Tin khắp nơi – 07/02/2020
Thứ Sáu, 7 tháng 2, 2020
19:42
//
Slider
,
Tin khắp nơi
Việc tha bổng Donald Trump
có ý nghĩa gì với bầu cử 2020?
Anthony ZurcherPhóng viên Bắc MỹDonald Trump được các thượng nghị sĩ tha bổng sau phiên tòa luận tội. Sự kiện này có thể ảnh hưởng đến cuộc chạy đua của ông vào Nhà Trắng năm 2020 ra sao?
Cả hai bên hiện đang sàng lọc qua đống đổ nát chính trị chỉ chín tháng trước cuộc bầu cử toàn quốc trong đó tên của toàn bộ Hạ viện, hơn một phần ba Thượng viện, và chính bản thân tổng thống xuất hiện trên các lá phiếu.
Theo các cuộc thăm dò, quan điểm chính trị của nước Mỹ trước và sau khi quá trình luận tội bắt đầu không khác nhau là mấy. Hoa Kỳ bị chia rẽ mạnh mẽ theo đảng phái. Tỷ số ủng hộ của tổng thống lơ lửng ở mức từ thấp đến giữa của khỏang 40% trong gần như toàn bộ nhiệm kỳ của ông. Cơ hội tái đắc cử của ông tùy thuộc vào may rủi nhưng xa rời.
Bốn con số giải thích tại sao Donald Trump không bị truất phế
Hướng dẫn đơn giản về bầu cử sơ bộ và họp đảng của Hoa Kỳ
Buttigieg và Sanders dẫn đầu sau hỗn loạn bầu phiếu ở Iowa
Quyết định không gọi nhân chứng trong phiên xử – điều mà các cuộc thăm dò cho thấy người Mỹ rất muốn – có thể bị lãng quên một cách nhanh chóng. Rốt cuộc, đảng Dân chủ và Cộng hòa có quan điểm rất khác nhau về ý nghĩa của “nhân chứng”.
Đảng Dân chủ muốn nghe từ các giới chức trong chính quyền của Trump như John Bolton và Mick Mulvaney, những người mà họ nghĩ có thể chứng thực các cáo buộc chống lại tổng thống. Đảng Cộng Hòa thì muốn gọi con trai Hunter của Joe Biden, người quản lý luận tội Adam Schiff và người tố giác ra làm chứng – nhưng cũng rất vui khi thấy toàn bộ vấn đề được giải quyết xong.
Luận tội đã không thay đổi khuynh hướng chính trị hiện có ở Mỹ; thay vào đó, tiến trình luận tội đã bị suy yếu bởi khuynh hướng chính trị này.
Tuy nhiên các cuộc thăm dò không nói lên toàn bộ câu chuyện, và có những dấu hiệu khác cho thấy quá trình luận tội đã gây ra một số ảnh hưởng.
Đảng Cộng hòa thêm năng lực
Tại một cuộc vận động tranh cử ở Des Moines, Iowa tối thứ Năm, một đấu trường bóng rổ chật ních người ủng hộ một lần nữa lại chứng kiến ông Trump tấn công cuộc luận tội mà ông gọi là “trò lừa bịp”. Ông nói các thủ tục luận tội trong quá khứ – của Andrew Johnson năm 1868, Richard Nixon năm 1973 và Bill Clinton năm 1999 – là những “thời kỳ đen tối” trong lịch sử Hoa Kỳ, nhưng nhiệm kỳ tổng thống của ông là một nhiệm kỳ “hạnh phúc”.
Đám đông reo hò cổ vũ dường như đồng ý với điều ông nói.
“Tôi nghĩ ông ấy sẽ tái đắc cử vì những gì đảng Dân chủ đang làm”, Tracy Root của thành phố Des Moines, người đến dự cuộc vận động tranh cử với con trai là Tony, nói. “Họ không thể đánh bại ông Trump tại các cuộc thăm dò, vì vậy họ phải luận tội ông ta.”
Sara Johnson, người đã lái xe bốn giờ từ Minnesota để đến tham dự cuộc vận động tranh cử, cho biết cô đã theo dõi từng phút của phiên tòa xử Donald Trump và thấy những nỗ lực kết tội tổng thống của đảng Dân chủ “buồn cười”.
Nếu luận tội đã tạo ảnh hưởng gì, cô nói thêm, thì Trump đã được lợi hơn vì người Mỹ đang thấy “hệ thống bị hỏng như thế nào”.
Chiến lược chính trị cho Nhà Trắng vào thời điểm này rất rõ ràng: coi luận tội chỉ là một ví dụ khác trong việc loại bỏ tổng thống của giới chính trị lâu đời Washington – và, bằng cách kết nối, những người ủng hộ ông ngay từ đầu.
“Họ không tấn công tôi, mà là tấn công quý vị“, Trump viết trong một tweet gửi đi tháng 12. “Tôi chỉ là người bị kẹt ở giữa.”
Nếu kế hoạch chiến dịch tái tranh cử của Trump là sách động những người ủng hộ hỗ trợ ông vào tháng 11 – “chiến dịch vận động quần chúng lớn nhất trong lịch sử Hoa Kỳ”, nói theo lời của người quản lý Brad Parscale – lời buộc tội của Đảng Dân chủ tại Hạ viện và sau đó là sự tha bổng của Đảng Cộng hòa tại Thượng viện sẽ là một tin vui cho đảng Cộng hòa.
Đảng Dân chủ thêm suy gẫm
Trong những tháng trước khi cuộc điều tra luận tội Hạ viện bắt đầu, câu hỏi lớn với đảng Dân chủ là liệu việc tiếp tục chống lại mong muốn luận tội ông Trump của ban lãnh đạo Hạ viện – gồm Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi và Chủ tịch Ủy ban Tình báo Adam Schiff – có tạo nguy cơ khiến các cử tri Dân chủ nòng cốt của họ nản lòng hay không.
Cuối cùng, những cử tri Dân chủ kiên định đó đã nhận được bản luận tội mà họ muốn – một vết đen trong nhiệm kỳ tổng thống của ông Trump – dù đó không phải là kết quả mà họ hy vọng.
Thượng nghị sĩ tiểu bang Massachusetts Elizabeth Warren là một trong những ứng cử viên tổng thống Dân chủ đầu tiên kêu gọi luận tội ông Trump. Trong một sự kiện tổ chức cho người ủng hộ bà ở Des Moines vào tối thứ Sáu, nhiều người đã nghĩ đến tháng 11.
“Cuộc bầu cử sẽ chia rẽ đất nước chúng ta một lần nữa, nhưng hy vọng việc tìm kiếm sự thật sẽ giúp đảng Dân chủ được đứng đầu,” Rachel Smith, một giáo viên từ Urbandale, Iowa nói. “Việc ông Trump được tha bổng có thể sẽ khiến những cử tri ôn hòa hơn và không nhất thiết đã quyết định sẽ ủng hộ ứng cử viên nào, nghiêng về phía đảng Dân chủ.”
Ai sẽ đối đầu Trump trong bầu cử 2020?
Chồng bà Rachel, Justin, nói rằng dù kết quả như thế nào, ông cũng rất vui vì Hạ viện đã quyết định luận tội – và việc truyền thông phát sóng đầy đủ về các cáo buộc sai trái của tổng thống là việc đáng làm.
“Cần phải gửi một thông điệp rằng một vạch cấm đã bị vượt qua”, ông nói, và thêm rằng ông không ủng hộ việc luận tội cho đến khi những nỗ lực áp lực Ukraine phải điều tra đối thủ tranh cử của Trump được đưa ra trước công chúng.
Ít nhất là ngay trong lúc này, hai vợ chồng đồng ý rằng họ và những người cùng đảng Dân chủ sẽ phải hài lòng với kết quả này.
Biden bị tổn thương?
Không có bằng chứng nào cho thấy ứng cử viên Joe Biden có bất kỳ hành vi sai trái nào ở Ukraine, nhưng trong chính trị thì những chi tiết kỹ thuật như vậy không phải lúc nào cũng quan trọng. Dù đúng hay không đúng, những điều tiếng vẫn có thể tạo ra bất lợi.
Và trong các cuộc tranh luận mở đầu của đội ngũ luật sư bào chữa cho tổng thống, cựu Bộ trưởng Tư pháp tiểu bang Florida, bà Pam Bondi đã cố hết sức để làm Biden bị tổn thương.
Lời phát biểu của bà, nghe giống như của một công tố viên – đưa ra những gì bà thấy trong hồ sơ cáo buộc Hunter Biden và, bằng cách kết nối, cha ông, cựu Phó Tổng thống Joe Biden.
Bà nói rằng công ty năng lượng Burisma của Ukraine đã trao một vị trí trong hội đồng quản trị cho con trai của ông Biden trong nỗ lực gây ảnh hưởng đến chính sách của Mỹ. Bà đặt câu hỏi liệu Joe Biden có làm gì với tư cách là người lo về chính sách Ukraine của chính quyền Obama để giúp con trai ông khỏi bị điều tra hay không. Chỉ một nghi ngờ đó, bà lập luận, cũng đủ để biện minh cho quyết định yêu cầu chính phủ Ukraine điều tra gia đình nhà Biden của tổng thống.
“Tất cả những gì chúng tôi đang nói là có cơ sở để nói về vấn đề này, để nêu ra vấn đề này, và chỉ thế là đủ”, bà nói.
Bản thân cuộc điều tra luận tội – và mối quan hệ của Biden với nó – cũng có thể đủ để gây ảnh hưởng xấu đến chiến dịch tranh cử tổng thống của Biden, ngay cả khi nỗ lực ép Ukraine tiến mở cuộc điều tra về ông cuối cùng đã thất bại.
Sau phần trình bày của bà Bondi, Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa tiểu bang Iowa Jodi Ernst thực tế đã tỏ ra rất phấn kích, khi đề nghị với các phóng viên rằng tham vọng làm tổng thống của Biden có thể đã bị ảnh hưởng.
“Tôi thực sự muốn biết cuộc thảo luận này hôm nay sẽ cung cấp tin tức và ảnh hưởng đến các cử tri đảng Dân chủ đi họp đảng tại tiểu bang Iowa như thế nào,” bà nói. “Họ sẽ vẫn hỗ trợ Phó Tổng thống Biden vào thời điểm này chứ? Tôi không chắc chắn về điều đó.”
Kết quả cuối cùng của bầu cử sơ bộ từ Iowa chưa được đưa ra, nhưng hiện tại, Biden đang mòn mỏi ở vị trí thứ tư đáng thất vọng.
Ông Biden đã cố gắng biến nỗ lực làm hại triển vọng chính trị của mình từ đảng Cộng hòa thành một thế mạnh, tweet đi vào tuần trước rằng Trump “sợ đến chết tôi sẽ là ứng cử viên đối đầu“.
Tuy nhiên, một cuộc thăm dò hồi tháng 10 cho thấy 40% đảng Dân chủ và hầu hết những người Cộng hòa và cử tri độc lập cho rằng các thỏa thuận ở Ukraine của Hunter Biden là một quan tâm hợp lý.
Trong một cuộc chạy đua đề cử của đảng Dân chủ đã gần kề, cũng như cuộc bỏ phiếu phổ thông sắp đến vào mùa thu, ngay cả một bóng tối của sự nghi ngờ cũng có thể làm thay đổi tình thế.
Ôm chặt lề đảng
Có lẽ chi tiết rõ nhất về phiên tòa xử Donald Trump có thể ảnh hưởng đến chiến dịch bầu cử tổng thống năm 2020 như thế nào có thể được thấy qua việc một số thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa đang phải đối mặt với các cuộc tái tranh cử khó khăn vào tháng 11. Cuối cùng thì, tất cả những người này đều đã bỏ phiếu hỗ trợ tổng thống.
Có suy đoán rằng những thành viên đảng Cộng hòa như Cory Gardner ở Colorado, Martha McSally ở Arizona hay Susan Collins của Maine có thể phá vỡ hàng ngũ đảng, tính toán rằng thiệt hại chính trị từ việc bỏ phiếu tha bổng tổng thống ở các tiểu bang nghiêng về đảng Dân chủ hoặc chưa nghiêng hẳn về đảng nào là quá lớn. Hai trong số ba người ngày thậm chí đã không bỏ phiếu thuận cho việc có thêm nhân chứng mới.
Mitt Romney, người không phải tái tranh cử tại tiểu bang Utah năm nay, là thành viên đảng Cộng hòa duy nhất kết tội tổng thống. Romney đã bỏ phiếu kết án ông Trump tội lạm quyền.
Mặt khác, thành viên đảng Dân chủ Doug Jones của tiểu bang Alabama – người có lẽ là thượng nghị sĩ có nguy cơ cao nhất trong cuộc bầu cử cuối năm nay – đã bỏ phiếu kết tội tổng thống.
Nếu các chính trị gia với sự nghiệp của họ tùy thuộc vào việc có kết tội tổng thống hay không, không dám bỏ xa lề đảng, là có thể bởi vì họ biết không có gì thay đổi. Trong một quốc gia bị chia rẽ mạnh mẽ, nguy cơ chọc giận những cử tri trung thành của đảng nặng cân hơn tất cả mọi thứ.
Không bao giờ có kết cục
Phiên tòa luận tội Thượng viện của Trump có thể đã đi đến kết cục được đoán trước, nhưng phần cuối của một chương sẽ không đóng lại cuốn sách về những cơn đau đầu liên quan đến Ukraine của tổng thống.
Mặc dù cựu cố vấn an ninh quốc gia John Bolton sẽ không được yêu cầu ra làm chứng trước Thượng viện, những điều ông biết liên quan đến việc tổng thống gây áp lực bắt Ukraine mở các cuộc điều tra gia đình Biden mới bắt đầu được đưa ra.
Những chi tiết này có thể được công bố đầy đủ nếu cuốn hồi ký sắp tới của ông được xuất bản, hoặc nếu ông chọn nói chuyện công khai. Đảng Dân chủ tại Hạ việ mệt mỏi tại tòa đã được gạt qua lần này.
Hạ viện cũng có thể quyết định đưa người khác ra làm chứng, chẳng hạn như cựu nhân viên của Trump, ông John Kelly, người gần đây đã đưa ra những tuyên bố ủng hộ khẳng định của Bolton. Trên thực tế, theo bình luận gia Jonathan Alter, lời khai của các nhân chứng sau khi phiên tòa đã kết thúc có thể sẽ hữu ích hơn cho đảng Dân chủ.
“Khi Bolton ra làm chứng tại Hạ viện”, ông Alter viết, “đó sẽ là một sự kiện lớn, và những lời khai này không thể bị gạt phăng đi bằng việc tha bổng, như đã có thể xảy ra nếu ông ra làm chứng tại Thượng viện.
Điều đó rốt cuộc có thể sẽ chỉ là mơ ước viển vông, nhưng nếu lịch sử có thể cho ta một hướng dẫn nào, thì điều đó là, không ai biết một khám phá lớn lúc nào sẽ xảy ra. Điều chưa biết này có thể quá đủ để gây ra nhức nhối cho Trump và đảng Cộng hòa.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-51399770
Một số nội dung chính trong Thông điệp
Liên bang 2020 của Tổng thống Mỹ Donald Trump
Ngày 05/2/2020, trước Quốc hội Mỹ, Tổng thống D.Trump đã trình bày bản Thông điệp Liên bang 2020 và cũng là Thông điệp Liên bang cuối cùng trong nhiệm kỳ hiện tại của ông. Với thời lượng khoảng hơn 1 giờ đồng hồ, Tổng thống Mỹ đã tập trung liệt kê thành tựu trong nhiệm kỳ Tổng thống và cam kết tiếp tục “khiến nước Mỹ vĩ đại trở lại”.Tổng thống D.Trump khẳng định sau 3 năm phát động chiến dịch đưa nước Mỹ vĩ đại trở lại, chính phủ Mỹ đã tạo ra nhiều việc làm, thu nhập tăng vọt, nghèo đói giảm mạnh, tỷ lệ tội phạm giảm, niềm tin gia tăng.
Về kinh tế – xã hội
Tổng thống D.Trump khẳng định chính phủ của ông đã vực dậy và đưa nền kinh tế Mỹ thoát khỏi suy thoái. Ông đã làm việc để nhanh chóng hồi sinh nền kinh tế Mỹ, cắt giảm một số lượng kỷ lục những quy định giết chết việc làm, cắt giảm thuế ở mức kỷ lục và chưa từng có trong lịch sử, đồng thời đấu tranh cho những hiệp định thương mại công bằng, có đi có lại. Khẳng định chương trình nghị sự của chính phủ Mỹ luôn vì người dân Mỹ. Từ khi nhậm chức tới nay, Tổng thống D.Trump khẳng định đã tạo ra 7 triệu việc làm mới, nhiều hơn 5 triệu so với con số mà các chuyên gia chính phủ dự kiến trong chính quyền tiền nhiệm. Tỷ lệ thất nghiệp thấp nhất trong vòng một nửa thập kỷ. Theo Tổng thống D.Trump khẳng định, tỷ lệ thất nghiệp ở cộng đồng người Mỹ gốc Phi, gốc Tây Ban Nha và gốc Á chạm ngưỡng thấp nhất lịch sử. Tỷ lệ thất nghiệp ở nhóm thanh niên Mỹ gốc Phi cũng thấp nhất mọi thời đại. Tỷ lệ nghèo đói ở cộng đồng người Mỹ gốc Phi giảm xuống mức thấp nhất từng được ghi nhận. Tỷ lệ thất nghiệp ở phụ nữ đạt mức thấp nhất trong gần 70 năm qua và năm 2019, phụ nữ đảm nhận 72% số công việc mới được tạo ra thêm.
Tổng thống D.Trump khẳng định trong 8 năm chính quyền tiền nhiệm, hơn 300.000 người trong độ tuổi lao động rời bỏ lực lượng lao động. Theo Tổng thống D.Trump khẳng định, chỉ trong ba năm chính quyền Mỹ, 3,5 triệu người trong độ tuổi lao động đã gia nhập lực lượng lao động. Thu nhập ròng của nửa dưới danh sách lao động làm công ăn lương đã tăng 47%, nhanh gấp ba lần mức tăng của 1% nhóm đầu. Sau hàng thập kỷ thu nhập đi ngang hoặc sụt giảm, mức lương đang gia tăng nhanh chóng và, thật tuyệt vời, chúng tăng nhanh nhất ở nhóm lao động thu nhập thấp, những người đã chứng kiến mức tăng lương 16%. Thu nhập trung bình thực tế của các hộ gia đình giờ đây đạt mức cao kỷ lục. Tổng thống D.Trump khẳng định từ khi nhậm chức, thị trường chứng khoán Mỹ đã tăng trưởng 70%, bổ sung thêm 12.000 tỷ USD vào tài sản quốc gia, vượt xa mọi kỳ vọng. Hàng triệu người tham gia Quỹ hưu trí Tư nhân 401 và các quỹ hưu trí khác đang được hưởng lợi khi chúng tăng trưởng chưa từng có với mức tăng 60, 70, 80, 90, thậm chí 100%.
Tổng thống D.Trump khẳng định một trong những lời hứa lớn nhất mà ông đưa ra với người dân Mỹ là thay thế Thỏa thuận Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA). Ông đã thay thế NAFTA và ký phê chuẩn hiệp định thương mại Mỹ – Mexico – Canada (USMCA) hoàn toàn mới.USMCA sẽ tạo ra gần 100.000 việc làm thu nhập cao trong ngành ôtô Mỹ và gia tăng đáng kể xuất khẩu, đem lại lợi ích cho nông dân, chủ trang trại và công nhân nhà máy. Nó cũng sẽ đưa thương mại với Mexico và Canada lên một tầm cao mới nhưng với mức độ công bằng và có đi có lại lớn hơn. Đây là thỏa thuận thương mại lớn đầu tiên trong nhiều năm có được sự ủng hộ mạnh mẽ của các công đoàn lao động Mỹ. Mỹ cũng đã có những chính sách hiệu quả đối với Trung Quốc cân bằng cán cân thương mại và mang lại lợi nhuận cho nền kinh tế Mỹ.
Về quân sự quốc phòng, chống chủ nghĩa khủng bố
Tổng thống D.Trump cho biết để bảo vệ tự do của người Mỹ, chính phủ Mỹ đã đầu tư khoản ngân sách kỷ lục 2.200 tỷ USD cho quân đội Mỹ, mua những máy bay, tên lửa, tàu chiến và mọi thiết bị quân sự tốt nhất. Tất cả đều sản xuất tại Mỹ. Mỹ cũng khiến các đồng minh chịu chi trả ở mức phù hợp. Mỹ đã nâng mức đóng góp của các thành viên NATO khác lên hơn 400 tỷ USD. Số đồng minh đáp ứng các nghĩa vụ tối thiểu cũng tăng hơn gấp đôi. Lần đầu tiên kể từ khi Tổng thống Truman thành lập lực lượng không quân hơn 70 năm trước, Mỹ đã tạo ra một nhánh mới thuộc Lực lượng Vũ trang Mỹ, đó là Quân
chủng Vũ trụ. Tổng thống D.Trump ca ngợi Chính quyền Mỹ đã bảo vệ mạnh mẽ an ninh quốc gia và chiến đấu chống chủ nghĩa khủng bố Hồi giáo cực đoan. Mỹ đã công bố kế hoạch đột phá nhằm mang lại hòa bình cho người Israel và Palestine. Mọi nỗ lực trong quá khứ đã thất bại, chúng ta phải quyết tâm và đẩy mạnh sáng tạo để bảo đảm ổn định khu vực và mang tới sự thay đổi để hàng triệu người trẻ tuổi nhìn thấy tương lai tốt đẹp hơn. Tổng thống D.Trump cho rằng ba năm trước, IS đã chiếm gần 52.000 km2 ở Iraq và Syria. Ngày nay, IS đã mất 100% địa bàn, kẻ sáng lập và thủ lĩnh tối cao của IS al-Baghdadi đã bị tiêu diệt. Theo Tổng thống D.Trump, trong khi bảo vệ người Mỹ, Mỹ cũng đang nỗ lực chấm dứt các cuộc chiến của Mỹ ở Trung Đông.
