Long Xuyên Hải Ngoại

Dù số phận mang tới điều gì,

hãy can đảm tranh đấu cho quê hương tự do

Bản tin ngày 12-6-2021

Thứ Bảy, 12 tháng 6, 2021 09:11 // ,

BTV Tiếng Dân

Tin Biển Đông

Vụ tàu khu trục USS Curtis Wilbur của Hải quân Mỹ và tàu hộ vệ HMAS Ballarat của Hải quân Úc tập trận bắn đạn thật trên biển Đông từ ngày 6 đến 11/6, VTC có clip: Tàu chiến Mỹ, Australia diễn tập bắn đạn thật trên Biển Đông.

Phản ứng lại, Trung Quốc tố Mỹ – Úc khoe cơ bắp trên biển Đông, báo Người Lao Động đưa tin. Uông Văn Bân, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc, nói rằng, Mỹ, Úc nên “làm những điều có lợi cho hòa bình và ổn định khu vực, thay vì khoe cơ bắp”.

Tính từ đầu năm 2021 tới nay, TQ đã thực hiện hoặc lên kế hoạch thực hiện ít nhất 22 cuộc tập trận ở Biển Đông, gồm 9 cuộc tập trận ở vịnh Bắc Bộ, “sát sườn” thủ đô VN. Qua đó, có thể thấy rõ kẻ đang “khoe cơ bắp”, khiến tình hình Biển Đông ngày càng phức tạp là ai. Sự kiện TQ huy động hàng trăm tàu dân binh để thu tóm Đá Ba Đầu, mở rộng tầm ảnh hưởng ở Biển Đông, càng cho thấy bản chất của bành trướng Bắc Kinh. 

Báo Thanh Niên có bài: Khi Úc sẵn sàng đối đầu với Trung Quốc. Trước vụ tập trận chung với Mỹ, vào lúc chuẩn bị diễn ra Hội nghị thượng đỉnh G7, trong vai trò khách mời, Úc đã kêu gọi G7 ủng hộ cải cách Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) nhằm đối phó với hành vi “cưỡng ép kinh tế” ngày càng gia tăng của TQ. Canberra giờ đây không còn nhẫn nhịn, sẵn sàng ở thế đối lập với TQ. 

Quan hệ giữa Úc và TQ bắt đầu xấu đi từ năm 2020, khi Bắc Kinh liên tục theo đuổi chính sách “ngoại giao chiến lang” nhằm vào Canberra. Căng thẳng giữa hai nước xảy ra cuối năm ngoái, sau đó TQ ban hành các biện pháp hạn chế nhập khẩu rượu vang và thịt bò của Úc, là 2 mặt hàng vốn lệ thuộc vào thị trường TQ. 

Trang Diễn Đàn Doanh Nghiệp có bài về sự kiện Đài Loan tập trận tại đảo Ba Bình: Việt Nam kiên định đấu tranh bằng pháp lý! VN tuyên bố chủ quyền với toàn bộ quần đảo Trường Sa, bao gồm đảo Ba Bình, bị Đài Loan kiểm soát từ năm 1946 đến nay. Đài Loan đã dự tính kịch bản VN hoặc Philippines tấn công nhằm chiếm đảo Ba Bình. Khi đó, Đài Loan sẽ sử dụng máy bay Lockheed C-130 Hercules để điều động lực lượng đặc nhiệm và lính dù tới đảo Ba Bình chỉ trong vòng 4 giờ, cùng với các dàn phóng tên lửa di động, pháo binh và xe đổ bộ.

Mời đọc thêm: Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ: Trung Quốc muốn kiểm soát Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương (VOV). – Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương: Địa bàn cạnh tranh tàu ngầm chiến lược thế hệ mới giữa Mỹ và Trung Quốc (PT). – Indonesia tăng cường mua khinh hạm nhằm ứng phó Trung Quốc (PLTP). – Chuyến đi “lợi bất cập hại” của tư lệnh quân đội Philippines ra đảo Thị Tứ (Sputnik). 

