Tin Việt Nam – 27/12/2019
Thứ Sáu, 27 tháng 12, 2019
17:56
//
- Tin Việt Nam
,
Slider
s
Việt Nam gán tội hình sự
cho một số nhà hoạt động chính trị
Cao NguyênMột số nhà hoạt động chính trị thuộc diện Bộ Công an Việt Nam truy nã bị chuyển tội danh từ tội chính trị sang các tội danh hình sự khác như “môi giới mãi dâm” hay “nhận hối lộ”.
Hội anh em Dân chủ (AEDC) dẫn nguồn từ trang web của Bộ Công an Việt Nam cho biết, ông Nguyễn Văn Tráng, ông Mai Văn Tám là thành viên Hội này bị đổi từ tội danh “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền” sang tội danh “môi giới mãi dâm”. Bà Phạm Thị Lan bị đổi từ tội danh “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền” sang tội danh “làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức” rồi sau đó là tội danh “sử dụng trái phép vũ khí thô sơ”. Ông Trần Minh Nhật, đảng viên đảng Việt Tân, bị chuyển từ tội danh “không chấp hành án” sang tội danh “nhận hối lộ”. Ông Thái Văn Dung, ông Lê Văn Sơn, cũng là đảng viên Đảng Việt Tân, bị chuyển từ tội danh “không chấp hành án” sang tội danh “ xúi giục hoặc giúp người khác tự sát”.
Đài Á Châu Tự Do liên hệ với ông Nguyễn Văn Tráng thì được biết hiện ông đang lánh nạn cũng khá lo lắng về thông tin này:
“Tôi mới lên tra lại hồ sơ của tôi trên trang web của Bộ Công an thì tôi thấy được sự thay đổi tội danh từ “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” trở thành tội “môi giới mãi dâm”.
Tôi cũng khá là lo lắng bởi vì sự thay đổi nào cũng có mục đích chứ không phải ngẫu nhiên mà Bộ Công an lại tiến hành thay đổi tội danh từ một người hoạt động chính trị trở thành một người tội phạm hình sự. Tôi có cảm giác đầu tiên là mọi thứ sẽ còn khó khăn hơn nữa trong tương lai.”
Ông Lê Văn Sơn trả lời RFA từ Mỹ cho biết ông không quan tâm đến những việc làm như thế này của Chính quyền Hà Nội:
“Tôi thì tôi mới biết và thực ra đến bây giờ tôi vẫn chưa vào trang web của công an Cộng sản xem là mình bị như thế nào. Bởi vì thực sự ra tôi thấy trò này nếu là sự thật của công an Cộng sản Việt Nam thì nó quá là trẻ con mà tôi cũng chả thèm quan tâm đến làm gì cả.”
Về nguyên do mà Bộ Công an thực hiện việc thay đổi tội danh từ chính trị sang tội danh hình sự, ông Tráng nghĩ rằng có 2 mục đích chính. Thứ nhất là nhằm hạ thấp hình ảnh của những người đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền tại Việt Nam, như cái cách mà trước đây nhà cầm quyền đã làm với luật sư Lê Quốc Quân hay Cù Huy Hà Vũ. Thứ hai nhằm khiến cho việc lánh nạn của những người hoạt động chính trị khó khăn hơn rất nhiều và khả năng bị dẫn độ về Việt Nam cũng cao hơn. Ông Tráng trình bày:
“Tôi cho rằng khi mà hình sự hóa các tội danh chính trị sẽ khiến cho sự lẩn tránh của các nhà hoạt động trở nên khó khăn hơn rất nhiều. Nếu họ xin quy chế tị nạn hay xin đi nước thứ ba thì sẽ trở nên khó khăn hơn, giấy tờ thủ tục cũng phức tạp hơn rất nhiều. Cái thứ hai của việc quy hoạt động chính trị sang hình sự khiến cho khả năng dẫn độ của họ bị tăng lên, thì tôi cho rằng có những mục đích như trên.”
Cả hai luật sư Lê Quốc Quân và Cù Huy Hà Vũ đều là những người đã lên tiếng chỉ trích chính quyền. Luật sư Lê Quốc Quân bị án tù với cáo buộc trốn thuế. Luật sư Cù Huy Hà Vũ bị bắt với cáo buộc “quan hệ bất chính”.
Ông Lê Văn Sơn cho rằng khi Chính quyền Hà Nội truy nã hay cầm tù những người hoạt động vì dân chủ, nhân quyền thì chắc chắn sẽ có sự can thiệp, lên tiếng của Quốc tế và động thái thay đổi tội danh này sẽ nhằm làm giảm bớt áp lực Quốc tế:
“Tôi thấy những người lên tiếng đấu tranh cho dân chủ nhân quyền, cho tự do, cho quyền con người tại Việt Nam khi họ bị bắt, bị cầm tù liên quan đến chính trị thì rõ ràng là quốc tế họ can thiệp rất là mạnh và họ gây sức ép rất lớn lên Chính quyền Hà Nội. Vì thế cho nên việc chuyển đổi tội danh từ chính trị sang hình sự nó sẽ, thứ nhất là Cộng Sản Hà Nội biến những người đấu tranh chân chính trở thành những người phạm tội hình sự.
Thứ hai, nếu như mà những việc chuyển đổi như thế này mà không có phản ứng gì thì họ sẽ lừa được dư luận trong nước cũng như quốc tế và việc can thiệp của các chính phủ, các tổ chức đối với những người hoạt động trở nên khó khăn hơn.”
Chủ tịch Hội AEDC, luật sư Nguyễn Văn Đài cũng đã ra thông cáo phản đối việc Bộ Công an Việt Nam thay đổi tội danh trên lệnh truy nã của những nhà hoạt động nói trên. Đồng thời, kêu gọi các tổ chức Quốc tế cùng nhau lên án hành động này của nhà cầm quyền Việt Nam.
Theo nội dung thông cáo, “Việc hình sự hóa này nhắm mục đích sâu xa hơn là có lý cớ đẩy mạnh việc truy tìm trong nước, hay yêu cầu các nước lân cận bắt và dẫn độ những người đang bị truy nã về Việt Nam để trừng phạt họ. Đồng thời nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam rất ranh ma để né tránh sự lên án của quốc tế đối với các vi phạm nhân quyền của họ.”
Ngoài ra, Hội AEDC cũng kêu gọi các chính phủ Hoa Kỳ, Canada, Australia, EU,… cùng với Cao Ủy LHQ về tị nạn hãy nhanh chóng cho phép những người có tên nêu trên mà còn đang cư trú ở Thái Lan được phép sang tị nạn chính trị trong trường hợp khẩn cấp. Tránh để họ bị bắt cóc đưa trở lại Việt Nam như trường hợp của ông Trịnh Xuân Thanh – cựu quan chức ngành dầu khí, và blogger Trương Duy Nhất,…. những người đã bị an ninh Việt Nam bắt cóc khi đang xin quy chế tị nạn ở nước ngoài.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/wanted-activists-charged-with-new-civil-counts-12272019074540.html
Cựu Phó chủ tịch TP. Hồ Chí Minh
bị đề nghị án tù 7-8 năm
Cựu Phó chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Hựu Tín bị đề nghị mức án 7- 8 năm tù do những sai phạm trong vụ ‘đất vàng 15 Thi Sách’, phường Bến Nghé, Quận 1, liên quan đến cựu Thượng tá tình báo công an Phan Văn Anh Vũ, tức Vũ Nhôm.Ông Nguyễn Hữu Tín cùng 4 quan chức khác của Tp HCM đang bị đưa ra xét xử với tội danh ‘vi phạm qui định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí’. Vào ngày 27 tháng 12, tức ngày thứ hai của phiên xử, Đại diện Viện Kiểm Sát đề nghị án tù đối với cả 5 bị cáo.
Ngoài mức 7-8 năm tù cho ông Nguyễn Hữu Tín, Viện Kiểm sát đề nghị xử ông Đào Anh Kiệt- nguyên giám đốc Sở Tài Nguyên- Môi trường Tp HCM mức án tương đương ông Tín; ông Trương Văn Út-nguyên Phó trưởng Phòng Quản lý đất Sở TN-MT TpHCM và ông Lê Văn Thanh- nguyên Phó chánh Văn phòng UBND TP. HCM mỗi ông 5-6 năm tù; ông Nguyễn Thanh Chương- nguyên Trưởng phòng Đô Thị, Văn phòng UBNDTPHCM 4-5 năm tù.
Cáo trạng công bố tại toà nêu rằng vào năm 2014, Thượng tá tình báo Phan Văn Anh Vũ (Vũ Nhôm) với tư cách là Chủ tịch HĐQT Công ty CP Xây dựng Bắc Nam 79, lợi dụng danh nghĩa “Tổ chức bình phong của Tổng cục Tình báo Bộ Công an”, tự ký hoặc đề xuất lãnh đạo Bộ Công an ký nhiều văn bản gửi UBND TP. HCM.
Các văn bản này đề nghị hỗ trợ, tạo điều kiện để Vũ Nhôm được thuê, giao chỉ định nhà, đất số 15 Thi Sách, phường Bến Nghé, Quận 1, TP. HCM mục đích phục vụ công tác nghiệp vụ của ngành Công an.
Tuy nhiên Vũ Nhôm không làm đúng theo các văn bản mà xây các công trình trên đó, hậu quả thiệt hại là Nhà nước thất thoát số tiền gần 6,8 tỷ đồng do Công ty Bắc Nam 79 được hỗ trợ trái pháp luật và số tiền 802 tỷ đồng giá trị tiền sử dụng đất Nhà nước chưa thu được.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/seven-to-eight-years-sentence-proposed-to-former-deputy-chairman-of-hcmc-people-s-committee-nguyen-huu-tin-12272019081448.html
Gia đình ông Nguyễn Bắc Son vội vã
Hôm 27/12/2019, luật sư bảo vệ quyền lợi cho cựu Bộ trưởng Thông tin & Truyền thông Nguyễn Bắc Son xác nhận với truyền thông trong nước là gia đình ông Son đã nộp thêm 45 tỷ đồng tiền mặt để khắc phục hậu quả cho hành vi nhận hối lộ.Cộng với số tiền 21 tỷ đồng nộp sau khi bị đề nghị mức án tử hình, gia đình ông Son đã trả lại tổng cộng 66 tỷ đồng, tương đương với số tiền 3 triệu USD mặc dù trong phiên tòa ông thừa nhận có cầm thêm 200 ngàn USD từ Chủ tịch MobiFone Lê Nam Trà.
Số tiền 66 tỷ đồng tiền mặt là một số tiền lớn, tuy nhiên báo chí nhà nước không cho biết số tiền này gia đình ông Son kiếm đâu ra chỉ trong vài ngày, dù con gái ông cựu Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương phủ nhận việc có nhận tiền từ cha mình.
Việc khắc phục số tiền nhận hối lộ diễn ra trước ngày Tòa án Nhân dân Hà Nội tuyên án vụ MobiFone mua AVG (Công ty Cổ phần Nghe nhìn Toàn cầu) là ngày 28-12-2019.
