Tin Việt Nam – 14/11/2020
Thủy điện Thượng Nhật ở Thừa Thiên – Huế lại tích nước trái phép trước bão số 13 – Nhã Nam
Thủy điện Thượng Nhật bị tố tích nước trái phép, không chấp hành công điện khẩn chống bão số 13.
Chiều 13/11, trong báo cáo về việc thực hiện các phương pháp ứng phó với bão số 13, chính quyền xã Thượng Nhật (huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên – Huế) cho biết, qua quá trình kiểm tra và theo dõi quá trình xả nước của Công ty thuỷ điện Thượng Nhật, lúc 9h cùng ngày, công an xã phát hiện công ty thuỷ điện này không chấp hành nghiêm túc việc mở 5 cửa van ở trạng thái mở hoàn toàn. Mực nước hồ ở cao trình là 115 m.
Trước vi phạm của Công ty thuỷ điện Thượng Nhật, chính quyền xã đề nghị huyện xử lý hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý vi phạm đối với hoạt động trên.
Ông Phương, phó chủ tịch tỉnh Thừa Thiên Huế cho hay, tỉnh đã lập biên bản vụ việc và yêu cầu thủy điện này mở 5 cửa xả nước.
Trước đó, ngày 29/10, Sở Công thương tỉnh Thừa Thiên – Huế có văn bản gửi Tổng công ty Điện lực miền Trung về việc không mua điện của nhà máy thủy điện Thượng Nhật (huyện Nam Đông) cho đến khi được chính quyền tỉnh cho phép tích nước.
Lý do mà Sở Công thương tỉnh đưa ra là nhà máy thuỷ điện này không chấp hành nghiêm túc công điện khẩn ứng phó bão số 9.
Công trình nhà máy thủy điện Thượng Nhật do Công ty Cổ phần đầu tư thủy điện miền Trung Việt Nam làm chủ đầu tư, có công suất 11MW và chưa được phép tích nước vận hành.
VN: Bão số 13 mạnh lên,
Thủ tướng yêu cầu khẩn trương sơ tán dân
Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, bão số 13 hiện nay mạnh hơn so với dự báo trước đây, lúc 10h sáng 14/11, sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 13-14, giật cấp 17.
Hiện bão đang cách Đà Nẵng khoảng 290km, Thừa Thiên Huế khoảng 380km, Quảng Trị khoảng 435km. Dự báo trong đêm nay và sáng mai bão sẽ mở rộng vùng đổ bộ vào đất liền các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Quảng Nam.
Thủy điện và lũ lụt miền Trung: Tội đồ hay bị oan, theo giới khoa học Việt Nam
Tranh cãi về phóng sự của VTV và nỗi lòng người cứu trợ vùng lũ
Từ sáng và trưa 14/11, trên đất liền từ phía Nam Nghệ An đến Quảng Ngãi gió mạnh dần lên cấp 6-7, sau tăng lên cấp 8-9, vùng ven biển có nơi cấp 10, giật cấp 12.
Từ 14-16/11, từ phía Nam Nghệ An đến Quảng Nam có mưa to đến rất to với lượng mưa từ 150-250mm/đợt, có nơi trên 350mm; ở Thanh Hóa, phía Bắc Nghệ An và Quảng Ngãi có mưa to với lượng mưa từ 50-150mm/đợt.
Vùng biển phía Tây khu vực Bắc và giữa Biển Đông (bao gồm cả quần đảo Hoàng Sa) ngày hôm nay có mưa bão, gió mạnh cấp 8-10, vùng gần tâm bão cấp 13-14, giật cấp 17; sóng biển cao từ 5-7m, vùng gần tâm bão 9-11m; biển động dữ dội.
Vùng biển từ Hà Tĩnh đến Quảng Ngãi (bao gồm cả huyện đảo Cồn Cỏ, huyện đảo Lý Sơn, đảo Cù Lao Chàm và Hòn Ngư) có mưa bão, gió mạnh dần lên cấp 8-9, vùng gần tâm bão cấp 10-11, giật cấp 14; biển động rất dữ dội. Vùng biển Bắc Vịnh Bắc Bộ gió Đông Bắc mạnh dần lên cấp 6-7, giật cấp 9; biển động mạnh.
Vùng ven biển từ Thanh Hóa đến Đà Nẵng có khả năng nước dâng do bão cao 0,5-1m.
Thủ tướng yêu cầu sơ tán dân
Sáng 14/11, Thủ tướng VN Nguyễn Xuân Phúc có công điện chỉ đạo việc ứng khẩn cấp với bão số 13.
Công điện nêu rõ: “Bão số 13 là cơn bão rất mạnh, dự báo sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến khu vực ven biển và đất liền các tỉnh khu vực Bắc và Trung Trung Bộ từ hôm nay đến ngày 15-11.”
Thủ tướng Phúc yêu cầu các bộ, ngành, địa phương liên quan dừng các cuộc họp chưa thật cần thiết để ứng phó bão.
Ông Phúc cũng yêu cầu rà soát các tàu thuyền còn hoạt động trên biển, yêu cầu về nơi trú ẩn an toàn, sơ tán người trên biển, trong các chòi canh nuôi trồng thủy sản, trên các tàu thuyền neo đậu.
Về cảnh báo nhiều đô thị VN ‘chìm xuống biển’
Hai chuyên gia gợi ý mô hình nhà chống lũ cho Thủy Tiên
Nếu cần thiết sẽ cưỡng chế di dời để đảm bảo an toàn tính mạng cho người dân, Thủ tướng Phúc yêu cầu.
Công điện cũng yêu cầu sơ tán người và gia cố lại nhà cử trên đất liền và tại các đảo Lý Sơn, Cù Lao Chàm, Cồn Cỏ.
Các biện pháp hạn chế người và phương tiện hoạt động trên đường trong thời gian bão đổ bộ cũng được yêu cầu triển khai.
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-54942016
Khởi tố kỹ sư thiết kế vụ đường tránh
250 tỷ đồng ở Gia Lai bị sụt lún như động đất
Bình luậnKhôi Nguyên
Cơ quan chức năng vừa khởi tố kỹ sư phụ trách việc khảo sát thiết kế dự án đường tránh 250 tỷ đồng ở Gia Lai về hành vi Vi phạm các quy định về xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng.
Truyền thông Việt Nam đưa tin, ngày 13/11, Đào Trọng Nhất, quê Hà Nội, kỹ sư địa chất của Công ty CP Tư vấn Xây dựng Giao thông 8 – TECCO8.,JSC tại TP. Hà Nội bị Công an Gia Lai khởi tố và áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú về hành vi Vi phạm các quy định về xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng.
Động thái này được đưa ra sau 10 ngày Công an Gia Lai khởi tố vụ án Vi phạm quy định về xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng liên quan đến dự án này.
Trước đó, đầu tháng 9/2019, sau trận mưa lớn, đoạn Km10+200- Km10+350, thuộc Dự án đường Hồ Chí Minh (đoạn đường tránh thuộc xã Ia Pal, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) dài 3,8 km, được làm với chi phí hơn 71 tỷ đồng, do Công ty Cổ phần 471 thi công bị sụt lún khoảng 150 m.
Kết quả giám định cho rằng, nguyên nhân tuyến tránh bị lún nứt do có 2 lớp đất yếu nằm dưới lớp vỏ cứng, phân bổ rộng khắp khu vực xảy ra sự cố và xuất hiện nước ngầm. Trong quá trình chuẩn bị và thực hiện dự án, hiện tượng này chưa được phát hiện để xử lý.
Bộ GTVT nêu trong kết luận giám định: “Tư vấn thiết kế chưa phát hiện ra cũng như chưa đề xuất khảo sát bổ sung khi đoạn tuyến đi qua khu vực có điều kiện địa hình, địa chất, thủy văn đặc biệt, bất lợi”.
Công an xác định, kỹ sư Đào Trọng Nhất với vai trò phụ trách việc khảo sát thiết kế của công trình nhưng không làm đúng các quy định về xây dựng dẫn đến sự cố sụt lún.
Đình chỉ 2 giáo viên mầm non
ở Ninh Bình bắt trẻ uống nước bồn cầu
Bình luậnNhã Nam
Cơ quan chức năng huyện Hoa Lư (tỉnh Ninh Bình) đang làm rõ vụ giáo viên Trường Mầm non Ninh Khang bị “tố” đánh và bắt trẻ uống nước bồn cầu.
Chia sẻ với truyền thông Việt Nam, bà Nguyễn Thị Bình, Hiệu trưởng Trường Mầm non Ninh Khang cho biết, nhà trường đang kiểm tra lại video đăng tải trên mạng và kết luận.
Tại thời điểm xảy ra vụ việc, lớp học có 2 giáo viên đứng lớp là cô Nguyễn Thị Phương Thảo (34 tuổi, giáo viên lớp 2 tuổi B, người được cho là trực tiếp bạo hành trẻ nhỏ) và cô B.T.M (53 tuổi, người chứng kiến vụ việc nhưng không có động thái can ngăn).
Hôm 12/11, Ban giám hiệu trường này đã đình chỉ công tác đối với 2 giáo viên này.
Trước đó, tối 11/11, vợ chồng anh T.V.H. và chị P.T.H. (trú xã Ninh Khang, huyện Hoa Lư) đăng tải lên mạng xã hội thông tin và hình ảnh bị đỏ tấy và thâm tím nhiều nơi trên cơ thể của 1 cháu bé 15 tháng tuổi tên T.G.H. (là con của anh chị) đang học tại trường Mầm non Ninh Khang (huyện Hoa Lư, Ninh Bình). Tài khoản này “tố” cô giáo đã bạo hành và cho cháu H. “uống nước bồn cầu”.
Đặc biệt, có 2 clip ghi lại cảnh được cho là giáo viên của trường Mầm non Ninh Khang đang bạo hành cháu H..
Theo vợ chồng anh V.H. và chị T.H., con anh chị mới 15 tháng tuổi, anh chị cho con đi học tại trường Mầm non Ninh Khang được 2 ngày thì xảy ra sự việc trên.
Cụ thể, vào sáng 10/11, gia đình đưa cháu đến trường học, đến chiều đón về thì thấy trên người bé có nhiều biểu hiện bất thường như lưng, mông và một số vị trí khác bị đỏ tấy, thâm tím. Người thân trong gia đình sau đó đã đến nhà trường phản ánh sự việc.
Tiếp đó, vợ chồng anh H. đã xem lại camera lớp học thì phát hiện sự việc con trai mình không chỉ bị cô giáo bạo hành mà còn bị “dọa” bắt uống nước bồn cầu trong nhà vệ sinh của lớp học.
Vợ chồng anh H. đã ghi lại hình ảnh nói trên và đăng tải lên mạng xã hội, yêu cầu cơ quan chức năng vào cuộc làm rõ sự việc, đồng thời đưa bé đi khám tại một cơ sở y tế trên địa bàn. Cháu có dấu hiệu bị chấn động tâm lý, đến nay vẫn còn nghỉ học.
Ông Bùi Duy Quang, Chủ tịch huyện Hoa Lư cho biết, huyện đã yêu cầu các ngành chức năng phối hợp với chính quyền xã Ninh Khang vào cuộc xác minh. Hiện công an huyện đang làm việc với 2 giáo viên lớp 2 tuổi B và Ban Giám hiệu nhà trường; đồng thời sẽ làm việc với phụ huynh cháu bé nghi bị cô giáo Nguyễn Thị Phương Thảo bạo hành để điều tra sự việc.
Cô giáo Nguyễn Thị Phương Thảo (sinh năm 1986) được điều chuyển công tác từ một cơ sở giáo dục ở huyện Yên Khánh về trường Mầm non Ninh Khang từ tháng 2/2020. Cô Thảo đã có bằng Đại học về Giáo dục Mầm non.
Ngành dầu khí CSVN đối mặt với tương lai khó khăn
vì các mỏ dầu đã cạn kiệt
Tin Vietnam.- Báo Vietnamnet ngày 12 tháng 11 năm 2020 loan tin, các mỏ dầu mà nhiều công ty dầu khí Cộng sản Việt Nam đang khai thác đã rơi vào tình trạng dần cạn kiệt, còn việc tìm kiếm mỏ dầu mới thì gặp khó khăn, trong khi giá dầu thì đang giảm khiến các công ty sẽ phải đối mặt với một tương lai tăm tối.
Theo báo Vietnamnet, từ năm 1981 đến nay, công ty Liên doanh Việt- Nga Vietsovpetro đã khai thác được hơn 237.7 triệu tấn dầu thô, vận chuyển về bờ được hơn 35.7 tỷ mét khối khí đồng hành, số tiền bán được là hơn 82.4 tỷ Mỹ kim. Trong đó, phía nhà cầm quyền Việt Nam được 52.8 tỷ Mỹ kim, còn phía Liên bang Nga được 11.5 tỷ Mỹ kim lợi nhuận. Tuy nhiên, hiện tại các mỏ dầu suy giảm mạnh, hoặc có độ ngập nước cao, tiềm ẩn nhiều rủ ro nên hiện Vietsovpetro chỉ khai thác được hơn 3 triệu tấn dầu trong một năm.
