Long Xuyên Hải Ngoại

Dù số phận mang tới điều gì,

hãy can đảm tranh đấu cho quê hương tự do

Zuckerberg hứa một Facebook tôn trọng 'quyền riêng tư'

Thứ Sáu, 8 tháng 3, 2019 06:28 // ,

BBC
8 tháng 3 2019

Facebook boss Mark Zuckerberg. File photo Bản quyền hình ảnh AFP/Getty Images
Image caption Zuckerberg nói anh muốn phát triển Facebook thành một mạng xã hội tập trung vào sự bảo mật riêng tư
Mark Zuckerberg, người sáng lập Facebook, cho biết có thể sẽ phát triển Facebook theo hướng nhắn tin riêng tư, bảo mật thay cho nền tảng mở hiện tại.
Trong một bài viết blog gần đây, Zuckerberg đã vạch ra hoạch định biến Facebook thành một "nền tảng tập trung vào quyền riêng tư".
Facebook đang chịu nhiều sự chỉ trích sau hàng loạt các bê bối bảo mật cá nhân.
Năm ngoái, dữ liệu của khoảng 50 triệu người dùng Facebook đã bị thu thập và chuyển cho một hãng tư vấn chính trị.
Các nhà phê bình thì cho rằng những đề xuất mới của Zuckerberg là cách Facebook có lẽ thoái thác trách nhiệm của mình, theo phóng viên công nghệ Bắc Mỹ của BBC, Dave Lee.
Nếu những gì xảy ra trên Facebook trở nên riêng tư và mang tính tạm thời hơn, thì sẽ khó để khiến công ty mạng xã hội này phải chịu trách nhiệm về những thông tin và hành vi sai trái lan truyền trên trang web của nó.

Zuckerberg nói gì?

"Facebook và Instagram đã giúp mọi người kết nối với bạn bè, cộng đồng và người cùng sở thích trong một không gian điện tử rộng lớn như quảng trường một thị trấn," nhà sáng lập tỷ phú của Facebook cho biết.
"Nhưng mọi người ngày càng muốn kết nối riêng tư hơn trong một không gian điện tử của một căn phòng khách."
Zuckerberg nói anh muốn phát triển mạng xã hội thành một trang tập trung vào quyền riêng tư, giảm tính chất lâu dài và bảo mật dữ liệu an toàn.
Vì mục tiêu bảo mật, anh cho biết Facebook sẽ không "lưu trữ dữ liệu nhạy cảm ở các quốc gia có hồ sơ yếu kém về nhân quyền như quyền riêng tư và quyền tự do ngôn luận".
"Việc gìn giữ nguyên tắc này có thể có nghĩa là các dịch vụ của chúng tôi sẽ bị chặn ở một số quốc gia hoặc chúng tôi có thể sẽ không sớm xuất hiện ở một số quốc gia khác. Đó là một sự đánh đổi mà chúng tôi sẵn sàng thực hiện," anh nói.
Facebook graphic Bản quyền hình ảnh Facebook
Zuckerberg nói thêm rằng tin nhắn mã hóa cũng sẽ tạo ra phạm vi cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các công cụ về thanh toán trực tuyến và thương mại điện tử.
Ông chủ Facebook không đưa ra một mốc thời gian cụ thể cho kế hoạch này, nhưng cho biết những thay đổi sẽ diễn ra "trong vài năm tới".
"Tôi tin rằng chúng ta nên làm việc hướng tới một thế giới nơi mọi người có thể nói chuyện riêng tư và sống tự do khi biết rằng thông tin của họ sẽ chỉ được nhìn thấy bởi những người họ muốn nhìn thấy và sẽ không bao giờ tồn tại mãi mãi."
"Nếu chúng ta có thể giúp đưa thế giới đi theo hướng này, tôi tự hào về sự thay đổi mà chúng ta đã tạo ra," Zuckerberg viết.
Presentational grey line
Phân tích của Zoe KleinmanPhóng viên công nghệ của BBC
Silhouettes of laptop users are seen next to Facebook logo. File photo Bản quyền hình ảnh Reuters
Những gì chúng ta đang thấy có khả năng là một hướng đi rất mới cho Facebook.
Bạn có thể lập luận rằng cuối cùng thì họ cũng đã lắng nghe những gì người dùng muốn, thay vì tự đưa ra ý tưởng riêng và sau đó phản ứng với các phản hồi sau đó.
Hoặc bạn có thể trở nên nghi ngờ lo ngại hơn mối đe dọa từ các chính phủ trên thế giới tìm cách kiểm soát sự thâm nhập của mạng xã hội.
Và biện pháp không-tiếp cận-dữ liệu này (chúng tôi sẽ không lưu trữ nó, chúng tôi thậm chí sẽ không thể để xem nó) có thể giúp Facebook thoát khỏi sự truy vấn về cách nó khai thác thông tin người dùng.
Việc chuyển các phương thức liên lạc sang các nhóm nhỏ hơn, khiến các cuộc trò chuyện đó trở nên riêng tư ngay cả với chính Facebook và việc các dữ liệu sẽ không được lưu trữ lâu dài chắc chắn là để giải quyết tai tiếng bảo mật cá nhân kém cỏi của gã khổng lồ công nghệ trong thời gian gần đây.
Như chính Mark Zuckerberg thừa nhận: "Thành thật mà nói chúng tôi hiện không có uy tín cao trong việc xây dựng các dịch vụ bảo vệ quyền riêng tư".
Presentational grey line

Chuyện gì xảy ra với Facebook?

Facebook đã bị chỉ trích gay gắt vì thiếu tính bảo mật riêng tư của người dùng và sự lan truyền của nội dung phản cảm và "tin tức giả".
Giá trị cổ phiếu của Facebook đã mất gần 80 tỷ USD chỉ trong vài ngày vào tháng 3 năm ngoái về vụ bê bối Cambridge Analytica.
Công ty tư vấn chính trị có trụ sở tại Anh này bị cáo buộc lạm dụng dữ liệu của hàng triệu thành viên Facebook Hoa Kỳ.
Cambridge Analytica phủ nhận sử dụng dữ liệu này để hỗ trợ cho chiến dịch bầu cử của Tổng thống Mỹ Donald Trump vào năm 2016 và tuyên bố họ đã xóa dữ liệu theo chính sách của Facebook.
Tuy nhiên, giám đốc điều hành của công ty đã sớm bị đình chỉ vì những cáo buộc sau đó.
Bất chấp vụ bê bối, Facebook cho biết số người dùng của họ vẫn tiếp tục tăng. Theo Facebook, số người đăng nhập vào trang web của họ ít nhất một lần một tháng đã tăng 9% trong năm ngoái lên 2,32 tỷ người.
Số người dùng ở Mỹ - thị trường lớn thứ hai của nó - đã giảm 15 triệu kể từ năm 2017, theo công ty nghiên cứu thị trường Edison Research.

0 nhận xét

Leave a comment

Được tạo bởi Blogger.