Bản tin ngày 15-2-2019
Tin Biển Đông
Mỹ tính xây căn cứ quân sự gần Biển Đông để tiện “theo dõi” Trung Quốc, Infonet đưa tin. Đô đốc Philip Davidson, Chỉ huy Bộ Tư lệnh Ấn Độ – Thái Bình Dương của Hoa Kỳ mới đây đã thừa nhận: “Môi trường ở Biển Đông đang thay đổi nhanh chóng. Do đó, chúng ta cần có những phương án tiếp cận mới. Điều này khiến chúng ta nghĩ về một số địa điểm chưa có căn cứ quân sự”.
Ông Davidson lưu ý: “Nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình đã không giữ lời hứa từng đưa ra hồi năm 2015 với cựu Tổng thống Barack Obama về việc không tiến hành quân sự hóa ở Biển Đông”.Bên cạnh đó, Đô đốc Davidson cảnh báo Trung Quốc mưu đồ lập trật tự mới tại Thái Bình Dương, theo báo Thanh Niên. Ông Davidson nói: “Bắc Kinh muốn tạo ra một trật tự mới, một dạng trật tự với các đặc điểm Trung Quốc do Bắc Kinh dẫn đầu, một kết quả sẽ phá hủy sự ổn định và hòa bình được duy trì tại Ấn Độ Dương – Đại Tây Dương trong hơn 70 năm qua”.
Báo Giáo Dục Việt Nam có bài: 4 tác nhân khiến cục diện Biển Đông năm 2019 “yên mà không ổn”. Thứ nhất, “hành động khiêu khích quân sự của Mỹ và các đồng minh nhằm vào Trung Quốc ở Biển Đông sẽ ngày càng tăng lên”. Thứ hai, “bất đồng và mâu thuẫn giữa các bên có liên quan cả ở trong và ngoài khu vực xoay quanh đàm phán COC sẽ dần nổi rõ”. Thứ ba, một số nước có tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông, trong đó có Trung Quốc “có thể áp dụng hành động mạo hiểm đơn phương”. Thứ tư, “khả năng Đài Loan đưa ra lập trường thụt lùi trong vấn đề Biển Đông”.
Mời đọc thêm: Mỹ tính đặt căn cứ quân sự gần Biển Đông đối phó Trung Quốc (DT). – Mỹ để ngỏ khả năng mở căn cứ quân sự gần biển Đông? (GD&TĐ). – Việt Nam sẽ nằm trong danh sách Hoa Kỳ mở rộng căn cứ quân sự ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương? (RFA). – Mỹ sẽ có thêm đồng minh khi tuần tra tự do hàng hải ở Biển Đông (VNE). – Mỹ – Anh sẽ tiếp tục phối hợp tuần tra trên Biển Đông (CATP). – Vương quốc Anh tăng cường hiện diện quân sự ở Biển Đông (Sputnik). – Bắc Kinh bội hứa về quân sự hóa Biển Đông (TT).
Tưởng niệm 40 năm chiến tranh biên giới Việt – Trung
Ngay khi kỳ nghỉ Tết Nguyên Đán 2019 kết thúc, toàn bộ hệ thống báo chí “lề đảng” được bật đèn xanh để viết bài rất mạnh về cuộc chiến biên giới Việt – Trung nổ ra ngày 17/2/1979, thậm chí công khai nhiều chi tiết trong giai đoạn căng thẳng biên giới 2 nước kéo dài gần 10 năm sau đó.
TS Vũ Cao Phan, cựu giảng viên Học viện Quốc phòng có bài: Cuộc chiến trên Mặt trận phía Bắc, những gì đã qua. Ông Phan cho biết, chiến tranh biên giới với Trung Quốc không chỉ kéo dài trong một tháng, “trên thực tế cuộc chiến tranh này kéo dài 10 năm… và là ‘cuộc chiến tranh Đông Dương thứ ba’ như báo chí nước ngoài đã viết”.
Bài viết chỉ ra: “Nghĩa là nguyên nhân chủ yếu, nguyên nhân phát động cuộc chiến tranh này từ phía Trung Quốc là để cứu Khmer Đỏ”. Cần lưu ý, CS Trung Quốc và Khmer Đỏ (tức CS Campuchia) đều từng là “đồng chí” của CSVN, viện trợ vũ khí hoặc mở đường cho quân đội Bắc Việt tiến vào miền Nam Việt Nam.
