Long Xuyên Hải Ngoại

Dù số phận mang tới điều gì,

hãy can đảm tranh đấu cho quê hương tự do

Tin Việt Nam – 19/01/2020

Chủ Nhật, 19 tháng 1, 2020 16:27 // ,

Tin Việt Nam – 19/01/2020
Thảm sát Đồng Tâm

Dân mạng góp hơn $20,000

giúp đỡ dân Đồng Tâm chỉ sau một ngày kêu gọi

HÀ NỘI, Việt Nam (NV) – Hôm 19 Tháng Giêng, lời kêu gọi cộng đồng góp tiền giúp đỡ dân Đồng Tâm của blogger, nhà báo tự do Phạm Đoan Trang và nhóm bạn, đã mau chóng đạt mục tiêu gây quỹ $20,000 chỉ sau một ngày phát động.
Lời kêu gọi này được đưa ra trên trang web GoFundMe sau khi Bộ Công An CSVN chính thức thừa nhận ra lệnh phong tỏa tài khoản Vietcombank của nhà hoạt động Nguyễn Thúy Hạnh tiếp nhận tiền phúng điếu ông Lê Đình Kình. Trái ngược với các bài báo tuyên truyền về “hoạt động khủng bố”, cái chết của vị ‘thủ lĩnh tinh thần’ của dân Đồng Tâm hôm 9 Tháng Giêng được đông đảo người dân thương xót và muốn đóng góp tiền phúng điếu để giúp đỡ gia đình ông trong cơn hoạn nạn.
Blogger, nhà báo tự do Phạm Đoan Trang giải thích việc kêu gọi trên trang web GoFundMe, nền tảng gây quỹ cộng đồng vì lợi nhuận của Mỹ: “Nam giới bị bắt giam hết, nhà cụ Lê Đình Kình hiện nay chỉ còn toàn phụ nữ, gồm cả người cao tuổi và trẻ nhỏ. Gia đình không còn một nguồn tiền nào để sinh sống, chưa nói tới việc thăm nuôi và tìm kiếm luật sư cho những người bị bắt. Đáng lo ngại nhất, công an vẫn tiếp tục đe dọa, thẩm vấn, ép cung những phụ nữ ‘còn tự do’ này, ngăn chặn mọi tiếp xúc của họ với bên ngoài và triệt tiêu mọi con đường sống của họ.”
Hàng trăm cảnh sát cơ động được ghi nhận vẫn đang đóng chốt tại Đồng Tâm trong những ngày cận Tác giả cuốn ‘Chính Trị Bình Dân’ cùng nhóm blogger Đặng Bích Phượng, cựu tù nhân lương tâm Phạm Thanh Nghiên… cam kết rằng toàn bộ số tiền đóng góp sẽ được dùng cho mục đích giúp đỡ, trợ giúp gia đình ông Lê Đình Kình và bà con dân oan mất đất ở Đồng Tâm, cũng như bảo vệ nhân chứng và góp phần vào các nỗ lực thực thi công lý.
Đáng nói là trong vụ này, do không thể chặn được nỗ lực gây quỹ giúp dân Đồng Tâm trên trang web GoFundMe, nhà cầm quyền CSVN lập tức chặn truy cập trang từ Việt Nam. Tuy vậy, sự ngăn chặn của chính quyền cũng không cản được đông đảo người dân tìm cách vượt tường lửa để vào trang web đóng góp tiền như một cách đứng về phía những người dân oan trong vụ này.
Một số blogger giải thích rằng sở dĩ họ góp tiền qua trang GoFundMe là nhằm cho thấy biện pháp phong tỏa tài chính giúp gia đình ông Lê Đình Kình của nhà cầm quyền Việt Nam “là phi lý, vô luân và vô ích”.
Bên cạnh đó, những người đóng góp tiền cũng bất chấp nguy cơ họ có thể bị công an đe dọa triệu tập, do “góp tiền tài trợ khủng bố” theo cảnh báo mang tính “chụp mũ” của Bộ Công An CSVN.
Trong vụ Đồng Tâm, việc cộng đồng mạng hưởng ứng lời kêu gọi của một nhóm nhỏ nhà hoạt động cũng cho thấy lòng dân đang hướng về những thân phận bị trấn áp ở Đồng Tâm và không còn mấy ai tin vào những luận điệu mà Đài Truyền Hình Quốc Gia cũng như các báo nhà nước đang “định hướng dư luận”. Hành động góp tiền cho dân Đồng Tâm cũng được ghi nhận tương phản với hình ảnh nhà cầm quyền bố trí hàng trăm công an đóng giả người dân đứng dọc hai bên đường tiễn đưa linh cữu ba công an “hy sinh vì té giếng” trong vụ tấn công. (N.H.K)
https://www.nguoi-viet.com/viet-nam/dan-mang-gop-hon-20000-giup-do-dan-dong-tam-chi-sau-mot-ngay-keu-goi/

Công an cộng sản tiếp tục

bao vây, khủng bố dân Đồng Tâm

Tin từ Hà Nội: Hơn một tuần sau khi thực hiện chiến dịch sát hại cụ Lê Đình Kình và bắt giữ hàng chục người thân cận với cụ, lực lượng an ninh của chế độ cộng sản Việt Nam tiếp tục vây hãm xã Đồng Tâm (huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội) và khủng bố dân chúng ở đây.
Theo BBC, dân xã Đồng Tâm tiếp tục đang sống trong không khí căng thẳng bao trùm với việc khu vực bị bao vây và cô lập bởi lực lượng an ninh. Theo đó, lực lượng cảnh sát cơ động đi tuần quanh xã và tra khảo người đến từ địa phương khác nhằm ngăn chặn giới bất đồng chính kiến hay nhà báo độc lập tiếp cận với người địa phương.
Theo một số nguồn tin, lực lượng an ninh thường xuyên thực hiện việc lùng sục và sẵn sàng triệu tập người trong khu vực lên đồn công an để tra khảo. Mật vụ trong trang phục dân sự được bố trí rải rác trong xã, ngồi kín các ngã tư và hàng quán ở nơi đây để nghe ngóng và báo cáo những bất thường nhỏ nhất cho bộ công an và sở công an thành phố.
Mục tiêu bắt giữ là những người trong nhóm Đồng thuận, một nhóm mà cụ Lê Đình Kình là thủ lĩnh tinh thần để đối phó với kế hoạch cướp đất của nhà cầm quyền. Cho tới nay không ai biết được số người đang bị bắt giữ, ngoài con số 22 người mà công an thành phố Hà Nội đã công bố.
Tuy đã gỡ bỏ việc phá sóng điện thoại và Internet, công an Hà Nội tiếp tục theo dõi mọi liên lạc của người dân Đồng Tâm với thế giới bên ngoài.
Trong khi đó, nhóm thiện nguyện Hành động vì Đồng Tâm đã gửi nhiều báo cáo độc lập tới cộng đồng quốc tế để tìm kiếm sự ủng hộ đối với cuộc đấu tranh giữ đất của dân chúng nơi đây cũng như tố cáo sự vi phạm nhân quyền trầm trọng của Hà Nội.
Quốc Tuấn
https://www.sbtn.tv/cong-an-cong-san-tiep-tuc-bao-vay-khung-bo-dan-dong-tam/

Báo cáo vụ Đồng Tâm :

“Những khuất tất của chính quyền Việt Nam”

Thanh Hà
Nhóm Hành Động Vì Đồng Tâm đã và đang chuyển Báo Cáo Về Vụ Tấn Công Đồng Tâm – được soạn thảo bằng tiếng Anh, đến các tổ chức bảo vệ nhân quyền quốc tế.
Văn bản 28 trang này đã được chuyển tới văn phòng dân biểu Mỹ của bang California, ông Alan Lowenthal hôm 16/01/2020. Bản báo cáo này mang nội dung gì và mục đích ra sao ? RFI đặt câu hỏi với nhà báo Phạm Đoan Trang, biên tập viên tạp chí Luật Khoa và là một trong những tác giả báo cáo về Đồng Tâm.
Phạm Đoan Trang : ”Vụ việc này đầy khuất tất từ phía chính quyền. Điểm đáng nói đầu tiên là về cái chết của ba sĩ quan công an. Công an nói có ba chiễn sĩ hy sinh, bị quân khủng bố phóng hỏa, giết. Trên mạng có những bức ảnh cho thấy thi thể của ba người này chỉ còn là than. Bản báo cáo về vụ Đồng Tâm chỉ ra rằng, bình thường cơ thể con người, để thành tro cháy gần hết như vậy cần mất khoảng ba hay bốn tiếng. Không có lý gì lực lượng công an để đồng đội của họ cháy trong ba tiếng đồng hồ mà không dập lửa. Cũng như là bom xăng, một chai xăng mà đơn vị đo là 0,65 lít thì không thể gây ra một vụ cháy kinh hoàng như vậy. Tường nhà thì không ám khói, không có dấu vết của một vụ hỏa hoạn. Điểm đáng ngờ thứ hai liên quan đến cái chết của cụ Kình. Cụ bị giết thế nào ? Ai giết ? Tại sao lại bị mổ tử thi ? Biên bản khám nghiệm tử thi ấy đâu ?
Điểm thứ ba là cáo buộc của chính quyền nói cụ Kình và gia đình, dân Đồng Tâm là khủng bố, tàng trữ vũ khí. Vậy chính quyền đã biết chuyện những người dân Đồng Tâm tàng trữ vũ khí -nếu có, từ thời điểm nào ? Nếu biết từ trước tại sao không xử lý đúng quy trình tố tụng ? Thí dụ như thông báo trước, thậm chí có thể đến vây hãm, yêu cầu đầu hàng. Nhưng ít nhất phải chờ đến khi bên trong có động thái, thí dụ như bắt con tin, hay đe dọa sát hại con tin trong nhà thì mới có thể tấn công. Nếu như họ vẫn ở trong nhà và cố thủ thì vẫn phải đợi. Bạo lực chỉ là biện pháp cuối cùng. Ngoài ra còn có vấn đề những người khác bị bắt, bị ép cung, tra tấn. Dấu hiệu rõ ràng là nếu chỉ đánh nhau bình thường, mặt không thể có những vết bỏng. Không thể có những vết cháy trên mặt. Đó là dấu vết của sự tra tấn rất rõ”.
Mục đích báo cáo về vụ Đồng Tâm là gì ?
Phạm Đoan Trang : ”Chúng tôi nhận thấy rằng, từ trước đến giờ, trong tất cả những sự kiện tương tự hoàn toàn nhà nước độc quyền phát ngôn. Trong vụ Đồng Tâm, câu chuyện đến một mức quá xa, nghĩa là nhà nước không chỉ phát ngôn mà còn đàn áp thẳng cánh những người cung cấp thông tin. Trong một tuần lễ, tôi biết có ít nhất ba người bị công an bắt vì đã đưa tin trái chiều về Đồng Tâm. Đưa tin và quan điểm về Đồng Tâm. Thậm chí chỉ chia sẻ bài trên Facebook. Bài có nội dung trái với những gì truyền thông nhà nước đã đưa. Cho nên chúng tôi quyết định, trong một thời gian cực ngắn, chỉ 2 ngày, để làm báo cáo đó.
Chúng tôi muốn là có một nguồn thông tin tham khảo dành cho cộng đồng quốc tế cũng như là cho người trong nước. Chúng tôi mong muốn vấn đề sẽ được quốc tế hóa, được cộng đồng quốc tế, các chính phủ, những nước dân chủ và các tổ chức quốc tế về nhân quyền như Human Rights Watch hay Amnesty International, lên tiếng, gây sức ép buộc chính quyền Việt Nam cho phép điều tra độc lập, hoặc thừa nhận tội lỗi của mình. Hay ít nhất là giảm án, bảo vệ những người đã bị bắt. Hiện giờ những người chưa bị bắt, những nhân chứng còn sống sót bị đe dọa khủng bố rất kinh hoàng”.
http://www.rfi.fr/vi/vi%E1%BB%87t-nam/20200119-b%C3%A1o-c%C3%A1o-%C4%91%E1%BB%93ng-t%C3%A2m-khu%E1%BA%A5t-t%E1%BA%A5t-ch%C3%ADnh-quy%E1%BB%81n-vi%E1%BB%87t-nam

