tư cách thành viên năm 2011) – với nội chiến kéo dài gần 8 năm nay.
Phải chăng quyết định công nhận một phần cao nguyên Golan của Israel một lần nữa cho thấy tính chất phiêu lưu trong sách lược ngoại giao quốc tế của chính quyền Donald Trump ?
Theo nhà nghiên cứu Karim Bitar, viện IRIS, với hai quyết định công nhận Jerusalem là thủ đô Israel và cao nguyên Golan thuộc chủ quyền của Israel, chính quyền Trump trên thực tế đã báo tử một « kế hoạch hòa bình » cho Israel và Palestine của chính nước Mỹ. Xung đột Israel-Palestine vốn được coi là một nguồn gốc chính của các căng thẳng giữa khối Ả Rập và Israel. Theo ông Bitar, cho dù « kế hoạch hòa bình » do con rể tổng thống Mỹ, Jared Kushner lập ra, về thực chất chỉ là một biện pháp hỏa mù (vốn đã bị nhiều lên án), thì quyết định liên quan đến Golan có thể nói đã « đóng chiếc đinh cuối cùng » lên chiếc quan tài đưa ma kế hoạch hòa bình không biết lần thứ bao nhiêu của chính quyền Mỹ.
Quyết định của tổng thống Mỹ cũng có thể góp phần đổ thêm dầu vào lò lửa xung đột Trung Cận Đông. Hôm qua, từ Teheran, tổng thống Iran Rohani đã tố cáo tổng thống Mỹ thực thi chủ nghĩa thực dân. Nguyên thủ Iran nhấn mạnh là, cho dù một số cường quốc thực dân đã từng làm như vậy trong lịch sử, nhưng điều này là « chưa từng có » trong thế kỉ 21. Lực lượng Hezbollah – Liban đang tham chiến tại Syria (đối thủ của Israel và đồng minh của chế độ Assad tại Syria, cùng với Iran) khẳng định quyết định của Mỹ là « một bước ngoặt hệ trọng trong lịch sử quan hệ giữa Israel và thế giới Ả Rập ».
Người phát ngôn bộ Ngoại Giao Nga – đồng minh của Iran và chính quyền Damas – hôm thứ Hai 25/03 thì dự báo là sẽ có « một làn sóng căng thẳng mới » tại Cận Đông, sau sắc lệnh của
tổng thống Hoa Kỳ. Hôm nay, Hội Đồng Bảo An dự kiến có cuộc họp khẩn, bất thường về vấn đề Golan, theo yêu cầu của Damas.
Vấn đề Golan chắc chắn cũng sẽ là một chủ đề chính của thượng đỉnh Liên Đoàn Ả Rập ngày 31/03 tới tại Tunis, quê hương của phong trào dân chủ hóa Mùa xuân Ả Rập, cho dù trong dịp này, Liên Đoàn Ả Rập sẽ không chính thức thảo luận về việc trả lại tư cách thành viên cho Syria, bị đình chỉ vào cuối năm 2011, sau các cuộc đàn áp của Damas chống lại một số phong trào phản kháng trong nước.
Ghi chú
« Golan : Embarras pour les Arabes, bénéfices pour l’Iran », AFP, ngày 26/03/2019.
« Le plateau du Golan, joyau stratégique pour Israël », France 24, ngày 26/03/2019.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190327-my-cong-nhan-golan-cua-israel-khoi-a-rap-lung-tung-iran-huong-loi

Mỹ muốn đưa phi hành gia trở lại mặt trăng năm 2024

Phát biểu thay mặt chính quyền của Tổng thống Donald Trump, Phó Tổng thống Mike Pence hôm 26/3 đã công bố kế hoạch gấp rút đưa người Mỹ trở lại mặt trăng trong vòng 5 năm “bằng mọi giá”.
Theo Reuters, chủ trì một cuộc họp của Hội đồng Không gian Quốc gia thuộc Cơ quan Hàng không và Không gian Hoa Kỳ (NASA) ở Huntsville, Alabama, ông Pence tuyên bố: “Chúng ta nay đang trong một cuộc chạy đua không gian giống như những năm 1960”.
NASA trước đó đặt mục tiêu đưa các phi hành gia Mỹ trở lại bề mặt mặt trăng vào năm 2028.
Chương trình Apollo của Mỹ thực hiện sáu chuyến đưa người lên mặt trăng trong khoảng thời gian từ năm 1969 tới 1972, theo Reuters.
XEM THÊM:
Phi thuyền SpaceX Dragon đáp thành công ngoài khơi bang Florida
Cho tới nay, chỉ có hai quốc gia khác đã tiến hành các vụ đáp xuống mặt trăng là Liên bang Xô Viết và Trung Quốc, nhưng chỉ dùng các phi thuyền tự động không có người bên trong.
“Chúng ta sẽ là quốc gia đầu tiên đưa các phi hành gia trở lại mặt trăng trong thế kỷ 21”, ông Pence nói.
“Đây là chính sách đã được công bố của chính quyền này và của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ nhằm đưa các phi hành gia Mỹ trở lại mặt trăng trong vòng 5 năm tới”.
Sau tuyên bố của người phó của ông Trump, người quản lý NASA, ông Jim Bridenstine, viết trên Twitter: “Chấp nhận thách thức. Giờ chúng ta hãy làm việc”.
https://www.voatiengviet.com/a/m%E1%BB%B9-mu%E1%BB%91n-%C4%91%C6%B0a-phi-h%C3%A0nh-gia-tr%E1%BB%9F-l%E1%BA%A1i-m%E1%BA%B7t-tr%C4%83ng-n%C4%83m-2024/4849811.html

Cao nguyên Golan :

Hội Đồng Bảo An họp khẩn theo yêu cầu của Syria

Tú Anh
Tổng thống Mỹ Donald Trump ký sắc lệnh công nhận chủ quyền của Israel tại cao nguyên Golan, lãnh thổ của Syria bị quân đội Do Thái đánh chiếm trong cuộc chiến năm 1967.
Đối với Liên Hiệp Quốc, Golan là vùng đất bị chiếm đóng. Chữ ký của tổng thống Mỹ không làm thay đổi quy chế của Golan, nguồn nước ngọt nằm giữa hai quốc gia thù nghịch.
Hôm qua, ngay sau khi tổng thống Mỹ ký sắc lệnh, Damas yêu cầu Hội Đồng Bảo An họp khẩn cấp. Cuộc họp được triệu tập vào thứ Tư 27/03/2019.
Từ New York, thông tín viên Marie Bourreau tường thuật :
“Một lần nữa, Donald Trump áp dụng chiến thuật việc đã rồi, như đã làm với thông báo dời sứ quán Mỹ ở Israel từ Tel Aviv về Jerusalem.
Khi ký sắc lệnh công nhận chủ quyền Israel tại cao nguyên Golan, tổng thống Mỹ đã làm lung lay thỏa hiệp quốc tế tại Trung Đông và vi phạm nghị quyết 497 của Hội Đồng Bảo An, được toàn thể các thành viên thông qua vào năm 1981, xem quyết định của Israel sáp nhập cao nguyên Golan là vô hiệu.
Tuy nhiên, Washington đã chuẩn bị trước. Tháng 11 năm 2018, tại Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc, lần đầu tiên Hoa Kỳ đã biểu quyết chống một nghị quyết lên án vụ sáp nhập lãnh thổ này là bất hợp pháp. Thời các tổng thống tiền nhiệm, chính quyền Mỹ chỉ vắng mặt khi biểu quyết.
Về phần tổng thư ký Liên Hiệp Quốc, ông Antonio Guterres, cũng theo các văn kiện của Liên Hiệp Quốc khẳng định quy chế của cao nguyên Golan không thay đổi. Một phái bộ quan sát viên Liên Hiệp Quốc kiểm soát một vùng đệm từ năm 1974.
Nhiệm vụ của phái bộ quan sát viên sẽ phải được triển hạn vào tháng 6 năm nay, nhưng chưa có gì chắc chắn và tùy thuộc vào cuộc thảo luận kín trong ngày thứ Tư.”
Trong một tuyên bố chung, năm nước châu Âu gồm hai thành viên thường trực là Anh và Pháp, cùng với Đức, Bỉ và Ba lan, thành viên luân lưu trong Hội Đồng Bảo An, long trọng khẳng định không công nhận các vùng lãnh thổ bị Israel chiếm giữ sau năm 1967, trong đó có Golan, là lãnh thổ của Nhà nước Do Thái.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190327-cao-nguyen-golan-hoi-dong-bao-an-hop-khan-theo-yeu-cau-cua-syria

EU quyết tâm đoàn kết trong các cuộc đàm phán với TQ

Trước thềm chuyến thăm của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, EU đã công bố kế hoạch nhằm tái cân bằng các mối quan hệ với Trung Quốc.
Ba trong số những nhà lãnh đạo quan trọng nhất Liên minh châu Âu (EU), Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, Thủ tướng Đức Angela Merkel và Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean Claude Juncker ngày 26/3 có cuộc gặp với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại thủ đô Paris, Pháp. Đây là cuộc gặp có ý nghĩa biểu tượng cao cho thấy nỗ lực của châu Âu thiết lập một mặt trận chung để đối phó với các hồ sơ quốc tế lớn.
Phát biểu với báo chí sau cuộc gặp với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Điện Elysée, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron ngày 25/3 tuyên bố, sự lựa chọn tự nhiên và lý trí của thế kỷ 21 là một mối quan hệ đối tác Trung Quốc – Liên minh châu Âu mạnh mẽ, được xác định dựa trên những nền tảng rõ ràng, có yêu cầu cao và tham vọng. Ông đồng thời kêu gọi một châu Âu đoàn kết xung quanh một chiến lược rõ ràng và gắn kết trong các cuộc đối thoại với Trung Quốc.
Tuyên bố này đã phần nào cho thấy thách thức đặt ra với các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu trong cuộc gặp ngày 26/3 với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, bước chuẩn bị cho Hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu Âu- Trung Quốc vào ngày 9/4 tới tại Bruxelles. Đó là làm thế nào để cho thấy một bộ mặt đoàn kết của Liên minh châu Âu.
Trước thềm chuyến thăm châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Liên minh châu Âu đã công bố kế hoạch nhằm tái cân bằng các mối quan hệ với Trung Quốc, trong đó coi Trung Quốc như một “đối thủ”, dù nước này lâu nay vẫn là đối tác thương mại hàng đầu của khối.
Một chuyên gia phân tích tại Pháp nhận định: “Điều quan trọng nhất đối với châu Âu hiện nay là thiết lập một mặt trận châu Âu thống nhất. Bởi rõ ràng Trung Quốc đang đặt trên bàn đàm phán những đề nghị hấp dẫn, song mỗi nước lại có những nhận thức khác nhau về các đề xuất này”.
Chuyến thăm châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình diễn ra trong bối cảnh Liên minh châu Âu đang bị mắc kẹt giữa một bên là Tổng thống Donald Trump và cách tiếp cận hoàn toàn đi ngược lại với các mối quan hệ quốc tế với một bên là Trung Quốc, cùng dự án “Vành đai, Con đường” được coi như “Con đường tơ lụa” mới đầy tham vọng, đi kèm với những khoản đầu tư khổng lồ trên khắp thế giới, trong đó có châu Âu.
Italy mới đây đã bất chất sự phản đối của các đối tác châu Âu khác để trở thành quốc gia đầu tiên trong nhóm 7 nền công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) tham gia dự án mang nhiều tâm huyết này của Nhà lãnh đạo Trung Quốc.
Sáng kiến “Vành đai, Con đường” của Trung Quốc đang khiến một số nước châu Âu lo ngại và thậm chí là chia rẽ. Những đề nghị  hợp tác “đôi bên cùng có lợi” của Trung Quốc là chưa đủ để xóa tan mối ngờ vực của các nhà lãnh đạo châu lục về tham vọng của Trung Quốc thâu tóm các ngành công nghệ mũi nhọn của châu Âu thông qua các dự án đầu tư.
Trong một phát biểu nhằm trấn an các đối tác châu Âu, Chủ tịch Tập Cận Bình ngày 25/3 một lần nữa khẳng định, Trung Quốc vẫn luôn ủng hộ sự hội nhập và phát triển của châu lục và những đầu tư của Trung Quốc tại các nước châu Âu cũng là nhằm thúc đẩy sự đoàn kết của Liên minh châu Âu.
“Châu Âu là một cực không thể thiếu trong thế giới đa cực của chúng ta và là một trong những đối tác quan trọng nhất của Trung Quốc. Đó là lý do tôi chọn châu Âu cho chuyến thăm nước ngoài đầu tiên trong năm 2019 này. Trung Quốc rất coi trọng mối quan hệ với châu Âu. Một châu Âu thịnh vượng phù hợp với tầm nhìn của chúng tôi đối với môt thế giới đa cực”, ông Tập nói.
Theo chuyên gia Sophie Boisseau de Rocher thuộc Viện Quan hệ Quốc tế Pháp, thì đối với châu Âu, một sự hợp tác giữa Trung Quốc và Liên minh châu Âu chỉ có thể một khi châu Âu không cảm thấy bị thiệt thòi, tổn hại lợi ích do việc thực hiện sáng kiến “Vành đai, Con đường” và tin tưởng dự án có thể đóng góp một cách đầy đủ vào sự phát triển của châu Âu. Đây cũng sẽ là thách thức không hề nhỏ trong mối quan hệ giữa Trung Quốc và Liên minh châu Âu trong tương lai
http://biendong.net/goc-nhin-moi/27125-eu-quyet-tam-doan-ket-trong-cac-cuoc-dam-phan-voi-tq.html

