Tin Việt Nam – 03/01/2019
Cựu sĩ quan QĐND bị truy nã:
‘kiên định con đường tranh đấu’
Ông Lê Văn Thương, một cựu sĩ quan Quân đội Nhân dân Việt Nam, người đã tuyên bố bỏ Đảng, nói với VOA rằng ông “kiên định con đường tranh đấu” dù đang bị công an truy nã.Trao đổi với VOA trong khi đang ẩn náu bên ngoài lãnh thổ Việt Nam vào cuối năm 2018, ông Lê Văn Thương chia sẻ:
“Hiện nay tôi đã trốn khỏi lãnh thổ Việt Nam, nhưng tôi cảm thấy không an toàn vì có thể gặp nguy hiểm nếu như tôi bị cảnh sát khu vực ở đây bắt và trục xuất về Việt Nam vì Việt Nam đang phát lệnh truy nã tôi.”
Hiện nay tôi đã trốn khỏi lãnh thổ Việt Nam, nhưng tôi cảm thấy không an toàn vì có thể gặp nguy hiểm nếu như tôi bị cảnh sát khu vực ở đây bắt và trục xuất về Việt Nam vì Việt Nam đang phát lệnh truy nã tôi.
Nhà hoạt động Lê Văn Thương
Nhà hoạt động Lê Văn Thương, 30 tuổi, đồng thời là một nhà kinh doanh nội thất mỹ nghệ ở Quảng Ngãi, hôm 26/11/2018, bị công an tỉnh Quảng Ngãi phát lệnh truy nã với cáo buộc “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” theo Điều 109 Bộ Luật Hình sự.
Ông Thương cho biết ông từng là thượng úy ngành pháo binh trong quân đội với chức vụ đại đội phó.
Trong một livestream vào tháng 10/2018 được cho là từ Thái Lan, nhà hoạt động Lê Văn Thương có trưng một quyết định phong quân hàm sĩ quan cấp thượng úy do Đại tướng, Bộ Trưởng Bộ Quốc phòng Phùng Quang Thanh ký và bằng sĩ quan từ trường Sĩ quan Pháo binh Sơn Tây Hà Nội.
XEM THÊM:
Nhà hoạt động bị truy nã Nguyễn Văn Tráng: ‘không chống chính quyền nhân dân’
Blogger Lê Thương được cộng đồng mạng biết đến như là một đảng viên bỏ Đảng, một sĩ quan đã quyết định rời bỏ quân ngũ, vì cho rằng “chế độ mà họ phục vụ đi ngược lại lợi ích quốc gia dân tộc.”
“Trong tương lai tôi sẽ tiếp tục tranh đấu như từ trước đến nay tôi vẫn làm. Tôi kiên quyết tranh đấu và hỗ trợ cho bà con trong nước.”
Ông cho biết ông đã tự nguyện thoát ly khỏi quân đội vào năm 2016 và đồng thời ngưng sinh hoạt Đảng, bỏ Đảng từ đó để rộng đường tranh đấu cho phong trào dân chủ và nhân quyền tại Việt Nam.
Trong một livestream khác ông xác nhận ông sẽ chống Trung Quốc đến hơi thở cuối cùng nếu Bắc Kinh xâm phạm chủ quyền Việt Nam.
https://www.voatiengviet.com/a/cuu-si-quan-qdnd-bi-truy-na-kien-dinh-con-duong-tranh-day/4727177.html
320 luật sư TPHCM bất ngờ bị xóa tên
vì “không đóng phí liên tục nhiều năm”
Ban Chủ nhiệm Đoàn luật sư TPHCM vừa có quyết định “xóa tên khỏi danh sách của Đoàn Luật sư TPHCM 320 luật sư vì đã không đóng phí thành viên liên tục nhiều năm”.Các báo trong nước loan tin này vào ngày 2/1/2019, dẫn quyết định số 05 của Đoàn Luật sư TPHCM ban hành ngày 27/12/2018.
Theo quy định, Đoàn Luật sư TPHCM sẽ phải có văn bản đề nghị Bộ Tư pháp thu hồi Chứng chỉ hành nghề luật sư, đề nghị Liên đoàn luật sư Việt Nam thu hồi Thẻ luật sư đối với các luật sư bị xóa tên.
Trước đó, ngày 12/3/2018, luật sư Phạm Công Út cũng bị Đoàn luật sư này khai trừ với lý do là ông Út bị cáo buộc ký hợp đồng dịch vụ pháp lý với khách hàng rồi nhận ngay 1 tỉ đồng và sẽ nhận 30% giá trị tài sản thu hồi được, nhưng ông này không có khả năng thực hiện hợp đồng, mà vẫn không hoàn trả tiền cho khách hàng.
Luật sư Phạm Công Út là người có sáng kiến thành lập Hội đồng bào chữa quy tụ các luật sư giỏi nghề với phương châm “nơi nào có oan sai, nơi đó có chúng tôi”.
Một luật sư khác là ông Võ An Đôn, bị xóa tên khỏi Đoàn luật sư tỉnh Phú Yên hồi năm 2017. Lý do là vì ông bị kỷ luật liên quan đến cáo buộc “lợi dụng quyền tự do ngôn luận, có nhiều bài viết, video clip, phát ngôn trả lời báo chí, đối tượng ở nước ngoài, bịa đặt nói xấu luật sư, cơ quan tiến hành tố tụng, đảng và nhà nước Việt Nam…”. Luật sự Võ An Đôn đã bác bỏ cáo buộc này.
Ngày 27/12/2018 vừa rồi, ông cũng có đơn khiếu nại Tòa án tỉnh Phú Yên vì không thụ lý đơn kiện Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Thành Long.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/320-lawyers-abruptly-erased-from-the-bar-association-list-01032019080427.html
Tù nhân lương tâm Vũ Hùng mãn án vào ngày 4/1
Cựu tù nhân lương tâm – nhà đấu tranh dân chủ – thầy giáo Vũ Văn Hùng sẽ mãn hạn tù vào ngày mai 4/1/2019 sau đúng một năm bị bắt với cáo buộc ‘gây rối trật tự nơi công cộng’ theo điều 348 Bộ Luật Hình Sự Việt Nam.Chúng tôi liên hệ bà Lý Thị Tuyết Mai vào tối 3/1/2019 và được bà cho biết đang trên đường đi đến Trại giam số 3, Tân Kỳ, Nghệ An cùng con và một người bạn để đón chồng mình ra tù vào ngày mai.
Trả lời câu hỏi về tình hình sức khỏe hiện nay của thầy Hùng, bà Mai nói lần gần nhất bà được gặp chồng là hôm 25/12/2018 thì thấy sức khỏe thầy Hùng vẫn bình thường. Bà Mai cho biết:
Sức khỏe cũng bình thường. Nói chung gầy và đen hơn một chút vì anh ấy phải đi lao động. Cũng nói là ở chung với các anh em trong ấy cũng đông lắm. Một phòng khoảng 60, 70 người ở cùng nhau. Đi lao động thì đi làm ruộng, làm đồng, làm nông nghiệp.
Bà Mai cho biết về tinh thần của thầy Hùng trong lần gặp gần nhất như sau:
Anh ấy vẫn bình thường, không có gì thay đổi. Tinh thần thì vẫn rất thoải mái. Nói chung vẫn như thế thôi, không có gì băn khoăn.
Thầy giáo Vũ Văn Hùng, sinh năm 1966, nguyên là một giáo viên dạy Vật Lý cấp 3 tại Thanh Oai, Hà Nội. Ông được nói đã bị giáng xuống làm lao công rồi buộc thôi việc ở trường học vì đã chia sẻ các thông tin, tài liệu kêu gọi dân chủ hóa đất nước, và chống tham nhũng với các đồng nghiệp.
Thầy Vũ Văn Hùng từng tham gia dán băng rôn chống tham nhũng, lạm phát, đòi hỏi chủ quyền Biển Đông, và yêu cầu đảng cộng sản thực hiện dân chủ hóa đất nước hồi năm 2008. Cùng năm, ông cũng tham gia cuộc biểu tình chống Trung Quốc nhân dịp rước đuốc Thế Vận Hội Bắc Kinh.
Tháng 9/2008, ông bị bắt và bị tuyên án 3 năm tù và 3 năm quản chế với cáo buộc ‘tuyên truyền chống nhà nước’ theo điều 88 BLHS.
Sau khi mãn hạn tù, thầy giáo Vũ Văn Hùng tiếp tục sinh hoạt cùng các nhà bất đồng chính kiến và xã hội dân sự độc lập.
Tháng 1/2018, ông bị bắt sau khi đến dự lễ kỷ niệm ngày Giáo Chức Chu Văn An và bị an ninh thường phục gây sự để bắt với tội danh được dựng sẵn, theo lời kể của vợ ông, bà Lý Thị Tuyết Mai.
Tại phiên tòa ngày 12/4/2018, Tòa Án Nhân Dân Quận Thanh Xuân, Hà Nội tuyên ông một năm tù.
Thầy giáo Vũ Văn Hùng cũng là một thành viên Hội Anh Em Dân Chủ. Hội Em Dân Chủ và Hội Giáo Chức Chu Văn An mà thầy giáo Vũ Hùng tham gia là hai tổ chức xã hội dân sự độc lập, không chịu sự sai khiến của chính quyền Việt Nam.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/political-prisoner-vu-van-hung-to-end-his-sentence-tomorrow-01032019080003.html
Bến Lức: Khởi tố tài xế xe container
gây tai nạn chết bốn người
Công an VN khởi tố hình sự vụ xe container đâm vào hàng loạt người đi xe máy chờ đèn đỏ làm bốn người chết, 18 bị thương ở Bến Lức, Long An hôm 2/1.Được biết tài xế chiếc xe container đã bị tạm giữ hình sự trong vụ án vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ.
xLái xe bị sách nhiễu vì dán decal
Hà Nội không cấm xe hơi lại cấm xe máy?
