Tin khắp nơi – 22/08/2020
Thứ Bảy, 22 tháng 8, 2020
17:55
//
Slider
,
Tin khắp nơi
Reuters: TikTok sẽ kiện sắc lệnh của Mỹ cấm giao dịch với ứng dụng này
TikTok đang chuẩn bị đệ đơn kiện sớm nhất là vào ngày thứ Hai chống lại sắc lệnh hành pháp của Tổng thống Donald Trump cấm các giao dịch với ứng dụng video ngắn phổ biến này và công ty mẹ của nó là ByteDance, Reuters loan tin, dẫn nguồn là những người nắm rõ việc này.
Ông Trump ban hành một sắc lệnh hành pháp vào ngày 14 tháng 8 cho ByteDance 90 ngày để rút khỏi các hoạt động của TikTok tại Mỹ. Đang có những tiến triển trong các cuộc đàm phán giữa ByteDance với các bên mua lại tiềm năng, bao gồm Microsoft và Oracle.
Các nguồn tin cho biết thách thức pháp lý của TikTok liên quan đến sắc lệnh hành pháp trước đó mà ông Trump ban hành vào ngày 6 tháng 8. Lệnh đó chỉ đạo Bộ trưởng Thương mại lập danh sách các giao dịch liên quan đến ByteDance và các tài sản của công ty mà sẽ bị cấm sau 45 ngày.
Reuters dẫn các nguồn tin cho biết TikTok dự định sẽ lập luận rằng việc sắc lệnh hành pháp ngày 6 tháng 8 lệ thuộc vào Đạo luật Quyền lực Kinh tế Khẩn cấp Quốc tế khiến công ty này bị mất quyền được đối xử công bằng về mặt pháp lý. TikTok cũng sẽ phản đối việc họ bị Nhà Trắng phân loại là mối đe dọa an ninh quốc gia, các nguồn tin nói thêm.
Hiện vẫn chưa rõ TikTok dự định sử dụng tòa án nào để đệ đơn kiện. Trước đó, công ty cho biết họ đang tìm hiểu các lựa chọn pháp lý và các nhân viên của họ cũng đang chuẩn bị các vụ kiện của riêng họ.
Dù TikTok được biết đến nhiều nhất với các video nhảy múa vô hại và lan truyền trong giới thanh thiếu niên, các quan chức Mỹ đã bày tỏ lo ngại rằng thông tin về người dùng có thể được chuyển cho chính quyền cộng sản Trung Quốc.
Các nguồn yêu cầu ẩn danh trước khi đơn kiện được đệ nạp, Reuters cho biết. ByteDance từ chối bình luận. Một phát ngôn viên của Nhà Trắng từ chối bình luận.
Thách thức pháp lý của TikTok sẽ không bảo vệ ByteDance khỏi việc phải rút khỏi ứng dụng này. Đó là vì nó không liên quan đến sắc lệnh ngày 14 tháng 8 về việc bán TikTok, vốn không phải chịu sự thẩm duyệt tư pháp.
Tuy nhiên, bước đi này cho thấy ByteDance đang tìm cách triển khai mọi kế sách pháp lý mà họ có thể sử dụng nhằm cố gắng ngăn các cuộc đàm phán thỏa thuận mua lại TikTok biến thành một thương vụ giá bèo, Reuters nhận định.
Chính quyền Trump đã tăng cường các nỗ lực của mình để thanh lọc những thứ mà họ cho là các ứng dụng “không đáng tin cậy” của Trung Quốc khỏi các mạng kĩ thuật số của Mỹ. Ngoài TikTok, ông Trump cũng đã ban hành một lệnh cấm các giao dịch với WeChat của Tencent Holding Ltd.
Ông Trump nói rằng ông sẽ ủng hộ một nỗ lực của Microsoft mua lại các hoạt động của TikTok tại Mỹ nếu chính phủ Mỹ có được “một phần đáng kể” trong khoản tiền thu được, nhưng cũng cho biết có những bên mua tiềm năng khác như Oracle cũng quan tâm.
Đảng Cộng hoà chuẩn bị phản công phe Dân chủ
Sau khi nghe Đảng Dân chủ mô tả Tổng thống Donald Trump là mối đe dọa đối với nền dân chủ Mỹ, Đảng Cộng hòa sẽ phác hoạ hình ảnh đối thủ Joe Biden là cực tả tại đại hội Đảng Cộng hoà vào tuần tới, Phó Tổng thống Cộng hoà Mike Pence ngày 21/8 tuyên bố.
Đại hội Đảng Dân chủ tuần này, được tổ chức trên mạng vì đại dịch corona virus, trong bốn ngày trình bày những chỉ trích nhắm vào cá tính của ông Trump và vào con số 170.000 người tử vong vì COVID dưới quyền lãnh đạo của Tổng thống Trump.
Phó Tổng thống Pence đáp trả những chỉ trích về cách đáp ứng của chính quyền Trump với virus corona.
“Chúng ta mất 22 triệu việc làm trong đại dịch virus corona. Nhưng nhờ nền tảng chắc chắn Tổng thống Trump xây dựng cho bớt thuế, giảm quy định, tăng năng lượng, tăng thương mại tự do và công bằng, nên chúng ta đã có 9 triệu người Mỹ trở lại làm việc,” ông Pence nói trong chương trình “This Morning” của CBS.
Phản công của Phó Tổng thống Pence được đưa ra trên các cuộc phỏng vấn truyền hình trước đại hội Đảng Cộng Hòa tuần tới giữa bối cảnh còn 74 ngày nữa diễn ra cuộc bầu cử 3/11 và ông Trump đang bị ông Biden dẫn trước trong một số cuộc thăm dò dư luận.
Người đứng phó cho ông Biden, Thượng nghị sĩ Kamala Harris, xác nhận là Đảng Dân chủ đã bị “cánh cực tả” chiếm lĩnh, ông Pence nói với Mạng lưới Fox Business, mô tả bà Harris là một người “cấp tiến California.”
Trong bài diễn văn chấp nhận sự đề cử của Đảng Dân chủ tối ngày 20/8, ông Biden nói: “Tổng thống hiện nay để nước Mỹ chìm trong bóng tối quá lâu. Quá nhiều bất bình. Quá nhiều sợ hãi. Quá nhiều chia rẽ.”
Tại đây và ngay lúc này, tôi hứa với các bạn: Nếu các bạn tin tôi trao cho tôi chức vụ Tổng thống, tôi sẽ đưa các bạn đến những gì tốt nhất, không phải tệ nhất,” ông Biden nói.
Đảng Dân chủ tìm cách đưa ra một mặt trận thống nhất, đa dạng với sự hội nhập và tin tưởng mà họ cho là ông Trump thiếu.
‘Bỏ phiếu’
Ông Pence, tìm cách tái đắc cử với ông Trump, nói với Mạng lưới Fox Business rằng Đảng Dân chủ vẽ ra một bức tranh ảm đạm về nước Mỹ. Ông tố cáo hầu hết đại hội của phía Dân chủ là “một cuộc tấn công cá nhân” nhắm vào Tổng thống Mỹ.
Ông Pence phát họa điều ông nói là lực đẩy chính của bốn ngày đại hội Đảng Cộng hoà khởi sự từ 28/8 tới, sử dụng một câu trong bài diễn văn của ông Biden rằng cá tính, sự chỉnh tề, khoa học và dân chủ “tất cả đều nằm trên lá phiếu.”
“Kinh tế trên lá phiếu, luật pháp và trật tự trên lá phiếu, và người dân Mỹ biết điều này,” ông Pence nói.
Đảng Cộng hòa sẽ đi ngược lại nghị trình thuế cao, bảo hiểm sức khỏe do chính phủ tài trợ, cải tổ di trú và cắt giảm lực lượng thi hành luật pháp vào thời điểm mà ‘bạo động trên đường phố các đô thị lớn của chúng ta,’ ông Pence nói với Mạng lưới Fox Business.
Ông Pence không màng tới chuyện các đảng viên Cộng hòa nổi tiếng trong đó có cựu Ngoại trưởng Colin Powell và cựu Thống đốc Ohio John Kasich đã đứng về phía bên kia để ủng hộ ông Biden, 77 tuổi, thay vì ông Trump, 74 tuổi.
Những đảng viên Công hòa này quay lưng lại với ông Trump vì ông Trump tới Washington cam kết cải tổ định chế, ông Pence nói.
Thời gian lâu nay trong chính trường trong vai trò một Thượng nghị sĩ Mỹ và hai nhiệm kỳ Phó Tổng thống của ông Biden sẽ là yếu tố chống lại ông ấy, đương kim Phó Tổng thống Mike Pence nói.
“Ông Joe Biden có mặt tại Washington đã 47 năm, và bài diễn văn ông đọc tối qua chỉ là cùng lối nói mà chúng ta đã nghe ông và các chính trị gia cấp tiến khác của Đảng Dân chủ lặp đi lặp lại trong nhiều thập niên.”
Ông Trump cũng lên tiếng chỉ trích ông Biden trong một video vận động trên Twitter rằng: “Sau 47 năm thất bại, chúng ta đã thấy quá đủ.”
Phó Tổng thống Cộng hòa Mike Pence sẽ tranh luận với đối thủ Dân chủ vào ngày 7/10.
Tôi không thể diễn tả với các bạn tôi trông chờ tới cuộc tranh luận ấy đến mức nào,” ông Pence nói.
Truyền thông Trung Quốc ủng hộ ông Biden
làm tổng thống vì dễ đối phó hơn ông Trump
Đại Nghĩa
Giới truyền thông Trung Quốc đã lên tiếng ủng hộ một Biden trở thành tổng thống Mỹ, cho rằng vị cựu phó Tổng thống Mỹ sẽ trở nên dễ dàng đối phó hơn so với Tổng thống Trump.
Tờ Thời báo Hoàn cầu, cơ quan ngôn luận diều hâu của chính quyền Trung Quốc đã đăng một bài bình luận vào ngày 19/08, trích dẫn ý kiến các nhà phân tích Trung Quốc cho rằng nếu Biden thắng cử, Hoa Kỳ có khả năng sẽ vẫn cứng rắn với Trung Quốc.
“Nhưng về mặt chiến thuật, cách tiếp cận của Hoa Kỳ sẽ dễ đoán hơn và Biden là dễ đối phó hơn nhiều so với Trump – một quan điểm được nhiều quốc gia nhìn nhận”.
Bài báo được đưa ra trong khi Đại hội toàn quốc của đảng Dân chủ, nơi ông Joe Biden chính thức nhận đề cử làm ứng viên tổng thống. Cả ông Biden và ông Trump đều đang thể hiện quan điểm cứng rắn với chính quyền Trung Quốc.
Nhưng trong bài phát biểu nhận đề cử của đảng Dân chủ ngày 20/04, ông Joe Biden chỉ nhắc tới Trung Quốc một lần khi cam kết chấm dứt sự phụ thuộc của Hoa Kỳ vào nước này về nguồn cung y tế nếu ông đắc cử. Thay vào đó ông tập trung đổ lỗi cho tổng thống Trump trong việc xử lý đại dịch và hứa hẹn sẽ làm dịu sự chia rẽ trong nước.
Lý Hải Đông, giáo sư Học viện Quan hệ Quốc tế tại Đại học Ngoại giao Trung Quốc, nói với tờ Thời báo Hoàn cầu rằng “ông Biden chắc chắn là dễ dàng đối phó hơn, đó là sự quan điểm chung trên toàn cầu”.
Ông Lý nói thêm: “Đối với Trung Quốc, vì Biden là phó tổng thống trong nhiệm kỳ của Obama và đã có nhiều kinh nghiệm làm việc với các nhà lãnh đạo Trung Quốc. Chúng ta hy vọng sẽ có điều kiện giao tiếp hiệu quả hơn với Biden nếu ông ấy thắng cử”.
Cố vấn thương mại Nhà Trắng Peter Navarro hôm thứ Tư đã chỉ trích Đại hội đảng Dân chủ vì không đề cập đến vai trò của chính quyền Trung Quốc trong việc gây ra đại dịch.
“Chúng ta đã thấy họ tiến hành Đại hội được một nửa quãng đường rồi, nhưng không có lời nào nhắc tới nguồn gốc virus chết người từ Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã lan sang nước Mỹ. Nó đã giết chết hơn 160.000 người Mỹ, làm cho 40 triệu người Mỹ thất nghiệp, khiến chúng ta phải trả hàng nghìn tỷ đô la.
Ông nói thêm: “Điều tôi nghĩ đang xảy ra ở đây là Đảng Dân chủ và ĐCSTQ, đã tham gia vào một mục tiêu chung để đánh bại tổng thống Donald Trump. Toàn bộ chiến lược của họ dựa trên việc đổ lỗi cho chính phủ về một đại dịch toàn cầu do ĐCSTQ gây ra”.
Tình báo Mỹ hồi đầu tháng cho biết chính quyền Trung Quốc muốn ông Joe Biden thắng cử.
William Evanina, Giám đốc Trung tâm Phản gián và An ninh Quốc gia Mỹ cho biết hôm 7/8:
“Chúng tôi cho rằng Trung Quốc thích Tổng thống Trump thất bại, vì ông là người mà Bắc Kinh coi là không thể lường trước được”.
Evanina cho biết lập trường ngày càng cứng rắn của chính quyền tổng thống Donald Trump đối với Bắc Kinh, bao gồm cả việc buộc đóng cửa lãnh sự quán Trung Quốc ở Houston gần đây, dẫn đến sự gia tăng các chỉ trích chống lại chính phủ Mỹ từ phía Trung Quốc.
Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi và cố vấn an ninh quốc gia Robert O’Brien cũng nói rằng chính quyền Trung Quốc muốn thấy ông Trump thua cuộc.
Chính quyền Trump trong những tháng gần đây đã tăng tốc các hành động nhằm chống lại một loạt các mối đe dọa do chính quyền Trung Quốc gây ra. Bao gồm việc lạm quyền ở Hồng Kông, Tân Cương, rủi ro an ninh do các ứng dụng và công nghệ Trung Quốc gây ra và các hành động quân sự hiếu chiến ở Biển Đông.
Các kênh truyền thông nhà nước Trung Quốc đang tung ra những luận điệu chống Mỹ trong điều kiện quan hệ hai bên xấu đi. Truyền thông nhà nước gần đây đã tuyên truyền kích động về chiến tranh, trong khi chính quyền trung ương chỉ đạo các đài truyền hình chiếu các bộ phim chiến tranh để khơi dậy tình cảm dân tộc chủ nghĩa.
YouTube cấm các video có thông tin
‘bị hack’ về ứng viên bầu cử
Bình luậnDu Miên
Nền tảng video trực tuyến YouTube đã bắt đầu cấm các nội dung bao gồm thông tin thu được bằng cách “hack” và “có thể can thiệp vào các quy trình dân chủ, chẳng hạn như bầu cử và điều tra dân số”, công ty thông báo vào ngày 13/8.
Thông báo từ nền tảng do Google sở hữu đã sử dụng ví dụ cho nội dung bị cấm về “video chứa thông tin bị hack về một ứng cử viên chính trị được chia sẻ, với ý định can thiệp vào một cuộc bầu cử”.
Không rõ công ty có kế hoạch làm thế nào để xác minh được thông tin cụ thể bị hack , mục đích thật sự đằng sau việc chèn những thông tin đó là gì và điều gì đủ điều kiện để xác định là can thiệp bầu cử.
Google đã không trả lời ngay lập tức các câu hỏi được gửi qua email.
Dường như mục tiêu rõ ràng nhất của chính sách này là để ngăn chặn sự lặp lại của sự việc hồi năm 2016, khi Wikileaks tung ra các email bị cáo buộc là lấy cắp từ kho dữ liệu của Ủy ban Quốc gia đảng Dân chủ và tài khoản của ông John Podesta, khi đó là người đứng đầu chiến dịch tranh cử của bà Hillary Clinton.
Cố vấn đặc biệt Robert Mueller đã buộc tội các đặc vụ Nga về vụ tin tặc này như một phần của cuộc điều tra can thiệp bầu cử năm 2016. Tuy nhiên, chính sách của YouTube không nói rằng một cuộc tấn công cần phải là một phần của hoạt động nước ngoài để dẫn đến kết quả thông tin bị cấm trên nền tảng này.
Thông báo của YouTube được đưa ra trong bối cảnh Google và các công ty mạng xã hội đang tăng cường chính sách kiểm soát nội dung đăng tải trên nền tảng của mình trước cuộc bầu cử. Các nhà lập pháp của Đảng Dân chủ ủng hộ các biện pháp kiểm soát chặt chẽ hơn, trong khi Đảng Cộng hòa phàn nàn rằng các chính sách được thực thi không đồng đều và đôi khi được thiết kế để kiềm chế một cách không cân xứng các bài phát biểu của phe bảo thủ.
Google đã khẳng định rằng, các sản phẩm của họ được thiết kế và vận hành để trung lập về mặt chính trị. Nhưng các tài liệu nội bộ bị rò rỉ cũng như việc nhân viên lên tiếng hoặc bị bắt gặp trên camera ẩn đã chỉ ra rằng, công ty này đang thúc đẩy một chương trình nghị sự chính trị cho người dùng của mình, trong một nỗ lực mà một nhân viên mô tả là “ngăn chặn tình huống tiếp theo của ông Trump”.
Vào tháng Năm, YouTube thừa nhận rằng họ đã xóa khỏi phần bình luận của mình một số cụm từ tiếng Trung chỉ trích Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Công ty đã đổ lỗi cho “lỗi” trong “hệ thống thực thi” và tuyên bố rằng họ đã nhanh chóng điều tra vấn đề khi được biết về nó. Trên thực tế, nó đã được cảnh báo về vấn đề này vào tháng 10/2019, The Verge đưa tin.
Trong khi đó, chính quyền Trump đang thúc đẩy việc tước bỏ một số biện pháp bảo vệ pháp lý trên các nền tảng Internet nếu phát hiện các nền tảng này đang kiểm soát nội dung của người dùng với mục đích xấu. Chẳng hạn như khi các hạn chế về nội dung là “lừa đảo, vô cớ hoặc không phù hợp với điều khoản dịch vụ của nhà cung cấp; hoặc… được thực hiện sau khi không cung cấp đầy đủ thông báo, lời giải thích hợp lý hoặc một cơ hội có ý nghĩa để được lắng nghe”.
Trong khi đó, Bộ Tư pháp và Ủy ban Thương mại Liên bang (FCC) đang điều tra Facebook, Google, Apple và Amazon về khả năng vi phạm luật chống độc quyền.
Tổng cộng 50 tiểu bang và vùng lãnh thổ của Hoa Kỳ, do Tổng chưởng lý tiểu bang Texas Ken Paxton dẫn đầu, cũng đang xem xét các hoạt động của Google. Trong khi đó, một liên minh lưỡng đảng riêng biệt của Tổng Chưởng lý ở 8 tiểu bang cũng đang xem xét các mối quan ngại về chống độc quyền với Facebook.
Bộ Tư pháp kể từ đó đã thuê luật sư như một phần của cuộc kiểm tra của mình, một dấu hiệu cho thấy Bộ này đang chuẩn bị một vụ kiện chống độc quyền chống lại Google, theo một báo cáo gần đây từ Fox Business.
Du Miên
Theo The Epoch Times
Truyền thông cánh tả Mỹ cố ’đánh bóng’
Joe Biden minh mẫn, thực tế hoàn toàn ngược lại
Bình luậnThanh Hương
Trong một cuộc gọi gần đây cho Kamala Harris để đề nghị bà làm bạn đồng hành tranh cử của mình, “vị tổng thống đầy hứa hẹn” Joe Biden đã bị bắt gặp đang nhìn chằm chằm vào “một tờ phao” có ghi những từ rất đơn giản mà ông được cho là phải nói. Điều này cho thấy biểu hiện của suy giảm trí nhớ của Joe Biden.
Cuộc hội thoại khá đơn giản “Cô có muốn trở thành phó Tổng thống trong chính quyền của tôi nếu tôi thắng?” dường như cũng “làm khó” Biden đến mức ông phải có hẳn một “kịch bản” bên dưới chiếc điện thoại di động để làm tài liệu tham khảo cho lời mời của mình.
Như bạn có thể thấy trong bức ảnh, rõ ràng Joe Biden đang sử dụng mảnh giấy này như một tờ hướng dẫn để ghi nhớ câu hỏi đơn giản mà ông định hỏi bà Kamala.
Tuy nhiên, hình ảnh này không giống với hình ảnh được Đài MSNBC sử dụng để đưa tin về việc Biden lựa chọn vị trí phó tổng thống. Thay vào đó, hãng truyền thông này đã cố tình che giấu tài liệu “nhắc bài” của Biden, để làm ông ta có vẻ “minh mẫn” hơn so với thực tế.
Hãng truyền thông này đã cố tình che giấu tài liệu “nhắc bài” của Biden, để làm ông ta có vẻ “minh mẫn” hơn so với thực tế.
Những gì MSBNC đã làm là thêm phần làm mờ màu xanh phía trên cụm từ “Tin tức mới nhất” giúp xóa sạch “tài liệu gian lận” của Biden, chỉ hiển thị một phần khuôn mặt, bàn tay và điện thoại di động của ông ta.
CNN che giấu “tài liệu nhắc bài” và việc Biden cầm ngược điện thoại
Tuy nhiên, MSNBC đã thất bại trong việc che giấu sự thật rằng Biden đang cầm ngược điện thoại của mình, như đã thấy nếu bạn nhìn kỹ vào màn hình điện thoại và vị trí đặt nút Home của iPhone.
Trong khi Biden có thể chỉ đơn giản là đang cầm ngược điện thoại để hướng micrô của nó vào màn hình máy tính mà ông đang trò chuyện với Kamala, CNN lại cố gắng che đậy cả hai thứ đó – “tài liệu nhắc bài” và chiếc điện thoại lộn ngược của ông ta – bằng cách chèn dòng tít của CNN có nội dung: “Sắp tới: Biden và Harris sẽ xuất hiện cùng nhau ở Delaware”.
CNN cố gắng che đậy “tài liệu nhắc bài” và chiếc điện thoại lộn ngược của ông ta bằng cách chèn dòng tít của CNN có nội dung: “Sắp tới: Biden và Harris sẽ xuất hiện cùng nhau ở Delaware”.
Truyền thông dòng chính Mỹ hiện đang dồn tất cả nỗ lực để “giúp” ứng viên Tổng thống Joe Biden trở nên có phong thái ổn định và minh mẫn ở tuổi 77 để đọ sức với Tổng thống Donald Trump tràn đầy năng lực. Tuy nhiên những hình ảnh thực tế đã hoàn toàn lật tẩy trò lừa bịp và dối trá của giới truyền thông cánh tả.
Cùng với nhiều lần phát biểu hớ hênh hay nói chuyện lan man vô nghĩa khác của Joe Biden đã bị phanh phui, rõ ràng là người đàn ông ở tuổi thất thập lai hy này đã không còn phù hợp cho chức vụ tổng thống.
Điều này có nghĩa là, giả dụ nếu Joe Biden giành chiến thắng, ông ta sẽ trở thành một tổng thống già yếu “bù nhìn” và dễ bị kiểm soát thao túng trong suốt nhiệm kỳ tổng thống của mình. Hoặc trong trường hợp nếu Joe Biden mất khả năng điều hành, bà Kamala sẽ thay thế ông ta và trở thành Tổng thống Mỹ.
Và nếu Biden không bị thay thế vào phút cuối như một số người nghi ngờ, thì nước Mỹ gần như có thể sẽ thấy Kamala trở thành tổng thống vào một thời điểm nào đó trong bốn năm tới. Tất cả đều nằm trong kế hoạch “tính toán” của Đảng Dân chủ và các thế lực Nhà nước Ngầm.
Thanh Hương
Giám đốc dịch vụ bưu điện
điều trần trước Thượng Viện
Tin Washington DC – Vào thứ Sáu, 21 tháng 8, Tổng giám đốc Dịch vụ bưu điện USPS, ông Louis DeJoy, đã ra điều trần trước Ủy Ban Nội An và Vấn Đề Chính Phủ của Thượng Viện, sau khi các lệnh cải tổ và giảm chi phí tại USPS đã dẫn đến nhiều lo ngại rằng bưu điện không thể đáp ứng được nhu cầu bỏ phiếu qua thư trong đợt bầu cử tháng 11.
Lên tiếng về vấn đề này, ông DeJoy nói ông có thể bảo đảm với ủy ban Thượng Viện và người dân Mỹ rằng, Dịch vụ bưu điện hoàn toàn đủ khả năng vận chuyển các phiếu bầu qua thư một cách an toàn và đúng thời hạn. Sau khi được bổ nhiệm làm lãnh đạo USPS vào tháng 6, ông DeJoy đã ban hành một loạt các thay đổi nhằm giải quyết tình trạng khó khăn tài chính của Dịch vụ bưu điện, như giảm thời gian làm thêm giờ của nhân viên, và cấm nhân viên chạy thêm các chuyến xe để giao các thư đến trễ.
Có nhiều thông tin cho rằng ông DeJoy cũng ra lệnh tháo dỡ một số thùng thư công cộng và giảm sử dụng máy phân loại thư cỡ lớn. Các thay đổi này được cho là đã làm chậm đáng kể việc giao nhận thư từ. Tuy nhiên, ông DeJoy vào thứ Sáu bảo đảm rằng các lá phiếu được gởi bằng đường bưu điện vào 7
ngày trước ngày bầu cử sẽ được phân loại và đếm rõ ràng. Ông cũng bày tỏ sự ủng hộ đối với việc bỏ phiếu qua thư.
Theo ông DeJoy, một số tiểu bang đặt hạn chót cho việc bỏ phiếu qua thư quá gần với ngày bầu cử chính thức, và ông khuyên những người muốn bỏ phiếu qua thư nên bỏ phiếu sớm. (Ngô Bảo)
Ông Trump: Đảng Dân chủ hô hào bỏ phiếu qua thư,
nhưng lại ủng hộ biểu tình trong phong tỏa
Hương Thảo
Dưới áp lực của các nhà lập pháp đảng Dân chủ ủng hộ việc bỏ phiếu qua thư, Tổng thống Donald Trump đã đăng một thông điệp trên tài khoản Twitter cá nhân, chất vấn việc Đảng Dân chủ ủng hộ các cuộc biểu tình trong bối cảnh phong tỏa, nhưng lại kêu gọi một cuộc bỏ phiếu qua thư, theo The BL ngày 20/8,
“NẾU QUÝ VỊ CÓ THỂ ĐI BIỂU TÌNH TRỰC TIẾP, QUÝ VỊ NÊN ĐI BỎ PHIẾU TRỰC TIẾP!”, Tổng thống Trump đã viết bằng chữ in đậm trên trang Twitter cá nhân.
Thông điệp của Tổng thống được đưa ra hôm 19/8, khi các cuộc biểu tình ở một số thành phố lớn vẫn tiếp diễn sau cái chết của người Mỹ da màu George Floyd bị ngộ sát hồi tháng Năm.
Trong khi một số bang do Đảng Dân chủ nắm quyền vẫn đang tiến hành các biện pháp kiềm tỏa dịch khắc nghiệt trong bối cảnh đại dịch, họ vẫn cho phép tiếp diễn các cuộc biểu tình lớn để ủng hộ cái gọi là ‘công bằng xã hội’ và cuộc chiến chống ‘phân biệt chủng tộc có hệ thống’.