Brexit : Hạ Viện Anh bắt đầu bỏ phiếu

tìm phương án được đa số chấp nhận

Mai Vân
Trong lúc thủ tướng Anh đang bị ép buộc từ chức, có thể vào hôm nay, 27/03/2019, bà May sẽ cho biết quyết định, các nghị sĩ Anh cũng chuẩn bị tiến hành một số cuộc bỏ phiếu thăm dò, có tính chất tham khảo, để tìm kiếm đa số về một giải pháp thay thế cho thỏa thuận Brexit mà bà May đề xuất.
Những đề nghị được nhiều phiếu nhất sẽ lại được đưa ra bỏ phiếu tiếp tục vào thứ Hai tới.
Thông tín viên RFI, Muriel Delcroix, tường thuật từ Luân Đôn :
Các nghị sĩ Anh tạm thời đã giành được quyền ấn định chương trình nghị sự ở Nghị Viện để tháo gỡ bế tắc. Trên lý thuyết, giải pháp là đơn giản : Bỏ phiếu cho đến khi nào một giải pháp được đa số tán đồng. Thế nhưng trên thực tế, thì đây là một vấn đề rất đau đầu, vì cho đến giờ không có đề nghị nào được sự tán đồng rộng rãi, trong lúc số lượng đề nghị của các dân biểu lại rất nhiều.
Có không dưới 16 đề nghị đưa ra hôm nay trước cuộc bỏ phiếu. Trong số đó, có một đề nghị muốn thương thuyết về một liên minh thuế quan mới với châu Âu sau Brexit, một đề nghị khác muốn thành lập một « thị trường chung 2.0 », trong đó Anh Quốc có một quy chế đặc biệt. Một đề nghị khác nữa muốn hoàn toàn bỏ điều khoản 50 và bỏ hẳn Brexit, nhiều người muốn tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý thứ 2.
Thủ tướng Anh đang trong lúc nguy cấp sẽ có cuộc họp với thành phần « backbenchers », tức những dân biểu Bảo Thủ không ở trong chính phủ, nhưng sự ủng hộ của họ có vai trò chủ chốt. Đa số rất nghi kỵ châu Âu, nhưng giờ thì họ lại mặc cả, đòi bà ra đi để đánh đổi lấy sự ủng hộ của họ đối với thỏa thuận Brexit, mà bà đạt được với Bruxelles. Thỏa thuận đó có thể được đưa ra bỏ phiếu lần thứ 3, tức lần cuối cùng, vào thứ Năm hay thứ Sáu này.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190327-brexit-ha-vien-anh-bat-dau-bo-phieu-tim-phuong-an-duoc-da-so-chap-nhan

Tây Ban Nha nói kẻ vào Sứ quán Bắc Hàn ‘đã liên hệ với FBI’

Người dẫn đầu nhóm 10 người xông vào Đại sứ quán Bắc Hàn tại Madrid hồi tháng trước đã liên hệ với Cục Điều tra Liên bang Hoa Kỳ (FBI) vài ngày sau đó, một thẩm phán tòa thượng thẩm Tây Ban Nha nói.
Adrian Hong Chang, công dân Mexico hiện đang sống tại Mỹ, đã liên hệ với FBI sau khi chạy tới Mỹ qua ngả Lisbon, thẩm phán José de la Mata nói.
Bắc Hàn, Nam Hàn gặp rào cản ngôn ngữ?
Bắc Hàn khôi phục điểm phóng tên lửa
Trump: Bắc Hàn ‘có thể thành cường quốc’
Những kẻ tấn công đã tra hỏi một nhân viên sứ quán và tìm cách thuyết phục người này đào tẩu nhưng không thành, thẩm phán nói thêm.
Nhóm đã trói một số nhân viên bên trong, đánh và tra khảo họ.
Trình báo FBI
Theo nội dung nêu trong sắc lệnh của thẩm phán thì để gỡ bỏ những bí mật quanh vụ việc, ông Hong Chang “đã liên hệ với FBI tại New York năm ngày sau vụ tấn công, để nói cho họ biết những gì đã diễn ra theo cách kể của ông ta”.
Ông này được cho là cũng đã trao nộp các tư liệu ghi âm ghi hình.
Hiện vẫn chưa rõ vì sao vụ tấn công Đại sứ quán Bắc Hàn lại diễn ra, cũng như tại sao ông Hong Chang lại liên hệ với FBI chứ không phải là giới chức tại Tây Ban Nha.
Những thành viên khác trong nhóm tấn công cũng đã bỏ chạy.
Vụ đột nhập hôm 22/2 xảy ra chỉ vài hôm trước khi có kỳ họp thượng đỉnh quan trọng giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà lãnh đạo Bắc Hàn Kim Jong-un tại Hà Nội.
Trong phần nội dung sắc lệnh được truyền thông Tây Ban Nha trích dẫn, tòa thụ lý điều tra De la Mata đã nêu danh hai thành viên tham gia nhóm đột nhập là công dân Mỹ Sam Ryu và một người Nam Hàn, Woo Ran Lee.
Giải mã hội nghị Trump-Kim ‘không ký gì’ ở Hà Nội
Nghi vấn quanh vụ tàu dầu Việt Tín 01 tới Bắc Hàn
Bắc Hàn có cơ sở tên lửa ‘chưa khai báo’
Bắc Hàn: Mỹ nằm trong tầm bắn tên lửa
Thẩm phán nói rằng trong lúc giữ các nhân viên sứ quán làm con tin trong nhiều giờ, nhóm đột nhập đã đánh cắp một điện thoại di động, một số máy tính, ổ đĩa cứng và ổ USB.
Một phụ nữ đã tìm cách thoát được qua cửa sổ tầng hai và kêu gào xin giúp đỡ. Những người hàng xóm đã lập tức gọi cảnh sát.
Tuy nhiên, khi cảnh sát tới nơi, họ được Adrian Hong Chang giả làm một nhân viên ngoại giao Bắc Hàn đón tiếp. Ông này nói với cảnh sát rằng mọi thứ đều ổn, không có chuyện gì xảy ra.
Tối hôm đó, hầu hết nhóm đột nhập đã chạy khỏi tòa đại sứ bằng các xe hơi ngoại giao Bắc Hàn, thẩm phán nói.
Adrian Hong Chang và một số người rời đi sau đó bằng cửa hậu và dùng một chiếc xe khác.
Vụ đột nhập xảy ra vào lúc 16:34 (15:34 GMT); hầu hết nhóm đột nhập rời đi lúc 21:40. Họ chia thành bốn nhóm và đi tới Bồ Đào Nha.
Ông Hong Chang đã vào được bên trong Đại sứ quán sau khi yêu cầu xin gặp tùy viên thương mại Bắc Hàn, người mà ông ta nói là đã từng gặp mặt, để thảo luận về các vấn đề kinh doanh, thẩm phán nói.
Những người đồng phạm tràn vào sau khi ông Hong Chang đã lọt vào trong.
Thẩm phán nói rằng nhóm này “tự xác định họ là thành viên của một phong trào nhân quyền muốn giải phóng Bắc Hàn”.
‘Kế hoạch hoàn hảo’
Giới chức bác bỏ thuyết cho rằng bọn tội phạm thông thường đứng sau vụ tấn công này.
Các nguồn thân cận với vụ điều tra được cho là đã nói với nhật báo El País rằng vụ việc được lên kế hoạch hoàn hảo như thể do một đơn vị quân sự thực hiện.
Hai nhật báo của Tây Ban Nha là El País và El Confidencial tường thuật rằng giới chức Tây Ban Nha nghi ngờ các cơ quan tình báo Hoa Kỳ và đồng minh có thể đã đứng đằng sau vụ này.
Tin tức nói rằng các nạn nhân trình bày với các điều tra viên rằng những kẻ tấn công nói tiếng Triều Tiên.
El País thậm chí còn tường thuật rằng hai người trong nhóm tấn công có liên hệ với CIA.
CIA từ chối bình luận với BBC.
Các tường thuật nói những kẻ tấn công có thể là muốn tìm kiếm thông tin về cựu đại sứ Bắc Hàn tại Madrid, ông Kim Hyok-chol, người bị trục xuất khỏi Tây Ban Nha hồi 9/2017 quanh chương trình thử hạt nhân của Bắc Hàn.
Ông Kim nay là phái viên quan trọng trong các cuộc đàm phán của Bắc Hàn với Mỹ, và là người đã giúp tổ chức cuộc họp thượng đỉnh tại Việt Nam.
Hồi tháng Giêng, ông cũng tới Washington DC cùng cánh tay phải của ông Kim Jong-un là ông Kim Yong-chol.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-47712936

Thẩm phán Tây Ban Nha tìm cách dẫn độ

nhóm xâm nhập sứ quán Triều Tiên

Một thẩm phán Tây Ban Nha định yêu cầu dẫn độ từ Mỹ các thành viên của một nhóm mà ông nghi ngờ đã xông vào Đại sứ quán Triều Tiên ở Madrid và tìm cách thuyết phục một quan chức ở đó đào tị, Reuters dẫn một nguồn tin tư pháp cho biết hôm 26/3.
Thẩm phán tin rằng nhóm gồm 10 kẻ xâm nhập trong vụ tấn công vừa kể đã tự nhận là những người vận động nhân quyền, theo tài liệu của Tòa án tối cao Tây Ban Nha. Vẫn theo tài liệu này, vài ngày sau người cầm đầu nhóm đã liên lạc với Cục Điều tra Liên bang Hoa Kỳ (FBI) để chuyển thông tin về cuộc đột kích.
Nguồn tin tư pháp nói với Reuters rằng thẩm phán tin rằng tất cả các nghi phạm được xác định đã đến Mỹ sau cuộc đột kích và ông sẽ yêu cầu dẫn độ họ sang Tây Ban Nha, nơi họ có thể đối mặt với án tù 28 năm.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Robert Palladino nói chính phủ Mỹ không dính dáng tới cuộc đột kích. Các tài liệu của Tòa án Tối cao Tây Ban Nha cho biết tham gia trong vụ việc có một công dân Mexico là thường trú nhân ở Mỹ và một công dân Mỹ, Reuters nói.
“Chính phủ Mỹ không liên quan gì đến chuyện này,” ông Palladino nói trong một cuộc họp báo thường kì, nhấn mạnh rằng Mỹ kêu gọi bảo vệ các đại sứ quán thuộc bất kì nước nào.
XEM THÊM:
WaPo: Nhóm bất đồng chính kiến đột kích đại sứ quán Triều Tiên ở Madrid
FBI nói trong một phát biểu rằng “thông lệ tiêu chuẩn của chúng tôi là không xác nhận hay phủ nhận sự tồn tại của một cuộc điều tra,” và cho biết thêm rằng cơ quan này có mối quan hệ công tác mạnh mẽ với các đối tác chấp pháp ở Tây Ban Nha, theo Reuters.
Bộ Nội vụ Tây Ban Nha trước đó cho biết cảnh sát đang điều tra một vụ việc tại đại sứ quán vào ngày 22 tháng 2, nhưng không đưa ra chi tiết nào ngoại trừ nói rằng một công dân Triều Tiên bị thương và không ai đệ đơn khiếu nại.
Công dân Mexico cũng là thường trú nhân ở Mỹ được xác định tên Adrian Hong Chang, là trưởng nhóm, Tòa Thượng thẩm Tây Ban Nha nói trong tài liệu, dựa trên cuộc điều tra vụ việc.
Nhóm này đã đánh cắp máy tính, đĩa cứng và ổ đĩa bút, tòa án nói. Không rõ làm thế nào mà tòa án biết người đàn ông này đã liên lạc với FBI.
Ba trong số những kẻ đột nhập đã đưa một quan chức đại sứ quán xuống tầng hầm và khuyến khích ông ta đào tị khỏi Triều Tiên. Họ tự nhận mình là thành viên của một nhóm vận động cho việc giải phóng Triều Tiên, tài liệu nói.
Báo The Washington Post đưa tin hồi đầu tháng rằng một tổ chức bất đồng chính kiến có tên là Cheollima Civil Defense đã thực hiện cuộc đột kích. Tờ báo tuần trước dẫn các nguồn tin giấu tên cho biết nhóm này đã chia sẻ thông tin về cuộc đột kích với FBI.
https://www.voatiengviet.com/a/tham-phan-tay-ban-nha-tim-cach-dan-do-nhom-xam-nhap-su-quan-trieu-tien/4849360.html

