Long Xuyên Hải Ngoại

Dù số phận mang tới điều gì,

hãy can đảm tranh đấu cho quê hương tự do

Tin khắp nơi – 20/01/2020

Thứ Hai, 20 tháng 1, 2020 16:09 // ,

Tin khắp nơi – 20/01/2020

Truất phế Trump:

Dân Chủ và Cộng Hòa chuẩn bị so găng trong phiên tòa

Thụy My
Hôm nay 20/01/2020 là ngày nghỉ lễ ở Hoa Kỳ, nhưng tại Washington đây là sự im lặng trước cơn bão. Cả hai phe Dân Chủ và Cộng Hòa tích cực chuẩn bị cho buổi khai mạc phiên tòa lịch sử nhằm truất phế tổng thống Donald Trump ngày mai tại Thượng Viện.
Từ Washington, thông tín viên Anne Corpet cho biết thêm chi tiết :
« Tổng thống Mỹ rất tức giận khi phải đối mặt với một phiên tòa, và ông bày tỏ điều đó bằng chữ in hoa trên Twitter. Tuy nhiên Donald Trump luôn tỏ ra lạc quan, ông khẳng định : Vụ xử sẽ được tiến hành nhanh chóng, và ai cũng biết rằng sẽ chẳng đi đến đâu.
Tổng thống Trump cuối tuần rồi nghỉ ngơi tại tư dinh ở Florida, và hôm nay bay sang Thụy Sĩ tham gia Diễn đàn Davos. Để biện hộ trước Thượng Viện, ông Trump nhờ đến cựu công tố viên Kenneth Starr – vốn rất thông thạo thủ tục này vì chính là người đã buộc tội ông Bill Clinton trong vụ Lewinsky. Bên cạnh đó còn có viện sĩ hàn lâm nổi tiếng Alan Dershowitz chuyên về luật Hiến Pháp.
Các thượng nghị sĩ chính thức đóng vai trò thẩm phán, có hai ngày cuối tuần để suy ngẫm về quan điểm của mình, nhất là về vấn đề chủ chốt là các nhân chứng. Phe Dân Chủ rất muốn lắng nghe cựu cố vấn an ninh quốc gia John Bolton, người đã khẳng định sẽ ra điều trần nếu được triệu tập và có những điều muốn nói ra ; cũng như ông Mick Mulvaney, chánh văn phòng tổng thống.
Tuy nhiên thủ lãnh phe đa số Cộng Hòa ở Thượng Viện muốn hoãn lại việc bỏ phiếu về vấn đề này càng lâu càng tốt. Cuộc bỏ phiếu ngày mai trước hết chỉ liên quan đến thời lượng dành cho cáo trạng và cho câu hỏi của các thượng nghị sĩ ».
Dân biểu Dân Chủ Adam Schiff giữ vai trò công tố viên cho rằng một phiên tòa không nhân chứng « chỉ là một phiên tòa giả định ». Tuy nhiên thượng nghị sĩ Cộng Hòa Lindsey Graham cho biết hy vọng phiên tòa kết thúc càng sớm càng tốt « để nhân dân Mỹ có thể chọn lựa tổng thống nhiệm kỳ tới, chứ không phải là một phiên tòa truất phế ». Dự kiến ông Donald Trump sẽ có bài phát biểu vào ngày 4/2, hai tuần sau khi mở ra cuộc tranh luận.
http://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200120-tru%E1%BA%A5t-ph%E1%BA%BF-trump-d%C3%A2n-ch%E1%BB%A7-v%C3%A0-c%E1%BB%99ng-h%C3%B2a-chu%E1%BA%A9n-b%E1%BB%8B-so-g%C4%83ng-trong-phi%C3%AAn-t%C3%B2a

Luật sư ông Trump nói

cáo buộc luận tội là ‘trơ tráo và bất hợp pháp’

Nhóm luật sư của Tổng thống Mỹ Donald Trump đã có phản ứng chính thức đầu tiên với các cáo buộc luận tội ông, theo đó mô tả các cáo buộc là “sự tấn công nguy hiểm” nhắm vào nền dân chủ.
Nội dung tuyên bố nói rằng các lời luận tội đã không đưa ra được tội gì và là một nỗ lực “trơ tráo” nhằm can thiệp vào kỳ bầu cử tổng thống 2020.
Phản ứng được đưa ra khi phe Dân chủ nộp báo cáo vắn tắt của họ, chuẩn bị cho trình tự tố tụng.
Thượng viện Mỹ lập bồi thẩm đoàn cho phiên tòa luận tội Trump
Luận tội: Trump ‘biết rõ chuyện gì đang xảy ra’
Ý kiến bênh và chống việc luận tội Trump
Các tuyên bố sẽ được mở ra xem xét trong phiên xử bắt đầu vào tuần tới.
Ông Trump là tổng thống thứ ba trong lịch sử Hoa Kỳ phải đối diện với phiên tòa luận tội. Ông bị cáo buộc lạm quyền và cản trở hoạt động của Quốc hội.
Ông bác bỏ việc mình có bất kỳ hành vi sai trái nào, và gọi vụ việc chống lại ông là một trò “tin vịt”.
Hạ viện Hoa Kỳ, hiện do phe Dân chủ kiểm soát, đã luận tội tổng thống hồi tháng trước.
Thượng viện, do đảng Cộng hòa của ông Trump kiểm soát, sẽ quyết định việc liệu ông có bị kết tội không, và có bị phế truất không.
Để kết tội và phế truất ông Trump, cần phải có hai phần ba, tức là 67 trong số 100 ghế ở Thượng viện, đồng ý.
Do đảng Dân chủ chỉ có 45 ghế (đảng Cộng hòa chiếm 53 ghế, và hai thượng nghị sỹ còn lại là các thành viên độc lập), cho nên ông tổng thống được trông đợi là sẽ không hề hấn gì.
Trong bản báo cáo vắn tắt được nộp hôm thứ Bảy, các đại diện của phe Dân chủ trong Quốc hội lập luận về lý do khiến họ thấy ông Trump cần phải bị cách chức.
Họ nói ông tổng thống đã “từ bỏ lời tuyên thệ của mình trong việc thực hiện một cách trung thành pháp luật, và đã phản bội niềm tin của công chúng”, và gọi cách làm việc của ông là “cơn ác mộng tồi tệ nhất” của những người cha lập quốc của đất nước.
Các luật sư của ông Trump nói gì?
Nội dung phản ứng dài sáu trang, trong đó nêu ra những vấn đề mà nhóm luật sư của tổng thống được trông đợi là sẽ sử dụng trong phiên xử luận tội sắp tới.
Nhóm luật sư do cố vấn Nhà Trắng Pat Cipollone và luật sư riêng của ông Trump là Jay Sekulow dẫn đầu, nói rằng họ thách thức việc luận tội, cả về trình tự tố tụng lẫn các cơ sở pháp lý dựa theo hiến pháp. Họ nói rằng tổng thống không làm gì sai trái và đã bị đối xử không công bằng.
Họ nói rằng các nội dung luận tội mà phe Dân chủ trong Hạ viện đệ trình là “một cú tấn công nguy hiểm vào quyền của nhân dân Hoa Kỳ trong việc được tự do lựa chọn tổng thống của mình”.
“Đây là một nỗ lực trơ tráo và bất hợp pháp nhằm lật lại kết quả của kỳ bầu cử 2016 và can thiệp vào kỳ bầu cử 2020 chỉ vài tháng nữa sẽ diễn ra,” phần phản hồi của nhóm luật sư viết thêm.
Ông Trump và nhóm luật sư của ông nói rằng các cáo buộc luận tội không đưa ra được “bất kỳ hành vi phạm tội hay vi phạm pháp luật nào” và là “kết quả của một tiến trình vô pháp, vi phạm các nguyên tắc căn bản về trình tự và về sự công bằng”.
Luận tội và phế truất Tổng thống Trump: Dễ hay khó?
Các luật sư nói ông Trump bác bỏ “vô điều kiện và rõ ràng” toàn bộ các cáo buộc.
Các thành viên Dân chủ nói gì?
Trong hồ sơ dài 111 trang đệ trình hôm thứ Bảy, các nhà lập pháp Dân chủ dẫn đầu vụ kiện ông Trump tóm tắt những lập luận đã đưa ra trong các tuần trình bày lời khai trong quá trình điều tra hồi năm ngoái.
Họ nói rằng ông tổng thống cần phải bị kết tội và phải bị phế truất “để tránh những tổn hại nghiêm trọng và dài hạn cho các giá trị của nền dân chủ và an ninh quốc gia của chúng ta”.
“Vụ kiện đối với tổng thống Hoa Kỳ là đơn giản, các cơ sở lập luận là không thể bác bỏ, và chứng cứ thì nhiều tới mức choáng ngợp,” họ nói.
“Câu hỏi duy nhất còn lại là liệu các thành viên của Thượng viện có chấp nhận và thực thi trách nhiệm mà Những nhà kiến tạo Hiến pháp Hoa Kỳ và những lời tuyên thệ tuân thủ Hiến pháp của họ đặt lên họ hay không,” các dân biểu Dân chủ nói thêm.
Ông Trump bị cáo buộc đã làm gì?
Tổng thống Trump bị cáo buộc đã gây áp lực lên Ukraine để đào xới các thông tin có hại cho một trong các đối thủ chính của ông thuộc phe Dân chủ trong cuộc đua vào Nhà Trắng năm 2020, Joe Biden, và con trai ông này, Hunter.
Ông Hunter làm việc cho một công ty Ukraine trong thời gian Joe Biden là phó tổng thống Hoa Kỳ.
Tổng thống bị cáo buộc là đã đưa ra hai thứ làm con bài mặc cả với Ukraine – đó là giữ lại khoản 400 triệu đô la viện trợ quân sự cho Ukraine vốn đã được Quốc hội Mỹ phân bổ, và một cuộc gặp tại Nhà Trắng dành cho tổng thống Ukraine.
Các thành viên Dân chủ nói rằng việc này cấu thành tội lạm dụng quyền lực tổng thống.
Ông Trump cũng bị cáo buộc là đã cản trở Quốc hội với việc từ chối hợp tác với cuộc điều tra của Quốc hội.
Tổng thống Hoa Kỳ bị luận tội hồi tháng trước, mở đường cho việc có phiên xử trước Thượng viện.
Trong trường hợp khó xảy ra là ông Trump bị kết luận có tội, thì ông có thể bị phế truất, và Phó Tổng thống Mike Pence sẽ tuyên thệ để lên làm tổng thống.
Các thượng nghị sỹ cũng có thể tiến hành bỏ phiếu để chấm dứt phiên xử này nếu muốn, và khi đó bên muốn chấm dứt chỉ cần đạt được đa số đơn giản, 51 phiếu là đủ.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-51168228

Dân Biểu Schiff cáo buộc

NSA, CIA che giấu tin tức về Ukraine

WASHINGTON, D.C. (AP) – Chủ tịch Ủy Ban Tình Báo Hạ Viện hôm Chủ Nhật, 19 Tháng Giêng, cáo buộc các cơ quan an ninh tình báo Mỹ là không cung cấp cho Quốc Hội các hồ sơ có được về vấn đề Ukraine, có thể quan trọng đối với cuộc luận tội Tổng Thống Donald Trump.
Dân Biểu Adam Schiff hôm Chủ Nhật tuyên bố trong chương trình “This Week” của hệ thống truyền hình ABC rằng các cơ quan tình báo Mỹ có vẻ đã bị áp lực của Tòa Bạch Ốc khi không chịu cung cấp các tin tức mà Quốc Hội đòi hỏi.
Ông Schiff được Chủ Tịch Hạ Viện, Dân Biểu Nancy Pelosi, chọn để cùng đứng đầu nhóm công tố viên trong cuộc luận tội Tổng Thống Trump tại Thượng Viện.
Dân Biểu Schiff (Dân Chủ, California) cho rằng cơ quan tình báo điện tử National Security Agency (NSA) “đã giữ không cung cấp những tài liệu có thể có giá trị giúp cho nhiệm vụ thanh tra của chúng tôi về vấn đề Ukraine, và cũng giữ lại các tài liệu khác mà các thượng nghị sĩ có thể muốn có trong cuộc luận tội. Đây là điều rất đáng lo ngại.”
Ông Schiff cũng nói rằng: “Có các chỉ dấu khác cho thấy cơ quan CIA cũng có thái độ đáng buồn này.”
Hội Đồng An Ninh Quốc Gia Tòa Bạch Ốc đề nghị giới truyền thông liên lạc với các cơ quan tình báo nêu trên. CIA và NSA hiện chưa có lời bình luận gì.
Cuộc luận tội Tổng Thống Donald Trump tại Thượng Viện sẽ chính thức khởi sự vào ngày Thứ Ba.
Phía đảng Dân Chủ trước đây đã chỉ trích Bộ Ngoại Giao là không cung cấp các tài liệu liên quan đến vấn đề Tổng Thống Trump hay những người có liên hệ với ông áp lực chính phủ Ukraine phải điều tra các đối thủ chính trị của ông. (V.Giang)
https://www.nguoi-viet.com/hoa-ky/dan-bieu-schiff-cao-buoc-nsa-cia-che-dau-tin-tuc-ve-ukraine/