Đầu tuần, trong một cuộc phỏng vấn trên đài Fox News, Tổng thống Mỹ Trump tuyên bố Hoa Kỳ sẽ không bao giờ có được một cuộc bầu cử tổng thống công bằng “nếu việc bỏ phiếu phổ thông qua thư được cho phép rộng rãi”.
“Tôi phải nói với quý vị rằng, nếu quý vị sử dụng hệ thống gửi thư tín phổ biến này … hàng chục triệu lá phiếu được gửi đến mọi người và những con thú cưng của họ, những con thú cưng nhận chúng thì OK, nhưng những người đã chết 25 năm có thể cũng đang nhận được chúng, chúng ta phải hình dung được tình huống này. Nếu lâm vào cảnh này chúng ta sẽ không bao giờ có được một cuộc bầu cử công bằng”, tổng thống Trump nói.
Tổng thống sau đó nói tiếp nếu các cuộc bỏ phiếu phổ thông qua thư bưu điện được phép tiếp tục, nó sẽ trở thành “trò lừa đảo lớn nhất mọi thời đại”, Fox News đưa tin.
Hôm Chủ nhật, một phụ tá của Tổng thống Trump cho biết Nhà Trắng sẽ không đi đến thỏa thuận nào với các nghị sĩ đảng Dân chủ trong nghị viện về việc phân bổ ngân quỹ cho Bưu điện Hoa Kỳ (USPS) trước cuộc bầu cử tổng thống tháng 11.
Steve Cortés, một thành viên của Hội đồng Cố vấn Tây Ban Nha, cho biết: “Không có số tiền nào có thể giúp Dịch vụ Bưu điện sẵn sàng cho việc bỏ phiếu phổ thông qua đường bưu điện.
Theo The Hill, ông Cortés nói thêm rằng các hệ thống địa chỉ lỗi thời và thực tế của xã hội kỹ thuật số hiện đại có nghĩa là việc phụ thuộc vào thư gửi qua đường bưu điện cho một cuộc bầu cử là điều không thể.
Cho đến nay, chưa đến 10 bang từng thực hiện việc bỏ phiếu phổ thông qua đường bưu điện, nhưng các đảng viên Đảng Dân chủ đang tiếp tục nỗ lực để thúc đẩy sử dụng rộng rãi biện pháp này trên toàn quốc.
Hôm thứ Hai, Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi đã kêu gọi các dân biểu bỏ phiếu về một dự luật USPS để thúc đẩy việc bỏ phiếu qua thư trong cuộc bầu cử sắp tới sau khi họ trở về từ kỳ nghỉ.
Tổng thống Trump đã gọi biện pháp của bà Pelosi là một “trò lừa đảo”.
Ông Pompeo từ chối lời mời ‘rơi’ tới thăm Trung Quốc
Đại Nghĩa
Hôm thứ Tư (19/08), Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo nói với tờ New York Post rằng ông sẽ không chấp nhận lời mời “cho có” của Bắc Kinh tới thăm khu tự trị Tân Cương, Trung Quốc.
“Không có lý do gì để đến đó và tham gia vào một chuyến đi theo sự sắp đặt của Đảng Cộng sản Trung Quốc”, ông Mike Pompeo nói trong một cuộc phỏng vấn tại văn phòng của ông ở Washington.
Một phát ngôn viên của chính quyền Trung Quốc vào tháng trước đã mời ông Mike Pompeo tới thăm Tân Cương, để chứng tỏ với giới chức Mỹ rằng ở khu tự trị này không có “trại tập trung” giam giữ người Duy Ngô Nhĩ và các sắc dân theo đạo Hồi.
“Tôi nghi ngờ đó là một chiêu trò PR chứ không phải một lời mời thực sự”, Ngoại trưởng Mike Pompeo nói.
Nhà ngoại giao hàng đầu của Mỹ cũng đã lên án các trại cải tạo được Bắc Kinh dựng lên ở Tân Cương để “tẩy não” người Duy Ngô Nhĩ.
“Có vẻ như có hai phần trong tuyên bố đó, phần đầu là sai, đó là dối trá. Vì vậy, tôi hình dung rằng phần sau của lời mời cũng không có ý nghĩa gì nhiều ”, ông Pompeo nói về phát biểu khẳng định không có trại cải tạo tại Tân Cương và lời mời ông tới thăm khu tự trị này của chính quyền Trung Quốc.
“Tôi sẽ đợi cho đến khi chúng tôi nhận được một lời mời thực sự chân thành. Với cam kết rằng chúng tôi sẽ thực sự có thể nhìn thấy những điều chúng tôi muốn thấy, theo cách mà chúng tôi muốn”, ông Pompeo nói. “Sẽ có rất nhiều việc cần làm để chúng tôi có thể thực sự tìm hiểu được sự thật ở nơi đó”
Vào tháng 06/2020, Tổng thống Donald Trump đã ký đạo luật ủy quyền trừng phạt 4 quan chức Trung Quốc vi phạm nhân quyền đối với người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương. Theo đạo luật này, 4 quan chức cấp cao của ĐCSTQ, trong đó có ủy viên Bộ chính trị ĐCSTQ Trần Toàn Quốc, bí thư khu tự trị Tân Cương, đã bị áp các chế tài trừng phạt.
Việc Bắc Kinh đàn áp người Hồi giáo Tân Cương, cũng như nhiều người theo tín ngưỡng khác như Cơ Đốc giáo, những ngừời tập Pháp Luân Công, là một trong những vấn đề đang làm cho quan hệ Mỹ-Trung thêm căng thẳng.
Gần đây, chính quyền của tổng thống Donald Trump cũng đã trừng phạt các quan chức Trung Quốc hủy hoại quyền tự trị của Hồng Kông. Ông Donald Trump cũng thường gọi nCoV là “virus Trung Quốc”, và cáo buộc chính quyền Trung Quốc đã che giấu những dữ liệu quan trọng ban đầu về đại dịch, khiến virus Vũ Hán lây lan ra thế giới.
Theo New York Post
Đề nghị của Mỹ tái cấm vận Iran
bị chống đối tại Hội đồng Bảo an
Chính quyền Tổng Thống Trump đã bị chống đối ngay lập tức sau khi nhà ngoại giao hàng đầu của Mỹ chính thức thông báo cho Liên Hiệp Quốc rằng Hoa Kỳ yêu cầu khôi phục lại tất cả các lệnh trừng phạt của Liên Hiệp Quốc (LHQ) đối với Iran.
Các đồng minh cũng như các nước đối nghịch đều tuyên bố hành động của Mỹ là bất hợp pháp và chắc chắn sẽ thất bại.
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo hôm thứ Năm nhấn mạnh rằng Hoa Kỳ vẫn có quyền hợp pháp để tái áp đặt các lệnh trừng phạt của LHQ mặc dù Tổng thống Donald Trump đã rút ra khỏi thỏa thuận hạt nhân năm 2015 giữa Iran và 6 cường quốc đã được Hội đồng Bảo an LHQ thông qua.
Nga và Trung Quốc cùng các đồng minh của Mỹ ở châu Âu gồm: Anh, Pháp và Đức, vốn thường hay bất đồng với nhau, nhất trí tuyên bố hành động của Mỹ là “bất hợp pháp”, viện lẽ một nước không thể rút khỏi một thỏa thuận rồi sau đó sử dụng nghị quyết làm nền cho thỏa thuận đó để tái áp đặt các biện pháp trừng phạt.
Vụ tranh cãi này vẫn chưa ngã ngũ, nhưng động thái của Hoa Kỳ đã lót đường cho một cuộc tranh cãi ở LHQ, có thể dẫn đến một cuộc khủng hoảng tín nhiệm đối với Hội đồng Bảo an, cơ quan quyền lực nhất của LHQ.
Ông Pompeo đến trụ sở Liên Hiệp Quốc để trao một bức thư cho đại sứ Dian Triansyah Djani của Indonesia, nước đang giữ chức chủ tịch luân phiên của HDBA.
Bức thư viện dẫn những vi phạm nghiêm trọng của Iran đối với Kế hoạch Hành động Toàn diện Chung năm 2015, còn gọi là JCPOA, một điều kiện để “áp đặt lại” các lệnh trừng phạt của LHQ.
Ông Pompeo nói thông điệp của ông rất đơn giản:
“Hoa Kỳ sẽ không bao giờ cho phép nước tài trợ khủng bố lớn nhất thế giới tự do mua bán máy bay, xe tăng, tên lửa và các loại vũ khí khác …và sẽ không cho phép nước này thủ đắc vũ khí hạt nhân.”
Ông nói lệnh trừng phạt của LHQ sẽ tiếp tục các lệnh cấm vận vũ khí đối với Iran, sẽ hết hiệu lực vào ngày 18/10; đồng thời cấm Iran thử nghiệm tên lửa đạn đạo và làm giàu hạt nhân, điều có thể dẫn đến một chương trình vũ khí hạt nhân mà Tehran khẳng định họ không hề theo đuổi.
Ngoại trưởng Pompeo mạnh mẽ chỉ trích “những người bạn của chúng tôi ở Đức, Pháp và Vương quốc Anh”, không ủng hộ nghị quyết của Hoa Kỳ để gia hạn vô thời hạn lệnh cấm vận vũ khí đối với Iran, sau khi nghị quyết này bị đánh bại với đa số áp đảo vào tuần trước.
Sau cuộc họp kéo dài 30 phút với ông Pompeo, Chủ tịch HĐBA tham vấn trực tiếp với 14 thành viên khác về tính hợp pháp của hành động của Mỹ, các nhà ngoại giao tại đây cho biết.
Theo các điều khoản trong nghị quyết của Hội đồng Bảo an được ghi trong thỏa thuận hạt nhân, thông báo hôm thứ Năm bắt đầu đếm ngược 30 ngày, sau đó các lệnh trừng phạt trước năm 2015 của LHQ đối với Iran đã được nới lỏng sẽ được áp đặt trở lại trừ phi có một nghị quyết gia hạn nó. Tuy nhiên, Hoa Kỳ sẽ sử dụng quyền phủ quyết của mình để ngăn chặn bất kỳ giải pháp nào gia hạn biện pháp giảm nhẹ lệnh trừng phạt.
Các nước châu Âu vẫn hy vọng có thể đạt được một thỏa thuận tương nhượng trước khi lệnh cấm vận vũ khí Iran hết hạn vào ngày 18/10, khả dĩ có thể thu hẹp khác biệt quá lớn giữa Nga và Trung Quốc, hai nước ủng hộ việc dỡ bỏ lệnh cấm, với Hoa Kỳ, nước đang tìm cách gia hạn vô thời hạn lệnh cấm vận đối với Iran.
Cựu cố vấn của Tổng Thống Trump,
Steve Bannon không thừa nhận cáo buộc lừa đảo
chiếm đoạt tiền quỹ xây tường biên giới
Vào hôm thứ Năm (20 tháng 8), cựu chiến lược gia của Tòa Bạch Ốc Steve Bannon đã bị bắt, sau khi bị cáo buộc lừa đảo hàng trăm nghìn nhà tài trợ thông qua chiến dịch gây quỹ “We Build the Wall”.
Theo NBC News, trong phiên tòa xét xử sau đó, ông Bannon không nhận tội. Ông Bannon phải đóng tiền thế chân tại ngoại 5 triệu Mỹ kim. Tiền được bảo đảm bằng 1.75 triệu Mỹ kim tiền mặt hoặc tài sản mà Bannon phải nộp trước ngày 03/09/2020. Ông không được phép sử dụng phi cơ hay du thuyền riêng và phải nộp sổ thông hành của mình. Ông cũng bị giới hạn việc di chuyển xuống còn chỉ trong tiểu bang Connecticut, các khu vực ở New York và Washington D.C.
Ông Bannon và ba cộng sự đã bị truy tố trong một cuộc điều tra liên bang ở quận Southern của New York. Các công tố viên cáo buộc bốn người lừa đảo bằng cách gây quỹ hơn 25 triệu Mỹ kim để xây dựng một bức tường dọc theo biên giới phía nam của Hoa Kỳ, nhưng một số tiền đó đã được sử dụng cho lợi ích cá nhân. Những người khác cũng bị buộc tội là Timothy Shea, 49 tuổi đến từ Colorado bị cáo buộc sở hữu một công ty ma, Brian Kolfage, một thương phế binh của cuộc chiến Iraq, và Andrew Badolato, người tuyên bố trên trang web của mình rằng ông là người có đóng góp cho hãng tin Breitbart News.
Ban đầu, chiến dịch này nhằm mục đích quyên góp tiền giúp tổng thống Trump thực hiện lời hứa xây tường biên giới trong chiến dịch tranh cử. Nhưng thay vào đó, các công tố viên cáo buộc rằng ông Bannon cùng đồng phạm đã trục lợi từ chiến dịch gây quỹ này. Phát ngôn viên Tòa Bạch Ốc tuyên bố rằng tổng thống Trump không liên quan đến chiến dịch gây quỹ này, cũng như với ông Bannon và nhóm lừa đảo.
Cháy rừng lan khắp phía Bắc California
làm ít nhất 5 người thiệt mạng
Theo báo cáo, hàng chục vụ cháy rừng ở phía bắc và trung tâm California đã khiến ít nhất 5 người thiệt mạng trong tuần này, bao gồm một nhân viên điện lực Pacific Gas & Electric đã giúp đỡ những nhân viên cấp cứu; và một phi công lái máy bay chữa cháy đã thiệt mạng trong vụ rơi máy bay.
Theo sở cứu hỏa California, 3 cư dân vùng Napa Valley và một người ở quận Solano đã thiệt mạng. Chưa rõ nhân viên của công ty điện lực có được tính vào số thường dân hay không. Ít nhất 30 thường dân và lính cứu hỏa đã bị thương trong các đám cháy phá hủy hàng trăm công trình và đe dọa hàng trăm ngôi nhà. Hàng ngàn cư dân đã được di tản và ít nhất 2 người mất tích vào hôm thứ Năm (20 tháng 8).
Trả lời về các đám cháy trong Hội nghị Quốc gia đảng Dân chủ, thống đốc California, Gavin Newsom nói “nếu bạn phủ nhận tình trạng biến đổi khí hậu, hãy đến California.” Theo sở cứu hỏa California, đám cháy rừng lớn nhất, Hennessey Fire đã lan ra khu vực rộng đến 192,000 acres và chưa được khống chế phần trăm nào.
Hơn hai chục vụ hỏa hoạn lớn đã thiêu rụi tiểu bang do hàng loạt những trận sét đánh chưa từng có – gần 11,000 lần trong vài ngày gây ra. Hơn 10,000 lính cứu hỏa đang tham gia việc chữa cháy, nhưng các viên chức cứu hỏa phụ trách từng khu vực có cháy lớn cho biết họ đang thiếu nguồn lực. Một số lính cứu hỏa đã làm việc đến 72 giờ, thay vì theo ca 24 giờ như bình thường. Tiểu bang California đã yêu cầu các tiểu bang khác viện trợ 375 xe chữa cháy và lực lượng chữa cháy. (BBT)
Virus corona:
‘Đại dịch có thể kết thúc trong vòng hai năm’
Người đứng đầu Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết ông hy vọng đại dịch Covid-19 sẽ kết thúc trong vòng chưa đầy hai năm.
Phát biểu tại Geneva hôm thứ Sáu 21/8, ông Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết dịch cúm Tây Ban Nha năm 1918 đã mất hai năm để khắc phục
Nhưng ông nói thêm rằng những tiến bộ hiện tại trong công nghệ có thể cho phép thế giới ngăn chặn virus “trong thời gian ngắn hơn”.
Ông nói: “Tất nhiên với nhiều tương tác hơn, virus có cơ hội lây lan tốt hơn.
“Nhưng đồng thời, chúng ta cũng có công nghệ để ngăn chặn nó, và kiến thức để ngăn chặn nó”, ông lưu ý và nhấn mạnh tầm quan trọng của “đoàn kết dân tộc, đoàn kết toàn cầu”.
Trận dịch cúm chết người năm 1918 đã giết chết ít nhất 50 triệu người.
Cho đến nay, virus corona đã giết chết gần 800.000 người và lây nhiễm 22,7 triệu người.
Ông Tedros cũng trả lời câu hỏi về tham nhũng liên quan đến thiết bị bảo vệ cá nhân (PPE) trong đại dịch mà ông mô tả là “tội phạm”.
“Bất kỳ loại tham nhũng nào cũng không thể chấp nhận được,” ông trả lời.
“Tuy nhiên, tham nhũng liên quan đến PPE … đối với tôi thực sự là giết người. Bởi vì nếu nhân viên y tế làm việc mà không có PPE, chúng tôi đang mạo hiểm mạng sống của họ. Và điều này cũng đặt tính mạng của những người mà họ phục vụ vào rủi ro.”
Mặc dù câu hỏi liên quan đến cáo buộc tham nhũng ở Nam Phi, một số quốc gia đã phải đối mặt với vấn đề tương tự.
Hôm thứ Sáu, các cuộc biểu tình đã được tổ chức ở thủ đô Nairobi của Kenya về cáo buộc tham nhũng, bao gồm trộm cắp các trang thiết bị để chống đại dịch, trong khi các bác sĩ từ một số bệnh viện công của thành phố đình công vì không được trả lương và thiếu thiết bị bảo hộ.
Cùng ngày, người đứng đầu chương trình khẩn cấp y tế của WHO cảnh báo rằng quy mô của đợt bùng phát virus corona ở Mexico là “rõ ràng chưa được đánh giá đúng mức’.
Tiến sĩ Mike Ryan cho biết khoảng 3 người trên 100.000 người được xét nghiệm ở Mexico, so với khoảng 150 trên 100.000 người ở Mỹ.
Mexico có số người chết cao thứ ba trên thế giới, với gần 60.000 trường hợp tử vong được ghi nhận kể từ khi đại dịch bắt đầu, theo Đại học Johns Hopkins.
Các điểm nóng virus corona trên thế giới?
Trong khi đó, ở Mỹ, ứng cử viên Đảng Dân chủ Joe Biden đã công kích việc xử lý đại dịch của Tổng thống Donald Trump.
Ông Biden nói: “Tổng thống đương nhiệm của chúng ta đã thất bại trong nhiệm vụ cơ bản nhất của mình đối với quốc gia. Ông ấy đã thất bại trong việc bảo vệ chúng ta. Ông ấy đã thất bại trong việc bảo vệ nước Mỹ”, ông Biden nói và cam kết đưa ra quy định người dân Mỹ phải đeo khẩu trang nếu ông được bầu làm tổng thống.
Hơn 1.000 trường hợp tử vong mới đã được công bố tại Mỹ vào thứ Sáu, nâng tổng số người thiệt mạng lên 173.490 người.
Điều gì đang xảy ra ở nơi khác?
Hôm thứ Sáu, một số quốc gia đã công bố số ca mắc mới cao nhất trong nhiều tháng.
Hàn Quốc ghi nhận 324 trường hợp mắc mới – tổng số ca mắc trong một ngày cao nhất kể từ tháng Ba.
Cũng giống như đợt bùng phát trước đó, các đợt lây nhiễm mới có liên quan đến các nhà thờ, và các bảo tàng, câu lạc bộ đêm và quán karaoke hiện đã bị đóng cửa trong và xung quanh thủ đô Seoul để đối phó.
Một số quốc gia châu Âu cũng đang chứng kiến sự gia tăng các ca mắc mới.
Ba Lan và Slovakia đều công bố số ca nhiễm mới hàng ngày kỷ lục vào thứ Sáu, 903 và 123 ca, trong khi Tây Ban Nha và Pháp đã chứng kiến sự gia tăng đáng kể trong những ngày gần đây.
Tại sao Tây Ban Nha chứng kiến làn sóng Covid thứ hai?
Ở Lebanon, lệnh phong tỏa kéo dài hai tuần – bao gồm lệnh giới nghiêm ban đêm – đã có hiệu lực khi quốc gia này chứng kiến số trường hợp mắc bệnh cao nhất kể từ khi đại dịch bắt đầu.
Các ca nhiễm virus đã tăng gấp đôi kể từ vụ nổ kinh hoàng ở thủ đô Beirut khiến ít nhất 178 người thiệt mạng và hàng nghìn người khác bị thương vào ngày 4/8.
Thảm họa khiến khoảng 300.000 người mất nhà cửa và gây áp lực lớn cho các cơ sở y tế.
Tin Covid-19 ngày 22/8 Thế giới:
60 triệu người Mỹ có thể đã mắc viêm phổi Vũ Hán;
Bộ trưởng Ireland từ chức vì dự tiệc giữa Covid-19
CNN hôm 21/8 dẫn lời Giám đốc Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), ông Robert Redfield cho rằng, số người mắc Covid-19 tại nước này có thể đã lên 30-60 triệu ca, thay vì gần 6 triệu ca như thống kê.
Một báo cáo công bố hồi tháng 6 của CDC nói rằng, khoảng 10% dân số Mỹ đã mắc Covid-19. Thời điểm đó, ông Redfield đánh giá, thống kê thực tế đã bỏ sót ít nhất 90% số ca mắc Covid-19 do hạn chế về quy mô xét nghiệm.
Theo ông Redfield, hiện giới chức y tế nước này đang mở rộng xét nghiệm để ngăn đà lây lan của Covid-19 trong cộng đồng, nhất là trong bối cảnh các bang mở cửa trở lại.
Cũng như vậy với rất nhiều nước khác, nhận định số ca nhiễm thực tế lớn hơn nhiều lần con số chính thức được đưa ra, đặc biệt đối với những nơi có dịch bùng phát mạnh mẽ. Giới chuyên gia cho rằng, một khi dịch bùng lên, tốc độ xét nghiệm và truy vết ca nhiễm khó lòng theo kịp tốc độ lây lan của virus.
New York: Nguy cơ ‘vỡ trận’ vào mùa thu
Ông Mark Jarrett, quan chức tại tổ chức y tế Northwell Health, có trụ sở tại New York, hôm 21/8 cho biết: “New York đã kiềm chế ca nhiễm tăng trở lại, song có nguy cơ “vỡ trận” vào mùa thu khi các trường học mở cửa trở lại và thời tiết lạnh giá khiến mọi người tụ tập trong nhà nhiều hơn”.
“Thách thức lớn là khi các trường học mở cửa trở lại, tạo mật độ đông người một lần nữa”, Ông Troy Tassier, chuyên gia dịch tễ học, giáo sư kinh tế tại Đại học Fordham, New York, cho biết.
Nga phê duyệt thử nghiệm vaccine Covid-19 mới
Theo hồ sơ đăng ký thử nghiệm lâm sàng của Nga được công bố ngày 21/8 thì hoạt động thử nghiệm lâm sàng Giai đoạn ba vaccine Covid-19 mang tên AZD1222 trên 150 tình nguyện viên sẽ diễn ra tại cơ sở y tế lớn tại thủ đô Moscow và thành phố St. Petersburg.
AZD1222 do AstraZeneca, hãng dược phẩm đặt trụ sở tại Cambridge, Anh, phối hợp với đại học Oxford phát triển tại các cơ sở thuộc công ty R-Pharm của Nga. Moscow trước đó đồng ý thỏa thuận với AstraZeneca về việc sản xuất AZD1222.
Trong thông cáo hồi tuần trước, AstraZeneca cho biết thử nghiệm Giai đoạn ba vaccine AZD1222 đang được triển khai ở Anh và Brazil. Vaccine này đã được thử nghiệm lâm sàng Giai đoạn ba tại Nam Phi, các cuộc thử nghiệm tiếp theo dự kiến diễn ra ở Mỹ, Nhật Bản và Nga.
Bộ trưởng Ireland từ chức vì dự tiệc giữa Covid-19
Bộ trưởng Nông nghiệp, ông Dara Calleary từ chức hôm 21/8 vì vi phạm hướng dẫn về Covid-19 của chính phủ Ireland khi tham dự dạ tiệc của hội chơi golf.
Thủ tướng Ireland, ông Michael Martin cho biết, mọi người trên khắp cả nước phải hy sinh bản thân dù rất khó khăn trong cuộc sống gia đình lẫn công việc kinh doanh của họ để tuân thủ các quy định về Covid-19, và thêm rằng sự kiện (bữa dạ tiệc của hội chơi golf) đáng lẽ không được diễn ra sau khi chính phủ đưa ra quyết định hôm 18/8.
Dạ tiệc kỷ niệm 50 năm thành lập Hiệp hội Golf Oireachtas (quốc hội Ireland) được tổ chức hôm 19/8, một ngày sau khi chính phủ Ireland công bố các biện pháp hạn chế mới để ngăn Covid-19 lây lan và giảm số ca nhiễm mới.
Bảo Trân tổng hợp
Làm sao có được miễn nhiễm cộng đồng trong đại dịch?
Đại dịch virus corona khiến mọi người chú ý tới ý niệm “miễn nhiễm cộng đồng” và làm dấy lên hy vọng là hiện tượng này có thể giúp làm chậm hay thậm chí là chấm dứt dịch bệnh.
Miễn nhiễm cộng đồng nghĩa là một phần lớn trong cộng đồng phát triển được một mức độ miễn nhiễm đối với virus, do đó giảm bớt lây lan từ người sang người. Kết quả là, toàn thể cộng đồng được bảo vệ, không chỉ những người được miễn nhiễm.
Lây nhiễm tự nhiên và chủng ngừa
Có hai con đường tiến đến miễn nhiễm cộng đồng: lây nhiễm tự nhiên hay tiêm chủng.
Lây nhiễm tự nhiên có nghĩa là khi có một số lượng lớn mắc bệnh và phục hồi. Tuy nhiên, phạm vi của bảo vệ qua lây nhiễm tự nhiên đối với virus corona là chưa biết. Hơn nữa nhiều người sẽ chết trong thời gian chờ miễn nhiễm cộng đồng hơn là có được một vaccine chủng ngừa.
“Nguy cơ không thể chấp nhận được,” bà Catherine Bennett, chủ tịch khoa dịch tễ của Phân khoa Y tế Trường đại học Deakin ở Melbourne, nói.
“Chúng ta không thể chờ mọi người mắc bệnh để đạt được miễn nhiễm cộng đồng trong khi chúng ta biết quá ít về những hậu quả lâu dài.”
Chủng ngừa có thể giúp miễn nhiễm rộng rãi nhanh chóng hơn và tin cậy hơn.
Hiện chưa có vaccine chống COVID-19—chứng bệnh gây nên bởi virus corona chủng mới- dù những cuộc thử nghiệm ở các giai đoạn khác nhau đang được tiến hành trên toàn thế giới. Thông thường phải mất vài năm mới xác nhận được một vaccine, thử nghiệm, sản xuất và phân phối để sử dụng trong công chúng.
Các công ty chế tạo vaccine hy vọng rút ngắn đáng kể thời gian này đối với COVID-19 qua những cuộc thử nghiệm nhanh chóng hơn và sản xuất đại trà trước khi sản phẩm chứng tỏ thành công.
Các chuyên gia tin là nếu không có biện pháp nào khác được áp dụng, miễn nhiễm cộng đồng có thể được kích hoạt khi từ 50% đến 70% dân số được miễn nhiễm qua chủng ngừa. Mức chính xác tùy thuộc vào tỉ lệ hiệu nghiệm của vaccine, mà giới chuyên gia nói cao nhất là 70%.
