Long Xuyên Hải Ngoại

Dù số phận mang tới điều gì,

hãy can đảm tranh đấu cho quê hương tự do

Tin khắp nơi – 08/02/2020

Thứ Bảy, 8 tháng 2, 2020 19:47 // ,

Tin khắp nơi – 08/02/2020

TT Trump sa thải

hai nhân chứng chống ông trong vụ luận tội

Chính quyền của Tổng thống Donald Trump hôm thứ Sáu 7/2 sa thải hai nhân chứng đã cung cấp những lời khai gây tổn hại nhất trong cuộc điều tra luận tội tổng thống, đó là Trung tá Lục quân Alexander Vindman và Đại sứ Gordon Sondland.
Hai ngày sau khi Tổng thống Trump được Thượng viện do đảng Cộng hòa tha bổng trong vụ luận tội, ông Vindman – chuyên gia hàng đầu về Ukraine tại Hội đồng An ninh Quốc gia của Tòa Bạch Ốc – đã bị hộ tống ra khỏi Nhà Trắng, theo luật sư của ông .
Luật sư David Pressman nói: “Ông Vindman được yêu cầu thôi việc vì đã nói sự thật.”
Vài giờ sau, ông Sondland cho biết ông đã bị sa thải khỏi chức vụ đại sứ Hoa Kỳ tại Liên minh Châu Âu.
Hai người này từng là nhân chứng quan trọng trong cuộc điều tra luận tội của Hạ viện do phe Dân chủ kiểm soát năm ngoái.
Anh trai sinh đôi của Vindman, Yevgeny, luật sư tại Hội đồng An ninh Quốc gia, cũng bị hộ tống ra khỏi Nhà Trắng, theo Michael Volkov, một luật sư của ông Vindman khi ông ra khai chứng trong cuộc điều tra luận tội.
Ông Trump nói rằng ông vẫn còn khó chịu với đảng Dân chủ và các quan chức chính phủ liên quan đến cuộc điều tra luận tội, ngay cả sau khi ông đã được tha bổng hôm thứ Tư.
Tổng thống Trump nói về ông Vindman hôm thứ Sáu: “Tôi không hài lòng về ông ấy. Quý vị nghĩ tôi phải hài lòng với ông ấy à?”
Một phát ngôn viên của Hội đồng An ninh Quốc gia từ chối bình luận.
Ông Vindman, một cựu chiến binh từng được trao huân chương cho các chiến công, trong cuộc điều trần vào tháng 11 khai rằng ông “không thể tin vào những gì nghe được” khi ông lắng nghe cuộc điện đàm ngày 25 tháng 7 giữa Tổng thống Trump và Tổng thống Ukraine Volodimir Zelenskiy – yếu tố trở thành tâm điểm của cuộc điều tra.
Ông Sondland, một nhà tài trợ Cộng hòa giàu có, là Đại sứ Hoa Kỳ tại Liên minh Châu Âu, đã khai chứng rằng ông tuân theo lệnh của Tổng thống Trump thúc đẩy các quan chức Ukraine thực hiện điều tra theo ý muốn của Tổng thống Trump.
Ông Sondland nói: “Tôi cảm ơn Tổng thống Trump đã cho tôi cơ hội phục vụ.”
Nhà Trắng và Bộ Ngoại giao chưa trả lời các yêu cầu bình luận về việc sa thải ông Sondland.
https://www.voatiengviet.com/a/tt-trump-sa-thai-hai-nhan-chung-chong-ong-trong-vu-luan-toi/5279467.html

Cố vấn kinh tế Nhà Trắng

 lo dịch viêm phổi gây trở ngại thỏa thuận Mỹ – Trung

Giám đốc Hội đồng kinh tế quốc gia Mỹ Larry Kudlow nhận định dịch viêm phổi Vũ Hán do chủng mới của vi rút Corona sẽ gây trở ngại cho việc thực thi thỏa thuận thương mại Mỹ – Trung giai đoạn 1.
Thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 giữa Mỹ và Trung Quốc, ký kết ngày 15.1 và có hiệu lực từ ngày 15.2, có điều khoản ràng buộc Trung Quốc nâng sức mua hàng hóa và dịch vụ của Mỹ lên 200 tỉ USD trong 2 năm.
Trả lời phỏng vấn Fox Business Network ngày 4.2, Giám đốc Hội đồng kinh tế quốc gia Mỹ Larry Kudlow cho rằng dịch viêm phổi do chủng mới của vi rút Corona (nCoV) sẽ khiến việc xuất khẩu hàng hóa của Mỹ theo thỏa thuận sẽ kéo dài hơn.
Tuy nhiên, ông nói dịch bệnh sẽ không gây tác động thảm họa đối với các công ty trong chuỗi cung ứng cũng như toàn bộ nền kinh tế Mỹ vì “thế giới không chỉ có Vũ Hán”.
Vị cố vấn kinh tế hàng đầu của Nhà Trắng dự báo dịch bệnh sẽ gây thiếu hụt nguyên liệu sản xuất. Theo ông Kudlow, các nhà sản xuất thiết bị bán dẫn có thể bị ảnh hưởng ít vì có nguồn cung toàn cầu nhưng các nhà sản xuất dược phẩm sẽ ảnh hưởng nhiều do phụ thuộc lớn vào nguyên liệu Trung Quốc.
Trước đó, Ủy ban rà soát an ninh và kinh tế Mỹ – Trung công bố báo cáo nói rằng tính đến ngày 4.2, Trung Quốc vẫn chưa đề nghị Mỹ hoãn thời hạn thi hành thỏa thuận, theo Reuters.
“Việc lan truyền vi rút Corona mới đang gây thiệt hại cho kinh tế và sức khỏe công cộng Trung Quốc và có thể tác động tới năng lực và sự sẵn sàng của họ trong việc thực thi những cam kết trong thỏa thuận giai đoạn 1”, ủy ban của chính quyền Mỹ báo cáo.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/32809-co-van-kinh-te-nha-trang-lo-dich-viem-phoi-gay-tro-ngai-thoa-thuan-my-trung.html

Cơn bão nguy hiểm di chuyển về hướng đông bắc

sau khi gây thiệt hại nặng nề ở miền nam Hoa Kỳ

Một cơn bão mùa đông mạnh mẽ và nguy hiểm đang nhắm vào vùng Đông Bắc Hoa Kỳ sau khi gây thiệt hại nặng nề trên khắp miền Nam, làm hư hại nhà cửa, sập đường dây điện và gây ra nhiều vụ đụng xe nghiêm trọng. Ít nhất 4 người đã thiệt mạng trong cơn bão, và chính quyền ban hành khuyến cáo thời tiết nguy hiểm vào hôm thứ sáu (7 tháng 2) cho 55 triệu người Hoa Kỳ từ Mississippi đến Maine.
Trước đó vào hôm thứ năm (6 tháng 2), một cơn lốc xoáy đổ bộ vào Spartanburg, South Carolina và phá hủy nhiều căn nhà, bật gốc vô số cây cối và làm đứt nhiều đường dây điện. Trong đêm, những cơn bão dữ dội đã lật đổ một cần cẩu ở Florida, khiến nhiều khu vực trên Xa lộ Xuyên bang I-275 phải đóng cửa. Tại Alabama, một người khác tử vong sau khi cơn lốc xoáy xé toạc những ngôi nhà di động ở Quận Marengo. North Carolina cũng chịu thiệt hại không kém từ các cơn bão, và một tài xế đã thiệt mạng sau khi ông mất tay lái trên một đoạn đường trơn trượt vì mưa kéo dài.
CBS News dự đoán nhiều cơn bão hơn nữa sẽ xuất hiện vào hôm thứ sáu. Tại Virginia, Thống đốc Ralph Northam đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp vào tối thứ Năm khi những cơn mưa lớn buộc hàng trăm người phải di tản.
Mộc Miên
https://www.sbtn.tv/con-bao-nguy-hiem-di-chuyen-ve-huong-dong-bac-sau-khi-gay-thiet-hai-nang-ne-o-mien-nam-hoa-ky/

Cựu giám đốc hãng đầu tư Pimco nhận án tù

trong vụ tai tiếng hối lộ các trường đại học

Tin Boston, Massachusetts – Ông Douglas Hodge, cựu lãnh đạo hãng đầu tư quốc tế Pimco, vào thứ Sáu, 7 tháng 2, đã bị tuyên án 9 tháng tù vì tội hối lộ 850,000 Mỹ kim để đưa 4 người con của ông vào các trường đại học USC và Georgetown, bằng cách giả mạo là đấu thủ thể thao.
Ông Hodge, 62 tuổi, là người nhận án tù dài nhất cho đến nay trong số 14 phụ huynh đã đưa tiền cho ông William Rick Singer, một cố vấn giáo dục tại Newport Beach, để ông này giàn xếp và hối lộ giúp con cái của họ vào được các trường đại học danh giá hàng đầu Hoa Kỳ. Ngoài án tù, Thẩm Phán liên bang Nathaniel Gorton còn yêu cầu ông Hodge phải trả $750,000 Mỹ kim tiền phạt, thực hiện 500 giờ phục vụ cộng đồng, và phải chịu giám sát trong vòng 2 năm. Trong thông cáo báo chí, ông Hodge nói ông biết rằng ông đã phạm luật để các con ông có được lợi thế hơn những người khác, và ông rất xin lỗi về điều này. Kể từ khi ra đầu thú với nhà chức trách vào tháng 3 năm ngoái, ông Hodge, cư dân Laguna Beach, là một trong những cái tên nổi tiếng nhất trong vụ tai tiếng hối lộ các trường đại học. Ông từng là tổng giám đốc hãng Pimco, hãng quản lý trái phiếu có trụ sở tại Newport Beach, trước khi về hưu vào năm 2016. Công tố viên trước đó đã đề nghị án tù 2 năm cho ông Hodge. Ông Hodge đã nhận tội vào tháng 10 năm ngoái với các cáo buộc gian lận và rửa tiền.
Cùng với 3 phụ huynh khác, ông Hodge ban đầu tuyên bố không nhận tội, nhưng ông sau đó đã đổi ý khi các công tố viên khuyến cáo sẽ truy tố thêm tội hối lộ. 11 phụ huynh khác, bao gồm cả nữ tài tử Lori Loughlin và chồng là thương gia ngành thời trang Mossimo Giannulli, đã phớt lờ các khuyến cáo của công tố viên, tiếp tục khẳng định họ vô tội, và đã bị truy tố thêm tội hối lộ.
Mộc Miên
https://www.sbtn.tv/cuu-giam-doc-hang-dau-tu-pimco-nhan-an-tu-trong-vu-tai-tieng-hoi-lo-cac-truong-dai-hoc/

FBI tuyên bố Trung Cộng

là mối đe dọa lớn nhất liên quan an ninh Hoa Kỳ

Tin từ Washington, DC – Hôm thứ năm (6/2), cơ quan cảnh sát điều tra liên bang FBI xác định Trung Cộng là mối đe dọa an ninh lớn nhất đối với Hoa Kỳ. Ông Christopher Wray, giám đốc FBI cho biết, Bắc Kinh đang tìm cách đánh cắp kỹ thuật Hoa Kỳ bằng bất kỳ hình thức nào.
Ông cho biết thêm, cơ quan này đang tiến hành khoảng 1,000 cuộc điều tra về hành động trộm cắp kỹ thuật của Trung Cộng tại 56 văn phòng khu vực. Ông John Brown, trưởng phòng phản gián FBI cho hay, cơ quan này đã bắt giữ 24 người trong năm 2019 và 19 người vào trong 2020 trong các vụ án liên quan đến Trung Cộng. Ông cho biết thêm, không có quốc gia nào đặt ra mối đe dọa lớn hơn Trung Cộng và mối đe dọa này cần phải được giải quyết thông qua hành động đến từ toàn bộ chính phủ Hoa Kỳ. Theo Reuters đưa tin, Trung Cộng đang ưu tiên cho việc đánh cắp kỹ thuật liên quan đến phi cơ và phương tiện điện tử của Hoa Kỳ. Việc Trung Cộng đánh cắp kỹ thuật của Hoa Kỳ khá đa dạng, từ các bí mật quân sự đến nghiên cứu y học.
Theo ước tính, việc Trung Cộng đánh cắp bí mật thương mại của Hoa Kỳ khiến nước này tổn thất khoảng từ 300 đến 600 tỷ Mỹ kim. Mặc dù hành động đánh cặp của Trung Cộng từ lâu đã diễn ra một cách hung hăng và rộng rãi, nhưng đến năm 2018 các viên chức Hoa Kỳ mới thực hiện nỗ lực lớn nhằm ngăn chặn tình trạng này.
Mộc Miên
https://www.sbtn.tv/fbi-tuyen-bo-trung-cong-la-moi-de-doa-lon-nhat-lien-quan-an-ninh-hoa-ky/

Mỹ viện trợ 100 triệu USD cho Trung Quốc

và các nước khác chống virus corona

Hải Lam
AFP đưa tin, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo hôm 7/2 cho biết Hoa Kỳ sẽ viện trợ 100 triệu USD cho Trung Quốc và các quốc gia khác để chống dịch virus corona lây lan nhanh.
“Cam kết này – cùng với hàng trăm triệu USD do khối tư nhân Mỹ tài trợ – thể hiện sự dẫn đầu mạnh mẽ của Mỹ trong việc đối phó với dịch bệnh”, Ngoại trưởng Mike Pompeo cho biết trong một tuyên bố.
“Chúng tôi khuyến khích phần còn lại của thế giới hành động giống Mỹ. Với việc hợp tác, chúng ta có thể tác động sâu sắc để ngăn chặn mối đe dọa ngày càng tăng này”, ông Pompeo nói.
Ngoại trưởng Pompeo cho biết thêm Mỹ sẽ cung cấp hỗ trợ trực tiếp hoặc thông qua các tổ chức đa phương. Khoản tiền viện trợ đến từ các quỹ chưa xác định đã được phân bổ trong chính phủ Mỹ. Ông nói thêm, Mỹ đã quyên góp gần 17,8 tấn vật tư y tế cho Trung Quốc bao gồm khẩu trang, quần áo bảo hộ, gạc và mặt nạ phòng độc.
Cam kết viện trợ được đưa ra sau cuộc điện đàm giữa Tập Cận Bình với Donald Trump hôm 6/2 để trao đổi về tình hình dịch virus corona. Tờ The Hill trích dẫn thông báo của Nhà Trắng về cuộc điện đàm cho biết, Tổng thống Trump bày tỏ sự tin tưởng vào sức mạnh và sự kiên cường của Trung Quốc trong việc đối phó với dịch bệnh, đồng thời hai nhà lãnh đạo nhất trí tiếp tục liên lạc và hợp tác sâu rộng.
Dịch viêm phổi cấp do virus corona chủng mới gây ra khởi phát từ thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc. Ngoài Trung Quốc, dịch bệnh đã lan tới ít nhất 27 quốc gia và vùng lãnh thổ. Tính đến sáng 8/2, số người chết do virus corona lên đến 724 trong khi số người nhiễm bệnh tăng lên gần 35.000 ca.
Video xem thêm: “Lời cầu xin tuyệt vọng của người dân Vũ Hán trong thành phố bị phong tỏa”
Việt Nam công bố ca thứ 13 nhiễm virus corona
WHO tuyên bố ‘vẫn còn quá sớm để nói dịch virus corona đã đạt đỉnh ở Trung Quốc’
Chính quyền Trung Quốc ngăn người dân đưa tin về dịch virus corona
https://www.dkn.tv/the-gioi/my-vien-tro-100-trieu-usd-cho-trung-quoc-va-cac-nuoc-khac-chong-virus-corona.html

Cuba bán xe hơi bằng ngoại tệ

khi quá trình Mỹ kim hóa gia tăng

Tin từ HAVANA, Cuba – Vào hôm thứ Năm (6/2), chính quyền Cuba cho biết họ sẽ bắt đầu bán xe hơi bằng ngoại tệ thay vì bằng đồng peso Cuba trong tháng này, khi họ tiếp tục mỹ kim hóa nhiều phần trong ngành bán lẻ trong nước.
Hiện nay, nền kinh tế nhà nước kém hiệu quả của Cuba đang trải qua một cuộc khủng hoảng thanh khoản do sự phá sản của nền kinh tế đồng minh Venezuela, và việc thắt chặt lệnh cấm vận thương mại của Hoa Kỳ dưới thời Tổng thống Trump. Trong những tháng gần đây, chính phủ mở khoảng 80 “cửa hàng mỹ kim” chuyên bán một số mặt hàng như đồ gia dụng và phụ tùng xe hơi mà họ phải mua ở nước ngoài ngoại tệ.  Các loại ngoại tệ không được xem là hợp pháp để mua hàng ở Cuba kể từ năm 2004. Trong một cuộc thảo luận bàn tròn trên truyền hình nhà nước vào hôm thứ Năm (6/2), bà Iset Maritza Vázquez Brizuela, Phó chủ tịch của tập đoàn thương mại CIMEX lớn nhất Cuba, cho biết nước này sẽ tiếp tục mở thêm các cửa hàng mỹ kim trong năm nay.
Bà cho biết một số cửa hàng cũng sẽ mở rộng phạm vi sản phẩm mà họ bán để bao gồm các sản phẩm như máy phát điện, hệ thống an ninh và máy sưởi.
Mộc Miên
https://www.sbtn.tv/cuba-ban-xe-hoi-bang-ngoai-te-khi-qua-trinh-my-kim-hoa-gia-tang/

Báo cáo Quốc Phòng Brazil : Pháp là mối đe dọa quân sự

Anh Vũ
Trong vòng 20 năm tới, Pháp là mối đe dọa quân sự chủ yếu đối với Brazil vì các tranh chấp bất đồng lãnh thổ trong khu vực Amazon. Trên đây là đánh giá trong một báo cáo mật của bộ Quốc Phòng Brazil bị lọt ra trên báo chí hôm 07/02/2020.
Một phần bản báo cáo đã được đăng tải trên nhật báo Brazil, Folha de S.Paulo. Tờ báo giải thích đã có được bản sao tài liệu dày bốn chục trang có tiêu đề « Những kịch bản quốc phòng 2040 » được soạn thảo từ các dự báo của 500 chuyên viên hàng đầu về quân sự của Brazil. Những người này đã tham dự 11 cuộc họp của bộ Quốc Phòng trong quý 2 năm 2019.
Theo nhật báo Brazil nêu trên, tài liệu bao gồm các « đánh giá địa chính trị thực tế », nhưng cũng có các « giả thuyết có chút hoang tưởng ». Ví dụ như kịch bản tấn công bằng virus SARS của những kẻ « dân tộc cuồng tín ở Đông Nam Á » trong festival Rock in Rio vào năm 2039.
Pháp là nước duy nhất được nêu tên như là một mối đe dọa trong bốn kịch bản nêu trong báo cáo. Trong một kịch bản, báo cáo dự báo Paris có thể « vào năm 2035 sẽ đề nghị Liên Hiệp Quốc can thiệp » cùng với sự « huy động lớn quân đội Pháp tại Guyane » vào các vùng lãnh thổ của bộ lạc thổ dân Yanomani. Vùng lãnh thổ hải ngoại này của Pháp có một phần nằm trên rừng Amazon, và Pháp có đường biên giới dài 730 km với Brazil.
Phản ứng về thông tin trên, đại sứ Pháp tại Brazil đã chế nhạo trên Twitter « trí tưởng tượng không giới hạn của các tác giả bản báo cáo ». Ông cũng bình luận thêm : « Pháp từ hàng thập kỷ qua vẫn duy trì mối quan hệ hợp tác thường nhật chặt chẽ và hữu nghị với quân đội Brazil ».
Bộ Quốc Phòng Brazil cuối cùng đã phải ra thông cáo nói rõ, bản báo cáo trên không phản ánh quan điểm của Bộ và chỉ có giá trị như là nghiên cứu hỗ trợ của trường Đại học Chiến tranh.
http://www.rfi.fr/vi/ph%C3%A1p/20200208-b%C3%A1o-c%C3%A1o-qu%E1%BB%91c-ph%C3%B2ng-brazil-ph%C3%A1p-l%C3%A0-m%E1%BB%91i-%C4%91e-d%E1%BB%8Da-qu%C3%A2n-s%E1%BB%B1

