Long Xuyên Hải Ngoại

Dù số phận mang tới điều gì,

hãy can đảm tranh đấu cho quê hương tự do

Bản tin ngày 16-3-2019

Thứ Bảy, 16 tháng 3, 2019 18:44 // ,




Tin Biển Đông


Vụ tàu cá Quảng Ngãi bị tàu Trung Quốc đâm chìm ở khu vực Hoàng Sa, RFA đặt câu hỏi: Ai cứu tàu ngư dân Việt bị Trung Quốc đâm chìm? Bà Phụng, vợ một ngư dân ở Quảng Ngãi bình luận: “Nó dí nó tông thì mình chìm thôi. Nó nói được phần của nó thôi. Ở đây ai cũng biết chuyện đó mà”.

Bà Phụng nói thêm: “Họ vẫn đi chứ. Bị dí, bị chìm thì họ vẫn cứ đi. Thấy nó thì chạy chứ gọi phía Việt Nam ra được thì nó nhận chìm mình rồi. Từ đất liền ra tới Hoàng Sa đi một ngày một đêm, sao mà ra cho kịp. Nếu có xảy ra chuyện gì thì trước mắt là cơ quan chức năng Việt Nam điện cho các tàu cá gần đó tới cứu trước rồi cứu hộ cứu nạn ra sau”.
Báo Pháp Luật TP HCM đưa tin: Trung Quốc định xây mạng lưới năng lượng ở Biển Đông. Theo tin từ Hoàn Cầu Thời báo, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia TQ “sẽ hỗ trợ phát triển Khu vực Vịnh Quảng Đông-Hong Kong-Macao bằng cách xây dựng hai mạng lưới truyền tải năng lượng bao gồm một loạt các mỏ dầu và khí đốt tự nhiên lớn ở Biển Đông”.
Bài báo cho biết: Tập đoàn Dầu khí Quốc gia TQ “đã xác định Biển Đông là khu vực chính để thăm dò và phát triển dầu khí”. Họ đã lên kế hoạch “xây dựng một loạt các mỏ dầu nước sâu ở phía đông Biển Đông trong vài năm tới”, cùng với dự định phát triển mỏ khí nước sâu 100 tỉ mét khối đầu tiên ở phía tây Biển Đông.
Mời đọc thêm: Hết máy bay ném bom, tới tàu chiến Mỹ băng qua Biển Đông (VOA). – Diễn đàn Khu vực ASEAN về An ninh biển: Quan ngại tình hình an ninh, ổn định ở Biển Đông (VTC). – Quan ngại hành động đơn phương, quân sự hoá ở Biển Đông (VOV).
Tin nhân quyền
RFA có bài: Xử 6 nhà hoạt động vào ngày 18/3 và 20/3. Tổ chức này “yêu cầu chính phủ Việt Nam cần ngay lập tức phóng thích sáu người này; họ bị truy tố vì các hoạt động chính trị ôn hòa, như lập hội, bày tỏ ý kiến trên mạng xã hội, và tham gia vào các cuộc tập trung công công”.
Năm trong sáu người này là thành viên Liên minh Dân tộc VN Tự quyết, gồm: Ông Lưu Văn Vịnh, Nguyễn Văn Đức Độ, sư thầy Phan Trung, Nguyễn Quốc Hoàn và Từ Công Nghĩa, sẽ bị xét xử tại TAND cấp cao TP HCM ngày 18/3. Người thứ 6 là ông Lê Minh Thể, thành viên của nhóm Hiến Pháp, sẽ bị xử ở TP Cần Thơ ngày 20/3.
Sau khi bị gọi là “đất nước công an trị”, Bộ Ngoại giao Việt Nam nói Báo cáo Nhân quyền 2018 của Mỹ “thiếu khách quan”, RFA đưa tin. Bà Lê Thị Thu Hằng chỉ lặp lại những luận điểm chung chung mà trước đó các “đồng chí” của bà đã dùng để “câu giờ” ở các phiên đối chất nhân quyền trước LHQ: “Những quyền tự do cơ bản của công dân Việt Nam được quy định rõ trong Hiến pháp và pháp luật Việt Nam, phù hợp với các Công ước quốc tế về quyền con người mà Việt Nam là thành viên”.
Bản Phúc trình Thực thi Nhân quyền Thế giới năm 2018 của Hoa Kỳ thống kê, “tính đến cuối tháng 11 năm 2018, có ít nhất 11 nạn nhân bị chết trong đồn công an Việt Nam mà phía chính quyền chỉ cung cấp rất ít thông tin”.
Mời đọc thêm: HRW: ‘Đàn áp nhân quyền ở Việt Nam ngày càng tăng’ (NV). – RSF thúc giục Thái Lan tôn trọng quy chế tị nạn của Bạch Hồng QuyềnCần có Luật Biểu tình để bảo đảm quyền cho dânSức khỏe tù chính trị Nguyễn Văn Túc tồi tệ thêm (RFA). – Mỹ chỉ trích Việt Nam ‘hạn chế tự do trong giáo dục’Bộ Ngoại giao Việt Nam phản hồi báo cáo nhân quyền của Hoa Kỳ (BBC). – Dự luật nhân quyền Việt Nam sẽ vượt qua Thượng viện Hoa Kỳ? (VNTB).