Về giáo dục, y tế và môi trường, nhập cư
Tổng thống D.Trump cho biết bước tiếp theo hướng tới xây dựng một xã hội bao trùm là đảm bảo mọi người trẻ Mỹ đều được giáo dục tốt và có cơ hội đạt được Giấc mơ Mỹ. Ông kêu gọi quốc hội thông qua Đạo luật Cơ hội và Học bổng Giáo dục Tự do. Tổng thống D.Trump cũng ca ngợi việc đã nhanh chóng cung cấp những lựa chọn thay thế phải chăng, bảo vệ chương trình Chăm sóc sức khỏe và An sinh Xã hội của mọi người. Ông lên án việc hơn 130 nhà lập pháp trong hạ viện thông qua điều luật, sẽ làm phá sản quốc gia của chúng ta bằng cách cung cấp dịch vụ y tế miễn phí từ tiền của những người đóng thuế cho hàng triệu người nhập cư bất hợp pháp, buộc những người đóng thuế phải trợ cấp y tế miễn phí cho bất kỳ ai trên thế giới vượt qua biên giới của chúng ta trái phép. Chính quyền Mỹ cũng đang kiểm soát các công ty dược phẩm lớn. Theo Tổng thống D.Trump, để bảo vệ môi trường, ông đã thông báo Mỹ sẽ tham gia Sáng kiến 1.000 tỷ cây rừng, nỗ lực đầy tham vọng nhằm thu hút chính phủ và các công ty tư nhân cùng trồng mới cây ở Mỹ và trên thế giới. Tổng thống D.Trump cho biết chính quyền Mỹ đã thực thi những nỗ lực chưa từng có tiền lệ để bảo vệ biên giới phía Nam nước Mỹ.
http://biendong.net/bien-dong/32860-mot-so-noi-dung-chinh-trong-thong-diep-lien-bang-2020-cua-tong-thong-my-donald-trump.html
Buttigieg tuyên bố chiến thắng bầu cử Iowa
giữa lúc xuất hiện yêu cầu tái kiểm toán
Tối ngày 6/2, Đảng Dân chủ ở bang Iowa công bố tổng số “100 %” phiếu bầu cho thấy ứng viên Peter Buttigieg dẫn đầu, theo Fox News.Đảng Dân chủ ở Iowa tuyên bố như trên sau 72 giờ kể từ khi các cuộc bầu cử nội bộ của đảng ở tiểu bang kết thúc hôm 3/2, và sau nhiều chuyện bất thường xảy ra khiến lãnh đạo Ủy ban Quốc gia của Đảng Dân chủ (DNC) lên tiếng kêu gọi thực hiện tái kiểm toán danh sách phiếu bầu.
Cuộc bỏ phiếu ở Iowa là cuộc bầu cử sơ bộ đầu tiên của đảng Dân chủ trong cả nước Mỹ.
ÔngTom Perez, Chủ tịch DNC, viết trên Twitter: “Tôi đang kêu gọi Đảng Dân chủ Iowa ngay lập tức bắt đầu một quá trình tái kiểm toán. Đây là việc rà soát lại các bảng tính từ mỗi đơn vị bỏ phiếu kín để đảm bảo tính chính xác”.
Ông Pete Buttigieg đã giành chiến thắng sít sao trong vòng bầu cử sơ bộ tổng thống của đảng Dân chủ Iowa vào hôm 6/2 sau một thời gian dài trì hoãn công bố kết quả. Kết quả này đã định hình lại cuộc đua năm 2020 và làm dấy lên những nghi ngờ về tương lai của ứng cử viên Joe Biden, theo Reuters.
XEM THÊM:
Dân Chủ bầu cử sơ bộ ở Iowa: Buttigieg và Sanders dẫn đầu
Trong vòng đầu tiên của cuộc đua chọn một người thách thức Tổng thống Cộng hòa Donald Trump trong cuộc bầu cử tháng 11, ông Buttigieg, cựu thị trưởng 38 tuổi của thành phố South Bend, Indiana, đã vượt qua Thượng nghị sĩ Bernie Sanders với số phiến lần lượt là 26,2% và 26,1%, Đảng Dân chủ ở Iowa cho biết.
Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ Elizabeth Warren đứng thứ ba với 18% số phiếu, trong khi ông Biden chỉ ở vị trí thứ tư đáng thất vọng với 15,8% số phiếu. Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ Amy Klobuchar đứng thứ năm với 12,3% số phiếu.
“Đó là một tin tuyệt vời”, ông Buttigieg nói trên đài CNN. Ông nói thêm: “Chúng tôi đang hướng đến New Hampshire và hơn thế nữa”.
Theo Fox News, trong lúc đang vận động tại bang New Hampshire, ông Sanders nhận định rằng những cuộc bầu cử bỏ phiếu kín do đảng Dân chủ Iowa tổ chức là một vụ lừa đảo “vô cùng bất công” đối với các ứng cử viên và cử tri.
https://www.voatiengviet.com/a/buttigieg-tuyen-bo-chien-thang-bau-cu-iowa/5277924.html
Bầu cử sơ bộ Iowa : Chủ tịch đảng Dân Chủ
đề nghị kiểm phiếu lại
Thùy DươngCuộc bầu cử sơ bộ chọn ứng viên tổng thống cho đảng Dân Chủ hôm thứ Hai 03/02/2020 tại Iowa vẫn chưa có kết quả chính thức. Hai ứng viên Pete Buttigieg và Bernie Sanders đều tự cho là đã giành chiến thắng. Lãnh đạo đảng Dân Chủ hôm 06/02/2020 kêu gọi kiểm lại phiếu.
Từ Washington, thông tín viên RFI Anne Corpet giải thích :
Thế là đủ lắm rồi ! Để cho công chúng tin tưởng vào các kết quả kiểm phiếu, tôi đề nghị đảng Dân Chủ bang Iowa ngay lập tức bắt đầu kiểm phiếu lại. Chủ tịch đảng Dân Chủ hôm qua viết trên Twitter như trên. Bực tức vì công tác kiểm phiếu chậm chạp, 3 ngày sau khi diễn ra bầu cử, ông Tom Perez bày tỏ ý kiến, trong khi 97% số phiếu đã được kiểm.
Vài giờ trước đó, Bernie Sanders tuyên bố đã thắng cử, còn Pete Buttigieg thì đã làm như vậy ngay từ tối hôm bầu cử. Thượng nghị sĩ Vermont, tự nhận ông thuộc phe xã hội và cách mạng, cho rằng ông được hơn đối thủ cánh trung 6.000 phiếu. Thế nhưng, với phương thức bầu cử gián tiếp, thì số đại cử tri mới có vai trò quyết định, và Pete Buttigieg có hơn Bernie Sanders 3 đại cử tri.
Thất bại trong việc kiểm phiếu ở Iowa được cho là do trục trặc của phần mềm tin học được sử dụng để tập hợp kết quả từ các phòng phiếu. Theo dự kiến, phần mềm này cũng sẽ được sử dụng trong kỳ bầu cử sơ bộ chọn ứng viên tổng thống ở Nevada. Nhưng bang miền tây nước Mỹ này đã thông báo sẽ tìm một phương tiện kiểm phiếu khác.
http://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200207-b%E1%BA%A7u-c%E1%BB%AD-s%C6%A1-b%E1%BB%99-iowa-%C4%91%E1%BA%A3ng-d%C3%A2n-ch%E1%BB%A7-ki%E1%BB%83m-phi%E1%BA%BFu
Các chương trình học ở nước ngoài bị hủy vì virus corona
Giữa những lo ngại về việc bùng phát virus tại Trung Quốc lan rộng, các trường đại học đang vội vã đánh giá những rủi ro đối với chương trình của họ, và một số trường đã hủy các cơ hội học tập tại nước ngoài trong khi chuyện cấm du hành đã ảnh hưởng đến hàng trăm ngàn sinh viên.Từ châu Âu đến Australia và Hoa Kỳ, các trường đại học tại những nước có sinh viên Trung Quốc đã duyệt xét lại các chuyến đi qua Trung Quốc hoặc từ Trung Quốc sang liên quan đến học tập-giảng dạy. Tại Mỹ, việc này làm tăng thêm căng thẳng giữa hai chính phủ mà mối quan hệ vốn đã xấu đi.
Lo sợ virus đã gây nên những thiệt hại lâu dài đối với những chương trình trao đổi sinh viên đang ngày càng tăng và đã đạt được đỉnh cao mới trong một thập niên rưỡi qua, các chuyên gia nói.
Việc hạn chế đi lại cũng làm phức tạp thêm kế hoạch họp hội nghị và những sinh hoạt đại học khác tại Mỹ mà các học giả Trung Quốc có thể tham dự.
Sau khi các giới chức Mỹ khuyến cáo hủy bỏ những chuyến đi không cần thiết đến Trung Quốc, nhiều trường đại học đã hạn chế đi đến nước này, trong đó có trường đại học Duke, hiện có một chi nhánh tại Trung Quốc trong khuôn khổ đối tác với Trường đại học Vũ Hán là thành phố trung tâm của vụ bùng phát dịch bệnh.
Trường đại học Duke Kunshan đóng cửa chi nhánh tại Kunshan đối với những nhân viên không cần thiết cho đến ngày 24/2. Trường cũng giúp sinh viên mới đây đệ đơn xin cư trú tại Trung Quốc có được hộ chiếu do các giới chức địa phương cấp để họ có thể trở về nhà và bắt đầu phát triển kế hoạch học trên mạng.
Hai trong số 12 ca lây nhiễm virus corona tại Mỹ có liên hệ đến trường đại học. Một chẩn đoán được xác nhận tại Trường đại học Tiểu bang Arizona và một ca khác tại Trường đại học Massachusetts ở Boston, theo đó sinh viên bị lây nhiễm vừa mới đến Vũ Hán.
Virus làm gián đoạn chưa từng có trước đây các mối quan hệ học thuật giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, ông Brad Farnsworth, phó chủ tịch về giao dịch toàn cầu của Hội đồng Giáo dục Hoa Kỳ, nhận xét.
Ông nhớ lại cuộc khủng hoảng SARS vào năm 2002 và 2003, khi triệu chứng hô hấp cấp tính trầm trọng xuất phát từ Trung Quốc đã làm gần 800 người thiệt mạng.
“Toàn thể mối quan hệ cao học chưa bao giờ phức tạp như lúc này,” ông Farnsworth nói. “Càng ngày chúng ta càng có nhiều sinh viên qua lại cả hai hướng.”
Nhiều sự hợp tác về học thuật có thể phải điều chỉnh lại nếu cuộc khủng hoảng tiến triển nhanh chóng, nhưng kéo dài càng lâu thì thiệt hại càng sâu rộng, ông nói.
Trung Quốc gởi nhiều sinh viên đến Mỹ hơn bất cứ nước nào khác—hơn 369.000 người trong niên khoá trước, theo Viện Giáo dục Quốc tế. Hoa Kỳ gởi hơn 11.000 sinh viên đến Trung Quốc hàng năm. Mới đây, mối quan hệ trở nên căng thẳng vì những khó khăn về visa, tranh chấp thương mại và những quan ngại của Mỹ về an ninh do các sinh viên Trung Quốc gây ra.
Tổng lãnh sự Trung Quốc tại New York, ông Huang Ping, tại một cuộc họp báo ngày 4/2 nói các sinh viên từ tỉnh Hồ Bắc trở về, là tỉnh có thành phố Vũ Hán, nên trình diện các giới chức y tế để được theo dõi. Ông thúc đẩy cộng đồng quốc tế cùng nhau làm việc để chống căn bệnh này. Ông nói “Virus là kẻ thù, chớ không phải người Trung Quốc.”
Tại Đức, Đại học Berlin Tự do và Viện Công nghệ Berlin đều nói không cho phép những chuyến viếng thăm từ Trung Quốc đến hay chấp thuận những chuyến đi đến Trung Quốc cho đến khi được thông báo. Trường đại học Paderborn cho biết đang xét lại bất cứ kế hoạch nào của sinh viên hay nghiên cứu sinh tiến sĩ đến Trung Quốc.
Phát ngôn viên Trường đại học Silesian, nước Cộng hòa Czech, nói trường hoãn lại những chương trình trao đổi sinh viên đối với 38 sinh viên Trung Quốc. Một vài trường khác đưa ra những hủy bỏ tương tự, nhưng Trường đại học Masaryk tại thành phố Brno của Cộng hòa Czech, cho biết sẵn sàng nhận 24 sinh viên từ Trung Quốc trong hai tuần nữa.
Hàng chục ngàn sinh viên Trung Quốc ghi danh vào các trường đại học Australia bị kẹt tại nước họ. Trường đại học Monash đã kéo dài kỳ nghỉ hè để cho sinh viên và nhân viên của trường có nhiều thời gian để trở lại. Các lớp học dự trù bắt đầu vào ngày 2/3.
Hầu hết sinh viên Trung Quốc học tại Mỹ đã nhập học khi khủng hoảng corona bùng phát, nhưng lo ngại về bệnh dịch đã khiến cho nhiều trường bỏ kế hoạch đưa sinh viên Mỹ đến Trung Quốc cho học kỳ tới.
Tại Trường đại học Arkansas, nơi Trung Quốc là điểm đến được ưa chuộng để theo học, đặc biệt là những sinh viên ngành kinh doanh, có khoảng 60 sinh viên đã có kế hoạch đến Trung Quốc bắt đầu vào tháng 5 nhưng chương trình của họ bị hủy.
Trường đại học quyết định việc này cách đây một tuần, trước khi sinh viên cam kết về tài chánh, và trường đã làm việc để dàn xếp những cơ hội đối với những phần khác của thế giới cho những sinh viên bị ảnh hưởng, bà Sarah Malloy giám đốc chương trình học tại nước ngoài và trao đổi quốc tế nói.
Những lo ngại về virus cũng làm thay đổi sinh hoạt tại trường đại học, trong đó có việc hủy bỏ lễ hội Tết Nguyên đán tại Trường đại học Akron và Trường đại học Arizona. Tuy nhiên nhiều trường đại học cho biết họ nhấn mạnh đến những phương pháp cẩn thận như rửa tay thường xuyên.
Ông Andrew Thomas, Phụ trách y tế tại trung tâm Y khoa Mexner, Trường đại học Tiểu bang Ohio, nói trường đang theo dõi tình hình nhưng cố không quá mức để không gây nên lo ngại và sợ hãi thêm, ngoài việc bảo đảm an toàn cho cộng đồng.
Trường đại học Illinois ở Urbana-Champaign, có khoảng 5.500 sinh viên Trung Quốc theo học, nói một số sinh viên từ Vũ Hán trở về nhà nghỉ đông đã chọn cách tự cô lập hay đeo khẩu trang đi học để bảo vệ các sinh viên khác. Một vài định chế yêu cầu sinh viên trở về từ Trung Quốc tự cô lập trong hai tuần.
Tại Trường đại học Northeastern, sinh viên cao học Lele Luan nói dù một số sinh viên Trung Quốc đồng học đã đeo khẩu trang trong trường ở Boston nhưng anh thấy không cần thiết.
Tại Trường đại học California, Berkley, Trung tâm Tang chuyên lo về dịch vụ y tế hồi tuần trước đã cố chia sẻ những chỉ dẫn về cách xử lý những lo âu về virus. Tuy nhiên, Trung tâm gặp phản ứng ngược khi cho rằng tình trạng sợ hãi và “sợ giao tiếp với những người có thể đến từ Á châu” là “những phản ứng bình thường.”
Người Mỹ gốc châu Á nhanh chóng bày tỏ giận dữ trên truyền thông xã hội, khiến Trung tâm xin lỗi về “bất cứ sự hiểu lầm nào có thể gây ra” và thay đổi cách dùng từ ngữ.”
https://www.voatiengviet.com/a/c%C3%A1c-ch%C6%B0%C6%A1ng-tr%C3%ACnh-h%E1%BB%8Dc-%E1%BB%9F-n%C6%B0%E1%BB%9Bc-ngo%C3%A0i-b%E1%BB%8B-h%E1%BB%A7y-v%C3%AC-virus-corona/5277668.html
Ngoại trưởng Mỹ Pompeo tuyên bố
ra mắt Liên minh Tự do Tôn giáo Quốc tế
Quý KhảiNgoại trưởng Mỹ Mike Pompeo hôm 5/2 tuyên bố ra mắt Liên minh Tự do Tôn giáo Quốc tế (Liên minh IRF). Đây là một mạng lưới toàn cầu được thành lập để thúc đẩy cuộc đấu tranh giành quyền tự do tôn giáo trên toàn cầu, theo The Epoch Times.
“Bảo vệ quyền được sống theo lương tâm của tất cả mọi người là một trong những ưu tiên hàng đầu của chính quyền Mỹ hiện nay”, Ngoại trưởng Pompeo nói.
Trên thực tế, Liên minh IRF đã được xúc tiến thành lập từ lâu. Ông Pompeo đã đề cập đến việc thành lập liên minh này lần đầu tiên trong Hội nghị cấp Bộ trưởng về Thúc đẩy Tự do Tôn giáo vào tháng 7/2019. Tổng thống Donald Trump cũng đã đề cập đến nó trong một sự kiện được ông tổ chức vào tháng 9/2019 tại Liên Hợp Quốc về quyền tự do tôn giáo.
Liên minh bao gồm các quốc gia cam kết bảo vệ và thúc đẩy tự do tôn giáo và tín ngưỡng trên toàn cầu. Các hành động được liên minh này tiến hành có tác dụng bổ sung cho các công tác hiện tại của Liên Hợp Quốc và các tổ chức đa phương khác.
Hiện tại, có 27 quốc gia đã tham gia Liên minh, bao gồm Albania, Úc, Bosnia và Herzegovina, Brazil, Bulgaria, Colombia, Croatia, Cộng hòa Séc, Estonia, Gambia, Georgia, Hy Lạp, Hungary, Israel, Kosovo, Latvia, Litva, Malta, Hà Lan, Ba Lan, Sénégal, Slovakia, Slovenia, Togo, Ukraine và Vương quốc Anh.
Các quốc gia thành viên đã cam kết duy trì Tuyên bố Nguyên tắc của liên minh, được đặt cơ sở dựa trên Tuyên ngôn Nhân quyền.
Tuyên bố nêu rõ các cam kết khác nhau mà các quốc gia tham gia được yêu cầu duy trì, ví như “cam kết thúc đẩy [Tự do tín ngưỡng tôn giáo] dựa trên các nguyên tắc nhân quyền”.
Tuyên bố này cũng bao gồm các “lĩnh vực hành động mang tính ưu tiên”, trong đó bao gồm cách thức phản ứng và hành động để khuyến khích tự do tôn giáo. Các công việc cụ thể bao gồm việc áp đặt các chế tài, ủng hộ các cá nhân bị cầm tù hoặc áp bức vì tôn giáo hoặc tín ngưỡng của họ, thúc đẩy sự đa dạng và khoan dung, …
Một quan chức cấp cao của Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết, trong một cuộc họp báo trước sự kiện ra mắt chính thức:
“Có lẽ mọi người đã nghe chính quyền của tổng thống Trump thảo luận về vấn đề tự do tôn giáo rồi. Chúng tôi xem nó như một nhân tố cơ bản và là thứ mà từ đó chúng ta có thể thực sự kiến tạo và mở rộng ra các quyền con người khác. Nếu chúng ta không có được điều này, các quyền con người khác cũng sẽ dễ dàng bị lung lay. Đây là một trong những điều vô cùng quan trọng”.
Trong buổi ra mắt chính thức, ông Pompeo đã giải thích rằng hơn 8 trên 10 người trên thế giới ngày nay sống ở những nơi mà họ không được phép thực hành đức tin của mình một cách tự do và an toàn. Ông nhấn mạnh sự cần thiết phải tạo ra một nỗ lực ngưng tụ để giải quyết bạo lực ngày càng gia tăng đối với các nhóm tôn giáo, liệt kê các trường hợp khủng bố và bạo lực gần đây đang diễn ra trên toàn cầu.
“Tôi đã gặp người đứng đầu của Giáo hội Chính thống giáo Ukraine, những người đang đấu tranh để có thể thực hành tín ngưỡng một cách tự do và không có sự can thiệp từ chính quyền Nga”, ông nói.
Cuộc đàn áp người Duy Ngô Nhĩ của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã được trích dẫn tại cả cuộc họp báo và buổi ra mắt chính thức như một ví dụ nổi bật về một cuộc đàn áp tôn giáo đang diễn ra hiện nay.
“Chúng tôi lên án luật báng bổ và bội giáo nhằm hình sự hóa các vấn đề thuộc về tâm linh”, ông nói. “Chúng tôi lên án sự thù địch của chính quyền Trung Quốc đối với tất cả các tín ngưỡng. Chúng tôi biết một số trong các bạn đã dũng cảm đẩy lùi áp lực của chính quyền bằng cách đồng ý trở thành một phần của Liên minh này, và chúng tôi cảm ơn các bạn vì điều đó”.
Ông Pompeo cũng kêu gọi các nhà lãnh đạo ở Belarus và Uzbekistan tiếp tục nỗ lực thúc đẩy tự do tôn giáo ở nước họ.
Là một phần của buổi ra mắt, ông Pompeo tuyên bố Ba Lan sẽ tổ chức Hội nghị cấp Bộ trưởng về Thúc đẩy Tự do Tôn giáo tiếp theo tại Warsaw, từ ngày 14 – 16/7, trong khi Columbia được chọn để tổ chức hội nghị bộ trưởng tại khu vực đầu tiên ở Nam Mỹ vào tháng 3/2020.
https://www.dkn.tv/the-gioi/ngoai-truong-my-pompeo-tuyen-bo-ra-mat-lien-minh-tu-do-ton-giao-quoc-te.html
Bộ trưởng Tư pháp W. Barr: Mỹ cần hậu thuẫn
Ericsson, Nokia chống lại sự thống trị 5G của Trung Quốc
Epoch Times | Duy Nghĩa biên dịchBộ trưởng Tư pháp Mỹ William Barr hôm 6/2 kêu gọi Mỹ nhanh chóng tìm một giải pháp thay thế nhà cung cấp 5G hàng đầu Trung Quốc Huawei.
Phát biểu tại một hội nghị ở Washington hôm 4/2 về những nỗ lực của Bộ Tư pháp chống lại các mối đe dọa của Trung Quốc, ông Barr cho rằng Mỹ và các nước đồng minh có 5 năm, một khoảng thời gian quyết định sự thống trị mạng 5G toàn cầu, để đưa ra một đối thủ có thể cạnh tranh với Huawei, và chống lại sự lãnh đạo của Trung Quốc trong công nghệ 5G.
