Tin Việt Nam – 11/01/2020
Thứ Bảy, 11 tháng 1, 2020
15:10
//
- Tin Việt Nam
,
Slider
Thi thể cụ Kình
bị trúng đạn ở tim, chân trái bị đánh gãy
Tin Vietnam.- Sáng ngày 11 tháng 1 năm 2020, facebook Trịnh Bá Tư loan tin, bà Nhung con gái cụ Lê Đình Kình, trú làng Hoành, xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội cho biết, gia đình đã nhận được thi thể của cụ Kình. Gia đình bà Nhung nhận thi thể cụ Kình trong tình trạng: chân trái cụ bị đánh gãy rời, đầu be bét máu, bị trúng một viên đạn ngay tim, và nhà cầm quyền đã mổ banh thi thể của cụ. Còn chiếc giường mà cụ Kình nằm thì dính đầy máu.Cụ chết ở lầu 2 của nhà mình do bị quân cướp đất tấn công, sau đó xông vào nhà cướp luôn thi thể cụ. Còn anh Lê Đình Chức thì đang ở bệnh viện Hà Đông nhưng khó qua khỏi, ông Lê Đình Công thì gia đình chưa nhận được thi thể.
Video gia đình nhận xác cụKình:
https://www.facebook.com/trinhbatudhtdtt/videos/1450314858460377/
Người nhà nạn nhân cho biết, trong cuộc đánh úp, khai hoả vào làng lúc rạng sáng ngày 9 tháng 1 nhà cầm quyền đã huy động khoảng 9,000 quân để tấn công vào Đồng Tâm nói chung, và gia đình cụ Kình và cụ Bùi Viết Hiểu nói riêng.
Ngoài ra, anh Tư cho biết, anh Nguyễn Văn Tuyển, một người dân Đồng Tâm đã bị nhà cầm quyền bắt và đưa lên sóng truyền hình của nhà cầm quyền. Đến sáng ngày 11 tháng 1 năm 2020, tất cả những thông tin chính xác, cụ thể về Đồng Tâm vẫn chưa được tiết lộ. Người dân và cộng đồng mạng Việt Nam chỉ biết được một phần nhỏ sự thật thông qua các mối liên hệ cá nhân. Hiện trường Đồng Tâm vẫn đang bị nhà cầm quyền bố ráp, nội bất xuất ngoại bất nhập.
Trước những đau thương của người dân Đồng Tâm, cộng đồng mạng xã hội Việt Nam kêu gọi mọi người nên có hành động để tang trên facebook nhằm thể hiện thái độ đoàn kết để phản đối bạo lực, khủng bố của nhà cầm quyền Việt Nam, đồng thời thể hiện sự đau xót trước cái chết của đồng bào mình.
An Nhiên
https://www.sbtn.tv/thi-the-cu-kinh-bi-trung-dan-o-tim-chan-trai-bi-danh-gay/
Ba công an chết ở Đồng Tâm được truy tặng huân chương
Hôm 10 tháng 1, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã ký quyết định truy tặng Huân chương Chiến công hạng Nhất cho ba công an đã bỏ mạng trong vụ đụng độ với người dân ở xã Đồng Tâm, ngoại thành Hà Nội hôm 9 tháng 1 vừa qua. Truyền thông trong nước loan tin này vào ngày11 tháng 1.Ba người được tặng huân chương gồm: Đại tá Nguyễn Huy Thịnh, Phó Trung doàn trưởng Trung đoàn Cảnh sát cơ động thủ đô, Bộ Tư lệnh cảnh sát cơ động – Bộ Công an; trung uý Dương Đức Hoàng Quân – cán bộ Tiểu đoàn 1, Trung đoàn cảnh sát cơ động thủ đô; thượng uý Phạm Công Huy – cán bộ Đội chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ khu vực 3 – Phòng Cảnh sát chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (Công an TP. Hà Nội).
Theo truyền thông trong nước, cả ba đã lập chiến công đặc biệt xuất sắc trong chiến đấu và phục vụ chiến đấu, góp phần vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ tổ quốc.
Vào sáng sớm ngày 9/1 vừa qua, chính quyền thành phố Hà Nội đã huy động lực lượng cảnh sát cơ động, công an đến xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội để bắt giữ một số người mà họ cho là chống đối chính quyền trong vụ tranh chấp đất ở khu đồng Sênh, xã Đồng Tâm. Vụ việc đã dẫn đến xung đột đẫm máu giữa người dân và cảnh sát. Theo thông báo của Bộ Công an, đến lúc này đã có ít nhất 4 người đã thiệt mạng bao gồm 3 công an và một người dân, một người dân khác bị thương. Người dân thiệt mạng là cụ Lê Đình Kình, 84 tuổi, người được cho là thủ lĩnh tinh thần của những người ở Đồng Tâm trong việc bảo vệ đất.
Sau đụng độ, Bộ Công an cho biết đã bắt giữ khoảng 30 người chống đối chính quyền ở Đồng Tâm.
Ngày 10/1, Thông tấn xã Việt Nam trích lời Thiếu tướng Tô Ân Xô, Chánh Văn phòng, người phát ngôn Bộ Công an, cho biết ông Kình là một trong những người chống đối người thi hành công vụ tại Đồng Tâm.
Báo cáo của Công an TP Hà Nội được truyền thông nhà nước trích đăng cho biết, khi khám nghiệm tử thi, trên tay ông Kình còn cầm giữ quả lựu đạn.
Vào ngày 11/1, một đoạn video chiếu hình ảnh xác ông Kình được người thân tiếp nhận và chuẩn bị an táng cho thấy một đường dài trên bụng ông giống như vết sẹo mổ khi khám nghiệm tử thi.
Vụ tranh chấp đất đai ở Đông Tâm đã diễn ra nhiều năm nay nhưng trở nên đặc biệt căng thẳng từ năm 2016 trở lại đây. Người dân cho rằng khu đất ở Đồng Sênh là đất canh tác trong khi chính quyền khẳng định đây là đất quốc phòng. Năm 2017, chính quyền đã tìm cách cưỡng chế khu đất nhưng bất thành do gặp phải sự kháng cự của người dân. Người dân Đồng Tâm đã bắt giữ 38 công an và cán bộ làm con tin, đòi đối thoại với chính quyền. Vụ việc chỉ được giải quyết khi Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung xuống Đồng Tâm nói chuyện với người dân, hứa thanh tra khu đất và không truy tố người phản đối cưỡng chế.
Tuy nhiên, theo thông báo của Bộ Công an, từ ngày 31/12/2019, một số đơn vị của Bộ Quốc phòng phối hợp với lực lượng chức năng tiến hành xây dựng tường rào bảo vệ sân bay Miếu Môn theo kế hoạch. Tuy nhiên, trong quá trình xây dựng, sáng ngày 9 – 1 – 2020, một số đối tượng có hành vi chống đối, sử dụng lựu đạn, bom xăng, dao phóng… tấn công lực lượng chức năng, chống người thi hành công vụ, gây rối trật tự công cộng.
Hôm 10/1, Bộ Công an đã quyết định khởi tố ba vụ án ở Đồng Tâm bao gồm “giết người”, “chống người thi hành công vụ” và “sở hữu vũ khí trái phép”. Bộ Công an cũng quyết định truy tố một số người, theo truyền thông trong nước, nhưng tên người bị truy tố chưa được công bố.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/nguyen-phu-trong-signed-decisiont-to-honor-3-policemen-died-in-dong-tam-clash-01112020073635.html
Vụ Đồng Tâm: Thủ tướng Chính phủ
yêu cầu xử lý nghiêm những đối tượng chống đối
Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc hôm 11/1 lên tiếng yêu cầu phải xử lý nghiêm những đối tượng chống đối lại Đảng, Nhà nước và lực lượng chức năng trong vụ đụng độ giữa cảnh sát cơ động, công an và người dân xã Đồng Tâm ở ngoại thành Hà Nội hôm 9/1 vừa qua.Truyền thông trong nước cho biết ông Phúc phát biểu điều này tại buổi kiểm tra công tác của lực lượng Cảnh vệ Công an Nhân dân.
Nguyên văn lời của người đứng đầu chính phủ được báo chí trong nước trích đăng: “Chúng ta phải xử lý nghiêm khắc các phần tử chống lại Đảng, Nhà nước và lực lượng của chúng ta. Ba đồng chí hy sinh là một tấm gương rất lớn…”
Ông Nguyễn Xuân Phúc nhận định vụ việc xảy ra ở Đồng Tâm là một thủ đoạn của kẻ xấu chống lại đường lối của Đảng và Nhà nước. Những hành vi chống đối sẽ bị xử lý nghiêm theo quy định pháp luật.
Nói về ba công an bỏ mạng trong vụ đụng độ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã biểu dương tinh thần xả thân hy sinh vì sự nghiệp bảo vệ an ninh trật tự của ba chiến sĩ cảnh sát cơ động tại xã Đồng Tâm. Ông đồng thời khẳng định tình hình tại xã Đồng Tâm đã ổn định trở lại.
Vào cùng ngày, truyền thông trong nước loan tin cho biết Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã ký quyết định truy tặng Huân chương Chiến công hạng Nhất cho ba chiến sĩ công an đã hy sinh khi làm nhiệm vụ ở Đồng Tâm.
Bộ Công an trước đó cho biết đã có 30 người chống đối việc thu hồi đất tại Đồng Tâm đã bị bắt giữ. Một người dân là cụ Lê Đình Kình, được Bộ Công an xác định là người chống đối, đã chết trong vụ đụng độ hôm 9/1. Một người dân khác bị thương.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/dong-tam-pm-says-need-to-punish-protesters-01112020075525.html
Dân Đồng Tâm đòi đất ‘thiếu căn cứ’
nhưng ai cứ tạo oán thù?
Lê Văn BảyGửi cho BBC News Tiếng Việt từ Sài GònCó lẽ xoay ngược đầu nhiều lần thì những vị cộng sản lão thành cũng không thể hình dung nổi có một sự kiện Đồng Tâm như đã diễn ra rạng sáng 9/1/2020.
Đồng Tâm là điểm nóng truyền thông từ vài năm nay. Phía nhà nước làm tuyên truyền rất tốt: có đủ trên báo chính thống, trên các kênh gặp mặt trực tiếp tại chỗ, từ các KOLs (những người có sức ảnh hưởng trên cộng đồng mạng), và gần đây, theo những thông tin ‘lề trái’ là phát cả trên loa phóng thanh công suất cao vào làng. Chỉ cần muốn tìm hiểu thì không thiếu thông tin nào trên mạng.
Ông Lê Đình Kình ‘chết sau khi công an vào Đồng Tâm’
Bàn Tròn Đặc Biệt: Đồng Tâm biến cố và điểm nóng đầu năm 2020 của VN
Tranh chấp đất Đồng Tâm: Máu đổ, người chết
Tranh chấp đất Đồng Tâm: Vì sao máu lại đổ trong thời bình
Đồng Tâm: đụng độ chết người giữa dân làng và cảnh sát
Phía “dân Đồng Tâm” cũng vậy. Tôi đặt cụm dân Đồng Tâm vào ngoặc kép vì theo nhiều clip quay trực tiếp trên mạng thì không phải tất cả người dân Đồng Tâm đều có ý chí ngược lại với phía nhà nước trong chuyện này.
Tức là thông tin, lập luận của hai phe đối đầu đều không thiếu.
Nhưng, cả hai phe ấy đều mới chỉ dừng ở ‘truyền’ chứ đều chưa đạt được mức ‘thông’.
Đơn cử, trong vụ rạng sáng 9/1/2020, người quan sát xem được chủ yếu hai clip được quay từ phía “dân Đồng Tâm” và phía lực lượng trấn áp. Clip phía “dân Đồng Tâm” thông báo rằng, công an đã bắn súng, ném lựu đạn và bắn hơi cay. Clip phía trấn áp lại cho thấy vô số chai bom xăng ném ra từ làng.
Tất cả các thông tin khác, như số người chết, bị thương, rồi lý do, bối cảnh… cũng vậy. Tất cả đều chỉ do hai phía đưa ra. Hoàn toàn không có thông tin nào của các bên thứ ba quan sát độc lập. Xét về mặt thông tin, như vậy là thất bại, vì nó không khách quan, khiến người xem dễ sa vào thiên kiến và phiến diện.
Về thời điểm trấn áp, phía nhà nước cầm chắc thua. Văn hóa truyền thống Việt Nam xem Tết Nguyên đán là thời điểm thiêng liêng nhất trong năm. Đặc biệt, với làng xã miền Bắc, tháng Chạp đã là tháng Tết, và mọi người, mọi điều đều hướng đến sự sum vầy, vị tha. Trấn áp những người bất đồng trong một cuộc tranh chấp vào sáng 16 tháng Chạp là công nhiên thách thức truyền thống đó.
Thời điểm giống Lộc Hưng – Hà Nội chẳng thua TPHCM
Không ngạc nhiên khi có những nghi ngờ rằng, việc chọn thời điểm nhạy cảm này để trấn áp “dân Đồng Tâm” chỉ khẳng định ý chí của nhà nước muốn dân Đồng Tâm nhà tan cửa nát, giống với vụ vườn rau Lộc Hưng năm ngoái, vốn đầy phản cảm.
Chọn khoảng 4 giờ sáng để “cưỡng chế nhóm chống người thi hành công vụ” thì càng khiên cưỡng hơn nữa. Vì việc xây tường rào sân bay Miếu Môn không nhất thiết phải thực hiện vào lúc 4 giờ sáng. Giờ ấy, tôi đoán cũng không có người dân nào đi ra cản trở hay phá việc xây dựng tường cả.
