Long Xuyên Hải Ngoại

Dù số phận mang tới điều gì,

hãy can đảm tranh đấu cho quê hương tự do

Tin khắp nơi – 05/01/2020

Chủ Nhật, 5 tháng 1, 2020 19:36 // ,

Tin khắp nơi – 05/01/2020

Tổng thống Trump đến Bắc Kinh

có thể gây thêm sức ép với TQ?

Tổng thống Mỹ Donald Trump có thể sử dụng chuyến đi đến Trung Quốc để khiến Bắc Kinh cam kết thay đổi hình mẫu nền kinh tế, theo các nhà quan sát.
Ngay trước thềm năm mới, Tổng thống Donald Trump nói thỏa thuận thương mại Mỹ – Trung giai đoạn một sẽ được kí ngày 15/1, và sau đó ông sẽ đến Bắc Kinh để tiếp tục thảo luận về thỏa thuận giai đoạn hai.
Truyền thông Trung Quốc khá im hơi lặng tiếng với tuyên bố của ông Trump, tính đến hôm 1/1.
Zhu Feng, Giáo sư quan hệ quốc tế tại Đại học Nam Kinh, Trung Quốc tin rằng chuyến đi của ông Trump đến Trung Quốc là một cử chỉ thiện chí nhằm tăng cường mối quan hệ. Nhưng Shi Yinhong, Giáo sư quan hệ quốc tế đại Đại học Nhân dân, Trung Quốc cho rằng ông Trump có thể đưa ra thêm các yêu cầu đối với Chủ tịch Tập Cận Bình trong chuyến thăm.
“Ông Trump có thể cố gắng sử dụng sự tích cực của thỏa thuận giai đoạn một để thúc đẩy Bắc Kinh nhượng bộ nhiều hơn khi ông đến thăm Trung Quốc. Những nhượng bộ này có thể bao gồm yêu cầu Trung Quốc mua nhiều hơn từ Mỹ, dù nhu cầu nội địa cho các sản phẩm đó không mạnh, và cam kết thực hiện những cải cách mang tính cấu trúc.”
Trung Quốc vốn đã đang thấy khó khăn với việc đáp ứng các điều khoản của thỏa thuận giai đoạn một, bao gồm tăng giá trị hàng Mỹ xuất khẩu sang nước này thêm 200 tỉ USD trong hai năm tới, theo chuyên gia. Trong khi đó một số quan chức nói rằng giai đoạn tiếp theo của thỏa thuận sẽ được quyết định bởi việc thỏa thuận giai đoạn một được thực hiện như thế nào.
Trong thỏa thuận giai đoạn hai, các vấn đề khó khăn như việc Bắc Kinh trợ cấp cho các công ty sở hữu nhà nước, được kỳ vọng sẽ được giải quyết. Nhưng phần lớn các nhà phân tích hoài nghi về việc thỏa thuận có thể đạt được trước cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ ngày 3/11/2020.
“Dù trong thỏa thuận giai đoạn một xảy ra chuyện gì, ông Trump sẽ không bao giờ thay đổi cách tiếp cận khi giải quyết các vấn đề với Trung Quốc. Tổng thống Mỹ sẽ luôn cố gắng buộc Trung Quốc cho đi nhiều hơn” – Giáo sư Shi nói.
Cố vấn Nhà Trắng Peter Navarro hôm thứ Ba (31/12) nói thỏa thuận giai đoạn một đã được chuẩn bị sẵn sàng và sẽ bao gồm các đề xuất từng nêu trong các cuộc đàm phán lúc trước.
Jia Qingguo, Giáo sư về quan hệ quốc tế tại Đại học Bắc Kinh, cho rằng chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Mỹ sẽ giúp mối quan hệ thương mại ổn định hơn, nhưng hai bên cần đồng ý về những gì sẽ được thảo luận trong cuộc đàm phán giai đoạn hai trước chuyến thăm. “Họ sẽ phải đạt được sự đồng thuận về những gì có thể đạt được cho giai đoạn hai. Nếu không có gì được đồng ý, (chuyến thăm) sẽ khó khăn cho Trung Quốc.”
Giáo sư Jia nói thêm rằng chuyến thăm Bắc Kinh sẽ không làm giảm căng thẳng trong các vấn đề bao gồm các hạn chế của Mỹ đối với công ty viễn thông Trung Quốc Huawei và các công ty công nghệ khác.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/32430-tong-thong-trump-den-bac-kinh-co-the-gay-them-suc-ep-voi-tq.html

Mỹ ‘sẽ nhắm vào’ 52 khu vực của Iran

nếu Tehran tấn công

Tổng thống Trump cảnh báo Mỹ đang “nhắm mục tiêu” 52 địa điểm của Iran và sẽ tấn công “rất nhanh và rất mạnh” nếu Tehran tấn công công dân hay tài sản Hoa Kỳ.
Ông Trump ra tuyên bố trên sau vụ ám sát Qasem Soleimani, một tướng lĩnh hàng đầu của Iran, trong một cuộc tấn công bằng máy bay không người lái.
Iran sau đó thề sẽ trả thù cho cái chết của Soleimani.
Ông Trump viết trên Twitter rằng Iran “đang rất mạnh miệng về việc nhắm mục tiêu vào một số tài sản của Hoa Kỳ” để đáp trả lại cho cái chết của vị tướng.
Ông nói Hoa Kỳ đã xác định được 52 địa điểm ở Iran, một số “có tầm cao cấp và quan trọng đối với Iran và văn hóa Iran, và các mục tiêu đó, và cả chính Iran, SẼ BỊ TẤN CÔNG RẤT NHANH VÀ RẤT MẠNH” nếu Tehran tấn công Mỹ.
“Hoa Kỳ không muốn có thêm mối đe dọa nào nữa!” Trump nói thêm.
Tổng thống cho biết 52 mục tiêu đại diện cho 52 người Mỹ bị bắt làm con tin ở Iran trong hơn một năm kể từ cuối năm 1979, sau khi họ bị bắt tại Đại sứ quán Mỹ ở Tehran.
Sau khi các dòng tweet của ông Trump được đăng lên, một trang web của chính phủ Hoa Kỳ dường như đã bị tấn công bởi một nhóm tự xưng là “Nhóm tin tặc an ninh mạng Iran”.
Một thông điệp trên trang web Chương trình Thư viện Lưu ký Liên bang Hoa Kỳ có đoạn: “Đây là một tin nhắn từ Cộng hòa Hồi giáo Iran.
“Chúng tôi sẽ không ngừng hỗ trợ bạn bè trong khu vực: những người dân bị áp bức ở Palestine, những người dân bị áp bức ở Yemen, người dân và chính phủ Syria, người dân và chính phủ Iraq, người dân bị áp bức ở Bahrain, những người kháng chiến Mujahideen ở Lebanon và Palestine, [họ] sẽ luôn được chúng tôi hỗ trợ.”
Trang web còn hiện một hình ảnh đã được chỉnh sửa của Tổng thống Trump, cho thấy ông bị đánh vào mặt chảy máu miệng.
“Đây chỉ là một phần nhỏ trong khả năng không gian mạng của Iran!” [sic], các tin tặc viết.
Chuyện gì đã xảy ra vào thứ Bảy?
Ông Trump đăng các dòng tweet trên sau khi một đám tang khổng lồ dành cho Tướng Soleimani được tổ chức tại Baghdad, nơi ông đã bị giết hôm thứ Sáu.
Những người khóc than vẫy cờ Iraq và dân quân và hô vang “cái chết cho nước Mỹ”.
Hàng ngàn người xuống đường phố Kerman để tỏ lòng tiếc thương Tướng Soleimani, một biểu tượng được
Một số vụ tấn công bằng tên lửa đã làm rung chuyển khu vực này ngay sau lễ đưa tang, bao gồm một vụ tấn công ở Green Zone gần Đại sứ quán Mỹ.
Quân đội Iraq cho biết không ai bị thương. Không có nhóm nào thừa nhận đứng đằng sau vụ việc. Trong khi, các chiến binh ủng hộ Iran đã bị đổ lỗi cho các cuộc tấn công gần đây.
Phân tích của nhà báo mảng quân sự, Jonathan Marcus
Với việc Iran đã đe dọa các cuộc trả thù mạnh mẽ cho cái chết của chỉ huy Lực lượng Quds, Tổng thống Trump đã xác định rõ ràng rằng cách tốt nhất để giảm leo thang là dâng cao tình hình, cho Iran thấy Mỹ sẽ làm gì nếu Tehran tiến hành những lời đe dọa của mình.
Tweet của Trump gây tò mò theo nhiều cách – không chỉ là đề cập tính biểu tượng của 52 mục tiêu của Iran đang bị đe dọa – tương đương với 52 con tin Mỹ từng bị bắt tại Đại sứ quán Mỹ ở Tehran hồi tháng 11/1979.
Việc ông đề cập đến các mục tiêu quan trọng “đối với văn hóa Iran” cho thấy một danh sách mục tiêu rộng hơn nhiều, chứ không chỉ các khu vực chính trị, quân sự hoặc kinh tế.
Tổng thống Trump đang tìm cách răn đe. Nhưng quả bóng bây giờ rất rõ ràng đang ở bên sân của Iran và khó mà Tehran không hành động.
Ông Trump đã theo đuổi chính sách khá mâu thuẫn kể từ khi ông từ bỏ thỏa thuận hạt nhân với Tehran – gia tăng áp lực kinh tế, đe dọa hành động quân sự, nhưng thực sự ông đã làm rất ít, ngay cả khi Iran bắn hạ một máy bay không người lái của Mỹ và tấn công các cơ sở dầu mỏ ở Ả Rập Saudi.
Trên hết, ông cũng nhiều lần nhấn mạnh sự mệt mỏi của mình và Washington về sự hiện diện của quân đội Hoa Kỳ trong khu vực. Điều này làm suy yếu sự răn đe của Hoa Kỳ, điều mà giờ ông Trump đang tìm cách tăng cường thể hiện, dù khá muộn màng.
Tại sao Hoa Kỳ giết Soleimani?
Tướng Soleimani được coi là nhân vật quyền lực thứ hai ở Iran, sau Lãnh tụ tối cao Ayatollah Ali Khamenei.
Người đàn ông 62 tuổi này dẫn đầu các hoạt động ở Trung Đông của Iran với tư cách là người đứng đầu Lực lượng Quds ưu tú, và được ca ngợi là một anh hùng quốc gia.
Nhưng Hoa Kỳ cho rằng Soleiman và Lực lượng Quds là những kẻ thủng bố, buộc họ phải chịu trách nhiệm về cái chết của hàng trăm nhân viên Hoa Kỳ.
Phát biểu vào chiều thứ Sáu, Tổng thống Trump cho biết Soleimani đang “âm mưu các vụ tấn công nham hiểm” đối với các nhà ngoại giao và quân nhân Mỹ ở Iraq và các nơi khác trong khu vực.
Vị tướng này đã thiệt mạng trong một cuộc không kích tại sân bay Baghdad vào đầu ngày thứ Sáu, theo lệnh của Tổng thống Trump. Tổng thống cho biết hành động này được thực hiện để ngăn chặn một cuộc chiến, chứ không phải gây ra nó.
Lãnh đạo tối cao của Iran, Ayatollah Khamenei nói rằng “sự trả thù ác nghiệt đang trông chờ bọn tội phạm”.
Cái chết của Soleimani sẽ làm gia tăng gấp đôi “tình thần kháng” Mỹ và Israel, ông nói thêm.
Người Iraq cũng đang thương tiếc cái chết của Abu Mahdi al-Muhandis, một người Iraq chỉ huy nhóm Kataib Hezbollah do Iran hậu thuẫn và bị giết cùng với Soleimani.
Hôm thứ bảy nhóm đã đưa ra một cảnh báo cho lực lượng an ninh Iraq “tránh xa khu vực căn cứ Mỹ với một khoảng cách không dưới [hơn] 1000m bắt đầu từ tối chủ nhật”, al-Mayadeen TV đưa tin.
Để đối phó với các mối đe dọa trả thù của Iran, Mỹ đã gửi thêm 3.000 binh sĩ đến Trung Đông và khuyên công dân của Hoa Kỳ rời khỏi Iraq.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-50997296