Thông Tấn Xã Việt Nam có đồ họa: Các mốc chính trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc Tổ quốc.
GS Nguyễn Ngọc Chu viết: Một nhận xét hồ đồ về Liên Xô, ca ngợi bọn xâm lược Bắc Kinh trên báo VnExpress. Ông Chu bàn về bài trên VnExpress: ‘Trung Quốc dự liệu đúng về Liên Xô khi tấn công Việt Nam năm 1979’. Bài này dẫn lời bình của GS Nguyễn Hồng Quân, cựu Phó viện trưởng Viện Chiến lược quốc phòng, cho rằng, “Trung Quốc đã tính toán kỹ các khả năng Liên Xô có thể đáp trả. Họ nhận định Liên Xô sẽ không mạo hiểm huy động lực lượng lớn để tấn công Trung Quốc”.
Theo ông Chu, đánh giá của Thiếu tướng CSVN Nguyễn Hồng Quân “không chỉ đã ca ngợi bọn xâm lược Bắc Kinh, không chỉ đánh giá thấp Liên Xô, mà ở mặt khác, đồng thời đã hạ thấp vai trò kháng chiến của Việt Nam”.
VTC đặt câu hỏi: Liên Xô đã có động thái gì khi Trung Quốc xâm lược Việt Nam tháng 2/1979? Theo đó, Liên Xô đã gửi một số cố vấn quân sự, đồng thời viện trợ vũ khí cho Việt Nam và tập trận sát biên giới Trung Quốc. Tuy nhiên, Liên Xô đã không răn đe Trung Quốc bằng tác động quân sự trực tiếp, nghĩa là không bảo vệ Việt Nam như một đồng minh. Đó là lý do để ngay cả một số sĩ quan, tướng tá CSVN cũng thừa nhận Trung Quốc đã dự đoán đúng phản ứng của Liên Xô trước khi phát động chiến tranh.
Ngày 11/2/2019, VietNamNet có bài: Cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc của Tổ quốc năm 1979. Ngay cả khi các báo “lề đảng” được bật đèn xanh để viết về cuộc chiến 1979, đây vẫn là bài hiếm hoi cung cấp rất nhiều thông tin về giai đoạn căng thẳng biên giới diễn ra trong 10 năm sau đó.
Theo bài viết, sau khi rút quân vào đầu tháng 3/1979, Trung Quốc vẫn thường xuyên bắn pháo và đưa quân vào quấy rối lãnh thổ Việt Nam. Một số vụ tiêu biểu như: Vụ nã pháo vào Cao Bằng tháng 7/1980, vụ lính Trung Quốc chiếm núi ở Lạng Sơn và Hà Tuyên tháng 5/1981, vụ pháo binh Trung Quốc pháo kích vào huyện Vị Xuyên tỉnh Hà Tuyên tháng 4/1984 và tháng 6/1985, các cuộc nã pháo kéo dài từ tháng 12/1986 đến tháng 1/1987.
Nhà báo Mạnh Kim viết trên VOA: Khoan vội ‘cám ơn tuyên giáo’! Theo đó, không ít thành viên cộng đồng mạng xã hội “hoan hô” Ban Tuyên giáo vì đã “cởi trói” cho các báo trong dịp tưởng niệm 40 năm chiến tranh biên giới Việt – Trung. Ông Kim nhận định: “Chẳng hề có chuyện báo chí được cởi trói. Báo chí vẫn tối mò mò. Một số nhà báo ăn lương có lương tâm vẫn tiếp tục úp úp mở mở bày tỏ ấm ức trên mạng ở các vấn đề thời sự”.
Nhà báo Trân Văn đặt câu hỏi về mật ước Thành Đô: Đập như thế là… tan? Bài viết lưu ý: “Làm sao có thể tin vào những thẻ nhang, vòng hoa, diễn văn bày tỏ sự biết ơn khi vẫn còn khoảng 2.500 hài cốt liệt sĩ đang phơi mưa nắng tại các cao điểm 1.800A, 1.800B, 1.722, 1.220, 1.030,… mà hệ thống chính trị, hệ thống công quyền Việt Nam không thèm bận tâm đến chuyện mang về”. Bên cạnh đó, báo “lề đảng” công khai nhiều chuyện về căng thẳng biên giới Việt – Trung, nhưng vẫn chưa nói gì về Hội nghị Thành Đô, sự kiện đã kết thúc giai đoạn căng thẳng này.