Vào sáng ngày 27 tháng 12, ông Trần Quốc Vượng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Ban Chấp hành Trung ương đảng Cộng sản Việt Nam tuyên bố “nếu ai khắc phục đúng tinh thần của Đảng, khắc phục được hết thì chúng ta khoan hồng”.
Ông Trần Quốc Vượng nêu ra 6 điểm đặc biệt qua phiên xử 2 cựu Bộ trưởng Thông tin & Truyền thông về vụ xử các cán bộ cao cấp trong thương vụ MobiFone mua AVG. Trong đó có việc thực hiện tố tụng đảm bảo yêu cầu cải cách tư pháp, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, có phân hóa đối tượng,…
Trong phiên tòa, cựu Chủ tịch AVG Phạm Nhật Vũ (em trai ông Phạm Nhật Vượng) mặc dù là người đưa hối lộ các quan chức lên đến 6.2 triệu USD nhưng chỉ bị VKS đề nghị mức án từ 3-4 năm tù giam.
Cựu Bộ trưởng 4T Trương Minh Tuấn bị đề nghị từ 14-16 năm tù giam vì 2 tội danh trong đó có hành vi nhận hối lộ 200 ngàn USD.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/ex-minister-of-information-communication-pay-back-usd-3-million-12272019080154.html
Vụ AVG: Ông Trần Quốc Vượng nói ‘trị bệnh cứu người’
Gia đình cựu bộ trưởng Nguyễn Bắc Son đã nộp lại toàn bộ số tiền bị truy tố tội nhận hối lộ.Truyền thông tại Việt Nam cho hay tổng số tiền 66 tỉ đồng ở dạng “tiền mặt” đã được nộp nhằm khắc phục hậu quả với hành vi nhận hối lộ.
Chứng từ nộp tiền được gia đình gửi đến tòa một ngày trước khi TAND TP Hà Nội theo dự kiến tuyên án hai cựu bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông cùng các bị cáo khác trong vụ án MobiFone mua 95% cổ phần AVG.
Hôm 20/12, cơ quan công tố đề nghị mức phạt tử hình với ông Nguyễn Bắc Son cho tội “Nhận hối lộ”.
Ông Son cũng bị đề nghị 16-18 năm tù về tội “Vi phạm các quy định về quản lý đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng” và được cho là “người đứng đầu và chịu trách nhiệm cao nhất” trong đại án này.
Hôm 24/12 ông Son nói tại phiên tòa rằng “Hôm nay, qua Hội đồng Xét xử, một lần nữa, cho phép bị cáo gửi đến Tổng bí thư, đến Đảng, Nhà nước và nhân dân lời xin lỗi chân thành nhất”.
Cựu bộ trưởng Trương Minh Tuấn cũng bị đề nghị phạt tù với hai tội giống bị cáo Nguyễn Bắc Son với tổng hình phạt là 14-16 năm tù.
Phát biểu tại Hội nghị triển khai công tác năm 2020 của ngành Kiểm sát nhân dân tại Hà Nội sáng 27/12, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng đã đề cập tới vụ án AVG.
“Đây là lần đầu tiên làm rõ vụ án đúng là vụ án tham nhũng và tham nhũng với quy mô lớn. Thứ hai, đối tượng phạm tội là cán bộ cấp cao, 2 bị cáo nguyên là 2 Ủy viên Trung ương, đều ở vai trò lớn, ở mức án phải nói là cao nhất.
“…Với tinh thần ‘trị bệnh cứu người’, nếu ai khắc phục đúng tinh thần của Đảng, khắc phục được hết thì chúng ta khoan hồng,” ông Trần Quốc Vượng nói.
Trong khi đó bị cáo Phạm Nhật Vũ, cựu chủ tịch AVG, người đưa hối lộ cho hai cựu bộ trưởng và các bị cáo khác, bị đề nghị phạt từ 3-4 năm tù.
Cơ quan công tố mô tả bị cáo Phạm Nhật Vũ đã “chủ động khắc phục toàn bộ” thiệt hại và “đã tự thú tội và ăn năn hối lỗi”.
Điều 364 Bộ luật Hình sự 2015 qui định mức hình phạt cao nhất đối với tội Đưa hối lộ là 20 năm tù nếu của hối lộ là tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác trị giá 1 tỷ đồng trở lên.
Truyền thông tại Việt Nam đưa tin hơn 2000 cá nhân và tổ chức ký tên xin khoan hồng cho bị cáo Phạm Nhật Vũ, một động thái chưa có tiền lệ trong lịch sử tố tụng tại Việt Nam và gây phản ứng trái chiều trên mạng xã hội.
Trong quá trình xét xử, vợ bị cáo Phạm Nhật Vũ nói tại tòa rằng chồng mình là người duy nhất trong lịch sử các vụ án ở Việt Nam đã chủ động khắc phục toàn bộ hậu quả với số tiền lớn như vậy.
Bà Kolmakova Ekaterina Valerievna, công dân Nga, nói rằng ông Phạm Nhật Vũ “có cơ hội trốn ra nước ngoài nhưng đã ở lại để vay tiền khắc phục hậu quả và “đang mang khoản nợ gần 1.000 tỷ”.
Phạm Nhật Vũ, sinh năm 1972, là em trai tỷ phú Phạm Nhật Vượng.
Thiếu tướng Lê Văn Cương (nguyên Viện trưởng nghiên cứu chiến lược – Bộ Công an) hồi tháng Chín cho rằng vụ án đã làm lộ rõ lỗ hổng khủng khiếp trong quản lý kinh tế của Việt Nam khi có cả bộ máy nhưng để một vài cá nhân thao túng.
Tướng Cương cũng đề cập đến vấn đề mà nhiều người thắc mắc. Đó là số tiền thất thoát lên tới gần 9000 tỷ đồng nhưng các bị can khai chỉ dùng khoảng 140 tỷ cho việc đưa – nhận hối lộ.
“Họ dùng số tiền chiếm tỷ lệ rất nhỏ để hối lộ, lại quả cho một số lãnh đạo. Vậy số còn lại vào túi của ai”, ông Cương nói.
Nguyên Phó chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Vũ Quốc Hùng cũng chia sẻ quan điểm này.
Ông được báo Zing.vn dẫn lời nói rằng “Thu hồi được tài sản là việc tốt nhưng không có nghĩa là thu hồi xong sẽ không tiếp tục xem xét, làm rõ sai phạm nữa. Chúng ta phải tiếp tục điều tra rõ xem còn ai được hưởng lợi từ khoản tiền hàng nghìn tỷ trong thương vụ MobiFone mua AVG”.
Trong phiên xét xử vào ngày 18/12, cựu Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Bắc Son nói rằng mình chỉ bút phê chỉ đạo cấp dưới ký phê duyệt đầu tư dự án theo “tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.”
Người đứng đầu chính phủ Việt Nam lúc đó là ông Nguyễn Tấn Dũng.
Bàn Tròn BBC: Điểm và bình luận sự kiện quốc tế và VN nổi bật năm 2019
Hai ông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn hầu tòa
VN: Tham nhũng ‘tăng nhanh’ tính bằng triệu đô
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-50925404
Kêu gọi khoan hồng cho Phạm Nhật Vũ
vì làm từ thiện: nên hay không?
Trong phiên tòa xử vụ tham nhũng – Tổng công ty viễn thông Mobifone mua 95% Công ty Cổ phần Nghe nhìn Toàn Cầu – AVG ngày 23/12, Luật sư bào chữa cho Cựu Chủ tịch AVG Phạm Nhật Vũ cho biết tính đến ngày 31/10/2019, đã có 2.000 chữ ký và đơn xin khoan hồng, giảm nhẹ tội cho ông Vũ được gửi đến Viện Kiểm sát bởi các cá nhân và tổ chức có uy tín, có sức ảnh hưởng lớn cả trong và ngoài nước.Theo báo trong nước dẫn thông tin từ phiên xử, Luật sư Hoàng Anh đã liệt kê những người đứng ra viết đơn xin khoan hồng đa số cho rằng ông Phạm Nhật Vũ có nhiều công sức trong việc thiện nguyện. Cụ thể gồm có Giáo hội Phật giáo Việt Nam; ông Kirsan Ilyumzhinov – nguyên Tổng thống đầu tiên Nước cộng hoà Kalmykia thuộc Liên bang Nga (1993-2010); ông Konstantin Vasilievich Vnukov – Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Liên bang Nga tại Việt Nam; ông Atkov Oleg Yurevich – Phi công vũ trụ, Giáo sư, Anh hùng Liên bang Xô-Viết; Thượng toạ, Tiến sỹ Manor Kumar – phó Trụ trì Thánh tích Bồ đề đạo tràng, phụ trách tháp Đại Giác, Ấn độ; Đại lão Hòa thượng Yoshimizu Daichi – nguyên Hội trưởng Phật giáo Tịnh Độ Tông Nhật Bản…
Nhận xét về việc viết đơn xin khoan hồng cho ông Phạm Nhật Vũ của 2.000 cá nhân và tổ chức vừa nêu, Nhà báo Võ An Dân cho rằng:
Tiền sai quấy mà làm công đức thì không phù hợp với luật Phật nhưng vẫn tốt hơn tiền sai quấy đi làm chuyện sai quấy. - Thượng tọa Thích Nhật Từ
“Thật ra có hai vấn đề. Những người trong nước đánh giá vụ án muốn xin khoan hồng thì đó là thiện cảm người ta dành cho ông Vũ. Công dân Việt Nam có quyền làm điều đó cho một công dân khác. Còn đối với những người nước ngoài thì tôi nghĩ họ làm điều này không hợp lý vì nó không đứng trên cơ sở pháp lý nào hết. Thí dụ như các tổ chức dân chủ, nhân quyền vận động trả tự do cho những người tù thì đó là chức năng của họ, còn những người nước ngoài khác tôi nghĩ không có cơ sở pháp lý làm điều này.”
Từ Hà Nội, Giáo sư Mạc Văn Trang cho rằng đây không phải lần đầu nhiều cá nhân và tổ chức gửi đơn yêu cầu giảm án, tuy nhiên đây là lần đầu một người đưa hối lộ cho các quan chức lên đến 6,2 triệu đô la Mỹ, gây ra vụ đại án tham nhũng lại được nhiều người kêu gọi giảm án. Ông nói:
“Trước đây có nhiều tù nhân lương tâm đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền, thậm chí đấu tranh chống sự xâm lược của Trung Quốc cũng bị đưa ra tòa. Như vậy có rất nhiều người ký tên xin giảm án, chẳng hạn như ông nông dân ở trong Tây Nguyên bắn chết người đến giải tỏa, cướp đất, ông Hiến bị tuyên án tử hình. Có rất nhiều đơn từ, chữ ký gửi lên nhưng hầu như ra tòa người ta không tính gì đến cái đó cả, kỳ lạ như vậy.”
Vào ngày 29/6 vừa qua, Hội đồng Chứng minh và Hội đồng trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã có đơn ghi nhận Cựu Chủ tịch AVG Phạm Nhật Vũ đã có nhiều đóng góp cho an sinh xã hội, trùng tu di tích lịch sử văn hóa… và lĩnh vực giao lưu mở rộng quan hệ Quốc tế của Giáo hội.
