Long Xuyên Hải Ngoại

Dù số phận mang tới điều gì,

hãy can đảm tranh đấu cho quê hương tự do

Tin Biển Đông – 08/03/2019

Thứ Sáu, 8 tháng 3, 2019 19:22 // ,

Tin Biển Đông – 08/03/2019

Đô đốc Philip Davidson tiếp tục cảnh báo

hoạt động gia tăng của Trung Quốc tại Biển Đông

Đô Đốc Philip Davidson, Chỉ huy Bộ Tư Lệnh Ấn Độ- Thái Bình Dương của Hoa Kỳ, tiếp tục cảnh báo hoạt động quân sự gia tăng của Trung Quốc tại khu vực Biển Đông.
Mạng Thời Báo Hoa Nam Buổi Sáng vào ngày 7 tháng 3 có bài dẫn nguồn từ AP và Bloomberg về cảnh báo của Đô Đốc Philip Davidson như vừa nêu.
Theo Đô đốc Philip Davidson thì Hoa Kỳ quan sát thấy có tình trạng gia tăng hoạt động quân sự của Trung Quốc tại khu vực Biển Đông trong năm qua. Tuy nhiên ông này từ chối không định lượng về hoạt động gia tăng cũng như cho biết số những cuộc tuần tra tự do hàng hải của Hoa Kỳ trong khu vực có tăng lên hay vẫn ổn định.
Dẫu thế vị chỉ huy Bộ Tư Lệnh Ấn Độ- Thái Bình Dương này nhấn mạnh Hoa Kỳ kiên quyết vẫn can dự vào khu vực và mô tả Hoa Kỳ là một ‘thế lực Thái Bình Dương bền vững’.
Trong trả lời báo giới ở Singapore vào ngày Thứ Năm 7 tháng 3, Đô đốc Philip Davidson, nói rằng Trung Quốc đang xây dựng ở Biển Đông chứ không giảm gì cả theo đúng nghĩa của từ này. Ông xác quyết vào năm ngoái phía Trung Quốc gia tăng hoạt động với tàu bè, máy bay chiến đấu, máy bay ném bom nhiều hơn năm trước.
Theo Đô Đốc Philip Davidson thì điều đó thật là mối nguy hiểm cho luồng mậu dịch đi qua tuyến đường hàng hải này, nguy hiểm cho hoạt động thương mại, nguy hiểm cho nguồn thông tin tài chính được truyền tải qua đường cáp dưới Biển Đông.
Những phát biểu của Đô Đốc Philip Davidson như vừa nêu là những tuyên bố mới nhất từ một quan chức cao cấp Hoa Kỳ nhằm bảo đảm với các đồng minh Đông Nam Á về cam kết của Mỹ đối với vùng mà Hoa Kỳ gọi là Ấn Độ- Thái Bình Dương.
Đô Đốc Philip Davidson nhậm nhiệm vụ chỉ huy chừng 380 ngàn nhân sự thuộc Bộ Tư Lệnh Ấn Độ- Thái Bình Dương kể từ tháng tư năm ngoái.

