Tin khắp nơi – 16/08/2020
Chủ Nhật, 16 tháng 8, 2020
19:24
//
Slider
,
Tin khắp nơi
TT Trump xem xét gây áp lực lên các công ty Trung Quốc
Tổng thống Donald Trump hôm 15/8 cho biết ông có thể gây áp lực lên các công ty khác của Trung Quốc như Alibaba sau khi có bước đi cấm TikTok, theo Reuters.
Khi được hỏi tại một cuộc họp báo rằng liệu ông có cân nhắc cấm các công ty nào khác của Trung Quốc như Alibaba hay không, ông Trump trả lời: “Có, chúng tôi đang xem xét những thứ khác”.
Ông Trump đã và đang gây áp lực lên các công ty của Trung Quốc như ByteDance khi tuyên bố cấm ứng dụng chia sẻ video TikTok của hãng này ở Hoa Kỳ.
Mỹ hôm 14/8 yêu cầu công ty ByteDance bán hoạt động của TikTok tại Mỹ trong vòng 90 ngày.
Theo Reuters, đây là nỗ lực mới nhất nhằm gây thêm áp lực vì quan ngại về dữ liệu thông tin cá nhân.
Hãng tin Anh nói rằng ông Trump coi việc thay đổi quan hệ thương mại Mỹ – Trung là một trong các chủ đề trọng tâm trong thời kỳ nắm quyền của mình.
Tới nay, Tổng thống Trump đã lên án Trung Quốc và cũng đồng thời ca ngợi việc chính quyền Bắc Kinh mua các sản phẩm nông nghiệp của Mỹ theo thỏa thuận thương mại đạt được cuối năm ngoái.
Mỹ cân nhắc triển khai tên lửa tầm trung
ở châu Á để chống lại TQ
Mỹ sẽ nói chuyện với các đồng minh châu Á về việc triển khai tên lửa tầm trung, hiện đang được phát triển để chống lại “mối đe dọa tức thời” từ kho vũ khí hạt nhân của TQ, theo Nikkei Asian Review.
Ông Marshall Billingslea, nhà đàm phán kiểm soát vũ khí hàng đầu của Washington, trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại hôm thứ Sáu với Nikkei Asian Review, nói:
”Washington muốn tham gia đàm phán với bạn bè và đồng minh của chúng tôi ở châu Á về mối đe dọa trước mắt mà sự tích tụ hạt nhân của Trung Quốc gây ra, không chỉ với Hoa Kỳ mà còn với họ, và đủ loại khả năng phòng vệ mà chúng ta sẽ cần, để bảo vệ liên minh trong tương lai”.
Cụ thể, ông Billingslea nói đến một tên lửa tầm trung, phi hạt nhân, phóng từ mặt đất, đang được phát triển ở Hoa Kỳ. Công việc bắt đầu vào tháng 8/2019 sau khi Hoa Kỳ rút khỏi Hiệp ước Lực lượng Hạt nhân Tầm trung với Nga, vốn cấm các loại vũ khí này.
Ông Billingslea cho biết loại vũ khí này “chính là loại khả năng phòng thủ mà các quốc gia như Nhật Bản sẽ muốn và cần trong tương lai”.
Tên lửa mới được cho là có tầm bắn 1.000 km. Khoảng cách này không đủ xa để tiếp cận Trung Quốc ngay cả từ Guam, có nghĩa là nó sẽ cần được triển khai từ châu Á, như một biện pháp đối phó hiệu quả.
Billingslea cho biết nhiều nhánh của quân đội Mỹ đang phát triển vũ khí siêu thanh. Những vũ khí này, di chuyển với tốc độ gấp 5 lần tốc độ âm thanh trở lên và gây ra vấn đề cho các hệ thống phòng thủ tên
lửa truyền thống, có khả năng chống lại chiến lược chống tiếp cận của Bắc Kinh, nhằm ngăn chặn lực lượng Mỹ thể hiện sức mạnh ở các vùng biển xung quanh Trung Quốc.
Vũ khí siêu thanh “có khả năng phòng thủ rất ổn định, ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương, sẽ đảm bảo rằng đồng minh, bạn bè và đối tác của chúng ta được bảo vệ và rằng Trung Quốc không thể tham gia vào các vụ tống tiền quân sự, khi họ cố gắng vẽ lại ranh giới và quyền hạn”, Billingslea được Nikkei Asian Review trích lời, nói.
Được hỏi về cuộc thảo luận của chính phủ Nhật Bản về việc phát triển khả năng phản công các căn cứ tên lửa của đối phương như một giải pháp thay thế cho lá chắn tên lửa Aegis Ashore đã tạm bị dừng, Billingslea nói những khả năng đó “sẽ có giá trị.”
Tuy nhiên, ông nhấn mạnh rằng Tokyo không nên bỏ qua việc phòng thủ tên lửa thông thường. Ông nói: “Khả năng phòng thủ chống lại các cuộc tấn công bằng tên lửa đạn đạo sắp tới có thể rất quan trọng.”
Triển vọng gì cho việc tái đàm phán thương mại Mỹ-Trung?
Justin Harper
Hoa Kỳ và Trung Quốc trong những ngày tới sẽ nối lại các cuộc đàm phán thương mại, vốn diễn ra lần cuối hồi tháng Giêng trước khi căng thẳng giữa hai bên leo thang.
Hai siêu cường kinh tế đã rơi vào cuộc chiến thương mại kể từ 2018, và việc này làm tổn hại tới kinh tế thế giới.
Hồi tháng Giêng, hai nước đồng ý sẽ giảm bớt những hạn chế áp dụng lên hàng hóa nhập khẩu của nhau.
Tuy nhiên, quan hệ đã càng trở nên căng thẳng trong sáu tháng qua, quanh một loạt các vấn đề rộng khắp.
Tổng thống Mỹ Donald Trump gần đây đụng độ với Bắc Kinh liên quan tới Tik Tok và WeChat – hai ứng dụng của Trung Quốc có thể sẽ bị cấm hoạt động tại Hoa Kỳ do có quan ngại về an ninh.
Đây là điểm vướng mắc mới nhất giữa Washington và Bắc Kinh. Các vấn đề khác gồm có có luật an ninh quốc gia mới mà Trung Quốc áp dụng lên Hong Kong, hãng viễn thông Huawei, và nguồn gốc virus corona.
Các vướng mắc này đã vượt lên trên mối quan hệ thương mại vốn đã rất nhạy cảm giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.
“Cả hai bên sẽ có bước thăm dò để xem tình thế đang ở đâu kể từ tháng Giêng tới nay, và thực sự là họ có rất nhiều thứ để thương thảo,” Nick Marro, chuyên gia thương mại toàn cầu tại Economist Intelligence Unit (EIU) nói với BBC.
“Ít nhất thì chúng ta cũng hy vọng là các nhà hoạch định chính sách tại Bắc Kinh nay sẽ đặt câu hỏi về cam kết của họ đối với một thỏa thuận thương mại vốn đã không mấy tác dụng trong việc bảo hộ các công ty Trung Quốc khỏi áp lực từ phía Hoa Kỳ.”
Trong khi WeChat, Tik Tok và Huawei đều đã bị tấn công trong thời gian gần đây thì chính quyền ông Trump đã đưa thêm hàng chục các công ty khác nữa của Trung Quốc vào danh sách đen trong mảng kinh tế.
“Chính phủ Hoa Kỳ sẽ có thêm các biện pháp nhằm bảo vệ dữ liệu Mỹ khỏi việc lưu trữ trên những hệ thống điện toán đám mây do các hãng Trung Quốc sở hữu, cũng như ảnh hưởng của việc sử dụng những hệ thống cáp ngầm dưới đáy biển nối Hoa Kỳ với mạng internet toàn cầu,” Rajiv Biswas, trưởng kinh tế gia tại hãng tư vấn đặt ở London IHS Markit, nói thêm.
Cuộc chiến thương mại bắt đầu như thế nào?
Tổng thống Donald Trump từ lâu nay đã cáo buộc Trung Quốc có các hoạt động thương mại không công bằng và đánh cắp tài sản trí tuệ.
Trong lúc đó, tại Trung Quốc thì có tâm lý là Mỹ đang tìm cách khống chế để không cho Trung Quốc trở thành một cường quốc kinh tế thế giới.
Cuộc tranh cãi đã dẫn tới việc hai nước áp thêm thuế nhập khẩu vào lượng hàng hóa trị giá hàng trăm tỷ đô la của nhau.
Cuộc chiến thương mại ăn miếng trả miếng bắt đầu từ năm 2018, liên quan tới thuế quan áp lên lượng hàng hóa nhập khẩu trị giá trên 450 tỷ đô la Mỹ. Tình hình càng ngày càng trở nên ồn ã kể từ đó.
Đầu năm nay, đã có bước đột phá khi hai bên đồng ý là sẽ nới lỏng một số hạn chế áp dụng lên hàng hóa của nhau, và gọi đó là “giai đoạn một” của quá trình đàm phán.
Thỏa thuận “giai đoạn một” là gì?
Thỏa thuận hồi tháng Giêng được coi như một thắng lợi cho cả đôi bên, theo các quan chức Trung Quốc.
Trung Quốc cam kết sẽ tăng mức nhập khẩu hàng hóa Hoa Kỳ thêm 200 tỷ đô la so với mức năm 2017, trong đó hàng nông nghiệp nhập khẩu tăng 32 tỷ đô la và các mặt hàng sản xuất tăng thêm 78 tỷ đô la.
Trung Quốc cũng đồng ý củng cố quy định về sở hữu trí tuệ bằng cách tăng việc xử lý nạn làm hàng giả và nạn đánh cắp bí mật thương mại.
Đổi lại, Hoa Kỳ đồng ý cắt giảm một nửa đối với một số biểu thuế quan mới mà nước này áp lên các sản phẩm Trung Quốc.
Giữa Mỹ và Trung Quốc đã nổ ra nhiều cuộc đụng độ trong những tháng gần đây quanh các vấn đề thương mại, virus corona và Hong Kong
Tuy vẫn còn bị áp nhiều mức thuế, nhưng thỏa thuận trên được coi như là một bước để tháo gỡ bớt căng thẳng thương mại.
Tình thế hiện thời là thế nào?
Chỉ mới hơn sáu tháng sau khi thỏa thuận có hiệu lực, tình hình đã trở nên vô cùng khác biệt: mối quan hệ Mỹ-Trung đang ngày càng trở nên căng thẳng, và thương mại toàn cầu đã bị tổn hại nghiêm trọng do đại dịch virus corona.
“Xét đến một loạt những điểm khác biệt giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, có lẽ sẽ rất khó khăn để đặt thêm những tiến triển đáng kể trong vòng đàm phán thương mại sắp tới,” ông Biswas nói thêm.
Cam kết của Trung Quốc trong việc mua ít nhất 200 tỷ đôla hàng hóa và dịch vụ của Hoa Kỳ trong năm 2020 và 2021 là một điểm gây quan ngại.
Ngay cả trước khi thỏa thuận được ký kết, một số chuyên gia thương mại nói rằng đây là mục tiêu không thực tiễn. Mục tiêu này càng trở nên khó khăn do virus corona đã gây suy yếu cho cả nền kinh tế Trung Quốc lẫn Hoa Kỳ.
Trong cuộc họp trực tuyến sắp tới, nhiều khả năng là các quan chức sẽ phân tích dữ liệu thương mại của Trung Quốc và Hoa Kỳ để xác định xem liệu những mục tiêu trên có thể thực hiện đạt được hay không.
Ông Trump xem xét cấm Alibaba
Hải Lam
Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 15/8 cho biết ông có thể gây áp lực lên nhiều công ty Trung Quốc hơn như gã khổng lồ công nghệ Alibaba, sau khi ông ra sắc lệnh nhắm vào TikTok, theo Reuters.
Trong cuộc họp báo tại Nhà Trắng, khi được phóng viên hỏi liệu ông có xem xét áp thêm lệnh cấm nhằm vào một số công ty của Trung Quốc, ví dụ như Alibaba hay không, ông Trump đáp: “Chúng tôi đang xem xét những điều này, đúng vậy”.
Tập đoàn Alibaba được thành lập năm 1999, hiện là hãng bán lẻ và thương mại điện tử lớn nhất thế giới, và cũng là một trong những tập đoàn Internet và trí tuệ nhân tạo (AI) lớn nhất.
Phát biểu trên của Tổng thống Trump được đưa ra trong bối cảnh chính quyền của ông gần đây liên tục có các động thái nhằm vào các gã công nghệ khổng lồ của Trung Quốc, từ Huawei đến TikTok của ByteDance và WeChat của Tencent. Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 14/8 đã ban hành một sắc lệnh hành pháp buộc ByteDance của Trung Quốc bán lại TikTok trong vòng 90 ngày. Truóc đó, hôm 6/8, ông Trump ký sắc lệnh cấm mọi cá nhân, tổ chức nằm trong quyền xét xử của Mỹ giao dịch với ByteDance, chủ sở hữu TikTok, và Tencent, chủ sở hữu của WeChat, sau 45 ngày tới nhằm bảo vệ an ninh quốc gia.
Tuần trước, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo từng nhắc tới Alibaba khi ông kêu gọi các công ty Mỹ loại bỏ những công nghệ “thiếu tin cậy” do Trung Quốc sở hữu ra khỏi mạng lưới số của các công ty Washington.
Mike Pompeo ký thỏa thuận
điều quân Mỹ từ Đức sang Ba Lan
Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo vừa ký một thỏa thuận quân sự mới với Ba Lan, theo đó một số binh sỹ Mỹ đóng ở Đức sẽ chuyển sang Ba Lan.
Hiệp ước này sẽ khiến số binh sỹ Mỹ đóng ở Ba Lan tăng lên tới mức 5500 binh sỹ.
Bộ trưởng Quốc phòng Ba Lan Mariusz Blaszczak nói số quân này sẽ có thể nhanh chóng được tăng lên 20.000 nếu có mối đe dọa.
Tổng thống Donald Trump trước đó đã cáo buộc Đức không đóng góp đủ cho NATO.
Nhưng động thái này của Hoa Kỳ cũng làm tăng lo ngại trong khối NATO về khả năng Nga thực hiện chủ nghĩa bành trướng.
Hiệp ước Hợp tác Quân sự Tăng Cường (EDCA) do ông Pompeo và ông Blaszczak ký ở Warsaw hôm thứ Bảy.
“Đây sẽ là một bảo đảm mở rộng – một bảo đảm rằng trong trường hợp có mối de dọa, các binh sỹ của hai nước chúng ta có thể sát cánh cùng nhau,” Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda phát biểu tại lễ ký.
“Hiệp ước này cũng sẽ giúp tăng cường an ninh của các nước khác trong khu vực châu Âu của chúng ta.”
Khoảng 4500 binh sỹ Mỹ hiện đang đóng ở Ba Lan, và 1000 binh sỹ nữa sẽ được điều động thêm theo hiệp ước này.
Đại bản doanh của V Corps Quân đội Hoa Kỳ cũng sẽ được chuyển từ Đức sang Ba Lan.
Tháng trước Hoa Kỳ xác nhận gần 12.000 binh sỹ – trong tổng số 38.000 – sẽ được rút khỏi Đức trong một động thái mà Hoa Kỳ gọi là tái định vị “chiến lược” các lực lượng của mình tại châu Âu.
Khoảng 6.400 binh sỹ được đưa về nước. Số còn lại chuyển đến các nước NATO khác trong đó có Ba Lan, Ý và Bỉ.
Tổng thống Trump nói động thái này là phản ứng trước việc Đức không đáp ứng mục tiêu đóng góp ngân sách quân sự của NATO.
Phân tích của Jonathan MarcusPhóng viên Quân sự của BBC
Một Ba Lan ‘mạnh’ là kiểu đồng minh ông Trump thích
Được những người ủng hộ gọi là một cách tốt hơn để bảo vệ NATO và tăng cường phòng thủ trước Moscow, hiệp ước quân sự mới này có lẽ mang ý nghĩa chính trị nhiều tương đương với ý nghĩa chiến lược.
Hoa Kỳ vốn đã đóng góp và điều hành một nhóm chiến đấu đa quốc gia nhỏ của NATO ở Ba Lan, với các cuộc tập trận thường xuyên có sự tham gia của các lực lượng bổ sung. Một hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo trên mặt đất hiện đang được xây dựng.
Nhưng kể từ 2018, các chính trị gia Ba Lan đã kêu gọi Mỹ tăng hiện diện. Có thời điểm họ nói rằng cả một sư đoàn quân Mỹ phải thường trú ở Ba Lan với Warsaw chịu một phần chi phí, một kế hoạch có người gọi là “Pháo đài Trump.”
Hiệp ước mới không được mức như vậy. Nhưng nó gửi một dấu hiệu rõ ràng về ý thích của ông Trump. Một Ba Lan mạnh, với chi tiêu khá lớn về quốc phòng, là kiểu đồng minh mà vị tổng thống Hoa Kỳ thích.
Ngược lại, ông đã tuyên bố sẽ rút một số quân Mỹ khỏi Đức, quốc gia mà ông cho rằng không chịu chia sẻ gánh nặng chi tiêu quốc phòng.
Không rõ việc điều chuyển quân Mỹ có thực sự đẩy mạnh NATO hay không, ở một thời điểm khi nhiều vấn đề lớn của khối này dường như liên quan đến nội bộ.
“Chúng ta không muốn là những kẻ khờ nữa,” Ông Trump nói với các phóng viên sau khi hiệp ước với Ba Lan được tuyên bố. “Chúng ta giảm quân vì họ không trả chi phí; chuyện rất đơn giản.”
Ông Trump từ lâu đã phàn nàn rằng các thành viên khối NATO phải tăng chi tiêu quốc phòng và không nên dựa quá nhiều vào Mỹ.
Tranh cãi giữa các đồng minh tập trung vào mức đóng góp mà tất cả các thành viên NATO nhất trí rằng chi tiêu quốc phòng phải đạt mức 2% GDP trước năm 2024.
Đức, cùng một số nước khác, tới giờ chưa đáp ứng được mức đóng góp này.
Các quan chức Đức đã chỉ trích động thái của Mỹ, và gợi ý rằng hiệp ước mới với Ba Lan có thể làm suy yếu NATO và khiến Nga thêm liều lĩnh.
Hoa Kỳ gia hạn các hạn chế du lịch với Canada
và Mexico đến tháng 9 vì lo sợ coronavirus
Hoa Kỳ sẽ gia hạn các hạn chế du lịch đối với các hình thức du lịch không thiết yếu giữa quốc gia này với Canada và Mexico đến tháng 9 trong bối cảnh đại dịch coronavirus tiếp tục hoành hành. Vào thứ sáu (ngày 14 tháng 8), quyền Bộ trưởng Bộ Nội An Chad Wolf cho biết Hoa Kỳ đang tiếp tục phối hợp với các đối tác Canada và Mexico để làm chậm đà lây lan của COVID-19.
Theo đó, 3 quốc gia này đã đồng lòng gia hạn lệnh hạn chế đối với hoạt động đi lại không cần thiết tại các cửa nhập cảnh đường bộ chung đến ngày 21 tháng 9. Vào tháng 3, Hoa Kỳ đã đồng ý cùng 2 quốc gia láng giềng đóng cửa biên giới đất liền của họ ở phía bắc và phía nam cho tất cả các chuyến du lịch không thiết yếu như một trong các nỗ lực nhằm làm chậm sự lây lan của coronavirus. Thỏa thuận đã được gia hạn nhiều lần và đáng lẽ sẽ hết hạn vào ngày 21 tháng 8.
Trước đó vào thứ năm (ngày 13 tháng 8), Ngoại trưởng Mexico Marcelo Ebrard cho biết quốc gia này đã thông báo với Hoa Kỳ từ trước về ý tưởng gia hạn các hạn chế vì só lượng ca nhiễm ngày càng tăng gần biên giới Hoa Kỳ. Những người lao động thiết yếu qua biên giới như chuyên gia chăm sóc sức khỏe, phi hành đoàn hàng không và tài xế xe tải vẫn được phép đi qua biên giới.
Phần lớn nguồn cung cấp thực phẩm của Canada đến từ hoặc thông qua Hoa Kỳ. Những người Mỹ về nước từ Canada cũng sẽ được qua biên giới. Chính quyền Tổng thống Trump cũng đã có những hành động tăng cường đối với người di dân bất hợp pháp và người tầm trú, buộc họ trở về quê nhà mà không qua giam giữ. (BBT)
Hoa Kỳ lần đầu tiên
tịch thu các chuyến hàng nhiên liệu của Iran
Vào hôm thứ Năm (13/8), Wall Street Journal trích lời các viên chức Hoa Kỳ, và cho biết chính phủ Hoa Kỳ lần đầu tiên bắt giữ các tàu bị cáo buộc chở đầy dầu thô của Iran trái với các lệnh trừng phạt do chính quyền tổng thống Trump áp đặt.
Vào tháng trước, các công tố viên Hoa Kỳ đệ đơn kiện để tịch thu lượng dầu hỏa trên bốn tàu chở dầu mà Iran đang cố gắng vận chuyển đến Venezuela, trong nỗ lực mới nhất của chính quyền tổng thống Trump nhằm gia tăng sức ép kinh tế lên hai kẻ thù của Hoa Kỳ. Vụ kiện này nhằm ngăn chặn dòng thu nhập từ việc bán dầu cho Iran, quốc gia mà Washington cấm vận vì chương trình nguyên tử, hỏa tiễn đạo và ảnh hưởng của quốc gia này trên khắp Trung Đông. Phía Tehran tuyên bố rằng chương trình nguyên tử của họ là vì mục đích hòa bình.
Tờ Wall Street Journal trích lời các viên chức, và cho biết 4 tàu có tên Luna, Pandi, Bering và Bella bị bắt giữ trên biển trong những ngày gần đây và hiện đang trên đường đến Houston, đồng thời cho biết thêm rằng các viên chức quản trị cao cấp dự kiến sẽ đến thăm các tàu chở dầu này tại một sự kiện được lên lịch để đánh dấu việc cập cảng. Bài báo này, dẫn lời một viên chức, cho biết các tàu được tiếp quản mà không sử dụng lực lượng quân sự, nhưng không cung cấp bất kỳ thông tin chi tiết nào. (BBT)
Ban vận động Trump đổ tiền vào quảng cáo
kĩ thuật số suốt đại hội Đảng Dân chủ
Ban vận động tái tranh cử của Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ đổ hàng triệu đôla vào một chiến dịch quảng cáo kĩ thuật số vào tuần sau trong suốt đại hội đề cử tổng thống của Đảng Dân chủ, một phát ngôn viên của ban vận động Trump cho biết ngày thứ Bảy.
Đại hội Đảng Dân chủ Toàn quốc sẽ khai mạc vào ngày thứ Hai và kết thúc vào ngày thứ Năm với sự kiện cựu Phó Tổng thống Joe Biden chính thức chấp nhận đề cử của đảng ông để đối đầu với ông Trump trong cuộc bầu cử tổng thống ngày 3 tháng 11.
Người phát ngôn ban vận động Trump Tim Murtaugh cho biết tổng số tiền mua quảng cáo có thể lên đến hơn 10 triệu đôla và chi tiêu ít nhất sẽ ở mức bảy con số. Một số quảng cáo kĩ thuật số có thể bao gồm các khoản phụ phí dựa trên mức độ tương tác.
