Một mũi tên, hai đích
Philippinese không nói rằng không. Họ vẫn để ngỏ khả năng tham gia cuộc tập trận với Mỹ, nếu nó diễn ra trong vùng biển cách bờ biển của họ...12 dặm. Tuy nhiên, dư luận thừa hiểu, trong trường hợp này, ông Duterte đã “chơi chữ” với cả hai bên Mỹ và Trung Quốc.
Tổng thống Duterte không cho hải quân nước này tập trận ở Biển Đông.
“Cấm” là từ các báo giật tít, kiểu như “Tổng thống Philippines cấm hải quân nước này tập trận ở Biển Đông”. Trong thực tế, trong tuyên bố của Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Delfin Lorenzana, chỉ thị của nhà lãnh đạo Philippinese “nhẹ nhàng” hơn nhiều, rằng: “Tổng thống Rodrigo Duterte đã ban bố một mệnh lệnh thường trực, theo đó quân đội Philippines sẽ không tham gia các cuộc tập trận hải quân ở Biển Hoa Nam (Biển Đông), ngoại trừ ở vùng biển quốc gia của chúng ta, cách bờ biển 12 dặm”.
Nghĩa là, Philippinese không nói rằng không. Họ vẫn để ngỏ khả năng tham gia cuộc tập trận với Mỹ, nếu nó diễn ra trong vùng biển cách bờ biển của họ...12 dặm.
Tuy nhiên, dư luận thừa hiểu, trong trường hợp này, ông Duterte đã “chơi chữ” với cả hai bên Mỹ và Trung Quốc.
Thứ nhất, ông Duterte không muốn mất lòng Bắc Kinh.
Thứ nhất, ông Duterte không muốn mất lòng Bắc Kinh.
Bởi ông biết rằng, gật đầu với Washington, hăm hở điều tàu chiến, quân đội tham gia các cuộc tập trận trong khu vực nóng bỏng, đang ngày một trở thành nơi thử thách để chứng tỏ “ai thắng ai” giữa hai cường quốc số 1 thế giới, thì Bắc Kinh hẳn sẽ giận dữ cho rằng, Manila “ngả” vào vòng tay Mỹ một cách trắng trợn. Điều đó khác hẳn vài bốn tháng trước đây, Manila từng từ bỏ Thỏa thuận các Lực lượng viếng thăm (VFA) năm 1998 - khuôn khổ pháp lý cho sự hiện diện của quân đội Mỹ trên đất Philippines, đồng thời là thành tố chính trong mối quan hệ quân sự sâu sắc giữa 2 nước từ nhiều năm nay - một động thái dư luận đánh giá là “thoát Mỹ, gần Trung”.
Đó là chưa kể, nếu tinh ý ra, Bắc Kinh còn có thể “thông cảm” với Manila rằng, trong tình cảnh khó khăn, ông Duterte ra điều kiện chỉ có thể tập trận với Mỹ trong phạm vi cách bờ 12 hải lý, có thể hiểu đó là cái “lắc đầu” tinh tế. Không cứ chuyên gia quân sự mới biết, toàn tàu to, súng lớn, máy bay siêu thanh, tập tành kiểu gì trong vùng biển phạm vi 12 hải lý sát Philippinese “bé như cái ao”?
Thứ hai, ông Duterte cũng không thể làm mất lòng Mỹ.
Gì thì gì, Mỹ vẫn là đồng minh truyền thống. Cho dù Manila chưa quên mối hận vụ bãi cạn Scarborough. Lần đó, Mỹ, trong tư cách đồng minh, đã “thiếu trách nhiệm” nên Trung Quốc mới lừa được Philippinese chiếm quyền chính thức kiểm soát nó. Nhưng sự thật là, nếu không có Mỹ, gã đô vật ngang ngược Trung Quốc sẽ ngày càng ngang ngược, càn rỡ hơn. Philippinese, từng là nạn nhân, sẽ tiếp tục là một nạn nhân thảm thương hơn, dù đã mềm dẻo, chịu đựng, nhân nhượng Trung Quốc hết cỡ.
Thế nên, một tiếng nói chỉ trích Trung Quốc của Mỹ, với Philippinese, cũng như các nước Asean hiển nhiên có ý nghĩa. Thực tế đã buộc Manila phải sám hối, nhận thức lại tầm quan trọng quan hệ với Mỹ. Không thế mà, chỉ sau 4 tháng thông báo từ bỏ VFA, đầu tháng 6, ông Rodrigo Duterte lại bất ngờ tuyên bố hủy tạm dừng thi hành chính thỏa thuận nêu trên.
Động thái có tính “tạ lỗi” với Nhà Trắng này thể hiện rằng, Manila vẫn coi Mỹ là “chiến hữu” không thể thiếu, không chỉ vào lúc này, mà còn về lâu về dài. Đó là chưa kể, việc Nhà trắng chính thức bác bỏ hầu hết các yêu sách của Trung Quốc trên Biển Đông, dựa trên Công ước LHQ về Luật biển (Unclos 1982) trong tuyên bố ngày 13/7 càng có ý nghĩa quan trọng. Có người nói, Washington chẳng vô tư gì trong chuyện này; chẳng qua, họ muốn lôi kéo các quốc gia trong khu vực chống lại Trung Quốc. Tuy nhiên, trong thực tế, Tuyên bố ngày 13/7 của Mỹ vẫn được coi như “món quà” đối với Philippinese, cũng như các nước Asean có tuyên bố có chủ quyền trên Biển Đông vậy – như dư luận đánh giá và khẳng định.
Thế nên, một mặt, bắn thông điệp để Bắc Kinh yên tâm là không thể mất một người bạn “cơ bản dễ chịu” trừ việc người bạn này từng làm khó họ trong “vụ kiện thế kỷ” tại Tòa trọng tài (PCA) năm 2013; mặt khác, với việc nói rằng, mình sẵn sàng tập trận cùng Mỹ trong vùng biển 12 hải lý sát bờ, thì Mỹ cũng gần như khó vin được vào lý do gì để mà giận, mà dỗi. Thậm chí, Mỹ còn có thể hể hả rằng: sự cởi mở đó cho thấy, ông bạn Philippinese vẫn tử tế, vẫn tin tưởng mình hết mực.
Một câu nói mà như mũi tên trúng hai đích - ai dám bảo ông Duterte vụng về trong đối ngoại?
0 nhận xét