Long Xuyên Hải Ngoại

Dù số phận mang tới điều gì,

hãy can đảm tranh đấu cho quê hương tự do

«Cuộc chiến Việt Nam dưới cái nhìn của chúng ta»

Thứ Bảy, 30 tháng 3, 2019 19:05 // ,

(Through our eyes The Vietnam War của Đạo diễn Fred Koster)

Nam Tử Việt & Anh@viet-video -. Sau hơn 2 tháng vận động đồng hương tại vùng Dallas-Ft. Worth, buổi hội thảo về cuốn phim tài liệu mang tên «Cuộc chiến Việt Nam dưới cái nhìn của chúng ta» (Through our eyes The Vietnam War) đã được tổ chức tại Trụ Sở Cộng Đồng NVQG Dallas vào 2:00 giờ chiều Chủ Nhật, 23/3/2019.


Sau lời tuyên bố khai mạc buổi hội thảo của ban tổ chức — trước khoảng 400 quan khách Việt Mỹ, thân hào nhân sĩ, cộng đồng, nhất là các hội đoàn cựu quân nhân VNCH trong vùng DFW, truyền thông báo chí, — là nghi thức chào cờ Việt Mỹ và phút mặc niệm. Và như thường lệ hầu hết quan khách hiện diện đều được ban tổ chức trang trọng giới thiệu, đặc biệt là các nhân vật đến từ các nơi xa như: HG Đỗ Thông Minh đến từ Nhật Bản, hai ký giả Dương Phục và Vũ Thanh Thủy đến từ Houston, nhà văn Đỗ Văn Phúc đến từ Austin… Tiến sĩ Phan Quan Trọng đến từ San Antonio. Ông Trọng là một trong các MC lưu loát bằng cả hai ngôn ngữ Việt-Mỹ trong suốt buổi hội thảo.


  • Trước nhất, MC cô Bảo Bảo giới thiệu BTC: Bà Thu Nga, (GĐ đài SBTN Texas) TS Phạm Văn Nam (Thứ trưởng bộ Kinh Tế tiểu bang MA, Ô. Nguyễn Hữu Duyệt (LHT CCS -VNCH-DFW), ông Fred Koster (Đạo Diễn),  Cô Kim Oanh PCT Cộng Đồng Hạt Tarrant; TS Phan Quang Trọng. (Youtube 1)







  • Diễn Giả: TS Phạm Văn Nam, thay mặt toàn BTC, chào mừng và cám ơn toàn thể quan khách Việt Mỹ, nhất những quân nhân Hoa Kỳ và các cựu quân nhân VNCH đã hiện diện đông đảo trong buổi hội thảo hôm nay. Ông nói: “Người lính của QLVNCH thật sự đã đổ máu xương rất nhiều trong suốt chiều dài của cuộc chiến chống cộng sản Việt Nam xâm lăng. Và sau khi CSBV cưỡng chiếm miền Nam, họ đã bị đày ải vô cùng tàn bạo trong các trại tù “cải tạo” khắp nơi trên ba miền đất nước.  Thế rồi khi ra tới hải ngoại họ không những đã không được thế giới công nhận là họ chiến đã chiến đấu cho nền dân chủ tự do, mà còn bị nhục mạ bằng những thước phim của tả phái như cuốn phim khá dài “The Vietnam War” của đạo diễn Ken Burn và Lynn Nivic.  Đã đến lúc thế hệ con cháu như chúng tôi, phải lên tiếng nói lời công đạo cho cha chú. (Xin mời xem youtube (2)  đính kèm)


  • Đạo Diễn Fred Koster – ông là một đạo diễn của khá nhiều phim về thể thao: producing, writing and directing projects on the Super Bowl, US Open (USTA), MLBPA, NFL, NCAA Football, NASCAR and MLB. Thế nhưng  sau khi thực hiện bộ phim tài liệu  “Cưỡi Ngọn Sóng” “Ride the Thunder – A Vietnam War Story of Victory & Betrayal của  ông Richard Botkin ”, ông Koster như có duyên với quân lực VNCH nên đã cất công nghiên cứu thêm về người lính vô cùng nghiệt ngã trong cuộc chiến Quốc Cộng. Thế rồi, điều mà ông phấn khởi là được một số cá nhân hợp tác giúp ông đắc lực. Do đó,  ông đã bắt đầu vận động tài lực để thực hiện bộ phim “Through our eyes The Vietnam War” — «Cuộc chiến Việt Nam dưới cái nhìn của chúng ta». Trong lời tâm tình khá dài về những cuốn phim ngắn dài của phe tả thực hiện, được công chiếu trong suốt chiều dài trước và sau cuộc chiến Việt Nam, tất cả những thước phim ấy đều xoáy vào cuộc chiến VN mà truyền thông phe tả, phe phản chiến… cho là phi chính nghĩa. Ông cũng chỉ ra, phe tả với những luận điệu tuyên truyền bất lợi, không những cho chính phủ Hoa Kỳ mà còn làm thiệt hại nặng nề tới chính phủ và Quân Lực VNCH, đưa tới thất bại.


Một số người tham dự đã đặt câu hỏi, hoặc góp ý với ông Koster: Ông Lương (nhà báo) Ông Vinh, Ông Tiền, Ông Hân và Trung Tá Joel Gartenberg, West Point class 66. (Xin xem youtube)


  • Diễn giả Nguyễn Quang Vinh, Trung Tá, nói về cuộc chiến đấu trong gian khổ của người lính VNCH. Cuộc chiến ấy, không phải cuộc nội chiến Nam Bắc VN, mà là cuộc chiến tranh giữa khối Tự Do và Cộng Sản. Đó là cuộc chiến tranh dài bất tận, ngoại trừ một trong hai bên… thôi chiến đấu, hay bị bán đứng… Xin cám ơn đạo diễn Koster đã tận tình với người lính VNCH.(Xem youtube).


  • Diễn giả sau cùng là HG Đỗ Thông Minh (Nhật Bản) phân tích về những điểm sai lầm và cố tình của đạo diễn trong bộ phim “The VietNam War”. Người làm phim Ken Burner, thiên tả, nhưng “tôi thất vọng vì nội dung vẫn phiến diện và nhất là xem thường sự chiến đấu dung cảm đầy chính nghĩa của VNCH.(xin xem youtube 3).
  • Trước khi chấm dứt buổi hội thảo, BTC và một số thân hữu đã lên sân khấu hát bài “Triệu Con Tim” và trao ngân phiếu (biểu tượng) $30,830.00 tận tay cho ông Fred Koster.

Xin quý vị vì bận công việc, không tới tham dự buổi vận động nói trên được, vui lòng gởi chi phiếu về đài Saigon Dallas 1600AM, địa chỉ: 10935 Estate Ln Suite 180, Dallas TX 75238. 