Cân bằng phân phối vaccine
Cách thức vaccine được phân phối có ảnh hưởng đến tính hiệu nghiệm. Nếu chia sẻ không đồng đều—chẳng hạn như người giàu tiếp cận nhiều hơn những người trong những khu vực nghèo khổ–thì sẽ tạo nên những chuỗi an toàn nhưng để lại những khu vực rộng lớn những người dễ bị lây nhiễm.
Trong những giai đoạn phân phối sớm, ưu tiên cao hơn có thể dành cho các nhân viên y tế và những người ở tuyến đầu, hay những người được xem là dễ bị tổn thương—một tiến trình được gọi là chủng ngừa có chủ đích. Việc này có nguy cơ bỏ sót những người được xem như “siêu lây lan” như nhân viên chuyên chở công cộng.
“Chúng ta cần đảm bảo là chúng ta phân phối vaccine đồng đều trong dân chúng,” ông Joel Miller, giảng viên về toán ứng dụng tại Trường đại học La Trobe ở Melbourne, nói. Ông Miller dùng mẫu toán học để giúp các chính phủ và những tổ chức bất vụ lợi đưa ra những chính sách để kiểm soát các bệnh truyền nhiễm.
Hạn chế di chuyển
Di chuyển của mọi người cũng có ảnh hưởng đến việc virus lây lan.
Ở mức chủng ngừa thấp, con số những người bị rốt cuộc bị lây nhiễm tương tự trong một nhóm người lẫn lộn và di chuyển rộng rãi với một nhóm người tương đối không di chuyển nhiều. Tuy nhiên, việc lây nhiễm chậm hơn trong nhóm không di chuyển, kết quả là các chính phủ trên toàn cầu áp đặt các biện pháp đóng cửa.
Ngay cả khi tỉ lệ dân chúng được chủng ngừa cao, con số lây nhiễm có thể giảm bớt nhiều hơn nếu người dân hạn chế di chuyển.
Trong khi chờ đợi
Virus corona chủng mới lây lan chính yếu qua những hạt nhỏ văng ra khi một người ho, hắc xì hay ngay cả nói chuyện.
Cho đến khi có được vaccine, mang khẩu trang, giãn cách xã hội và rửa tay có thể giảm thiểu lây lan và góp phần tạo nên miễn nhiễm cộng đồng.
Các nhà dịch tễ học phần lớn đồng ý là một phương pháp tổng hợp là cần thiết vì ngay cả khi vaccine được mang ra thị trường sớm cũng sẽ không chắc chắn hiệu nghiệm 100%.
“Đây là chuyện cộng gộp,” bà Bennett thuộc Trường đại học Deakin, nói. “Việc này cho chúng ta được bảo vệ thêm chống lây nhiễm cộng đồng. Tình hình tốt hơn tại những nơi những biện pháp tổng hợp được sử dụng.”
Covid-19: Thế giới vượt ngưỡng
800.000 người chết, 23 triệu ca nhiễm
Mai Vân
Theo số liệu của trang thông tin Worldometers, tính đến hết ngày 21/08/2020, con số tử vong vì dịch Covid-19 trên thế giới đã vượt qua mốc 800.000 người chết, trong lúc số ca nhiễm cũng đã vượt 23 triệu trường hợp được xác nhận. Tình hình dịch bệnh phức tạp đã buộc rất nhiều nước tăng cường các biện pháp phòng ngừa lây lan, vào lúc Tổ Chức Y Tế Thế Giới hy vọng đại dịch có thể chấm dứt trong “không đầy 2 năm”.
Một cách chi tiết, theo ghi nhận của Worldonmeters, vào hôm qua, toàn thế giới đã có thêm gần 260.000 ca nhiễm mới trong 24 tiếng đồng hồ, nâng tổng số người bị Covid-19 lên thành 23.108.416 người. Ba nước bị nặng nhất là Mỹ, Brazil và Ấn Độ chiếm hơn 50% số ca nhiễm của thế giới.
Về số ca tử vong, đã có tổng cộng 802.600 người chết vì Covid-19, sau khi tăng thêm hơn 6.000 trường hợp trong 24 giờ. Mỹ vẫn là nơi có nhiều bệnh nhân thiệt mạng nhất, chiếm khoảng ¼ số người chết trên thế giới.
Dịch bệnh vẫn hoành hành buộc các nước phải tăng cường các biện pháp phòng ngừa. Sau khi có dấu hiệu chững lại vào mùa xuân, dịch Covid-19 lại bắt đầu bùng phát mạnh trở lại, thường là do thái độ lơ là phòng chống vào lúc những sinh hoạt tụ tập đông người được tái lập.
Các biện pháp giới hạn đang gia tăng ở nhiều quốc gia, đi đầu là biện pháp bắt buộc đeo khẩu trang, gần như là ở mọi nơi, kể cả ở ngoài trời. Lệnh phong tỏa, kèm theo cả lệnh giới nghiêm cũng được những nơi bị dịch bệnh nghiêm trọng ban hành.
Một ví dụ cho thấy rõ mức độ cứng rắn của các biện pháp phong chống đang bắt đầu được áp dụng. Tại thành phố đông dân thứ hai ở Anh Quốc là Birmingham chẳng hạn, kể từ hôm nay, cư dân các thị trấn Oldham và Blackburn, cũng như các khu vực của quận Pendle, nơi có tổng cộng gần nửa triệu cư dân, không ai được phép tiếp xúc với người bên ngoài hộ gia đình của mình.
Trong toàn cảnh đó, tổng giám đốc Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO/OMS) vào hôm qua 21/08 cho biết là định chế này hy vọng rằng cuộc khủng hoảng COVID-19 có thể chấm dứt trong vòng chưa đầy hai năm tới đây. Ông giải thích rằng đại dịch cúm Tây Ban Nha khủng khiếp, bùng phát vào năm 1918, cũng đã kết thúc sau hai năm.
Thỏa thuận Bruxelles – Luân Đôn hậu Brexit
dậm chân tại chỗ
Các cuộc đàm phán mới liên quan đến Brexit đã kết thúc ngày 21/08/2020, mà không mang lại kết quả nào mới. Vương Quốc Anh và Liên Hiệp Châu Âu vẫn bế tắc không tìm được thỏa thuận nào cho mối quan hệ trong tương lai sau Brexit, trong khi mà thời hạn chỉ còn 2 tháng. Nhà đàm phán của Châu Âu Michel Barnier tỏ « thất vọng và lo lắng » nhưng về phía Anh, Luân Đôn muốn đá quả bóng sang sân Bruxelles.
Từ Luân Đôn thông tín viên Maxence Peigné tường trình :
« Việc Liên Hiệp Châu Âu cố nài nỉ làm cho mọi tiến bộ trở nên khó khăn không cần thiết. Nhà đàm phán Anh David Frost khi chia tay đồng sự châu Âu sau hai ngày thương thảo không có kết quả đã trách cứ như vậy.
Luân Đôn và Bruxelles tố nhau có thái độ cố chấp về những chủ đề bất đồng chính, đó là những điều kiện cạnh tranh và đánh bắt cá. Như vậy là vòng đàm phán thứ 7 này vẫn giống như trước. Tuy nhiên, thời gian đang hối thúc, vì chậm nhất hai bên phải ra được thỏa thuận trước cuối tháng 10, nếu không sẽ không phê chuẩn được trước khi hết hạn giai đoạn chuyển tiếp là 31/12.
Ông David Frost vẫn cho rằng một thỏa hiệp vẫn có thể đạt được và đó luôn là mục đích của ông, nhưng ông cũng thừa nhận không đơn giản để tìm được.
Lần gặp tới sẽ diễn ra vào ngày 07/09 và nếu hai bên không thoát ra khỏi bế tắc, nguy cơ Brexit không thỏa thuận là rất lớn và viễn ảnh kinh tế của đất nước sẽ xấu thêm, trong khi mà Anh Quốc hiện đang lâm vào suy thoái tồi tệ chưa từng có.
Covid-19 : Virus lây lan nhanh hơn tại Pháp
Thanh Phương
Virus corona đang lây lan nhanh hơn tại Pháp, đó là cảnh báo của Tổng cục Y tế Pháp trong một thông cáo ra hôm qua, 21/08/2020. Theo bản thông cáo này, 9 tỉnh ở Pháp đã vượt qua ngưỡng 50 ca nhiễm mới được phát hiện trong 7 ngày qua trên 100.000 dân.
Hôm qua, theo số liệu của cơ quan Y tế Công cộng Pháp, tính trên toàn nước Pháp đã có thêm 4.586 ca nhiễm trong vòng 24 tiếng đồng hồ, thấp hơn một chút so với cao điểm hôm trước. Hôm thứ năm, số ca nhiễm mới đã lên tới 4.771, mức cao nhất kể từ đầu tháng 5. Hôm qua là ngày thứ hai liên tiếp từ tháng 5 mà số ca nhiễm mới trong vòng 24 giờ tại Pháp vượt qua ngưỡng 4.000.
Một chỉ số khác cho thấy virus gây bệnh Covid-19 đang lây lan nhanh hơn, đó là hôm qua đã có thêm 41 ổ lây nhiễm được phát hiện, nâng tổng số ổ lây nhiễm lên 283.
Theo cơ quan Y tế Công cộng Pháp, hiện có 7 tỉnh được xếp vào diện « mức độ tổn thương cao » ( Bouches-du-Rhône, Guyane, Hérault, Paris, Sarthe, Seine-Saint-Denis et Val-de-Marne), và 31 tỉnh khác thuộc diện « mức độ tổn thương vừa phải ».
Cho tới nay, tổng số ca tử vong do Covid-19 tại Pháp đã lên tới 30.503, sau khi hôm qua có thêm 23 bệnh nhân qua đời trong vòng 24 giờ.
Tuy nhiên, theo hãng tin AFP, có một số lý do khiến chúng ta không quá lo ngại. Thứ nhất, số ca nhiễm mới tăng cao một phần là do tại Pháp ngày càng có nhiều người được xét nghiệm, con số xét nghiệm nay lên đến gần 700.000 mỗi tuần. Mặt khác, hơn phân nửa số người được xét nghiệm dương tính là những người hoàn toàn không có triệu chứng nào.
Thứ hai, tuy số ca nhiễm mới đang tăng từ mấy tuần qua, nhưng số người nhập viện hoặc phải vào phòng hồi sức cấp cứu không tăng bao nhiêu. Từ mức cao nhất ngày 08/04 với 7.148 người, số bệnh nhân nằm trong phòng hồi sức đã liên tục giảm, cho đến cuối tuần qua chỉ còn 379 người.
Thế nhưng, cũng theo AFP, một số bác sĩ lưu ý những điểm đáng cho chúng ta quan ngại. Thứ nhất, số ca nhiễm mới càng tăng, thì nhu cầu về xét nghiệm, nhu cầu về nhân sự trong các phòng xét nghiệm, nhu cầu về tầm soát những người có tiếp xúc với các ca nhiễm cũng sẽ ngày càng tăng. Cho nên, có nguy cơ là Pháp sẽ rơi vào tình trạng không thể phát hiện hết các ca nhiễm và như vậy không còn kiểm soát được virus.
Thứ hai, sự lây lan nhanh chóng của virus đến những đối tượng có nguy cơ cao ( người lớn tuổi hoặc mắc các bệnh như tiểu đường, béo phì ) chỉ còn là vấn đề thời gian. Trước mắt, số người mới nhập viện và số bệnh nhân mới trong các phòng hồi sức đang tăng trở lại từ mấy tuần qua.
Covid-19 : Phong trào bài khẩu trang lan sang Bỉ
Thùy Dương
Tình hình dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến rất phức tạp tại châu Âu, nhiều nước lo ngại đợt dịch thứ hai sớm bùng phát trở lại nên khẩn trương tăng cường các biện pháp phòng dịch, trong đó có việc đeo khẩu trang.
Tại Pháp, cho dù số ca tử vong cũng như số người phải nhập viện điều trị vẫn chưa tăng cao trở lại, nhưng số ca dương tính với virus corona đã tăng đột biến, hôm thứ Tư 19/08 bộ Y Tế ghi nhận có tới 3.776 ca nhiễm mới trong vòng 24 giờ, tỉ lệ người xét nghiệm tầm soát có kết quả dương tính ngày càng tăng, đa phần người mắc Covid-19 là trung niên và thanh niên.
Sau khi lần lượt ra các quy định bắt buộc đeo khẩu trang khi đi các phương tiện công cộng, tại những nơi công cộng khép kín, những nơi công cộng ngoài trời, trên một số tuyến đường phố ở nhiều nơi … hôm thứ Ba 18/08/2020, chính phủ Pháp ra quy định bắt buộc đeo khẩu trang tại doanh nghiệp.
Nhìn sang nước láng giềng Bỉ, thời gian qua, chính quyền đã tăng cường các quy định phòng dịch, đi trước Pháp về quy định bắt buộc đeo khẩu trang và cũng « mạnh tay » hơn Pháp trong việc xử lý vi phạm. Tuy nhiên, phong trào bài khẩu trang, sau khi bùng lên tại Mỹ, Đức, Anh Quốc, cũng đã lan sang Bỉ. Và cho dù tỉ lệ ca tử vong vì virus corona tính theo quy mô dân số của Bỉ vẫn đứng đầu thế giới, nhưng nhiều người lại chỉ trích những biện pháp phòng dịch của chính quyền là « thái quá ».
Hôm 16/08/2020, những người theo phong trào bài khẩu trang đã tổ chức biểu tình tại thủ đô Bruxelles. Các nhà tổ chức nói đến « thuyết âm mưu ». Từ Bruxelles, thông tín viên Jérémy Andouard gửi về bài phóng sự :
« Đối với Maxime Ceragioli, một trong các nhà tổ chức cuộc biểu tình, đơn giản là khẩu trang chẳng có tác dụng gì hết. Ông nói : « Khoa học đã chứng minh là việc đeo khẩu trang không ngăn cản được virus corona. Tôi nhất quyết thấy là đúng. »
Còn cô Barbara Désirant thì tố cáo những biện pháp bắt buộc đeo khẩu trang hay phong tỏa là quá đà, không tương xứng với tình hình. Cô cho rằng dịch bệnh đang giảm dần, mặc dù các con số chính thức cho thấy điều ngược lại. Barbara Désirant phát biểu : « Hiện nay, các chỉ số về dịch bệnh không hề tăng chút nào. Thế mà họ lại áp đặt cho chúng tôi các biện pháp hạn chế ngày càng mạnh, với việc bắt buộc đeo khẩu trang, ngay cả khi đi ở những nơi vắng vẻ như trong rừng vậy !!! Tôi xin lỗi phải nói thế này, nhưng tôi thấy là có những vấn đề nghiêm trọng cần phải được xem xét lại ! »
Các nhà tổ chức biểu tình nhanh chóng nói đến thuyết âm mưu. Dù không có thông tin rõ ràng, họ vẫn tố cáo là có sự thông đồng giữa các chính trị gia, giới truyền thông và các nhà virus học, những người mà họ cho rằng được Billes Gates trả tiền để áp đặt các quy định theo kiểu độc tài. Barbara Désirant nói : « Chúng tôi thấy rằng phía sau tất cả các phương tiện truyền thông, công ty dược phẩm, đằng sau mọi quyết định được đưa ra chỉ có một tổ chức duy nhất : Quỹ Bill và Melida Gates. Luôn luôn là như vậy ! Tôi xin lỗi phải nói rằng ở đây đang có một sự xung đột về lợi ích ! »
Vì những lý do dịch bệnh, cuộc biểu tình của những người bài khẩu trang không được phép tập hợp trên 200 người. Các cuộc biểu tình kiểu như thế này sẽ lần lượt diễn ra ».
Canada : Nhân viên y tế nước ngoài được cấp giấy cư trú đặc biệt
Nhìn sang châu Mỹ, tại Canada, để đáp ứng nguyện vọng của người xin tị nạn, chính phủ Ottawa mới đây thông báo một chương trình cấp phép di trú đặc biệt cho những người đã làm việc trong các bệnh viện và nhà dưỡng lão, trên tuyến đầu của cuộc chiến chống Covid-19, nhất là ở thời điểm dịch bệnh nghiêm trọng nhất từ giữa tháng 03 đến giữa tháng 08/2020. Hàng ngàn di dân nước ngoài sẽ có thể được cấp giấy phép định cư dài hạn tại Canada. Thế nhưng, những người nước ngoài làm công việc bảo vệ an ninh và chế biến, vận chuyển đồ ăn thức uống thì không nằm trong diện được cấp xét thẻ định cư dài hạn.
Từ Montréal, thông tín viên RFI Pascale Guéricolas giải thích :
« Đối với nhiều người Canada, đó là những « Thiên thần hộ mệnh ». Nói cách khác, các nhân viên chăm sóc y tế đã tiến hành một trận chiến gian khổ chống Covid-19 hồi mùa xuân vừa qua. Chương trình mà chính phủ thông báo là nhằm tỏ lòng cảm ơn đối với những người đã chiến đấu trên tuyến đầu ở các bệnh viện, hoặc các nhà dưỡng lão và muốn xin tị nạn tại Canada.
Bộ trưởng bộ Di Trú Canada, Marco Mendicino, nhấn mạnh: « Họ thậm chí còn không có giấy phép cư trú dài hạn hay không có quốc tịch Canada, thế nhưng họ đã chứng tỏ họ có phẩm chất của người Canada : muốn được chăm sóc người khác. Họ đã chăm sóc mọi người vào lúc mà chúng ta cần điều đó nhất ».
Các tổ chức hỗ trợ người xin tị nạn hoan nghênh sáng kiến nói trên của chính phủ Canada. Tuy nhiên, họ lấy làm tiếc là các nhân viên an ninh ở bệnh viện hoặc những người làm việc trong ngành phục vụ ăn uống lại không nằm trong số những người được hưởng chế độ này.
Dân biểu tự do tại Quebec, Frantz Benjamin, chất vấn : « Quý vị hãy thử tưởng tượng xem, dù hệ thống chăm sóc y tế hoạt động, nhưng nếu không có ai làm việc để chuyên chở và cung cấp thực phẩm nuôi sống người dân Quebec, thì mọi chuyện sẽ thế nào ? Quý vị hãy tưởng tượng đi. Chính vì thế mà chúng ta gọi họ là những lao động thiết yếu, chủ chốt. Lòng biết ơn tốt đẹp nhất mà chúng ta có thể bày tỏ với họ không phải là trao cho họ những chiếc huân chương, mà là hợp thức hóa giấy tờ cho họ, để họ được ở lại Canada một cách hợp pháp ».
Nhiều hiệp hội đang tiếp tục kêu gọi chính phủ mở rộng quyền cư trú cho những di dân nước ngoài để hạn chế nguy cơ sau này họ bị trục xuất ».
Ấn Độ : Virus corona lây lan mạnh nhất ở nông thôn
Tại Ấn Độ, quốc gia có nhiều ca tử vong thứ 4 thế giới vì Covid-19, sau Mỹ, Brazil và Mêhicô, trong khi những thành phố lớn dường như đang quản lý dịch bệnh ngày một tốt hơn, thì các chuyên gia y tế lại lo ngại cho tình hình ở các vùng nông thôn, vốn thiếu giường bệnh và bác sĩ.
Từ Bangalore, thông tín viên Côme Bastin cho biết chi tiết :
« Để đối phó với sự bùng phát của đại dịch, cung triển lãm Bangalore đã được chuyển đổi thành một trung tâm chống Covid-19 rất rộng lớn. Nhưng theo chính các nhà chức trách, trung tâm này chưa bao giờ chật kín bệnh nhân. Cũng giống như Delhi hay Bombay, thành phố lớn ở miền nam này đã dần dần kiểm soát được dịch bệnh.
Giám đốc một bệnh viện trong khu phố đó, bác sĩ Stephen Anthony kể lại : « Chúng tôi đã từ chối rất nhiều bệnh nhân vì đa phần họ chỉ cần cách ly. Bệnh viện của chúng tôi đã tiến đến khả năng kiểm soát được Covid-19. Tại Bangalore bây giờ có rất nhiều giường bệnh. Đối với những bệnh nhân nghèo nhất, chính phủ đài thọ một phần chi phí y tế. »
Cách nay 1 tháng, một nửa số ca nhiễm mới thường nhật ở bang Karnataka là ở thủ phủ Bangalore. Hôm qua, ¾ số ca được xác nhận dương tính là người dân dân sống ở làng mạc và các thành phố quy mô trung bình.
Theo Rijo John, kinh tế gia về y tế và cũng là nhà tư vấn cho Tổ Chức Y Tế Thế Giới, hiện tượng nói trên liên quan đến toàn bộ các vùng miền ở Ấn Độ. Ông nói : « Những thành phố lớn nhất là những nơi đầu tiên đã vượt qua được dịch bệnh. Nhưng hiện nay, các vùng nông thôn Ấn Độ mới là nơi virus corona lây lan nhanh nhất. Hơn nữa, các vùng nông thôn lại không thể thực hiện đủ xét nghiệm tầm soát, vì thế số người bị lây nhiễm có thể sẽ còn cao hơn thế nữa ».
Hôm thứ Sáu 13/08, Ấn Độ ghi nhận 67.000 ca nhiễm mới, cao hơn cả Mỹ và Brazil. Việc triển khai các nguồn lực y tế ở nông thôn sẽ là thách thức lớn nhất tại Ấn Độ trong những tháng tới đây ».
Liban : Vụ nổ ở Beyrouth tạo đà cho virus corona
Người dân thủ đô Beyrouth, Liban, đang lâm cảnh họa vô đơn chí ! Vụ nổ kinh hoàng hôm 04/08 không chỉ khiến ít nhất 181 người chết, hơn 6.500 người bị thương, 300.000 người mất nhà cửa, nhiều khu phố ở thủ đô Beyrouth đổ nát, mà còn khiến dịch bệnh Covid-19 thêm nghiêm trọng.
Từ Beyrouth, thông tín viên Paul Khalifeh cho biết chi tiết :
« Trong những ngày qua, hàng trăm ca nhiễm virus coronavirus đã được xác định, nâng số người nhiễm bệnh lên hơn 8.800 người. Bộ trưởng Y tế Hamad Hassan, người mới từ chức, đã gióng lên hồi chuông cảnh báo. Tại thủ đô Beyrouth, các khoa chăm sóc tích cực của các bệnh viện công đã bão hòa và tình hình ở các cơ sở y tế tư nhân cũng không khá hơn.
Lĩnh vực chăm sóc y tế đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi vụ nổ kép vào ngày 04/08, bốn bệnh viện đã phải ngừng hoạt động. Sự hỗn loạn và vô tổ chức sau vụ nổ kép là nguyên nhân chính dẫn đến sự bùng phát trở lại của đại dịch Covid-19. Trong sự hoảng loạn bao trùm lên tất cả, vài nghìn người bị thương đã được đưa đến bệnh viện, rất đông người nhà nạn nhân đổ xô đến các bệnh viện tìm kiếm người thân.
Các cuộc biểu tình giận dữ diễn ra sau đó đã huy động hàng nghìn người ở Beyrouth, họ không tôn trọng các quy định giãn cách và rào cản. Việc hàng chục ngàn người nước ngoài đến Liban sau khi sân bay được mở cửa trở lại cũng góp phần làm virus lây lan.
Bộ trưởng Hamad Hassan kêu gọi biện pháp tái phong tỏa hoàn toàn trong vòng 2 tuần để kiềm chế đại dịch. Trong khi chờ quyết định của chính quyền, nhiều khu dân cư ở Beyrouth, cũng như tại các thành phố khác và nhiều trại tị nạn của người Palestine đã bị phong tỏa trong một nỗ lực tuyệt vọng nhằm ngăn chặn sự lây lan của virus corona. »
Belarus: Ông Lukashenko “đi dây”
và làm khó chính mình?
Tình hình chính trị tại Belarus đang hết sức nóng bỏng với nhiều áp lực, thách thức được cho là hết sức khó khăn đối với Tổng thống Alexander Lukashenko, sau khi kết quả bầu cử tổng thống 2020 giúp ông tái đắc cử với 80% số phiếu bị phe đối lập và công luận phản đối và bác bỏ.
Từ Đại học Tổng hợp St. Petersburg, nhà quan sát và phân tích chính trị người Nga, Giáo sư Vladimir Kolotov chia sẻ quan điểm riêng của mình với BBC News Tiếng Việt về điều mà ông tin là những lý do chính yếu dẫn đến vị thế chính trị của tổng thống ‘đắc cử’ Lukashenko bị thách thức mạnh như hiện nay.
“Theo tôi diễn biến chính trị hiện nay ở Belarus là do chính phủ của Lukashenko tự diễn biến, tự phá hoại, tự mục nát, tự dẫn tình hình đến khủng hoảng như bây giờ.
“Tại vì Lukashenko cố gắng cùng một lúc ‘ngồi mấy ghế’ và đồng thời dọa Nga là phương Tây có thể lật đổ Belarus nếu Nga không ủng hộ và đồng thời dọa phương Tây là nếu phương Tây không ủng hộ thì Nga sẽ lật đổ.
“Đấy là cùng một lúc mâu thuẫn như thế và ‘xoay theo chiều gió’ thường xuyên và cuối cùng là làm mất lòng tin trong nước và nước ngoài.”
Sai lầm lớn nhất?
Gọi đây là sai lầm lớn nhất có thể được hiểu về mặt chiến lược của chính trị gia, Tổng thống Lukashenko và chế độ do ông đang cầm quyền tại Belarus, Giáo sư Vladimir Kolotov bình luận tiếp với BBC:
“Đó là sai lầm lớn nhất của chế độ Lukashenko… và chế độ dần dần mất khả năng phân tích tình hình xung quanh, cũng như trong nước và trở thành nạn nhân của mật vụ nước ngoài khiêu khích ngay trên lãnh thổ của Belarus. Và đấy là điều hết sức nguy hiểm.”
Trước câu hỏi những gì đang xảy ra ở Belarus có phải là hệ quả của thay đổi mang tính thế hệ sau 30 năm Chủ nghĩa Cộng sản ở Liên Xô (trước đây) và Đông Âu sụp đổ và liệu mô hình Xô Viết của ông Lukashenko khó trụ được với thời gian, nhà bình luận từ Đại học Tổng hợp St. Petersburg, Nga, nêu quan điểm:
“Về một phần nào đó thì ý kiến này là đúng. Tuy nhiên, Cộng hòa Belarus khá nhỏ, dân số chỉ gần 9 triệu thôi, nhưng Lukashenko theo đuổi một số ý tưởng cộng sản như là phúc lợi cho dân.
“Chính vì thế thế hệ mới lớn lên trong vòng tay 26 năm qua thì chỉ biết một tổng thống là Lukashenko, cho nên nhiều thứ về phúc lợi xã hội như là bảo hiểm y tế miễn phí, việc làm cho đại đa số, với công dân Belarus, người ta tưởng như thế là chuyện bình thường, nước nào cũng có.
“Cho nên về một mặt nào đó, người ta không biết giá trị của những điều đó. Và tất nhiên để đạt được những kết quả về mặt kinh tế như thế, thì chính quyền Belarus phải cùng một lúc ‘ngồi nhiều ghế’.
