Long Xuyên Hải Ngoại

Dù số phận mang tới điều gì,

hãy can đảm tranh đấu cho quê hương tự do

Tin khắp nơi – 18/05/2020

Thứ Hai, 18 tháng 5, 2020 20:48 // ,

Tin khắp nơi – 18/05/2020

Không quân Mỹ phóng tàu vũ trụ bí mật

Không quân Mỹ đã phóng thành công tên lửa Atlas V, mang theo một máy bay không gian X-37B cho một nhiệm vụ bí mật.
Tên lửa được phóng từ Mũi Canaveral hôm Chủ nhật, một ngày sau khi thời tiết xấu trì hoãn chương trình phóng từ thứ Bảy.
Máy bay X-7B, còn được gọi là Phương tiện Thử nghiệm Quỹ đạo (OTV), sẽ triển khai một vệ tinh lên quỹ đạo và cũng thử nghiệm công nghệ chiếu tia điện.
Đây là nhiệm vụ thứ sáu của máy bay trong không gian.
Việc phóng tên lửa được dành để vinh danh cho công nhân tiền tuyến và những người bị ảnh hưởng bởi đại dịch. Một thông điệp bao gồm dòng chữ “America Strong” đã được viết trên thân của tên lửa.
Mỹ đề xuất tên lửa không gian kiểu mới
Nga triển khai hệ thống tên lửa siêu thanh mới
Bí ẩn tên lửa: Nga thử nghiệm vũ khí gì ở Bắc Cực?
X-37B là một chương trình bí mật và người ta không biết nhiều về nó. Lầu Năm Góc đã tiết lộ rất ít chi tiết về nhiệm vụ và khả năng của máy bay không người lái trong quá khứ.
“Nhiệm vụ X-37B này sẽ thực hiện nhiều thí nghiệm hơn bất kỳ nhiệm vụ nào trước đó”, Bộ trưởng Không quân Hoa Kỳ Barbara Barrett cho biết đầu tháng này.
Một trong những thí nghiệm này kiểm tra ảnh hưởng của bức xạ đối với hạt giống và các vật liệu khác.
Chương trình X-37B bắt đầu vào năm 1999. Máy bay này giống như một phiên bản nhỏ hơn của các tàu con thoi không gian có người lái đã được chương trình vũ trụ Hoa Kỳ cho về vườn vào năm 2011. Nó có thể lướt xuống bầu khí quyển để hạ cánh trên đường băng, giống như tàu con thoi đã làm trước đây.
Được chế tạo bởi Boeing, máy bay sử dụng các tấm pin mặt trời để lấy năng lượng trên quỹ đạo, dài hơn 9 mét, sải cánh gần 4.6 mét và trọng lượng 4.989 kilogram.
Chiếc máy bay đầu tiên bay vào tháng Tư năm 2010 và trở về sau một nhiệm vụ kéo dài tám tháng.
Nhiệm vụ gần đây nhất đã kết thúc vào tháng Mười năm 2019, sau 780 ngày trên quỹ đạo, đưa tổng số thời gian của máy bay lên vũ trụ hơn 7 năm.
Hiện chưa biết độ dài của nhiệm vụ này là bao lâu.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-52702602

Mỹ triển khai máy bay ném bom chiến lược

bảo vệ an ninh, lợi ích ở châu Âu và Thái Bình Dương

Bộ tư lệnh Chiến lược Mỹ (STRATCOM, 11/5) ra thông cáo cho biết hai máy bay ném bom tàng hình B-2 Spirit và 4 máy bay ném bom chiến lược B-52 từ các căn cứ ở Mỹ được triển khai đồng thời tới châu Âu và các khu vực phụ trách của Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương.
Theo thông tin trên, Mỹ đã điều 6 máy bay ném bom chiến lược B-2 và B-52 tới châu Âu và Thái Bình Dương. STRATCOM cho biết đợt triển khai này nhằm “thể hiện khả năng sẵn sàng chiến đấu và năng lực vươn khắp toàn cầu của lực lượng máy bay ném bom chiến lược tầm xa”. Việc chủ động điều các máy bay ném bom chiến lược và máy bay hậu cần là minh chứng Mỹ đủ khả năng triển khai năng lực răn đe chiến lược với tính sát thương cao đến bất kỳ đâu trên thế giới. Mặc cho sự bùng phát của đại dịch COVID-19, Mỹ cam kết vẫn hoạt động trên mọi không gian (không phận, hải phận, đất liền, vũ trụ và không gian mạng) và sẵn sàng hỗ trợ các đồng minh, đối tác. Tuy nhiên, STRATCOM không cho biết cụ thể về đường bay, cũng như khu vực hoạt động của 6 máy bay ném bom trên.
Trước đó, hai chiếc B-1B Lancer (10/5) đã bay diễn tập trên Biển Đông và một oanh tạc cơ B-1B (12/5) tham gia diễn tập chung cùng lực lượng phòng vệ trên không Nhật Bản ở biển Hoa Đông. Đây các máy bay B-1B được Mỹ triển khai tới căn cứ Andersen trên đảo Guam từ hồi đầu tháng. Số B-1B Lancer xuất hiện ở hai khu vực này là phản ứng của Mỹ trước hàng loạt động thái mở rộng ảnh hưởng gần đây của Trung Quốc. Lực lượng Không quân Thái Bình Dương khẳng định việc điều máy bay ném bom là nhằm củng cố trật tự quốc tế dựa trên luật pháp ở khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương.
Giới quan sát nhận định, hiện Mỹ vẫn đang duy trì bộ ba máy bay ném bom chiến lược bao gồm B-1B, B-2 và B-52. Các máy bay ném bom chiến lược của Mỹ khi được tiếp liệu trên không, chúng có thể tấn công bất cứ nơi đâu trên thế giới. Với bộ ba máy bay ném bom chiến lược cực mạnh này, không quân Mỹ tiếp tục duy trì ưu thế trên không trước các đối thủ.
Được biết, B-1 Lancer là máy bay ném bom chiến lược siêu thanh cánh cụp cánh xòe của Không quân Mỹ, sử dụng 04 động cơ phản lực General Electric F101-GE-102, tốc độ bay tối đa lên đến 1.448 km/h và có khả năng mang tên lửa hành trình AGM-86B và tên lửa tấn công tầm ngắn AGM-69 cùng nhiều loại bom khác. Hiện tại, Không quân Mỹ đang sở hữu 67 chiếc Lancer, số máy bay này dự kiến sẽ hoạt động đến năm 2025. Phiên bản B-1A được phát triển vào đầu năm 1970, nhưng việc sản xuất hàng loạt đã bị hủy bỏ và chỉ có bốn nguyên mẫu được chế tạo. Năm 1980, dự án B-1 lại được để ý đến do nó được phát hiện có khả năng đánh bom xâm nhập thấp chớp nhoáng. B-1B đã được phê duyệt và bắt đầu phục vụ trong Không quân Hoa Kỳ vào năm 1986. Các máy bay B-1B đầu tiên đã bắt đầu phục vụ trong Không quân Hoa Kỳ như là một kiểu máy bay ném bom hạt nhân chiến lược tốc độ cao. Vào những năm 1990, nó đã được chuyển đổi sang sử dụng ném bom thông thường. B-1 được sử dụng trong chiến đấu lần đầu tiên năm 1998 trong chiến dịch Cáo sa mạc. Nó tiếp tục hỗ trợ quân đội Mỹ và NATO ở Afghanistan và Iraq.
B-2 Spirit, do Northrop Grumman sản xuất, là loại máy bay ném bom đa nhiệm vụ được trang bị công nghệ tàng hình trang bị bom thông thường và bom hạt nhân. Chiếc máy bay ném bom này là một mốc quan trọng trong chương trình hiện đại hóa máy bay ném bom của Mỹ. B-2 áp dụng kỹ thuật tàng hình thế hệ 2 giúp loại máy bay này có thể thâm nhập qua các hệ thống tên lửa phòng không không được áp dụng công nghệ chống tàng hình. Sự pha trộn giữa kỹ thuật tàng hình và hình dáng khí động học cũng như khả năng chất tải lớn mang lại cho B-2 những ưu thế to lớn so với các loại máy bay ném bom trước đó. Tầm hoạt động của nó đạt xấp xỉ 6.000 hải lý (11.100 km) mà không cần tái nạp nhiên liệu, tính năng tàng hình khiến cho B-2 có khả năng hoạt động tự do hơn ở những độ cao lớn, nhờ thế tăng tầm hoạt động và có vùng quan sát tốt hơn cho các cảm biến gắn trên nó. Với Hệ thống hỗ trợ mục tiêu GPS (GATS) cùng với những quả bom hỗ trợ GPS như Vũ khí tấn công điều khiển chung (JDAM), nó có thể sử dụng radar APQ-181 để sửa các lỗi GPS về các mục tiêu và có độ chính xác cao hơn các loại vũ khí điều khiển laser với những quả bom trọng lực “câm” và một hệ thống hỗ trợ dẫn đường GPS “thông minh” gắn ở đuôi. Nó có thể ném bom 16 mục tiêu trong mỗi nhiệm vụ. Khả năng tàng hình của B-2 có được nhờ sự phối hợp giữa việc giảm thiểu tín hiệu âm thanh, hồng ngoại, điện từ, quang học và radar phát ra, khiến đối phương rất khó phát hiện, theo dõi và tiêu diệt. Nhiều đặc tính tàng hình vẫn được xếp vào hàng tối mật; tuy nhiên các vật liệu composite chế tạo B-2, đặc biệt và các lớp phủ và thiết kế kiểu cánh bay cũng góp phần tăng khả năng tàng hình của nó. B-2 có tổ lái hai người; một phi công ngồi bên
trái và một chỉ huy ở bên phải, so với đội bay bốn người của B-1B và năm người của B-52. Hiện tại có 20 chiếc phục vụ trong lực lượng Không quân Mỹ.
Boeing B-52 Stratofortress (Pháo đài chiến lược) là máy bay ném bom chiến lược phản lực được Không quân Hoa Kỳ (USAF) sử dụng từ năm 1955, thay thế cho các kiểu Convair B-36 và Boeing B-47. Được chế tạo để mang vũ khí hạt nhân cho một cuộc Chiến tranh hạt nhân, nhưng nó chưa bao giờ thực hiện vai trò này trong thực tế, mà thay vào đó nó được dùng để thả các loại bom, tên lửa thông thường trong các cuộc chiến tranh. B-52 là chiếc máy bay ném bom có tầm bay xa không cần tiếp nhiên liệu dài nhất và mang được đến 27 tới 33 tấn (60.000 – 73.000 lb) vũ khí. Tầm bay rất xa ở tốc độ cận âm và chi phí vận hành tương đối rẻ đã duy trì chiếc B-52 trong phục vụ cho dù đã có những đề nghị để thay thế nó bằng kiểu máy bay siêu âm Mach 3 XB-70 Valkyrie, kiểu siêu âm B-1B Lancer, và kiểu tàng hình B-2 Spirit. Tổng cộng đã có 744 chiếc B-52 được chế tạo. Tính đến năm 2018, chỉ còn 75 chiếc B-52 tiếp tục phục vụ trong không quân Mỹ, số còn lại đã bị phá hủy trong chiến đấu, do tai nạn hoặc do bị tháo dỡ, một số ít thì được đưa vào bảo tàng.
http://biendong.net/bien-dong/34735-my-trien-khai-may-bay-nem-bom-chien-luoc-bao-ve-an-ninh-loi-ich-o-chau-au-va-thai-binh-duong.html

Hoa Kỳ cảnh báo TQ

về việc can thiệp báo giới Mỹ ở Hong Kong

Ngoại trưởng Hoa kỳ Mike Pompeo hôm Chủ nhật nói ông tin rằng TQ đã đe dọa can thiệp vào công việc của các nhà báo Hoa Kỳ ở Hong Kong, theo Reuters.
Ông Pompeo cảnh báo Bắc Kinh rằng bất kỳ quyết định nào chạm đến quyền tự trị của Hong Kong đều có thể ảnh hưởng đến việc Hoa Kỳ đánh giá tình trạng của nước này.
“Những nhà báo này là thành viên của một nền báo chí tự do, không phải là cán bộ tuyên truyền, và tường trình có giá trị của họ thông báo cho công dân Trung Quốc và thế giới biết những gì đang xảy ra”, ông Pompeo nói trong một tuyên bố.
Mỹ thêm quy định siết chặt với nhà báo Trung Quốc
Virus corona: TQ trục xuất ba nhà báo của Wall Street Journal
Hong Kong khởi đầu 2020 với đợt biểu tình mới
Anh trả lại Hong Kong cho Trung Quốc vào năm 1997 và lãnh thổ này được hứa hẹn sẽ có “mức độ tự trị cao” trong 50 năm. Hệ thống này hình thành nên cơ sở của tình trạng đặc biệt của lãnh thổ theo luật của Hoa Kỳ, và điều này đã giúp Hong Kong phát triển mạnh như một trung tâm tài chính thế giới.
Ông Pompeo tuyên bố hôm 6/5 rằng Bộ Ngoại giao đang trì hoãn báo cáo trước Quốc hội để đánh giá liệu Hong Kong có đang được tự chủ hoàn toàn từ Trung Quốc để tiếp tục nhận được sự đối xử đặc biệt từ Hoa Kỳ hay không.
Ông nói lúc đó việc trì hoãn là để cho phép báo cáo giải thích cho bất kỳ hành động nào mà Bắc Kinh có thể dự tính trong thời gian sắp diễn ra trước Đại hội Nhân dân Toàn quốc ngày 22/5 của Trung Quốc.
Căng thẳng giữa Washington và Bắc Kinh tăng đột biến trong những tuần gần đây, khi ông Pompeo và Tổng thống Donald Trump phàn nàn về việc xử lý của Trung Quốc trong thời gian đại dịch virus corona bùng phát ở nước này.
Hoa Kỳ và Trung Quốc cũng đã đụng độ về việc các nhà báo làm việc ở các quốc gia của nhau.
Vào tháng Hai, chính quyền Trump cho biết họ sẽ xem năm thực thể truyền thông lớn của nhà nước Trung Quốc hoạt động tại Hoa Kỳ giống như các đại sứ quán nước ngoài, yêu cầu họ phải đăng ký nhân viên và tài sản tại Hoa Kỳ với Bộ Ngoại giao.
Bắc Kinh sau đó đã trục xuất ba phóng viên của Wall Street Journal – hai người Mỹ và một người Úc – sau cột ý kiến ​​gọi Trung Quốc là “người bệnh thực sự của châu Á” của tờ báo này.
Đầu tháng Ba, Hoa Kỳ đã cắt giảm số lượng nhà báo được phép làm việc tại bốn cơ quan truyền thông lớn của nhà nước Trung Quốc xuống còn 100, từ 160 trước đó.
Để trả đũa, Trung Quốc cho biết họ đang thu hồi sự thẻ làm việc của các phóng viên Mỹ với tờ New York Times, Wall Street Journal và Washington Post có thẻ làm việc hết hạn vào cuối năm 2020.
Bắc Kinh nói các nhà báo bị trục xuất sẽ không được phép làm việc ở Trung Quốc đại lục, Hong Kong hay Ma Cao. Việc trục xuất dự kiến ​​sẽ ảnh hưởng đến ít nhất 13 nhà báo, theo Câu lạc bộ Phóng viên Nước ngoài của Trung Quốc.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-52702604

Ngoại trưởng Pompeo:

TQ đang đặt ra những thách thức cho nước Mỹ

Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo hôm 16/5 cho rằng những hành động của Trung Quốc là “nguy cơ” thực sự đối với sự an toàn và an ninh của Mỹ.
“Trung Quốc có những nỗ lực để tạo ra sự kiểm soát và ảnh hưởng trên toàn thế và chúng tôi có trách nhiệm khắc phục điều đó. Tổng thống Donald Trump đã nói về điều này rất nhiều”, Ngoại trưởng Mike Pompeo cho hay.
“Những nỗ lực của Trung Quốc trong việc sử dụng nguồn tài chính dồi dào, doanh nghiệp nhà nước ở châu Phi, ở Bắc Cực … các tuyến đường biển trên khắp thế giới có nguy cơ thực sự đối với Mỹ và các quốc gia khác”, ông Mike Pompeo nhấn mạnh.
Theo Ngoại trưởng Mỹ, Chính phủ Mỹ muốn điều tốt nhất cho người dân Trung Quốc nhưng liên tục phải làm việc để ứng phó với chình quyền nước này vì Bắc Kinh đã can thiệp vào lợi ích của Mỹ ở trong và ngoài nước.
“Chúng tôi đang nỗ lực để chống lại điều đó. Chúng tôi muốn những điều tốt đẹp cho người dân Trung Quốc “, ông Pompeo nói thêm.”Chính quyền Trung Quốc đang hành động theo cách gây nhiều bất lợi cho Mỹ. Tổng thống Trump đã nói rõ rằng chúng tôi sẽ bảo vệ cho người Mỹ và đảm bảo cho người Mỹ có thể hoạt động tự do trên toàn thế giới theo cách công bằng, có đi có lại”.
Đây không phải là lần đầu tiên ông Mike Pompeo đưa ra cảnh báo đối với người Mỹ trong việc nâng cao cảnh giác trước âm mưu, thủ đoạn và thông tin sai lệch của Trung Quốc.
Trước khi dịch dịch COVID-19 bùng phát, trong tháng 2, Ngoại trưởng Mỹ từng cho biết: “Chúng tôi không thể phớt lờ hành động và ý định chiến lược của Trung Quốc. Chính phủ Trung Quốc đã có phương pháp trong cách phân tích hệ thống của chúng tôi… Họ đánh giá các lỗ hổng của chúng tôi và khai thác để đạt được một lợi thế so với chúng tôi ở cấp liên bang, cấp bang và cấp địa phương”.
Thời gian gần đây, Trung Quốc đã phải đối mặt với những chỉ trích nặng nề trong việc xử lý dịch COVID-19. Tổng Trump nhiều lần chỉ trích vai trò của Trung Quốc đối với đại dịch COVID-19. Hôm 1/5, ông Trump từng tuyên bố Bắc Kinh sẽ phải chịu trách nhiệm vì che giấu thông tin về sự bùng phát của dịch bệnh.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/34750-ngoai-truong-pompeo-tq-dang-dat-ra-nhung-thach-thuc-cho-nuoc-my.html

TT Mỹ cho lập nhóm

nghiên cứu bào chế vác-xin chống Covid-19

Trọng Thành
Thêm 820 người chết vì Covid-19 tại Mỹ trong 24h qua. Tổng thống Donald Trump lập nhóm nghiên cứu bào chế vac-xin chống Covid-19, với mục tiêu là nước Mỹ phải có vac-xin trước cuối năm nay.
AFP dẫn số liệu thống kê của Đại học Jonhs Hopkins, công bố 20h30 hôm qua (17/05/2020), theo đó, với hơn 820 người chết, nước Mỹ giờ đây có tổng cộng gần 90.000 người thiệt mạng do virus corona chủng mới. Đây là số người chết hàng ngày thấp nhất kể từ ngày 10/05. Tổng cộng tại Mỹ, có 1.486.376 người nhiễm virus gây bệnh Covid-19, theo thống kê của chính quyền, chiếm hơn 30% số ca nhiễm toàn thế giới.
Trong lúc tổng thống Mỹ hoan hỉ vì Hoa Kỳ làm được nhiều xét nghiệm Covid-19 nhất thế giới, đối lập lên án chính quyền Trump xử lý quá kém cỏi, khiến đại dịch gây hậu quả nặng nề. Bị chỉ trích dữ dội, tổng thống Donald Trump tìm cách lấy lại thế thượng phong. Hôm thứ Sáu, 15/05, người đứng đầu Nhà Trắng họp báo quảng bá cho chiến dịch chế tạo vac-xin khẩn cấp, mang tên « Warp Speed » (Nhanh như Chớp).
Trong cuộc họp báo, tổng thống Trump giới thiệu lãnh đạo nhóm phụ trách bào chế vac-xin, tiến sĩ Moncef Slaoui, nhà miễn dịch học từng phụ trách bộ phận vac-xin của GlaxoSmithKline, tập đoàn dược phẩm nổi tiếng của Anh quốc. Ông Trump ca ngợi tiến sĩ Slaoui là người chế tạo thành công 14 loại vac-xin mới.
Thông tín viên Loubna Anaki tường trình từ New York :
« Trước báo giới, ông Donald Trump đã không tiếc lời khen ngợi. Nhà miễn dịch học Moncef Slaoui, công dân Bỉ gốc Maroc, được bổ nhiệm đứng đầu một nhóm có trách nhiệm tìm ra một vac-xin chống Covid-19, trước cuối năm nay. Theo nhà miễn dịch học vừa được bổ nhiệm, đây là một mục tiêu đầy
tham vọng, nhưng khả thi. Ông nói : ‘Thưa tổng thống, mới đây tôi đã xem xét những kết quả đầu tiên của một đợt nghiên cứu lâm sàng về vac-xin, và nhờ các dữ liệu này, tôi còn tin tưởng hơn nữa vào việc chúng ta sẽ có thể sản xuất được hàng triệu liều vac-xin từ đây đến cuối năm 2020 này’. 
Tiến sĩ Slaoui vốn là người không nổi tiếng với đại chúng, nhưng ông có uy tín vững chắc trong lĩnh vực vac-xin. Sinh ra tại Agadir, Maroc, ông được đào tạo ở Bruxelles trong ngành dịch tễ học và sinh học phân tử. Thoạt tiên, ông là giảng viên đại học tại Bỉ, trước khi làm việc cho nhiều tập đoàn dược phẩm lớn, và thậm chí trở thành nhân vật số hai của một trong các tập đoàn này. Năm 2016, tạp chí Fortune đã xếp ông vào nhóm 50 nhân vật làm thay đổi thế giới. Tiến sĩ Moncef Slaoui đặc biệt tham gia vào việc chế tạo vac-xin chống các bệnh viêm đường tiêu hóa ở trẻ em, và bệnh ung thư cổ tử cung. 
Hiện nay, ở tuổi 60, ông sống tại hai nơi là Hoa Kỳ và Luân Đôn. Cách đây ít hôm, tiến sĩ Slaoui tham gia vào ban lãnh đạo của một tập đoàn công nghệ sinh học, nghiên cứu tìm vac-xin chống virus corona mới. Nếu như, Slaoui thừa nhận là sứ mạng của ông không hề đơn giản, thì nhà miễn dịch học cũng bảo đảm là ông sẽ không bao giờ nhận lấy nhiệm vụ này, nếu như không chắc chắn gặt hái thành công ».
http://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200518-tt-m%E1%BB%B9-cho-l%E1%BA%ADp-nh%C3%B3m-nghi%C3%AAn-c%E1%BB%A9u-b%C3%A0o-ch%E1%BA%BF-v%C3%A1c-xin-ch%E1%BB%91ng-covid-19

Thông qua Dự luật mới:

Mỹ quyết trừng phạt TQ vì COVID-19

Các thượng nghị sĩ Mỹ đã trình lên Thượng viện dự luật trao quyền Tổng thống Mỹ áp thêm các đòn trừng phạt nhằm vào Trung Quốc nếu như nước này không chịu trách nhiệm toàn bộ về các sự kiện liên quan tới đại dịch COVID-19.
Thượng nghị sĩ Lindsey Graham phối hợp cùng 8 thượng nghị sĩ đã đề xướng “Đạo luật Trách nhiệm giải trình COVID-19”. Dự luật yêu cầu Tổng thống xác nhận với Quốc hội trong vòng 60 ngày rằng Trung Quốc “đã cung cấp đầy đủ cho bất kỳ cuộc điều tra về COVID-19 nào mà Mỹ, các đồng minh của Mỹ hoặc các cơ quan của LHQ như Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) dẫn đầu”. Dự luật cũng yêu cầu sự xác nhận rằng Trung Quốc đã đóng cửa tất cả “chợ ướt” (chợ bán đồ tươi sống) có thể gây rủi ro tới sức khỏe của con người. Dự luật mới sẽ cho phép Tổng thống Mỹ áp đặt hàng loạt lệnh trừng phạt, bao gồm đóng băng tài sản, cấm di chuyển và hủy hộ chiếu, ngoài ra còn hạn chế các khoản cho vay của các tổ chức tài chính Mỹ đối với các doanh nghiệp Trung Quốc và cấm các công ty Trung Quốc được niêm yết trên sàn giao dịch Mỹ.
Theo Thượng nghị sĩ Lindsey Graham, ông tin rằng nếu không phải vì “sự lừa dối” của Trung Quốc, virus corona chủng mới đã không lan tới nước Mỹ và không cướp đi sinh mạng của hơn 80.000 người dân Mỹ. Theo ông, Trung Quốc đã không cho phép các nhà điều tra tới nước này để nghiên cứu xem làm thế nào mà dịch COVID-19 bùng phát và Trung Quốc sẽ không bao giờ phối hợp trong một cuộc điều tra nghiêm túc, trừ khi họ bị ép phải làm vậy. Trước đó, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cũng đã bóng gió về các lệnh trừng phạt trong tương lai đối với Trung Quốc vì các tác động tiêu cực của dịch bệnh gây ra cho nền kinh tế và đời sống người dân toàn cầu. Trong khi đó, Thượng nghị sĩ Tim Kaine của đảng Dân chủ nói rằng có rất nhiều thứ “rõ ràng là sai lầm ở Trung Quốc”, nhưng cũng cần phải nhìn vào toàn bộ câu chuyện và chính quyền Trump không nên cố thoát khỏi sự phán xét. Đầu tiên là cần phải mang toàn bộ câu chuyện này lên bàn thảo luận và xem xem phần lỗi của từng bên, để sửa chữa vấn đề, sau đó chúng ta mới quyết định về vấn đề trách nhiệm.
Đài Sputnik của Nga nhận định, bản thân Tổng thống Trump cùng một số quan chức hàng đầu trong chính quyền của ông như Phó Tổng thống Mike Pence, Ngoại trưởng Mike Pompeo… và nhiều hãng truyền thông Mỹ nhất quyết đổ lỗi cho Trung Quốc vì sự bùng phát dịch Covid-19 khắp toàn cầu, cáo buộc Bắc Kinh tạo ra virus corona chủng mới, che giấu thông tin và làm lan truyền mầm bệnh nguy hiểm ra bên ngoài đại lục. Tổng thống Trump cũng tuyên bố sẽ cắt tài trợ cho WHO với lí do cơ quan này đã “thiên vị, bao che” Trung Quốc cũng như mắc sai lầm trong cách ứng phó với dịch lúc ban đầu.
Đáp trả thông tin trên, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên (13/6) tuyên bố Trung Quốc cực lực phản đối dự luật này và khẳng định rằng Bắc Kinh luôn cởi mở, minh bạch kể từ khi dịch COVID-19 bắt đầu bùng phát. Theo đó, phía Trung Quốc cho rằng “Dự luật do một số thượng nghị sĩ Mỹ đề xuất hoàn toàn bỏ qua sự thật. Đây là hành động vô đạo đức và là nỗ lực đổ lỗi cho Trung Quốc về sự lây lan COVID-19 ở Mỹ”; khẳng định Trung Quốc luôn minh bạch trong cuộc chiến chống COVID-19 và đã hợp tác chặt chẽ với WHO và “thế giới đã chứng kiến sự đóng góp của Trung Quốc
trong việc ngăn chặn đại dịch toàn cầu”. Ngoài ra, ông Triệu Lập Kiên cũng Triệu khẳng định không có cái gọi là “chợ động vật hoang dã ẩm ướt” ở Trung Quốc, nhấn mạnh “Trung Quốc có một số chợ gia cầm sống, chợ nông sản hoặc chợ hải sản không bị luật pháp quốc tế cấm”. Trung Quốc đã bắt đầu đưa ra luật về việc cấm săn bắn, buôn bán, vận chuyển hoặc tiêu thụ động vật hoang dã bất hợp pháp. Bên cạnh đó, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc cũng kêu gọi Mỹ ngừng tấn công Trung Quốc, thay vào đó tập trung vào việc bảo vệ sự an toàn của công dân Mỹ và đóng góp nhiều hơn cho nỗ lực toàn cầu trong việc kiểm soát dịch bệnh.
http://biendong.net/bien-dong/34739-thong-qua-du-luat-moi-my-quyet-trung-phat-tq-vi-covid-19.html

Cố vấn thương mại Nhà Trắng tố

Trung Quốc ‘gieo rắc’ virus khắp thế giới

Hải Lam
Ông Peter Navarro, một trong những cố vấn kinh tế hàng đầu của Tổng thống Donald Trump, hôm 17/5 chỉ trích cách Bắc Kinh xử lý dịch viêm phổi Vũ Hán, cáo buộc Trung Quốc lừa dối các quốc gia khác về mức độ nghiêm trọng của dịch bệnh, và có chủ đích phá hủy nền kinh tế Mỹ.
“Virus đã sinh ra ở thành phố Vũ Hán, bệnh nhân số 0 được phát hiện vào tháng 11/2019. Với sự che chắn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Trung Quốc đã giấu dịch bệnh với thế giới trong hai tháng và sau đó đưa hàng trăm nghìn người Trung Quốc lên máy bay tới Milan, New York và khắp thế giới để gieo rắc virus”, ông Navarro phát biểu trong chương trình “This Week” của đài ABC hôm 17/5.
“Đáng lẽ họ có thể đã kiểm soát virus ở Vũ Hán, nhưng thay vào đó, nó đã trở thành một đại dịch”, ông nói tiếp. “Vì vậy, đó là lý do tôi nói người Trung Quốc đã gây tổn hại cho người Mỹ và họ phải chịu trách nhiệm”.
Trước đó, trong cuộc phỏng vấn với FOX Business hôm 15/5, cố vấn thương mại Nhà Trắng, ông Peter Navarro cho rằng Trung Quốc cần phải bồi thường vì đã khiến virus corora lây lan ra toàn thế giới. Ông Navarro cũng đưa ra lời buộc tội rằng chắc chắn chính quyền Trung Quốc đã sớm biết được mức độ nguy hiểm của virus corona nhưng cố tình khiến nó lây lan ra các nước khác.
Quan hệ ngoại giao Mỹ – Trung đã xấu đi nhanh chóng trong những tháng gần đây, khi ông Trump và nhiều quan chức cấp cao khác của Mỹ chỉ trích cách thức Bắc Kinh xử lý dịch Covid-19 và đe dọa áp nhiều biện pháp trừng phạt khác nhau.
https://www.dkn.tv/the-gioi/co-van-thuong-mai-nha-trang-to-trung-quoc-gieo-rac-virus-khap-the-gioi.html

