Bản tin ngày 18-2-2019
Tin Biển Đông
Mỹ – Trung đấu khẩu về Huawei, Biển Đông tại Hội nghị An ninh Munich, Zing đưa tin. Phát biểu tại Hội nghị An ninh Munich lần thứ 55 diễn ra ngày 16/2/2019, ủy viên Bộ Chính trị Trung Quốc Dương Khiết Trì “bày tỏ thái độ phản đối chủ nghĩa bảo hộ của Mỹ và sự không hài lòng đối với hoạt động tự do hoạt động hàng hải ở Biển Đông”.
Ông Dương lặp lại giọng quen thuộc của Bắc Kinh: “Trung Quốc có quyền kiên quyết bảo vệ chủ quyền lãnh thổ cùng quyền và lợi ích hàng hải của mình. Chúng tôi kiên quyết phản đối bất kỳ hoạt động nào làm suy yếu chủ quyền và lợi ích an ninh của Trung Quốc dưới cái cớ tự do hàng hải”.
Không ngại “va chạm” với Trung Quốc, tàu chiến Mỹ sẽ thường xuyên tới Biển Đông, theo Infonet. Tin từ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng cho biết, “giới chức Mỹ đã bật đèn xanh về việc Washington sẽ tăng cường các biện pháp nhằm ngăn chặn Trung Quốc bành trướng ở Biển Đông. Ngay cả các đồng minh của Mỹ cũng sẽ tham gia vào hoạt động này”.
Bài viết thống kê: Từ đầu năm 2019, hải quân Mỹ đã 2 lần tuần tra vì tự do hàng hải ở Biển Đông. Đầu tháng 1/2019, tàu khu trục USS McCampbell đã tiến lại gần quần đảo Hoàng Sa. Ngày 11/2, 2 tàu khu trục tên lửa dẫn đường của hải quân Mỹ là USS Spruance và USS Preble “đã xuất hiện gần bãi Vành Khăn thuộc quần đảo Trường Sa”.
Báo Sài Gòn Giải Phóng đưa tin: Sắp diễn ra đàm phán ASEAN – Trung Quốc về biển Đông. Theo đó, báo The Straits Times của Singapore vừa “dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Singapore Ng Eng Hen cho biết, các cuộc thương lượng về một thỏa thuận giữa ASEAN và Trung Quốc nhằm giảm bớt căng thẳng ở biển Đông sẽ bắt đầu vào cuối tháng này”.
Mời đọc thêm: Hội nghị An ninh Munich: Mỹ – Trung đấu khẩu về biển Đông, Huawei (NLĐ). – Vấn đề Biển Đông và Huawei khiến Mỹ-Trung đối đầu gay gắt tại Hội nghị An ninh Munich (VTC). – Quan chức Mỹ – Trung “đấu khẩu” về Biển Đông, Huawei — Tập trận Hổ Mang Vàng 2019: Mỹ đảm bảo an ninh với đồng minh (DT). – Máy bay huấn luyện Mỹ chuẩn bị về khu vực biển Đông (ANTĐ). – Bộ trưởng Anh buộc phải hủy chuyến thăm Trung Quốc (VOA). – Thấy gì từ ‘tôn trọng quyền tự do hàng không ở Biển Đông’ (VNTB).
Tưởng niệm 40 năm cuộc chiến Việt – Trung: An ninh CSVN xúc phạm Đức Thánh Trần
Nhà văn Lưu Trọng Văn viết: Kẻ thù ở sau lưng! Ông Văn chia sẻ rằng, đúng lúc ông muốn viết một bài hoan nghênh chuyện báo chí được “cởi trói” về chiến tranh biên giới, thì “ngày 17/2 lịch sử tại SG diễn ra việc cần cẩu, cẩu đi Đỉnh lư hương dưới chân tượng Trần Hưng Đạo, thế là có cớ nổi sóng, Dân lại ào ào chửi chính quyền”.
Lý do: “Ai cũng rành là không cho dân tụ tập dâng hương tưởng nhớ các liệt sĩ hy sinh chống Trung cộng ngày 17/2/1979. Không có bất cứ lý do nào bào chữa cho hành động phạm thượng, phạm Đức Thánh Trần biểu tượng vĩ đại nhất của Dân tộc này!”
Nhà hoạt động Hoàng Bùi viết: Đang tu rồi mà cũng phải bò xuống núi chửi. Theo đó, “ngày tưởng niệm liệt sĩ chiến tranh chống Trung Cộng xâm lược, chúng nó canh nhà, bắt dân, chưa đủ. Nó đem rác chất trước mặt tượng Đức Thánh Trần, rồi cho xe cẩu lư hương trước mặt tượng đi chỗ khác để dân khỏi dâng hương ngày này”.Cảnh lư hương trước tượng Đức Thánh Trần bị an ninh TP HCM dùng xe cẩu dời đi và thay thế bằng… thùng rác. Nguồn: FB Hoàng Bùi
Cựu binh Phan Trí Đỉnh viết: Hãy vượt qua chính mình trước khi vượt qua các rào cản. Ông Đỉnh kể chuyện an ninh sách nhiễu những người muốn tưởng niệm các tử sĩ trong cuộc chiến biên giới Việt – Trung vào sáng 17/2/2019: “7 giờ ra đến tượng đài Bắc sơn thì thấy anh chị em định thắp hương ở đó bị các lực lượng an ninh dồn ép lại và buộc lên xe”.