Xuất hiện quả cầu lửa trên hòn đảo thuộc Mỹ

 nghi ‘quà Giáng sinh’ của Triều Tiên

Hiện tượng này xảy ra trong bối cảnh Bình Nhưỡng dọa sẽ tặng “quà Giáng sinh” nếu phía Washington không cho thấy những nhượng bộ trong cuộc đàm phán hạt nhân trước hạn chót cuối năm.
“Đó không phải là món quà từ Triều Tiên chứ?”, một người dùng mạng đặt câu hỏi, giữa bối cảnh giới quan sát đang giám sát chặt chẽ “quà Giáng sinh” tiềm năng của Triều Tiên.
Trước đó một ngày (26/12), một căn cứ của Mỹ ở Hàn Quốc phát nhầm còi báo động thay vì kèn hiệu đi ngủ, khiến nhiều lính Mỹ tại đây tưởng lầm Triều Tiên tổ chức tấn công.
Về hiện tượng kỳ lạ này, cơ quan thời tiết quốc gia Mỹ cho biết trên Facebook: “Có rất nhiều nhân chứng và video ghi lại cảnh tượng các luồng ánh sáng rực rỡ xuất hiện trên bầu trời đảo Saipan và đảo Guam”. Cơ quan thời tiết quốc gia Mỹ cho biết trên trang Facebook của mình, dựa trên video ghi được, đây có lẽ là một thiên thạch phát nổ trên bầu trời khi tiến nhập vào bầu khí quyển Trái đất. Một số người dân cũng báo cáo nghe thấy tiếng nổ trong sự việc và đây là điều bình thường. Một khả năng khác, đây có thể là mảnh vỡ từ một vụ thử tên lửa của Trung Quốc.
http://biendong.net/bi-n-nong/32-sukien/32448-xuat-hien-qua-cau-lua-tren-hon-dao-thuoc-my-nghi-qua-giang-sinh-cua-trieu-tien.html

Thượng nghị sĩ Mỹ chỉ trích TQ đàn áp người Hồi giáo

Thượng nghị sĩ Mỹ từ bang Tennessee bà Marsha Blackburn đã chỉ trích Trung Quốc vì ‘đàn áp tôn giáo’ và ‘che đậy sự vi phạm hàng loạt các quyền cơ bản của con người’, theo The American Independent hôm thứ Năm (2/1).
Hôm thứ Năm, Thượng nghị sĩ Marsha Blackburn đã cáo buộc Trung Quốc “vi phạm hàng loạt các quyền cơ bản của con người” trong việc đối xử với người Duy Ngô Nhĩ và các nhóm Hồi giáo khác.
Tuần trước, Bộ Ngoại giao Mỹ đã đăng một video chỉ trích “chiến dịch đàn áp của người Trung Quốc đối với người Duy Ngô Nhĩ và các nhóm thiểu số Hồi giáo khác” ở khu vực Tân Cương và cáo buộc chính quyền Trung Quốc thủ tiêu người Duy Ngô Nhĩ theo đạo Hồi dưới chiêu bài “quét sạch chủ nghĩa [khủng bố] cực đoan”.
Ước tính có 1,8 triệu người Hồi giáo bị chính quyền giam giữ trong các trại tập trung tại khu vực được cho là tự trị của Trung Quốc.
http://biendong.net/bi-n-nong/32-sukien/32441-thuong-nghi-si-my-chi-trich-tq-dan-ap-nguoi-hoi-giao.html

Thượng Viện Hoa Kỳ gặp bế tắc

về cách tiến hành phiên tòa luận tội tổng thống Trump

Tin từ Washington, D.C. – Vào thứ sáu (ngày 3 tháng 1), Thượng Viện Hoa Kỳ vẫn chưa thể quyết định cách tiến hành phiên tòa luận tội Tổng thống Donald Trump, khi các nhà lãnh đạo Thượng Viện tiếp tục tranh cãi về việc triệu tập các cố vấn hàng đầu của Tòa Bạch Ốc làm nhân chứng. Sau kỳ nghỉ hai tuần, vẫn chưa có thông tin rõ ràng về thời điểm phiên tòa luận tội của Tổng Thống Trump có thể bắt đầu.
Lãnh đạo đa số Thượng viện Mitch McConnell cho biết phiên tòa không thể bắt đầu nếu Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi không gửi các bài viết luận tội cho Thượng Viện. Vào tháng 12, Hạ Viện đã bỏ phiếu để luận tội Tổng Thống Trump vì đã ép buộc Ukraine điều tra cựu phó tổng thống Joe Biden, một đối thủ tiềm năng trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2020. Một phiên tòa sẽ được tổ chức tại Thượng viện và Tổng Thống Trump dự kiến sẽ trắng án tại phiên tòa. Nhưng ông McConnell và Lãnh đạo Thiểu Số Thượng Viện Chuck Schumer vẫn chưa thể đồng ý về cách tiến hành phiên tòa. Vào thứ sáu, ông McConnell cho biết Thượng Viện nên bắt đầu phiên tòa và giải quyết tranh chấp về vấn đề nhân chứng khi phiên tòa đang diễn ra. Ông cho biết hành động này tuân theo tiền lệ trong phiên tòa luận tội cựu Tổng thống Bill Clinton hai thập niên trước.
Tuy nhiên, ông Schumer lại khẳng định rằng vấn đề nhân chứng phải dược giải quyết trước khi thủ tục tố tụng bắt đầu, lập luận rằng “chưa bao giờ có một phiên tòa luận tội mà Thượng Viện không thể nghe lời khai của các nhân chứng.”
Mộc Miên
https://www.sbtn.tv/thuong-vien-hoa-ky-gap-be-tac-ve-cach-tien-hanh-phien-toa-luan-toi-tong-thong-trump/

Một tài xế Uber lấy được bằng đại học

sau khi một hành khách giúp xóa nợ sinh viên

Một tài xế Uber cho biết bà đã tiến một bước gần hơn để đạt được ước mơ trở thành luật sư sau khi một hành khách trả hết nợ sinh viên của bà. Latonya Young, 43 tuổi, một nhà tạo mẫu tóc vào ban ngày và một tài xế Uber vào ban đêm, nói với CNN rằng bà đã đón một hành khách bên ngoài sân vận động Mercedes-Benz của Atlanta và hai người đã trò chuyện với nhau trên chuyến xe.
Bà Young kể với vị hành khách rằng bà đã phải bỏ học trung học đệ tam cấp năm 16 tuổi để nuôi đứa con đầu lòng. Và gần đây hơn, bà phải bỏ học đại học vì số tiền nợ 700 mỹ kim mà bà không thể chi trả. Một vài ngày sau đó, nhà trường đã gửi tin cho biết bà Young đã đủ điều kiện để tiếp tục học. Vị hành khách nói trên, được xác định là ông Kevin Esch, đã thanh toán khoản nợ cho bà. Sau đó, bà Young đã hoàn thành khóa học và tốt nghiệp vào tháng 12, với sự tham gia của ông Esch trong lễ tốt nghiệp. Bà Young và ông Esch vẫn giữ liên lạc với nhau và hiện cả hai đã trở thành bạn tốt. Với tấm bằng liên kết, bà Young dự định sẽ tiếp tục học để theo đuổi bằng cử nhân với hy vọng trở thành một luật sư trong tương lai.
Mộc Miên
https://www.sbtn.tv/mot-tai-xe-uber-lay-duoc-bang-dai-hoc-sau-khi-mot-hanh-khach-giup-xoa-no-sinh-vien/

Hai người leo núi tìm thấy hài cốt của một người Nhật

 từ thời Đệ Nhị Thế Chiến ở Sierra Nevada

Đầu tháng 10, hai người leo núi đã tìm thấy hài cốt của một người Nhật từ thời Đệ Nhị Thế Chiến trên Sierra Nevada. Sau quá trình phân tích DNA, Bộ Tư Pháp đã phát hiện ra hài cốt trên thuộc về ông Giichi Matsumura, một người đã biến mất từ năm 1945.
Ông Matsumura, 46 tuổi, sống cùng gia đình và 11,000 người Nhật bị quân đội Hoa Kỳ giam giữ  tại  Manzanar War Relocation Center khi ông gia nhập một nhóm ngư dân vào ngày 29 tháng 7 năm 1945 và thực hiện một chuyến hành trình  đến các hồ trên núi cao. Vài ngày sau, vào ngày 2 tháng 8, ông rời nhóm này để tự mạo hiểm trên vùng núi để vẽ tranh. Nhưng một cơn bão đã đổ bộ vào khu vực, và nhóm ngư dân đã không thể tìm được ông Matsumura, và ông đã thiệt mạng trên vùng núi. Thi thể của ông Matsumara gợi lại một thời kỳ đau đớn trong lịch sử Hoa Kỳ. Manzanar War Relocation Center là một trong 10 trại tập trung được chính phủ Hoa Kỳ thành lập trong Đệ Nhị Thế Chiến để giam giữ người dân Nhật Bản trong khi chiến tranh nổ ra ở Thái Bình Dương.
Vào thời điểm khi ông Matsumura lên đường cùng nhóm ngư dân đến Sierra Nevada, lệnh loại trừ của chính phủ đã hết hạn và ông Matsumara cùng gia đình có thể tự do rời trại. Tuy nhiên, gia đình của ông không có nhà để trở về, vì vậy họ tiếp tục sống ở trại cho đến khi nó chính thức đóng cửa vào ngày 21 tháng 11 năm 1945.
Mộc Miên
https://www.sbtn.tv/hai-nguoi-leo-nui-tim-thay-hai-cot-cua-mot-nguoi-nhat-tu-thoi-de-nhi-the-chien-o-sierra-nevada/