Nhà báo độc lập Nguyễn Tường Thụy viết: Phá hoại tưởng niệm chiến tranh Biên giới phía Bắc chỉ có thể là sự phản bội. Theo bài viết, dù báo chí được “cởi trói”, nhưng những hoạt động tưởng niệm tử sĩ trận vong trong chiến tranh biên giới phía Bắc vẫn có thể bị cản trở: “Năm nay là kỷ niệm lớn bởi tính chất tròn chục của con số 40. Không hy vọng phía chính quyền tổ chức. Về phía xã hội dân sự, đã xuất hiện những lời kêu gọi, nhắc nhở. Có thể những hoạt động kỷ niệm nhỏ lẻ này lại sẽ bị cản trở”.
Mời đọc thêm: Sự thật về việc Đặng Tiểu Bình đưa quân tiến đánh Việt Nam năm 1979 (TTT). – Tại sao Đặng Tiểu Bình chọn Hứa Thế Hữu và Dương Đắc Chí làm tư lệnh 2 cánh quân xâm lược Việt Nam năm 1979? (VTC). – Biên giới phía Bắc 1979: 5 ý đồ của Trung Quốc khi tấn công Việt Nam (Infonet). – Bối cảnh và kết quả cuộc chiến bảo vệ biên giới 1979 (TP). – Nhìn lại cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc cách đây 40 năm (TTXVN). – Những bài học lịch sử từ cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc (VOV). – Biên giới 1979 trước ‘biển người’ phương Bắc — Ký ức chiến tranh Biên giới phía bắc 1979 của độc giả VnExpress (VNE).
– Trung Quốc đã chuẩn bị kỹ cho cuộc chiến biên giới 1979 thế nào? — Cuộc chiến chống Trung Quốc xâm lược năm 1979: Day dứt Vị Xuyên (VTC). – Chủ tịch Tôn Đức Thắng ký lệnh tổng động viên vào ngày nào năm 1979? (Zing). – “Ngựa non háu đá”, 2 tiểu đoàn Trung Quốc bị Việt Nam bắt sống (DV). – Nhà báo Huỳnh Văn Tiểng – một thời xếp bút nghiên lên đường tranh đấu! (CL). – Cuộc đấu tranh trong lòng Bắc Kinh tại sứ quán Việt Nam năm 1979 (VNE). – 40 năm, nghe lại ‘Tiếng súng đã vang trên bầu trời biên giới’ (MTG). – VIDEO: Nghe lại những ca khúc bất hủ về biên giới (TP).
– Cuộc chiến bảo vệ biên giới: Vì sao Việt Nam không tổng phản công? (DV). – 40 năm chiến tranh biên giới phía Bắc: Cuộc chiến không cân sức (NA). – Tội ác của quân xâm lược Trung Quốc qua hồi ức vị chỉ huy mặt trận Vị Xuyên (GT). – Bản tin kêu gọi cả nước chống Trung Quốc xâm lược năm 1979 của Đài Tiếng nói Việt Nam (VTC). – Cuộc chiến bảo vệ biên giới năm 1979 và bài học quan hệ với nước lớn (GDVN). – Những khoảnh khắc bi hùng về cuộc chiến bảo vệ biên giới phía Bắc năm 1979 (MTG).
– Địa danh lịch sử ở Lạng Sơn trong cuộc chiến năm 1979 bây giờ thế nào (Zing). – Tháng hai bất khuất: Tuổi xuân gửi lại biên cương (NLĐ). – Chiến tranh biên giới 1979: Ghi nhớ nỗi đau để chúng ta trân quý hòa bình (NĐT). – Chống bành trướng ở biên giới phía Bắc sẽ có đầy đủ trong sách giáo khoa mới (GDVN). – Tướng Cương: Đưa vào sách giáo khoa để mọi người hiểu rõ bản chất cuộc chiến 1979 (NA). – Có một cuộc xâm lược khác (Blog VOA). – Kỷ niệm 40 năm chiến tranh biên giới, Việt Nam độc lập hơn với Trung Quốc (RFA).
