Long Xuyên Hải Ngoại

Dù số phận mang tới điều gì,

hãy can đảm tranh đấu cho quê hương tự do

Tin khắp nơi – 16/01/2019

Thứ Tư, 16 tháng 1, 2019 12:30 // ,

Tin khắp nơi – 16/01/2019

Tổng thống Trump gửi thư tay cho Chủ tịch Kim

Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa gửi một bức thư cho Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un cuối tuần qua trong lúc các cuộc thương thảo về một cuộc họp thượng đỉnh lần hai đang được tiến hành, theo CNN.
Bức thư được gửi đi giữa lúc hai bên đang đàm phán các chi tiết của một cuộc gặp mặt lần hai giữa hai nhà lãnh đạo. Bức thư được gửi bằng đường hàng không tới Bình Nhưỡng và sau đó được trao tay tới chủ tịch Triều Tiên, vẫn theo nguồn tin trên.
Nguồn tin của CNN nói rằng cựu lãnh đạo cơ quan tình báo của Triều Tiên Kim Yong Chol – một nhà thương thuyết hàng đầu của Bình Nhưỡng – có thể sẽ thăm Washington trong tuần này để chung quyết các chi tiết về cuộc gặp thượng đỉnh sắp tới.
CNN trước đó đưa tin rằng các quan chức của Mỹ và Triều Tiên đã gặp nhau nhiều lần tại Việt Nam trong những tuần gần đây để thảo luận địa điểm cho cuộc gặp thượng đỉnh lần hai.
Tổng thống Trump trong tháng này nói với các phóng viên rằng hai bên đang “thương thảo một địa điểm” cho cuộc gặp sắp tới. Trong những tuần gần đây, ông cũng nói về các bức thư mà ông nhận được từ ông Kim.
Ông Trump và ông Kim đã trao đổi thư từ cho nhau trong những tháng gần đây giữa lúc các mối quan hệ ngoại giao giữa hai nước đang bắt đầu nảy nở. Tổng thống nói hồi năm ngoái rằng ông Kim gửi cho ông “những bức thư tuyệt vời” và rằng cả hai “đã yêu quý nhau.”
Ông Trump bị chỉ trích từ cả hai phía về việc ca ngợi lãnh tụ Triều Tiên là một người mạnh mẽ trong khi ông Kim bị lên án vi phạm về nhân quyền.
Tổng thống Trump ca ngợi những cuộc thương thuyết về phi hạt nhân hóa với Triều Tiên và việc Bình Nhưỡng ngừng các cuộc phóng tên lửa thử nghiệm như một thành công quan trọng trong chính sách ngoại giao mặc dù các nhà phê bình cho rằng ông Kim chưa chính thức cam kết từ bỏ kho vũ khí hạt nhân của mình.
Trong một bài phát biểu nhân dịp năm mới, ông Kim cảnh báo rằng Triều Tiên sẽ tìm đi “con đường khác” nếu Mỹ tiếp tục chế tài nước này vì chương trình vũ khí hạt nhân của Bình Nhưỡng.
https://www.voatiengviet.com/a/tong-thong-trump-gui-thu-tay-cho-chu-tich-kim/4744188.html

Quân báo Mỹ nêu quan ngại

về nguy cơ TQ tấn công Đài Loan

Lầu Năm Góc vừa công bố một báo cáo mới nêu ra những lo ngại của Hoa Kỳ về sức mạnh quân sự đang gia tăng của Trung Quốc, nêu bật những lo lắng về khả năng xảy ra một cuộc tấn công nhắm vào Đài Loan.
Phát biểu với các phóng viên, một quan chức tình báo quốc phòng cấp cao của Mỹ cho biết hôm thứ Ba, 15/1, rằng mối quan ngại chính là khi Trung Quốc nâng cấp thiết bị và công nghệ quân sự, cũng như cải cách phương pháp huấn luyện và phát triển binh sĩ, họ trở nên tự tin hơn về khả năng tác chiến ở tầm khu vực. Các nhà lãnh đạo Bắc Kinh lâu nay vẫn khẳng định rõ rằng giành lại chủ quyền đối với Đài Loan là một ưu tiên hàng đầu.
Tuy nhiên, quan chức Mỹ nói thêm rằng mặc dù Trung Quốc có thể dễ dàng bắn tên lửa vào Đài Loan, nhưng họ chưa có khả năng quân sự để xâm chiếm thành công hòn đảo tự trị này. Đài Loan đã tách khỏi Trung Quốc đại lục trong cuộc nội chiến năm 1949.
Quan chức Mỹ phát biểu với điều kiện không nêu danh tính để có thể cung cấp thêm chi tiết về các thông tin tình báo nêu trong báo cáo, do Cơ quan Tình báo Quốc phòng (DIA) soạn ra.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh nói hôm 16/1 nói rằng bản báo cáo “đậm chất ý thức hệ thời Chiến tranh Lạnh và mang nặng tư tưởng một mất một còn”.
Bà Oánh cho rằng Hoa Kỳ đang tìm cớ để tăng cường hoặc phát triển vũ khí hủy diệt hàng loạt.
Báo cáo của DIA cho biết “chủ trương từ lâu của Bắc Kinh rốt cuộc sẽ buộc Đài Loan phải thống nhất với đại lục và ngăn chặn mọi nỗ lực của Đài Loan nhằm tuyên bố độc lập là động lực chính cho việc hiện đại hóa quân đội Trung Quốc”.
Vẫn theo báo cáo, “Bắc Kinh tiên liệu một kịch bản là các lực lượng nước ngoài sẽ can thiệp vào Đài Loan, điều này đã khiến Giải phóng quân Trung Quốc (PLA) phát triển một loạt các hệ thống vũ khí để răn đe và ngăn chặn việc nước ngoài phô trương lực lượng trong khu vực”.
Báo cáo nhận định rằng theo thời gian, PLA “có phần chắc sẽ trở nên tiên tiến hơn về công nghệ, với trang thiết bị không thua kém gì các quân đội hiện đại khác”.
Những trang thiết bị đó sẽ bao gồm máy bay chiến đấu, tàu, hệ thống tên lửa và khả năng về vũ trụ và không gian mạng tiên tiến.
Cho đến nay, Trung Quốc chủ yếu chỉ thực hiện các hoạt động tầm khu vực được kiểm soát chặt chẽ, và một số chiến dịch chống hải tặc.
Quan chức tình báo quốc phòng Mỹ cho rằng tạo ra một lực lượng hỗn hợp có khả năng thực hiện các hoạt động tác chiến quy mô, phức tạp, xa bờ và ở nước ngoài, sẽ khó khăn hơn.
https://www.voatiengviet.com/a/quan-bao-my-neu-quan-ngai-ve-nguy-co-tq-tan-cong-dai-loan/4745504.html

Căng thẳng Mỹ – Trung: Oanh tạc cơ B-2

trực chiến 24/7, tên lửa DF-26 vào vị trí

Căng thẳng Mỹ – Trung vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt khi Mỹ điều động 3 oanh tạc cơ chiến lược B-2 quay trở lại căn cứ ở Hawaii còn Trung Quốc đưa các tên lửa ‘sát thủ diệt hạm’ DF-26 tới vùng cao nguyên và sa mạc phía tây bắc.
Mỹ tái điều động 3 oanh tạc cơ chiến lược B-2 tới Hawaii giữa lúc căng thẳng với Trung Quốc chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.
RT đưa tin, các oanh tạc cơ chiến lược B-2 Spirit đã được lệnh quay trở lại Hawaii nhằm tăng cường sức mạnh quân sự của Mỹ ở khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương. Hoạt động triển khai B-2 diễn ra trong bối cảnh căng thẳng Mỹ – Trung trong các vấn đề liên quan tới tranh chấp thương mại và trên biển vẫn chưa ngớt.
“Hoạt động triển khai tới Hawaii nhằm chứng minh cho công chúng Mỹ và quốc tế rằng, B-2 đang hoạt động 24 giờ/ngày và 7 ngày/tuần cũng như sẵn sàng bảo vệ Mỹ cùng các đồng minh”, Trung tá Joshua Dorr, Chỉ huy chiến dịch của phi đội ném bom 393 tuyên bố về hoạt động triển khai 3
máy bay ném bom chiến lược B-2 Spirit cùng 200 quân nhân tới căn cứ hỗn hợp Chân Trân Cảng – Hickam ở Hawaii.
Tuyên bố từ không quân Mỹ không nhắc cụ thể Trung Quốc hay quốc gia nào là nguyên nhân khiến Mỹ tái điều động B-2.
Song trong thông báo, không quân Mỹ cho biết việc tái điều động các máy bay ném bom tàng hình B-2 là nhằm hỗ trợ cho sứ mệnh của lực lượng ném bom đặc nhiệm thuộc Bộ Tư lệnh Chiến thuật Mỹ cũng như đảm bảo “năng lực sẵn sàng tấn công trên toàn cầu”.
“Với khả năng tàng hình, B-2 có thể xuyên thủng các hệ thống phòng không hiện đại của đối phương và tiêu diệt các mục tiêu đáng giá nhất của đối phương”, không quân Mỹ nhấn mạnh.
Oanh tạc cơ B-2 được triển khai lần đầu tới Hawaii vào tháng 8/2018 để tham gia huấn luyện tiếp liệu trên không và phối hợp tác chiến với tiêm kích tàng hình F-22 Raptor thuộc phi đội tiêm kích 199 đóng tại đây. Trong quá khứ, B-2 từng tham gia tuần tra ở căn cứ không quân Andersen tại Guam và đóng vai trò “dằn mặt” Triều Tiên.
Việc các oanh tạc cơ tàng hình B-2 quay trở lại căn cứ Hawaii diễn ra đúng lúc Trung Quốc cho triển khai các tên lửa đạn đạo tầm trung DF-26 tới “các vùng cao nguyên và xa mạc ở phía tây bắc”.
Với tầm bắn 4.500 km, DF-26 vốn được mệnh danh là “sát thủ diệt hạm” hiện được xem là mối đe dọa đối với căn cứ không quân Andersen nếu không may Mỹ – Trung xảy ra xung đột quân sự.
Ngoài ra, Trung Quốc còn được cho dùng DF-26 để bảo vệ những tuyên bố chủ quyền phi lý trên Biển Đông và biển Hoa Đông. Eo biển Đài Loan cũng nằm trong tầm bắn của các tên lửa DF-26.
Hoạt động triển khai DF-26 được Bắc Kinh tiến hành sau khi tàu khu trục tên lửa dẫn đường USS McCampbell của hải quân Mỹ tiến lại gần quần đảo Hoàng Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam) trên Biển Đông.
Sau vụ việc, Trung Quốc đã hối thúc Mỹ “cần ngay lập tức dừng lại những hành động khiêu khích”. Tuy nhiên, Mỹ khẳng định hoạt động của tàu USS McCampbell nằm trong chương trình tuần tra đảm bảo tự do hàng hải ở Biển Đông.
http://biendong.net/bi-n-nong/25849-cang-thang-my-trung-oanh-tac-co-b-2-truc-chien-24-7-ten-lua-df-26-vao-vi-tri.html

Bộ trưởng Tài chính và Ngoại trưởng Hoa Kỳ

tham dự Diễn đàn Kinh tế Thế giới

Washington, DC – Hãng tin Reuters dẫn lời hai viên chức chính phủ cho biết, Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin và Ngoại trưởng Mike Pompeo sẽ dẫn đầu phái đoàn Hoa Kỳ đến Diễn đàn Kinh tế Thế giới tại Davos, Thụy Sỹ.
Tổng thống Donald Trump dự định tham dự diễn đàn, nhưng Tổng thống đã đổi ý vào tuần trước, vì Tòa Bạch Ốc đang mâu thuẫn với đảng Dân Chủ về bức tường biên giới. Dù Tổng thống cam kết sẽ ở lại Tòa Bạch Ốc cho đến khi chính phủ mở cửa trở lại, viên chức chính phủ cao cấp nói với Reuters rằng, sự kiện ở Davos rất quan trọng đối với kinh tế Hoa Kỳ và chính sách ngoại giao, do đó phái đoàn cao cấp không thể hủy bỏ tham gia.
Phái đoàn Hoa Kỳ đến Devos còn có Bộ trưởng Thương mại Wilbur Ross, Đại diện Thương mại Robert Lighthizer và Phó chánh văn phòng Tòa Bạch Ốc, phụ trách về vấn đề chính sách, ông Chris Liddell. Ông Mnuchin, Lighthizer và Ross là ba trụ cột chính trong chính sách áp thuế nhập cảng, và nỗ lực cân bằng thỏa thuận thương mại với khắp thế giới, đặc biệt là Trung Cộng. Ông Mnuchin và ông Pompeo dự định sẽ cùng nhau phát biểu thay cho Tổng thống Trump, tại phiên mở đầu Diễn đàn Kinh tế Thế giới vào ngày 22 tháng 1.
Theo lời hai viên chức chính phủ, ông Mnuchin và ông Pompeo sẽ đưa ra bình luận và trả lời câu hỏi của thính giả. Ngoài ra, hai vị bộ trưởng cũng đồng chủ trì bữa tối cùng các bộ trưởng tài chính và ngoại giao của nhóm G7. Họ sẽ bàn về vấn đề an ninh quốc gia và vấn đề kinh tế. Một viên chức tiết lộ, ông Mnuchin có đến 50 cuộc gặp với người đồng cấp, ngân hàng, giám đốc công ty châu Âu và các viên chức khác tại Davos.
Ngoài Tổng thống Trump, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron sẽ không tham dự diễn đàn ở Davas, vì ông Macron phải tham gia tranh luận nhằm đối phó với cuộc biểu tình Áo khoác Vàng. (Mộc Miên)
https://www.sbtn.tv/bo-truong-tai-chinh-va-ngoai-truong-hoa-ky-tham-du-dien-dan-kinh-te-the-gioi/

Đóng cửa chính phủ tác động xấu

đến kinh tế, Tuần duyên Mỹ

Tình trạng chính phủ bị đóng cửa một phần đã có tác động xấu hơn dự báo đối với nền kinh tế Hoa Kỳ, theo các ước tính được Nhà Trắng công bố hôm thứ Ba, 15/1.
Lần đóng cửa chính phủ dài nhất trong lịch sử Hoa Kỳ đã bước sang ngày thứ 25, trong bối cảnh cả Tổng thống Donald Trump lẫn các nhà lãnh đạo đảng Dân chủ ở quốc hội đều không tỏ ra nhân nhượng về vấn đề đã dẫn đến việc đóng cửa – đó là phê duyệt ngân quỹ để xây bức tường dọc biên giới với Mexico mà ông Trump đã cam kết trong chiến dịch vận động tranh cử.
Với thực trạng chính phủ tiếp tục đóng cửa, các tòa án liên bang sẽ hết tiền để hoạt động vào ngày 25/1 và phải đối mặt với “những sự gián đoạn nghiêm trọng”, theo một tuyên bố của ngành tòa án.
Để tìm cách xoa dịu làn sóng chỉ trích, ông Trump dự định sẽ ký “Đạo luật đối xử công bằng với nhân viên chính phủ năm 2019” trong ngày hôm nay, 16/1. Đây là văn kiện đảm bảo các nhân viên liên bang bị tạm nghỉ việc sẽ được bồi hoàn lương sau khi tình trạng đóng cửa chấm dứt.
Sở Thuế vụ Mỹ cho biết đã lên kế hoạch đưa hơn 46.000 nhân viên đang tạm nghỉ quay trở lại làm việc vì sở này bắt đầu bước vào mùa cao điểm để giải quyết các hồ sơ thuế và hoàn thuế.
Ông Trump đã mời một nhóm nhà lập pháp lưỡng đảng ăn trưa để thảo luận về tình trạng bế tắc ngân sách, nhưng Nhà Trắng cho biết phía đảng Dân chủ đã từ chối lời mời.
Trong khi tình trạng đóng cửa tác động đến khoảng một phần tư các hoạt động của chính phủ liên bang, một cuộc thăm dò của Reuters/Ipsos được công bố hôm 15/1 cho thấy gần bốn phần mười người lớn Mỹ nói rằng họ bị ảnh hưởng vì sự bế tắc này, hoặc biết một người nào đó bị như vậy. 51% những người được thăm dò quy trách nhiệm cho ông Trump về vụ đóng cửa.
Bộ trưởng An ninh Nội địa Kirstjen Nielsen cho biết bà đang làm việc với Nhà Trắng và Quốc hội để thông qua luật cấp ngân sách cho Lực lượng Tuần duyên. Mặc dù Lầu Năm Góc không bị ảnh hưởng bởi việc đóng cửa, song ngân sách của Lực lượng Tuần duyên lại là một phần của Bộ An ninh Nội địa.
Chính quyền ông Trump ban đầu ước tính việc đóng cửa chính phủ sẽ khiến đà tăng trưởng kinh tế mất đi 0,1% cứ mỗi hai tuần mà các nhân viên không được trả lương.
Nhưng hôm 15/1, con số cập nhật cho thấy mức thiệt hại là 0,13 điểm phần trăm mỗi tuần do tác động từ tình trạng công việc không được giải quyết khi 380.000 nhân viên bị cho tạm nghỉ, cũng như do công việc của các nhân viên hợp đồng bị gác sang một bên, một quan chức Toà Bạch Ốc cho biết.
Rủi ro kinh tế khiến các quan chức Cục Dự trữ Liên bang theo đường lối cứng rắn cũng phải kêu gọi cơ quan này, trong vai trò là ngân hàng trung ương, hãy tạm dừng các đợt tăng lãi suất.
Các hiệu ứng của tình trạng đóng cửa chính phủ đã bắt đầu lan tỏa khắp nước Mỹ.
Tại một số sân bay, đã xuất hiện các dòng người xếp hàng dài hơn vì ngày càng có nhiều nhân viên an ninh không đến làm việc.
Phát biểu trên kênh CNBC, Ed Bastian, Giám đốc điều hành của Delta Air Lines Inc cho biết việc đóng cửa chính phủ một phần sẽ khiến hãng hàng không này mất 25 triệu đô la doanh thu trong tháng 1 vì các nhân viên hợp đồng của chính phủ đi lại ít hơn.
Các hoạt động thanh tra thực phẩm và dược phẩm đã bị cắt giảm, nhưng khoảng 400 nhân viên Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ đã trở lại làm việc, Cục trưởng Scott Gottlieb cho hay. Những nhân viên này tập trung kiểm tra các thiết bị y tế, thuốc và thực phẩm có nguy cơ cao.
https://www.voatiengviet.com/a/dong-cua-chinh-phu-tac-dong-xau-den-kinh-te-tuan-duyen-my/4745285.html

Ngân hàng thực phẩm cung cấp sự trợ giúp

cho các nhân viên liên bang khi chính phủ đóng cửa

Theo tin từ ABC News, các ngân hàng thực phẩm gần căn cứ quân sự và thành phố với nguồn nhân lực dồi dào, đã đứng ra hỗ trợ các viên chức làm việc không công hoặc phải nghỉ phép không lương, khi chính phủ đang đóng cửa.
Suốt tuần qua tại Washington, một ngân hàng thực phẩm cho biết 2,200 nhân viên liên bang bị buộc phải nghỉ phép đã đến nhận nhu yếu phẩm. Khi tình trạng đóng cửa chính phủ bước sang tuần thứ tư, các nhóm hoạt động chống đói nghèo đang nỗ lực giúp đỡ nhân viên liên bang tiếp cận nguồn tiếp tế khi họ không được nhận lương.
Tại Dallas, một nhà thờ địa phương đang phân phát phiếu quà cho nhân viên liên bang. Ngoài ra, tại thành phố Tampa, Chicago, Rochester, Minnesota và Ogden, Utah, các ngân hàng thực phẩm đang sắp xếp phòng ăn, hoặc kéo dài thời gian mở cửa để nhân viên liên bang đến lấy thực phẩm, thậm chí là thực phẩm cho vật nuôi.
Theo ABC News, một số nhà hàng cũng giảm giá cho nhân viên liên bang. Đầu bếp trưởng Jose Andres tuyên bố, tổ chức World Central Kitchen của ông sẽ bắt đầu phục vụ thức ăn trên đường Pennsylvania Avenue tại DC.
Bên cạnh đó, nhóm Hunger Free America đã thiết lập đường dây nóng, và trang web để giúp nhân viên hiểu rõ quy trình ghi danh phúc lợi, vị trí cung cấp thực phẩm, hoặc tham gia hoạt động tình nguyện khi họ đang nghỉ phép ở nhà. Đối với những nhân viên nhận hỗ trợ thực phẩm định kỳ, các nhóm này cũng cung cấp thông tin để họ biết rằng Chương trình Hỗ trợ Dinh dưỡng (SNAP), và chương trình phiếu ăn (food stamps), vẫn còn hiệu lực đến hết tháng 2. (Mộc Miên)
https://www.sbtn.tv/ngan-hang-thuc-pham-cung-cap-su-tro-giup-cho-cac-nhan-vien-lien-bang-khi-chinh-phu-dong-cua/