Mỹ giúp doanh nghiệp đưa chuỗi cung ứng

từ Trung Quốc về lại trong nước

Các nhà lập pháp và quan chức Hoa Kỳ đang đưa ra các đề xuất để thúc đẩy các công ty Mỹ chuyển hoạt động hoặc chuyển nhà cung cấp chính ra khỏi Trung Quốc bao gồm giảm thuế, đưa ra các quy tắc mới và trợ cấp, theo Reuters.
Các cuộc phỏng vấn với hàng chục quan chức chính phủ hiện tại và trước đây, các giám đốc điều hành trong ngành và các thành viên của Quốc hội cho thấy các cuộc thảo luận rộng rãi đang diễn ra – bao gồm cả ý tưởng về “một quỹ đầu tư chuyển dịch từ nước ngoài về lại trong nước,” với ngân quỹ ban đầu đến 25 tỷ đôla – để khuyến khích các công ty Hoa Kỳ cải tổ mạnh mẽ mối quan hệ của họ với Trung Quốc.
Tổng thống Donald Trump từ lâu đã cam kết sẽ đưa ngành sản xuất từ nước ngoài trở về nội địa, nhưng sự lây lan gần đây của Covid-19 và những lo ngại liên quan đến sự phụ thuộc vào chuỗi cung ứng y tế và thực phẩm của Hoa Kỳ vào Trung Quốc “đang làm nóng thêm” cho ý tưởng trong Nhà Trắng.
Hôm 14/05, Tổng thống Trump đã ký một sắc lệnh hành pháp cho phép một cơ quan đầu tư nước ngoài của Hoa Kỳ quyền hạn mới để giúp các nhà sản xuất tại Hoa Kỳ. Ông Trump nói mục tiêu là “sản xuất mọi thứ Mỹ cần cho chính mình và sau đó xuất khẩu ra thế giới, và bao gồm cả thuốc men.”
Cả hai đảng Cộng hòa và Dân chủ đều đang lập các dự luật để giảm sự phụ thuộc của Hoa Kỳ vào các sản phẩm do Trung Quốc sản xuất, chiếm khoảng 18% tổng lượng nhập khẩu trong năm 2019. Trong đó, chuỗi cung ứng y tế và hàng hóa liên quan đến quốc phòng đứng đầu danh mục này.
Trong một thông cáo báo chí vào ngày 15/05, Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ Lindsey Graham cho biết: “Vụ virus corona là một lời cảnh tỉnh đau đớn rằng chúng ta quá phụ thuộc vào các quốc gia như Trung Quốc về các thiết bị y tế quan trọng.” Dự kiến Thượng nghị sĩ Graham sẽ trình một dự luật mới trong tuần này.
Trong khi đó, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đang làm việc với các cơ quan khác và chính phủ nước ngoài để đa dạng hóa chuỗi cung ứng của Mỹ từ Trung Quốc. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ nói: “Điều này bao gồm việc quay trở lại sản xuất cho Hoa Kỳ và mở rộng cơ sở của các đối tác sản xuất quốc tế của chúng tôi.”
https://www.voatiengviet.com/a/my-giup-doanh-nghiep-dua-chuoi-cung-ung-tu-tq-ve-lai-trong-nuoc/5424328.html

Cộng đồng Hoa kiều ở Mỹ yêu cầu chính quyền

Trung Quốc bồi thường vì gây ra đại dịch

Hương Thảo
Khi các quốc gia trên thế giới đệ đơn kiện đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) vì đã gây ra đại dịch toàn cầu, nhiều cộng đồng Hoa kiều ở Mỹ cũng làm tương tự, đòi ĐCSTQ phải chịu trách nhiệm và bồi thường. Kể từ ngày 28/4, một vụ kiện đã chính thức bước vào quá trình xét xử.
Người Mỹ gốc Hoa từ một số nơi ở Hoa Kỳ đã lập ra một nhóm để kiện chính quyền Trung Quốc và lãnh đạo Tập Cận Bình vì đã khiến dịch bệnh lây lan ra toàn cầu. Nhóm bày tỏ rằng ĐCSTQ phải chịu trách nhiệm vì đã “lừa dối người dân trong và ngoài nước, che đậy sự thật, cũng như gây ra những tổn thất không thể khắc phục về mạng sống con người và kinh tế”.
Nhóm này nói rằng “các công dân Trung Quốc không có quyền tự do ngôn luận, và hành động của ĐCSTQ trong việc bắt giữ các bác sĩ để dập tắt những tin đồn đã gây ra sự lây lan của virus corona”. Nhóm hiện có hơn một trăm thành viên và đã thuê Công ty Luật Berman đại diện cho họ.
Trước đây, một số nơi đã kiện ĐCSTQ về sự bùng phát virus, bao gồm hai tiểu bang của Hoa Kỳ và các vụ kiện tập thể của khoảng 10.000 người đến từ 40 quốc gia như Mỹ, Anh, Ấn Độ, Châu Phi, v.v… Theo ông Zhang Jian, chuyên gia về Trung Quốc, sự gia tăng mạnh mẽ số lượng các vụ kiện của các thực thể khác nhau sẽ tạo áp lực lớn lên chính quyền địa phương trong việc hỗ trợ các vụ kiện chống lại ĐCSTQ, nhưng trong quá trình này, ĐCSTQ sẽ tiếp tục dựng chuyện dối trá để đổ tội cho nước khác, và người dân thế giới sẽ thấy được bản chất thực sự của nó.
Zhou Fengsuo, chủ tịch Tổ chức nhân đạo Trung Quốc của người Mỹ gốc Hoa nói rằng ĐCSTQ đã biết về virus này khi nó mới bùng phát. Tuy nhiên, Bắc Kinh đã không đưa ra thông báo công khai kịp thời khiến cho người dân Trung Quốc đại lục phải trả giá đồng thời gây ra đại dịch trên toàn cầu.
“Có hai khía cạnh tại sao chúng ta gọi loại virus này là virus ĐCSTQ. Khía cạnh thứ nhất, vì thực tế là ĐCSTQ đã gây ra đại dịch. Khía cạnh thứ hai là hệ tư tưởng toàn trị của ĐCSTQ đã lan rộng khắp nơi như một hậu quả của toàn cầu hóa, đang đe dọa toàn nhân loại”, Zhou cho biết.
Theo Zhou, thông qua dịch bệnh lần này, ĐCSTQ đã cho thấy sự nguy hiểm của họ đối với toàn thế giới. Chỉ riêng số người chết vì virus Vũ Hán ở Hoa Kỳ đã vượt quá số thương vong của nước này trong chiến tranh Việt Nam.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) giống như một ‘con rối’ của chính quyền Trung Quốc
Hội Nghệ sĩ Thị giác, một cộng đồng người Mỹ gốc Hoa ở Los Angeles đã đặt câu hỏi cho WHO sau khi xem xét báo cáo của họ trên tạp chí y khoa The Lancet. Chủ tịch của hội, Liu Yaya cho biết: “Theo báo cáo của Lancet, 44 triệu chứng khởi phát của bệnh đã được ghi nhận từ ngày 1/12/2019 đến ngày 2/1/2020. Tuy nhiên, trong số những ca nhiễm, nhiều người chưa hề đến chợ hải sản Hoa Nam. Điều này đã chứng minh rằng trong khoảng thời gian đó họ (WHO) đã biết virus có khả năng lây truyền từ người sang người”.
Liu cũng đặt câu hỏi tại sao đội ngũ y tế của WHO chỉ dành nửa ngày ở Vũ Hán trong chuyến thăm 15 ngày tới Trung Quốc, từ ngày 10 – 24/2, rằng tại sao họ không dành nhiều thời gian hơn để đến thăm bác sĩ và bệnh nhân trong thành phố Vũ Hán, tâm dịch bùng phát?
Ông Zhang Jian cho biết: “Như chúng ta có thể thấy từ vai trò của WHO trong đợt bùng phát virus này, họ đã trở thành con rối của ĐCSTQ. Bất kể những gì họ đã nói, những gì họ đã làm hoặc những gì họ đã điều tra, đều không nhận được sự công nhận từ cộng đồng quốc tế. Nếu điều này tiếp diễn trong thời gian dài, các tổ chức trong Liên Hợp Quốc sẽ trở thành những vỏ rỗng”.
Theo ông Zhang, ĐCSTQ đã thâm nhập vào nhiều tổ chức của Liên Hiệp Quốc. Các tổ chức này sẽ bám sát các kịch bản được viết bởi ĐCSTQ và điều này đã gióng lên hồi chuông cảnh báo trên toàn thế giới.
Zhou Fengsuo nghĩ rằng lý do khiến dịch SARS năm 2003 không trở nên tồi tệ như Covid-19 là vì khi đó WHO đã đóng một vai trò tốt trong việc vạch trần ĐCSTQ. Nhưng ngày nay, dưới sự lãnh đạo của Tổng giám Tedros Adhanom Ghebreyesus, WHO đã trở thành đồng lõa với các yêu cầu từ ĐCSTQ. Zhou nói rằng, để ngăn chặn điều tương tự xảy ra lần nữa, thế giới cần tách rời hoàn toàn khỏi ĐCSTQ về kinh tế và công nghệ cùng với những thứ khác.
Theo ông Zhang Jian, nhiều quốc gia đang xem xét lại mối quan hệ của họ với chính quyền Trung Quốc sau khi nhận ra rằng ĐCSTQ đã gây hại cho toàn thế giới. Ông tin rằng, các quốc gia đó sẽ liên kết với nhau và tạo nên một liên minh chống ĐCSTQ
Theo The Epoch Times
Hương Thảo dịch và biên tập
https://www.dkn.tv/the-gioi/cong-dong-hoa-kieu-o-my-yeu-cau-chinh-quyen-trung-quoc-boi-thuong-vi-gay-ra-dai-dich.html

Ivanka Trump khởi động sáng kiến 3 tỷ USD

 mua nông sản tặng các gia đình khó khăn

Lục Du
Để hỗ trợ người dân và doanh nghiệp gặp khó khăn, cố vấn Nhà Trắng Ivanka Trump và Bộ trưởng Nông nghiệp Sonny Perdue đã khởi động một sáng kiến cung cấp gói hỗ trợ trị giá 3 tỷ USD.
Sáng kiến này được đưa ra trong bối cảnh tỷ lệ thất nghiệp ở Mỹ tăng lên 14,7% do ảnh hưởng nghiêm trọng từ đại dịch viêm phổi Vũ Hán.
Với tên gọi “Những người nông dân với gói thực phẩm gia đình” (FFFB), chương trình này là một phần trong gói hỗ trợ 2,2 nghìn tỷ USD mà chính phủ Mỹ sử dụng để giúp người dân vượt qua đại dịch Covid-19. FFFB sẽ cung cấp thực phẩm cho những hộ gia đình nghèo và giúp người nông dân tiêu thụ hàng hóa.
Với sáng kiến này, lượng thực phẩm mà nông dân sản xuất không bị ứ đọng khi các nhà hàng ngừng hoạt động trong mùa dịch, thay vào đó, số thực phẩm này vẫn được tiêu thụ để hỗ trợ các gia đình khó khăn, đồng thời đảm bảo thu nhập cho những người nông dân và chủ trang trại nhỏ.
“Các doanh nghiệp nhỏ là xương sống của nền kinh tế Mỹ”, cô Ivanka, con gái Tổng thống Donald Trump nói với FOX Business.
Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, căn cứ theo đạo luật Phản ứng với nCoV, sẽ được sử dụng 3 tỷ USD để mua các sản phẩm nông nghiệp cho nông dân, sau đó phân phối cho các kho hàng thực phẩm, các nhà thờ và tổ chức phi lợi nhuận trên toàn quốc và thông qua đó sẽ đưa tới tay những người dân cần hỗ trợ.
FFFB có kế hoạch cung cấp 35.000 hộp thực phẩm cho người dân mỗi tuần và dự định kéo dài chương trình này đến cuối tháng Sáu. Mỗi hộp thực phẩm bao gồm thịt tươi sống, các sản phẩm từ sữa, khoai tây, cà chua và ớt chuông.
Tài khoản Twitter của cơ quan xúc tiến thị trường thuộc Bộ Nông nghiệp Mỹ chia sẻ những hình ảnh về hộp thực phẩm dành cho người dân (ảnh chụp màn hình Twitter).
Theo Associated Press, sáng kiến này mang lại lợi ích không chỉ cho nông dân, chủ trang trại và những gia đình nghèo, mà còn cho các công ty phân phối thực phẩm.
https://www.dkn.tv/the-gioi/ivanka-trump-khoi-dong-sang-kien-3-ty-usd-mua-nong-san-tang-cac-gia-dinh-kho-khan.html

Luật Care Acts hỗ trợ cho sinh viên đại học và cao học

Được Tổng thống Trump ký thành luật vào ngày 27 tháng 3, Đạo luật Hỗ trợ, Cứu trợ và An ninh Kinh tế của coronavirus, hay còn gọi là CARES Act, chỉ định một nửa trong khoản tiền tài trợ liên bang trị giá 12 tỷ mỹ kim được cấp cho các trường đại học nên được gửi trực tiếp cho các sinh dưới hình thức tài trợ khẩn cấp.
Quá trình đó hiện đang được tiến hành, với một số trường đại học đã gửi tiền cho sinh viên. St. Petersburg College, một trường công lập ở Florida, đã gửi 2.7 triệu mỹ kim tài trợ liên bang khẩn cấp cho 5,482 sinh viên trong tuần bắt đầu từ ngày 26 tháng 4, sớm hơn nhiều trường đại học khác.
Để nhận được các khoản trợ cấp tài chính khẩn cấp của liên bang, sinh viên phải là công dân Hoa Kỳ hoặc sinh viên chưa có quốc tịch nhưng hội đủ điều kiện, theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục Hoa Kỳ vào ngày 21 tháng 4. Bên cạnh đó, sinh viên cũng phải có các khoản lệ phí đã bị ảnh hưởng theo các điều khoảng trong CARES Act.
Nhiều trường đại học đang ưu tiên những sinh viên đã nộp Đơn xin Trợ Cấp Tài Chính Liên bang (FAFSA). Đối với những người chưa nộp FAFSA và cần hỗ trợ tài chính khẩn cấp, các trường đại học có thể yêu cầu sinh viên nộp đơn để đảm bảo họ đủ điều kiện. Một số trường đại học sẽ cung cấp một khoản tiền cho mỗi sinh viên đủ điều kiện dựa trên số tín chỉ mà họ đang học hoặc dựa trên thu nhập gia đình.
Đối với du học sinh, Quỹ sinh viên khẩn cấp của Viện Giáo dục Quốc tế có kế hoạch cung cấp hỗ trợ cho những người học tại các đại học Hoa Kỳ bị ảnh hưởng bởi sự bùng phát của coronavirus. (BBT)
https://www.sbtn.tv/luat-care-acts-ho-tro-cho-sinh-vien-dai-hoc-va-cao-hoc/

YouTube tự động xóa các bình luận quan trọng

về chế độ Trung Quốc

Bình luậnÁnh Dương
YouTube đặt chế độ tự động xóa các bình luận có đề cập đến một số cụm từ tiếng Trung thường được sử dụng để chỉ trích Đảng Cộng Sản Trung Quốc (ĐCSTQ), cư dân mạng Trung Quốc đã phát hiện ra.
Những bình luận có chứa các cụm từ tiếng Trung thường được dùng để chỉ trích ĐCSTQ sẽ bị xóa trong vòng vài giây, điều đó cho thấy đó là công việc của các thuật toán của YouTube.
Một cụm từ bị xóa rõ ràng là “gongfei’’, (共匪), có thể được dịch là “tên cướp cộng sản’’. Nó dường như có từ thời nội chiến Trung Quốc.
Một cụm từ khác bị xóa là “wumao’’ (五毛), có nghĩa đen là “năm mươi xu’’ và thường được sử dụng để mô tả đội quân ‘hát nhép’ trên internet mà ĐCSTQ sử dụng để truyền bá các thông tin tuyên truyền trực tuyến của họ. Có tin cho rằng những người này từng được trả khoảng 50 xu cho mỗi bài viết.
The Epoch Times (Thời báo Đại Kỷ Nguyên) đã kiểm tra cả hai cụm từ trên liên tục trong các tài khoản YouTube và các video khác nhau, luôn thu được kết quả giống nhau – các bình luận đã bị xóa trong khoảng 20 giây.
Google, công ty sở hữu kênh YouTube, đã không trả lời yêu cầu bình luận về vấn đề này.
Vấn đề được ghi nhận vào ngày 13 tháng 5 bởi Jennifer Zeng, một blogger và người chuyên tạo nội dung cho YouTube với trọng tâm là tin tức và bình luận về Trung Quốc.
Cô đã đăng một video của một người thể hiện việc xóa bình luận. Những người khác sau đó xác nhận nghi vấn này. Vấn đề này cũng đã được Trang tin tức Đài Loan đưa ra trước đó.
Sự kết nối của Google với ĐCSTQ
Người ta cho rằng Google đã nhiều lần đề nghị kết thân với ĐCSTQ nhưng chưa được tiếp nhận.
Kể từ năm 2018, Google đã hợp tác với một cơ quan nghiên cứu trí tuệ nhân tạo (AI) hàng đầu tại Đại học Thanh Hoa (Tsinghua), một tổ chức học thuật uy tín của Trung Quốc, Đại học này cũng tiến hành nghiên cứu AI cho quân đội Trung Quốc.
Google cũng phải đối mặt với những chỉ trích sau khi thông tin lan truyền vào năm 2018 cho rằng họ đang bí mật phát triển một ứng dụng tìm kiếm để kiểm duyệt người dân cho thị trường Trung Quốc như là một phần của dự án có tên là “Dragonfly’’ (tạm dịch là Rồng bay).
Theo thông tin nội bộ được rò rỉ cho Intercept, ứng dụng Google gây tranh cãi được thiết kế để liên kết lịch sử tìm kiếm của các cá nhân với số điện thoại của họ, giúp cho chế độ nhắm mục tiêu đến những người bất đồng chính kiến dễ dàng hơn.
Các nhà lập pháp, những người ủng hộ nhân quyền và thậm chí một số nhân viên của Google đã lên tiếng chống lại dự án này, khi nó xuất hiện, kể từ đó dự án đã tạm dừng lại.
Google đã chạy phiên bản kiểm duyệt của công cụ tìm kiếm tại Trung Quốc từ năm 2006 đến 2010, nhưng họ đã ngừng lại sau khi công ty cho biết có những cuộc tấn công mạng có nguồn gốc từ Trung Quốc nhắm vào tài khoản email Google của hàng chục nhà hoạt động nhân quyền Trung Quốc.
Sự lạm dụng tinh vi
Trung Quốc là một trong những nước lạm dụng nhân quyền nhiều nhất, theo các cơ quan giám sát. Trong những thập kỷ gần đây, chế độ này đã hãm hại hàng trăm ngàn tù nhân lương tâm cho ngành công nghiệp cấy ghép tạng của họ, dựa trên nghiên cứu sâu rộng được thực hiện kể từ khi các cáo buộc về tội ác lần đầu tiên xuất hiện vào năm 2006.
Năm ngoái, một tòa án độc lập ở London, đã kết luận rằng việc mổ cướp nội tạng cưỡng bức các tù nhân lương tâm đã diễn ra trong nhiều năm tại Trung Quốc trên một quy mô đáng kể, và vẫn còn diễn ra cho đến ngày nay.
ĐCSTQ điều hành hệ thống kiểm duyệt internet tinh vi nhất thế giới, sử dụng hàng chục ngàn người để xóa nội dung theo cách thủ công và tạo các bài đăng và nhận xét tiêu cực hoặc tích cực dựa trên các hướng dẫn của chế độ.
Chế độ này yêu cầu các công ty nước ngoài hoạt động tại Trung Quốc phải kiểm duyệt các chủ đề mà họ cho là nhạy cảm, như dân chủ, nhân quyền và cuộc đàn áp đang diễn ra ở Trung Quốc của các học viên Pháp Luân Công, các tổ chức Kitô giáo bí mật, người Duy Ngô Nhĩ, các nhà hoạt động vì nhân quyền, và những người khác. Các công ty cũng buộc phải chia sẻ với chế độ bất kỳ dữ liệu nào của họ được lưu trữ ở Trung Quốc.
Giám đốc điều hành Google Sundar Pichai trước đây đã nói rằng công ty đã đầu tư vào Trung Quốc trong nhiều năm và có kế hoạch tiếp tục làm như vậy.
Chính quyền Trump đã nhấn mạnh đáng kể vào việc rút các ngành công nghiệp khỏi Trung Quốc, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ và mạng internet.
Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Mike Pompeo cho biết vào tháng Giêng, “Chúng tôi cần đảm bảo rằng các công ty của chúng tôi không thực hiện các thỏa thuận tăng cường sức mạnh cho quân đội của đối thủ hoặc thắt chặt sự đàn áp của chế độ đối với một số phần của đất nước đó’’.
Bowen Xiao, Cathy He và Nathan Su đã đóng góp cho bản tin này.
Ánh Dương
Theo The Epoch Times
https://www.ntdvn.com/the-gioi/youtube-dat-che-do-tu-dong-xoa-cac-binh-luan-quan-trong-ve-che-do-trung-quoc-38548.html

Cựu Tổng Thống Obama nói với sinh viên tốt nghiệp

rằng đại dịch coronavirus đã “xé toang

tấm màn hậu trường” của chính phủ Hoa Kỳ

Tin từ New York – Trong bài diễn văn ở lễ tốt nghiệp của sinh viên trường đại học da đen (HBCUs) vào hôm thứ Bảy (16 tháng 05), cựu tổng thống Barack Obama nói với các sinh viên tốt nghiệp năm nay rằng đại dịch coronavirus đã “xé toang tấm màn hậu trường”, cho thấy nhiều người đang điều hành đất nước không biết rõ mình đang làm gì.
Cựu tổng thống Obama đã không đề cập đến tên ai, nhưng gần đây, ông cũng đã chỉ trích cách tổng thống Trump đối phó đại dịch coronavirus là “một thảm họa hỗn loạn” trong cuộc điện đàm với các cựu thành viên của chính quyền ông. Các bình luận của ông trước các sinh viên tốt nghiệp từ 74 trường HBCU tập trung vào vấn đề công bằng xã hội và tầm quan trọng của chủ nghĩa tích cực trong thời đại Covid-19, và mức độ ảnh hưởng bất cân xứng nghiêm trọng đối với người Mỹ thiểu số ở các thành phố như New York, Chicago, Detroit và Washington DC.
Để nói về sự bất bình đẳng trong xã hội, cựu tổng thống Obama dẫn chứng vụ nổ súng giết một người đàn ông da đen Ahmaud Arbery ở Georgia hồi tháng 02/2020, dẫn đến việc hai cha con da trắng bị buộc tội. Ngoài ra, cựu tổng thống Obama còn chỉ trích các lãnh đạo quyền lực chỉ quan tâm chăm lo cho người giàu và có quyền thay vì cho những người khác. (BBT)
https://www.sbtn.tv/cuu-tong-thong-obama-noi-voi-sinh-vien-tot-nghiep-rang-dai-dich-coronavirus-da-xe-toang-tam-man-hau-truong-cua-chinh-phu-hoa-ky/

Tổng thống Trump gọi ông Obama là ‘bất tài’

Bình luậnMinh Dũng
Tổng thống Trump đã phản pháo lại người tiền nhiệm vào hôm 17/5 khi gọi cựu Tổng thống Barack Obama là bất tài.
Quay lại Nhà Trắng sau ngày cuối tuần tại Trại David, Tổng thống Trump đã được các phóng viên hỏi về những lời chỉ trích của ông Obama cho rằng chính quyền của ông thiếu khả năng lãnh đạo trong đại dịch viêm phổi Vũ Hán.
Ông Trump cho biết ông chưa nghe về những bình luận này của ông Obama.
“Hãy xem, ông ta là một tổng thống bất tài”, ông Trump nói. “Đó là tất cả tôi có thể nói. Hoàn toàn là bất tài”.
Trong tweet mới nhất ông Trump cũng chỉ trích chính quyền Obama là bất tài khi nói  rằng: “Chính quyền Obama hóa ra là một trong những chính quyền tham nhũng và bất tài nhất trong lịch sử Hoa Kỳ. Hãy nhớ, ông ấy và Joe ngái ngủ chính là lý do tại sao tôi đang ở trong Nhà Trắng”.
Trước đó, trong bài phát biểu trực tuyến hôm 16/5 về một sự kiện vinh danh các sinh viên tốt nghiệp từ các trường đại học và cao đẳng của người da đen, ông Obama nói, “Đại dịch này cuối cùng đã hoàn toàn xé rách bức màn che về ý tưởng mà rất nhiều người có trách nhiệm biết được họ đang làm gì. Rất nhiều người trong số họ thậm chí còn không giả vờ là đang chịu trách nhiệm”.
Tuần trước, trong một cuộc gọi với khoảng 3.000 nhân viên cũ, ông Obama nhận xét về ứng phó của chính quyền hiện tại với dịch viêm phổi Vũ Hán là “hoàn toàn là một thảm họa hỗn loạn”.
Những ngày gần đây, Tổng thống Trump liên tục phê pháp chính quyền Obama về vụ nghe lén mà ông gọi là Obamagate. Theo tin từ Nation Review, các quan chức của chính quyền Obama và FBI đã hợp tác bịa ra câu chuyện thông đồng với Nga. Tờ này cho biết rằng FBI đã phối hợp rất chặt chẽ với Nhà Trắng dưới thời ông Obama để điều tra tướng Michael Flynn.
Bộ Tư pháp Hoa Kỳ gần đây cũng đã dừng cuộc điều tra ông Flynn sau khi các tài liệu mới được giải mật cho thấy các quan chức chính quyền Obama và FBI có thể đã giăng bẫy ông để điều tra chiến dịch tranh cử của ông Trump có thông đồng với Nga.
Theo các tài liệu được công bố, ông Obama đã biết các chi tiết từ các cuộc gọi điện thoại bị nghe lén giữa cố vấn an ninh quốc gia lúc bấy giờ của Trung tướng (về hưu) Michael Flynn và đại sứ Nga tại Hoa Kỳ vào cuối năm 2016 hoặc đầu năm 2017. Ông Flynn sau đó bị buộc tội nói dối với FBI về chi tiết các cuộc gọi trong cuộc phỏng vấn vào ngày 24/1/2017. Ông Flynn từ chức ngay sau đó.
Minh Dũng
https://www.ntdvn.com/the-gioi/tong-thong-trump-goi-ong-obama-la-bat-tai-38388.html

Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ đề xuất luật mới

nhằm bảo vệ tài sản trí tuệ s

au các vụ bắt giữ các giáo sư Trung Quốc

Bình luậnVăn Thiện
Thượng nghị sĩ Rob Portman tuyên bố rằng ông sẽ sớm đưa ra luật để bảo vệ nghiên cứu và sở hữu trí tuệ của Mỹ, sau khi một nhà nghiên cứu Trung Quốc khác bị bắt vì che giấu việc tham gia chương trình tuyển dụng nhân tài của Bắc Kinh.
Từ năm 2008 với tham vọng thống trị nền công nghệ toàn cầu, Bắc Kinh đã triển khai Kế hoạch Nghìn Nhân tài (TTP) để tuyển dụng các nhà nghiên cứu khoa học và công nghệ đầy triển vọng từ nước ngoài đến làm việc tại Trung Quốc.
Theo thông cáo báo chí của Bộ Tư pháp Hoa Kỳ (DOJ), Tiến sĩ Wang Qing, một công dân Mỹ nhập tịch và là cựu nhân viên của Phòng khám Cleveland – một trong những bệnh viện được xếp hạng hàng đầu trên thế giới, đã bị bắt vào ngày 13/5 với cáo buộc sai phạm và gian lận liên quan đến khoản tài trợ trị giá hơn 3,6 triệu USD mà ông và nhóm nghiên cứu nhận được từ Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ (NIH).
Theo đơn khiếu nại hình sự, ông Wang đã ký tham gia TTP vào năm 2008.
Trường hợp ông Wang là vụ thứ 3 trong vòng chưa đầy một tuần. Trước đó vào ngày 8/5, một giáo sư tại Đại học Arkansas đã bị bắt do không tiết lộ tài trợ từ TTP và các công ty Trung Quốc. Vài ngày sau,
một cựu giáo sư của Đại học Emory cũng bị kết án vì gian lận thuế liên quan đến khoản thu nhập của ông này khi tham gia TTP.
Trong một thông cáo báo chí ngày 14/5, ông Portman nói: “Tôi có lời khen ngợi DOJ, Luật sư Herdman và FBI vì đã bắt giữ một người bị cáo buộc khác thuộc Kế hoạch Nghìn Nhân tài của Trung Quốc”.
Phát biểu tại Thượng viện vào ngày 13/5, ông Portman đã đệ trình một bản phác thảo về dự luật mới, được đặt tên là “Đạo luật Bảo vệ Sự đổi mới của Mỹ”.
Dự luật sẽ yêu cầu Văn phòng Quản lý và Ngân sách liên bang theo dõi các khoản tài trợ của liên bang – tiền ở đâu, đi đâu, và nó sẽ được sử dụng như thế nào.
Dự luật cũng sẽ ủy quyền cho Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ từ chối thị thực cho các nhà nghiên cứu nước ngoài nếu họ xác định rằng việc nhập cảnh của những người này có thể gây ra mối đe dọa cho an ninh quốc gia.
Ngoài ra, dự luật sẽ yêu cầu các viện nghiên cứu phải có biện pháp bảo vệ để ngăn chặn việc truy cập trái phép vào nghiên cứu nhạy cảm của họ.
Cuối cùng, dự luật sẽ yêu cầu các trường đại học Hoa Kỳ phải tiết lộ các khoản tài trợ nước ngoài từ 50.000 USD trở lên và sẽ bị phạt tiền nếu không báo cáo.
Tiến sĩ Wang Qing
Ông Wang, một chuyên gia về di truyền và bệnh tim mạch, tốt nghiệp Đại học Nông nghiệp Trung Quốc Cam Túc năm 1984. Sau đó, ông nhận bằng tiến sĩ về di truyền học và sinh học phát triển từ Đại học Cornell, Hoa Kỳ năm 1993. Ông đã tham gia vào Phòng khám Cleveland từ năm 1997.
Theo thông báo từ Cục Điều tra Liên Bang Mỹ (FBI): “Tiến sĩ Wang đã cố tình không tiết lộ các khoản tài trợ và chức vụ tại Trung Quốc, và thậm chí còn tham gia vào một mô hình lừa đảo phổ biến để tránh phạm tội hình sự”.
Sau khi ông Wang bị bắt, Phòng khám Cleveland đã đưa ra một tuyên bố, giải thích rằng ông đã bị chấm dứt hợp đồng sau khi phòng khám này rà soát nội bộ về mối quan hệ của ông với Bắc Kinh.
Ông Wang là giáo sư y học phân tử tại Bệnh viện Đại học Y khoa Lerner thuộc Đại học Case Western Reserve và là giáo sư tại Viện nghiên cứu Lerner.
Trong khi làm việc tại Đại học Y khoa Lerner thuộc Phòng khám Cleveland, ông Wang đã nhận được một số khoản trợ cấp của NIH. Theo đơn khiếu nại hình sự, ông không tiết lộ mình cũng là hiệu trưởng của Trường Đại học Công nghệ và Khoa học Sự sống thuộc Đại học Khoa học và Kỹ thuật Hoa Trung (HUST) của Trung Quốc ít nhất trong 4 học kỳ trong khoảng từ năm 2014 đến 2018. Việc không tiết lộ các mối liên hệ với các trường đại học khác là vi phạm các điều khoản tài trợ của NIH.
Theo đơn khiếu nại hình sự của FBI, ông Wang cũng là giám đốc của Trung tâm Nghiên cứu Bộ gen Người tại HUST. Ngoài ra, ông này còn nhận được ít nhất một khoản tài trợ từ Quỹ Khoa học Tự nhiên Quốc gia Trung Quốc, một cơ quan do Hội đồng Nhà nước Trung Quốc điều hành. Tài trợ của Bắc Kinh đã được sử dụng cho một số nghiên cứu tương tự mà đã từng được NIH tài trợ.
Thông báo của FBI cho biết: “Các mô tả và lời hứa sai trái của Tiến sĩ Wang đã khiến NIH phê duyệt và tài trợ cho ông và nhóm nghiên cứu” tại Phòng khám Cleveland.
Theo đơn khiếu nại hình sự, khi nộp đơn xin 3 khoản trợ cấp khác nhau của Trung Quốc, ông Wang cũng nói dối về việc làm của mình tại Bệnh viện Cleveland rằng ông đã xin thôi việc vào năm 2004.
Trong cuộc rà soát nội bộ của Bệnh viện Cleveland, ông Wang đã thừa nhận vào ngày 3/3 rằng Trung Quốc đã trả cho ông 3 triệu USD để tham gia TTP. Ngoài ra, ông cũng được cho đi du lịch miễn phí và một căn hộ ba phòng ngủ trong khuôn viên HUST để sử dụng cá nhân.
Theo đơn khiếu nại hình sự, ông Wang cũng thừa nhận đã tổ chức các sự kiện tuyển dụng nhân danh HUST tại Trường Y Harvard, Đại học California tại San Francisco và Đại học Tây Nam Texas, với đề nghị cung cấp khoảng 200.000 đến 300.000 USD tiền bồi thường cá nhân cho mỗi người được lựa chọn ngoài việc tài trợ nghiên cứu, tiếp cận sinh viên tốt nghiệp, và cung cấp phòng thí nghiệm tại HUST. Ông cũng thừa nhận đã tuyển dụng thành công 40 đến 50 nhà nghiên cứu cho HUST.
Theo đơn khiếu nại hình sự, ông Wang cũng không tiết lộ với Phòng khám Cleveland rằng ông đã lấy mẫu di truyền do các gia đình từ Hoa Kỳ quyên tặng theo chương trình bệnh tim mạch tại phòng khám và mang đến Trung Quốc để thực hiện nghiên cứu riêng.
Các công tố viên cũng phát hiện rằng ông Wang không tiết lộ với NIH hoặc cơ quan chủ quản rằng ông đang có nghĩa vụ với Bắc Kinh – chia sẻ nghiên cứu do Hoa Kỳ tài trợ với các thực thể ở Trung Quốc.
Ông Robert R. Wells, trợ lý giám đốc của Bộ phận Phản gián của FBI, viết trong thông báo của tổ chức này: “Như trường hợp này chứng minh, các kế hoạch tài năng do chính phủ Trung Quốc hỗ trợ tiếp tục
khuyến khích những người tham gia, bất kể quốc tịch, phạm tội như lừa đảo để có được nghiên cứu do tiền thuế của người dân Mỹ tài trợ”.
Chương trình Học giả Trường Giang
TTP không phải là chương trình tuyển dụng duy nhất của Trung Quốc mà ông Wang đăng ký.
Năm 2005, ông Wang cũng được chọn trở thành một chuyên gia trong chương trình Học giả Trường Giang, một chương trình tuyển dụng do Bộ Giáo dục Trung Quốc đưa ra vào năm 1998 để thu hút các học giả hàng đầu từ phương Tây.
Vào tháng 12/2008, ông Wang đã nói chuyện với Nhân dân Nhật báo, một hãng truyền thông nhà nước Trung Quốc về lý do tại sao quay trở lại Trung Quốc.
Ông nói: “Sự phát triển toàn diện của quê hương và bầu không khí giáo dục của Đại học Khoa học và Công nghệ Hoa Trung làm tôi vô cùng cảm động. Sự nghiệp của tôi là ở Trung Quốc, và những giấc mơ mới của tôi là về núi Úc Giai – ngọn núi gần HUST ở Vũ Hán”.
Nhân dân Nhật báo đã báo cáo rằng ông Wang đã gặp một giáo sư HUST khác tên là Yang Junguo tại một hội nghị học thuật được tổ chức tại thành phố Thiên Tân của Trung Quốc vào năm 2002. Sau đó ông Yang và phó chủ tịch của HUST lúc đó, ông Lie Lieyun, đã thuyết phục ông Wang trở về nước.
Ông Wang và ông Yang sau đó lần lượt trở thành giám đốc và phó giám đốc tại Trung tâm Nghiên cứu Bộ gen Người HUST.
Theo Nhân dân Nhật báo, HUST cũng tuyển dụng thành công học sinh của ông Wang, Liu Mugen, người đã lấy bằng tiến sĩ tại Viện Nghiên cứu Lerner nơi ông Wang đang giảng dạy.
Ông Wang cho biết ông đã tuyển dụng thành công 4 học giả giấu tên ở nước ngoài để trở về Trung Quốc và làm việc tại HUST và ông và nhà trường sẽ dựa vào các kênh khác nhau để “thu hút nhiều tài năng hơn”.
Văn Thiện
Theo The Epoch Times
https://www.ntdvn.com/khoa-hoc/hoa-ky-bao-ve-tai-san-tri-tue-trung-quoc-38597.html

Puerto Rico tổ chức trưng cầu dân ý liệu hòn đảo này

 có nên trở thành một tiểu bang Hoa Kỳ hay không

Tin từ SAN JUAN, Puerto Rico – Vào hôm thứ Bảy (16/5), Thống đốc Wanda Vázquez tuyên bố rằng bà sẽ tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý không ràng buộc vào tháng 11 để quyết định liệu Puerto Rico có nên trở thành một tiểu bang của Hoa Kỳ hay không. Hành động này diễn ra khi người dân nơi đây đang ngày càng mơ hồ về tình trạng lãnh thổ Hoa Kỳ của hòn đảo.
Lần đầu tiên trong lịch sử của đảo, cuộc trưng cầu dân ý sẽ đưa ra một câu hỏi đơn giản: Puerto Rico có nên được thừa nhận ngay lập tức là một tiểu bang của Hoa Kỳ hay không?
Câu trả lời cần có sự chấp thuận của Quốc hội Hoa Kỳ, và câu hỏi này gây phẫn nộ cho một nhóm nhỏ những người ủng hộ độc lập của đảo và các thành viên của Đảng Dân chủ đối lập. Nhưng đây là một canh bạc mà các thành viên của đảng ủng hộ thống đốc cho rằng sẽ có lợi, vì Puerto Rico gặp khó khăn trong việc nhận được tài trợ liên bang cho các cơn bão Irma và Maria, cũng như một chuỗi các trận động đất mạnh gần đây và đại dịch coronavirus.
Các cuộc trưng cầu dân ý trước đây đặt ra cho cử tri nhiều hơn một câu hỏi hoặc nhiều lựa chọn khác nhau, bao gồm sự độc lập hoặc duy trì tình trạng lãnh thổ hiện tại, nhưng không có câu hỏi nào đi thẳng vào vấn đề như trong cuộc trưng cầu dân ý được tổ chức vào ngày 3 tháng 11 tới đây. (BBT)
https://www.sbtn.tv/puerto-rico-to-chuc-trung-cau-dan-y-lieu-hon-dao-nay-co-nen-tro-thanh-mot-tieu-bang-hoa-ky-hay-khong/

Tổng ca nhiễm virus Corona Vũ Hán của Brazil

đã vượt Ý và Tây Ban Nha

Bình luậnDu Miên
Thứ Bảy (16/5), Bộ Y tế Brazil thông báo nước này có thêm 14.919 ca nhiễm virus Corona Vũ Hán mới, nâng tổng số ca nhiễm bệnh viêm phổi Vũ Hán (COVID-19) của nước này lên hơn 233.000 ca. Như vậy, Brazil đã vượt qua Ý và Tây Ban Nha, trở thành nước có nhiều ca nhiễm bệnh được xác nhận thứ 4 trên thế giới.
Trước đó, vào ngày 12/5, Bộ Y tế Brazil thông báo nước này đã ghi nhận thêm 881 ca tử vong do nhiễm bệnh viêm phổi Vũ Hán, nâng tổng số ca tử vong lên 12.400 người. Số ca nhiễm mới là hơn 9000 người, nâng tổng số ca nhiễm COVID-19 toàn Brazil lên 177.589 ca. Đây là số ca tử vong do viêm phổi Vũ Hán trong một ngày cao nhất kể từ khi dịch bệnh bùng phát tại nước này hồi đầu tháng 3.
Fox News cho biết, việc tổ chức xét nghiệm trên diện rộng tại Brazil còn kém so với tại châu Âu, cũng có nghĩa là con số nhiễm virus Corona Vũ Hán thực tế ở Brazil có thể còn cao hơn rất nhiều so với con số được công bố chính thức. Theo số liệu cho biết, giới chức y tế nước này đã xử lý gần 338.000 xét nghiệm đầu tuần trước, và hiện còn 145.000 xét nghiệm khác đang chờ xử lý.
Trong khi đó, Tây Ban Nha và Ý đã từng thực hiện khoảng 1,9 triệu xét nghiệm.
Hiện, Brazil chỉ xếp sau Hoa Kỳ, Nga và Anh Quốc về tổng số ca nhiễm viêm phổi Vũ Hán. Trước tình thế này, Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro sẽ phải đối mặt với các chỉ trích đối với những chính sách xử lý đại dịch của ông.
Trong một bài báo đầu tháng này, tạp chí y khoa hàng đầu của Anh là The Lancet gọi ông Bolsonaro là mối đe dọa lớn nhất đối với Brazil khi nước này phải đương đầu với đại dịch virus Corona Vũ Hán.
Trong khi các thống đốc bang của Brazil nỗ lực thúc đẩy các biện pháp cách ly và phong tỏa nghiêm ngặt nhằm ngăn chặn sự lây lan của đại dịch, ông Bolsonaro lại gạt chúng đi với lập luận rằng những tổn thất kinh tế do các biện pháp này gây ra vượt xa tác dụng ngăn chặn dịch bệnh.
Vào ngày 20/4, Tổng thống Bolsonaro đã tham gia một cuộc biểu tình kêu gọi chấm dứt các biện pháp giãn cách xã hội cũng như yêu cầu tái thiết các nghị định thời kỳ quân sự độc tài.
Ông Nelson Teich, Bộ trưởng Bộ Y tế thứ 2 của Brazil trong năm nay, đã từ chức chỉ sau 1 tháng tại vị nhằm phản đối cách thức xử lý đại dịch của ông Bolsonaro. Thị trưởng thành phố Rio de Janeiro Wilson Witzel, vốn là đồng minh cũ của ông Bolsonaro nói rằng “không ai có thể nghiêm túc thực hiện công việc với sự can thiệp trong các bộ”. Ông còn đăng tải trên Twitter cá nhân như sau: “Đó là lý do tại sao các thống đốc và thị trưởng cần phải lãnh đạo [chống lại] cuộc khủng hoảng đại dịch, chứ không phải ông, thưa ngài Tổng thống”.
Các nước Mỹ La-tinh khác như Mexica và Peru cũng đang phải đối mặt với số ca nhiễm COVID-19 bùng phát và gia tăng liên tục. Trong ngày 16/5, Mexico tuyên bố có thêm 278 ca tử vong mới do đại dịch – con số tử vong do dịch bệnh tại một quốc gia cao nhất trên thế giới trong ngày hôm đó.
Du Miên
https://www.ntdvn.com/the-gioi/tong-ca-nhiem-virus-corona-vu-han-cua-brazil-da-vuot-y-va-tay-ban-nha-38462.html

Liên Hợp Quốc cảnh báo về nạn đói toàn cầu

sau đại dịch virus corona

Vanessa Đỗ
Trong khi Tổ chức Y tế Thế giới cảnh báo cần phải tuân thủ nghiêm ngặt lệnh phong tỏa để chống lại sự lây lan của COVID-19, thì Chương trình Lương thực Thế giới (WFP) của Liên Hợp Quốc tin rằng, điều này sẽ dẫn đến tình trạng nghèo đói toàn cầu và COVID-19 có thể sẽ giết chết nhiều người hơn nữa vào cuối năm 2020.
Ông David Beasley, giám đốc điều hành của WFP từng lên tiếng cảnh báo Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc rằng, đại dịch virus corona có thể sẽ gây ra nạn đói và khủng hoảng lương thực lan rộng với quy mô như mô tả trong “Kinh Thánh”.
“Trong khi đối phó với COVID-19, chúng ta cũng đang trên bờ vực của dịch đói”, ông Beasley nói với Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. “Còn có một mối nguy hiểm thực sự là nhiều người có khả năng chết do ảnh hưởng kinh tế của COVID-19 hơn là chết vì virus”.
Ngay cả trước khi đại dịch bùng phát, đã có dự đoán rằng năm 2020 có nguy cơ sẽ trở thành năm khủng hoảng nhân đạo tồi tệ nhất kể từ Thế chiến II, do các cuộc chiến đang diễn ra ở những nơi như Yemen,
Syria và Nam Sudan cùng với các thảm họa thiên nhiên như nạn châu chấu sa mạc đang hoành hành trên khắp châu Phi.
Đến khi dịch Covid-19 bùng phát, dịch bệnh đã khiến nhiều nước phải phong tỏa nhiều khu vực trên quy mô lớn, từ đó có thể dẫn tới sự sụp đổ của nền kinh tế thế giới, hàng loạt người bị mất việc và dầu giảm giá.
“Chúng tôi có thể dự đoán số người chết trên thế giới do hậu quả của COVID-19 lớn hơn so với sự tấn công của virus. Chương trình Lương thực Thế giới hiện ước tính rằng 265 triệu người sẽ đứng trước bờ vực đói vào cuối năm nay”, Ian Bradbury, Giám đốc điều hành của tổ chức nhân đạo 1st NAEF có trụ sở tại Canada cho biết.
Vào đầu năm 2020, khoảng 130 triệu người đã phải đối mặt với sự đói khát khủng khiếp. Con số đó giờ đây có thể tăng gấp đôi khi ước chừng số người phải chịu đói lên tới 265 triệu người vào cuối năm nay.
Theo thống kê của Liên Hợp Quốc, hiện tại có 820 triệu người trên thế giới không đủ ăn, trong đó có 22 phần trăm trẻ em dưới 5 tuổi được cho là “thấp còi” do suy dinh dưỡng. Gần 700 triệu người, chiếm khoảng 9 phần trăm dân số thế giới sử dụng thực phẩm không an toàn ở mức độ nghiêm trọng, và gần hai tỷ người, chiếm một phần tư dân số thế giới sử dụng thực phẩm không an toàn ở mức độ vừa phải hoặc nghiêm trọng.
Thống kê trên dự kiến ​​sẽ tăng lên trong đại dịch khi việc trồng, thu hoạch và vận chuyển các mặt hàng thực phẩm bị giảm bớt và gần 400 triệu trẻ em phụ thuộc vào các bữa ăn miễn phí ở trường học nhưng giờ đây không thể đến trường. Theo cảnh báo từ các chuyên gia, trong khi nạn đói đã xuất hiện từ lâu ở các khu vực khác nhau trên toàn cầu thì chưa bao giờ nó lại diễn ra trên quy mô toàn thế giới như hiện nay.
“[Tác động] mà căn bệnh này tạo ra đối với chúng tôi là mọi thứ trở nên đắt đỏ hơn, và vì vậy số tiền chúng tôi kiếm được không đủ để đáp ứng nhu cầu hàng tháng của chúng tôi”, Suleiman Hussein Suleiman, 22 tuổi, nhân viên hậu cần ở làng Hemo ở Syria nói.
“Trước đây, chúng tôi đã sống trong khó khăn và bây giờ thậm chí còn khó khăn hơn. Thật khó cho chúng tôi để có thức ăn mỗi ngày. Nếu mọi thứ cứ tiếp diễn như vậy, cơn giận của mọi người sẽ phun trào như núi lửa – họ sẽ nói: ‘Thà rằng chúng ta quay trở lại làm việc và chết vì virus corona còn hơn là con cái chúng ta chết đói!’”, Suleiman cho biết.
Tại Venezuela, đất nước đang gặp rất nhiều khó khăn, đại dịch đã làm tăng thêm sự khốn khổ trong cuộc sống hàng ngày của người dân.
“Tôi sống trong nỗi sợ hãi thường trực, nghĩ rằng nếu tôi bị lây bệnh, tôi sẽ truyền nó cho con gái tôi, nhưng nếu tôi không đi làm, con gái tôi sẽ chết đói. Điều này thật đáng sợ”, Maria Teresa Herrera, một quản trị viên 39 tuổi sống ở thủ đô Caracas của Venezuela cho biết.
Trong khi đó, ở Afghanistan, nhiều người cho biết cuộc sống đã trở nên vô cùng khốn khó.
“Đã ba tháng nay tôi không nhận được bất kỳ khoản lương nào từ văn phòng, và tôi sống rất khó khăn…. Công việc kinh doanh của anh tôi cũng xuống dưới 0 vì lệnh phong tỏa”, Zaki Nadry, 27 tuổi, một quan chức chính phủ ở Kabul nói.
Ở nhiều quốc gia khác, đặc biệt là ở Châu Phi tuy đã tránh được sự tấn công trực tiếp từ virus nhưng các hạn chế nghiêm ngặt vẫn được áp dụng. Trong khi Zimbabwe chỉ ghi nhận 32 trường hợp nhiễm COVID-19 và 4 trường hợp tử vong thì việc phong tỏa đất nước vẫn được áp dụng do nỗi sợ căn bệnh này có thể nhanh chóng đánh sập các hệ thống y tế vốn đã suy yếu – và việc đó sẽ kéo theo hàng ngàn người bị đói.
Ông Dominique Burgeon, giám đốc cơ quan Khẩn cấp và Phục hồi của Tổ chức lương thực và nông nghiệp của Liên hợp quốc (FAO), cũng đã đưa ra cảnh báo kêu gọi các chính phủ làm mọi cách có thể để các hành lang thương mại và chuỗi cung ứng hoạt động, ông cũng nhấn mạnh rằng “hơn bao giờ hết, chúng ta cần hợp tác quốc tế và đưa ra những kế hoạch mềm mỏng để bảo vệ tính linh hoạt của thị trường lương thực toàn cầu”.
Các chuyên gia an ninh lương thực cũng than phiền rằng nguồn tài trợ từ các quốc gia, tổ chức và cá nhân đang cạn kiệt nhanh chóng do ảnh hưởng của dịch viêm phổi Vũ Hán gây ra trên khắp thế giới.
WFP ước tính rằng họ cần bổ sung ngay 350 triệu USD để duy trì hoạt động.
“Chúng tôi phải duy trì các chương trình an ninh lương thực của mình, không chỉ vì nhu cầu gia tăng từ COVID-19 mà còn vì chiến tranh và bạo lực vẫn tiếp diễn và những nhu cầu tồn tại từ trước vẫn còn đó”, Elizabeth Shaw, phát ngôn viên của Ủy ban Chữ thập đỏ quốc tế (ICRC) cho biết.
Ông Beasley cũng nhấn mạnh rằng hiện tại không đủ thời gian và kêu gọi tất cả các nước hành động khẩn cấp để giải quyết cuộc khủng hoảng này.
Theo Fox News
Vanessa Đỗ dịch và biên tập
https://www.dkn.tv/the-gioi/lien-hop-quoc-canh-bao-ve-nan-doi-toan-cau-sau-dai-dich-virus-corona.html

Virus corona:

Kêu gọi điều tra việc ứng phó dịch bệnh toàn cầu

By Tulip MazumdarPhóng viên Y tế Toàn cầu
Giới lãnh đạo y tế toàn cầu dự kiến đưa ra lời kêu gọi phải có một cuộc đánh giá độc lập về phản ứng quốc tế đối với đại dịch Covid-19 tại cuộc họp tuần này.
Đại diện đến từ 194 quốc gia thành viên của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) sẽ tiến hành Hội nghị Y tế Thế giới thường niên lần thứ 73 bằng hình thức trực tuyến.
Đại dịch virus corona là chủ đề chính của sự kiện.
Nhiều câu hỏi sẽ được đặt ra về cách virus đã lây nhiễm cho hơn 4,5 triệu và làm chết hơn 300.000 người.
Mỗi năm, các quốc gia cùng nhau tham gia hội nghị để đánh giá công việc của cơ quan y tế thuộc Liên Hợp Quốc và đặt ra các ưu tiên cho năm tới.
Tại sao Đài Loan sẽ không được dự đàm phán về virus corona
Virus corona: Quanh câu chuyện ‘điều tra WHO’ và ‘kiện Trung Quốc’
Virus corona: Giám đốc WHO kêu gọi chấm dứt ‘chính trị hóa’ virus
Liên minh châu Âu, cùng Vương quốc Anh, Úc và New Zealand, dự kiến sẽ đứng ra lời kêu gọi thực hiện một cuộc điều tra về cách thức đại dịch toàn cầu đã được xử lý và những bài học có thể rút ra.
Người phát ngôn của EU Virginie Battu-Henriksson nói rằng có nhiều câu hỏi cần được trả lời tương tự như bất kỳ cuộc đánh giá nào.
“Làm thế nào mà đại dịch này lan rộng như vậy? Dịch tễ học đằng sau nó là gì? Tất cả điều này cực kỳ quan trọng đối với chúng ta trong tương lai để tránh một đại dịch tương tự.”
Tuy nhiên, bà nói rằng bây giờ không phải là lúc để “chơi trò đổ lỗi”.
Tại đại hội, Tổ chức Y tế Thế giới có thể sẽ chịu nhiều áp lực về cách thức đối phó đại dịch.
Phát ngôn viên của WHO, Tiến sĩ Margaret Harris nói: “Đại hội Y tế Thế giới luôn là thời điểm để [WHO] xem xét kỹ lưỡng.”
Nhưng, bà nói thêm, tổ chức này sẽ vẫn tập trung toàn lực vào công tác dẫn dắt phản ứng tổng thể, dẫn dắt khoa học và các giải pháp chống dịch.
Cuộc chiến địa chính trị
WHO, một cơ quan của Liên Hiệp Quốc, được cho là đại diện cho lợi ích của tất cả các quốc gia thành viên như nhau, nhưng họ đã rơi vào một cuộc chiến chính trị giữa Trung Quốc và Mỹ.
Cuộc chiến đã lên đến đỉnh điểm vào tháng trước với việc Hoa Kỳ – nhà tài trợ lớn nhất của WHO – tuyên bố ngưng cấp tiền cho tổ chức này sau khi Tổng thống Trump cáo buộc WHO đã quản lý yếu kém và che đậy tình trạng dịch bệnh ở Trung Quốc.
Cơ quan của Liên Hiệp Quốc này là một tổ chức tư vấn và không có quyền buộc các nước phải chia sẻ thông tin.
Tại đại hội, dự kiến sẽ có các lời kêu gọi gia tăng quyền lực WHO, cho phép đưa thanh sát viên tới các quốc gia khi dịch bệnh bắt đầu bùng phát và thực hiện cuộc điều tra độc lập.
Devi Sridhar, giáo sư sức khỏe cộng đồng toàn cầu tại Đại học Edinburgh, nói: “Thách thức lớn với dịch bệnh là không quốc gia nào muốn có nó.”
“Mọi quốc gia đều muốn phủ nhận, và mọi quốc gia đều muốn giảm nhẹ chuyện chết chóc.”
Theo Quy định Sức khỏe Quốc tế, các quốc gia được yêu cầu thông báo cho WHO về các bệnh mới xuất hiện ở nước mình. Các đề xuất về tăng quyền lực lần này sẽ tiến thêm một bước nữa.
Giáo sư Sridhar nói thêm:
“Nếu WHO có thể triển khai các đoàn công tác kỹ thuật quốc tế với nhiệm vụ không phải là đổ lỗi hoặc chỉ tay, mà là xác định nguồn gốc của một ổ dịch và đưa ra lời khuyên tốt nhất cho các quốc gia, thì đấy có thể là cách tích cực để ngăn chặn dịch bệnh.”
https://www.bbc.com/vietnamese/world-52702622

116 nước ủng hộ đề xuất của Úc

về việc điều tra dịch Covid-19

Hải Lam
Kênh SBS đưa tin, 116 quốc gia đã ủng hộ đề xuất của Australia về việc mở cuộc điều tra độc lập đối với dịch Covid-19, ngay trước thềm hội nghị của Đại hội đồng Y tế thế giới (WHA) khai mạc ngày 18/5 tại Geneva, Thụy Sĩ.
54 quốc gia thành viên trong nhóm khu vực châu Phi của Liên Hợp Quốc sẽ đồng tài trợ cho hoạt động này, cùng với 62 quốc gia khác, trong đó có Nga, Indonesia, Ấn Độ, Nhật Bản, Anh và Canada.
27 thành viên của Liên minh châu Âu, cùng với Brazil, Hàn Quốc, Mexico, Thổ Nhĩ Kỳ và New Zealand cũng ủng hộ đề xuất điều tra của Úc.
Dự thảo nghị quyết kêu gọi đánh giá khách quan, độc lập và toàn diện về phản ứng quốc tế đối với đại dịch Covid-19. Dự thảo không đề cập đến Trung Quốc, nhưng việc thúc đẩy cuộc điều tra của Úc đã khiến Bắc Kinh tức giận. Chính quyền Trung Quốc đã đe dọa đánh thuế cao đối với lúa mạch và cấm nhập khẩu thịt bò của Úc.
Bộ trưởng Y tế Greg Hunt sẽ đại diện cho Úc tham gia cuộc họp trực tuyến của WHA vào tối thứ Hai (18/5). Cuộc bỏ phiếu về việc điều tra dự kiến diễn ra vào đầu ngày thứ Ba (19/5).
Bộ trưởng Nông nghiệp Úc David Littleproud cho biết cuộc điều tra bao gồm những gì thế giới có thể học được từ đại dịch tàn khốc.
“Đó là trách nhiệm phải làm khi 300.000 mạng sống đã mất đi trên khắp thế giới”, ông Littleproud nói với đài ABC hôm 18/5.
Gần đây, Úc liên tục bày tỏ lập trường cứng rắn của mình trong việc mở cuộc điều tra về dịch Covid-19 bất chấp sự đe dọa từ Bắc Kinh. Theo The Sydney Morning Herald, Ngoại trưởng Úc Marise Payne hôm 27/4 đã bảo vệ đề xuất của Úc là cần tổ chức một cuộc điều tra quốc tế độc lập về dịch bệnh. Trả lời phỏng vấn ABC Radio AM ngày 28/4, Bộ trưởng thương mại Úc Simon Birmingham nói rằng “Lập trường của Úc rất rõ ràng, chúng tôi tin rằng cần mở một cuộc điều tra để xác thực nguyên nhân gây ra dịch bệnh làm thiệt mạng hàng trăm ngàn người trên khắp thế giới”.
Theo SBS News
Hải Lam dịch và biên tập
https://www.dkn.tv/the-gioi/116-nuoc-ung-ho-de-xuat-dieu-tra-ve-dich-covid-19-cua-uc.html