Quan chức CSVN “cởi trói” cho báo chí, nhưng vẫn huy động an ninh mạo phạm lư hương Đức Thánh Trần, rồi quấy phá cả những cựu chiến binh muốn tưởng niệm cho đồng đội: “Mình vào thắp hương và chắp tay trước tượng đài – đang khấn được vài câu thì một số người trẻ khỏe đẹp trai kẹp hai bên như là xốc nách đưa ra khỏi khu vực”.An ninh tụ tập sẵn sàng sách nhiễu những người muốn thắp hương tưởng niệm tử sĩ chiến tranh biên giới 1979. Nguồn: FB Phan Trí Đỉnh
RFA tổng kết tình hình tưởng niệm 40 năm chiến tranh biên giới Việt – Trung: Kỷ niệm rầm rộ 40 năm chiến tranh với Trung Quốc trên mặt báo nhưng chặn tưởng niệm trong thực tế. Nhà hoạt động Trần Bang bình luận: “Việc này chứng tỏ nó vẫn sợ thằng Cộng sản Trung Quốc và vẫn sợ mất quyền lực của đảng Cộng sản Việt Nam này nên họ muốn dựa vào đảng Cộng sản Trung Quốc để giữ quyền lực và phản bội nhân dân”.
VnExpress có bài: Diễn biến 10 năm chiến tranh biên giới phía Bắc. Bài viết tổng hợp các số liệu, sự kiện xoay quanh 10 năm căng thẳng biên giới Việt – Trung, chia thành các mục tương ứng với các tỉnh biên giới phía Bắc. Trong đó, Lạng Sơn là nơi diễn ra những trận khốc liệt nhất trong năm đầu cuộc chiến (1979), còn huyện Vị Xuyên, Cao Bằng là nơi thường xuyên hứng chịu pháo kích, nhất là vào tháng 7/1984 và tháng 10/1986.
Bài báo cho biết: “Trong 10 năm khoảng 4.000 bộ đội hy sinh, hàng nghìn người bị thương… Vì nhiều lý do, cuộc chiến bảo vệ Vị Xuyên nói riêng, bảo vệ tuyến biên giới phía Bắc nói chung nhiều năm không được nhắc đến”.
Báo Dân Sinh kể lại cuộc thảm sát tại Pháo đài Đồng Đăng: Ký ức người trở về. Vụ thảm sát này là một phần trong chiến dịch của Trung Quốc nhằm bao vây thị xã Lạng Sơn trong những ngày đầu cuộc chiến 1979. Cựu chiến binh Nguyễn Duy Thực kể rằng, “khoảng 400 người trong pháo đài bị giết sạch, bao gồm bộ đội, thương binh lẫn nhân dân ẩn náu trong đó. Lúc tỉnh dậy, ông thấy quanh mình xác người la liệt. Chỉ 3 người sống sót”.
Các quan chức giáo dục tiếp tục hứa hẹn: Cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc không thể mờ nhạt trong SGK mới, VOV đưa tin. Dù lần này họ được phép mở miệng, nhưng người dân và cả những cựu đồng đội của họ cũng thấy rõ rằng, trong 40 năm qua, họ đã cố tình lãng quên xương máu người Việt đã đổ xuống ở biên giới phía Bắc.
Mời đọc thêm: Sài Gòn 17 tháng 2: Kẻ nào chỉ đạo dời lư hương sẽ bị nguyền rủa muôn đời! — Báo chí VN có được nới lỏng trong sự kiện 40 năm chiến tranh Biên giới? (VNTB). – Những kẻ vô loài (FB Lê Luân/TD). – Sử ta, sao phải hỏi ý kiến Tàu? (RFA).
– Toàn cảnh cuộc chiến biên giới phía Bắc 40 năm trước (Zing). – 10 năm chiến tranh biên giới dưới góc nhìn cựu chiến binh — Quá khứ mùi thuốc súng (VNE). – Ký ức của những người lính trở về từ cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc (Tin Tức). – Kỷ niệm 40 năm Cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc (17/2/1979-17/2/2019): Thể hiện sức mạnh của lực lượng tại chỗ (KT&ĐT). – Máu đã đổ trên khắp dải biên cương: Kiên cường bám trụ bảo vệ biên giới (BVPL).
– Sự dã man của quân bành trướng và chuyện những người nông dân Cao Bằng cầm súng diệt giặc — Trung Quốc nợ Việt Nam một lời xin lỗi (VTC). – Hé lộ sư đoàn Trung Quốc bị “vùi dập” nhất trong chiến tranh biên giới (DV). – 3 bài học lớn từ cuộc chiến bảo vệ biên giới phía Bắc 1979 (PLTP). – Bốn bài học từ cuộc chiến chống Trung Quốc xâm lược năm 1979 (VNE). – 40 năm chiến tranh biên giới phía Bắc: Khi mùa sở ra cây… (NNVN).
– Cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc: Vị Xuyên hồi sinh (VOV). – Nhìn thẳng vào lịch sử để phát triển đất nước trong hòa bình (PTLP). – Những trang báo Tiền Phong sục sôi khí thế bảo vệ biên giới 1979 — Người vợ ôm con 5 tháng tuổi chờ chồng chụp ảnh chiến trường phía Bắc (TP). – Cuộc chiến tranh biên giới là ‘vết hằn’ lâu dài trong quan hệ Việt – Trung (TN).