Thiếu nữ Ả rập Xê út tị nạn ở Canada

được thuê nhân viên bảo vệ

Giữa những lời đe dọa an ninh đối với thiếu nữ Ả-rập Xê út được cho phép tị nạn ở Canada, cơ quan ở Toronto hỗ trợ cho cô đã thuê một nhân viên bảo vệ an ninh sát cánh bên cô trong buổi đầu khởi sự cuộc sống mới, giám đốc điều hành của cơ quan này cho biết hôm 15/1.
Cô Rahaf Mohammed, 18 tuổi, đã thu hút sự chú ý của báo chí quốc tế sau khi cô cố thủ trong phòng khách sạn tại một sân bay ở thủ đô Bangkok của Thái Lan để tránh bị trả về nước vì sợ bị hãm hại hoặc bị giết chết. Gia đình cô phủ nhận mọi hành vi ngược đãi.
Cô gái này đã nhận nhiều lời đe dọa trên mạng khiến cô lo sợ cho sự an toàn của mình, theo lời Mario Calla, giám đốc điều hành của Costi, một cơ quan giúp đỡ người tị nạn kí hợp đồng với chính phủ Canada giúp cô định cư tại thành phố Toronto.
Costi đã thuê một nhân viên bảo vệ an ninh và dự định sẽ “đảm bảo cô ấy không bao giờ ở một mình,” bà Calla nói với các phóng viên. “Khó mà nói những lời đe dọa này nghiêm túc tới mức nào. Chúng tôi đang xem chúng là nghiêm túc.”
Mohammed, người đã từ bỏ họ al-Qunun của cô, ngày 15/1 đưa ra một phát biểu công khai tại Toronto được một nhân viên định cư đọc thay bằng tiếng Anh rằng: “Tôi hiểu mọi người ở đây và khắp thế giới đều chúc lành cho tôi và muốn tiếp tục biết tình hình của tôi ra sao, nhưng … tôi muốn bắt đầu một cuộc sống riêng tư bình thường, giống như bất kì người phụ nữ trẻ nào khác sống ở Canada.”
Thỏa thuận của Canada nhận Mohammed diễn ra vào một thời điểm nhạy cảm cho mối quan hệ giữa nước này và Ả-rập Xê út. Năm ngoái, vương quốc này đã phong tỏa tất cả các khoản đầu tư mới với Canada sau khi Bộ trưởng Ngoại giao Chrystia Freeland kêu gọi trả tự do ngay lập tức cho các nhà hoạt động nhân quyền.
Vì vậy, khi bà Freeland đón Mohammed tại sân bay Toronto, một số người chỉ trích cho rằng điều này có thể khiêu khích chính quyền Ả-rập Xê út thêm nữa.
Nhưng bà Freeland nói với các phóng viên hôm 15/1 rằng bà đã làm những gì mà bà sẽ muốn cho con gái của bà.
“Tôi hình dung đó là một khoảnh khắc khó khăn và có lẽ đáng sợ và nó có thể tạo nên sự khác biệt cho cá nhân cô ấy khi cảm thấy cô ấy có sự hỗ trợ cá nhân và nhiệt tình của chính phủ chúng ta.”
Mohammed cảm ơn hai chính phủ Canada và Thái Lan và Cao ủy Liên Hiệp Quốc về Người tị nạn giúp cô đến được Canada.
“Tôi là một trong những người may mắn,” cô nói. Tôi biết có những người phụ nữ không may mắn đã biến mất sau khi tìm cách trốn thoát hoặc không thể làm gì để thay đổi thực tế của họ.”
https://www.voatiengviet.com/a/thieu-nu-a-rap-xe-ut-ti-nan-o-canada-duoc-thue-nhan-vien-bao-ve/4744868.html

Quốc hội Venezuela và Mỹ tăng áp lực lên Maduro

Quốc hội do phe đối lập Venezuela điều hành tuyên bố Tổng thống Nicolas Maduro là “kẻ tiếm quyền” hôm 15/1 trong lúc chính phủ Mỹ cho thấy sự hậu thuẫn phe đối lập.
Theo Reuters, chính quyền Donald Trump đang cân nhắc việc công nhận nhà lãnh đạo Quốc hội Venezuela Juan Guaido là tổng thống chính danh của nước này, nguồn tin cho hay.
Venezuela phớt lờ chỉ trích về Maduro
Lãnh đạo đối lập Venezuela bị bắt giữ
Thẩm phán Venezuela trốn sang Mỹ
Các trợ lý Nhà Trắng đang cân nhắc một động thái như vậy trong danh sách các lựa chọn được chuẩn bị cho Trump để đáp lại những diễn tiến mới nhất tại Venezuela nhưng quyết định cuối cùng chưa được đưa ra.
Maduro nhậm chức nhiệm kỳ hai vào ngày 10/1 trong bối cảnh bị nhiều chỉ trích rằng sự lãnh đạo của ông không chính đáng do cuộc bầu cử năm 2018 bị quốc tế coi là gian lận và các nước phủ nhận chính phủ của ông.
Hoa Kỳ và nhiều quốc gia Mỹ Latinh nói rằng Maduro đã trở thành một nhà độc tài và các chính sách thất bại của ông này đã khiến Venezuela rơi vào cuộc khủng hoảng kinh tế tồi tệ nhất từ ​​trước đến nay, không có dấu hiệu phục hồi trước mắt.
Trong khi đó, ông Maduro cáo buộc rằng “cuộc chiến kinh tế” do Hoa Kỳ dẫn dắt nhằm loại bỏ ông khỏi quyền lực.
Hôm 15/1, Phó tổng thống Hoa Kỳ Mike Pence gọi điện cho ông Guaido để bày tỏ sự ủng hộ của Hoa Kỳ đối với Quốc hội với tư cách là “cơ quan dân chủ hợp pháp duy nhất ở nước này”, một quan chức Nhà Trắng nói.
Hôm 13/1, Chính phủ Venezuela tuyên bố giành chiến thắng ngoại giao trong một cuộc tranh cãi ngoại giao với các nước Mỹ Latinh về tranh chấp biên giới với Guyana, trong khi phớt lờ chỉ trích nhiệm kỳ hai của Tổng thống Nicolas Maduro.
Ông Maduro cảnh báo các thành viên của nhóm Lima “về các biện pháp ngoại giao” sau khi họ tuyên bố vào ngày 4/1 rằng sẽ không công nhận nhiệm kỳ thứ hai của ông vì cuộc bầu cử Venezuela 2018 không tự do và công bằng.
Hai phi cơ ném bom Nga sang Venezuela làm gì?
Venezuela sẽ nâng lương tối thiểu 40%
Venezuela: Trump cảnh báo Maduro
Bạn giống Obama hay Putin?
Venezuela: Trực thăng tấn công Tòa Tối cao
Tuyên bố, được các quốc gia bao gồm Brazil, Argentina và Colombia ký kết, cũng bày tỏ lo ngại rằng Venezuela đã vi phạm chủ quyền của Guyana, bằng cách ngăn một con tàu thay mặt cho Exxon Mobil Corp thực hiện thăm dò dầu khí ngoài khơi.
Trong cuộc họp báo hôm 12/1, Bộ trưởng Ngoại giao Jorge Arreaza cho biết rằng 10/12 chính phủ đã ký tuyên bố làm rõ lập trường của họ về vụ tranh chấp Guyana.
Ông bày tỏ hy vọng rằng hai quốc gia còn lại – Paraguay và Canada – sẽ theo gương của các thành viên khác. Paraguay cắt quan hệ ngoại giao với Venezuela hôm 10/1.
Arreaza đã không đề cập đến quan điểm của nhóm Lima về tính chính danh của ông Maduro, người đã tuyên thệ hôm 10/1, ngoại trừ việc bác bỏ tuyên bố hôm 4/1 của nhóm này là “can thiệp thô bỉ” vào các vấn đề nội bộ của Venezuela.
Cuộc bầu cử năm 2018 của Venezuela đã bị phe đối lập tẩy chay và bị quốc tế lên án gian lận. Ông Maduro bảo lưu quan điểm cuộc bầu cử công bằng và các nhà lãnh đạo phe đối lập không tham gia vì biết rằng họ sẽ nắm chắc phần thua.
Vài ngày trước, Thẩm phán Tòa án tối cao Venezuela Christian Zerpa trốn sang Mỹ để phản đối nhiệm kỳ thứ hai của Tổng thống Maduro.
Và ông cáo buộc Tổng thống Maduro đã thao túng tòa án tối cao.
Đáp lại, tòa án này cho biết ông Zerpa đang chạy trốn các cáo buộc quấy rối tình dục.
Các đảng đối lập đã tẩy chay cuộc bầu cử năm 2018 gọi đó là cuộc bầu cử giả hiệu.
Ông Zerpa từng là một đồng minh quan trọng của ông Maduro, soạn đánh giá ​pháp lý quan trọng vào năm 2016 để chứng thực cho quyết định tước bỏ quyền lực của quốc hội của tổng thống.
Đảng Xã hội Chủ nghĩa Thống nhất Venezuela đã mất quyền kiểm soát cơ quan lập pháp trước phe đối lập trong cuộc bỏ phiếu hồi đầu năm đó.
Nhưng trong cuộc phỏng vấn với kênh EVTV của Miami hôm 6/1, ông Zerpa gọi Tòa án tối cao là “phần phụ của nhánh hành pháp” và nói rằng tổng thống sẽ chỉ đạo các thẩm phán trong một số vụ án nhất định.
Ông nói rằng ông đã không công khai chỉ trích kết quả bầu cử năm 2018 để đảm bảo ông và gia đình có thể trốn sang Mỹ an toàn.
Ông Maduro chính thức bước vào nhiệm kỳ thứ hai vào ngày 10/1.
Đến nay, 14 quốc gia triệu hồi đại sứ khỏi thủ đô Caracas để phản đối kết quả của cuộc bỏ phiếu hồi tháng 5/2018 và Mỹ áp đặt các lệnh trừng phạt kinh tế mới với Venezuela.
Hồi tháng 12/2018, Venezuela đón hai phi cơ ném bom chiến lược của Nga như một cách tăng cường hợp tác với Nga, Thổ Nhĩ Kỳ và Trung Quốc để phá thế bị cấm vận do Hoa Kỳ áp đặt.
Thông tin Bộ Quốc phòng Nga đưa ra hôm 10/12 cho hay không chỉ có hai phi cơ TU-160 thuộc loại máy bay ném bom chở được vũ khí nguyên tử, Nga còn cho sang Venezuela một máy bay vận tải An-124 và một phi cơ tầm xa Il-62.
Các máy bay này đều đã đáp xuống sân bay Maiquetia gần Caracas, để chuẩn bị diễn tập quân sự cùng nước chủ nhà Nam Mỹ.
Thông cáo báo chí của chính phủ Venezuela nói đây là bằng chứng của “hợp tác đa diện giữa Nga và Venezuela, được khởi xướng từ thời (cố) Tổng thống, Tổng tư lệnh Hugo Chavez”.
Tướng Vladimir Padrino Lopez, Bộ trưởng Quốc phòng Venezuela đón đoàn phi công, sỹ quan Nga chừng 100 người và nói các chuyến bay này “không gây sợ hãi cho ai cả”, nhằm trấn an các nước láng giềng Nam Mỹ.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-46859778

Tân tổng thống Brazil

mở rộng quyền người dân được mua súng

Trọng Nghĩa
Tân tổng thống Brazil Jair Bolsonaro, đã ký vào hôm qua, 15/01/2019, một sắc lệnh cho phép người dân dễ dàng mua súng. Đây là một lời hứa lúc tranh cử, nhưng quyết định của ông đã gây nên tranh cãi dữ dội trong một nước mà tình trạng bạo động rất nghiêm trọng.
Thông tín viên RFI, François Cardona tường thuật từ Rio de Janeiro:
Chỉ 15 ngày sau khi nhậm chức, Jair Bolsonaro đã tổ chức lễ ký sắc lệnh ở dinh tổng thống. Ông đã cố nhắc lại lập trường cố hữu của ông về “quyền tự vệ chính đáng” và việc có thể “mua súng đạn”. Sắc lệnh, rất gây tranh cãi, cho phép cất giữ súng ở nhà hay nơi làm việc, nhưng không cho phép mang theo ở nơi công cộng.
Mỗi một người Brazil có thể mua 4 khẩu súng, khi chứng minh được là có một cái hòm chắc chắn để cất giữ. Thời hạn giấy phép từ 5 năm đã được kéo dài đến 10 năm, và chỉ cần đến sở cảnh sát liên bang xin là được. Tất cả những ai trên 25 tuổi và không có tiền án tội phạm, đều được quyền mua súng.
Đấy là những gì tân tổng thống Brazil đã hứa trong lúc vận động tranh cử . Nhưng trong một cuộc thăm dò dư luận vào cuối năm qua, hơn 60% người Brazil đã phản đối việc sở hữu súng.
Tuy nhiên ông Jair Bolsonaro muốn giảm bớt tình trạng tội ác và bạo hành đang lũng đoạn Brazil. Với hơn 63.000 vụ giết người hàng năm, Brazil là quốc gia có tình trạng bạo lực đứng đầu thế giới.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190116-tan-tong-thong-brazil-mo-rong-quyen-nguoi-dan-duoc-mua-sung

Trung Quốc xây đập ngay núi lửa,

 Ecuador ôm nợ tỉ đô

Thụy My
Trong bài điều tra mang tựa đề « Con đập đắt giá làm Ecuador chìm sâu trong nợ nần với Trung Quốc », New York Times tuần này thuật lại chi tiết về một công trình thủy điện tệ hại đã làm Ecuador bị ràng buộc với Bắc Kinh qua khối nợ lớn, cộng với tai tiếng tham nhũng.
Xây đập thủy điện ngay dưới núi lửa đang hoạt động
Đập thủy điện này được xây ngay dưới chân một ngọn núi lửa đang hoạt động, với những cột tro xám phun lên bầu trời. Các viên chức từ nhiều thập niên qua đã cảnh báo việc xây đập tại đây, và các nhà địa chất nói rằng một trận động đất có thể phá hủy tất cả.
Nay chỉ mới hai năm sau khi khánh thành, hàng ngàn vết nứt đã xuất hiện. Hồ trữ nước bị cát và cây cối phủ lấp, và trong lần duy nhất mà các kỹ sư cố gắng khai thông toàn bộ, con đập bị rung chuyển mạnh, làm mạng lưới điện quốc gia bị cúp.
Đập thủy điện khổng lồ trong rừng rậm do Trung Quốc cho vay tiền và xây dựng lên, được cho là nhằm giải quyết nạn thiếu điện tại Ecuador, với tham vọng đưa đất nước Nam Mỹ này ra khỏi nạn nghèo khó. Thế nhưng nay con đập này lại nằm trong số các xì-căng-đan tầm quốc gia, khiến Ecuador phải đối mặt với khối lượng nợ nguy hiểm, tạo ra nguy cơ bị lệ thuộc lâu dài vào Trung Quốc.
Hầu như tất cả các quan chức cao cấp Ecuador có liên quan đến việc xây dựng đập thủy điện này đều bị vào tù hoặc lãnh án tham nhũng, trong đó có một cựu phó tổng thống, một cựu bộ trưởng Điện Lực, và cựu quan chức chống tham nhũng phụ trách dự án trên.
Ra sức bơm dầu, cắt phúc lợi xã hội để trả nợ Trung Quốc
Ecuador đang nợ Trung Quốc đến 19 tỉ đô la, không chỉ vì đập thủy điện mang tên Coca Codo Sinclair trên đây, mà còn do xây cầu đường, hệ thống tưới tiêu, trường học, bệnh viện và nhiều con đập khác. Mặc kệ cho Ecuador xoay sở để trả nợ, Bắc Kinh xoa tay hài lòng. Trung Quốc nắm trong tay đến 80% món hàng xuất khẩu giá trị nhất của Ecuador, đó là dầu lửa, vì đa số các hợp đồng xây dựng được trả bằng dầu với giá rất rẻ.
Làm thế nào bơm lên đủ dầu để trả cho Trung Quốc là mối đau đầu của chính quyền Ecuador hiện nay. Họ phải khoan dầu sâu trong vùng Amazon, gây thêm mối nguy phá rừng. Nợ ngập đầu, tổng thống Lenin Moreno đành cắt giảm thẳng tay nhiều món trợ cấp xã hội, nhiều cơ quan chính phủ, sa thải trên 1.000 công chức. Đa số nhà kinh tế dự báo Ecuador đang rơi dần vào suy thoái.
Bộ trưởng Năng Lượng Ecuador, ông Carlos Pérez tuyên bố : « Trung Quốc thủ lợi từ Ecuador. Chiến lược của họ rất rõ : họ muốn nắm quyền kiểm soát nền kinh tế của các nước ».
Bắc Kinh vừa thành chủ nợ lớn, vừa cô lập được Đài Loan
Trung Quốc đã nung nấu ý đồ từ hàng chục năm trước, khi nhảy vào châu Mỹ la-tinh trong thời kỳ khủng hoảng tài chính, đưa ra củ cà rốt tín dụng với lời khuyến dụ là sẽ quan hệ bình đẳng với các đối tác – hàm ý bán cầu này sẽ không còn bị Mỹ « thống trị ». Và Bắc Kinh đã thành công.
Nay Trung Quốc đã trở thành đối tác thương mại hàng đầu của các nước Nam Mỹ – sân sau của Hoa Kỳ – xây dựng nhiều cơ sở hạ tầng đồng thời với việc rải đầy các món nợ trong khu vực. Bên cạnh đó còn là lợi ích chính trị : một số nước châu Mỹ la-tinh đã cắt đứt quan hệ ngoại giao với Đài Loan để trở thành đối tác của Bắc Kinh.
Tuy nhiên đập thủy điện Coca Codo Sinclair đã chứng tỏ quan hệ đôi bên không hề bình đẳng. Là người đi vay nợ, Ecuador đành chấp nhận con đập có nhiều khiếm khuyết trong thiết kế, nghiên cứu kỹ thuật lỗi thời đến mấy chục năm.
Bất chấp nguy cơ núi lửa phun, hạn hán…
Khi Fernando Santos, cựu bộ trưởng Năng Lượng trong thập niên 80 biết được đập thủy điện khổng lồ này đang được xây dựng, ông không thể tin nổi. Trong thời kỳ ông còn tại chức, chính phủ đã bác bỏ phiên bản quy mô nhỏ hơn của dự án này, vì lý do núi lửa. Một trận động đất đã vùi lấp cơ sở hạ tầng dầu khí trong khu vực vào năm 1987.
Ngoài ra còn có những cảnh báo khác. Một nghiên cứu độc lập năm 2010 báo động rằng lượng nước có thể cung cấp cho con đập đã không được nghiên cứu từ 30 năm qua, và Ecuador đã phải chịu đựng nhiều trận hạn hán.
Luciano Cepeda, cựu tổng công trình sư kể lại, các quan chức vẫn thúc đẩy dự án vì « một nghiên cứu mới sẽ làm mất thêm nhiều năm ». Một yếu tố quan trọng hơn về địa chính trị : tổng thống thời đó là Rafael Correa, thiên tả và dân túy, muốn nhanh chóng hiện đại hóa đất nước và ra khỏi quỹ đạo của Mỹ.
Ông Correa tố cáo các định chế tài chính phương Tây, chỉ trích Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) hạn chế chi tiêu của mình. Năm 2008, ông không chịu trả 3,2 tỉ nợ vay, quay sang nhờ Trung Quốc giúp. Tổng thống có được tiền, nhưng đất nước lại bị một cuộc khủng hoảng mới : hạn hán làm nhiều đập thủy điện không hoạt động được. Thay vì tìm kiếm các nguồn năng lượng khác, ông Correa lại tăng gấp đôi thủy điện.
È cổ trả nợ cho đập thủy điện dỏm khi chạy, khi không
Coca Codo Sinclair được cho là sẽ cung cấp một phần ba lượng điện cho toàn quốc, được xây dựng ngay dưới chân núi lửa Reventador, với quy mô lớn gấp đôi so với các dự án đã bị bác nhiều thập niên trước.
Khi đập này được đưa vào hoạt động cuối năm 2016, Tập Cận Bình đã bay đến Ecuador để dự lễ khánh thành. Chỉ hai ngày trước chuyến viếng thăm của chủ tịch Trung Quốc, tình hình con đập rơi vào hỗn loạn. Các kỹ sư rất cố gắng, nhưng công trình có công suất thiết kế 1.500 megawatt không thể vận hành với mạng lưới điện quốc gia. Con đập rung chuyển một cách nguy hiểm, gây ra nạn mất điện tại nhiều vùng trên toàn quốc.
Ngày nay, đập Coca Codo Sinclair chỉ chạy được một nửa công suất. Theo các chuyên gia, với thiết kế cổ lỗ sỉ như thế cũng như theo chu kỳ mùa mưa và mùa khô, đập này chỉ phát điện được vài giờ mỗi ngày, và sáu tháng trong một năm – với điều kiện mọi sự đều tốt đẹp.
Tuy vậy Ecuador vẫn phải è cổ trả nợ. Món vay xây đập 1,7 tỉ đô la rất béo bở cho Trung Quốc : lãi suất đến 7% trong vòng 15 năm, tính ra mỗi năm Ecuador phải trả 125 triệu đô la tiền lãi. Ngày nay nhiều người dân Ecuador phàn nàn gánh nặng đang đè lên vai họ : một gia đình cho biết hàng tháng phải trả 60 đô la tiền điện tuy chính phủ hứa giảm giá năng lượng.
« Nghiện » vay nợ cho những dự án không cần thiết
Ở ngay lối vào con đập vẫn còn tấm bảng ghi « Jorge Glas Espinel, phó tổng thống, đã thúc đẩy công trình đại quy mô này ».
Ông Glas đang ngồi tù, với bản án sáu năm tù giam do tham nhũng. Tư pháp Ecuador xác nhận có băng ghi âm trong đó phó tổng thống cùng với Carlos Pólit, phụ trách cơ quan chống tham nhũng đang bàn bạc về món tiền hối lộ của Trung Quốc. Một cuộc điều tra khác cho thấy một người thân cận của ông Glas đã chuyển 17,4 triệu đô la vào một tài khoản HSBC ở Hồng Kông.
Món nợ khổng lồ khiến các nhà lãnh đạo mới ở Ecuador tỏ ra bất mãn đối với Trung Quốc. Tân bộ trưởng Năng Lượng đe dọa không trả nợ xây đập thủy điện, và Bắc Kinh đã có một ít nhượng bộ, chẳng hạn trả thêm 92 xu cho mỗi thùng dầu, và chỉ thu nợ bằng 80% lượng dầu xuất khẩu của Ecuador thay vì 90% như trước. Nhưng chính phủ vẫn còn đến 11,7 tỉ đô la phải trả.
Tháng trước, tổng thống Moreno phải bay sang Trung Quốc để thương lượng lại một số món nợ và vay thêm 900 triệu đô la nữa. Tân chính phủ cũng quay sang các định chế từng bị cựu tổng thống Correa chê bai là Ngân hàng Thế giới và Quỹ Tiền tệ Quốc tế.
Ông Santos, cựu bộ trưởng Năng Lượng than thở : « Chúng tôi đã nghiện vay nợ ». Một người khác nói thêm : « Giờ thì chúng tôi đã nhận ra rằng có nhiều thứ thật ra không cần đến, như con đập này chẳng hạn ! ».
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190116-trung-quoc-xay-dap-ngay-nui-lua-ecuador-om-no-ti-do

Tuyên trắng án cựu tổng thống Gbagbo,

CPI muốn lấy lại công lý cho chính mình ?

