Vụ án Hồ Duy Hải và hệ thống luật Việt Nam
Phạm Phú Khải
Theo blog VOA
Để nói lên sức mạnh và văn minh của một quốc gia, đặc biệt là thể chế dân chủ, nó không chỉ dựa vào ngành hành pháp có thi hành đúng luật hay không, mà còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác.
Trước hết, chúng ta cần nhìn xem phía đối lập có đủ sức mạnh để kiểm soát và cân bằng quyền lực, cũng như làm cho phía cầm quyền phải có trách nhiệm giải trình. Một chính quyền quá mạnh trong khi bên đối lập quá yếu thì thế cân bằng này là nguy hiểm.
Ngành lập pháp cũng phải đủ mạnh để luôn điều chỉnh và đồng thời đề ra các luật mới thích nghi với những thay đổi của xã hội và của thế giới chung quanh, cũng như kiềm chế quyền lực của ngành hành pháp.
Truyền thông cần có sự độc lập, đa dạng và liêm chính để đưa thông tin trung thực và đa chiều đến người dân. Vì thể chế dân chủ luôn cần người dân có khả năng và kiến thức để làm chủ, chứ không thể làm chủ bởi chính sách ngu dân.
Các tổ chức xã hội dân sự cũng phải luôn mạnh mẽ, độc lập và có nguồn lực thích hợp để hoạt động, thay vì phụ thuộc vào tài trợ của chính quyền.
Trên hết, và có lẽ quan trọng nhất, một nền dân chủ vững ổn bắt buộc phải đề cao và phục vụ cho công lý. Không nơi nào đại diện công lý rõ ràng hơn ngành luật và ngàn tư pháp. Cả hai phải hoàn toàn có tính độc lập và vững mạnh. Như vậy thì công lý xã hội mới được bảo đảm một cách tối đa có thể.
Vụ án Hồ Duy Hải
Tại Việt Nam, các chánh án không những không đại diện cho công lý, mà còn ngồi chổm trên hiến pháp và pháp luật. Họ không tuân thủ hiến pháp, pháp luật, quy trình hay bất cứ chuẩn mực nào. Chúng ta có thể thấy rõ qua vụ án Hồ Duy Hải đang gây xôn xao trong dư luận gần đây [1].
Đây là một vụ án nghiêm trọng nhưng tiến trình và cung cách xử lý thì đầy vấn đề và lỗ hỏng. Thứ nhất, vụ án tuy đã kéo dài 12 năm nhưng luật sư bào chữa chỉ có cơ hội trình bày 20 phút. Thứ hai, hai phiên tòa xử trước đây (sơ thẩm và phúc thẩm), chủ yếu là dựa trên hồ sơ vụ án và các bằng chứng thu thập được; chỉ có lần sau cùng, phiên giám đốc thẩm diễn ra ngày 6 đến 8 tháng Năm 2020, thì luật sư Trần Hồng Phong, người bào chữa chính cho Hồ Duy Hải, mới được mời tham dự. Thứ ba, gia đình Hồ Duy Hải, kể cả người mẹ, không được dự phiên xử này. Thứ tư, những người đứng đầu ngành tư pháp lại vi phạm luật một cách trắng trợn. Trả lời phỏng vấn trên BBC, luật sư Ngô Anh Tuấn cho biết:
Cần phải nói rõ ràng rằng, hành động hội đồng giám đốc thẩm hôm 6/5 'mời khéo' luật sư Trần Hồng Phong ra khỏi tòa chỉ sau 20 phút trình bày, và không cho tham dự các ngày tiếp theo, là vi phạm pháp luật.
Theo khoản 2, điều 386 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015, trường hợp người bị kết án, người bào chữa, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến kháng nghị có mặt tại phiên tòa thì những người này được trình bày ý kiến về những vấn đề mà Hội đồng giám đốc thẩm yêu cầu.
Luật cũng ghi rõ, rằng chủ tọa phiên tòa phải tạo điều kiện cho người tham gia tố tụng "trình bày hết ý kiến, tranh luận dân chủ, bình đẳng trước tòa án".
Nghĩa là luật thì có, nhưng những người đứng đầu ngành tư pháp Việt Nam không xem nó ra gì cả.
Dù sao, đối với luật sư Ngô Anh Tuấn, việc cho phép luật sư Trần Hồng Phong tham dự phiên tòa giám đốc thẩm là rất quý hiếm trong phiên tòa mang tính quyết định như thế.
