Long Xuyên Hải Ngoại

Dù số phận mang tới điều gì,

hãy can đảm tranh đấu cho quê hương tự do

Khi ông Trump sử dụng quyền lực của cường quốc Hoa Kỳ

Thứ Hai, 18 tháng 3, 2019 15:50 // ,


Dưới ‘triều đại’ của tổng thống Don- ald Trump hình như Tập Cận Bình đã  không còn thời gian “thảnh thơi” như dưới thời ông Obama. Và hình như đã qua rồi cái thời lâu lâu tầu chiến của Mỹ lại đến biển Đông ‘cùng uống trà, ngắm trăng” rồi đi về. Rồi sau  đó, ‘chúng ta’ lại cùng rủ nhau ‘đóng phim’ đại loại như cũng có ‘diễn viên’ bộ ngoại giao Trung Quốc đăng đàn phản đối, phía Mỹ cũng lên tiếng cảnh cáo Trung Quốc không được ‘làm càn’ trên biển Đông, kiểu như ‘đừng có ỷ lớn hiếp nhỏ’, nói chung là ‘đấu võ  miệng’ rồi đâu lại vào đó. Trung Quốc tiếp tục xây dựng căn cứ trên những hòn đảo mà Trung Quốc đã xâm lược của nước khác.
Thế nhưng, dưới thời ông Trump thì ‘võ miệng’ đã được thay bằng ‘võ thiệt’.
Cái việc tuần tra trên biển Đông không chỉ có tàu chiến mà cả máy bay chiến lược B 52, không phải theo định kỳ vài tháng mà là thường xuyên. Tuy nhiên, giới phân tích nhận định rằng, việc tuần tra trên biển Đông chỉ mang thông điệp cảnh báo và khẳng định cái ‘lưỡi bò’ của Trung Quốc là phi pháp, nhưng không thể ngăn được tham vọng của Trung Quốc.
Muốn chặn đứng tham vọng của Trung Quốc thì cần phải ‘liều thuốc’ thực tế. Đầu tiên, khi mới cầm quyền ông Trump chào hỏi Đông Tây Nam Bắc nhưng cố tình quên Trung Quốc. Các ‘thầy chạy’ của Trung Quốc phải mở hết các kênh ngoại giao mới sắp xếp được cho Tập Cận Bình cuộc gặp với ông Trump.
Những tưởng rằng, mối quan hệ ‘nồng ấm’ này được duy trì. Nhưng niềm vui chẳng tầy gang thì ông Trump tuyên bố xem xét lại ‘quy chế một Trung Quốc’ khiến họ Tập muốn nhảy dựng. Rồi ông Trump đã làm một điều giống như ‘xát muối vào tim’ của họ Tập là thông qua điều luật khuyến khích các quan chức cao cấp Hoa Kỳ – Đài Loan nên qua lại ‘thăm hỏi’ lẫn nhau, và kèm theo đó Hoa Kỳ khai trương văn phòng phái bộ tại Đài Bắc – Đài Loan ( thực chất đây là được xem là đại sứ quán của Hoa Kỳ), tiếp theo đó tàu chiến Hoa Kỳ đi qua eo biển Đài Loan gọi là ‘tham quan xã giao’ khiến giới quân sự Trung Quốc muốn ‘nổi điên’ Tiếp đó là Hoa Kỳ đã chủ động khơi mào cuộc chiến thương mại, lúc đầu thì Trung Quốc cũng huênh hoang tuyên bố văng cả ‘nước miếng’, cũng gào cũng thét cuối cùng chắc cũng ‘hết hơi’ nên mới đây Tập Cận Bình đành xuống nước tuyên bố giảm thuế nhập khẩu xe hơi của Mỹ.
Mọi việc vẫn chưa dừng lại, có lẽ một trong những ‘liều thuốc’ khá mạnh mà Mỹ ép Trung Quốc phải uống đó là yêu cầu chính phủ Canada bắt giữ giám đốc tài chánh kiêm ‘công chúa’ của tập đoàn Hoa Vi (Huawei) là bà Mạnh Vãn Châu (Meng Wanzhou). Cũng xin nhấn mạnh ở đây, bắt giữ Mạnh Vãn Châu cũng có nghĩa là gây khó khăn cho tham vọng “Made in China 2025” của họ Tập, và quả thật mới đây Trung Quốc được cho là đã ngưng kế  hoạch “Made in China 2025”
