Kỷ niệm 60 năm cuộc đấu tranh của người Tây Tạng chống bạo quyền
- Ngụy Kinh Sinh (Wei Jingsheng) - Lê Minh Nguyên dịch
Sáu mươi năm trước, người dân Tây Tạng không thể chịu đựng được sự áp bức bạo tàn của chế độ Cộng sản Trung Quốc nên họ đã đứng lên đấu tranh chống bạo quyền CSTQ. Chế độ Cộng sản ở TQ đã sử dụng hơn một triệu lực lượng vũ trang để đàn áp Tây Tạng, nơi có dân số dưới hai triệu người vào thời điểm đó. Họ đã giết rất nhiều người Tây Tạng đến mức nhiều nơi bị biến thành “vùng đất không người”. Giờ đây nhiều người trên khắp thế giới tưởng niệm những anh hùng, nạn nhân đã ngã xuống khi đó.
Chúng ta nên ôn lại lịch sử khốc liệt và bi thảm này. Nhiều người, thậm chí cả các học giả TQ đại lục, đã bị giáo dục tẩy não của Đảng CSTQ trong nhiều năm. Họ vẫn gọi lịch sử cuộc đấu tranh khốc liệt và bi thảm của người Tây Tạng chống lại bạo lực của ĐCSTQ là “(ĐCSTQ) dập tắt cuộc nổi loạn và phản bội của Tây Tạng”. Vì vậy, trước tiên, chúng ta hãy nói ai là những người đã phản bội.
Vị thế của chính quyền Tây Tạng trong triều đại nhà Thanh, nó là một phần của liên minh đế chế. Phật giáo Tây Tạng là tôn giáo quốc gia của nhà Thanh, và nhà Thanh có vai trò bảo vệ quân sự và ngoại giao cho một Tây Tạng yếu hơn. Cấu trúc này khác với lịch sử của phương Tây và cái gọi là luật pháp quốc tế, và cũng khác với mối quan hệ chư hầu phổ biến cổ xưa hay mối quan hệ thuộc địa. Do đó, nhiều học giả không bao giờ có thể hiểu được vấn đề Tây Tạng.
Cách thức của mối quan hệ này tương tự như một liên minh hoặc liên hiệp có lợi cho cả hai bên, nhưng không phải là chủ quyền lãnh thổ. Trước khi chế độ CSTQ chiếm Tây Tạng, chính phủ của Đạt Lai Lạc Ma hoàn toàn có chủ quyền. Điều này giống như Hoa Kỳ đóng quân tại nhiều quốc gia và điều phối các chính sách đối ngoại, nhưng điều đó không có nghĩa là những quốc gia đó trở thành lãnh thổ của Hoa Kỳ. Về điểm quan trọng này, các sử gia của ĐCSTQ và của vương triều cho thấy là họ đã nói dối.
Vào đầu thế kỷ trước, người Anh đã xâm chiếm Tây Tạng nhiều lần để buộc Tây Tạng phải huỷ bỏ mối quan hệ với TQ, thậm chí chiếm Lhasa và buộc Đức Đạt Lai Lạt Ma phải chạy trốn đến Qamdo. Ngay cả khi đó, Tây Tạng vẫn không thay đổi mối quan hệ đặc biệt với TQ. Vậy thì tại sao lại có cái gọi là “cuộc nổi loạn của Tây Tạng” sau này?
Đó là bởi vì theo quyết định của Đặng Tiểu Bình, quân đội CSTQ đã xâm chiếm Tây Tạng và bắt giữ bộ trưởng Ngapoi Nwang Jinmei khi đó. Tại Bắc Kinh, Ngapoi Nwang Jinmei đã bị buộc phải ký một thỏa thuận dưới áp lực, cái được gọi là Thỏa Thuận 17 Điểm. Tôi đã từng trực diện hỏi Đức Đạt Lai Lạt Ma. Ông nói rằng chính phủ Tây Tạng chưa bao giờ ký một thỏa thuận như vậy, do đó thỏa thuận này chỉ là một thỏa thuận chưa ký nên không có ý nghĩa pháp lý, chứ chưa nói đến nó là một hiệp ước. Do đó, trên bình diện pháp lý Tây Tạng không hề mất chủ quyền.
