Long Xuyên Hải Ngoại

Dù số phận mang tới điều gì,

hãy can đảm tranh đấu cho quê hương tự do

Bản tin ngày 13-3-2019

Thứ Tư, 13 tháng 3, 2019 19:04 // ,




Tin Biển Đông


Sáng 12/3/2019, ngư dân phát hiện tàu Trung Quốc bị hủy số hiệu trôi dạt trên biển Hà Tĩnh, theo Infonet. Chiếc tàu này bị tẩy xóa số hiệu, hệ thống điện tử, định vị bị phá hỏng, được người dân phát hiện “khi trôi dạt vào vùng biển giáp ranh giữa xã Cẩm Lĩnh (Cẩm Xuyên) và xã Kỳ Xuân (Kỳ Anh)”. Cuối tháng 1/2019, một số ngư dân cũng phát hiện tàu hàng Trung Quốc trôi dạt vào biển Hà Tĩnh, “không có hàng hóa, toàn bộ hệ thống điện tử và định vị đều bị phá hỏng; số hiệu của tàu có dấu hiệu bị tẩy xóa”.

VietNamNet đưa tin: Chiến đấu cơ Trung Quốc rơi ở đảo Hải Nam, 2 phi công tử nạn. Vụ tai nạn xảy ra gần sân bay Lạc Đông trên đảo Hải Nam. Lạc Đông là sân bay tiền duyên của Hải quân Trung Quốc ở Biển Đông, “được tin là nơi có bố trí 2 trung đoàn gồm Trung đoàn 25 với các máy bay J-11B được Trung Quốc chế tạo theo mẫu SU-27 của Liên Xô cũ và Trung đoàn 27 được trang bị loại JH-7A được Trung Quốc nghiên cứu chế tạo nhằm kiểm soát tình hình Biển Đông”.

Báo Người Việt có bài: Ông Nguyễn Phú Trọng sắp có chuyến thăm Hoa Kỳ. Bài viết nhận định: “Chuyến đi Hoa Kỳ sắp diễn ra của ông Nguyễn Phú Trọng vào thời gian Việt Nam cần sự hiện diện quân sự của lực lượng Mỹ trên Biển Đông hơn lúc nào hết để đối phó với một Trung Quốc ngày càng lộ rõ hơn tham vọng bá quyền bành trướng”. Hy vọng lần này trước khi qua Mỹ, ông Trọng không phải qua Tàu để “xin chỉ thị” như lần trước.


Mời đọc thêm: Rơi máy bay hải quân Trung Quốc ở Hải Nam, hai phi công tử nạn (Zing). – Hà Tĩnh: Phát hiện tàu hàng Trung Quốc trôi dạt trên biển (TH&PL). – Tàu cá và 16 ngư dân gặp nạn phát tín hiệu cấp cứu trên biển (NA). – Việt Nam – Myanmar: Không cho phép lợi dụng lãnh thổ nước này để chống phá nước kia (DT). – Tiến trình thương lượng Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông đang có tiến triển (VnMedia). – Cố vấn Bolton: Mỹ sẽ ngăn Trung Quốc biến Biển Đông thành “một tỉnh mới” (VOV).

Vụ án Đoàn Thị Hương

Ngày 12/3/2019, Liên đoàn Luật sư Việt Nam đề nghị có biện pháp bảo vệ công dân Đoàn Thị Hương, báo Người Lao Động đưa tin. Ông Đỗ Ngọc Thịnh, Chủ tịch LĐLSVN xác nhận, cơ quan này đã gửi văn bản tới Chính phủ, Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao đề nghị bảo vệ công dân Đoàn Thị Hương đang bị xét xử ở Malaysia.

Buổi chiều cùng ngày, Phó thủ tướng Phạm Bình Minh đề nghị Malaysia thả Đoàn Thị Hương, theo VnExpress. Bộ Ngoại giao cho biết, ông Minh đã điện đàm với Ngoại trưởng Malaysia Saifuddin Abdullah, nói rằng “lãnh đạo cấp cao và dư luận Việt Nam rất quan tâm đến sự việc, đồng thời đề nghị phía Malaysia đảm bảo xét xử một cách công bằng, trả tự do cho Đoàn Thị Hương”.

Cha Đoàn Thị Hương nói con gái ông bị lừa, theo Zing. Ông Đoàn Văn Thạnh nói: “Gia đình tôi giờ chỉ trông chờ vào sự giúp đỡ của Nhà nước” sau khi biết nghi phạm Siti Aisyah được thả nhờ tác động của lãnh đạo Indonesia. Ông Thạnh một mực khẳng định: “Con gái tôi bị lừa”.

Mời đọc thêm: Liên đoàn Luật sư Việt Nam đề nghị có biện pháp bảo vệ công dân Đoàn Thị Hương (DT). – BTNG VN yêu cầu Malaysia trả tự do cho Đoàn Thị Hương (VOA). – Chính phủ VN đề nghị Malaysia trả tự do cho Đoàn Thị Hương (BBC). – Việt Nam nói gì về trường hợp Đoàn Thị Hương sau khi cô Siti Aisyah được tự do? (RFA). – Vụ xử Đoàn Thị Hương: Lý do Malaysia đồng ý thả nữ nghi phạm Indonesia (MTG).

Tin nhân quyền

Trong buổi điều trần ngày 11/3/2019 trước Ủy ban Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, đại diện Bộ Công an cho rằng, phạm nhân tự tử vì day dứt, dằn vặt về hành vi phạm tội của mình, theo TC Luật Khoa. Trước đó, Bộ Công an thừa nhận trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội, rằng trong giai đoạn 2011 – 2014, “đã xảy ra 226 trường hợp chết tại nhà tạm giữ, trại tạm giam trên toàn quốc. Riêng năm 2018, báo chí cũng ghi nhận ít nhất 11 người chết trong đồn công an”.

Ủy ban Nhân quyền LHQ không chỉ chất vấn về các trường hợp tử vong trong đồn công an, mà còn bàn đến những trường hợp nghi phạm bị tra tấn, bức cung, nhục hình. Tuy nhiên, cũng như nhiều lần trước, quan chức CSVN một mực phủ nhận trách nhiệm.

Bên cạnh đó, các đại biểu còn đặt câu hỏi về lực lượng Cờ Đỏ thường được huy động trong các cuộc đàn áp tôn giáo, vấn nạn phân biệt đối xử với người thiểu số theo Thiên Chúa Giáo, luật an ninh mạng, luật lao động, về bình đẳng và không phân biệt giới tính, tự do báo chí, vấn đề người Thượng hồi hương… BBC có bài: VN tại Kiểm điểm Nhân quyền trước LHQ ở Geneva.

Ông Nguyễn Quốc Tuấn, một thành viên của tổ chức NGO Jubilee Campaign, phê phán, “đoàn Việt Nam tránh né trả lời vào câu hỏi của uỷ ban, mặt khác khi tránh né không được thì họ sẵn sàng nói dối không biết ngượng”.

Mời đọc thêm: Việt Nam phúc trình lần 3 về Công ước Các Quyền Dân Sự & Chính TrịÂn xá Quốc tế giải thích việc gọi Hà Văn Nam là tù nhân lương tâm (RFA). – Ký EVFTA: Từ ‘trong quý 1 năm 2019’ biến thành ‘trong năm 2019’ (!?) (VNTB). – Công dân Vườn Rau Lộc Hưng họp báo, tại sao không? (VRLH).

Công an “nhân dân”?