Lai Châu: 13 người thiệt mạng sau vụ tai nạn
Vụ việc xảy ra chiều ngày 2/1 khi một xe container đâm thẳng vào hàng loạt xe máy chờ đèn đỏ tại Bến Lức, làm hỏng 21 xe.
Tai nạn thảm khốc tuần đầu năm 2019 này đã làm ba người chết tại chỗ, một người tử vong trong bệnh viện và 18 người bị thương, trong đó có nhiều người bị thương nặng.
Theo trang VOV, chiếc xe container nhãn hiệu Hyundai từ Long An đi TPHCM đến ngã tư Bình Nhựt, huyện Bến Lức đã đâm hàng loạt phương tiện đang dừng chờ đèn đỏ.
‘Rờn rợn trước hung thần’
Báo chí và mạng xã hội Việt Nam đã có nhiều ý kiến về vụ việc.
Trang VOV có bình luận như sau:
“Nguyên nhân ban đầu của vụ tai nạn được xác định là xe mất phanh. Nguyên nhân ấy có thể đưa ra ban đầu nhưng cũng hơi khó chấp nhận bởi trong vận tải đều có tất cả các quy định, quy trình khi lên xe, lái xe phải kiểm tra an toàn trước khi vận hành xe.
Trong trường hợp này liệu những quy định đó có bị bỏ qua?
Thời gian qua, các lái xe container đã gây ra quá nhiều vụ tai nạn giao thông kinh hoàng, thiệt hại về người vô cùng lớn. Người ta ra đường thấy xe container là cảm giác rờn rợn như nhìn thấy những hung thần trên đường phố.
Và thực tế đã có không ít những điều tiếng xấu về cách hành xử thiếu nhân văn của nhiều lái xe container khi gây tai nạn trên đường. Điều đó càng khiến người ta sợ những hung thần khổng lồ này…”
Nhà văn Đoàn Bảo Châu viết trên Facebook cá nhân:
“Tôi tức giận, bởi những người có trách nhiệm về an toàn giao thông ở Việt Nam đã và sẽ không bao giờ đứng ra trước công luận để phát ngôn, làm một điều gì đấy cho dân chúng yên lòng. Rồi tất cả sẽ hoà cả làng, tai nạn vẫn xảy ra và có thể lần sau sẽ còn khốc liệt hơn lần trước.
Tôi đề nghị báo chí hãy phỏng vấn những quan chức liên quan về an toàn giao thông để xem cảm nghĩ của các ông ấy về việc này thế nào và các ông có trách nhiệm gì trong việc này không, các ông có đưa ra giải pháp gì không?
Tôi nghĩ bên cạnh việc kiểm tra nồng độ cồn thì cần kiểm tra ma tuý với lái xe tải, xe containerÔng Đoàn Bảo Châu
Đây chính là cơ hội để các cơ quan chức năng làm truyền thông, ngăn ngừa tai nạn tương tự xảy ra trong tương lai. Giải pháp họ đưa ra có thể đúng, có thể sai, nhưng sẽ làm người dân thấy là họ đang quan tâm, đang thực hiện nhiệm vụ của mình, chứ không lờ đi như những kẻ bất lương vô trách nhiệm.
Tôi nghĩ bên cạnh việc kiểm tra nồng độ cồn thì cần kiểm tra ma tuý với lái xe tải, xe container.
Đáng nhẽ ra những xe tải, xe bồn, xe container phải có đường riêng của họ nhưng bởi cơ sở hạ tầng yếu kém, mà điều ấy có liên quan đến tham nhũng. Hãy biết căm thù tham nhũng.”
Trên một trang YouTube ngay dưới đoạn video ghi hình những xe máy nằm lăn lóc, có chiếc vỡ nát tại hiện trường vụ tai nạn, có người bình luận:
“Ôi trời ơi. Chắc về quê nghỉ lễ nhiều ngày, nên khi lên lại TPHCM làm việc, xe dồn dập đông quá đây mà, dễ gây tai nạn lắm. Thật đau thương và thảm khốc…”
Một số trang Facebook tiếng Việt còn chia sẻ video ‘đùa’ với cảnh ‘Chờ đèn đỏ an toàn nhất’ bằng cảnh người đặt xe máy chờ đèn, còn chủ xe chạy lên vỉa hè đứng cho an toàn.
Số liệu năm 2018 từ Tổng Cục Thống kê Việt Nam cuối tháng 6 năm đó cho hay trung bình trên đường phố nước này mỗi ngày xảy ra 49 vụ tai nạn, làm 23 người chết và 39 người bị thương.
Trong sáu tháng đầu năm 2018 có hơn 4.500 người tử vong và gần 7.000 người khác bị thương vì tai nạn giao thông.
Hồi tháng 9/2018, có 13 người chết và ba người khác bị thương sau vụ va chạm giữa xe bồn và xe khách ở huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu, trên quốc lộ 4D.
Các vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng tăng cao trong các dịp nghỉ lễ.
Chỉ riêng trong dịp nghỉ Tết Dương lịch 2019 vừa qua, Cục Cảnh sát Giao thông thuộc Bộ Công an được truyền thông trích dẫn số liệu nói trong bốn ngày đã có 136 vụ tai nạn, khiến 111 người chết và 54 người khác bị thương.
Con số do Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia đưa ra thì nói có 147 vụ tai nạn, với số người thiệt mạng là 110, và 61 người bị thương.
Đáng chú ý là việc điều khiển phương tiện giao thông sau khi dùng đồ uống có cồn xảy ra khá phổ biến, là một trong những lý do chính gây tai nạn, theo nhận định của giới chức.
Cạnh đó là việc người sử dụng phương tiện cũng hay phạm lỗi khá sơ đẳng như đi sai phần đường hoặc không quan sát khi chuyển hướng đi.
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-46749302
Số người Việt Nam muốn ra nước ngoài sinh sống
vẫn rất cao
David NguyenGửi bài từ LondonTheo Tổ chức Di cư Quốc tế (IMO) trong năm 2015 có trên 244 triệu người trên thế giới di cư tới nước khác, tương đương 3,3% dân số toàn cầu.
Có nhiều nguyên nhân khiến người ta rời bỏ quê hương để sang nước khác sinh sống.
152 khách Việt ‘mất tích’: Bắt ba du khách, Đài Loan thắt chặt visa
Tại sao Trump muốn trục xuất người Việt tỵ nạn chiến tranh Việt Nam?
Ký ức của một thuyền nhân
Biểu tình phản đối đại biểu QH Nguyễn Văn Thân
Theo nghiên cứu của Gallup, có một số nguyên nhân chính: chiến tranh, khủng hoảng, tìm điều kiện kinh tế tốt hơn, hoặc chạy trốn nạn đói hay dịch bệnh.
Gallup chỉ ra rằng, có ít nhất 50% người Syria muốn bỏ nước ra đi vì nội chiến chưa biết bao giờ mới kết thúc.
Cũng theo tổ chức này thì đã có khoảng 2 triệu người Venezuela bỏ đất nước ra đi trong năm 2018.
Điều đáng ngạc nhiên là Venezuela vốn giàu có về tài nguyên, đặc biệt là dầu mỏ.
Nhưng chính sách sai lầm của chính phủ hiện hành khiến khủng kinh tế kéo dài, và người dân ở đây sống trong khổ cực nên muốn bỏ chạy khỏi đất nước.
Việt Nam cũng đã từng có những đợt di cư rất lớn
Ngay sau khi Việt Nam Cộng hoà sụp đổ năm 1975 đã có một làn sóng di dân lớn từ Việt Nam đến Hoa Kỳ và các nước Tây phương, với hàng trăm nghìn vượt biên và vượt biển vì sợ chính quyền mới trả thù.
Từ 1977 có thêm phong trào vượt biển tỵ nạn nữa.
Làn sóng di dân này kéo dài cho đến giữa thập niên 1980 vì vấn đề khủng hoảng kinh tế kéo dài và môi trường chính trị ngột ngạt tại Việt Nam lúc đó.
Hiện tại, nhiều năm sau khi cuộc chiến đã kết thúc, chưa có những thống kê chính thức nào về số lượng người Việt Nam đang mong muốn và đã di cư ra nước ngoài sinh sống hàng năm.
Tuy nhiên, theo suy nghĩ của tác giả, số lượng này là không nhỏ.
Không kể thế hệ thuyền nhân và người tỵ nạn, hiện người Việt vẫn ra đi và chọn nhiều cách để di cư sang các nước phát triển hơn.
1. Du học ở lại
Đầu tiên phải kể đến là, thông qua con đường du học xong kiếm việc ở lại.
Hiện có đông đảo sinh viên Việt Nam đang du học các nước trên thế giới, chủ yếu ở các nước phát triển.
Theo công ty nhân sự Theo kết quả nghiên cứu của công ty nhân sự SHD, có tới 64% số sinh viên Việt Nam mong muốn ở lại nước sở lại làm việc và sinh sống.
Do đó, ta có thể nói hàng năm có một lượng không nhỏ người Việt Nam định cư ở nước ngoài thông qua con đường du học rồi ở lại.
2. Đầu tư ra nước ngoài
Một trào lưu giới mới của giới giàu và rất giàu gồm không ít quan chức cao cấp -đã di cư bằng đầu tư hoặc sở hữu tài sản ở nước ngoài để có thẻ định cư và quốc tịch nước khác.
Theo thống kê của Hiệp hội Bất động sản Hoa Kỳ (NAR), người Việt đổ 3 tỷ USD mua nhà ở Mỹ trong năm 2017 nhưng con số thực tế có thể cao hơn nhiều.
3. Xuất khẩu lao động
Một con đường khác để di cư của người Việt Nam đó là xuất khẩu lao động.
Theo báo Nhân Dân, năm 2017 ghi nhận số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài cao kỷ lục, với 134 nghìn người.