Chiến dịch mua quảng cáo, được báo The New York Times loan tin đầu tiên, sẽ bao gồm việc ban vận động Trump đăng băng-rôn trên trang chủ của YouTube trong 96 giờ bắt đầu từ ngày thứ Ba. Ban vận động cũng sẽ đăng quảng cáo trên các website của các hãng thông tấn lớn của Mỹ, ông Murtaugh nói.
Quảng cáo kĩ thuật số chiếm một phần nhỏ trong tổng chi tiêu quảng cáo của cả hai ban vận động, nhưng số tiền mua quảng cáo của ban vận động Trump cho tuần sau là khá lớn so với chi tiêu gần đây của mỗi bên.
Trên truyền thông truyền thống, bao gồm truyền hình và radio, ông Biden đã chi 14,8 triệu đôla trong tuần từ ngày 8 đến 14 tháng 8, trong khi ông Trump chi 7 triệu, theo số liệu từ công ty theo dõi quảng cáo Advertising Analytics.
Đại hội Đảng Dân chủ Toàn quốc sẽ có sự góp mặt của các chính trị gia tầm cỡ, những ngôi sao đang lên và những người Mỹ bình thường phát biểu ủng hộ ông Biden.
Ông Biden sẽ phát biểu trước toàn quốc từ bang Delaware quê nhà của ông, sau khi Đảng Dân chủ hủy bỏ các hoạt động hội nghị trực tiếp ở Milwaukee vì lo ngại về dịch virus corona.
Chính sách thay đổi tại ty bưu điện Hoa Kỳ
làm chậm lại thời gian chuyển vận thuốc kê toa
bằng thư đến các cựu chiến binh Mỹ
Một số chính sách thay đổi khiến việc giao hàng chậm lại tại Bưu điện Hoa Kỳ đang gây thiệt hại cho các cựu binh sĩ Mỹ – những người cho biết thời gian chờ đợi lâu hơn để nhận được thuốc mua qua đường bưu điện.
Trong một bức thư hôm thứ Sáu, 31 thượng nghị sĩ nhắm vào tân Tổng giám đốc Bưu điện Louis DeJoy, người vừa đảm nhận chức vụ này vào tháng Sáu và kể từ đó đã áp đặt một số thay đổi hoạt động dẫn đến tồn đọng thư trên toàn quốc. Các biện pháp cắt giảm chi phí của ông được đưa ra khi Tổng thống Trump chống lại việc bỏ phiếu bằng thư trong cuộc bầu tử tháng 11 này.
Các thượng nghị sĩ nói rằng họ đã nghe nhiều sự than phiền từ hàng trăm cựu chiến binh, cũng như các nhân viên của Bộ Cựu chiến binh, những người đã than phiền sự chậm trễ của thư từ kéo dài hàng tuần, “khiến các cựu chiến binh không nhận được các liều thuốc quan trọng.”
Các bản ghi nhớ từ lãnh đạo bưu điện, được hãng thông tấn AP thu được vào đầu tháng này, nêu chi tiết việc loại bỏ thời gian làm thêm giờ (overtime) và tạm dừng các chuyến giao hàng trễ, đôi khi cần thiết để đảm bảo hàng đến đúng giờ.
Một tài liệu cho biết nếu các trung tâm phân phối thư hoạt động chậm lại, “họ sẽ giữ thư cho ngày hôm sau.” Các hồ sơ bổ sung mà AP thu được cho thấy việc cắt giảm giờ làm việc sắp tới tại các ty bưu điện, bao gồm cả việc đóng cửa trong giờ ăn trưa và vào các ngày thứ Bảy. (BBT)
UPS, FEDEX khuyến cáo
họ không thể nhận phiếu bầu qua thư
của các cử tri như dịch vụ bưu chính Hoa Kỳ
Tin từ Los Angeles, California – Vào thứ sáu (ngày 14 tháng 8), hai công ty vận chuyển UPS và FedEx cho biết họ sẽ không thể nhận phiếu bầu qua thư mà cử tri đã gửi cho Dịch Vụ Bưu Chính Hoa Kỳ (USPS).
Trong một tweet đăng lên Twitter vào hôm thứ năm, nhà văn kiêm phát thanh viên David Rothkopf cho biết đây là cơ hội lớn để UPS và FedEx chuyển phát phiếu bầu miễn phí và trở thành “các tổ chức được yêu mến và tôn trọng nhất Hoa Kỳ”. Tuy nhiên, UPS cho hay các lá phiếu của tiểu bang phải được đóng dấu bưu điện để được xem là hợp pháp, và chỉ có USPS có quyền về mặt pháp lý đánh dấu những lá phiếu này. Vì vậy, UPS và FedEx cũng như các công ty tư nhân khác không thể tham gia vào việc vận chuyển các lá phiếu.
Trong khi đó, FedEx cho biết họ không thể nhận phiếu của các cử tri, và khuyên những khách hàng có ý định gửi phiếu bầu thông qua FedEx nên xem lại hướng dẫn bỏ phiếu vắng mặt và thời hạn cho các lá phiếu hoặc các tài liệu bầu cử liên quan.
Reuters dẫn lời các chuyên gia cho biết có nhiều luật và quy định cấm các công ty chuyển phát tư nhân chuyển phiếu bầu. Các trường hợp ngoại lệ bao gồm việc giao hàng được coi là “khẩn cấp” theo quy chế và giao hàng vào ngày và buổi chiều trước ngày bầu cử.
Hôm thứ sáu, USPS cho biết họ đã viết thư cho 46 tiểu bang cùng District of Columbia để khuyến cáo về nguy cơ cử tri sẽ không có đủ thời gian để hoàn thành và gửi phiếu bầu của họ. (BBT)
TS Fauci: Bỏ phiếu trực tiếp không thành vấn đề
Hương Thảo
Trong một cuộc phỏng vấn với tờ National Geographic ngày 13/8, Tiến sĩ Fauci, Giám đốc Viện Dị ứng và Bệnh Truyền nhiễm Quốc gia Hoa Kỳ, cho biết ông không thấy lý do tại sao mọi người không thể bỏ phiếu trực tiếp trong cuộc bầu cử ngày 3/11 sắp tới, miễn là các biện pháp đảm bảo an toàn sức khỏe được thắt chặt, tờ Washington Times đưa tin.
Tiến sĩ Fauci nói: “Nếu bạn đeo khẩu trang khi đi bầu, nếu bạn tuân thủ nguyên tắc giãn cách và không gặp phải tình trạng quá đông đúc, thì việc đi bỏ phiếu trực tiếp không thành vấn đề. Tôi nghĩ nếu tuân thủ cẩn thận các hướng dẫn, tôi không thấy bất cứ trở ngại nào trong việc này”, ông nói.
Chuyên gia về bệnh truyền nhiễm này đã đưa ra ví dụ về việc đi đến một cửa hàng để mua đồ, “Họ có đánh dấu X với khoảng cách gần 2 m hoặc hơn. Và có cảnh báo: ‘Đừng rời vị trí này cho đến khi người trước mặt rời đi”, ông Fauci nói.
Những người có bệnh lý nền, theo ông Fauci, có thể tham khảo một giải pháp bỏ phiếu sau đây, “Rõ ràng nếu bạn bị tổn thương thể chất hoặc các vấn đề tương tự, và không muốn gia tăng nguy cơ lây nhiễm Covid, bạn có thể bầu qua thư”.
Bình luận của ông Fauci được đưa ra đúng thời điểm Đảng Dân chủ đang thúc đẩy ý tưởng bỏ phiếu phổ thông qua thư, vốn bị Tổng thống Trump phản đối vì sơ hở trong hệ thống này, cùng tình trạng yếu kém hiện tại của dịch vụ bưu chính quốc gia.
Tổng thống Trump cho biết ông không phản đối bỏ phiếu vắng mặt, vốn có quy trình an ninh nghiêm ngặt hơn, và những người có bệnh lý nền như Tiến sĩ Fauci mô tả ở trên hoàn toàn thể áp dụng.
Nhưng bỏ phiếu phổ thông qua thư, trong đó phiếu bầu được gửi hàng loạt cho mọi người, thì đối với ông Trump lại là một vấn đề lớn, “Hãy nhìn vào California, nơi họ phát hiện thấy một triệu cử tri không đủ điều kiện”, Tổng thống Trump nói hôm thứ Năm tại cuộc họp báo, khi đề cập đến một báo cáo của Tổ chức Giám sát Tư pháp NGO. Ông cũng dẫn ra các ví dụ khác như hai cuộc bầu cử ở Virginia và New York, nơi tình trạng bỏ phiếu phổ thông qua thư tồn tại nhiều vấn đề nghiêm trọng.
Tổng thống Trump: ’Big Tech
đang cố gắng kiểm soát 100% thông tin’
Bình luậnĐông Bắc
Trong một cuộc phỏng vấn gần đây với Breitbart News, Tổng thống Donald Trump đã tuyên bố rằng nhóm Big Tech như Google, Facebook và Twitter “100%” đang nỗ lực kiểm soát thông tin mà người Mỹ được phép truy cập trực tuyến.
Khi được hỏi trực tiếp liệu các ông chủ ở Thung lũng Silicon có đang cản trở việc tự do ngôn luận trực tuyến hay không, Tổng thống Trump ngay lập tức trả lời: “Đúng vậy, 100%. Bạn có nghi ngờ gì không?”
Trang tin độc lập Breitbart đã thông báo với Tổng thống Trump trước đó rằng, Google đã chặn một cách có hệ thống tất cả các chức năng tìm kiếm đối với Breitbart và các trang web tin tức bảo thủ khác trước cuộc bầu cử năm 2020.
Thực tế, độc giả không thể tìm thấy trang Breitbart và các nội dung tin tức có khuynh hướng bảo thủ khác thông qua công cụ tìm kiếm Google, để tìm hiểu bất cứ điều gì đa chiều về ứng cử viên Tổng thống đối thủ là Joe Biden. Điều này có nghĩa là hầu hết mọi người sẽ chỉ có thể truy cập nội dung tin tức thiên tả thông qua Google quảng bá cho Joe Biden và “phó tướng” của ông ta là bà Kamala Harris, cũng như chương trình nghị sự của Đảng Dân chủ.
Tổng thống Trump cho biết thêm.“Các công ty công nghệ rất không trung thực về điều đó và về quyền tự do ngôn luận”.
Google sẽ bị tước bỏ các biện pháp bảo vệ miễn trừ?
Breitbart từng công bố một đoạn video rò rỉ vào năm 2018 về việc các giám đốc điều hành cấp cao của Google âm mưu lật tẩy Donald Trump sau chiến thắng của ông năm 2016. Kế hoạch của Google là biến
Tổng thống Trump và những người theo dõi ủng hộ ông thành một “đốm sáng” trong lịch sử. Có nghĩa là Google lên kế hoạch can thiệp cuộc bầu cử năm 2020 để đảm bảo rằng Tổng thống Trump sẽ thua cuộc.
Khi được yêu cầu phản hồi về điều này, Tổng thống Trump đã trích dẫn nhiều thành tích của ông trong hơn 3 năm cầm quyền, đồng thời còn nói đùa rằng nhiệm kỳ của ông cho đến thời điểm này là “một đốm sáng khá lớn”.
Các Thượng nghị sĩ thuộc Đảng Cộng hòa là Tom Cotton, Marsha Blackburn và Ron Johnson cũng đã nỗ lực buộc Big Tech phải chịu trách nhiệm về việc kiểm duyệt của mình. Bộ ba này đã nói nhiều lần bày tỏ sự phẫn nộ và lo ngại về cách các công ty công nghệ như Google đang thao túng kết quả tìm kiếm và thông đồng với Đảng Dân chủ.
Ba thượng nghị sĩ này cũng đã gửi một lá thư cho Giám đốc điều hành Google Sundar Pichai và Tổng chưởng lý Bill Barr yêu cầu “ông lớn” này phải giải trình nhiều hơn nữa và có thể có biện pháp chống độc quyền chống lại “đế chế” Thung lũng Silicon vì tư tưởng “thù địch” ngày càng tăng đối với các chính trị gia bảo thủ và ngay cả chính Tổng thống Trump.
Đồng thời, Google đang sử dụng quyền lực độc quyền của mình để can thiệp bầu cử bằng quyết định những thông tin nào mà người dân Mỹ được xem và không được xem.
Google đã đi ngược lại cả sứ mệnh Tự do ngôn luận và tự giới hạn pháp lý của chính mình, ít nhất là theo Mục 230 của Đạo luật về khuôn phép trong thông tin (CDA).
Nếu Google muốn trở thành nhà xuất bản nội dung theo ý của mình, thì các biện pháp bảo vệ quyền miễn trừ của Google theo luật cũng cần phải bị hủy bỏ. Nếu không, Google cần tuân thủ các nguyên tắc dành cho nhà cung cấp nội dung trung lập, các nguyên tắc này hạn chế Google và các nền tảng công nghệ khác kiểm duyệt nội dung cho các mục đích chính trị.
Trong phiên điều trần gần đây trước tiểu ban của Ủy ban Tư pháp Hạ viện, Hạ nghị sĩ Đảng Cộng hòa Matt Gaetz đã nói với Giám đốc điều hành Pichai về hành vi độc quyền của Google. Lãnh đạo thiểu số Hạ viện – ông Kevin McCarthy cũng bày tỏ mối quan ngại sâu sắc về đường lối của Google và các nền tảng công nghệ khác, vốn đang ngày càng im lặng về quan điểm mà ban lãnh đạo của họ không đồng ý.
Tổng thống Trump nhận thức đầy đủ về những gì đang diễn ra, nhưng vẫn chưa hành động. Nhưng như ông đã chỉ ra với Breitbart, rằng chính quyền của ông đang đợi đến thời điểm thích hợp để tấn công lại nhóm Big Tech.
Đông Bắc
Cháy rừng lớn ở California
khiến hàng trăm người phải di tản
Tin từ California – Vào hôm thứ Sáu (14 tháng 8), lực lượng cứu hỏa đã cố gắng bảo vệ hàng ngàn ngôi nhà khỏi một trận cháy rừng lan qua những ngọn núi phủ đầy bụi cây ở phía bắc Los Angeles; khiến hàng trăm người phải di tản và thiêu rụi 21 công trình.
Trước đó, Lake Fire đã lan rộng hơn 17,000 acres (6,880 hecta), buộc 1,500 người phải rời bỏ nhà cửa sau khi bùng phát ở Rừng Quốc gia Angeles vào chiều thứ Tư (12 tháng 8). Nhiệt độ lên cao hàng trăm độ và thời tiết khô ráo đã thổi bùng ngọn lửa vào tối thứ Sáu (14 tháng 8), khiến cho khắp miền nam California phải ra khuyến cáo nhiệt độ cao.
Phát ngôn viên Cơ quan Lâm nghiệp Hoa Kỳ Andrew Mitchell cho biết nguyên nhân của vụ cháy đang được điều tra nhưng có khả năng là do hoạt động của con người. Không có thương vong nào được báo cáo, nhưng ngọn lửa đe dọa 5,420 ngôi nhà và các công trình khác trong cộng đồng cách phía bắc trung tâm thành phố Los Angeles khoảng 40 dặm, người dân khu vực này đã được thông báo chuẩn bị cho khả năng phải di tản vào cuối tuần.
Điều kiện thời tiết ở California dự kiến sẽ tệ hơn vào tháng tới khi gió khô nóng Santa Ana sẽ thổi vào phía nam, trong khi gió El Diablo thổi vào phía bắc tiểu bang. Ở Colorado, vụ cháy rừng Pine Gulch Fire ở gần Grand Junction, cách phía tây Denver khoảng 190 dặm, đã thiêu rụi hơn 73.000 acres diện tích khu vực miền núi xa xôi, biến nó trở thành vụ cháy rừng lớn thứ tư trong lịch sử của tiểu bang (BBT)
Cựu luật sư FBI nhận tội làm giả tài liệu trong
cuộc điều tra về sự liên quan của Nga với chiến dịch
tranh cử của Tổng Thống Trump vào năm 2016
Tin từ Washington, D.C. – Vào thứ sáu (ngày 14 tháng 8), một cựu luật sư thuộc Cơ Quan Điều Tra Liên Bang (FBI) sẽ nhận tội làm giả tài liệu như một phần của cuộc điều tra liên bang về sự liên quan của Nga với chiến dịch tranh cử của Tổng thống Trump vào năm 2016.
Tờ New York Times cho biết cựu luật sư FBI nói trên là ông Kevin Clinesmith sẽ thừa nhận trước tòa án rằng ông đã sửa đổi một email từ Cơ quan Tình báo Trung ương CIA để xin phép tòa án lấy máy nghe lén bí mật được gắn trên người ông Carter Page – một cựu cố vấn chiến dịch tranh cử của Tổng thống Trump.
Luật sư của ông Clinesmith, Justin Shur, cho biết thân chủ của ông vô cùng hối tiếc vì đã sửa đổi email nói trên, và ông Clinesmith đã “không có ý định đánh lừa tòa án hoặc đồng nghiệp vì ông tin rằng những thông tin mà ông nói ra đều là chính xác.”
Theo New York Times, các công tố viên không tiết lộ bất kỳ bằng chứng nào cho thấy có thể gây nghi ngờ về quyết định của Chính quyền cựu Tổng thống Obama khi mở cuộc điều tra về Nga. Nhưng sau khi lời nhận tội của ông Clinesmith được công bố, Tổng thống Trump cho biết những trường hợp tương tự cũng đang được điều tra.
Cũng trong thứ sáu, tổng thống Trump cho biết vụ án của ông Clinesmith chỉ là khởi đầu, và sự thật rằng FBI đã theo dõi chiến dịch tanh cửa của ông và vụ bị bắt sẽ dẫn đến nhiều vụ án tương tự. Trước đó, ông Clinesmith đã dự đoán rằng nếu việc ông nhận tội được công khai, Tổng thống Trump sẽ xem đây là bằng chứng cho thấy việc Tổng thống Obama mở cuộc điều tra về Nga là bất hợp pháp và có động cơ chính trị. (BBT)
Canada cấp quyền thường trú nhân
cho những người tầm trú
làm việc trên tuyến đầu của đại dịch
Bộ trưởng Bộ Di trú Marco Mendicino cho biết Canada sẽ cung cấp quyền thường trú nhân vĩnh viễn cho những người tầm trú gặp nguy cơ khi phải chăm sóc bệnh nhân coronavirus. Họ có thể nộp đơn xin cư trú cho cá nhân và gia đình nếu họ từng nộp đơn trước tháng 3 năm 2020, ngay cả khi yêu cầu của họ từng bị từ chối.
Trong một cuộc họp báo, ông Mendicino cho biết biện pháp này sẽ được áp dụng đối với những người tầm trú trực tiếp hỗ trợ chăm sóc người bệnh trong một phòng khám sức khỏe, viện dưỡng lão hoặc một gia đình.
Vào tháng 5, Thủ tướng Justin Trudeau cam kết sẽ xem xét một chương trình chính quy hóa cho những người làm “công việc anh hùng” giữa đại dịch. Người đứng đầu chính quyền tỉnh Quebec, ông Francois Legault, gọi họ là “những thiên thần hộ mệnh”.
Hầu hết những người tầm trú làm việc ở Quebec, tỉnh của Canada bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi đại dịch, với gần 61,000 trường hợp Covid-19 và 5,715 người thiệt mạng. Những con số này gần bằng một nửa tổng số ca bệnh và tử vong ở Canada.
Trên toàn quốc, Canada ghi nhận 123,318 ca bệnh với 9,067 trường hợp tử vong tính đến chiều hôm thứ Sáu (14/8). Các viện dưỡng lão chiếm hơn 80% số ca tử vong liên quan đến coronavirus ở Canada. Khi trả lời phỏng vấn với Radio-Canada vào hôm thứ Sáu (14/8), các luật sư của những người tầm trú cho biết trên toàn quốc, biện pháp mới dự kiến sẽ ảnh hưởng đến tối đa là 1,000 người. (BBT)
Nên làm gì với quần áo cũ và khi chọn thời trang?
Abigail Beall
Hãy mở tủ quần áo của bạn và hãy thành thật đi nào. Đã bao lâu rồi kể từ lần cuối bạn mặc những bộ đồ đó? Bạn có nghĩ rằng đã đến lúc phải dọn tủ?
Mòn mỏi ở sâu trong tủ và trong đáy ngăn kéo là những bộ trang phục không còn vừa nữa, những món đồ đã lỗi mốt, hay thậm chí là những bộ đồ mà bạn chưa bao giờ mặc.
Trên thực tế, theo nghiên cứu do nhà xã hội học Sophie Woodward thuộc Đại học Manchester tiến hành, trung bình 12% số quần áo trong tủ của phụ nữ mà bà nghiên cứu có thể được coi là ‘quần áo chết’.
Nếu tàn nhẫn, bạn có thể sẽ nhét đầy vào một hoặc hai túi rác những món đồ mà bạn không còn muốn hoặc cần nữa. Nhưng sau đó thì sao?
Lãng phí tài nguyên
Khoảng 85% đồ dệt may bị vứt bỏ ở Mỹ – tức khoảng 13 triệu tấn trong năm 2017 – số đồ này hoặc bị đưa đến bãi rác hoặc bị đốt.
Ước tính một người Mỹ trung bình sẽ vứt bỏ khoảng 37kg quần áo mỗi năm.
Trên toàn cầu, ước tính mỗi năm con người thải ra 92 triệu tấn rác hàng dệt, và mỗi giây một lượng quần áo tương đương một xe tải đầy được đưa tới bãi rác.
Đến năm 2030, toàn thể nhân loại dự kiến sẽ thải loại hơn 134 triệu tấn hàng dệt may mỗi năm.
“Hệ thống thời trang hiện tại sử dụng lượng lớn tài nguyên không tái tạo, bao gồm dầu mỏ, vốn được chiết xuất để sản xuất quần áo mà thường chỉ được dùng trong thời gian ngắn, rồi sau thời gian này các nguyên vật liệu đó bị đem đến chủ yếu là bãi rác hoặc bị đem đốt,” Chetna Prajapati, người nghiên cứu các cách thức sản xuất hàng dệt bền vững ở Đại học Loughborough, Anh, nói.
“Hệ thống này gây áp lực lên các nguồn tài nguyên quý giá như nước, gây ô nhiễm môi trường và làm suy thoái hệ sinh thái, bên cạnh việc gây ra các tác động xã hội trên quy mô toàn cầu.”
Có nhiều lý do để ta tìm kiếm các giải pháp thay thế cho việc nhồi nhét quần áo vào thùng rác – trên toàn cầu ngành công nghiệp thời trang tạo ra 10% lượng khí thải nhà kính, trong đó chỉ riêng sản xuất dệt may ước tính thải ra 1,2 tỷ tấn khí nhà kính vào khí quyển mỗi năm.
Một khối lượng nước lớn cũng được dùng để sản xuất quần áo chúng ta mặc và ngành công nghiệp thời trang chiếm đến 20% lượng nước thải toàn cầu.
Đồng thời chúng ta đang mua nhiều quần áo hơn bao giờ hết – mỗi người tiêu dùng trung bình mua quần áo nhiều hơn 60% so với 15 năm trước đây. Mỗi phút ở Anh có hơn hai tấn quần áo được tiêu thụ, nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào khác ở châu Âu.
Trên toàn cầu, khoảng 56 triệu tấn quần áo được bán ra mỗi năm và con số này dự kiến sẽ tăng lên 93 triệu tấn vào năm 2030 và 160 triệu tấn vào năm 2050.