Sĩ quan Hoa Kỳ phẫn nộ vì mẹ ruột bị trục xuất

Vào hôm thứ năm (ngày 2 tháng 1), thân mẫu của một sĩ quan Quân Đội Hoa Kỳ bị trục xuất về Mexico. CNN dẫn lời Trung úy Gibram Cruz cho biết anh cảm thấy bị phản bội bởi chính đất nước của mình. Cruz và gia đình anh đã cố gắng trong nhiều tháng để thuyết phục các viên chức cho phép mẹ anh là bà Rocio Rebollar Gomez ở lại Hoa Kỳ.
Việc bà Rebollar Gomez bị trục xuất đã thu hút sự chú ý trên toàn Hoa Kỳ sau khi anh Cruz được về nhà trong kỳ nghỉ và chia sẻ với tờ San Diego Union-Tribune rằng anh sợ đây là kỳ Giánh Sinh cuối cùng giữa anh và mẹ. Anh sẽ không thể thăm mẹ mình ở Mexico vì những quy định của quân đội. Cơ quan Thực thi Di trú và Hải quan (ICE) cho biết bà Rebollar Gomez bị trục xuất vào hôm thứ năm sau khi các bằng chứng để kháng cáo của bà đã cạn kiệt. Phát ngôn viên của ICE cho biết bà Rebollar Gomez từng bị trục xuất 3 lần trước đây, và một tòa án đã ra lệnh cho bà phải rời khỏi Hoa Kỳ vào hôm thứ năm.
Anh Cruz trước đây từng ghi danh vào một chương trình bảo vệ người thân của các thành viên quân đội Hoa Kỳ khỏi việc trục xuất, nhưng yêu cầu này đã bị từ chối. CNN đang tìm hiểu lý do vì sao đơn ghi danh của anh Cruz không được chấp thuận.
Mộc Miên
https://www.sbtn.tv/si-quan-hoa-ky-phan-no-vi-me-ruot-bi-truc-xuat/

NATO tạm ngưng huấn luyện các lực lượng Irak

Minh Anh
Sau cái chết của tướng Iran, Qassem Souleimani, trong một đợt oanh kích do Mỹ tiến hành, Liên minh Bắc Đại Tây Dương NATO ngày 04/01/2020 thông báo tạm ngưng các hoạt động huấn luyện tại Irak.
Từ Bruxelles, thông tín viên đài RFI, Joana Hostein giải thích nhiệm vụ của NATO tại Irak :
« Liên minh Bắc Đại Tây Dương đã tạm ngưng nhiệm vụ đào tạo các lực lượng Irak vì lý do an ninh. Phát ngôn viên tổ chức quân sự này tuyên bố : An toàn cho nhân sự của chúng tôi tại Irak là điều chính yếu. Chúng tôi sẽ có những biện pháp đề phòng cần thiết.
Hiện tại, có khoảng 500 cố vấn đào tạo thuộc các nước thành viên của khối và các nước đối tác, như Phần Lan, Thụy Điển và Úc đang có mặt tại Irak. Quả thật, năm 2018, NATO khởi động một nhiệm vụ nhằm củng cố các lực lượng an ninh Irak và ngăn cản sự trỗi dậy của nhóm khủng bố Daech ở Irak.
Đó không phải là một nhiệm vụ chiến đấu. Liên Minh chủ yếu cố vấn cho bộ Quốc Phòng Irak và hỗ trợ việc thiết lập các học viện quân sự chuyên nghiệp cho các lực lượng Irak. Số nhân sự này của NATO đóng căn cứ ở Bagdad và nhiều thành phố lân cận. Nhiệm vụ của những người này giờ bị tạm ngưng chờ cho đến khi nào có lệnh mới. »
Hoạt động ngoại giao nhộn nhịp
Trước nguy cơ Trung Đông xảy ra chiến sự giữa Mỹ và Iran sau cái chết của tướng Qassem Soleimani, ngoại trưởng ba nước Pháp, Nga và Trung Quốc có buổi hội đàm tại Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc. Trao đổi qua điện thoại với đồng nhiệm Nga, Serguei Lavrov ngày 04/01/2020, ngoại trưởng Vương Nghị cho biết « phản đối mọi sự lạm dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế. Phiêu lưu quân sự là điều không thể chấp nhận ! ».
Thông cáo của bộ ngoại giao Trung Quốc nhắc lại lời chỉ trích của ngoại trưởng Nga cho rằng « thái độ của Mỹ là bất hợp pháp và đáng bị lên án ». Còn phía Pháp thì bày tỏ « hy vọng tất cả các bên liên lạc chặt chẽ sao cho vụ tấn công này không làm ảnh hưởng đến việc thực thi thỏa thuận hạt nhân Iran ».
AFP cho biết thêm, tổng thống Macron cũng có cuộc nói chuyện qua điện thoại với đồng nhiệm Irak, đề nghị đôi bên « giữ liên lạc chặt chẽ nhằm tránh cho tình hình căng thẳng thêm nghiêm trọng và có thể hành động cho sự ổn định của Irak cũng như cho toàn khu vực ».
http://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200105-nato-irak

Khủng hoảng Mỹ-Iran :

Luân Đôn điều chiến hạm hộ tống thương thuyền Anh

Tú Anh
Ngày 05/01/2020, bộ trưởng Quốc Phòng Anh thông báo, nhằm đề phòng Iran phong tỏa vịnh Ba Tư, Luân Đôn huy động Hải Quân hộ tống các thương thuyền treo cờ Anh lưu thông trong eo biển Ormuz, con đường vận chuyển dầu hỏa chiến lược thế giới.
Theo tuyên bố của bộ trưởng Quốc Phòng Anh Ben Wallace sáng 05/01/2020 , tuần dương hạm HMS Montrose và khu trục hạm HMS Defender được lệnh tái thi hành nhiệm vụ bảo vệ các thương thuyền treo cờ Anh qua lại trong eo biển Ormuz. Nhiệm vụ này đã được thực hiện từ tháng 7 đến tháng 11/2019 sau khi tàu chở dầu của Thụy Điển mang cờ Anh bị Iran uy hiếp.
Sự kiện quân đội Mỹ hạ sát tướng Iran theo lệnh của tổng thống Donald Trump khiến tình hình căng thẳng thêm. Teheran đe dọa trả thù « đúng nơi và đúng lúc » .
Eo biển Ormuz nối liền vịnh Ba Tư và vịnh Oman là địa điểm dễ ra tay nhất vì chiều ngang chỉ rộng có 60 km.
Bộ trưởng Quốc Phòng Anh cho biết thêm « đã thảo luận và đồng ý với đồng nhiệm Mỹ Mark Esper ». Quân đội Mỹ đã bị tấn công liên tục trong các tháng vừa qua và do vậy, theo luật quốc tế, Hoa Kỳ có quyền tự vệ chống lại những mối đe dọa sắp xảy đến.
Thủ tướng Anh bị đối lập lên án thiếu tinh thần trách nhiệm. Chính phủ  chưa có phản ứng chính thức về vụ Hoa Kỳ hạ sát tướng Iran. Trong khi chờ đợi, ngoại trưởng Anh Dominic Raab, qua mạng xã hội, ủng hộ quyết định của Washington và kêu gọi Teheran ra khỏi tình trạng cô lập : Qassem Soleimani, theo ngoại trưởng Anh, là mối đe dọa cho hòa bình ở Trung Đông.
http://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200105-kh%E1%BB%A7ng-ho%E1%BA%A3ng-m%E1%BB%B9-iran-lu%C3%A2n-%C4%91%C3%B4n-%C4%91i%E1%BB%81u-chi%E1%BA%BFn-h%E1%BA%A1m-h%E1%BB%99-t%E1%BB%91ng-th%C6%B0%C6%A1ng-thuy%E1%BB%81n-anh

