Tin khắp nơi – 21/03/2019
Thứ Năm, 21 tháng 3, 2019
15:19
//
Slider
,
TinThế giới
Vì tường biên giới của Trump,
các dự án dành cho trẻ em có thể bị mất ngân quỹ
Bộ Quốc phòng Mỹ đề nghị trả tiền xây bức tường biên giới mà Tổng thống Trump đề nghị bằng cách lấy đi các nguồn quỹ dành cho các dự án trong đó có 1,2 tỉ đô la dành cho trường học, các trung tâm chăm sóc trẻ em, và những cơ sở khác dành cho con em trong quân đội, theo một danh sách mà Bộ Quốc phòng cung cấp cho Quốc hội.Ngày 19/3, Ngũ Giác Đài cung cấp cho Quốc hội một danh sách bao gồm các dự án xây dựng trị giá 12,8 tỉ đô la mà có thể bị chuyển ngân quỹ qua cho việc xây tường biên giới. Khoảng 10% các dự án trong danh sách có liên quan đến các cơ sở giáo dục và bao gồm trường học dành cho con em của binh sĩ tại những nơi như Đức, Nhật Bản, Kentucky và Puerto Rico.
Động thái này khiến người ta ngạc nhiên vì chính quyền ông Trump lúc nào cũng lên tiếng ủng hộ những hy sinh của các gia đình quân nhân và cũng cho thấy là Tòa Bạch Ốc mong muốn xây tường biên giới Mỹ-Mexico vượt lên trên gần như mọi vấn đề khác.
Trong số 1,2 tỉ đô la trong những dự án liên quan đến giáo dục có khoảng 800 triệu đô la dành cho tương lai xa, có thể sẵn sàng sử dụng để xây tường và được thay thế sau này.
Ngũ Giác Đài nói với Quốc hội là những dự án được liệt kê “không có nghĩa là trên thực tế các dự án đó sẽ được sử dụng như một nguồn tài trợ để xây tường biên giới.”
https://www.voatiengviet.com/a/v%C3%AC-t%C6%B0%E1%BB%9Dng-bi%C3%AAn-gi%E1%BB%9Bi-c%E1%BB%A7a-trump-c%C3%A1c-d%E1%BB%B1-%C3%A1n-d%C3%A0nh-cho-tr%E1%BA%BB-em-c%C3%B3-th%E1%BB%83-b%E1%BB%8B-m%E1%BA%A5t-ng%C3%A2n-qu%E1%BB%B9-/4840248.html
Quyền Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ bị nghi thiên vị Boeing
Tổng thanh tra Ngũ Giác Đài ngày 20/3 nói cơ quan này có thể điều tra về một tố cáo cho rằng quyền Bộ trưởng Quốc phòng Patrick Shanahan, một cựu giám đốc điều hành của Boeing, vi phạm những qui luật đạo đức bằng cách quảng bá cho Boeing khi đang tại chức.Tuần trước, tổ chức Công dân vì Trách nhiệm và Đạo đức, một cơ quan giám sát, đệ đơn khiếu nại với Tổng thanh tra nói rằng ông Shanahan dường như đã vi phạm các qui định đạo đức bằng cách “quảng bá cho Boeing trong phạm vi nhiệm vụ của ông tại Bộ Quốc phòng (DOD) và chê bai các công ty cạnh tranh với Boeing với cấp dưới.
“Văn phòng Tổng thanh tra Bộ Quốc phòng đã quyết định điều tra những khiếu nại chúng tôi vừa mới nhận được là quyền Bộ trưởng Quốc phòng Patrick Shanahan bị cáo buộc đã hành động để nâng đỡ cựu chủ nhân của ông và chê bai những công ty cạnh tranh,” bà Dwrena Allien, nữ phát ngôn viên của Tổng thanh tra nói.
Trước khi nhận nhiệm vụ quyền Bộ trưởng Quốc phòng trước đây trong năm, ông Shanahan là Phó Bộ trưởng Quốc phòng.
Ông Shanahan gia nhập Boeing vào năm 1986 và phục vụ tại đây hơn 3 thập niên, làm việc với loại máy bay 737 và 787 Dreamliner. Ông cũng là Chủ tịch và Tổng giám đốc của Hệ thống Phi đạn Phòng vệ Boeing và làm việc với loại máy bay quân sự Apache, Chinook và Osprey.
“Quyền Bộ trưởng Shanahan luôn luôn cam kết tuân theo thỏa thuận về đạo đức với Bộ quốc phòng,” Trung tá Joe Buccino, phát ngôn viên Ngũ Giác Đài nói.
“Thỏa thuận này đảm bảo là bất cứ những vấn đề nào liên hệ đến Boeing cũng được các giới chức thích hợp trong Ngũ Giác Đài xử lý để xóa bỏ mọi xung đột về quyền lợi với Boeing cho dù là qua cảm nhận hay trên thực tế,” ông Buccino nói.
Trong một cuộc điều trần trước Ủy ban Quân vụ Thượng viện hồi tuần trước, ông Shanahan nói ông sẽ ủng hộ cuộc điều tra của Tổng thanh tra.
https://www.voatiengviet.com/a/quy%E1%BB%81n-b%E1%BB%99-tr%C6%B0%E1%BB%9Fng-qu%E1%BB%91c-ph%C3%B2ng-m%E1%BB%B9-b%E1%BB%8B-nghi-thi%C3%AAn-v%E1%BB%8B-boeing-/4840227.html
Tai nạn Boeing: Quốc hội Mỹ sắp chất vấn FAA
Một ủy ban Thượng viện Mỹ dự trù tổ chức một phiên điều trần vào ngày 27/3 về an toàn hàng không sau hai vụ rớt máy bay và sẽ tổ chức thêm một buổi điều trần trong tương lai với Boeing và các hãng chế tạo máy bay khác, Reuters dẫn loan báo từ giới chức cho biết ngày 20/3.Phiên điều trần xoay quanh việc giám sát của liên bang đối với hàng không thương mại do tiểu ban Thương mại của Thượng viện về hàng không và không gian tổ chức, với sự tham gia của quyền lãnh đạo Cơ quan Quản lý Hàng không Liên bang Mỹ Dan Elwell, Chủ tịch Hội đồng An toàn Giao thông Quốc gia Robert Sumwall và Tổng thanh tra Bộ Giao thông Calvin Scovel.
Các công tố viên liên bang đang điều tra việc Cơ quan Quản lý Hàng Không Liên bang Mỹ chứng nhận an toàn cho loại máy bay Boeing 737 MAX. Dòng sản phẩm này đang bị các nhà quản lý hàng không trên thế giới tạm thời đình chỉ sử dụng.
Ủy ban do Thượng nghị sĩ Cộng hòa Ted Cruz làm Chủ tịch, nói rằng “Với thảm họa mới đây tại Ethiopia và kết quả là việc ngưng các chuyến bay của Boeing 737 MAX, phiên điều trần sẽ xem xét những thách thức về an toàn hàng không thương mại quốc gia, kể cả những quan ngại được nêu lên do những tai nạn mới đây.”
Một cuộc điều trần thứ hai về an toàn hàng không dự trù được tổ chức “trong tương lai gần để nghe các bên liên hệ trong lĩnh vực hàng không như Boeing, các hãng chế tạo máy bay khác, phi công, và những bên liên hệ khác,” ủy ban cho biết.
Boeing, công ty chế tạo máy bay lớn nhất thế giới, ngày càng gặp trở ngại trong việc cho phi đội 737 MAX trở lại hoạt động, trong khi những chi tiết mới xuất hiện cho thấy có khả năng có những điểm tương đồng giữa chiếc máy bay Indonesia bị rớt hồi tháng 10 năm ngoái với thảm họa tại Ethiopia vào ngày 10/3 vừa qua.
https://www.voatiengviet.com/a/tai-n%E1%BA%A1n-boeing-qu%E1%BB%91c-h%E1%BB%99i-m%E1%BB%B9-s%E1%BA%AFp-ch%E1%BA%A5t-v%E1%BA%A5n-faa-/4840639.html
Vụ cha mẹ chạy trường ‘vạch trần bất công xã hội Mỹ’
Các nhà bình luận và khoa bảng ở Mỹ, Anh tiếp tục nói về “huyền thoại bình đẳng” trong xã hội Mỹ nhân sự kiện một đường dây giúp cha mẹ chạy trường đại học ở Mỹ bị phát hiện.Harvard cũng nhận thí sinh kém, Oxford chỉ nhận người giỏi?
Hallmark bỏ Lori Loughlin và Sephora loại con bà
Sao Hollywood, triệu phú và bê bối đưa con vào đại học Mỹ
Mỹ phá án ‘hối lộ nhập học’ ở các ĐH danh tiếng
Hôm 12/3, FBI loan báo điệp vụ Varsity Blues đã truy tố 50 người vì hối lộ, rửa tiền, dàn xếp cho con cái vào các đại học lớn của Mỹ.
Đây được xem là bê bối chạy đại học lớn nhất bị phát hiện trong lịch sử Hoa Kỳ.
Wendell Nii Laryea Adjetey, giảng viên (lecturer) khoa lịch sử của đại học Harvard, nói khẩu hiệu ủng hộ hiền tài rất phổ biến trong giới tinh hoa Bắc Mỹ.
Đó là quan điểm rằng xã hội cần phân bổ tài nguyên và quyền lực theo đúng tài năng và trí thông minh của con người.
Nhưng “tưởng tượng lập kỷ lục chạy 100 mét trong khi thực ra bắt đầu chạy từ điểm 70 mét và đổ lỗi cho người khác sao chạy kém vậy,” Wendell Nii Laryea Adjetey châm biếm trên báo The Globe and Mail hôm 14/3.
Ông viết: “Tại Mỹ, bản chất khắc nghiệt của việc tuyển vào đại học, và tâm lý một mất một còn của cha mẹ và sinh viên, những người tin tưởng sai lầm rằng thành công tương lai phụ thuộc việc theo học một trường cụ thể khiến sinh viên nghèo trở thành vật tế thần.”
Tác giả kêu gọi: “Chúng ta không thể dung thứ một xã hội phỉ báng người nghèo là lười nhác, bất tài, nhưng lại lờ đi thói gia đình trị và các hình thức tham ô khác, cho phép sự tự mãn tạo ra môi trường mà ở đó, tiền bạc bào mòn các định chế và những giá trị căn bản nhất về công bằng và bình đẳng.”
‘Soi mình trong gương’
Trong khi đó, Richard Reeves, viết trên báo Anh Financial Times, nói giáo dục đại học hàng đầu của Mỹ lâu nay vốn đã thiên về người giàu.
“Đa số trường trong nhóm Ivy League nhận nhiều sinh viên từ các gia đình thuộc nhóm 1% thu nhập hơn là từ nhóm 60% phía dưới.”
“Hệ thống đại học Mỹ, bất chấp sự hấp dẫn quốc tế của nó, là cái máy tái sản sinh bất bình đẳng,” Richard Reeves phê phán.
Reeves, người Anh nhưng đang làm tại Brookings Institution ở Mỹ, là tác giả sách Dream Hoarders với chủ đề rằng Mỹ đang trở thành xã hội dựa trên giai cấp.
Ông nói: “Con cái các tổng thống Mỹ gần như luôn học ở các trường trung học đắt tiền, trong khi quy tắc bất thành văn của chính trị Anh là thủ tướng phải dùng trường công khi còn đang tại vị.”
Ông bác bỏ ý niệm rằng Mỹ là xã hội phi giai cấp.
“Cha mẹ giàu có chạy hệ thống giáo dục. Nhưng họ bám chặt vào huyền thoại về chế độ hiền tài để còn có thể soi mình trong gương.”
“Trong giới tinh hoa, ý tưởng rằng các chỗ học đại học danh giá có thể mua bằng cách này cách khác, đã thành bình thường.”
“Và một khi đã biết có thứ để bán, có lẽ sớm muộn thì một số kẻ sẽ tin rằng nó cũng có thể bị đánh cắp,” Reeves đánh giá.
‘Trò đùa tàn nhẫn’
Nhà báo Chris Hayes, từ kênh MSNBC, từng viết cuốn “Twilight of the Elites: America After Meritocracy” năm 2012, cho rằng giới tinh hoa Mỹ đã quá xa cách dân nghèo và vì thế dễ dàng tha hóa hơn trước.
Trả lời báo Variety hôm 19/3, ông Hayes khẳng định số liệu bác bỏ ý niệm rằng Mỹ “bình đẳng và cho phép đi lên về xã hội”.
“Hoa Kỳ thựa ra có số lượng rất thấp của việc thay đổi địa vị qua các thế hệ.”
Ông Hayes nói việc tuyển chọn vào đại học “là một hệ thống bị dàn xếp khá cao, ngay cả khi không tính hành vi phạm pháp rõ rệt như vụ đang chứng kiến”.
Viết trên Newsweek hôm 16/3, giáo sư Robert Reich, từ đại học California, Berkeley, nói đa số người Mỹ vẫn tưởng rằng con người được tưởng thưởng nhờ nỗ lực và khả năng.
“Nhưng chế độ hiền tài đang trở thành trò đùa tàn nhẫn,” ông Reich viết.
“Sự tập trung của cải chưa từng thấy ở Mỹ, kết hợp với sự nghèo đói không đáy, đã làm gia tăng lo lắng của cha mẹ, và làm tăng tính quan trọng cũng như cuộc cạnh tranh vào trường.”
“Mặc dù một số doanh nhân tỉ phú Mỹ không có bằng cấp uy tín gì, nhưng ngày càng khó để trở thành triệu phú tầm tầm mà không có bằng uy tín.”
Còn cây bút Barbara Boland viết: “Huyền thoại rộng rãi và phá hoại nhất ở Hoa Kỳ hôm nay là chúng ta đang sống trong chế độ hiền tài.”
“Huyền thoại bảo giới tinh hoa vào học ở Yale, Harvard, có chỗ ở Phố Wall và Washington không phải vì nơi họ sinh, mà vì họ giỏi hơn, khỏe hơn, thông minh hơn phần còn lại.”
“Chúng ta thì tin rằng mình đang sống ở đất nước quý trọng công lý, thay vì cố gắng hướng tới xã hội bình đẳng hơn, quý trọng hiền tài thực chất hơn.”
“Nó có hại cho tất cả những ai lầm tin vào huyền thoại rằng Hoa Kỳ là nơi dân chủ, trọng tài, và rằng chúng ta có thể đạt được mọi thứ mình muốn miễn là sẵn sàng đổ mồ hôi, máu và nước mắt,” bà Boland viết trên The American Conservative hôm 15/3.
Một thăm dò dư luận công bố hôm 20/3 cho thấy những người được hỏi, với tỉ lệ 3/1, cho rằng tuyển sinh đại học Mỹ ủng hộ người giàu và nhiều quan hệ theo cách bất công.
Theo thăm dò của USA Today và Đại học Suffolk, ba trong bốn người theo đảng Dân chủ nói hệ thống tuyển sinh đại học bất công. Ba trong năm người theo Cộng hòa cũng nghĩ vậy.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-47653340
Vợ và con gái ông McCain đáp trả TT Trump
Góa phụ và con gái của cố Thượng nghị sĩ John McCain hôm 20/3 chỉ trích Tổng thống Trump và các ủng hộ viên của ông liên tục công kích người từng bị bắt làm tù binh ở Việt Nam.Phát biểu trước công nhân tại một nhà máy ở Ohio chuyên sản xuất xe tăng quân sự, ông Trump một lần nữa nhắc tới chuyện “không ưa” ông McCain.
“Thành thật mà nói, tôi chưa bao giờ thích ông ta”, nguyên thủ Mỹ nói, theo Reuters. “Tôi có lẽ thực sự sẽ không bao giờ [thích]. Nhưng có các lý do nhất định dẫn tới chuyện đó”.
Cô Meghan McCain, con gái của cố thượng nghị sĩ, vài ngày qua đã lên tiếng bảo vệ cha mình và chỉ trích ông Trump một cách lịch sự, theo Reuters.
Hôm 20/3, cô nói rằng việc công kích một người không còn sống nữa là điều “thấp hèn”.
“Nếu tôi nói với bố mình, chắc ông sẽ nghĩ rằng thật buồn cười khi tổng thống của chúng ta quá ghen tị với ông nên ông vẫn thống trị các bản tin dù đã mất”, cô Meghan nói.
XEM THÊM:
TT Trump: Tôi chưa bao giờ là fan của John McCain
Chưa đầy sáu tháng sau khi ông McCain qua đời, ông Trump đầu tuần này đã gây ra cuộc khẩu chiến giữa ông và gia đình cố thượng nghị sĩ với một loạt các tweet, trong đó có việc công kích ông McCain “đội sổ” khóa học tại Học viện Hải quân Hoa Kỳ.
Sau đó, hôm 19/3, khi đón tiếp tổng thống Brazil tại Phòng Bầu dục, ông Trump nói với các phóng viên rằng ông “chưa bao giờ là người hâm mộ” ông McCain.
Vợ của cố thượng nghị sĩ McCain, bà Cindy, hôm 19/3 đã mỉa mai thúc giục những người theo dõi bà trên Twitter xem việc “một người lạ có thể tốt bụng và đầy tình thương đến mức nào”, kèm theo hình ảnh của đoạn tin nhắn từ một người miêu tả ông John McCain là “một kẻ phản bội” và tuyên bố “vui mừng” vì ông qua đời.
Không đề cập tới ông Trump, lãnh đạo phe Cộng hòa tại Thượng viện, ông Mitch McConnell, viết trên Twitter: “Hôm nay và mọi ngày, tôi nhớ người bạn tốt John McCain. Thật là có phước khi phục vụ cạnh một người yêu nước hiếm có và một anh hùng thực sự của nước Mỹ tại Thượng viện”.