“Chính vì thế đường lối chính sách đối ngoại không ổn định, chính vì thế tình hình này cũng phải kết thúc. Hơn nữa, tình hình này phần lớn là do Tổng thống Lukashenko tự tạo ra.”
“Nghĩa là tự phá hoại chế độ của mình, tại vì trong vòng nhiều năm ông lên cầm quyền, những người xung quanh báo cáo những điều lãnh đạo muốn nghe, chứ không phải là tình hình trên thực tế như thế nào.
“Chính vì thế có những điều rất là chủ quan, không phân tích đúng tình hình trong nước, bên ngoài và sớm muộn tình hình như thế này sẽ dẫn đến khủng hoảng và bên ngoài dễ can thiệp, đó là tình hình chúng ta có thể quan sát thấy ngay bây giờ ở Cộng hòa Belarus,” ông Kolotov nói với BBC hôm 21/8/2020 từ St.Petersburg.
Belarus: Đối thủ nhà độc tài Lukashenko
kêu gọi tiếp tục biểu tình, đình công
Bà Svetlana Tikhanovskaya, nhân vật chủ chốt thách thức Tổng Thống Belarus Alexander Lukashenko trong cuộc bầu cử gây tranh cãi trong tháng này, hối thúc giới công nhân làm việc tại các công ty quốc doanh Belarus hãy tiếp tục đình công để phản đối bạo động từ nhà nước và ủng hộ việc mở các cuộc bầu cử mới, bất chấp áp lực buộc họ phải ngưng biểu tình, báo Moscow Times đưa tin.
Bài diễn văn đọc qua băng video của bà Tikhanovskaya nhắm vào thành phần công nhân mà theo truyền thống vẫn trung thành với ông Lukashenko, tiếp theo sau các cuộc đình công tại các hãng xưởng lớn đe dọa đóng cửa sản xuất, làm đình trệ tới 70% nền kinh tế.
Nhiều công nhân than phiền họ bị đe dọa cho nghỉ việc và trong một số trường hợp, bị nhốt bên trong các hãng xưởng để ngăn cản họ tham gia đình công.
Bà Tikhanovskaya nói:
“Tương lai của Belarus và tương lai của con cái chúng ta tùy thuộc vào tình đoàn kết và quyết tâm của các bạn. Đó là lý do tại sao tôi kêu gọi các bạn hãy tiếp tục và mở rộng các cuộc đình công.
Bà nói các cuộc đình công là “hoàn toàn hợp pháp, và là vũ khí hữu hiệu chống lại chế độ”.
Bà kêu gọi công nhân đừng để bị bắt nạt, mà hãy đoàn kết.
Trao đổi với đài BBC hôm 21/8, bà Tikhanovskaya cam kết sẽ ‘ở yên tại chỗ cho tới cùng’ trong các cuộc biểu tình phản đối kết quả cuộc bầu cử, và tình trạng bạo động nổ ra sau đó.
Bà nói rằng nếu phong trào chống đối chùn chân bây giờ, thì giới lao động Belarus sẽ trở thành những ‘nô lệ.’
Tổng thống Lukashenko không cho thấy dấu hiệu nào là ông sẽ nhượng bộ gần hai tuần sau cuộc bầu cử. Ông thề sẽ dẹp tan tình trạng bất ổn trong nước trong những ngày sắp tới.
Alexei Navalny: Thủ lĩnh đối lập Nga
chống Putin được đưa sang Đức điều trị
Navalny được xe cứu thương đưa tới sân bay ở Omsk sáng thứ Bảy 22/8/2020
Nhà lãnh đạo đối lập người Nga đang bệnh nặng Alexei Navalny được đưa từ Siberia đến Đức để điều trị.
Ông Navalny hôn mê sau khi uống thứ mà những người ủng hộ ông nghi ngờ là trà nhiễm độc; họ cáo buộc các nhà chức trách đang cố che giấu tội ác.
Các bác sĩ điều trị cho ông Navalny ở Omsk đã nhấn mạnh vào thứ Sáu rằng ông quá yếu để được đưa đi.
Nhưng sau đó họ cho biết tình trạng của ông đủ ổn định cho chuyến bay tới Đức. Vợ ông là Yulia đi cùng ông.
Một chuyến bay y tế, do Tổ chức phi chính phủ của Đức Cineme for Peace chi trả, đang đưa ông Navalny đến Berlin, nơi ông sẽ được điều trị tại bệnh viện Charité.
“Máy bay của Alexei đã cất cánh đến Berlin”, phát ngôn viên của ông, Kira Yarmysh tweet vào sáng thứ Bảy. “Vô cùng cảm ơn mọi người đã ủng hộ. Cuộc đấu tranh vì sự sống và sức khỏe của Alexei chỉ mới bắt đầu”
Bà Yarmysh trước đó cho biết đáng tiếc là các bác sĩ đã mất quá nhiều thời gian để phê duyệt chuyến bay của ông vì máy bay và các tài liệu phù hợp đã sẵn sàng từ sáng thứ Sáu.
Ông Navalny ngã bệnh trong chuyến bay từ Tomsk đến Moscow hôm thứ Năm, và máy bay của ông phải hạ cánh khẩn cấp ở Omsk. Một bức ảnh trên mạng xã hội cho thấy ông đang uống một cốc gì đó tại một quán cà phê ở sân bay Tomsk trước chuyến bay. Nhóm của ông nghi ngờ một chất độc đã được cho vào trà của ông.
Video sau đó cho thấy cảnh ông Navalny đang la hét trong đau đớn trên chuyến bay. Hành khách Pavel Lebedev cho biết ông nghe thấy nhà hoạt động “hét lên vì đau đớn”.
Các bác sĩ nói gì vào thứ Sáu
Bác sĩ trưởng của bệnh viện nơi ông Navalny đang được điều trị ở Omsk, Alexander Murakhovsky, cảnh báo vào cuối ngày thứ Sáu rằng họ không khuyến nghị đi máy bay, “nhưng vợ ông ấy nhất quyết yêu cầu chồng mình phải được chuyển đến một bệnh viện ở Đức”.
“Tình trạng của bệnh nhân đã ổn định”, phó bác sĩ Anatoly Kalinichenko được hãng thông tấn Interfax dẫn lời.
Ông Navalny đang trong tình trạng hôn mê và tình trạng của ông được báo cáo là ổn định.
“Vì chúng tôi có yêu cầu của người thân cho phép đưa ông ấy đi đâu đó, chúng tôi hiện đã đưa ra quyết định rằng chúng tôi không phản đối việc chuyển ông ấy đến một cơ sở điều trị nội trú khác.”
Các bác sĩ cho biết trước đó không tìm thấy chất độc nào trong cơ thể ông, và rằng tình trạng của ông có thể là kết quả của chứng “rối loạn chuyển hóa” do lượng đường trong máu thấp.
Các quan chức y tế sau đó chỉ ra rằng dấu vết của một hóa chất công nghiệp đã được tìm thấy trên da và tóc của ông. Bộ Nội vụ địa phương nói với hãng thông tấn Rapsi rằng hóa chất này thường có trong các polyme để cải thiện độ đàn hồi của chúng, nhưng không thể xác định được nồng độ của nó.
Navalny là người chỉ trích Tổng thống Vladimir Putin có tiếng tăm, ông đã liên tục vạch trần nạn tham nhũng ở Nga. Ông đã đi tù nhiều lần.
Những người ủng hộ ông Navalny nói gì?
Tại một cuộc họp báo ở Berlin, trợ lý của ông Navalny, Leonid Volkov, cho biết ban đầu, các bác sĩ tại bệnh viện đã giúp đỡ để tạo điều kiện cho ông chuyển viện nhưng đột ngột ngừng làm việc đó.
“[Nó] giống như một cái gì đó đã bị tắt – như tắt chế độ thuốc, bật chế độ che đậy – và các bác sĩ từ chối hợp tác thêm nữa, từ chối cung cấp bất kỳ thông tin nào ngay cả cho vợ của Alexei,” ông nói.
“Các bác sĩ giúp làm thủ tục giấy tờ để có thể đưa Alexei đến Charité bắt đầu nói rằng không thể đưa ông ấy đi lúc này vì tình trạng của ông ấy không ổn định, họ tự mâu thuẫn với chính mình.”
Quỹ Điện ảnh Vì Hòa bình được thành lập bởi nhà hoạt động và nhà làm phim Jaka Bizilj. Vào năm 2018, quỹ đã sắp xếp việc điều trị cho Pyotr Verzilov – một nhà hoạt động trong nhóm biểu tình Pussy Riot của Nga – người có các triệu chứng ngộ độc.
Vợ cũ của ông Verzilov, nhà hoạt động Nadya Tolokonnikova, nói với BBC News rằng tình trạng của ông Navalny giống như vụ “đầu độc” chồng cũ của bà.
“Điều mà các bác sĩ Đức nói với tôi sau khi không tìm thấy chất độc trong máu chồng cũ của tôi là chất độc sẽ biến mất trong ba ngày. Vì vậy, các bác sĩ Nga chỉ cho ông ấy đi khi họ chắc chắn không còn dấu vết của chất độc”, bà giải thích.
Bà cũng bày tỏ sự ngạc nhiên về những gì đã xảy ra với ông Navalny: “Tôi nghĩ Alexei là một nhân vật chính trị quyền lực đến mức ông Putin sẽ không can thiệp”.
Vợ ông Navalny là Yulia đã viết thư cho Tổng thống Putin đề nghị ông cho phép đưa chồng bà đi. Bà sợ rằng giới chức Nga đang trì hoãn để bằng chứng về bất kỳ chất hóa học nào sẽ bị mất.
Người phát ngôn của ông Putin, Dmitry Peskov hôm thứ Năm cho biết Điện Kremlin sẽ giúp đưa ông Navalny ra nước ngoài nếu cần thiết và chúc ông “hồi phục nhanh chóng”. Hôm thứ Sáu, ông nói rằng đó hoàn toàn là một quyết định y tế.
Các nhà lãnh đạo nước ngoài bao gồm Angela Merkel của Đức và Emmanuel Macron của Pháp đã bày tỏ quan ngại đối với ông Navalny. Tại Mỹ, ứng cử viên tổng thống đảng Dân chủ Joe Biden đã mô tả vụ việc là “không thể chấp nhận được” và thề rằng, nếu đắc cử, ông sẽ “chống lại những người chuyên quyền như Putin”.
Navalny bị nhắm mục tiêu
Tháng 4/2017: Ông được đưa đến bệnh viện sau khi bị tạt thuốc nhuộm khử trùng màu xanh lá cây lên mặt ở Moscow. Đó là lần thứ hai ông bị tấn công bằng zelyonka (“màu xanh lục sáng” trong tiếng Anh) vào năm đó. “Nó trông buồn cười nhưng nó đau như địa ngục,” ông viết trên Twitter sau vụ tấn công.
Tháng 7/2019: Ông bị kết án 30 ngày tù sau khi kêu gọi biểu tình trái phép. Ông ngã bệnh trong tù và các bác sĩ cho biết ông đã bị phản ứng dị ứng cấp tính, chẩn đoán ông bị “viêm da tiếp xúc”. Bác sĩ riêng của ông cho rằng ông có thể đã tiếp xúc với “một số chất độc hại” và ông Navalny nói rằng ông có thể đã bị đầu độc.
Tháng 12/2019: Lực lượng an ninh Nga đột kích các văn phòng Tổ chức Chống Tham nhũng của ông, lấy đi máy tính xách tay và các thiết bị khác. Đoạn phim CCTV cho thấy các quan chức sử dụng các thiết bị điện để đi qua cửa. Đầu năm đó, tổ chức của ông bị tuyên bố là “đặc vụ nước ngoài”.
Navalny đang được chữa trị ở Đức,
trong tình trạng ‘đáng lo ngại’
Nhà hoạt động thường xuyên chỉ trích Điện Kremlin của Nga, Alexei Navalny, được nói là đang trong tình trạng “rất đáng lo ngại” sau khi ông được đưa khỏi Siberia đến Đức ngày thứ Bảy để chạy chữa vì ngã bệnh nặng.
Là đối thủ lâu năm của Tổng thống Vladimir Putin và là nhà vận động chống tham nhũng, ông Navalny đổ gục trên máy bay hôm thứ Năm sau khi uống trà mà các đồng minh của ông tin là bị tẩm độc.
Nhân viên y tế tại bệnh viện ở thành phố Omsk tối ngày thứ Sáu nói, sau khi bệnh viện chấp thuận cho ông Navalny ra ngoài, rằng ông được đưa vào tình trạng hôn mê và tính mạng của ông ta không gặp nguy hiểm ngay tức thì.
Máy bay cấp cứu, do Tổ chức Cinema for Peace thu xếp, đã bay đến sân bay Tegel ở Berlin vào sáng sớm ngày thứ Bảy và ông Navalny, 44 tuổi, được gấp rút đến khu phức hợp bệnh viện Charite, Reuters đưa tin.
Bệnh viện nói trong một phát biểu rằng họ sẽ cung cấp thông tin cập nhật về tình trạng của ông và việc chữa trị thêm sau khi hoàn tất các xét nghiệm và sau khi tham khảo ý kiến của gia đình ông. Bệnh viện nói thêm có thể sẽ mất một khoảng thời gian, theo Reuters.
“Tình trạng sức khỏe của ông ấy rất đáng lo ngại,” Jaka Bizilj, người sáng lập Cinema for Peace, nói với các phóng viên bên ngoài bệnh viện.
“Chúng tôi nhận được thông điệp rất rõ ràng từ các bác sĩ rằng nếu máy bay không hạ cánh khẩn cấp ở Omsk, ông ấy lẽ ra đã chết,” ông Bizilj nói, nói thêm rằng các bác sĩ và gia đình ông Navalny sẽ cung cấp thêm thông tin về tình trạng của ông.
Bizilj, một nhà hoạt động và nhà làm phim người gốc Slovenia, trước đó đã được tờ Bild dẫn lời nói rằng tình trạng của ông Navalny ổn định trong suốt chuyến bay và sau khi máy bay hạ cánh.
Hai năm trước, Pyotr Verzilov, một nhà hoạt động chống Điện Kremlin khác và là thành viên của nhóm nghệ thuật Pussy Riot, đã được điều trị tại bệnh viện Charite sau khi ông bị đầu độc ở Moscow.
Ông Navalny là một cái gai đối với Điện Kremlin trong hơn một thập niên qua, phơi bày điều mà ông nói là tình trạng tham nhũng trong giới chóp bu và huy động những đám đông người biểu tình trẻ tuổi.
Ông đã nhiều lần bị bắt giam vì tổ chức các cuộc gặp gỡ và tập hợp công khai và bị kiện về các cuộc điều tra tham nhũng của ông. Ông bị cấm tranh cử trong cuộc bầu cử tổng thống vào năm 2018.
Chất độc là một loại vũ khí được ưa chuộng ở Nga
Tin từ Moscow, Nga – Cách đây 2 năm, ông Pyotr Verzilov, một nhà hoạt động đối lập người Nga, bỗng đột ngột đổ bệnh và rơi vào tình trạng hôn mê. Đây là một vấn đề sức khỏe phổ biến thường xảy ra đối với những đối thủ của Điện Kremlin.
Ông Verzilov có những triệu chứng bí ẩn tương tự những gì đã xảy ra với ông Alexei Navalny vào hôm thứ năm (20/8), khi ông đang trên chuyến bay đến Moscow. Ông Verzilov phải dùng máy thở và sau đó được đưa sang Đức điều trị. Mặc dù các bác sĩ không tìm thấy dấu hiệu của chất độc, nhưng ông tin rằng ông đã bị hạ độc và Điện Kremlin phải chịu trách nhiệm cho sự việc này.
Theo tờ New York Times đưa tin, chất độc là công cụ ưa thích của các cơ quan tình báo Nga trong hơn một thế kỷ qua. Những người chỉ trích Điện Kremlin và các nhà phân tích độc lập cho rằng loại vũ khí này vẫn được sử dụng cho đến ngày nay. Trong khi các quốc gia khác, bao gồm cả Hoa Kỳ và Israel, có các chương trình giết người có mục tiêu nhưng chỉ giới hạn nghiêm ngặt cho việc chống khủng bố. Ngược lại, Nga bị cáo buộc nhắm vào nhiều đối thủ cả trong và ngoài nước.
Những người đào tẩu của cơ quan an ninh cho biết, trước đây, Liên Xô đã vận hành một phòng thí nghiệm bí mật để nghiên cứu các chất độc không vị và không thể truy xuất được. Sau hàng loạt vụ ám sát và âm mưu ám sát những người bất đồng chính kiến, các nhà nghiên cứu kết luận rằng, chính phủ Nga đã chuyển sang sử dụng kho chất độc này như một vũ khí ưa thích.
Iran công bố các hỏa tiễn hành trình
và đạn đạo được sản xuất nội địa
trong bối cảnh căng thẳng với Hoa Kỳ
Tin từ DUBAI – Vào hôm thứ Năm (20/8), Iran trưng bày một hỏa tiễn đạn đạo đất đối đất mà Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Amir Hatami cho biết có tầm bắn 1,400km cùng một hỏa tiễn hành trình mới, phớt lờ việc Hoa Kỳ yêu cầu Teheran chấm dứt chương trình hỏa tiễn của họ.
Hình ảnh chụp các hỏa tiễn này được chiếu trên đài truyền hình nhà nước. Đây được xem là hỏa tiễn hành trình mới nhất sẽ tăng cường sức mạnh răn đe của Iran.
Thông báo này được đưa ra khi Washington đang thúc đẩy việc gia hạn lệnh cấm vận vũ khí do Liên Hiệp Quốc áp đặt lên Iran, sẽ hết hạn vào tháng 10 theo thỏa thuận nguyên tử năm 2015 của Teheran với các cường quốc trên thế giới. Căng thẳng giữa Tehran và Washington gia tăng kể từ năm 2018, khi Tổng thống Trump rút Hoa Kỳ khỏi thỏa thuận và tái áp dụng các lệnh trừng phạt đối với Iran.
Washington cho biết mục đích của họ là buộc Teheran phải đồng ý một thỏa thuận rộng lớn hơn với các giới hạn chặt chẽ hơn đối với hoạt động nguyên tử của nước này, hạn chế chương trình hỏa tiễn đạn đạo và chấm dứt các cuộc chiến tranh ủy nhiệm của họ trong khu vực. Iran từ chối tham gia đàm phán khi các lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ vẫn còn hiệu lực. (BBT)
Có thể hy vọng kết thúc đàm phán COC năm nay?
Lương Hồng Nhung
Sau khi Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo ngày 13/7 tuyên bố Mỹ sẽ sát cánh cùng các đối tác tại Đông Nam Á, một số chuyên gia dự đoán là căng thẳng ở Biển Đông leo thang có thể thúc đẩy ASEAN tìm cách đẩy nhanh và kết thúc sớm các cuộc đàm phán với Bắc Kinh về dự thảo Bộ Quy tắc Ứng xử ở Biển Đông (COC). Điều này sẽ giúp giảm thiểu các cú sốc tiềm năng đối với hòa bình và ổn định khu vực, và khẳng định sự liên quan cũng như tính trung tâm của khối ASEAN. Trung Quốc có khả năng ủng hộ điều tương tự, nếu việc đạt được bộ luật ứng xử như vậy là một minh chứng cho khả năng xử lý tranh chấp của họ một cách hợp lý mà không cần “sự can thiệp” của các quốc gia khác.
Trung Quốc gần đây cũng đã tuyên bố là nhất trí khôi phục tiến trình đàm phán với các nước Đông Nam Á về Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC). Động thái này được cho là để giúp Bắc Kinh khôi phục hình ảnh quốc tế sau thiệt hại vì dịch viêm đường hô hấp do chủng mới của virus Corona (COVID-19) và nhiều tháng không ngừng thúc đẩy các hoạt động nhằm khẳng định bản thân là cường quốc quân sự hóa mạnh mẽ nhất tại vùng biển này.
Tuy nhiên, trong suốt thời gian qua, Trung Quốc lại không hề giảm bớt các hoạt động hung hăng của mình trên biển Đông. Đã diễn ra nhiều vụ tàu Trung Quốc đâm chìm tàu cá của ngư dân các nước khác. Tàu thăm dò và tàu hải cảnh Trung Quốc cũng nhiều lân xâm phạm vùng biển của các quốc gia láng giềng khác. Tháng 4/2020, Trung Quốc thậm chí còn thành lập hai quận hành chính mới để quản lý quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (mà họ gọi là Tây Sa và Nam Sa). Từ khi phán quyết của Toà Trọng tài được đưa ra cách đây 4 năm, Trung Quốc đã hoàn tất việc xây dựng 7 đảo nhân tạo ở Trường Sa, cho phép Bắc Kinh bành trướng quyền lực ngay “trái tim” hàng hải của Đông Nam Á và gia tăng áp lực đối với các nước có tuyên bố chủ quyền trong khu vực.
ASEAN và Trung Quốc mặc dù đã có nhiều tuyên bố về tiến triển trong quá trình đàm phán COC. Năm 2017, hai bên công bố Khung đàm phán COC, và sau đó là Văn bản đàm phán duy nhất dài hơn 19 trang vào năm 2018, cùng Dự thảo Đầu tiên dài 20 trang trong năm 2019. Tuy nhiên, tất cả những thành quả này đều không đủ để hóa giải những bất đồng song phương. Theo một số quan chức có liên quan tới tiến trình đàm phán, Dự thảo Đầu tiên của COC bao gồm một loạt bất đồng, nếu không muốn nói là không thể hòa giải, trong lập trường của Trung Quốc và các nước tuyên bố chủ quyền trong ASEAN.
Tháng 8/2018, nội dung dự thảo văn bản đàm phán được công bố, Ngoại Trưởng Trung Quốc Vương Nghị khi đó đơn phương tuyên bố tiến trình này sẽ hoàn tất trong 3 năm. Suốt một thời gian dài, ASEAN không hề lên tiếng đính chính song nhiều tuyên bố của khối đều nói rằng lịch trình sẽ do hai bên thỏa thuận. Thông thường các bên sẽ phải tham gia 3 phiên đọc văn bản dự thảo. Phiên đầu tiên đã diễn ra vào tháng 8/2019, và vẫn còn 2 phiên khác chưa có kế hoạch cụ thể.
Nhìn chung, các nước ASEAN muốn kiềm chế hành vi của Trung Quốc, còn Trung Quốc không muốn bị kiềm chế về hành vi. ASEAN hầu như không có sức mạnh ép buộc hay lôi kéo Trung Quốc nhất trí với một COC có ý nghĩa, do vậy các cuộc đàm phán chỉ diễn ra một cách luẩn quẩn. Về mặt kỹ thuật thì hiện đã có “Văn bản dự thảo đàm phán chung”, nhưng các bên vẫn không thể nhất trí với nhau về cùng những vấn đề trước đây. Ví dụ như: Phạm vi địa lý của COC sẽ bao gồm quần đảo Hoàng Sa (như Việt Nam mong muốn) và bãi cạn Scarborough (như Philippines mong muốn) hay chỉ bao gồm quần đảo Trường Sa (như Trung Quốc mong muốn)? Liệu COC có mang tính “ràng buộc pháp lý như mong muốn của một vài nước ASEAN hay không? Và “ràng buộc pháp lý” thực sự có nghĩa là gì? Ngoài ra, còn có một danh sách các vấn đề khác, mà một vài trong số đó được Trung Quốc đưa vào chỉ để trì hoãn mọi việc. Chẳng hạn, Trung Quốc muốn tất cả các bên ký kết đều có thể phủ quyết các cuộc tập trận hải quân với bất kỳ bên nào không tham gia ký kết (chẳng hạn giữa Việt Nam và Nhật Bản), và điều đó là không thể chấp nhận được đối với các nước ASEAN vốn dựa vào quan hệ với các cường quốc bên ngoài để
tìm cách tạo thế cân bằng với Trung Quốc. Vì thế, tiến trình COC vẫn chưa thấy có khả năng sớm kết thúc.
Tất cả các bên đều rất mệt mỏi và muốn sớm hoàn tất COC, song không ai muốn đi đến đích để chỉ có một văn bản vô giá trị, “như DOC”, một văn bản đã được thông qua và kêu gọi các bên kiềm chế.
Một khó khăn nữa cho ASEAN chính là việc Trung Quốc luôn muốn loại Mỹ và các quốc gia khác ra khỏi tiến trình đàm phán COC, và đây chính là thách thức đòi hỏi ASEAN phải tìm cách tháo gỡ trong thời gian tới nếu muốn văn bản này thực sự có ý nghĩa.
Sự gia tăng hiện diện của Mỹ tại Biển Đông sẽ đặt ASEAN vào thế khó hơn, khiến phản ứng của các nước ASEAN sẽ ngày càng chia rẽ. Một số nước lặng lẽ ủng hộ sự thay đổi chính sách của Mỹ, một số khác, chẳng hạn như Malaysia, có thể không, ít nhất là về mặt chính thức. Về phần mình, Trung Quốc sẽ tiếp tục mô tả Mỹ là nước can thiệp vào tranh chấp tại khu vực và tự mô tả mình là quốc gia đang sát cánh cùng ASEAN thông qua tiến trình đàm phán Bộ Quy tắc Ứng xử (COC) trên Biển Đông. Tất nhiên, với các hành động lấn lướt liên tục của Trung Quốc tại các vùng biển của Indonesia, Malaysia, Philippines và Việt Nam, luận điệu này của Trung Quốc khó có tính thuyết phục.
Một thách thức khác cho việc đàm phán COC là việc viện dẫn và tuân thủ Phán quyết Trọng tài năm 2016. Theo phán quyết này, cái gọi là “Đường 9 đoạn” không hề có căn cứ pháp lý và cũng không có bất kỳ thực thể nào ở quần đảo Trường Sa được xem là đảo, đủ để thiết lập quanh đó các EEZ và thềm lục địa, vì vậy phạm vi các khu vực tranh chấp và có tuyên bố chủ quyền chồng lấn tại Biển Đông đã được thu hẹp đáng kể. Việc tuân thủ phán quyết sẽ củng cố cam kết của các bên đối với UNCLOS, một văn bản luật quốc tế từng nhiều lần được nhấn mạnh trong tiến trình đàm phán COC. Hơn thế nữa, phán quyết này chắc chắn sẽ khiến COC trở nên đáng tin cậy hơn, đối với cả các bên liên quan và cộng đồng quốc tế.
Ngược lại, nếu tiếp tục bỏ qua phán quyết này, các bên tham gia COC sẽ rơi vào tình trạng rối như tơ vò khi phải thảo luận về những vụ xâm phạm EEZ; về việc tàu chiến, tàu tuần duyên hăm dọa các tàu thăm dù hay cản trở hoạt động khoan dầu trong khu vực thuộc chủ quyền của các nước duyên hải, nơi được UNCLOS công nhận và bảo vệ. Nếu tôn trọng phán quyết của Toà trọng tài, những vấn đề này hoàn toàn có thể giải quyết một cách dễ dàng.