Rất nhiều trường hợp người đi lao động xuất khẩu cố tình tìm cách ở lại nước sở lại, bằng con đường hợp pháp hoặc không.
Tại Hàn Quốc, tính đến tháng 4/2018, 35% lao động Việt Nam phá vỡ hợp đồng và cư trú bất hợp pháp theo Cục quản lý lao động nước ngoài, theo Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Việt Nam.
4. Di cư chui
Một đường di cư khác đó là di cư chui thông qua con đường du lịch. Nghĩa là người muốn di cư thông qua hình thức đi du lịch xong tìm cách trốn ở lại.
Điển hình của hình thức này chính là vụ 152 khách du lịch Việt Nam đến Đài Loan du lịch xong mất tích.
Điều này khiến cho nhà chức trách Đài Loan phải lập đội đặc nhiệm tìm kiếm những người này và dừng cấp visa du lịch cho du khách đến từ Việt Nam trong chương trình Quan Hồng.
Vì sao người Việt Nam vẫn sang Ba Lan?
VN-Australia: tiến triển mạnh nhất là giáo dục
Người Việt và nạn ‘nô lệ hiện đại’ tại Anh
Hay như các vụ nhập cư bất hợp pháp vào Anh của người Việt qua đường xe tải, tàu biển vẫn được báo chí nước này thường xuyên nhắc tới.
Cảnh sát Anh đã bắt rất nhiều trường hợp người Việt Nam thông qua đường du lịch, hay tìm cách đến một nước trong châu Âu, rồi sang Pháp, sau đó trốn trên những xe tải do của những nhóm buôn người để vào Anh.
5. Kết hôn với người nước ngoài
Kết hôn với người ngoại quốc cũng là một cách để ra nước ngoài sinh sống, thoát cảnh đói nghèo. Theo Thanh Niên, chỉ từ 2008 đến 2014, Việt Nam có 115.675 công dân kết hôn với người nước ngoài, trong đó đa phần là phụ nữ, chiếm hơn 72%.
Phụ nữ Việt Nam kết hôn chủ yếu là công dân Đài Loan, Trung Quốc, Hàn Quốc, Mỹ…
Trung bình mỗi năm có khoảng 18.000 người kết hôn với người nước ngoài.
Tăng trưởng kinh tế Việt Nam đang được đánh giá là tốt nhất khu vực châu Á nhưng vì sao có một lượng không nhỏ người Việt Nam vẫn tìm mọi cách để di cư?
Theo tác giả có nhiều nguyên nhân đằng sau hiện tượng này.
Thứ nhất, dù là nước có mức tăng trưởng cao 7,08% năm 2018 theo Tổng cục thống kê, nhưng thu nhập trên đầu người của Việt Nam rất thấp so với các nước trong khu vực, kém xa cá nước phát triển.
Như bảng thống kế phía dưới cho thấy, thu nhập bình quân trên đầu người của Việt Nam kém xa so hàng chục lần với những nước được cho là nhiều người Việt Nam di cư muốn tới.
Đi làm ở nước có thu nhập theo giờ làm công cao hơn là cách tiết kiệm và tích lũy ngắn nhất cho người nhập cư.
Thứ hai, Việt Nam được coi là nước có giới siêu giàu tăng nhanh nhất trên thế giới theo nghiên cứu của Wealth-X, công ty chuyên thu thập thông tin về giới siêu giàu.
Điều này cho thấy lợi ích của sự tăng trưởng kinh tế nhanh không chia đều cho tất cả mọi thành phần trong xã hội.
Khoảng cách giàu nghèo tại Việt Nam thậm chí còn ngày một tăng.
Hay nói cách khác, rất nhiều người bị bỏ rơi bên ngoài quá trình phát triển, đặc biệt ở những vùng nông thôn, miền núi, vùng sâu vùng xa.
Do đó, rất nhiều người tìm cách di cư ra nước ngoài để có cơ hội phát triển kinh tế tốt hơn.
Thứ ba, một nguyên nhân nữa kiến cho người Việt di cư nhiều là mong con cái mình có tương lai tươi sáng hơn.
Nạn quan liêu, tham nhũng, cửa quyền vẫn phổ biến gây nản lòng người dân.
Chương trình giáo dục và y tế tại Việt Nam bị đánh giá lạc hậu và kém hiệu quả.
Chi phí người ta phải bỏ ra không xứng đáng với dịch vụ nhận được.
Ô nhiễm môi trường đang tới mức báo động từ thành thị đến các vùng nông thôn và thêm vào đó, môi trường văn hoá xã hội cũng xuống cấp.
Nhiều người tin rằng con cái mình sống trong một đất nước như vậy khó có tương lai do đó họ tìm cách di cư, dù biết rằng di cư là phải đối mặt với rất nhiều khó khăn.
Giải pháp cho tình trạng người dân di cư bằng mọi giá
Theo tôi, người Việt Nam phần đông muốn gắn bó với cuộc sống trên chính quê hương mình.
Nhưng để giảm đi số người dân tìm mọi cách di cư để đến nơi có sống tốt đẹp hơn thì cần nỗ lực rất lớn từ phía chính quyền.
Việt Nam phải có chiến lược đúng đắn cho phát triển kinh tế, phúc lợi và an sinh xã hội, đẩy lùi các vấn nạn của xã hội.
Để một ngày không xa, người Việt Nam có những điều kiện sống không thua kém những người dân ở các nước trong khu vực thì việc người dân vẫn phải bỏ nước ra đi sẽ giảm đi hoặc không còn như hiện nay.
https://www.bbc.com/vietnamese/forum-46736513
Nhóm SAVENET xuất bản cẩm nang
về luật An ninh mạng:
“Có tri thức sẽ không sợ hãi nữa!”
Ngày 1-1-2019, luật An ninh mạng Việt Nam chính thức có hiệu lực thi hành, cùng khoảng thời gian đó, nhóm SAVENET cho xuất bản trên mạng Internet cuốn cẩm nang “Luật An ninh mạng: Những điều cần biết” mà theo người đại diện nhóm này cho biết là để người dân “không còn cảm thấy sợ hãi nữa”.Theo cô Nguyễn Vi Yên, đại diện nhóm SAVENET, những đồn đoán gần đây cho rằng “bất cứ ai lên tiếng chỉ trích chính quyền trên mạng xã hội khi có luật An ninh mạng đều dễ dàng bị bắt bớ và xét xử” là không có căn cứ.
Những đồn đoán gần đây cho rằng “bất cứ ai lên tiếng chỉ trích chính quyền trên mạng xã hội khi có luật An ninh mạng đều dễ dàng bị bắt bớ và xét xử” là không có căn cứ.
“Xưa nay họ đã có đủ luật để đàn áp những tiếng nói bất đồng chính kiến rồi, thì nếu có thêm luật An ninh mạng đi chăng nữa với điều 8 và điều 16 thì nó chỉ có thêm phương tiện để việc đàn áp trở nên nhanh chóng và hiệu quả hơn chứ không có nghĩa là làm cho việc đàn áp “trở nên trầm trọng hơn rất nhiều” như mọi người đồn đoán,” cô Vi Yên nói với Đài Á Châu Tự Do.
Mời khán thính giả của RFA đọc toàn bộ cuộc phỏng vấn với cô Nguyễn Vi Yên – đại diện nhóm SAVENET để nói về cuốn cẩm nang dày 90 trang này và các vấn đề xoay quanh Luật An ninh mạng.
Đài Á Châu Tự Do: Được biết nhóm SAVENET đã có nhiều chiến dịch phản đối luật An ninh mạng trong năm vừa qua, cũng như mới phát hành cuốn cẩm nang về luật An ninh mạng trong ngày đầu của năm mới. Chị có thể giới thiệu sơ nét về nhóm của mình cho mọi người cùng biết.
Nguyễn Vi Yên: Nhóm SAVENET (SN) được thành lập ban đầu như một chiến dịch khi bắt đầu Luật An ninh mạng được thông qua vào ngày 12/6/2018.
Lúc đầu nhóm SN gồm có mình và hai bạn nữa cảm thấy luật An ninh mạng ít được sự quan tâm, khi người ta chỉ dồn sự quan tâm của mình vào dự luật Đặc khu thôi thì mình nghĩ phải lên tiếng và làm cái gì đó, và lúc đó là bọn mình đã cho ra cái bản Kiến nghị đầu tiên là Kiến nghị Quốc hội không thông qua luật An ninh mạng. Đó là điểm khởi đầu của tụi mình.
Thú thật là sau một khoảng thời gian làm việc cùng nhau thì tụi mình nhận thấy rằng đây là một vấn đế rất cần thiết và cần được quan tâm, với lại cũng nhờ những thành tựu nhỏ như chỉ sau một vài ngày bản kiến nghị đã thu được 50 ngàn chữ ký thì mình thấy là giống như tụi mình đã đạt được điều gì đó và muốn đi xa hơn nữa.
Cuối cùng thì mình thành lập nhóm và quyết định đi tới ngày nay để không chỉ phản đối luật An ninh mạng mà còn bảo vệ quyền tự do ngôn luận trên Interner của người dân Việt Nam.
Đài Á Châu Tự Do: Chị có thể giới thiệu đôi chút để bạn đọc hiểu rõ về cuốn cẩm nang Luật An ninh mạng mà nhóm vừa trình làng.
Nguyễn Vi Yên: Sau một thời gian chạy đến 3 bản kiến nghị, thứ nhất là kiến nghị Quốc hội không thông qua dự luật, rồi kiến nghị Chủ tịch nước không ký lệnh công bố luật và sau đó là kiến nghị Quốc hội hoãn thi hành luật, mình đã luôn kỳ vọng là chính quyền sẽ có một hồi đáp gì đó về ý kiến của người dân.