Suốt vài ngày qua, khi youtube và bài chưa viết kịp, một số độc giả có gọi điện thoại chia sẻ và góp ý kiến vài điều với chúng tôi như sau:

1/Buổi vận động, tuy thành công khấm khá về mặt tài chánh, nhưng vẫn chưa đạt tiêu chuẩn tương đối so với Houston thu được gần $180,000.00.

2/ MC, hoặc không có hoạt náo viên nhanh nhẹn, không xén bớt những mục kéo dài không cần thiết,  thì con số thu chắc chắn sẽ nhiều hơn.

3/ Đưa số mạnh thường quân, đóng góp bạc ngàn lên sân khấu khiến cho một số tham dự viên không dám góp.

4/ Đề nghị Đạo diễn Fred Koster nên trở lại DFW một lần nữa và nhờ giới truyền thông, phụ một tay vận động chắc chắn người tham dự sẽ đông hơn, tất nhiên bà con sẽ đóng góp nhiều hơn vì đây là một trận chiến đấu tranh tâm lý chính trị rất cần sự đoàn kết, nhất là thân phận của người Lính VNCH trước công luận sau 44 năm lưu vong!

Xin mời quý độc vào link dưới đây để xem toàn bộ hình ảnh buổi hội thảo:


Nam Tử Việt & Anh@Viet Video mời quý


Xin mời quý độc giả theo dõi một đoạn ngắn viết về lý do tại sao đạo diễn Fred Koster thực hiện cuốn phim này:

Trích USAVN.Org – Trường An: “Cuốn phim The Vietnam War của hai đạo diễn Ken Burn và Lynn Novic được  công chiếu khắp thế giới từ ngày 17/9/2017 đã gây bất mãn cho nhiều cựu chiến binh Mỹ và Việt Nam Cộng Hòa, nạn nhân cộng sản, và cộng đồng người Việt tị nạn phải bỏ nước ra đi sau khi bị Cộng sản Bắc Việt cưỡng chiếm. Nội dung bộ phim ấy vẫn là cái nhìn phiến diện của nhóm thiên tả, phản chiến Mỹ về cuộc chiến tranh Việt Nam.


“Sau hơn 40 năm, The Vietnam War vẫn tiếp tục lập lại cái nhìn thành kiến về chiến tranh Việt Nam là điều không thể chấp nhận được! Họ đã tiếp tục làm ngơ, hoặc bóp méo tiếng nói của một trong những phe tham chiến quan trọng nhất,  đó là quân lực Việt Nam Cộng Hòa, một đồng minh đã bị Hoa Kỳ bỏ rơi trong cuộc chiến chống Cộng sản quốc tế xâm lăng.

“Vì thế, cần phải có một bộ phim tài liệu với cái nhìn trung thực hơn về chiến tranh Việt Nam để đưa vào giảng dạy trong các trường học chính thống tại Hoa Kỳ nhằm hóa giải những tư tưởng sai lệch về chiến tranh ấy.

Từ đó, ý tưởng thực hiện bộ phim tài liệu mang tên «Cuộc chiến Việt Nam dưới cái nhìn của chúng ta» (Through our eyes The Vietnam War) đang được vận động tài lực để thực hiện công trình này.

“Đầu năm 2018, hai tổ chức phi lợi nhuận: Vietnam Veterans for Factual History (VVFH-tạm dịch Cựu Chiến Binh Việt Nam cho Sự Thật Lịch Sử) và Immigrant Resettlement & Cultural Center (IRCC) đã kết hợp với đài truyền hình SBTN và đạo diễn Fred Koster (người đã thực hiện bộ phim tài liệu “Ride the Thunder – A Vietnam War Story of Victory & Betrayal”) để thực hiện dự án này.

“Bộ phim tài liệu «Cuộc chiến Việt Nam dưới cái nhìn của chúng ta» (Through our eyes The Vietnam War) sẽ gồm hai tập, mỗi tập dài khoảng 45 phút.

– Tập Một, gồm ý kiến của các cựu chiến binh Hoa Kỳ, đưa ra những khiếm khuyết trong những bộ phim trước đây về chiến tranh Việt Nam của các nhóm phản chiến như The Vietnam War.

– Tập Hai,  gồm ý kiến của những chiến binh Việt Nam Cộng Hòa đã từng sát cánh với chiến binh Hoa Kỳ trong cuộc chiến.

“Bộ phim được thực hiện với những phương tiện trợ giảng, để đưa vào giảng dạy tại các trường trung học, đại học tại Hoa Kỳ.  Qua đó, thế hệ trẻ tại Hoa Kỳ- đặc biệt là thế hệ thứ hai, thứ ba của cộng đồng Người Việt Tị Nạn – có cái nhìn đa chiều, trung thực hơn về cuộc chiến mà cha ông họ đã đổ máu xương chiến đấu vì Tự Do Dân Chủ.

– Sau hai bộ phim này, các nhà làm phim sẽ thực hiện bộ phim tài liệu thứ ba dài hơn, khoảng 75 phút, để trình chiếu rộng rãi cho công chúng Hoa Kỳ.

Về kinh phí để thực hiện, đạo diễn Fred Koster cho biết ông dự trù khoảng 250,000 USD. (Một số tiền quá khiêm tốn so với 30 triệu USD của bộ phim The Vietnam War)

“Vì dự án này được thực hiện bởi những tổ chức phi lợi nhuận (NGO), do đó Ban Làm Phim kêu gọi đồng hương cùng hỗ trợ về mặt tinh thần và tài chánh để thực hiện bộ phim «Cuộc chiến Việt Nam dưới cái nhìn của chúng ta» hầu đập tan âm mưu của nhóm thiên tả tiếp tục đưa ra cái nhìn sai lệch về người lính VNCH và Hoa Kỳ, họ là những chiến sĩ đã hy sinh xương máu trong cuộc chiến tranh Việt Nam để bảo vệ nền tự do dân chủ. (Hết trích)

♦♦

Xin mời xem thêm bài viết của Ký Thiệt bàn về  BỘ PHIM THE VIET NAM WAR

Related image

Chiến tranh Việt Nam hay The Vietnam War là một bộ phim tài liệu dài tập gồm 10 tập với thời gian 18 tiếng của hai đạo diễn người Mỹ Ken Burns và Lynn Novick , mô tả nhiều chi tiết về cuộc chiến tranh Việt Nam. Bộ phim tài liệu được công chiếu chính thức vào ngày 17 tháng 9 năm 2017 trên đài PBS (HK).

Chi phí cho bộ phim khoảng 30 triệu đô-la và phải mất hơn 10 năm để thực hiện.

Trong các tập phim,  có phần phỏng vấn 84 nhân chứng, trong đó có nhiều người Mỹ đã chiến đấu trong chiến tranh Việt Nam hoặc tham gia phong trào phản chiến, đặc biệt là quan điểm của những người Việt Nam thuộc hai phe Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Việt Nam Cộng hòa.