Chạy đua tìm “vũ khí” diệt “kẻ thù” chung virus Corona

Cùng với các nỗ lực khác, việc sớm tìm ra vaccine hay các loại thuốc đặc trị để chữa trị cho hàng chục nghìn người nhiễm virus Corona chủng mới (2019-nCoV) đang là đòi hỏi cấp bách nhất vào lúc này để sớm ngăn chặn dịch bệnh nguy hiểm này cũng như giảm thiểu tối đa thiệt hại, trước hết là về sinh mạng con người.
Dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona (2019-nCoV) gây ra vẫn tiếp tục lây lan nhanh và diễn biến rất phức tạp. Cho dù số ca nhiễm và trường hợp tử vong tại “tâm dịch” Trung Quốc trong hai ngày gần nhất, ngày 3 và 4-2 đã giảm nhẹ so với những ngày trước đó, song vẫn có thêm số ca nhiễm 2019-nCoV trên thế giới tính tới 16h ngày 5-2 là 24.567 trường hợp mắc, 493 người tử vong (491 trường hợp ở Trung Quốc đại lục, 2 trường hợp khác ở Hồng Kông và Philippines); trong đó riêng tỉnh Hồ Bắc đã có thêm 3.156 ca mắc trong 24 giờ qua và gần 2.000 trường hợp trong số này được ghi nhận ở nơi xuất phát đầu tiên của bệnh dịch là thành phố Vũ Hán, thủ phủ của tỉnh Hồ Bắc.
Bên cạnh các biện pháp, nỗ lực ngăn chặn dịch bệnh 2019-nCoV đang được Trung Quốc và quốc tế khẩn trương triển khai, việc sớm tìm ra phác đồ điều trị và tìm ra các loại thuốc đặc trị với virus Corona, nhất là vaccine chuyên trị, là điều vô cùng quan trọng để giảm thiểu số người mắc bệnh cũng như số người tử vong. Dù chưa rõ khả năng gây chết người của 2019-nCoV, nhưng các nhà khoa học đã biết chắc là virus này có tính lây truyền cao giống virus cúm thông thường, tuy nhiên lại phát tán chậm hơn virus gây ra các dịch bệnh làm chết nhiều người là Hội chứng viêm đường hô hấp cấp (SARS), MERS hay cúm A/H5N1…
Một điều quan trọng khác là giới y học thế giới đã khẳng định được là tỷ lệ tử vong trong số các ca mắc do 2019-nCoV thấp hơn khá nhiều tỷ lệ tử vong trong các dịch bệnh nguy hiểm khác như: khoảng 10% người nhiễm SARS tử vong; cúm A/H5N1 khoảng 17%; MERS là 35% và cao nhất là tỷ lệ tỷ vong của dịch Ebola lên tới hơn 40%….; trong khi tỷ lệ tử vong đối với các trường hợp nhiễm 2019-nCoV hiện trong khoảng 1,8% và có khả năng giảm thêm vì nhiều xét nghiệm đã được thực hiện cũng như các trường hợp nhiễm bệnh mức độ nhẹ cũng được thống kê và điều kiện chăm sóc tốt hơn trong những ngày tới ở vùng tâm dịch.
Thông tin mới nhất ngày 5-2 từ Hàn Quốc cho biết, các bác sĩ Hàn Quốc sử dụng thuốc điều trị Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) để điều trị cho bệnh nhân nhiễm 2019-nCoV khỏi bệnh hoàn toàn. Trước đó, các bác sĩ của Trung Quốc và Thái Lan cũng báo cáo rằng, sau khi dùng thuốc điều trị HIV cho các bệnh nhân nhiễm virus Corona chủng mới, triệu chứng viêm phổi của bệnh nhân đã cải thiện rõ rệt. Thuốc điều trị HIV có tên là “Kaletra” này, vốn là loại thuốc chuyên điều trị cho các bệnh nhân AIDS, đã ngăn chặn hiệu quả sự phát triển của virus Corona chủng mới bằng cách ức chế enzyme phân giải protein cần thiết cho sự sinh sôi của virus.
Trong khi đó, các nhà sản xuất thuốc trên thế giới đang chạy đua bào chế vaccine điều trị cho bệnh nhân nhiễm 2019-nCoV và hy vọng sớm được phê duyệt. Đây được xem là một nỗ lực cao độ khi các loại vaccine mới đều phải vượt qua hàng loạt cuộc thử nghiệm về tính an toàn trước khi được sử dụng rộng
rãi. Hiện có khoảng 10 công ty dược phẩm lớn trên thế giới đã lên kế hoạch về phương pháp điều trị 2019-nCoV hoặc các dự án vaccine liên quan, gồm Hãng Johnson & Johnson và Inovio Enterprises (Mỹ).
Theo Tạp chí Washington Examiner (Mỹ), một loại vaccine tiềm năng có thể có tác dụng đối với 2019-nCoV đang được lưu trữ tại một phòng thí nghiệm ở thành phố Houston thuộc bang Texas của Mỹ. Loại vaccine này lần đầu được phát triển vào năm 2012 dành cho bệnh nhân mắc SARS nhưng các nhà nghiên cứu cho rằng chúng có thể có hiệu quả tương tự trong đợt lây lan virus Corona chủng mới hiện nay.
Bên cạnh sớm điều chế được vaccine “đặc trị” 2019-nCoV, những phương pháp, cách thức chữa trị khác cũng đang được nghiên cứu, tìm kiếm. Ủy ban Y tế quốc gia Trung Quốc (NHC) cho biết, giới chức y tế nước này đang thu thập các thông tin và dữ liệu thử nghiệm lâm sàng các loại thuốc như Lopinavir và Ritonavir cũng như những loại thuốc Đông y của quốc gia này để điều trị bệnh nhân 2019-nCoV.
Bộ Y tế Mỹ (HHS) cho biết, đang hợp tác với hãng dược phẩm lớn Regeneron – đối tác của HHS trong việc bào chế thuốc điều trị virus Ebola năm 2017 – để bào chế một loại thuốc điều trị 2019-nCoV. Tập đoàn dược phẩm hàng đầu của Anh GlaxoSmithKline (GSK) thông báo sẽ tham gia nỗ lực toàn cầu phát triển loại vaccine phòng 2019-nCoV, trong đó Chính phủ Anh đã cam kết chi 20 triệu bảng (26 triệu USD) hỗ trợ cho công tác nghiên cứu. GSK dự định hỗ trợ 4 dự án hiện đang được tài trợ thông qua CEPI, để phát triển vaccine ngừa 2019-nCoV.
Với nỗ lực cao độ, hy vọng thế giới sẽ sớm đưa ra được phác đồ và những loại “vũ khí” hiệu quả để “tiêu diệt” virus 2019-nCoV quái ác.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/32830-chay-dua-tim-vu-khi-diet-ke-thu-chung-virus-corona.html

Virus corona mới có thể lây truyền qua phân người

Anh Vũ
Cho đến giờ các nhà khoa học vẫn khẳng định virus corona mới gây bệnh viêm phổi cấp hiện nay có thể lây truyền qua các dịch lỏng phát tán khi người nhiễm virus ho. Một nghiên cứu khoa học vừa công bố hôm 07/02/2020 cho biết phân lỏng có thể là môi trường lan truyền virus corona mới.
Nghiên cứu dựa trên những ca nhiễm đầu tiên chỉ tập trung vào các triệu chứng hô hấp, và có thể đã không lưu ý đến các trường hợp lây lan liên quan đến hệ thống tiêu hóa.
Theo nghiên cứu của nhóm các nhà khoa học Trung Quốc đăng trên báo của Hiệp hội Y học Mỹ (Journal of the American Medical Association), 14 trong tổng số 138 người bệnh được nghiên cứu ban đầu bị tiêu chảy và nôn, một hoặc hai ngày trước khi bị sốt và khó thở.
Bệnh nhân người Mỹ đầu tiên bị chẩn đoán nhiễm virus 2019-nCoV cũng có triệu chứng đi phân lỏng trong hai ngày và virus đã được phát hiện trong phân của người này. Một số trường hợp tương tự ở Trung Quốc cũng đã được ghi nhận trên tạp chí y học The Lancet.
Theo giáo sư Jiayu Liao, Đại học California, nếu virus « 2019-nCoV tìm thấy trong phân người thì có thể lây truyền qua chất thải này ». Tuy nhiên ông cũng giải thích thêm là đến giờ người ta vẫn không biết virus này có thể tồn tại trong bao lâu bên ngoài cơ thể người, vì loại virus này rất nhạy cảm với nhiệt độ môi trường.
Lây truyền qua đường phân sẽ trở thành một thách thức mới trong ngăn chặn virus và bệnh viện có thể sẽ trở thành nơi phát tán mạnh dịch, theo chuyên gia dịch tễ học Đại học Torongto, David Fisman.
Vẫn liên quan đến virus corona mới xuất phát từ Vũ Hán, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đang rất thận trọng tìm kiếm một cái tên chính thức cho loại virus mới làm sao tránh không gây công kích với Vũ Hán hay Trung Quốc. Hiện tại WHO tạm thời đặt tên cho virus là « 2019-nCoV », biểu thị năm phát hiện và virus corona mới. Nhưng thông tin này dường như chưa thỏa đáng về mặt tính chất của virus cũng như truyền thông.
Tổ chức Y tế thế giới vẫn khuyến cáo tránh dùng địa danh xuất phát làm tên gọi virus hay dịch bệnh. Thời gian tới các chuyên gia của WHO sẽ phải đưa ra một tên gọi chính thức cho virus mới gây bệnh viêm phổi cấp chết người đang hoành hành ở Trung Quốc và lây lan khắp thế giới.
http://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200208-virus-corona-m%E1%BB%9Bi-c%C3%B3-th%E1%BB%83-l%C3%A2y-truy%E1%BB%81n-qua-ph%C3%A2n-ng%C6%B0%E1%BB%9Di

Tổ chức theo dõi Nhân quyền nói

cách Trung Quốc phản ứng

với dịch virus corona có ‘những vấn đề lớn’

Hải Lam
AFP cho biết, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 6/2 cáo buộc Trung Quốc đã kiểm duyệt tin tức về dịch virus corona, đồng thời cho rằng hành động từ phía chính quyền đã khiến tình hình dịch bệnh tồi tệ hơn.
“Đã có những vấn đề lớn trong phản ứng của Trung Quốc đối với virus corona khiến dịch bệnh trở nên tồi tệ hơn”, ông Kenneth Roth, Giám đốc Tổ chức Theo dõi Nhân quyền nói với các phóng viên ở Geneva, Thụy Sĩ hôm 6/2.
Ông Roth cho rằng việc chính quyền Trung Quốc phong tỏa nhiều thành phố lớn thuộc tỉnh Hồ Bắc trong nỗ lực ngăn chặn virus corona lây lan như một “đòn chí mạng”.
“Cách ly loại này thường không hiệu quả. Biện pháp cách ly mà giới chức y tế ủng hộ nhắm mục tiêu cụ thể hơn nhiều. Chúng nhắm vào những người được xác định là nhiễm virus”, ông nói.
“Người dân cần được cho ăn, cho ở và được điều trị. Có những lỗ hổng lớn trong phản ứng của chính phủ Trung Quốc đối với những nhu cầu cá nhân này. Đây không phải là cách tiếp cận hướng tới quyền lợi sức khỏe của người dân, mà là điều trị y tế theo kiểu ‘đòn chí mạng’”.
Ngoài ra, Giám đốc Tổ chức Theo dõi Nhân quyền còn chỉ trích chính quyền Trung Quốc kiểm duyệt thông tin về dịch bệnh ngay từ những ngày đầu, cũng như những nỗ lực sau đó nhằm dập tắt chỉ trích của dư luận trên mạng xã hội.
“Không có chỗ cho bí mật trong việc chống lại dịch bệnh”, ông Roth khẳng định trong một báo cáo chứng minh Trung Quốc đã cố gắng làm suy yếu hệ thống bảo vệ nhân quyền toàn cầu.
“Đó là thời gian để minh bạch hoàn toàn thông tin, ngay cả khi điều đó gây mất mặt, vì sức khỏe cộng đồng phải được đặt trên sự duy trì của một thế lực chính trị cụ thể. Đáng buồn thay, đó không phải là cách tiếp cận của chính quyền Bắc Kinh”, Giám đốc Tổ chức Theo dõi Nhân quyền nhấn mạnh.
Tòa án tối cao Trung Quốc tháng trước cho biết cuộc kiểm duyệt gay gắt những thông tin lan truyền trên mạng đã làm xói mòn niềm tin của công chúng. Giới chức Trung Quốc nghi ngờ dịch viêm phổi do virus corona chủng mới khởi phát từ một khu chợ động vật hoang dã ở thành phố Vũ Hán và thông báo với Tổ chức Y tế Thế giới về loại virus này vào ngày 31/12. Một ngày sau đó, 8 người đã bị cảnh sát xử phạt sau khi đăng tải trên mạng thông tin Vũ Hán đang chịu một đợt dịch SARS mới (Hội chứng hô hấp cấp tính nặng). Nhóm này bị xử phạt vì “đăng tải hoặc chia sẻ thông tin sai lệch trên Internet mà không có sự xác minh”, một tuyên bố của cảnh sát cho biết.
Giới chức Vũ Hán cũng phải hứng chịu nhiều chỉ trích vì đã giữ kín thông tin về dịch bệnh suốt nhiều tuần. Theo Nikkei Asian Review, đầu tháng này, dân chúng Trung Quốc phẫn nộ vì các nhà khoa học nước này đã biết việc virus corona có thể lây từ người sang người ba tuần trước khi thông tin được công bố.
Theo số liệu từ Ủy ban Y tế quốc gia Trung Quốc, tính đến sáng 8/2, đã có 722 người thiệt mạng vì dịch virus corona trên toàn đất nước. Giới chức thông báo 3.385 ca nhiễm mới, đưa số người nhiễm bệnh tại Trung Quốc lên 34.546. Dịch bệnh đã lan tới 27 quốc gia và vùng lãnh thổ bên ngoài Trung Quốc, khiến 2 người tử vong và hơn 370 ca nhiễm bệnh.
https://www.dkn.tv/the-gioi/to-chuc-theo-doi-nhan-quyen-noi-cach-trung-quoc-phan-ung-voi-dich-virus-corona-co-nhung-van-de-lon.html

Virus corona: Một gia đình Anh ở Pháp

có xét nghiệm dương tính

Năm người Anh đã xét nghiệm cho kết quả dương tính với virus corona ở Pháp, theo giới chức y tế địa phương.
Bốn người lớn và một trẻ nhỏ đã tiếp xúc với một công dân Anh trở về từ Singapore vào tháng 01/2020, Bộ trưởng Y tế Pháp nói.
Tất cả những người này đều đang ở trong cùng một ngôi nhà trượt tuyết ở Savoie, miền đông nước Pháp.
Bàn tròn BBC: Virus corona – Trung Quốc rút tỉa được bài học gì?
Virus corona: cách phòng ngừa và khuyến cáo của thầy thuốc, chuyên gia
Virus Corona: Anh có ca thứ ba ‘lây nhiễm ở châu Á’
Bệnh dịch và chính trị – hai mặt trận Tập Cận Bình phải đối phó
Giận dữ bùng phát sau tin bác sĩ TQ cảnh báo virus corona qua đời
Diễn biến xuất hiện khi bốn thành viên của cùng một gia đình người Anh được đưa vào bệnh viện ở Majorca sau khi tiếp xúc với người mang mầm bệnh virus Corona.
Năm công dân Anh không ở trong tình trạng nghiêm trọngBộ trưởng Y tế Pháp Agnes Buzyn
Những người này đang được xét nghiệm tại Bệnh viện Đại học Son Espas ở Palma.
Các trường hợp công dân Anh tại Pháp nhiễm virus đã đưa tổng số người nhiễm virus ở Pháp lên 11 người.
Bộ trưởng Y tế Agnes Buzyn cho biết vào hôm thứ Bảy, 08/2, rằng năm công dân Anh không ở trong tình trạng nghiêm trọng.
Tại Majorca, gia đình người Anh cho biết họ đã tiếp xúc với một người mà gần đây đã thử nghiệm dương tính với virus ở Pháp, theo giới chức ở quần đảo Balearic thuộc Tây Ban Nha.
Người đàn ông nói trên đã được cách ly và cả bốn thành viên trong gia đình đang được xét nghiệm virus.
Cơ quan y tế địa phương dự kiến sẽ công bố thêm thông tin chi tiết về vụ việc vào lúc 11:00 giờ địa phương (tức 10:00 theo giờ GMT).
Cho đến nay đã có ba trường hợp nhiễm virus Corona ở Anh và gần 35.000 trường hợp nhiễm corona trên toàn thế giới, chủ yếu ở Trung Quốc đại lục.
Cách ly, điều trị
Một người đàn ông Anh đã được di chuyển đi khỏi một tàu du lịch ngoài khơi Nhật Bản vào thứ Sáu , 07/2, sau khi xét nghiệm dương tính với virus, ông này được cho là đang ‘cảm thấy khỏe’ và tinh thần tốt.
Alan Steele, đến từ Wolverhampton, đang trong tuần trăng mật với vợ ông là Wendy, nằm trong số 61 người được đưa ra khỏi con tàu để điều trị tại bệnh viện.
Wendy đã liên lạc qua điện thoại với chồng bà và nói trong một thông điệp trên Facebook vào thứ Bảy rằng “anh vẫn cảm thấy khỏe mạnh”.
Bệnh nhân thứ ba đã nhiễm virus tại một hội nghị kinh doanh ở SingaporePhóng viên BBC, Hugh Pym
Trong khi đó, khoảng 150 người Anh hồi hương trên chuyến bay tiếp theo, do chính phủ Anh tổ chức, từ Vũ Hán sẽ được đưa đến một trung tâm hội nghị ở Milton Keynes để cách ly 14 ngày.
Bệnh viện Đại học Milton Keynes thuộc Y tế công cộng của Anh (NHS Trust) nói không có rủi ro cho cư dân địa phương vì bất kỳ ai có triệu chứng sẽ không được phép lên máy bay.
Cơ quan Y tế và Chăm sóc Xã hội cho hay 620 người ở Anh đã được xét nghiệm virus corona vào chiều thứ Sáu, với ba trường hợp được xác nhận dương tính.
Bệnh nhân thứ ba đã nhiễm virus tại một hội nghị kinh doanh ở Singapore, theo phóng viên Hugh Pym của BBC.
Người đàn ông này được cho là đã có kết quả xét nghiệm dương tính với virus ở Brighton và đã gọi dịch vụ trợ giúp y tế NHS 111 từ nhà để xin lời khuyên trước khi đi đến một cơ sở cách ly tại Bệnh viện Hoàng gia Sussex.
Hai trường hợp khác ở Anh – cả hai đều mang quốc tịch Trung Quốc – đang được điều trị tại trung tâm bệnh truyền nhiễm của Bệnh viện Hoàng gia Victoria ở Newcastle.
Tại Trung Quốc đại lục, số người chết đã tăng lên 722 vào thứ Bảy, trong khi số trường hợp được xác nhận có lây, nhiễm virus là 34.546.
Bên ngoài Trung Quốc, 270 trường hợp đã được xác nhận tại 25 quốc gia, theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), với hai trường hợp tử vong – một ở Hong Kong và một ở Philippines.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-51426602