Vì vậy, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam thành phố Hà Nội và các tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang, Hà Tĩnh, Hưng Yên, Cao Bằng có đơn đề nghị xem xét cho Phạm Nhật Vũ được hưởng chính sách khoan hồng của pháp luật.
Trao đổi với Đài Á Châu Tự Do, Thượng tọa Thích Nhật Từ, trụ trì chùa Giác Ngộ, một chùa trực thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam cho biết dù thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam nhưng ông cũng không hay biết gì vì thực chất Giáo hội Phật giáo Việt Nam có nhiều cấp: cấp Trung ương đại diện cho toàn quốc, Giáo hội Phật giáo Việt Nam cấp tỉnh thành gồm 63 tỉnh, Giáo hội Phật giáo Việt Nam cấp quận, huyện, phường, xã.
“Tôi chưa biết rõ và cũng chưa từng thấy biên bản đó. Còn 2.000 cá nhân và tập thể trong đó không có tôi. Tôi không có ký đơn vào những thứ này. Tôi thấy cái đó không có giá trị pháp lý để xem xét bản chất một vụ án.”
Tuy nhiên, Thượng tọa Thích Nhật Từ cũng cho rằng hành động lên tiếng của những người tham gia viết đơn kêu gọi giảm án cho ông Phạm Nhật Vũ xuất phát từ tình cảm trái tim con người dành cho con người. Ông cũng cho rằng họ được quyền kêu gọi và việc này không sai do những gì luật pháp không cấm thì người ta được quyền làm, còn tính hợp lý để được xem xét giảm án hay không là câu chuyện khác.
Dưới góc nhìn cá nhân, nhà báo Võ An Dân lại có cách nhìn khác. Ông cho rằng nếu nói cho kỹ, Giáo hội Phật giáo Việt Nam cho dù với mục đích gì cũng không nên lên tiếng. Nhà báo lý giải:
“Thứ nhất là các tổ chức tôn giáo không nên can dự vào chuyện thế quyền. Thứ hai, về mặt chính trị thì tổ chức tôn giáo không thể can dự vào việc xét xử và tuyên án của tòa án. Còn tiền có hợp pháp hay không hợp pháp thì cũng không quan trọng nữa. Một góc độ khác là nếu đảng, hay chính phủ, hệ thống tư pháp Việt Nam chấp nhận việc một tổ chức tôn giáo can thiệp vào việc xử án của Việt Nam thì dần dần ở Việt Nam sẽ hình thành mầm mống nhà nước tôn giáo, như vậy không phù hợp với đặc trưng của Việt Nam. Thành ra xét về mặt pháp lý hay chính trị, một tổ chức tôn giáo như Giáo hội Phật giáo Việt Nam làm điều này hoàn toàn sai nguyên tắc.”
Báo trong nước dẫn lời Luật sư bào chữa cho Cựu Chủ tịch AVG cho biết trong 20 năm kinh doanh và sinh sống tại Việt Nam, ông Phạm Nhật Vũ âm thầm làm từ thiện và đã có đóng góp rất lớn cho các cá nhân, tổ chức xã hội với số tiền hàng nghìn tỷ đồng.
Sau khi vụ án xảy ra, để thu thập các tình tiết giảm nhẹ, gia đình mới đi xin xác nhận giấy tờ từ các nơi được 1.300 tỷ, con số thực tế còn lớn hơn nhiều.
Do đó, trong bài viết trên trang cá nhân, nhà hoạt động Nguyễn Chí Tuyến đưa ra câu hỏi cho rằng tiền phạm tội để làm công đức thì có được coi như tiêu thụ đồ gian hay không?
Trả lời câu hỏi vừa nêu, Thượng tọa Thích Nhật Từ nhận định:
Nếu đảng, hay chính phủ, hệ thống tư pháp Việt Nam chấp nhận việc một tổ chức tôn giáo can thiệp vào việc xử án của Việt Nam thì dần dần ở Việt Nam sẽ hình thành mầm móng nhà nước tôn giáo, như vậy không phù hợp với đặc trưng của Việt Nam. - Võ An Dân
“Tiền sai quấy mà làm công đức thì không phù hợp với luật Phật nhưng vẫn tốt hơn tiền sai quấy đi làm chuyện sai quấy. Về vấn đề tiền công đức anh Phạm Nhật Vũ đóng góp thực ra anh đi làm từ thiện nhiều chúng ta phải chia làm hai giai đoạn. Giai đoạn trước và sau khi bán AVG cho MobiFone. Tất cả những khoản tiền trước khi bán thì không thể gộp chung vô nói là tiền sai quấy được. Còn chuyện làm công đức sau lúc bán AVG thì có thể nói đó là một phần có liên hệ hoặc không liên hệ thuộc vào cơ quan điều tra của pháp luật. Chúng ta phải chờ cơ quan điều tra ra phán quyết cuối cùng tổng số tiền đó có đem đi làm công đức ở đâu hay không. Cho nên khi chưa có phán quyết tòa án thì các thông tin báo chí chỉ là giả định nên tôi không muốn lạm bàn. Đến khi nào thông tin báo chí đưa ra sau khi bán (AVG) tiền đi làm công đức là làm ở đâu thì tiền đó mới được đánh giá đúng hay sai. Còn trước khi anh (Vũ) làm (bán AVG) thì đáng được tán dương vì chúng ta cần cái thiện được xã hội hóa.”
Còn theo Giáo sư Mạc Văn Trang, nguồn gốc số tiền ông Vũ có để đem đi làm từ thiện mới đang là câu hỏi mà người dân quan tâm bàn luận:
“Có điều đặc biệt là không hiểu ông ấy (Phạm Nhật Vũ) có nhiều tiền bằng cách nào. Rồi tiền mờ ám như thế lại đem đi làm từ thiện, cúng đình, chùa, cho người này người kia… để tạo ra uy tín của mình bằng cách không thật rõ ràng và minh bạch. Thành ra người ta thấy ông này đem mấy triệu đô la đi hối lộ, làm lũng đoạn quan chức nhà nước, gây ra bao nhiêu tai họa như thế mà xin miễn giảm (án) bằng cách ông ấy có nhiều tiền chuộc lại lỗi lầm. Dân bình luận rằng vậy ai có nhiều tiền đi hối lộ khắp nơi rồi đi chuộc lại lỗi lầm bằng tiền thì sẽ không còn công lý, pháp luật gì nữa.”
Vụ việc Tổng công ty viễn thông Mobifone mua 95% Công ty cổ phần nghe nhìn Toàn Cầu – AVG gây thất thoát hơn 7.000 tỷ đồng ngân sách nhà nước.
Những người liên quan đến vụ việc nhận hối lộ từ ông Phạm Nhật Vũ đều bị đề nghị mức án khá cao, thậm chí cựu Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Bắc Son còn bị Viện Kiểm sát Nhân dân Thành phố Hà Nội đề nghị mức án tử hình về tội nhận hối lộ 3 triệu đô la Mỹ.
Trong khi đó, ông Phạm Nhật Vũ chỉ bị Viện Kiểm sát Nhân dân Thành phố Hà Nội đề nghị mức án cho tội “Đưa hối lộ” là 3-4 năm tù giam, dù ông này đưa hối lộ cho các quan chức lên đến 6,2 triệu đô la Mỹ.
Dưới góc nhìn của người trong ngành luật lâu năm, Luật sư Đặng Đình Mạnh cho rằng mức án Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội đề nghị đối với ông Phạm Nhật Vũ là một thực tế cho thấy rõ ràng luật pháp Việt Nam không đảm bảo nguyên tắc công bằng và việc này sẽ khiến người dân không còn tin tưởng vào pháp luật.
https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/leniency-for-pham-nhat-vu-due-to-charity-should-or-should-not-12262019132934.html
Khủng hoảng thịt heo ở Việt Nam: Chính phủ gặp khó?
Ngọc LễChính phủ Việt Nam không thể làm gì nhiều để ngăn chặn cuộc khủng hoảng thịt heo vốn đẩy giá loại thịt này tăng phi mã và cũng không nên dùng các biện pháp hành chính để điều tiết thị trường, một nhà quan sát từ trong nước nói với VOA.
Dịch tả heo châu Phi hoành hành ở Việt Nam trong nửa đầu năm 2019 đã đẩy giá thịt heo ở Việt Nam tăng lên mức kỷ lục từ trước đến nay, gây xáo trộn trong đời sống người dân trong bối cảnh chỉ còn hơn một tháng nữa là Tết đến với nhu cầu thịt heo tăng cao.
Theo số liệu của Cục Chăn nuôi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, được trang mạng VnExpress dẫn lại thì đàn heo Việt Nam vào thời điểm tháng 12 năm 2019 đã giảm xuống còn 22 triệu con từ mức 28 triệu trước khi xảy ra nạn dịch.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cũng dự đoán Việt Nam sẽ thiếu khoảng 200.000 tấn thịt heo cho dịp Tết, trong khi Bộ Công thương lại đưa ra con số thiếu tới 300.000 tấn, cũng theo tờ báo mạng này.
Trong khi đó, phát biểu tại hội nghị ngành nông nghiệp ngày 23/12, Thủ tướng Việt Nam được dẫn lời trấn an rằng ‘nguồn thịt lợn hiện nay đủ đáp ứng nhu cầu của người dân và không có chuyện thiếu hụt’.
Các cơ quan chức năng cũng cho rằng tình trạng thiếu hụt thịt heo vào dịp Tết một phần là do ‘có hiện tượng người chăn nuôi ém hàng chờ giá tăng cao hơn nữa mới bán’.
‘Bất khả kháng’
Trao đổi với VOA, Tiến sỹ Nguyễn Quang A, nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu IDS, nói rằng việc kiềm giữ giá cả do dịch bệnh ‘gần như là bất khả kháng’ đối với chính phủ Việt Nam.
“Trung Quốc đã để xảy ra khủng hoảng lớn,” ông A nói với ý so sánh đến cuộc khủng hoảng thịt heo trầm trọng ở Trung Quốc khiến nước này phải nhập thịt heo ồ ạt để bù đắp thiếu hụt trong nước. “Để Nhà nước có thể giải quyết được khủng hoảng thực sự là chuyện không thể.”
“Giá thịt heo tăng kéo giá cả các mặt hàng khác tăng lên. Lạm phát tăng lên là chuyện hiển nhiên,” ông nói thêm.
Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê được VnExpress dẫn lại thì chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 11 tăng 0,96% so với tháng 10, mức tăng trong một tháng cao nhất trong vòng 9 năm qua mà nguyên nhân chính là do giá thịt heo tăng cao đẩy giá nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng cao nhất trong gói chỉ số giá tiêu dùng.
Về tình trạng găm hàng thịt heo để đẩy giá cao hơn mới bán, ông A cho rằng ‘chắc chắn sẽ xảy ra’ vì nếu để qua Tết ra Giêng thì ‘giá sẽ xuống’ và ‘nhà đầu cơ phải tự tính toán’.
“Nhà nước không thể can thiệp vào khu vực tư nhân ở chỗ này mà bằng những chính sách của mình làm cho biến động đó bớt đi chừng nào hay chừng nấy.”