Phái đoàn quân sự Nga sang Venezuela

có cả ‘nhân viên an ninh mạng’

Phái đoàn quân sự Nga đến Venezuela vào cuối tuần qua, khơi ra sự đả kích của Mỹ, được cho là có cả lực lượng đặc nhiệm, kể cả nhân viên an ninh mạng, Reuters dẫn lời một quan chức Mỹ cho biết hôm 26/3.
Quan chức này, phát biểu với điều kiện ẩn danh, cho biết Mỹ vẫn đang thẩm định việc Nga triển khai lực lượng này. Washington gọi đó là một “sự leo thang liều lĩnh” tình hình ở Venezuela.
Hai máy bay của không quân Nga hạ cánh bên ngoài Caracas hôm 23/3 mang theo gần 100 binh sĩ Nga, theo các bản tin của truyền thông địa phương, hai tháng sau khi chính quyền Trump từ chối công nhận tính chính danh của Tổng thống Nicolas Maduro.
Chính quyền Trump đã công nhận lãnh đạo phe đối lập Juan Guaido là là Tổng thống chính danh của đất nước Venezuela và đòi ông Maduro từ chức. Nga mô tả hành động này là một cuộc đảo chính được Mỹ hậu thuẫn chống lại chính quyền xã hội chủ nghĩa của ông Maduro.
Thẩm định của Mỹ rằng đoàn nhân viên quân sự của Nga bao gồm các chuyên gia an ninh mạng và những người từ “các lĩnh vực liên quan” gợi ý rằng một phần nhiệm vụ của họ có thể trợ giúp những người trung thành với ông Maduro với việc do thám cũng như bảo vệ cơ sở hạ tầng không gian mạng của chính phủ, Reuters nói.
Bộ Ngoại giao Nga hôm 26/3 nói sự hiện diện của các “chuyên gia Nga” ở Venezuela tuân theo một thỏa thuận hợp tác kĩ thuật quân sự giữa hai nước mà không cung cấp thông tin chi tiết.
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo nói với người đồng cấp Nga Sergei Lavrov trong một cuộc điện đàm đầu tuần này rằng Washington “sẽ không đứng nhìn” trong khi Nga hậu thuẫn ông Maduro, người cai quản một nền kinh tế một thời cường thịnh như giờ lụn bại.
Mỹ và hầu hết các nước phương Tây hậu thuẫn ông Guaido trong khi Nga, Trung Quốc và Cuba nằm trong số những nước tiếp tục ủng hộ ông Maduro, người kiểm soát các định chế nhà nước Venezuela, kể cả quân đội.
Chiều 26/3, Nhóm Lima Các Nước Mỹ Latin nói trong một phát biểu rằng họ lo ngại về sự xuất hiện của máy bay quân sự ở Venezuela.
https://www.voatiengviet.com/a/phai-doan-quan-su-nga-sang-venezuela-co-ca-nhan-vien-an-ninh-mang/4849354.html

Nga khẳng định đưa quân sang Venezuela

 bảo vệ tổng thống Maduro

Tú Anh
Sau Hoa Kỳ, đến lượt tổng thống Venezuela tự phong, ông Juan Guaido, tố cáo sự hiện diện của lính Nga tại thủ đô Caracas là « vi phạm Hiến Pháp ». Lãnh đạo phong trào đối lập được Mỹ và nhiều nước Tây phương ủng hộ.
Nga bác bỏ cáo buộc gây thêm căng thẳng tại Venezuela và cho biết vì sao đưa quân và vũ khí đến Caracas.
Từ Matxcơva, thông tín viên Daniel Vallot tường trình :
Phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Nga Maria Zakharova tuyên bố rất mạnh mẽ : nước Nga tăng cường hợp tác với Venezuela và thực hiện trong khuôn khổ nghiêm ngặt của Hiến Pháp và luật định.
Để biện minh cho sự kiện hai phi cơ vận tải chở hàng tấn quân dụng và hàng chục lính đến Caracas, phát ngôn viên Nga cho biết là hai bên đã có một hiệp định hợp tác quân sự ký kết trong thập niên 2000. Nga không cần phải có một sự chấp thuận nào khác, hàm ý bác bỏ công kích của lãnh đạo đối lập Juan Guaido. Tổng thống tự phong tố cáo ông Nicolas Maduro đã hành động vi hiến khi mời quân đội ngoại quốc đến Venezuela, mà không được sự phê chuẩn của Quốc Hội.
Chính quyền Nga biện minh và nhận trách nhiệm về việc đưa trang thiết bị và binh lính đến Venezuela. Bị Washington tố cáo « kích động căng thẳng », Matxcơva tố ngược Mỹ tìm cách gây ra một cuộc đảo chính tại Caracas. Đối với Nga, cuộc khẩu chiến mới này cũng là cách để một lần nữa xác định lập trường ủng hộ chế độ Nicolas Maduro trong cuộc đọ sức với lãnh đạo đối lập Juan Guaido, người được Hoa Kỳ  hậu thuẫn.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190327-nga-dua-quan-sang-venezuela-bao-ve-tong-thong-maduro

Algeri : Quân Đội làm “đảo chánh Hiến định”

để lật đổ TT Bouteflika

Trọng Nghĩa
Lời kêu gọi của tham mưu trưởng quân đội Algeri, tướng Ahmed Gaid Salah, ngày 26/03/2019, yêu cầu tiến hành thủ tục tuyên bố rằng tổng thống Bouteflika không còn khả năng điều hành việc nước vì lý do sức khỏe, chẳng khác chi một lời kêu gọi truất phế người đứng đầu Nhà nước.
Khi kêu gọi như trên, nhân vật uy quyền bậc nhất tại Algeri đã dựa vào Hiến Pháp, điều khiến cho các nhà quan sát xem đây là một « cuộc đảo chánh » đúng trong khuôn khổ Hiến Pháp.
Trong một bài nói chuyện trước hàng trăm sĩ quan quân đội cao cấp, được trực tiếp truyền hình, lãnh đạo quân đội Algeri xác định : « Chúng ta phải tìm cách thoát khỏi khủng hoảng ngay lập tức (bằng) một giải pháp tôn trọng và tuân thủ Hiến Pháp ». Đối với ông, tuân thủ Hiến Pháp là bảo đảm duy nhất để duy trì ổn định chính trị của Algeri hiện tại.
Công cụ được tướng Salah áp dụng chính là điều 102 của Hiến Pháp Algeri, quy định rằng Hội Đồng Hiến Pháp có thể xác định tổng thống không đủ điều kiện sức khỏe để đảm đương nhiệm vụ và yêu cầu Quốc Hội tuyên bố tổng thống không đủ khả năng đảm nhận trọng trách.
Theo điều khoản này, Hội Đồng Hiến Pháp có toàn quyền tổ chức họp sau khi xác minh thực tế này, bằng tất cả các biện pháp thích hợp. Sau đó, Hội Đồng sẽ yêu cầu Nghị Viện ra tuyên bố về tình trạng vô năng của tổng thống.
Lời kêu gọi của tư lệnh quân đội Algeri hiển nhiên là một động thái lật đổ ông Bouteflika một cách danh chính ngôn thuận, vì đương kim tổng thống chỉ còn hai lựa chọn : chủ động từ chức, hoặc là phải chịu nỗi nhục bị « truất phế », nếu thủ tục xem xét năng lực của ông được tiến hành.
Việc quân đội, một thế lực hàng đầu trong đời sống chính trị Algeri hiện nay, bỏ rơi tổng thống Bouteflika, là một tín hiệu mạnh, thúc đẩy các thành phần còn muốn bám víu vào ông dứt khoát bỏ rời ông.
Dấu hiệu rõ nhất là ngay sau tuyên bố của vị lãnh đạo quân đội, đảng Tập Hợp Quốc Gia vì Dân Chủ RND, đồng minh chính của đảng cầm quyền Mặt Trận Giải Phóng Dân Tộc FNL của ông Bouteflkia, đã mạnh dạn lên tiếng đòi ông phải từ chức.
Trong một thông cáo gởi đến AFP, tổng thư ký đảng RND « khuyến nghị ông Bouteflika từ chức tổng thống … để tạo thuận lợi cho giai đoạn chuyển giao (quyền lực) ».
Lập trường dứt khoát của quân đội cũng sẽ tác động mạnh đến chính đảng cầm quyền FNL. Đảng này, trong thời gian gần đây đã có nhiều dấu hiệu không còn nhiệt tình hậu thuẫn cho ông nữa.
Đối với nhật báo Pháp Le Figaro, diễn biến tại Algeri hiện nay cho thấy là « cuộc đảo chính Hiến định » kể trên đã được chuẩn bị và đàm phán kỹ lưỡng. Theo tờ báo, rất nhiều khả năng là quân đội sẽ là người cầm trịch chính trường Algeri trong thời gian sắp tới.
Nhật báo Pháp lưu ý rằng không thể loại bỏ một kịch bản theo kiểu Ai Cập, nơi quân đội thâu tóm mọi quyền hành, cho dù đến lúc này, tại Algeri, quân đội có vẻ như vẫn quyết định tuân theo các quy tắc của Hiến Pháp.
Trong khi chờ đợi, việc lật đổ ông Bouteflika đã đáp ứng một trong nhiều nguyên vọng của người dân Algeri, trong nhiều tuần lễ qua, đã rầm rộ xuống đường đòi ông từ chức.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190327-algeri-quan-doi-lam-dao-chanh-hien-dinh-de-lat-do-tt-bouteflika

Dư luận Algeri dè dặt

sau tuyên bố của quân đội “bỏ rơi” Bouteflika

Trọng Nghĩa
Tổng tham mưu trưởng quân đội Algeri hôm qua, 27/03/2019, bất ngờ yêu cầu tuyên bố tổng thống Bouteflika « không đủ năng lực » lãnh đạo đất nước, một thủ tục tương đương với việc truất phế.
Tuy nhiên, tuyên bố của tướng Ahmed Gaid Salah đã được dư luận đón nhận hết sức thận trọng, dù đáp ứng một đòi hỏi chính của phong trào phản đối chế độ Bouteflika đang trào dâng tại Algeri.
Trong phát biểu được phát trên truyền hình, người đứng đầu quân đội Algeri, một trong những chỗ dựa quan trọng của tổng thống Bouteflika, đã yêu cầu tiến hành thủ tục quy định trong Điều 102 của Hiến Pháp, liên quan đến việc tuyên bố tổng thống không có khả năng đảm trách nhiệm vụ, « vì bệnh tình nghiêm trọng và lâu dài », với hệ quả là buộc ông Bouteflika rời chức vụ tổng thống.
Theo hãng tin Pháp AFP, giờ đây Algeri đứng trước hai kịch bản : Hoặc ông Bouteflika chủ động từ chức, hoặc chủ tịch Hội Đồng Hiến Pháp Tayeb Belaiz, một người thân cận của ông, khởi động các thủ tục dẫn đến việc tuyên bố rằng tổng thống không có khả năng thực hiện nhiệm vụ.
Dù đánh dấu một bước ngoặt trong cuộc khủng hoảng, tuyên bố bỏ rơi ông Bouteflika của tư lệnh quân đội Algeri đã không tạo ra một phản ứng phấn khởi trong công luận, đặc biệt là trong các thành phần đối lập.
Theo thông tín viên RFI tại Alger, trong trường hợp tổng thống từ chức hay bị tuyên bố « không còn năng lực » lãnh đạo, một cuộc bầu cử mới trên nguyên tắc sẽ được tổ chức trong vòng 4 tháng tới đây. Đối với các đảng đối lập, đây là một thời hạn quá ngắn để họ kịp chuẩn bị, và như vậy, chế độ Bouteflika, với một guồng máy được chuẩn bị tốt hơn, sẽ lại tiếp tục thắng lợi và ngự trị trên đất nước Algeri.
Dân chúng Algeri, vốn sôi sục chống chế độ Bouteflika trong thời gian gần đây, cũng không hề tỏ thái độ phấn khởi. Trả lời hãng tin Pháp AFP vào hôm qua, một sinh viên 24 tuổi tại Alger cho rằng « điều mà người dân đòi là sự ra đi không chỉ của ông Bouteflika, mà là của toàn bộ chế độ ».
Một thợ điện 36 tuổi thì thấy rằng chế độ đang câu giờ, và việc ông Bouteflika rời bỏ quyền hành là một bước đầu tốt, nhưng các bước tiếp theo phải là một sự thay đổi triệt để, « bằng không thì khủng hoảng sẽ kéo dài ».
Tất cả đều cảnh cáo chính quyền là « đừng đánh giá thấp sức mạnh của đường phố ».
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190327-du-luan-algeri-de-dat-sau-tuyen-bo-bo-roi-bouteflika

Triều Tiên dùng Hàn Quốc gây sức ép với Mỹ?