Nghĩa là đã có tiến bộ lắm rồi. Còn bình thường thì không biết rừng rú đến cỡ nào.
Còn luật sư Trần Hồng Phong thì khẳng định đã có sự "vi phạm" và "sai phạm" một cách cố ý của các cơ quan tiến hành tố tụng trong tất cả các giai đoạn của quá trình giải quyết vụ án.
Phần lớn những người hiểu biết và theo dõi sát vụ án này cho rằng, Hội đồng Giám đốc thẩm cho thấy họ đã sai từ bản chất, nguyên tắc, thủ tục cho đến từng chi tiết pháp lý.
Nền công lý Việt Nam qua vụ án Hồ Duy Hải kết thúc một cách bi đát. Biện pháp cuối cùng để cứu Hồ Duy Hải là bản kiến nghị thư gửi đến Chủ tịch Nước Nguyễn Phú Trọng với quyền sinh sát trong tay.
Nhu cầu hoàn toàn độc lập của ngành luật và ngành tư pháp
Hoàn toàn độc lập không có nghĩa tuyệt đối độc lập. Mà có gì tuyệt đối trong đời này!
Sự bổ nhiệm vào vai trò chánh án của tòa án tối cao tại Mỹ, chẳng hạn, luôn luôn là một quyết định chính trị. Đảng Cộng hòa thì phần lớn chủ trương bổ nhiệm những chánh án bảo thủ, trong khi Đảng Dân chủ thì phần lớn bổ nhiệm người cấp tiến. Nhưng vẫn có nhiều lần trong lịch sử, các tổng thống Hoa Kỳ chọn những người xứng đáng nhất thay vì dựa vào xu hướng cấp tiến hay bảo thủ.
Tuy nhiên, một khi đã nắm vai trò và trách nhiệm này, các chánh án của tòa án tối cao Hoa Kỳ phục vụ cho đến khi không thể nữa, và họ hoàn toàn độc lập trong các phán quyết của mình.
Tại Úc, tiến trình chọn lọc và đề cử chánh án có sự cân nhắc và tính toán sâu sắc để bảo đảm được tính độc lập của những vai trò này [2]. Kể từ ngày thành lập liên bang Úc, đúng hơn là trước khi thành lập, đã có sự nghiên cứu và thảo luận triệt để về tiến trình tuyển chọn chánh án. Điều 72 trong Hiến pháp Úc ghi rằng các Chánh án Tòa án Tối cao được Tổng Toàn quyền Úc, với sự tham khảo của Hội đồng Hành pháp Liên Bang (Federal Executive Council), bổ nhiệm; không thể bị cách chức trừ khi Tổng Toàn Quyền, với sự tham khảo của Hội đồng Hành pháp Liên Bang trình bày trước cả hai viện cùng lúc, quyết định dựa trên hai nguyên do là hành vi bất xứng hay không đủ năng lực; lương bổng của họ phải do Lập pháp quyết định và không thể bị giảm đi khi còn tại chức; phải về hưu khi đến tuổi 70 [3].
Tính minh bạch trong tiến trình thôi cũng chưa đủ. Cần có nhiều yếu tố khác để bảo đảm tính độc lập của ngành tư pháp.
Điều 14.1 của Công ước Quốc tế về Quyền Dân sự và Chính trị (ICCPR) có đoạn như sau:
Tất cả mọi người sẽ bình đẳng trước tòa án và hội đồng xét xử. Khi xác định bất kỳ cáo buộc hình sự nào chống lại một người, hoặc các quyền và nghĩa vụ của người đó trước một vụ kiện pháp luật, mọi người sẽ được quyền xét xử công bằng và công khai bởi một tòa án có thẩm quyền, độc lập và khách quan được thành lập theo luật định. [4]
ICCPR và các công ước khác liên quan đến nhân quyền, như quyền trẻ em, người tàn tật v.v…, phần lớn xuất phát từ Tuyên ngôn Quốc tế Nhân Quyền (UDHR), và điều 14.1 được khai triển từ điều 10 của UDHR [5].
Cựu Chánh án Michael Kirby, một trong những đại diện cho trí tuệ và công lý của Úc và thế giới, đã biện luận sâu sắc về nhu cầu độc lập của ngành tư pháp trong bài “Độc lập Tư pháp – Nguyên tắc Cơ bản, Thử thách mới” [6]. Một số luận điểm chính của ông Kirby về đề tài này như sau:
Sự độc lập của ngành tư pháp là tối quan trọng, nhưng ngành luật cũng thế.