Anh Vũ
Sau gần hai năm đưa ra xét xử cựu tổng thống Côte d’Ivoire Laurent Gbagbo với cáo buộc phạm tội ác chống nhân loại, hôm qua, 15/01/2019, Tòa án Hình sự Quốc tế (CPI) đã tuyên ông Gbagbo cùng một cộng sự của ông trắng án vì không đủ bằng chứng để kết tội.
Quyết định hi hữu của Tòa án Hình sự Quốc tế đối với một bị cáo là nguyên thủ quốc gia, đang đặt ra nhiều câu hỏi xung quanh uy tín và vai trò của cấp xét xử tội ác nghiêm trọng nhất thế giới .
Cựu tổng thống Laurent Gbagbo bị cáo buộc phạm tội ác chống nhân loại trong cuộc khủng hoảng hậu bầu cử năm 2010-2011. Ngày 28/01/ 2016, ông Gbagbo đã bị đưa ra tòa cùng một cộng sự là cựu lãnh đạo phong trào đoàn thanh niên của mình, Charles Blé Goudé với cáo buộc chịu trách nhiệm về cái chết của 3000 người trong cuộc khủng hoảng này. Đối với Tòa án Hình sự Quốc tế, đây là vụ án đặc biệt quan trọng. Ông Laurent Gbagbo là nguyên thủ quốc gia đầu tiên bị tòa án này xét xử.
Được thành lập năm 2002, Tòa án Hình sự Quốc tế CPI có sứ mệnh phán xử các tội ác tàn bạo chống nhân loại trên thế giới. Tòa chỉ có thẩm quyền đối với các vụ án lớn không xử được ở các quốc gia có liên quan, hoặc bởi chính quyền ở quốc gia đó không có thiện chí xét xử, hoặc hệ thống tư pháp ở những quốc gia như vậy không có đủ khả năng thực thi công lý.
Có lẽ vì thế mà hầu hết các vụ xét xử của CPI đều nhắm tới các nước nghèo, chậm phát triển. Trong hơn một thập niên hoạt động, đã không ít lần CPI bị gán cho biệt danh là « tòa án dành cho châu Phi ». Điều đó khiến dư luận không khỏi hoài nghi rằng tòa án đóng trụ sở tại La Haye cũng chỉ là nơi biến luật pháp quốc tế thành công cụ chính trị của các cường quốc.
Nếu việc tuyên trắng án đối với cựu tổng thống Côte d’Ivoire lần này là một thắng lợi lớn của những người ủng hộ ông Laurent Gbagbo, thì có thể nói đó là thất bại của Tòa Hình sự Quốc tế hay không ? Hay sự kiện mới này là một dấu hiệu cho thấy định chế tư pháp quốc tế đang muốn khẳng định lại tính độc lập của mình ?
Theo giáo sư luật hình sự quốc tế Đại học Leiden, Hà Lan, Carsten Stahn, phán quyết trắng án lần này của tòa « gây tổn hại đến niềm tin vào khả năng buộc tội trong các vụ án nhắm vào những quan chức cao cấp nhất » có dính líu đến những tội ác nghiêm trọng trên thế giới. Hồi tháng 06/2018, CPI cũng đã tuyên trắng án với cựu phó tổng thống Congo Jean-Pierre Bembe. Trước đó, ở phiên sơ thẩm, bị cáo đã bị tuyên 18 năm tù vì liên quan đến các vụ sát hại hàng ngàn người ở Cộng Hòa Trung Phi trong những năm 2002-2003.
Năm 2014, công tố viên của Tòa Hình sự Quốc tế, Fatou Bénouda, vì thiếu bằng chứng, cũng đã phải đình chỉ việc truy tố tổng thống Kenya Uhuru Kenyatta, phạm tội ác chống loài người.
Trên thực tế, thì CPI cũng đã có được một số thành công trong các vụ xét xử những nghi can phạm tội ác chiến tranh, nhưng vẫn được xếp vào hàng những « con cá bé », chẳng hạn như các các cựu tướng lĩnh Congo, hay thủ lĩnh thánh chiến Mali, bị kết án vì phá hủy di tích lăng mộ cổ ở Tombouctou.
Tuy nhiên, theo bà Marta Bo, nhà nghiên cứu luật quốc tế tại Viện Asser, La Haye, thì sẽ là « sai lầm khi đánh giá thành công của một tòa án hình sự trên cơ sở tỉ lệ các bản án ». Bà nhấn mạnh, điều quan trọng là quyết định của các quan tòa phải « bảo đảm với cộng đồng quốc tế »rằng CPI là cấp phán xử « độc lập ».
Nhiều nhà quan sát cũng nhất trí trên một số điểm tích cực trong vụ tuyên trắng án đối với Gbagbo. Chuyên gia Carsten Stahn phân tích, với phán quyết vừa rồi của Tòa, người ta khó còn có thể nói « CPI là một bên chống lại châu Phi, mà phán quyết này chứng tỏ Tòa đã tuân thủ các chuẩn mực công bằng với các bị cáo ». Như thế thì phán quyết của tòa La Haye hôm qua đã chứng minh được phần nào tính độc lập và không thiên vị của các thẩm phán, đồng thời giải tỏa bớt các câu hỏi khó về vai trò và tương lai của cấp thẩm quyền xét xử tội phạm cao nhất thế giới như CPI.
Việc tuyên trắng án cho Laurent Gbagbo sẽ không đến mức gây chấn động hay khủng hoảng ở CPI như một số nguồn dư luận đánh giá, biết đâu đó lại chẳng là tín hiệu thay đổi đang nhen nhóm trong lòng định chế công lý quốc tế này. Trong khi đó, CPI đang ngày càng nhận được nhiều lời kêu gọi điều tra tội ác ở nơi này nơi khác trên thế giới, như hồ sơ lính Mỹ sát hại thường dân ở Afghanistan hay nhiều vụ việc liên quan đến các nước Venezuela, Ukraina, Philippines, Miến Điện… Công lý sẽ không thể có ở một tòa án quốc tế chỉ mang tính biểu tượng và bị nhiều điều tiếng.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190116-tuyen-trang-an-cuu-tong-thong-gbabo-cpi-muon-lay-lai-cong-ly-cho-chinh-minh

Brexit: EU liệu có giúp đỡ sau thất bại của bà May?

Rõ ràng là EU đã dự cảm trước về thất bại của thỏa thuận Brexit tại Quốc hội vào tối thứ Ba.
Chính phủ Anh thảm bại với lá phiếu Brexit
Trump chê ‘Brexit mềm’ và khen Boris Johnson
Chỉ vài giây sau khi kết quả được công bố, dòng tweet của các nhà lãnh đạo EU thể hiện sự thất vọng đã tràn ngập mạng xã hội.
Ở Brussels, sự thất vọng là rõ. Với 73 ngày đếm ngược tới thời hạn Brexit, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean-Claude Juncker và Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk kêu gọi việc làm rõ từ phía Anh.
“Các đại biểu nghị viện EU tiếp tục nói ra điều họ không muốn,” một đại biểu không giấu nổi cảm xúc. “Họ đã bác bỏ thỏa thuận này. Họ cần quyết định bây giờ xem họ đồng ý‎ với điều gì.”
Các đại biểu đang sống tại Anh mong muốn EU “nhanh chóng trợ giúp” với đề xuất thay đổi thỏa thuận Brexit cho sự giảm sút này.
Các nhà lãnh đạo EU không chuẩn bị phương án dự phòng và cũng không thấy điều đó có lợi.
Họ tin rằng các cuộc tranh luận ở Anh vẫn cần được diễn ra.
Chính phủ Anh thảm bại với lá phiếu Brexit
‘Anh có quyền đơn phương hủy Brexit’
Thủ tướng Anh dám để Brexit ‘rơi tự do’
“Quan trọng là không được vội vã ở thời điểm hiện tại,” đó là lời khuyên của bà Annegret Kramp-Karrenbauer – người kế nhiệm Thủ tướng Đức Angela Merkel.
Với một viễn cảnh về một Brexit lờ mờ và những tiềm năng (dù nhỏ) là không Brexit, EU cho rằng đây không phải thời gian để họ can thiệp vào.
Sẽ hiệu quả hơn nếu duy trì áp lực này.
Một nhà ngoại giao EU nói bà Theresa May nên tiết kiệm dầu máy bay và đừng bay đến Brussels.
Ông nói: “Chúng tôi không tổ chức một hội nghị thưởng đỉnh nào hết.”
“EU chúng tôi không thể ngày một, ngày hai giải quyết vấn đề này được. London phải có các phương án, sau đó chúng ta xem là chúng ta có thể chấp nhận được hay không.
Một phút để hiểu về Brexit.
Hiện giờ EU vẫn giữ quan điểm không có mục đích nhẹ nhàng nhất của việc đàm phán lại những thỏa thuận tách rời, hay còn gọi là Thỏa Thuận Rút Khỏi EU.
Các nhà lãnh đạo nhận thức đầy đủ rằng rất nhiều đại biểu nghị viện EU không thích rào cản này, biên giới Ireland bảo đảm có trong thỏa thuận, nhưng không có dấu hiệu cho thấy EU sẽ bỏ cuộc.
Điều được nhắc đi nhắc lai đó là họ sẽ bảo vệ tiến trình hòa bình Bắc Ireland, bảo vệ mối quan tâm của thành viên nước Ireland và – rất quan trọng đối với Brussels, đó là bảo vệ thị trường đơn lẻ (nên nhớ rằng vùng biên giới giữa EU và Anh sau Brexit sẽ đi qua Ireland).
Đại biểu nghị viện EU cũng diễn giải cán cân tuyệt đối của bầu cử chống lại thỏa thuận Brexit vào thứ Ba như một dấu hiệu mà các đại biểu nghị viện EU đã từ chối hơn là một “chốt chặn cuối” (‘backstop’ trong tiếng Anh).
Còn giờ thì sao?
Các nhà lãnh đạo EU nghĩ rằng Thủ tướng sẽ tham vấn họ về việc kéo dài điều khoản 50 về quá trình rời EU để cho bà thêm thời gian.
Và trong lúc các nhà lãnh đạo châu Âu ngập trong suy nghĩ về sự bất ổn, do dự và quẩn quanh vòng tròn Brexit thì họ cũng gần như sẽ kéo dài điều khoản.
Không thể kéo dài quá tháng 7 để tránh việc phải bầu đại biểu nghị viện châu Âu vào năm nay, nhưng những nguồn tin thân cận tiết lộ rằng EU có thể kéo dài Điều khoản 50 Brexit hơn nếu cần thiết.
Điểm mấu chốt là: điều đó rất đáng đối với EU, nếu nó đồng nghĩa với một thỏa thuận không Brexit – điều tác động mạnh lên công dân châu Âu và kinh doanh.
Các nhà ngoại giao EU nói rằng quan điểm của EU sẽ rõ ràng vào tuần sau.
Thật không dễ dàng để 27 lãnh đạo khác nhau đi đến một vị trí chung. Và sự thống nhất của các nước EU sau Brexit là điều gì đó mà Brussels còn rất lo lắng.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-46897101

Brexit: Thỏa thuận của Thủ tướng May

 bị thất bại nặng nề tại Quốc hội

Chính phủ Anh thất bại nặng nề trong lá phiếu Brexit tại cuộc bỏ phiếu hôm 15/1 với số phiếu chống nhiều hơn thuận là 230 phiếu.
Có 202 dân biểu bỏ phiếu thuận và 432 dân biểu bỏ phiếu cho thỏa thuận có các điều khoản để Anh ra khỏi EU ngày 29/03/2019.
Đồng bảng Anh, đã giảm xuống dưới 1,27 đô la trước đó hôm 15/1, sau cuộc bỏ phiếu đã tăng lên 1,28 đô la.
Kế hoạch Brexit của chính phủ Anh đang bị hủy hoại, nhưng thị trường chứng khoán dường như không quan tâm đến điều đó.
Lãnh đạo Đảng Lao động đối lập Jeremy Corbyn đã ngay lập tức đưa ra đề nghị bỏ phiếu bất tín nhiệm đối với chính phủ của bà Theresa May, bước đi có thể khởi động cho cuộc tổng tuyển cử.
Ông Corbyn nói phiếu bất tín nhiệm sẽ tạo điều kiện để Quốc hội đưa ra phán quyết về “sự bất tài tuyệt đối của chính phủ này”.
Thủ tướng May nói bà sẽ dành thời gian để chủ đề này được tranh luận vào ngày thứ Tư.
‘Anh có quyền đơn phương hủy Brexit’
Thường thì với thất bại lớn đối với việc bỏ phiếu cho chính sách quan trọng như vậy sẽ dẫn đến việc thủ tướng từ chức.
Nhưng bà May tỏ ý bám trụ trong một thông báo ngay sau lá phiếu này.
“Quốc hội đã lên tiếng và chính phủ này sẽ nghe,” bà nói với các Dân biểu.
Bà đề nghị hội đàm giữa các đảng để xác định một con đường cho Brexit.
Chủ tịch Hội đồng châu Âu, Donald Tusk, nói ông lấy làm tiếc về kết quả bỏ phiếu và rằng ông thúc giục chính phủ Anh “làm rõ các ý định để có được các bước đi tiếp theo sớm nhất có thể”.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-46884712

Sau thất bại nặng nề, TT Anh

tiếp tục tìm kiếm đồng thuận về Brexit

Thủ tướng Anh Theresa May hôm 16/1 cố đạt được sự đồng thuận ở quốc hội về thỏa thuận rút ra khỏi Liên hiệp châu Âu (EU), gọi tắt là Brexit, sau khi dự thảo thỏa thuận do chính bà soạn bị đánh bại, khiến cho tiến trình Anh rời khỏi Liên hiệp châu Âu trở nên rối ren vào thời điểm chỉ còn 10 tuần nữa là phải thực hiện Brexit.
Sau khi Thủ tướng May thất bại ở quốc hội với tỉ lệ phiếu tồi tệ nhất mà một chính phủ Anh từng nhận được trong lịch sử cận đại, bà được dự báo là vẫn duy trì được quyền lực sau một cuộc bỏ phiếu tín nhiệm, nhờ đã đảm bảo được sự hậu thuẫn của thành phần chống đối ngay trong nội bộ đảng của bà, và các đồng minh của đảng ở Bắc Ireland.
Cuộc bỏ phiếu tín nhiệm sẽ được tổ chức vào lúc 7h tối, giờ London. Đây là cuộc bỏ phiếu do lãnh đạo Công đảng đối lập Jeremy Corbyn đề nghị sau khi các nhà lập pháp bác bỏ thỏa thuận Brexit của bà May với tỷ lệ phiếu 432-202.
Trong khi đồng hồ đếm ngược đến ngày 29/3, ngày được ấn định trong luật để bắt đầu tiến trình Brexit, Vương quốc Anh giờ đây đang rơi vào cuộc khủng hoảng chính trị nghiêm trọng nhất trong nửa thế kỷ qua khi nước này đang chật vật xem nên tiến hành rút ra khỏi EU như thế nào, thậm chí là có nên rút ra khỏi Liên hiệp châu Âu hay không. Anh gia nhập khối này vào năm 1973.
Sau khi các nhà lập pháp trong quốc hội Anh có lịch sử 800 năm đã bác bỏ bản thỏa thuận của Thủ tướng May, bà cam kết sẽ trao đổi với các nghị sĩ kỳ cựu để tìm một thỏa hiệp nhằm tránh một Brexit không đạt được thỏa thuận, cũng như tránh một cuộc trưng cầu dân ý khác về có nên hay không nên, duy trì tư cách thành viên của EU.
Thoạt tiên là người phản đối Brexit, bà May lên nắm chức Thủ tướng giữa cuộc khủng hoảng chính trị diễn ra ngay sau cuộc biểu quyết trưng cầu dân ý. Sắp tới, bà sẽ thảo luận với Đảng Lao động đối lập, đảng DUP Bắc Ailen và các nghị sĩ trong đảng của bà.
John McDonnell, nhân vật sắp trở thành bộ trưởng tài chính của Đảng Lao động, cho rằng bà May cuối cùng cũng có thể được quốc hội thông qua thỏa thuận nếu bà đàm phán về một thỏa hiệp với đảng của ông.
Thủ tướng May nói rằng có nhiều khả năng hủy bỏ Brexit, hơn là so với giải pháp rút ra khỏi EU mà không đạt được thỏa thuận, tuy nhiên bà đã nhiều lần nhấn mạnh quyết tâm thực hiện Brexit, và miêu tả bất kỳ thất bại nào trong việc thực hiện kết quả cuộc trưng cầu dân ý năm 2016, cũng là một “thảm họa cho dân chủ”.
Chủ tịch Ủy ban EU Jean-Claude Juncker nhận định rằng có nhiều khả năng sẽ diễn ra một Brexit ‘vô trật tự’, trong khi ông Donald Tusk, Chủ tịch Hội đồng châu Âu, đề nghị nước Anh nên lật ngược Brexit, và giữ chân trong EU.
https://www.voatiengviet.com/a/sau-that-bai-nang-ne-tt-anh-tiep-tuc-tim-kiem-dong-thuan-ve-brexit/4745563.html

Đức bắt công dân song tịch

tình nghi làm gián điệp cho Iran

Một công dân song tịch Afghanistan-Đức, 50 tuổi, làm việc cho quân đội Đức đã bị bắt giữ hôm 15/1 vì nghi ngờ chuyển dữ liệu cho một cơ quan tình báo Iran, văn phòng công tố viên liên bang Đức cho biết cùng ngày.
Nghi phạm, chỉ được xác định danh tính là Abdul Hamid S., xuất hiện trước một thẩm phán vào ngày 15/1. Thẩm phán ra lệnh giam giữ ông ta trong khi cuộc điều tra tiếp tục.
Bộ Quốc phòng Đức cho biết họ có biết về một vụ gián điệp liên quan đến một thành viên của quân đội, nhưng không cung cấp thêm thông tin chi tiết.
Tạp chí tin tức Der Spiegel đưa tin nghi phạm tiếp cận được các thông tin nhạy cảm, bao gồm dữ liệu khả dĩ về việc triển khai quân đội ở Afghanistan.
Quân đội Đức thường sử dụng các phiên dịch viên người bản địa di theo binh sĩ đi tuần tra ở Afghanistan.
Một nguồn tin chính phủ Đức cho biết vụ việc được xem là rất nghiêm trọng, ngay sau khi các vụ gián điệp khác liên quan đến Iran vào tuần trước đã khiến Liên minh Châu Âu đưa thêm tên của hai người Iran và một đơn vị tình báo Iran vào danh sách khủng bố.
Các cáo buộc Iran hoạt động gián điệp được đưa ra vào một thời điểm đặc biệt nhạy cảm đối với Đức, nước đang cùng với các nước Châu Âu khác gắng sức bảo vệ thỏa thuận hạt nhân năm 2015 sau khi Washington quyết định đơn phương rút đi.
Vào tháng 7, cơ quan tình báo nội địa Đức báo cáo rằng Iran đã mở rộng khả năng tấn công mạng và gây nguy hiểm cho các công ty và tổ chức nghiên cứu của Đức.
Vào tháng 1, Bộ Ngoại giao Đức đã triệu tập đại sứ Iran về điều mà họ nói là Tehran do thám các cá nhân và các tổ chức có quan hệ thân thiết với Israel.
https://www.voatiengviet.com/a/duc-bat-cong-dan-song-tich-tinh-nghi-lam-gian-diep-cho-iran/4744490.html

Vụ Carlos Ghosn :

Đại diện của chính phủ Pháp đến Tokyo

Thu Hằng
Một phái đoàn đại diện của chính phủ Pháp đến Tokyo, Nhật Bản, ngày 16/01/2019 để gặp những người chủ chốt trong hồ sơ Renault-Nissan nhằm chuẩn bị cho giai đoạn hậu Carlos Ghosn.
Tổng giám đốc tập đoàn Renault của Pháp, từng là tổng giám đốc liên minh Renault-Nissan-Mitsubishi, bị bắt giam tại Tokyo từ ngày 19/11/2018 vì bị cáo buộc « lạm dụng tín nhiệm ».
Theo thông tin được bộ Kinh Tế và Tài Chính Pháp công bố tối 15/01, tham gia phái đoàn có ông Martin Vial, tổng giám đốc Cơ quan quản lý vốn Nhà nước (Agence des participations de l’Etat) và ông Emmanuel Moulin, chánh văn phòng bộ trưởng Kinh Tế và Tài Chính Pháp.
Trả lời AFP, văn phòng bộ trưởng Kinh Tế và Tài Chính khẳng định « chuyến đi đã được dự kiến từ nhiều ngày trước » và « chúng tôi hàng ngày vẫn theo dõi tình hình ở cấp cao nhất. Nhà nước đảm trách hoàn toàn vai trò cổ đông lớn nhất » ở tập đoàn Renault.
Lãnh đạo tập đoàn Nissan, Hiroto Saikawa, sẽ gặp phái đoàn Pháp vào thứ Tư hoặc thứ Năm này.
Tại tập đoàn Renault, Nhà nước Pháp nắm 15,01% vốn, Nissan chiếm 15% nhưng không có quyền biểu quyết tại đại hội đồng. Trong khi đó, Renault nắm 43% vốn của tập đoàn Nissan, sau khi cứu hãng sản xuất xe hơi của Nhật khỏi phá sản cách đây gần 20 năm.
Hiện tại, ông Thierry Bolloré tạm thời nắm giữ chức tổng giám đốc tập đoàn Renault thay ông Carlos Ghosn. Theo Reuters, chính phủ Pháp dường như đã yêu cầu tổ chức họp hội đồng quản trị, vào Chủ nhật 20/01, để nghiên cứu ứng viên thay thế ông Ghosn.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20190116-vu-carlos-ghosn-dai-dien-cua-chinh-phu-phap-den-tokyo