Bởi vì cho đến nay đã có 110 ngàn chữ ký của người dân vào bản kiến nghị của nhóm mình rồi, tuy nhiên họ không có một hồi đáp nào cả, không chỉ vậy họ còn tiếp tục ban hành dự thảo của nghị định hướng dẫn thi hành luật An ninh mạng với những quy định rất khắt khe về quyền riêng tư cũng như quyền tự do ngôn luận của người dân.
Cho nên tụi mình biết chắc là luật An ninh mạng sẽ có hiệu lực vào ngày 1-1 này và điều này là không thể xoay chuyển được nữa, nên tụi mình quyết định sẽ làm điều gì đó để khi luật có hiệu lực thì người dân họ phải sẵn sàng tâm thế để biết được mình nên làm gì.
Bây giờ nhiều người cứ đồn đoán rằng, luật có hiệu lực rồi thì lên tiếng trên Facebook sẽ bị bắt hoặc là Facebook sẽ rút khỏi Việt Nam, đôi khi họ có những cái đồn đoán không rõ ràng và nó tạo nên một sự sợ hãi vô hình thì mình nghĩ đó là điều không nên, nhưng mà làm sao để chống lại sự sợ hãi đó thì chỉ có tri thức mới giúp cho người dân biết được là luật đó nó như thế nào, quy định những gì, đối chiếu với luật pháp các nước ra sao, rồi bản thân mình sẽ bị tác động thế nào.
Từ đó nắm được tri thức rồi, họ sẽ không còn cảm thấy sợ hãi nữa và họ sẽ biết có những giải pháp nào phù hợp cho bản thân khi lên tiếng trên mạng xã hội nhất là lên tiếng trước bất công về chính trị xã hội.
Đài Á Châu Tự Do: Khi biên soạn và cho ra đời cuốn cẩm nang này thì nhóm SAVENET có kỳ vọng gì không?
Nguyễn Vi Yên: Dĩ nhiên là cũng có nhiều hy vọng. Thứ nhất khi nhóm SN cho ra cuốn cẩm nang này do một nhóm các anh chị luật sư và chuyên gia luật biên soạn thì tụi mình đặt kỳ vọng là càng nhiều người đọc càng tốt và khi họ tiếp cận được với nội dung của luật An ninh mạng rồi thì biết cách để lên tiếng 1 cách sáng tạo và hợp lý để bảo vệ an toàn cá nhân của họ.
Khi đó, việc lên tiếng trước các bất công xã hội không còn là gì đó quá sợ hãi nữa và họ vẫn tiếp tục như vậy.
Giống Trung Quốc khi ra luật An ninh mạng hồi tháng 7- 2017, rõ ràng người ta cũng sợ hãi nhưng rồi người dân (Trung Quốc – PV) cũng nghĩ ra các cách rất hay, ví dụ như phong trào #Metoo bên họ bị ngăn chặn.
Bên đó có chữ đồng âm, chữ Me nghĩa là Thỏ, và Too nghĩa là gạo, cho nên họ không dùng #Metoo nữa mà người ta dùng Thỏ Gạo để nói về phong trào của họ. Vi Yên nghĩ sự sáng tạo đó rất là hay và khiến cho làn sóng phản đối, lên tiếng của người dân không ngừng nghỉ.
Bởi vì tự do giống như một hơi thở con người, khi đã có tự do rồi thì rất khó để thu hẹp hoặc bóp chặt nó cho nên tôi vẫn mong rằng làn sóng lên tiếng ở Việt Nam vẫn tiếp tục như vậy nhất là người dân hiểu rõ hơn về Luật An ninh mạng
Xưa nay họ đã có đủ luật để đàn áp những tiếng nói bất đồng chính kiến rồi, thì nếu có thêm luật An ninh mạng đi chăng nữa với điều 8 và điều 16 thì nó chỉ có thêm phương tiện để việc đàn áp trở nên nhanh chóng và hiệu quả hơn chứ không có nghĩa là làm cho việc đàn áp “trở nên trầm trọng hơn rất nhiều” như mọi người đồn đoán.
Đài Á Châu Tự Do: Các tờ báo nhà nước khi đưa tin về luật An ninh mạng đều nhấn mạnh đến các hành vi người dân bị cấm làm như: “Tổ chức hoạt động, lừa gạt, lôi kéo, đào tạo, huấn luyện người chống Nhà nước, xuyên tạc lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng…”. Liệu rằng Luật An ninh mạng đang nhắm đến giới bất đồng chính kiến?
Nguyễn Vi Yên: Tôi và nhóm SAVENET cũng nhận thấy là mấy hôm nay người ta cũng e ngại khá là nhiều về việc luật An ninh mạng sẽ đàn áp giới bất đồng chính kiến, nhưng khi xem xét các luật hiện thời ở Việt Nam thì nhóm mình không nghĩ như vậy bởi vì mình đã có cái Bộ luật hình sự tu chính với các điều như là 107, 109, 331…
Tức là xưa nay họ đã có đủ luật để đàn áp những tiếng nói bất đồng chính kiến rồi, thì nếu có thêm luật An ninh mạng đi chăng nữa với điều 8 và điều 16 thì nó chỉ có thêm phương tiện để việc đàn áp trở nên nhanh chóng và hiệu quả hơn chứ không có nghĩa là làm cho việc đàn áp “trở nên trầm trọng hơn rất nhiều” như mọi người đồn đoán.
Tuy nhiên khía cạnh đáng quan tâm nhất của luật An ninh mạng mà nhóm Vi Yên nghĩ đó là chủ yếu nó hướng tới người dân, nó khiến cho người dân cảm thấy e ngại lên tiếng là thứ nhất và nó muốn thu thập dữ liệu.
Không biết chính quyền Việt Nam họ có đủ khả năng để thu thập thông tin hay kiểm soát người dân hay không, nhưng rõ ràng nó đã tạo ra mối e ngại đó.
Đài Á Châu Tự Do: Người dùng mạng xã hội Việt Nam từ nay cần lưu ý những điều gì?
Nguyễn Vi Yên: Theo nhóm SAVENET thì khi thực hiện nghiên cứu để cho ra đời cuốn cẩm nang “Luật An ninh mạng: Những điều cần biết” này thì mình thấy có 2 khía cạnh quan trọng nhất đối với người dân là quyền riêng tư và quyền tự do ngôn luận.
Bởi vì theo điều 26 của luật An ninh mạng cũng như những điều khoản của Dự thảo hướng dẫn thi hành thì chính quyền hoặc là một cơ quan chấp pháp có khả năng can thiệp vào thông tin của mình và yêu cầu các doanh nghiệp cung cấp mạng có thể cung cấp thông tin của mình cho phía công an.
Mình thấy như vậy là phải bảo mật thông tin một cách kỹ lưỡng và phải làm sao để truyền tải thông tin một cách an toàn. Nhóm Vi Yên cũng đang quá trình tiến hành soạn thảo một cuốn cẩm nang bảo mật thông tin cá nhân trên không gian mạng.
Vấn đề thứ hai là khi có những đồn đoán như nãy mình nói về việc mình sẽ bị bắt bớ khi lên tiếng và để tránh những điều đó thì mỗi người nên tìm hiểu kỹ hơn về luật An ninh mạng từ đó mình có những giải pháp hợp lý cho bản thân và không còn lo sợ nữa.
Đài Á Châu Tự Do: Chị là một người trẻ nhưng đã cùng nhóm của mình làm những chuyện nhạy cảm ở Việt Nam như luật An ninh mạng thì mình có lo ngại gì không?
Nguyễn Vi Yên: Tôi nghĩ ai cũng vậy, khi lên tiếng về các vấn đề xã hội hoặc những điều mà mình cho rằng không hợp lý thì mình cũng dễ dàng chịu tác động nào đó từ chính quyền.
Bởi vì ở Việt Nam hiện giờ những điều này được xem là nhạy cảm, nhưng Vi Yên nghĩ nó không phải là mấu chốt quan trọng vì một khi mình đã lên tiếng nói lên sự thật, làm những điều đúng thì mình cứ phải tiếp tục làm việc đó bất kể là việc gì xảy ra đi chăng nữa, nó giống như là một tinh thần không chỉ của một công dân và là của tuổi trẻ nữa.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/savenet-publish-guideline-on-cybersecurity-law-01022019113643.html
Thêm quan ngại và trấn an về Luật An Ninh Mạng
Trung Khang, RFALuật An Ninh Mạng Việt Nam vừa có hiệu lực thi hành ngày 1 tháng 1 năm 2019, trong bối cảnh bị chỉ trích gay gắt. Dư luận trong những ngày qua về đạo luật này như thế nào?
Quan ngại
Luật An Ninh Mạng được Quốc hội Việt Nam thông qua vào ngày 12 tháng 6 năm 2018, bất chấp phản đối của nhiều người dân tại Việt Nam cũng như sự lên án đạo luật này của các tổ chức bảo vệ tự do ngôn luận, tổ chức nhân quyền…
Ngay khi vừa có hiệu lực thi hành, báo chí nước ngoài lại một lần nữa đồng loạt lên tiếng chỉ trích đạo luật này.
NPR hôm 1/1 ghi nhận ý kiến của những người phản đối đạo luật này nói rằng, Luật An Ninh Mạng có thể làm tổn hại đến triển vọng kinh tế của Việt Nam và cho phép chính phủ cộng sản độc đảng này tiếp tục đàn áp các nhà bất đồng chính kiến và đàn áp tự do ngôn luận.
Còn Tập đoàn công nghiệp Asia Internet Coalition khi trả lời Reuters cho rằng, Luật An Ninh Mạng sẽ làm tổn thương tham vọng của Việt Nam đối với tăng trưởng kinh tế và việc làm.
Đối với các nhà hoạt động thì họ chẳng lo ngại gì cả, bởi vì họ khinh cái Luật An Ninh Mạng này. Cái Luật An Ninh Mạng người ta dùng đề bịt miệng người dân, ngoại trừ những vấn đề chống tin tặc thì mình không nói đến làm gì.
