Long Xuyên Hải Ngoại

Dù số phận mang tới điều gì,

hãy can đảm tranh đấu cho quê hương tự do

Tin Biển Đông – 21/03/2019

Thứ Năm, 21 tháng 3, 2019 15:22 // ,

Tin Biển Đông – 21/03/2019

Nhìn nhận về “chiến lược cải bắp”

của TQ nhằm thâu tóm Biển Đông

Từ những năm 2012, Trung Quốc đã bắt đầu sử dụng chiến lược dùng tàu cá, tàu kiểm ngư và tàu hải quân tạo thành 3 vòng, bao vây các đảo, bãi cạn mà Bắc Kinh muốn chiếm đóng, nhằm ngăn chặn tàu, thuyền các nước tiếp cận khu vực này. Đây là một trong những chiến lược thâm độc của Bắc Kinh để độc chiếm Biển Đông.
Chiến lược “cải bắp” là gì?
Từ đầu tháng 6/2014, trong khi đang duy trì hạ đặt trái phép giàn khoan HD 981 sâu trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, giới cầm quyền Bắc Kinh đã nhen nhóm âm mưu về một chiến lược thôn tính mới trên Biển Đông mang tên “chiến lược cải bắp”. Ngay từ cái tên “cải bắp” đã phần nào giúp người dân Việt Nam nói riêng và dư luận thế giới hình dung về một chiến lược mới từ Trung Quốc bởi hình ảnh chiếc “bắp cải” đã không còn là quá xa lạ với mọi người. Đây thực chất là việc Trung Quốc bố trí nhiều lớp tàu khác nhau, tương tự như các lớp lá của cải bắp để bao vây một khu vực đảo hay một bãi cạn nào đó. Một chiến lược mới mang tên “giản dị” nhưng đã thể hiện được sự thâm thúy, tàn độc của người tàu nhằm hiện thực hóa tham vọng “lưỡi bò chiếm Biển Đông”.
Để thực hiện chiến lược này, Trung Quốc sử dụng 3 lớp tàu các loại. Đầu tiên (sát trong cùng, Trung Quốc sử dụng một lực lượng tàu cá lớn của nước này “dàn hàng ngang” bao vây các đảo, bãi cạn (về mặt hình thức là đánh cá, thực chất là bao vây, kiềm tỏa). Tiếp sau lớp tàu cá của ngư dân, người tàu sẽ sử dụng tới con bài các tàu chấp pháp dân sự như tàu Hải tuần, Hải cảnh, Ngư chính. Sau cùng ở bên ngoài là tàu hải quân của quân đội Trung Quốc. Với việc bố trí 3 lớp tàu như hình cải bắp, giới cầm quyền Bắc Kinh đang thực hiện kế sách “một tên trúng hai đích”. Một mặt, lực lượng tàu hải quân của quân đội Trung Quốc ở lớp ngoài lấy lý do bảo vệ các hoạt động đánh bắt cá của ngư dân để ngăn cản lực lượng hải quân các nước tuyên bố chủ quyền trên các vùng biển mà Trung Quốc tuyên bố là có tranh chấp. Nếu lực lượng của các nước tuyên bố chủ quyền là dân sự (Cảnh sát biển, kiểm ngư…), thì “đón tiếp” những tàu này sẽ là các tàu ở vòng giữa của chiến lược cải bắp (Hải tuần, Hải cảnh, Ngư chính).
Mặt khác, sử dụng lực lượng lớn tàu cá của ngư dân bao vây đảo, bãi cạn ở vòng trong nhằm cắt đứt con đường vận chuyển, tiếp vận lương thực, nhu yếu phẩm cần thiết cho lực lượng quân đội và nhân dân các nước có tuyên bố chủ quyền trên các đảo, bãi cạn. Đồng thời, nếu xung đột giữa binh lính đang đồn trú trên các đảo xảy ra với ngư dân Trung Quốc. Rõ ràng, người tàu có “cớ” để phát động một cuộc chiến tranh, hay ít nhất là một “động thái cứng rắn và mạnh tay về quân sự. Trương Triệu Trung, một tướng lĩnh của quân đội Trung Quốc từng lớn tiếng tuyên bố rằng: “Đối với những hòn đảo nhỏ đó, chỉ một vài binh lính có thể đóng ở đó nhưng không có thực phẩm hoặc thậm chí là nước uống ở đó. Nếu chúng ta áp dụng chiến lược “cải bắp”, họ sẽ không thể đưa lương thực và nước uống lên đảo. Nếu không được cung cấp thực phẩm trong một đến hai tuần, các binh lính sẽ tự rời khỏi đảo. Một khi rời đi, họ sẽ không bao giờ có thể trở lại”.