Tái chế ít
Trong khi hầu hết quần áo được giữ kỹ sẽ để được trong nhiều năm, thời trang thay đổi có nghĩa là vòng đời quần áo bị rút ngắn một cách nhân tạo do người tiêu dùng thay đổi thị hiếu.
Các số liệu trong ngành cho thấy quần áo hiện đại có vòng đời từ 2 đến10 năm – với đồ lót và áo phông chỉ giữ từ một đến hai năm, trong khi complet và áo khoác có vòng đời từ khoảng bốn đến sáu năm.
Liệu việc tái chế quần áo của chúng ta có giúp giảm bớt cái giá mà việc nghiện thời trang của chúng ta gây ra với môi trường hay không?
Hiện tại chỉ có 13,6% quần áo và giày dép bị vứt bỏ ở Mỹ được tái chế – trong khi một người Mỹ trung bình vứt đi 37kg quần áo mỗi năm.
Trên toàn cầu, chỉ có 12% nguyên liệu sử dụng cho ngành may mặc cuối cùng được tái chế.
So sánh với giấy, thủy tinh và chai nhựa PET – có tỷ lệ tái chế lần lượt là 66%, 27% và 29% ở Mỹ – thì rõ ràng quần áo bị tụt lại phía sau.
Thật vậy, hầu hết polyester tái chế hiện đang được các thương hiệu thời trang hàng đầu sử dụng thật ra có nguồn gốc từ chai lọ chứ không phải quần áo cũ.
Phần lớn vấn đề xuất phát từ việc quần áo của chúng ta được làm từ gì.
Quần áo mà chúng ta mặc trên người là sự kết hợp phức tạp của vải sợi, các thành phần trang trí và phụ kiện. Chúng được làm từ hỗn hợp sợi tự nhiên, tơ nhân tạo, nhựa và kim loại.
“Thí dụ, một chiếc áo thun 100% cotton có chứa nhiều thành phần khác như nhãn và chỉ may vốn thường được làm từ loại chất liệu khác như polyester,” Prajapati cho biết.
“Tương tự, một chiếc quần jeans điển hình được làm từ sợi cotton vốn thường pha trộn với elastane, và các thành phần khác như khóa kéo, nút và chỉ polyester. và quần được nhuộm bằng nhiều loại thuốc nhuộm.”
‘Khó phân tách’
Điều này khiến cho khó mà phân tách chúng ra để tái chế một cách hiệu quả. Phân loại thủ công hàng dệt ra các loại sợi và các loại vật liệu khác nhau rất mất công, chậm và đòi hỏi nhân công lành nghề.
Việc sử dụng ngày càng nhiều hỗn hợp vải hiện đại trong quần áo cũng khiến khó mà làm việc này dựa vào máy móc, mặc dù các nhà nghiên cứu châu Âu đã phát triển các kỹ thuật sử dụng máy ảnh siêu nhạy – có thể bắt được ánh sáng ngoài giới hạn thị giác của con người – để có thể nhận dạng tốt hơn các loại vải khác nhau.
Một khi đã được phân loại, thuốc nhuộm đã dùng để nhuộm vải cần phải được tẩy ra để sợi vải có thể tái sử dụng được.
Tuy nhiên, hiện tại rất ít quần áo được đem đi tái chế thực sự trở thành quần áo mới – quá trình được gọi là tái chế ‘từ vật liệu đến vật liệu’. Ví dụ, áo len dài tay chui đầu cũ có thể biến thành thảm, len cashmere có thể được tái chế thành complet. Nhưng tính đến năm 2015, chưa tới 1% quần áo đã qua sử dụng được tái chế theo cách này.
Mặc dù đương nhiên có thị trường lành mạnh cho quần áo cũ được bán trên mạng, nhưng có lẽ cách xử lý quần áo cũ phổ biến nhất chỉ đơn giản là cho đi để chúng có thể được tái sử dụng thông qua các cửa hàng từ thiện.
Tuy nhiên, mọi người ngày càng thấy rằng, quyên góp quần áo đang được xem như một cách để đơn thuần là đẩy vấn đề từ người này sang người khác.
Tại nhà máy phân loại và tái chế quần áo Wastesaver của tổ chức phi chính phủ Oxfam, ở Batley, Yorkshire, Anh, 80 tấn quần áo cũ được đưa qua mỗi tuần.
Lorraine Needham Reid, quản lý nhà máy Wastesaver của Oxfam, đã làm việc tại nhà máy này trong hơn 10 năm. Tuy nhiên, trong thời gian đó, bà đã chứng kiến sự suy giảm thực sự về chất lượng quần áo được đưa đến cho họ, nhất là đối với các vật liệu được dùng để làm những thứ quần áo đó.
Ngày nay, hầu hết những gì được đưa đến Wastesaver sẽ có kết cục là không bao giờ được mặc lại.
Hơn một phần ba – 35% số quần áo – được đưa tới các đối tác của Oxfam tại Senegal để được bán lại. Khoảng từ 1-3% được đưa trở lại các cửa hàng Oxfam trên khắp nước Anh để được bán lại.
Phần lớn còn lại được gửi đi tái chế một cách nào đó, nhưng khoảng sáu tấn quần áo có chất lượng kém đến mức chúng là chỉ cần xé chúng ra để sử dụng làm giẻ lau công nghiệp hoặc làm chất liệu nhồi nệm hay ghế xe hơi.
Có công nghệ tái chế sợi, nhưng chúng chỉ được sử dụng ở quy mô nhỏ. Nhìn chung, các kỹ thuật có thể chia ra thành tái chế cơ học và tái chế hóa học.
Dùng enzyme
“Hỗn hợp vải thích hợp nhất để tái chế sợi cơ học mà khi đó các sợi vải được xé tưa và kéo ra để thành vải sợi ngắn hơn,” Prajapati nói.
Chiều dài sợi ngắn hơn làm ra các loại vải có chất lượng và độ bền thấp hơn, do đó, sản phẩm của quá trình tái chế này không thể sử dụng cho quần áo. Thay vào đó, chúng có xu hướng được chuyển xuống các sản phẩm bậc thấp hơn như làm ra các vật liệu sợi composite khác như cách nhiệt hoặc thảm sử dụng trong ngành xây dựng.
Một số nhà nghiên cứu đã tìm ra cách cách âm tiếng ồn từ sợi của quần áo cũ.
Quy trình tái chế hóa học với số lượng lớn một loại sợi vải, chẳng hạn như polyester và nylon, đã đi vào guồng, Prajapati nói. “Tuy nhiên, chúng gồm nhiều quy trình và hóa chất bổ sung, khiến cho việc tái chế và sản phẩm sợi hoặc vải làm ra rất tốn kém,” bà cho biết.
Đã có thành công ở quy mô nhỏ để phân tách hiệu quả các hỗn hợp vải tự nhiên và tổng hợp và thu được cả hai loại sợi, mà không làm mất loại sợi nào trong quá trình thực hiện. Tuy nhiên, việc nhân rộng công nghệ này lên quy mô công nghiệp vẫn là một thách thức.
Một nhóm các nhà nghiên cứu do Carol Lin, một kỹ sư hóa học tại Đại học City University of Hong Kong dẫn đầu, đã phát triển một kỹ thuật để tái chế các loại vải từ hỗn hợp cotton và polyester bằng cách để nấm xử lý chúng.
Nấm Aspergillus niger – vốn thường tạo thành mốc đen trên nho – tạo ra một loại enzyme có thể phân hủy cotton thành glucose, và glucose này sau đó có thể chuyển thành xi-rô.
Các sợi polyester tinh chất còn lại sau đó có thể được tái sử dụng để làm quần áo mới, họ cho biết.
Hỗn hợp polyester-cotton hiện là một trong những loại vải phổ biến nhất dùng cho quần áo rẻ tiền, thường được dùng làm áo phông, áo sơ mi và thậm chí là quần jean.
Kể từ đó, Lin và nhóm nghiên cứu của bà đã hoàn thiện quy trình để nó có thể được áp dụng ở quy mô lớn hơn bằng cách sử dụng các enzyme cellulose được sản xuất công nghiệp. Họ đã làm việc với hãng bán lẻ thời trang H&M để xem xét quy trình tái chế này có thể có tác động như thế nào đến đồ dệt may thải loại.
Nguyên liệu sinh học
Các nhà nghiên cứu Áo cũng đã phát triển các kỹ thuật sử dụng enzyme cho phép họ biến đồ len cũ thành một chất liệu có thể được sử dụng làm nhựa hoặc chất kết dính.
Nhưng nếu chúng ta có bao giờ mong muốn làm cho quần áo trở nên bền vững, thì chúng ta cần phải có những thay đổi cơ bản hơn cho ngành công nghiệp dệt may. Vải, sợi và hàng may mặc sẽ cần được thiết kế bằng những cách để chúng dễ dàng được phục hồi và tái chế hơn.
“Mục đích tái chế cần phải được tích hợp vào hệ thống sản xuất hiện tại để làm cho nó trở nên tuần hoàn hơn,” Prajapati nói. “Do đó, cách chúng ta thiết kế quần áo cần phải thay đổi, nó cần tạo điều kiện dễ dàng hơn cho việc tái chế.”
Có một lựa chọn, đó là tạo ra các loại vật liệu hoàn toàn mới từ các nguồn khác nha, là các nguồn không gây tác động tương tự lên môi trường hoặc có thể tái chế dễ dàng hơn. Một số nhà khoa học thậm chí còn xem xét biến các dạng chất thải khác – chẳng từ sữa quá hạn – thành quần áo.
Khi sữa bị chua, nó sẽ tách thành váng sữa ở dưới đáy và mảng protein ở trên. Khi lấy váng sữa ra, bạn chỉ còn lại một loại phó mát tươi.
“Loại phó mát tươi này được đưa vào một cỗ máy hoạt động như như máy làm mì sợi,” Anke Domaske, người sáng lập QMilk, công ty đang phát triển các loại sợi phân hủy sinh học mới ở Hemmingen, Đức, cho biết. “Hòa với nước, nó tạo ra một loại bột nhào. Sản phẩm cuối cùng là bộ nhả tơ có lỗ nhỏ đến mức nó không phải là sợi mì mà là một loại sợi mỏng hơn tóc.”
Công ty sau đó đã quay sợi này thành sợi vải mà họ nói có kết cấu như lụa. Loại sợi vải này sau đó có thể được sử dụng để làm áo nịt hoặc dệt thành vải, hoặc các mặt hàng dệt khác như nỉ.
Điều quan trọng là một khi người ta không còn còn muốn mặc quần áo may hoàn toàn bằng sợi QMilk nữa, họ có thể đơn giản là để nó tự hoại ở nhà, Domaske nói.
QMilk không phải là công ty duy nhất tạo ra vải vóc từ các nguồn khác thường.
Hứa hẹn từ tảo
Sau nhiều năm làm việc cho một công ty thiết kế Đức, từ hậu trường Renana Krebs đã thấy ngành công nghiệp dệt và may tiêu cực với môi trường như thế nào.
Bà quyết tâm sẽ làm điều gì đó để giải quyết vấn đề này và vào năm 2016, bà cho ra đời Algalife, công ty sản xuất sợi và thuốc nhuộm từ tảo.
Tảo đã được sử dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp thẩm mỹ, trong một số loại thực phẩm và được dùng làm nhiên liệu sinh học. “Sau khi tìm hiểu về tất cả các ngành đó và những lợi ích chúng ta có được từ tảo, chúng tôi hỏi ‘tại sao không làm tương tự cho hàng dệt may?’,” Krebs nói.
Một lợi ích là tảo được thu hoạch trong hệ thống khép kín, có nghĩa là không hề sử dụng tí nước ngọt nào trong quá trình này. Tất cả những gì tảo cần để lớn là nước và nắng. Bằng cách chiết xuất các sắc tố tự nhiên từ các loại tảo khác nhau, Krebs và nhóm nghiên cứu của bà có thể kết hợp chúng với các enzyme và các chất cố định – giúp sắc tố bám vào vải – từ các nguồn tổng hợp và tự nhiên, bao gồm cả gỗ sồi, vỏ lựu và lá kim cây bách xù (juniper).
Các thương hiệu lớn trong ngành công nghiệp thời trang cũng đang chú ý tới nhu cầu sử dụng nguyên liệu bền vững. Các công ty như Adidas gần đây tung ra một loạt mẫu giày thể thao được làm từ nhựa thu thập từ đại dương .
Hãng bán lẻ thời trang Zara cũng tuyên bố trong năm 2019 rằng đến năm 2025, hãng sẽ chỉ sử dụng các nguyên liệu bền vững.
“Sử dụng vật liệu tái chế, thay vì nguyên gốc, sẽ đem đến cơ hội giảm đáng kể các tài nguyên không tái tạo và các tác động tiêu cực của ngành, như phát thải CO2, sử dụng nước và hóa chất,” Prajapati cho biết.
Tuy nhiên, một số người nghi ngờ về cam kết của một số thương hiệu lớn trên thế giới về việc sử dụng nguyên liệu bền vững, và cáo buộc các hãng làm lãng phí tài nguyên xanh, điều mà các công ty bác bỏ.
Zara là một trong những nhà sáng chế đầu tiên của hệ thống thời trang tiêu dùng mà chúng ta rất quen thuộc ngày nay, Clare Press, tổng biên tập tạp chí Vogue của Úc và là tác giả của cuốn sách Khủng hoảng Nơi Tủ Quần áo (Wardrobe Crisis), nói.
“Không cần phải giả vờ rằng mọi người tới mua hàng của Zara là do danh tiếng nhiều đời của thương hiệu này,” bà nói.
“Trong 20 năm qua, hệ thống thời trang đã thay đổi hoàn toàn, không còn là thời trang theo kiểu theo mùa nữa mà là hướng tới việc tận hưởng ngay lập tức. Việc phải chờ đợi sáu tháng với các tín đồ thời trang thế hệ mới nghe thật là điên rồ trong thời đại Instagram và trong trào lưu ‘nhìn thấy là mua luôn’ lúc này.”
Vì vậy, mặc dù tái chế và vải vóc bền vững hơn sẽ là một phần quan trọng trong giải pháp, người tiêu dùng cũng cần thay đổi hành vi của mình nếu chúng ta hy vọng giảm bớt tác động ngành công nghiệp thời trang đang gây ra cho hành tinh chúng ta.
“Chúng ta cần phải chậm lại, dành chút thời gian để kết nối lại với quần áo của chúng ta và một lần nữa trân trọng chúng,” Press khuyên. “Hãy nhớ rằng cho dù bạn mặc bất cứ thứ gì, đều phải tốn hao cả vật chất và sự sáng tạo để làm ra chúng.”
Bài tiếng Anh đã đăng trên BBC Future.
Covid-19 : Pháp ghi nhận
hơn 3.300 ca nhiễm mới trong 24 giờ
Thùy Dương
3 phút
Số ca mới nhiễm virus corona tại Pháp mỗi ngày một tăng nhanh. Chiều tối hôm qua 15/08/2020, trong báo cáo thường nhật, bộ Y Tế Pháp cho biết trong vòng 24 giờ, có đến hơn 3.300 người được xác nhận dương tính với Covid-19. Đây là số ca nhiễm thường nhật cao kỷ lục tính từ tháng 05/2020, tức từ khi nước Pháp bắt đầu ra khỏi phong tỏa.
Tỉ lệ xét nghiệm dương tính cũng tăng lên thành 2,6%. Trong 24 giờ, có thêm 17 ổ lây nhiễm mới được xác định, nâng tổng số ổ lây nhiễm trên toàn nước Pháp lên thành 252. Số bệnh nhân phải nhập viện điều trị cũng tăng nhẹ.
Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, chính phủ Pháp hôm nay, 16/08/2020, cho biết ngày thứ Ba 18/08 sẽ thông báo cho các đối tác dân sự về các quy định vệ sinh y tế dành cho giới doanh nghiệp. Theo bộ trưởng Lao Động Pháp, Elisabeth Borne, một trong số các biện pháp được dự trù là quy định bắt buộc đeo khẩu trang ở nơi làm việc trong một số điều kiện, chẳng hạn trong phòng họp không khí không được lưu thông tự nhiên hay ở lối đi lại. Bộ trưởng Elisabeth Borne cũng cho biết hình thức làm việc từ xa sẽ được áp dụng, nếu có thể, ở những nơi virus corona lây lan mạnh.
Đài France Info cho biết, tại Paris, vùng mới bị xếp trở lại vào danh sách « vùng đỏ » vì virus corona lây lan rất nhanh, nhu cầu xét nghiệm Covid-19 của người dân tăng đột biến. Thời gian chờ đợi kết quả cũng lâu hơn ở các địa phương khác. Nhiều người dân phàn nàn về việc gặp nhiều khó khăn khi đăng ký xét nghiệm, phải liên lạc nhiều cơ sở, nhưng vẫn phải đợi đến hàng tuần mới đến lượt xét nghiệm.
Trên trang Doctolib, ứng dụng đặt hẹn khám bệnh, nhiều cơ sở xét nghiệm Covid-19 đã kín chỗ cho đến tận đầu tháng 09. Một số cơ sở xét nghiệm phải thuê thêm lực lượng bảo vệ vì quá đông khách và vì nhiều người do phải chờ đợi quá lâu đã có những hành động gây mất trật tự. Nhiều nhân viên không chịu nổi áp lực công việc đã bỏ việc, chuyển đến những cơ sở không làm xét nghiệm Covid-19.
Bóng đá: Paris Saint – Germain,
50 năm với giấc mơ thành câu lạc bộ lớn
Anh Vũ
Hai bàn thắng trong 149 giây để làm sống lại tham vọng châu Âu của Paris Saint-Germain. Vào đúng sinh nhật lần thứ 50, 12/08/2020, đội bóng của thành Paris đã giành được chiến thắng trước câu lạc bộ Ý Atalanta để bước vào vòng bán kết của Champions League sau 25 năm mong đợi. Giấc mơ trở thành một câu lạc bộ lớn có từ cách đây 50 năm đang rất gần hiện thực với đội bóng thành Paris.
Sau bảy mùa bóng ở giải châu Âu liên tiếp bị chặn lại, khi thì từ vòng 1/8 khi thì ở tứ kết, cuối cùng người khổng lồ của làng bóng Pháp, PSG, đã vượt qua giới hạn như tiền định ở đấu trường châu Âu bằng một cuộc lội ngược dòng chớp nhoáng, ngoạn mục trên sân vận động Estadio da Luz ở thủ đô Bồ Đào Nha Lisboa.
Khi đại diện từ nước Ý có được bàn mở tỷ số nhờ công của Mario Pasalic, nhiều người đã nghĩ đến một cú sốc mà Atalanta tạo ra trước gã khổng lồ nước Pháp để tiến vào vòng bán kết. Tuy nhiên, những học trò của huấn luyện viên Tuchel đã lật ngược thế cờ bằng một phép màu được tạo ra chỉ trong 3 phút : Marquinhos lập công, san bằng tỉ số ở phút 90, trước khi cầu thủ vào thay người Eric Maxim Choupo-Moting mang về thắng lợi cho PSG 3 phút sau đó. Có điều đáng nói là cuộc lội ngược dòng ngoạn mục của PSG đều ghi dấu giầy của các cầu thủ dự bị.
Siêu dự bị lập công lớn
Cách đây ba tuần, Kylian Mbape rời sân cỏ trong nước mắt, bị bong gân mắt cá chân. Khả năng không thể tham dự trận gặp Atalanta đã được dự kiến gần như chắc chắn. Đến Lisboa với tâm trạng rất lạc quan, Mbapé được tung vào sân ở cuối hiệp hai trận tứ kết khi mà PSG đang trong thế thua và bế tắc hoàn toàn lợi. Mọi người đã nghĩ kết quả trận đấu đã được định đoạt. Như bình luận của huấn luyện viên của Atalanta, Gian Piero Gasperini, số 7 của PSG đã thay đổi tất cả.
« Khi Mbapé nhập cuộc đã tạo rất nhiều động lực cho PSG khi đó đang bị dẫn bàn. Anh ta đã có đóng góp căn bản trong những lần mở tốc độ và gây rất nhiều nguy hiểm cho chúng tôi ».
Rõ ràng ngay khi vào sân, Mbape đã khiến hàng hậu vệ của đội bóng Ý phải choáng váng, buộc phải lùi về sâu. Sau khi Maquinhos san bằng tỷ số. Chính nhà vô địch thế giới trẻ này đã có đường chuyền quyết định cho Eric Maxim Choupo Moting ấn định chiến thắng. Tiền đạo Camerun này cũng vậy đáng lẽ ra không chơi trận này. Khủng hoảng Covid-19 làm PSG bị thiếu nhân lực, nên anh đã được triệu tập vớt và cuối cùng Choupo, từ cầu thủ dự bị đã trở thành người hùng.
« Tôi tự nhủ khi được vào sân, tốt rồi, tất cả đều có thể trong cuộc sống. Tôi đã tin vào mình, tin vào đồng đội. Tôi nghĩ toàn đội không bao giờ mất hy vọng. Một câu chuyện thật đặc biệt ».
Đúng là câu chuyện đặc biệt. Ban lãnh đạo của PSG đã đánh tín hiệu không cần đến cầu thủ Camerun này, trước khi đổi ý, muốn giữ lại anh thêm mùa hè này để phòng xa. Ở PSG Eric Choupo-Moting là một cầu thủ dự bị hạng sang, một tiền đạo chưa bao giờ thoát ra khỏi được những cái bóng lớn như Neymar, Mbapé hay Di Maria. Nếu không có dịch Covid-19, tiền đạo người Camerun này có lẽ giờ đã ở nơi khác rồi. Trong một câu lạc bộ đã quá nhiều sao, nhất là ở hàng tấn công, chiếc áo tiền đạo quả là quá rộng đối với Choupo-Moting. Hai năm đầu quân cho PSG, anh chỉ được thi đấu tổng cộng 50 trận, ghi 12 bàn, chưa kể trong những lần ra sân còn hay phạm phải những lỗi ngớ ngẩn.
Thế nhưng anh vẫn tìm được chút cơ hội hiếm hoi trong cái câu lạc bộ hội tụ các danh thủ đa quốc gia này. Từ vai đóng thế, Choupo-Moting trở thành nhân vật cứu tinh trong 10 phút cuối huy hoàng của PSG tại Lisboa. Giờ có ra đi, tiền đạo này có thể ngẩng cao đầu và tên anh sẽ còn lưu lại mãi trong lòng cổ động viên PSG.
Với chiến thắng nhiều ý nghĩa này, các cầu thủ Paris Saint Germain đã vượt qua ngưỡng tâm lý của chính mình. Từ 1995, đây là lần đầu tiên Paris Saint Germain qua ải tứ kết Champions League. Đối thủ tới của Paris Saint Gernain là câu lạc bộ Đức Leipzig, cửa vào chung kết dường như sáng thêm khi không phải gặp một câu lạc bộ của La Liga, vẫn luôn là khắc tinh của PSG
Xứng tầm với Kinh đô ánh sáng?
Paris Saint Germain vẫn luôn là một trong số rất ít câu lạc bộ bóng đá được hâm mộ nhất của nước Pháp, dù đội bóng đá không ít lần gây thất vọng tràn trề cho các cổ động viên. Với tuổi đời 50, có thể coi là trẻ trong làng bóng châu Âu, PSG ra đời chính thức ngày 12/08/1970, với tham vọng là một đội bóng lớn xứng tầm với « Kinh đô ánh sáng » của thế giới.