Thụy Điển sợ TQ chiếm sóng

 trạm vệ tinh khi có chiến sự

Các nhà nghiên cứu thuộc Bộ Quốc phòng Thụy Điển cảnh báo một trạm vệ tinh do Trung Quốc xây tại phía bắc nước này sẽ được quân đội Trung Quốc sử dụng để do thám nếu hệ thống vệ tinh quân sự Trung Quốc bị tê liệt trong thời chiến.
“Thụy Điển đang bắt đầu tỉnh mộng trước các thách thức an ninh từ Trung Quốc” – Viking Bohman, một chuyên gia thuộc Viện nghiên cứu quốc tế Thụy Điển nói với báo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP) của Hong Kong ngày 14-1.
Cùng ngày hôm đó, truyền thông Thụy Điển tiết lộ một thông tin chấn động: các công ty sản xuất vật liệu bán dẫn tiên tiến của Thụy Điển đã bị bán đứt cho Trung Quốc. Hợp đồng bao gồm việc mua luôn cả những công nghệ lưỡng dụng có thể được sử dụng cho cả dân sự lẫn quân sự.
Hồi cuối tuần trước, như một xu hướng được bắt đầu từ Mỹ, Thụy Điển và Na Uy đã tuyên bố sẽ cân nhắc liệu có nên để tập đoàn Huawei của Trung Quốc tham gia vào việc xây dựng mạng lưới 5G của các nước này hay không.
Động thái này xuất phát từ cáo buộc của Washington nói rằng Huawei – nhà sản xuất thiết bị viễn thông lớn nhất thế giới, thực chất đang tiến hành các hoạt động gián điệp cho chính quyền Bắc Kinh.
Theo ông Bohman, truyền thông nước này đã dùng thẳng từ “ngây thơ” để nói về suy nghĩ và cách tiếp cận của Thụy Điển trong cuộc chơi với Trung Quốc.
Cơ quan nghiên cứu quốc phòng Thụy Điển (FOI) trực thuộc Bộ Quốc phòng Thụy Điển ngày 13-1 tiếp tục đổ thêm dầu vào lửa cho các tranh cãi ngày càng tăng về sự hiện diện của Trung Quốc tại nước này.
Ông John Rydqvist, một nhà nghiên cứu thuộc FOI, tỏ ra lo ngại về ranh giới mơ hồ giữa dân sự và quân sự của các doanh nghiệp, tập đoàn Trung Quốc.
Điều này đặt ra nguy cơ an ninh không chỉ đối với Cơ quan không gian Thụy Điển (SSC) mà còn nhiều hợp tác mang mác dân sự khác giữa Trung Quốc với quốc gia Bắc Âu này.
Trạm vệ tinh mặt đất đầu tiên ở nước ngoài của Trung Quốc đặt tại miền bắc Thụy Điển – Ảnh chụp màn hình
Theo các nhà nghiên cứu FOI, trạm vệ tinh do Trung Quốc xây tại Kiruna và hoạt động từ năm 2016 vốn là một phần trong dự án quan sát Trái đất có tên Cao Phân của Trung Quốc.
Tuy nhiên, trong trường hợp hệ thống vệ tinh quân sự của Trung Quốc bị tê liệt trong thời chiến, trạm vệ tinh đặt tại miền bắc Thụy Điển này có thể sẽ được trưng dụng bởi quân đội Trung Quốc để cung cấp các hình ảnh do thám tại vùng Bắc cực.
Được biết đến với tên gọi chính thức “Trạm tiếp nhận dữ liệu vệ tinh mặt đất vùng Bắc cực”, trạm vệ tinh ở Kiruna thuộc quản lý của Viện khoa học Trung Quốc và là một phần trong thỏa thuận giữa Bắc Kinh với SSC.
Phản ứng trước các lo ngại của Bộ Quốc phòng Thụy Điển, SSC đã khẳng định trạm vệ tinh ở Kiruna là hoàn toàn vì mục đích dân sự và bác bỏ các nguy cơ an ninh.
Song theo ông Rydqvist, nguy cơ là có thật và những hợp tác như vậy có thể trở thành trở ngại cho các hợp tác an ninh quan trọng của Thụy Điển với Mỹ, châu Âu.
“Cho dù chỉ có chút xíu nghi ngờ hay lo ngại, tốt nhất là thôi đừng làm nữa” – ông Rydqvist cảnh báo.
http://biendong.net/bien-dong/25861-thuy-dien-so-tq-chiem-song-tram-ve-tinh-khi-co-chien-su.html

Serbia bắt người ‘định ám sát’

 tổng thống Nga đến thăm

Chính quyền Serbia bắt một người đàn ông ‘lên kế hoạch ám sát’ Tổng thống Vladimir Putin trong chuyến thăm đến Belgrade tuần này, theo Moscow Times.
Armin Alibašić, 21 tuổi bị bắt ở phía Nam Serbia hôm thứ Ba, theo quan chức nước này.
Nhưng thông tin về vụ này còn rất mơ hồ và báo chí địa phương chỉ nói có quan chức an ninh không nêu tên cho họ biết như vậy.
Dự kiến vào ngày 17/01, ông Putin sẽ tới thủ đô Serbia để ký kết một số thỏa thuận song phương.
Ông cũng sẽ có phát biểu về căng thẳng mới nhất ở Kosovo.
Nga-Ukraine: Chính thống giáo hoàn toàn chia rẽ
Ba kịch bản ‘Cái ô của Putin’
Bạn giống Obama hay Putin?
Putin ‘không trả đũa’ Hoa Kỳ
Serbia chia rẽ về quan hệ với Nga?
Một số nhóm đối lập Serbia đã lên lịch biểu tình phản đối ông Putin.
Chuyến thăm được châu Âu chú ý vì Serbia vừa muốn vào Liên hiệp châu Âu vừa tiếp tục là nước thân thiết với Nga.
Từ 2001, đây là lần thứ tư ông Putin được mời thăm Serbia, và ông đã trả lời phỏng vấn đài Vecernje Novosti và trang Politika của Serbia.
Trong nội dung công bố hôm 15/01, tổng thống Nga phê phán Hoa Kỳ “can thiệp gây bất ổn ở vùng Balkans”.
Đây là cách ông Putin đáp trả cáo buộc của Hoa Kỳ và đồng minh châu Âu rằng chính Nga mới gây ra bất ổn ở Montenegro, Bosnia-Herzegovina và Macedonia.
Ông Putin nói Montenegro “bị lôi vào Nato” và ca ngợi quan hệ Nga – Serbia.
Người Montenegro và Serbia nói chung ngôn ngữ và đều thuộc Liên bang Nam Tư thời Chiến tranh Lạnh.
Montenegro đã vào Nato hồi 2017 và Macedonia đang xin vào liên minh quân sự này nhưng Serbia tỏ thái độ là không muốn gia nhập.
Các nước này đều có đông đảo dân chúng theo Chính Thống giáo, đạo hiện coi là quốc giáo ở Nga sau khi hệ thống cộng sản tan rã.
EU và vấn đề đón ông Putin ra sao
Mấy năm gần đây, ông Putin cũng ít khi sang thăm châu Âu trừ một số dịp dự lễ do căng thẳng EU và Nga qua cuộc chiến ở Đông Ukraine.
Hồi tháng 6/2018 ông Putin có chuyến tới Áo mà chính thức là “dự đám cưới” nhưng vẫn được chính khách nước chủ nhà đón.
Ngay sau đó, bộ ngoại giao Áo ra thông cáo nói ông Putin “chỉ có chuyến thăm riêng tư” tới nước họ.
Trước đó, hồi tháng 8/2017, tổng thống Nga sang Budapest xem một cuộc thi judo.
Đầu năm đó, ông có chuyến thăm chính thức tới Budapest và khiến chính quyền Hungary bị một số đồng minh EU chỉ trích.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-46895302

Vụ Schellenberg bị án tử hình:

TQ cáo buộc Canada ‘tiêu chuẩn kép’

Trung Quốc bác bỏ các cáo buộc từ phía Canada theo đó nói Bắc Kinh đã tùy tiện áp dụng án tử hình đối với công dân Canada, người bị tòa án Trung Quốc bị kết tội buôn lậu ma túy.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc cảnh báo Thủ tướng Canada Justin Trudeau “hãy chấm dứt việc đưa ra những bình luận vô trách nhiệm như thế,” và nói Canada áp dụng “tiêu chuẩn kép”.
Nhà Schellenberg: án tử ở TQ ‘thật khủng khiếp’
Trung Quốc tuyên án tử hình công dân Canada
‘Công dân Mỹ cần cẩn trọng hơn khi đến Trung Quốc’
Công dân Canada Robert Lloyd Schellenberg hồi tháng 11 bị mức án 15 năm tù.
Nhưng hôm thứ Hai, tòa án Trung Quốc đã tăng lên thành mức tử hình và nói mức án sơ thẩm là quá nhẹ.
Phán quyết này nhiều khả năng sẽ càng làm xấu đi cuộc tranh cãi ngoại giao giữa hai nước, vốn đã leo thang kể từ khi Canada bắt giữ một quan chức cao cấp của Huawei, hãng công nghệ khổng lồ của Trung Quốc hồi tháng trước.
Trung Quốc đã bày tỏ thái độ giận dữ về vụ bắt giữ bà Mạnh Vãn Chu, con gái của người sáng lập hãng Huawei, bị nghi là dùng một công ty con để qua mặt các lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Iran trong thời gian từ 2009 đến 2014.
Bà bị bắt giữ theo yêu cầu của Hoa Kỳ.
Bà Mạnh, 46 tuổi, bác bỏ các cáo buộc.
Bà được nhanh chóng cho tại ngoại hầu tra sau khi bị bắt giữ, nhưng phải chịu sự theo dõi liên tục và phải gắn thiết bị điện tử theo dõi ở chân.
Bác bỏ các cáo buộc nói Bắc Kinh chính trị hóa vụ Schellenberg để đáp trả vụ bắt giữ bà Mạnh, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh thúc giục Canada hãy “tôn trọng quyền tài phán của Trung Quốc”.
“Những bình luận từ phía chính phủ Canada mang đầy tính tiêu chuẩn kép,” bà Hoa nói. “Chính Canada mới là bên tùy tiện bắt giữ người,” bà nói thêm, hiển nhiên nhằm nói tới vụ bà Mạnh.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-46883637

Tướng TQ tuyên bố bảo vệ Đài Loan

 ’bằng bất cứ giá nào’

Bắc Kinh đưa ra lời cảnh báo với Washington trong bối cảnh các tàu hải quân Mỹ nhiều lần đi qua eo biển Đài Loan trong thời gian gần đây.
“Vấn đề Đài Loan là chuyện nội bộ của Trung Quốc, liên quan tới những lợi ích cốt lõi của đất nước và tình cảm dân tộc. Sự can thiệp từ bên ngoài sẽ không được tha thứ”, AFP dẫn lời Thượng tướng Lý Tác Thành, Tổng tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc, hôm qua phát biểu trong cuộc họp tại Bắc Kinh với Đô đốc John Richardson, Tư lệnh Hải quân Mỹ.
“Nếu bất cứ ai muốn tách Đài Loan khỏi Trung Quốc, quân đội Trung Quốc sẽ bảo vệ sự thống nhất của quê hương bằng bất cứ giá nào”, ông Lý nói thêm.
Trong những tháng gần đây, các tàu hải quân Mỹ nhiều lần đi qua eo biển Đài Loan, khu vực nhạy cảm ngăn cách giữa Trung Quốc đại lục và hòn đảo. Bắc Kinh coi đây là động thái vi phạm chủ quyền của họ, trong khi Washington cho rằng eo biển Đài Loan là vùng biển quốc tế.
Trung Quốc coi Đài Loan là một phần lãnh thổ và tuyên bố sẵn sàng dùng vũ lực để thống nhất nếu cần thiết. Washington cắt đứt quan hệ ngoại giao với Đài Bắc vào năm 1979 để công nhận chính sách “Một Trung Quốc” này. Tuy nhiên, họ vẫn là đồng minh mạnh nhất, đồng thời là nhà cung cấp vũ khí chính cho hòn đảo.
http://biendong.net/bi-n-nong/25857-tuong-tq-tuyen-bo-bao-ve-dai-loan-bang-bat-cu-gia-nao.html

TQ triển khai DF-26 để răn đe Mỹ trên Biển Đông

Trung Quốc đã chính thức đưa vào hoạt động lữ đoàn tên lửa đạn đạo chống hạm DF-26 đầu tiên. Lữ đoàn được trang bị 22 xe mang phóng tên lửa đạn đạo chống hạm DF-26. Tên lửa này có thể mang theo đầu đạn thông thường hoặc hạt nhân. DF-26 có tầm bắn ước tính khoảng 4.000 km đưa nó trở thành tên lửa mang đầu đạn thông thường có tầm bắn xa nhất thế giới. Đài truyền hình TQ (CCTV, 8/1) đưa tin, Trung Quốc đã triển khai tên lửa đạn đạo DF-26 tại vùng sa mạc và cao nguyên ở phía Tây Bắc và đặt dưới sự kiểm soát của một lữ đoàn tên lửa thuộc Lực Lượng Tên lửa Quân đội Giải phóng Nhân dân TQ.
DF-26 nguy hiểm như thế nào
DF-26 từng được truyền thông TQ và các chuyên gia quốc phòng đặt cho biệt danh “Kẻ giết người Guam”, khả năng mang theo đầu đạn thông thường hoặc đầu đạn hạt nhân nặng 1,2 – 1,8 tấn, tên lửa DF-26 là một trong những loại vũ khí tiên tiến nhất của TQ; tên lửa được dẫn đường bằng radar, có khả năng cơ động để bám sát các mục tiêu đang di chuyển; tầm bắn khoảng 4.500km, tên lửa này có thể bắn tới đảo Guam của Mỹ ở phía Đông và Indonesia ở phía Tây. DF-26 được đưa vào sử dụng tháng 4/2017 và lần đầu được biết tới trong cuộc duyệt binh ở Bắc Kinh năm 2015.
Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc Ngô Khiêm cho biết tên lửa DF-26 là loại vũ khí mới được trang bị cho PLARF và có 4 tính năng nổi bật. Thứ nhất, đây là loại tên lửa được nghiên cứu, phát triển và chế tạo hoàn toàn bởi Trung Quốc và nước này có toàn quyền sở hữu DF-26. Thứ hai, DF-26 có thể mang cả đầu đạn thông thường cũng như đầu đạn hạt nhân, có khả năng phản công hạt nhân nhanh chóng hoặc tấn công phủ đầu chính xác ở tầm trung và tầm xa. Thứ ba, nó có thể tấn công chính xác mục tiêu quan trọng trên đất liền cũng như tàu cỡ trung và cỡ lớn trên biển. Thứ tư, Trung Quốc đã áp dụng một số công nghệ mới cho DF-26, làm tăng hiệu quả và nâng cao khả năng kết nối của nó. Ngoài ra, ông Ngô Khiêm khẳng định, Trung Quốc không giống như Mỹ và Nga mà sẽ tiếp tục duy trì nghiêm ngặt chính sách không sử dụng vũ khí hạt nhân trước, bất chấp khả năng tự vệ mạnh mẽ của loại tên lửa mới.
Với tầm bắn như vậy, Trung Quốc hoàn toàn có thể sử dụng DF-26 tấn công thẳng vào lãnh thổ Mỹ ở đảo Guam hoặc có thể dùng DF-26 để nhắm mục tiêu vào các tàu chiến trên biển, trong trường hợp có chiến tranh. Ngoài ra, những quả tên lửa khổng lồ (nặng khoảng 20 tấn) này cũng có khả năng đe doạ các tàu sân bay lớp Nimitz, thậm chí các siêu tàu sân bay sử dụng năng lượng hạt nhân lớp Ford của Mỹ. Trong khi đó, theo phân tích của tờ National Interest (Mỹ), có ít nhất 2 phiên bản của tên lửa DF-26, bao gồm DF-26A và DF-26B. Các phiên bản này có trang bị đầu đạn khác nhau, cũng như các thiết bị dẫn đường riêng biệt. Trong đó, một phiên bản có lẽ được thiết kế để nhắm mục tiêu cố định trên mặt đất và có khả năng trang bị kép đầu đạn thông thường/hạt nhân với độ sai lệch khoảng 150 – 450m. Tuy nhiên, một biến thể tên lửa DF-26 chống hạm sẽ được thiết kế để nhắm mục tiêu trên biển và trên bộ với độ chính xác cực kỳ cao. Theo đó, độ sai lệch sẽ là rất nhỏ, ước tính có thể chỉ vào khoảng 10m.
Theo đánh giá của các nhà phân tích thuộc Viện hàn lâm Khoa học Quân sự Trung Quốc, DF-26 là một trong những chương trình phát triển tên lửa tiên tiến nhất nước này. DF-26 cho phép Trung Quốc tiến hành cuộc tấn công đáp trả một cách nhanh chóng ngay khi bị đối phương tấn công trước.Tên lửa được trang bị công nghệ dẫn hướng độc đáo và chưa được tiết lộ. Công nghệ dẫn hướng mới cho phép nó bám theo những mục tiêu di động. Đây là tính năng chưa từng có đối với các tên lửa đạn đạo tầm trung.
Âm mưu của Trung Quốc khi triển khai DF-26 ở khu vực Tây Bắc
Thông tin về việc triển khai hệ thống DF-26 được đưa ra chỉ vài ngày sau khi Mỹ điều tàu khu trục tên lửa USS McCampbell (7/1) đi qua khu vực quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Trung Quốc gọi đây là hành động của Mỹ là “khiêu khích”. Thời báo Hoàn Cầu dẫn lời một chuyên gia quân sự nước này cho rằng việc tên lửa được triển khai ở sâu trong đất liền của nước này khiến tên lửa khó bị đánh chặn hơn vì nó cho phép tên lửa đạt được tốc độ cao ở giai đoạn triển khai cuối cùng; hoạt động triển khai tên lửa là một lời nhắc nhở Trung Quốc có khả năng bảo vệ lãnh thổ. Chuyên gia hải quân cao cấp của Trung Quốc, ông Trương Quân Xã (9/1) đã cảnh cáo Mỹ rằng các chiến dịch của Mỹ tại Biển Đông có thể làm chiến tranh bùng nổ và Mỹ sẽ là bên phải chịu trách nhiệm. Trước đó, Chuẩn Đô đốc, Thiếu tướng La Viện (20/12/2018) kêu gọi Trung Quốc phải thực hiện kế hoạch mạnh mẽ hơn để “tống” Mỹ ra khỏi Biển Đông và Biển Nhật Bản, bằng cách đánh chìm hai tàu sân bay của Mỹ, gây thương vong cho khoảng 10.000 người. Theo ông La, tên lửa đạn đạo và
tên lửa hành trình chống hạm mới của Bắc Kinh hiện tại đủ khả năng đánh chìm tàu sân bay Mỹ. Ông La cho rằng việc đánh chìm một sân bay Mỹ sẽ khiến 5.000 người thiệt mạng và con số này cần phải tăng gấp đôi khi “tiêu diệt” cùng lúc hai hàng không mẫu hạm của Mỹ.
Việc Trung Quốc công khai hoạt động tên lửa như vậy được báo News của Australia đánh giá là động thái dằn mặt hải quân Mỹ sau vụ tàu khu trục tên lửa dẫn đường USS McCampbell của Mỹ tuần tra hàng hải ở gần Hoàng Sa. News đánh giá các động thái gần đây của Trung Quốc (bao gồm cả việc phát ngôn từ Bộ ngoại giao lẫn khoe khoang tên lửa) cho thấy Bắc Kinh đang đánh mất kiên nhẫn trước Mỹ.
Theo tiến sĩ Andrew Erickson, giáo sư nghiên cứu chiến lược tại Học viện Chiến tranh hải quân Mỹ, việc Trung Quốc triển khai DF-26 ở khu vực Tây Bắc là một toan tính mang tính chiến lược. Vì DF-26 là một loại tên lửa đạn đạo, vận tốc của nó ở giai đoạn lấy độ cao ban đầu khá chậm, nên nếu triển khai ở gần bờ biển, nó có thể dễ dàng bị các hệ thống cảm biến hiện đại của Mỹ phát hiện và đánh chặn. Khi triển khai ở sâu trong nội địa Trung Quốc, tên lửa DF-26 có cơ hội ẩn mình và sống sót cao hơn trước khi bước vào giai đoạn hồi quyển và đạt tốc độ lớn tới mức gần như không thể đánh chặn. Với những tính năng đó, DF-26 được đánh giá là hệ thống tên lửa đạn đạo đầu tiên trên thế giới khai hỏa từ bệ phóng di động và có khả năng tấn công một nhóm tác chiến tàu sân bay đang di chuyển trên biển. Đây được coi là mối đe dọa nghiêm trọng với tàu chiến Mỹ, nhất là các chiến hạm lớn có giá trị cao hoạt động trên Biển Đông, trong tầm bắn của DF-26. Tuy nhiên, Erickson cho rằng Mỹ và các đồng minh đã nghiêm túc đánh giá mối đe dọa tiềm năng từ tên lửa ASBM của Trung Quốc trong hơn một thập kỷ qua để tìm cách đối phó. Chuyên gia này cho rằng DF-26 dù rất lợi hại vẫn tồn tại những điểm yếu rất lớn, đặc biệt là ở khâu liên lạc vệ tinh để xác định mục tiêu và dẫn đường. Để có thể phát hiện nhóm tàu sân bay Mỹ di chuyển trên Biển Đông rộng lớn, Trung Quốc sẽ phải dựa rất lớn vào hệ thống trinh sát, do thám tầm xa. Bắc Kinh hiện chưa sở hữu các loại máy bay tuần thám, trinh sát hiện đại, nên nhiều khả năng sẽ phải phụ thuộc vào các cảm biến trên vệ tinh để tìm ra nhóm tàu chiến Mỹ. Trung Quốc sẽ phải triển khai nhiều hệ thống cảm biến vệ tinh đắt đỏ để cung cấp dữ liệu mục tiêu cần thiết, giúp đầu dò tên lửa DF-26 thực hiện thành công đòn tấn công. Để tấn công được các mục tiêu di động trên biển, Trung Quốc cần làm chủ quá trình phức tạp gồm thu thập thông tin mục tiêu bằng vệ tinh theo thời gian thực, đánh giá tình huống rồi truyền dữ liệu này đến kíp phóng tên lửa. Vệ tinh cũng phải liên tục cung cấp tọa độ mục tiêu theo thời gian thực cho tên lửa trong giai đoạn phóng để đảm bảo nó thực hiện đòn đánh trúng đích.
Theo một báo cáo năm 2018 của Lầu Năm Góc (Mỹ) về sức mạnh quân sự của Trung Quốc, tên lửa DF-26 lần đầu tiên được thử nghiệm năm 2016, có thể thực hiện các cuộc tấn công thông thường và hạt nhân chính xác nhằm vào các mục tiêu trên bộ và các cuộc tấn công thông thường nhằm vào các mục tiêu trên biển ở khu vực phía Tây Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương cũng như Biển Đông. Trước đó, Trong một báo cáo công bố vào tháng 6/2017, Trung tâm an ninh mới của Mỹ cho biết mục tiêu chính của tên lửa DF-26 là các tàu sân bay Mỹ, tên lửa này cũng tăng cường khả năng của Trung Quốc trong việc uy hiếp căn cứ của Mỹ trong khu vực. Tuy vậy, mối đe dọa từ DF-26 vẫn chưa được đánh giá cao. Báo cáo nói rằng mối đe dọa lớn nhất đối với lợi ích quân sự của Mỹ ở châu Á là một vấn đề có thể ít được chú ý. Trung Quốc đang phát triển mạnh lực lượng tên lửa nhằm đe dọa các căn cứ Mỹ trong khu vực. Hai tác giả Thomas Shugart và Javier Gonzalez đã mô phỏng cuộc tấn công phủ đầu bằng tên lửa đạn đạo của Trung Quốc vào căn cứ quân sự Mỹ ở Nhật Bản. Họ nhận thấy kết quả rất tàn khốc. Phần lớn căn cứ, sân bay, hải cảng quan trọng ở Nhật Bản đều thiệt hại nặng tới mức khó triển khai lực lượng đáp trả.
Tàu sân bay không dễ đánh chìm như Trung Quốc tưởng
Lần cuối cùng mà một tàu sân bay Mỹ bị kẻ địch đánh chìm là trong các cuộc chiến ở Thế chiến II. 12 tàu sân bay Mỹ chìm sau các đợt không kích dữ dội. Nạn nhân cuối cùng là USS Bismarck Sea bị Nhật Bản đánh chìm vào tháng 2/1945. Trong những thập kỷ sau đó, hàng không mẫu hạm của Mỹ có thể gặp đủ loại tai nạn từ va đâm cho tới hỏa hoạn nhưng chưa bao giờ chìm. Nguyên nhân đơn giản là bởi rất khó khuất phục một con tàu nổi dài hàng trăm m, rộng hàng nghìn m2 được làm từ thép.
Năm 2005, hải quân Mỹ quyết định đánh chìm tàu sân bay USS America để đánh giá thiệt hại của các đợt tấn công nhằm vào tàu sân bay, phục vụ cho mục đích phát triển các hàng không mẫu hạm có khả năng sống sót cao trong chiến đấu. Để đánh chìm con tàu, hải quân Mỹ đã tháo dỡ tất cả các hệ thống vũ khí trên tàu trước khi kéo nó tới khu vực ngoài khơi bờ biển Virginia. Trong nhiều ngày liên tiếp, Mỹ đã dùng tới mọi loại vũ khí từ tên lửa hành trình, ngư lôi cho tới bom để tấn công nhưng con tàu vẫn trụ vững sau 4 tuần. Cuối cùng, hải quân Mỹ đã phải cho nổ tung các
khối chất nổ đặt ở các vị trí hiểm yếu để khuất phục hàng không mẫu hạm bị loại biên năm 1996. Tháng 3/2015, trong một cuộc tập trận ở eo biển Hormuz, Iran đã dựng một tàu sân bay giả mô phỏng hàng không mẫu hạm của Mỹ và tấn công nó bằng tên lửa chống hạm hạm, ngư lôi và cuộc đột kích của lực lượng biệt kích. Mặc dù khá nhỏ và có phần mỏng manh so với một tàu sân bay Mỹ thực sự, nhưng con tàu giả này vẫn trụ vững sau liên tiếp những đòn tấn công ác liệt.
Theo cây viết David Axe của chuyên san National Interest, nếu muốn đánh chìm một tàu sân bay Mỹ trước hết phải đánh bại được nó. Đó không phải là điều đơn giản khi mà hàng không mẫu hạm Mỹ thường chứa hàng chục chiến đấu cơ trên boong và được một hạm đội tàu khu trục, tàu tuần dương và tàu ngầm hùng hậu hộ tống với bán kính di chuyển xung quanh tàu sân bay lên tới hàng trăm km. Tuy nhiên, theo ông Axe việc đánh chìm tàu sân bay Mỹ không phải là hoàn toàn bất khả thi trong bối cảnh Trung Quốc và nhiều quốc gia khác đang tìm cách phát triển tàu ngầm, tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình với tầm bắn xa và cực kỳ uy lực.
Các nước đã đề phòng DF-26 của Trung Quốc
Cựu sĩ quan Không quân Hoàng gia Australia Peter Layton kêu gọi chính phủ đầu tư hệ thống phòng thủ tên lửa Aegis hoặc THAAD để đối phó với mối đe dọa từ tên lửa DF-26 của Trung Quốc. Ông Peter Layton lưu ý rằng DF-26, giống DF-21C/D trước đó là mối quan tâm lớn của Australia. Khả năng tấn công chính xác của DF-26 cho phép lực lượng tên lửa chiến lược Trung Quốc (PLARF) dễ dàng bao phủ miền Bắc Australia, bao gồm Darwin, Katherine và Derby. Ông Layton đề xuất 2 giải pháp nhằm tăng cường khả năng sống sót của Australia trong trường hợp xảy ra xung đột. Đầu tiên, Canberra cần đầu tư xây dựng lá chắn tên lửa tầm khu vực và phòng thủ điểm. Lá chắn tên lửa cho phép vô hiệu hóa tên lửa DF-26, trong trường hợp Trung Quốc có thể tấn công lãnh thổ Australia để làm giảm khả năng chiến đấu của Canberra. Layton đề xuất mua sắm hệ thống phòng thủ tên lửa Aegis lên bờ và hệ thống THAAD triển khai trên đất liền. Hệ thống Aegis lên bờ và THAAD có thể triển khai tại Darwin để đánh chặn tên lửa đạn đạo. Ngoài ra, Australia nên xem xét triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa Aegis trên tàu khu trục lớp Hobart của Hải quân Hoàng gia Australia.
Trong khi đó, quân đội Mỹ (9/2014) đã tổ chức diễn tập quân sự “Valiant Shield-2014” ở khu vực bờ biển Guam, nhằm thể hiện quyết tâm duy trì sự hiện diện quân sự mạnh mẽ ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương và nâng cao năng lực đối phó với tên lửa DF-26C của Trung Quốc. Theo đó, từ 15-23/9/2014, đã điều động tàu sân bay USS Carl Vinson và tàu sân bay USS George Washington, 19 tàu chiến khác (trong đó có 4 tàu tuần dương tên lửa và 8 tàu khu trục tên lửa), hơn 200 máy bay chiến đấu và khoảng 18.000 binh sĩ đến từ không quân, lục quân, hải quân và thủy quân lục chiến Mỹ tổ chức tập trận tác chiến liên hợp của 4 quân chủng. Gần đây, Không quân Mỹ (15/8-27/9/2018) cũng tổ chức tập trận bằng máy bay ném bom tàng hình B-2 Spirit tại Hawaii được cho là nhằm chuẩn bị đối phó với tên lửa DF-26 của Trung Quốc.
http://biendong.net/bi-n-nong/25842-tq-trien-khai-df-26-de-ran-de-my-tren-bien-dong.html