Tiến sĩ A cũng cho rằng nếu xét về động cơ lợi nhuận thì việc tuồn thịt heo qua Trung Quốc ‘tất nhiên có xảy ra’. “Ở vùng này giá cao hơn vùng kia thì không thể bảo người ta không mang thịt sang đấy bán được.”
‘Mở rộng nhập khẩu’
Về giải pháp trước cuộc khủng hoảng này, ông A cho rằng Việt Nam cần mở rộng nhập khẩu thịt heo từ Úc, New Zealand, Pháp hoặc Mỹ.
Theo lời ông giải thích thì mặc dù có tình trạng thiếu hụt thịt lợn trầm trọng ở Trung Quốc đẩy nhu cầu trên thị trường thế giới tăng cao nhưng do thị trường ở Việt Nam chỉ là một phần nhỏ so với 1,4 tỷ người của Trung Quốc nên ‘có thể xoay sở được’ từ việc nhập khẩu.
Ông cho rằng do thịt heo là một mặt hàng thực phẩm được người Việt tiêu thụ rất nhiều nên để tránh xảy ra những khủng hoảng tương tự trong tương lai Việt Nam cũng nên cần ‘xây dựng kho dự trữ đông lạnh’ giống như bên Trung Quốc đang làm nhưng ‘cũng không đến mức như vậy’.
“Ở mức độ nhất định ở các thành phố lớn hoặc ven các thành phố có điều kiện cũng nên xây dựng kho dự trữ hay đưa ra các khuyến khích để các nhà kinh doanh hay các nhà nhập khẩu có động cơ để xây dựng kho dự trữ để khi hàng khan hiếm thì bán ra sẽ được giá hơn,” ông nói.
Ông A dự đoán từ giờ đến Tết ‘chắc chắn thịt heo sẽ còn tăng giá’ nhưng ‘đối với người khá giả thì điều đó không thành vấn đề’.
“Còn đối với những người thu nhập thấp thì họ phải tìm những thực phẩm thay thế như thịt gia cầm, tôm cá,” ông nói.
Về giải pháp của Chính phủ để giảm áp lực lên cuộc sống của người dân trong bối cảnh vật giá leo thang khi Tết nhất gần kề, ông A nói ‘chính phủ không thể làm được gì nhiều đâu’.
“Chính phủ có thể chi ra một số tiền để giúp cho những bà con gặp khó khăn hoặc có chính sách khuyến khích cho các doanh nghiệp thưởng Tết thêm cho những người làm công ăn lương thu nhập thấp rồi Nhà nước sẽ bù lại cho họ bằng cách giảm khoản thu nào đó,” ông phân tích.
Ông dự đoán cuộc khủng hoảng thịt lợn này sẽ còn tiếp diễn cho đến sau Tết ‘vì chu kỳ nuôi heo con cho đến khi được thịt thì cũng mất 4-5 tháng’.
“Chính phủ cần có chính sách hỗ trợ cho các hộ gia đình chăn nuôi, những trang trại lớn để giúp họ tăng đàn heo (sau khi bị dịch ảnh hưởng) nếu muốn cho khủng hoảng không trở nên trầm trọng hơn,” ông khuyên.
Ông A cũng nhận định rằng công tác phòng chống dịch bệnh của Việt Nam trong dịch tả lợn châu Phi ‘rất là kém’ và ông cho rằng ‘cần phải tổ chức lại ngành thú y’.
Lo thiếu hàng ngày Tết
Hiện tại giá thịt heo hơi trung bình ở Việt Nam dao động từ 90.000 cho đến 100.000 đồng/kg, tức cao gấp đôi so với thời điểm bình thường (lúc chưa xảy ra dịch), theo báo Thanh Niên. Giá heo hơi tăng cao đã đẩy giá sườn non, ba chỉ cũng như sườn cốt lết dao động ở mức trên dưới 200.000 đồng/kg, tức cao từ gấp đôi cho đến gấp ba so với giá bình thường, theo thống kê của trang mạng VnExpress.
Anh Phan Văn Út, một tiểu thương bán thịt heo ở chợ Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau, nhận định với VOA rằng giá thịt heo tại thời điểm này là ‘cao nhất từ trước đến nay’.
“So với bình thường giá tăng gần gấp ba,” anh Út nói và dự đoán đến cận Tết giá thịt heo dùng để kho tàu có thể tăng lên đến 250.000 đồng/kg.
“Do nguồn hàng khan hiếm, không có hàng để bán nên mới tăng giá,” anh nói và cho biết thêm nguồn thịt anh bán phải lấy từ địa phương khác như Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh chứ tại tỉnh Cà Mau đàn heo đã ‘bị dịch làm cho chết hết’ nên ‘đã hết sạch’ hàng.
Anh nói giá thịt heo tăng cao đã khiến ‘sức mua giảm phân nửa’ – điều này khiến cho các tiểu thương không dám lấy hàng nhiều mà chỉ lấy vừa đủ để ‘có bao nhiêu bán hết bấy nhiêu’.
Theo lời anh Út thì các bạn hàng lấy mối của anh để bán hàng ăn cũng đã ‘giảm lại’ vì khách cũng ăn ít hơn do ‘mỗi tô tăng giá từ 5 đến 10 ngàn’.
“Sợ Tết năm nay không có thịt để bán, đầu mối đã báo trước là mấy ngày Tết có thể thiếu thịt heo,” anh nói và cho biết từ 25 tháng Chạp âm lịch trở lên anh sẽ tăng nguồn hàng để bán phục vụ Tết.
Anh cũng cho rằng bất chấp giá thịt heo tăng cao, ít có khả năng người dân chuyển sang các loại thịt khác trong ngày Tết.
“Phong tục cổ truyền của dân tộc thì Tết phải có nồi thịt kho, không thể chuyển qua loại thịt khác,” anh nói. “Người Việt Nam nghèo mấy thì Tết nhất cũng phải có nồi thịt kho tàu để ăn 2,3 ngày Tết.”
“Chỉ sợ không đủ hàng để bán,” anh nói thêm.
Anh cho biết là ở địa phương của anh thì một số hộ chăn nuôi ‘đã tái đàn trở lại’ sau khi đã kiểm dịch, xử lý vệ sinh đàng hoàng. Tuy nhiên, phải đợi 3, 4 tháng nữa khi đàn heo này đủ lớn thì giá thịt heo mới bình ổn trở lại.
Chờ giá cao hơn
Trái với anh Út, anh Nguyễn Đức Thọ, một đầu mối chuyên bỏ mối thịt heo ở Chợ Lớn, thành phố Hồ Chí Minh, tin rằng ‘lượng thịt heo không hề thiếu’ để cung cấp cho thị trường.
Lý do anh cho rằng nguồn hàng không hề thiếu là ‘hàng nhập khẩu đã về’ và ‘công ty (các trang trại chăn nuôi quy mô lớn) lúc nào cũng có hàng’.
Tuy nhiên, anh cho biết tâm lý người tiêu dùng Việt Nam không mặn mà với hàng đông lạnh nhập khẩu mà chỉ thích ‘hàng nóng’ (tức hàng tươi sống).
“Hàng lạnh so với hàng nóng chỉ rẻ hơn được 2-3 ngàn một ký thôi,” anh nói. “Mấy lần tôi có mua hàng lạnh về xài thử nhưng hao lắm.”
Anh giải thích hàng đông lạnh ‘hao’ là bị hao hụt rất nhiều trong quá trình rã đông – ‘10 kg còn chừng 6-7 kg thôi’.
“Người Việt Nam không có thịt heo thì họ ăn cái khác chứ họ không xài hàng lạnh vì hàng lạnh quá cứng, xả ra phải hai ngày mới xong,” anh cho biết.
Anh lấy ví dụ là những hàng quán bán cơm tấm họ cần ‘ướp thịt để 2,3 tiếng đồng hồ mới đem nướng. Trong khi đó, ‘hàng lạnh phải xả hai ngày thì làm sao ướp nướng được?’
Về nguồn hàng trong các công ty chăn nuôi, anh cho biết ‘lúc nào cũng có sẵn’ nhưng ‘bây giờ không tuôn ra’.
Anh giải thích sự thiếu hụt chỉ đến từ các hộ nông dân chăn nuôi nhỏ lẻ bị ảnh hưởng của dịch chứ ‘các công ty chăn nuôi bài bản, áp dụng khoa học kỹ thuật đàng hoàng thì không bị dịch ảnh hưởng’.
“Họ có thể lợi dụng cơ hội để đẩy giá lên nữa,” anh nhận định. “Ai cũng vậy mà. Có cơ hội làm giàu được thì làm giàu thôi.”
Anh Thọ cũng cho rằng các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ nếu còn hàng thì họ cũng không găm hàng vì ‘họ chỉ nuôi vài chục con để kiếm tiền ăn Tết’ nên ‘không thấm tháp gì với thị trường mà găm hàng’.
Về sức mua của thị trường, anh cho biết mấy hàng thịt heo ngoài chợ ‘bây giờ ế dữ lắm’.
“Lúc trước người đi chợ mua khoảng 1-2 kg thịt heo, bây giờ giá mắc quá họ chỉ mua chừng 200-300 gram thôi.”
“Mấy hộ nghèo quá họ ăn không nổi (thịt heo) thì họ phải chuyển sang món khác mà ăn,” anh nói thêm. “Còn các hàng ăn (chuyên thịt heo) thì họ vẫn bắt buộc lấy mối thôi vì nếu không lấy thì phải nghỉ bán.”
Mặc dù sức mua giảm như vậy nhưng anh Thọ cho rằng ‘sẽ không có chuyện thịt heo giảm giá’.
“Giá công ty đưa ra. Các tiểu thương mua về bán lẻ nếu bán không được thì người ta sẵn sàng bỏ tủ chứ không bao giờ chấp nhận bán rẻ vì bán rẻ sẽ bị lỗ vốn,” anh giải thích. “Chẳng thà lấy hàng ít lại.”
Dự báo nhu cầu ngày Tết, anh Thọ cho rằng ‘sẽ rất hút hàng’.
“Người Việt mình xưa giờ ngày Tết phải có thịt kho, phải có bánh chưng, bánh tét. Năm nay chắc cũng có nhưng số lượng ít thôi chứ không như những năm trước,” anh nói.
Anh cho biết các bạn hàng lấy mối thịt heo ở chỗ anh để làm giò chả phục vụ Tết ‘đã lấy hàng bớt lại’.
“Ví dụ hồi trước người ta lấy 10 bây giờ chỉ còn được 3,4 phần. Người ta cũng phải hỏi trước bạn hàng là giá lên như vậy nếu bạn hàng đồng ý thì họ mới làm,” anh nói.
https://www.voatiengviet.com/a/kh%E1%BB%A7ng-ho%E1%BA%A3ng-th%E1%BB%8Bt-heo-%E1%BB%9F-vi%E1%BB%87t-nam-ch%C3%ADnh-ph%E1%BB%A7-g%E1%BA%B7p-kh%C3%B3-/5221478.html
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng:
khiếu nại về đất đai vẫn còn rất bức xúc
“Tình trạng khiếu nại về đất đai vẫn còn rất bức xúc, tuy có giảm nhưng chủ yếu là các vụ việc tồn đọng phức tạp, kéo dài, hồ sơ không đầy đủ.”Đây là phát biểu của Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng trong Hội nghị tổng kết công tác năm 2019, triển khai nhiệm vụ năm 2020 của Bộ Tài nguyên – Môi trường diễn ra sáng ngày 27/12.