‘Hãy giữ chặt con virus của mày, đồ Tàu bẩn thỉu’

Phạm Cao PhongGửi tới BBC Tiếng Việt từ Paris
Tôi chưa bao giờ là nạn nhân của sự kỳ thị chủng tộc ở bất cứ cấp độ nào tại Pháp.
Ở Paris lâu thành quen, trở lại luôn luôn có cảm giác về nhà. Nếu có đi Việt Nam thì cũng chỉ thoang thoảng hương đưa của một chuyến về chơi.
Xa Paris còn nhớ bánh mỳ baguette nâu giòn, nhớ nắng vàng rừng Boulogne mỗi sáng Chủ Nhật chạy jogging, tiếng hò reo trên sân ‘Parc des Princes-Công viên các Hoàng tử’ mà đội cầu Paris St.Germain gây nhiều thất vọng hơn hy vọng trong Champion de League.
Vì vậy tôi khá sốc khi cầm trên tay tờ Le Monde với bài viết có đề tựa “Hãy giữ chặt con virus của mày, đồ Trung Quốc bẩn thỉu”.
Bàn tròn BBC: Virus corona – Trung Quốc rút tỉa được bài học gì?
Virus corona: cách phòng ngừa và khuyến cáo của thầy thuốc, chuyên gia
Bác sĩ Trung Quốc đầu tiên cảnh báo về virus corona qua đời
Virus corona: Dân Vũ Hán: ‘Tôi thà chết ở nhà còn hơn’
TQ thừa nhận ‘thiếu sót’ trong ứng phó với virus corona
Bài báo nêu trường hợp của Minh, một bạn gốc Việt bị một lái xe xúc phạm bằng câu nói bẩn thỉu, sau khi cố tình phóng xe qua vũng đọng trên đường làm tạt nước lên người.
Bài báo kể về một bà mẹ người Philippines dẫn con đi chợ tại siêu thị Fontenay-sous-Bois, buồn bực khi thấy một người đàn ông chỉ vào mặt con gái bà, nói với đứa con trai đi cùng, phải tránh xa hạng người này.
Elodie ở Lyon là nhân chứng cho một hành động tương tự trong một cửa hàng fromagerie, “một cặp vợ chồng đã từ chối người bán hàng phục vụ họ, vì cô ấy có gốc châu Á. Cô ấy đã khóc”.
Một sinh viên Nhật xin dấu tên kể : “Ở fac, khi em ho, mọi người đều cằn nhằn là em sẽ làm lây lan dịch bệnh cho tất cả “.
Trên tầu điện ngầm, hai người gốc Châu Á ngồi khoang bốn chỗ, hai chỗ khác trống, tầu đông nhưng không ai đến ngồi.
Vincent gốc Philippines, một nhân viên hãng vận tải SNCF vốn xuề xòa, chỉ cười lúc bạn bè trêu mầu da nâu của anh, lần này nổi cáu trước câu khiêu khích: “Ê, ê, tại sao mày không đeo khẩu trang? ” của một người trên sân Gare de Lyon.
Đài ‘France Bleu’ ngày 30/01 cho biết là tại nhiều nhà hàng, khách sạn, một số khách hàng còn từ chối để người châu Á phục vụ.
Có những nhân viên thu ngân ở siêu thị bật khóc vì bị khách sỉ nhục : “Các người hãy trở về quê nhà đi và hãy giữ lấy căn bệnh của các người “.
Virus corona lây lan ngay cả ‘trước khi có triệu chứng bệnh’
Virus corona tàn phá nền kinh tế Trung Quốc
Khổ nhất là các em nhỏ người gốc Á, tại trường các em bị bạn bè chế giễu, réo gọi bằng cái tên ‘Corona’.
Phụ huynh một gia đình Pháp-Việt đã phải nói mình là người Lebanon để tránh bị đàm tiếu cho con gái. Một giáo sư gốc Hoa dạy trong một trường ở quận 16 cảm thấy phải “thành khẩn khai báo, dù không bắt buộc” vào thứ tư với các cha mẹ học trò rằng, lâu không về thăm nhà hay đi đến các vùng phụ cận Vũ Hán thời gian gần đây và sống trong một khu phố “hoàn toàn Pháp”.
Đâu cũng thấy trên mạng xã hội những lời than thở về những điều người châu Á phải gánh chịu.
Một số người gốc Á, nhất là người Trung Quốc, thậm chí không dám ra khỏi nhà vì sợ phải nghe những lời thù hằn, chế giễu, sợ bị quy là thủ phạm mang virus corona vào Pháp.
Nhà hàng, khách sạn người Hoa đều than phiền họ thất thu đến 40% lợi nhuận dịp Tết vừa rồi. Nhiều người khách đã chần chừ, bỏ đi khi thấy trong restaurant có mặt thực khách da vàng.
Chợ, siêu thị bán đồ ăn, rau quả châu Á đều gặp phải hiện tượng sụt giảm lượng khách.
Người Pháp có quá khứ song hành với Đông Dương hơn một thế kỷ. Họ hiểu, quý trọng người Việt, ít khi vơ đũa cả nắm, cho tất cả người châu Á vào chung một rọ rồi dán lên đó cái nhãn ‘Made in China’ hay gọi đổng.
Đặc sản phở, nem, bánh cuốn được phụ nữ Việt chạy chiến tranh, đảm đang, mang cái tần tảo, chịu khó xứ mình qua xứ người nuôi chồng, chăm con nên cái khéo, đậm đà vượt mặt ‘món lính’ trở thành ‘linh kiệt’ chốn kinh kỳ.
Người Việt vốn hội nhập tốt. Hiểu theo nghĩa lành là thế, nghĩa xấu là quên tiệt nhiều thứ, sống như Tây, lấy vợ Tây, ngày âm không rành, đi không coi giờ xuất hành tốt xấu. Được cái rèn con thì thôi rồi. Hàng xóm cứ lấy gương mấy đứa con lai ra răn con mình. Người Việt đỗ đạt lại chẳng kém ai, nên ít kẻ dám bới lỗi vặt để bĩu môi hay cạnh khóe.
Virus corona là nguyên nhân chính gây kỳ thị?
Dịch cúm không lạ, năm nào cũng đến. Chớm đông, Bộ Y tế Pháp đều đều khuyến cáo người dân đi tiêm vacxin chống căn bệnh vốn tăng đột biến khi chuyển mùa. Cúm vẫn gọi là cúm mùa, chiếm tới 15,3% dịch vụ SOS Médecins.

Từ tháng 11 đến nay có 8821 người mắc cúm mùa, 311 ca nặng, phải nhập viện. Số người thiệt mạng vì nguyên căn này là 26. Trong số 5 bệnh nhân nhiễm cúm corona, không có ca nào tử vong.
Chính chuyên (bệnh cúm mùa) thì đã ra ma, lẳng lơ (cúm corona) vẫn chưa đưa ra cánh đồng mà dân Pháp nhìn thấy dân châu Á đeo khẩu trang đi ngược là chuyển sang lề đường bên kia, rảo bước chạy, lấy tay bịt mũi, bịt miệng là sao ?
Virus corona là thủ phạm cho sự kỳ thị ?
Ở Paris, việc các hoạt động lễ hội, các cuộc diễu hành mừng Tết Canh Tý tại quảng trường Republique đã bị hủy hoàn toàn không do phía Pháp.
Phát biểu trên đài Europe 1, thị trưởng Paris Anne Hidalgo, thông báo quyết định trên được đưa ra do ý kiến của các hội đoàn người Hoa : “Chính cộng đồng người Hoa ở Paris đã muốn hủy cuộc diễu hành dự kiến diễn ra tại quảng trường Republique (…). Chúng ta không nên lùi bước trước nỗi lo sợ, nhưng cũng phải chú ý, tôn trọng quyết định của các hội đoàn Hoa kiều tại Paris”.
Bộ trưởng Y Tế Agnès Buzin, giải thích quyết định loại các hoạt động Tết Nguyên Đán không phải là một biện pháp liên quan tới vấn đề vệ sinh dịch tễ.
Hay là do các biện pháp khắt khe TQ thi hành tại Vũ Hán?
Phải chăng các biện pháp khắt khe thi hành tại Vũ Hán là hệ lụy phản cảm dẫn đến cách nhìn sai lệch, phản ứng thiếu tính nhân bản của một số người Pháp ?
Tin tức được truyền đến người dân Pháp qua truyền hình do AFP trích dẫn truyền thông Trung Quốc đã gây dư chấn không hay : “Những ai đến từ Hồ Bắc phải thông báo cho nhà chức trách khu vực, vì có thể những người này làm lây nhiễm bệnh. Những người được xác minh là người Hồ Bắc hoặc Vũ Hán sẽ bị theo dõi chặt chẽ, không thể tự ý ra, vào một khu phố, thậm chí còn không được đi mua thức ăn.
Bí thứ đảng ủy một khu phố ở Bắc Kinh cho biết nếu cần, khu phố sẽ cử người đi mua thực phẩm giúp.
Nhà chức trách một khu vực ở Thạch Gia Trang, phía tây nam Bắc Kinh, treo thưởng 2.000 nhân dân tệ cho bất kỳ ai cung cấp thông tin về những người đã ở Vũ Hán trong 2 tuần qua.
Tại một số vùng, người dân trở về từ tỉnh Hồ Bắc, Vũ Hán bị dân làng tẩy chay. Cư dân từ Hồ Bắc cũng nhận được các cuộc gọi điện thoại hàng ngày và phải ghi lại nhiệt độ của họ trong khoảng hai tuần”.
Người Pháp bình thường sẽ không thể nào hiểu được, một nhà cầm quyền nào có thể hạ lệnh quây cả 50 triệu dân không cho tiếp xúc với thế giới bên ngoài, treo thưởng cho ai phát hiện người nào là người đến từ vùng dịch, săn như săn thú, dùng gỗ, thép chặn cửa những người bị coi là nhiễm bệnh, hoặc hình ảnh một người ngã bất tỉnh cách bệnh viện chỉ 50m mà không ai chạy đến cứu.
Điều đó trái với quy tắc ứng xử trong một xã hội văn minh.
Ở Pháp, cảnh sát không hỏi ‘anh là ai ?’ mà hỏi ‘anh đã làm gì ?’. Cũng như nhìn thấy người hoạn nạn không giúp đỡ sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
‘Điều gì xảy ra với một cường quốc đứng thứ hai thế giới?’
Một bạn phóng viên đi cùng ra đón chuyến bay công dân Pháp về từ Trung quốc, hỏi tôi : “Điều gì đã xảy ra với một cường quốc đứng thứ hai thế giới? Tuyên truyền chính thức khẳng định rằng, khoa học, chứ không phải dân chủ, sẽ cứu đất nước.
“Nhưng người ta thắc mắc về bội số dịch bệnh ở Trung Quốc trong hơn hai mươi năm: AIDS ở Hà Nam vào những năm 1990, H5N1 năm 1997, SARS năm 2003, lại H5N1 năm 2006, cúm gia cầm H7N9 năm 2013, dịch sốt lợn châu Phi 2018, bây giờ là Corona ?”.
Anh nói tiếp “Giải thích cho tao, nếu tử tế, thật sự muốn diệt trừ đại dịch này, sao Trung Quốc lại cản trở Đài Loan gia nhập Tổ chức Y Tế Thế Giới – WHO ? Lãnh đạo Canada, Nhật Bản đã lên án cách hành xử đó.
“Đài Loan có đội ngũ y tế giỏi, cũng có nhiều ca nhiễm ‘virus Vũ Hán’ nhưng TQ không công nhận độc lập của hòn đảo nên chơi vậy. Họ chỉ muốn phô trương cơ bắp, không có một sự hợp tác thật sự nào. Cơ bắp có chống được virus không? Dập một chỗ, chỗ khác không dập thì gọi gì là dập đại dịch? “.
Anh tìm trên Iphone cho tôi xem phân tích của nhà tội phạm học Claremont McKenna tại Đại học California:
“Khi các nhà lãnh đạo Trung Quốc tuyên bố chiến thắng chống lại virus, họ sẽ cảm ơn Đảng Cộng sản Trung Quốc và nhà lãnh đạo Tập Cận Bình. Một khi sự thật là ngược lại: Đảng Cộng sản là người chịu trách nhiệm chính tai họa này “.
Theo Minxin Pei, không còn nghi ngờ gì nữa, “coronavirus là một căn bệnh của chế độ chuyên chế Trung Quốc”
“Về mặt tổ chức, hệ thống độc đảng, dựa trên bí mật, sự mờ ám, kiểm duyệt và kiểm soát xã hội đối với dân số của nó, tạo ra tất cả những thảm họa này. “
Tôi im lặng không trả lời anh, suy nghĩ của tôi đến với 58 triệu người dân Hồ Bắc vô tội.
Nạn kỳ thị ở đây, ở nước Pháp này, lối nào tuồn ra?
Phải chăng nhà cầm quyền Trung Quốc tráo trở quá nhiều nên chẳng còn ai tin? Hậu quả, thần dân của họ phải gánh chịu bài xích ở khắp mọi nơi?
*Bài viết thể hiện quan điểm riêng của nhà báo tự do Phạm Cao Phong, hiện sống và làm việc tại Paris, Pháp.
https://www.bbc.com/vietnamese/forum-51420590

Tổng Thống Pháp nói Châu Âu không thể tiếp tục

 làm khán giả trong cuộc chạy đua vũ khí hạt nhân

Tin Paris, Pháp – Tổng Thống Pháp Emmanuel Macron vào thứ Sáu, 7 tháng 2, khuyến cáo rằng các nước châu Âu không nên tiếp tục làm khán giả khi một cuộc chạy đua vũ khí hạt nhân nhiều khả năng sẽ xảy ra, và các nước này nên thiết lập một kế hoạch kiểm soát vũ khí toàn cầu.
Trong bài diễn văn công bố chiến lược quốc phòng của Pháp vào sau Brexit, Tổng Thống Macron nói châu Âu nên hiểu rằng nếu không có một khuôn khổ pháp lý, họ rất nhanh sẽ phải đối mặt với một cuộc chạy đua vũ trang mới, bao gồm cả vũ khí hạt nhân, ngay trên lãnh thổ của họ. Tổng thống Macron thêm rằng Pháp hiện đã giảm số lượng đầu đạn hạt nhân xuống dưới 300, giúp nước này có cơ sở pháp lý để yêu cầu các cường quốc hạt nhân khác cũng giải trừ vũ khí một cách phù hợp và minh bạch. Pháp hiện là cường quốc hạt nhân duy nhất trong  Liên Âu, sau khi Anh rời khỏi tổ chức này. Hoa Kỳ đã tỏ ý sẽ không gia hạn hiệp ước New START, một thỏa thuận giảm vũ khí ký kết năm 2010, và cả Washington và Moscow đều đã hủy Hiệp ước kiểm soát hạt nhân tầm trung INF. Tổng Thống Macron nói hiệp ước New START nên được gia hạn đến sau năm 2021, nếu không, thế giới có thể sẽ vướng vào một cuộc cạnh tranh về năng lực quân sự và hạt nhân không thể kiểm soát.
Hiện tại, sự an ninh dài hạn của châu Âu chủ yếu phụ thuộc vào quan hệ liên minh với Hoa Kỳ, và Tổng Thống Macron kêu gọi các nước châu Âu nên tăng chi tiêu quốc phòng để có thể hành động độc lập và chủ động hơn. Các tuyên bố của tổng thống Pháp được đưa ra giữa lúc quan hệ ngoại giao giữa EU và Nga đang đóng băng, và việc Moscow sát nhập bán đảo Crimea của Ukraine đã gây lo ngại về các vụ xung đột mới tại Đông Âu.
Mộc Miên
https://www.sbtn.tv/tong-thong-phap-noi-chau-au-khong-the-tiep-tuc-lam-khan-gia-trong-cuoc-chay-dua-vu-khi-hat-nhan/