Trước tình trạng này, tập đoàn Dầu khí Cộng sản Việt Nam muốn tăng trữ lượng dầu khí để bù đắp vào các sản lượng khai thác hàng năm nhưng lại gặp khó khăn. Nguyên nhân là do những mỏ dầu tiềm năng chưa được phát hiện được đánh giá là nằm ở vùng nước sâu, xa bờ, nên cần kỹ thuật khoan nước sâu, đầu tư lớn, rủi do cao. Ngoài ra, những khu vực này bị liên tục bị phía Trung cộng gây sức ép, cản trở và báo Vietnamnet không dám gọi tên mà chỉ gọi là ngoại quốc.
Ông Trần Công Tín, phó tổng giám đốc Vietsovpetro cho biết, sản lượng dầu khí khai thác đều bị giảm theo thời gian, Vietsovpetro phải duy trì bằng cách mở rộng sản xuất ra các lô khác nhưng sản lượng tăng không đáng kể.
An Nhiên
https://www.sbtn.tv/nganh-dau-khi-csvn-doi-mat-voi-tuong-lai-kho-khan-vi-cac-mo-dau-da-can-kiet/
Tư pháp Việt Nam có thực sự “tôn trọng
xét xử độc lập, không can thiệp, chỉ đạo án”?
Cao Nguyên
Trả lời chất vấn của Quốc hội sáng ngày 10/11, Chánh án Toà án Nhân dân (TAND) Tối cao Nguyễn Hòa Bình khẳng định luôn đảm bảo tính độc lập trong xét xử của thẩm phán, hội thẩm. Tuy nhiên, theo ý kiến của một số luật sư thì tình trạng “chỉ đạo án” còn diễn ra rất nhiều trong hệ thống pháp luật Việt Nam.
Cụ thể, Đại biểu Đỗ Ngọc Thịnh đặt câu hỏi trong phiên chất vấn rằng trong xét xử, còn có hiện tượng thẩm phán xin ý kiến lãnh đạo của Tòa án hay không? Lãnh đạo Tòa án có chỉ đạo hành chính không phù hợp đến các quan hệ tố tụng không và nếu có thì phải xử lý như thế nào?
Ông Nguyễn Hòa Bình trả lời: “Tòa án tôn trọng xét xử độc lập của án cấp dưới, không có sự can thiệp.
Còn cái việc mà địa phương người ta lúng túng về việc áp dụng pháp luật thì người ta hỏi trong trường hợp này thì phải áp dụng cái luật nào, thì chúng tôi hướng dẫn về việc áp dụng pháp luật khi có các cách hiểu khác nhau về một nội dung luật.
Chúng tôi không thể chỉ đạo án bằng một công văn mà phải nghiên cứu hồ sơ gốc.”
Chỉ đạo án do tham nhũng, hối lộ
Luật sư Hà Huy Sơn trả lời RFA từ Hà Nội rằng ông không có bằng chứng về việc Toà cấp trên “chỉ đạo án” đối với Toà cấp dưới. Tuy nhiên, những ai làm việc trong ngành Toà án đều biết là có chuyện đó:
“Thực tế thì tôi không có bằng chứng hay tài liệu về việc Toà cấp trên chỉ đạo cấp dưới như thế nào. Bởi vì, đôi khi người ta chỉ đạo bằng miệng hoặc điện thoại, chứ người ta đâu có lưu vào hồ sơ đâu. Cho nên nếu nói theo bằng chứng thì cũng không thể phủ nhận được cái điều mà ông Nguyễn Hòa Bình đã nói.
Nhưng trong thực tế thì những người trong Tòa ai cũng thừa nhận chuyện đó là điều hiển nhiên có sự chỉ đạo ở trên.”
Bình luận trên trang cá nhân, Luật sư Nguyễn Duy Bình cho rằng “ông Nguyễn Hoà Bình chưa nhìn thẳng sự thật và chưa thừa nhận sự thật về tình trạng chỉ đạo án. Điều mà lẽ ra ông phải thẳng thắn thừa nhận và có phương pháp chấn chỉnh.”
Tiến sỹ luật Cù Huy Hà Vũ, từ Hoa Kỳ khẳng định luôn một cách chắc chắn rằng lời phát biểu của Nguyễn Hòa Bình là hoàn toàn không đúng sự thật. Bởi các nguyên nhân sau:
“Điều thứ nhất là trong chế độ chính trị hiện nay ở Việt Nam là một chế độ toàn trị. Đặc biệt, Hiến pháp Việt Nam đã khẳng định là mọi hoạt động của Nhà nước, cũng như xã hội đều dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Cho nên, không có hoạt động của Nhà nước là nằm ngoài sự chỉ đạo của Đảng Cộng sản, dù đó là hành pháp, lập pháp cũng như hoạt động tư pháp tòa án, và kể cả Viện kiểm sát.
Vấn đề thứ hai là thực tiễn ở Việt Nam cho thấy rằng việc xử án oan tràn lan và chính tòa án nhiều nơi đã thừa nhận điều này. Là vì có sự chỉ đạo án của Tòa cấp trên đối với Tòa cấp dưới. Cho nên, nếu như có sai hoặc bị kháng án thì Tòa cấp trên lúc ấy sẽ xử tiếp. Tôi muốn nói rằng ở Việt Nam không có sự độc lập giữa ba cái nhánh lập pháp hành pháp và tư pháp. Thành ra cái chuyện chỉ đạo án trong lĩnh vực tư pháp là đương nhiên.”
Ông Cù Huy Hà Vũ cho biết qua kinh nghiệm cá nhân là người đã tham gia nhiều vụ án, kể cả là bảo vệ các thân chủ tại tòa, ông nhận tôi thấy có một thực tế là Toà cấp dưới báo cáo lên Toà cấp trên, hay còn gọi là “báo án”, tức là đưa ra nội dung vụ án và đề nghị là án xử theo tội danh nào, mức phạt nặng bao nhiêu. Toà cấp trên sau khi được xem, được trình bày thì Tòa cấp trên sẽ duyệt án.
Ông nói có một sự “móc ngoặc” giữa và cấp dưới và cấp trên. Ví dụ, cấp dưới họ nhận được hối lộ cho một vụ án thì họ sẽ đề nghị tòa cấp trên xem xét. Và đương nhiên thì Toà cấp trên phải nhận một khoản tiền từ Toà cấp dưới. Do vậy, Toà cấp trên sẽ chỉ đạo xử như thế nào.
Ông Vũ chia sẻ thêm rằng đã từng có một số thẩm phán, các cơ quan điều tra, kể cả công an ngã giá thẳng với ông về kết quả xử án. Theo ông, một khi thẩm phán hay là cơ quan điều tra chủ động ra giá có nghĩa là có cả một hệ thống tham nhũng, hối lộ đứng sau.
Chỉ đạo án trong các vụ án Chính trị càng chặt chẽ
Trước nay, nhiều nhà hoạt động nhân quyền vẫn thường cáo buộc kết quả của các vụ án “an ninh quốc gia” ở Việt Nam thường được chỉ đạo sẵn như “một bản án bỏ túi”.
Cựu Tù nhân lương tâm, luật sư Nguyễn Văn Đài từ Đức Quốc cho biết 100% các vụ án chín trị đều có “chỉ đạo án”. Các phiên Toà này chỉ có mục đích “diễn” lại cho đầy đủ thủ tục:
“Việc can thiệp vào hội đồng xét xử là chuyện đương nhiên. Đặc biệt, trong các vụ án chính trị hoặc các vụ án tham nhũng nhạy cảm thì sẽ có sự can thiệp không chỉ của riêng Toà án cấp trên, mà có sự can thiệp của Bộ Công an, Viện kiểm sát và cả Ban Nội chính Trung ương.
Khi chưa bắt chưa bị bắt thì tôi đã biết trước được mức án tù của mình là bao nhiêu năm rồi. Mức án đối với những người hoạt động chính trị như chúng tôi thì không phải do Viện kiểm sát hay Tòa án quyết định. Mà mức án do bộ công an quyết định. Tòa án chỉ là nơi diễn lại tất cả kịch bản mà đã được họ sắp xếp từ trước.”
Ông Cù Huy Hà Vũ phân tích, đối với các loại án mang “màu sắc chính trị” dù không có chuyện hối lộ, tham nhũng nhưng sự chỉ đạo án càng phải chặt chẽ hơn:
“Ngoài ra, một số vụ án chính trị. Ví dụ những vụ án liên quan đến những người có những hoạt động đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam. Đây được tòa án Việt Nam cũng như hệ thống chính trị Việt Nam coi là những vụ án nghiêm trọng, xâm phạm an ninh quốc gia.
Tất nhiên, trong trường hợp này thì sẽ không có chuyện ăn hối lộ. Bởi vì, có thể nói là những người hoạt động chính trị về cơ bản, họ dấn thân là gì tự nguyện nên sẽ không có chuyện tiền bạc. Cho nên những tòa được giao xét xử những vụ án chính trị thì chỉ có “báo án” và được “duyệt án” về án phạt bao nhiêu năm, hình thức như thế nào.”
Cái loại thứ hai, trong thời gian vừa qua, chúng ta biết rằng Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng đã phát động chiến dịch chống tham nhũng quy mô và mạnh mẽ, được biết đến với cái tên là “đốt lò”.
Đã có rất nhiều quan chức rất cao cấp, thậm chí trong Bộ chính trị như là Đinh La Thăng, và sắp tới đây là Nguyễn Văn Bình sẽ bị xét xử.
Ở những vụ mang sắc thái chính trị này là Đảng Cộng sản trừng trị ngay chính người trong hệ thống chính trị của mình, thì lại càng phải có chuyện “báo oán” và “duyệt án”, được thực hiện một cách rất chặt chẽ, phải “nâng lên đặt xuống” nhiều lần thì mới có thể ra bản án.
Vì những người bị xử án là những người đang nắm giữ quyền lực, thậm chí ở mức cao nhất trong hệ thống chính trị Việt Nam, có một loạt mối quan hệ chằn chịt mang tính tham nhũng. Nó làm cho các cấp lãnh đạo ra tay “trừng trị” tham nhũng phải cân nhắc.”
Luật sư Hà Huy Sơn, với kinh nghiệm và cảm nhận đã bào chữa cho rất nhiều các vụ án chính trị, dù không có bằng chứng cụ thể nhưng ông cũng tin rằng “sự sắp xếp chỉ đạo từ trước đối với án an ninh quốc gia là hoàn toàn có thật.
Theo khoản 2, điều 103, Hiến pháp năm 2013 quy định “Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật; nghiêm cấm cơ quan, tổ chức, cá nhân can thiệp vào việc xét xử của Thẩm phán, Hội thẩm.”
Bộ Công an ngỏ ý muốn quản lý
trung tâm cai nghiện ma túy
Khi giải trình về các vấn đề trong dự án luật Phòng chống ma túy sửa đổi tại Quốc hội sáng ngày 13/11/2020, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm khẳng định, Bộ Công an không ngại quản lý các cơ sở cai nghiện ma túy nếu luật cho phép vì đây là một biện pháp ngăn ngừa tội phạm.
Bộ Công an đòi quản lý trung tâm cai nghiện có hợp lý không, khi lâu nay đã có nhiều lo ngại người cai nghiện bị coi như tù nhân, lao động khổ sai? Trong khi chính Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc đã có lần phát biểu cho rằng, cần xã hội hóa trong công tác cai nghiện.
Một người giấu tên vì lý do an ninh, có kinh nghiệm 15 năm làm việc về phòng chống ma túy tại Việt Nam, khi trao đổi với Đài Á Châu Tự Do hôm 13 tháng 11 năm 2020 qua email liên quan vấn đề này, cho biết ý kiến của mình:
“Cần phân biệt rõ ràng giữa hành vi buôn bán và sử dụng ma túy. Nếu xem hai loại hành vi này như một và giao bộ Công an làm hết, từ bắt buôn bán đến cai nghiện thì nguy cơ phải đổi luật xem cả hành vi sử dụng ma túy cũng là tội phạm.
Việc này rất nguy hiểm, vì sẽ tạo ra một xã hội khắc nghiệt và đi ngược lại các cam kết về quyền con người, mà Việt Nam đã ký kết với quốc tế. Tuy nhiên, đề xuất này của bô Công an cho thấy là việc cai nghiện ma túy ở Việt Nam đang có vấn đề lớn. Tôi nghĩ họ đã thất bại với tình hình kiểm soát hiện nay.”
Đề xuất này của bô Công an cho thấy là việc cai nghiện ma túy ở Việt Nam đang có vấn đề lớn. Tôi nghĩ họ đã thất bại với tình hình kiểm soát hiện nay.
-Một chuyên gia
Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm đưa ra đề xuất vừa nêu với dẫn chứng về việc học viên cai nghiện đập phá, trốn trại ra ngoài gây náo động. Đơn cử vào tháng 11 năm 2016, hàng trăm học viên ở trung tâm cai nghiện Đồng Nai sau khi đập phá trại đã tràn ra ngoài tìm cách thoát thân. Theo cơ quan chức năng, hầu hết những học viên này đều thuộc diện bị tòa quyết định cai nghiện bắt buộc.