Theo truyền thông trong nước, phát biểu tại hội nghị, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cho rằng trong năm vừa qua, ngành Tài nguyên và Môi trường đã đạt được nhiều kết quả quan trọng dù phải đối mặt với sức nóng của vấn đề đất đai, ô nhiễm môi trường, cạn kiệt nguồn tài nguyên.
Cụ thể, ngành Tài nguyên – Môi trường đã tập trung nguồn lực xây dựng các dự án luật, chủ động triển khai giải quyết những vấn đề liên quan chiến lược ứng phó với biến đổi khí hậu, đặc biệt triển khai nghị quyết của Chính phủ về phát triển bền vững khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long.
Việc quản lý tài nguyên, đất đai đi vào nề nếp, cơ cấu sử dụng đất chuyển dịch phù hợp, hiệu quả, giúp thu ngân sách từ đất tăng lên. Tính đến ngày 25/12/2019, nguồn thu từ đất đạt gần 173 ngàn tỷ đồng, chiếm khoảng 11% trong tổng thu ngân sách nội địa.
Tuy nhiên, ông Trịnh Đình Dũng cũng thẳng thắn cho rằng việc quản lý, sử dụng khai thác các nguồn tài nguyên ở một số địa phương còn lãng phí, thất thoát, thậm chí có nơi còn rất nghiêm trọng, nhất là vấn đề đất đai.
Ngoài ra, công tác bảo vệ tài nguyên nước cũng chưa được các địa phương quan tâm đúng mức.
Vì vậy, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu Bộ Tài nguyên và Môi trường trong năm 2020 tới đây cần thực hiện một số nhiệm vụ như tiếp tục hoàn thiện thể chế liên quan đến lĩnh vực tài nguyên môi trường, đặc biệt là Luật Đất đai. Trong đó, tập trung sửa đổi một số điểm vướng mắc, gây cản trở cho quá trình phát triển, cũng như gây thất thoát các nguồn tài nguyên.
Ông Dũng đặc biệt nhấn mạnh đến việc phải xác định rõ giá trị của đất khi sửa Luật Đất đai vì đây là vấn đề đang vướng mắc rất lớn.
Vẫn theo Phó Thủ tướng, hiện tại Việt Nam không có nguồn lực để giải phóng mặt bằng nên hầu hết địa phương đều không thực hiện đấu giá đất trong những năm vừa qua. Do đó, cần phải làm rõ việc đấu giá, đấu thầu đất như thế nào cho phù hợp để dù chưa giải phóng mặt bằng nhưng vẫn có thể đấu thầu được.
Bên cạnh đó, ông Dũng cho rằng Bộ Tài nguyên – Môi trường cần tập trung để sửa đổi, bổ sung Luật Bảo vệ môi trường, phải hành động quyết liệt hơn nữa trong các giải pháp bảo vệ ô nhiễm môi trường, không chỉ ở các đô thị, khu công nghiệp mà cả ở vùng nông thôn.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/deputy-prime-minister-trinh-dinh-dung-land-disputes-still-urgent-12272019071841.html
Khánh Hòa cấm bán dự án bất động sản du lịch
cho người nước ngoài
Sở Xây dựng tỉnh Khánh Hoà vừa ra văn bản yêu cầu các chủ đầu tư không được bán bất động sản cho người nước ngoài, giữa lúc giới hữu trách tỉnh này xin Thủ tướng Chính phủ tạm dừng lập quy hoạch đặc khu Bắc Vân Phong, một trong 3 đặc khu kinh tế nằm trong Dự thảo Luật Đặc khu đã bị người dân phản đối dữ dội dẫn đến phải đình chỉ thông qua vào năm ngoái.Theo Sở Xây dựng Khánh Hoà, bất động sản du lịch như căn hộ du lịch, biệt thự du lịch… không phải là nhà ở nên khi các chủ đầu tư đưa loại bất động sản này vào kinh doanh mua bán thì phải tuân thủ theo Luật Kinh doanh Bất động sản năm 2014, không được bán cho tổ chức, cá nhân người nước ngoài, trừ trường hợp doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài mua loại bất động sản này để làm cơ sở kinh doanh, dịch vụ theo công năng sử dụng.
Theo báo Pháp Luật, có 129 dự án bất động sản nghỉ dưỡng tại Khánh Hòa được yêu cầu không bán cho người nước ngoài, trong đó có những dự án lớn như The Costa, Khu du lịch và dịch vụ du thuyền Đệ Nhất, Cam Ranh Citygate, Khu nghỉ dưỡng Ocean Village…
Khánh Hoà hiện đang là tỉnh đứng đầu của Việt Nam về mảng đón khách du lịch từ Trung Quốc, Saigon Times dẫn số liệu thống kê gần đây của Sở Du lịch tỉnh này cho biết.
Trong 3 quý đầu năm nay, Khánh Hoà đã đón gần 2 triệu lượt khách Trung Quốc, chiếm gần 3/4 tổng số khách nước ngoài đến đây.
Tình trạng du khách ở quốc gia láng giềng ồ ạt đổ tới theo các tour giá rẻ hay tour 0 đồng đã khiến cho giới hữu trách của tỉnh này rơi vào tình trạng “lúng túng” và gần như không thể kiểm soát thị trường khách du lịch Trung Quốc.
Trả lời trên báo Khánh Hoà, bà Bùi Thị Thanh Nga – Phó trưởng phòng Thanh tra, kiểm tra số 2 Cục thuế tỉnh, thừa nhận về tình trạng “phức tạp” của hoạt động lữ hành quốc tế, đặc biệt là thị trường khách Trung Quốc qua các tour giá rẻ dẫn đến việc hình thành các chuỗi cửa hàng để bù đắp chi phí, cũng như thực tế du khách Trung Quốc sử dụng hệ thống thanh toán điện tử của họ để thanh toán tại Việt Nam khiến cho giới hữu quan địa phương gần như không thể kiểm soát được dòng tiền này.
Ngoài những bất lợi về kinh tế, công luận Việt Nam còn lo ngại về các vấn đề an ninh khi người Trung Quốc tràn vào Việt Nam tham quan, đầu tư và được hưởng các quyền lợi đặc biệt giữa lúc Việt Nam đang nỗ lực đưa ra các chính sách nhằm thu hút đầu tư từ nước ngoài.
Cùng với Vân Đồn và Phú Quốc, Bắc Vân Phong của tỉnh Khánh Hoà được chọn là 1 trong 3 dự án đặc khu hành chính-kinh tế theo định hướng của Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam trong dự thảo Luật Đặc khu nhằm thu hút đầu tư nước ngoài.
Tuy nhiên, dự luật này đã vấp phải phản đối dữ dội từ công luận, thậm chí dẫn đến các cuộc biểu tình trong cả nước vào năm ngoài dẫn đến việc Quốc hội Việt Nam phải tạm hoãn thông qua dự luật này. Công chúng Việt Nam e ngại sẽ “mất chủ quyền” về tay người Trung Quốc khi dự thảo luật có điều khoản cho phép người nước ngoài được thuê đất tới gần cả 100 năm.
Theo UBND tỉnh Khánh Hoà, cho đến nay, mặc dù tỉnh này đã thực hiện một số thủ tục để triển khai quy hoạch tổng thể phát triển đặc khu Bắc Vân Phong, nhưng do Luật Đặc khu vẫn chưa được Quốc hội thông qua nên quá trình lập quy hoạch gặp nhiều khó khăn, vướng mắc. Vì vậy, tỉnh này đã gửi văn bản cho Thủ tướng Chính phủ xin tạm dừng lập quy hoạch đặc khu Bắc Vân Phong và điều chỉnh theo quy hoạch chung của Khu kinh tế Vân Phong cho đến năm 2030 cho “phù hợp với tình hình thực tế”.
https://www.voatiengviet.com/a/kh%C3%A1nh-h%C3%B2a-c%E1%BA%A5m-b%C3%A1n-d%E1%BB%B1-%C3%A1n-b%E1%BA%A5t-%C4%91%E1%BB%99ng-s%E1%BA%A3n-du-l%E1%BB%8Bch-cho-ngo%E1%BA%A1i-ki%E1%BB%81u/5222405.html
Lấy chồng Hàn Quốc, cô dâu Việt vỡ mộng
khi đời không như là phim
Ba trong bốn cuộc hôn nhân của đàn ông Hàn Quốc với phụ nữ nước ngoài là với người Việt Nam. Tuy nhiên, các cô dâu Việt về nhà chồng đối mặt với nhiều khó khăn, theo SCMP.Vì sao phụ nữ VN muốn kiếm chồng ngoại
Campuchia hạn chế phụ nữ lấy chồng Hàn Quốc
12 năm tù cho kẻ giết cô dâu Việt
Để giải bài toán chênh lệch nam – nữ ngày càng tăng, nhiều đàn ông Hàn Quốc ở khu vực nông thôn đã chọn việc kết hôn với người nước ngoài, theo một bài báo đăng trên tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (South China Morning Post).
Theo số liệu của của chính phủ Hàn Quốc năm 2017, các cuộc hôn nhân có người phối ngẫu đến từ nước ngoài hiện đã chiếm gần một phần năm (18,4%) trong tổng số các cuộc hôn nhân ở nước này mỗi năm.
Trong số các cô dâu nước ngoài, nhiều nhất là đến từ Việt Nam, chiếm 36,1%; tiếp đó là Trung Quốc (26.1%), theo dữ liệu thống kê năm 2018 của Hàn Quốc.
Nhưng thay vì được hoan nghênh như một phần của giải pháp cho một xã hội đang ngày càng già hoá ở Hàn Quốc, những cô dâu Việt đang phải đối mặt với sự tẩy chay, hoặc trong một số trường hợp, bị lạm dụng thể xác và tinh thần.
Báo Trung Quốc viết về cô dâu Việt
Lấy chồng ngoại nhưng ít Việt Kiều?
Tờ South China Mormning Post dẫn trường hợp một cô gái tên Lien Dinh.
Lien Dinh là người mê phim Hàn Quốc.
Những người đàn ông trong các bộ phim truyền hình Hàn Quốc mà cô xem lúc nào cũng bảnh bao và lãng mạn, giỏi giang và luôn tôn trọng phụ nữ.
Và Lien Dinh muốn đến Hàn Quốc đặng tìm kiếm một cuộc sống mới tốt đẹp hơn. Và rồi cô gặp chồng – một thợ điện hơn cô 10 tuổi.
Nhưng sau khi định cư ở Daegu, cô mới nhận thấy cuộc sống ở Hàn Quốc không giống như trên phim ảnh.
“Thực tế khác xa với kỳ vọng của tôi. Những người đàn ông lớn tuổi Hàn Quốc kết hôn với cô dâu nước ngoài có cách cư xử không giống với những người đàn ông đẹp trai và lịch lãm trong phim,” cô nói, theo South China Morning Post.