Pháp và Nhật Bản tăng cường hợp tác, phối hợp lập trường

trong vấn đề Biển Đông trước ảnh hưởng của TQ

Là hai quốc gia đóng vai trò quan trọng trong các vấn đề quốc tế, khu vực hiện nay, Pháp và Nhật Bản cũng đang cho thấy những tín hiệu về tăng cường hợp tác, phối hợp lập trường trong vấn đề Biển Đông. Gần đây nhất là Cuộc đối thoại song phương “2+2” Nhật Bản – Pháp.
Tại cuộc đối thoại cấp Bộ trưởng Ngoại giao và Quốc phòng (2+2) lần thứ 5 giữa Pháp và Nhật Bản diễn ra tại Pháp hôm 11/1, hai bên đã thống nhất thiết lập một cơ chế đối thoại song phương “2+2” về vấn đề biển toàn cầu nhằm cho phép Nhật Bản và Pháp tăng cường quan hệ,hợp tác liên quan đến vấn đề biển, bao gồm lĩnh vực an ninh, kinh tế, khí hậu môi trường và khoa học đại dương. Dự kiến sẽ tổ chức một diễn đàn quy mô lớn về đại dương lần đầu tiên trong năm nay (2019). Ngoại trưởng Pháp Le Drian cho rằng “phần lớn những thách thức trong an ninh thời đại hiện nay đó là vấn đề trật tự thế giới, là vấn đề bảo vệ môi trường và một phần trong thách thức to lớn đó đó từ nay về sau có lẽ chính là vấn đề biển và đại dương”.
Trong Tuyên bố chung sau cuộc Đối thoại, Pháp và Nhật Bản khẳng định sẽ tiếp tục cam kết ủng hộ việc duy trì một trật tự được thiết lập dựa trên những quy tắc trong lĩnh vực biển và dựa trên những nguyên tắc của luật pháp quốc tế như Công ươc Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS), nhấn mạnh tầm quan trọng của tự do hàng hải và hàng không thương mại, kiềm chế và giải quyết những tranh chấp bằng con đường hòa bình thông qua các biện pháp ngoại giao và pháp lý. Các Bộ trưởng hai bên cũng bày tỏ quan ngại sâu sắc về tình hình Biển Đông và Biển Hoa Đông hiện nay, đồng thời phản đối mạnh mẽ đối với các biện pháp đơn phương là gia tăng căng thẳng, gây hại cho sự ổn định khu vực và trật tự quốc tế được thiết lập trên cơ sở các quy tắc. Hai bên yêu cầu các bên tôn trọng và thực hiện những nghĩa vụ của mình theo luật pháp quốc tế. Nhấn mạnh tầm quan trọng của các cuộc đàm phán nhằm xây dựng một Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) hiệu quả, phù hợp với luật pháp quốc tế và đảm bảo duy trì một không gian biển tự do, rộng mở.
Biển Đông là tuyến đường biển vận tải hàng hóa quan trọng bậc nhất đối với Nhật Bản. Khoảng 42% hàng hóa của Nhật Bản đi qua Biển Đông. Các hàng hóa của Nhật đi qua Biển Đông chủ yếu là nguyên liệu, đặc biệt các loại nhiên liệu hóa thạch mà Nhật nhập khẩu để đảm bảo ổn định năng lượng. Nếu như có xung đột xảy ra tại Biển Đông khiến tất cả các tuyến hàng hải đi qua đây bị đình trệ, Nhật Bản sẽ phải bỏ ra thêm 50% chi phí vận tải để đi các tuyến đường thay thế khác. Bên cạnh đó là một nước trong khu vực, Nhật Bản cần sự ổn định vì bất cứ sự bất ổn định nào trong khu vực Biển Đông đều có thể tác động đến sự ổn định và phát triển kinh tế của Nhật Bản.