Ngoài việc chỉ trích ông McCain bỏ phiếu chống việc bãi bỏ luật về chăm sóc y tế của Tổng thống Obama hay thường được gọi tắt là Obamacare, ông Trump còn bày tỏ quan ngại về vai trò của ông McCain liên quan tới hồ sơ Nga gây tranh cãi.
https://www.voatiengviet.com/a/v%E1%BB%A3-v%C3%A0-con-g%C3%A1i-%C3%B4ng-mccain-%C4%91%C3%A1p-tr%E1%BA%A3-tt-trump/4840645.html
Mỹ sẽ không vội dỡ bỏ thuế nhập khẩu
đối với hàng hóa TQ
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 20/3 cho biết chính quyền của ông đang thảo luận việc duy trì các biện pháp thuế quan đối với hàng hóa Trung Quốc.Phát biểu với báo giới ngày 20/03, Tổng thống Donald Trump cho biết ông sẽ không cân nhắc dỡ bỏ thuế nhập khẩu đối với hàng hóa Trung Quốc để đảm bảo Trung Quốc sẽ tuân thủ thỏa thuận thương mại với Mỹ nếu hai bên đạt được điều này.
Theo Tổng thống Donald Trump, hai bên đang đạt được tiến triển tốt trong đàm phán thương mại tuy nhiên Mỹ sẽ vẫn tiếp tục đánh thuế đối với hàng hóa Trung Quốc trong một thời gian nữa. Mỹ đã áp thuế bổ sung 10% đối với 250 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc và Trung Quốc cũng đã đáp trả với mức thuế 110 tỷ USD lên hàng hóa Mỹ.
Đại diện thương mại Mỹ Robert Lighthizer và Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin dự kiến sẽ sang Bắc Kinh tuần tới để gặp gỡ Phó thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc.
Một tuần sau đó, một phái đoàn Trung Quốc do Phó thủ tướng Lưu Hạc dẫn đầu sẽ sang Washington để tiếp tục đàm phán. Đây sẽ là vòng đàm phán trực tiếp đầu tiên kể từ khi Tổng thống Donald Trump quyết định hoãn tăng mức thuế nhập khẩu đối với 200 tỷ đô la hàng hóa Trung Quốc từ 10% lên 25% sau hạn chót 1/3.
Một số nguồn tin cho biết các cuộc đàm phán dường như đang ở giai đoạn cuối và hai bên có khả năng đạt được một thỏa thuận cuối cùng vào cuối tháng 4 tới nhằm chấm dứt cuộc chiến thương mại kéo dài trong vòng 8 tháng qua.
http://biendong.net/doc-bao-viet/27035-my-se-khong-voi-do-bo-thue-nhap-khau-doi-voi-hang-hoa-tq.html
Mỹ và Đài Loan đang lên kế hoạch nhóm họp
bàn về quan hệ song phương tại Đài Bắc
Các quan chức Mỹ và Đài Loan đang lên kế hoạch nhóm họp tại Đài Bắc nhằm thúc đẩy quan hệ song phương. Đây là động thái mới của Mỹ và Đài Loan trong việc phản đối tham vọng của Bắc Kinh trong việc thống nhất Đài Loan.Các quan chức Mỹ và Đài Loan đang lên kế hoạch nhóm họp tại Đài Bắc trong vài tháng 5 hoặc tháng 6 tới, nhằm thúc đẩy quan hệ song phương trong bối cảnh Trung Quốc không ngừng gây sức ép buộc Đài Loan về với đại lục.
Theo tờ “Bưu điện Hoa nam Buổi sáng” cho biết, cuộc họp tại Đài Bắc còn có sự tham dự Giám đốc Viện Nghiên cứu Mỹ ở Đài Loan (AIT) William Brent Christensen, nhân vật được coi là Đại sứ Mỹ tại Đài Bắc. Mỹ xây dựng mối quan hệ chính thức với Trung Quốc nhưng vẫn duy trì sự gắn kết với Đài Loan thông qua Viện Nghiên cứu Mỹ ở Đài Loan. Cơ sở này còn được gọi là đại sứ quán Mỹ ở Đài Loan và mới được nâng cấp toàn diện. “Chúng tôi tin rằng Mỹ có thể vừa xây dựng quan hệ tốt đẹp với Đài Loan, vừa duy trì quan hệ với Trung Quốc cùng lúc”, Giám đốc AIT William Brent Christensen nói trong cuộc họp báo. Có thể nói dưới thời Tổng thống Mỹ Donald Trump, quan hệ Mỹ – Đài Loan có phần gắn bó hơn khi ông Donald Trump bày tỏ sự ủng hộ việc Đài Loan mua thêm hàng loạt vũ khí Mỹ. Người đứng đầu cơ quan ngoại giao Đài Loan, Joseph Wu nói cuộc gặp với phía Mỹ là cơ hội “để hai bên ngày càng gắn bó hơn và hợp tác trực tiếp hơn… để bảo vệ quyền tự do và trật tự pháp lý”.
Trung Quốc thời gian qua công khai ý định thu hồi Đài Loan “bằng mọi giá”, kể cả phải dùng đến vũ lực. Trong cuộc trưng cầu dân ý hồi tháng 1/2019, có đên 70% người dân Đài Loan phản đối mục tiêu thống nhất của Trung Quốc đại lục. “Nhiều khả năng Trung Quốc sẽ phản đối cuộc gặp giữa quan chức Đài Loan và Mỹ”, Shane Lee, nhà khoa học chính trị tại Đại học Chang Jung Christian ở Đài Loan nói. Trung Quốc đã sử dụng cả biện pháp kinh tế, quân sự nhằm cô lập Đài Loan, kể từ khi lãnh đạo Thái Anh Văn lên nắm quyền. Bà Thái chủ trương xây dựng một Đài Loan độc lập và điều này khiến Trung Quốc tức giận.
Hồi tháng 1/2018, Ủy Ban Đối Ngoại Hạ Viện Liên Bang Mỹ đã thông qua 2 dự luật mang ý nghĩa bảo vệ vị trí của Đài Loan trong chính trường quốc tế và tăng cường quan hệ giữa Washington và Đài Bắc. Hai dự luật mới được Ủy Ban Đối Ngoại Hạ Viện Liên Bang Mỹ thông qua gồm dự luật ủng hộ việc Đài Loan muốn tham gia Tổ chức Y tế Thế giới trong cương vị của một nước thành viên chính thức. Hiện giờ vì Trung Quốc phản đối nên Đài Loan chỉ được tham dự với tư cách quan sát viên. Dự luật thứ hai đòi hỏi hành pháp Mỹ phải mở rộng quan hệ với Đài Loan bằng những chuyến viếng thăm chính thức giữa 2 chính phủ. Thông tin về cuộc gặp giữa các quan chức Mỹ và Đài Loan sắp tới được giới quan sát xem là động thái mới nhất của hai bên nhằm đối phó với sức ép và ảnh hưởng ngày càng gia tăng của Trung Quốc đối với vấn đề độc lập của Đài Loan và quan hệ Mỹ – Đài Loan.
http://biendong.net/bien-dong/27029-my-va-dai-loan-dang-len-ke-hoach-nhom-hop-ban-ve-quan-he-song-phuong-tai-dai-bac.html
Đưa Bắc Kinh vào khuôn khổ,
Tổng thống Trump thắng lớn về chính sách với TQ
Chính sách của Tổng thống Trump đối với Trung Quốc là một thắng lợi lớn, đang buộc Bắc Kinh phải khuất phục, theo nhà nghiên cứu Greg Autry đăng trên tờ Foreign Policy ngày 28/11/2018.Là đồng tác giả của cuốn sách cảnh báo về mối đe dọa từ Trung Quốc mang tên “Death by China” (Chết bởi Trung Quốc), ông Autry cho rằng cách tiếp cận cứng rắn của Tổng thống Mỹ Donald Trump đối với
Trung Quốc là chính sách nhất quán và đáng tin cậy nhất, nhưng lại thường bị giới truyền thông Mỹ chỉ trích.
Bài phân tích của tiến sỹ Greg Autry, đồng tác giả cuốn sách “Chết bởi Trung Quốc”, khẳng định chính sách của Tổng thống Trump thắng lớn về Trung Quốc, đăng trên Foreign Policy ngày 28/11/2018 (Ảnh chụp màn hình)
Những khẳng định của ông Trump về những hành động phi pháp của Trung Quốc trong các vấn đề thương mại, là không thể chối cãi. Ngay cả ông Fareed Zakaria của CNN, không phải là người hâm mộ đối với tổng thống, cũng nhận định: “Ông Donald Trump nói đúng: Trung Quốc là một kẻ gian lận thương mại”.
Ca ngợi bản Báo cáo toàn diện của Đại diện thương mại Mỹ về việc Trung Quốc không tuân thủ các qui định của Tổ chức Thương mại Thế giới, ông Zalaria cho rằng đó là một tài liệu quí, có chất lượng của chính quyền Mỹ.
Theo ông Autry, bất chấp những cảnh báo nghiêm trọng từ các nhà kinh tế học và giới truyền thông rằng chính sách cứng rắn với Trung Quốc sẽ gây thiệt hại cho nền kinh tế Mỹ, người ta không thấy điều gì tương tự như vậy xảy ra.
Mỹ không chỉ đơn giản là tiếp tục tồn tại sau cuộc chiến thương mại, mà đã phát triển mạnh mẽ sau 2 năm kinh tế toàn cầu bị trì trệ. Trong khi đó, điều có thể dễ nhận thấy nhất từ những dữ liệu không đáng tin cậy và thường xuyên giả mạo, là sự suy thoái trong tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc.
Ông Autry cho rằng chính sách cứng rắn của Mỹ đã có hiệu quả, và cần được duy trì cho đến khi Trung Quốc thực sự thể hiện sự thay đổi hành vi đáng kể, như không còn ép buộc các nhà đầu tư nước ngoài phải liên doanh, và ngừng ngay các chương trình gián điệp mạng rộng lớn, do nhà nước điều hành. Việc chính quyền Mỹ yêu cầu Bắc Kinh phải chịu trách nhiệm trước những đối xử của họ đối với công dân của mình, cũng không phải là một đòi hỏi quá nhiều.
Sự xâm nhập âm thầm của Đảng Cộng sản Trung Quốc dưới danh nghĩa Khổng Tử
Tuy nhiên, theo ông Autry, quyết định gây tai họa của cựu Tổng thống Bill Clinton, khi không ràng buộc chính sách nhân quyền của Mỹ vào các thỏa thuận thương mại trong năm 1993, đã loại bỏ công cụ mạnh nhất của Mỹ để đem lại những lợi ích tốt đẹp trên thế giới. Khi các Tổng thống George W. Bush và Barack Obama sau đó làm theo chính sách “Kinh doanh là kinh doanh” của ông Clinton, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã lợi dụng giới truyền thông phương Tây để che đậy “chủ nghĩa độc tài, quân phiệt, sự đàn áp” của chính quyền Trung Quốc, cũng như tô vẽ cho tình trạng môi trường đang tồi tệ của nước này, theo ông Autry.
Ông Autry chỉ trích một số nhà báo Mỹ ‘lười biếng’, đã háo hức đăng lại những thông tin ‘nửa vời’ của các tổ chức tư vấn được tài trợ bởi các tập đoàn đa quốc gia, những công ty ngày càng trở nên giàu có nhờ thương mại với Trung Quốc. Các nhà báo cũng trích dẫn những ý kiến thiên lêch từ những giáo sư tại các đại học phụ thuộc rất nhiều vào tiền học phí của những sinh viên nước ngoài và các nhà tài trợ Trung Quốc giàu có.
Bên trong một Học viện Khổng Tử của Trung Quốc tại một trường đại học tại Mỹ. (Ảnh: japan-forward.com)Bên trong một Viện Khổng Tử của Trung Quốc tại một trường đại học tại Mỹ. Viện Khổng tử bị nghi ngờ là tổ chức gián điệp của Trung Quốc (Ảnh: japan-forward.com)
Ông Autry cho hay những người chỉ trích Trung Quốc, giống như ông đã làm, đã bị cô lập, bị phỉ báng và kiểm duyệt. Ngoài ra, những thông tin về những cuộc đàn áp kinh hoàng của Trung Quốc ở Tây Tạng, vụ Thảm sát sinh viên trên quảng trường Thiên An Môn đã bị ‘che khuất’ bởi lợi nhuận doanh nghiệp mà các công ty Mỹ kinh doanh ở Trung Quốc thu được. Ngày nay, người Mỹ thưởng thức các bộ phim từ các hãng phim Mỹ, có kịch bản được viết để tránh làm mất lòng ĐCSTQ, ông Autry cho biết. Rất ít người biết rằng hơn một triệu người dân tộc thiểu số Duy Ngô Nhĩ đang bị bạo hành trong “các trại cải tạo” ở Tân Cương, được thiết kế để ép buộc họ từ bỏ bản sắc tôn giáo của mình.
Theo ông Autry, việc Tổng thống Trump buộc chính quyền Trung Quốc tuân thủ các chuẩn mực quốc tế về phép tắc thương mại, là một hành động dũng cảm, và là một điều mà có lẽ chỉ một nhà lãnh đạo tâm huyết với đất nước và không hề nao núng trước áp lực của truyền thông, mới có thể thành công.
Ông Autry lưu ý việc chính quyền Trump công khai chỉ trích Trung Quốc trắng trợn đóng cửa thị trường, trung chuyển sản phẩm, trợ cấp xuất khẩu, lạm dụng quan hệ đối tác chung, làm gián điệp và trộm cắp công nghệ, đã cho thấy những tuyên bố của ĐCSTQ chỉ là một sự giả tạo. Tất cả những sự thật này được ghi lại một cách chi tiết trong Báo cáo của Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ nói trên và trong báo cáo của Văn phòng Chính sách Sản xuất và Thương mại của Nhà Trắng về sự xâm lược kinh tế của Trung Quốc.
Lời hứa của cựu Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ Henry Kissinger và những cựu quan chức Mỹ khác, với ngụ ý rằng việc nhân nhượng và làm giàu cho những kẻ chuyên quyền tàn bạo của Trung Quốc, sẽ khiến Bắc Kinh hợp tác có lợi cho những lợi ích của Mỹ, hoặc sẽ giúp cho việc tự do hóa xã hội Trung Quốc, đã không còn biện hộ được nữa. Kết quả là hoàn toàn thất vọng.
Trong 2 năm qua, các học giả và giới chuyển thông đã chuyển từ việc nói ra những điều vô nghĩa về tiến bộ tất yếu của Trung Quốc tiến tới chủ nghĩa tư bản và dân chủ, sang việc căn vặn liệu việc áp thuế quan có phải là cách đúng đắn để đối đầu với một chế độ nguy hiểm mà tất cả chúng ta đều đồng ý là nó được xây dựng dựa trên sự dối trá và gian lận, ông Autry nhận xét.
Lịch sử che giấu tội ác của chính quyền Trung Quốc
Hiện đã có những kết quả ban đầu. Chính sách thương mại hiện tại của chính quyền Trump, đã chứng minh tính hiệu quả của nó, đang làm suy yếu nguồn hợp pháp duy nhất của ĐCSTQ, là sự tăng trưởng kinh tế nhờ những phương thức không công bằng và bất hợp pháp. Trái lại, về phía Mỹ, với chính sách thương mại cứng rắn, chính quyền Mỹ cũng sẽ dễ dàng duy trì sự tăng trưởng hơn so với suy nghĩ của rất nhiều người.
Rõ ràng, Mỹ vẫn là thị trường tiêu thụ lớn nhất trên thế giới. Mỹ là nền kinh tế lớn nhất thế giới, với GDP trong năm 2017 đạt 19,4 nghìn tỷ USD, ít nhất 60% lớn hơn so với GDP của Trung Quốc ở mức 12,2 nghìn tỷ USD, và có thể lớn nhiều hơn nữa, khi con số GDP đáng ngờ của Trung Quốc bị ‘bẻ cong’ sao cho phù hợp với các mục tiêu chính thức của ĐCSTQ.
Theo ông Autry, do mức tiêu thụ chiếm một phần lớn trong GDP của Mỹ, thị trường hàng hóa của Mỹ lớn hơn nhiều lần so với của Trung Quốc. Mỹ cũng là nền kinh tế lớn, lành mạnh nhất, với mức tăng trưởng GDP mạnh mẽ và tỷ lệ thất nghiệp thấp nhất trong gần 50 năm qua. Trung Quốc có lẽ không thể bắt kịp nền kinh tế Mỹ. Ngoài ra, Mỹ có dân số nhỏ hơn rất nhiều, giúp cho các chỉ số tính bình quân đầu người, cũng rất lớn. Người dân Mỹ cũng bị đánh thuế ít hơn so với các đối tác trên thế giới, và có thể chi tiêu nhiều hơn nhiều so với công dân của bất kỳ quốc gia lớn nào.
Vì sao người Mỹ sẽ không bỏ phiếu cho một tổng thống vô thần
Quan trọng nhất, Trung Quốc đang trả phần lớn thuế quan của Mỹ. Trong khi những người ủng hộ thương mại tự do đã cố gắng làm người tiêu dùng sợ hãi với các mối đe dọa về việc tăng giá khủng khiếp, nhưng điều đó đã không xảy ra. Điều này là do bất kỳ chi phí phát sinh thêm nào trong việc phân phối sản phẩm, có thể hoặc được phân bổ cho người tiêu dùng thông qua giá bán cao hơn, hoặc phân bổ cho nhà sản xuất, thông qua việc giảm bớt lợi nhuận doanh nghiệp.
Một nghiên cứu thị trường gần đây do công ty Econpol thực hiện, kết luận: “Khi thuế quan tăng 25 điểm phần trăm, khiến cho giá cả hàng tiêu dùng Mỹ, đối với tất cả các sản phẩm Trung Quốc bị áp thuế, tăng trung bình 4,5 điểm phần trăm, trong khi giá sản xuất của các công ty Trung Quốc giảm 20,5 điểm phần trăm”.
Hãy đừng quên rằng toàn bộ 25% thuế quan được nộp vào Kho bạc Mỹ, nuôi sống nền kinh tế của Mỹ, chứ không phải của Trung Quốc, ông Autry lưu ý.
Ngoài ra, nếu giá các sản phẩm nhập khẩu từ Trung Quốc bị tăng lên do áp thuế, các nhà nhập khẩu Mỹ sẽ phải tìm hàng thay thế từ các nguồn khác, giúp cho người tiêu dùng Mỹ có được sự lựa chọn, không buộc phải mua hàng hóa giá quá cao từ Trung Quốc.
