Long Xuyên Hải Ngoại

Dù số phận mang tới điều gì,

hãy can đảm tranh đấu cho quê hương tự do

Tin khắp nơi – 06/01/2020

Thứ Hai, 6 tháng 1, 2020 19:00 // ,

Tin khắp nơi – 06/01/2020

Quân đội Hoa Kỳ xác nhận căn cứ quân sự ở Kenya

bị tấn công khủng bố

Quân đội Hoa Kỳ vừa xác nhận một cuộc tấn công khủng bố đã xảy ra tại căn cứ quân sự được binh sĩ Hoa Kỳ và Kenya xử dụng. Nhóm khủng bố Somalia al-Shabab đã nhận trách nhiệm về vụ tấn công nói trên.
Thiếu tướng quân đội Hoa Kỳ William Gayler cho biết Phi Trường Manda Bay Airfield bị tấn công, và trong quá trình đánh trả, quân đội Hoa Kỳ đã giết 4 binh lính của nhóm al-Shabab. Tướng Gayler không cung cấp thông tin về bất kỳ thương vong nào sau vụ tấn công, và hiện không rõ có bao nhiêu binh sĩ  Hoa Kỳ đang đóng quân tại căn cứ này.
Theo tướng Gayler, nhóm Al-Shaba là một chi nhánh của Al-Qaeda đang tìm cách thiết lập một lãnh thổ Hồi giáo tự trị ở Đông Phi, nhằm loại bỏ ảnh hưởng và lý tưởng của phương Tây ra khỏi khu vực, và tiếp tục là cuộc thánh chiến.
Nhóm này đã nhiều lần đe dọa tấn công Hoa Kỳ, và là nhóm khủng bố từng cướp đi hơn 80 mạng sống vô tội ở thủ đô Mogadishu của Somalia vào tuần trước. Lực lượng Quốc phòng Kenya cho biết nhóm al-Shaba đã một lần nữa tấn công Manda Air Strip vào 5 giờ 30 sáng ngày 3 tháng 1, nhưng cuộc tấn công đã bị ngăn chặn. (BBT)
https://www.sbtn.tv/quan-doi-hoa-ky-xac-nhan-can-cu-quan-su-o-kenya-bi-tan-cong-khung-bo/

Ba công dân Mỹ thiệt mạng

trong vụ tấn công của phiến quân vào căn cứ ở Kenya

Ba công dân Mỹ – một binh sĩ Hoa Kỳ và hai nhân viên dân sự – đã bị nhóm phiến quân al Shabaab ở Somalia giết chết trong một cuộc tấn công hôm 5/1 tại một căn cứ quân sự ở Kenya, vốn được cả lực lượng Mỹ và Kenya cùng sử dụng, theo Reuters.
Bộ Tư lệnh Hoa Kỳ ở Châu Phi (AFRICOM) xác nhận ba công dân Hoa Kỳ đã thiệt mạng và cho biết hai công dân Mỹ khác làm việc cho Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ cũng bị thương trong vụ tấn công vào sân bay Manda Bay ở hạt Lamu, gần biên giới Somalia.
“Các nạn nhân Hoa Kỳ bị thương hiện đang trong tình trạng ổn định và đang được sơ tán,” AFRICOM cho biết trong một tuyên bố.
Một báo cáo của cảnh sát Kenya mà hãng tin Reuters xem được cho biết phiến quân Hồi giáo đã phá hủy hai máy bay phản lực, hai máy bay trực thăng của Mỹ và nhiều phương tiện quân sự của Mỹ trong cuộc tấn công này.
Quân đội Kenya cho biết năm phiến quân đã bị triệt hạ trong vụ tấn công này. Hiện chưa có thông tin về số thương vong của phía Kenya.
Trong một tuyên bố trước đó hôm 5/1, phiến quân al Shabaab tuyên bố họ đã phá hủy bảy máy bay và ba phương tiện quân sự, nhưng không cung cấp thêm chi tiết. Phiến quân cũng công bố hình ảnh các tay súng đeo mặt nạ đứng cạnh một chiếc máy bay trong biển lửa.
Tướng Stephen Townsend, chỉ huy AFRICOM, nói: “Cùng các đối tác châu Phi và quốc tế, chúng tôi sẽ truy cho đến cùng những kẻ thực hiện cuộc tấn công này.”
https://www.voatiengviet.com/a/ba-cong-dan-my-thiet-mang-trong-vu-tan-cong-cua-phien-quan-o-kenya/5233801.html

Binh sĩ Hoa Kỳ từ North Carolina được bố trí tới Kuwait

giữa lúc căng thẳng với Iran gia tăng

Tin từ North Carolina – Hôm thứ Bảy (04 tháng 01), hàng trăm binh sĩ Hoa Kỳ từ Fort Bragg, North Carolina được bố trí tới Kuwait để phục vụ như lực lượng tiếp viện ở Trung Đông, trong bối cảnh căng thẳng gia tăng sau khi Hoa Kỳ giết chết một vị tướng hàng đầu của Iran.
Phát ngôn viên của Sư đoàn Không vận 82, trung tá Mike Burns nói với AP rằng 3,500 thành viên của Lực lượng Phản ứng Tức thời sẽ được bố trí trong vài ngày tới. Ông Burns cho biết nhóm binh sĩ được bố trí gần đây nhất sẽ tham gia cùng khoảng 700 người đã đi trước đó trong tuần này.
Việc bố trí quân đội bổ sung phản ánh mối lo lắng về khả năng Iran trả đũa cho vụ không kích của Hoa Kỳ hôm thứ Sáu (03 tháng 01) đã giết chết tướng Qassem Soleimani, người đứng đầu Lực lượng Quds ưu tú của Iran, người bị cáo buộc chỉ huy các cuộc tấn công quân đội Hoa Kỳ và các đồng minh của Hoa Kỳ. Tổng thống Trump đã ra lệnh không kích gần phi trường quốc tế của Baghdad. Iran đã tuyên bố sẽ trả thù, nhưng vẫn chưa rõ cách thức cũng như thời điểm.
Ông Burns cho biết các binh sĩ trong Lực lượng Phản ứng Tức thời được huấn luyện liên tục để sẵn sàng ứng phó nhanh với các cuộc khủng hoảng ở nước ngoài. Khi được cấp trên gọi, họ có hai giờ để đến căn cứ với trang thiết bị của mình, và phải duy trì trạng thái sẵn sàng để có thể lên phi cơ hướng đến điểm đến tiếp theo trong vòng 18 giờ. (BBT)
https://www.sbtn.tv/binh-si-hoa-ky-tu-north-carolina-duoc-bo-tri-toi-kuwait-giua-luc-cang-thang-voi-iran-gia-tang/

TT Trump dọa áp lệnh trừng phạt Iraq

nếu lính Mỹ phải rời đi

Tổng thống Trump đã đe dọa các lệnh trừng phạt nghiêm khắc đối với Iraq sau khi quốc hội nước này kêu gọi quân đội Mỹ rời khỏi Iraq.
“Chúng tôi có một căn cứ không quân cực kỳ đắt đỏ ở đó. Nó tốn hàng tỷ đôla để xây dựng. Chúng tôi sẽ không rời đi trừ khi họ thanh toán cho chúng tôi,” ông Trump nói với các phóng viên.
Tình hình vẫn rất căng thẳng sau khi Mỹ ám sát Tướng Iran Qasem Soleimani tại Baghdad tuần trước.
Iran đã tuyên bố “trả thù mạnh mẽ”.
Soleimani, 62 tuổi, dẫn đầu các hoạt động quân sự của Iran ở Trung Đông và bị Mỹ coi là một kẻ khủng bố.
Hiện tại thi thể vị tướng này đã trở về quê nhà, nơi những người tiếc thương đưa tiễn ông khắp đường phố Tehran vào sáng ngày thứ Hai.
Hàng ngàn người dự lễ tang tướng Iran
Mỹ ‘sẽ nhắm vào’ 52 khu vực của Iran nếu Tehran tấn công
Iran sẽ báo thù cho ‘tướng tử đạo’ Soleimani bị Mỹ giết
Người đứng đầu mới của lực lượng Quds của Iran – mà Soleimani lãnh đạo – đã tuyên bố sẽ tống khứ Hoa Kỳ khỏi Trung Đông.
“Chúng tôi hứa sẽ đồng lòng tiếp tục con đường của tử sĩ Soleimani… và sự bồi thường duy nhất cho chúng tôi là đẩy Mỹ ra khỏi khu vực này”, đài phát thanh nhà nước dẫn lời Esmail Qaani nói.
Cuộc tấn công giết chết Soleimani cũng cướp đi sinh mạng của Abu Mahdi al-Muhandis, một nhân vật quân sự hàng đầu của Iraq, người đã chỉ huy nhóm Kataib Hezbollah do Iran hậu thuẫn.
Trump đã đe dọa gì với Iraq?
Từ chuyên cơ tổng thống, ông Trump nói nếu Iraq yêu cầu các lực lượng Mỹ phải rời đi trên cơ sở không thân thiện, “chúng tôi sẽ áp đặt các biện pháp trừng phạt chưa từng có đối với họ”.
Khoảng 5.000 lính Mỹ đang ở Iraq như một phần của liên minh quốc tế chống lại nhóm Nhà nước Hồi giáo (IS).
Vào Chủ nhật, liên minh đã tạm dừng các hoạt động chống lại IS ở Iraq và các nghị sĩ Iraq đã thông qua một nghị quyết không ràng buộc kêu gọi quân đội nước ngoài rời đi.
Nghị quyết được thông qua bởi khối Hồi giáo Shia của quốc hội – vốn thân thiết với Iran.
Iran đã phản ứng như thế nào?
Iran tuyên bố sẽ dừng tuân thủ các hạn chế theo thỏa thuận hạt nhân năm 2015. Trước đó, theo thoản thuận dưới thời Obama, Iran đồng ý hạn chế các hoạt động hạt nhân nhạy cảm và cho phép các thanh sát viên quốc tế đổi lại việc dỡ bỏ các lệnh trừng phạt kinh tế.
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã rút khỏi thỏa thuận này vào năm 2018, nói rằng ông muốn buộc Iran phải đàm phán một thỏa thuận mới sẽ đặt những giới hạn vô thời hạn đối với chương trình hạt nhân của nước này và cũng để ngăn chặn sự phát triển của tên lửa đạn đạo.
Iran từ chối và từ đó đã dần dần từ bỏ các cam kết trong thỏa thuận 2015.
Trong một tuyên bố, họ nói rằng họ sẽ không tuân thủ các những hạn chế lên khả năng, mức độ, nguồn nguyên liệu, nghiên cứu và phát triển hóa chất hạt nhân.
Các nhà lãnh đạo của Đức, Pháp và Anh – vốn là những người ký kết thỏa thuận năm 2015, cùng với Trung Quốc và Nga – đã đáp lại bằng một tuyên bố chung kêu gọi Iran kiềm chế “các hành động bạo lực hoặc khuyến khích các hành động bạo lực”.
“Điều rất quan trọng bây giờ là giảm tải căng thẳng. Chúng tôi kêu gọi tất cả các bên tham gia để thể hiện sự kiềm chế và trách nhiệm tối đa.”
Trump đã nói gì về Iran?
Ông Trump tuyên bố sẽ tấn công lại Iran trong trường hợp Iran trả thù cho cái chết của Soleimani.
Ông cũng lặp lại một mối đe dọa gây tranh cãi là nhắm mục tiêu vào các địa điểm có tầm quan trọng về văn hóa Iran vào Chủ nhật, bất chấp những lời chỉ trích từ bên trong Hoa Kỳ và ở nước ngoài.
“Họ được phép giết người của chúng tôi. Họ được phép tra tấn và đánh lừa người dân của chúng tôi. Họ được phép sử dụng bom bên đường và thổi bay người của chúng tôi. Và chúng tôi không được phép chạm những khu vực văn hóa của họ?” Tổng thống Trump nói.
Trong một loạt các dòng tweet vào thứ Bảy, ông Trump nói Hoa Kỳ đã xác định được 52 địa điểm ở Iran, một số “có tầm cao cấp và quan trọng đối với Iran và văn hóa Iran, và các mục tiêu đó, và cả chính Iran, SẼ BỊ TẤN CÔNG RẤT NHANH VÀ RẤT MẠNH” nếu Tehran tấn công Mỹ.
Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ Elizabeth Warren, một thành viên của Đảng Dân chủ, đã trả lời bằng cách tweet: “Ông đang đe dọa tiến hành một tội ác chiến tranh đấy”.
Bộ trưởng Ngoại giao Iran Mohammad Javad Zarif còn so sánh ý định này của ông Trump với việc IS phá hủy nền văn hóa có bề dày lịch sử của Trung Đông.
“Một lời nhắc nhở cho những người đang ảo tưởng về việc làm theo tội ác chiến tranh của ISIS bằng cách nhắm mục tiêu vào các di sản văn hóa của chúng tôi,” ông tweet. “Qua HÀNG NGHÌN NĂM lịch sử, những kẻ man rợ đã đến và tàn phá các thành phố của chúng tôi, phá hủy các di tích của chúng tôi và đốt cháy các thư viện của chúng tôi. Bây giờ thì họ đang ở đâu? Chúng tôi vẫn ở đây, và vẫn ngẩng cao đầu.”
Việc nhắm mục tiêu các địa điểm văn hóa bị cấm theo Công ước Geneva và Hague – và vi phạm chúng tức là cấu thành một tội ác chiến tranh tại Mỹ.
Bao lâu nữa Iran sẽ có bom hạt nhân?
Nước này luôn khăng khăng rằng chương trình hạt nhân của mình hoàn toàn hòa bình – nhưng những nghi ngờ rằng nó đang được sử dụng để phát triển bom đã khiến Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, Mỹ và EU áp dụng các biện pháp trừng phạt tê liệt vào năm 2010.
Thỏa thuận năm 2015 được thiết kế để hạn chế chương trình này theo cách có thể kiểm chứng để đổi lấy việc gỡ bỏ các biện pháp trừng phạt.
Nó đã hạn chế việc làm giàu uranium của Iran, vốn được sử dụng để sản xuất nhiên liệu lò phản ứng nhưng cũng có thể sản xuất vũ khí hạt nhân. Iran cũng được yêu cầu thiết kế lại lò phản ứng đang được
xây dựng, vốn sử dụng nhiên liệu chứa plutonium có thể dùng để chế tạo bom và cho phép cộng đồng quốc tế giám sát.
Trước tháng 7 năm 2015, Iran đã có một kho dự trữ uranium đã làm giàu khá lớn và gần 20.000 máy ly tâm, đủ để tạo ra 8 đến 10 quả bom, theo Nhà Trắng vào thời điểm đó.
Các chuyên gia Mỹ ước tính khi đó rằng nếu Iran quyết định tăng tốc chế tạo bom, sẽ mất từ ​​hai đến ba tháng cho đến khi có đủ 90% lượng uranium để chế tạo vũ khí hạt nhân.
Hiện tại, nếu họ cố gắng chế tạo bom hạt nhân, ước tính sẽ mất khoảng một năm, nhưng điều này có thể giảm xuống còn nửa năm hoặc thậm chí là vài tháng nếu mức độ làm giàu được tăng lên 20%.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-50997300

Reaper MQ-9 là drone đã bắn chết tướng Soleimani?

Các báo Mỹ và Anh đều tin rằng một chiếc drone Reaper MQ-9 đã bắn tan xe chở tướng Iran Qasem Soleimani ở Baghdad hôm 03/01/2020, đẩy cuộc chiến ở Trung Đông lên tầm cao mới.
Chiến tranh drone nay cho phép Không lực Hoa Kỳ tấn công “chính xác” vào các mục tiêu có chọn lọc, gần như mọi nơi, mọi lúc, kể cả vào ban đêm.
Có thể nói, bên cạnh chiến đấu cơ F16, phi cơ tiếp liệu trên không KC-135 (‘stratotanker’ – tàu chở dầu trên thượng tầng khí quyển), thì drone Reaper giúp Hoa Kỳ gần như hoàn toàn kiểm soát bầu trời.
Các nước như Anh, Pháp cũng đều đã dùng loại drone này, mua từ một công ty Hoa Kỳ.
Đọc lại: Hà Nội bắn rơi bao nhiêu B-52?
Tướng Soleimani ‘đi đêm nhiều’ đến ngày gặp nạn
Ngoại trưởng Anh kêu gọi Iran ‘theo con đường ngoại giao’
Vũ khí chết người từ thiết bị bay siêu nhỏ
Mỹ tấn công mạng vào các hệ thống vũ khí Iran
Reaper MQ-9 là loại drone gì?
Reaper, theo trang web U.S. Air Force, là loại thiết bị bay không người lái, “có vũ trang, đa tính năng, bay ở độ cao trung bình, giờ bay dài, tầm bay rộng, tới 1850km”.
Trên thực tế, đây là một phi cơ nhỏ, có sải cánh 20m, không có phi công và buồng lái mà do người điều khiển từ xa, hệt như việc “lái máy bay” trong trò chơi video.
Được đưa vào cuộc chiến Afghanistan từ 2007, Reaper MQ-9 hiện đại hơn drone thế hệ trước, Predator MQ-1, không chỉ về khả năng chụp không ảnh và trinh sát, mà còn có thể bắn hạ mục tiêu từ xa.
Bản quyền hình ảnhNURPHOTOImage captionNhóm phụ nữ ủng hộ chính phủ Iran trong đám tang tướng Qasem Soleimani
Hồi tháng 3/2018, phóng viên BBC Justin Rowblat đã đến thăm một phi đội drone của quân đội Mỹ ở sân bay Kandahar, Afghanistan.
Ông mô tả:
“Chiếc drone “Reaper” trông khá mỏng manh, nhưng có hình dạng đặc biệt, đầu tròn, cánh đuôi nghiêng, và phần cánh quạt lại nằm trên thân phía sau và đây là loại phi cơ gây tai tiếng nhất trong toàn bộ phi đoàn của Hoa Kỳ.
Chiếc MQ-9 này là hiện thân của cuộc chiến bất cân xứng của Hoa Kỳ. Những người chỉ trích nói dạng “thiết bị bay không người lái” này, như cách gọi của Không lực Mỹ, làm thay đổi cán cân cuộc chiến, vì để phi công điều khiển từ xa, và biến cuộc xung đột chết người thành trò chơi video.”
Ban đầu, Không lực Mỹ nói drone chỉ dùng để do thám, trinh sát, hỗ trợ cấp cứu”.
Nhưng kể từ khi Reaper xuất hiện từ 2007 thì Hoa Kỳ có thể dùng nó để “thực hiện các phi vụ tác chiến bất quy ước” (irregular warfare).
Theo các trang về quốc phòng ở Hoa Kỳ và Anh, thì bắn hỏa tiễn và ném bom nhỏ cũng đã là chức năng của drone thế hệ trước.
Nhiều Predator bay trên bầu trời Afghanistan đã oanh kích lực lượng Al Qaeda.
So với Predator, drone Reaper mang được nhiều hơn hỏa tiễn điều khiển bằng laser (AGM-114 Hellfire missiles).
Nhờ vậy, loại drone này ngày càng được dùng nhiều vào các phi vụ oanh kích nhiều hơn Predator vốn thường chụp không ảnh.
Drone đắt giá và hiện đại
Một phi đội Reaper của Hoa Kỳ thường gồm bốn chiếc, do hai người điều khiển: một “phi công” ngồi tại căn cứ và một người phụ trách sensor.
Chi phí cho một phi đội 4 chiếc là 64,2 triệu USD.
Bản quyền hình ảnhMODImage captionReaper drone có thể mang theo hỏa tiễn laser Hellfire hoặc bom nặng 500 cân Anh Image captionĐơn vị drone của Hoa Kỳ tại Afghnistan
Tính đến tháng 9/2015, Không lực Mỹ có 93 chiếc Reaper MQ-9 nhưng tới nay có thể nhiều hơn.
Hoạt động của các đội điều khiển drone là bí mật nhưng hồi tháng 12/2019, Reaper MQ-9 lần đầu được đem ra trình diễn trước công chúng tại căn cứ Nellis, Nevada, theo trang The Aviationist.
Tại Anh thì bức màn bí mật về chiến tranh drone đã được mở ra và công chúng biết rằng có một đội phi công điều khiển drone ở căn cứ RAF Waddington, gần Lincoln.
Tháng 10/2019, đơn vị này được chính phủ Anh đề nghị lên Quốc hội để tặng huân chương cho thành tính chống tổ chức mang tên Nhà nước Hồi giáo.
Lần đầu tiên, các quân nhân Anh không cần trực tiếp ra trận vẫn nhận được huân chương.
Dù một đài truyền hình Iran cho rằng tên lửa từ trực thăng Mỹ ở Iraq bắn vào xe chở tướng Soleimani, các báo Mỹ và Anh tin rằng ông ta bị giết bởi tên lửa từ Reaper MQ-9.
Cả CIA và Bộ Quốc phòng Mỹ không xác nhận, cũng không phủ nhận tin này.
Tuy thế, một số báo Mỹ cho rằng vụ giết ông Soleimani khiến dư luận chú ý đến hơn đến chiến tranh drone.
Trung tâm Center for a New American Security cho rằng chiến tranh drone thực ra đã diễn ra, và 90 quốc gia, gồm cả Trung Quốc, Iran đều đã dùng drone vào mục tiêu quân sự.
Thậm chí Hezbollah, tổ chức Hồi giáo vũ trang thân Iran ở Lebanon cũng có drone riêng để chống lại Israel.
Tuy thế, vấn đề là nước nào hoặc tổ chức nào có phi đoàn drone hùng mạnh hơn với các tính năng cao cấp hơn.
Giá trị của cổ phiếu các công ty làm drone chiến tranh thời gian tới sẽ chỉ có tăng lên.
Thế nhưng, được biết cho đến nay, General Atomics, công ty sản xuất Reaper cho Mỹ, vẫn không niêm yết trên thị trường chứng khoán.
Dù vậy, họ vẫn có thu nhập rất cao từ việc chế tạo và xuất khẩu drone cao cấp.
Một số báo châu Âu cho hay công ty tư nhân này cần được chính phủ Mỹ chuẩn thuận để bán drone cho Hà Lan và Pháp.
Chỉ một hợp đồng bán 15 chiếc drone cho Không quân Pháp cách đây vài năm đã đem về cho General Atomics 1,5 tỷ USD.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-51006627