Hay trước đó, hàng trăm con nghiện tại trung tâm cai nghiện xã Xuân Phú, tỉnh Đồng Nai, cũng lợi dụng lúc tối trời và mưa gió đã phá cửa trốn ra ngoài, tụ tập gây náo loạn trên Quốc Lộ 1, khiến người dân hoảng sợ.
Người có kinh nghiệm 15 năm làm việc về phòng chống ma túy tại Việt Nam, nhận định thêm:
“Theo quan sát, tôi thấy các trại cai nghiện tư nhân hiện nay đang vận hành kiểu thương mại: chỉ biết đến tiền chứ không chú ý đến con người như trước kia. Còn các trại do nhà nước quản lý thì họ không có người chuyên môn làm việc mà chỉ làm đúng trách nhiệm thôi. Khi làm như vậy thì họ xem những người sử dụng ma túy như tù nhân. Bởi thế, hằng năm đều có chuyện anh em đào thoát khỏi trại. Vì vậy, hiện nay ở Việt Nam , theo tôi quan sát thì rất khó để thay đổi việc này. Vì thế mới có việc bộ Công an lên tiếng trước Quốc hội như vậy.”
Thực tế theo nhiều chuyên gia, các trung tâm cai nghiện đang cư xử với học viên như người tù, đặc biệt các trung tâm nhà nước vẫn coi việc quản lý cai nghiện như tù nhân. Do đó người cai nghiện phản kháng như một người mất tự do.
Tại sao chính phủ không có một phương pháp cai nghiện nào hiệu quả, nhân văn hay cai nghiện theo một phương pháp tốt, mà chỉ áp dụng giống như một trại tập trung hay một nhà tù? Nếu chuyển Bộ công an quản lý thì có lẽ càng giống một nhà tù hơn?
Một Mục sư ở Trung Tâm cai nghiện Nissi tại Cần Guộc – Long An, khi trả lời Đài Á Châu Tự Do hôm 13 tháng 11 năm 2020, cho biết về cơ sở cai nghiện của mình cũng như cho biết ý kiến về việc quản lý các cơ sở cai nghiện:
“Thật ra Trung tâm cai nghiện của Đạo Cơ Đốc này thì theo luật của Chính phủ Việt Nam thì chưa được cho phép để hoạt động chính thức. Trung tâm này cũng như các trung tâm khác trên cả nước chỉ hoạt động như hội nhóm. Nếu trung tâm cai nghiện của nhà nước thì sẽ trực thuộc Bộ Lao động Thương binh Xã hội, hay Bộ Y Tế quản lý. Còn nếu giao Bộ Công an thì mình cũng chưa biết Bộ Công an sẽ quản lý như thế nào? Còn bây giờ thì đã có quy trình cấp phép và thành lập theo luật, thì tôi nghĩ Bộ nào cũng vậy thôi, Bộ Công An thì có lẽ sẽ chặt chẽ hơn về nghiệp vụ, chứ quy trình cai nghiện thì đã có hết rồi.”
Theo Mục sư này cai nghiện nếu đưa vô mô hình quản lý diện rộng thì bắt buộc phải có những quy chế, còn mô hình cai nghiện ở Hội Thánh thì là nhỏ lẻ, thiên về công tác tư tưởng nhiều hơn. Ông cho rằng, nếu như trong cơ sở của nhà nước mà họ có thể đưa những tư vấn tâm linh tâm lý vào thì sẽ hiệu quả tốt hơn, dạy kinh thánh kết hợp với các phương thức khoa học thì sẽ hiệu quả hơn.
Mục sư Nam Quốc Trung, quản lý Trung Tâm Giải Cứu Aquila Center, một trung tâm cai nghiện ma túy thuộc Hội Thánh Tin Lành, cho Đài Á Châu Tự Do biết ý kiến của mình hôm 13 tháng 11 năm 2020:
“Chúng tôi cũng có đề xuất về dự thảo luật phòng chống ma túy, và chúng tôi đã gởi lên Văn phòng các vấn đề Văn hóa Xã hội của Quốc hội, cũng như Ủy ban Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội. Chúng tôi cũng có gởi bản dự thảo đề xuất sửa đổi luật về Phòng chống ma túy lên các ủy ban đó. Thật ra, công tác cai nghiện của Hội thánh Tin lành tương đối tốt và hiệu quả, chúng tôi mong muốn các cơ quan chính phủ ủng hộ xã hội hóa công tác cai nghiện, cho các tổ chức tôn giáo có thể tham gia và chung tay vào công tác cai nghiện.”
Dù chưa được hồi đáp từ phía các cơ quan Quốc hội cũng như chính quyền, nhưng Mục sư Nam Quốc Trung cũng hy vọng đề xuất của Hội thánh sẽ được lắng nghe:
“Thật ra chúng tôi cũng mới gởi đợt vừa rồi, vẫn đang trong khoảng thời gian đang được xem xét. Chúng tôi tin chắc sẽ có phản hồi từ các cơ quan đó.”
Công tác cai nghiện của Hội thánh Tin lành tương đối tốt và hiệu quả, chúng tôi mong muốn các cơ quan chính phủ ủng hộ xã hội hóa công tác cai nghiện, cho các tổ chức tôn giáo có thể tham gia và chung tay vào công tác cai nghiện.
-MS. Nam Quốc Trung
Để giúp giảm bớt hiện trạng hiện nay của các cơ sở cai nghiện nhà nước, Mục sư Nam Quốc Trung cũng cho biết, trong đề xuất về dự thảo luật phòng chống ma túy gởi các cơ quan Quốc Hội, có đề nghị các cơ sở cai nghiện và các tổ chức tôn giáo có thể tham gia đóng góp dịch vụ vào các trung tâm cai nghiện của nhà nước. Ông nói tiếp:
“Như chúng tôi đã từng làm từ năm 2013 đến 2017. Chúng tôi đã vào các trung tâm cai nghiện của nhà nước để truyền đạt các kinh nghiệm từ bỏ ma túy. Trong khoảng thời gian 3 năm đó, rất nhiều cuộc đời, nhiều con người đã được thay đổi, và hiệu quả là không thể phủ nhận khi chúng tôi được đánh giá là 55,1% tỷ lệ thành công. 55,1% là tỷ lệ không tưởng đối với một xã hội nào, bất cứ quốc gia nào, đây là tỷ lệ thành công lớn.”
Mục sư Nam Quốc Trung hy vọng sẽ tham gia đóng góp dịch vụ vào các trung tâm cai nghiện của nhà nước như trước đây, để được chung tay cai nghiện với xã hội theo chủ trương của Thủ tướng chính phủ về xã hội hóa cai nghiện.
Theo tổ chức Giám Sát Nhân Quyền Human Rights Watch, người nghiện ma túy ở Việt Nam bị giam giữ trong những trung tâm lao động cưỡng bách của nhà nước, không được điều trị đúng cách mà còn bị lạm dụng rất nhiều. Người nghiện có thể bị đánh và bị bắt lao động ngoài ý muốn để sản xuất hạt điều, giày dép, quần áo hoặc những sản phẩm khác không chỉ để tiêu thụ trong nước mà còn để bán ra nước ngoài.
Human Rights Watch cho rằng, Việt Nam nên dẹp bỏ những hành vi lạm dụng này, bởi thay vì giúp người nghiện chữa dứt cơn ghiền thì lại để cho họ bị hành hạ bị ngược đãi và bị buộc lao động cho những kẻ kiếm lợi trên những người nghiện như vậy.
Vào ngày 13 tháng 11 vừa qua, các đại biểu Quốc hội Việt Nam vẫn còn băn khoăn nên coi những người nghiện ma túy là bệnh nhân hay tội phạm.
Học phí, các khoản phí phải nộp và ý kiến người dân
Giải thích của Bộ Giáo dục-Đào tạo
Trước sự phản ánh của dư luận đối với dự thảo tăng học phí kể từ niên học 2021-2022, Thứ trưởng Bộ Giáo dục-Đào tạo (GD-ĐT) Phạm Ngọc Thưởng đăng đàn giải thích rằng do Nghị định số 86 chỉ có thời hạn hiệu lực đến hết năm học tới, nên để có căn cứ pháp lý cho các cơ sở GD-ĐT thực hiện từ năm học 2021-2022 và các năm tiếp theo thì cần phải xây dựng nghị định thay thế.
Theo dự thảo được công bố đến công chúng vào hôm 12/11, Bộ GD-ĐT đưa ra đề xuất tăng học phí từ bậc mầm non cho đến bậc đại học, ở mức từ 7,5% lên đến 12,5%, bắt đầu từ năm học 2021-2022.
Tuy nhiên, truyền thông nhà nước Việt Nam, vào ngày 13/11, dẫn lời của Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng cho biết rằng Bộ GD-ĐT đã gửi văn bản báo cáo đến Chính phủ về đề xuất giữ nguyên mức học phí trong năm học 2021-2022. Đồng thời, Bộ GD-ĐT cũng xin phép được lùi thời gian trình ban hành nghị định mới thay thế Nghị định số 86 sang năm 2021, thay vì theo đúng thời hạn vào tháng
12/2020. Việc đề nghị lùi thời hạn nhằm mục đích có điều kiện tiếp thu ý kiến rộng rãi của toàn xã hội và tiếp tục hoàn thiện dự thảo nghị định.
Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng còn nhấn mạnh rằng nếu đề xuất của Bộ GD-ĐT về việc lùi thời gian trình ban hành nghị định mới được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, thì đến năm học 2022-2023 mới áp dụng tăng học phí và lộ trình tăng thêm hàng năm chỉ khoảng 2,5%/năm so với mức tăng hàng năm của Nghị định số 86 đã ban hành.
Số tiền đóng học phí không nhiều, nhưng những khoản đóng khác thì mới đáng kể. Việc đóng tiền đó mà Bộ GD-ĐT gần như làm ngơ để cho các trường vẽ ra các khoản thu trái phép với mức thu gấp vài chục lần so với mức học phí phải đóng. Việc đó mới là quan trọng vì là một dạng cấu kết tham nhũng có sự bao che từ cấp dưới lên cấp trên
-Thầy giáo Đỗ Việt Khoa
Dư luận nói gì?
Đài RFA ghi nhận rất nhiều ý kiến bày tỏ trên các trang fanpage của báo giới chính thống rằng trong bối cảnh đại dịch COVID-19 và lũ lụt miền Trung nghiêm trọng thì Bộ GD-ĐT không thể tăng học phí, thậm chí Chính phủ nên dùng ngân sách nhà nước để hỗ trợ cho học sinh, sinh viên trong niên học tới, như giảm hay miễn học phí.
Một sinh viên, không muốn nêu tên, vào tối ngày 13/11 cho RFA biết về học phí đại học tại Việt Nam hiện nay:
“Em học trường đại học quốc tế nên đóng khoảng 75 triệu/năm. Em nghe nói các trường đại học công lập thì học phí khoảng 8-10 triệu/năm. Còn trường trình tiên tiến tại trường đại học công lập thì khoảng hơn 50 triệu/năm. Chương trình tiên tiến thì học toàn bộ bằng tiếng Anh và vì là chương trình chất lượng cao nên sinh viên học trong phòng máy lạnh cùng với cơ sở vật chất tốt hơn chương trình bình thường.”
Bà Thùy, một phụ huynh ở đồng bằng Sông Cửu Long, nói với RFA số tiền phải đóng cho con của bà đang học cấp trung học cơ sở:
“Đóng tiền trường, đóng bảo hiểm…cho một năm học khoảng 1-1,2 triệu.”
Chia sẻ thêm với chúng tôi, bà Thùy nói rằng nếu như học phí tăng lên thì cũng phải đóng chứ không thể cho con em mình bị dốt.
Bạn sinh viên ẩn danh nêu lên quan điểm với RFA liên quan các đề xuất về học phí của Bộ GD-ĐT:
“Theo em, Bộ GD-ĐT sẽ phải đưa ra những chính sách để tạo điều kiện cho các bạn không có điều kiện để đi học tiếp. Ví dụ như cho mượn tiền để đóng học phí. Về giảm học phí hay miễn học phí cho học sinh thì em thấy nên làm từ lâu, chứ không phải đợi khó khăn mới làm. Nhà nước phải tạo điều kiện cho tất cả mọi người được đi học luôn.”
Bộ GD-ĐT và trách nhiệm trong việc lạm thu?
Thầy giáo Đỗ Việt Khoa, một giáo viên chống tiêu cực trong ngành giáo dục, vào tối hôm 13/11 nói về mức học phí đang áp dụng cho các trường trung học ở Việt Nam:
“Thật ra lâu nay học phí cũng rất nhỏ. Học phí ở cấp trung học cơ sở, như lớp 6 thì khoảng 20 nghìn đồng/tháng. Cứ thế tăng lên đến lớp 12 thì từ 60-80 nghìn đồng/tháng, tùy ở nông thôn hay thành thị. Một năm, tiền học phí từ 200-300 nghìn đến 700 nghìn là tối đa. Số tiền đóng học phí không nhiều, nhưng những khoản đóng khác thì mới đáng kể. Việc đóng tiền đó mà Bộ GD-ĐT gần như làm ngơ để cho các trường vẽ ra các khoản thu trái phép với mức thu gấp vài chục lần so với mức học phí phải đóng. Việc đó mới là quan trọng vì là một dạng cấu kết tham nhũng có sự bao che từ cấp dưới lên cấp trên.”