-TS. Nguyễn Quang A
Cũng trả lời NPR hôm 1/1, ông Jeff Paine, giám đốc điều hành công ty AIC cho rằng, những điều khoản trong Luật An Ninh Mạng sẽ hạn chế nghiêm trọng nền kinh tế kỹ thuật số của Việt Nam, làm giảm môi trường đầu tư nước ngoài và làm tổn thương cơ hội cho các doanh nghiệp địa phương và doanh nghiệp nước ngoài.
Còn tờ Straitstimes thì ghi nhận ý kiến những người phản đối hôm 2/1 cho rằng, Luật An Ninh Mạng bắt chước sự kiểm duyệt đàn áp của Trung Quốc đối với internet. Luật này yêu cầu các công ty internet loại bỏ nội dung mà chính phủ coi là “độc hại”. Những gã khổng lồ công nghệ như Facebook và Google khi mở văn phòng đại diện tại Việt Nam, cũng sẽ phải bàn giao dữ liệu người dùng nếu được chính phủ yêu cầu.
Trong khi đó, ngược lại với sự chỉ trích lên án của báo chí nước ngoài, trong những ngày qua, nhiều tờ báo trong nước lên lên tiếng hù dọa về việc có thể vi phạm pháp luật khi phát biểu trên mạng kể từ khi Luật An Ninh Mạng có hiệu lực từ ngày 1/1/2019.
Đài Á Châu Tự Do ghi nhận ý kiến một số facebooker, các nhà bất đồng chính kiến về Luật An Ninh Mạng sau hai ngày có hiệu lực:
Tiến sĩ Nguyễn Quang A, nguyên viện trưởng IDS tổ chức đã tự giải thể, nhận định:
“Đối với các nhà hoạt động thì họ chẳng lo ngại gì cả, bởi vì họ khinh cái Luật An Ninh Mạng này. Cái Luật An Ninh Mạng người ta dùng đề bịt miệng người dân, ngoại trừ những vấn đề chống tin tặc thì mình không nói đến làm gì. Còn những điều nó vi phạm nhân quyền, nó tìm cách để hành hạ các nhà hoạt động thì cho dù không có những cái như Luật An Ninh Mạng thì nó cũng đã đàn áp rồi. Tôi nghĩ họ không sợ cái gì cả, ít ra là hai hôm nay mạng xã hội vẫn như cũ, không khác gì.”
Theo Tiến sĩ Nguyễn Quang A, người dân thì chắc chắn có người lo ngại, vì hệ thống cảnh sát tư tưởng, báo chí ở Việt Nam hô hào, hù dọa. Nhưng theo ông, đối với những người sợ thì từ trước khi có Luật An Ninh Mạng họ cũng đã sợ rồi, nên cũng không ảnh hưởng gì. Ông chỉ lo ngại luật này sẽ là công cụ để công an họ thích hành ai thì họ sẽ vin vào cớ nầy để họ hành.
Tuy nhiên chị Cấn Thị Thêu, một dân oan từng bị bắt đi tù chỉ vì đòi hỏi công bằng cho gia đình và những người cùng cảnh ngộ thì cho rằng chị sẽ không nhụt chí trước các bộ luật mà chính quyền đưa ra. Chị nói:
“Chúng tôi cũng chẳng nhụt chí trước các bộ luật mà họ đưa ra. Chúng tôi vẫn tiếp tục bày tỏ quan điểm của chúng tôi, và chúng tôi bất tuân cái Luật An Ninh Mạng. Chúng tôi vẫn nói lên sự thật, chúng tôi phản ánh sự thật. Đấy là quan điểm của gia đình tôi, của những người dân oan chúng tôi.”
Làm sao để chống lại sự sợ hãi?
Nhà báo Võ Văn Tạo, khi trao đổi với Đài Á Châu Tự Do hôm 2/1/2019, cho biết, trước ngày Luật An Ninh Mạng có hiệu lực thì một tỷ lệ nào đó trong giới cộng đồng mạng cũng có bàn tán, lo ngại đối phó Luật An Ninh Mạng, một số cũng có tâm trạng lo lắng nhất định. Nhưng ông cho rằng, đối với những người trí thức có bề dầy tranh đấu, hoặc những người hoạt động xã hội mà có bề dầy tranh đấu, thì hầu như luật đó không tác dụng gì. Ông nói tiếp:
“Tôi nghĩ như thế này, nhà nước Việt Nam rất là khắt khe với các hoạt động mang tính chất tập thể, liên kết với nhau, họ rất sợ cái đó. Đặc biệt chuyện biểu tình kêu gọi, hô hào nhau là họ tìm cách họ triệt phá. Trước kia nhà nước đã chú trọng để đàn áp rồi, bây giờ có Luật An Ninh Mạng cũng thế thôi, cái đó không quan trọng. Mà quan trọng là chính sách của nhà nước có phù hợp lòng dân hay không?”
Trước kia nhà nước đã chú trọng để đàn áp rồi, bây giờ có Luật An Ninh Mạng cũng thế thôi, cái đó không quan trọng. Mà quan trọng là chính sách của nhà nước có phù hợp lòng dân hay không?
-Nhà báo Võ Văn Tạo
Facebooker Nguyễn Peng nhận định:
“Nói về Luật An Ninh Mạng có hiệu lực thì những facebookers cũng có lo ngại, nhưng trong hai ngày kề từ khi có hiệu lực 1/1/2019, thì không thấy vấn đề gì xảy ra hết. Em nghĩ Luật An Ninh Mạng có hiệu lực thì những người facebookers, những nhà hoạt động phải chấp nhận thôi, vẫn đấu tranh, vẫn cất lên tiếng nói cho dù Luật An Ninh Mạng có như thế nào đi chăng nữa.”
Trước thông tin nhiều chiều, không rõ ràng về đạo luật này, gây lo ngại cho nhiều dân, nhất là những người chưa có bề dầy tranh đấu. Vào những ngày trước khi Luật An Ninh Mạng có hiệu lực. Một nhóm hoạt động có tên SAVENET đã cho xuất bản trên mạng internet cuốn cẩm nang “Luật An Ninh Mạng: Những điều cần biết” mà theo người đại diện nhóm này cho biết là để người dân “không còn cảm thấy sợ hãi nữa”.
Khi trả lời RFA, cô Nguyễn Vi Yên, đại diện nhóm SAVENET cho biết, những đồn đoán gần đây cho rằng “bất cứ ai lên tiếng chỉ trích chính quyền trên mạng xã hội khi có Luật An Ninh Mạng đều dễ dàng bị bắt bớ và xét xử” là không có căn cứ. Cô cho rằng khi luật có hiệu lực thì người dân phải sẵn sàng tâm thế để biết được mình nên làm gì. Cô nói tiếp:
“Bây giờ nhiều người cứ đồn đoán rằng, luật có hiệu lực rồi thì lên tiếng trên Facebook sẽ bị bắt hoặc là Facebook sẽ rút khỏi Việt Nam. Đôi khi họ có những cái đồn đoán không rõ ràng và nó tạo nên một sự sợ hãi vô hình thì mình nghĩ đó là điều không nên.Tuy nhiên, làm sao để chống lại sự sợ hãi đó thì chỉ có tri thức mới giúp cho người dân biết được là luật đó nó như thế nào, quy định những gì, đối chiếu với luật pháp các nước ra sao, rồi bản thân mình sẽ bị tác động thế nào?”
Cô Nguyễn Vi Yên cho rằng, khi nắm được tri thức rồi, sẽ không còn cảm thấy sợ hãi nữa và người dân sẽ biết có những giải pháp nào phù hợp cho bản thân khi lên tiếng trên mạng xã hội nhất là lên tiếng trước bất công về chính trị xã hội.
https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/vietnam-s-cyber-security-law-takes-effect-amid-criticism-01022019142356.html
Bao phép thử cho bề nổi ‘ổn định’ của Việt Nam
Diễm Thi, RFACơ hội kinh tế & đòi hỏi nhân quyền
Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) – phiên bản của Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) với 11 thành viên sau khi Mỹ rút lui, dự kiến sẽ có hiệu lực tại Việt Nam vào ngày 14 tháng 1. Hiệp định này sẽ loại bỏ gần 95% thuế quan đối với hàng hóa xuất khẩu sang các quốc gia thành viên, bao gồm các thị trường lớn ở Úc, Canada và Nhật Bản, chiếm hơn một phần mười tổng sản phẩm nội địa (GDP).
Ngoài ra, Hiệp định Thương mại Tự do EU-Việt Nam (EVFTA) dự kiến sẽ có hiệu lực vào năm nay vẫn đang gặp một số trở ngại liên quan đến hồ sơ nhân quyền của Việt Nam.
Bà Maria Arena, thành viên của Nghị Viện Liên Âu chia sẻ với RFA về nhận định của bà nhân buổi điều trần Những Lợi Ích và Giá Trị của EVFTA tại Bỉ hôm 10/10/2018,:
“Năm nay là năm 2018, từ năm 2012-2018 chúng tôi nhận thấy các tiêu chí về quyền Nghiệp đoàn và nhân Quyền của Việt Nam vẫn chưa tiến bộ một cách đầy đủ. Tôi nghĩ rằng chúng ta có thể chờ thêm 6 tháng nữa để Việt Nam thực hiện lời hứa. Nhưng không chỉ là lời hứa mà là sự đảm bảo, ngay cả trước khi Nghị Viện Liên Âu phê chuẩn hiệp định này. Nghị viện Liên Âu cần Việt Nam có những chỉ dấu tích cực chứ không chỉ là lời hứa. Chúng tôi có thể cho thêm thời gian, nhưng thời gian đó phải được Việt Nam sử dụng để có những hành động cho thấy được sự nổ lực của họ”.
Nan đề Chính trị - Xã hội
Các nhà phân tích cho rằng tình hình đang trở nên khó khăn hơn đối với chính quyền khi mật độ đô thị hóa ngày càng tăng, tầng lớp trung lưu ngày càng nhiều với những đòi hỏi mạnh mẽ về quyền sở hữu tư nhân về đất đai, thay vì đất đai thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước quản lý như hiện nay.