Có một ‘con đường ngoại giao’ để lãnh đạo Iran lựa chọn

Ngoại trưởng Anh quốc, Dominic Raab, thúc giục Iran “đi một con đường ngoại giao” để giảm căng thẳng với phương Tây.
Bình luận xuất hiện trong bối cảnh căng thẳng gia tăng ở Trung Đông sau khi Mỹ hạ sát nhà lãnh đạo quân sự hàng đầu của Iran, tướng Qasem Soleimani, ở Iraq.
Ông Raab nói với BBC rằng Hoa Kỳ “có quyền tự vệ”.
Mỹ ‘sẽ nhắm vào’ 52 khu vực của Iran nếu Tehran tấn công
Hàng ngàn người dự lễ tang tướng Iran
Tướng Soleimani ‘đi đêm nhiều’ đến ngày gặp nạn
Ông nói rằng Anh quốc hiểu “tại sao họ làm như vậy” nhưng bây giờ muốn các bên “xuống thang” để giảm căng thẳng và tránh “một cuộc chiến tranh lớn”.
Bình luận cũng được đưa ra vào lúc các tàu chiến của Hải quân Hoàng gia Anh được lệnh hộ tống các tàu mang cờ Anh ở Vịnh Ba Tư.
Iran trong một thời gian dài đã dính dáng vào các hoạt động đe dọa, gây mất ổn địnhNgoại trưởng Anh, Dominic Raab
Có những lo ngại Iran sẽ tìm cách trả thù cho cái chết của tướng Soleimani, người đã thiệt mạng trong cuộc tấn công bằng phi cơ không người lái của Mỹ ở Baghdad, Iraq hôm thứ Sáu 03/01/2020.
Trong khi đó, Thủ tướng Boris Johnson sẽ trở lại Vương quốc Anh sau kỳ nghỉ 12 ngày và sẽ có các cuộc nói chuyện với các nhà lãnh đạo nước ngoài trong những ngày tới.
Vụ sát hại tướng Soleimani đánh dấu sự leo thang lớn trong căng thẳng giữa Mỹ và Iran, với việc Tehran thề sẽ trả thù cho vụ hạ sát này.
Tổng thống Donald Trump đã đưa ra thông điệp trên Twitter rằng Hoa Kỳ sẽ tấn công 52 địa điểm của Iran “rất nhanh và rất mạnh” nếu Tehran tiếp tục tiến hành lời thề trả thù.
‘Tự vệ và bất chính’?
Trả lời chương trình của Andrew Marr trên BBC hôm Chủ nhật, 05/01, ông Raab bác bỏ ý kiến cho rằng vụ ám sát Soleimani do Mỹ tiến hành là một hành động chiến tranh, ông nói thêm:
Sứ quán Mỹ ở Baghdad bị người biểu tình tấn công
Iran tái khởi động làm giàu uranium tại cơ sở dưới lòng đất
Iran sẽ báo thù cho ‘tướng tử đạo’ Soleimani bị Mỹ giết
“Iran trong một thời gian dài đã dính dáng vào các hoạt động đe dọa, gây mất ổn định.”
Trong những trường hợp đó, quyền tự vệ được áp dụng rõ ràngNgoại trưởng Anh, Dominic Raab
Nhấn mạnh vào việc liệu vụ hạ sát này có hợp pháp hay không, ông Raab nói: “Quan điểm của tôi – và đánh giá chiến dịch đã được người Mỹ đưa ra – là có quyền tự vệ.”
Theo ngoại trưởng Anh, công việc của tướng Soleimani không chỉ bao gồm nhiều hoạt động quân sự ở Iraq mà còn ở cả khu vực, “không chỉ gây bất ổn cho các quốc gia đó mà còn tấn công các nước phương Tây”
“Trong những trường hợp đó, quyền tự vệ được áp dụng rõ ràng,” ông Raab nói.
Ngoại trưởng Anh cũng nói lần đầu tiên ông biết được việc giết chết tướng Soleimani là khi sự việc “đã xảy ra” và ông đã nói chuyện với người đồng cấp phía Mỹ, ngoại trưởng Mike Pompeo – người mà ông sẽ gặp trong các cuộc trao đổi được sắp xếp từ trước tại Washington vào tuần tới – hôm thứ Sáu.
Khi được hỏi liệu việc được cảnh báo trước về cuộc không kích có hữu ích cho Anh quốchay không, ông Raab nói:
Vì sao Mỹ và Iran là ‘kẻ thù truyền kiếp’?
“Tôi không chắc nó sẽ tạo ra sự khác biệt như quí vị nói.”
Ông Raab nói thêm “điều quan trọng bây giờ là xuống thang, giảm căng thẳng và cố gắng khôi phục sự ổn định” – trong khi cố gắng kiềm chế “những hành động bất chính” của Iran.
“Chúng ta cũng cần phải thấy rằng có một con đường, một cánh cửa cho một giải pháp ngoại giao để khi lãnh đạo ở Tehran xem xét các lựa chọn của họ, họ hiểu rằng có một con đường tích cực đối với họ.”
https://www.bbc.com/vietnamese/world-50999287

Nghị Viện Libya đoạn tuyệt với Thổ Nhĩ Kỳ

Trong phiên họp đặc biệt ngày 04/01/2020, Nghị Viện đặt tại thành phố Benghazi, miền đông Libya, nhất trí thông qua nghị quyết cắt đứt quan hệ với Ankara. Hai ngày trước đó, Quốc Hội Thổ Nhĩ Kỳ đồng ý cho phép chính phủ điều quân sang Libya hỗ trợ chính phủ Đoàn Kết Dân Tộc GNA của thủ tướng Fayez al-Sarraj.
Kể từ khi chế độ Kadhafi sụp đổ năm 2011, hai thế lực kiểm soát Libya : một bên là chính phủ Đoàn Kết Dân Tộc GNA của thủ tướng Fayez al-Sarraj và bên kia là lực lượng Quân Đội Quốc Gia Libya LNA trong tay thống chế tự phong Khalifa Haftar. Chính phủ Đoàn Kết Dân Tộc được Liên Hiệp Quốc công nhận, kiểm soát thủ đô Tripoli và phía tây Libya. Thống chế tự phong Haftar kiểm soát miền đông Libya, trong đó có thành phố Benghazi nơi đặt trụ sở Nghị Viện Libya.
Ankara đánh giá như thế nào về quyết định của Nghị Viện Libya cắt đứt bang giao với Thổ Nhĩ Kỳ ? Thông tín viên đài RFI từ Istanbul, Anne Andlauer cho biết :
“Tại Ankara, không ai ngạc nhiên về quyết định này và đường lối của tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ, Recep Tayyip Erdogan, trên hồ sơ Libya sẽ không bị xáo trộn. Nghị Viện Libya đặt tại thành phố Benghazi không công nhận tính chính đáng của chính quyền GNA ở Tripoli. Nghị Viện đã bỏ phiếu cắt đứt quan hệ với Thổ Nhĩ Kỳ. Cũng định chế này đã hủy một thỏa thuận hợp tác về an ninh và quân sự giữa hai chính quyền Tripoli với Ankara. Thổ Nhĩ Kỳ nhân danh thỏa thuận hợp tác đó để đưa quân sang Libya. Ngoài ra các dân biểu tại Nghị Viện ở Benghazi còn đòi xét xử thủ tướng Fayez al-Sarraj về tội “phản quốc”, do ông này cầu viện đến quân đội Thổ Nhĩ Kỳ.
Được bầu lên năm 2014, Nghị Viện đặt tại Benghazi, thành phố lớn thí nhì của Libya đứng về phe thống chế Khalifa Haftar. Ông này đang kiểm soát miền đông Libya. Tháng 4/2019 thống chế Haftar đã mở chiến dịch chinh phục Tripoli. Các quyết định nói trên lại càng củng cố thêm chính sách của tổng thống Erdogan, nhất là cho tới nay, Ankara không công nhận Nghị Viện ở Benghazi. Tháng trước, chính phủ GNA chính thức yêu cầu Thổ Nhĩ Kỳ hỗ trợ về mặt quân sự cả trên không, trên bộ và trên biển để đối phó với lực lượng của tướng Khalifa Haftar.
Về phần lãnh đạo LNA, ông này kêu gọi “huy động toàn lực” và tiến hành “thánh chiến” trong trường hợp quân đội Thổ Nhĩ Kỳ can thiệp vào Libya”.
http://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200105-libya-th%E1%BB%95-nh%C4%A9-k%E1%BB%B3

Iran gọi TT Trump là ‘kẻ khủng bố mặc vest’

Iran hôm 5/1 lên án Tổng thống Trump, gọi ông là một “kẻ khủng bố mặc vest”, sau khi nguyên thủ Mỹ đe dọa tấn công 52 mục tiêu ở Iran nếu tấn công người Mỹ hoặc các tài sản của Mỹ để trả đũa cho việc triệt hạ chỉ huy quân sự Qassem Soleimani, theo Reuters.
Tin cho hay, trong khi Tehran và Washington tiếp tục “khẩu chiến”, Liên minh châu Âu, Anh và Oman thúc giục các bên tìm cách hạ giảm căng thẳng leo thang.
Ông Soleimani bị giết hôm 3/1 trong một cuộc không kích bằng máy bay không người lái của Mỹ nhắm vào đoàn xe của ông tại sân bay ở Baghdad.
“Giống ISIS, giống Hitler, giống Genghis! Họ đều căm ghét các nền văn hóa. Trump là một kẻ khủng bố mặc vest. Ông ta sẽ rất sớm học được bài học lịch sử rằng không ai có thể đánh bại ‘Quốc gia và Văn hóa Iran Vĩ đại’”, Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Iran Mohammad Javad Azari-Jahromi viết trên Twitter.
XEM THÊM:
Trung Quốc, Nga chỉ trích Mỹ về vụ hạ sát lãnh đạo quân sự Iran
Theo Reuters, lãnh tụ tối cao Iran Ayatollah Ali Khamenei hôm 3/1 tuyên bố rằng Iran sẽ trả đũa Mỹ vì gây ra cái chết của ông Soleimani.
Ông Trump hôm 4/1 đã đáp trả lại lời đe dọa đó cũng như các tuyên bố mạnh mẽ khác từ Tehran với một loạt các tweet.
Ông Trump viết rằng Hoa Kỳ “đã nhắm mục tiêu vào 52 địa điểm của Iran”, một số ở “cấp rất cao & quan trọng đối với Iran & văn hóa của Iran, và những mục tiêu đó và cả Iran, sẽ bị tấn công rất nhanh và rất mạnh”.
Nguyên thủ Mỹ nói rằng 52 mục tiêu đại diện cho 52 công dân Mỹ bị giữ làm con tin ở Iran sau khi bị bắt tại Đại sứ quán Mỹ năm 1979 trong Cuộc Cách mạng Hồi giáo ở nước này.
Vì hai nước không có quan hệ ngoại giao, Reuters dẫn lại truyền hình nhà nước Iran nói rằng Iran hôm 5/1 đã triệu tập đặc sứ Thụy Sĩ đại diện cho các quyền lợi của Mỹ ở Tehran để phản đối “các tuyên bố thù nghịch của Trump”.
https://www.voatiengviet.com/a/iran-g%E1%BB%8Di-tt-trump-l%C3%A0-k%E1%BA%BB-kh%E1%BB%A7ng-b%E1%BB%91-m%E1%BA%B7c-vest-/5232755.html