Tin nhân quyền
Về thông tin ông Trương Duy Nhất bị bắt cóc, RFA có bài: Vợ ông Trương Duy Nhất lo lắng về tính mạng của chồng sau gần 20 ngày mất tích. Bà Cao Thị Xuân Phượng đã gửi “đơn thỉnh cầu giúp đỡ tìm người thân” đến các lãnh đạo Chính phủ, Bộ Ngoại giao, Bộ quốc Phòng, Bộ Công an và Công an TP Đà Nẵng để yêu cầu giúp đỡ tìm kiếm ông Nhất.
Theo một số nguồn tin, tuần cuối của tháng 1/2019, ông Nhất đã đến văn phòng Cao ủy Liên Hợp Quốc về người tị nạn tại Bangkok, Thái Lan để nộp đơn xin tị nạn nhưng ngay sau đó đã bị tình báo quân đội CSVN bắt cóc và đưa về Việt Nam. Bà Phượng có nhắc đến thông tin này và cho biết, gia đình bà “không biết thực hư thế nào và rất lo lắng về sự an toàn, sức khoẻ và tính mạng” của ông Nhất.
VOA đưa tin: 3 blogger ở Bến Tre bị công an mời làm việc vì ‘chống chính quyền’. Người thứ nhất là ông Phan Chí Toàn, bị công an tỉnh mời làm việc “vì có hành vi sử dụng tài khoản facebook cá nhân để tuyên truyền kích động biểu tình chống Nhà nước”. Người thứ hai là sinh viên Trần Ngọc Phúc, cũng bị mời làm việc vì “sử dụng tài khoản facebook cá nhân để tuyên truyền chống Đảng và Nhà nước”. Người thứ ba là ông Đặng Trí Thức, bị phạt 15 triệu đồng vì đã sử dụng facebook cá nhân để livestream “kêu gọi người dân trong nước xuống đường biểu tình”.
Trang Tin Mừng Cho Người Nghèo có clip, ghi lại cảnh “sáng 14/2/2019 Nhà cầm quyền dùng lực lượng ngăn chặn tất cả các xe lớn nhỏ đậu trên đất Vườn Rau Lộc Hưng và còn dọa sẽ bắt hết nếu chống lại”.
RFA có bài: UBND TP HCM nói hầu hết dân Vườn Rau Lộc Hưng nhận tiền hỗ trợ. Trong hội nghị tổng kết công tác tổ chức chăm lo Tết Kỷ Hợi tổ chức ngày 14/2/2019, Chánh Văn phòng UBND TP HCM Võ Văn Hoan khẳng định lãnh đạo quận Tân Bình “đã tiếp xúc được 111/124 hộ dân ở vườn rau Lộc Hưng, trong đó, có 92 hộ đồng thuận, có 19 hộ chưa đồng thuận việc hỗ trợ đền bù”.
Tuy nhiên, ông Cao Hà Trực, một thành viên Ban đại diện vườn rau Lộc Hưng cho biết: “Tất cả những lần họ thông báo tiếp cận được 50 người, rồi 90 người, tất cả đều là báo cáo láo hết. Bởi vì hôm trước Tết 4 ngày, tất cả các bà con chủ thể họp với luật sư về vụ kiện và giơ tay lên, tôi đếm số lượng trên 100 người”.
Mời đọc thêm: An ninh dùng thân nhân người đấu tranh tạo áp lực — Công dân Bến Tre thứ ba bị Công an thẩm vấn — Luật sư Trần Vũ Hải đại diện pháp luật cho blogger Trương Duy Nhất (RFA). – Trương Duy Nhất đã “có mặt” tại Việt Nam? — ‘Trương Duy Nhất là ai’? — Ánh sáng yêu thương từ nơi Lộc Hưng (VNTB).
Hậu vụ xử hai cựu thứ trưởng Bộ Công an
Diễn biến mới vụ Vũ ‘nhôm’: Cựu Thứ trưởng Bộ Công an kháng cáo, báo Pháp Luật TP HCM đưa tin. TAND TP Hà Nội cho biết đã nhận được đơn kháng cáo của cựu Thứ trưởng Công an Bùi Văn Thành. Ông Thành đề nghị Tòa cấp phúc thẩm “xem xét tính chất, mức độ hành vi phạm tội của bị cáo; xem xét nguyên nhân, bối cảnh xảy ra vụ án và cân nhắc cho bị cáo được hưởng án treo”.
