Long Xuyên Hải Ngoại

Dù số phận mang tới điều gì,

hãy can đảm tranh đấu cho quê hương tự do

Những con ngựa thành Troia vào Hoa Kỳ

Thứ Hai, 17 tháng 8, 2020 18:01 // ,

16/8/2020

Đại-Dương: -Từ khởi thuỷ, Hoa Kỳ là một vùng đất mênh mông cần người khai thác;  đồng thời, cũng là miền đất hứa cho mọi người khắp thế gian.
Phù hợp với lẽ tự nhiên trong đời sống nhân loại nên đa số người đến vùng đất trù phú này đã đổ từng giọt mồ hôi lẫn máu để chống chọi với thiên tai, nhân hoạ.
Thời Hoa Kỳ lập quốc, giáo dục và đức tin là nền tảng của sự tự
Hoa Kỳ thời lập quốc…
Từ một miền đất thuộc địa của Đế quốc Châu Âu, những người di dân khốn khổ đã từng bước xây dựng nên một quốc gia giàu có, hùng cường và ổn định nhất thế gian với hệ thống luật pháp bình đẳng cho mọi người kể từ 1776.
Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ như một thỏi nam châm thu hút di dân tứ xứ. Nhưng, ngân sách quốc gia không phải vô tận nên hàng năm chỉ thâu nhận một số di nhân nhất định để không ảnh hưởng tới sự phát triển của quốc gia. Bất cứ quốc gia nào trên thế giới muốn được ổn định và phát triển hài hoà cũng đều phải hành động như thế.
Một vùng đất không thể gọi là quốc gia bình thường nếu ai muốn làm gì cũng được, kể cả phá hoại, vi phạm luật pháp hoặc tập tục sinh hoạt trong xã hội, buộc di dân phải thích nghi với hoàn cảnh mới.
Hoa Kỳ thời lập quốc 'Nơi hôn nhân được xem trọng nhất thế giới'
Đa số di dân đến từ các quốc gia nghèo khó, hoặc bị áp bức nghiệt ngã coi xứ Mỹ như một cơ hội hiếm có để thi thố tài năng, sức lực mà xây dựng gia đình từ đôi bàn tay trắng giống như những người từng khai phá vùng đất hoang vu. Họ có trách nhiệm với bản thân, tự lập, tự cường góp phần xây dựng Hoa Kỳ thành một quốc gia ngày càng giàu mạnh, hùng cường và đáng sống. Những giọt hôi đổ ra sẽ thành niềm hãnh diện được góp phần xây dựng một quốc gia khiến thế giới ngưỡng mộ.
Trái lại, thiểu số di dân chỉ lo luồn lách, đòi hỏi chính quyền phải thoả mãn các yêu sách để không phải lao động mà vẫn có đầy đủ tiện nghi. Họ không góp công sức mà trở thành gánh nặng cho công quỹ quốc gia, làm oằn vai những di dân có trách nhiệm với xã hội. Không hội nhập được vào xã hội, số di dân này trở thành những kẻ bất mãn kinh niên dễ bị kích động, gây rối trật tự an ninh công cộng.
Di dân thường bị nhà cầm quyền quê cũ sử dụng như con ngựa thành Troia trên nhiều phương diện khác nhau dễ dẫn tới thiệt hại cho tương lai lâu dài.
Kiều hối: trở thành nguồn tài chính thường xuyên cho nhà cầm quyền quê cũ. Điều này khiến di dân không thể tích luỹ tài sản mà mở rộng kinh doanh trên quê hương mới nên khó từng bước vươn lên tầng cao hơn trong xã hội mới đầy cạnh tranh. Đa số di dân gốc Việt vì không thể sống dưới chế độ cộng sản mà kiều hối tương đương với ngân sách Nhà nước. Phải chăng, người Việt hải ngoại đã giúp cho Đảng Cộng sản Việt Nam duy trì quyền cai trị? Đồng thời, tạo một thế hệ Việt Nam chỉ biết chờ “trợ cấp từ hải ngoại” mà quên sự cai trị độc ác và vô luân của Đảng Cộng sản Việt Nam trong men rượu, cuộc tình một đêm? Thế hệ người Việt chỉ biết ngữa tay xin tiền thì tương lai dân tộc không nô lệ ngoại bang thì cũng cúi đầu trước cường quyền.
Lễ Độc Lập Hoa Kỳ và Di Dân Việt Nam – dòng sông cũ
Chính trị: người Việt hải ngoại không ngăn được sự lũng đoạn của Đảng Cộng sản Việt Nam: (1) Chiêu bài “Hoà hợp Hoà giải dân tộc” hoá giải tinh thần chống Cộng của người Việt hải ngoại. Lời hứa đội đá vá trời của quan chức cao cấp Nhà nước Việt Nam khi được vài nhóm trí thức khoa bảng hải ngoại bưng bê, hầu hạ, môi giới tan biến sau khi phái đoàn trở về Hà Nội. Hoặc, Hà Nội cho phép tổ chức hội thảo về tình hình đất nước tại quê nhà để hốt trọn ổ một đảng quốc gia kỳ cựu của Việt Nam. (2) Nhóm du học sinh Việt Nam Cộng Hoà tham gia Phong trào Phản chiến tại Hoa Kỳ, ủng hộ triệt để Mặt trận Giải phóng Miền Nam Việt Nam, kể cả Trương Đình Hùng (1945-2014), trưởng nam của Luật sư Trần Đình Dzu. Chẳng ai trong nhóm du học sinh này được CSVN trọng dụng khi sau khi đất nước “sạch bóng quân thù” mà tiếp tục kiếm sống ở các cường quốc tư bản! Luật sư Trương Đình Dzu chủ trương thương lượng với Mặt trận đã ra tranh cử chức tổng thống với Nguyễn Văn Thiệu mà thất bại nên bị đày ra Côn Sơn tới 30-04-1975. Sau đó, Hà Nội đưa vợ chồng Dzu và con trai út ra đất Bắc suốt 10 năm. Giấc mơ của họ thất bại vì tin vào lời hứa hảo của CSVN mà không quan tâm tới khát vọng ngàn đời của toàn dân Việt.