Giới chức đặc trách Nga tại Tòa Bạch Ốc

bị tạm ngưng việc để điều tra

WASHINGTON, D.C. (NV) – Giới chức cao cấp nhất tại Tòa Bạch Ốc, đặc trách về Nga và Âu Châu, đã bị tạm ngưng việc vô thời hạn trong lúc có cuộc điều tra về vấn đề an ninh, theo nguồn tin thông thạo cho NBC News hay.
Nguồn tin này nói rằng ông Andrew Peek thuộc Hội Đồng An Ninh Quốc Gia đã bị hộ tống ra khỏi bàn giấy, rời Tòa Bạch Ốc, hôm Thứ Sáu, 17 Tháng Giêng.
Ông Peek được đưa lên giữ nhiệm vụ đặc trách về Nga hồi Tháng Mười Một năm ngoái, đã dự trù sẽ tháp tùng Tổng Thống Donald Trump đi dự diễn đàn Davos Forum tuần này, trước khi bất ngờ bị cho nghỉ tạm thời, theo nguồn tin từ Tòa Bạch Ốc.
Ông Peek hôm Chủ Nhật không trả lời yêu cầu bình luận về việc này của NBC News. Một phát ngôn viên Hội Đồng An Ninh Quốc Gia từ chối không bình luận về tình trạng của ông Peek.
Việc ông Peek không hiện diện tại Davos tạo ra khoảng trống trong phần vụ của người trách nhiệm việc đối phó với các nỗ lực tấn công từ phía Nga, cũng như điều hợp chính sách của Mỹ đối với Moscow.
Ông Peek, trước đây chuyên về Trung Đông, lãnh nhiệm vụ về Nga và Âu Châu từ ông Tim Morrison, người là một nhân chứng quan trọng trong cuộc điều tra của Hạ Viện nhằm luận tội Tổng Thống Donald Trump.
Vai trò đặc trách về Nga và Âu Châu này cũng là vị trí trước đó do bà Fiona Hill, một phụ tá cho cựu Cố Vấn An Ninh Quốc Gia Tòa Bạch Ốc, ông John Bolton, nắm giữ.
Ông Peek là một cựu sĩ quan tình báo Lục Quân Mỹ và từng làm việc về chính sách ngoại giao tại Thượng Viện trước khi là phó phụ tá Bộ Trưởng Ngoại Giao Mỹ đặc trách Iran và Iraq trong văn phòng Cận Đông của Bộ Ngoại Giao. (V.Giang)
https://www.nguoi-viet.com/hoa-ky/gioi-chuc-dac-trach-nga-tai-toa-bach-oc-bi-tam-ngung-viec-de-dieu-tra/

Khí lạnh tràn vào Hoa Kỳ trong lúc cơn bão mới

đang hình thành ở Thái Bình Dương

Cơn bão lớn hoành hành tại Hoa Kỳ trong tuần qua hiện đang di chuyển ra ngoài khơi. Tuy nhiên, khuyến cáo bão vẫn còn hiệu lực vào sáng chủ nhật (ngày 19 tháng 1) tại nhiều tiểu bang từ Wisconsin đến Maine. Mặc dù một số khuyến cáo sẽ hết hiệu lực sau sáng hôm nay, một số khuyến cáo khác sẽ được kéo dài cho đến hết ngày do gió mạnh gây ra tuyết rơi do hiệu ứng hồ tại các khu vực thường xảy ra hiện tượng này cho đến tối chủ nhật.
Theo ABC News, vào 3 giờ sáng cùng ngày, tuyết vẫn tiếp tục rơi tại các Xa Lộ xuyên bang trên khắp Hoa Kỳ, bao gồm phía Bắc I-95 và I-91. Bên cạnh đó, tuyết rơi đã gây ảnh hưởng đến I-80 và I-90 ở phía tây Pennsylvania và tiểu bang New York. Cơn bão cuối tuần này mang đến lượng tuyết rất cần thiết đến khu vực Đông Bắc Hoa Kỳ sau một mùa đông ấm và khô. Hầu hết các khu vực từ phía Bắc trung tâm Pennsylvania đến New England hiện có ít nhất sáu inch tuyết hoặc nhiều hơn. Khi cơn bão tiếp tục di chuyển ra ngoài khơi vào Chủ nhật, những cơn gió mạnh sẽ mang không khí lạnh xuống từ khu vực Bắc Cực. Trong lúc đợt khí lạnh này di chuyển qua khu vực Great Lake, tuyết rơi sẽ kéo dài cho đến hết chủ nhật. Sáng nay, những đợt gió với vận tốc hơn 25 dặm/giờ đã xuất hiện từ khu vực Northern Plains đến Tennessee River Valley đến tận phía bắc đến New England. Đợt gió này sẽ bắt đầu dịu xuống sau đó vào chiều Chủ nhật cho hầu hết khu vực này, và sẽ thổi từ bờ biển Đại Tây Dương đến New England vào sáng thứ Hai (ngày 20 tháng 1).
Trong khi đó, một cơn bão mới đang hình thành ở phía bắc Thái Bình Dương và đang di chuyển về phía Tây Bắc Thái Bình Dương. Cơn bão này có khả năng sẽ đổ bộ vào tối thứ hai hoặc sáng thứ ba (ngày 21 tháng 1), mang theo một đợt mưa lớn mới đến những vùng cao của Hoa Kỳ.
https://www.sbtn.tv/khi-lanh-tran-vao-hoa-ky-trong-luc-con-bao-moi-dang-hinh-thanh-o-thai-binh-duong/

Quân Mỹ được cảnh báo trước khi bị Iran dội tên lửa

Quân Mỹ đã được thông báo vài giờ trước khi Iran dội tên lửa xuống căn cứ không quân của họ tại Iraq, giới chức quân sự Mỹ cho hay.
Lúc 11h tối ngày 7/1, trung tá Mỹ Antoinette Chase ra lệnh cho các binh sĩ tại căn cứ không quân Ain al-Asad ở tây Iraq cấm trại. Mọi hoạt động di chuyển quân sự phải đóng băng khi nhóm của bà – vốn chịu trách nhiệm về phản ứng khẩn cấp tại căn cứ, phát đi cảnh báo về mối đe doạ sắp xảy ra. Lúc 11h30 tối, trung tá Chase ra lệnh các binh sĩ ẩn nấp trong boongke.
Cuộc tấn công đầu tiên của Iran nhằm vào căn cứ Mỹ diễn ra sau 1h35 sáng ngày 8/1 và nó kéo dài gần 2h. Giữa chừng cuộc tấn công, trung tá Chase biết được tên lửa được phóng đi từ Iran.
Không có binh sĩ Mỹ nào bị giết hay bị thương, dù một vài người phải chữa trị vì bị chấn động do vụ nổ gây ra, Myles Caggins – một phát ngôn viên của liên quân do Mỹ đứng đầu cho hay.
“Lý do tại sao chúng tôi phát cảnh báo vào lúc 11h30 tối đó là vì, vào thời điểm đó, mọi dấu hiệu đều cho thấy, có việc gì đó sắp xảy ra. Viễn cảnh tồi tệ nhất….chúng tôi được thông báo có lẽ một cuộc tấn công tên lửa sắp xảy ra”.
Iran đã mở một cuộc tấn công nhằm vào căn cứ Mỹ tại Iraq để trả đũa việc máy bay không người lái Mỹ tấn công và giết tướng Qassem Soleimani hôm 3/1.
Căn cứ Ain al-Asad nằm ở tỉnh Anbar, cách thủ đô Baghdad của Iraq 180km về phía tây. Mỹ dùng chung căn cứ này với quân Iraq. Có khoảng 1.500 quân Mỹ và binh sĩ thuộc liên minh chống IS do Mỹ lãnh đạo đang đóng tại đây.
Ông Caggins nói, nhờ có hệ thống cảnh báo sớm, căn cứ đã nhận được thông tin rằng tên lửa đang lao tới.
http://biendong.net/bi-n-nong/32-sukien/32619-quan-my-duoc-canh-bao-truoc-khi-bi-iran-doi-ten-lua.html

TT Trump cám ơn nông dân

sát cánh đối đầu với Trung Quốc

“Chúng ta đã làm được”, ông Trump nói tại Austin, Texas, nhắc lại các cam kết tranh cử về việc cải thiện mối quan hệ thương mại giữa Mỹ và các nước khác.
Phát biểu tại hội nghị của tổ chức đại diện cho các nông dân Mỹ, ông Trump nói rằng ông đã nhận được sự hậu thuẫn mạnh mẽ từ các nông dân sau khi ông ký thỏa thuận thương mại giai đoạn một với Trung Quốc tuần trước.
Theo AP, năm ngoái, ông Trump cũng phát biểu tại sự kiện tương tự, và ông đã thúc giục các nông dân tiếp tục ủng hộ mình, dù khi đó họ bị thiệt hại về tài chính vì cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc.
XEM THÊM:
Tổng thống Trump kể lại khoảnh khắc triệt hạ chỉ huy Iran
Bài phát biểu hôm 19/1 là cơ hội để ông chứng minh với các nông dân rằng ông giữ cam kết trong chiến dịch tranh cử tổng thống về việc cải thiện quan hệ thương mại với Trung Quốc cũng như với Canada và Mexico.
Theo AP, ông Trump đã cám ơn các nông dân vì duy trì “cuộc chiến”.
“Quý vị luôn sát cánh với tôi”, ông Trump nói. “Quý vị chưa bao giờ thậm chí nghĩ tới chuyện bỏ cuộc và chúng ta đã làm được”.
Tổng thống thuộc phe Cộng hòa muốn tái đắc cử và đang tìm cách gia tăng sự hậu thuẫn của các ủng hộ viên, trong đó có các nông dân.
https://www.voatiengviet.com/a/tt-trump-c%C3%A1m-%C6%A1n-n%C3%B4ng-d%C3%A2n-s%C3%A1t-c%C3%A1nh-%C4%91%E1%BB%91i-%C4%91%E1%BA%A7u-v%E1%BB%9Bi-trung-qu%E1%BB%91c/5252645.html

Mỹ sẽ đình chỉ 1000 máy bay dân sự không người lái

có cấu phần từ TQ

Báo Financial Times hôm Chủ nhật (12/1) đưa tin chính phủ Hoa Kỳ đang lên kế hoạch đình chỉ chương trình máy bay không người lái dân sự của mình do các thiết bị được sản xuất một phần tại Trung Quốc.
Financial Times đã trích dẫn hai nguồn tin nói rằng Bộ Nội vụ Mỹ đang xem xét tạm dừng sử dụng khoảng 1.000 máy bay dân sự không người lái. Quyết định được đưa ra sau khi Bộ Nội vụ kết luận rằng nguy cơ Bắc Kinh lợi dụng các máy bay này để làm gián điệp là quá cao.
Các nguồn tin cũng nói rằng Bộ trưởng Nội vụ David Bernhardt chưa ký quyết định chính thức nhưng đang lên kế hoạch rút bỏ những máy bay này, trừ khi chúng được sử dụng trong các trường hợp khẩn cấp như chữa cháy và huấn luyện.
Cố vấn thương mại của Tổng thống Trump, ông Peter Navarro hồi tháng 12 viết trên Fox News rằng Bộ trưởng Bernhardt đã ra lệnh ngừng sử dụng phần lớn các máy bay không người lái của cơ quan ông vì các máy bay này có cấu phần được sản xuất tại Trung Quốc. Vị bộ trưởng cũng ra lệnh không được sử dụng các thiết bị bay do Trung Quốc sản xuất hoặc có cấu phần do Trung Quốc sản xuất.
Ông Navarro bình luận trong bài viết của ông rằng: “Đó là biểu hiện cho sự lãnh đạo mạnh mẽ của chính quyền Trump”.
Ông Navarro cho rằng Hoa Kỳ cần khôi phục năng lực sản xuất “những hệ thống máy bay không người lái tốt nhất trên thế giới” vì điều đó không chỉ tăng cường an ninh quốc gia, mà còn tạo công ăn việc làm với lương cao cho người dân Mỹ.
Thượng nghị sỹ Rick Scott hôm 7/1 đã hoan nghênh quyết định của Bộ Nội vụ về việc chấm dứt sử dụng các máy bay không người lái do Trung Quốc sản xuất.
http://biendong.net/bi-n-nong/32-sukien/32571-my-se-dinh-chi-1000-may-bay-dan-su-khong-nguoi-lai-co-cau-phan-tu-tq.html