Vụ án Đoàn Thị Hương
BBC đặt câu hỏi: Vì sao công dân VN Đoàn Thị Hương vẫn chưa được thả? Bài báo cho biết: “Nhiều lập luận cho rằng Đoàn Thị Hương khó có thể được thả vì bị cáo người Việt có nhiều bằng chứng bất lợi hơn Siti Aisyah. Hình ảnh trích xuất camera chỉ cho thấy mỗi bị cáo Việt Nam vòng tay qua người ông Kim Jong-nam từ đằng sau”.
Tuy nhiên, còn có yếu tố chính trị đằng sau: Bởi vì tòa án Malaysia đã chấp nhận thả cô Siti Aisyah do áp lực từ phía Indonesia, nên “nếu Malaysia quyết định trả tự do cho bị cáo Việt Nam hôm 14/3 thì sẽ càng tái khẳng định rằng chính quyền Malaysia dễ bị nước ngoài thao túng, càng gia tăng áp lực lên Mahathir”.
Zing có bài: Phiên tòa chưa phải cuối cùng cho Đoàn Thị Hương và những nỗi tức giận. Bài viết dẫn lời ông James Chin, GĐ Viện châu Á tại Đại học Tasmania ở Australia, bình luận: “Tôi nghĩ phiên tòa vẫn tiếp tục vì chính phủ Malaysia có lẽ đang xem xét thư đề nghị từ chính phủ Việt Nam. Cần phải nhớ rằng chính phủ Việt Nam mới chỉ đề nghị trả tự do trong tuần này”.
Luật sư nói Đoàn Thị Hương chỉ là “dê tế thần” trong nghi án Kim Jong-nam, theo trang Doanh Nghiệp VN. Ông Hisyam Teh Poh Teik, trưởng đoàn LS bào chữa cho cô Hương, cho biết: “Cả hai bị cáo đều được bào chữa theo cùng một cách giống nhau trước tòa. Cả hai bị cáo cũng đều tuyên bố thông qua luật sư rằng họ bị chơi khăm. Cả hai vẫn khẳng định thông qua luật sư rằng họ chỉ là dê tế thần”.
Mời đọc thêm: Nghị sĩ Malaysia bất bình vì Đoàn Thị Hương vẫn bị truy tố (Zing). Đoàn Thị Hương phải tới bệnh viện (PLVN). – Đoàn Thị Hương được đưa đi kiểm tra sức khỏe tâm thần (VOA). – Nghi can Đoàn Thị Hương trong vụ sát hại công dân Triều Tiên được đưa đi kiểm tra tâm lý (TG&VN). – Vụ Đoàn Thị Hương: Ngoại giao Việt Nam đã thua!Giọt nước mắt của Hương! (VNTB). – Gia đình Đoàn Thị Hương: ‘Tưởng con sẽ về’ (NV).
“Đốt lò” ở PVN
Hành vi lộng quyền của các lãnh đạo PVN “ném” nghìn tỉ tại Venezuela: Ép bộ trưởng ký, “phớt lờ” báo cáo Quốc hội, theo báo Thanh Niên. Chuyện quan chức PVN không xin phép chủ trương từ Quốc hội, bỏ qua ý kiến của các bộ, ngành, “ném hàng trăm triệu USD qua cửa sổ, dù dự án chưa có một giọt dầu”, bài viết đặt câu hỏi đủ khiến tàn dư phe “đồng chí X” phải lạnh gáy:
“Tất cả những việc làm đó liệu PVN hay PVEP có thể tự thực hiện được tại mỏ dầu Junin 2 Venezuela, hay còn có ai đứng phía sau đạo diễn, dàn dựng kịch bản để hợp thức hóa dự án một cách thần tốc?” Bài viết không trả lời nhưng mọi người đều hiểu chỉ có cựu Thủ tướng VN giai đoạn 2006 – 2016 mới có thể làm được điều đó.
Báo Người Lao Động bàn về “quy trình” triển khai dự án dầu khí tỉ đô ở Venezuela: Thay đổi cơ cấu vốn để “né” trình Quốc hội. Bài viết lưu ý: Bộ KH-ĐT đã nhiều lần cảnh báo rủi ro tài chính của dự án này, nhưng Thủ tướng Chính phủ “đã có văn bản gửi UBTVQH vào tháng 5/2009 về dự án Junin 2, trong đó đề cập đến nội dung dự án này không thuộc dự án phải báo cáo Quốc hội xem xét, chấp thuận chủ trương đầu tư”.
Một cựu lãnh đạo Bộ KH-ĐT tiết lộ, “bộ này đã nhiều lần đề cập đến việc phải trình Quốc hội xem xét, quyết định” nhưng đã bị làm ngơ. “Bản thân ông thời điểm đó đã ký nhiều văn bản cảnh báo, nêu rõ việc phải trình Quốc hội xem xét”.