Dù đã học tiếng Hàn nhưng Dinh gặp không ít rắc rối với gia đình nhà chồng và những điều mà cô nói là sự phân biệt đối xử với các cô dâu nước ngoài, nhất là những người đến từ Việt Nam.
Cô cũng thường xuyên bị nhìn nhận như một người đang lợi dụng chồng mình.
“Nhiều người Hàn Quốc nghĩ rằng chúng tôi đến từ một quốc gia nghèo và một khi kiếm được quyền công dân sẽ nhanh chóng rũ bỏ cuộc hôn nhân, cũng như trách nhiệm với con cái,” cô nói, theo tờ South China Morning Post.
Lên mạng tìm vợ
Một trong những cách tìm vợ của nhiều đàn ông Hàn Quốc là qua các phương tiện truyền thông xã hội.
Họ thường đăng các quảng cáo tìm vợ trên Facebook và có hẳn Facebook page mang tên “Bạn có muốn tìm một người vợ Việt Nam không?”.
Ngoài ra, những tổ chức môi giới hôn nhân cũng lập các Facebook page để giới thiệu các ứng viên nữ của mình.
Một trong những tổ chức như vậy nói với tờ South China Morning Post rằng, khách hàng của họ đã đặt cọc 2 triệu won trước khi bay sang Việt Nam cho những chuyến đi kéo dài sáu ngày, nơi họ sẽ hẹn hò với tối đa 20 phụ nữ để tìm bạn đời.
Nếu khách hàng gặp được người họ thích, họ có thể kết hôn và hoàn tất quy trình đăng ký kết hôn hợp pháp ngay trong chuyến đi.
Sau đó, cô dâu sẽ tham gia vào một khóa học tiếng Hàn ba tháng trước khi sang Hàn.
Tính ra, mỗi khách hàng sẽ phải trả khoảng 12 triệu won (khoảng 10.350 đô la Mỹ), đã tính cả khoản hồi môn cho gia đình cô gái. Và quá trình từ khi kết hôn đến lúc cô dâu ngoại nhập cư sẽ mất khoảng sáu tháng.
Để cô dâu Việt Nam nhận được thị thực diện kết hôn, người đàn ông Hàn phải khai rõ nơi cư trú, không có tiền sử tấn công tình dục và thu nhập tối thiểu mỗi năm 18 triệu won.
Báo cáo năm 2017 của Bộ Giới, Bình đẳng và Gia đình Hàn Quốc cho hay, tuổi trung bình của đàn ông Hàn Quốc khi kết hôn với cô dâu Việt Nam là 43,6 tuổi; còn cô dâu trung bình 25,2 tuổi.
“Tất nhiên, điều đó còn tuỳ vào quan niệm liên quan đến việc họ phải trả bao nhiêu và những cô dâu Việt được tự do ở mức nào, nhưng tôi cho rằng, những người đàn ông Hàn Quốc khi kết hôn với các cô dâu nước ngoài hoàn toàn không nghĩ là mình đang đi ‘mua’ cô dâu.
“Tôi nghĩ, người Hàn Quốc thường xem đây là các cuộc hôn nhân được sắp xếp hơn,” Giáo sư Shin Gi-wook, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu châu Á-Thái Bình Dương Walter H. Shorenstein tại Đại học Stanford, được South China Morning Post dẫn lời nhận xét.
Thủ tướng Hàn xin lỗi Tướng Tô Lâm vụ ‘chồng Hàn đánh vợ Việt’
Người lấy chồng Hàn được tư vấn?
Phụ nữ Việt lấy chồng ngoại ‘để đổi đời’?
Cuộc sống của phụ nữ Việt ở Đài Loan
Báo động bạo lực và lạm dụng cô dâu nước ngoài
Dư luận Hàn Quốc gần đây nổi sóng với những vụ việc liên quan đến bạo lực gia đình và lạm dụng với cô dâu nước ngoài.
Cụ thể là vào tháng 11, cảnh sát tỉnh Yangju, Hàn Quốc, đã bắt giữ nghi phạm là một người chồng khoảng 55 tuổi bị tình nghi sát hại và giấu thi thể người vợ Việt Nam 30 tuổi.
Cặp đôi kết hôn vào năm 2017 tại Việt Nam nhưng người vợ mới chỉ sang Hàn Quốc ba tháng.
Trước đó, vào tháng Bảy, một video dài hai phút rưỡi ghi lại hình ảnh người chồng Hàn Quốc đánh đập tàn nhẫn cô vợ người Việt Nam đã trở thành tâm điểm trên mạng xã hội và truyền thông hai nước Việt – Hàn.
Vụ việc khiến công chúng vô cùng bức xúc và phẫn nộ.
Để đối phó với các sự cố như trên, Bộ Tư pháp Hàn Quốc nói rằng, sẽ áp dụng một luật mới, cấm nam giới có tiền sử về bạo lực gia đình, tấn công tình dục, giết người và cướp tài sản kết hôn với người nhập cư.
Ngoài ra, cảnh sát còn có kế hoạch ra mắt một đường dây nóng đa ngôn ngữ, dành cho những người phối ngẫu là người nước ngoài.
Hơn 35 chính quyền địa phương ở các khu vực nông thôn của nước này cũng đã quyết định trợ cấp từ 3 đến 10 triệu won cho các cặp đôi kết hôn mà một bên phối ngẫu là người nước ngoài, nhưng họ phải sống với nhau trong một khoảng thời gian tối thiểu.
Còn quận Yangpyeong hỗ trợ nam giới chưa lập gia đình trong độ tuổi từ 35 đến 55 tuổi và làm việc trong các ngành đánh bắt thuỷ sản, nông nghiệp và lâm nghiệp lên tới 10 triệu won khi kết hôn với một cô dâu từ nước ngoài, theo tờ Korea Herald.
Xã hội cần khoan dung hơn
Tuy nhiên, các chuyên gia nói rằng, để cải thiện cuộc sống của những cô dâu nước ngoài, các sáng kiến của chính phủ sẽ không đủ, trừ khi chính xã hội trở nên khoan dung hơn với người nhập cư và tôn trọng sự đa dạng văn hóa.
Trong khi người nước ngoài hiện chiếm 3,6% dân số quốc gia, người nhập cư vẫn rất khó hoà nhập ở Hàn Quốc.
Một nghiên cứu công bố năm 2019 của ba nhà nghiên cứu Hàn Quốc Misoon Jeon, Okhee Anh và Minjeong An nhận thấy rằng, xã hội đồng nhất và việc nam giới chiếm ưu thế ở Hàn Quốc, nhất là ở khu vực nông thôn, có thể dẫn đến sự chối từ các văn hoá khác và khiến những người phụ nữ di cư sang Hàn Quốc bằng con đường môi giới hôn nhân cảm thấy không được đối xử bình đẳng.
Giáo sư Eun Ki Soo, Đại học Quốc gia Hàn Quốc, trong một nghiên cứu về những khác biệt văn hóa trong đời sống gia đình chồng Hàn – vợ Việt, cũng nhìn nhận rằng “người Hàn Quốc rất hay bài xích và phân biệt đối xử với những người có làn da tối màu. Và họ cũng phân biệt đối xử với những người đến từ các quốc gia có nền kinh tế kém phát triển hơn Hàn Quốc. Do vậy, khi kết hôn với chồng và đến Hàn Quốc sinh sống thì khả năng bị phân biệt đối xử của người vợ Việt Nam rất lớn.”
Giáo sư Shin Gi-wook, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Châu Á Thái Bình Dương Walter H. Shorenstein tại Đại học Stanford, Hoa Kỳ, nới với South China Morning Post rằng, các chính sách của chính phủ có thể tạo điều kiện nhưng chúng không thể làm thay đổi thái độ của người dân.
Bởi vậy, theo ông, điều quan trọng nhất là giáo dục người Hàn Quốc về sự cần thiết phải chấp nhận và quan tâm đến những người đến từ nước ngoài, đánh giá cao sự đa dạng văn hóa trong cộng đồng và cuối cùng biến xã hội Hàn Quốc mang tính toàn cầu thực sự, vì lợi ích của chính họ.
Còn Giáo sư Xã hội học John Lie, tại Đại học California, Berkeley, Hoa Kỳ, thì nói rằng, chấp nhận sự khác biệt về văn hóa chưa đủ, mà xã hội cũng cần thay đổi cách hành xử kiểu gia trưởng với phụ nữ.
Theo ông giảm bớt những hiện tượng trên xảy ra với các cô dâu nước ngoài phải nằm trong mục tiêu chung là giảm bớt các vấn đề về bạo lực gia đình và lạm dụng đối với tất cả phụ nữ Hàn Quốc.
Ông nói rằng, phụ nữ Hàn Quốc cần có thêm nguồn lực và và sự hỗ trợ tốt hơn. Việc có thêm các cơ sở chăm sóc trẻ sẽ giảm bớt gánh nặng với những người mẹ đi làm; giảm các tập quán gia trưởng sẽ là hai trong những chính sách như vậy.
https://www.bbc.com/vietnamese/50923424
Hải quan: 19 nhóm hàng có nguy cơ
bị Trung Quốc gian lận đội lốt hàng Việt xuất sang Mỹ
Tổng cục Hải quan Việt Nam hôm 27/12 cho biết cơ quan này đang siết chặt việc kiểm soát, phát hiện hàng Trung Quốc gián nhãn Việt Nam xuất sang Mỹ và đã phát hiện 19 nhóm hàng có nguy cơ bị gian lận cao, có kim ngạch tăng đột biến vào thị trường Mỹ và EU.Những nhóm hàng có nguy cơ bị Trung Quốc gian lận về xuất xứ bao gồm: dệt may, da giày và túi xách, máy vi tính, điện tử và linh kiện, điện gia dụng và linh kiện, điện thoại và linh kiện, nhôm và các sản phẩm từ nhôm, sắt thép và các sản phẩm sắt thép, xe đạp, xe đạp điện…
Tại họp báo vào sáng ngày 27/12 về vấn đề hàng hóa giả mạo xuất xứ hàng hóa Việt Nam, Tổng cục Hải quan cho biết đã lập một tổ công tác đặc biệt “tổng tấn công” các doanh nghiệp có dấu hiệu giả mạo xuất xứ.
Tổng cục Hải quan cho biết đã lập danh sách 24 doanh nghiệp có rủi ro về gian lận, giả mạo xuất xứ trong phạm vi toàn quốc để kiểm tra.
Ông Nguyễn Tiến Lộc, Cục trưởng Cục Kiểm tra sau thông quan, Tổng cục Hải quan, nói tại cuộc họp báo rằng cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc từ năm 2018 đến nay đã khiến nhiều dòng hàng của Trung Quốc xuất vào Mỹ bị đánh thuế cao.
Cục Kiểm tra sau thông quan đã thực hiện kiểm tra 9 doanh nghiệp và phát hiện hành vi gian lận xuất xứ đối với hàng xuất đi Mỹ của 4 doanh nghiệp. Đó là 3 doanh nghiệp lắp ráp xe đạp, xe đạp điện và 1 doanh nghiệp lắp ráp mặt hàng sản phẩm gỗ là giá, kệ bếp.