Hoa Kỳ – Nhật Bản kỷ niệm 60 năm

hiệp ước an ninh giữa hai nước

Hôm 18/1, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đánh dấu lễ kỷ niệm 60 năm ngày ký Hiệp ước an ninh Hoa Kỳ – Nhật Bản bằng lời kêu gọi tăng cường hợp tác giữa 2 quốc gia, dù cách đây 6 tháng ông từng chỉ trích hiệp ước này. Tổng thống Trump nhấn mạnh, trong bối cảnh môi trường an ninh tiếp tục biến đổi và các thách thức mới nổi lên, thì liên minh Hoa Kỳ – Nhật Bản cần được tăng cường hơn nữa.
Tháng 6/2019, Tổng thống Donald Trump phát biểu tại một cuộc họp báo ở Nhật Bản rằng Hiệp ước an ninh ký cách đây 6 thập niên nên được sửa đổi, vì Hiệp ước không công bằng và tăng gánh nặng tài
chính cho Hoa Kỳ. Tổng thống Trump khi đó cũng cho biết không có ý định rút khỏi hiệp ước. Hiệp ước này vốn luôn được các đồng minh coi là trụ cột cho sự ổn định khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Theo Reuters đưa tin, tại cuộc gặp gỡ kỷ niệm ngày ký kết, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe cũng kêu gọi cũng cố cho hiệp ước trở nên mạnh mẽ hơn. Đồng thời ông nhấn mạnh rằng cần tiếp tục thúc đẩy mối quan hệ liên minh giữa hai nước để bảo vệ hòa bình và an ninh ở cả ngoài vũ trụ và không gian mạng. Theo Hiệp ước, sau thế chiến thứ 2, Hoa Kỳ phải bảo vệ Nhật Bản, đổi lại, Nhật Bản phải cung cấp các căn cứ quân sự cho Hoa Kỳ ở châu Á. Hiệp ước được ký lần đầu tiên vào năm 1951 và được sửa đổi vào năm 1960 dưới thời thủ tướng Nobusuke Kishi. Ông Kishi đã buộc phải từ chức sau đó vì sự phản đối kịch liệt của người dân, do họ sợ hiệp ước sẽ kéo đất nước của họ vào cuộc xung đột.
Ông Abe kể từ khi nhậm chức vào năm 2012 đã tăng 10% chi tiêu quốc phòng của Nhật Bản sau nhiều năm cắt giảm. Mặc dù ủng hộ liên minh, nhưng các cử tri Nhật Bản vẫn lo lắng về việc đất nước của họ bị kéo vào các cuộc xung đột do Hoa Kỳ lãnh đạo. Một cuộc khảo sát gần đây của hãng tin Kyodo cho thấy 58.4% phản đối quyết định của Tokyo về việc phái một tàu chiến và phi cơ tuần tra đến Trung Đông.
Mộc Miên
https://www.sbtn.tv/hoa-ky-nhat-ban-ky-niem-60-nam-hiep-uoc-an-ninh-giua-hai-nuoc/

Ngoại trưởng Hoa Kỳ đến Đức

tham dự hội nghị về an ninh Libya

Vào Chủ nhật (19 tháng 1), Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo đến Berlin để tham gia một hội nghị thượng đỉnh về Libya. Hội nghị này có sự tham gia của phe ủng hộ và phe đối đầu Libya để thảo luận về cách chấm dứt chiến tranh ủy nhiệm ở thủ đô Tripoli.
Hiện có hơn 140,000 nhà sản xuất dầu mỏ bị ảnh hưởng và làm giảm hơn một nửa sản lượng dầu thô của Lybia. Đức và Liên Hiệp Quốc hy vọng sẽ thuyết phục được Nga, Thổ Nhĩ Kỳ,  Tiểu vương quốc Arab Thống nhất và Ai Cập thúc đẩy các phe đối lập của họ đồng ý thỏa thuận ngừng bắn lâu dài ở Tripoli.
Cuộc họp cũng có sự tham gia của tướng Khalifa Haftar ở miền đông. Lực lượng của ông bắt đầu một chiến dịch chiếm lấy Tripoli vào tháng tư năm ngoái. Các cường quốc phương Tây hy vọng lần này sẽ gây áp lực để ông ngừng bắn.
Vào ngày 13/1, ông Haftar từ chối thỏa thuận ngừng bắn với đối thủ Fayez al-Serraj, đây là vị thủ tướng được quốc tế công nhận tại hội nghị thượng đỉnh Nga-Thổ Nhĩ Kỳ.
Trong tuần này, Ngoại trưởng Đức Heiko Maas đến căn cứ của ông Fayez al-Serraj để thăm ông, với mục đích mời ông đến Berlin. Hôm thứ 6 (17/1), ông Haftar khiến xung đột leo thang khi đóng cửa các cảng dầu phía đông, cắt giảm sản lượng dầu 800,000 thùng mỗi ngày.
Hội nghị thượng đỉnh kéo dài một ngày sẽ quy tụ các nhà lãnh đạo châu Âu, Arab và ông Pompeo sẽ cố gắng kêu gọi một lệnh ngừng bắn kéo dài để bắt đầu lại các cuộc đàm phán ở Libya. Ông Haftar được hỗ trợ bởi các phi cơ chiến đấu của  Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE), Ai Cập, Jordan, Sudan và Chadian, và gần đây nhất là lính đánh thuê Nga cùng sự hỗ trợ của Pháp. Thổ Nhĩ Kỳ vội vã tới giải cứu Serraj bằng cách đưa quân tới Tripoli.  (BBT)
https://www.sbtn.tv/ngoai-truong-hoa-ky-den-duc-tham-du-hoi-nghi-ve-an-ninh-libya/

Mêhicô khẳng định có đủ việc làm cho người nhập cư

Minh Anh
Theo hãng tin Pháp ngày 19/01/2020 loan tin chính quyền Mêhicô yêu cầu dòng người tị nạn phải « tỏ ra trật tự và có tôn trọng », đồng thời trấn an rằng có nhiều cơ hội việc làm ở Mêhicô.
Lời kêu gọi này được đưa ra trong bối cảnh hôm thứ Bảy 18/01, khoảng hơn 1.500 người di cư, phần đông đến từ Trung Mỹ như Honduras và Salvador tìm cách xâm nhập biên giới phía nam của Mêhicô với Guatemala bằng mọi giá để có thể đi đến Hoa Kỳ.
Một nhóm di dân đã tìm cách bám víu lấy các quân nhân gần với cây cầu nối liền hai nước Mêhicô và Guatemala. Một nhân viên Cơ quan di trú giải thích rằng họ đã nhập cư trái phép vào Mêhicô, cần phải
có giấy phép nhập cảnh hay một hồ sơ nhập cư. Người này còn khuyến cáo các di dân không nên nuôi ảo tưởng rằng « Hoa Kỳ sẽ chấp thuận quyền tị nạn ».
Tướng Vicente Hernandez, điều phối các chiến dịch của Hiến binh khẳng định « bằng trật tự và thái độ tôn trọng, quý vị sẽ được xem xét. Ai cũng có cơ hội hết ».
Chính phủ Mêhicô hôm thứ Sáu 17/01 thông báo điều động thêm nhân viên an ninh trước dự báo một làn sóng di dân mới, ước tính lên đến hơn 3.500 người. Tổng thống Mêhicô, Andres Manuel Obrador cho biết đã cấp 4.000 việc làm cho những di dân này.
http://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200120-m%C3%AAhic%C3%B4-kh%E1%BA%B3ng-%C4%91%E1%BB%8Bnh-c%C3%B3-%C4%91%E1%BB%A7-vi%E1%BB%87c-l%C3%A0m-cho-ng%C6%B0%E1%BB%9Di-nh%E1%BA%ADp-c%C6%B0

Thủ lĩnh đối lập Venezuela sắp gặp ngoại trưởng Mỹ

Thủ lĩnh đối lập Venezuela Juan Guaido sẽ gặp Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo ở Bogota, Colombia, tại một cuộc hội thảo chống khủng bố khu vực, Reuters đưa tin, dẫn hai nguồn tin thân cận với ông Guaido.
Ông Guaido xác nhận hôm 19/1 rằng ông đã tới Colombia và sẽ trao đổi với Tổng thống Colombia Ivan Duque, dù ông không đề cập tới ông Pompeo.
Theo Reuters, phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Mỹ và ông Guaido từ chối bình luận về cuộc gặp với ông Pompeo.
XEM THÊM:
Mỹ chế tài thêm 7 giới chức Venezuela
Tin cho hay, ông Guaido chưa rời Venezuela kể từ tháng Hai năm ngoái, khi ông bất chấp lệnh đi lại của tòa án và sang nước lang giềng Colombia để tổ chức việc đưa hàng cứu trợ qua biên giới, hoạt động vốn được Mỹ ủng hộ nhưng bị binh sĩ trung thành với Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro ngăn chặn.
Viết trên Twitter, ông Guaido nói rằng ông biết ơn sự ủng hộ của ông Duque và nói rằng chuyến thăm sẽ “mang tới các điều kiện dẫn chúng tôi tới tự do”.
Hoa Kỳ, cùng với khoảng 50 nước khác, đã công nhận ông Guaido là nguyên thủ chính danh của Venezuela.
https://www.voatiengviet.com/a/th%E1%BB%A7-l%C4%A9nh-%C4%91%E1%BB%91i-l%E1%BA%ADp-venezuela-s%E1%BA%AFp-g%E1%BA%B7p-quan-ch%E1%BB%A9c-m%E1%BB%B9/5251731.html