Những năm gần đây, Nhật Bản đã tích cực tham gia vào vấn đề tranh chấp Biển Đông. Từ năm 2010, nước này đã luôn công khai chỉ trích Trung Quốc về tranh chấp Biển Đông, kêu gọi một giải pháp thương lượng giữa các bên tranh chấp, trong đó có Việt Nam và Philippines.Nhật Bản đã làm việc cùng với Mỹ và một số quốc gia Đông Nam Á để nêu lên giải pháp này trong nhiều diễn đàn khu vực như Thượng đỉnh Đông Á hàng năm. Nhật Bản cũng hợp tác với các quốc gia vùng eo biển Malacca, một chốt giao
thông đường biển quan trọng, để đảm bảo an toàn cho tàu buôn qua lại nơi này. Tokyo đã đóng góp cho những hoạt động chống hải tặc trong vùng và giúp phát triển mạng lưới tuần duyên đã được mở rộng ra các nước ven bờ Ấn Độ Dương. Nhật đã cung cấp tàu tuần tra cho Việt Nam và Philippines từ năm 2015, cho dù đã từ chối yêu cầu của Philippines về máy bay do thám và chống tàu ngầm P3-C. Trên bình diện rộng lớn hơn, tàu chở trực thăng Izumo đã tham gia cuộc tập trận Malabar ở Biển Đông cùng với Hải quân Mỹ và Ấn Độ vào năm 2017. Năm 2018, Nhật Bản tiếp tục cuộc tập trận tàu ngầm ở Biển Đông, được giới quan sát cho là nhằm chống lại việc Trung Quốc quân sự hóa Biển Đông.
Sự phối hợp lập trường giữa Nhật Bản và Pháp thể hiện thông qua việc cả hai đều tuyên bố không đứng về bên nào trong tranh chấp lãnh thổ và vùng biển; chủ trương các tranh chấp phải giải quyết một cách hòa bình, tôn trọng luật pháp quốc tế, tôn trọng trật tự toàn cầu dựa trên luật pháp; đảm bảo một khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương, trong đó bao gồm cả Biển Đông, tự do và mở, các nước tôn trọng tự do hàng hải và hàng không, thương mại biển không bị cản trở ảnh hưởng đến thịnh vượng của Nhật Bản; giúp nâng cao năng lực cho các nước là các bên tranh chấp ở Biển Đông.Nhấn mạnh tầm quan trọng của các cuộc đàm phán nhằm xây dựng một COC hiệu quả, phù hợp với luật pháp quốc tế và đảm bảo duy trì một không gian biển tự do, rộng mở.
Tháng 7/2018, Không quân Pháp đã triển khai 3 máy bay chiến đấu Rafale B, 1 máy bay vận tải quân sự A400M và 1 máy bay tiếp nhiên liệu C135 tại vùng lãnh thổ Bắc Australia trong khuôn khổ cuộc tập trận chung đa phương thường niên mang tên Pitch Black do Australia chủ trì. Tiếp sau cuộc tập trận không quân thuộc hàng lớn nhất tại châu Á – Thái Bình Dương nói trên, Pháp tiến hành Sứ mệnh tự do hàng hải vào tháng 8, trong đó triển khai một đội thuộc không quân nước này tới thăm Indonesia, Malaysia, Singapore và Ấn Độ. Các máy bay trong sứ mệnh tự do hàng hải sẽ di chuyển qua khu vực phía Nam của biển Đông và đây được xem là cơ hội cho Pháp khẳng định quyền tự do hàng hải và hàng không theo UNCLOS.