Xin được trích một đoạn dài của tác giả Ký Thiệt (Ban Biên Tập của Tạp chí Thế Giới Mới và www.baotgm.com) để quý độc giả đọc liền thay vì phải vào links (TGM) để tìm:


Bộ phim “The Vietnam War” đã được khởi chiếu khắp nơi vào ngày 17 tháng 9 năm 2017,  được nhiều người nói tới, là cố gắng mới nhất của người Mỹ để giải thích và rút tỉa bài học từ cuộc chiến gây nhiều chia rẽ và tranh cãi nhất trong lịch sử Hoa K‎ỳ.

“Một bộ phim đồ sộ. Giám đốc sản xuất là Ken Burns, cùng với người cộng sự Lynn Novick, đã tới Việt Nam và nhiều nơi khác trên thế giới để làm phim và phỏng vấn 84 nhân chứng ở mọi phía. Khoảng 20 sử gia và học giả đã hợp tác làm bộ phim. Hơn 25 ngàn bức ảnh vô số tài liệu được sử dụng lần đầu.

“Đa số khán giả người Việt cho rằng phim cũng không thấy có gì mới lạ, so với bộ phim “Vietnam: A Television History” hơn 30 năm trước, dài 13 giờ chiếu, cũng do PBS sản xuất, mà một người Mỹ lương thiện, Tiến sĩ James Banerian, đã phải viết cuốn sách hơn 300 trang, “Losers are Pirates” (Thua Là Giặc), để phản bác, nêu ra những điều gian trá của bộ phim được gọi là “lịch sử”.

Sau đây là ý kiến của vài cây bút trên tạp chí Thế Giới Mới và vài nơi khác:

“42 năm qua, nhà làm phim về chiến tranh Việt Nam vẫn có cái nhìn lệch lạc, không nói lên đúng diễn tiến của lịch sử. Tuy họ thiếu trung thực, nhưng chúng ta vẫn phải ngả mũ kính trọng và cảm ơn những người lính Mỹ và người lính VNCH đã sát cánh hy sinh mạng sống của mình báo vệ tự do cho thế giới và Miền Nam Việt Nam. ‘The VietNam War’ đã không đề cập đến Lập Pháp Hoa Kỳ đã trói tay Hành Pháp, để nước Mỹ mang tiếng phản bội đồng minh, tạo tiếng xấu cho quân đội Mỹ là đã thất bại ở Việt Nam.” (Đinh Hùng Cường)

“Đây là bộ phim phản ảnh một phía, trình bày phân nửa sự thật, không xứng đáng bỏ thời giờ xem.” (Nguyễn Ngọc Sẵng)

“The Vietnam War không là bộ phim ‘one size fits all’. Nó dành cho tất cả nhưng không thỏa mãn được tất cả. Bởi vì, cuộc chiến đã để lại một gánh nặng tâm lý cực kỳ khủng khiếp. Nó chạm đến tổn thương lẫn kiêu hãnh. Nó khơi gợi vinh quang và nhục nhã, và sự lẫn lộn giữa vinh quang và nhục nhã. Nó dắt người ta đến ranh giới của đúng và sai, và sự lẫn lộn của đúng và sai. Chỉ bước thêm một bước nhỏ qua lằn ranh, người ta sẽ thấy họ dường như đã sai mà khi lùi lại thì họ lại thấy như là mình đúng. Cái tâm lý đó đè nặng lên lương tri đối với những người có lương tri khi nhìn lại ý nghĩa của việc tham chiến, và với cả những kẻ hậu thế quan sát cuộc chiến như một phần di sản khốc liệt của dân tộc.” (Mạnh Kim)

Thật ra, “The Vietnam War” là một bộ phim do người Mỹ làm cho khán giả người Mỹ xem để cố “giải ảo”, cố làm ra vẻ khách quan, trung thực, đưa vào phim thật nhiều chi tiết, thật nhiều nhân chứng, kể cả những chi tiết không cần thiết và vô giá trị như những khúc phim “tài liệu” do CSBV thực hiện với mục đích tuyên truyền, những nhân chứng vô danh ở mọi phía nói những câu tầm thường, vô nghĩa.

Năm ngày trước khi PBS chiếu đoạn mở đầu của “The Vietnam War”, nhật báo Washington Times có đăng một bài của Eric Althoff viết về bộ phim này, trong đó Burns đã nói như sau:

“Điều mà chúng tôi đã bỏ ra mười năm nay để làm là đào xới, khai quật toàn bộ câu chuyện về Việt Nam, do đó chúng tôi đã nhận ra rằng nhiều sự thật có thể cùng hiện hữu. Dù là một anh lính chiến Mỹ tin tưởng nhiệt thành vào sứ mạng của mình, hay người lính không tin điều đó nhưng đã đi (tham chiến) là vì bị động viên, hay những người ở nhà tranh cãi về sự khôn ngoan và đạo đức của Hòa Kỳ trong việc can dự vào một cuộc tranh chấp ở phương xa như vậy.

“Nếu anh biết ngay từ lúc khởi đầu (can dự vào cuộc chiến ấy) là sai và anh nói như thế, có chỗ cho anh trong bộ phim này. Nếu anh nghĩ chúng ta vẫn nên ở lại đó chiến đấu chống lại cộng sản, cũng có chỗ cho anh trong bộ phim của chúng tôi.”

Image result for the vietnam war a film by ken burns and lynn novick

Vì chủ trương như vậy nên bộ phim của Burns và Novick là một tổng hợp hổ lốn của đủ mọi thứ, kể cả những thứ chỉ đáng vứt vào sọt rác, trong đó có những sản phẩm của truyền thông Mỹ mà ngày nay đã bị buộc tội là thủ phạm đã gây ra cái chết của Tự Do tại Việt Nam năm 1975, chứ không phải vì Hoa K‎ỳ đã sai lầm, hay vì Quân đội VNCH “không chịu chiến đấu”, hay vì cộng sản VN có chính nghĩa và chiến đấu ngoan cường tài giỏi dưới sự thống lãnh của “thiên tài quân sự” Võ Nguyên Giáp (như đã được báo chí phương Tây tôn vinh).

Burns đã biện hộ cho truyền thông dòng chính Mỹ rằng trong khi nhãn hiệu “tin ngụy tạo” (fake news) được dán một cách dễ dàng cho những câu chuyện mà người tiêu thụ không thích, “tôi tin rằng Chiến Tranh Việt Nam  là ‘giờ đẹp nhất’ (finest hour) của truyền thông (Mỹ) khi họ đã dứt khoát giúp công chúng Mỹ biết chuyện gì đang diễn ra ở nơi cách xa nửa vòng thế giới.”