VKSND quận Ô Môn, TP Cần Thơ vừa hoàn tất cáo trạng truy tố hai cựu cán bộ công an ở Cần Thơ đánh chết dân, VTC đưa tin. Hai cựu cán bộ công an Bùi Đức Nghĩa và Nguyễn Tuấn Anh bị truy tố về tội cố ý gây thương tích. Trước đó, hồi tối 9/8/2018, hai người này đã hành hung một người vi phạm giao thông tên Nguyễn Chí Hiếu đến mức nội tạng bị thương nặng rồi bỏ đi, còn ông Hiếu sau đó đã tử vong trong bệnh viện.

Báo Người Đưa Tin có bài: Đánh người vi phạm dẫn đến tử vong, 2 cựu công an bị yêu cầu bồi thường 2,6 tỉ đồng. Bài báo cho biết: Sau khi nạn nhân Hiếu tử vong, cha nạn nhân đã gửi đơn đến cơ quan điều tra. Trung tâm pháp y, Sở Y tế TP Cần Thơ xác nhận, “nạn nhân tử vong do suy đa cơ quan”.

Ngày 21/9/2018, Nghĩa bị bắt tạm giam, Anh bị cấm đi khỏi nơi cư trú. “Gia đình bị hại yêu cầu bị can bồi thường hơn 2,6 tỉ đồng, gồm: Chi phí chữa trị, mai táng, chi phí cho người thân nuôi bệnh, chi phí lao động của nạn nhân và tổn thất tinh thần của người thân”.

Báo Pháp Luật TP HCM đưa tin: Diễn biến mới nhất vụ CSGT kêu côn đồ đánh người đến chết. TAND TP HCM dự kiến sẽ xử sơ thẩm lần 2 vụ Phạm Sỹ Hoài Như, cựu CSGT thuộc Công an quận Tân Bình và bốn bị cáo khác về tội cố ý gây thương tích từ ngày 20 đến 22/3/2019. Hồi tháng 9/2016, TAND TP HCM đã xử sơ thẩm lần 1 và “tuyên phạt Như, Chung 12 năm tù và 4 bị cáo còn lại các mức án 5-11 năm tù”.

Theo cáo trạng, tối 25/6/2014, ông Nguyễn Văn Chín bị tổ tuần tra giao thông do Như làm tổ trưởng chặn xe kiểm tra và lập biên bản xử lý vi phạm hành chính. Ông Chín không chịu ký tên vào biên bản nên Như gọi điện cho Nguyễn Minh Chung nhờ giúp đỡ. Người này đã gọi đồng bọn ra hành hung ông Chín đến tử vong.

Mời đọc thêm: Truy tố 2 cựu cán bộ công an ở Cần Thơ đánh chết dân (PLTP). – Truy tố 2 cán bộ Công an đánh chết người vi phạm giao thông (CL). – Truy tố 2 cựu công an đánh người vi phạm giao thông đến tử vong (Zing). – Cần Thơ: Hai Công an đánh dã man thanh niên phạm luật giao thông (VNN).

“Đầy tớ” của dân?

“Tấm gương” cán bộ CSVN ở huyện Lang Chánh, Thanh Hóa: Bắt dân chui háng, đe dọa lãnh đạo vẫn làm Chủ tịch MTTQ, báo Pháp Luật TP HCM đưa tin. “Tấm gương” này là Vì Văn Hà, Chủ tịch MTTQ thị trấn Lang Chánh. Năm 2006, lúc đang còn là trưởng công an thị trấn Lang Chánh, ông Hà “đã có hành vi đánh người dân tại làng Cui (xã Đồng Lương) và bắt dân phải chui qua háng”.Ông Vì Văn Hà vẫn tái cử Chủ tịch MTTQ nhiệm kỳ mới, dù có nhiều vi phạm. Ảnh: PLTP

Ngày xưa báo Nhân Dân có bài “Địa chủ ác ghê” để đấu tố bà Cát Hanh Long, nhưng chưa chắc mấy chi tiết được hư cấu trong đó đã bằng các chi tiết thật về tay cán bộ Vì Văn Hà mà báo chí đưa tin: Ngoài chuyện bắt dân chui qua háng, nhiều lần ông ta xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người dân; chửi bới, hành hung cả các “đồng chí” của mình trong Đảng ủy và UBND thị trấn, nhưng vẫn không bị mất chức, lại còn tái đắc cử chủ tịch MTTQ trong nhiệm kỳ mới.

Mời đọc thêm: Bắt dân chui qua háng, đánh lãnh đạo vẫn làm Chủ tịch MTTQ thị trấn (Zing). – Chửi bới lãnh đạo, bị kỷ luật vẫn được bầu làm chủ tịch Mặt trận xã, thị trấn (VNN). – Cán bộ từng bắt dân chui qua háng tái cử… Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc (DT). Thế thì làm sao Đảng có thể thanh luyện hết lãnh đạo, cán bộ thoái hóa? (RFA).


Thủ Thiêm: Sai phạm dai dẳng

Lãnh đạo TP HCM muốn bố trí vốn xây nhà hát 1.500 tỉ đồng tại Thủ Thiêm, báo Dân Trí đưa tin. Sở VH-TT TP cho biết, chủ đầu tư dự án là Ban Quản lý đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp đang lập báo cáo tiền khả thi. “Thời gian thực hiện dự án từ năm 2019 đến 2022. Trong đó, năm 2019 – 2020, tổ chức thi tuyển thiết kế kiến trúc công trình và hoàn thành các thủ tục cần thiết để khởi công theo đúng quy định”.

Nhiều người đặt câu hỏi, nếu lãnh đạo TP HCM có hàng ngàn tỉ, sao không dùng để bồi thường cho hàng ngàn dân oan, lại quyết theo đuổi một dự án bị nghi ngờ có mục đích hợp thức hóa sai phạm ở Thủ Thiêm. Còn vụ điều tra những người phải chịu trách nhiệm sai phạm ở dự án Thủ Thiêm vẫn đang “dậm chân tại chỗ”.

RFA có bài: TP Hồ Chí Minh đòi tiền xây Nhà hát giao hưởng Thủ Thiêm. Một dân oan Thủ Thiêm cho biết: “Mở nhà hát thì ai vô đó mà coi? Nhưng mà mấy ổng nghĩ nước ngoài vô phải có cái nhà hát lớn… để mà cho có bộ mặt đó mà. Tui nghĩ đơn giản vậy thôi, nhưng mấy ổng không nghĩ người dân đang khó khăn, đang khổ. Mà người dân đang khổ không phải do làm biếng hay ăn chơi, mà do nhà nước chính quyền lấy đất của dân”.

Mời đọc thêm: TP HCM: Đề xuất cấp vốn để triển khai dự án nhà hát 1.500 tỷ tại Thủ Thiêm (Infonet). – Đề xuất bố trí vốn để xây nhà hát ngàn tỉ ở Thủ Thiêm (TN). – Đã có công nghiệp văn hóa, sao TP HCM chưa được như Hong Kong? (TT). – Phúc – Nhân đang câu giờ kết luận thanh tra Thủ Thiêm? (Blog VOA).

Xử phúc thẩm vụ tướng công an bảo kê đường dây đánh bạc ngàn tỉ

Trong phiên xử phúc thẩm chiều 12/3/2019, TAND cấp cao TP Hà Nội đã tuyên án một số bị cáo trong đường dây đánh bạc ngàn tỉ. Các bị cáo Phan Sào Nam, Nguyễn Văn Dương không được giảm án, VietNamNet đưa tin. HĐXX lập luận: “Tiền các bị cáo nộp, bị phong tỏa đều là tiền có nguồn gốc do phạm tội mà. Số tiền này các bị cáo đều phải nộp sung quỹ Nhà nước nên không thể coi đó là bị cáo khắc phục hậu quả”.