Cũng nhanh như khi Triều Tiên rút các quan chức ra khỏi văn phòng liên lạc chung ở Kaesong hôm 22/3, Bình Nhưỡng đã đưa họ trở lại hôm 25/3 mà không một lời giải thích.
Văn phòng liên lạc liên Triều được mở ra sau cuộc gặp thượng đỉnh lần thứ ba giữa lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un và Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in.
Một số phân tích gia đã diễn giải quyết định rút người của Bình Nhưỡng là ‘phản ứng trước lệnh trừng phạt của Bộ Tài chính Mỹ đối với một số thực thể của Triều Tiên’ và ‘cho họ quay lại sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump hủy bỏ các lệnh trừng phạt này’, theo lời ông Bruce Klinger, học giả nghiên cứu cao cấp về đông bắc Á tại Sáng hội Heritage.
“Có khả năng như thế,” ông Klinger cho biết trong email gửi đến VOA, “nhưng tôi không cho rằng chúng ta có thể nói có mối quan hệ nhân-quả ở đây. Thường mất một lúc lâu Triều Tiên mới phản ứng.”
Ông Klinger nói rằng nếu đó là dấu hiệu gì đó thì đó sẽ là ‘dấu hiệu rất mơ hồ và vòng vo khi họ trừng phạt Hàn Quốc vì những hành động của Mỹ’.
“Tôi cho rằng nó là sự tiếp tục của xu hướng mới đây sau cuộc gặp ở Hà Nội mà ở đó Triều Tiên dường như bác bỏ vai trò của Hàn Quốc,” ông nói thêm.
Ông Kim Dong-yub, giám đốc nghiên cứu tại Viện nghiên cứu Viễn Đông thuộc Đại học Kyungnam, nói rằng phân tích quá mức về ý định của Triều Tiên là không phù hợp.
“Chúng ta có lẽ bỏ qua thông điệp chủ chốt nếu chúng ta đoán rằng việc rút người này có quan hệ với Mỹ và phi hạt nhân hóa. Việc rút người này có thể được xem là hoài nghi về vai trò của văn phòng liên lạc,” ông Kim nói. “Nó cũng cho thấy sự bất mãn của Triều Tiên với miền Nam.”
Ông cho rằng hành động của Triều Tiên ở văn phòng liên lạc chung là do tình trạng của mối quan hệ liên Triều.
Ông Nam Sung-wook thuộc Khoa Nghiên cứu Triều Tiên tại Đại học Triều Tiên cũng có kết luận tương tự.
Triều Tiên nghĩ rằng họ có lợi thế đối với chính sách của Hàn Quốc về Triều Tiên, ông Nam nói. “Việc rút người là dấu hiệu bất mãn với Seoul cũng như là cách gây sức ép lện Seoul để thuyết phục Mỹ dỡ các lệnh trừng phạt hay ép Seoul nối lại các hình thức hợp tác kinh tế liên Triều.”
Tuy nhiên, ông Klinger lưu ý rằng Bình Nhưỡng đã ‘bác bỏ’ vai trò trung gian đàm phán của Hàn Quốc và dẫn lại bình luận mới đây của thứ trưởng ngoại giao Triều Tiên làm bằng chứng.
“Chủ tịch Moon là người cổ súy mạnh mẽ nhất của việc giảm các lệnh trừng phạt của Triều Tiên hay được miễn trừ một số lệnh trừng phạt để họ có thể trợ giúp kinh tế cho miền Bắc,” ông Klinger nói.
“Sức ép từ tác động lũy tiến của 11 nghị quyết Liên Hiệp Quốc, Mỹ và luật pháp quốc tế là điều đưa Triều Tiên trở lại bàn đàm phán,” ông Klinger nói. “Chỉ có tiếp tục và tăng cường các biện pháp cấm vận cùng với ngoại giao thực tế và củng cố năng lực răn đe chung thì may ra mới khiến Triều Tiên giải trừ hạt nhân.”
“Không chỉ thiếu vốn liếng chính trị, Tổng thống Moon Jae-in cũng bị gò bó bởi các lệnh trừng phạt của Mỹ và Liên Hiệp Quốc,” ông Klinger nói. “Khác với những vị tiền nhiệm cấp tiến, ông Moon không thể ném những bao tiền qua phía Bắc khu phi quân sự bởi vì bất cứ sự hợp tác về kinh tế nào với miền Bắc sẽ có nguy cơ vị phạm các lệnh trừng phạt của Liên Hiệp Quốc.”
https://www.voatiengviet.com/a/tri%E1%BB%81u-ti%C3%AAn-d%C3%B9ng-h%C3%A0n-qu%E1%BB%91c-g%C3%A2y-s%E1%BB%A9c-%C3%A9p-v%E1%BB%9Bi-m%E1%BB%B9-/4849352.html

Nhóm Cheollima nhận đã vào Sứ quán Bắc Hàn ở Madrid

Một nhóm hoạt động ngầm có mục tiêu lật đổ ông Kim Jong-un ở Bắc Hàn tuyên bố họ đứng đằng sau vụ xông vào Đại sứ quán Triều Tiên tại Tây Ban Nha hồi tháng trước.
Tin tức nói các thành viên của Cheollima Civil Defense, một nhóm tự nhận là hoạt động về nhân quyền, đã chạy khỏi Đại sứ quán mang theo các máy tính, một điện thoại và các ổ cứng.
Kẻ vào sứ quán Bắc Hàn ở Madrid ‘liên hệ với FBI’
Bắc Hàn khôi phục điểm phóng tên lửa
Bắc Hàn, Nam Hàn gặp rào cản ngôn ngữ?
Vụ việc xảy ra chỉ vài ngày trước khi có kỳ họp thượng đỉnh then chốt giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà lãnh đạo Bắc Hàn Kim Jong-un tại Hà Nội.
Nhóm bác bỏ việc có dùng vũ lực và nói rằng đó “không phải là một vụ tấn công”.
Tuy nhiên, một thẩm phán tòa thượng thẩm Tây Ban Nha nói rằng nhóm 10 người đã trói, đánh và tra khảo nhân viên sứ quán hôm 22/2.
Hiện chưa rõ tại sao vụ tấn công lại diễn ra.
Cheollima viết trên mạng rằng tổ chức này “họ đáp trả một tình huống khẩn cấp tại Đại sứ quán ở Madrid”.
Tổ chức này nói họ đã “chia sẻ những thông tin mà nhiều khả năng là có giá trị rất to lớn” với FBI, cơ quan tình báo Hoa Kỳ, “theo những điều kiện bảo mật mà hai bên đồng ý”.
Cheollima Civil Defense (CDC) là gì?
Cheollima Civil Defense (CDC), còn được biết đến với tên gọi Free Joseon, có mục tiêu lật đổ triều đại nhà Kim đang cầm quyền tại Bắc Hàn.
CDC lần đầu tiên trở nên nổi tiếng là sau vụ tuyên bố họ đã đưa cháu trai của ông Kim Jong-un là Kim Han-sol ra khỏi Macau an toàn sau vụ cha của cậu, ông Kim Jong-nam, bị ám sát tại Malaysia hồi 2017.
Xác nhận danh tính Kim Jong-nam nhờ ADN
Video bí ẩn của con trai Kim Jong-nam
Kim Han-sol đã bày tỏ nguyện vọng quay trở về Bắc Hàn, và gọi chú mình là một “nhà độc tài”.
Phóng viên BBC Laura Bicker từ Seoul nói rằng Adrian Hong Chang, người mà tòa án Tây Ban Nha nói là dẫn đầu nhóm tấn công Đại sứ quán Bắc Hàn hồi tháng trước, là một nhà hoạt động nhân quyền người Bắc Hàn nổi tiếng.
Ông này đã từng giúp những người đào tẩu từ Bắc Hàn, phóng viên Bicker nói, tuy nhiên, câu hỏi chưa được trả lời là ông ta có nguồn tài trợ tự đâu và làm cách nào để có thể tiến hành một chiến dịch hoàn hảo như thế.
Việc truyền thông Mỹ tường thuật các chi tiết về vụ tấn công và cả các nguồn nói việc này có liên quan tới CCD, chỉ vài ngày sau khi nhóm của Hong Chang trao nộp tài liệu và máy tính lấy được từ Đại sứ quán Bắc Hàn cho FBI, là sự “phản bội lại sự tin cậy”, CCD nói trong một tuyên bố.
Phóng viên Bicker nói nay các thành viên của CCD có nguy cơ bị Bắc Hàn trả thù.
“Ông Hong Chang chắc chắn là người bị truy nã, không phải bởi Tòa thượng thẩm Tây Ban Nha, mà bởi Bình Nhưỡng,” phóng viên BBC nói.
“Chiến dịch này khiến một nhóm từng hoạt động âm thầm bị lộ diện, và khiến họ chắc chắn bị nằm trong tầm ngắm pháp lý, nơi mà có lẽ họ không hề muốn xuất hiện.”
https://www.bbc.com/vietnamese/world-47724543