Chiến dịch “đốt lò”
Thanh tra Chính phủ vừa chuyển kết luận thanh tra Gang thép Thái Nguyên sang Ủy ban Kiểm tra Trung ương, báo Người Lao Động đưa tin. Theo kết luận thanh tra, hồi tháng 4/2005, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý chủ trương đầu tư dự án mở rộng sản xuất của Công ty Gang thép Thái Nguyên (TISCO). Tháng 7/2007, hợp đồng số 1 được ký kết giữa TISCO với Công ty Tập đoàn xây lắp luyện kim Trung Quốc (MCC).
Bài viết lưu ý: “TISCO đã thanh toán cho MCC tiền thuế là 11,6 triệu USD, thanh toán chi phí xếp dỡ, bảo quản thiết bị là hơn 4,7 tỉ đồng, vượt giá trị hợp đồng, trong khi MCC chưa chuyển đủ thiết bị, cung cấp nhiều máy móc thiết bị sai khác về xuất xứ, thông số kỹ thuật, không phù hợp với quy chuẩn của Việt Nam”.
Báo Tuổi Trẻ có bài: Nhà máy gang thép Thái Nguyên: 8.100 tỉ đồng thành đống sắt gỉ. Hiện trạng của một “dự án” được đầu tư ngàn tỉ: “Cỏ dại mọc xung quanh nhà máy, khắp nơi là ống thép, khung nhà, thiết bị… làm dở dang. Từ nhiều năm nay nhà máy này ‘đắp chiếu’, các thiết bị được đầu tư mua tiền tỉ về lắp đặt nay chịu cảnh gỉ sét”.Dự án mở rộng giai đoạn 2 – Công ty Gang thép Thái Nguyên (TISCO). Nguồn: Tuổi Trẻ
Báo Tuổi Trẻ Thủ Đô viết: Lùm xùm sai phạm, ”soi” tình hình kinh doanh của Gang thép Thái Nguyên. Theo báo cáo tài chính của TISCO, kết thúc năm 2018, tổng nguồn vốn của công ty này “ở mức 10.577 tỷ đồng thì nợ phải trả chiếm tới 8.707 tỷ đồng, trong đó nợ ngắn hạn là 4.900 tỷ đồng và nợ dài hạn là hơn 3.800 tỷ đồng”.
Mời đọc thêm: Kiến nghị điều tra sai phạm ở Gang thép Thái Nguyên (ĐV). – Kiến nghị Ủy ban Kiểm tra Trung ương xử lý sai phạm tại Công ty Gang thép Thái Nguyên (SGGP). – Kiến nghị Bộ Công an điều tra 4 vụ sai phạm tại Gang thép Thái Nguyên (TN). – Chuyển hồ sơ dự án Gang thép Thái nguyên sang cơ quan điều tra (TP). – Gang thép Thái Nguyên cần khẩn trương thoát tình trạng “đắp chiếu” (ND).
Cố ý làm trái
Người dân quận Bình Thủy, TP Cần Thơ vừa chứng kiến nhiều xe biển xanh 95A nối đuôi nhau dự tiệc thôi nôi cháu bí thư huyện, báo Tuổi Trẻ đưa tin. Tối 16/2/2019, phó chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang Đồng Văn Thanh thừa nhận đã nghe người dân phản ánh vụ “nhiều xe biển số xanh của tỉnh dự tiệc tại một nhà hàng ở TP Cần Thơ”.
Bí thư huyện uỷ huyện Vị Thủy Lê Minh Cường xác nhận đó đúng là tiệc thôi nôi cho cháu nội ông: “Có người về hưu nên mượn xe công đi, nhưng chỉ ghé một chút rồi về. Không ngờ mọi chuyện lại lùm xùm như vậy. Mong mọi người thông cảm”.
Báo Thanh Tra đặt câu hỏi: Thành ủy, UBND thành phố chỉ đạo… phường Phan Chu Trinh có nghe? Theo đó, ở TP Hà Nội, “một công trình được cấp phép có 6 tầng với 1 tum nhưng đã xây 10 tầng và 1 tầng tum. Công trình vi phạm này cách UBND phường Phan Chu Trinh chỉ mấy trăm mét”.
Bài viết đặt ra câu hỏi rất khó trả lời với quan chức TP Hà Nội: “Cơ quan quản lý Nhà nước địa bàn sẽ chịu trách nhiệm như thế nào khi để tòa nhà 11 tầng ‘sừng sững mọc lên’ giữa lòng phố cổ, bất chấp chỉ đạo từ UBND TP Hà Nội?”
Mời đọc thêm: Bí thư huyện phân trần vụ xe biển xanh chở người đi ăn tiệc thôi nôi cháu nội (VNN). – Xe biển xanh Hậu Giang qua Cần Thơ dự tiệc thôi nôi cháu bí thư huyện (Zing). – Dàn xe biển xanh Hậu Giang tụ hội ở tiệc thôi nôi cháu nội Bí thư Huyện uỷ (VTC). – Vụ bắt nguyên Giám đốc trung tâm quỹ đất: Bắt tạm giam thêm kế toán (NĐT). – Bắt tạm giam nhân viên kế toán trung tâm phát triển quỹ đất (TGTT).