Theo Tổng Chánh án (Chief Justice) của Tòa án Tối cao Úc, bà Susan Kiefel, thì tính độc lập của ngành luật là khả năng để hành động và phán quyết mà không bị áp lực từ bên ngoài (the ability to act and to exercise judgement free from external pressure) [7]. Bổn phận của luật sư là thẳng thắn và thành thật trước tòa án trong mọi vấn đề, không chỉ để bảo vệ cho quyền lợi của thân chủ mình, mà còn là sự thi hành công lý một cách nhanh chóng và hiệu quả. Để cổ võ cho tính độc lập của luật sư, tiêu chuẩn đòi hỏi ở đây là ngành luật và các cơ quan nhà nước phải có trách nhiệm giáo dục người dân về tầm quan trọng của tính độc lập đối với luật sư và ngành tư pháp. Không có tiêu chuẩn này, sẽ thật khó để duy trì sự tin tưởng của công dân vào các tòa án cũng như tin tưởng rằng, họ sẽ được xét xử một cách công bằng.
Trích từ bài tham khảo của cựu Chánh án Michael Kirby, Tổng Chánh án Kiefel đồng ý rằng, chỉ khi ngành luật mang tính độc lập thực sự thì nó mới có thể phục vụ như là “thành trì của một xã hội tự do và dân chủ” [8]. Có đôi khi luật sư đòi hỏi phải quyết định đại diện cho thân chủ trong những vụ liên quan đến sự tranh chấp hay thách thức với chính quyền, hoặc không được giới truyền thông hay công chúng ưa chuộng. Có những vấn đề mà đa số cộng đồng sẽ chống đối, nhất là trong thời điểm chiến tranh, khủng bố hay khẩn cấp v.v... Nhưng để cho luật sư thi hành đúng phận sự của mình mà hoàn toàn không bị sợ hãi vì lợi ích của thân chủ thì điều cần thiết là họ không bị bất cứ áp lực nào từ phía nhà nước hay các cơ quan của nó.
Ngoài ra, một trong những mục tiêu chính của sự độc lập của luật sư là “sự bảo đảm cần thiết để cổ võ và bảo vệ nhân quyền”. Quan niệm này đã được xác định từ rất lâu, điển hình là ông John Latham, Tổng Chánh án Tòa Tối cao Úc, năm 1933 cho biết, “Tính độc lập của ngành luật là một trong những sự bảo an mạnh nhất mà bất cứ cộng động nào có”.
Tổng Chánh án Kiefel cũng biện luận vai trò của các cơ quan đặt ra các chuẩn mực hành xử, kể cả cung cách hành xử và đạo đức, trong ngành luật rất là quan trọng để bảo đảm tính độc lập của ngành này; bằng biện pháp giáo dục, bằng cách đặt ra các chuẩn mực, và bằng việc theo dõi sự thi hành pháp luật. Bà Kiefel kết luận rằng, các tổ chức chuyên nghiệp trong vai trò tự điều hòa chính mình một cách độc lập, là cần thiết đối với sự độc lập của luật sư và sự duy trì nền pháp quyền.
Vài lời kết
Những gì Tổng Chánh án Kiefel và cựu Chánh án Kirby nói trên đã và đang là hiện thực tại các quốc gia có nền dân chủ cấp tiến trong nhiều thập niên qua, mặc dầu nền dân chủ cấp tiến và pháp quyền của một số nơi đang gặp phải những thử thách và đang bị soi mòn.
Tất cả những gì có thể xảy ra trong vụ án Hồ Duy Hải bị kết án tử hình nhưng thiếu cơ sở pháp lý là vì các nguyên do rất cơ bản. Những người đứng đầu ngành tư pháp tại Việt Nam có bao giờ được giáo dục về những điều nêu trên? Nhưng ngay cả khi được đọc và hiểu các nguyên tắc và giá trị này thì họ cũng không làm gì được trong một thể chế độc đảng.
Trên hết, các hệ thống công quyền và tư pháp tại Việt Nam không độc lập, bị chính trị hóa và nhũng lạm, và thiếu hẳn tính chuyên môn, kể cả tiến trình/thủ tục tố tụng.
Nguyên do những sự bất thường đã xảy ra và vẫn kéo dài mãi đến ngày hôm nay là vì người dân không được giáo dục các vấn đề căn bản về vai trò của ngành tư pháp, nhất là sự cần thiết để nó phải hoàn toàn chuyên môn và độc lập từ mọi áp lực bởi nhà nước và các thế lực chính trị xã hội khác.