Vì phê phán lãnh đạo,

giáo sư Đại học Thanh Hoa bị cấm dạy

Giáo sư luật Hứa Chương Nhuận (Xu Zhangrun) vừa bị Đại học Thanh Hoa danh tiếng ở Trung Quốc đình chỉ công tác vì phê phán ‘tệ sùng bái cá nhân’ và chính sách của Đảng Cộng sản.
Tin ông Hứa bị đình chỉ được bạn bè, đồng nghiệp ông chia sẻ và một số giáo sư nổi tiếng khác ở Trung Quốc lên tiếng ủng hộ ông, theo trang South China Morning Post ra ở Hong Kong hôm 27/03.
‘Sói già’ Trump đang áp đảo Tập Cận Bình?
Tập Cận Bình thành ‘hạt nhân của Đảng’
Ông Tập muốn quân đội TQ ‘không tham nhũng’
5 điều cần biết về tiền Trung Quốc
“Tội” của GS Hứa, 56 tuổi, là đã công bố các bài viết cho rằng tự do học thuật và các quyền dân sự ở Trung Quốc ngày càng bị hạn chế.
Phê phán Đảng CS từ cái nhìn truyền thống
Dùng hình ảnh “sương tuyết mùa đông” (xue shang jiashuang – ruộng tuyết lại có sương muối khiến nông dân thêm khổ), GS Hứa nói tự do ở Trung Quốc thời Tập Cận Bình “đã giảm sút lại còn giảm sút hơn”.
Trong một bài viết hồi đầu 2018, ông lật lại cuộc tranh luận của Lương Sấu Minh với Mao Trạch Đông sau năm 1949 ở nước Trung Quốc mới.
Dùng các hình tượng truyền thống, ông ca ngợi Lương Sấu Minh (1893-1988) là trí thức lớn, là ‘đại Nho’ sau khi ông này thách thức trực diện Mao, coi Mao không đủ uy tín văn hóa (nhã lượng) để cải tạo xã hội Trung Quốc.
Trong một bài viết năm ngoái, ông Hứa cũng cảnh báo về nạn sùng bái cá nhân, và quyết định của Quốc hội Trung Quốc bỏ kỳ hạn cho chức chủ tịch nước.
Quyết định đó trên thực tế đã khiến ông Tập Cận Bình có thể cầm quyền bao lâu tùy ý.
Tuy nhiên, ông Hứa không đứng vào vị trí của một nhà bất đồng chính kiến theo kiểu ủng hộ dân chủ Phương Tây mà chọn giác độ của văn hóa Khổng giáo Trung Hoa để phê phán đảng cầm quyền hiện nay.
Được đồng nghiệp và bạn bè ủng hộ
Giáo sư Quách Dư Hoa và nhà văn Chương Di Hòa là hai trí thức lên tiếng ủng hộ giáo sư Hứa Chương Nhuận, theo tờ báo từ Hong Kong.
Bà Quách Dư Hoa cho hay bà đã nói chuyện với GS Hứa sau khi ông nhận thông báo từ Đại học Thanh Hoa, thành phố Bắc Kinh nói họ đã tạm đình chỉ công việc của ông.
Tuy nhiên, theo bà, trường đại học đã có thể không nêu lý do vì sao ông Hứa bị tạm ngưng công tác giảng dạy và nghiên cứu.
Trong thời gian này, ông bị nhà trường điều tra và không được phép gặp sinh viên.
Bà Quách nay đặt câu hỏi, ‘tại sao trường Thanh Hoa cấm ông ấy giảng dạy?”
“Có thể họ không thích những gì ông ấy viết, và coi đó là sai trái, nhưng việc cấm dạy là trái luật, và vô lý”.
Từ Đại học Bắc Kinh, đồng nghiệp là giáo sư luật Trương Thiên Phàm cũng lên tiếng ủng hộ ông Hứa Chương Nhuận, và chỉ trích ĐH Thanh Hoa khiến cho “tự do ngôn luận thêm gặp khó khăn”, theo tờ South China Morning Post.
GS Trọng giải thích việc kỷ luật GS Chu Hảo
Có thêm các trí thức ‘bỏ Đảng’ sau vụ TS Chu Hảo
Vụ GS Chu Hảo khiến sách về dân chủ ‘cháy hàng’
Ông Trương Thiên Phàm nay kêu gọi các luật gia Trung Quốc phát biểu để bảo vệ giáo sư Hứa Chương Nhuận.
Đại học Thanh Hoa danh tiếng
Là một trong số đại học hàng đầu Trung Quốc và châu Á, ĐH Thanh Hoa ra đời năm 1911 nhờ quyết định của Tổng thống Mỹ Theodore Roosevelt vào năm 1909 cho nhà Thanh dùng một phần tiền bồi thường chiến phí để mở cơ sở luyện thi cho sinh viên Trung Hoa sang Hoa Kỳ du học.
Người đại diện đầu tiên cho chính phủ Mỹ phụ trách chương trình giảng dạy của Thanh Hoa Học đường khi đó là mục sư Charles Daniel Tenney, cựu hiệu trưởng ĐH Bắc Dương.
Khẩu hiệu của trường là ‘Tự cường và dấn thân xã hội’, do nhà giáo, nhà cải cách Lương Khải Siêu đặt cho.
Tuy nhiên, vào giai đoạn ‘động loạn’ của Cách mạng Văn hóa trong thập niên 1960, sinh viên các trường Thanh Hoa và ĐH Bắc Kinh (Bắc Đại) bị cuốn hút nhiều vào phong trào Hồng Vệ Binh.
Hồng Vệ Binh tại ĐH Thanh Hoa lập ra Binh đoàn Tỉnh Cương Sơn đông tới 5000 người đập phá các khoa, đem giáo viên, giáo sư ra đấu tố. Hàng trăm người bị hành hạ, bức tử và một số bị giết.
Trong thời kỳ thử nghiệm chủ nghĩa cộng sản công xã, ĐH Thanh Hoa hồi đầu thập niên 1970 đã cho công nhân ồ ạt vào học không cần thi.
Khi phong trào sinh viên Thiên An Môn nổ ra năm 1989, ban đầu chỉ có sinh viên Bắc Đại và ĐH Sư phạm Bắc Kinh tham gia, nhưng sau đó có sinh viên Thanh Hoa.
Tuy thế, theo CNN, 25 năm sau thảm sát Thiên An Môn, đa số sinh viên ĐH Thanh Hoa “không hề nghe nói đến sự kiện đó”, cho thấy kiểm duyệt ở Trung Quốc rất thành công
https://www.bbc.com/vietnamese/world-47720177

Lễ duyệt binh cực lớn của Hải quân TQ có gì cần chú ý?

Hải quân Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLAN) sẽ tổ chức lễ kỷ niệm 70 năm thành lập vào ngày 23/4/2019 tới đây.
Trong giai đoạn phát triển thần tốc về tiềm lực quốc phòng trong thập kỷ vừa qua, Hải quân Trung Quốc được đánh giá đã “lột xác” để vươn lên trở thành một lực lượng cực kỳ đáng gờm với quy mô khổng lồ, có trong trang bị nhiều phương tiện tác chiến tối tân và đầy uy lực.
Sở dĩ Bắc Kinh đầu tư trọng điểm cho hải quân là bởi họ đang chú ý nhiều hơn đến quyền và lợi ích hàng hải của mình. Đồng thời một lực lượng tác chiến trên biển mạnh còn đảm bảo tốt việc tung sức mạnh quân sự của Trung Quốc tới những vùng đất xa xôi trên địa cầu.
Cuộc duyệt binh trên biển mà PLAN tiến hành vào tháng sau được xem như cơ hội tốt để phô diễn sức mạnh của mình, vậy họ sẽ trưng bày những lớp chiến hạm chủ lực nào trước con mắt truyền thông quốc tế, mọi sự kỳ vọng đang đổ dồn về hai “ngôi sao” sau đây.
Chiến hạm được kỳ vọng nhất không ngoài ai khác mà chính là tàu sân bay nội địa Type 002, mặc dù được xem như sản phẩm phát triển từ chiếc Liêu Ninh (Type 001) với đường băng cất hạ cánh kiểu nhảy cầu, tuy nhiên chiếc hàng không mẫu hạm này mang trong mình nhiều cải tiến rất đáng kể.
Đầu tiên là đường cất cánh của chiếc Type 002 chỉ là 12 độ (nhỏ hơn Liêu Ninh 2 độ) để tối ưu hóa cho hoạt động của tiêm kích hạm J-15 bản nâng cấp mang theo radar mảng pha quét điện tử chủ động (AESA), cho năng lực tác chiến cao hơn đáng kể so với phiên bản cũ.
Ngoài ra các mảng radar AESA tối tân của tàu được bố trí cao hơn, tăng cường khả năng kiểm soát không lưu cũng như xác định từ xa các mối đe dọa. Đi kèm với đó là hệ thống thông tin liên lạc tiên tiến hơn nhiều và rất nhỏ gọn, khiến kích thước tháp chỉ huy tiết giảm đáng kể, tạo thêm không gian cho máy bay hoạt động.
Lớp tàu chiến thế hệ mới tiếp theo được kỳ vọng xuất hiện chính là khu trục hạm đa năng cỡ lớn Type 055, đây được xem là một trong những niềm tự hào của công nghiệp đóng tàu nội địa.
Sở hữu lượng giãn nước lên tới 13.000 tấn, nhỏ hơn một chút so với DDG-1000 Zumwalt của Mỹ nhưng năng lực tác chiến của Type 055 lại được đánh giá cao hơn nhiều.
Khu trục hạm Type 055 có thể xem như kho tên lửa trên biển của Hải quân Trung Quốc khi nó có tới 112 ống phóng thẳng đứng đa năng, tương thích tên lửa hành trình chống hạm siêu thanh YJ-18, tên lửa phòng không tầm xa HHQ-9B (thậm chí cả tên lửa chống vệ tinh HQ-26), tên lửa hành trình tấn công mặt đất CJ-10…
Type 055 mang trên mình hệ thống radar trinh sát cực kỳ đồ sộ và tối tân, cho khả năng phát hiện đa dạng các loại mục tiêu, cả trên mặt biển và trong lòng biển cũng như trên không từ cự ly rất xa. Dự kiến
khu trục hạm Type 055 cũng là lớp tàu chiến đầu tiên của PLAN được biên chế trực thăng đa dụng Z-20 thế hệ mới.
http://biendong.net/diem-tin/27151-le-duyet-binh-cuc-lon-cua-hai-quan-tq-co-gi-can-chu-y.html

Bị chiến hạm Mỹ khiêu khích ở vùng biển nhạy cảm,

TQ nổi trận lôi đình

Mỹ lại tiếp tục tung hai chiến hạm của Hải quân đến khu vực Eo biển Đài Loan đầy nhạy cảm về chính trị ngay trước thềm cuộc đàm phán thương mại cấp cao giữa chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump và chính quyền của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Một phát ngôn viên của Hạm đội Số 7 thuộc Lực lượng Hải quân Mỹ vừa lên tiếng xác nhận, hai tàu khu trục của Mỹ gồm tàu USS Curtis Wilbur và tàu USCGC Bertholf hôm 24/3 đã đi qua Eo biển Đài Loan. Trong tuyên bố được gửi đến CNN, phát ngôn viên của Hạm đội Số 7 đã phát biểu rằng, “việc hai chiến hạm của Mỹ đi qua Eo biển Đài Loan thể hiện cam kết của Mỹ đối với một khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương mở và tự do”.
Động thái mới nhất nói trên diễn ra chỉ vài ngày trước khi Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin và Đại diện Thương mại của Mỹ Robert Lighthizer đến Bắc Kinh tham dự tiến trình đàm phán thương mại cấp cao đang diễn ra giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới. Sau đó, Phó Thủ tướng Trung Quốc Liu He sẽ dẫn đầu một phái đoàn đến Washington vào ngày 3/4 tới.
Trung Quốc đã nhanh chóng lên tiếng phản đối hành động mới nhất của Mỹ, cảnh báo rằng Mỹ không nên phá hỏng mối quan hệ song phương Mỹ-Trung.
“Trung Quốc đang giám sát chặt chẽ tình hình từ đầu đến cuối khi các chiến hạm của Mỹ đi qua Eo biển Đài Loan. Trung Quốc đã gửi văn bản phản đối mạnh mẽ đến Mỹ”, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Geng Shuang cho biết tại cuộc họp báo ngày hôm qua.
Trung Quốc kêu gọi Mỹ tránh các hành động làm phương hại đến mối quan hệ song phương giữa hai nền kinh tế lớn nhất giới và ủng hộ cho hòa bình, sự ổn định ở Eo biển, ông Geng nói.
Mỹ trong thời gian qua đã tăng cường hoạt động hải quân ở Eo biển Đài Loan – một vùng biển rộng 180km nằm giữa hòn đảo Đài Loan và đại lục Trung Quốc. Hai lần tàu chiến của Mỹ đi qua Eo biển Đài Loan vào tháng 1 và tháng 2 vừa rồi đều bị Trung Quốc phản đối gay gắt.
Đài Loan luôn là một trong những vấn đề nhạy cảm hàng đầu trong quan hệ giữa hai cường quốc Mỹ-Trung. Bắc Kinh luôn phản đối gay gắt và quyết liệt việc bất kỳ nước nào tăng cường quan hệ với Đài Loan và đặc biệt trong quan hệ giữa Mỹ và Đài Loan, bởi Bắc Kinh tin rằng điều đó vi phạm chính sách Một Trung Quốc.
Quan hệ Mỹ-Trung liên tục căng thẳng vì vấn đề Đài Loan. Trung Quốc rất khó chịu với mối quan hệ quân sự giữa Mỹ và Vùng lãnh thổ Đài Loan. Quan hệ quân sự Mỹ-Trung nhiều lần lên xuống thất thường và nhiều lần bị gián đoạn bởi việc Mỹ cung cấp vũ khí cho Đài Loan. Bắc Kinh liên tục kêu gọi Washington cắt đứt quan hệ quân sự với Đài Loan.
Bắc Kinh coi Đài Loan là một vùng lãnh thổ của họ. Mặc dù Washington công nhận điều này nhưng vẫn tiếp tục cung cấp vũ khí cho Đài Loan. Lần nào, Mỹ cung cấp vũ khí cho Vùng lãnh thổ Đài Loan thì lần đó họ đều vấp phải những phản ứng hết sức mạnh mẽ từ phía Trung Quốc. Năm 2010, Trung Quốc từng tạm ngưng các quan hệ quân sự với Mỹ và đe dọa dùng đòn trừng phạt kinh tế để đáp trả việc Quốc hội Mỹ thông qua hợp đồng bán vũ khí trị giá 6,4 tỉ USD cho Vùng lãnh thổ Đài Loan.
Trung Quốc và vùng lãnh thổ (VLT) Đài Loan đã bị chia cắt năm 1949, sau một cuộc nội chiến và kể từ đó đến nay Bắc Kinh luôn khẳng định mục tiêu kiên quyết thống nhất Đài Loan vào Trung Quốc. Bắc Kinh công khai ý định sẵn sàng dùng vũ lực đối với VLT Đài Loan nếu khu vực này tìm cách đòi độc lập với Trung Quốc. Vì thế, Đài Loan vẫn luôn canh cánh cái gọi là “mối đe dọa từ Trung Quốc” đối với hòn đảo này.
Kể từ khi bà Tsai Ing-wen lên cầm quyền, tình hình Eo biển Đài Loan bắt đầu leo thang căng thẳng do Nhà lãnh đạo mới của Đài Loan áp dụng lập trường cứng rắn với Trung Quốc.
http://biendong.net/diem-tin/27148-bi-chien-ham-my-khieu-khich-o-vung-bien-nhay-cam-tq-noi-tran-loi-dinh.html