Virus corona : Tại Pháp, nên gọi số « 15 »

nếu nghi ngờ bị nhiễm bệnh

Minh Anh
Chính quyền Trung Quốc ngày 06/02/2020 thông báo phát hiện một trẻ sơ sinh bị nhiễm virus corona do người mẹ được xác định là dương tính. Tuy nhiên cho tới nay, số trẻ nhỏ bị nhiễm virus corona được phát hiện là rất ít.
Khả năng lây nhiễm virus corona ở trẻ em như thế nào ? Các cơ sở ở Paris có những chuẩn bị gì để tiếp nhận và chữa trị ? Trả lời RFI Tiếng Việt qua điện thoại, bác sĩ Nguyễn Minh Thu, khoa Nhi bệnh viện Bichat, quận 18 Paris, giải thích :
« Nếu mà virus lây được từ người sang người thì trẻ em cũng không thể loại trừ, do vậy trẻ vẫn có thể bị nhiễm. Hiện nay, tỉ lệ nhiễm ở trẻ nhỏ vẫn còn thấp, nhưng vẫn có khả năng bị lây, do vậy các khoa nhi ở đây vẫn được huấn luyện, có phác đồ đặc biệt để tiếp nhận trong trường hợp trẻ bị nhiễm (…). Hiện ở Pháp chưa có ca trẻ em bị nhiễm nào, khác với Trung Quốc, có ghi nhận được một vài ca, mà trẻ nhỏ nhất là bé vừa được sinh ra, nhưng do chưa có nhiều ca bệnh, nên chưa thể đánh giá mức độ nghiêm trọng như thế nào. »
RFI : Khi bị nhiễm, trẻ nhỏ sẽ có những triệu chứng như thế nào, có giống như ở người lớn hay không ? Tại Paris, những cơ sở y tế nào có thể tiếp nhận các ca bệnh bị nghi nhiễm virus corona ?
BS. Nguyễn Minh Thu : « Thường cũng giống như những triệu chứng của người lớn : Ho, khó thở, Sốt… Các phác đồ cũng được để khắp các khoa có thể tiếp nhận bệnh nhân, đặc biệt là khoa cấp cứu của các bệnh viện ở Paris. Ở người lớn, khi gặp một trường hợp có nguy cơ, bác sĩ tiếp nhận phải cách ly bệnh nhân trong một phòng, rồi cho bệnh nhân đeo khẩu trang.
Và tất cả những người chăm sóc bệnh nhân cũng phải đeo khẩu trang và mặc bộ đồ bảo hộ, sau đó, vị bác sĩ tiếp nhận sẽ phải gọi điện thoại cho đường dây nóng. Người phụ trách đường dây nóng là một bác sĩ khoa nhiễm, được huấn luyện chuyên để hướng dẫn cách thức cách ly bệnh nhân và để chuyển người bệnh tới những bệnh viện đặc trách tiếp nhận bệnh nhân đó .
Tại Paris, có ba bệnh viện có thể tiếp nhận những ca bị nghi ngờ nhiễm virus corona : Ở người lớn có bệnh viện Bichat ở quận 18, bệnh viện Salpêtrière ở quận 13, còn cho trẻ em thì có bệnh viện Necker, quận 15. »
RFI : Trong trường hợp nghi ngờ người thân bị nhiễm virus corona, bác sĩ khuyên nên làm gì?
« Tại Pháp, nếu chúng ta nghi ngờ người thân có những biểu hiện hay có tiếp xúc với những người bị nghi nhiễm virus corona, họ nên gọi số 15. Nhà chức trách khuyến cáo nếu chúng ta nghi ngờ bị nhiễm bệnh thì nên ở nhà gọi số 15, không nên đi khám, không nên đi tới cấp cứu liền, trừ trường hợp bị khó thở nặng… Nhưng tốt nhất nên gọi số 15 trước để được hướng dẫn, tránh lây lan cho nhiều người khác. »
http://www.rfi.fr/vi/ph%C3%A1p/20200207-virus-corona-ph%C3%A1p-n%C3%AAn-g%E1%BB%8Di-s%E1%BB%91-15

Giọng ca trẻ vấn vương tình khúc Pháp

Tuấn Thảo
Trên thị trường khối Pháp ngữ, một trong những giọng ca trẻ tuổi ăn khách nhất hiện giờ là cô ca sĩ người Bỉ Angèle. Trong hai năm vừa qua, nhờ vào album đầu tay, cô đã đoạt trên dưới 10 giải thưởng âm nhạc lớn nhỏ, kể cả giải D6bels của Bỉ và giải Victoire de la Musique của Pháp.
Thế nhưng, một trong những bản nhạc thịnh hành trên các làn sóng phát thanh của Pháp hiện nay chính là phiên bản của Angèle hát lại tình khúc ‘‘La Madrague’’. Bản nhạc của tác giả Gérard Bourgeois ban đầu do thần tượng điện ảnh Pháp Brigitte Bardot thu thanh và trình bày vào năm 1963 cho một show truyền hình đặc biệt nhân ngày lễ đầu năm. Giờ đây, ca khúc này được ca sĩ Angèle ghi âm lại cho tuyển tập ‘‘Những Kỷ niệm Mùa hè’’ (Souvenirs d’été).
Tình khúc Bardot theo kiểu French Touch
Tình khúc này có giai điệu mộc mạc, được đệm bằng đàn piano, nay đã có thêm hàng loạt phiên bản hòa âm phối khí điện tử hòa nhập không gian điện ảnh của Brigitte Bardot với dòng nhạc French Touch, rất hợp với thị hiếu nghe nhạc của giới trẻ thời nay. Một cách tương tự, nữ ca sĩ Juliette Armanet cũng đã ghi âm lại nhiều tình khúc xưa, trong đó có ‘‘Y’a pas que les Grands qui rêvent’’ và nhất là ‘‘Boule de Flipper’’ song ca với thần tượng nhạc trẻ những năm 1960 Christophe.
Về phần mình, Rita Tabbakh có thể còn hơi xa lạ với khán thính giả Pháp, nhưng giọng ca của cô lại gần gũi quen thuộc với giới hâm mộ vùng Québec, Canada, do cô đã từng tham gia cuộc thi hát truyền hình La Voix, phiên bản tiếng Pháp của The Voice. Lớn lên tại Canada, Rita Tabbakh sinh trong một gia đình người Acadie gốc Liban. Cô bắt đầu hát khi còn là một thiếu nữ và tiếp tục học về âm nhạc cho đến khi tốt nghiệp trường Đại học Québec ở Montréal.
“La Bohème” với âm hưởng Đông Phương
Rita Tabbakh bắt đầu sự nghiệp sân khấu qua việc tham gia vào các đoàn biểu diễn nhạc kịch, trong đó có vở nhạc kịch Dracula, giữa tình yêu và cái chết (2006) bên cạnh nam ca sĩ Bruno Pelletier cũng như vai chính trong vở nhạc kịch Shéhérazade, một ngàn lẻ một đêm (Les Mille et Une Nuits /2009). Sau vòng lưu diễn Canada, Rita Tabbakh lần đầu tiên đến Paris biểu diễn vào năm 2011 tại nhà hát Folies Bergère. Ba năm sau, cô lại xuất hiện trong vai cô gái du mục, một trong những vai chính vở nhạc kịch Don Juan.
Mãi đến khi Rita Tabbakh tham gia cuộc thi hát truyền hình La Voix (cho dù cô không đoạt giải mùa thứ hai năm 2014) thì lúc đó tên tuổi của cô mới trở nên gần gũi với công chúng. Sau cuộc thi hát này, cô đã tham gia biểu diễn tại nhiều liên hoan ca nhạc như Festivoix hay là lễ hội văn hóa thế giới
Drumondville. Hiện giờ, Rita tiếp tục đi hát trong các vở nhạc kịch hay là cabaret, thể loại sở trường của cô, trong đó có các vở kịch theo chuyên đề như Les Crooners, Cabaret Burlesque, PianoMen, Paris Romance, La Méditerranée en Chansons 
Tuyển tập “Sous le Ciel de Paris”
Qua việc trình diễn trên sân khấu một répertoire gồm khá nhiều bản nhạc kinh điển có từ những năm 1950, mà Rita Tabbakh mới có ý định thực hiện bộ tuyển tập nhạc Pháp với tựa đề ‘‘Sous le ciel de Paris : hommage aux chansons françaises’’. Tình khúc “Dưới bầu trời Paris”, một trong những sáng tác ăn khách đầu tiên của tác giả Hubert Giraud (Mamy Blue, Il est mort le Soleil, Parlez moi de lui), mà năm 2020 đánh dấu 100 năm ngày sinh của ông. Ca khúc “Dưới bầu trời Paris” cũng từng được Julien Dassin, con trai của cố ca sĩ Joe Dassin ghi âm lại cách đây vài năm trên tuyển tập tưởng nhớ thần tượng Yves Montand.
Tuyển tập Sous le Ciel de Paris gồm toàn là những bài hát hay của Pháp, và lại là album đầu tiên của cô ca sĩ Rita Tabbakh cho dù cô đã có hơn 15 năm tay nghề. Chất giọng đầy đặn của cô với cách luyến láy mang nhiều âm hưởng Đông phương tạo ra những sắc thái khác lạ trong khá nhiều ca khúc nhất là những bản nhạc có cách phối như nhạc phim hay âm nhạc thế giới. Điều đó giải thích sự thành công của album này, một trong những tuyển tập Pháp ngữ ăn khách nhất trên thị trường Canada.
Về phần mình, Paul Manandise là một ca sĩ người Bỉ chuyên hát tiếng Pháp khá nổi tiếng ở Đông Âu, nhất là tại Ukraina. Thời niên thiếu, anh đã từng đoạt giải nhất khoa thanh nhạc của Nhạc viện Hoàng gia Bỉ tại thủ đô Bruxelles. Anh bắt đầu tự học hát từ khi còn nhỏ, sau đó mới được đào tạo bài bản qua trường lớp. Mặc dù đứng đầu lớp khi anh còn học ở nhạc viện, nhưng Paul do tánh tình nhút nhát, lại ít khi nào hát solo trong thời gian đầu mà chủ yếu hát chung với ca đoàn và như vậy anh đỡ phải đứng một mình trên sàn diễn.
Phiên bản mới ‘‘Et si tu n’existais pas’’
Sinh trưởng trong một gia đình có hai dòng máu, bố người Ý còn mẹ là người Pháp, từ nhỏ Paul đã thừa hưởng niềm đam mê nghệ thuật của song thân. Năm 20 tuổi, Paul đến Paris lập nghiệp, nơi anh trau giồi tài năng và bắt đầu hợp tác với các hãng thu âm. Anh chủ yếu tham gia các liên hoan và các show diễn địa phương, tuy nhiên vẫn chưa tìm thấy được một hợp đồng nào giúp cho tài năng của anh có thêm cơ hội tỏa sáng.
Kể từ năm 2015, Paul lập gia đình và sống với vợ tại Ukraina. Nhờ vào các show biểu diễn chủ yếu bằng tiếng Pháp, tiếng Anh và gần đây hơn nữa bằng tiếng Ukraina, anh trở nên nổi tiếng là ca sĩ Pháp có khả năng hát chuẩn nhiều ngoại ngữ. Paul Manandise có một chất giọng khá đặc biệt thuộc vào hạng ténor lyrique, tức là giọng nam cao trữ tình, nhưng thay vì chọn đi theo thể loại pop-opéra hay là bán cổ điển, Paul lại chọn hát theo hướng nhạc rock. Phiên bản ‘‘Et si tu n’existais pas’’ của Paul Manandise khác với những gì thường được nghe, khi giai điệu slow dũng mãnh khai thác nhịp chắc và chậm của nhạc rock cường điệu, khi thì luân chuyển, lúc thì phiêu diêu.
http://www.rfi.fr/vi/v%C4%83n-h%C3%B3a/20200208-gi%E1%BB%8Dng-ca-tr%E1%BA%BB-v%E1%BA%A5n-v%C6%B0%C6%A1ng-t%C3%ACnh-kh%C3%BAc-ph%C3%A1p

Putin: Nga sẵn sàng hỗ trợ TQ chống dịch

Tổng thống Putin cho biết Nga sẵn sàng cung cấp “mọi loại hỗ trợ” cho Trung Quốc trong cuộc chiến chống virus corona.
“Trung Quốc và tất cả chúng ta đang đang phải đối mặt với nguy hiểm vì sự lây lan của virus corona,” Tổng thống Nga Vladimir Putin nói trong buổi trình ủy nhiệm thư của đại sứ 23 nước, bao gồm Trung Quốc, hôm 5/2. “Chính quyền Trung Quốc đang thực hiện các biện pháp quyết đoán và mạnh mẽ để ngăn chặn dịch bệnh”.
Putin nhấn mạnh quan hệ song phương với Trung Quốc đang ở mức cao chưa từng thấy và Nga sẵn sàng cung cấp mọi loại hỗ trợ cho Trung Quốc đối phó dịch bệnh.
Theo phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitri Peskov, Putin nhận báo cáo hàng ngày, thậm chí hàng giờ về diễn biến tình hình dịch viêm phổi cấp do chủng mới virus corona (nCoV). Bộ Quốc phòng Nga đã điều hai máy bay sơ tán 144 công dân khỏi Vũ Hán, tâm điểm của dịch bệnh. Những người này hiện được cách ly hai tuần tại trung tâm y tế tạm thời ở ngoại ô thành phố Tyum, Siberia.
Dịch viêm phổi cấp đã khiến 565 người chết và 28.276 người nhiễm bệnh. Hai trường hợp tử vong ngoài Trung Quốc đại lục là một người đàn ông Vũ Hán tại Philippines và một người đàn ông tại Hong Kong. Nga ghi nhận hai trường hợp nhiễm bệnh, đều là công dân Trung Quốc. Các bệnh nhân hiện được điều trị tại bệnh viện ở Siberia và không gặp nguy hiểm đến tính mạng.
http://bienong.net/bi-n-nong/32-sukien/32832-putin-nga-san-sang-ho-tro-tq-chong-dich.html

“Hòa bình và an ninh thế giới

đang phụ thuộc vào quan hệ Nga-Mỹ”

Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố, hòa bình và an ninh trên thế giới đang phụ thuộc vào mối quan hệ Nga-Mỹ.
Phát biểu tại buổi lễ tiếp nhận quốc thư của các tân đại sứ nước ngoài tại Điện Kremlin ngày 5/2, Tổng thống Putin nêu rõ: “Chúng tôi tin rằng, mối quan hệ Nga-Mỹ cần dựa trên nguyên tắc bình đẳng, tôn trọng chủ quyền và không can thiệp vào các vấn đề nội bộ của nhau.
Chúng tôi sẵn sàng cho một cuộc đối thoại có ý nghĩa với phía Mỹ, kể cả trong lĩnh vực kiểm soát vũ khí và ổn định chiến lược, trong cuộc chiến chống khủng bố và giải quyết hòa bình các cuộc khủng hoảng khu vực”.
Ông Putin nhấn mạnh rằng, thật đáng tiếc, ngày nay loài người đang đứng trước ngưỡng nguy hiểm. Các cuộc xung đột khu vực, các mối đe dọa khủng bố và chủ nghĩa cực đoan đang gia tăng. Hệ thống kiểm soát vũ khí đang sụp đổ. Kinh tế toàn cầu đang trong tình trạng bất ổn.
Nhà lãnh đạo Nga tuyên bố, Nga sẽ tiếp tục nỗ lực duy trì Kế hoạch hành động chung toàn diện về Chương trình hạt nhân Iran, coi thỏa thuận quốc tế này là rất quan trọng cho sự ổn định toàn cầu và khu vực.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/32818-hoa-binh-va-an-ninh-the-gioi-dang-phu-thuoc-vao-quan-he-nga-my.html

Máy bay chở hành khách hạ cánh khẩn cấp

để tránh hỏa lực của Syria

Tin từ MOSCOW, Nga – Vào hôm thứ Sáu (7/2), Nga cho biết một máy bay chở 172 hành khách từ Tehran tới Damascus hạ cánh khẩn cấp xuống căn cứ không quân Hmeimim do Nga kiểm soát ở Syria vào hôm thứ Năm (6/2), nhằm tránh hỏa lực từ lực lượng phòng không Syria.
Interfax và các cơ quan khác của Nga trích lời phát ngôn viên Igor Konashenkov của Bộ Quốc phòng cho biết, các lực lượng Syria đang đáp trả các cuộc tấn công của Israel vào các mục tiêu ở Syria. Sự việc xảy ra một tháng sau khi một chiếc máy bay chở hành khách của Ukraine International Airlines bị bắn ngay sau khi cất cánh từ Tehran, khiến tất cả 176 người trên máy bay thiệt mạng. Iran sau đó tuyên bố rằng các lực lượng của họ vô tình nổ súng vào máy bay. Vào hôm thứ Năm (6/2), Bộ Quốc phòng Syria cho biết họ chặn các hỏa tiễn của Israel trên không phận Damascus, và cho biết các hỏa tiễn này được bắn vào các mục tiêu quân sự ở miền nam Syria. Phía Israel từ chối bình luận về vấn đề này.
Máy bay Airbus A320 đang hướng tới phi trường quốc tế Damascus khi bị buộc phải chuyển hướng đến phi trường thay thế gần nhất là căn cứ không quân Hmeimim gần Latakia ở tây bắc Syria, do quân đội Nga điều hành. Ông Konashenkov không nêu tên hãng hàng không. Dữ kiện từ Flight Radar cho thấy một chuyến bay từ thành phố Najaf của Iraq bị chuyển hướng từ Damascus về phía Hmeimim. Đó là một chiếc máy bay Cham Wings của Syria.
https://www.sbtn.tv/may-bay-cho-hanh-khach-ha-canh-khan-cap-de-tranh-hoa-luc-cua-syria/

Ngoại trưởng Nga

chỉ trích chế tài của Mỹ đối với Venezuela

Ngoại trưởng Nga ngày 7/2 phê phán các biện pháp chế tài của Mỹ chống lại Venezuela nhân dịp ghé thăm Caracas, một cử chỉ ủng hộ Tổng thống Nicolas Maduro của Venezuela trong lúc Washington tăng áp lực lên quốc gia Nam Mỹ này.
Ông Sergei Lavrov tới Caracas hôm 6/2, vài giờ sau khi Bộ Ngoại giao Mỹ tỏ ý rằng chương trình chế tài Venezuela có thể bắt đầu nhắm mục tiêu Nga. Các công ty dầu khí Nga đã giúp ông Maduro bằng cách mua phần lớn dầu thô của Venezuela.
Hỗ trợ từ Nga có thể mang tính quyết định cho ông Maduro thúc đẩy sản lượng dầu và phục hồi tăng trưởng kinh tế.
“Chúng tôi đã nhất trí siết chặt hợp tác đầu tư, kinh tế, thương mại trong một số lĩnh vực bất chấp các chế tài không chính đáng,” ông Lavrov phát biểu sau cuộc họp với ông Maduro.
“Chúng tôi xem các biện pháp chế tài là không chấp nhận được,” Ngoại trưởng Nga nói.
Ngoại trưởng Nga cũng chỉ trích rằng các hành động đơn phương của Washington có thể ảnh hưởng tới các dự án nhân đạo.
Hôm 7/2, Bộ Tài chính Mỹ cho hay đã ban hành chế tài lên hãng hàng không quốc doanh Conviasa của Venezuela.
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin tuyên bố chính quyền của Tổng thống Trump sẽ không để cho ông Maduro tiếp tục bóc lột người dân Venezuela cũng như lợi dụng các tài sản nhà nước để thăng tiến các hoạt động tham nhũng và làm mất ổn định.
https://www.voatiengviet.com/a/ngo%E1%BA%A1i-tr%C6%B0%E1%BB%9Fng-nga-ch%E1%BB%89-tr%C3%ADch-ch%E1%BA%BF-t%C3%A0i-c%E1%BB%A7a-m%E1%BB%B9-%C4%91%E1%BB%91i-v%E1%BB%9Bi-venezuela/5279145.html