“Chúng ta gọi là ‘tin ngụy tạo’ những gì chúng ta không đồng ý với nhưng đó lại là sự thật. Chúng tôi không muốn nói rằng chúng ta sẽ sửa đổi ngày tháng của cuộc Tổng công kích Tết (Mậu Thân); đó có lẽ là ‘tin ngụy tạo’.

“Chúng ta sống trong một nền văn hóa truyền thông cặp đôi luôn luôn là trạng thái đỏ/trạng thái xanh,  và nếu chúng ta không thể thoát ra khỏi điều đó, chúng ta không thể là một quốc gia.”

Phải chăng Burns muốn nói về sự chia rẽ trong công luận Mỹ và ông ta cùng với Novick muốn cống hiến một bộ phim mà từ đó công luận Mỹ sẽ rút tỉa được những bài học về cuộc chiến tại Việt Nam?

Vậy thì những bài học nào đã được rút tỉa từ bộ phim được gọi là tài liệu (documentary) của Burns và Novick? Burns nói:

“Chúng ta có thể rút tỉa những bài học từ cuộc chiến ấy trong nhiều cách tích cực bằng học hỏi làm cách nào để nói chuyện với nhau và để đừng nói người khác là sai. Khi bạn đối xử với người khác một cách tôn kính, bạn có khả năng thoát ra khỏi sự đơn giản của ý niệm ai đúng ai sai, ai phải ai trái.”

“Ngay cả vào năm 1965, những người chống đối (tại Mỹ) đã viết trên biểu ngữ “Hãy đưa lính Mỹ về nhà!” (Bring the GIs homes). Đã có những khu vực riêng biệt cho sự phản đối, đặc biệt là sau vụ Mỹ Lai. Và vì vậy chúng ta đã tin rằng mọi người lính (khi trở về) đều bị phun nước bọt, mọi người lính đều bị gọi là ‘tên giết trẻ em’ (baby killer), và sự thật điều ấy đã không xảy ra.”

Burns và Novick hy vọng bộ phim của họ sẽ giúp dân Mỹ sớm hàn gắn vết thương Chiến tranh Việt Nam đang diễn ra một cách chậm chạp.

Nhiều người không tin như vậy, nhưng không thể không đồng ý với Burns: “Chúng ta học được một điều từ cuộc chiến Việt Nam. Sẽ không bao giờ chúng ta buộc tội những chiến binh của chúng ta nữa.”

Vậy thì buộc tội ai trong bi kịch Việt Nam?

Thật ra, trong những bên tham dự vào cuộc Chiến tranh Việt Nam (1960-1975) chỉ có Hoa Kỳ là chia rẽ và tranh cãi, thậm chí kéo dài cho tới hơn nửa thế kỷ sau cũng chưa biết tới bao giờ mới chấm dứt.

Cộng sản Việt Nam, kẻ đã xua quân xâm lược Việt Nam Cộng Hòa,  gây ra cuộc chiến tranh tại miền Nam VN không chia rẽ, tranh cãi. Hay không thể chia rẽ, tranh cãi dưới một chế độ cộng sản, độc tài đảng trị.

Việt Nam Cộng Hòa (một quốc gia có chủ quyền, được hơn 100 nước nhìn nhận), nạn nhân của cuộc xâm lăng do CSBV phát động, cũng không chia rẽ, tranh cãi. Trong cuộc chiến đấu tự vệ, VNCH đã phải chống lại hai mặt trận: mặt trận quân sự, mặt trận hậu phương với sự quấy rối do CSBV xúi dục, giật dây.

Có một điệp khúc bất công thường được nghe tại Mỹ là “Quân đội VNCH không chịu chiến đấu”. “Không chịu chiến đấu” mà số lính tử trận của QLVNCH gấp sáu lần Quân đội Mỹ, chưa kể gần hai triệu thương binh, và quân đội ấy đã chiến đấu để bảo vệ miền Nam VN trong suốt 20 năm, mười năm trước khi quân Mỹ tham chiến (1955-1965) và tiếp tục chiến đấu sau khi quân Mỹ rút về nước và bị cúp viện trợ.

Tiến sĩ James Banerian có l‎ý khi đặt tên cho cuốn sách của ông là “Losers Are Pirates” để bênh vực VNCH và Quân đội VNCH, chống lại bộ phim “Vietnam: A Television History” hơn 30 năm trước. Bên chiến bại đã bị gán cho đủ thứ tội, kể cả giặc cướp.

Năm 2017, “The Vietnam War”, đồ sộ hơn và có vẻ “khách quan” hơn, nhưng vẫn không nhìn ra đâu là nguồn gốc của cuộc chiến tranh ấy, đâu là chính và đâu là tà.

Image result for Trump At U.N

Hai ngày sau khi “The Vietnam War” được khởi chiếu trên PBS, ngày 19.9.2017 trước Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc, Tổng thống Donald Trump đã nói, “nói” chứ không phải “đọc”, trong 41 phút về vai trò của Hoa Kỳ trên thế giới, trong đó có đoạn sau đây:

“Nước Mỹ làm nhiều hơn là nói cho những giá trị được xiển dương trong Hiến Chương của Liên Hiệp Quốc. Công dân của nước chúng tôi đã trả cái giá bằng sinh mạng để bảo vệ tự do của chúng tôi và tự do của nhiều quốc gia có đại diện tại đại hội trường này. Nhiệt tình của nước Mỹ được đo lường trên chiến trường nơi những thanh niên nam và nữ của chúng tôi đã chiến đấu bên cạnh những đồng minh của chúng tôi. Từ những bờ biển của Âu Châu tới các sa mạc tại Trung Đông tới rừng rậm Á Châu, một thành tích vĩnh cửu cho bản chất người Mỹ là ngay cả sau khi chúng tôi và đồng minh của chúng tôi xuất hiện trong chiến thắng từ những cuộc chiến tranh đẫm máu nhất trong lịch sử, chúng tôi đã không tìm cách bành trướng lãnh thổ hay chống lại và áp đặt lối sống của chúng tôi lên người khác. Đối lại, chúng tôi đã giúp tạo dựng lên những định chế như cái này (LHQ) để bảo vệ chủ quyền quốc gia, an ninh, và thịnh vượng cho tất cả mọi người. Cho những quốc gia khác biệt trên thế giới, đây là hy vọng của chúng tôi.”

Đoạn trên đây đáng được dùng để nhắc nhở những người làm phim “The Vietnam War”. Và, những cựu công dân và cựu quân nhân VNCH có nghe đoạn trên đây trong bài nói của ông Trump chắc không tránh khỏi buồn và tự hỏi: “Tại sao đại diện cho Việt Nam tại Đại Hội Đồng LHQ không phải là VNCH, đồng minh của Hoa Kỳ và đã từng sát cánh bên nhau chiến đấu cho lý tưởng Tự Do?”

