Tin Việt Nam – 10/01/2020
Thứ Sáu, 10 tháng 1, 2020
16:03
//
- Tin Việt Nam
,
Slider
Nhân chứng nói ông Lê Đình Kình
‘chết sau khi công an vào Đồng Tâm’
Một người dân ở xã Đồng Tâm nói với BBC rằng ông Lê Đình Kình, và con trai thứ hai, Lê Đình Chức, đã qua đời sau biến cố công an đưa quân vào xã Đồng Tâm rạng sáng 9/1.Tranh chấp đất Đồng Tâm: Máu đổ, người chết
Đồng Tâm: Dân bị thiệt hại có đòi được ‘bồi thường’?
Cách ứng xử với Đồng Tâm là ‘sai lầm về chính sách’?
Bàn Tròn Đặc Biệt: Đồng Tâm điểm nóng bùng phát ngay đầu năm 2020
Vai trò của tòa án ở đâu trong vụ Đồng Tâm?
Nhiều nguồn tin khác, trong đó có báo chí ở Việt Nam, nói thêm với BBC rằng họ cũng nghe tin ông Lê Đình Kình đã mất.
Đến cuối ngày 10/1, giờ Việt Nam, đã có xác nhận từ báo chính thống rằng ông Lê Đình Kình đã ‘tử vong’ trong lúc chưa rõ trường hợp ông Lê Đình Chức.
Báo nhà nước xác nhận
Một trang báo chính thống, VietNamNet, xác nhận đại diện UBND xã Đồng Tâm cho biết, xã vừa bàn giao thi thể ông Lê Đình Kình cho người nhà.
VietNamNet viết: “Trong vụ việc chống người thi hành công vụ xảy ra vào sáng ngày 9/1, ông Lê Đình Kình đã bị tử vong.”
“Con gái ông Kình, bà Lê Thị Nhung là người đại diện gia đình nhận thi thể.”
VietNamNet không đề cập trường hợp ông Lê Đình Chức.
Cũng theo VietNamNet: “Đại diện UBND xã Đồng Tâm cũng cho biết, chiều nay, lực lượng chức năng đã bàn giao nhà của ông Kình cho gia đình. Việc an táng ông Kình sẽ được tổ chức tại ngôi nhà ông Kình sinh sống tại thôn Hoành, xã Đồng Tâm.”
“Cũng trong ngày hôm nay, bốn người dân đã được lực lượng chức năng thả về địa phương, gồm hai nam, hai nữ,” theo trang tin này.
Các báo nhà nước ở Việt Nam không nói rõ bối cảnh cái chết của ông Lê Đình Kình, một cựu cán bộ Đảng, và rằng vì sao thi thể ông nằm trong tay nhà chức trách để họ “bàn giao” cho gia đình.
Ông Lê Đình Kình, thường được xem là ‘thủ lĩnh’ của người dân ở xã Đồng Tâm, sinh năm 1936.
Người dân kể lại
Người dân, muốn giấu tên, sống ở xã Đồng Tâm, cho BBC hay một người khác, Bùi Viết Hiểu, 76 tuổi, đang ở trong bệnh viện quân y 103, Hà Nội sau vụ ngày 9/1.
‘Chiều hôm 9/1, công an mở cửa vào nhà bác Kình sau khi đã bao vây, niêm phong nhà.
“Một lúc, thấy họ quấn cái gì, khuân xuống. Mình cũng ngửi thấy mùi hương. Ông hàng xóm bên cạnh bảo là bác Kình bị chết ngạt trên tầng hai.”
“Con trai thứ hai của bác, Lê Đình Chức, trong lúc bị tấn công, chắc là bị đánh,” người dân ở Đồng Tâm nói.
Người dân này cáo buộc công an, vào rạng sáng 9/1, “đánh đập dã man, ai mà chạy được thì họ thả chó đuổi theo.”
Người dân này mô tả: “Khi họ về đến đầu làng, người dân đánh kẻng báo động, vì giờ ấy dân còn đang ngủ.”
“Họ bắn đạn, hơi cay vào các ngõ xóm, quân họ kéo về đông lắm.”
“Nhà tôi phải bế cháu chạy lên xóm trên để trú vì hơi cay mùi hết vào trong xóm.”
Người này kể tiếp: “Họ trấn áp, không cho dân ra, trong khi đấy, họ trang bị đầy đủ vũ khí, quần áo, súng, đầy đủ.”
“Người dân chống trả, nhưng ai mà ra, là họ đánh, kể cả đàn bà. Có người bị họ bắn đạn cao su vào đùi, giờ vẫn còn tím,” người dân này cáo buộc.
Trong khi đó, thông cáo mới nhất của Bộ Công an ngày 10/1 nói:
“Theo báo cáo của Công an thành phố (TP) Hà Nội: Ngày 09/01/2020, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP Hà Nội đã ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự Giết người; Tàng trữ, sử dụng, mua bán trái phép vũ khí quân dụng; Chống người thi hành công vụ xảy ra tại xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, TP Hà Nội theo Điều 123, Điều 304, Điều 330 Bộ Luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 và khẩn trương tiến hành các biện pháp điều tra, làm rõ để xử lý theo quy định của pháp luật.
Đến nay, tình hình an ninh, trật tự ở Đồng Tâm cơ bản ổn định; mọi hoạt động của người dân diễn ra bình thường; nhiều người dân tích cực hỗ trợ lực lượng Công an, Quân đội thực hiện nhiệm vụ.
Việc thi công xây dựng tường rào Sân bay Miếu Môn tiếp tục thực hiện theo kế hoạch.
Ngoài 03 cán bộ, chiến sỹ Công an hy sinh trong khi làm nhiệm vụ mà Bộ Công an đã thông tin đến báo chí, cán bộ, chiến sỹ tham gia bảo đảm an ninh, trật tự thi công tường rào Sân bay Miếu Môn và người dân đều an toàn.”
‘Muốn bắt ông Kình’
Còn người dân ở xã Đồng Tâm chia sẻ quan điểm: “Họ muốn bắt đội của bác Kình.”
“Từ trước đến giờ họ luôn nghĩ nếu họ bắt các bác đi thì người dân sẽ không đấu tranh nữa.”
“Họ nghĩ bác xúi giục dân, nhưng theo tôi không phải. Bác đấu tranh bao năm, người dân thấy đúng thì tham gia, chứ chả ai xúi giục, thấy bác đấu tranh rất đúng.”
“Họ nghĩ bắt bác Kình, thì dân sẽ không làm gì nữa.”
“Chính quyền đưa tin bây giờ theo hướng cả xã Đồng Tâm và bác đều bất hợp pháp. Họ bảo người chống trả là dân nghiện hút.”
“Nhưng không phải, vì dân cũng nhận định khả năng chính quyền sẽ về đàn áp. Nên tối hôm đấy chuẩn bị ở một chỗ, những người ấy trực đêm ở nhà bác, chứ không phải là nuôi nghiện hút, toàn dân lao động bình thường thôi.”
Trong khi đó, báo Giao thông ngày 10/1 dẫn lời gia đình, nói có ba người công an đã bị “cháy đen” ở Đồng Tâm.
Phóng sự mô tả cuộc gặp gia đình Thiếu úy Dương Đức Hoàng Quân (SN 1992) – “một trong ba chiến sỹ, cán bộ công an hy sinh trong vụ gây rối ở Đồng Tâm (huyện Mỹ Đức, Hà Nội) rạng sáng 9/1″.
Ông Sửu, chú ruột của Thiếu úy Dương Đức Hoàng Quân cho biết:
“Đau đớn lắm, tôi không thể nhận ra hình hài cháu tôi. Có ba người thì toàn thân và mặt mũi đều bị cháy đen, chiếc áo giáp những chiến sĩ mặc đều căng phồng rất khó cởi ra. Mẹ cháu và chị gái cháu định vào nhận dạng nhưng tôi không cho vào vì sợ không chịu được hình ảnh đó”, ông Sửu nấc nghẹn, theo báo Giao thông cho hay.
Tường thuật của VTV
Đài truyền hình quốc gia Việt Nam, VTV, hôm 9/1, phát phóng sự về biến cố ở Đồng Tâm.
Phóng sự, với nhiều hình ảnh tại hiện trường, nói: “Sau hơn 1 tuần các đối tượng nhiều lần gây rối, sáng nay (9/1), các lực lượng chức năng triển khai các biện pháp đảm bảo an ninh trật tự, bảo vệ các mục tiêu tại khu vực thi công tường rào.”
“Mặc dù đã phát loa tuyên truyền nhưng các đối tượng này vẫn manh động ném bom xăng, sử dụng lựu đạn, dao phóng tấn công lực lượng chức năng. Kế hoạch tấn công và hung khí được các đối tượng khai đã chuẩn bị từ trước đó.”
VTV nói: “Sự manh động, hung hãn của các đối tượng đã khiến 3 đồng chí Công an bị hy sinh do bị tấn công bằng bom xăng. Tại hiện trường đã thu giữ 8 quả lưu đạn, hàng chục dao phóng, 20 chai bom xăng chưa sử dụng và nhiều pháo nổ.”
Vụ việc kéo dài từ 2017 đã thu hút nhiều sự quan tâm của dư luận Việt Nam và quốc tế.
Các bạn xem thêm ý kiến các bên và bình luận trên mạng xã hội ở trang Tường thuật trực tiếp Livepape trên BBC News Tiếng Việt.
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-51063279
Ông Lê Đình Kình thiệt mạng
trong đụng độ ở Đồng Tâm
Ông Lê Đình Kình, người được coi là thủ lĩnh tinh thần của người dân trong việc giữ đất Đồng Tâm, đã thiệt mạng trong cuộc đụng độ giữa người dân và cảnh sát cơ động vào sáng sớm ngày 9/1.Truyền thông trong nước hôm 10/1 cho biết UBND xã Đồng Tâm vừa ban giao thi thể ông Lê Đình Kình cho người nhà để mai tang theo phong tục, tập quán địa phương.
Ông Kình, 84 tuổi, được truyền thông trong nước cho biết là người đứng đầu “Tổ đồng thuận” ký các đơn thư khiếu kiện liên quan tới khu đất đồng Sênh đang tranh chấp giữa người dân địa phương và chính quyền. Người dân Đồng Tâm cho rằng đây là đất canh tác trong khi chính quyền khẳng định đây là đất quốc phòng. Tranh chấp này đã dẫn đến đụng đổ gây đổ máu hôm 9/1.
Hôm 9/1, thông báo của Bộ Công an cho biết vụ đụng độ đã khiến ít nhất 4 người thiệt mạng bao gồm 3 công an và một dân thường. Ngoài ra còn có một người dân bị thương.
Cũng trong cùng ngày 10/1, công an đã thả 4 người dân gồm 2 nam và 2 nữ bị bắt giữ vào sáng ngày 9/1. Danh tính những người này không được nêu.
Theo lời kể của một nhân chứng ở Đồng Tâm hôm 9/1, công an đã bắt giữ con trai cụ Kình, con dâu và hai cháu nhỏ, trong đó có một bé 3 tháng tuổi. Cũng theo thông tin của người dân cho biết, nhà cụ Kình đã bị đánh sập trong vụ công an tấn công vào Đồng Tâm.
Thông tin từ Bộ Công an cho báo chí trong nước biết đã có khoảng 30 người chống đối cưỡng chế bị bắt giữ.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/le-dinh-kinh-died-in-dong-tam-clash-01102020080334.html
Nhà cầm quyền cộng sản
đã giết chết 2 cha con cụ Lê Đình Kình
Tin Vietnam.- Ngày 10 tháng 1 năm 2020, Facebook dân oan Trịnh Bá Phương loan tin, trong cuộc đàn áp lúc 3 giờ 45 phút sáng ngày 9 tháng 1, nhà cầm quyền Cộng sản đã giết chết cụ Lê Đình Kình, cùng con trai cụ là ông Lê Đình Chức, và cháu trai cụ Kình là anh Lê Đình Quang.Khoảng gần 5 giờ chiều ngày 10 tháng 1, thi thể cụ Kình và ông Chức đang được nhà cầm quyền chở về nhà giao trả cho người nhà nạn nhân. Tuy nhiên ngôi nhà do bị tấn công quá tàn bạo bằng bom mìn nên giờ cũng chỉ là đống đổ nát.