Công dân Mỹ, Nhật tử vong tại Vũ Hán vì viêm phổi

Hải Lam
Đại sứ quán Mỹ tại Bắc Kinh hôm nay (8/2) xác nhận một công dân Mỹ đã tử vong hôm 6/2 ở thành phố Vũ Hán vì dịch virus corona. Một công dân Nhật cũng tử vong tại đây vì “viêm phổi do virus”.
“Chúng tôi xác nhận một công dân Mỹ 60 tuổi được chẩn đoán nhiễm virus corona đã tử vong tại bệnh viện Kim Ngân Đàm ở Vũ Hán, Trung Quốc, vào ngày 6/2”, phát ngôn viên của Đại sứ quán Mỹ cho biết. “Chúng tôi xin gửi lời chia buồn chân thành nhất đến gia đình về nỗi mất mát này”.
The New York Times dẫn tin từ hai người nắm được vụ việc cho hay, công dân Mỹ tử vong là một người phụ nữ và có tình trạng sức khỏe tiềm ẩn.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh hôm 6/2 cho biết có 19 người nước ngoài bị mắc bệnh viêm phổi Vũ Hán, và hai trong số những người này đã được xuất viện. Những người còn lại đã được cách ly để điều trị.
Tại một diễn biến khác, một người đàn ông Nhật Bản nhập viện ở thành phố Vũ Hán vì bệnh viêm phổi, đã tử vong.
Bộ Ngoại giao Nhật Bản hôm 8/2 dẫn thông tin từ giới chức y tế Trung Quốc cho biết một người đàn ông ngoài 60 tuổi, có thể bị nhiễm virus corona nhưng do gặp khó khăn trong chẩn đoán bệnh nên nguyên nhân tử vong của người này được cho là vì “viêm phổi do virus”.
Người đàn ông này có khả năng là người Nhật Bản đầu tiên tử vong vì virus corona. Một quan chức Bộ Ngoại giao Nhật cho biết chính phủ nước này trước đó chưa nhận được thông tin về bất kỳ người Nhật nào tử vong vì dịch virus corona.
Có thể bạn quan tâm:
Tổ chức theo dõi Nhân quyền nói cách Trung Quốc phản ứng với dịch virus corona có ‘những vấn đề lớn’
Mỹ viện trợ 100 triệu USD cho Trung Quốc và các nước khác chống virus corona
https://www.dkn.tv/the-gioi/cong-dan-my-nhat-tu-vong-tai-vu-han-vi-viem-phoi.html

Virus Corona : Người Đài Loan thành con tin ở Vũ Hán

Anh Vũ
Ngay cả khi đang lao đao vì dịch virus corona như lúc này, Bắc Kinh vẫn muốn khẳng định Đài Loan chỉ là một tỉnh của Trung Quốc.
Sau một thời gian làm ngơ trước các đòi hỏi của chính quyền Đài Loan đưa công dân của họ hồi hương, Bắc Kinh đã chấp nhận tổ chức cho người Đài Loan về nước, nhưng theo cách coi thường chính quyền Đài Loan. Khoảng một nghìn người Đài loan tiếp tục bị kẹt lại Vũ Hán donhững những hiềm khích giữa Bắc Kinh và Đài Bắc.
Thông tín viên Adrien Simorre tại Đài Bắc cho biết:
Chuyện bắt đầu từ cuối tuần qua, khi những người Đài Loan bị mắc kẹt ở Vũ Hán tổ chức họp báo đòi được hồi hương. Các thủ tục từ phía chính quyền Đài Loan đến khi đó vẫn bị Bắc Kinh làm ngơ, vì họ coi Đài Loan như một tỉnh của Trung Quốc.
Thứ Ba vừa rồi cuối cùng Trung Quốc cũng thuê một chuyến bay riêng để đưa người Đài Loan về quê. Trước đó, Đài Bắc đã chuyển một danh sách các công dân của họ cần đưa đi trước.
Nhưng bất ngờ là danh sách các hành khách mà Bắc Kinh cho lên máy bay không giống với danh sách của Đài Loan. Đặc biệt có 3 người được bổ sung vào phút chót, trong đó có một hành khách bị nhiễm virus. Đó là trường hợp bị nhiễm thứ 10 ở Đài Loan.
Vụ việc ngay lập tức làm dấy lên tin đồn tố Bắc Kinh đã cố tình muốn hại Đài Loan. Tuy nhiên, vẫn giữ thái độ thận trọng, chính quyền Đài Bắc lên án Bắc Kinh chi phối thủ tục đưa người hồi hương của họ, và coi đó là hệ quả trực tiếp của việc Trung Quốc từ chối thừa nhận tính chính đáng của chính phủ Đài Loan được bầu lên một cách dân chủ.
Đáp lại, Đài Bắc đã cho ngừng 5 chuyến bay đưa người Đài Loan hồi hương do Trung Quốc đề xuất, đồng thời đòi phải có sự minh bạch trong việc này.
Trở thành con tin, hiện vẫn còn khoảng từ 500 đến 1.000 người Đài Loan mắc kẹt tại Vũ Hán.
http://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20200208-virus-corona-ng%C6%B0%E1%BB%9Di-%C4%91%C3%A0i-loan-th%C3%A0nh-con-tin-%E1%BB%9F-v%C5%A9-h%C3%A1n

Hong Kong cách ly toàn bộ người từ TQ đại lục

Kể từ ngày 8/2, bất kỳ ai từ Trung Quốc đại lục vào Hong Kong, bao gồm cả người dân Hong Kong, đều bị cách ly trong 14 ngày để ngăn virus corona lây lan.
Trưởng đặc khu hành chính Hong Kong Carrie Lam hôm nay 5/2 cho biết, biện pháp cách ly tất cả những người từ Trung Quốc đại lục tới Hong Kong nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch viêm phổi do virus corona chủng mới gây ra.
“Đây là biện pháp cứng rắn. Nhưng tôi tin sau khi chúng tôi thông báo toàn bộ hành khách phải cách ly trong 14 ngày kể từ 8/2, số lượng người (tới Hong Kong) sẽ giảm”, bà Lam nói.
“Có ai từ đại lục muốn vào Hong Kong rồi bị cách ly tới 14 ngày chứ? Theo góc độ này, chúng tôi sẽ không cần xử lý số lượng quá đông những người buộc phải cách ly”, lãnh đạo Hong Kong cho biết.
Bà Lam không nói rõ khu vực Hong Kong dự kiến tập kết những người bị cách ly. Lệnh cách ly được áp dụng không chỉ với người Trung Quốc đại lục, người nước ngoài, mà cả người dân Hong Kong từ đại lục trở về.
Hiện Hong Kong đã ghi nhận 21 trường hợp nhiễm virus corona chủng mới và 1 ca tử vong. Đây là ca tử vong thứ hai do virus corona mới ở bên ngoài Trung Quốc đại lục.
Phát biểu trước các phóng viên hôm nay, bà Lam cho biết chính quyền Hong Kong sẽ chi khoảng 1,29 tỷ USD để đối phó với sự bùng phát của virus corona.
“Chúng ta phải đoàn kết và gạt sang một bên những bất đồng, để chúng ta có thể giành chiến thắng trong cuộc chiến chống dịch bệnh”, bà Lam nhấn mạnh.
Mặc dù thừa nhận lo lắng về sự lây lan của virus corona tại Hong Kong, song bà Lam khẳng định đặc khu vẫn rất tự tin trong việc đối phó với dịch bệnh, bởi Hong Kong có hệ thống y tế phát triển mạnh và có đủ nguồn lực.
Bà Lam ngày 3/2 tuyên bố đóng 10 trong số 13 cửa khẩu với Trung Quốc đại lục nhằm kiểm soát sự lây lan của virus corona. Trước đó, Hong Kong đã đóng 4 cửa khẩu với Trung Quốc.
Quyết định của lãnh đạo Hong Kong được đưa ra chỉ vài giờ sau khi hơn 2.500 nhân viên thuộc Liên minh Nhân viên Bệnh viện Hong Kong (HAEA) đình công kêu gọi đóng cửa khẩu với Trung Quốc và bảo vệ các nhân viên y tế tốt hơn.
Tuy nhiên, lãnh đạo Hong Kong vẫn bác bỏ khả năng phong tỏa toàn bộ tuyến đường kết nối với Trung Quốc đại lục vì cho rằng đây là hành động “phân biệt đối xử, không phù hợp và không thực tế”. Hong
Kong hiện mới tạm dừng một số hoạt động vận tải với Trung Quốc đại lục, trong đó có dịch vụ tàu phà và đường sắt cao tốc.
Đài Loan dừng nhập cảnh với người Trung Quốc đại lục
Chính quyền Đài Loan ngày 5/2 tuyên bố sẽ dừng cho người Trung Quốc đại lục nhập cảnh để ngăn virus corona chủng mới lây lan. Lệnh này sẽ được áp dụng từ ngày 6/2.
Đài Loan trên thực tế đã dừng tiếp nhận hầu hết người Trung Quốc đại lục vào hòn đảo này. Tuy nhiên, lệnh cấm mới nhất do Trung tâm Chỉ huy Dịch bệnh công bố đã mở rộng chính sách trên.
Theo Trung tâm Chỉ huy Dịch bệnh, lệnh cấm mới với người Trung Quốc đại lục được đưa ra vì “sự nghiêm trọng của tình hình dịch bệnh tại Trung Quốc và những trao đổi gần gũi giữa đại lục và hòn đảo”.
Đài Loan hiện xác nhận 11 trường hợp nhiễm virus corona chủng mới. Con số này ít hơn rất nhiều so với 24.000 ca nhiễm virus tại Trung Quốc đại lục.
http://biendong.net/bi-n-nong/32-sukien/32831-hong-kong-cach-ly-toan-bo-nguoi-tu-tq-dai-luc.html

Virus corona: Giận dữ bùng phát

sau tin bác sĩ TQ cảnh báo bệnh dịch qua đời

Cái chết của bác sĩ Trung Quốc đã tìm cách cảnh báo về sự bùng phát của virus corona đã gây ra sự phẫn nộ và đau buồn công khai trên toàn Trung Quốc.
Bác sĩ Lý Văn Lượng chết sau khi nhiễm virus corona khi đang điều trị cho bệnh nhân ở Vũ Hán.
Tháng 12 năm ngoái, bác sĩ đã gửi một thông điệp tới đồng nghiệp cảnh báo về một loại virus mà ông nghĩ giống như Sars – một loại virus corona gây chết người khác.
Nhưng ông bị cảnh sát nói phải “ngừng đưa ra những bình luận sai lệch” và bị điều tra vì “tung tin đồn”.
Bàn tròn BBC: Virus corona – Trung Quốc rút tỉa được bài học gì?
Virus corona: cách phòng ngừa và khuyến cáo của thầy thuốc, chuyên gia
Giận dữ bùng phát sau tin bác sĩ TQ cảnh báo virus corona qua đời
“Tôi không nghĩ con tôi tung tin đồn. Bây giờ điều này không trở thành hiện thực sao?” Cha của bác sĩ, Li Shuying, nói với BBC. “Con trai tôi thật tuyệt vời.”
Theo trang Pear Video của Trung Quốc, vợ bác sĩ Lý Văn Lượng chuẩn bị sinh vào tháng Sáu.
Chủng mới của virus corona tạo ra bệnh viêm đường hô hấp cấp tính thường bắt đầu với các triệu chứng là sốt, sau đó là ho khan.
Theo các Ủy ban y tế quốc gia Trung Quốc, hầu hết những người bị tử vong vì virus corona đều trên 60 tuổi hoặc mắc các bệnh lý khác. Tuy nhiên, hồ sơ bệnh án của bác sĩ Lý không được công bố.
Cơ quan chống tham nhũng của Trung Quốc cho biết sẽ mở một cuộc điều tra về “các vấn đề liên quan đến Bác sĩ Lý”. Ban lãnh đạo Trung Quốc đã phải đối mặt với cáo buộc là đã hạ thấp mức độ nghiêm trọng của virus – và ban đầu cố gắng giữ bí mật.
Chính phủ Trung Quốc thừa nhận “những thiếu sót và thiếu sót” trong phản ứng với virus, hiện đã giết chết 722 người và lây nhiễm 34.574 ở Trung Quốc đại lục.
Dư luận phản ứng ra sao?
Các nhà phân tích nói rằng thật khó để nhớ lại một sự kiện trong những năm gần đây đã gây ra nhiều đau buồn được bày tỏ trên mạng internet, cũng như những cơn thịnh nộ và sự ngờ vực đối với chính phủ Trung Quốc.
Hai hashtag hàng đầu trên trang mạng xã hội Trung Quốc Weibo là “Chính phủ Vũ Hán nợ Bác sĩ Li Wenliang một lời xin lỗi” và “Chúng tôi muốn tự do ngôn luận”.
Cả hai hashtag trên đã nhanh chóng bị kiểm duyệt. Khi BBC tìm kiếm trên Weibo hôm thứ Sáu, thì hàng trăm ngàn bình luận đã bị xóa sạch. Chỉ còn lại một số ít.
“Đây không phải là cái chết của người tố giác. Đây là cái chết của một anh hùng”, một bình luận viết.
Nhiều người đăng bài dưới hashtag: “Bạn có thể đối phó với việc này không, bạn có hiểu không?” – ý nói đến bức thư mà bác sĩ Lý bị yêu cầu phải ký khi ông bị buộc tội gây rối “trật tự xã hội”.
Một bức ảnh lưu hành trên Twitter được cho là xuất phát từ nền tảng nhắn tin WeChat cho thấy một thông điệp bằng tiếng Trung có nội dung “Vĩnh biệt Li Wenliang” được viết trên tuyết bên một bờ sông.
Phóng viên BBC News Tiếng Trung Stephen McDonell nói rằng những nỗ lực của Bắc Kinh trong việc quản lý sự lây lan của virus corona đã cho thấy những khía cạnh tồi tệ nhất của hệ thống quản lý và chỉ huy của Trung Quốc dưới thời Chủ tịch Tập Cận Bình.
Người dân Trung Quốc giờ đây sẽ cần được thuyết phục rằng chính phủ biết cách quản lý một tình huống khẩn cấp như vậy, ông Stephen McDonell nói thêm.
Bắt đầu kết thúc?
Phân tích của James Gallanger, phóng viên BBC đặc trách y tế
Số ca mắc virus corona mới đã giảm trong hai ngày qua.
Số liệu chính thức của Trung Quốc công bố hôm thứ Tư báo cáo gần 3.900 trường hợp mới được xác nhận. Các số liệu mới nhất cho thấy chỉ hơn 3.100.
Nhưng suy đoán quá nhiều dựa trên dữ liệu của chỉ hai ngày là điều nguy hiểm.
Không thể xác định được là các ca nhiễm bệnh đang thực sự chững lại, hoặc nếu đây là dấu hiệu của các cơ quan y tế không thể theo kịp xét nghiệm – hoặc nếu các trường hợp nhiễm bệnh sẽ nổ ra trở lại trong vài ngày tới.
Thực ra sẽ mất thêm một tuần nữa trước khi chúng ta có một bức tranh rõ ràng về việc liệu dịch có đã đang ở cao điểm hay không.
Và vẫn còn một sự không phù hợp lớn giữa các số liệu do Trung Quốc công bố và những gì các nhà phân tích dịch bệnh nghĩ là đang thực sự xảy ra.
Ai cũng cho rằng các trường hợp nhiễm bệnh được xác nhận trong phòng thí nghiệm chỉ là phần nổi của tảng băng chìm.
Một số mô hình toán học của đợt bùng phát cho thấy kích thước thật của dịch có thể cao gấp 10 lần so với con số chính thức.
Câu chuyện của Bác sĩ Lý Văn Lượng
Bác sĩ Lý Văn Lượng, bác sĩ nhãn khoa, đã đăng câu chuyện của chính mình lên Weibo từ giường bệnh một tháng sau ông gửi đi cảnh báo đầu tiên về virus corona.
Bác sĩ 34 tuổi này đã cảnh báo về bảy trường hợp nhiễm virus mà ông cho là giống SARS – loại virus dẫn đến dịch bệnh toàn cầu năm 2003.
Vào ngày 30 tháng 12, ông đã gửi tin nhắn vào nhóm trò chuyện cho các bác sĩ, cảnh báo họ mặc đồ bảo hộ để tránh bị lây nhiễm.
Bốn ngày sau, ông nhận được lệnh triệu tập đến Văn phòng Công an và bị buộc phải ký vào một lá thư.
Trong thư, ông bị buộc tội “đưa ra những bình luận sai lệch” làm xáo trộn nghiêm trọng trật tự xã hội “.
Trên trang Weibo cá nhân bác sĩ Lý mô tả vào hôm 10/1 ông bắt đầu ho, ngày hôm sau ông bị sốt và hai ngày sau ông phải nằm viện. Ông được chẩn đoán nhiễm coronavirus vào ngày 30 tháng 1.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-51424640

Cái chết của bác sĩ Lý Văn Lượng dẫn đến yêu cầu

đòi quyền tự do ngôn luận tại Trung Cộng

Tin Bắc Kinh, Trung Cộng – Cái chết của Bác sĩ Lý Văn Lượng (Li Wenliang), vị bác sĩ đã báo động về coronavirus nhưng lại bị công an gọi lên làm việc và kiểm thảo, đang có khả năng mở ra một cuộc khủng hoảng về lòng tin của người dân đối với chính quyền Trung Cộng, trong bối cảnh nước này đang đối mặt với những thách thức chưa từng có vì dịch viêm phổi.
Bác sĩ Lý qua đời vào sáng sớm thứ Sáu, 7 tháng 2, tại bệnh viện Vũ Hán sau khi nhiễm coronavirus. Sự ra đi của ông đã dẫn đến sự thương tiếc và cả giận dữ trên mạng xã hội Trung Cộng. Đối với nhiều người, cái chết của Bác sĩ Lý là biểu tượng cho hậu quả của sự chậm trễ của chính quyền khi đối mặt với dịch bệnh. Cũng trong ngày thứ Sáu, Bắc Kinh đã gởi một nhóm điều tra viên của Ủy Ban Giám Sát Quốc Gia, cơ quan chống tham nhũng hàng đầu Trung Cộng, đến Vũ Hán để tìm hiểu các mối quan tâm của người dân liên quan đến sự việc của Bác sĩ Lý Văn Lượng. Hành động bất thường này cho thấy chính quyền Trung Cộng đang khá nghiêm chỉnh trong việc tìm cách xoa dịu sự tức giận của người dân. Một chuyên gia luật tại đại học Vũ Hán nhận xét, sự việc lần này là một cuộc khủng hoảng lớn, do mọi người dân đều có chung cảm xúc đau thương và tức giận, và tình huống có thể bùng nổ ngoài tầm kiểm soát.
Vào sáng thứ Sáu, các chủ đề nói về cái chết của Bác sĩ Lý và quyền tự do ngôn luận đã nhận được hàng trăm triệu lượt xem trên mạng xã hội Weibo. Tuy nhiên, các chủ đề này đã nhanh chóng bị nhà cầm quyền xóa bỏ.
Mộc Miên
https://www.sbtn.tv/cai-chet-cua-bac-si-ly-van-luong-dan-den-yeu-cau-doi-quyen-tu-do-ngon-luan-tai-trung-cong/