Như vậy, với “chiến lược cải bắp”, Trung Quốc đang cho thấy sự thâm độc của mình trong hiện thực hóa âm mưu chiếm Biển Đông. Chiến lược này nếu được tổ chức thành công trên thực tế thì một thực tế có thể thấy là rất khó có cơ hội để ngăn chặn chiến lược này một cách hiệu quả. Trong thời gian gần đây, Trung Quốc đang thực hiện chiến lược này đối với bãi Cỏ Mây (thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam), Philippin chiếm giữ và tuyên bố chủ quyền. Trên thực địa, Trung Quốc đã bố trí “thành công” 3 lớp tàu bao vây. Philippin hiện đang gặp rất nhiều khó khăn trong giải quyết vấn đề này. Rõ ràng, Trung Quốc dày công “xây dựng” “chiến lược cải bắp” không phải để “cho vui”, đích đến của chiến lược này là một Biển Đông hoàn toàn thuộc về Trung Quốc. Vì vậy, ngay từ lúc này, Việt Nam cần nêu cao cảnh giác nhằm đối phó có hiệu quả với chiến lược thâm độc này từ Trung Quốc.
Mục đích sâu xa của chiến lược này là cắt đứt con đường tiếp viện lương thực và nhu yếu phẩm cho các binh lính đồn trú trên các bãi cạn hay đảo chìm. Tướng Trung Quốc, Trương Triệu Trung từng lớn tiếng tuyên bố: “Đối với những hòn đảo nhỏ đó, chỉ một vài binh lính có thể đóng ở đó nhưng không có thực phẩm hoặc thậm chí là nước uống ở đó. Nếu chúng ta áp dụng chiến lược “cải bắp”, họ sẽ không thể đưa lương thực và nước uống lên đảo. Nếu không được cung cấp thực phẩm trong một đến hai tuần, các binh lính sẽ tự rời khỏi đảo. Một khi rời đi, họ sẽ không bao giờ có thể trở lại”.
Trong cuộc trả lời phỏng vấn của một kênh truyền hình Trung Quốc trước đây, Thiếu tướng Trương Thiệu Trung của Trung Quốc đề cập tới chiến lược “cải bắp” của Bắc Kinh. Theo đó, khi có tranh chấp lãnh hải, đầu tiên Trung Quốc đưa tàu cá đến khu vực, tiếp theo là tàu hải giám và cuối cùng là tàu chiến. Mỗi lúc thích hợp lại sử dụng một lớp, xiết chặt dần hơn để khẳng định yêu sách của Bắc Kinh.
Trung Quốc đã nhiều lần sử dụng chiến lược “cải bắp” ở Biển Đông
Đầu tiên, Trung Quốc (4-6/2012) bao vây, chiếm đóng thành công bãi cạn Scaborough/đảo Hoàng Nham. Bãi cạn trên nằm cách bờ Tây đảo lớn của Philippines 230 km và cách Trung Quốc hơn 800 km về phía Bắc. Đây là một cụm san hô và đá ngầm, nằm cách bờ biển phía bắc đảo Luzon của Philippines hơn 220 km và cách lãnh thổ Trung Quốc hơn 800 km. Trước tháng 4/2012, cả Trung Quốc lẫn Philippines đều không duy trì sự hiện diện thường trực ở bãi cạn Scarborough. Sự kiện bắt đầu khi tàu Philippines phát hiện ngư dân Trung Quốc đánh bắt hải sản bị cấm ở bãi cạn và định tịch thu. Ngày 08/4/2012, khi Philippines phát hiện một số tàu cá của Trung Quốc tại bãi cạn cách đảo lớn Luzon của Philippines khoảng 230 km về phía Tây. Hải quân Philippines phát biện 8 tàu cá Trung Quốc, Sau khi kiểm tra tàu, nhà chức trách Philippines đã phát hiện ra số lượng lớn hải sản bị đánh bắt trái phép. Philippines cáo buộc các ngư dân Trung Quốc đã xâm nhập và đánh bắt trái phép ở vùng biển mà nước này tuyên bố chủ quyền. Sau khi nhận được thông báo của các tàu, hai tàu hải giám của Trung Quốc