(Trích: Ký Thiệt www.baotgm.net)
(Through our eyes The Vietnam War của Đạo diễn Fred Koster)

Nam Tử Việt & Anh@viet-video -. Sau hơn 2 tháng vận động đồng hương tại vùng Dallas-Ft. Worth, buổi hội thảo về cuốn phim tài liệu mang tên «Cuộc chiến Việt Nam dưới cái nhìn của chúng ta» (Through our eyes The Vietnam War) đã được tổ chức tại Trụ Sở Cộng Đồng NVQG Dallas vào 2:00 giờ chiều Chủ Nhật, 23/3/2019.


Sau lời tuyên bố khai mạc buổi hội thảo của ban tổ chức — trước khoảng 400 quan khách Việt Mỹ, thân hào nhân sĩ, cộng đồng, nhất là các hội đoàn cựu quân nhân VNCH trong vùng DFW, truyền thông báo chí, — là nghi thức chào cờ Việt Mỹ và phút mặc niệm. Và như thường lệ hầu hết quan khách hiện diện đều được ban tổ chức trang trọng giới thiệu, đặc biệt là các nhân vật đến từ các nơi xa như: HG Đỗ Thông Minh đến từ Nhật Bản, hai ký giả Dương Phục và Vũ Thanh Thủy đến từ Houston, nhà văn Đỗ Văn Phúc đến từ Austin… Tiến sĩ Phan Quan Trọng đến từ San Antonio. Ông Trọng là một trong các MC lưu loát bằng cả hai ngôn ngữ Việt-Mỹ trong suốt buổi hội thảo.


  • Trước nhất, MC cô Bảo Bảo giới thiệu BTC: Bà Thu Nga, (GĐ đài SBTN Texas) TS Phạm Văn Nam (Thứ trưởng bộ Kinh Tế tiểu bang MA, Ô. Nguyễn Hữu Duyệt (LHT CCS -VNCH-DFW), ông Fred Koster (Đạo Diễn),  Cô Kim Oanh PCT Cộng Đồng Hạt Tarrant; TS Phan Quang Trọng. (Youtube 1)







  • Diễn Giả: TS Phạm Văn Nam, thay mặt toàn BTC, chào mừng và cám ơn toàn thể quan khách Việt Mỹ, nhất những quân nhân Hoa Kỳ và các cựu quân nhân VNCH đã hiện diện đông đảo trong buổi hội thảo hôm nay. Ông nói: “Người lính của QLVNCH thật sự đã đổ máu xương rất nhiều trong suốt chiều dài của cuộc chiến chống cộng sản Việt Nam xâm lăng. Và sau khi CSBV cưỡng chiếm miền Nam, họ đã bị đày ải vô cùng tàn bạo trong các trại tù “cải tạo” khắp nơi trên ba miền đất nước.  Thế rồi khi ra tới hải ngoại họ không những đã không được thế giới công nhận là họ chiến đã chiến đấu cho nền dân chủ tự do, mà còn bị nhục mạ bằng những thước phim của tả phái như cuốn phim khá dài “The Vietnam War” của đạo diễn Ken Burn và Lynn Nivic.  Đã đến lúc thế hệ con cháu như chúng tôi, phải lên tiếng nói lời công đạo cho cha chú. (Xin mời xem youtube (2)  đính kèm)


  • Đạo Diễn Fred Koster – ông là một đạo diễn của khá nhiều phim về thể thao: producing, writing and directing projects on the Super Bowl, US Open (USTA), MLBPA, NFL, NCAA Football, NASCAR and MLB. Thế nhưng  sau khi thực hiện bộ phim tài liệu  “Cưỡi Ngọn Sóng” “Ride the Thunder – A Vietnam War Story of Victory & Betrayal của  ông Richard Botkin ”, ông Koster như có duyên với quân lực VNCH nên đã cất công nghiên cứu thêm về người lính vô cùng nghiệt ngã trong cuộc chiến Quốc Cộng. Thế rồi, điều mà ông phấn khởi là được một số cá nhân hợp tác giúp ông đắc lực. Do đó,  ông đã bắt đầu vận động tài lực để thực hiện bộ phim “Through our eyes The Vietnam War” — «Cuộc chiến Việt Nam dưới cái nhìn của chúng ta». Trong lời tâm tình khá dài về những cuốn phim ngắn dài của phe tả thực hiện, được công chiếu trong suốt chiều dài trước và sau cuộc chiến Việt Nam, tất cả những thước phim ấy đều xoáy vào cuộc chiến VN mà truyền thông phe tả, phe phản chiến… cho là phi chính nghĩa. Ông cũng chỉ ra, phe tả với những luận điệu tuyên truyền bất lợi, không những cho chính phủ Hoa Kỳ mà còn làm thiệt hại nặng nề tới chính phủ và Quân Lực VNCH, đưa tới thất bại.


Một số người tham dự đã đặt câu hỏi, hoặc góp ý với ông Koster: Ông Lương (nhà báo) Ông Vinh, Ông Tiền, Ông Hân và Trung Tá Joel Gartenberg, West Point class 66. (Xin xem youtube)


  • Diễn giả Nguyễn Quang Vinh, Trung Tá, nói về cuộc chiến đấu trong gian khổ của người lính VNCH. Cuộc chiến ấy, không phải cuộc nội chiến Nam Bắc VN, mà là cuộc chiến tranh giữa khối Tự Do và Cộng Sản. Đó là cuộc chiến tranh dài bất tận, ngoại trừ một trong hai bên… thôi chiến đấu, hay bị bán đứng… Xin cám ơn đạo diễn Koster đã tận tình với người lính VNCH.(Xem youtube).


  • Diễn giả sau cùng là HG Đỗ Thông Minh (Nhật Bản) phân tích về những điểm sai lầm và cố tình của đạo diễn trong bộ phim “The VietNam War”. Người làm phim Ken Burner, thiên tả, nhưng “tôi thất vọng vì nội dung vẫn phiến diện và nhất là xem thường sự chiến đấu dung cảm đầy chính nghĩa của VNCH.(xin xem youtube 3).
  • Trước khi chấm dứt buổi hội thảo, BTC và một số thân hữu đã lên sân khấu hát bài “Triệu Con Tim” và trao ngân phiếu (biểu tượng) $30,830.00 tận tay cho ông Fred Koster.

Xin quý vị vì bận công việc, không tới tham dự buổi vận động nói trên được, vui lòng gởi chi phiếu về đài Saigon Dallas 1600AM, địa chỉ: 10935 Estate Ln Suite 180, Dallas TX 75238. 

Suốt vài ngày qua, khi youtube và bài chưa viết kịp, một số độc giả có gọi điện thoại chia sẻ và góp ý kiến vài điều với chúng tôi như sau:

1/Buổi vận động, tuy thành công khấm khá về mặt tài chánh, nhưng vẫn chưa đạt tiêu chuẩn tương đối so với Houston thu được gần $180,000.00.