Một loạt sự việc sau vụ ‘TQ vây bãi cát’ g

ần đảo Thị Tứ ở Trường Sa

Sau vụ đảo Thị Tứ ở bị thuyền Trung Quốc chặn lối vào, phát biểu mới nhất của Hoa Kỳ về hiệp ước phòng thủ chung đã gây ra phản ứng từ chính Philippines vì ngại kéo vào xung đột với Trung Quốc.
Phát biểu ở Manila hôm 1/03/2019 bên cạnh Bộ trưởng Ngoại giao nước chủ nhà Teodoro Locsin, Bộ trưởng Mike Pompeo của Hoa Kỳ đã nói:
“Mọi tấn công vũ trang vào quân lực Philippines, máy bay, tàu thuyền của nhà nước ở Biển Nam Trung Hoa sẽ kích hoạt các trách nhiệm trong Điều 4, Hiệp ước Hỗ tương Quốc phòng.”
Phát biểu này được nêu ra không lâu sau khi có tin tàu thuyền Trung Quốc “ào vào” đảo Thị Tứ, điều mà Philippines nói là không phải sự thật.
Tuy nhiên, trước đó, ông Roberto del Mundo, thị trưởng Kalayaan có quyền quản trị Thị Tứ, cho hay các tàu thuyền Trung Quốc “đuổi tàu cá Philippines ra khỏi một bãi cạn bên ngoài đảo, cách 3 km, trong khoảng thời gian cả tháng 1 và 2″.
Philippines nói việc này “chưa tới mức quấy rối” nhưng phía TQ đã chặn lối vào điểm mà ngư dân Philippines coi là nơi đánh cá của họ.
Nhưng ông Pompeo đã tranh thủ chuyến thăm Philippines, sau khi rời Hà Nội dự thượng đỉnh Mỹ – Triều, để nói thẳng rằng “việc xây cất của Trung Quốc trên các đảo là đang đe dọa chủ quyền Philippines”.
Lời ông Pompeo được cho là chuyển biến quan trọng trong cách nhìn của Hoa Kỳ về tranh chấp Biển Đông.
Hồi 2018, Bộ trưởng Quốc phòng khi đó của Mỹ, ông James Mattis từ chối xác nhận đảm bảo an ninh cho Philippines ở mức mà ông Pompeo nêu ra.
Tuy thế, chính Bộ trưởng Quốc phòng Philippines lại nói hôm 05/03 rằng Hiệp ước quốc phòng với Hoa Kỳ cần được xem lại.
ABS-CBN TV đưa tin ông Delfin Lorenzana nói về hiệp ước có 67 năm qua rằng nó “có thể gây hiểu nhầm và hỗn loạn khi có khủng hoảng”.
Bộ trưởng Ngoại giao Locsin cũng nói chính việc Hoa Kỳ “đưa ngày càng nhiều chiến hạm qua lại vùng Biển Tây Philippine nên họ sẽ nhiều khả năng dính líu vào chiến tranh mà chúng ta không hề muốn”.
Nhưng nếu hiệp ước quốc phòng đẩy Philippines “can dự vào cuộc chiến có nổ súng (shooting war)” thì đó là điều nước này không mong muốn, ông nói.
Được biết hôm 04/03, hai pháo đài bay B-52 của Hoa Kỳ từ Guam lại bay vào Biển Đông và tới gần các đảo tranh chấp.
Lần cuối Hoa Kỳ cử B-52 vào vùng này là tháng 11/2018.
Đô đốc Philip Davidson, tư lệnh Bộ Chỉ huy Ấn Độ -Thái Bình Dương nói quân lực Hoa Kỳ quan sát thấy nhiều tàu chiến, chiến đấu cơ và máy bay ném bom hơn so với năm ngoái trong vùng biển tranh chấp.
Vụ việc quanh Đảo Thị Tứ
Theo trang Rappler của Philippines (06/03/2019), đánh giá của giới quan sát hồi đầu năm nói hàng chục tàu ‘dân quân’ Trung Quốc tiến vào vùng gần đảo Thị Tứ (Thitu, hay Pag-asa) ở vùng Biển Tây Philippine trong Biển Đông.
Các thuyền Trung Quốc có lúc lên tới 95 chiếc, có lúc rút xuống 24 chiếc, và họ tiến vào sau khi Philippines bắt đầu xây cất trên hòn đảo này.
Các thông tin trên do chương trình ‘Asia Maritime Transparency Initiative (AMTI) thuộc Viện nghiên cứu quốc tế chiến lược CSIS ở Washington công bố.
Các thuyền TQ bắt đầu có mặt ở khoảng giữa Đá Subi và đảo Thị Tứ (diện tích 37km vuông) từ tháng 7/2018.
Nhưng đỉnh cao là tháng 12/2018, khi “có 95 thuyền TQ xuất hiện hôm 20/12, và giảm xuống 42 thuyền vào ngày 26/01″, theo AMTI mà trang Rappler trích dẫn.