Thế nhưng, trong một diễn tiến mới nhất, Hoa Kỳ đã đánh vào đúng huyệt ‘nhạy cảm’ của Trung Quốc đó là vấn đề Tây Tạng.
Mỹ ra cú đánh ‘tin tặc Trung Quốc’ và đòi quyền vào Tây Tạng ‘bình đẳng’ 
Hoa Kỳ buộc tội hình sự với tin tặc ‘làm cho tình báo Trung Quốc’ sau khi Tổng thống ký luật phạt quan chức TQ ngăn người Mỹ đến Tây Tạng.
Bộ Tư pháp Hoa Kỳ tuyên bố buộc tội hình sự đối với hai tin tặc được cho là có liên quan tới cơ quan tình báo chính của Trung Quốc.
Zhu Hua và Zhang Shilong bị cáo buộc nhắm vào các mạng ở Mỹ và các quốc gia đồng minh để đánh cắp bí mật thương mại và công nghệ.
Họ thuộc nhóm “hacking group” được biết  đến là phương thức tấn công mạng Ad- vanced Persistent Threat 10, theo cáo buộc.  Có ý kiến cho rằng họ hiện đang ở Trung Quốc.
Úc, Anh, Canada, Nhật, Hà Lan, New Zea- land và Thụy Điển cũng được báo cáo nằm  trong mục tiêu của hai tin tặc. Các báo châu Âu chiều tối 20/12 chạy tin nói Hoa Kỳ “cáo buộc Trung Quốc có hoạt động tin tặc toàn cầu”.
Zhu Hua và Zhang Shilong làm việc cho công ty Huaying Haitai và hợp tác với Bộ Công an Trung Quốc, theo cáo trạng.
Các tập đoàn Mỹ liên quan đến hàng không, công nghệ vũ trụ và không gian, và các cơ quan chính phủ như Hải quân và cơ quan vũ trụ NASA cũng bị nhắm đến, cáo trạng cho cho biết thêm. Thông báo về việc không tiết lộ cáo trạng, Phó Tổng chưởng lý Hoa Kỳ Rod Rosenstein cho  biết Trung Quốc đã vi phạm thỏa thuận 2015, theo đó họ cam kết không tham gia vào hoạt động gián điệp thương mại trên mạng.
Ông Rosenstein cho biết động thái của Bộ Tư pháp Hoa Kỳ được phối hợp với các đồng minh của Mỹ ở châu Âu và châu Á để ngăn chặn “sự xâm lược kinh tế của Trung Quốc”.
Ông nói thêm: “Chúng tôi muốn Trung Quốc chấm dứt các hoạt động phi pháp trên mạng.”
Người Mỹ đòi vào Tây Tạng ‘một cách bình đẳng’ 
Hôm 19/12 Tổng thống Donald Trump ký luật trừng phạt với mọi quan chức Trung Quốc ngăn cản người Mỹ đến Tây Tạng. Luật ‘Reciprocal Access to Tibet Act’ nay mở ra một thời kỳ mới trong việc Hoa Kỳ ủng hộ Tây Tạng và thách thức chính sách  của Trung Quốc ở vùng này.
Luật này yêu cầu Trung Quốc cho giới ngoại giao, báo chí và công dân Mỹ hưởng quyền đến Tây Tạng tương xứng với quyền của người Trung Quốc đến các vùng của Mỹ.
Về cơ bản, đây là luật nhắm vào các quan chức Trung Quốc”cản trở người Mỹ” tới Khu tự trị Tây Tạng, vùng mà Bắc Kinh thường hạn chế người nước ngoài tới thăm. Luật yêu cầu Bộ Ngoại giao Mỹ phải đánh giá trong vòng 90 ngày và báo lên Quốc hội về nhân sự Trung Quốc “chịu trách nhiệm ngăn cản người Mỹ tới Tây Tạng”. Các quan chức Trung Quốc đó sẽ bị bác visa nếu muốn sang Mỹ.
Bắc Kinh đã phản đối luật này, coi đây là sự can thiệp vào tình hình nội bộ của Trung Quốc, còn giới vận động nhân quyền ủng hộ người Tây Tạng thì vui mừng trước luật này.
Phuong Nghi (tổng hợp)

0 nhận xét

Leave a comment

Được tạo bởi Blogger.