Đồng Tâm: Dư âm, tranh cãi sau vụ tập kích

Tóm tắt
1.         Bộ Công an xác nhận 3 cảnh sát, 1 người dân thiệt mạng trong vụ “chống người thi hành công vụ tại xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội”
2.         Giới chức tuyên bố đang tiến hành xây dựng tường rào Sân bay Miếu Môn theo kế hoạch, trong lúc người dân cho rằng có sự diễn giải sai trong việc thu hồi đất
3.         Tranh cãi đất đai giữa dân và giới chức bắt đầu từ 2016, lên tới đỉnh điểm với vụ dân bắt 38 cảnh sát hôm 15/4/2017 sau khi cho rằng giới chức đã bắt người bất hợp pháp
4.         22/4/2017, Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung về đối thoại với dân Đồng Tâm, ký giấy cam kết không truy tố về vụ bắt người, đổi lại, dân Đồng Tâm thả những người đang bị giữ
5.         13/6/2017, Công an Hà Nội khởi tố vụ ‘bắt giữ 38 người thi hành công vụ’
6.         25/4/2019, Thanh tra kết luận cuối cùng theo đó nói đất có tranh chấp ở Đồng Tâm là đất quốc phòng
Tường thuật trực tiếp
13:06
Facebooker Đoàn Bảo Châu: ‘Khoe thuốc nổ là một việc làm dại dột’
Nhà văn, võ sư Đoàn Bảo Châu viết: Tôi luôn đứng về phía người dân thấp cổ bé họng và cũng không tin hoàn toàn những gì truyền thông nhà nước nói bởi sự dối trá là có. Nhưng tôi cũng không cực đoan để phủ nhận họ hoàn toàn.
Ở đây, việc khoe có thuốc nổ có thể chỉ là khoe, nhưng đấy là một việc dại dột, chính quyền có thể lợi dụng việc này khi họ thiếu minh bạch và nhiều thủ đoạn.
Việc tôi nói về thuốc nổ và lựu đạn là từ clip này. Tất nhiên sự nghi ngờ bao giờ cũng tồn tại, chính vì vậy mà chúng ta cần nỗ lực tìm hiểu để biết sự thật.
Nếu hai bên cứ khăng khăng không tin hoàn toàn phía bên kia thì xung đột sẽ không bao giờ được giải quyết.
Tôi luôn đứng về phía người dân thấp cổ bé họng và cũng không tin hoàn toàn những gì truyền thông nhà nước nói bởi sự dối trá là có. Nhưng tôi cũng không cực đoan để phủ nhận họ hoàn toàn.
Ở đây, việc khoe có thuốc nổ có thể chỉ là khoe, nhưng đấy là một việc dại dột, chính quyền có thể lợi dụng việc này khi họ thiếu minh bạch và nhiều thủ đoạn.
‘Ngăn chặn, kiểm soát dòng tiền’
Trong khi đó Trung tướng Lương Tam Quang, Thứ trưởng Bộ Công an được báo Pháp Luật dẫn lời nói với phóng viên báo này rằng quyết định phong tỏa tài khoản nói trên là vì có “dấu hiệu khủng bố”.
“Như chúng tôi đã công bố, các đối tượng trong vụ việc này đã khai nhận việc quyên góp và sử dụng tiền quyên góp để mua sắm vũ khí, vật liệu nổ, sản xuất vũ khí thô sơ và đã dùng để tấn công lại lực lượng chức năng.
“Những việc như vậy có dấu hiệu của khủng bố. Pháp luật Việt Nam và các nước đều rất nghiêm khắc với khủng bố, trong đó cho phép áp dụng các biện pháp cần thiết, chẳng hạn như ngăn chặn, kiểm soát dòng tiền,” Tướng Quang nói.
16:58 17 tháng 1 năm 2020
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc
Phát biểu hôm 17/01
“Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ luôn luôn lắng nghe ý kiến đóng góp của các Tổ chức xã hội – Hội quần chúng. Chúng ta làm tốt công tác vận động quần chúng, sát dân hơn, khắc phục tồn tại, yếu kém của công tác này. Chúng ta cần hiểu rõ vấn đề, từ đó giải quyết vấn đề từ gốc, từ cơ sở, không để chậm chễ, dẫn đến người dân bức xúc.”
“Việc đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của một số Tổ chức xã hội – Hội quần chúng có những tiến bộ, nhưng chưa đáp ứng yêu cầu của tình hình mới; hạn chế về kinh phí hoạt động, chưa thu hút người có năng lực tham gia… Thủ tướng cho rằng cần dành kinh phí cần phí cho các hoạt động này, nhất là công tác dân vận…”
Theo báo VN, các hội đoàn Thủ tướng Phúc nhắc đến có Hội Nông dân, cho đến năm 2019 đạt con số trên 10 triệu thành viên.
16:44 17 tháng 1 năm 2020
Bộ Công an VN ra thông báo
Báo Công an Nhân dân 17/01, vụ Vietcombank – tiền phúng viếng ông Lê Đình Kình
“Bộ Công an thông báo và đề nghị các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước nâng cao cảnh giác, không gửi tiền vào tài khoản của những người có hành vi kêu gọi tài trợ và thông báo kịp thời cho cơ quan chức năng xác minh, xử lý. Hiện, Cơ quan chức năng đã phong tỏa tài khoản số 0611001987139 mở tại Ngân hàng VCB mang tên NGUYEN THUY HANH.”
16:32 17 tháng 1 năm 2020
Facebooker Lê Nguyễn Duy Hậu
Vụ Vietcombank
TẨY CHAY?
Thật lòng mà nói thì mình thấy Vietcombank đáng thương (hại) hơn đáng ghét. Vì tuy là ngân hàng thương mại Nhà nước, mình tin chắc rằng những người điều hành ngân hàng này theo đuổi lợi nhuận quyết liệt chẳng kém gì các nhà tư bản khác (nhất là khi án tù hoặc tử hình vẫn treo trên đầu họ). Cho nên, nếu không có một lệnh nào đó từ chính quyền (công an?) thì chả dại gì họ làm một chuyện trời ơi như vậy vào dịp gần Tết, cho dù miệng có bày tỏ lòng xót thương hay căm hờn vô hạn đến thế nào đi nữa…
…, liệu phong trào tẩy chay Vietcombank có liên tục và lan rộng được không nếu như các công ty vẫn chọn trả lương nhân viên qua Vietcombank vì tiền hàng họ nhận từ Vietcombank hoặc đang đi vay từ Vietcombank.
16:19 17 tháng 1 năm 2020
Vietcombank
Sáng hôm 17/1, mạng xã hội lan tràn tin tài khoản hơn nửa tỉ đồng tiền phúng điếu ông Lê Đình Kình do khắp nơi gửi về đã bị Vietcombank (Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – VCB) phong tỏa.
Vietcombank chưa lên tiếng về cáo buộc này.
15:03 17 tháng 1 năm 2020
Cách dùng tiếng Việt vụ Đồng Tâm
Minh Hà từ Hà Nội viết trên Facebook cá nhân:
Tớ phàn nàn về cách dùng tiếng Việt nhé, không bàn chuyện ai đúng ai sai trong vụ việc này.
Phóng viên của VTV trình bày tin về vụ Đồng Tâm, lần nào cũng chỉ dùng gọn lỏn 3 từ: Lê Đình Kình. Ai cũng hiểu Một người chưa bị kết án bởi toà án thì chưa có tội. Mà kể cả ở toà, quan toà cũng nói: đề nghị “bị cáo” ABC…
Với một ông già 84 tuổi, lại đã chết, chúng ta có nên dùng lối xưng hô gọn lỏn, trống không và lạnh lùng như vậy không? Việc xưng hô như vậy có góp phần làm bản tincó giá trị hơn về mặt tuyên truyền không?
Nghe gợn lắm. Với riêng tớ, tớ thấy nó thật láo toét và chối tỉ và không văn hoá. Đừng ai bảo là đang áp dụng văn hoá phương tây nhé. Đây toàn người Việt nói tiếng Việt ạ!
Tái bút: chỉ bàn chuyện ngôn ngữ tiếng Việt, không bàn chuyện chính trị xã hội!
11:16 17 tháng 1 năm 2020
Dân biểu liên bang Úc Chris Hayes
Đảng Lao động Úc, hạt Fowler, New South Wales, phát biểu hôm 16/01
“Tôi được tin ông Lê Đình Kình bị giết trong cuộc tấn công có chọn lọc nhắm vào tư gia của ông. Đã 84 tuổi, ông Kình là nhà hoạt động tích cực, đại diện cho dân làng trong cuộc ̣đối đầu với vụ tịch thu đất mà chính quyền thực hiện. Tôi được biết ông Kình bị tử vọng trong cái chết bạo lực, và con ông, cháu ông bị bắt giữ ở những nơi không rõ.”
“Vấn đề tịch thu đất cho mục đích kinh tế tại xã Đồng Tâm đã và đang diễn ra lâu nay, bất công trong đền bù đất là một vấn nạn lớn tại đất nước Việt Nam.”
Theo ông Hayes, trước tình hình nhân quyền tại Việt Nam ngày càng trở nên tồi tệ hơn với sự đàn áp của nhà cầm quyền, đòi hỏi chính phủ Úc phải lên tiếng.: ChrisHayes
Thư của dân biểu đảng Lao động Úc, Chris Hayes về cái chết của ông Lê Đình KìnhImage caption: Thư của dân biểu đảng Lao động Úc, Chris Hayes về cái chết của ông Lê Đình Kình
10:01 17 tháng 1 năm 2020
̣Đất đai luôn chiếm đa số các vụ khiếu kiện
LS Ngô Ngọc Trai gửi cho BBC
Đến năm 2009 tỉnh Hà Tây được sáp nhập vào Hà Nội, kết thúc một quá trình và mở ra một giai đoạn mới cho dân khiếu kiện nơi này.
Suốt nhiều năm qua, Thanh tra Chính phủ luôn đưa ra số liệu tổng kết hàng năm, xác định lĩnh vực đất đai chiếm tỷ lệ lớn nhất trong tổng số đơn thư khiếu nại.
Trong một thời gian dài, tỷ lệ đơn khiếu nại về đất đai chiếm hơn 70% tổng số đơn thư khiếu nại tố cáo trong mọi mặt đời sống xã hội.