Nghị sĩ EU gắn Đồng Tâm với thông qua EVFTA,

trong lúc có thêm kiến nghị qua mạng

Bà Saskia Bricmont, nghị sĩ Nghị viện Châu Âu, nêu vấn đề Đồng Tâm và gắn nó với việc thông qua Hiệp định thương mại tự do Liên minh Châu Âu (EU) – Việt Nam (EVFTA).
“Làm sao vào tháng Hai tới, Nghị viện châu Âu có thể phê chuẩn một thỏa thuận thương mại tự do với một quốc gia khủng bố và đàn áp người dân kiểu như vậy,” nữ nghị sĩ Saskia Bricmont viết trên twitter hôm 18/1/2020.
Bà Saskia Bricmont là thành viên Ủy ban Thương mại Quốc tế của Nghị viện Châu Âu (INTA).
Trên tweet nói trên, bà Saskia Bricmont cũng dẫn đường link một bài báo viết bằng tiếng Anh đăng trên trang web thevietnamese.org, trong đó có tường thuật về vụ đụng độ tại Đồng Tâm.
Tài khoản quyên tiền phúng điếu cụ Kình ‘bị phong tỏa’
Đồng Tâm: Thêm video về ông Kình trong lúc có kêu gọi tẩy chay VCB
‘Thú tội trên truyền hình’ là ‘ép cung’, ‘vi phạm pháp luật’
Đồng Tâm: Đám tang ông Lê Đình Kình bị phong tỏa?
Hồi tháng 11/2019, nghị sĩ Saskia Bricmont cũng từng có thư gửi Nghị viện Châu Âu, chủ tịch các ủy ban của Nghị viện này và các nghị sĩ EU, kêu gọi EU tạo áp lực lên Chính phủ Việt Nam để trả tự do
cho nhà báo Phạm Chí Dũng (Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam độc lập), cũng như tạm ngừng phê chuẩn hiệp định thương mại với Việt Nam cho đến khi tình hình nhân quyền được cải thiện.
Dự kiến ngày 21/1/2020 tới, INTA sẽ họp tại Bruxelles để đưa ra khuyến nghị cho các nghị sĩ về việc phê chuẩn hiệp định EVFTA và Hiệp định Bảo hộ Đầu tư (IPA).
Nếu khuyến nghị trên được thông qua, việc phê chuẩn EVFTA dự kiến sẽ được diễn ra trong phiên họp toàn thể của Nghị viện châu Âu, dự kiến vào đầu tháng Hai tới.
Còn trong trường hợp khuyến nghị bị trì hoãn hoặc hủy bỏ, Nghị viện Châu Âu sẽ không thể bỏ phiếu phê chuẩn EVFTA tại phiên họp toàn thể.
Liên quan đến EVFTA, Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam Bùi Thanh Sơn vừa có chuyến thăm và làm việc tại Nghị viện Châu Âu từ ngày 13 -16/1/2020 để thúc giục Nghị viện châu Âu sớm thông qua EVFTA.
Theo bản tin của Thông tấn xã Việt Nam, trong chuyến thăm này, ông Bùi Thanh Sơn đã có cuộc gặp với hai phó chủ tịch Nghị viện Châu Âu Heidi Hautala và Dimitrious Papadimoulis, Chủ tịch INTA Bernd Lange và 12 nghị sĩ thuộc các đảng chính trị chủ chốt trong Nghị viện Châu Âu như đảng Nhân dân Châu Âu, đảng Dân chủ Xã hội, đảng Châu Âu Đổi mới, đảng Xanh, đảng Bảo thủ và Cải cách…
Bản tin của Thông tấn xã Việt Nam cho biết, tại các cuộc gặp, ông Sơn đề nghị INTA và các nghị sĩ Nghị viện Châu Âu tiếp tục ủng hộ, phối hợp chặt chẽ với phía Việt Nam thúc đẩy tiến trình phê chuẩn hiệp định.
Đại sứ EU đã gặp Thứ trưởng Bộ Công an VN
Trong một diễn biến liên quan, theo Cổng thông tin điện tử Bộ Công an Việt Nam, sáng 16/1/2020, ông Pier Giorgio Aliberti, Đại sứ, Trưởng phái đoàn EU tại Việt Nam đã gặp Thượng tướng Nguyễn Văn Thành, Thứ trưởng Bộ Công an Việt Nam.
Bản tin trên cổng thông tin này của Bộ Công an không đưa chi tiết nội dung cuộc gặp cũng như sự kiện Đồng Tâm có nằm trong nội dung trao đổi giữa hai bên hay không. Bản tin dẫn khẳng định của ngài đại sứ rằng, “trên cương vị công tác mới sẽ tiếp tục nỗ lực hết sức mình, đưa quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa Liên minh châu Âu – Việt Nam ngày càng phát triển chặt chẽ và toàn diện hơn…”
EU và dân biểu Úc quan ngại ‘vi phạm nhân quyền’ ở Đồng Tâm
Phẩm cách Việt Nam và vụ việc Đồng Tâm
Đồng Tâm: Vì sao cần lực lượng đông đảo vào cuộc?
Đồng Tâm: “Người dân hiện đang rất hoang mang”
Trước đó, trong email trao đổi với BBC News Tiếng Việt, bà Virginie Battu-Henriksson, phát ngôn viên của Liên minh châu Âu về Quan hệ đối ngoại và Chính sách an ninh, có cho biết là ngày 9/1, Đại sứ Giorgio Aliberti, Trưởng phái đoàn EU tại Hà Nội, Việt Nam, “đã trực tiếp nêu vấn đề với ông Mai Tiến Dũng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, bày tỏ quan ngại và sự dè dặt về cách xử lý tình hình của lực lượng an ninh”.
Bà Battu-Henriksson cũng viết rằng, phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam đã “đề nghị” có “cuộc gặp cụ thể với Thứ trưởng Bộ Công an”; đồng thời sẽ “tiếp tục theo dõi tình hình”.
Vận động trên mạng và ‘lòng dân’
Trong một diễn biến khác, đến 12 giờ trưa ngày 20/1, lời kêu gọi gây quỹ‎ “Chung tay giúp đỡ đồng bào Đồng Tâm” trên trang gofundme đã nhận được tổng cộng 29.182 đô la Mỹ từ 648 người ủng hộ.
Trước đó, hôm 19/1, blogger, nhà báo tự do Phạm Đoan Trang và nhóm bạn đã kêu gọi gây quỹ này với mục tiêu đặt ra là 20 ngàn Mỹ kim.
Tài khoản quyên tiền phúng điếu cụ Kình ‘bị phong tỏa’
Đồng Tâm: Thêm video về ông Kình trong lúc có kêu gọi tẩy chay VCB
Cái giá của đất Đồng Sênh và lời hô hào bạo lực
Lý‎ do của việc kêu gọi này đưa ra trên trang web gofundme là “nhà cụ Lê Đình Kình hiện nay chỉ còn toàn phụ nữ, gồm cả người cao tuổi và trẻ nhỏ. Gia đình không còn một nguồn tiền nào để sinh sống, chưa nói tới việc thăm nuôi và tìm kiếm luật sư cho những người bị bắt. Đáng lo ngại nhất, công an vẫn tiếp tục đe dọa, thẩm vấn, ép cung những phụ nữ “còn tự do” này, ngăn chặn mọi tiếp xúc của họ với bên ngoài và triệt tiêu mọi con đường sống của họ.”
Mục tiêu 20.000 đô la Mỹ đã đạt được chỉ sau một ngày phát động.
Lời kêu gọi này được đưa ra trên sau khi Bộ Công an Việt Nam chính thức thừa nhận đã yêu cầu phong tỏa tài khoản Vietcombank của nhà hoạt động Nguyễn Thúy Hạnh tiếp nhận tiền phúng điếu ông Lê Đình Kình, với tổng số tiền ủng hộ gần nửa tỉ đồng.
Nhà báo Trịnh Hữu Long trên Luật khoa Tạp chí đã so sánh việc gây qũy này với những gì mà ông gọi là “cuộc trưng cầu dân ý không chính thức”.
Theo ông Long, những cuộc trưng cầu dân ‎mini này “thách thức không những nỗ lực truy cứu người dân Đồng Tâm của chính quyền, mà còn thách thức thêm việc chính quyền phong tỏa tài khoản của bà Hạnh ở Vietcombank”. Nó cho thấy những chuyển động trong “lòng dân”.
“‘Lòng dân’, nghe thì to tát và dân túy, nhưng không ai hiểu sức mạnh của nó hơn đảng Cộng sản Việt Nam. Họ sẽ phải quyết định là họ cần bao nhiêu cuộc trưng cầu dân ý không chính thức nữa, trước khi mọi thứ vượt ra ngoài tầm kiểm soát của họ”- cây bút này viết trên trang web Luật khoa Tạp chí.
Kiến nghị Vietcombank tháo khoán số tiền phúng điếu cụ Kình
Trong khi đó, cộng đồng mạng cũng bắt đầu kêu gọi ký tên vào kiến nghị trên change.org gửi Vietcombank, Mizuho Bank, Ngân hàng Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ và các cấp thẩm quyền ngân hàng trên thế giới yêu cầu Vietcombank phải tháo khoán số tiền 528 triệu đồng do đồng bào gửi tặng cho việc tang lễ cụ Lê Đình Kình.
Kiến nghị cho rằng, bằng việc tùy tiện khoá tài khoản của khách hàng khi không có bằng chứng hợp pháp đã đặt dấu hỏi về sự tin tưởng ở Vietcombank, cũng như sự hợp lý và minh bạch của hệ thống ngân hàng Việt Nam.
Kiến nghị kêu gọi “Ngân hàng Mizuho xem lại việc đầu tư tại Vietcombank, và liệu làm việc với Vietcombank sẽ bôi xấu đi danh tiếng của Mizuho”; “Ngân hàng Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ và các giới thẩm quyền ngân hàng trên thế giới hãy điều tra trường hợp Vietcombank đóng khoá một trương mục ngân hàng với khoản tiền dành riêng cho việc tang lễ”.
Báo nhà nước nói ‘đã yên’
Trong ngày 20/01, trang VTC News đăng bài của nhóm phóng viên trở về từ thôn Hoành, Đồng Tâm, cho rằng, “không khí đón xuân mới đã tràn về thôn Hoành bình thường như bao làng quê khác”.
“Dường như sự việc ngày 9/1 đã lui dần về sau, để bắt đầu một cái Tết mới, bắt đầu một năm mới.”
Bài báo kết thúc bằng hình ảnh “trâu thư thái ngoài đồng”, thu hút nhiều bình luận trên mạng xã hội ở Việt Nam và nước ngoài:
“Theo ghi nhận của PV trong chiều ngày 19/1, ngoài việc chợ vẫn họp, người dân thôn Hoành cũng bắt đầu ra đồng gieo mạ, chuẩn bị cho vụ Đông Xuân sắp tới. Trâu vẫn thư thái gặm cỏ ngoài đồng, còn nông dân đang hối hả tát nước vào ruộng. Cuộc sống cứ thế bình lặng trôi như bao làng quê Việt những ngày giáp Tết.”
Còn trang VnExpress lại chú ý đến căn nhà của cụ Lê Đình Kình:
Tết không xuất hiện trong nhà ông Lê Đình Kình, ngôi nhà nằm cách cổng thôn Hoành hơn trăm mét. Một chậu than to đặt giữa sân cho người già sưởi ấm và xua tan khí lạnh chiều đông. Bà Dư Thị Thành đầu chít khăn tang, ngồi hơ tay bên chậu lửa. Bà mới làm lễ cúng mười ngày cho chồng,”
Trong bài “Đồng Tâm 10 ngày sau biến cố” (20/01) có đoạn:
“Người dân cho biết ba ngày trước, công an bắt đầu rút quân, thu dọn barie chắn các lối vào làng.”
https://www.bbc.com/vietnamese/51171923

Biểu tình tại thủ đô Thụy Sĩ

chống lại hội nghị thượng đỉnh Davos

Vào thứ Bảy (18 tháng 1), những người biểu tình cánh tả xuống đường ở thủ đô Bern của Thụy Sĩ để phản đối Diễn đàn Kinh tế Thế giới sắp diễn ra tại Davos vào tuần tới. Hàng trăm người tập trung trong một cuộc biểu tình tại quảng trường nhà ga của thủ đô Bern và diễu hành trong hai giờ. Lực lượng cảnh sát được bố trí ở nhiều nơi nhưng không can thiệp vào cuộc biểu tình.
Trong cuộc tuần hành, những người biểu tình dừng tại một số điểm để đặt các dấu hiệu trên các cửa hàng hoặc công ty như Credit Suisse, nhà ga hỏa xa Thụy Sỹ hoặc siêu thị Migro. Khoảng 53 nguyên thủ quốc gia dự định thực hiện chuyến đi tới dãy núi Alps của Thụy Sỹ, bao gồm Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump, thủ tướng Đức Angela Merkel, cũng như 35 bộ trưởng tài chính và khoảng 30 bộ trưởng thương mại.
Mặc dù tổng thống Trump từng tham dự sự kiện Diễn đàn Kinh tế Thế giới được tổ chức tại khu nghỉ mát trên ngọn núi Alps vào năm 2018, nhưng vào năm ngoái tổng thống đã không tham gia, và sự trở lại của tổng thống Trump vào năm nay diễn ra trong bối cảnh tổng thống đang phải đối mặt với cáo buộc luận tội. Ngoại trưởng Iran Javad Zarif không còn nằm trong danh sách gần 3,000 người tham dự sự kiện này.
Theo Reuters đưa tin, thiếu nữ Greta Thunberg, nhà hoạt động khí hậu 17 tuổi người Thụy Điển, là người châm ngòi cho phong trào phản kháng toàn cầu #FridaysforFuture, sẽ trở lại Davos và tham gia vào một phiên thảo luận về ‘Ngăn chặn ngày tận thế khí hậu” (BBT)
https://www.sbtn.tv/bieu-tinh-tai-thu-do-thuy-si-chong-lai-hoi-nghi-thuong-dinh-davos/

Libya: Thượng đỉnh Berlin

kêu gọi các nước tôn trọng cấm vận vũ khí

Trọng Nghĩa
Họp lại tại Berlin vào hôm qua, 19/01/2020, lãnh đạo các quốc gia chính liên quan đến cuộc xung đột ở Libya đã cam kết tôn trọng lệnh cấm vận vũ khí do Liên Hiêp Quốc ban hành từ năm 2011 và từ bỏ bất kỳ hành vi “can thiệp” nào từ nước ngoài vào cuộc xung đột. Tuy nhiên, giới quan sát vẫn hoài nghi trước khả năng lời hứa được tôn trọng.
Sau nửa ngày đàm phán, thủ tướng Đức Angela Merkel cho biết là 11 quốc gia, trong đó có Nga và Thổ Nhĩ Kỳ, cường quốc đỡ đầu cho hai phe đối nghịch nhau tại Libya đã đồng ý tại hội nghị do Liên Hiệp Quốc bảo trợ, rằng không thể có bất kỳ “giải pháp quân sự” nào cho cuộc xung đột đã xâu xé Libya trong gần 10 năm qua.
Những người tham gia cũng kêu gọi các bên tham chiến tại Libya ngừng bắn thực sự vì một thỏa thuận hưu chiến, dù đã bắt đầu có hiệu lực vào ngày 12/01, nhưng vẫn không được tôn trọng.
Để đảm bảo cho lệnh ngừng bắn được tôn trọng lâu dài và có hiệu quả, sắp tới đây, các cuộc họp giữa đại diện quân sự của hai phe lâm chiến Libya sẽ được tổ chức. Theo tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres, lời mời sẽ được đưa ra “trong những ngày tới”.
Để củng lệnh hưu chiến, Liên Hiệp Quốc đã kêu gọi hai bên tham chiến thành lập một ủy ban quân sự hỗn hợp, mỗi phe có 5 ủy viên. Theo thông tin riêng của RFI, thư mời sẽ được gởi đi cho cuộc họp đầu tiên vào ngày 28 và 29 tháng 1 tại Genève.
Ủy ban này sẽ chịu trách nhiệm xác định các cơ chế để thực hiện ngừng bắn, tìm cách thống nhất quân đội và lực lượng an ninh và cố gắng giải thể các lực lượng dân quân. Đây sẽ là một nhiệm vụ khó khăn ở Libya, nơi hiện có hành chục nhóm võ trang khác nhau.
Những người tham gia hội nghị Berlin cũng đồng ý “tôn trọng” nghiêm túc các lệnh cấm vận vũ khí, hứa rằng lệnh cấm này sẽ được kiểm soát chặt chẽ hơn trước đây. Cấm vận vũ khí đã được Liên Hiệp Quốc ban hành năm 2011 nhưng hầu như không được ai tuân thủ.
Một điểm nhạy cảm khác của cuộc xung đột Libya cũng được đề cập tới: Sự can thiệp ít nhiều trực tiếp của nước ngoài. Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc khẳng định rằng “tất cả những nước tham gia hội nghị Berlin đã cam kết thội không can thiệp vào cuộc xung đột vũ trang hoặc các vấn đề nội bộ của Libya”.
Hiện nay, Thổ Nhĩ Kỳ công khai ủng hộ chính phủ Fayez el-Sarraj ở Tripoli và trong lúc Nga, dù đã nhất mực lên tiếng cải chính, nhưng vẫn bị tình nghi ủng hộ lãnh chúa chiến tranh ở miền đông Libya, thống chế Khalifa Haftar.
Hội nghị Berlin tuy nhiên đã giải hòa được hai tác nhân trực tiếp của cuộc chiến. Hai ông Fayez el-Sarraj và Khalifa Haftar đã không tiếp xúc với nhau, mà cũng không tham gia vào các cuộc đàm phán diễn ra vào hôm qua ở Berlin.
Trong bối cảnh đó, thật khó tưởng tượng ra được một cuộc đối thoại chính trị mà cộng đồng quốc tế mong muốn, ngay cả khi hai người đều đã đồng ý đưa ra “năm cái tên” để thành lập “Ủy Ban Quân Sự Hỗn Hợp”.
http://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200120-libya-th%C6%B0%E1%BB%A3ng-%C4%91%E1%BB%89nh-berlin-k%C3%AAu-g%E1%BB%8Di-c%C3%A1c-n%C6%B0%E1%BB%9Bc-t%C3%B4n-tr%E1%BB%8Dng-c%E1%BA%A5m-v%E1%BA%ADn-v%C5%A9-kh%C3%AD