Theo anh Phương, trong cuộc đàn áp, đánh úp rạng sáng ngày hôm qua, anh Lê Đình Quang đã bị công an lao vào đánh đập, và bị chó nghiệp vụ của nhà cầm quyền lao vào giằng xé.
Ngoài ra, một gia đình khác cũng bị tấn công trực diện là gia đình cụ Bùi Viết Hiểu. Người thân của cụ Hiểu là Bùi Hồng Minh cho biết, sau khi bị nhà cầm quyền bắt đi, thì đến 12 giờ trưa ngày 10 tháng 1, thân nhân gia đình cụ Hiểu đã tìm thấy cụ ở khoa ngoại viện bỏng.
Trước đó, gia đình nghe được thông tin cụ bị thương nặng, và được mổ cấp cứu đêm hôm qua. Sau khi tìm được cụ Hiểu thì thân nhân chỉ được nhìn cụ qua cửa sổ vào giờ nghỉ trưa. Hiện cụ Hiểu đang bị quấn băng khắp người, công an canh gác đã đuổi gia đình về với nguyên nhân cụ là “tội phạm nguy hiểm”. Phía ra đình cho rằng, cụ Hiểu phải mổ cấp cứu có thể là do bị trúng đạn.
Hiện tại, người dân vẫn chưa biết cụ thể về số lượng người bị nhà cầm quyền giết chết, cũng như số người bị thương trong cuộc đàn áp, cướp đất vào rạng sáng qua. Bởi cho đến chiều ngày 10 tháng 1, Đồng Tâm vẫn là “trận địa” nội bất xuất, ngoại bất nhập. Hầu hết tất cả thông tin đều đang bị nhà cầm quyền bưng bít.
An Nhiên
https://www.sbtn.tv/nha-cam-quyen-cong-san-da-giet-chet-2-cha-con-cu-le-dinh-kinh/
Đồng Tâm: ‘Cuộc đột kích mờ sáng xóa đi cơ hội ôn hòa’
Người dân bị thiệt hại trong chiến dịch cưỡng chế bạo lực hôm 09/01/2019 ở Đồng Tâm, Hà Nội, hoàn toàn có thể đề nghị hoặc khiếu kiện để được bồi thường thiệt hại,’ theo một luật sư từ Hà Nội.Bình luận với BBC News Tiếng Việt hôm 10/01 về khía cạnh trên cũng như trong trường hợp người dân làng ‘không liên quan’ nhưng bị ‘vô cớ hành hung, bắt bớ’ trong lúc chiến dịch cưỡng chế diễn ra, Luật sư Ngô Anh Tuấn, Trưởng văn phòng luật sư ATN, từ Hà Nội nói:
Thậm chí có những người mà họ (dân làng) đã làm sai, họ có những hành vi trái pháp luật, thì sẽ vận động họ để hưởng sự khoan hồng của pháp luậtLuật sư Ngô Anh Tuấn
“Nếu có những người cảm thấy bị thiệt hại, ảnh hưởng đến vấn đề kinh tế từ việc làm của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, thì thứ nhất dân có thể đề nghị Ban bồi thường giải phóng mặt bằng và hỗ trợ tái định cư có những chi phí hỗ trợ, còn trong trường hợp họ chứng minh được là điểm giải phóng mặt bằng, hay các việc khác có liên quan đến người dân khiến họ bị ảnh hưởng.
“Và những nhân viên tiến hành công vụ mà có những hành vi mà làm thất thoát tài sản của người dân, thì dân có thể yêu cầu, đề xuất bồi thường, hoặc nếu không đồng ý, thì họ có thể yêu cầu khởi kiện ra tòa yêu cầu bồi thường, nếu như họ có cơ sở chứng minh.
Ông Lê Đình Kình ‘chết sau khi công an vào Đồng Tâm’
Kỷ luật cảnh cáo Bí thư Hà Nội Hoàng Trung Hải
Bàn Tròn Đặc Biệt: Đồng Tâm điểm nóng bùng phát đầu năm 2020
Vai trò của tòa án ở đâu trong vụ Đồng Tâm?
“Còn dân cũng có quyền yêu cầu, theo Hiến pháp, họ có quyền được bảo vệ về an toàn, về tính mạng, về nhân thân về tài sản, họ có quyền yêu cầu các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đảm bảo điều đó cho họ, trả lại môi trường bình yên cho họ, như vốn có ngày xưa. Cái đó thì rõ ràng họ có quyền…
“Tùy vấn đề, nếu liên quan đến sức khỏe, liên quan đến tình mạng, nếu như chính quyền làm sai, dân chứng minh được những người nào làm sai và người dân bị bắt bớ sai, thì họ có quyền khiếu nại, tố cáo những người mà bắt bớ sai họ.
“Điều đó là rõ ràng, luật quy định rất rõ ràng rồi. Có nghĩa là khi chúng tôi được tiếp cận, nếu như dân làng mà có những phản ánh đúng những gì mà trong quyền lời chính đáng của người dân, thì chúng tôi sẽ tư vấn.”
Vẫn theo luật sư này, trong trường hợp người dân có ‘hành vi làm sai, làm trái’, thì họ cũng vẫn có thể cần được sự hỗ trợ, hướng dẫn pháp lý của các luật sư, ông Tuấn, người đang bảo vệ quyền lợi cho các thân chủ là cư dân ở Đồng Tâm nói tiếp:
“Thậm chí có những người mà dân làng đã làm sai, có những hành vi trái pháp luật, thì sẽ vận động họ để hưởng sự khoan hồng của pháp luật.
“Cái này thì nói chung chúng tôi phải tiếp xúc cụ thể với người dân thì chúng tôi mới biết được, còn thông tin… chúng tôi chỉ được nghe phản ánh qua điện thoại, ngoài ra là không có thông tin nào khác, trực tiếp, chúng tôi không nhìn thấy, trông thấy bằng mắt thường.”
Chiến dịch lúc 4 giờ sáng, đúng hay sai?
Theo Luật sư Ngô Anh Tuấn, việc chính quyền và các lực lượng vũ trang mở chiến dịch vào lúc 4 giờ sáng, nếu điều này là đúng sự thực, nhắm vào một khu dân cư dân sự, trong đó có nhiều người có thể không liên quan như trẻ em, người già, phụ nữ, người ốm đau… có thể là ‘trái với quy định của pháp luật’.
Tường thuật và cập nhật trực tuyến của BBC về vụ Đồng Tâm
Tranh chấp đất Đồng Tâm: Vì sao máu lại đổ trong thời bình
Tranh chấp đất Đồng Tâm: Máu đổ, người chết
“Ở đây rõ ràng là nếu làm quyết định không đúng, tôi nói rằng đây là những người mà ban hành ra quyết định có thể là những người làm sai, còn những người đi thực thi, những chiến sỹ như cảnh sát đi thực thi, những người giúp việc khác, chỉ đi làm theo quyết định của cấp trên giao phó, còn những người ra quyết định mà làm sai, ngay cả những người đi thực thi, chưa hẳn họ đã biết là việc làm của họ là sai.
“Cấp trên cứ nói là đi làm thì họ chỉ biết đi làm việc, có thể có những người đủ nhận thức, nhưng có thể có những người không đủ nhận thức là việc của họ là đang sai, và thậm chí cấp trên có ra văn bản sai, quyết định sai, thì họ cũng không có quyền để nói ngay là cấp trên đang sai và họ phải sẵn sàng, phải làm theo sự phân công của cấp trên thôi.
Nếu đơn thuần là chỉ phục vụ công tác giải phóng mặt bằng, để trả lại mặt bằng sạch cho nhà đầu tư hay là cho quốc phòng, thì thực hiện việc này vào lúc đêm là hoàn toàn không đúng quy định pháp luậtLuật sư Ngô Anh Tuấn
“Còn trong trường hợp này, ai ban hành ra quyết định cưỡng chế hoặc là đi làm các công việc khác ngoài việc cưỡng chế đó, thì những người đó có thể đã sai, còn trừ khi mà họ có các văn bản tố tụng trước, có thể ví dụ như là họ nói rằng có một hành vi phạm tội nào đó xảy ra trước đó, để họ ngăn chặn lại mà trường hợp là khẩn cấp, mà có văn bản tố tụng khẩn cấp, thì họ phải trưng ra bằng chứng trước người dân, để họ nói rằng việc này họ làm không phải là vì vấn đề cưỡng chế, mà họ đi áp chế một vấn đề tội phạm khác, cái này thì không biết được, chúng tôi không có văn bản, giấy tờ nên không nhận định được…
“Nhưng như tôi đã nói, những người chỉ huy, những người ban hành ra văn bản, quyết định này có thể là những người đã làm sai. Nếu họ chỉ đơn thuần thực hiện việc cưỡng chế, quyết định cưỡng chế, thì các cơ quan tiến hành việc này đã sai.
“Còn nếu như có một việc khác, liên quan đến một vụ án hình sự khác, mà họ cho rằng có hành vi phạm tội hay gì đó để họ áp chế tội phạm, thì có thể là họ cũng sai.
Nhưng mà trong trường hợp này, cách lý giải là chỉ liên quan đến việc cưỡng chế và đảm bảo trong việc cưỡng chế thì chắc chắn là họ đã sai khi thực hiện vào thời điểm này, là hoàn toàn không đúng theo quy định của pháp luật và vì vấn đề nhân văn đối với người dân, nó cũng không đúng, khi thực hiện vào lúc mà cả làng đang còn chìm trong giấc ngủ.
“Việc này hoàn toàn là sai. Ngay cả các cuộc cưỡng chế khác họ tiến hành rất nhiều rồi, các lực lượng cũng rất đông, họ vẫn làm, chính quyền đúng thì cứ công khai, minh bạch mà làm, đến khi đó người dân ra, mà nếu dân có hành vi chống đối, vi phạm pháp luật thì hoàn toàn chính quyền có thể giảng giải, nếu giảng giải mà dân không nghe thì hoàn toàn có việc là chính quyền có thể bắt bớ, họ đưa về phường, đưa về các nơi mà đảm bảo cho việc thi hành được diễn ra, tiến hành một cách an toàn, hoàn toàn họ có thể làm được điều đó.
“Sáu hay bảy giờ trời sáng, chính quyền thích thì họ hoàn toàn vẫn làm được, hoàn toàn là trong phạm vi của họ và buổi sáng họ hoàn toàn nhận định được người nào là người chống đối, ai là chống đối, chống đối bằng cách như thế nào, thì họ dễ xử lý hơn.
Tôi không hiểu là tại sao, nếu đơn thuần, tôi nhắc lại, là chỉ phục vụ công tác giải phóng mặt bằng thôi, để trả lại mặt bằng sạch cho nhà đầu tư hay là cho quốc phòng, thì thực hiện việc này vào lúc đêm là hoàn toàn không đúng quy định pháp luật.”
Đã bỏ qua một bước đi pháp lý ôn hòa?
Luật sư Ngô Anh Tuấn cũng cho hay, chiến dịch cưỡng chế với các động thái bạo lực xảy ra vào một thời điểm mà người dân vẫn còn đang khiếu nại kết luận và quyết định thanh tra của chính quyền, tức là sử dụng biện pháp bạo lực trong lúc vẫn còn có tranh chấp dân sự, có thể đã bỏ qua một lựa chọn khác để giải quyết vấn đề qua con đường pháp lý, dân sự và ôn hòa hơn.
“Theo phía bên nhà nước, người ta công nhận thông báo của bên Thanh tra Chính phủ, coi như là một quyết định hành chính, người ta coi như là một văn bản có giá trị pháp lý và người ta thực thi văn bản đó, hoặc là họ dựa trên thông báo đó để thực thi kết luận của thanh tra 2346 của Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội, người ta coi đó là một văn bản có giá trị.