Tình hình thế giới đang có nhiều biến động. “Gió đã đổi chiều”, khi Mỹ tích cực thể hiện vai trò và quyết tâm kiềm chế Trung Quốc tại biển Đông, nhiều quốc gia ASEAN đang thấy những cơ hội để bảo vệ lợi ích của họ trên biển Đông. Việc Malaysia, Philippines, Indonesia, Việt Nam cùng gửi công hàm lên LHQ cho thấy vấn đề đó. Ngoài ra, Brunei, trước đây vốn giữ im lặng về vấn đề biển Đông, nhưng mới đây cũng đã ra tuyên bố chính thức, yêu cầu các bên tuân thủ UNCLOS và luật pháp quốc tế; Malaysia đã tỏ thái độ mạnh mẽ, cho dù trước đây sử dụng “chính sách ngoại giao im lặng”. Tất cả những vấn đề đó cho thấy, các nước ASEAN đang tận dụng tình hình để theo đuổi việc bảo vệ lợi ích trên biển Đông. Vì thế, các yêu cầu một COC có nội dung tuân thủ UNCLOS và luật pháp quốc tế; vận dụng quy định từ phán quyết của Toà Trọng tài; có sự ràng buộc pháp lý và mang tính thực chất sẽ được chủ tịch ASEAN kỳ này – Việt Nam đặt ra. Đương nhiên, Trung Quốc cũng sẽ không đồng ý. Vì vậy, tiến trình đàm phán COC sẽ còn hết sức gập ghềnh.
Trên thực tế, ASEAN – bị ràng buộc bởi những lợi ích khác nhau của các nước thành viên và áp lực từ Trung Quốc – không thể đứng lên bảo vệ phán quyết của Toà Trọng tài. Tuy nhiên, những kết luận của Toà Trọng tài ít nhiều cũng đã tạo dựng những nền tảng nhất định để các nước Đông Nam Á liên quan có thể căn cứ và thúc đẩy việc đàm phán COC. ASEAN, với tư cách một khối thống nhất, cần sáng suốt cân nhắc chủ nghĩa hiện thực, và tránh bị sa đà vào sự dẫn dắt của Trung Quốc. Một bộ quy tắc tồi, chứ không phải việc đàm phán thất bại COC, sẽ khiến uy tín của ASEAN đứng trước nhiều rủi ro hơn.
* Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á Châu Tự Do
Ấn – Úc – Nhật sẽ bắt tay
giảm phụ thuộc chuỗi cung ứng vào Trung Quốc
Quý Khải
Nhật Bản, Ấn Độ và Australia đang hướng tới một nỗ lực ba bên mới nhằm đảm bảo chuỗi cung ứng toàn cầu và giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc, trong trường hợp xảy ra một thảm họa khác tương tự đại dịch Covid-19 xảy ra trong tương lai.
Tờ Bưu điện Nam Hoa buổi sáng (South China Morning Post) nhận định, bùng phát của dịch Covid-19 đã cho thấy tầm quan trọng của việc đa dạng hóa khỏi sự phụ thuộc vào thương mại và chuỗi cung ứng của Trung Quốc đối với nhiều quốc gia, đặc biệt là các nước như Nhật Bản, Ấn Độ và Australia.
Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản đã khởi xướng ý tưởng này với chính phủ Ấn Độ khoảng một tháng trước. Các cuộc đàm phán không chính thức vẫn đang diễn ra, theo các nhà kinh tế am hiểu vấn đề.
Sáng kiến phục hồi chuỗi cung ứng (SCRI) dự kiến sẽ được bàn thêm trong hội nghị thượng đỉnh Ấn Độ-Nhật Bản hồi đầu tháng 9.
Việc tham gia sáng kiến này cũng tương hợp với tôn chỉ của Australia là đa dạng hóa khỏi sự phụ thuộc thương mại vào Trung Quốc, đặc biệt vào thời điểm các mối liên kết thương mại song phương đang ngày càng trở nên căng thẳng do Australia thúc đẩy một cuộc đánh giá phản ứng của mỗi nước trước đại dịch Covid-19.
Tuy nhiên, Australia vẫn chưa đồng ý tham gia thỏa thuận và các cuộc thảo luận về việc gia nhập hay không vẫn đang tiếp diễn.
Jagannath Panda, điều phối viên Đông Á tại Viện Nghiên cứu và Phân tích Quốc phòng Manohar Parrikar ở New Delhi, cho biết: “Vâng, cuộc thảo luận đang tiếp diễn và hiện các kế hoạch cần được tiến hành”.
“Đại dịch Covid-19 đã bộc lộ sâu sắc cho ba quốc gia thấy sự cần thiết phải giảm bớt sự phụ thuộc vào Trung Quốc… [Sáng kiến] hợp tác ba bên Australia-Nhật-Ấn như vậy là đã đến thời điểm chín muồi”.
“Với một khuôn khổ hợp tác có định hướng, [sáng kiến] ba bên có thể nổi lên như một bước đệm hướng tới sự phục hồi nền kinh tế khu vực và thúc đẩy việc tái phân bổ quyền lực trong khu vực khỏi Trung Quốc”.
Nhưng nó cũng có ý nghĩa rộng lớn hơn đối với khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương khi mở ra cơ hội cho nhiều quốc gia trong khu vực thiết lập chiến lược “Trung Quốc + 1” mới nhằm dịch chuyển chuỗi cung ứng dự phòng ra ngoài Trung Quốc, theo Mark Goh, giáo sư Trường Kinh doanh Đại học Quốc gia Singapore kiêm giám đốc tại Viện Logistics Châu Á Thái Bình Dương.
Đối với ASEAN, việc tham gia sáng kiến SCRI sẽ giúp quản lý rủi ro nguồn cung và cải thiện khả năng phục hồi nhờ sử dụng cách tiếp cận “đề phòng” này, ông Goh nói thêm.
Trợ lý cựu tổng thống Hàn Quốc: Kim Jong Un
vẫn hôn mê, các bức ảnh gần đây đều là giả
Thuần Dương
Ngày 21/8, truyền thông Hàn Quốc đưa tin rằng nhân viên của cựu tổng thống Hàn Quốc đã cho biết, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un vẫn đang hôn mê và các bức ảnh gần đây đều là giả mạo.
Tờ báo bằng tiếng Anh lớn nhất của Hàn Quốc, The Korea Herald, đưa tin vào ngày 21/8 rằng cựu Giám đốc Văn phòng giám sát các vấn đề nhà nước của Nhà Xanh dưới thời Tổng thống Kim Dae Jung, ông Jang Sung Min, đã nhắc lại quan điểm của ông vài tháng trước về việc Kim Jong Un vẫn nằm liệt giường và không thể tiếp tục sự cai trị, đồng thời có thông tin từ Đảng Cộng sản Trung Quốc cho thấy Kim Jong Un đã hôn mê bất tỉnh.
Theo bài báo, Jang Sung Min tiết lộ rằng những bức ảnh của Kim Jong Un được Triều Tiên tung ra trong những tháng gần đây đều là giả mạo.
Ông Jang cũng nói rằng nếu nhà lãnh đạo Triều Tiên không bị ốm và không thể giải quyết công việc nhà nước hoặc bị thay thế bởi một cuộc đảo chính, quyền lực của Triều Tiên sẽ không được giao cho người khác. “Tôi đánh giá ông ấy đang hôn mê, nhưng cuộc sống của ông ấy vẫn chưa kết thúc”, ông Jang nói, “một cấu trúc kế vị hoàn chỉnh chưa được hình thành, vì vậy Kim Yo Jung đang được đưa lên hàng đầu vì không thể duy việc không có lãnh đạo trong một thời gian dài”.
Gần đây, có thông tin cho rằng Kim Jong Un đã giao cho Thứ trưởng thứ nhất Đảng Công nhân Hàn Quốc và em gái Kim Yo Jung kiểm soát các vấn đề nhà nước và phân tán áp lực.
Tuy nhiên, báo cáo cho biết hôm thứ Sáu tuần trước (14/8), cơ quan gián điệp Seoul đã giới thiệu với các nhà lập pháp trong một cuộc họp kín rằng Kim Jong Un dường như đã giao quyền cho một số trợ lý đáng tin cậy nhất. Nhưng Cơ quan Tình báo Quốc gia Hàn Quốc tin rằng sự thay đổi này dường như không liên quan đến các vấn đề sức khỏe của Kim Jong Un.
Theo The Korea Herald
Phụng Minh biên dịch
Hàn Quốc áp đặt các biện pháp nghiêm ngặt mới
ngăn Covid lây lan
Hàn Quốc ngày thứ Bảy công bố các biện pháp nghiêm ngặt mới nhằm ngăn chặn virus corona lây lan, bao gồm cấm các cuộc tụ tập đông người, đóng các bãi biển, các tụ điểm ăn chơi về đêm và nhà thờ, và không cho cổ động viên đến dự các trận đấu thể thao chuyên nghiệp, AP đưa tin.
Bộ trưởng Y tế Park Neung-hoo công bố các biện pháp này ngay sau khi Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hàn Quốc báo cáo 332 trường hợp mới — ngày thứ chín liên tiếp nước này ghi nhận mức tăng ba chữ số. Tổng số ca nhiễm trên toàn quốc hiện là 17.002, trong đó có 309 ca tử vong.
Dù hầu hết các ca mới tập trung trong khu vực đô thị Seoul đông dân cư, nơi đang là tâm điểm của một vụ bùng phát virus trong những tuần gần đây, các ca nhiễm cũng được báo cáo ở gần như mọi thành thị lớn, làm dấy lên lo ngại rằng sự lây lan đang vượt ra ngoài tầm kiểm soát.
Chính phủ trước đó đã áp đặt các biện pháp giãn cách xã hội tăng cường ở Seoul trong tuần này sau khi kháng cự suốt mấy tháng qua vì lo ngại về kinh tế.
“Chúng ta hiện đang trong một tình huống rất nguy hiểm có thể kích hoạt COVID-19 lây lan ồ ạt khắp toàn quốc,” ông Park nói, theo AP.
Các nhà thờ từng là một nguồn chính của các ca nhiễm mới ở khu vực Seoul trước khi nhà chức trách đóng cửa trong tuần này. Các hộp đêm, quán karaoke, nhà hàng buffet và các quán cà phê internet ở vùng phụ cận thủ đô cũng đã đóng cửa và khán giả lại bị cấm đến các trận đấu bóng chày và bóng đá, chỉ vài tuần sau khi các đội được cho phép bán vé một phần chỗ ngồi trên khán đài.
Các biện pháp tương tự sẽ được áp dụng trên toàn quốc từ Chủ nhật, dù ông Park cho biết chính quyền địa phương sẽ có được sự linh hoạt nhất định, chẳng hạn như khuyến cáo ngừng hoạt động kinh doanh thay vì cưỡng hành, nếu tỉ lệ lây nhiễm thấp.
Trong bối cảnh căng thẳng gia tăng,
Đài Loan tuyên bố rằng Trung Cộng không nên
đánh giá thấp quyết tâm của họ
Tin từ Đài Bắc, Đài Loan – Trong một video mới phản ứng với các mối đe dọa của Trung Cộng, bộ quốc phòng của Đài Loan cho biết Trung Cộng không nên đánh giá thấp quyết tâm tự vệ của hòn đảo này, và các mối đe dọa quân sự của Trung Cộng sẽ chỉ khiến người dân Đài Loan kiên quyết hơn.
Trung Cộng tăng cường hoạt động quân sự xung quanh hòn đảo dân chủ mà Bắc Kinh tuyên bố là lãnh thổ thuộc chủ quyền của Trung Cộng, gửi chiến đấu cơ và tàu chiến đến tập trận gần Đài Loan, bao gồm cả tuần trước khi Bộ trưởng Bộ Y tế Hoa Kỳ có mặt ở Đài Bắc.
Trong một tuyên bố vào cuối hôm thứ Năm kèm theo video cho thấy các lực lượng Đài Loan đang tập trận, Bộ Quốc phòng Đài Loan cho biết họ “bày tỏ thái độ cứng rắn về các hành động gây áp lực quân sự gần đây của Trung Cộng”. Họ tuyên bố rằng Đài Loan sẽ không khiêu khích, nhưng cũng sẽ không thể hiện sự yếu kém. Những hành động khiêu khích và đe dọa của Trung Cộng sẽ chỉ khiến người dân Đài Loan đoàn kết hơn và “nhận ra bản chất của chủ nghĩa quân phiệt của Trung Cộng”.
Đoạn video được thực hiện khéo léo này, cũng được phát hành trên trang Facebook của Bộ Quốc Phòng Đài Loan, cho thấy các máy bay F-16 của Đài Loan đang gầm rú trên không, hỏa tiễn được bắn từ đất liền và trên biển, và các binh sĩ đang diễn tập.
Trung Cộng chưa bao giờ từ bỏ việc sử dụng vũ lực để đưa Đài Loan về quyền kiểm soát của họ. Người dân Đài Loan tỏ ra không hề hứng thú đến việc bị Bắc Kinh chuyên quyền điều hành. (BBT)
Ông Tập phát động chiến dịch thanh trừng nội bộ
Đại Nghĩa
Hàng tá quan chức Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã bị điều tra kể từ tháng 7, trong một chiến dịch được gọi là “làm trong sạch thể chế chính trị và luật pháp” của Đảng.
Các nhà phân tích cho biết trên Tạp chí phố Wall rằng, cuộc thanh trừng được thúc đẩy bởi một trong những đồng minh thân cận của lãnh đạo Tập Cận Bình, người đề xuất quan điểm “hướng lưỡi dao vào trong và cạo chất độc từ trong xương”. Chiến dịch này nhằm siết chặt sự kiểm soát và tăng cường uy quyền của ông Tập.
Jonathan Cheng, chánh văn phòng thường trú của Wall Street Journal tại Trung Quốc, đăng bài phân tích chính sách thanh trừng nội bộ của ông Tập (ảnh chụp màn hình Twitter).
Quan chức cấp cao nhất trong số những người bị điều tra là Giám đốc công an Thượng Hải Cung Đạo An, cùng một số nhân vật trước đó từng được khen ngợi vì thành tích công tác của họ.
Mục đích của chiến dịch là bổ nhiệm các nhân viên cảnh sát, công tố viên và thẩm phán nào có thể “tuyệt đối trung thành, tuyệt đối trong sáng và tuyệt đối tin cậy”.
“Ông Tập đặc biệt phụ thuộc vào bộ máy nhà nước cưỡng chế này [để duy trì quyền lực], nhưng ông ấy cũng không tin tưởng vào nó”, Wu Qiang, một nhà nghiên cứu chính trị Trung Quốc và là cựu giáo sư tại Đại học Thanh Hoa ở Bắc Kinh nói với Tạp chí phố Wall.
Người đứng đầu chiến dịch thanh trừng, Chen Yixin so sánh nó với Phong trào Chỉnh phong Diên An trong giai đoạn 1942 – 1945. Đây là một trong những cuộc thanh trừng đẫm máu nhất trong lịch sử ĐCSTQ, nhằm tăng cường quyền lực của nhà độc tài Mao Trạch Đông.
Đối với một số nhà quan sát, chiến dịch chứng tỏ sự tham nhũng dai dẳng trong hệ thống tư pháp hình sự của ĐCSTQ.
Đối với nhà kinh tế Sheng Hong, những người đứng đầu ĐCSTQ “không nhận ra rằng tham nhũng là vấn đề mang tính thể chế”.
Chiến dịch “làm sạch” của Chen Yixin cũng được tạp chí Bitter Winter báo cáo. Trong đó lưu ý rằng các cuộc biểu tình gần đây ở Belarus, một đồng minh thân cận của ĐCSTQ, đã làm dấy lên lo ngại trong nội bộ ĐCSTQ khiến nó buộc phải hành động.
Một mặt ĐCSTQ tuyên truyền rằng, nhân dân cả trong nước và quốc tế đều ủng hộ tổng thống Lukashenko. Họ đã kích hoạt lực lượng dư luận viên trên mạng xã hội để phổ biến thông điệp này.
Mặt khác, họ tăng cường tuyên truyền về “sự cần thiết phải tuân theo” ĐCSTQ vô điều kiện và không phàn nàn.
Có vẻ như ông Tập đang cố ngăn chặn hậu quả kinh tế do virus viêm phổi Vũ Hán gây ra, xung đột ngày càng gia tăng với Hoa Kỳ và các nước khác, và cuối cùng là nguy cơ bất ổn xã hội.
Jonathan Cheng, phóng viên chuyên về Trung Quốc của Tạp chí phố Wall, đã nhắc lại thông tin trong một dòng đăng Twitter của mình: “Một đồng minh cấp cao của Tập Cận Bình đã kêu gọi một cuộc thanh trừng theo kiểu Mao đối với bộ máy an ninh nội địa của Trung Quốc vào tháng trước, nói rằng đã đến lúc “quay lưỡi dao vào trong và cạo chất độc ra khỏi xương ”.
Rory Truex, phó giáo sư môn chính trị và các vấn đề quốc tế tại Đại học Princeton (Mỹ) cho biết: “ĐCSTQ cũng là “chế độ tinh vi nhất” trong việc lợi dụng internet và công nghệ để kiểm duyệt và tuyên truyền. Nhằm mục đích trấn áp, kiểm soát và xuyên tạc thông tin”. Ông Truex cũng cho biết ĐCSTQ đã xác định được các mối đe dọa mà nó phải đối mặt và cách đối phó với chúng.
“Nhưng có một số bằng chứng cho thấy điều đó có thể đã thay đổi dưới thời Tập Cận Bình, và một số điều thực sự khiến ĐCSTQ lớn mạnh dưới thời ông Tập có thể đang bị suy yếu”, ông Truex nói với hãng truyền thông ABC của Úc.
[Phỏng vấn]: Cảnh sát ập tới nhà giữa đêm,
sau khi dân nói muốn nhìn thấy
Lý Khắc Cường trong chuyến thị sát
Phụng Minh
Cô Thang Tĩnh cho biết không chỉ tìm bằng được cô trong đêm, mà cảnh sát còn gọi điện tới làm phiền khiến bố mẹ cô lo lắng.
Sáng ngày 20/8, ông Lý Khắc Cường đến thăm Trùng Khánh, nơi đang chịu cảnh lũ lụt nặng nề. Một số người dân địa phương cho biết trong nhóm WeChat rằng những người có thể nhìn thấy Lý Khắc Cường
đều là “diễn viên phụ” do chính phủ sắp xếp, và có người nói đùa rằng “tôi cũng muốn đi”. Bất ngờ là nửa đêm, cảnh sát đến tìm người này và gọi điện quấy rối cha mẹ già của cô.
Công dân Trùng Khánh Thang Tĩnh nói với tờ Epoch Times rằng một người trong nhóm WeChat hôm 20 có tiết lộ rằng bạn của anh ta là một cán bộ đảng và chính phủ. Người này nhận được thông báo vào đêm hôm trước rằng anh ta sẽ đi kiểm tra axit nucleic (phát hiện viêm phổi Vũ Hán) ngay trong đêm. Sau khi vượt qua nhiều lần xét nghiệm âm tính, thì được trở thành “người bổ sung” và gặp Thủ tướng Lý Khắc Cường tại một địa điểm được chỉ định vào ngày hôm sau.
Sau khi Thang Tĩnh biết chuyện, cô ấy đùa rằng cô ấy cũng muốn đi. “Sau đó, tôi nói trong một nhóm chat: Thủ tướng đang ở đây, ở Từ Khí Khẩu, vậy chúng ta hãy hẹn nhau, cùng đến gặp ông ấy”. “Tôi chỉ nói thế thôi, thực ra chỉ có vậy”, cô cho biết.
Đoạn hội thoại trên ứng dụng chat của người được phỏng vấn (ảnh: nhân vật cung cấp, dẫn qua Epoch Times).
Chỉ một câu nói đùa trên nhóm chat cá nhân đã khiến cảnh sát địa phương vào cuộc. Hơn 12 giờ đêm, Thang Tĩnh vẫn đang ở bên ngoài tiệc tùng cùng bạn bè, vừa sạc điện thoại di động đã hết pin thì nhận được tin nhắn từ cha cô.
Cô kể: “Cha tôi nói vừa rồi có cuộc gọi từ đồn cảnh sát khu vực nơi chúng tôi ở, nói họ đang tìm và đợi tôi ở cửa nhà tôi. Họ nghi ngờ tôi cố tình không mở cửa nhà nên đã gọi điện thoại cho cha tôi. Bạn nghĩ xem đã hơn 12 giờ đêm, cha tôi rất lo lắng”.
“Cha tôi hỏi cảnh sát: Các ông tìm nó có việc gì? Họ nói: Cô ta đã làm gì ông không biết sao? Đặt ngược lại câu hỏi khiến cha tôi đặc biệt lo lắng. Cảnh sát nói: Bản thân cô ta làm gì mà còn không biết sao? Chúng tôi tới kiểm tra và yêu cầu cô ấy đến ngay lập tức. Cô ấy đang ở đâu?”
Ngay sau cuộc nói chuyện với cha Thang Tĩnh, cảnh sát từ Sở cảnh sát Thạch Bình Kiều ở quận Cửu Long Pha đã gọi điện cho cô bằng điện thoại cố định và yêu cầu Thang Tĩnh về nhà ngay. “Anh ta bảo tôi phải đi ngay, và tôi nói tại sao tôi phải đến vào lúc đêm hôm thế này. Anh ta nói: Cô đang ở đâu? Hoặc là chúng tôi sẽ đến chỗ cô. Anh ta nói hôm nay anh ta phải đến, có việc rất gấp”.
Thang Tĩnh nói với cảnh sát rằng cô ấy là một công dân tuân thủ pháp luật, cô ấy có quyền tự do cá nhân và không bắt buộc phải hợp tác với cảnh sát vào lúc nửa đêm; nếu có bất cứ điều gì, cảnh sát có thể mang các giấy tờ pháp lý cần thiết cho cô ấy trong giờ làm việc hành chính.
Đoạn hội thoại trên ứng dụng chat của người được phỏng vấn (ảnh: nhân vật cung cấp, dẫn qua Epoch Times).
“Anh ta (cảnh sát) nói, vậy thì chúng tôi tốn thêm chút thời gian là được, cô nghĩ rằng chúng tôi không tìm được cô sao? Tôi nói đã vậy ông tìm đi, không phải việc của tôi, dù sao tôi cũng không phối hợp”.
Thang Tĩnh nói rằng bằng cách này, cảnh sát đã gây áp lực lên những người lớn tuổi ở gia đình cô và khiến họ lo lắng về điều đó, điều này làm cô cảm thấy không thể chấp nhận được. Cô cũng bởi vì gặp chuyện này mà đặc biệt phiền lòng, không dám về nhà gặp cha mẹ.
“Áp lực lớn, tình huống trông có vẻ kinh khủng như vậy, càng cho thấy sự diệt vong của bọn họ sắp đến, bọn họ sợ hãi tất cả mọi thứ”, Thang Tĩnh nói, nhưng trong quá trình này, những người đã minh bạch đều phải chịu đựng thống khổ.
“Bởi vì bạn, với tư cách là một người có lương tâm và thức tỉnh, bạn không thể quay trở lại trạng thái vô minh và tê liệt trong quá khứ. Giờ thì bạn đang chú ý, tham gia và thúc đẩy quá trình lật tàu. Trong quá trình này, bọn họ đối với chúng ta sẽ ra sức sỉ nhục và ra tay tàn ác, gây ra quá nhiều ảnh hưởng đến cuộc sống của chúng ta khiến nhiều người rất thống khổ”.
Theo Zhang Bei, The Epoch Times
Phụng Minh biên dịch
Bắc Kinh đang biến người Duy Ngô Nhĩ
thành ‘nô lệ hiện đại’ trong chuỗi cung ứng toàn cầu
Hàng chục ngàn người Duy Ngô Nhĩ đã bị chính quyền Trung Quốc cưỡng bức làm việc trong các chuỗi cung ứng của nhiều thương hiệu tầm cỡ, Viện Nghiên cứu Chiến lược Australia (ASPI) cho biết trong một báo cáo.
Chính phủ Trung Quốc chính là thế lực đứng sau tạo điều kiện cho các hoạt động chuyển lượng lớn người Duy Ngô Nhĩ và các sắc dân thiểu số khác từ khu tự trị Tân Cương đến các nhà máy trên khắp đất nước. Các bằng chứng cho thấy đây là hoạt động cưỡng bức lao động. Người Duy Ngô Nhĩ đang phải làm việc trong các nhà máy nằm trong chuỗi cung ứng của ít nhất 82 thương hiệu toàn cầu nổi tiếng; trong các lĩnh vực như công nghệ, quần áo và ô tô; bao gồm Apple, BMW, Gap, Huawei, Nike, Samsung, Sony và Volkswagen, theo báo cáo của ASPI.
Báo cáo của ASPI ước tính, 80.000 người Duy Ngô Nhĩ đã được chuyển ra khỏi Tân Cương để đến làm việc trong các nhà máy trên khắp Trung Quốc trong khoảng từ năm 2017 tới 2019, và một số trong đó được đưa thẳng từ các trại giam.
ASPI cho hay, đây là con số được ước tính một cách thận trọng, thực tế có thể còn cao hơn. Tại các nhà máy ở xa quê hương, những người Duy Ngô Nhĩ chủ yếu sống trong các ký túc xá biệt lập, họ phải tham gia các khóa học tiếng Quan thoại và cải tạo tư tưởng ngoài giờ làm việc. Họ cũng là đối tượng bị giám sát liên tục và bị cấm tham gia các hoạt động tôn giáo.
Theo ASPI, các nguồn tài liệu, bao gồm tài liệu chính phủ, cho thấy rằng những người lao động Duy Ngô Nhĩ bị chuyển đến làm việc tại các nhà máy là những người được chỉ định phải canh gác nghiêm ngặt và bị hạn chế quyền tự do đi lại.
Báo cáo của ASPI đã phơi bày một giai đoạn mới trong chiến dịch tái thiết xã hội của Trung Quốc trong đó Bắc Kinh chủ trương tận dụng nguồn là động là các công dân thiểu số, báo cáo cũng tiết lộ các bằng chứng mới cho thấy một số nhà máy trên khắp Trung Quốc đang sử dụng lao động cưỡng bức người Duy Ngô Nhĩ theo một kế hoạch chuyển giao lao động do nhà nước bảo trợ đang vấy bẩn chuỗi cung ứng toàn cầu.
ASPI cho rằng, chính phủ Trung Quốc cần tôn trọng các quyền công dân, quyền duy trì văn hóa và quyền lao động được ghi trong Hiến pháp và luật của Trung Quốc, chấm dứt việc giam giữ người Duy Ngô Nhĩ và các dân tộc thiểu số Hồi giáo khác ở Tân Cương, đồng thời đảm bảo rằng tất cả các công dân có thể dự do quyết định theo các điều khoản lao động và di chuyển của họ.
ASPI đề nghị, các chính phủ nước ngoài, các doanh nghiệp và các nhóm xã hội dân sự nên nhận biết các cơ hội để gia tăng áp lực đối với chính phủ Trung Quốc nhằm chấm dứt sử dụng lao động cưỡng bức người Duy Ngô Nhĩ và giam giữ không xét xử. Điều này sẽ gây sức ép buộc chính phủ Trung Quốc phê chuẩn Công ước về Lao động cưỡng bức của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) năm 1930 và Nghị định thư năm 2014 về Công ước Lao động cưỡng bức.
ASPI nhấn mạnh, người tiêu dùng và các nhóm vận động người tiêu dùng nên yêu cầu các công ty sản xuất ở Trung Quốc thực hiện trách nhiệm giải trình về nhân quyền trên chuỗi cung ứng của họ. Điều này nhằm đảm bảo rằng các công ty đó duy trì các quyền cơ bản của con người và không đồng lõa với bất kỳ kế hoạch cưỡng bức lao động nào.