Phe đối lập Nga sắp biểu tình

phản đối TT Putin ‘nắm quyền trọn đời’

Phe đối lập Nga hôm 20/1 cho biết đã lập kế hoạch tổ chức một cuộc biểu tình lớn vào tháng tới để phản đối kế hoạch sửa đổi hiến pháp của ông Putin mà phe này coi đó là một mưu đồ để ông Putin “nắm quyền trọn đời”, theo Reuters.
Hãng tin Anh nói rằng trong một động thái bất ngờ, ông Putin tuần trước đã công bố việc cải tổ hệ thống chính trị, dẫn tới việc từ chức thủ tướng của ông Medvedev cùng với nội các của ông.
Theo Reuters, chính trị gia đối lập Ilya Yashin hôm 20/1 thông báo về điều ông nói là các kế hoạch có phối hợp của phe đối lập về một cuộc biểu tình phản đối sáng kiến của ông Putin vào ngày 29/2 ở Moscow.
XEM THÊM:
Đảng cầm quyền Nga ủng hộ ông Putin chỉ định tân thủ tướng
“Xã hội cần một cuộc biểu tình lớn và thực sự rầm rộ”, ông Yashin viết, cho rằng sự thay đổi của ông Putin có thể coi là một động thái nhằm “nắm quyền trọn đời”.
“Đây là một cuộc tuần hành chính trị, với mục đích chính là kêu gọi việc luân chuyển quyền lực và để phản đối việc chiếm đoạt quyền lực”, ông Yashin nói.
Ông Yashin nói rằng cuộc biểu tình mà ông nói sẽ phải xin phép chính quyền Moscow đã nhận được sự hậu thuẫn của nhiều nhóm chống đối điện Kremlin trong đó có Quỹ Chống tham nhũng của chính trị gia đối lập Alexei Navalny.
Ông Navalny đã công khai thông điệp của ông Yashin lên mạng xã hội.
Ông Putin đã thống trị chính trường Nga trên cương vị thủ tướng và tổng thống trong vòng hai thập kỷ.
https://www.voatiengviet.com/a/phe-%C4%91%E1%BB%91i-l%E1%BA%ADp-nga-s%E1%BA%AFp-bi%E1%BB%83u-t%C3%ACnh-ph%E1%BA%A3i-%C4%91%E1%BB%91i-tt-putin-n%E1%BA%AFm-quy%E1%BB%81n-tr%E1%BB%8Dn-%C4%91%E1%BB%9Di-/5252487.html

Hong Kong: Biểu tình bạo lực, cảnh sát bắt người tổ chức

Ngày 20/1, một nhóm hoạt động dân chủ ở Hong Kong cho biết, một nhà hoạt động dân chủ nổi tiếng ở Hong Kong đã bị cảnh sát bắt giữ sau khi một cuộc biểu tình mà ông tham gia tổ chức biến thành bạo lực, theo Reuters.
Cảnh sát đã phải dùng hơi cay để giải tán cuộc biểu tình nói trên, diễn ra ở tại khu trung tâm tài chính của hòn đảo này, một ngày trước đó, tức 19/1.
Hong Kong: Cơn đau đầu 6 tháng qua của Bắc Kinh
Câu chuyện của một sinh viên biểu tình Hong Kong
Carrie Lam sắp đi Bắc Kinh, Tập Cận Bình sẽ nói gì?
Nhóm Tập hợp dân sự Hong Kong nói trên trong một tuyên bố cho biết, ông Ventus Lau bị bắt vào tối 19/1 với cáo buộc cản trở hoạt động của cảnh sát và vi phạm các điều khoản được đặt ra khi cho phép tổ chức cuộc biểu tình.
Ban đầu, ban tổ chức đã xin giấy phép tổ chức một cuộc tuần hành. Tuy nhiên, cảnh sát chỉ đồng ý cho tổ chức một cuộc biểu tình tĩnh, tại một công viên ở quận trung tâm thành phố.
Nhưng khi đám đông kéo đến ngày càng đông và tràn ra các đường phố xung quanh, một số người biểu tình đã dùng ô, trụ điều khiển giao thông và các vật dụng khác trên đường cũng như bới gạch lên từ vỉa hè để chặn các tuyến đường.
Cảnh sát sau đó đã ra lệnh dừng cuộc biểu tình và bắt đầu giải tán đám đông.
Người chụp hình Thiên An Môn mong dân Hong Kong an toàn
Hong Kong: Giới lập pháp dân chủ đề xuất loại lãnh đạo Carrie Lam
Carrie Lam sắp đi Bắc Kinh, Tập Cận Bình sẽ nói gì?
“Khởi đầu là những hành động bạo lực của những người nổi loạn đã dẫn đến việc đình chỉ cuộc biểu tình”, Sĩ quan cảnh sát Ng Lok-chun nói với các phóng viên.
“Ban tổ chức đã vi phạm các điều khoản nêu ra trong thư chấp thuận, không hỗ trợ việc duy trì trật tự trong sự kiện tụ tập đông người công khai này. Đó là lý do tại sao chúng tôi bắt giữ ông Lau”.
Cảnh sát cho biết, hai sĩ quan đã bị tấn công bằng gậy và bị thương ở đầu; một số người biểu tình đã ném chai nước vào lực lượng giữ trật tự.
Trong một tuyên bố vào cuối ngày 19/1, chính quyền Hong Kong cho biết, họ lên án mạnh mẽ vụ tấn công vào các sĩ quan cảnh sát.
Cuộc biểu tình nói trên là mới nhất trong một loạt các cuộc biểu tình chống chính phủ liên tục diễn ra ở Hong Kong kể từ tháng 6 đến nay. Người Hong Kong đã xuống đường để bày tỏ sự phẫn nộ về dự luật dẫn độ mà hiện đã bị đình chỉ.
Những người tổ chức cho biết 150.000 người đã tham dự cuộc biểu tình trên, trong khi cảnh sát ước tính chỉ có 11.680 người vào cao điểm.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-51174058

Cảnh sát bắn hơi cay

để giải tán hàng ngàn người ở trung tâm Hong Kong

Vào Chủ nhật (19/1), cảnh sát bắn hơi cay để giải tán hàng ngàn người biểu tình chống chính phủ. Những người biểu tình tập trung tại một công viên trung tâm Hồng Kông nhưng sau đó họ tràn ra đường, dựng rào chắn trên đường và phun sơn lên các tòa nhà. Một số cảnh sát mặc đồ chống bạo động đuổi theo những người biểu tình và một số vụ bắt giữ được thực hiện. Có một chiếc xe vận tải phun nước chạy trên đường phố trung tâm nhưng không được sử dụng.
Các nhà tổ chức ban đầu xin giấy phép để thực hiện một cuộc tuần hành nhưng cảnh sát chỉ đồng ý cho một cuộc biểu tình trong công viên, với lý do là các cuộc tuần hành trước đó đã trở nên bạo lực. Khi những người biểu tình tràn ra đường, một vài người trong số họ mặc quần áo toàn màu đen, chắn ngang đường bằng dù và một số đồ đạc khác, đào gạch từ vỉa hè và đập vỡ đèn giao thông.
Cảnh sát tuyên bố có hai nhân viên liên lạc của cảnh sát bị tấn công bằng gậy gỗ và bị thương ở đầu. Họ cũng cho biết một số người biểu tình còn ném chai nước vào các sĩ quan khác. Cảnh sát cho hay rằng, trước những sụ việc bạo lực, các sĩ quan cảnh sát yêu cầu nhà tổ chức tạm dừng cuộc biểu tình, và kêu gọi những người tham gia rời khỏi khu vực trên bằng xe công cộng.
Hong Kong đã đưa ra một chiến thuật mới tên là “stop and search” (tạm dịch là “dừng lại và kiểm tra”). Trong một chiến thuật mới này, cảnh sát xuất hiện trước khi các cuộc biểu tình diễn ra, và họ thực hiện hoạt động “stop and search” gần các cuộc biểu tình dự kiến. Tất cả mọi người đều hiểu rằng họ có nguy cơ bị dừng lại và kiểm tra, thậm chí còn có thể bị bắt giữ hàng loạt, nhưng người dân Hồng Kông vẫn can đảm bước ra, bất chấp rủi ro. (BBT)
https://www.sbtn.tv/canh-sat-ban-hoi-cay-de-giai-tan-hang-ngan-nguoi-o-trung-tam-hong-kong/

Hồng Kông : Một nhà tổ chức biểu tình bị bắt

Thụy My
Nhà hoạt động dân chủ Hồng Kông Lưu Dĩnh Khuông (Ventus Lau) đã bị cảnh sát bắt sau khi cuộc biểu tình mà ông tham gia tổ chức hôm Chủ Nhật 19/1 biến thành bạo động. Hong Kong Civil Assembly Team hôm nay 20/01/2020 cho biết như trên.
Cũng theo thông cáo của Hong Kong Civil Assembly Team (Dân Gian Tập Hội Đoàn Đội) được Reuters dẫn lại, ông Lưu Dĩnh Khuông bị bắt tối qua với cáo buộc « bất tuân mệnh lệnh của cảnh sát », và vi phạm các quy định đã đưa ra khi cấp phép biểu tình.
Các nhà tổ chức xin giấy phép cho một cuộc tuần hành, nhưng cảnh sát chỉ cho phép tập hợp tại một công viên ở khu Trung Hoàn. Đến khi đám đông phình to, tràn ra các con đường xung quanh, một số người biểu tình đã chặn đường bằng dù, những đồ vật, biển báo giao thông, gạch lát đường bị gỡ. Cảnh sát bèn ra lệnh chấm dứt biểu tình và giải tán đám đông.
Theo phía cảnh sát, có hai cảnh sát viên bị thương ở đầu vì bị tấn công bằng gậy, người biểu tình ném chai lọ nên phải giải tán bằng hơi cay. Chính quyền Hồng Kông ra thông cáo « cực lực lên án » việc tấn công vào cảnh sát.
AFP khi tường thuật vụ xuống đường hôm qua cho biết người biểu tình đa số mặc đồ đen và đeo mặt nạ đã hô vang « Bảo vệ Hồng Kông, đấu tranh cho tự do ! ». Một số người vẫy cờ Mỹ và Anh, số khác mang biểu ngữ màu xanh đòi độc lập cho Hồng Kông. Rất nhiều gia đình mang theo con cái đi biểu tình trong không khí ôn hòa, cho đến khi cảnh sát ra lệnh giải tán.
Theo các nhà tổ chức, cuộc biểu tình mang tên « Tập hợp toàn thể chống chủ nghĩa cộng sản » hôm qua có 150.000 người tham gia, trong khi cảnh sát cho rằng con số này là 11.680 người.
http://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20200120-h%E1%BB%93ng-k%C3%B4ng-m%E1%BB%99t-nh%C3%A0-t%E1%BB%95-ch%E1%BB%A9c-bi%E1%BB%83u-t%C3%ACnh-b%E1%BB%8B-b%E1%BA%AFt