Vì trên thực tế Tây Tạng bị quân đội CSTQ chiếm đóng, và cũng vì những lời hứa ngọt ngào của Mao Trạch Đông, hơn nữa do không muốn thấy người Tây Tạng tiếp tục bị rơi vào sự hy sinh không cần thiết, chính phủ Tây Tạng đã chấp nhận thực tế này và hy vọng rằng chế độ CSTQ sẽ tuân theo lời hứa rằng sẽ để Tây Tạng không thay đổi trong 50 năm. Tây Tạng đã cố gắng tiếp tục cải cách toàn diện về chính trị, kinh tế và xã hội mà họ đã bắt đầu trước khi Cộng sản chiếm đóng.
Tuy nhiên, chưa đầy mười năm sau, trong một cuộc họp nội bộ của Đảng CSTQ do Đặng Tiểu Bình chủ trì đã quyết định thực hiện việc cộng sản hoá bằng cải cách ruộng đất và cải cách chính trị ở tất cả các khu vực Tây Tạng bao gồm Thanh Hải và Tứ Xuyên, và tập thể hoá (communize) tất cả các khu vực Tây Tạng trong một thời gian ngắn. Điều này đã vi phạm quyền và lợi ích của giới quý tộc Tây Tạng, và thậm chí còn vi phạm quyền và lợi ích của phần lớn nông nô và người Tây Tạng tự do. Nó giống như cải cách các doanh nghiệp nhà nước của chế độ CSTQ trong những năm 1980s và 1990s, dẫn đến những khó khăn cho một số lớn cán bộ và công nhân TQ để thích nghi, vì nó cần có thời gian để cải tổ dần dần
Chính vì sự trí trá trong hành động này của ĐCSTQ đã làm dấy lên cuộc nổi loạn trong tuyệt vọng của tất cả người dân Tây Tạng. Vào thời điểm đó, ĐCSTQ đã thoát khỏi gánh nặng của cuộc Chiến tranh Triều Tiên và hoàn toàn có khả năng để giải quyết vấn đề Tây Tạng. Do đó, ĐCSTQ đã sử dụng hơn một triệu quân đội TQ với vũ khí tối tân để thực hiện một cuộc tàn sát toàn diện và bạo tàn để đàn áp người Tây Tạng chống lại bạo lực của họ. ĐCSTQ cũng thực hiện sự tuyên truyền tẩy não bằng cách làm sai lệch sự thật, dẫn đến lòng thù hằn giữa người Tây Tạng và người Hán, do đó nó tạo nền móng cho những vấn nạn sâu xa cho tương lai.
Tóm lại, chính sự phản bội và giết chóc bạo tàn của ĐCSTQ đã dẫn đến thảm kịch khủng khiếp kéo dài cho đến ngày nay. Sự phản kháng của người dân Tây Tạng đối với sự chuyên chế và mong muốn độc lập của họ không những có ý nghĩa mà còn hợp lý. Hơn nữa, sự độc lập và có chủ quyền của chính quyền Tây Tạng trên bình diện pháp lý đã không thay đổi mặc dù có sự chiếm đóng của chế độ CSTQ. Do đó, chính phủ Tây Tạng lưu vong dưới sự lãnh đạo của Đức Đạt Lai Lạt Ma đã nhận được sự thông cảm và giúp đỡ từ hầu hết các quốc gia trên thế giới.
Liệu Tây Tạng sẽ tách khỏi Trung Quốc trong tương lai? Trước hết, người ta phải tôn trọng cái thực tế là Tây Tạng vẫn độc lập trên mặt pháp lý. Thứ hai, người dân Tây Tạng đắng cay và căm ghét chế độ Cộng sản sẽ không bao giờ hợp tác với Đảng CSTQ độc tài, vì vậy không cần phải nói về việc có tách biệ
t hay không. Khi tương lai của TQ có dân chủ tự do, tương lai của Tây Tạng, cũng như chủ quyền của Tây Tạng, nên được quyết định bởi chính người dân Tây Tạng và nguời ngoài không cần phải lo lắng.
0 nhận xét