Sau nhiều cố gắng tình trạng có sụt giảm nhưng không đáng kể. Mới đây, theo báo cáo công tác của Thanh tra chính phủ về công tác giải quyết khiếu nại tố cáo hồi tháng 11 năm 2019, những khiếu nại liên quan đến đất đai chiếm 67,7%.
Còn theo một số liệu của Thanh tra chính phủ năm 2017, thì trong một năm 2017, các cơ quan hành chính nhà nước đã tiếp 342.630 lượt công dân đến khiếu nại tố cáo, với 219.355 vụ việc, có 4.763 đoàn đông người.
9:47 17 tháng 1 năm 2020
Facebooker Pù Lò Khương
Sĩ quan biên phòng
…”Tôi muốn nhìn nhận ở góc độ cách thức ứng xử với vụ việc mà đáng lý không phải chịu như những gì đã xảy ra.
Tại sao tôi lại đặt vấn đề nhận thức? Đó chính là xuất phát điểm từ học thuyết Mác- Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Xét cho đến cùng là nhận thức. Nhận thức đúng sẽ hành động đúng. Khi nhận thức sai thì, “sai một ly đi một dặm”. Những gì từ nhận thức sai xảy ra khó gì có thể bù đắp và sửa chữa được. Dù có khắc phục đến đâu thì nó đã để lại hậu quả đáng tiếc.
Tôi cũng đã may mắn được có mặt ở 3 vụ: Quỳnh Hoa (1997), Tây Nguyên (2004), FORMOSA (2014). Vụ Quỳnh Hoa cũng dân có bắt công an. Vụ Tây nguyên dân có đánh công an và vụ FORMOSA dân cũng quây công an. Nói chung là cũng căng thẳng và rất dễ bùng phát thành “đám lửa nhỏ”. Nếu không nhanh và xử lý chính xác có thể bùng lên thành đám lửa lớn. Nhưng thật may. Tất cả đều trở về đúng quỹ đạo của nó. Dân hiểu hơn về lòng Đảng, ý Đảng và Đảng cũng gần dân, sát dân hơn, các chủ trương đường lối thuận lòng dân.
Còn vụ việc xảy ra ở Đồng Tâm, phải nói là mất mát quá lớn. 3 sĩ quan công an và 1 người dân đã chết. Tại sao lại có thể để xảy ra chuyện đau đớn thế này? Nếu nhìn thẳng vào sự việc, đây chính là biểu hiện sự bất lực của chính quyền. Chính quyền không còn đủ niềm tin trong dân. Sự mất lòng tin này không chỉ ở một cấp mà từ cấp cơ sở đến huyện, thành phố và Trung ương. Mà trong đó, có vai trò của đội ngũ cán bộ làm công tác dân vận quá yếu kém.
Tôi tin rằng, không có gì không thể giải quyết được bằng đối thoại, gặp gỡ, trao đổi. Lắng nghe ý kiến của dân. Cái gì dân đúng, chính quyền tổ chức thực hiện sai thì sửa. Cái gì dân chưa hiểu thì nói cho dân hiểu. Để bảo vệ và giành lại quyền độc lâp, chúng ta còn “trường kỳ” được thì tại sao để dân hiểu, dân tin lại không thể trường kỳ. Dân hiểu, dân tin cũng là kế sâu gốc bền rễ cơ mà…”
11:47 16 tháng 1 năm 2020
Lê Đình Kình ‘vụt trở thành một biểu tượng của chống lại áp bức’
Nhà văn Tạ Duy Anh, từ Hà Nội, nhận xét:
“Đáng lẽ là một “tội phạm”, người nông dân Lê Đình Kình vụt trở thành một biểu tượng của chống lại áp bức, một nhân vật bi kịch, một nhân vật lịch sử, một nhân vật văn học đẹp lộng lẫy và vô cùng hấp dẫn, có khả năng biến toàn bộ những nhân vật khác liên quan đến ông ta thành thứ dây buộc giày.
Tôi không biết người viết trẻ tuổi nào sẽ lãnh nhận sứ mệnh này. Điều tôi biết trước là nhiều thế hệ nữa sẽ tiếp tục suy tư về con người ấy. Những bí ẩn về cái chết của ông ta, sẽ còn là đề tài của hàng ngàn giả thuyết, ngốn theo hàng vạn trang giấy.
Điều không ai mong muốn là xã hội chúng ta, kể từ sau cái chết của lão nông Lê Đình Kình, cũng bắt đầu một cuộc phân hóa, chia rẽ trầm trọng và rõ ràng là cực kỳ nguy hiểm.
Tất cả chỉ bằng đúng một phát súng.”
Lao Ta
jeudi
PHÁT SÚNG LỊCH SỬ
(TRƯỚC HẾT TÔI THỐNG THIẾT CHIA BUỒN VỚI THÂN NHÂN CỦA BA CHIẾN SỸ CẢNH SÁT BỊ THIỆT MẠNG TRONG CUỘC TẤN CÔNG VÀO THÔN HOÀNH RẠNG SÁNG NGÀY MỒNG 9-1. TÔI VÔ CÙNG ĐAU BUỒN VỀ CÁI CHẾT CỦA CÁC ANH)
Sau ba lần thay đổi về lý do đoàn quân bách chiến bách thắng “tiến vào thôn Hoành” chỉ trong chưa đầy 5 ngày của Bộ Công an, tôi biết rằng sự thật của câu chuyện Đồng Tâm từ đây MÃI MÃI thuộc về mỗi cá nhân. Nghĩa là muốn biết sự thật, bạn phải tự đi tìm nó.
Nhưng tôi đang nói về một vấn đề khác.
Khi sự việc đau lòng và vô cùng đáng xấu hổ xảy ra, hy vọng lớn nhất của tôi là có một sự lục đục, bất đồng nào đó từ cấp thượng tầng, để còn có thứ bám vào mà cố dối lòng rằng nền chính trị chưa đến mức “đen cả nải”. Giờ thì hy vọng đó coi như đã tắt. Qua phát biểu của Thủ tướng, qua hành động nhanh như điện của Chủ tịch nước kí truy tặng Huân chương cho ba cán bộ công an bị chết-những đồng bào hoàn toàn xứng đáng được tưởng nhớ và thương xót- cho thấy dường như là có một sự nhất trí rất cao với cách giải quyết vấn đề Đồng Tâm.
Thế là chỉ còn lại bóng tối, sự vô vọng và những nỗi buồn dằng dặc.
Giờ đây truyền thông chính thống đang tận dụng ưu thế độc quyền (độc quyền luôn cả sự vụng về) tìm mọi cách để chứng minh hành động của hàng ngàn chiến sỹ tinh nhuệ là đúng đắn, việc hạ sát “tội nhân” Lê Đình Kình là hành động cần thiết? Rất nhiều người tin vào những tuyên truyền đó. Rất nhiều người kiên quyết không tin. Rất nhiều người hả hê. Rất nhiều người phẫn nộ hay phì cười… Nhưng bất chấp tất cả những tình cảm ấy, việc tuyên truyền đó giờ đây là hoàn toàn vô ích, vô nghĩa khi cái chết của người nông dân 84 tuổi Lê Đình Kình không còn là chuyện cái chết của một kẻ ngoan cố chống lại chính quyền, mà đã nhanh chóng trở thành cái chết huyền thoại của một lãnh tụ nông dân. Tôi tin rằng những gì phía chính quyền quy kết cho cụ Lê Đình Kình không hoàn toàn vô căn cứ. Có thể cụ đã yêu cầu con cháu chuẩn bị một vài vũ khí thô sơ để phòng thân và khi chúng được người khác sử dụng trong tình thế bức bách đã dẫn đến mất kiểm soát. Có thể cụ từng lớn tiếng úy lạo những người nông dân Đồng Tâm thà chết không để mất đất, khiến gây ra một vài hành động hoặc tuyên bố cực đoan? Điều đó có nghĩa, nếu bị đưa ra xét xử công khai trong một phiên tòa văn minh, cụ Lê Đình Kình rất có thể phải chịu một mức hình phạt nào đó.
Suốt hơn hai năm qua, có cả một ngàn cách để tháo gỡ ngòi nổ Đồng Tâm trong hòa bình, trong tình đồng bào. Nhưng chính quyền đã lựa chọn giải pháp dùng sức mạnh của công cụ chuyên chính. Họ chỉ không tính được rằng, sau cú hạ sát kẻ cầm đầu, thì chính kẻ đó từ nay sẽ bất tử trong kí ức hàng triệu, hàng triệu người. Với một lực lượng hùng hậu, thì việc xóa sổ một thôn như thôn Hoành quá dễ. Giết chết một cụ già gần đất xa trời còn dễ gấp bội. Nhưng không có một sức mạnh quyền lực nào trên thế gian này xóa được kí ức nhân dân.
Đáng lẽ là một “tội phạm”, người nông dân Lê Đình Kình vụt trở thành một biểu tượng của chống lại áp bức, một nhân vật bi kịch, một nhân vật lịch sử, một nhân vật văn học đẹp lộng lẫy và vô cùng hấp dẫn, có khả năng biến toàn bộ những nhân vật khác liên quan đến ông ta thành thứ dây buộc giày. Tôi không biết người viết trẻ tuổi nào sẽ lãnh nhận sứ mệnh này. Điều tôi biết trước là nhiều thế hệ nữa sẽ tiếp tục suy tư về con người ấy. Những bí ẩn về cái chết của ông ta, sẽ còn là đề tài của hàng ngàn giả thuyết, ngốn theo hàng vạn trang giấy.
Điều không ai mong muốn là xã hội chúng ta, kể từ sau cái chết của lão nông Lê Đình Kình, cũng bắt đầu một cuộc phân hóa, chia rẽ trầm trọng và rõ ràng là cực kỳ nguy hiểm.
Tất cả chỉ bằng đúng một phát súng.
P/S: Để không gợi lại nỗi đau, tôi sẽ không đăng kèm ảnh trong bài viết này.
11:21 16 tháng 1 năm 2020
Lể̃ tang cho ba sĩ quan cảnh sát
Chính phủ Việt Nam sáng 16/1 đã tổ chức long trọng tang lễ ba cảnh sát thiệt mạng trong đụng độ ở Đồng Tâm hôm 9/1.
Truyền thông Nhà nước đưa tin rộng rãi về tang lễ tại Nhà Tang lễ Quốc gia số 5, Trần Thánh Tông, Hà Nội.
Tới dự lễ tang có Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung và đại diện Đảng ủy Công an Tung ương, Bộ Công an. Ba cảnh sát của Bộ Công an thiệt mạng “khi làm nhiệm vụ tại xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức”.
14:36 15 tháng 1 năm 2020
Những cái tên phụ nữ thuần Việt của nông thôn miền Bắc
Trong vụ Đồng Tâm