Tình trạng lạm thu, được báo giới quốc nội mô tả là “đến hẹn lại lên” và các khoản đóng cho trường học bị “biến tướng”, gây nên một gánh nặng cho mỗi gia đình phụ huynh học sinh.
Theo em, Bộ GD-ĐT sẽ phải đưa ra những chính sách để tạo điều kiện cho các bạn không có điều kiện để đi học tiếp. Ví dụ như cho mượn tiền để đóng học phí. Về giảm học phí hay miễn học phí cho học sinh thì em thấy nên làm từ lâu, chứ không phải đợi khó khăn mới làm. Nhà nước phải tạo điều kiện cho tất cả mọi người được đi học luôn
-Sinh viên ẩn danh
Thầy giáo Đỗ Việt Khoa nói thêm với RFA rằng ông rất bức xúc và cũng từng đấu tranh chống tiêu cực về lạm thu ở một số trường học, khi mà các học sinh mầm non cũng bị “cưỡng bức” phải đóng các khoản phí “vô lý” như tiền xã hội hóa, tiền quỹ Hội phụ huynh-học sinh, quỹ tài năng, Hội Chữ thập đỏ…
“Chẳng hạn như ở trường Vân Tảo, nơi tôi dạy học trước kia thì mỗi năm hiệu trường vẽ ra vô vàn các khoản thu và tổng thu các loại của học sinh gần cả chục triệu đồng, mà không có hóa đơn hay chứng từ
nào hết. các phụ huynh cũng nhát, không dám tố cáo. Một mình tôi tố cáo thì bị đe dọa, bị trù dập các kiểu. Thanh tra sở giáo dục cũng bao che toàn bộ. Đấy là hành vi tham nhũng rất tồi tệ của ngành giáo dục.”
Thầy giáo Đỗ Việt Khoa cho rằng việc cấp bách cần làm là Bộ GD-ĐT phải có trách nhiệm và nhanh chóng dẹp nạn lạm thu ở trường học, vì tình trạng lạm thu không được chấn chỉnh sẽ để lại dấu ấn về đạo đức rất xấu cho các thế hệ mai sau rằng “đi học bị các thầy cô lừa đảo, bị hiêu trưởng trấn lột”.
Trong khi đó, không ít ý kiến như của bạn sinh viên ẩn danh hay của một số người qua trang fanpage báo giới Nhà nước Việt Nam kêu gọi miễn học phí cho học sinh hết cấp phổ thông, vì đầu tư cho giáo dục của nước nhà là việc mà Bộ GD-ĐT cần phải xem xét.
Nước thải sinh hoạt xả thẳng ra môi trường:
vấn nạn bế tắc?
Thanh Trúc
Bộ trưởng Bộ Tài Nguyên & Môi Trường, ông Trần Hồng Hà, tại buổi chất vấn ở Quốc Hội hôm 9/11, phát biểu rằng ô nhiễm là thực trạng chung với nguyên nhân chính là 60 đến 90% nguồn nước thải chưa qua xử lý mà xả thẳng ra môi trường.
Nhà Nước Việt Nam đã đầu tư hơn 20 nghìn tỷ đồng vào các trạm quan trắc môi trường tại Hà Nội, Hà Nam, Hòa Bình.. ông Trần Hồng Hà cho biết tiếp, nhưng để xử lý triệt để thì bài toán nằm ở chỗ làm sao kiểm soát được khối lượng nước thải trước khi xả ra môi trường.
Theo Giáo sư Tiến sĩ Trần Hiếu Nhuệ, nguyên Viện trưởng Viện Kỹ Thuật Nước và Công Nghệ Môi Trường, chuyện đã khó lại càng khó hơn khi thiếu một cơ chế giám sát trong đó cụ thể hóa vai trò kiểm soát của cộng đồng:
“Rác thải, nước thải nói chung là vấn đề kinh tế, xã hội, môi trường, nó bao hàm rất rộng các stake holders các chủ thể khác nhau. Mỗi người phải chung tay chứ nói thì dễ nhưng làm thì khó lắm. Phải có cơ chế giám sát như thế nào, vai trò cộng đồng ra làm sao. Thí dụ như cống xả nước ngầm chỉ có dân chúng mới biết nhưng dân chúng lên tiếng với ai, kêu lúc nào”.
“Đã có Luật Bảo Vệ Môi Trường thì phải cụ thể hóa cho người dân tham gia. Qui trình ra làm sao, ai làm, ai giám sát, ai là người đi quan trắc, phân tích. Gọi là chỉnh chu, rõ ràng mà vật lực và nhân lực kiểm tra theo dõi thì còn thiếu nhiều lắm”.
Theo như lời ông Bộ trưởng Bộ Tài Nguyên & Môi Trường nói trước Quốc Hội, hiện tại Đà Nẵng, Quảng Nam, Thanh Hóa, Bình Định là những địa phương đi đầu trong việc thu hồi các dự án xử lý nước thải chậm trễ, đồng thời thỏa thuận với chủ đầu tư để người dân tiếp cận biển.
Tiến sĩ Nguyễn Thị Kim Oanh, ngành Khí Tượng Thủy Văn Đại Học Ukraine, từng giảng dạy tại Đại Học Tự Nhiên Hà Nội 10 năm, hiện là Giáo sư toàn thời gian tại Viện Kỹ Thuật Châu Á AIT ở Thái Lan, cho rằng nước thải sinh hoạt ở Việt Nam chưa được xử lý đúng nguyên tắc:
“Như Hà Nội có mấy cái nhà máy mà vẫn chưa xử lý được nước thải sinh hoạt thải ra sông Tô Lịch. Miền Nam cũng có mấy nhà máy rồi. Việc thu gom để xử lý cũng là vấn đề lớn, rồi việc xử lý cho có hiệu quả nữa.Tuy là có nhà máy nhưng phải thu gom đủ nước để đưa về đấy. Phương pháp thì có nhưng phải đồng bộ hơn, phải quyết liệt hơn”.
“ Ngay ở Thái Lan cũng thế thôi, họ làm khá hơn mình một tí. Ví dụ như ở thành phố Hồ Chí Minh, kênh Nhiêu Lộc thì bây giờ khá hơn hẳn. Sông Tô Lịch ở Hà Nội bây giờ là cả vấn đề. Xử lý được sông Tô Lịch thì cảnh quan của Hà Nội sẽ rất thay đổi vì có hẳn một con sông đẹp trong thành phố”.
Thế nhưng kỹ thuật xử lý nước thải là một quá trình tốn kém, đòi hỏi phương tiện và trình độ chuyên môn cao, tiến sĩ Nguyễn Thị Kim Oanh giải thích:
“Tùy theo kỹ thuật mình chọn để xử lý, có thể là phương pháp lắng đọng bùn hoạt tính, xong rồi mới lấy phần bên trên đi xông khí cho vi sinh vật phát triển để ăn các chất ô nhiễm hữu cơ đi. Khi bùn sinh vật lắng xuống rồi phần nước trong ở trên đó mới được thải ra môi trường. Trước khi thải ra môi trường còn phải đo xem có đạt chỉ tiêu thải không, nguyên tắc là như thế”.
“Ở nhà mình thì mấy nhà máy vẫn chưa gom được nước thải đầu vào đều đặn, lúc nhiều quá lúc ít quá thì các vi sinh mình nuôi cấy để xứ lý nó chế mất. Nôm na là xử lý phải đồng bộ hơn nữa.”
Đó là nước thải sinh hoạt, còn nước thải công nghiệp thì sao, vẫn Giáo sư Kim Oanh:
“Nước thải công nghiệp trên nguyên tắc là phải xử lý, nhưng nhiều nhà máy đã thải chui. Dân kêu hôi thối, đến xem thì cả một dòng sông chết rồi vì nhà máy không xử lý hoặc xử lý không đạt tiêu chuẩn.
Doanh nghiệp cần phải tự giác hoặc phải có quan trắc tự động 100%. Việt Nam mình lại rất nhiều nhà máy nhỏ, không thể nào trang bị quan trắc 100% được:,
“ Thật ra chỉ tiêu mình có, chính sách có, tất cả các thứ đều có và thậm chí cũng có đầu tư nhưng mà thi hành chưa hiệu quả. Ý thức tự giác quan trọng lắm, cả một sự đồng bộ về giáo dục, pháp chế, rồi thì chính sách, kinh phí. Xử lý thì phải quyết liệt”.
Nguyên nhân chính của tình trạng đáng báo động, 90% nước thải các loại xả thẳng ra môi trường mà không qua xử lý, là do quy hoạch phát triển các khu dân cư nông thôn và đô thị không có tầm nhìn về bảo vệ môi trường, nhận định của Tiến sĩ Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài Nguyên & Môi Trường:
“Tại hầu hết các khu dân cư nông thôn có xây dựng các cống thoát nước thải thay cho các rãnh thoát nước thải khi xưa, lưu lượng thoát lớn hơn nhưng vẫn phải đổ vào các hồ, đầm. ao, chuôm, mương, sông… Đối với các đô thị, các nhà đầu tư dự án phát triển nhà ở chỉ quan tâm tới diện tích sàn nhà để bán, hệ thống thoát nước cũng chỉ đủ để thoát vào hệ thống cống chung, mà hệ thống cống chung cũng không đủ rộng, lại đổ trực tiếp vào hệ thống sông đô thị. Đến nay, cống chung thoát không kịp gây ngập lụt đường đô thị”.
Hậu quả là gần như mọi sông đô thị đều đã chết hoặc trong trạng thái ngắc ngoải chờ chết, Tiến sĩ Đặng Hùng Võ nói. Cải tạo lại toàn bộ hệ thống thoát nước đô thị sau một thời gian dài không quan tâm tới bảo vệ môi trường gần như là việc bất khả thi:
“Bất khả thi cả về kinh phí lẫn giải pháp kỹ thuật. Hà Nội hiện nay có tới gần 10 triệu dân kể cả người nhập cư không chính thức. Con số này của thành hố Hồ Chí Minh phải tới 15 triệu, trong khi hệ thống cống thoát nước vẫn từ thời gần 100 năm trước khi mỗi nơi chỉ hai ba triệu dân. Phát triển mở rộng quá mức mà hệ thống thoát nước không thay đổi gì. Lãnh đạo các nơi cũng đặt vấn tìm giải pháp, thử nghiệm nhưng đều bỏ dở, gần như chỉ để có làm và có tiêu tiền. Tôi tin rằng trong tư duy thật của họ là chờ các loại công nghệ hiện đại để không phải cải tạo mở rộng hệ thống thoát nước sinh hoạt”.
Đối với các đô thị, các nhà đầu tư dự án phát triển nhà ở chỉ quan tâm tới diện tích sàn nhà để bán, hệ thống thoát nước cũng chỉ đủ để thoát vào hệ thống cống chung, mà hệ thống cống chung cũng không đủ rộng, lại đổ trực tiếp vào hệ thống sông đô thị. Đến nay, cống chung thoát không kịp gây ngập lụt đường đô thị – TS. Đặng Hùng Võ
Đối với các cụm công nghiệp và làng nghề, câu chuyện xả nước thải trực tiếp ra môi trường lại liên quan đến trách nhiệm của các nhà đầu tư sản xuất. Theo Tiến sĩ Đặng Hùng Võ, doanh nghiệp không muốn bỏ ra chi phí để xây dựng các trạm xử lý nước thải vì muốn lấy tiền đó làm lãi:
“Đây là một hành vi tham nhũng môi trường, lấy kinh phí phải chi cho môi trường làm của riêng. Kể cả các nhà đầu tư dự án phát triển nhà ở tại đô thị, họ cũng không chịu chi để giải quyết thay đổi hệ thống thoát nước đô thị. Bên cạnh đó, chính quyền các thành phố cũng không tập trung vào giải quyết triệt để vấn đề xử lý nước thải sinh hoạt”.
Đầu tư thiếu trách nhiệm, quản lý thiếu trách nhiệm khiến người dân bị ảnh hưởng bởi môi trường ô nhiễm nặng nề như hiện nay, nguyên thứ trưởng bộ Tài Nguyên & Môi Trường Đặng Hùng Võ kết luận.
RFA đã gọi về Sở Tài Nguyên Môi Trường Hà Nội để hỏi về biện pháp giải quyết nạn xả trực tiếp nước thải sinh hoạt ra môi trường. Câu trả lời của Sở Tài Nguyên &Môi Trường là không trả lời báo chí nước ngoài.
Một cư dân không muốn nêu tên ở Đồng Nai thì gợi ý là bây giờ dân có thể phản ảnh vấn đề liên quan lên chương trình “A Lô Chào Buổi Sáng” của đài truyền hình VTV. Đây là cách hay nhất để rộng đường dư luận về vấn đề ô nhiễm môi sinh, cư dân này khẳng định.
Vì sao Việt Nam chưa chúc mừng ông Joe Biden?