2/ MC, hoặc không có hoạt náo viên nhanh nhẹn, không xén bớt những mục kéo dài không cần thiết,  thì con số thu chắc chắn sẽ nhiều hơn.

3/ Đưa số mạnh thường quân, đóng góp bạc ngàn lên sân khấu khiến cho một số tham dự viên không dám góp.

4/ Đề nghị Đạo diễn Fred Koster nên trở lại DFW một lần nữa và nhờ giới truyền thông, phụ một tay vận động chắc chắn người tham dự sẽ đông hơn, tất nhiên bà con sẽ đóng góp nhiều hơn vì đây là một trận chiến đấu tranh tâm lý chính trị rất cần sự đoàn kết, nhất là thân phận của người Lính VNCH trước công luận sau 44 năm lưu vong!

Xin mời quý độc vào link dưới đây để xem toàn bộ hình ảnh buổi hội thảo:


Nam Tử Việt & Anh@Viet Video mời quý


Xin mời quý độc giả theo dõi một đoạn ngắn viết về lý do tại sao đạo diễn Fred Koster thực hiện cuốn phim này:

Trích USAVN.Org – Trường An: “Cuốn phim The Vietnam War của hai đạo diễn Ken Burn và Lynn Novic được  công chiếu khắp thế giới từ ngày 17/9/2017 đã gây bất mãn cho nhiều cựu chiến binh Mỹ và Việt Nam Cộng Hòa, nạn nhân cộng sản, và cộng đồng người Việt tị nạn phải bỏ nước ra đi sau khi bị Cộng sản Bắc Việt cưỡng chiếm. Nội dung bộ phim ấy vẫn là cái nhìn phiến diện của nhóm thiên tả, phản chiến Mỹ về cuộc chiến tranh Việt Nam.


“Sau hơn 40 năm, The Vietnam War vẫn tiếp tục lập lại cái nhìn thành kiến về chiến tranh Việt Nam là điều không thể chấp nhận được! Họ đã tiếp tục làm ngơ, hoặc bóp méo tiếng nói của một trong những phe tham chiến quan trọng nhất,  đó là quân lực Việt Nam Cộng Hòa, một đồng minh đã bị Hoa Kỳ bỏ rơi trong cuộc chiến chống Cộng sản quốc tế xâm lăng.

“Vì thế, cần phải có một bộ phim tài liệu với cái nhìn trung thực hơn về chiến tranh Việt Nam để đưa vào giảng dạy trong các trường học chính thống tại Hoa Kỳ nhằm hóa giải những tư tưởng sai lệch về chiến tranh ấy.

Từ đó, ý tưởng thực hiện bộ phim tài liệu mang tên «Cuộc chiến Việt Nam dưới cái nhìn của chúng ta» (Through our eyes The Vietnam War) đang được vận động tài lực để thực hiện công trình này.

“Đầu năm 2018, hai tổ chức phi lợi nhuận: Vietnam Veterans for Factual History (VVFH-tạm dịch Cựu Chiến Binh Việt Nam cho Sự Thật Lịch Sử) và Immigrant Resettlement & Cultural Center (IRCC) đã kết hợp với đài truyền hình SBTN và đạo diễn Fred Koster (người đã thực hiện bộ phim tài liệu “Ride the Thunder – A Vietnam War Story of Victory & Betrayal”) để thực hiện dự án này.

“Bộ phim tài liệu «Cuộc chiến Việt Nam dưới cái nhìn của chúng ta» (Through our eyes The Vietnam War) sẽ gồm hai tập, mỗi tập dài khoảng 45 phút.

– Tập Một, gồm ý kiến của các cựu chiến binh Hoa Kỳ, đưa ra những khiếm khuyết trong những bộ phim trước đây về chiến tranh Việt Nam của các nhóm phản chiến như The Vietnam War.

– Tập Hai,  gồm ý kiến của những chiến binh Việt Nam Cộng Hòa đã từng sát cánh với chiến binh Hoa Kỳ trong cuộc chiến.

“Bộ phim được thực hiện với những phương tiện trợ giảng, để đưa vào giảng dạy tại các trường trung học, đại học tại Hoa Kỳ.  Qua đó, thế hệ trẻ tại Hoa Kỳ- đặc biệt là thế hệ thứ hai, thứ ba của cộng đồng Người Việt Tị Nạn – có cái nhìn đa chiều, trung thực hơn về cuộc chiến mà cha ông họ đã đổ máu xương chiến đấu vì Tự Do Dân Chủ.

– Sau hai bộ phim này, các nhà làm phim sẽ thực hiện bộ phim tài liệu thứ ba dài hơn, khoảng 75 phút, để trình chiếu rộng rãi cho công chúng Hoa Kỳ.

Về kinh phí để thực hiện, đạo diễn Fred Koster cho biết ông dự trù khoảng 250,000 USD. (Một số tiền quá khiêm tốn so với 30 triệu USD của bộ phim The Vietnam War)

“Vì dự án này được thực hiện bởi những tổ chức phi lợi nhuận (NGO), do đó Ban Làm Phim kêu gọi đồng hương cùng hỗ trợ về mặt tinh thần và tài chánh để thực hiện bộ phim «Cuộc chiến Việt Nam dưới cái nhìn của chúng ta» hầu đập tan âm mưu của nhóm thiên tả tiếp tục đưa ra cái nhìn sai lệch về người lính VNCH và Hoa Kỳ, họ là những chiến sĩ đã hy sinh xương máu trong cuộc chiến tranh Việt Nam để bảo vệ nền tự do dân chủ. (Hết trích)

♦♦

Xin mời xem thêm bài viết của Ký Thiệt bàn về  BỘ PHIM THE VIET NAM WAR

Related image

Chiến tranh Việt Nam hay The Vietnam War là một bộ phim tài liệu dài tập gồm 10 tập với thời gian 18 tiếng của hai đạo diễn người Mỹ Ken Burns và Lynn Novick , mô tả nhiều chi tiết về cuộc chiến tranh Việt Nam. Bộ phim tài liệu được công chiếu chính thức vào ngày 17 tháng 9 năm 2017 trên đài PBS (HK).

Chi phí cho bộ phim khoảng 30 triệu đô-la và phải mất hơn 10 năm để thực hiện.

Trong các tập phim,  có phần phỏng vấn 84 nhân chứng, trong đó có nhiều người Mỹ đã chiến đấu trong chiến tranh Việt Nam hoặc tham gia phong trào phản chiến, đặc biệt là quan điểm của những người Việt Nam thuộc hai phe Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Việt Nam Cộng hòa.