Ông Autry cho rằng sự thành công của chính quyền Tổng thống Trump không phải là điều bất ngờ. Khi một số các quan chức được bổ nhiệm bị chỉ trích vì không đáp ứng được sự kỳ vọng, Tổng thống Trump đã nhanh chóng loại bỏ. Thậm chí, ông Trump đã công khai bày tỏ sự hối tiếc về việc bổ nhiệm ông Steven Mnuchin làm bộ trưởng tài chính do ông này đã để cho chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang tăng lãi suất, một động thái mà ông Trump lo ngại sẽ gây nguy hiểm cho lợi ích kinh tế Mỹ.
Ngược lại, nhóm các quan chức tại Hội đồng Thương mại Quốc gia, Bộ Thương mại và Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ, là rất tài tình và khôn khéo, đã đứng vững trước một cuộc tấn công không ngừng vào chính sách thương mại, từ giới truyền thông, được Trung Quốc hậu thuẫn, ông Autry nhận xét.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/26989-dua-bac-kinh-vao-khuon-kho-tong-thong-trump-thang-lon-ve-chinh-sach-voi-tq.html
Dân Venezuela tìm cách chống chọi nạn đói và lạm phát
Francibel Contreras đưa ba đứa con suy dinh dưỡng đến một bếp nấu súp ở khu ổ chuột nguy hiểm Petare nằm trên đồi ở thủ đô Caracas. Các cháu múc những muỗng cơm với trứng tráng trong bữa ăn có lẽ là duy nhất trong ngày.Từ bếp ăn thiện nguyện giữa lòng một trong những khu ổ chuột lớn nhất ở Mỹ Latin này có thể thấy được phần nào thảm họa cuộc sống hàng ngày ở nước Venezuela xã hội chủ nghĩa. Nhà bếp này cung cấp bữa ăn cho hàng chục trẻ em cũng như những bà mẹ thất nghiệp không còn khả năng nuôi dưỡng con mình nữa.
Một số người Venezuela vẫn có thể chịu đựng được sự suy sụp kinh tế bằng cách bám víu vào số lượng ngày càng ít những công việc có lương đàng hoàng hay bằng cách nhận hàng trăm ngàn đô la mà bạn bè và người thân ở nước ngoài gửi về – một con số đã tăng vọt trong những năm gần đây khi hàng triệu người Venezuela rời bỏ đất nước ra đi.
Tuy nhiên ngày càng nhiều dân chúng trên cả nước, nhất là ở những khu ổ chuột như Petare, phải vật lộn để sinh tồn.
Chồng của cô Contreras, anh Jorge Flores, từng có một quầy hàng ở ngôi chợ địa phương bán những mặt hàng như chuối, trứng và thịt, cố gắng vớt vát được chút đồng lời ở một đất nước mà tình trạng siêu lạm phát khiến chi phí đội lên gấp đôi từ ngày này sang ngày khác. Rồi sau đó anh bị một băng cướp vườn chĩa súng vào đầu cướp hết tiền. Sau đó em trai anh còn làm hỏng chiếc xe gắn máy dùng để đi lấy hàng trong một vụ tông xe.
Do đó Flores phải bỏ quầy hàng ở chợ để tìm công việc khác. Anh đi sửa ống nước và gia đình anh đã biến phòng khách thành tiệm hớt tóc nằm dưới chiếc mái kim loại gợn sóng. Nó được trang trí bằng những ngôi sao xếp giấy mà gia đình anh làm từ những tờ tiền bolivar sặc sỡ và phá giá nhanh chóng của Venezuela.
“Đồng tiền của chúng tôi vô giá trị,” Contreras nói. “Vào những ngày này, tôi chẳng thà trao đổi một túi bột để làm móng hay cắt tóc.”
Sữa, thuốc men và những nhu yếu phẩm khác – cùng với tình trạng bạo lực hàng ngày – đã làm xói mòn sự ủng hộ dành cho Tổng thống Nicolas Maduro theo đường lối xã hội chủ nghĩa thậm chí ở những khu vực nghèo khó như Petare vốn từng là thành trì ủng hộ ông. Ông Maduro nói rằng có âm mưu do phe đối lập lãnh đạo để lật đổ ông và rằng các lệnh trừng phạt kinh tế của Mỹ và sự phá hoại của phe đối lập chính là nguyên nhân làm kinh tế sụp đổ.
Nhiều cuộc thăm dò dư luận cho thấy ông Maduro vẫn được sự ủng hộ của khoảng 1/5 dân số mà nhiều người trong số họ là những người trung thành về lý tưởng, những người bên trong chính quyền hay có liên hệ với chính quyền hay những cử tri nghèo phải dựa vào trợ cấp của chính phủ, trong đó có những thùng dầu, bột, gạo, mì và cá hộp và những mặt hàng được cấp một vài lần trong năm.
Gia đình bốn người của Contreras nhận lấy những thùng hàng này nhưng vẫn không đủ để sống qua ngày trong thời gian dài. Trong nhiều tháng, họ chỉ dựa vào những bếp nấu súp do các chính trị gia đối lập mở để có thực phẩm cho con cái. Đứa con trai 7 tuổi của cô chơi bóng đá ở những con phố dốc đầy bụi trước nhà trong khi chồng cô đang tập làm tóc cho mẹ.
“Tôi khó mà sống qua ngày,” anh Flores nói với chiếc kéo trên tay.
Đợt cúp điện kéo dài 4 ngày làm hầu hết Venezuela ngưng trệ càng khiến cho gia đình Flores thêm khốn khổ. Anh không thể dùng bàn tỉa điện để tỉa tóc cho khách hàng theo kiểu mà họ muốn.
“Nó ảnh hưởng trầm trọng đến chúng tôi,” anh nói. “Anh bắt buộc phải dùng đến bàn tỉa.”
Hai vợ chồng ước tính vụ cúp điện khiến gia đình ông mất số tiền tương đương 11 đô vì khách hàng không đi hớt tóc – một số tiền lớn ở một đất nước mà mức lương tối thiểu chỉ có 6 đô một tháng, ngay cả khi đa số người dân kiếm thêm thu nhập bằng cách làm công việc phụ và đi gom góp từ bạn bè hay hàng xóm.
Contreras và Flores lấy 2.500 bolivar – tức khoảng 70 cent – cho mỗi lần tỉa. Một ký bột được chính phủ trợ giá có giá gần gấp ba lần. Contreras nói rằng người dân xếp hàng dài vô tận để nhận hàng trợ cấp và đôi khi cô phải trở về trắng tay. Cô cũng nói rằng cô cảm thấy bất an khi xếp hàng. Hàng chục người đã thiệt mạng vì bị đạn lạc trong những vụ đấu súng của các băng đảng trong những năm qua, và một số người còn bị giẫm đạp đến chết khi dòng người xếp hàng trở nên tuyệt vọng cướp bóc hàng hóa chen lấn giẫm đạp lên nhau.
Người hàng xóm sát vách của cô, cô Dugleidi Salcedo, gửi đứa con gái bốn tuổi đến sống chung với người dì ở thành phố Maracay nằm cách đó hai giờ lái xe bởi vì cô không còn đủ khả năng nuôi con nữa. “Mấy đứa con trai của tôi khóc,” người mẹ đơn thân bốn con nói. “Nhưng chúng phản ứng mạnh hơn con gái khi tôi nói với chúng rằng không còn thức ăn nữa.
Trở về từ bếp nấu súp, cô mở cánh cửa sét gỉ để bước vào nhà giữa những bức tường màu bạc hà loang lổ. Trong nhà, đứa con trai Daniel 11 tuổi của cô, vốn bị bại liệt một phần từ khi sinh ra và bị khuyết tật về phát triển, nằm trên một chiếc ghế bành bẩn trong khi ruồi bay trên đôi chân cong vòng không có gì che chắn của em.
Khi cô mở nắp hộp nhựa để trưng ra túi bột cuối cùng của cô, một con gián bò ra khiến cô nhảy lùi và hét lên.
“Ở đây khổ quá,” cô nói. “Tôi không có việc làm. Tôi không có đồng nào hết.”
Cô Salcedo từng bán hàng nướng và nước trái cây cho hàng xóm từ cửa sổ căn bếp. Sau đó, tủ lạnh nhà cô bị hỏng mà cô không đào đâu ra tiền để sửa.
Những ngày này, cô dựa vào lòng tốt của láng giềng, hay hỏi mượn tiền một người bạn có một cửa hàng thực phẩm nhỏ trong khi cô đang đợi người thân ở những nơi khác của Venezuela cho mượn tiền.
“Đất nước này chưa bao giờ lâm vào cảnh khổ như vậy,” người phụ nữ 28 tuổi này nói. “Mua được một chút gạo hay bột lại khó khăn, đắt đỏ như vậy và nhiều khi họ không còn chút hàng nào.”
Một vài ngày sau, trộm đột nhập vào bếp nấu súp và trộm thực phẩm, Sau đó, một trận hỏa hoạn bùng phát ở khu ổ chuột, thiêu rụi 17 căn nhà. Nguyên nhân là có nhà thắp nến khi đợt cúp điện xảy ra – điều xảy ra gần như hàng ngày ở nhiều nơi trên đất nước Venezuela. Nghị sỹ đối lập Manuela Bolivar, chủ dự án Nodriza duy trì căn bếp này, nói rằng khi lính cứu hỏa đến, họ thiếu nước và phải dùng đất cát để dập lửa.
“Đó là động đất xã hội,” bà Bolivar lên án. “Họ đã mất nhà. Họ phải ở ngoài trời. Bếp nấu súp thì bị cướp. Có quá nhiều gian truân: bệnh truyền nhiễm, thiếu nước và thiếu thực phẩm.”
Tại một chợ trời nằm cách Petare một khoảng ngắn ở khu vực trung lưu Los Dos Caminos, bà Carmen Gimenez đi mua cà rốt và các loại rau củ khác để làm nồi hầm. Khi đứa con gái 14 tuổi của bà hỏi mẹ sao không mua thêm vài thứ nữa, bà nói với con rằng gia đình chỉ mua những thứ thiết yếu nhất thôi.
Mặc dù bà có công việc ở ngân hàng, bà vẫn chật vật sống đắp đổi qua ngày.
“Anh ở đâu không quan trọng. Nhu cầu của ai cũng vậy thôi,” bà Gimenez, 43 tuổi, nói.
“Người giàu, người nghèo và người trung lưu – tất cả chúng tôi đều phải gánh chịu bởi vì chính phủ kéo tất cả chúng tôi đi xuống,” bà nói trong giận dữ. “Làm sao họ chi phối được chúng tôi? Thông qua bao tử.”
https://www.voatiengviet.com/a/d%C3%A2n-venezuela-t%C3%ACm-c%C3%A1ch-ch%E1%BB%91ng-ch%E1%BB%8Di-n%E1%BA%A1n-%C4%91%C3%B3i-v%C3%A0-l%E1%BA%A1m-ph%C3%A1t-/4840672.html
Venezuela câu lưu chánh văn phòng
của lãnh đạo đối lập Guaido
Lãnh đạo đối lập Venezuela Juan Guaido ngày thứ Năm nói rằng các điệp viên đã câu lưu chánh văn phòng Roberto Marrero của ông trong một cuộc đột kích trước bình minh.Ông Guaido viện dẫn hiến pháp vào tháng 1 để đảm nhiệm chức tổng thống lâm thời sau khi tuyên bố việc Tổng thống Nicolas Maduro tái đắc cử vào năm 2018 là giả trá. Ông đã được Mỹ và hàng chục quốc gia phương Tây khác công nhận là nguyên thủ chính danh.
Ông Maduro, người cai quản một nền kinh tế lụn bại của một quốc gia giàu dầu mỏ, đã gọi ông Guaido là con rối của Mỹ và nói rằng ông nên “đối mặt với công lí,” nhưng vẫn chưa thẳng thừng ra lệnh bắt giữ ông.
“Họ đã bắt cóc @Robertomarrero, chánh văn phòng của tôi,” ông Guaido nói trên Twitter, nói thêm rằng tư gia của ông Marrero và của nhà lập pháp đối lập Sergio Vergara đã bị đột kích trước bình minh. “Chúng tôi không biết họ đang ở đâu. Họ nên được phóng thích ngay lập tức.”
Ông Marrero đã ghi lại một thư thoại trong khi các điệp viên của cơ quan tình báo SEBIN đang cố gắng vào nhà ông ở khu Las Mercedes cao cấp. Đội ngũ báo chí của ông Guaido chuyển tiếp thư thoại này cho các nhà báo.
“Tôi đang ở trong nhà và SEBIN đang ở đây. Không may là họ đến bắt tôi. Tiếp tục chiến đấu, đừng bỏ cuộc và hãy chăm sóc tổng thống,” ông Marrero nói.
Ông Vergara, hàng xóm của ông Marrero, cho biết khoảng 40 điệp viên SEBIN vũ trang đã xông vào nhà và ở trong đó ba tiếng đồng hồ.
SEBIN rời đi với ông Marrero và tài xế của ông Vergara, nhà lập pháp cho biết trong một video được đăng trên tài khoản Twitter của mình.
Đội ngũ báo chí của ông Guaido cũng gửi một đoạn video cho thấy cửa nhà ông Marrero bị hư hại và khóa bị bẻ gãy.
Ông Guaido cho biết ông Marrero nói với ông Vergara rằng các điệp viên đã giấu hai khẩu súng trường và một quả lựu đạn trong nhà của ông. Bộ Thông tin Venezuela không trả lời ngay lập tức yêu cầu bình luận, Reuters cho hay.
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo, trong một dòng tin đăng trên Twitter hôm thứ Năm, kêu gọi phóng thích ngay lập tức Roberto Marrero và nói “chúng tôi sẽ buộc những người dính líu phải chịu trách nhiệm.”
Các quan chức hàng đầu của Mỹ cũng đã nhiều lần cảnh báo ông Maduro chớ độngv vào ông Guaido và những người thân cận của ông và đe dọa các chế tài nghiêm khắc hơn nhằm cô lập ông Maduro hơn nữa và cắt đứt các nguồn thu của chính quyền của ông.
https://www.voatiengviet.com/a/venezuela-cau-luu-chanh-van-phong-cua-lanh-dao-doi-lap-guaido/4841220.html
Citigroup sắp bán vàng đặt cọc của Venezuela
Tập đoàn Citigroup có kế hoạch bán vài tấn vàng đặt cọc của ngân hàng trung ương Venezuela cho khoản vay 1,6 tỷ đôla.Theo Reuters, đây là một bước thụt lùi nữa đối với Tổng thống Nicolas Maduro trong nỗ lực duy trì nguồn dự trữ đang ít đi của nước mình.
Hãng tin Anh dẫn các nguồn tin nói rằng theo điều khoản thỏa thuận năm 2015 với ngân hàng Citibank của Citigroup, Venezuela phải trả khoản nợ 1,1 tỷ đôla vào ngày 11/3.
XEM THÊM:
Venezuela sắp bán hàng chục tấn vàng đổi tiền mặt
Số còn lại của khoản nợ sẽ tới hạn trả vào năm sau.
Citibank có kế hoạch bán số vàng đặt cọc, vốn có giá thị trường là 1,358 tỷ đôla, để thu hồi khoản vay phải trả đầu tiên của Venezuela và sẽ gửi số tiền còn lại khoảng 258 tỷ đôla vào một tài khoản ngân hàng ở New York.
Theo Reuters, khả năng trả các khoản nợ của chính quyền của ông Maduro trở nên phức tạp vì tình hình kinh tế yếu kém của quốc gia Nam Mỹ cũng như do các biện pháp trừng phạt của Mỹ cũng như một số nước châu Âu.
https://www.voatiengviet.com/a/citigroup-s%E1%BA%AFp-b%C3%A1n-v%C3%A0ng-%C4%91%E1%BA%B7t-c%E1%BB%8Dc-c%E1%BB%A7a-venezuela/4840689.html
Thêm cựu tổng thống Brazil bị bắt với cáo buộc tham nhũng
Cựu tổng thống Brazil Michel Temer vừa bị bắt giữ.Đây là một phần trong cuộc điều tra tham nhũng trên diện rộng ở Brazil.
Ông Temer, luật sư, 78 tuổi, từng giữ chức tổng thống từ 2016 đến 2018.
TQ chúc mừng Jair Bolsonaro vì lo ngại?
Cựu Tổng thống Brazil ‘nộp mình’ cho cảnh sát
Niềm tự hào ‘văn hóa trễ nải’ của người Brazil
Hiện ông đang bị điều tra trong một số vụ việc.
Ông liên tục bác bỏ các cáo buộc và nói mình không làm gì sai trái.
Việc ông bị bắt giữ được coi là trước sau gì cũng xảy ra sau khi ông mất quyền miễn trừ lúc rời nhiệm sở.
Nhiều chính trị gia và các lãnh đạo doanh nghiệp đã bị kết tội hoặc bị buộc tội trong chiến dịch có tên Chiến Dịch Rửa Xe.
Ông Temer lên làm tổng thống Brazil từ 8/2016, sau khi bà Dilma Rousseff bị luận tội, một tiến trình mà ông đóng vai trò chủ chốt. Ông bị ông Jair Bolsonaro thay thế hồi tháng Giêng.
Cựu tổng thống Brazil bị thẩm vấn
Thượng viện Brazil luận tội bà Rousseff
Truyền thông địa phương nói cảnh sát đã tìm cách lần theo dấu vết ông Temer từ hôm thứ Tư. Ông bị bắt tại thị trấn quê nhà, Sao Paulo.