Theo AMTI, đây là hoạt động đáp trả việc Philippines sửa chữa đường băng trên đảo Thị Tứ, nơi có vài trăm dân thường sinh sống cùng một đơn vị quân đội, từ tháng 5/2018.
Được biết công tác này sẽ chỉ hoàn tất “trong phần đầu năm 2019″, theo trang Daily Inquirer của Philippines trích Bộ trưởng Quốc phòng Delfin Lorenzana hôm 04/02.
Hiện chưa rõ là các thuyền ‘dân quân’ của Trung Quốc còn ở quanh đảo Thị Tứ hay không.
Hôm 05/03, báo Úc vẫn có bài nói về “chiêu bài dùng dân quân cướp đảo mới nhất của Trung Quốc” để nói về việc này.
Bài ‘China’s latest island grab: Fishing ‘militia’ makes move on sandbars around Philippines’ Thitu Island‘ nhắc lại các vụ việc lấn và xây cất vùng đảo TQ thực hiện từ những năm qua và đặt câu chuyện Thị Tứ vào bối cảnh Quốc hội Trung Quốc họp tuần này ở Bắc Kinh.
Một quan chức cao cấp TQ phát biểu ở Bắc Kinh rằng “bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ không phải là đe dọa cho nước khác”, theo bài của AFP trên ABC.
Cũng trong năm 2019, các nước trong vùng tiếp tục đầu tư vào hải quân và nhất là hạm đội tàu ngầm dù không nói thẳng là vì vấn đề Biển Đông.
Trong tháng 2/2019, Úc ký với Pháp hợp đồng đóng 12 tàu ngầm động cơ diesel, trị giá 35 tỷ USD.
Cùng tháng, Singapore nhận một trong bốn tàu ngầm Type 212 từ Đức và Ấn Độ sắp ký với Nga hợp đồng 3 tỷ USD thuê tàu ngầm lớp Akula.
Báo chí Việt Nam
Truyền thông Việt Nam trong dịp này cũng xuất hiện một số tin bài liên quan đến các diễn biến mới nhất về Biển Đông.
Báo Tuổi Trẻ Online hôm 07/3 đưa tin về cuộc họp liên Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam – Philippines gần nhất và cho hay:
“Tại cuộc họp lần thứ 9 Ủy ban hỗn hợp về hợp tác song phương Việt Nam – Philippines ở Manila ngày 6-3, Ngoại trưởng Philippines Teodoro Lopez Locsin và Phó thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh đã trao đổi và chia sẻ quan ngại về những diễn biến gần đây ở Biển Đông.”
Và báo tờ này đưa thêm một số chi tiết bình luận về bối cảnh và liên quan chủ quyền của Việt Nam với hòn đảo:
“Cuộc gặp giữa ngoại trưởng hai nước diễn ra trong bối cảnh căng thẳng ở Biển Đông có dấu hiệu quay trở lại những ngày qua, trong đó có những tin đồn liên quan đến đảo Thị Tứ.
“Đảo Thị Tứ thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam nhưng đang bị Philippines chiếm đóng phi pháp.”
Trước đó, hôm 06/3, Dân Trí trong bài báo đưa tin về cuộc họp giữa lãnh đạo ngành ngoại giao hai nước thành viên Asean này cho biết thêm một số chi tiết:
“Nhận lời mời của Bộ trưởng Ngoại giao Philippines Teodoro Lopez Locsin, ngày 6/3, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã thăm Philippines và đồng chủ trì Kỳ họp lần thứ 9 Uỷ ban hỗn hợp về Hợp tác song phương Việt Nam – Philippines.
“Hai bên trao đổi sâu và cùng chia sẻ quan ngại về những diễn biến gần đây ở Biển Đông, nhấn mạnh tầm quan trọng chiến lược của việc bảo đảm hòa bình, an ninh, an toàn hàng hải và hàng không ở Biển Đông, giải quyết hoà bình các tranh chấp, kiềm chế, không làm phức tạp tình hình, không quân sự hoá, tôn trọng luật pháp quốc tế và Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, tôn trọng các tiến trình ngoại giao và pháp lý, thực hiện đầy đủ Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và sớm đạt được Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) thực chất, hiệu quả.”