Trong số những người vừa bị khởi tố vì ‘hành vi giết người’ trong một âm mưu chống Nhà nước VN ở Đồng Tâm, HN, có những cái tên phụ nữ thuần tuý của nông thôn Bắc Bộ Việt Nam, như La, Nối, Đục, Lụa, Bét…
Hai mươi người Đồng Tâm này gồm các ông bà Lê Đình Chức, Lê Đình Công, Lê Đình Uy, Nguyễn Văn Tuyến, Bùi Văn Tiến, Bùi Văn Niên, Trần Thị La, Bùi Thị Nối, Nguyễn Thị Lụa, Bùi Viết Hiểu, Bùi Văn Tuấn, Nguyễn Quốc Tiến, Lê Đình Doanh, Bùi Thị Đục, Lê Đình Quân, Lê Đình Quang, Nguyễn Văn Duệ, Nguyễn Thị Bét, Nguyễn Văn Quân và Trịnh Văn Hải.:ty Images
̣Đồng ruộng làng quê miền Bắc VN – hình chỉ có tính minh họaImage caption: ̣Đồng ruộng làng quê miền Bắc VN – hình chỉ có tính minh họa
10:47 15 tháng 1 năm 2020
Sinh viên “bình luận khiếm nhã” về cái chết của các cảnh sát ở Đồng Tâm sẽ bị kỷ luật
Trang Facebook tự giới thiệu là “page chính thức của Phòng Công tác Sinh viên (Trường Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học quốc gia TPHCM” thông báo rằng nhà trường đã nhận được tin về việc một sinh viên “có một bình luận khiếm nhã, thiếu tôn trọng trên một group Facebook về các chiến sĩ hy sinh trong quá trình làm nhiệm vụ tại xã Đồng Tâm gần đây”.
Trang này cho rằng: “Hành động trên đã gây ra nhiều bức xúc cho rất nhiều người tham gia group và cả sinh viên của trường” và cho biết, hiện tại Phòng Công tác Sinh viên sẽ trình hồ sơ kỷ luật đến Hội đồng thi đua khen thưởng của nhà trường để xử lý vi phạm về đạo đức và nội quy trường của sinh viên nói trên phòng Công tác Sinh viên – Trường Đại học Khoa học Tự nhiên
mardi dernier
Trong ngày hôm qua nhà trường đã nhận được thông tin về sự việc em sinh viên đã có một bình luận khiếm nhã, thiếu tôn trọng trên một group Facebook về các chiến sĩ hy sinh trong quá trình làm nhiệm vụ tại xã Đồng Tâm gần đây. Hành động trên đã gây ra nhiều bức xúc cho rất nhiều người tham gia group và cả sinh viên của trường.
Hiện tại Phòng Công tác Sinh viên sẽ trình hồ sơ kỷ luật đến Hội đồng thi đua khen thưởng của nhà trường để xử lý vi phạm về đạo đức và nội quy trường của em sinh viên trên. Sự việc không mong muốn này như một sự nhắc nhở đến việc phát ngôn trên mạng của sinh viên.
Nhà trường hoàn toàn tôn trọng sự tự do ngôn luận và đề cao tính tự do học thuật trong tất cả mọi trường hợp, nhưng đối với những hành vi khiếm nhã, gây ảnh hưởng tiêu cực đến nhà trường, các cá nhân khác và vi phạm pháp luật thì sẽ bị xử lý nghiêm.
Sau quá trình tìm hiểu thì phát ngôn trên là do sự bồng bột, thiếu ý thức và thiếu hiểu biết về các vấn đề xã hội. Nhà trường rất mong những sự việc đáng tiếc trên sẽ không diễn ra nữa, sinh viên trường chúng ta phải thể hiện bản lĩnh trong học tập, nhân cách và nghiên cứu với những lý luận khoa học, tư duy tích cực chứ không phải là những hành vi cảm tính và thiếu suy nghĩ.
Để tránh những ảnh hưởng tiêu cực đến sinh viên trên và lan truyền những tin tức không chính xác, đề nghị các sinh viên chỉ chia sẻ bài đăng này để cảnh giác các sinh viên khác và không bình luận nêu đích danh, chỉ trích hay phán xét về cá nhân sinh viên vi phạm, đó cũng thể hiện một cách ứng xử văn minh và tôn trọng quyền cá nhân.
Chúc các bạn chuẩn bị đón Tết vui vẻ và chuẩn bị đón Tết thật ấm áp nhé.
10:36 15 tháng 1 năm 2020
Tại sao không khởi tố vụ án giết cụ Lê Đình Kình?
Facebooker Vũ Hữu Sự phân tích: “Cụ Lê Đình Kình không phải là bị can trong vụ án nào, không phải chấp hành lệnh tạm giam. Cụ đang sống bình yên tại nhà mình.
“Như vậy, chỗ ở của cụ là thiêng liêng và bất khả xâm phạm. Không ai được tự ý vào chỗ ở của cụ nếu không được cụ cho phép, theo quy định tại điều 22 Hiến pháp năm 2013 của nước CHXHCN Việt Nam. Tính mạng của cụ được pháp luật bảo hộ và không ai được quyền tước đoạt mạng sống của cụ trái luật, theo quy định tại điều 19 Hiến pháp năm 2013 của nước CHXHCN Việt Nam.
“Lực lượng cảnh sát cơ động đã đột nhập nhà của cụ Lê Đình Kình vào lúc nửa đêm mà không được cụ cho phép. Như vậy, lực lượng này đã vi phạm điều 22 Hiến pháp năm 2013 của nước CHXHCN Việt Nam và vi phạm điều 158 Bộ luật Hình sự năm 2015.
“trước khi khởi tố bị can đối với 22 người dân Đồng Tâm, tại sao lại không khởi tố vụ án, khởi tố bị can về hành vi xâm phạm trái phép chỗ ở và giết người với những kẻ giết cụ Lê Đình Kình? Chẳng lẽ cái chết của cụ không phải là cái chết? Mạng của cụ không phải là mạng người?”
Facebooker này kết luận rằng: “Nếu không dưa được những kẻ giết cụ Lê Đình Kình ra trước vành móng ngựa, thì vụ án này sẽ trở thành một vết bẩn không thể nào rửa sạch được của ngành công an vẫn tự hào là “giỏi nhất thế giới” này”
Vũ Hữu Sự
mardi dernier
CÁI CHẾT CỦA CỤ LÊ ĐÌNH KÌNH DƯỚI GÓC NHÌN CỦA HIẾN PHÁP VÀ BLHS 2015
Trước khi bị giết, cụ Lê Đình Kình là một công dân. Cụ có đủ quyền và nghĩa vụ của một công dân theo quy định tại các điều 14;15;16;17 Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 2013. Cụ không có tiền án, tiền sự. Hiện tại, cụ không phải chấp hành bất cứ một bản án nào, do tòa án cấp nào tuyên. Cụ là một đảng viên ĐCS Việt Nam, cho đến lúc chết vẫn chưa bị khai trừ ra khỏi đảng.
Theo thông tin từ cơ quan công an, được các báo quốc doanh đăng tải, thì cụ Lê Đình Kình chế tạo bom xăng, tàng trữ dao, kiếm, lựu đạn…Như vậy, cụ có hành vi có dấu hiệu cấu thành tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự, được quy định tại điều 230 BLHS năm 2015, và tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí thô sơ, được quy định tại điều 233 BLHS năm2015.
Muốn kết luận được hành vi của cụ có cấu thành hai tội đó hay không, thì phải khởi tố vu án, tức là khởi tố về hành vi có dấu hiệu phạm tội. Và nếu đủ căn cứ là cụ Lê Đình Kình có dấu hiệu phạm tội, thì phải khởi tố bị can để điều tra. Sau khi khởi tố bị can, nếu thấy cần thiết, thì có thể bắt tạm giam bị can dể điều tra.
Cụ Lê Đình Kình có địa chỉ cư trú rõ ràng là thôn Hoành, xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, TP Hà Nội. Cụ không phạm tội quả tang, cũng không phải tội phạm bị truy nã. Nên theo quy định tại khoản 3, điều 113 bộ luật TTHS năm 2015, thì không được phép bắt cụ vào ban đêm (từ 22 giờ đến 6 giờ). Như vậy, nếu cụ trở thành bị can của vụ án nói trên, và nếu cụ phải chấp hành lệnh bắt tạm giam, thì cơ quan tố tụng chỉ có thể bắt cụ giữa “thanh thiên bạch nhật rõ ràng cho coi (truyện Kiều- Nguyễn Du)”. Việc bắt cụ phải được thực hiện theo đúng quy định tại điều 113 bộ luật TTHS năm 2015 : phải đọc quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt tạm giam cho cụ nghe tại nhà. Phải giải thích quyền và nghĩa vụ cho cụ biết, phải lập biên bản về việc bắt. Phải giao quyết định và lệnh bắt cho cụ.Tất cả mọi việc phải diễn ra dưới sự chứng kiến của chính quyền địa phương.
Cụ Lê Đình Kình không phải là bị can trongvu án nào, không phải chấp hành lệnh tạm giam. Cụ đang sống bình yên tại nhà mình. Như vậy, chỗ ở của cụ là thiêng liêng và bất khả xâm phạm. Không ai được tự ý vào chỗ ở của cụ nếu không được cụ cho phép, theo quy định tại điều 22 Hiến pháp năm 2013 của nước CHXHCN Việt Nam. Tính mạng của cụ được pháp luật bảo hộ và không ai được quyền tước đoạt mạng sống của cụ trái luật, theo quy định tại điều 19 Hiến pháp năm 2013của nước CHXHCN Việt Nam.
Lực lượng cảnh sát cơ động đã đột nhập nhà của cụ Lê Đình Kình vào lúc nửa đêm mà không được cụ cho phép. Như vậy, lực lượng này đã vi phạm điều 22 Hiến pháp năm 2013 của nướcCHXHCN ViệtNam và vi phạm điều 158 BLHS năm 2015 (tội xâm phạm chỗ ở của người khác), mà đây lại là việc xâm phạm có tổ chức. Tội này được quy định tại điểm a, khoản 2 điều luật trên, có khungn hình phạt cao nhất đến 5 năm tù.
Không chỉ xâm phạm trái phép, lực lượng này còn đánh, bắn chết cụ, tước đoạt mạng sống của cụ trái luật, vi phạm điều 19 Hiến pháp năm 2013 của nước CHXHCN Việt Nam. Vi phạm khoản 1 điều 123 BLHS năm 2015, với 2 tình tiết tăng nặng là giết người có tính chất côn đồ và có tổ chức (điểm n và điểm o ).