Xin được trích một đoạn dài của tác giả Ký Thiệt (Ban Biên Tập của Tạp chí Thế Giới Mới và www.baotgm.com) để quý độc giả đọc liền thay vì phải vào links (TGM) để tìm:


Bộ phim “The Vietnam War” đã được khởi chiếu khắp nơi vào ngày 17 tháng 9 năm 2017,  được nhiều người nói tới, là cố gắng mới nhất của người Mỹ để giải thích và rút tỉa bài học từ cuộc chiến gây nhiều chia rẽ và tranh cãi nhất trong lịch sử Hoa K‎ỳ.

“Một bộ phim đồ sộ. Giám đốc sản xuất là Ken Burns, cùng với người cộng sự Lynn Novick, đã tới Việt Nam và nhiều nơi khác trên thế giới để làm phim và phỏng vấn 84 nhân chứng ở mọi phía. Khoảng 20 sử gia và học giả đã hợp tác làm bộ phim. Hơn 25 ngàn bức ảnh vô số tài liệu được sử dụng lần đầu.

“Đa số khán giả người Việt cho rằng phim cũng không thấy có gì mới lạ, so với bộ phim “Vietnam: A Television History” hơn 30 năm trước, dài 13 giờ chiếu, cũng do PBS sản xuất, mà một người Mỹ lương thiện, Tiến sĩ James Banerian, đã phải viết cuốn sách hơn 300 trang, “Losers are Pirates” (Thua Là Giặc), để phản bác, nêu ra những điều gian trá của bộ phim được gọi là “lịch sử”.

Sau đây là ý kiến của vài cây bút trên tạp chí Thế Giới Mới và vài nơi khác:

“42 năm qua, nhà làm phim về chiến tranh Việt Nam vẫn có cái nhìn lệch lạc, không nói lên đúng diễn tiến của lịch sử. Tuy họ thiếu trung thực, nhưng chúng ta vẫn phải ngả mũ kính trọng và cảm ơn những người lính Mỹ và người lính VNCH đã sát cánh hy sinh mạng sống của mình báo vệ tự do cho thế giới và Miền Nam Việt Nam. ‘The VietNam War’ đã không đề cập đến Lập Pháp Hoa Kỳ đã trói tay Hành Pháp, để nước Mỹ mang tiếng phản bội đồng minh, tạo tiếng xấu cho quân đội Mỹ là đã thất bại ở Việt Nam.” (Đinh Hùng Cường)

“Đây là bộ phim phản ảnh một phía, trình bày phân nửa sự thật, không xứng đáng bỏ thời giờ xem.” (Nguyễn Ngọc Sẵng)

“The Vietnam War không là bộ phim ‘one size fits all’. Nó dành cho tất cả nhưng không thỏa mãn được tất cả. Bởi vì, cuộc chiến đã để lại một gánh nặng tâm lý cực kỳ khủng khiếp. Nó chạm đến tổn thương lẫn kiêu hãnh. Nó khơi gợi vinh quang và nhục nhã, và sự lẫn lộn giữa vinh quang và nhục nhã. Nó dắt người ta đến ranh giới của đúng và sai, và sự lẫn lộn của đúng và sai. Chỉ bước thêm một bước nhỏ qua lằn ranh, người ta sẽ thấy họ dường như đã sai mà khi lùi lại thì họ lại thấy như là mình đúng. Cái tâm lý đó đè nặng lên lương tri đối với những người có lương tri khi nhìn lại ý nghĩa của việc tham chiến, và với cả những kẻ hậu thế quan sát cuộc chiến như một phần di sản khốc liệt của dân tộc.” (Mạnh Kim)

Thật ra, “The Vietnam War” là một bộ phim do người Mỹ làm cho khán giả người Mỹ xem để cố “giải ảo”, cố làm ra vẻ khách quan, trung thực, đưa vào phim thật nhiều chi tiết, thật nhiều nhân chứng, kể cả những chi tiết không cần thiết và vô giá trị như những khúc phim “tài liệu” do CSBV thực hiện với mục đích tuyên truyền, những nhân chứng vô danh ở mọi phía nói những câu tầm thường, vô nghĩa.

Năm ngày trước khi PBS chiếu đoạn mở đầu của “The Vietnam War”, nhật báo Washington Times có đăng một bài của Eric Althoff viết về bộ phim này, trong đó Burns đã nói như sau:

“Điều mà chúng tôi đã bỏ ra mười năm nay để làm là đào xới, khai quật toàn bộ câu chuyện về Việt Nam, do đó chúng tôi đã nhận ra rằng nhiều sự thật có thể cùng hiện hữu. Dù là một anh lính chiến Mỹ tin tưởng nhiệt thành vào sứ mạng của mình, hay người lính không tin điều đó nhưng đã đi (tham chiến) là vì bị động viên, hay những người ở nhà tranh cãi về sự khôn ngoan và đạo đức của Hòa Kỳ trong việc can dự vào một cuộc tranh chấp ở phương xa như vậy.

“Nếu anh biết ngay từ lúc khởi đầu (can dự vào cuộc chiến ấy) là sai và anh nói như thế, có chỗ cho anh trong bộ phim này. Nếu anh nghĩ chúng ta vẫn nên ở lại đó chiến đấu chống lại cộng sản, cũng có chỗ cho anh trong bộ phim của chúng tôi.”

Image result for the vietnam war a film by ken burns and lynn novick

Vì chủ trương như vậy nên bộ phim của Burns và Novick là một tổng hợp hổ lốn của đủ mọi thứ, kể cả những thứ chỉ đáng vứt vào sọt rác, trong đó có những sản phẩm của truyền thông Mỹ mà ngày nay đã bị buộc tội là thủ phạm đã gây ra cái chết của Tự Do tại Việt Nam năm 1975, chứ không phải vì Hoa K‎ỳ đã sai lầm, hay vì Quân đội VNCH “không chịu chiến đấu”, hay vì cộng sản VN có chính nghĩa và chiến đấu ngoan cường tài giỏi dưới sự thống lãnh của “thiên tài quân sự” Võ Nguyên Giáp (như đã được báo chí phương Tây tôn vinh).

Burns đã biện hộ cho truyền thông dòng chính Mỹ rằng trong khi nhãn hiệu “tin ngụy tạo” (fake news) được dán một cách dễ dàng cho những câu chuyện mà người tiêu thụ không thích, “tôi tin rằng Chiến Tranh Việt Nam  là ‘giờ đẹp nhất’ (finest hour) của truyền thông (Mỹ) khi họ đã dứt khoát giúp công chúng Mỹ biết chuyện gì đang diễn ra ở nơi cách xa nửa vòng thế giới.”

“Chúng ta gọi là ‘tin ngụy tạo’ những gì chúng ta không đồng ý với nhưng đó lại là sự thật. Chúng tôi không muốn nói rằng chúng ta sẽ sửa đổi ngày tháng của cuộc Tổng công kích Tết (Mậu Thân); đó có lẽ là ‘tin ngụy tạo’.