Điện hạt nhân ở TQ và những quan ngại của Việt Nam

Trong những năm gần đây, Trung Quốc đã có những bước tiến vượt bậc trong lĩnh vực hạt nhân, nhất là trong lĩnh vực điện hạt nhân. Tuy nhiên, việc Trung Quốc phát triển điện hạt nhân cũng đặt ra nhiều nguy cơ, quan ngại cho Việt Nam.
Chương trình phát triển
Vào đầu những năm 1970, Quốc vụ viện Trung Quốc đã thông qua nghị quyết về ứng dụng điện hạt nhân. Năm 1991, lò phản ứng hạt nhân đầu tiên được đưa vào vận hành thương mại ở Trung Quốc có công suất 279 MWe. Năm 2004, Trung Quốc đã thay đổi chủ trương phát triển năng lượng hạt nhân từ “phát triển ổn định” sang “phát triển năng động”. Năm 2007, quốc vụ viện Trung Quốc đã phê chuẩn “Kế hoạch phát triển năng lượng hạt nhân trung và dài hạn (2005-2020)” với mục tiêu nâng tổng công suất các nhà máy điện hạt nhân lên 40 GW vào năm 2020 và tăng tỷ trọng của các nhà máy điện hạt nhân trong hệ thống điện lên 4% về công suất.
Tuy nhiên, thực tế đã diễn ra nhanh hơn kế hoạch. Mục tiêu cho năm 2020 đã đạt được ngay từ năm 2010. Tính đến năm 2010, tổng công suất của 13 tổ máy phát điện hạt nhân đang hoạt động ở Trung Quốc đã đạt 10 GW và tổng công suất của 32 tổ máy điện hạt nhân đang xây dựng đã đạt hơn 30 GW. Ngoài ra, còn 30 nhà máy điện hạt nhân đang được thiết kế.
Như vậy, tổng số tổ máy điện hạt nhân chỉ tính đến 2010 của Trung Quốc đã đạt con số gần 100. Trong khi đó, tại thời điểm 2011 trên thế giới (TG) có tổng số 442 tổ máy điện hạt nhân. Vì vậy, Trung Quốc đã điều chỉnh mục tiêu phát triển nhà máy điện hạt nhân đến năm 2020 có khoảng 130 tổ máy với tổng công suất lắp đặt khoảng 86 GW, và với mức tăng bình quân khoảng 6,5 GW/năm. Theo đó, các nhà máy điện hạt nhân được xây dựng lần lượt ở các tỉnh Quảng Đông, Chiết Giang, Liêu Ninh, Phúc Kiến, Sơn Đông, Hồ Bắc, Hồ Nam, Giang Tây, An Huy, Tứ Xuyên, Cát Lâm, Trùng Khánh và các tỉnh/khu vực ven biển khác.
Việc Trung Quốc xây dựng nhiều các nhà máy điện hạt nhân chủ yếu ven biển và ở phía Đông là do yêu cầu kỹ thuật: (i) Gần các phụ tải lớn; (ii) Gần nguồn nước làm mát (khu vực trung tâm, khu vực phía Đông và Đông – Nam); và, (iii) Tránh xa các khu vực có nguy cơ động đất (phía Tây).
Tính đến đầu 2017, Trung Quốc có 35 tổ máy điện hạt nhân đang hoạt động, 22 tổ máy đang xây dựng và 40 tổ máy đã được khởi công.
Trên thế giới, nếu tính theo số lò phản ứng, Mỹ hiện đứng đầu với khoảng 100 lò, Pháp đứng thứ hai với 58 lò, Nhật đứng thứ ba với 43 lò. Trung Quốc và Nga đứng thứ 4 và thứ 5, tiếp theo là Ấn Độ, Hàn Quốc, Canada.
Nhưng, chỉ tiêu chủ yếu để đánh giá về sự phát triển của năng lượng điện hạt nhân là tỷ trọng điện hạt nhân trong cân bằng điện của mỗi quốc gia. Theo chỉ tiêu này, Pháp đang dẫn đầu với tỷ trọng của nhà máy điện hạt nhân là 76%, Hungary đứng thứ 4 – tuy chỉ có một nhà máy với 4 lò phản ứng nhưng cung cấp hơn 50% sản lượng điện. Mỹ đứng thứ 15 với tỷ trọng ĐHN có 20%. Nga đứng thứ 17 với tỷ trọng ĐHN khoảng 19%. Trung Quốc chiếm vị trí 30 với tỷ trọng điện hạt nhân có 3%.
Tổng Công ty Hạt nhân Trung Quốc (China National Nuclear Corp – CNNC) tuyên bố kế hoạch đến năm 2025 sẽ bán được 30 lò phản ứng/năm loại “Dragon-1” thế hệ 3, chủ yếu cho Rumani, Achentina, Kenia, Ả Rập Xê Út và các quốc gia nằm trong vùng dọc theo “con đường tơ lụa”.
Theo đánh giá của CNNC, gần 60 nước tham gia vào sáng kiến Vành đai kinh tế của con đường tơ lụa trên đất liền và con đường tơ lụa trên biển đang và có ý định phát triển và chinh phục năng lượng hạt nhân vì mục đích hòa bình. Đến năm 2030, trong khuôn khổ của các nước này sẽ có khoảng 200 tổ máy điện hạt nhân được xây dựng. Và Trung Quốc dự tính sẽ ký được hợp đồng để triển khai 30 tổ máy.
Thời báo Hoàn Cầu cho rằng, để phục vụ trực tiếp cho việc khai thác dầu mỏ và khí thiên nhiên ngoài thềm lục địa, Trung Quốc dự tính xây dựng 20 nhà máy điện hạt nhân nổi ngoài khơi. Nhà máy điện hạt nhân nổi đầu tiên có giá khoảng 461 triệu U$ đã được khởi công xây dựng từ 2016 và sẽ được công ty Shipbuilding Industry Corporation của Trung Quốc xây dựng xong trong năm 2019 và sẽ đưa ra đặt ở Biển Đông.
Ngành điện hạt nhân của Trung Quốc đã có chỗ đứng trên thế giới
Vào năm 2012, hai tập đoàn nhà nước Trung Quốc, gồm Tập đoàn Điện nguyên tử Trung Quốc (CGN) và Tổng công ty Hạt nhân Quốc gia Trung Quốc (CNNC), đã dựa trên hai loại công nghệ là CPR-1000 và CAP1000 để cùng phối hợp với nhau và cho ra đời một công nghệ có tên Hoa Long 1 với mục tiêu xuất khẩu các lò phản ứng thế hệ thứ ba sản xuất tại Trung Quốc- loại lò dựa một phần vào công nghệ
Pháp. Đây là loại lò có vòng đời vận hành 60 năm và có công suất 1.150 MW. Dù liên doanh này đã xuất khẩu được 6 lò phản ứng ở nước ngoài nhưng Trung Quốc vẫn muốn gia tăng số lượng này lên nhiều hơn nữa. Các quốc gia mà Trung Quốc đã xuất khẩu công nghệ điện hạt nhân và dự kiến xuất khẩu là: Pakistan, Romania, Argentina, Anh, Iran, Thổ Nhĩ Kỳ, Nam Phi, Kenya, Ai Cập, Sudan, Armenia, Kazakhstan.
Năm 2015, tại Nam Phi, Chính phủ Trung Quốc đã ký kết một thỏa thuận về hợp tác kỹ thuật hạt nhân. Tại Romania và Argentina, CNNC cũng đã ký một bản ghi nhớ cho việc xây dựng hai lò phản ứng CANDU-6 do Canada thiết kế với số tiền 15 tỷ USD, nhưng phần lớn số tiền này do Trung Quốc hỗ trợ. Ngoài ra chính phủ Argentina đã cho phép xây dựng một lò phản ứng Hoa Long 1 tại Atucha, Buenos Aires. Tập đoàn Đầu tư Năng lượng Quốc gia (SPIC), doanh nghiệp hạt nhân lớn thứ ba Trung Quốc, hiện đang đàm phán với chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ về việc xây dựng 2 lò phản ứng CAP1400. Tháng 8/2015, dự án xây dựng Hoa Long 1 ở nước ngoài đầu tiên của Trung Quốc đã khởi công tại Karachi (Pakistan). Các dự án cao cấp nhất của CNNC được thực hiện tại Pakistan, với 2 lò phản ứng cỡ nhỏ đã đi vào hoạt động và hai lò khác đang triển khai xây dựng. Tuy Trung Quốc tuyên bố rằng thiết kế lò phản ứng Hoa Long 1 là một trong những lò phản ứng an toàn nhất trên thế giới, nhưng công nghệ này hiện chưa được kiểm chứng.
Ngoài việc phát triển và xuất khẩu công nghệ điện hạt nhân, Trung Quốc hiện bắt đầu tham gia xây dựng dự án nhà máy điện hạt nhân Hinkley Point C tại Anh có trị giá 18 tỷ bảng Anh (tương đương 24 tỷ USD). Dự án này, ngày 15/9/2016, được Chính phủ Anh thông báo đồng ý cho triển khai. Đây sẽ là nhà máy điện hạt nhân mới nhất ở Anh được xây dựng kể từ sau khi nhà máy điện hạt nhân Sizewell B được đưa vào vận hành thương mại năm 1995. Dự án gồm 2 tổ lò phản ứng nước áp lực thế hệ III+ EPR (European Pressurized Reactor), có công suất điện lắp đặt mỗi tổ máy là 1670 MWe.
Tập đoàn Điện lực Pháp (EDF) là chủ đầu tư và Tập đoàn Điện hạt nhân Trung Quốc (CGN) giữ 33,5% cổ phần trong dự án. Bên cạnh đó, 2 tập đoàn còn có kế hoạch phát triển các dự án nhà máy điện hạt nhân mới sử dụng công nghệ lò phản ứng của Trung Quốc (Hoa Long 1) sẽ được xây dựng tại Sizewell ở Suffolk và Bradwell ở Essex (Anh). Theo đà của Trung quốc, các nước Đông Nam Á như Indonesia, Thái Lan, Lào và Campuchia hiện cũng đang rất quan tâm tới việc xây dựng các dự án nhà máy điện hạt nhân để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ năng lượng ngày càng tăng và để đảm bảo cho sự phát triển kinh tế bền vững. Hiện Lào và Campuchia đã có những bước đi đầu tiên như việc ký thỏa thuận xây dựng nhà máy điện hạt nhân với Nga, một cường quốc về phát triển và xây dựng công nghệ điện hạt nhân.
Một số nhà máy điện hạt nhân lớn của Trung Quốc
Nhà máy điện hạt nhân Tần Sơn ở tỉnh Triết Giang có 5 lò phản ứng, lò thứ nhất công suất 279 MW do Trung Quốc tự thiết kế và chế tạo, khởi công tháng 3.1985, đưa vào vận hành thương mại tháng 4.1994. Lò thứ hai và thứ ba cũng thuộc loại lò nước áp lực như lò thứ nhất, công suất mỗi lò là 610 MW, do Trung Quốc tự thiết kế và chế tạo, đưa vào vận hành thương mại năm 2002 và 2004. Lò thứ tư và thứ năm dùng lò kiểu CANDU.6 PHWR (Pressurized Heavy Water Reactor – Lò phản ứng nước nặng dưới áp lực) do Công ty năng lượng Nguyên tử Canada (Atomic Energy of Canada – AECL) xây dựng theo phương thức chìa khóa trao tay. Công suất của mỗi lò phản ứng là 665 MW. Lò thứ tư được đưa vào vận hành thương mại vào tháng 9.2002 và lò thứ năm vào tháng 4.2003.
Nhà máy điện hạt nhân Vịnh Đại á trên bờ biển tỉnh Quảng Đông có 2 lò phản ứng nước áp lực (Pressurized Water Reactor – PWR), mỗi lò 944 MW do Công ty Pháp Framatome cung cấp, Công ty Điện lực Pháp (EDF – Electricité de France) xây dựng theo phương thức chìa khóa trao tay. Việc xây dựng khởi đầu vào tháng 8.1987, lò thứ nhất vận hành thương mại vào tháng 2.1994, lò thứ hai vào tháng 5.1994. Nhà máy điện hạt nhân Vịnh Đại á mỗi năm sản xuất điện năng 13 tỷ kWh , trong đó 70% cho Hồng Công và 30% cho tỉnh Quảng Đông.
Nhà máy điện hạt nhân Linh áo trên bờ biển tỉnh Quảng Đông ở sát cạnh NMĐHN Daya Bay, có 2 lò phản ứng PWR do Công ty Pháp Framatome cung cấp nhưng được nội địa hóa 30%.
Nhà máy điện hạt nhân Điền Loan ở tỉnh Giang Tô gồm hai lò phản ứng kiểu VVER (giống như PWR) do Nga cung cấp, mỗi lò công suất 1060 MW. Lò thứ nhất được đưa vào vận hành thương mại vào tháng 6.2007 và lò thứ 2 vào tháng 8.2007.
Mối quan ngại và nguy cơ đối với Việt Nam
Sau thảm họa hạt nhân ở Fukusima ở Nhật Bản, Trung Quốc có vẻ hơi “chững lại” trong việc phát triển các nhà máy điện hạt nhân trong một thời gian không lâu. Về tổng thể, Trung Quốc không thể từ bỏ các nhà máy điện hạt nhân vì: (i) Sự phát triển nhanh của nền kinh tế đã kéo nhu cầu tiêu dùng điện cũng tăng cao; (ii) Năng lượng hạt nhân góp phần giảm phát thải và ô giảm nhiễm đang ở mức độ cao do sử
dụng quá nhiều than đá; và, (iii) Năng lượng hạt nhân có tốc độ phát triển cao (về qui mô công suất đặt cũng như sản lượng điện), và nhanh (về thời gian xây dựng).
Ngay sau xẩy ra sự cố Fukusima, phản ứng của các nước rất khác nhau: Tổng thống Pháp khi đó là Nicolai Sakozi đã tuyên bố Pháp không có ý định từ bỏ điện nguyên tử. Mỹ tuyên bố sẽ tiếp tục chương trình điện hạt nhân. Đức, ngược lại, đã tuyên bố đóng cửa tạm thời 7 nhà máy điện hạt nhân và có kế hoạch đến năm 2022 sẽ đóng cửa vĩnh viễn các lò phản ứng hạt nhân. Ở Trung Quốc, ngay sau khi xẩy ra thảm họa Fukusima, ngày 16/3/2011 thủ tướng Ôn Gia Bảo đã yêu cầu đưa ra các biện pháp về quản lý an toàn các nhà máy điện hạt nhân, các yêu cầu mới (nghiêm ngặt hơn) về bảo vệ môi trường. Trong đó, việc lựa chọn địa điểm xây dựng các nhà máy điện hạt nhân đã được quan tâm đặc biệt (về điều kiện địa chất, về nguy cơ động đất và các nguy cơ thiên nhiên khác như sóng thần, núi lửa, hạn hán, ngập lụt…).
Tuy nhiên, quá trình phát triển, vận hành điện hạt nhân ở Trung Quốc còn tồn tại nhiều rủi ro. Theo chuyên gia Entoni Froggat của Trung tâm phân tích rủi ro London Chatham House, việc xây dựng ở Trung Quốc nhiều tổ máy trong một thời gian ngắn sẽ dẫn đến nhiều rủi ro: sai lầm và vi phạm về kỹ thuật an toàn. Chính phủ Trung Quốc có tham vọng đưa Trung Quốc chiếm vị trí hàng đầu trong xây dựng các nhà máy điện hạt nhân. Điều này có thể sẽ dễ dẫn đến tính không bền vững của các công trình và thiết bị do Trung Quốc xây dựng và chế tạo không đạt mức tiên tiến của thế giới.
Không những vậy, cũng theo các chuyên gia, là nhiều tổ máy xây dựng ở khu vực các tỉnh phía Đông ven bờ biển có nguy cơ sóng thần cao. Nhưng việc đưa địa điểm xây dựng các tổ máy điện hạt nhân vào sâu đất liền cũng không an toàn hơn vì, ở các tỉnh phía Tây Trung Quốc lại có nguy cơ cao về động đất và khô hạn thường xuyên. Việc thiếu nước để làm mát được coi là rủi ro tương tự sóng thần, hay động đất.
Ngoài ra, đối với các nhà máy điện hạt nhân ở Trung Quốc là thói quen bưng bít thông tin. Ở Trung Quốc đã từng xẩy ra sự cố tại một tổ máy điện hạt nhân. Chủ đầu tư đã không công bố thông tin cho đến khi bị các phương tiện thông tin đại chúng công bố. Thói quen này gây bất an trong cư dân.
Theo nhận định của các chuyên gia, dần dần trên thế giới người ta cũng nhận ra rằng các nhà máy điện hạt nhân được xây dựng theo công nghệ mới sẽ an toàn hơn rất nhiều so với các nhà máy điện hạt nhân xây dựng trước 2011. Vấn đề thứ hai cũng đã được các chuyên gia khuyến nghị như một điều kiện quan trọng để triển khai các nhà máy điện hạt nhân mới là không nên xây dựng chúng ở những nơi nguy hiểm về thiên tai và ở những vùng không ổn định của vỏ trái đất.
Vấn đề xử lý chất thải của điện hạt nhân và đóng cửa các lò phản ứng: Đây là vấn đề khó xử lý về mặt kỹ thuật, nhưng lại liên quan đến tính khả thi về kinh tế và về môi trường của nhà máy điện hạt nhân. Tuy nhiên, hiện nay vấn đề này cũng đã được giảm nhẹ cơ bản vì: (i) Nhìn chung, tuổi thọ của các lò phản ứng hiện đại đã tăng lên đáng kể, có thể đạt tới trên 50 năm; và, (ii) Phương pháp tối ưu để giải quyết vấn đề này là xây dựng các lò phản ứng nơtron nhanh cho phép sử dụng plutoni làm nhiên liệu.
Chính vì vậy, việc Trung Quốc tập trung phát triển và xây dựng một số nhà máy điện hạt nhân sát biên giới với Việt Nam đã, đang đặt ra những thách thức lớn đối với Việt Nam trong việc đảm bảo an ninh, an toàn hạt nhân.
http://biendong.net/bien-dong/27145-dien-hat-nhan-o-tq-va-nhung-quan-ngai-cua-viet-nam.html