Còn 3 cảnh sát cơ động bị chết ? Ai giết họ ?
Có 3 giả thiết được đặt ra. Thứ nhất là cụ Kình giết.Thứ hai, họ tàn sát lẫn nhau và thứ ba, là họ bị người dân giết.
Giả thiết thứ nhất bị loại trừ ngay. Ở tuổi 84, mắt mờ chân chậm, bị phá cửa vào nhà quá đột ngột. Cụ Kình vừa mở mắt thì đã bị đánh gẫy chân, bụi bắn thẳng vào tim ở cự li rất gần. Cụ Kình chết mà chưa kịp hiểu ai đã giết mình, giết bằng vũ khí gì, nói chi đến phản ứng.
Giả thiết thứ hai, thì trên mạng xã hội đã có một thông tin rằng một chú bị trượt chân ngã xuống giếng trời, chết do va đập. Chú thứ hai chết do bị đồng đội bắn nhầm.Và chú thứ ba đang ở trên mái nhà, nghe tiếng súng nổ giật mình ngã xuống, cũng chết. Nhưng thông tin này chưa được kiểm chứng,và có lẽ cũng chẳng ai có thể kiểm chứng được.
Giả thiết thứ ba, thì cơ quan CSĐT côngan TP Hà Nội vừa khởi tố bị can đối với 22 người dân Đồng Tâm về các hành vi giết người; tàng trữ, sử dụngvũ khí trái phép và chống người thi hành công vụ. Thế có nghĩa là dưới mắt cơ quan CSĐT, 3 CSCĐ chết là do bị người dân làng Hoành giết. Họ có giết người hay không, thì chúng ta hãy chờ xem.
Thế nhưng trước khi khởi tố bị can đối với 22 người dân Đồng Tâm, tại sao lại không khởi tố vụ án, khởi tố bị can về hành vi xâm phạm trái phép chỗ ở và giết người với những kẻ giết cụ Lê Đình Kình ? Chẳng lẽ cái chết của cụ không phải là cái chết ? Mạng của cụ không phải là mạng người ?
Nếu không dưa được những kẻ giết cụLê Đình Kình ra trước vành móng ngựa, thì vụ án này sẽ trở thành mộtvết bẩn không thể nào rửa sạch được của ngành công an vẫn tự hào là “giỏi nhất thế giới” này
17:51 14 tháng 1 năm 2020
‘Thảm họa cho Việt Nam’
PGS Tiến sỹ Jonathan London từ Hà Lan viết trên Facebook cá nhân:
“Đổ máu, chết người, suy giảm niềm tin xã hội để làm gì? khó tưởng tượng ai còn muốn sử dụng đất Đồng Sênh. Chả ai thắng hết. Nói thế không có nghĩa là biến cố là vô nghĩa. Chỉ thể hiện sự hối tiếc về một thảm họa cho Việt Nam”.
17:28 14 tháng 1 năm 2020
“Thấy gì qua phát biểu của Tướng Lương Tam Quang?”
Trên Facebook cá nhân của mình, nhà quan sát từ Hà Nội, Kiến trúc sư Dương Quốc Chính, đưa ra bình luận về vụ Đồng Tâm sau khi Bộ Công an Việt Nam, qua Tướng Lương Tam Quang, đưa ra thêm chi tiết về vụ bố ráp:
Bài viết có đoạn:
“Ông Quang cho là vì bị tấn công bằng lựu đạn, đó là tội quả tang, nên CA mới có lý do để tấn công vào nhà ông Kình và Công, mà không cần lệnh được phê chuẩn của VKS. Về pháp lý, điều này đúng, có điều là có đúng là nhóm Đồng thuận tấn công trước bằng lựu đạn hay không? Điều này chỉ có CA mới có quyền cho biết, vì nhóm ĐT người thì chết, người nằm viện, người đi tù cả rồi.
“Lý do khiến 3 CA chết được ông Quang công bố là do truy đuổi nên (cả 3) bị ngã xuống hố giếng trời sâu khoảng 4m, sau đó bị tưới xăng rồi đốt. Có chỗ thì bảo ông Kình chỉ đạo, VTV dẫn lời khai thì bảo do ông Chức chỉ đạo. Chi tiết này cực kỳ quan trọng, vì nó dẫn đến án tử hình vì tội giết người. Nếu họ khôn thì sẽ đổ cho người chết.
“Tuy nhiên, 1 chi tiết quan trọng là việc đổ xăng này xảy ra trước khi ông Kình bị bắn chết hay sau? Thì ông Quang không nói. Về tâm lý, nếu bố mình bị bắn chết tươi trước mặt, thì mình cũng sẽ đổ xăng châm lửa. Liệu có khả năng chính CA bị chết cháy đã bắn chết ông Kình mới dẫn đến hành vi báo thù? Chi tiết này cần được điều tra làm rõ, vì giết người thì cần có động cơ đủ mạnh, trong trạng thái bị kích động.
“Ông Quang không nói đến việc hạ sát ông Kình, nhưng biện hộ cho việc này bằng lý do ông Kính đã ném 1 quả lưu đạn xịt và đang cầm quả thứ 2. Chết rồi vẫn đang cầm.
“Đây cũng là chi tiết cực kỳ quan trọng, vì cũng là hành vi trấn áp tội phạm quả tang có thể quá mức cần thiết. Ông Kình lúc đó chắc chắn đang ở tư thế đứng hoặc ngồi, không thể nằm được, vì đang có biến ầm ĩ. Nên khi bị bắn chết, ông sẽ bị ngã xuống, tay không thể vẫn nắm quả lựu đạn được”.
“Câu hỏi đặt ra là tại sao 3 CA lại chết chung 1 hố bé tý như vậy? Phải chăng anh em không sự phối hợp tác chiến, đánh lẻ, người nọ không bám theo người kia để nhìn thấy sai lầm của nhau?…Mình đọc rất nhiều truyện, xem nhiều phim vụ án mà vẫn không hình dung nổi làm thế nào để 3 chiến sỹ có thể chết chung 1 hố trong khi đang truy kích địch?!
16:18 14 tháng 1 năm 2020
Các đơn vị quân đội và công an trong vụ Đồng Tâm
Tính đến cuối 2019, có một lữ đoàn công binh, và hai sư đoàn quân đội từ hai Quân khu I và II làm công tác dân vận và xây dựng công trình Bức tường sân bay Miếu Môn ở Đồng Tâm.
Sau đó là một trung đoàn cảnh sát cơ động của Bộ Công an vào cuộc, theo Thông tấn xã Việt Nam và các báo nhà nước.
Số dân ‘chống đối’ hiện bị bắt, theo Nhà nước, là hơn 20 người, gồm cả phụ nữ đứng tuổi.
“Nhiệm vụ xây dựng hơn 1.000 m tường rào bảo vệ Sân bay Miếu Môn tại xã Trần Phú, xã Mỹ Lương, huyện Chương Mỹ (Hà Nội) được giao cho Lữ đoàn công binh 543, Quân khu 2 cùng một số đơn vị từ cuối tháng 12/2019.
Cùng tham gia thực hiện nhiệm vụ xây dựng tường rào bảo vệ Sân bay Miếu Môn, Sư đoàn 312 và Sư đoàn 308 (Quân đoàn 1) cũng đã làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục cho bộ đội về mục đích, ý nghĩa công trình xây dựng tường rào bảo vệ Sân bay Miếu Môn.”
Đêm 08/01 mờ sáng 09/01/2020, có thêm Trung đoàn Cảnh sát Cơ động Thủ đô E22, thuộc Bộ Tư lệnh CSCĐ ̣đã vào “tuần tra” xã Đồng Tâm.
Truyền thông nhà nước VN mô tả rằng, “theo kế hoạch, sáng 9/1, lực lượng quân đội triển khai xây dựng đất Đồng Sênh, lực lượng Công an TP Hà Nội cùng sự hỗ trợ của một số đơn vị của Bộ triển khai các chốt nhằm đảm bảo an toàn trụ sở, cán bộ, người dân của Đồng Tâm.”
15:56 14 tháng 1 năm 2020
TS Vũ Minh Khương
Viết từ Singapore, bài đã đăng trên Diễn đàn BBC News Tiếng Việt
…Chữ M chỉ Motherland- Đất Mẹ/Tổ Quốc. Tình đồng bào là kết tinh của phẩm chất này. Quyết sách tốt không bao giờ làm tổn thương đến tình cảm của người dân. Một khi đã sai thì tìm cách làm giảm đi nỗi đau tê tái này.
Đối chứng với bộ tiêu chí VIETNAM trình bày ở trên, với sự thành tâm tự đáy lòng của một trí thức bình thường, tôi thấy quyết sách về vụ việc Đồng Tâm của chính quyền đạt chuẩn rất thấp. Vì mỗi quyết sách quan trọng đều có tác động đến công cuộc phát triển không chỉ trong ngắn hạn mà cả dài hạn.
Đối chiếu với bộ phẩm cách Việt Nam này, mỗi người có thể tự đánh giá xem môt quyết sách quan trọng đưa đất nước đi lên hay đi xuống; đi lên bao xa và đi xuống đến mức nào.
Để đất nước vươn tới tầm nhìn khát vọng mà ngàn đời hằng mong đợi, đất nước cần hơn bao giờ hết những quyết sách có phẩm cách Việt Nam rất cao và không chấp nhận sự lặp lại của những quyết sách tầm thấp như Đồng Tâm.
Thôn Hoành, Đồng Tâm,Mỹ Đức, Hà NộiImage caption: Thôn Hoành, Đồng Tâm,Mỹ Đức, Hà Nội
15:10 14 tháng 1 năm 2020
Facebooker Đỗ Dương
Sau khi Việt Nam chuyển sang cơ chế thị trường xhcn phải nói thật có một số thành tụy nhất định. Phải công nhận có cải thiện cuộc sống cùng với chào lưu của sự tiến bộ của thế giới. Tình hình kinh tế ct tương đối ổn định,mặc dù cả đất nước không thể mặt trời che khuất tất cả. Về kinh tế có lạm phát nhưng vẫn là chỉ số cho phép đông tiền Việt vẫn duy trì tương đối ổn định theo như các nhà quan sát và ngân hàng Thế giới đánh giá.
Nhưng cũng không thể bỏ qua vài điều bất cập tức là người giàu rất giàu. Không phải là ghét giàu mà giàu như thế nào các đại gia địa ốc mọc như nấm vì biết vận dụng và cơ hội kẽ hở cơ chế. Đất nước tôi có chở thành nước công nghiệp trong thập kỷ tới không.
Đó là lời giải cho các bác. Cũng như mỗi công dân.
https://www.bbc.com/vietnamese/live/vietnam-51035591
Tin trong nước