Bên cạnh đó, HĐXX yêu cầu tiếp tục làm rõ trách nhiệm cá nhân tại Bộ TT-TT, theo báo Một Thế Giới. HĐXX kiến nghị các cơ quan chức năng tiếp tục điều tra giai đoạn 2 của vụ án, “làm rõ trách nhiệm các cá nhân tại Bộ TT-TT vì để các đối tượng lợi dụng đánh bạc trực tuyến trong thời gian dài”, điều tra cả chuyện “Nguyễn Văn Dương khai đưa tiền cho các cán bộ công an tại Tổng cục cảnh sát”.

VnExpress có bài: Siêu lợi nhuận của đường dây đánh bạc có hai tướng công an bảo kê. Ông Lê Xuân Lộc, đại diện VKS cho biết “trong lịch sử tố tụng của Phú Thọ chưa bao giờ có vụ án nào thu hồi tiền được nhiều và nhanh đến vậy… Nam khai ngoài 3,5 triệu USD gửi ở ngân hàng nước ngoài còn chuyển 236 tỉ đồng cho người thân”.

Bài viết lưu ý: Khi Công an tỉnh Phú Thọ khám xét trụ sở CNC từ chiều 30/8/2017 tới rạng sáng hôm sau, các nghi phạm không hợp tác vì được tướng Phan Văn Vĩnh, Nguyễn Thanh Hóa bảo kê. Khi biết mình bị bắt, Dương gọi điện thoại ngay cho ông Hóa. “Lúc đó, ông Hóa yêu cầu được nói chuyện với lãnh đạo ban chuyên án. Và khi biết không thể xoay chuyển được tình thế, Dương mới chịu tra tay vào còng số 8”.

Mời đọc thêm: Vụ đánh bạc nghìn tỷ qua mạng: 13 bị cáo được giảm nhẹ hình phạt (BNews). – Trùm cờ bạc Phan Sào Nam không được giảm án (Zing). – 2 ‘ông trùm’ Nguyễn Văn Dương, Phan Sào Nam không được giảm án (VNF). – Xử phúc thẩm vụ đánh bạc nghìn tỷ: Y án hai “ông trùm” (KT). – Y án 2 ‘ông trùm’ đánh bạc ngàn tỉ (PLTP).

Tòa cấp cao kiến nghị làm rõ việc Phan Sào Nam khai đưa hối lộ (VOV). – Kiến nghị điều tra việc Nguyễn Văn Dương khai đưa đồng hồ Rolex cho cựu tướng Phan Văn Vĩnh (TN). – Tuyên án phúc thẩm vụ đánh bạc nghìn tỉ: Nhân vật ‘máu mặt’ ôm nghìn tỉ bỏ trốn vẫn ‘bóng chim tăm cá’ (GĐ&XH). – Hàng chục kỹ sư, nhân viên ngân hàng, Việt kiều… kéo nhau ra tòa (TP).

Vụ Chủ tịch HĐND TP Kon Tum cướp vợ người khác

Báo Đất Việt có bài: Thêm hình ảnh tố Chủ tịch HĐND quan hệ bất chính. Ông Trần Quang Trung, người tố cáo, cho biết, “bằng chứng mấu chốt để chứng minh mối quan hệ bất chính giữa ông Xem và chị Trần Thị Lan Phương (31 tuổi, vợ anh Trung) hiện tại sẽ được anh giữ kín”.

Ông Trung nói thêm: “Nếu cơ quan chuyên môn không xử lý đúng người, đúng tội tôi sẽ cung cấp. Ông Xem nói là mới tìm hiểu vợ tôi mà làm tan vỡ gia đình tôi như vậy là sao?” Theo ông Trung, những hình ảnh ông đang nắm giữ ghi lại cảnh ông Xem và bà Phương cùng nhau du lịch nhiều nơi.

Mời đọc thêm: Vụ Phó bí thư Thành ủy bị tố quan hệ bất chính: Thêm hình ảnh… (DV). – Người tố Chủ tịch HĐND TP Kon Tum quan hệ bất chính nói còn giữ “bằng chứng mấu chốt” (TQ).

Đến lúc phải “sáp nhập”

Sau giai đoạn có thể phung phí tiền bạc nuôi hàng loạt tổ chức, cơ quan “báo cô”, đến lúc lãnh đạo CSVN buộc phải “tinh giản” bộ máy, sáp nhập các đơn vị hành chính. Số lượng quan chức, lãnh đạo cấp xã, phường giảm thì gánh nặng ngân sách cũng tạm thời nhẹ bớt. Zing đưa tin: Hơn 630 xã, phường nằm trong diện sắp xếp và sáp nhập.

Chiều 12/3/2019, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua nghị quyết sắp xếp lại các đơn vị hành chính cấp huyện, xã không đạt 50% tiêu chuẩn về quy mô dân số, diện tích tự nhiên. Bài viết lưu ý: Quá trình chia tách các đơn vị hành chính trước đây đã “làm phân tán các nguồn lực, tiềm năng phát triển, làm cho bộ máy thêm cồng kềnh, tăng biên chế”.

TP HCM hợp nhất hai đơn vị quan trọng của HĐND và Đoàn ĐBQH, theo báo Thanh Tra. Sáng 12/3/2019, lãnh đạo TP HCM công bố quyết định sáp nhập Văn phòng Đoàn ĐBQH và Văn phòng HĐND thành phố thành Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND TP, theo nghị quyết của UB Thường vụ Quốc hội “về việc thí điểm hợp nhất Văn phòng Đoàn ĐBQH, Văn phòng HĐND và Văn phòng UBND cấp tỉnh”.

Mời đọc thêm: Dừng bổ nhiệm cán bộ ở hàng trăm xã, huyện sắp sáp nhập (VNE). – TP HCM hợp nhất văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND, công bố quyết định nhân sự (VOV). – TP HCM hợp nhất Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND (NNVN). – TP HCM trao quyết định bổ nhiệm nhiều nhân sự mới sau sáp nhập các văn phòng (TTTĐ). Mời đọc lại: Thận trọng khi sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, xã (PLVN).

Tận thu qua thuế, phí


TS Nguyễn Mạnh Hải, thành viên Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương đề xuất tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với ô tô để bảo vệ môi trường, báo Dân Trí đưa tin. Ông Hải cho rằng, “cần tiếp tục duy trì và tăng mức thu của chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt đối với xe ô tô, nhiên liệu hóa thạch nhằm hạn chế tiêu dùng các loại hàng hóa này”. Tuy nhiên, bao nhiêu đề xuất đánh thuế “vì môi trường” chỉ khiến môi trường VN tiếp tục bị tàn phá, ngày càng ô nhiễm.

Mời đọc thêm: Thận trọng khi tăng thuế môi trường (TN). – Tăng thuế bảo vệ môi trường: Nên hay không nên? (TTXVN). – Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với ô tô: Thông tin mới gây lo ngại (VNN). – Kiến nghị duy trì và tăng mức thu thuế tiêu thụ đặc biệt đối với xe ô tô, nhiên liệu hóa thạch (SGGP).

Cuộc chiến nước mắm


Trong buổi họp báo ngày 12/3/2019, Thứ trưởng KH&CN Phạm Công Tạc cho biết sẽ dừng công bố dự thảo tiêu chuẩn về nước mắm, theo VnExpress. Ông Tạc thừa nhận, bộ này đã “nhận nhiều ý kiến trái chiều khi dự thảo tiêu chuẩn với nước mắm được công bố”. Nhiều người lo lắng dự thảo này sẽ góp phần “bức tử” các hộ dân và doanh nghiệp làm nước mắm truyền thống, trước ưu thế truyền thông của nước chấm công nghiệp.

