Long Xuyên Hải Ngoại

Dù số phận mang tới điều gì,

hãy can đảm tranh đấu cho quê hương tự do

Đường hướng tương lai của quan hệ Trung-Mỹ (phần 2) – Ngụy Kinh Sinh – Lê Minh Nguyên dịch

Thứ Tư, 20 tháng 2, 2019 14:02 // ,

Đường hướng tương lai của quan hệ Trung-Mỹ  (phần 2) – Ngụy Kinh Sinh – Lê Minh Nguyên dịch

- Ngụy Kinh Sinh (Wei Jingsheng) - Lê Minh Nguyên dịch
Kỳ trước chúng ta dự đoán rằng khi TT Trump thỏa hiệp, Tập Cận Bình sẽ thắng vòng một của cuộc chơi, với chiến thuật trì hoãn của Tập chắc chắn sẽ dẫn đến sự sụp đổ của Trump và sự suy giảm của nền kinh tế Trung Quốc. Kỳ này, chúng ta hãy phân tích kết quả sẽ khác nhau như thế nào nếu TT Trump khăng khăng không thỏa hiệp, trong khi đó, ông Tập Cận Bình cũng khăng khăng không thực hiện cải cách cơ cấu (structural reforms).
Sau ngày 1 tháng 3, khi Trump tăng thuế suất lên 25%, Tập Cận Bình cũng sẽ xem xét tăng thuế suất để giữ thể diện; sau đó Mỹ cũng sẽ tăng thuế hoặc mở rộng các khu vực của thuế quan. Sau khi chiến tranh thương mại thực sự bắt đầu, nền kinh tế TQ, vốn đã bệnh hoạn, sẽ nhanh chóng sụp đổ. Liệu người dân TQ sẽ im lặng chấp nhận kết quả này tại các phiên họp khoáng đại thường niên sắp tới của Đại hội Nhân dân toàn quốc (People’s Congress – hay Quốc Hội) và Hội nghị Tham vấn Chính trị Nhân dân TQ toàn quốc (The national Chinese People’s Political Consultative Conference – tương đương Mặt Trận Tổ Quốc) sắp được tổ chức?
Những người thực sự ủng hộ việc từ chối cải cách cơ cấu của Tập Cận Bình là các nhóm lợi ích mọc rễ đã đầu tư kiếm được những số tiền lớn nhờ vào chế độ chuyên chế. Họ sẽ làm gì sau khi cấu trúc kinh tế dị dạng do họ thiết kế bị nghiền nát bởi cộng rơm cuối cùng của chiến tranh thương mại này? Đầu tiên là họ sẽ gia tăng tốc độ chuyển giao tài sản. Các nhà tư bản lớn và những người trung lưu lâu nay còn do dự sẽ đi tắt, bỏ qua tất cả các loại quy định và giám sát, cũng như các lệnh “đóng cửa và đổi chiều”, nhưng “đổi chiều” này không phải là chuyển hướng mà là chuyển tài sản đến nơi an toàn. Do đó, tốc độ suy thoái kinh tế của TQ sau đó sẽ tăng tốc đáng kể.
Nhưng tốc độ di chuyển tài sản sẽ không nhanh như sự tiến tới của chiến tranh thương mại. Đặc biệt, những nhà tư bản lớn có quyền lực chính trị này sẽ sử dụng cả hai phiên họp khoáng đại thường niên sắp tới để đảo ngược chính sách sai lầm của Tập Cận Bình hầu nhằm tự cứu mình. Nếu Tập Cận Bình thua cuộc chiến chính sách trong hai phiên họp khoáng đại này để khởi động lại chính sách đàm phán và thỏa hiệp, Trump sẽ ngừng không tiếp tục tăng thuế. Cuộc chiến thương mại giữa hai nước sẽ giảm bớt, trong khi TQ có thêm thời gian để cải cách và điều chỉnh.
Tuy nhiên, Tập Cận Bình đã bắt đầu hướng về chủ nghĩa ái quốc, cùng với những khẩu hiệu của ông tuyên bố rằng “sẽ không có thay đổi nào đối với các chính sách không nên thay đổi”. Những người ủng hộ ông cũng theo chân với “chủ quyền tối thượng của đất nước chúng ta”. Cách tiếp cận này một lần nữa nâng cao não trạng ảo tưởng về “quyền lực vĩ đại” của chế độ Cộng sản, như thể nó sẽ có một Phong Trào Bốn Tháng Năm khác ở TQ (May Fourth Movement – phong trào chính trị, văn hoá phản đế do sinh viên tổ chức ngày 4/5/1919 vì chính quyền phản ứng yếu ớt với Hòa Uớc Versailles và nhượng Sơn Đông cho Nhật). Bằng cách này, họ yêu cầu chính quyền TQ không lùi bước.