“Chúng ta sống trong một nền văn hóa truyền thông cặp đôi luôn luôn là trạng thái đỏ/trạng thái xanh,  và nếu chúng ta không thể thoát ra khỏi điều đó, chúng ta không thể là một quốc gia.”

Phải chăng Burns muốn nói về sự chia rẽ trong công luận Mỹ và ông ta cùng với Novick muốn cống hiến một bộ phim mà từ đó công luận Mỹ sẽ rút tỉa được những bài học về cuộc chiến tại Việt Nam?

Vậy thì những bài học nào đã được rút tỉa từ bộ phim được gọi là tài liệu (documentary) của Burns và Novick? Burns nói:

“Chúng ta có thể rút tỉa những bài học từ cuộc chiến ấy trong nhiều cách tích cực bằng học hỏi làm cách nào để nói chuyện với nhau và để đừng nói người khác là sai. Khi bạn đối xử với người khác một cách tôn kính, bạn có khả năng thoát ra khỏi sự đơn giản của ý niệm ai đúng ai sai, ai phải ai trái.”

“Ngay cả vào năm 1965, những người chống đối (tại Mỹ) đã viết trên biểu ngữ “Hãy đưa lính Mỹ về nhà!” (Bring the GIs homes). Đã có những khu vực riêng biệt cho sự phản đối, đặc biệt là sau vụ Mỹ Lai. Và vì vậy chúng ta đã tin rằng mọi người lính (khi trở về) đều bị phun nước bọt, mọi người lính đều bị gọi là ‘tên giết trẻ em’ (baby killer), và sự thật điều ấy đã không xảy ra.”

Burns và Novick hy vọng bộ phim của họ sẽ giúp dân Mỹ sớm hàn gắn vết thương Chiến tranh Việt Nam đang diễn ra một cách chậm chạp.

Nhiều người không tin như vậy, nhưng không thể không đồng ý với Burns: “Chúng ta học được một điều từ cuộc chiến Việt Nam. Sẽ không bao giờ chúng ta buộc tội những chiến binh của chúng ta nữa.”

Vậy thì buộc tội ai trong bi kịch Việt Nam?

Thật ra, trong những bên tham dự vào cuộc Chiến tranh Việt Nam (1960-1975) chỉ có Hoa Kỳ là chia rẽ và tranh cãi, thậm chí kéo dài cho tới hơn nửa thế kỷ sau cũng chưa biết tới bao giờ mới chấm dứt.

Cộng sản Việt Nam, kẻ đã xua quân xâm lược Việt Nam Cộng Hòa,  gây ra cuộc chiến tranh tại miền Nam VN không chia rẽ, tranh cãi. Hay không thể chia rẽ, tranh cãi dưới một chế độ cộng sản, độc tài đảng trị.

Việt Nam Cộng Hòa (một quốc gia có chủ quyền, được hơn 100 nước nhìn nhận), nạn nhân của cuộc xâm lăng do CSBV phát động, cũng không chia rẽ, tranh cãi. Trong cuộc chiến đấu tự vệ, VNCH đã phải chống lại hai mặt trận: mặt trận quân sự, mặt trận hậu phương với sự quấy rối do CSBV xúi dục, giật dây.

Có một điệp khúc bất công thường được nghe tại Mỹ là “Quân đội VNCH không chịu chiến đấu”. “Không chịu chiến đấu” mà số lính tử trận của QLVNCH gấp sáu lần Quân đội Mỹ, chưa kể gần hai triệu thương binh, và quân đội ấy đã chiến đấu để bảo vệ miền Nam VN trong suốt 20 năm, mười năm trước khi quân Mỹ tham chiến (1955-1965) và tiếp tục chiến đấu sau khi quân Mỹ rút về nước và bị cúp viện trợ.

Tiến sĩ James Banerian có l‎ý khi đặt tên cho cuốn sách của ông là “Losers Are Pirates” để bênh vực VNCH và Quân đội VNCH, chống lại bộ phim “Vietnam: A Television History” hơn 30 năm trước. Bên chiến bại đã bị gán cho đủ thứ tội, kể cả giặc cướp.

Năm 2017, “The Vietnam War”, đồ sộ hơn và có vẻ “khách quan” hơn, nhưng vẫn không nhìn ra đâu là nguồn gốc của cuộc chiến tranh ấy, đâu là chính và đâu là tà.

Image result for Trump At U.N

Hai ngày sau khi “The Vietnam War” được khởi chiếu trên PBS, ngày 19.9.2017 trước Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc, Tổng thống Donald Trump đã nói, “nói” chứ không phải “đọc”, trong 41 phút về vai trò của Hoa Kỳ trên thế giới, trong đó có đoạn sau đây:

“Nước Mỹ làm nhiều hơn là nói cho những giá trị được xiển dương trong Hiến Chương của Liên Hiệp Quốc. Công dân của nước chúng tôi đã trả cái giá bằng sinh mạng để bảo vệ tự do của chúng tôi và tự do của nhiều quốc gia có đại diện tại đại hội trường này. Nhiệt tình của nước Mỹ được đo lường trên chiến trường nơi những thanh niên nam và nữ của chúng tôi đã chiến đấu bên cạnh những đồng minh của chúng tôi. Từ những bờ biển của Âu Châu tới các sa mạc tại Trung Đông tới rừng rậm Á Châu, một thành tích vĩnh cửu cho bản chất người Mỹ là ngay cả sau khi chúng tôi và đồng minh của chúng tôi xuất hiện trong chiến thắng từ những cuộc chiến tranh đẫm máu nhất trong lịch sử, chúng tôi đã không tìm cách bành trướng lãnh thổ hay chống lại và áp đặt lối sống của chúng tôi lên người khác. Đối lại, chúng tôi đã giúp tạo dựng lên những định chế như cái này (LHQ) để bảo vệ chủ quyền quốc gia, an ninh, và thịnh vượng cho tất cả mọi người. Cho những quốc gia khác biệt trên thế giới, đây là hy vọng của chúng tôi.”

Đoạn trên đây đáng được dùng để nhắc nhở những người làm phim “The Vietnam War”. Và, những cựu công dân và cựu quân nhân VNCH có nghe đoạn trên đây trong bài nói của ông Trump chắc không tránh khỏi buồn và tự hỏi: “Tại sao đại diện cho Việt Nam tại Đại Hội Đồng LHQ không phải là VNCH, đồng minh của Hoa Kỳ và đã từng sát cánh bên nhau chiến đấu cho lý tưởng Tự Do?”

(Trích: Ký Thiệt www.baotgm.net)
https://baotgm.net/cuoc-chien-viet-nam-duoi-cai-nhin-cua-chung-ta/

0 nhận xét

Leave a comment

Được tạo bởi Blogger.