Dịch bệnh và “bánh vẽ”

Sáng nay, tổng số ca nhiễm Covid-19 ở VN chính thức vượt qua mốc một vạn: Sáng 12/6: Thêm 68 ca mắc COVID-19 trong nước, Việt Nam vượt mốc 10.000 bệnh nhân. Toàn bộ 68 ca đều là các ca lây nhiễm cộng đồng, nhiều nhất là ở Bắc Giang với 29 ca, sau đó là Sài Gòn với 20 ca, riêng tỉnh Tiền Giang chỉ mới ghi nhận ca cộng đồng đầu tiên vào ngày 5/6, thì hôm nay đã có thêm 10 ca, khu vực huyện Cái Bè chính thức trở thành ổ dịch, Bắc Ninh và Lạng Sơn cũng có ca nhiễm mới. 

Số liệu thống kê về tình hình dịch Covid-19 ở VN trong đợt bùng dịch thứ 4, tính từ ngày 29/4 đến sáng nay 12/6. Ảnh: TT

Bộ Y tế thông báo: Trưa 12/6: Thêm 89 ca mắc COVID-19 tại 5 tỉnh, thành phố; Việt Nam có 10.137 bệnh nhân, chỉ có một ca được cách ly ngay khi nhập cảnh. Tối nay, Bộ Y tế cập nhật: Tối 12/6: Thêm 104 bệnh nhân COVID-19, riêng TPHCM chiếm nhiều nhất với 44 ca, cũng chỉ có một ca là trường hợp nhập cảnh, được cách ly ngay. Như vậy, cả ngày hôm nay, VN có thêm 261 ca nhiễm mới, trong đó có 259 ca lây nhiễm cộng đồng, riêng Sài Gòn có thêm 84 ca nhiễm cộng đồng trong một ngày.

Trong số 84 ca cộng đồng mới ở Sài Gòn, có 3 trường hợp đáng lo nhất: 3 nhân viên Bệnh viện Bệnh nhiệt đới nghi nhiễm SARS-CoV-2, báo Dân Trí đưa tin. B người này gồm một cặp vợ chồng, người chồng là nhân viên lĩnh vực công nghệ thông tin, người vợ là nhân viên của phòng Hành chánh quản trị, người còn lại cũng là nhân viên công nghệ thông tin. Cặp vợ chồng cư trú tại huyện Hóc Môn, còn người kia cư trú tại chung cư Ehome 1 ở quận Bình Tân, đều là các khu vực đang có chuỗi lây nhiễm không rõ nguồn lây.

Trong 2 tuần đầu của đợt bùng phát dịch thứ 4, ổ dịch gây bất ngờ nhất chính là chuỗi lây nhiễm ở BV Bệnh Nhiệt đới TƯ, liên quan đến nhiều địa phương miền Bắc. Ổ dịch này gây chấn động vì BV Bệnh Nhiệt đới TƯ thường được ví như “tuyến cuối”, cũng là “pháo đài” kiên cố nhất, trong toàn bộ “phòng tuyến” chống dịch ở VN, nhưng vẫn bị Covid-19 xuyên thủng, tạo ra hậu quả đến giờ vẫn chưa giải quyết xong. 

Bây giờ đến cả BV Bệnh Nhiệt đới TP HCM cũng xuất hiện ca nhiễm Covid-19. Nếu BV Bệnh Nhiệt đới TƯ là “tuyến cuối” của cả nước, thì BV Bệnh Nhiệt đới TP HCM là “tuyến cuối” của toàn bộ khu vực phía nam. Nơi này xuất hiện ca nhiễm cộng đồng, thì ở Sài Gòn không còn chỗ nào an toàn trước Covid-19 nữa. 

VnExpress có clip về tình hình dịch bệnh lây lan ở Sài Gòn: Hơn 70 ca nhiễm từ 4 ổ dịch chưa rõ nguồn lây.