Những điều cần biết về virus viêm phổi corona từ TQ

Virus viêm phổi corona từ Vũ Hán, Trung Quốc đã lan sang Hàn Quốc, Hong Kong và Thái Lan.
Cũng có tin về khả năng du khách từ Trung Quốc bị nghi lây nhiễm virus này tới Đà Nẵng, Việt Nam.
Chiều 15/1, Bộ Y tế Việt Nam đã có cuộc họp khẩn để bàn về biện pháp phòng chống dịch viêm phổi cấp tính – gây ra do chủng virus corona mới.
Hôm 14/1, hai du khách đến từ thành phố Vũ Hán hạ cánh tại Sân bay quốc tế Đà Nẵng đã bị nước chủ nhà cách ly và theo dõi về loại virus corona mới.
Các mẫu bệnh phẩm lấy từ hai du khách này đang được gửi về Viện Pasteur Nha Trang để xét nghiệm; việc lập danh sách những người tiếp xúc gần với hai bệnh nhân đang được tiến hành.
Bộ Y tế VN họp khẩn về virus viêm phổi corona
WHO báo động tình trạng lây lan của virus gây viêm phổi từ TQ
Virus viêm phổi bí ẩn bùng phát ở Trung Quốc
Lo sợ gia tăng khi virus tả lợn châu Phi lây lan nhanh ở Đông Nam Á
Các triệu chứng
Người mắc virus viêm phổi corona có triệu chứng bệnh đường hô hấp, sốt cao, ho, hụt hơi và khó thở.
Các triệu chứng này nhắc lại dịch virus viêm phổ cấp Sars, cũng thuộc dòng coronavirus, – bệnh dịch giết chết 774 hồi đầu thập niên 2000, chủ yếu ở châu Á.
Cấu trúc di truyền của virus mới này gần với Sars hơn là các loại coronavirus lây lan ở người.
“Chúng tôi quan sát loại coronavirus mới, và muốn biết bệnh lý nghiêm trọng tới đâ. Hiện nó mới chỉ trên mức bị cảm cúm, và đó cũng là lo ngại, tuy chưa nặng bằng Sars,” giáo sư Mark Woolhouse từ ĐH Edinburgh, Scotland nói.
Lây lan với tốc độ thế nào?
Phát hiện hồi tháng 12/2019 ở Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc virus này đã giết chết ba người ở Trung Quốc.
DịpTết Nguyên đán là lúc hàng triệu người di chuyển khắp Trung Quốc, gây lo ngại khả năng lây lan bệnh sẽ tăng lên.
Chỉ trong cuối tuần qua, có thêm hơn 130 trường hợp được xác nhận tại Trung Quốc, đưa tổng số lên trên 200.
Ba người tử vong vì bệnh đường hô hấp.
Nhật Bản, Hàn Quốc, và Thái Lan cũng xác nhận các trường hợp nhiễm bệnh.
Một báo cáo của trung tâm bệnh truyền nhiễm – MRC Centre for Global Infectious Disease Analysism thuộc Đại học Imperial College London cho rằng có thể đã có trên 1.700 trường hợp lây nhiễm.
Có thể lây từ người sang người?
Cho đến nay, giới khoa học tin rằng đã có các trường hợp lây truyền qua người.
Hiện ai cũng nhớ về Sars và lo sợ, nhưng nay chúng ta đã được chuẩn bị tốt hơn để ứng phó với loại dịch bệnh nàyBà Jodie Golding
Wang Lin-Fa, từ trường y Duke-NUS Medical School, Singapore, người đã thăm Vũ Hán gần đây, cho hay giới chức TQ theo dõi kỹ các triệu chứng lây truyền trong dân cư, từ người sang người.
“Thế nhưng với Tết năm mới đang đến và 400 triệu người di chuyển trong cả nước, vì thế ai cũng lo lắng và chúng ta cần theo dõi kỹ Trung Quốc.”
Trang South China Morning Post ở Hong Kong hôm 19/01 cho hay các nhà khoa học Anh đã giải mã di truyền của virus mới này và cho hay nó thuộc nhóm 2C trong các loại coronavirus, còn Sars thuộc nhóm 2B.
“Điều này có nghĩa là đột biến gen của hai loại hoàn toàn không giống nhau.”
Theo báo này, quan chức Hong Kong cho rằng không có khả năng bùng nổ đại dịch mới như hồi có dịch Sars.
Có thể ngăn chặn lây lan được không?
Bệnh nhân được cách ly ngay để tránh lây lan, và chợ đồ biển ở Vũ Hán bị đóng cửa và dọn rửa.
Người dân được khuyên không tiếp xúc trực tiếp với động vật, gia cầm sống mà thiếu bảo hộ, khi chế biến thịt, trứng cần đun nấu kỹ, và cũng cần tránh tiếp xúc với với người có triệu chứng như bị cảm cúm.
Chính quyền Singapore, Hong Kong bắt đầu kiểm dịch với khách từ Vũ Hán.
Hoa Kỳ cũng ra tuyên bố tương tự về việc kiểm dịch hành khách tới ba sân bay San Francisco, Los Angeles và New York.
Bạn có phải lo ngại?
Bà Josie Golding, bác sĩ từ quỹ Wellcome Trust, nói cần có thêm thông tin thì mới biết được là phải lo lắng tới đâu.
“Hiện ai cũng nhớ về Sars và lo sợ, nhưng nay chúng ta đã được chuẩn bị tốt hơn để ứng phó với loại dịch bệnh này.”
Còn GS Jonathan Ball, từ ĐH Nottingham cho rằng “cần lo ngại về bất cứ loại virus nào có thể xâm nhập lần đầu và sống trong cơ thể người”.
“Một khi nó vào bên trong tế bào và nhân bản trong đó thì nó có thể tạo ra biến thể rồi lây lan hiệu quả hơn, và trở nên nguy hiểm hơn,
“Chúng ta cần ngăn không cho virus có khả năng làm như vậy.”
Cho đến ngày 20/01/2020, giới chức Anh tin rằng nguy cơ coronavirus lan tới nước này “là rất thấp”.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-51176288

Virus viêm phổi corona:

Lây nhiễm lan ra các thành phố khác ở Trung Quốc

Chính quyền Trung Quốc vừa thông báo 139 trường hợp mới bị nhiễm virus corona gây viêm phổi chỉ trong vòng hai ngày cuối tuần vừa qua và lần đầu tiên xác nhận lây nhiễm đã lan ra ngoài thành phố Vũ Hán.
Các trường hợp mới được xác định tại các thành phố Vũ Hán, Bắc Kinh và Thâm Quyến.
Như vậy, tổng số trường hợp bị nhiễm bệnh hiện đã vượt quá 200 người, và ba người đã chết.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết, số trường hợp nhiễm tăng do tăng cường việc xét nghiệm trong những người mắc bệnh về hô hấp.
Chủng virus corona mới này xuất hiện lần đầu ở Vũ Hán vào tháng 12/2019 và đã lan ra nước ngoài, với hai trường hợp ở Thái Lan và một ở Nhật Bản.
Bộ Y tế VN họp khẩn về virus viêm phổi corona
WHO báo động tình trạng lây lan của virus gây viêm phổi từ TQ
Virus viêm phổi bí ẩn bùng phát ở Trung Quốc
Còn tại Việt Nam, hôm 14/1, theo Bloomberg, hai du khách đến từ thành phố Vũ Hán,Trung Quốc sau khi hạ cánh tại Sân bay quốc tế Đà Nẵng đã bị lực lượng Y tế Việt Nam cách ly và đang được theo dõi về loại virus corona mới.
Các mẫu bệnh phẩm lấy từ hai du khách này được gửi về Viện Pasteur Nha Trang để xét nghiệm; việc lập danh sách những người tiếp xúc gần với 2 bệnh nhân đang được tiến hành.
Các chuyên gia ở Anh nói với BBC rằng số người nhiễm bệnh ở Trung Quốc có thể lớn hơn nhiều so với con số chính thức.
Thông tin gì là mới nhất?
Các nhà chức trách ở thành phố Vũ Hán cho biết, 136 trường hợp mới đã được xác nhận ở thành phố này vào cuối tuần qua. Đồng thời, có thêm trường hợp thứ ba tử vong do virus này.
Tính đến cuối ngày 19/1, các quan chức cho biết, 170 người ở Vũ Hán vẫn đang được điều trị tại bệnh viện, trong đó có 9 người đang trong tình trạng nguy kịch.
Các quan chức y tế ở quận Đại Hưng (Daxing) của Bắc Kinh cho biết, hai người vừa đến đây từ thành phố Vũ Hán cũng đang được điều trị bệnh viêm phổi do virus corona.
Tại Thẩm Quyến, các quan chức cho biết, một người đàn ông 66 tuổi có triệu chứng nhiễm virus này sau chuyến đi thăm người thân ở Vũ Hán.
WHO cho biết “việc tăng cường tìm kiếm và xét nghiệm [virus] trong số những người mắc bệnh hô hấp” đã dẫn đến con số trường hợp bị nhiễm bệnh tăng vọt.
WHO cũng nói rằng, một “động vật dường như là nguồn lây nhiễm của virus”, trong khi có “một số lây truyền từ người sang người khi tiếp xúc gần”.
Tổ chức này cho biết là người dân có thể giảm nguy cơ lây nhiễm virus corona bằng cách thực hiện các biện pháp như tránh tiếp xúc mà “không có đồ bảo hộ” với động vật sống, nấu chín thịt và trứng, và tránh tiếp xúc gần với bất kỳ ai bị cảm lạnh hoặc cúm.
Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc trước đó cho biết, loại virus này “vẫn có thể phòng ngừa và kiểm soát được”, trong khi cảnh báo rằng, cần theo dõi chặt các con đường lây nhiễm và các trường hợp xảy ra đột biến.
Cơ quan y tế cũng khẳng định sẽ tăng cường giám sát trong dịp Tết Nguyên đán diễn ra tuần này, khi hàng triệu người ở Trung Quốc sẽ về quê đón Tết cùng với gia đình.
Virus này có gì bí ẩn?
Các mẫu virus đã được lấy từ bệnh nhân và được phân tích trong phòng thí nghiệm. Các quan chức Trung Quốc và WHO đã kết luận rằng, đây là một loại virus corona.
Virus corona là một họ virus rộng, nhưng chỉ mới có sáu loại đã được nhận biết có thể lây cho người. Và virus mới sẽ đưa con số này thành bảy.
Ở mức độ nhẹ, chúng gây ra cảm lạnh thông thường, nhưng hội chứng hô hấp cấp tính nghiêm trọng (Sars) là một loại virus corona đã giết chết 774 trong số 8.098 người bị nhiễm trong một ổ dịch bắt đầu ở Trung Quốc vào 2002.
Phân tích mã di truyền của virus mới cho thấy, nó có liên quan mật thiết với Sars hơn bất kỳ loại virus corona nào khác ở người.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-51165777

Thế giới sẽ thấy điều gì ở TQ trong năm 2020?