Nhiều gia đình bị nhà cầm quyền

phá nát kế sinh nhai vào lúc giáp Tết

Tin Vietnam.- Báo Dân trí ngày 19 tháng 1 năm 2020 loan tin, nhiều gia đình làm nghề nuôi trồng thuỷ sản ở xã Kim Đông, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình đã bị nhà cầm quyền huyện Kim Sơn phá nát các bể để gây hàu giống khiến họ bị thiệt hại hàng trăm triệu đồng.
Trước đó vào ngày 22 tháng 12 năm 2019, ông Đỗ Hùng Sơn, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện Kim Sơn đã dẫn một lực lượng lớn với nhiều thành phần trong đó có cả công an đến khu vực nuôi hàu giống của người dân, rồi phá nát các công trình bể nuôi hàu. Việc làm này của nhà cầm quyền huyện được thực hiện một cách tự phát, không có bất kì một thông báo hay nguyên nhân nào đến với người dân.
Một người dân cho biết, họ không biết mình bị vi phạm chỗ nào, chỉ thấy nhà cầm quyền bỗng dưng kéo quân đến đập nát tài sản của mình mà không lập biên bản vi phạm hành chính, hay thông báo các quyết định cưỡng chế. Các công trình trên được người dân bỏ ra số tiền lên đến hàng trăm triệu đồng, khi sắp hoàn thành để chuẩn bị nuôi hàu thì bị đập phá một cách bất minh.
Một người dân khác cho biết, bể nuôi hàu chỉ là công trình tạm bợ, không phải nhà ở. Thời điểm bị nhà cầm quyền đập phá là mùa vụ sản xuất, nên nếu nhà cầm quyền không phá bỏ thì người dân có thể kiếm được vài trăm triệu đồng.
Ông Đỗ Hùng Sơn, Chủ tịch Uỷ ban huyện Kim Sơn giải thích, việc vi phạm của người dân được huyện bắt quả tang nên không cần lập biên bản, hay quyết định cưỡng chế.
Tuy nhiên khi phóng viên đặt vấn đề là thời gian cưỡng chế là ngày chủ nhật, và có rất đông lực lượng, máy móc thì ông Sơn trả lời sẽ kiểm tra lại và trả lời sau Tết Nguyên đán.
An Nhiên 
https://www.sbtn.tv/nhieu-gia-dinh-bi-nha-cam-quyen-pha-nat-ke-sinh-nhai-vao-luc-giap-tet/

Chính quyền Thái Bình thất hứa,

người dân 18 xã bị ngừng cấp nước

THÁI BÌNH, Việt Nam (NV) – Những ngày cận Tết Canh Tý, nhiều xã thuộc hai huyện Thái Thụy và Đông Hưng bất ngờ nhận được thông báo của chủ đầu tư một số dự án “Nước Sạch Nông Thôn” sẽ ngừng cấp nước cho người dân để tập trung lo thủ tục phá sản.
Nói với báo Đại Đoàn Kết ngày 18 Tháng Giêng, 2020, ông Phan Song Toàn, giám đốc Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Toàn Thịnh, chủ đầu tư một số nhà máy nước ở huyện Thái Thụy, xác nhận hôm 13 Tháng Giêng, công ty này đã gửi thông báo tới Ủy Ban Nhân Dân huyện Thái Thụy (tỉnh Thái Bình) và 12 xã trong huyện về việc sẽ dừng việc cấp nước phụ vụ người dân.
Theo thông báo, việc dừng cấp nước sẽ được công ty thực hiện sau 10 ngày ra thông báo và 12 xã gồm Thái An, Thái Học, Thái Thịnh, Thái Tân, Thái Thuần, Thái Thành, Thái Hồng, Thái Hưng, Thái Thủy, Thụy Dũng, Thụy Tân và Hồng Quỳnh của huyện Thái Thụy sẽ bị cắt sạch hoàn toàn.
Tương tự, hôm qua 17 Tháng Giêng, chính quyền và người dân sáu xã của huyện Đông Hưng, gồm Đông Động, Đông Quang, Đông Hà, Đông Xuân, Đông Vinh, Đông Các cũng bất ngờ nhận được thông báo của Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Thương Mại Đỗ Gia Bảo, chủ đầu tư dự án “Nước Sạch Nông Thôn” trên địa bàn, cũng với nội dung sẽ dừng cung cấp nước sạch cho người dân sau 10 ngày ra thông báo.
Theo nội dung các thông báo của hai công ty trên cho biết từ năm 2014, hưởng ứng phong trào cả nước “Chung sức xây dựng nông thôn mới,” hưởng ứng chủ trương “xã hội hóa đầu tư các công trình cung cấp nước sạch của tỉnh Thái Bình” với nhiều ưu đãi đã cùng nhiều doanh nghiệp khác đầu tư nhiều dự án cung cấp nước sạch cho người dân ở nhiều địa phương trong tỉnh.
Riêng công ty Toàn Thịnh đã làm bốn dự án nước sạch phục vụ người dân 13 xã của huyện Thái Thụy, bao gồm việc tiếp nhận hai nhà máy nước cũ, mở rộng một nhà máy và xây mới một nhà máy, với tổng mức đầu tư hàng trăm tỷ đồng.
Tuy nhiên, nội dung các thông báo cho biết: “Đến nay sau mấy năm đầu tư, phục vụ nước sạch cho người dân ở nhiều địa phương trong tỉnh, các nhà đầu tư như công ty Toàn Thịnh, công ty Đỗ Gia Bảo… không nhận được kinh phí hỗ trợ sau đầu tư như Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Thái Bình đã cam kết.”
Cũng theo thông báo, người dân ở các xã thuộc dự án sử dụng nước sạch rất ít, doanh nghiệp lâm cảnh “thu không đủ chi” trong khi phải gánh chi phí lãi vay, do vậy không còn khả năng để duy trì hoạt động, lâm cảnh phá sản.
“Sau 10 ngày thông báo tới địa phương và người dân, công ty sẽ dừng cấp nước và báo cáo các cơ quan hữu trách của tỉnh công bố phá sản và xin giải thể doanh nghiệp theo luật định,” thông báo của công ty Toàn Thịnh viết.
Ông Bùi Văn Phú, chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân xã Thái Thịnh (huyện Thái Thụy), cho biết sau khi nhận được thông báo ngừng cấp nước của công ty Toàn Thịnh vào thời điểm Tết đang cận kề, người dân địa phương rất bất bình.
“Ủy Ban Nhân Dân xã đã có báo cáo gửi huyện, đề nghị cấp trên có biện pháp can thiệp, không thể để người dân thiếu nước sinh hoạt, nhất là trong dịp Tết,” ông Phú cho biết. (Tr.N)
https://www.nguoi-viet.com/viet-nam/chinh-quyen-thai-binh-that-hua-nguoi-dan-18-xa-bi-ngung-cap-nuoc/