Báo Dân Việt có bài: Hé lộ quy mô dự án Junin 2 tại Venezuela khiến PVN “mất trắng” nghìn tỉ. Theo đó, “chỉ riêng tiền mặt mà PVN trực tiếp trao cho Venezuela, một đi không trở lại, đã lên đến 532 triệu USD: 442 triệu tiền ‘bonus’, 90 triệu tiền góp vốn ban đầu”, chưa tính đến các khoản đầu tư khác cũng lên đến hàng trăm triệu USD.
Báo Tuổi Trẻ viết: Tệ hơn cả một canh bạc. “Canh bạc” ở đây là vụ PVN “đốt tiền” ở Venezuela: “Ngay cả khi gọi là canh bạc, năng lực người chơi PVN còn thua xa các đối thủ dầu khí sừng sỏ từ Mỹ và các tay chơi khác. Và còn tệ hơn cả một canh bạc với xác suất thắng thua 50-50, cú đầu tư của PVN giống như một cuộc lao đầu tập thể vào lửa”.
Diễn biến liên quan: Trước đó, Mỹ rút các nhân viên ngoại giao cuối cùng ở Venezuela về nước, báo Người Việt đưa tin. Nhiều người bình luận đây là bước chuẩn bị để Hoa Kỳ can thiệp quân sự vào Venezuela. Nếu đúng như vậy thì đó sẽ là dấu chấm hết cho mọi hy vọng “vớt vát” được chút tiền từ hàng ngàn tỉ mà lãnh đạo CSVN đã ném vào đất nước Nam Mỹ đang bên bờ vực này.
Mời đọc thêm: Ông Nguyễn Vũ Trường Sơn uỷ quyền cho cấp phó những gì trước khi từ chức? (DV). – Điều tra sai phạm trong Dự án dầu khí tỷ USD tại Venezuela (ĐĐK). – PVN rót hàng trăm triệu USD vào Junin 2 Venezuela: Phớt lờ cảnh báo (NLĐ). – Sếp lớn dầu khí từ chức giữa lúc VN điều tra dự án nhiều tỉ đôla ‘mất trắng’ ở Venezuela (VOA). – Tiết lộ lý do nguyên Tổng giám đốc PVEP bị truy tố (TP). – Khai thác dầu khí suy giảm, PVN chịu nhiều sức ép (TT). – Điểm mặt hàng loạt dự án thua lỗ và có nguy cơ thua lỗ của PVN (NĐT). – Mỹ rút toàn bộ nhân viên ngoại giao còn lại ở Venezuela (LĐ).
Sai phạm đất đai
Hậu quả sau khi mua dự án BĐS có vấn đề về pháp lý ở Quảng Nam: Dân khốn đốn vì sự lập lờ sổ đỏ tại 3 dự án BĐS, tạp chí Giao Thông Vận Tải đưa tin. Đêm 14/3/2019, hàng trăm người tập trung tại Công ty BĐS Hoàng Nhất Nam, ở quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng “để đòi sổ đỏ như đã cam kết, sau khi mua đất tại 3 dự án BĐS Sakura, Hera, Eco Future Park” ở thị xã Điện Bàn, Quảng Nam.
Các khách hàng này phản ánh, “đã 4 tháng qua sau khi họ đặt cọc tiền mua đất tại Hoàng Nhất Nam nhưng vẫn không nhận được sổ đỏ, hay bất cứ những giấy tờ gì liên quan ngoài tờ hợp đồng nộp tiền và cam kết vụ việc kéo dài từ cuối năm 2018 đến nay”.
Trang Bảo Vệ Pháp Luật có bài: Cho thuê đất vô tội vạ, Trưởng phòng TN-MT bị bắt tạm giam. Theo đó, VKSND huyện Tuy Phong vừa khởi tố ông Võ Việt Hùng, Trưởng Ban Dân vận huyện và ông Hồ Minh, công chức Phòng TN-MT huyện, về tội “Vi phạm các quy định về quản lý đất đai”.
Chuyện ở TP Thanh Hóa: “Hô biến” đất lúa thành đất trồng hoa ly, 2 cán bộ bị khởi tố, theo báo Thanh Tra. Công an tỉnh vừa khởi tố 2 cán bộ Ban Giải phóng mặt bằng và tái định cư TP Thanh Hóa là ông Nguyễn Văn Đức và ông Dương Văn Trung vì đã “sửa chữa, tẩy xóa 38 biên bản kiểm kê thực tế từ lúa thành hoa Ly củ, tăng tiền chênh lệch đền bù. Việc làm sai trái này đã gây thiệt hại cho Nhà nước trên 1 tỉ đồng”.
Mời đọc thêm: Hàng trăm người vây công ty bất động sản ở Đà Nẵng đòi sổ đỏ suốt đêm (TP). – Rời Đà Nẵng, hàng trăm khách hàng đến Quảng Nam ‘vây’ chủ đầu tư đòi sổ đỏ (TT). – Vì sao Trưởng ban Dân vận huyện Tuy Phong, Bình Thuận bị bắt? (GT). – Bắt giam Trưởng ban Dân vận Huyện ủy ở Bình Thuận (VNN). – Bắt giam trưởng Ban Dân vận Huyện ủy Tuy Phong, Bình Thuận (PLTP). – Hai cán bộ Ban GPMB Thanh Hóa “hô biến” rau ngổ thành hoa ly, chiếm đoạt hơn 1 tỉ đồng (NĐT). – Khởi tố 2 cán bộ sửa biên bản kiểm kê đền bù gây thất thoát hơn 1 tỉ (KTNT).