WHO có thể ngăn Đài Loan chia sẻ kinh nghiệm

dập dịch thành công tại hội nghị quốc tế

Quý Khải
Đài Loan có thể bị cấm tham dự Hội nghị Y tế Thế giới (World Health Assembly – WHA) trong tháng này để chia sẻ các phương pháp hiệu quả họ đã sử dụng để chiến đấu thành công với dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán, thường được gọi là nCoV, theo The Epoch Times.
Theo một nghiên cứu dự đoán của Đại học Johns Hopkins hồi tháng 1, Đài Loan sẽ là khu vực có nguy cơ cao thứ hai bùng phát virus bên ngoài Trung Quốc đại lục. Tuy nhiên, trên thực tế Đài Loan lại là một trong những nước phản ứng hiệu quả nhất trên toàn cầu trước đại dịch.
Đài Loan, vốn không phải là thành viên Liên Hợp Quốc, đã bị loại khỏi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), một cơ quan Liên Hợp Quốc, do sự phản đối từ phía Trung Quốc. Hòn đảo này đã không được phép tham gia Hội nghị Y tế Thế giới, cơ quan ra quyết định của WHO, kể từ năm 2016.
Các nhà lãnh đạo ủy ban đối ngoại nghị viện Mỹ đã viết một lá thư gửi tới 55 quốc gia vào ngày 8/5 để ủng hộ Đài Loan tham gia hội nghị này. Trong bức thư, các nhà lập pháp Mỹ tuyên bố rằng khi thế giới chiến đấu với đại dịch, điều quan trọng hơn cả là đặt sức khỏe toàn cầu lên trên yếu tố chính trị.
Chen Shih-chung, Bộ trưởng Bộ Y tế và Phúc lợi Đài Loan, cho biết trong một thông cáo báo chí:
“WHO rồi sẽ thực sự hiểu rằng các loại bệnh truyền nhiễm không có khái niệm biên giới, và không có quốc gia nào nên được loại trừ [khỏi việc tham gia WHO], nếu không việc này sẽ trở thành một lỗ hổng lớn trong an ninh y tế toàn cầu. WHO không nên phớt lờ sự đóng góp cho an ninh y tế toàn cầu của bất kỳ quốc gia nào”.
Đài Loan đã thực hiện các biện pháp kiểm dịch biên giới chặt chẽ để kiểm soát dịch bệnh, đồng thời gia tăng khả năng xét nghiệm phòng thí nghiệm bằng một hệ thống bệnh viện phân lớp. Trong khi đó, Đài
Loan vẫn có một nền kinh tế đang hoạt động bình thường, với GDP quý I tăng trưởng 1,54% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trận chiến giữa Đài Loan và Covid-19 bắt đầu vào thời điểm 31/12 năm ngoái, khi một quan chức y tế công cộng Đài Loan nhận thấy dân tình đang thảo luận trên một diễn đàn mạng về một đợt bùng phát dịch viêm phổi Vũ Hán mới ở Vũ Hán, Trung Quốc. Cùng ngày, Đài Loan đã ngay lập tức tiến hành kiểm dịch các chuyến bay đến nước này trực tiếp từ Vũ Hán.
Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh Đài Loan cũng đã gửi một email đến WHO  để thông báo về dịch bệnh trong cùng ngày, cảnh báo khả năng lây nhiễm từ người sang người. Các chuyên gia Đài Loan đã đến Vũ Hán vào tháng 1 để tiến hành một nghiên cứu thực địa, và họ đi đến kết luận rằng khả năng lây nhiễm giữa người với người tồn tại rất xác thực.
Trong đại dịch, Đài Loan đã tăng cường sản lượng sản xuất mặt nạ hàng ngày từ 1,8 triệu trong tháng 1 lên đến khoảng 19 triệu vào giữa tháng 5. Văn phòng Kinh tế và Văn hóa Đài Bắc tại thành phố San Francisco (Mỹ) đã quyên tặng 100.000 mặt nạ cho bang California vào giữa tháng Tư.
“Kể từ khi Đài Loan bắt đầu giao thương với ĐCSTQ trong một khoảng thời gian dài và đã bị lừa phỉnh nhiều lần trong suốt quá trình, Đài Loan đã học được một cách sâu sắc rằng ĐCSTQ là không đáng tin. Do đó, Đài Loan sẽ không thu thập thông tin dịch bệnh từ các số liệu của ĐCSTQ hoặc WHO”, Đồ Tỉnh Triết, Bộ trưởng Bộ Y tế Đài Loan hồi năm 2003 thời điểm dịch SARS lan từ Trung Quốc đại lục sang Đài Loan, nói với tờ Epoch Times phiên bản Đài Loan.
Sau đó, ĐCSTQ đã giấu sự bùng nổ dịch SARS trong ba tháng và khiến virus này lan sang Đài Loan vào thời điểm đó. Điều này khiến Đài Loan thấu hiểu sâu sắc cảm giác bị ĐCSTQ lừa dối”, ông Đồ nói. “Chúng tôi hiểu rất rõ bản chất lừa lọc của ĐCSTQ”.
Số ca tử vong ở Đài Loan từ dịch SARS là 73 vào năm 2003. Tính đến ngày 4/5 năm nay, số người chết tại Đài Loan từ Covid-19 chỉ là 6.
Ông Tedros Adhanom Ghebreyesus, tổng giám đốc WHO, cho biết hôm 23/1 rằng không có bằng chứng nào về việc lây nhiễm Covid-19 từ người sang người bên ngoài Trung Quốc. Ông Tedros cũng phủ nhận hôm 10/4 rằng Đài Loan từng cảnh báo WHO về khả năng lây nhiễm từ người sang người.
Từ năm 1997 đến 2008, Đài Loan đã nộp đơn xin đăng ký tư cách quan sát viên hàng năm ở WHO nhưng không thành do sự phản đối từ Trung Quốc. Năm 2009, Đài Loan cuối cùng đã giành được tấm vé quan sát viên và được cho phép tham gia Hội nghị Y tế Thế giới, nhưng đã mất vị thế này một lần nữa vào năm 2017 khi ông Tedros trở thành tổng giám đốc.
Trước khi trở thành người đứng đầu WHO, ông Tedros từng là bộ trưởng y tế và sau đó là bộ trưởng ngoại giao của Ethiopia. Ông là thành viên của Mặt trận Giải phóng Nhân dân Tigray (Tigray People’s Liberation Front – TPLF), trong đó Liên đoàn Tigray Các Mác-Lênin (Marxist-Leninist League of Tigray – MLLT) giữ vai trò lãnh đạo trong thập niên 1980.
Một báo cáo của hãng tư vấn McKinsey năm 2017 cho biết Ethiopia đã tham gia Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường của Trung Quốc và là một trong những đối tác mạnh mẽ nhất của Trung Quốc tại Châu Phi.
Theo The Epoch Times
Quý Khải dịch & biên tập
https://www.dkn.tv/the-gioi/who-co-the-ngan-dai-loan-chia-se-kinh-nghiem-dap-dich-thanh-cong-tai-hoi-nghi-quoc-te.html

Lộ thư mật ĐCS Trung Quốc gửi Tổng giám đốc WHO

để ngăn cản Đài Loan tham gia Hội nghị Y tế Thế giới

Bình luậnMinh Thanh
Hội nghị Y tế Thế giới (WHA ) sẽ được tổ chức vào ngày 18/5. Một số quốc gia Châu Âu, Châu Mỹ và Châu Á đã lên tiếng ủng hộ Đài Loan tham dự hội nghị lần này, nhưng đến nay Đài Loan vẫn chưa nhận được lời mời. Cách đây vài ngày, một bức thư bí mật của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) gửi cho Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros, đã bị lộ. Trong thư, ĐCSTQ yêu cầu không cho Đài Loan tham gia Hội nghị và cứng rắn yêu cầu ông Tedros phải tuân thủ nguyên tắc ‘một Trung Quốc’.
Vào ngày 15/5, tạp chí Hoa Kỳ Foreign Policy đã tiết lộ bức thư mật của ĐCSTQ. Trong thư, Bắc Kinh yêu cầu chính phủ của tất cả các nước đã gửi thư chung cho ông Tedros không được nêu các vấn đề về Đài Loan tại hội nghị, và phải tuân thủ nguyên tắc “một Trung Quốc”.
Bức thư viết: “Sự tham gia của Đài Loan vào WHA cần tuân theo nguyên tắc ‘một Trung Quốc’. Nhưng chúng tôi đã biết được rằng một số quốc gia thành viên có ý định nêu ra vấn đề tham gia của Đài Loan khi khai mạc Hội nghị. Điều này đi ngược lại với sự đồng thuận chung của các quốc gia thành viên, và không nên đưa ra vấn đề gây tranh cãi nào trong hội nghị trực tuyến”.
Trong thư, ĐCSTQ cũng kêu gọi ông Tedros Adhanom Ghebreyesus tuân thủ nguyên tắc “Một Trung Quốc” về vấn đề Đài Loan, và lấy cớ “đối mặt với những thách thức chưa từng có”, các nước nên tập trung chống dịch bệnh thay vì để cho những thao túng chính trị làm phân tâm.
ĐCSTQ cũng yêu cầu chính phủ của tất cả các quốc gia ký bức thư này để gây áp lực với WHO không nêu ra vấn đề “khôi phục lại vị trí quan sát viên của Đài Loan trong WHO” tại Hội nghị.
Trên thực tế, đợt bùng phát đại dịch lần này đã cho Đài Loan một cơ hội để nâng cao vị thế quốc tế. Tính đến ngày 16/5, đã có hơn 4,68 triệu ca nhiễm dịch được chẩn đoán trên toàn cầu và số ca tử vong vượt quá 310.000. Tại Đài Loan, chỉ cách Trung Quốc một eo biển, hiện mới có 440 ca được xác nhận nhiễm dịch, trong đó có 7 ca tử vong.
Thành tích chống dịch của Đài Loan đã nhận được sự chú ý và công nhận trên toàn thế giới. Trong những tuần gần đây, chính quyền Tổng thống Trump ở Hoa Kỳ đang tìm kiếm sự hỗ trợ của các đồng minh quan trọng để khôi phục vị thế Đài Loan như một quan sát viên của WHO. Hiện tại, với sự hỗ trợ của Nhật Bản, Hoa Kỳ đã thuyết phục thành công một số đồng minh quan trọng bao gồm Úc, Anh, Canada, Pháp, Đức và New Zealand để cùng ký một bức thư gửi ông Tedros yêu cầu ông mời Đài Loan tham gia Hội nghị trực tuyến của WHA tổ chức vào ngày 18 và 19/5 . Sự việc này đã khiến ĐCSTQ vô cùng bất mãn.
Minh Thanh
Theo NTDTV
https://www.ntdvn.com/trung-quoc/lo-thu-mat-dcs-trung-quoc-gui-tong-giam-doc-who-de-ngan-can-dai-loan-tham-gia-hoi-nghi-y-te-the-gioi-38443.html

Tổng giám đốc WHO cam kết

đánh giá minh bạch cách thức xử lý Corona

Người đứng đầu Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hôm 18/5 cho biết sẽ tiến hành việc đánh giá độc lập cách thức cơ quan này xử lý đại dịch COVID-19 “vào thời điểm phù hợp nhất”, một cách minh bạch và có trách nhiệm.
“Tất cả chúng ta đều phải rút ra các bài học từ đại dịch này. Mọi nước và mọi tổ chức phải xem xét lại cách ứng phó và học từ kinh nghiệm của bản thân. WHO cam kết minh bạch, có trách nhiệm và cải tiến liên tục”, Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus nói trong cuộc họp thường niên cấp bộ trưởng.
XEM THÊM:
COVID-19: Việt Nam đưa hơn 300 người từ thủ đô Mỹ về nước
Ông Tedros cám ơn các quan chức cấp cao trước đó đã bày tỏ “sự ủng hộ mạnh mẽ đối với WHO vào thời điểm sống còn này”.
Ông cũng nói thêm rằng việc đánh giá và xem xét phải bao gồm trách nhiệm và “thiện chí của mọi bên”.
Tổng giám đốc WHO cho rằng “nguy cơ hiện vẫn còn cao và chúng ta vẫn còn một hành trình dài trước mắt”.
https://www.voatiengviet.com/a/t%E1%BB%95ng-gi%C3%A1m-%C4%91%E1%BB%91c-who-cam-k%E1%BA%BFt-%C4%91%C3%A1nh-gi%C3%A1-minh-b%E1%BA%A1ch-c%C3%A1ch-th%E1%BB%A9c-x%E1%BB%AD-l%C3%BD-corona/5424386.html

WHO họp Hội Đồng Y Tế Thế Giới về Covid-19,

Đài Loan không được mời

Thu Hằng
Dịch Covid-19 buộc 194 nước thành viên của Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO/OMS) họp đại hội đồng qua hệ thống viễn thông trong hai ngày 18 và 19/05/2020. Chủ đề chính là đại dịch Covid-19, trong bối cảnh nhiều nước nghi ngờ vai trò của WHO trong cách xử lý khủng hoảng dịch tễ. Đây cũng là một trong những điểm bất đồng làm gia tăng căng thẳng trong quan hệ Mỹ-Trung.
Chính quyền Đài Bắc, từng cảnh báo sớm với WHO về nguy cơ lây nhiễm từ người sang người và có chiến lược chống dịch Covid-19 rất hiệu quả, vẫn không được mời do Bắc Kinh luôn khẳng định Đài Loan là một phần lãnh thổ của Trung Quốc.
Thông tín viên RFI Jérémie Lanche tường trình từ Genève:
Về mặt chính thức, từ “Covid-19″ không xuất hiện trên lịch làm việc. Nhưng trên thực tế, Hội Đồng Y Tế Thế Giới sẽ chỉ bàn về vấn đề này. Đầu tiên là văn kiện của Liên Hiệp Châu Âu cùng với khoảng 50 nước thành viên khác, yêu cầu quyền được tiếp cận các biện pháp điều trị một cách phổ quát, nhanh chóng và công bằng cho tất cả các quốc gia trên thế giới.
Hoa Kỳ, nước muốn được độc quyền một loại vác-xin, có thể sẽ không đồng ý về điểm này. Ngược lại, Mỹ lại yêu cầu văn kiện trên đòi Tổ Chức Y Tế Thế Giới phải giải trình rõ ràng về cách xử lý khủng hoảng của tổ chức này. Washington từng cáo buộc Tổ Chức Y Tế Thế Giới chịu ảnh hưởng của Trung Quốc.
Cuộc đối đầu giữa Washington và Bắc Kinh sẽ là một hồ sơ khác được theo dõi, với yêu cầu mời Đài Loan trở lại Tổ Chức Y Tế Thế Giới. Đài Bắc bị mất tư cách quan sát viên vào năm 2016, do Bắc Kinh gây áp lực.
Cuối cùng, bài phát biểu của phía Mỹ cũng rất được trông đợi, vì một số nước lo ngại rằng Washington sẽ rút hẳn khỏi Tổ Chức Y Tế Thế Giới ».
http://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200518-who-h%E1%BB%8Dp-h%E1%BB%99i-%C4%91%E1%BB%93ng-y-t%E1%BA%BF-th%E1%BA%BF-gi%E1%BB%9Bi-v%E1%BB%81-covid-19-%C4%91%C3%A0i-loan-kh%C3%B4ng-%C4%91%C6%B0%E1%BB%A3c-m%E1%BB%9Di

EU kêu gọi điều tra độc lập

việc WHO ứng phó đại dịch Covid-19

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho biết Trung Quốc sẽ cấp 2 tỷ đôla trong hai năm tới để giúp ứng phó với đại dịch Covid-19, hãng AP cho biết hôm 18/05.
Ông Tập cho biết như trên trong phiên khai mạc hội nghị trực tuyến của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).
Theo AP, tuyên bố của ông Tập đánh dấu sự tương phản rõ rệt với Hoa Kỳ: Chính quyền của Tổng thống Donald Trump tuyên bố đình chỉ tài trợ cho WHO về việc xử lý sai trái trong việc ứng phó với dịch bệnh và tổ chức này ca ngợi cách ứng phó của Trung Quốc.
Ông Tập không nói rõ khoản tiền này của Trung Quốc sẽ cấp cho lĩnh vực nào, nhưng cho biết, Trung Quốc sẽ cấp 2 tỷ đôla trong hai năm để giúp ứng phó Covid-19.
Ông Tập cũng nói rằng việc phát triển vaccine và triển khai vaccine ở Trung Quốc sẽ được coi là một công cụ toàn cầu của cộng đồng và nói rằng Trung Quốc đã hỗ trợ đánh giá về phản ứng toàn cầu đối với dịch bệnh sau khi dịch bệnh được kiểm soát.
Cũng hôm 18/05, Liên minh châu Âu (EU) và các quốc gia khác ra một nghị quyết kêu gọi một đánh giá độc lập về ứng phó của WHO đối với đại dịch Covid-19 để “xem xét kinh nghiệm và rút ra bài học kinh nghiệm.”
Nghị quyết có sự hỗ trợ của hơn một nửa các quốc gia thành viên WHO và sẽ được thảo luận trong tuần này.
Nghị quyết cũng khởi xướng một quá trình từng bước đánh giá khách quan, độc lập và toàn diện về các nỗ lực của WHO nhằm điều phối ứng phó quốc tế đối với COVID-19, bao gồm cả hoạt động của luật y tế quốc tế và các hành động của của chức này trong hệ thống y tế LHQ.
https://www.voatiengviet.com/a/eu-keu-goi-dieu-tra-doc-lap-viec-who-covid19/5424357.html

E.U cho rằng Châu Âu nên tạm thời

cấm Trung Cộng mua các công ty E.U

Tin từ BERLIN, Đức – Vào hôm Chủ nhật (17/5), lãnh đạo của liên minh chính trị lớn nhất của Liên minh châu Âu cho biết khối này nên áp dụng lệnh cấm tạm thời đối với các công ty Trung Cộng tìm cách mua lại các công ty E.U đang bị mất giá, hoặc có vấn đề kinh doanh vì cuộc khủng hoảng coronavirus.
Ông Manfred Weber, một đảng viên bảo thủ cao cấp của Đức và là người đứng đầu nhóm EPP trong Quốc hội EU, nói với tờ báo Welt am Sonntag của Đức rằng ông ủng hộ việc tuyên bố lệnh cấm 12 tháng đối với các nhà đầu tư Trung Cộng muốn mua các công ty châu Âu.
Trung Cộng và EU tiến hành các cuộc đàm phán về một thỏa thuận đầu tư toàn diện vào năm 2013, và tổ chức nhiều vòng đàm phán kể từ đó. Các trở ngại bao gồm việc tiếp cận thị trường đối ứng và một sân chơi bình đẳng.
Các nhà lãnh đạo Trung Cộng và EU dự kiến sẽ gặp nhau tại một hội nghị thượng đỉnh đặc biệt vào tháng 9, mặc dù đại dịch coronavirus khiến nhiều người nghi ngờ về việc liệu cuộc họp có thể diễn ra như dự kiến hay không. Vào tháng trước, chính phủ Đức đồng ý thắt chặt các luật để bảo vệ các công ty trong nước khỏi sự thâu tóm từ các nhà đầu tư từ các quốc gia ngoài Liên minh châu Âu.
Hành động này diễn ra vào thời điểm nền kinh tế lớn nhất châu Âu, và EU nói chung, đang xem xét lại mối quan hệ với Trung Cộng trong bối cảnh các công ty quốc doanh Trung Cộng tăng cường đầu tư vào các lĩnh vực quan trọng. (BBT)
https://www.sbtn.tv/e-u-cho-rang-chau-au-nen-tam-thoi-cam-trung-cong-mua-cac-cong-ty-e-u/

Covid-19: Liên Hiệp Châu Âu lật tẩy

lá bài chia rẽ nội bộ của Trung Quốc

Thu Hằng
Từ đầu 2019, Liên Hiệp Châu Âu ý thức được tham vọng bá quyền của Bắc Kinh, xác định Trung Quốc là một « đối tác » và « đối thủ cạnh tranh » về kinh tế và công nghệ trong « Tầm nhìn chiến lược 2019 ». Nhưng phải chờ đến dịch Covid-19, Liên Hiệp Châu Âu mới thực sự thức tỉnh trước những thâm ý của Bắc Kinh.
« Mối quan hệ giữa Trung Quốc và Liên Hiệp Châu Âu thay đổi nhanh hơn kể từ khi xuất hiện dịch Covid-19 ». Nhận định này được đích danh người đứng đầu ngành ngoại giao châu Âu Josep Borrell nêu trong bức thư gửi đến nhiều cơ quan truyền thông thế giới hôm 15/05/2020. Sự kiện hiếm hoi này cũng cho thấy Bruxelles nhận ra là phải lên tiếng cảnh báo về chiến lược bóp méo thông tin và gây chia rẽ nội bộ Liên Hiệp Châu Âu được Trung Quốc tiến hành từ khi nước này tạm khống chế được dịch.
Một ví dụ được ông Josep Borrell nêu là điểm khác biệt về cứu trợ nhân đạo. Liên Hiệp Châu Âu làm nhưng không nói nhiều ; còn Trung Quốc tặng ít nhưng quảng bá rầm rộ.
Vào tháng Hai, khi các bệnh viện ở Trung Quốc, đặc biệt là ở Vũ Hán, bị quả tải, Liên Hiệp Châu Âu gửi 12 tấn trang thiết bị và hỗ trợ 10 triệu euro để giúp nghiên cứu về virus corona (trang China.org.cn ngày 07/02). Pháp gửi 17 tấn vật tư bảo hộ trên chuyến bay của Air France sang Vũ Hán đưa kiều dân về nước (thông cáo của bộ Ngoại Giao ngày 19/02). Ngoài ra, rất nhiều doanh nghiệp của các nước thành viên Liên Hiệp Châu Âu cũng quyên góp tài chính, gửi tặng trang thiết bị bảo hộ y tế cho thành phố Vũ Hán và nhiều vùng bị dịch khác. Tuy nhiên, tất cả những thông tin này chỉ dừng ở những dòng thông cáo của các nước gửi tặng và lời cảm ơn ngoại giao của Bắc Kinh.
« Sau này, khi đến lượt châu Âu trở thành ổ dịch chính, Trung Quốc gửi hàng cứu trợ, nhưng quảng bá đến độ để cả thế giới phải biết ». Người đứng đầu ngành ngoại giao châu Âu nhấn mạnh tương trợ lẫn nhau luôn là điểm được Liên Hiệp Châu Âu chú trọng nhưng Bruxelles luôn « tránh chính trị hóa viện trợ nhân đạo ».
Khai thác bất đồng để dễ giật dây
Vẫn theo ông Josep Borrell, hơn ai hết, « Trung Quốc hiểu rõ những bất đồng giữa các nước thành viên và không ngần ngại khai thác chúng để phục vụ cho lợi ích của Trung Quốc ». Hình ảnh đoàn chuyên gia của Trung Quốc, trên chuyến bay chở thiết bị vật tư y tế, đến Roma vào giữa tháng Ba được quảng bá rầm rộ. Khi cả châu Âu vẫn loay hoay trong thời gian đầu với dịch Covid-19, Ý, nạn nhân đầu tiên, có cảm giác bị Liên Hiệp Châu Âu bỏ rơi, chỉ có Nga, Trung Quốc và Cuba đến giúp đỡ.
Trung Quốc là một đối tác và đối thủ về mọi lĩnh vực của Liên Hiệp Châu Âu và Bruxelles đề ra một chính sách nhất quán về điểm này, nhưng để áp dụng được cho tất cả các nước thành viên lại làm nhiệm vụ không dễ dàng gì vì mỗi nước có những lập trường và ưu tiên riêng.
Điểm lo lắng này của người đứng đầu ngành ngoại giao châu Âu được chứng minh một lần nữa qua cuộc điện đàm ngày 15/05 giữa chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và tổng thống Hungary Victor Orban. Liên Hiệp Châu Âu, mà Hungary là một thành viên, trở thành vô hình trong cuộc điện đàm, theo báo mạng South China Morning Post. Chỉ có hợp tác của nhóm « 17+1 » được đề cập và tổng thống Victor Orban khẳng định sẵn sàng ủng hộ nhóm « 17+1 », cũng như gia tăng hợp tác tài chính, thương mại với Bắc Kinh. Thế nhưng, Bruxelles luôn cho rằng Trung Quốc sử dụng nhóm 17 nước Trung và Đông Âu làm quân cờ để chia và trị nội bộ Liên Hiệp Châu Âu.
Trước một Trung Quốc không ngừng khẳng định tham vọng, giải pháp được ông Josep Borrell đưa ra là « cần duy trì kỷ luật tập thể cần thiết ». Đoàn kết là một trong những điều kiện tiên quyết để có thể gây ảnh hưởng vì dù đó có là một nước thành viên mạnh nhất trong khối, thì cũng không thể tạo được ảnh hưởng nếu hành động một mình.
http://www.rfi.fr/vi/ph%C3%A2n-t%C3%ADch/20200518-li%C3%AAn-hi%E1%BB%87p-ch%C3%A2u-%C3%A2u-l%E1%BA%ADt-t%E1%BA%A9y-l%C3%A1-b%C3%A0i-chia-r%E1%BA%BD-n%E1%BB%99i-b%E1%BB%99-c%E1%BB%A7a-trung-qu%E1%BB%91c

Covid-19: 185.000 học sinh trung học Pháp

trở lại trường tại các “vùng xanh”

Thanh Hà
Pháp tiếp tục dỡ lệnh phong tỏa. Gần một tuần lễ sau khi cho mở cửa lại các trường tiểu học trên toàn quốc, ngày 18/05/2020 đến lượt các trường trung học tại những vùng có tỷ lệ lây nhiễm thấp mở cửa trở lại để đón học sinh lớp 5 và lớp 6. Tất cả học sinh phải đeo khẩu trang khi đến trường.
Riêng tại bốn vùng thuộc diện “đỏ” trong đó có Paris và các vùng phụ cận, các trường trung học vẫn đóng cửa cho đến cuối tháng vì Covid-19.
Tuy nhiên sau một tuần lễ từng bước mở cửa trở lại, bộ trưởng Y Tế Pháp tiếp tục kêu gọi dân chúng đề cao cảnh giác vì virus corona vẫn tồn tại. Trong tuần nước Pháp phát hiện 25 ổ dịch mới. Ở cấp tiểu học, trên toàn quốc có 70 trường học phải đóng cửa trở lại hoặc hoãn ngày khai giảng do phát hiện những ca lây nhiễm mới.
Trên toàn quốc, tính đến chiều 17/05/2020, virus corona đã làm 28.108 bệnh nhân thiệt mạng. Theo thống kê chính thức trong 24 giờ qua, đã có thêm 483 trường hợp tử vong, trong số này có 429 vị cao niên qua đời trong các viện dưỡng lão. Cơ quan y tế Pháp giải thích số nạn nhân trong 24 giờ qua tăng đột ngột do một sự điều chỉnh về thống kê vừa thu thập được tại các nhà dưỡng lão. Nhìn chung tình hình dịch bệnh đang thuyên giảm, số ca phải đưa vào cấp cứu và những trường hợp phải nhập viên liên tục giảm.
Chiều nay, hội đồng khoa học cố vấn cho chính phủ về dịch Covid-19 sẽ đệ trình lên tổng thống và thủ tướng báo cáo về tình hình dịch bệnh. Tài liệu này sẽ cho phép Paris quyết định về thời điểm tổ chức vòng hai bầu cử cấp thành phố. Vòng một đã diễn ra hồi tháng 3/2020. Có khả năng vòng thứ nhì được dự trù vào ngày 28/06/2020, nhưng cả phủ tổng thống lẫn thủ tướng đều chưa đưa ra quyết định sau cùng.
Sau cùng sáng nay, Tham Chính Viện vừa khuyến nghị chính phủ ngưng “ngay lập tức” việc sử dụng drone để giám sát trong giai đoạn dỡ bỏ phong tỏa trong khu vực thành phố Paris, với lý do khung pháp lý chưa quy định về việc sử dụng vật thể bay không người lái này.
http://www.rfi.fr/vi/ph%C3%A1p/20200518-covid-19-185-000-h%E1%BB%8Dc-sinh-trung-h%E1%BB%8Dc-pha%CC%81p-tr%E1%BB%9F-l%E1%BA%A1i-tr%C6%B0%E1%BB%9Dng-t%E1%BA%A1i-c%C3%A1c-v%C3%B9ng-xanh