Video Player
00:00
02:40

Trong tình hình này, lẽ ra người đứng đầu chế độ phải thường xuyên động viên người dân, cũng như giúp đỡ những người nghèo, đang đối mặt với tương lai vô vọng, ông Trọng chỉ lo tuyên truyền những điều vô nghĩa. Báo Công Thương dẫn lời Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Thúc đẩy việc học tập Bác trở thành lối sống, nếp nghĩ, cách làm của từng cán bộ, đảng viên và người dân. Tổng Trọng nói vậy khi chủ trì hội nghị sơ kết 5 năm chương trình vận động người dân học tập và làm theo ông Hồ.

Mặc dù hội nghị được tổ chức trực tuyến, nhưng tại các điểm kết nối, cán bộ vẫn ngồi sát nhau trong phòng họp, hoàn toàn vi phạm quy định “không tụ tập đông người” do chính lãnh đạo đề ra. Nghĩa là, hoạt động chống dịch ở VN vẫn phải xếp sau các chương trình tuyên truyền. 

Cán bộ ngồi sát nhau trong phòng họp tại Bộ Công thương, trong lúc kết nối trực tuyến với hội nghị sơ kết 5 năm chương trình học tập và làm theo ông Hồ. Ảnh: CT

Hôm qua, ông Trọng đăng đàn phát biểu, kêu gọi toàn hệ thống chính trị tập trung cao nhất cho phòng, chống dịch Covid-19, trong khi hôm nay ông chủ trì hội nghị sơ kết chương trình vận động người dân học tập và làm theo ông Hồ. Có lẽ ông Trọng nghĩ rằng, phát biểu về dịch bệnh như vậy là đủ, nên hôm nay ông tổ chức hội nghị tuyên truyền cho cái đảng của ông.

Ông Hồ qua đời hơn nửa thế kỷ. Trong suốt thời gian ông Hồ làm “lãnh tụ”, VN không hề trải qua dịch bệnh gì nghiêm trọng có thể so sánh với dịch Covid-19 hiện nay. Cho nên, không có gì để người dân phải “học tập” hay “làm theo” ông Hồ trong tình hình dịch bệnh đang lây lan khắp nơi như bây giờ để ông Trọng tuyên truyền.

***

Việt Nam vẫn chưa giải quyết được “cơn khát” vaccine, dù đã xin, yêu cầu, kêu gọi… khắp nơi, nên bây giờ quay sang hướng tự nghiên cứu sản xuất vaccine Covid-19 một liều tiêm, VnExpress đưa tin.  Bộ Y tế thông báo, đây là dự án do một doanh nghiệp trong nước triển khai, hiện đang đàm phán với nhà sản xuất Mỹ về điều kiện chuyển giao công nghệ sản xuất vaccine theo công nghệ mRNA. Nhà máy do doanh nghiệp này đầu tư theo chuẩn công nghệ của nhà sản xuất, công suất 100-200 triệu liều một năm, dự định bắt đầu sản xuất từ quý 4/2021 hoặc quý 1/2022.

Hai thông tin quan trọng nhất là danh tính của doanh nghiệp nói trên và nhà sản xuất bên Mỹ thì Bộ Y tế không tiết lộ. Hôm 4/6, Bộ Y tế cho biết, Bộ đã đàm phán mua được khoảng 150 triệu- 170 triệu liều vaccineđủ để chích ngừa, tạo thành miễn dịch cộng đồng ở VN. Bây giờ không mua nữa, mà có thể tự sản xuất vaccine?  

Mời đọc thêm: Việt Nam vượt mốc 10.000 ca bệnh và nỗ lực “ghìm cương” COVID-19 (TTXVN). – Sáng 12-6: Thêm 68 ca mắc COVID-19 mới, Việt Nam vượt 10.000 ca — Trưa 12-6, thêm 89 ca COVID-19 mới, trong đó TP.HCM 20 ca — Chiều 12-6, cả nước có 104 ca COVID-19 mới, TP.HCM nhiều nhất 44 ca (TT). – Việt Nam vượt mốc 10,000 ca COVID-19, Sài Gòn vẫn ‘căng thẳng’ (NV).