Vụ cán bộ TTCP “móc túi” mẹ liệt sĩ
Bị người dân lên án quá, nên cán bộ Thanh tra Chính phủ trả lại hàng trăm triệu đồng “đã nhận” cho mẹ liệt sĩ, báo Người Lao Động đưa tin. Ông Hoàng Đức Cần, nhân viên Phòng Hành chính quản trị, Văn phòng TTCP, là người lấy hàng trăm triệu đồng của mẹ liệt sĩ Lê Thị Tích, huyện Xuyên Mộc, Bà Rịa – Vũng Tàu, “vừa trả lại toàn bộ số tiền”.
Cán bộ TTCP bị tố nhận tiền vẫn đi làm bình thường, theo báo Đất Việt. Ông Lê Hồng Lĩnh, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch, Tài chính và Tổng hợp, thuộc TTCP cho biết, đơn vị đã yêu cầu ông Cần làm báo cáo, giải trình: “Nếu có dấu hiệu hình sự sẽ chuyển vụ việc cho cơ quan điều tra theo đúng quy định”.
Mời đọc thêm: Xác minh cán bộ Thanh tra Chính phủ nhận hàng trăm triệu đồng của người khiếu nại (TN). – Cán bộ TTCP bị tố nhận hàng trăm triệu của mẹ liệt sỹ: Vay giờ mới trả?! (DV). – Cán bộ Thanh tra Chính phủ đã trả tiền cho mẹ liệt sĩ (MTG).
Vụ cán bộ làm nhục dân
Ban Thường vụ Huyện ủy Lang Chánh, Thanh Hóa vừa họp bất thường, cho thôi chức chủ tịch MTTQ đánh phó bí thư, sỉ nhục dân, báo Người Lao Động đưa tin. Ông Quách Văn Hoan, Chánh Văn phòng Huyện ủy Lang Chánh, đã ký thông báo “đồng ý cho thôi tất cả các chức vụ trong Đảng của ông Vì Văn Hà, Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) thị trấn”.
Bài viết nhắc lại chuyện xảy ra năm 2006, ông Vì Văn Hà “đang là Trưởng Công an thị trấn Lang Chánh, đã có hành vi đánh, sỉ nhục dân và bắt người dân chui qua hai chân”. Tuy nhiên, năm 2009, ông Hà lại được bầu làm Phó Chủ tịch UBND thị trấn.
Mời đọc thêm: Cho thôi giữ các chức vụ trong Đảng đối với Chủ tịch MTTQ thị trấn Lang Chánh (CL). – Cho thôi các chức vụ trong Đảng đối với cán bộ từng bắt dân chui qua háng (LĐ). – Cho thôi các chức vụ trong Đảng với cán bộ từng bắt dân chui qua háng (Zing).
Lâm tặc và cán bộ phá rừng
Báo Lao Động đặt câu hỏi về vụ phá rừng tại Phong Nha Kẻ Bàng: Ai chịu trách nhiệm? Trách nhiệm đầu tiên dĩ nhiên là của lực lượng quản lý rừng và kiểm lâm. Tuy nhiên, trong vụ này, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Bình thừa nhận, lực lượng biên phòng địa phương có trách nhiệm liên đới.
Trang Nông Nghiệp VN đặt câu hỏi về vụ phá rừng tại VQG Phong Nha – Kẻ Bàng: 70m3 gỗ quý tẩu tán ở đâu? Khi được hỏi liệu có khả năng cán bộ kiểm lâm tiếp tay để một lượng lớn gỗ được vận chuyển trót lọt ra khỏi VQG Phong Nha – Kẻ Bàng, ông Đinh Huy Trí, Phó Giám đốc VQG, cho biết, “cũng rất khó. Tuy nhiên ông cũng nhìn nhận trong vụ việc này, lực lượng KL VQG đã thiếu thông tin và nắm bắt vụ việc chậm”.
Trang Pháp Luật VN có bài: Ai chủ mưu, tiếp tay ‘lâm tặc’ phá rừng gỗ mun trong Vườn Di sản Phong Nha? Bài báo cho biết: Các xe biển xanh, biển đỏ ra vào khu vực xã Thượng Trạch để qua VQG, trong đó có xe của 2 đồn biên phòng Cồn Roàng và Cà Roòng “đều được kiểm tra, những người trên xe đều hợp tác với kiểm lâm Vườn nhưng riêng xe của Đồn trưởng Đồn Biên phòng Cồn Roàng (quản lý nơi xảy ra vụ phá rừng) một số lần từ chối, không hợp tác với lý do xe quân sự”.