Cựu Tổng thống Luiz Inácio Lula da Silva hiện đang thụ án 12 năm tù sau khi bị kết tội tham nhũng. Việc kết án ông này cũng là một phần trong Chiến dịch Rửa Xe.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-47647008
Nicaragua : Chính phủ sẽ thả
tất cả các nhà đối lập để nối lại đối thoại
Sau 11 tháng khủng hoảng chính trị, hơn 300 người thiệt mạng và kinh tế bị trì trệ, chính phủ tổng thống Daniel Ortega đã phải chấp nhận đòi hỏi của phe đối lập để nối lại đối thoại nhằm chấm dứt khủng hoảng : Đó là trả tự do cho các nhà đối lập.Theo Reuters, ngày 20/03/2019, chính phủ Nicaragua tuyên bố trả tự do cho tất cả những người bị bắt trong các cuộc biểu tình chống tổng thống.
Eric Samson, thông tín viên trong khu vực, cho biết thêm chi tiết :
« Tổng cộng có 807 người sẽ được trả tự do, theo số liệu đã được điều chỉnh tăng lên mà phe đối lập gần đây đưa ra. Các chính đảng đối lập cho rằng, việc trả tự do cho 150 người vào cuối tháng Hai sau khi nối lại đối thoại là chưa đủ.
Hôm thứ Bẩy, 16/03, tình hình lại xấu đi. Cảnh sát chống bạo động đã thẳng tay trấn áp những người biểu tình đòi trả tự do cho các tù nhân chính trị, cũng như các nhà báo đến đưa tin về cuộc tuần hành. Hơn 100 người đã bị câu lưu. Do vậy, phe đối lập đã ngừng tham gia đối thoại được khởi đầu từ ngày 27/02 vừa qua, sau nhiều tháng khủng hoảng bế tắc.
Tiến trình trả tự do có thể bắt đầu ngay tuần này, với sự trợ giúp của Hội Chữ Thập Đỏ Quốc Tế và kéo dài không quá 90 ngày. Qua cử chỉ thiện chí này, tổng thống Daniel Ortega đã nhượng bộ các đòi hỏi của phe đối lập coi việc trả tự do này là điều kiện tiên quyết để nối lại đối thoại. Sau đó, có thể hai bên cùng nhất trí đề nghị cộng đồng quốc tế đình chỉ các trừng phạt nhắm vào chính quyền Nicaragua ».
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190321-nicaragua-chinh-phu-doi-lap-thuc-day-doi-thoai
NATO còn có ích gì hay không ?
Sau khi bức tường Berlin sụp đổ, khi được hỏi « Ngài mong đợi gì ở NATO ? », Mikhail Gorbatchev, cha đẻ của chính sách cải tổ – perestroika Liên Xô, đã trả lời : « Khối này biến đi ! ». Đương nhiên, NATO không giải thể nhưng đang phải đối mặt với những thách thức mới. Ngày 04/04/2019, Liên Minh Quân Sự Bắc Đại Tây Dương sẽ tròn 40 tuổi. Nhân dịp này, báo Le Figaro, ngày 17/03/2019, có bài tổng kết và đưa ra các triển vọng của khối. RFI Tiếng Việt xin giới thiệu.NATO đã thực hiện thành công các nhiệm vụ của mình ?
Điều này tùy thuộc vào từng thời kỳ. Năm 1949, Tổ chức Hiệp định Bắc Đại Tây Dương (NATO) được thành lập để đối phó với mối đe dọa của Liên Xô. Trong 40 năm, Liên Minh đã thực hiện chính sách phòng thủ tập thể đối với các thành viên, giữ gìn hòa bình và toàn vẹn lãnh thổ châu Âu, nhờ có mối liên kết chặt chẽ giữa Hoa Kỳ và châu Âu. Phó tổng thư ký NATO, Camille Grand nhấn mạnh : « NATO đã hoàn thành nhiệm vụ, đánh thắng chiến tranh lạnh». Sau đó là giai đoạn hậu chiến tranh lạnh, từ lúc bức tường Berlin sụp đổ năm 1989 đến cuộc khủng hoảng Ukraina năm 2014. Liên Minh được mở rộng. Kể từ khi kết nạp Monténégro, năm 2017, NATO có 29 thành viên và phát triển các quan hệ đối tác với các láng giềng (ở vùng Địa Trung Hải, vùng Vịnh và Nga) trong bối cảnh không gian châu Âu được hợp nhất lại.
Ưu tiên được đề ra trong giai đoạn thứ hai này là quản lý khủng hoảng : tại Bosnia, Kosovo, Afghanistan – nơi có hơn 130 000 quân lính được triển khai – và Libya. Xét cho cùng, các chiến dịch này thu được kết quả vừa phải. Các thắng lợi quân sự của NATO, cho dù là thực sự, thường không mang lại hòa bình, như tại Afghanistan hay ở Libya. Năm 2014, với cuộc khủng hoảng Ukraina, một giai đoạn mới khởi đầu với sự phục hồi các nguyên tắc nền tảng của chính sách phòng thủ tập thể đối mặt với một nước Nga ngày càng đáng lo ngại. Các biện pháp trấn an được đưa ra cho khu vực Đông Âu, các cuộc tập trận trên quy mô lớn được tiến hành và NATO phát triển khả năng quân sự cũng như phản ứng.
Từ nay, thành công hay thất bại của NATO sẽ được đánh giá tùy theo khả năng đối phó với ba thách thức lớn sau đây. Trước tiên là khả năng sáng tạo đổi mới mối quan hệ của NATO với nước Mỹ của Donald Trump. Nguyên thủ Hoa Kỳ có lập trường không nhất quán về Liên Minh này.
Tiếp theo là tái lập quan hệ cân bằng với Nga, bằng cách thuyết phục răn đe nhưng không đi tới mức lại rơi vào tình trạng chiến tranh lạnh vì « điều này không có ích gì » cho NATO, theo như nhận định của một nguồn thạo tin trong NATO.
Cuối cùng, Liên Minh phải xác định được vị trí của mình trong một thế giới mà các mối đe dọa biến chuyển một cách nhanh chóng, ví dụ như trong lĩnh vực tin học. Thời của các chiến dịch quy mô lớn trên bộ đã qua. Tại trụ sở của NATO ở Bruxelles, người ta nói : « Câu hỏi hiện nay đặt ra cho các đồng minh là các vị muốn sử dụng NATO như thế nào ? »
Việc Pháp quay lại cơ cấu chỉ huy hợp nhất của NATO được đánh giá ra sao ?
Có thể nói là tích cực. Khi tái hội nhập cơ cấu chỉ huy Liên Minh, Paris đã nắm được hai ban chỉ huy quan trọng, một ở Norfolk, Hoa Kỳ và một ở Lisboa, Bồ Đào Nha. Nước Pháp đã gạt bỏ được mối nghi ngờ thường trực của tất cả các tổng thống Mỹ về các ý đồ của Paris trong hồ sơ này. Quyết định này cũng tạo thuận lợi cho việc xích lại gần với Anh Quốc, vốn luôn nghi ngờ về chính sách quốc phòng châu Âu trong khi Pháp lại coi đó là một mục tiêu.
Nhờ có sự tái hội nhập này, do tổng thống Nicolas Sarkozy đạo diễn nhưng thực ra đó là kết quả của một tiến trình lâu dài, nước Pháp đã có thêm được ảnh hưởng và lòng tin ở bên trong Liên Minh. Từ đó, Pháp có tiếng nói tại Hội Đồng Liên Minh và được thừa nhận như là một đồng minh chủ chốt.
Việc tái hội nhập cơ cấu chỉ huy hợp nhất không ngăn cản Paris có những quyết định đơn phương, ví dụ như việc tổng thống François Hollande ngay đầu nhiệm kỳ của ông đã quyết định rút quân sớm ra khỏi Afghanistan. Giả sử như việc nước Pháp chống lại cuộc chiến tranh Irak do Hoa Kỳ tiến hành năm 2003 lại tái diễn thì giờ đây Paris vẫn có thể làm như vậy. Ấy vậy mà Pháp vẫn dễ dàng có được máy bay và trực thăng của các nước đồng minh Hoa Kỳ trong chiến dịch « Serval » ở Mali.
Việc tái hội nhập cơ cấu chỉ huy hợp nhất của Liên Minh cũng giúp bình thường hóa lập trường của Pháp ở trong NATO và điều này được thể hiện qua việc giảm sự tham gia của Paris vào các chiến dịch của khối này.
Một nhà ngoại giao thông thạo hồ sơ này giải thích : « Để có được sự thừa nhận của các đồng minh, Pháp không cần phải thường xuyên đưa ra các bảo đảm nữa. Mối quan hệ với Hoa Kỳ và Anh Quốc không nhất thiết phải thông qua NATO nữa. Đối với Pháp, việc liên hệ với NATO trở thành một trong những mối quan hệ ».
Liệu Thổ Nhĩ Kỳ có thể ở lại trong NATO không ?
Về mặt quân số, quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đứng hàng thứ hai trong NATO, là quốc gia Hồi Giáo duy nhất trong khối này và đã gia nhập NATO từ năm 1952. Thổ Nhĩ Kỳ đã khẳng định ý định mua pháo phòng không Nga, bất chấp các cảnh báo của bộ Quốc Phòng Mỹ. Tên lửa địa đối không S-400 của Nga không chỉ không tương thích với hệ thống của Liên Minh Bắc Đại Tây Dương mà còn làm cho khối này e ngại thông tin bị rò rỉ cho phía Nga.
Kể từ khi xẩy ra cuộc đảo chính hụt chống lại Recep Tayyip Erdogan năm 2016, quan hệ giữa Ankara và các đồng minh trong NATO đã xấu đi rất nhiều. Nhiều sĩ quan liên lạc của NATO trong quân đội Thổ Nhĩ Kỳ bị chính quyền thanh trừng và bỏ tù. Tâm lý bài phương Tây phát triển tại Thổ Nhĩ Kỳ, giới lãnh đạo nước này cho rằng NATO và Hoa Kỳ đồng lõa với cuộc nổi dậy không thành của một nhóm quân nhân Thổ Nhĩ Kỳ. Tuy vậy, việc cắt đứt quan hệ khó có thể sớm xẩy ra. Việc là thành viên NATO cho phép Thổ Nhĩ Kỳ duy trì được sự kết nối với lục địa châu Âu. Liên Minh vẫn là một trụ cột trong chính sách quốc phòng của Thổ Nhĩ Kỳ.
Về phần mình, Hoa Kỳ sử dụng các căn cứ quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ để tiếp tục có vai trò trong khu vực. Washington cũng cần Ankara để đương đầu với Iran, kẻ thù của Mỹ. Cuối cùng, châu Âu, thông qua các hỗ trợ tài chính, trông cậy vào việc Thổ Nhĩ Kỳ đóng vai trò biên phòng để ngăn cản dòng người tị nạn Syria hiện sinh sống tại nước này.
Một quan chức gần gũi với NATO bình luận : « Thổ Nhĩ Kỳ của Erdogan gần giống như là nước Pháp dưới thời De Gaulle. Quan hệ giữa Ankara và NATO không dễ dàng, nhưng nước này vẫn là một đồng minh thực sự ». Đương nhiên, việc mua tên lửa S-400 có nguy cơ đặt Thổ Nhĩ Kỳ ra bên lề NATO, nhưng không đẩy nước này ra khỏi Liên Minh. Ngoài ra, NATO không trừng phạt các sai lệch trong lĩnh vực dân chủ. Trong quá khứ, khối này đã chấp nhận chế độ quân sự độc tài Hy Lạp và chế độ chuyên quyền Salazar ở Bồ Đào Nha.
Phải chăng hệ thống phòng thủ châu Âu cạnh tranh với NATO ?
Không. Những nước cho rằng NATO vẫn là bảo đảm chủ chốt cho an ninh của họ, luôn đề cao nguyên tắc « không trùng lặp » về phương tiện giữa Liên Hiệp Châu Âu và NATO – có 22 nước đồng thời là thành viên của cả hai khối này. Sự chia rẽ, khác biệt vẫn tồn tại giữa các quốc gia, một bên là Na Uy, các nước Baltic, Ba Lan…ưu tiên quan hệ với NATO và cho rằng Liên Hiệp Châu Âu không thể một mình đương đầu với mối đe dọa Nga và bên kia là những quốc gia ủng hộ cho việc châu Âu cần khẳng định vị thế của mình. Phe này nói đến những tuyên bố của Donald Trump, người thường xuyên đe dọa rút nước Mỹ ra khỏi NATO đồng thời kêu gọi châu Âu phải tự gánh vác bảo đảm nhiều hơn cho an ninh của mình.
Vấn đề nước Anh ra khỏi Liên Hiệp Châu Âu (Brexit) cũng làm cho tình hình thay đổi, bởi vì Luân Đôn vẫn luôn luôn là một yếu tố ngăn cản phát triển một chính sách phòng thủ châu Âu. Nhiều sáng kiến, mà Pháp ủng hộ, gần đây được đưa ra theo hướng này như dự án hợp tác chặt chẽ thường xuyên, quỹ phòng thủ châu Âu, sáng kiến can thiệp của châu Âu…
Thế nhưng, những yếu tố bất biến của châu Âu (như thiếu vắng tầm nhìn chính trị chung hoặc Đức ưa thích quyền lực mềm hơn…) đã cản trở sự xuất hiện hệ thống phòng thủ châu Âu. Vừa qua, tại diễn đàn « Những thách thức chiến lược to lớn » của đại học Sorbonne, với chủ đề năm nay là châu Âu, ông Louis Gautier, cựu lãnh đạo ban tổng thư ký Quốc Phòng và An Ninh Quốc Gia đã nêu câu hỏi : « Tại sao những gì có thể làm được trong NATO thì lại không khả thi trong Liên Hiệp Châu Âu ? »
Ông Jean-Pierre Maulny, phó giám đốc Học viện Quan hệ Quốc tế và Chiến lược (IRIS) đáp : « NATO hoạt động được vì khối này tự tạo ra kẻ thù. NATO không nhất thiết chú ý đến yếu tố cộng tác tự nguyện, chủ động, có mục đích và bình đẳng. Ngược lại, Liên Hiệp Châu Âu đã không tự tạo ra kẻ thù, thậm chí là hoàn toàn ngược lại ».
Liệu NATO có thể biến mất ?
Kể từ khi Donald Trump vào Nhà Trắng, NATO trở thành một tổ chức bấp bênh. Các nhiệm vụ và mức độ khả tín của khối này đã bị suy yếu do chính sách của tổng thống Mỹ. Lúc đầu, nguyên thủ Hoa Kỳ cho rằng Liên Minh đã « lạc hậu », rồi sau lại thay đổi ý kiến. Sự hùng hổ trong chính sách của Mỹ đối với châu Âu đã làm cho một số người lo ngại là việc Washington rút ra khỏi NATO sẽ làm cho khối này tan biến. Thế nhưng, NATO rất vững chắc. Nhiều ban chỉ huy và chiến dịch mới được thành lập và việc tái đầu tư của Mỹ vào châu Âu lại tăng lên – chứ không hề giảm đi – trong những năm gần đây.
Nhìn từ bên trong, NATO không hề là một tổ chức đang hấp hối. Tuy vậy, điều này không ngăn cản có những câu hỏi về sự tồn tại của mối quan hệ với Hoa Kỳ trong NATO. Phải chăng Donald Trump là biểu tượng cực đoan cho sự thờ ơ của Mỹ đối với an ninh của châu Âu và do vậy, với cả NATO ? Hay đây chỉ là một « ngoại lệ tạm thời » cần kiên nhẫn chờ đợi, khi biết rằng hệ thống chính trị Mỹ, người dân và Quốc Hội Hoa Kỳ vẫn rất ủng hộ và gắn bó với NATO.
Rất có thể là vấn đề chia sẻ gánh nặng và những đòi hỏi của Mỹ đối với các đồng minh châu Âu cần chi nhiều hơn cho quốc phòng sẽ tiếp tục tồn tại sau thời Donald Trump. Nhưng đối với các vấn đề khác, khi phải đối mặt với việc Nga và Trung Quốc ngày càng khẳng định vai trò chiến lược của mình một cách hung hăng, thì Hoa Kỳ và châu Âu lại là những đồng minh tự nhiên. Cuối cùng, có một câu hỏi : liệu châu Âu có một giải pháp thay thế cho NATO ?. Cho đến lúc này, câu trả lời của Liên Hiệp Châu Âu rõ ràng là không. Một nhà ngoại giao cao cấp khẳng định : Đó chỉ là một cuộc tranh luận hão huyền, bởi vì « không có kế hoạch B thay thế ».
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190321-nato-con-co-ich-gi-hay-khong
Châu Âu thức tỉnh
trước những tham vọng bành trướng của Trung Quốc
Thanh HàLần đầu tiên thượng đỉnh Liên Hiệp Châu Âu đưa hồ sơ Trung Quốc vào chương trình nghị sự. Tối ngày 21/03/2019, lãnh đạo 28 nước trong Liên Âu xem xét một kế hoạch nhằm “cân
bằng hóa” quan hệ giữa Bruxelles và Bắc Kinh, đúng vào lúc chủ tịch Tập Cận Bình bắt đầu công du Ý và Pháp, kéo dài từ ngày 21 đến 26/03/2019.
Đỉnh điểm của vòng công du châu Âu lần này của lãnh đạo Trung Quốc là lễ ký kết bản ghi nhớ với Roma về dự án « Con Đường Tơ Lụa Thế Kỷ 21 ». Ý là quốc gia đầu tiên trong khối G7 – nhóm 7 nền công nghiệp phát triển nhất thế giới – hưởng ứng dự án kết nối Trung Quốc với những châu lục khác trên toàn thế giới. Với Bắc Kinh, việc lôi kéo được Ý tham gia dự án đầy tham vọng này của ông Tập Cận Bình là một « thắng lợi » quan trọng.
Nhưng đúng vào lúc chủ tịch Trung Quốc dẫn đầu một phái đoàn hùng hậu với 500 doanh nhân và 130 phóng viên từ Hoa Lục đổ bộ vào Roma, tại Bruxelles, lãnh đạo 28 nước trong Liên Âu tuy bị chi phối về hồ sơ Brexit, nhưng sẽ dành thời gian để thảo luận về chiến lược mới đối với Trung Quốc.