Cho rằng sự thịnh vượng của nước Mỹ trong tương lai phụ thuộc vào việc tìm ra được nhà cung cung cấp thay thế Huawei, ông Barr nhận định “thời gian rất ngắn và chúng ta và các đồng minh của mình phải hành động nhanh chóng”. .
Trung Quốc hiện đang thống trị thị trường cơ sở hạ tầng 5G toàn cầu, với 40%, thông qua các công ty Huawei và ZTE.
5G là mạng di động thế hệ tiếp theo, cung cấp kết nối internet với tốc độ nhanh hơn 10 đến 100 lần so với mạng 4G. Kết nối nhanh được thiết lập để cách mạng hóa nhiều ngành công nghiệp, bao gồm vận tải, chăm sóc sức khỏe và sản xuất.
“Người Trung Quốc đang sử dụng mọi đòn bẩy quyền lực để mở rộng thị phần 5G trên toàn cầu”, ông Barr lưu ý.
Nhận xét của ông Barr được đưa ra khi Mỹ đang làm việc để thuyết phục các đồng minh ngăn chặn việc sử dụng các thiết bị của Huawei, với lý do rằng công ty này đặt ra rủi ro an ninh quốc gia.
Các quan chức Mỹ đã nhiều lần cảnh báo rằng các sản phẩm của gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc, có thể bị chính quyền Trung Quốc sử dụng để làm gián điệp và quấy nhiễu các mạng lưới viễn thông của các nước. Những lo ngại như vậy dựa trên những mối liên hệ của Huawei với quân đội Trung Quốc, cũng như thực tế luật pháp Trung Quốc bắt buộc các công ty trong nước hợp tác với các cơ quan tình báo, khi được yêu cầu.
Tuần trước, Vương quốc Anh đã cho phép Huawei cung cấp các bộ phận không cốt lõi trong mạng 5G của mình, gây ra sự chỉ trích từ các quan chức và các nhà lập pháp Mỹ. Liên minh châu Âu (EU) cũng đã quyết định không cấm Huawei, nhưng khuyến nghị các quốc gia thành viên có thể cấm các nhà khai thác viễn thông, sử dụng các bộ phận quan trọng trong mạng 5G của mình, nếu có rủi ro an ninh.
Theo ông Barr, từ góc độ an ninh, việc cho phép chính quyền Trung Quốc thống trị các công nghệ 5G có nghĩa là họ có thể “ngăn cách các quốc gia” nếu như Bắc Kinh muốn trả đũa các công ty hoặc chính phủ nước ngoài.
“Ảnh hưởng kinh tế chưa từng có tiền lệ này là cực kỳ mạnh hơn nhiều so với các biện pháp trừng phạt kinh tế”, ông Barr nhận định.
Cho rằng Mỹ cũng nên lo lắng về lợi thế kinh tế to lớn mà Trung Quốc đạt được nếu kiểm soát 5G, ông Barr ước tính các công nghệ mới sử dụng 5G, có thể tạo ra cơ hội kinh tế mới là 23 nghìn tỷ đô la vào năm 2025.
“Lần đầu tiên trong lịch sử, Mỹ không dẫn đầu kỷ nguyên thế hệ công nghệ tiếp theo. Nếu Trung Quốc thiết lập sự thống trị duy nhất trên 5G, họ sẽ có thể chi phối các cơ hội phát sinh từ một loạt các công nghệ mới nổi tuyệt vời, vốn sẽ phụ thuộc và đan xen với nền tảng 5G”, ông Barr cảnh báo.
Do đó, theo ông Barr thời kỳ hiện nay Mỹ và các đồng minh của mình cần có khả năng cung cấp một giải pháp thay thế cho Huawei.
“Những gì chúng ta cần hôm nay là một sản phẩm có thể giành được những hợp đồng ngay bây giờ – một cơ sở hạ tầng đã được chứng minh rằng các nhà mạng sẽ cam kết lâu dài cho đến ngày hôm nay. Nói cách khác, chúng ta cần một sản phẩm có thể làm suy yếu và thay đổi sức mạnh của Huawei hiện tại”, ông Barr nhận xét.
Theo ông Barr, Mỹ và các đồng minh nên “chủ động xem xét” khả năng ủng hộ 2 đối thủ chính nước ngoài của Huawei là Nokia và Ericsson. Điều này có thể được thực hiện bởi Mỹ có sở hữu một cổ phần kiểm soát tại các công ty này, trực tiếp hoặc thông qua một tập đoàn của các công ty Mỹ.
“Đặt sức mạnh tài chính và thị trường lớn của chúng ta đằng sau một hoặc cả hai công ty này, sẽ làm cho nó trở thành một đối thủ cạnh tranh đáng gờm hơn, và loại bỏ những lo ngại về khả năng giúp nó thành công”, ông Barr phân tích.
Vị bộ trưởng tư pháp Mỹ cũng kêu gọi Ủy ban Truyền thông Liên bang (FCC), hiện đang bán đấu giá ‘phổ băng tần cao’ cho 5G, quyết định kịp thời về việc liệu có nên cũng cung cấp phổ băng tần trung, vốn có tốc độ chậm hơn, nhưng vùng phủ sóng nhiều hơn, hay không.
Ông Barr nói rằng cách tiếp cận tiến hành cả 2 phổ băng tần này song song, có thể giúp cắt giảm thời gian triển khai 5G của Mỹ từ 10 năm xuống còn 18 tháng, và tiết kiệm khoảng 80 triệu đô la.
“Tương lai kinh tế của chúng ta đang bị đe dọa. Chúng ta phải nhớ rằng, với ‘cánh cửa hẹp’ mà chúng ta phải đối mặt, nguy cơ thua trong cuộc đấu tranh 5G với Trung Quốc, sẽ vượt xa tất cả các quan tâm khác”, ông Barr kết luận.
https://www.dkn.tv/the-gioi/bo-truong-tu-phap-w-barr-my-can-hau-thuan-ericsson-nokia-chong-lai-su-thong-tri-5g-cua-trung-quoc.html
Tổng thống Trump:
Lãnh tụ Al-Qaida tại Bán đảo Ả Rập bị giết tại Yemen
Tổng thống Donald Trump ngày 6/2 cho biết Hoa Kỳ đã hạ sát Qassim al-Raymi, lãnh tụ Al-Qaida tại Bán đảo Ả Rập (AQAP), trong một cuộc hành quân chống khủng bố tại Yemen.Trong một tuyên bố, ông Trump nói “Dưới sự lãnh đạo của Rimi, AQAP cam kết bạo động vô lương tâm chống lại thường dân tại Yemen và tìm cách thực hiện và gây cảm hứng cho nhiều cuộc tấn công chống lại Hoa Kỳ và các lực lượng của chúng ta.”
“Cái chết của ông ta làm cho AQAP, cũng như phong trào Al-Qaida toàn cầu lụn bại hơn nữa và mang chúng ta đến gần hơn việc triệt tiêu các mối đe dọa mà tổ chức này đặt ra cho an ninh quốc gia của chúng ta,” Tổng thống Trump nói nhưng ông không cho biết Raymi bị giết lúc nào.
https://www.voatiengviet.com/a/t%E1%BB%95ng-th%E1%BB%91ng-trump-l%C3%A3nh-t%E1%BB%A5-al-qaida-t%E1%BA%A1i-b%C3%A1n-%C4%91%E1%BA%A3o-%E1%BA%A3-r%E1%BA%ADp-b%E1%BB%8B-gi%E1%BA%BFt-t%E1%BA%A1i-yemen-/5277681.html
Chủ tịch Tập nói với TT Trump:
‘TQ sẽ đánh bại virus corona’
Hôm 7/2, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trấn an với Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump rằng Trung Quốc đã dốc toàn lực để ngăn chặn virus corona chủng mới, theo Reuters. Virus này đã làm gần 640 người chết, bao gồm cả một bác sĩ từng lên tiếng cảnh báo về chính virus này nhưng đã bị cảnh sát Trung Quốc đe dọa.Trung Quốc đang dần đạt được kết quả và tự tin rằng họ có thể đánh bại dịch bệnh mà không để lại hậu quả lâu dài cho sự phát triển kinh tế, ông Tập nói với Tổng thống Donald Trump trong một cuộc điện đàm, truyền hình nhà nước Trung Quốc loan tin.
Ông Tập trước đó đã tuyên bố “chiến tranh nhân dân” chống virus, nói rằng Trung Quốc đã phản ứng bằng tất cả sức mạnh của mình, cùng với các biện pháp phòng ngừa, kiểm soát chặt chẽ và nghiêm ngặt nhất, theo truyền thông nhà nước Trung Quốc.
Trong khi đó cộng đồng mạng xã hội lên tiếng tiếc thương và tức giận về cái chết của bác sĩ nhãn khoa Lý Văn Lượng.
Bácsĩ Lý, 34 tuổi, là một trong 8 người bị cảnh sát ở tâm dịch – thành phố Vũ Hán ở miền trung – khiển trách vì phát tán thông tin “bất hợp pháp và giả mạo” về virus corona.
“Thực sự, Vũ Hán đã nợ Lý Văn Lượng một lời xin lỗi”, ông Hu Xijin, biên tập viên của tờ Global Times do chính phủ hậu thuẫn, cho biết trên phương tiện truyền thông xã hội. “Các quan chức của Vũ Hán và Hồ Bắc cũng nợ một lời xin lỗi tới người dân Hồ Bắc và đất nước này”, ông nói thêm.
Bác sĩ Lý đã bị buộc phải ký một lá thư vào ngày 3 tháng 1, nói rằng ông đã làm xáo trộn nghiêm trọng trật tự xã hội, và bị đe dọa với các tội danh.
“Chúng tôi vô cùng thương tiếc trước sự ra đi của bác sĩ Lý Văn Lượng ở Vũ Hán… Sau tất cả nỗ lực cứu chữa, Bác sĩ Lý đã qua đời vào lúc 2h58 sáng”, Nhân dân Nhật báo của Đảng Cộng sản cầm quyền viết trên Twitter.
Một số phương tiện truyền thông cũng mô tả bác sĩ Lý là một anh hùng, “người sẵn sàng nói lên sự thật”, nhưng có những dấu hiệu cho thấy những thảo luận về cái chết của ông đang bị chính quyền kiểm duyệt.
https://www.voatiengviet.com/a/chu-tich-ta-voi-voi-tt-trump-tq-de-danh-bai-virus-corona/5277854.html
Đánh Iran hay kềm hãm Trung Quốc:
Thế lưỡng nan của Nhà Trắng
Minh AnhTại sao Donald Trump lại cho hạ sát tướng Iran Qassem Souleimani? Ông đã tham vấn ai trước khi lao vào chiến dịch phiêu lưu này? Quyết định này của tổng thống Mỹ không phải cũng được ai đồng tình. Theo ông Michael Klare trên tờ Le Monde Diplomatique số ra tháng 2/2020, nguyên do là tại Nhà Trắng hình thành hai phe cố vấn đối đầu nhau.
Việc tổng thống Mỹ ra lệnh triệt hạ tướng Qassem Soleimani, chỉ huy lực lượng Al-Qods của Vệ Binh Cách Mạng Hồi Giáo đã gây bất ngờ cho không ít nhà quan sát. Dẫu biết rằng căng thẳng đã bao trùm từ bao lâu nay trong khu vực, nhưng không có gì cho phép tiên đoán một cuộc đối đầu sắp tới giữa Mỹ và Iran, hay giữa Iran và nhiều cường quốc khác tại vùng Vịnh Ả Rập – Ba Tư. Ngược lại, có nhiều yếu tố cho thấy tướng Soleimani đến Bagdad là để thảo luận với Ả Rập Xê Út về một giải pháp hạ nhiệt.
Hai trường phái chiến lược ở Nhà Trắng
Có nhiều cách giải thích cho quyết định không ngờ tới này của tổng thống Mỹ. Thế nhưng, theo nhà báo Michael Klare, ngoài vấn đề tâm lý như có thiên hướng ngẫu hứng, Donald Trump còn lo sợ bị rơi vào vũng lầy như vụ đại sứ quán Mỹ ở Benghazi bị tấn công năm 2012 để rồi trở thành đối tượng bị công kích như những gì bà Hillary Clinton hứng chịu. Ngoài ra, còn có nhiều yếu tố khác, trong đó có vấn đề bất đồng trong nội bộ dàn cố vấn của tổng thống Mỹ.
Nhà Trắng tuy tập trung đông đảo các quan chức cao cấp từ bộ Ngoại Giao, Lầu Năm Góc, Cơ Quan Tình Báo CIA, Hội Đồng An Ninh Quốc Gia NIS…, nhưng lại bị chia rẽ thành hai trường phái ảnh hưởng mạnh với hai mục tiêu chiến lược đối chọi nhau.
Phe thứ nhất, còn gọi là các « nhà tư tưởng », do ngoại trưởng Mike Pompeo và phó tổng thống Mỹ Mike Pence dẫn đầu, chủ trương lấy Cận Đông là mục tiêu chiến lược hàng đầu. Do vậy, Washington nên đi trước một bước, thành lập liên minh quốc tế để kềm hãm Iran, và nếu có thể làm sụp đổ chế độ. Phe này nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ của nhiều chính khách quan trọng tại Quốc Hội cũng như là Nhà Trắng, nhất là từ người con rể của tổng thống, Jared Kushner, nổi tiếng thù ghét Iran và thường xuyên là « chiếc loa » cho Israel cũng như là Ả Rập Xê Út.
Đọc thêm: Iran – Hoa Kỳ: Tình bằng hữu bị lãng quên
Phe thứ hai hay còn gọi là các nhà « địa chính trị », tập hợp nhiều giới chức quân sự, tình báo và bộ Tài Chính, lại cho rằng sự trỗi dậy của Trung Quốc chính là cản lực lớn cho chiến lược của Mỹ. Thế nên, Hoa Kỳ nên dốc mọi nguồn lực quân sự từ Cận Đông về châu Á.
Cả hai phe này đều đồng tình rằng nhất thiết phải duy trì vị thế siêu cường số một thế giới của Hoa Kỳ và thực thi sự thống trị của mình trên khắp các vùng chiến lược. Chỉ có điều ngân sách cho quân đội, tuy đứng hàng đầu thế giới nhưng cũng có giới hạn. Và đây cũng chính là nguồn cội của những bất đồng thường xuyên trong cách thức phân phối tốt nhất các nguồn lực có sẵn (tầu sân bay, các lực lượng quân đội…) cho các vùng xung đột khác nhau.
Phe thứ nhất cho rằng chừng nào khủng bố và Tổ chức Nhà nước Hồi Giáo Daech vẫn còn là mối đe dọa chính cho an ninh nước Mỹ thì Cận Đông vẫn là ưu tiên chính. Thế nhưng, phe « địa chính trị »
đánh giá rằng trong tương lai, châu Á mới là tâm điểm tranh giành cho vị thế siêu cường quốc tế và Hoa Kỳ đang bị các cuộc xung đột tại Cận Đông ám ảnh. Sự thiển cận chiến lược này của Mỹ đã tạo cơ hội cho Nga và Trung Quốc, các cường quốc đối thủ tận dụng thời cơ tăng cường sức mạnh quân sự và ảnh hưởng ngoại giao.
Không những thế, Bắc Kinh dường như đã củng cố được năng lực công nghệ cho quân đội, làm xói mòn dần các lợi thế của Mỹ. Ngần ấy mối lo cũng được nhiều nhân vật quan trọng trong giới kinh doanh đồng chia sẻ dù rằng nhiều người trong số họ có quan hệ chặt chẽ với Nhà Trắng.
Cùng lúc này, để tiến hành chiến dịch ngăn chặn Trung Quốc, đang trở thành một ưu tiên ở Washington, Lầu Năm Góc yêu cầu tăng thêm ngân sách nhiều tỷ đô la để phát triển kho vũ khí và bắt đầu tái bố trí các lực lượng chốt đóng ở các « mặt trận thứ yếu » như Bắc Phi và Cận Đông về những vùng cận với Trung Quốc và Nga.
Định hướng chiến lược này đã được bộ trưởng Quốc Phòng Mark Esper khẳng định trong bài phát biểu hồi tháng 12/2019 tại thư viện tổng thống Ronald-Reagan, ở Simi Valley: « Lầu Năm Góc quyết định thực hiện một học thuyết chiến tranh mới thông qua việc tái triển khai các lực lượng và trang thiết bị về những vùng mặt trận ưu tiên nhằm đối phó với Trung Quốc và Nga ».
Hạ sát tướng Qassem : Phe diều hâu tạm ghi bàn
Chỉ có điều, chiến lược « tái điều chỉnh các lực lượng và trang thiết bị » đang có ở những vùng xung đột thứ yếu như vùng Vịnh Ả Rập – Ba Tư để tái phân bổ cho những vùng « mặt trận ưu tiên » lại là một hành động phỉ báng đối với phe « tư tưởng », vốn dĩ xem Iran là mục tiêu chính.
Theo quan điểm của phe diều hâu này, chế độ Teheran hiện nay hàm chứa một rủi ro lớn cả về mặt tinh thần lẫn chiến lược. Tinh thần là vì thái độ thù hằn « đến thấu xương » của chế độ thần quyền đối với Israel, với đạo Do Thái và Hoa Kỳ.
Chiến lược là do ảnh hưởng mà Teheran tác động đối với các lực lượng dân quân tự vệ được trang bị đầy đủ các loại vũ khí hạng nặng trong toàn khu vực, rồi ý đồ trang bị vũ khí hạt nhân cũng như là tham vọng thống trị vùng Vịnh. Phó tổng thống Mỹ Mike Pence từng có một phát biểu tại Vacxava hồi tháng 2/2019 rằng « Chế độ Iran hiện nay đang tìm cách tái lập đế chế Ba Tư cổ xưa thông qua chế độ thần quyền chuyên chế hiện đại ». Do vậy, chỉ có một lời đáp trả cứng rắn và khắt khe mới cho phép tránh được một thảm họa.
Thế nên, theo ông Michael Klare, khi tái lập chuỗi sự kiện dẫn đến việc ông Trump ra quyết định trừ khử tướng Soleimani, người ta quan sát thấy rằng phe hệ tư tưởng đã tạo một áp lực thái quá với tổng thống Mỹ. Một cách hiển nhiên, chính ông Mike Pompeo chứ không phải là Mark Esper là người được tổng thống Trump lắng nghe tại các cuộc thảo luận bí mật về đối sách với Iran.
Tốt nghiệp trường Võ bị West Point và cựu sĩ quan bộ binh, tại Washington ông Pompeo nổi tiếng là người phản đối Iran dữ dội nhất và thái độ kiên trì của ông tìm cách ngăn cản mọi quyết định giảm quân số và trang thiết bị quân sự tại Cận Đông.
Do vậy, theo tác giả, dường như ông Trump, vốn cũng có tâm trạng chống Iran, đã rơi vào tầm ảnh hưởng của một phe luôn hiện diện trong thượng tầng bộ máy an ninh quốc gia. Điều đó đã mở đường cho ông thông qua vụ ám sát nhằm kích động một phản ứng hung hăng từ Teheran, trong mục đích mở rộng sự hiện diện quân sự của Mỹ trong khu vực.
Cho dù căng thẳng đã hạ bớt kể từ sau khi Iran đáp trả bằng một chuỗi oanh kích nhắm vào các địa điểm quân sự của Mỹ tại Irak, nhưng Iran có nguy cơ tiến hành những hành động trả đũa gián tiếp như để cho các lực lượng dân quân tự vệ tấn công các vị trí của Mỹ hay các đồng minh.
Hàng ngàn binh sĩ được gởi đến khẩn cấp tại vùng Vịnh để tăng viện cho bộ binh và hải quân trong suốt những tuần qua rất có thể sẽ phải ở lại thêm một thời gian, gạt trừ khả năng « tái triển khai » lực lượng sang vùng châu Á – Thái Bình Dương.
Dù vậy, tác giả kết luận, dù sớm hay muộn, cán cân một lần nữa sẽ lại nghiêng về phía tập trung chiến lược vào châu Á. Giới lãnh đạo ngoại giao Mỹ rất lo lắng trước sức mạnh đang lên của Trung Quốc nên phe này sẽ không để những xung khắc ở Trung Đông, mà theo họ không mấy gì quan trọng làm quên đi mục tiêu chính : Duy trì thế thượng phong của Mỹ trước các đối thủ địa chính trị là Nga và Trung Quốc.
http://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20200207-iran-trung-qu%E1%BB%91c-th%E1%BA%BF-l%C6%B0%E1%BB%A1ng-nan-nh%C3%A0-tr%E1%BA%AFng
Mục tiêu của Mỹ trong cạnh tranh chiến lược
với TQ ở Biển Đông và Biển Hoa Đông hiện nay
Trong một môi trường an ninh quốc tế được mô tả là một trong những cuộc cạnh tranh quyền lực lớn, Biển Đông đã nổi lên như một đấu trường cạnh tranh chiến lược giữa Mỹ và Trung Quốc. Cuộc cạnh tranh chiến lược giữa Mỹ và Trung Quốc trong Biển Đông tạo thành một yếu tố của Chính quyền Trump đối với cách tiếp cận tổng thể đối đầu hơn đối với Trung Quốc và của các nỗ lực của Chính quyền đối với việc thúc đẩy xây dựng khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương, được gọi là Ấn Độ tự do và mở (FOIP).Các hành động của Trung Quốc tại Biển Đông trong những năm gần đây bao gồm các hoạt động xây dựng đảo và xây dựng căn cứ trên diện rộng tại các địa điểm mà nó chiếm đóng ở quần đảo Trường Sa, cũng như các hành động của lực lượng hàng hải để khẳng định yêu sách của Trung Quốc chống lại các yêu sách cạnh tranh của các nước láng giềng trong khu vực như Philippines và Việt Nam đã làm tăng mối lo ngại của các nhà quan sát Mỹ rằng Trung Quốc đang giành quyền kiểm soát hiệu quả đối với Biển Đông, một lĩnh vực có tầm quan trọng về chiến lược, chính trị và kinh tế đối với Mỹ và các đồng minh và đối tác. Các hành động của lực lượng hàng hải Trung Quốc tại Quần đảo Senkaku do Nhật Bản quản lý ở Biển Hoa Đông là một mối quan tâm khác đối với các nhà quan sát Mỹ. Sự thống trị của Trung Quốc đối với khu vực gần biển Trung Quốc, có nghĩa là Biển Đông và Biển Hoa Đông, cùng với Biển Hoàng Hải có thể ảnh hưởng đáng kể đến lợi ích chiến lược, chính trị và kinh tế của Mỹ ở khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương và các nơi khác.