Báo Tuổi Trẻ dẫn lời ông Huỳnh Quang Hưng, phó chủ tịch UBND huyện Phú Quốc bàn về dự thảo sản xuất nước mắm: “Họ tạm dừng thôi, sẽ tiếp tục…” Mặc dù lãnh đạo Bộ KH&CN đã tạm dừng thẩm định dự thảo, ông Hưng cho rằng, “nó sẽ được thông qua trong thời gian tới”. TS Trần Thị Dung bình luận: “Các nhà xây dựng chính sách salon, ngồi phòng điều hòa rồi nghĩ ra mối nguy”.

Báo Pháp Luật TP HCM đặt câu hỏi về vụ tiêu chuẩn về nước mắm: Tạm dừng, rồi sao nữa? Theo đó, ông Nguyễn Hoàng Linh, Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, Bộ KH&CN, thừa nhận, một số điểm trong dự thảo “chưa được rõ ràng và mạch lạc nên có thể gây hiểu lầm là bắt buộc phải xét nghiệm”. Ông Linh cho biết, sẽ giải quyết theo hướng sửa đổi chứ không từ bỏ dự thảo về tiêu chuẩn nước mắm.

Mời đọc thêm: Tạm dừng dự thảo tiêu chuẩn nước mắm (BBC). – Phải trả lại tên cho nước mắm truyền thống! (NLĐ). – Đánh đồng khái niệm ‘nước mắm’ để tránh bị kiện? (Zing). – Nước mắm truyền thống phải gìn giữ không thể lẫn lộn được (LĐ). – Nước mắm đặc sản phải “khăm khẳm” từ cá ươn, như châu Âu có phomat thối? (Infonet). – Tập đoàn Masan có tham dự cuộc họp soạn thảo tiêu chuẩn nước mắm (NĐT). – Nguyễn Đăng Quang: Tỷ phú nước mắm kín tiếng và đáng gờm (VNN). – Nước mắm truyền thống ‘đối đầu’ nước mắm công nghiệp (VOA).

Vụ cô giáo Hạ

Vụ cô giáo vào nhà nghỉ với học sinh lớp 10: Nhà trường chính thức khẳng định em Trần Công Mẫn đã bị oan, theo báo Người Đưa Tin. Trước đó, nam sinh Mẫn không liên quan gì đến vụ cô giáo Hạ bị nghi vào nhà trọ với nam sinh lớp 10, nhưng lại bị “gán ghép với hình ảnh cô giáo bị tố”.

Chiều 12/3, trường THPT Nguyễn Huệ, thị xã La Gi, tỉnh Bình Thuận đã gửi công văn đến công an và sở TT-TT tỉnh, khẳng định “học sinh Trần Công Mẫn là người không liên quan đến nghi án cô trò vào nhà nghỉ”. Trường này cũng bày tỏ mong muốn các cơ quan chức năng sớm minh oan cho nam sinh Trần Công Mẫn.

Mời đọc thêm: Vụ cô giáo vào khách sạn với nam sinh: Cần làm rõ có hay không việc giao cấu (VnMedia). – Chủ nhà nghỉ nơi cô giáo và nam sinh hỏi thuê phòng trọ: “Người chồng nói không đúng” (TQ). – Chủ nhà nghỉ nơi cô giáo và nam sinh hỏi thuê phòng trọ lên tiếng (TP). – Mẹ nam sinh bị oan trong vụ lùm xùm ở Bình Thuận: “Tôi nghĩ có người cố tình tung tin thất thiệt lên mạng” (TTT/Soha).

Giáo dục VN: Đầy tiêu cực

Vụ gian lận điểm thi tại Hoà Bình: Có thí sinh được nâng khống 26,45 điểm, báo Lao Động đưa tin. Sáng 12/3, ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD&ĐT, xác nhận rằng “thí sinh có điểm chênh lệch cao nhất ở 1 môn là 9,25 điểm/môn. Thậm chí, có thí sinh có điểm chênh lệch cao nhất ở 3 môn là 26,45 điểm”. Mức chênh lệch này đủ để một thí sinh không có kiến thức, kỹ năng gì cũng vào được trường tốt.

Bài viết lưu ý: “Bị can Nguyễn Khắc Tuấn khai đây không phải lần đầu thực hiện việc sửa bài thi nâng điểm cho thí sinh. Trong kỳ thi THPT quốc gia năm 2017 tỉnh Hòa Bình, Nguyễn Khắc Tuấn đã trực tiếp can thiệp, nâng điểm bài thi trắc nghiệm cho cháu của mình”.

Công an huyện Châu Đức, Bà Rịa – Vũng Tàu đang điều tra cựu giáo viên 60 tuổi giao cấu với nữ sinh lớp 10, theo báo Thanh Niên. Ngày 12/3, một lãnh đạo UBND xã Bình Giã xác nhận thông tin “ông T.T.H (60 tuổi, giáo viên một trường tiểu học vừa nghỉ hưu) giao cấu với một nữ sinh lớp 10 cư trú trên địa bàn”. Cán bộ này khẳng định ông H đã thừa nhận chuyện quan hệ với nữ sinh.

Bài báo cho biết: Từ năm 2018, “gia đình nữ sinh này từng phát hiện hình ảnh khiêu dâm và tin nhắn với lời lẽ khiêu dâm mà ông H. gửi cho N”. Ông H thừa nhận tình cảm với N và đã đưa cho gia đình nữ sinh này 50 triệu đồng để “xem như không có gì xảy ra”.

Mời đọc thêm: Bộ GD&ĐT yêu cầu các cơ sở đào tạo ĐH rà soát lại kết quả tuyển sinh (TP). – Gian lận điểm thi ở Hòa Bình: Có môn thi được nâng tới 9,25 điểm (NLĐ). – Gian lận điểm thi ở Hòa Bình: Có bài được nâng 9,25 điểm (TP). – Đề nghị truy tố 3 bị can về tội danh “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” (Viet Times). – Đã in SGK tăng giá, ai phải chịu trách nhiệm? (TN).

Lâm tặc phá rừng

Chuyện ở thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên – Huế: Để “lâm tặc” phá rừng phòng hộ, nhiều cán bộ bị kỷ luật. Ông Hoàng Phước Toàn, Giám đốc Ban Quản lý Rừng phòng hộ Thị xã Hương Thủy cho biết, đơn vị này đã “thi hành kỷ luật nhiều cán bộ do để xảy ra tình trạng phá rừng phòng hộ đầu nguồn Tả Trạch”. Trước đó, “hàng chục phách gỗ quý bị đốn hạ”.

Mời đọc thêm: Khẩn trương điều tra vụ phá rừng ở Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng (ND). – Kỷ luật 6 cán bộ để xảy ra phá rừng phòng hộ Tả Trạch (VOV/ Soha). – Phó Thủ tướng yêu cầu làm rõ thêm tố cáo xâm hại rừng đặc dụng khai thác vàng (DT). – Cảnh báo: 1.700 loài động vật bị tuyệt chủng sau 50 năm nữa (Thiên Nhiên).