Trong một báo cáo được công bố hôm 12/03/2019, Ủy Ban Châu Âu lần đầu nhìn nhận Trung Quốc vừa là một « đối tác chiến lược » vừa là một « đối thủ quan trọng » của Bruxelles. Về mặt chính trị, Bruxelles lo ngại trước việc Bắc Kinh có tham vọng áp đặt « những mô hình quản lý mới ».
Trên phương diện kinh tế, Liên Hiệp đánh giá Trung Quốc là một đối thủ « cạnh tranh đáng gờm », có « tham vọng thống lĩnh thế giới về mặt công nghệ ». Do vậy báo cáo của Ủy Ban Châu Âu cho rằng, đã đến lúc Bruxelles cần bớt ngây thơ và phải có những công cụ pháp lý để tự vệ, giới hạn đầu tư trực tiếp nước ngoài nhắm vào những lĩnh vực nhậy cảm đe dọa trực tiếp đến an ninh châu Âu. Một thí dụ cụ thể là tài liệu này nêu đích danh tập đoàn viễn thông Hoa Vi và viễn cảnh Trung Quốc nắm trọn trong tay hệ thống 5G trên Lục Địa Già.
Cũng trong tinh thần thận trọng đó, đầu tuần này, ủy ban đặc trách về chính sách chiến lược của Liên Hiệp CESP công bố một báo cáo thứ nhì, kêu gọi các nước thành viên « thức tỉnh » trước « những thực tế về chính sách công nghiệp và những chuyển biến về địa chính trị của toàn cầu ». Đứng đầu trong số đó là tham vọng của Bắc Kinh không chỉ về ngoại giao, về lãnh thổ mà cả về kinh tế, công nghệ cao.
Việc Bắc Kinh và Roma trong hai ngày nữa ký bản ghi nhớ về dự án Con Đường Tơ Lụa thế kỷ 21 càng minh họa cho ý đồ của Trung Quốc chen chân vào những lĩnh vực nhậy cảm đối với châu Âu. Sau khi đã mua lại cảng Pirée của Hy Lạp, đầu tư vào cảng Sines của Bồ Đào Nha, hải cảng Trieste ở miền bắc nước Ý đang bị coi là « con ngựa thành Troie » để Trung Quốc chinh phục châu Âu.
Vậy liệu rằng có quá trễ để Bruxelles « cân bằng hóa » quan hệ với Bắc Kinh ? Câu hỏi này được đặt ra khi biết rằng, Trung Quốc luôn thực hiện một chiến lược rất lợi hại, đó là chia để trị. Trong khi đó, kế hoạch hành động của Ủy Ban Châu Âu đòi hỏi Liên Âu phải đoàn kết để ngăn chặn các tham vọng của Bắc Kinh. Nhất là như báo động của nhà Trung Quốc học, ông François Godement thuộc viện nghiên cứu độc lập Institut de Montaigne, Trung Quốc luôn đem tiền ra dụ dỗ các đối tác, nhưng người khổng lồ châu Á này « hứa hẹn thì nhiều, mà đầu tư thật sự thì chẳng bao nhiêu ».
Còn theo chuyên gia về Đông Nam Á, bà Sophie Boisseau du Rocher, tác giả tập sách « Trung Quốc và/là Thế giới – La Chine e(s)t le Monde », nhà xuất bản Odile Jacob, Liêu Hiệp Châu Âu cần nhanh chóng đưa ra một chính sách rõ ràng với Trung Quốc, bởi vì hiện tại Bắc Kinh còn đang cần công nghệ của châu Âu. Đó là một lá bài quan trọng để Bruxelles mặc cả với Bắc Kinh.
Đòi hỏi tìm được một tiếng nói chung để đàm phán với Trung Quốc càng cấp bách hơn nữa trong bối cảnh hai ông khổng lồ thế giới là Bắc Kinh và Washington đang đọ sức trên bàn cờ thương mại. Một nghiên cứu gần đây của quỹ Eurofound cho thấy càng bị Donald Trump dồn vào chân tường, Tập Cận Bình lại càng dốc toàn lực vào châu Âu, và như vậy, Trung Quốc lại càng trở thành một mối cạnh tranh nguy hiểm trên Lục Địa Già.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20190321-lhca-thuc-tinh-tham-vong-banh-truong-trung-quoc
Cánh hữu châu Âu nhẹ tay
phạt thủ tướng Hungary Viktor Orban
Thu HằngSau phiên họp ngày 20/03/2019, liên minh đảng Nhân Dân Châu Âu (PPE) quyết định tạm đình chỉ tư cách thành viên của đảng Fidesz vì những phát biểu và hành động của thủ tướng Hungary Viktor Orban mang tính chất dân túy, chống Bruxelles và bài nhập cư.
Liên minh đảng PPE, gồm các đảng cánh hữu và trung hữu trong Liên Hiệp Châu Âu, như đảng CDU của thủ tướng Đức Angela Merkel và Những Người Cộng Hòa (Les Républicains) của Pháp, đã đưa ra quyết định trên với đa số áp đảo : 190 phiếu thuận, 3 phiếu chống trong cuộc họp toàn thể tại Bruxelles.
Hãng tin AFP nhận định đây là hình phạt nhẹ mang tính chất răn đe « đứa con ngỗ ngược » vì liên minh đảng PPE không muốn mất một đồng minh nặng ký trong khi kỳ bầu cử Nghị Viện Châu Âu đang đến gần. Ngoài ra, qua quyết định trên, đảng cánh hữu châu Âu không muốn gây chia rẽ giữa Đông và Tây Âu, cũng như khả năng đẩy thủ tướng Viktor Orban về phía chính phủ dân túy Ý.
Từ nay cho đến khi có quyết định mới, đảng Fidesz bị mất mọi quyền lợi thành viên : không được tham gia các cuộc họp, mất quyền bỏ phiếu, không được giới thiệu ứng viên vào các vị trí trong nội bộ liên minh đảng PPE.
Thủ tướng Viktor Orban không tỏ ra bất ngờ về quyết định của PPE. Trả lời báo giới sau cuộc họp ở Bruxelles, ông Orban thậm chí khẳng định đã thảo và sẵn sàng nộp đơn rời khỏi đảng PPE nếu đảng Fidesz bị khai trừ khỏi cánh hữu châu Âu.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190321-canh-huu-chau-au-phat-thu-tuong-hungary-victor-orban
Thủ tướng Anh tìm cách trì hoãn Brexit
Thủ tướng Anh, Theresa May, ngày 20/3 yêu cầu trì hoãn Brexit 3 tháng để mua thời gian cho thỏa thuận Anh rời khỏi EU vốn đã bị Quốc hội bác hai lần. Tuy nhiên yêu cầu này bị Ủy ban châu Âu từ chối ngay tức khắc.Lâu nay bà May vẫn kiên quyết khẳng định Anh sẽ rời khỏi Liên hiệp Châu Âu vào ngày 29/3/2019. Thế nhưng trong nỗ lực giải quyết tiến trình ly khai đang trì trệ, bà May ngày 20/3 cho biết đã viết thư cho người đứng đầu EU, ông Donald Tusk để yêu cầu gia hạn 3 tháng.
Theo một tài liệu Reuters trông thấy-EU cương quyết nói rằng việc trì hoãn hoặc gia hạn đến ngày 23/5 để tránh xung đột với những cuộc bầu cử tại châu Âu diễn ra trong tháng đó, hoặc ít nhất trì hoãn cho đến cuối năm, buộc Anh phải tham gia.
Bà May nói trì hoãn Brexit không loại bỏ hẳn khả năng ‘không có thỏa thuận’ nhưng bà dự trù mang thỏa thuận đã hai lần bị đánh bại trở lại Quốc hội Anh, nhưng bà không cho biết thời điểm.
Ngay cả khi bà May được dành thêm thì giờ, phe ủng hộ Brexit cũng chống lại việc trì hoãn lâu hơn vì có thể gặp nguy cơ xảy ra kịch bản không có Brexit.
Những người còn lại sẽ ủng hộ một sự trì hoãn vì lý do ngược lại. Điều này có nghĩa là có khả năng không có Brexit- hay có thể dẫn tới một cuộc trưng cầu dân ý thứ hai.
Các nhà lãnh đạo EU sẽ thảo luận về yêu cầu trì hoãn của bà May tại một hội nghị thượng đỉnh ở Brussels cuối tuần này.
https://www.voatiengviet.com/a/th%E1%BB%A7-t%C6%B0%E1%BB%9Bng-anh-t%C3%ACm-c%C3%A1ch-tr%C3%AC-ho%C3%A3n-brexit-/4840213.html
Italia có thể “mở cửa” 4 cảng biển từ Bắc chí Nam cho TQ
Thống đốc của Veneto, nơi điều hành thành phố Venice, cho rằng thỏa thuận Italia – Trung Quốc là một hình thức xâm chiếm kiểu mới.Cảng Palermo trên đảo Sicily, Italia là điểm đến trong kế hoạch mới nhất của Trung Quốc. Ảnh: SCMP.
Italia có thể sẽ mở cửa cho Trung Quốc đầu tư vào 4 cảng dưới danh nghĩa sáng kiến Vành đai – Con đường, bất chấp các quan ngại về an ninh. Thỏa thuận về việc đầu tư các cảng này dự kiến sẽ có trong lịch làm việc của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khi đến thăm Roma và có cuộc hội đàm với Thủ tướng Giuseppe Conte trong tuần này.
Thành phố Tây Bắc Genoa, cảng biển lớn nhất của Italia, cho biết, thành phố này sẽ ký thỏa thuận hợp tác với Trung Quốc, trong khi thành phố Palermo, nơi ông Tập Cận Bình sẽ đến thăm, là nỗ lực thu hút các tàu thuyền của Trung Quốc.
Còn 2 cảng ở phía Bắc biển Adriatic là Trieste và Ravenna có thể là một phần trong nội dung biên bản ghi nhớ của Italia với Trung Quốc.
Chính phủ Italia cho biết, việc cho phép các công ty nhà nước Trung Quốc quản lý hoặc nắm giữ cổ phần tại các cảng Italia sẽ la chìa khóa để mở rộng xuất khẩu.
Nhưng EU và Mỹ, cùng một số thành viên chính phủ Italia đang quan ngại, các khoản đầu tư như vậy được ví như là “mã độc Trojan Horse”, xâm nhập vào nền kinh tế Italia.
Tuần trước, Ủy ban Châu Âu đã gọi Bắc Kinh là đối thủ có hệ thống và kêu gọi các nhà lãnh đạo EU hạn chế sự hiện diện của các doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc ở châu Âu.
Washington đã cảnh báo Italia không nên ký biên bản ghi nhớ về cái gọi là “dự án phù phiếm” của Trung Quốc, nhưng không còn nghi ngờ, thỏa thuận này vẫn sẽ được ký kết.
Thủ tướng Italia Conte cho rằng việc tham gia sáng kiến Vành đai – Con đường của Bắc Kinh là điều cần thiết cho nước này và chính phủ của ông sẽ không bỏ qua các khuôn khổ và nguyên tắc châu Âu về minh bạch thương mại và an ninh quốc gia khi làm việc với Bắc Kinh.
Sự hợp tác với Trung Quốc trong lĩnh vực kết nối mở ra cơ hội lớn cho Italia với tư cách là nhà ga lịch sử của Con đường tơ lụa cổ đại, ông Conte cho biết hồi đầu tháng này.
“Các cảng của chúng tôi, tôi nghĩ đặc biệt là các cảng Genova và Trieste, có thể đảm nhiệm vai trò của các nhà ga ở châu Âu cho Con đường tơ lụa mới”, ông Conte nói.
Trung Quốc đã đặt được “dấu chân” tại các cảng lớn trên thế giới trong những năm gần đây.
Chỉ riêng ở châu Âu, Tập đoàn vận tải biển Trung Quốc Cosco thuộc sở hữu nhà nước đã bắt đầu vận hành một cảng container tại Piraeus ở Hy Lạp vào năm 2008. Sau đó, các công ty Trung Quốc đã mở rộng sang 3 cảng lớn nhất châu Âu, chiếm 35% cổ phần của Euromax tại Rotterdam và 20% cổ phần tại Antwerp ở Bỉ; và lên kế hoạch xây dựng một nhà ga ở Hamburg của Đức.
Trong khi Genova là một cảng được thành lập lâu đời, thì Trieste có tiềm năng nhất đối với Trung Quốc, theo các nguồn tin của chính phủ Italia.
Trieste có vị trí chiến lược quan trọng đối với Bắc Kinh bởi vì cảng này sẽ kết nối Địa Trung Hải với các quốc gia không giáp biển như Áo, Hungary, Cộng hòa Czech, Slovakia và Serbia, tất cả đều là những thị trường mà Trung Quốc hy vọng đạt được với sáng kiến Vành đai – Con đường.
Tuy nhiên, đầu tư của Trung Quốc cũng vấp phải không ít phản đối. Thống đốc của Veneto, khu vực bên cạnh Trieste và nơi điều hành thành phố Venice, cho rằng thỏa thuận Italia – Trung Quốc là một hình thức xâm chiếm kiểu mới.
“Người Trung Quốc đã xâm chiếm châu Phi và hiện đang chuẩn bị làm điều đó với châu Âu, với các cảng của chúng tôi”, ông Luca Luca Zaia, Thống đốc của Veneto nói.
Lucrezia Poggetti, một chuyên gia về quan hệ Trung Quốc – Italia tại Viện Nghiên cứu Trung Quốc có trụ sở tại Berlin, kêu gọi thận trọng về các khoản đầu tư của Trung Quốc vào đất nước hình chiếc ủng.
Trong khi Italia không nên ngăn chặn đầu tư của Trung Quốc vào các cảng, thì cần đảm bảo an ninh quốc gia được bảo vệ và phối hợp chặt chẽ với EU và Nato, các nhóm có lợi ích an ninh có thể bị ảnh hưởng bởi các hoạt động của Trung Quốc tại Italia .
Việc mua lại các cảng trên toàn cầu của Trung Quốc có thể phục vụ ngoài lợi ích thương mại và thậm chí mục đích quân sự của Trung Quốc. Trung Quốc có thể phát triển các cảng thương mại thành các cơ sở phục vụ các mục tiêu chiến lược của mình.
Đây là điều cần xem xét trong các đánh giá dài hạn về sự hiện diện của Trung Quốc tại các cảng của Italia, ông Lucrezia Poggetti cảnh báo.
http://biendong.net/diem-tin/27038-italia-co-the-mo-cua-4-cang-bien-tu-bac-chi-nam-cho-tq.html
Italia “ôm trọn” Vành đai và con đường,
TQ mở đại bản doanh mới, Mỹ tức tốc ngăn chặn
Điều này sẽ mang một ý nghĩa tượng trưng vô cùng nổi bật – 1 TQ lớn mạnh đã phá vỡ liên minh kinh tế từng thống trị thế giới, giáng đòn nặng nề đối với chính quyền TT Trump.Trung Quốc mở đại bản doanh mới
Trong nhiều thế kỷ, Trieste – thành phố cảng quốc tế ở phía bắc bờ biển Adriatic Italia đóng vai trò như một trung tâm địa lý giữa các đế chế. Tuy nhiên, trong gần 70 năm về sau, vị trí ngôi sao địa chính trị của Trieste đã phai nhạt và bị hỗn tạp với nhiều nền văn hóa Trung Âu khác nhau khiến nó mất đi vẻ đặc sắc vốn có.
Nhưng hiện nay do sự trỗi dậy của Trung Quốc, Trieste dường như đã sẵn sàng trở lại vị trí trung tâm của thế giới.
Tuần này, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ tới Roma để thăm chính thức Italia cấp nhà nước. Nước này dự kiến sẽ trở thành quốc gia đầu tiên trong khối G7 tham gia vào sáng kiến Vành đai và con đường của Trung Quốc.
Điều này sẽ mang một ý nghĩa tượng trưng vô cùng nổi bật – một Trung Quốc lớn mạnh đã phá vỡ liên minh kinh tế từng thống trị thế giới và giáng một đòn nặng nề đối với chính quyền Tổng thống Donald Trump – vốn chỉ trích sáng kiến sáng kiến Vành đai và con đường, The New York Times nhận định.
Đối với Italia, thỏa thuận này sẽ mở cửa cho các khoản đầu tư cơ sở hạ tầng của Trung Quốc, đặc biệt tại các cảng như Trieste. Các quan chức ở đây cho biết, họ hy vọng các tập đoàn được chính phủ Bắc Kinh ủng hộ như Công ty Xây dựng giao thông Trung Quốc, sẽ đưa ra gói đấu thầu trị giá hàng trăm triệu euro cho các dự án xây dựng.
Đối với Trung Quốc, việc có một chỗ đứng vững chắc tại một cảng biển lịch sử ở châu Âu sẽ mang lại điều kiện hải quan thuận lợi, đẩy nhanh các tuyến thương mại đến trung tâm châu Âu và tạo điều kiện cho việc vận chuyển hàng hóa trực tiếp đến EU bằng đường sắt.
“Về cơ bản, những gì đang xảy ra hiện nay có nghĩa là cảng Trieste đang trở lại vai trò của trung tâm giao thương châu Âu mà nó từng giữ trong thời kỳ đế chế Áo-Hung”, Zeno Dagosti, Giám đốc Cảng vụ thành phố Trieste nói.
Ông cũng tiết lộ với NYT rằng, văn phòng của ông đã có rất nhiều quà tặng từ phái đoàn Trung Quốc và một cuốn sách về quan hệ văn hóa Âu – Trung.
Đi bộ ở Trieste có thể thấy thành phố đã sẵn sàng mở cửa cho Trung Quốc. Khách du lịch Trung Quốc mua cà phê Illy – đồ uống mang tính biểu tượng của thành phố và sử dụng điện thoại di động Huawei để chụp quán cà phê Caffè Degli Specchi thanh lịch. Một tàu du lịch hoàn toàn mới – dành cho khách du lịch Trung Quốc được chế tạo tại một nhà máy gần đó – đã cập cảng tại trung tâm thành phố, với lộ trình đi dọc theo tuyến đường hướng tới Viễn Đông – Marco Polo.
