Việt Nam và Trung Quốc đã chặn một tuyên bố chung của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc về ngăn chặn nạn diệt chủng người Hồi giáo Rohingya ở Myanmar sau cuộc họp của Hội đồng vào hôm thứ Ba, ngày 4/2.
Thủ tướng Nga Mikhail Mishustin nói rằng việc đóng cửa biên giới (với Trung Quốc) sẽ là một phần trong những biện pháp mới để ngăn chặn sự lây lan dịch bệnh vào Nga từ nước láng giềng phía nam (Trung Quốc). Bộ Ngoại gia Nga đồng thời đã ngưng việc cấp visa điện tử cho các công dân Trung Quốc.
Vedomosti trích lời ông Andrei Frolov, Tổng biên tập tạp chí Xuất khẩu Vũ khí của Nga và đồng thời là chuyên gia quân sự cho biết hợp đồng mới của Việt Nam giúp chuẩn bị cho việc mua thêm các máy bay chiến đấu hiện đại từ Nga bao gồm Su-30SM và Su-35.
Người phát ngôn Hạm đội 7 Joseph Keiley nói với NHK rằng “Hoa Kỳ sẽ cho máy bay và tàu đi qua, hoạt động ở bất cứ nơi nào luật quốc tế cho phép, dù địa điểm đó có phải là vùng đòi chủ quyền trên biển quá mức hay không”.
Ngày 29/1, theo Reuters loan tin, Mỹ và Nhật đã đưa công dân của mình ra khỏi trung tâm vùng dịch ở Trung Quốc khi con số chết vì virus corona đã lên đến 132 và xuất hiện ca nhiễm đầu tiên ở Trung Đông.
Dịch viêm phổi cấp do virus corona gây ra đang lan rộng ở Trung Quốc với con số người nhiễm bệnh được công bố chính thức hôm 27/1 đã lên đến hơn 2.700 người và số người chết do dịch bệnh là 81 người.
Trung Quốc vào ngày 24 tháng 1 xác nhận trường hợp tử vong thứ hai ngoài trung tâm dịch coronavirus ở thành phố Vũ Hán, nâng tổng số người chết vì loại virus lạ tính đến thời điểm này là 26 người.
Trung Quốc đóng cửa hai thành phố gồm Vũ Hán, nơi khởi phát của dịch bệnh viêm phổi lạ do chủng virus corona mới gây ra, khiến 17 người chết đến thời điểm hiện tại và thành phố lân cận Hoàng Cương.
Cựu Chủ tịch Interpol người Trung Quốc, ông Mạnh Hoằng Vĩ, vừa bị một tòa án ở Thiên Tân, Trung Quốc, hôm 21/1, tuyên án 13 năm rưỡi tù vì tội nhận hối lộ. Ngoài ra ông còn bị phạt một số tiền là 2 triệu nhân dân tệ (tương đương 290.000 đô la Mỹ).
Trung Quốc thừa nhận ngư dân nước này đã đánh bắt cá trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Indonesia quanh quần đảo Natuna, phía nam Biển Đông. Hãng thông tấn Kyodo đưa tin hôm 17 tháng 1.
Hải Quân Indonesia cho biết họ tiếp tục phát hiện tàu Trung Quốc xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế của Indonesia.
“ Kết quả của cuộc bầu cử này mang thêm ý nghĩa vì nó cho thấy khi nền dân chủ hay chủ quyền của chúng ta bị đe doạ, người dân Đài Loan sẽ cho thấy quyết tâm của họ càng lớn hơn”, bà Thái Anh Văn phát biểu tại họp báo.
Trong buổi đàm thoại với Tổng thống Joko Widodo, Ngoại trưởng Nhật Toshimitsu Motegi không nhắc tới cụ thể tên Trung Quốc, nhưng nói nước Nhật cảnh giác với tình hình Biển Đông.
Indonesia đã gia tăng tuần tra vùng biển quanh quần đảo Natuna nơi tàu hải cảnh của Trung Quốc đã xâm nhập thời gian qua. Hãng tin Reuters trích lời giới chức Indonesia cho biết như vậy hôm 5/1.
Bộ trưởng Ngoại giao Malaysia Saifuddin Abdullah hôm 3/1 nói với báo giới rằng nước này tiếp tục khẳng định lập trường trong việc đăng ký vùng thềm lục địa mở rộng ở khu vực Biển Đông, bất chấp những phản đối của Bắc Kinh.
0 nhận xét