Nhiều quốc gia và lãnh đạo có lựa chọn khác nhau trong phản ứng với kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2020 tới nay
Nhiều quốc gia và nguyên thủ, lãnh đạo nhà nước ở quốc tế và khu vực châu Á mới đây đã có giao thiệp, chúc mừng ông Joe Biden sau khi ông được truyền thông Mỹ loan tin thắng cử và trở thành Tổng thống đắc cử trong cuộc bầu cử chạy đua vào Nhà Trắng năm 2020.
Trong các quốc gia trên, mới đây tại châu Âu có các lãnh đạo Anh, Đức, Pháp, tại châu Á có lãnh đạo Nhật Bản, Hàn Quốc chúc mừng và mới nhất hôm 13/11, chính quyền Trung Quốc, qua phát ngôn nhân
Bộ Ngoại giao, cũng đã chúc mừng ông Joe Biden, trong lúc có nhiều giao thiệp được thực hiện qua đường điện đàm trực tiếp.
Hôm 12/11/2020, một số nhà quan sát bang giao Việt – Mỹ và thời sự, chính trị từ Việt Nam và hải ngoại chia sẻ với BBC News tiếng Việt bình luận của mình về Việt Nam.
Hậu bầu cử Mỹ 2020: Cựu đại sứ từ Hà Nội giải thích tranh chấp và dự đoán cho Việt Nam
Quan chức bầu cử Mỹ bác bỏ cáo buộc của Trump về gian lận
TT Trump ký lệnh cấm đầu tư vào công ty dính líu quân đội Trung Quốc
Hậu bầu cử Mỹ 2020: những thách thức pháp lý, chính trị và hệ lụy?
“Truyền thông chính thống cũng đã biết rõ và quốc tế cũng đã biết rồi, rằng chính phủ Việt Nam là một chính phủ có thể nói là rất thận trọng trong quan hệ đối ngoại, nhất là vấn đề phải nói rất nhạy cảm hiện nay trong mối quan hệ với Hoa Kỳ mà nó có liên quan đến địa chính trị nữa, do đó vấn đề hợp tác kinh tế và mối quan giữa hai nước trong mấy năm qua ngày một tốt hơn,” từ Viện Chính sách, Pháp luật và Phát triển thuộc Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam”, Phó Giáo sư Hoàng Ngọc Giao nói với BBC tại một hội luận Bàn tròn thứ Năm hôm 12/11/2020.
“Và truyền thống của các nhà lãnh đạo Việt Nam cũng vậy thôi, đối với các nước mới được bầu, chỉ khi có những tuyên bố chính thức về người nguyên thủ quốc gia của nước đó thì lãnh đạo Việt Nam mới có lời chúc mừng.
“Cho nên tôi không cho hiện tượng trong lúc một số các nhà lãnh đạo nước ngoài đã chúc mừng ông Joe Biden, mà lãnh đạo Việt Nam chưa thể hiện gì cả, điều này hoàn toàn phù hợp với thực tiễn trước đây của Việt Nam trong quan hệ với các nước khác, khi mà có một nguyên thủ quốc gia mới và điều này cũng là bình thường.
“Và tôi ủng hộ đường lối đối ngoại và cách thức phản ứng của các lãnh đạo Việt Nam về việc chúc mừng tổng thống đắc cử như hiện nay, theo tôi, rất là đúng.”
“Chúc mừng đón đầu hay nên thận trọng?”
Báo chí và truyền thông nhi nới trên thế giới theo dõi sát sao cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2020
Đánh giá phản ứng của một số quốc gia khác cùng giới nguyên thủ ở một số nơi trên thế giới trong dịp này, ông Hoàng Ngọc Giao nói thêm:
“Chính sách đối ngoại của ông Donald Trump theo tôi đánh giá là công bằng, nhưng chưa chắc đem lại sự hài lòng cho lãnh đạo của một số nước, đặc biệt là những nước đồng minh… Ông Donald Trump sòng phẳng, yêu cầu là phải có đóng góp vào cho ngân sách của Nato, đóng góp thêm trên 2% mức tổng GDP, chứ không thể để nước Mỹ bao cấp mãi được, điều này chắc chắn về mặt cá nhân sẽ gây ảnh hưởng, một số nguyên thủ ở châu Âu chắc là sẽ không đồng tình.
“Và ngay cả Nhật Bản, Hàn Quốc chắc cũng không cảm thấy vui lắm, đấy là một điều tôi nhận thấy. Điều nữa là ông Trump thực hiện đường lối tiết kiệm chi phí và rút bớt quân đi, cũng có thể điều này tạo ra những sự không hài lòng và vì thế có thể có những lãnh đạo ở châu Âu hoặc là Nhật Bản chúc mừng ông Biden.
“Nhưng tôi tin rằng sự chúc mừng đó, tôi không đọc nội dung những chúc mừng đó như thế nào, nhưng về hình thức cũng có những trường hợp viết trên Twitter, hay thể hiện bằng một cách nào đó ngoại giao đón đầu hay xã giao một chút, cái đó tôi thấy có, còn chuyện công nhận một cách chính thức về mặt nhà nước với những nước đó, tôi nghĩ họ cũng phải thận trọng, chứ không thể nào mà vội vàng được,” Phó Giáo sư Hoàng Ngọc Giao nói với BBC hôm thứ Năm từ Hà Nội.
“Việt Nam chờ là không bất ngờ”
Từ Đại học Leiden, Hà Lan, Phó Giáo sư Jonathan London, nhà nghiên cứu xã hội học và chính trị, bình luận với BBC hôm 12/11.
“Tôi không bất ngờ lắm, như ông Hoàng Ngọc Giao có nói đó là một hồ sơ nhạy cảm, nên việc Việt Nam chờ là không bất ngờ.
“Ông Tập Cận Bình – lãnh đạo Trung Quốc – chưa nói gì, ông Putin – lãnh đạo Nga – chưa nói gì, ông Bolsonaro – Tổng thống Brazil, chưa nói gì.
“Ba người đó cũng có những đặc điểm chung; và tất cả những nước có nền chính trị dân chủ đã chúc mừng ông Biden.
“Trừ Mexico, vì Mexico có một đoạn trên Hiến pháp nói rằng phải có kết quả chính thức mới có thể chúc mừng được.
“Điều đó cũng có thể hiểu thôi, tôi thấy là trên thế giới, các lãnh đạo của các nước mà có nền dân chủ thì đều đã thấy rất rõ kết quả cuộc bầu cử thế nào…
“Tôi cũng hiểu quan điểm của các bạn mà nói là phải có kết quả chính thức thì mới tuyên bố là ai đã thắng cử.
“Nhưng cái mà tôi muốn nhấn mạnh ở đây là trong truyền thống của Mỹ, những gì đang diễn ra ở Mỹ rất là bất thường.
“Và nó đã gây nhiều lo ngại trên thế giới về niềm tin và sự vững mạnh của nền dân chủ Mỹ,” học giả Jonathan London nêu quan điểm.
Từ Houston, Texas, Hoa Kỳ, blogger Mẹ Nấm – Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, cựu tù nhân lương tâm tại Việt Nam, nói với cuộc hội luận của BBC hôm thứ Năm:
“Các quốc gia chuẩn bị chúc mừng tổng thống đắc cử cũng khác nhau, nhưng quan sát thì không lạ, vì chúng ta thấy Nga…, Brazil lẫn Việt Nam vẫn đi theo tiêu chí là chờ đợi kết quả cuối cùng và điều này cho thấy sự thiếu chuẩn bị trong đường lối ngoại giao.
“Nếu đọc báo Việt Nam sẽ thấy, mặc dù không chúc mừng ông Joe Biden, nhưng báo Tuổi Trẻ, là tờ báo Việt Nam mà ở đây đã chạy tiêu đề rằng dù ai có là tổng thống Mỹ thì quan hệ Việt – Mỹ cũng sẽ không thay đổi.
“Cho nên chúng ta phải nói với nhau rằng nhiệm kỳ của tổng thống ở Hoa Kỳ là một nhiệm kỳ mà một đời, hay hai đời, bốn năm hay tám năm, thì nó vẫn phải chạy theo chính sách của hai đảng chính là đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa.
“Cho nên chuyện chúc mừng hay không hoàn toàn tùy thuộc vào quyết định của các nguyên thủ quốc gia, nhưng căn cứ vào thời điểm lời chúc mừng được đưa ra và thái độ chúc mừng của từng quốc gia, chúng ta có thể thấy xu hướng nắm bắt và chuẩn bị ngoại giao cho Hoa Kỳ ở các thời điểm cho các quốc gia mà chuẩn bị cho một xu hướng ngoại giao dài hơi, mà họ đã chuẩn bị thái độ như vậy.”
Nhân dịp này, blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, người đang cư trú tại tiểu bang Texas, chia sẻ thêm cảm nhận về một số điều mà bà gọi là bất thường qua kỳ bầu ở Mỹ năm 2020:
“Tôi xin chút xíu ý kiến ở đây đối với ý kiến nói rằng có hơn 71 triệu người bầu cho ông Donald Trump, thì cũng không thể phủ nhận rằng hơn 76 triệu người đã bầu cho ông Joe Biden và kỳ bầu cử năm nay phải nói là bất thường, bởi vì số lượng cử tri đi bầu ở Hoa Kỳ vượt quá mức tưởng tượng.
“Và nó cũng là thành công của những người đi vận động tranh cử, người ủng hộ ông Trump quyết định ra ủng hộ, người ủng hộ ông Biden hoặc muốn thay đổi nước Mỹ cũng ra ủng hộ, nhưng có một tỷ lệ mà nhìn qua đó chúng ta cũng có thể thấy rằng người trẻ đi bầu, đặc biệt số liệu từ các học xá Đại học phản ánh rằng thực tế ở nước Mỹ sau 4 năm, sau nhiều thay đổi, sau nhiều xu hướng mà truyền thông dòng chính bị tấn công, hoặc là bị dán nhãn tin giả (fake news), ở đây chúng ta phải nói thẳng thắn rằng không có chuyện các hãng truyền thông đưa tin giả, mà có thể tùy theo quan điểm của các hãng truyền thông sẽ đưa sự thực theo quý khán, thính giả tiếp cận và tùy theo quan điểm của người đọc.
“Cho nên vì tôi là một người quan sát và tôi cũng không muốn mình nghiêng về bên nào, nhưng có những giá trị như thứ nhất: nền Cộng hòa lập Hiến và thứ hai hệ thống bầu cử của Hoa Kỳ là hình mẫu của nhiều quốc gia và hiện nay cả hai cái đó được thấy là đang bị tấn công.
“Nếu trước đây người ta tự tin vào truyền thông chính thống của Hoa Kỳ bao nhiêu, thì ngày hôm nay với việc bị gọi là tin giả, người ta không còn niềm tin vào những hãng tin uy tín nữa, chẳng hạn người ta có niềm tin rằng hệ thống bầu cử của Hoa Kỳ là ưu việt, thậm chí nhiều quốc gia xem đó là hình mẫu, cuối cùng bây giờ thế nào.
“Có ý kiến nói rằng báo chí Việt Nam không làm chuyện đó, nhưng tôi quan sát báo chí mỗi ngày, khi tôi đọc những bản tin nói rằng tố cáo gian lận bầu cử, chỗ này, chỗ kia có gian lận, nhưng các tờ báo tại Việt Nam lại không làm một việc tiếp theo là cập nhật tất cả những phán quyết, ví dụ như phán quyết từ Tòa án ở Michigan, hay phán quyết từ Tòa án ở Wisconsin, hay phán quyết mà không cập nhật điều kiện kèm theo về bầu cử ở từng tiểu bang, thì nó cho người ta một bức tranh không hoàn chỉnh.
“Và khi người ta nhìn một bức tranh không hoàn chỉnh thì có thể thấy ở Việt Nam, người ta đang nghi ngờ về tính xác thực của hệ thống bầu cử, đó chính mới là điều mà tôi quan tâm vì nó tác động đến những người đang tiếp cận những giá trị tự do, dân chủ, tam quyền phân lập và Cộng hòa lập hiến.”
Ba nguyên nhân nào đằng sau việc “chậm chúc mừng”?
Trở lại với phản ứng của chính quyền Việt Nam sau khi ông Joe Biden được truyền thông Mỹ loan tin trở thành tổng thống đắc cử, một cựu quan chức ngoại giao Việt Nam từ Hà Nội, Đại sứ, Tiến sỹ Đinh Hoàng Thắng nêu bình luận của mình với BBC cũng hôm thứ Năm:
“Theo tôi, phản ứng của Việt Nam là chưa chúc mừng ông Joe Biden đắc cử. Điều này có thể do ba nguyên nhân:
“Một, là vì cẩn thận và tôn trọng chính thống. Mà thận trọng là có cái lý của nó, vì tuy “cửa thắng” của Donald Trump hẹp nhưng mấy ngày gần đây câu chuyện kiện tụng có vẻ căng trở lại. Việc phe của ông Trump tuyên bố khởi kiện đến cùng chưa biết kết quả ra sao. Sau tuyên bố của ngoại trưởng Mike Pompeo, Việt Nam càng thiên về lập trường chờ đợi.