Tháng 6 năm 2018, nhiều cuộc biểu tình nổ ra tại các thành phố lớn như Sài Gòn, Đà Nẵng, Nha Trang, Vinh và Hà Nội phản đối dự thảo Luật đặc khu mà Quốc hội thảo luận với thời hạn cho thuê đất tới 99 năm mà nhiều người cho rằng gần như chắc chắn Trung Quốc sẽ là bên thuê đất.
Quy mô các cuộc biểu tình khiến chính chính phủ phải ra quyết định lùi dự thảo Luật Đặc khu đến tháng 10 năm 2018. Sau đó lại được hoãn tiếp đến tháng 5 năm 2019.
Ngay sau khi Quốc hội ra thông báo hoãn dự luật đặckhu vào tháng 8/2018, Tiến sĩ Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện kinh tế Trung ương lên tiếng với RFA:
“Tôi hoan nghênh động thái của Quốc hội đã dừng không có xem xét Luật Đặc khu và cũng lại hoãn việc xem xét luật này vào kỳ họp sắp tới đây, để chắc chắn là phải lắng nghe ý kiến của các chuyên gia, của các cựu chiến binh, của người dân và cần phải có sự đánh giá thật là khách quan, khoa học, dựa trên kinh nghiệm thực tế và những kinh nghiệm trong nước.”
Đối với nhiều người thì các cuộc biểu tình này và phản ứng của chính quyền là sự kiện chính trị lớn của năm 2018, nhưng với nhiều người khác thì việc ông Tổng bí thư ĐCSVN Nguyễn Phú Trọng kiêm luôn chức Chủ tịch nước sau cái chết của ông Trần Đại Quang mới là sự kiện chính trị đáng nói.
Trong bài phân tích về việc Hội nghị Trung ương 8 quyết định chọn ông Trọng là ứng viên duy nhất vào chức Chủ tịch nước để đưa ra Quốc hội, Giáo sư Carl Thayer thuộc Học viện Quốc phòng Úc viết rằng:
“Quyết định của phiên họp thứ 8 Ban chấp hành Trung ương Đảng chọn ông Nguyễn Phú Trọng nắm cùng lúc hai chức vụ là Bí thư đảng và Chủ tịch nước sẽ làm yếu đi nếu không muốn nói là làm xói mòn hệ thống kiểm soát và cân bằng không chính thức vốn có kể từ sau khi áp dụng Hiến pháp 1992”.
Sự thay đổi như vậy ở Việt Nam được cho là rất gần với cơ cấu chính trị của đảng cộng sản Trung Quốc và đưa tầm vóc của Ông Nguyễn Phú Trọng vào ngang hàng với nhà cầm quyền Trung Quốc Tập Cận Bình.
Quyết định của phiên họp thứ 8 Ban chấp hành Trung ương Đảng chọn ông Nguyễn Phú Trọng nắm cùng lúc hai chức vụ là Bí thư đảng và Chủ tịch nước sẽ làm yếu đi nếu không muốn nói là làm xói mòn hệ thống kiểm soát và cân bằng không chính thức vốn có kể từ sau khi áp dụng Hiến pháp 1992 – Gs. Carl Thayer
Tờ Asia Times đặt câu hỏi rằng liệu đây có phải là cách ông Nguyễn Phú Trọng tập trung quyền lực vào cá nhân mình bỏ qua nguyên tắc phân chia quyền lực theo bộ tứ tồn tại hàng chục năm qua?
Các nhà phân tích cho rằng ông Nguyễn Phú Trọng sẽ từ chức vào năm 2021 khi bầu bán nhân sự cho nhiệm kỳ 2021-2026, và người thay thế ông Trọng sẽ là người quyết định bàn cờ chính trị cho thập kỷ tới.
Một sự kiện được ông Trọng phát động mạnh mẽ trong vài năm qua là chiến dịch chống tham nhũng đã đưa nhiều nhân vật nặng ký vào tù. Nổi bật là ông Đinh La Thăng, ủy viên Bộ Chính trị đầu tiên bị tù do tham nhũng.
Cựu đại tá Bùi Tín lúc sinh thời từng dự đoán về chiến dịch chống tham nhũng năm 2018 rằng đích đến là cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng:
“Hiện nay nó xử ông Đinh La Thăng, rồi sắp tới xử ông Trịnh Xuân Thanh và lần lượt sẽ xử đến ông Nguyễn Văn Bình và đến một số tay chân khác của ông Dũng. Nhưng cuối cùng sẽ đi đến trả thù cho ông Dũng. Bởi vì chống tham nhũng này của ông Trọng là oán thù các phe cánh với nhau mà kẻ thù số một của ông Trọng là ông Nguyễn Tấn Dũng.”
Vênh giữa đối nội & đối ngoại
Làm thế nào Đảng cân bằng giữa tham vọng độc quyền cai trị và quan hệ đối ngoại cũng sẽ là một lĩnh vực cần theo dõi. Trong nhiều năm, Việt Nam đã cố gắng cân bằng ngoại giao với càng nhiều quốc gia thân thiện càng tốt. Nhưng đây sẽ là một lằn ranh mong manh để quân bằng căng thẳng địa chính trị giữa Mỹ – Trung Quốc và Mỹ – Nga.
Năm nay Việt Nam và Nga kỷ niệm 25 năm ký Hiệp ước về những nguyên tắc cơ bản của quan hệ hữu nghị hai nước (1994-2019) và 70 năm thiết lập quan hệ ngoại giao (1950-2020). Hiện tại Nga vẫn là nước chính cung cấp nhiều loại vũ khí cho Việt Nam từ thời chiến tranh lạnh.
Quan hệ Nga – Mỹ không ổn định đang đặt Việt Nam vào thế khó, đặc biệt là khi Mỹ tìm cách mở rộng quan hệ quân sự với Việt Nam.
Quan hệ của Mỹ – Trung xấu đi cũng gây ảnh hưởng đến ngoại giao của Việt Nam, vì dù có những bất đồng về Biển Đông nhưng Trung Quốc vẫn là một trong những đối tác thương mại chính của Việt Nam.
Trong khi Washington ngày càng coi Hà Nội là một đồng minh quan trọng thì Hà Nội vẫn giữ thế đu dây ngoại giao.
Tiến sĩ Nguyễn Thành Trung, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế tại Sài Gòn nhận định với RFA sau một loạt những cuộc tiếp xúc Mỹ – Việt trong tám tháng đầu năm 2018:
“Hiện tại Việt Nam là nước có tiếng nói mạnh mẽ nhất đối với Trung Quốc tại khu vực Biển Đông, và tôi nghĩ rằng Mỹ sẽ tận dụng điều này để giúp Việt Nam có thể về một mặt nào đó, có thể nâng cao năng lực hàng hải của mình ở khu vực Biển Đông, để bảo đảm một mục tiêu lớn hơn của Mỹ là đảm bảo tự do hàng hải ở khu vực.”
Tổng thống Donald Trump là tổng thống Mỹ đầu tiên thăm chính thức Việt Nam vào năm đầu nhiệm kỳ nhằm duy trì mối quan hệ tốt đẹp với Việt Nam từ người tiền nhiệm Barack Obama. Có tin đồn rằng Việt Nam muốn lên kế hoạch cho chuyến thăm cấp nhà nước tới Washington vào năm 2019.
Giới phân tích cho rằng một lý do có thể khiến ông Trọng muốn kiêm chức Chủ tịch nước là vì với tư cách là người đứng đầu nhà nước, ông sẽ ở một vị trí tốt hơn để thiết lập chính sách đối ngoại của Việt Nam trong các chuyến thăm cấp nhà nước, và chính trị sẽ là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của Đảng Cộng sản trong năm 2019.
https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/stability-tests-abound-for-vietnam-dt-01032019055250.html
TBT Trọng chỉ đạo Bộ Công An
phải tuân thủ sự lãnh đạo của Đảng
Hôm 3/1, phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị Công an toàn quốc lần thứ 74 ở Hà Nội, Tổng Bí Thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng yêu cầu lực lượng Công an phải tuân thủ mọi sự chỉ đạo của Đảng.Cổng Thông tin Bộ Công an trích lời ông Trọng nói: “Mọi hoạt động của lực lượng Công an phải tuân thủ và bám sát sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước.”
Ông Trọng, Tổng Bí thư đầu tiên tham gia vào thường vụ của Đảng ủy Công an Trung ương từ năm 2016, nhắc nhở bộ này: “Đề cao cảnh giác, kịp thời phát hiện và kiên quyết đấu tranh phản bác các quan điểm thù địch, sai trái; vạch trần những âm mưu và hành động lợi dụng một số vụ án, vụ việc tiêu cực để làm tổn hại tới khối đại đoàn kết toàn dân, hạ thấp vai trò, uy tín của Đảng, Nhà nước và lực lượng vũ trang nhân dân.”
Ông chỉ đạo lực lượng Công an phải chủ động phối hợp các cơ quan chức năng “trong phòng ngừa, đấu tranh, không để kẻ địch, phần tử xấu thâm nhập, lôi kéo, móc nối, tác động tự diễn biến, tự chuyển hóa trong nội bộ.”
Mặt khác, ông Nguyễn Phú Trọng hoan nghênh, biểu dương và chúc mừng những thành tích đã đạt được trên các mặt công tác của lực lượng Công an trong năm 2018 và nửa đầu nhiệm kỳ qua, theo Thông Tấn Xã Việt Nam.
Cổng Thông tin Bộ Công an cho rằng việc Quốc hội Việt Nam thông qua Luật An ninh Mạng, một bộ luật gây tranh cải nhằm tăng cường sự kiểm duyệt các phát biểu chống nhà nước trên mạng xã hội, là một “thành công trong việc hoàn thiện hệ thống pháp luật.”