Tổng thống Pháp và Mỹ điện đàm về Iran

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron bày tỏ tình đoàn kết với đồng minh trong cuộc điện đàm với người đồng nhiệm Mỹ, ông Donald Trump, hôm 5/1, theo Reuters.
Tin cho hay, ông Macron nói rằng Iran phải tránh các hành động “gây bất ổn” sau khi một chỉ huy quân sự của nước này bị triệt hạ trong một cuộc không kích của Mỹ ở Baghdad.
“Với sự gia tăng căng thẳng gần đây ở Iraq và khu vực, Tổng thống nước Cộng hòa [Pháp], nêu bật sự đoàn kết tuyệt đối với các đồng minh của chúng tôi trước các cuộc tấn công thực hiện trong những tuần gần đây nhắm vào liên minh ở Iraq”, văn phòng của ông Macron nói trong một tuyên bố, theo Reuters.
XEM THÊM:
Quốc hội Iraq thông qua nghị quyết chấm dứt hiện diện của lính nước ngoài
“Ông cũng bày tỏ quan ngại về các hoạt động gây bất ổn của lực lượng Quds dưới thời kỳ của Tướng Qassem Soleimani và nêu bật sự cần thiết đối với Iran phải tránh có bất kỳ biện pháp nào có thể dẫn tới một sự leo thang căng thẳng tình hình và gây bất ổn khu vực”.
Ông Soleimani bị giết hôm 3/1 trong một cuộc không kích bằng máy bay không người lái của Mỹ nhắm vào đoàn xe của ông tại sân bay ở Baghdad, dẫn tới việc Tehran và Washington lời qua tiếng lại.
Trong một diễn biến mới, theo Reuters, ba quả rocket hôm 5/1 đã được phóng vào nơi gọi là Vùng Xanh, vốn được canh gác cẩn mật ở Baghdad, với sự hiện diện của các cơ quan chính phủ và các đại diện ngoại giao nước ngoài.
Tuy nhiên, hiện chưa rõ ngay thương vong trong vụ này.
https://www.voatiengviet.com/a/t%E1%BB%95ng-th%E1%BB%91ng-ph%C3%A1p-v%C3%A0-m%E1%BB%B9-%C4%91i%E1%BB%87n-%C4%91%C3%A0m-v%E1%BB%81-iran/5232965.html

Biểu tình phản đối chiến tranh ở Los Angeles

trong khi những người khác ăn mừng

Hoa Kỳ giết tướng Iran

Tin từ Los Angeles – Hôm thứ Bảy (04 tháng 01), nhiều người tập trung tại trung tâm thành phố Los Angeles, hưởng ứng các cuộc biểu tình trên khắp đất nước, sau việc Hoa Kỳ không kích giết chết một vị tướng hàng đầu của Iran, làm gia tăng căng thẳng với Iran và làm dấy lên lo lắng về chiến tranh khi Iran tuyên bố sẽ mạnh tay trả thù Hoa Kỳ.
Hàng trăm người biểu tình phản đối chiến tranh đã tập trung tại Pershing Square nhằm kêu gọi Hoa Kỳ rút quân khỏi Iraq, và ngừng các lệnh trừng phạt đối với Iran. Nhiều cuộc biểu tình diễn ra tại hơn 70 thành phố của Hoa Kỳ vào hôm thứ Bảy (04 tháng 01), được tổ chức bởi Liên minh Hành động Tức Thời nhằm Ngăn Chặn Chiến tranh và Chấm dứt Phân biệt Chủng Tộc.
Vụ sát hại tướng Qassem Soleimani đã làm căng thẳng giữa Iran và Hoa Kỳ leo thang, Bộ Ngoại giao kêu gọi tất cả công dân Hoa Kỳ rời khỏi Iraq ngay lập tức và tránh xa tòa đại sứ ở Baghdad. Trong khi đó, hàng ngàn quân đội Hoa Kỳ đã được bố trí đến khu vực.
Giải thích cho quyết định không kích, tổng thống Trump nói rằng vì tướng Soleimani đang âm mưu các cuộc tấn công nhắm vào người Mỹ. Tuy nhiên không phải tất cả cư dân Los Angeles đều phản đối quyết định của chính quyền tổng thống Trump.
Những người Mỹ gốc Iran đã tập trung ở tòa nhà liên bang tại Westwood để ca ngợi cuộc không kích và ăn mừng cái chết của Soleimani. Mặc dù nhiều lãnh đạo đảng Dân chủ xem Soleimani là một kẻ giết người, gây ra nhiều cái chết của người Hoa Kỳ, nhưng họ cho rằng cuộc không kích quá liều lĩnh và khuyến cáo về những hậu quả xấu. (BBT)
https://www.sbtn.tv/bieu-tinh-phan-doi-chien-tranh-o-los-angeles-trong-khi-nhung-nguoi-khac-an-mung-hoa-ky-giet-tuong-iran/

Chính quyền Tổng thống Trump khuyến cáo Quốc Hội

về khả năng Iran trả đũa Hoa Kỳ trong vài tuần tới

Chính quyền tổng thống Trump khuyến cáo các thành viên của Quốc hội rằng, Iran dự kiến sẽ trả đũa Hoa Kỳ trong vòng vài tuần tới vì cuộc không kích của Hoa Kỳ giết chết tướng IQasem Soleimani. Dù vậy chính quyền không thuyết phục được một số người rằng chiến dịch không kích là xứng đáng để ngăn cản mối đe dọa đối với quyền lợi Hoa Kỳ.
Theo một viên chức Hoa Kỳ, trong nội bộ các cơ quan quân sự và tình báo đã có những tranh luận căng thẳng để đánh giá khả năng Iran trả đũa trong vài ngày tới. Các viên chức của Hội đồng An ninh Quốc gia, Bộ Ngoại giao, Ngũ Giác Đài và các cơ quan tình báo đều có chung mối lo lắng đó trong cuộc họp ngắn bí mật vào hôm thứ Sáu (03 tháng 01), cho thấy vấn đề không phải là liệu Iran có trả đũa hay không, mà là khi nào, ở đâu và như thế nào.
Các viên chức an ninh quốc gia thẳng thắn kể ra một loạt các khả năng trả đũa từ bên trong Hoa Kỳ và từ ngoại quốc. Các viên chức chính quyền đã xác nhận sự tồn tại của nhóm vũ trang do Iran hậu thuẫn ở Tây bán cầu, cả bên trong Hoa Kỳ và dưới biên giới phía nam, và khuyến cáo về khả năng các cuộc tấn công có thể đến từ nhóm vũ trang người Lebanon do Iran đào tạo, Hezbollah, nhóm vũ trang có nhân sự ẩn thân ở các thành phố Hoa Kỳ và Châu Âu. (BBT)
https://www.sbtn.tv/chinh-quyen-tong-thong-trump-khuyen-cao-quoc-hoi-ve-kha-nang-iran-tra-dua-hoa-ky-trong-vai-tuan-toi/

Hạ sát Soleimani :

Trump và Ủy Ban Đối Ngoại Hạ Viện đấu khẩu

Minh Anh
Chính trường Mỹ bị xáo trộn vì vụ hạ sát tướng Iran Soleimani. Ngày 05/01/2020, một cuộc đấu khẩu gián tiếp giữa chủ nhân Nhà Trắng và Ủy Ban Đối Ngoại Hạ Viện đã diễn ra liên quan đến quyền hạn khởi động chiến tranh của tổng thống. Tranh cãi xảy ra trong bối cảnh, Donald Trump liên tiếp đe dọa « đánh mạnh » Iran nếu Teheran trả đũa.
Từ New York, thông tín viên RFI Loubna Anaki tường thuật :
« Đây là một cuộc đọ sức gián tiếp giữa tổng thống Mỹ và Ủy Ban Đối Ngọai Hạ Viện. Đầu tiên, trên Twitter, Donald Trump đánh tiếng là những thông điệp mà ông gởi đi trên mạng xã hội đủ để báo trước cho Quốc Hội về những biện pháp sắp tới đối với Iran.
Một cách rõ ràng, ông hàm ý không cần xin phép Quốc Hội để hành động. Ngay lập tức Ủy Ban Đối Ngoại Hạ Viện đáp trả, cũng trên Twitter : Tin nhắn này là một lời nhắc nhở rằng quyền khởi động chiến tranh nằm trong tay Quốc Hội; và kết thúc bằng: Chúng tôi xin nhắc ngài rằng ngài không phải là một nhà độc tài !
Phải nói là kể từ hôm 03/01/2020 và vụ oanh kích cướp đi sinh mạng của chỉ huy Vệ Binh Cách Mạng Iran, ông Donald Trump liên tiếp đưa ra các lời đe dọa nhắm vào Iran.
Tổng thống Mỹ khẳng định khoảng 52 mục tiêu đã được xác định, chủ yếu là các địa điểm văn hóa của Iran. Chi tiết này làm dấy lên các lời chỉ trích nhắm vào bộ máy chính quyền của ông và giới chức quân sự Mỹ. Nhưng điều đó không ngăn cản nguyên thủ Mỹ nhắc lại lập trường của mình trước giới báo chí tối ngày 05/01 đi cùng chuyên cơ đưa ông về Washington.
Donald Trump tuyên bố : Họ có quyền giết hại và tra tấn công dân của chúng ta, chẳng lẽ chúng ta không được quyền đụng chạm đến các điểm văn hóa của họ à ? Chỉ có điều, theo luật quốc tế, một biện pháp như thế sẽ bị xem như là tội ác chiến tranh. »
http://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200106-h%E1%BA%A1-s%C3%A1t-soleimani-trump-v%C3%A0-%E1%BB%A7y-ban-%C4%91%E1%BB%91i-ngo%E1%BA%A1i-h%E1%BA%A1-vi%E1%BB%87n-%C4%91%E1%BA%A5u-kh%E1%BA%A9u

Thế giới “nóng” cùng chảo lửa Trung Đông

Trước nguy cơ xung đột Mỹ – Iran cận kề, nhiều cuộc điện đàm giữa các nhà lãnh đạo thế giới và khu vực đã được tiến hành, kêu gọi các bên kiềm chế. Liên tiếp cảnh báo “qua lại” lẫn nhau, căng thẳng Mỹ – Iran đang ở mức cao trào mới “chưa từng có” sau vụ Tư lệnh lực lượng đặc nhiệm Quds của Vệ binh cách mạng Iran bị Mỹ không kích thiệt mạng.
Trước nguy cơ xung đột Mỹ – Iran cận kề, hàng loạt các cuộc điện đàm giữa các nhà lãnh đạo thế giới và khu vực đã được tiến hành, nhiều tuyên bố kêu gọi các bên kiềm chế đã được đưa ra trong trong những giờ qua, với hi vọng có thể hạ nhiệt sức nóng, độ căng thẳng tại Trung Đông hiện nay.
Hàng nghìn người Iran trong trang phục đồ đen hôm nay đã xuống đường tuần hành tại thành phố linh thiêng Mashhad – nơi thi thể Tướng Qassem Soleimani đã được đưa về trước đó cùng ngày.
Chỉ huy Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo (IRGC) Thiếu tướng Hossein Salami cho biết: “Tướng Soleimani là kiến trúc sư của những thất bại chiến lược của Mỹ trong những thập kỷ qua”.
Với Iran, Tướng Soleimani ra đi là một tổn thất lớn và Mỹ sẽ phải chịu trách nhiệm về vụ việc. Tổng thống Iran Rouhani cảnh báo, Mỹ sẽ phải trả cái giá rất đắt. Trong khi, Chỉ huy Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo (IRGC) Thiếu tướng Hossein Salami đã gọi vụ ám sát Tướng Soleimani là dấu mốc đánh dấu kết thúc sự hiện diện của Mỹ ở khu vực.
Đáp lại, Tổng thống Mỹ Donald Trump cảnh báo sẽ “đáp trả mạnh chưa từng thấy” và sẽ sử dụng vũ khí “hoàn toàn mới”,  nhằm vào 52 mục tiêu bên trong lãnh thổ Iran, nếu Tehran dám tấn công trả đũa.
Hiện cộng đồng quốc tế lo ngại nguy cơ xảy ra một cuộc xung đột lớn trong khu vực. Hôm nay, Liên minh châu Âu (EU) thông báo, đã mời Ngoại trưởng Iran Mohammad Javad Zarif tới Brussels, để thảo luận tình hình khu vực, đồng thời kêu gọi “giảm leo thang căng thẳng” giữa các bên.
Lời mời được quan chức phụ trách chính sách đối ngoại của EU, ông Josep Borrell đã gửi thông qua cuộc điện đàm trực tiếp với phía Iran. Ông Borrell khẳng định một giải pháp chính trị khu vực là “con đường duy nhất” trong tình hình hiện nay. Tuy nhiên, hiện chưa rõ Ngoại trưởng Iran có chấp nhận lời mời hay không.
Cùng ngày, Ngoại trưởng Anh Dominic Raab khẳng định cánh cửa vẫn để ngỏ cho Iran tham gia vào một giải pháp ngoại giao.
“Chúng tôi đang tìm cách giảm leo thang và ổn định tình hình, đó là điều chúng tôi đã nói với những người bạn ở châu Âu và Mỹ. Tôi đã nói chuyện với thủ tướng Iraq vào sáng nay, Tổng thống Iraq vào tối qua. Dự kiến, tôi sẽ liên lạc với Ngoại trưởng Iran với một thông điệp tương tự. Một cuộc chiến xảy ra sẽ chỉ có lợi cho một bên duy nhất hiện nay – đó chính là các tổ chức khủng bố, trong đó có IS”.
Trong khi đó, Đức giáo hoàng Francis hôm nay cũng đã lên tiếng trước những căng thẳng tại Trung Đông: “Ở nhiều nơi trên thế giới, chúng ta đang cảm nhận được một bầu không khí căng thẳng khủng khiếp. Chiến tranh chỉ mang đến sự chết chóc và hủy diệt. Tôi kêu gọi tất cả các bên hãy giữ ngọn lửa đối thoại, tự kiềm chế và tránh xa cái bóng của sự thù địch”.
Lãnh đạo các nước Qatar, Oman, Pháp, Đức, Australia, Trung Quốc và Nga trước đó cũng đã có các cuộc điện đàm, nhằm thúc đẩy sự kiểm chế giữa Mỹ và Iran
http://biendong.net/bi-n-nong/32-sukien/32457-the-gioi-nong-cung-chao-lua-trung-dong.html

Reynhard Sinaga, kẻ hiếp dâm hàng loạt

bị Anh xử chung thân

Kẻ hiếp dâm hàng loạt tồi tệ nhất từng bị đưa ra tòa tại Anh vừa bị án chung thân với tội danh hạ thuốc và tấn công 48 người đàn ông.
Reynhard Sinaga, 36 tuổi, bị kết tội đối với 159 tội danh trong bốn vụ xử riêng rẽ, trong đó có 136 vụ hiếp dâm qua đường hậu môn không sử dụng bao cao su mà ông ta ghi hình lại trong hai điện thoại di động.
Khởi tố vụ hiếp dâm sau thư tuyệt mệnh
‘Bố hãm hiếp tôi và đưa tôi đi bán dâm’
Xâm hại tình dục: ‘Không thể đấu tranh khi trẻ đã là nạn nhân’
Sinh viên người Indonesia này hiện đang thụ án chung thân tại nhà tù Manchester về các tội được nêu trong hai vụ xử đầu tiên.
Ngày hôm nay, ông ta bị phán quyết thêm một án chung thân, và rằng thời gian tối thiểu mà ông ta phải thụ án tăng lên 30 năm vì đã phạm các tội ác trong thời gian từ 1/2015 đến 6/2017.
Phương thức phạm tội của Sinaga là tiếp cận những người đàn ông trẻ say rượu ở trung tâm Manchester và dụ dỗ họ về căn hộ của mình, nằm ở vị trí rất lý tưởng, 11 Montana House, Princess Street ngay gần các tụ điểm ăn chơi về đêm của thành phố.
Tại đó, Sinaga chuốc rượu có pha thuốc kích thích, có thể là một dạng thuốc GHB, khiến họ bất tỉnh, sau đó quay video cảnh chính ông ta hiếp dâm họ. Tin tức nói trong nhiều trường hợp, hành vi hiếp dâm được lặp đi lặp lại trong hàng giờ đồng hồ.
Kẻ hiếp dâm hàng loạt, đang làm nghiên cứu sinh tiến sỹ tại Đại học Leeds, bị nghi ngờ là kể từ khi vào Anh, hồi 2007, đã tấn công các nạn nhân nam với số lượng lớn hơn nhiều so với những vụ đã được xác định, khiến ông ta trở thành kẻ phạm tội tình dục tồi tệ nhất trong lịch sử nước này.
Đa số các nạn nhân không biết chuyện gì đã xảy ra với mình cho tới khi một người tỉnh dậy giữa lúc đang bị hiếp dâm và đã chống lại Sinaga, khiến cảnh sát tiến hành điều tra chân tướng về sinh viên ngành địa lý nhân văn có dáng người khá thư sinh này.
Ông ta nói rằng toàn bộ các nạn nhân, mà đa phần là những người có xu hướng tình dục dị tính, đều thích thú tận hưởng “cuộc chơi tình dục mộng ảo” của ông ta với việc giả chết trong lúc giao hoan, những lời bào chữa này đã bị các bồi thẩm đoàn trong bốn phiên tòa tại tòa Manchester bác bỏ.
Ian Rushton, Phó Trưởng Công tố Vùng Tây Bắc Anh, nói: “Reynhard Sinaga là kẻ hiếp dâm hàng loạt tấn công nhiều nạn nhân nhất trong lịch sử tư pháp Anh Quốc.”
“Ý thức cực đoan của ông ta đối với tình dục hầu như vượt quá sức tưởng tượng, và rõ ràng là ông ta sẽ vẫn tiếp tục kéo dài danh sách nạn nhân của mình nếu như không bị bắt.”
“Với thái độ không hề đe dọa gì, Sinaga đã lừa được những nam thanh niên này – mà trong họ nhiều người còn biết ơn ông ta đã tử tế cho họ chỗ ngủ – khiến họ nghĩ rằng kẻ ác quỷ này là một Người Samari Nhân Lành.”
“Vậy nhưng một khi trở lại căn hộ, ông ta biến các nạn nhân thành đối tượng để thỏa mãn nhu cầu cá nhân – rồi có vẻ như còn thích thú, càng thêm thỏa mãn với việc xem lại những đoạn phim ông ta ghi lại và khiến các nạn nhân trải qua chấn thương tâm lý khi đưa ra chứng cứ.”
Vụ việc được điều tra thế nào
Quá trình hiếp dâm ghê tởm của Sinaga chấm dứt vào trước lúc 6 giờ sáng hôm 2/6/2017, khi một nạn nhân 18 tuổi thức giấc giữa lúc đang bị tấn công tình dục và đã chạy thoát được, mang theo chiếc điện thoại iPhone 4 của kẻ tấn công.
Khi cảnh sát vùng Manchester kiểm tra các thiết bị kỹ thuật số của Sinaga, họ phát hiện ra 3.29 terrabyte các tư liệu hình ảnh nghiêm trọng, tương đương với 250 đĩa DVD hoặc 300 ngàn tấm hình, miêu tả các vụ tấn công tình dục trong đó có một vụ kéo dài đến tám giờ đồng hồ.
Kẻ hiếp dâm luôn nói rằng các hành vi đó là sự vào vai với sự đồng ý của đối phương, khiến cho cơ quan công tố phải chia thành bốn vụ xử riêng rẽ, với từ 10-13 nạn nhân trong mỗi vụ do có quá nhiều nạn nhân.
Các bồi thẩm đoàn được cho biết Sinaga đã giữ tài sản của các nạn nhân làm “chiến lợi phẩm”, và theo dõi họ trên Facebook.
Ông ta nhắn tin cho một người bạn để khoe khoang về một nạn nhân hôn mê: “Cậu ta là trai thẳng trong năm 2014. Năm 2015 là lúc cậu ta đột phá, tiến vào thế giới đồng tính ha ha ha.”
Một tin nhắn khác: “Nhấp một ngụm thuốc độc bí mật của tôi, tôi sẽ khiến cậu biết yêu.”
https://www.bbc.com/vietnamese/world-51009678

Căng thẳng Mỹ-Iran :