Quan hệ TQ – Đài Loan đang bên miệng hố chiến tranh

Đài Loan là một nước có chủ quyền, có biên cương lãnh thổ, có đơn vị tiền tệ, có quân đội và một nền ngoại giao. Tuy nhiên, quốc đảo này chỉ được hơn 15 nước thừa nhận bởi vì Bắc Kinh gây sức ép với các nước có quan hệ ngoại giao với Trung Quốc cắt đứt quan hệ với Đài Loan. Quan hệ hai bờ eo biển Đài Loan trở nên xấu đi kể từ khi bà Thái Anh Văn đắc cử lãnh đạo Đài Loan năm 2016 khi chính quyền bà phản đối nguyên tắc “Đồng thuận 1992” trong khi một số đảng còn lại như Quốc dân đảng hay Tân đảng lại ủng hộ nguyên tắc “Một Trung Quốc”.
Trung Quốc liên tục đe dọa sử dụng vũ lực thống nhất Đài Loan
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (2/1) tuyên bố không từ bỏ biện pháp dùng vũ lực để thống nhất Đài Loan. Chỉ vài ngày sau, ông Tập tiếp tục yêu cầu quân đội Trung Quốc chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh tổng lực, làm dấy lên những lo ngại rằng Bắc Kinh có thể sẽ phát động một chiến dịch quân sự để thu hồi Đài Loan trong thời gian tới.
Phó chủ tịch Học viện Khoa học Quân sự Trung Quốc Hà Lôi (10/1) cho rằng cần phải coi những người ủng hộ Đài Loan độc lập là “tội phạm chiến tranh”, nhấn mạnh “những người ủng hộ Đài Loan ly khai phải dừng lại đúng lúc để tránh thảm họa, từ bỏ và trở lại với con đường đúng đắn. Nếu không thì họ sẽ trở thành những kẻ cặn bã của dân tộc Trung Quốc và sẽ bị lịch sử lên án”. Ông Hà Lôi cung cho rằng nếu Trung Quốc phải dùng vũ lực để dàn xếp vấn đề Đài Loan, những người này sẽ phải chịu trách nhiệm. Nói một cách khác, họ sẽ không thể tránh khỏi việc bị coi là tội phạm chiến tranh.
Nguyên Phó tư lệnh viên Quân khu Nam Kinh, Trung tướng Vương Hồng Quang cho rằng “quân đội Trung Quốc có thể tấn công Đài Loan chỉ trong 100 giờ, tuyệt đối không cho Mỹ, Nhật Bản cơ hội điều động quân đội đến cứu viện. Ông Vương Hồng Văn còn chỉ ra, nếu không có điều kiện đánh úp, quân đội Trung Quốc có thể chuyển sang “phong tỏa”, lợi dụng chính sách vây chặt để gây khó, khiến Đài Loan trở thành “đảo chết”.
Trung Quốc đang được trang bị đầy đủ khả năng để tấn công Đài Loan
Chuyên gia Ian Easton tại Viện Nghiên cứu dự án 2049 (Mỹ) vừa công bố cuốn sách mới The Chinese Invasion Threat (Mối đe dọa xâm lược từ Trung Quốc), trong đó khẳng định Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) vừa hoàn tất việc lập kế hoạch bí mật tấn công Đài Loan vào năm 2020. Kế hoạch có tên gọi “Chiến dịch tấn công đảo hỗn hợp” này được bàn luận nhiều trong các tài liệu nội bộ bị rò rỉ của PLA. Theo kế hoạch, PLA sẽ tấn công bất thần vào những hệ thống phòng thủ bờ biển nhằm gây ra thiệt hại lớn trong giai đoạn đầu để Đài Loan sẽ phải đầu hàng trước khi quân đội Mỹ triển khai lực lượng đến khu vực. Quá trình tấn công Đài Loan gồm có 3 giai đoạn: phong tỏa – dội bom, đổ bộ và tác chiến trên đảo. Trong giai đoạn đầu, PLA sẽ phong tỏa biển và không phận, phóng tên lửa ồ ạt vào 1.000 mục tiêu ở Đài Loan. Kế đến, tàu chiến sẽ được triển khai tấn công 14 vị trí ở bờ biển Đài Loan.
Trung Quốc được cho là đã bố trí 1.000 tên lửa đạn đạo và hành trình với tầm bắn đủ sức vươn tới Đài Loan. Ngoài ra, Bắc Kinh cũng sẽ dùng lực lượng biệt kích để bắt cóc hoặc sát hại những chính trị gia, sĩ quan, chuyên gia vũ khí và nhà khoa học chủ chốt của Đài Loan. Chuyên gia Easton cho rằng nỗ lực tấn công Đài Loan sẽ gây nhiều trở ngại và tốn kém cho PLA. Một cẩm nang do PLA ban hành nội bộ cũng cảnh báo địa hình và khả năng phòng thủ của Đài Loan sẽ đòi hỏi họ có những chiến lược quân sự tốt và chấp nhận hy sinh lớn. Để đối phó tốt hơn, ông Easton nhận định Đài Loan cần mở rộng kho tên lửa tầm xa, máy bay không người lái, chiến đấu cơ, pháo và triển khai vũ khí ở những khu vực gần Trung Quốc nhất.
Trong khi đó, theo báo The Washington Free Beacon, một cuộc tấn công Đài Loan tiềm tàng của Trung Quốc khiến không quân Mỹ lo ngại rằng PLA có thể tấn công những căn cứ Mỹ gần đó. Giới sĩ quan hải quân Mỹ cũng lo sợ tàu ngầm Trung Quốc sẽ đánh chìm tàu sân bay nước này hoặc soái hạm USS Blue Ridge, tàu chỉ huy duy nhất của Mỹ ở khu vực. Một số quan chức Mỹ khác còn lưu ý một cuộc xung đột giữa hai bên bờ eo biển Đài Loan có thể leo thang thành chiến tranh hạt nhân Mỹ – Trung.
Tuy nhiên, đánh giá một cách tổng thể và khách quan, năng lực quốc phòng của Trung Quốc đã được cải thiện và đang sở hữu nhiều loại khí tài hiện đại, có đủ khẳ năng đáp trả các cuộc tấn công quy mô lớn. Năng lực hải vận chủ lực của quân đội Trung Quốc đã được tăng cường, với khả năng vận chuyển 4 sư đoàn gồm 40.000 binh lính và 800 xe tăng – phụ thuộc vào cấu hình và yêu cầu nhiệm vụ. Hải quân Trung Quốc cũng đầu tư mạnh vào các tàu tấn công đổ bộ, bao gồm 7 tàu dock đổ bộ 70.000 tấn và 6 tàu đổ bộ chở trực thăng có lượng giãn nước từ 20.000 – 40.000 tấn.
Ngoài ra, Trung Quốc còn có thể sử dụng phương tiện từ các nguồn bên ngoài để vận chuyển thêm 8-12 sư đoàn, tương đương 80.000 – 120.000 lính. Bắc Kinh hiện có 104.000 sà lan tự hành do các công ty thương mại vận hành, nhiều chiếc trong số chúng là kiểu ro-ro. Tuy nhiên, việc sử dụng các phương tiện này đòi hỏi phải đảm bảo được một bến cảng an toàn trong bối cảnh xung đột.
Về khả năng không vận, quân đội Trung Quốc có kế hoạch chế tạo 400 máy bay vận tải hạng nặng Y-20. Về trực thăng, lực lượng lục quân Trung Quốc hiện có hơn 1.000 chiếc. Tuy nhiên, một khi Trung Quốc giành được sân bay Taoyuan của Đài Loan thì nước này có thể triển khai tới 3.000 máy bay dân dụng Boeing và Airbus để vận chuyển binh lính và trang thiết bị. Trung Quốc sẽ có 1.500-2.000 máy bay chiến đấu, sẵn sàng cho nhiệm vụ tấn công, vào năm 2020, với các loại chủ lực là Thành Đô J-10, Thẩm Dương J-11 (bản sao của Su-27) và J-16.
Đáng chú ý, Trung Quốc hiện đang sở hữu một số loại vũ khí hiện đại, giúp nước này áp đảo trong cuộc chiến với Đài Loan:
Tiêm kích Su-35 do Nga chế tạo là máy bay chiếm ưu thế trên không hàng đầu trong kho vũ khí của quân đội Trung Quốc. Trung Quốc mua hơn hai chục máy bay chiến đấu đa chức năng Su-35 trong hai năm qua, giúp không quân nước này tăng khả năng thực hiện các hoạt động không quân tầm xa chống lại Đài Loan hoặc bất kỳ kẻ thù nào khác. Ngoài cấu hình không đối không đáng gờm, Su-35 còn có khả năng tấn công tinh vi và tầm bắn hiệu quả cho phép nó đe dọa mục tiêu dưới mặt đất. Không quân Trung Quốc cũng có nhiều máy bay khác có thể thực hiện nhiệm vụ
chiếm ưu thế trên bầu trời Đài Loan, ví dụ như tiêm kích J-20. Nhưng tính ở thời điểm hiện tại, Su-35 đã đủ gây vấn đề với lực lượng không quân Đài Loan.
Hệ thống tên lửa đất đối không S-400 của Nga. Năm 2018, Trung Quốc bắt đầu nhận hệ thống tên lửa đất đối không S-400 của Nga. Là một trong những hệ thống tên lửa đất đối không nguy hiểm nhất thế giới, S-400 có tầm bắn tối đa lên tới 400km, nghĩa là vượt qua cả Đài Loan. Như một số nhà phân tích từng nói, hiệu quả của S-400 ở tầm xa bị hạn chế. Tuy nhiên, nó vẫn làm phức tạp thêm việc sử dụng không phận của quân đội Đài Loan và có khả năng ngăn chặn toàn bộ việc sử dụng không phận Đài Loan cho mục đích thương mại. Chưa kết, S-400 cũng có thể ngăn vận chuyển thiết bị và hàng hóa qua đường hàng không và đường biển đến hòn đảo trong điều kiện chiến tranh. Nếu muốn hạ S-400, Đài Loan phải thực hiện các cuộc tấn công quy mô lớn vào đất liền Trung Quốc. Chuyên gia nói rằng đây sẽ là một thử thách lớn với quân đội Đài Loan.
Một trong những sức mạnh quân sự của Trung Quốc là tên lửa đạn đạo. Kho vũ khí lớn của Trung Quốc chứa nhiều tên lửa đạn đạo tầm ngắn và tầm trung có thể gây ra thiệt hại thảm khốc cho cơ sở hạ tầng quân sự của Đài Loan. Các căn cứ không quân và cảng Đài Loan có khả năng bị tấn công từ tên lửa Trung Quốc. Tên lửa chết chóc nhất trong kho vũ khí của Trung Quốc, theo quan điểm của Đài Loan, là DF-16. Nó có tầm bắn 1.000 km và có thể mang đầu đạn nặng 1500 kg. DF-16 cũng được đánh giá là tên lửa khó có thể bị đánh chặn. Đài Loan có các hệ thống chống tên lửa đạn đạo nội địa và nước ngoài, nhưng không ai biết chúng có thể chống đỡ tên lửa liên tiếp hay không. Mạng lưới phòng không Đài Loan cũng sẽ phải đối đầu với cả tên lửa hành trình và máy bay có người lái. Đài Loan có thể củng cố thêm các căn cứ không quân và phân tán cơ sở hạ tầng nhưng có lẽ đây chỉ là một giải pháp ngắn hạn.
Tàu đổ bộ lớp 075 LHD. Trung Quốc đang chế tạo lớp tàu đổ bộ tấn công lớn nhất đất nước. Những con tàu lớp 075 này cho phép quân đội thực hiện các cuộc tấn công đổ bộ tinh vi chống lại mục tiêu được bảo vệ. Với trọng lượng 40.000 tấn, Type 075 có kích thước tương tự các tàu đổ bộ lớn nhất của Mỹ nhưng không có nhiệm vụ phòng không và tấn công như các tàu Mỹ. Mặc dù tàu lớp 075 vẫn chưa chính thức hoạt động, các báo cáo cho thấy Trung Quốc đang chế tạo ba chiếc lớp 075. Cấu hình chính xác của loại tàu này vẫn chưa được biết chắc, nhưng các nhà phân tích cho rằng nó có khả năng chở hơn hai chục máy bay trực thăng tấn công và vận tải. Như vậy là đủ để dùng trong một cuộc tấn công chống lại hệ thống phòng thủ Đài Loan, theo chuyên gia.
Tàu đổ bộ lớp 071 LPD: Vào giữa những năm 2000, Trung Quốc quyết định tăng cường mạnh khả năng tấn công đổ bộ bằng việc mua một lớp tàu vận tải đổ bộ. Có kích thước tương đương tàu San Antonio lớp LPDs của Hải quân Hoa Kỳ, tàu lớp 071 có thể chở 800 binh sĩ, 4 máy bay trực thăng và nhiều phương tiện tấn công đổ bộ nhỏ. Mặc dù tàu lớp 071 chỉ có khả năng phòng thủ tối thiểu, chúng có thể di chuyển với tốc độ 46 km/h. Kết hợp với tàu lớp 075 LHD, tàu lớp 071 là mối đe dọa đáng gờm đối với lực lượng trên biển của Đài Loan. Tính đến tháng 1/2019, Trung Quốc đã sở hữu 6 tàu này và sắp có thêm 2 chiếc.
Đài Loan cũng có những bước chuẩn bị đề phòng Trung Quốc
Chủ tịch Tân đảng Đài Loan Úc Mộ Minh cho rằng, chính sách đối ngoại của chính quyền bà Thái Anh Văn có khuynh hướng ngả sang phía Mỹ khiến Đài Loan trở thành “con tốt” của Mỹ trong cuộc đối đầu với Bắc Kinh, hơn nữa mục tiêu sản xuất công nghiệp được chú trọng hiện nay tại Cao Hùng cũng là phát triển lĩnh vực công nghiệp quân sự, nhấn mạnh tất cả những biểu hiện này cho thấy Đài Loan đang hướng tới chiến tranh; đồng thời cảnh báo theo Luật chống ly khai của đảng Cộng sản Trung Quốc, Bắc Kinh sẽ ra tay nếu Đài Loan xuất hiện bất ổn.
Về phần mình, Đài Loan rõ ràng cũng tìm cách để “nắn gân” Trung Quốc rằng hòn đảo này không phải là một mục tiêu dễ bị tấn công. Đài Bắc có kế hoạch chi 11 tỷ USD cho hoạt động phòng vệ trong năm nay, tăng 6% so với năm 2018. Phần lớn số tiền này sẽ được chi cho các vũ khí tối tân của Mỹ cũng như các vũ khí do Đài Loan tự sản xuất. Ngày 2/1, Đài Loan đã “trình làng” tên lửa chống hạm mới nhất do hòn đảo này tự chế tạo, có khả năng gây ra thương vong lớn nếu được sử dụng trong các cuộc xung đột.
Quân đoàn 10 thuộc lực lượng vũ trang Đài Loan sẽ tổ chức tập trận bắn đạn thật quy mô lớn vào ngày 17/1 tại khu vực Fanzailiao ở miền trung để mô phỏng tình huống thành phố Đài Trung bị tấn công. Đây là hoạt động đầu tiên trong loạt cuộc tập trận với chiến thuật mới nhằm đề phòng một cuộc tấn công từ Trung Quốc đại lục sẽ được Đài Loan tổ chức trong năm nay. Theo một nguồn tin quân sự, cuộc tập trận sẽ được tiến hành trong một tiếng rưỡi, với sự tham gia của pháo phản lực Thunderbolt-2000, trực thăng tấn công AH-64E Apache, tên lửa Hellfire và một số loại pháo khác. Trước đó, thiếu tướng Yeh Kuo-hui thuộc cơ quan Phòng vệ Đài Loan tuyên bố hòn đảo này
sẽ tiến hành một loạt cuộc tập trận năm 2019 dựa trên các chiến thuật mới được xây dựng nhằm chống lại một cuộc tấn công tiềm tàng từ Trung Quốc.
Tờ Bưu điện Buổi sáng Hoa Nam đưa tin, hình ảnh vệ tinh thu được cho thấy tên lửa hành trình tấn công mặt đất Hsiung Feng IIE của Đài Loan được đặt tại một căn cứ ở Taoyuan, cách thủ phủ của tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc chưa đầy 200 dặm (khoảng 320km). Tính đến tầm bắn lên tới từ 620 dặm đến 930 dặm (tương đương từ gần 1.000km đến 1500km) của các tên lửa hành trình, VLT Đài Loan có khả năng nhằm mục tiêu vào các tỉnh, thành phố và khu vực của Trung Quốc gồm Hồng Kông, Thượng Hải, Quảng Đông và Chiết Giang nếu căng thẳng giữa Trung Quốc và hòn đảo Đài Loan leo thang thêm nữa, tờ Kanwa bình luận. Dựa vào tầm bắn, tất cả các lò phản ứng của nhà máy hạt nhân, các cơ sở dầu mỏ chiến lược gần Chu San (thuộc tỉnh Chiết Giang phía đông Trung Quốc) và Đường sắt Bắc Kinh-Kowloon cùng với các hệ thống đường sắt tốc độ cao và hầm ngầm khác sẽ trở thành mục tiêu của Đài Loan.
Kịch bản nào cho cuộc tấn công đổ bộ vào Đài Loan