“Thứ hai, đây là công việc nội bộ nước Mỹ. Ngay sau hôm bầu cử, Bộ Ngoại giao Việt Nam cho biết, ai làm tổng thống cũng sẽ ủng hộ tiến trình phát triển quan hệ với Việt Nam nên Việt Nam có vẻ không vội để tránh bị lỡ trớn.
“Và thứ ba, theo tôi Việt Nam muốn giữ thông lệ quốc tế. Các nước ASEAN, Brazil… và Nga cũng chưa bày tỏ thái độ. Có thể Việt Nam đợi thủ tục và luật pháp Mỹ, chờ kết quả kiểm phiếu ở 50 tiểu bang và kết quả bỏ phiếu của các đại cử tri,” Tiến sỹ Đinh Hoàng Thắng, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Hà Lan, hiện là Giám đốc Truyền thông của Viện Nghiên cứu các vấn đề Phát triển (VIDS), nêu quan điểm.
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-54930301
Nhiều người Việt Nam tiếc nuối
trước thất bại của Tổng Thống Trump
Trong khi theo dõi cuộc bầu cử Hoa Kỳ hôm 3/11, nhiều người Việt Nam khẳng định chắc nịch rằng tổng thống Trump sẽ đắc cử nhiệm kỳ thứ hai. Nhiều người Việt Nam ủng hộ tổng thống Trump vì họ nhận thấy các chính sách quyết đoán của tổng thống trước Trung Cộng có lợi cho Việt Nam.
Lập trường gay gắt của tổng thống Trump đối với Trung Cộng đã gây được tiếng vang lớn với sự bất bình của công chúng, và nhận được nhiều sự tín nhiệm của người Việt. Đây là lý do rõ ràng nhất giải thích cho việc người dân Việt Nam ủng hộ tổng thống Trump. Bên cạnh đó, một số nguyên nhân khác bao gồm việc tổng thổng Trump là một thương gia quyền lực, tự tin và thậm chí độc tài.
Mọi việc tổng thống làm đều mang tính chiến lược và có sự suy tính. Một số người cho rằng tổng thống Hoa Kỳ cương nghị, lôi cuốn và cứng rắn. Do đó, so sánh với ông Joe Biden, tổng thống Trump hoàn toàn là người phù hợp hơn. Tổng thống Trump không nói những lời sáo rỗng hay hứa suông mà luôn thẳng thắn bày tỏ quan điểm và giữ lời hứa.
Theo tờ The Diplomat đưa tin, tổng thống Trump có một lượng người hâm mộ hùng hậu ở Việt Nam, bao gồm hàng chục nghìn người địa phương trên Facebook. Kể từ sau thất bại của tổng thống Trump, một số người hâm mộ Việt Nam đã từ chối chấp nhận kết quả, và đổ lỗi cho các cơ quan truyền thông chính thống của Việt Nam vì đã lan truyền tin giả. (BBT)
https://www.sbtn.tv/nhieu-nguoi-viet-nam-tiec-nuoi-truoc-that-bai-cua-tong-thong-trump/
Tại sao CSVN không hài lòng
về Tổng Thống đắc cử Joe Biden?
Trong khi các chính phủ trên khắp thế giới đã chúc mừng ông Joe Biden về chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ vào tuần trước, hiện các nhà lãnh đạo cộng sản Việt Nam thậm chí vẫn chưa đưa ra bình luận về chủ đề này.
Cuộc họp báo hàng tuần của Bộ Ngoại giao vào thứ năm (12/11) tạo cơ hội đầu tiên cho các phóng viên ở Hà Nội yêu cầu bình luận từ giới chức cộng sản Việt Nam. Ông Lê Hồng Hiệp, thành viên của Viện ISEAS Yusok Ishak cho rằng, giới chức cộng sản Việt Nam có thể đang cẩn trọng vì đây chưa phải là kết quả chính thức. Bên cạnh đó, họ cũng đang xem các quốc gia khác trong khu vực phản ứng như thế nào.
Theo tờ VICE News đưa tin, mặc dù các chính sách của Hoa Kỳ đối với cộng sản Việt Nam dưới 4 năm nhiệm kỳ của tổng thống Trump có thể khiến giới chức cộng sản Việt Nam không hài lòng, nhưng người dân Việt Nam rất ủng hộ tổng thống Trump.
Một cuộc khảo sát trực tuyến được thực hiện bởi một trong những hãng thông tấn lớn nhất Việt Nam vào đầu tháng 11/2020 cho thấy, trong số gần 60,000 người được hỏi, 79% ủng hộ tổng thống Trump hơn ông Joe Biden trong cuộc bầu cử. Nhiều người Việt Nam bày tỏ lòng biết ơn đối với sự cứng rắn của tổng thống Trump trước Trung Cộng, cũng như sự tôn trọng trước hình ảnh của một thương gia.
Sự ủng hộ dành cho tổng thống Trump không chỉ dừng lại trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam, mà còn đến từ cộng đồng người Mỹ gốc Việt. Cuộc khảo sát cử tri người Hoa Kỳ gốc Á năm 2020 cho thấy, trong khoảng hơn 1,000 cử tri bầu cử, người Việt thể hiện sự ủng hộ tổng thống Trump cao hơn cả so với các cộng đồng khác. (BBT)
https://www.sbtn.tv/tai-sao-csvn-khong-hai-long-ve-tong-thong-dac-cu-joe-niden/
Việt Nam hưởng lợi gì khi RCEP được ký kết?
Diễm Thi, RFA
Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 37 được khai mạc hôm 12 tháng 11 năm 2020. Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) là một trong các kết quả được cho là mong chờ nhất tại Hội nghị ASEAN lần này.
Ban đầu, có 16 quốc gia tham gia đàm phán RCEP, nhưng đến tháng 11 năm 2019 thì Ấn Độ đã rút lui vì lo ngại thỏa thuận sẽ gây thiệt hại cho các nhà sản xuất trong nước. Số nước còn lại tham gia hiệp định bao gồm 10 nước thành viên ASEAN và năm quốc gia mà ASEAN đã ký hiệp định thương mại tự do bao gồm Australia, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và New Zealand.
Tiến trình đàm phán RCEP chính thức bắt đầu tại hội nghị cấp cao ASEAN 2012 tại Cambodia. 15 quốc gia ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương đã tuyên bố mục tiêu hoàn tất hiệp định tại Hội nghị Cấp cao RCEP lần thứ 4 khi Việt Nam giữ vai trò Chủ tịch ASEAN năm 2020. Bộ trưởng Công nghiệp và Thương mại quốc tế Malaysia Azmin Ali gọi việc ký kết hiệp định RCEP là đỉnh cao của “8 năm đàm phán bằng máu, mồ hôi và nước mắt”. RCEP từng được kỳ vọng sẽ hoàn tất việc ký kết trước năm 2015.
Một số chuyên gia kinh tế cho rằng, hiệp định này được thông qua có thể gây sức ép cho một số công ty Mỹ và các công ty đa quốc gia khác bên ngoài khu vực, đặc biệt là sau khi Mỹ rút ra khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương-TPP (sau này là Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương-CPTPP). RCEP là Hiệp định được nhiều người kỳ vọng sẽ đem lại lợi ích cho nền kinh tế Việt Nam.
PGS-TS. Ngô Trí Long nhận định rằng, khác với EVFTA hay CPTPP, lợi thế của Việt Nam ở RCEP đầu tiên là trình độ của các nước trong khu vực không chênh lệnh lắm dù Việt Nam có thấp hơn một số nước trong khu vực. Tất nhiên trong khu vực phạm vi hẹp và tính tương đồng gần như nhau thì đó là thuận lợi cho Việt Nam tuy còn nhiều thách thức lớn. Ông nêu một vài thách thức mà Việt Nam phải đối phó:
“Cái thách thức lớn nhất phải nói là năng suất, chất lượng và hiệu quả công việc rất thấp. Trong xu thế là Việt Nam vẫn đang cố gắng. Trong nghị quyết đến năm 2045 phấn đấu thành một nước công nghiệp phát triển. Theo chỉ tiêu thì năm 2020 Việt Nam phải trở thành một nước công nghiệp nhưng phải bỏ đi vì không đạt được. Hay đến năm 2020 thì thu nhập bình quân đầu người phải là 3.500 đô la nhưng đến nay chưa đến 3.000 đô la.
Vấn đề là mình tiến một bước thì các nước khác cũng tiến ít nhất một bước. Muốn hơn hay bằng người ta thì có bước nhảy vọt, nhưng hiện nay vấn đề thể chế là vấn đề cốt lõi cần được quan tâm. Phải cải tổ, cải cách làm sao để đẩy mạnh việc thay đổi thể chế thì mới tạo động lực quan trọng cho kinh tế Việt Nam phát triển.”
Ông Long nói thêm, Việt Nam đã ký rất nhiều hiệp định rồi. Cho đến nay, ngoài hiệp định WTO còn có 16 hiệp định song phương, đa phương khác nữa. Bây giờ đạt được hiệp định này nữa thì Việt Nam sẽ mở rộng mối quan hệ về kinh tế của Việt Nam với các nước trong khu vực. Đồng thời tạo thuận lợi cho Việt Nam tiếp cận thêm những hướng mới.
Điều quan trọng là hiệp định này cũng như Hiệp định EVFTA và CPTPP đã nâng vị thế của Việt Nam trong mắt thế giới song năng lực cạnh tranh của Việt Nam so với các nước vẫn còn rất thấp.
Theo thống kê của The Diplomat, tổng dân số của 15 quốc gia tham gia RCEP là hơn 3 tỷ người, có tổng GDP khoảng 17 nghìn tỷ USD, và chiếm khoảng 40 phần trăm tổng thương mại thế giới.
RCEP là một nỗ lực của các nước chống lại chủ nghĩa bảo hộ cho dù nước Mỹ thời ông Trump chủ trương sử dụng các biện pháp bảo hộ thương mại. Sau khi rút Mỹ khỏi TPP, chính quyền của Tổng thống Trump đã áp thuế quan lên nhiều mặt hàng từ các đối tác thương mại của Mỹ mà ông cho là có hành vi thương mại bất bình đẳng.
Chuyên gia kinh tế – tài chính Đinh Trọng Thịnh cho rằng, trong bối cảnh như vậy thì RCEP cần cấp bách hoàn tất. Ông nói thêm về những gì Việt Nam hưởng lợi nếu hiệp định này được thông qua:
“Thực ra thì Hiệp định Đối tác Toàn diện Khu vực có một tác động tương đối lớn với các quốc gia trong khu vực nói chung và Việt Nam nói riêng. Cái đầu tiên là sự hợp tác về mặt kinh tế tương đối toàn diện. Trong đó có vai trò và vị thế của các quốc gia trong khu vực khi hợp tác với Trung Quốc. Hợp tác về đầu tư và các vấn đề chung cũng như các yêu cầu về phát triển. Như vậy nếu đạt được RCEP thì vị thế các quốc gia trong khu vực, trong đó có Việt Nam, sẽ tăng lên. Trước hết là với Trung Quốc. Sau nữa là tăng lên với các quốc gia trên thế giới.
Cái hưởng lợi cho Việt Nam là hiện nay Việt Nam cũng đang có quan hệ rất tốt với Trung Quốc. Đặc biệt là Việt Nam đang nhập khẩu từ Trung Quốc rất nhiều. Nhưng thực sự mà nói thì việc thâm nhập của hàng hóa Việt Nam nói riêng vào thị trường Trung Quốc rõ ràng còn có giới hạn. Do đó, nếu Việt Nam có thể thâm nhập vào thị trường Trung Quốc tốt hơn, cả về khoa học kỹ thuật thì đây sẽ là một bước giúp cho nền kinh tế Việt Nam có những cái động năng mới để từ đó phát triển nền kinh tế tốt hơn.”
Ông Đinh Trọng Thịnh nói thêm, nhiều người cũng lo lắng Việt Nam phụ thuộc quá nhiều vào Trung Quốc, đặc biệt là nguồn nguyên vật liệu. Việt Nam cũng nhìn thấy bài học đó trong thời gian vừa qua, đặc biệt là đối tác hai bên quá chênh lệch. Sắp tới nếu Việt Nam thu hẹp được khoảng cách chênh lệch chừng nào thì tốt chừng đó.
RCEP có mức độ cam kết khiêm tốn hơn so với TPP, nhưng quy mô rộng hơn, bao gồm nhiều nền kinh tế và hàng hóa. TPP bao gồm điều khoản bảo vệ quyền của người lao động và bảo vệ các tiêu chuẩn về môi trường, cải cách các doanh nghiệp nhà nước, bảo hộ chặt chẽ sở hữu trí tuệ, cắt giảm thuế quan.
Tờ Thời báo Kinh tế Việt Nam dẫn lời bà Deborah Elms – Giám đốc công ty tư vấn Asian Trade Centre – nói rằng, RCEP chủ yếu mang lại lợi ích cho thương mại hàng hóa vì sẽ giảm mạnh thuế quan đối với nhiều mặt hàng. Ngoài ra, thỏa thuận sẽ cho phép các doanh nghiệp bán cùng một mặt hàng tại tất cả các quốc gia trong thỏa thuận mà không cần phải thực thi các thủ tục riêng lẻ tại từng thị trường. Hình thức này sẽ giúp các nhà sản xuất châu Á bán được nhiều sản phẩm hơn tại thị trường khu vực.