Paris, Luân Đôn kêu gọi xuống thang

Tú Anh
Sau vụ không quân Mỹ hạ sát tướng Iran Qassem Soleimani theo lệnh của tổng thống Donald Trump, Anh và Pháp chọn thái độ ủng hộ Hoa Kỳ và kêu gọi Iran tránh hành động leo thang quân sự. NATO triệu tập hội nghị bất thường tại Bruxelles.
Lập trường của Anh, Pháp được thể hiện rõ qua tuyên bố của thủ tướng Boris Johnson và tổng thống Emmanuel Macron.
Trở về Luân Đôn chiều Chủ Nhật, sau nhiều ngày nghỉ cuối năm ở Caribê, thủ tướng Anh tuyên bố « không thương tiếc cái chết của tướng Iran » mà ông coi là « thủ phạm sát hại hàng ngàn thường dân vô tội…. là mối đe dọa cho quyền lợi của Tây phương ». Trước đó vài giờ, ngoại trưởng Anh Dominic Raab còn đi xa hơn khi tuyên bố ủng hộ « quyền tự vệ chính đáng » của Hoa Kỳ và của tổng thống Donald Trump.
Paris, qua tuyên bố của tổng thống Emmanuel Macron, cam kết với đồng nhiệm Donald Trump sẽ luôn « sát cánh với đồng minh » và kêu gọi « Iran tránh mọi hành động leo thang quân sự có thể làm tình hình đã bất ổn trong khu vực suy thoái thêm ».
Thông cáo của điện Elysée thẩm định: « Tình hình bất ổn hiện nay tại Irak và trong khu vực là do hành động khuynh đảo của lực lượng Al Qods dưới quyền chỉ huy của tướng Qassem Soleimani. Iran cần phải chấm dứt hành động này ».
Trong một bản thông cáo chung, Paris, Luân Đôn và Berlin cam kết hành động chung và đặc biệt thúc giục Iran chứng tỏ thái độ « chừng mực ».
Cả ba thủ đô châu Âu đã thay đổi lập trường hai ngày sau khi Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo than phiền đồng minh Đức, Anh, Pháp « thiếu tình liên đới ».
Trong chiều hướng này, một cuộc họp khẩn cấp ở cấp ngoại trưởng của Liên Minh NATO được triệu tập vào hôm nay tại Bruxelles.
Ngay sau vụ oanh kích, chỉ có Israel là nhanh chóng tỏ thái độ đồng tình và ủng hộ tổng thống Donald Trump.
Trong khi đó, Hassan Nasrallah, thủ lĩnh tổ chức Hezbollah-Liban do Iran viện trợ tài chính và vũ khí, trong bài diễn văn bốc lửa chiều Chủ Nhật, đe dọa « tấn công vào lực lượng quân sự của Mỹ ».
Phản ứng ở châu Á :
Theo Yonhap, Bắc Triều Tiên chưa có phản ứng chính thức nhưng KCNA đưa tin Mỹ « vi phạm Hiến Chương Liên Hiệp Quốc » oanh kích giết tướng Iran cũng như phản ứng lên án của Nga và Trung Quốc.
Nhật Bản « cực kỳ lo ngại » vì tình hình căng thẳng. Thủ tướng Shinzo Abe kêu gọi các bên tránh « leo thang ».
Philippines, với hàng ngàn lao động tại Trung Đông, lo ngại chiến tranh. Tổng thống Duterte ra lệnh cho quân đội, hải quân và không quân chuẩn bị di tản công dân ở Iran và Irak về nước.
http://www.rfi.fr/vi/ph%C3%A1p/20200106-c%C4%83ng-th%E1%BA%B3ng-m%E1%BB%B9-iran-paris-lu%C3%A2n-%C4%91%C3%B4n-k%C3%AAu-g%E1%BB%8Di-xu%E1%BB%91ng-thang

Hàng ngàn người tuần hành

chống lại cải cách lương hưu ở Paris

Tin từ Paris, Pháp – Hôm thứ Bảy (4 tháng 1), hàng ngàn người đổ xuống đường tuần hành để phản đối kế hoạch cải cách hệ thống hưu trí của chính phủ Tổng thống Emmanuel Macron. Cải cách này cũng gây ra cuộc đình công kéo dài hàng tháng trời.
Nhiều người biểu tình mặc áo vàng, đây là biểu tượng của làn sóng biểu tình “Áo vàng” kéo dài hơn một năm qua nhằm phản đối các nỗ lực cải cách của Tổng thống Macron.
Theo kế hoạch cải cách, hệ thống lương hưu phức tạp hiện hành gồm hơn 42 mức khác nhau sẽ được thay thế bằng một hệ thống phổ cập mới dựa trên tính điểm. Các công đoàn chỉ trích thay đổi này vì theo đó hàng triệu người sẽ phải làm việc ngoài tuổi nghỉ hưu chính thức là 62.
Đoàn người tuần hành di chuyển từ ga xe lửa Gare de Lyon ở phía Đông Paris hướng tới nhà ga Gare de l’Est, cách đó 4 km về phía Bắc. Đám đông cũng tụ tập tại nhà hát opera ở quảng trường Bastille. Cho đến nay, hơn 60 buổi biểu diễn tại sân khấu Garnier lịch sử và sân khấu Bastille đã bị hủy, gây thiệt hại hơn 12 triệu euro (khoảng 13.4 triệu Mỹ kim) tiền bán vé.
Theo AFP, với cải cách này, ông Macron muốn đơn giản hóa hệ thống hưu trí và san sẻ gánh nặng ngân sách quốc gia, nhưng điều này lại khiến giao thông Pháp tê liệt với cuộc đình công liên tục kéo dài nhất trong lịch sử.
Theo một cuộc thăm dò của Odoxa được công bố hôm thứ Sáu (3/1) cho thấy phần lớn 61% người dân vẫn ủng hộ cuộc đình công. Các công đoàn đe dọa sẽ có cuộc biểu tình lớn vào thứ Năm (9/1) với sự tham gia đình công của nhà trường, bệnh viện và những người khác.  (BBT)
https://www.sbtn.tv/hang-ngan-nguoi-tuan-hanh-chong-lai-cai-cach-luong-huu-o-paris/

Pháp : Tuần lễ quyết định cho dự án cải cách hưu trí

Tú Anh
Ngày 06/01/2020 bắt đầu một tuần lễ bất trắc. Phong trào phản đối cải cách hưu trí bước vào tháng thứ hai. Phe chống đối, vẫn được đa số dân chúng ủng hộ, hy vọng động viên được công luận duy trì áp lực, trong khi chờ đợi cuộc biểu dương lực lượng vào ngày 09/01/2020.
Cuộc họp nội các đầu tiên của năm 2020 diễn ra vào hôm 06/01/2020 tại điện Elysée để hoàn thiện chiến lược đối phó với phong trào chống cải cách hưu trí qua cuộc đình công kéo dài từ ngày 05/12/2019.
Sau hai tuần Giáng sinh và Tết dương lịch, quy mô đình công trong ngành giao thông giảm mạnh. Lượng xe lửa lưu thông trên toàn quốc trở lại gần như bình thường : 8 trên 10 TGV, 2 trên 3 các chuyến liên thành phố gần…
Tại Paris, các chuyến xe điện ngầm cũng hoạt động lại nhưng chỉ ở giờ cao điểm và đôi khi chỉ phục vụ một đoạn đường. Tóm lại, sinh hoạt của người đi làm và học sinh sử dụng phương tiện công cộng còn bấp bênh.
Theo AFP, tia hy vọng thấy được sau một tháng đọ sức là từ chính phủ, nghiệp đoàn chủ nhân và một số công đoàn lao động trừ CGT, đều tỏ ra mềm mỏng đôi chút ở tuổi phải về hưu 64. Chính phủ cũng đã nhượng bộ nhiều cho ngành cảnh sát, y tế, nghệ sĩ ….
http://www.rfi.fr/vi/ph%C3%A1p/20200106-ph%C3%A1p-tu%E1%BA%A7n-l%E1%BB%85-quy%E1%BA%BFt-%C4%91%E1%BB%8Bnh-cho-d%E1%BB%B1-%C3%A1n-c%E1%BA%A3i-c%C3%A1ch-h%C6%B0u-tr%C3%AD

Pháp : Cảnh sát bắn bị thương

một nghi can Hồi Giáo cực đoan

Thanh Phương
Ngày 05/01/2019, tại thành phố Metz, miền đông nước Pháp, một người tình nghi theo Hồi Giáo cực đoan và bị rối loạn tâm thần đã bị cảnh sát bắn bị thương do đã cầm dao xông vào cảnh sát.
Biện lý thành phố Metz Christian Mercuri cho AFP biết, đương sự sinh năm 1989, được biết là có tư tưởng cực đoan và bị chứng rối loạn nhân cách, bị xếp vào danh sách « S », có nghĩa bị xem là một mối đe dọa đối với an ninh quốc gia.
Các nhân chứng kể lại là sau khi ra khỏi một tiệm tạp hóa, kẻ này đã cầm dao đi trên đường, khiến người đi đường hoảng sợ báo cảnh sát. Khi cảnh sát đến nơi, đương sự lại cầm dao xông về phía cảnh sát vừa hô « Allah Akbar » ( Thượng đế vĩ đại nhất ), buộc cảnh sát phải nổ súng để khống chế. Bị thương ở đùi, kẻ này hiện đang bị tạm giam trong bệnh viện. Không có nạn nhân trong vụ này.
Vụ việc tại Metz xảy ra chỉ hai ngày sau vụ tấn công bằng dao tại Villejuif, thị trấn ngoại ô nằm sát Paris, hôm 03/01/2020 khiến một người chết và hai người bị thương.
Hung thủ là một thanh niên 22 tuổi, trước đây là một sinh viên xuất sắc, nhưng cũng bị rối loạn tâm thần và đã cải đạo Hồi từ năm 2017. Hung thủ đã dùng dao đâm nhiều người trong một công viên, vừa hô « Allah Akbar », trước khi bị cảnh sát bắn chết. Vụ này nay được giao cho viện công tố quốc gia chống khủng bố điều tra, vì có những dấu hiệu cho thấy đây có thể là một hành vi khủng bố.
Viện công tố chống khủng bố hôm nay cũng đang thẩm định xem có nên đứng ra điều tra vụ tại Metz hay không.
http://www.rfi.fr/vi/ph%C3%A1p/20200106-ph%C3%A1p-c%E1%BA%A3nh-s%C3%A1t-b%E1%BA%AFn-b%E1%BB%8B-th%C6%B0%C6%A1ng-m%E1%BB%99t-nghi-can-h%E1%BB%93i-gi%C3%A1o-c%E1%BB%B1c-%C4%91oan

Trung Đông sẽ thành chảo lửa?

Tuyên bố của Tổng thống Mỹ Donald Trump đặt 52 mục tiêu tại Iran trong tầm ngắm, trong khi lá cờ đỏ tượng trưng cho chiến tranh đã được kéo lên trên mái vòm nhà thờ Hồi giáo Jamkaran ở thành phố Qom của Iran là những tín hiệu cảnh báo về kịch bản tồi tệ nhất – một cuộc đụng độ quân sự thực sự giữa Mỹ và Iran đã cận kề.
Trên mạng xã hội Twitter, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết con số 52 mục tiêu của Iran tương đương với số người Mỹ bị Iran bắt làm con tin trước đây. Đáp lại, Giáo chủ Khamenei – nhà lãnh đạo tối cao Iran đã cảnh báo về “đòn trả đũa tàn khốc” chờ đợi Mỹ sau vụ ám sát Tướng Soleimani, Tư lệnh đơn vị Quds thuộc Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC). Khoảng 35 mục tiêu của Mỹ và Israel đã được đặt trong tầm ngắm của tên lửa Iran.
Kể từ khi Mỹ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân ký năm 2015 giữa Iran với nhóm P5+1 (bao gồm Mỹ, Nga, Anh, Pháp, Trung Quốc và Đức), quan hệ Mỹ – Iran đã nhanh chóng xấu đi. Không chỉ dừng ở những biện pháp trừng phạt về kinh tế, những vụ đụng độ quân sự giữa Mỹ và Iran cũng đã xảy ra. Trong khi Iran bắn rơi máy bay không người lái của Mỹ trên eo biển Hormuz, thì Mỹ cũng mở các cuộc không kích vào các lực lượng thân Iran trong khu vực Trung Đông.
Nhưng chưa bao giờ những lời đe dọa nhằm vào nhau lại chứa đầy thù hận, chưa bao giờ sức nóng cuộc đối đầu Mỹ – Iran lại rát bỏng đến như vậy. Bình luận về việc Mỹ tấn công giết chết Tướng Soleimani, ông Malley, người từng là điều phối viên của Nhà Trắng về các vấn đề Trung Đông, Bắc Phi và Vùng Vịnh trong chính quyền Tổng thống Barak Obama cho rằng: “Cho dù Tổng thống Donald Trump có ý định hay không, với tất cả mục đích thực tế như vậy, đó là lời tuyên bố chiến tranh”.
Với Iran, việc Tướng Soleimani thiệt mạng không đơn giản là mất đi một vị tư lệnh chiến trường. Là “kiến trúc sư” cho gần như mọi hoạt động quan trọng của lực lượng tình báo và quân đội Iran trong 2 thập kỷ qua, Tướng Soleimani được coi là biểu tượng, niềm tự hào dân tộc, ngọn cờ trong cuộc đối đầu kiên cường với Mỹ. Có thể nói, cái chết của Tướng Soleimani là đón giáng mạnh vào nỗ lực của Iran trong việc định hình một Trung Đông đang bất ổn theo chiều hướng có lợi cho Tehran.
Trong bối cảnh tâm lý chống Mỹ đang được đẩy cao ở Iran, sự thách thức công khai của Washington khi sẵn sàng bỏ qua các quy tắc cơ bản trong quan hệ quốc tế để sát hại Tướng Soleimani đang tạo thách thức lớn với uy tín của Tehran. Chính vì thế, không có gì ngạc nhiên khi những lời kêu gọi trả thù đang vang lên khắp nơi, không chỉ ở Iran mà còn khắp khu vực Trung Đông, địa bàn hoạt động của các lực lượng thân Tehran.
Theo nhận định của ông Sami Nader, Giám đốc Viện các vấn đề chiến lược Levant ở Liban, Tehran sẽ thực hiện hành động đáp trả để bảo vệ hình ảnh của nước này. Còn ông Robert Malley, Chủ tịch và Giám đốc điều hành của International Crisis Group thì nhận định: “Thật khó để tưởng tượng rằng Iran
sẽ không trả đũa một cách cực kỳ dữ dội”. Không những thế, giờ đây, hành động trả đũa của Iran được nâng lên thành “cuộc chiến chống chủ nghĩa bành trướng của Mỹ và bảo vệ các giá trị Hồi giáo”.
Bởi Mỹ và Iran hiện không có quan hệ ngoại giao, không có người Mỹ hiện diện trên đất Iran, các đòn trả đũa của Tehran dự báo sẽ thông qua các lực lượng thân Iran ở các nước trong khu vực, trước hết là ở Iraq và Liban. Trước mắt, một nhóm ủng hộ Iran thuộc lực lượng bán quân sự Hashed al-Shaabi ở Iraq đã hối thúc các lực lượng an ninh Iraq tránh xa các căn cứ của Mỹ ở quốc gia Trung Đông này ít nhất 1km từ ngày 5-1. Đòn trả đũa cũng có thể thông qua tổ chức Hezbollah thân Iran có quyền lực lớn ở Liban. Đây là lực lượng từng mở các cuộc tấn công Đại sứ quán và lực lượng lính thủy đánh bộ Mỹ tại Liban.
Khó có thể dự báo hết quy mô và phương thức trả đũa sẽ như thế nào. Nhiều khả năng các bên, nhất là Iran, sẽ hành động theo kiểu tùy cơ ứng biến, tùy thuộc vào điều kiện mà Tehran có thể chớp được. Trong bối cảnh mâu thuẫn ở Trung Đông đan xen, không chỉ riêng giữa Mỹ và Iran, mà còn giữa các nước trong khu vực với nhau và với Mỹ, các hành động trả đũa không công khai như vậy có thể dẫn đến những sự hiểu lầm nguy hiểm.
Chưa bao giờ Trung Đông cận kề bên miệng hố chiến tranh như hiện nay. Không chỉ Nga, Trung Quốc, mà ngay các đồng minh của Mỹ như Anh, Pháp, Australia, Saudi Arabia… cũng bày tỏ lo ngại trước sự gia tăng căng thẳng giữa Mỹ và Iran.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/32456-trung-dong-se-thanh-chao-lua.html

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ thông báo triển khai quân ở Libya

Thanh Phương
Tối hôm 05/01/2020, tổng thống Recep Tayyip Erdogan thông báo quân Thổ Nhĩ Kỳ đã bắt đầu được triển khai ở Libya, sau khi được Quốc Hội bật đèn xanh.
Ngày 02/01/2020, các nghị sĩ Thổ Nhĩ Kỳ đã thông qua kiến nghị cho phép tổng thống Erdogan gởi quân sang Libya để yểm trợ cho chính phủ đoàn kết dân tộc ở Tripoli chống lại lực lượng của tướng Khalifa Haftar, được sự hậu thuẫn của Liên hiệp các tiểu vương quốc Ả Rập và Ai Cập.
Quyết định của Nghị viện Thổ Nhĩ Kỳ đã gây « quan ngại nghiêm trọng » cho Liên Hiệp Châu Âu và khiến tổng thống Mỹ Donald Trump cảnh cáo Ankara về mọi « can thiệp của ngoại bang » vào Libya.
Từ Istanbul, thông tín viên Anne Andlauer gởi về bài tường trình :
« Cho tới nay vẫn không đưa ra chi tiết nào về dự án triển khai quân Thổ Nhĩ Kỳ ở Libya, ông Recep Tayyip Erdogan đã thông báo việc triển khai đang được tiến hành, nhưng không nói rõ bắt đầu từ khi nào. Nguyên thủ Thổ Nhĩ Kỳ phát biểu khi trả lời phỏng vấn trên đài truyền hình CNN Turk : Các binh sĩ của chúng ta có nhiệm vụ phối hợp và đó là công việc họ đang làm trong lúc này, trong một trung tâm chỉ huy. Một trong những trung tướng của chúng ta sẽ đứng đầu trung tâm chỉ huy này.
Khi được hỏi là các binh sĩ đó khi nào sẽ được triển khai, tổng thống Erdogan trả lời : Họ đang được triển khai dần dần. Chúng ta cũng sẽ có những lực lượng chiến binh tại chỗ, nhưng các binh lính của chúng ta không thuộc những lực lượng đó.
Ông Erdogan không nói rõ nguồn gốc của lực lượng chiến binh, nhưng trong những tuần qua, ngày càng có nhiều thông tin về sự hiện diện của các chiến binh Syria từ Thổ Nhĩ Kỳ đến Libya để yểm trợ cho chính phủ đoàn kết dân tộc. Đó là đội quân người Syria bổ sung cho quân đội Thổ Nhĩ Kỳ, do Ankara huấn luyện và sử dụng trong khuôn khổ các chiến dịch quân sự ở miền bắc Syria.
Trong một bản thông cáo, tòa đại sứ Mỹ ở Tripoli đã lên án những sự can thiệp của ngoại bang vào Libya, đặc biệt là sự hiện diện của các chiến binh Syria do Thổ Nhĩ Kỳ yểm trợ ».
http://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200106-t%E1%BB%95ng-th%E1%BB%91ng-th%E1%BB%95-nh%C4%A9-k%E1%BB%B3-th%C3%B4ng-b%C3%A1o-tri%E1%BB%83n-khai-qu%C3%A2n-%E1%BB%9F-libya

Iran: Biểu tình rầm rộ,

con gái tướng Soleimani cảnh báo ‘ngày đen tối’ cho Mỹ

Hôm 6/1, hàng trăm ngàn người Iran đã xuống đường biểu tình trên đường phố Tehran trong tang lễ của chỉ huy quân đội Qassem Soleimani, người bị triệt hạ trong vụ tấn công của máy bay không người lái của Hoa Kỳ vào tuần trước. Hãng tin Reuters dẫn lời con gái tướng Soleimani nói rằng cái chết của ông sẽ dẫn tới một “ngày đen tối” cho Hoa Kỳ.
“Này ông Trump điên rồ, đừng nghĩ rằng mọi thứ đã kết thúc sau khi cha tôi ngã xuống,” bà Zeinab Soleimani nói trong bài phát biểu được phát trên truyền hình nhà nước Iran.
Hôm 3/1, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã ra lệnh tấn công, khiến tướng Soleimani, kiến trúc sư quân sự của Iran trong việc mở rộng ảnh hưởng của Tehran trên toàn khu vực, thiệt mạng. Iran quyết sẽ trả thù cho cái chết của ông.
Đáp lại những cảnh báo về sự trả đũa của Iran, ông Trump đã đe dọa sẽ tấn công 52 mục tiêu Iran, bao gồm cả các mục tiêu văn hóa, nếu Tehran tấn công vào công dân Hoa Kỳ hoặc các tài sản của Mỹ.
Quan tài của thủ lĩnh của quân đội Iran Soleimani và của thủ lĩnh dân quân Iraq, Abu Mahdi al-Muhandis, người cũng bị thiệt mạng trong cuộc tấn công của Mỹ, đã được đám đông người than khóc di chuyển bằng những cánh tay nâng cao quá đầu.
Quốc hội Iraq hôm 5/1 thông qua một nghị quyết, thúc giục chính phủ chấm dứt sự hiên diện của binh sĩ nước ngoài ở Iraq như thủ tướng nước này đề nghị và bảo đảm rằng họ không sử dụng đường bộ, đường không và lãnh hải vì bất cứ lý do gì.
Hiện có khoảng 5.000 binh sĩ Hoa Kỳ đang đồn trú ở Iraq, chủ yếu là cố vấn. Iraq là quốc gia láng giềng của Iran.
Hôm 3/1, lãnh tụ tối cao Iran Ayatollah Ali Khamenei tuyên bố rằng Iran sẽ trả đũa Mỹ vì gây ra cái chết của ông Soleimani.
https://www.voatiengviet.com/a/iran-bieu-tinh-ram-ro-con-gai-tuong-soleimani-canh-bao/5233617.html