Tất cả bắt đầu từ một nhật xét khá cay đắng của ông Jaques Georges, chủ tịch Liên Đoàn Bóng Đá Pháp (FFF) vào thời bấy giờ. Vào cuối những năm 1960, tất cả các thủ đô Châu Âu đều có một hoặc vài câu lạc bộ bóng đá lớn, tại sao Paris lại không có ? Theo ông Jaques Georges, bóng đá cũng như những lĩnh vực khác « phải xứng tầm với Kinh đô ánh sáng ».Và thế là ông vận động mở cuộc « tham khảo ý kiến dân » để chọn một cái tên cho đội bóng tương lai của thủ đô Pháp. Trong số những cái tên được đề xuất : Inter Paris, Racing Club Paris hay Paris Football Club, cuối cùng Paris Football Club (PFC) được chọn với 60 nghìn phiếu bình chọn.
Lúc đó PFC mới chỉ đội bóng ảo, có tên nhưng không có quân cũng như không có sân vận động. Thế là các lãnh đạo của Liên Đoàn Bóng Đá Pháp, Pierre-Etienne Guyot và Guy Crescent tìm một đội bóng thực đang chơi trong giải hạng nhất để sáp nhập vào cái tên đó. Ý đồ này không thành. Bị hối thúc, PFC quay sang với đội Stade Saint-Germain, một đội bóng thành lập từ 1904, nhưng đang lẹt đẹt chơi ở hạng 2. Paris Saint-Germain đã ra đời như thế.
Nhưng chỉ 2 năm sau ra đời, 1972, đội bóng của thành Parsi rớt xuống hạng 3. Phải nhờ vào tay nhà may Daniel Hechter, câu lạc bộ mới được vực dậy từ năm 1974. Đây cũng là năm đội bóng có sân riêng Parc des Princes. Thế rồi sau một vụ bê bối tài chính năm 1978 ông Hechter bị loại khỏi chức chủ tịch câu lạc bộ. Nhà quảng cáo Francis Borelli lên thay (1978-1991). Cùng với ngôi sao đầu tiên người Algeri, Mustapha Dahleb (1974-1984), PSG giành được những danh hiệu đầu tiên : Hai cúp nước Pháp (1982,1983) và một chức vô địch Pháp (1986). Tuy thế cho đến hết thập niên 1980, tầm của PSG vẫn chỉ loanh quanh trong nước.
Phải đợi đến năm 1991, khi kênh truyền hình Canal plus nắm quyền làm chủ và nhà báo của kênh, ông Michel Denisot làm chủ tịch câu lạc bộ thì PSG mới bắt đầu có được tầm vóc khác.
Với việc tuyển mộ danh thủ lớn Artur Jorge (Bồ Đào Nha), sau đó là Louis Fernandez (Pháp) về làm huấn luyện viên và nhất là một loạt các cầu thủ tên tuổi đang ở độ đỉnh cao của sự nghiệp như Paul Le Guen, David Ginola, Alain Roche, Vincent Guérin, Antoine Kombouaré, Bernard Lama, George Waeah, Rai, Youri Djorkaeff…, câu lạc bộ thành Paris bắt đầu bước ra sân chơi châu lục.
Sau nhiều hành trình dở dang, cuối cùng đến năm 1996, PSG cũng giành được danh hiệu châu Âu đầu tiên, Cúp các đội đoạt Cúp với chiến thắng trước câu lạc bộ Áo Rapid Vienne 1-0. Đây cũng là đội bóng thứ 2 của bóng đá Pháp dành được Cúp châu Âu, sau Marseille giành Cúp C1 năm 1993.
Bước vào thập niên 2000, PSG của Canal plus bắt đầu lâm vào khủng hoảng liên tiếp. Đội bóng được bán lại cho người Mỹ, tập đoàn Conoly Capital (2006-2011), nhưng mọi chuyện cũng không được cải thiện gì. Kết thúc mùa bóng 2008, PSG bị rớt xuống hạng 2.
Kỷ nguyên Qatar
Năm 2011, QSI, Quỹ đầu tư quốc gia của vương quốc dầu mỏ thừa tiền Qatar, mua lại câu lạc bộ của thành Paris và một cuộc lột xác cho PSG, trước tiên là bằng tiền. Hàng trăm triệu euro được ông chủ mới Qatar bơm vào để kéo về các ngôi sao bóng đá thế giới : Javier Pastor, Thiago Silva, David Berkham, Dani Alves, Neymar, Kylian Mpabé, Gianluigi Buffon…. đã tạo cho PSG một tầm mới. Chưa có được thành tích quốc tế nào, nhưng PSG đã thành công tài chính. Sau một thập kỷ với tiền đầu tư của các ông chủ dầu mỏ, thu nhập của câu lạc bộ Paris đã nhân lên 6 lần (đạt 637 triệu năm 2019) và số lượng fan trên thế giới đã đạt con số 90 triệu. Trên sân cỏ, PSG giờ thống trị trong nước, nhưng ở đấu trường châu Âu, PSG liên tục trải qua các mùa bóng thất vọng, trong đó có những thất bại cay đắng chưa từng có.
Giờ là một câu lạc bộ giàu có hàng đầu châu Âu, có trong tay những cầu thủ giỏi nhất thế giới, đã được coi như là « thương hiệu toàn cầu » nhưng PSG vẫn thiếu một danh hiệu Champions Ligue để có thể gia nhập câu lạc bộ « các ông lớn » của bóng đá châu Âu.
Đông Địa Trung Hải: Ankara tiếp tục thăm dò,
Hy Lạp sẵn sàng cho xung đột
Trọng Thành
Khu vực tranh chấp giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Hy Lạp ở Địa Trung Hải tiếp tục căng thẳng. Hôm qua, 15/08/2020, tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố không nhường bước trước các áp lực và khẳng định Ankara sẽ tiếp tục các hoạt động thăm dò địa chấn tại vùng biển tranh chấp, được coi là có tiềm năng dầu mỏ lớn. Liên Hiệp Châu Âu kêu gọi « xuống thang ».
Quan hệ Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ ngày một căng thẳng hơn. Đối với Athens, chính quyền Ankara là bên duy nhất phải chịu trách nhiệm về tình hình căng thẳng hiện nay : từ đầu tuần này, Thổ Nhĩ Kỳ một lần nữa đưa tàu khảo sát khí đốt đến « vùng biển của Hy Lạp ». Ngược lại, tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ đã dùng lời lẽ thậm tệ, khi ví sự hiện diện quân sự của châu Âu tại vùng biển này như các hoạt động của « quân lục lâm, thảo khấu ».
Từ Athens, thông tín viên Joel Bronner tường trình :
« Bối cảnh quốc tế căng thẳng với nước láng giềng Thổ Nhĩ Kỳ : truyền thông chính trị cho thấy rõ điều này. Ngày 15/08, nước Hy Lạp theo Chính Thống giáo cử hành lễ vinh danh Đức Mẹ Đồng Trinh, chính xác là ngày lễ Dormition, dịp lễ tương đương với lễ Đức Mẹ Lên Trời trong đạo Công giáo. Trên tài khoản Twitter của mình, thủ tướng Hy Lạp Kyriakos Mitsotakis đưa lên một bức ảnh của ông tại nhà thờ theo truyền thống, với một ngọn nến trên tay…, mặt đeo khẩu trang, theo quy định bắt buộc mang khẩu trang do dịch bệnh, tại phần lớn các cơ sở công cộng trong nhà, được áp dụng từ gần 15 ngày nay tại Hy Lạp.
Tuy nhiên, các hình ảnh xuất hiện nổi bật trên mạng xã hội này, được đưa lên song song, đó là các hình ảnh người đứng đầu chính phủ Hy Lạp, bao quanh là các tướng lĩnh. Thủ tướng Hy Lạp nhấn mạnh ngày này là ‘‘một ngày mang tính biểu tượng’’, ông ‘‘cảm thấy nhu cầu’’ được có quân đội ở bên. Thủ tướng Hy Lạp viết thêm là : một sức mạnh răn đe đủ mạnh là điều kiện để bảo đảm hòa bình.
Bên ngoài vấn đề dầu khí và các tranh chấp chủ quyền, tại Hy Lạp, tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cũng bị coi như là một nhân vật thất thường. Nguy cơ căng thẳng biến thành xung đột vượt tầm kiểm soát, gắn liền với điều mà Athens coi như là ‘‘những khiêu khích’’ của Ankara, có lẽ không phải là điều tưởng tượng xa xôi. Nhiều quân nhân Hy Lạp hiểu rõ điều này, chính họ đã được kêu gọi rút ngắn kỳ nghỉ và ở trong tư thế sẵn sàng đợi lệnh ».
Sau cuộc họp của các ngoại trưởng Liên Hiệp Châu Âu hôm qua, 15/08/2020, các nước châu Âu khẳng định tình đoàn kết với Hy Lạp kêu gọi « tìm giải pháp thông qua thương lượng » và « xuống thang ». Nội bộ châu Âu không thống nhất trước việc Pháp điều động thêm tàu chiến và phi cơ chiến đấu đến khu vực này để hỗ trợ Hy Lạp. Đức giữ khoảng cách với biện pháp này và cố đứng ra làm môi giới hòa giải. Liêu Âu sẽ trở lại thảo luận về vấn đề này trong phiên họp ngày 27 và 28 tới Berlin, theo mạng thông tin châu Âu Euractiv.
Vladimir Putin ‘cam kết hỗ trợ’
cho Tổng thống Lukashenko
Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko nói Nga đã đồng ý hỗ trợ an ninh cho Belarus trong trường hợp có các mối đe dọa quân sự từ bên ngoài.
Ông Lukashenko cũng bày tỏ quan ngại về các cuộc tập trận quân sự của NATO đang diễn ra ở các nước láng giềng Ba Lan và Lithuania.
Tin trên được đưa ra trong bối cảnh tổng thống Lukashenko đang phải đối mặt với các cuộc biểu tình đông đảo về cuộc bầu cử gây tranh cãin gày 9/8.
Hàng ngàn người tụ tập bên ngoài đài truyền hình nhà nước hôm thứ Bảy, yêu cầu đưa tin đầy đủ về các cuộc biểu tình.
Tình trạng bất ổn bùng phát sau khi Tổng thống Alexander Lukashenko tuyên bố giành chiến thắng vang dội trong cuộc bầu cử tuần trước. Kết quả cuộc bầu cử này đã bị lên án trong bối cảnh có nhiều cáo buộc gian lận trong việc đếm phiếu.
‘Chuỗi dây người’ phản đối cảnh sát Belarus trấn áp biểu tìnhBelarus: Lãnh đạo phe đối lập Tikhanovskaya ra đi ‘vì con cái’
Ủy ban Bầu cử Trung ương cho biết ông Lukashenko, người nắm quyền từ năm 1994, giành được 80,1% số phiếu và ứng cử viên đối lập chính Svetlana Tikhanovskaya 10,12%.
Nhưng bà Tikhanovskaya khẳng định rằng nếu các phiếu bầu được kiểm đúng cách, bà đã giành được sự ủng hộ từ 60% đến 70%.
Tình hình chính trị tại Belarus
Khi tình hình bất ổn tiếp tục hôm thứ Bảy, ông Lukashenko đã đi tìm sự giúp đỡ từ Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Ông Lukashenko cho biết Tổng thống Putin hứa sẽ cung cấp những gì ông gọi là hỗ trợ toàn diện trong trường hợp có các mối đe dọa quân sự từ bên ngoài với Belarus.
Thông báo được đưa ra một ngày sau khi các ngoại trưởng EU nhất trí chuẩn bị các biện pháp trừng phạt mới với các quan chức Belarus chịu trách nhiệm về các “hành vi giả mạo”. Mỹ cũng lên án cuộc bầu cử là “không tự do và công bằng”.
Trong khi đó, trong một tuyên bố chung hôm thứ Bảy, thủ tướng của ba nước cộng hòa Baltic – Latvia, Lithuania và Estonia – “bày tỏ quan ngại sâu sắc trước cuộc đàn áp bạo lực … và sự đàn áp chính trị với phe đối lập của chính quyền”.
Lithuania và Latvia trước đó cho biết họ chuẩn bị hòa giải ở Belarus, với điều kiện chính quyền ngừng dùng bạo lực đối với người biểu tình và thành lập hội đồng quốc gia với các thành viên của xã hội dân sự. Họ cảnh báo rằng giải pháp thay thế sẽ là các biện pháp trừng phạt.
Các nhà lãnh đạo cho biết cuộc bầu cử tổng thống “không tự do cũng không công bằng” và kêu gọi một cuộc bỏ phiếu “minh bạch” “với sự tham gia của các quan sát viên quốc tế”.
“Các vị thủ tướng kêu gọi chính quyền Belarus kiềm chế bạo lực với người biểu tình ôn hòa [và] thả tất cả các tù nhân chính trị và những người đã bị giam giữ”, tuyên bố nói thêm.
Bà Tikhanovskaya đến Lithuania sau cuộc bầu cử sau khi bà công khai tố cáo kết quả. Bà đã gửi các con đến Lithuania để được an toàn trước cuộc bỏ phiếu.
Khoảng 6.700 người bị bắt sau cuộc bầu cử, và nhiều người đã nói về việc bị tra tấn dưới bàn tay của các dịch vụ an ninh.
Tổ chức Ân xá Quốc tế cho biết tiết lộ từ những người bị giam giữ được phóng thích cho thấy có thể có “tra tấn trên diện rộng”.
Tình hình biểu tình hiện giờ ra sao?
Các cuộc biểu tình tiếp tục diễn ra sau lời kêu gọi có thêm các cuộc biểu tình ôn hòa bình nữa của bà Tikhanovskaya hôm thứ Sáu.
Khoảng 100 nhân viên đã ra khỏi tòa nhà truyền hình nhà nước để tham gia các cuộc biểu tình hôm thứ Bảy, cho biết họ đã lên kế hoạch đình công vào thứ Hai, hãng tin AFP đưa tin. Nhiều người khác đã ký một lá thư ủng hộ cuộc đình công.
Một nhân viên, Andrei Yaroshevich, nói với AFP: “Giống như tất cả mọi người, chúng tôi đòi hỏi bầu cử tự do và trả tự do cho những người bị giam giữ trong các cuộc biểu tình lớn.”
Vào ngày bầu cử, các kênh nhà nước Belarus đã phát sóng tiếng nói của những người ủng hộ Lukashenko và không đưa tin về các cuộc biểu tình. Đài truyền hình nhà nước sau đó chiếu cảnh bạo lực để đổ lỗi cho người biểu tình và cảnh báo mọi người không nên tham gia.
Sáng thứ Bảy, hàng nghìn người đã vẫy cờ, thắp nến và đặt hoa tại hiện trường gần ga tàu điện ngầm, nơi một trong những người biểu tình, Alexander Taraikovsky, đã chết hôm thứ Hai.
Những người khác giơ lên những bức ảnh của những người biểu tình bị thương, trong khi các tài xế tham gia bằng cách bấm còi.
Nhiều người ủng hộ phe đối lập đã hô vang “Đi đi!” – lời kêu gọi Tổng thống Lukashenko từ chức – và một số người mang các biển hiệu với khẩu hiệu chống bạo lực của cảnh sát.
Hoàn cảnh về cái chết của ông Taraikovsky không rõ ràng.
Các quan chức nói ông chết khi một thiết bị nổ, nổ tung trên tay ông trong một cuộc biểu tình, nhưng đối tác của ông, Elena German, nói với hãng tin AP rằng cô tin rằng người đàn ông 34 tuổi đã bị cảnh sát bắn.
Một cuộc “Diễu hành cho Tự do” cũng được lên kế hoạch tại trung tâm thành phố vào Chủ nhật, một tuần sau cuộc bầu cử gây tranh chấp.
Tổng Thống Putin và Lukashenko nói rằng
các vấn đề ở Belarus sẽ sớm được giải quyết
khi tình trạng biểu tình ngày càng gia tăng
Tin từ Minsk/Moscow – Vào hôm thứ Bảy (15 tháng 8), điện Kremlin nói rằng các nhà lãnh đạo của Nga và Belarus vừa thống nhất với nhau rằng sẽ sớm giải quyết các vấn đề ở Belarus, khi hàng ngàn người tiếp tục xuống đường biểu tình ở Minsk, kêu gọi tổng thống Alexander Lukashenko từ chức.
Bị cáo buộc gian lận trong cuộc bầu cử hôm Chủ nhật (9 tháng 8), tổng thống Lukashenko trước đó đã yêu cầu tổng thống Nga Vladimir Putin giúp đỡ khi ông đang đối mặt với thách thức lớn nhất trong 26 năm cầm quyền của mình, cùng với mối đe dọa bị phương Tây trừng phạt.
Mối quan hệ giữa hai đồng minh truyền thống đã căng thẳng trước cuộc bầu cử, khi Nga cắt giảm các khoản viện trợ chính phủ của tổng thống Lukashenko. Nga coi Belarus là vùng đệm chiến lược chống lại NATO và EU. Các tuyên bố của cả hai bên đều đề cập đến một “quốc gia liên minh” giữa hai nước.
Tổng thống Lukashenko từng cho rằng những lời kêu gọi thắt chặt quan hệ bằng kinh tế và chính trị của Moscow là một cuộc xâm hại đến chủ quyền của đất nước ông. Liên minh châu Âu đang chuẩn bị áp
đặt các biện pháp trừng phạt mới đối với Belarus để đáp trả một cuộc đàn áp bạo lực, trong đó ít nhất hai người biểu tình đã tử vong và hàng ngàn người bị bắt giữ.
Trong chuyến thăm tới nước láng giềng Ba Lan, ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo cho hay Washington đang theo dõi tình hình ở Belarus. Các lãnh đạo của Estonia, Latvia và Litva đã kêu gọi Belarus mở lại cuộc bầu cử mới “tự do và công bằng”. Lukashenko đã cáo buộc những người biểu tình là tội phạm và có quan hệ với ngoại quốc. (BBT)
Hết cấm vận vũ khí:
Iran vui mừng thoát vòng vây của Mỹ
Tú Anh
Hôm thứ Bảy 15/08/2020, vài giờ sau khi Hội Đồng Bảo An bác nghị quyết kéo dài lệnh cấm vận vũ khí Iran, tổng thống Donald Trump tuyên bố «gần như chắc chắn» sẽ không dự thượng đỉnh 5 thành viên thường trực Hội Đồng Bảo An tháng 10 tới, do Nga tổ chức, để bàn về hồ sơ Iran. Trong lúc Hoa Kỳ chuẩn bị phản công, Iran vui mừng thoát một vòng kềm tỏa của Mỹ, nhiều dự án tương lai mở ra với Teheran.
Từ Teheran, thông tín viên Siavosh Ghazi tường thuật :
« Đây là một thất bại lịch sử của Mỹ ». Các viên chức Iran và báo chí Iran khẳng định. Thật vậy, trong số 15 thành viên của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc chỉ có Cộng hòa Dominicana bỏ phiếu ủng hộ nghị quyết của Mỹ, nhằm kéo dài lệnh cấm Iran buôn bán vũ khí, mà hiệu lực sẽ chấm dứt vào trước cuối tháng 10, theo dự trù của hiệp định hạt nhân 2015.
Các nước Châu Âu thành viên thường trực Hội Đồng Bảo An, Pháp và Anh, đã vắng mặt lúc bỏ phiếu. Nga, Trung Quốc, đồng minh của Iran, không cần sử dụng quyền phủ quyết để bác bỏ nghị quyết của Mỹ.
Kể từ tháng 10, Iran sẽ có thể tự do bán vũ khí, nhất là tên lửa và máy bay tự hành cho đồng minh Syria và Irak, và quan trọng hơn hết là mua vũ khí của Nga và Trung Quốc .
Trong lãnh vực này, Bắc Kinh và Teheran sắp hoàn tất một thỏa thuận hợp tác chiến lược 25 năm, theo đó Trung Quốc cung cấp vũ khí cho Iran và đầu tư dồi dào vào các lãnh vực năng lượng của Iran. Giữa Nga và Iran cũng dự trù một thỏa thuận tương tự, dài 20 năm.
Từ nay, Teheran không cần đến Châu Âu và Mỹ mà nhìn về Châu Á và phát triển quan hệ với Trung Quốc, với Nga, cũng như với Ấn Độ và Malaysia để lách các biện pháp trừng phạt của Mỹ.
Iran dọa UAE sẽ gặp ‘tương lai nguy hiểm’
sau thỏa thuận với Israel
Như Ngọc
Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran hôm thứ Bảy (15/8) đã tuyên bố Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) sẽ gặp những hậu quả nguy hiểm sau khi quốc gia Vùng vịnh này thông báo một thỏa thuận lịch sử với Israel để mở ra các mối quan hệ ngoại giao song phương.
UAE là quốc gia Ả Rập Vùng vịnh đầu tiên và là quốc gia Ả Rập thứ ba ký thỏa thuận thiết lập ngoại giao với Israel – đối thủ truyền kiếp của Iran tại Trung Đông.
Vệ binh Cách mạng Iran đã gọi hiệp định lịch sử giữa UAE và Israel là thỏa thuận “ô nhục” và là “hành động tà ác” do Mỹ biên soạn, hãng tin AP dẫn theo tuyên bố của Vệ binh Cách mạng Iran đăng trên trang Sepah News do nhóm này điều hành.
Vệ binh Cách mạng Iran cảnh báo rằng thỏa thuận UAE-Israel sẽ thiết lập lại ảnh hưởng của Mỹ tại Trung Đông, và đem đến “tương lai nguy hiểm” cho chính phủ UAE.
Tổng thống Iran Hassan Rouhani cũng đã lên tiếng chỉ trích động thái của UAE. Trong một bài phát biểu phát sóng trên truyền hình nhà nước Iran hôm 15/8. Ông Rouhani cảnh báo rằng UAE đã phạm phải “sai lầm lớn” khi tiến đến thỏa thuận hướng tới việc bình thường hóa quan hệ với Israel.
Ông Rouhani cảnh báo quốc gia Ả Rập Vùng vịnh về việc họ đang cho phép Israel có được “chỗ đứng trong khu vực”.
Ngoại trưởng Iran Mohammad Javad Zarif, trong chuyến thăm Li Băng hôm 14/8, đã gọi thỏa thuận UAE-Israel là một sự phản bội đau đớn đối với thế giới Ả Rập và các quốc gia khác trong khu vực.
Trước đó, hôm thứ Năm (13/8), Tổng thống Mỹ Donald Trump đã loan báo rằng UAE và Israel đã đồng ý thiết lập mối quan hệ ngoại giao toàn diện. Ông gọi đây là một phần của thỏa thuận Hòa bình Trung Đông.
“Đây là thời khắc lịch sử thực sự. Chưa có thỏa thuận nào từ hiệp định hòa bình Israel-Jordan được ký kết từ hơn 25 năm trước, có nhiều tiến bộ như vậy được thực hiện hướng tới hòa bình Trung Đông”, Tổng thống Trump nói với phóng viên tại Tòa Bạch Ốc hôm 13/8.
Ông Trump cho biết thỏa thuận UAE-Israel do Mỹ làm trung gian hòa giải là thành tựu lớn và nói thêm rằng ông hy vọng sẽ có nhiều quốc gia Ả Rập và Hồi giáo sẽ tiếp bước UAE.
Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Robert O’Brien nói tại Washington hôm 13/8 rằng “lịch sử tại Trung Đông sẽ ghi nhận ông Trump là một trong những người tạo ra sự thay đổi, và là một trong những nhà lãnh đạo xuất chúng”. Ông O’Brien nhấn mạnh Tổng thống Trump nên được đề cử Giải Nobel Hòa bình.
Như Ngọc
Mỹ hỗ trợ tài chính,
nếu Liban cải tổ theo nguyện vọng của dân
Thùy Dương
AFP cho biết hôm qua 15/08/2020, quan chức cấp cao bộ Ngoại Giao Mỹ, David Hale, kêu gọi Liban tiến hành một cuộc điều tra « minh bạch, toàn diện và đáng tin cậy » về vụ nổ kinh hoàng ở cảng Beyrouth, khiến Liban lún sâu vào khủng hoảng. Quan chức Ngoại Giao Mỹ khẳng định Washington sẽ chỉ hỗ trợ tài chính cho Liban với điều kiện Beyrouth tiến hành cải tổ theo nguyện vọng của dân.
Cải tổ theo nguyện vọng của dân chúng, chấm dứt tình trạng tham nhũng là điều kiện mà Hoa Kỳ đòi hỏi chính quyền Liban. Chính quyền của tổng thống Trump đang sẵn sàng làm việc với Nghị Viện Liban để giải ngân khoản tiền bổ sung lên đến 30 triệu đô la để mua lương thực cứu trợ dân Liban. Quan chức Mỹ nhấn mạnh : “Khi chúng tôi thấy các lãnh đạo Liban tiến hành các thay đổi thực sự, thay đổi trong lời nói và hành động, thì nước Mỹ và các đối tác quốc tế sẽ dành cho các cuộc cải cách (của Liban) một sự hỗ trợ tài chính mạnh mẽ“.
Hiện tại, chính quyền Liban đã mời FBI tham gia điều tra về vụ nổ Beyrouth. Theo dự kiến, trong hai ngày nghỉ cuối tuần này, nhiều nhân viên FBI Mỹ đến Liban để tham gia cuộc điều tra theo lời mời của Beyrouth.
Chính quyền Liban đã giao cho thẩm phán Fadi Sawan mở điều tra. Gần 20 quan chức của cảng Beyrouth và Hải Quan đã bị thẩm vấn. Tuần tới, đến lượt nhiều bộ trưởng phải trả lời câu hỏi của giới điều tra. Nguyên thủ Liban nhấn mạnh cuộc điều tra không bị chậm trễ, nhưng chính quyền cần nhiều thời gian để tìm ra sự thật, bởi tình hình rất phức tạp. Trong cuộc trả lời phỏng vấn đài truyền hình Pháp BFMTV, hôm qua 15/08/2020, tổng thống Liban Michel Aoun phát biểu như trên.
Nguyên thủ Pháp Macron từng đề nghị tổ chức điều tra quốc tế về vụ nổ, nhưng tổng thống Aoun đã bác đề xuất của đồng nhiệm Pháp. Các chuyên gia nhân quyền của Liên Hiệp Quốc cũng đã kêu gọi tổ chức một cuộc điều tra độc lập, minh bạch, công bằng.
Vụ nổ 2.750 tấn amoni nitrate tại cảng Beyrouth khiến ít nhất 177 người chết, 6.500 người bị thương, 300.000 người mất nhà cửa, nhiều khu phố bị phá hủy hoàn toàn. Vụ nổ đã thổi bùng lên ngọn lửa giận dữ của dân chúng, khiến chính phủ Liban phải từ chức.
Các nước châu Á sắm máy bay tàng hình F-35 của Mỹ
phòng bị Trung Quốc
Triệu Hằng
F-35B là máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ năm, có tốc độ tối đa gấp 1,6 lần tốc độ âm thanh, tương đương 1.930 km/h, với tính năng cất cánh và hạ cánh thẳng đứng trên đường băng ngắn.
Trong bối cảnh Trung Quốc gây hấn làm gia tăng căng thẳng với Ấn Độ ở trên dãy Himalyas, tranh chấp với nhiều quốc gia trong khu vực về Biển Đông, tranh chấp quanh quần đảo Senkaku trên Biển Hoa Đông với Nhật Bản, và không loại trừ sử dụng vũ lực để thống nhất Đài Loan, cũng như gây xung đột với nhiều nước ASEAN khác, thì Mỹ đang trang bị cho một vài đối thủ châu Á của Trung Quốc những chiếc máy bay loại F-35 tối tân.
Hàn Quốc mới đây đã tiết lộ kế hoạch chế tạo hàng không mẫu hạm, loại khí tài trị giá hàng tỉ USD trong kế hoạch quốc gia giai đoạn 2021 – 2025.
Bộ Quốc phòng Hàn Quốc vào tháng 8 đã công bố một hình ảnh đồ họa chi tiết về thiết kế của con tàu và kế hoạch mua sắm máy bay phản lực loại F-35B của Mỹ để hoạt động trên tàu. Không quân Hàn Quốc dự kiến sẽ vận hành 60 máy bay F-35A và 20 máy bay F-35B vào năm 2030.
Cùng với Hàn Quốc, Nhật Bản và Singapore cũng tích cực xúc tiến việc mua máy bay F-35 từ Mỹ.
Mỹ vào tháng 7 đã chuẩn thuận kế hoạch bán cho Nhật Bản 105 máy bay F-35 và các thiết bị liên quan, với chi phí ước tính là 23,1 tỷ USD. Ngân sách quốc phòng Nhật Bản năm 2020/2021 lên tới mức kỷ lục 50,3 tỷ USD, dành cho việc mua máy bay chiến đấu và phòng thủ tên lửa khi nước này phải đối mặt với mối đe dọa từ Trung Quốc và Triều Tiên.
Bộ Ngoại giao Mỹ vào tháng 1 đã bật đèn xanh cho hợp đồng bán 12 chiến đấu cơ F-35B và các trang thiết bị liên quan cho Singapore. Theo Reuters, giá trị hợp đồng này ước tính là 2,75 tỉ USD.
Trước khả năng bị bao vây bởi các quốc gia trang bị máy bay chiến đấu tấn công liên hợp thế hệ thứ năm kiểu mới, Trung Quốc luôn phản đối việc Mỹ bán khí tài quân sự cho các nước láng giềng của mình.
Quần đảo Senkaku:
Trung Quốc chỉ thị ngư dân không chọc giận Nhật ?
Báo chí Nhật Bản hôm nay, Chủ Nhật 16/08/2020, đồng loạt loan tin chính quyền một số tỉnh ven biển Trung Quốc thông báo với ngư dân không được lai vãng đến khu vực quần đảo Senkaku (mà Trung Quốc gọi là Điếu Ngư), sau khi lệnh cấm đánh cá hàng năm vào mùa hè hết hiệu lực kể từ hôm nay.
Báo Nhật Japan Times cho biết, ngay trước khi lệnh cấm đánh cá đơn phương do Trung Quốc áp đặt chấm dứt, một số ngư dân cho biết là chính quyền các tỉnh ven biển, như Phúc Kiến và Chiết Giang, đã lệnh cho ngư dân không được đến gần cách các đảo không có người ở tại Senkaku/Điếu Ngư, cụ thể là không được vào sát khu vực cách quần đảo nói trên dưới 55 km (tương đương 30 hải lý).
Một ngư dân 40 tuổi cho báo chí biết là các đảo này « trên thực tế do Nhật kiểm soát » và ông « hoàn toàn không có ý định đến đó ». Theo Đài Nhật NHK, từ thứ Bảy 15/08, nhiều ngư dân tại một hải cảng ở tỉnh Phúc Kiến cho biết đã nhận được chỉ thị không đến quần đảo Senkaku.
Đây là một thay đổi gần như 180° trong vấn đề này, nếu biết rằng, tính cho đến đầu tháng 8/2020, tại khu vực sát Senkaku/Điếu Ngư, Nhật Bản đã ghi nhận tàu chiến Trung Quốc hiện diện 111 ngày liên tục, khoảng thời gian kỷ lục, kể từ khi chính quyền Nhật đặt quần đảo này dưới sự kiểm soát trực tiếp của Nhà nước từ năm 2012. Và Trung Quốc thường xuyên sử dụng đội quân ngư dân để quấy rối tuần duyên Nhật. Hồi tháng 8/2016, một đội tàu chiến cùng khoảng 300 tàu cá Trung Quốc áp sát khu vực Senkaku/Điếu Ngư, nhiều tàu xâm nhập vào vùng lãnh hải Nhật Bản.
Theo báo chí Nhật, đây có thể là một động thái hòa dịu mới từ phía Trung Quốc tránh chọc giận thêm nữa Nhật Bản, vào lúc chính quyền Donald Trump đang gia tăng áp lực lên Bắc Kinh trên nhiều mặt trận, trong đó có Biển Đông và biển Hoa Đông. Washington cùng các đồng minh sẵn sàng phản ứng kịp thời, không để Trung Quốc không ngừng lấn tới như lâu nay. Thực hư ra sao đằng sau bước ngoặt thay đổi này của Trung Quốc ?
Trong những ngày gần đây, theo báo Hồng Kông South China Morning Post, một số nguồn tin nội bộ Trung Quốc cho biết Bắc Kinh, thông qua nhiều kênh, bắn tiếng với Hoa Kỳ là đã ra lệnh cho binh sĩ không được khai hỏa trước, nếu xảy ra va chạm với Mỹ. Phải chăng, về mặt đối ngoại, Trung Quốc đang thực sự lo ngại một đụng độ ngoài ý muốn với Hoa Kỳ và đồng minh ?
Dấu ấn tuần qua: Jimmy Lai, chịu vũ nhục,
chống lại tà ác để đền đáp mảnh đất tự do
Lục Du
Vào thứ Hai (10/8) tỷ phú Hồng Kông Jimmy Lai bị bắt theo luật an ninh quốc gia mới. Việc một tỷ phú đã ở tuổi 72 không chọn hưởng thụ cuộc sống mà bất chấp rủi ro đương đầu với Bắc Kinh khiến nhiều người khó hiểu. Tuy nhiên, nếu nhìn lại cuộc đời và lý tưởng mà ông theo đuổi thì không khó để lý giải.
Ông Jimmy Lai bắt đầu thực sự dấn thân vào con đường đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền từ sau khi ông biết tới các cuộc biểu tình của sinh viên ở Thiên An Môn năm 1989. Từ một người chuyên tâm và thành công trong lĩnh vực kinh doanh đồ may mặc, ông đã quyết định chuyển hướng sang hoạt động trong lĩnh vực truyền thông để có thể ủng hộ nhiều và hiệu quả hơn cho phong trào dân chủ.
Người đàn ông có tên tiếng Hoa là Lê Trí Anh đã nhiều lần bị giới chức địa phương, theo chỉ đạo của “quan thầy” Bắc Kinh, quấy rối, khiến nhà cửa của ông không ít lần bị đốt và bản thân ông nhiều lần bị đe dọa, bị bắt giam vì các hoạt động đấu tranh cho nhân quyền. Mặc dù vậy người đàn ông can trường này nhất quyết không lùi bước, có lẽ vì ông không muốn Hồng Kông lại bị biến thành giống như quê gốc của ông, nơi mà ông đã phải bỏ trốn khi còn là một đứa trẻ.
Trốn khỏi ‘địa ngục’
Theo AFP, ông Jimmy Lai sinh năm 1948 trong một gia đình khá giả tại tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. Một năm sau thì Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) chiến thắng Quốc Dân Đảng và trở thành thế lực nắm quyền cai trị Đại Lục. Toàn bộ gia sản của gia đình ông Lai bị chính quyền của ĐCSTQ tịch thu, vì thế ông phải sống trong cảnh nghèo khó ngay từ khi mới chào đời.
Những năm sau đó Trung Quốc rơi vào thảm cảnh, nền kinh tế kiệt quệ, nhân quyền bị bóp nghẹt, trong khi đó ĐCSTQ lại nóng vội muốn nhanh chóng đưa đất nước tiến lên “Thiên đường trên mặt đất”. Sau cuộc cải cách ruộng đất gây bao đau khổ cho người dân, ĐCSTQ tiếp tục thực hiện hàng loạt chính sách sai lầm có căn nguyên từ niềm tin mù quảng của họ.
Đỉnh điểm của những chính sách này là Đại nhảy vọt, diệt chim sẻ được chính quyền Mao khởi động từ năm 1958. Những chính sách bị coi là thảm họa này đã trực tiếp gây ra nạn đói khủng khiếp trong 3 năm (1958-1961) khiến hàng chục triệu người thiệt mạng.
Sau hơn một thập niên sống trong “địa ngục trần gian”, vào năm 1960, khi nạn đói đang diễn ra, ông Lai đã quyết định vượt biên tới Hồng Kông để tìm nguồn sống. Tới hòn đảo khi đó đang là thuộc địa của Anh, ông Lai với hai bàn tay trắng, trải bao khổ cực đã gây dựng nên một sự nghiệp lẫy lừng với khối tài sản khổng lồ.
Tuy nhiên, ông lại không cho rằng gia sản to lớn mà ông có được hoàn toàn là công sức của ông cùng sự may mắn, mà ông tin rằng đó là nhờ ông được sống, được lao động trong một xã hội tự do, và chính điều này mới thực sự giúp ông đạt được thành công.
“Tôi đến đây [Hồng Kông] với hai bàn tay trắng, và sự tự do của mảnh đất này đã cho tôi tất cả. Có lẽ giờ là lúc tôi cần phải đền đáp cho nền tự do này bằng cách chiến đấu vì nó”, ông Jimmy Lai nói với nhà báo Jerome Taylor của AFP.
Trả ơn Hồng Kông
Vào ngày 19/12/1984, tại Đại Lễ Đường Nhân Dân ở Bắc Kinh, Thủ tướng Anh Margaret Thatcher và Thủ tướng Trung Quốc Triệu Tử Dương đã ký một thỏa thuận trong đó London cam kết sẽ bàn giao lại Hồng Kông cho Bắc Kinh vào năm 1997.
Là một nạn nhân từng sống trong không gian cai trị hà khắc của ĐCSTQ và đã phải chạy trốn để tìm lối thoát ở Hồng Kông, có lẽ hơn ai hết, ông Jimmy Lai nằm trong số những người hiểu được bản chất của chế độ cầm quyền ở Đại Lục.
Sự kiện Thiên An Môn 1989 càng khiến ông nhìn thấy rõ hơn bộ mặt tàn ác và xảo trá của ĐCSTQ. Kể từ đó ông đã quyết định dành tất cả cho các hoạt động đấu tranh vì quyền tự trị đúng nghĩa của Hồng Kông, mà về bản chất, là các hoạt động đấu tranh cho các quyền cơ bản của con người – điều mà các xã hội dân chủ nâng niu nhưng lại là kẻ thù phải tiêu diệt của chính quyền Trung Quốc.
Vào năm 1990 ông xây dựng tạp chí Next Magazine, và tiếp theo là hàng loạt tạp chí khác. Đến năm 1995, ông cho ra đời tờ báo Apple Daily. Tất cả các tạp chí hay tờ báo của ông đều có nội dung hướng vào việc lên án chế độ cầm quyền ở Trung Quốc, vạch mặt bản chất gian manh, ưa bạo lực và tham lam của lực lượng này.
Sau khi Hồng Kông nằm dưới sự quản lý của chính quyền Trung Quốc, không gian tự do vốn có của hòn đảo này dẫn bị ĐCSTQ thu hẹp, các buộc biểu tình chống âm mưu và các hành vi đàn áp quyền con người của người dân đảo cũng theo đó mà dần tăng lên.
Tuy nhiên, bất chấp sự phản đối, Bắc Kinh vẫn tiếp tục thực hiện các bước đi nhằm tước đoạt bằng được các quyền cơ bản của người dân Hồng Kông, các quyền mà họ được hưởng “nhờ” sống dưới “chế độ”
vẫn bị lên án là “thực dân”. Đỉnh điểm là vào ngày 21/9/2014, Quốc hội Trung Quốc tuyên bố người Hồng Kông không được phép tự do lựa chọn lãnh đạo đặc khu mà phải thông qua một ủy ban bầu cử, và ai cũng biết rằng Bắc Kinh sẽ thông qua ủy ban này để chọn người theo yêu cầu của họ.
Sát cánh cùng người dân Hồng Kông, ông Jimmy Lai tham gia vào hầu hết các cuộc biểu tình phản đối Bắc Kinh chà đạp nhân quyền. Vị tỷ phú ở tuổi thất thập không ngần ngại dầm mưa dãi nắng cùng với sinh viên và người dân Hồng Kông trong các cuộc tuần hành đòi lại tự do cho hòn đảo.
Chính vì điều này mà ông nhiều lần phải đối mặt với sự đe dọa và nhà tù cùng những lời vu khống, mạt sát của giới truyền thông và dư luận viên làm việc cho Bắc Kinh. Nhưng những điều đó không thể làm ông chùn bước.
Kiên định niềm tin
Theo New York Times, truyền thông Trung Quốc gọi ông Jimmy Lai là kẻ phản bội, một “bàn tay đen” lớn đứng sau những cuộc biểu tình dân chủ ở Hồng Kông, là đặc vụ của CIA và nói rằng ông là kẻ đứng đầu nhóm “Tứ Nhân Bang” (Bè lũ bốn tên) nuôi “âm mưu phá hoại đất nước”.
Trong nhiều năm, nhà của ông bị những kẻ bịt mặt ném bom xăng, bị đốt. Một nhóm người “ái quốc” Trung Quốc thường xuyên đến trước cổng nhà ông bằng một chiếc xe buýt nhỏ màu trắng, hát quốc ca Trung Quốc, giương băng rôn bêu xấu và thóa mạ ông. Những người này nói ông là “con chó chạy theo Mỹ”, dùng tiền để dụ dỗ người dân biểu tình.
Ông cũng bị tờ Ta Kung Pao, một tờ báo Hồng Kông thân Bắc Kinh, dẫn lời những người tự xưng là họ hàng với ông nói rằng ông là kẻ xấu tới mức bị dòng họ xóa tên, những người này gọi ông là “Lai mập”, là kẻ “phản bội” lại tổ tiên và đất nước.
Tất cả các can nhiễu lớn nhỏ đến từ thế lực đen đều không khiến ông từ bỏ con đường đấu tranh cho dân chủ, vì như ông chia sẻ với New York Times, sự kiện thảm sát Thiên An Môn đã làm ông tỉnh ngộ, nó cho thấy ĐCSTQ không thể thay đổi để trở nên tốt hơn. “Tôi đã luôn hy vọng rằng Trung Quốc đang thay đổi và sẽ trở thành một nền dân chủ. Tôi đã sai. Đó là một suy nghĩ viển vông”, ông Lai nói.
Ông vẫn lừng lững tiến về phía trước vì biết rằng các chiêu thức chính trị nhắm vào ông xuất phát từ thế lực đen tối đang hàng ngày vấy bẩn môi trường tự do của Hồng Kông và Đại lục. Ông nói với New York Times rằng, từ lâu, ông đã không còn chú ý đến tất cả những lời lăng mạ, mặc dù ông không thích bị quấy rầy bởi những bài hát quốc ca Trung Quốc ông ổng trước cửa nhà.
Nếu chỉ cần thỏa hiệp với Bắc Kinh, thì tài sản của ông có thể lớn hơn hiện tại nhiều lần, đơn giản vì chính quyền Trung Quốc sẽ không quấy nhiễu và sẽ cho ông tiếp cận thị trường hơn 1 tỷ dân. Nếu ông chỉ cần nhún mình một chút trước cường quền thì ông có thể sẽ được sống ung dung trong những lời ca tụng.
Nhưng ông quyết chọn con đường đối đầu với ĐCSTQ vì ông tin rằng đây là thế lực hắc ám cần phải bị đẩy lùi, bởi như những gì ông nói sau khi được phóng thích vào sáng sớm ngày 12/8 rằng lực lượng này “đi ngược lại các giá trị của thế giới” và “Nếu chúng ta không thay đổi [ĐCSTQ], thì thế giới sẽ không có hòa bình“.
Niềm tin kiên định của ông vào con đường đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền càng được củng cố thêm khi ông nhận được sự ủng hộ và cổ vũ từ người dân. Sau khi ông bị bắt, giá cổ phiếu công ty của ông không những không giảm mà còn tăng mạnh, tờ Apple Daily do ông sáng lập bán được nhiều hơn khi người dân Hồng Kông đồng lòng bày tỏ sự ủng hộ đối với ông thông qua việc mua cổ phiếu và báo in Apple Daily. Và khi ông được phóng thích, người dân xứ đảo đã đón chào ông như một người hùng của họ.
Ngoài ra, sự ủng hộ của những người thiện lương ở các nước tự do cũng giúp ông có thêm tín tâm và sức mạnh để bước tiếp trên con đường ông đã chọn.
“Chưa có giây phút nào trong đời tôi cảm thấy xúc động và hạnh phúc đến thế. Tôi cảm thấy những gì tôi đã làm là đúng, cho dù thách thức có lớn đến đâu”, ông Jimmy Lai nghẹn ngào nói sau khi nhận được những lời động viên và tình cảm yêu mến của giới chuyên gia Hoa Kỳ sau khi ông tại ngoại.
Trung Quốc mổ cướp nội tạng sống,
Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế
hối thúc Mỹ điều tra và áp lệnh trừng phạt
Quý Khải
Ủy ban Hoa Kỳ về Tự do Tôn giáo Quốc tế (USCIRF) đã kêu gọi chính phủ Mỹ chính thức mở chiến dịch điều tra cáo buộc Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) cưỡng bức thu hoạch nội tạng sống các học viên Pháp Luân Công, đồng thời sẵn sàng áp đặt các lệnh trừng phạt đối với các quan chức, bác sĩ và cơ quan thuộc ĐCSTQ có dính líu đến hoạt động này.
Liên quan đến cưỡng bức thu hoạch tạng sống đáng ngờ gần đây ở Trung Quốc đại lục, Gary Bauer, thành viên USCIRF, nói với phóng viên The Epoch Times hôm thứ Sáu (14/8) rằng:
“ĐCSTQ tiếp tục cưỡng bức mổ cướp nội tạng sống các tù nhân [lương tâm], bao gồm các học viên Pháp Luân Công. USCIRF bày tỏ quan ngại sâu sắc trước các báo cáo về hoạt động mổ cướp tạng”.
Pháp Luân Công là một môn khí công Phật gia rèn luyện cả thân thể lẫn tâm trí dựa trên nguyên lý “Chân, Thiện, Nhẫn”. Trong suốt 21 năm qua, môn tập này đã bị đàn áp nghiêm trọng bởi ĐCSTQ, dựa trên chính sách “bôi nhọ thanh danh, vắt kiệt tài chính, hủy hoại thân thể”. Có rất nhiều trường hợp tử vong đã được ghi nhận.
Thời điểm ĐCSTQ đàn áp Pháp Luân Công trùng với thời điểm ngành ghép tạng ở Trung Quốc bùng nổ vào năm 2000. He Xiaoshun, Phó trưởng khoa Bệnh viện Trung Sơn Quảng Châu, cho biết trong một cuộc phỏng vấn với phóng viên tờ Southern Weekend rằng: “Năm 2000 là năm bước ngoặt cho hoạt động ghép tạng ở Trung Quốc. Năm 2000, số ca ghép gan trên toàn quốc tăng gấp 10 lần so với năm 1999, và gấp 3 lần vào năm 2005”.