Kể từ năm 2017, hơn một triệu người Duy Ngô Nhĩ và các thành viên của các dân tộc thiểu số Hồi giáo gốc Thổ Nhĩ Kỳ khác đã bị đẩy vào một mạng lưới rộng lớn các “trải cải tạo” ở các vùng hẻo lánh phía tây Tân Cương. Một số chuyên gia gọi các trại cải tạo này là các trại diệt chủng văn hóa có hệ thống do chính phủ Trung Quốc lãnh đạo. Bên trong các trại, những tù nhân phải chấp nhận bị truyền bá chính trị, buộc phải từ bỏ tôn giáo và văn hóa của họ, một vài trường hợp bị tra tấn.
ASPI cho biết, báo cáo của họ được viết dựa trên các tài liệu tiếng Trung công khai, các phân tích hình ảnh vệ tinh, nghiên cứu học thuật và các báo trên phương tiện truyền thông bản địa. Ngoài ra họ cũng tham khảo các tài liệu phân tích chính trị và chính sách đằng sau giai đoạn mới của các cuộc đàn áp liên tiếp đang diễn ra mà chính quyền Trung Quốc nhắm vào người Duy Ngô Nhĩ và các dân tộc thiểu số Hồi giáo khác. Những tài liệu này cung cấp bằng chứng về việc bóc lột sức lao động của người Duy Ngô Nhĩ và sự tham gia của các công ty nước ngoài, có thể là vô tình, trong các vụ vi phạm nhân quyền.
Nghiên cứu của ASPI đã xác định được 82 công ty nước ngoài và Trung Quốc hưởng lợi trực tiếp hoặc gián tiếp từ việc sử dụng lao động cưỡng bức người Duy Ngô Nhĩ bên ngoài Tân Cương thông qua các chương trình chuyển giao lao động bị lạm dụng trong thời gian gần đây.
Danh sách các thương hiệu liên đới tới chương trình chuyển giao lao động cưỡng bức của Trung Quốc được ASPI xác định dựa trên các dữ liệu công khai.
Báo cáo của ASPI bao gồm một phụ lục trong đó trình bày chi tiết về các nhà máy có liên quan và các thương hiệu có yếu tố lao động cưỡng bức Duy Ngô Nhĩ trong chuỗi cung ứng của họ. Báo cáo cũng đưa ra các khuyến nghị cụ thể cho chính phủ Trung Quốc, cho các công ty và chính phủ nước ngoài và các tổ chức xã hội dân sự.
Chuyên gia: Quan chức cấp cao Trung Quốc
đều có tài sản khổng lồ ở nước ngoài,
Hồng Kông chỉ là trung gian
Hương Thảo
Dẫu chỉ là trung gian, nhưng số tài sản của người thân 3 quan chức cấp cao Trung Quốc trong đó có ông Tập Cận Bình ở Hương Cảng đã lên tới hơn 1.000 tỷ đồng.
Theo Secretchina, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã cưỡng bức thực thi phiên bản Hồng Kông của Luật An ninh Quốc gia, dẫn đến Hoa Kỳ chế tài các quan chức cấp cao của Trung Quốc và Hồng Kông đã làm tổn hại quyền tự chủ của Hương Cảng. Tài sản của các quan chức cấp cao của ĐCSTQ ở Hồng Kông cũng thu hút sự chú ý.
Các phương tiện truyền thông Hoa Kỳ tiết lộ rằng họ hàng của ba thành viên đương nhiệm trong Ban thường vụ ĐCSTQ đã mua các biệt thự trị giá 51 triệu đô la Mỹ (khoảng 1.100 tỷ đồng) ở Hồng Kông, bao gồm con gái của Uông Dương, con gái của Lật Chiến Thư và em gái của Tập Cận Bình. Trọng tâm của bài báo là Lật Chiến Thư. Theo các báo cáo trước đây, tất cả các quan chức cấp cao của ĐCSTQ đều có tài sản khổng lồ ở Hồng Kông.
Lật Chiến Thư bị nhắm tới, để làm suy yếu Tập Cận Bình?
Ngày 12/8, tờ Thời báo New York đăng một bài báo trên trang tiếng Trung, trong đó đưa tin gia tộc của ba ủy viên Ban Thường vụ gồm Tập Cận Bình, Lật Chiến Thư và Uông Dương có tư sản ở Hồng Kông.
Lật Chiến Thư là Chủ tịch Quốc hội, nhân vật số 3 của ĐCSTQ. Con gái của ông ta, Lật Tiềm Tâm tại Hương cảng đang lặng lẽ tạo một ‘cầu nối’ với giới tinh hoa tài chính của thành phố, và sinh hoạt trong thế giới bí ẩn của chính trị Trung Quốc.
Lật Chiến Thư, người chịu trách nhiệm về việc ra phiên bản Hồng Kông của Luật An ninh Quốc gia, đã trở thành một trong những Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị được truyền thông Hoa Kỳ tiết lộ tài sản gia đình ở Hồng Kông. (Ảnh: Chụp màn hình Secretchina).
Lật Tiềm Tâm, 38 tuổi, đã tập trung mua một căn nhà phố bốn tầng nhìn ra biển trị giá 15 triệu đô la Mỹ ở Hồng Kông. Chồng của cô ta, doanh nhân Singapore gốc Hoa Thái Hoa Ba, sở hữu một con ngựa đua đã nghỉ hưu, và đầu tư hàng trăm triệu đô la vào khách sạn Peninsula danh tiếng và sau đó đã bán cổ phần.
Theo báo cáo, Lật Tiềm Tâm không chỉ là chủ tịch của một ngân hàng đầu tư quốc doanh có trụ sở tại Hồng Kông, vốn từ lâu đã làm ăn với họ hàng của các quan chức hàng đầu của ĐCSTQ, mà còn là đại diện Hồng Kông của nhóm cố vấn chính trị cấp tỉnh của ĐCSTQ.
Giống như nhiều thành viên khác trong tầng lớp lãnh đạo của ĐCSTQ, Lật Tiềm Tâm cũng thành lập Century Joy Holdings Ltd. tại Quần đảo Virgin thuộc Anh, một “thiên đường trốn thuế”.
Báo cáo cũng cho biết rằng những người thân của ba thành viên hiện tại trong Ban thường vụ của ĐCSTQ có tài sản ở Hồng Kông. Ngoài Lật Chiến Thư, con gái Trương Yến Na của em gái Tập Cận Bình và con gái Uông Khê Sa của Uông Dương đều sở hữu bất động sản ở Hồng Kông.
Trong số đó, cháu gái của Tập Cận Bình, Trương Yến Na, đã mua một biệt thự ở Vịnh Repulse với giá 19,3 triệu USD vào năm 2009, ngoài ra cô ta cũng sở hữu ít nhất 5 căn hộ.
Và Uông Khê Sa, con gái của Uông Dương, nhân vật số 4 của ĐCSTQ, đã mua một ngôi nhà trị giá 2 triệu đô la Mỹ ở Hồng Kông vào năm 2010. Uông Khê Sa từng là giám đốc cấp cao của Deutsche Bank.
Theo bài báo, Lật Tiềm Tâm và các chức sắc khác của ĐCSTQ không thể phân tách khỏi thể hệ tài chính và xã hội của Hồng Kông. Họ đã thiết lập các liên minh, và đầu tư quỹ của mình vào bất động sản ở Hồng Kông, khiến các lãnh đạo cao tầng của ĐCSTQ “cột chặt vận mệnh của họ với thành phố này”.
Gần đây, Hoa Kỳ đã chế tài đợt đầu các quan chức cấp cao của Trung Quốc và Hồng Kông liên quan đến luật an ninh. Lần này, truyền thông Hoa Kỳ bất ngờ tập trung vào việc phơi bày khối tài sản khổng lồ của thân nhân của ba đảng viên cấp cao nhất của ĐCSTQ hiện tại là Tập Cận Bình, Lật Chiến Thư và Uông Dương ở Hồng Kông, trong đó đa phần các bài viết đều về thân nhân của Lật Chiến Thư, mà không đề cập đến những quan chức cao cấp tiền nhiệm của ĐCSTQ.
Một số nhà quan sát tin rằng các yếu tố đấu đá nội bộ trong ĐCSTQ có thể liên quan đến thực tế là các thế lực phản Tập đang gửi “súng thần công” đến Hoa Kỳ, hy vọng làm nổ tung Lật Chiến Thư, và suy yếu Tập Cận Bình. Đồng thời, cũng có thể là Lật Chiến Thư, người đã đóng góp công lao vào luật an ninh quốc gia của ông Tập, thực sự tồi tệ.
Cả giới cao tầng tiền nhiệm và đương nhiệm của ĐCSTQ đều có tài sản khổng lồ ở Hồng Kông
“Tài liệu Panama” được tiết lộ vào tháng 4/2016 cho thấy gia tộc Giả Khánh Lâm, cựu Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị ĐCSTQ và là tâm phúc của Giang Trạch Dân, con gái ông là Giả Tường, con rể Lý Bá Đàm và cháu gái Lý Tử Đan có thẻ căn cước Hồng Kông và cũng sở hữu một số công ty nước ngoài; Đồng thời, Trương Hiểu Yến, con gái của Trương Cao Lệ, cựu Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị ĐCSTQ thuộc phe Giang và Giả Lập Thanh, con dâu của cựu Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị Lưu Vân Sơn, cũng có các công ty nước ngoài và thẻ căn cước Hồng Kông.
Một báo cáo đăng trên tờ “Apple Daily” của Hồng Kông ngày 10/10/2018 đề cập rằng trước đây, các gia đình quyền lực của ĐCSTQ rất muốn mua tài sản ở Hồng Kông, nhưng những năm gần đây, các quy chế chính trị bất thành văn ở Đại lục đã xâm nhập vào Hồng Kông, khiến họ phải rút vốn. Tuy nhiên, Trương Hiểu Yến, con gái của Trương Cao Lệ, cựu Ủy viên Ban Thường vụ Bộ Chính trị ĐCSTQ và Phó Thủ tướng Quốc vụ viện ĐCSTQ, là một ngoại lệ. Do công việc kinh doanh của chồng cô ta chủ yếu ở Đại lục và Hồng Kông nên cô ta đã tiếp tục mua bất động sản ở Hồng Kông trong hai năm qua. Giá trị thị trường của bất động sản trong tay cô ta ước tính gần 860 triệu nhân dân tệ.
Trong số các nhà lãnh đạo mà Apple theo dõi, gia đình Trương Cao Lệ sở hữu bất động sản có giá trị thị trường lớn nhất ở Hồng Kông.
Giả Tường, con gái Giả Khánh Lâm, đã mua bất động sản ở Taikoo Shing Haiti Garden với giá 3,85 triệu nhân dân tệ dưới bí danh Lâm Thanh vào năm 1993. Năm 2001, tài sản này được bán lại với mức lỗ 1,53 triệu nhân dân tệ. Vào năm 2016, cô ta lại dùng 37,78 triệu nhân dân tệ dưới danh nghĩa Lâm Thanh mua một bất động sản ở Dun Hao, Mid-Levels West. Giá trị thị trường hiện tại của nó giờ là 58,6 triệu nhân dân tệ, tăng 55%.
Lý Bá Đàm, con rể của Giả Khánh Lâm, đã mua sáu tòa nhà văn phòng và cửa hàng từ năm 1993 đến năm 2002. Năm trong số chúng đã được bán lại để kiếm lời, và chỉ một cái bị lỗ theo sổ sách là 780.000 nhân dân tệ. Tuy nhiên, Lý lại mua bất động sản Lijie Garden với giá 2 triệu tệ vào năm 2002. Giá trị thị trường hiện tại là 8,8 triệu tệ, đã bù đắp khoản lỗ trước đó.
Và cháu gái của Giả Khánh Lâm là Lý Tử Đan là “giàu nhất” gia tộc họ Giả. Lý Tử Đan đã mua một căn hộ ở đường Stubbs, Hồng Kông để sử dụng cho riêng mình vào năm 2015 với giá 387 triệu nhân dân tệ. Lý Tử Đan không cần thế chấp ngân hàng, và đã thanh toán căn nhà hoàn toàn bằng tiền mặt. Khi đó cô ta mới 24 tuổi.
Bất động sản này có cơ sở vật chất sang trọng, và giá giao dịch trên mỗi foot vuông cao tới 75.429 nhân dân tệ (khoảng 740.000 nhân dân tệ mỗi mét vuông).
Theo nguồn tin được tạp chí “Khai Mở” của Hồng Kông trích dẫn năm 2014, cháu gái của Tăng Khánh Hồng là Tăng Bảo Bảo (con gái của Tăng Khánh Hoài, anh trai của Tăng Khánh Hồng) là người sáng lập và giám đốc điều hành của Fantasia Holdings Group Co., Ltd., một công ty bất động sản Đại lục được niêm yết tại Hong Kong. Fantasia được niêm yết tại Hồng Kông vào năm 2010, và các phương tiện truyền thông đưa tin rằng giá trị tài sản ròng của Tăng Bảo Bảo đạt xấp xỉ 7.080 triệu đô la Hồng Kông, đủ để lọt vào top 20 phụ nữ giàu nhất Hoa lục.
Vào tháng 4/2017, tạp chí truyền thông Hồng Kông “Tranh luận” tiết lộ rằng các thành viên gia tộc anh em họ Tăng nắm giữ tài sản từ 40 đến 45 tỷ nhân dân tệ ở Trung Quốc, Hồng Kông, Macau và nước ngoài. Ở Hồng Kông có 2,8 tỷ đến 3 tỷ nhân dân tệ và Ma Cao là 1 tỷ nhân dân tệ. Họ cũng nắm giữ từ 3,6 tỷ đô la Mỹ đến 4 tỷ đô la Mỹ ở Úc, New Zealand, Singapore và các quốc gia khác.
Chuyên gia: Tất cả các gia tộc quyền quý của ĐCSTQ đều có tài sản ở hải ngoại, Hồng Kông chỉ là trung gian
Hồng Kông đã được Tổ chức Di sản Hoa Kỳ đánh giá là nền kinh tế tự do nhất thế giới trong hơn 20 năm liên tiếp. Kể từ khi trao trả chủ quyền của Hồng Kông cho Hoa lục vào năm 1997, Hồng Kông đã trở thành cơ sở rửa tiền của giới tinh hoa ĐCSTQ.
Lã Bỉnh Quyền, giảng viên cao cấp Khoa Báo chí của Đại học Tân Văn Hồng Kông, tiết lộ trong một cuộc phỏng vấn với “Voice of Germany” rằng, Hoa lục coi Hồng Kông là một trung tâm rửa tiền (tẩu tán tài sản). Tuy nhiên, nếu các tham quan muốn tìm nơi ẩn náu lâu dài thì Hồng Kông không phải là nơi lý tưởng của họ. Hồng Kông chỉ có thể được sử dụng như một trạm trung gian, có thể tiến hành rửa tiền, hoặc mua hộ chiếu, hoặc có thể ủy thác giao dịch cho các nhà đầu tư (găng tay trắng). Do đó, Hồng Kông chỉ là bàn đạp cho một số quan chức tham nhũng.
Lã Bỉnh Quyền nói rằng Hồng Kông là nơi lý tưởng để các nhà lãnh đạo ĐCSTQ và các gia tộc quyền lực rửa tiền và tẩu tán vốn, đây cũng là một bí mật công khai. Họ thông qua các đại lý của mình ở Hương Cảng để điều hành hoạt động và tỏa rộng ra khắp thế giới. Một số gia tộc trực tiếp điều hành các quỹ quy mô lớn. Vì họ sẽ không sử dụng tên thật của mình và sẽ không hiển thị chế độ hoạt động của mình một cách rõ ràng; các quỹ liên tục chảy vào và ra khỏi Hồng Kông và rất khó điều tra.
Ông tiết lộ rằng hầu hết tất cả các gia tộc quyền lực đều hoạt động theo cách này nên điều này đã trở thành sự đồng thuận công khai. Miễn là không có sự khác biệt lớn về chính trị, những gia tộc quyền lực này sẽ không gặp rắc rối, bởi vì mọi người đều có cơ chế lợi ích tương hỗ. Trừ khi xảy ra chuyện như Bạc Hy Lai, hoặc dòng dõi trực hệ nào đó gặp trục trặc pháp lý, tài sản sẽ bị điều tra.
Tuy nhiên, ông cho rằng xét về tổng thể, Hồng Kông chỉ là bàn đạp cho hoạt động của họ, những tài sản dài hạn hay kho chứa tài sản lớn nhất của các gia đình quyền lực sẽ không ở lại Hồng Kông lâu dài, thay vào đó nó sẽ ở một nơi có độ an toàn tư mật cao hơn, và hoạt động ẩn tàng hơn ở nước ngoài. Hồng Kông chỉ giống như một trong những trạm trung chuyển của những con kiến đang di chuyển.
Sau khi ĐCSTQ thực hiện Luật An ninh Quốc gia, nó uy hiếp vị thế thị trường tài chính toàn cầu của Hồng Kông; nó cũng đặt những thân nhân của các lãnh đạo ĐCSTQ và các thái tử đảng vào tình thế nguy hiểm bấp bênh.
Tờ “News Time” dẫn lời Lâm Hồ Lập, trợ giảng về Nghiên cứu Trung Quốc tại Đại học Trung Quốc Hồng Kông, nói rằng các thành viên của giới quý tộc đỏ của ĐCSTQ, bao gồm cả những “thái tử đảng” đã đầu tư rất lớn vào Hồng Kông, do đó “nếu Hồng Kông đột nhiên mất địa vị tài chính, họ không thể để tiền ở đây”.
Kể từ khi các cuộc biểu tình chống ĐCSTQ nổ ra ở Hồng Kông vào năm ngoái, đã liên tục có tin tức về việc các quan chức của ĐCSTQ chuyển tài sản khỏi Hồng Kông. Có thông tin cho rằng Giả Khánh Lâm, cựu thành viên Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị ĐCSTQ, đã thuê một phi cơ riêng để chuyển tài sản ở Hồng Kông của ông ta sang Campuchia.
Theo Lin Zhongyu, Secretchina
Hương Thảo biên dịch
Lo sợ phát ngôn đắc tội,
cựu Phó thị trưởng Trung Quốc bỏ trốn sang Mỹ
Bình luậnĐông Phương
“Tôi dùng tên thật để thoái Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ)”. Hôm 19/8, The Epoch Times đã có cuộc phỏng vấn với ông Lý Truyền Lương (Li Chuanliang), cựu Phó thị trưởng thành phố Kê Tây (Jixi), tỉnh Hắc Long Giang, Trung Quốc. Hồi đầu năm nay, ông Lý đã chạy trốn khỏi Trung Quốc và vừa đặt chân đến Los Angeles trong thời gian gần đây.
Ông Lý cho biết ông muốn thoái xuất các tổ chức đảng, đoàn, đội của ĐCSTQ bằng tên thật của mình. Trên thực tế, ông Lý đã chủ động xin từ chức Phó thị trưởng và các chức vụ công khác vào năm 2014, và từ chối đóng đảng phí trong nhiều năm, tự động từ bỏ tư cách đảng viên ĐCSTQ.
Vào ngày 14/2/2020, ông Khổng Lệnh Bảo (Kong Lingbao), người trước đây công tác dưới quyền ông Lý Truyền Lương tại Cục Tài chính và sau đó được thăng chức làm Bí thư Quận ủy Hằng Sơn của thành phố Kê Tây, vì đưa ra bình luận về việc chính quyền trung ương Trung Quốc che giấu đại dịch viêm phổi Vũ Hán nên đã bị báo cáo và cách chức. Buổi chiều cùng ngày, ông Khổng đã bị cảnh sát bắt giữ, nhà và văn phòng cũng bị khám xét toàn diện. Sau khi biết được thông tin này, ông Lý Truyền Lương lo lắng sẽ bị liên lụy vì những nhận xét và quan điểm trong quá khứ của mình. Với sự giúp đỡ của các nhà hoạt động phong trào dân chủ ở nước ngoài, ông Lý đã phải thông qua rất nhiều người, gặp nhiều trắc trở và chạy trốn trong lo sợ trong tình hình đại dịch, ông chỉ mới đặt chân đến Los Angeles gần đây.
“Không còn cách nào khác, tôi thực sự không thể làm tiếp được nữa”
Không ít người đặt câu hỏi tại sao ông Lý Truyền Lương phải từ chức công vụ? Ngay cả khi không là Phó thị trưởng, ông vẫn là cán bộ cấp sở và được hưởng nhiều lợi ích cũng như đãi ngộ đặc biệt ở Trung Quốc. Nhưng ông nói: “Những người bạn tốt chân chính, bất cứ ai hiểu tôi đều cảm thấy rằng tôi đang làm điều đúng đắn. Không còn cách nào khác, tôi thực sự không thể làm tiếp được nữa”.
Ông Lý bắt đầu công tác từ năm 1983. Ông có Chứng chỉ kế toán viên công chúng được cấp phép (CPA), Chứng chỉ Kiểm toán Nội bộ (CIA) và Chứng chỉ đại lý thuế (CTA). Ông tốt nghiệp thạc sĩ EMBA tại Học viện Kinh tế và Quản lý thuộc Đại học Thanh Hoa và đạt được chứng nhận kế toán viên cao cấp. Sau 4 – 5 năm công tác, ông Lý đã được kết nạp đảng. Ông cho biết, nhiều năm qua ông đều tham gia vào công việc quản lý thu chi ngân sách, thuộc về nhân viên kỹ thuật, và luôn không hợp với giới chính trị.
Cuối năm 2011, do điều chỉnh đơn vị công tác, ông Lý Truyền Lương được bổ nhiệm làm Phó Thị trưởng thành phố Kê Tây. Trong ba năm làm Phó thị trưởng, ông đã từng bước thâm nhập vào hạch tâm chính trị của thành phố và nhận thấy nhiều phương thức quyết sách mang tính tham nhũng và các công trình lừa đảo dối trá. Ông nói: “Việc tiêu tốn các khoản công quỹ cho các dự án và đất đai, ở tất cả các thành phố lớn đều có những trường hợp này”. Nhưng vì vị thế thấp cổ bé họng, ông Lý chỉ có thể cố gắng ngăn chặn hoặc không thực hiện một số vụ nhất định. “Tôi cũng đã từng rất thẳng thừng và báo cáo, nhưng kết quả là hình phạt rất nhẹ, các quan chức đều bảo vệ nhau”. Ông Lý cũng từng bị cấp trên đe dọa và dụ dỗ, ám thị rằng chỉ cần anh hợp tác, anh sẽ có cơ hội được thăng chức.
Cuối cùng, ông Lý quyết định chủ động từ chức, đơn vị cũng nhận thấy thái độ tiêu cực của ông nên đến năm 2014 ông được điều làm Phó thị trưởng Hạ Cương (Hegang). Ông Lý nói: “Vì có nỗi ưu tư nên tôi không muốn làm việc đó. Vậy nên sau đó tôi đã không được phát lương, chế độ nghỉ hưu và bảo hiểm cũng bị chấm dứt”.
Các kênh truyền thông chính thức của ĐCSTQ đưa tin rằng ông Lý Truyền Lương chính thức được bổ nhiệm làm Phó Thị trưởng Kê Tây vào tháng 5/2012. Ông nói rằng điều này là do một hoạt động mang tính thủ tục và có độ trễ về thời gian. Việc bổ nhiệm các quan chức của ĐCSTQ không phải do bầu cử, hầu hết đều được tổ chức chỉ định và sắp xếp. ĐCSTQ muốn ai lên thì người ấy sẽ lên. Vì vậy các công bố nhậm chức chính thức của quan chức sẽ có sự chênh lệch thời gian một tháng, thậm chí hơn nửa năm. Ông Lý cho biết: “Tuyên bố chính thức chỉ mang tính chất tham khảo một phần”. Trên thực tế, ông chính thức trở thành Phó thị trưởng thành phố Kê Tây từ cuối năm 2011.
Năm 2017, ông Lý Truyền Lương chính thức hoàn toàn rời khỏi ĐCSTQ cùng thể chế chính phủ đó, trở thành một “người tự do”. Ông nói: “Khi tôi nhận được hộ chiếu, tôi mới cảm thấy mình thực sự được tự do, và tôi vui vẻ gọi điện cho bạn bè của mình để thông báo cho họ”. Kể từ đó, ông Lý đã làm tư vấn thuế doanh nghiệp và kinh doanh cá nhân.
Rất lo lắng rằng Trung Quốc sẽ trở lại thời kỳ Cách mạng Văn hóa
Trước khi xảy ra đại dịch viêm phổi Vũ Hán, ông Lý thường bình luận về tình hình hiện tại và việc ra quyết định của chính phủ với một số người bạn cùng chí hướng. Ông nói: “Thực ra trước đây không phải không lo lắng, nhưng tôi không ngờ nó lại nghiêm trọng như vậy”. Trong các cuộc trò chuyện nhóm nhỏ và dùng bữa, ông và bạn bè đều nói về vấn đề của thể chế ĐCSTQ và thảo luận về các tệ nạn của “đảng”. Tuy nhiên, ông cho rằng với tình hình hiện tại ở Trung Quốc, có lẽ sẽ không ai dám nói ra. Bởi vì ĐCSTQ khuyến khích giám sát và báo cáo, đồng thời thắt chặt quyền tự do ngôn luận, đặc biệt là “Dự án Thiên nhãn”, các loại giám sát trên trời, dưới đất, hầu hết mọi người đều phẫn uất nhưng không dám nói. Ông rất lo lắng Trung Quốc sẽ trở lại thời kỳ Cách mạng Văn hóa, vì báo cáo nhau mà vợ chồng trở mặt, cha con trở thành kẻ thù.
Ông Lý Truyền Lương nói: “Tất cả chúng tôi đều dám nói, nhưng chúng tôi nói thật quá”. Một trong những cáo buộc cho bắt giữ ông Khổng Lệnh Bảo là “có ngôn luận không đúng đắn”, nhưng rốt cuộc thì “ngôn luận không đúng đắn” là gì? Với tư cách là Bí thư cấp 4 đương nhiệm của Đảng Cộng sản, ông Khổng đã nói: “Không thể tiếp tục bán mạng sống của mình cho Đảng Cộng sản được nữa, không thể tiếp tục làm việc cho Đảng Cộng sản nữa”. Cuộc trò chuyện riêng tư này đã được ghi âm và bị báo cáo, ông Khổng cũng vì vậy mà bị kết án.
Ông Lý cho biết vào đầu tháng 2 năm nay, dịch bệnh ở Trung Quốc đã lây nhiễm nghiêm trọng nhưng chính quyền không cho phép các quan chức địa phương báo cáo lên trên. Là người đứng đầu khu vực thuộc quyền quản lý của mình, ông Khổng đã tận mắt chứng kiến cảnh các công nhân thất nghiệp ở các mỏ than đã bị khai thác sạch ở địa phương, hết người này đến người khác bị nhiễm viêm phổi Vũ Hán. Do dịch bệnh lây lan quá nghiêm trọng nên ông quyết định báo cáo lên cấp trên, nhưng cuối cùng ĐCSTQ đã liệt ông vào tội “thất trách trong công tác phòng chống dịch”. Ông Lý nói: “ĐCSTQ bắt giữ bất cứ ai mà nó muốn bắt. Bản án của Khổng Lệnh Bảo thực sự là một cuộc đấu tranh phe phái trong nội bộ ĐCSTQ. Người báo cáo ông ấy cũng là một người trong nội bộ, sau khi ông Khổng bị rớt đài, ông ta đã lên thay thế”.