Các mục tiêu chung của Mỹ trong cạnh tranh chiến lược với TQ ở Biển Đông và Biển Hoa Đông
Mỹ có 5 mục tiêu chung trong cạnh tranh chiến lược giữa với Trung Quốc ở Biển Đông và Biển Hoa Đông. Thứ nhất, thực hiện các cam kết an ninh của Mỹ ở Tây Thái Bình Dương, bao gồm các cam kết hiệp ước với Nhật Bản và Philippines. Thứ hai, duy trì và tăng cường kiến trúc an ninh do Mỹ lãnh đạo ở Tây Thái Bình Dương, bao gồm các mối quan hệ an ninh của Mỹ với các đồng minh hiệp ước và các quốc gia đối tác. Thứ ba, duy trì sự cân bằng quyền lực trong khu vực có lợi cho Mỹ và các đồng minh và đối tác của mình. Thứ tư, bảo vệ nguyên tắc giải quyết tranh chấp một cách hòa bình và chống lại sự xuất hiện của một phương pháp tiếp cận có thể thay thế có thể có quyền đối với các vấn đề quốc tế; bảo vệ nguyên tắc tự do biển cả, đôi khi còn được gọi là tự do hàng hải. Thứ năm, ngăn chặn Trung Quốc trở thành bá chủ khu vực ở Đông Á và theo đuổi các mục tiêu này như là một phần của chiến lược lớn hơn của Mỹ để cạnh tranh chiến lược và quản lý quan hệ với Trung Quốc.
Các mục tiêu cụ thể của Mỹ trong cạnh tranh chiến lược với TQ ở Biển Đông và Biển Hoa Đông
Các mục tiêu cụ thể của Mỹ đối với cạnh tranh chiến lược Mỹ-Trung ở Biển Đông và Biển Hoa Đông bao gồm: Thứ nhất, không cho Trung Quốc thực hiện các hoạt động xây dựng căn cứ bổ sung trong Biển Đông, chuyển thêm nhân viên quân sự, thiết bị và vật tư cho căn cứ tại các địa điểm mà nó chiếm đóng trong Biển Đông, khởi xướng các hoạt động xây dựng đảo hoặc xây dựng căn cứ tại Bãi cạn Scarborough ở Biển Đông, tuyên bố các đường cơ sở thẳng xung quanh các đặc điểm đất đai mà nó tuyên bố trong Biển Đông, hoặc tuyên bố một khu vực nhận dạng phòng không (ADIZ) trên Biển Đông. Thứ hai, khuyến khích Trung Quốc giảm hoặc chấm dứt các hoạt động của lực lượng hàng hải tại Quần đảo Senkaku trong Biển Hoa Đông, tạm dừng các hành động nhằm gây áp lực đối với các địa điểm do Philippines chiếm đóng ở Quần đảo Trường Sa, giúp ngư dân Philippines tiếp cận nhiều hơn tới vùng biển xung quanh bãi cạn Scarborough hoặc Quần đảo Trường Sa, áp dụng định nghĩa của Mỹ/phương Tây về tự do biển cả và chấp nhận và tuân theo phán quyết của tòa án tháng 7/2016 trong vụ kiện trọng tài của Biển Đông liên quan đến Philippines và Trung Quốc.
Nhìn chung, hai mục tiêu chung và cụ thể của Mỹ là những điều dễ nhận thấy thông qua việc Chính quyền Tổng thống D.Trump đã thực hiện nhiều hành động khác nhau để cạnh tranh chiến lược với Trung Quốc trong Biển Đông và Biển Hoa Đông thời gian qua. Tuy nhiên, vấn đề của Quốc hội Mỹ hiện nay là liệu chiến lược của Chính quyền Trump để cạnh tranh chiến lược với Trung Quốc trong Biển Đông và Biển Hoa Đông có phù hợp và được cung cấp chính xác hay không và liệu Quốc hội có nên phê duyệt, từ chối hoặc sửa đổi chiến lược, mức độ tài nguyên để thực hiện hay cả hai.
http://biendong.net/bien-dong/32861-muc-tieu-cua-my-trong-canh-tranh-chien-luoc-voi-tq-o-bien-dong-va-bien-hoa-dong-hien-nay.html
Hoa Kỳ tranh chấp với Trung Cộng
về vị trí của Đài Loan trong tổ chức y tế thế giới
Tin từ Đài Bắc/GENEVA – Vào hôm thứ Năm (6/2), Hoa Kỳ và Trung Cộng nảy sinh tranh chấp về việc loại trừ Đài Loan khỏi các cuộc họp của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), với việc Bắc Kinh cáo buộc Washington “cường điệu” về mặt chính trị.Trước đó vào hôm thứ Năm (6/2), Đài Loan cáo buộc Trung Cộng cung cấp cho WHO thông tin sai về số ca nhiễm coronavirus trên đảo, sau khi WHO công bố số ca bệnh không chính xác vào đầu tuần này. Ông Andrew Bremberg, đại sứ Hoa Kỳ tại Liên Hiệp Quốc ở Geneva, thông báo với Ban điều hành WHO ở Geneva rằng cơ quan này nên làm việc trực tiếp với chính quyền Đài Loan. Nhật Bản ủng hộ đề nghị này trước sự phản đổi kịch liệt của Trung Cộng. Đài Loan hiện không phải là thành viên của WHO bởi vì Trung Cộng cho biết họ đang hoàn toàn đại diện cho Đài Loan trong tổ chức. Trung Cộng xem hòn đảo này là một tỉnh của họ và không phải là một quốc gia. Đài Loan tuyên bố rằng họ là một quốc gia độc lập được gọi là Trung Hoa Dân Quốc – tên chính thức của họ – và chưa bao giờ là một phần của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.
Vào hôm thứ ba (4/2), WHO sửa chữa số ca bệnh được báo cáo trên đảo sau khi tuyên bố có 13 ca. Tại thời điểm đó, Đài Loan chỉ có 10 ca. Vào hôm thứ Năm (6/2), Đài Loan cho biết họ đang có 16 trường hợp nhiễm bệnh.
Mộc Miên
https://www.sbtn.tv/hoa-ky-tranh-chap-voi-trung-cong-ve-vi-tri-cua-dai-loan-trong-to-chuc-y-te-the-gioi/
Hoa Kỳ di tản thêm công dân từ Vũ Hán về California
Có thêm hai chuyến bay thuê bao di tản công dân Hoa Kỳ khỏi tâm dịch ở Vũ Hán, Trung Quốc, về nước, dự kiến sẽ hạ cánh xuống California vào ngày 7/2, theo đài ABC7 News.Các chuyến bay này được Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ thuê, được cho là chở công dân Hoa Kỳ, với khoảng 300 hành khách trên máy bay.
Hai chuyến bay thuê bao này dự kiến sẽ đến các căn cứ không quân ở Nebraska và California vào ngày 7/2, theo tin từ Bộ Ngoại giao Mỹ. Các hành khách sau đó sẽ được cách ly 14 ngày dưới sự giám sát của Trung tâm Dự phòng và Kiểm soát Bệnh tật Hoa Kỳ (CDC). Một trong hai chuyến bay đã tới Vancouver, Canada, vào cuối ngày 6/2 và đang trên đường bay đến Hoa Kỳ, theo Fox News.
Trong khi đó Bộ Tư lệnh miền Bắc Hoa Kỳ cho biết một chuyến bay đang bay qua Vancouver và sau đó hạ cánh xuống Trạm không quân Miramar của Thủy quân lục chiến ở thành phố San Diego.
Chuyến bay còn lại sẽ hạ cánh xuống căn cứ không quân Travis ở khu vực Bay Area, tiếp nhiên liệu và sau đó bay đến Omaha, Nebraska, sau khi dừng lần đầu tại căn cứ không quân Lackland ở Texas.
Sau khi hạ cánh, những hành khách này sẽ được sàng lọc xem có nhiễm virus corona hay không và sẽ cách ly 14 ngày. Họ sẽ được lưu trú ở khu vực riêng, tránh tiếp xúc với quân nhân tại căn cứ cho đến khi có dấu hiệu an toàn, theo đài ABC7 News.
Trước đó cũng có nhiều chuyến bay của Bộ Ngoại giao chở hàng trăm người Mỹ di tản khỏi Trung Quốc khi dịch corona tiếp tục lan rộng. Một số chuyến bay đã hạ cánh tại Travis và Miramar.
Trong diễn biến liên quan, hôm 7/2, NBC News loan tin có 8 người Mỹ bị nhiễm virus corona trên du thuyền Diamond Princess tại Nhật. Hãng quản lý tàu là Princess Cruises cho biết, 8 hành khách Mỹ này được xác nhận dương tính trong số 41 trường hợp mới nhất. Hãng tàu này còn cho biết tính đến nay có đến 11 người Mỹ nằm trong số 61 người bị cách ly trên du thuyền.
Trước đó, trên lãnh thổ Hoa Kỳ đã có 12 bệnh nhân nhiễm virus corona: 6 trường hợp ở California, 1 ở Wisconsin, 1 ở Arizona, 1 ở bang Washington, 1 ở Massachusetts và 2 ở Illinois. Chưa có trường hợp tử vong đã được báo cáo ở Hoa Kỳ.
https://www.voatiengviet.com/a/hoa-ky-di-tan-them-cong-dan-tu-vu-han-ve-california/5278000.html
Tại Pháp, virus kỳ thị người châu Á
lây lan nhanh hơn virus corona
Thùy DươngTừ khi dịch bệnh viêm phổi cấp bùng lên, nhiều người châu Á bất ngờ chịu thái độ kỳ thị, bị xua đuổi tại Pháp vì virus corona, không chỉ người Trung Quốc mà cả người Việt Nam, Philippines, Lào, Cam Bốt, Hàn Quốc, Nhật Bản … Truyền thông Pháp trong những ngày qua đề cập nhiều đến thái độ bài châu Á, cũng như những nỗi buồn, lo sợ và cả nỗi tức giận của các nạn nhân.
Những ngày gần đây, trên mạng xã hội, hastag #Je ne suis pas un virus (Tôi không phải một con virus) được sử dụng rất nhiều để phản đối thái độ kỳ thị mà người châu Á phải chịu đựng do bị quy kết là làm lây lan dịch bệnh, nhất là người Hoa. Trên Facebook, ngày 25/01/2020, Hiệp hội giới trẻ Trung Quốc tại Pháp (AJCF) nhấn mạnh : « Không, người gốc Hoa không phải ai cũng mang virus corona ! Chúng tôi không phải những con virus ».
Một người Pháp gốc Hoa bày tỏ quan điểm trên mạng xã hội Twitter : « Xin chào các bạn, không phải người châu Á nào cũng là người Hoa. Không phải tất cả người Hoa đều sinh ra ở Hoa lục và đã từng đến Trung Quốc. Không phải người châu Á nào ho cũng là do nhiễm virus corona. Xúc phạm một người châu Á vì virus, cũng giống như lăng mạ một người Ả Rập về các vụ khủng bố ».
Phát biểu trên đài truyền hình France 24, ông Sacha Lin-Jung, một đại diện của Hiệp hội người Hoa tại Pháp cho biết : « Chúng tôi đã nghe thấy những câu chuyện liên quan đến việc người Pháp gốc châu Á, kể cả những người không phải gốc Hoa, bị chỉ trích trong các phương tiện giao thông công cộng. Chúng tôi có cảm giác một chứng hoang tưởngcó thể sẽ xuất hiện ngay cả khi thái độ đó là phi lý, vô căn cứ ».
Sự tổn thương vì bị đánh đồng
Trả lời đài RFI tiếng Pháp ngày 30/01/2020, bà Mai Lam Nguyen-Conan, chuyên gia về các vấn đề liên văn hóa, giải thích cụ thể hơn :
« Nỗi sợ virus không chỉ có ở nước Pháp, mà ở châu Á người ta cũng sợ, và cả ở nhiều nước khác nữa. Hiện giờ thì tại Pháp, nỗi sợ virus corona được người ta thể hiện nhắm vào tất cả những người có nét mặt Á đông. Ở đây, trước tiên là có sự đánh đồng giữa người Hoa và người không phải là người Hoa, tất cả người châu Á đều có thể bị coi là người Trung Quốc. Họ cũng đánh đồng khách du lịch Trung Quốc với người Pháp gốc Hoa. Người ta không thấy có sự khác nhau nào cả, vì thế người châu Á và người Hoa bị coi là một, người Hoa sống tại Pháp cũng bị coi như người Trung Quốc tới từ Hoa lục. Nói tóm lại, người ta đánh đồng tất cả mọi người. Và đó chính là điều đáng sợ và đáng buồn đối với những ai phải chịu đựng thái độ kỳ thị này ».
Về việc đánh đồng người châu Á với người Hoa,trả lời phỏng vấn của RFI Việt Ngữ, nhà nghiên cứu xã hội học Julien Le Hoang An, Đại học Bourgogne France-Comté cho biết thêm :
« Có hai cách giải thích : Có nhiều người không cố ý gọi người châu Á là người Trung Quốc, bởi vì đúng là họ không phân biệt được người Hoa, người Việt, người Cam Bốt, Hàn Quốc hay Nhật … Thế nhưng, nhiều khi gọi một người châu Á là người Trung Quốc hay những từ khác mang tính xúc phạm nặng nề hơn lại là cách để hạ thấp người châu Á, bởi vì gọi như vậy có nghĩa là người ta không muốn quan tâm đến bản sắc, văn hóa, lịch sử và nguồn gốc của người châu Á đó, mà chỉ dựa vào vẻ bên ngoài để gọi. Điều này gây tổn thương bởi vì châu Á hiểu rằng người gọi họ như vậy không quan tâm họ là ai, họ từ đâu tới ».
Sự kỳ thị âm thầm
Nhìn lại lịch sử, thái độ kỳ thị người châu Á xuất phát từ khi nào và do những yếu tố nào? Nhà nghiên cứu xã hội học Julien Le Hoang An giải thích :
« Sự kỳ thị nhắm vào người châu Á tồn tại từ lâu ở Pháp, cho dù hiện nay thái độ bài châu Á đặc biệt tăng mạnh do virus corona. Nhưng nếu chúng ta nói về sự kỳ thị, cần phân biệt hai hình thức : sự kỳ thị giữa các cá nhân, tức là giữa người này với người kia, người ta gọi đó là sự kỳ thị về tinh thần. Ngoài ra, còn có sự kỳ thị lên quan tới thể chế, đó là sự kỳ thị trong các định mức, tiêu chuẩn, chẳng hạn sự kỳ thị liên quan tới việc làm, chỗ ở … Về nét đặc thù của người châu Á, người ta thường có suy nghĩ là cộng đồng người Á châu là một nhóm thiểu số kiểu mẫu, hòa nhập rất tốt, chịu khó làm lụng vất vả và rất kín đáo. Cũng giống như nạn kỳ thị các sắc tộc khác, nạn kỳ thị người châu Á gắn liền với lịch sử xâm chiếm thuộc địa. Và người châu Á được cho là hiền lành, dễ bảo hơn người da đen, người Ả Rập».
Chính nết hiền lành, nhẫn nhịn, lối sốngkín đáo của người châu Á đã khiến họ không có những phản ứng mạnh như người gốc Phi hay Ả Rập khi bị tấn công, cướp bóc, hay phải hứng chịu những ngôn từ, câu chữ mỉa mai, chế giễu, những lời chửi bới, thóa mạ, lăng nhục trên đường phố, nơi công cộng, trên các mạng xã hội, thậm chí là ở trường học đối với các em nhỏ. Và điều này dường như đãgóp phần khiến nạn kỳ thị người châu Á tại Pháp ít được nhắc tới, ít được coi là nghiêm trọng, và thậm chí nhiều người còn tự cho quyền dùng những ngôn từ mà họ không dám sử dụng khi nói về người thuộc các chủng tộc khác, như người gốc Phi hay người Ả Rập.
Hôm Chủ Nhật 26/01, tờ báo Pháp Courrier Picard đã gây nhiều phản ứng mạnh khi chơi chữ, chạy tựa trang nhất « Virus corona Trung Quốc – Hiểm họa bất ngờ màu vàng », kèm theo bài xã luận « Một đại dịch vàng mới ? ». Ông Stéphane Nivet, tổng giám đốc Liên minh quốc tế chống kỳ thị sắc tộc và bài Do Thái (Licra) giận dữ nói với tuần báo L’Express : ”Quý vị hãy tưởng tượng nhé, nếu virus đến từ châu Phi, sẽ không có tờ báo nào dám giật tít « Mối đe dọa bất ngờ màu đen” »
Nhà xã hội học Julien Le Hoang An giải thích thêm với RFI Việt ngữ : « Chúng ta nên hiểu rằng sự kỳ thị thể hiện qua nhiều cách và ở mọi cấp độ, giữa các cá nhân với nhau cũng như ở tầm thể chế. Tùy theo nét mặt, giấy tờ, họ tên, kể cả giới tính, trình độ học vấn … mỗi người có thể sẽ chịu những sự kỳ thị, ít nhiều nghiêm trọng tùy tình huống, hoàn cảnh. Không thể phủ nhận những lời chửi bới, xúc phạm giữa các cá nhân, nhưng còn có nạn phân biệt đối xử ảnh hưởng tới việc làm, chỗ ở, quyền hưởng các dịch vụ công như chăm sóc y tế, giáo dục, đào tạo…
Ở đây, sự phân biệt đối xử mà người châu Á phải chịu khác so với người gốc Phi hay người Ả Rập. Vấn đề quan trọng là nạn bài người châu Á bị biến thành vô hình, không được trông thấy rõ, khiến người ta có cảm tưởng là người Á châu không hề bị kỳ thị, hòa nhập rất tốt, không gặp vấn đề gì. Nhưng vấn đề nằm ở chính chỗ đó. Những thứ người ta chỉ nhìn thấy bên ngoài cuối cùng lại khiến họ nghĩ rằng có thể nói bất cứ điều gì họ thích bởi vì những điều họ nói không phải là sự kỳ thị ».
Mặc dù vậy, theo bà Mai Lam Nguyen-Conan, người châu Á nay đã có nhiều hành động hơn để phòng ngừa nạn kỳ thị : « Mọi người đã bắt đầu thay đổi, bởi vì giới trẻ, thế hệ trẻ đã bắt đầu phản ứng. Họ rất cảnh giác đề phòng. Mỗi hành vi mang tính kỳ thị, bất kể đó là những câu bông lơn, đùa vui của các nhân vật nổi tiếng, những chương trình dù mang tính hài hước nhiều hơn là chỉ trích … đều bị phê phán. Họ rất cảnh giác, chú ý để phản ứng nhằm cho thấy ”những điều mà quý vị coi là vẫn chấp nhận được, là bình thường thực ra là có những tác động đến mọi người, khiến người ta bị tổn thương, xấu hổ. Tất cả những điều đó là có thật, tác động đến mọi người, đến nhiều gia đình, đến những đứa trẻ. Thái độ kỳ thị mà người ta nghĩ là thường thôi, không quá nghiêm trọng, những phán xét rập khuôn, định kiến … có thể giết chết người khác” ».
Những suy nghĩ chết người
Cách nay gần 3 năm rưỡi, vào tháng 08/2016, cái chết của một công nhân người Hoa tại Aubervilliers, ngoại ô Paris sau khi bị một nhóm thanh thiếu niên tấn công để cướp tiền, đã gây phẫn nộ trong dư luận, đặc biệt là trong cộng đồng người Hoa nói riêng và người châu Á nói chung tại vùng Ile-de-France (Paris và vùng phụ cận). Một làn sóng tuần hành phản đối rộng khắp đã nổ ra, nhất là ở Paris và thành phố ngoại ô Aubervilliers.
Báo Valeurs actuelles, ngày 23/01, cho biết theo các hiệp hội bảo vệ cộng đồng Á châu, tại vùng Ile-de-France, tính trung bình, cứ hai ngày lại có ít nhất một vụ tấn công nhắm vào người châu Á, cả người Pháp gốc Á và du khách châu Á, chủ yếu để cướp tiền, vì những suy nghĩ rập khuôn kiểu người châu Á kiếm được nhiều tiền và thường mang theo tiền trong người. Số vụ tấn công trên thực tế có lẽ còn cao hơn nhiều, vì nhiều người châu Á không muốn đi khai báo với nhà chức trách, do ngại tiếng Pháp không giỏi hoặc lo sợ bị trả thù. Một thực tế đáng lo ngại hơn là tại một số nơi, nhất là ở khu vực ngoại ô Paris, nạn tấn công người gốc Á ngày càng trở nên nghiêm trọng.
Vẫn luôn âm ỉ tồn tại dưới nhiều hình thức cho dù ít được nhắc tới vì nhiều lý do, nhưng nạn dịch virus corona bùng lên cuối năm 2019, đầu năm 2020 đã khiến nạn kỳ thị sắc tộc nhắm vào người châu Á còn lây lan nhanh và khiến nhiều người gốc châu Á tại Pháp bị tổn thương nhiều hơn cả nhưng vấn đề sức khỏe, y tế do virus corona gây ra. Dường như nạn dịch virus corona là cái cớ để nhiều người Pháp công khai bài xích người Á châu, nhưng ngược lại đây cũng là dịp để các nạn nhân đồng thanh nói về những gì họ phải chịu đựng nhằm có thể hạn chế những tổn thương tương tự sau này.
http://www.rfi.fr/vi/ph%C3%A1p/20200207-ph%C3%A1p-virus-corona-l%C3%A0n-s%C3%B3ng-k%E1%BB%B3-th%E1%BB%8B-ng%C6%B0%E1%BB%9Di-ch%C3%A2u-%C3%A1
Pháp : TT Macron công bố
tầm nhìn chiến lược quốc phòng và răn đe hạt nhân
Thùy DươngTổng thống Pháp Emmanuel Macron ngày 07/02/2020 công bố kế hoạch tầm nhìn chiến lược về quốc phòng và răn đe hạt nhân của Pháp, đồng thời dự kiến tăng cường đối thoại với châu Âu về các chủ đề nói trên.
Sau khi Anh Quốc rời khỏi Liên Hiệp Châu Âu hôm 31/01/2020, Pháp hiện giờ là nước duy nhất trong Liên Âu sở hữu vũ khí nguyên tử. Nguyên thủ Pháp khẳng định vẫn chú ý tới các quyền lợi của châu Âu, trong bối cảnh quốc tế ngày càng nhiều bất ổn.