đã tới khu vực này, chặn lối vào đầm phá và ngăn cản việc nhà chức trách Philippines bắt giữ ngư dân Trung Quốc. Sau khi các tàu đánh cá rời bãi cạn, tàu của chính phủ hai bên vẫn duy trì nhằm bảo vệ tuyên bố chủ quyền với Scarborough. Tới cuối tháng 5/2012, Trung Quốc triển khai thêm 7 tàu hải giám và các tàu của Ủy ban nghề cá. Nhiều tàu chính phủ và tàu cá của Trung Quốc vẫn hoạt động quanh bãi cạn. Kể từ tháng 6/2012, Trung Quốc đã duy trì kiểm soát tại bãi cạn Scarborough và cho quân đồn trú lâu dài trên bãi này.
Thứ hai, Trung Quốc (3/2019) điều hơn 100 tàu các loại, bao gồm nhiều tàu hải cảnh cỡ lớn tới sát đảo Thị Tứ thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Theo Sáng kiến Minh bạch Hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) đóng ở Washington. Từ giữa tháng 12/2018 Bắc Kinh đã điều 95 tàu đến đảo Thị Tứ, nằm trong quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam, để ngăn chặn các hoạt động xây dựng của Philippines ở đây. Trước đó Trung Quốc (9/1/2013) điều hành loạt tàu chiến, tàu cá vỏ sát đổ bộ kéo sát vào khu vực đảo Thị Tứ, ngăn chặn ngư dân Philippines tiếp cận khu vực này.
Thứ ba, Trung Quốc dùng chiến lược “cải bắp” bảo vệ giàn khoan Hải Dương 981 khi xâm phạm vùng biển Việt Nam. Trong giai đoạn Trung Quốc (5/2014) điều giàn khoan Hải Dương 981 vào sâu trong thềm lục địa của Việt Nam, Bắc Kinh đã điều hàng 100 tàu, trong đó có tàu chấp pháp, tàu phục vụ, tàu kéo, tàu chiến, tàu cá vỏ sắt và các máy bay tuần thám bao vây giàn khoan, ngăn cản tàu chấp pháp, tàu cá Việt Nam hoạt động trong vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam. Theo đó, Trung Quốc duy trì các tàu hoạt động trong bán kính 6,5 hải lý quanh giàn khoan 981, chia thành các tuyến bảo vệ, khi tàu của ngư dân và tàu chấp pháp Việt Nam tiếp cận giàn khoan Hải Dương 981 thì các tàu này sẽ ngăn cản và sẵn sàng va chạm với tàu Việt Nam.
Làm sao để phá chiến lược “cải bắp” của Trung Quốc trên Biển Đông
Chiến lược của Trung Quốc đã bộc lộ rõ, để chống lại chiến lược “cải bắp” của Trung Quốc thì việc duy trì con đường tiếp tế nhu yếu phẩm cho bãi cạn hay đảo chìm có ý nghĩa quyết định. Để chống lại chiến lược thâm hiểm này đòi hỏi sự tập trung cao độ vào việc giám sát sự di chuyển của đội tàu cá và tàu hải giám Trung Quốc.
Công tác tuần tra, phát hiện sớm các hoạt động bất thường của các tàu đánh cá Trung Quốc trong khu vực tranh chấp cần được thực hiện một cách thường xuyên. Kiên quyết không cho các tàu của Trung Quốc quây được thành 3 vòng, một khi họ đã quây được thành 3 vòng thì rất khó để phá vỡ. Bài học của Phillippines là họ đã mất cảnh giác để cho các tàu của Trung Quốc quây được thành 3 vòng. Khi các nhà chức trách Philippines nhận ra mưu đồ của Trung Quốc thì mọi sự đã rồi. Đối với Trung Quốc một khi họ đã chiếm được thì khó lòng lấy lại.
Các tàu hải giám là lực lượng bảo kê cho chiến lược “cải bắp” tuy nhiên những tàu này cũng chỉ có thể hoạt động trên biển với một thời gian nhất định. Khoảng cách rất xa từ đất liền đến khu vực Trường Sa của Việt Nam chính là điểm yếu của chiến lược này.