Báo Người Việt viết: Dư luận ‘khinh bỉ’ tướng công an xin tòa án tù treo. Bài viết tổng hợp một số bình luận của người dân xung quanh vụ cựu Thứ trưởng Công an sau khi gây ra sai phạm lũng đoạn tài sản nhà nước, đã nhận được mức án rất nhẹ không xứng với tội danh (30 tháng tù), giờ còn muốn án treo.
Mời đọc thêm: Cựu thứ trưởng công an Bùi Văn Thành kháng cáo (VNE). – Cựu Thứ trưởng Công an Bùi Văn Thành kháng cáo, xin… án treo (DT). – Cựu thứ trưởng công an Bùi Văn Thành kháng cáo, xin được hưởng án treo (VNF).
Bạo lực và dị đoan ngày đầu năm Kỷ Hợi
Báo Lao Động đặt câu hỏi: Đi lễ chùa, đặt tiền lên ban thờ có nên không? Nhà sử học Lê Văn Lan bình luận: “Bây giờ người ta đi chùa không phải để thỏa mãn nhu cầu tâm linh, hướng về cõi thiện, cõi phật mà để ăn mặc sang trọng, khoe mẽ, mang tiền đến cài vào tay phật rồi cúng bái đồ xa xỉ, tốn kém. Đấy là biến tướng của việc đi chùa ngày nay”.
Báo Người Lao Động bàn về đề xuất dẹp lễ hội bạo lực: Tạo ra được thì bỏ được. Bài báo cho biết: “Hiện vẫn còn đâu đó nhiều lễ hội dân gian mang tính ngu muội, hung ác, tàn bạo; lôi kéo con người trở về thời kỳ cổ xưa, đi ngược lại nền văn minh nhân loại”, như nhiều lễ hội chém lợn, đâm trâu ở miền Bắc, “hay mới đây tại một lễ hội người ta tranh nhau nhổ lông con lợn đang sống để cầu may cho mình”.
Nhà báo Trân Văn viết: Một xã hội tâm linh mê muội. Bài viết lưu ý mối liên hệ giữa xã hội CSVN với sự xuống dốc trong đời sống tâm linh của người dân: “Hệ thống chính trị, hệ thống công quyền Việt Nam khuyến khích đám đông hướng tới tâm linh là hướng vào khát vọng thăng quan, phát tài để có thể ăn trên, ngồi trước, ăn sung, mặc sướng”.
Mời đọc thêm: Xoa tiền lên mọi vật để cầu may ở đỉnh Yên Tử (Zing). – Loại các lễ hội bạo lực khỏi đời sống xã hội (GD&TĐ). – Quản lý tổ chức lễ hội năm 2019: Ngăn chặn biến tướng, tiêu cực (CT). – Biến tướng lễ hội cầu may (NNVN). – Sự hưng thịnh của Phật giáo không nằm ở “chùa to-tượng lớn” (VOV). – Nỗi lo an toàn thực phẩm mùa lễ hội (KT&ĐT). – Lễ hội xuân: Cẩn thận những trò chơi nguy hiểm (LĐTĐ). – Đà Nẵng: Yêu cầu không tổ chức lễ hội vì mục đích trục lợi (Infonet). – Loạn lễ hội, loạn tâm linh! (RFA).
Việt Nam trước thềm hội nghị thượng đỉnh Mỹ – Triều
VTC có bài: Báo Đức phân tích những lý do Việt Nam xứng đáng là nơi diễn ra cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ – Triều. Một số lý do chính: Việt Nam duy trì quan hệ ngoại giao tích cực với cả Mỹ và Triều Tiên, Việt Nam có thể làm “hình mẫu” cho Triều Tiên bởi “nhà nước một đảng vẫn được duy trì, nhưng điều đó không làm cản trở đất nước này mở cửa kinh tế và hợp tác với các nước trên thế giới”.
Mỹ – Triều bàn hơn 12 vấn đề cho hội nghị thượng đỉnh ở Việt Nam, theo Dân Trí. Hội nghị thượng đỉnh lần 2 giữa Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump và Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un dự kiến sẽ diễn ra tại Hà Nội trong hai ngày 27-28/2/2019. Đô đốc Philip Davidson, bình luận: “Tôi rất lạc quan về hội nghị Mỹ-Triều lần hai”.