AFP trích dẫn nguồn tin từ phủ tổng thống, theo đó, trong bài phát biểu trước các sĩ quan trường Chiến Tranh (Ecole de Guerre) tại Paris, vốn rất được giới quân sự rất mong đợi, nguyên thủ Pháp Macron mô tả tình hình thế giới và trình bày tham vọng của ông, các phương tiện tối tân, bước nhảy vọt về quốc phòng, sao cho Pháp không còn thụ động trước sự thống trị của Nga, Mỹ và Trung Quốc trên trường quốc tế.
Buổi đọc diễn văn kéo dài khoảng một giờ đồng hồ về tầm nhìn chiến lược trong quốc phòng và răn đe hạt nhân của Pháp là việc mà tất cả các tổng thống Pháp đều phải làm, với tư cách là tổng tư lệnh quân đội và là chủ nhân học thuyết răn đe hạt nhân, vốn được Pháp coi là chìa khóa cho chiến lược quốc phòng và đảm bảo cho những lợi ích sống còn của đất nước.
Cũng theo điện Elysée, tổng thống Macron kế thừa chiến lược từ những người tiền nhiệm và cải tiến cho phù hợp với tình hình thế giới hiện nay.
Tổng thống Pháp trước đây đã hứa chi 37 tỉ euro giai đoạn 2019-2025 để phát triển vũ khí nguyên tử phục vụ mục tiêu răn đe hạt nhân, tương đương 12,5% tổng ngân sách chi cho quốc phòng trong 7 năm.
http://www.rfi.fr/vi/ph%C3%A1p/20200207-ph%C3%A1p-macron-chi%E1%BA%BFn-l%C6%B0%E1%BB%A3c-qu%E1%BB%91c-ph%C3%B2ng-r%C4%83n-%C4%91e-h%E1%BA%A1t-nh%C3%A2n
Nga: máy bay chở khách ‘suýt trúng đạn’
của hỏa lực phòng không Syria
Một máy bay chở khách ở Syria đã buộc phải thay đổi hành trình sau khi suýt bị hệ thống phòng thủ tên lửa của chính nước này tấn công, BBC dẫn lời Bộ Quốc phòng Nga cho biết hôm 7/2.Máy bay chở khách chở 172 hành khách khởi hành từ Tehran tới Damascus đã phải hạ cánh khẩn cấp xuống căn cứ không quân Hmeimim do Nga kiểm soát ở Syria hôm 6/2 để tránh bị hỏa lực của Syria.
Các lực lượng Syria khi đó đang đáp trả các cuộc tấn công của Israel vào các mục tiêu ở Syria, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Nga, ông Igor Konashenkov nói, Reuters dẫn nguồn từ Thông tấn Nga Interfax và các cơ quan thông tấn khác của Nga cho biết.
Chiếc Airbus 320 sau đó chuyển hướng đến căn cứ không quân Hmeimim của Nga, ở phía tây bắc Syria, Bộ Quốc phòng Nga cho biết.
Ông Konashenkov cáo buộc quân đội Israel “lợi dụng sự hiện diện của máy bay chở khách dân sự như một lá chắn chống hỏa lực phòng không Syria” trong các hoạt động không chiến.
Hôm 6/2, các máy bay chiến đấu của Israel đã tiến hành các cuộc không kích vào các mục tiêu ở miền nam Syria, theo truyền thông nhà nước Syria.
Tờ Washington Post dẫn lời ông Konashenkov cho biết vụ việc xảy ra sau Israel cử bốn máy bay chiến đấu F-16 thực hiện cuộc không kích vào Syria.
https://www.voatiengviet.com/a/nga-may-bay-cho-khach-suy-trung-dan-hoa-luc-cua-syria/5278250.html
Virus corona : Một nhà hàng Việt Nam ở Praha
không tiếp khách Trung Quốc
Đức TâmLấy lý do bảo vệ sức khỏe của mọi người vì đang có dịch virus corona, một quán ăn Việt Nam tại Praha, thủ đô Cộng Hòa Séc, đã từ chối tiếp khách Trung Quốc.
Tài khoản có tên « Người già Praha – The Prague Geezer » trên mạng xã hội Facebook đưa tin, kèm với bức ảnh chụp thông báo của nhà hàng Việt Nam tại thủ đô Cộng Hòa Séc : « Để bảo vệ sức khỏe của mọi người, nhà hàng sẽ tạm thời không chấp nhận khách Trung Quốc. Mong quý vị thông cảm ». Thông báo được viết bằng ba thứ tiếng : Anh, Hoa và Séc.
Báo Pháp Le Figaro cho biết, qua điện thoại, một nhân viên nhà hàng không muốn giải thích cho nhà báo của hãng tin AFP vì sao lại có thông báo như vậy.
Theo truyền thông Séc, thông báo cấm khách hàng Trung Quốc nói trên chỉ được niêm yết có vài giờ và trong thời gian đó, không có khách hàng Trung Quốc nào đến nơi đây.
Thông báo đăng trên Facebook đã làm dấy lên rất nhiều phản ứng, chủ yếu là chỉ trích nhà hàng. Một người Trung Quốc gốc Chiết Giang, sinh sống tại Praha, đã viết trên Facebook : « Phân biệt đối xử, chúng tôi là người chứ không phải là virus. Hãy xóa bỏ những thành kiến đi ».
Cho đến nay, tại Cộng Hòa Séc, có 53 người bị nghi ngờ nhiễm virus corona, nhưng kết quả các kiểm tra đều âm tính, không ai bị lây nhiễm.
Cập nhật thông tin: Tài khoản của « Người già Praha – The Prague Geezer » đã đăng thư xin lỗi của nhà hàng Việt Nam.
http://www.rfi.fr/vi/vi%E1%BB%87t-nam/20200207-virus-corona-m%E1%BB%99t-nh%C3%A0-h%C3%A0ng-vi%E1%BB%87t-nam-%E1%BB%9F-praha-kh%C3%B4ng-ti%E1%BA%BFp-kh%C3%A1ch-trung-qu%E1%BB%91c
Trận tuyết lở thứ hai tại miền đông Thổ Nhĩ Kỳ
khiến hàng chục người thiệt mạng
Tin từ Istanbul – Vào hôm thứ tư (5 tháng 2), các viên chức Thổ Nhĩ Kỳ cho biết, 2 trận tuyết lở ở huyện Bahcesaray, tỉnh Van, thuộc miền đông Thổ Nhĩ Kỳ khiến 38 người thiệt mạng. Cơ quan khẩn cấp và thiên tai Thổ Nhĩ Kỳ (AFAD) cho biết, trận lở tuyết thứ hai xảy ra hôm thứ tư khiến 33 người thiệt mạng, trong khi họ đang tìm kiếm thêm 2 nạn nhân của trận tuyết đầu tiên, sau khi cứu được 8 người trước đó.Trận lở tuyết đầu tiên xảy ra hôm thứ ba (4/2) khiến 5 người thiệt mạng. Theo Reuters đưa tin, ông Fahrettin Koca, Bộ trưởng Y tế cho biết, có 75 người bị thương, và khoảng 700 nhân viên cấp cứu khẩn cấp được điều động đến khu vực xảy ra lở tuyết. Trong đoạn phim truyền hình từ huyện Bahcesaray, trong tuyết và gió lớn, hàng chục người dùng xẻng và gậy để đào những chiếc xe bị chôn vùi và lật đổ trong trận tuyết đầu tiên. Ông Suleyman Soylu, bộ trưởng Nội vụ cho biết, điều kiện tại khu vực này khiến các xe cấp cứu gặp khó khăn khi hoạt động. Sau đó, ông cho biết thêm, các hoạt động cấp cứu bị hoãn lại vì chính quyền lo rằng trận tuyết lở thứ ba trong khu vực có thể xảy ra.
Các nỗ lực cấp cứu sẽ tiếp tục sau các cuộc kiểm tra được tiến hành vào sáng thứ năm (6/2). Ông Osman Ucar, người đứng đầu AFAD, cũng bị chôn vùi trong trận lở tuyết. Tại bệnh viện, ông cho biết có khoảng 200 người đang tiến hành giải cứu tại hiện trường tại thời điểm trận lở tuyết thứ hai xảy ra.
Mộc Miên
https://www.sbtn.tv/tran-tuyet-lo-thu-hai-tai-mien-dong-tho-nhi-ky-khien-hang-chuc-nguoi-thiet-mang/
Triều Tiên không tiếp nhận
nhân viên ngoại giao nước ngoài vì virus corona
Triều Tiên không tiếp nhận các nhà ngoại giao nước ngoài mới được cử đến Triều Tiên vào lúc nước này tăng cường các nỗ lực chế ngự virus corona. Bình Nhưỡng đã thông báo cho các tòa đại sứ về biện pháp này, theo thông tin từ tòa đại sứ Nga đăng lên Facebook và Twitter.“Các viên chức ngoại giao cũng như các nhân viên mới không được ra vào Triều Tiên,” thông báo trên Facebook ngày 4/2 cho biết.
Tòa Đại sứ Nga nói thêm là Bình Nhưỡng cô lập 15 ngày đối với những nhân viên ngoại giao nước ngoài cần vào Triều Tiên không có lý do “cần thiết” rõ rệt.
Sứ quán Nga cho biết thêm nếu họ rời nơi cô lập trước thời hạn 15 ngày, họ sẽ bị cô lập trở lại.
Tăng cường các biện pháp
Ông Ken Gause, giám đốc Chương trình Phân tích Đối thủ tại CAN, hôm 5/2 nói với đài VOA rằng Triều Tiên đang tăng cường các biện pháp để ngăn chặn virus xâm nhập vào nước này vì hệ thống y tế của họ không thể đối phó được với dịch bệnh bùng phát.
“Khuynh hướng của họ là đóng cửa,” ông Gause nói tiếp. Ông nói thêm đáp ứng này là kiểu mẫu của Triều Tiên nơi giới lãnh đạo “biết là nếu lây nhiễm lọt vào trong nước thì sẽ khó mà ngăn chặn.”
Ban hành các biện pháp cô lập
Triều Tiên cũng áp dụng các biện pháp cô lập đối với các nhà ngoại giao và các nhân viên các tổ chức quốc tế làm việc tại nước này và giới hạn họ trong các tòa nhà của tòa đại sứ và những khu cư trú, theo Thông tấn xã Tass của Nga.
Tass cho biết là Bình Nhưỡng cũng cấm người nước ngoài vào các khánh sạn và nhà hàng ở Triều Tiên.
Các biện pháp mới được đưa ra sau khi Triều Tiên tạm thời đóng cửa biên giới với Trung Quốc bắt đầu từ ngày 22/1 và ngưng các chuyến bay và xe lửa tới lui Trung Quốc từ hôm thứ Sáu.
Làm việc với Hàn Quốc
Sau khi tham khảo với Hàn Quốc ngày 30/1, Bình Nhưỡng đóng cửa văn phòng liên lạc liên-Triều chung với Hàn Quốc tại thị trấn Kaesong nằm trên biên giới Triều Tiên.
Tính đến ngày 5/2, Hàn Quốc báo cáo có 19 ca dương tính với virus corona.
Triều Tiên tăng cường các biện pháp giữa lúc số lây nhiễm và tử vong vì virus mới gia tăng hàng ngày tại Trung Quốc. Chưa có báo cáo ca lây nhiễm nào tại Triều Tiên.
Ông Gause nói “Các nước chuyên chế thường có hạ tầng cơ sở y tế trống rỗng và khuynh hướng tự nhiên của họ là có hành động như thế.”
Yêu cầu ‘tuân thủ tuyệt đối’
Triều Tiên được cai trị bằng 3 thế hệ của triều đại Kim bằng sự kiểm soát chặt chẽ người dân kể từ năm 1945. Vào lúc chế độ phải đối phó với đe dọa của virus corona, Bình Nhưỡng kêu gọi người dân chứng tỏ “vâng phục tuyệt đối” những nỗ lực của họ, tờ báo chính thức của Triều Tiên Rodong Sinmun loan tin ngày 1/2.
Vào ngày 5/2, Thông tấn xã trung ương của nhà nước Triều Tiên KCNA cho hay hành khách vào tỉnh Jagang và Bắc Hamgyong của Triều Tiên tại vùng biên giới phía Bắc sẽ được kiểm tra tại những chốt kiểm tra.
‘Trụ sở chống dịch bệnh khẩn cấp’
Bản tin của KCNA cho biết chính phủ thành lập “những trụ sở chống dịch bệnh khẩn cấp” trên toàn quốc, “các tổ chức Đảng ở mọi cấp bậc và các giới chức y tế công cộng đang phát động một chiến dịch trong quần chúng làm việc để ngăn ngừa lây nhiễm virus corona.”
Ông Robert Manning, nhà nghiên cứu kỳ cựu tại Hội đồng Đại Tây Dương nói: “Tôi nghĩ dễ dàng cho một chế độ chuyên chế như Triều Tiên có những biện pháp ngay tức thì và chặt chẽ.”
Ông nói thêm, “Nhưng tôi cho rằng những nỗ lực của họ đáp ứng với đại dịch không khác gì so với những nỗ lực của Hoa Kỳ.”
(BTV Ahn So-young)
https://www.voatiengviet.com/a/tri%E1%BB%81u-ti%C3%AAn-kh%C3%B4ng-ti%E1%BA%BFp-nh%E1%BA%ADn-nh%C3%A2n-vi%C3%AAn-ngo%E1%BA%A1i-giao-n%C6%B0%E1%BB%9Bc-ngo%C3%A0i-v%C3%AC-virus-corona/5277705.html
Nhóm nghiên cứu Hồng Kông
phát minh thiết bị phát hiện virus corona trong 40 phút
Quý KhảiHôm qua (6/2), một nhóm nhà nghiên cứu Hồng Kông cho hay họ đã phát minh một thiết bị có hiệu quả kinh tế giúp xác định virus corona chủng mới (2019-nCoV) chỉ trong 40 phút, báo Tuổi Trẻ dẫn theo tờ South China Morning Post có trụ sở tại Hồng Kông cho hay.
Thiết bị này kiểm tra các mẫu chất lỏng cơ thể và theo nhóm nghiên cứu trên là có thể phát hiện virus corona chủng mới nhanh hơn công nghệ hiện tại. “Điểm tốt nhất là thiết bị này nhanh và có thể xách
tay”, ông Ôn Duy Giai (Wen Wei Jia), giáo sư vật lý tại Đại học khoa học kỹ thuật Hồng Kông (HKUST) và là người dẫn đầu nhóm nghiên cứu, thông tin.
Ông Ôn cho biết thiết bị này đã được đưa vào sử dụng tại hai thành phố ở Trung Quốc là Thâm Quyến cùng Quảng Châu, và ít nhất một bộ thiết bị đang được gửi đến tỉnh Hồ Bắc, trung tâm bùng phát dịch. Vị giáo sư nói: “Chúng tôi đã gửi thiết bị này tới nhiều nơi và hy vọng mọi người có thể sử dụng nó”.
Bước đột phá này được công bố trong bối cảnh giới chuyên gia cảnh báo tình trạng thiếu hụt các bộ dụng cụ xét nghiệm ở Trung Quốc đại lục.
Giáo sư Ôn kể lại nhóm nghiên cứu của ông đã vào cuộc chế tạo một thiết bị kiểm tra như trên vào tháng trước. Họ đã sử dụng các nguồn lực từ phòng thí nghiệm của ông Ôn ở Thâm Quyến, thành phố nằm sát Hồng Kông.
Cũng theo tờ South China Morning Post, dẫn bởi báo Pháp Luật TP.HCM, các thiết bị phát hiện truyền thống trong các phòng thí nghiệm mất từ 90 phút đến 3 giờ đồng hồ mới xác định được chủng virus Corona, do phương pháp gia nhiệt chậm hơn trong quá trình xét nghiệm ADN, còn được gọi là Phản ứng khuếch đại gen (PCR).
Phương pháp gia nhiệt PCR còn được Trung tâm Bảo vệ Sức khỏe của Hồng Kông sử dụng trong các cuộc xét nghiệm và mất khoảng 3 giờ đồng hồ mới hoàn thành.
Theo ông Ôn, với việc sử dụng một phương pháp khác có thể gia tăng nhiệt độ nhanh chóng đến mức yêu cầu, nhóm của ông đã bắt đầu làm việc sau khi nhận được một mẫu virus Corona từ Trung tâm kiểm soát dịch bệnh của Trung Quốc ở Bắc Kinh hôm 20/1.
Ông Ôn nói rằng nhóm ông cũng đã có những thiết bị có thể phát hiện các trường hợp nhiễm cúm A H1N1 và cúm gia cầm. Ông nói thêm chỉ trong vòng một tuần, những thiết bị này có thể chẩn đoán virus Corona.
Tiến sĩ Cao Nhất Bác (Gao Yi Bo) một học giả tham cứu tham gia dự án, cho hay thiết bị có độ chính xác cao miễn là mẫu được lấy chính xác, và thiết bị có thể được sử dụng ở những nơi ngoài bệnh viện hay phòng thí nghiệm.
“Thiết bị này dễ dàng vận hành như khi lấy mẫu máu”, TS Cao nói.
Chính quyền Hồng Kông đến tối hôm qua đã xác nhận ít nhất 24 trường hợp bị nhiễm virus Corona và một trường hợp tử vong.
Trung tâm bảo vệ sức khỏe của Hồng Kông trong một tuyên bố cho biết họ có đủ bộ dụng cụ xét nghiệm, sử dụng phương pháp gia nhiệt PCR cho hơn 20.000 mẫu xét nghiệm. Trung tâm này nói thêm họ đã lên kế hoạch mua thêm một lượng lớn bộ dụng cụ xét nghiệm.
“Phòng thí nghiệm của chúng tôi sẽ thường xuyên rà soát và cải thiện phương pháp xét nghiệm đối với chủng mới của virus Corona dựa trên bằng chứng khoa học mới nhất”, tuyên bố cho biết.
https://www.dkn.tv/the-gioi/nhom-nghien-cuu-hong-kong-phat-minh-thiet-bi-phat-hien-virus-corona-trong-40-phut.html
Dân Hong Kong đổ xô mua nhu yếu phẩm
giữa cơn sốt corona
Lo ngại ngày càng dâng cao tại Hong Kong vì virus corona bùng phát, tuần này cư dân Hong Kong bắt đầu cắm trại suốt đêm bên ngoài các cửa hàng để hy vọng mua được khẩu trang y tế trong khi những người khác vơ vét các nhu yếu phẩm gia dụng từ gạo cho đến giấy vệ sinh.Sáng 6/2, các kệ hàng trưng bày giấy vệ sinh, giấy lau tay, khăn lau dùng trong nhà bếp, thuốc sát trùng, và những sản phẩm giấy khác tại các siêu thị Hong Kong hầu như trống rỗng. Mọi thứ được mua sạch vào đêm hôm trước, phần lớn là vì các tin đồn trên mạng rằng Trung Quốc sẽ ngưng sản xuất giấy vệ sinh trong hai tuần tới.
“Những người trẻ đi biểu tình trước đây nói họ chống Trung Quốc—bây giờ hãy xem kìa! Nếu Trung Quốc ngưng xuất khẩu các loại vật dụng cần thiết đến đây thì chúng ta tìm ở đâu,” một phụ nữ lớn tuổi la lên trước các hàng kệ trống rỗng trong một siêu thị. Bà ám chỉ những người biểu tình chống chính quyền trong vài tháng nay khi cuộc khủng hoảng chính trị diễn ra tại Hong Kong.
Người dân cũng hối hả đi mua gạo-thực phẩm căn bản của người dân Hong Kong-những gói mì và vitamin, khiến cho các kệ hàng trống trải lạ thường, dù không thiếu thịt và rau trong các cửa hàng.
“Trông như chiến tranh sắp xảy ra!” một nhân viên siêu thị nói đùa khi một hàng dài khách hàng đang đứng chờ ở quầy tính tiền. Nhiều người rời siêu thị mang theo giấy vệ sinh, giấy lau tay và những cuộn giấy dùng trong nhà bếp.
Khẩu trang, các loại hàng vệ sinh cá nhân như giấy lau tay có cồn khan hiếm trầm trọng. Nhiều tiệm thuốc tây trưng bảng “Không có khẩu trang, không có giấy lau tay có cồn hay những chất sát trùng khác.”
Cửa hàng nào thông báo có khẩu trang thì ngay lập tức người ta tập trung tới xếp hàng rồng rắn. Hàng ngàn người chịu gió lạnh, cắm trại suốt đêm 4/2 bên ngoài một cửa hiệu tại Vịnh Cửu Long vì tại đây cho biết có khẩu trang mua từ Dubai.
Hiệp hội Y khoa Hong Kong ngày 6/2 cho biết ít nhất 10 bệnh viên tư phải đóng cửa tạm thời trong khi một số khác mở cửa chỉ vài giờ trong ngày vì thiếu khẩu trang y khoa, đài RTHK loan tin. Hiệp hội nói nếu vật phẩm y khoa không đến kịp, khoảng 400 bệnh viện khác có thể phải đóng cửa.
Thiếu khẩu trang y khoa
Hiệp hội cho biết mới đây đã nhận 30.000 khẩu trang do chính phủ cung cấp, nhưng chỉ đủ cho 600 bác sĩ tư, dù có hơn 1.000 bác sĩ yêu cầu.
Bác sĩ Douglas Chan, một thành viên của Hội đồng Hiệp hội được RTHK trích lời nói “Chúng tôi nói với các thành viên của chúng tôi là nếu các bạn không có đủ khẩu trang, các bạn nên giữ cho an toàn và đóng cửa bệnh viện, đừng tự đặt mình vào tình trạng nguy hiểm.”
“Trong thời kỳ có bệnh SARS, đồng nghiệp của chúng ta có nhiều người chết. Một số bác sĩ tư chết vì SARS. Chúng ta hy vọng chuyện này không tái diễn tại Hong Kong,” bác sĩ Chan nói ám chỉ đến vụ bùng phát triệu chứng hô hấp cấp tính trầm trọng vào năm 2003 làm hơn 800 người thiệt mạng trên toàn thế giới.