Hiểu biết là sức mạnh (knowledge is power). Ngay cả khi chưa làm gì cụ thể, sự hiểu biết của người dân có thể chuyển dịch cán cân quyền lực, và là một thách thức đối với giới cầm quyền.
Còn khi người dân thiếu thông tin hoặc không hiểu biết thì họ có thể làm được gì, ngoại trừ than trách!
Vì sao người dân Việt Nam không hề được giáo dục hay khuyến khích về những vấn đề chính trị xã hội hay pháp luật dưới chế độ cầm quyền này?
Đáng thương nhất trong vụ án này là bà Nguyễn Thị Loan, mẹ của Hồ Duy Hải. 12 năm miệt mài tranh đấu cho con mình: nhiều năm cô đơn đi kêu gào công lý cho con; sống phập phồng giữa hy vọng và tuyệt vọng; nghẹn ngào khi nghe được tiếng con mình [9]. Mạng sống con người có thể chẳng ra gì đối với thế lực cầm quyền, nhưng với một người mẹ thì con là tất cả.
Vụ án Hồ Duy Hải không phải là duy nhất. Vẫn sẽ còn những vụ án bất công này khi còn những cơ chế, cơ quan công quyền, guồng máy nhà nước, và cơ cấu chính trị như hiện nay.
Tài liệu tham khảo:
1. “Trí thức Việt Nam ký kiến nghị về Hồ Duy Hải 'vì trách nhiệm công dân'”, BBC News Tiếng Việt, 18 May 2020; Mỹ Hằng, “20 phút xuất hiện của luật sư có giúp gì cho tử tù Hồ Duy Hải?”, BBC News Tiếng Việt, 7 May 2020; Mỹ Hằng, “Gia đình tử tù Hồ Duy Hải không được dự phiên giám đốc thẩm” BBC News Tiếng Việt, 6 May 2020; Mỹ Hằng, “LS Trần Hồng Phong: 'Không loại trừ cạnh tranh chính trị trong vụ Hồ Duy Hải'” BBC News Tiếng Việt, 5 December 2019; Quốc Phương, “Vụ tử tù Hồ Duy Hải: Cơ hội, niềm tin và cảm xúc”, BBC News Tiếng Việt, 9 May 2020; Thiên Hạ Luận, “Trường hợp Hồ Duy Hải không còn là vụ án hình sự”, VOA Tiếng Việt, 16 May 2020.
2. Max Spry, “Executive and High Court Appointments”, Parliament of Australia, Research
Paper 7 2000-01, 10 October 2000.
3. “About the Justices”, High Court of Australia; Accessed on 8 August 2020; “Federal Executive Council”, Parliament of Australia, Accessed on 8 August 2020.
4. Commission – General, “International Covenant on Civil and Political Rights - Human rights at your fingertips - Human rights at your fingertips”, Australia Human Rights Commission, Accessed on 15 August 2020.
5. “Universal Declaration of Human Rights”, United Nations, Accessed on 15 August 2020; “What is the Universal Declaration of Human Rights?”, Australia Human Rights Commission, Accessed on 15 August 2020.
6. Michael Kirby, “Independence Of The Judiciary - Basic Principle, New Challenges”, High Court of Australia, Conference Hong Kong, 12-14 June 1999.
7. Susan Kiefel, “Independence - What does it mean for the Legal Profession?”, High Court of Australia, 8 October 2017.
8. Michael Kirby, “Independence Of The Legal Profession: Global And Regional Challenges”, High Court of Australia, 20 March 2005.
9. Mỹ Hằng, “Mẹ Hồ Duy Hải: ‘Từ hiền lành chất phác tôi thành người đàn bà dữ dằn'”, BBC News Tiếng Việt, 4 December 2019.
Trước hết, chúng ta cần nhìn xem phía đối lập có đủ sức mạnh để kiểm soát và cân bằng quyền lực, cũng như làm cho phía cầm quyền phải có trách nhiệm giải trình. Một chính quyền quá mạnh trong khi bên đối lập quá yếu thì thế cân bằng này là nguy hiểm.
Ngành lập pháp cũng phải đủ mạnh để luôn điều chỉnh và đồng thời đề ra các luật mới thích nghi với những thay đổi của xã hội và của thế giới chung quanh, cũng như kiềm chế quyền lực của ngành hành pháp.