Virus corona : Những điều bí ẩn

về Đại hội thể thao quân đội thế giới tại Vũ Hán

Thùy Dương
Nhiều vận động viên quân đội của các nước châu Âu đã nhiễm virus corona trong Đại hội thể thao quân đội thế giới được tổ chức tại Vũ Hán hồi tháng 10/2019 ? Giả thuyết này đang đặt ra một vấn đề nan giải cho quân đội Pháp vì có thể hỗ trợ chiến dịch làm sai lệch thông tin từ chính quyền Trung Quốc. Trên đây là nhận định của báo Pháp Le Monde ngày 13/05/2020 trong bài viết « Những điều bí ẩn về Đại hội thể thao quân đội thế giới tại Vũ Hán ».
Tất cả bắt nguồn từ tin nhắn Twitter của phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên (Zhao Lijian) ngày 12/03/2020 : « Có thể là quân đội Mỹ đã mang dịch bệnh đến Vũ Hán. Quý vị hãy rõ ràng, minh bạch. Nước Mỹ nợ chúng tôi một lời giải thích ». Báo chí Nhà nước Trung Quốc lập tức dẫn lời quan chức ngoại giao này. Trong bài viết « Quân đội Hoa Kỳ, nạn nhân hay người truyền virus ? », Hoàn Cầu thời báo giải thích : « Ông Triệu Lập Kiên đề cập đến Đại hội thể thao quân đội thế giới tại Vũ Hán ».
Le Monde ngày 12/05/2020, nhận định đây là « nỗ lực thô thiển » của Trung Quốc để đáp trả việc chính quyền của tổng thống Mỹ Donald Trump gọi virus corona là « virus Trung Quốc ». Bắc Kinh cũng bị Washington tố cáo là đã « bịt miệng » những bác sĩ cố gắng báo động về dịch bệnh, và sau đó là trì hoãn thông báo với thế giới là virus corona có thể lây truyền từ người sang người. Mưu đồ của ngành ngoại giao Trung Quốc không phải là không có tác dụng : ở Trung Quốc, tin nhắn Twitter của phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung Quốc lan truyền rộng rãi. Không ít công dân Trung Quốc tự hỏi liệu virus corona có phải là nỗ lực của Mỹ để gây bất ổn cho đất nước Trung Quốc hay không.
Trong cuộc chiến thông tin này, theo Le Monde, mọi điều đều đáng lưu ý. Ngay trong tháng Hai, các báo cáo về năm lần nhập viện của các vận động viên nước ngoài trong thời gian họ lưu lại Vũ Hán đã được đưa ra. Bác sĩ Trương Định Vũ (Zhang Dingyu), giám đốc một bệnh viện lớn ở thành phố Vũ Hán khi đó đã phải nói rằng các vận động viên bị sốt rét. Từ đó trở đi, có nhiều chuyện được các vận động viên nước ngoài kể lại. Một số vận động viên đó tự hỏi liệu có phải họ đã bị nhiễm bệnh trong thời gian ở thủ phủ tỉnh Hồ Bắc hay không. Le Monde cho rằng điều này không phải là không thể xảy ra ! Bởi vì Trung Quốc đã xác định là có một ca nhiễm virus từ ngày 17/11/2019, nhưng không có bằng chứng nào cho thấy đó là ca bệnh đầu tiên.
Chỉ thị « giữ im lặng »
Trong một cuộc phỏng vấn ban đầu không được mấy người chú ý và được phát trên kênh truyền hình địa phương Télévision Loire 7 của Pháp hồi cuối tháng 3, vận động viên năm môn phối hợp Elodie Clouvel của quân đội Pháp kể lại rằng cô bị ốm sau Đại hội thể thao quân đội thế giới diễn ra từ ngày 18 đến ngày 27/10/2019 tại Vũ Hán, với những triệu chứng bệnh mà trước đó cô chưa từng thấy. Bạn đời của cô, nhà vô địch thế giới năm môn phối hợp, Valentin Belaud, cũng cảm thấy sức khỏe rất tệ trong giai đoạn này. Vận động viên Elodie Clouvel phát biểu : « Có rất nhiều vận động viên ở Đại hội thể thao quân đội thế giới đã bị ốm rất nặng. Gần đây, chúng tôi đã liên lạc với bác sĩ quân đội và bác sĩ nói với chúng tôi : ‘‘Tôi nghĩ rằng anh chị đã nhiễm virus, bởi vì có nhiều người trong đội này đã bị ốm.’’ » 
Sau đó, vận động viên giữ im lặng và đài Television Loire 7 cũng gỡ bỏ bài phỏng vấn trên trang web, với lý do « để lưu trữ ». Báo Le Monde đã tìm cách liên lạc với các vận động viên Pháp tham gia Đại hội thể thao quân đội thế giới nhưng tất cả đều cho biết họ đã nhận được chỉ thị giữ im lặng. Các vận động viên này nói là báo chí nên liên lạc với cơ quan truyền thông của quân đội và khẳng định là họ không bị ốm trong hoặc sau thời gian thi đấu.
Quay trở lại với Đại hội thể thao quân đội thế giới 2019, lần đầu tiên trong lịch sử Đại hội kể từ khi được tổ chức vào năm 1995, 10.000 vận động viên tham gia Đại hội được ở trong khu phức hợp kiểu làng Olympic, bao gồm khoảng mười lăm tòa nhà với các khu tập luyện và ăn uống. Đoàn thể thao quân đội Pháp, với khoảng 400 vận động viên, chiếm hai trong số các tòa nhà này. Một số vận động viên đã tranh thủ đi thăm quan thành phố Vũ Hán. Một số người khác chỉ đơn giản đến nơi thi đấu xong rồi về.
Alexis Bodiot, người đoạt huy chương đồng trong môn đạp xe đạp, nhớ lại là đã đến thăm thành phố và đi tàu điện ngầm. Anh ấy nói không mắc bệnh ở đó, cũng như những người khác trong đội đua xe đạp của Pháp. Sau đó, anh trở về căn cứ quân đội ở Creil … nơi Covid-19 lây lan vào tháng 02/2020. Cựu tay đua xe đạp chuyên nghiệp nói với Le Monde : « Chính ở chỗ tôi làm việc có nhiều trường hợp nhiễm bệnh nhất. Tôi đang chờ kết quả xét nghiệm huyết thanh học. Tôi đã không có bất kỳ triệu chứng nào, nhưng nếu chẳng may tôi bị nhiễm bệnh, thì đó là ở Creil, chứ không phải ở Vũ Hán vào tháng Mười (năm ngoái). »
Tại nước Ý, chỉ thị không nói chuyện với báo chí cũng được đưa ra cho các vận động viên tham dự Đại hội thể thao quân đội thế giới. Nhưng trước đó, vận động viên đấu kiếm Fencer Matteo Tagliariol đã khẳng định với nhật báo Ý Gazzetta dello Sport rằng đội tuyển quốc gia « gần như tất cả đều ngã bệnh (…) Dùng thuốc kháng sinh không có tác dụng, phải mất 3 tuần tôi mới khỏi bệnh nhưng tình trạng mệt mỏi sau đó vẫn kéo dài ». Theo cựu vô địch Olympic, bệnh xá tại Đại hội thể thao quân đội thế giới ở Vũ Hán khi đó « không phát thuốc aspirine nữa. Trong kho không còn thuốc trong khi có quá nhiều người cần ». Hôm thứ Năm (07/05), cơ quan phụ trách thể thao của quân đội Ý lại cho biết trong số những vận động viên trở về từ Trung Quốc không có trường hợp nghi nhiễm virus corona nào. Do đó, các xét nghiệm huyết thanh học đã không được thực hiện.
Tại Thụy Điển, cảnh báo được đưa ra sớm nhất là vào giữa tháng 4 từ căn cứ Boden. Một bác sĩ quân đội nói với báo chí địa phương rằng một số vận động viên bị sốt, mệt mỏi và không thể tập luyện trong suốt nhiều tuần sau khi trở về từ Vũ Hán. Các căn cứ khác của Thụy Điển báo cáo hiện tượng tương tự. Năm vận động viên sau đó được xét nghiệm huyết thanh học. Chỉ có một người có kết quả dương tính với virus corona. Anders Nystedt, chuyên gia về truyền nhiễm  đặc trách dịch Covid-19 ở miền bắc Thụy Điển, nói rằng ông thận trọng vì những kết quả xét nghiệm này có nhiều điều không chắc chắn, kết quả xét nghiệm cho biết một người đã nhiễm bệnh, nhưng không xác định được họ bị nhiễm virus trong giai đoạn nào.
Những lời chứng này được sử dụng rộng rãi trên các mạng xã hội Trung Quốc. Một cư dân mạng viết trên Weibo (còn được gọi là mạng xã hội Twitter của Trung Quốc) là nếu nước Pháp nghĩ rằng mọi chuyện bắt đầu từ Đại hội thể thao quân đội thế giới, thì virus corona thực sự có thể đã được quân đội Mỹ mang đến.
Thế khó của quân đội Pháp
Hôm 06/05, quân đội Pháp cho biết là các vận động viên của đoàn thể thao quân đội Pháp đã không và cũng sẽ không được xét nghiệm. Bộ Quân Lực Pháp cho biết Cơ quan y tế liên quân (SSA) không xác nhận có vận động viên trong đoàn Pháp mắc bệnh cúm hoặc phải nhập viện trong thời gian diễn ra Đại hội cũng như sau Đại hội và có thể là có liên quan đến dịch bệnh Covid-19.
Vấn đề khó đặt ra cho quân đội Pháp là thực hiện các xét nghiệm huyết thanh học cho tất cả các vận động viên của đoàn sẽ chỉ cho phép biết liệu một số người có bị nhiễm bệnh hay không, nhưng lại không thể xác định ngày họ nhiễm virus, trong khi virus corona đã lây lan rộng rãi ở Pháp trong những tháng gần đây. Vì vậy, rất có thể là trong số bốn trăm vận động viên trong đoàn thi đấu, có một số người đã bị nhiễm bệnh ở Pháp sau chuyến đi đến Vũ Hán chứ không phải họ nhiễm bệnh ở Vũ Hán.
Hiện giờ vẫn còn nhiều nghi ngờ, đồn đoán, nhưng Le Monde kết luận là ở Trung Quốc, những người chủ trương bóp méo thông tin chắc chắn sẽ không ngần ngại coi đây là một yếu tố mới cần khai thác để hỗ trợ giả thuyết của Bắc Kinh theo đó virus lây lan từ nước ngoài đến Trung Quốc. Ngược lại, việc quân đội Pháp từ chối cho tiến hành các xét nghiệm cho dù nhiều nghi vấn đang được các vận động viên trong đoàn công khai đặt ra lại có thể mang lại cảm giác quân đội Pháp không muốn đi đến tận cùng, và điều này càng có nguy cơ « nuôi dưỡng các thuyết âm mưu ».
http://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200518-virus-corona-nh%E1%BB%AFng-%C4%91i%E1%BB%81u-b%C3%AD-%E1%BA%A9n-v%E1%BB%81-%C4%91%E1%BA%A1i-h%E1%BB%99i-th%E1%BB%83-thao-qu%C3%A2n-%C4%91%E1%BB%99i-th%E1%BA%BF-gi%E1%BB%9Bi-t%E1%BA%A1i-v%C5%A9-h%C3%A1n

Bỉ : Cuộc đọ sức giữa nhân viên y tế

và chính phủ trong mùa dịch Covid-19

Thanh Hà
Tại Bỉ ngày 18/05/2020 phần lớn nhân viên y tế đình công phản đối chính phủ trưng dụng cả những người không có tay nghề để phục vụ trong bệnh viện và nhà dưỡng lão. Là một trong những quốc gia có tỷ lệ lây nhiễm virus corona và tử vong cao nhất thế giới tính theo dân số : 55.280 ca nhiễm trên tổng
số 11,5 triệu dân và hơn 9 ngàn người thiệt mạng, chính quyền Bruxelles bị chỉ trích đã “quay lưng lại” với nhân viên y tế trong cuộc chiến chống virus corona.
Chiều qua, nhân viên bệnh viện Saint-Pierre đã quay lưng lại khi đoàn xe của thủ tướng Sophie Wilmes đến thăm bệnh viện. Thông tín viên Laxmi Lota từ Bruxelles giải thích :
“Thủ tướng Bỉ đến thăm một trong những bệnh viện của thành phố cuối tuần này. Đây là lần đầu tiên kể từ khi khủng hoảng virus corona bùng phát. Hình ảnh gây ấn tượng tại trung tâm Saint-Pierre là nhân viên dàn chào bà Sophie Wilmes nhưng họ đã quay lưng lại khi đoàn xe của thủ tướng đi qua.
Bác sĩ, y tá, hộ lý đều kiệt sức. Bỉ thiếu khẩu trang khi dịch bệnh bùng lên. Thế rồi gần đây, sắc lệnh của hoàng gia đòi trưng dụng nhân viên y tế trong trường hợp khẩn cấp, kể cả những người không có tay nghề cao để phục vụ trong các  bệnh viện và nhà dưỡng lão . Đối với bà Véronique Sabel, thuộc công đoàn CSC bảo vệ nhân viên trong các lĩnh vực dịch vụ công cộng, quyết định này là một sự “sỉ nhục” đối với những người trong ngành.
Bà nói : Trong trường hợp một làn sóng dịch thứ nhì lại xảy ra trong những tuần lễ tới, chắc chắn nhân viên y tế không còn chăm chỉ đi làm nữa. Hãy nhìn vào những gì họ được đền đáp, rồi chính phủ lại ban hành lệnh cho phép kể cả những người không có thẩm quyền chăm sóc bệnh nhân … Không hiểu chúng ta đang đi về đâu”. Công đoàn CSC khởi động chiến dịch kêu gọi đình công kể từ hôm nay. Trong vòng một tháng, nhân viên trong các bệnh viện và tại các viện dưỡng lão sẽ bãi công trong 1 giờ đồng hồ mỗi ngày. Bên công đoàn nói rõ là hình thức bãi công này không ảnh hưởng đến việc chăm sóc bệnh nhân”.
http://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200518-b%E1%BB%89-cu%E1%BB%99c-%C4%91%E1%BB%8D-s%E1%BB%A9c-gi%E1%BB%AFa-nh%C3%A2n-vi%C3%AAn-y-t%E1%BA%BF-v%C3%A0-ch%C3%ADnh-ph%E1%BB%A7-trong-m%C3%B9a-d%E1%BB%8Bch-covid-19

Bỉ quyết ra tay chống gián điệp Trung Quốc

Thụy My
Le Monde ngày 18/05/2020 cho biết, nước Bỉ đang quyết liệt chống lại gián điệp Trung Quốc. Từ một năm qua, chính quyền Bỉ liên tục có các biện pháp đối phó với các hoạt động thù địch của Bắc Kinh trên lãnh thổ nước mình.
Sau khi cấm cư trú đối với Tống Tân Ninh (Song Xinning), giám đốc Viện Khổng Tử đặt tại trường đại học tiếng Hà Lan ở Bruxelles (VUB) năm 2019, Bỉ vừa có quyết định tương tự với một quan chức phụ trách văn hóa của Trung Quốc tại Bruxelles. Ngoài ra, Ủy ban kiểm soát tình báo an ninh, được mệnh danh là « Ủy ban R », còn mở điều tra về nghi vấn Trung Quốc xâm nhập cả vào cơ quan tình báo Bỉ.
Vụ Viện Khổng Tử đã đánh dấu một bước ngoặt về mặt các tuyên bố công khai của Bỉ. Nước này vốn rất dè dặt khi phản ứng trước một chủ đề nhạy cảm như gián điệp Trung Quốc trên đất nước mình. Cơ quan an ninh Bỉ từ năm 2016 đã bày tỏ quan ngại trước sự xuất hiện của viện này, khi hoạt động của Viện Khổng Tử không chỉ giới hạn trong lãnh vực văn hóa mà cả chính trị. Viện Khổng Tử trực thuộc bộ Văn Hóa Trung Quốc, và tình báo Bỉ nghi ngờ ông Tống Tân Ninh che giấu các hoạt động khác, phía sau tư cách giáo sư.
Hợp đồng tư vấn
Cuộc điều tra cho thấy giám đốc Viện Khổng Tử tiếp xúc với hai thành viên đại sứ quán Trung Quốc ở Bruxelles, báo cáo công việc tuyển mộ các nhân vật có thể gây ảnh hưởng thân Bắc Kinh.
Những cái loa mang tuyên bố của Bắc Kinh đến rao giảng ở châu Âu đa số là từ cộng đồng người Hoa sống tại Bỉ. Nhưng người ta còn nhận ra sự hiện diện của những người châu Âu, là sinh viên hoặc giảng viên, được Trung Quốc mời sang tham quan văn hóa.
Khi trở về Bỉ, họ nhận được số tiền hoàn trả vượt xa chi phí chuyến đi, rồi sau đó là những món quà đắt tiền, và dần dần trở nên bị chi phối. Những hợp đồng tư vấn cũng được ký kết với các giảng viên và chuyên gia với các điều kiện hào phóng, khiến họ trở nên phụ thuộc.
Ông Jonathan Holslag, giáo sư chính trị quốc tế ở trường đại học VUB, nhớ lại một người « rất lịch sự và có văn hóa, đôi khi phát biểu chỉ trích chế độ Trung Quốc, có lẽ là để trấn an người đối thoại và âm thầm tiến lên… ». Đối với vị giáo sư chuyên nghiên cứu về Trung Quốc, « vấn đề nằm ở chỗ phản gián Bỉ còn yếu trong khi nguy cơ liên quan đến toàn châu Âu ; chúng ta chỉ có thể thắng được khi cùng nỗ lực. Trung Quốc tập trung vào các chủ đề kinh tế : công nghệ 5G, vấn đề kết nối, cơ sở hạ tầng, giao thông, ‘con đường tơ lụa’… ».
Cơ quan di trú Bỉ hôm 30/07 đã báo cho Tống Tân Ninh việc ông bị từ chối gia hạn giấy phép cư trú có thời hạn 8 năm. Biện pháp này có giá trị tại tất cả các nước thuộc không gian Schengen. Tống Tân Ninh chối cãi việc làm gián điệp. Trả lời báo chí Hoa lục, ông ta khẳng định rằng quyết định trên đây có liên quan đến việc hồi tháng 4/2019 ông đã từ chối lời mời của một nhà ngoại giao Mỹ làm gián điệp chống lại Trung Quốc, và bị đe dọa sẽ trả đũa.
Được Le Monde chất vấn, đại sứ quán Trung Quốc ở Bruxelles cũng bác bỏ cáo buộc gián điệp. Tòa đại sứ cho rằng « cựu giám đốc Viện Khổng Tử của VUB, ông Tống Tân Ninh, đã kiện cơ quan di trú Bỉ ra trước tòa án vì đã cấm ông di chuyển trong khu vực Schengen ».
Giả dạng nhà báo
Giờ đây những nghi ngờ còn liên quan đến các cơ sở công và tư, các trường đại học và cơ quan tư vấn có liên quan đến Trung Quốc. Chẳng hạn Collège d’Europe ở Bruges, được tình báo Bỉ coi là « gót chân Achille và là ngõ vào của ảnh hưởng Trung Quốc tại châu Âu ». Quan hệ của các chính khách Bỉ cũng được quan sát kỹ.
Cuối năm 2018, nhà lãnh đạo cực hữu Filip Dewinter đã trở thành « cố vấn » cho một công ty Trung Quốc tại Anvers, do Thiệu Thường Thuần (Shao Changchun), một người chuyên tổ chức các sự kiện văn hóa làm giám đốc. Chi phí xăng dầu, ăn uống, khách sạn và đi nước ngoài đều được công ty chi trả. Đổi lại, ông ta thường gặp gỡ giám đốc cảnh sát liên bang Bỉ, theo yêu cầu của Trung Quốc. Cựu bộ trưởng Nội Vụ Jan Jambon cũng có mặt trong một bức hình chụp năm 2014 với Thiệu Thường Thuần.
Đối với cơ quan an ninh Bỉ, những khuôn mặt tình báo Trung Quốc rất đa dạng : các điệp viên dưới vỏ bọc nhà ngoại giao, nhiều nhà báo giả hiệu đăng ký hoạt động tại Bruxelles, sinh viên Trung Quốc thực chất làm việc cho chính quyền Bắc Kinh, các chương trình hợp tác đại học đáng ngờ, và việc thành lập những công ty khởi nghiệp nhằm xâm nhập mạng lưới kinh tế.
Đọc thêm: Bóng đen gián điệp Trung Quốc phía sau đại sứ quán Malta ở Bruxelles
Một người có trách nhiệm  của cơ quan tình báo Bỉ cho biết : « Các doanh nhân hay nhà ngoại giao Trung Quốc thường có những thái độ khả nghi : ngay khi vừa đến nơi là họ thay đổi phòng ở, thậm chí cả khách sạn ; sửa đổi thời điểm chuyến đi, và liên tục thay đổi hành trình ».
Quá bức xúc, cơ quan an ninh Bỉ năm 2019 đã tuyên bố : « Tình báo Trung Quốc cố gắng gây ảnh hưởng lên quan hệ song phương với Bỉ để các nhà lãnh đạo phải thuận theo tham vọng của Bắc Kinh. Do một lượng lớn chính khách và viên chức Bỉ sang làm việc cho các định chế quốc tế, cơ quan tình báo Trung Quốc rất quan tâm đến cá nhân của những người này, vào giai đoạn họ mới khởi đầu sự nghiệp, nhằm xây dựng mối quan hệ lâu dài với họ ».
Nhân cuộc tranh cãi về việc thiết trí mạng lưới 5G của tập đoàn Hoa Vi (Huawei) ở Bỉ và châu Âu, ông Jaak Raes, người đứng đầu cơ quan an ninh quốc gia hôm 30/01 đã làm đậm thêm vấn đề trước Quốc Hội liên bang. Theo ông : « Gián điệp công nghệ thông qua việc lạm dụng cơ sở hạ tầng 5G mang lại những khả năng chưa từng có (…). Đó là vấn đề bảo vệ dữ liệu của chính quyền và bí mật kinh doanh, cuộc sống riêng tư cũng như các cơ sở hạ tầng thiết yếu ».
Gián điệp sinh học Trung Quốc
Một lãnh vực khác cũng gây nhiều lo ngại là « gián điệp sinh học ». Trang web EUobserver hôm 06/05 tiết lộ báo cáo của tình báo Bỉ về các hoạt động của Trung Quốc liên quan đến các chuyên gia về vaccin và nhân tố sinh học, dược phẩm, công nghệ cao. Các thông tin trong tài liệu này chủ yếu về thời kỳ 2010-2016, nhưng những công dân Trung Quốc liên can tình nghi là gián điệp vẫn đang hiện diện trên lãnh thổ Bỉ.
Tình báo Trung Quốc hoạt động trong khuôn khổ một chương trình bí mật của Bắc Kinh về vũ khí sinh học, vừa mang tính chất « thủ » (ngăn dịch) vừa « công (sản xuất vũ khí sinh học). Một công ước quốc tế cấm vũ khí sinh học có hiệu lực từ năm 1975 và được 180 quốc gia phê chuẩn, nhưng hiệu quả rất hạn chế vì Mỹ phản đối và không có cơ chế kiểm tra.
Các nhà khoa học tại Bỉ nằm trong tầm ngắm của Bắc Kinh. Một trong số đó, ông Jean-Luc Gala, cựu quân nhân và là chuyên gia về virus Ebola, phụ trách Trung tâm công nghệ phân tử ứng dụng (CTMA) chuyên nghiên cứu về các nhân tố sinh học nguy hiểm và phương tiện trị liệu. Hai công ty Trung Quốc được cho là khả nghi đã đặt trụ sở gần văn phòng ông Gala ở trường đại học Công giáo Louvain (UCL). Giám đốc của một trong hai công ty này có quan hệ với bộ An ninh Quốc gia Trung Quốc.
Louvain-la-Neuve cũng là nơi được chọn để đặt Trung tâm Công nghệ Bỉ-Trung (CBTC), với khoảng 20 công ty chuyên về khoa học đời sống và trí tuệ nhân tạo. Về lâu về dài, khoảng 800 chuyên gia Trung Quốc đến làm việc tại đây. Theo tình báo Bỉ, CBTC được Tập Cận Bình khánh thành năm 2014, là « nguy cơ gián điệp kinh tế gây thiệt hại cho các trường đại học và nhiều công ty công nghệ cao ».
Các nguồn tin lưu ý là CBTC còn nằm gần một nhà máy của GlaxoSmithKline (GSK) Biological, trong đó có trung tâm nghiên cứu vaccin của tập đoàn đa quốc gia Anh. GSK vừa thỏa thuận với Sanofi để tìm kiếm vaccin chống virus corona chủng mới. Đã từng nhiều lần là mục tiêu gián điệp của Trung Quốc tại Thụy Sĩ và Hoa Kỳ, tập đoàn khẳng định đã có những biện pháp bảo vệ thích hợp.
Một nhà khoa học Bỉ khác được Trung Quốc đặc biệt quan tâm là Martin Zizi, – chuyên gia nổi tiếng thế giới trong lãnh vực vũ khí sinh học, cựu giáo sư VUB – hiện đang lãnh đạo một công ty ở California. Một trong những nữ sinh viên cũ của ông, được cho là gián điệp Trung Quốc, cố gắng lôi kéo, nhưng ông Zizi luôn tỏ ra cảnh giác, ý thức rằng công việc của ông thu hút sự chú ý của nhiều nước.
Tất nhiên là phái đoàn Trung Quốc bên cạnh Liên Hiệp Châu Âu ở Bruxelles chối bỏ tất cả những hoạt động bất hợp pháp. Theo tờ La Libre Belgique, cơ quan an ninh Bỉ bối rối vì các báo cáo được tiết lộ do một cựu nhân viên tình báo đã từ chức năm 2018 soạn thảo – người này bất mãn vì cấp trên im lặng trước các hồ sơ rất nhạy cảm. Tuy nhiên lãnh đạo tình báo Bỉ khẳng định vẫn thường xuyên lưu ý chính quyền về nguy cơ gián điệp kinh tế từ Bắc Kinh.
Dù sao thì vụ này cũng khiến Ủy Ban Châu Âu rất lưu tâm, sắp tới sẽ công bố những đường hướng chỉ đạo cho các trường đại học để tự vệ trước sự xâm nhập của Trung Quốc.
http://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20200518-b%E1%BB%89-quy%E1%BA%BFt-ra-tay-ch%E1%BB%91ng-gi%C3%A1n-%C4%91i%E1%BB%87p-trung-qu%E1%BB%91c

Qatar: Người không đeo khẩu trang

đối mặt 3 năm tù giam

Kuwait và Qatar hôm 17/5 thông báo sắp bắt đầu tống giam hoặc phạt tiền hàng nghìn đôla đối với những ai không đeo khẩu trang để ngăn chặn sự lây lan của virus Corona.
Bộ Y tế Kuwait nói rằng bất kỳ ai bị bắt gặp không đeo khẩu trang có thể đối mặt với ba tháng tù trong khi đó truyền hình Qatar đưa tin rằng án tù đối đa đối với những ai vi phạm ở nước này là ba năm.
Tại Kuwait, mức phạt tiền tối đa là khoảng 16 nghìn đôla, trong khi ở Qatar là khoảng 55 nghìn đôla.
Sáu nước vùng Vịnh đã ghi nhận tổng cộng hơn 137 nghìn ca nhiễm và 693 trường hợp tử vong vì virus Corona.
Các trường hợp đầu tiên ở khu vực liên quan tới việc đi du lịch, nhưng sau đó chứng kiến sự lây lan trong số các công nhân nhập cư có thu nhập thấp, sống ở những nơi chật chội.
Ảrập Xêút, quốc gia có dân số khoảng 30 triệu người, có số người nhiễm lớn nhất với gần 55 nghìn trường hợp và 312 ca tử vong.
Qatar, quốc gia với dân số khoảng 2,8 triệu người, có tỷ lệ nhiễm cao thứ hai với gần 33 nghìn ca và 15 trường hợp tử vong.
https://www.voatiengviet.com/a/qatar-ng%C6%B0%E1%BB%9Di-kh%C3%B4ng-%C4%91eo-kh%E1%BA%A9u-trang-%C4%91%E1%BB%91i-m%E1%BA%B7t-3-n%C4%83m-t%C3%B9-giam/5423654.html

Ngoại trưởng Nhật Bản kêu gọi WHO

cho phép Đài Loan trở thành thành viên

Bình luậnDu Miên
Ngày 13/5, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao của Nhật là ông Motegi Toshimitsu cho biết Nhật Bản sẽ nỗ lực hết sức để tạo điều kiện cho Đài Loan tham gia Hội nghị Y tế Thế giới (WHA), dự kiến triệu tập vào ngày 18/5, theo báo Taiwan News.
Trong khi trả lời các câu hỏi của phóng viên tại Ủy ban Đối ngoại của Hạ viện hôm thứ Năm (14/5), Ngoại trưởng Motegi đã có lời khen ngợi đối với thành công của Đài Loan trong công tác phòng chống và ngăn ngừa sự lây lan của đại dịch viêm phổi Vũ Hán (COVID-19). Tuy nhiên, dù đạt được những thành tựu được cả thế giới khâm phục, Đài Loan vẫn chưa phải là thành viên chính thức của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).
Ngoại trưởng Motegi cho biết, cốt lõi của vấn đề này có liên quan mật thiết với Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), đồng thời khẳng định Nhật Bản sẽ dùng mọi nỗ lực để thúc đẩy Đài Loan tham gia vào WHO.
Trả lời các câu hỏi của báo giới ngày 14/5, phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Đài Loan là bà Âu Giang Yên nói rằng Đài Loan bày tỏ sự tôn trọng và biết ơn sâu sắc nhất tới Ngoại trưởng Motegi và chính phủ Nhật Bản đối với sự hỗ trợ của Nhật Bản để Đài Loan tham gia vào WHO, cũng như vì tình bạn bền chặt của 2 quốc đảo này. Bà Âu cũng nói thêm rằng, Đài Loan mong muốn sẽ tiếp tục tăng cường trao đổi phòng chống dịch bệnh với Nhật Bản, theo tin từ CNA.
Bà Âu chỉ ra rằng, tốc độ lây lan chóng vánh của virus Corona Vũ Hán trên toàn cầu khiến cộng đồng quốc tế phải chú ý hơn đến các tình huống bệnh dịch, đồng thời đại dịch cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thu hẹp khoảng cách trong mạng lưới y tế thế giới, và sự cấp thiết của việc Đài Loan có thể tham gia vào WHO.
Trong 8 năm liên tiếp từ 2009 đến 2016, Tổng thư ký của WHO vẫn luôn gửi thư mời quốc đảo này tham dự Hội nghị thường niên với tư cách là quan sát viên. Tuy nhiên, gần đây Ban thư ký của WHO lại tuyên bố họ không có thẩm quyền mời Đài Loan tham dự WHA năm nay vì sự phản đối của Trung Quốc.
Trước bối cảnh này, đã có nhiều quốc gia đồng minh và có quan hệ tốt với Đài Loan như Hoa Kỳ, Canada, Úc và New Zealand lên tiếng đề nghị WHO để quốc đảo này tham gia WHA dưới tư cách của một quan sát viên. Vào ngày 11/5, Thượng viện Hoa Kỳ đã nhất trí thông qua dự luật hỗ trợ Đài Loan tham gia Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), động thái mới nhất trong một chiến dịch quốc tế chống lại các nỗ lực của Bắc Kinh nhằm cô lập quốc đảo này.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và Phát ngôn viên của Chính phủ Nhật là Yoshihide Suga cũng đã nhiều lần mạnh mẽ bày tỏ sự ủng hộ của mình đối với việc Đài Loan tham gia WHA.
Du Miên
https://www.ntdvn.com/the-gioi/ngoai-truong-nhat-ban-keu-goi-who-cho-phep-dai-loan-tro-thanh-thanh-vien-38411.html

Tập đoàn SoftBank bất ngờ tuyên bố

tỷ phú Jack Ma sẽ từ chức hội đồng quản trị

Triệu Hằng
SoftBank Group Corp hôm thứ Hai (18/5) cho biết, người đồng sáng lập Alibaba, ông Jack Ma sẽ từ chức khỏi hội đồng quản trị của SoftBank, thêm một nhân vật cấp cao thân cận với CEO Masayoshi Son rời đi.
SoftBank cho biết họ sẽ đề xuất 3 người mới để bổ nhiệm vào hội đồng, trong đó có Giám đốc tài chính (CFO) Yoshimoto Goto, tại sự kiện đại hội cổ đông ngày 25/6.
Theo Reuters, tỷ phú Jack Ma, đã nghỉ hưu, ông rời vị trí chủ tịch điều hành tập đoàn Alibaba vào tháng 9/2019, rút lui khỏi kinh doanh để tập trung vào các hoạt động từ thiện.
SoftBank cũng đề xuất 2 người khác là Lip-Bu Tan, CEO của công ty phần mềm thiết kế chip điện tử Cadence Design Systems, và Yuko Kawamoto, giáo sư ở Trường kinh doanh Waseda (WBS).
Tập đoàn SoftBank có trụ sở ở Tokyo, Nhật Bản, hoạt động trong các lĩnh vực viễn thông, băng thông rộng, thương mại điện tử, công nghệ, tài chính, thiết kế bán dẫn…
https://www.dkn.tv/the-gioi/tap-doan-softbank-bat-ngo-tuyen-bo-ty-phu-jack-ma-se-tu-chuc-hoi-dong-quan-tri.html