Cơ hội để thuyết phục rằng “cái đúng thuộc về phía nhà nước” đã bị bỏ qua, hay nói đúng hơn là không hề được tính đến.
Nếu sự việc Đồng Tâm xảy ra vào vài tháng sau Tết, và vào ban ngày, để rồi sau đó, khi có những chống đối quyết liệt của người dân tấn công phía nhà nước, có lẽ giới quan sát sẽ có nhiều cơ sở để nhận xét khách quan hơn.
Quy trình xử lý sự việc cũng không thể chấp nhận được. Về nội dung, đây là vụ tranh chấp đất, phải được giải quyết theo Luật Dân sự và ở tòa án, theo chứng cứ và lý lẽ, giữa những luật sư bảo vệ cho các bên.
Nếu có hành vi vượt ngưỡng dân sự ở bất cứ phía nào, trở thành vi phạm hình sự thì tòa án dùng luật hình xử lý hành vi ấy và chỉ hành vi ấy mà thôi. Không thể để như hiện tại, vụ việc dân sự đã bị đẩy hết mức về phía bất lợi nhất cho chính quyền, với những bằng chứng khá rõ rệt về việc dùng bạo lực trấn áp dân.
Cả hai bên cho đến giờ này đã tỏ ra đối đầu đến nỗi đứng ở hai đầu chiến tuyến, mà thực ra tôi cũng không biết sự việc có đến mức ấy không. Những phát ngôn của “dân Đồng Tâm” tuy rất sắt máu, rất quyết tử, nhưng dù sao cũng chỉ là “media”, là truyền thông.
Mà với kinh nghiệm riêng của tôi, người Nam, thì không ít bạn ở Bắc có một đặc điểm là giữa “media” và hành động có khoảng cách không nhỏ.
Thế nhưng, bản chất cách xử lý vụ việc của họ trên mạng xã hội lại giống nhau đến lạ kỳ: cả hai bên đều cực đoan, đều sôi nổi ném đá và ném chất thải vào nhau, đều hả hê thậm chí cười sằng sặc khi người phe bên kia chết, đều nguyền rủa đào bới tông ti tiên tổ nhà nhau ra… và chẳng ai nhận rằng phe mình không thể hoàn toàn đúng trong mọi điều.
Cách ứng xử với Đồng Tâm là ‘sai lầm về chính sách’?
Đồng Tâm: Dân bị thiệt hại có đòi được ‘bồi thường’?
Vai trò của tòa án ở đâu trong vụ Đồng Tâm?
Bi kịch nhất, không phải chỉ riêng những người đã tử nạn nằm ở chỗ một cuộc tranh chấp tuy rất gay gắt nhưng chưa ai tổn thương thân thể, cuối cùng đã dẫn đến cái chết mà có thông tin cho là gần chục mạng người. Bất đồng đã biến thành căm thù.
Sẽ rất khó hoặc không thể trở về điểm xuất phát vốn khá hòa bình để giải quyết tranh chấp được nữa. Dưới góc độ này, cả hai bên đều thua trắng; năng lực xử lý vụ việc của cả hai bên đều vô cùng tồi tệ.
Đồng Tâm, về quy mô dân số chỉ là một làng nhỏ. Nếu căn cứ vào các thông tin trên mạng xã hội từ cả hai phía thì nhóm “dân Đồng Tâm” càng nhỏ hơn nữa, chỉ quanh quẩn trong vòng vài chục người thuộc 14 gia đình.
Thế nhưng tranh chấp của 14 gia đình ấy (thôi cứ cho gấp đôi lên, 28 gia đình như nhà văn Nguyên Bình ở Hà Nội xác định), vốn chưa đông bằng một tổ dân phố, lại đã trở thành điểm nóng gay gắt trên báo chí toàn thế giới, với những từ khóa chỉ một màu bạo lực, thậm chí kinh rợn, như “thiêu sống”, “phi dao”, “đâm chết”, “quân đội giết dân”, “công an giết dân”…
Sau rạng sáng 9/1/2020, lịch sử Việt Nam giai đoạn này đã vấy thêm những điểm đen khó phai mờ, tiếp tục khắc vào ý thức của người dân hình ảnh một nhà nước có những quan chức bạo lực và vô cảm.
Tuy nhiên, tất cả những điểm đó vẫn chỉ là thành tố phụ trong mớ nguyên nhân dẫn đến sự kiện Đồng Tâm.
Nguyên nhân chính yếu, cốt lõi mà nếu không được giải quyết triệt để sẽ tiếp tục dẫn đến những Đồng Tâm khác là sự lúng túng, bất nhất trong các quy định của Luật Đất đai, cũng như quá trình thực hiện nó.
Luật sư Nguyễn Văn Đài, trong cuộc tọa đàm với BBC News Tiếng Việt, có nêu ý kiến: Cánh đồng đang tranh chấp vốn của người dân sở hữu canh tác từ cả nghìn năm trước nên phải trả về cho người dân.
Ý kiến của ông Đài sẽ được một số người tâm đắc, nhưng xét trên thực tế Việt Nam, nó thiếu cơ sở và phi thực tế, hoàn toàn không thể thực hiện.
Luật của bên thắng cuộc và kẻ mạnh nhất
Ở cái mảnh đất Việt Nam đau khổ của chúng ta, các thể chế chính trị thay nhau khá nhanh chóng, và đều bằng các cuộc chiến đẫm máu trong đó rất nhiều người Việt chết. Khi một bên thắng cuộc, gần như đương nhiên lịch sử sẽ được xóa bàn làm lại, thể chế sau phủ nhận hoàn toàn mọi quy định và sự tồn tại của thể chế trước.
Đấy là thực tế Việt Nam. Có thể có người không đồng ý với việc này, nhưng không ai có thể phủ nhận rằng, đấy chính là quyền lớn nhất của phe thắng cuộc.
Không đồng ý? Mời tự nhiên ra đi.
Nếu đã ở lại, phải chấp nhận luật của kẻ mạnh nhất.
Thêm một Giáng sinh buồn với cư dân vườn rau Lộc Hưng
Đoàn Văn Vươn ‘sẵn sàng hòa giải vụ Đồng Tâm’
‘Phiên tòa Văn Giang có nhiều vấn đề’
Các nước có sự chấp nhận và kế thừa pháp luật là những nước có nền dân chủ lâu đời, trong đó các thể chế thay nhau bằng cơ chế phiếu bầu; các cuộc thay đổi diễn ra trong hòa bình. Đánh nhau to là các cuộc võ mồm giữa các chính trị gia đang vận động tranh cử.
Đánh nhau thực sự là những cú thụi lưng, giật tóc giữa vài ông bà nghị máu nóng ở nghị trường. Không ai mang dao, súng, lựu đạn, bom xăng đi giành chính quyền cả. Dại gì. Tiền của và nhân lực đất nước tống vào đấy hết thì kẻ thắng cuộc cuối cùng cũng chỉ đứng đấm ngực cười như con đười ươi trên bãi chiến trường. Của ta rồi đấy, nhưng toàn đổ nát và hoang tàn.
Thể chế hiện tại mới chỉ tồn tại trên toàn cõi Việt Nam được 45 năm, nói ngắn thì không ngắn, mà dài cũng chưa hẳn dài. Thể chế ấy cũng được xây lên từ những cực đoan ‘xóa đi làm lại’, nếu không phải tất cả thì cũng gần hết.
Cho nên lý lẽ rằng, đất ta nghìn đời nên ta phải được sở hữu, bất chấp luật Việt Nam hiện tại, nghe thì rất hào hùng, nhưng sa vào nó là sa vào đống lầy. Nhà nước Việt Nam hiện tại sẽ không bao giờ chấp nhận hồi tố trong sở hữu đất đai, do vô vàn rối ren, mắc mớ giữa các đời chủ qua hàng chục năm chiến tranh.
Và tôi cho rằng, những người ủng hộ lý lẽ này có lẽ cũng khá giật mình, vì nếu truy ra thì người chủ sở hữu ngôi biệt thự hay cánh vườn của họ biết đâu lại đang là ông Việt kiều nào đó bên Pháp hay Mỹ, sau thời điểm 1975? Họ có sẵn sàng trả lại cho những người chủ đó không?
Tóm lại, tôi cho rằng lý lẽ của dân Đồng Tâm để đòi đất là rất thiếu căn cứ.
Nói vậy không phải để bênh vực nhà nước Việt Nam. Bản chất của Luật đất đai Việt Nam có thể không vừa lòng nhiều người, nhưng cũng không thể phủ nhận qua hàng chục năm nay, sự ổn định đã dần dần tỏ ra thắng thế.
Gốc rễ của những bất đồng, thậm chí dẫn đến không đội trời chung, như vụ Lộc Hưng, Đồng Tâm… nằm ở chỗ những người có quyền đã xem nó như một ‘cục bột’ không hơn không kém, để rồi tha hồ mà nhồi nặn. Thích thì quy hoạch, đang thích đột nhiên không thích lắm nữa thì quy hoạch treo, hết thích thì giải tỏa quy hoạch.
Thời gian giữa những cái thích ấy có thể là cả một đời người.
Vị trí thích có thể là bất cứ đâu, bờ xôi ruộng mật hay rừng rú, trung tâm Sài Gòn phồn hoa rực rỡ, hay núi non sâu thẳm.
Mục đích có thể là bất kỳ: sân golf, khu du lịch, khu công nghiệp, khu xử lý rác hay khu dân cư (giàu và nghèo).
Người được giao đất có thể là bất cứ ai: ông trùm tài phiệt (nghe đồn) có dây to với giới chóp bu; con ông cháu cha nào đó, hay một anh long tong biết sử dụng các mối quan hệ…
Thế thì luật người chứ luật trời đi nữa đã không tin thì bồ hòn cũng méo. Dù có xây sân bay Miếu Môn thật đi nữa cũng không vì thế mà kịp phai đi tấm gương hàng loạt tướng tá, chủ tịch bí thư, bộ trưởng, phó thủ tướng… đã và đang nối nhau vào tù vì dính bất động sản.
Giải quyết được sự kiện Đồng Tâm có lẽ sẽ phải mất vài chục năm nữa, với vài chục cái ‘lò’ được đốt không ngưng nghỉ và đốt tận… tế bào gốc.
Trong vài chục năm ấy, mọi – xin nhấn mạnh là MỌI – dự án đất đai của nhà nước phải hoàn toàn minh bạch, phải thương lượng với người dân, phải sử dụng đúng pháp luật và đúng mục đích, phải phơi rõ để các bên thứ ba kiểm tra và có ý kiến công khai, phải xử lý ngay nếu có sai phạm…
Nghe cũng không khó lắm, quý vị nhỉ. Người ta làm được, chả lẽ Việt Nam mình anh hùng lại không làm được sao?
Bài thể hiện quan điểm riêng của tác giả Lê Văn Bảy từ Sài Gòn.
https://www.bbc.com/vietnamese/forum-51074200
Đòi hỏi minh bạch thông tin
trong vụ xung đột ở Đồng Tâm
Thông báo của Bộ Công an vào ngày 9/1 cho biết một số người chống đối việc giao đất quốc phòng cho chính quyền ở Đồng Tâm đã sử dụng lựu đạn, bom xăng, dao phóng… tấn công lực lượng chức năng, chống người thi hành công vụ, gây rối trật tự công cộng. Vụ việc đã khiến ít nhất 4 người thiệt mạng, trong đó có 3 công an và 1 người dân. Ngoài ra còn có một người dân khác bị thương mà báo chí trong nước gọi là đối tượng.Đồng thời, thông tin từ Bộ Công an cho biết có ít nhất khoảng 30 người dân được cho là chống đối bị bắt giữ.
Theo lời kể của một dân làng trốn thoát được từ xã Đồng Tâm cho RFA vào ngày xảy ra vụ đụng độ, cảnh sát đã được điều đến Đồng Tâm từ khoảng ba giờ sáng, và lực lượng chức năng đã ném bộc phá, ném hơi cay, bắt nhiều người và thậm chí bắn vào người dân.
Báo chí nước ngoài tìm cách liên hệ trực tiếp với người dân Đồng Tâm sau đó đều không được. Ngoài thông tin từ báo chí nhà nước buộc tội người dân Đồng Tâm, các thông tin từ chính người dân Đông Tâm ra được bên ngoài lại đến từ những Facebooker vẫn tìm cách giữ liên hệ với người Đồng Tâm bằng điện thoại lúc được lúc không.
Luật sư Ngô Anh Tuấn, người đại diện cho người dân Đồng Tâm trong vụ tranh chấp đất đai với chính quyền, nói với Đài Á Châu Tự Do.
“Đương nhên theo quy định việc cưỡng chế đất đai rõ ràng phải được công khai minh bạch và rất là nghiêm. Minh bạch từ thông tin cho đến việc chuẩn bị lực lượng thi hành phải được minh bạch đối với người dân và báo chí. Người ta xem đây là một sự cố đặc biệt nên bên ban Tuyên giáo có thể người ta xem xét định hướng tình hình mới quyết định không cho báo chí điều tra độc lập. Còn đối với báo chí nước ngoài, ngay cả luật sư chúng tôi còn không được tiếp cận, báo chí còn rất là khó nên việc nhận định đúng sai cũng không thể biết được. Phần lớn giới luật sư và người làm báo chí họ biết được ranh giới của pháp luật tới đâu khi mà tiếp cận thông tin và trong hiến pháp cũng quy định rất rõ ràng rồi nên đối với việc này thật sự là không minh bạch về báo chí.”
Tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao hôm 9/1, các phóng viên nước ngoài đã yêu cầu chính quyền Việt Nam cho phóng viên tiếp cận hiện trường vụ đụng độ. Lời hứa duy nhất cho đến giờ từ Bộ Ngoại giao là phía Việt Nam sẽ xem xét lời đề nghị này.
Nhận định về điều này, blogger Nguyễn Ngọc Già nói
“Bởi vì điều 70 của Luật Đất đai năm 2013 đã quy định rất rõ. Thứ nhất khoảng 1 của điều 70 nguyên tắc cưỡng chế thực hiện kiểm đếm bắt buộc. Điểm thứ nhất việc cưỡng chế phải tiến hành công khai,
dân chủ, khách quan, đảm bảo trật tự, an toàn, đúng quy định của pháp luật. Điểm thứ hai là thời điểm bắt đầu tiến hành cưỡng chế được thực hiện trong giờ hành chính. Điều này có nghĩa rằng toàn bộ quá trình cưỡng chế người dân Đồng Tâm từ khuya ngày 9/1 là hoàn toàn vi phạm pháp luật.”
Điều thứ hai, blogger Nguyễn Ngọc Già khẳng định đây quá trình cưỡng chế cướp đất của người dân chứ không còn là việc cưỡng chế theo quy định pháp luật nữa, nó đã chà đạp lên pháp luật Việt Nam, phi nhân tính và chà đạp nhân quyền.
Theo thông tin từ Bộ Công an, có 3 công an đã tử vong trong cuộc đụng độ với những người chống đối tại Đồng Tâm nhưng thông báo không cho biết danh tính của những người đó.
Blogger Nguyễn Ngọc Già nhận định rằng, một biến cố nghiêm trọng vào thời điểm cận Tết như thế này nhưng thông tin báo chí nhà nước đưa ra rất mơ hồ .
“…ban đầu khi họ bảo rằng phía công an có 3 người chết còn phía người dân họ gọi là người chống người thi hành công vụ có 1 người chết nhưng cho đến thời điểm hiện nay về phía người dân tôi đã đọc và kiểm tra rất nhiều thông tin thì ít nhất có 2 người đã chết đó là ông Lê Đình Kình và có thể từ 1 đến 2 người con của ông Kình. Trong khi phía công an trước đây thì họ lại nói là 3 người nhưng tới thời điểm này bản thân tôi kiểm tra thì chỉ thấy có một người duy nhất nhưng đầy khuất tất của trang báo Bảo Vệ Pháp luật đưa ra. Ông này là Phó trung đoàn trưởng Trung đoàn Cảnh sát cơ động thủ đô E22 – Bộ Tư lệnh cảnh sát cơ động, lúc gọi là Nguyễn Huy Thịnh, lúc gọi là Nguyễn Duy Thịnh nhưng không có tên tuổi mà chỉ có một tấm ảnh duy nhất thôi.”
Ngay sau sự việc xảy ra, tổ chức theo dõi nhân quyền quốc tế Human Rights Watch (HRW) đã lên tiếng đề nghị chính quyền Việt Nam phải mở cuộc điều tra công khai và khách quan về vụ đụng độ gây chết người này. Ngoài ra, HRW cũng yêu cầu chính quyền Việt Nam cho phép các nhà báo, các nhà ngoại giao quốc tế, giới chức Liên Hiệp Quốc được tìm hiểu tình hình tại Đồng Tâm, giám sát việc điều tra vụ việc của chính phủ và đưa tin khách quan về vấn đề này.
Blogger Nguyễn Ngọc Già cho rằng những yêu cầu của quốc tế về việc để báo chí quốc tế vào tác nghiệp đưa tin là điều ông rất hoan nghênh. Tuy nhiên “…Đây có phải thật sự là thiện chí của phía chính phủ Việt Nam hay không bởi vì phát ngôn của bà Lê Thị Thu Hằng phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao nói rằng sẵn sàng tạo điều kiện cho báo chí quốc tế vào tác nghiệp về vấn đề Đồng Tâm thì không biết rằng chuyện này có thành sự thật hay không, mặc dù tôi rất hy vọng chuyện này được đưa ra cộng đồng quốc tế bởi vì nó không còn gói gọn trong vấn đề pháp luật của Việt Nam nữa mà đây là một cái chỉ dấu rất nghiêm trọng về việc chống lại loài người trong một đất nước đang rối ren như vậy, và đây là vết nhơ cho nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam.”
Luật sư Ngô Anh Tuấn lại cho rằng, báo chí quốc tế chắc chắn sẽ không được vào khi chưa có sự thoả hiệp cơ bản giữa người dân và chính quyền:
“Việc này có thể sẽ không có cuộc đối thoại nhẹ nhàng giống như trước vào năm 2017 nữa vì họ còn giải quyết những vấn đề liên quan đến một số người chết bên trong đó nữa. Nó sẽ liên quan đến nhân quyền và nhân văn nữa. Họ phải nói chuyện với người dân, người đại diện của họ để làm sao giải quyết vấn đề người chết trước mắt cho nó êm đẹp đã. Tôi tin chắc chỉ trong 1, 2 ngày tới đây thôi vấn đề này sẽ được đưa lên bàn cân chứ bây giờ họ vẫn còn đang họp bàn làm sao vấn đề này cho nó phù hợp.”
Vụ cưỡng chế đất Đồng Tâm của chính quyền hồi năm 2017 đã thất bại khi người dân bắt 38 công an và cán bộ làm con tin. Vào lúc đó, sự việc đã được giải quyết qua đối thoại giữa người dân và Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội. Thậm chí một số đại biểu Quốc hội cũng đã tới tận Đồng Tâm để tiếp xúc người dân ngay sau khi sự việc xảy ra.
https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/information-transparency-is-required-in-the-conflict-in-dong-tam-01102020151927.html
Đồng Tâm:
‘Cần mở một ủy ban đặc biệt để điều tra vụ việc’
Bộ Chính trị đảng Cộng sản và Quốc hội của Việt Nam cần họp gấp, cũng như cần mở ủy ban điều tra cấp cao nhất để điều tra về việc ra quyết đích tiến hành vụ ‘tập kích’ ở xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội hôm 09/01/2020, theo một ý kiến từ giới quan sát chính trị, xã hội tại Việt Nam.“Một nhóm lợi ích nào đó đang phá hoại đất nước này và đang phá hoại chế độ này bằng việc ra lệnh sử dụng vũ lực đàn áp người dân, theo tôi đánh giá nó là vấn đến như vậy và lối thoát ở đây, tôi lưu ý rằng Bộ Chính trị cần phải họp gấp,” Phó Giáo sư, Tiến sỹ Hoàng Ngọc Giao, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chính sách, Luật pháp và Phát triển, thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học & Kỹ thuật Việt Nam (Vusta) nói với BBC News Tiếng Việt từ Hà Nội, hôm 11/01.
Nếu tiếp diễn tất cả những vụ việc như thế này, thì càng ngày càng đẩy người dân ra thù địch với chính quyền và sự dồn nén, hận thù từ những hành vi của các cơ quan công quyền như vậy đối với người dân sẽ tăngPGS. TS. Hoàng Ngọc Giao
“Và Quốc hội cũng phải họp gấp. lập một Ủy ban điều tra đặc biệt về vụ việc này, làm rõ ràng công khai, thì lúc đó tôi mới nghĩ rằng ít nhiều lấy lại được uy tín và độ tin cậy của người dân trong câu chuyện này.”
Ông Lê Đình Kình ‘chết sau khi công an vào Đồng Tâm’
Đồng Tâm: Dân bị thiệt hại có đòi được ‘bồi thường’?
Bàn Tròn Đặc Biệt: Đồng Tâm – điểm nóng đầu tiên năm 2020 của VN
Chuyên gia về chính sách và pháp luật, người cũng từng là Phó Vụ trưởng Ban Biên giới Chính phủ Việt Nam giải thích thêm quan điểm của mình:
“Bởi vì chúng ta biết đây không phải là lần đầu tiên mà người dân bị thiệt thòi trong các câu chuyện mà các nhóm lợi ích can thiệp vào việc mà dưới danh nghĩa là ‘đền bù giải tỏa’.
“Ở đây không là đền bù, ở đây là cưỡng chế. Mà hành động cưỡng chế này trong luật pháp cũng phải có quy trình của nó, chứ không thể cưỡng chế bằng quân đội, bằng công an, ban đêm, người ta đang ngủ, đi vào trong làng để có những hành động như vậy được.
“Cái này không thể gọi là ‘cưỡng chế được’, cái này phải gọi hiện tượng này mang tính đàn áp thì đúng hơn, cái đó không được, đó là tôi đang nói về vấn đề pháp lý.”
Đẩy dân thành thù địch với chính quyền?
Về hậu quả của vụ việc và cách thức giải quyết, PGS. TS. Hoàng Ngọc Giao nói với BBC:
Đồng Tâm: Bạo lực trước Tết và đối đầu trên mạng
Cách ứng xử với Đồng Tâm là ‘sai lầm về chính sách’?
Vai trò của tòa án ở đâu trong vụ Đồng Tâm?
Đồng Tâm: Đụng độ chết người giữa dân làng và cảnh sát
“Tiếp theo nữa, tôi sợ rằng hành động này sau một các hiện tượng như đã từng xảy ra ở Văn Giang, Hưng Yên, cũng dùng quân đội, công an, công luận cũng đã lên tiếng, cũng nổ súng rồi, vụ Đoàn Văn Vươn ở Hải Phòng cũng thế.
khi thuở ban đầu mới làm cách mạng, các vị cộng sản cũng lôi ra để phổ biến cho nhân dân: ‘Ở đâu có áp bức, ở đó có đấu tranh!’ Tại sao bây giờ các vị lại dùng áp bức đối với người dân để mà cưỡng đoạt, để mà giải quyết những vấn đề hành chính như vậy?PGS. TS. Hoàng Ngọc Giao
“Với những vụ việc như thế, theo tôi, nếu tiếp diễn tất cả những vụ việc như thế này, thì càng ngày càng đẩy người dân ra thù địch với chính quyền và sự dồn nén, hận thù từ những hành vi của các cơ quan công quyền như vậy đối với người dân sẽ tăng cường.
“Và không loại trừ nó sẽ phát sinh ra những hậu quả ghê gớm, và có thể người dân bột phát, người ta vì không còn cửa, không còn lối để sống nữa, thì họ phải tự vệ thôi.
“Và tiếng Việt có một câu là ‘con giun xéo mãi cũng phải quằn. Chịu đựng của người dân cũng chỉ có mức độ thôi, đấy là một cái mà tôi nghĩ nhà cầm quyền phải lưu ý.
“Thứ hai nữa là nhà cầm quyền cũng cần phải lưu ý là mình đã cho rằng là nhà nước của dân, do dân, vì dân, thì hãy giải quyết vì lợi ích của người dân và sử dụng những phương tiện hòa bình để giải quyết những tranh chấp với người dân, chứ không thể dùng đàn áp được.
“Bởi vì chính nhà cầm quyền cũng biết rằng là lời dạy của Karl Marx với các ông ấy, tôi dẫn chứng ngay, Karl Marx cũng đã dạy các vị ấy là ‘Ở đâu có áp bức, ở đó có đấu tranh!’.
“Chính khẩu hiệu này, khi thuở ban đầu mới làm cách mạng, các vị cộng sản cũng lôi ra để phổ biến cho nhân dân: ‘Ở đâu có áp bức, ở đó có đấu tranh!’
“Tại sao bây giờ các vị lại dùng áp bức đối với người dân để mà cưỡng đoạt, để mà giải quyết những vấn đề hành chính như vậy?
“Cho nên, theo tôi, không ổn! Phải giải quyết một cách minh bạch, một cách khách quan và quyết liệt, chứ không để buông chôi việc này như vậy được,” Viện trưởng Viện Chính sách, Pháp luật và Phát triển nói với BBC.
Làm gì để khắc phục hậu quả và giải quyết vấn đề?
Ngay tại cuộc hội luận Bàn tròn Chuyên đề Đặc biệt đầu năm 2020 của BBC News Tiếng Việt được mở ra ngay trong ngày 09/01, cùng ngày xảy ra biến cố bạo lực gây đổ máu, chết người ở Đồng Tâm, các khách mời đã chia sẻ các ý kiến của mình về cần làm gì để khắc phục hậu quả và giải quyết vấn đề, vụ việc.
Tranh chấp đất Đồng Tâm: Máu đổ, người chết
Tranh chấp đất Đồng Tâm: Vì sao máu lại đổ trong thời bình
Kỷ luật cảnh cáo Bí thư Hà Nội Hoàng Trung Hải
Trước hết, nhà văn Nguyễn Nguyên Bình, cựu Trung tá Quân đội nhân dân Việt Nam, nhà quan sát xã hội dân sự nói với BBC:
Không thể nào mà nói là pháp luật ‘đẻ ra’ thì chỉ có người dân phải chịu thôi, còn người thuộc công quyền thì coi như là ‘ngồi’ trên pháp luậtNhà văn Nguyễn Nguyên Bình, cựu Trung tá Quân đội
“Tôi nghĩ rằng nếu nhà nước chí ít làm như vụ Đoàn Văn Vươn, tức là dầu sao cũng đã bắt người rồi, thì phải mang ra xử đàng hoàng, mà xử đàng hoàng thì không thể cứ ‘án bỏ túi’, mà phải xử như thế nào cho đúng pháp luật.