Truyền thông cần có sự độc lập, đa dạng và liêm chính để đưa thông tin trung thực và đa chiều đến người dân. Vì thể chế dân chủ luôn cần người dân có khả năng và kiến thức để làm chủ, chứ không thể làm chủ bởi chính sách ngu dân.
Các tổ chức xã hội dân sự cũng phải luôn mạnh mẽ, độc lập và có nguồn lực thích hợp để hoạt động, thay vì phụ thuộc vào tài trợ của chính quyền.
Trên hết, và có lẽ quan trọng nhất, một nền dân chủ vững ổn bắt buộc phải đề cao và phục vụ cho công lý. Không nơi nào đại diện công lý rõ ràng hơn ngành luật và ngàn tư pháp. Cả hai phải hoàn toàn có tính độc lập và vững mạnh. Như vậy thì công lý xã hội mới được bảo đảm một cách tối đa có thể.
Vụ án Hồ Duy Hải
Tại Việt Nam, các chánh án không những không đại diện cho công lý, mà còn ngồi chổm trên hiến pháp và pháp luật. Họ không tuân thủ hiến pháp, pháp luật, quy trình hay bất cứ chuẩn mực nào. Chúng ta có thể thấy rõ qua vụ án Hồ Duy Hải đang gây xôn xao trong dư luận gần đây [1].
Đây là một vụ án nghiêm trọng nhưng tiến trình và cung cách xử lý thì đầy vấn đề và lỗ hỏng. Thứ nhất, vụ án tuy đã kéo dài 12 năm nhưng luật sư bào chữa chỉ có cơ hội trình bày 20 phút. Thứ hai, hai phiên tòa xử trước đây (sơ thẩm và phúc thẩm), chủ yếu là dựa trên hồ sơ vụ án và các bằng chứng thu thập được; chỉ có lần sau cùng, phiên giám đốc thẩm diễn ra ngày 6 đến 8 tháng Năm 2020, thì luật sư Trần Hồng Phong, người bào chữa chính cho Hồ Duy Hải, mới được mời tham dự. Thứ ba, gia đình Hồ Duy Hải, kể cả người mẹ, không được dự phiên xử này. Thứ tư, những người đứng đầu ngành tư pháp lại vi phạm luật một cách trắng trợn. Trả lời phỏng vấn trên BBC, luật sư Ngô Anh Tuấn cho biết:
Cần phải nói rõ ràng rằng, hành động hội đồng giám đốc thẩm hôm 6/5 'mời khéo' luật sư Trần Hồng Phong ra khỏi tòa chỉ sau 20 phút trình bày, và không cho tham dự các ngày tiếp theo, là vi phạm pháp luật.
Theo khoản 2, điều 386 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015, trường hợp người bị kết án, người bào chữa, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến kháng nghị có mặt tại phiên tòa thì những người này được trình bày ý kiến về những vấn đề mà Hội đồng giám đốc thẩm yêu cầu.
Luật cũng ghi rõ, rằng chủ tọa phiên tòa phải tạo điều kiện cho người tham gia tố tụng "trình bày hết ý kiến, tranh luận dân chủ, bình đẳng trước tòa án".
Nghĩa là luật thì có, nhưng những người đứng đầu ngành tư pháp Việt Nam không xem nó ra gì cả.
Dù sao, đối với luật sư Ngô Anh Tuấn, việc cho phép luật sư Trần Hồng Phong tham dự phiên tòa giám đốc thẩm là rất quý hiếm trong phiên tòa mang tính quyết định như thế.
Nghĩa là đã có tiến bộ lắm rồi. Còn bình thường thì không biết rừng rú đến cỡ nào.
Còn luật sư Trần Hồng Phong thì khẳng định đã có sự "vi phạm" và "sai phạm" một cách cố ý của các cơ quan tiến hành tố tụng trong tất cả các giai đoạn của quá trình giải quyết vụ án.
Phần lớn những người hiểu biết và theo dõi sát vụ án này cho rằng, Hội đồng Giám đốc thẩm cho thấy họ đã sai từ bản chất, nguyên tắc, thủ tục cho đến từng chi tiết pháp lý.
Nền công lý Việt Nam qua vụ án Hồ Duy Hải kết thúc một cách bi đát. Biện pháp cuối cùng để cứu Hồ Duy Hải là bản kiến nghị thư gửi đến Chủ tịch Nước Nguyễn Phú Trọng với quyền sinh sát trong tay.