Nếu đã chậm chân, các tàu của Trung Quốc quây được thành 3 vòng thì phải bằng mọi giá duy trì được con đường tiếp tế cho binh lính đồn trú trên đảo. Trong trường hợp này thì thiết lập cầu hàng không tiếp tế nhu yếu phẩm bằng trực thăng từ các tàu bên ngoài vòng vây được xem là khả thi nhất.
Trung Quốc khó lòng có thể bắn hạ một trực thăng đang làm nhiệm vụ tiếp tế hàng hóa với mục đích nhân đạo. Mặt khác, nhu yếu phẩm cũng chính là điểm yếu của chiến lược “cải bắp”, các tàu của Trung Quốc phải trải qua một hải trình rất xa từ đất liền đến khu vực Biển Đông. Với lượng lương thực, nước uống mang theo, giỏi lắm thì họ cũng chỉ cầm cự được trên dưới 1 tháng. Như vậy nếu duy trì được việc tiếp tế cho các binh lính đồn trú trên các bãi cạn hay đảo chìm thì hoàn toàn có thể phá vỡ chiến lược “cải bắp” của Trung Quốc.
Nhận định của giới chuyên gia, học giả
Dư luận cho rằng Trung Quốc thích sử dụng chiến lược “cải bắp” trên Biển Đông là do: (1) Bắc Kinh muốn tránh bị xã hội quốc tế chỉ trích “Trung Quốc làm leo thang căng thẳng”. Việc dùng tàu chấp pháp và tàu dân sự làm “mồi nhử” cho phép Trung Quốc đổ lỗi cho đối thủ nếu các nước khác “động binh” trước. Kiểm soát được các đảo, đá mà không cần xung đột vũ trang chính là kịch bản mà Trung Quốc ưa thích nhất.(2) Trung Quốc luôn hạn chế tối đa phát sinh xung đột quân sự với Mỹ bằng cách gia tăng quyền kiểm soát các đảo, đá trên biển theo cách tiến từng bước nhỏ, biến tình hình thành “sự đã rồi” và đặt các bên liên quan vào thế không thể xoay chiều.
Trên Defense News, tác giả Wendell Minnick nhận định, việc sử dụng chiến thuật dàn trận bằng tàu cá để khẳng định và bảo vệ yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông đang là một xu hướng “không thể dừng được”. Cùng quan điểm trên, Sam Tangredi, tác giả cuốn sách Cuộc chiến chống xâm nhập cho biết việc đưa các tàu tới để bao vây khu vực có tranh chấp hoặc tạo nên rào chắn để ngăn các tàu hải quân hoặc tuần duyên của nước khác tạo nên một hình ảnh mềm hơn, không gây tác động tiêu cực bằng tàu chiến. Trung Quốc có thể sử dụng hình ảnh các tàu cá để diễn giải thành một hình thức đấu tranh hòa bình tự phát, từ lòng nhiệt thành của dân chúng.
Đáng chú ý, nhiều chuyên gia cho rằng hiện rằng vũ khí lợi hại nhất của Bắc Kinh không phải là quân sự mà có thể là các tàu cá. Trong những năm gần đây, ngư dân Trung Quốc còn được chính phủ hỗ trợ tích cực về mặt tài chính và kỹ thuật. Theo Xinhua, tính đến cuối năm ngoái, hơn 50.000 tàu cá của Trung Quốc được trang bị hệ thống định vị vệ tinh Bắc Đẩu, giúp kết nối với lực lượng tuần duyên Trung Quốc mỗi khi có sự cố trên biển. Họ chỉ phải trả 10% giá trị thiết bị, còn lại chính quyền hỗ trợ. Các ngư dân ở đảo Hải Nam nói với Reuters rằng chính phủ khuyến khích họ đi đến các vùng có tranh chấp. Mỗi tàu có động cơ 500 mã lực được trả 320-480 USD mỗi ngày. Dean Cheng, một chuyên gia quân sự của Trung Quốc làm việc tại Quỹ Di sản (Heritage Foundation), cho rằng việc Bắc Kinh huy động đội quân tàu cá khiến đối phương bị đặt vào tình thế khó xử. Nếu các nước sử dụng hải quân thì sẽ khiến căng thẳng gia tăng và mất đi sự ủng hộ về chính trị của thế giới, nhưng nếu không làm gì thì chủ quyền sẽ vào tay Bắc Kinh và mất kiểm soát về mặt hành chính trên biển.