***

Thêm một số tin: Nguyên Chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng Hồ Việt qua đời vì tai nạn giao thông (TN). – Hàng chục dự án của PVN không hiệu quả, buộc phải dừng hoặc bán cho đối tác nước ngoài (TQ). – Ám ảnh chủ đầu tư mang nhà cư dân “cắm” ngân hàng (TN&MT). – Đại gia làm liều, hơn 800 người ‘ngồi trên đống lửa’ (VNN). – Kinh hãi công nghệ sản xuất nước uống đóng chai (NLĐ).




https://baotiengdan.com/2019/03/13/ban-tin-ngay-13-3-2019/

Tin Biển Đông

Sáng 12/3/2019, ngư dân phát hiện tàu Trung Quốc bị hủy số hiệu trôi dạt trên biển Hà Tĩnh, theo Infonet. Chiếc tàu này bị tẩy xóa số hiệu, hệ thống điện tử, định vị bị phá hỏng, được người dân phát hiện “khi trôi dạt vào vùng biển giáp ranh giữa xã Cẩm Lĩnh (Cẩm Xuyên) và xã Kỳ Xuân (Kỳ Anh)”. Cuối tháng 1/2019, một số ngư dân cũng phát hiện tàu hàng Trung Quốc trôi dạt vào biển Hà Tĩnh, “không có hàng hóa, toàn bộ hệ thống điện tử và định vị đều bị phá hỏng; số hiệu của tàu có dấu hiệu bị tẩy xóa”.
VietNamNet đưa tin: Chiến đấu cơ Trung Quốc rơi ở đảo Hải Nam, 2 phi công tử nạn. Vụ tai nạn xảy ra gần sân bay Lạc Đông trên đảo Hải Nam. Lạc Đông là sân bay tiền duyên của Hải quân Trung Quốc ở Biển Đông, “được tin là nơi có bố trí 2 trung đoàn gồm Trung đoàn 25 với các máy bay J-11B được Trung Quốc chế tạo theo mẫu SU-27 của Liên Xô cũ và Trung đoàn 27 được trang bị loại JH-7A được Trung Quốc nghiên cứu chế tạo nhằm kiểm soát tình hình Biển Đông”.
Báo Người Việt có bài: Ông Nguyễn Phú Trọng sắp có chuyến thăm Hoa Kỳ. Bài viết nhận định: “Chuyến đi Hoa Kỳ sắp diễn ra của ông Nguyễn Phú Trọng vào thời gian Việt Nam cần sự hiện diện quân sự của lực lượng Mỹ trên Biển Đông hơn lúc nào hết để đối phó với một Trung Quốc ngày càng lộ rõ hơn tham vọng bá quyền bành trướng”. Hy vọng lần này trước khi qua Mỹ, ông Trọng không phải qua Tàu để “xin chỉ thị” như lần trước.
Mời đọc thêm: Rơi máy bay hải quân Trung Quốc ở Hải Nam, hai phi công tử nạn (Zing). – Hà Tĩnh: Phát hiện tàu hàng Trung Quốc trôi dạt trên biển (TH&PL). – Tàu cá và 16 ngư dân gặp nạn phát tín hiệu cấp cứu trên biển (NA). – Việt Nam – Myanmar: Không cho phép lợi dụng lãnh thổ nước này để chống phá nước kia (DT). – Tiến trình thương lượng Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông đang có tiến triển (VnMedia). – Cố vấn Bolton: Mỹ sẽ ngăn Trung Quốc biến Biển Đông thành “một tỉnh mới” (VOV).
Vụ án Đoàn Thị Hương
Ngày 12/3/2019, Liên đoàn Luật sư Việt Nam đề nghị có biện pháp bảo vệ công dân Đoàn Thị Hương, báo Người Lao Động đưa tin. Ông Đỗ Ngọc Thịnh, Chủ tịch LĐLSVN xác nhận, cơ quan này đã gửi văn bản tới Chính phủ, Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao đề nghị bảo vệ công dân Đoàn Thị Hương đang bị xét xử ở Malaysia.
Buổi chiều cùng ngày, Phó thủ tướng Phạm Bình Minh đề nghị Malaysia thả Đoàn Thị Hương, theo VnExpress. Bộ Ngoại giao cho biết, ông Minh đã điện đàm với Ngoại trưởng Malaysia Saifuddin Abdullah, nói rằng “lãnh đạo cấp cao và dư luận Việt Nam rất quan tâm đến sự việc, đồng thời đề nghị phía Malaysia đảm bảo xét xử một cách công bằng, trả tự do cho Đoàn Thị Hương”.  
Cha Đoàn Thị Hương nói con gái ông bị lừa, theo Zing. Ông Đoàn Văn Thạnh nói: “Gia đình tôi giờ chỉ trông chờ vào sự giúp đỡ của Nhà nước” sau khi biết nghi phạm Siti Aisyah được thả nhờ tác động của lãnh đạo Indonesia. Ông Thạnh một mực khẳng định: “Con gái tôi bị lừa”.
Mời đọc thêm: Liên đoàn Luật sư Việt Nam đề nghị có biện pháp bảo vệ công dân Đoàn Thị Hương (DT). – BTNG VN yêu cầu Malaysia trả tự do cho Đoàn Thị Hương (VOA). Chính phủ VN đề nghị Malaysia trả tự do cho Đoàn Thị Hương (BBC). – Việt Nam nói gì về trường hợp Đoàn Thị Hương sau khi cô Siti Aisyah được tự do? (RFA). Vụ xử Đoàn Thị Hương: Lý do Malaysia đồng ý thả nữ nghi phạm Indonesia (MTG).
Tin nhân quyền
Trong buổi điều trần ngày 11/3/2019 trước Ủy ban Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, đại diện Bộ Công an cho rằng, phạm nhân tự tử vì day dứt, dằn vặt về hành vi phạm tội của mình, theo TC Luật Khoa. Trước đó, Bộ Công an thừa nhận trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội, rằng trong giai đoạn 2011 – 2014, “đã xảy ra 226 trường hợp chết tại nhà tạm giữ, trại tạm giam trên toàn quốc. Riêng năm 2018, báo chí cũng ghi nhận ít nhất 11 người chết trong đồn công an”.
Ủy ban Nhân quyền LHQ không chỉ chất vấn về các trường hợp tử vong trong đồn công an, mà còn bàn đến những trường hợp nghi phạm bị tra tấn, bức cung, nhục hình. Tuy nhiên, cũng như nhiều lần trước, quan chức CSVN một mực phủ nhận trách nhiệm.
Bên cạnh đó, các đại biểu còn đặt câu hỏi về lực lượng Cờ Đỏ thường được huy động trong các cuộc đàn áp tôn giáo, vấn nạn phân biệt đối xử với người thiểu số theo Thiên Chúa Giáo, luật an ninh mạng, luật lao động, về bình đẳng và không phân biệt giới tính, tự do báo chí, vấn đề người Thượng hồi hương… BBC có bài: VN tại Kiểm điểm Nhân quyền trước LHQ ở Geneva.
Ông Nguyễn Quốc Tuấn, một thành viên của tổ chức NGO Jubilee Campaign, phê phán, “đoàn Việt Nam tránh né trả lời vào câu hỏi của uỷ ban, mặt khác khi tránh né không được thì họ sẵn sàng nói dối không biết ngượng”.
Mời đọc thêm: Việt Nam phúc trình lần 3 về Công ước Các Quyền Dân Sự & Chính TrịÂn xá Quốc tế giải thích việc gọi Hà Văn Nam là tù nhân lương tâm (RFA). – Ký EVFTA: Từ ‘trong quý 1 năm 2019’ biến thành ‘trong năm 2019’ (!?) (VNTB). – Công dân Vườn Rau Lộc Hưng họp báo, tại sao không? (VRLH).