“Bây giờ nhà nước cứ nói là ‘sống, làm việc theo hiến pháp và pháp luật’, thế nhưng mà việc hôm nay đi bắt người rồi đi đàn áp nhân dân như thế này là trái pháp luật rồi.
“Thế nhưng bây giờ còn một bước cuối cùng nữa, đó là nếu đã bắt người rồi thì phải đem ra xử đàng hoàng, ai sai, ai đúng phải cho nó đàng hoàng. Và như thế, người ta vô tội, thì phải tuyên là vô tội. Hoặc người ta có tội ít thì cũng phải tuyên.
“Thế và cả bên đi ‘cướp’ mà vi phạm pháp luật thì cũng phải chịu trách nhiệm về pháp luật, chứ không thể nào mà nói là pháp luật ‘đẻ ra’ thì chỉ có người dân phải chịu thôi, còn người thuộc công quyền thì coi như là ‘ngồi’ trên pháp luật, tôi nghĩ là đến giờ phút này thì nên như thế.”
Tiếp theo, nhà quan sát thời sự chính trị, xã hội và nhà điểm tin, điểm báo độc lập, blogger Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh, nói với BBC:
“Tôi cho rằng có mấy động tác nếu như chính quyền muốn thực sự là giải quyết việc này và họ là quang minh chính đáng. Thì thứ nhất là phải để báo chí ngay từ ngày mai (một ngày sau biến cố xảy ra) là phải được vào tiếp cận với người dân, mặc dù đấy là báo chí của nhà nước, nhưng cũng rất có ích.
“Thứ hai là các luật sư mà bảo vệ cho bà con lâu nay, họ phải được vào và những luật sư cần bảo vệ cho những người bị bắt cũng phải được vào Đồng Tâm.”
‘Quốc hội, báo chí và quốc tế cần vào cuộc’
Ở điểm ý kiến cuối cùng, người cũng từng là Thiếu tá trong lực lượng an ninh thuộc Công an Việt Nam, ông Nguyễn Hữu Vinh đã có điểm gặp gỡ với ý kiến được chia sẻ ở trên của PGS. TS. Hoàng Ngọc Giao, đó là việc Quốc hội Việt Nam cần có vai trò, mặc dù ông Vinh đua ra phát biểu với BBC trước ông Giao hai ngày:
“Bước thứ ba là Quốc hội phải có đoàn của Quốc hội vào, cách đây hai năm rưỡi đã từng có đại biểu Quốc hội vào, trong đó có ông Dương Trung Quốc, thì Quốc hội phải được tham gia vào,” ông Nguyễn Hữu Vinh nói
“Thứ ba là lãnh đạo chính quyền, họ đã từng xuống rồi, Giám đốc Sở Công an, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố đã từng xuống đến tận nơi rồi.
Quốc hội phải có đoàn của Quốc hội vào, cách đây hai năm rưỡi đã từng có đại biểu Quốc hội vào, trong đó có ông Dương Trung Quốc, thì Quốc hội phải được tham giaBlogger Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh, cựu Thiếu tá An ninh, CA
“Nếu như mấy ngày tới không có sự có mặt của họ và tất cả những cái mà tôi vừa nói, thì cũng càng rõ ràng đây là một việc làm khuất tất!”
Cuối cùng đưa ra ý kiến tại Bàn Tròn Đặc Biệt đầu năm 2020 về vụ Đồng Tâm, từ Cộng hòa Liên bang Đức, Luật sư nhân quyền Nguyễn Văn Đài nói với BBC:
“Tôi hoàn toàn đồng ý với đề xuất của bà Nguyên Bình và ông Nguyễn Hữu Vinh!
“Tôi chỉ đề xuất thêm là để đảm bảo cho khách quan, thì ngoài những lực lượng mà do hai vị trên vừa đề xuất, tôi đề nghị là phải cho các cơ quan ngoại giao, báo chí quốc tế, cũng như là các tổ chức xã hội dân sự độc lập ở Việt Nam được phép vào Đồng Tâm.
“Để cùng với các giới chức của chính quyền, điều tra một cách khách quan và công bằng trong vụ việc ở Đồng Tâm đã xảy ra vào rạng sáng ngày hôm nay (09/01/2010)”
‘Cần học quốc tế về cách giải quyết’
Hôm 11/01, trong một ý kiến gửi BBC News Tiếng Việt, nhà nghiên cứu xã hội học và chính trị học, PGS. TS. Jonathan London từ Đại học Leiden, Hà Lan bình luận thêm:
“Đồng tâm là thảm họa. Đồng tâm là một nguy cơ. Nhưng Đồng Tâm cũng là một cơ hội để cho cả nước Việt Nam nỗ lực đề đề cập vấn đề tranh chấp đất đai một cách hiệu quả hơn vì lợi ích của toàn xã hội và tất cả mọi bên.
“Dù tôi không phải là chuyên gia về vấn đề đất đai, dễ thấy những giải pháp đối với vấn đề này ngày một yêu cầu ít nhất hai điều.
Phải cho các cơ quan ngoại giao, báo chí quốc tế, cũng như là các tổ chức xã hội dân sự độc lập ở Việt Nam được phép vào Đồng TâmLuật sư nhân quyền Nguyễn Văn Đài
“Thứ nhất, một yếu tố mà không thể thiếu được là sự quyết tâm chính trị để giải quyết vấn đề này và làm thế phải hiểu được tâm quan trọng và nguy cơ của vấn đề và thực sự đại biểu cho lợi ích của từng cộng đồng, từng công dân.
“Chắc chắn những cộng đồng như Đồng Tâm đã không thiếu sự quyết tâm chính trị vì họ thấy là chính cuộc sống của họ bị dọa.
“Đồng ý hay không với cách biểu hiện sự quyết tâm của họ và sự phản đối quyết liệt của dân Đồng Tâm, sự phản đối và quyết tâm để bảo vệ các quyền mà họ thấy là hoàn toàn chính đáng nên được nghe.
“Thứ hai, một yếu tố có tính cách kỹ thuật hơn. Thay vì cho phép chính quyền các địa phương áp dụng những phương pháp bạo động, hãy phát triển những thế chế và cơ chế để xử lý vấn đề này hiệu quả hơn.
“Việc cải cách thế chế thường là một quá trình dài hạn và rõ ràng rằng có một số việc phải làm ngay.
“Trong đó theo tôi có việc tiếp cận kinh nghiệm của các nước có thể chế, cơ chế hiệu quả trong lĩnh vực này như Hàn Quốc và Đài Loan hay các nước khác.
“Giới lãnh đạo cũng như cộng đồng, xã hội phải tìm kiếm cho được sự can đảm chính trị để giới thiệu các mô hình từ quốc tế làm sự hướng dẫn thực tế về vấn đề này để giải quyết các tranh chấp đất đai.
Giới lãnh đạo cũng như cộng đồng, xã hội phải tìm kiếm cho được sự can đảm chính trị để giới thiệu các mô hình từ quốc tế làm sự hướng dẫn thực tế về vấn đề này để giải quyết các tranh chấp đất đaiPGS. TS. Jonathan London
“Câu chuyện có được một quá trình hòa giải với Đồng Tâm có thể sẽ phức tạp hơn. E rằng ở đây sẽ mãi là một cộng đồng không được vui.” ông Jonathan London nhận định.
Sự việc xảy ra thế nào và từ khi nào?
Nhân chứng nói dân ném bom xăng khi hàng ngàn cảnh sát đổ về Đồng Tâm, bắt đầu vào lúc khoảng 3 giờ sáng 9/1. Bộ Công an Việt Nam xác nhận 3 cảnh sát, 1 người dân thiệt mạng trong vụ “chống người thi hành công vụ tại xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội”
Giới chức tuyên bố đang tiến hành xây dựng tường rào Sân bay Miếu Môn theo kế hoạch, trong lúc người dân cho rằng có sự diễn giải sai trong việc thu hồi đất. Tranh cãi đất đai giữa dân và giới chức bắt đầu từ 2016, lên tới đỉnh điểm với vụ dân bắt 38 cảnh sát hôm 15/4/2017 sau khi cho rằng giới chức đã bắt người bất hợp pháp
Ngày 22/4/2017, Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung về đối thoại với dân Đồng Tâm, ký giấy cam kết không truy tố về vụ bắt người, đổi lại, dân Đồng Tâm thả những người đang bị giữ.
Ngày 13/6/2017, Công an Hà Nội khởi tố vụ ‘bắt giữ 38 người thi hành công vụ’; sau đó, hôm 25/4/2019, Thanh tra Chính phủ Việt Nam có thông báo về ‘kết luận cuối cùng’ theo đó nói đất có tranh chấp ở Đồng Tâm là đất quốc phòng.
Kể từ đó cho tới thời điểm xảy ra vụ việc hôm 09/01/2020, nhiều người dân Đồng Tâm vẫn không tán thành và tiếp tục khiếu nại về vụ việc, nhiều người đến thời điểm đó vẫn đang đề nghị trợ giúp pháp lý của giới luật sư.
Mời quý vị bấm vào đường dẫn này để theo dõi toàn văn cuộc hội luận Bàn Tròn Chuyên đề Đặc biệt đầu năm 2020 của BBC News Tiếng Việt về biến cố Đồng Tâm.
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-51076788
Đồng Tâm – ‘thảm họa, nguy cơ và cơ hội của Việt Nam’
PGS. TS. Jonathan LondonGửi cho BBC News Tiếng Việt từ Đại học Leiden, Hà LanChỉ trong vòng mấy chục tiếng đồng hồ kể từ khi xảy ra biến cố, hàng trăm triệu độc giả của báo chí và các hãng tin tức, truyền thông trên thế giới đã đọc được những sự kiện diễn ra ở xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội của Việt Nam.
Riêng các trang web và dịch vụ cấp thông tin về thời sự Việt Nam từ BBC cho đến YouTube đã được hàng triệu views từ Việt Nam, phản ánh sự quan tâm của nhiều người Việt Nam trong nước về vụ việc.
Trong khi đó, các cơ quan chức năng của bộ máy nhà nước Việt Nam đang theo một hướng rõ: kỹ càng kiểm xuất thông tin một cách toàn diện và đầy mạnh quan điểm rằng vụ Đồng Tâm nên và thậm chí chỉ có thể được hiểu là một vụ “gây rối” của một số kẻ tại một địa phương.
Đồng Tâm: ‘Bộ Chính trị và Quốc hội VN cần họp gấp’
Ông Lê Đình Kình ‘chết sau khi công an vào Đồng Tâm’
Đồng Tâm: Dân bị thiệt hại có đòi được ‘bồi thường’?
Bàn Tròn Đặc Biệt: Đồng Tâm – điểm nóng đầu tiên năm 2020 của VN
Là một người ngoài cuộc và thiếu thông tin chi tiết, khả năng của tôi để phân tích vụ việc này đương nhiên là hạn chế. Sông, tôi cũng nghi ngờ về về vụ việc này, nhất về ý nghĩa và hậu quả của nó— không chỉ đối với địa phương Đồng Tâm mà đối với cả nước. Có ba nhận xét và một kiến nghị xin chia sẻ với các độc giả quan tâm.
Phía chính quyền đã đạt được mục tiêu ngắn hạn, nhưng về dài hạn chưa chắc có bên thắng
Là thảm họa
Những sự kiện đã và còn tiếp diễn ở Đồng Tâm là một thảm họa – một thảm họa trong nhiều khía cạnh. Một thảm họa cho những nạn nhân, cho cộng đồng Đồng Tâm, và đối với những gia đình và người thân cận của bốn người được công bố thiệt mạng và số người đã bị thương khác. Và trong một số khía khạnh cũng là thảm họa cho Việt Nam.
Dù trong một trường hợp như thế này chúng ta có thể muốn đứng về một bên, chúng ta nên chấp nhận cả người dân và những hộ gia đình của Đồng Tâm lẫn các thân nhân và gia đình của những sỹ quan Công An đã hy sinh… Nói như vậy không làm giảm tầm quan trọng của các vấn đề pháp lý, đạo đức và chính trị.
Đúng vậy, những câu hỏi đặt ra là hy sinh cho cái gì, và đổ máu vì điều chi?
Về phía người dân Đồng Tâm, thì rõ ràng họ cho rằng những nỗ lực của họ là hoàn toàn chính đáng.Về phía chính quyền tuyến bố vụ việc là vấn đề thi hành luật pháp, dù có quá nhiều câu hỏi về tranh chấp mà còn chưa làm rõ.
Trong mấy năm qua và nhất từ 2017 cho đến tuần vừa rồi, riêng tôi đã ấn tượng về “kỹ năng chính trị” của những người đứng đầu cộng đồng và sự thuyết phục của các bài viết, các diễn văn, thông điệp gần đây.
Gần đây nhất, những lời như “sẵn sàng chiến đấu” đã phản ánh sự tuyệt vọng và quyết tâm của người dân trong lúc họ thấy bạo lực nhà nước sắp xảy ra, dẫn đến tình trạng bị chính quyền xem là thách thức, coi người dân Đồng Tâm là những “đối tượng” cần bị “xử lý” bằng cách triển khai hơn một nghìn binh sỹ và các xe bán quân sự để thi công nhiệm vụ.
Đại đa số các tranh chấp về đất đai ở Việt Nam có những yếu tố chung, như ép thậm chí cưỡng bước bán rẻ, đền bù ít, làm giàu cho một số nhóm
Như một số quan sát đã bình luận rằng phía chính quyền đã đạt được mục tiêu ngắn hạn, nhưng về dài hạn chưa chắc có bên thắng nào cả.