“Nhưng người dân Đồng Tâm, một số người dân Đồng Tâm mà có liên quan đến tranh chấp đó, thì họ hoàn toàn không đồng ý với văn bản này và bản thân chúng tôi, chúng tôi cũng mong muốn là phía bên Thanh tra Chính phủ phải ban hành một văn bản kết luận hoặc một quyết định giải quyết khiếu nại của người dân để chính thức nói rằng họ sai, đúng như thế nào.
“Chứ không thể là ra một thông báo theo kiểu là rà soát cái kết luận của thanh tra Hà Nội là đúng hay sai. Việc này hoàn toàn là không đúng và người dân không chấp nhận được.
Sau này khiếu nại hay là khởi kiện chính thông báo hay khởi kiện quyết định đó mà việc khởi kiện được thụ lý và được tuyên bố (văn bản, quyết định) là sai, thì sau này người dân có quyền yêu cầu bồi thườngLuật sư Ngô Anh Tuấn
“Bởi vì nếu có quyết định đó thì người dân có thể là căn cứ vào đó để họ khởi kiện, dân hoàn toàn có một bước đi pháp lý khác một cách nhẹ nhàng là hoàn toàn có thể kiện quyết định giải quyết khiếu nại của Thanh tra Chính phủ.
“Dân hoàn toàn vẫn có quyền, tất nhiên là đúng sai, ở mức độ nào, họ có thắng hay họ có thua, thì sau này còn tính, nhưng mà về mặt quy trình pháp lý, về thủ tục pháp lý ,người dân hoàn toàn còn một quyền nữa, để đảm bảo quyền lợi chính đáng của mình, họ hoàn toàn có quyền đưa ra cơ quan tư pháp để làm việc này.
“Cơ quan hành chính nhà nước không thực hiện thì cơ quan tư pháp có thể làm.”
Về thời điểm xảy ra của chiến dịch của chính quyền vào lúc 4h sáng hôm 09/01 ở Đồng Tâm, luật sư đang tham gia bảo vệ quyền lợi cho thân chủ là các cư dân xã này, bình luận tiếp:
“Cái này là hoàn toàn tranh cãi, vẫn còn tranh cãi. Theo chúng tôi là đang còn tranh cãi, người dân vẫn còn đang khiếu nại..
“Nếu chính quyền hiểu theo luật, thì sau khi có kết luận, kết luận đó nói là có hiệu lực ngay, thì khi mà chính quyền đã hiểu và họ công nhận giá trị của thông báo đó, thì theo luật họ lại được công nhận, được coi như là họ có quyền.
“Còn người dân có quyền khiếu nại này, khiếu nại kia, còn sau này khiếu nại hay là khởi kiện chính thông báo hay khởi kiện quyết định đó mà việc khởi kiện được thụ lý và được tuyên bố rằng văn bản, quyết định là sai, thì sau này người dân có quyền yêu cầu bồi thường.
“Còn nhà nước nếu như công nhận văn bản đó là có giá trị, thì dân hoàn toàn có quyền, giống như là khiếu nại văn bản của Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện, mà Chủ tịch UBND thành phố đã ban hành quyết định rồi, mà quyết định đó có hiệu lực, thì các cơ quan có liên quan vẫn cứ thực hiện.
“Còn sai đúng sau này, nếu như tòa án tuyên bố quyết định đó sai thì các bên có liên quan phải chịu trách nhiệm,” Luật sư Ngô Anh Tuấn nói với BBC một ngày sau khi ông trực tiếp tới Đồng Tâm hôm thứ Năm 09/01, để tiếp cận các thân chủ là cư dân trong xã, nhưng không được phép của chính quyền và an ninh cho đi vào bên trong.
Quý vị bấm vào đường dẫn này để theo dõi Bàn Tròn Đặc Biệt về điểm nóng xung đột chết người ở Đồng Tâm bùng phát ngay đầu năm 2020.
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-51063449
Công an nói người dân Đồng Tâm
sử dụng “lựu đạn, bom xăng” để tấn công công an
Tin Vietnam.- Báo Dân trí ngày 10 tháng 1 năm 2020 loan tin, đại tá Nguyễn Bình, Trưởng phòng Cảnh sát hình sự, công an thành phố Hà Nội đã lên tiếng về vụ khai hoả, giết người, cướp đất ở xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội như sau:“Khi lực lượng chức năng Cộng sản Việt Nam thực hiện xây dựng tường rào lúc rạng sáng, tức lúc 3 giờ 45 phút sáng ngày 9 tháng 1, thì một số người dân đã có hành vi chống đối, sử dụng lựu đạn, bom xăng, dao phóng tấn công lực lượng chức năng. Sau đó, công an Cộng sản bắt một người tên Nguyễn Văn Tuyển, và người này khai là cụ Lê Đình Kình nói rằng cứ cho 3 người chết là phải chạy hết. Và người khác tên Công thì hô hào “không cần phải bàn cãi nhiều, cứ vào là chết”. Vì vậy, nhà cầm quyền đã khai hoả để bắn, giết những người dân đang chống đối những người xây dựng tường rào lúc rạng sáng. Hiện tại, nhà cầm quyền đã ra quyết định khởi tố một số người dân Đồng Tâm về 3 tội danh là giết người, tàng trữ, sử dụng vũ khí trái phép, và chống người thi hành công vụ.”
Thông tin xảo trá, bẻ cong sự thật này của phía Công an Cộng sản một lần nữa khiến dư luận phẫn nộ.
Sự xảo trá, thiếu logic của nhà cầm quyền hiển hiện ở rất nhiều thông tin được đưa ra, trong đó bằng chứng rõ nhất là hiện trường mà Công an Cộng sản khai hoả, tấn công là khu vực làng Hoành, nơi có nhà cụ Kình, và cụ Bùi Viết Hiểu chứ không phải khu vực mà nhà cầm quyền xây dựng tường rào. Và trong số các nạn nhân bị nhà cầm quyền tấn công là có 2 cháu bé một 3 năm tuổi, và một mới khoảng 3 tháng tuổi.
Chẳng lẽ hai cháu bé này cũng đã phạm tội gây rối trật tự công cộng, và giết người để rồi bị quân cướp đất tấn công?
An Nhiên
https://www.sbtn.tv/cong-an-noi-nguoi-dan-dong-tam-su-dung-luu-dan-bom-xang-de-tan-cong-cong-an/
Khởi tố ba vụ án sau đụng độ ở Đồng Tâm
Cơ quan Cảnh sát Điều tra Bộ Công an vừa quyết định khởi tố ba vụ án bao gồm “giết người”, “Tàng trữ, sử dụng vũ khí trái phép” và “Chống người thi hành công vụ”, liên quan đến vụ đụng độ dẫn đến đổ máu tại Đồng Tâm hôm 9/1 vừa qua. Công an cũng đồng thời khởi tố một số bị can về các tội danh nêu trên.Truyền thông trong nước loan tin này hôm 10/1 nhưng không nêu tên cụ thể những người bị khởi tố.
Vào sáng sớm ngày 9/1, chính quyền Hà Nội đã huy động cảnh sát cơ động có trang bị vũ khí đến thôn Hoành, xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, ngoại thành Hà Nội để bắt giữ một số người dân được cho là chống đối việc giao đất cho chính quyền.
Đụng độ đã xảy ra tại Đồng Tâm giữa cảnh sát và người dân khiến ít nhất 4 người thiệt mạng bao gồm 3 công an và một dân thường, theo thông báo chính thức từ Bộ Công an.
Thông báo của Bộ Công an hôm 9/1 cho biết, trong quá trình các đơn vị của Bộ Quốc phòng xây dựng tường rào bảo vệ Sân bay Miếu Môn ở xã Đồng Tâm, một số đối tượng vào sáng ngày 9/1 đã có hành vi chống đối, sử dụng lựu đạn, bom xăng, dao phóng… tấn công lực lượng chức năng, chống người thi hành công vụ, gây rối trật tự công cộng.
Theo lời kể của một dân làng vào ngày xảy ra vụ đụng độ, cảnh sát đã được điều đến Đồng Tâm từ khoảng ba giờ sáng, và lực lượng chức năng đã ném bộc phá, bắn vào người dân.
Truyền thông trong nước trích thông tin từ Bộ Công an cho biết có khoảng 30 người chống đối ở Đồng Tâm và tất cả đã bị bắt giữ hôm 9/1.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/police-to-prosecute-dong-tam-protester-for-opposing-officer-in-duty-and-killing-01102020075834.html
Vai trò tòa án ở đâu
trong vụ Đồng Tâm và các vụ cưỡng chế đất?
Luật sư Ngô Ngọc TraiGửi tới BBC News Tiếng Việt từ Hà NộiTrong vụ việc Đồng Tâm có một tranh cãi là đất Đồng Sênh là đất quốc phòng hay đất người dân sản xuất?
Người dân làng Hoành trong đó có gia đình ông Lê Đình Kình thì cho rằng chỗ này là đất quốc phòng, chỗ kia là đất người dân canh tác, còn thành phố Hà Nội thì cho rằng thế khác.
Có một thực tế lâu nay là công tác quản lý đất đai nhiều nơi nhiều chỗ còn lỏng lẻo thiếu chặt chẽ, nhiều mảnh đất cơ quan quản lý nhà nước hầu như bỏ mặc không quản lý nắm bắt thực tế ai đang sử dụng.
Bàn Tròn Đặc Biệt: Đồng Tâm điểm nóng bùng phát đầu năm 2020
Tranh chấp đất Đồng Tâm: Vì sao máu lại đổ trong thời bình
Tranh chấp đất Đồng Tâm: Máu đổ, người chết
Cách ứng xử với Đồng Tâm là ‘sai lầm về chính sách’?
Công tác lưu trữ giấy tờ cũng còn nhiều thiếu thốn, nhiều mảnh đất không có giấy tờ rõ ràng, đến khi có tranh chấp việc xác định chủ quyền sử dụng sẽ khó khăn.
Lấy ví dụ, mới đây tôi giải quyết cho một trường hợp khiếu nại về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc. Vụ việc tranh cãi giữa người dân và cơ quan cấp giấy về địa vị pháp lý thửa đất, nguồn gốc và quá trình sử dụng đất.
Hồ sơ vụ việc có một loại giấy tờ là Sổ qui chủ sử dụng đất, không phải Sổ mục kê hay Sổ địa chính theo luật, đó là một loại giấy tờ sổ sách mà tôi chưa từng nghe đến bao giờ trong hơn 13 năm hành nghề luật sư.
Cán bộ địa chính cho biết Sổ qui chủ này được lập năm 1998, bằng cách viết tay, trong đó bao gồm rất nhiều thông tin về tên chủ sử dụng, địa chỉ thôn xóm, danh sách các thửa đất, xứ đồng, số thửa, diện tích, loại đất, hạng đất, thuế nông nghiệp, ghi chú.
Sổ đó được lập làm ba bản cũng do sao chép bằng tay, ở thời điểm đó địa phương còn chưa có điện.
Cơ sở pháp lý
Điều đó muốn dẫn ra để nói rằng, công tác quản lý đất đai cũng như giấy tờ ở nhiều nơi, nhiều chỗ còn lạc hậu, thô sơ, thiếu thốn và đương nhiên là có thể sẽ thất lạc, mối mục, dẫn đến thiếu cơ sở căn cứ khi giải quyết các tranh chấp đất đai sau này.
Thực tế lâu nay luật sư chúng tôi gặp nhiều những vụ tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp đều yếu về cơ sở chứng cứ, thiếu những giấy tờ pháp lý về thửa đất.
Khi đó, tòa án và các bên tham gia giải quyết thường làm những việc thu thập chứng cứ là lấy lời khai của những người dân địa phương, những người cao niên sống lâu năm đã chứng kiến quá trình sử dụng của một mảnh đất, hỏi ý kiến cán bộ địa chính địa phương, hỏi quan điểm của ủy ban nhân dân xã về vụ việc tranh chấp.
Những căn cứ đó sẽ giúp bổ khuyết cho chứng cứ giấy tờ pháp lý còn thiếu, để xác định rõ sự thật đúng sai cũng như xác định chủ quyền sử dụng đất của các bên.