Mời đọc thêm: Vụ phá rừng gỗ quý tại Phong Nha – Kẻ Bàng: Nghi vấn có sự tiếp tay (TP). – Hiện trường phá rừng di sản Phong Nha – Kẻ Bàng (MTG). – Đắk Lắk: Hàng chục ha rừng bị đốt, chặt phá ở huyện biên giới Ea Súp (TP). – Ban quản lý rừng đốt thực bì, cháy lan vào rẫy của dân (ĐĐK).
Người dân vs BOT
Hàng trăm người dân ở Thái Nguyên tiếp tục phản đối trạm BOT Bờ Đậu, theo báo Trí Thức VN. Cuộc biểu tình nổ ra vào ngày 14/3/2019, “ngay khi bắt đầu xuất phát, đoàn diễu hành đã bị lực lượng chức năng chặn đường yêu cầu dỡ bỏ hết băng rôn khẩu hiệu vì cho rằng đây là vi phạm pháp luật. Sau đó, hàng trăm người dân đứng ra phản đối”.
Một người dân cho biết: “Giờ BOT Bờ Đậu hoạt động, gia đình tôi phải trả tới 1 tỉ tiền phí BOT, sẽ dẫn tới phá sản. Trong khi đó đường QL3 là đường có từ hàng trăm năm nay. Nếu đi vào đường mới được đầu tư BOT thì sẵn sàng nộp phí. Còn giờ thì chúng tôi kiên quyết phản đối và yêu cầu phải dỡ bỏ trạm BOT Bờ Đậu”.
Tài xế Huỳnh Long có clip, ghi lại cảnh bà con đề nghị dỡ bỏ BOT Bờ Đậu Thái Nguyên:

Báo Người Việt có bài: BOT Cai Lậy có thể lại bị ‘vỡ trận’ vì giới tài xế chống đối. Bài viết lưu ý: BOT Cai Lậy lẽ ra đã thu phí lại từ ngày 14/2/2019, nhưng một lãnh đạo Công An tỉnh Tiền Giang giấu tên cho biết, lúc đó lực lượng công an bảo vệ BOT Cai Lậy vẫn còn ít so với dự định của lãnh đạo địa phương và chủ đầu tư BOT Cai Lậy “do đang phải phân bố dàn trải để đảm bảo an ninh trên nhiều địa bàn”.
RFA có bài: BOT tiếp tục căng thẳng. Trước mắt, căng thẳng đang dồn nén xung quanh 3 trạm BOT là Bắc Thăng Long Nội Bài, Bờ Đậu và Cai Lậy, đều từng bị người dân phản đối quyết liệt, trong khi phía chính quyền một mực không đối thoại mà chỉ huy động an ninh đàn áp. Người dân vẫn không lùi bước vì các BOT cố tình đặt sai vị trí này đang “móc túi” và bòn rút những đồng tiền xương máu của họ.
Mời đọc thêm: Dân Thái Nguyên đòi dỡ trạm BOT Bờ Đậu “hút máu dân” (NV). – Người dân tập trung diễu hành phản đối đòi dỡ trạm BOT Bờ Đậu (NNVN). – Nhiều người dân tập trung phản đối thu phí tại BOT Bờ Đậu (DV). – Siết an ninh BOT Cai Lậy ngày thu phí lại (PLTP). – Đề nghị công an hỗ trợ an ninh khi thu phí trở lại BOT Cai Lậy (GT). – Hoạt động lại ngày 25/3 tới, BOT Cai Lậy sẽ không làm quầy thu tiền lẻ (LĐ). – Xây Trung tâm giám sát trực tuyến BOT: Phải minh bạch (ĐV).
Gánh nặng đường sắt Cát Linh – Hà Đông
Sau nhiều lần hứa hẹn, đội vốn, dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông chưa chốt được ngày về đích, báo Tuổi Trẻ đưa tin. Ông Vũ Hồng Phương, Phó GĐ phụ trách Ban quản lý dự án đường sắt, cho biết khối lượng xây lắp của dự án này “đã hoàn thành được 99%; tổng khối lượng vật tư, thiết bị đã về đến công trường đạt khoảng 99%; công tác thi công lắp đặt thiết bị đạt khoảng 90%”.
Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều hạng mục cần được hoàn thiện: “Về công tác vận hành thử liên động toàn hệ thống, ông Phương cho biết đến nay tổng thầu chưa hoàn thành căn chỉnh liên động 5 chuyên ngành: thông tin, tín hiệu, đoàn tàu, điện lực và đường ray”.
Mời đọc thêm: Đường sắt Cát Linh – Hà Đông nhiều hạng mục phụ chậm tiến độ (PLTP). – Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể thị sát tuyến đường sắt Cát Linh-Hà Đông (VOV). – Bộ trưởng Thể chỉ đạo vận hành thương mại đường sắt Cát Linh-Hà Đông vào tháng 4Kim tiêm vương vãi ở nhà ga đường sắt Cát Linh – Hà Đông (TP).
Cấm xe máy
Báo Dân Việt đặt câu hỏi về vụ lãnh đạo thí điểm cấm xe máy ở Hà Nội: Hai đầu đường phải có bãi gửi xe máy khổng lồ? Một độc giả bình luận: “Tôi cho rằng chưa thể cấm xe máy ở đường Nguyễn Trãi hay Lê Văn Lương thời điểm này. Cấm thì người dân đi lại bằng gì, đi tuyến nào, bởi đây là 2 tuyến đường chính đi vào trung tâm Hà Nội. Giao thông công cộng còn tệ như vậy, bất tiện như vậy thì cấm sẽ vô ích”.
Thông Tấn Xã VN có đồ họa: Lộ trình dừng hoạt động của xe máy tại Hà Nội.