Nhu cầu hoàn toàn độc lập của ngành luật và ngành tư pháp
Hoàn toàn độc lập không có nghĩa tuyệt đối độc lập. Mà có gì tuyệt đối trong đời này!
Sự bổ nhiệm vào vai trò chánh án của tòa án tối cao tại Mỹ, chẳng hạn, luôn luôn là một quyết định chính trị. Đảng Cộng hòa thì phần lớn chủ trương bổ nhiệm những chánh án bảo thủ, trong khi Đảng Dân chủ thì phần lớn bổ nhiệm người cấp tiến. Nhưng vẫn có nhiều lần trong lịch sử, các tổng thống Hoa Kỳ chọn những người xứng đáng nhất thay vì dựa vào xu hướng cấp tiến hay bảo thủ.
Tuy nhiên, một khi đã nắm vai trò và trách nhiệm này, các chánh án của tòa án tối cao Hoa Kỳ phục vụ cho đến khi không thể nữa, và họ hoàn toàn độc lập trong các phán quyết của mình.
Tại Úc, tiến trình chọn lọc và đề cử chánh án có sự cân nhắc và tính toán sâu sắc để bảo đảm được tính độc lập của những vai trò này [2]. Kể từ ngày thành lập liên bang Úc, đúng hơn là trước khi thành lập, đã có sự nghiên cứu và thảo luận triệt để về tiến trình tuyển chọn chánh án. Điều 72 trong Hiến pháp Úc ghi rằng các Chánh án Tòa án Tối cao được Tổng Toàn quyền Úc, với sự tham khảo của Hội đồng Hành pháp Liên Bang (Federal Executive Council), bổ nhiệm; không thể bị cách chức trừ khi Tổng Toàn Quyền, với sự tham khảo của Hội đồng Hành pháp Liên Bang trình bày trước cả hai viện cùng lúc, quyết định dựa trên hai nguyên do là hành vi bất xứng hay không đủ năng lực; lương bổng của họ phải do Lập pháp quyết định và không thể bị giảm đi khi còn tại chức; phải về hưu khi đến tuổi 70 [3].
Tính minh bạch trong tiến trình thôi cũng chưa đủ. Cần có nhiều yếu tố khác để bảo đảm tính độc lập của ngành tư pháp.
Điều 14.1 của Công ước Quốc tế về Quyền Dân sự và Chính trị (ICCPR) có đoạn như sau:
Tất cả mọi người sẽ bình đẳng trước tòa án và hội đồng xét xử. Khi xác định bất kỳ cáo buộc hình sự nào chống lại một người, hoặc các quyền và nghĩa vụ của người đó trước một vụ kiện pháp luật, mọi người sẽ được quyền xét xử công bằng và công khai bởi một tòa án có thẩm quyền, độc lập và khách quan được thành lập theo luật định. [4]
ICCPR và các công ước khác liên quan đến nhân quyền, như quyền trẻ em, người tàn tật v.v…, phần lớn xuất phát từ Tuyên ngôn Quốc tế Nhân Quyền (UDHR), và điều 14.1 được khai triển từ điều 10 của UDHR [5].
Cựu Chánh án Michael Kirby, một trong những đại diện cho trí tuệ và công lý của Úc và thế giới, đã biện luận sâu sắc về nhu cầu độc lập của ngành tư pháp trong bài “Độc lập Tư pháp – Nguyên tắc Cơ bản, Thử thách mới” [6]. Một số luận điểm chính của ông Kirby về đề tài này như sau:
- Không thể bảo đảm nền pháp quyền (rule of law), mà qua đó quyền con người phụ thuộc vào, nếu không có các tòa án và hội đồng xét xử để giải quyết các tranh chấp mang tính cách dân sự và chính trị, một cách thẩm quyền, độc lập và khách quan.
- Một phương thức khác là cai trị bằng quyền lực (rule of power) mà tiêu biểu là tùy tiện, lợi ích cá nhân chịu những ảnh hưởng có thể không liên quan đến luật hiện hành hoặc giá trị đích thực của tranh chấp.
- Nếu không có nền pháp quyền và sự bảo đảm đến từ những người ra quyết định độc lập, thì hiển nhiên sự bình đẳng trước pháp luật sẽ không tồn tại. Sự đồng nhất, nhất quán và chắc chắn trong các quyết định, sẽ là tình cờ.
- Hoàn toàn độc lập là điều bất khả trong thế giới hiện thực. Tại nhiều quốc gia, Hành pháp bổ nhiệm chánh án, Lập pháp cung cấp lương bổng và trợ cấp, và tài trợ cho các hoạt động của tòa án.