Iran : Biển người dự tang lễ tướng Qassem Soleimani

Tú Anh
Thi hài của tư lệnh lực lượng viễn chinh Iran Al Qods, bị Mỹ hạ sát tại Irak, đã được đưa về quê nhà. Ngày 05/01/2020, đài truyền hình Irinn cho thấy một biển người tràn ngập đường phố Ahvaz, ở tây-nam Iran, đón tiếp linh cữu tướng Qassem Soleimani.
Sau nghi lễ từ biệt tại Bagdad hôm 04/01/2020 linh cữu của cố tư lệnh Al Qods về đến quê nhà vào sáng Chủ Nhật Tại Iran. Quốc tang ba ngày của nhân vật được vinh danh là « anh hùng dân tộc » bắt đầu tại Ahvaz, nơi Qassem Soleimani nổi danh qua các trận đánh chống Irak trong thập niên 1980.
Quốc tang chính thức sẽ được tổ chức tại Teheran vào ngày 06/01/2020. Tiếp theo đó linh cữu sẽ được đưa về Machhad tại lăng của giáo chủ Reiza, truyền nhân đời thứ tám của tiên tri Mohamet (đông- bắc), sau đó là Qom ở miền trung và cuối cùng là lễ an táng tại Kerman nơi ông chào đời.
Tại Ahvaz, một rừng người mang cờ đỏ màu thánh tử đạo, chân dung người hùng quá cố và biểu ngữ đòi trả thù tràn ngập quảng trường Mollavi và các con đường chung quanh.
Theo thông tín viên Siavosh Ghazi, tang lễ chính thức được tổ chức rầm rộ tại Irak và tại Iran cho thấy vai trò và ảnh hưởng của tướng Qassem Soleimani như thế nào tại Teheran và Bagdad.
Tư lệnh lực lượng Al Qods của Iran cùng nhân vật thân tín nhất, chỉ huy trưởng một phong trào dân quân Shia Irak, bị quân đội Mỹ hạ sát theo lệnh của tổng thống Donald Trump. Đoàn xe bị trúng tên lửa của máy bay tự hành khi vừa rời phi trường Bagdad.
Ngay lập tức, Ayatollah Ali Khamenei thông báo bổ nhiệm tướng Esmaïl Qaani, trợ lý đặc trách các chiến dịch quân sự ngoài lãnh thổ của Al Qods lên làm tư lệnh. Esmaïl Qaani được giáo chủ Iran khen ngợi là một trong những cấp chỉ huy « nhiều huy chương nhất » của Vệ Binh Cách Mạng.
http://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200105-iran-soleimani

Quốc hội Iraq thông qua nghị quyết

chấm dứt hiện diện của lính nước ngoài

Quốc hội Iraq hôm 5/1 thông qua một nghị quyết, thúc giục chính phủ chấm dứt sự hiên diện của binh sĩ nước ngoài ở Iraq và bảo đảm rằng họ không sử dụng đường bộ, đường không và lãnh hải vì bất cứ lý do gì, theo Reuters.
Hãng tin Anh dẫn nghị quyết có đoạn nói rằng “chính phủ cam kết chấm dứt yêu cầu hỗ trợ từ liên minh quốc tế trong cuộc chiến chống lại Nhà nước Hồi giáo vì sự kết thúc các hoạt động quân sự ở Iraq và việc đã giành thắng lợi”.
“Chính phủ Iraq phải làm việc để chấm dứt sự hiện diện của bất kỳ binh sĩ nước ngoài nào trên đất Iraq và cấm họ sử dụng đường bộ, không phận hoặc lãnh hải của Iraq vì bất kỳ lý do gì”, nghị quyết có đoạn.
https://www.voatiengviet.com/a/qu%E1%BB%91c-h%E1%BB%99i-iraq-th%C3%B4ng-qua-ngh%E1%BB%8B-quy%E1%BA%BFt-ch%E1%BA%A5m-d%E1%BB%A9t-hi%E1%BB%87n-di%E1%BB%87n-c%E1%BB%A7a-l%C3%ADnh-n%C6%B0%E1%BB%9Bc-ngo%C3%A0i/5232806.html

Đám rước lớn ở Iraq tiếc thương Soleimani,

những người khác bị Mỹ hạ sát

Hàng chục ngàn người tuần hành ở Baghdad hôm thứ Bảy để tỏ lòng thương tiếc lãnh đạo quân đội Iran Qassem Soleimani và lãnh đạo dân quân Iraq Abu Mahdi al-Muhandis thiệt mạng trong một cuộc không kích của Mỹ ngày thứ Sáu.
Ông Soleimani, viên tướng 62 tuổi, là chỉ huy quân sự hàng đầu của Tehran. Trong vai trò là người đứng đầu Lực lượng Quds ở nước ngoài của Vệ binh Cách mạng Iran, ông là kiến trúc sư của hoạt động mở rộng ảnh hưởng của Iran ở Trung Đông.
Ông Muhandis là phó chỉ huy của Lực lượng Huy động Quần chúng Iraq (PMF), một tổ chức tổng hợp của những nhóm bán quân sự.
Một đám rước do PMF tổ chức đem theo thi hài của ông Soleimani, Muhandis và những người Iraq khác bị giết chết diễn ra ở Baghdad trong Vùng Xanh được phòng ngự dày đặc, Reuters đưa tin.
Những người tiếc thương bao gồm nhiều dân quân mặc đồng phục coi ông Muhandis và ông Soleimani là anh hùng. Họ mang theo chân dung của cả hai người và dán ảnh lên tường và xe thiết giáp trong đám rước, và hô vang khẩu hiệu, “Mỹ chết đi” và “Không Không Israel.”
Tham dự đám rước có Thủ tướng Iraq Adel Abdul Mahdi và chỉ huy dân quân Iraq Hadi al-Amiri, một đồng minh thân cận của Iran và là ứng viên hàng đầu lên thay ông Muhandis.
Những người tiếc thương sau đó đưa thi hài của những người thiệt mạng trong cuộc tấn công bằng xe hơi đến thành phố Kerbala linh thiêng của người Shia ở phía nam Baghdad. Một đám rước sẽ dừng lại tại Najaf, một thành phố linh thiêng khác của người Shia, nơi ông Muhandis và những người Iraq khác bị giết sẽ được an táng.
Thi hài của ông Soleimani ngày thứ Bảy sẽ được đưa tới tỉnh Khuzestan ở tây nam Iran giáp Iraq. Vào Chủ nhật, thi hài sẽ được đưa đến thành phố linh thiêng Mashhad của người Shia ở đông bắc Iran và từ đó đến Tehran và quê hương Kerman của ông ở đông nam để chôn cất vào ngày thứ Ba, truyền thông nhà nước cho biết.
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày thứ Sáu nói rằng ông Soleimani trước đó đang mưu đồ thực hiện các vụ tấn công sắp sửa xảy ra nhắm vào các nhà ngoại giao và quân nhân Mỹ. Những người chỉ trích cuộc không kích cho rằng hành động của ông Trump là liều lĩnh và rằng ông đã làm trầm trọng hơn nguy cơ xảy ra nhiều vụ đổ máu hơn ở một khu vực nguy hiểm.
Cuộc không kích của Mỹ diễn ra sau khi giao tranh giữa Mỹ và Iran tăng mạnh tại Iraq kể từ tuần trước khi dân quân thân Iran tấn công Đại sứ quán Mỹ ở Baghdad sau một cuộc không kích chết người của Mỹ nhắm vào lực lượng dân quân Kataib Hezbollah, do ông Muhandis thành lập.
Ngày thứ Sáu, Lãnh tụ tối cao của Iran Ayatollah Ali Khamenei tuyên bố sẽ trả đũa và nói rằng cái chết của ông Soleimani sẽ càng tăng cường sự chống đối của nước Cộng hòa Hồi giáo đối với Mỹ và Israel.
https://www.voatiengviet.com/a/dam-ruoc-lon-o-iraq-tiec-thuong-soleimani-nhung-nguoi-khac-bi-my-ha-sat/5232104.html

Đài Loan thông qua luật ngăn chặn

sự can thiệp chính trị từ TQ

Nghị viện Đài Loan đã thông qua luật chống xâm nhập vào thứ Ba (31/12) để ngăn chặn các mối đe dọa từ Trung Quốc khi hòn đảo tự trị chuẩn bị cho một cuộc bầu cử tổng thống vào ngày 11/1 trong bối cảnh căng thẳng gia tăng với Bắc Kinh, theo CNA.
Đạo luật này là một phần kết quả trong nỗ lực kéo dài nhiều năm để chống lại điều mà nhiều người dân Đài Loan coi là nỗ lực của Trung Quốc nhằm tác động đến chính trị và tiến trình dân chủ của đảo quốc tự trị này, thông qua tài trợ bất hợp pháp cho các chính trị gia và giới truyền thông, bên cạnh các phương thức ngầm khác.
Động thái này có thể sẽ gia tăng thêm mâu thuẫn cho mối quan hệ vốn đã căng thẳng giữa Đài Loan và Bắc Kinh. Trung Quốc nghi ngờ Tổng thống Thái Anh Văn muốn thúc đẩy nền độc lập chính thức cho Đài Loan và gia tăng áp lực cho chính quyền của bà kể từ khi bà nhậm chức vào năm 2016 bằng nhiều biện pháp như cô lập ngoại giao và đe dọa quân sự.
“Sự trỗi dậy của Trung Quốc đặt ra mối đe dọa cho tất cả các nước, và Đài Loan hiện đang phải đối mặt với mối đe dọa lớn nhất”, nghị sĩ Chen Ou-po thuộc Đảng Dân Tiến, nói tại nghị viện sau khi Dự luật được thông qua.
“Đài Loan đang ở tuyến đầu của sự xâm nhập từ Trung Quốc và đang rất cần một luật chống xâm nhập để bảo vệ quyền lợi của mọi người”, nghị sĩ Chen cho biết.
Các nhà lập pháp từ đảng Dân Tiến của bà Thái đều ủng hộ Dự luật, với toàn bộ 67 phiếu thuận, bất chấp sự chỉ trích của phe đối lập coi dự luật này là một “công cụ chính trị” để giành phiếu bầu trước cuộc bầu cử tổng thống và nghị viện sắp tới.
Các nhà lập pháp từ phe đối lập chính là Quốc Dân Đảng, vốn ủng hộ việc thiết lập một mối quan hệ thân thiết với Bắc Kinh, đã không tham gia bỏ phiếu cho dự luật. Dự luật đưa ra những công cụ ngăn chặn các hoạt động tài trợ của Trung Quốc trên hòn đảo, ví như vận động hành lang hoặc bầu cử. Theo đó, người vi phạm có thể chịu hình phạt tối đa lên đến 7 năm tù và dự luật sẽ có hiệu lực sau khi được bà Thái ký trong tháng này.
Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn phát biểu trong cuộc tranh luận chính sách trên truyền hình Đài Bắc hôm 29/12 (ảnh chụp màn hình/AP).
Trung Quốc tuyên bố Đài Loan là một phần lãnh thổ của mình, và có thể dùng vũ lực để nắm quyền kiểm soát nếu cần thiết. Đài Loan tuyên bố hòn đảo này là một quốc gia độc lập có tên gọi chính thức là Trung Hoa Dân Quốc.
Quốc Dân Đảng cho biết, họ ủng hộ các nỗ lực bảo vệ Đài Loan khỏi mọi mối đe dọa xâm nhập, nhưng cáo buộc đảng Dân Tiến vội vã thông qua dự luật để giành lợi thế bầu cử, gọi đây là mối đe dọa đối với nền dân chủ của Đài Loan. Một số nhà lập pháp từ đảng này đã tổ chức một cuộc biểu tình ngồi trước bục diễn thuyết tại phiên họp nghị viện, giương cao các biểu ngữ ghi “Phản đối luật xấu” và “Làm tổn hại nhân quyền” trong khi đeo mặt nạ đen có dòng chữ “Phản đối”. Một số ít những người thân Bắc Kinh đã biểu tình bên ngoài nghị viện, kêu gọi các nhà lập pháp rút lại những gì họ coi là một đạo luật có thể “gây tổn hại” đến mối quan hệ qua lại giữa hai bờ eo biển Đài Loan.
Văn phòng sự vụ Đài Loan của Quốc vụ viện của Trung Quốc đã tái bày tỏ sự phản đối của họ đối với Dự luật vào tuần trước, nhận định Đảng Dân Tiến đang cố gắng “đảo ngược một cách trắng trợn” nền dân chủ và gia tăng sự thù hằn.
Đáp lại, bà Thái nói, việc một nhà nước chuyên chế Trung Quốc thiếu dân chủ, nhân quyền hoặc tự do ngôn luận lại sử dụng luận điệu dân chủ để chỉ trích Dự luật thì rõ ràng là đạo đức giả.
Hôm 29/12, trong khi cảnh báo người dân Đài Loan về mối nguy hại đến từ Bắc Kinh, Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn đã trích đọc một lá thư của một người Hồng Kông gửi cho bà, trong đó kêu gọi người dân Đài Loan “đừng tin chính quyền Trung Quốc”.
Reuters cho hay, trong thư cũng kêu gọi người dân không tin bất kỳ quan chức nào thân Trung Quốc và không rơi vào bẫy tiền của nước này.
“Vấn đề nhức nhối nhất của Đài Loan đến từ tham vọng bành trướng của Trung Quốc”, bà Thái nói. “Tình hình ở khu vực chúng ta đang ngày càng phức tạp và chủ quyền của Đài Loan, tự do và lối sống của chúng ta đang bị đe dọa, bị tước đoạt và phá hoại”.
http://biendong.net/bi-n-nong/32-sukien/32443-dai-loan-thong-qua-luat-ngan-chan-su-can-thiep-chinh-tri-tu-tq.html