Đáng chú ý nhất là các công nhân xây dựng mặc thiết bị lặn đang xây dựng bến tàu mới ở khu vực lân cận, dự kiến sẽ trở thành đại bản doanh của Trung Quốc tại cảng công nghiệp này.
Italia bị kẹt giữa hai ông lớn
Theo NYT, trong những năm sau Thế chiến thứ II, Mỹ đã có một ảnh hưởng lớn ở Trieste. Washington hiện đang cố gắng ngăn Italia đạt được thỏa thuận với Trung Quốc nhưng cho đến nay vẫn chưa thành công. Mỹ cũng gọi “Sáng kiến Vành đai và Con đường” là mối đe dọa kinh tế và quân sự tiềm tàng.
Các quốc gia thành viên khác của EU như Pháp và Đức đồng loạt bày tỏ sự lo lắng về thỏa thuận này với Trung Quốc.
Tuy nhiên, những người ủng hộ ở Italia không tỏ ra lo lắng bởi những ý kiến phản đối xuất hiện là do một bộ phận cho rằng, Trieste sẽ giành mất cơ hội kinh doanh của các cảng khác như Genova và Palermo.
Nhiều ý kiến cho hay, pháp luật Italia không cho phép tiến hành các khoản đầu tư tương tự hoặc Trung Quốc sẽ tạo ra “bẫy nợ” tại nước này.
Michele Geraci, Bộ trưởng phát triển kinh tế Italia đang đàm phán với Bắc Kinh cho biết trong một cuộc phỏng vấn rằng, các tàu chở hàng của Trung Quốc chỉ có mục đích rút ngắn thời gian tới thị trường Trung Âu khi xuất phát từ Trung Quốc hoặc kênh đào Suez mà thôi.
“Trieste đã đáp ứng được yêu cầu này”, ông nói.
Giới chức Italia nói rằng, các đối tác Mỹ ban đầu dường như không quan tâm đến thỏa thuận này. Phó thủ tướng Italia Luigi Di Maio đã đến thăm Trung Quốc nhiều lần trong những tháng gần đây và gần như đã ký một thỏa thuận trong chuyến thăm Bắc Kinh vào tháng 11 năm ngoái.
Sau đó, các nhà ngoại giao Mỹ bắt đầu đưa ra lý do để phản đối nhưng người Italia nói rằng Nhà Trắng dường như không chú ý đến thỏa thuận này tại một cuộc họp cấp cao được tổ chức gần đây tại Washington..
Nhưng trong tháng này, Garrett Marquis, phát ngôn viên của Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ John R. Bolton, đã tấn công mạnh mẽ thỏa thuận này trong một bài tweet và một vài cuộc phỏng vấn. Tài khoản Twitter chính thức của Hội đồng Bảo an Quốc gia Mỹ cũng đưa ra lời chỉ trích vào ngày 9/3.
“Việc ủng hộ BRI sẽ cung cấp tính hợp pháp cho phương thức đầu tư săn mồi của Trung Quốc và sẽ không mang lại bất kỳ lợi ích nào cho người dân Italia”, dòng tweet Hội đồng Bảo an Quốc gia Mỹ viết.
Ngoài ra, Mỹ cũng đã cố gắng gây áp lực lên lãnh đạo đảng Liên minh dân tộc, một trong những liên minh cầm quyền của Italia. Trong tháng này, các quan chức của chính quyền Tổng thống Trump và cựu quan chức Nhà Trắng Stephen K. Bannon đã gặp gỡ lãnh đạo đảng này.
NYT chia sẻ, nhận thức được tầm ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc, các quan chức Mỹ đã thành công hơn trong việc thúc giục Roma tránh sử dụng mạng 5G mới của tập đoàn điện tử Huawei của Trung Quốc. Washington cảnh báo rằng Bắc Kinh có thể sử dụng nó để gây rối và bí mật giám sát hệ thống truyền thông.
Nguồn tin của NYT tiết lộ, Italia gần đây đã loại bỏ tất cả các nội dung liên quan đến kỹ thuật và truyền thông ra khỏi thỏa thuận Vành đai và Con đường với Bắc Kinh.
Tại Trieste, lãnh đạo thành phố cũng đang rất quan tâm đến lợi ích kinh tế của cảng.
Những người ủng hộ cho biết, nếu thỏa thuận được thông qua, họ hy vọng lao động địa phương sẽ được thuê để lắp ráp hàng hóa nhập khẩu trước khi chúng được đưa lên tàu hỏa vận chuyển đến các vùng đất khác ở châu Âu hoặc trở về Trung Quốc bằng đường biển.
Nếu khối lượng công việc hoặc các bộ phận được sử dụng đáp ứng yêu cầu hải quan thì những sản phẩm đó có thể được dán nhãn “Made in Italia”.
Nhưng một số lãnh đạo doanh nghiệp nói rằng việc chấp nhận hoàn toàn dự án Vành đai và Con đường sẽ mang lại rủi ro và có thể làm phức tạp các nỗ lực mang lại khoản đầu tư khác cho Trieste.
Vittorio Petrucco, chủ tịch của công ty xây dựng ICOP nói rằng ông và một cựu cố vấn của Microsoft tại Trieste đã bắt đầu “khám phá giấc mơ” về việc xây dựng một trung tâm dữ liệu dưới nước.
“Tôi thích nhìn về phía Tây hơn là phía Đông”, Petrucco nói về dự án của mình. Theo kế hoạch, dự án nằm ở thượng nguồn của bến cảng – dự kiến sẽ được Trung Quốc sử dụng – gần một nhà máy thép cũ.
Ông cũng nói rằng cả hai dự án phải mất nhiều năm để hoàn thành và ông lo ngại rằng tất cả sự phản đối và tranh cãi xung quanh thỏa thuận “Vành đai và Con đường” của Mỹ sẽ làm ảnh hưởng tới đề xuất của ông.
“Điều này thật đáng tiếc,” ông nói, “Nhưng tôi không thể làm gì với nó.”
Thị trưởng thành phố Trieste, ông Roberto Dipiazza nói rằng, Mỹ có thể cản trở được thỏa thuận nếu họ thực sự muốn. Ông cũng cho biết, thành phố ông sẽ được hưởng lợi rất nhiều từ mối quan hệ chặt chẽ với Trung Quốc nhưng Bắc Kinh sẽ nhận được nhiều lợi ích hơn từ cảng nước sâu, ưu đãi thuế quan và bãi vận chuyển hàng hóa đường sắt ở đây.
“Chúng tôi sẽ tìm thấy một điều khoản mà Trung Quốc và Mỹ đều nhất trí”, ông nói và khoe chiếc mũ bóng chày có chữ ký của Tổng thống Trump và với dòng chữ “Make America Great Again” (Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại) – một món quà mà ông đã được nhận. Ông chỉ ra rằng Italia đã “bị kẹt ở giữa”.
Một số chính trị gia bảo thủ nhất ở Trieste tin rằng, lập trường này sẽ khiến Roma bị tổn hại.
Giulio Camber, một nhà lập pháp kỳ cựu, cố vấn chính trị cho chính quyền thành phố Trieste, nói rằng Trung Quốc đang đứng đằng sau nhiều doanh nghiệp Thổ Nhĩ Kỳ – những đối tác đang xuất khẩu hàng hóa qua cảng biển này.
Trung Quốc sẽ chiếm những lợi thế của Italia giống cách họ đã từng làm với người Hy Lạp, ông này cáo buộc và dự đoán Bắc Kinh sẽ dễ dàng “lấy lòng” các quan chức ở Roma.
“Điều này giống như việc một nhà vô địch thế giới chơi cờ với những đối thủ nghiệp dư ở quán Caffè Degli Specchi”, ông nói, “Anh sẽ không thể tưởng tượng ra được kỳ thủ giỏi nhất thế giới sẽ ra những chiêu gì”.
http://biendong.net/doc-bao-viet/27033-italia-om-tron-vanh-dai-va-con-duong-tq-mo-dai-ban-doanh-moi-my-tuc-toc-ngan-chan.html
Iran sẽ tăng cường quan hệ
với các nước ngán ‘sự ức hiếp của Mỹ’
Iran sẽ mở rộng mối quan hệ với các nước cùng ngán ngẩm ‘sự ức hiếp của Mỹ’ giống như Iran, Ngoại trưởng Iran, Mohammad Javad Zarif, tuyên bố ngày 20/3.Ông Zarif nói các biện pháp trừng phạt của Mỹ đối với Iran là “vô tiền khoáng hậu, vô nhân đạo và bất hợp pháp”, đồng thời thề quyết Tehran sẽ khắc phục các thủ thuật của Washington.
Hoa Kỳ tái áp đặt chế tài lên Tehran sau khi Tổng thống Donald Trump rút Mỹ ra khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran 2015 hồi tháng 5 năm ngoái.
Trừng phạt của Mỹ một phần khiến cho tiền tệ của Iran bị rớt giá và dẫn tới lạm phát cao hơn.
Pháp, Đức và Anh, vốn là các nước vẫn còn trong thỏa thuận hạt nhân Iran, mở một kênh mới cho việc thương mại với Iran không bằng đồng đô la Mỹ để bảo vệ các công việc làm ăn kinh doanh với Tehran trước các biện pháp chế tài của Mỹ.
https://www.voatiengviet.com/a/iran-s%E1%BA%BD-t%C4%83ng-c%C6%B0%E1%BB%9Dng-quan-h%E1%BB%87-v%E1%BB%9Bi-c%C3%A1c-n%C6%B0%E1%BB%9Bc-ng%C3%A1n-s%E1%BB%B1-%E1%BB%A9c-hi%E1%BA%BFp-c%E1%BB%A7a-m%E1%BB%B9-/4840650.html
Xem Nhật Bản giúp TQ
bước qua chiến tranh thương mại với Mỹ ra sao?
Các nhà kinh tế lục địa đã lắng nghe các góp ý từ các học giả Nhật Bản về kinh nghiệm đối phó chiến tranh thương mại mà quốc gia này từng trải qua.Một nhóm các nhà kinh tế Trung Quốc đã ngồi cùng các đối tác Nhật Bản tại Bắc Kinh vào ngày 19/3 nhằm thảo luận về việc liệu Trung Quốc có thể tránh các mất mát kinh tế trong bối cảnh chiến tranh thương mại Mỹ-Trung.
Nhật Bản tham gia vào một cuộc tranh chấp thương mại kéo dài với Mỹ vào những năm 1980, khiến cho nước này rơi vào khủng hoảng kéo dài 2 thập kỷ.
Nhật Bản từng đối mặt với các căng thẳng thương mại với Mỹ trong những năm 1980 cùng với hàng loạt các thỏa thuận về tiền tệ và tiếp cận thị trường.
Nhiều nhà kinh tế Bắc Kinh bày tỏ lo lắng rằng thỏa thuận thương mại tồi tệ với Mỹ có thể khiến Bắc Kinh rơi vào trạng thái mà Nhật Bản đã từng phải đối mặt.
Ông Hua Sheng – một nhà kinh tế Trung Quốc đã tham dự cuộc đối thoại lắng nghe các chuyên gia Nhật Bản tại Đại học Đông Nam tại Nam Kinh chia sẻ thông tin này.
“Đây là một cảnh báo đối với người dân Trung Quốc. Nhật Bản là nước láng giềng của Trung Quốc và những gì Nhật Bản đã trải qua mang đến kinh nghiệm cho chúng tôi”, ông Hua nói.
Khi Trung Quốc và Mỹ bước vào giai đoạn cuối của đàm phán về thỏa thuận thì những chia sẻ của Nhật Bản được xem là quan trọng với Trung Quốc.
Tại sự kiện, giáo sư kinh tế tại trường đại học kinh tế quốc tế Trung Quốc châu Âu – Xu Xiaonian đã nói rằng, căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc có thể còn đi xa hơn so với những gì Nhật Bản đã trải qua bởi vì Mỹ luôn cho rằng Bắc Kinh là thách thức thương mại trong thời gian này.
“Cuộc thảo luận là quan trọng đối với Trung Quốc để cùng với Mỹ thông qua các đàm phán. Trung Quốc sẽ tiếp tục có một chính sách mở cửa. Các tranh chấp thương mại có thể được giải quyết bằng cách thỏa hiệp và làm giảm sự lo lắng ở Mỹ về sự trỗi dậy của Trung Quốc
Theo ông Xu, bài học thực sự là rằng Trung Quốc phải học từ Nhật Bản về cuộc cải cách trong nước nhằm phát triển kinh tế.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/27037-xem-nhat-ban-giup-tq-buoc-qua-chien-tranh-thuong-mai-voi-my-ra-sao.html
Vũ khí để “dằn mặt” TQ
đã gây thảm họa với tàu ngầm San Juan Argentina?
Hsiung Feng được cho là vũ khí có tính chất quyết định của Đài Loan cho các đòn tấn công phủ đầu vào các mục tiêu nằm sâu bên trong lục địa của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.Giải mật cáo buộc tên lửa Hsiung Feng được sản xuất tại Đài Loan đã bắn chìm một tàu ngầm ARA San Juan (S-42) của Argentina năm 2017.
ARA San Juan (S-42) là tầu ngầm diesel-điện lớp TR-1700 phục vụ trong Lực lượng tàu ngầm của Hải quân Argentina từ năm 1986 đến 2017. Chỉ có 2 chiếc trong hợp đồng sản xuất 6 chiếc này của Argentina với hãng sản xuất Thyssen Nordseewerke chính thức được trang bị và hoạt động trong Hải quân Argentina.
Truyền thông nước ngoài tuần trước đưa tin một mảnh vỡ được cho là phần còn lại của tên lửa chống hạm do Viện Khoa học và Công nghệ Quốc gia Trung Sơn (NCSIST) chế tạo, đã được tìm thấy gần xác của tàu ngầm ARA San Juan dưới đáy Đại Tây Dương.
Sau khi báo chí Đài Loan loan tin này, NCSIST đã đưa ra tuyên bố vào ngày 19/3 bác bỏ các thông tin nói trên.
Tuyên bố nhấn mạnh rằng tên lửa Hsiung Feng (Hùng Phong) do Đài Loan sản xuất chưa bao giờ được bán trên thị trường vũ khí hay xuất khẩu ra nước ngoài.
Hsiung Feng là tên lửa siêu âm tầm xa tiên tiến được thiết kế để mang đầu đạn thông thường hoặc đầu đạn hạt nhân, hay sinh-hóa học.
Hsiung Feng được cho là vũ khí có tính chất răn đe quyết định của Đài Loan cho các đòn tấn công phủ đầu vào các mục tiêu quân sự và dân sự như lò phản ứng hạt nhân nằm sâu bên trong lục địa của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.
Thế hệ thứ ba của Hsiung Feng hiện đang có trong trang bị của Đài Loan được cho là tên lửa tầm xa với khả năng tiêu diệt cả mục tiêu trên đất liền và mục tiêu trên biển.
Thế hệ thứ tư hiện vẫn tiếp tục được cải tiến, phiên bản này hiện đang được tập trung để bổ sung khả năng sống sót khi bị đánh chặn. Với hệ thống điều khiển tốt hơn, gia tăng tốc độ hành trình, có thể mang được đầu đạn lớn hơn và có khả năng bắn trúng mục tiêu ở tầm xa hơn vào khoảng 1.500 km.
Một bài báo trên trang tiếng Tây Ban Nha của Sputnik News, xuất bản ngày 13/3, nói rằng một kỹ sư hải quân tên là Jorge Oscar Bojanic đã đệ đơn khiếu nại hình sự chống lại Tổng thống Argentina, Mauricio Macri, và chính quyền của ông.
Bojanic tuyên bố rằng ARA San Juan đang tiến hành một số nhiệm vụ gián điệp trong một khu vực an ninh rất kém do có ít nhất 25 công ty dầu mỏ được bảo vệ bởi các nhóm lính đánh thuê.
Khu vực nơi San Juan bị chìm vào tháng 11/2017 được gọi là “Ballena Viva” (Cá voi sinh tồn) và nằm cách đường bờ biển của Argentina khoảng 500 km là vùng được ước tính có trữ lượng khí đốt và dầu thô rất lớn.
Theo bài báo tiếng Tây Ban Nha của UDN xuất bản ngày 18/3 (theo một nguồn tin nặc danh) cho biết khu vực tìm ra Tầu ngầm ARA San Juan, nằm ở độ sâu 940 mét dưới mực nước biển và các mảnh vỡ rải rác trong khoảng từ 70 đến 75 mét.
Bài báo cũng cho biết phía Argentina trong một phiên điều trần vào ngày 7/3 cũng dựa vào nguồn tin nặc danh nói trên để khẳng định rằng các lực lượng thù địch được trang bị tốt.
Dựa trên những mảnh vỡ của tầu ngầm có thể suy luận rằng của tên lửa chống hạm đã được khai hỏa vào động cơ đẩy của tàu ngầm.
Nguồn tin nói trên cũng xác định mảnh vỡ của bộ phận tăng áp để di chuyển trong nước là một thành phần của tên lửa Hsiung Feng của Đài Loan, đồng thời tuyên bố rằng “Các công ty an ninh tư nhân\ lính đánh thuê đã sử dụng vũ khí do Đài Loan sản xuất vì chúng ít khi bị truy ra nguồn gốc”.
NCSIST thì phản bác thông qua tờ China Times rằng nội dung bài báo này là sai trái và tuyên bố rằng Đài Loan chưa bao giờ xuất khẩu tên lửa Hsiung Feng cho khách hàng nước ngoài.
Cuối cùng thì giả thiết ARA San Juan đã bị phá hủy do một cuộc tấn công bằng tên lửa đã được giải thích bằng các tuyên bố của Quân đội Argentina.
Chuẩn đô đốc David Burden phát biểu tại một phiên điều trần của Ủy ban Quốc hội tại Buenos Aires vào ngày 13/3, khẳng định lý do của việc ARA San Juan bị chìm “chắc chắn là kết quả của một vụ nổ”, theo Thời báo Buenos Aires.
Lời giải thích chính thức được Hải quân Argentina đưa ra là sự cố xảy ra khi tầu ngầm bắt đầu hút nước ra để chuẩn bị lặn sau khi rời cảng Ushuaia, trên đường đến Mar Del Plata.