Sau Mỹ, quân đội EU

không ngại đối đầu với TQ ở Biển Đông?

Các quốc gia châu Âu được cho sẽ tăng cường sự hiện diện ở khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương bao gồm điều động lực lượng hải quân ngăn chặn hành động bành trướng của Trung Quốc trên Biển Đông.
Theo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP), trong một sự kiện thảo luận về vai trò của Liên minh châu Âu (EU) ở khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương, bà Liselotte Odgaard, nhà nghiên cứu tại Viện Hudson ở Washington cho rằng EU “đã bắt đầu tạo ra dấu ấn ở Ấn Độ – Thái Bình Dương”.
Cũng theo bà Odgaard, EU nên có một chính sách tổng quan để phản đối hành động Trung Quốc bành trướng ở Biển Đông, tuyến đường biển quan trọng mang lại giá trị thương mại lên tới 5 ngàn tỷ USD/năm cũng như hỗ trợ hoạt động tuần tra đảm bảo tự do hàng hải ở vùng biển chiến lược này.
Trong những năm gần đây, Trung Quốc liên tiếp có những hành động xây dựng trái phép và quân sự hóa ở Biển Đông. Việc làm của Trung Quốc không chỉ khiến các nước có cùng tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông mà cả Mỹ và nhiều quốc gia khác tỏ ra lo lắng.
Bên cạnh đó, Ấn Độ cũng đang đặc biệt quan ngại với sự hiện diện tăng cường của Trung Quốc ở Ấn Độ Dương. Còn EU và một số quốc gia thành viên cũng không ít lần lên tiếng phản đối hoạt động xây dựng đảo nhân tạo trái phép và quân sự hóa của Trung Quốc ở Biển Đông.
Đáp trả hành động bành trướng của Trung Quốc, hải quân và không quân Mỹ đã tăng cường điều động tàu thuyền và máy bay tuần tra Biển Đông nhằm đảm bảo một khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương “tự do và mở cửa”. Hoạt động tuần tra của hải quân Mỹ còn có sự tham gia của Pháp từ năm 2014.
Chuyên gia Odgaard cho biết trong những năm gần đây, một số quốc gia đã cử nhân sự lên tàu chiến Pháp để ủng hộ lời kêu gọi của EU về việc thực thi các quy định tự do hàng hải trên hải phận quốc tế.
“Điển hình, trong năm nay, Đan Mạch sẽ cử tàu hộ vệ và Pháp sẽ cử một nhóm tàu sân bay tới khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương. Đây là những nỗ lực mang tính từng bước một của một nhóm các quốc gia ủng hộ việc tiến hành hoạt động tuần tra đảm bảo tự do hàng hải ở Biển Đông”, bà Odgaard chia sẻ.
Cũng theo bà Odgaard, các nước EU nên tiến hành tập trận chung với Ấn Độ và Nhật Bản để gửi đi một thông điệp chung xuất phát từ nhóm các quốc gia chứ không phải từng nước đơn lẻ.
SCMP cho hay, hiện Anh có kế hoạch triển khai một trong số tàu sân bay của nước này tới Thái Bình Dương và đang cân nhắc xây dựng chuỗi căn cứ quân sự mới trong vùng. Pháp cũng đã thảo luận về khả năng tổ chức các cuộc tập trận chung với quân đội Nhật Bản.
Ông Patrick Cronin, người đứng đầu Ban An ninh châu Á – Thái Bình Dương ở Viện Hudson cũng kêu gọi “đưa EU vào tạo thế cân bằng” ở Ấn Độ – Thái Bình Dương nhằm buộc Trung Quốc phải tuân thủ các quy định về tự do hàng hải trên những vùng biển quốc tế.
Nguyên nhân là do những mối quan ngại về thách thức an ninh và kinh tế tới từ Trung Quốc đối với EU xuất hiện ngày càng nhiều.
Cụ thể, hồi tuần trước, một văn bản của Ủy ban châu Âu (EC) đã lần đầu tiên chỉ đích danh Trung Quốc là “đối thủ kinh tế và làm thay đổi mô hình quản lý”.
Văn bản của EC còn đưa ra 10 đề xuất để tìm kiếm mối quan hệ cân bằng với Trung Quốc cũng như tăng cường sự thống nhất trong EU trước tầm ảnh hưởng của đối tác thương mại hàng đầu của khối.
Các nhà lãnh đạo EU sẽ cho thảo luận 10 đề xuất trên trong một cuộc họp thượng đỉnh vào ngày 21/3. Đây sẽ là sự kiện đầu tiên trong nhiều năm EU có cuộc họp để bàn riêng về Trung Quốc. Điều đáng nói, cuộc họp này diễn ra trong bối cảnh nhà lãnh đạo Tập Cận Bình đang đi thăm Ý và Pháp trong tuần này. EU cũng sẽ tổ chức một cuộc họp thượng đỉnh với Trung Quốc vào tháng Tư tới.
Phát biểu tại Brussels trong cuộc đối thoại an ninh với các Bộ trưởng Ngoại giao EU, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị cho hay Trung Quốc và EU còn tồn tại nhiều bất đồng trong một số vấn đề nhưng hợp tác vẫn là rường cột chính trong quan hệ hai bên.
Một nguồn tin ngoại giao châu Âu chia sẻ với SCMP rằng, ngoài những bất đồng trong việc hài hòa về khả năng tiếp cận thị trường giữa Brussels và Bắc Kinh, một vấn đề nghiêm trọng giữa EU và Trung Quốc chính là sự bành trướng của Bắc Kinh trên các vùng biển bao gồm Biển Đông .
Cũng theo nguồn tin này, hoạt động hải quân của các nước thành viên EU trên Biển Đông có thể diễn ra trong thời gian tới.
Anh cũng đã nhiều lần nhắc tới ý định tăng cường các hoạt động ở vùng biển châu Á và tiến hành hoạt động chung với Mỹ.
Hồi tháng Tám năm ngoái, tàu chiến của hải quân Anh đã tiến lại gần các đảo mà Trung Quốc đơn phương tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông. Sự xuất hiện của tàu chiến Anh khiến Trung Quốc lên tiếng phản đối cực lực. Còn trong năm nay, Anh đã tổ chức hai cuộc tập trận chung với Mỹ ở Biển Đông.
Ông John Hemmings, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu châu Á tại Anh cũng cho hay, Anh đã cân nhắc xây dựng chính sách chia sẻ thông tin tình báo với Nhật Bản.
Theo ông Hemmings, số tiền 124 tỷ USD tương đương 12% trong tổng giá trị thương mại của Anh đến từ Biển Đông mỗi năm.
“Đây là con số tương đối lớn, do đó chúng tôi đặc biệt quan ngại về bất cứ ai cụ thể là Trung Quốc hay các nước trong khu vực cố tình tìm cách kiểm soát vùng biển này”, ông Hemmings cho hay.
Anh “sẽ không đi đầu nhưng chắc chắn sẽ đi theo và sẽ tham gia đồng thời trở thành một đối tác có trách nhiệm trong cộng đồng các nước quan tâm tới khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương”, ông Hemmings nói thêm.
Hồi tháng 10/2018, Hà Lan cho biết sẽ đưa chiến hạm tham gia cùng tàu sân bay HMS Queen Elizabeth của Anh trong sứ mệnh điều động lần đầu tiên tới khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương vào năm 2021.
“Chúng ta sẽ chứng kiến nhiều hơn thế khi Anh, Canada, Australia và các nước châu Âu cùng liên kết cùng nhau và hoạt động theo nhóm như vậy”, ông Hemmings kết luận.