Mời đọc thêm: Tại Việt Nam, Tổng thống Trump có cơ hội tạo thỏa thuận lịch sử với Triều Tiên (Tin Tức). – Hội nghị Mỹ-Triều lần 2: Kỳ vọng đột phá sau cú bắt tay lịch sử (DT). – Trung Quốc bất ngờ bị “réo tên” trước thượng đỉnh Mỹ – Triều tại Hà Nội (Infonet). – Hàng trăm phóng viên quốc tế tới Việt Nam chuẩn bị đưa tin về Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều (ĐS&PL). – Khách sạn nào tại Hà Nội có thể là địa điểm tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-Triều? (GD&TĐ). – Lãnh tụ Triều Tiên Kim Jong Un có thể thăm Vịnh Hạ Long (VOA). – Lãnh tụ Kim Jong-Un có thể thăm Việt Nam sớm hơn trước khi gặp Tổng thống Trump (RFA).
Người dân vs BOT
Báo Thanh Niên có bài: Không kiểm soát được thu phí BOT. Theo đó, chuyện “sử dụng phần mềm gian lận tại trạm thu phí tuyến cao tốc TP.HCM – Trung Lương kéo dài từ 2015 nhưng đến nay, cơ quan điều tra mới có thể phát hiện”. Vụ cướp 2,2 tỉ đồng tại trạm BOT TP HCM – Long Thành – Dầu Giây “cũng để lại nhiều dấu hỏi về số thu phí thực tế mỗi ngày tại cao tốc này là bao nhiêu, liệu có chênh lệch số thu thực tế so với báo cáo của VEC?”
PGS. TS Ngô Trí Long cho rằng, “để xảy ra tình trạng các trạm thu phí vẫn ngang nhiên vi phạm, gian lận, bên cạnh năng lực yếu kém, nguyên nhân chính vẫn là cơ quan chức năng thiếu trách nhiệm và buông lỏng quản lý”.
Tổng cục Đường bộ yêu cầu VEC bỏ quy định cấm xe vào cao tốc, theo Thông Tấn Xã Việt Nam. Trước đó, Công ty VEC thông báo “từ chối phục vụ vĩnh viễn đối với 2 phương tiện có biển kiểm soát 51A-558.50 và 51G-772.56” vì tài xế điều khiển 2 phương tiện này đã dừng xe phản đối BOT Long Phước thuộc tuyến cao tốc TP HCM – Long Thành – Dầu Giây.
Báo Người Việt đưa tin: Đối đầu trạm thu phí BOT, công an bắt tài xế. Ngày 13/2/2019, tài xế Nguyễn Quang Tuy đã bị cáo buộc “lách xe qua barie, đâm vào cọc tiêu nhựa để vượt qua trạm BOT Bến Thủy” và bị tạm giam 2 tháng để điều tra tội “chống người thi hành công vụ”. Vụ việc là tranh chấp dân sự diễn ra ở một trạm BOT nhưng VKSND huyện Hưng Nguyên, Nghệ An vẫn phê chuẩn quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can.
Bài viết lưu ý: “Sự việc cũng cho thấy suy đoán rằng công an và viện kiểm sát đứng sau bảo kê trạm BOT ở các địa phương là điều có thật”. Trước khi bị bắt, ông Tuy đã bị nhiều người đeo khẩu trang hành hung ngay trước sự chứng kiến của công an.
Mời đọc thêm: 57 dự án BOT thu 12.192 tỉ đồng trong năm 2018 (TT). – BOT “thu nhiều khai ít” gọi là ăn cướp, chiếm đoạt tài sản Nhà nước (DV). – VEC ‘vượt luật’ cấm xe đi vào cao tốc (TN). – VEC “cấm” 2 ô tô đi trên cao tốc là vi hiến, trái luật (VOV). – “Anh cướp” (RFA). – Cuộc chiến chống ‘BOT bẩn’ tăng nhiệt — Khi VEC tự cho mình là nhà nước (VOA).
Giáo dục VN, “trồng người” hay “trại cải tạo”?