Dân oan Lộc Hưng tiếp tục bị sách nhiễu
Chính quyền TP HCM tiếp tục dùng vũ lực khống chế dân oan vườn rau Lộc Hưng, theo Tin Mừng Cho Người Nghèo. Sáng 17/2/2019, “nhà cầm quyền tiếp tục đưa lực lượng 50 – 60 người thanh niên tới làm lực lượng bảo vệ để dựng chốt dân phòng trên đất của bà con dân oan vườn rau Lộc Hưng”. Đến chiều, “nhà cầm quyền lại tiếp tục cho lực lượng an ninh chìm, mặc thường phục và không thường phục khoảng 200 người đến khống chế sẵn sàng bắt dân giống như ngày 8/1 vừa qua”.Dân oan Lộc Hưng phản đối công an và an ninh mặc thường phục ngày 17/2/2019. Nguồn: FB TMCNN
Trang Vườn Rau Lộc Hưng có clip, ghi lại cảnh “nhà cầm quyền quận Tân Bình đem tôn, các cây sắt, máy hàn… để lập chòi trên đất Vườn Rau Lộc Hưng của bà con vào sáng ngày 17/2/2019”:
Mỹ – Trung đấu khẩu về Huawei, Biển Đông tại Hội nghị An ninh Munich, Zing đưa tin. Phát biểu tại Hội nghị An ninh Munich lần thứ 55 diễn ra ngày 16/2/2019, ủy viên Bộ Chính trị Trung Quốc Dương Khiết Trì “bày tỏ thái độ phản đối chủ nghĩa bảo hộ của Mỹ và sự không hài lòng đối với hoạt động tự do hoạt động hàng hải ở Biển Đông”.
Ông Dương lặp lại giọng quen thuộc của Bắc Kinh: “Trung Quốc có quyền kiên quyết bảo vệ chủ quyền lãnh thổ cùng quyền và lợi ích hàng hải của mình. Chúng tôi kiên quyết phản đối bất kỳ hoạt động nào làm suy yếu chủ quyền và lợi ích an ninh của Trung Quốc dưới cái cớ tự do hàng hải”.
Không ngại “va chạm” với Trung Quốc, tàu chiến Mỹ sẽ thường xuyên tới Biển Đông, theo Infonet. Tin từ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng cho biết, “giới chức Mỹ đã bật đèn xanh về việc Washington sẽ tăng cường các biện pháp nhằm ngăn chặn Trung Quốc bành trướng ở Biển Đông. Ngay cả các đồng minh của Mỹ cũng sẽ tham gia vào hoạt động này”.
Bài viết thống kê: Từ đầu năm 2019, hải quân Mỹ đã 2 lần tuần tra vì tự do hàng hải ở Biển Đông. Đầu tháng 1/2019, tàu khu trục USS McCampbell đã tiến lại gần quần đảo Hoàng Sa. Ngày 11/2, 2 tàu khu trục tên lửa dẫn đường của hải quân Mỹ là USS Spruance và USS Preble “đã xuất hiện gần bãi Vành Khăn thuộc quần đảo Trường Sa”.
Báo Sài Gòn Giải Phóng đưa tin: Sắp diễn ra đàm phán ASEAN – Trung Quốc về biển Đông. Theo đó, báo The Straits Times của Singapore vừa “dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Singapore Ng Eng Hen cho biết, các cuộc thương lượng về một thỏa thuận giữa ASEAN và Trung Quốc nhằm giảm bớt căng thẳng ở biển Đông sẽ bắt đầu vào cuối tháng này”.
Mời đọc thêm: Hội nghị An ninh Munich: Mỹ – Trung đấu khẩu về biển Đông, Huawei (NLĐ). – Vấn đề Biển Đông và Huawei khiến Mỹ-Trung đối đầu gay gắt tại Hội nghị An ninh Munich (VTC). – Quan chức Mỹ – Trung “đấu khẩu” về Biển Đông, Huawei — Tập trận Hổ Mang Vàng 2019: Mỹ đảm bảo an ninh với đồng minh (DT). – Máy bay huấn luyện Mỹ chuẩn bị về khu vực biển Đông (ANTĐ). – Bộ trưởng Anh buộc phải hủy chuyến thăm Trung Quốc (VOA). – Thấy gì từ ‘tôn trọng quyền tự do hàng không ở Biển Đông’ (VNTB).
Tưởng niệm 40 năm cuộc chiến Việt – Trung: An ninh CSVN xúc phạm Đức Thánh Trần
Nhà văn Lưu Trọng Văn viết: Kẻ thù ở sau lưng! Ông Văn chia sẻ rằng, đúng lúc ông muốn viết một bài hoan nghênh chuyện báo chí được “cởi trói” về chiến tranh biên giới, thì “ngày 17/2 lịch sử tại SG diễn ra việc cần cẩu, cẩu đi Đỉnh lư hương dưới chân tượng Trần Hưng Đạo, thế là có cớ nổi sóng, Dân lại ào ào chửi chính quyền”.
Lý do: “Ai cũng rành là không cho dân tụ tập dâng hương tưởng nhớ các liệt sĩ hy sinh chống Trung cộng ngày 17/2/1979. Không có bất cứ lý do nào bào chữa cho hành động phạm thượng, phạm Đức Thánh Trần biểu tượng vĩ đại nhất của Dân tộc này!”