Phó Giáo sư Michael Beckley, Đại học Tufts của Mỹ, cho rằng lực lượng phòng vệ Đài Loan có thể đẩy lùi hoàn toàn các cuộc tấn công của Trung Quốc bằng chiến lược chống xâm nhập/chống tiếp cận khu vực (A2/AD) với sự hỗ trợ tối thiểu của Mỹ. Với sự hậu thuẫn của Mỹ, Đài Loan gần đây đang tăng cường nỗ lực nhằm cân bằng sức mạnh quân sự ở Đông Á. Cán cân sức mạnh này sẽ ổn định trong vài năm tới, vì Trung Quốc chưa đủ khả năng triển khai sức mạnh cần thiết để áp đảo năng lực A2/AD của Đài Loan. Chiến lược A2/AD thường được Trung Quốc sử dụng để ngăn Mỹ can thiệp vào mọi cuộc xung đột khu vực hoặc khiến Mỹ trả giá đắt nếu tham chiến. Tuy nhiên, Washington và các đồng minh châu Á cũng có thể áp dụng trở lại chiến lược này để đối phó Trung Quốc.
Theo đó, thay vì tìm cách chiếm ưu thế trên không và trên biển theo chiến thuật truyền thống, lực lượng phòng vệ Đài Loan có thể áp dụng các biện pháp để phong tỏa vùng trời, vùng biển trước các lực lượng đổ bộ của Trung Quốc. Để tấn công được Đài Loan, quân đội Trung Quốc sẽ phải tiến hành chiến dịch cơ động lực lượng vượt qua eo biển và đổ bộ lên các đảo nhỏ vòng ngoài trước khi tiến tới đảo chính. Đây sẽ là thách thức rất lớn với quân đội Trung Quốc, bởi hoạt động đổ bộ từ biển luôn là hình thức tác chiến khó khăn nhất. Lực lượng tấn công của Trung Quốc sẽ rất dễ bị các loại vũ khí dẫn đường chính xác của Đài Loan tập kích khi đang cơ động vượt eo biển. Do đó, để chiến dịch thành công, Bắc Kinh sẽ phải hoàn toàn chiếm ưu thế trên không và kiểm soát vùng biển trong khu vực. Nếu Đài Loan sở hữu các vũ khí diệt hạm và phòng không uy lực mạnh, Trung Quốc sẽ không thể thực hành tấn công đổ bộ do những vũ khí này có thể tiêu diệt tàu đổ bộ khi chúng di chuyển qua eo biển.
Để có thể phá hủy năng lực phòng thủ của Đài Loan và đảm bảo chiến dịch đổ bộ thành công, Trung Quốc phải giữ được yếu tố bất ngờ về thời điểm tấn công và đồng loạt phóng nhiều tên lửa vượt eo biển để tiêu diệt các tổ hợp phòng không, diệt hạm hay sân bay quân sự của đối phương. Tuy nhiên, nếu được cảnh báo trước về cuộc tấn công, Đài Loan có thể phân tán chiến đấu cơ đến 36 sân bay quân sự trên hòn đảo, chưa kể một loạt sân bay dân sự và đường cao tốc cũng có thể được sử dụng trong trường hợp khẩn cấp. Đài Loan cũng có các bệ phóng tên lửa di động và vũ khí phòng không cũng như tàu chiến và tàu ngầm đối phó đòn phủ đầu bằng tên lửa của Trung Quốc. Trung Quốc hầu như không thể loại bỏ toàn bộ hệ thống phòng thủ của đối phương trong đòn tấn công phủ đầu, bởi Đài Loan hiện sở hữu các hệ thống cảnh báo sớm tối tân.
Quân đội Trung Quốc vốn chưa từng tham gia cuộc chiến lớn nào trong ba thập kỷ qua cũng không thể đảm bảo được rằng sẽ thành công trong chiến dịch tấn công đổ bộ vào Đài Loan. Chỉ 10% bờ biển Đài Loan thích hợp cho hoạt động đổ bộ, nên nếu tập trung lực lượng phòng thủ ở một số khu vực trọng yếu, Đài Loan hoàn toàn có thể áp đảo lực lượng đổ bộ Trung Quốc.
Trong chiến lược phòng thủ kiểu A2/AD này, Mỹ không cần triển khai tàu sâu bay hay tiêm kích tới eo biển Đài Loan để hỗ trợ đồng minh và hứng chịu rủi ro  lớn về con người và vũ  khí. Quân đội Mỹ có thể sử dụng năng lực trinh sát, do thám và cảnh báo tầm xa của mình để cung cấp thông tin về hoạt động điều chuyển lực lượng của Trung Quốc, cũng như dữ liệu mục tiêu để lực lượng phòng vệ Đài Loan có thể phong tỏa vùng biển, vùng trời xung quanh hòn đảo. Trong trường hợp cần thiết, Mỹ có thể dùng các loại máy bay tàng hình tối tân như oanh tạc cơ B2, tiêm kích F-35 hoặc tàu ngầm lớp Ohio để tấn công các lực lượng đổ bộ của Trung Quốc tại bờ biển Đài Loan, giúp đồng minh đẩy lùi cuộc tấn công quy mô lớn.
Tuy nhiên, theo nhà bình luận quân sự Denny Roy, khi phát động chiến dịch đổ bộ nhằm tấn công Đài Loan, quân đội Trung Quốc sẽ phải đối mặt với thách thức đầu tiên là các hệ thống phòng thủ bờ biển của hòn đảo. Các tàu đổ bộ vốn di chuyển chậm chạp của Trung Quốc khi vượt qua eo
biển rộng 160 km sẽ trở thành mục tiêu cho các loại tên lửa đất đối hải của Đài Loan. Trung Quốc chỉ có khả năng vận chuyển khoảng vài chục nghìn quân cho mỗi lần đổ bộ. Phần lớn số binh sĩ này sẽ không qua được eo biển và số còn lại sẽ phải đối mặt với lực lượng áp đảo gồm 180.000 lính chính quy và 1,5 triệu quân dự bị của Đài Loan. Để giảm thiểu rủi ro, quân đội Trung Quốc có thể không ngay lập tức đổ bộ trực tiếp vào Đài Loan, mà sẽ đột kích chiếm các đảo nhỏ xung quanh, tiến hành phong tỏa hải cảng, sân bay, tấn công hệ thống thông tin liên lạc trước khi trút tên lửa xuống hòn đảo.
Tuy nhiên, một chiến dịch quân sự kéo dài sẽ gia tăng khả năng Mỹ có biện pháp can thiệp để bảo vệ Đài Loan. Nếu Washington quyết định can thiệp, máy bay chiến đấu Mỹ từ các căn cứ trong khu vực chỉ mất vài giờ để vận chuyển lực lượng tiếp viện, khí tài đến Đài Loan.
Trung Quốc có thể phóng tên lửa phá hủy các đường băng ở Đài Loan để ngăn cản tạm thời các chiến đấu cơ Mỹ hạ cánh xuống hòn đảo, nhưng điều này sẽ làm giảm số lượng tên lửa tấn công Đài Loan. Việc máy bay Mỹ bị tấn công cũng tăng nguy cơ khiến các đồng minh của Mỹ trong khu vực như Nhật Bản tham chiến.
Roy nhận định một trong những yếu tố quan trọng nhất quyết định đến sự thành công trong hành động quân sự của Trung Quốc đối với Đài Loan là phản ứng của Mỹ. Chính phủ Mỹ cho đến nay luôn có những biện pháp hỗ trợ Đài Loan nâng cao khả năng phòng thủ và ngăn chặn một đợt tấn công từ Bắc Kinh.
Yếu tố Mỹ trong quan hệ Trung Quốc – Đài Loan
Giám đốc Viện Mỹ tại Đài Loan (AIT) Brent Christensen tuyên bố Mỹ sẽ không cho phép việc sử dụng vũ lực đối với Đài Loan, cho rằng Washington sẽ làm tất cả những gì có thể làm được để giúp Đài Loan tái gia nhập một số tổ chức quốc tế, bất chấp những phản đối mạnh mẽ từ Bắc Kinh. Washington không có quan hệ ngoại giao chính thức với Đài Bắc, nhưng là nhà cung cấp vũ khí chính cho Đài Loan và là quốc gia hậu thuẫn mạnh mẽ nhất cho hòn đảo tự trị này.
Trung Quốc và Mỹ thủ thế giành đảo Đài Loan làm cho tình hình căng thẳng trở lại, nhưng đó là mặt ngoài. Bên trong thật ra không có gì thay đổi: thái độ Đài Loan không đổi. Mỹ vẫn tiếp tục lập trường mập mờ, sẽ bảo vệ Đài Loan chống Trung Quốc nếu Đài Loan đừng động vọng. Khác biệt duy nhất là Tập Cận Bình đang chuẩn bị các quân bài để tấn công khi tình hình địa chính trị cho phép. Nhưng còn lâu lắm Bắc Kinh mới hội đủ điều kiện thuận lợi .
Năm 2018, Hải quân Mỹ đã đưa một số tàu qua eo biển Đài Loan. Hạm đội Thái Bình Dương Mỹ mô tả động thái này là nhằm thể hiện cam kết của Washington với một khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương mở và tự do. Năm 1996, cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton từng đưa 2 tàu sân bay đi qua eo biển Đài Loan vào thời điểm xảy ra khủng hoảng với Trung Quốc. Một số ý kiến tại Washington đang kêu gọi chính quyền Mỹ cân nhắc thực hiện lại động thái trên. Điều này được cho là sẽ “chọc giận” Bắc Kinh vì chưa có bất kỳ tàu sân bay nào của Mỹ đi qua eo biển Đài Loan trong hơn một thập niên qua. Trong khi đó, Trung Quốc đã đưa tàu sân bay qua eo biển Đài Loan trong một động thái nhằm phô diễn sức mạnh quân sự với hòn đảo này.
Các cố vấn của Tổng thống Mỹ Donald Trump gần đây dường như không chỉ tập trung vào việc  duy trì vai trò lãnh đạo chiến lược ở vành đai tây Thái Bình Dương, mà còn ngày càng thể hiện lập trường thách thức sự mở rộng ảnh hưởng của Trung Quốc, coi Bắc Kinh là đối thủ thay vì đối tác. Đa số nghị sĩ Mỹ ủng hộ phương án điều lực lượng tới hỗ trợ Đài Loan một khi hòn đảo bị tấn công, bởi họ nhận ra rằng vị thế của Mỹ trong khu vực sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng, nếu không muốn nói là tiêu tan, nếu Washington khoanh tay đứng nhìn Bắc Kinh dùng vũ lực chiếm Đài Loan.
Theo các chuyên gia, Đài Loan được ví như tàu sân bay không thể chìm án ngữ chuỗi đảo thứ nhất và có vai trò ngăn Trung Quốc mở rộng tầm ảnh hưởng và thống trị Đông Á. Bởi vậy, Roy tin rằng lập trường hiện nay của Trung Quốc đối với vấn đề Đài Loan là “phản tác dụng”, có thể ảnh hưởng tới các mục tiêu phát triển quan trọng hơn của Bắc Kinh.
Dư luận cho rằng Trung Quốc không dễ tấn công Đài Loan
Mặc dù Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tuyên bố không loại trừ khả năng sử dụng vũ lực trong việc thống nhất Đài Loan, song đây được xem là mục tiêu khó khăn với Bắc Kinh vì tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. Theo Reuters, mặc dù không có chi tiết nào trong bài phát biểu của Chủ tịch Tập Cận Bình cho thấy Trung Quốc sắp sử dụng vũ lực với Đài Loan, song nếu Bắc Kinh thực sự muốn giành lại quyền kiểm soát hòn đảo này, xung đột quân sự có lẽ là biện pháp duy nhất. Việc sử dụng vũ lực quân sự với Đài Loan sẽ là bước đi tiềm ẩn rất nhiều rủi ro với chính quyền Trung Quốc. Kịch bản này có thể đặt Bắc Kinh vào thế đối đầu với Mỹ. Mặc dù không tuyên bố ủng hộ
Đài Loan độc lập, song Bộ Ngoại giao Mỹ vẫn mô tả mối quan hệ không chính thức với hòn đảo này là “mạnh mẽ”.
Theo hầu hết giới phân tích quân sự, để thành công trong việc thống nhất Đài Loan, Bắc Kinh phải ngăn chặn sự can thiệp của Mỹ hoặc đánh bại các lực lượng quân sự của Washington xung quanh hòn đảo này, đồng thời phải ngăn cản các lực lượng khác tiến vào khu vực. Reuters nhận định Trung Quốc đại lục vẫn chưa đủ mạnh để làm được điều này, song sự nâng cao về năng lực quân sự có thể vẫn cho phép Bắc Kinh giành được phần thắng. Chắc chắn, những toan tính của quân đội Trung Quốc sẽ ngày càng tập trung vào kịch bản xung đột quân sự, trong đó Bắc Kinh vừa muốn thống nhất lãnh thổ vừa đẩy lùi các lực lượng của Mỹ trong khu vực.
Giới phân tích nhận định kế hoạch thống nhất Đài Loan là sự tính toán về địa chính trị của chính quyền Trung Quốc. Suốt hơn 50 năm qua, mặc dù không thể cản trở Đài Loan phát triển như một vùng lãnh thổ độc lập, song Bắc Kinh vẫn tìm cách ngăn Đài Bắc đưa ra tuyên bố độc lập chính thức. Xét trên phạm vi nào đó, các động thái của Bắc Kinh, như sự cứng rắn ngày càng tăng về quân sự thông qua việc đưa tàu chiến và máy bay tới gần Đài Loan, là nhằm nhắc nhở những người cầm quyền tại Đài Bắc rằng bất kỳ cuộc bỏ phiếu nào giành độc lập trên hòn đảo này cũng sẽ dẫn tới chiến tranh. Hơn nữa, Trung Quốc đang muốn khẳng định vị thế của nước này như một cường quốc toàn cầu. Do vậy Bắc Kinh muốn chứng minh cho thế giới thấy rằng nước này đủ mạnh để thống nhất Đài Loan bất kể khi nào họ muốn.
Giới chuyên gia cũng nhận định nguy cơ Trung Quốc tấn công Đài Loan là có thật nhưng Đài Bắc đủ sức tự vệ và nhất là cơ trí để không tạo cớ cho Bắc Kinh sử dụng vũ lực. Việc Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình kêu gọi chuẩn bị chiến tranh và không loại trừ biện pháp sử dụng vũ lực để thống nhất Đài Loan chỉ là hù dọa tinh thần đối với Đài Bắc, vì: (i) Chuyên gia Bonnie Glaser, thuộc viện nghiên cứu chiến lược quốc tế CSIS nhận định Hải Quân Trung Quốc không dám đụng với Hải Quân Mỹ. Mỹ sẽ can thiệp theo đạo luật bảo vệ nền dân chủ Đài Loan và xác suất Trung Quốc tấn công rất thấp bởi vì Đài Loan không để cho đối phương chụp lấy cơ hội sơ hở để tấn công. (ii) Về quân sự, Đài Loan đủ khả năng đẩy lùi Trung Quốc mà không cần sự trợ giúp của Mỹ. Quân đội Đài Loan thiện chiến hơn và có tinh thần chiến đấu cao hơn quân đội Trung Quốc. Về chính trị,Tổng thống Thái Anh Văn, tuy cương quyết khước từ đề xuất “một quốc gia hai chế độ”, cố gắng “duy trì nguyên trạng” tại eo biển Đài Loan trong khi mục tiêu của Tập Cận Bình là làm “thay đổi nguyên trạng”. Đảng Dân Tiến cũng có một chiến thuật khôn ngoan sau thất bại trong cuộc bầu cử địa phương hồi tháng 11/2018, khiến tổng thống Thái Anh Văn phải từ chức chủ tịch đảng. Ngày 06/01/2019, ông Trác Vinh Thái, một nhân vật ôn hoà, nguyên là tổng thư ký phủ tổng thống, được gần 25.000 đảng viên, hơn 72%, bầu làm tân chủ tịch. Ý nghĩa chính trị quan trọng trong chiến thắng này của vị giáo sư hải dương học 59 tuổi là ông đánh bại đối thủ là một người trong đảng kịch liệt chống đối tổng thống Thái Anh Văn. Việc ông Trác Vinh Thái thay thế bà Thái Anh Văn cho thấy Đảng Dân Tiến chọn con đường tiếp nối và sẽ làm cho các nước khác yên tâm.
Đáng chú ý, có ý kiến cho rằng Đài Loan và Trung Quốc sẽ giữ nguyên trạng. Trung Quốc sẽ không tấn công Đài Loan trong tương lai trung hạn nhưng Bắc Kinh sẽ gia tăng áp lực. Áp lực này tùy thuộc vào tình hình chính trị tại Đài Loan, tùy theo kết quả bầu cử tổng thống vào tháng giêng 2020. Bà Thái Anh Văn sẽ tái đắc cử hay một nhân vật khác hữu hảo với Bắc Kinh. Chúng ta cũng không thể loại trừ khả năng hồ sơ Đài Loan trở thành một vấn đề trong nội bộ chế độ Trung Quốc: một bộ phận quân đội và dân chúng có tư tưởng Hán tộc cực đoan sẽ gây sức ép với ban lãnh đạo Trung Quốc để động binh đánh Đài Loan. Tuy nhiên, vào thời điểm này, khó mà dự đoán một cách chính xác chuyện gì sẽ xảy ra trong tương lai nhưng điều chắc chắn là vấn đề Đài Loan sẽ tồn tại lâu dài trong quan hệ hai bờ eo biển.
http://biendong.net/xung-dot-chien-tranh/25839-quan-he-tq-dai-loan-dang-ben-mieng-ho-chien-tranh.html