Bauer, một thành viên USCIRF, đã kêu gọi chính phủ Mỹ triển khai một cuộc điều tra chính thức đối với những cáo buộc mổ cướp nội tạng của ĐCSTQ . Ông nói: “Chúng tôi tin rằng nếu chính phủ Mỹ mở một cuộc điều tra chính thức về những cáo buộc này, điều đó sẽ giúp nâng cao nhận thức của mọi người về những hành vi xâm hại [nhân quyền nghiêm trọng] này. Đồng thời cũng cần nhận thức thanh tỉnh và vận động các bên [các đảng phái] gây áp lực buộc Trung Quốc (ĐCSTQ) tăng cường tính minh bạch của hệ thống ghép tạng”.
Ông gợi ý rằng chính phủ Mỹ nên chuẩn bị xúc tiến các lệnh trừng phạt.
“Bộ Ngoại giao và Bộ Tài chính Mỹ nên chuẩn bị sẵn sàng để áp đặt các lệnh trừng phạt nhắm vào bất kỳ quan chức, bác sĩ hoặc tổ chức nào của ĐCSTQ cho phép hoặc tham gia vào hoạt động cưỡng bức mổ cướp tạng”.
Trong những năm qua, cộng đồng quốc tế đã thông qua nhiều dự luật lên án Bắc Kinh cưỡng bức mổ cướp nội tạng các tù nhân lương tâm, bao gồm các học viên Pháp Luân Công, người Duy Ngô Nhĩ … đồng thời yêu cầu chấm dứt ngay tội ác chống lại nhân loại này.
Ngày 13/6/2016, Hạ viện Mỹ đã bỏ phiếu nhất trí thông qua Nghị quyết 343, yêu cầu ĐCSTQ ngừng ngay lập tức việc “cưỡng bức thu hoạch nội tạng” đối với các học viên Pháp Luân Công và các tù nhân lương tâm khác.
Tháng 6/2019, Tòa án về Trung Quốc (China’s Tribunal) – một tòa án nhân dân độc lập ở London, Vương quốc Anh – đã đưa ra phán quyết cuối cùng, kết luận: “Vấn nạn mổ cướp nội tạng lớn đã tồn tại ở Trung Quốc trong nhiều năm và các học viên Pháp Luân Công là một trong số những nhóm nạn nhân, thậm chí là nguồn cung nội tạng chính”.
Tháng 3/2020, Tòa án về Trung Quốc đã ban hành một báo cáo bằng văn bản dài 160 trang tuyên bố “không có bằng chứng cho thấy hoạt động này đã chấm dứt”, và rằng việc thiếu sự giám sát quốc tế đối với vấn nạn này đã khiến “bao nhiêu người vô tội phải chết một cách khủng khiếp và kinh hoàng”.
Biển Hoa Đông:
TQ có âm mưu thôn tính Senkaku?
Senkaku, nơi mà Trung Quốc gọi là Điếu Ngư, từ lâu đã là tâm điểm của xung đột giữa hai nước
Nhà chức trách địa phương Trung Quốc yêu cầu ngư dân nước này không đến gần quần đảo Senkaku đang tranh chấp do Nhật Bản kiểm soát, Kyodo News đưa tin hôm thứ Bảy.
Trước khi lệnh ngưng đánh bắt vào mùa hè này ở các vùng biển gần đó kết thúc vào hôm Chủ Nhật, ngư dân Trung Quốc cho biết họ đã được chính quyền thành phố tại các tỉnh Phúc Kiến và Chiết Giang yêu cầu không được đưa thuyền tới phạm vi 30 hải lý từ các đảo nhỏ không có người ở.
Các chuyên gia khu vực cho biết, trong khi Trung Quốc gia tăng sức ép với Nhật Bản bằng cách liên tục đưa tàu của họ gần lãnh hải Nhật Bản để thách thức chủ quyền, Bắc Kinh có thể đang cố gắng tránh xích mích quá mức với Tokyo.
Senkaku, nơi mà Trung Quốc gọi là Điếu Ngư, từ lâu đã là tâm điểm của xung đột giữa hai nước, nhưng Bắc Kinh chủ động ngăn chặn việc để quan hệ với Tokyo xấu đi trong bối cảnh căng thẳng Bắc Kinh – Washington leo thang.
Vào tháng Tám 2016, một nhóm tàu cảnh sát biển Trung Quốc và khoảng 300 tàu đánh cá nước này đã tập trung quanh cụm đảo Senkaku. Một số tàu thuyền trong số này liên tục xâm nhập vào vùng biển của Nhật Bản, bất chấp làn sóng phản đối cấp cao từ Tokyo.
Cho đến đầu tháng này, các tàu của Trung Quốc cũng tới gần Senkaku trong 111 ngày liên tiếp, chuỗi dài nhất kể từ khi Nhật Bản đặt hòn đảo này dưới sự kiểm soát của nhà nước vào năm 2012.
Tokyo đã thúc giục Bắc Kinh thực hiện các biện pháp ngăn chặn các tàu đánh cá Trung Quốc đi vào lãnh hải Nhật Bản thông qua một kênh ngoại giao, các nguồn tin thân cận với quan hệ song phương cho biết.
Trong khi đó có ý kiến Nhật Bản phải khống chế sự gây hấn của Trung Quốc xung quanh đảo Senkaku.
Nhà địa chính trị học Brahma Chellaney viết rằng Tokyo nên đáp trả các vụ xâm nhập lãnh hải trong tương lai bằng cách vô hiệu hóa các tàu Trung Quốc và giam giữ thủy thủ.
Tác giả nói rằng việc xâm lấn lén lút của Bắc Kinh đối với khu vực biên giới ở Himalaya thuộc Ấn kiểm soát thể hiện sự thay đổi địa chiến lược và có hệ lụy trên biển với Nhật Bản.
“Là một phần trong chủ nghĩa bành trướng hung hãn của Chủ tịch Tập Cận Bình, Trung Quốc đang theo đuổi chiến lược tiêu hao, cọ xát và kiềm chế đối với Nhật Bản và Ấn Độ.
“Trung Quốc đã nỗ lực khống chế vùng biển ngoài khơi quần đảo Senkaku do Nhật Bản quản lý trong những tháng gần đây nhằm làm suy yếu sự kiểm soát của Nhật Bản và củng cố các tuyên bố chủ quyền của nước này.
“Nói rộng hơn, chế độ của ông Tập đang thúc đẩy các yêu sách bành trướng trên cơ sở ‘cái gì của chúng tôi là của chúng tôi và cái gì là của quý vị thì có thể thương lượng’.”
Khi Tokyo có công hàm phản đối vào tháng trước sau khi một tàu của chính phủ Trung Quốc tiến hành hoạt động nghiên cứu biển trong vùng đặc quyền kinh tế ngoài khơi cận nam của Nhật Bản, Bắc Kinh đã đáp lại rằng “yêu sách đơn phương của Nhật Bản [đối với một EEZ ở đó] là không có cơ sở pháp lý.”
“Các yêu sách lãnh thổ khác nhau của Trung Quốc, từ Biển Hoa Đông đến dãy Himalaya, không dựa trên luật pháp quốc tế mà dựa trên lịch sử có đầy tranh cãi,” theo tác giả.
“Cách làm của Đảng Cộng sản Trung Quốc là xâm chiếm lãnh thổ của quốc gia khác một cách thô bạo và sau đó tuyên bố rằng khu vực bị chiếm là một phần của Trung Quốc từ thời xa xưa.”
Nhật Bản, theo Brahma Chellaney, có thể học hỏi từ các hoạt động của Đảng Cộng sản Trung Quốc và từ những sai lầm của Ấn Độ khiến nước này trở thành mục tiêu của hành động gây hấn mới nhất của Trung Quốc.
“Xét cho cùng, chiến lược của Trung Quốc chống lại Nhật Bản khá giống với chiến lược mà họ đang theo đuổi chống lại Ấn Độ,” tác giả nhận định.
Bài viết nói sau cuộc chiến biên giới với Việt Nam vào năm 1979, Trung Quốc đã phát triển chiến lược “thắng không cần đạn”.
“Lừa dối, che giấu và đòn bất ngờ là cách Trung Quốc dùng trong việc từ chiếm Gạc Ma vào năm 1988, và Đá Vành Khăn năm 1995, rồi đến chiếm Bãi cạn Scarborough vào năm 2012.
“Tất cả những điều đó cho thấy một cuộc tấn công của Trung Quốc nhằm vào quần đảo Senkaku có thể xảy ra khi Nhật Bản ít chờ đợi nhất,” theo tác giả.
Thế giới ” cảnh giác” với các Viện Khổng Tử
Trong bối cảnh quan hệ Trung Quốc với nhiều nước leo thang căng thẳng, Viện Khổng Tử của nước này đang bị tẩy chay, đối mặt nguy cơ sớm bị “khai tử”.
Viện Khổng Tử đã được thành lập trên khắp thế giới trong hơn một thập niên qua để quảng bá ngôn ngữ và văn hóa Trung Quốc, thông qua các lớp học và sách giáo khoa do viện này cấp. Cơ sở đầu tiên được thành lập tại Seoul, Hàn Quốc, năm 2004. Tính đến 2018, Trung Quốc đã thành lập 548 viện và gần 2.000 phòng học Khổng Tử ở 154 quốc gia, phần lớn các cơ sở nằm trong khuôn viên các trường đại học hoặc các tổ chức ở nước ngoài. Tuy nhiên, viện này đang phải đối mặt với làn sóng tẩy chay từ rất nhiều các quốc gia trên thế giới.
Mỹ sẽ coi Viện Khổng Tử là cơ quan phái bộ nước ngoài
Truyền thông Mỹ hôm 13/8 đưa tin, Bộ Ngoại giao Mỹ dự định đưa ra thông báo yêu cầu các trung tâm văn hóa do chính phủ Trung Quốc tài trợ ở trường đại học Mỹ, trong đó có Viện Khổng Tử, sẽ phải đăng ký là cơ quan phái bộ nước ngoài.
Động thái được cho là sẽ khiến mối quan hệ của Washington với Bắc Kinh leo thang căng thẳng. Với yêu cầu đăng ký, các cơ quan này sẽ được coi như “thuộc sở hữu và kiểm soát đáng kể” bởi một chính phủ nước ngoài. Do đó, các cơ quan này sẽ phải chịu các yêu cầu quản lý tương tự như Đại sứ quán và Lãnh sự quán.
Trước đó, Bộ Ngoại giao và Giáo dục Mỹ năm 2019 cam kết sẽ giám sát chặt chẽ hơn các cơ quan này. Viện Khổng Tử thường bị Quốc hội Mỹ chỉ trích là cánh tay tuyên truyền của chính phủ Trung Quốc nhằm tăng cường sức ảnh hưởng chính trị và gieo thông tin lệch lạc “tẩy não” giới trẻ để can dự vào chính trường nước sở tại.
Theo Hiệp hội các Học giả quốc gia Mỹ (NAS) – một tổ chức phi lợi nhuận, tính đến tháng 6 năm nay có 75 Viện Khổng Tử ở Mỹ, trong đó 66 viện nằm trong các trường đại học và cao đẳng. NAS cáo buộc các Viện Khổng Tử này xâm phạm tự do học thuật, coi thường các quy tắc minh bạch của phương Tây và không phù hợp ở khuôn viên cơ sở giáo dục ở đây.
Ấn Độ “chĩa mũi dùi” vào Viện Khổng Tử?
Bộ Giáo dục Ấn Độ đã bỏ các lớp học tiếng Hoa tại các trường trung học của Ấn Độ, xuất phát từ chính sách quốc gia của nước này trong lĩnh vực giáo dục. Bộ này cũng sẽ đánh giá các thỏa thuận giữa các trường đại học của nước này với các Viện Khổng Tử của Trung Quốc.
Năm 2019, tờ Nhân dân Nhật báo của Trung Quốc từng đăng một bài báo khuyến khích đẩy mạnh trao đổi giáo dục giữa Trung Quốc và Ấn Độ, nói tới ích lợi của việc học tiếng Trung Quốc. Bài viết cũng được đăng trên website của Hanban – cơ quan thuộc Bộ Giáo dục Trung Quốc chuyên giám sát hoạt động của các Viện Khổng Tử (có nhiệm vụ quảng bá tiếng Hoa và văn hóa Trung Quốc ra toàn cầu).
Tuy nhiên, vào thời điểm này, khi quan hệ song phương leo thang căng thẳng, thái độ của người Ấn Độ với Trung Quốc cũng trở nên xấu đi, bài báo đó đã được gỡ khỏi website Hanban.
Sau xung đột biên giới, Ấn Độ cấm hàng chục ứng dụng công nghệ thông tin của Trung Quốc. Căng thẳng Ấn Độ -Trung Quốc giờ đây lan sang cả lĩnh vực học thuật, hàn lâm. Giới phân tích cho hay, Ấn Độ quan ngại sâu sắc về việc bảo vệ an ninh của mình trước sự đối đầu ngày càng căng thẳng với Trung Quốc.
Trung Quốc phản ứng
Không riêng gì Mỹ, Ấn Độ, nhiều nước khác cũng quan ngại về các Viện Khổng Tử. Các nước cho rằng mạng lưới Viện Khổng Tử là “công cụ quan trọng để Trung Quốc quảng bá hình ảnh và sức mạnh mềm của mình”. Đan Mạch, Hà Lan, Bỉ, Pháp, Thụy Điển cũng đã đóng cửa Viện Khổng Tử tại các nước này.
Tháng 8/2019, bang New South Wales của Australia đóng cửa chương trình của Viện Khổng Tử trong các trường công lập do lo ngại về khả năng ảnh hưởng của nước ngoài. Đáng chú ý, theo ABC News, New South Wales là nơi đầu tiên trên thế giới tổ chức một viện như vậy trong bộ phận giáo dục của mình vào năm 2011.
Còn tại Thụy Điển, quốc gia châu Âu đầu tiên cho phép mở cửa Viện Khổng Tử, chính phủ nước này đã ra lệnh đóng cửa Viện Khổng Tử cuối cùng hồi tháng 1 và lớp học Khổng Tử cuối cùng vào tháng 5. Quyết định được đưa ra trong bối cảnh quan hệ giữa Trung Quốc và quốc gia này ngày càng xấu đi. Động thái của Thụy Điển được xem là xuất phát từ các lo ngại an ninh và vấn đề nhân quyền.
Trước động thái quyết liệt của một loạt nước trong ý định “khai tử” Viện Khổng Tử của Trung Quốc, bằng nhiều hình thức khác nhau, Bắc Kinh một mặt kêu gọi các nước xem xét lại quyết định của mình. Mặt khác, quốc gia này cũng lên tiếng chỉ trích cáo buộc của các nước đối với Viện Khổng Tử, cho rằng những đánh giá như vậy là vô căn cứ và bị chính trị hóa.
Ji Rong, một phát ngôn viên của Đại sứ quán Trung Quốc ở Ấn Độ, mới đây ra thông cáo hối thúc Ấn Độ xem xét các Viện Khổng Tử và chương trình hợp tác giáo dục đại học Trung – Ấn một cách “khách quan, công bằng” và “tránh chính trị hóa hoạt động hợp tác bình thường”.
Trong khi đó, Yang Chaoming – Viện trưởng Viện nghiên cứu Khổng Tử của Trung Quốc, đồng thời là thành viên của Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc, cho rằng việc Ấn Độ “xét lại” phản ánh sự thiếu hiểu biết về các Viện Khổng Tử trên thế giới.
Truyền thông nhà nước Trung Quốc đã đăng tải nhiều bài viết chỉ trích các động thái mới của Ấn Độ liên quan đến Viện Khổng Tử. Tờ “Thời báo Hoàn cầu” của Trung Quốc mới đây cũng đăng một bài viết với dòng tít nói rằng Ấn Độ đang lấy cớ về sự xâm nhập của Trung Quốc để xét lại các Viện Khổng Tử và hợp tác cấp cao giữa 2 nước.
Trước đó, Bắc Kinh vào tháng 7 đã từ bỏ “thương hiệu” Viện Khổng Tử sau khi vấp phải làn sóng phản đối, đổi tên thành Trung tâm Hợp tác và Đào tạo Ngôn ngữ. Theo Chỉ thị của Bộ Giáo dục Trung Quốc, trụ sở của Viện Khổng Tử – còn gọi là Hán Biện, đã đổi tên thành Trung tâm Hợp tác và Đào tạo Ngôn ngữ của Bộ này.
Tập Cận Bình kêu gọi không lãng phí thực phẩm,
nhà hàng nghĩ ra chiêu bắt khách cân trước khi ăn
Phụng Minh
Người dân Trung Quốc lại dậy sóng sau khi nhiều phương pháp kỳ lạ được nghĩ ra để hiện thực hóa yêu cầu của ông Tập.
Sau khi Tập Cận Bình ra lệnh ngăn chặn lãng phí thực phẩm vào ngày 11/8, một nhà hàng ở Trường Sa, Trung Quốc đã ra yêu cầu “cân trước khi gọi món” đối với thực khách tới đây ăn uống.
Khi tin tức được lan truyền, dân tình đã chỉ trích rằng “ăn cơm còn bị người ta kiềm chế”. Đến ngày 15/8, nhà hàng này đã khẩn thiết đứng ra “chữa cháy” và xin lỗi.
Ngày 14/8, một nhà hàng ở Trường Sa đã phát động hoạt động “cân trước khi gọi món”, khách hàng phải đo cân nặng khi đến cửa, sau đó đặt bữa ăn dựa trên thực đơn phù hợp cân nặng và lượng calo mà cửa hàng đề xuất. Ngành dịch vụ nhà hàng cho biết, động thái này nhằm hướng dẫn khách hàng gọi đồ ăn đúng số lượng, loại bỏ lãng phí và hy vọng việc này sẽ trở thành hành vi có ý thức của mọi người.
Sau khi sự kiện này được phát động, đã có rất nhiều cuộc thảo luận trên mạng xã hội Trung Quốc và hầu hết cư dân mạng đều cảm thấy nó không phù hợp. “Tôi muốn biết, có nhiều người có trọng lượng khác nhau khi họ ăn cùng nhau, vậy làm thế nào để họ cùng đặt một bữa ăn? Có phải là dựa trên trọng lượng trung bình của họ không? Ngoài ra, bạn không thể chỉ nhìn cân nặng mà còn nên đo chiều cao và tính chỉ số BMI (chỉ số khối cơ thể) để phán đoán mức độ béo phì mà hướng dẫn khách gọi món phải không?”; “Một số người gầy đặc biệt ăn nhiều, nhưng họ không lên cân. Một số người béo không ăn nhiều chỉ cần uống một ít nước lạnh cũng tăng cân rồi”; “Cái này có chút quá đáng”.
Một số cư dân mạng cũng bày tỏ lo ngại rằng việc ép phải cân ở nơi công cộng sẽ phá hỏng tâm trạng của một số thực khách khi dùng bữa, và ít nhiều liên quan đến chuyện riêng tư cá nhân: “Nếu hai người đang hẹn hò, cảnh tượng càng thêm xấu hổ”.
Một số người phàn nàn: “… Việc giảm suất ăn là xung đột lợi ích với các nhà hàng, sau đợt dịch, các nhà hàng đang nỗ lực phục hồi, lại giảm ăn nữa thì khó!”; “Khẩn cấp làm nên chuyện này, uốn cong thành thẳng, quả thực chính là một cuộc Cách mạng Văn Hóa khác mà thôi”.
Một cư dân mạng khác thẳng thắn nói: “Khi không có đủ lương thực thì mới nhớ tới khống chế lãng phí. Có 100 cách để xoay chuyển vấn đề này, chẳng hạn như kêu gọi mọi người kiểm soát cân nặng, ăn nhiều ngũ cốc hơn, tăng thuế đồ uống có cồn và thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh toàn diện, tuyên dương những sản phẩm lành mạnh, giảm giá thực phẩm hữu cơ, tăng giá thịt nói chung… Chính sách như vậy mới khiến người phục. Xem ra, đây thực sự là thiếu lương thực rồi. Không thiếu thực phẩm sẽ không bao giờ cần khống chế lãng phí như thế này”.
Vì sự việc này đã gây bức xúc trong dư luận nên nhà hàng đã phải đưa ra thông báo xin lỗi khẩn cấp vào ngày 15/8, nói rằng “sau khi vụ việc được báo cáo, nó đã gây ra phản ứng lớn trên mạng xã hội và không thể thúc đẩy sáng kiến ngăn chặn tình trạng lãng phí thực phẩm như đã hẹn. Và vì đã chiếm dụng tài nguyên công cộng, chúng tôi xin lỗi”.
Tuy nhiên, nhà hàng đã đặc biệt thiết lập một chủ đề Weibo tương ứng trong tuyên bố xin lỗi này. Một số cư dân mạng cho rằng nhà hàng có chiêu trò tiếp thị ác ý.
Theo Li Xiaokui, Secretchina
Phụng Minh biên dịch
Nguy cơ thiếu ăn ở Trung Quốc:
Ngôi sao CCTV nói dân phải chịu đói khát thì mới tốt
Phụng Minh
Truyền thông Trung Quốc bắt đầu dọn đường cho việc bắt dân ăn uống tiết kiệm đối phó với việc có thể thiếu lương thực trong tương lai.
Kể từ khi ông Tập Cận Bình ra lệnh ngăn chặn lãng phí thực phẩm, đã có nhiều chính sách kỳ lạ phát sinh trên khắp đại lục, đồng thời các phương tiện truyền thông đại lục cũng hợp tác chặt chẽ để tạo động lực. Gần đây, ngôi sao nổi tiếng Bạch Nham Tùng của đài truyền hình nhà nước CCTV đã đăng một bài viết có tiêu đề “Điều khẩn yếu nhất hiện nay của Trung Quốc là khôi phục ‘cảm giác đói khát’!”, tuyên bố rằng người Trung Quốc nên bị đói, khiến người dân Đại lục tức giận phản bác.
Bài viết của Bạch Nham Tùng đăng trên tạp chí “Thế kỷ mới Bắc Kinh Trường Giang” bắt đầu bằng câu nói: “Nếu muốn để cho mình trở nên ngày càng tốt hơn, phải bắt đầu từ cảm giác đói khát thật sự”. Trong bài báo, Bạch Nham Tùng nhớ lại hồi ức tươi đẹp và hạnh phúc nhưng cũng có phần tôn nghiêm khi ông ấy không được ăn no. Ông này còn tuyên bố người Trung Quốc nên bị “đói” vì đói sẽ không dễ bị bệnh.
Bài báo sau khi được đăng tải đã nhanh chóng thu hút sự chú ý từ mọi tầng lớp, khu vực bình luận bên dưới bài viết trở thành hiện trường của một vụ bắn phá tập thể và Bạch Nham Tùng là nhân vật chính.
Triệu Sĩ Lâm, một giáo sư đã nghỉ hưu của Đại học Dân tộc Trung Quốc, bình luận trên Weibo: “Xin nhờ Bạch Nham Tùng khôi phục cảm giác đói khát từ chính ông và người nhà của ông trước được không? Cho cha mẹ ông, vợ con ông trước tiên khôi phục cảm giác đói khát. Nếu như không có kinh nghiệm, có thể đi Bắc Triều Tiên chịu đói vài ngày, cũng có thể hướng về cách sống như năm 59 của các tiền bối. Bản thân đói khát, người nhà đói khát, sau đó hãy cân nhắc tới sự đói khát của thiên hạ, ông xem vậy được không?”