Trong khi đó, hàng trăm nhân viên bệnh viện yêu cầu chính phủ đóng cửa tất cả biên giới với Trung Quốc và cung cấp khẩu trang và quần áo bảo hộ thích ứng, tiếp tục cuộc đình công sang ngày thứ tư. Họ đe dọa tiếp tục đình công nếu giới hữu trách từ chối thương thuyết với họ.
Sáng 6/2 nhân viên y tế xếp hàng dài bên ngoài một số bệnh viện công trong thành phố, giữa lúc nhiều người chờ ký tên tham gia đình công, đài RTHK loan tin.
“Nếu không đảm bảo được an toàn cho nhân viên y tế, thì làm sao họ có thể trở lại làm việc?” phó chủ tịch Liên minh Nhân viên Thẩm quyền Bệnh viện Ivan Lam được trích lời nói. Ông cảnh báo về tình trạng nhân viên y tế xuống tinh thần và có thể từ chức hàng loạt nếu thiếu dụng cụ bảo hộ phù hợp.
Đóng cửa biên giới
Chính quyền Hong Kong trong tuần này loan báo đóng cửa một vài cửa khẩu với Trung Quốc, nhưng một ít vẫn còn mở. Hôm 5/2, nhà chức trách nói không thực tế nếu đóng tất cả cửa khẩu nhưng sẽ cô lập trong 14 ngày đối với những người nào từ Hoa lục đến. Nhiều nhân viên y tế nói việc này không thích ứng để chặn đứng dịch bệnh và lo ngại về việc nhiều người ở Hoa lục sẽ tiếp tục đổ xô đến Hong Kong để chữa trị như đã xảy ra trong những tuần qua.
Trong khi đó, khoảng 3.600 người vẫn còn kẹt trên con tàu du lịch World Dream đang neo ở Hong Kong vì virus corona trong khi các giới chức y tế đang tìm những người khác có mặt trên tàu trong một chuyến đi trước đó.
Ngày 5/2, Trung tâm Bảo vệ Sức khỏe nói sau khi có 8 du khách từ Hoa lục có mặt trên tàu từ 19-24/1 được xác nhận bị nhiễm virus corona, trung tâm đã khám sức khỏe cho hơn 1.800 hành khách và hơn 1.800 thủy thủ đoàn trên tàu. Những người này được yêu cầu ở lại trên tàu trong khi việc kiểm tra y tế tiếp tục.
Tối ngày 5/2, ba thành viên trong thủy thủ đoàn bị sốt và được đưa đến một bệnh viện trong khi 33 thành viên thủy thủ đoàn có những triệu chứng nhiễm trùng đường hô hấp. Trung tâm kêu gọi những người đi tàu từ ngày 19-24/1 và đã rời tàu đến trình diện nhà cầm quyền.
Một hành khách đưa một video lên Facebook cho thấy những hoạt động vui chơi ngoài trời trên tàu phần lớn đóng cửa trong khi nhiều người ở bên trong giải khuây bằng mạt chược và nhiều người khác ở trong phòng xem TV.
Con số tử vong vì virus corona bùng phát tại Trung Quốc lên đến gần 600 hôm 6/2. Có ít nhất 230 ca được xác nhận bên ngoài Hoa lục, trong đó có 1 người chết tại Hong Kong và một người khác thiệt mạng tại Philippines.
(BTV Verna Yu)
https://www.voatiengviet.com/a/d%C3%A2n-hong-kong-%C4%91%E1%BB%95-x%C3%B4-mua-nhu-y%E1%BA%BFu-ph%E1%BA%A9m-gi%E1%BB%AFa-c%C6%A1n-s%E1%BB%91t-corona-/5277698.html
Virus corona: BS Lý Văn Lượng,
người đầu tiên cảnh báo về bệnh dịch qua đời
Bệnh viện điều trị cho bác sĩ Trung Quốc Lý Văn Lượng – người đầu tiên tìm cách đưa ra những cảnh báo đầu tiên về sự bùng phát của virus corona, xác nhận ông đã qua đời sau khi nhiễm bệnh.Ông Lý nhiễm virus khi làm việc tại Bệnh viện Trung ương Vũ Hán.
Ông là người lên tiếng cảnh báo cho đồng nghiệp vào ngày 30/12 về dịch corona, nhưng bị cảnh sát yêu cầu dừng việc “phát tán những bình luận sai lệch”.
Đã có nhiều thông tin trái chiều về cái chết của ông, nhưng tờ Daily Daily giờ đây cho biết ông Lý đã chết vào lúc 02:58 ngày thứ Sáu 7/2.
Theo số liệu mới nhất của Ủy ban Y tế Quốc gia, virus corona đã giết chết 636 người và có khoảng 31.161 người bị nhiễm ở Trung Quốc đại lục.
Số người chết bao gồm 73 trường hợp tử vong mới được cập nhật hôm thứ Năm.
Bác sĩ TQ tìm cách cảnh báo về virus bị cảnh sát đe dọa
Virus corona: Tác động đến cơ thể như thế nào?
Virus corona lây lan ngay cả ‘trước khi có triệu chứng bệnh’
Chủng mới của virus corona tạo ra bệnh viêm đường hô hấp cấp tính thường bắt đầu với các triệu chứng là sốt, sau đó là ho khan.
Hầu hết những người nhiễm bệnh có khả năng phục hồi hoàn toàn – giống như bị cúm.
Câu chuyện của Bác sĩ Lý Văn Lượng
Bác sĩ Lý Văn Lượng, bác sĩ nhãn khoa, đã đăng câu chuyện của chính mình lên Weibo từ giường bệnh một tháng sau ông gửi đi cảnh báo đầu tiên về virus corona.
Bác sĩ 34 tuổi này đã cảnh báo về bảy trường hợp nhiễm virus mà ông cho là giống SARS – loại virus dẫn đến dịch bệnh toàn cầu năm 2003.
Tập Cận Bình: “TQ đối mặt tình huống nghiêm trọng” do virus corona
Nhân loại sẽ không tránh khỏi đại dịch cúm chết chóc?
Virus corona: ‘Rút giấy phép các nhà thuốc tăng giá khẩu trang là sai luật’
Vào ngày 30 tháng 12, ông đã gửi tin nhắn vào nhóm trò chuyện cho các bác sĩ, cảnh báo họ mặc đồ bảo hộ để tránh bị lây nhiễm.
Bốn ngày sau, ông nhận được lệnh triệu tập đến Văn phòng Công an và bị buộc phải ký vào một lá thư. Trong thư, ông bị buộc tội “đưa ra những bình luận sai lệch” làm xáo trộn nghiêm trọng trật tự xã hội “.
Ông là một trong tám người bị cảnh sát điều tra vì “tung tin đồn”. Sau đó, chính quyền địa phương đã xin lỗi ông vì điều này.
Trên trang Weibo cá nhân, ông Lý mô tả vào hôm 10/1 ông bắt đầu ho, ngày hôm sau ông bị sốt và hai ngày sau ông phải nằm viện. Ông được chẩn đoán nhiễm coronavirus vào ngày 30 tháng 1.
Trung Quốc phản ứng ra sao?
Trên khắp các trang mạng xã hội Trung Quốc, làn sóng giận dữ và tiếc thương bùng nổ sau tin về cái chết của bác sĩ Lý hôm thứ Năm.
Hai hashtag “Chính phủ Vũ Hán nợ bác sĩ Lý Văn Lượng lời xin lỗi” và “Chúng tôi muốn tự do ngôn luận” trở nên phổ biến nhất.
Cả hai hashtag trên nhanh chóng bị kiểm duyệt. Khi BBC vào trang Weibo sáng thứ Sáu, hàng trăm ngàn bình luận đã bị xóa sạch.
Nhiều ngườiđăng bài dưới hashtag: “Bạn có thể đối phó với việc này không, bạn có hiểu không?” – ý nói đến bức thư mà bác sĩ Lý bị yêu cầu phải ký khi ông bị buộc tội gây rối “trật tự xã hội”.
Hiện tại, chỉ còn lại một số ý kiến chỉ trích – nhiều trong số đó không trực tiếp nêu tên ông – nhưng có thể xem là dấu hiệu chỉ rõ sự tức giận và mất lòng tin đối với chính phủ Trung Quốc.
“Đừng quên cảm giác bạn đang có lúc này. Đừng quên sự tức giận này. Chúng ta không được để điều này xảy ra một lần nữa”, một bình luận trên Weibo viết.
“Sự thật sẽ luôn bị xem là một tin đồn. Bạn sẽ dối trá được bao lâu? Bạn vẫn còn tiếp tục nói dối? Bạn còn gì che giấu nữa?” một người khác bình luận.
Tại sao có tin lộn xộn về cái chết của ông?
Thời báo Hoàn cầu, Nhân dân Nhật báo và các phương tiện truyền thông Trung Quốc khác đã đưa tin về cái chết của bác sĩ Lý trước đó hôm thứ Năm.
Bác sĩ Lý, ban đầu được xác nhận đã qua đời vào lúc 21:30 giờ địa phương. Tin này đã gây ra làn sóng phản ứng mạnh mẽ trên Weibo (mạng xã hội tương đương với Twitter ở Trung Quốc).
Nhật báo Nhân dân đăng một tweet nói rằng, cái chết của bác sĩ Lý dấy lên “nỗi đau quốc gia”.
Tuy nhiên, sau đó, tờ Thời báo Hoàn cầu cho biết ông đang được cấp cứu bằng phương pháp ECMO (oxy hóa qua màng ngoài cơ thể) giúp tim bơm máu và giữ cho máu được oxy hóa mà không đi qua phổi.
Tờ báo này cho biết ông đang trong tình trạng nguy kịch.
Các nhà báo và bác sĩ tại hiện trường, những người muốn giấu tên, nói với BBC và các hãng thông tấn khác rằng, đã có sự can thiệp của quan chức chính phủ trong việc này.
Các trang thông tin chính thống đã được yêu cầu thay đổi bài viết trước đó, ghi nhận rằng bác sĩ Lý vẫn đang được điều trị.
Các hãng thông tấn sau đó đã đưa tin mới về thời gian tử vong của bác sĩ Lý:
”Chúng tôi vô cùng thương tiếc cái chết của bác sĩ #Vũ Hán Lý Văn Lượng, người không may bị nhiễm #Coronavirus trong khi chiến đấu với dịch bệnh. Sau tất cả nỗ lực cứu chữa, ông đã qua đời vào 2:58 sáng, 7/2.”
Theo các Ủy ban y tế quốc gia Trung Quốc, hầu hết những người bị tử vong vì virus corona đều trên 60 tuổi hoặc mắc các bệnh lý khác. Tuy nhiên, hồ sơ bệnh án của bác sĩ Lý không được công bố.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-51400260
Trung Quốc đang điều tra
sau vụ bác sĩ Lý Văn Lượng tử vong
Hôm 7/2, Chính quyền Trung Quốc cho biết họ đang điều tra cái chết của bác sĩ Lý Văn Lượng (Li Wenliang), người đã qua đời vì virus corona và từng đã bị cảnh sát cảnh cáo vì dám lên tiếng báo động về sự lây lan của dịch bệnh corona, theo đài NBC News.Trong một tuyên bố, Ủy ban Kiểm tra-Kỷ luật Trung ương của Đảng Cộng sản Trung Quốc cho biết sẽ cử một nhóm làm việc tới Vũ Hán, “để tiến hành một cuộc điều tra toàn diện về các vấn đề mà công chúng đã lên tiếng liên quan đến Bác sĩ Lý Văn Lượng” vẫn theo NBC News.
Bác sĩ Lý, một chuyên gia về mắt tại Bệnh viện Trung ương Vũ Hán, 33 tuổi, theo một tài liệu của cảnh sát, đã chết vào lúc 2h58 sáng thứ Sáu 7/2 (giờ địa phương), Ủy ban Y tế Thành phố Vũ Hán đã xác nhận trong một tuyên bố, trong khi đưa ra lời chia buồn và “sự cảm thông sâu sắc đến gia đình ông ấy”.
Theo hãng tin AP, việc bác sĩ Lý qua đời đã khiến cộng đồng mạng dậy sóng, khi họ bày tỏ sự đau buồn và phẫn nộ về cách chính quyền đối xử ông cùng 7 người khác.
XEM THÊM:
Bác sĩ Trung Quốc báo động về virus corona qua đời
Tám người này bị công an Vũ Hán khiển trách hồi tháng trước vì đã lan truyền điều mà họ gọi là thông tin “thất thiệt và phi pháp” về virus corona.
Bác sĩ Lý đã thông báo cho một nhóm bác sĩ trên mạng xã hội Trung Quốc về 7 ca bệnh ông biết và đăng một bức hình về kết quả xét nghiệm hầu giúp các bác sĩ khác.
Trả lời phỏng vấn Times qua tin nhắn điện thoại liên quan đến vụ việc, bác sĩ Lý từng nói rằng: “Nếu các quan chức tiết lộ thông tin về dịch bệnh sớm hơn, tôi nghĩ tình hình đã khá hơn rất nhiều. Cần phải minh bạch và cởi mở hơn”.
Bệnh viện Trung tâm Vũ Hán thông báo trên mạng xã hội rằng bác sĩ Lý “không may nhiễm bệnh trong cuộc chiến chống lại dịch bệnh viêm phổi do lây nhiễm chủng virus corona mới”.
“Chúng tôi vô cùng thương tiếc và đau buồn”, thông cáo của bệnh viện nói.
Tổ chức Y tế Thế giới chia sẻ trên Twiter rằng: “Chúng tôi vô cùng đau đớn khi hay tin bác sĩ Lý Văn Lượng qua đời. Chúng ta phải tôn vinh những gì ông ấy đã làm” trong cuộc chiến chống lại virus corona.
https://www.voatiengviet.com/a/trung-quoc-dieu-tra-sau-vu-bac-sy-ly-van-luong-tu-vong/5278080.html
‘Hãy cứu lấy chúng tôi’, một người mẹ ở Vũ Hán cầu cứu
Tuệ MinhShin Watanabe có bài trên Nikkei ngày 06/02, kể về một người mẹ ở Vũ Hán đã cầu cứu vì không có chỗ trong bệnh viện, trong bối cảnh chính quyền Trung Quốc xây dựng nhanh chóng 2 bệnh viện dã chiến nhưng không theo kịp tốc độ tăng đột biến các trường hợp lây nhiễm virus Corona.
Hai bệnh viện dã chiến Hỏa Thần Sơn và Lôi Thần Sơn của Trung Quốc với sức chứa khoảng 2.600 giường đã đi vào hoạt động hôm 03/02 và 06/02 tại Vũ Hán, nhưng thành phố 11 triệu dân, nơi trung tâm của sự bùng phát dịch Corona đang cố gắng để theo kịp sự gia tăng nhanh chóng của bệnh nhân.
Mặc dù, Trung Quốc cũng đã gửi hơn 10.000 chuyên gia y tế từ khắp đất nước đến Vũ Hán nhưng tình hình xảy ra vẫn đang thảm khốc.
Một người phụ nữ đã nói với tờ Nikkei trong một email vào hôm 05/05, dì và chú của cô đã chết vì virus Corona. Cha cô bị sốt 39 độ C sau khi đến thăm họ và được chẩn đoán nhiễm virus Corona vào ngày thứ Hai, nhưng được cho biết phải ở nhà vì không có giường tại bệnh viện.
“Ông ấy sẽ không sống sót với tình hình này”, cô nói. “Tôi muốn họ chuẩn bị một chiếc giường cho ông ấy càng sớm càng tốt.”
Một người phụ nữ khác cho biết, mẹ, chồng và hai con của cô bị ho và sốt, nhưng vẫn chưa được xét nghiệm virus Corona vì thiếu nguồn cung cấp. Cô ấy nói “Ai sẽ cứu mạng họ?”.
Số bệnh nhân ở Vũ Hán đã tăng 1.967 trong một ngày lên tới 8.351 vào lúc 12 giờ sáng ngày 05/02, theo các cơ quan y tế Trung Quốc.
Hôm 03/02, chính quyền thành phố Vũ Hán cho biết, 28 bệnh viện với sức chứa chính thức là 8.199 giường đang điều trị cho các bệnh nhân nhiễm virus Corona, một số người đã xếp chỗ ở hành lang, đưa tổng số thực tế lên tới 8.279 giường.
Theo giới chức y tế Hồ Bắc, tổng số ca tử vong tại Vũ Hán tính đến ngày 06/02 là 549 người và 19.655 ca nhiễm virus. Thành phố cũng có tỷ lệ lây nhiễm 4,3%, so với mức trung bình 2,0% trên toàn lục địa. Đáng chú ý, có một trẻ sơ sinh được chẩn đoán nhiễm virus Corona chỉ 30 giờ sau khi chào đời.
Hôm 04/02 các quan chức tại Vũ Hán cho biết hôm, bệnh nhân nhiễm dịch ở Vũ Hán đã có mặt ở nhiều bệnh viện, gây khó khăn cho việc quản lý ổ dịch. Các nguồn cung cấp như ống hít oxy được sử dụng cho bệnh nhân trong tình trạng nghiêm trọng cũng đang cạn kiệt.
https://www.dkn.tv/the-gioi/hay-cuu-lay-chung-toi-mot-nguoi-me-o-vu-han-cau-cuu.html
Có nhà khoa học Trung Quốc xác định
tê tê là vật chủ chứa virus corona
Triệu HằngCác nhà nghiên cứu Trung Quốc cho biết, dịch virus corona gây chết người có thể đã lây lan từ loài dơi cho người thông qua buôn bán bất hợp pháp loài tê tê – động vật có vú duy nhất có vảy trên thế giới, vốn là món ăn lẫn vị thuốc đắt tiền ở châu Á.
Tê tê là một trong những động vật có vú bị buôn bán nhiều nhất ở châu Á, mặc dù chúng được bảo vệ theo luật quốc tế, bởi thịt của loài này được coi là một món ngon ở các nước như Trung Quốc và vảy của nó được sử dụng trong y học cổ truyền, Quỹ Động vật Hoang dã Thế giới cho biết.
“Phát hiện mới nhất này sẽ có ý nghĩa lớn đối với việc ngăn chặn và kiểm soát nguồn gốc (của virus)”, Đại học Nông Nghiệp Miền Nam Trung Quốc nơi dẫn đầu cuộc nghiên cứu cho biết trong một tuyên bố trên website.
Dịch bệnh đã cướp đi sinh mạng của 636 người ở Trung Quốc đại lục, được cho là khởi phát từ một chợ ở Vũ Hán thuộc miền trung Trung Quốc và cũng là nơi buôn bán động vật hoang dã tươi sống.
Các chuyên gia y tế nghĩ rằng có thể nguồn gốc của virus từ loài dơi và sau đó truyền sang người, có khả năng thông qua một loài khác.
Trình tự bộ gen của chủng mới của virus corona được phân tách từ những con tê tê trong nghiên cứu giống tới 99% với virus từ người nhiễm bệnh, Reuters dẫn lời hãng tin Tân Hoa Xã (Trung Quốc) cho biết thêm rằng nghiên cứu cho thấy tê tê là vật chủ trung gian có khả năng chứa bệnh nhất.
Nhưng Dirk Pfeiffer, giáo sư y học thú y tại Đại học thành phố Hồng Kông lưu ý rằng nghiên cứu vẫn còn một chặng đường dài để chứng minh tê tê đã truyền virus.
https://www.dkn.tv/the-gioi/nha-khoa-hoc-trung-quoc-xac-dinh-te-te-la-vat-chu-chua-virus-corona.html
Trong 12 ngày mắc bệnh và chết, bệnh nhân
mang thai nhiễm Coronavirus đã xuất hiện ‘phổi trắng’
Weng Qiuqiu (bí danh), một phụ nữ 31 tuổi ở thành phố Hoàng Cương, tỉnh Hồ Bắc, đã ngã bệnh ngay sau khi cô mang thai với các triệu chứng đau đầu, ho, khó thở và qua đời chỉ 12 ngày sau đó. Phổi của cô ấy chuyển sang màu trắng và cô ấy qua đời không biết mình đang mắc phải bệnh gì.Theo tờ ThePaper.cn, chồng của Weng, anh Chen Yong (bí danh) cho biết, vào ngày 07/01, vợ anh đã đến một chợ sản xuất để mua đầu cá, thịt gà và rau. Khi về đến nhà, cô làm lẩu và ăn tối cùng gia đình. “Vào ngày 08/01, vợ tôi nói rằng cô ấy cảm thấy không khỏe. Cô ấy nghỉ ở nhà với cô con gái 5 tuổi vào ngày 09/01. Buổi trưa, cô ấy nhắn tin cho tôi trên WeChat, nói rằng cô ấy bị cảm. Cô ấy nhờ tôi mua một ít thuốc cảm sau khi làm việc và mua một hộp dụng cụ thử thai. Cô ấy nghĩ rằng mình đã mang thai.”
“Ngày hôm đó, tôi về nhà đưa cho cô ấy thuốc cảm và dụng cụ thử thai. Hai vợ chồng rất hạnh phúc vì quả thật cô ấy đã mang bầu. Cô ấy đã ăn rất nhiều cơm vào buổi tối hôm ấy, nhưng tinh thần cô ấy vẫn không tốt hơn”, anh Chen nói.
“Ngày 10/01, cô ấy đánh thức tôi dậy vào khoảng 3 giờ sáng, nói rằng cô ấy cảm thấy rất không ổn. Cô ấy bị đau đầu, đau họng và sốt hơn 38 độ. Tối hôm đó, chúng tôi đạp xe điện và đưa cả con gái đến bệnh viện”.
Chúng tôi đã đến bệnh viện y học cổ truyền Trung Quốc tại thành phố Hoàng Cương. Bác sĩ nói rằng chúng tôi cần đợi đến ban ngày để được tiêm. Chúng tôi lấy một ít thuốc cúm và quay về nhà, trên đường về nhà. Khi về đến nhà thì đã hơn bốn giờ sáng, vợ tôi ho rất nhiều và không ngủ được”.
Hai vợ chồng quay lại bệnh viện vào khoảng 7 giờ sáng. Sau khi chụp X-quang, bác sĩ nói rằng cổ họng của người vợ đã bị nhiễm trùng và viêm. Cô ấy đang mang thai nên không thể uống thuốc hoặc tiêm, nên họ đã đến trung tâm dịch vụ chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em ở Hoàng Cương vào buổi chiều, nhưng các bác sĩ cũng nói điều tương tự, họ buộc phải tới bệnh viện y học cổ truyền Trung Quốc – khoa hô hấp. Đến lúc đó, người vợ bị khó thở và đã quá yếu để di chuyển, tình trạng trở nên nguy kịch hơn thông thường rất nhiều.