Mời đọc thêm: Thí điểm cấm xe máy đường Lê Văn Lương – Nguyễn Trãi: Không khả thi (LĐ). – Toàn cảnh 2 tuyến đường Hà Nội dự định thí điểm cấm xe máy (Zing). – Cấm xe máy và những câu hỏi cho Hà NộiĐài Loan 15 triệu xe máy không tắc, Indonesia cấm rồi bỏ: Hà Nội tính sao? (VNN). – Tranh cãi gay gắt mục tiêu cấm xe máy: Thủ phạm ‘giết chết’ giao thông công cộng? (TN).
Trường học cho trẻ em ăn thịt nhiễm sán lợn
Chuyện ở trường mầm non Thanh Khương, Bắc Ninh: Ăn thịt lợn ‘bẩn’, gần 400 trẻ Bắc Ninh ồ ạt xuống Hà Nội xét nghiệm, nhiều trẻ dương tính, VietNamNet đưa tin. Theo đó, sáng 15/3/2019, nhiều phụ huynh trường mầm non này phát hiện con em mình ăn phải thịt lợn, gà bẩn nên đã đưa các cháu đến khám tại Viện Sốt rét Ký sinh trùng TƯ và BV Bệnh nhiệt đới TƯ.
Trước đó một số gia đình “phát hiện 3 trường hợp dương tính với sán lợn. Sau đó nhiều gia đình mới đồng loạt đưa con đi khám”. Đến hôm qua 14/3, “tại Viện Sốt rét Ký sinh trùng TƯ có thêm 2 trẻ tại trường mầm non nói trên có kết quả dương tính với sán lợn. Trong sáng nay phát hiện thêm 7 trường hợp khác”.
Mời đọc thêm: Nghi bị trường cho ‘ăn bẩn’, hàng trăm học sinh mầm non Bắc Ninh được đưa đi xét nghiệm (PLVN). – Thịt thối “vào” Trường mầm non: Phụ huynh nghi trẻ nhiễm sán lợn (KT). – 400 trẻ mầm non ở Bắc Ninh về Hà Nội làm xét nghiệm bệnh sán lợn (TGTT). – Trường sử dụng thịt lợn nổi hạch: 2 học sinh dương tính với sán lợn (LĐ). – Hai bệnh viện lớn của Hà Nội chật cứng bệnh nhi từ Bắc Ninh thăm khám vì nghi nhiễm sán (TBDN). – ‘Nhiều phụ huynh Việt không biết con mình bị xâm hại’ (Zing).
***
Thêm một số tin: Thẩm phán gọi điện cho bị cáo hỏi ‘chung chi’ hay ‘xử cho rơi tự do’ (TN). – Nguyễn Thiện Nhân kêu gọi bán đất để ‘ăn theo’ tuyến metro? (VNTB). – Bắc Giang: Ai đang bao che cho Chủ tịch UBND thị trấn Thanh Sơn? (TTTĐ). – Chủ đại lý nông sản mất hút, dân kéo đến xiết đồ (LĐ). – Hà Tĩnh: Thực hư thông tin CSGT xử lý sai luật, thuê côn đồ hành hung tài xế (Infonet). – Cả ngàn giếng đào ở Thanh Hóa bỗng nhiên bị ô nhiễm, nước rút cạn (NV). Bắt giám đốc quyết toán khống hàng tỉ đồng (TT). – Tiffany Chung, người nghệ sĩ đưa tiếng nói tị nạn Việt vào lịch sử chiến tranh (VOA).
https://baotiengdan.com/2019/03/16/ban-tin-ngay-16-3-2019/

0 nhận xét

Leave a comment

Được tạo bởi Blogger.