Một nhân sĩ có bút danh “Giấy trắng mực đen” đã đăng một bài báo chỉ trích nhận xét của Bạch Nham Tùng là “phá vỡ dân trí, cội rễ của con người và phá hủy triển vọng của đất nước”. Tác giả bài báo nói rằng cái xã hội Trung Quốc hiện đang cần là để những người không có đủ cơm ăn áo mặc được có cơm ăn áo mặc. Những người đã được ăn no mặc ấm tiếp tục làm việc chăm chỉ để tạo ra nhiều giá trị hơn và tạo ra môi trường cho những người chưa được ăn no mặc ấm phát triển lên. Bạch Nham Tùng được hưởng những điều kiện vật chất rất tốt trong xã hội hiện đại, nhưng lại muốn khôi phục thời đại còn đói khát trong quá khứ, chính là ăn no rồi mà nói phét”.
Tác giả bài viết khuyên ông Bạch: “Không nói được lời tử tế thì cứ im đi đừng nói. Thật đáng xấu hổ, vừa mất lòng vừa bị ăn mắng. Xã hội chúng ta chỉ có thể tiến lên, để ai cũng có cơm ăn áo mặc tiếp tục không lùi bước. Đây là việc ai cũng phải làm”.
“Ye Shan”, một cư dân mạng Twitter sống tại Hong Kong, trực tiếp chỉ trích: “… ông ấy có thể phục hồi được gì sau cơn đói cồn cào? Ông ta đã bước qua tuổi 50 hay 60 rồi, rất nhiều người cùng thời đã phải chịu đựng cái đói, và tôi đã từng trải qua “cơn đói cồn cào”, đó là cảm giác rằng sống còn hơn chết! Vì vậy, những người thích “đói khát” đều là phản nhân tính, phản nhân loại!”
Trước sức ép của dư luận, bài báo hiện đã bị gỡ xuống nhưng ảnh chụp màn hình bài báo vẫn được lan truyền trên mạng.
Sau khi Tập Cận Bình đưa ra cái gọi là “chỉ thị quan trọng” để “ngăn chặn tình trạng lãng phí thực phẩm”, Internet Trung Quốc đã liên tục xoay quanh vấn đề thiếu lương thực ở Đại lục, các hiệp hội ẩm thực ở Trung Quốc thường xuyên đẩy mạnh hợp tác với chính sách của nhà chức trách. Vào ngày 11/8, Hiệp hội Đồ uống và Thực phẩm Vũ Hán đề xuất mô hình gọi món N-1, tức 10 người chỉ được gọi món cho 9 người, và Liêu Ninh sau đó đã đề xuất mô hình đặt hàng N-2.
Ngày 13/8, Ủy ban Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc của tỉnh Chiết Giang đã đề xuất luật xử lý rác thải thực phẩm giống như uống rượu khi lái xe. Cùng ngày, Hiệp hội ngành dịch vụ ăn uống tỉnh Hồ Nam cũng đưa ra đề nghị các công ty cung cấp dịch vụ ăn uống trong tỉnh thực hiện hành động “kinh tế nghiêm minh và loại bỏ lãng phí” một cách toàn diện.
Ngày hôm sau, một nhà hàng ở Trường Sa đề xuất thực khách phải được đo cân nặng trước khi vào cửa hàng. Vào ngày 15/8, một nhà hàng ở Tây An đã đề xuất gán cho người phục vụ phải giám sát cố lượng thức ăn ở bàn mình phục vụ, nếu có thức ăn thừa trên bàn, người phục vụ sẽ bị trừ điểm.
Theo Secretchina
Phụng Minh biên dịch
Tập chứ không phải Trump bị rơi vào thế
muốn hoàn thành thỏa thuận ‘giai đoạn một’
Bình luậnTrà Nguyễn – Thanh Hương
Trung Quốc có thể sẽ không đáp ứng được việc mua dịch vụ và hàng hóa Mỹ như đã cam kết trong thỏa thuận thương mại “giai đoạn một”, một chuyên gia cho biết (theo CNBC). Nhưng Tập chứ không phải Trump mới là người muốn thỏa thuận này được hoàn thành sớm bởi đe dọa an ninh lương thực tại Trung Quốc ngày một lớn và khó lường…
Cả hai nước đã ký thỏa thuận vào tháng Giêng, khiến cuộc chiến thương mại giữa họ tạm dừng, vốn chứng kiến mức thuế trả đũa được áp lên hàng hóa trị giá hàng trăm tỷ USD. Trong số những thứ khác, Trung Quốc đã cam kết mua thêm ít nhất 200 tỷ USD hàng hóa và dịch vụ của Hoa Kỳ trong hơn hai năm, thêm lên các giao dịch mua trong năm 2017 của họ.
Trung Quốc mới đáp ứng 1/4 thỏa thuận giai đoạn một sau 6 tháng
Scott Kennedy, cố vấn cấp cao và Chủ tịch Ủy ban Kinh doanh và Kinh tế Trung Quốc tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế cho biết, Trung Quốc đã “rớt lại” cho đến nay.
“Dựa trên những cam kết thực sự mà họ đã ký vào hồi tháng 1 thì họ đang bị tụt lại khá xa phía sau và sẽ không bao giờ có thể bắt kịp”, ông nói trên chương trình “Squawk Box Asia” của CNBC.
Dữ liệu do Viện Kinh tế Quốc tế Peterson (PIIE) tổng hợp cho thấy trong nửa đầu năm 2020, Trung Quốc đã mua ít hơn một phần tư lượng hàng hóa của Mỹ trong cả năm theo thỏa thuận thương mại. Theo PIIE, dữ liệu không bao gồm các dịch vụ của Hoa Kỳ do Trung Quốc mua vì những dịch vụ đó không được báo cáo hàng tháng.
Các nhà đàm phán thương mại hàng đầu của cả hai nước dự kiến găp nhau ngày 15/8 thông qua hội nghị truyền hình trong tuần này để xem xét tiến độ thực hiện thỏa thuận giai đoạn một. Tuy nhiên, theo Bloomberg, cuộc gặp này đã bị hoãn lại vô thời hạn.
Các đánh giá, xem xét và thương thảo cho thỏa thuận giai đoạn một đã không diễn ra trong bối cảnh quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc trở nên xấu đi trong những tháng gần đây. Sự bất đồng của họ hiện bao gồm một loạt các vấn đề, bao gồm nguồn gốc của virus coronavirus, quyền tự chủ của Hồng Kông và những lo ngại về an ninh quốc gia xung quanh các công ty công nghệ Trung Quốc.
Tập chứ không phải Trump giờ mới là bên mong muốn hoàn thành thỏa thuận giai đoạn một
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump ám chỉ đến các vấn đề rộng lớn hơn xung quanh mối quan hệ của đất nước ông với Trung Quốc, hồi đầu tuần nói rằng thỏa thuận thương mại giai đoạn một “có ý nghĩa rất nhỏ trong tổng thể nhập khẩu hàng hóa.”
Tranh chấp giữa Mỹ và Trung Quốc không đơn giản là tranh chấp do mất cân bằng thương mại như trên bề mặt của nó mà đằng sau đó là tranh chấp về hệ tư tưởng và vai trò dẫn dắt thế giới. Bởi thế, thương mại và thỏa thuận tạm thời để cân bằng thương mại đã sớm không còn là vấn đề chính quyết định độ nóng, lạnh của cuộc chiến Mỹ – Trung. Thực tế, sau gần 3 năm, thương chiến đã leo thang thành chiến tranh tiền tệ, chiến tranh công nghệ, quân sự và hệ tư tưởng theo cách sống – còn.
Truyền thông bên cánh tả tại Mỹ và nhiều chuyên gia của họ cho rằng Nhà Trắng sẽ không muốn “bỏ dở” thỏa thuận bởi vì “đó là lý do duy nhất mà người Trung Quốc mua hàng hóa nông nghiệp từ nông dân ở các bang đỏ mà tổng thống cần để tái đắc cử.”
Nhưng thực tế Trung Quốc đang ở tình thế không có “địa lợi” cho thỏa thuận giai đoạn một với Mỹ khi nước này phải đau đầu với an ninh lương thực.
Nhu cầu gia tăng, lũ lụt, sự xâm nhập của côn trùng và tin đồn về hàng tồn kho hư hỏng đều góp phần gây ra những thảm họa liên quan đến lương thực đang diễn ra tại Trung Quốc.
Trung Quốc có vấn đề về lương thực. Đối với một quốc gia có các nhà lãnh đạo lớn tuổi, những người từng bị ảnh hưởng trực tiếp bởi Nạn đói lớn thời kỳ 1958-1961, không thể đánh giá thấp mức độ nghiêm trọng của tình trạng thiếu lương thực. Dân số ngày càng tăng của Trung Quốc, nền kinh tế công nghiệp đang phát triển và văn hóa tiêu dùng ngày càng mở rộng, tất cả đều góp phần làm tăng nhu cầu đối với các sản phẩm nông nghiệp.
Thiên tai này là tin xấu với nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới khi Trung Quốc vừa mới trải qua đợt dịch tả lợn, dịch Covid-19 và thương chiến với Mỹ. Chính quyền Bắc Kinh đã nhanh chóng đảm bảo an ninh lương thực bằng cách nhập khẩu lượng lớn thực phẩm từ các quốc gia khác, đồng thời mở kho chiến lược bán hàng chục triệu tấn lương thực.
Mặc dù vậy, theo CNN, các chuyên gia phân tích cảnh báo căng thẳng thương mại Mỹ-Trung có thể khiến việc nhập khẩu lương thực khó khăn hơn trong tương lai. Đây là điều mà Trung Quốc lo sợ. Trong khi đó, tình hình lũ lụt tại Trung Quốc có thể diễn biến tồi tệ hơn. Các dự báo thời tiết cho thấy miền Nam nước này sẽ còn mưa nặng hạt đến hết tháng trong khi nhiều quan chức cảnh báo lũ lụt có thể lan đến miền Bắc Trung Quốc, ảnh hưởng đến các vùng trồng ngô và lúa mì.
Chính quyền Bắc Kinh cũng đã ký hợp đồng mua hàng tỷ USD nông sản từ Mỹ nhằm đảm bảo an ninh lương thực cho chính họ, đồng thời xoa dịu căng thẳng thương mại. Trong 6 tháng đầu năm nay, Trung Quốc đã nhập khẩu gần 61 triệu tấn ngũ cốc, tăng 21% so với cùng kỳ năm trước. Nhập khẩu ngô cũng tăng 18% cùng kỳ trong khi nhập khẩu đậu nành và lúa mì cũng tăng.
Trà Nguyễn – Thanh Hương
Tài sản của cựu lãnh đạo ĐCSTQ Giang Trạch Dân
gấp 10 lần người giàu nhất thế giới
Bình luậnĐông Phương
Kể từ khi Hoa Kỳ công bố các lệnh trừng phạt đối với 11 quan chức cấp cao của Trung Quốc và Hong Kong vào ngày 7/8, ngoại giới cũng quan tâm đến việc liệu các quan chức cấp cao khác của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) có bị trừng phạt và đóng băng tài sản hay không?
Theo một nguồn tin khác, Mỹ đang cùng các nước điều tra khối tài sản 10 nghìn tỷ USD ở nước ngoài của các quan chức cấp cao ĐCSTQ, số tiền này có thể được sử dụng để bồi thường cho tổn thất do dịch bệnh gây ra. Và đối tượng đầu tiên bị “sờ gáy” là gia tộc của cựu lãnh đạo ĐCSTQ Giang Trạch Dân, với tổng tài sản ước tính hơn 1.000 tỷ USD.
Hoa Kỳ có ý định phong tỏa tài sản ở nước ngoài của các quan chức cấp cao của ĐCSTQ
Hoa Kỳ – một trong những quốc gia đang phải hứng chịu đại dịch viêm phổi Vũ Hán nặng nề nhất, ngay từ sớm đã bắt tay với nhiều quốc gia để yêu cầu ĐCSTQ bồi thường một khoản tiền lớn, nhưng đến nay chính phủ Mỹ vẫn chưa đưa ra văn bản tuyên bố chính thức. Tuy nhiên, ông Viên Cung Di (Yuan Gongyi), một nhà tư bản Hong Kong, đã tiết lộ trên chương trình “Trân ngôn chân ngữ” (珍言真語) của The Epoch Times hôm 12/8 rằng, chuyến thăm các nước châu Âu của Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo chính là đang nỗ lực vận động các nước ủng hộ việc đóng băng tài sản ở nước ngoài của các quan chức cấp cao của ĐCSTQ.
Ước tính sơ bộ khối tài sản đó là khoảng 10 nghìn tỷ USD, các khoản có liên quan có thể được sử dụng để bồi thường hậu quả của dịch bệnh. Ông Viên hiện đang vận động hành lang tại Hoa Kỳ để thúc đẩy chính phủ Mỹ tuyên bố rằng ĐCSTQ là một tổ chức tội phạm.
Ông cho biết:
“Mỹ đang thảo luận với các đồng minh khác về cách đóng băng số tiền này, đóng băng 10 nghìn tỷ USD. Ít nhất thì trong tương lai, phần lớn số tiền này có thể được sử dụng để bù đắp cho những thiệt hại do virus gây ra. Nếu bạn muốn đợi ĐCSTQ lấy tiền đưa cho bạn, vậy thì bạn sẽ vĩnh viễn không nhận được nó;
Thứ nhất, họ hết tiền rồi; thứ hai, họ không chịu đưa tiền, vậy thì đóng băng số tiền ở nước ngoài của các quan chức tham nhũng ĐCSTQ, bao gồm cả tiền của ĐCSTQ và xem xét phân phối số tiền đó như thế nào trong tương lai để bù đắp cho những tổn thất của thế giới. Ông Pompeo chạy đi khắp nơi cũng là để bàn bạc với họ (các quốc gia khác), như vậy sẽ nhận được sự ủng hộ của họ. Sau này khi có được số tiền đó thì sẽ chia nhau, bạn hiểu không? Tức là ông Pompeo vừa cứng vừa mềm, vừa có tiền chia cho họ, đồng thời cũng tạo áp lực cho họ, tốn khá nhiều tâm sức”.
Vậy làm thế nào mà tính được gia tộc quan chức cấp cao của ĐCSTQ có tài sản 10 nghìn tỷ đô-la Mỹ ở nước ngoài? Ông Viên Cung Di giải thích rằng khi Edward Snowden, một cựu nhân viên của Cơ quan Tình báo Trung ương Hoa Kỳ (CIA), khi đang lẩn trốn ở Hong Kong 7 năm trước từng nói rằng số tiền từ Trung Quốc chuyển ra nước ngoài lên tới 4,8 nghìn tỷ USD. “Thông qua rửa tiền hoặc đến đổi trực
tiếp ở Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc, họ (quan chức) đưa [cho ngân hàng] nhân dân tệ để đổi ra những khoản ngoại hối này;
Chẳng hạn lúc đó Trung Quốc chuẩn bị thực hiện “chiến lược đi toàn cầu” (chiến lược của ĐCSTQ nhằm khuyến khích các doanh nghiệp của mình đầu tư trực tiếp nước ngoài) thì họ tranh thủ cơ hội này để chuyển tiền ra nước ngoài một cách thuận lợi. Một số quan chức khác thì nói là muốn đầu tư vào dự án “Một vành đai, một con đường” nên cũng nhân cơ hội này mà chuyển tiền đi. Đây là 7 năm trước, sau đó thì ít nhất cũng đã chuyển ra nước ngoài cùng một số tiền như vậy, vì vậy gộp lại thì có thể lên đến 10 nghìn tỷ và mọi thứ đều có cơ sở”.
Ông Viên Cung Di nói rằng trong số tài sản khoảng 10 nghìn tỷ USD, phần lớn nhất thuộc sở hữu của gia tộc cựu lãnh đạo ĐCSTQ Giang Trạch Dân, chiếm khoảng 1.000 tỷ USD. “Bạn thử nghĩ xem, nhà họ Giang đã thực sự kiểm soát Trung Quốc trong 30 năm. Bắt đầu từ sự kiện Lục Tứ 1989 (Thảm sát Thiên An Môn) thì Trung Quốc đã nằm trong tay họ Giang rồi. Đến khi Đặng Tiểu Bình qua đời năm 1997, mọi quyền lực đều giao cho ông ta. Không ngừng đoạt quyền, thế lực của nhà họ Giang không ngừng mạnh lên, không những ở Thượng Hải, mà là trên toàn bộ Trung Quốc, (bao gồm) ba công ty viễn thông tốt nhất và dễ kiếm tiền nhất, cùng nhiều ngân hàng ở Thượng Hải”.
Trong danh sách tỷ phú của Forbes năm 2020, người sáng lập Amazon Jeff Bezos tiếp tục là người giàu nhất thế giới, với giá trị tài sản ròng là 113 tỷ USD. Có 2.095 tỷ phú trong danh sách trên, với tổng tài sản là 8 nghìn tỷ đô la Mỹ.
Nói cách khác, một khi tài sản của gia tộc họ Giang được công bố, thì nó không chỉ gấp 10 lần tài sản của người giàu nhất thế giới, mà tài sản ở nước ngoài của các quan chức cấp cao ĐCSTQ cũng vượt quá tổng tài sản của các tỷ phú trong danh sách của Forbes.
Hoa Kỳ sẽ quản lý các quỹ của Hoa Kỳ ở Hong Kong
Khi Ngoại trưởng Mỹ Pompeo đến thăm Cộng hòa Séc vào ngày 10/8, ông đã công khai tuyên bố rằng “Hoa Kỳ sẽ sát cánh với người dân Hong Kong”, dự đoán rằng các lệnh trừng phạt sẽ lần lượt đến.
Ông Viên Cung Di cũng dự đoán rằng trong một loạt hành động của ông Pompeo sẽ bao gồm thu hồi vốn của Mỹ tại Hong Kong và hạn chế đầu tư vốn của Mỹ vào chứng khoán Trung Quốc.
Gần đây, nhiều cổ phiếu Trung Quốc đã quay trở lại sàn giao dịch chứng khoán Hong Kong, thu hút dòng tiền nóng ở lại thị trường Hong Kong, bao gồm cả vốn của Mỹ. Về vấn đề này, ông Viên Cung Di tiết lộ rằng, chính phủ Hoa Kỳ sẽ không cho phép các quỹ của Hoa Kỳ tuỳ ý đầu tư vào Hong Kong và cũng sẽ không cho các công ty Trung Quốc đại lục vay tiền, các biện pháp liên quan sẽ lần lượt được ban hành.
Ông cũng chỉ ra rằng từ một loạt các tuyên bố gần đây của ông Pompeo, có thể thấy rằng nếu Mỹ muốn thu hồi và chi phối các quỹ của Mỹ tại Hong Kong, bao gồm các quỹ đầu tư vào cổ phiếu và trái phiếu, chính phủ Mỹ chắc chắn sẽ buộc các quỹ phải quay trở lại Hoa Kỳ.
Alibaba thân thiết với nhà họ Giang, có thông tin sẽ quay trở lại đầu tư Cổ phiếu Trung Quốc loại B
Gần đây, Alibaba và Tencent, những công ty hoạt động rất tích cực trong lĩnh vực cổ phiếu Trung Quốc, cũng đang ở nơi ‘đầu sóng ngọn gió’ do cuộc chiến công nghệ Trung – Mỹ.
Ngoại trưởng Mỹ Pompeo đã công bố chiến dịch “Làm sạch Mạng lưới” (The Clean Network) vào ngày 5/8, trong đó đề cập rõ ràng rằng các công ty như Baidu, Alibaba và Tencent… sẽ bị cấm thu thập, lưu trữ và xử lý thông tin cá nhân tại Mỹ.
Vào cuối tháng 7, trang web tiếng Anh của Reuters dẫn lời nguồn tin cho biết, các cơ quan quản lý của ĐCSTQ đang nghiên cứu xem có nên khởi động “cuộc điều tra chống lũng đoạn” đối với Alipay của Alibaba và WeChat Pay của Tencent hay không.
Về vấn đề này, ông Viên Cung Di tiết lộ rằng Alibaba, Tencent, Alipay, WeChat Pay và các công ty khác đều được gia tộc Giang Trạch Dân hậu thuẫn. Nếu không có sự ủng hộ của gia đình họ Giang, họ sẽ không phát triển đến quy mô như ngày nay, họ Giang cho họ quyền lợi thì họ mới có thể làm đến quy mô lớn như vậy. Mã Hóa Đằng (còn có biệt hiệu là Pony Ma) và Mã Vân (hay còn biết đến với cái tên Jack Ma) đã giúp nhà họ Giang, thay mặt họ nắm giữ rất nhiều cổ phiếu. Hai năm trở lại đây, nhà họ Giang bắt đầu thu lại cổ phần trong tay họ, trên cơ bản đều đã thu về hết. Giờ đây, Tập Cận Bình sẽ phụ trách Alibaba và Tencent.
Tuy nhiên, tờ Next Magazine đã đưa tin độc quyền vào ngày 13/8 rằng, Alibaba sẽ chủ động hủy niêm yết cổ phiếu Mỹ và trở lại niêm yết cổ phiếu Trung Quốc loại B. Bài báo nhận định, trong tình hình quan hệ Trung – Mỹ căng thẳng như hiện nay, việc Alibaba trở lại với cổ phiếu B là thể hiện lòng trung thành với chính quyền trung ương.
Thụy Sĩ có thể đóng băng tài sản USD của quan chức Trung Quốc và Hong Kong
Khi Hoa Kỳ áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với các quan chức cấp cao của Trung Quốc và Hong Kong, Thụy Sĩ – trung tâm tài chính nước ngoài lớn nhất thế giới ở Trung Âu, cũng đang chuẩn bị các hành động bom tấn.
“Luật An ninh Quốc gia Hong Kong” của ĐCSTQ đã làm dấy lên một làn sóng chống chủ nghĩa cộng sản trên toàn thế giới. Thụy Sĩ, quốc gia luôn tuân thủ nguyên tắc trung lập, cũng đã đưa ra cảnh báo đối với ĐCSTQ. Hôm 2/8, Bộ trưởng Ngoại giao Thụy Sĩ Ignazio Cassis tuyên bố rằng ĐCSTQ ngày càng vi phạm nhân quyền và “đang rời xa khỏi con đường mở cửa”, “Luật An ninh Quốc gia Hong Kong” cũng đã ảnh hưởng đến việc thực hiện chính sách “Một quốc gia, hai chế độ”. Nếu chính quyền ĐCSTQ kiên quyết làm vậy, các nước phương Tây sẽ tuyên bố sẽ đáp trả một cách dứt khoát.
Hôm 8/8, chính phủ Thụy Sĩ đã chính thức ban hành thông báo rằng họ sẽ tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý vào tháng 11 để quyết định xem có nên hạn chế các công ty Thụy Sĩ, bao gồm cả các ngân hàng Thụy Sĩ, làm ăn với những kẻ vi phạm nhân quyền ở nước ngoài hay không. Nếu luật liên quan được thông qua bằng một cuộc bỏ phiếu, hoạt động kinh doanh của các công ty Thụy Sĩ tại Trung Quốc và Hong Kong dự kiến sẽ bị ảnh hưởng.