Trong khi đó, bà Alicia Garcia Herrero, Kinh tế trưởng phụ trách châu Á – Thái Bình Dương của Ngân hàng đầu tư Natixis (trụ sở ở Paris, Pháp), có cái nhìn thận trọng hơn về RCEP. Trao đổi với báo Tuổi Trẻ, bà Herrero nhận định rằng, RCEP xuất hiện đúng thời điểm để tiếp thêm sinh lực cho sự khôi phục của chủ nghĩa đa phương, khi xu hướng phi toàn cầu hóa đang trở nên dữ dội hơn và thêm nhiều chính phủ đang đề cao chủ nghĩa bảo hộ nhằm đạt được lợi ích đơn phương.
Đại hội 13 nên là Đại hội về nền công lý?
LS Ngô Ngọc Trai
Nếu được yêu cầu mô tả quá trình đổi mới phát triển đất nước kể từ năm 1986 đến nay chỉ trong một câu, thì câu tôi chọn sẽ là “Khao khát phát triển kinh tế nhưng lại kém coi trọng thực hành công lý”.
Việt Nam: Ngòi nổ bạo động từ khiếu kiện đất đai
Án oan do luật sư chịu nhiều hạn chế yếu kém?
Việc bãi nhiệm ĐBQH Phạm Phú Quốc theo quy trình nào?
Nhìn lại quá trình 35 năm kể từ khi đổi mới thì thấy, xuất phát từ những khó khăn về kinh tế, sự thiếu đói, đã đưa đến chính sách cải cách mở cửa đất nước, tới hôm nay đất nước đã đạt được những kết quả thành tựu nhất định.
Nhưng trong khi cái đói lương thực đã được tháo gỡ thì xã hội hiện nay vẫn còn tồn tại một cái đói khác, khi xưa đói ăn người ta chưa quan tâm lắm, ngày nay nó đang ngày càng trở thành nhu cầu quan trọng, đó là cảm thức về công lý.
Đói ăn là vấn đề của thể xác, còn công lý là vấn đề của tinh thần. Công lý gắn liền với phẩm giá. Không có công lý mà chỉ có cường quyền sẽ khiến con người kém đi nhân phẩm.
Công lý gắn liền với nhận thức duy lý, nếu một người chưa nhận thức hết giá trị ý nghĩa của lý lẽ, thì người đó chưa phải là văn minh.
Trong khi công lý là luôn khung giá trị hàng đầu của thể chế chính trị nhiều nước, thì ở Việt Nam từ công lý lần đầu tiên mới chỉ xuất hiện trong bản Hiến pháp năm 2013 ở câu ‘Tòa án nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ công lý’.
Với thực tế hiện nay, công lý sẽ giúp ổn cố trật tự lương tâm xã hội, cái mà sau một giai đoạn dài tập trung dành tất cả cho phát triển kinh tế, với những mặt trái tiêu cực phát sinh theo đó, giờ là lúc cần có công lý để quản trị quốc gia và giữ gìn trật tự xã hội.
Dẫu vậy thì vấn đề kinh tế hiện nay cũng vẫn rất quan trọng và không thể xem nhẹ.
Vậy thì có giải pháp nào, có chính sách nào, có đường lối nào vừa có thể phát triển kinh tế mà lại đáp ứng nhu cầu về cảm thức công lý của dân chúng?
Mà đặc biệt hơn lại phù hợp khả thi, có thể chấp nhận được với hoàn cảnh của Việt Nam?
Nền tư pháp
Đối với thực trạng thể chế chính trị kinh tế xã hội của Việt Nam hiện nay mà nói, nền tư pháp chứa đựng trong đó giải pháp đột phá cho phát triển kinh tế và cải thiện đời sống trật tự xã hội.
Do một quãng thời gian dài kém được coi trọng, tới nay quyền tư pháp giữ chỉ một vị trí vai trò khiêm tốn trong hệ thống chính trị cũng như bộ máy nhà nước.
Từ lâu nay người cũng đã bàn về việc phải cải cách nền tư pháp. Nhưng có một cái dở là khi nói đến cải cách tư pháp, nhiều người chỉ khái quát rằng nền tư pháp cần phải có được sự độc lập.
Điều này thường đưa ngay mọi sự thảo luận tới ngõ cụt. Bởi lẽ thể chế chính trị ở Việt Nam do Đảng cộng sản lãnh đạo toàn diện, đâu có chịu buông bỏ sự lãnh đạo đối với tư pháp?
Trong khi đó vấn đề của nền tư pháp đâu chỉ ở sự độc lập, mà đang tồn tại nhiều bất cập khác. Dù là quan trọng, nhưng nếu các vấn đề khác không được giải quyết, thì sự độc lập tư pháp nếu có cũng chẳng giải quyết được vấn đề gì.
Lấy ví dụ, như mức lương của Thẩm phán mà cứ để thấp như hiện nay, thì dù cho tư pháp được độc lập sẽ vẫn xảy ra tình trạng tham nhũng và công lý sẽ vẫn không có.
Hoặc nhiều vấn đề khác cần phải tháo gỡ giải quyết để đem đến cảm thức công lý cho dân chúng, mà nó không liên quan tới tính độc lập của tư pháp, ví như việc cải thiện môi trường sống giam giữ cho người bị giam.
Những người này nếu chịu cảnh sống đày đạo sẽ khiến họ bị mất đi nhân phẩm, khi đó thử hỏi là họ sẽ hành xử như thế nào khi trở lại đời sống xã hội? Họ có trở lên táo tợn liều lĩnh, coi thường mọi thứ trật tự hay không?
Rồi thì nền tư pháp cũng cần phải được hiệu chỉnh lại việc nắm giữ thực thi các quyền tư pháp, để các quy trình thủ tục tư pháp là tiến trình quan trọng giúp đưa đến công lý, bên cạnh khả năng nhận thức phán đoán của Thẩm phán khi xét xử, điều mà ở các nước có nền tư pháp tiến bộ họ gọi là công lý theo thủ tục.
Tức là qua kinh nghiệm tư pháp lâu đời, họ đã thiết lập lên những quy trình tư pháp đảm bảo rằng cứ làm theo lối đó ngõ hầu kết quả sẽ tiệm cận với công lý. Còn nếu làm khác đi, cách làm bất hợp lý kết quả sẽ không có công lý.
Lấy ví dụ, hầu hết các nước có nền tư pháp tiến bộ họ quy định tập trung vào trong tay tòa án các thẩm quyền về bắt giam giữ, khám xét và thu giữ đồ vật.
Trong khi ở Việt Nam lại mở rộng trao quyền này cho cả cơ quan điều tra và viện kiểm sát, khiến cho nền tư pháp mang nặng tính chuyên chế tạo ma sát gây tổn thương cho quyền công dân, góp phần tạo ra tình trạng kém dân chủ trong đời sống xã hội.
Hay như ở các nước họ đặt để các trại giam giữ dưới quyền quản lý của bộ tư pháp, trong khi ở Việt Nam cơ quan công an nắm cả quyền điều tra và giam giữ nghi phạm.
Hoặc như những định chế pháp lý văn minh tiến bộ bảo hộ quyền con người, như đặt tiền đảm bảo thay thế cho biện pháp bắt ngăn chặn, hoặc trao quyền im lặng cho bị can để giảm tránh tình trạng bị bức cung, đó đều là những định chế giúp kết quả vụ án đến được với công lý.
Đại hội về nền công lý
Lúc này Đảng Cộng sản Việt Nam đang chuẩn bị tiến tới kỳ Đại hội lần thứ 13, các văn kiện đại hội đang được đưa ra bàn thảo lấy ý kiến dân chúng. Từ thực tế bao quát các vấn đề của đất nước, tôi cho rằng Đại hội 13 nên tập trung vào nền công lý.
Điều này cũng phù hợp với nhận thức về quy luật phát triển của đời sống xã hội, tại mỗi giai đoạn phát triển sẽ nổi bật lên một số vấn đề lớn, đòi hỏi cần nhìn ra giải pháp tháo gỡ.
Mặc dù đời sống chính trị kinh tế xã hội của Việt Nam hiện nay tồn tại nhiều vấn đề, nhưng nền công lý yếu kém là nguyên nhân gây ra phần lớn các vấn đề trong số đó, đơn cử như tình trạng suy thoái đạo đức cá nhân và đạo đức công vụ, tình trạng tội phạm không bị kiềm chế, tình trạng tham nhũng, đều có nguyên nhân từ tư pháp yếu kém.
Cho tới ngày hôm nay, kinh tế vẫn là điểm quan trọng, khao khát phát triển kinh tế vẫn là ước vọng không chỉ của dân chúng mà vẫn là điều bận tâm thường trực của ban lãnh đạo Đảng cộng sản.
Nhưng rất nhiều người không biết rằng nền tư pháp thực sự có khả năng là giải pháp cho phát triển kinh tế, nhất là khi nền kinh tế đã phát triển đến độ đủ mức phức tạp như hiện nay, không còn ở giai đoạn thô sơ chớm nở như hồi mới mở cửa ba chục năm trước.
Mới đây tôi có in một cuốn sách chỉ ra mối tương quan thúc đẩy giữa nền tư pháp và nền kinh tế, hy vọng đem đến góc nhìn mới mẻ cho việc hoạch định chính sách, gợi ý cho những giải pháp phát triển kinh tế và xây dựng đất nước trong 5, 10 năm tới.
Nếu Đại hội 13 là đại hội về nền công lý, thì đó sẽ là lựa chọn sáng suốt nhất trong giai đoạn bối cảnh phát triển đất nước hiện nay.
Thực tế thể chế chính trị của Việt Nam xưa nay, chưa khi nào nền tư pháp có được vị thế chính trị ngang bằng so với khối hành pháp, lập pháp, cơ quan đảng, công an hay quân đội.
Khi tư pháp yếu quyền thì công lý kém được thực thi. Và đó là nguyên nhân của một loạt vấn đề của đất nước.
Bài viết thể hiện ý kiến và lối hành văn riêng của Luật sư Ngô Ngọc Trai, gửi cho BBC Tiếng Việt từ Hà Nội.
https://www.bbc.com/vietnamese/forum-54944081
Điểm tin trong nước sáng 14/11: Vừa đề xuất
tăng học phí, Bộ GD-ĐT ngay lập tức xin rút lại;
Cô giáo bị tố bắt trẻ uống nước bồn cầu
Mục lục bài viết
Vừa đề xuất tăng học phí, Bộ GD-ĐT lại xin rút lại
Đình chỉ 2 giáo viên mầm non bị tố bắt trẻ uống nước bồn cầu
Hà Nội: Đá lát vỉa hè có độ bền 70 năm hư hỏng, nứt vỡ chỉ sau 1-2 năm sử dụng
Mối nguy ‘không thể lường’ từ luật hải cảnh mới của Trung Quốc
Việt Nam sẽ “thừa” khoảng 1.38 triệu nam giới vào năm 2026
Mục Điểm tin trong nước sáng thứ bảy (ngày 14/11) của DKN xin gửi đến quý độc giả những tin sau:
Vừa đề xuất tăng học phí, Bộ GD-ĐT lại xin rút lại
Xung quanh đề xuất tăng học phí của Bộ GD-ĐT đang làm “nóng” dư luận xã hội. Một ngày trước, Bộ GD-ĐT đưa ra đề xuất tăng học phí từ bậc mầm non cho đến bậc đại học, ở mức từ 7,5% lên đến 12,5%, bắt đầu từ năm học tới.
Đề xuất này đưa ra ngay lập tức vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của dư luận, trong bối cảnh đại dịch virus Vũ Hán và lũ lụt nghiêm trọng ở khu vực miền Trung. Theo đó, Bộ vừa xin ý kiến Chính phủ về đề xuất giữ nguyên mức học phí hiện hành cho tất cả cấp học trong năm học 2020-2021, theo truyền thông trong nước.
Lý giải về quyết định thay đổi nhanh chóng này, Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng nói với báo giới rằng do Nghị định số 86 chỉ có thời hạn hiệu lực đến hết năm học 2020 – 2021, nên để có căn cứ pháp lý cho các cơ sở GD-ĐT thực hiện từ năm học 2021-2022 và các năm tiếp theo thì cần phải xây dựng nghị định thay thế.
Ông Phạm Ngọc Thưởng cho biết thêm rằng trước sự phản ánh của dư luận, Bộ GD-ĐT đã gửi văn bản báo cáo đến Chính phủ về đề xuất giữ nguyên mức học phí trong năm học 2021-2022. Đồng thời, Bộ GD-ĐT cũng xin phép được lùi thời gian trình ban hành nghị định mới thay thế Nghị định số 86 sang năm 2021, thay vì theo đúng thời hạn vào tháng 12/2020. Việc đề nghị lùi thời hạn nhằm mục đích có điều kiện tiếp thu ý kiến rộng rãi của toàn xã hội và tiếp tục hoàn thiện dự thảo nghị định.