Về dài hạn, xã Đồng Tâm sẽ luôn luôn là biểu tượng của một thảm họa, tượng trưng một thời đoạn trong lịch sử của cộng đồng và cả nước Việt Nam, một điều thực ra thật quá đáng tiếc.
Người dân Đồng Tâm sẽ cảm thấy thế nào khi các tòa nhà được xây trên ruộng đất mà dân đia phương đã bỏ sức qua bao nhiêu thế hệ để nuôi chính họ và góp phần cống hiến cho đất nước qua nhiều thời điểm?
Người Việt Nam sẽ cảm thấy thế nào khi nghe tới tên Đồng Tâm trong tương lai?
Rất có thể đa số người sẽ không nghĩ đến những từ “trận gây rối.” Khi một xã hội đổ máu vì một bên có quyền muốn (bằng mọi cách) lấy mảnh đất của một bên yếu thì đó là thảm họa. Mà lại một nguy cơ lớn cho cả xã hội của Việt Nam và sự phát triển và tương lai của đất nước.
Là nguy cơ
Không cần đọc lại danh sách của vô số trường hợp to nhỏ khác nhau mà chúng ta biết tới để khẳng định vấn đề đất đai là một trong những vấn đề nóng nhất ở Việt Nam. Trường hợp của Đồng Tâm rõ ràng không phải là vấn đề riêng của một xã riêng mà phản ánh một tình trạng của một đất nước đã kéo dài nhiều thập niên.
Đồng Tâm: Bạo lực trước Tết và đối đầu trên mạng
Cách ứng xử với Đồng Tâm là ‘sai lầm về chính sách’?
Vai trò của tòa án ở đâu trong vụ Đồng Tâm?
Và chúng ta thấy rõ, những hạn chế của Việt Nam trong việc giải quyết những tranh chấp và xung đột về đất đai đã và còn có nhiều tác động xấu cũng như mang lại những rủi ro cho xã hội, và tác động xấu đến chính trị nữa.
Đồng tâm là thảm họa. Đồng tâm là một nguy cơ. Nhưng Đồng Tâm cũng là một cơ hội để cho cả nước Việt Nam nỗ lực giải quyết vấn đề tranh chấp đất đai một cách hiệu quả hơn vì lợi ích của toàn xã hội và tất cả mọi bên
Đại đa số các tranh chấp về đất đai ở Việt Nam có những yếu tố chung, như ép thậm chí cưỡng bước bán rẻ, đền bù ít, làm giàu cho một số nhóm.
Như ai cũng biết, vấn đề này không chỉ có ở Việt Nam. Ở Việt Nam, cũng như ở Trung Quốc và một số nước khác, sự kết hơp của những yếu tố này trong một bổi cảnh thế chế thiếu minh bạch vắng mặt một cơ chế pháp quyền dẫn đến những xung đột hết xức gay gắt..
Chúng ta phải nắm rõ rằng những tranh chấp và xung đột về đất đai là một nguy cơ cho toàn xã hội: Người công dân mất đất, mất khả năng kiếm sống. Bên lấy đất có lợi mà cả nền kinh tế lẫn chính trị bị xem là một lĩnh vực bẩn thỉu.
Muốn nâng cao năng xuất của đất là một điều. Nhưng phải có cách làm cực kỳ minh bạch, đạo đức, hợp pháp và xứng đáng với một xã hội công lý.
Là cơ hội
Đồng tâm là thảm họa. Đồng tâm là một nguy cơ. Nhưng Đồng Tâm cũng là một cơ hội để cho cả nước Việt Nam nỗ lực giải quyết vấn đề tranh chấp đất đai một cách hiệu quả hơn vì lợi ích của toàn xã hội và tất cả mọi bên.
Tìm hiểu về vấn đề đất đai, dễ thấy những giải pháp đối với vấn đề này ngày một yêu cầu ít nhất hai điều.
Thứ nhất, một yếu tố mà không thể thiếu được là sự quyết tâm chính trị để giải quyết vấn đề này và làm thế phải hiểu được tầm quan trọng và nguy cơ của vấn đề và thực sự đại biểu cho lợi ích của từng cộng đồng, từng công dân.
Chắc chắn những cộng đồng như Đồng Tâm đã không thiếu sự quyết tâm chính trị vì họ thấy là chính cuộc sống của họ bị dọa.
Đồng ý hay không với cách biểu hiện sự quyết tâm của họ và sự phản đối quyết liệt của dân Đồng Tâm, sự phản đối và quyết tâm để bảo vệ các quyền mà họ cho thấy là hoàn toàn chính đáng và nên được lắng nghe.
Câu chuyện có được một quá trình hòa giải với Đồng Tâm có thể sẽ phức tạp hơn. E rằng ở đây sẽ mãi là một cộng đồng không được vui.
Thứ hai, một yếu tố có tính cách kỹ thuật hơn. Thay vì cho phép chính quyền các địa phương áp dụng những phương pháp bạo động, hãy phát triển những thế chế và cơ chế để xử lí vấn đề này hiệu quả hơn.
Việc cải cách thế chế thường là một quá trình dài hạn và rõ ràng rằng có một số việc phải làm ngay.
Trong đó theo tôi có việc tiếp cận kinh nghiệm của các nước có thể chế, cơ chế hiệu quả trong lĩnh vực này như Hàn Quốc và Đài Loan hay các nước khác.
Giới lãnh đạo cũng như cộng đồng, xã hội phải tìm kiếm cho được sự can đảm chính trị để giới thiệu các mô hình từ quốc tế làm sự hướng dẫn thực tế về vấn đề này để giải quyết các tranh chấp đất đai.
Câu chuyện có được một quá trình hòa giải với Đồng Tâm có thể sẽ phức tạp hơn. E rằng ở đây sẽ mãi là một cộng đồng không được vui.
Có câu nói rằng trong lịch sử của nhân loại, đã chưa bao giờ có việc một mảnh đất lấy từ một bên sang một bên khác bằng cách thật thà.
Dù câu này chắc đã được phóng đại đến một chừng mực nhất định nào đi nữa, thì người dân của một nước mà đã từng bị xâm lược, trải qua thời thuộc địa và các cuộc kháng chiến, và đã kinh qua cả thời bao cấp cũng biết câu này đang nói về điều gì.
Dù câu hỏi có vẻ buồn cười, nhưng vấn đề nó nêu ra mang một tầm quan trọng sâu sắc cho xã hội.
Hiện nay ở Việt Nam, trong một thời điểm mà các nhóm lợi ích và các nhóm lũng đoạn chính sách đang cực kỳ làm giàu thì câu nói này chắc chắn là không xa góc nhìn của người dân Việt Nam mà đã phải chịu áp lực về chuyện phải bán hay mất đất.
Việc Việt Nam có tăng trưởng khá cao, dù nước này thực ra vẫn đang vẫn còn là một quốc gia có mức thu nhập trung bình thấp theo tiêu chuẩn quốc tế, là điều đáng khích lệ.
Nhưng chúng ta phải nhìn rõ rằng chỉ riêng tăng trưởng, chỉ riêng làm giàu đơn thuần thôi, sẽ chẳng nói lên điều gì về phúc lợi xã hội, về bền vững mội trường, hay hiệu quả, chất lượng phát triển của đất nước.
Khi một nhà nước có hành vi bị xem là không phục vụ những lợi ích cơ bản của dân, của xã hội, của quốc gia, mà chỉ hay chủ yếu chỉ được xem là hoạt động phục vụ cho một hay một số nhóm lợi ích thì điều đó vô cùng tai hại và khiến cho người dân thường thấy như họ đang bị trùm côn đồ hoặc mafia áp chế
Một tư duy khác
Tiêu chuẩn quan trọng nhất về sự hiệu quả của một nhà nước là hiệu quả của nó trong việc đảm bảo nâng cao và cải thiện mức sống của công dân. Làm như thế trong một bối cảnh của một xã hội đang thay đổi nhanh là không dễ.
Khi một nhà nước có hành vi bị xem là không phục vụ những lợi ích cơ bản của dân, của xã hội, của quốc gia, mà chỉ hay chủ yếu chỉ được xem là hoạt động phục vụ cho một hay một số nhóm lợi ích thì điều đó vô cùng tai hại và khiến cho người dân thường thấy như họ đang bị trùm côn đồ hoặc mafia áp chế.
Trong kinh nhiệm nghiên cứu về Việt Nam của tôi, một trong những điểm nhạy cảm nhất, làm cho người dân Việt Nam và mạng xã hội bức xúc nhất chắc chắn là vấn đề tham nhũng, như chính đương kim Tổng Bí thư đảng Cộng sản, Chủ tịch nước Việt Nam, ông Nguyễn Phú Trọng đã thừa nhận.
Một điểm nhạy cảm khác chắc chắn là nhận thức rộng rãi (có thể được xem là đúng hay chỉ đúng một phần) rằng chính quyền Việt Nam hay nhiều người trong chính quyền Việt Nam nhiều khi biết mà không (muốn) làm gì.
Là người quan sát chính trị Việt Nam tôi biết quan điểm này cũng hết sức nhạy cảm.
Song, vụ việc ở Đồng Tâm chắc hàm ý rằng kỹ năng lắng nghe của chính quyền, nhà nước còn thiếu hay ít nhất là không đồng đều qua các lĩnh vực và địa phương.
Trong một bối cảnh như thế chúng ta không nên quá vội vã trong việc coi một trường hợp như Đồng Tâm một trận “gây rối.” Vì sao? Vì đúng ra về mặt bản chất, vấn đề của Đồng Tâm nói đến một vấn đề chung của đất nước.
Muốn giữ động thái xây dựng nhất thì hãy nhận ra cơ hội và hãy có tư duy, cách làm khác cùng nỗ lực để làm cho Đồng Tâm trở thành một bước ngoặt trong lịch sử đương đại của đất nước Việt Nam.
Làm như vậy mới vượt qua nỗi đau và căng thẳng của thảm họa Đồng Tâm và cùng nhau tiến tới một xã hội Việt Nam văn minh và công bằng như đại đa số người Việt Nam đều muốn và đã chờ đợi từ xưa đến nay.
Bài viết thể hiện văn phong bằng tiếng Việt và phản ánh quan điểm riêng của tác giả, Phó Giáo sư, Tiến sỹ về Chính trị kinh tế học và Xã hội học tại Đại Học Leiden, Hà Lan.
https://www.bbc.com/vietnamese/forum-51078469
Nguyễn Xuân Phúc:
“Nhiều đốm lửa nhỏ sẽ bùng lên thành đống lửa lớn”
Lập Quyền DânNhưng những “anh Pha, chị Dậu xóm Hoành” không thể “nhóm lửa” lúc 4 giờ sáng rằm tháng chạp, đơn giản, vì lúc ấy họ đang ngủ. Họ cũng không thể có mặt để phá một bức tường đã xây xong từ lâu ở cách thôn Hoành 3 – 4 cây số. Tất cả, chỉ là trò “gắp lửa bỏ tay người”, là màn kịch trâng tráo và thô bạo của công an. Nhưng thô bạo và trâng tráo hơn, đó chính là sự dối trá ở cấp độ quốc gia, phơi bày ngay giữa thủ đô, trước cả nước và trên thế giới…
Đe nẹt kiểu đốm lửa thành đám cháy của người dứng đầu chính phủ vào sáng 9/1, tại hội nghị tổng kết công tác dân vận năm 2019 và triển khai nhiệm vụ năm nay, cho thấy có thể ông đã có bút phê đối với kế hoạch tập kích vào Đồng Tâm. Trước khoảng 5.000 đại biểu tham dự trực tuyến, Xuân Phúc “chém”: Nhiệm vụ mới hiện nay là dân vận trên không gian mạng phải nói thẳng, làm thật… phải thực lòng, ứng xử có văn hoá, chứ không qua loa đại khái, nói không đi đôi với làm.
Đối chiếu những điều Phúc “chém bão” với tất cả những gì diễn ra trên thực địa chỉ cách thời điểm tuyên bố trước đó vài giờ đồng hồ, nếu trong nhà nước pháp quyền, chắc chắn Phúc đã bị đàn hặc và luận tội. Tại một hội nghị thu hút 40 trung ương, nhiều bộ trưởng và quan chức cấp cao, mà kẻ đứng đầu hành pháp công khai “bảo kê” cho tội ác thì công lý ở Việt Nam đúng là một gã hề như trên trang bìa của một tạp chí dạo nọ.
Hậu quả tang thương đầu tiên, theo nguồn tin từ xã Đồng Tâm, cụ Lê Đình Kình và con trai thứ hai, anh Lê Đình Chức, đã qua đời sau biến cố rạng sáng 9/1. Một cảnh sát cơ động tên là Dương Đức Hoàng Quân, 28 tuổi cũng bị thiệt mạng, cùng với 2 người khác trong sự kiện nói trên. Status cuối cùng của Hoàng Quân như một điềm báo: “Chiến tranh bảo vệ tổ quốc không đáng sợ. Nhưng đáng sợ là máu đổ chính vì người dân mình”. Quân có thể được cứu rỗi vì chính status cuối cùng này.