Hồng Kông : Vì sao Bắc Kinh cách chức

đại diện văn phòng liên lạc ?

Tú Anh
Phong trào phản kháng chính trị làm rung chuyển Hồng Kông từ 7 tháng nay. Ngày 04/01/2020, công luận được tin đặc phái viên của Bắc Kinh Vương Chí Dân bị cách chức. Đại diện mới của Hoa lục là Lạc Huệ Ninh, cựu bí thư tỉnh ủy Sơn Tây. Sự kiện này mang ý nghĩa gì ? Bắc Kinh muốn kiểm sóat chặt chẽ hơn diễn biến tình hình đặc khu ?
Từ Thượng Hải, thông tín viên Angélique Forget phân tích :
“Từ nhiều tháng nay người dân Hồng Kông chờ đợi quyết định thay đổi nhân sự này. Công luận hiểu rõ là Bắc Kinh không hài lòng chút nào cách đối phó với khủng hoảng tại Hồng Kông của văn phòng đại diện. Quyết định cách chức ông Vương Chí Dân do vậy không phải là chuyện ngạc nhiên. Chuyện làm ngạc nhiên là sự lựa chọn người thay thế.
Lạc Huệ Ninh, 65 tuổi, nguyên là bí thư tỉnh Sơn Tây ở tận phía bắc Trung Quốc. Gần đến tuổi về hưu, ông mới vừa được bổ nhiệm vào chức vụ phó chủ tịch ủy ban tài chính và kinh tế của tại Quốc Hội.
Lạc Huệ Ninh chưa bao giờ hoạt động trong ngành ngoại giao, cũng không có quan hệ gì với Hồng Kông. Vậy thì tại sao ông được Bắc Kinh bổ nhiệm làm đại diện tại đặc khu ?
Phải chăng đây là một sự đề bạt đột xuất nhằm hất chân Vương Chí Dân, ngồi tạm ở chiếc ghế này từ năm 2017, trong khi chờ đợi Bắc Kinh tìm được người thích hợp ?
Bởi vì văn phòng liên lạc tại Hồng Kông, đặt dưới thẩm quyền của Hội Đồng Nhà Nước, cho phép Bắc Kinh tác động lên tình hình đặc khu.
Được thành lập vào năm 1997, chưa bao giờ nhiệm kỳ của đại diện văn phòng liên lạc với Hồng Kông bị kết thúc sớm như vậy”.
Xuống đường chống « gian thương »
Trong khi đó biểu tình tiếp tục diễn ra tại Hồng Kông với nhiều vụ đụng độ, xô xát trong ngày Chủ Nhật 05/01/2020.
Đoàn tuần hành, 10.000 người theo ban tổ chức, 2.000 theo tin cảnh sát, tố cáo doanh nghiệp Hoa lục làm ăn bất chính, buôn bán chợ đen.
Họ than phiền người Hoa lục luộm thuộm, cản trở lưu thông, di cư qua Hồng Kông mua hàng miễn thuế đem về Trung Quốc bán lại lấy lãi. Hiện tượng buôn lậu và di dân làm vật giá và nhà cửa ở Hồng Kông leo thang, gây khó khăn cho dân đặc khu.
Trong đoàn có nhiều phụ huynh và trẻ con tham gia mang biểu ngữ « Giải phóng Hồng Kông, Cách mạng thời đại ».
http://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20200105-h%E1%BB%93ng-k%C3%B4ng-v%C3%AC-sao-b%E1%BA%AFc-kinh-c%C3%A1ch-ch%E1%BB%A9c-%C4%91%E1%BA%A1i-di%E1%BB%87n-v%C4%83n-ph%C3%B2ng-li%C3%AAn-l%E1%BA%A1c

Virus viêm phổi bí ẩn bùng phát ở Trung Quốc

Chính quyền Trung Quốc đã mở một cuộc điều tra về bệnh viêm phổi siêu vi bí ẩn đã lây nhiễm cho hàng chục người ở thành phố Vũ Hán.
Tổng cộng có 44 trường hợp đã được xác nhận bị nhiễm bệnh cho đến nay, 11 trong số đó bị cho là “nghiêm trọng” theo các quan chức cho biết hôm thứ Sáu.
Sự bùng phát đã khiến Singapore và Hong Kong đưa ra các quy trình sàng lọc cho khách du lịch đến từ thành phố này.
Căn bệnh bùng phát trong bối cảnh nhiều người lo ngại virus này có thể liên quan tới Sars, hoặc hội chứng hô hấp cấp tính nghiêm trọng.
Ba thách thức cho ngành y tế toàn cầu
Google cấm Xiaomi vì ‘ghi hình từ nhà người lạ’
Món ăn theo dấu chân Thành Cát Tư Hãn đến Georgia
Virus Sars là một dạng giống virus cúm đã giết chết hơn 700 người trên khắp thế giới vào năm 2002-2003, sau khi lây lan từ Trung Quốc.
Đang có nhiều suy đoán trên mạng xã hội về khả năng liên quan giữa căn bệnh hô hấp mới này và virus Sars.
Cảnh sát Vũ Hán cho biết tám người đã bị phạ vì đã “đăng và phát tán thông tin sai lệch trên internet chưa được kiểm chứng.”
Ủy ban sức khỏe Vũ Hán cho biết hôm thứ Sáu rằng họ đang điều tra nguyên nhân dịch bệnh.
Trong một tuyên bố trên trang web của mình, họ cho biết họ đã loại trừ một số nguồn lây nhiễm – bao gồm cúm, cúm gia cầm và các bệnh hô hấp thông thường – nhưng không đề cập đến Sars.
Tuyên bố của ủy ban cũng cho biết không có sự lây làn từ người sang người. Tuy nhiên, một số người nhiễm bệnh đã làm việc tại một chợ hải sản trong thành phố, dẫn đến việc các cơ quan chức năng đến làm sạch khu vực này.
Phát ngôn viên của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết họ đã nhận thức được về bệnh dịch và đang liên lạc với chính phủ Trung Quốc.
“Có nhiều nguyên nhân tiềm ẩn gây viêm phổi do virus, nhiều nguyên nhân phổ biến hơn hội chứng hô hấp cấp tính nặng coronovirus”, người phát ngôn nói thêm. “WHO đang theo dõi chặt chẽ vụ việc này và sẽ chia sẻ nhiều chi tiết hơn khi có.”
Nỗi sợ hãi bùng phát bởi một dịch bệnh cũ
Phân tích của Philippa Roxby của BBC Sức Khỏe
Sự bùng phát mới nhất này dường như khiến nhiều người nhớ lại dịch bệnh Sars cách đây 18 năm.
Vào thời điểm đó, WHO chỉ trích Trung Quốc đã báo cáo ít hơn thực tế về các trường hợp bị nhiễm Sars ở một tỉnh miền nam Trung Quốc.
Trong đại dịch 2002-03, virus đã ảnh hưởng đến hơn 8.000 người ở 26 quốc gia, làm 349 người chết ở Trung Quốc đại lục và 299 người ở Hong Kong.
Khách du lịch Trung Quốc bay đến các quốc gia khác được cho là nguyên nhân gây ra số lượng lớn trường hợp bị Sars vì virus Sars sẽ lây lan nhanh chóng mà nếu điều trị kịp thời.
Trung Quốc đã sa thải bộ trưởng y tế tại thời điểm xử lý khủng hoảng.
Đất nước này đã không còn Sars kể từ tháng 5/2004.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-50997297