Các doanh nghiệp Trung Quốc được cho biết thường sản xuất hàng từ Trung Quốc rồi mang vào Việt Nam để gián nhãn, sau đó xuất đi Mỹ để tránh thuế.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/custom-19-chinese-good-categories-labeled-vn-exporting-to-the-us-12272019072815.html
Mỹ mua đèn Giáng sinh Trung Quốc “made in Vietnam”
Mỹ thường nhập đèn và đồ trang trí Giáng sinh ở Trung Quốc, nhưng năm nay thì khác. Nó đã được “sản xuất” tại Việt Nam.Thương chiến Mỹ-Trung: Sang Việt Nam để tránh thuế
David Hutt: ‘Mục tiêu thương chiến kế tiếp của Trump là VN’
Mỹ đánh nặng thuế lên ‘thép VN xuất xứ TQ’
Theo Bloomberg, trong nhiều năm qua, Trung Quốc vẫn là nhà sản xuất, cung cấp đèn và đồ trang trí Giáng sinh chủ yếu cho thị trường Mỹ.
Nhưng cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung khiến các nhà nhập khẩu Mỹ phải đổi hướng. Lý do là Mỹ áp thuế lên hàng hóa Trung Quốc khiến nhiều mặt hàng ở đây tăng giá mạnh.
Trong bối cảnh đó, Mỹ tìm đến Việt Nam.
Các lô hàng đèn và đồ trang trí Giáng sinh nhập khẩu đường biển từ Việt Nam qua Mỹ đã tăng gấp đôi trong 10 tháng đầu năm so với cùng kỳ năm 2018. Trong khi đó, cũng trong khoảng thời gian trên, nhập khẩu đèn từ Trung Quốc của Mỹ đã giảm tới 49%.
Nhưng câu chuyện đằng sau việc này phức tạp hơn nhiều.
Đèn Giáng sinh chỉ là một trong số các hàng hóa nằm trong khuynh hướng lên xuống thất thường của danh sách hàng Trung Quốc bị Mỹ đánh thuế.
Các nhà sản xuất Trung Quốc đã tìm cách không dán nhãn “Made in China” vào hàng hóa của mình để tránh bị đánh thuế.
Họ đưa hàng hóa sang qua biên giới những ‘người hàng xóm’ như Việt Nam và dán lại nhãn, ví dụ “Made in Vietnam,” rồi xuất sang Mỹ.
Trump: Chiến tranh Việt Nam ‘tồi tệ, lẽ ra Mỹ đừng tham gia’
Thương mại: Ông Donald Trump đe dọa Việt Nam
Việt Nam mua hàng Mỹ sau khi ‘bị Trump dọa’?
Việt Nam, không nghi ngờ gì nữa, đang thu hút nhiều nhà đầu tư và sản xuất nước ngoài, trước khi Tổng thống Mỹ Donald Trump làm rung chuyển chuỗi cung ứng toàn cầu.
Tuy nhiên, cuộc chiến thương mại đã làm tăng nguy cơ buôn bán hàng hóa bất hợp pháp, đẩy Việt Nam vào ‘ghế nóng’.
Bà Nguyễn Thị Hà, một người bán đồ Giáng sinh trên phố Hàng Mã, Hà Nội, nói với Bloomberg rằng, có một số công ty địa phương đã nhập khẩu các nguyên liệu, bộ phận từ Trung Quốc về Việt Nam rồi lắp ráp thành đèn Giáng sinh.
Hồi tháng Năm, Tổng thống Trump đã giáng thêm 25% thuế quan lên đèn Giáng sinh Trung Quốc, tăng từ 10% trước đây. Mặt hàng này không nằm trong danh sách của thỏa thuận thương mại giai đoạn một giữa Mỹ và Trung Quốc đầu tháng này.
Đại diện Tổng cục Hải quan Việt Nam, ông Âu Anh Tuấn, nói với Bloomberg rằng, kiểm soát dòng hàng hóa bất hợp pháp là trở ngại của Việt Nam hiện nay.
Mới đây, Hải quan nước này đã phát hiện ra 14 trường hợp xuất khẩu hàng hóa với nhãn giả.
Trong khi đó, dữ liệu đến tháng Mười một cho thấy, đầu tư trực tiếp từ Trung Quốc vào Việt Nam trong năm 2019 đã tăng ba chữ số.
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam (FDI) đang trên đà đạt 35 tỷ đô la trong năm nay, tương đương với hai năm trước.
Nhưng thành công cũng đi kèm với cái giá phải trả.
Thặng dư hàng hóa Việt Nam với Hoa Kỳ đã tăng lên 46,3 tỷ đô la trong 10 tháng đầu năm 2019 – tăng 39% so với cùng kỳ năm ngoái – khiến Việt Nam trở thành mục tiêu của Nhà Trắng.
Ông Trump từng điểm mặt Việt Nam là kẻ lạm dụng thương mại.
Ngay sau đó, Việt Nam đã mua một khối lượng lớn khí đốt hóa lỏng từ Mỹ để giúp giảm thặng dư thương mại.
Mới đây, Mỹ đánh thuế hơn 400% lên thép chống ăn mòn và thép cán nguội nhập khẩu được sản xuất ở Việt Nam có sử dụng thép chất nền có xuất xứ từ Hàn Quốc và Đài Loan.
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-50922188
Vẫn còn những dè dặt
trong phát triển quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ
Năm 2020, Việt Nam và Hoa Kỳ kỷ niệm 25 năm bình thường hóa quan hệ. Nhìn lại 25 năm qua, hai bên đã đạt được những bước tiến trong quan hệ trên nhiều lĩnh vực. Tuy nhiên, vẫn còn những dè dặt từ cả hai phía. Đâu là cơ hội sắp tới cho hai nước, khả năng nâng cấp quan hệ hai nước thành đối tác chiến lược trong thời gian tới ra sao? Và liệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng có đến thăm Mỹ vào năm tới? Đài Á Châu Tự Do phỏng vấn Tiến sĩ Lê Hồng Hiệp, nghiên cứu viên chính của Viện Nghiên cứu Đông Nam Á ở Singapore về vấn đề này. Trước hết, nhận định về mối quan hệ hai nước trong 25 năm qua, Tiến sĩ Lê Hồng Hiệp cho biết:Trong 25 năm qua kể từ Việt Nam và Hoa Kỳ bình thường hóa quan hệ vào năm 1995, quan hệ song phương nhìn chung phát triển khá toàn diện trên nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó, trụ cột là kinh tế. Cho tới nay, Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam ngoài EU. Mỹ cũng đang trở thành nhà đầu tư ngày càng quan trọng đối với Việt Nam. Mỹ cũng là nguồn cung cấp nhiều công nghệ cho Việt Nam thông qua các công ty đa quốc gia có nguồn gốc từ Mỹ. Trong lĩnh vực trao đổi về du lịch và giáo dục đào tạo cũng có những bước phát triển. Bên cạnh đó, hai nước cũng có những bước đi trong việc hợp tác chiến lược và quốc phòng. Nhìn tổng thể, tôi thấy vẫn có khía cạnh, lĩnh vực mà Việt Nam và Mỹ có thể làm được nhiều hơn, thúc đẩy nhiều hơn trong thời gian tới, đặc biệt là trong lĩnh vực quân sự, chiến lược.
Nếu nhìn lại thì chúng ta thấy là trong thời điểm 1995 khi Việt Nam bình thường hóa quan hệ với Mỹ thì động lực lớn nhất của Việt Nam là kinh tế, phá vỡ thế bị bao vây, cô lập. Trong lĩnh vực kinh tế, có lẽ Việt Nam rất muốn khai phá thị trường Mỹ để phục vụ công cuộc mở cửa về kinh tế của Việt Nam sau giai đoạn ban đầu tương đối khó khăn kể từ năm 1986. Sau khi khai thông được với Mỹ thì xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ tăng mạnh. Quan hệ với Mỹ cũng mở đường cho Việt Nam gia nhập WTO sau này.
25 năm trước thì kinh tế là động lực chính. Lúc này, dù kinh tế vẫn rất quan trọng và là trụ cột trong quan hệ song phương, nhưng động lực lớn hơn, theo tôi, là lĩnh vực quốc phòng. Năm 2013, Việt Nam và Mỹ đã ký thiết lập quan hệ đối tác toàn diện. Cho tới nay, hai bên đang cân nhắc việc nâng cấp quan hệ lên thành đối tác chiến lược. Một khi nâng lên thành đối tác chiến lược thì các hợp tác trong lĩnh vực an ninh quốc phòng, chiến lược sẽ được chú trọng hơn. Tôi cho rằng đây là một điều tốt cho cả hai nước Việt Nam và Mỹ trong bối cảnh Mỹ đang cần củng cố mạng lưới đồng minh và đối tác an ninh ở khu vực.
Để cân bằng lại mối quan hệ với Trung Quốc, Việt Nam cũng cần quan hệ với Mỹ để chống lại sức ép của Trung Quốc ở Biển Đông.
Tuy nhiên, cho đến nay dù hai bên có những động lực lớn như vậy, nhưng các bước tiến triển trong hợp tác an ninh, quốc phòng tương đối dè dặt. Vì vậy, tôi cho rằng đây cũng là một lĩnh vực tiềm năng mà hai bên có thể tập trung phát triển trong thời gian tới một khi các trở ngại dần dần được tháo gỡ.
RFA: Ông nói đến những dè dặt, vậy những dè dặt này là gì và đến từ phía nào?
TS. Lê Hồng Hiệp: Theo tôi, sự dè dặt này đến nhiều hơn từ phía Việt Nam. Tất nhiên cũng có những vấn đề từ phía Mỹ nữa. Tôi nghĩ là do Việt Nam phải giữ được thế cân bằng trong quan hệ với Trung Quốc và Mỹ. Chính vì vậy, Việt Nam dường như e sợ là nếu phát triển quan hệ với Mỹ, đặc biệt trong lĩnh vực an ninh, quốc phòng quá nhanh, quá xa, thì có thể làm mất cân bằng chiến lược với Mỹ và Trung Quốc, và có thể tạo ra những lý do để Trung Quốc có cớ để gia tăng sức ép lên Việt Nam, đặc biệt là trên hồ sơ Biển Đông. Chính vì vậy, Việt Nam một mặt muốn tăng cường quan hệ với Mỹ. Mặt khác lại muốn thực hiện các bước đi này với tốc độ vừa phải, khiến các lãnh đạo Việt Nam thoải mái, yên tâm, ngăn ngừa triển vọng là Việt Nam bị mắc kẹt trong cạnh tranh chiến lược giữa Mỹ và Trung Quốc.
Ngoài ra còn có một lý do khác cũng tương đối quan trọng nhưng đang giảm dần vai trò. Đó là sự khác biệt về ý thức hệ. Trong thời gian dài, một số thành phần trong Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn coi Mỹ là một mối đe dọa không phải đối với an ninh quốc gia, mà đối với an ninh của chế độ. Vẫn có lập luận về diễn biến hòa bình từ các “thế lực thù địch”. Nhiều người vẫn hiểu đó là đến từ Hoa Kỳ.