Đình chỉ 2 giáo viên mầm non bị tố bắt trẻ uống nước bồn cầu
Bà Nguyễn Thị Bình – Hiệu trưởng Trường Mầm non Ninh Khang cho báo Tiền Phong biết, nhà trường đã tiến hành xác minh vụ việc, kiểm tra lại video đăng tải trên mạng và kết luận, tại thời điểm xảy ra vụ việc, lớp học có 2 giáo viên đứng lớp là cô N.T.P.Th (34 tuổi) là người được cho là trực tiếp bạo hành trẻ nhỏ và cô B.T.M (53 tuổi) là người chứng kiến vụ việc nhưng không có động thái can ngăn.
Sau khi vụ việc xảy ra, phát hiện giáo viên có hành vi bạo hành trẻ nhỏ, gia đình học sinh đã đưa cháu đi khám tại một cơ sở y tế trên địa bàn. Cháu có dấu hiệu bị chấn động tâm lý, đến nay vẫn còn nghỉ học. Phía nhà trường cũng đã đình chỉ 2 giáo viên này để đợi kết quả điều tra vụ việc.
Trước đó, từ tối 11/11, dư luận tại Ninh Bình xôn xao thông tin một cháu bé 15 tháng tuổi đang học tại trường Mầm non Ninh Khang bị bạo hành, đánh thâm tím người. Ngoài ra, phụ huynh còn “tố” cô giáo đã cho trẻ uống nước bồn cầu ở nhà vệ sinh trong lớp học.
Thông tin được đăng tải trên mạng xã hội gồm những hình ảnh về cháu bé bị đỏ tấy và thâm tím nhiều nơi trên cơ thể và 2 clip ghi lại cảnh được cho là giáo viên của trường Mầm non Ninh Khang đang bạo hành, bắt cháu bé này uống nước bồn cầu.
Người đăng tải clip là anh T.V.H (trú tại xã Ninh Khang, huyện Hoa Lư) cho biết, vợ chồng anh có con mới 15 tháng tuổi và mới được đưa đến cho đi học tại trường Mầm non Ninh Khang được 2 ngày thì xảy ra sự việc trên.
Cụ thể, sáng 10/11, gia đình đưa cháu bé tới trường học, đến chiều đón về thì thấy trên người cháu có nhiều biểu hiện bất thường như lưng, mông và một số vị trí khác bị đỏ tấy hoặc thâm tím. Sau đó, gia đình đến trường xem lại camera lớp học thì phát hiện sự việc kinh hoàng là con trai mình không chỉ bị cô giáo bạo hành mà còn bị bắt uống nước bồn cầu trong nhà vệ sinh của lớp học.
Hà Nội: Đá lát vỉa hè có độ bền 70 năm hư hỏng, nứt vỡ chỉ sau 1-2 năm sử dụng
Theo ghi nhận của báo Lao Động, mặc dù được quảng cáo là là đá tự nhiên, có độ bền 70 năm nhưng chỉ sau 1- 2 năm sử dụng, nhiều đoạn vỉa hè lát đá tự nhiên ở Hà Nội đã bắt đầu vỡ nát, xuống cấp nghiêm trọng.
Tại vỉa hè phố Nguyễn Đình Chiểu (quận Hai Bà Trưng) phía bên ráp với hàng rào của Công viên Thống Nhất, đã xuất hiện nhiều vị trí đá lát bị bung, vỡ, sụt lún, xô lệch. Vỉa hè nơi đây đã trở thành khu tập kết rác và vật liệu xây dựng gây mất vệ sinh và mỹ quan đô thị.
Tại đường Nguyễn Trãi (quận Thanh Xuân), vỉa hè mới được đầu tư lát đồng bộ đá tự nhiên tuổi thọ 70 năm từ khoảng quý III/2017 nhưng sau 3 năm đã xuất hiện nhiều vị trí đá lát bị bung, vỡ, sụt lún.
Khu vực đường Trần Duy Hưng (quận Cầu Giấy) cũng xuất hiện tình trạng xuống cấp nghiêm trọng. Vỉa hè ở đây đang giống công trình đang thi công hơn là vỉa hè đang được sử dụng. Những viên đá lát bong ra, để lộ lớp nền bê tông vừa gây mất mỹ quan đô thị lại gây khó khăn, cản trở cho người dân đi lại trên vỉa hè.
Mối nguy ‘không thể lường’ từ luật hải cảnh mới của Trung Quốc
Trung Quốc hôm 4/11, công khai dự thảo luật sửa đổi cho phép lực lượng hải cảnh nước này sử dụng vũ khí trong vùng biển mà Bắc Kinh cho là thuộc quyền tài phán của họ.
Tiến sĩ Nguyễn Quang A, thành viên Quỹ nghiên cứu Biển Đông trao đổi với Đài RFA cho rằng, đây là bước leo thang nguy hiểm của Trung Quốc ở Biển Đông bên cạnh cái bẫy gọi vùng biển trong đường lưỡi bò mà Trung Quốc tự vẽ ra là ‘vùng biển tranh chấp’.
Ông phân tích: “Từ chỗ không có tranh chấp gì cả biến thành có tranh chấp là do Trung Quốc tự nhảy vào nhận của mình. Rất đáng tiếc là truyền thông quốc tế đã rơi vào cái bẫy rất nguy hiểm của Bắc Kinh khi gọi những vùng biển trong đường lưỡi bò là vùng biển tranh chấp, theo cách gọi của Trung Quốc. Bây giờ lại cho sử dụng vũ lực ở những vùng như thế thì đó là điều cực kỳ nguy hiểm. Điều này có thể dẫn đến những xung đột không thể lường trước được”.
Với việc công khai dự luật hải cảnh của Trung Quốc, một ngày sau đó, Phó Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam, ông Dương Hoài Nam, đã tái khẳng định Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử để khẳng định chủ quyền của mình đối với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa.
Việt Nam luôn ủng hộ giải quyết các tranh chấp thông qua thương lượng hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982.
Việt Nam sẽ “thừa” khoảng 1.38 triệu nam giới vào năm 2026
Chia sẻ tại buổi tọa đàm về mất cân bằng giới tính ở Việt Nam, bác sĩ Mai Xuân Phương, Phó Vụ trưởng Vụ Truyền thông – Giáo dục, Tổng cục Dân số – Kế hoạch hóa gia đình (Bộ Y tế) đã chia sẻ nhiều thông tin về thực trạng, nguyên nhân, hệ lụy của mất cân bằng giới tính khi sinh ở nước ta.
Theo bác sĩ Phương, vấn đề mất cân bằng giới tính khi sinh tăng cao trong những năm gần đây và được dự báo còn tiếp tục gia tăng trong những năm tiếp theo. Tỷ số giới tính khi sinh ở nước ta tăng ở cả thành thị và nông thôn.
Theo dự báo của Tổng cục Thống kê, nước ta sẽ dư thừa khoảng 1,38 triệu nam giới vào năm 2026. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh là do vẫn còn tư tưởng trọng nam, khinh nữ; chế độ an sinh xã hội chưa đảm bảo; lạm dụng tiến bộ khoa học công nghệ để lựa chọn giới tính trước khi sinh, do áp lực giảm sinh…
Hậu quả của tình trạng này sẽ dẫn đến thừa nam, thiếu nữ ở độ tuổi kết hôn, sinh đẻ; gây nên bất bình đẳng, bạo lực giới, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của cá nhân, gia đình và xã hội.
Điểm tin trong nước tối 14/11:
Cướp ngân hàng bất thành, tẩm xăng tự thiêu ở TP.HCM;
Thuỷ điện tích nước ‘chui’ trước khi bão Vamco đổ bộ
Mục lục bài viết
Thuỷ điện tích nước ‘chui’ trước khi bão Vamco đổ bộ
Cướp ngân hàng bất thành, tẩm xăng tự thiêu ở TP.HCM
Sơ tán hơn 460.000 dân tránh bão Vamco
Cuộc đọ sức thú vị giữa 2 ứng viên họ Nguyễn ở Quận Cam
Mục Điểm tin trong nước tối thứ bảy (ngày 14/11) của DKN xin gửi đến quý độc giả những tin sau:
Thuỷ điện tích nước ‘chui’ trước khi bão Vamco đổ bộ
Sáng 14/11, ông Trần Quốc Phụng, Chủ tịch huyện Nam Đông cho VnExpress biết, công an huyện đã vào thủy điện Thượng Nhật ở xã Thượng Nhật để túc trực, giám sát việc xả lũ của nhà máy.
Trước đó, sáng 13/11, công an xã cho rằng thủy điện Thượng Nhật không duy trì 5 cửa van ở trạng thái mở hoàn toàn để đón lũ trước lúc bão Vamco sắp đổ bộ. Mực nước hồ tích ở cao trình khoảng 115m.
Việc tích nước của thủy điện Thượng Nhật là trái với công điện của Chủ tịch tỉnh Thừa Thiên Huế. Theo đó, những hồ chứa chưa được phép vận hành như ở thủy điện Thượng Nhật buộc phải duy trì cửa van ở trạng thái mở hoàn toàn, xả nước để phòng lũ.
Lãnh đạo xã Thượng Nhật sau đó đã gửi văn bản lên huyện Nam Đông đề nghị xử lý vi phạm với hoạt động của Nhà máy thủy điện Thượng Nhật.
Ông Trần Quốc Phụng, Chủ tịch huyện Nam Đông cho biết, sau khi tiếp nhận thông tin, địa phương đã liên lạc với chủ đầu tư và yêu cầu mở 5 cửa van để nước về hạ du. Đến sáng nay, nhà máy đã mở hoàn toàn 5 cửa van.
Tuy nhiên, ông Lê Văn Khoa, Tổng giám đốc Nhà máy thủy điện Thượng Nhật cho biết, việc phản ánh “thủy điện tích nước là hoàn toàn chưa chính xác”. Thời điểm đó, công ty vẫn đang mở một cửa van. Việc đóng các cửa van là để nạo vét và dọn rác khu vực đập thủy điện.
Cướp ngân hàng bất thành, tẩm xăng tự thiêu ở TP.HCM
Truyền thông trong nước đưa tin, sáng nay đã xảy ra một vụ cướp táo tợn ở quận Bình Tân, TP.HCM.
Theo đó vào khoảng 9h, Lê Tấn Tài, 36 tuổi, mang theo xăng đến chi nhánh Ngân hàng Tiên Phong ở phường Bình Trị Đông B, quận Bình Tân, chuẩn bị cướp tiền.
Tài vào trong, đặt túi xách lên quầy giao dịch, tưới xăng và yêu cầu nữ nhân viên “bỏ tiền vào, nếu không sẽ phóng hoả”.
Nhân lúc Tài thiếu tập trung, bảo vệ ngân hàng lao vào khống chế. Hung thủ chống đỡ, vùng chạy ra ngoài. Chạy được khoảng 200m, Tài châm lửa tự thiêu. Các bảo vệ sau đó ập vào bắt giữ giao cho công an.
Sơ tán hơn 460.000 dân tránh bão Vamco
Trước cảnh báo nguy hiểm của cơn bão số 13, các cơ quan chức năng đã yêu cầu sơ tán khẩn cấp người dân đến nơi an toàn.
Dự kiến có khoảng 460.000 người ở các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Quảng Ngãi được sơ tán trong ngày 14/11.
TS Dư Đức Tiến thuộc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia, cho biết bão Vamco tăng hai cấp khi vào gần bờ; sau đó bắt đầu suy giảm về cường độ trong 3-6h tiếp theo.
Dự báo, khi bão tiến gần hơn vào đất liền, các đảo như Lý Sơn, Cồn Cỏ, Cù Lao Chàm, có thể chịu ảnh hưởng gió mạnh cấp 10-11, giật cấp 14.
Trên đất liền, từ Nghệ An đến Quảng Ngãi gió mạnh dần lên cấp 6-7, vùng ven biển có nơi cấp 10, giật cấp 12.
Cuộc đọ sức thú vị giữa 2 ứng viên họ Nguyễn ở Quận Cam
Trang tin địa phương Orange County Register hôm qua đã đưa tin về cuộc tranh cử thú vị giữa hai ứng cử viên người Mỹ gốc Việt có cùng họ Nguyễn.
Kết quả bà Janet Nguyễn, thành viên đảng viên Cộng hòa đã chính thức đánh bại bà Diedre Nguyễn của đảng Dân chủ trong cuộc đua bầu cử cơ quan lập pháp tiểu bang ở quận Cam, bang California. Đây là dấu hiệu mới nhất cho thấy sự trở lại dù khiêm tốn của đảng Cộng hòa ở California trong cuộc bầu cử năm 2020.
NBC News nhấn mạnh rằng, mặc dù truyền thống người Mỹ gốc Việt đa số ủng hộ đảng Cộng hòa, nhưng những năm gần đây cộng đồng này đã trở nên đa dạng hơn về chính trị.
Đảng Cộng hòa dường như đã lật thành công một số ghế hạ viện ở bang California và một số cuộc trưng cầu dân ý của phe cánh tả đưa ra đã bị cử tri California khước từ.
0 nhận xét