“Sau khi làm điện tâm đồ (ECG) trong bệnh viện y học cổ truyền Trung Quốc, bác sĩ yêu cầu chúng tôi chuyển đến Bệnh viện Trung ương Hoàng Cương. Không được điều trị tại đó, chúng tôi đã đến Bệnh viện Liên đoàn Hoàng Cương. Lúc đó đã là 4 – 5 giờ chiều, vợ tôi không nói được nữa, tôi đã rất đau khổ.”
Cuối cùng vào lúc 11 giờ tối, vợ anh ấy đã được chuyển đến bệnh viện 3A ở Vũ Hán.
“Khi chúng tôi đến bệnh viện ở Vũ Hán, bác sĩ nói với tôi rằng vợ tôi bị nhiễm vi khuẩn và phổi của cô ấy đã chuyển sang màu trắng. Vào tối ngày 10/01, vợ tôi được đưa đến bệnh viện ở Vũ Hán. Lúc đầu, cô được đưa vào khoa sốt. Nhưng đến 1 hoặc 2 giờ sáng ngày 11/01, cô được chuyển đến phòng cấp cứu và nhanh chóng được đưa vào phòng chăm sóc đặc biệt”.
“Có rất nhiều bệnh nhân trong bệnh viện đêm đó, một số gia đình không đeo khẩu trang”. Anh nói.
Người vợ đã được cách ly sau khi được đưa vào đơn vị sốt, nơi các bác sĩ cho biết cô đã bị nhiễm viêm phổi không rõ nguyên nhân.
“Vào ngày 11/01, tôi như bị khủng hoảng khi bác sĩ nói rằng vợ tôi bị bệnh nặng và cần thiết bị y tế để thay đổi phác đồ điều trị. Chi phí khá cao, ở mức 20.000 nhân dân tệ (2.880 đô la) mỗi ngày và chỉ có ít hơn 10% cơ hội sống sót”.
“Tôi sống trong một ký túc xá gần đó, tôi không thể đến thăm vợ mình và hàng ngày tôi đều tìm mọi cách để kiếm tiền. Trong ba ngày đầu tiên sau khi cô ấy vào bệnh viện, mỗi ngày tôi phải trả 50.000 đến 60.000 nhân dân tệ, và sau đó chi phí là 20.000 nhân dân tệ mỗi ngày”.
“Tôi muốn gặp vợ tôi, muốn nói chuyện với cô ấy nhưng không được”, anh Chen nói. “Đôi lúc tôi gọi điện hỏi bác sĩ, và mỗi lần như vậy, họ đều thông báo rằng cô ấy chưa tỉnh và tình trạng đang ở mức nghiêm trọng, hoặc nghiêm trọng hơn trước đây. Cô đã mang thai và hệ thống miễn dịch đã suy giảm, bác sĩ nói với tôi rằng tay và chân của vợ tôi đã chuyển sang màu tím, và tình trạng của cô ấy xấu đi rất nhanh”.
“Sau khi vợ tôi được chăm sóc đặc biệt, tôi không bao giờ gặp lại cô ấy cho đến khi nhận được tro cốt của cô ấy. Tới ngày 21/01, tôi thực sự không thể vay được tiền nữa và tình trạng vợ tôi không hề có tiến triển, tôi thực sự rất đau khổ”.
Sau khi đã vay mượn khoảng 200.000 nhân dân tệ (28.000 đô la) để chữa trị, tình trạng của Weng Qiuqiu đã không được cải thiện. Người chồng Chen Yong cuối cùng đã ký đồng ý từ bỏ điều trị. Weng Qiuqiu chết trong vòng một giờ sau đó, lúc 13:46 chiều. Tối cùng ngày, thi thể cô được đưa về nhà tang lễ để hỏa táng, giấy chứng tử ghi rõ bệnh nhân chết vì sốc nhiễm trùng, suy hô hấp tuần hoàn và viêm phổi nặng.
Một ngày sau đó, anh Chen đã đến nhà tang lễ để lấy bình đựng tro cốt, và bên ngoài có rất nhiều người giống như anh đang chờ để lấy tro cốt người thân.
Tháng Giêng vừa qua, đợt bùng phát viêm phổi do Coronavirus mới đã lan rộng trên toàn quốc bắt đầu từ Vũ Hán, cách khoảng 100 dặm là quận Kỳ Xuân, Hoàng Cương, nơi cô Weng Qiuqiu sống. Hoàng Cương là khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất ngay bên cạnh Vũ Hán. Nhiều cư dân mạng đã phản hồi bài viết về người phụ nữ mang thai chết vì Coronavirus và bày tỏ lòng thương cảm tới gia đình.
“Bệnh viện đã cố tình từ chối chẩn đoán rằng [bệnh nhân] bị viêm phổi Vũ Hán [thuật ngữ tiếng Trung của Coronavirus 2019-nCoV] để kiếm tiền, vì nếu bệnh nhân mắc viêm phổi Vũ Hán họ sẽ được điều trị miễn phí. [Họ] hỏa táng thi thể một cách nhanh chóng để sau đó không còn bằng chứng nữa”, một cư dân mạng đã viết.
“Không phải các phương tiện truyền thông liên tục nhấn mạnh rằng những người chết đều là người già sao?”, một cư dân mạng khác viết.
“Đảng Cộng sản Trung Quốc đang che giấu dịch bệnh. Có bao nhiêu người Trung Quốc đã bị họ giết chết rồi!”
(Bài của Angela Bright đăng trên theepochtimes.com ngày 5/2, Minh Lam dịch và biên tập)
https://www.dkn.tv/the-gioi/trong-12-ngay-mac-benh-va-chet-benh-nhan-mang-thai-nhiem-coronavirus-da-xuat-hien-phoi-trang.html
Tình trạng nhiễm dịch Vũ Hán của quân đội và cảnh sát
Trung Quốc khá nghiêm trọng và không được công khai
Vision Times | Minh Lam biên dịchNgày 6/2, truyền thông Hồng Kông đưa tin, Không quân Trung Quốc và Cảnh sát Vũ trang đã báo cáo tình hình dịch bệnh đang ngày càng trở nên nghiêm trọng. Tuy nhiên, các tài liệu mật của Trung Quốc quy định rằng các bí mật quân sự liên quan có thể không được báo cáo cho chính quyền tỉnh và thành phố địa phương.
“Trung tâm Thông tin nhân quyền và dân chủ” tại Hồng Kông cho biết với tình hình dịch bệnh viêm phổi Corona trong quân đội Trung Quốc, hầu hết các cuộc tập trận và huấn luyện quy mô lớn đã bị đình chỉ. Các kỳ nghỉ phép cũng như các chuyến về thăm gia đình đều bị tạm dừng. Nếu điều kiện cho phép, các đơn vị cấp công ty và trung đoàn sẽ thiết lập phòng cách ly, khu cách ly và khu hậu cần. Với các bộ phận đã tiếp xúc với thế giới bên ngoài như nấu ăn hoặc vận chuyển, nếu có ai xuất hiện trạng thái không khỏe đều lập tức được cách ly 14 ngày.
Văn phòng làm việc của Tập Cận Bình được bảo vệ tại mức 30 – mức cao nhất của công tác phòng chống và kiểm soát trong quân đội. Theo nguồn tin từ quân đội ở Hồng Kông, các trạm gác được khử trùng hai lần một ngày đồng thời giảm bớt số nhân viên.
Báo cáo đề cập rằng các tỉnh và thành phố ở Trung Quốc đều yêu cầu tình hình dịch bệnh phải được xác định rõ. Nhẽ ra quân đội và cảnh sát vũ trang phải báo cáo với chính quyền địa phương nếu phát hiện bất kỳ ai nhiễm bệnh, nhưng các tài liệu bí mật quy định rằng, nếu tình hình dịch bệnh có liên quan tới quân đội thì sẽ được giữ kín không nói ra.
Trung tâm Thông tin Dân chủ và Nhân quyền ngày 27/01 cho biết, một sĩ quan của Cục Hỗ trợ Lực lượng Không quân ở thành phố Hiếu Cảm, tỉnh Hồ Bắc được chẩn đoán bị viêm phổi Corona mới, có 200 sĩ quan khác đã bị cô lập. Tổng số có hơn 5.000 lính không quân ở Hồ Bắc và một số khác ở Vũ Hán. Ngày 28/01, có thêm một người được chẩn đoán nhiễm Corona ở Trung đoàn cơ động Bàn Long Thành tỉnh Vũ Hán, 300 cảnh sát vũ trang khác đã được cách ly sau đó.
Ngày 24/01, Tập Cận Bình đã ra lệnh rằng quân đội Trung Quốc đã công khai can thiệp vào việc ngăn chặn và kiểm soát dịch bệnh. Nhà bình luận viên thời sự Văn Chiêu nói trong một chương trình truyền hình rằng những người lính có lối sống tập thể, rất có khả năng gây lây nhiễm chéo và lan rộng. Nếu lan truyền đến một mức độ nhất định, các biện pháp kiểm soát ổn định lâu dài mà ĐCSTQ vẫn đang phụ thuộc có thể sẽ thất bại.
Các quan chức ĐCSTQ đã bị buộc tội che giấu thông tin, bởi vì quân đội của ĐCSTQ luôn trong trạng thái phong bế giữ kín, các quan chức đã không báo cáo bất kỳ thông tin nào về bệnh tình của các nhân viên cảnh sát vũ trang khi có bất kỳ trường hợp nhiễm Corona nào mới được xác nhận.
Không chỉ quân đội thất thủ, mà tin tức về bệnh tình của cảnh sát gần đây cũng bùng ra. Tờ Trung Hoa Quang Minh cho biết, chỉ trong vòng 11 ngày, 8 sĩ quan cảnh sát Trung Quốc đã chết vì viêm phổi Corona và đồng thời đã công bố các di ảnh của họ.
Cư dân mạng bình luận: “Chắc chắn đã có một số lượng lớn cảnh sát tử vong! Trước thảm họa không thể bị tiêu diệt bằng ‘súng đạn’ này, cảnh sát vẫn thay mặt ĐCSTQ liều mạng đàn áp, họ đã trở thành đối tượng mà cả thiên hạ đều căm ghét rồi”!
https://www.dkn.tv/the-gioi/tinh-trang-nhiem-dich-vu-han-cua-quan-doi-va-canh-sat-trung-quoc-kha-nghiem-trong-va-khong-duoc-cong-khai.html
Trung Quốc liệu có vượt qua được ‘kiếp nạn’ dịch bệnh?
Katsuji Nakazawa | Hương Thảo biên dịchNếu bạn gấp một bản đồ Trung Quốc lại làm 4, thì xuất hiện ở trung tâm của nó là Vũ Hán, thủ phủ của tỉnh Hồ Bắc, một thành phố có dân số tương tự như Tokyo và là tâm chấn của dịch virus corona gần đây.
Cựu lãnh đạo Trung Quốc Mao Trạch Đông thích đến thăm Vũ Hán và đi dạo dọc theo Đông Hồ, hồ nước đẹp như tranh vẽ ở trong thành phố. Ông ta đã đến đây vào năm 1965, khi thanh kiếm Câu Tiễn, có niên đại vào thời cuối Xuân Thu (khoảng 771-403 trước Công nguyên), thuộc quyền sở hữu của Câu Tiễn, vua nước Việt, được tìm thấy còn nguyên vẹn trong một cuộc khai quật khảo cổ, với lưỡi kiếm sáng loáng gần như mới.
Chuyến thăm Vũ Hán năm 1965 của Mao diễn ra ngay trước khi phát động cuộc Đại Cách mạng Văn hóa, thời kỳ hỗn loạn do chính Mao kích hoạt để tái khẳng định quyền kiểm soát của ông ta đối với Đảng Cộng sản Trung Quốc. Chính trên bờ hồ này, Mao đã vẽ ra bản thiết kế của cuộc Cách mạng Văn hóa và dựng lên những âm mưu để loại bỏ kẻ thù chính trị của mình.
Ngày nay, Vũ Hán là một trung tâm nhộn nhịp của ngành sản xuất ô tô.
Sông Dương Tử, chảy qua Vũ Hán, kéo dài đến Thượng Hải về phía đông và Trùng Khánh về phía tây. Vũ Hán cũng là điểm giữa của Bắc Kinh ở phía bắc và Hồng Kông ở phía nam. Được kết nối với nhiều khu vực khác của Trung Quốc bằng hệ thống đường sắt cao tốc, trung tâm vận tải nội địa chiến lược này đã được hưởng lợi. Tổng sản phẩm quốc nội bình quân đầu người của Vũ Hán là 20.000 USD, cao hơn so với Thượng Hải, thủ đô kinh tế của Trung Quốc và tiến gần với con số của Bắc Kinh.
“Tôi chưa bao giờ nghĩ rằng bong bóng kinh tế của Vũ Hán sẽ góp phần vào sự phổ biến toàn cầu của một dịch bệnh”, một người dân Trung Quốc sống ở Vũ Hán trong nhiều năm cho biết.
Lời chia sẻ trên cho thấy cái nhìn sâu sắc về vị thế của Vũ Hán, hiện đang trong tình trạng hỗn loạn và sự ảnh hưởng của nó đến nền kinh tế thế giới. Sự sung túc của người dân Vũ Hán là một lý do khiến 5 triệu cư dân của thành phố này đã đi du lịch ở trong nước và nước ngoài trong kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, với gần 15.000 khách du lịch đã bay đến Nhật Bản từ sân bay quốc tế Thiên Hà Vũ Hán.
Một lý do cho sự sung túc của người dân Vũ Hán là giá bất động sản tăng vọt. Một nguồn tin giấu tên cho biết: “Ngay cả tôi cũng có hai căn nhà ngoài nhà riêng của mình. Giá nhà đã tăng gấp bốn lần trong hai năm qua. Tôi có thể kiếm được một khoản thu nhập đáng kể chỉ bằng cách cho thuê một căn nhà”. Nhưng với dịch virus corona, giá bất động sản dự kiến sẽ giảm.
Dịch bệnh ở Trung Quốc cũng ảnh hưởng đến sự đầu tư của thế giới vào nước này. Đầu tuần này, cổ phiếu Thượng Hải đã ghi nhận một sự suy giảm lịch sử, một phần do tuyên bố của WHO rằng dịch bệnh đã tạo thành một “tình trạng khẩn cấp về sức khỏe toàn cầu”.
Vũ Hán với vị thế là một trung tâm vận tải chiến lược, nhưng trong dịch bệnh, vị thế này đã phản tác dụng và gây ảnh hưởng tiêu cực. Ôn Châu, một thành phố ven biển thuộc tỉnh Chiết Giang, ở phía đông của tỉnh Hồ Bắc, vào ngày 2/2 đã bị phong tỏa vì dịch bệnh. Và thành phố Trùng Khánh, ở phía tây của
Vũ Hán, cũng đang lo ngại về dịch bệnh. Giống như Vũ Hán, siêu đô thị ở phía tây nam Trung Quốc đóng vai trò là bến cuối cho các chuyến tàu chở hàng quốc tế. Nó cũng đóng một vai trò quan trọng trong Sáng kiến Vành đai và Con đường của nước này.
Vào ngày 27/1, Chu Tiên Vượng, thị trưởng Vũ Hán, trong một cuộc phỏng vấn với đài truyền hình trung ương Trung Quốc, CCTV nói rằng: “Là một quan chức chính quyền địa phương, sau khi tôi nhận được thông tin về dịch bệnh này, tôi vẫn phải chờ được ủy quyền trước khi tôi có thể phát hành thông báo”.
Theo Nikkei Asian Review, nhận xét trên gián tiếp chỉ ra rằng chính quyền trung ương phải chịu trách nhiệm cho sai lầm khi để dịch bệnh bùng phát. Nó cũng cho thấy sự tranh cãi trong chính quyền Trung Quốc về việc ai là người phải chịu trách nhiệm khi để cho dịch bệnh bùng phát như vậy. Các tuyến chỉ đạo thông thường, giữa Đảng do ông Tập Cận Bình dẫn đầu, và Hội đồng Nhà nước do Thủ tướng Lý Khắc Cường dẫn đầu, đã bị trì hoãn cho đến khi họ quyết định rằng cuộc chiến với vius corona sẽ được chỉ đạo bởi ông Tập.
Vào ngày 28/1, CCTV, đài truyền hình trung ương Trung Quốc, quay cảnh Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới Tedros Adhanom Ghebreyesus trong cuộc gặp với ông Tập nói rằng: “Dưới sự hướng dẫn và triển khai của Chủ tịch Tập Cận Bình, cho thấy khả năng lãnh đạo tuyệt vời của ông”, với cụm từ “hướng dẫn và triển khai của Chủ tịch Tập Cận Bình”, ngầm thừa nhận rằng hệ thống lãnh đạo tập thể truyền thống của đảng đã được thay thế bằng quy tắc một người lãnh đạo.
Với dịch bệnh đang bùng phát, các quan chức địa phương liệu có thể dám chắc các vấn đề sẽ nằm trong tầm kiểm soát của họ, và dưới “hướng dẫn cá nhân” của lãnh đạo tối cao Trung Quốc, nước này có thể vượt qua được ‘kiếp nạn’ dịch bệnh hay không, điều đó sẽ được trả lời trong tương lai.
(Bài viết của Katsuji Nakazawa đăng trên Nikkei Asian Review ngày 6/2, do Hương Thảo dịch và biên tập)
https://www.dkn.tv/the-gioi/trung-quoc-lieu-co-vuot-qua-duoc-kiep-nan-dich-benh.html
Thủ đô Trung Quốc hoang vắng như ‘thành phố ma’
Triệu HằngQuang cảnh hoang vắng của thủ đô Trung Quốc tạo cảm giác như một “thành phố ma”, theo trải nghiệm thực tế của nhà sản xuất video Chisholm tại Bắc Kinh đăng tải trên Reuters ngày 7/2.
Tuyết bao phủ đầy mặt đất và cây cối trơ trụi trong nhiệt độ gần như đóng băng.
Buổi sáng ở Bắc Kinh thường chật ních lưu lượng giao thông và khách du lịch hướng tới Quảng trường Thiên An Môn, Đại lễ đường Nhân dân và Tử Cấm Thành. Nhưng những ngày này, Bắc Kinh trống trải, những con đường vắng vẻ, phương tiện giao thông thưa thớt.
“Bạn có thể thấy, những lối đi trống trải, những con đường vắng vẻ rất ít ô tô, xe đạp hay xe máy”, trao đổi với Reuters, Chisholm cho biết khi anh đã dành 10 ngày đi lại trong “thành phố ma” để làm tin tức khi dịch virus corona bùng phát vào dịp Tết Nguyên đán kéo dài ở Trung Quốc.
Chủng virus mới được cho là khởi phát từ thành phố miền trung Vũ Hán, đã giết chết hơn 630 người và lây nhiễm hơn 31.000 người, phần lớn trong số họ là ở Trung Quốc đại lục.
Dịch bệnh cũng đang tác động ngày càng lớn đối với nhiều doanh nghiệp và người tiêu dùng ở quốc gia được xem là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Hạn chế giao thông nghiêm ngặt đã được áp đặt nhiều nơi trên đất nước, và giống như Bắc Kinh, một số thành phố đang bị phong tỏa ảo.
“Tôi đã sống ở Bắc Kinh 15 năm và chưa bao giờ thấy thành phố này vắng vẻ đến thế”, Chisholm nói. “Tôi thực sự khá buồn khi nơi thường sôi động này đã trở thành một thành phố ma với 25 triệu dân đang ẩn náu trong nhà của họ”.
https://www.dkn.tv/the-gioi/thu-do-trung-quoc-hoang-vang-nhu-thanh-pho-ma.html
Hơn 31.000 ca nhiễm bệnh và 638 người chết
do virus corona, Trung Quốc cách ly thêm 15 triệu dân
Dương MinhTính đến ngày 7/2, số người chết do bệnh viêm phổi cấp từ virus corona mới đã lên đến con số 638 trong khi số người nhiễm bệnh đã tăng lên 31.481 ca.
Giới chức y tế Trung Quốc cho biết số người chết vì loại virus corona chủng mới ở nước này trong ngày 6/2 là 73 người. Trước đó, chính quyền Hồ Bắc cho biết số ca tử vong tại tỉnh này trong ngày 6/2 là 69 người. Trong số này có 64 trường hợp tử vong diễn ra tại thành phố Vũ Hán.
Số trường hợp nhiễm mới được xác nhận trong ngày 6/2 là 3.143. Tổng số ca nhiễm được ghi nhận ở Trung Quốc là 31.161, theo Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc.
Như vậy, tính trên toàn thế giới, số người tử vong vì nCoV hiện là 638, gồm trường hợp tử vong của một người đàn ông Vũ Hán tại Philippines, và 31.481 người nhiễm bệnh, trong đó có 4.824 bệnh nhân trong tình trạng nguy kịch. 1.563 người được chữa khỏi.
Một trong những trường hợp tử vong mới là bác sĩ nhãn khoa Lý Văn Lượng tại Bệnh viện Trung ương Vũ Hán. Bác sĩ Lý là một trong 8 người đầu tiên cố cảnh báo dịch bệnh cho các chuyên gia y tế, song bị cảnh sát bắt và buộc tội phao tin đồn vô căn cứ.
15 triệu dân sát Bắc Kinh hạn chế ra đường
Thiên Tân, thành phố giáp ranh Bắc Kinh với dân số 15 triệu người, cho biết sẽ áp dụng các biện pháp hạn chế người dân ra đường để kiềm tỏa sự lây lan của virus corona.
Trước đó, Hàng Châu, Ninh Ba và nhiều thành phố khác ở Trung Quốc nằm ngoài tỉnh Hồ Bắc, cũng áp dụng các biện pháp hạn chế người dân ra ngoài đường. Tại Hàng Châu, mỗi gia đình chỉ được cử một người ra ngoài 2 ngày một lần để mua nhu yếu phẩm.
Các biện pháp tương tự cũng áp dụng đối với toàn bộ thành phố Thái Châu và một số khu vực của thành phố Ninh Ba. Tại các khu vực dân cư ở Thái Châu, người dân chỉ dược sử dụng 1 lối ra vào duy nhất và phải trình thẻ căn cước công dân. Chủ sở hữu các căn hộ cũng bị cấm cho người dân tỉnh Hồ Bắc thuê nhà nếu người này gần đây có trở về quê nhà.