TQ có dám dùng tên lửa đánh chìm tàu sân bay Mỹ?

Mới đây, ông Lou Yuan, phó giám đốc của Học viện Khoa học Quân sự Trung Quốc đã phát biểu trong một hội nghị của ngành công nghiệp quân sự rằng Trung Quốc có thể giải quyết căng thẳng ở biển Hoa Đông bằng cách đánh chìm 2 tàu sân bay của Mỹ.
Trung Quốc liệu có thể dùng tên lửa để đánh chìm tàu sân bay Mỹ?
Hành động này sẽ khiến 10.000 thủy thủ Hải quân Mỹ thiệt mạng. “Điều mà Mỹ lo sợ nhất đó là phải chịu tổn thất”, ông Lou nói. “Chúng ta sẽ xem Mỹ sẽ sợ hãi đến mức nào”.
Trước đó, ông Lou đã từng kêu gọi Trung Quốc xâm lược Đài Loan nếu Hải quân Mỹ dùng đảo này là một căn cứ hải quân. “Nếu hạm đội hải quân Mỹ dám dừng chân ở Đài Loan, đã đến lúc quân đội Trung Quốc triển khai binh lính để khẳng định chủ quyền của đất nước đối với đảo này”, ông nói.
Các chuyên gia của tạp chí National Interest (Mỹ) cho rằng phát biểu của ông Lou đang cho thấy Trung Quốc đang ngày càng tin Mỹ đang không có quyết tâm chiến đấu.
Ông Lou khẳng định tên lửa chống hạm của Trung Quốc là đủ để tiêu diệt tàu sân bay Mỹ và các tàu chiến hộ tống. Xét về mặt quân sự, đây là điều hoàn toàn có thể xảy ra, tuy nhiên cần phải nhớ rằng tên lửa của Trung Quốc vẫn chưa được thử nghiệm trong điều kiện thực tế.
Điều đáng nói hơn cả đó là, nếu Trung Quốc phóng tên lửa đánh chìm tàu sân bay Mỹ, đó sẽ là một hành động tuyên chiến thực sự. Mức độ nguy hiểm của những hành động này còn lớn hơn cả những lần tàu chiến Mỹ và Trung Quốc đung độ nhau, hay những lần máy bay do thám của nước ngoài xâm nhập vào lãnh thổ Trung Quốc bị bắn rơi.
Giả sử ông Lou nhận định đúng rằng Mỹ đã không còn là một cường quốc nữa, nếu hai tàu sân bay Mỹ bị tiêu diệt sẽ khiến quốc gia này mất quyết tâm chiến đấu, vậy thì không chỉ họ mà cả các đồng minh khác cũng sẽ có thái độ tương tự.
Nhưng chúng ta có thể nói gần như chắc chắn rằng nhận định của ông là sai lầm.
Sẽ không có Tổng thống Mỹ, Thượng nghị sĩ hay bất kỳ ai trong Quốc hội Mỹ có thể giữ được vị trí của mình nếu không đáp trả mạnh mẽ sau khi tàu sân bay Mỹ bị đánh chìm.
Tàu sân bay là biểu tượng của sức mạnh và vị thế của Mỹ trên thế giới, và đối với người dân Mỹ, việc mẫu hạm bị đánh chìm cũng nghiêm trọng không kém sự kiện Trân Châu Cảng năm 1941 hay vụ khủng bố 11/9.
“Tôi sợ rằng những gì chúng ta đã làm đó là đánh thức gã khổng lồ đang ngủ và khiến hắn trở nên quyết tâm hơn”, Đô đốc Yamamoto của phát xít Nhật đã từng nói vậy sau cuộc tấn công ở Trân Châu Cảng. Chắc chắn Trung Quốc sẽ phải thận trọng trong hành động quân sự của mình.
http://biendong.net/xung-dot-chien-tranh/27150-tq-co-dam-dung-ten-lua-danh-chim-tau-san-bay-my.html