Đơn vị y tế Khoa chăm sóc đặc biệt ở Vũ Hán

gần như bị ‘xóa sổ’

Dịch bệnh viêm phổi ở Vũ Hán đang bùng phát, số ca nhiễm virus corona mới được xác nhận ngày càng tăng. Ngay cả các nhân viên y tế cũng liên tiếp bị nhiễm. Bác sĩ ở Vũ Hán tiết lộ, hiện tại các thiết bị y tế ở bệnh viện bị thiếu trầm trọng. Các nhân viên y tế Khoa chăm sóc đặc biệt của Bệnh viện Vũ Hán số 7 gần như lâm vào trạng thái không có đồ bảo hộ để mặc, hai phần ba nhân viên y tế ở đó đều bị nhiễm bệnh.
Theo Caixin.com, bác sĩ Bành Chí Dũng giám đốc Khoa chăm sóc đặc biệt tại Bệnh viện Trung Nam của Đại học Vũ Hán cho biết, khi phó giám đốc của ông đến thăm các phòng chăm sóc đặc biệt ở Bệnh viện Vũ Hán số 7, phát hiện thấy 2/3 nhân viên y tế ở đây đều bị nhiễm bệnh. “Các bác sĩ ở trong tình trạng không mặc đồ bảo hộ”. Họ thiếu vật tư phòng hộ và phương tiện y tế. Ngay cả khi bị nhiễm bệnh, họ vẫn phải chiến đấu hết mình, khiến đơn vị chăm sóc đặc biệt đang bị “hủy diệt”.
Ông Bành Chí Dũng tiết lộ rằng các nhân viên y tế của khu cách ly phải mặc quần áo bảo hộ cấp 3. Các bác sĩ một ca làm 12 giờ và các y tá một ca làm 8 giờ. Do thiếu quần áo bảo hộ, mỗi ngày chỉ có một bộ quần áo bảo hộ. Do đó, họ cố gắng không ăn hoặc uống trong khi làm việc. “Vì đi vệ sinh xong, quần áo bảo hộ là vô dụng”.
Vì virus corona là một loại virus mới, nên đường lây truyền và đặc điểm của virus corona hiện tại không thể nắm bắt được, điều này đã gây ra một số lo ngại trong đội ngũ nhân viên y tế. Bác sĩ Bành chỉ ra rằng bất cứ khi nào bệnh nhân bị suy hô hấp và máy không thể cung cấp oxy, phải sử dụng ống thông oxy, nhưng đặt ống vào trong khí quản của bệnh nhân là một hành động rất nguy hiểm, vì nước bọt từ bệnh nhân có khả năng lây nhiễm cho nhân viên y tế. Do đó đòi hỏi mức độ bảo vệ cao nhất. Ông nói rằng vấn đề cấp bách nhất hiện nay là thiếu quần áo bảo hộ. Hàng tồn kho của bệnh viện đã được ưu tiên cho các nhân viên y tế của khoa chăm sóc đặc biệt, nhưng hiện tại hàng tồn kho cũng trở nên cấp bách.
https://www.dkn.tv/the-gioi/don-vi-y-te-khoa-cham-soc-dac-biet-o-vu-han-gan-nhu-bi-xoa-so.html

Bệnh dịch và chính trị -

hai mặt trận Tập Cận Bình phải đối phó

Hôm 3/2 lãnh đạo Trung Quốc công khai tuyên chiến “cuộc chiến nhân dân” với virus corona. Nhưng giới phân tích cho rằng ông Tập đang không chỉ phải đương đầu với bệnh dịch mà còn phải đối phó với tình hình chính trị trong nước.
Trong bài Lãnh đạo Trung Quốc chiến đấu trên hai mặt trận – virus và Chính trị, trên Wall Street Journal, hai cây bút Jeremy Page và Lingling Wei nhận định rằng Tập Cận Bình đang đối diện với thách thức lớn nhất trong sự nghiệp.
Xiao Qiang, một học giả nghiên cứu về internet của Trung Quốc tại Đại học California, Berkeley, được trích lời, nói:
“Đây không chỉ là một cuộc khủng hoảng về sức khỏe cộng đồng. Ông [Tập] dường như đang phải đối phó với một cuộc khủng hoảng chính trị nội bộ”.
Bàn tròn BBC: Virus corona – Trung Quốc rút tỉa được bài học gì?
Virus corona: cách phòng ngừa và khuyến cáo của thầy thuốc, chuyên gia
Giận dữ bùng phát sau tin bác sĩ TQ cảnh báo virus corona qua đời
Tập Cận Bình: “TQ đối mặt tình huống nghiêm trọng” do virus corona
WHO báo động tình trạng lây lan của virus gây viêm phổi từ TQ
Hai tác giả Page và Wei vạch ra rằng trước khi virus corona bùng nổ gây ra hơn 700 tử vong, và khiến hơn 34,000 người nhiễm bệnh, ông Tập Cận Bình đã bị một số thành viên chính trị và kinh doanh Trung
Quốc chỉ trích về cách xử lý tình trạng suy thoái kinh tế, cuộc chiến thương mại với Hoa Kỳ và các cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ Hong Kong.
”Với những chỉ trích này, ông Tập chủ yếu đổ lỗi cho các thế lực thù địch nước ngoài, tìm cách kêu gọi sự ủng hộ của công chúng.” Hai tác giả ghi nhận.
Nhưng, họ lập luận, dịch virus corona là một sự kiện hoàn toàn khác, và ông Tập khó có thể đổ lỗi bệnh dịch cho một thế lực thù địch nước ngoài nào đó:
”Nhiều người dân Trung Quốc cảm thấy an nguy của họ và gia đình bị đe dọa trực tiếp. Mối lo của họ tạo ra một cuộc khủng hoảng đánh vào tâm điểm những tuyên bố lãnh đạo mạnh mẽ của ông Tập, cũng như hệ thống độc tài toàn trị mà ông đi tuyên phong và cổ động như một mô hình cho thế giới.”
Mối lo, và sự giận dữ của dân Trung Quốc bùng nổ lớn trước tin cái chết của bác sĩ Lý Văn Lượng bị chính phủ tìm cách bưng bít, sau khi đã bưng bít tin tức về virus corona khi nó mới bộc phát.
Bác sĩ Lý Văn Lượng, qua đời lúc 34 tuổi, vì bị nhiễm bệnh khi làm việc tại bệnh viện Vũ Hán, chính là bác sĩ đầu tiên lên tiếng cảnh báo về nguy cơ virus corona, và do đó bị triệu tập đến Văn phòng Công an rồi bị buộc tội “đưa ra những bình luận sai lệch” làm xáo trộn nghiêm trọng trật tự xã hội “.
Cái chết của người bác sĩ Trung Quốc tìm cách cảnh báo về sự bùng phát của virus corona mà không thành, đã gây ra sự phẫn nộ và đau buồn công khai trên toàn Trung Quốc.
Đi cùng với đau buồn và giận dữ là sự mất niềm tin vào chính quyền, hạt mầm của những bất đồng chính kiến. Cơ quan kiểm duyệt chính phủ Trung Quốc hiện đang làm việc để chống lại những ý kiến phản đối.
Phân tích tình trạng trước giờ ít có tiếng nói bất đồng tại Trung Quốc, hai tác giả viết:
”Từ lâu, nhiều người dân Trung Quốc đã chấp nhận phong cách lãnh đạo trên bảo dưới phải nghe của ông Tập Cận Bình, rằng Trung Quốc cần một chính phủ tập quyền, mạnh mẽ để chống tham nhũng và thoát khỏi tình trạng suy thoái kinh tế kéo dài.”
”Thế nhưng, nhiều người khác, nhất là giờ đây, cho rằng cái chết thương tâm của bác sĩ Lý Văn Lượng phản ánh sự ngột ngạt của những ý kiến bất đồng dưới thời ông Tập, và thắng thế của lòng trung thành và ý thức hệ trước sáng kiến và tranh luận mở là điều cần được xét lại.”
Họ nhận định:
”Kết thúc nhanh chóng cơn bệnh dịch này sẽ hạn chế sự sụp đổ chính trị. Nhưng sự lây lan liên tục của virus corona đang đe dọa kế hoạch cai trị vô thời hạn của ông Tập và có thể khiến Đảng Cộng sản Trung Quốc phải đối mặt với sự mất mát nghiêm trọng của sự ủng hộ của công chúng.”
Nhưng không phải ai cũng đồng ý với hai tác giả là kết thục nhanh chóng cơn bệnh dịch có lẽ sẽ giúp Trung Quốc xoa dịu được khủng hoảng chính trị trước mặt.
Xu Zhiyong, cựu giảng viên của Đại học Bưu chính Viễn thông Bắc Kinh, đăng một xã bài luận trực tuyến với nội dung: “Y học sẽ không cứu Trung Quốc: Dân chủ sẽ cứu Trung Quốc”. Ông là một nhà hoạt động dân quyền nổi tiếng của Trung Quốc, nhưng ông hiếm khi nói chuyện cởi mở như vậy.
Ông Xu không trả lời yêu cầu bình luận của Wall Street Journal.
Mặc dù nhiều lý thuyết được đưa ra, cho đến giờ chưa ai biết chính xác khi nào virus corona sẽ không còn là mối đe dọa lớn.
Nhưng một điều có thể đoán được là đối phó với dịch bệnh đòi hỏi nhiều hơn là khả năng xây được bệnh viện trong vòng vài ngày. Nó đòi hỏi sự tin tưởng của quần chúng vào giới lãnh đạo.
Và ngay từ đầu, phản ứng của chính quyền Trung Quốc với tin tức về virus corona đã đặt ra cho người dân nước họ và thế giới nhiều câu hỏi.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-51425036

Các báo cáo cho thấy chính quyền Trung Quốc

đang che giấu quy mô thực sự của dịch bệnh

Simin Chen | Hương Thảo biên dịch
Vào ngày 3/2, hai báo cáo từ truyền thông nhà nước Trung Quốc đã đưa ra những tuyên bố trái ngược nhau về việc cung cấp bộ dụng cụ chẩn đoán virus corona mới, cho thấy chính quyền nước này đang che giấu quy mô thực sự của dịch bệnh.
Một báo cáo viết: “Tại cuộc họp báo của Hội đồng Nhà nước vào ngày 3/2, Thiên Ngọc Long, kỹ sư trưởng của Bộ Công nghiệp và Công nghệ Thông tin, tuyên bố vào ngày 1/2 sản lượng hàng ngày của bộ dụng cụ chẩn đoán đã lên tới 773.000 bộ, gấp 40 lần số lượng bệnh nhân nghi ngờ. Do đó, các cơ sở y tế của Trung Quốc hiện được cung cấp đầy đủ bộ dụng cụ chẩn đoán virus”.
Tuy nhiên, trong một báo cáo khác, dẫn lời một chuyên gia y tế nói rằng vẫn thiếu bộ dụng cụ chẩn đoán ở thành phố Vũ Hán, tâm chấn của dịch bệnh.
“Li Lanjuan, một học giả của học viện kỹ thuật Trung Quốc và là một trong những chuyên gia y tế của Ủy ban Y tế Quốc gia, đã dẫn một nhóm đến Vũ Hán để tham gia vào công tác cứu hộ”, báo cáo cho biết. “Trong một cuộc phỏng vấn với Đài truyền hình trung ương Trung Quốc (CCTV) vào ngày 3/2, Li nói rằng hiện Vũ Hán đang thiếu các bộ dụng cụ chẩn đoán. Do đó không phải tất cả mọi người, [những người biểu hiện các triệu chứng của virus corona mới], đều có thể nhận được xét nghiệm chẩn đoán”.
Hai tuyên bố trái ngược nhau này chỉ ra rằng số lượng “bệnh nhân nghi ngờ nhiễm virus corona” đã cao hơn nhiều so với con số thông báo chính thức.
Bên cạnh đó, nhiều người nghi ngờ bệnh viện cố tình bỏ mặc nhiều bệnh nhân. Những người chưa được xác nhận nhiễm virus corona sẽ không được cung cấp giường bệnh và họ sẽ không được tính vào số liệu bệnh nhân chính thức. Nếu họ tử vong mà chưa được chẩn đoán, họ cũng sẽ không được tính vào số người chết hoặc tử vong do virus.
Một cư dân mạng Vũ Hán tiết lộ trên mạng rằng một trong những người thân của anh đã được chẩn đoán mắc bệnh tại bệnh viện và qua đời hai ngày sau đó tại nhà. Anh đã kiểm tra dữ liệu chính thức về các trường hợp tử vong do virus corona và thấy rằng tên người thân của anh không có trong danh sách. Điều này có nghĩa là, ngay cả khi một cá nhân được xác nhận nhiễm virus corona, nếu người đó qua đời tại nhà chứ không phải tại bệnh viện, thì người đó cũng không được đưa vào con số chính thức.
Vào ngày 2/2, Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc đã công bố các hướng dẫn về việc xử lý hài cốt của bệnh nhân bị nhiễm virus corona, trong đó nói rằng hài cốt nên được hỏa táng tại một cơ sở gần đó và cấm vận chuyển đến các khu vực khác. Chôn cất hoặc các phương pháp mai táng khác cũng bị cấm. Trong suốt quá trình đó, thi thể người bệnh sẽ được niêm phong trong túi đựng xác, gia đình và người thân không được phép nhìn mặt người qua đời.
Những hướng dẫn này đã gây ra mối lo ngại trong cộng đồng mạng Trung Quốc. Họ đưa ra những câu hỏi như, “Điều gì xảy ra nếu bệnh nhân chưa chết?”; “Tôi sợ rằng những bệnh nhân bị bệnh nặng đó không được điều trị. Rất có thể là họ đã phải chờ chết trong phòng bệnh viện bị cách ly”.
(Bài viết của Simin Chen đăng trên The Epoch Times ngày 5/2, do Hương Thảo chuyển ngữ)
https://www.dkn.tv/the-gioi/cac-bao-cao-cho-thay-chinh-quyen-trung-quoc-dang-che-giau-quy-mo-thuc-su-cua-dich-benh.html

Honda và Toyota vẫn đóng cửa các nhà máy

ở Trung Quốc vì lo ngại dịch virus corona

Triệu Hằng | Theo Nikkei Asian Review
Honda Motor và Toyota Motor sẽ tiếp tục đóng cửa các nhà máy ô tô tại Trung Quốc để đối phó với dịch virus corona.
Honda hôm 7/2 tuyên bố sẽ đặt mục tiêu khởi động tái sản xuất tại thành phố Vũ Hán tỉnh Hồ Bắc (Trung Quốc) vào ngày 17/2.
Trước đó, vào ngày 29/1, Honda đã quyết định đình chỉ hoạt động các nhà máy cho đến ngày 9/2 sau khi chính phủ Trung Quốc thông báo dịch lây lan. Hãng đặt mục tiêu tái sản xuất ở Quảng Châu vào ngày 10/2. Nếu nhà sản xuất ô tô có thể khởi động tái sản xuất như dự kiến, công ty sẽ “không có nhiều tác động”, Seiji Kuraishi, phó chủ tịch điều hành Honda cho biết hôm 7/2.
Honda là nhà sản xuất ô tô Nhật Bản đầu tiên ở Trung Quốc gia hạn ngừng hoạt động.
Các nhà máy của Honda ở Vũ Hán có thể sản xuất tới 600.000 xe mỗi năm, chiếm khoảng một nửa công suất của nhà máy tại Trung Quốc, và có 12.700 nhân viên làm việc tại các nhà máy. Năm 2019, công ty đã bán được 1,55 triệu xe ở Trung Quốc, được cho là một con số kỷ lục.
Về phần Toyota, hãng này đã lên kế hoạch tái khởi động hoạt động tại 4 nhà máy ở Trung Quốc sớm nhất là vào ngày 10/2, nhưng trước diễn biến của dịch bệnh họ đã kéo dài thời gian đến ngày 17/2. Tất cả 4 nhà máy sản xuất của hãng ở Thiên Tân, Tứ Xuyên, Cát Lâm, và Quảng Đông đều liên doanh với các công ty địa phương.
https://www.dkn.tv/the-gioi/honda-va-toyota-van-dong-cua-cac-nha-may-o-trung-quoc-vi-lo-ngai-dich-virus-corona.html

Nông dân Trung Quốc lo lắng vì hàng trăm triệu con gà

có nguy cơ chết vì thiếu thức ăn

Triệu Hằng | Theo CNBC
Theo sau cuộc khủng hoảng thịt lợn, người chăn nuôi gia cầm Trung Quốc hiện lâm vào tình trạng khốn khổ vì dịch coronavirus. Hàng trăm triệu con gà ở nước này có thể sẽ chết dần trong những ngày tới vì thức ăn không kịp chuyển đến, tờ CNBC thông tin hôm 5/2.
CNBC dẫn tin từ các nhà phân tích và truyền thông nhà nước Trung Quốc, nói rằng việc hạn chế giao thông trên nhiều tỉnh ở Trung Quốc đã cản trở nguồn thức ăn chăn nuôi thiết yếu như bột đậu nành tới các trang trại gia cầm.
Do dịch bệnh lan rộng, chính quyền Trung Quốc đã đóng cửa các con đường và đường cao tốc, thậm chí ngưng hoạt động xe buýt đường dài.
“Tôi cho rằng ở nhiều vùng, vấn đề vận chuyển (đang tác động) đến sản xuất thịt gà. Dự kiến, sản xuất quý 1 và quý 2 đều bị ảnh hưởng”, trao đổi với CNBC, Chenjun Pan, chuyên gia phân tích tại Rabobank cho biết.
Nông dân ở Hồ Bắc – tâm điểm của dịch – hiện đang ở trong tình trạng “rất khốn khổ”, Hiệp hội Gia cầm Hồ Bắc viết trong một bức thư gửi Hiệp hội Nông nghiệp Động vật Trung Quốc vào tuần trước.
Bức thư cho biết giao thông vận tải về cơ bản là tê liệt, và hầu hết các trang trại quy mô lớn sẽ đối mặt với tình trạng thiếu thức ăn nghiêm trọng, tác động mạnh vào sản xuất.
Hiệp hội Nông nghiệp Động vật Trung Quốc đã yêu cầu các nhà sản xuất thức ăn gia súc gửi 18.000 tấn ngô và 12.000 tấn bột đậu nành đến Hồ Bắc.
Tờ Thời báo Hoàn cầu của Trung Quốc nói có khoảng 349 triệu con gà ở Hồ Bắc, đây là tỉnh sản xuất gia cầm lớn thứ 6 nước này. Hồ Bắc cũng là nơi sản xuất trứng gia cầm chủ chốt, giết mổ khoảng 500 triệu con gia cầm mỗi năm.
Các doanh nghiệp chăn nuôi gia cầm ở Hồ Bắc đang rất cần lượng lớn thức ăn chăn nuôi, tờ Hoàn Cầu cho biết trong cuối tuần qua, thêm rằng thức ăn hiện có chỉ còn sử dụng cho 3 đến 5 ngày, tờ báo dẫn lời những người nông dân nói rằng hàng triệu con gà sẽ sớm chết nếu không sớm có thức ăn.
https://www.dkn.tv/the-gioi/nong-dan-trung-quoc-lo-lang-vi-hang-tram-trieu-con-ga-co-nguy-co-chet-vi-thieu-thuc-an.html