TC Chết Vì Cái Miệng

Vi Anh

Những tuyên bố khoa trương tấn công Mỹ của tướng tá TC tạo chánh nghĩa cho Mỹ đánh TC khi cần. Thực vậy, người ta thường nói, “đá con chó sủa chớ không đá con chó chết.” Sách Tàu có câu, “Nhất ngôn thuyết quá, tứ mã nan truy” (Một lời nói ra bốn ngựa khó theo kịp). Thế mà không biết ma đưa lối hay quỉ dẫn đường gì mà Chuẩn Đô đốc Hải Quân Trung Quốc La Viện hôm
20/12/2018 trong một bài diễn văn đọc tại cuộc họp cấp cao về Công nghiệp Quân sự 2018, lên giọng, lớn tiếng như bị quỉ nhập tràng lên đồng, tuyên bố một câu tai hại xác phàm người TQ như sau. Theo trang mạng thisisinsider.com, Chuẩn Đô đốc La Viện nói điều mà người Mỹ sợ nhất là những tổn thất về nhân mạng. Ông khuyên TQ nên đánh mạnh vào điểm yếu của Mỹ bằng cách cùng lúc tấn công 2 hàng không mẫu hạm vì làm như vậy sẽ gây thương vong cao, có thể giết chết 10.000 binh sĩ Mỹ, làm cho Mỹ phải ‘khiếp vía’.
Không phải Tướng Tàu La Viện diều hâu dài mỏ, to họng kêu lên như thế, mà một Đại Tá Tàu khác cũng nói phải đánh lấy Đài Loan. Tin RFI của Pháp dẫn dụ báo Taiwan News hôm 09/12/2018 cho biết, trong cuộc hội thảo do Hoàn Cầu Thời Báo tổ chức hôm thứ Bảy 08/12 tại Bắc Kinh, Đại Tá Không Quân Đới Húc (Dai Xu), giám đốc Viện An toàn Hàng hải và Hợp tác Trung Quốc  nói «Nếu các chiến hạm Mỹ lại xuất hiện trong vùng biển Trung Quốc, tôi đề nghị gởi đi hai tàu chiến: một chiếc để chận lại còn chiếc kia đâm vào. Trong vùng biển của mình, chúng ta không chấp nhận để cho chiến hạm Mỹ gây rối». Về Đài Loan, ông Đới Húc cho rằng «Việc này có thể đẩy nhanh tốc độ thống nhất Đài Loan. Một khi có được cơ hội chiến lược, ta sẽ chiếm lấy Đài Loan».
Phát ngôn của ông La được đưa ra chỉ vài ngày trước khi Chủ tịch Tập Cận Bình hôm 4-1 ra lệnh cho quân đội Trung Quốc sẵn sàng chiến đấu. Trước đó, ông Tập cũng nhấn mạnh không loại trừ biện pháp vũ lực để đảm bảo “sự thống nhất hòa bình” với Đài Loan.
Ông La Viện nói rằng các tên lửa đạn đạo và hành trình mới của Trung Quốc có thể đánh trúng các tàu sân bay Mỹ, bất chấp những biện pháp phòng vệ vây quanh chúng. Ô. La Viện như mơ ban ngày, hoang tưởng Mỹ xuôi tay, đưa lưng cho TC đánh.
Hai là, Ô La Viện quá hiếu chiến, quá dốt về quân lực Mỹ, nên bất kể lực lượng địch là Mỹ. Với hải lực, không lực, nguyên tử lực Mỹ, nếu TC tấn công vào một chiến hạm, chớ không cần hàng không mẫu hạm, là TC sẽ đối mặt với Tử Thần. Hải quân Hoa Kỳ có tới 11 hàng khong mẩu hạm đang vận hành. Cách đây một năm, vào ngày 19/1/2018, Hoa Kỳ công bố Chiến lược Quốc phòng mới, xác định kế hoạch xây dựng một lực lượng vũ trang hùng mạnh nhất thế giới, nhằm đối phó với hai “đối thủ chiến lược”, là Nga và Trung Quốc.
Mỹ chẳng sợ, chẳng nể tàu, máy bay nào của TC. Gần đây hơn, vào tháng 11/2018, 4 ngày sau cuộc bầu cử ở Đài Loan, Hoa Kỳ đưa hai tàu chiến đi ngang qua eo biển Đài Loan, hành động này đã gây báo động ở Bắc Kinh, nhưng Bắc Kinh chỉ phản đối bằng miệng thôi. Gần đây nhất, Mỹ cho tàu khu trục USS McCampbell, có trang bị hoả tiễn dẫn đường, đi tuần tra gần các đảo đang tranh chấp ở Biển Đông. Theo Reuters, Trung Quốc cũng chỉ nói đây là một hành động “khiêu khích”. Thế thôi!
Reuters hôm 7/1 trích lời nữ phát ngôn viên của Hạm đội Thái Bình Dương Rachel McMarr cho biết tàu USS McCampbell đã thực hiện hoạt động “tự do hàng hải” trong phạm vi 12 hải lý quanh quần đảo Hoàng Sa, “để thách thức các tuyên bố chủ quyền hàng hải quá đáng” của Trung Quốc.
Mỹ cứ làm, Mỹ có quyền cho tàu và máy bay đi đến bất cứ nơi nào mà Luật Biển, Luật Hàng Không quốc tế cho phép. Cho đến bây giờ và trong 30 năm nữa Hải Quân Mỹ vẫn vượt xa TC. TC thua Mỹ về hàng không mẫu hạm, chiến hạm, căn cứ quân sự trên thế giới, và ngân sách quốc phòng. Theo các chiến lược gia quốc tế cho tới nay Hải quân Mỹ là lực lượng hiện đại, tinh nhuệ, hùng mạnh nhất trên thế giới.
Trung Quốc sở dĩ để cho một vài tướng tá tuyên bố táo bạo để che giấu nỗi sợ không rời về sự yếu kém và thất bại của TC trong tham vọng giành thế hải thượng ở Á châu Thái binh dương.
Chưa bao giờ TQ bị các nước láng giềng và cường quốc chống đối về đà bành trướng, tham vọng chiếm biển đảo ở Biển Đông như bây giờ. Nào Anh, Pháp từ Đại Tây Dương cũng vào bảo vệ tự do hàng hải, hàng không mà Mỹ coi là quyền lợi cốt lõi của Thế Giới Tự do. Chủ Tịch Tập Cận Bình và những người ủng hộ Ông lại chứng kiến tình trạng những sáng kiến ngoại giao, kinh tế và quân sự của họ thất bại, gây ra sự kháng cự ngày càng gia tăng từ những nước ở Ấn Độ – Thái Bình Dương thay vì sự tập hợp mà Trung Quốc tiên đoán.
TC đánh giá sai lầm và quan niệm trật nên đang cô đơn, bị các đại siêu cường cô lập tận cùng cây số. TC tưởng sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 Tây Phương, Mỹ  đã suy đồi, là thời cơ TC khôi phục vai trò lịch sử, ‘giấc mộng Trung Hoa’ trong khu vực. Nhưng ông Tập và những người ủng hộ lại chứng kiến tình trạng những sáng kiến ngoại giao, kinh tế và quân sự của họ thất bại, gây ra sự kháng cự TC ngày càng gia tăng từ những nước Ấn Độ – Thái Bình Dương  và các siêu cường Tây Âu, Bắc Mỹ như Mỹ, Canada, Anh, Pháp, Đức biến TC thành con cọp giấy, sút móng, gãy răng, chỉ còn có thể nằm một chỗ kêu lên thôi.
Bất kỳ máy bay tầm xa, hoả tiễn hành trình hay đạn đạo nào của TC tấn công hàng không mẫu hạm hay chiến hạm và oanh tac cơ của Mỹ, Mỹ sẽ phát gíac trước  với hệ thống trinh sát của Mỹ như thiên lý nhãn, thiên lý nhĩ trên thế giới, bất cứ một chuyển động quân sự nào cũng không qua mắt Mỹ đuợc. Mỹ chắc chắn sẽ trả đũa nhắm vào căn cứ nơi những vũ khí này xuất phát và các cảm biến liên quan đến chúng. Sau đó, Mỹ sẽ “hỏi thăm sức khoẻ” hàng không mẫu hạm Liêu Ninh và hạm đội hải quân của Trung Quốc. Đồng thời Mỹ sẽ triệt  đường nhập cảng nguyên, nhiên liệu của TC và đường xuất cảng hàng hoá của TC.
Nhưng Mỹ chưa cần chiến tranh quân sự với TC. Mỹ vẫn có thể thắng TC mà không cần nổ một tiếng súng. Mỹ chỉ đánh TC bằng một loại “chiến tranh khác”. Mỹ đánh bằng kinh tế, tài chánh, thuế khoá xuất nhập cảng của TC vào Mỹ. Chưa được nửa năm chiến tranh thương mại với Mỹ, TC đã hụt hơi rồi, Ô. Tập đã xin hưu chiến để đàm phán. Mỹ đã thắng bước đầu.
Mỹ đang bước qua giai đoan 2 là chiến tranh Tin Học. Mỹ không bán những thiết bị độc chiêu của Mỹ mà các công ty lớn về điên thoại, về khoa học kỹ thuật của TQ  rất cần. Khi Ông Tập có ý muốn vượt qua Mỹ trong chiến lược “made in China 2015”, Mỹ chỉ cấm các công ty và cơ quan Mỹ bán cho và mua xài thiết bị của ZTE là ZTE phải đóng cửa. TT Trump thấy tội nghiệp công nhân thất nghiệp, cho Mỹ bán lại cho ZTE sau khi phạt ZTE một tỷ Đô la với một số mật ước không tiết lộ.
Còn tập đoàn lớn nhứt về điện thoại thông minh và thiết bị khoa học kỹ thuật của TC là Hoa Vi đã lén cho công ty chi nhánh ở Hong Kong bán thiết bị cho Iran, trái lịnh cấm của Mỹ thì Mỹ yêu cầu Canada bắt Giám đốc Tài Chánh của Hoa Vi là Bà Mạnh Vãn Châu.
Trong đợt đầu đàm phán thương mại, có tin Mỹ quyết liệt đòi hỏi TC huỷ bỏ lịnh buộc các công ty ngoại quốc sản xuất kinh doanh ở TQ phải chuyển nhượng khoa học kỹ thuật cho TC và TC hứa cùng với Mỹ ngăn chận việc ăn cắp sở hữu trí tuệ của Mỹ./.(VA)
https://vietbao.com/p123a289760/tc-chet-vi-cai-mieng

Trung Quốc cảnh báo

các công ty nhà nước tránh du hành đến Mỹ

Trung Quốc yêu cầu một số công ty nhà nước tránh các chuyến công vụ tới Mỹ và các nước đồng minh của Mỹ cũng như bảo vệ cẩn thận các thiết bị của họ nếu họ phải đến những nơi đó, Bloomberg cho biết hôm 15/1.
Ủy ban Giám sát Tài sản và Hành chính Nhà nước (SASAC) của Trung Quốc, hiện đang giám sát khoảng 100 cơ quan của chính phủ, nói với một số cơ quan trong những tuần gần đây rằng chỉ mang theo những máy tính sách tay do công ty cấp cho việc sử dụng ở nước ngoài nếu cần phải du hành, theo bản tin của Bloomberg trong đó trích nguồn từ những người thạo tin về việc này.
Lời khuyên du hành của Trung Quốc bao gồm cảnh báo về việc du hành tới các nước khác trong khối chia sẻ thông tin tình báo Fire Eyes – gồm Anh, Canada, Úc và New Zealand, theo Bloomberg.
SASAC không ngay lập tức trả lời yêu cầu bình luận của Reuters qua email.
Công ty năng lượng của nhà nước Trung Quốc gần đây đã thắt chặt các quy tắc an ninh công nghệ thông tin đối với nhân viên đi công tác tới Mỹ, một nguồn tin của công ty nói với Reuters trong điều kiện không nêu danh tính do sự nhạy cảm của vấn đề.
Một số nhân viên của công ty này không được phép mang máy tính sách tay trong các chuyến công du như vậy và được lệnh xóa mọi dữ liệu liên quan đến công việc và các thông tin từ điện thoại cá nhân trước khi du hành, nguồn tin này cho biết.
Người này nói với Reuters rằng các chuyến công tác tới Mỹ đã được chấp thuận đều không bị hủy.
Tâm điểm của những căng thẳng ngày càng tăng giữa Trung Quốc và Mỹ là vụ bắt giữ gần đây một giám đốc điều hành của tập đoàn công nghệ khổng lồ Huawei của Trung Quốc ở Canada theo yêu cầu của các quan chức Mỹ.
Việc bắt giữ này đã làm dấy lên những lo ngại về một phản ứng dữ dội trong tương lai đối với các công ty Mỹ đang hoạt động ở Trung Quốc trong lúc đã có những căng thẳng giữa hai quốc gia này trên mặt trận thương mại.
Các mối quan hệ của Trung Quốc với Canada cũng đã trở nên lạnh giá kể từ vụ bắt giữ bà Mạnh Vãn Chu, giám đốc tài chính và “người thừa kế” của tập đoàn Huawei.
Trung Quốc cảnh báo về những hệ lụy không cụ thể trừ phi bà Mạnh được thả tự do. Trung Quốc đã bắt giam Michael Kovrig, một nhà ngoại giao của sứ quán Canada ở Bắc Kinh đang nghỉ việc, và Michael Spavor, một cố vấn người Canda, về cáo buộc gây nguy hại đến an ninh quốc gia.
Bắc Kinh không đưa ra mối liên hệ trực tiếp giữa những việc bắt giữ này với việc bắt giữ bà Mạnh – người mà các giới chức Mỹ muốn dẫn độ về Mỹ để xét xử với cáo buộc qua mặt nhiều ngân hàng đa quốc gia về những giao dịch liên quan đến Iran. Các nhà ngoại giao phương Tây nói các vụ việc trên là sự trả đũa của Trung Quốc.
Hôm 14/1, bộ ngoại giao Canada cũng đưa ra cảnh báo cho công dân của mình khi du hành tới Trung Quốc về “nguy cơ của việc các luật lệ địa phương được thực thi tùy tiện.”
https://www.voatiengviet.com/a/trung-quoc-canh-bao-cac-cong-ty-nha-nuoc-tranh-du-hanh-den-my/4744236.html

Trung Quốc lại ‘đả hổ’

trong chiến dịch chống tham nhũng

Cơ quan chống tham nhũng của Trung Quốc đã mở một cuộc điều tra về cựu quan chức hàng đầu của tỉnh miền trung Thiểm Tây, và theo Reuters, đây là nạn nhân mới nhất trong chiến dịch “đả hổ” của Chủ tịch Tập Cận Bình.
Kể từ khi nhậm chức năm 2012, ông Tập đã mở chiến dịch chống tham nhũng mà ông cam kết sẽ không ngưng cho tới khi nào các quan chức, theo lời ông, “không dám, không thể và không muốn tham nhũng”.
Ông Triệu Chính Vĩnh, 67 tuổi, bí thư tỉnh ủy từ năm 2013 tới năm 2016, bị nghi “vi phạm nghiêm trọng kỷ luật và luật lệ”, Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương Đảng Trung Quốc (CCDI) cho biết trong một tuyên bố ngắn một dòng trên trang web của cơ quan đầy quyền lực này cuối ngày 15/1.
XEM THÊM:
Cựu Thứ trưởng An ninh Quốc gia TQ lĩnh án chung thân
Reuters dẫn báo chí địa phương đưa tin rằng từ năm 2014, ông Triệu đã bị cáo buộc không hành động theo sáu chỉ đạo của ông Tập về vụ việc liên quan tới hàng trăm villa xây dựng trái phép ở Thiểm Tây.
Một bộ phim tài liệu chiếu trên truyền hình nhà nước Trung Quốc tuần trước cho thấy khu villa bị san phẳng.
Bộ phim này liên tục chỉ trích “lãnh đạo tỉnh ủy Thiểm Tây lúc đó”, nhưng không trực tiếp nhắc tới ông Triệu.
Reuters nói không thể liên lạc được với ông Triệu để phỏng vấn.
Ấn bản của CCDI hôm 16/1 viết rằng cuộc điều tra ông Triệu là một “hiện thân sống động” của “chiến thắng áp đảo” trong chiến dịch được ông Tập công bố tháng 12 năm ngoái.
https://www.voatiengviet.com/a/trung-quốc-lại-đả-hổ-trong-chiến-dịch-chống-tham-nhũng/4745020.html

Bắc Triều Tiên tái khẳng định cam kết phi hạt nhân hóa

Thu Hằng
Trang Meari, cơ quan tuyên truyền của Bắc Triều Tiên, ngày 16/01/2019, đã tái khẳng định cam kết của Bình Nhưỡng trong tiến trình giải trừ hạt nhân.
Thông tin được đưa ra trong bối cảnh một cuộc họp cấp cao giữa Bắc Triều Tiên và Mỹ sẽ diễn ra vào tuần này tại Washington để giải quyết bất đồng trong hồ sơ hạt nhân Bắc Triều Tiên.
Bài viết của trang Meari nhấn mạnh: « Không nên nhìn qua lăng kính bóp méo quan điểm ủng hộ hòa bình của nước Cộng Hòa chúng ta cũng như mong muốn giải trừ hạt nhân hoàn toàn bán đảo Triều Tiên. (Bắc Triều Tiên) làm hết khả năng của mình để phi hạt nhân hóa… ngăn ngừa một thảm họa nguyên tử kinh hoàng trước khi thảm họa giáng xuống đất nước chúng ta».
Theo hãng tin Yonhap, lời trấn an về cam kết giải trừ hạt nhân được Bình Nhưỡng đưa ra vào lúc có nhiều khả năng sẽ diễn ra cuộc họp thượng đỉnh thứ hai giữa lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un và tổng thống Mỹ Donald Trump.
Mỹ-Hàn Quốc họp bàn về Bắc Triều Tiên
Song song với cuộc họp giữa lãnh đạo ngoại giao Bắc Triều Tiên và Hoa Kỳ tại Washington, có thể vào thứ Năm 17 hoặc thứ Sáu 18/01, nhóm làm việc chung Mỹ-Hàn cũng tổ chức họp qua phương tiện truyền hình (visioconference) vào ngày 17/01 để trao đổi quan điểm về một số chủ đề như đoàn tụ gia đình ly tán, cung cấp thuốc kháng virus cúm Tamiflu, tìm kiếm hài cốt lính tử trận trong chiến tranh Triều Tiên (1950-1953).
Mỹ và Hàn Quốc thành lập nhóm làm việc chung này vào tháng 11/2018 để phối hợp cách tiếp cận của hai nước về vấn đề phi hạt nhân hóa của Bình Nhưỡng, áp dụng lệnh trừng phạt và hợp tác Liên Triều.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20190116-bac-trieu-tien-tai-khang-dinh-cam-ket-phi-hat-nhan-hoa

Ấn Độ xây 44 tuyến đường chiến lược

dọc biên giới với TQ

 Chính quyền Ấn Độ đã phê duyệt kế hoạch xây dựng thêm 44 tuyến đường chiến lược có khả năng vận chuyển quân đội dọc theo biên giới với Trung Quốc.
Chính quyền Ấn Độ đã phê duyệt kế hoạch xây dựng thêm 44 tuyến đường chiến lược có khả năng vận chuyển quân đội dọc theo biên giới với Trung Quốc.
Theo báo cáo thường niên của Cơ quan Công trình Công cộng Trung ương Ấn Độ (CPWD), chính phủ nước này chuẩn bị xây dựng 44 tuyến đường chiến lược quan trọng dọc theo biên giới với Trung Quốc. Lý do để xây dựng những con đường này là vì Ấn Độ tăng cường tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng tại biên giới nước này với Trung Quốc, trong bối cảnh căng thẳng biên giới giữa hai nước đang tăng lên.
44 con đường tại các bang Arunachal Pradesh, Sikkim, Jammu và Kashmir, Uttarakhand và Himachal Pradesh dự kiến sẽ được xây với kinh phí lên tới 210,4 tỉ rupee (khoảng 2,9 tỉ USD), báo cáo này cho biết thêm.
Dự án xây dựng những con đường chủ yếu với mục đích huy động quân đội này đã được đệ trình lên Ủy ban Nội các về vấn đề an ninh của Thủ tướng Narendra Modi phê duyệt.
Theo hai quan chức Ấn Độ giấu tên, các con đường chiến lược mới này sẽ được Tổ chức Đường bộ Biên giới (BRO) và CPWD cùng xây dựng. Hiện Ấn Độ đang xây tới 73 con đường chiến lược dài 4.643 km dọc biên giới Ấn Độ -Trung Quốc.
Ngoài những con đường dọc biên giới với Trung Quốc, CPWD cũng đang xây nhiều con đường chiến lược dọc theo biên giới với Pakistan.
Việc phát triển cơ sở hạ tầng tại khu vực đông bắc Ấn Độ là một trong những ưu tiên hàng đầu của chính phủ nước này. Lý do chính của việc này là những căng thẳng biên giới gần đây giữa họ và Trung Quốc, khiến Ấn Độ muốn tăng cường khả năng quân sự của mình ở khu vực biên giới với Trung Quốc.
http://biendong.net/diem-tin/25850-an-do-xay-44-tuyen-duong-chien-luoc-doc-bien-gioi-voi-tq.html

Indonesia đang từng bước

thực hiện chính sách “quốc gia biển”