Báo Nhân dân trích lời người đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam nói: “Năm 2019, công việc của ngành Công an nhiều hơn và phức tạp hơn. Rất nhiều nhiệm vụ lớn, khó phải làm và làm tốt hơn nữa đang chờ đợi trước mắt.”
https://www.voatiengviet.com/a/tbt-trong-chi-dao-bo-cong-an-phai-tuan-thu-su-lanh-dao-cua-dang/4727028.html
Ký ức về Chợ nổi Cái Bè
Chợ nổi Cái Bè thuộc thị trấn Cái Bè, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang từ lâu đã nổi tiếng không chỉ về sự sung túc, tấp nập mà còn là nét đẹp văn hóa vùng miền sông nước Tây Nam Bộ. Ngày nay, quá trình đô thị hóa và hiện đại hóa đã làm thay đổi rất nhiều. Chợ nổi Cái Bè thời phồn thịnh trước đây chỉ còn trong ký ức của dân chúng địa phương …Đứng ở bến phà Cái Bè-Tân Phong vào một buổi trưa nắng nhẹ, phóng tầm nhìn bao quát một khúc sông Tiền tại thị trấn Cái Bè, tỉnh Tiền Giang, chúng tôi không khỏi chạnh lòng bởi người dân sinh sống xung quanh ta thán Chợ nổi Cái Bè suốt chục năm nay không còn sầm uất như trước nữa rồi!
Quả thật, xuôi phà Cái Bè-Tân Phong, nếu không có những chia sẻ của người dân thì chúng tôi không thể nào biết được khu vực mà chúng tôi đang xuôi phà, mênh mông sông nước này từng là Chợ nổi Cái Bè. Nơ đây trước kia từng là nơi giao lưu buôn bán tấp nập. Ghe thuyền qua lại như mắc cửi đã đi vào thơ ca, hay những phóng sự nổi tiếng của cánh nhà báo, nhà đài. Còn hiện tại, đập vào mắt chúng tôi chỉ lưa thưa vài chiếc ghe thuyền còn sót lại của những thương hồ hoặc ghe thuyền của những hộ làm du lịch sinh thái, chủ yếu đưa khách về với miệt vườn cù lao Tân Phong nằm ở giữa sông.
Một số hộ dân nói với chúng tôi là họ sẵn sàng chia sẻ những câu chuyện về Chợ nổi Cái Bè nhưng không muốn chúng tôi quay hình ảnh về họ. Họ nói Chợ nổi Cái Bè trước đây kéo dài cả cây số trên sông Tiền, các thương hồ đến từ các tỉnh như Long An, Vĩnh Long, An Giang…Sản phẩm bán buôn phong phú đủ các mặt hàng đặc sản của miền sông nước Tây Nam Bộ, nhưng nhiều nhất là trái cây.
Độ khoảng mười năm trở lại đây, phương tiện giao thông đi lại của người dân ngày càng được cải thiện, nhất là từ khi cầu đường bộ Cái Bè 2 được tỉnh Tiền Giang khởi công xây dựng rồi đi vào hoạt động góp phần nối liền hai bên bờ sông lại với nhau tạo thuận lợi cho việc đi lại của người dân. Từ đó nhu cầu đi lại bằng phương tiện ghe thuyền trên sông nước giảm dần đi.
“Tại vì ngày xưa cồn nổi, đường đi nó không thuận đường xe. Còn bây giờ nó thuận đường xe rồi thì người ta đi xe tiện hơn. Chợ nổi thì xuống nước…đi theo nước. Cái này giờ đi xe nó thuận hơn, người ta đi xe nhiều”.
Đây là chia sẻ cởi mở của một chị chủ vườn cây ăn trái ở cù lao Tân Phong khi tiếp chuyện chúng tôi về Chợ nổi Cái Bè. Chị không muốn nêu tên. Theo chị, ngoài yếu tố phương tiện giao thông đường bộ được cải thiện thì còn một yếu tố nữa là mạng điện thoại di động phát triển mạnh. Cả hai yếu tố giúp gắn kết chặt chẽ thương lái với nhà vườn. Việc mua bán trái cây hoặc các mặt hàng nông sản được các thương lái với nhà vườn liên hệ trực tiếp với nhau, thuận lợi hơn nhiều. Sau khi thỏa thuận giá cả xong thì thương lái sẽ đánh xe thẳng vào vườn rồi chất hàng lên xe, hoàn toàn không cần phải qua khâu trung gian và cũng chẳng cần phải chờ đợi ngày nước đẹp để đi ghe thuyền đến chợ nổi tìm kiếm hàng hóa. Chị nói:
“Bây giờ thuận hơn. Giờ người ta đi xe nhiều hơn, xe tiện hơn. Xe tải giờ người ta làm cầu trên đây, xong rồi xe mua sầu riêng gì đó mua tại vườn nhà chị, mua xong là xe tải lên luôn. Hồi xưa thì mình phải theo nước, chờ nước đẹp mới đi được”.
Chúng tôi được chị chủ vườn mời đi xem khu vườn của gia đình chị. Khu vườn khá rộng, trồng những loại cây như sầu riêng, mít, cóc, dừa… Chị cho biết thu hoạch mỗi năm sau khi trang trải cuộc sống gia đình thì cũng còn dư dả. Điều này cho thấy việc làm ăn của gia đình chị chủ vườn dù Chợ nổi Cái Bè có bị xóa xổ hay là không giờ cũng không là vấn đề quan trọng.
Bây giờ thuận hơn. Giờ người ta đi xe nhiều hơn, xe tiện hơn. Xe tải giờ người ta làm cầu trên đây, xong rồi xe mua sầu riêng gì đó mua tại vườn nhà chị, mua xong là xe tải lên luôn. Hồi xưa thì mình phải theo nước, chờ nước đẹp mới đi được – Chị chủ vườn
“Vườn của nhà chị trồng cũng được tám năm rồi. Thu hoạch ba mùa, trồng sầu riêng với mít, xoài…”, chị chủ vườn cho chúng tôi biết.
Chị chủ vườn cho biết thêm việc trao đổi, mua bán cây trái của vườn nhà chị hiện chỉ có một phần nhỏ cần đem ra chợ nổi Cái Bè, ví dụ những mặt hàng trái cây không được thương lái chọn mua hoặc hàng còn sót lại thì chủ vườn đem ra chợ bán lẻ.
” Thương lái nó canh già, nó mua sát vườn cho mình. Mấy hàng đem ra ngoài bán là những quả chín cây, những quả sót. Những cái kia chị bán cho thương lái, mít cũng vậy. Mít một tuần chị cắt một lần.”
Thêm một yếu tố quan trọng cũng góp phần việc nhanh chóng xóa xổ chợ nổi Cái Bè là tình trạng hút cát trên sông Tiền diễn ra nghiêm trọng. Ngay tại thời điểm chúng tôi quay hình, có vài thuyền chở cát qua lại và nhà máy khai thác cát đang hoạt động ở ngay mép sông.
Chúng tôi tìm hiểu và biết được giữa chợ nổi Cái Bè có một cồn nổi. Ngày trước cồn nổi cũng là nơi tập trung ghe thuyền để người dân tấp vào bày bán, trao đổi hàng hóa. Cùng chung với số phận của chợ nổi Cái Bè, mấy năm gần đây cồn nổi đã bị sạt lở, nhỏ dần vì phần lớn diện tích bị biến mất.
Cũng cần phải nói thêm, thực ra chợ nổi Cái Bè chưa hòa toàn bị xóa xổ, nó chỉ không tấp nập như ngày trước, vào những buổi sớm mai vẫn có cảnh ghe thuyền chở hàng hóa qua lại nhưng giảm đi rất nhiều. Nhiều hộ dân sinh sống xung quanh khu vực chợ không bán buôn gì thì chuyển sang hình thức kinh doanh dịch vụ du lịch sinh thái.
“Giờ đi xe nó tiện hơn, ghe bữa nay giảm rồi, đi buổi sáng thôi. Vả lại giờ người ta mở khu du lịch, ghe nào đi qua …buôn bán trái cây thì buổi sáng nó nhiều hơn. Người ta mua xong là người ta đi”- Chị chủ vườn cho biết.
Theo sách Gia Định Thành Thông Chí, vào năm 1732, vàm Cái Bè được miêu tả là nơi “sông sâu nước chảy”, ngay từ đầu nơi đây đã trở thành một trong những đầu mối họp chợ lớn nhất và cũng là điểm tham quan du lịch hấp dẫn nhất miền Tây Nam Bộ. Gọi tên cụ thể là chợ nổi Cái Bè nhưng cho đến nay, chưa có sách sử hoặc ai đó biết chính xác chợ nổi này hình thành từ khi nào. Đa phần chỉ phỏng đoán là vào thời Chúa Nguyễn, người Việt di dân vào khai phá và rồi sau đó những người Việt này hình thành nên chợ nổi để phát triển đến lúc sầm uất thịnh vượng cho đến thưa thớt như hiện nay.
Tuy vậy, chính quyền tỉnh Tiền Giang cũng nhân những dịp lễ, tết nổ lực sức phục hoạt những nét đẹp văn hóa một thời của Chợ nổi Cái Bè nhằm thu hút du khách đến vùng sông nước của tỉnh.
https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/memory-of-floating-market-01032019102910.html
Đề nghị chuẩn thạc sĩ cho giáo viên cấp 3
Thanh TrúcTại buổi hội thảo khoa học cấp quốc gia ở Đại Học Luật thành phố Hồ Chí Minh hôm 28/12/2018 vừa qua, nhiều vấn để cải cách để xây dựng hoặc hoàn thiện ngành giáo dục được nêu lên, trong đó nỗi bật nhất là đề xuất giáo viên Trung Học Phổ Thông phải có trình độ thạc sĩ.