Nhà hoạt động Hoàng Bùi viết: Đang tu rồi mà cũng phải bò xuống núi chửi. Theo đó, “ngày tưởng niệm liệt sĩ chiến tranh chống Trung Cộng xâm lược, chúng nó canh nhà, bắt dân, chưa đủ. Nó đem rác chất trước mặt tượng Đức Thánh Trần, rồi cho xe cẩu lư hương trước mặt tượng đi chỗ khác để dân khỏi dâng hương ngày này”.Cảnh lư hương trước tượng Đức Thánh Trần bị an ninh TP HCM dùng xe cẩu dời đi và thay thế bằng… thùng rác. Nguồn: FB Hoàng Bùi
Cựu binh Phan Trí Đỉnh viết: Hãy vượt qua chính mình trước khi vượt qua các rào cản. Ông Đỉnh kể chuyện an ninh sách nhiễu những người muốn tưởng niệm các tử sĩ trong cuộc chiến biên giới Việt – Trung vào sáng 17/2/2019: “7 giờ ra đến tượng đài Bắc sơn thì thấy anh chị em định thắp hương ở đó bị các lực lượng an ninh dồn ép lại và buộc lên xe”.
Quan chức CSVN “cởi trói” cho báo chí, nhưng vẫn huy động an ninh mạo phạm lư hương Đức Thánh Trần, rồi quấy phá cả những cựu chiến binh muốn tưởng niệm cho đồng đội: “Mình vào thắp hương và chắp tay trước tượng đài – đang khấn được vài câu thì một số người trẻ khỏe đẹp trai kẹp hai bên như là xốc nách đưa ra khỏi khu vực”.An ninh tụ tập sẵn sàng sách nhiễu những người muốn thắp hương tưởng niệm tử sĩ chiến tranh biên giới 1979. Nguồn: FB Phan Trí Đỉnh
RFA tổng kết tình hình tưởng niệm 40 năm chiến tranh biên giới Việt – Trung: Kỷ niệm rầm rộ 40 năm chiến tranh với Trung Quốc trên mặt báo nhưng chặn tưởng niệm trong thực tế. Nhà hoạt động Trần Bang bình luận: “Việc này chứng tỏ nó vẫn sợ thằng Cộng sản Trung Quốc và vẫn sợ mất quyền lực của đảng Cộng sản Việt Nam này nên họ muốn dựa vào đảng Cộng sản Trung Quốc để giữ quyền lực và phản bội nhân dân”.
VnExpress có bài: Diễn biến 10 năm chiến tranh biên giới phía Bắc. Bài viết tổng hợp các số liệu, sự kiện xoay quanh 10 năm căng thẳng biên giới Việt – Trung, chia thành các mục tương ứng với các tỉnh biên giới phía Bắc. Trong đó, Lạng Sơn là nơi diễn ra những trận khốc liệt nhất trong năm đầu cuộc chiến (1979), còn huyện Vị Xuyên, Cao Bằng là nơi thường xuyên hứng chịu pháo kích, nhất là vào tháng 7/1984 và tháng 10/1986.
Bài báo cho biết: “Trong 10 năm khoảng 4.000 bộ đội hy sinh, hàng nghìn người bị thương… Vì nhiều lý do, cuộc chiến bảo vệ Vị Xuyên nói riêng, bảo vệ tuyến biên giới phía Bắc nói chung nhiều năm không được nhắc đến”.
Báo Dân Sinh kể lại cuộc thảm sát tại Pháo đài Đồng Đăng: Ký ức người trở về. Vụ thảm sát này là một phần trong chiến dịch của Trung Quốc nhằm bao vây thị xã Lạng Sơn trong những ngày đầu cuộc chiến 1979. Cựu chiến binh Nguyễn Duy Thực kể rằng, “khoảng 400 người trong pháo đài bị giết sạch, bao gồm bộ đội, thương binh lẫn nhân dân ẩn náu trong đó. Lúc tỉnh dậy, ông thấy quanh mình xác người la liệt. Chỉ 3 người sống sót”.
Các quan chức giáo dục tiếp tục hứa hẹn: Cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc không thể mờ nhạt trong SGK mới, VOV đưa tin. Dù lần này họ được phép mở miệng, nhưng người dân và cả những cựu đồng đội của họ cũng thấy rõ rằng, trong 40 năm qua, họ đã cố tình lãng quên xương máu người Việt đã đổ xuống ở biên giới phía Bắc.
Mời đọc thêm: Sài Gòn 17 tháng 2: Kẻ nào chỉ đạo dời lư hương sẽ bị nguyền rủa muôn đời! — Báo chí VN có được nới lỏng trong sự kiện 40 năm chiến tranh Biên giới? (VNTB). – Những kẻ vô loài (FB Lê Luân/TD). – Sử ta, sao phải hỏi ý kiến Tàu? (RFA).
– Toàn cảnh cuộc chiến biên giới phía Bắc 40 năm trước (Zing). – 10 năm chiến tranh biên giới dưới góc nhìn cựu chiến binh — Quá khứ mùi thuốc súng (VNE). – Ký ức của những người lính trở về từ cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc (Tin Tức). – Kỷ niệm 40 năm Cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc (17/2/1979-17/2/2019): Thể hiện sức mạnh của lực lượng tại chỗ (KT&ĐT). – Máu đã đổ trên khắp dải biên cương: Kiên cường bám trụ bảo vệ biên giới (BVPL).