 Indonesia là quốc gia quần đảo, có các điều kiện thuận lợi để triển khai chính sách biển. Kể từ khi Tổng thống Widodo lên cầm quyền, Indonesia đã có nhiều bước điều chỉnh chiến lược biển mang tính thực chất hơn, từng bước đưa Indonesia thành “quốc gia biển”.
Biển có vai trò quan trọng, mang tính sống còn đối với Indonesia
Indonesia là quốc gia quần đảo, có nhiều điều kiện tự nhiên, địa lý và chiến lược thuận lợi để triển khai chính sách biển. (i)Indonesia có ưu thế về vị trí địa chiến lược do nằm ở trung tâm khu vực. Indonesia không chỉ nằm giữa hai lục địa châu Á và châu Australia, giữa hai đại dương lớn là Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, mà còn nằm giữa cường quốc chi phối và cường quốc mới nổi, giữa trung cường phía Nam và cường quốc phía Bắc, giữa các nước phát triển và đang phát triển. (ii) Indonesia có nguồn tài nguyên biển dồi dào tạo nền tảng vững chắc cho phát triển. Indonesia là nước quần đảo lớn nhất thế giới với hơn 17.000 hòn đảo, có rừng nhiệt đới lớn thứ ba thế giới sau rừng Amazon và rừng Công-gô với 5,8 triệu km2 lãnh hải trong khi diện tích đất chỉ 1,9 triệu km2. Indonesia có bờ biển dài 92.000 km, đứng thứ hai thế giới sau Canada. Các vùng biển của Indonesia là nơi cư trú của khoảng 20% lượng và 76% chủng loài san hô, 20% rừng đước của thế giới, có 3 triệu hecta cỏ biển. Các loài thực vật này có vai trò quan trọng trong việc hấp thụ khí thải gây hiệu ứng nhà kính. Bên cạnh đó, các vùng biển của Indonesia có nguồn cá phong phú, cung cấp 16% lượng cá ngừ thế giới. (iii) Indonesia có vị trí địa chính trị quan trọng, án ngữ của tuyến hàng hải huyết mạch qua khu vực, đặc biệt là Eo biển Malacca, Sunda và Lombok. Theo Hội nghị Liên Hợp Quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD), 50% tổng thương mại đường biển toàn cầu được vận chuyển qua các Eo biển Malacca, Sunda và Lombok. Trong đó, eo biển Malacca giữa Indonesia, Singapore và Malaysia là cửa ngõ giao thương của châu Á. Tuyến đường biển qua Malacca là đường biển kết nối chính giữa Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Giá trị chiến lược của eo biển Malacca càng tăng lên khi kênh đào Suez được mở vào năm 1869, rút ngắn khoảng cách đường biển giữa châu Âu và Viễn Đông xuống còn 1/3 và làm tăng sự nhộn nhịp của Eo biển Malacca. Eo biển Sunda và Eo biển Lombok nhỏ hơn Malacca nhưng cũng quan trọng trong việc kết nối giao thương đường biển từ Biển Đông, qua biển Java và Ấn Độ Dương. Hàng năm có khoảng 2.280 tàu chạy qua Eo biển Sunda vận chuyển khoảng 100 triệu tấn hàng hóa trị giá 5 tỷ USD, trong khi hơn 240 tàu chạy qua Eo biển Lombok vận chuyển khoảng 36 triệu tấn hàng trị giá 40 triệu USD. Các eo biển này làm tăng giá trị chiến lược của Indonesia.
Indonesia đang từng bước thực hiện chính sách “quốc gia biển”
Tổng thống Widodo (11/2014) công bố tầm nhìn phát triển đất nước của Indonesia với Học thuyết Trục biển toàn cầu, trong đó biển được coi là hướng mở rộng chính. Mục tiêu trung tâm của Học thuyết Trục biển toàn cầu là tối ưu hóa các nguồn lực và lợi thế sẵn có về biển của Indonesia để phát triển Indonesia thành một quốc gia biển giữa Thái Bình Dương – Ấn Độ. Học thuyết xác định năm trụ cột chính gồm: Xây dựng văn hóa biển, quản lý tài nguyên; phát triển cơ sở hạ tầng và kết nối biển; ngoại giao biển và phát triển hải quân.
Tuy nhiên, Trục biển toàn cầu chỉ đề ra các nguyên tắc chung, không nêu chi tiết các biện pháp triển khai cụ thể, khiến các bộ ngành và địa phương của Indonesia vẫn có các diễn giải và triển khai không thống nhất. Cơ quan ngoại giao Indonesia chủ trương xử lý mềm mỏng vấn đề, vì tin rằng Indonesia sẽ được yên và chủ quyền xung quanh Natuna vẫn toàn vẹn nếu tiếp tục giữ lập trường không phải là nước yêu sách mà là “bên môi giới trung thực” và tránh mọi tình huống tạo ra tranh chấp với Trung Quốc. Phía Indonesia từng nhấn mạnh Chính phủ Indonesia phản đối các hành động của tàu hải cảnh Trung Quốc đã vi phạm quyền chủ quyền và quyền tài phán của Indonesia ở vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa; Indonesia phản đối sự vi phạm của lực lượng chấp pháp của Indonesia can thiệp vào vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa; Chính phủ Indonesia phản đối sự vi phạm của tàu hải cảnh Trung Quốc vào chủ quyền trong lãnh hải của Indonesia.
Trong khi đó, Bộ Ngư nghiệp Indonesia thể hiện quan điểm cứng rắn, thường xuyên lên án mạnh mẽ Trung Quốc ngăn cản trái phép hoạt động chống đánh bắt cá của Indonesia (IUU) và yêu cầu Trung Quốc giao nộp tàu Kway Fey 10078 cho giới chức Indonesia. Sau một vài vụ việc nhỏ lẻ với Trung Quốc mà Indonesia đã tìm cách xoa dịu, căng thẳng giữa hai nước leo thang vào tháng 3/2016 khi Lực lượng Tuần duyên Trung Quốc tìm cách giành lại một tàu cá của nước này bị Indonesia bắt giữ tại khu vực mà Bắc Kinh gọi là “ngư trường truyền thống của Trung Quốc”. Điều khiến giới chức Indonesia giận dữ là hai tàu tuần duyên được trang bị dày đặc vũ khí của Trung Quốc đã ngang nhiên xâm phạm ranh giới lãnh hải trong phạm vi 12 hải lý của Indonesia để ngăn lực lượng Indonesia kéo tàu cá Trung Quốc vi phạm vào bờ. Sau đó, hai tàu cá khác của Trung Quốc cũng bị Indonesia ngăn chặn vào tháng 5 và tháng 6/2016. Bộ trưởng Ngư nghiệp Indonesia Susi Pudjiastuti cũng cáo buộc hành vi tội phạm xuyên quốc gia của Trung Quốc khi hối lộ các chủ tàu cá Indonesia để chuyển số cá mà các tàu này đánh bắt được cho các tàu Trung Quốc neo đậu ngoài vùng EEZ của Indonesia. Ngay sau khi tham gia nội các của Tổng thống Joko Widodo  năm 2014, Bộ trưởng Pudjiastuti đã cấm tất cả tàu cá nước ngoài xâm phạm vùng biển của Indonesia với lý do các tàu này không tuân thủ thỏa thuận hợp tác chung cũng như lấy đi hàng tỷ USD doanh thu của Indonesia.
Bộ Quốc phòng Indonesia tăng cường khả năng răn đe trên thực địa nhằm đối phó với những hoạt động xâm phạm trái phép của Trung Quốc. Indonesia đã tăng cường sức mạnh quân sự, nâng cao năng lực tuần tra giám sát và phòng thủ cho Natuna. Cam kết nâng cao năng lực phòng vệ hàng hải của Tổng thống Widodo đã cho thấy quyết tâm của Indonesia trong việc khẳng định chủ quyền quốc gia. Giới phân tích tin rằng Lực lượng vũ trang Indonesia (TNI) sẽ triển khai tổ hợp tên lửa tầm trung (AMRAAM) Kongsberg Gruppen tối tân của Na Uy lên đảo Natuna Besar, từ đó tạo ra ô phòng vệ bao phủ diện tích hơn 100 km2. Năm 2016, Mỹ đã thông qua đề xuất bán các tên
lửa AMRAAM của nhà thầu quốc phòng Raytheon cho Indonesia. Cũng vào thời điểm đó, không quân Indonesia tiếp nhận thêm 24 máy bay chiến đấu F-16 được nâng cấp nhằm tăng cường năng lực phòng không. Một số thông tin nói rằng đảo Natuna Besar đóng vai trò như một căn cứ cho các trực thăng tấn công AH-64E Apache mới của Indonesia. Các trực thăng này được trang bị tên lửa không đối đất AGM 114R3 Hellfire. Chính quyền Indonesia cũng lên kế hoạch kéo dài đường băng dài 2.500 m trên đảo Natuna Besar. Đường băng này hiện được cả máy bay quân sự và dân sự sử dụng. Ngoài ra, Indonesia cũng muốn xây dựng thêm các nhà chứa máy bay và các cơ sở tiếp nhiên liệu cải tiến trên Natuna Besar. Indonesia mong muốn mua thêm máy bay vận tải C-130J Super Hercules của Lockheed Martin để thực hiệc chuyến bay tuần tra kéo dài trên biển. Lực lượng không quân Indonesia cũng muốn triển khai các máy bay không người lái tới đảo Natuna Besar để mở rộng năng lực trinh sát tại các mỏ khí đốt Đông Natuna cũng như tuyến hàng hải nhộn nhịp đi qua khu vực phía bắc của biển Java. Các nguồn tin ngoại giao cho biết Indonesia đang xem xét lại quyết định mua 4 máy bay không người lái Wing Loong của Tập đoàn Công nghiệp Hàng không Trung Quốc để trang bị cho phi đội ở Tây Kalimantan, cách đảo Natuna Besar 460km về phía đông nam. Thay vào đó, Indonesia đang nhắm mục tiêu tới các máy bay không người lái Anka của Thổ Nhĩ Kỳ với khả năng hoạt động liên tục trên không suốt 24 giờ đồng hồ và đã chứng minh khả năng trinh sát tại Syria. Hải quân Indonesia đã thực hiện hầu hết các cuộc tuần tra trên biển Bắc Natuna kể từ sau một loạt vụ chạm trán căng thẳng với Trung Quốc từ năm 2016. Tuy nhiên các nguồn tin thân cận với kế hoạch nâng cấp lực lượng quân sự của Indonesia cho biết sẽ phải mất vài năm trước khi đảo Natuna Besar được xây dựng thành một căn cứ hoàn chỉnh. Điều này đồng nghĩa với việc Indonesia phải tích trữ trên đảo Natuna Besar để cải thiện tầm hoạt động cũng như hiệu quả của các chiến dịch hải quân, ngoài hai tàu chở dầu mới được bổ sung gần đây để tăng cường khả năng tiếp nhiên liệu giữa biển.
Để giải quyết sự thiếu đồng bộ giữa các bộ, ban, ngành của Indonesia về vấn đề hàng hải, Tổng thống Widodo (2/2017) ban hành “Sắc lệnh Tổng thống số 6/2017 về chính sách biển”, trong đó nêu chi tiết các mục tiêu, nguyên tắc, biện pháp và kế hoạch hành động để triển khai Trục biển toàn cầu.
Về mục tiêu, chính sách biển xác định Indonesia phấn đấu trở thành một quốc gia biển mạnh, phát triển, đảm bảo chủ quyền và độc lập, đóng góp tích cực cho hòa bình và an ninh ở khu vực và trên thế giới phù hợp với lợi ích quốc gia của Indonesia. Cụ thể, Chính sách Biển của Indonesia nhằm: Quản lý tối ưu và phát triển bền vững tài nguyên biển; phát triển chất lượng nguồn nhân lực, khoa học và công nghệ biển; phát triển lực lượng an ninh quốc phòng biển mạnh; tăng cường chủ quyền, luật pháp và an toàn trên biển; quản trị đại dương tốt; đảm bảo phúc lợi xã hội công bằng cho người dân ở khu vực ven biển và các đảo nhỏ; gia tăng sức cạnh tranh và tăng trưởng của kinh tế và các ngành công nghiệp gắn với biển; xây dựng cơ sở hạ tầng biển chắc chắn; lên kế hoạch quản lý không gian biển; bảo vệ môi trường biển; ngoại giao biển; và xây dựng bản sắc văn hóa biển.
Về nguyên tắc triển khai, chính sách biển tập trung tăng cường nhận thức coi Indonesia là quốc gia quần đảo thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ; phát triển bền vững: khai thác tài nguyên sinh vật không vượt quá khả năng tái tạo và phục hồi; khai thác tài nguyên phi sinh vật không vượt quá khả năng phát triển của các tài nguyên thay thế;  mức độ khai thác hiện tại không vượt quá nhu cầu sử dụng trong tương lai; dự liệu các tác động tiêu cực có thể xảy đến trong quá trình khai thác tài nguyên; phát triển kinh tế xanh: phát triển kinh tế biển đi đôi với bảo vệ môi trường; quản lý thống nhất và minh bạch: quản lý trong một hệ thống đồng nhất, xây dựng các quy định rõ ràng và minh bạch, cung cấp đầy đủ thông tin để người dân hiểu; khuyến khích sự tham gia của các bên liên quan vào quá trình lên kế hoạch, quyết định, triển khai, giám sát, kiểm soát, tiếp cận thông tin và sử dụng tài nguyên; tạo sự bình đẳng và công bằng: mọi cá nhân, nhóm và tầng lớp dân cư từ các vùng miền và tôn giáo khác nhau đều được đối xử bình đẳng, cùng có lợi; tăng cường kết nối giữa các trung tâm kinh tế với các vùng miền, phát triển các dự án ở các đảo ngoài xa, ưu tiên cải thiện phúc lợi cho nhóm thu nhập thấp, đặc biệt là ngư dân.
Về biện pháp triển khai, chính sách biển đề ra 76 biện pháp tập trung trong 7 trụ cột gồm quản lý tài nguyên biển và phát triển nguồn nhân lực; tăng cường quốc phòng an ninh từ biển, chấp pháp và an toàn trên biển; quản trị đại dương; phát triển kinh tế biển, cơ sở hạ tầng và phồn vinh cho người dân; quản lý không gian biển và bảo vệ môi trường biển; xây dựng văn hóa biển và xây dựng ngoại giao biển.
Chính sách biển đồng thời đề ra kế hoạch hành động 5 năm theo nhiệm kỳ tổng thống. Kế hoạch hành động hiện tại từ 2016-2019 đề ra 425 hoạt động được phân bổ trong 5 nhóm ưu tiên, gồm: Biên giới biển, không gian biển và ngoại giao biển do Bộ Ngoại giao, Quân đội, Bộ các vấn đề biển và nghề cá và Bộ Thông tin chủ trì thực hiện; Công nghiệp biển và kết nối do Bộ Công nghiệp, Bộ Giao thông, Bộ Việc làm và nhà ở, Cơ quan tìm kiếm cứu nạn chủ trì; Dịch vụ, tài nguyên biển và quản lý môi trường biển do Bộ các vấn đề biển và nghề cá, Bộ Năng lượng và khoáng sản, Bộ Công nghiệp, Bộ Môi trường và rừng chủ trì; Quốc phòng và an ninh biển do Quân đội, Bộ Quốc phòng, Cơ quan an ninh biển, Bộ Các vấn đề biển và nghề cá chủ trì; Văn hóa biển do Bộ Các vấn đề biển và nghề cá, Bộ Giao thông, Bộ Nghiên cứu khoa học và giáo dục và Bộ Nhân lực chủ trì thực hiện.
Một số khó khăn, thách thức của Indonesia khi triển khai chính sách hàng hải
Để triển khai thành công chính sách biển, ngoài việc tối ưu hóa các ưu thế sẵn có thông qua việc triển khai kế hoạch hành động trong nước, Indonesia cần đẩy mạnh các khía cạnh đối ngoại và hóa giải các thách thức từ Biển Đông. (i) Trong bối cảnh chính quyền Tổng thống Widodo tập trung ưu tiên vào nội trị, coi vấn đề chủ quyền, quyền chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ là một thành tố quan trọng thúc đẩy chủ nghĩa dân tộc, làm tuyên ngôn cho hành động và là khẩu hiệu để tập hợp sức mạnh và tăng cường tính cố kết dân tộc. Tuy nhiên, quyền chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Indonesia đang bị đe dọa, đặc biệt là từ chính sách quyết đoán của Trung Quốc ở Biển Đông, cải tạo đảo, quân sự hóa ở Trường Sa và tàu thuyền Trung Quốc mở rộng hoạt động xuống phía Nam Biển Đông xâm nhập vào Biển Bắc Natuna. Indonesia khẳng định rõ Biển Bắc Natuna của Indonesia không chồng lấn với yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông, đồng thời đã chính thức phản đối “đường lưỡi bò” của Trung Quốc và bác bỏ yêu sách “quyền đánh cá truyền thống” của Bắc Kinh trên vùng biển xung quanh quần đảo Natuna. (ii) Indonesia cần cân bằng giữa nhu cầu đối nội và bảo đảm các chuẩn mực quốc tế. Cách hành xử cứng rắn của Indonesia đối với ngư dân của các nước khác đánh bắt trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế của nước này, đặc biệt là đánh đắm tàu cá nước ngoài và hải quân Indonesia bắn tàu cá nước ngoài được cho là để bảo vệ lợi ích quốc gia trên biển nhưng hơi hướng cực đoan vì trái với luật pháp quốc tế và ảnh hưởng đến quan hệ với các nước liên quan. (iii) Indonesia cần tham vấn với các nước láng giềng về các quyết sách liên quan đến Biển Đông, đặc biệt là ở khu vực tranh chấp. Ngày 14/7/2017, Indonesia công bố Bản đồ quốc gia trong đó đổi tên vùng biển phía bắc quần đảo Natuna thành Biển Bắc Natuna. Việc đổi tên này được cho là không có giá trị pháp lý nhưng nhằm mục tiêu chính trị và đối ngoại: Công khai về phạm vi vùng biển thuộc quyền chủ quyền của Indoneisa và xác định giới hạn hoạt động về mặt địa lý cho lực lượng chấp pháp và hải quân Indonesia. Tuy nhiên, Indonesia đã không tham vấn trước với các nước láng giềng, đặc biệt là Việt Nam và Malaysia và Trung Quốc về việc đổi tên này, có thể sẽ dẫn đến tranh chấp trong tương lai. (iv) Indonesia cần tích cực thúc đẩy “trật tự dựa trên luật pháp” ở Biển Đông, thượng tôn pháp luật và thiết lập một COC ràng buộc pháp lý. Chính sách biển nêu rõ Indonesia đặt mục tiêu thể hiện vai trò lãnh đạo trong việc quản lý các vấn đề biển và thiết lập các quy tắc quốc tế trong lĩnh vực biển ở khu vực. Vấn đề này cần được đẩy mạnh thành trung tâm trong ngoại giao biển của Indonesia. Theo đó, Indonesia cần nhanh chóng đàm phán phân định vùng đặc quyền kinh tế với các nước láng giềng, đặc biệt là với Việt Nam và Malaysia trên Biển Bắc Natuna. Việc này không chỉ giúp Indonesia thiết lập đường biên giới ổn định, xác định giới hạn quyền chủ quyền với tài nguyên biển của mỗi bên theo quy định của luật quốc tế, đặc biệt là UNCLOS, mà còn thúc đẩy hợp tác về nghề cá, khai thác tài nguyên biển, giám sát thực thi pháp luật trên biển. (v) Indonesia phải thể hiện sự gánh vác trách nhiệm tương xứng trong việc duy trì hòa bình, ổn định ở Biển Đông, không nên né tránh, mà phải tích cực điều hòa và làm trung gian hòa giải căng thẳng Biển Đông, không chỉ giữa các nước yêu sách mà còn sự cạnh tranh giữa các nước lớn ở Biển Đông. Đồng thời, Indonesia cần quay lại chính sách lấy ASEAN làm trụ cột, đi đầu dẫn dắt các nước ASEAN thúc đẩy vai trò trung tâm, đồng thuận và đoàn kết ASEAN trong vấn đề Biển Đông.
http://biendong.net/diem-tin/25837-indonesia-dang-tung-buoc-thuc-hien-chinh-sach-quoc-gia-bien.html

Tàu chiến TQ thăm Campuchia

và những đồn thổi

về căn cứ hải quân mới của Bắc Kinh

Người phát ngôn Bộ Quốc phòng CampuchiaChhum Socheat cho biết, tàu chiến Wuhu, Handan và Dong Ping Lake của Trung Quốc (9-12/1) thăm Campuchia nhằm tăng cường quan hệ hợp tác quân sự giữa hai nước.
Phó tư lệnh Hải quân Campuchia Tea Sokha cho biết Trung Quốc là bên đề xuất thực hiện chuyến thăm này để thắt chặt quan hệ quốc phòng song phương. Chuyến thăm diễn ra trùng với thời điểm Campuchia tổ chức các hoạt động chào mừng những công trình mới xây trên đảo Koh Rong, bao gồm một quân cảng. Theo ông Tea Sokha, tàu chiến Trung Quốc đến thăm Campuchia với mục đích “đơn giản và không có ý đồ gì”, cho rằng đây là điều bình thường bởi Campuchia luôn thân thiện với khách nước ngoài chứ không riêng với Trung Quốc, đồng thời cho biết các tàu Trung Quốc sẽ không tham gia hoạt động diễn tập quân sự chung với Campuchia, song sẽ tham gia vào các hoạt động khánh căn cứ hải quân mới của Campuchia gần đảo Koh Rong.
Ủy ban An ninh Hàng hải Quốc gia Campuchia cho biết hai tàu Wuhu và Handan dài 135 m và rộng 16 m với lượng giãn nước 4.100 tấn. Tàu Dong Ping Lake dài 179 m, rộng 25 m với lượng giãn nước 20.500 tấn.
Trung Quốc hiện là nước đầu tư, viện trợ lớn nhất tại Campuchia. Trong hai thập kỷ qua, tền viện trợ của Trung Quốc tại Campuchia vào khoảng 15 tỉ USD, đã giúp nền kinh tế Campuchia trở nên sôi động trong những năm gần đây. Để đổi lại, Campuchia phải chấp nhận ủng hộ lập trường của Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông. Đáng chú ý, sau mỗi lần Campuchia đưa ra các tuyên bố ủng hộ Trung Quốc, đều được Bắc Kinh “lại quả” rất hậu hĩnh. Sau khi Tòa Trọng tài (7/2016) ra phán quyết về vụ Philippines kiện Trung Quốc liên quan vấn đề Biển Đông, Campuchia đã ra tuyên bố ủng hộ quan điểm của Bắc Kinh, đổi Trung Quốc cho biết họ rất biết ơn sự ủng hộ của Campuchia và “tặng” Campuchia gần 600 triệu USD viện trợ. Hay gần đây, khi Campuchia thành công trong việc giảm sức mạnh của tuyên bố ASEAN, trong đó bỏ qua phán quyết của Tòa Trọng tài, khiến nhiều thành viên ASEAN lo lắng. Trước hành động này, Bắc Kinh tuyên bố sẽ giúp xây dựng tòa nhà hành chính mới cao 12 tầng cho Đảng Nhân dân Campuchia (CPP). Tuy nhiên, Campuchia dần đang đánh mất chính mình và sự phụ thuộc vào tiền bạc của Trung Quốc đang dẫn đến một hệ quả là các nhà đầu tư phương Tây giảm hẳn quan tâm đến Campuchia
Đáng chú ý, tàu chiến Trung Quốc thăm Campuchia trong bối cảnh đang có nhiều đồn đoán về việc Bắc Kinh chuẩn bị xây dựng các căn cứ quân sự ở Campuchia. Hãng tin Asia Times  dẫn các nguồn tin ngoại giao và giới phân tích cho biết Trung Quốc đã vận động hành lang Campuchia từ năm 2017 để xây dựng căn cứ hải quân ở tỉnh Koh Kong. Căn cứ này được cho là có thể đón các tàu khu trục, tàu hộ vệ và các tàu khác của Hải quân Trung Quốc. Theo Asia Times, căn cứ hải quân trên là một phần trong dự án do Tập đoàn Phát triển Liên minh Thiên Tân của Trung Quốc xây dựng. Dự án được khởi công từ năm 2008 trên diện tích đất 45.000ha thuộc một công viên quốc gia trong thời hạn 99 năm. Hiện không có nhiều thông tin về dự án trị giá 3,8 tỷ USD này cũng như tiến độ của dự án. Trong khi đó, AFP cho biết, Trung Quốc đã rót hàng tỷ USD dưới dạng các khoản vay ưu đãi, đầu tư và phát triển cơ sở hạ tầng tại Campuchia. Trung Quốc hiện là chủ nợ nắm gần một nửa trong 6 tỷ USD nợ nước ngoài của Campuchia. Trong đó, một phần lớn khoản nợ có liên quan đến các dự án “Vành đai, Con đường” mà Trung Quốc đưa ra.
Trước các đồn đoán trên, Thủ tướng Hun Sen (19/11)đã chính thức lên tiếng phủ nhận việc cho phép bất kỳ căn cứ quân sự nào của nước ngoài được xây dựng trên lãnh thổ Campuchia. Theo ông Hun Sen, thông tin về căn cứ hải quân Trung Quốc trên lãnh thổ Campuchia chỉ là thông tin nhằm “bóp méo sự thật”, đồng thời khẳng định Campuchia “coi tất cả các nước đều là bạn bè” và Campuchia sẽ không bao giờ cho phép bất kỳ lực lượng quân sự nước ngoài nào được tham gia vào các cuộc chiến chống lại nhau trên lãnh thổ Campuchia. Ngoại trưởng Campuchia Prak Sokhonn (17/11/2018) cũng khẳng định Hiến pháp Campuchia không cho phép nước ngoài xây dựng căn cứ quân sự trên lãnh thổ Campuchia, nhấn mạnh Chính phủ hoàng gia Campuchia sẽ không vi phạm hiến pháp. Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Campuchia Chum Sucheat cũng ra tuyên bố bác bỏ thông tin trên, cho rằng đó là “tin giả mạo” nhằm đánh lừa công chúng, khẳng định thông tin này mang tính kích động và gây ảnh hưởng đến danh tiếng trong lĩnh vực quốc phòng của Campuchia.
Đáng chú ý, Đại sứ Trung Quốc tại Campuchia Vương Văn Thiên (25/12) chỉ trích phương Tây thêu dệt tin đồn về việc Bắc Kinh xây căn cứ quân sự ở Campuchia, cho rằng một số quốc gia, đặc biệt là các nước phương Tây, luôn hiểu sai về mối quan hệ giữa Trung Quốc và Campuchia. Đây là một thách thức nhưng không quá lớn. Hai nước sẽ tiếp tục duy trì hợp tác chặt chẽ để giải quyết vấn đề này. Nhiều nước luôn cố gắng thổi phồng vấn đề và đổ lỗi cho Trung Quốc.
Kể từ năm 2016, Campuchia đình chỉ vô thời hạn các cuộc tập trận chung với Mỹ nhưng hai lần tổ chức diễn tập chung với Trung Quốc. Quân đội hai nước cũng nhất trí sẽ tiếp tục tổ chức tập trận “Rồng Vàng” vào năm 2019 với quy mô lớn hơn và tăng cường hợp tác song phương.
http://biendong.net/doc-bao-viet/25841-tau-chien-tq-tham-campuchia-va-nhung-don-thoi-ve-can-cu-hai-quan-moi-cua-bac-kinh.html

0 nhận xét

Leave a comment

Được tạo bởi Blogger.