Gián điệp: Năm 1965, Trương Đình Hùng theo học tại Đại học Tư thục Stanford ở California bị Mỹ kết án 15 năm tù về tội đã lấy hai tài liệu mật của Bộ Ngoại giao chuyển cho Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1978 và được thả sau 7 năm tù với điều kiện phải rời Hoa Kỳ. Khi Hùng qua đời tại Mã Lai Á năm 2014, người “đồng chí phản chiến” Nguyễn Ngọc Giao mới tiết lộ đã cùng nhau khai thác các “Congressional Record” hàng ngày của Quốc hội Mỹ và trao cho Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và Chính phủ Cách mạng Lâm thời tại Hội nghị Paris. Giao được FBI xếp vào loại “đồng loã không bị truy tố”.
Tuyên truyền: Nguyễn Công Khế, Tổng biên tập báo Thanh Niên đã tổ chức gánh hát Duyên dáng Việt Nam với 24 chương trình kể từ năm 1994 đến 2011, kể cả ba chương trình diễn tại Úc Đại Lợi (2005), Tân Gia Ba (2007), Anh Quốc (2008) nhằm ca tụng thành tựu của CSVN, ru ngủ người Việt hải ngoại. Các chương trình ở hải ngoại bị thất bại nên CSVN chuyển hướng đầu tư cho các chương trình do người Việt Hải ngoại điều khiển. Các chương trình này đã dìu cộng đồng người Việt hải ngoại vào lời ca tiếng nhạc mà quên đi chuyện đấu tranh đòi lại quyền làm người cho dân tộc Việt Nam.
Trung Cộng cũng như Việt Cộng đều sử dụng người hải ngoại như những con ngựa thành Troia và con gà đẻ trứng vàng.
Người Hoa, người Việt hải ngoại bị sụp bẫy do không phân biệt rạch ròi giữa giới cầm quyền và quảng đại quần chúng nên tự an ủi “ta giúp đồng bào chứ đâu có giúp nhà cầm quyền cộng sản”.
Kỹ sư Greg Chung (Dougfan Chung) gốc Đài Loan, làm việc cho Hãng Rockwell về nghành cấu trúc với tiền lương hàng năm 60,000 USD, sau được sát nhập vào Boeing để chế tạo phi thuyền không gian.
Vợ chồng Greg Chung có chung cư cho thuê ở thành phố Alhambra, và một xưởng sửa xe hơi khá phát đạt ở Long Beach. Cuối năm 1986, họ mua một căn nhà ở vùng Cypress, California, dùng tiền mặt mua một căn nhà 600,000 ở Quận Cam rồi xây lại từ đầu. Chung có xu hướng muốn thống nhất Trung Hoa nên tìm cách giúp Bắc Kinh liên quan đến kỹ thuật hàng không.
Nhân chuyến gia đình đi nghĩ hè ở Trung Cộng năm 1985 được Bắc Kinh tài trợ, Ông Chung đã thuyết trình bằng những phim ảnh, tài liệu mang từ Mỹ sang để trình bầy về cách thiết kế phi thuyền của Cơ Quan Không Gian Hoa Kỳ (NASA), làm cách nào để đưa phi thuyền con thoi trở về trái đất an toàn.
Why did it take so long to catch spy for China? - CSMonitor.com
Khi ông về có nhận một bảng vấn lục dài tám trang gồm danh sách những điểm kỹ thuật mà các kỹ sư hàng không ở Nanchang muốn tìm hiểu. Đến tháng 12, đích thân ông Chung lái xe lên Lãnh sự quán Trung Cộng ở San Francisco để gửi tài liệu đi Nanchang qua thể thức gửi hàng của giới ngoại giao. Những thứ ông Chung gửi đi, nếu giới chức Hoa Kỳ biết được chắc hẳn họ phải kinh hoàng vì toàn là những tài liệu mật có giá trị dầy khoảng bảy cuốn sách cẩm nang về kỹ thuật từ tài liệu công nghệ của công ty Rockwell cho đến cách thiết kế oanh tạc cơ B-1.
Thám tử Kevin Moberly phụ trách điều tra nhận xét “Tài liệu ông Chung gửi đi chính là Toa Thuốc Thánh giúp cho công ty sản xuất máy bay Trung Cộng có thể làm được những gì Hoa Kỳ đang làm”.
Khi khám nhà của Kỹ sư Chung còn khám phá một kho chứa những tập tài liệu quý giá liên quan đến việc chế tạo các loại máy bay quân sự của Hoa Kỳ như oanh tạc cơ B-1, máy bay chở hàng C-17, chiến đấu cơ F-15, và trực thăng vận tải Chinook 47 và 48.
Greg Chung bị kết tội “gián điệp kinh tế” đầu tiên của nước Mỹ với 15 năm và 9 tháng tù.
Chuyên viên Tình báo FBI, Ronald Guerin khai trước Toà: “Tình báo Bắc Kinh cố tình khai thác khía cạnh Trung Hoa nơi mật báo viên: Làm gián điệp chẳng hại gì Hoa Kỳ mà chỉ giúp Trung Hoa thôi”.
Những kẻ phản bội dân tộc Trung Hoa hoặc Việt Nam đều tự biện minh như thế trước khi bị còng tay và chịu sự phỉ nhổ của dân tộc.
Đại-Dương

0 nhận xét

Leave a comment

Được tạo bởi Blogger.