– Sự dã man của quân bành trướng và chuyện những người nông dân Cao Bằng cầm súng diệt giặc — Trung Quốc nợ Việt Nam một lời xin lỗi (VTC). – Hé lộ sư đoàn Trung Quốc bị “vùi dập” nhất trong chiến tranh biên giới (DV). – 3 bài học lớn từ cuộc chiến bảo vệ biên giới phía Bắc 1979 (PLTP). – Bốn bài học từ cuộc chiến chống Trung Quốc xâm lược năm 1979 (VNE). – 40 năm chiến tranh biên giới phía Bắc: Khi mùa sở ra cây… (NNVN).
– Cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc: Vị Xuyên hồi sinh (VOV). – Nhìn thẳng vào lịch sử để phát triển đất nước trong hòa bình (PTLP). – Những trang báo Tiền Phong sục sôi khí thế bảo vệ biên giới 1979 — Người vợ ôm con 5 tháng tuổi chờ chồng chụp ảnh chiến trường phía Bắc (TP). – Cuộc chiến tranh biên giới là ‘vết hằn’ lâu dài trong quan hệ Việt – Trung (TN).
Chiến dịch “đốt lò”
Thanh tra Chính phủ vừa chuyển kết luận thanh tra Gang thép Thái Nguyên sang Ủy ban Kiểm tra Trung ương, báo Người Lao Động đưa tin. Theo kết luận thanh tra, hồi tháng 4/2005, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý chủ trương đầu tư dự án mở rộng sản xuất của Công ty Gang thép Thái Nguyên (TISCO). Tháng 7/2007, hợp đồng số 1 được ký kết giữa TISCO với Công ty Tập đoàn xây lắp luyện kim Trung Quốc (MCC).
Bài viết lưu ý: “TISCO đã thanh toán cho MCC tiền thuế là 11,6 triệu USD, thanh toán chi phí xếp dỡ, bảo quản thiết bị là hơn 4,7 tỉ đồng, vượt giá trị hợp đồng, trong khi MCC chưa chuyển đủ thiết bị, cung cấp nhiều máy móc thiết bị sai khác về xuất xứ, thông số kỹ thuật, không phù hợp với quy chuẩn của Việt Nam”.
Báo Tuổi Trẻ có bài: Nhà máy gang thép Thái Nguyên: 8.100 tỉ đồng thành đống sắt gỉ. Hiện trạng của một “dự án” được đầu tư ngàn tỉ: “Cỏ dại mọc xung quanh nhà máy, khắp nơi là ống thép, khung nhà, thiết bị… làm dở dang. Từ nhiều năm nay nhà máy này ‘đắp chiếu’, các thiết bị được đầu tư mua tiền tỉ về lắp đặt nay chịu cảnh gỉ sét”.Dự án mở rộng giai đoạn 2 – Công ty Gang thép Thái Nguyên (TISCO). Nguồn: Tuổi Trẻ
Báo Tuổi Trẻ Thủ Đô viết: Lùm xùm sai phạm, ”soi” tình hình kinh doanh của Gang thép Thái Nguyên. Theo báo cáo tài chính của TISCO, kết thúc năm 2018, tổng nguồn vốn của công ty này “ở mức 10.577 tỷ đồng thì nợ phải trả chiếm tới 8.707 tỷ đồng, trong đó nợ ngắn hạn là 4.900 tỷ đồng và nợ dài hạn là hơn 3.800 tỷ đồng”.
Mời đọc thêm: Kiến nghị điều tra sai phạm ở Gang thép Thái Nguyên (ĐV). – Kiến nghị Ủy ban Kiểm tra Trung ương xử lý sai phạm tại Công ty Gang thép Thái Nguyên (SGGP). – Kiến nghị Bộ Công an điều tra 4 vụ sai phạm tại Gang thép Thái Nguyên (TN). – Chuyển hồ sơ dự án Gang thép Thái nguyên sang cơ quan điều tra (TP). – Gang thép Thái Nguyên cần khẩn trương thoát tình trạng “đắp chiếu” (ND).
Cố ý làm trái
Người dân quận Bình Thủy, TP Cần Thơ vừa chứng kiến nhiều xe biển xanh 95A nối đuôi nhau dự tiệc thôi nôi cháu bí thư huyện, báo Tuổi Trẻ đưa tin. Tối 16/2/2019, phó chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang Đồng Văn Thanh thừa nhận đã nghe người dân phản ánh vụ “nhiều xe biển số xanh của tỉnh dự tiệc tại một nhà hàng ở TP Cần Thơ”.
Bí thư huyện uỷ huyện Vị Thủy Lê Minh Cường xác nhận đó đúng là tiệc thôi nôi cho cháu nội ông: “Có người về hưu nên mượn xe công đi, nhưng chỉ ghé một chút rồi về. Không ngờ mọi chuyện lại lùm xùm như vậy. Mong mọi người thông cảm”.
Báo Thanh Tra đặt câu hỏi: Thành ủy, UBND thành phố chỉ đạo… phường Phan Chu Trinh có nghe? Theo đó, ở TP Hà Nội, “một công trình được cấp phép có 6 tầng với 1 tum nhưng đã xây 10 tầng và 1 tầng tum. Công trình vi phạm này cách UBND phường Phan Chu Trinh chỉ mấy trăm mét”.