TQ tăng cường kiểm soát

và o ép các nhóm tôn giáo trong năm 2020

Các quy định mang tính ràng buộc và kiểm soát các nhóm tôn giáo của nhà nước Trung Quốc sẽ có hiệu lực từ ngày 1/2/2020. Chúng không những củng cố thêm các Quy định năm 2017 mà còn tiến thêm bước nữa khi o ép tất cả các tôn giáo phải “truyền bá các nguyên tắc của ĐCSTQ”, theo nhận định của nhà xã hội học về tôn giáo Massimo Introvigne, đăng trên trang Bitter Winter ngày 31/12.
Quy định năm 2017 là các chính sách pháp lý mới đối với lĩnh vực tôn giáo của Tập Cận Bình, các chính sách thuộc hàng khắt khe nhất kể từ Cách mạng Văn hóa. Theo nhìn nhận của tác giả Massimo Introvigne, một đạo luật mới là quá mức cần thiết để đàn áp các nhóm tôn giáo và đức tin đang bị chính quyền cấm đoán và bức hại, ví như nhóm Nhà thờ Thiên Chúa toàn năng hoặc Pháp Luân Công. Hầu hết các học giả đều đồng ý rằng mục đích của Quy định 2017 là loại bỏ dần các tổ chức tôn giáo tuy không bị cấm công khai nhưng lại không nằm trong hoặc không thể hòa điệu với danh mục năm tôn giáo chính được chính phủ kiểm soát và phê duyệt. Nhóm tôn giáo lớn nhất thuộc loại này là các Nhà thờ Tin Lành. Quy định bắt đầu có hiệu lực vào năm 2018 sẽ thúc đẩy họ tham gia vào Nhà thờ Hội thánh Tam tự đã được chính quyền phê duyệt, và đe dọa phá hủy nơi thờ phượng và bắt giữ các mục sư nếu có hành vi phản kháng.
Ngày 30/12/2019, chính phủ công bố quyết định kết án chín năm tù đối với Mục sư Wang Yi của Hội Thánh Giao Ước Mưa Đầu Mùa (Early Rain Covenant Church) tại Thành Đô, một trong những nhân vật nổi tiếng của các phong trào Giáo hội Tin Lành. Có lẽ không phải ngẫu nhiên, khi trong cùng ngày,
chính quyền tuyên bố phê duyệt “các biện pháp quản lý hành chính mới đối với các nhóm tôn giáo” sẽ có hiệu lực vào ngày 1/2/2020. Hai năm sau Quy định 2017, chính sách tôn giáo của Tập Cận Bình sẽ có một công cụ pháp lý mới để tùy ý sử dụng.
Các đạo luật bao gồm 6 chương và 41 điều, được chính quyền rêu rao là một sắc lệnh toàn diện mới về tất cả các vấn đề liên quan đến “tổ chức, chức năng, giám sát và quản lý các nhóm tôn giáo”. Tờ Asia News chỉ trích quy định mới đã thổi bay chút hơi thở tự do cuối cùng của tôn giáo tại quốc gia này.
Các điều khoản trong Quy định 2017 được củng cố thông qua một cơ chế ép buộc các nhóm tôn giáo phải trình lên các quan chức chính quyền tất cả các quyết định lớn nhỏ để phê duyệt thì mới được làm. Các ban tôn giáo địa phương sẽ đóng vai trò “cơ quan hành chính” cho tất cả các tổ chức tôn giáo và kiểm soát họ một cách có hệ thống thông qua “sự chỉ đạo và giám sát”.
Luật quy định rằng, “Nếu không có sự chấp thuận của cơ quan tôn giáo của chính quyền nhân dân, hoặc đăng ký với cơ quan dân sự của chính quyền nhân dân, thì không một hoạt động nào có thể được thực hiện dưới danh nghĩa các nhóm tôn giáo”. Nếu đi vào hiệu lực, Quy định này sẽ rung hồi chuông báo tử cho các nhà thờ tại gia, các cộng đồng Công giáo bất đồng chính kiến ​​và các tôn giáo chưa đăng ký với chính phủ khác.
Có nhiều điều khoản đặt nghi vấn trong luật, nhưng khó hiểu và phi lý nhất có lẽ là Điều 17, khi nó tuyên bố thẳng thừng rằng các tổ chức tôn giáo tồn tại là để thúc đẩy ĐCSTQ và hệ tư tưởng của nó, chứ không phải là hệ tư tưởng của bản thân tôn giáo. Nó tuyên bố rằng, “các tổ chức tôn giáo sẽ truyền bá các nguyên tắc và chính sách của ĐCSTQ cũng như luật pháp, quy định và quy tắc quốc gia, cho các nhân viên tôn giáo và tín đồ tôn giáo, giáo dục và hướng dẫn các nhân viên tôn giáo và tín đồ tôn giáo ủng hộ sự lãnh đạo của ĐCSTQ, ủng hộ hệ thống xã hội chủ nghĩa và tuân thủ con đường xã hội chủ nghĩa đặc sắc Trung Quốc, tuân thủ luật pháp, quy định, quy tắc và chính sách, xử lý chính xác mối quan hệ giữa luật pháp và các kinh điển, và tăng cường nhận thức quốc gia, nhận thức về các quy định của pháp luật và quyền công dân”.
Như những gì đã xảy ra đối với quy định vào năm 2019, kết quả của luật này còn phụ thuộc phần lớn vào cách các điều khoản mới sẽ được thi hành như thế nào, bắt đầu từ ngày 1/2/2020. Nhưng rõ ràng việc đàn áp tôn giáo vẫn tiếp tục, và khung pháp lý đối với vấn đề tôn giáo đang diễn biến theo chiều hướng càng ngày càng tệ.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/32440-tq-tang-cuong-kiem-soat-va-o-ep-cac-nhom-ton-giao-trong-nam-2020.html

Trung-Mỹ đấu tên lửa,

châu Á-Thái Bình Dương thành điểm nóng

Mỹ rút khỏi INF với Nga, phát triển tên lửa tầm trung và tìm cách triển khai ở châu Á-Thái Bình Dương để ngăn chặn Trung Quốc.
Mỹ lo ngại tiềm lực tên lửa Trung Quốc
Năm 2019 là bước ngoặt trên bình diện quan hệ giữa các cường quốc trong lĩnh vực hạt nhân. Điều này có hậu quả trực tiếp đối với tình hình chiến lược châu Á, chuyên gia quân sự Nga Vasily Kashin đã lưu ý tới điều này trong bài bình luận dành cho hãng thông tấn Nga Sputnik.
Năm 2019, Hoa Kỳ rút khỏi hiệp ước về tên lửa tầm trung và tầm ngắn (INF) ký năm 1987 và ngay lập tức người Mỹ thử nghiệm những tên lửa đầu tiên vốn bị cấm theo hiệp ước này (cả tên lửa hành trình và đạn đạo).
Xét theo mọi điều, rút khỏi Hiệp ước đã là mục tiêu của Hoa Kỳ mong muốn thực hiện ngay từ đầu và tất cả các cáo buộc chống Nga chỉ là những lời lẽ dối trá có chủ ý, với mục đích đổ vấy trách nhiệm về việc này sang cho Moscow.
Mục tiêu thực sự của Hoa Kỳ là triển khai tên lửa tầm trung ở châu Á, để giám sát khả năng tên lửa và hạt nhân ngày càng gia tăng của Trung Quốc. Đó là nguyên nhân tại sao Hoa Kỳ tuyên bố là chỉ bàn bạc về INF mới nếu Trung Quốc cũng phải tham dự vào đó. Nhưng ước mong giành thế thượng phong vượt trội của họ đã chẳng mấy dễ dàng.
Trung Quốc đã vượt trước Hoa Kỳ một cách đáng kể trong công việc phát triển tên lửa tầm trung, một lần nữa thể hiện trong cuộc diễu binh ngày 1 tháng 10 năm 2019.
Khi đó, Trung Quốc đã phô trương mẫu tên lửa đạn đạo tầm trung đầu tiên trên thế giới có đầu đạn cơ động siêu thanh DF-17 (Đông Phong 17). Trung Quốc cũng sở hữu khả năng đáng kể về sản xuất tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM), tên lửa đạn đạo tầm trung (IRBM) và tên lửa hành trình tầm trung.
Trong thời gian gần đây, tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương đã diễn ra những hoạt động đấu tranh ngoại giao.
Như lệ thường, theo những biện pháp “không chính thức”, Hoa Kỳ đang cố gắng gây áp lực lên các đối tác lớn trong khu vực như Nhật Bản hay Hàn Quốc để đảm bảo có được sự đồng ý của họ về triển khai tên lửa tầm trung của Mỹ trong tương lai.
Bắc Kinh đã thực hiện bước đi ngoại giao mang tính ngăn ngừa để không cho xảy ra điều này. Điển hình là tuyên bố do Bộ Ngoại giao Trung Quốc đưa ra vào tháng 8 năm 2019, cảnh báo các nước châu Á – Thái Bình Dương không nên đồng ý cho bố trí tên lửa Mỹ.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc cũng chỉ ra Nhật Bản, Hàn Quốc và Australia như là những khu vực tiềm năng nhất để triển khai các tên lửa như vậy.
Ngược lại, Hoa Kỳ chắc sẽ không ngừng nỗ lực tăng cường liên minh ở châu Á và lôi kéo cả người châu Âu vào cuộc đấu kiềm chế Trung Quốc.
http://biendong.net/bi-n-nong/32437-trung-my-dau-ten-lua-chau-a-thai-binh-duong-thanh-diem-nong.html

Trung Quốc thận trọng mở ‘quà năm mới’ của Trump

Chuyến thăm Bắc Kinh của Trump có thể giúp giảm căng thẳng thương mại, nhưng cũng tạo cơ hội để ông đòi thêm nhượng bộ từ Trung Quốc.
Giới chuyên gia cho biết Tổng thống Mỹ Donald Trump dường như vừa gửi “quà năm mới” cho Trung Quốc hôm 31/12, khi tuyên bố sẽ ký thỏa thuận thương mại giai đoạn một “rất lớn và toàn diện” tại Nhà Trắng vào ngày 15/1, sau đó bay tới Bắc Kinh để bắt đầu đàm phán thỏa thuận thương mại giai đoạn hai.
Chiến tranh thương mại Mỹ – Trung có dấu hiệu hạ nhiệt đáng kể từ giữa tháng trước sau gần hai năm đàm phán, khi Washington quyết định hoãn tăng thuế với 160 tỷ USD hàng Trung Quốc và mức thuế 15% cũng được giảm một nửa. Đáp lại, Bắc Kinh đồng ý mua số lượng lớn nông sản Mỹ và thuế bổ sung với một số mặt hàng Mỹ cũng được hoãn lại.
Giới chức Mỹ cho biết thỏa thuận thương mại giai đoạn một đang trong quá trình đánh giá pháp lý và dịch thuật, bao gồm 86 trang, 9 chương với các nội dung về bảo vệ sở hữu trí tuệ, giảm thuế và cơ chế giải quyết tranh chấp.
Cố vấn Nhà Trắng Peter Navarro hôm 31/12 cũng cho hay thỏa thuận thương mại giai đoạn một “đã sẵn sàng”, nói thêm rằng văn bản bao gồm cả những điều khoản được đề xuất trong các cuộc thảo luận trước thời điểm đàm phán sụp đổ vào tháng 5 năm ngoái.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/32435-trung-quoc-than-trong-mo-qua-nam-moi-cua-trump.html