Theo nhiều trang mạng xã hội, chính quyền đã đánh tráo tên địa dư và nhiều khái niệm nhằm phục vụ cho chiến dịch cướp đất. Việc họ đưa cả ngàn lính tới càn quét từ lúc nửa đêm ngay tại nơi cư trú hợp pháp của bà con xóm Hoành, xã Đồng Tâm, chứ không phải trên cánh đồng Sênh, rồi hô hoán rằng người dân gây rối, không làm cho chính quyền tăng thêm bất cứ điểm nào về tính chính danh trong vụ bố ráp rạng sáng 9/1.
Các blogger đã đúng khi khái quát vòng tròn khép kín: Đền bù rẻ mạt để ăn chênh lệch, dân không đi thì cưỡng chế, cưỡng chế không được thì trấn an, câu giờ, chờ ngày bố ráp. Bố ráp mà dân vẫn chống cự thì dân chịu tù, thậm chí án tử hình. Quyền lợi người dân ở đâu giữa những kẻ nắm trong tay cả pháp luật lẫn quyền cưỡng đoạt? Người dân chỉ có quyền chịu bị cướp và chịu tù đày. Bế tắc của đất nước chính là ở chỗ đó!
Tương lai dân tộc sẽ đi về đâu khi từng tràng súng đã rộ lên kèm theo những tiếng nổ chát chúa trong đêm ngay giữa thành phố vì hoà bình. Hành pháp chia làm 2 ngả. Hàng ngàn người này “được huy động” đi nghe nói dối. Hàng ngàn người kia “bị huy động” tham gia đàn áp phụ nữ và trẻ thơ ba tháng tuổi. Từ vũ khí chống giặc Tàu trên biển cho đến chó becgiê… được dùng thả sức, bởi cả công an lẫn quân đội đều gắn mác “nhân dân”. Núp danh nghĩa nhân dân để đi cướp đất của nhân dân!
Sinh thời Đỗ Mười – vua chém gió – một lần được hoan nghênh, bởi ông đã phản đối dự định đưa bộ đội tham gia đàn áp cuộc nổi dậy ở Thái Bình năm nào. Bấy giờ ông bình luận: “Bộ đội sẽ thua dân là cái chắc! Mà ai lại dùng bộ đội đi đàn áp dân?” Hậu sinh khả uý! Thế hệ Xuân Phúc (Chưa biết vai trò Nguyễn Phú Trọng trong vụ bố ráp này đến đâu, bởi vì kế hoạch của Tô Lâm chắc chắn phải qua Ban Bí thư!) quả đã vượt các bậc đàn anh trong việc bố ráp “trộm” nhằm khủng bố thường dân.
Theo nhà báo Võ Văn Tạo, sinh thời Lê Đức Anh khi làm Bộ trưởng Quốc phòng đã trả lời phỏng vấn được báo chạy tít: “Cưỡng chế đã sai mà dùng quân đội cưỡng chế lại càng sai”. Trung tướng Nguyễn Quốc Thước, Chính ủy Quân khu IV, cũng phản đối đưa quân đội đi cưỡng chế, vì mâu thuẫn giữa dân và chính quyền là mâu thuẫn giữa “ta với ta” chứ không phải như với giặc ngoại xâm, nên không bao giờ được phép đem lực lượng vũ trang nhân dân ra đối đầu với nhân dân.
Vậy mà, ĐCSVN mở đầu thập kỷ thứ hai của thế kỷ 21 bằng “trận đánh” Đồng Tâm. Rồi đây không biết có ai “viết chuyện này thành sách” theo gợi ý của đại tá Đỗ Hữu Ca, từ vụ đánh úp anh em Đoàn Văn Vươn. Người dân trong cuộc giáp la cà này sẽ bị bóp nát. Với quân số lên đến hàng ngàn, chính quyền thừa sức cô lập bà con Đồng Tâm nay “nội bất xuất, ngoại bất nhập”. Dù thành hay bại, nhà cầm quyền chuyên cai trị bằng dùi cui và còng số 8 sẽ là vết nhơ không bao giờ gột rửa được trong lịch sử.
Trên FB cá nhân, nhà báo Ngọc Vinh (Tuổi Trẻ) cho rằng trong sự kiện Đồng Tâm, bi kịch là báo chí đã bị bịt miệng. Trong khi đó, công an hoàn toàn chủ động trong “cuộc chiến”, từ cách thi hành án cho đến cách thông tin rất nhanh chóng cho xã hội trên trang web của họ. Khi báo chí bị đẩy ra ngoài lề sự kiện thì tin tức về Đồng Tâm vẫn chưa phải là tin tức và người ta chẳng biết đâu là sự thật đen đúa trong hai ngày qua.
Vì trách nhiệm kiểm chứng và công bố sự thật khách quan là công việc hàng đầu của báo chí. Trong hoàn cảnh hiện nay, để xác thực sự kiện, cần có thông tin đa chiều, từ phía người dân Đồng Tâm, phía lực lượng chức năng… thế nhưng báo chí đã bị vô hiệu hoá. Vì vậy, nếu ai hỏi sự thật về Đồng Tâm như thế nào thì nhà báo này chỉ biết trả lời: “Sự thật ở Đồng Tâm là chưa có sự thật nào”, người từng là phóng viên Tuổi Trẻ viết.
Dù sao, điềm báo thượng dẫn của Nguyễn Xuân Phúc luôn là một khả năng trên thực tế, nếu đảng và nhà nước của ông tiếp tục hành động theo kịch bản xưa nay trong vấn đề cướp đất của dân đen: từ Đoàn Văn Vươn đến Dương Nội, từ vườn rau Lộc Hưng năm ngoái đến Đồng Tâm năm nay. Các ông hãy nhớ lấy một chân lý do chính các ông đúc kết từ lâu nhưng cuộc sống vương giả và phồn hoa đã khiến các ông bỏ qua: “Bão ngày mai là gió nổi hôm nay/ Trời chợp giật ắt đến ngày sét đánh”./.
* Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á Châu Tự Do
Có thể tham khảo thêm tại:
Tuyên bố của các tổ chức dân sự về Đồng Tâm
https://www.diendan.org/viet-nam/tuyen-bo-dong-tam-9-1.2020
Đồng Tâm đổ máu: Chính quyền Việt Nam có còn là ‘của dân, do dân, vì dân’?
https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/blood-shed-in-dong-tam-is-vn-government-still-a-state-of-the-people-01092020145939.html
Mặc Lâm: Đồng Tâm, tan nát những mùa xuân
http://www.tintuchangngay.org/2020/01/mac-lam-ong-tam-tan-nat-nhung-mua-xuan.html
Nguyễn Tiến Tường: Đất và người
https://fr-fr.facebook.com/tiengdanbao/posts/2617242891687070
Đồng Tâm: đụng độ chết người giữa dân làng và … – YouTube
https://www.bbc.com/vietnamese/live/vietnam-51035591
Đồng Tâm: Vì sao phải che giấu cuộc càn quét
https://www.voatiengviet.com/a/le-dinh-kinh-dong-tam-mieu-mon/5238532.html
Tranh chấp đất Đồng Tâm: Đau lòng khi máu lại đổ giữa thời bình
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-51046646
Đồng Tâm, ván bài cuối của chế độ?
https://www.rfavietnam.com/node/5909
Nhân chứng nói ông Lê Đình Kình ‘chết sau khi công an vào Đồng Tâm’
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-51063279
https://www.rfa.org/vietnamese/news/blog/nguyen-xuan-phuc-fire-sparkles-lead-to-big-fire-01102020112355.html
‘Hi sinh’ và bị ‘tiêu diệt’
Thiên Hạ LuậnTrân Văn
Cuộc tấn công vào thôn Hoành, xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội lúc rạng sáng ngày 9 tháng 1 đang khuấy động dư luận.
Cho đến giờ này, Bộ Công an Việt Nam đang nắm giữ độc quyền thông tin. Toàn bộ hệ thống truyền thông chính thức đều dẫn lại thông tin từ nguồn duy nhất này. Theo đó, “ba cán bộ, chiến sĩ công an hi sinh, một đối tượng chống đối chết, một đối tượng chống đối bị thương” vì “bom xăng, lựu đạn, dao phóng” (1).
Tin vừa kể đã biến những người dân Đồng Tâm trước nay không ngừng khiếu nại – yêu cầu xem xét về nguồn gốc đất ở đồng Sênh thành những kẻ vừa càn quấy, vừa man rợ, coi thường cả kỷ cương lẫn sinh mạng những người “thi hành công vụ” và ngày sau đó trở thành nền cho một đợt tấn công khác trên mạng xã hội.
Giữa lúc công chúng còn đang sững sờ, hoang mang không hiểu tại sao lực lượng vũ trang lại tổ chức “thi hành công vụ” vào lúc rạng sáng, ở nơi cách “công trình xây dựng hàng rào sân bay Miếu Môn” cả cây số và chắc chắn không có ai “chống đối” thì một số facebooker cung cấp thông tin: Cán bộ, chiến sĩ công an “hi sinh” do sập hầm chông, rồi bị những kẻ quá khích tưới xăng thiêu sống”. Trong số các nạn nhân, có cả nữ cán bộ bị giết bằng dao, có người “hi sinh” vì bom xăng, lựu đạn…
Đó cũng là lý do những facebooker thuộc loại vừa kể kêu gọi các cơ quan hữu trách nên “đập chết, ăn thịt” tất cả những “thằng”, những “con” chống đối đảng, nhà nước trong việc thu hồi “đất quốc phòng” ở Đồng Tâm. Tham gia xiển dương khuynh hướng này trên mạng xã hội, có cả những nhà báo chuyên nghiệp, kể cả những nhà báo đang lãnh đạo một số cơ quan truyền thông và giảng dạy “nghiệp vụ báo chi như facebooker Nguyễn Đức Hiển (Phó Tổng biên tập báo Pháp luật TP.HCM)…
***
Về phía công chúng, sau một thoáng sửng sốt, nhiều người bắt đầu ngẫm nghĩ và tìm kiếm thêm thông tin.Có người như Đức Trần, dẫn lại một qui phạm pháp luật đã được giới thiệu trên báo Pháp Luật TP.HCM (không được tổ chức – thực hiện cưỡng chế đất đai trong khoảng thời gian từ 22 giờ tối đến 6 giờ sáng) để cho thấy, biến cố Đồng Tâm là hoạt động phi pháp. Hong Phuong Vo – bạn của Đức – gọi đó là “đánh úp”. Thanh Ba Nguyen mỉa mai: Quân ta đang thực hiện nhiệm vụ “hóng mát” lúc bốn giờ sáng thì bị “tập kích” nên phải “tự vệ”. Jordan Ho phân tích, qui phạm pháp luật mà Đức Trần giới thiệu chỉ có giá trị đối với hoạt động cưỡng chế, còn cúp điện, tổ chức tấn công lúc rạng sáng thì không phải… cưỡng chế, đó là… cướp (2)!
Giống như nhiều người, Tan Tran nghi ngờ về số “cán bộ, chiến sĩ công an… hi sinh” vì chỉ là thông tin một chiều, không có nguồn phối kiểm. Những thông tin, hình ảnh cùng loại trên mạng xã hội nhằm lôi kéo công chúng lên án dân chúng Đồng Tâm đã bị lột trần là “ngụy tạo”. Chẳng hạn ảnh chụp “chiến sĩ công an ‘hi sinh’ ở Đồng Tâm” đã được xác định là ảnh chụp “chiến sĩ công an hi sinh khi vây bắt ma túy ở Đắk Lắk”. Theo Tan, trong biến cố Đồng Tâm, chuyện “cán bộ, chiến sĩ công an… hi sinh” hết sức đáng ngờ vì đó là “lực lượng tinh nhuệ, được trang bị đến tận răng, có đủ loại phương tiện hiện đại hỗ trợ”, cuộc tấn công lại diễn ra bất ngờ, làm sao dân lành có thể trở tay (3)?
Nhiều người dùng mạng xã hội đã chuyển cho nhau xem một status mà Phạm Đoan Trang viết riêng “cho những người đang khóc công an và chửi giặc Đồng Tâm”.
Trang lưu ý, hệ thống truyền thông chính thức chỉ dùng nguồn tin duy nhất là Bộ Công an và “đàn dư luận viên hàng chục ngàn con” đang khai thác tin từ nguồn này để “định hướng dư luận”, tổ chức “khóc thương cho những ‘chiến sĩ” trẻ tuổi’ và chửi rủa ‘bọn giặc’ dám chống người thi hành công vụ, sát hại công an nhân dân”. Tuy nhiên cần phải đem biến cố Đồng Tâm so với các tiêu chuẩn nhân quyền quốc tế. Giả dụ mảnh đất đang có tranh chấp đúng là “đất quốc phòng” và đúng là dân Đồng Tâm đã kháng cự lực lượng cưỡng chế thì công an vẫn SAI.
Theo các tiêu chuẩn nhân quyền quốc tế: Công an phải là cơ quan độc lập đặt dưới sự hướng dẫn, chỉ đạo của tòa án và bị ràng buộc bởi các mệnh lệnh của tòa án. Công an không được phép tham gia vào hoạt động chính trị, có nghĩa vụ bảo vệ quyền của tất cả các đảng phái, tổ chức, cá nhân, cũng như bảo vệ tất cả các đảng phái, tổ chức, cá nhân một cách bình đẳng. Cơ quan hành pháp buộc phải sử dụng các biện pháp phi bạo lực trước, chỉ dùng vũ lực khi cực kỳ cần thiết cho các mục đích hành pháp đúng luật và không chấp nhận ngoại lệ trong việc sử dụng vũ lực bất hợp pháp.