– Ba nhân viên Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM nghi mắc COVID-19 (VTC). – TP Hồ Chí Minh phát hiện 3 ca nghi nhiễm Covid-19 là nhân viên BV Bệnh nhiệt đới (GDTĐ). – NÓNG: TPHCM tạm phong tỏa Bệnh viện Bệnh nhiệt đới (TP). – Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Học tập và làm theo Bác phải bằng hành động cụ thể, thiết thực, nói đi đôi với làm (VTV). 

Tin môi trường

Báo Tuổi Trẻ đưa tin: Chịu không nổi ô nhiễm, người dân chặn Khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát Dung Quất. Bất bình dồn nén vì phải sống trong môi trường ô nhiễm trầm trọng, trong khi việc di dời tái định cư không được triển khai, người dân huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi đã chặn các lối vào nhà máy thép Hòa Phát Dung Quất trong một tuần nay. Người dân cho biết, họ không chịu nổi tiếng ồn, bụi bặm trong quá trình hoạt động sản xuất thép của nhà máy Hòa Phát Dung Quất.

Người dân huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi dựng trại, giăng dây trước nhà máy thép Hòa Phát Dung Quất. Ảnh: Trần Mai/TT

Một người dân ở thôn Đông Lỗ, xã Bình Thuận kể: “Chúng tôi sẵn sàng nhường đất cho dự án nhưng không chịu nổi ô nhiễm, nên chặn nhà máy, yêu cầu đảm bảo các vấn đề dân sinh. Ngoài ra, phải nhanh chóng có khu tái định cư, di dân đến nơi ở mới”. Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi thừa nhận sự chậm trễ của chương trình tái định cư. 

Báo Lao Động đặt câu hỏi: Bị tố gây ô nhiễm, lãnh đạo Thép Hòa Phát-Dung Quất nói gì? Đại diện doanh nghiệp này khẳng định, tất cả các chỉ số quan trắc môi trường ở khu vực nhà máy đều đáp ứng các tiêu chuẩn cho phép của VN. Doanh nghiệp cũng hứa sẽ hỗ trợ chương trình tái định cư, nhưng người dân phản biện: “Nhiều năm nay, chính quyền địa phương và doanh nghiệp cứ hứa giải quyết tái định cư cho hàng trăm hộ dân xã Bình Thuận nhưng dân chờ mãi vẫn chưa thấy triển khai”.  

Báo Nông Nghiệp VN có bài: Môi trường bị ô nhiễm, người nuôi tôm Quảng Nam thiệt hại nặng. Trong vụ tôm đầu năm 2021, các hộ gia đình nuôi tôm ở 3 huyện Duy Xuyên, Thăng Bình, Núi Thành và TP Tam Kỳ chứng kiến tôm nuôi chết hàng loạt. Theo thống kê của Chi cục Thủy sản Quảng Nam đến nay, diện tích ao hồ có tôm nuôi bị chết ở 4 khu vực này đã lên đến 83ha. Chỉ riêng ở huyện Núi Thành có 30ha tôm bị các bệnh đốm trắng, hoại tử gan tụy cấp. 

Một người nuôi tôm ở xã An Phú, TP Tam Kỳ cho biết: “Tôi nuôi tôm cũng đã hơn 20 năm rồi. Những năm trước tôm ít khi bị bệnh. Thế nhưng, vài năm trở lại đây, càng nhiều người đến khu vực này đào ao nuôi tôm khiến nguồn nước càng ngày càng bị ô nhiễm và bắt đầu xuất hiện các loại bệnh. Trong đó, vụ hè tôm chủ yếu bị bệnh hồng thân. Đến vụ đông thì các loại bệnh thường gặp là bệnh gan và đường ruột”.