Phát biểu tại buổi hội thảo, viện trưởng Viện Nghiên Cứu Giáo Dục của Đại Học Sư Phạm Sài Gòn, tiến sĩ Nguyễn Kim Dung, nói rằng giáo viên bậc Trung Học Phổ Thông cần có bằng thạc sĩ về giáo dục. Theo ông đây là điều cần thiết vì tại nhiều nước chỉ giáo viên mầm non thôi mà đã có bằng thạc sĩ giáo dục rồi.
Bà Nguyễn Hoa Mai, hiệu trưởng hệ thống các Trường Dân Lập Việt Úc, thì cho rằng cần vạch lộ trình để có thể hoàn thành về chuẩn mực trình độ các nhà giáo. Bà nhấn mạnh rằng nên thực hiện đề xuất vừa nói trong tương lai chứ số lượng học sinh đông như hiện nay thì rất khó mà thực hiện được.
Tưởng cần nhắc trước nay giáo viên trung học các cấp ở Việt Nam từ cấp cơ sở đến phổ thông thường chỉ qua quá trình đào tạo 2 năm cao đẳng hay 4 năm sư phạm; những giáo viên học tiếp thạc sĩ không nhiều lắm.
Nếu có thêm thạc sĩ thì nghiên cứu về giáo dục hay quản lý về giáo dục thôi, chứ còn cao hơn nữa mà chỉ dạy trung học thì có lãng phí hay không, nhất là ở một nước còn nghèo như Việt Nam.
-TS. Ngô Trí Lực
Nay với đề xuất mới của tiến sĩ Nguyễn Kim Dung, là giáo viên bậc Trung Học Phổ Thông phải có trình độ thac sĩ, một phụ huynh ở Hà Nội, ông Hiếu, vốn xuất thân từ ngành sư phạm, có trình bày:
Tôi ủng hộ vấn đề đấy, thế nhưng thực tiễn bằng cấp của Việt Nam mà bằng thạc sĩ thì cứ gọi như là người nào có tiền sẽ có cái bằng đấy, vì thế những bạn trẻ người ta phản đối bởi vì người ta không có đủ điều kiện về mặt thời gian, về mặt tiền bạc để theo đuổi bằng thạc sĩ là một, cái thứ hai là thạc sĩ trong Việt Nam mình mang tính chất hình thức, học thạc sĩ là học kiểu có thể thuệ học hộ được mà. Nên là bây giờ đề xuất bằng thạc sĩ tức là tạo nên cuộc ganh đua không cần thiết.
Ông Hiếu cho biết thêm đối với các trường tư, trường giỏi, thí dụ như trường Amsterdam là trường chuyên miền Bắc hay trường Lê Hồng Phong là trường chuyên ở Sài Gòn, thì muốn dạy ở những trường đó chắc chắn không những là thạc sĩ mà phải là thạc sĩ rất giỏi. Nhưng theo ông với điều kiện là tất cả phải có bằng thạc sĩ thì ông dự báo một tình hình đáng ngại sẽ diễn ra: đó là người ta sẽ chạy bằng, học bằng tại chức, cuối cùng nó chỉ là tấm bằng mà thực chất không có.
Đối với tiến sĩ Ngô Tấn Lực, nguyên hiệu trường Đại Học Tiền Giang, chỉ cần cử nhân sư phạm là đủ để trở thành giáo viên bậc Trung Học Phổ Thông rồi:
Mà cử nhân phải giỏi và do Sư Phạm đào tạo, còn đòi hỏi thạc sĩ thì hơi cao. Nếu có thêm thạc sĩ thì nghiên cứu về giáo dục hay quản lý về giáo dục thôi, chứ còn cao hơn nữa mà chỉ dạy trung học thì có lãng phí hay không, nhất là ở một nước còn nghèo như Việt Nam.
Bây giờ vấn đề đặt ra, theo thiển ý của tiến sĩ Ngô Tấn Lực, với đề xuất thạc sĩ chưa thể thực hiện trong lúc này thì chi bằng hãy dựa vào những điều kiện sẵn có:
Các Trường Sư Phạm phải cố gắng thu hút được học sinh thật sự giỏi để vào ngành sư phạm và đào tạo 4 năm như vậy thì đủ để dạy Lớp 12 trở xuống rồi. Chứ còn thạc sĩ thì mục tiêu đào tạo theo tôi hiểu là để nghiên cứu chứ còn đưa ra giảng dạy thì chưa chắc bằng một người tốt nghiệp cứ nhân sư phạm mà giỏi. Còn đưa hết trở thành thạc sĩ ở Việt Nam mình thì tôi thấy là hơi xa xỉ.
Đối với nhà nghiên cứu giáo dục, giáo sư tiến sĩ Hồ Sĩ Quý thuộc Viện Thông Tin, Khoa Học, Xã Hội tại Hà Nội, một ngành giáo dục càng nhiều người đạt học vị thạc sĩ và tiến sĩ là điều đáng mừng:
Tuy nhiên đấy là logic của nghiên cứu chứ không phải logic của giảng dạy. Đặt vấn đề giáo viên phổ thông mà bây giờ lại cần có bằng thạc sĩ trước hết tôi cho là sai. Nâng cao trình độ của giáo viên, nâng cao nghiệp vụ sư phạm, nâng cao sự hiểu biết về xã hội về đất nước để cho họ giảng dạy tốt hơn. Còn bằng hay không có bằng lại là chuyện khác.
Đề xuất giáo viên bậc Trung Học Phổ Thông phải có bằng thạc sĩ, vẫn theo góp ý của giá sư tiến sĩ Hồ Sĩ Quí, chẳng những không hợp lý mà còn gây sức ép không cần thiết lên cá nhân người dạy học cũng như toàn ngành sư phạm nói chung:
Hiện nay ở Việt Nam số lượng thạc sĩ không phải là nhiều so với Thái Lan, Mã Lai hay Philippines. Gần đây thì có tăng hơn nhưng không nhất thiết phải là nhiều. Cần thạc sĩ là một chuyện, có đáp ứng được hay không và có nên bắt người ta đáp ứng hay không thì lại là một chuyện khác. Nhất là bậc Trung Học Phổ Thông và Trung Học Cơ Sở thì rõ ràng không cần thiết chút nào cả. Ấy là chưa nói đến bằng cấp và trình độ thực lại còn không tương đương.
Từ Pháp, nhà giáo Phạm Minh Hoàng, từng có 10 năm giảng dạy tại Đại Học Bách Khoa Sài Gòn, cho rằng đòi hỏi giáo viên bậc Trung Học Phổ Thông cần học lên cho có bằng thạc sĩ không phải là yêu cầu mới mà là điều ông nghe từ khi còn làm việc trong nước. Vẫn theo lời ông, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức cho các giáo viên dạy trung học qua những khóa huấn luyện đào tạo là chuyện bình thường, còn yêu cầu cử nhân giáo dục phải được đào tạo lên thạc sĩ chính là căn bệnh thành tích của Việt Nam. Ông đơn cử một trường hợp cụ thể:
Một đàn anh của tôi,ông ta dạy toán tại trung học Trương Vĩnh Ký, bây giờ là trường điểm Lê Hồng Phong nổi tiếng ở Sài Gòn. Một dạo ông ta bảo Nhà Nước yêu cầu phải bồi dưỡng để trở thành thạc sĩ.
Một thời gian sau ông bảo đã có bằng thạc sĩ rồi, nhưng là cử nhân toán và dạy toán bao năm rồi mà bây giờ học một năm để có bằng thạc sĩ mà đó là thạc sĩ văn chương. Vậy cái thạc sĩ văn chương đó giúp gì được cho ông ta trong việc giảng dạy toán? Chỉ có điều với chức danh thạc sĩ thì ông ta lãnh tiền nhiều hơn thôi. Tóm lại chuyện này chỉ có thể kết luận được là căn bệnh thành tích của Việt Nam, người ta cần phải có cái bằng thạc sĩ để ghi trong danh thiếp, mà thực sự thì đâu có hơn gì đâu.
Không thu hút được người vào sư phạm thì cho dù tiến sĩ hay thạc sĩ cũng chẳng được gì.
-TS. Ngô Tấn Lực
Trở lại cuộc hội thảo khoa học cấp quốc gia nhằm góp ý cho Dự Thảo Luận Giáo Dục sửa đổi, luật gia Dương Minh Kiên, phó chủ tịch Hội Luật Gia quận Gò Vấp, cho biết Việt Nam dành khoảng 20% GDP vào ngành giáo dục thế nhưng phần lớn ngân sách này chỉ dùng để trả lương mà thôi.
Một chi tiết khá mâu thuẩn được luật gia này trình bày thêm là tuy học phí trường công lập thấp nhưng các khoản phụ phí lại nhiều. Câu hỏi của ông Dương Minh Kiên là tại sao không ưu đãi và khuyến khích để các cơ sở giáo dục tư thục có cơ hội phát triển.
Riêng với tiến sĩ Ngô Tấn Lực:
Tôi ngộ ra rằng ngành sư phạm của mình không hấp dẫn, vị trí nhà giáo không được đúng thực chất của nó. Không thu hút được người vào sư phạm thì cho dù tiến sĩ hay thạc sĩ cũng chẳng được gì.
Giáo dục và sư phạm tốt hay không tốt tùy thuộc vào mức độ quan tâm và đầu tư nghiêm túc của chính phủ. Tiến sĩ Ngô Tấn Lực nhắc lại ngành sư phạm ở Việt Nam luôn được mệnh danh là ngành ‘đào tạo kỷ sư tâm hồn’; thế nhưng từ bao lâu nay luôn có câu nói rõ về ngành này“ Chuột chạy cùng sào mới vào Sư Phạm”, hoặc là ‘Nhất Y,nhì Dược, tạm được Bách Khoa, bỏ qua Sư Phạm’.
https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/that-high-school-teachers-to-be-at-master-level-01032019071959.html
0 nhận xét