Trang giới thiệu thêm, cơ quan hành pháp chỉ được sử dụng vũ khí để tự vệ hoặc để bảo vệ người khác sắp bị giết hoặc bị thương nặng. Hoặc ngăn chặn một tội ác đặc biệt nghiêm trọng đe dọa mạng sống. Hoặc bắt giữ hoặc ngăn chặn việc bỏ trốn của một cá nhân đang gây ra một mối đe dọa. Ngoài ra, những người thừa hành từ chối làm theo các mệnh lệnh vi phạm pháp luật sẽ được miễn trách, những người lạm quyền không thể nại lý do “làm theo lệnh cấp trên” để xin miễn trừ trách nhiệm.
Facebooker này nhấn mạnh: Những kẻ đã tổ chức vụ cưỡng chế đất ở Đồng Tâm, huy động công an – quân đội – tuyên giáo đàn áp thiểu số không tấc sắt là những kẻ có tội vì chủ động sử dụng vũ lực bất hợp pháp, trái với các nguyên tắc nhân quyền phổ quát. Phản ứng của dân là tự vệ chính đáng, đặc biệt là khi họ có đầy đủ cơ sở pháp lý chứng minh tài sản là của họ và đã sử dụng tất cả các biện pháp khác để tự vệ. Nếu vẫn khóc thương những kẻ chấp nhận làm công cụ thì làm ơn nhỏ vài giọt nước mắt cho những người dân Đồng Tâm, nhất là gia đình cụ Lê Đình Kình.
Trang nhắn riêng với những “kẻ bẻ bút gọi dân Đồng Tâm là… giặc”: Kẻ nào đẩy dân trở thành những người chống cưỡng chế, rồi biến họ thành “giặc”, kẻ đó là tội phạm (4).
***
Trái với thông lệ, Bộ Công an vẫn chưa công bố danh tính những “cán bộ, chiến sĩ công an hi sinh” khi “thi hành công vụ” ở Đồng Tâm. Facebooker Nguyễn Đức Hiển – một nhà báo thường tỏ ra tự hào về “số má” và “thạo tin”, tham gia thuyết phục công chúng rằng những người tham gia phản kháng vụ cưỡng chế “đất quốc phòng” ở Đồng Tâm là kẻ xấu, thậm chí còn dọa “tiễn” những người “cảm thông” với dân Đồng Tâm giết “cán bộ, chiến sĩ công an” một cách “man rợ” – đã lẳng lặng đục bỏ status này (ảnh). Trên facebook của Nguyễn Đức Hiển chỉ còn thông tin, hình ảnh khoe được “khen thưởng vì đẹp trai” vì “chỉ huy thi đua” và giới thiệu hoạt động giúp đỡ người nghèo (5).Ông Đinh Hữu Hanh – một cựu chiến binh nhiều công trạng trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước – viết trên facebook rằng xung đột giữa nhân dân Đồng Tâm và lực lượng vũ trang của đảng là “cuộc đụng độ có một không hai trong lịch sử dân tộc”. Cuộc đụng độ làm ông nhớ lại thời điểm đơn vị của ông lão được lệnh tấn công xuống đồng bằng Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên – Huế nhằm “lấn đất, giành dân”, chuẩn bị cho việc ký Hiệp định Paris… So trước với nay, ông Hanh than rằng, Đồng Tâm là một biến cố đau xót! Thiếu gì cách mà phải làm như thế!
Ông nhắn với đảng của mình: Đem lực lượng vũ trang dẹp dân hạ sách! Xin các vị dừng tay, xem lại cách hành xử của mình đi! Nếu không, vận nước sẽ đến thời kỳ mạt đấy. Tâm sự: Đối với kẻ thù truyền kiếp thì chủ trương mềm dẻo, tại sao đối với dân lại hành động cứng rắn như vậy? Tiếng súng váng óc, không tài nào ngủ được. Quả thực, muốn yên cũng chẳng được (6)! – có lẽ không phải chỉ là trăn trở của riêng ông Hanh nhưng bao nhiêu người tin giới lãnh đạo đảng, nhà nước, quốc hội, chính phủ sẽ chia sẻ, đồng cảm và xác nhận biến cố Đồng Tâm là một thất bại thảm hại về nhân tâm, dân ý?
Chú thích
(1) https://thanhnien.vn/thoi-su/ba-chien-sy-cong-an-hy-sinh-o-dong-tam-1169993.html
(2) https://www.facebook.com/photo.php?fbid=2952245634794930&set=a.422999087719610&type=3&theater
(3) https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=2418472188467633&id=100009146257730
(4) https://www.facebook.com/pham.doan.trang/posts/10158205583408322
(5) https://www.facebook.com/bocuhung
(6) https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=2490895004559759&id=100009178503986
https://www.voatiengviet.com/a/dong-tam-le-dinh-kinh-mieu-mon-viettel/5240511.html
Tin trong nước
Đắk Nông bắt giam Facebooker Đinh Văn Phú
với cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước”
Tin từ Đắk Nông: Vào thứ Năm ngày 9/1, nhà cầm quyền cộng sản tỉnh Đắk Nông công bố các quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và lệnh bắt tạm giam 3 tháng đối với Đinh Văn Phú về cáo buộc “tuyên truyền chống Nhà nước” theo Điều 117 của Bộ luật Hình sự năm 2015.Dẫn nguồn tin từ công an địa phương, trang Tin Tây Nguyên viết rằng từ tháng 4 năm 2018 đến tháng 6 năm 2019, Đinh Văn Phú sử dụng các trang facebook của mình như “Jimy Nguyễn,” “Vinh Nguyễn Jimy,” và “Nguyễn Vinh”… để đăng tải nhiều bài viết và phát trực tiếp (livestreams) hoặc chia sẻ nhiều bài viết, tham gia nhiều buổi phát trực tiếp do nhiều đối tượng khác tổ chức để tuyên truyền nhiều nội dung “nói xấu Đảng, Nhà nước; kêu gọi biểu tình, kích động bạo loạn, gây rối.”
Phía công an còn cho biết ông Phú cùng Facebooker Dương Thị Lanh và một số người ở Đắk Nông đã tham gia biểu tình ở Sài Gòn ngày 10/6/2018 để phản đối hai dự luật An ninh mạng và Đặc khu Kinh tế và bị phạt hành chính 750.000 đồng vì “tụ tập đông người, gây mất trật tự công cộng.” Cô Lanh bị bắt vào đầu năm 2019 và bị kết án 8 năm tù giam vì cáo buộc theo Điều 117.
Ông Phú, 47 tuổi, sẽ bị biệt giam trong thời gian điều tra, và đối mặt với án tù từ 7 đến 12 năm nếu bị kết tội.
Ông là Facebooker bị bắt đầu tiên trong năm nay vì những bài viết trên mạng xã hội. Năm 2019, có ít nhất 21 Facebookers bị bắt vì hoạt động trực tuyến, 14 trong số họ bị cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước.” Cũng trong năm ngoái, 12 người bị kết án về tội danh trên với mức án tù từ 5 đến 11 năm.
Quốc Tuấn
https://www.sbtn.tv/dak-nong-bat-giam-facebooker-dinh-van-phu-voi-cao-buoc-tuyen-truyen-chong-nha-nuoc/
Chậm triển khai đóng tiền vi phạm
giao thông trực tuyến: vì công nghệ hay vì lợi ích?
Trong cuộc họp về tích hợp một số dịch vụ công của Bộ Công an vào Cổng Dịch vụ công quốc gia được tổ chức sáng ngày 10/1, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng phát biểu rằng Cục Cảnh sát giao thông (CSGT) chưa chia sẻ thông tin để người dân có thể đóng phạt trực tuyến. Ông Mai Tiến Dũng cho biết ông đã làm việc với Cục CSGT từ tháng 10/2019 về vấn đề này nhưng giờ vẫn chưa có kết quả.Theo đó, việc nộp phạt vi phạm giao thông nằm trong 3 dịch vụ phải thông qua nền tảng thanh toán của Cổng Dịch vụ công quốc gia để thanh toán trong quý I/2020.
Theo ông Mai Tiến Dũng, Cục CSGT phải quan tâm đến việc kết nối để chia sẻ dữ liệu với các cơ quan như ngân hàng, kho bạc… để nộp phạt trực tuyến nhưng dường như CSGT không muốn chia sẻ dữ liệu với các cơ quan vừa nêu.
Trước thông tin vừa nêu, ông Vương Ngọc Bắc, Phó trưởng phòng tham mưu Cục CSGT cho biết sự việc bị chậm trễ do phải mất thời gian để đầu tư thiết bị vào sửa đổi phần mềm theo Nghị định 100/2019.
Không có việc gì dễ nhưng với trình độ chuyên môn của các chuyên gia hiện nay thì việc này không đến nỗi quá khó khăn, nếu nói chính xác đây là việc bình thường, có thể làm rất thoải mái. - TS. Nguyễn Bách Phúc
Hiện tại Cục CSGT đã yêu cầu bắt buộc đầu tháng 3 phải tạo dựng được cơ sở dữ liệu, phối hợp với Tổng công ty truyền thông VNPT đưa các thông tin lên cổng dịch vụ công.
Nhận xét về lý do ông Vương Ngọc Bắc đưa ra, Tiến sĩ Nguyễn Bách Phúc, Chủ tịch Hội Tư vấn Khoa học Công nghệ và Quản lý Thành phố Hồ Chí Minh cho rằng:
“Việc đầu tư thiết bị và sửa đổi phần mềm thực tế sẽ không mất nhiều thời gian như ông Vương Ngọc Bắc nói. Chúng tôi vẫn nghĩ rằng không có việc gì dễ nhưng với trình độ chuyên môn của các chuyên gia hiện nay thì việc này không đến nỗi quá khó khăn, nếu nói chính xác đây là việc bình thường, có thể làm rất thoải mái.”
Còn ông Nguyễn Tử Quảng, Tổng Giám đốc Tập đoàn công nghệ BKAV lại có cách nhìn nhận khác:
“Chắc có thủ tục về vấn đề hành chính chứ về mặt công nghệ thì không khó. Thực ra ở đây phải biết cụ thể như thế nào vì nó đòi hỏi chuẩn cảm ứng, có thể nói đưa lên là có ngay. Tôi nghĩ rằng nó phụ thuộc thực tế họ đang quản lý thế nào, còn vệ mặt công nghệ thì không khó.”
Dưới góc nhìn cá nhân, ông Võ Minh Đức, chủ một doanh nghiệp vận tải ở Sài Gòn cho rằng việc Cục CSGT không muốn chia sẻ dữ liệu là có lý do:
“Tôi là người làm nghề xe nên tôi đi thực tế ngoài đường tôi thấy rất nhiều tỉnh thành tôi đã đi, đã đến và dọc đường gặp rất nhiều cảnh sát giao thông, tiêu cực đối với người vi phạm giao thông là rất nhiều: nhũng nhiễu, làm tiền, lợi dụng việc họ sai, phạm luật rồi có tiêu cực trong đó. Vậy nên theo cảm nhận cá nhân của tôi họ không mặn mà trong việc nộp phạt online, đăng ký xe.”
Tổ chức Hướng tới Minh bạch vào ngày 7/1 vừa qua đã công bố khảo sát nhận thức về tham nhũng ở Việt Nam cho thấy người dân đánh giá có 5 nhóm đối tượng tham nhũng nhất ở Việt Nam, bao gồm: cảnh sát giao thông, công an, cán bộ thuế, lãnh đạo doanh nghiệp và cán bộ, công chức nhà nước. Trong đó CSGT dẫn đầu danh sách tham nhũng với 30% tổng lượt bình chọn.
Thông tư số 89/2007/TT-BTC do Bộ Tài chính Việt Nam ban hành ngày 25 tháng 7 năm 2007 có quy định trích 70% tiền thu phạt vi phạm hành chính cho lực lượng Công an tham gia giữ gìn trật tự an toàn giao thông, tức cảnh sát giao thông.
Thống kê từ Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia cho biết trong năm 2018, CSGT Việt Nam đã giữ lại hơn 1.800 tỷ đồng tiền xử lý vi phạm giao thông. Điều này bị người dân lên tiếng chỉ trích mạnh mẽ trên mạng xã hội. Nhiều người dân cho rằng Nhà nước chỉ muốn lấy tiền của dân bất chấp những bất hợp lý đang diễn ra.
Ngay sau đó, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm có lên tiếng giải trình cho biết số tiền giữ lại được sử dụng vào việc mua sắm thiết bị theo danh mục của Bộ Công an.
Bây giờ có công nghệ số tất cả mọi việc, kể cả nộp tiền phạt thì dễ thực hiện, mà cũng không cần giữ giấy tờ, phương tiện của họ làm gì vì thiếu gì cách chế tài khi anh nắm được địa chỉ, con người ở đâu, thế nào. Nên cần tạo điều kiện cho người dân nếu họ vi phạm. - Võ Minh Đức
Tuy nhiên, Bộ Tài chính vào ngày 7/1 được truyền thông trong nước dẫn tin cho biết Thông tư 89/2007/TT-BTC đã hết hiệu lực và được thay thế bởi Thông tư số 153/2013/TT-BTC ngày 31/10/2013 của Bộ Tài chính. Thông tư 153 quy định về thủ tục thu, nộp tiền phạt, biên lai thu tiền phạt và kinh phí từ ngân sách nhà nước bảo đảm hoạt động của các lực lượng xử phạt vi phạm hành chính. Tại khoản 5 Điều 4 Thông tư 153 của Bộ Tài chính cũng nêu rõ: “Tiền thu phạt vi phạm hành chính được nộp đầy đủ, kịp thời vào ngân sách nhà nước…”.