Năm 2013, sau khi thiết lập quan hệ đối tác toàn diện Việt Mỹ, Việt Nam muốn Hoa Kỳ đưa vào tuyên bố chung một câu là hai bên sẽ tôn trọng hệ thống chính trị của nhau. Hàm ý là Mỹ sẽ không can thiệp vào hệ thống chính trị của Việt Nam và lật đổ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Kể từ đó, câu này thường xuyên được lặp đi lặp lại trong các tuyên bố chung giữa hai bên. Nó xoa dịu phần nào những nỗi lo từ phía các lãnh đạo Việt Nam. Tuy nhiên, ở một mức độ nào đấy, nó vẫn còn có tác động nhất định về nhận thức của Việt Nam về Mỹ cũng như về các đường hướng, tốc độ phát triển quan hệ song phương trong thời gian tới.
RFA: Đảng Cộng sản Việt Nam hiện vẫn duy trì chính sách “đối tác” và “đối tượng” trong quan hệ với các nước, trong đó “đối tượng” là nói về các “thế lực thù địch”. Theo ông, Việt Nam coi Mỹ là “đối tác” hay “đối tượng”. Chúng ta hiểu thế nào về chính sách này trong mối quan hệ giữa hai nước?
TS. Lê Hồng Hiệp: Cặp phạm trù “đối tác” và “đối tượng” được áp dụng cho tất cả các mối quan hệ của Việt Nam với các đối tác, không chỉ với Mỹ mà còn có thể cả với Trung Quốc, Nga và EU. Tại vì trong quan hệ song phương, luôn tồn tại hai mặt. Một mặt là những điểm đồng về lợi ích, mặt khác là những khác biệt. Khi có những điểm đồng thì Việt Nam sẽ coi nước đấy là đối tác hợp tác. Khi có những điểm khác biệt thì Việt Nam sẽ coi nước đây là “đối tượng” để đấu tranh.
Trong quan hệ với Mỹ cũng vậy, có những điểm đồng như là lợi ích về mặt chiến lược, kinh tế. Có những khác biệt như về ý thức hệ, giá trị, nhân quyền. Chính vì vậy, Việt Nam vẫn duy trì cách tiếp cận này. Điều quan trọng là cái nào lớn hơn, vai trò của “đối tác” lớn hơn hay “đối tượng lớn hơn”.
Trong quan hệ của Việt Nam với Mỹ thì khía cạnh “đối tác” càng ngày càng lớn hơn, trong khi khía cạnh “đối tượng” càng ngày càng giảm đi. Tuy nhiên, sự cân bằng giữa hai mặt này sẽ thay đổi theo thời gian. Có thể có lúc tăng mặt này, lúc tăng mặt kia. Tuy nhiên, theo tôi, xu hướng trong tương lai sự song trùng về mặt lợi ích của hai bên, hay nói cách khác là vai trò của Mỹ như một đối tác hợp tác của Việt Nam sẽ tăng lên, không chỉ trong lĩnh vực kinh tế, mà còn cả trong tính toán chiến lược của Việt Nam. Nó sẽ góp phần thúc đẩy quan hệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ ngày càng phát triển, đặc biệt trên lĩnh vực an ninh chiến lược.
RFA: Đã có nhiều dự đoán về việc nâng cấp quan hệ hai nước thành đối tác chiến lược vào năm nay khi có thông tin về chuyến đi của Tổng Bí thư – Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng tới Mỹ, nhưng không thành. Ông đánh giá thế nào về khả năng một chuyến thăm như vậy vào năm tới, nhất là trong bối cảnh Mỹ đang chuẩn bị cho kỳ bầu cử Tổng thống tới?
TS. Lê Hồng Hiệp: Tôi cũng được tin là chuyến thăm dự kiến của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (tới Mỹ) sẽ diễn ra trong mùa hè vừa rồi. Tuy nhiên, do sự cố sức khỏe của ông Trọng, nên chuyến đi không được thực hiện. Có thể là chuyến đi vẫn trong kế hoạch nhưng người ta vẫn chưa xác định được thời điểm nào là phù hợp để thực hiện chuyến đi, tại vì vấn đề sức khỏe của ông Trọng chưa được giải quyết hoàn toàn. Chuyến đi Mỹ thì dài mà chuyến bay lâu nên người ta không muốn xảy ra rủi ro, đặc biệt trong bối cảnh mà Việt Nam chuẩn bị tổ chức đại hội Đảng vào đầu năm 2021. Ưu tiên về mặt đối nội sẽ cao hơn về mặt đối ngoại.
Tương tự như vậy, bên phía Hoa Kỳ, năm tới cũng là năm bầu cử và lịch trình của ông Trump cũng sẽ rất bận rộn. Vì vậy, những mối quan tâm đối với các vấn đề đối ngoại, trong đó có quan hệ với Việt Nam sẽ giảm xuống. Chính vì vậy mà khả năng diễn ra chuyến thăm của ông Trọng trong năm 2020 vẫn còn nhưng thấp hơn.
Năm tới Việt Nam sẽ là nước Chủ tịch luân phiên của ASEAN. Sẽ có những cuộc họp trong khuôn khổ của ASEAN và các đối tác diễn ra ở Việt Nam. Nếu phía Mỹ muốn và Việt Nam sẵn sàng thì cũng có khả năng ông Trump sẽ sang thăm Việt Nam để dự các cuộc họp liên quan đến ASEAN và đồng thời thăm song phương Việt Nam. Đồng thời đó cũng là dịp phù hợp để thúc đẩy quan hệ song phương.
Tuy nhiên, chúng ta cần lưu ý là khả năng này còn hạn chế. Ông Trump đã từng thăm Việt Nam năm 2017. Về mặt nguyên tắc ngoại giao có đi có lại, các lãnh đạo Việt Nam nên thăm Hoa Kỳ. Ít khi xảy ra trường hợp Tổng thống Mỹ sang thăm Việt Nam hai lần liên tục như vậy.
RFA: Theo ông, vấn đề nhân quyền sẽ đóng vai trò thế nào trong quan hệ hai nước trong thời gian tới?
TS. Lê Hồng Hiệp: Lâu nay vấn đề nhân quyền trong quan hệ Việt Nam có xu hướng cản trở quan hệ song phương. Tuy nhiên, chúng ta phải nhìn nhận là từ phía Mỹ có sự không nhất quán. Một mặt, phía chính quyền thường xuyên thúc đẩy quan hệ, và có xu hướng xem nhẹ vấn đề nhân quyền. Tuy nhiên, phía Quốc hội lại nhấn mạnh hơn tới vấn đề nhân quyền. Cho nên vấn đề nhân quyền có tác động tới đâu trong quan hệ song phương còn tùy thuộc nhiều hơn vào tiếng nói của Quốc hội.
Dưới thời của ông Trump, chúng ta thấy là tiếng nói của Quốc hội vẫn còn nhưng có vẻ suy yếu đi so với trước đây. Có thể là điều này xuất phát từ việc chính quyền Trump coi trọng hợp tác kinh tế nhiều hơn. Trong khi đấy, bên phía Quốc hội có nhận thức là Việt Nam có vai trò ngày một lớn trong việc hỗ trợ Hoa Kỳ không những về thương mại đầu tư, mà còn về quan hệ chiến lược, đặc biệt trong bối cảnh lưỡng đảng ở Quốc hội muốn kiềm chế Trung Quốc trong vấn đề chiến lược. Họ nhìn thấy vai trò của Việt Nam trong tính toán đó. Có lẽ đây là nhân tố khiến cho phía Nhà Trắng và Quốc hội dường như đã giảm nhẹ tầm quan trọng của vấn đề nhân quyền trong quan hệ song phương. Chính vì vậy, tôi nghĩ là trong giai đoạn này và sắp tới, nếu chiến lược của Mỹ với Trung Quốc tiếp tục được duy trì thì có lẽ vấn đề nhân quyền sẽ tiếp tục bị xem nhẹ trong quan hệ hai nước. Vì vậy sẽ có bớt đi một rào cản trong quan hệ hai nước.
RFA: Về quan hệ kinh tế, Tổng thống Trump từng gọi Việt Nam là nước lạm dụng Mỹ tồi tệ nhất. Việt Nam xuất siêu mỗi năm khoảng hơn 20 tỷ đô là vào thị trường Mỹ. Việt Nam cũng đang phải đối mặt với nguy cơ bị đưa vào danh sách các nước thao túng tiền tệ. Theo ông, điều này ảnh hưởng thế nào tới quan hệ hai nước sắp tới? Việt Nam đã làm gì để giải quyết vấn đề này?
TS. Lê Hồng Hiệp: Chính quyền Trump không chỉ đe dọa Việt Nam mà còn cả các đối tác khác, bao gồm cả đồng minh của Mỹ. Chính vì vậy, chúng ta phải thấy là Việt Nam không bị tách ra một chỗ để o ép. Đây là chiến lược chung của Mỹ để làm sao thu hẹp thâm hụt thương mại của Mỹ và mang lại nhiều việc làm cho người lao động Mỹ.
Việt Nam là nước xuất siêu sang Mỹ, nên chúng ta cũng thấy dễ hiểu tại sao Mỹ gây áp lực lên Việt Nam, yêu cầu Việt Nam giải quyết các mối quan tâm của Mỹ. Tôi cho rằng, các hành động của Mỹ trong đó có việc liệt Việt Nam vào danh sách phải theo dõi các nước thao túng tiền tệ, hay ông Trump gọi Việt Nam là nước lạm dụng Mỹ tồi tệ nhất, có thể nằm trong chiến lược ấy, để gây sức ép lên Việt Nam, khiến Việt Nam phải có những bước đi nhượng bộ cho Mỹ.
Chúng ta thấy là thời gian qua, Việt Nam cũng tích cực giải quyết những quan ngại của Mỹ, đặc biệt là về vấn đề xuất siêu. Chúng ta thấy là Việt Nam đã nhập nông sản của Mỹ nhiều hơn, hoặc nhập khí hóa lỏng (LNG) của Mỹ cho các nhà máy điện. Các biện pháp này giúp làm giảm thâm hụt của Mỹ. Cũng có thể có khả năng Việt Nam sẽ mua vũ khí của Mỹ, mặc dù điều này vẫn đang được đàm phán. Theo tôi, các biện pháp của Mỹ đối với Việt Nam trong thời gian tới là nhằm tạo sức ép lên Việt Nam, tạo lợi thế đàm phán cho Mỹ với Việt Nam. Thực tâm tôi không nghĩ Mỹ muốn trừng phạt Việt Nam hay muốn làm Việt Nam suy yếu, đặc biệt trong bối cảnh Mỹ muốn Việt Nam ngày càng mạnh lên, có tiếng nói và vai trò độc lập trong khu vực để giúp Mỹ đối trọng lại với Trung Quốc, đặc biệt là trong vấn đề ở Biển Đông.
RFA: Cảm ơn ông đã dành cho chúng tôi buổi phỏng vấn
https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/there-exist-reservations-in-vn-us-relationship-12262019113223.html
0 nhận xét