Ông Lý cho biết: “Đây là một trò gánh tội điển hình. Những ai thực sự lên tiếng cho người dân thì sẽ phải chịu tội”. Ông cho rằng khi đó ĐCSTQ đã thông báo về dịch viêm phổi và ông Khổng cũng không
phải là người tố cáo [về dịch bệnh]. “Ông ấy cấp báo lên vậy là rất chậm rồi, nếu mà sớm hơn một ngày thôi thì số người chết đã có thể ít đi”. Nhưng ĐCSTQ vẫn muốn ông Khổng Lệnh Bảo làm “dê thế tội”.
Sau khi đại dịch bùng phát, mọi người dân Trung Quốc đều được cấp mã y tế, thực tế là đeo máy theo dõi toàn diện 24h. Tuy nhiên, hầu hết mọi người đều có suy nghĩ là có thể cứu sống bản thân là tốt rồi, không cách nào nghĩ quá nhiều đến những điều khác. Ông Lý nói: “Tôi chưa bao giờ đọc dữ liệu do ĐCSTQ đưa ra, và tôi cũng không tin. Nó quá không minh bạch, dữ liệu không chính xác. Ai tin chứ? Nhưng ai dám nói?”.
Hãy can đảm lên tiếng, để nhiều người hơn nữa cùng đứng lên
Theo những gì ông Lý Truyền Lương biết, ông thực sự đã nghe nói rằng các quan chức cấp cao của ĐCSTQ đang sử dụng thuốc Hydroxychloroquine, nhưng đại đa số người dân Trung Quốc không biết điều đó trừ khi họ là người trong nội bội thể chế, hoặc là những người có chính kiến tự vượt tường lửa Internet rồi lấy được thông tin từ nước ngoài. Khi còn ở Trung Quốc, ông Lý cũng đã dò hỏi về loại thuốc này nhưng không thể mua được.
Ông nói: “Môi trường xã hội hiện tại ở Trung Quốc là trên bề mặt thì xuất bản khá nhiều bài báo nhưng kỳ thực chẳng có là bao; tin giả cũng nhiều, tin thật thì rất ít”. Ông còn cho biết hầu hết những người bị sa thải không có thu nhập, mọi người đều lo lắng không biết tương lai phải làm sao, đều sống trong tình cảnh tồn trữ được bao nhiêu lương thực thì qua ngày được thêm chút ấy.
Ông Lý cũng cho rằng chế độ độc tài ĐCSTQ đã nằm ngoài tầm giám sát của người dân, xã hội và quốc tế, nó đã đưa ra rất nhiều chính sách không phù hợp với lòng dân và cũng không thực tế. Ông nói: “Làm thế nào mà một ngôi nhà mới xây được vài năm đã cong vẹo rồi? Ở đây có lợi ích của các chủ đầu tư xây dựng!”. Đây là lý do dẫn đến tham nhũng chính sách. Trung Quốc không có chính sách công bằng, chỉ có các chính sách được thiết lập cho các nhóm lợi ích.
Ông Lý đã từng bị tố cáo là thất trách, không làm tròn trách nhiệm. Ông nói rằng vụ án đó là do các quan chức tham nhũng Phòng Xây dựng Đô thị và Nông thôn thuộc khu vực quản lý của ông làm, nhưng dân chúng điền tên trong thư tố cáo là Phó thị trưởng để nâng cấp vấn đề và được dư luận chú ý hơn. Ông Lý nói: “Căn bản là tôi không có làm mấy chuyện ấy. Cuối cùng, chính tôi đã giúp người tố cáo giải quyết vấn đề. Vì người dân muốn tìm ai đó để giải quyết vấn đề, vậy nên họ đã kéo tôi vào”. Ông cho rằng hầu hết các việc “khiếu nại lên chính quyền cấp trên” ở Trung Quốc không phải là vô duyên vô cớ. Một người, hai người thì có thể là vấn đề cá nhân, nhưng nếu có nhiều người kiến nghị, thì ắt là vấn đề rất lớn của các quan chức đại diện cho chính phủ. Thể chế ĐCSTQ là vấn đề lớn nhất ở Trung Quốc.
Ông Lý Truyền Lương cho rằng ở Trung Quốc, cho dù bạn là quan chức cấp cao, doanh nhân hay phần tử trí thức, chỉ cần bạn có lương tâm một chút, bạn sẽ gặp rất nhiều áp lực về tinh thần. Ngoài việc đối mặt với các chính sách đàn áp của chính quyền ĐCSTQ, bạn còn phải lo lắng cho sự an toàn cá nhân của mình. Ông nói: “Bây giờ làm quan chức của ĐCSTQ cũng là một công việc có nguy cơ và rủi ro cao”.
Sau khi thoát khỏi Trung Quốc, ông Lý quyết định dũng cảm lên tiếng, bởi vì chỉ có đứng lên thì mới có thể khuyến khích nhiều người hơn nữa cùng đứng lên, như vậy thì mới thực sự là đang bảo vệ người thân, bạn bè và gia đình của mình.
Đông Phương
Theo The Epoch Times
Huawei rơi vào ‘tình trạng hỗn loạn thời chiến’,
nhân viên cao cấp liên tục từ chức
Bình luậnĐông Phương
Hoa Kỳ gần đây đã mở rộng các biện pháp trừng phạt đối với Huawei để ngăn chặn toàn diện việc Huawei có được chip thương mại, bao gồm cả chip do các công ty nước ngoài sản xuất bằng phần mềm và công nghệ của Mỹ. Truyền thông Anh tiết lộ rằng Huawei đã bước vào “trạng thái thời chiến”, lòng người hoảng loạn và nhiều nhân viên đã tự ý từ chức.
Tờ Financial Times của Anh dẫn lời một nhân viên phòng Nghiên cứu và Phát triển (R&D) của Huawei tiết lộ rằng, công ty nhắc nhở nhân viên làm quen với “tình trạng chiến tranh” (state of war) này. Ông cho biết, ông và các nhân viên khác lo lắng về quyền lợi của mình bị thiệt hại, sợ bị cho thôi việc; còn
một số nhân viên rất lo lắng đã tự xin nghỉ việc vì điều này, một lượng lớn nhân viên đã xin chuyển sang các bộ phận khác và cũng có không ít người đã bị cho thôi việc.
Một kỹ sư khác của Huawei nói: “Cuối cùng thì cũng không cần phải tăng ca nữa rồi”. Còn có nhân viên đã đề cập trên bảng thông báo của Huawei: “Nếu tất cả các microchip bị hạn chế từ ngày 17/8, chúng tôi còn có thể sản xuất những sản phẩm nào đây?”.
Các nhân viên và nhà phân tích của Huawei cho rằng, các lệnh trừng phạt liên quan sẽ chấm dứt hoạt động kinh doanh điện thoại di động và thiết bị 5G chủ yếu của Huawei, đồng thời cũng ảnh hưởng đến các bộ phận khác, bao gồm điện toán đám mây, trò chơi và thực tế ảo (VR).
Có nhân viên tiết lộ rằng, gần đây, nhiều nhân viên cấp cao của Huawei đã rời đi vì “nếu bạn là người ở vị trí quá cao, bạn sẽ dễ bị Mỹ trừng phạt”.
Vào tháng 5 năm nay, Bộ Thương mại Hoa Kỳ thông báo rằng họ sẽ cấm Huawei mua các chất bán dẫn chứa công nghệ hoặc sản xuất bởi thiết bị của Hoa Kỳ mà không có giấy phép đặc biệt. Hôm 17/8, Bộ Thương mại Mỹ tiếp tục đưa 38 công ty con của Huawei tại 21 quốc gia trên thế giới vào danh sách các thực thể bị trừng phạt, cắt đứt các kênh mua sắm linh kiện của Mỹ thông qua bên thứ ba của Huawei.
Tờ The Washington Post dẫn lời một nguồn tin trong ngành cho biết, hiện nay tất cả các chip bán dẫn đều chứa công nghệ của Mỹ. Lệnh cấm mới của Bộ Thương mại Mỹ tương đương với tất cả các chip do bất kỳ ai ở bất kỳ đâu sản xuất đều không được cung cấp cho Huawei. “Điều này sẽ giết chết Huawei”.
Trong một cuộc phỏng vấn với truyền thông Mỹ, ông Lâm Tu Dân (Lin Xiumin), Giảng viên bán thời gian của Khoa Quản lý Kinh doanh tại Đại học Soochow, Đài Loan, cũng cho biết, các quy định mới mà Bộ Thương mại Hoa Kỳ đưa ra lần này khiến thiết bị cốt lõi trong lĩnh vực viễn thông của Huawei “không thể không chết”. Ông chỉ ra thêm rằng, không có điện thoại di động hay công nghệ nào trên thế giới không sử dụng công nghệ của Mỹ, “hoàn toàn là việc Mỹ có sẵn sàng túm gáy hay không”.
Đông Phương
Theo NTDTV
Tencent học theo Huawei
tìm lỗ hổng trong chế tài của Mỹ
Bình luậnĐông Phương
Tờ Vision Times đã có được tin độc quyền rằng, sau khi Tổng thống Trump ký sắc lệnh liên quan đến WeChat và Tencent, Tencent hiện đang tiến hành các biện pháp tìm lỗ hổng trong chế tài của Mỹ nhằm cứu vãn hoạt động kinh doanh xuyên quốc gia của Tenpay.
Vì lo ngại vấn đề an ninh quốc gia bị đe dọa nghiêm trọng, Tổng thống Trump đã ký 2 sắc lệnh cấm các công ty và cá nhân Mỹ có bất kỳ hoạt động kinh doanh nào với hai công ty Trung Quốc là ByteDance và Tencent kể từ ngày 20/9. Động thái này đã thu hút sự chú ý của toàn thế giới.
Vào tối ngày 6/8 theo giờ Mỹ, Tổng thống Trump đã ký 2 sắc lệnh hành pháp với nội dung là 45 ngày sau sẽ tiến hành cấm bất kỳ công ty hay công dân nào của Mỹ có bất kỳ hoạt động kinh doanh gì với TikTok cùng công ty mẹ ByteDance và WeChat cùng công ty mẹ Tencent. Ngày 7/8, cổ phiếu của công ty Tencent sụt giảm mạnh, 250 tỷ nhân dân tệ cổ phiếu bốc hơi (khoảng 36,149 tỷ USD).
Hiện tại, uy lực lệnh hành pháp của Tổng thống Trump đã tác động đến hoạt động kinh doanh thu chi tài chính ở Mỹ của Tencent. Công ty SinoPay có trụ ở tại Chicago Hoa Kỳ là một công ty chuyên cung cấp các giải pháp thanh toán. Trang web của công ty này giới thiệu họ là đối tác hợp tác do WeChat pay, Alipay và UnionPay chỉ định, và có thể giúp khách hàng kết nối với 3 nền tảng thanh toán di động lớn nhất Trung Quốc nói trên.
Hôm 17/8, SinoPay đưa ra một thông báo “Chú ý: Thông báo thay đổi của Tenpay (WeChat pay)” (ATTN: NOTICE OF CHANGE FOR TENPAY (WeChat pay)). Thông báo cho biết, do lệnh hành pháp mà Tổng thống Trump ký ngày 6/8, các khách hàng của SinoPay có giao dịch với Tenpay/WeChat pay có khả năng sẽ bị ảnh hưởng. Vì vậy, từ sau ngày 18/9/2020, SinoPay sẽ ngừng cung cấp các dịch vụ thanh toán của Tenpay (WeChat pay) hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến Tenpay. Trước ngày 18/9/2020, công ty vẫn cung cấp dịch vụ của Tenpay (WeChat pay) như bình thường. SinoPay cũng nhắc nhở và đề nghị khách hàng mau chóng chuyển sang sử dụng Alipay.
Theo các tài liệu được công khai, Tenpay là nền tảng thanh toán trực tuyến do công ty Tencent phát hành từ tháng 9/2005, hoạt động kinh doanh chính của nó là cung cấp dịch vụ thanh toán và thu tiền cho các giao dịch của các công ty và khách hàng cá nhân trên mạng Internet. Thông qua việc giúp đỡ các
internet banking của các ngân hàng lớn ở Trung Quốc, các khách hàng của Tenpay có thể dễ dàng sử dụng các dịch vụ Internet trong hệ thống Tencent như nền tảng mua sắm trực tuyến “Paipai”, liên kết với phần mềm chat Tencent QQ, ví tiền QQ và chơi các trò điện tử, v.v. Tính theo lượng giao dịch ở Trung Quốc thì Tenpay đứng thứ hai, chiếm 20%, chỉ sau Alipay của Alibaba.
WeChat pay là một chức năng thanh toán được thiết lập trong phần mềm WeChat do Tencent phát hành, nó hoạt động và được cấp quyền thanh toán qua Tenpay.
Tin độc quyền mà Vision Times có được tiết lộ rằng, để đối phó với lệnh hành pháp của Tổng thống Trump, công ty Tencent đang tìm lỗ hổng thông qua kênh pháp luật và áp dụng một số biện pháp để trấn tĩnh các đối tác làm ăn của họ. Điều này minh chứng rằng lệnh hành pháp chỉ nhắm vào phần mềm ứng dụng WeChat chứ sẽ không ảnh hưởng đến các công ty con của Tencent và các hoạt động kinh doanh khác của họ ở Mỹ. Trước khi lệnh hành pháp có liên quan của Bộ Thương Mại Hoa Kỳ được ban hành, Tenpay vẫn được sử dụng bình thường và có thể thanh toán ở Mỹ.
Vậy liệu sắc lệnh của Tổng thống Trump có ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Tenpay tại Hoa Kỳ? Và những người Hoa tại Mỹ ứng phó với vấn đề này như thế nào?
Tổ chức nghiên cứu chính trị và kinh tế độc lập “Thiên Quân Chính Kinh” (Tianjun Zhengjing) bình luận và phân tích rằng, đầu tiên, mặc dù phải đợi đến khi Bộ Thương Mại Hoa Kỳ đưa ra thông báo chi tiết về “bất kỳ giao dịch nào có liên quan đến WeChat” thì chúng ta mới biết được quyết định cuối cùng. Nhưng hiện tại Tencent lại đang muốn tung hỏa mù, vì Tenpay là nền tảng cung cấp công nghệ thanh toán căn bản nhất của Tencent nên không cách nào tách rời mối quan hệ được, hơn nữa phần mềm WeChat đã tích hợp rất nhiều ứng dụng trong đó nên cũng không cách nào bóc tách ra được.
Thứ hai, đây cũng là một điểm rất quan trọng, đó là Tencent là một công ty được cấp quyền tài chính đầy đủ nhất trong lĩnh vực tài chính Internet của Trung Quốc, xúc tu của họ trải rộng từ chi trả cho bên thứ ba, bảo hiểm, chứng khoán cho đến ngân hàng, quỹ, kiểm tra tín dụng, khoản vay nhỏ, v.v. Nhưng ở Hoa Kỳ họ lại không có giấy phép tài chính và không có quyền chủ động trong các tổ chức tài chính Mỹ, các tổ chức tài chính Mỹ khẳng định sẽ chủ động có các biện pháp để tránh rủi ro.
Cuối cùng, sự việc này xảy ra trong bối cảnh tranh chấp Mỹ – Trung trên các lĩnh vực công nghệ, tài chính… leo thang, hướng đi của Mỹ là “làm sạch” trên tất cả các lĩnh vực, nên biện pháp hạn chế đối với Tencent chỉ là vừa mới bắt đầu, dự đoán rằng không lâu nữa sẽ có nhiều chế tài hơn và chi tiết hơn được ban bố. Vì vậy, Tencent dù có giảo biện thế nào đi nữa thì cũng không có tác dụng gì.
Đông Phương
Theo secretchina.com
https://www.ntdvn.com/trung-quoc/tencent-hoc-theo-huawei-tim-lo-hong-trong-che-tai-cua-my-64099.html
Hình ảnh vệ tinh cho thấy
tàu ngầm Trung Quốc đi vào ‘hang động tối mật’
Bình luậnĐông Bắc
Đài Á Châu Tự Do vừa công bố hình ảnh về một tàu ngầm tấn công chạy bằng năng lượng hạt nhân lớp Thương (đặt theo tên triều đại xưa trong lịch sử Trung Hoa) đang tiến vào “một căn cứ ngầm bí mật tại đảo Hải Nam, phía nam Trung Quốc. Căn cứ Hải quân Du Lâm là nơi đóng quân của Hạm đội Nam Hải của Trung Quốc và cung cấp khả năng tiếp cận nhanh chóng đến Biển Đông”.
Không có nhiều thông tin về căn cứ quân sự ngầm dưới lòng đất. Đây là lần hiếm hoi vệ tinh chụp được một tàu ngầm đang tiến vào hầm ngầm này. Vậy tất cả các tàu ngầm Trung Quốc đang ở đâu?
Căn cứ Du Lâm nằm ở phía bắc Biển Đông, nơi có nhiều tranh chấp và phía đông là cửa ngõ ra Thái Bình Dương và Đài Loan. Tờ Drive cho biết: “… các bến tàu hoàn toàn trống rỗng. Điều này cũng có vẻ cực kỳ hiếm dựa trên kinh nghiệm giám sát của chúng tôi”.
Căn cứ Hải quân Du Lâm khổng lồ của Trung Quốc trên đảo Hải Nam là một trong những căn cứ chiến lược lớn nhất trong khu vực. Đây là nơi có hạm đội tàu ngầm tên lửa đạn đạo hạt nhân của Trung Quốc – xương sống của lực lượng răn đe tấn công thứ hai.
Mặc dù căn cứ tàu ngầm này đã tồn tại từ lâu, nhưng chỉ đến cuối những năm 2000 thế giới mới biết đến căn cứ ngầm này qua tin tình báo và vệ tinh do thám. Được biết, Trung Quốc đã xây dựng thêm những cơ sở dưới mặt đất đào sâu vào trong lòng núi, để làm bến đỗ cho các tàu ngầm nguyên tử.
Theo tờ Drive, mặc dù các hình ảnh vệ tinh đã từng chụp thấy các sà lan ở quanh khu vực căn cứ này, nhưng chưa bao giờ chụp được chiếc tàu ngầm nào cho đến khi Planet Labs vừa công bố.
Vì vậy chỉ có thể suy đoán rằng các tàu ngầm hoặc đang ẩn náu trong căn cứ dưới lòng đất tại Du Lâm, hoặc đang đi tuần tra trong bối cảnh căng thẳng gia tăng giữa Washington và Bắc Kinh vào tháng trước, khi chính quyền Tổng thống Trump đã điều hai hàng không mẫu hạm và 4 tàu chiến đến Biển Đông để ngăn chặn bất kỳ hành động xâm lược nào của quân đội Trung Quốc, đặc biệt là trong các vùng biển đang tranh chấp ở Biển Đông.
Đông Bắc
Cựu Đại Sứ Trung Cộng tố Hoa Kỳ gây áp lực
buộc các nước Trung Đông chống lại Bắc Kinh
Tin Bắc Kinh, Trung Cộng – Theo một cựu viên chức ngoại giao Trung Cộng, các đồng minh của Hoa Kỳ tại Trung Đông đang bị áp lực phải đối đầu với Trung Cộng, gây trở ngại lớn cho kế hoạch kinh tế của Bắc Kinh tại đây.
Ông Hua Liming, đại sứ Trung Cộng tại Iran từ năm 1991 tới 1995, cũng cho rằng thỏa thuận mới đây giữa Israel và Tiểu vương quốc Ả Rập UAE là một phần trong chiến lược của Hoa Kỳ nhằm cô lập Iran, một trong các đối tác kinh tế của Trung Cộng trong khu vực.
Ông Hua, người cũng từng là đại sứ tại UAE từ 1995 đến 1998, nói rằng thỏa thuận hòa bình chỉ là 1 bước trong kế hoạch lớn hơn của Hoa Kỳ tại Trung Đông. Cựu đại sứ này dự đoán, bước kế tiếp có thể là Hoa Kỳ sẽ tiếp tục làm trung gian cho các thỏa thuận hòa bình giữa các nước Ả Rập khác và Israel, giảm nhẹ vấn đề Palestine, và thúc đẩy toàn khối Ả Rập tẩy chay Iran.
Ông Hua thêm rằng vùng Trung Đông cũng là trọng tâm của Sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Cộng. Tuy nhiên, Hoa Kỳ đang gây áp lực để buộc các đồng minh Trung Đông phải quay lưng với Bắc Kinh. Theo ông Hua, các đồng minh toàn cầu của Hoa Kỳ đang bị buộc phải lựa chọn giữa Washington và Bắc Kinh, và đây là thách thức lớn cho những quốc gia đang gặp khó khăn tài chính. Tuy vậy, viên chức này nói rằng Trung Cộng chào đón thỏa thuận hòa bình Israel – UAE, do thỏa thuận này phù hợp với lợi ích của Bắc Kinh.
Vùng Trung Đông cung cấp khoảng 60% lượng dầu nhập cảng của Trung Cộng, và tình trạng an ninh của tuyến đường hàng hải từ Vịnh Persian tới eo biển Malacca là vấn đề quan trọng mang tính sống còn đối với Bắc Kinh. (Ngô Bảo)
Ủy viên Bộ chính trị Trung Quốc Dương Khiết Trì
đến thăm Hàn Quốc
Triệu Hằng
Ông Dương Khiết Trì đã đến Busan hôm 21/8 để gặp Chánh văn phòng an ninh quốc gia Hàn Quốc Suh Hoo bàn về kế hoạch ông Tập Cận Bình thăm Hàn Quốc và Triều Tiên.
Theo tin từ Yonhap, quan chức hai bên có cuộc gặp gỡ vào sáng thứ Bảy (22/8) tại Phủ tổng thống Hàn Quốc.
Dự kiến họ sẽ trao đổi về việc hợp tác trong công tác ứng phó với virus corona, quan hệ song phương, giao lưu cấp cao, cũng như tình trạng Bán đảo Triều Tiên và các vấn đề an ninh quốc tế, phát ngôn viên phủ tổng thống Hàn Quốc Kang Min-seok nói tại một cuộc họp báo.
Ngoài ra, hai bên cũng sẽ thảo luận về chuyến thăm Hàn Quốc của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cập Bình.
Trước đó, ông Tập đã đồng ý thăm Hàn Quốc trong năm nay, nhưng chưa thông báo về lịch trình, khả năng là do đại dịch virus corona.
Chuyến thăm của ông Dương diễn ra trong bối cảnh cả hai nước đều siết chặt đi lại để kiểm soát dịch Covid-19.
Theo Yonhap, dự kiến ông Dương sẽ rời Busan sau khi dùng bữa trưa với ông Suh hôm nay, do ông Dương không có kế hoạch đến gặp Tổng thống Moon Jae-in để gửi lời chào.
Trung Quốc đề nghị mức lương cao
nhằm lôi kéo nhân tài Đài Loan
Lục Du
| DKN 10 giờ trước 326 lượt xem
Bộ Khoa học và Công nghệ Trung Quốc (MOST) hôm thứ Sáu (21/8) đã công bố một chương trình trao đổi kỹ thuật nhằm “chèo kéo” 10 nhà khoa học Đài Loan, với mức lương đề nghị khá cao, 64.000 Đài tệ (2.180 USD)/tháng, theo Taiwan News.
Theo thông báo của MOST, các lĩnh vực thu hút nhân tài của “Chương trình trao đổi các nhà khoa học Đài Loan Yong 2020” bao gồm y tế, sinh thái nông nghiệp và công nghệ thông tin. Chương trình sẽ được giám sát bởi Văn phòng của MOST về các vấn đề Hồng Kông, Macao và Đài Loan và được quản lý bởi Trung tâm Trao đổi Thông tin và Công nghệ Xuyên eo biển.
MOST tuyên bố chương trình được thiết kế để tài trợ cho các nhà khoa học, học giả và nhà nghiên cứu trẻ Đài Loan hợp tác khoa học ngắn hạn với các tổ chức và tập đoàn Trung Quốc. Thông báo cho biết thêm rằng sáng kiến này có thể giúp phát triển các tài năng từ cả hai phía và tăng cường trao đổi học thuật xuyên eo biển.
MOST cho biết những cá nhân đồng ý tham gia chương trình sẽ tham gia trao đổi kỹ thuật trong thời gian không dưới sáu tháng. Theo ETtoday, phía Trung Quốc có nhu cầu tuyển dụng 10 nhà nghiên cứu Đài Loan.
Theo CNA, đây không phải nỗ lực đầu tiên của chính quyền Trung Quốc nhằm lôi kéo nhân tài Đài Loan. Năm 2018, Bắc Kinh đã đưa ra “31 biện pháp” để thu hút người lao động và công ty Đài Loan tới Trung Quốc làm việc, với lời hứa rằng họ sẽ được đối xử bình đẳng như các thực thể Đại lục.
Tuy nhiên, những chính sách có tính “chèo kéo” này không có tác động lớn đến người Đài Loan và thường bị coi là một phần trong nỗ lực thôn tính hòn đảo của Bắc Kinh.
Chính phủ Đài Loan cho biết, trừ trường hợp nhận được sự phê duyệt, còn lại sẽ không có giảng viên đại học hay chuyên gia của các cơ sở nghiên cứu thuộc quản lý của tư nhân hay nhà nước ở Đài Loan được phép tham gia vào các chương trình thu hút nhân tài do Bắc Kinh tài trợ.
Trung Quốc xây dựng cứ địa tên lửa đất đối không
ở vùng tranh chấp biên giới Ấn-Trung-Nepal
Hương Thảo
Những con đường mới được xây dựng và những túp lều đáng ngờ màu đỏ được dựng lên tại khu vực hồ Mansarovar, nằm gần ngã ba ba nước Ấn Độ-Nepal-Trung Quốc trên dãy Himalaya.
Theo The Print ngày 20/8, quân đội Trung Quốc đang xây dựng một địa điểm đặt tên lửa đất đối không, bên cạnh các cơ sở hạ tầng khác trên bờ hồ Mansarovar ở khu vực ngã ba Ấn Độ-Nepal-Trung Quốc gần đèo Lipulekh, các ảnh chụp vệ tinh mới cho biết.
Hình ảnh được chia sẻ bởi một nhà phân tích cảnh chụp vệ tinh ẩn danh @detresfa_ trên Twitter, cho thấy một ngôi làng trong đó có những con đường mới xây và các túp lều màu đỏ đáng ngờ được dựng lên để làm chỗ trú ẩn.
Hình ảnh cũng cho thấy một địa điểm đặt trạm phóng tên lửa đất đối không (SAM) bên bờ hồ Mansarovar, nơi được coi là thánh địa trong Ấn Độ giáo. Tờ Hindustan Times cho biết Trung Quốc đã điều động một tiểu đoàn binh sĩ Quân đội Giải phóng Nhân dân đến gần đèo Lipulekh ở bang Uttarakhand.
Một báo cáo của hãng thông tấn ANI hồi tháng 6 cho biết các lực lượng vũ trang Ấn Độ đã triển khai hệ thống phòng thủ SAM phản ứng nhanh tiên tiến của họ ở phía đông Ladakh.