Vậy thì đối với tranh cãi đất đai ở Đồng Sênh chỗ nào là đất quốc phòng, chỗ nào là đất dân sản xuất, cơ quan nhà nước, ví dụ như Thanh tra TP Hà Nội sẽ lục lọi đống hồ sơ giấy tờ lưu trữ ra mà căn cứ, nhưng liệu giấy tờ có rõ ràng không, có đầy đủ không, có ăn khớp với thực tế không? Đây là vấn đề.
Còn phía người dân thì ông Lê Đình Kình lại có đầy đủ sự thông hiểu của người sử dụng đất ở địa phương, ông từng là bí thư xã, lại sống lâu năm nên biết việc.
Và điều quan trọng là phải có một cơ quan tài phán trung gian công tâm để đánh giá quan điểm ý kiến và chứng cứ của mỗi bên.
Tòa án ở đâu?
Tranh chấp đất đai ở Đồng Tâm từ rất nhiều năm qua đã không được giải quyết theo con đường tòa án.
Ngay cả sau khi nổ ra vụ việc bắt nhốt cán bộ chiến sĩ cảnh sát cơ động năm 2017 đến nay, qua theo dõi báo chí của nhà nước thì cũng không có một thông tin ý kiến nào, của bất kỳ ai, nêu ra vai trò của Tòa án như là một cơ quan có khả năng giải quyết sự việc.
Cứ như là Tòa án không hề tồn tại và không có vai trò thẩm quyền gì trong việc giải quyết tranh chấp đất đai ở Đồng Tâm.
Ít nhất thì đó cũng là biểu hiện quan điểm từ phía chính quyền.
Cụ thể ở đây là Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội, cơ quan này hẳn đã thấy rằng đất đó là đất của quốc phòng đã bàn giao lại cho thành phố Hà Nội, đang bị người dân lấn chiếm nên chính quyền tự thấy trách nhiệm phải đứng ra thu hồi.
Và theo đó, vừa với trách nhiệm của cơ quan quản lý, vừa với lối nhận thức về tòa án là cơ quan yếu quyền hơn, cho nên đã không có bất kỳ ý kiến nào của bất kỳ ai, bảo đưa vụ việc ra tòa án giải quyết.
Từ năm 2017 trong bài viết “Từ vụ Đồng Tâm, nghĩ về quá khứ và tương lai” từ thực tiễn hành nghề tôi đã cho rằng, trong tương lai việc cưỡng chế thu hồi đất chỉ nên được thực hiện sau khi các bên đã khởi kiện ra tòa và có bản án của tòa.
Như thế để đảm bảo cho các bên được đưa ra ý kiến và cơ sở chứng lý để được lắng nghe và công khai đánh giá. Để phán quyết của tòa có được sự công bằng, giảm đi yếu tố bức xúc chống đối do ý kiến không được lắng nghe.
Ba năm qua pháp luật không có gì thay đổi, chính quyền vẫn dựa vào quyền lực hành chính để cưỡng chế thay vì ra tòa, dẫn đến nhiều người chết trong vụ Đồng Tâm mới đây.
Tổn thất về nhân mạng đau xót này khiến cho nhu cầu về một sự nâng quyền cho cơ quan tư pháp lại càng trở lên bức thiết hơn nữa.
Nhưng vô cùng đáng lo là nhận thức từ phía các ban ngành nhà nước lại chẳng ai thấy ra được điều ấy, và cũng chẳng có kế hoạch nghị sự nào cho sự thay đổi.
Trong khi đó, sẽ vẫn còn phát sinh nhiều vụ việc tranh chấp giữa người dân hay một cộng đồng dân cư hoặc tổ chức doanh nghiệp với một bên là chính quyền một thành phố hay chính phủ.
Trong nền kinh tế thị trường và sự giao thoa của những mối quan hệ về quyền lợi và tài sản thì chính quyền một thành phố hay là chính phủ của một quốc gia cũng chỉ là một chủ thể trong mối quan hệ bình đẳng mà thôi.
Và khi đó sẽ rất phức tạp và phi lý bất công nếu chính phủ hay chính quyền thành phố lấy quyền lực hành chính ra để áp đặt lối xử lý vụ việc liên quan đến mình.
Khi tôi chia sẻ vấn đề, có ý kiến lại cho rằng, cho dù đưa vụ Đồng Tâm ra tòa án thì tòa án cũng chỉ là một thành phần của chính quyền, giống như thanh tra thành phố Hà Nội, sẽ lại bênh chính quyền thành phố mà thôi.
Lo ngại đó là đúng, nhưng nên biết rằng, đồng thời với việc thúc đẩy nâng cao vị thế quyền hạn cho tòa án, thì bản chất cũng là tạo dựng cơ chế thiết lập để tòa án được độc lập với chính quyền, để tạo lập khả năng xử lý một cách công tâm, khách quan, công bằng những vụ việc có liên quan đến chính quyền.
Nếu không làm điều đó, nếu cứ để tòa án giữ vai trò yếu kém, thì tòa án sẽ vẫn vắng bóng vai trò trong những vụ nóng bỏng như tranh chấp đất ở Đồng Tâm, vẫn kém đóng góp cho công tác quản trị quốc gia, yếu kém trong kiến tạo công lý để ổn cố trật tự và lương tâm xã hội.
Bài viết thể hiện ý kiến và lối hành văn riêng của Luật sư Ngô Ngọc Trai, gửi cho BBC News Tiếng Việt từ Hà Nội.
https://www.bbc.com/vietnamese/forum-51048294
Luật sư: Không có cơ sở pháp lý
để dùng vũ lực ở Đồng Tâm
Trọng ThànhSáng sớm hôm qua, 09/01/2020, đụng độ bùng lên tại xã Đồng Tâm, ngoại thành Hà Nội, liên quan đến việc chính quyền cưỡng chế ”giải tỏa đất”. Luật sư Ngô Anh Tuấn (Hà Nội) – một người trợ giúp pháp lý cho người dân Đồng Tâm trong vụ tranh chấp đất đai – khẳng định chính quyền chưa đủ cơ sở pháp lý để dùng vũ lực cưỡng chế ”giải tỏa đất”.
Trả lời RFI tiếng Việt, luật sư Ngô Anh Tuấn khẳng định bạo lực bùng phát tại xã Đồng Tâm, trong lúc khiếu nại pháp lý của người dân đối với quyết định của Ủy Ban Nhân Dân thành phố Hà Nội chưa được Thanh Tra chính phủ chính thức giả quyết, và người dân đang hy vọng tiếp tục đối thoại với chính quyền nhằm làm sáng tỏ tranh chấp. Luật sư Ngô Anh Tuấn cũng xác nhận ông đã bị các nhân viên chính quyền ngăn cản không cho vào xã Đồng Tâm.
LS Ngô Anh Tuấn: ”Thanh tra chính phủ là cơ quan cấp trên sẽ phải ra một ”kết luận thanh tra”, ra một ”quyết định”, chứ không phải là một ”thông báo”. Việc họ làm là chưa đảm bảo theo quy định của pháp luật. Đã có văn bản khiếu nại (quyết định của Ủy Ban Nhân Dân Hà Nội) rồi, bây giờ chuyển cấp xử lý là Thanh tra chính phủ, nhưng Thanh tra chính phủ chưa trả lời một cách chính thức. Thanh tra chính phủ (phải) trả lời, với văn bản chính thức, kết luận là đúng hay sai như thế nào, chứ không thể nào bằng một ”thông báo” được.
Chúng tôi không được tiếp cận với quyết định, mà họ (dùng để) đi cưỡng chế, cụ thể như thế nào, nên chúng tôi không dám nhận định, nhưng chỉ e rằng họ không sử dụng thông báo này (của Thanh tra chính phủ), mà họ lại sử dụng Kết luận 2346 của Uỷ Ban Nhân Dân Hà Nội, để thực hiện. Nếu như Kết luận đó là sai, thì những người liên quan trực tiếp ở đây là Ủy Ban Nhân Dân thành phố Hà Nội ban hành sai, thì họ phải thực hiện việc bồi thường.
Ở đây người dân hoàn toàn có thể, hoặc thứ nhất là khiếu nại lên thủ tướng, hoặc thứ hai là khởi kiện ra tòa. Trong trường hợp này, nếu như Thanh tra chính phủ trả lời mà người dân không đồng ý thì khởi kiện ‘‘quyết định hành chính’’. Còn nếu không trả lời, thì khởi kiện ”hành vi hành chính” – là không trả lời. Kiện ra Tòa cấp cao. Tòa cấp cao có thể ủy quyền cho Tòa thành phố Hà Nội. Đúng thẩm quyền thì Tòa cấp cao sẽ xét xử sơ thẩm, nếu như họ thụ lý vụ án.
Tôi nghĩ là trong phần công việc này, Thanh tra chính phủ không thể vô can được. Chính cách giải quyết không rốt ráo của họ, không rõ ràng, và quan trọng nhất là họ không đối thoại thực chất với người dân, khiến cho sự việc âm ỉ kéo dài hơn. Chính họ cũng sẽ bất ngờ. Nếu tất cả các thông tin mà cơ quan có thẩm quyền Nhà nước đưa ra là chính xác thì rất là kinh khủng. Chúng tôi không thể nào hình dung được một cái kết cục nó bi thương như vậy”.
LS Ngô Anh Tuấn cho biết thêm về các diễn biến trước khi xảy ra biến cố bạo lực tại Đồng Tâm :
”Khi làm đại diện cho người dân, chúng tôi luôn khuyến cáo người dân phải bình tĩnh, và kiên trì đối thoại. Đề nghị Thanh tra chính phủ và các cơ quan có liên quan khác đối thoại. Tuy nhiên, chúng tôi đã gửi gần chục văn bản liên tục, đề nghị đối thoại, nhưng bên Tiếp dân, và Thanh tra chính phủ không có cuộc đối thoại chính thức, thực tế với người dân. Mới đây, sau này, có một buổi làm việc, mà Thanh tra chính phủ đề nghị Ủy Ban Nhân Dân xã Đồng Tâm mời một số người liên quan đến làm việc theo kế hoạch của Thanh tra chính phủ, chứ không phải theo đơn của những người đề nghị khiếu nại, cho nên người dân đã không đến. Buổi làm việc đó của Thanh tra chính phủ không mang lại hiệu quả. Việc đối thoại giữa người dân và chính quyền chưa đi vào thực chất. Thực tế, ngay cả ngày hôm qua, chúng tôi vô cùng bất ngờ, chúng tôi không hiểu được tại sao hai bên có hành động thiếu kiểm chế như thế !”.
Người dân thiệt mạng trong vụ Đồng Tâm là ông Lê Đình Kình
Báo chí chính thức Việt Nam xác nhận người dân bị chết trong vụ xảy ra tại Đồng Tâm hôm qua là ông Lê Đình Kình, người đứng đầu nhóm người dân khiếu kiện vụ tranh chấp đất đai tại đây.
Theo Vietnamnet, đại diện Ủy ban Nhân dân xã Đồng Tâm hôm nay, 10/01/2020, cho biết là xã vừa bàn giao thi thể ông Lê Đình Kình cho người nhà. Ông Lê Đình Kình, 84 tuổi, là người đứng đầu “Tổ đồng thuận” ký các đơn thư khiếu kiện liên quan tới khu đất đồng Sênh, đã được Thủ tướng ký quyết định bàn giao cho đơn vị Quốc phòng quản lý. Theo Vietnamnet, ông Lê Đình Kình đã bị tử vong trong vụ ”chống người thi hành công vụ”. Thông tin về cái chết của ông Lê Đình Kình và con trai Lê Đình Chức đã lan truyền trên mạng từ nhiều tiếng đồng hồ qua.
Theo thông báo của bộ Công An hôm qua, trong vụ này đã có 3 cảnh sát “hy sinh“, nhưng cho tới nay, danh tính của các cảnh sát này chưa được công bố.