Nguyễn Xuân Phúc kêu gọi người dân nhắn tin

 để góp tiền cho nhà cầm quyền ủng hộ người nghèo

Tin Vietnam.- Báo Thanh niên ngày 19 tháng 1 năm 2020 loan tin, tại chương trình Sức mạnh nhân đạo 2020 với chủ đề “Tết vì người nghèo và nạn nhân chất độc da cam” do Trung ương hội Chữ thập đỏ Cộng sản Việt Nam tổ chức, ông Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng Chính phủ Cộng sản đã kêu gọi người dân ủng hộ người nghèo. Hình thức ủng hộ là nhắn tin tới tổng đài của nhà cầm quyền với mỗi tin nhắn là 20,000 đồng thời gian kéo dài hết ngày 7 tháng 2 năm 2020, tức là đã qua Tết cổ truyền cả gần nửa tháng.
Vì vậy nhiều người cho rằng Tết đã qua rồi thì nhà cầm quyền sẽ làm gì với số tiền nếu được người dân nhắn tin ủng hộ? Như vậy, chương trình này đâu phải là vì Tết?
Ngoài ra, ông Phúc còn kêu gọi các cơ quan, tổ chức, công ty, nhà hảo tâm cùng chung sức với nhà cầm quyền giúp đỡ nhiều hơn nữa những người nghèo trong xã hội. Và ông Mong muốn hội Chữ thập đỏ là đơn vị tin cậy để người Việt ở hải ngoại gửi tiền về để nhà cầm quyền có những hoạt động nhân đạo.
Lời kêu gọi của ông Phúc khiến dư luận cảm thấy hài hước vì sự giả dối đến trâng tráo của những lãnh đạo Cộng sản. Khi họ chính là nguyên nhân không chỉ đẩy người dân vào thế nghèo mà còn bần cùng đến tang thương như vụ Đồng Tâm, hay vườn rau Lộc Hưng, và rất nhiều vụ án khác đã và đang xảy ra trên cả nước.
Nhà cầm quyền Cộng sản luôn giành giật với dân từng miếng đất, thậm chí để đạt được lòng tham của mình họ còn sẵn sàng ra tay giết dân một cách dã man, nhưng miệng lại luôn nói về sự nhân đạo.
An Nhiên
https://www.sbtn.tv/nguyen-xuan-phuc-keu-goi-nguoi-dan-nhan-tin-de-gop-tien-cho-nha-cam-quyen-ung-ho-nguoi-ngheo/

Nhà cầm quyền cộng sản rất trân trọng

những “đóng góp”  của người Việt hải ngoại

Tin Vietnam.- Báo Vietnamnet loan tin, chiều ngày 18 tháng 1 năm 2020, ông Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng Chính phủ Cộng sản Việt Nam đã có buổi gặp mặt với đại diện hơn 1,500 người Việt đang sống ở gần 30 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới.
Tại buổi gặp mặt năm nay, ông Phúc nói rằng, nhiều chuyên gia, trí thức kiều bào đã đồng hành với nhà cầm quyền trong nhiều chương trình, dự án nên nhà cầm quyền rất trân trọng những “đóng góp” này. Và Việt Nam là một trong 10 nước nhận ngoại tệ lớn nhất thế giới, nên ông Phúc cho rằng đây là nguồn tiền có ý nghĩa lớn để hỗ trợ phát triển kinh tế đất nước.
Vì vậy, ông Phúc yêu cầu các cơ quan cấp bộ, ngành, địa phương phải luôn quan tâm, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho những người Việt ở hải ngoại mang tiền về nước hợp tác, đầu tư, kinh doanh.
Tuy nhiên, trên thực tế thì đã có rất nhiều những người Việt ở hải ngoại sau khi mang tiền về nước đầu tư thì đã bị nhà cầm quyền dùng luật rừng cướp sạch tài sản, thậm chí là bỏ tù. Điển hình như vụ án của ông Trịnh Vĩnh Bình. Và nhà cầm quyền cũng chỉ chào đón những Việt kiều nào mà “ngoan ngoãn” nghe lời.
Phía bộ Ngoại giao cho biết, hiện có khoảng 4,5 triệu người Việt đang sinh sống ở hơn 110 quốc gia, và vùng lãnh thổ trên thế giới. Trong đó có hơn 500,000 người có trình độ đại học trở lên, nhiều người rất thành công ở ngoại quốc.
Trong chương trình Xuân quê hương 2020 do nhà cầm quyền tổ chức thì chỉ có hơn 1,500 người từ 30 quốc gia về tham dự. Đây cũng là con số đông nhất từ trước đến nay.
An Nhiên
https://www.sbtn.tv/nha-cam-quyen-cong-san-rat-tran-trong-nhung-dong-gop-cua-nguoi-viet-hai-ngoai/

Bí thư thành ủy Sài Gòn đi quét rác

để chụp hình đăng báo

SÀI GÒN, Việt Nam (NV) – Hôm 19 Tháng Giêng, nhiều Facebooker cười nhạo tấm ảnh ông Nguyễn Thiện Nhân, bí thư Thành Ủy ở Sài Gòn, được báo Sài Gòn Giải Phóng đăng tải với chú thích: “Bí Thư Thành ủy Nguyễn Thiện Nhân tham gia dọn rác tại quận 10”.
Người ta thấy rõ sự dàn dựng lộ liễu trong ảnh, vì ông Nhân mặc áo sơ mi màu xanh dài tay, đeo găng tay trắng và cầm chổi với tư thế “đang quét rác”, đứng cạnh vài thuộc cấp cũng đang cầm chổi cho thêm phần xôm tụ.
Tờ báo của Đảng Bộ thành phố đăng tấm ảnh kèm theo thông điệp của Bí Thư Nhân rằng ông muốn Sài Gòn phải trở thành “thành phố sạch nhất nước” và việc quét rác cũng nằm trong hoạt động “mừng 90 thành lập đảng CSVN”.
Tấm ảnh ông Nhân quét rác cũng khiến công luận nhớ lại hình ông Đinh La Thăng, cựu bí thư Thành Ủy ở Sài Gòn, “đi vớt bèo” cùng hàng trăm đoàn viên, trước sự chứng kiến của hàng chục phóng viên ảnh hồi Tháng Ba, 2016. Điều đáng nói là chỉ một năm sau khi tạo dựng hình ảnh “gần dân”, ông Thăng bị bắt, khởi tố và bị tuyên phạt tổng cộng 30 năm tù.
Sau hơn hai năm ngồi ghế bí thư Thành Ủy, hình ảnh và uy tín của ông Nhân càng lúc càng xấu đi trong mắt công luận. Hiện tại, ông này không còn nhắc gì đến vụ dân oan Thủ Thiêm mất đất sau vài lần dẫn bầu đoàn thê tử cùng đội an ninh hùng hậu “đi thăm” dân oan Thủ Thiêm kèm theo lời hứa “thành phố không gạt bà con đâu”.
Trong khi người dân Sài Gòn đang bức xúc vì nhiều vấn đề thời sự như vụ Vườn Rau Lộc Hưng, tuyến metro Bến Thành – Suối Tiên không hẹn ngày vận hành, việc chống ngập không hiệu quả…, các phát
ngôn gần đây nhất của ông Nhân được các báo nhà nước trích dẫn chỉ xoay quanh chuyện “tại sao phụ nữ ở Sài Gòn đẻ ít”, “ai giải được ‘bài toán lười sinh con’ chắc đoạt giải Nobel”…
Về tấm ảnh ông Nhân quét rác, Facebooker Nguyễn Quang bình luận trên trang cá nhân: “Cái chúng ta thấy là gì? Kinh tế không lo, môi trường không lo, đi làm chuyện tào lao. Dân Thủ Thiêm đã chính thức 21 năm không có nhà, dù Nguyễn Thiện Nhân hứa trong năm 2019 sẽ giải quyết xong. ‘Đầu tàu kinh tế cả nước’ mà bị bọn này lèo lái thì chỉ có bán tàu thôi đồng bào ạ!”
Ngoài những lần phát ngôn bị công luận chỉ trích, đến nay, ông Nhân còn bị cộng đồng mạng nhắc lại món nợ “dời lư hương Trần Hưng Đạo” gây căm phẫn hồi Tháng Hai, 2019. Ông Nhân bị cho là người chỉ đạo việc dời lư hương đặt ở công trường Mê Linh từ trước năm 1975 để giới xã hội dân sự ở Sài Gòn không còn chỗ thắp hương, tưởng niệm các tử sĩ chống Trung Cộng. (N.H.K)
https://www.nguoi-viet.com/viet-nam/bi-thu-thanh-uy-sai-gon-di-quet-rac-de-chup-hinh-dang-bao/