Nhưng nó có thực sự làm cho TQ bị nhục khi chính quyền chịu lùi bước hay không? Họ có thật sự chắc chắn rằng sẽ chiến thắng nếu họ không lùi bước? Chúng ta (dân TQ và dân cuồng Tập) thực sự cần mở rộng tầm nhìn và suy nghĩ lại những gì tốt cho TQ và người dân TQ. Nói một cách đơn giản: khi bạn cần lùi lại khỏi một ngõ cụt mà bạn không làm, thì bạn đang ở trong chiều suy nghĩ rằng thua là điều chắc chắn. Ngay cả võ sĩ quyền anh hùng mạnh cũng biết phải rút lui như một cách để tiến lên, thay vì chịu trận ở đó để bị đánh bại.
Trong lịch sử, cái gọi là “bị sỉ nhục” của TQ vào cuối triều đại nhà Thanh và đầu thời kỳ Trung Hoa Dân Quốc, như những người được gọi là trí thức ở TQ đã mắng mỏ, lại là thời kỳ phát triển nhanh nhất của nền kinh tế và là một khởi xướng cho sự hiện đại hóa ở TQ, bởi do sự du nhập vào hệ thống giám sát thuế và chuyển nhượng của phương tây. Các chuyển nhượng Hồng Kông và Macao, chưa được khai hoang, có mức độ phát triển chính trị và kinh tế cao hơn nhiều so với TQ đại lục. Khi chúng ta người TQ vẫn không đủ ăn đủ mặc, thì những người cùng là châu Á có cùng giá trị châu Á đã trở thành “bốn con tiểu long”.
Tại sao? Vấn đề này đã làm nhức đầu các học giả TQ trong một thời gian dài. Trên thực tế, chính sự ra đời của sự giám sát bởi người nước ngoài đã phá đi hệ thống tham nhũng của các quan chức TQ và mang lại một môi trường tương đối công bằng cho những người bị áp bức. Sự khéo léo của người dân TQ không kém gì người nước ngoài. Sự giám sát và hạn chế của bên ngoài đã giúp người dân và kềm chế các nhà tư bản quan liêu. Đây mới là bí mật thực sự của sự phát triển kinh tế vào cuối triều đại nhà Thanh và đầu Trung Hoa Dân Quốc.
Một số người sẽ hỏi tại sao Hoa Kỳ không cần sự giám sát bên ngoài? Điều này là do họ có sự tự giám sát của hệ thống lưỡng đảng và nó có hiệu quả hơn. Do đó hệ thống pháp lý của họ có thể độc lập với quyền lực và thực sự được bảo đảm bởi pháp luật. Mặc dù vậy, họ vẫn cần sự giám sát của bên ngoài từ Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Tuy nhiên, mặc dù WTO về ý nghĩa thì tốt nhưng khi thực thi thì không tốt, vì WTO là cơ quan thực thi pháp luật mà không có răng. Chế độ Cộng sản ở TQ chính yếu đã khai thác khoảng trống này để tuyên bố cái gọi là mô hình TQ, và do đó nó là một mô hình không bền vững.
Người dân TQ bị đau thương vì sự thiếu giám sát và hạn chế quyền lực, cũng như không có sự bảo đảm về công bằng và công lý. Không chỉ giới thường dân TQ, mà kể cả giai cấp tư bản quan liêu, cũng thiếu vắng sự đảm bảo này. Ngoài việc không có sự bảo vệ nhân quyền, nó còn không đảm bảo được sự phát triển bình thường của nền kinh tế. Đây là căn nguyên bệnh tật của chế độ độc tài độc đảng này.
Cho đến nay, vì chế độ độc tài độc đảng vẫn không thay đổi, nên người dân và quan chức TQ rất cần sự giám sát từ bên ngoài. Nền kinh tế TQ không muốn sụp đổ, và cần khẩn cấp những cải cách chính trị và kinh tế; trong khi đó những cải cách khẩn cấp này đòi hỏi sự giám sát hiệu quả từ bên ngoài. Bây giờ người Mỹ sẵn sàng giúp chúng ta miễn phí, tại sao chúng ta không nên chấp nhận nó?


0 nhận xét

Leave a comment

Được tạo bởi Blogger.