Vẫn trong cuộc họp diễn ra ngày 10/1, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng đã đề nghị Cục CSGT sớm sửa đổi thông tư 15 xong trước ngày 15/2, đẩy nhanh tiến độ thực hiện dịch vụ đóng phạt trực tuyến, đồng thời rà soát lại tất cả các phần mềm ứng dụng, nếu ETC không làm được thì phải bàn giao lại cho đơn vị khác thực hiện.
Ông Mai Tiến Dũng cho biết nếu dịch vụ đóng phạt trực tuyến được thực thi, người bị xử phạt sẽ tiết kiệm được ít nhất 1,5 ngày làm việc để thực hiện các công đoạn từ nhận quyết định xử phạt, đi nộp phạt đến nhận giấy tờ, phương tiện. Vẫn theo ông, với khoảng 4 triệu trường hợp vi phạm lập biên bản lĩnh vực đường bộ trong 1 năm, xã hội sẽ tiết kiệm được khoảng 6 triệu ngày công và hơn 1.300 tỷ đồng mỗi năm.
Đồng tình với những lợi ích nhất định cho người dân mà việc đóng tiền phạt trực tuyến nếu được thực hiện sẽ đem lại, ông Võ Minh Đức bày tỏ:
“Như tôi làm nghề vận tải, giả sử tôi đi tỉnh xa nếu tôi có vi phạm thì nộp phạt ở địa phương tôi hoặc nộp phạt online bằng công nghệ điện tử hiện nay thì rõ ràng có lợi hơn. Bây giờ có công nghệ số tất cả mọi việc, kể cả nộp tiền phạt thì dễ thực hiện, mà cũng không cần giữ giấy tờ, phương tiện của họ làm gì vì thiếu gì cách chế tài khi anh nắm được địa chỉ, con người ở đâu, thế nào. Nên cần tạo điều kiện cho người dân nếu họ vi phạm.”
Theo nhà báo Ngô Nhật Đăng, việc CSGT đăng tải thông tin trên các cổng thông tin còn đem tới những lợi ích khác cho xã hội:
“Trong một xã hội để tôn trọng, thượng tôn pháp luật thì có 2 phía: từ phía người làm luật và tuân luật. Việc chia sẻ minh bạch là để giữ gìn cho tinh thần thượng tôn pháp luật.”
https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/delayed-paying-traffic-violations-online-for-technology-or-for-sake-01102020144250.html
Liệu việc kỷ luật ông Hoàng Trung Hải
có dừng lại ở mức cảnh cáo?
Thanh Trúc, RFABộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam cảnh cáo ông Hoàng Trung Hải, Bí thư Thành uỷ Hà Nội, nguyên Phó thủ tướng, sau khi xem xét vi phạm của ông liên quan đến TISCO II tức Dự Án Phát Triển Công Ty Gang Thép Thái Nguyên giai đoạn 2.
Đây là dự án do nhà thầu Trung Quốc nhận nhưng không thể vận hành và đã gây thất thoát đến hơn 8 ngàn tỷ đồng. Quyết định cảnh cáo ông Hoàng Trung Hải được Văn phòng Trung ương Đảng thông báo tại cuộc họp ngày 10/1 với sự chủ trì của Tổng bí thư kiêm Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng.
Theo nội dung kết luận cảnh cáo của Bộ Chính Trị đối với ông Hoàng Trung Hải, được báo chí trích dẫn lại, trong thời gian giữ cương vị Ủy Viên Ban Cán Sự đảng, Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải, cũng là Ủy viên Bộ Chính Trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội, đã có những vi phạm, khuyết điểm liên quan đến dự án TISCO II, tức dự án mở rộng Công Ty Gang Thép Thái Nguyên giai đoạn 2, gây thất thoát khoảng 8 ngàn tỷ đồng.
“Vi phạm, khuyết điểm của ông Hoàng Trung Hải là nghiêm trọng, gây bức xúc trong xã hội, ảnh hưởng xấu đến uy tín của tổ chức đảng và cá nhân” là nguyên văn thông báo của Văn Phòng Trung Ương Đảng.
Trước đó, tin ông Hoàng Trung Hải bị đề nghị kỷ luật khiến dư luận trong dân cũng như trên mạng ở Việt Nam chú tâm theo dõi cũng như thắc mắc về mức độ kỷ luật sẽ như thế nào, và không rõ sự nghiệp chính trị của ông Hoàng Trung Hải đi về đâu trong những ngày tới.
Trước tin ông Hoàng Trung Hải bị cảnh cáo vì sai phạm, khuyết điểm nghiêm trọng liên quan vụ TISCO II, nhà báo Võ Văn Tạo là người từng bày tỏ với RFA rằng nếu ông Nguyễn Phú Trọng muốn công việc “đốt lò” của mình được dân tin thì nên đưa ông Hoàng Trung Hải ra xét xử trước tòa mới đúng, nay nói rằng ông không giấu được sự ngạc nhiên của mình:
“Thi hành kỷ luật ông Hoàng Trung Hải ở mức cảnh cáo làm tôi bất ngờ, bởi vì lâu nay trong dư luận cán bộ đảng viên cũng như người dân trong nước đã không hài lòng với cách xử lý trước đây đối với các quan chức sai phạm. Gần đây thì đã có thay đổi, chẳng hạn trường hợp ông Đinh La Thăng, đương kim Ủy viên Bộ Chính Trị, Bí thư Thành ủy Sài Gòn, bị khởi tố hình sự và bị tuyên án với mức án cũng khá nặng nề. Dư luận đang phấn khởi là công cuộc đốt lò này đang cho không khí chính trị Việt Nam một sinh khí mới, nhưng việc ông Hoàng Trung Hải kỳ này chỉ bị cảnh cáo thì tôi thấy thất vọng, coi như chuyện đốt lò hình như không được công bằng, cũng không đến nơi đến chốn”
“Trong vụ ông Hoàng Trung Hải khi bị Ban Kiểm Tra Trung Ương đưa ra thì chỉ nêu một trường hợp là Dự Án giai đoạn 2 mở rộng Nhà Máy Gang Thép Thái Nguyên thôi, thiệt hại 8 ngàn tỷ là nhiều hơn cả vụ AVG chứ. Hồi ông Hoàng Trung Hải làm Phó thủ tướng đặc trách khối công nghiệp thì đến giờ hậu quả của nó là 12 dự án mà cái nào cũng thua lỗ ngàn tỷ cho đến chục ngàn tỷ.Gang thép Thái Nguyên chỉ là một trong 12 dự án đó thôi. Chưa nói chuyện có tham nhũng hay không, chỉ riêng trách nhiệm Phó thủ tướng đặc trách khối công nghiệp mà để thất thoát như thế thì lôi ra tòa được rồi”
Dự án AVG được nói tới là vụ án tham nhũng liên quan đến các quan chức thuộc Bộ Thông tin Truyền thông gây thiệt hại hàng ngàn tỷ đồng và khiến cựu Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son bị tuyên án tù chung thân.
Ông Phạm Thành, phóng viên lâu năm Đài Tiếng Nói Việt Nam ở Hà Nội, cho biết:
“Tôi không bất ngờ về chuyện ông Hoàng Trung Hải chỉ bị cảnh cáo không. Theo Luật Lao Động thì cảnh cáo là hình thức nhẹ nhất, thấp nhất trong 7 hình thức cảnh cáo.”
Nhà báo Phạm Thành vẫn giữ quan điểm mà ông thường nói là có yếu tố Trung Quốc trong vụ kỷ luật Hoàng Trung Hải:
“Tôi nói lại tôi không bất ngờ vì lý do muốn xử lý Hoàng Trung Hải là phải có ý kiến của Bắc Kinh. Hoàng Trung Hải tội rất nhiều và dư luận cũng biết thế và cũng rất nhiều áp lực lên Bộ Chính Trị mà đứng đầu là Nguyễn Phú Trọng. Ông Nguyễn Phú Trọng tung ra tin lúc đầu là phải xem xét kỷ luật để
làm hài lòng dân chúng và những người làm đơn tố cáo vạch tội Hoàng Trung Hải. Cái tội của Hoàng Trung Hải không chỉ là Gang thép Thái Nguyên mà toàn bộ hệ thống nhiệt điện của Trung Quốc đưa về Việt Nam khi Hoàng Trung Hải còn làm Phó thủ tướng đã rước về. Nhận mấy cái phế thải ấy về, lẽ ra Trung Quốc phải mất tiền thuê bãi làm phế thải nhưng Hoàng Trung Hải lại tổ chức đưa về thì phải trả tiền cho Trung Quốc”.
Kỷ luật ở mức độ cảnh cáo thì chưa rõ nặng hay nhẹ vì chưa thấy thêm biện pháp nào đi kèm, là suy nghĩ của blogger Bùi Thanh Hiếu từ Berlin, Đức:
“Tôi không biết có thêm cái chế tài nào đấy kèm theo hay chỉ cảnh cáo không. Có những trường hợp cảnh cáo xong rồi thì có thể là họ hạ chức vụ xuống, đưa ra khỏi Bộ Chính Trị hay Trung Ương Đảng hay là dừng lại ở mức cảnh cáo. Cái này tôi cũng không ngạc nhiên, tôi từng nhận định là cảnh cáo cũng vừa đủ để con đường đi tiếp không đến mức độ nặng nề đối với ông Hoàng Trung Hải quá”, Blogger Bùi Thanh Hiếu
“Tôi không biết có thêm cái chế tài nào đấy kèm theo hay chỉ cảnh cáo không. Có những trường hợp cảnh cáo xong rồi thì có thể là họ hạ chức vụ xuống, đưa ra khỏi Bộ Chính Trị hay Trung Ương Đảng hay là dừng lại ở mức cảnh cáo. Cái này tôi cũng không ngạc nhiên, tôi từng nhận định là cảnh cáo cũng vừa đủ để con đường đi tiếp không đến mức độ nặng nề đối với ông Hoàng Trung Hải quá”.
Một nhà nghiên cứu độc lập đang ở Singapore, tiến sĩ Hà Hoàng Hợp, trước đó từng dự kiến việc xem xét kỷ luật nguyên Phó thủ tướng, Ủy viên Bộ Chính Trị Hoàng Trung Hải chỉ ở mức độ cảnh cáo hoặc khiển trách là nhiều, giải thích thêm với RFA rằng kỷ luật cảnh cáo là cảnh cáo chứ không kèm theo cái gì khác cả:
“Điều lệ của đảng cộng sản Việt Nam có mấy mức kỷ luật, thứ nhất là phê bình, thứ hai là khiển trách, thứ ba là cảnh cáo, thứ tư là khai trừ, bốn mức như thế. Phê bình thì không ghi lý lịch nhưng từ khiển trách, cảnh cáo đến khai trừ thì sẽ phải ghi lý lịch và sẽ có hậu quả về mặt hành chính Nhà Nước chứ không chỉ là kỷ luật đảng nữa. Cho nên cảnh cáo là cảnh cáo thôi chứ không khai trừ. Không khai trừ thì ông vẫn nguyên vị trí ở đấy. Sau cảnh cáo này, người ta điều ông đi đâu, làm gì… thì sau này mới rõ được”
“Bản chất của vụ TiscoII là thỏa thuận giữa hai chính phủ và hai đảng cộng sản, đấy là mấu chốt. Hồi đó ông Hải là Phó thủ tướng, thay mặt Chính phủ Việt Nam ký thỏa thuận và ký trả tiền cho doanh nghiệp Trung Quốc thì đấy là cái sai lầm của ông. Trong quá trình làm thì doanh nghiệp Trung Quốc không làm nổi, làm hỏng mà vẫn nhận khoản thanh toán. Nếu bình thường ra thì phải kiện cái doanh nghiệp Trung Quốc đấy, giờ thì lại thấy ông Hoàng Trung Hải bị cảnh cáo”
“Riêng ông Hoàng Trung Hải này thì mọi người hiểu ông không dính trực tiếp mà lúc ấy ông chỉ ký những tài liệu người ta gửi từ dưới lên mà quan trong nhất là cái tài liệu thanh toán tiền cho người Trung Quốc vì người ta làm xong rồi. Thế thì lỗi phải chịu phải từ cấp bộ trưởng trở xuống. Ông Hải không có nhận hối lộ cho nên hình thức kỷ luật nói thế có nghĩa là khó có khả năng dẫn đến việc điều tra để rồi khởi tố ông ấy, rất khó”.
Công cuộc chống tham nhũng thường được người dân Việt Nam gọi là “công cuộc đốt lò” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được phát động từ khoảng giữa năm 2016 sau Đại hội đảng XII. Từ đó đến nay, đã có nhiều quan chức cấp cao của đảng từ trung ương đến địa phương bị kỷ luật với các cáo buộc cố làm trái các quy định trong quản lý hoặc tham nhũng.
Báo cáo mới đây của Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng về công tác kiểm tra, giám sát kỷ luật Đảng năm 2019 cho thấy đã có 92 cán bộ thuộc diện trung ương quản lý bị kỷ luật, trong đó có hai Ủy viên Bộ Chính trị. Ngoài Ủy viên Bộ Chính trị Hoàng Trung Hải, trước đó, ông Đinh La Thăng một Ủy viên Bộ Chính trị khác cũng bị kỷ luật và bị kết án tù tổng cộng 30 năm vì những sai phạm trong quản lý kinh tế.
https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/would-hoang-trung-hai-only-be-issued-disciplinary-warning-01102020130223.html
0 nhận xét