TQ phụ thuộc lớn vào nguồn dầu thô của Nga

Theo phóng viên TTXVN tại Bắc Kinh, sự phụ thuộc của Trung Quốc vào dầu thô nhập khẩu đã tăng vọt lên khoảng 70%, trong bối cảnh Nga hiện vẫn là nhà cung cấp lớn nhất của nước này trong ba năm liên tiếp từ 2016-2018.
Theo bản báo cáo chung do Hiệp hội Doanh nghiệp Dầu khí Trung Quốc và Đại học Kinh doanh và Kinh tế Quốc tế công bố ngày 24/3, với tổng khối lượng nhập khẩu đứng ở mức 71,49 triệu tấn trong năm 2018, tăng 19,7% so với cùng kỳ năm 2017, thị phần của Nga chiếm khoảng 15,7%, tiếp đó là Saudi Arabia và Angola.
Báo cáo nhấn mạnh trong 6 năm qua, xuất khẩu dầu thô của Nga sang Trung Quốc đã tăng hơn gấp đôi, trong khi doanh thu từ những sản phẩm xuất khẩu đó sang Trung Quốc đã đóng góp khoảng 40% doanh thu tài chính của Nga.
Theo báo cáo trên, trong năm 2018, các nguồn dầu thô ở nước ngoài của Trung Quốc đã mở rộng tới hơn 10 quốc gia, và Mỹ đã lần đầu tiên lọt vào top 10 nước hàng đầu, cho dù tỷ lệ thị phần mà Washington giành được vẫn là nhỏ so với các nhà cung cấp lớn, chỉ chiếm khoảng 3% trong quý đầu tiên của năm 2018.
Cũng theo báo cáo trên, tốc độ tăng trưởng về nhu cầu xăng dầu của Trung Quốc sẽ chứng kiến sự giảm nhẹ trong năm 2019 trong khi nhập khẩu sẽ tiếp tục tăng, đẩy sự phụ thuộc vào nguồn dầu nước ngoài lên gần 72%.
Trong khi đó, Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc cho biết, nhập khẩu khí đốt tự nhiên đã lên tới 90,39 triệu tấn trong năm 2018, tăng 31,9% so với cùng kỳ năm 2017. Hoạt động sản xuất khí đốt tự nhiên trong năm 2018 cũng chứng kiến sự gia tăng rõ rệt trong bối cảnh chính phủ nước này khuyến khích sử dụng năng lượng sạch, trong đó tổng sản lượng đạt 161 tỷ m3, tăng 7,5% so với năm trước.
http://biendong.net/doc-bao-viet/27149-tq-phu-thuoc-lon-vao-nguon-dau-tho-cua-nga.html

Đảng Cộng sản Trung Quốc khai trừ

cựu lãnh đạo Interpol Mạnh Hoành Vĩ

Trung Quốc khai trừ khỏi Đảng Cộng sản và truy tố cựu giám đốc Interpol, ông Mạnh Hoành Vĩ, đồng thời bãi nhiệm ông khỏi các chức vụ công quyền, cơ quan chống tham nhũng của Trung Quốc cho biết hôm thứ Tư 27/3.
Ông Mạnh chỉ là một trong số ngày càng nhiều quan chức Trung Quốc bị bắt trong chiến dịch chống tham nhũng của Chủ tịch Tập Cận Bình. Những người chỉ trích cho rằng chiến dịch này đang được sử dụng như một cách để loại bỏ các kẻ thù chính trị.
Trong một tuyên bố, Ủy ban kỷ luật của Đảng Cộng sản nêu ra các tội trạng và hành động pháp lý áp dụng với ông Mạnh, bao gồm: ông Mạnh vi phạm pháp luật, không thực hiện các quyết định của đảng; ông bị cáo buộc là nhận hối lộ và sử dụng các khoản tiền đó để chi trả cho “lối sống xa hoa” của gia đình ông; ông còn bị cáo buộc là lạm dụng chức vụ để làm lợi cho vợ và đảm bảo công việc cho bà; biện pháp áp dụng là tịch thu “thu nhập bất hợp pháp” của ông và bãi nhiệm ông khỏi chức thứ trưởng công an.
Hồi mùa thu năm ngoái, ông Mạnh mất tích sau khi đi từ Pháp về Trung Quốc. Ngay sau đó, chính quyền Trung Quốc thông báo cho Interpol rằng ông Mạnh từ chức giám đốc Interpol và bị cáo buộc về tội nhận hối lộ. Ông Mạnh trở thành người Trung Quốc đầu tiên lãnh đạo tổ chức cảnh sát quốc tế sau khi ông thăng tiến qua hàng ngũ bộ máy an ninh của Trung Quốc.
Hơn một triệu quan chức ở Trung Quốc đã bị kết án trong khuôn khổ một chiến dịch chống tham nhũng quy mô đã kéo dài 6 năm qua, từ khi ông Tập Cận Bình lên nhậm chức Chủ tịch. Trong khi Bắc Kinh tuyên bố chiến dịch này là một cách thức để xóa sổ các hoạt động tội phạm, các nhà phân tích lại cho rằng chiến dịch này cũng đang bị sử dụng để loại bỏ các đối thủ chính trị của ông Tập.
(DW, Financial Times)
https://www.voatiengviet.com/a/trung-quoc-truy-to-manh-hoanh-vi/4850323.html

Thái Lan : Các đảng đối lập

liên minh tuyên bố có đa số ở Hạ Viện

Mai Vân
Ba ngày sau cuộc bầu cử, đảng đối lập chính Pheu Thai, vào hôm nay, 27/03/2019, tuyên bố thành lập liên minh với 6 đảng khác để chặn đường phe cầm quyền của thủ tướng Prayuth Chan Ocha.
Cho dù kết quả chính thức chỉ được công bố sớm nhất vào thứ Sáu, 28/03, nhưng đảng Pheu Thai với liên minh vừa thành lập tuyên bố đã có đa số ở Hạ Viện và như thế có quyền đề nghị thành lập chính phủ liên minh.
Trong cuộc họp báo sáng nay, bà Sudarat Keyuraphan, một lãnh đạo của Pheu Thai, cho biết là liên minh 7 đảng đối lập như vậy đã giành được 255 ghế trên tổng số 500 của Hạ Viện, dựa theo kết quả sơ khởi. Tuy nhiên họ vẫn còn thiếu hơn trăm ghế để đạt số 376 ghế cần thiết để nắm đa số.
Kể cả khi có đa số, đối lập cũng không thể chỉ định thủ tướng, vì còn tùy thuộc vào Thượng Viện, mà thành viên do chính quyền quân sự chỉ định. Do đó, theo giới quan sát, nếu phe đối lập thực sự chiếm đa số ở Quốc Hội thì Thái Lan sẽ lâm vào bế tắc chính trị.
Kết quả cuộc bầu cử tuy nhiên vẫn chưa rõ ràng. Dựa theo kết quả sơ khởi và không đầy đủ, đảng thân chính quyền Palang Pracharat về đầu trong cuộc bầu cử với 97 ghế dân biểu. Đảng này đã tuyên bố thắng cử và đòi quyền lập chính phủ mới, với ông Prayuth Chan Ocha ở ghế thủ tướng.
Hiện còn gần 150 ghế chưa được phân bổ.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20190327-thai-lan-cac-dang-doi-lap-lien-minh-tuyen-bo-co-duoc-da-so-o-ha-vien

Thủ tướng Modi: ‘Ấn Độ là thế lực vũ trụ’

sau khi bắn hạ vệ tinh

Ấn Độ vừa bắn hạ một vệ tinh của chính nước này trong vũ trụ bằng một tên lửa chống vệ tinh hôm thứ Tư 27/3. Khi loan báo tin này, Thủ tướng Narendra Modi ca ngợi cuộc thử nghiệm đầu tiên của công nghệ này, gọi đó là một bước đột phá lớn sẽ đưa Ấn Độ trở thành một cường quốc vũ trụ.
Ấn Độ là quốc gia thứ tư trên thế giới sử dụng vũ khí chống vệ tinh như vậy, sau Hoa Kỳ, Nga và Trung Quốc, ông Modi phát biểu trước quốc dân qua truyền hình.
Những khả năng đó đã làm dấy lên lo ngại về việc vũ khí hóa vũ trụ và tạo ra một cuộc đua giữa các đối thủ.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói họ hy vọng tất cả các quốc gia “có thể nghiêm chỉnh bảo vệ nền hòa bình và sự thanh bình lâu dài trong vũ trụ”. Hoa Kỳ và Nga đều từ chối đưa ra bất kỳ bình luận ngay nào trong tức thời.
Chưa có bình luận ngay lập tức từ Pakistan, đối thủ lâu năm của Ấn Độ.
Vũ khí chống vệ tinh cho phép nước sở hữu vũ khí loại này tấn công các vệ tinh của kẻ địch – làm “mù” chúng, hoặc làm gián đoạn liên lạc – đồng thời cung cấp một nền tảng công nghệ để có thể đánh chặn các tên lửa đạn đạo.
Trong bài phát biểu được truyền hình, Thủ Tướng Modi nói: “Các nhà khoa học của chúng ta đã bắn hạ một vệ tinh đang hoạt động cách xa 300 km trong vũ trụ, trên quỹ đạo tầm thấp quanh trái đất”.
Ấn Độ đã có một chương trình không gian trong nhiều năm. Nước này chế tạo các vệ tinh chụp ảnh trái đất và có năng lực phóng tên lửa với chi phí thấp hơn so với phương Tây, cung cấp một sự lựa chọn ít tốn kém hơn so với các chương trình của các nước phương Tây.
Vụ thử nghiệm mới đây, được thực hiện từ một hòn đảo ngoài khơi bờ biển phía đông Ấn Độ, có mục đích bảo vệ các cơ sở và tài sản của Ấn Độ trong vũ trụ chống lại các cuộc tấn công của nước ngoài, chính phủ Ấn Độ cho biết.
Bộ Ngoại giao Ấn Độ ra tuyên bố nói: “Khả năng đạt được từ cuộc thử nghiệm tên lửa chống vệ tinh giúp chúng tôi nắm trong tay một biện pháp răn đe đáng tin cậy, hầu bảo vệ các tài sản ngày càng nhiều của Ấn Độ trong vũ trụ, chống lại các tên lửa tầm xa, giúp ngăn ngừa việc phổ biến các loại và số lượng tên lửa”.
Bộ Ngoại Ấn Độ cho biết là cuộc thử nghiệm kéo dài ba phút và được thực hiện ở vùng bầu khí quyển thấp để đảm bảo không có mảnh vụn nào trong vũ trụ. Những thứ còn sót lại sẽ tan rã rồi rơi trở lại trái đất trong vòng vài tuần lễ.
https://www.voatiengviet.com/a/an-do-ban-ha-ve-tinh/4850310.html

Phát biểu của Thủ tướng Pakistan

khiến Afghanistan triệu hồi đại sứ

Afghanistan triệu hồi đại sứ từ Pakistan liên quan tới những phát biểu được cho là do Thủ tướng Pakistan Imran Khan đưa ra rằng Kabul nên thành lập một chính phủ lâm thời. Afghanistan gọi những phát biểu này là “vô trách nhiệm.”
Ông Khan nói với các nhà báo Pakistan hôm thứ Hai rằng thành lập một chính phủ lâm thời Afghanistan sẽ giúp cho các cuộc đàm phán hòa bình giữa các quan chức Mỹ và Taliban trở nên suôn sẻ, vì nhóm chủ chiến này khước từ đàm phán với chính phủ hiện thời, theo những phát biểu được đăng trên báo The Express Tribune.
Afghanistan đã triệu tập phó đại sứ Pakistan để bàn về những phát biểu “vô trách nhiệm” của ông Khan, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Sibghatullah Ahmadi nói trong một loạt tin nhắn đăng trên Twitter hôm thứ Ba.
Chính phủ Afghanistan coi những phát biểu của ông Khan là “một ví dụ rõ ràng về chính sách can thiệp của Pakistan và về việc Pakistan không tôn trọng chủ quyền quốc gia và quyết tâm của người dân Afghanistan,” ông Ahmadi nói.
Tranh cãi này đánh dấu lần thứ ba chỉ trong hơn một tháng Kabul đòi một lời giải thích từ Pakistan về những phát biểu liên quan đến các cuộc đàm phán hòa bình, theo Reuters. Sự việc cho thấy rõ căng thẳng bùng phát giữa hai nước láng giềng vào một thời điểm nhạy cảm.
Các quan chức Mỹ và Taliban đã tổ chức các cuộc đàm phán định kì để chấm dứt cuộc chiến kéo dài 17 năm, nhưng Taliban coi chính phủ Afghanistan do Tổng thống Ashraf Ghani lãnh đạo là không chính danh.
https://www.voatiengviet.com/a/phat-bieu-cua-thu-tuong-pakistan-khien-afghanistan-trieu-hoi-dai-su/4849340.html

0 nhận xét

Leave a comment

Được tạo bởi Blogger.