Biển Đông, tới lượt lục quân Mỹ

Sau Hải quân, Không quân, tới lượt Lục quân Mỹ gia tăng chuẩn bị cho việc đối phó với các tình huống có thể xảy ra ở biển Đông.
Tại một cuộc họp báo được tổ chức vào ngày 19 tháng 3 ở Hawaii, Đại tướng Robert Brown, Tư lệnh Lục quân tại khu vực Thái Bình Dương, khẳng định: Toàn bộ quân đội Mỹ, kể cả Lục quân phải chuẩn bị để cùng ứng phó với tất cả các diễn biến ở biển Đông. Cho dù không hề muốn xung đột nhưng vẫn phải tăng tập luyện, nâng cao khả năng phối hợp để đối phó với tất cả các tình huống có thể xảy ra ở khu vực Thái Bình Dương (1).
Lục quân Mỹ hiện có 85.000 quân nhân đồn trú ở khu vực Thái Bình Dương (Alaska, Washington, Hawaii, Nam Hàn). Để có thể ứng phó tức thời với những diễn biến không mong muốn ở Thái Bình Dương, Lục quân Mỹ dự trù sẽ điều động cả những đơn vị đồn trú tại những nơi khác ở Mỹ đến khu vực Thái Bình Dương, tham gia vào những cuộc tập trận với đồng minh, làm quen với khu vực này.
Đại tướng James McConville, Phó Tham mưu trưởng Lục quân, nói với báo giới rằng, chưa thể xác nhận số lượng quân nhân sẽ được luân chuyển theo dạng ngắn hạn đến khu vực Thái Bình Dương, có thể là 5.000, cũng có thể là 10.000. Con số đó sẽ phụ thuộc vào hoàn cảnh, qui mô các cuộc tập trận nhưng chắc chắn là Lục quân sẽ chuẩn bị để có thể ứng phó với các diễn biến ở khu vực Thái Bình Dương. Pacific Pathways năm nay là một phần của kế hoạch phát triển năng lực cơ động, viễn chinh đa khu vực.
***
Từ 2014 đến nay, Pacific Pathways – “Những con đường ở Thái Bình Dương” đã trở thành hoạt động thường niên của Lục quân Mỹ.
Thông qua các Pacific Pathways, Lục quân Mỹ điều động binh sĩ đến Úc, Nhật, Nam Hàn, Philippines, Malaysia, Indonesia, Thái Lan và Mông Cổ để tập trận với quân đội của những quốc gia này.
Đến 2016, Pacific Pathways bắt đầu có thêm hướng ngược lại. Quân đội Canada, Nhật, Singapore gửi các đơn vị của họ tới Mỹ, tập trân chung với các đơn vị của Mỹ tại Alaska, Washington và Hawaii.
Mục tiêu của các Pacific Pathways là phương thức thắt chặt quan hệ giữa Lục quân Mỹ với quân đội các quốc gia đồng minh và các quốc gia hiện là đối tác của Mỹ tại châu Á. Pacific Pathways chính là một phần trong kế hoạch chuyển trục sang châu Á của Mỹ.
Quân đội Mỹ không giấu diếm mục tiêu của Pacific Pathways: Giúp quân đội Mỹ hiện diện ở nhiều nơi mà không cần xây dựng thêm các căn cứ mới. Nhờ các Pacific Pathways Lục quân Mỹ có thể luyện tập khả năng triển khai ở bên ngoài lãnh thổ Mỹ.
Chẳng riêng Mỹ, nhiều quốc gia châu Á hoan nghênh Pacific Pathways vì lợi ích của chính họ. Các Pacific Pathways giúp Hoa Kỳ có thể điều động các đơn vị tới hỗ trợ những quốc gia này khi cần.
Tướng Brown trở thành Tư lệnh Lục quân tại khu vực Thái Bình Dương hồi tháng 5 năm 2016. Tháng 8 năm 2016, tướng Brown cho biết, ông đã gặp gỡ giới chỉ huy quân đội của khoảng 20 quốc gia châu Á để thảo luận về Pacific Pathways.
Vào thời điểm đó, ông tướng này bảo rằng, một số quốc gia muốn quân đội của họ có cơ hội tham gia nhiều đợt Pacific Pathways hơn, một số quốc gia khác muốn quân đội của họ tham gia vào hướng ngược lại của các Pacific Pathways.