Một lượng nước bị rò rỉ đã gây ra “chập điện và cháy”, và cuối cùng khiến tàu ngầm “phát nổ” theo tuyên bố của Chuẩn đô đốc.
Ông Burden đã tới châu Âu vào 12/2018 để lấy ý kiến tham khảo của Thyssen Nordseewerke, hai tuần sau khi các mảnh vỡ của ARA San Juan được phát hiện ngày 16/11/2018, một năm sau khi sự cố xảy ra.
Sau khi phát hiện ra các mảnh vỡ của tầu ngầm, Bộ trưởng Quốc phòng Argentina Oscar Aguad nói rằng việc trục vớt tầu ngầm từ đáy đại dương quá tốn kém và chính phủ không có phương tiện để tiến hành một hoạt động như vậy, theo Thời báo Buenos Aires.
http://biendong.net/diem-tin/27040-vu-khi-de-dan-mat-tq-da-gay-tham-hoa-voi-tau-ngam-san-juan-argentina.html
Video quay lén ở Nam Hàn:
1.600 là nạn nhân và bốn người bị bắt
Bốn người đàn ông đã bị bắt ở Nam Hàn và buộc tội quay lén 1.600 người lưu trú trong khách sạn và bán hình ảnh qua một trang web.Máy quay mini được lắp đặt trong TV, giá đỡ máy sấy tóc và ổ cắm. Những người đàn ông bị cáo buộc đã kiếm được 6.200 đô la từ hành vi vi pháp này.
Nếu bị kết án, họ phải đối mặt với án tù 10 năm và khoản tiền phạt 30 triệu won (26.571 đô la).
Việc quay lén cảnh khoả thân và tình dục ở Hàn Quốc đã được mô tả là một dịch bệnh tràn lan và dẫn đến nhiều cuộc biểu tình phản đối.
Chủ trang web khiêu dâm Nam Hàn bị bắt
Hàn Quốc sẽ điều tra bê bối ‘hối lộ tình dục’
Cảnh sát Nam Hàn cho BBC biết những người đàn ông đã lắp máy quay ống kính chỉ 1mm vào tháng 8 năm ngoái tại 30 khách sạn trên 10 thành phố của Nam Hàn.
Vào tháng 11, một trang web ra đời, cho phép người dùng trả tiền cho các video đầy đủ hoặc xem các clip dài 30 giây miễn phí.
Những người đàn ông được cho là đã đăng 803 video và né tránh pháp luật bằng cách sử dụng các máy chủ ở nước ngoài.
Cảnh sát cho biết những người đàn ông này kiếm được tiền từ 97 thành viên trả phí trước khi trang web bị gỡ xuống trong tháng này.
“Cơ quan cảnh sát xử lý nghiêm các tội phạm đăng tải và chia sẻ video bất hợp pháp vì chúng gây tổn hại nghiêm trọng đến nhân phẩm của con người,” người phát ngôn của Cơ quan Cảnh sát Seoul nói với tờ báo địa phương Korea Herald.
Hàn Quốc cấm sản xuất và phổ biến văn hóa phẩm đồi trụy.
Nhiều người đổ lỗi cho lệnh cấm này và sự tiếp cận Internet nhanh chóng và rộng mở dẫn đến sự phổ biến của việc quay phim lén.
Nhiều video được quay bí mật trong nhà vệ sinh và phòng thay đồ, hoặc được người yêu cũ đăng lên để trả thù.
Nam Hàn đã ghi nhận hơn 6.000 trường hợp được báo cáo trong năm 2017, tăng từ 2.400 trong năm 2012.
Hơn 5.400 người đã bị bắt vì các tội liên quan đến việc quay lén trong năm 2017, nhưng ít hơn 2% trong số đó bị bỏ tù.
Sự giận giữ với việc quay lén lan rộng đã dẫn đến một loạt các cuộc biểu tình vào năm ngoái tại thủ đô Seoul, với những lời kêu gọi đưa ra các bản án cứng rắn hơn.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-47648823
Trung Quốc yêu cầu Mỹ
không cho Tổng thống Đài Loan quá cảnh
Trung Quốc hôm thứ Năm, ngày 21/3 lên tiếng yêu cầu Hoa Kỳ không cho phép Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn được quá cảnh ở Hawaii khi bà trên đường đến thăm các quốc đảo còn có quan hệ với Đài Loan ở Thái Bình Dương.Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng nói Trung Quốc đã chính thức phản đối việc bà Thái Anh Văn quá cảnh trên đất Mỹ. Ông Cảnh Sảng nói Trung Quốc từ trước đến nay luôn kiên quyết phản đối Hoa Kỳ hay bất cứ quốc gia nào có quan hệ ngoại giao với Trung Quốc nhưng lại cho phép Tổng thống Đài Loan quá cảnh.
Theo kế hoạch, bà Thái Anh Văn hôm 21/3 sẽ lên đường đi thăm các nước Palau, Nauru và đảo Marshall trong một chuyến công du kéo dài 8 ngày.
Trung Quốc từ trước đến nay vẫn coi Đài Loan là một phần lãnh thổ không thể tách rời của Hoa Lục chỉ chờ ngày được thống nhất.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc thúc giục Hoa Kỳ không nên gửi một thông điệp sai lầm cho những lực lượng đòi độc lập tại Đài Loan.
Hoa Kỳ dù không có quan hệ ngoại giao chính thức với Đài Loan nhưng hiện là quốc gia cung cấp vũ khí lớn nhất cho Đài Loan.
Trước sức ép của Trung Quốc liên quan đến chính sách một Trung Hoa, nhiều quốc gia trên thế giới trong các năm qua đã cắt đứt quan hệ ngoại giao với Đài Loan để giữ quan hệ với Trung Quốc. Hiện trên toàn thế giới chỉ có 17 quốc gia vẫn còn giữ quan hệ ngoại giao với Đài Loan.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/internationalnews/china-urges-us-to-block-taiwan-leaders-hawaii-stop-over-03212019090919.html
Trung Quốc muốn đem Vành đai Con đường sang Ý
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình dự kiến sẽ đến Rome vào thứ Năm tuần này để ký kết một thỏa thuận cơ sở hạ tầng mang tính bước ngoặt, làm dấy lên nghi ngờ từ các đồng minh phương Tây của Ý.Ông Tập muốn đem dự án Con đường Tơ lụa mới tới đây, kết nối Trung Quốc và Châu Âu. Con đừng Tơ lụa này có cái tên khác: Sáng kiến Vành đai Con đường (BRI).
Nhưng ảnh hưởng ngày càng lớn của Trung Quốc khiến nhiều bên đặt câu hỏi, nhất là từ các Liên minh Châu Âu và Hoa Kỳ.
BRI liên quan đến làn sóng đầu tư của Trung Quốc vào hàng loạt dự án tàu trạm, đường xá và cầu cảng trên khắp thế giới, do các công ty xây dựng của Trung Quốc thực hiện thông qua các hợp đồng béo bở kết nối cảng và thành phố, với nguồn vốn là khoản nợ từ các ngân hàng Trung Quốc.
Quanh tin cựu Phó Thủ tướng Đức Rösler về VN làm việc
Trước giờ bắt tay, EU gọi TQ là ‘đối thủ hệ thống’
TQ đang tạo gánh nặng nợ cho Châu Phi?
TQ hỗ trợ điện than, gây lo ngại biến đổi khí hậu
Mức nợ của các quốc gia châu Phi đối với Trung Quốc khiến phương Tây lo ngại nhưng nếu không có Trung Quốc, những cơ sở hạ tầng này không thể xuất hiện.
Ở Uganda, hàng triệu người Trung Quốc đã xây dựng một con đường dài 50km đến sân bay quốc tế.
Ở Tanzania, một thị trấn nhỏ ven biển đã có thể trở thành cảng biển lớn nhất lục địa.
Ở châu Âu cũng vậy, các công ty Trung Quốc đã mua 51% quyền sở hữu cảng Piraeus gần Athens năm 2016, sau nhiều năm khủng hoảng kinh tế ở Hy Lạp.
Tuy nhiên, Ý sẽ là cường quốc toàn cầu đầu tiên – một thành viên của G7 – nhận tiền của Trung Quốc.
Đây là một trong 10 nền kinh tế lớn nhất thế giới – nhưng Rome đang ở trong một tình trạng khá rối ren.
Kinh tế Ý đang rối ren
Cầu Genève sụp đổ vào tháng 8 giết chết hàng chục người và khiến hệ thống cơ sở hạ tầng đổ nát của Ý trở thành một vấn đề chính trị lớn lần đầu tiên sau nhiều thập kỷ.
Và nền kinh tế của Ý còn lâu mới bùng nổ.
Ý rơi vào suy thoái vào cuối năm 2018, và mức nợ quốc gia của nước này thuộc hàng cao nhất trong khu vực đồng euro.
Một chính phủ dân túy của Ý lên nắm quyền vào tháng 6/2018 với các kế hoạch chi tiêu cao nhưng phải rút lại sau khi bàn bạc với EU.
Chính trong bối cảnh đó, Trung Quốc xuất hiện với những thỏa thuận béo bở, có thể làm trẻ hóa các thành phố cảng lớn của Ý dọc theo Con đường tơ lụa trên biển.
Thủ tướng Ý Giuseppe Conte đã đề cập đến các thành phố Trieste và Genève là những ứng cử viên tiềm năng.
“Theo cách chúng tôi nhìn nhận, đó là cơ hội để các công ty của chúng tôi tận dụng sức ảnh hưởng, tầm quan trọng ngày càng tăng của Trung Quốc trên thế giới,” Thứ trưởng Bộ Thương mại và Đầu tư của Ý, Michele Geraci nói.
“Chúng tôi cảm thấy rằng trong số các đối tác châu Âu, Ý đã bị bỏ rơi. Chúng tôi đã lãng phí một chút thời gian,” ông nói với BBC.
Động thái của Ý tham gia vào Vành đai Con đường được đánh giá “chủ yếu mang tính biểu tượng,” theo Peter Frankopan, giáo sư Lịch sử Toàn cầu tại Đại học Oxford và là một người nghiên cứu các Con đường tơ lụa.
“Nó đánh bóng các chính sách hiện có và cũng cho thấy Trung Quốc có vai trò toàn cầu quan trọng.”
“Động thái dường như vô hại này đến vào thời điểm nhạy cảm đối với châu Âu và Liên minh châu Âu, nơi đột nhiên rất lo lắng không chỉ về Trung Quốc, mà còn về cách châu Âu hay EU nên thích nghi và phản ứng với một thế giới đang đổi thay,” Giáo sư Frankopan nói với BBC.
Và Ý có nhiều lý do để nắm lấy Bắc Kinh. “Nếu đầu tư không đến từ Trung Quốc để xây dựng cảng, nhà máy lọc dầu, tuyến đường sắt, v.v. thì nó sẽ đến từ đâu đây?”
Nghiên liệu Trung Quốc – Sản xuất tại Ý
Trước khi đến, Chủ tịch Tập Cận Bình tuyên bố rằng tình hữu nghị giữa hai quốc gia đã “bắt nguồn từ một di sản lịch sử phong phú”.
“Made in Italy đã trở thành đồng nghĩa với các sản phẩm chất lượng cao. Thời trang và nội thất Ý đáp ứng đầy đủ hương vị của người tiêu dùng Trung Quốc; pizza và tiramisu được giới trẻ Trung Quốc yêu thích,” ông viết trong một bài báo được xuất bản bởi Corriere della Sera.
Thương hiệu “Sản xuất tại Ý” có uy tín về chất lượng trên toàn thế giới và được bảo vệ về mặt pháp lý đối với các sản phẩm được chế biến “chủ yếu” tại Ý.
Trung Quốc thời Tập Cận Bình sắp đi về đâu?
TQ sẽ để Vành đai Con đường lặng lẽ chết?
VN có khó khăn như TQ vì cùng mô hình?
Trong những năm gần đây, các nhà máy Trung Quốc, sử dụng lao động Trung Quốc có trụ sở tại Ý đã thách thức thương hiệu chất lượng này.
Việc kết nối giữa đầu vào là các nguyên liệu thô giá rẻ từ Trung Quốc – và đầu ra là sản phẩn hoàn chỉnh ở Ý – có thể khiến cái mác ‘Made in Italy’ trở thành sự phóng đại.
Huawei sẽ không nằm trong thỏa thuận không ràng buộc được hai nước ký kết hôm thứ Năm.
Nhưng hơn một tuần trước khi thỏa thuận được ký kết, Ủy ban châu Âu đã đưa ra một tuyên bố chung về “sức mạnh kinh tế và ảnh hưởng chính trị ngày càng tăng của Trung Quốc” và sự cần thiết phải “xem xét” các mối quan hệ.
Văn bản này gọi Trung Quốc là ‘đối thủ mang tính hệ thống’ (systemic rival), điều đã bị Bộ trưởng Ngoại giao TQ, Vương Nghị bác bỏ.
Trong khi ông Tập đi thăm Rome, các nhà lãnh đạo EU tại Brussels sẽ xem xét 10 điểm trong mối quan hệ với Trung Quốc, liên quan đến các kế hoạch “giải quyết các tác động xấu của các doanh nghiệp nhà nước có nguồn vốn nước ngoài” cũng như “rủi ro an ninh của đầu tư nước ngoài vào các lĩnh trọng yếu như công nghệ và cơ sở hạ tầng”.
Vào tháng Ba, phát ngôn viên của Hội đồng Bảo an Quốc gia Hoa Kỳ Garrett Marquis đã chỉ ra rằng Ý là một nền kinh tế lớn và không cần phải “cho các dự án cơ sở hạ tầng phù phiếm của Trung Quốc vay mượn sự hợp pháp hóa”.
Các thành viên của đảng Liên minh cánh hữu cầm quyền của Ý có những lo ngại riêng về an ninh quốc gia.
Bộ trưởng Nội vụ Matteo Salvini cảnh báo rằng ông không muốn thấy các doanh nghiệp nước ngoài “thuộc địa hóa” nước Ý.
“Trước khi cho phép ai đó đầu tư vào các cảng ở Bologna hoặc Genève, tôi sẽ nghĩ về việc này không chỉ một lần mà là hàng trăm lần”, Salvini cảnh báo.
Các quan chức Ý khác thì rất muốn chỉ ra rằng thỏa thuận được ký kết không phải là một hiệp ước quốc tế, và không ràng buộc.
“Không có dự án cụ thể,” ông Geraci nói. “Nó chỉ là một thỏa thuận nhằm tạo tiền đề.”
Các quốc gia châu Âu khác đã chấp nhận đầu tư của Trung Quốc thông qua cái gọi là Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng châu Á, và Vương quốc Anh là nước đầu tiên tham gia.
“Và rồi lần lượt, từng nước một, Pháp, Đức, Ý và mọi người khác cũng làm theo,” ông Geraci nói.
Tương tự như vậy, ông tin rằng các nước láng giềng của Ý sẽ sớm theo gương Rome trong sáng kiến Vành đai và Con đường.
“Tôi tin rằng lần này Ý thực sự đang dẫn dắt châu Âu – điều mà tôi hiểu có thể gây ngạc nhiên cho nhiều người,” ông nói thêm.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-47648853
Thắng trận nhưng thua cuộc chiến
Trước khi Trung Quốc phủ sóng đầu tư hạ tầng ở Đông Nam Á thông qua Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Nhật Bản từng là nhà tài trợ phát triển hàng đầu của khu vực.Trong lúc 2 siêu cường tiếp tục cạnh tranh ảnh hưởng kinh tế và thương mại, một số ý kiến cho rằng Bắc Kinh có thể thắng trận nhưng lại thua cả cuộc chiến.
Đó là vì Tokyo có thể không đọ được về mức độ đầu tư với Bắc Kinh song danh tiếng và tầm ảnh hưởng địa phương của họ lại xếp trên. Hoạt động kinh doanh của Nhật Bản tại châu Á bắt đầu từ cuối thập niên 1970 thông qua các công ty đa quốc gia.
Đến những năm 1990, chính phủ Nhật Bản mới đặt dấu ấn lên các dự án hạ tầng trong khu vực và được G7 (nhóm 7 nền kinh tế hàng đầu thế giới) và OECD (Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế) đánh giá là hình mẫu về “hạ tầng chất lượng” – với tiêu chuẩn cao về độ an toàn, môi trường, uy tín… cũng như hỗ trợ cải thiện toàn bộ khu vực được phát triển.
Dù nhiều dự án thuộc BRI cũng được xem là “hạ tầng chất lượng” nhưng chúng thường bị phủ bóng bởi nhiều lo ngại lớn hơn và bị gắn nhãn là đòn bẩy để mở rộng quyền lực của Trung Quốc.
“Những dự án này thực sự có ích cho người dân hay chỉ lãng phí? Có ảnh hưởng tới biến đổi khí hậu hay không? Giúp tạo ra giá trị hay phá hoại giá trị…” là những câu hỏi mà ông Jonathan Hillman, Giám đốc dự án Tái kết nối châu Á của Trung tâm Nghiên cứu chiến lược quốc tế (CSIS), đặt ra trong một báo cáo năm 2018.
Trong khi đó, các tuyến đường sắt, mạng viễn thông và dự án nông nghiệp do cả công ty tư nhân lẫn các viện có liên hệ với chính phủ của Nhật Bản thực hiện đều được khen ngợi về khả năng đào tạo kỹ thuật cho phía địa phương thụ hưởng.
Ngược lại, các nước tham gia BRI hay than phiền các công ty Trung Quốc đưa cả nguyên vật liệu lẫn nhân công từ nước mình sang thay vì tạo điều kiện cho các công ty bản địa. Các dự án BRI còn gây lo ngại về các nguy cơ tham nhũng.
Mặt khác, các dự án của Nhật Bản tạo được niềm tin nhờ có nhiều đơn vị tài chính hỗ trợ, bao gồm những tập đoàn lớn như Mitsubishi, Toyota, Nintendo, Sumitomo Mitsui…
Còn các tổ chức cho vay lớn nhất Trung Quốc chỉ công khai dự án sau khi chọn xong nhà thầu, lại ít khi công bố các điều khoản cho vay và chậm rót vốn. Chính vì băn khoăn các điều khoản cho vay của Trung Quốc mà nhiều thỏa thuận đã bị hủy bỏ hoặc đàm phán lại trong những tháng gần đây.