2019 là một năm nhiều biến động ở Trung Quốc, với căng thẳng thương mại Mỹ – Trung leo thang, các cuộc biểu tình ở Hồng Kông lên đến cao độ, trong khi đó Chủ tịch Tập Cận Bình tiếp tục củng cố quyền lực. Thế giới sẽ thấy điều gì từ Trung Quốc vào năm 2020? Dưới đây là một vài dự đoán của hai nhà phân tích Li Wyne và James Dobbins đăng trên tờ The Hill.
Gắng sức để thay đổi Đài Loan và Hồng Kông
Trung Quốc hiện tiêu thụ khoảng 40% lượng hàng xuất khẩu của Đài Loan, và lượng xuất khẩu này chiếm hơn một nửa GDP của Đài Loan. Tuy nhiên, sự phụ thuộc kinh tế ngày càng mạnh mẽ vào Đại lục đã không làm ảnh hưởng đến chủ nghĩa dân tộc ở Đài Bắc, mà còn ngược lại. Năm 1994, 20% công chúng được khảo sát nhận mình là người Đài Loan, trong khi 26% nhận mình là người Trung Quốc. Vào năm 2018, tỷ lệ xác định là người Đài Loan là 54,5%, trong khi tỷ lệ nhận mình là người Trung Quốc giảm mạnh xuống dưới 4%.
Sau việc Tổng thống Thái Anh Văn giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Đài Loan vào ngày 11/1, Trung Quốc sẽ không chỉ phải đối đầu với một cộng đồng với chủ nghĩa dân tộc lớn hơn, mà còn là một chính phủ tăng cường mở rộng quan hệ trên khắp châu Á – Thái Bình Dương và giảm sự phụ thuộc kinh tế vào Trung Quốc.
Các cuộc biểu tình ở Hồng Kông vẫn sẽ làm phiền lòng Trung Quốc. Việc đáp ứng các yêu cầu của người biểu tình, dù không đáp ứng tất cả, thì cũng làm Tập Cận Bình mất mặt. Trong khi đó, nếu triển khai quân đội trấn áp người biểu tình, thì điều này có thể khiến Trung Quốc phải đối mặt với sự chỉ trích quốc tế sau vụ thảm sát Thiên An Môn, và khiến Đài Loan càng không chấp nhận mô hình “Một quốc gia, hai chế độ” để thống nhất với Đại lục.
Tiếp tục giảm phụ thuộc vào linh kiện công nghệ cao của nước ngoài
Huawei đã gây ngạc nhiên cho giới quan sát vào tháng 9 năm ngoái khi công bố một điện thoại thông minh không chứa chip của Mỹ. Công ty này cho biết họ hiện đang nỗ lực để thay thế toàn bộ bộ ứng dụng di động của Google (Google Mobile Services). Chính phủ Trung Quốc năm ngoái đã yêu cầu các cơ quan thuộc nhà nước và các tổ chức công cộng của nước này loại bỏ hoàn toàn thiết bị máy tính và phần mềm của nước ngoài trong vòng 3 năm. Tuy nhiên, các doanh nghiệp Trung Quốc có thể gặp khó khăn trong việc vượt qua sự phụ thuộc vào các linh kiện và bí quyết công nghệ nước ngoài.
 Giảm bớt tác động từ thuế quan của chính quyền Tổng thống Trump
Lượng xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ đã giảm gần 15% trong 10 tháng đầu của năm 2018 và cùng kỳ năm 2019. Mặc dù vậy, tỷ lệ xuất khẩu toàn cầu của nước này hiện là 11,9% – cao hơn một chút so với thời Mỹ áp vòng thuế quan đầu tiên vào tháng 7/2018. Tuy nhiên, lượng xuất khẩu của Trung Quốc vẫn giảm vì Mỹ là thị trường lớn hơn so với các khác và Trung Quốc có thể mất một số sức mạnh thương mại trên toàn cầu.
Ngoài việc tăng cường mối quan hệ thương mại song phương thông qua sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc có thể sẽ củng cố hai phương diện khác: Kết thúc hiệp định thương mại tự do ba chiều với Nhật Bản – Hàn Quốc và kích hoạt Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực ở châu Á – Thái Bình Dương mặc dù Ấn Độ đã quyết định không tham gia. Trung Quốc cũng đang tích cực tận dụng những căng thẳng bên kia Đại Tây Dương để cố gắng có được chỗ đứng vững chắc hơn cho Huawei trong việc triển khai mạng 5G ở khắp châu Âu.
Tăng cường hợp tác với Nga
Không có bằng chứng cho thấy hai nước đang theo đuổi một liên minh quân sự chính thức. Ngoài ra, mối quan hệ của hai bên ngày càng bất đối xứng; tổng sản phẩm nội địa (GDP) của Trung Quốc gấp hơn tám lần so với Nga vào năm 2018. Tuy nhiên, khi Washington quyết định đặt Trung Quốc và Nga vào nhóm “cạnh tranh cường quốc”, thì Nga – Trung có thể sẽ tăng cường hợp tác để đánh bại mục tiêu chính sách đối ngoại của Mỹ.
Tiếp tục ưu tiên và thận trọng trong địa chính trị
Trung Quốc sẽ tiếp tục củng cố các yêu sách ở Biển Đông trong khi sử dụng các đòn bẩy kinh tế và các đòn bẩy khác để chia rẽ các bên phản đối. Trung Quốc còn tiếp tục thúc giục việc giảm nhẹ một số biện pháp trừng phạt đối với Triều Tiên để đổi lấy việc Bình Nhưỡng kiềm chế đối với phi hạt nhân hóa, từ đó liên kết với Hàn Quốc. Chính quyền Bắc Kinh sẽ tiếp tục gia nhập Nga – Liên minh châu Âu để phản đối các biện pháp “trừng phạt tối đa” của Mỹ đối với Iran. Trung Quốc sẽ tiếp tục khuếch trương sự hiện diện kinh tế của mình ở Châu Mỹ Latinh, Nam Âu và châu Phi cận Sahara thông qua BRI.
Nhưng có lẽ quan trọng nhất, Trung Quốc sẽ tiếp tục hướng tới là một nhà vô địch của trật tự quốc tế hiện có. Trái ngược với chủ nghĩa chống toàn cầu của chính quyền Trump, Trung Quốc sẽ chỉ ra sự tham gia vào các nỗ lực toàn cầu trong việc hạn chế biến đổi khí hậu, đóng góp cho lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc, hỗ trợ cho Tổ chức Thương mại Thế giới và quan tâm đến việc mở rộng thương mại – trong khi đó tránh bị lôi kéo trực tiếp vào bất kỳ điểm rắc rối lớn nào trên trường quốc tế.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/32573-the-gioi-se-thay-dieu-gi-o-tq-trong-nam-2020.html

TQ nổi cáu vì nhiều nước chúc mừng bà Thái Anh Văn

Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố không chấp nhận chuyện nhiều nước có quan hệ chính thức với Bắc Kinh lại gởi điện chúc mừng bà Thái Anh Văn tái đắc cử lãnh đạo Đài Loan.
Chiến thắng vang dội của bà Thái Anh Văn, một nhà lãnh đạo chủ trương độc lập chính thức cho Đài Loan, khiến Trung Quốc bực tức. Bà Thái đánh bại ứng cử viên Hàn Quốc Du của Quốc dân đảng – một người chủ trương hòa hoãn và thân thiết với Bắc Kinh – trong cuộc bầu cử ngày 11-1.
Ngay sau khi có kết quả chính thức, Bộ Ngoại giao Mỹ, Anh, Nhật Bản và Singapore gởi thư chúc mừng bà Thái cùng Đảng Dân chủ tiến bộ của bà.
“Xin chúc mừng cuộc bầu cử thành công ở Đài Loan và chiến thắng của bà Thái Anh Văn cùng đảng của bà. Singapore và Đài Loan có quan hệ thân thiện và hữu nghị qua nhiều năm. Chúng tôi sẽ tiếp tục vun đắp mối quan hệ này dựa trên quan điểm của Singapore về chính sách Một Trung Quốc”, Singapore tỏ ra khéo léo.
Tuy nhiên, các bức điện mừng của những nước này khiến Trung Quốc không hài lòng. Bắc Kinh xem Đài Loan là một phần lãnh thổ không thể tách rời và yêu cầu các nước có quan hệ chính thức tôn trọng nguyên tắc Một Trung Quốc.
“Chúng tôi thực sự thất vọng và phản đối mạnh mẽ các hành động như vậy. Trung Quốc kiên quyết phản đối chuyện trao đổi văn bản chính thức giữa Đài Loan và các nước đã thiết lập quan hệ chính thức với Trung Quốc”, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng nhấn mạnh ngày 12-1.
Theo hãng thông tấn AFP, truyền thông nhà nước Trung Quốc đã nỗ lực hạ uy tín và ảnh hưởng của bà Thái sau bầu cử. Tân Hoa xã cáo buộc bà Thái và đảng của bà sử dụng “các trò bẩn” để giành chiến thắng, bao gồm cả việc mua phiếu.
Hãng thông tấn chính thức của Trung Quốc quy chụp trách nhiệm cho “các thế lực đen tối bên ngoài” vì đã làm thay đổi kết quả bầu cử. Thời báo Hoàn Cầu cho rằng chiến thắng của bà Thái sẽ đẩy nhanh tiến trình thống nhất Đài Loan.
Lý giải cho điều này, tờ báo thuộc Đảng Cộng sản Trung Quốc cho rằng bởi người dân Trung Quốc đã quá chán với cách tiếp cận theo kiểu lợi dụng của Quốc dân đảng, chủ trương giữ nguyên hiện trạng chia cắt Đài Loan và đại lục.
Vậy nên, họ tin rằng một khi bà Thái và đảng của bà tuyên bố Đài Loan độc lập, Trung Quốc sẽ có cớ để đường đường chính chính can thiệp bằng quân sự. Và chỉ khi như vậy, giấc mơ thống nhất Đài Loan mới có thể sớm thành hiện thực.
http://biendong.net/bi-n-nong/32-sukien/32568-tq-noi-cau-vi-nhieu-nuoc-chuc-mung-ba-thai-anh-van.html