Bài viết đặt ra câu hỏi rất khó trả lời với quan chức TP Hà Nội: “Cơ quan quản lý Nhà nước địa bàn sẽ chịu trách nhiệm như thế nào khi để tòa nhà 11 tầng ‘sừng sững mọc lên’ giữa lòng phố cổ, bất chấp chỉ đạo từ UBND TP Hà Nội?”
Mời đọc thêm: Bí thư huyện phân trần vụ xe biển xanh chở người đi ăn tiệc thôi nôi cháu nội (VNN). – Xe biển xanh Hậu Giang qua Cần Thơ dự tiệc thôi nôi cháu bí thư huyện (Zing). – Dàn xe biển xanh Hậu Giang tụ hội ở tiệc thôi nôi cháu nội Bí thư Huyện uỷ (VTC). – Vụ bắt nguyên Giám đốc trung tâm quỹ đất: Bắt tạm giam thêm kế toán (NĐT). – Bắt tạm giam nhân viên kế toán trung tâm phát triển quỹ đất (TGTT).
Dân oan Lộc Hưng tiếp tục bị sách nhiễu
Chính quyền TP HCM tiếp tục dùng vũ lực khống chế dân oan vườn rau Lộc Hưng, theo Tin Mừng Cho Người Nghèo. Sáng 17/2/2019, “nhà cầm quyền tiếp tục đưa lực lượng 50 – 60 người thanh niên tới làm lực lượng bảo vệ để dựng chốt dân phòng trên đất của bà con dân oan vườn rau Lộc Hưng”. Đến chiều, “nhà cầm quyền lại tiếp tục cho lực lượng an ninh chìm, mặc thường phục và không thường phục khoảng 200 người đến khống chế sẵn sàng bắt dân giống như ngày 8/1 vừa qua”.Dân oan Lộc Hưng phản đối công an và an ninh mặc thường phục ngày 17/2/2019. Nguồn: FB TMCNN
Trang Vườn Rau Lộc Hưng có clip, ghi lại cảnh “nhà cầm quyền quận Tân Bình đem tôn, các cây sắt, máy hàn… để lập chòi trên đất Vườn Rau Lộc Hưng của bà con vào sáng ngày 17/2/2019”:
Mời đọc thêm: UBND Phường 6, quận Tân Bình, Tp.HCM cố tình xây dựng trái phép trên khu đất của bà con Vườn Rau Lộc Hưng (FB Vườn Rau Lộc Hưng). – Cưỡng chế, phá hủy nhà dân rồi nói ‘do dân đồng ý’ (NV). – Bà con Dân oan Vườn Rau Lộc Hưng đã “tự nguyện đồng ý nhận tiền hỗ trợ”? — “Chính quyền thuê tôi đi giết người thì tôi cũng làm luôn nếu cho tôi nhiều tiền” (NTTH).
Tin nhân quyền
Dân biểu Mỹ kêu gọi Bộ Ngoại giao điều tra vụ Trương Duy Nhất mất tích, VOA đưa tin. Ba dân biểu Đảng Dân chủ trong Hạ viện Hoa Kỳ, là Alan Lowenthal, Zoe Lofgren và Harley Rouda vừa yêu cầu Bộ Ngoại giao nước này “mở một cuộc điều tra về chuyện nhà bất đồng chính kiến Trương Duy Nhất đột ngột mất tích tại Thái Lan trong một vụ việc bị nghi là do các đặc vụ Việt Nam thực hiện”.
Trang Pháp Luật TP HCM có bài: Cựu thiếu tá công an kêu oan bất thành. Trong phiên tòa sơ thẩm vừa diễn ra ở TAND huyện Đắk Glong, Đắk Nông, cựu thiếu tá Phạm Xuân Sáng cho rằng, “mình không chỉ đạo hủy hoại rừng, bị cáo bị trù dập; người liên quan và người làm chứng trong vụ án bị sức ép nên khai không đúng sự thật” nhưng vẫn bị tuyên án 7 năm tù.
Mời đọc thêm: Ba Dân biểu Liên Bang hối thúc Ngoại trưởng Mỹ yêu cầu Việt Nam cho biết Trương Duy Nhất ở đâu (RFA). – Ra tù gần 10 năm vẫn không được xuất cảnh — Ninh Thuận: Yêu cầu giải trình vụ ủi vườn dừa (PLTP). – Ai đã đẩy 7 người dân biểu tình “rác” ở Quảng Ngãi vào tù? (VNTB).
BOT: Gánh nặng “tận thu”
Trang Doanh Nghiệp Việt Nam có bài: Chủ tịch Hội đồng thành viên VEC quyền to hơn Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể. Bài viết với tựa đề mỉa mai hiếm thấy trên báo “lề đảng”, lý giải vụ Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) tự tiện ra văn bản cấm 2 tài xế phản đối BOT được sử dụng các tuyến cao tốc do công ty này quản lý, vượt quyền cả lãnh đạo ngành giao thông.
Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam Nguyễn Văn Huyện cho biết, chuyện “từ chối phục vụ xe quá tải, quá khổ là để đảm bảo chất lượng đường cao tốc, nhưng phải phối hợp với cơ quan có thẩm quyền để xử lý, chứ VEC là doanh nghiệp không có thẩm quyền này”.