- Bất cứ một người nào, ở trong mọi địa vị xã hội, khi đối diện với một phiên tòa có quyền xét xử mình, thì cũng chỉ mong muốn rằng người quyết định trường hợp mình có thẩm quyền, độc lập và khách quan, không bị bao nhiêu các yếu tố xã hội hay áp lực chính trị, chẳng hạn, ảnh hưởng. Một thẩm phán mà không có tính độc lập là một trò hề được bao bọc bởi một tình huống khôi hài của sự áp bức.
- V.v…
Sự độc lập của ngành tư pháp là tối quan trọng, nhưng ngành luật cũng thế.
Theo Tổng Chánh án (Chief Justice) của Tòa án Tối cao Úc, bà Susan Kiefel, thì tính độc lập của ngành luật là khả năng để hành động và phán quyết mà không bị áp lực từ bên ngoài (the ability to act and to exercise judgement free from external pressure) [7]. Bổn phận của luật sư là thẳng thắn và thành thật trước tòa án trong mọi vấn đề, không chỉ để bảo vệ cho quyền lợi của thân chủ mình, mà còn là sự thi hành công lý một cách nhanh chóng và hiệu quả. Để cổ võ cho tính độc lập của luật sư, tiêu chuẩn đòi hỏi ở đây là ngành luật và các cơ quan nhà nước phải có trách nhiệm giáo dục người dân về tầm quan trọng của tính độc lập đối với luật sư và ngành tư pháp. Không có tiêu chuẩn này, sẽ thật khó để duy trì sự tin tưởng của công dân vào các tòa án cũng như tin tưởng rằng, họ sẽ được xét xử một cách công bằng.
Trích từ bài tham khảo của cựu Chánh án Michael Kirby, Tổng Chánh án Kiefel đồng ý rằng, chỉ khi ngành luật mang tính độc lập thực sự thì nó mới có thể phục vụ như là “thành trì của một xã hội tự do và dân chủ” [8]. Có đôi khi luật sư đòi hỏi phải quyết định đại diện cho thân chủ trong những vụ liên quan đến sự tranh chấp hay thách thức với chính quyền, hoặc không được giới truyền thông hay công chúng ưa chuộng. Có những vấn đề mà đa số cộng đồng sẽ chống đối, nhất là trong thời điểm chiến tranh, khủng bố hay khẩn cấp v.v... Nhưng để cho luật sư thi hành đúng phận sự của mình mà hoàn toàn không bị sợ hãi vì lợi ích của thân chủ thì điều cần thiết là họ không bị bất cứ áp lực nào từ phía nhà nước hay các cơ quan của nó.
Ngoài ra, một trong những mục tiêu chính của sự độc lập của luật sư là “sự bảo đảm cần thiết để cổ võ và bảo vệ nhân quyền”. Quan niệm này đã được xác định từ rất lâu, điển hình là ông John Latham, Tổng Chánh án Tòa Tối cao Úc, năm 1933 cho biết, “Tính độc lập của ngành luật là một trong những sự bảo an mạnh nhất mà bất cứ cộng động nào có”.
Tổng Chánh án Kiefel cũng biện luận vai trò của các cơ quan đặt ra các chuẩn mực hành xử, kể cả cung cách hành xử và đạo đức, trong ngành luật rất là quan trọng để bảo đảm tính độc lập của ngành này; bằng biện pháp giáo dục, bằng cách đặt ra các chuẩn mực, và bằng việc theo dõi sự thi hành pháp luật. Bà Kiefel kết luận rằng, các tổ chức chuyên nghiệp trong vai trò tự điều hòa chính mình một cách độc lập, là cần thiết đối với sự độc lập của luật sư và sự duy trì nền pháp quyền.
Vài lời kết
Những gì Tổng Chánh án Kiefel và cựu Chánh án Kirby nói trên đã và đang là hiện thực tại các quốc gia có nền dân chủ cấp tiến trong nhiều thập niên qua, mặc dầu nền dân chủ cấp tiến và pháp quyền của một số nơi đang gặp phải những thử thách và đang bị soi mòn.
Tất cả những gì có thể xảy ra trong vụ án Hồ Duy Hải bị kết án tử hình nhưng thiếu cơ sở pháp lý là vì các nguyên do rất cơ bản. Những người đứng đầu ngành tư pháp tại Việt Nam có bao giờ được giáo dục về những điều nêu trên? Nhưng ngay cả khi được đọc và hiểu các nguyên tắc và giá trị này thì họ cũng không làm gì được trong một thể chế độc đảng.