Theo thông báo của chính quyền, bạo lực bùng lên tại xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội, sáng hôm qua, trong lúc một số đơn vị quân đội ”phối hợp với lực lượng chức năng” xây dựng tường rào bảo vệ sân bay Miếu Môn, Hà Nội, với hậu quả là một người dân và ”ba chiến sĩ công an” thiệt mạng. Trên các mạng xã hội lan truyền thông tin về việc các lực lượng vũ trang, với hàng ngàn người, bao vây và tấn công dân chúng tại Đồng Tâm bằng lựu đạn cao su, hơi cay, dùi cui, đánh đập, kể cả người già và trẻ nhỏ. Nhiều người phải đưa đi cấp cứu vì bị bắn chấn thương, bị khói cay…
Chính quyền ”sẽ xem xét” yêu cầu tác nghiệp của báo chí nước ngoài
Ngay trong buổi họp báo chiều qua, trả lời phóng viên quốc tế, người phát ngôn bộ Ngoại Giao khẳng định chính quyền Việt Nam sẽ xem xét yêu cầu của báo chí. Người phát ngôn bộ Ngoại Giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng khẳng định yêu cầu tác nghiệp của các cơ quan truyền thông nước ngoài tại khu vực Đồng Tâm ”sẽ được các cơ quan có thẩm quyền xem xét”. Cho đến nay, theo các nguồn tin tại chỗ, toàn bộ khu vực xung quanh xã Đồng Tâm bị phong tỏa hoàn toàn. Các phóng viên độc lập trong nước, luật sư không thể tiếp cận với hiện trường.
Bốn tổ chức xã hội dân sự Việt Nam ra Tuyên bố Đồng Tâm 09/01/2020, gồm 5 điểm, kêu gọi nhà cầm quyền ”chấm dứt ngay việc dùng lực lượng vũ trang (quân đội, công an, các lực lượng khác) dùng bạo lực dưới mọi hình thức trong việc giải quyết vấn đề đất đai với nhân dân Đồng Tâm và với tất cả các địa phương ở Việt Nam”, chính quyền phải ”đưa người bị thương ở Đồng Tâm đi cấp cứu, đồng thời không được ngăn cản người dân và các tổ chức xã hội dân sự, báo chí tự do đến đưa tin, cứu hộ, giúp đỡ người dân Đồng Tâm trong lúc họ bị đàn áp”.
http://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20200110-v%E1%BB%A5-%C4%91%E1%BB%93ng-t%C3%A2m-ch%C3%ADnh-quy%E1%BB%81n-ch%C6%B0a-%C4%91%E1%BB%A7-c%C6%A1-s%E1%BB%9F-ph%C3%A1p-l%C3%BD-%C4%91%E1%BB%83-d%C3%B9ng-v%C5%A9-l%E1%BB%B1c-c%C6%B0%E1%BB%A1ng-ch%E1%BA%BF-gi%E1%BA%A3i-t%E1%BB%8Fa-%C4%91%E1%BA%A5t
Đồng Tâm đổ máu:
Chính quyền Việt Nam có còn là ‘của dân, do dân, vì dân’?
Máu đổ, chết người!Ngay sau khi Thanh tra Chính phủ công bố kết luận đất canh tác nông nghiệp tại cánh đồng Sênh là thuộc sân bay Miếu Môn, đất quốc phòng; người dân Đồng Tâm đã khẳng định:
“Nếu Uỷ ban Nhân dân thành phố Hà Nội cố tình vào cướp đất của người dân Đồng Tâm thì chúng tôi sẵn sàng đổ máu và cũng sẵn sàng hủy diệt kẻ nào dám vào cướp đất.”
“Dân Đồng Tâm cương quyết tuyên chiến với giặc nội xâm. Bất kể ai không có quyết định thu hồi đất mà vào đây cướp đất thì dân Đồng Tâm sẽ sẵn sàng chiến đấu và nhiều người sẽ sẵn sàng hy sinh”
Những lời tuyên bố này thành hiện thực vào đêm rạng sáng ngày 9/1/2020, khi hàng trăm Cảnh sát cơ động được huy động đến thôn Hoành, xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức để bắt giữ một số người dân dẫn đến vụ đụng độ nẩy lửa làm ít nhất 1 người dân và 3 cảnh sát thiệt mạng theo thông tin chính thức từ Bộ Công an.
Luật sư Trịnh Vĩnh Phúc, thuộc Nhóm Luật sư hỗ trợ pháp lý cho người dân trong vụ cưỡng chế vườn rau Lộc Hưng vào tối cùng ngày, qua ứng dụng messenger cho RFA biết rằng ông thật sự bị sốc trước thông tin vừa nêu. Luật sư Trịnh Vĩnh Phúc chia sẻ:
“Sốc vì phía chính quyền đã chĩa súng về người dân, sử dụng bạo lực, hoả lực, vũ khí quân dụng đối với người dân…Họ xem người dân là kẻ thù, là đối tượng cần triệt hạ. Một bức tranh quá ảm đạm và những hành xử đáng phẫn nộ.”
Nguyên thứ trưởng Bộ Tài nguyên-Môi trường, Giáo sư Đặng Hùng Võ lên tiếng với Đài Á Châu Tự Do là ông cảm thấy rất đau buồn về những gì đang diễn ra ở Đồng Tâm:
“Sự thực mà nói kết quả này rất đáng buồn vì những câu chuyện đất đai mà lại dẫn đến có người phải hy sinh tính mạng. Tôi cho rằng rất đáng buồn và rất đáng tiếc đã xảy ra như vậy. Nhưng mà tôi cho rằng đây là vụ việc đã được xem xét khá dài ngày và cũng có nhiều ý kiến khác nhau. Theo tôi thì cũng cần phải biết chi tiết sự việc xảy ra như thế nào. Nếu giả sử như gọi là chưa vận động đủ người dân thì lại là một câu chuyện khác. Còn nếu đã vận động tốt rồi, đã làm rõ mọi việc về ranh giới, về quyền đối với đất đai mà xảy ra do những người bị quá nông nỗi, không hiểu biết pháp luật thì phải nói thật rằng những người đã sử dụng vũ khí tự tạo để xảy ra những tình huống như vậy thì dù muốn hay không muốn cũng là trái pháp luật.”
Dư luận phẫn nộ tột cùng
Đài RFA ghi nhận “Khủng hoảng Đồng Tâm”, theo cách gọi của Chủ tịch thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung dường như chưa bao giờ lắng dịu kể từ khi người dân xã Đồng Tâm gây chấn động dư luận trong và ngoài nước qua việc bắt giữ 38 cảnh sát cơ động và cán bộ làm con tin hồi trung tuần tháng 4 năm 2017, để yêu cầu được đối thoại với Chính quyền thành phố Hà Nội. Vụ việc xảy ra khi chính quyền thành phố điều cảnh sát đến cưỡng chế khu đất 59 héc-ta đất ở đồng Sênh mà người dân coi là đất canh tác còn chính quyền một mực khẳng định là đất quốc phòng.
Tôi bị sốc vì phía chính quyền đã chĩa súng về người dân, sử dụng bạo lực, hoả lực, vũ khí quân dụng đối với người dân…Họ xem người dân là kẻ thù, là đối tượng cần triệt hạ. Một bức tranh quá ảm đạm và những hành xử đáng phẫn nộ
-Luật sư Trịnh Vĩnh Phúc
Vụ việc chỉ tạm lắng xuống khi Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội đến Đồng Tâm đối thoại, hứa hẹn thanh tra và không truy tố những người phản đối cưỡng chế.
Trong suốt hơn hai năm qua, không chỉ người dân Đồng Tâm mà dư luận cùng trông đợi Chính quyền Việt Nam sẽ giải quyết dứt điểm cuộc khủng hoảng đất đai tại xã Đồng Tâm được “hợp lòng dân, ý Đảng” như theo tinh thần của chính những người nông dân xã Đồng Tâm, đồng thời mang lại niềm tin cho những người dân khiếu kiện đất đai về thực tâm của Nhà nước Việt Nam thượng tôn pháp luật, cũng như bảo vệ quyền lợi chính đáng cho họ trong vấn đề đất đai.
Thế nhưng, “Khủng hoảng Đồng Tâm” trong mấy ngày qua lại gây bùng lên sự phẫn nộ đến tột cùng khi lực lượng vũ trang nhân dân chĩa súng về phía người dân.
Từ Nha Trang, nhà báo Võ Văn Tạo bức xúc nói:
“Chuyện ở Đồng Tâm mà đem lực lượng vũ trang nhân dân, không chắc chắn có quân đội mà chỉ có cảnh sát cơ động thôi. Nhưng dù sao lực lượng đó dùng súng bắn đạn hơi cay, ném lựu đạn khói…vào
người dân như thế thì đó là một việc làm rất tàn bạo, phản lại bản chất của lực lượng vũ trang nhân dân và cũng phản lại mục tiêu và khẩu hiệu ban đầu của cách mạng ‘ruộng đất cho người cày-chiến đấu vì nhân dân’ rồi để cuối cùng đàn áp dân. Chuyện đó là vô lý.”
Nhà báo Võ Văn Tạo nhắc lại vụ việc Chính quyền huyện Tiên Lãng, Hải Phòng đưa lực lượng vũ trang đến cưỡng chế 19 héc-ta đất đầm nuôi tôm của gia đình nông dân Đoàn Văn Vươn, ở Cống Rộc hồi tháng 5 năm 2012. Vụ cưỡng chế này cũng vấp phải phản ứng mạnh từ người dân khiến 4 công an và 2 quân nhân bị thương. Nhà báo Võ Văn Tạo nhấn mạnh:
“Ông Lê Đức Anh trước đây là Bộ trưởng Quốc phòng đã trả lời một bài phỏng vấn dài và được báo chạy tít là ‘Cưỡng chế đã sai mà dùng quân đội cưỡng chế lại càng sai’. Thời ông Trung tướng Nguyễn Quốc Thước, Chính ủy Quân khu IV, cũng có một bài trả lời trên báo đã phản đối quân đội đi cưỡng chế, cho rằng mâu thuẫn giữa nhân dân và chính quyền cũng là mâu thuẫn giữa ‘ta với ta’ chứ không phải giặc ngoại xâm thì không bao giờ được phép đem lực lượng vũ trang nhân dân ra đối đầu với nhân dân.”
Dùng vũ lực với ngụ ý gì?
Trên mạng xã hội, bên cạnh thông tin về vụ đụng độ vũ lực giữa chính quyền địa phương và người dân Đồng Tâm vào rạng sáng ngày 9/1, không ít người nhắc đến các vụ cưỡng chế đất đai ở Đắk Nông hồi năm 2016 khiến 3 người chết. Người nông dân nổ súng bảo vệ đất bị nhận án tử hình.
Nhà báo Võ Văn Tạo lập luận rằng dù xã hội phản kháng mạnh mẽ đến mức nào đối với vấn đề đất đai tại Việt Nam mà Chính quyền Việt Nam vẫn dùng biện pháp vũ lực để cưỡng chế đất đai, là do:
“Có thể vì động cơ tham lam hay vì muốn tỏ ra tính hiếu thắng, nghĩa là không thua dân, nhà nước và chính quyền luôn luôn phải đúng, phải đè bẹp mọi ý chí phảng kháng của người dân. Đây được gọi là bệnh kêu ngạo Cộng sản dẫn đến bất chấp mọi đạo lý.”
Từ Đức, Luật sư Nguyễn Văn Đài thay mặt cho Hội Anh Em Dân Chủ công bố “Bản lên án tội ác của Nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam” trong vụ Đồng Tâm.
Trong bản lên án vừa nêu, ghi rõ “Hành động dùng cảnh sát vũ trang, binh lính và vũ khí hiện đại tấn công để bắt và giết hại dân thường nhằm mục đích cướp đất của nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam là vô cùng tàn bạo, độc ác và vô nhân tính. Không có một chính quyền nào trên trái đất này thực hiện hành vi tội ác với đồng bào của mình như vậy.