Iran tổ chức lễ tang tướng Soleimani

Thanh Phương
Ngày 06/01/2020, Iran chính thức tổ chức lễ tang tướng Qassem Soleimani, thiệt mạng trong một vụ oanh kích của Mỹ tại Irak vào tuần trước.
Theo hãng tin AFP, ngay từ sáng sớm, trong khí trời lạnh giá, cả một biển người đã tràn ngập trung tâm thủ đô Teheran, nhất là tại khu vực chung quanh Đại học Teheran, nơi tiến hành lễ tang tướng Soleimani, viên tướng được người dân mến mộ nhất ở Iran.
Đám đông mang trên tay bức chân dung tướng Soleimani, hoặc giương rất nhiều lá cờ đỏ (màu máu của những người tử vì đạo), quốc kỳ Iran, cũng như cờ Liban và Irak. Họ cũng mang các biểu ngữ kêu gọi trả thù cho tướng Soleimani hoặc hô các khẩu hiệu : « Tiêu diệt nước Mỹ », « Tiêu diệt Israel ».
Tại Đại học Teheran, trước linh cữu tướng Soleimani, lãnh đạo tối cao, giáo chủ Ali Khamenei, bao quanh là các lãnh đạo khác của chế độ Teheran, đã chủ trì một lễ cầu kinh ngắn bằng tiếng Ả Rập. Được phủ quốc kỳ Iran, linh cữu của tướng Soleimani cũng như của Abou Mehdi al-Mouhandis, một lãnh đạo của lực lượng dân quân Irak Hachd al-Chaabi thân Iran và của 4 người khác chết trong vụ oanh kích của Mỹ, đã được đưa ra khỏi Đại học Teheran để người dân Teheran tiễn đưa.
Khẳng định hôm nay có nhiều triệu người Iran tập hợp trên đường phố, đài truyền hình Nhà nước Iran mô tả đây là một « sự phục sinh chưa từng có của thủ đô Iran ».
Tướng Soleimani là chỉ huy lượng Al Qods, đơn vị tinh nhuệ của Vệ binh Cách mạng Iran, đặc trách các chiến dịch ở nước ngoài. Với tư cách này, ông được xem là người kiến tạo chiến lược của nước Cộng Hòa Hồi Giáo Iran ở vùng Trung Đông. Đáp lại vụ oanh kích của Mỹ giết chết tướng Soleimani, Teheran hôm 04/01/2020 đã tuyên bố sẽ « trả đũa quân sự », « trả thù đích đáng », sẽ đánh vào « đúng nơi và đúng lúc ».
http://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200106-iran-t%C6%B0%E1%BB%9Fng-ni%E1%BB%87m-t%C6%B0%E1%BB%9Bng-soleimani-ch%E1%BA%BFt-trong-v%E1%BB%A5-oanh-k%C3%ADch-c%E1%BB%A7a-m%E1%BB%B9-%E1%BB%9F-irak

Iran quyết định « ngưng hạn chế » chương trình hạt nhân

Tú Anh
Trong bối cảnh căng thẳng với Washington sau vụ tướng Qassem Soleimani bị Mỹ hạ sát, Teheran ngày 05/01/2020 thông báo « ngưng tôn trọng các định mức ràng buộc » trong chương trình hạt nhân như đã cam kết trong hiệp định 2015. Hành động này được xem là để trả đũa các biện pháp trừng phạt của Hoa Kỳ cũng như thái độ thất hứa của phương Tây.
Từ Teheran, thông tín viên Siavosh Ghazi phân tích :
“Bằng văn bản chính thức, công bố chiều Chủ Nhật, chính quyền Iran thông báo quyết định sẽ không tôn trọng bất cứ giới hạn nào trong lãnh vực tinh lọc Uranium. Cụ thể là không hạn chế khả năng tinh lọc, mức độ Uranium tách ly và số lượng máy ly tâm trang bị.
Đây là bước vi phạm thứ năm của Iran kể từ năm 2018, tức là từ khi Hoa Kỳ phủ nhận hiệp định hạt nhân 2015 và tái lập một loạt biện pháp trừng phạt Teheran. Quyết định này được loan báo trong bối cảnh căng thẳng Mỹ-Iran gia tăng tột độ sau vụ không quân Mỹ oanh kích giết tướng Qassem Soleimani ở Bagdad trong đêm thứ Năm rạng sáng thứ Sáu.
Từ nay Iran sẽ không tôn trọng các cam kết ghi trong hiệp định hạt nhân 2015, giới hạn chương trình hạt nhân trong khuôn khổ dân sự.
Vừa trả đũa Hoa Kỳ, chính quyền Iran vừa cảnh cáo thái độ thụ động của châu Âu không thực hiện lời hứa giúp Iran bằng những biện pháp cụ thể bảo vệ kinh tế chống trừng phạt của Mỹ.
Châu Âu tuy hứa nhưng không làm gì cả. Ngành xuất khẩu dầu hỏa của Iran bị giảm mạnh.
Đối với Teheran, với lời thề trả thù cho tướng Qassem Soleimani bằng quân sự, thông cáo ngưng tôn trọng (phần cốt lõi của hiệp định hạt nhân) là một cách chứng tỏ quyết tâm đối với Mỹ.”
Paris, Berlin, Luân Đôn kêu gọi
Trong một bản tuyên bố chung công bố từ Berlin vào chiều hôm 05/01/2020 sau khi hội ý qua điện thoại, lãnh đạo ba cường quốc châu Âu Anh, Pháp, Đức kêu gọi Teheran rút lại các quyết định vi phạm hiệp định hạt nhân 2015 nhất là trong lãnh vực « tinh lọc Uranium ».
Liệu Iran có lắng nghe lời kêu gọi không phải là lần đầu tiên này ?
http://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200106-iran-h%E1%BA%A1t-nh%C3%A2n

Irak trong vòng kềm tỏa của Iran

Thanh Hà
Việc tư lệnh lực lượng viễn chinh Iran, tướng Qassem Soleimani bị hạ sát gần thủ đô Bagdad là bằng chứng rõ rệt nhất cho thấy Irak đang trong vòng kềm tỏa của Teheran. Iran từng bước củng cố ảnh hưởng với nước láng giềng sát cạnh và cũng là một nước cựu thù trên nhiều lĩnh vực, từ chính trị đến quân sự hay kinh tế.
Trong bài viết mang tựa đề “Người Irak vùng lên chống lại ảnh hưởng của Iran”, đăng trên nguyệt san Le Monde Diplomatique tháng Giêng 2020, nhà báo Feurat Alani phân tích : Ngoài những đòi hỏi về kinh tế và đời sống được cải thiện, khủng hoảng chính trị và xã hội tại Irak hiện nay bắt nguồn từ tinh thần bài Iran của một phần lớn công luận trên quê hương của Saddam Hussein.
Tính từ đầu tháng 10 đến giữa tháng 12/2019, gần 450 người thiệt mạng, hơn 20.000 người bị thương trong các cuộc nổi dậy rải rác bùng lên khắp nơi. Từ quảng trường Tahrir, ngay giữa lòng thủ đô Bagdad, đến tận các thành phố ở miền nam, hàng ngàn người biểu tình đương đầu với chính quyền hay với các nhóm dân quân vũ trang. Phong trào phản kháng đòi thay đổi chế độ đã điều hành đất nước từ năm 2003 khi Hoa Kỳ và đồng minh can thiệp vào Irak lật đổ Saddam Hussein.
Phe Shia lên tuyến đầu
Tại Irak, cộng đồng Hồi Giáo theo hệ phái Shia chiếm đa số tương tự như Iran và chính quyền của thủ tướng từ nhiệm Adel Abdel Mahdi cũng thuộc hệ phái Shia. Trong đợt nổi dậy lần này do cộng đồng người Irak theo hệ phái Shia chủ xướng trong lúc thiểu số theo hệ phái Sunni rất thận trọng. Cho dù cùng một hệ phái Shia, nhưng đối thoại giữa đường phố và chính quyền trung ương ở Bagdad đã bị cắt đứt. Thêm một điều đáng chú ý khác là phe nổi dậy tại Irak đã trực tiếp tấn công vào các cơ sở của Iran trên lãnh thổ Irak.
Theo tác giả bài báo, Irak đang mở ra một trang sử mới và tất cả bắt đầu vào ngày 27/09/2019. Đó là thời điểm hai sự kiện quan trọng cùng xảy ra một lúc. Trước hết, cảnh sát đã đàn áp thô bạo một nhóm sinh viên mới tốt nghiệp, có nhiều bằng cấp nhưng không tìm được việc làm, tập hợp trước văn phòng
của thủ tướng. Cùng ngày, Bagdad cách chức một nhân vật có uy tín và được xem là công thần tiêu diệt tổ chức Nhà Nước Hồi Giáo Daech. Trung tướng Abdel Wahab al Saadi, còn là người đứng đầu cơ quan chống khủng bố CTS và ông được xem là một nhân vật có lập trường thân Mỹ. Đối với lực lượng dân quân vũ trang Hachd Al Chaabi, thân Iran, tướng Abdel Wahab al Saadi là một “trở ngại“.
Với công luận Irak, hai sự kiện nói trên là giọt nước làm tràn ly vì theo họ, Iran đã can thiệp ở hậu trường trong cả hai sự kiện vừa nêu.
Can thiệp về chính trị và quân sự của Iran
Trong bài viết, Feurat Alani nêu bật những khó khăn triền miên khiến công luận Irak bất mãn, nào là nạn tham nhũng, đến tình trạng 50 % dân số không có việc làm, hệ thống giáo dục không ngừng xuống cấp, đời sống đắt đỏ … Tuy nhiên “ảnh hưởng của Iran” tại Irak là “củi lửa” hun đúc cuộc nổi dậy lần này.
Từ cuộc can thiệp quân sự của Mỹ năm 2003, Irak lâm vào thế trên đe dưới búa : sự hiện diện của các lực lượng quân sự nước ngoài, guồng máy Nhà nước bị suy yếu đã mở đường cho cả Mỹ lẫn Iran cùng biến đất nước của Saddam Hussein thành đấu trường.
Từ năm 2011 khi chính quyền Obama quyết định rút quân khỏi Irak, Teheran lại càng rộng đường hành động. Trung tuần tháng 11/2019 báo Mỹ New York Times và trang mạng The Intercept tiết lộ nhiều tài liệu mật cho thấy mức độ Teheran trực tiếp can thiệp vào Irak, từ nam chí bắc, từ đông sang tây. Thủ tướng Irak từ nhiệm, Adel Abdel Mahdi có một mối “quan hệ đặc biệt” với Teheran. Vẫn theo điều tra này, chính vì Hoa Kỳ rút lui, mật vụ Iran đã tuyển dụng không ít những người từng cộng tác với tình báo Mỹ CIA tại Irak.
Về ảnh hưởng của tư lệnh lực lượng viễn chinh Iran Al Qods tại Irak, trong một cuộc trả lời đài BBC năm 2013 cựu đại sứ Anh tại Irak và Afghanistan, Ryan Croker, từng xác nhận rằng, tướng Soleimani luôn là người có tiếng nói sau cùng trên hồ sơ Irak.
Chẳng vậy mà viên tướng đầy thế lực này của Iran thường xuyên hiện diện trên lãnh thổ Irak. Trong những tuần lễ gần đây, ông đã chủ trì các cuộc họp khi thì tại Bagdad lúc thì tại thành phố Najaf ở miền nam để thuyết phục các đảng phái chính trị Irak ủng hộ thủ tướng Adel Abdel Mahdi, có lập trường thân Teheran, trong lúc đường phố đòi ông này từ chức. Một khi thủ tướng Irak thông báo từ nhiệm, thì cũng tư lệnh lực lượng viễn chinh Iran là người ở hậu trường thu xếp tìm kiếm người sẽ ngồi vào chiếc ghế thủ tướng thay thế ông Mahdi.
Khi hay tin tướng Soleimani thiệt mạng trên lãnh thổ Irak, tướng Mỹ, David Petraeus, cựu lãnh đạo tình báo Mỹ CIA và cũng là người từng đứng đầu lực lượng Hoa Kỳ tại Bagdad kể lại, đầu năm 2008 ông từng nhận được bức điện với nội dung như sau : “Tướng Petraeus, ông cần biết rằng, chính sách của Iran về Irak, Liban, Gaza và Afghanistan đều trong tay tôi, Qassem Soleimani“.
Về quân sự, Iran là đồng minh then chốt giúp Irak giành lại quyền kiểm soát các thành phố như Mossoul hay Falluhja, Tikrit … từ tay quân thánh chiến Daech.
Ở hậu trường, sứ giả của Iran là tướng Soleimani vận động để Bagdad đuổi quân Mỹ ra khỏi bờ cõi. Feurat Alani trên báo Le Monde Diplomatique nhắc lại tháng 4/2019, nhóm dân biểu Quốc Hội thân Iran tại Bagdad đã đệ trình một dự luật đòi lính Mỹ nhanh chóng rời khỏi Irak. Đó cũng là thời điểm, thủ tướng Irak vừa công du Teheran, được tổng thống Iran và giáo chủ Khamenei tiếp đón còn tại Washington chính quyền Trump xếp Vệ Binh Cách Mạng Iran vào danh sách các tổ chức khủng bố.
Trong đợt oanh kích đêm mồng 2 rạng sáng mồng 3 tháng Giêng 2020 khiến tướng Soleimani thiệt mạng, nhân vật số hai của tổ chức vũ trang mang tên Hachd Al Chaabi cũng đã bỏ mình. Tổ chức này được thành lập từ năm 2014 với mục đích đánh đuổi tổ chức tự nhận là Nhà Nước Hồi Giáo tập hợp nhiều lực lượng dân quân vũ trang, với đa số theo hệ phái Hồi Giáo Shia. Hachd Al Chaabi được Iran hỗ trợ về mặt tài chính và được chính Vệ Binh Cách Mạng Iran đào tạo.
Đối tác giữa Iran và Irak còn bao gồm luôn cả vế kinh tế và thương mại. Mỹ gia tăng sức ép, trừng phạt kinh tế Iran, giúp trao đổi mậu dịch hai nước cựu thù là Iran và Irak tăng hơn 50 % trong vòng một năm. Tính đến tháng 4/2019, Iran xuất khẩu 9 tỷ đô la hàng hóa sang nước láng giềng sát cạnh và Teheran có tham vọng tăng tổng kim ngạch xuất khẩu với Irak lên thành 20 tỷ trước năm 2022.
Một nguồn tin trong chính quyền Bagdad cho hãng thông tấn Pháp, AFP biết, “Iran đã cử đại diện đến Bagdad để điều đình về việc chọn lựa người thay thế thủ tướng Mahdi nhằm vào bệ quyền lợi của Teheran tại Irak”.
Iran và Irak, hai nước cựu thù
Ảnh hưởng gần như trên mọi mặt của Iran tại Irak khiến một phần công luận Irak phẫn nộ. Nhà quan sát và đấu tranh vì nhân quyền cho Irak Moubtadhar Nasser được Le Monde Diplomatique trích dẫn lưu ý rằng “trong suốt dòng lịch sử, người dân Irak luôn vùng lên chống quân ngoại xâm”.
Không phải ngẫu nhiên mà làn sóng nổi dậy tại Irak từ mùa thu vừa qua đã tấn công vào một số cơ sở của Iran : ngày 04/11/2019 tòa lãnh sự Iran tại Kerbala bị đốt phá, hai tuần sau đó đến lượt văn phòng đại diện Iran tại Nadjaf, thánh địa của cộng đồng người Hồi Giáo Shia tại Irak trở thành mục tiêu tấn công. Trên toàn lãnh thổ Irak, người biểu tình hô to khẩu hiệu đuổi Iran ra khỏi đất nước. Moubtadhar Nasser phân tích : “Đây là thời khắc mà tất cả người dân Irak cùng mong đợi. Đất nước bị chia rẽ từ năm 2003. Bản sắc Irak bị chà đạp (…) Giờ đây giới trẻ Irak muốn trông thấy một Nhà nước Irak thực thụ được hình thành, và được công nhận là những công dân Irak, bất luận đó là người theo hệ phái Shia hay Sunni”. Có điều, như ghi nhận của tác giả bài báo, cộng đồng người Sunni, vốn chiếm thiểu số tại Irak tới nay vẫn im lặng và không dám bước lên tuyến đầu trong cuộc đấu tranh lần này, bởi số này rất sợ các tổ chức dân quân thân Iran, như Hachd Al Chaabi và vẫn ý thức được rằng, chính quyền Bagdad xem họ như kẻ thù.
Trả lời tuần báo L’Express hồi tháng 10/2019, nhà nghiên cứu Pháp về Trung Đông bà Myriam Benraad, cho rằng “dù theo hệ phái Shia hay Sunni, phần đông người Irak đấu tranh vì chủ quyền của đất nước, ngăn chận ảnh hưởng của Iran. Đừng quên rằng Iran và Irak là hai nước cựu thù, chiến tranh giữa hai nước đã nổ ra trong suốt thời gian từ 1980 đến 1988″. Do vậy theo chuyên gia này, “Iran không có lợi ích gì để cho Irak ngóc đầu vươn lên. Teheran muốn giữ Bagdad trong thế yếu để không bao giờ Irak có thể trở thành một đối thủ trong khu vực”.
http://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200106-irak-trong-v%C3%B2ng-k%E1%BB%81m-t%E1%BB%8Fa-c%E1%BB%A7a-iran