Trên hết, các hệ thống công quyền và tư pháp tại Việt Nam không độc lập, bị chính trị hóa và nhũng lạm, và thiếu hẳn tính chuyên môn, kể cả tiến trình/thủ tục tố tụng.
Nguyên do những sự bất thường đã xảy ra và vẫn kéo dài mãi đến ngày hôm nay là vì người dân không được giáo dục các vấn đề căn bản về vai trò của ngành tư pháp, nhất là sự cần thiết để nó phải hoàn toàn chuyên môn và độc lập từ mọi áp lực bởi nhà nước và các thế lực chính trị xã hội khác.
Hiểu biết là sức mạnh (knowledge is power). Ngay cả khi chưa làm gì cụ thể, sự hiểu biết của người dân có thể chuyển dịch cán cân quyền lực, và là một thách thức đối với giới cầm quyền.
Còn khi người dân thiếu thông tin hoặc không hiểu biết thì họ có thể làm được gì, ngoại trừ than trách!
Vì sao người dân Việt Nam không hề được giáo dục hay khuyến khích về những vấn đề chính trị xã hội hay pháp luật dưới chế độ cầm quyền này?
Đáng thương nhất trong vụ án này là bà Nguyễn Thị Loan, mẹ của Hồ Duy Hải. 12 năm miệt mài tranh đấu cho con mình: nhiều năm cô đơn đi kêu gào công lý cho con; sống phập phồng giữa hy vọng và tuyệt vọng; nghẹn ngào khi nghe được tiếng con mình [9]. Mạng sống con người có thể chẳng ra gì đối với thế lực cầm quyền, nhưng với một người mẹ thì con là tất cả.
Vụ án Hồ Duy Hải không phải là duy nhất. Vẫn sẽ còn những vụ án bất công này khi còn những cơ chế, cơ quan công quyền, guồng máy nhà nước, và cơ cấu chính trị như hiện nay.
Tài liệu tham khảo:
1. “Trí thức Việt Nam ký kiến nghị về Hồ Duy Hải 'vì trách nhiệm công dân'”, BBC News Tiếng Việt, 18 May 2020; Mỹ Hằng, “20 phút xuất hiện của luật sư có giúp gì cho tử tù Hồ Duy Hải?”, BBC News Tiếng Việt, 7 May 2020; Mỹ Hằng, “Gia đình tử tù Hồ Duy Hải không được dự phiên giám đốc thẩm” BBC News Tiếng Việt, 6 May 2020; Mỹ Hằng, “LS Trần Hồng Phong: 'Không loại trừ cạnh tranh chính trị trong vụ Hồ Duy Hải'” BBC News Tiếng Việt, 5 December 2019; Quốc Phương, “Vụ tử tù Hồ Duy Hải: Cơ hội, niềm tin và cảm xúc”, BBC News Tiếng Việt, 9 May 2020; Thiên Hạ Luận, “Trường hợp Hồ Duy Hải không còn là vụ án hình sự”, VOA Tiếng Việt, 16 May 2020.
2. Max Spry, “Executive and High Court Appointments”, Parliament of Australia, Research
Paper 7 2000-01, 10 October 2000.
3. “About the Justices”, High Court of Australia; Accessed on 8 August 2020; “Federal Executive Council”, Parliament of Australia, Accessed on 8 August 2020.
4. Commission – General, “International Covenant on Civil and Political Rights - Human rights at your fingertips - Human rights at your fingertips”, Australia Human Rights Commission, Accessed on 15 August 2020.
5. “Universal Declaration of Human Rights”, United Nations, Accessed on 15 August 2020; “What is the Universal Declaration of Human Rights?”, Australia Human Rights Commission, Accessed on 15 August 2020.
6. Michael Kirby, “Independence Of The Judiciary - Basic Principle, New Challenges”, High Court of Australia, Conference Hong Kong, 12-14 June 1999.
7. Susan Kiefel, “Independence - What does it mean for the Legal Profession?”, High Court of Australia, 8 October 2017.
8. Michael Kirby, “Independence Of The Legal Profession: Global And Regional Challenges”, High Court of Australia, 20 March 2005.
9. Mỹ Hằng, “Mẹ Hồ Duy Hải: ‘Từ hiền lành chất phác tôi thành người đàn bà dữ dằn'”, BBC News Tiếng Việt, 4 December 2019.
0 nhận xét