Khu vực ngã ba đã bị sa vào tranh chấp kể từ khi Ấn Độ khánh thành một con đường mới vào tháng 5, gọi là ‘đường Kailash-Mansarovar Yatra’, gần như vươn lên đến đèo Lipulekh ở biên giới Ấn Độ – Trung Quốc, cao hơn mực nước biển hơn 5.000m. Người Nepal đã giận dữ đáp trả bằng cách phát hành một bản đồ hành chính mới cho thấy các khu vực Kalapani, Lipulekh và Limpiyadhura – đối tượng của tranh chấp biên giới Ấn Độ-Nepal – là một phần lãnh thổ nước này.
Thu hẹp khoảng cách với các mối đe dọa từ trên không
Phát biểu với The Print, nhà phân tích ẩn danh @destresfa cho biết địa điểm đặt SAM là một phát hiện quan trọng, vì nó cho thấy Trung Quốc đang thu hẹp khoảng cách đối với bất kỳ mối đe dọa từ trên không nào trong khu vực.
“Dữ liệu không gian địa lý thu thập trong vài tháng qua cho thấy việc xây dựng một địa điểm SAM, cùng khả năng đồn trú quân tại khu vực gần đó,” nhà phân tích cho biết, đồng thời nói thêm rằng sự phát triển này cách đường biên giới quốc tế khoảng 100 km.
Nhà phân tích này cho biết các khu vực khác nơi đặt trạm phóng SAM đã được ghi nhận bao gồm Quận Rutog (gần Pangong Tso), sân bay Ngari Gunsa, sân bay Xigaze, sân bay Lhasa Gonggar và sân bay Nyingchi, tất cả đều nằm ở Tây Tạng.
Các nguồn tin quốc phòng cho biết, thông thường, SAM được dùng để bảo vệ các khu vực hoặc địa điểm trọng yếu. Đối với động thái của Trung Quốc trong việc thiết lập các hệ thống phòng thủ này chống lại một kẻ thù trên không, hiện chưa xác định được nguyên nhân rõ ràng, nguồn tin này cho biết.
Các báo cáo cho thấy Lực lượng Không quân Quân đội Giải phóng Nhân dân (PLAAF) nắm giữ một trong những kho dự trữ lớn nhất thế giới các hệ thống SAM tầm xa tiên tiến được tích hợp vào các trạm SA-20 nhập khẩu từ Nga và các trạm CSA-9 (HQ-9) sản xuất trong nước.
Tờ The Print trước đó có đưa tin về các ảnh chụp vệ tinh của Ấn Độ cũng như những bức ảnh được thu thập từ các quốc gia đồng minh cho thấy sự quy tụ dày đặc quân đội Trung Quốc ở Khu tự trị Tây Tạng và việc sử dụng các đường hầm làm kho tích trữ thiết bị vũ trang.
Các hình ảnh vệ tinh cũng cho thấy ngoại trừ một số địa điểm phía trước ở Thung lũng Galwan, Suối nước nóng và Pangong Tso, sự hiện diện của quân đội Trung Quốc ở Ladakh đã tăng lên đáng kể kể từ tháng 5, khi nhiều thiết bị và công trình phòng thủ như các hào và ụ nổi được triển khai tại các tiền đồn hiện có.
Trao đổi với ThePrint, các chuyên gia cho biết các hình ảnh vệ tinh có thể hé lộ một quá trình xây dựng thực tại hoặc thậm chí gây ấn tượng để dọa nạt.
Sự bế tắc
Ấn Độ và Trung Quốc đã bùng phát tranh chấp tại Đường Kiểm soát Thực tế LAC ở phía đông Ladakh, thúc giục hai bên tăng cường xây dựng quân đội dọc LAC. Bất chấp các cuộc đàm phán ngoại giao và quân sự giữa hai bên, tình hình đã rơi vào bế tắc, khi quân đội Ấn Độ đang phải chuẩn bị cho một chiến dịch kéo dài qua nhiều mùa đông.
Ấn Độ và Trung Quốc sẽ tổ chức một vòng đàm phán khác vào thứ Năm theo Cơ chế làm việc về Tham vấn và Điều phối (WMCC) xoay quanh các vấn đề biên giới để giải quyết bế tắc.
Hội đàm Trung –Hàn cấp cao nhất
kể từ khi dịch Covid-19 bùng phát
Thanh Phương
Theo hãng tin Reuters, hôm nay, 22/08/2020, tân cố vấn an ninh quốc gia của Hàn Quốc Suh Hoon đã hội đàm với ông Dương Khiết Trì ( Yang Jiechi ), Ủy viên Bộ Chính trị Đảng Cộng Sản Trung Quốc, tại thành phố cảng Busan. Đây là quan chức cao cấp nhất của Trung Quốc đến thăm Hàn Quốc kể từ khi dịch Covid-19 bùng phát tại Vũ Hán, Trung Quốc vào năm ngoái.
Theo thông báo của chính phủ Seoul, trong cuộc hội đàm hôm nay, hai ông Suh Hoon và Dương Khiết Trì đã bàn về hợp tác phòng chống virus corona, quan hệ song phương và tình hình bán đảo Triều Tiên.
Trong khi đó, theo hãng tin Yonhap, trong cuộc hội đàm, hai bên đã đồng ý là chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ đến thăm Hàn Quốc “vào một ngày sớm nhất” khi tình hình dịch Covid-19 được ổn định. Ông Tập Cận Bình đã dự trù đến thăm Hàn Quốc trong nữa đầu năm 2020, nhưng chuyến đi đã bị hoãn vì dịch virus corona.
Hai ông Suh Hoon và Dương Khiết Trì cũng đã thảo luận về sự cần thiết tổ chức họp thượng đỉnh thường niên Trung – Nhật – Hàn trong năm nay.
Yonhap cho biết Soul hy vọng Bắc Kinh sẽ đóng vai trò xây dựng trong các nỗ lực nhằm khởi động lại tiến trình hòa bình trên bán đảo Triều Tiên. Về phần mình, Trung Quốc dường như muốn Hàn Quốc thông hiểu hơn về lập trường của Bắc Kinh trong các tranh chấp với Hoa Kỳ, cũng như về đạo luật an ninh quốc gia mà Trung Quốc áp đặt lên Hồng Kông.
Gửi hạt giống không rõ nguồn gốc,
Trung Quốc đang khảo sát phản ứng của Hoa Kỳ?
Tâm Thanh
Nhiều chuyên gia cho rằng đây có thể là hành động nằm trong kế hoạch “chiến tranh không giới hạn” của chính quyền Trung Quốc.
Gần đây, những gói hạt giống không rõ nguồn gốc từ Trung Quốc lan tràn trên toàn cầu đang gây lo ngại cho toàn thế giới. Người dân ở nhiều quốc gia, bao gồm cả Hoa Kỳ, đã liên tiếp nhận được những gói hàng kỳ lạ này. Theo phân tích cho rằng, vụ việc này có thể là một hành động ác ý của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) nhằm kiểm tra phản ứng của chính phủ Hoa Kỳ trước khi phát động một cuộc tấn công thực sự.
Thời gian gần đây, người dân Mỹ không ngừng nhận được những gói hàng bí ẩn với túi nhựa màu trắng hoặc phong bì màu vàng ghi “Bưu điện Trung Quốc”. Thậm chí có loại được ghi nhãn hiệu bằng tiếng Trung là dây chuyền, đồ chơi, khuyên tai… nhưng khi mở ra hầu hết đều là những loại hạt giống không rõ nguồn gốc.
Trong các trường hợp được báo cáo mới nhất, người ta còn phát hiện ra khẩu trang, kính râm hãng RayBan giả và thậm chí chúng đã qua sử dụng.
Cách đây vài ngày, 50 bang của Mỹ đã đưa ra cảnh báo hướng dẫn người dân không gieo trồng hoặc xử lý các loại hạt giống có liên quan.
Bộ Ngoại giao ĐCSTQ trả lời rằng, mảnh giấy có chữ được dán lên bưu phẩm là giả mạo và bưu điện Trung Quốc đã yêu cầu Hoa Kỳ trả lại bưu kiện để điều tra.
Ngày 29/7, bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) cho biết, từ các mẫu thu thập được có 14 loại hạt giống đã được xác định, bao gồm thực vật, hương liệu…
Trương Thanh, người phụ trách truyền thông lâu năm của Mỹ cho biết, thời điểm ở Trung Quốc bùng phát dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán, bạn gái anh ấy cũng nhận được những hạt giống không rõ nguồn gốc từ Trung Quốc. “Bởi vì thứ ấy giống như bọt biển, tôi thấy có chút đáng sợ nên đã bảo bạn gái vứt ngay đi. Bạn tôi hơi khó tin, cô ấy đã giữ lại một túi nhỏ rồi ngâm vào trong nước. Nó thực sự phát triển và màu sắc đã thay đổi, không còn vàng, cũng không còn xanh rêu nữa. Lúc này, cô ấy bắt đầu sợ hãi nên đã đem nó đi sấy khô và đốt bỏ đi”.
Theo Fox News, một người dân ở Texas cũng nhận được hạt giống không xác định vào tháng 4/2020. Cô ấy đem gieo 5 hạt giống vào chậu, không có hạt nào mọc lên. Cô ấy lại chuyển hạt giống trồng trên đất trồng rêu, kết quả là rêu ở đó bị chết. Tuy nhiên, cùng loại rêu này cô ấy trồng trong đất tươi mới khác thì lại phát triển rất tốt.
Một số chuyên gia thực vật tuyên bố với CBS rằng, ngay cả khi hạt giống được xác định là loài vô hại, chúng vẫn có thể gây hại cho cây trồng bản địa. Chuyên viên bộ Nông nghiệp Texas nói rằng, những hạt giống này có thể là vi khuẩn, hoặc một loài xâm lấn nào đó.
Hạt giống không rõ nguồn gốc từ Trung Quốc cũng xuất hiện ở Anh, Canada, Nhật Bản, Úc và các nước khác. Một cư dân mạng Nhật Bản cho rằng, nó bao gồm cả loài cây cỏ lớn có độc tính cao, tuy nhiên, tuyên bố này chưa được Nhật Bản chính thức xác nhận.
Một số người dân ở Đài Loan còn nhận được 0,22 kg đất không rõ nguồn gốc, sau đó, họ đã tiêu hủy chúng.
Nhiều tiếng nói trên Internet cho rằng, đây là một hành động ác ý của ĐCSTQ và có thể là màn dạo đầu cho các cuộc tấn công sinh học hoặc các hành động khủng bố. Tuy nhiên, bộ nông nghiệp Mỹ nói rằng, những hạt giống này có khả năng là một phần của một “trò lừa đảo”.
Cụ thể, những người bán hàng trên sàn thương mại điện gửi ngẫu nhiên “bưu kiện giả” với chi phí thấp, đồng thời sử dụng các giao dịch giả. Hành động này làm tăng số lượng đơn hàng và đánh giá ảo có lợi cho cửa hàng, qua đó giúp cửa hàng có uy tín hơn trên các sàn thương mại điện tử.
Trương Minh, nhân viên truyền thông tự do của Mỹ nói: “Làm sao đó có thể là một hành vi cá nhân? Nếu là một hành vi cá nhân, cảnh sát đã bắt được anh ta ngay lập tức. Một người Trung Quốc bình thường, làm sao lại biết địa chỉ của nhiều người Mỹ? Rất kỳ lạ. Địa chỉ cá nhân là riêng tư ở Hoa Kỳ và thường không để công khai trên mạng. Trước đây, người ta sử dụng điện thoại cố định, nên chỉ cần một
cuộc điện thoại là kiểm tra được. Tuy nhiên, bây giờ mọi người đều dùng điện thoại di động và chúng không có địa chỉ. Địa chỉ điện thoại không liên quan gì đến địa chỉ nhà”.
Trong một cuộc phỏng vấn với Fox News vài ngày trước, chuyên gia Chương Gia Đôn nói rằng, đây là việc ĐCSTQ đang kiểm tra phản ứng của chính phủ Hoa Kỳ, trước khi xảy ra cuộc tấn công bằng vũ khí sinh học.
Năm 1999, các tướng lĩnh cấp cao của ĐCSTQ Kiều Lương và Vương Tương Tuệ đề xuất khái niệm “chiến tranh không giới hạn”. Thế giới bên ngoài cho rằng đây là một trong những tư tưởng quân sự quan trọng của các nhà lãnh đạo cao nhất của ĐCSTQ trong hơn 20 năm qua.
Chuyên gia về Trung Quốc Chương Gia Đôn nói: “Nó cho thấy rằng ĐCSTQ có kế hoạch tiêu diệt Hoa Kỳ, họ cũng đề cập đến vũ khí sinh học trong cuốn sách và có thể chúng ta đang chứng kiến họ thực hành chiến lược trong cuốn sách”.
Ông cũng đề cập rằng từ tháng 12 năm ngoái đến tháng 1 năm nay, ĐCSTQ đã có ý định lây lan virus Vũ Hán ra bên ngoài thế giới. Đây cũng là một trong những bước mà ĐCSTQ thực hiện.
Trương Thanh cho biết: “Bao gồm cả virus viêm phổi ĐCSTQ, tất cả đều nằm trong phạm vi chiến tranh không giới hạn. Cũng có thể xuất hiện loại cây thực vật này, kể cả những loại thuốc gây nghiện như ma túy mà họ gửi từ Trung Quốc đại lục. Một lượng lớn fentanyl được cung cấp cho Hoa Kỳ, gây ra tác hại lớn và rất lớn, hàng chục nghìn người chết vì fentanyl mỗi năm. Vì vậy, rất có thể những sự việc nằm trong ‘mục tiêu’ này đang nối tiếp nhau xảy ra”.
Một số cư dân mạng nói rằng, sau khi Hoa Kỳ gia nhập Liên minh Bưu chính Thế Giới, tổ chức này đã liên tục trợ cấp cho Bưu chính Toàn cầu dẫn đến hoạt động kinh doanh thua lỗ, kết quả là bưu phí từ Trung Quốc đến Hoa Kỳ cực kỳ rẻ. Đã có một số lượng lớn ma túy từ Trung Quốc được đến Hoa Kỳ để hãm hại người dân Hoa Kỳ và giờ là những hạt giống không rõ nguồn gốc.
Theo Trần Hán, Vương Tử Kỳ, Trần Kiến Minh, NTDTV
Tâm Thanh biên dịch
Mạng lưới Big V của Trung Quốc gọi lũ lụt
là tài nguyên du lịch khiến người dân chỉ trích dữ dội
Tâm Thanh
Có người bình luận: “Biến tang sự thành hỉ sự? Ngoài kia có biết bao nhiêu người đang đau khổ và mất mát!”
Mới đây, mạng lưới Internet BigV của Trung Quốc đại lục cho rằng, lũ lụt cũng là tài nguyên nước ngọt, thậm chí là tài nguyên du lịch, tương tự như thủy triều sông Tiền Đường. Ngay sau khi nhận xét này được đưa ra, ngay lập tức bị cư dân mạng chỉ trích dữ dội, họ cho rằng đây là một tập đoàn Ngũ Mao của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), chuyện đau thương của thảm họa lũ lụt lại có thể thông báo như một chuyện đáng mừng.
“Vẻ đẹp” của lũ lụt
Vào ngày 20/8, tài khoản “@Nhà khí tượng học Trung Quốc” đã viết rằng, lũ lụt là một thảm họa. Nhưng lũ lụt cũng là nguồn nước ngọt. Trên cơ sở đảm bảo an toàn, nó thậm chí có thể là tài nguyên du lịch, tương tự như thủy triều sông Tiền Đường. Vẻ đẹp thô sơ nơi hợp lưu của hai con sông ở Trùng Khánh nhất là vào mùa khô và mùa lũ là vẻ đẹp hùng vĩ hiếm có nơi nào trên thế giới, rất đáng để chiêm ngưỡng.
Lời nhận xét ngay lập tức bị cư dân mạng bình luận:
“Bằng cách ví von, động đất, sóng thần, núi lửa phun trào, bão gió, bão cát … đều có thể được gọi là vẻ đẹp của tự nhiên; thiên nhiên không cần sửa chữa mà vẫn đẹp nguy nga”.
“Trong tương lai, các phương tiện truyền thông tích cực sẽ quảng bá rằng, bom nguyên tử dù là một thảm họa, nhưng theo logic này, nó có thể sẽ là đám mây nấm bay lên trời giống như một thiên nữ rải hoa. Sóng xung kích lấn át cả mặt biển, rung chuyển trời đất thì có thể nói bức xạ hạt nhân là hơi thở của âm thanh và sau đó 10 gia đình chết hết 9. Cuối cùng là lời kết luận, nó thực sự rất tráng lệ, mọi người hãy đến và chiêm ngưỡng khung cảnh hiếm có này”.
“Biến tang sự thành hỉ sự? Ngoài kia có biết bao nhiêu người đang đau khổ và mất mát!”
“Nhìn thấy ‘cảnh đẹp’ trong thảm họa, trái tim người này chắc phải tê liệt và lòng dạ thật xấu xa mới có thể nghĩ ra được như vậy”.
Cư dân mạng chỉ trích người dùng tài khoản BigV đã thay ĐCSTQ nói lên nỗi lòng
“@Nhà khí tượng học Trung Quốc” là một kênh trực tuyến của mạng lưới Big V ở Trung Quốc đại lục với gần 9,31 triệu người hâm mộ.
Nhiều cư dân mạng nói rằng, đây là đội Ngũ Mao lớn của ĐCSTQ, có nhiệm vụ lên tiếng cho ĐCSTQ, đồng thời giận dữ bình luận:
“Hãy nhìn vào danh tiếng của bạn, hãy chú ý khi bình luận. Nói cách khác, bạn đang ‘rửa tội’ cho chính phủ? Nhưng cũng không thể ‘rửa’ bằng cách như vậy? Lũ lụt phát sinh và tài nguyên nước ngọt được coi là một ư? Thủy triều sông Tiền Đường lại có thể so sánh với nạn ngập úng của lũ lụt được sao? Sạt lở đất có thể coi là đồng bằng nhân tạo không? Động đất có được cho là cuộc phá dỡ và di dời miễn phí không?”
“Khoác một tấm da người, súc sinh ở Thiên Triều quả không ít! Người này chưa chết, người kia đã vùng lên, thật là tổ chức thối nát!”
“Có thể phát triển du lịch công viên nước, chỉ có thể là loại logic phi nhân tính. Người dân thì đang chịu nạn, còn trong tư tưởng của họ chỉ nghĩ tới tuần hoàn kinh tế, so với súc sinh cũng không bằng!
“Có thể đem chuyện chết người mô tả như hành động nghệ thuật, trong toàn vũ trụ này chỉ có họ”.
“Người đam mê khí tượng Trung Quốc là người thiết lập quan điểm duy trì sự ổn định của thời tiết”.
“Bất kỳ ai trên Weibo, hễ mà tự truyền thông BigV, chính là được Đảng đưa vào, nếu không thì không thể tồn tại”.
“Big V và truyền thông nhà nước giống nhau như đúc”.
Theo Secretchina, kể từ khi lũ lụt xảy ra ở nhiều vùng của Trung Quốc vào tháng 6 năm 2020 cho đến nay, các phương tiện truyền thông nhà nước Trung Quốc đã rất cố gắng che đậy khuyết điểm, tô vẽ cảnh thái bình, đem những khổ nạn đang bao phủ người dân viết thành “năng lượng tích cực”, cố gắng “tạo ra một thế giới tốt đẹp”.
Theo Châu Nghi Khiêm, Epochtimes
Tâm Thanh biên dịch
Biển Đông: Manila phản đối
các hành vi sách nhiễu mới của Bắc Kinh
Mai Vân
Trong một thông báo được công bố vào khuya 20/08/2020, Bộ Ngoại Giao Philippines cho biết đã gởi công hàm ngoại giao để phản đối việc lực lượng cảnh sát biển Trung Quốc đã tịch thu bất hợp pháp công cụ đánh cá của ngư dân Philippines tại một vùng thuộc Biển Đông. Manila đồng thời phản đối việc tàu Bản thông cáo của bộ Ngoại Giao Philippines cho biết sự kiện xảy ra cách đây 3 tháng ở vùng bãi cạn Scarborough, trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines ở Biển Đông, nhưng đã bị Bắc Kinh lấn chiếm vào năm 2012. Tuy nhiên, thông cáo không cho biết chi tiết về sự cố nói trên.
Bản thông cáo đồng thời cũng phản đối việc Trung Quốc “liên tục phát tín hiệu vô tuyến cảnh báo phi pháp các máy bay Philippines vốn thực hiện những cuộc tuần tra thường lệ và chính đáng” trong vùng.
Theo ghi nhận của hãng tin anh Reuters, tuần duyên Trung Quốc luôn luôn phát tín hiệu cảnh cáo máy bay, tàu thuyền nước ngoài đi qua vùng biển quốc tế mà họ tự nhận là của mình.
Bắc Kinh tố ngược Philippines khiêu khích Trung Quốc
Bộ Ngoại giao Trung Quốc vào hôm qua (21/08) cho rằng lực lượng tuần duyên của họ chỉ thực thi luật ở những vùng biển của Trung Quốc.
Bãi Scarborough nằm trong vùng đặc quyền 200 hải lý của Philippines và theo phán quyết của Tòa Trọng Tài Thường Trực 2016, các yêu sách chủ quyền của Trung Quốc trên vùng này cũng như trên phần lớn Biển Đông đều không hợp pháp, dựa theo luật quốc tế.
Vào hôm qua Trung Quốc cũng tố cáo máy bay Philippines vi phạm chủ quyền Trung Quốc. Phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên thúc giục Philippines “chấm dứt hành động khiêu khích và bất hợp pháp”.
Phản đối của Philippines được đưa ra trong bối cảnh các quốc gia trong vùng cùng với Mỹ và các đồng minh đã tỏ thái độ quan ngại về hành vi khiêu khích và các cuộc tập trận của Trung Quốc trong vùng biển tranh chấp ở Biển Đông. Việt Nam hôm thứ Năm cũng đã than phiền về sự hiện diện của oanh tạc cơ Trung Quốc ở Hoàng Sa.
Thái Lan tuyên bố rằng
Trung Cộng sẵn sàng chia sẻ dữ kiện
về dòng nước chảy với các quốc gia Mekong
Tin từ BANGKOK, Thái Lan – Vào hôm thứ Sáu (21/8), một viên chức Bộ Ngoại giao Thái Lan cho biết Trung Cộng sẵn sàng chia sẻ dữ kiện về dòng nước chảy vào sông Mekong, một yêu cầu lâu nay của các quốc gia Đông Nam Á ở hạ lưu.
Việc kiểm soát các vùng nước này là nhạy cảm về mặt chính trị, và sinh kế của nhiều nông dân và ngư dân phụ thuộc vào dòng sông. Một báo cáo được một công ty nghiên cứu của Hoa Kỳ công bố vào năm nay cáo buộc Trung Cộng giữ lại một lượng lớn nước trong đợt hạn hán năm ngoái, một phát hiện mà Bắc Kinh bác bỏ. Trung Cộng không có hiệp ước chính thức về nước với các quốc gia hạ lưu sông Mekong – Lào, Thái Lan, Myanmar, Cambodia và Việt Nam – và hiện chỉ chia sẻ lượng dữ hiện hạn chế trong mùa gió mùa về sông Lancang.
Khi đáp trả một yêu cầu bình luận, Bộ Ngoại giao Trung Cộng cho biết rằng họ không muốn tổ chức sớm hội nghị thượng đỉnh trực tuyến của các nhà lãnh đạo thuộc Nhóm Hợp tác Lancang-Mekong (LMC) vào hôm thứ Hai, bao gồm Trung Cộng và các nước Mekong.
Hiện nay, các quốc gia hạ lưu sông Mekong chia sẻ dữ kiện về nước thông qua Ủy ban sông Mekong (MRC), một cơ quan liên chính phủ có trụ sở chính tại Viêng Chăn của Lào. Hồi tháng này, MRC kêu gọi cải thiện việc chia sẻ dữ kiện giữa các quốc gia và các công ty vận hành các đập thủy điện dọc sông Mekong khi dòng chảy đạt mức thấp kỷ lục trong hai năm liên tiếp.
Ấn Độ bắt gián điệp Trung Quốc
Tâm Thanh
Mới đây, chính phủ Ấn Độ đã bắt giữ một điệp viên Trung Quốc ở Delhi, lãnh thổ thủ đô của Ấn Độ. Người đàn ông này ngoài việc theo dõi tình hình của Đức Đạt Lai Lạt Ma, vị lãnh tụ tinh thần Tây Tạng lưu vong ở Ấn Độ, còn giúp các nhà ngoại giao Trung Quốc giao dịch chuyển khoản, đồng thời sắp xếp việc đi lại và các loại dịch vụ cho họ. Jai Ram Thakur, thống đốc bang Himachal Pradesh, Ấn Độ cho biết, sẽ tăng cường công tác an ninh cho Đức Đạt Lai Lạt Ma.
Theo đài tiếng nói Tây Tạng (Voice of Tibet), một đài phát thanh có trụ sở tại Na Uy, ngày 11/8, một gián điệp Trung Quốc tên Luo Sang có bí danh Charlie Peng bị bắt trong một cuộc truy quét thuế ở New Delhi, thủ đô Ấn Độ. Anh ta đã bị các cơ quan liên quan của Ấn Độ khởi kiện vì đã giúp các công ty Trung Quốc rửa tiền và thực hiện các hoạt động ngoại hối ngầm.
Theo báo cáo, người đàn ông này đến từ Nam Kinh, Trung Quốc. Năm 2018, anh ta bị cảnh sát New Delhi bắt vì tội gián điệp. Khi bị cảnh sát Ấn Độ thẩm vấn, anh ta thừa nhận đã nhập cảnh vào Ấn Độ lần đầu tiên vào năm 2013 và sau đó cư trú tại bang Manipur. Trong thời gian này, Luo Sang đã làm giả giấy tờ thông hành và sử dụng cái tên Charlie Peng để giả danh thân phận người Ấn Độ.
Theo báo cáo, Charlie Peng đã tiết lộ với cảnh sát hai nhiệm vụ mà Bắc Kinh giao cho, đó là: Theo dõi tình hình của Đức Đạt Lai Lạt Ma và giúp các nhà ngoại giao Trung Quốc giao dịch chuyển khoản, sắp xếp việc đi lại và các loại dịch vụ cho họ.
Ngày 18/8, Jai Ram Thakur, thống đốc bang Himachal Pradesh, Ấn Độ nói với giới truyền thông rằng, chính phủ sẽ tăng cường các biện pháp an toàn cho Đức Đạt Lai Lạt Ma.
Ông Thakur cũng chia sẻ, việc bảo vệ an toàn cho Đức Đạt Lai Lạt Ma là nhiệm vụ quan trọng của chính phủ bang Himachal Pradesh. Hiện tại, chính quyền đã thực hiện các biện pháp bảo vệ, đồng thời đã và đang thực hiện nghiêm túc mọi chỉ thị của Chính phủ Trung ương Ấn Độ cũng như cảnh sát trong tình trạng báo động.
Theo Vương Quân, Secretchina.com
Tâm Thanh biên dịch
0 nhận xét