Hành động đánh chiếm bằng vũ lực

không thể tạo ra chủ quyền

cho TQ đối với quần đảo Hoàng Sa

Thế là đã trải qua 46 năm kể từ khi Bắc Kinh dùng vũ lực đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, gây ra cuộc chiến đẫm máu đối với Hải quân của Việt Nam Công hòa đang quản lý và thực thi chủ quyền ở Hoàng Sa vào lúc đó. Tuy nhiên, hành vi đó của Trung Quốc không thể tạo ra chủ quyền của họ đối với quần đảo này.
Để xác định một vùng lãnh thổ (bao gồm các đảo hay quần đảo) thuộc về một quốc gia cần sử dụng nguyên tắc về quyền thụ đắc lãnh thổ. Theo đó, những nguyên tắc và quy phạm pháp luật xác định quyền thụ đắc lãnh thổ của một quốc gia phải hình thành trên cơ sở thực tiễn quốc tế và được luật pháp quốc tế thừa nhận. Trong đó, quyền này thường được vận dụng theo các nguyên tắc: “quyền phát hiện”, “kế cận địa lý”, “chiếm hữu thật sự”.
1. Phương thức thụ đắc lãnh thổ theo nguyên tắc “quyền phát hiện” hay còn gọi là “quyền ưu tiên chiếm hữu” một vùng lãnh thổ cho quốc gia đầu tiên phát hiện ra nó. Tuy nhiên, nguyên tắc này không giúp xác định chủ quyền cho một quốc gia đã tuyên bố phát hiện ra vùng lãnh thổ đó đầu tiên. Bởi vì, trên thực tế, người ta không thể xác định được một cách cụ thể thế nào là phát hiện đầu tiên, ai là người đã phát hiện trước và lấy gì để ghi nhận hành vi phát hiện đó, v.v. Vì vậy, việc phát hiện này về sau được bổ sung thêm nội dung là phải để lại dấu tích cụ thể trên vùng lãnh thổ mới được phát hiện. Với sự bổ sung này, “quyền ưu tiên chiếm hữu” được đổi thành nguyên tắc “chiếm hữu danh nghĩa”.Tuy nhiên, người ta cũng không thể lý giải được “danh nghĩa” hay “danh nghĩa lịch sử” cụ thể là gì, được hình thành từ bao giờ và đã tồn tại như thế nào? Vì thế, trong thực tế, nguyên tắc này đã không còn được sử dụng để giải quyết tranh chấp chủ quyền lãnh thổ, cho dù hiện tại vẫn còn một số quốc gia cố tình bám lấy nó để bảo vệ cho những yêu sách lãnh thổ vô lý của mình.
2. Đối với quyền thụ đắc lãnh thổ theo nguyên tắc “kế cận địa lý”, được một số quốc gia có vị trí địa lý cận kề dựa vào để bảo vệ cho yêu sách chủ quyền lãnh thổ của họ. Trong thực tiễn giải quyết tranh chấp chủ quyền lãnh thổ về biển, đảo thì lập luận này không được thừa nhận như là một nguyên tắc pháp lý. Bởi vì, có rất nhiều vùng lãnh thổ nằm sát ngay bờ biển của nước này nhưng vẫn thuộc chủ quyền của nước khác và không hề có sự tranh chấp nào xảy ra.
3. Về quyền thụ đắc lãnh thổ theo nguyên tắc “chiếm hữu thật sự”, đã được quốc tế thống nhất sử dụng rộng rãi để xem xét, giải quyết các tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ, với các nội dung chủ yếu sau: Thứ nhất, việc xác lập chủ quyền lãnh thổ phải do thực thể nhà nước tiến hành. Thứ hai, việc chiếm hữu phải được thực hiện trên một vùng lãnh thổ vô chủ (Res-Nullius) hay trên một vùng lãnh thổ đã bị bỏ hoang (derelicto). Thứ ba, quốc gia chiếm hữu phải thực thi chủ quyền của mình một cách hiệu quả, thích hợp với những điều kiện tự nhiên, dân cư ở trên vùng lãnh thổ đó. Thứ tư, việc chiếm hữu và thực thi chủ quyền phải hòa bình, liên tục, rõ ràng; dùng vũ lực để xâm chiếm là phi pháp, không được thừa nhận1.
Như vậy, nguyên tắc “chiếm hữu thật sự” đã thể hiện tính khách quan, khoa học, bình đẳng và toàn diện trong thực hiện quyền thụ đắc lãnh thổ đối với mọi quốc gia trên thế giới, mà không phân biệt đó là quốc gia lớn hay nhỏ, mạnh hay yếu, v.v. Theo nguyên tắc này, một quốc gia dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực để chiếm hữu chủ quyền biển, đảo, dù kéo dài trong bao nhiêu năm cũng vẫn là phi pháp, không được luật pháp quốc tế công nhận. Đây là một trong những căn cứ quan trọng, làm cơ sở để giải quyết các tranh chấp biển, đảo bằng biện pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế, tạo môi trường hòa bình, ổn định cho từng khu vực và toàn thế giới.
Dựa trên nguyên tắc thụ đắc lãnh thổ “chiếm hữu thật sự” đối với quần đảo Hoàng Sa thì các nhà nước phong kiến Việt Nam đã xác lập và thực thi chủ quyền đối với quần đảo này ít nhất là từ thế kỷ XVII. Các tài liệu lịch sử đều chứng tỏ ngay từ đầu thế kỷ XVII, khi quần đảo Hoàng Sa còn vô chủ, nhà nước
Đại Việt thời chúa Nguyễn đã tổ chức các đội “Hoàng Sa”, “Bắc Hải”, thực hiện việc tuần phòng, đánh bắt hải sản quý hiếm; đo vẽ sơ đồ, hải trình và tiến hành trồng cây, dựng mốc trên hai quần đảo này.
Đến thời Tây Sơn, mặc dù luôn có chiến tranh nhưng chính quyền nhà nước vẫn tổ chức các đội: “Hoàng Sa”, “Quế Hương”, “Đại Mạo” và “Hải Ba”, hoạt động theo thông lệ cũ mà không gặp bất cứ trở ngại nào. Nối dòng lịch sử, nhà nước Đại Việt thời chúa Nguyễn tiếp tục phái các đội ra quần đảo Hoàng Sa dựng bia chủ quyền, đo đạc thủy trình, trồng cây và vẽ bản đồ khu vực.
Điều đáng nói là, tất cả các hoạt động đó đều do triều đình phong kiến tổ chức dưới danh nghĩa nhà nước, được các văn bản nhà nước ghi nhận, hiện còn lưu giữ khá đầy đủ cả ở trong nước và quốc tế.
Trong thời kỳ Pháp thuộc, với tư cách đại diện về quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam, Chính quyền thuộc địa Pháp đã tiến hành các hoạt động quản lý, bảo vệ và khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa qua các hoạt động: điều tra khí hậu, thổ nhưỡng, nghiên cứu mỏ (1925 – 1927); đưa quân ra đồn trú ở Hoàng Sa (1930 – 1933) và xây dựng các ngọn hải đăng, trạm khí tượng (1938), cấp phát giấy chứng sinh cho trẻ em sinh ra tại Hoàng Sa v.v.
Phát biểu tại Hội nghị San Francisco tháng 9/1951với tư cách Trưởng phái đoàn Việt Nam – thành viên của khối Liên hiệp Pháp, Thủ tướng Quốc gia Việt Nam Trần Văn Hữu khẳng định: “ cũng vì cần phải thành thật lợi dụng tất cả mọi cơ hội để dập tắt những mầm mống các tranh chấp sau này, chúng tôi xác nhận chủ quyền đã có từ lâu đời của Việt Nam trên quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa”.Lời xác nhận chủ quyền đó của Trưởng phái đoàn Việt Nam không hề gây ra một phản ứng chống đối hoặc yêu sách nào của 51 quốc gia tham dự Hội nghị. Điều này đồng nghĩa với việc chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa đã được thừa nhận tại một hội nghị quốc tế.
Sau năm 1954, theo Hiệp định Giơ-ne-vơ, quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa do chính quyền Việt Nam Cộng hòa quản lý, bảo vệ. Tuy nhiên, lợi dụng lúc Việt Nam có chiến tranh và gặp khó khăn, ngày 17/01/1974 Bắc Kinh đã phát động cuộc chiến đánh chiếm Hoàng Sa và chiếm đóng trái phép từ đó đến nay. Đây là hành động trái với nguyên tắc pháp lý về quyền thụ đắc lãnh thổ trong luật pháp và thực tiễn quốc tế. Hành động của Trung Quốc đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa bằng vũ lực vi phạm nghiêm trọng Hiến chương Liên Hợp quốc và các chuẩn mực của luật pháp quốc tế.
Thời gian qua, những người cầm quyền ở Bắc Kinh nhiều lần đưa ra lập luận “Trung Quốc phát hiện ra quần đảo Tây Sa (tức Hoàng Sa) từ 2.000 năm trước” để biện minh cho việc chiếm đóng bất hợp pháp của họ. Trung Quốc dùng nguyên tắc “quyền phát hiện” lỗi thời để bảo vệ cho những quan điểm và việc làm sai trái của họ. Những người cầm quyền Bắc Kinh cần thấy rõ các thương thuyền và thủy quân của Anh, Tây Ban Nha, Hà Lan… đã phát hiện ra hàng nghìn hòn đảo khi đi qua ở khắp mọi nơi trên thế giới cách đây vài ngàn năm. Nếu cứ dùng nguyên tắc “quyền phát hiện” để đòi hỏi chủ quyền thì thế giới đại loạn.
Một số ý kiến tỏ băn khoăn lo ngại việc Trung Quốc chiếm đóng trên thực tế tại quần đảo Hoàng Sa trong một thời gian dài (sau 50 năm) và tiến hành nhiều hoạt động bồi đắp, xây dựng ở đây có thể tạo ra “danh nghĩa chủ quyền” cho Trung Quốc. Nhưng sự thật không phải vậy, trong suốt 46 năm qua, các chính quyền của nhà nước Việt Nam liên tục lên tiếng khẳng định quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là bộ phận không thể tách rời của lãnh thổ Việt Nam, đồng thời phản đối bất cứ hành động nào của Trung Quốc đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Nhân sự kiện Trung Quốc dùng vũ lực đánh chiếm Hoàng Sa, cần khẳng định một cách rõ ràng rằng các tư liệu cũng như văn bản pháp lý đều chứng tỏ Việt Nam là quốc gia đầu tiên, duy nhất xác lập chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa từ khi nó còn vô chủ. Các hoạt động xác lập chủ quyền đó đều do chính quyền nhà nước tiến hành và được thực thi một cách tự nhiên, hòa bình, liên tục và rõ ràng. Chính vì thế, Việt Nam hoàn toàn có đầy đủ bằng chứng pháp lý, lịch sử để khẳng định chủ quyền của mình đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, phù hợp với luật pháp, thông lệ và thực tiễn quốc tế.
Ngược lại, Trung Quốc chỉ là kẻ đi xâm chiếm lãnh thổ bất hợp pháp và điều này không những không thể tạo ra chủ quyền cho Trung Quốc đối với quần đảo này mà còn bị cả cộng đồng quốc tế lên án. Chính vì không có cơ sở pháp lý mà Trung Quốc không dám đưa vấn đề này ra giải quyết ở một cơ quan tài phán quốc tế.
http://biendong.net/bien-dong/32683-hanh-dong-danh-chiem-bang-vu-luc-khong-the-tao-ra-chu-quyen-cho-tq-doi-voi-quan-dao-hoang-sa.html

Người dân Hoa Lục lên án gay gắt bức ảnh

 người phụ nữ với chiếc xe SUV bên trong Tử Cấm Thành

Tin từ Bắc Kinh – Gần đây, tại Trung Cộng có một số bức ảnh liên quan đến Tử Cấm Thành vừa được đăng trên mạng Weibo gây phẫn nộ dư luận.
Trong những bức ảnh này có hai người phụ nữ đang vui cười tạo dáng khoe chiếc SUV Mercedes-Benz hào nhoáng bên trong Tử Cấm Thành ở Bắc Kinh. Đây là nơi ở của gia đình hoàng đế Trung Hoa trong quá khứ, là một biểu tượng văn hóa của Trung Hoa. Tử Cấm Thành được xem là không gian thiêng liêng nhất của Hoa Lục và thường cấm xe cộ ra vào.
Theo tờ New York Times, nhiều người dân Trung Cộng đã tranh luận về những đặc quyền của người giàu có vào thời điểm mà Chủ tịch Tập Cận Bình đang cố gắng thuyết phục công chúng rằng ông nỗ lực loại bỏ tham nhũng và giảm khoảng cách giàu nghèo. Nhiều người tố cáo hai người phụ nữ trên đã vi phạm Tử Cấm Thành. Bảo tàng Cung điện cũng bị chỉ trích nặng nề trên mạng truyền thông xã hội.
Vào thứ Sáu (17/01), họ thừa nhận rằng một chiếc xe vào Tử Cấm Thành vào thứ Hai(13/01), trong khi điều này là bị cấm, nhưng không đưa ra lời giải thích. Các viên chức tại bảo tàng cho biết họ rất tiếc vì những gì đã xảy ra, và họ hứa sẽ kiểm soát nghiêm ngặt hơn. Ngay khi nhận được sự lên án gay gắt của dư luận, bài đăng đã bị xóa.
Vào thứ bảy (18/01), chính quyền Trung Cộng, một chính quyền luôn kiểm soát chặt chẽ Internet, nhanh chóng hạn chế những bàn tán về vấn đề này bằng cách kiểm duyệt bài đăng trên mạng. Hôm thứ Bảy tuần này,  Nhân dân  Nhật Báo đưa tin xác nhận rằng di tích quốc gia đã bị xâm phạm và khẳng định không ai được phép đi lại tự do như vậy. (BBT)
https://www.sbtn.tv/nguoi-dan-hoa-luc-len-an-gay-gat-buc-anh-nguoi-phu-nu-voi-chiec-xe-suv-ben-trong-tu-cam-thanh/

Trung Quốc và Miến Điện

thắt chặt quan hệ khiến Ấn Độ lo lắng

Minh Anh
Trong hai ngày thăm chính thức Naypiydaw, ngày 17-18/01/2020, chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và lãnh đạo Miến Điện, bà Aung San Suu Kyi, đã ký kết nhiều thỏa thuận phát triển hạ tầng cơ sở, trong đó có một tuyến đường sắt, một cảng nước sâu, một đường ống dẫn khí, nối các vùng Tây Nam Trung Quốc đến tận vịnh Bengal.
Không phải ngẫu nhiên ông Tập Cận Bình chọn Miến Điện để mở màn cho chuyến công du nước ngoài đầu năm 2020. Cũng như Pakistan, Sri Lanka và Bangladesh, đất nước của bà Aung San Suu Kyi là một mắt xích quan trọng trong dự án Một Vành Đai Một Con Đường (BRI).
Với chính quyền Naypiydaw, Trung Quốc là một « lá chắn » quan trọng giúp Miến Điện chống đỡ với sức ép của quốc tế trong hồ sơ người Rohingya.
Còn với Bắc Kinh, Miến Điện là cánh cửa ngỏ cho phép Trung Quốc dễ dàng thâm nhập Ấn Độ Dương. Việc ký kết nhiều thỏa thuận liên quan đến cơ sở hạ tầng có thể giúp Trung Quốc vận chuyển hàng hóa từ các tỉnh phía Tây Nam thuận lợi hơn. Và đây quả là một mối đe dọa lớn đối với Ấn Độ.
Thứ nhất là về mặt chiến lược. Hơn bao giờ hết Ấn Độ phải gia tăng cảnh giác Trung Quốc. Sau cảng Gwadar ở Pakistan (ở phía Tây), Hambantota của Sri Lanka ở phía Nam, Trung Quốc có thể sẽ gia tăng sự hiện diện ở sườn phía đông Ấn Độ với việc xây dựng cảng nước sâu Kyaukpyu của Miến Điện. Tuy được dùng với mục đích thương mại, nhưng không có gì ngăn cản một ngày nào đó hải quân Trung Quốc tiếp cận những cảng nước sâu này.
Nếu như eo biển Malacca từng được xem như là một chiếc nhiệt kế để đo lường thế cân bằng sức mạnh hải quân giữa Trung Quốc và Ấn Độ trong tương lai, thì nay giả thuyết này có nguy cơ không thể trụ vững. Ấn Độ tuy đã tiến các quân cờ chặn chốt phía tây cản trở đà bành trướng ảnh hưởng của Trung Quốc, nhưng lại quên rằng Bắc Kinh vẫn có thể dùng chiến thuật « Hành lang Kinh tế » của dự án BRI để tấn công « bọc hậu », cô lập New Dehli với các nước láng giềng trong vùng Vịnh và lấn tiến ra Ấn Độ Dương.
Thứ hai là trên phương diện đối ngoại. Việc Bắc Kinh thắt chặt quan hệ với Naypiydaw rất có thể sẽ cản trở mong muốn xích lại gần Miến Điện của Ấn Độ. Trong những năm gần đây, Miến Điện và Ấn Độ có những hợp tác quân sự chặt chẽ, nhằm bình ổn vùng biên giới phía đông bắc. Theo phân tích của giới quan sát được trang mạng Livemint, nhật báo tài chính của Ấn Độ trích dẫn lại, việc Trung Quốc hỗ trợ
kinh tế và cung cấp nhiều khoản ưu đãi khác cho Miến Điện rất có thể tạo ra một áp lực cho mối quan hệ Ấn Độ – Miến Điện.
Cuối cùng, vẫn theo trang mạng Livemint, áp lực của phương Tây sẽ càng đẩy Miến Điện vào vòng ảnh hưởng của Bắc Kinh như trường hợp của Cam Bốt và Lào. Đây sẽ là một điều bất lợi cho khối ASEAN. Với việc lôi kéo được Naypiydaw, Bắc Kinh sẽ có thêm được một đồng minh. ASEAN khó mà có được một tiếng nói chung thống nhất hay một lập trường cứng rắn chống Trung Quốc trong các vấn đề tranh chấp ở Biển Đông.
http://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20200120-trung-qu%E1%BB%91c-v%C3%A0-mi%E1%BA%BFn-%C4%91i%E1%BB%87n-th%E1%BA%AFt-ch%E1%BA%B7t-quan-h%E1%BB%87-khi%E1%BA%BFn-%E1%BA%A5n-%C4%91%E1%BB%99-lo-l%E1%BA%AFng

0 nhận xét

Leave a comment

Được tạo bởi Blogger.