Mời đọc thêm: Tổng công ty cao tốc lạm quyền của Chính phủ (PTLP). – Những dự án BOT giao thông nào sẽ hoàn thành trong năm 2019? (GT). – 57 dự án BOT thu hơn 12.000 tỷ đồng trong năm 2018 (VNE). – Bộ GTVT họp về thời điểm thu phí BOT Cai Lậy trở lại (LĐ). – Cần thanh tra BOT tuyến tránh TP Thanh Hóa trước khi thu phí (TP). – Trạm BOT mà biết nói năng… (NĐT). – Trạm BOT Dầu Giây bị kiểm tra doanh thu đột xuất sau vụ cướp (RFA).
Việt Nam trước thềm hội nghị thượng đỉnh Mỹ – Triều
Cố vấn đặc biệt về đối ngoại và an ninh quốc gia Hàn Quốc Moon Chung-in cho biết lãnh đạo Triều Tiên sẵn sàng chấp thuận phá hủy cơ sở hạt nhân, báo Thanh Niên đưa tin. Ông Moon nhận định, cơ sở hạt nhân Yongbyon “có thể là vấn đề được đem ra đàm phán và dẫn đến thỏa thuận về phi hạt nhân hóa trong cuộc gặp thượng đỉnh lần 2 giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và lãnh đạo Kim tại Hà Nội vào cuối tháng này”.
Mời đọc thêm: Tổng thống Trump lạc quan về thượng đỉnh Mỹ-Triều lần 2 tại Việt Nam (LĐ). – Một cuộc thượng đỉnh Mỹ-Triều tốn chi phí bao nhiêu? (TQ). – Reuters: Ông Kim Jong-un sẽ tới thăm khu công nghiệp Bắc Ninh, cảng Hải Phòng (ĐS&PL). – Trợ lý của ông Kim Jong Un tới VN, thị sát quanh nhà máy Samsung (VOA).
Bạo lực và dị đoan trong “lễ hội” ở Việt Nam
Báo Người Lao Động đưa tin: Hàng trăm thanh niên bao vây BCT lễ hội, đòi “cướp” phết lấy may. Sau khi UBND huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ ra quyết định yêu cầu UBND xã Hiền Quan và Ban tổ chức Lễ hội Phết ở xã Hiền Quan dừng hoạt động đánh phết vào chiều 17/2/2019, “rất nhiều thanh niên đã vây kín đền thờ Thiều Hoa công chúa… Họ vây chặt phía ngoài đền thờ Thiều Hoa công chúa không cho BTC đưa trống ra ngoài làm lễ”.
Báo Văn Hóa có bài: Biến tướng tục cúng sao giải hạn. Ở Việt Nam, “thần phật” cũng có giá: “Việc cúng sao giải hạn không chỉ không đúng với giáo lý Phật giáo mà còn có biểu hiện biến tướng của sự kinh doanh thần thánh. Nhiều người thực hiện nghi lễ cúng sao giải hạn ở các chùa đều cho biết, muốn được nhà chùa cúng sao giải hạn, các phật tử đều phải nộp tiền, tùy từng chùa, nhưng mức phổ biến là từ 100 – 150.000 đồng/ người”.
Báo Tiền Phong viết: Cận cảnh rùa, cá vàng bị vợt ngay sau phóng sinh ở chùa Trấn Quốc. Theo đó, mục đích của hành động phóng sinh “là thể hiện lòng từ bi của nhà Phật và cầu mong có một năm thuận lợi cho bản thân, gia đình”. Tuy nhiên, “chỉ một thời gian ngắn sau khi thả xuống Hồ Tây, những chú cá vàng, rùa con này nhanh chóng bị một người đàn ông lao xuống bắt lại”, để bán tiếp cho những người muốn thể hiện “lòng từ bi”.
Mời đọc thêm: Dừng cướp phết tại lễ hội Hiền Quan năm 2019 và các năm tiếp theo (VTC). – Chưa chính hội đã loạn, màn cướp phết Hiền Quan phải tạm dừng! (ANTĐ). – Tạm dừng đánh phết trong Lễ hội Phết Hiền Quan để chấn chỉnh (TTXVN). – Những hình ảnh tại lễ hội Phết cuối cùng? (PL&XH). – Lễ hội Đền Trần: Khách sạn, nhà nghỉ ‘cháy’ phòng, tăng giá chóng mặt (TP). – Cúng sao giải hạn và ‘nỗi ám ảnh’ La Hầu, Kế Đô: Giảng giải từ sư trụ trì (TN). – Không để xuồng máy, chở quá du khách trong lễ hội chùa Hương (ANTĐ).
***
Thêm một số tin: ‘Nên thận trọng’ sau khi Huawei ‘tự tin thắng thầu’ 5G tại Việt Nam (VOA). – Làm thế nào thoát cơn ‘khủng hoảng’ văn hóa đọc? (Blog VOA). – Chống chủ nghĩa trí thức: ĐCSVN tự xây lâu đài quyền lực trên cát? (VNTB). – Trung tá công an bị khởi tố vì liên quan vụ gian lận điểm thi tốt nghiệp PTTH ở Sơn La (RFA). – “Út trọc” bị bắt, “buộc” thay thế nhà đầu tư dự án Trung Lương – Mỹ Thuận (DT). – Nghệ An: Ngỡ ngàng vì rau xanh, tôm, cá bỗng đội giá… gấp đôi (DV).
https://baotiengdan.com/2019/02/18/ban-tin-ngay-18-2-2019/