Công an “nhân dân”?
VKSND quận Ô Môn, TP Cần Thơ vừa hoàn tất cáo trạng truy tố hai cựu cán bộ công an ở Cần Thơ đánh chết dân, VTC đưa tin. Hai cựu cán bộ công an Bùi Đức Nghĩa và Nguyễn Tuấn Anh bị truy tố về tội cố ý gây thương tích. Trước đó, hồi tối 9/8/2018, hai người này đã hành hung một người vi phạm giao thông tên Nguyễn Chí Hiếu đến mức nội tạng bị thương nặng rồi bỏ đi, còn ông Hiếu sau đó đã tử vong trong bệnh viện.
Báo Người Đưa Tin có bài: Đánh người vi phạm dẫn đến tử vong, 2 cựu công an bị yêu cầu bồi thường 2,6 tỉ đồng. Bài báo cho biết: Sau khi nạn nhân Hiếu tử vong, cha nạn nhân đã gửi đơn đến cơ quan điều tra. Trung tâm pháp y, Sở Y tế TP Cần Thơ xác nhận, “nạn nhân tử vong do suy đa cơ quan”.
Ngày 21/9/2018, Nghĩa bị bắt tạm giam, Anh bị cấm đi khỏi nơi cư trú. “Gia đình bị hại yêu cầu bị can bồi thường hơn 2,6 tỉ đồng, gồm: Chi phí chữa trị, mai táng, chi phí cho người thân nuôi bệnh, chi phí lao động của nạn nhân và tổn thất tinh thần của người thân”.
Báo Pháp Luật TP HCM đưa tin: Diễn biến mới nhất vụ CSGT kêu côn đồ đánh người đến chết. TAND TP HCM dự kiến sẽ xử sơ thẩm lần 2 vụ Phạm Sỹ Hoài Như, cựu CSGT thuộc Công an quận Tân Bình và bốn bị cáo khác về tội cố ý gây thương tích từ ngày 20 đến 22/3/2019. Hồi tháng 9/2016, TAND TP HCM đã xử sơ thẩm lần 1 và “tuyên phạt Như, Chung 12 năm tù và 4 bị cáo còn lại các mức án 5-11 năm tù”.
Theo cáo trạng, tối 25/6/2014, ông Nguyễn Văn Chín bị tổ tuần tra giao thông do Như làm tổ trưởng chặn xe kiểm tra và lập biên bản xử lý vi phạm hành chính. Ông Chín không chịu ký tên vào biên bản nên Như gọi điện cho Nguyễn Minh Chung nhờ giúp đỡ. Người này đã gọi đồng bọn ra hành hung ông Chín đến tử vong.
Mời đọc thêm: Truy tố 2 cựu cán bộ công an ở Cần Thơ đánh chết dân (PLTP). – Truy tố 2 cán bộ Công an đánh chết người vi phạm giao thông (CL). – Truy tố 2 cựu công an đánh người vi phạm giao thông đến tử vong (Zing).Cần Thơ: Hai Công an đánh dã man thanh niên phạm luật giao thông (VNN).
“Đầy tớ” của dân?
“Tấm gương” cán bộ CSVN ở huyện Lang Chánh, Thanh Hóa: Bắt dân chui háng, đe dọa lãnh đạo vẫn làm Chủ tịch MTTQ, báo Pháp Luật TP HCM đưa tin. “Tấm gương” này là Vì Văn Hà, Chủ tịch MTTQ thị trấn Lang Chánh. Năm 2006, lúc đang còn là trưởng công an thị trấn Lang Chánh, ông Hà “đã có hành vi đánh người dân tại làng Cui (xã Đồng Lương) và bắt dân phải chui qua háng”.
Ông Vì Văn Hà vẫn tái cử Chủ tịch MTTQ nhiệm kỳ mới, dù có nhiều vi phạm. Ảnh: PLTP
Ngày xưa báo Nhân Dân có bài “Địa chủ ác ghê” để đấu tố bà Cát Hanh Long, nhưng chưa chắc mấy chi tiết được hư cấu trong đó đã bằng các chi tiết thật về tay cán bộ Vì Văn Hà mà báo chí đưa tin: Ngoài chuyện bắt dân chui qua háng, nhiều lần ông ta xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người dân; chửi bới, hành hung cả các “đồng chí” của mình trong Đảng ủy và UBND thị trấn, nhưng vẫn không bị mất chức, lại còn tái đắc cử chủ tịch MTTQ trong nhiệm kỳ mới.
Mời đọc thêm: Bắt dân chui qua háng, đánh lãnh đạo vẫn làm Chủ tịch MTTQ thị trấn (Zing). – Chửi bới lãnh đạo, bị kỷ luật vẫn được bầu làm chủ tịch Mặt trận xã, thị trấn (VNN). – Cán bộ từng bắt dân chui qua háng tái cử… Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc (DT). Thế thì làm sao Đảng có thể thanh luyện hết lãnh đạo, cán bộ thoái hóa? (RFA).
Thủ Thiêm: Sai phạm dai dẳng
Lãnh đạo TP HCM muốn bố trí vốn xây nhà hát 1.500 tỉ đồng tại Thủ Thiêm, báo Dân Trí đưa tin. Sở VH-TT TP cho biết, chủ đầu tư dự án là Ban Quản lý đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp đang lập báo cáo tiền khả thi. “Thời gian thực hiện dự án từ năm 2019 đến 2022. Trong đó, năm 2019 – 2020, tổ chức thi tuyển thiết kế kiến trúc công trình và hoàn thành các thủ tục cần thiết để khởi công theo đúng quy định”.
Nhiều người đặt câu hỏi, nếu lãnh đạo TP HCM có hàng ngàn tỉ, sao không dùng để bồi thường cho hàng ngàn dân oan, lại quyết theo đuổi một dự án bị nghi ngờ có mục đích hợp thức hóa sai phạm ở Thủ Thiêm. Còn vụ điều tra những người phải chịu trách nhiệm sai phạm ở dự án Thủ Thiêm vẫn đang “dậm chân tại chỗ”.
RFA có bài: TP Hồ Chí Minh đòi tiền xây Nhà hát giao hưởng Thủ Thiêm. Một dân oan Thủ Thiêm cho biết: “Mở nhà hát thì ai vô đó mà coi? Nhưng mà mấy ổng nghĩ nước ngoài vô phải có cái nhà hát lớn… để mà cho có bộ mặt đó mà. Tui nghĩ đơn giản vậy thôi, nhưng mấy ổng không nghĩ người dân đang khó khăn, đang khổ. Mà người dân đang khổ không phải do làm biếng hay ăn chơi, mà do nhà nước chính quyền lấy đất của dân”.
Mời đọc thêm: TP HCM: Đề xuất cấp vốn để triển khai dự án nhà hát 1.500 tỷ tại Thủ Thiêm (Infonet). – Đề xuất bố trí vốn để xây nhà hát ngàn tỉ ở Thủ Thiêm (TN). – Đã có công nghiệp văn hóa, sao TP HCM chưa được như Hong Kong? (TT). – Phúc – Nhân đang câu giờ kết luận thanh tra Thủ Thiêm? (Blog VOA).
Xử phúc thẩm vụ tướng công an bảo kê đường dây đánh bạc ngàn tỉ
Trong phiên xử phúc thẩm chiều 12/3/2019, TAND cấp cao TP Hà Nội đã tuyên án một số bị cáo trong đường dây đánh bạc ngàn tỉ. Các bị cáo Phan Sào Nam, Nguyễn Văn Dương không được giảm án, VietNamNet đưa tin. HĐXX lập luận: “Tiền các bị cáo nộp, bị phong tỏa đều là tiền có nguồn gốc do phạm tội mà. Số tiền này các bị cáo đều phải nộp sung quỹ Nhà nước nên không thể coi đó là bị cáo khắc phục hậu quả”.