Cô giáo ở Quảng Bình tát học sinh lớp 1 nhập viện bị phạt 2,5 triệu đồng, VTC đưa tin. Ngày 14/2/2019, Ban Giám hiệu Trường Tiểu học số 1 Hồng Thủy vừa kỷ luật cảnh cáo cô Lê Thị Hải, giáo viên chủ nhiệm lớp 1/1 của trường. Sau khi điều tra, công an huyện Lệ Thủy xác nhận “hành vi tát học sinh của cô Hải không có dấu hiệu phạm tội nên nhà trường xử phạt hành chính cô giáo này với mức 2,5 triệu đồng”.
Mức kỷ luật mang tính hình thức và mức phạt tiền quá nhẹ là tất cả những gì “cô giáo” Hải nhận được sau khi tát nam sinh Trương Ngọc Hải đến mức chảy máu tai, chấn động não ngày 28/12/2018.
Bị dư luận phản đối, trường sư phạm bỏ ý định tuyển thí sinh cao trên 1m50, theo An Ninh Thủ Đô. Trước đó, trong phương án tuyển sinh dự kiến năm 2019, ĐH Sư phạm TP HCM đặt ra quy định “điều kiện xét tuyển tối thiểu về chiều cao với các ngành đào tạo giáo viên. Cụ thể, nam phải cao từ 1,55 m trở lên và nữ cao từ 1,50 m trở lên”. Quy định đào tạo nhà giáo như… đào tạo người mẫu này đã bị dư luận phản đối mạnh mẽ.
Việt Nam bắt chước cách làm của TQ: Trung Quốc bỏ quy định cao 1,5 m mới được làm giáo viên, Zing đưa tin. Vụ ĐH Sư phạm TP HCM bỏ quy định tuyển sinh… như tuyển người mẫu diễn ra hầu như ngay sau khi “một số tỉnh ở Trung Quốc như Giang Tây, Tứ Xuyên, Quảng Tây, bỏ quy định học sinh cao 1,5 m mới được học sư phạm”. Trùng hợp ngẫu nhiên hay một lần nữa những người làm sư phạm ở VN lại học theo “bạn vàng”?
Báo Giáo Dục Việt Nam đưa tin: Dự thảo quy chế thi quốc gia năm 2019 còn thiếu khoa học, chồng chéo. Hiệu trưởng Huỳnh Thanh Phú của Trường trung học phổ thông Nguyễn Du, TP HCM, bình luận: “Đọc dự thảo lên là thấy không ổn, rối rắm rồi. Nếu sợ tiêu cực, chúng ta hoàn toàn có thể hoán đổi, chấm chéo giữa các trường đại học, hay giữa các địa phương với nhau”.
Mời đọc thêm: Cảnh cáo cô giáo tát HS chảy máu tai vì ghi nhầm mã đề thi (PTLP). – Cô giáo tát học sinh chảy máu tai bị phạt 2,5 triệu đồng (ĐĐK). – Giáo viên tát học sinh lớp 1 chảy máu tai bị kỷ luật (GT). – Nhận nhiều chỉ trích, ĐH Sư phạm TP. HCM bỏ quy định chiều cao trong tuyển sinh (NĐT). – Đại học Sư phạm TP HCM bỏ điều kiện cao hơn 1,5 m mới được thi tuyển (VNE). – Tranh cãi về chỉ tiêu trên 1m5 cho sinh viên sư phạm (BBC). – Quy định ứng viên sư phạm cao tối thiểu 1,5m có bị “tuýt còi”? (LĐ). – Giáo viên “mất tích” sau Tết, trường mầm non liêu xiêu (DT). – Kế hoạch nhỏ, những câu chuyện buồn (GDVN).
Tàn phá rừng, hủy hoại môi trường sống
Facebooker Phan Xuân Lương có clip, ghi lại cảnh “hàng ngàn héc ta rừng phòng hộ Buôn Ja Wam – Đắk Lắk biến mất trước mũi các cơ quan chức năng địa phương”:
Facebooker Phan Xuân Lương bình luận: “Lời cảnh báo của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ‘không để Tây nguyên thành sa mạc’ có thể bị thực hiện ngược. Thiếu trách nhiệm để mất hàng ngàn hecta rừng chỉ bị kiểm điểm rút kinh nghiệm. Rừng sẽ là chuyện cổ tích của con cháu chúng ta”.