Tướng Brown từng bày tỏ hy vọng Lục quân Mỹ có thể luyện tập ở nhiều địa điểm mới, gia tăng sự lựa chọn trong việc thực hiện các Pacific Pathways. Việt Nam và Nepal hiện là hai trong số những địa điểm mới mà Lục quân Hoa Kỳ nhắm tới (2).
***
Giống như Trung Quốc tại châu Á, trong mắt nhiều dân tộc ở châu Âu, Nga không chỉ đắc tội với tiền nhân của họ trong quá khứ mà còn là một ẩn họa ở hiện tại và tương lai.
Ba Lan là một trong những quốc gia ở châu Âu luôn phải dè chừng Nga. Nga bắt đầu xâm chiếm lãnh thổ Ba Lan từ năm… 981. Các cuộc chiến giành – giữ lãnh thổ, chủ quyền diễn ra liên tục. Ba Lan nhiều lần bị đặt dưới ách thống trị của Nga, thậm chí xứ sở này từng bị xóa tên trên bản đồ châu Âu vào cuối thế kỷ thứ 18. Nhiều thế hệ Ba Lan dùng máu để giữ chủ quyền, giành độc lập từ Nga nhưng “ác mộng Nga” cho quốc gia, dân tộc chưa dừng.
Đầu thế kỷ 20, chỉ một thời gian rất ngắn sau khi giành được độc lập, Ba Lan đối diện với một thảm họa mới: Cộng sản Liên Xô. Máu người Ba Lan lại đổ. Với sự hỗ trợ của Đảng Cộng sản Ba Lan, trong 20 năm từ 1918 đến 1938, Hồng quân Liên Xô tràn vào Ba Lan, chà đi, xát lại xứ sở này nhiều lần. Hơn 100.000 người bị giết. Nhiều gia đình bị cưỡng bức rời khỏi Ba Lan và đưa đến Kazackstan.
Năm 1939, Liên Xô và phát xít Đức đạt được một thỏa thuận bí mật (Hiệp ước Molotov – Ribbentrop): Phát xít Đức sẽ làm ngơ để Liên Xô xâm chiếm Ba Lan và Liên Xô sẽ làm ngơ để phát xít Đức vẽ lại bản đồ châu Âu. Hồng quân Liên Xô tràn vào Ba Lan, bắt 22.000 người (bao gồm các tu sĩ, khoa học gia, bác sĩ, kỹ sư, luật sư, sĩ quan quân đội, cảnh sát, doanh nhân,…), vốn được xem như tinh hoa của dân tộc Ba Lan, đưa hết về Liên Xô.
Trong tháng 4 và tháng 5 năm 1940, toàn bộ 22.000 người bị giết và chôn trong các khu rừng ở Katyn (tỉnh Slomensk, Nga). Tháng 4 năm 1943, sau khi đuổi Liên Xô ra khỏi Ba Lan và tràn vào Liên Xô, phát xít Đức khám phá, tố cáo tội ác này của Liên Xô với cộng đồng quốc tế nhằm cô lập Liên Xô… Song phải đến năm 2004, Liên bang Nga – kế thừa Liên Xô – mới thừa nhận và năm 2010, Quốc hội Nga mới lên án Stalin và các viên chức Liên Xô dính líu đến vụ thảm sát (3).
Không may cho dân tộc Ba Lan là đến đó, “ác mộng Nga” vẫn chưa tan. Trên con đường “giải phóng nhân loại khỏi chủ nghĩa phát xít”, Liên Xô đi qua và dựng lên hàng loạt chính quyền cộng sản tại các quốc gia Đông Âu, trong đó có Ba Lan. Chính quyền cộng sản ở Ba Lan sụp đổ năm 1989 nhưng đến 1993, Liên Xô mới chịu rút hết quân đội khỏi Ba Lan.
Năm 2013, BBC thực hiện một cuộc khảo sát tại Ba Lan xem dân chúng Ba Lan nghĩ gì về Nga, 49% xem Nga là ẩn họa phải dè chừng. Năm 2014, sau khi Liên Xô “thu hồi” bán đảo Crimea vốn là lãnh thổ của Ukraine, tỉ lệ dân Ba Lan xem Nga là ẩn họa đối với xứ sở của họ tăng lên 80% (4). Không phải tự nhiên mà chính phủ Ba Lan liên tục đề nghị NATO điều động quân đội của khối này đến đồn trú tại Ba Lan. Cũng không phải tự nhiên mà Nga liên tục răn đe cả Ba Lan lẫn NATO.