Điểm lại những sự kiện quan trọng

trên bán đảo Triều Tiên năm 2019

Trong năm 2019, diễn biến tình hình bán đảo Triều Tiên có nhiều động thái mới, từng được kỳ vọng sẽ đạt tiến triển tích cực sau Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều lần thứ hai tại Hà Nội, tuy nhiên mọi thứ dường như lại rơi vào bế tắc khi Mỹ và Triều Tiên liên tiếp không đạt được thỏa thuận trong các cuộc đàm phán song phương.
Năm biến động trong quan hệ Mỹ-Triều
Tình hình bán đảo Hàn Quốc từng được kỳ vọng sẽ đạt tiến triển tích cực sau Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều lần thứ hai tại Hà Nội hồi tháng 2. Tuy nhiên, hội nghị đổ bể, mâu thuẫn giữa Mỹ và Bắc Triều Tiên ngày một xấu đi, khiến cục diện bán đảo Hàn Quốc trở về tương tự thời điểm cuối năm 2017.
Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Ủy ban Quốc vụ Bắc Triều Tiên Kim Jong-un đã hội đàm tại Hà Nội trong hai ngày 27-28/2 năm nay. Tuy nhiên, hội đàm kết thúc mà không đạt được thành quả nào do hai nước không thu hẹp được bất đồng ý kiến. Mỹ chủ trương đạt được “một thỏa thuận lớn trọn gói”, trong khi Bắc Triều Tiên lại đề xuất đạt thỏa thuận và thực hiện “theo từng giai đoạn”. Sau đó, trong Hội nghị Hội đồng nhân dân tối cao hồi tháng 4, Chủ tịch Kim Jong-un đã thông qua đường lối “tự chủ”, “tự lực cánh sinh phát triển kinh tế”, và tuyên bố sẽ không đeo bám dỡ bỏ cấm vận. Miền Bắc đơn phương đặt ra thời hạn đàm phán phi hạt nhân hóa Mỹ-Triều là tới cuối năm 2019, yêu cầu Washington phải đề xuất một “cách tính toán mới”. Song song với đó, miền Bắc liên tiếp có các động thái khiêu khích như phóng tên lửa tầm ngắn, pháo phản lực siêu lớn, tên lửa đạn đạn từ tàu ngầm (SLBM). Ngày 30/6, lãnh đạo Mỹ và Bắc Triều Tiên bất ngờ có cuộc gặp chớp nhoáng tại Bàn Môn Điếm, nhân sự kiện Tổng thống Donald Trump tới Khu phi quân sự liên Triều (DMZ) trong khuôn khổ chuyến thăm Hàn Quốc. Sau đó, quan chức cấp chuyên viên của hai nước đã nhóm họp tại Stockholm, Thụy Điển trong tháng 10, nhưng vẫn không đạt được thành quả nào. Ngày 8/12, Bắc Triều Tiên tuyên bố đã tiến hành một “vụ thử nghiệm trọng đại”, được phỏng đoán là thử nghiệm tính năng động cơ tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM), và đe doạ sẽ tặng Mỹ một món quà Giáng sinh. Sau đó, Washington đáp trả bằng cách liên tục điều động máy bay trinh sát tới không phận bán đảo Hàn Quốc, khiến căng thẳng Mỹ-Triều leo thang tới tận những ngày cuối cùng năm 2019.
Quan hệ Hàn – Nhật xấu đi chưa từng thấy
Trong năm 2019, quan hệ Hàn-Nhật xấu đi chưa từng thấy, phải tới cuối năm mới có biến chuyển. Tổng thống Moon Jae-in ngày 24/12 đã hội đàm thượng đỉnh với Thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo tại Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc, trao đổi các vấn đề song phương nổi cộm, trong đó có vấn đề quy chế
xuất khẩu của Nhật Bản. Mặc dù vẫn còn bất đồng ý kiến, nhưng hai nhà lãnh đạo đều chung nhận định cần giải quyết các vấn đề thông qua đối thoại. Đây là lần đầu tiên lãnh đạo hai nước hội đàm thượng đỉnh trong 15 tháng qua, kể từ lần hội đàm bên lề khóa họp Đại hội đồng Liên hợp quốc tại New York tháng 9 năm ngoái.
Mâu thuẫn Hàn-Nhật bùng lên sau khi Tòa án tối cao Hàn Quốc ra phán quyết yêu cầu doanh nghiệp Nhật Bản bồi thường cho các nạn nhân bị cưỡng ép lao động thời chiến cuối tháng 10 năm ngoái. Tình hình càng căng thẳng hơn sau khi Nhật Bản công bố siết chặt quy chế xuất khẩu ba mặt hàng vật liệu công nghệ cao quan trọng trong sản xuất chíp bán dẫn và màn hình sang Hàn Quốc tháng 7 năm nay. Tới ngày 2/8, Tokyo công bố loại Hàn Quốc khỏi “Danh sách trắng” các nước được hưởng ưu đãi về quy trình xuất khẩu. Đáp lại, trong tháng 8, Hàn Quốc tuyên bố chấm dứt Hiệp định đảm bảo thông tin quân sự chung (GSOMIA) Hàn-Nhật. Tháng 9, Seoul khởi kiện Tokyo lên Tổ chức thương mại thế giới (WTO), đồng thời công bố “Hướng dẫn xuất nhập khẩu vật tư chiến lược” sửa đổi, có nội dung xóa tên Tokyo khỏi “Danh sách trắng” của Hàn Quốc.
Tuy nhiên, Hàn Quốc vẫn nỗ lực để giải quyết vấn đề. Tháng 10 năm nay, Thủ tướng Lee Nak-yon đã tới thăm Nhật Bản để dự lễ đăng quang của Nhật hoàng Naruhito. Tháng 11, Tổng thống Moon Jae-in và Thủ tướng Abe có cuộc trò chuyện ngắn bên lề Hội nghị thượng đỉnh ASEAN+3 (Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á và ba nước Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản), tại Bangkok, Thái Lan, tìm kiếm phương án đột phá để cải thiện tình hình. Tiếp đó, 6 tiếng trước khi GSOMIA hết hiệu lực ngày 23/11, hai nước nhất trí Hàn Quốc hoãn có điều kiện thời hạn hết hiệu lực của hiệp định, Nhật Bản cũng xem xét lại các quy chế xuất khẩu. Sau đó, Tokyo đã nới lỏng một phần quy chế xuất khẩu ba mặt hàng vật liệu công nghệ cao sang Seoul, rồi lãnh đạo hai nước hội đàm thượng đỉnh tại Trung Quốc. Có thể nói quan hệ Hàn-Nhật đã tránh được kịch bản tồi tệ nhất, bắt đầu tìm được động lực hồi phục.
Quan hệ liên Triều đóng băng, không có tiến triển
Quan hệ liên Triều khởi động năm 2019 với kỳ vọng lớn về chính sách hòa bình của Chính phủ. Tuy nhiên, đến cuối năm, tình hình quan hệ giữa hai miền ngày một xấu đi, gần như quay trở lại cục diện thời kỳ khủng hoảng hạt nhân miền Bắc năm 2017.
Thế vận hội mùa đông PyeongChang tại Hàn Quốc hồi tháng 2 năm ngoái đã mở ra cục diện đối thoại liên Triều. Sau đó, bầu không khí bán đảo Hàn Quốc liên tiếp có nhiều chuyển biến tích cực, với Hội nghị thượng đỉnh liên Triều tại Bàn Môn Điếm hồi tháng 4, Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều lần thứ nhất tại Singapore vào tháng 6, và Hội nghị thượng đỉnh liên Triều tại Bình Nhưỡng trong tháng 9. Trước thềm năm mới 2019, Chủ tịch Ủy ban Quốc vụ miền Bắc Kim Jong-un và Tổng thống Moon Jae-in còn trao đổi thư từ, thể hiện quyết tâm xúc tiến lộ trình phi hạt nhân hóa và hòa bình bán đảo Hàn Quốc. Thế nhưng, Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều lần thứ hai tại Hà Nội hồi tháng 2 năm nay đã kết thúc mà không đạt được thỏa thuận nào. Mỹ yêu cầu Bắc Triều Tiên có bước đi phi hạt nhân hóa trước, còn miền Bắc lại yêu cầu Washington dỡ bỏ cấm vận trước. Điều này đã gây ảnh hưởng xấu tới tình hình quan hệ liên Triều. Tới tháng 3, Bắc Triều Tiên đơn phương thông báo rút nhân viên khỏi Văn phòng liên lạc liên Triều ở thành phố Gaesung, miền Bắc, và dừng thực thi thỏa thuận quân sự đạt được tại Hội nghị thượng đỉnh liên Triều tháng 9 ở Bình Nhưỡng. Từ tháng 5, nước này liên tiếp phóng vũ khí tầm ngắn kiểu mới, thị uy sức mạnh quân sự, thậm chí còn từ chối nhận gạo viện trợ từ Hàn Quốc thông qua các tổ chức quốc tế. Bầu không khí nguội lạnh thể hiện rõ trong trận đấu bóng đá ngày 15/10 giữa hai miền Nam-Bắc tại sân vận động Bình Nhưỡng, thuộc khuôn khổ vòng loại châu Á Giải vô địch bóng đá thế giới (World Cup) Qatar 2020. Trận đấu đã diễn ra mà không có khán giả, không truyền hình trực tiếp. Trong tháng 10, Chủ tịch Kim Jong-un ra chỉ thị phá dỡ các hạ tầng du lịch do miền Nam xây dựng trên núi Geumgang, biểu tượng của hợp tác kinh tế liên Triều. Nước này còn không tiếc lời chỉ trích Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in, cho thấy Bắc Triều Tiên đã quay lại chiến lược loại Hàn Quốc khỏi vòng đối thoại. Một số ý kiến cho rằng chính sách với Bắc Triều Tiên của Chính phủ đang để lộ hạn chế, qua đó yêu cầu Chính phủ thay đổi đường lối.
Hàn Quốc đẩy mạnh ngoại giao với các nước phương Nam
Trong năm 2019, chính sách “Phương Nam mới” của Chính phủ Tổng thống Moon Jae-in đã gặt hái những thành quả to lớn và đi vào quỹ đạo ổn định. Tháng 9 năm nay, Tổng thống đã công du ba nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) là Thái Lan, Myanmar, Lào, hoàn tất các chuyến thăm cả 10 nước ASEAN trong nhiệm kỳ. Hội nghị thượng đỉnh đặc biệt Hàn-ASEAN và Hội nghị thượng đỉnh Hàn-Mekong lần thứ nhất đã liên tiếp diễn ra trong tháng 11 tại thành phố Busan, đưa quan hệ hợp tác song phương lên tầm cao mới.
Chính sách “Phương Nam mới” được Tổng thống chính thức công bố tại Diễn đàn kinh doanh Hàn-Indonesia ngày 9/11/2017, với nội dung nâng tầm quan hệ hợp tác với các quốc gia Đông Nam Á lên ngang hàng với 4 cường quốc là Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc và Nga. Tinh thần cơ bản của chính sách này là “3P”, tức là theo đuổi một cộng đồng của “Con người” (People), “Hòa bình” (Peace) và “Thịnh vượng chung” (Prosperity). Tại Hội nghị thượng đỉnh đặc biệt Hàn-ASEAN, lãnh đạo các nước đã thông qua “Tầm nhìn Hàn-ASEAN vì hòa bình, thịnh vượng và quan hệ đối tác” cùng “Tuyên bố Chủ tịch Hội nghị thượng đỉnh đặc biệt Hàn-ASEAN 2019”. Các bên cũng ra thông cáo báo chí chung, nhất trí xây dựng ba cộng đồng chung tương lai gồm “Cộng đồng đặt trọng tâm vào con người”, “Cộng đồng đổi mới vì thịnh vượng chung”, và “Cộng đồng Đông Á hòa bình”. Hội nghị thượng đỉnh Hàn-Mekong có sự tham gia của 5 nước lưu vực sông Mekong là Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan và Việt Nam. Seoul và các nước đã thông qua “Tuyên bố sông Hàn – sông Mekong”, phác thảo phương án tăng cường quan hệ hợp tác trong tương lai.
Chính sách kinh tế của Chính phủ Moon Jae-in
Tổng thống Moon Jae-in chính thức bước sang nửa nhiệm kỳ cầm quyền còn lại từ ngày 9/11. Những chính sách kinh tế trọng điểm trong nửa đầu nhiệm kỳ đang thiết lập được chỗ đứng vững chắc. Mặc dù đã điều chỉnh tốc độ tăng lương tối thiểu thấp hơn những năm trước, nhưng trong năm nay, Chính phủ đã triển khai chế độ tuần làm việc tối đa 52 tiếng. Chính sách tăng trưởng do thu nhập đóng vai trò chủ đạo được phát triển thành chính sách tăng trưởng đổi mới.
Sau 13 giờ thảo luận từ chiều 16/7, Ủy ban lương tối thiểu đã quyết định mức lương tối thiểu năm sau là 8.590 won (7,4 USD)/giờ, tăng 2,9% so với năm nay, mức tăng thấp thứ ba trong lịch sử, cũng là mức thấp nhất kể từ khi Chính phủ Moon Jae-in ra mắt. Mức tăng lương tối thiểu năm 2018 là 16,4%, năm 2019 là 10,9%. Chế độ tuần làm việc tối đa 52 tiếng đã bắt đầu được triển khai từ ngày 1/7, áp dụng với các doanh nghiệp và cơ quan Nhà nước trên 300 nhân viên. Các doanh nghiệp quy mô nhỏ hơn sẽ chia làm hai giai đoạn, áp dụng từ năm 2020 và 2021. Dư luận đánh giá với chế độ này, điều kiện lao động đã có chuyển biến lớn nhất kể từ khi Hàn Quốc áp dụng chế độ tuần làm việc 5 ngày năm 2004, giúp người lao động cân bằng giữa cuộc sống và công việc tốt hơn. Hàn Quốc vốn là quốc gia có thời gian làm việc dài nhất trong các nước thành viên Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD).
Chính sách tăng trưởng do thu nhập đóng vai trò chủ đạo không được đề cập trong các nội dung công bố chính sách kinh tế quan trọng của Chính phủ năm nay. Do đó, một số ý kiến cho rằng Chính phủ đã chuyển đổi sang chính sách khác. Tuy nhiên, Chính phủ giải thích rằng đang tập trung vào chính sách tăng trưởng đổi mới, dựa trên những thành quả từ chính sách tăng trưởng do thu nhập đóng vai trò chủ đạo trong thời gian qua. Trong khi đó, phe đối lập chỉ trích Chính phủ đột ngột nâng lương tối thiểu, thực thi chế độ tuần làm việc tối đa 52 tiếng là những chính sách “quá nặng”, gây khó khăn cho nền kinh tế, qua đó yêu cầu Chính phủ thay đổi chính sách.
Nhìn chung, tình hình bán đảo Triều Tiên sẽ chưa có dấu hiệu hạ nhiệt và được cải thiện trong tương lai gần. Năm 2019, Triều Tiên đã 13 lần phóng thử các loại hình tên lửa (tầm ngắn, tầm trung, tên lửa chống hạm…). Trong khi đó, tiến trình đối thoại cấp cao giữa Mỹ và Triều Tiên tiếp tục gặp khó khăn và đi vào bế tắc. Tuy hai nước đều có mong muốn thông qua đàm phán để giải quyết vấn đề phi hạt hạt nhân hóa trên bán đảo Triều Tiên, song đây là vấn đề lợi ích chiến lược cũng như “quân bài mặc cả” của Chính quyền Bình Nhưỡng để đối lấy các lợi ích thiết thực. Do đó, ít khả năng Triều Tiên sẽ chịu “nhún nhường” khi đàm phán với Mỹ. Điều này sẽ khiến tình hình khu vực bán đảo Triều Tiên tiếp tục duy trì căng thẳng như hiện tại và không loại trừ khả năng sẽ được phía Triều Tiên đẩy lên cao vào những giai đoạn khác nhau, nhằm phục vụ ý đồ, mục đích trong từng giai đoạn.
http://biendong.net/bien-dong/32477-diem-lai-nhung-su-kien-quan-trong-tren-ban-dao-trieu-tien-nam-2019.html

Hàng chục người bị bắt sau cuộc biểu tình

nhắm vào thương nhân Trung Cộng ở Hồng Kông

Tin từ Hồng Kông – Hôm Chủ nhật (05 tháng 01), những cuộc ẩu đả giữa cảnh sát và người biểu tình ở Hồng Kông nổ ra, với kết quả có hàng chục người biểu tình bị bắt giữ, sau khi hàng nghìn người diễn hành gần biên giới, hô khẩu hiệu ủng hộ dân chủ và trút giận lên các thương nhân Trung Cộng.
Những người biểu tình ở Sheung Shui đã nhắm đến những “thương nhân” từ Trung Cộng qua Hồng Kông mua hàng hóa miễn thuế số lượng lớn rồi đưa về đại lục để bán kiếm lời. Người dân địa phương nói rằng điều đó khiến chi phí tăng cao, lượng người quá đông ở các khu phố và khiến căng thẳng giữa cư dân Hồng Kông và Trung Cộng gia tăng.
Các nhà tổ chức ước tính có 10,000 người đã tham gia tuần hành, trong khi cảnh sát ước tính đám đông có 2,500 người vào lúc cao điểm. Sau khi cuộc diễn hành kết thúc, những người biểu tình mặc đồ đen và đeo mặt nạ vẫn ở trong khu vực bất chấp việc ban tổ chức kêu gọi giải tán ngay lập tức. Một lúc sau, cảnh sát chống bạo động đã xông đến, đánh người biểu tình bằng dùi cui và dùng bình xịt hơi cay. Vẫn chưa rõ điều gì khiến cảnh sát phải can thiệp vào. Sau đó cảnh sát đã bắt giữ vài chục người và áp giải lên hai xe bus màu trắng.
Các cuộc biểu tình hôm Chủ nhật (05 tháng 01) diễn ra sau một cuộc diễn hành ở trung tâm Hồng Kông vào ngày đầu năm mới với ít nhất hàng chục nghìn người tham gia, và sự leo thang trong các cuộc đụng độ với cảnh sát trong thời gian lễ tết. (BBT)
https://www.sbtn.tv/hang-chuc-nguoi-bi-bat-sau-cuoc-bieu-tinh-nham-vao-thuong-nhan-trung-cong-o-hong-kong/

Trung Cộng can thiệp vào nội bộ Đài Loan và Việt Nam

Hoàng Gia Phúc
Từ Đài Loan
Ngày 11/1/2020 sắp tới là một ngày quan trọng đối với người dân Đài Loan, vì đây sẽ là ngày mọi cử tri chọn Tổng thống cho nhiệm kỳ mới. Tổng thống mới của đảo quốc này chắc chắn sẽ đưa ra những chính sách mới, đặc biệt là đối ngoại. Tác động của các chính sách này, sẽ không chỉ tác động tới người dân của đảo quốc này mà còn ảnh hưởng tới cả tình hình chính trị khu vực và thế giới.
Hai ứng cử viên sáng giá nhất cho cuộc đua vào chức vụ Tổng thống Đài Loan cho nhiệm kỳ mới, một là Tổng thống đương nhiệm – bà Thái Anh Văn. Còn người kia là ông Hàn Quốc Du – đương kim Thị trưởng thành phố Cao Hùng.
Hai nhân vật này, về chính sách có những điểm đối lập nhau, và kết quả của cuộc bầu cử lần này sẽ thể hiện ý nguyện của người dân Đài Loan trước các biến động chính trị trong và ngoài nước.
Bà Thái Anh Văn tiếp tục là gương mặt đại diện cho Đảng Dân Tiến, còn ông Hàn Quốc Du là đại biểu của Quốc Dân Đảng. Một trong những sự khác biệt lớn nhất của hai người trong cương lĩnh tranh cử, chính là chính sách đối với Trung Cộng.
Chính sách đối với Trung Cộng của ông Hàn Quốc Du thể hiện quan điểm của đảng ông – Quốc Dân Đảng. Đảng này đã có lịch sử hợp tác với Đảng Cộng sản Trung Quốc từ thời kháng Nhật, trong phong trào Quốc – Cộng liên minh. Người giữ chức vụ Tổng thống Đài Loan trước bà Thái Anh Văn là ông Mã Anh Cửu cũng là người của Quốc Dân Đảng. Ông này cùng với Quốc Dân Đảng đã có mối quan hệ nồng ấm với Trung Cộng, và đó cũng là lý do mà đảng này đã thất cử trong kỳ bầu cử Tổng thống lần trước, khi nhiều người dân Đài Loan lo lắng trước nguy cơ “nuốt chửng” Đài Loan của Trung Cộng. Cũng giống như ông Mã Anh Cửu, ông Hàn Quốc Du thể hiện chính sách xích lại gần Trung Cộng, ông ta tuyên bố rằng “sẽ không chấp nhận tên gọi chính sách “một quốc gia, hai chế độ” mà phải gọi đó là “chung một gia đình”. Quan điểm này được Trung Cộng nhiệt lịệt ủng hộ trong việc kêu gọi thống nhất Đài Loan của ông Tập.
Cương lĩnh tranh cử của bà Thái Anh Văn thì hoàn toàn khác ông Hàn. Bà là người luôn chỉ trích các tuyên bố của ông Tập Cận Bình về nhiều lĩnh vực. Khẩu hiệu tranh cử của bà Thái Anh Văn là “Chống lại Trung Cộng, Bảo vệ Đài Loan”. Chính sách đối ngoại của bà Thái trong thời gian vừa qua thể hiện rõ ràng là “Thân Mỹ”. Bà Thái cũng là người khẳng khái ủng hộ phong trào biểu tình ở Hồng Công.  Bà Thái lo ngại rằng một khi Trung Cộng vươn mạnh ảnh hưởng, thì nền dân chủ ở Đài Loan sẽ bị nguy hại.
Các cuộc biểu tình ờ Hồng Công đã phủ bóng lên cuộc bầu cử tới đây ở Đài Loan. Nhiều người dân Đài Loan lo ngại với bài học nhãn tiền khi Trung Cộng đón nhận Hồng Công trở về đã khẳng định sẽ duy trì và tôn trọng chính sách “một quốc gia, hai chế độ” nhưng sự thực với những gì Trung Cộng đã làm gần đây đối với nền chính trị cùa Hồng Công đã cho thấy Trung Cộng đã “nuốt lời” như thế nào. Câu chuyện của Hồng Công hôm nay sẽ là tương lai u ám của Đài Loan nếu chính quyền Đài Loan “mơ tưởng” chuyện Trung Cộng sẽ hợp nhất Đài Loan một cách êm thấm và tôn trọng. Chính trong bối cảnh đó, các cuộc thăm dò gần đây đều cho thấy sự ủng hộ vượt trội của người dân cho bà Thái.[1]
Trước tình hình như vậy, Trung Cộng đã tìm cách “hành động” để nhằm giúp cho ông Hàn thắng cử. Việc Trung Cộng can thiệp vào các cuộc bầu cử ở Đài Loan không phải mới xảy ra lần đầu. Ngoại trưởng Đài Loan Joseph Wu đã công khai tuyên bố với báo giới về việc Đài Loan có bằng chứng trong việc Trung Cộng đã can thiệp vào cuộc bầu cử ở Đài Loan hồi 2018.[2] Mới đây, một điệp viên từ Cơ quan tình báo Trung Cộng đã chính thức tố cáo Trung Cộng tìm cách tổ chức nhiều lực lượng để tác động vào cuộc bầu cử ở Đài Loan, nhằm “lái” kết quả bầu cử ở Đài Loan theo ý muốn của họ.
Chiến thuật can thiệp vào bầu cử Đài Loan của Trung Cộng được thể hiện qua các hành động sau:
-      Sử dụng các tin tặc làm nhiễu loạn thông tin về các cuộc bầu cử ở Đài Loan bằng cách phát tán các tin giả thông qua các mạng xã hội phổ biến ở Đài Loan như Facebook, Weibo.. hoặc các phần mềm chat được nhiều người sử dụng như Line..
-      Bắc kinh tìm cách kiểm soát hoặc thao túng các tập đoàn truyền thông ở Đài Loan bằng nhiều con đường khác nhau, có thể là mua lại, hoặc sáp nhập.. để nắm quyền kiểm soát hoặc chi phối các tập đoàn truyền thông của Đài Loan. Tờ Financial Times mới đây cho biết một tập đoàn truyền thông lớn, có ảnh hưởng của Đài Loan là Want Want China Times Media Group đã bị phát hiện cộng tác với Trung Cộng, đăng nhiều bài theo cách tuyên truyền của Trung Cộng.[3]
-      Trung Cộng cũng tổ chức cho các tin tặc sử dụng hàng triệu cuộc tấn công mạng, nhắm vào Đài Loan. Tzeng Yi suo – người đứng đầu của bộ phận chiến tranh mạng thuộc Viện nghiên cứu an ninh và quốc phòng quốc gia Đài Loan cho biết: “Trung Cộng đã theo gót Nga, sử dụng các cuộc chiến tranh trên không gian mạng. Trong thời gian diễn ra cuộc bầu cử của chúng tôi, hầu hết các cuộc tấn công mạng nhắm vào Đài Loan đều bắt nguồn từ Trung Cộng”.[4]
Đến Việt Nam
Các nhà nghiên cứu nhận thấy Trung Cộng với tham vọng bá chủ, nên luôn tìm cách can thiệp vào nội bộ của các quốc gia khác, trong đó có Việt Nam. Chính sách của Trung Cộng đối với những quốc gia như Việt Nam được các học giả phương Tây gọi là chính sách “Phần Lan hoá”, tức là bề ngoài vẫn thể hiện dường như tôn trọng công việc nội bộ của các quốc gia này, nhưng các chính sách đối ngoại của các quốc gia này phải “lệ thuộc” Trung Cộng. Sự “lệ thuộc” này được Trung Cộng dàn xếp theo cách như đưa những người “thân Trung Cộng” lên nắm quyền, đồng thời gây sức ép cả về ngoại giao lẫn nội bộ để “loại trừ” những chính trị gia có xu hướng “chống lại Trung Cộng”.
Năm 2020 này, chính trường Việt Nam cũng có sự kiện quan trọng. Đó là Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ XIII.
Khác với Đài Loan, bởi vì Đài Loan vốn là một nền dân chủ, nên quá trình bầu cử là một cuộc chạy đua giữa nhiều đảng phái. Việt Nam chỉ có một đảng duy nhất cầm quyền, cho nên bầu cử ở Việt Nam chỉ là cuộc chạy đua giữa các nhân vật cao cấp trong Đảng cộng sản. Đại hội Đảng lần này cũng có thể được coi là “bầu cử” và “chạy đua” vào các chức vụ cao nhất của hệ thống chính trị, đó là các chức danh: Tổng bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng và Chủ tịch Quốc hội.
Chính vì vậy, với kinh nghiệm Đài Loan, thì ta có thể thấy rằng, Trung Cộng cũng đã  và đang tìm cách can thiệp vào “cuộc đua giành ghế” quan trọng trong chính trị Việt Nam hiện nay.
Mặc dù chính quyền Việt Nam chưa bao giờ công khai các điều tra hay nghi vấn về các hành động thù nghịch từ Trung Quốc, nhưng với tham vọng và truyền thống của Trung Cộng, ta có thể dễ dàng thấy “bóng dáng” của Trung Cộng trong các diễn biến chính trị Việt Nam gần đây.
Một quan chức chính trị Việt Nam giấu tên cho biết, Trung Quốc luôn tung lực lượng tình báo xâm nhập Việt Nam để nắm các tin tức cần thiết. Đối với các ứng viên tiềm năng vào Bộ Chính trị, Trung Cộng dò xét kỹ lưỡng các chi tiết về đời tư của từng cá nhân đó. Việc điều tra thông tin đó, để Trung Cộng có thể đánh giá mức độ “ủng hộ” hay là “chống Trung Cộng”. Nếu là những nhân vật có quan điểm mạnh mẽ, độc lập, muốn thoát ra khỏi “cái bóng của Trung Cộng” thì hoặc là Trung Cộng tìm cách tung ra những thông tin bất lợi, nhằm “hạ bệ” nhân vật đó. Hoặc nếu nhân vật đó cần giúp đỡ, sẽ có ủng hộ từ Trung Cộng, nhưng cá nhân đó phải thay đổi quan điểm, chuyển sang “thần phục” Trung Cộng.
Ông Võ Văn Thưởng – Trưởng ban Tuyên giáo (nhân vật cao cấp nhất phụ trách về truyền thông) của Đảng Cộng sản Việt Nam, gần đây đã có phát biểu về việc “cứ đến gần Đại hội (Đảng) là các thông tin xấu cứ được tung ra để hạ bệ đối phương”. [5]Không thể phủ nhận, các thông tin tới tấp được tung ra dịp này có phần là từ nội bộ đưa ra nhằm “đánh đấm”, nhưng cũng có những thông tin được các điệp viên của Trung Cộng tung ra để nhiễu loạn và nhằm chi phối tình hình chính trị Việt Nam.
Việc các tin tặc từ TQ tấn công vào hệ thống website ở Việt Nam đã từng xảy ra nhiều lần, ví dụ như sự kiện các sân bay Nội Bài, Tân Sơn Nhất đã từng bị tấn công khiến các nhân viên hàng không phải làm thủ tục bằng phương pháp thủ công hồi 29/7/2016. Chính phủ Việt Nam chưa bao giờ công bố các thông tin điều tra về các vụ tấn công này. Tuy nhiên, giới chuyên gia ở Việt Nam nghi ngờ bàn tay của Trung Cộng. Hay sự kiện năm 2014, khi Trung Cộng mang giàn khoan đặt vào EEZ của Việt Nam, đã xảy ra nhiều vụ bạo loạn vượt tầm kiểm soát, mà nghi vấn dấy lên là có sự can thiệp của tình báo Hoa Nam.
Đài Loan đã chính thức thông qua luật nhằm ngăn chặn sự can thiệp của Trung Cộng vào chính trường hòn đảo này, nhưng Việt Nam sẽ làm gì? Đó là một vấn đề lớn mà người dân Việt Nam mong chờ chính quyền Việt Nam hành động.
[1] https://www.theguardian.com/world/2019/dec/30/taiwan-presidential-election-referendum-on-ties-with-china
[2] https://asia.nikkei.com/Politics/International-relations/Taiwan-accuses-China-of-election-meddling
[3] https://www.ft.com/content/036b609a-a768-11e9-984c-fac8325aaa04
[4] https://www.bloomberg.com/news/articles/2019-10-23/china-s-information-war-on-taiwan-ramps-up-as-election-nears
[5] https://thanhnien.vn/thoi-su/ong-vo-van-thuong-tinh-tao-truoc-viec-dung-bao-chi-dau-da-noi-bo-truoc-dai-hoi-1165703.html
* Bài viết của cộng tác viên không thể hiện quan điểm của Đài Á Châu Tự Do
https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/China-interfere-into-vn-and-taiwan-politics-01062020070250.html