Khi được phỏng vấn trong chương trình “Trân ngôn chân ngữ” (珍言真語) của The Epoch Times, ông Trình Tường (Cheng Xiang), một chuyên gia kỳ cựu về vấn đề Trung Quốc, đã chỉ ra rằng phản ứng của Thụy Sĩ không như bình thường. Ông nói: “Chúng ta đều biết rằng Thụy Sĩ đã theo đuổi chính sách trung lập trong gần 300 năm. Bởi vì Thụy Sĩ đã thực hành và theo đuổi chính sách trung lập, nên mới có thể tránh được Thế chiến I và II. Truyền thống tốt đẹp này cũng đã khiến rất nhiều người giàu có sẵn sàng gửi tiền của họ ở Thụy Sĩ. Vì vậy, việc Ngoại trưởng Thụy Sĩ cũng lên tiếng về vấn đề Hong Kong và lên án ĐCSTQ, tương đương với việc từ bỏ nền trung lập mà họ đã theo đuổi hàng trăm năm qua là điều hiếm thấy”.
Ông Trình suy luận: “Về vấn đề này, điều đáng để mọi người thắc mắc là, nếu ông ấy (Ngoại trưởng Thụy Sĩ) đã nhìn thấy bộ mặt xấu xa của chính quyền ĐCSTQ, liệu tiếp sau đây ông ấy có công bố tài khoản bí mật của các quan chức ĐCSTQ ở Thụy Sĩ hay không. Việc tương tự cũng đã xảy ra vài ngày trước, một báo cáo của Thụy Sĩ cho biết có khoảng 1.000 quan chức cấp cao của ĐCSTQ với tổng khối tài sản lên đến mười mấy nghìn tỷ USD (trong các ngân hàng Thụy Sĩ). Nếu chính phủ Thụy Sĩ thật sự có thể công bố chi tiết các tài khoản bí mật này, nếu như người dân Thụy Điển biết được thì ngay lập tức sẽ tạo nên cơn phẫn nộ mạnh mẽ của công chúng, từ đó dồn ép đến nội bộ ĐCSTQ và đẩy nó sụp đổ nhanh chóng”.
Đông Phương
Theo The Epoch Times
Đấu đá quyền lực nội bộ ĐCSTQ
có thể diễn ra ở Bắc Đới Hà
Bình luậnDu Miên
Bảy lãnh đạo cao nhất của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã không xuất hiện trên truyền thông Trung Quốc kể từ đầu tháng Tám.
Điều này khiến nhiều người nghĩ đến các cuộc họp kín hàng năm ở Bắc Đới Hà — khi ban lãnh đạo ĐCSTQ tụ họp mà không có thông báo, không có thông cáo báo chí và không tiếp xúc với công chúng — rất có thể đang diễn ra tại khu nghỉ mát ven biển không xa Bắc Kinh này.
Với nhiều thảm họa và xung đột vào năm 2020 đặt ra những khó khăn lớn cho ĐCSTQ, chẳng hạn như các cuộc đàm phán thương mại và sự bùng phát của virus Corona Vũ Hán, các cuộc họp kín ở Bắc Đới Hà dành riêng cho giới chóp bu của ĐCSTQ chắc chắn đáng để dư luận chú ý.
Các Ủy viên Bộ Chính trị ĐCSTQ né tránh giới truyền thông
Kể từ ngày 1/8, không ai trong số 7 ủy viên thường vụ Bộ Chính trị xuất hiện công khai trước công chúng trên đài truyền hình CCTV của nhà nước.
Mặc dù Tổng bí thư Tập Cận Bình được cho là đã gửi điện chia buồn tới Tổng thống Li-băng Michel Aoun vào ngày 5/8 về vụ nổ lớn gây chết người ở thủ đô Beirut của nước này, nhưng ông Tập không công khai xuất hiện.
Một trong những dấu hiệu cho thấy cuộc họp lãnh đạo hàng năm đang được tiến hành, đó là khi các chuyên gia về khoa học, y học và công nghệ được các cán bộ cấp cao hiện tại và đã nghỉ hưu mời đến Bắc Đới Hà để nghỉ hè một vài ngày trước cuộc họp.
Lính Quân đội Giải phóng Nhân dân (PLA) diễu hành bên cạnh lối vào Tử Cấm Thành trong lễ khai mạc Hội nghị Tham vấn Chính trị Nhân dân Trung Quốc (CPPCC) tại Bắc Kinh vào ngày 21/5/2020. (Nicolas Asfouri / AFP via Getty Images)
Ví dụ, vào năm 2003, Phó Chủ tịch Trung Quốc khi đó là ông Tăng Khánh Hồng (Zeng Qinghong) đã đón chào các chuyên gia và nhà khoa học Trung Quốc tại Bắc Đới Hà để thảo luận về dịch SARS (hội chứng hô hấp cấp tính nghiêm trọng).
Năm nay, trong bối cảnh đại dịch đang hoành hành, cho đến nay vẫn chưa biết ĐCSTQ có mời các chuyên gia đến khu nghỉ dưỡng hay không.
Chương trình nghị sự của ĐCSTQ năm nay
Cuộc họp kín năm nay tại Bắc Đới Hà có thể sẽ tập trung vào nhiều thách thức, thảm họa trong nước và căng thẳng quốc tế cần được giải quyết. Mối quan hệ Mỹ – Trung đã xấu đi đến mức thấp nhất, bằng chứng là việc đóng cửa các lãnh sự quán, cùng với một loạt các biện pháp trừng phạt của chính quyền Tổng thống Trump đối với các quan chức và công ty Trung Quốc.
ĐCSTQ cũng không vô can trong loạt phản ứng dây chuyền ngoại giao này. ĐCSTQ đã làm gia tăng căng thẳng quốc tế thông qua một số hành động, bao gồm các hoạt động quân sự khiêu khích ở eo biển Đài Loan, Biển Đông và Biển Hoa Đông; xung đột biên giới với Ấn Độ và sự suy giảm đáng kể sau đó trong quan hệ với các nước láng giềng; và từ bỏ Tuyên bố chung Trung-Anh để thúc đẩy một đạo luật an ninh quốc gia ở Hong Kong.
Hoa Kỳ đang đối đầu và kiềm chế Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) toàn diện. Chiêu bài cũ của Bắc Kinh đã bị vô hiệu hoá dưới thời Tổng thống Trump.
Hoa Kỳ đang đối đầu và kiềm chế Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) toàn diện. Chiêu bài cũ của Bắc Kinh đã bị vô hiệu hoá dưới thời Tổng thống Trump. (Tổng hợp)
Tất cả những điều trên đã dẫn đến các lệnh trừng phạt đối với Trung Quốc từ các quốc gia dân chủ tự do.
ĐCSTQ còn phải lo về các vấn đề trong nước như: lũ lụt ở miền nam; hạn hán ở miền bắc; các loại dịch bệnh truyền nhiễm khác nhau trên khắp Trung Quốc; nền kinh tế suy thoái; và thậm chí là đấu đá nội bộ rõ ràng giữa các phe phái trong ĐCSTQ. Ngoài ra, giới tinh hoa xã hội cũng đang lên tiếng chống lại ĐCSTQ — chẳng hạn như ông trùm bất động sản có tiếng nói thẳng thắn Nhậm Chí Cường, vốn là hậu duệ của những tiền bối cao cấp của ĐCSTQ (thường được gọi là “thái tử Đảng”), và ông Hứa Chương Nhuận, giáo sư tại Đại học Thanh Hoa.
Một trường hợp điển hình có thể kể đến là tập đoàn Tomorrow Group, đã phản hồi vào ngày 18/7 trước thông báo của Bắc Kinh về việc tiếp quản 9 công ty con của mình bằng một phiên bản trực tuyến của “tuyên bố long trọng”. Được thành lập bởi ông Tiêu Kiến Hoa (Xiao Jianhua) vào năm 1999, trong 20 năm công ty này đã hoạt động trong nhiều lĩnh vực như tài chính, công nghiệp, bất động sản, dịch vụ truyền thông, năng lượng và internet. Ông Tiêu bị cáo buộc là “kẻ rửa tiền” lớn cho các quan chức cấp cao, và có thể đang là đối tượng của cuộc điều tra vì có quan hệ mật thiết với một quan chức được cho là trung thành với cựu lãnh đạo ĐCSTQ Giang Trạch Dân.
Một ví dụ khác xảy ra trong thước phim được lưu truyền rộng rãi cho thấy buổi lễ kỷ niệm việc hoàn thành hệ thống định vị vệ tinh Bắc Đẩu-3 vào ngày 31/7, khi Phó Thủ tướng Lưu Hạc (Liu He), là chủ trì của buổi lễ và là đồng minh thân cận của ông Tập, đã công khai làm bẽ mặt Thủ tướng Lý Khắc Cường. Được phát sóng trên kênh CCTV của nhà nước, đoạn phim cho thấy khi ông Lý được giới thiệu tại buổi lễ, ông Lưu đã khiến ông Lý không có thời gian để nhận những tràng pháo tay từ khán giả. Ông Lý rõ ràng đã rất xấu hổ.
Suy đoán nhiều người thuộc ĐCSTQ yêu cầu ông Tập từ chức
Cây bút kỳ cựu của Nikkei, Katsuji Nakazawa, đã suy đoán trong một bài báo gần đây rằng, vì ĐCSTQ phải đối mặt với nhiều vấn đề, các trưởng lão của ĐCSTQ chắc chắn sẽ muốn nói chuyện với ông Tập trong cuộc họp mật nghị ở Bắc Đới Hà.
Cũng có những thông tin từ Trung Quốc nói rằng các đối thủ của ông Tập đang cố gắng loại bỏ ông.
Ví dụ, một bức thư ngỏ được đăng tải trên mạng vào tháng Ba đã kêu gọi một cuộc họp mở rộng của Bộ Chính trị để thảo luận về “vấn đề”, tức là liệu ông Tập có nên từ chức hay không. Bức thư đã được đăng lên mạng xã hội nổi tiếng WeChat bởi Chen Ping, một nghệ sĩ nổi tiếng.
Trong khi đó, một nhà quản lý quỹ đầu cơ, đồng thời là nhà phê bình thường xuyên ở Bắc Kinh Kyle Bass đã viết bài đăng trên Twitter đề cập đến cựu lãnh đạo ĐCSTQ Đặng Tiểu Bình và người đương nhiệm Tập Cận Bình. Theo “nguồn tin… giới tinh hoa Quảng Đông (gia đình của Bác Đặng) đang bắt đầu kêu gọi sự thay đổi để chống lại ngôi vị ‘hoàng đế trọn đời’”.
The Epoch Times vẫn chưa thể xác minh những tuyên bố này.
Trong một bài phát biểu gần đây, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo đã kêu gọi thế giới tự do cùng hành động với người dân Trung Quốc, để thúc đẩy sự thay đổi thực sự ở Trung Quốc.
Trong một cuộc phỏng vấn với giới truyền thông hôm 10/8, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đề xuất rằng khi chạm trán với Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), chúng ta phải tuân thủ nguyên tắc “không tin và phải xác minh”. (Nguồn ảnh: Laszlo Balogh / Getty images)
Ông phát biểu: “Thay đổi hành vi của ĐCSTQ không thể là sứ mệnh của riêng người Trung Quốc. Các quốc gia tự do phải làm việc để bảo vệ tự do. Nếu thế giới tự do không thay đổi … ĐCSTQ chắc chắn sẽ thay đổi chúng ta”.
Có vẻ như ông Tập sẽ không bị lật đổ chỉ qua một cuộc họp ở Bắc Đới Hà. Trên thực tế, ông đã phát triển quyền lực và sức mạnh quân sự của mình trong 8 năm kể từ khi nắm giữ vị trí cao nhất của ĐCSTQ. Việc loại bỏ ông Tập sẽ không dễ dàng như các cuộc thanh trừng của các cựu Tổng bí thư Hồ Diệu Bang và Triệu Tử Dương , vì cả 2 ông Hồ và Triệu đều không nắm giữ bất kỳ thực quyền nào trong quân đội.
Tuy nhiên, vẫn có lý do để tin rằng một cuộc đấu đá quyền lực chính trị nội bộ ĐCSTQ đang thực sự diễn ra tại Bắc Đới Hà.
Du Miên
Theo The Epoch Times
Thành phố nghèo nhất Tứ Xuyên
lãng phí hàng nghìn mẫu đất
và hàng tỷ USD vào các dự án bỏ hoang
Bình luậnNguyễn Minh
Ngày 9/8, một báo cáo về tình hình kinh doanh bất động sản được lưu hành trên mạng xã hội Weibo của Trung Quốc cho thấy, thành phố nghèo nhất ở tỉnh Tứ Xuyên đang phải vật lộn với việc hoàn thành nhiều dự án xây dựng còn dang dở, dẫn đến sự lãng phí hàng nghìn mẫu đất canh tác màu mỡ và thất thoát hàng tỷ USD.
Ba Trung (Bazhong) là một thành phố cấp 4 ở tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc. Một nhà phát triển đô thị địa phương cho biết, người dân ở thành phố này có thu nhập thấp và thành phố rất kém phát triển, theo báo cáo.
Một trong những dự án lớn được xây dựng ở thành phố này là Khu công nghiệp Panxing được khởi xướng từ năm 2012. Dự án nhận được tổng vốn đầu tư là 15 tỷ nhân dân tệ (khoảng 50 nghìn tỷ VNĐ). Chính quyền địa phương trưng dụng đất nông nghiệp từ năm 2012, khởi công năm 2013, nhưng đến năm 2016 thì đình chỉ thi công.
Một người dân địa phương phàn nàn rằng dự án này đã lấy đi những khu đất nông nghiệp màu mỡ. Một số khu vực thuộc dự án này đã hoàn thành thì hoạt động kinh doanh rất ì ạch và quản lý rất hỗn loạn. Hiện tại, một tòa nhà 3 tầng về cơ bản bỏ trống tầng 2 và 3.
Một dự án bị bỏ hoang khác ở Ba Trung là Công viên Truyện cổ Andersen. Một người dân cho biết, chính quyền địa phương đã trưng dụng đất của 3 ngôi làng, đồng thời phá bỏ các trang trại và nhà cửa vào năm 2013. Hơn 500 người dân địa phương bị mất nhà và phải chuyển đến nhà được đền bù ở khu vực khác. Tuy nhiên, dự án khu dân cư đã bị tạm dừng trước khi xây dựng phần móng. Bây giờ, cỏ dại mọc khắp khu vực đất thuộc dự án.
Nhà thầu xây dựng Công viên Truyện cổ Andersen là Công ty Văn hóa Hongxi, do doanh nhân Shi Yizhong thành lập vào năm 2016. Có 4 công ty khác liên kết với ông Shi trong việc xây dựng công viên giải trí này. Tuy nhiên, các công ty này không có thành tích tốt và hoạt động kinh doanh của họ gần đây đã bị đình chỉ, theo một báo cáo do cổng thông tin điện tử Trung Quốc Sina công bố vào ngày 10/8. Người dân chỉ trích chính quyền địa phương và đặt ra câu hỏi về cách họ thu hút các nhà đầu tư vào thành phố, theo báo cáo.
Chính quyền Ba Trung đã đưa ra một thông cáo báo chí sau khi truyền thông chỉ trích các dự án chưa hoàn thành của thành phố này. Theo thông cáo, các dự án được đưa ra vào năm 2012 nhằm phát triển khu vực theo Kế hoạch 5 năm lần thứ 13 về phát triển kinh tế, bằng cách “kết hợp các lợi thế địa lý riêng
của khu vực và các chính sách quốc gia” để “thu hút đầu tư về xuất nhập khẩu, du lịch và các ngành công nghiệp khác”. Trong thông cáo, chính quyền cũng đề cập đến một cảnh báo về “thành tích xấu” vào năm 2018 của các chủ đầu tư và các cơ quan có liên quan đến việc quản lý kém các dự án xây dựng bị kỷ luật.
Theo báo cáo của Weibo, chỉ riêng tại thành phố Ba Trung, 40% dự án địa phương đã dừng trước khi được bắt đầu xây dựng, như Công viên Truyện cổ Andersen; và 50% các dự án dừng nửa chừng, như Khu công nghiệp Panxing.
Phần nổi của tảng băng chìm, bề nổi của vấn đề
Ngày 11/12/2019, chính quyền địa phương ở huyện Độc Sơn (Dushan), tỉnh Quý Châu, là một phần của quá trình phát triển “dự án hình ảnh” bắt đầu vào năm 2016.
Độc Sơn là một trong những khu vực nghèo của Trung Quốc và đây không phải là lần đầu tiên huyện này được đưa vào một dự án hình ảnh.
Vào ngày 7/8/2019, ông Pan Zhili – cựu bí thư huyện Độc Sơn – bị cách chức. Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương Trung Quốc (CCDI) báo cáo rằng ông Pan đã vay gần 200 triệu nhân dân tệ (khoảng 666 tỷ VNĐ) để xây dựng các dự án hình ảnh nhằm nâng cao vị thế chính trị, chẳng hạn dự án: “tháp nước đầu tiên trên thế giới” và “tòa nhà gốm tráng men cao nhất thế giới”. Khi ông Pan bị cách chức, huyện này được cho là đã tích lũy một khoản nợ 40 tỷ nhân dân tệ (khoảng 133 nghìn tỷ VNĐ).
Dự án hình ảnh
Dự án hình ảnh là một loại dự án rất phổ biến ở Trung Quốc. Các quan chức thao túng luật pháp để phát triển cơ sở hạ tầng địa phương vì lợi ích tài chính và chính trị bản thân, mà không quan tâm đến lợi ích của người dân địa phương và cộng đồng. “Đặc biệt là các dự án xây dựng công cộng thường có nguy cơ tham nhũng cao vì lĩnh vực xây dựng công luôn bị tham nhũng nhiều nhất”, theo một báo cáo của ResearchGate.
Vào ngày 20/12/2019, The Epoch Times (tiếng Trung) đưa tin rằng thành phố Nanyang của tỉnh Hà Nam được biết đến với cái tên “Thủ đô của những tòa nhà chưa hoàn thành”. Hiện còn hơn 120 dự án dang dở phải tạm dừng do thiếu vốn.
Theo báo cáo, chính quyền địa phương ở thành phố Nam Dương (Nanyang) vẫn sử dụng tài chính đất đai làm thu nhập chính, bán đất với giá cao khiến giá đất liên tục tăng, dẫn đến sự xuất hiện của các “vua đất” mới. Tuy nhiên, trong 11 tháng đầu năm 2019, doanh số bán đất tại thành phố đã giảm 20% so với cùng kỳ năm 2018.
Một số nhà phân tích cho rằng, trong trường hợp này, các chủ đầu tư chắc chắn sẽ chuyển chi phí vào thị trường nhà ở, và người mua cuối cùng sẽ là người phải chi trả cho các chi phí đó. Nói cách khác, việc phụ thuộc quá nhiều vào tài chính đất đai sẽ đẩy giá nhà đất lên cao, nhưng nền kinh tế thực sự yếu kém và hiệu quả sử dụng đất thấp. Hệ quả là bong bóng bất động sản có thể vỡ.
Các dự án dang dở nằm rải rác khắp Trung Quốc. Các khu chung cư, khu công nghiệp, cao ốc văn phòng thương mại, dự án hình ảnh … bị bỏ hoang do nợ nần, thiếu vốn. Một số dự án bị bỏ hoang hơn chục năm, để lại những công trường ngổn ngang, hoang tàn.
Nguyễn Minh
Theo The Epoch Times
Hàng ngàn người biểu tình tại Bangkok
đòi cải tổ chính trị
Hàng ngàn người biểu tình tuần hành phản đối chính phủ tại thủ đô Bangkok của Thái Lan hôm Chủ Nhật, đòi phải có cải tổ chính trị.
Những người biểu tình muốn có một bản hiến pháp sửa đổi và cũng kêu gọi cải tổ cả Hoàng gia, một chủ đề nhạy cảm ở Thái Lan.
Theo luật Thái, bất kỳ ai chỉ trích Hoàng gia cũng đều phải đối diện với án tù dài hạn.
Trong những tuần qua, hầu như ngày nào cũng có các cuộc biểu tình do sinh viên dẫn đầu.
Một số lãnh đạo biểu tình đã bị bắt.
Tuy nhiên, những người tổ chức nói rằng họ hy vọng cuộc tuần hành hôm Chủ Nhật sẽ cho thấy sự ủng hộ rộng rãi hơn đối với yêu cầu đòi thay đổi chứ không chỉ giới hạn trong nhóm các sinh viên như trước.
Cảnh sát Bangkok tối hôm Chủ Nhật nói có khoảng 10.000 người tham dự biểu tình.
“Chúng ta muốn có một kỳ bầu cử mới và một quốc hội hội mới cho nhân dân,” nhà hoạt động 24 tuổi hiện đang là sinh viên, Patsalawalee Tanakitwiboonpon, nói với đám đông reo hò.
“Cuối cùng, mơ ước của của chúng ta là có một Hoàng gia thực sự theo Hiến pháp.”
Những nhà quan sát nói rằng cuộc biểu tình hôm Chủ Nhật tại Bangkok của phong trào dân chủ là một trong những cuộc biểu tình phản đối chính phủ lớn nhất kể từ khi Thủ tướng Prayuthe Chan-ocha lên nắm quyền sau cuộc đảo chính năm 2014.
Họ vẫy biểu ngữ và hô vang: “Độc tài hãy ra đi. Dân chủ muôn năm.”
Người biểu tình đang đòi ông Prayuth, cựu tướng, người đã giành chiến thắng trong kỳ bầu cử gây tranh cãi hồi năm ngoái, phải từ chức.
Phóng viên BBC Jonathan Head tại Bangkok nói rằng việc người biểu tình nêu cả vấn đề Hoàng gia như một trong các đòi hỏi thay đổi trong thời gian gần đã kích thích cuộc tranh luận.
Khoảng 600 nhân viên cảnh sát theo dõi cuộc biểu tình.
Ở gần đó, hàng chục người ủng hộ Hoàng gia cũng tổ chức tuần hành.
Kỳ bầu cử hồi năm ngoái là kỳ bầu cử đầu tiên kể từ khi quân đội khi nắm quyền, năm 2014, và với nhiều người trẻ thì đây được coi là cơ hội để tạo thay đổi.
Tuy nhiên, quân đội đã tiến hành các bước nhằm củng cố vai trò chính trị của mình, và kết quả là sau kỳ bầu cử, quyền lực của ông Prayuth được tái xác lập.
Ông Prayuth nói rằng đa số dân Thái không ủng hộ người biểu tình.
Làn sóng biểu tình mới nhất nổ ra từ tháng Hai, sau khi đảng Future Forward Party thiên dân chủ bị giải thể theo lệnh tòa án.
Các cuộc biểu tình đã được tổ chức nhưng nhanh chóng bị chặn lại do những hạn chế phòng chống Covid-19.
Căng thẳng dâng lên trong tháng Sáu, khi Wanchalearm Satsaksit, một nhà hoạt động có tiếng đã sống lưu vong tại Campuchia kể từ năm 2014, bị mất tích.
Chính phủ Thái bác bỏ việc có liên hệ tới vụ ông này mất tích.
Các cuộc biểu tình do sinh viên dẫn đầu bùng lên trở lại vào ngày 18/7, bất chấp lệnh cấm tụ tập đông người trong tình trạng khẩn cấp quốc gia.
Các cuộc tuần hành đã được tổ chức hầu như hàng ngày kể từ đó tới nay.
Hồi tuần trước, lãnh đạo sinh viên nổi tiếng Parit Chiwarak, 22 tuổi, đã bị bắt và phải đối diện với nhiều cáo buộc, trong đó có cáo buộc nổi loạn, tấn công và tổ chức sự kiện có thể làm lây lan dịch bệnh.
0 nhận xét