Nga càng hung hãn, chính phủ và dân chúng Ba Lan càng thêm lo âu vì tương quan lực lượng giữa hai bên quá chênh lệch. Để cân bằng, Ba Lan ráo riết vận động chính phủ Mỹ xây dựng một căn cứ cho quân đội Mỹ trú đóng như đang trú đóng tại nhiều quốc gia khu vực Tây Âu. Không chỉ vận động, Ba Lan còn cam kết chi hai tỉ Mỹ kim để xây dựng một căn cứ như thế cho Mỹ trên đất Ba Lan (5).
***
Cho đến giờ vẫn chưa thấy thông tin nào liên quan đến chuyện Việt Nam tham gia các Pacific Pathways. Đề nghị của Mỹ với Việt Nam: Hợp tác thành lập một hệ thống kho dự trữ quân nhu, quân cụ tại Việt Nam để quân đội Mỹ có thể có đủ vật dụng thực hiện ngay các chiến dịch hỗ trợ nhân đạo, ứng phó với thiên tai trong khu vực dường như chưa có tiến triển nào mới.
Dẫu nỗ lực đẩy mạnh hợp tác về an ninh – quốc phòng với nhiều quốc gia, trong đó có Mỹ, song hệ thống chính trị, hệ thống công quyền tại Việt Nam vẫn khăng khăng khẳng định sẽ tiếp tục duy trì “chính sách ba không”: Không liên minh quân sự. Không cho bất kỳ quốc gia nào đặt căn cứ quân sự tại Việt Nam. Không sử dụng quan hệ song phương nhắm vào một quốc gia khác.
Tự thân “chính sách ba không” không sai, cũng chẳng xấu, thậm chí là nhất thiết phải như thế nếu có thể bảo đảm được sự tự chủ, bảo vệ được chủ quyền lãnh thổ.
Vấn đề nằm ở chỗ, “chính sách ba không” lại do những cá nhân nhất mực khẳng định: Việt Nam và Trung Quốc có một “di sản quý báu là sự tương đồng ý thức hệ” với “đặc trưng cùng do đảng Cộng sản lãnh đạo” nên “tạo ra mối quan hệ đặc biệt”, “chi phối cách ứng xử của cả hai”, thành ra “nếu có được một người bạn xã hội chủ nghĩa rất lớn bên cạnh ủng hộ và hợp tác cùng có lợi thì sẽ vô cùng thuận lợi cho sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam” (6) – soạn thảo.
Cứ so sánh việc thực thi “chính sách ba không” với thực tế ắt sẽ thấy hệ thống chính trị, hệ thống công quyền Việt Nam có bảo đảm được sự tự chủ, bảo vệ được chủ quyền hay không.
Do cách chuyển ngữ, không nhiều người Việt biết rằng, nền tảng của chủ nghĩa phát xít (Nazism – National Socialism) là chủ nghĩa xã hội nhưng đề cao vai trò quốc gia, không chú trọng tới “tinh thần quốc tế vô sản”. Tên đầy đủ của đảng Quốc xã, lãnh đạo toàn diện, tuyệt đối nhà nước phát xít Đức là Đảng Công nhân Xã hội chủ nghĩa Quốc gia Đức (National Socialist German Workers’ Party). Cho dù Đảng Quốc xã và đảng Cộng sản Liên Xô có “sự tương đồng ý thức hệ” nhưng di sản rõ ràng không… quý báu chút nào.
Tương tự, nếu đọc lịch sử Ba Lan chắc chắn sẽ nhận ra ngay lập tức, từ thập niên đầu tiên của thế kỷ 20 cho đến cuối thập niên 1980, Liên Xô là “một người bạn xã hội chủ nghĩa rất lớn luôn ở bên cạnh Ba Lan để ủng hộ và hợp tác cùng có lợi” nhưng “sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội” ở Ba Lan luôn luôn đẫm máu và nước mắt. Dân Ba Lan đã từng hết sức tuyệt vọng khi những người cộng sản Ba Lan là tác nhân khiến 80% sĩ quan quân đội Ba Lan là… công dân Liên Xô.
Chú thích
(

0 nhận xét

Leave a comment

Được tạo bởi Blogger.