Hồng Kông: Nghị Viện náo loạn

vì dự luật chống xúc phạm quốc ca Trung Quốc

Trọng Thành
Lần thứ hai kể từ đầu tháng, xô xát lại xẩy ra tại Nghị Viện Hồng Kông vào hôm nay, 18/05/2020, khi các dân biểu phe dân chủ ngăn cản việc ủy ban soạn thảo luật của Nghị Viện chuẩn bị đưa ra bỏ phiếu một dự luật gây tranh cãi. Văn kiện nói trên liên quan đến việc khép vào tội hình sự bất cứ hành động nào xúc phạm đến quốc ca Trung Quốc.
Theo AFP, hôm nay phe thân Bắc Kinh chiếm đa số tại Nghị Viện Hồng Kông chính thức đưa một nghị sĩ vào đảm nhiệm vị trí lãnh đạo ủy ban soạn thảo luật, vốn không có người quản lý từ tháng 10/2019. Từ đó đến nay, do ủy ban này ngừng hoạt động, đã không có luật nào được thông qua. Đối lập kiên quyết chống lại việc bổ nhiệm, coi đây là một hành động “bất hợp pháp”.
Xô xát giữa hai phe đã nổ ra tại trụ sở Hội Đồng Lập Pháp Hồng Kông. Nhân viên an ninh đã can thiệp để đưa ra ngoài một số dân biểu đối lập có thái độ dữ dội nhất.
Cảnh tượng ẩu đả này một lần cho thấy mức độ khủng hoảng chính trị sâu sắc tại Hồng Kông. Hồi năm ngoái, biểu tình đã diễn ra suốt 7 tháng liền, với nhiều vụ đụng độ đầy bạo lực giữa người biểu tình với cảnh sát, sau khi chính quyền thông qua một dự luật, cho phép dẫn độ sang Trung Quốc.
Chính quyền Hồng Kông rốt cuộc đã phải rút bỏ luật này. Tuy nhiên, nhìn chung, Bắc Kinh tỏ ra không hề nhân nhượng các đòi hỏi dân chủ của người Hồng Kông. Việc chính quyền trung ương gây áp lực buộc Hồng Kông thông qua luật trừng phạt người xúc phạm quốc ca Trung Quốc là một ví dụ mới nhất, bên cạnh chủ trương đưa các chương trình “giáo dục lòng yêu nước” vào trường học Hồng Kông.
Hoa Kỳ yêu cầu Bắc Kinh không can thiệp vào hoạt động của nhà báo Mỹ
Vẫn liên quan đến Hồng Kông, hôm qua, 17/05, ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo ra một thông báo cho biết, đã yêu cầu Bắc Kinh ngừng can thiệp vào hoạt động của các nhà báo Mỹ tại đặc khu Hồng Kông.
Theo lãnh đạo ngoại giao Mỹ, các nhà báo Hoa Kỳ không phải là “các cán bộ làm công việc tuyên truyền”, và “mọi hành động xâm phạm đến chế độ tự trị và các quyền tự do tại Hồng Kông, được bảo đảm theo Tuyên bố chung Trung Quốc – Anh Quốc và Luật cơ bản của Hồng Kông chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến nguyên tắc một quốc gia hai chế độ và quy chế đặc biệt của vùng lãnh thổ này”.
http://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20200518-h%E1%BB%93ng-k%C3%B4ng-nghi%CC%A3-vi%C3%AA%CC%A3n-na%CC%81o-loa%CC%A3n-vi%CC%80-d%E1%BB%B1-lu%E1%BA%ADt-ch%E1%BB%91ng-x%C3%BAc-ph%E1%BA%A1m-qu%E1%BB%91c-ca-trung-qu%E1%BB%91c

Truyền thông TQ lại giở trò mèo

 với Nepal, Kyrgyzstan và Kazakhstan

Thời gian gần đây, Trung Quốc liên tục khiêu khích, gây hấn ở Biển Đông, Hoa Đông và khu vực biên giới với Ấn Độ. Trong một động thái mới, truyền thông Trung Quốc lại đang “chĩa mũi rìu” dư luận vào Nepal, Kyrgyzstan và Kazakhstan.
Theo đó, truyền thông Trung Quốc cho rằng đỉnh Everest “nằm trong vùng tự trị Tây Tạng của Trung Quốc”. Thông điệp này sau đó đã được xóa và thay bằng nội dung đỉnh Everest “nằm tại biên giới Trung Quốc – Nepal”. Không những vậy, China Daily (11/5) còn ngang nhiên cho biết một nhóm nhà leo núi Trung Quốc đang chuẩn bị lên đỉnh núi Everest theo lối leo núi có sẵn nếu điều kiện thời tiết cho phép. Nhóm này có nhiệm vụ đo đạc và xây dựng một tuyến đường leo lên đỉnh Everest từ hướng Bắc. Đã có một tuyến đường leo lên đỉnh Everest được xây dựng ở hướng Nam và do Nepal quản lý. Các chuyên gia và nhà leo núi thuộc Bộ Tài nguyên thiên nhiên và đội leo núi quốc gia Trung Quốc đã bắt đầu chuyến leo núi để đo độ cao của đỉnh Everest đã được Trung Quốc khởi động từ ngày 30/4. Được biết, tranh chấp giữa Trung Quốc và Nepal liên quan tới đỉnh Everest bắt đầu vào những năm 1960. Khi đó, Thủ tướng Nepal Bishweshwar Prasad Koirala tuyên bố chủ quyền với đỉnh núi này trong chuyến thăm tới Trung Quốc. Trong khi đó, giới lãnh đạo Trung Quốc được cho là từng đề nghị chia đôi Everest thành 2 nửa, phần phía Nam thuộc về Nepal trong khi phía Bắc do Trung Quốc quản lý. Ngoài ra, Bắc Kinh đề xuất đổi tên đỉnh Everest thành núi hữu nghị Trung Quốc-Nepal. Hành động trên của truyền thông Trung Quốc đã vấp phải làn sóng phản đối mạnh mẽ của người Nepal.
Không chỉ nhận vơ chủ quyền đối với đỉnh Everest của Nepal, truyền thông Trung Quốc cũng gây ra những tranh cãi về chủ quyền với nhiều nước láng giềng như Mông Cổ, Kyrgyzstan hay Kazakhstan. Trang Tuotiao.com, trụ sở ở Bắc Kinh, gần đây đăng bài viết có tựa đề “Tại sao Kyrgyzstan không quay về với Trung Quốc sau khi độc lập?”. Bài viết giải thích rằng thời Đế quốc Mông Cổ, 510.000 km vuông của Kyrgystan (tương đương toàn bộ lãnh thổ nước này) là một phần lãnh thổ Trung Quốc nhưng bị đế quốc Nga chiếm giữ. Bài viết cho rằng cũng như Mông Cổ, Kyrgystan từng là một phần lãnh thổ Trung Quốc. Trong khi đó, trang Sohu.com (cũng đặt trụ sở ở Bắc Kinh) cũng cho đăng bài viết có tựa đề: “Tại sao Kazakhstan háo hức quay về với Trung Quốc?”, trong đó có nội dung cho rằng “Kazakhstan nằm trên phần lãnh thổ mà trước đây thuộc về Trung Quốc”. Trước những tuyên truyền lố bịch, nhận vơ chủ quyền của Trung Quốc, Chính phủ Kazakhstan (14/4) đã triệu Đại sứ Trung Quốc Zhang Xiao đến để phản đối nội dung này.
Được biết, Trung Quốc là một trong những quốc gia có bộ máy tuyên truyền, định hướng thông tin, dư luận đồ sộ, hoạt động nhất quán. Trung Quốc sử dụng tuyên truyền như một mặt trận, thậm chí một “phương thức đấu tranh”, nhằm tạo ra những lợi thế về nhận thức trong dư luận, hỗ trợ cho các mặt trận thực địa, quân sự, pháp lý và ngoại giao của nước này nhằm xâm chiếm chủ quyền của các nước láng giềng.
Quy trình quản lý và triển khai cho thấy sự tập trung và thống nhất với sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của chính quyền. Hạt nhân của bộ máy tuyên truyền ở Trung Quốc là Ban Tuyên truyền trung ương Đảng (PD-CCP) nằm dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Ban Thường vụ Bộ Chính trị Trung Quốc. Đây được coi là cơ quan hạt nhân chịu trách nhiệm xây dựng các chương trình tuyên truyền cả trong nước và ra nước ngoài của Trung Quốc. Các Trưởng, Phó Ban của PD-CCP đều là những thành viên kiêm nhiệm, vừa đảm nhiệm vị trí lãnh đạo trong PD-CCP là kênh Đảng, đồng thời vừa đảm nhiệm các vị trí như Bộ trưởng, Thứ trưởng của các bộ ngành liên quan. Điều này tạo ra cơ chế kép “Đảng – Chính quyền” trong quá trình triển khai chính sách tuyên truyền của Trung Quốc.
Xét về tuyên truyền đối ngoại, Ban Tin tức Quốc vụ viện (SCIO) với tên gọi khác là Ban tuyên truyền đối ngoại TW Đảng thuộc Quốc vụ viện nhưng nằm dưới sự chỉ đạo của Ban Tuyên truyền TW Đảng là cơ quan đầu não trong giám sát thực thi và chỉ đạo hoạt động tuyên truyền đối ngoại của Trung Quốc. Ngoài ra, những chủ thể quan trọng trong bộ máy tuyên truyền đối ngoại của Trung Quốc còn có Tổng
cục Xuất bản Tin tức Trung Quốc, Văn phòng Thông tin Internet Quốc gia, Tổng cục Phát thanh – Truyền hình Quốc gia. Các cơ quan cấp Bộ phối hợp về mặt nội dung còn có Bộ Ngoại giao, Bộ Văn hóa, Bộ Giáo dục, Bộ Công an và Bộ An ninh Quốc gia, Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin,…
Về cơ chế tuyên truyền, để tạo được sự thống nhất trong tuyên truyền từ trung ương xuống địa phương và từ chính phủ đến các bộ ban ngành, hay nói cách khác là cơ chế kép trong tuyên truyền, từ năm 2004, Trung Quốc thực thi cơ chế “ba tầng tin tức” và cơ chế “người phát ngôn”. Cơ chế “ba tầng tin tức” là để chỉ tầng tin tức từ Quốc vụ viện, tầng tin tức từ các bộ ban ngành và tầng tin tức chính quyền địa phương; tương tự như vậy, các bộ ban ngành và các tỉnh thành của Trung Quốc đều thiết lập cơ chế “người phát ngôn” để thống nhất tiếng nói của Đảng. Ban Tin tức Quốc vụ viện là cơ quan hạt nhân nắm giữ vai trò điều phối cơ chế 3 tầng và cơ chế người phát ngôn này. Chính nhờ cơ chế này mà Trung Quốc có sự thống nhất trong tuyên truyền từ Đảng cho đến chính phủ và đến các bộ ban ngành và địa phương, rồi ra đến các cơ quan nghiên cứu, truyền thông, báo chí.
Hiện nay, cách thức tuyên truyền về “chủ quyền” của Trung Quốc rất đa dạng, nhiều cấp độ hướng đến nhiều tầng lớp và bao trùm lên quảng đại người dân trong nước và cộng đồng quốc tế. Để làm được điều đó, Trung Quốc rất kiên trì và nhất quán trên mặt trận thông tin, sẵn sàng đầu tư lớn để kiểm soát các nền tảng truyền thông đại chúng. Về cách làm, Trung Quốc sử dụng nhiều nguồn phát cả chính thức và không chính thức, cả Trung Quốc và quốc tế, thông qua nhiều phương tiện, công cụ khác nhau để kể “câu chuyện của Trung Quốc” cho nhiều đối tượng khác nhau. Có thể kể đến các kênh tuyên truyền sau đây:  Báo, tạp chí nghiên cứu, ấn phẩm in hiện nay vẫn là một trong những kênh tuyên truyền truyền thống phổ biến nhất của Trung Quốc. Phát thanh, truyền hình vẫn là một kênh được đầu tư lớn. Hiện nay ở Trung Quốc có 187 đài truyền hình và 2.269 đài phát thanh và truyền hình bao phủ rộng khắp 98,88% cả nước Trung Quốc. Trung Quốc đầu tư lớn đến thiết lập hệ thống truyền hình quốc tế kết hợp TV và radio thành kênh hợp nhất. Kênh internet, gồm các websites, mạng xã hội như Weibo, Weixin,… cũng trở thành những công cụ tuyên truyền hết sức nhanh chóng và tác động sâu rộng đến các tầng lớp nhân dân của Trung Quốc. Theo thống kê, hiện nay ở Trung Quốc người dùng di động truy cập tin tức qua Weixin chiếm 35% và qua Weibo chiếm đến 20%. Do đó, việc lan toả tin tức “chủ quyền” qua những trang mạng xã hội này trở nên phổ biến, không những thế, những ứng dụng mạng xã hội này ở Trung Quốc có quy trình kiểm soát thông tin bên ngoài chặt chẽ do đó tránh được những luồng tin từ nước ngoài lan toả ở Trung Quốc cũng như có sự thống nhất trong luồng thông tin tuyên truyền từ trên xuống dưới ở Trung Quốc. Ngoài ra, Trung Quốc còn tuyên truyền về yêu sách “chủ quyền” thông qua nhiều dạng sản phẩm, hoạt động và sự kiện như thông qua các hội thảo quốc tế, hội chợ du lịch, sự kiện thể thao, thông qua các triển lãm, cuộc thi, các chuyến thăm quan, các tác phẩm phim ảnh, nghệ thuật… Tại các hội thảo trong nước và quốc tế, Trung Quốc vẫn tận dụng vai trò chủ nhà, vai trò nhà tài trợ để định hình chương trình nghị sự, nắm vai trò dẫn dắt để tuyên truyền về “chủ quyền” theo hướng có lợi cho Trung Quốc.
http://biendong.net/bien-dong/34741-truyen-thong-tq-lai-gio-tro-meo-voi-nepal-kyrgyzstan-va-kazakhstan.html

TQ trao giải cho chuyên gia tham gia phát triển

tên lửa hạt nhân phóng từ tàu ngầm Cự Lang 3

Nghiên cứu phát triển tên lửa Cự Lang 3 (JL-3) nằm trong danh sách 10 đề cử nhận Giải thưởng Quốc gia về Sáng chế Nổi bật. Giải thưởng Quốc gia về Sáng chế Nổi bật được hình thành từ năm 2017 và tổ chức 3 năm một lần. Những cá nhân và tổ chức nhận giải trong năm 2017 liên quan đến công trình nghiên cứu về hệ thống vệ tinh BeiDou, tên lửa Long March-5…
Tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (Hong Kong, Trung Quốc) cho biết nghiên cứu phát triển tên lửa JL-3 nằm trong danh sách 10 đề cử nhận Giải thưởng Quốc gia về Sáng chế Nổi bật. Trung Quốc chưa từng xác nhận chính thức việc phát triển tên lửa JL-3, nhưng Hải quân Trung Quốc đã thử nghiệm tên lửa này.
Theo giới truyền thông, Lực lượng Tên lửa của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc đang phát triển tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm JL-3 với tầm bắn hơn 12.000 km, có thể vươn tới lãnh thổ Mỹ từ Trung Quốc. Trung Quốc đã thử nghiệm tên lửa này trong năm 2018 và 2019. Tên lửa JL-3 ước tính có thể phối hợp với tàu ngầm thế hệ mới Lớp 096 trong năm 2025. Trong cuộc thử nghiệm gần đây nhất,
vào tháng 12/2019, Trung Quốc đã sử dụng tàu ngầm hạt nhân Lớp 094. Tuy nhiên, quân đội Trung Quốc dự định trang bị JL-3 cho tàu ngầm lớp 096 và quá trình này có thể mất vài năm để hoàn thiện. Tên lửa tiền nhiệm của JL-3 là JL-2 có tầm bắn 7.400 km, được triển khai trên tàu ngầm hạt nhân Lớp 094A, dành cho hoạt động tuần tra trong năm 2015. Vũ khí này là tín hiệu cho thấy Trung Quốc sở hữu năng lực hạt nhân trên biển.
Hiện nay, Hải quân Trung Quốc đang sở hữu đội tàu ngầm hạt nhân chiến lược (mang tên lửa đạn đạo liên lục địa) gồm bốn chiếc thuộc dự án 094/094G, được trang bị tên lửa đạn đạo 3 tầng nhiên liệu rắn Cự Lang 2 (JL-2) – loại tên lửa cũng được coi là mới phát triển thành công. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc xuất hiện một tổ hợp các tàu ngầm thuộc lực lượng hạt nhân chiến lược thực sự có khả năng hoạt động tác chiến, bởi các tàu ngầm hạt nhân chiến lược Type 092 được đưa vào biên chế trong những năm 1980 có lẽ mới chỉ là tàu ngầm thử nghiệm công nghệ.
Giới chuyên gia cho rằng Trung Quốc tìm mọi cách phát triển JL-3 là do: (1) Thứ nhất là tên lửa đạn đạo JL-2 thiếu tin cậy. Cho dù trên thực tế, JL-2 có tầm phóng khá lớn (được cho là khoảng từ 7.400-8.000 km), nhưng khả năng sử dụng nó để ngăn chặn Mỹ vẫn còn hạn chế, bởi độ tin cậy và khả năng dẫn đường của JL-2 bị giới chuyên gia đánh giá là quá kém. Thêm vào đó, công nghệ nén nhiên liệu của Trung Quốc còn hạn chế nên kích thước và trọng lượng của tên lửa quá lớn. Việc thử nghiệm JL-2 là một quá trình dài, kèm theo nhiều thất bại và chậm trễ. Một trong những vụ tai nạn nghiêm trọng đến mức nó suýt dẫn đến thảm họa đánh chìm tàu ngầm phóng thử khi nó rơi ngược trở xuống làm tàu hỏng nặng. Chương trình JL-2 chỉ đạt được bước đột phá và vượt qua khủng hoảng vào năm 2012. Tuy nhiên, giới quân sự nước này không hề đặt trọn sự tin tưởng vào loại tên lửa đạn đạo này. (2) Thứ hai là tầm phóng của JL-2 quá ngắn. Căn cứ và khu vực tác chiến của tàu ngầm tên lửa hạt nhân Trung Quốc nằm trong khu vực Biển Đông. Đây là khu vực thích hợp nhất để tuần tra các vùng biển gần Trung Quốc. Đối với những loại tàu này, lối ra Thái Bình Dương từ các vùng biển ven bờ sẽ là một vấn đề nan giải khi tàu ngầm Trung Quốc sẽ phải vượt qua những eo biển hẹp nằm dưới sự kiểm soát của lực lượng tác chiến chống ngầm rất mạnh của Mỹ và Nhật Bản.
Theo chuyên gia quân sự tại Bắc Kinh Lý Kiệt, năng lực phòng thủ hạt nhân của Trung Quốc sẽ tăng lên đáng kể một khi tên lửa JL-3 đạt tới tầm bắn thiết kế. Bên cạnh đó, các ICBM phóng từ trên mặt đất của Trung Quốc có tầm bắn 12.000 km. Với tầm bắn này, tên lửa Trung Quốc có thể tấn công bất cứ mục tiêu nào trên lãnh thổ Mỹ chỉ trong 1 giờ đồng hồ. Ông Lý Kiệt  cho rằng, nếu Trung Quốc có thể cải tiến khả năng tấn công của JL-3, Bắc Kinh sẽ nắm thêm ưu thế mặc cả trong các vấn đề quân sự, chính trị và kinh tế.
Trong khi đó, chuyên gia quân sự ở Hong Kong Tống Trung Bình nhận định, trong vòng 4 năm tới, Bắc Kinh sẽ đạt được mục tiêu trên bởi đây là khoảng thời gian các tàu ngầm hạt nhân trang bị tên lửa đạn đạo của Trung Quốc đi vào hoạt động. Đây cũng là lúc tên lửa JL-3 đạt được tầm bắn như thiết kế. Trung Quốc chỉ muốn chứng minh năng lực phòng thủ hạt nhân quốc gia. Trung Quốc sẽ không tham gia cuộc đua vũ trang với Nga và Mỹ bằng cách phát triển hàng ngàn đầu đạn hạt nhân và tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo (SSBN) đắt đỏ. Cũng theo ông Tống Trung Bình, Bắc Kinh sẽ chỉ phát triển số lượng ít SSBN và SLBM bởi mục tiêu chính của Trung Quốc là đảm bảo quân đội có khả năng phản công hạt nhân hùng mạnh và hiệu quả nhất trong trường hợp quốc gia bị vũ khí hạt nhân tấn công. Ông Zhou Chenming, nhà phân tích quân sự ở Bắc Kinh nhấn mạnh, có thể Trung Quốc sẽ không bắt kịp về số lượng nhưng quốc gia này sẽ tập trung vào nâng cấp công nghệ để thu hẹp khoảng cách với Mỹ và Nga trong lĩnh vực tàu ngầm hạt nhân và tên lửa. Tên lửa JL-13 có thể tấn công Mỹ dù không phải là mọi khu vực trên lãnh thổ Mỹ.Trên thực tế, Nga và Mỹ đã nắm trong tay những công nghệ tối tân hơn trang bị cho lực lượng tàu ngầm hạt nhân và tên lửa đạn đạo. Hải quân Mỹ sở hữu 18 tàu ngầm hạt nhân lớp Ohio với 14 chiếc có khả năng mang theo 24 tên lửa Trident I. Song Mỹ cũng đang phát triển các tàu ngầm tối tân hơn lớp Columbia với khả năng mang theo 16 tên lửa hiện đại nhất Trident II. Còn hải quân Nga đang vận hành 10 tàu ngầm hạt nhân và 3 trong số tàu ngầm lớp Borei thế hệ mới có thể mang theo 16 tên lửa Bulava trên mỗi tàu.
http://biendong.net/bien-dong/34740-tq-trao-giai-cho-chuyen-gia-tham-gia-phat-trien-ten-lua-hat-nhan-phong-tu-tau-ngam-cu-lang-3.html

TQ lấp liếm quân sự hóa

Hôm 14-5, tờ Thời báo Hoàn Cầu của Trung Quốc lần đầu đưa tin về việc nước này triển khai máy bay cảnh báo sớm KJ-500 và máy bay tuần tra săn ngầm KQ-200 đến đá Chữ Thập, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Thông tin này trước đó xuất hiện từ những bức ảnh chụp đá Chữ Thập do nhà cung cấp ảnh vệ tinh ImageSat International (ISI) của Israel công bố.
Mọi hoạt động của các bên tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà không có sự cho phép của Việt Nam đều vô giá trị. Trong bối cảnh khu vực và quốc tế hiện nay, Việt Nam đề nghị các bên không có hành động làm phức tạp thêm tình hình Biển Đông.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng trả lời tại cuộc họp báo ngày 14-5 về thông tin TrungQuốc triển khai máy bay quân sự tại đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Xói mòn lòng tin
Trong bản tin trên, Thời báo Hoàn Cầu không ngần ngại đề cập tới các chi tiết kỹ thuật gợi lên kịch bản Trung Quốc sẵn sàng triển khai máy bay quân sự lâu dài, hoặc thậm chí cả tin đồn rò rỉ về khả năng hải quân Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc thiết lập vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) ở Biển Đông.
Động cơ của tờ báo này rất có thể xuất phát từ lập luận ngụy biện lâu nay của Bắc Kinh về quân sự hóa Biển Đông. Cụ thể, Trung Quốc thường lấy chính các cuộc tuần tra bảo đảm tự do hàng hải (FONOPs) của Mỹ để làm cớ tăng cường hiện diện quân sự như một cách đáp ứng “nhu cầu quốc phòng” chính đáng và hợp pháp theo lý lẽ của Bắc Kinh.
Chính vì vậy, điều quan trọng hiện nay đối với các nước tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông là nhìn nhận diễn biến và có phản ứng phù hợp.
Tại một tọa đàm trực tuyến do Đại sứ quán Mỹ ở Philippines tổ chức ngày 15-5, GS Jay Batongbacal (giám đốc Viện các vấn đề hàng hải và luật biển thuộc Trường đại học Philippines) khẳng định Trung Quốc đang làm xói mòn lòng tin, đặc biệt trong bối cảnh các cuộc đàm phán Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) đang bị trì hoãn vì dịch bệnh.
Ông Batongbacal phân tích rằng các hành động gần đây của Trung Quốc ở Biển Đông, gồm đâm chìm tàu cá nhỏ hơn, phô trương sức mạnh quân sự, tiếp tục xây dựng căn cứ quân sự ở Trường Sa, đối đầu với các hoạt động thăm dò ở khu vực… cũng đã đóng vai trò quan trọng trong việc làm xói mòn lòng tin, giảm sự nhiệt tình cho một thỏa thuận COC nhanh chóng.
Theo GS Batongbacal, điểm lạc quan là các bên có yêu sách khác ở Biển Đông trong Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang từng bước tiến tới lập trường nhất quán hơn với Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông.
Mỹ liên tục thách thức
Tính tới ngày 15-5, được biết tàu khảo sát Hải Dương địa chất 8 của Trung Quốc đã rời khỏi khu vực ngoài khơi đảo Borneo của Malaysia, nơi Hải Dương địa chất 8 được biết đã tiến hành khảo sát địa chất. Trung Quốc cho rằng tàu này “tiến hành các hoạt động bình thường”, nhưng mặt khác bị tố đã quấy nhiễu tàu khoan West Capella, con tàu có hợp đồng với Công ty dầu khí Petronas của Malaysia.
Giữa thông tin về việc West Capella bị quấy nhiễu, Mỹ một mặt lên tiếng phản đối hành động của Trung Quốc trong lúc thế giới chống dịch bệnh COVID-19, một mặt triển khai các chuyến FONOPs.
Trong động thái gần đây nhất, hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ ngày 12-5 thông báo về việc điều tàu tác chiến ven bờ lớp Independence USS Gabrielle Giffords (LCS-10) gần khu vực hoạt động của West Capella. Trước đó trong ngày 7-5, tàu chiến ven biển USS Montgomery (LCS-8) và tàu tiếp nhiên liệu USNS Cesar Chavez (T-AKE-14) cũng được thông báo hoạt động ở khu vực trên.
Trong một tuyên bố, phó đô đốc Bill Merz – chỉ huy hạm đội 7 của hải quân Mỹ – nói: “Các hoạt động duy trì sự hiện diện thường xuyên, như của tàu Gabrielle Giffords, nhấn mạnh rằng Mỹ sẽ tiếp tục tự do di chuyển trên không và trên biển, phù hợp với luật pháp quốc tế và quy tắc hàng hải, bất kể các yêu sách quá đáng hay những sự kiện diễn ra gần đây”.
Dù Hải Dương địa chất 8 tạm rút, xâu chuỗi lại hàng loạt hành động của Trung Quốc đầu năm nay, có thể thấy tình hình ở Biển Đông đang theo chiều hướng không giảm nhiệt.
Máy bay săn ngầm Mỹ áp sát căn cứ Trung Quốc?
P-8A Poseidon, máy bay săn ngầm hiện đại nhất trong biên chế hải quân Mỹ, được cho là đã bay sát Du Lâm – căn cứ tàu ngầm lớn nhất Trung Quốc trên đảo Hải Nam – ngày 15-5. Thông tin này bắt đầu xuất hiện trên mạng xã hội Twitter từ trưa cùng ngày và vẫn chưa được Mỹ hay Trung Quốc xác nhận.
Tài khoản Twitter @KimagureGolf9 tung lên hình ảnh mô phỏng đường bay của chiếc P-8A số đăng ký 169010 của hải quân Mỹ cho thấy chiếc máy bay săn ngầm đã áp sát căn cứ Du Lâm ít nhất hai lần.
Tiếp đó, một tài khoản Twitter có tên @JapanRader đã công bố đường bay mô phỏng cho thấy trên đường trở ra Biển Đông, chiếc máy bay săn ngầm của Mỹ thậm chí đã bay vào bầu trời Hải Nam và đi dọc theo bờ biển phía đông bắc hòn đảo này.
Một nhà quan sát quân sự cho biết đây không phải lần đầu tiên máy bay Mỹ xuất hiện trong khu vực. Tuy nhiên, khác với các lần trước, việc chiếc P-8A chủ động bật tín hiệu nhận diện cho thấy quân đội Mỹ đang muốn gửi thông điệp tới Trung Quốc.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/34747-tq-lap-liem-quan-su-hoa.html