Báo Người Việt có bài: Nguyễn Xuân Phúc hứa suông ‘bảo đảm môi trường không bị ô nhiễm’. Theo đó, trong buổi lễ khánh thành nhà máy Nhiệt Điện Thái Bình 1 vừa diễn ra, ông Phúc chỉ đạo “ứng dụng công nghệ hiện đại, bảo đảm vận hành an toàn tin cậy, hiệu quả, tuyệt đối không để xảy ra ô nhiễm môi trường”. Tuy nhiên, “bình quân một nhà máy nhiệt điện than với công suất 500MW [tức là dưới mức công bố của Nhiệt Điện Thái Bình 1] sẽ sinh ra hơn 100kg thạch tín mỗi năm”.
Báo Dân Trí đưa tin: Gần 4 km bờ biển Đà Nẵng nước đen ngòm sau Tết. Bài báo cho biết: Nước ở đoạn bờ biển trải dài từ sông Phú Lộc đến tận khu đô thị Đa Phước “đang trong tình trạng đem ngòm và bốc mùi hôi khó chịu. Nhiều đoạn, rác thải chưa được thu gom đã tấp thẳng vào bờ khiến bờ biển vô cùng nhếch nhác”.
Báo Lao Động có bài: Người dân Đà Nẵng lo lắng vì nước sinh hoạt đầy cặn bẩn. Một người dân cho biết gia đình ông dùng khăn bọc đầu vòi nước để lọc nước, nhưng “sau một tuần thì chiếc khăn biến thành màu đen. Sự việc khiến gia đình hoang mang, bởi nước sạch mà như thế này đây”.
Nhiều người khác sống ở quận Ngũ Hành Sơn và quận Liên Chiểu cho biết họ cũng gặp “tình trạng nước bị đục, có nơi nước bị vàng. Chỉ cần đổ nước ra xô hoặc trong bồn rửa mặt cũng đã thấy rõ cặn và màu nước chuyển sang vàng”.
Người dân Đà Nẵng lo lắng khi kiểm tra nước sinh hoạt với tình trạng cặn bẩn làm đổi màu chiếc khăn trắng. Nguồn: Lao Động
Mời đọc thêm: Vùng nước ven bờ vịnh Đà Nẵng đổi màu bất thường (TN). – Sông Nhuệ, sông Đáy tại Hà Nam ô nhiễm báo động cấp 2 — Hải Dương: Nhà máy gạch CN Cầu Đáy gây ô nhiễm môi trường? (MT&ĐT). – Mâm cúng tổ tiên phải đổ vì ruồi bâu, Chủ tịch huyện xin lỗi dân (VNN). – Hà Tĩnh: Người dân khốn khổ vì nhà máy xử lý rác thải gây ô nhiễm — Cần Thơ: Vẫn còn xác lợn chết trôi trên kênh rạch (VTV). – Cần Thơ heo chết hàng loạt nghi do dịch lở mồm long móng (SGGP). – Cần Thơ: Khu dân cư Thường Thạnh ngập rác (GD&TĐ).
***
Thêm một số tin: Đức thẩm vấn nhân chứng ở Slovakia trong vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh (RFA). – Đất nước có bao giờ như thế này chưa? (VOA). – Bỏ quy định cấp phép ca khúc trước 1975’? (Blog VOA). – Cảng vụ Hàng không miền Nam cho Vietjet mượn trụ sở trái luật (TN). – TP Hồ Chí Minh di dời khẩn cấp người dân ra khỏi chung cư cũ nguy hiểm (Tin Tức). – Trạm biến áp ở Nghệ An bất ngờ bốc cháy, nhiều người hoảng loạn (VOV). – Doanh nghiệp kêu cứu vì gặp cảnh “trên thảm, dưới đinh” (CL). – Vĩnh Phúc: Cát tặc đục khoét dòng sông Lô (VnMedia). – Nông dân ‘kêu trời’ vì vật tư tăng cao, giá lúa giảm mạnh (TBKTSG). – TP.HCM: Phát hiện ba tài xế container dương tính ma túy ở cảng Phú Hữu (TTXVN).
https://baotiengdan.com/2019/02/15/ban-tin-ngay-15-2-2019/
0 nhận xét