Luật sư Nguyễn Văn Đài nhận định với RFA về biện pháp sử dụng vũ lực của Chính quyền Hà Nội trong việc cưỡng chế đất đai trên lãnh thổ Việt Nam
“Họ muốn răng đe người dân rằng Chính quyền Cộng sản cương quyết đập tan hay đàn áp tất cả những sự đối lập của người dân ở trong nước khi dám đứng lên thách thức quyền lực của họ trong việc giữ đất đai.”
Qua vụ việc đang diễn ra ở Đồng Tâm, một giáo dân ở làng đạo Thạch Bích, thành phố Hà Nội tâm tình rằng bà con làng đạo đang khiếu nại đất đai với chính quyền địa phương tỏ ra sợ hãi:
“Theo quan điểm của tôi thì thấy là chính quyền gần như người ta áp đặt một cái gì đó thì người dân đều phải theo và tất nhiên một số bà con sợ.”
Mặc dù vậy, đa số những dân oan như ở Dương Nội, Thủ Thiêm hay Lộc Hưng, những nơi đã từng bị cưỡng chế bằng vũ lực các năm qua, khẳng định rằng tâm lý sợ hãi sẽ bị lấn át khi người dân quyết tâm đòi công lý. Điều này sẽ khiến những nạn nhân mạnh mẽ hơn để đương đầu chống lại, thậm chí “hy sinh cả tính mạng” như tuyên bố của người dân Đồng Tâm.
Luật Đất đai cần được nhanh chóng sửa đổi
Luật sư Trịnh Vĩnh Phúc từng khẳng định Luật Đất đai hiện hành ở Việt Nam là yếu tố quan trọng khiến cho “Việt Nam trở thành cường quốc dân oan” và chỉ khi nào Luật Đất đai được chỉnh sửa cho phù hợp với tình hình thực tiễn của xã hội, bằng không vấn nạn khiếu kiện đất đai sẽ không bao giờ được giải quyết dứt điểm.
Giáo sư Đặng Hùng Võ, là người có nhiều đóng góp cho ngành quản lý đất đai Việt Nam cũng như đặt nền móng cho việc xây dựng Luật Đất đai năm 2003, cho RFA biết bản thân ông hoàn toàn đồng ý với quan điểm của Luật sư Trịnh Vĩnh Phúc:
Ông Lê Đức Anh trước đây là Bộ trưởng Quốc phòng đã trả lời một bài phỏng vấn dài và được báo chạy tít là ‘Cưỡng chế đã sai mà dùng quân đội cưỡng chế lại càng sai’. Thời ông Trung tướng Nguyễn Quốc Thước, Chính ủy Quân khu IV, cũng có một bài trả lời trên báo đã phản đối quân đội đi cưỡng chế, cho rằng mâu thuẫn giữa nhân dân và chính quyền cũng là mâu thuẫn giữa ‘ta với ta’ chứ không phải giặc ngoại xâm thì không bao giờ được phép đem lực lượng vũ trang nhân dân ra đối đầu với nhân dân
-Nhà báo Võ Văn Tạo
“Tôi hoàn toàn đồng ý và tôi cũng là người đưa ra nhiều ý kiến đề nghị phải sửa gấp Luật Đất đai, nhất là về cơ chế nhà nước thu hồi đất được áp dụng và thực hiện bồi thường hỗ trợ tái định cư sau khi nhà nước thu hồi đất. Quan điểm của tôi thì cho rằng việc thu hồi đất để sử dụng vào mục đích lợi ích quốc gia và lợi ích công cộng chỉ khoanh lại như thế thôi. Thế còn những câu chuyện thu hồi để cho các dự án đầu tư mang lại những lợi nhuận, trong đó có lợi nhuận tư nhân của doanh nghiệp thì cần phải có những cơ chế khác chứ không nên áp dụng ơ chế nhà nước thu hồi đất. Quan điểm của tôi như thế thì mới tạo được ổn định xã hội và đảm bảo được quyền của người đang sử dụng đất.”
Giáo sư Đặng Hùng Võ nhấn mạnh rằng Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo liên quan vấn đề sửa đổi Luật Đất đai từ đầu năm 2016. Thế nhưng cho đến hiện nay vẫn chưa thấy văn bản dự thảo cho việc sửa đổi Luật Đất đai được đưa ra lấy ý kiến.
Trong khi đó, giới quan sát tình hình Việt Nam khẳng định rằng qua vụ việc mới nhất đang xảy ra ở Đồng Tâm, là minh chứng rõ ràng rằng Nhà nước Việt Nam không còn là “của dân, do dân, vì dân” nữa, mà theo nhà báo Võ Văn Tạo là “coi dân như rơm như rác”, hay như Tiến sĩ Phạm Chí Dũng từng tuyên bố rằng “Chính quyền Việt Nam là một chính quyền hèn với giặc-ác với dân”.
https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/blood-shed-in-dong-tam-is-vn-government-still-a-state-of-the-people-01092020145939.html
Human Rights Watch kêu gọi nhà cầm quyền Hà Nội
điều tra công khai
về sự việc công an nổ súng ở Đồng Tâm
Tin từ Bangkok: Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Quốc tế (Human Rights Watch- HRW) đã ra thông cáo báo chí kêu gọi nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam mở một cuộc điều tra công khai và khách quan về vụ đụng độ giữa người dân và công an tại xã Đồng Tâm, ngoại thành Hà Nội vào đêm ngày 09/01 khiến ít nhất 4 người chết.Trong thông cáo công bố ngày 10/01, HRW nói Việt Nam cần phải điều tra nghiêm túc sự việc để tìm ra gốc rễ của vấn đề cũng như ai là người chịu trách nhiệm cho vụ bạo lực đêm 09/01 trong đó công an dường như đã sử dụng các biện pháp cứng rắn quá mức cần thiết.
Theo ông Phil Robertson, Phó giám đốc phụ trách khu vực Châu Á của HRW, những kẻ sử dụng bạo lực phải chịu trách nhiệm.
HRW cũng kêu gọi nhà cầm quyền Việt Nam cần cho phép nhà báo, nhà ngoại giao và cơ quan thuộc Liên Hợp quốc để tìm hiểu tình hình ở Đồng Tâm cũng như giám sát việc điều tra về bạo lực tại đây.
Như tin đã đưa, nhà cầm quyền Việt Nam đã đưa khoảng 1.000 quân đến đánh úp dân làng Đồng Tâm vào lúc 4 giờ sáng ngày 09/01. Công an thông báo đã kiểm soát được tình hình ở đây cho dù có 3 cảnh sát bị chết.
Trên mạng xã hội Facebook có nhiều thông tin về số người chết khác nhau. Một số nguồn tin cho biết có ít nhất 11 người bị chết, bao gồm 5 sỹ quan công an và 6 người dân Đồng Tâm. Tuy nhiên, nhiều nhà bất đồng chính kiến không tin và cho rằng đây là tin giả của Công an Việt Nam nhằm bào chữa cho việc tấn công vào Đồng Tâm.
Quốc Tuấn
https://www.sbtn.tv/human-rights-watch-keu-goi-nha-cam-quyen-ha-noi-dieu-tra-cong-khai-ve-su-viec-cong-an-no-sung-o-dong-tam/
TNLT Trần Thị Nga qua Mỹ
khi đang thụ án 9 năm tù giam
Sáng ngày 10/1/2020, nhà hoạt động nhân quyền Trần Thị Nga cùng với 2 con trai và người phối ngẫu đã lên đường đến Mỹ trong khi vẫn còn đang thụ án 9 năm tù giam vì cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước”.Ít nhất 2 nguồn tin đáng tin cậy xác nhận với phóng viên RFA về chuyện này và cho biết thêm bà Nga và gia đình sẽ đến thành phố Atlanta vào trưa ngày 10/1 theo giờ miền Đông Hoa Kỳ.
Chính quyền Việt Nam chưa lên tiếng về thông tin này, tuy nhiên theo Luật đặc xá 2018 có hiệu lực đầu năm 2019 thì những người thuộc nhóm tội An ninh Quốc gia như bà Nga sẽ không được đặc xá.
Hồi tháng 5 năm 2019, Việt Nam và Mỹ tổ chức Đối thoại nhân quyền hàng năm và ông Scott Busby, Phó Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ về dân chủ, nhân quyền và lao động trong Bộ Ngoại Giao Mỹ đã gặp bà Trần Thị Nga trong trại giam Gia Trung.
Khi đó, ông Scott Busby cho biết Mỹ sẽ tiếp tục đưa trường hợp của bà Trần Thị Nga với chính phủ Việt Nam và gây sức ép đòi trả tự do cho bà.
Bà Trần Thị Nga sinh năm 1977 tại Phủ Lý, Hà Nam là một nhà hoạt động nhân quyền có tiếng, từng là thành viên của Hội Phụ nữ nhân quyền Việt Nam.
Bà Nga bị bắt vào tháng 1 năm 2017 tại nhà riêng với cáo buộc “Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, quy định tại Điều 88, Bộ luật Hình sự nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 1999.
Đến tháng 7 cùng năm, bà Nga bị TAND tỉnh Hà Nam tuyên án 9 năm tù giam và y án trong phiên phúc thẩm sau đó.
Nhiều tổ chức nhân quyền quốc tế và quan chức chính phủ các nước trước và sau phiên tòa đều lên tiếng đòi VN trả tự do cho bà.
Theo cáo trạng của VKSND tỉnh Hà Nam, trong khoảng thời gian từ tháng 9/2014 đến tháng 1/2017, bà Trần Thị Nga đã trực tiếp lập các tài khoản Blog, Facebook cá nhân “Thuy Nga,” “Tran Thi Nga” và trang YouTube “trần thúy nga,” đã làm ra, tàng trữ 13 video clip có nội dung tuyên truyền, xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân, tuyên truyền những luận điệu chiến tranh tâm lý, phao tin, bịa đặt và sử dụng trang mạng xã hội để đăng tải các video clip nhằm truyền bá những tư tưởng phản động, xuyên tạc đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, gây hoang mang trong nhân dân, phá hoại khối đoàn kết toàn dân; gieo rắc sự nghi ngờ, bất mãn với chính quyền nhằm chống Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
Cũng theo cáo trạng, bà Trần Thị Nga còn viết, dán nhiều biểu ngữ có nội dung bị cho là bôi nhọ các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, lực lượng Công an, tẩy chay bầu cử Quốc hội khóa 14 và bầu cử Hội đồng Nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2021.
Tại phiên tòa, bà Trần Thị Nga không thừa nhận hành vi phạm tội.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/prisoner-of-conscience-tran-thi-nga-on-the-way-to-the-us-01102020075344.html
Ba tuyến cáp quang biển
bị trục trặc đang được gấp rút sửa chữa
Việc sửa chữa ba tuyến cáp quang biển sẽ được hoàn tất trong khoảng thời gian từ ngày 15/1 đến 3/2. Báo trong nước đưa tin hôm nay, 10 tháng 1 năm 2020.Tuyến cáp quang biển Asia America Gateway (AAG) gặp trục trặc vào ngày 22 tháng 12 năm 2019, làm chậm tốc độ internet trên các trang web quốc tế. Một nhà cung cấp dịch vụ internet cho báo chí trong nước biết việc sửa chữa tại nhánh S1H của AAG, cách bờ Vũng Tàu khoảng 163 km, đã hoàn thành vào hôm qua, 9/1/2020.
Dự kiến việc sửa chữa nhánh S1I kết nối Việt Nam và Hồng Kông sẽ hoàn tất vào thứ Tư tuần tới; cáp AAE-1 (Asia Africa Europe-1), sẽ được khắc phục trong khoảng thời gian từ ngày 22 tháng 1 đến ngày 27 tháng 1.
Một tuyến cáp khác là Liên Á – IA (Intra Asia) kết nối Việt Nam với Hồng Kông và các khu vực khác của châu Á dự kiến sửa chữa xong trong khoảng thời gian từ 29 tháng 1 đến 3 tháng 2.