Trung Quốc phớt lờ đối thoại thương mại với Úc

Quý Khải
Bộ trưởng thương mại liên bang Úc đã gọi điện cả tuần cho người đồng cấp Trung Quốc nhưng không được bắt máy. Vụ việc diễn ra trong bối cảnh Thượng nghị sĩ Úc Simon Birmingham tìm cách giải quyết các tranh chấp thương mại về sản phẩm lúa mạch và thịt bò Úc với Trung Quốc, theo The Epoch Times.
Chính quyền Trung Quốc đang xem xét áp mức thuế 80% đối với lúa mạch nhập khẩu từ Úc sau cuộc điều tra chống bán phá giá kéo dài 18 tháng. Gần đây, Trung Quốc cũng đã ngăn chặn nhập khẩu thịt bò Úc từ 4 lò mổ.
Bộ Thương mại Trung Quốc đã né tránh cuộc gọi từ Bộ trưởng thương mại Úc trong suốt một tuần.
Tuyên bố áp thuế lúa mạch của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) hôm 10/5 được đưa ra ngay sau khi Bộ trưởng Y tế liên bang Úc Greg Hunt tái khẳng định lập trường chính phủ Úc sẽ hỗ trợ kiến nghị điều tra nguồn gốc Covid-19 của Liên minh Châu Âu.
“Ngay lập tức, chúng tôi đã đề xuất kiến nghị để tôi có một cuộc thảo luận trực tiếp với người đồng cấp Trung Quốc”, ông Birmingham nói trong một cuộc phỏng vấn với ABC Insider. “Yêu cầu này chưa được đáp ứng khi các cuộc điện thoại vẫn chưa nhận được phản hồi trong giai đoạn này”.
“Đáng nhẽ cuộc gọi nên được trả lời”, ông nói.
Chính phủ Úc và ngành công nghiệp lúa mạch nước này đã gửi phản hồi bác bỏ tuyên bố của Trung Quốc, rằng chính phủ Úc trợ cấp ngành công nghiệp lúa mạch từ đó lũng đoạn thị trường.
“Đây chỉ đơn giản là một hoạt động nông nghiệp thương mại đang kinh doanh tiến triển rất tốt [chứ không phải do hỗ trợ của chính phủ], và không có lý do nào để áp các khoản thuế đối với bất kỳ sản phẩm lúa mạch nào của chúng tôi”, Nghị sĩ Birmingham nói.
Trụ sở Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) ở Geneva, Thụy Sĩ, ngày 14/4/2018 (ảnh: Benoît Prieur/Wikimedia Commons).
Nếu ĐCSTQ quyết định áp bất kỳ khoản thuế bổ sung nào, chính phủ Úc có thể nhờ Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đứng ra giải quyết tranh chấp, Nghị sĩ Birmingham nói.
“Úc đã giải quyết tranh chấp thông qua WTO với các đối tác quan trọng khác của chúng tôi trên toàn cầu trong những năm gần đây. Tôi đã khởi xướng phương thức giải quyết này với Canada liên quan đến sản phẩm rượu vang, và với Ấn Độ liên quan đến ngành sản xuất đường”, ông nói.
Khi được hỏi liệu Trung Quốc có phải là nền kinh tế thị trường hay không, nơi người mua và người bán có thể tự do giao thương qua lại, ông Birmingham nói:
“Trung Quốc có một lượng rất lớn các doanh nghiệp nhà nước đang hoạt động, đôi khi theo những cách thức kém minh bạch hơn so với các doanh nghiệp khác”.
Trung Quốc là đối tác thương mại số một của Úc, nhưng Nghị sĩ Birmingham cho biết các doanh nghiệp có quyền tự do xác định họ muốn bán hàng hóa và dịch vụ cho đối tượng nào.
“Tôi kỳ vọng rằng nhiều doanh nghiệp Úc, trước sức ép từ một số đòn pháp lý không thể lường trước được, ví như những gì chúng ta đã thấy trong vài tuần qua, sẽ bắt đầu cân nhắc xem liệu mức độ rủi ro [khi làm ăn với Trung Quốc] phải chăng đã thay đổi, để từ đó xem xét các thị trường khác”, ông nói.
Thủ tướng Úc Scott Morrison cho biết việc thúc đẩy một cuộc điều tra độc lập về nguồn gốc Covid-19 là rất bình thường, không có gì kỳ lạ. Ông nhắc lại Úc sẽ giữ vững lập trường trong vấn đề này.
Cựu Bộ trưởng Thương mại Lao động Úc Craig Emerson nghĩ rằng chính phủ Úc đang đưa ra “một đề xuất hoàn toàn hợp lý”.
“Ý tôi là, (Trung Quốc) có nghiêm túc khi ám chỉ rằng chúng ta không cần biết Covid-19 bắt nguồn từ đâu và lây lan như thế nào?” Emerson nói.
“Đề xuất này không phải là chống Trung Quốc, nó là một đề xuất dựa trên khoa học. Chúng ta cần tìm hiểu về con virus đặc biệt dựa trên giả định rằng vào một lúc nào đó trong tương lai, và hy vọng là vào một thời gian rất xa xôi nào đó trong tương lai, chúng ta sẽ đối mặt với sự bùng phát của các loại virus khác”.
Theo The Epoch Times
Quý Khải dịch & biên tập
https://www.dkn.tv/the-gioi/trung-quoc-phot-lo-doi-thoai-thuong-mai-voi-uc.html

Mùa dịch phát tài lớn: Trung Quốc

kiếm được 134,4 tỷ Nhân dân tệ;

bao gồmviệc bán 50,9 tỷ khẩu trang

Vũ Dương
Đại dịch viêm phổi Vũ Hán tàn phá thế giới. Trung Quốc tuyên bố rằng dịch bệnh trong nước đã được kiểm soát và xuất khẩu lượng lớn vật tư y tế cho các nước trên thế giới. Secret China dẫn nguồn được công bố chính thức của nhà nước Trung Quốc hôm 17/5 cho biết, hai tháng gần đây nhất Trung Quốc đã xuất khẩu hơn 50,9 tỷ khẩu trang ra thế giới.
Nguồn tin từ trang “The Paper.cn” và tờ Nhân dân Nhật báo cho biết, hải quan Trung Quốc đã công bố dữ liệu vào ngày 17/5 cho biết từ ngày 1/3 đến ngày 16/5, Trung Quốc đã xuất khẩu vật tư y tế phòng chống dịch trị giá 134,4 tỷ Nhân dân tệ, bao gồm 50,9 tỷ chiếc khẩu trang, 216 triệu chiếc quần áo bảo hộ, 81,03 triệu cặp kính bảo hộ, 162 triệu bộ kit xét nghiệm virus viêm phổi Vũ Hán, 72.700 máy thở, 177.000 máy theo dõi bệnh nhân, 26,43 triệu nhiệt kế hồng ngoại và 1,04 tỷ đôi găng tay, v.v.
Trung Quốc tuyên bố rằng dịch bệnh trong nước đã được kiểm soát và đã xuất khẩu một lượng lớn vật tư y tế sang các nước trên thế giới. (Ảnh: Weibo/dẫn qua Secret China).
Trung Quốc xuất khẩu vật tư y tế sang các nước: Hoa Kỳ, Đức, Nhật Bản, Pháp và Ý,… Báo cáo chỉ ra rằng kể từ tháng Tư đến nay, sản lượng vật tư y tế của Trung Quốc xuất khẩu đã tăng đáng kể. Giá trị xuất khẩu trung bình hàng ngày đã tăng từ khoảng 1 tỷ Nhân dân tệ vào đầu tháng Tư lên hơn 3,5 tỷ Nhân dân tệ trong thời gian gần đây.
Tuy nhiên, hầu hết các vật tư y tế do Trung Quốc xuất khẩu như: thiết bị bảo hộ cá nhân, khẩu trang, bộ kit xét nghiệm,… đều bị xã hội quốc tế lên án mạnh mẽ vì kém chất lượng không đáp ứng các tiêu chuẩn cần thiết hoặc cho kết quả sai lệch.
Mạng tin tức Nine Network của Úc tiết lộ vào đầu tháng 4 rằng, ngay từ tháng 1 và tháng 2, Trung Quốc đã thu gom vật tư y tế trên toàn cầu. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư của Trung Quốc ở địa phương yêu cầu nhân viên thu gom khẩu trang tại các hiệu thuốc lớn, chỉ trong hai tháng, Trung Quốc có thể đã thu gom được hơn 2 tỷ khẩu trang trên khắp thế giới.
Theo Secretchina.com,
Vũ Dương biên dịch
https://www.dkn.tv/the-gioi/mua-dich-phat-tai-lon-trung-quoc-kiem-duoc-1344-ty-dong-bao-gom-viec-ban-509-ty-khau-trang.html

Trung Quốc, Nga lợi dụng đại dịch viêm phổi Vũ Hán

để tăng cường khai thác lợi ích ở Ý

Bình luậnNguyễn Minh
Ngày 4/5, Bộ trưởng Quốc phòng Mark Esper đã trả lời trong một cuộc phỏng vấn với tờ La Stampa của Ý rằng Nga và Trung Quốc đang lợi dụng việc cung cấp hỗ trợ nhân đạo cho Ý nhằm mục đích trục lợi.
Ông Esper nói: “Nga cung cấp viện trợ y tế cho Ý và lợi dụng việc này nhằm gây chia rẽ Ý và các đồng minh, với một chiến dịch đưa thông tin sai lệch”.
Theo các nhà nghiên cứu tại Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS), những cáo buộc như “virus là một trò lừa đảo, nó do con người tạo ra”, hoặc “đó là vũ khí sinh học do Hoa Kỳ chế tạo” là những ví dụ về tuyên truyền sai lệch của Nga.
Ông Esper cho biết: “Trong cuộc khủng hoảng này, tôi đã nhiều lần kêu gọi Nga và Trung Quốc cung cấp thông tin minh bạch. Và họ cần quyên góp những mặt hàng chất lượng hơn cho các nước khác mà không kèm theo những ràng buộc”.
Gần đây, vấn đề lợi dụng lỗ hổng của các đồng minh NATO do sự bùng phát của virus Corona Vũ Hán, cũng đã được đưa ra thảo luận trong cuộc họp Bộ trưởng Quốc phòng NATO, cùng với sự có mặt của ông Esper. Hoa Kỳ và các đồng minh NATO sẽ thực hiện các bước “nhằm đảm bảo cuộc khủng hoảng về sức khỏe hiện nay sẽ không biến thành một cuộc khủng hoảng an ninh”, ông Esper nói.
Hoa Kỳ cung cấp viện trợ nhân đạo cho Ý
Vào ngày 20/4, ông Esper đã ủy quyền cho Bộ Quốc phòng thực hiện các công tác viện trợ nhân đạo cho Ý gồm có: vận chuyển thiết bị y tế, nhiên liệu, thực phẩm, cung cấp vật tư y tế, cùng với sự tham gia của các quân nhân Hoa Kỳ trong những hoạt động nhân đạo thực hiện tại Ý, cung cấp các dịch vụ lâm sàng từ xa cho y tế Ý, và các dịch vụ y tế cho bệnh nhân [mắc các loại bệnh khác] tại các bệnh viện Ý.
Theo yêu cầu của Chính phủ Ý, vào ngày 10/4, Tổng thống Donald Trump đã ra lệnh cho chính quyền thực hiện việc cung cấp gói cứu trợ COVID-19 dành cho Ý, đồng thời hỗ trợ Ý giảm thiểu thiệt hại kinh tế do đại dịch gây ra.
Ông Trump cho biết rằng hành động hỗ trợ Ý – một trong “những đồng minh thân cận và lâu đời nhất” của Hoa Kỳ, sẽ không chỉ giúp Ý chống lại sự bùng phát của virus Corona Vũ Hán, mà còn chống lại các chiến dịch đánh tráo thông tin của Trung Quốc và Nga, và “làm giảm bớt nguy cơ tái nhiễm từ châu u vào Hoa Kỳ”.
Đã có 30.000 nhân viên quân sự Hoa Kỳ và các thành viên gia đình họ đến Ý để thực hiện [công tác] viện trợ nhân đạo này, vì vậy điều này sẽ không ảnh hưởng đến sự sẵn sàng cũng như [tình hình] sức khỏe của lực lượng quân đội ở Hoa Kỳ, hay sự tham gia của họ trong việc đối phó với sự bùng nổ của virus Corona Vũ Hán, ông Trump nói.
Ông Esper nói với tờ La Stampa rằng Tướng Tod Wolters – chỉ huy Bộ Tư lệnh Châu u Hoa Kỳ, và các chỉ huy khác trong khu vực đã được giao nhiệm vụ hỗ trợ Ý trong việc chống lại dịch viêm phổi Vũ Hán.
Nhân viên quân sự Nga cùng đồng hành hỗ trợ Ý trong bối cảnh dịch viêm phổi Vũ Hán
Theo các chuyên gia của CSIS, sau cuộc trò chuyện giữa Tổng thống Nga Vladimir Putin và Thủ tướng Ý Giuseppe Conte, Nga đã [đồng ý] viện trợ y tế cho Ý.
Theo báo cáo của CSIS, Nga đã cung cấp vật tư y tế đến Ý cùng với “hơn 100 nhân viên quân sự Nga được đào tạo về khử nhiễm sinh học, hóa học và hạt nhân”.
Ông Esper nói với tờ La Stampa rằng một số “kịch sĩ” “có thể tìm cách lợi dụng đại dịch và tạo ra những thách thức kinh tế mà chúng ta phải đối mặt, khi họ đầu tư vào các ngành công nghiệp và cơ sở hạ tầng quan trọng, những điều này có thể gây ảnh hưởng đến an ninh dài hạn”.
Trong một cuộc họp, các bộ trưởng quốc phòng NATO cùng đồng thuận rằng “những kẻ thù tiềm năng chắc chắn sẽ tìm cách khai thác tình hình để tiếp tục [khai thác] lợi ích của mình và gieo rắc sự chia rẽ trong Liên minh và Châu u”, ông Esper nói.
Theo báo cáo của TASS – hãng thông tấn nhà nước Nga, và các nhân viên tình báo Nga, tờ La Stampa đã đưa tin rằng các nhân viên quân sự Nga được gửi đến Ý bao gồm các nhà virus học và dịch tễ học, và do ông Sergei Kikot – phó chỉ huy quân đội phòng thủ phóng xạ, hóa học và sinh học Nga đứng đầu. Các nhà phê bình cho rằng 80% viện trợ từ Nga ít được sử dụng cho Ý, theo tờ La Stampa.
Chính quyền Trung Quốc tung ‘chiến dịch tuyên truyền rầm rộ’ khi đoàn cứu trợ COVID-19 của nước này đến Ý.
Một chiến dịch tuyên truyền rầm rộ đã diễn ra ngay khi hàng cứu trợ y tế của Trung Quốc tới Ý.
Theo ông Dean Cheng, một nhà nghiên cứu cao cấp tại Quỹ Di sản cho biết, mục tiêu của chiến dịch truyền thông Trung Quốc là nhằm nâng cao danh tiếng để xây dựng mạng lưới 5G tại các quốc gia quan trọng trên thế giới.
Ông Esper nói với tờ La Stampa rằng “sự phụ thuộc vào các nhà cung cấp 5G của Trung Quốc có thể khiến các đối tác, các hệ thống quan trọng dễ bị phá vỡ, thao túng và chịu [nguy cơ] gián điệp. Nó có thể gây nguy hiểm trong việc chia sẻ thông tin và liên lạc của chúng ta”.
Ông Esper nói thêm rằng Hoa Kỳ đã nghiên cứu phát triển một giải pháp công nghệ 5G thay thế và khuyến khích các đồng minh thực hiện điều tương tự. Những công nghệ này hiện đang được thử nghiệm bởi quân đội Hoa Kỳ.
Ông Cheng đã nói trong một báo cáo rằng không phải ngẫu nhiên mà “Ý trở thành một trong những quốc gia nhận được sự chăm sóc y tế sớm nhất của Trung Quốc”. Ý là quốc gia duy nhất trong những quốc gia G7 tham gia Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường của Trung Quốc (BRI, hoặc Một vành đai, Một con đường). Trong khi mục tiêu của BRI là nhằm mở rộng phạm vi ảnh hưởng chính trị và quân sự của Trung Quốc thông qua các hoạt động cho vay mập mờ dẫn đến bẫy nợ.
Ông Cheng cho biết, công ty Huawei của Trung Quốc đã thiết lập “thử nghiệm 5G tại một số thành phố của Ý”.
Đại sứ quán Trung Quốc tại Ý đã đăng tải “các video, minh họa, khẩu hiệu và các tin nhắn”; Đại sứ Trung Quốc đã nhận phỏng vấn và gửi những “tin nhắn hỗ trợ” cho cộng đồng Ý. Tuyên truyền của Trung Quốc cũng nhắm vào “các chính trị gia và những người ra quyết định”, theo bà Francesca Ghiretti, nhà nghiên cứu tại Viện các vấn đề quốc tế (IAI).
Bà Ghiretti cho rằng: “Mặc dù các tuyên truyền này nhằm mục đích thúc đẩy hình ảnh của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) ở nước ngoài, mối quan tâm hàng đầu của ĐCSTQ và nhà lãnh đạo [nước này] là ‘sự sống còn của chế độ’. Vì vậy, rất nhiều tuyên truyền của Trung Quốc mà chúng ta thấy ở phương Tây, thực chất đang nhắm đến những khán giả trong nước Trung Quốc (và cộng đồng những người di cư)”.
Ngân Hà
Theo The Epoch Times
https://www.ntdvn.com/trung-quoc/trung-quoc-nga-loi-dung-dai-dich-viem-phoi-vu-han-de-tang-cuong-khai-thac-loi-ich-o-y-38550.html

Chuyên gia địa chính trị dự báo:

Chỉ 3 đến 4 năm là Trung Quốc sẽ sụp đổ

Bình luậnĐức Duy
Chuyên gia nghiên cứu hàng đầu về Trung Quốc, Peter Zeihan, cho rằng sự sụp đổ của Trung Quốc trên thị trường thế giới sẽ diễn ra chỉ trong vòng 3 hoặc 4 năm. Ý kiến này hoàn toàn có cơ sở khi chúng ta xem xét kỹ lưỡng các dấu hiệu gần đây – tất cả đều cho thấy nền kinh tế Trung Quốc đang gặp nguy hiểm…
Chuyên gia hàng đầu về Trung Quốc Peter Zeihan đã trả lời phỏng vấn của kênh Fox News trong thời gian gần đây. Trong buổi phỏng vấn, ông đưa ra một số nhận định táo bạo về Trung Quốc.
Phóng viên: Peter, hãy nói cho tôi biết. Rõ ràng là ông đã thấy từ trước sự đụng độ giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc. Điều này sẽ định hình 100 năm tiếp theo. Sẽ có một trật tự thế giới mới sau đợt bùng phát virus này, và Trung Quốc đang hành động rất hung hăng, bởi vì chúng ta biết rằng họ cần phải chịu trách nhiệm. Trung Quốc đã cố gắng lợi dụng tình huống này như thế nào, và có phải là họ thậm chí còn đang cố gắng thay thế Hoa Kỳ để trở thành cường quốc duy nhất?
Peter Zeihan: Cho phép tôi đính chính điều anh vừa nói một chút. Đây không phải là cuộc chiến của thập kỷ hay thế kỷ. Đây không phải là cuộc so găng ngang hạng. Điều này sẽ không kéo dài cả thế kỷ đâu. Nó có lẽ chỉ kéo dài khoảng 3 đến 4 năm thôi.
Lý do duy nhất mà Trung Quốc là một nước thống nhất với nền kinh tế quan trọng là bởi vì Hoa Kỳ đã tạo ra một trật tự toàn cầu như vậy (toàn cầu hóa) và vì nhiều lý do khác nhau thì Hoa Kỳ đang rời bỏ cái trật tự này. Trung Quốc không có sức mạnh quân sự để bảo vệ các tuyến đường/vành đai thương mại và càng không thể ảnh hưởng cả hệ thống toàn cầu, cho nên đây thực sự là hồi kết của họ…
Trung Quốc không thể vận hành bình thường nếu không có hệ thống toàn cầu… Nếu không có hệ thống toàn cầu thì sẽ không tồn tại Trung Quốc.
Phóng viên: Vậy là ông dự đoán rằng sự trỗi dậy Trung Quốc đang bắt đầu có dấu hiệu kết thúc. Ông nhìn nhận như thế nào về những điều đang thực sự diễn ra?
Peter Zeihan: Lịch sử Trung Quốc rất dài và đa dạng, có rất nhiều tiền lệ về việc Trung Quốc sụp đổ như địa ngục trong thời gian ngắn như thế nào. Theo như tôi theo dõi trong vài tuần qua thì các ủy viên Bộ chính trị cộm cán của Trung Quốc đều chắc chắn rằng không có cách nào Trung Quốc có thể tiếp tục tiến lên nếu Hoa Kỳ không duy trì trật tự thế giới mà họ đã làm trong 70 năm qua. Cho dù đó là Tổng thống Trump hay tổng thống khác kế nhiệm thì đây cũng thực sự là hồi kết của trật tự toàn cầu (toàn cầu hóa).
Hoa Kỳ đã quá mệt mỏi phải duy trì trật tự này, và Trung Quốc thì không thể tồn tại nếu không có nó. Như vậy họ đã chấp nhận rằng nó (trật tự toàn cầu) không phải là thứ họ có thể copy hay tự mình tạo ra được. Do đó họ phải chấp nhận một đất nước Trung Quốc đóng kín về chính trị (cô lập); họ phải lựa chọn giữa 2 mô hình: một Trung Quốc kết nối với các phần của thế giới đang tan rã hoặc cố gắng giữ nội bộ được đoàn kết… Và tất nhiên họ sẽ lựa chọn sự ổn định quyền lực được càng lâu càng tốt… Và kết quả là họ nói dối và đổ tội cho mọi người. Ý tôi là, họ đã từng cố gắng đổ tội cho nước Ý khi nước này đang ở đỉnh dịch. Thật là lố bịch. Họ làm vậy không phải vì chúng ta, mà họ muốn khuấy động sự oán hận trong chính đất nước của họ, nhằm giữ cho trung tâm chính trị của họ không bị đổ vỡ… Đó không phải là chiến lược hay ho nhưng thực sự thì nó là thứ tốt nhất mà họ có.
Phóng viên: Điều đó thật là hay. Ông nói rằng Nhật Bản đang rút sản xuất ra khỏi Trung Quốc, Hoa Kỳ cũng rút khỏi. Rất nhiều người muốn Trung Quốc phải chịu trách nhiệm cho những gì đã xảy ra. Đảng Cộng sản Trung Quốc thì cố gắng giữ vững quyền lực trong nước và cố gắng sinh tồn trước những dịch chuyển chính trị toàn cầu to lớn và bất lợi, cộng với sức ép của một nền kinh tế 1,4 tỷ dân cần phải vận hành…
Peter Zeihan: Trung Quốc từ 6 năm trước khi ông Tập nắm quyền thì họ chỉ quan tâm đến tập trung quyền lực để chuẩn bị cho điều này; họ biết từ lâu rằng ngày này sẽ đến…
Những nhận định trên đây phù hợp với những gì đã đưa ra trong bài 8 rắc rối kinh tế lớn có thể là lý do khiến Trung Quốc phải ‘phát tán virus có tính toán’.
Đức Duy
https://www.ntdvn.com/kinh-te/chuyen-gia-dia-chinh-tri-du-bao-chi-3-den-4-nam-la-trung-quoc-se-sup-do-38396.html

Nhân vật nắm giữ vận mệnh của Tập Cận Bình

đã chết một cách bí ẩn

Bình luậnMinh Thanh
Gần đây, Lữ đoàn Phòng không 81 của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) tham gia cuộc tập trận bắn đạn thật đã thu hút sự chú ý của ngoại giới, bởi lữ đoàn này chịu trách nhiệm phòng không cho Trung Nam Hải. Một số phương tiện truyền thông nước ngoài nhận được tin tức tuyệt mật từ quân đội rằng ông Hoàng Hội Luân (Huang Huilun), chỉ huy Lữ đoàn Phòng không 81, nhân vật quan trọng nắm trong tay vận mệnh của ông Tập Cận Bình, đã chết một cách bí ẩn vào năm ngoái. Nhưng chính quyền chưa từng công bố thông tin này cũng như nguyên nhân của cái chết, và liệt nó vào vấn đề bí mật tuyệt đối trong quân đội.
Vào ngày 14/5, Quân đội Trung Quốc đã phát động cuộc tập trận bắn đạn thật kéo dài hai tháng rưỡi tại Đường Sơn, tỉnh Hà Bắc. Cuộc tập trận được tổ chức vào thời điểm nhạy cảm với hàng loạt vấn đề khác
nhau: trong nước và quốc tế đang truy cứu trách nhiệm của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) về việc che giấu dịch bệnh, chuẩn bị kỳ họp Lưỡng hội, căng thẳng trong vấn đề Đài Loan.
Ngoài ra, cuộc tập trận quân sự này diễn ra trong thời gian dài và có khu vực chiến sự rất lớn. Nó sẽ thực hiện nhiều cuộc tập trận thực tế như đổ bộ lên đất liền, chiếm đảo, hạ cánh chiến đấu, phòng không và chống tên lửa. Ngày 14/5, Trung tâm Thông tin Phong trào Dân chủ và Nhân quyền Trung Quốc có trụ sở tại Hồng Kông đã đưa tin rằng cuộc tập trận quân sự này thực sự là cuộc tập trận phòng không lớn nhất trong lịch sử quân đội của ĐCSTQ “chuẩn bị cho chiến tranh Đài Loan” và “bảo vệ Bắc Kinh”.
Ngoài Lữ đoàn phòng không 81 và 82, còn có Lữ đoàn Phòng không Lục quân 73 tại chiến khu Đông bộ Phúc Kiến cũng đã tham gia tập trận. Trong số đó, Lữ đoàn phòng không 81 chịu trách nhiệm phòng không Trung Nam Hải. Chỉ huy lữ đoàn này là ông Hoàng Hội Luân (Huang Huilun) đóng vai trò chủ chốt đảm bảo an toàn cho đại biểu lưỡng hội và Trung Nam Hải.
Ông Hoàng Hội Luân luôn được truyền thông quan sát, nhưng ngoại giới đã nhận thấy rằng tên của ông đã biến mất khỏi truyền thông trong gần một năm. Một số truyền thông của Hồng Kông trích dẫn tin tức rằng ông Hoàng, người nắm giữ vận mệnh của Tập Cận Bình và các nhà lãnh đạo Trung Nam Hải, đã chết một cách bí ẩn từ ngày 22/7/2019 và được quân đội coi là vấn đề tuyệt mật.
Tờ Vision Times đã thu thập được một danh sách những quân nhân của ĐCSTQ đã qua đời, trong đó có: “Hoàng Hội Luân (1973-2019), Tư lệnh Lữ đoàn Phòng không X thuộc Quân đoàn 81 của chiến khu lục quân Trung ương. Nam. Sinh ngày 21/2/1973, Đảng viên ĐCSTQ, quân hàm Đại tá. Ngày 22/7/2019 không may hy sinh”. Nhưng không nêu rõ nguyên nhân tử vong.
Cho đến nay, chính quyền ĐCSTQ không tiết lộ bất kỳ tin tức nào về cái chết của Hoàng Hội Luân, và trên các kênh truyền thông lớn của đảng cũng không thể tìm thấy thông tin về cái chết của ông. Tại sao người chịu trách nhiệm bảo vệ Trung Nam Hải lại “hy sinh”? Nó có liên quan đến một sự cố nghiêm trọng ở Trung Nam Hải không? Những câu hỏi này, ngoại giới hiện vẫn chưa rõ.
Đồng thời, chỉ huy quân đồn trú Bắc Kinh, cũng phụ trách an toàn của Trung Nam Hải, Vương Xuân Ninh (Wang Chunning) đã nhanh chóng bị miễn chức, gây ra nhiều đồn đoán.
Theo thông báo chính thức, Vương Xuân Ninh, vừa mới làm chỉ huy quân đồn trú Bắc Kinh, thành viên của Ban Thường vụ Ủy ban thành phố Bắc Kinh trong 4 tháng, đã bị bãi chức vào ngày 11/5 và được thay thế bởi Trương Phàm Địch (Zhang Fandi), ủy viên chính trị của Bắc Kinh.
Trong một chương trình truyền thông vào ngày 13/5, chuyên gia về vấn đề Trung Quốc, ông Trần Phá Không (Chen Pokong) cho biết rằng khu vực bảo vệ ở Bắc Kinh có vẻ như xảy ra chuyện lớn. Chỉ huy Vương Xuân Ninh bị cách chức gấp, điều này giống như cựu Bộ trưởng Tư pháp Phó Chính Hoa (Fu Zhenghua), đều là điềm báo cho sự ‘ngã ngựa’.
Ông Trần đặt câu hỏi liệu Vương Xuân Ninh, với tư cách là chỉ huy đồn trú của Bắc Kinh đang nắm giữ quyền lực quân sự quan trọng, có tham gia vào cuộc đảo chính không? Có liên quan đến vụ án Tôn Lực Quân và Phó Chính Hoa không? Điều này đáng được chú ý.
Gần đây, tình hình chính trị ở Trung Nam Hải đã trở nên “kỳ quái” hơn. Ngoài những bất ổn do hệ thống chính trị và pháp luật gây ra, quân đội dường như cũng không ổn định.
Ngoài ra, vào thời điểm trước phiên họp Lưỡng hội, Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương ĐCSTQ đã ban hành một thông tư vào ngày 14/5. Theo đó, Trung ương sẽ tiến hành kiểm tra lần thứ 5, trong đó sẽ kiểm tra ủy ban chính trị và pháp luật, Văn phòng Thông tin Chính trị, Nhân dân nhật báo… và 35 cơ quan trung ương quốc gia.
Học giả Trung Quốc Tiết Trì (Xue Chi) nói rằng những dấu hiệu này cho thấy đại dịch đã làm lung lay nghiêm trọng sự cai trị của ĐCSTQ, áp lực cả bên trong lẫn bên ngoài, và các cuộc đấu đá nội bộ ngày một gia tăng.
Minh Thanh
Theo NTDTV
https://www.ntdvn.com/trung-quoc/tin-tuyet-mat-nhan-vat-nam-giu-van-menh-cua-tap-can-binh-da-chet-mot-cach-bi-an-38359.html

Huawei nói

việc Mỹ ra hạn chế cung cấp chip là ‘tùy tiện’