Căng thẳng Biển Đông gia tăng

sau vụ Trung Quốc đâm chìm tàu Việt Nam

Tình hình Biển Đông lại càng thêm căng thẳng sau khi chính quyền Hà Nội tố cáo một tàu của Trung Quốc đâm chìm một tàu cá của Việt Nam.
Theo thông báo của Uỷ ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn của Việt Nam, vào sáng ngày 06/03/2019, trong khu vực đảo Đá Lồi thuộc quần đảo Hoàng Sa, một tàu cá của Quảng Ngãi đã bị một tàu Trung Quốc đâm chìm. Sau khi bị đâm, tàu cá Quảng Ngãi chỉ nổi phần mũi, năm ngư dân trên tàu phải bám vào phần nổi này cho đến khi một tàu cá khác của Việt Nam cứu vớt an toàn vào trưa hôm đó.
Không chỉ Việt Nam, mà cả chuyên gia quốc tế cũng cáo buộc Trung Quốc. Theo hãng tin AAP của Úc, ông Greg Poling, một nhà nghiên cứu thuộc Chương trình Đông Nam Á của Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược ( CSIS ), đã viết trên mạng Twitter ngày 07/03 : “Có tin là một tàu Trung Quốc lại đâm chìm một tàu cá Việt Nam ở khu vực Hoàng Sa. Các nước láng giềng Trung Quốc đã trở nên giống như bị tê liệt trước những hành động bạo lực và hù dọa liên tục với cường độ thấp đến mức rất ít khi được nói đến trên báo chí của khu vực.”
Trung Quốc cũng không bao giờ nhìn nhận là tàu của họ đâm chìm tàu Việt Nam. Theo Hoàn cầu Thời báo, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng ngày 07/03 đã bác bỏ cáo buộc của Việt Nam, khẳng định là chính một tàu của nước này đã cứu năm người trên một tàu đánh cá Việt Nam gặp nạn ở Biển Đông “sau khi nhận được tín hiệu cấp cứu” từ tàu cá này vào sáng ngày 06/03.
Hoàn Cầu Thời Báo còn trích dẫn một nhà nghiên cứu Trung Quốc thuộc Viện Quốc gia về biển Hoa Nam (Biển Đông) khẳng định quần đảo Hoàng Sa là thuộc lãnh thổ Trung Quốc và thuộc sự quản lý của Trung Quốc, nhưng Việt Nam thường xuyên đưa các tàu đánh cá đến Cho đến hôm nay, bộ Ngoại Giao Việt Nam vẫn chưa lên tiếng về tuyên bố của phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung Quốc. Trước đó, chính quyền Hà Nội và báo chí chính thức của Việt Nam cũng đã từng tố cáo nhiều vụ tàu cá Việt Nam bị tàu Trung Quốc tấn công. Chẳng hạn, theo báo Tuổi Trẻ, trong tháng 4-5/2019, hơn 10 tàu cá Việt Nam đã bị các tàu Trung Quốc tấn công và cướp tài sản khi đang đánh bắt cá ở vùng Biển Đông.
Vấn đề là vụ đâm chìm tàu Quảng Ngãi ngày 06/03 sẽ còn tái diễn liên tục, bởi vì đối với Bắc Kinh, tàu cá của Việt Nam đánh bắt cá ở vùng biển Hoàng Sa (quần đảo mà Trung Quốc đã chiếm từ tay Việt Nam Cộng Hòa vào năm 1974), cho dù là trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, cũng đều bị coi là xâm phạm chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc. Nhất là trong lúc này, Bắc Kinh có vẻ như đang mở một mặt trận mới trên Biển Đông, đó là mặt trận đánh bắt cá, mà ở đó các tàu cá của Việt Nam khó mà chống đỡ được trước những chiếc tàu cá và tàu tuần duyên lớn hơn, trang bị tốt hơn nhiều.
Nguồn hải sản trên Biển Đông càng khan hiếm thì nguy cơ xảy ra đụng độ ngày càng lớn. Một công trình nghiên cứu của CSIS, dựa trên trên các ảnh vệ tinh và các công nghệ định vị các tàu cá cho thấy là hoạt động đánh bắt cá ở Biển Đông đang gia tăng hàng năm và một bộ phận đội tàu cá của Trung Quốc nay hoạt động như là một lực lượng dân quân bán quân sự hơn là tàu cá đơn thuần.
Căng thẳng về đánh bắt cá ở Biển Đông không chỉ xảy ra giữa Trung Quốc với Việt Nam, mà tàu tuần duyên Trung Quốc cũng thường xuyên sách nhiễu, thậm chí bắn vòi nước, nổ súng cảnh cáo các tàu cá của Philippines.

0 nhận xét

Leave a comment

Được tạo bởi Blogger.