Có lẽ đúng như một kết luận của Viện Nghiên cứu chính sách trong năm 2018: “Bắc Kinh có thể là bậc thầy về hứa hẹn nhưng cho tới nay, Tokyo giỏi thực hiện lời hứa hơn nhiều. Nhờ thế, họ mở rộng được ảnh hưởng”.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/27034-thang-tran-nhung-thua-cuoc-chien.html
Tranh cãi về ‘Vành đai và con đường’
xoay quanh chuyến thăm Ý của ông Tập
Một nhà ngoại giao cấp cao Trung Quốc hôm 20.3 cho biết, những hiểu lầm về sáng kiến “Vành đai và Con đường” (BRI) hiện nay rất khó tránh khỏi nhất là trong bối cảnh Chủ tịch Tập Cận Bình chuẩn bị có chuyến thăm chính thức Ý để ký kết các chương trình thương mại trị giá hàng tỉ USD.Khi được hỏi về những tranh cãi gần đây liên quan về thỏa thuận sẽ được ký kết với Ý trong tháng này, Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Wang Chao cho biết: “Tôi nghĩ bất cứ điều gì mới sẽ phải có một quá trình phát triển. Thật khó để tránh những hiểu lầm xảy ra trong tiến trình thúc đẩy xây dựng sáng kiến Vành đai và Con đường”.
“Hơn 150 quốc gia trong nhiều khu vực và các nhóm quốc tế đã ký các hiệp định hợp tác BRI nhằm mang lại lợi ích cho tất cả các bên”, ông Wang nói.
Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc cũng xác nhận: “Chủ tịch Tập Cận Bình sẽ có cuộc hội đàm với Tổng thống Ý Giuseppe Conte tại Rome. Hai bên sẽ ký các hiệp định thương mại về cơ sở hạ tầng, máy móc và tài chính”.
Ý sẽ là điểm dừng chân đầu tiên trong chuyến công du châu Âu của ông Tập từ ngày 21 đến 26.3. Chuyến thăm lần này của ông Tập diễn ra một tuần sau khi Liên minh châu Âu (EU) công bố kế hoạch phác thảo mối quan hệ quyết đoán hơn với Trung Quốc.
Ý đang đứng trước ngưỡng cửa trở thành quốc gia G7 đầu tiên gia nhập liên doanh đầy tham vọng – “Vành đai và Con đường”. Thủ tướng Ý Giuseppe Conte gọi đây là “một cơ hội đối với đất nước” và là “lựa chọn chiến lược”. Ông cũng xác nhận Ý sẽ cử phái đoàn tham dự hội nghị cấp cao BRI lần thứ 2, tổ chức tại Bắc Kinh vào cuối tháng 4.
Điều này đã khiến Washington phẫn nộ và báo động EU, làm dấy lên lo ngại về việc Rome bán hết công nghệ nhạy cảm và chuyển giao cơ sở hạ tầng quan trọng cho Bắc Kinh.
Theo Reuters, các chuyên gia nhận định Ý đã “chọc giận” các đồng minh EU của mình bằng cách lên kế hoạch ký kết các thỏa thuận cơ sở hạ tầng với Trung Quốc, biến mình trở thành người ủng hộ cho sáng kiến “Vành đai và con đường”.
Trong một nỗ lực nhằm trấn an Liên minh châu Âu và Mỹ, Thủ tướng Ý Conte hôm 19.3 cho biết các thỏa thuận thương mại và kinh tế mà ông sẽ ký kết với Trung Quốc không liên quan gì đối với vị trí địa chính trị của Ý, hoàn toàn phù hợp với quan điểm của Ý trong Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và Liên minh châu Âu (EU).
http://biendong.net/doc-bao-viet/27036-tranh-cai-ve-vanh-dai-va-con-duong-xoay-quanh-chuyen-tham-y-cua-ong-tap.html
Đáp lễ vụ Huawei, TQ có biến Boeing thành “con tin”?
Trung Quốc đang cân nhắc hủy hợp đồng hàng chục tỷ USD mua máy bay Boeing 737 MAX của Mỹ.Nguồn tin từ Bloomberg cho biết, Bắc Kinh đang xem xét thay thế hoặc từ bỏ hoàn toàn việc mua máy bay Boeing 737 MAX, được coi là một phần của thỏa thuận thương mại tương lai với Mỹ.
Lý do được đưa ra, Trung Quốc cảm thấy lo ngại về vấn đề an toàn của dòng máy bay này. Cho đến nay, vẫn chưa rõ Bắc Kinh sẽ hủy bỏ hoàn toàn hợp đồng với Boeing hay sẽ tìm một mẫu máy bay khác để thay thế.
Tuy nhiên, nhiều nhà nhận định cho rằng, rất có thể Bắc Kinh sẽ hủy toàn bộ hợp đồng với Boeing và tìm kiếm các nhà cung cấp khác cho những đơn hàng với tổng trị giá lên tới hàng chục tỷ USD này của họ. Bởi việc hủy bỏ hợp đồng ngoài yếu tố an toàn bay, còn liên quan đến cuộc chiến thương mại đang diễn ra.
Trung Quốc là đối tác lớn nhất của Boeing, đa số của máy bay Boeing 737 MAX hiện đang có mặt trên toàn cầu đã được bán cho thị trường Trung Quốc. Việc mua thêm máy bay loại này được Bắc Kinh xem xét như một phần của các biện pháp nhằm giảm thặng dư thương mại 300 tỷ USD với Mỹ.
Theo Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA), Trung Quốc sẽ trở thành thị trường hàng không lớn nhất thế giới vào năm 2022. Còn Boeing cung ước tính nền vận tải hàng không của nước này cần tới khoảng 7.80 máy bay mới trị giá 1.200 tỷ USD trong 20 năm tới cùng với gói dịch vụ thương mại khoảng 1.500 tỷ USD đi kèm (bao gồm các chương trình đào tạo, mở rộng sân bay, nâng cấp cơ sở hạ tầng…)
Việc đưa ra các biện pháp giảm thặng dư thương mại cũng đang là vấn đề nóng trên bàn đàm phán của hai phái đoàn Bắc Kinh – Washington để giải quyết dứt điểm tình trạng chiến tranh thương mại giữa hai nên kinh tế Trung Quốc, Mỹ.
Tuy nhiên, hai vụ tai nạn trong vòng 6 tháng đã trở thành vụ bê bối an toàn bay lớn nhất của Boeing trong thời gian qua. Nếu Trung Quốc quyết định hủy hợp đồng này, về phần nước này, đây sẽ là một quyết định có cân nhắc. Đương nhiên, Boeing sẽ gánh chịu một cú sốc, và nền kinh tế Mỹ cũng sẽ nhận thiệt thòi.
Tuy nhiên, khi hai vụ tai nạn với mẫu 737 MAX 8 diễn ra, nếu Trung Quốc quyết tâm hủy bỏ hợp đồng với Boeing, Boeing sẽ phải lo tới một phản ứng liên hoàn.
Được biết, danh sách các bản hợp đồng đăng ký mua dòng MAX 8 này của Mỹ đã có tổng giá trị lên tới hơn 600 tỷ USD, trong đó Trung Quốc là nước dẫn đầu. Hiện tại nhiều quốc gia đã tiến hành đình chỉ nhận các máy bay dòng 737 MAX này và xem xét hủy bỏ hợp đồng, trong đó có Indonesia, Hàn Quốc, Malaysia…
Khai trương nhà máy Boeing ở Trung Quốc hôm 15/12/2018
Có thể thấy, Trung Quốc đã tìm được cho mình một lợi thế trên bàn đàm phán với Mỹ trong các vấn đề liên quan đến cuộc thương chiến. Mỹ đã sử dụng tập đoàn Huawei như một con tin để chiếm ưu thế trên bàn đàm phán với Bắc Kinh.
Cụ thể, việc bắt giữa giám đốc tài chính Mạnh Vãn Châu, cùng với việc sử dụng ảnh hưởng, vị thế của mình để chèn ép các nước đồng minh ngừng sử dụng sản phẩm của Huawei… đã là các biện pháp mà Mỹ sử dụng.
Tai tiếng liên quan tới mẫu 737 MAX 8 của Boeing đã trao cho Trung Quốc cơ hội biến Boeing thành một con tin tương tự. Trung Quốc đã sở hữu một vũ khí để có màn trả lễ đích đáng với những gì Mỹ đã làm với Huawei trong cuộc chiến thương mại.
Tất nhiên, không phải Trung Quốc chỉ thắng trong ván bài này. Tháng 12/2018, Boeing khai trương nhà máy hoàn thiện máy bay 737 và trung tâm vận chuyển tại Chiết Giang, Trung Quốc. Đây là nhà máy đầu
tiên của Boeing tại quốc gia này, đánh dấu bước tiến hiếm hoi của nhà sản xuất máy bay này bên ngoài nước Mỹ. Nếu Boeing hắt hơi, sự hợp tác này sẽ cảm lạnh.
Hiện tại, Bộ Tư pháp Mỹ, Bộ Giao thông Mỹ đang tiến hành thanh tra, điều tra quá trình phát triển dòng máy bay 737 MAX. Đáng chú ý, Cục Hàng không Liên bang (FAA) cũng bị liệt vào danh sách điều tra về cách thức quản lý hãng Boeing.
Tuy nhiên, kể từ thời điểm chiếc máy bay 737 MAX 8 rơi tại Ethiopia hôm 10/3 đến nay, tất cả các cơ quan chức năng của Mỹ chưa đưa ra được bất kỳ thông báo cụ thể nào về vấn đề an toàn của dòng máy bay này để có thể trấn an các đối tác.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/27002-dap-le-vu-huawei-tq-co-bien-boeing-thanh-con-tin.html
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình
bắt đầu chuyến công du châu Âu
Thanh PhươngHôm nay, 21/03/2019, chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đặt chân đến Ý, bắt đầu chuyến công du châu Âu kéo dài đến ngày 26/03. Sau Ý, lãnh đạo Trung Quốc sẽ sang thăm công quốc Monaco và Pháp.
Nhân chuyến thăm Ý, chủ tịch Trung Quốc sẽ ký với Roma một thỏa thuận về việc Ý tham gia dự án « Những con đường tơ lụa mới » do chính ông khởi xướng. Nước Ý như vậy sẽ là quốc gia đầu tiên trong nhóm G7 tham gia dự án đầy tham vọng của Bắc Kinh, kết nối ba châu lục Á, Âu, Phi và vùng Trung Đông, vào lúc mà Liên Hiệp Châu Âu đang bị chia rẽ về cách ứng phó với Trung Quốc.
Từ Bắc Kinh, thông tín viên Stéphane Lagarde nhận định :
« Tạo một đà mới cho quan hệ Trung Quốc – Châu Âu, đó là mục tiêu các chuyến đi của ông Tập Cận Bình đến Ý, công quốc Monaco và Pháp, theo bản tin của Tân Hoa Xã, được toàn bộ báo chí chính thức đăng lại.
Nhưng đằng sau sự kiện ʺPhương Đông gặp gỡ Phương Tâyʺ (tựa bài diễn đàn của chủ tịch Trung Quốc trên tờ Corriere della Serra hôm 20/03), hoặc đằng sau cái gọi là ʺnhững chương mới trong quan hệ hữu nghịʺ với các nước mà ông sẽ đi qua, nhân vật lãnh đạo số một của Trung Quốc tìm cách trấn an một lục địa đang bị chia rẽ, thậm chí lo ngại, trước những tham vọng thương mại của Bắc Kinh.
Đáp lại thái độ quan ngại của các nước châu Âu, thứ trưởng Ngoại Giao Trung Quốc Vương Siêu (Wang Chao) đã tuyên bố : Chúng tôi đã nghe nhiều tranh cãi ở Ý về sáng kiến này. Những gì quá mới mẻ thường gây hiểu lầm và nghi ngại. Nhưng thực tế lúc nào cũng mạnh hơn những lời nói : Đã có hơn 150 quốc gia và tổ chức tham gia vào dự án Một vành đai, Một con đường mà Trung Quốc đề nghị.
Khẩu hiệu Hãy đừng sợ, trước đây là của Vatican, nhằm thuyết phục châu Âu tiếp tục mở cửa rộng hơn nữa các thị trường của lục địa này cho các dự án của Trung Quốc, trước hết là trong khuôn khổ Những con đường tơ lụa mới mà Bắc Kinh đề nghị và hiện đang gây quan ngại cho nhiều nước thành viên Liên Hiệp Châu Âu.
Nhân chuyến viếng thăm đầu tiên của một lãnh đạo Trung Quốc tại Ý từ một thập niên qua, ông Tập Cận Bình sẽ ký một biên bản ghi nhớ về việc quốc gia đầu tiên của nhóm G7 tham gia dự án Những con đường tơ lụa mới. Nước Pháp về phần mình chưa đáp lại lời kêu gọi của ông Tập Cận Bình, vì Paris chủ trương phối hợp với các đối tác châu Âu trước cuộc họp thượng đỉnh Liên Hiệp Châu Âu – Trung Quốc ngày 09/04 tới. »
http://vi.rfi.fr/chau-a/20190321-chu-tich-trung-quoc-tap-can-binh-cong-du-chau-au
Hai cựu quan chức cao cấp Philippines
kiện Tập Cận Bình ra trước tòa án quốc tế
Thanh PhươngTheo nhật báo Philippines Daily Inquirer ngày 21/03/2019, hai cựu quan chức cao cấp của chính phủ Philippines vừa đệ đơn kiện chủ tịch Tập Cận Bình ra trước Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC), đề nghị tòa truy tố lãnh đạo Trung Quốc về tội ác chống nhân loại do những hành động « tàn bạo » của Bắc Kinh ở Biển Đông và trong lãnh hải Philippines.
Ông Albert del Rosario, cựu ngoại trưởng và bà Conchita Carpio Morales, nguyên là lãnh đạo cơ quan chống tham nhũng của Philippines, đã đệ đơn kiện nhân danh người dân Philippines và nhân danh hàng trăm ngàn ngư dân Philippines « bị bách hại » do việc Trung Quốc xây các đảo nhân tạo và chiếm đóng các đảo vùng Biển Tây Philippines (Biển Đông).
Trong đơn kiện, ông del Rosario và bà Morales viết : « Với việc thực hiện kế hoạch chiếm Biển Đông một cách có hệ thống, chủ tịch Tập Cận Bình và các quan chức khác của Trung Quốc đã phạm các tội ác nằm trong thẩm quyền xét xử của Tòa, đó là gây những tác hại nặng nề, thường xuyên và hàng loạt đối với môi trường của các quốc gia trong khu vực, không chỉ gây tổn hại cho các ngư dân, mà còn cho cả thế hệ hiện nay và thế hệ tương lai của các nước. »
Đơn kiện của hai cựu quan chức Philippines nêu rõ chủ tịch Tập Cận Bình và các quan chức khác của Trung Quốc đã phạm các tội ác chống nhân loại như thế nào, trong đó có lời khai của các ngư dân Philippines, bị mất phương tiện sinh sống do các hành động của Trung Quốc trên Biển Đông.
Lá đơn kiện đã được hai cựu quan chức cao cấp Philippines gởi cho Tòa án Hình sự Quốc tế vào ngày 15/03, tức là trước khi Manila chính thức rút khỏi hiệp ước thành lập tòa án ICC 17/03/2019. Tổng thống Rodrigo Duterte đã quyết định rút Philippines khỏi hiệp ước thành lập ICC sau khi tòa án này vào tháng 02/2018 tiến hành « xem xét sơ bộ » về tội ác chống nhân loại mà tổng thống Duterte bị cáo buộc, do đã có quá nhiều người bị sát hại ở Philippines trong chiến dịch bài trừ ma túy mà ông phát động.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20190321-quan-chuc-cao-cap-philippines-kien-tap-can-binh-toa-an-quoc-te
Hé lộ nội dung ghi âm buồng lái
của phi cơ lâm nạn ở Indonesia
Phi công điều khiển chiếc máy bay Boeing 737 MAX lâm nạn của hãng hàng không Lion Air đã lật vội một quyển cẩm nang để tìm hiểu nguyên nhân tại sao chiếc phi bị lảo đảo chúi xuống trong những phút cuối cùng trước khi lao xuống nước khiến tất cả 189 người trên máy bay thiệt mạng, Reuters dẫn lời ba người biết rõ nội dung máy ghi âm buồng lái tiết lộ ngày 20/3.Cuộc điều tra tìm hiểu nguyên nhân tai nạn hồi tháng 10 năm ngoái chưa kết thúc thì Cơ quan Quản lý Hàng không Liên bang Mỹ và các cơ quan quản lý khác đã cho ngưng bay mẫu sản phẩm Boeing 737 MAX từ tuần trước sau tai nạn chết người lần thứ hai, xảy ra ở Ethiopia.
Sau vụ tai nạn thứ nhì, giới hữu trách Hoa Kỳ đang xem lại xem đã làm đủ chưa trong việc bảo đảm độ an toàn của sản phẩm trong khi sự tập trung cũng hướng tới công tác đào tạo đội ngũ phi hành đoàn của Lion Air ra sao và liệu các cẩm nang chỉ dẫn trên máy bay có rõ ràng hay không.
Đây là lần đầu tiên nội dung ghi âm buồng lái từ chuyến bay Lion Air được công bố công khai. Reuters chỉ dẫn thuật lời ba giới chức chứ không được tiếp cận đoạn ghi âm đó.
https://www.voatiengviet.com/a/h%C3%A9-l%E1%BB%99-n%E1%BB%99i-dung-ghi-%C3%A2m-bu%E1%BB%93ng-l%C3%A1i-c%E1%BB%A7a-phi-c%C6%A1-l%C3%A2m-n%E1%BA%A1n-%E1%BB%9F-indonesia-/4840658.html
0 nhận xét