Tập đoàn Huawei Technologies của Trung Quốc lên tiếng phản ứng chính thức đối với việc chính quyền của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump hạn chế quyền tiếp cận của tập đoàn này đến các nguồn cung
cấp chip toàn cầu, nói rằng đó là hành động “tùy tiện”, và cho biết hoạt động kinh doanh của họ sẽ bị ảnh hưởng, theo Reuters.
“Chúng tôi dự báo rằng việc kinh doanh của chúng tôi chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng. Chúng tôi sẽ cố gắng tất cả những gì có thể để tìm kiếm một giải pháp,” Chủ tịch Huawei Guo Ping nói trong bài phát biểu quan trọng tại hội nghị thường niên về phân tích toàn cầu của tập đoàn này hôm 18/05.
Ông Guo cho biết Huawei cam kết tuân thủ các quy tắc của Hoa Kỳ và họ đã gia tăng đáng kể công tác Nghiên cứu và Phát triển (R & D) và lượng hàng tồn kho để đối phó với áp lực của Hoa Kỳ.
Hôm 15/05, Bộ Thương mại Hoa Kỳ mở rộng thẩm quyền trong việc yêu cầu giấy phép bán các sản phẩm bán dẫn được sản xuất ở nước ngoài có sử dụng công nghệ của Hoa Kỳ đối với tập đoàn Huawei, mở rộng phạm vi của Bộ thương mại để hướng tới dừng bán hẳn cho nhà sản xuất điện thoại thông minh số 2 thế giới.
Tập đoàn Huawei đã bị liệt vào “danh sách đen” của Bộ Thương mại vào năm ngoái vì những lo ngại về an ninh quốc gia, giữa những cáo buộc từ Washington rằng họ đã vi phạm lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ đối với Iran, cũng như có khả năng theo dõi các khách hàng.
Huawei cho biết biện pháp mới của Hoa Kỳ là “tùy tiện và nguy hiểm, và đe dọa làm suy yếu toàn bộ ngành công nghiệp trên toàn thế giới.”
“Huawei phản đối các điều chỉnh của Bộ Thương mại Hoa Kỳ về quy tắc sản phẩm trực tiếp nước ngoài mà cụ thể là nhắm vào Huawei,” tập đoàn này cho biết trong một tuyên bố.
https://www.voatiengviet.com/a/huawei-noi-viec-my-ra-han-che-cung-cap-chip-la-tuy-tien/5424476.html

Trung Quốc biện hộ cách ứng phó dịch Covid-19

Hôm 18/05, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình kêu gọi đánh giá độc lập về cách ứng phó toàn cầu đối với đại dịch Covid-19 của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) một khi dịch bệnh này được kiểm soát và ông biện hộ cách xử lý đại dịch của Bắc Kinh, theo Reuters.
Trong một video gửi tới một cuộc họp trực tuyến của Hội đồng Y tế Thế giới của WHO, Chủ tịch Tập Cận Bình cũng đã cam kết 2 tỷ đôla trong hai năm tới để giúp ứng phó đại dịch.
Ông Tập nói đại dịch này là “một trường hợp khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng nghiêm trọng nhất kể từ sau Thế chiến II cho đến nay.”
“Trong suốt thời gian qua chúng ta đã hành động với sự cởi mở, minh bạch và trách nhiệm,” ông Tập nói thêm.
Ông nói: “Chúng ta đã khống chế được con virus.”
Hội đồng Y tế Thế giới dự kiến sẽ thảo luận về một nghị quyết được đưa ra bởi Liên minh Châu Âu (EU) nhằm kêu gọi điều tra độc lập về tính hiệu quả của WHO. Một bản dự thảo nghị quyết mà Reuters nhìn được cho thấy có 116 trong số 194 quốc gia trong WHO ủng hộ nghị quyết này.
WHO và hầu hết các chuyên gia nói rằng con virus này được cho là đã xuất hiện ở một ngôi chợ bán thịt động vật hoang dã ở thành phố Vũ Hán của Trung Quốc vào cuối năm ngoái.
Trong tháng này, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo cho biết có nhiều bằng chứng đáng kể rằng con virus này xuất phát từ một phòng thí nghiệm ở Vũ Hán. Tuy nhiên, Trung Quốc đã bác bỏ cáo buộc này.
https://www.voatiengviet.com/a/trung-quoc-bien-ho-cach-ung-pho-covid-19/5424416.html

Thái Lan: Tự sát vì khó khăn kinh tế

có thể vượt tử vong do dịch Covid-19

Triệu Hằng
Các học giả cảnh báo, số người tự sát vì khó khăn kinh tế có thể vượt quá số người chết vì dịch Covid-19 ở Thái Lan, theo một bài viết đăng trên The Diplomat ngày 11/5.
Vào cuối tháng Tư, bà Anyakan được cấp cứu ở một bệnh viện ở thủ đô Bangkok, Thái Lan, sau khi bà nuốt thuốc diệt chuột trước Bộ tài chính để phản đối việc thiếu tiền viện trợ. Bà tuyệt vọng và thấy mình rơi vào đường cùng sau khi bị chính quyền từ chối không cho bà vay 5.000 baht (khoảng 154 USD) vào một trong những tuần khó khăn nhất của cuộc đời bà do đại dịch Covid-19.
Sau khi nhập viện, bà được dại diện cơ quan nhà nước đến thăm và họ hứa sẽ chuyển tiền cho bà sớm ngay khi có thể.
Việc cố tự sát của người phụ nữ nói trên là một phần xu hướng đáng lo ngại, vì sự suy thoái kinh tế do virus corona gây ra đang khiến ngày càng nhiều người Thái rơi vào tuyệt vọng.
Các phương tiện truyền thông địa phương đã công bố những trường hợp đáng buồn trong những tuần gần đây, chẳng hạn như câu chuyện về Irada, mẹ của hai đứa trẻ ở Maha Sarakham, một tỉnh ở phía đông bắc của đất nước, đã treo cổ tự tử vào ngày 21/4 sau khi gặp vấn đề trong việc nuôi hai đứa con nhỏ.
Irada kiếm sống bằng việc đẩy xe sữa chua đi bán dạo. Bà đã lâm vào tình cảnh khó khăn ngay cả trước khi lệnh hạn chế di chuyển được áp đặt để ngăn chặn sự lây lan của virus khiến bà không có khách hàng.
Trước đó, là trường hợp của một ông bố 41 tuổi, người này cũng tự tước đoạt cuộc sống của mình, cô con gái 5 tuổi của anh ta cũng đã chết. Cảnh sát tìm thấy thi thể của họ trôi trên sông Pa Sak ở Ayutthaya, phía bắc Bangkok.
Những cư dân nói với cảnh sát rằng, người cha thất nghiệp và không thể kiếm nổi công ăn việc làm. Một nhân chứng cho biết ông nghe thấy người cha nhảy xuống nước trước, sau đó bé gái đang khóc cũng nhảy theo cha.
Thái Lan nổi tiếng vì là một trong những quốc gia có tỷ lệ bất bình đẳng giàu nghèo cao nhất thế giới, và là một trong những quốc gia có tỷ lệ tự tử cao nhất ở Đông Nam Á. Trên thực tế, tự tử đứng thứ hai trong số các nguyên nhân gây tử vong không tự nhiên ở nước này, sau tại nạn giao thông và là nguyên nhân phổ biến hơn cả giết người, theo chính phủ.
Một nghiên cứu của Tổ chức Y tế Thế giới dựa trên dữ liệu năm 2016, đã liệt kê Thái Lan có tỷ lệ tự tử hàng năm cao thứ 32 trên thế giới, bình quân 14,4 vụ tự tử trên 100.000 dân, tương đương với 10.000 người chết vì tự tử mỗi năm. Thái Lan có nhiều vụ tự tử tính trên đầu người cao hơn bất kỳ quốc gia Đông Nam Á nào khác. Tỷ lệ tự tử cao thứ hai là Myanmar với 9,5 vụ tự tử trên 100.000 dân.
Đại dịch Covid-19, và sự tàn phá kinh tế đi kèm, đã làm tình hình trở nên tồi tệ hơn. Vào tháng Tư, một nhóm học giả kêu gọi chính phủ Thái Lan việc viện trợ tài chính cần được bao quát hơn. Họ cho rằng việc mất việc làm và đóng cửa các doanh nghiệp đã khiến nhiều người Thái tuyệt vọng.
Học giả Atthajak Sattayanurak thuộc Khoa Nhân văn và Somchai Preechasilpakul, phó giáo sư luật hiến pháp thuộc Đại học Chiang Mai, cùng Prapas Pintobtaeng, giảng viên khoa học chính trị tại Đại học Chulalongkorn, đã nghiên cứu các vụ tự tử khắp Thái Lan một vài tuần sau khi chính phủ áp dụng các biện pháp khẩn cấp để chống lại sự lây lan của virus corona, vào cuối tháng Ba.
Dựa trên kết quả nghiên cứu, tính đến cuối tháng 4, đã có ít nhất 38 vụ tự tử liên quan đến đóng cửa và mất việc làm trong khủng hoảng. Trong số đó, 28 người đã chết.
Các học giả cảnh báo rằng số trường hợp tự tử do hậu quả của kinh tế thậm chí có thể vượt quá số ca tử vong do virus corona nếu chính phủ không phản ứng nhanh.
Theo The Diplomat
Triệu Hằng dịch và biên tập
https://www.dkn.tv/the-gioi/thai-lan-tu-sat-vi-kho-khan-kinh-te-co-the-vuot-tu-vong-do-dich-covid-19.html

Sau phản đối ngoại giao, Indonesia yêu cầu

Liên Hợp Quốc xem xét vụ TQ ném xác ngư dân

Việc tàu cá Trung Quốc ném xác 03 ngư dân Indonesia xuống biển đang trở thành tâm điểm mới về cách cư xử của Bắc Kinh. Hành động này cho thấy tàu cá Trung Quốc không chỉ nguy hiểm trên biển mà còn đối xử vô nhân đạo với ngư dân các nước.
Liên quan vụ việc trên, Bộ Ngoại giao Indonesia (07/5) đã triệu tập Đại sứ Trung Quốc Xiao Qian để làm rõ vấn đề liên quan tới cái chết của bốn thuyền viên Indonesia và những vụ thủy táng thuyền viên Indonesia có phù hợp với các quy định của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) hay không. Ngay sau khi triệu Đại sứ Trung Quốc, Phái đoàn Indonesia tại Liên Hợp Quốc (12/5) cho biết nước này đã hối thúc Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc cảnh giác với các hành vi lạm dụng trong ngành thủy sản. Trưởng Phái đoàn Indonesia tại Liên Hợp Quốc ở Geneva cho biết, Indonesia nhấn mạnh yêu cầu cấp bách đối với hội đồng trong việc bảo vệ quyền của các nhóm dễ bị tổn thương, cụ thể là quyền của người làm
việc trong ngành thủy sản. Bên cạnh đó, Phái đoàn Indonesia tại Geneva đã nêu vấn đề này với Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc và Hội đồng đang thảo luận các biện pháp để cân bằng giữa việc ứng phó với đại dịch virus corona với việc bảo vệ quyền con người.
Luật sư đại diện cho nhóm thuyền viên Indonesia (10/5) cũng đã đưa ra tuyên bố chỉ ra các vi phạm nhân quyền trên tàu cá Trung Quốc. Tuyên bố cho biết thuyền viên Indonesia đã bị ép buộc làm việc 18 giờ mỗi ngày và uống nước biển lọc, trong khi thuyền viên Trung Quốc được uống nước khoáng. Một phần tiền lương của họ cũng đang bị giữ lại. Cảnh sát Indonesia có kế hoạch mở cuộc điều tra về các cáo buộc này. Để phản đối vụ việc, một tổ chức đại diện cho người di cư Indonesia cũng ra tuyên bố kêu gọi chính phủ Indonesia triệu hồi đại sứ nước này tại Trung Quốc và trục xuất đại sứ Trung Quốc tại Indonesia.
Trong khi đó, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên (11/5) khẳng định “Trung Quốc xem việc này là chuyện nghiêm túc và đang điều tra”; nhấn mạnh phía Trung Quốc đang liên lạc chặt chẽ với phía Indonesia về vấn đề này và sẽ giải quyết đúng đắn dựa trên sự thật và luật pháp.
Được biết, quan hệ giữa Indonesia và Trung Quốc hiện đang gặp nhiều vấn đề, nhất là liên quan việc giải quyết các tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông. Sau khi thiết lập quan hệ quốc phòng vào ngày 13/4/1949, mối quan hệ giữa Indonesia và Trung Quốc vẫn tồn tại nhiều thăng trầm kéo dài đến sự kiện quan hệ ngoại giao song phương “đông cứng” vào tháng 10/1967. Hai nước bình thường hóa quan hệ vào năm 1990, nâng cấp quan hệ đối tác chiến lược vào ngày 25/4/2005 và thúc đẩy hợp tác quốc phòng Trung Quốc – Indonesia lên tầm cao mới. Hai bên cũng đã ký Bản ghi nhớ (MoU) về hợp tác quốc phòng vào tháng 11/2007 nhằm thúc đẩy thành lập diễn đàn tham vấn quốc phòng và hợp tác quân sự song phương. Đáng lưu ý, những văn kiện góp phần tạo nền tảng pháp lý cho hợp tác quốc phòng giữa Indonesia và Trung Quốc đã được đặt ra sớm hơn so với quan hệ quốc phòng của Indonesia và Mỹ.
Các lĩnh vực ưu tiên hợp tác quốc phòng giữa Indonesia và Trung Quốc hiện nay liên quan đến mô hình hợp tác bổ sung lợi ích của nhau, thứ nhất là lĩnh vực an toàn hàng hải (các tuyến đường biển thông tin/tuyến đường biển thương mại), hỗ trợ kịp thời chương trình hợp tác quốc phòng có định hướng chiến lược và toàn diện hơn. Nếu nổ ra các cuộc chiến tranh giới hạn tại Biển Đông và một phần vùng biển sẽ trở thành khu vực chiến tranh, trong đó tuyến đường biển quốc tế của Indonesia và vùng biển Java sẽ thay thế cho tuyến đường biển quốc tế, Indonesia cũng trở thành tiền đồn, khu vực hậu cần, phòng vệ. Thứ hai, sự phát triển của PLA sẽ tạo động lực lớn cho quân đội Indonesia (TNI ) và ngành công nghiệp quốc phòng nước này có điều kiện phát triển do khả năng quốc đảo nhận được sự hỗ trợ lớn hơn từ Trung Quốc so với từ Mỹ. Mỗi năm hệ thống vũ khí quốc phòng thiết yếu của TNI cần hơn 1.300 mặt hàng cho các lực lượng hải, lục, không quân trong khi Trung Quốc với tiềm lực lớn trong phát triển công nghiệp quốc phòng có thể cung ứng được các gói thầu cho quá trình xây dựng ngành công nghiệp quốc phòng Indonesia, hệ thống phòng thủ đáng tin cậy theo phong cách của Trung Quốc. Thứ ba, liên quan đến cuộc chiến giành tài nguyên thiên nhiên không tái tạo, trong đó Trung Quốc đã áp dụng chiến lược theo mô hình Mỹ bằng cách phát triển các mỏ dầu dự trữ chiến lược thông qua xây dựng lực lượng hải quân mạnh để bảo vệ các nguồn cung dầu từ các khu vực trên thế giới. Indonesia cùng với Trung Quốc có thể xây dựng sức mạnh Hải quân để một ngày nào đó có thể tuyên bố 13% trong số 49% lãnh thổ cực Nam Australia có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, năng lượng cũng như nguồn cá thuộc về quốc đảo. Nếu sáng kiến ​​này không được thực hiện, Australia, Ấn Độ và Mỹ chắc chắn sẽ loại trừ bất cứ yêu sách lãnh thổ nào của Indonesia tại khu vực Nam Cực. Xây dựng niềm tin là cơ sở hợp tác giữa PLA và TNI, trong đó các khía cạnh quan hệ đối tác chiến lược sẽ mở rộng hợp tác trong đầu tư, quản lý, nghiên cứu và phát triển ngành công nghiệp quốc phòng. Hợp tác sẽ được mở rộng trong lĩnh vực an ninh hàng hải cho các tuyến đường biển quốc tế, Biển Đông và Ấn Độ Dương. Indonesia và Trung Quốc cũng có thể mở rộng trao đổi thông tin về các vấn đề tổ chức, đào tạo, trao đổi nhân sự, nghiên cứu, trao đổi dữ liệu khoa học và công nghệ, cũng như thúc đẩy hợp tác liên ngành trong công nghệ công nghiệp, công nghệ quốc phòng…
Thời gian gần đây, căng thẳng giữa Indonesia và Trung Quốc bùng phát từ năm 2016, khi các tàu tuần duyên của Indonesia phát hiện một tàu đánh cá của Trung Quốc hoạt động trái phép ở vùng biển thuộc quần đảo Natuna của Indonesia. Các tàu của Indonesia đã truy đuổi và giữ chiếc tàu cá của Trung Quốc lại. Trong quá trình lai dắt chiếc tàu cá này để xử lý, một chiếc tàu hải cảnh của Trung Quốc đã tiếp cận và tìm cách đâm va vào tàu của Indonesia. Sau đó, một chiếc tàu hải cảnh khác của Trung Quốc có kích thước lớn hơn xuất hiện và phía Indonesia quyết định thả chiếc tàu cá của Trung Quốc đi.
Ngay sau vụ việc, Ngoại trưởng Indonesia Marsudi cho rằng, có ba lý do khiến Indonesia không thể làm ngơ trước vụ việc này. Thứ nhất, tàu hải cảnh của Trung Quốc đã vi phạm chủ quyền và quyền tài phán ở khu vực đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Indonesia. Thứ hai, tàu Trung Quốc đã can thiệp vào hoạt động thực thi pháp luật của tàu Indonesia trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước này. Thứ ba, tàu hải cảnh Trung Quốc đã vi phạm chủ quyền lãnh thổ trên biển của Indonesia.
http://biendong.net/bien-dong/34737-sau-phan-doi-ngoai-giao-indonesia-yeu-cau-lien-hop-quoc-xem-xet-vu-tq-nem-xac-ngu-dan.html

Úc nói TQ phớt lờ đề nghị đối thoại để giảm căng thẳng

Úc thúc giục Trung Quốc trả lời đề nghị thảo luận về việc giảm căng thẳng song phương, sau khi Canberra kêu gọi tiến hành một cuộc điều tra quốc tế về nguồn gốc đại dịch COVID-19.
Trung Quốc dừng nhập thịt bò Úc sau kêu gọi điều tra nguồn gốc COVID-19
Cáo buộc Úc dùng “thủ đoạn”, Trung Quốc gần đây dừng nhập khẩu thịt bò từ 4 nhà cung cấp thịt bò lớn nhất của Úc và đang tính tăng thuế mạnh lên lúa mạch từ Úc.
Bộ trưởng Thương mại Úc Simon Birmingham đã đề nghị thảo luận về các vấn đề thương mại với người đồng cấp Trung Quốc, ông cho biết trong cuộc trả lời phỏng vấn đài ABC của Úc ngày 17/5.
“Đề nghị đó không được đáp ứng bằng một cuộc điện thoại được sắp xếp vào thời điểm này”, ông Birmingham nói trong chương trình “Người trong cuộc”. “Chúng tôi sẵn sàng thảo luận, ngay cả những vấn đề khó khăn”, ông nói.
Ông nói rằng Úc bảo lưu quyền kiện Trung Quốc ra Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) nếu Bắc Kinh tăng thuế lên lúa mạch của Úc.
Quan hệ Canberra – Bắc Kinh trở nên căng thẳng sau khi Úc cáo buộc Trung Quốc can thiệp vào công việc nội bộ của họ và quan ngại trước hiện tượng mà Úc coi là sự gia tăng ảnh hưởng của Bắc Kinh lên khu vực Thái Bình Dương, vốn là sân nhà của Úc.
Úc kêu gọi điều tra nguồn gốc COVID-19 trong bối cảnh Tổng thống Mỹ Donald Trump chỉ trích mạnh mẽ cách Trung Quốc xử lý dịch bệnh, nói rằng Bắc Kinh phải chịu hậu quả nếu cố tình để đại dịch lây lan như vậy.
Canberra khẳng định lời kêu gọi điều tra đại dịch không phải hành động mang động cơ chính trị nhằm vào Bắc Kinh.
Úc dự kiến sẽ cùng các nước khác thúc đẩy cuộc điều tra này khi Hội đồng y tế thế giới, cơ quan quyết định chính sách của WHO, tổ chức hội nghị thường niên tại Thuỵ Sĩ, lần đầu tiên từ khi COVID-19 bùng phát, vào ngày 18/1.
Đại dịch đã gây bệnh cho hơn 4,6 triệu người và khiến hơn 310.000 người thiệt mạng trên khắp thế giới, gây tê liệt cuộc sống ở các thành phố lớn và tàn phá các nền kinh tế.
http://biendong.net/bi-n-nong/32-sukien/34751-uc-noi-tq-phot-lo-de-nghi-doi-thoai-de-giam-cang-thang.html

Thủ tướng Úc kiên quyết giữ vững các nguyên tắc

và giá trị của mình trước Trung Quốc

Vũ Dương
Theo NTD, gần đây Úc đã yêu cầu một cuộc điều tra quốc tế độc lập về nguồn gốc virus viêm phổi Vũ Hán, còn được biết đến với cái tên Covid-19. Động thái này đã dấy lên phản ứng mạnh mẽ từ phía chính quyền Trung Quốc, và Bắc Kinh đã sử dụng thương mại chống lại Úc như một biện pháp trả đũa. Đáp lại, Thủ tướng Úc Scott Morrison đã trả lời rằng, Úc sẽ giữ vững lập trường của mình và Bắc Kinh cần tôn trọng các nguyên tắc và giá trị của Úc.
Thủ tướng Úc Scott Morrison cho biết trong một cuộc họp báo hôm thứ Sáu (15/5) rằng Úc sẽ kiên quyết giữ vững các nguyên tắc và giá trị của Úc cũng như những gì được coi là quan trọng. Ông nói rằng Úc sẽ giữ vững ranh giới trong một số vấn đề, nhất quyết sẽ không mang ra mua bán.
“Tôi muốn nhấn mạnh một lần nữa rằng những gì mà chính phủ Úc làm là hoàn toàn bình thường. Chúng tôi đang kiên trì lập trường và giá trị Úc của chúng tôi, cũng như những vấn đề mà trước nay chúng tôi luôn coi là quan trọng. Chúng tôi đã vạch ra ranh giới rõ ràng cho thấy những gì là quan trọng đối với chúng tôi. Đối với chính phủ Trung Quốc cũng như vậy. Chúng tôi cũng tôn trọng những ranh giới của họ, vậy nên hy vọng rằng ranh giới của chúng tôi cũng sẽ được họ tôn trọng. Bất luận đó là các quy tắc
đầu tư ngoại thương, quy tắc công nghệ hay quy tắc về nhân quyền và các vấn đề liên quan”, Thủ tướng Morrison nói.
Ông cũng nhắc lại: “Tôi nghĩ rằng bất kỳ người Úc nào cũng đều không muốn chúng tôi thỏa hiệp về những vấn đề quan trọng này, những vấn đề này không bao giờ có thể mang ra giao dịch. Chính phủ của chúng tôi rất rõ ràng về vấn đề này, chúng tôi sẽ tiếp tục minh xác một điểm này, những vấn đề này không bao giờ có thể mang ra làm điều kiện trao đổi”.
Hôm thứ Sáu (15/5), Thủ tướng Úc Scott Morrison nhấn mạnh rằng yêu cầu của Úc về việc điều tra nguồn gốc của virus Corona chủng mới là “hoàn toàn bình thường”. Tuy nhiên, phía Trung Quốc gần đây đã uy hiếp rằng họ sẽ gia tăng thuế quan đối với lúa mạch của Úc và tạm ngưng nhập khẩu thịt bò từ bốn doanh nghiệp lớn sản xuất thịt bò tại Úc. Thủ tướng Morrison nói rằng đây là “vấn đề cần được giải quyết” trong mối quan hệ Úc-Trung.
Trước đó, Úc đã đưa ra kiến nghị yêu cầu một cuộc điều tra quốc tế độc lập về các vấn đề liên quan đến dịch bệnh cũng như nguồn gốc của virus viêm phổi Vũ Hán, điều này đã khiến ĐCSTQ tức giận. Đại sứ quán Trung Quốc tại Úc đe dọa rằng nếu phía Úc không chấm dứt hành động này, thì có thể sẽ có hậu quả về mặt kinh tế, trong đó có liên quan đến thịt bò, lúa mạch, rượu vang đỏ và du lịch…
Sau đó, để trả đũa lời kêu gọi của Úc về việc tiến hành một cuộc điều tra mang tính toàn cầu đối với nguồn gốc virus viêm phổi Vũ Hán, chính quyền ĐCSTQ đã đình chỉ nhập khẩu thịt bò từ bốn cơ sở của Úc với lý do “chất lượng không đạt tiêu chuẩn”. Bốn công ty cung cấp thịt này chiếm 35% tổng xuất khẩu thịt bò của Úc sang Trung Quốc, và kim ngạch thương mại năm nay có thể đạt đến 3,5 tỷ USD.
Ngoài ra, ĐCSTQ đe dọa sẽ áp thuế cao tới 80% đối với lúa mạch Úc. Được biết, Úc là nhà cung cấp lúa mạch lớn nhất của Trung Quốc và xuất khẩu lúa mạch sang Trung Quốc chiếm hơn một nửa tổng xuất khẩu lúa mạch mỗi năm của Úc, trị giá khoảng 980 triệu đến 1,3 tỷ USD.
Hiện tại, hành động trả đũa của ĐCSTQ đối với Úc cũng đã thu hút sự chú ý của cộng đồng quốc tế. Tuy nhiên, đây cũng không phải là lần đầu tiên ĐCSTQ dùng thương mại làm canh bạc chính trị đe dọa các nước khác.
Năm ngoái, để gây sức ép với Canada, ĐCSTQ đã yêu cầu Canada thả Giám đốc tài chính của Huawei là bà Mạnh Vãn Châu. Ngoài việc bắt giữ một số công dân Canada ở Trung Quốc, họ cũng cấm nhập khẩu dầu hạt cải của Canada. Năm 2012, trong vấn đề tranh chấp chủ quyền biển đảo với Philippines, ĐCSTQ đã cấm các thương lái Trung Quốc nhập khẩu chuối của Philippines.
Theo các phương tiện truyền thông của Úc, Bộ trưởng Nội vụ Úc Peter Dutton ngày 14/5 cũng cho biết rằng phía Úc sẽ tiếp tục giữ vững chủ trương về việc tiến hành điều tra độc lập đối với nguồn gốc của virus ĐCSTQ.
“Tất cả những gì Úc đã làm chỉ là để duy trì các nguyên tắc và giá trị của chúng tôi và chúng tôi sẽ tiếp tục làm như vậy”. Ông Peter Dutton nói rằng, các các gia đình đã mất đi người thân do virus ĐCSTQ có quyền được tiến hành điều tra cũng như truy cứu trách nhiệm các vấn đề liên quan đến dịch bệnh.
Theo Ming Xuan, NTDTV.com
Vũ Dương biên dịch
https://www.dkn.tv/the-gioi/thu-tuong-uc-kien-quyet-giu-vung-cac-nguyen-tac-va-gia-tri-cua-minh.html

Một sinh viên Úc có thể bị đuổi học vì chống Bắc Kinh

Băng Thanh
Một cậu sinh viên năm thứ tư tại Đại học Queensland của Úc đang phải đối mặt với việc bị đuổi khỏi trường sau khi lên tiếng chống lại Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Drew Pavlou, 20 tuổi, đang phải đối mặt với 11 cáo buộc do gây “phương hại đến danh tiếng” của trường Đại học sau khi dẫn đầu các cuộc biểu tình ủng hộ phong trào dân chủ của Hồng Kông trong khuôn viên trường vào năm ngoái, đồng thời đã đăng thông điệp lên phương tiện truyền thông xã hội chỉ trích chính quyền Trung Quốc và tố cáo mối quan hệ tài chính chặt chẽ của trường Đại học với Bắc Kinh.
Theo Pavlou, cậu đang bị đối xử không công bằng.
“Tôi đang bị đe dọa với động thái chưa từng có vì mối quan hệ đặc biệt gần gũi của Đại học Queensland với chính quyền Trung Quốc. Đại học Queensland có lẽ là trường đại học có mối quan hệ gần gũi nhất
với chính phủ Trung Quốc so với bất kỳ trường đại học nào trong các nước nói tiếng Anh”, Drew Pavlou viết trong một bài đăng trên tờ Foreign Policy.
“Ngoài việc tài trợ và kiểm soát một Học viện Khổng Tử trong khuôn viên trường, chính phủ Trung Quốc còn tài trợ cho ít nhất bốn khóa học tại Đại học Queensland, với nội dung được Bắc Kinh chấp thuận, dạy về lịch sử Trung Quốc cho sinh viên, nhằm che đậy các vi phạm nhân quyền của họ ở Tân Cương, Tây Tạng, Hồng Kông và Trung Quốc đại lục”, Drew Pavlou cho biết.
“Ngoài các khóa học do chính phủ Trung Quốc hậu thuẫn, còn có Tổng lãnh sự Trung Quốc tại thành phố Brisbane, ông Xu Jie, phục vụ như một giáo sư danh dự tại trường đại học này”, theo Drew Pavlou.
Pavlou gần đây đã đưa ông Xu ra tòa sau khi bị tấn công tại một cuộc biểu tình của những người ủng hộ Trung Quốc.
“Vào tháng 7/2019, tôi đã lãnh đạo một cuộc biểu tình ôn hòa kêu gọi Đại học Queensland cắt đứt hoàn toàn quan hệ với chính quyền Trung Quốc cho đến khi người Tây Tạng được trả tự do, các trại giam giữ người Duy Ngô Nhĩ bị đóng cửa, và người Hồng Kông được hưởng nền dân chủ nhiều hơn”, Pavlou kể.
“Tuy nhiên, những người đeo mặt nạ ủng hộ chính quyền Trung Quốc đã tấn công dữ dội vào cuộc biểu tình của chúng tôi, tấn công tôi và bóp cổ những sinh viên ủng hộ Hồng Kông”.
Sau vụ việc, Pavlou đã bị ông Xu nêu tên trong một bài báo thuộc truyền thông nhà nước Trung Quốc và bị buộc tội là “chống Trung Quốc”, đồng thời nhận được những lời dọa giết cùng những cuộc điện thoại và thư mang nội dung đe dọa.
Về phía Đại học Queensland, đại học này trong một tuyên bố cho biết họ không ngăn cản sinh viên bày tỏ quan điểm chính trị cá nhân hoặc hạn chế quyền tự do ngôn luận của sinh viên. Đại học Queensland có khoảng 10.000 sinh viên Trung Quốc và kiếm được khoảng 150 triệu USD tiền học phí mỗi năm.
Theo Dailymail
Băng Thanh dịch và biên tập
https://www.dkn.tv/the-gioi/mot-sinh-vien-uc-co-the-bi-duoi-hoc-vi-chong-bac-kinh.html

0 nhận xét

Leave a comment

Được tạo bởi Blogger.