Trung tâm cảnh báo sóng thần: Hình thức

tuyên truyền nhằm tạo ra một khu vực

Biển Đông “hoà bình, hợp tác” của Bắc Kinh

Từ nhiều năm trở lại đây, Trung Quốc đưa ra nhiều sáng kiến, hình thức hoặc phương tiện để thúc đẩy hợp tác quốc tế và xây dựng một khu vực Biển Đông “hoà bình, hợp tác” theo như những gì mà Bắc Kinh tuyên bố công khai. Tuy nhiên, chính phủ nhiều nước và giới chuyên gia cảnh báo các nước khu vực, nhất là những nước láng giềng có tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc cần cảnh giác, thận trọng tránh rơi vào bẫy tuyên truyền của Bắc Kinh.
Về cái gọi là “Trung tâm Cảnh báo sóng thần”
Tháng 2/2019, Trung Quốc tuyên bố đưa vào hoạt động “Trung tâm Cảnh báo sóng thần” ở Biển Đông, với việc tiếp cận dữ liệu trong thời gian thực từ hơn 600 trạm giám sát động đất, trong đó có 530 trạm ở nhiều nước. Theo thông báo của Trung Quốc, Trung tâm Cảnh báo sóng thần Biển Đông có khả năng đưa ra dự báo về thông số cơ bản của một trận động đất trong vòng 3-5 phút bất kể trận động đất đó xảy ra tại đâu. Bên cạnh đó, trung tâm này còn sử dụng dữ liệu của một hệ thống thiết bị đo thủy triều, bao gồm 106 trạm đo mực nước tại Trung Quốc và hơn 800 trạm trên toàn thế giới, qua đó đưa ra cảnh báo sớm về sóng thần trong khu vực. Bên cạnh đó, nhờ hệ thống cử lý thông tin sóng thần thông minh, Trung tâm Cảnh báo sóng thần Biển Đông có khả năng đưa ra cảnh báo sóng thần chỉ trong 10 phút sau khi xảy ra một trận động đất. Theo truyền thống Trung Quốc, với việc tiếp cận dữ liệu trong thời gian thực từ hơn 600 trạm giám sát động đất, trong đó có 530 trạm ở nhiều nước, Trung tâm Cảnh báo sóng thần Biển Đông có khả năng đưa ra dự báo về thông số cơ bản của một trận động đất trong vòng 3-5 phút bất kể trận động đất đó xảy ra tại đâu. Bên cạnh đó, trung tâm này còn sử dụng dữ liệu của một hệ thống thiết bị đo thủy triều, bao gồm 106 trạm đo mực nước tại Trung Quốc và hơn 800 trạm trên toàn thế giới, qua đó đưa ra cảnh báo sớm về sóng thần trong khu vực. Bên cạnh đó, nhờ hệ thống cử lý thông tin sóng thần thông minh, Trung tâm Cảnh báo sóng thần Biển Đông có khả năng đưa ra cảnh báo sóng thần chỉ trong 10 phút sau khi xảy ra một trận động đất.
Giới quan sát các nước cảnh báo về “Trung tâm cảnh báo sóng thần”
Trước những gì Trung Quốc tuyên bố, giới quan sát các nước cảnh báo các nước cần thận trọng với “Trung tâm cảnh báo sóng thần” ở Biển Đông. Âm mưu, ý đồ nguy hiểm của Trung Quốc đằng sau việc loan báo đưa vào sử dụng “Trung tâm cảnh báo sóng thần” là: i) Phục vụ mục đích tuyên truyền nhằm hướng lái dư luận về các hoạt động quân sự hóa của Trung Quốc ở Biển Đông. Trung Quốc tìm cách ca ngợi rằng những thành tựu trên góp phần phát triển Biển Đông trở thành vùng biển hòa bình, hợp tác.
Cho rằng các công trình như “trung tâm cứu hộ” sẽ phục vụ mục đích “dân sự” và người dân các nước đều hưởng lợi từ các công trình này như trong đảo bảo an toàn hàng hải; phát hiện, cảnh báo và ngăn ngừa thảm họa thiên tai; giúp người dân trên các đảo ổn định, nâng cao chất lượng cuộc sống… ii) Các công trình “dân sự” của Trung Quốc sẽ trở thành “công cụ”, “chứng cứ” để củng cố các đòi chủ quyền phi pháp trên Biển Đông. Ngoài ra, các công trình “dân sự” sẽ phục vụ cho chính hoạt động quân sự của nước này ở Biển Đông. iii) Giúp Trung Quốc giành ưu thế trên Biển Đông, từ đó buộc các nước khác phải nhượng bộ hoặc chấp nhận theo sự dẫn dắt và kiểm soát của Trung Quốc ở Biển Đông. Bất kỳ sự hiện diện nào của Trung Quốc cũng đều giúp nước này hợp thức hóa chủ quyền phi pháp trên các thực thể chiếm đóng. iv) Tất cả các công trình mang danh nghĩa “dân sự” của Trung Quốc ở Biển Đông thực chất đều là nhằm phục vụ mục đích quân sự, nhằm kiểm soát thực tế toàn bộ Biển Đông. Trong năm 2018, dư luận cho rằng việc Trung Quốc công khai kế hoạch rải các phao cảm biến dưới đáy Biển Đông, Biển Hoa Đông và Thái Bình Dương để cảnh báo sớm sóng thần là nhằm phát hiện, do thám hoạt động của tàu ngầm các nước dưới đáy Biển Đông. Cùng với việc phủ sóng mạng 4G tại một số đảo, đá ở Biển Đông, Trung Quốc cũng đồng thời triển khai hệ thống gây nhiều sóng radar và tác chiến điện từ để đối phó với các nước.
http://biendong.net/bien-dong/32478-trung-tam-canh-bao-song-than-hinh-thuc-tuyen-truyen-nham-tao-ra-mot-khu-vuc-bien-dong-hoa-binh-hop-tac-cua-bac-kinh.html

Công trình quân sự trái phép trên Biển Đông của TQ

không lý tưởng như những gì Bắc Kinh muốn

Sau khi kết thúc quá trình cải tạo đảo, đá trái phép, Trung Quốc chuyển sang giai đoạn quân sự hóa trên các trên các thực thể chiếm đóng trái phép ở Biển Đông nhằm tạo thế chủ động, gây sức ép và đe dọa với các nước có tranh chấp trong khu vực. Tuy nhiên, các công trình quân sự của Trung Quốc đang hoạt động không như những gì Bắc Kinh muốn.
Hoạt động cải tạo đảo trái phép của Trung Quốc
Từ năm 2013 đến này, Trung Quốc tiến hành cải tạo 7 thực thể chiếm đóng trái phép của Việt Nam ở quần đảo Trường Sa, biến chúng thành các “pháo đài” kiên cố trên biển, cụ thể:
Tại đá Chữ Thập: Từ năm 2010, Trung Quốc bắt đầu cải tạo, bồi đắp mở rộng quy mô lớn đá này, trong đó đã xây dựng một toà nhà bê tông dài hơn 60m trên đá Chữ Thập. Trên ngôi nhà có nhiều ăng-ten, gồm cả một ăngten radar thu phát sóng cao tần Yagi của hải quân cùng hai vòm che radar và phủ sóng mạng điện thoại trên đá này. Từ năm 2014, Trung Quốc bắt đầu cải tạo mở rộng đá Chữ Thập thành đảo nhân tạo lớn nhất quần đảo Trường Sa với diện tích khoảng 2,74 km2 (7/2015), tổng kinh phí xây dựng hơn 73 tỉ Nhân dân tệ (11,5 tỉ USD). Trung Quốc xây dựng trên đá Chữ Thập 9 cầu tàu, 2 bãi đáp trực thăng, 10 ăng ten liên lạc qua vệ tinh và một trạm radar. Đặc biệt là việc xây dựng một đường băng dài 3.125m và rộng 60m, đây là đường băng duy nhất đủ lớn cho máy bay ném bom chiến lược tại Trường Sa, cho phép quân đội Trung Quốc bao quát không phận rộng lớn từ Tây Thái Bình Dương gồm cả Guam (nơi có các căn cứ Mỹ) đến Ấn Độ Dương. Tháng 4/2018, Trung Quốc đã khánh thành Tượng đài trên đá Chữ Thập để kỷ niệm các công trình xây dựng của họ trong Biển Đông, kể cả các công trình bồi đắp đất và xây đảo nhân tạo. Tháng 5/2018, Trung Quốc đã lắp đặt các tên lửa hành trình chống hạm YJ-12B và tên lửa đất đối không HQ-9B trên ba thực thể đá Chữ Thập, Su Bi, Vành Khăn. Tháng 10/2018, Trung Quốc tiếp tục đưa vào vận hành các trạm quan sát thời tiết, gồm các thiết bị cho mặt đất và quan sát khí quyển và radar thời tiết trên 3 đảo, đá nhân tạo do nước này chiếm đóng, bồi đắp trái phép ở Biển Đông, trong đó có đá Chữ Thập. Nhiều khả năng những thiết bị này có thể sử dụng các trạm quan sát này vào mục đích quân sự. Theo đánh giá dựa trên hình ảnh chụp từ vệ tinh, các chuyên gia của chương trình Sáng kiến Minh bạch Hàng hải (AMTI) thuộc CSIS cho biết Trung Quốc xây dựng tại đá Chữ Thập trung tâm liên lạc lớn nhất trong vùng với phần góc Đông Bắc của đá này được trang bị các thiết bị liên lạc và ăng ten cảm biến lớn hơn so với các đảo nhân tạo khác ở Trường Sa. Đá Chữ Thập có thể sẽ được dùng như một cơ sở tình báo hoặc trung tâm liên lạc cho các lực lượng của Trung Quốc ở khu vực này.
Tại đá Vành Khăn: Năm 2015, Trung Quốc bắt xây một đường băng trên đá này và đến tháng 7/2016 thì một đường băng dài 2.644m, rộng 55m này đã hoàn thành. Ngoài ra, Trung Quốc cũng đã xây dựng ngọn hải đăng, kho bãi, các mái che radar, tháp truyền tín hiệu viễn thông, cảng vận chuyển quy mô lớn… trên đá Vành Khăn. Đến tháng 5/2018, Trung Quốc đã đưa tên lửa hành trình chống hạm YJ-12B và tên lửa đất đối không HQ-9B đã được Trung Quốc lắp đặt trên đá Vành Khăn. Tháng 1/2018 Trung Quốc điều hai máy bay vận tải quân sự Xian Y-7 đến đá Vành Khăn. Tháng 10/2018, Trung Quốc lại khánh thành các trạm khí tượng tại và tuyên truyền rằng mục đích của trạm này là “đảm bảo an toàn hàng hải trên Biển Đông, phục vụ cho việc quan sát khí quyển và mặt đất cơ bản, thiết bị đo chỉ số ô nhiễm không khí”. Tuy nhiên, đa phần các ý kiến đều tỏ ra lo ngại rằng các cơ sở này sẽ được Trung Quốc sử dụng cho mục đích quân sự.
Tại đá Gạc: Năm 2014, Trung Quốc đã tiến hành đào đắp đất cát để xây đường băng tại đây, trên bãi đá chỉ có một nền bê tông nhỏ với một cơ sở liên lạc, cầu cảng và một đơn vị đồn trú. Phần nền bê tông hiện trải rộng trên diện tích 100.000 m2, nơi rộng nhất là 400m. Đá Gạc Ma hiện có các công trình như kênh tiếp cận, nhà máy bê tông, tháp phòng thủ, bơm khử mặn, bơm nhiên liệu, cơ sở quân sự nhiều tầng, radar, trạm liên lạc, bãi đáp trực thăng, cầu cảng và đê chắn sóng gia cố. Đến nay, Trung Quốc đã hoàn thiện cải tạo phi pháp đá Gạc Ma và đưa vào sử dụng trái phép nhiều hạng mục công trình như: Tòa nhà kiên cố cao 26 – 27m gồm 8 tầng, tại 4 góc nhà đều bố trí các lỗ châu mai – lỗ bắn. Trên nóc nhà bố trí 2 ra đa hàng hải, 2 ăng ten parabol và 1 thiết bị đảm bảo bay có quả cầu che, cùng một số thiết bị thông tin liên lạc khác. Trên tầng 6 của tòa nhà, phía Trung Quốc lắp radar điều khiển hỏa lực, hệ thống kính ngắm quang học hiện đại. Tầng 5 của tòa nhà được lắp 2 bệ pháo 30mm (7 nòng) và tầng 1 lắp 2 bệ pháo 76mm. Ngoài hệ thống súng pháo trên nhà 8 tầng, còn có 1 vị trí hỏa lực lắp đặt pháo 76mm, pháo 30mm quay hướng Đông Bắc luôn có quân nhân trực canh 24/24 trong tư thế sẵn sàng chiến đấu và họ chỉ chui ra khỏi bệ pháo khi đổi ca trực. Ngoai ra, còn có các công trình khác trên bãi Gạc Ma như: 2 tháp radar đối không – đảm bảo bay cho máy bay, 1 tháp viễn thông thu phát sóng 4G cao khoảng 50m, 2 cột điện gió cùng hệ thống pin năng lượng mặt trời, 1 ngọn hải đăng cao 50m, bán kính chiếu xa khoảng 40 km… Bên cạnh đó, Trung Quốc còn nạo vét luồng rạch theo hướng Bắc – Nam với chiều dài 900 – 1.000m, rộng khoảng 250 – 400m thuận tiện cho các tàu trọng tải 4.000 tấn ra vào âu tàu phía trong bãi và cập cảng phía Bắc đá Gạc Ma.
Tại đá Subi: Từ tháng 7/2014, Trung Quốc tiến hành cải tạo trái phép trên đá này. Nơi này hiện có kênh tiếp cận, cầu cảng, các thiết bị thông tin liên lạc, radar, đê chắn sóng gia cố, bãi đáp trực thăng, cơ sở quận sự và có thể xây một đường băng dài 3.000m. Những hình ảnh mới đây chụp từ vệ tinh DigitalGlobe cho thấy có gần 400 tòa nhà mới được xây cất trên đá Subi. Tính đến nay, Subi là đảo nhân tạo lớn nhất trong số 7 đảo Trung Quốc xây dựng trái phép tại Trường Sa. Cơ sở hạ tầng tương tự cũng được triển khai tại đá Vành Khăn và Chữ Thập, bao gồm vị trí đặt tên lửa, đường băng dài 3 km, nhà kho lớn và một loạt thiết bị có thể theo dõi vệ tinh, hoạt động quân sự nước ngoài và thông tin liên lạc.
Tại đá Tư Nghĩa: Đầu những năm 1990, phía Trung Quốc bắt đầu xây dựng nhà tạm thành nhà kiên cố 2 tầng với cầu cảng, lô cốt và hệ thống thông tin liên lạc, ụ pháo… đến nay từ một đảo chìm ban đầu, chỉ có một căn nhà 2 tầng thì nay căn nhà đó đã được thay bằng một khối nhà cao tầng đồ sộ. Từ năm 2014, phía Trung Quốc đã huy động hàng chục tàu vận tải công trình trọng tải lớn, tập trung xây dựng cải tạo trái phép bãi Tư Nghĩa thành căn cứ quân sự. Hiện nay, căn cứ quân sự do Trung Quốc xây dựng trái phép trên bãi Tư Nghĩa đã hoàn tất các cơ sở hạ tầng, công trình trên diện tích cải tạo khoảng 9,5 ha bao gồm nhà kiên cố 8 tầng cao khoảng 26 – 27m, tại 4 góc nhà của các tầng đều bố trí lỗ bắn. Trên nóc bố trí 2 radar hàng hải và 2 ăngten parabol, 1 thiết bị có quả cầu che và các thiết bị thông tin liên lạc, quan sát. Ở tầng 6 của tòa nhà lắp rada điều khiển hỏa lực, kính ngắm quang học, còn tầng 5 lắp 4 bệ pháo 30 mm (7 nòng), tầng 1 lắp 4 bệ pháo 76 mm… Ngoài ra, vị trí hỏa lực lắp đặt pháo 76 mm, pháo 30 mm quay hướng Đông; tháp viễn thông thu phát sóng 4G cao khoảng 50 m; bãi đáp trực thăng, cầu cảng hướng Đông – Tây dài khoảng 80 – 100 m. Ngoài việc bồi đắp và xây dựng khối nhà 09 tầng, Trung Quốc cũng cho nạo vét một luồng dẫn vào cầu cảng của đá Tư Nghĩa, dài khoảng 900m với độ sâu trên 10m để đón các tàu trọng tải lớn vào cảng.
Tại bãi đá Châu Viên: Trung Quốc hiện đã cải tạo phi pháp và mở rộng diện tích phần đất nhân tạo trên bãi đá Châu Viên lên đến 119.711 m2. Những công trình xuất hiện tại đây gồm kênh tiếp cận, đê chắn sóng, bãi đáp trực thăng, các tòa nhà hỗ trợ, cơ sở quân sự, ăng ten liên lạc vệ tinh, radar, hải đăng…
Tại đá Gaven: Trung Quốc đã cải tạo, mở rộng trái phép diện tích 114.000 m2 trên đá Gaven. Bãi đá này có kênh tiếp cận, súng phòng không, súng hải quân, thiết bị liên lạc, kiến trúc hỗ trợ xây dựng, tháp phòng thủ, cơ sở quân sự, bãi đáp trực thăng và đê chắn sóng.
Công trình quân sự của Trung Quốc hoạt động không hiệu quả
Theo phân tích của Giáo sư Robert Farley, Đại học Kentucky (Mỹ) Trung Quốc nhiều năm nay đang muốn tăng cường sức mạnh quân sự ở Biển Đông thông qua việc mở rộng và quân sự hóa các thực thể chiếm đóng trái phép. Tuy nhiên, các công trình quân sự Trung Quốc xây dựng trái phép trên biển Đông được cảnh báo khó duy trì được khả năng chức năng liên lạc, tiếp tế và hậu cần một khi xung đột nổ ra và kéo dài.
Tuy nhiên, chuyên gia Farley cho rằng các “căn cứ nổi” này không thật sự có giá trị như Bắc Kinh vẫn dự liệu và chỉ có ý nghĩa chính trị nhất thời hơn là mang lại lợi thế quân sự vượt trội. Theo đó, khi sở hữu những căn cứ trên Biển Đông, không thể phủ nhận Trung Quốc có thể khiến hoạt động tuần tra, tự do hàng hải của Mỹ gặp khó khăn. Nhưng nếu xung đột xảy ra, sẽ không quá khó để Không quân và Hải quân Mỹ tiêu diệt những cơ sở này.
Một mặt, hiện Trung Quốc đã cho thiết lập hệ thống bệ phóng tên lửa ở các bãi đá Su Bi, Vành Khăn, Chữ Thập, Phú Lâm nhằm mục đích đặt phần lớn khu vực Biển Đông vào tầm tấn công của nước này. Loại tên lửa mà Trung Quốc đưa ra biển Đông là hệ thống đất đối không (như HQ-9 và nhiều khả năng sẽ là tổ hợp S-400 của Nga trong tương lai) cùng tên lửa hành trình trên bộ. Đây là những vũ khí có khả năng đe dọa nhiều loại tàu chiến, chiến đấu cơ của Hải quân Mỹ. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng hệ thống tên lửa của Trung Quốc đang được đặt trên các thực thể nhân tạo giữa biển mà không có bất kỳ biện pháp phòng thủ nào, khiến các thực thể nhân tạo trên sẽ khó lòng trụ nổi trước một đợt tấn công phối hợp. Mặt khác, bên cạnh tên lửa, một số sân bay mà Trung Quốc xây dựng trái phép ở biển Đông cũng có thể hỗ trợ quân đội nước này dễ dàng định vị và tiêu diệt mục tiêu từ xa với khoảng cách tương đương tên lửa hành trình, nhờ vào hệ thống máy bay tuần tra, chiến đấu dày đặc. Dù vậy, những lợi thế này một lần nữa rất dễ vô hiệu hóa một khi có xung đột bằng một đợt tấn công phủ đầu với tên lửa tầm xa và các đợt tấn công tổng hợp. Trong môi trường tác chiến giữa biển, việc triển khai các đơn vị công binh từ đại lục ra vừa sửa chữa nhanh các sân bay, vừa phải chống đỡ những đợt tấn công sẽ rất khó khăn trong điều kiện nguồn lực có hạn của Trung Quốc.
Không những vậy, so với các bệ phóng tên lửa hay sân bay, tổ hợp radar của Trung Quốc trên Biển Đông thậm chí còn dễ bị tấn công hơn. Với các điểm yếu cố hữu như khó di chuyển, khó che giấu, radar dễ trở thành mục tiêu cho các cuộc tấn công của quân đội Mỹ như phóng tên lửa (từ tàu ngầm và máy bay tàng hình), tấn công mạng hoặc tác chiến điện tử. Nhìn chung, toàn bộ năng lực quân sự của những thực thể nhân tạo Trung Quốc ở Biển Đông bị phụ thuộc nặng nề vào công tác hậu cần từ đại lục. Các căn cứ tưởng chừng “bất khả xâm phạm” này lại rất dễ cô lập vì hầu hết đều không có kho dự trữ đủ lớn. Khi xung đột xảy ra, việc duy trì khả năng chức năng liên lạc, tiếp tế và hậu cần sẽ là rủi ro và thách thức lớn cho Trung Quốc.
Vũ khí Trung Quốc biến thành “đống sắt vụn” trên các đảo nhân tạo
Ngoài việc dễ bị tiêu diệt, thời tiết khắc nghiệt đã nhanh chóng bào mòn và phá hủy các hệ thống vũ khí và cơ sở hạ tầng được Trung Quốc xây dựng và triển khai trái phép ra các đảo nhân tạo ở Biển Đông. Để bảo đảm cho các phương tiện đó có thể sử dụng được, Bắc Kinh đã phải cho nghiên cứu để tìm ra các loại chất phủ có khả năng bảo vệ vũ khí và cơ sở hạ tầng mà họ đã xây dựng và triển khai trái phép ở trên các thực thể ở quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Tờ Kông South China Morning Post (SCMP, 01/07/2019) cho biết, các nhà nghiên cứu Trung Quốc đang tìm cách chế tạo ra một chất chống bào mòn mới để bảo vệ vũ khí và công trình xây dựng trên các đảo nhân tạo ở Biển Đông. Theo tờ báo trên, một nhà nghiên cứu đã nêu bật tính chất nghiêm trọng của tình hình khi nêu ra một ví dụ cụ thể: “Một khẩu pháo đã bị đưa ra khỏi biên chế chỉ sau vỏn vẹn 3 tháng phục vụ do vấn đề rỉ sét”. Và không chỉ có vũ khí gặp vấn đề. Các hệ thống radar và phóng tên lửa, tường chắn cho hải cảng, hạ tầng cơ sở và phi đạo cho sân bay, các loại đường ống, thậm chí cả phần nền trên đó các đảo nhân tạo được xây dựng, tất cả đều có nguy cơ bị hủy hoại nhanh chóng.
Để bảo vệ những tài sản giá trị đó, Quân Đội Trung Quốc đã có kế hoạch phủ một lớp bảo vệ bằng chất graphene trên các loại vũ khí và cơ sở hạ tầng. Graphene là vật liệu mới chỉ được các nhà nghiên cứu Đại học Anh Quốc Manchester phát triển từ năm 2004, cực mỏng nhưng lại cứng hơn thép đến 100 lần. Theo một nhà nghiên cứu thứ hai, một viện nghiên cứu quân sự ở Thượng Hải đang cho thử nghiệm lần cuối cùng lớp phủ graphene này trước khi đưa vào sử dụng. Nhà nghiên cứu này tỏ ra rất tin tưởng, cho rằng mặc dù chưa được phép dùng trong lãnh vực quân sự, nhưng chất phủ đã được ứng dụng trong các lĩnh vực dân sự và đã tỏ ra “cực kỷ hữu dụng” trong ngành công nghiệp hóa chất, khi được dùng để bảo vệ các ống dẫn dầu khí khỏi bị acid, áp suất hay sức nóng cao bào mòn. Theo nhà nghiên cứu này thì các thách thức nêu trên còn dữ dội hơn nhiều so với các điều kiện thời tiết khắc nghiệt ở Biển Đông.
Trong khi đó, trong một bản báo cáo công bố trên tạp chí công nghệ quốc phòng Trung Quốc Defence Technology Review, Giáo sư Hồ Kì Cao, Đại Học Công Nghệ Quốc Phòng Trung Quốc ở Hồ Nam, đã nêu bật các vấn đề mà đảo nhân tạo của Trung Quốc ở Biển Đông đang gặp phải. Theo chuyên gia này, vì Trung Quốc quá vội vàng trong việc bồi đắp, xây dựng các hòn đảo nhân tạo ở Biển Đông trong giai đoạn 2013-2015, cho nên đầy rẫy vấn đề đã nảy sinh. Bản báo cáo ghi rõ: “Vì những lý do lịch sử, nước ta (tức là Trung Quốc) đã không nghiên cứu đầy đủ môi trường tự nhiên ở Biển Đông cũng như tác động của môi trường trên các cấu trúc kỹ thuật được xây dựng. Việc thiết kế và xây dựng các đảo đá đã được tiến hành theo lịch trình gò bó mà không có được những đánh giá khoa học sâu sát, dài hạn”. Theo ông Hồ Kì Cao, các nhân tố tác hại bao gồm nhiệt độ, độ ẩm cao, sương mù, nồng độ muối trong không khí và bức xạ nhiệt lớn. Tốc độ hao mòn của các trang thiết bị và vật liệu đưa ra Biển Đông khiến Quân Đội Trung Quốc phải ngạc nhiên. Trong bản báo cáo, ông viết: “Các cấu trúc bê tông bắt đầu bị rã ra sau chưa đầy 3 năm và các trang thiết bị bằng kim loại ngừng vận hành sau khoảng 1 năm do bị ăn mòn”. Những vấn đề trên đã gây ra lo ngại về an toàn và về khả năng các cơ sở của Trung Quốc đứng vững được trước những thảm họa tự nhiên như bão và sóng thần. Ngoài ra, sự ăn mòn nhanh chóng không chỉ tác động nghiêm trọng đến hoạt động bình thường của các cấu trúc kỹ thuật và cơ sở hạ tầng, mà còn làm gia tăng đáng kể chi phí vận hành và bảo trì.
http://biendong.net/bien-dong/32476-cong-trinh-quan-su-trai-phep-tren-bien-dong-cua-tq-khong-ly-tuong-nhu-nhung-gi-bac-kinh-muon.html