Nhiều vùng nuôi tôm ở tỉnh Quảng Nam đang bị ô nhiễm. Ảnh: L.K/NNVN

VTC có clip: Bất lực với trạm trộn, nhà xưởng “mọc” trên đất Nông nghiệp?

Mời đọc thêm: Vì sao nước sông Nhuệ ô nhiễm gần như không thể dùng cho các ngành kinh tế? (KTĐT). – Cá chết gần trang trại chăn nuôi lợn New Hope Thanh Hóa (NNVN). – Ô nhiễm ở bãi rác Quèn Khó bao giờ được xử lý? (ĐĐK). – Quảng Bình: Yêu cầu Nhà máy Bột cá Hòn La tham vấn cộng đồng (SGGP). – Lấn rạch xây nhà, làm ô nhiễm cả khu dân cư (PLTP). – Nghịch lý trong xử lý rác thải nhựa: Phế liệu đầy rẫy nhưng dây chuyền tái chế “đắp chiếu” (VnEconomy). – Thiếu nhân lực ngành Quản lý Tài nguyên và Môi trường (NA). 

Tin nhân quyền

Vụ vi phạm nhân quyền ở tỉnh Quảng Ngãi: Một Facebooker bị án tù chín năm với cáo buộc chống Nhà nước, RFA đưa tin. Đó là trường hợp ông Cao Văn Dũng, bị TAND tỉnh Quảng Ngãi tuyên án 9 năm tù và ba năm quản chế, với cáo buộc ‘làm tàng trữ phát tán thông tin, tài liệu nhằm chống Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam’. Ông Dũng còn bị cáo buộc tham gia thành lập nhóm có tên “Hội anh em yêu dân chủ và nhân quyền cho nhân dân Việt Nam”. 

Facebooker Cao Văn Dũng tại phiên toà ở tỉnh Quảng Ngãi vào ngày 9/6/2021. Ảnh: Báo Quảng Ngãi RFA

Diễn biến mới ở Hồng Kông: nhà hoạt động Agnes Chow được ra tù, BBC đưa tin. Cô Agnes Chow, tức Chu Đình, đã được trả tự do sau khi ở tù 7 tháng, sớm hơn 3 tháng so với bản án tù được tuyên hồi tháng 12/2020. Cô Chow rời khỏi nhà tù khoảng 10h sáng nay, không giải thích lý do cô được ra tù sớm. Những người ủng hộ dành cho cô biệt hiệu “Mộc Lan đời thực”, ví cô như nữ anh hùng đã chiến đấu để cứu gia đình và đất nước.

Nhà hoạt động Agnes Chow (đeo khẩu trang trắng, mặc áo trắng) đi qua đám đông phóng viên sau khi được thả từ Trại Cải tạo Tai Lam. Ảnh: Getty Images/BBC

Mời đọc thêm: 9 năm tù cho đối tượng chống phá Nhà nước (QN). – Hồng Kông: Nhà đấu tranh dân chủ Châu Đình được trả tự do (RFI). – Quan chức TQ nói ‘kẻ thù thực sự’ muốn Hong Kong làm ‘con tốt trong địa chính trị’ (VOA).

***

Thêm một số tin: Nghi ngại chính trị cản trở sự phát triển của người Việt? (BBC). – Đà Nẵng: bắt nữ giám đốc đưa người Trung Quốc nhập cảnh dưới danh nghĩa “chuyên gia” (RFA). – Cảnh sát Ý bắt người dính đến vụ 39 người Việt chết trong xe tải ở Anh (VOA). – Mỹ: Điều tra vụ chính quyền Trump buộc Apple nộp dữ liệu cá nhân của dân biểu (RFI). – Ông Biden chuyển quỹ xây tường thành về lại cho quân đội, dọn các địa điểm thi công (VOA). 

0 nhận xét

Leave a comment

Được tạo bởi Blogger.