Đấu đá chính trị nội bộ tại Trung Quốc ẩn hiện

đằng sau những lời nói của lãnh đạo Vũ Hán

Xia Xiaoqiang | Hương Thảo biên dịch
Sau khi hoàn toàn mất kiểm soát trước sự bùng phát của coronavirus lan rộng khắp Trung Quốc và trên hơn một chục quốc gia, các quan chức cấp cao của đảng Cộng sản ở Vũ Hán và tỉnh Hồ Bắc không thể thoát khỏi sự đối mặt với công chúng. Vào ngày 26/1, chính quyền tỉnh Hồ Bắc đã tổ chức một cuộc họp báo về phòng chống dịch bệnh. Chủ tịch tỉnh Hồ Bắc Vương Hiểu Đông, Tổng thư ký đảng Hồ Bắc Bie Bixiong, và Thị trưởng thành phố Vũ Hán Chu Tiên Vượng cũng tham dự. Hành vi của ba quan chức cấp cao này trong cuộc họp báo đã gây ra cuộc thảo luận sôi nổi trên mạng Trung Quốc.
Đầu tiên là vấn đề đeo khẩu trang: Vương không đeo khẩu trang. Chu đeo khẩu trang từ trong ra ngoài, và Bie đeo khẩu trang nhưng để lộ mũi.
Tiếp theo, trong phần giới thiệu về việc đeo khẩu trang y tế, Vương bắt đầu bằng cách đề cập đến một số lợi thế nhất định của tỉnh. Ông ta cho biết thành phố Tiên Đào có thể sản xuất 10,8 tỷ khẩu trang mỗi năm. Sau đó, ai đó đã chuyển một ghi chú cho ông ta. Vương tự sửa, nói rằng đó là do nói nhịu và con
số thực sự là 1,8 tỷ. Khi đọc lại từ bảo thảo của mình, ông ta đã tự sửa lại, nói rằng đó thực sự là 1,08 triệu bản.
Khi cuộc họp báo kết thúc, ba nhà lãnh đạo vỗ tay.
Ba quan chức với thái độ xuê xoa thiếu nghiêm túc trên đã gây ra cuộc tranh luận gay gắt giữa các cư dân mạng. Cụ thể, cư dân mạng nghi ngờ về khả năng của Vương trong việc lãnh đạo cuộc chiến chống lại dịch bệnh này, khi ông ta thậm chí không thể tìm ra số lượng khẩu trang được sản xuất trong phạm vi quyền hạn của mình.
Trên thực tế, cách ba nhà lãnh đạo cư xử trong buổi họp báo cho thấy bản chất thực sự của họ và đó không phải là hiếm gặp. Bất cứ khi nào các quan chức của đảng tham dự các dịp công khai, tất cả họ đều hành động một cách lúng túng, hoảng hốt và lo lắng. Từ ngữ thường làm họ thất bại. Lý do chính là, để đảm bảo vị trí của họ, các quan chức của đảng chỉ cần thỏa mãn cấp trên của họ. Họ không cần phải có trách nhiệm với công chúng.
Các quan chức của đảng chỉ tự tin và bình tĩnh khi họ nói những câu chuyện vô nghĩa với cấp dưới trong các cuộc họp nội bộ. Nhưng một khi được phơi bày trước công chúng, sự hoảng hốt phản bội họ. Cho dù Vương có sai sót bao nhiêu lần trong buổi họp báo, miễn là ông ta không phạm sai lầm trong công việc với cấp trên và trong việc “duy trì sự ổn định”, thì nó sẽ không có ảnh hưởng tiêu cực đến chiếc ghế của ông ta.
Thực tế là, các quan chức cấp cao của đảng không có khả năng quản lý và điều hành đúng đắn hoạt động bình thường của chính quyền tỉnh hoặc thành phố, chứ chưa nói đến khả năng chỉ huy trong trường hợp khẩn cấp hoặc thảm họa lớn. Các quan chức như họ chỉ có thể mang lại thảm họa và cái chết cho người dân.
Ngoài ra, điều đáng chú ý là thị trưởng Vũ Hán Chu Tiên Vượng đã nói và hành động kỳ lạ trước công chúng và trong các cuộc phỏng vấn với giới truyền thông.
Trong một cuộc phỏng vấn độc quyền với đài truyền hình CCTV của nhà nước, Chu đã trả lời những lời chỉ trích về việc chính quyền Vũ Hán xử lý vụ dịch. Ông ta nói rằng ông không được phép tiết lộ thông tin nhạy cảm, và ông chỉ có thể tiết lộ thông tin nếu được chính quyền trung ương chấp thuận: “Chúng tôi đã tích cực hơn sau cuộc họp của chính phủ vào ngày 20/1, trong đó xác định virus này là bệnh truyền nhiễm cấp độ I và cần có trách nhiệm địa phương.”
Những từ của Chu có nghĩa là gì? Trong chính trị Trung Quốc, điều cực kỳ hiếm là các quan chức cấp dưới dám đẩy trách nhiệm cho cấp trên của họ. Nó có thể đồng nghĩa với sự kết thúc của sự nghiệp chính thức của họ, vì đã vi phạm một điều cấm kỵ.
Trong khi dịch SARS bùng phát vào năm 2003, Chương Văn Khang, bộ trưởng y tế lúc bấy giờ, đã đủ can đảm để nhận trách nhiệm và bị cách chức. Tuy nhiên, ông đã trở lại an toàn trong lĩnh vực chính trị vào tháng 10/2003 và giữ chức phó chủ tịch của tổ chức từ thiện do chính phủ điều hành, Quỹ Soong Ching Ling. Ông cũng được bổ nhiệm làm phó chủ tịch Ủy ban giáo dục, khoa học, văn hóa, y tế và thể thao năm 2005.
Có hai cách giải thích cho việc Chu dám vi phạm điều cấm kỵ chính trị này. Đầu tiên, có thể Chu bị thao túng bởi các quan chức cấp cao, người yêu cầu ông ta nói điều đó; Thứ hai, có thể ông ta mắc lỗi này mà không nhận ra. Tuy nhiên, có thể suy đoán để loại trừ một trong những khả năng này.
Sự chu đáo dành cho việc phục vụ cấp trên của các quan chức của đảng đã được thể hiện khi Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường vội vã tới thành phố Vũ Hán vào ngày 27/1. Khi đó Lý, cùng với Chu, đi kiểm tra một bệnh viện mới đang được xây dựng, Chu đã bỏ mũ ra và đưa nó cho nhân viên của mình sau khi ông ta thấy rằng Lý không đội mũ, theo một video trực tuyến. Cử chỉ này được xem là nhằm cứu Lý khỏi sự bối rối.
Điều này chỉ ra rằng Chu rất thông thạo các quy tắc của đảng, không có khả năng phạm sai lầm khi vô tình đẩy tội lỗi cho chính quyền trung ương. Do đó, có khả năng cao là Chu đã làm theo chỉ dẫn của cấp trên để đưa ra những nhận xét công khai như vậy.
Điều đó nghĩa là gì?
Điều này cho thấy rằng vào thời điểm cuộc sống của hàng triệu người dân Trung Quốc đang bị đe dọa, các nhà lãnh đạo đảng Cộng sản vẫn đang tham gia vào cuộc xung đột đấu đá nội bộ khốc liệt, và thậm chí cuộc sống của chính người dân và bản thân dịch bệnh này có thể được chính quyền Trung Quốc sử dụng làm công cụ.
Thị trưởng Chu cuối cùng có thể trở thành mục tiêu của một chiến dịch “chống tham nhũng” trong tương lai, như một sự trừng phạt vì không tuân thủ các quy tắc bất thành văn của đảng. Trong giới chức Trung Quốc, bất kỳ quan chức nào cũng có thể trở thành nạn nhân “tiếp theo” bất cứ lúc nào.
(Bài của Xia Xiaoqiang đăng trên theepochtimes.com ngày 4/2 do Hương Thảo dịch và biên tập)
https://www.dkn.tv/the-gioi/dau-da-chinh-tri-noi-bo-tai-trung-quoc-an-hien-dang-sau-nhung-loi-noi-cua-lanh-dao-vu-han.html

Thế giới có gần 35.000 ca nhiễm bệnh, 724 người chết

do nCoV, địa phương TQ tranh nhau khẩu trang

Dương Minh
Tính đến sáng 8/2, số người chết do bệnh viêm phổi cấp từ virus corona (nCoV) lên đến 724 trong khi số người nhiễm bệnh tăng lên gần 35.000 ca.
Ủy ban Y tế quốc gia Trung Quốc công bố số ca tử vong mới trên toàn Trung Quốc đại lục là 86, nâng tổng số người chết lên 722. Giới chức thông báo 3.385 ca nhiễm mới, đưa số người nhiễm bệnh tại Trung Quốc đại lục lên 34.546. Số trường hợp nhiễm mới nhiều hơn 242 ca so với một ngày trước đó.
Trước đó, Ủy ban Y tế tỉnh Hồ Bắc sáng nay xác nhận thêm 81 ca tử vong tại địa phương, nhiều hơn 12 người so với hôm qua và nâng số người chết vì dịch viêm phổi do chủng virus corona mới (nCoV) tại tỉnh lên 699. Thành phố Vũ Hán có 67 người chết mới trong tổng số 545 trường hợp tử vong ở đây.
Số trường hợp nhiễm mới được xác nhận tại tỉnh Hồ Bắc trong ngày 7/2 là 2.841, đưa tổng số ca nhiễm bệnh tại đây là 24.953. Số trường hợp mới được xác nhận trong tỉnh nhiều hơn 394 ca so với một ngày trước đó.
Như vậy, tính trên toàn thế giới, số người tử vong vì nCoV hiện là 724, bao gồm một người Vũ Hán tại Philippines và một người tại Hong Kong. Ngoài ra, 34.919 người đã nhiễm bệnh, trong đó 6.106 bệnh nhân trong tình trạng nguy kịch.
Tỉnh thành Trung Quốc tranh giành vì khẩu trang
Giám đốc Sở Y tế thành phố Đại Lý, tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) đã bị cách chức sau khi chính quyền thành phố này trưng dụng khoảng 6.000 hộp khẩu trang vốn dành cho siêu đô thị Trùng Khánh. Chính quyền thành phố Đại Lý xin lỗi và cho biết đã tịch thu lô hàng vì không có công ty nào trong thành phố có thể sản xuất khẩu trang.
Ngoài ra, huyện Liễu Thành thuộc khu tự trị Quảng Tây cũng bị giành mất 14.000 khẩu trang khi lô hàng này được vận chuyển qua thành phố Mông Tự, tỉnh Vân Nam, theo Zing.vn.
Trong khi đó, thành phố cảng Thanh Đảo cho biết sẽ tịch thu 100.000 khẩu trang từ Hàn Quốc do chính quyền Thẩm Dương đặt hàng nếu lô hàng này được vận chuyển qua Thanh Đảo. Thanh Đảo đưa ra quyết định nói trên sau khi Thẩm Dương thu giữ 100.000 khẩu trang do Thanh Đảo đặt hàng từ Nhật Bản.
Virus corona ở bên ngoài Trung Quốc
Ngoài Trung Quốc, 27 quốc gia và vùng lãnh thổ đã có người bị nhiễm virus corona mới là:
Số ca/Quốc gia:
33 Singapore
26 Hong Kong
25 Thái Lan
25 Nhật Bản
24 Hàn Quốc
17 Đài Loan
15 Úc
15 Malaysia
13 Đức
13 Vietnam
12 Mỹ
10 Macau
7 Canada
7 United Arab Emirates
6 Pháp
3 Italy
3 Philippines
3 Ấn Độ
3 Anh
2 Nga
1 Nepal
1 Campuchia
1 Bỉ
1 Tây Ban Nha
1 Finland
1 Thuỵ Điển
1 Sri Lanka
Tổng số có 330 trường hợp nhiễm bệnh bên ngoài Trung Quốc tính đến sáng 8/2. Hai trường hợp tử vong ngoài Trung Quốc đại lục là một người đàn ông Vũ Hán tại Philippines và một người đàn ông tại Hong Kong.
Có thêm 41 ca dương tính với virus corona trên du thuyền Diamond Princess bị cách ly ở cảng Nhật Bản, nâng tổng số ca nhiễm lên 61. Khoảng 3.700 người phải đối mặt với ít nhất 2 tuần cách ly trên con tàu Diamond Princess ở thành phố Yokohama, phía nam Tokyo sau khi một khách nam 80 tuổi người Hồng Kông xét nghiệm dương tính với virus corona.
Singapore nâng cấp cảnh báo toàn quốc về virus corona
Singapore nâng mức cảnh báo toàn quốc về dịch viêm phổi cấp do virus corona lên màu cam sau khi xác nhận thêm 3 trường hợp nhiễm bệnh. Cảnh báo màu cam có nghĩa đây là căn bệnh nghiêm trọng và dễ dàng lây lan từ người sang người. Mức cảnh báo cao nhất là màu đỏ, có nghĩa bệnh dịch đang lan rộng.
“Vì hiện nay có vài trường hợp nhiễm bệnh tại Singapore không có bất kỳ mối liên hệ nào với các trường hợp trước đây hoặc từng đến Trung Quốc, nên chúng tôi đã nâng mức cảnh báo rủi ro”, Bộ Y tế Singapore tuyên bố và khuyến cáo các doanh nghiệp hủy bỏ hoặc hoãn tổ chức sự kiện không quan trọng.
Trong số các trường hợp xác nhận nhiễm bệnh tại Singapore có một em bé mới 6 tháng tuổi, theo Zing.vn.
Việt Nam có 13 người dương tính với nCoV
Tối 7/2, Bộ Y tế thông tin về trường hợp thứ 8 ở Vĩnh Phúc viêm đường hô hấp cấp có kết quả xét nghiệm dương tính với chủng mới của virus corona.
Nữ bệnh nhân là N.T.N., 29 tuổi, công nhân tại xã Thiện Kế, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc. Đây là một trong 8 công nhân trở về từ Vũ Hán, Trung Quốc, trên cùng chuyến bay, trong đó, 5 trường hợp được xác định nhiễm nCoV. Chị N.T.N. không có biểu hiện bệnh, không sốt, không ho và đã được cách ly tại cơ sở y tế từ trước.
Đến ngày 7/2, Việt Nam ghi nhận 13 ca nhiễm nCoV, 3 người khỏi bệnh.
Trong khi đó, Cục Cảnh sát giao thông (Bộ Công an) thông báo việc sử dụng phễu thổi để đo định tính nồng độ cồn sẽ được tạm dừng. Tuy nhiên, kiểm tra xử lý vi phạm về nồng độ cồn vẫn được thực hiện nghiêm, và tuân thủ theo khuyến cáo của Bộ Y tế.
Hà Nội quyết định cho hơn 2 triệu học sinh từ mầm non tới THPT nghỉ đến hết ngày 16/2 do dịch nCoV diễn biến phức tạp. Với quyết định mới của Hà Nội, đến chiều 7/2 hơn 50 tỉnh, thành thông báo cho học sinh nghỉ đến ngày 16/2. Các địa phương gồm Khánh Hòa, Hà Tĩnh, Điện Biên, Nghệ An cho học sinh nghỉ tới khi có thông báo tiếp theo, theo Vnexpress.
Với bậc đại học, hơn 100 trường đã điều chỉnh lịch quay trở lại học tập đến hết tuần này. Nhiều trường gia hạn cho sinh viên nghỉ thêm một tuần nữa (đến 16/2), như: Đại học Kinh tế quốc dân, Xây dựng, Công nghiệp thực phẩm TP HCM, Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Thậm chí, Đại học Thái Nguyên cho sinh viên nghỉ tới 1/3, Sư phạm kỹ thuật Vĩnh Long nghỉ tới 9/3.
Xem thêm:
Quan chức y tế Trung Quốc thừa nhận viêm phổi Vũ Hán nghiêm trọng hơn dịch SARS
Nhiều quan chức Trung Quốc nhiễm virus corona, đã có người tử vong
Thiếu tướng, nguyên TBT báo Quân Đội: “Pháp Luân Công mà Chính phủ phổ biến cho nhân dân thì chỉ có lợi”
https://www.dkn.tv/the-gioi/so-nguoi-tu-vong-do-virus-corona-cap-nhat.html