Ba tuyến cáp quang gặp trục trặc làm giảm 30% công suất truyền tải internet quốc tế của Việt Nam vào tháng trước. Khi việc sửa chữa cơ bản hoàn tất, tốc độ sẽ được khôi phục, hy vọng vào trước Tết Nguyên đán, 25 tháng 1 năm 2020. Tuy vậy, việc sửa chữa còn tùy thuộc vào điều kiện thời tiết trên biển.
Việt Nam hiện có sáu hệ thống cáp ngầm dưới biển, cũng như kênh 120 gigabit chạy trên đất liền qua Trung Quốc.
Được kết nối vào tháng 11 năm 2009, AAG trị giá 560 triệu đô la xử lý hơn 60% lưu lượng truy cập internet quốc tế của Việt Nam. Hệ thống này dài hơn 20.000 km kết nối khu vực Đông Nam Á và Hoa Kỳ, đi qua Brunei, Hồng Kông, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam.
AAE-1 là hệ thống cáp thông tin liên lạc tàu ngầm dài 25.000 km từ Đông Nam Á đến châu Âu trên khắp Ai Cập, kết nối Hồng Kông, Việt Nam và các khu vực khác của châu Á.
Cáp IA dài 6.800 km được cài đặt hồi tháng 11 năm 2009, kết nối Việt Nam, Singapore, Philippines, Hồng Kông, và Nhật Bản.
Tốc độ băng thông rộng trung bình của Việt Nam chậm hơn 10 lần so với Singapore, bằng một phần ba so với Malaysia và một nửa so với Thái Lan.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/three-undersea-cables-are-being-repaired-urgently-01102020081133.html
Nguyên Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang ông Triệu Tài Vinh
bị kỷ luật bằng hình thức Khiển trách
Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam hôm 10/1 đã quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức Khiển trách đối với ông Triệu Tài Vinh, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó trưởng Ban Kinh tế Trung ương, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang vì liên quan đến vụ gian lận thi cử năm 2018 tại tỉnh Hà Giang.Theo Bộ Chính trị, ông Triệu Tài Vinh chịu trách nhiệm người đứng đầu Ban Thường vụ Tỉnh ủy về để xảy ra những vi phạm nghiêm trọng trong kỳ thi Trung học Phổ thông quốc gia năm 2018 ở Hà Giang; thiếu trách nhiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công tác kiểm tra, giám sát, xem xét, phát hiện, xử lý; chấp hành không nghiêm quy định của Bộ Chính trị về sự lãnh đạo của Đảng đối với các cơ quan bảo vệ pháp luật.
Bộ Chính trị cũng kết luận trong sai phạm của ông Triệu Tài Vinh là có em gái vi phạm trong kỳ thi nêu trên. Sau khi phát hiện, ông Vinh đã né tránh trách nhiệm, vi phạm trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên theo Quy định của Trung ương Đảng.
Trước đó, em gái ông Triệu Tài Vinh là bà Triệu Thị Giang – Phó phòng Kinh tế đối ngoại, Sở Kế hoạch Đầu tư tỉnh bị kỷ luật khiển trách vì đã tự nhắn tin nhờ nâng điểm cho con ông Vinh thêm 5,4 điểm trong kỳ thi THPT quốc gia năm 2018.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/trieu-tai-vinh-was-disciplined-for-involvement-in-exam-fraud-in-2018-01102020074839.html
Trước Tết, TBT Nguyễn Phú Trọng kỷ luật
ông Hoàng Trung Hải
Bí thư Thành ủy Hà Nội, ông Hoàng Trung Hải bị Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam quyết định kỷ luật do ‘có những vi phạm nghiêm trọng’ khi làm Phó Thủ tướng.Cụ thể, theo Bộ Chính trị, cơ quan quyền lực cao nhất trong hệ thống ở Việt Nam hiện nay, thì:
“Trong thời gian giữ cương vị Uỷ viên Ban cán sự đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ, ông Hoàng Trung Hải đã có những vi phạm, khuyết điểm nghiêm trọng trong quá trình chỉ đạo thực hiện Dự án mở rộng sản xuất giai đoạn II – Công ty Gang thép Thái Nguyên (Dự án TISCO II).”
Dư luận chỉ trích chủ tịch HN sau phát biểu về JEBO
Đồng Tâm: Điểm nóng của VN bùng phát ngay đầu năm 2020
Hà Nội ‘chưa thuê tư vấn TQ’
Bản tin của Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV) hôm 10/01/2020 không gọi ông Hải, người hiện vẫn là Ủy viên Bộ Chính trị, là “đồng chí” như thường lệ.
Hình thức thi hành kỷ luật đối với ông Hoàng Trung Hải là ‘cảnh cáo’, theo trang VOV.
Vẫn bản tin này nói rằng “những vi phạm, khuyết điểm nêu trên của ông Hoàng Trung Hải là nghiêm trọng, gây bức xúc trong xã hội”.
Sự việc diễn ra ngay hôm 10/01 tại Trụ sở Trung ương Đảng, và theo VOV, “Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã chủ trì Hội nghị Bộ Chính trị xem xét, thi hành kỷ luật ông Hoàng Trung Hải, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành uỷ Hà Nội, nguyên Uỷ viên Ban cán sự đảng, nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ”.
Điều này có nghĩa là sự nghiệp chính trị của ông Hoàng Trung Hải chấm dứt.
Các sai phạm của ông Hoàng Trung Hải được nhắc tới lần đầu vào ngày 9/12/2019.
Vào thời điểm đó, Ủy ban Kỷ luật của Đảng nói ông Hải, trong thời gian giữ cương vị Ủy viên Ban cán sự đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ đã có vi phạm, khuyết điểm khi cho một số ý kiến chỉ đạo đối với Dự án TISCO II.
Đây là Dự án mở rộng sản xuất giai đoạn II – Công ty Gang thép Thái Nguyên của Tổng Công ty Thép Việt Nam.
Công danh sự nghiệp và di sản
Năm 2020: Lò sẽ đốt các nhóm lũng đoạn chính sách?
Ra mắt sách 600 trang về TBT Nguyễn Phú Trọng
Ga ngầm Hà Nội ‘có làm nghiêng Hồ Gươm’?
Sinh năm 1959, quê Thái Bình, ông Hoàng Trung Hải làm Phó Thủ tướng từ 2007 đến 2016, dưới quyền Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng (7/2006 – 4/2016).
Sau đó, ông chuyển sang giữ vị trí Bí thư Thành ủy Hà Nội.
Trong thời gian ông làm Bí thư Hà Nội, thủ đô Việt Nam đã có những công trình phát triển, mở rộng nhiều mặt.
Tuy nhiên, vấn đề giao thông ách tắc, thiếu nước sạch, rác thải, ô nhiễm không khí đã gây bức xúc lớn cho người dân và du khách.
Một trong những phát biểu gần nhất của ông được báo Việt Nam đăng cuối năm 2019 là “Đừng để khách đến chê Hà Nội quá bẩn!“.
Cũng trong thời gian ông làm bí thư thành ủy, tại Hà Nội đã xảy ra vụ dân làng Đồng Tâm hồi 4/2017 bắt giữ 38 cảnh sát trong một tuần, liên quan tới khiếu kiện đất đai.
Vụ việc tưởng chừng đã được xử lý xong với việc Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung về đối thoại với dân và ký giấy cam kết không truy tố, lại tiếp tục bùng lên thành điểm nóng trong những ngày đầu năm 2020.
Hôm 9/1, Hà Nội đưa lực lượng cảnh sát tới địa phương, xảy ra đụng độ ở Đồng Tâm làm chết người, cả dân và cảnh sát.
Tuy thế, hiện chưa rõ vai trò của ông Hải trong vụ việc này đến đâu vì một phần dư luận vẫn tin rằng Đồng Tâm liên quan đến vai trò của ông Nguyễn Đức Chung nhiều hơn.
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-51063299
Liệu ông Lê Thanh Hải có bị xử lý hình sự?
Hôm 8/1/2020, ông Lê Thanh Hải, nguyên Bí thư Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM), bị Ủy ban Kiểm tra Trung ương xem xét đề nghị kỷ luật vì những sai phạm trong dự án Khu đô thị mới Thủ Thiêm.Kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương sau kỳ họp 42 từ ngày 3 đến 8 tháng 1 cho rằng Ban Thường vụ Thành Ủy và Ban cán sự Đảng UBND TP. HCM mà đứng đầu là ông Lê Thanh Hải đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ và quy chế làm việc, thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo, thiếu kiểm tra, giám sát, để xảy ra nhiều vi phạm, khuyết điểm nghiêm trọng trong quá trình thực hiện dự án đầu tư Khu đô thị mới Thủ Thiêm, gây hậu quả nghiêm trọng, làm thiệt hại lớn tiền và tài sản của Nhà nước. Kết luận cho rằng những sai phạm này đã ảnh hưởng xấu đến phát triển kinh tế – xã hội và đời sống một bộ phận nhân dân thành phố, gây bức xúc trong xã hội.
Thủ Thiêm được chính quyền TPHCM giải tỏa từ năm 2002 để xây khu đô thị mới, khiến khoảng 15.000 hộ dân phải di dời, đến nay hàng trăm hộ dân tại đây vẫn phải đi khiếu kiện để đòi công bằng vì việc giải tỏa và giá đền bù không hợp lý.
Ông Lê Thanh Hải sai phạm như thế nào trong vụ Thủ Thiêm?
Sai phạm tại dự án khu đô thị mới Thủ Thiêm trải qua 5 nhiệm kỳ lãnh đạo TPHCM, nhưng người dân vẫn nhắc nhiều nhất đến ông Lê Thanh Hải, cho rằng chính các quyết định của ông Hải, trong đó có việc làm biến mất, chia nhỏ 160 ha tái định cư, đã làm hàng ngàn người dân sống trong khổ cực.
Ông Lê Thanh Hải, cựu chủ tịch UBND TPHCM nhiệm kỳ 2001- 2006, được xem là người bắt đầu cho những sai phạm nghiêm trọng trong quá trình triển khai thực hiện dự án Thủ Thiêm.
Theo kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, ông Lê Thanh Hải, Bí thư Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2006 – 2016, phải chịu trách nhiệm chính về những vi phạm, khuyết điểm của Ban Thường vụ Thành ủy.
Theo truyền thông trong nước, vào ngày 22/2/2002, Phó Thủ tướng Nguyễn Công Tạn đã ký công văn hỏa tốc số 190 cho phép TPHCM thu hồi 160 ha tái định… nhằm ngăn chặn việc lấn chiếm, mua bán đất trái pháp luật. Nhưng việc triển khai phải phù hợp với Quyết định 367 của Thủ tướng.
Vào năm 1996, Thủ tướng Chính phủ khi đó là ông Võ Văn Kiệt, đã ban hành quyết định 367, với các nội dung chính: Quy mô lập diện tích quy hoạch là 930 ha, trong đó khu đô thị mới 770 ha và quy mô tái định cư là 160 ha.
Làm biến mất 160 hecta, ông Hải lấy 160 hecta này chia cho 57 doanh nghiệp sân sau của ổng. Chuyện này rất rõ ràng, dân chúng tôi đều thấy, chuyện lấy đất của dân chia cho doanh nghiệp là hoàn toàn sai phạm, việc này là tham nhũng rõ ràng.
-Cao Thăng Ca
Thay vì phải thực hiện theo tinh thần của công văn 190 thì ngày 6/3/2002, TPHCM có Công văn số 718… xác định rõ địa điểm, diện tích và ranh giao đất, nhưng lại gợi ý: “Nếu thiếu, cho phép điều chỉnh diện tích đất các dự án trên địa bàn quận 2 để đảm bảo đủ diện tích theo phê duyệt của Chính phủ”.
Sau đó, vào ngày 22/3/2002, UBND TPHCM lại có văn bản số 78, thông báo kết luận của Chủ tịch TPHCM Lê Thanh Hải, nêu rõ: “Diện tích đất dành cho khu tái định cư (160ha) … không nhất thiết nằm tại một địa điểm, có thể bố trí từ 3, 4 địa điểm trên địa bàn quận 2”, chỉ dành một khu vực khoảng 10-20 ha tái định cư gần Khu đô thị Thủ Thiêm.