Cuộc chiến chống tham nhũng của Trung Quốc

trong năm 2019 và xu hướng thời gian tới

Trong năm 2019, Trung Quốc tiếp tục đẩy mạnh cuộc chiến chống tham nhũng trong nước. Theo số liệu thống kê không chính thức, tính riêng trong năm, Trung Quốc đã đưa ra xét xử ít nhất 23 cán bộ diện trung ương quản lý.
Kết quả đáng nể của Trung Quốc trong năm 2019
Trong số 23 quan tham bị trừng trị, có các cán bộ lãnh đạo của các bộ và ủy ban ở trung ương, cũng có các “quan đầu” của các tỉnh, thành và khu tự trị, hoặc người phụ trách các doanh nghiệp nhà nước quan trọng. Điều này đã kế tiếp những đặc điểm “sâu rộng và không có vùng cấm” của cuộc chiến “đả Hổ” ở Trung Quốc những năm gần đây. Điều đáng chú ý là, trong số 23 “Hổ” bị đưa ra xét xử có 8 Phó tỉnh trưởng  hoặc Phó chủ tịch Khu tự trị. Trong đó 7 người, gồm Lưu Cường, Phó tỉnh trưởng Liêu Ninh; Phùng Tân Trụ, Phó tỉnh trưởng Thiểm Tây; Quý Tương Kỳ, Phó tỉnh trưởng Sơn Đông; Lý Di Hoàng, Phó tỉnh trưởng Giang Tây; Bạch Hướng Quần, Phó chủ tịch Khu tự trị Nội Mông; Bồ Ba, Phó tỉnh trưởng Quý Châu và Miêu Thụy Lâm, Phó tỉnh trưởng Giang Tô, đều bị quật ngã khi đang trong nhiệm kỳ giữ chức; 4 người thuộc hệ thống Hội nghị Chính trị Hiệp thương, gồm Cận Tuy Đông, Phó bí thư đảng ủy, Phó chủ tịch Hội nghị Chính trị Hiệp thương Hà Nam; Lý Sĩ Tường, nguyên Ủy viên Dự khuyết Trung ương khóa 18, Phó bí thư đảng ủy, Phó chủ tịch Hội nghị Chính trị Hiệp thương thành phố Bắc Kinh. Đáng chú ý, trong số các quan chức bị xử lý năm 2019, có Trương Hóa Vi là một cán bộ lâu năm trong hệ thống kiểm tra kỷ luật. Ông từng là Trưởng phòng Phòng 5 của Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương và Phó trưởng Đoàn Kiểm tra Tài chính Doanh nghiệp đầu tiên của Ban Tổ chức Trung ương. Ông là người lãnh đạo Đoàn Kiểm tra đầu tiên của Trung ương bị ngã ngựa.
Ngoài ra, Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương Trung Quốc cũng đã bắt giữ một số quan chức cấp tỉnh, song chưa đưa ra xử lý trong năm 2019. Trong đó có Từ Quang, Phó tỉnh trưởng Hà Nam và Lý Khiêm, Phó tỉnh trưởng Hà Bắc lần lượt bị điều tra vào tháng 8 năm nay.
Trước đó, Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương Trung Quốc cũng đã công bố báo cáo Tổng kết cho biết, trong 6 năm qua, các cơ quan kiểm tra giám sát kỷ luật Trung Quốc đã thụ lý 2.674.000 hồ sơ, lập án 1.545.000 trường hợp, xử lý 1.537.000 trường hợp quan chức các cấp vi phạm kỷ luật. Trong đó có 43 Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Khóa XVIII đã bị bắt giữ hoặc cho thôi chức vì tội tham nhũng và mắc những sai phạm nghiêm trọng khác; 9 người thuộc Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương; hơn 8.900 cán bộ cấp Cục, Sở; 63.000 cán bộ cấp Huyện, Phòng; hơn 250 quan chức cao cấp, gồm cả lãnh đạo doanh nghiệp và tướng lĩnh quân đội bị bắt giữ; 648.000 quan chức ở cấp xã vi phạm kỷ luật và tham nhũng quy mô nhỏ. Trung Quốc đồng thời phối hợp với cảnh sát quốc tế để truy lùng tội phạm
tham nhũng qua khuôn khổ các chiến dịch “Lưới trời” và “Săn cáo”. Tính tới cuối tháng 8/2017, đã có 3.453 đối tượng trốn chạy ra nước ngoài bị bắt giữ, trong đó có 628 là cựu quan chức; đã tịch thu được 1,41 tỷ USD. Trong số 100 nghi phạm thuộc diện bị truy nã gắt gao theo danh sách của Tổ chức Cảnh sát quốc tế (Interpol), 46 đối tượng đã bị bắt. Đáng chú ý, CCDI cho biết, năm 2017, trong số 122.100 vụ việc liên quan đến 159.100 người, 48.700 vụ liên quan đến công tác xóa đói giảm nghèo. Trung Quốc nhiều năm qua thực hiện chiến dịch chống tham nhũng lớn, trong đó cơ quan chống tham nhũng bắt quả tang nhiều quan chức hàng đầu có hành vi sai trái.
Nhận hối lộ là tội phổ biến nhất
Theo số liệu thống kê của Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương Trung Quốc công bố, đa phần quan tham Trung Quốc đều vi phạm nghiêm trọng kỷ luật chính trị, quy tắc chính trị và kỷ luật liêm khiết, thường xuyên giao du với các nghiệp chủ, phần tử xã hội phi pháp, lợi dụng ảnh hưởng chức vụ để thực thi hành vi phạm pháp, tạo điều kiện thuận lợi để họ trục lợi rồi nhận tiền hối lộ. Khi bị bắt giữ, khám xét đều phát hiện có một lượng lớn tiền mặt, vàng và đồ xa xỉ phẩm trị giá hàng trăm triệu USD. Trong số 23 quan tham đã bị xét xử trong năm 2019, người liên quan nhiều tội nhất là Lý Di Hoàng, cựu Phó tỉnh trưởng Giang Tây, dính đến 4 tội danh: nhận hối lộ, tham ô, biển thủ công quỹ và nhân viên doanh nghiệp nhà nước lạm quyền. Hai người khác phạm 3 tội danh. Về kết quả tuyên án, nặng nhất là Hình Vân, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân Khu tự trị Nội Mông, bị kết án “tử hoãn” (tử hình hoãn thi hành) và 4 người bị kết án tù chung thân. Trong số các tội danh, nhận hối lộ có thể được coi là “tiêu chuẩn”. Tất cả 23 quan tham đã hầu tòa đều có liên quan đến tội nhận hối lộ và phải nhận các mức hình phạt khác nhau cho các khoản tiền và tình tiết khác nhau. Trong số đó, Hình Vân liên quan đến số tiền hơn 400 triệu NDT bị kết án tử hình hoãn thi hành 2 năm, tước quyền chính trị suốt đời và tịch thu toàn bộ tài sản cá nhân. Sau 2 năm hoãn thi hành án tử hình được giảm xuống án tù chung thân, nhưng không được giảm án tiếp hoặc phóng thích.
Kinh nghiệm của Trung Quốc
Hiện nay, cuộc chiến chống tham nhũng của Trung Quốc được tiến hành dựa trên bốn sách lược chính, đó là: làm cho “không dám tham nhũng”, làm cho “không thể tham nhũng”, làm cho “không muốn tham nhũng” và làm cho “không cần tham nhũng”. Bên cạnh đó, Trung Quốc còn phát huy vai trò cốt yếu của các cơ quan Đảng, trong đó nòng cốt là Ủy ban Kiểm tra kỷ luật Trung ương trong cuộc chiến chống tham nhũng.
Thứ nhất, làm cho “không dám tham nhũng”. Đây là sách lược thiên về tâm lý, thể hiện ở việc răn đe làm triệt tiêu ý chí và động cơ hành động thu lợi bất chính, khiến cho mọi cá nhân không dám và không có cơ hội tham nhũng. Để răn đe, Trung Quốc tập trung vào 4 phương diện: (1) Xây dựng, củng cố ý chí chính trị vững vàng: Phòng, chống tham nhũng là cuộc chiến rất khó khăn, phức tạp, cần phải có quyết tâm rất cao. Nó được xem như là “cái tên bắn ra khỏi cánh cung”, phải làm cho bay đi đến đích vì không thể lấy lại. Để có ý chí vững vàng, trước hết, ban lãnh đạo phải trong sạch, vì nếu bản thân cũng tham nhũng thì không thể đấu tranh quyết liệt để xoá bỏ tình trạng tham nhũng. (2) Trừng trị tham nhũng một cách nghiêm khắc, triệt để: Điều này là bởi lợi ích có được từ tham nhũng có hấp lực rất lớn, nếu không bị trừng phạt nghiêm khắc và triệt để thì không thể triệt tiêu được hấp lực đó. Theo phương châm này, trong mấy năm gần đây, Trung Quốc đã không chỉ “diệt ruồi” mà còn “đả hổ” – tức là trừng trị tham nhũng trong bộ máy lãnh đạo các cấp, kể cả ở cấp cao nhất là uỷ viên Bộ chính trị. Sau Đại hội XVIII Đảng Cộng sản Trung Quốc, Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình phát động chiến dịch chống tham nhũng với quy mô và mức độ quyết liệt chưa từng có kể từ khi nước này thực hiện chính sách mở cửa. Kết quả là hàng loạt “hổ lớn tham nhũng” đã bị bắt, truy tố và bỏ tù, bao gồm cả Chu Vĩnh Khang, cựu Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị – một trong “tứ trụ quyền lực” của nước này. Cũng theo phương châm này, Trung Quốc vẫn duy trì hình phạt tử hình với tội tham nhũng, dù gặp nhiều phản đối và khó khăn trong việc hợp tác tư pháp với một số quốc gia. Thêm vào đó, Trung Quốc xử lý cả hành vi đưa và nhận hối lộ (trước đây pháp luật chỉ quy định trừng phạt những người nhận hối lộ mà không trừng phạt người đưa hối lộ). Kể từ sau Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 18 (năm 2012), nước này đã sửa luật hình sự trong đó quy định những đối tượng có hành vi đưa hối lộ, nếu bị phát hiện đều sẽ bị trừng phạt. Doanh nghiệp nào đưa hối lộ để có được dự án đầu tư công thì người đứng đầu sẽ bị truy tố, hợp đồng đã ký bị coi là vô giá trị và doanh nghiệp còn bị phạt tiền. (3) Tăng cường hợp tác quốc tế trong Phòng, chống tham nhũng: Điều này là bởi trong bối cảnh toàn cầu hoá, việc đi ra nước ngoài rất dễ dàng, rất nhiều quan chức tham nhũng của Trung Quốc chạy ra nước ngoài, nên nếu không hợp tác quốc tế sẽ không thể phòng, chống hiệu quả. Sự hợp tác quốc tế được thực hiện trên nhiều nội dung, song Trung Quốc đặc biệt chú trọng đến hợp tác tư pháp, cụ thể là việc ký kết các hiệp định tương trợ tư pháp và dẫn độ tội phạm tham nhũng. Điều này để khắc phục tình trạng trì trệ trước đây khi mà thiếu thỏa thuận hợp tác về vấn đề dẫn độ tội phạm kinh tế khiến cho chiến dịch truy lùng quan tham ẩn náu ở nước ngoài của Trung Quốc vẫn gặp rất nhiều khó khăn. Nhờ việc ký kết thêm các hiệp định tương trợ tư pháp và dẫn độ tội phạm tham nhũng, hiệu quả của việc truy bắt tội phạm tham nhũng trốn ra nước ngoài của Trung Quốc trong mấy năm vừa qua tăng lên rõ rệt. Trước đây có nhiều vụ án ở Trung Quốc mà quan chức chạy ra nước ngoài thường phải mất 10 năm mới bắt được vì gặp khó khăn trong vấn đề dẫn độ, song gần đây với chiến dịch “Lưới trời”, chỉ riêng trong năm 2016, nhà chức trách Trung Quốc đã bắt giữ và đưa về nước 1.032 nghi phạm tham nhũng lẩn trốn tại hơn 70 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, trong đó có 134 cựu quan chức thuộc các cơ quan nhà nước, 19 người trong số này nằm trong danh sách truy nã khẩn cấp, thu hồi về 2,4 tỷ nhân dân tệ (khoảng 346 triệu đô la Mỹ). Đặc biệt, Trung Quốc đã dẫn độ được Lệnh Hoàn Thành, một doanh nhân tham nhũng đang ẩn náu tại Mỹ, là anh trai của Lệnh Kế Hoạch, nguyên Chánh văn phòng Trung ương Đảng, trợ lý của nguyên Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào. Bản thân Lệnh Kế Hoạch cũng là một trong những quan chức cấp cao nhất của nước này sa lưới chiến dịch chống tham nhũng của ông Tập Cận Bình. Theo một số cơ quan truyền thông nước ngoài, Lệnh Hoàn Thành có liên quan đến ít nhất 3 vụ án tham nhũng và rửa tiền với số tiền lên tới 1 tỷ USD. (4) Xây dựng một hệ thống giám sát tham nhũng chặt chẽ: Giám sát là nền tảng để phát hiện, từ đó ngăn ngừa và xử lý tham nhũng. Trung Quốc nhận thức rõ điều đó nên tìm cách tăng cường hoạt động này bằng cách thông qua “Luật Giám sát quốc gia” vào ngày 13/3/2018. Luật này có 9 chương, 67 điều và Phụ lục, quy định về nguyên tắc chung, cơ quan giám sát, phạm vi giám sát, chức trách giám sát, quyền hạn giám sát, trình tự giám sát, hợp tác quốc tế chống tham nhũng, giám sát cơ quan/nhân viên giám sát và chức trách luật pháp. Việc ban hành đạo luật này được xem là yêu cầu tất yếu để xây dựng hệ thống giám sát thống nhất, tập trung, có uy quyền và hiệu quả cao do đối tượng và phạm vi tác động của Luật rất rộng, bao phủ toàn bộ cơ quan trong và ngoài đảng, trong và ngoài quân đội, các đảng phái, công chức, doanh nghiệp quốc doanh/tư nhân, các đơn vị sự nghiệp, tổ chức quần chúng, thậm chí tới tận nhân viên quản lý từ Trung ương tới địa phương.
Thứ hai, làm cho “không thể tham nhũng”. Đây là sách lược về mặt kỹ trị, thể hiện qua các biện pháp kiểm soát quyền lực, làm cho người nắm giữ quyền lực không thể lạm dụng quyền lực được giao. Về vấn đề này, ông Tập Cận Bình đã có câu nói nổi tiếng là phải “nhốt quyền lực vào trong lồng quy chế”. Hiện tại, để thực hiện sách lược làm cho “không thể tham nhũng”, Trung Quốc đã và đang thực hiện các biện pháp cụ thể đó là: (1) Phòng ngừa xung đột lợi ích: Thể hiện ở việc xác định các tình huống có thể dẫn đến xung đột giữa lợi ích công và lợi ích tư mà cán bộ, công chức cần phải tránh, chẳng hạn như tuyển dụng người nhà vào các vị trí công việc ở trong cơ quan do mình lãnh đạo. (2) Kê khai, công khai tài sản, thu nhập: Trung Quốc đã thực hiện chế độ kê khai tài sản của các lãnh đạo. Mặc dù bản kê không được công khai rộng rãi nhưng đều được tổ chức kiểm tra, giám sát, nhất là trước khi bổ nhiệm cán bộ, để bảo đảm việc kê khai là trung thực. Việc kiểm tra tính trung thực trong kê khai tài sản được thực hiện với mọi cán bộ trước khi bổ nhiệm và cả ở thời điểm trước khi ra khỏi đơn vị. Quy định về vấn đề này rất chi tiết, ví dụ, trường hợp phát hiện có dấu hiệu thiếu trung thực thì người đó trong vòng ½ năm sẽ không được bổ nhiệm; nếu phát hiện đúng là kê khai không trung thực thì trong vòng 24 tháng sẽ không được bổ nhiệm. Dù vậy, việc kê khai và kiểm tra tính trung thực của việc kê khai tài sản, thu nhập của cán bộ cũng đang gặp những khó khăn vì 2 nguyên nhân: Thứ nhất là do tài sản, thu nhập của cá nhân ngày càng đa dạng, phức tạp. Trước đây tài sản của cán bộ, công chức thường chỉ là sổ tiết kiệm, trái phiếu nhà nước… nhưng nay còn bao gồm nhiều hình thức khác như cổ phiếu, chứng khoán, nhà, đất… dẫn đến việc kiểm tra bản kê khai rất khó khăn. Thứ hai, mặc dù pháp luật quy định người nhà cán bộ, công chức cũng phải kê khai tài sản, song việc phối hợp của người nhà không phải lúc nào cũng tốt, dẫn đến việc kê khai không đầy đủ. Vì thế, vấn đề kê khai, công khai tài sản, thu nhập ở Trung Quốc vẫn cần phải tiếp tục hoàn thiện.
Thứ ba, làm cho “không muốn tham nhũng”. Sách lược này thực chất là làm cho người nắm giữ quyền lực mất đi động cơ tham nhũng, hay không còn ý thức tham nhũng. Để đạt được mục tiêu, Trung Quốc thực thi 3 biện pháp chính đó là: (1) Giáo dục pháp luật và sự liêm chính. Việc này được thực hiện dưới nhiều hình thức như thông qua các lớp bồi dưỡng ở trường đảng, trường hành chính; đưa vấn đề liêm chính, chống tham nhũng vào chương trình giảng dạy ở các trường học, kể cả đại học và phổ thông, để hình thành tính cách liêm chính cho thế hệ trẻ, tiến tới xây dựng một nền văn hóa liêm chính trong xã hội. (2) Nâng cao đạo đức của các cán bộ, đảng viên: Việc này được thực hiện bằng cách đưa vấn đề tu dưỡng đạo đức vào Điều lệ Đảng và vào nội dung giảng dạy của hệ thống trường đảng. (3) Giáo dục lòng yêu nước, ý thức cộng đồng: Điều này là để khắc phục hạn chế của nền văn hóa Trung Quốc trong
đó đặt vấn đề “thân” (cá nhân), “gia” (gia đình) lên trước “quốc” (nước) – cơ sở sâu xa của hành vi tham nhũng.
Thứ tư, làm cho ‘“không cần tham nhũng”. Trung Quốc hiểu rằng tham nhũng do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân từ đời sống gặp khó khăn dẫn tới cán bộ, công chức phải tìm kiếm nguồn thu nhập bổ sung bằng nhiều cách, trong đó có việc nhũng nhiễu người dân và doanh nghiệp để được hối lộ. Vì vậy, Nhà nước Trung Quốc đã cố gắng bảo đảm đời sống của cán bộ, công chức để họ yên tâm làm việc mà không bị thôi thúc bởi động lực phải tìm kiếm thu nhập thêm để nuôi sống gia đình. Dù vậy, việc này cũng gặp những trở ngại, khó khăn do đội ngũ cán bộ, công chức… ở Trung Quốc đông trong khi ngân sách của Nhà nước là có hạn.
Xu hướng chiến dịch chống tham nhũng của Trung Quốc
Giai đoạn trước đây, Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc tập trung thúc đẩy điều tra rộng khắp, cử các điều tra viên đến khắp nơi, thành lập các cơ quan giám sát cán bộ trong nội bộ chi ủy. Tuy nhiên, các mục tiêu quan chức cấp cao không còn nhiều nên thời gian tới Trung Quốc sẽ tập trung vào các quan chức cấp địa phương hoặc cơ sở. Chiến dịch chống tham nhũng của Trung Quốc sẽ chậm lại và trở thành một hình thức giám sát thường lệ. Đảng Cộng sản Trung Quốc sẽ dựa nhiều vào những phương tiện như Nhóm kiểm tra Trung ương và Ủy ban Giám sát Quốc gia của Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương và những cơ quan chống tham nhũng trực thuộc Viện Kiểm sát và Chính phủ để giám sát không chỉ đảng viên mà còn tất cả cán bộ, công chức; tăng cường lãnh đạo thống nhất tập trung của Đảng đối với công tác chống tham nhũng.
Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng thời gian tới Trung Quốc sẽ tập trung xét xử những cán bộ lãnh đạo “không dừng lại, không thu tay, tập trung đầu mối vấn đề, bị quần chúng phản ứng gay gắt, hiện giữ cương vị lãnh đạo quan trọng, có thể còn muốn được đề bạt sử dụng”; xét xử nghiêm túc những hành vi dùng lợi ích để kết bè kéo cánh, xây dựng ảnh hưởng cá nhân trong đảng, kết thành nhóm lợi ích, xét xử  nghiêm túc những “kẻ hai mặt” không trung thành, không thành thật, bằng mặt mà không bằng lòng với đảng, vấn đề làm trái với đường lối chính trị của đảng, phá hoại môi trường chính trị trong đảng.
Ngoài ra, Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương Trung Quốc cũng sẽ tập trung xử lý, bắt giữ và điều tra, trừng trị tham nhũng vặt đối với các quan chức địa phương nhằm bảo vệ thiết thực cho lợi ích của quần chúng và làm thay đổi tác phong của cán bộ ở cơ sở và cải thiện môi trường chính trị, tăng cường mối quan hệ mật thiết giữa đảng với nhân dân, giữa cán bộ với dân, tăng cường lòng tin của quần chúng nhân dân đối với Trung ương Đảng. Trong năm 2020, Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương Trung Quốc sẽ liên tục triển khai xử lý tập trung vấn đề tham nhũng và xây dựng tác phong trong lĩnh vực xóa đói giảm nghèo, tiến hành bảo đảm vững chắc cho người dân nông thôn Trung Quốc thoát nghèo theo tiêu chuẩn hiện hành vào năm 2020. Theo đó, trọng điểm triển khai lần này vừa có vấn đề nổi cộm trong lĩnh vực xóa đói giảm nghèo, vừa có vấn đề thực hiện thiếu hiệu quả trách nhiệm liên quan. Điều đáng chú ý là các vấn đề như chống chủ nghĩa hình thức, chủ nghĩa quan liêu, quyết sách mù quáng, cách làm dối trá, thoát nghèo bằng con số… cũng sẽ trở thành trọng điểm công tác.
http://biendong.net/bien-dong/32470-cuoc-chien-chong-tham-nhung-cua-trung-quoc-trong-nam-2019-va-xu-huong-thoi-gian-toi.html