Virus corona làm

căng thẳng quan hệ giữa Trung Quốc với châu Á

Ralph Jennings
Các chính phủ châu Á vốn có các quan hệ căng thẳng trong lịch sử với Trung Quốc, từ Nhật Bản đến Việt Nam, đang đối mặt với những áp lực trong nước đòi có thêm những biện pháp chống lại virus corona mới gây chết người này, giữa những lo ngại là Trung Quốc có thể xử lý vô trách nhiệm vụ bùng phát này.
Giới phân tích chính trị cho rằng những nghi ngờ là các giới chức Trung Quốc không báo cáo đầy đủ những ca lây nhiễm virus corona để đảm bảo ổn định xã hội đặc biệt tác động sâu sắc đến các nước láng giềng muốn khoanh vùng dịch bệnh giữa những người nhập cảnh từ Trung Quốc mà thôi.
Hầu hết những ca lây nhiễm trên thế giới xảy ra tại Trung Quốc, nơi dịch bệnh này được phát hiện vào tháng 12 năm ngoái tại thành phố Vũ Hán, miền trung Trung Quốc. Virus đã lan sang 6 nước khác tại châu Á.
Tranh chấp trên biển, đòi hỏi chủ quyền lãnh thổ và những vấn đề còn lại từ Thế Chiến Thứ Hai đã tăng thêm nghi ngờ đối với Trung Quốc, thách thức các chính phủ châu Á giải quyết những lo ngại của công dân các nước này, giới phân tích nói.
“Nếu Trung Quốc tiếp tục hành xử như trong quá khứ, theo tôi, sẽ có nhiều rạn nứt hơn trong tương lai,” Alex Chiang, phó giáo sư về chính trị quốc tế thuộc Đại học Quốc gia Chengchi ở Đài Bắc, nhận định.
‘Hành xử như trong quá khứ’ chủ yếu muốn nhắc tới vụ bùng phát bệnh SARS năm 2003. Các giới chức Trung Quốc lúc đầu báo cáo con số thấp dù những báo cáo không chính thức cho thấy những trường hợp quá tải. Tháng trước tại Vũ Hán, tiếp sau việc công bố ca nhiễm đầu tiên về virus corona, cảnh sát bắt giữ 8 người bị nghi là phát tán những tin đồn.
Thông tin chính xác là chìa khoá
Các nước láng giềng muốn sự thật để có thể điều chỉnh việc hạn chế du hành hoặc quá nhẹ hay quá khắc nghiệt, các nhà phân tích trong vùng nói. Kiểm soát không chặt chẽ có thể mang đến kết quả là làm cho các giới chức y tế địa phương quá tải nếu những người Trung Quốc đến mang theo virus, trong khi kiểm soát chặt chẽ quá có thể đe dọa đến các mối quan hệ thương mại và du lịch với nền kinh tế lớn nhất châu Á.
Không còn dè dặt gì nữa
Nhật Bản đợi đến sau những ngày nghỉ Tết Âm lịch vào cuối tháng 1 mới tăng cường kiểm soát người Trung Quốc đến nước này vì muốn tỏ ra lịch sự trước chuyến đi thăm của Chủ tịch Tập Cận Bình, ông Jeffrey Kingston, giảng viên lịch sử tại chi nhánh Trường đại học Temple ở Nhật, nói. Tuy nhiên vụ bùng phát kéo dài lâu có thể ngăn chặn việc tham dự Thế vận hội mùa Hè 2020 tại Tokyo, một số giới chức lo ngại.
“Bây giờ thanh lọc mạnh hơn và họ tra hỏi xuất xứ của hành khách, đưa đi cách ly những hành khách có triệu chứng bệnh, cấm nhập cảnh những người từ Vũ Hán, nhưng chính phủ Nhật đang bị nhiều áp lực từ Quốc hội vì Quốc hội cho rằng đã khá trễ,” ông Kingston nhận xét.
Nhật Bản và Trung Quốc tìm cách hòa hảo vì những vấn đề từ Thế Chiến Thứ Hai xuất phát từ việc Bắc Kinh cho là Tokyo chưa xin lỗi thỏa đáng về việc xâm chiếm lãnh thổ Trung Quốc.
Tại Việt Nam, các giới chức di trú tại những cửa khẩu xa xôi với Trung Quốc đã ngăn không cho nhập cảnh những người nào mà trong hộ chiếu có dấu visa chứng tỏ họ đã từng sang Trung Quốc, dù việc này đi ngược lại chính sách chính thức. Việt Nam xác nhận có 13 ca lây nhiễm virus corona. Mặt khác Việt Nam còn tranh chấp với Trung Quốc về chủ quyền trên biển và hai nước đã có chiến tranh biên giới vào những năm 1970.
Chớ sợ hãi
Tại Philippines, Tổng thống Rodrigo Duterte yêu cầu người dân “ngưng sợ hãi Trung Quốc” sau khi nước ông báo cáo một ca tử vong đầu tiên vì virus corona bên ngoài Trung Quốc, tờ Manila Bulletin cho biết.
Nhiều người Philippines bất bình với Bắc Kinh vì đã thách thức chủ quyền của Manila về một đảo nhỏ tại Biển Đông kể từ năm 2012.
Một độc giả bình luận trên trang mạng tin tức Inquirer.net của Philippinies rằng sợ để cảnh giác cũng đúng thôi.
Vào năm 2016, ông Duterte làm người dân Philippines ngạc nhiên khi ông thân thiện với Trung Quốc. Người dân thúc đẩy chính phủ Duterte có một lập trường cứng rắn hơn vào lúc công dân Trung Quốc ồ
ạt vào Philippines để làm việc và du lịch, bà Maria Ela Atienza, giáo sư chính trị học tại Trường đại học Philippines Diliman, nói.
Trong lúc virus đang lan tràn, bà nói, “một số người tìm cách liên kết các vấn đề này lại với nhau.”
Đài Loan và WHO
Tại Đài Loan, phân nửa số dân tại Đài Bắc mang khẩu trang khi ra đường dù rằng có hướng dẫn chính thức tiết kiệm vật phẩm khan hiếm khi đến những nơi đông đúc.
16 người đã lâm bệnh tại Đài Loan, và những người mang khẩu trang nói họ lo ngại về sự gia tăng lây nhiễm. Các giới chức Đài Loan tháng này lặp lại lời kêu gọi được gia nhập Tổ chức Y tế Thế giới, tổ chức đang giúp kiểm soát dịch bệnh bùng phát toàn cầu, bất chấp việc Trung Quốc từ chối không cho Đài Loan gia nhập WHO.
https://www.voatiengviet.com/a/virus-corona-l%C3%A0m-c%C4%83ng-th%E1%BA%B3ng-quan-h%E1%BB%87-gi%E1%BB%AFa-trung-qu%E1%BB%91c-v%E1%BB%9Bi-ch%C3%A2u-%C3%A1-/5279133.html

Virus corona : Lần đầu tiên

người ngoại quốc bị chết tại Trung Quốc

Thanh Phương
Dịch viêm phổi do virus corona mới cho đến nay đã khiến hơn 720 người tử vong tại Trung Quốc, trong đó có một nạn nhân ngoại quốc đầu tiên. Đại sứ quán Hoa Kỳ hôm nay, 08/02/2020, tiết lộ với hãng tin AFP là một công dân Mỹ nam giới, 60 tuổi, bị nhiễm virus corona mới, đã qua đời hôm thứ Năm vừa qua trong một bệnh viện ở Vũ Hán, trung tâm điểm của dịch bệnh.
Trong khi đó, bộ Ngoại Giao Nhật Bản thông báo một người đàn ông Nhật trong độ tuổi 60 cũng vừa chết bị bệnh viêm phổi, nhưng họ cho biết hiện giờ rất khó xác định là căn bệnh này là do virus corona gây ra.
Cho đến nay, tại Hoa lục (không tính Hồng Kông và Macao) đã có hơn 34.500 người bị lây nhiễm virus này, với con số tử vong hiện lên tới 722 người, theo các số liệu do nhà chức trách Trung Quốc công bố hôm nay. Như vậy là trong vòng 24 tiếng đồng hồ, đã có thêm 86 người chết, con số cao nhất trong một ngày tính từ đầu dịch bệnh tới nay.
Dịch virus corona cũng tiếp tục lây lan trên thế giới, với hơn 320 nhiễm bệnh được xác nhận tại khoảng 30 quốc gia, trong đó có Việt Nam (13 ca). Hiện giờ, ngoài Trung Quốc, chỉ mới có hai trường hợp tử vong, một ở Philippines và một ở Hồng Kông, nhưng cả hai đều là công dân Trung Quốc.
Để ngăn chận dịch, chính quyền Hồng Kông hôm nay bắt đầu thi hành biện pháp cách ly toàn bộ những người nào đến từ Hoa lục. Những người này sẽ bị cách ly trong 2 tuần, tại nhà, tại khách sạn hay tại một nơi ở khác. Cho tới nay, Hồng Kông đã đóng cửa gần như toàn bộ biên giới với Trung Quốc.
Cũng tại Hồng Kông, 3.600 người trên tàu du lịch World Dream hiện vẫn bị cách ly, trong số này có 8 người đã bị lây nhiễm. Còn tại Nhật Bản, số người bị lây nhiễm virus corona trên tàu Diamond Princess hôm nay đã lên tới 64. Khoảng 3.700 người trên tàu này tiếp tục bị buộc phải sống cách ly trong các cabin. Chính quyền Tokyo cũng đã cấm một tàu du lịch khác cập bến Nhật Bản, do trên tàu có một hành khách bị nghi nhiễm virus corona.
Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hiện giờ trong tổng số các ca bị lây nhiễm, có đến 82% trường hợp là bị nhẹ, 15% trường hợp nặng và 3% là trầm trọng. Tỉ lệ tử vong hiện chưa tới 2%, thấp hơn rất nhiều so với dịch SARS 2002-2003. Cũng WHO hôm nay báo động là thế giới đang bị khan hiếm khẩu trang và và các thiết bị bảo hộ y tế khác, do mức cầu vượt quá mức cung rất nhiều, thậm chí cao gấp trăm lần so với mức bình thường. Giá các thiết bị này tăng vọt, có khi lên đến gấp 20 lần giá bình thường.
http://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20200208-virus-corona-l%E1%BA%A7n-%C4%91%E1%BA%A7u-ti%C3%AAn-ng%C6%B0%E1%BB%9Di-ngo%E1%BA%A1i-qu%E1%BB%91c-b%E1%BB%8B-ch%E1%BA%BFt-t%E1%BA%A1i-trung-qu%E1%BB%91c

Campuchia sẽ tập trận chung lớn chưa từng có với TQ

Hơn 3.000 binh sỹ Campuchia và Trung Quốc sẽ tham gia cuộc tập trận Rồng vàng 2020 tại tỉnh Kampot.
Ngay sau cuộc họp với các lãnh đạo đơn vị bộ Quốc phòng Campuchia, Đại tướng At Sarath, Phó Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang Hoàng gia Campuchia, kiêm Chủ tịch Ban chỉ đạo tập trận Rồng vàng năm 2020 cho biết, hơn 3.000 binh sỹ Campuchia – Trung Quốc, với nhiều  trang thiết bị, vũ khí hiện đại sẽ được huy động tham dự tập trận Rồng vàng 2020 tại tỉnh Kampot.
Theo Trung tướng Pen So Krut Vithchear, Phó Trưởng ban tập huấn, Trưởng nhóm công tác phụ trách hoạt động diễn tập Rồng vàng 2020, quân đội Hoàng gia Campuchia và quân đội giải phóng nhân dân Trung Quốc sẽ tổ chức cuộc tập trận Rồng vàng 2020 với quy mô lớn hơn các năm trước với chủ đề “Cùng nhau chống khủng bố và nhân đạo”.
Cuộc tập trận lần này được bắt đầu từ ngày 14/3 đến ngày 1/4, trong đó Quân đội Hoàng gia Campuchia sẽ cử 2.746 người, quân đội giải phóng nhân dân Trung Quốc cử 265 người tham gia, cùng với các trang thiết bị quân sự, bao gồm 17 trực thăng Mi Air (Z9), xe bọc thép ZM, P1, T55, pháo kéo hạng nặng, súng cối 120 mm,  82 mm, 60 mm và  một số lượng lớn vũ khí hạng nhẹ.
Đại tướng At Sarath cũng khẳng định mục đích của cuộc tập trận lần này là tăng cường hợp tác, trao đổi kinh nghiệm giữa lực lượng quân đội hai nước trong hoạt động nhân đạo và phòng chống khủng bố.
http://biendong.net/bi-n-nong/32-sukien/32822-campuchia-se-tap-tran-chung-lon-chua-tung-co-voi-tq.html

Một linh mục Philippines kêu gọi đoàn kết

 và cầu nguyện trước dịch virus corona

Triệu Hằng | Theo Vatican News
Giám mục phụ tá Broderick Pabillo của Manila đang khuyến khích những lời cầu nguyện và đoàn kết trong cuộc chiến chống virus corona. Ông cho rằng “bệnh dịch sẽ bị ngăn chặn không chỉ thông qua các điều trị y tế mà còn thông qua những lời cầu nguyện và những hành động thiện nguyện cao thượng”.
Nói về sự bùng phát của dịch virus corona, vị chức sắc Giáo hội Công giáo Philippines kêu gọi giáo dân đừng hoảng sợ mà hãy chăm sóc bản thân cũng như quan tâm tới những người khác, kể cả thông qua những lời cầu nguyện.
Trong một bài đăng trên phương tiện truyền thông xã hội vào ngày 4/2, Giám mục, Chủ tịch của Ủy ban Giám mục Giáo hội Giáo xứ Công giáo Philippines lưu ý rằng cần có thông tin kịp thời và chân thật bởi ông lo ngại tin tức sai lệnh sẽ dẫn tới sự hoảng loạn.
Trong khi kêu gọi người dân tuân thủ các biện pháp và thói quen an toàn để tránh lây nhiễm và duy trì lối sống lành mạnh, Linh mục Pabillo nhấn mạnh rằng: “lợi ích chung và sự an toàn cho người dân nên được các chính phủ ưu tiên cân nhắc chứ không phải là những động cơ chính trị hay là các mối quan tâm lợi ích”.
Ông cũng nói rằng thông tin đúng và kịp thời cho mọi người không chỉ bao gồm mức độ lây lan và những ca tử vong mà cả tin tức về những người đã hồi phục và các phương pháp chữa trị đã tìm ra. Trên thực tế, ông nói “Chúng ta cần không chỉ tin xấu mà còn cần cả tin tốt”.
Ông mô tả việc Vatican hỗ trợ 600.000 khẩu trang y tế cho các tỉnh Hồ Bắc, Chiết Giang, Phúc Kiến của Trung Quốc là hành động “rất ấm lòng”, và nói rằng “những cử chỉ truyền cảm hứng như thế này sẽ nhân lên và tạo ra sự đoàn kết toàn cầu”.
Virus corona chủng mới khởi phát từ Vũ Hán, Trung Quốc, vào tháng 12/2019. Hôm 5/2, các phương tiện truyền thông nhà nước Trung Quốc đã đưa tin về một trẻ sơ sinh được chẩn đoán nhiễm virus, chỉ 30 giờ sau khi sinh.
Tại Philippines, vào ngày 2/2, người đàn ông Trung Quốc 44 tuổi đến từ Vũ Hán đã tử vong, đây là ca thiệt mạng vì chúng mới của virus corona đầu tiên bên ngoài Trung Quốc.
https://www.dkn.tv/the-gioi/mot-linh-muc-philippines-keu-goi-doan-ket-va-cau-nguyen-truoc-dich-virus-corona.html

Nổ súng ở Thái Lan:

Ít nhất 12 người thiệt mạng tại Bangkok

Ít nhất 12 người đã bị bắn chết và nhiều người bị thương khi một binh sỹ Thái Lan khai hỏa ở thành phố Nakhon Ratchasima (còn được gọi là Korat), theo cảnh sát.
Một phát ngôn viên của Bộ Quốc phòng nói với BBC Thái rằng Jakraphanth Thomma, một hạ sỹ quan, đã tấn công sĩ quan chỉ huy của mình trước khi đánh cắp súng và đạn dược từ một trại lính.
Sau đó, binh sỹ nam giới này nổ súng tại một ngôi chùa Phật giáo và tại một trung tâm mua sắm trong thành phố, phía đông bắc Bangkok.
Bắn chết bốn người, công an Lê Quốc Tuấn ‘chưa bị bắt’
Mỹ: Số người chết vì các vụ xả súng cao mức kỷ lục
Mỹ: hai vụ xả súng chết người trong 24 giờ
Cảnh quay trên truyền thông địa phương xuất hiện cho thấy nghi phạm thoát ra khỏi một chiếc xe kiểu Humvee trước trung tâm mua sắm Terminal 21 ở quận Muang và nổ súng khi mọi người chạy trốn.
Các cảnh quay khác cho thấy một đám cháy bên ngoài tòa nhà, với một số tin tức nói rằng đám cháy xảy ra do một ống khí phát nổ khi bị đạn bắn vào.
Một trong những thông điệp đăng trên truyền thông xã hội của nghi phạm có hình ảnh của binh sỹ này với ngọn lửa ở phía sau.
Chưa rõ động cơ
Nhà chức trách đã niêm phong khu trung tâm khi họ cố gắng truy tìm nghi phạm, người được cho là đang ở trong tòa nhà. Cảnh sát đã cảnh báo mọi người ở nhà.
Tờ Bangkok Post đưa tin, nghi phạm, người được cho là 32 tuổi, đã bắt giữ con tin bên trong tòa nhà, nhưng điều này chưa được xác nhận chính thức. Nhiều tiếng súng đã được nghe thấy bên trong tòa nhà.
Động cơ của nghi phạm vẫn chưa được biết rõ ràng.
Tuy nhiên, binh sỹ này đã đăng tải một số thông điệp trên các tài khoản truyền thông xã hội của anh ta trong cuộc tấn công, với một thông điệp đăng trên Facebook hỏi liệu anh ta có nên đầu hàng hay không.
Trước đó, nghi phạm đã đăng một hình ảnh về một khẩu súng lục với ba bang đạn, cùng với dòng chữ “đã đến lúc phải phấn khích” và “không ai có thể tránh khỏi cái chết”.
Trang Facebook của nghi phạm hiện đã bị gỡ xuống.
Báo Bangkok Post cho biết viên sĩ quan chỉ huy đã thiệt mạng là Đại tá Anantharot Krasnae, và một phụ nữ 63 tuổi và một người lính khác đã bị giết chết tại doanh trại quân đội.
Thủ tướng Prayuth Chan-ocha đang theo dõi những diễn biến và bày tỏ lời chia buồn với gia đình của những người thiệt mạng, một phát ngôn viên cho biết.
Bộ trưởng y tế công cộng Thái Lan đưa ra một lời kêu gọi mọi người hiến máu tại các bệnh viện trong khu vực.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-51427919

Mưa lớn và lũ lụt càn quét miền đông Australia,

 phần nào giúp dập tắt cháy rừng

Tin từ Canberra, Australia – Vào hôm thứ sáu (7 tháng 2), những trận mưa lớn càn quét khu vực bờ biển phía đông Australia, và giúp dập tắt một số phần của các đám cháy rừng kéo dài trong nhiều tuần. Ngoài ra, chúng còn gây ra lũ lụt ở Sydney và phần nào hỗ trợ lực lượng lính cứu hỏa đang đối phó với hàng chục vụ cháy ở New South Wales.
Ông Shane Fitzsimmons, Ủy viên Sở Cứu hỏa Nông thôn New South Wales cho biết, ông rất lạc quan về việc mưa sẽ giúp dập tắt một số đám cháy trong những ngày sắp tới. Hiện vẫn còn 42 đám cháy đang diễn ra, 17 trong số đó chưa được khống chế. Ông cho biết thêm, mặc dù mọi người không mong đợi việc nhiều thiệt hại và gián đoạn sẽ xảy ra do lũ lụt, nhưng đây chắc chắn là một sự thay đổi đáng hoan nghênh trong thời tiết khô nóng kéo dài liên tục.
Theo ABC News, mưa được dự báo sẽ di chuyển về phía tây nam từ bờ biển phía đông bắc trong tuần tới. Khuyến cáo về mưa lớn và lũ lụt đã được đưa ra tại hầu hết khắp các khu vực thuộc bờ biển New South Wales. Các nhà chức trách cho biết, họ đã giải cứu 6 người bị mắc kẹt khỏi lũ lụt ở New South Wales kể từ thứ tư (5/2).
Mộc Miên
https://www.sbtn.tv/mua-lon-va-lu-lut-can-quet-mien-dong-australia-phan-nao-giup-dap-tat-chay-rung/

0 nhận xét

Leave a comment

Được tạo bởi Blogger.