Lối thoát nào cho vấn đề biển Đông

trong mối quan hệ Việt – Trung

Hoàng Bích Sơn
Báo Sputnik ngày 16/1/2020 có bài viết “Tổng Bí thư, Chủ tịch Việt Nam Nguyễn Phú Trọng nói gì với ông Tập Cận Bình qua điện thoại”. Bài báo cho biết, “Đồng chí Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh, quan hệ truyền thống hữu nghị giữa Việt Nam và Trung Quốc, trải qua 70 năm kể từ khi hai quốc gia thiết lập quan hệ ngoại giao đến nay, dù có lúc thăng, lúc trầm, nhưng trong thực tiễn lịch sử cho thấy, hữu nghị và hợp tác luôn là dòng chảy chính trong quan hệ hai Đảng Cộng sản, hai nước láng giềng.Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng khẳng định, quan hệ hữu nghị và đối tác hợp tác chiến lược toàn diện là phù hợp với nguyện vọng thiết tha và lợi ích căn bản của nhân dân hai nước Việt Nam, Trung Quốc”.
Và cũng thời điểm ngày 16/1/2020, Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (ISEAS-Yusof Ishak) đã công bố kết quả khảo sát “Thông điệp Đông Nam Á: 2020” (The State of Southeast Asia: 2020) . Trong kết quả khảo sát này thì cho thấy có đến 86% số người Việt Nam được khảo sát chọn Mỹ nếu buộc phải chọn giữa Mỹ và Trung Quốc trong cuộc đối đầu giữa hai cường quốc này. Và đây là tỉ lệ cao nhất trong số 10 nước ASEAN. Xếp thứ nhì là Philippines, một đồng minh của Mỹ, với 83%. Kế đến là Singapore với 61%. 7 nước còn lại đều có tỷ lệ nghiêng về Trung Quốc. (Báo cáo của Viện ISEAS-Yusof Ishak dựa trên kết quả khảo sát 1.308 người đến từ 10 quốc gia ASEAN. Thành phần chủ yếu là các quan chức chính phủ (40%), giới nghiên cứu, học giả (36,2%) và giới doanh nghiệp, tổ chức phi chính phủ và giới truyền thông.)
Mặc dù việc cân bằng quan hệ giữa các nước lớn là cần thiết, hơn thế nữa, Việt Nam đang cần phải tranh thủ được cả Hoa Kỳ và Trung Quốc. Tuy nhiên, việc cân bằng quan hệ này của Việt Nam có một số vấn đề cần tranh luận.
Thứ nhất, trong cuộc nói chuyện của ông Nguyễn Phú Trọng với ông Tập Cận Bình như tờ Sputnik tường thuật, ông Nguyễn Phú Trọng khẳng định rằng: “quan hệ hữu nghị và đối tác hợp tác chiến lược toàn diện là phù hợp với nguyện vọng thiết tha và lợi ích căn bản của nhân dân hai nước Việt Nam, Trung Quốc”. Tuy nhiên, khảo sát của Viện nghiên cứu Đông Nam Á lại cho thấy người dân Việt Nam thể hiện ý kiến qua cuộc khảo sát lại cho rằng nên chọn Mỹ thay vì chọn Trung Quốc. Như vậy, quan điểm của người đứng đầu Đảng cộng sản và cũng là người đứng đầu nhà nước thể hiện quan điểm của Đảng cộng sản (đảng cầm quyền ở Việt Nam hiện nay) và quan điểm của Nhà nước Việt Nam khác xa quan điểm của người dân, nhưng Tổng Bí thư, Chủ tịch nước lại nhân danh “nhân dân Việt Nam”. Vậy thì phải chăng, quan điểm trên chỉ thuộc về Đảng cầm quyền chứ không thể hiện chính xác nguyện vọng của người dân Việt Nam về vấn đề này?
Thứ hai, vấn đề khó khăn nhất trong quan hệ hai Đảng cộng sản, hai nước Việt – Trung chính là vấn đề Tranh chấp biển Đông. Tất cả các nhà nghiên cứu, chuyên gia ở Việt Nam và trên thế giới đều biết, đều nói rằng, tranh chấp biển Đông khó giải quyết chính vì từ phía Trung Quốc. Với tham vọng trở thành một “siêu cường” nhằm thay thế Mỹ, để “cai trị” thế giới. Muốn làm được điều đó, Trung Quốc trước hết phải trở thành một “cường quốc biển”. Muốn trở thành “cường quốc biển”, Trung Quốc phải độc chiếm bằng được biển Đông, để từ đó vươn ra biển và đại dương, trong chiến lược “chuỗi ngọc trai” của họ. Viện cớ để thực hiện tham vọng ấy, Trung Quốc vẽ ra một thứ “yêu sách” mơ hồ, gọi là “đường lưỡi bò”. Cái gọi là “yêu sách” này đã bị thế giới phản đối và đặc biệt bị Toà trọng tài trong vụ Philippines bác bỏ vì nó “trái với UNCLOS 1982 và do đó vô giá trị”. Và các chuyên gia này cũng khẳng định là Trung Quốc không dễ gì từ bỏ tham vọng đó, cho dù nó vô lý.
Và để biến nó thành hiện thực, Trung Quốc đã sử dụng đủ mọi biện pháp, từ việc sử dụng sức mạnh cứng như đe doạ quân sự, cho tàu quấy nhiễu trong EEZ của Việt Nam đến việc sử dụng các lợi ích kinh tế trong BRI để “đưa Việt Nam vào tròng” của họ.
Và trong các lần phản ứng lại Trung Quốc về vấn đề biển Đông của Việt Nam, chính mối quan hệ giữa hai Đảng Cộng sản đã “trói tay” chính phía Việt Nam. Ngay khi ông Nguyễn Phú Trọng nắm chức Tổng Bí thư hồi 2011, ông Nguyễn Phú Trọng đã có chuyến viếng thăm Trung Quốc. Trong chuyến thăm đó, hai bên Việt – Trung đã ký kết “Thoả thuận những nguyên tắc cơ bản giải quyết những vấn đề trên biển”. Bản Thoả thuận đó do phía Trung Quốc đã soạn thảo sẵn, và phía Việt Nam chỉ có thể đồng ý ký vào mà thôi. Nhóm chuyên gia luật quốc tế Bộ Ngoại giao Việt Nam đi cùng đoàn nhưng không được tham gia góp ý vào bản Thoả thuận vì đây là “chuyện nội bộ giữa hai Đảng”. Và kết quả là trong bản Thoả thuận đó, bản tiếng Trung lại có điểm khác bản tiếng Việt. Theo nội dung bản tiếng Trung thì Việt Nam đồng ý tham gia “Gác tranh chấp, cùng khai thác”, nhưng đối với bản tiếng Việt thì ghi là Việt Nam đồng ý tham gia “Hợp tác cùng phát triển”. Cũng theo Thoả thuận này, Hai nước sẽ thành lập một kênh ngoại giao đặc biệt để “cùng nhau xử lý các bất đồng trên biển”, nhưng ngay trong năm 2011, đã xảy ra sự kiện tàu Trung Quốc cắt cáp tàu Bình Minh 02 ngay trong vùng EEZ của Việt Nam.
Đến năm 2014, với sự kiện giàn khoan Hải Dương 981 được Trung Quốc cho hạ đặt ngay trong vùng EEZ của Việt Nam, phía Việt Nam đã liên lạc với phía Trung Quốc theo kênh này, nhưng chỉ là sự im lặng “ngoài vùng phủ sóng, trong vòng phủ phê” của phía Trung Quốc.
Năm 2017, phía Trung Quốc đã “ngầm đe doạ tấn công” khu vực Trường Sa mà Việt Nam đang kiểm soát, khiến Bộ chính trị Việt Nam đã quyết định rút việc thăm dò tại hai khu vực lô 07-03 và 136-03.
Năm 2019, Trung Quốc dùng nhiều loại tàu để quấy nhiễu các giàn khoan thăm dò Việt Nam ngay trong EEZ của Việt Nam cà hơn trăm ngày.
Như vậy, chúng ta có thể thấy, tham vọng của Trung Quốc trên biển Đông là không đổi, với nhiều chiến thuật phức tạp, tinh vi và khó dự đoán. Và Việt Nam luôn bị Trung Quốc sử dụng một “vòng kim cô” trói tay chính Việt Nam, đó chính là dùng “mối quan hệ hai Đảng” để “bịt miệng” mỗi khi Trung Quốc “đe doạ, quấy nhiễu” Việt Nam trên biển Đông.
Chính vì vậy, năm 2019, hơn một trăm ngày tàu Trung Quốc hoành hành tại EEZ của Việt Nam, lãnh đạo Việt Nam sợ ảnh hưởng tới tình hữu nghị hai đảng nên đã tỏ ra hoà hoãn. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đang ở thăm Trung Quốc khi sự kiện xảy ra vẫn coi như không có chuyện gì. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước thì khẳng định “Kiên quyết, kiên trì giữ vững độc lập, đấu tranh bảo vệ chủ quyền, nhưng phải giữ được môi trường hòa bình để phát triển”. Ông Nguyễn Thiện Nhân, Bí thư thành uỷ Thành phố Hồ Chí Minh thì nói “chúng ta không quay lưng được với Trung Quốc”.
Trước sự hoà hoãn đến mức “cố gắng bằng mọi cách” như vậy, cho thấy Trung Quốc đang làm chủ cuộc chơi ở biển Đông như thế nào. Và mặc dù các lãnh đạo Việt Nam luôn khẳng định sẽ làm tất cả để bảo vệ chủ quyền nhưng vấn đề người dân cần biết là họ sẽ bảo vệ bằng cách nào? Chứ không thể chỉ bảo vệ bằng lời nói suông và khi Đảng Cộng sản Việt Nam luôn nằm trong “rọ” của Bắc Kinh.
https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/where-is-way-out-for-scs-issues-in-vietnam-china-realtionship-01182020195539.html

0 nhận xét

Leave a comment

Được tạo bởi Blogger.