Bên cạnh đó, HĐXX yêu cầu tiếp tục làm rõ trách nhiệm cá nhân tại Bộ TT-TT, theo báo Một Thế Giới. HĐXX kiến nghị các cơ quan chức năng tiếp tục điều tra giai đoạn 2 của vụ án, “làm rõ trách nhiệm các cá nhân tại Bộ TT-TT vì để các đối tượng lợi dụng đánh bạc trực tuyến trong thời gian dài”, điều tra cả chuyện “Nguyễn Văn Dương khai đưa tiền cho các cán bộ công an tại Tổng cục cảnh sát”.
VnExpress có bài: Siêu lợi nhuận của đường dây đánh bạc có hai tướng công an bảo kê. Ông Lê Xuân Lộc, đại diện VKS cho biết “trong lịch sử tố tụng của Phú Thọ chưa bao giờ có vụ án nào thu hồi tiền được nhiều và nhanh đến vậy… Nam khai ngoài 3,5 triệu USD gửi ở ngân hàng nước ngoài còn chuyển 236 tỉ đồng cho người thân”.
Bài viết lưu ý: Khi Công an tỉnh Phú Thọ khám xét trụ sở CNC từ chiều 30/8/2017 tới rạng sáng hôm sau, các nghi phạm không hợp tác vì được tướng Phan Văn Vĩnh, Nguyễn Thanh Hóa bảo kê. Khi biết mình bị bắt, Dương gọi điện thoại ngay cho ông Hóa. “Lúc đó, ông Hóa yêu cầu được nói chuyện với lãnh đạo ban chuyên án. Và khi biết không thể xoay chuyển được tình thế, Dương mới chịu tra tay vào còng số 8”.
Mời đọc thêm: Vụ đánh bạc nghìn tỷ qua mạng: 13 bị cáo được giảm nhẹ hình phạt (BNews). – Trùm cờ bạc Phan Sào Nam không được giảm án (Zing). – 2 ‘ông trùm’ Nguyễn Văn Dương, Phan Sào Nam không được giảm án (VNF). – Xử phúc thẩm vụ đánh bạc nghìn tỷ: Y án hai “ông trùm” (KT). – Y án 2 ‘ông trùm’ đánh bạc ngàn tỉ (PLTP).
Tòa cấp cao kiến nghị làm rõ việc Phan Sào Nam khai đưa hối lộ (VOV). – Kiến nghị điều tra việc Nguyễn Văn Dương khai đưa đồng hồ Rolex cho cựu tướng Phan Văn Vĩnh (TN). – Tuyên án phúc thẩm vụ đánh bạc nghìn tỉ: Nhân vật ‘máu mặt’ ôm nghìn tỉ bỏ trốn vẫn ‘bóng chim tăm cá’ (GĐ&XH). – Hàng chục kỹ sư, nhân viên ngân hàng, Việt kiều… kéo nhau ra tòa (TP).  
Vụ Chủ tịch HĐND TP Kon Tum cướp vợ người khác
Báo Đất Việt có bài: Thêm hình ảnh tố Chủ tịch HĐND quan hệ bất chính. Ông Trần Quang Trung, người tố cáo, cho biết, “bằng chứng mấu chốt để chứng minh mối quan hệ bất chính giữa ông Xem và chị Trần Thị Lan Phương (31 tuổi, vợ anh Trung) hiện tại sẽ được anh giữ kín”.
Ông Trung nói thêm: “Nếu cơ quan chuyên môn không xử lý đúng người, đúng tội tôi sẽ cung cấp. Ông Xem nói là mới tìm hiểu vợ tôi mà làm tan vỡ gia đình tôi như vậy là sao?” Theo ông Trung, những hình ảnh ông đang nắm giữ ghi lại cảnh ông Xem và bà Phương cùng nhau du lịch nhiều nơi.
Mời đọc thêm: Vụ Phó bí thư Thành ủy bị tố quan hệ bất chính: Thêm hình ảnh… (DV). – Người tố Chủ tịch HĐND TP Kon Tum quan hệ bất chính nói còn giữ “bằng chứng mấu chốt” (TQ).
Đến lúc phải “sáp nhập”
Sau giai đoạn có thể phung phí tiền bạc nuôi hàng loạt tổ chức, cơ quan “báo cô”, đến lúc lãnh đạo CSVN buộc phải “tinh giản” bộ máy, sáp nhập các đơn vị hành chính. Số lượng quan chức, lãnh đạo cấp xã, phường giảm thì gánh nặng ngân sách cũng tạm thời nhẹ bớt. Zing đưa tin: Hơn 630 xã, phường nằm trong diện sắp xếp và sáp nhập.
Chiều 12/3/2019, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua nghị quyết sắp xếp lại các đơn vị hành chính cấp huyện, xã không đạt 50% tiêu chuẩn về quy mô dân số, diện tích tự nhiên. Bài viết lưu ý: Quá trình chia tách các đơn vị hành chính trước đây đã “làm phân tán các nguồn lực, tiềm năng phát triển, làm cho bộ máy thêm cồng kềnh, tăng biên chế”.
TP HCM hợp nhất hai đơn vị quan trọng của HĐND và Đoàn ĐBQH, theo báo Thanh Tra. Sáng 12/3/2019, lãnh đạo TP HCM công bố quyết định sáp nhập Văn phòng Đoàn ĐBQH và Văn phòng HĐND thành phố thành Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND TP, theo nghị quyết của UB Thường vụ Quốc hội “về việc thí điểm hợp nhất Văn phòng Đoàn ĐBQH, Văn phòng HĐND và Văn phòng UBND cấp tỉnh”.
Mời đọc thêm: Dừng bổ nhiệm cán bộ ở hàng trăm xã, huyện sắp sáp nhập (VNE). – TP HCM hợp nhất văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND, công bố quyết định nhân sự (VOV). – TP HCM hợp nhất Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND (NNVN). – TP HCM trao quyết định bổ nhiệm nhiều nhân sự mới sau sáp nhập các văn phòng (TTTĐ). Mời đọc lại: Thận trọng khi sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, xã (PLVN).
Tận thu qua thuế, phí
TS Nguyễn Mạnh Hải, thành viên Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương đề xuất tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với ô tô để bảo vệ môi trường, báo Dân Trí đưa tin. Ông Hải cho rằng, “cần tiếp tục duy trì và tăng mức thu của chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt đối với xe ô tô, nhiên liệu hóa thạch nhằm hạn chế tiêu dùng các loại hàng hóa này”. Tuy nhiên, bao nhiêu đề xuất đánh thuế “vì môi trường” chỉ khiến môi trường VN tiếp tục bị tàn phá, ngày càng ô nhiễm.
Mời đọc thêm: Thận trọng khi tăng thuế môi trường (TN). – Tăng thuế bảo vệ môi trường: Nên hay không nên? (TTXVN). – Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với ô tô: Thông tin mới gây lo ngại (VNN). – Kiến nghị duy trì và tăng mức thu thuế tiêu thụ đặc biệt đối với xe ô tô, nhiên liệu hóa thạch (SGGP).
Cuộc chiến nước mắm
Trong buổi họp báo ngày 12/3/2019, Thứ trưởng KH&CN Phạm Công Tạc cho biết sẽ dừng công bố dự thảo tiêu chuẩn về nước mắm, theo VnExpress. Ông Tạc thừa nhận, bộ này đã “nhận nhiều ý kiến trái chiều khi dự thảo tiêu chuẩn với nước mắm được công bố”. Nhiều người lo lắng dự thảo này sẽ góp phần “bức tử” các hộ dân và doanh nghiệp làm nước mắm truyền thống, trước ưu thế truyền thông của nước chấm công nghiệp.