Trung Quốc, Nga chỉ trích Mỹ

về vụ hạ sát lãnh đạo quân sự Iran

Mỹ nên chấm dứt lạm dụng vũ lực và tìm kiếm giải pháp thông qua đối thoại, bộ trưởng ngoại giao Trung Quốc nói, sau khi một cuộc không kích của Mỹ ở Baghdad ngày thứ Sáu giết chết chỉ huy quân sự nổi bật nhất của Iran.
Hành vi nguy hiểm của quân đội Mỹ vi phạm các chuẩn mực cơ bản của quan hệ quốc tế và sẽ làm gia tăng căng thẳng và rối loạn trong khu vực, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị nói với người đồng cấp Iran Mohammad Javad Zarif trong một cuộc điện đàm vào ngày thứ Bảy.
Trung Quốc sẽ đóng một vai trò mang tính xây dựng trong việc duy trì hòa bình và an ninh ở Vùng Vịnh Trung Đông, Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói trong một phát biểu, dẫn lời của ông Vương trong cuộc điện đàm.
Trong khi đó Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Lavrov cũng nói chuyện với ông Zarif qua điện thoại hôm thứ Sáu để thảo luận về vụ sát hại lãnh đạo quân sự Iran Qassem Soleimani, bộ ngoại giao Nga cho biết trong một thông cáo.
“Ông Lavrov gửi lời chia buồn về vụ sát hại này,” thông cáo nói. “Hai bộ trưởng nhấn mạnh rằng những hành động như vậy của Mỹ vi phạm nghiêm trọng các chuẩn mực của luật pháp quốc tế.”
Ông Soleimani, viên tướng 62 tuổi, là chỉ huy quân sự hàng đầu của Tehran. Trong vai trò là người đứng đầu Lực lượng Quds ở nước ngoài của Vệ binh Cách mạng Iran, ông là kiến trúc sư của hoạt động mở rộng ảnh hưởng của Iran ở Trung Đông.
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày thứ Sáu nói rằng ông Soleimani trước đó đang mưu đồ thực hiện các vụ tấn công sắp sửa xảy ra nhắm vào các nhà ngoại giao và quân nhân Mỹ. Những người chỉ trích cuộc không kích cho rằng hành động của ông Trump là liều lĩnh và rằng ông đã làm trầm trọng hơn nguy cơ xảy ra nhiều vụ đổ máu hơn ở một khu vực nguy hiểm.
https://www.voatiengviet.com/a/trung-quoc-nga-ch-trich-my-ve-vu-sat-hai-lanh-dao-quan-su-iran/5232246.html

Malaysia khẳng định đăng ký

vùng thềm lục địa mở rộng ở Biển Đông

Bộ trưởng Ngoại giao Malaysia Saifuddin Abdullah hôm 3/1 nói với báo giới rằng nước này tiếp tục khẳng định lập trường trong việc đăng ký vùng thềm lục địa mở rộng ở khu vực Biển Đông, bất chấp những phản đối của Bắc Kinh.
Hôm 12/12/2019, chính phủ Malaysia đã đệ trình lên Liên Hiệp quốc đăng ký vùng thềm lục địa mở rộng ra ngoài vùng 200 hải lý ở phía bắc Biển Đông.
Phái đoàn thường trực của Trung Quốc ở UN sau đó đã gửi thư tới Tổng thư ký UN Antonio Guterres, phản đối đăng ký của Malaysia, cho rằng đăng ký của Malaysia đã “vi phạm nghiêm trọng chủ quyền và quyền tài phán của Trung quốc ở Biển Đông”.
Ông Saifuddin nói với các phóng viên rằng Malaysia đã biết là Bắc Kinh sẽ phản đối nhưng mục tiêu của Malaysia là duy trì đòi hỏi của nước này,
“Thứ nhất, sẽ luôn có tranh chấp cũng giống như các vùng khác ở Biển Đông. Thứ hai, cuối cùng, điều hiếm khi xảy ra, là bạn mang ra toà”, ông Saifuddin nói.
Hồi năm 2009, Malaysia và Việt Nam cũng đã cùng đệ đơn lên UN về vùng thềm lục địa ở Biển Đông. Động thái này cũng vấp phải sự phản đối của Trung Quốc.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/internationalnews/malaysia-stands-by-its-request-to-extend-its-cs-01052020104612.html

Indonesia gia tăng tuần tra biển

sau vụ tàu Trung Quốc xâm nhập vùng nước gần Natuna

Indonesia đã gia tăng tuần tra vùng biển quanh quần đảo Natuna nơi tàu hải cảnh của Trung Quốc đã xâm nhập thời gian qua. Hãng tin Reuters trích lời giới chức Indonesia cho biết như vậy hôm 5/1.
Tàu của Trung Quốc đã vào vùng biển quanh Natuna vào khoảng giữa tháng 12 vừa qua khiến Bộ Ngoại giao Indonesia phải chính thức len tiếng phản đối.
Tuy nhiên, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng sau đó lại khẳng định trong một họp báo ở Bắc Kinh rằng Trung Quốc có chủ quyền đối với toàn bộ vùng nước quanh quần đảo Trường Sa, phía bắc Natuna, và tàu cá của Trung Quốc vẫn hoạt động bình thường trong vùng nước này. Phía Indonesia sau đó đã gọi đòi hỏi chủ quyền này là không có căn cứ pháp lý.
Nursyawal Embut, Giám đốc các hoạt động biển của Cơ quan An ninh biển Indonesia được Reuters trích lời cho biết cơ quan này đã điều nhiều tàu hơn đến Natuna.
“Chúng tôi đang tăng cường tuần tra ở vùng biển để chuẩn bị ứng phó với những vi phạm và đánh cá lậu tại phía bắc Natuna. Chúng tôi đang cố gắng ngăn chặn những tàu nước ngoài vi phạm chủ quyền của chúng tôi”, ông Embut nói với Reuters.
Ngoại trưởng Indonesia Retno Marsudi cũng nói với các phóng viên rằng Indonesia đã đồng ý tăng cường tuần tra ở vùng nước quanh Natuna đồng thời nhắc lại những cáo buộc của Jarkata với Bắc Kinh.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/internationalnews/indonesia-boosts-patrols-after-chinese-boat-trespasses-in-its-water-01052020105143.html

Cháy rừng tại Úc : Ô tô, phương tiện nương thân sau cùng

Minh Anh
Tại Úc, thảm họa cháy rừng chưa tới hồi kết. Thiệt hại nhân mạng và vật chất tiếp tục gia tăng. Thủ tướng Úc bị chỉ trích mạnh mẽ trong việc xử lý khủng hoảng.
Hơn 5 triệu ha rừng đã bị thiêu rụi. Hàng trăm ngôi nhà tan thành tro bụi. Một trăm ngàn người phải sơ tán, 24 người thiệt mạng trong đó có 3 nhân viên cứu hỏa. Trước nguy cơ ngọn lửa đến từ Nowra ngấp nghé cách tây Sydney 150 km, thủ tướng Úc huy động thêm 3.000 quân nhân dự bị để tiếp tay với đội lính cứu hỏa. Trong khi đó, thủ tướng Scott Morrisonbị chỉ trích là đã không đưa ra được một giải pháp nào để xử lý thảm họa.
Theo phóng sự của đặc phái viên RFI, Muriel Paradon tại chỗ, đối với nhiều người sơ tán, chiếc xe hơi và điện thoại di động gần như là « vật bất ly thân ».
« Frida và Ted, khoảng 60 tuổi, tìm được nơi trú ẩn tại một công viên phía trên cao Nowra. Họ phải khẩn cấp rời khỏi nhà khi lửa tiến lại gần và quyết định ngủ trong xe ô tô, được trang bị đầy đủ.
Frida giới thiệu : ʺĐây là xe của tôi. Chúng tôi có một chiếc tủ lạnh nhỏ, một tủ đông đá, túi để ngủ, gối và có cả thức ăn. Kia là xe của chồng tôi. Chúng tôi dùng cả hai chiếc và chúng tôi có đủ món để nhấm nháp vì chúng tôi cũng không biết là có thể ở lại đây được bao lâu.ʺ
Hỏa hoạn đang đe dọa. Một cột khói khổng lồ thấy rõ từ xa và tro bụi từ trên trời rơi xuống liên tục. Ted, chồng của Frida vẫn giữ kết nối. Trong trường hợp nguy kịch, cần phải ra đi thật nhanh bằng xe hơi.
Ông nói : ʺTôi bắt được radio, chúng tôi có được thông tin và cho đến lúc này chúng tôi vẫn bắt được sóng điện thoạiʺ
Đôi vợ chồng đi sơ tán là đúng. Một thông báo khẩn cấp từ đội cứu hỏa vừa rớt xuống ʺnếu quý vị còn ở phía bắc Nowra, hãy tìm một nơi ẩn náu vì lửa đang đến gầnʺ.
Chiếc điện thoại cầm tay là không thể thiếu. Những ai trú trong khu vực này đều nhận được tin nhắn SMS báo động tự động từ nhân viên cứu hỏa trong trường hợp có nguy hiểm. Đương nhiên, đây là một dịch vụ quý giá nhất lúc này cho phép cứu sống được nhiều nhân mạng ».
Giải Open có nguy cơ bị hoãn ?
Tay vợt số 2 thế giới, Novak Djokovic, ngày 05/01/2020 cho rằng các nhà tổ chức giải quần vợt Open Australia nên nhắm đến việc dời ngày mở giải đấu trong năm nay. Trả lời AFP, anh cho rằng những đợt cháy rừng này, đã làm 24 người thiệt mạng và khói bụi có thể đe dọa đến sức khỏe các tay vợt. Giải đấu Grand Chelem hàng đầu này dự kiến bắt đầu từ ngày 20/01 đến ngày 02/02/2020 tại Melbourne, Úc.
http://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200105-ch%C3%A1y-r%E1%BB%ABng-t%E1%BA%A1i-%C3%BAc-xe-%C3%B4-t%C3%B4-ph%C6%B0%C6%A1ng-ti%E1%BB%87n-n%C6%B0%C6%A1ng-th%C3%A2n-sau-c%C3%B9ng

0 nhận xét

Leave a comment

Được tạo bởi Blogger.