Hỏa hoạn ở Úc:

Trời mưa nhưng bão lửa vẫn rình rập phía trước

Mưa đang rơi ở Úc và nhiệt độ đã giảm – nhưng các quan chức cảnh báo rằng các đám cháy đang tàn phá đất nước sẽ “bùng phát” trở lại.
Mưa bụi đang diễn ra ở bờ biển phía đông, từ Sydney đến Melbourne, một số vùng của New South Wales có mưa rất lớn.
Nhưng vào tối Chủ nhật, các quan chức cảnh báo nhiệt độ sẽ lại tăng vào thứ Năm.
Họ cũng cho biết những đám cháy lớn ở Victoria và New South Wales có thể gặp nhau và tạo thành một đám cháy lớn hơn.
Úc chống đỡ các đám cháy rừng
Tình trạng khẩn cấp vì cháy rừng ở Úc
Nhà cửa hư hại, người và thú chết vì cháy rừng ở Úc
Cháy rừng ở Úc khiến dân phải sơ tán
“Không có chỗ cho sự chủ quan,” Thống đốc bang New South Wales, Gladys Berejiklian cảnh báo vào sáng thứ Hai.
Các nhà chức trách đã tiếp tục nỗ lực cung cấp đồ tiếp tế cho hàng ngàn người phải rời khỏi nhà do hỏa hoạn.
“Ưu tiên cho sáng nay là phục hồi, đảm bảo những người phải sơ tán có nơi ở an toàn,” bà Berejiklian nói.
Úc đã trải qua một trong những cuối tuần tồi tệ nhất kể từ khi xảy ra cuộc khủng hoảng cháy rừng, với hàng trăm khuôn viên bị phá hủy. Các thị trấn nông thôn và các thành phố sống dưới một bầu trời nhuộm đỏ, tro bụi và khói làm ô nhiễm không khí.
Nhưng vào thứ Hai, không có cảnh báo khẩn cấp nào ở các vùng bị hỏa hoạn, sau sự thay đổi của thời tiết. Tiểu bang Victoria có 25 cảnh báo “cảnh giác” và Nam Úc có.
Shane Fitzsimmons, Ủy viên Sở Cứu hỏa NSW cho biết tất cả các vụ hỏa hoạn đã trở lại mức cảnh báo thấp nhất.
Tuy nhiên, Ủy viên Tinh trạng Khẩn cấp Victoria Andrew Crisp cảnh báo mọi thứ sẽ lại “nóng lên” và đám cháy “sẽ lại bùng phát”.
Vào sáng thứ Hai, khoảng cách giữa một ngọn lửa ở Corryong, Victoria và hai vụ cháy tại Công viên Quốc gia Kosciuszko ở New South Wales chỉ là 10km.
“Đây sẽ là một tình huống biến đổi khó lường,” ông nói, cảnh báo rằng “không thể tránh khỏi” việc các đám cháy sẽ gặp nhau.
Úc đang chiến đấu với một trong những đợt cháy rừng tồi tệ nhất, bởi nhiệt độ cao kỷ lục và hạn hán kéo dài.
Quốc gia này vẫn có các vụ cháy rừng hàng năm nhưng năm nay mọi việc tồi tệ hơn rất nhiều.
Vào cuối tuần, Thủ tướng Úc Scott Morrison cảnh báo cuộc khủng hoảng có thể kéo dài trong nhiều tháng.
Ít nhất 24 người đã chết kể từ khi vụ cháy bắt đầu vào tháng Chín. Chất lượng không khí ở thủ đô Canberra gần đây được đánh giá là tồi tệ nhất thế giới.
Ông Morrison tuyên bố thành lập một cơ quan cứu trợ để giúp đỡ những người mất nhà cửa và doanh nghiệp trong các vụ hỏa hoạn
Hôm thứ Hai, ông cho biết hơn 100.000 đôla Úc (69.000 đôla Mỹ) sẽ được chi để cứu trợ thảm họa trong khi 2 tỷ đôla Úc sẽ được cam kết dùng cho khắc phục hậu quả trong hai năm tới.
Ông đã phải đối mặt với những lời chỉ trích dữ dội vì phản ứng của mình đối với các vụ hỏa hoạn – bao gồm cả việc đi nghỉ ở Hawaii giữa thời kỳ khủng hoảng.
Cựu Bộ trưởng Ngoại giao Julie Bishop – và đồng nghiệp ở Đảng Tự do của ông Morrison – nói rằng bà nghĩ Thủ tướng đã “làm tốt nhất có thể”, nhưng thêm rằng Canberra nên thể hiện khả năng lãnh đạo trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu toàn cầu.
“Chúng tôi không có chính sách quốc gia về năng lượng và cách tiếp cận với biến đổi khí hậu,” bà nói.
“Nếu một quốc gia như Úc không thể hiện được vai trò tiên phong, chúng ta khó có thể đổ lỗi cho các quốc gia khác vì đã không thể hiện sự tiên phong trong chống biến đổi khí hậu.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-51004404

Úc ‘bằng mọi giá’ phải chữa cháy rừng

Hôm 6/1, chính phủ Úc cho biết sẽ sẵn sàng chi “bất cứ giá nào” để giúp cộng đồng phục hồi sau những trận cháy rừng kinh hoàng đã tàn phá đất nước, theo AP.
Thủ tướng Úc Scott Morrison cho biết chính phủ đã cam kết rót thêm 2 tỷ đôla Úc (1,4 tỷ đôla Mỹ) cho nỗ lực phục hồi cháy rừng, ngoài khoản ngân sách hàng chục triệu đôla đã được phê duyệt.
“Những đám cháy vẫn cứ tiếp tục. Và chúng sẽ tiếp tục như thế trong nhiều tháng tới,” ông Morrison nói. “Vì vậy, hôm nay tôi đề nghị tăng ngân sách bổ sung, trị giá 2 tỷ đôla. Và nếu cần phải chi nhiều hơn, thì chúng ta sẽ phải đáp ứng ngay.”
Ngân sách mà ông Morrison vừa tuyên bố sẽ giúp tái xây dựng các thị trấn và cơ sở hạ tầng bị hỏa hoạn phá hủy, trong khi số người chết vì thảm họa này liên tục tăng cao. Trên toàn quốc, hiện có ít nhất 25 người đã thiệt mạng và 2.000 ngôi nhà bị phá hủy do cháy rừng, cho đến nay đã thiêu rụi một khu vực rộng lớn có diện tích gấp đôi diện tích của tiểu bang Maryland của Hoa Kỳ.
Hơn 135 đám cháy rừng vẫn đang bùng cháy trên khắp bang New South Wales, trong đó có gần 70 vụ chưa khống chế được.
Thủ tướng cho biết quân đội đang cố gắng đưa thực phẩm, nhiên liệu và nước đến các cộng đồng dân cư nơi có cháy rừng, trong khi các kỹ sư đang làm việc để mở lại các tuyến đường và tiếp tế nhu yếu phẩm cho các trung tâm sơ tán.
Hôm 4/1, ông Morrison tuyên bố sẽ điều động 3.000 binh sĩ từ bộ binh, hải quân và không quân để hỗ trợ chữa cháy và cam kết 20 triệu đôla Úc (14 triệu đôla) để thuê máy bay chữa cháy từ nước ngoài.
Các nhà khoa học cho biết, nhiều khả năng sự nóng lên toàn cầu do con người tạo ra là nguyên nhân chính gây nên các vụ cháy rừng, cùng với các yếu tố khác như nhiều cây và bụi rậm khô và gió mạnh.
https://www.voatiengviet.com/a/uc-bang-moi-gia-phai-chua-chay-rung/5233932.html

Úc huy động quân đội cứu hộ nạn nhân cháy rừng

Tú Anh
Sau khi đốt sạch hàng ngàn mẫu rừng ở 3 bang đông nam và sau hai ngày « cao điểm » cuối tuần, ngọn lửa hoành hành nước Úc từ gần năm tháng qua đã làm cho 24 người chết và thiêu đốt gần 70 ngàn km2.
Được Mỹ và Canada tiếp sức, và nhờ có mưa,lực lượng cứu hỏa Úc tập trung vào những đám cháy chưa dập hẳn. Hơn ba ngàn quân trừ bị được huy động và lần đầu tiên Úc phải sử dụng đến các phương tiện lớn mà bình thường dành riêng cho các chiến dịch ở nước ngoài.
Từ Nowra, đặc phái viên Muriel Paradon tường thuật :
“Trời bớt nóng. Vài nơi lại có mưa. Lực lượng cứu hỏa bớt nhọc nhằn và có thời giờ để kiểm kê thiệt hại.
Phóng sự của các đài truyền hình cho thấy hình ảnh hàng trăm hecta rừng, giờ đây khô cằn loang lổ như trên mặt trăng, sau khi lửa đi qua thiêu sạch cỏ cây. Hơn 1500 căn nhà bị đốt cháy rụi, chưa tính đến nạn nhân.
Nhưng tình hình lắng dịu này sẽ không kéo dài. Một đợt nóng mới được dự báo sẽ lan tới trong vài hôm nữa. Trong mọi trường hợp, nạn cháy rừng chưa kết thúc. Trước nhiệm vụ nặng nề khủng khiếp của lực lượng cứu hỏa, quân đội được huy động tiếp sức.
Từ chiều Chủ Nhật, hơn 3000 quân nhân trừ bị bắt đầu tham gia cứu hộ. Chiến dịch ngọan mục nhất là di tản bằng trực thăng hàng trăm người bị lửa bao vây, cô lập trên một bãi biển.
Thực phẩm và nước uống được máy bay vận tải quân sự đưa đến các vùng xa xôi hiểm trở nhưng khói mù bao phủ khắp trời làm cho các chuyến bay không thể thực hiện đều đặn.
Khói mù cũng bay đến tận thủ đô Canberra gây ô nhiễm bầu không khí. Nhiều cơ quan hành chính phải đóng cửa, cho nhân viên nghỉ ngày 06/01/2020.
Theo AFP, chính phủ của thủ tướng Scott Morrison bị dân chúng chỉ trích gay gắt vì thiếu phản ứng hiệu quả, thông báo sẽ cung cấp 2 tỷ đôla Úc (1,4 tỷ đôla Mỹ) cho ngân sách trợ giúp nạn nhân xây dựng lại nhà cửa.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cũng đề nghị « trợ giúp cứu hộ tức khắc » cho Úc.
http://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200106-%C3%BAc-qu%C3%A2n-%C4%91%E1%BB%99i-%C4%91%C6%B0%E1%BB%A3c-huy-%C4%91%E1%BB%99ng-c%E1%BB%A9u-h%E1%BB%99-n%E1%BA%A1n-nh%C3%A2n-ch%C3%A1y-r%E1%BB%ABng

0 nhận xét

Leave a comment

Được tạo bởi Blogger.