Báo Tuổi Trẻ dẫn lời ông Huỳnh Quang Hưng, phó chủ tịch UBND huyện Phú Quốc bàn về dự thảo sản xuất nước mắm: “Họ tạm dừng thôi, sẽ tiếp tục…” Mặc dù lãnh đạo Bộ KH&CN đã tạm dừng thẩm định dự thảo, ông Hưng cho rằng, “nó sẽ được thông qua trong thời gian tới”. TS Trần Thị Dung bình luận: “Các nhà xây dựng chính sách salon, ngồi phòng điều hòa rồi nghĩ ra mối nguy”.
Báo Pháp Luật TP HCM đặt câu hỏi về vụ tiêu chuẩn về nước mắm: Tạm dừng, rồi sao nữa? Theo đó, ông Nguyễn Hoàng Linh, Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, Bộ KH&CN, thừa nhận, một số điểm trong dự thảo “chưa được rõ ràng và mạch lạc nên có thể gây hiểu lầm là bắt buộc phải xét nghiệm”. Ông Linh cho biết, sẽ giải quyết theo hướng sửa đổi chứ không từ bỏ dự thảo về tiêu chuẩn nước mắm.
Mời đọc thêm: Tạm dừng dự thảo tiêu chuẩn nước mắm (BBC). – Phải trả lại tên cho nước mắm truyền thống! (NLĐ). – Đánh đồng khái niệm ‘nước mắm’ để tránh bị kiện? (Zing). – Nước mắm truyền thống phải gìn giữ không thể lẫn lộn được (LĐ). – Nước mắm đặc sản phải “khăm khẳm” từ cá ươn, như châu Âu có phomat thối? (Infonet). – Tập đoàn Masan có tham dự cuộc họp soạn thảo tiêu chuẩn nước mắm (NĐT). – Nguyễn Đăng Quang: Tỷ phú nước mắm kín tiếng và đáng gờm (VNN). – Nước mắm truyền thống ‘đối đầu’ nước mắm công nghiệp (VOA).
Vụ cô giáo Hạ
Vụ cô giáo vào nhà nghỉ với học sinh lớp 10: Nhà trường chính thức khẳng định em Trần Công Mẫn đã bị oan, theo báo Người Đưa Tin. Trước đó, nam sinh Mẫn không liên quan gì đến vụ cô giáo Hạ bị nghi vào nhà trọ với nam sinh lớp 10, nhưng lại bị “gán ghép với hình ảnh cô giáo bị tố”.
Chiều 12/3, trường THPT Nguyễn Huệ, thị xã La Gi, tỉnh Bình Thuận đã gửi công văn đến  công an và sở TT-TT tỉnh, khẳng định “học sinh Trần Công Mẫn là người không liên quan đến nghi án cô trò vào nhà nghỉ”. Trường này cũng bày tỏ mong muốn các cơ quan chức năng sớm minh oan cho nam sinh Trần Công Mẫn.
Mời đọc thêm: Vụ cô giáo vào khách sạn với nam sinh: Cần làm rõ có hay không việc giao cấu (VnMedia). – Chủ nhà nghỉ nơi cô giáo và nam sinh hỏi thuê phòng trọ: “Người chồng nói không đúng” (TQ). – Chủ nhà nghỉ nơi cô giáo và nam sinh hỏi thuê phòng trọ lên tiếng (TP). – Mẹ nam sinh bị oan trong vụ lùm xùm ở Bình Thuận: “Tôi nghĩ có người cố tình tung tin thất thiệt lên mạng” (TTT/Soha).
Giáo dục VN: Đầy tiêu cực
Vụ gian lận điểm thi tại Hoà Bình: Có thí sinh được nâng khống 26,45 điểm, báo Lao Động đưa tin. Sáng 12/3, ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD&ĐT, xác nhận rằng “thí sinh có điểm chênh lệch cao nhất ở 1 môn là 9,25 điểm/môn. Thậm chí, có thí sinh có điểm chênh lệch cao nhất ở 3 môn là 26,45 điểm”. Mức chênh lệch này đủ để một thí sinh không có kiến thức, kỹ năng gì cũng vào được trường tốt.
Bài viết lưu ý: “Bị can Nguyễn Khắc Tuấn khai đây không phải lần đầu thực hiện việc sửa bài thi nâng điểm cho thí sinh. Trong kỳ thi THPT quốc gia năm 2017 tỉnh Hòa Bình, Nguyễn Khắc Tuấn đã trực tiếp can thiệp, nâng điểm bài thi trắc nghiệm cho cháu của mình”.
Công an huyện Châu Đức, Bà Rịa – Vũng Tàu đang điều tra cựu giáo viên 60 tuổi giao cấu với nữ sinh lớp 10, theo báo Thanh Niên. Ngày 12/3, một lãnh đạo UBND xã Bình Giã xác nhận thông tin “ông T.T.H (60 tuổi, giáo viên một trường tiểu học vừa nghỉ hưu) giao cấu với một nữ sinh lớp 10 cư trú trên địa bàn”. Cán bộ này khẳng định ông H đã thừa nhận chuyện quan hệ với nữ sinh.
Bài báo cho biết: Từ năm 2018, “gia đình nữ sinh này từng phát hiện hình ảnh khiêu dâm và tin nhắn với lời lẽ khiêu dâm mà ông H. gửi cho N”. Ông H thừa nhận tình cảm với N và đã đưa cho gia đình nữ sinh này 50 triệu đồng để “xem như không có gì xảy ra”.
Mời đọc thêm: Bộ GD&ĐT yêu cầu các cơ sở đào tạo ĐH rà soát lại kết quả tuyển sinh (TP). – Gian lận điểm thi ở Hòa Bình: Có môn thi được nâng tới 9,25 điểm (NLĐ). – Gian lận điểm thi ở Hòa Bình: Có bài được nâng 9,25 điểm (TP). – Đề nghị truy tố 3 bị can về tội danh “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” (Viet Times). – Đã in SGK tăng giá, ai phải chịu trách nhiệm? (TN).
Lâm tặc phá rừng
Chuyện ở thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên – Huế: Để “lâm tặc” phá rừng phòng hộ, nhiều cán bộ bị kỷ luật. Ông Hoàng Phước Toàn, Giám đốc Ban Quản lý Rừng phòng hộ Thị xã Hương Thủy cho biết, đơn vị này đã “thi hành kỷ luật nhiều cán bộ do để xảy ra tình trạng phá rừng phòng hộ đầu nguồn Tả Trạch”. Trước đó, “hàng chục phách gỗ quý bị đốn hạ”.
Mời đọc thêm: Khẩn trương điều tra vụ phá rừng ở Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng (ND). – Kỷ luật 6 cán bộ để xảy ra phá rừng phòng hộ Tả Trạch (VOV/ Soha). Phó Thủ tướng yêu cầu làm rõ thêm tố cáo xâm hại rừng đặc dụng khai thác vàng (DT). – Cảnh báo: 1.700 loài động vật bị tuyệt chủng sau 50 năm nữa (Thiên Nhiên).
***
Thêm một số tin: Nguyên Chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng Hồ Việt qua đời vì tai nạn giao thông (TN). – Hàng chục dự án của PVN không hiệu quả, buộc phải dừng hoặc bán cho đối tác nước ngoài (TQ). – Ám ảnh chủ đầu tư mang nhà cư dân “cắm” ngân hàng (TN&MT). – Đại gia làm liều, hơn 800 người ‘ngồi trên đống lửa’ (VNN). Kinh hãi công nghệ sản xuất nước uống đóng chai (NLĐ).

https://baotiengdan.com/2019/03/13/ban-tin-ngay-13-3-2019/

0 nhận xét

Leave a comment

Được tạo bởi Blogger.