Trước đó, thành phố Ôn Châu với 9 triệu dân của tỉnh Chiết Giang đã bị phong tỏa hôm 2/2. Người dân bị cấm ra vào thành phố, trong khi nhà chức trách đóng mọi con đường nối Ôn Châu với các khu vực lân cận.
Virus corona ở bên ngoài Trung Quốc
Ngoài Trung Quốc, 27 quốc gia và vùng lãnh thổ đã có người bị nhiễm virus corona mới là:
Số ca/Quốc gia:
45 Nhật Bản
28 Singapore
25 Thái Lan
24 Hong Kong
23 Hàn Quốc
16 Đài Loan
14 Australia
12 Đức
12 Hoa Kỳ
12 Malaysia
12 Vietnam
10 Macau
6 Pháp
5 Canada
5 United Arab Emirates
3 Ấn Độ
2 Italy
2 Nga
2 Philippines
2 Anh
1 Nepal
1 Cambodia
1 Belgium
1 Spain
1 Finland
1 Sweden
1 Sri Lanka
Tổng số có 266 trường hợp nhiễm bệnh bên ngoài Trung Quốc tính đến ngày 7/2. Hai trường hợp tử vong ngoài Trung Quốc đại lục là một người đàn ông Vũ Hán tại Philippines và một người đàn ông tại Hong Kong.
Sau một ngày, Nhật Bản xác nhận thêm hơn 10 bệnh nhân nhiễm virus corona, khiến nước này có đến 45 trường hợp nhiễm bệnh, cao nhất ngoài Trung Quốc. Tiếp theo là Singapore với 28 ca và Thái Lan là 25 ca nhiễm bệnh.
Việt Nam 2 người Vĩnh Phúc dương tính nCoV
Bộ Y tế tối 6/2 xác nhận hai bệnh nhân 49 tuổi và 16 tuổi ở Vĩnh Phúc dương tính với nCoV, nâng số viêm phổi ở Việt Nam lên 12.
Hai người này là mẹ và em gái ruột của nữ bệnh nhân 23 tuổi quê Vĩnh Phúc – người đang được cách ly tại Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương. Cả hai bệnh nhân đều là người nhà và tiếp xúc gần bệnh nhân.
Nữ bệnh nhân này là một trong nhóm 8 người Công ty TNHH Nihon Plast của Nhật Bản cử sang Trung Quốc tập huấn tại thành phố Vũ Hán, cùng trở về Việt Nam ngày 17/1.
Đến nay Việt Nam ghi nhận 12 ca dương tính nCoV trong đó 3 người đã xuất viện. TP HCM có 3 ca gồm hai bố con người Trung Quốc điều trị ở Bệnh viện Chợ Rẫy (người con vừa xuất viện), một Việt kiều Mỹ từng quá cảnh sân bay Vũ Hán 2 giờ đang điều trị tại Bệnh viện Nhiệt đới. Khánh Hòa và Thanh Hóa mỗi nơi một ca vừa xuất viện, trong đó bệnh nhân ở Khánh Hòa lây từ hai bố con Trung Quốc, bệnh nhân ở Thanh Hóa là một thành viên trong đoàn 8 người Công ty Nihon từ Vũ Hán về. Số bệnh nhân còn lại là người Vĩnh Phúc, trong đó 4 người thuộc đoàn Công ty Nihon còn 3 là người thân bị lây chéo.
Sở Giáo dục và Đào tạo TP Hà Nội đang đề xuất kiến nghị cho học sinh nghỉ thêm một tuần, đến hết 16/2 vì dịch bệnh virus corona. Tính đến chiều 6/2, đã có 4 địa phương quyết định cho học sinh nghỉ là: Quảng Ngãi, Đồng Nai, Đồng Tháp và TP.HCM.
https://www.dkn.tv/the-gioi/so-nguoi-tu-vong-do-virus-corona-cap-nhat.html
Virus corona : Chính quyền trung ương
Trung Quốc tìm cách chạy tội
Thu HằngBị quá tải vì dịch virus corona lan rộng, chính quyền Trung Quốc đang phải đối mặt với làn sóng phẫn nộ của người dân sau khi bác sĩ Lý Văn Lượng (Li Wenliang), một trong tám bác sĩ cảnh báo về một loại virus gây viêm phổi cấp giống như SARS, qua đời vì nhiễm virus corona mới sáng 07/02/2020.
Bị kiểm duyệt, bị trấn áp, người dân Trung Quốc không có cơ hội công khai chỉ trích chính quyền. Tuy nhiên, bất mãn vì cách xử lý khủng hoảng của chính quyền, từ địa phương đến trung ương, bưng bít thông tin về quy mô của dịch virus corona, người dân liên tục trút phẫn nộ trên các mạng xã hội từ vài ngày gần đây.
Đây là một dấu hiệu rõ ràng về khủng hoảng niềm tin của người dân vào hệ thống cầm quyền. Dù trước đó, theo yêu cầu của chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, toàn bộ quan chức cán bộ đảng phải lên tuyến đầu chống dịch. Thực vậy, nếu như đảng và Nhà nước không có khả năng giúp đỡ người dân, tổ chức chuỗi cung ứng cứu trợ các nạn nhân, thì chính quyền sẽ mất tính chính đáng và sau cùng là mất tính hợp pháp.
Đọc thêm: Virus corona: Kiểm duyệt thông tin, liều thuốc trị bệnh của Tập Cận Bình?
Tuy nhiên, theo chuyên gia Antoine Bondaz, trường Khoa học Chính trị Paris (Sciences Po), khi trả lời phỏng vấn trang The Conversation (03/02/2020), cả một dây chuyền chính trị đã được triển khai để bảo vệ giới quan chức cao cấp và tránh để người đứng đầu nhà nước là ông Tập Cận Bình, phải hứng trách nhiệm.
Thứ nhất, thủ tướng Lý Khắc Cường được bổ nhiệm đứng đầu cơ quan đặc nhiệm của chính phủ để đối phó với dịch bệnh do virus corona gây ra, như vậy, tránh đẩy trách nhiệm cho người đứng đầu Trung Quốc là ông Tập Cận Bình. Tiếp theo, hàng loạt quan chức địa phương đã và đang trở thành vật tế thần trong việc chậm trễ xử lý khủng hoảng, mà theo nhà nghiên cứu Pháp, có thể là thị trưởng Vũ Hán, mà không cần đến cấp bộ như năm 2003 khi bộ trưởng Y Tế phải từ chức vì dịch SARS.
Ngay sau khi bác sĩ Lý Văn Lượng qua đời, trái với thông lệ, chính quyền Trung Quốc đã vội thông báo mở điều tra về trường hợp tử vong của vị bác sĩ trẻ, được người dân coi là « anh hùng dân tộc ». Nhanh
chóng tìm ra một người hoặc nhiều người phải chịu trách nhiệm có lẽ là cách hiệu quả nhất để làm dịu phần nào làn sóng phẫn nộ trong dân và như vậy, để bảo vệ bộ máy cầm quyền.
Chiến lược thứ hai của chính quyền trung ương ở Bắc Kinh là tập trung mọi sự chú ý vào Vũ Hán, truyền thông Nhà nước chỉ đưa tin về tình hình tại ổ dịch Vũ Hán. Rất nhiều cụm từ có chủ đích được sử dụng tại Trung Quốc, như người ta không nói đến 2019-nCoV mà nói đến « viêm phổi Vũ Hán », trong khi năm 2003, khi nói dịch SARS hoành hành, người ta không hề nói đến « virus Foshan » (Phật Sơn). Chiến lược truyền thông « hy sinh Vũ Hán » để cứu phần còn lại của đất nước thường xuyên xuất hiện trên xã luận của truyền thông Nhà nước kể từ ngày 23/01.
Chuyên gia Antoine Bondaz đánh giá chiến lược này mang ý nghĩa quan trọng đối với chính quyền trung ương, biến nạn dịch thành một bệnh truyền nhiễm cục bộ, tại Vũ Hán và do người Vũ Hán, để trấn an toàn quốc. Tuy nhiên, chính chiến lược truyền thông này lại khiến người dân nghi ngờ lẫn nhau, dẫn đến nhiều trường hợp cực đoan kỳ thị dân Vũ Hán, hoặc người từ Vũ Hán trở về. Trên mạng xã hội, một số người dân Vũ Hán, không giấu mặt, phẫn nộ và cho rằng họ « cũng chỉ là nạn nhân của virus corona » và công khai chỉ trích chính phủ gây ra tình trạng kỳ thị đó.
Sau hai lần xuất hiện để trực tiếp chỉ đạo phòng chống dịch virus corona mới và thừa nhận « bất cập » trong xử lý khủng hoảng, chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ít xuất hiện trên truyền thông, đặc biệt trên trang nhất Nhân Dân Nhật Báo như trước đây. Giới chuyên gia nhận định đây là điều bất thường, còn dư luận Trung Quốc cũng thắc mắc. Một số người cho rằng đây là hành động có chủ đích muốn truyền đi thông điệp là ông Tập đang miệt mài chỉ đạo chống dịch từ hậu trường. Nhưng phải chăng, trong bối cảnh « dầu sôi lửa bỏng », sự xuất hiện thường xuyên của chủ tịch Trung Quốc lại khiến người dân thêm bức xúc ?
http://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20200207-virus-corona-ch%C3%ADnh-quy%E1%BB%81n-trung-qu%E1%BB%91c-ch%E1%BA%A1y-t%E1%BB%99i
Virus corona : Số nạn nhân tiếp tục tăng,
Bắc Kinh tin tưởng ngăn chận đà lây
Thanh HàDịch bệnh tiếp tục lây lan tại Trung Quốc và ở ngoài lãnh thổ của Hoa Lục. Hơn 31.000 ca lây nhiễm tại Trung Quốc và 636 người thiệt mạng. Chủ tịch Tập Cận Bình trấn an tổng thống Trump là Bắc Kinh “hoàn toàn tin tưởng và có khả năng vượt qua” đợt dịch bệnh do chủng virus corona mới gây nên.
Theo thống kê chính thức của Bắc Kinh, tính tới ngày 07/02/2020 đã có 636 ca tử vong và 31.161 trường hợp nhiễm virus corona tại Hoa Lục ; 22 ca tại Hồng Kông và 10 trường hợp ở Macao. Tuy nhiên công luận Trung Quốc không tin tưởng vào những báo cáo chính thức này và cáo buộc chính quyền bưng bít thông tin, theo như giải thích của Richard, một người Pháp 30 tuổi làm việc tại Vũ Hán với RFI :
“Không thể tin vào các con số chính thức. Chỉ cần xem các video trên mạng xã hội Twitter là cũng thấy được điều đó. Hàng ngày có không biết bao nhiêu xác người được đưa ra khỏi bệnh viện. Thật kinh khủng. Tôi tin chắc rằng những video đó là đích thực chứ không phải là tin giả. Nếu như những trường hợp này không chết vì virus corona thì tại sao người ta không đưa đi mai táng, xử lý như bình thường ? Những cái xác đó được bỏ trong những túi đựng tử thi. Theo những gì tôi được biết và được một người bạn làm việc trong bệnh viện xác nhận, tử thi phải để trong bao đặc biệt này vì có siêu vi corona và các bệnh viện phải tuân thủ một số các thủ tục về mặt vệ sinh. Tôi nghĩ là có từ 80 đến 90 % những thi hài đó là của những người chết vì virus“.
Trên bình diện quốc tế, số người bị lây nhiễm cũng đã tăng thêm : Singapore hôm 07/02 thông báo phát hiện thêm ba trường hợp nhiễm virus corona mới. Ngoài khơi Nhật Bản, tàu du lịch Diamond Princess với gần 4.000 du khách cho biết có tổng cộng 61 bệnh nhân. Tàu World Dream với hơn 3.600 hành khách cũng bị giữ ngoài hải cảng Hồng Kông vì ba ca dương tính với virus corona.
Bắc Kinh trấn an Washington
Về đối ngoại, sau nhiều ngày im lặng, chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình điện đàm với tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 06/02/2020. Theo truyền thông tại Bắc Kinh, ông Tập Cận Bình một mặt kêu gọi Hoa Kỳ nên giữ “thái độ có trách nhiệm” trong các tuyên bố về dịch viêm phổi đang hoành hành tại Trung Quốc.
Ngoài ra, theo Hoàn Cầu Thời Báo, ông Tập Cận Bình cũng trấn an tổng thống Mỹ rằng ông “hoàn toàn tin tưởng” và Trung Quốc hoàn toàn “có khả năng đối phó với dịch bệnh lần này (…) Về lâu dài, đà phát triển kinh tế của Trung Quốc không có gì thay đổi“.
Hãng tin AP của Mỹ cho biết thêm, bộ Ngoại Giao Trung Quốc than phiền là Hoa Kỳ hồi hương công dân Mỹ ra khỏi ổ dịch Vũ Hán mà không hỗ trợ cho Trung Quốc về trang thiết bị y tế.
Hậu quả kinh tế ngày càng nặng
Các tập đoàn quốc tế và Trung Quốc ngày càng lo ngại cho kinh tế do hậu quả của virus corona gây nên. Hãng hàng không Hồng Kông Airlines thông báo sa thải 400 nhân viên.
Phòng Thương Mại Mỹ tại Thượng Hải ngày 07/02/2020 cho biết đa số các doanh nghiệp Mỹ hoạt động tại Trung Quốc chuẩn bị tinh thần bị thua lỗ vì dịch viêm phổi corona. 25 % trong số này lo ngại doanh thu trong năm 2020 sẽ giảm 16 %.
Báo cáo của Phòng Thương Mại Mỹ căn cứ trên 127 doanh nghiệp đang hoạt động tại Thượng Hải. Theo các dự phóng GDP của Trung Quốc có thể bị giảm mất đến 2 % vì siêu vi corona chủng mới. Tuần trước một chuyên gia kinh tế Trung Quốc e rằng tăng trưởng của Trung Quốc trong năm nay chỉ đạt 5 %.
http://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20200207-virus-corona-trung-qu%E1%BB%91c-636-ng%C6%B0%E1%BB%9Di-thi%E1%BB%87t-m%E1%BA%A1ng-b%E1%BA%AFc-kinh
Ngoại trưởng khuyến cáo Philippines sẽ yếu thế
nếu không còn sự ủng hộ của Hoa Kỳ
Tin Manila, Philippines – Ngoại Trưởng Philippines vào thứ Năm, 6 tháng 2, khuyến cáo rằng việc Tổng Thống Rodrigo Duterte dọa hủy bỏ hiệp ước quân sự với Hoa Kỳ sẽ phá hoại an ninh quốc gia và mở đường cho sự lấn chiếm trên biển Đông.Vào tháng trước, Tổng Thống Duterte đã dọa sẽ hủy thỏa thuận quân sự VFA với Hoa Kỳ, nếu Washington không thu hồi lệnh cấm nhập cảnh đối với Thượng nghị sĩ Ronald dela Rosa, đồng minh chính trị của ông Duterte, trong vòng 1 tháng. Thỏa thuận VFA là hiệp ước cho phép quân đội Hoa Kỳ được huấn luyện tại Philippines. Ông dela Rosa là chỉ huy cảnh sát quốc gia và là người thực hiện chiến dịch trấn áp ma túy đẫm máu của Tổng Thống Duterte vào năm 2016. Ông dela Rosa gần đây cho biết Hoa Kỳ đã hủy visa nhập cảnh của ông, nhưng viên chức Mỹ không hề nhắc gì đến việc này. Trong một buổi điều trần tại Thượng Viện, Ngoại Trưởng Locsin đã liệt kê các lợi ích về an ninh và kinh tế mà thỏa thuận VFA đem lại. Theo ông Locsin, Hoa Kỳ là đồng minh lâu năm, đối tác thương mại lớn, và là nước hỗ trợ phát triển nhiều nhất cho Philippines. Ông Locsin nói, tuy Philippines có quyền chấm dứt VFA bất cứ lúc nào, nhưng việc duy trì thỏa thuận sẽ có lợi hơn nhiều cho quốc gia.
Thỏa thuận VFA có hiệu lực vào năm 1999, cho phép lực lượng Hoa Kỳ được vào trong lãnh thổ Philippines để huấn luyện chung với quân đội nước này. Theo Ngoại Trưởng Locsin, việc đình chỉ VFA sẽ ảnh hưởng hơn 300 cuộc huấn luyện chung và các hoạt động khác trong năm nay cùng với lực lượng Hoa Kỳ, trong khi quân đội Philippines lại đang cần nâng cao năng lực để đối phó với các mối đe dọa cho an ninh quốc gia.
Mộc Miên
https://www.sbtn.tv/ngoai-truong-khuyen-cao-philippines-se-yeu-the-neu-khong-con-su-ung-ho-cua-hoa-ky/
Nhìn lại 7 ý đồ chiến lược của Malaysia khi đệ trình
đơn xác lập thềm lục địa mở rộng trên Biển Đông
Ngày 12/12/2019, Malaysia đã đệ trình tới Ủy ban Ranh giới Thềm lục địa của Liên Hợp Quốc (CLCS) việc xác lập thềm lục địa mở rộng (ECS) vượt quá 200 hải lý tính từ đường cơ sở của nước này. Đây là đợt đệ trình đơn đăng ký từng phần kể từ đệ trình chung của Việt Nam và Malaysia về thềm lục địa mởrộng ngoài 200 hải lý năm 2009. Các chuyên gia đã đưa ra một số nhận định về ý đồ chiến lược của Malaysia trong động thái mới nhất này.
Ý kiến chuyên gia cho rằng Với lần đệ trình trên, Malaysia đã “một tên trúng 2 đích” với những mục đích sau. Thứ nhất, lần đệ trình này mở rộng thềm lục địa được vẽ trong bản đồ của Cục Bản đồ và Đo lường Malaysia vẽ năm 1979 ở cả vùng phía nam và phía bắc trên Biển Đông của nước này. Diện tích này gần gấp đôi so với thềm lục địa yêu sách năm 1979 của Malaysia.
Thứ hai, nó hoàn toàn cho thấy sự ủng hộ với phán quyết của tòa trọng tài năm 2016, xác định toàn bộ các thực thể trên quần đảo Trường Sa chỉ có lãnh hải 12 hải lý và không yêu sách với việc mở rộng vùng đặc quyền kinh tế cũng như thềm lục địa. Trang đầu tiên của đơn đăng ký từng phần này có ghi năm 2017. Điều này cho thấy tài liệu này có thể đã được chuẩn bị từ lâu trước khi được quyết định đệ trình.
Thứ ba, lần đệ trình này phủ định gián tiếp yêu sách đường 9 đoạn vô lý của Trung Quốc, mặc dù Malaysia không phải là một bên tham gia vụ kiện Biển Đông của Philippines. Trong công hàm ngày 12/12/2019 phản đối đệ trình của Malaysia, Trung Quốc lặp lại yêu sách về vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa dựa trên các đảo (những hòn đảo mà trong khu vực mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền một cách vô lý) và quyền lịch sử trên Biển Đông.
Thứ 4, việc đệ trình này của Malaysia ủng hộ việc áp dụng một cách tương tự Phán quyết của tòa trọng tài với những thực thể trên quần đảo Hoàng Sa khi tuyên bố rằng “các chủ thể trong đơn đệ trình đăng ký từng phần không nằm trong khu vực có vùng đất hay tranh chấp về lãnh hải giữa Malaysia và bất cứ quốc gia ven biển nào”.
Thứ 5, nó thúc đẩy các quốc gia có dính líu khác đàm phán với Malaysia về quy định phạm vi của những khu vực có thể chồng lấn. Đơn đệ trình thừa nhận rằng “có những khu vực có thể chồng lấn được phép dựa trên sự tôn trọng thềm lục địa vượt quá 200 hải lý của khu vực theo chủ thể trong đơn đệ trình từng phần”. Theo đó, Philippines có thể cùng với Việt Nam và Malaysia cùng đệ trình 3 bên về thềm lục địa mở rộng vượt quá 200 hải lý trong tương lai.
Thứ 6, đơn đệ trình được đưa ra trước khi kết thúc đàm phán về Bộ quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC), cho phép Malaysia tránh được những hạn chế (nếu có) khi COC hoàn thành. Nó cũng giúp Malaysia tìm kiếm những lợi thế trong đàm phán trên Biển Đông.
Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, lần đệ trình này cũng khuyến khích tới Ủy ban Ranh giới Thềm lục địa của Liên hợp quốc (CLCS) xem xét lại đơn đệ trình chung của Việt Nam và Malaysia khi nó bị Trung Quốc và Philippines phản đối, những lý do này đã được Tòa trọng tài xóa bỏ năm 2016. Chính xác hơn, “đường 9 đoạn” không có cơ sở pháp lý và các thực thể nhân tạo tại quần đảo Trường Sa không được coi là đảo. Nói một cách khác, đệ trình của Malaysia làm dấy lên câu hỏi về quan hệ giữa công việc của CLCS và những quyết định mang tính pháp lý. Về lý thuyết, ủy ban không có quyền hạn pháp lý để kiến nghị với các nước ven biển về những vấn đề liên quan tới việc thiết lập những ranh giới về thềm lục địa ngoài 200 hải lý nếu tồn tại phản đối từ những đất nước khác. Tuy nhiên, những phản đối này cần phải dựa trên cơ sở pháp lý vững chắc.
Tại khu vực Biển Đông, Indonesia là nước đầu tiên đệ trình thông tin về ranh giới bên ngoài khu vực 200 hải lý từ thềm lục địa tại vùng tây bắc đảo Sumatra vào ngày 16/6/2008. Tuy nhiên, bước ngoặt là việc Việt Nam và Malaysia có đệ trình chung về ECS với một khu vực ở phía Nam Biển Đông, đệ trình này được đưa ra trước thời hạn cuối cùng do UNCLOS và các thỏa thuận quốc tế tương tự xác lập là ngày 13/5/2009. Cùng thời điểm, Việt Nam cũng đệ trình đơn đăng ký từng phần về khu vực đông bắc Biển Đông tới CLCS. Các đệ trình đều bỏ qua khả năng mở rộng thềm lục địa dựa trên các thực thể đảo ở Trường Sa và Hoàng Sa.
http://biendong.net/bien-dong/32862-nhin-lai-7-y-do-chien-luoc-cua-malaysia-khi-de-trinh-don-xac-lap-them-luc-dia-mo-rong-tren-bien-dong.html
0 nhận xét