Với quyết định này, từ một khu tái định cư 160 ha tập trung ở cạnh khu trung tâm Thủ Thiêm mà Thủ tướng đã phê duyệt, UBND TPHCM đã “hô biến” thành 6 địa điểm, đẩy người dân bị giải tỏa đi xa, trong đó có những nơi cách trung tâm Thủ Thiêm gần 15 km như phường Thạnh Mỹ Lợi, phường Cát Lái…
Xử lý sai phạm của ông Hải như thế nào?
Trả lời RFA hôm 9/1 liên quan vấn đề này, Luật sư Nguyễn Văn Hậu, Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Luật gia Việt Nam, nói:
“Về mặt hành chính thì vừa rồi, Ủy ban Kiểm tra Trung ương cũng đã có kết luận, những người lãnh đạo của thành phố trong nhiệm kỳ trước phải chịu trách nhiệm trước những quy định của pháp luật, phải xử lý về mặt cán bộ. Cái này cũng đã có kết luận của thanh tra chính phủ, thì bây giờ căn cứ vào các quy định pháp luật phải xử lý những người làm sai phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.”
Theo Luật sư Nguyễn Văn Hậu, đối với các hành vi gây thất thoát tài sản, đặc biệt trong lĩnh vực đất đai, thì luật đất đai, luật hình sự quy định rất là rõ, có những điều quy định để xử lý những người gây thất thoát tài sản nhà nước, nhẹ thì sẽ xử lý về mặt hành chính, nặng thì phải xử lý về mặt hình sự.
Luật sư Đặng Đình Mạnh thì cho rằng, thông thường tội danh như ông Lê Thanh Hải sẽ bị truy tố theo tội ‘cố ý làm trái quy định của nhà nước, gây hậu quả nghiêm trọng’. Ông nói:
“Tội danh này khi qua Bộ luật hình sự mới nó đã bị hủy bỏ, tuy nhiên, hành vi của ông Hải được lập khi điều luật này đang có giá trị, cho nên nếu giải quyết theo pháp luật và truy tố theo luật hình sự thì ông Hải phải chịu tội danh ‘Cố ý làm trái quy định của nhà nước, gây hậu quả nghiêm trọng’. Tội danh này có hình phạt rất là nặng và có thể lên đến án phạt chung thân.”
Có tham nhũng hay không?
Ông Cao Thăng Ca, một dân oan Thủ Thiêm, nhận định với RFA hôm 9/1:
“Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch 367, trong đó có 160 hecta tái định cư của dân, nằm trong 5 phường, việc này đã rất rõ ràng, nhưng ông Lê Thanh Hải đã ký hai thông báo 77 và 78, là không cần thiết phải bố trí tái định cư tại một địa điểm, mà có thể lấy thêm nhiều địa điểm ở quận 2. Chính vì vậy, đã làm biến mất 160 hecta, ông Hải lấy 160 hecta này chia cho 57 doanh nghiệp sân sau của ổng. Chuyện này rất rõ ràng, dân chúng tôi đều thấy, chuyện lấy đất của dân chia cho doanh nghiệp là hoàn toàn sai phạm, việc này là tham nhũng rõ ràng.”
Ông Ca cho biết, chính quyền TPHCM đền cho dân chỉ từ 1 đến 3 triệu một mét vuông, hỗ trợ thêm 16 triệu nữa, tức là khoảng 17 hay 18 triệu một mét vuông. Ngoài ra ông Lê Thanh Hải còn chỉ đạo xếp nhiều nhà vào dạng lấn chiếm lộ giới, sông rạch, đất công… do đó rất nhiều diện tích bị xếp vào dạng đó, vì vậy nếu tính trung bình, chính quyền chỉ đền bù khoảng 5 triệu một mét vuông. Ông Ca nói tiếp:
“Mà ông Hải đưa cho các doanh nghiệp bán lại khu 160 hecta tùy theo vị trí. Thí dụ mặt tiền đường Lương Định Của khoảng 200 triệu một mét vuông, nhưng nếu ở mặt tiền cầu Thủ Thiêm đối diện Đại Quang Minh thì chỗ đó khoảng 700 – 800 triệu một mét vuông. Khoảng chênh lệch này rất lớn, đã vô túi ai? Cái đó thì chỉ có công an điều tra thì mới làm rõ được vấn đề này thôi.”
Theo Luật sư Đặng Đình Mạnh, nếu có tham ô thì hình phạt sẽ rất nặng, cao nhất có thể tử hình. Tuy nhiên để chứng minh hành vi tham ô tham nhũng thì thường rất là khó, vì người tham nhũng thường kín đáo, ít ai có thể biết. Việc xác định tội danh tham nhũng, theo Luật sư Đặng Đình Mạnh, phải tùy thuộc vào điều tra của cơ quan Công an.
Sẽ xử lý hình sự?
Hôm 9/1, Bí thư Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thiện Nhân khi phát biểu tại buổi gặp mặt các cơ quan báo chí đầu năm 2020, cho rằng một trong những bài học sâu sắc rút ra từ vụ Thủ Thiêm là phải làm đúng pháp luật.
Về phương diện pháp lý thì ông Hải cần thiết phải đưa ra để khỏi tố thành một vụ án hình sự, để chứng tỏ nguyên tắc rằng mọi người đều bình đẳng trước pháp luật, từ người dân thường cho đến quan chức cao cấp nhất thì đều nằm trong phạm vi nguyên tắc đó.
-LS. Đặng Đình Mạnh
Vậy liệu chính quyền sẽ xử lý hình sự ông Lê Thanh Hải? Liên quan vấn đề này, Luật sư Đặng Đình Mạnh nhận định:
“Đánh giá về phương diện pháp lý thì ông Hải cần thiết phải đưa ra để khỏi tố thành một vụ án hình sự, để chứng tỏ nguyên tắc rằng mọi người đều bình đẳng trước pháp luật, từ người dân thường cho đến quan chức cao cấp nhất thì đều nằm trong phạm vi nguyên tắc đó. Còn về khả năng sẽ xử lý như thế nào, thì theo tôi nghĩ rất có khả năng ông Hải sẽ bị xử lý hình sự, và việc họ đưa ra những thông tin về việc kỷ luật ổng là những bước ban đầu, dọn đường cho những bước tố tụng về sau, có thể là như vậy.”
Còn theo ông Cao Thăng Ca, nếu không xử lý hình sự ông Hải, người dân sẽ không phục, vì theo ông, nhóm lợi ích này đã không còn là nhóm lợn ích mà đã trở thành tập đoàn lợi ích. Theo ông số tiền thất thoát mấy chục ngàn tỷ là quá lớn, phải xử lý hình sự.
Bà Lung, một dân oan Thủ Thiêm, bức xúc cho rằng, cái sai của ông Hải rất là lớn, và bỏ tù ông Hải cũng chưa thể hả dạ người dân. Sở dĩ bà nói vậy vì theo bà người dân Thủ Thiêm đã phải chịu khổ quá nhiều và quá lâu.
https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/how-will-mr-le-thanh-hai-s-violations-be-handled-by-the-authorities-01092020140408.html
Đồng Tâm: Vì sao phải che giấu cuộc càn quét
Nguyễn HùngKhi truyền thông Việt Nam nhất tề đưa tin ngắn theo đúng thông báo của Bộ Công an về diễn biến mới nhất ở Đồng Tâm, Mỹ Đức, Hà Nội, kết luận chính xác có thể đưa ra là đó mới chỉ là sự gây nhiễu thông tin pha chút ít sự thật.
Điểm chính trong thông báo của Bộ Công an, vốn cũng được trang Thông tin Chính phủ đăng lại, là:
“Trong quá trình xây dựng [tường rào bảo vệ Sân bay Miếu Môn], sáng 9/1/2020, một số đối tượng có hành vi chống đối, sử dụng lựu đạn, bom xăng, dao phóng… tấn công lực lượng chức năng, chống người thi hành công vụ, gây rối trật tự công cộng, dẫn đến hậu quả 3 cán bộ chiến sĩ Công an hy sinh, 1 đối tượng chống đối chết, 1 đối tượng bị thương.”
Nhưng sự thật có đúng như vậy không? Theo một video được đăng tải trên Facebook, vụ “gây rối trật tự công cộng” thực tế lại do chính lực lượng công an gây ra. Từ đêm ngày 8 và rạng sáng 9/1 đã có thông tin hàng ngàn công an, an ninh và cảnh sát cơ động đã tập trung cách Đồng Tâm vài cây số. Vụ tấn công quy mô vào xã xảy ra lúc khoảng 4h sáng khi nhiều nhà dân còn đang chìm trong giấc ngủ. Hơn nữa vụ việc cũng không xảy ra tại khu 59 héc ta đất tranh chấp ở đồng Sênh mà tại nơi cư trú hợp pháp của người dân.
Ngay cả trong bản tin của Bộ Công an cũng không nói gì về điều chỉ có thể coi là một vụ càn quét. Thông tin được đưa ra để người đọc hiểu là công an chỉ phản ứng khi người dân gây rối. Nhưng điều ngược lại đã xảy ra. Lực lượng công an đã liên tục bắn súng khi tiến vào Đồng Tâm. Họ cũng được cho là đã xịt hơi cay vào nhà cụ Lê Đình Kình dù trong nhà có cả trẻ em mới vài tháng tuổi.
Nếu chính quyền thực sự có chính nghĩa và không có gì để giấu giếm, họ đã có thể mời các phóng viên tới chứng kiến diễn biến đêm 8/1, rạng sáng ngày 9/1. Thay vào đó họ chặn tất cả các thông tin xác thực từ hiện trường. Anh Trịnh Bá Phương thậm chí bị những người mặc thường phục xông vào bắt khi anh đang tường thuật trực tiếp về tình hình Đồng Tâm. Chuyện chính quyền luôn dùng những lực lượng mặc thường phục mà người dân khó biết đó là công an đích thực hay đầu gấu, côn đồ cũng cho thấy họ ở gần với tà quyền hơn chính quyền.
Việc trang Thông tin Chính phủ đăng lại thông báo của Bộ Công an cũng cho thấy dường như có sự thống nhất trong chính quyền từ trung ương tới địa phương về chuyện càn quyét Đồng Tâm và trấn áp người dân. Điều này xảy ra bất chấp chuyện cả bí thư và chủ tịch Hà Nội đang là đích ngắm của chiếc lò chống tham nhũng và lạm quyền đang được kéo đi nhiều tỉnh thành.
Và trong khi chính quyền ra sức tuyên truyền về sự chính đáng trong các hành động của họ tại khu đất tranh chấp ở đồng Sênh, truyền thông lề trái cũng đưa ra những thông tin hoàn toàn trái ngược.
Trang Tạp Chí Mị Dân nói “sự thật Đồng Tâm cực kỳ đơn giản” và giải thích:
“Cánh đồng Sênh của xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức vốn gần 100 Héc ta.
“Phía bắc là huyện Chương Mỹ, phía Đông là đường Đồng Tâm đi Hữu Văn, phía Nam và Tây là đường tỉnh lộ DT429.
“Một nửa phía Đông (47,36 héc ta) bị tỉnh Hà Sơn Bình thu hồi, làm dự án sân bay Miếu Môn, năm 1981.
“Phần còn lại là nửa phía Tây (khoảng 50 héc ta) không bị thu hồi, dân Đồng Tâm tiếp tục canh tác bình thường, đóng thuế đầy đủ.
“Hai nửa này có tường xây, mốc bê tông do quân đội cắm từ 1981 đến nay, phân cách rõ ràng.”
Không chỉ có Tạp Chí Mị Dân nói chính quyền muốn đánh đồng hai nửa này để lấy đất của người dân. Và việc họ đưa cả ngàn quân tới càn quét nơi ở của dân Đồng Tâm vào lúc đêm hôm rồi la lên rằng người dân gây rối không làm cho chính quyền Hà Nội được thêm điểm nào về tính chính danh trong vụ này.
https://www.voatiengviet.com/a/le-dinh-kinh-dong-tam-mieu-mon/5238532.html
0 nhận xét